Khóa luận Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch - Trần Thị Lan Anh

pdf 107 trang huongle 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch - Trần Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_lang_gom_bat_trang_va_tiem_nang_phat_trien_du_lich.pdf

Nội dung text: Khóa luận Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch - Trần Thị Lan Anh

  1. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch LỜI CẢM ƠN! Khoá luận tốt nghiệp là kết quả tổng kết quá trình học tập của mỗi sinh viên. Trong quá trình làm đề tài “Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch”, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô hướng dẫn, các cô chú tại làng gốm Bát Tràng đã tạo điều kiện và cung cấp cho em những tư liệu quý giá để hoàn thành bài khoá luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới Ban Giám hiệu trường Đại học Dân Lập Hải Phòng, các thầy cô trong khoa Văn hoá du lịch, và đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Thị Minh Hoà, giảng viên khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khoá luận. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân xã Bát Tràng, Ban quản lý chợ gốm Bát Tràng, đặc biệt là bác Nguyễn Văn Xảo đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp cho em những tư liệu để viết nên bài khoá luận hôm nay. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là trong thời gian làm khoá luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khoá luận của em vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, do kiến thức của bản thân còn hạn chế. Rất mong có được ý kiến nhận xét, đánh giá của hội đồng để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn và có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng hiện nay. Hải Phòng ngày tháng năm 2010 Sinh viên Trần Thị Lan Anh Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 1
  2. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 8 2.1. Mục đích nghiên cứu 8 2.2. Nội dung nghiên cứu 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Bố cục khoá luận 9 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 10 1.1. Du lịch 10 1.1.1. Khái niệm du lịch 10 1.1.2. Chức năng của du lịch 11 1.1.3. Tính chất của du lịch hiện đại 12 1.2. Làng nghề truyền thống 13 1.2.1. Khái niệm làng nghề 13 1.2.2. Làng nghề truyền thống 14 1.2.2.1. Khái niệm 14 1.2.2.2. Lịch sử phát triển 14 1.2.2.3. Đặc điểm của các làng nghề 15 1.2.2.4. Con đường hình thành của các làng nghề 17 1.2.2.5. Điều kiện hình thành các làng nghề 18 1.3. Tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề truyền thống 18 1.3.1. Du lịch làng nghề truyền thống 18 1.3.2. Một số tiềm năng cần có để phát triển du lịch làng nghề truyền thống 19 1.4. Tác động tương hỗ giữa du lịch và làng nghề truyền thống 20 Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 2
  3. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch 1.4.1. Vai trò của du lịch trong phát triển làng nghề truyền thống 20 1.4.1.1. Hoạt động du lịch góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả nhất hình ảnh cuả làng nghề. 20 1.4.1.2. Góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của các làng nghề. 20 1.4.1.3. Đời sống người dân 21 1.4.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch 22 1.5. Đặc điểm của loại hình du lịch làng nghề truyền thống 23 Tiểu kết chương 1: 24 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 25 2.1 Khái quát về xã Bát Tràng 25 2.1.1. Tên gọi 25 2.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch 26 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 27 2.1.3.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng 27 2.1.3.2. Quá trình phát triển của làng gốm 30 2.2. Bản sắc làng nghề gốm sứ Bát Tràng 32 2.2.1. Đất hoá nên vàng 32 2.2.2. Niềm tự hào của làng gốm 36 2.2.3. Quy trình sản xuất của gốm Bát Tràng 41 2.2.4. Các sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng 43 2.3. Các tài nguyên du lịch 45 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 45 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 45 2.3.2.1. Đình làng: 45 2.3.2.2. Chùa Kim Trúc: 47 2.3.2.3. Đền làng ( hay còn gọi là đền Mẫu): 47 2.3.2.4. Văn chỉ làng Bát Tràng: 48 2.3.2.5. Lễ hội của làng: 49 Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 3
  4. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch 2.3.2.6. Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (còn gọi là Chợ Gốm): 50 2.3.2.7. Bảo tàng gốm Vạn Vân 50 2.4. Điều kiện về kinh tế – xã hội 51 2.4.1. Điều kiện về kinh tế 51 2.4.2. Điều kiện xã hội 52 2.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội 52 2.6. Các cơ chế chính sách 54 2.7. Các dự án đầu tư để nâng cao tiềm năng của làng gốm Bát Tràng 56 Tiểu kết chương 2: 58 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 59 KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 59 3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng 59 3.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tổ chức quản lý ở Bát Tràng hiện nay. 59 3.1.1.1. Cơ sở hạ tầng xã hội 59 3.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch 61 3.1.2. Thực trạng về môi trường du lịch 61 3.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực 62 3.1.4. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch đến với làng nghề 63 3.1.5. Du khách đến với làng nghề Bát Tràng 65 3.1.6. Các loại hình du lịch được khai thác tại Bát Tràng 67 3.1.6.1. Những hoạt động chính trong các chương trình du lịch làng gốm Bát Tràng 67 3.1.6.2. Những hoạt động tạo hứng thú cho du khách 68 3.1.6.3. Những loại hình du lịch chính tại Bát Tràng 71 3.1.6.4. Một số chương trình du lịch được khai thác tại làng gốm Bát Tràng 72 3.1.7. Làng gốm Bát Tràng cùng các sự kiện thể thao – văn hoá - kinh tế 75 3.1.7.1. Làng gốm Bát Tràng triển lãm chào Sea Games 75 Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 4
  5. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch 3.1.7.2. Làng gốm Bát Tràng trong những ngày APEC 75 3.1.7.3. Triển lãm “ Nghề gốm Bát Tràng – cổ truyền và hiện đại” kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 76 3.1.8. Đánh giá chung 76 3.2. Một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của làng gốm Bát Tràng để phục vụ phát triển du lịch. 77 3.2.1. Giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch 77 3.2.2. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng 78 3.2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội 78 3.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch 80 3.2.3. Giải pháp trong giới thiệu sản phẩm và hình ảnh làng gốm Bát Tràng 81 3.2.4. Giải pháp cho nguồn nhân lực và đào tạo nghệ nhân kế tục 83 3.2.4.1. Đào tạo nghệ nhân kế tục 83 3.2.4.2. Giải pháp nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng . 83 3.2.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng (bao gồm các chính sách về vốn, đầu tư, công nghệ và thuế) 84 3.2.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và du lịch làng gốm Bát Tràng nói riêng: 84 3.2.5.3. Các chính sách khuyến khích của địa phương 86 3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch 87 3.2.7. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề 87 3.2.7.1. Giữ gìn những nét đẹp trong văn hoá sinh hoạt hàng ngày 87 3.2.7.2. Giữ gìn các giá trị tâm linh, tinh thần 87 3.2.7.3. Giữ gìn những giá trị văn hoá trong các sản phẩm truyền thống 88 3.2.8. Giải pháp giữ gìn trật tự trị an 89 Tiểu kết chương 3 90 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 5
  6. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ lâu, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Không chỉ nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, ngày nay người ta đi du lịch còn với nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống của nơi đến. Một trong những địa điểm không thể bỏ qua cho những ai ham hiểu biết, đó là du lịch đến các làng nghề truyền thống. Thăng Long với 61 phường thời Lý – Trần, 36 phố phường thời Lê – Nguyễn và Hà Nội ngày nay là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống, mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc mỗi thời kì dựng nước và giữ nước. Lịch sử phát triển văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mĩ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền văn hoá - xã hội, cho mức phát triển kinh tế, cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc. Điều đặc biệt nữa là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá như trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môi trường văn hoá, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với nhữnng sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam. ở mỗi làng nghề xưa và nay, tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyền thống văn hoá và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hoà quyện không tách rời nhau tạo nên văn hoá làng nghề nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 6
  7. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, hàng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con số này sẽ là hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020. Trong số đó, chiếm 60% dòng khách du lịch hiện nay là chọn du lịch văn hoá - làng nghề. Nước ta có hơn 2000 làng nghề thủ công, nếu được quan tâm đúng mức thì tiềm năng phát triển du lịch sẽ rất lớn. Khi nói đến làng nghề truyền thống nước ta, không thể không nói tới một làng nghề nổi tiếng bậc nhất nhì trong quá khứ cũng như trong hiện tại, đó là làng gốm Bát Tràng – Hà Nội. “ Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân” Câu ca dao quen thuộc từ thuở xưa của ông cha ta đã khái quát không chỉ chất lượng mà còn cả danh tiếng của sản phẩm gốm sứ và gạch của vùng. Không chỉ là vẻ đẹp được tô điểm bằng câu chữ hoa mĩ trên giấy, nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Không phải là tự nhiên khi anh chàng trong câu ca dao trên lại muốn mua gạch Bát Tràng để xây hồ cho người anh yêu rửa chân mà bởi lẽ gạch Bát Tràng có độ rắn cao, chất lượng tốt thường được dùng để xây nhà, lát sân, xây giếng Là sự kết hợp hoàn mĩ của những sản phẩm gốm sứ tuyệt đẹp với những giá trị lịch sử và truyền thống, Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần tuý. Với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hoá cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở thành một địa điểm du lịch thu hút của thành phố Hà Nội. Đến với Bát Tràng, du khách sẽ được những người dân địa phương đã gắn bó cả cuộc đời với làng nghề hướng dẫn tham quan và kể về những câu chuyện đời, sự tích gắn bó với quá trình phát triển của làng gốm. Bát Tràng không đơn thuần là một làng nghề mà còn là một làng văn hoá. Bên Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 7
  8. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch cạnh đó, dưới sự hướng dẫn của những người thợ lành nghề, kinh nghiệm trên 20 năm với nghề gốm sứ, du khách sẽ được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, cụ thể để thử sức làm một nghệ nhân không chuyên. Dưới đôi bàn tay mình, bạn sẽ thấy những hòn đất vô tri sẽ có hồn và trở thành một sản phẩm thực sự. Có lẽ vì thế mà ngày nay, Bát Tràng đã trở thành một điểm đến không thể thiếu cho những ai yêu thích tìm hiểu về văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, và tìm hiểu làng nghề truyền thống nói riêng. Một thực tế có thể thấy rằng, hiện nay, ngoài mục đích chính là sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống, một số làng nghề đã kết hợp đưa hoạt động du lịch vào khai thác tại làng. Bát Tràng cũng là một trong số ít những làng nghề đã có hoạt động du lịch tương đối phát triển. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch ở các làng nghề truyền thống nói chung và ở Bát Tràng nói riêng phát triển thật sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước phát triển, đồng thời lưu giữ và giới thiệu được những nét văn hoá đặc sắc nhất tới bạn bè quốc tế thì chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu hơn nữa, đầu tư, quy hoạch phát triển để phát huy những tiềm năng du lịch của làng nghề một cách cụ thể và có hiệu quả. Chính vì những lí do trên, em đã chọn đề tài “ Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch” với mong muốn có thể góp phần giới thiệu thêm về làng gốm cổ nhất Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của làng nghề truyền thống này để phục vụ phát triển du lịch. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số ý kiến nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch mà làng gốm Bát Tràng có được, đặc biệt là tiềm năng cho phát triển du lịch làng nghề. 2.2. Nội dung nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu về những tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng, như: lịch sử làng gốm, các tài nguyên du lịch, điều kiện về kinh tế, Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 8
  9. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội, các cơ chế chính sách, đầu tư tại làng gốm Bát Tràng; và thực trạng khai thác những tiềm năng đó tại Bát Tràng hiện nay. Qua đó nêu lên một số ý kiến góp phần khai thác tốt hơn những tiềm năng này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan làng nghề, các hoạt động sản xuất có thể phục vụ khai thác du lịch, các hoạt động du lịch hiện nay tại làng gốm Bát Tràng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu về làng gốm Bát Tràng và các hoạt động khai thác du lịch hiện nay tại làng nghề Bát Tràng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập: thu thập thông tin qua các sách, báo, mạng internet - Phương pháp xử lý thông tin: em đã vận dụng phương pháp xử lý thông tin thu thập được để hoàn thành bài khoá luận này. 5. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về làng nghề truyền thống và tiềm năng phát triển du lịch. Chương 2: Tiềm năng của làng nghề truyền thống Bát Tràng phục vụ phát triển du lịch. Chương 3: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng của làng nghề truyền thống Bát Tràng phục vụ phát triển du lịch. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 9
  10. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Thuật ngữ du lịch ngày càng trở nên thông dụng, được bắt đầu bằng tiếng Pháp “tour” nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi và “tourist” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi sức khoẻ, tái tạo lại sức lao động cho con người, tạo ra nguồn sinh lực dồi dào đem lại hiệu quả cho lao động và cuộc sống hàng ngày. Ngày nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du lịch: Theo WTO: “ Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề hoặc các mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”. Theo các học giả Trung Quốc: “ Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, và tổng hoà tất cả các mối quan hệ và hiện tượng trong hành trình để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí và văn hoá nhưng lưu động chứ không định cư tạm thời”. Theo Michael Coltman: “ Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 10
  11. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Theo nhóm tác giả của Đại học Kinh tế quốc dân: “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch, các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế – xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho doanh nghiệp”. Theo Luật Du lịch Việt Nam: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Ngành du lịch của nước ta chính thức ra đời khi công ty Du lịch của Việt Nam được thành lập ngày 09/7/1960 theo nghị định 26/ CP của Chính phủ. Sau năm 1975, hoạt động du lịch có bước phát triển mới. Tuy nhiên du lịch chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỉ XX. Đảng và Nhà nước đã khẳng định “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” và coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Chỉ thị số 46 – CT/TW, ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ). 1.1.2. Chức năng của du lịch Chức năng kinh tế: Đây là nhân tố để phát triển kinh tế ở các điểm quần cư và các đối tượng đón khách. Thông qua du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật được sử dụng đầy đủ, hiệu quả hơn. Đây được coi là “ngành công nghiệp không khói”, ngành công nghiệp mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua các hình thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hoá lưu niệm và thúc đẩy các ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 11
  12. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch hệ thống giao thông Chức năng xã hội – tư tưởng – văn hoá: Việc phát triển du lịch theo hướng chủ động sẽ dẫn đến sự phát triển kinh tế ở nơi đến. Từ đó có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, góp phần giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ và góp phần giao lưu văn hoá. Chức năng sinh thái: du lịch góp phần tạo nên môi trường sống ổn định. Chức năng chính trị: có ý nghĩa trong du lịch quốc tế, góp phần nâng cao hoà bình giữa các dân tộc, quốc gia. Từ đó đẩy mạnh giao lưu quốc tế, củng cố hoà bình trên thế giới. Du lịch giúp con người ở các quốc gia khác nhau gần nhau hơn. 1.1.3. Tính chất của du lịch hiện đại - Là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội hiện nay. Khi trình độ sản xuất của con người ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao, con người có thời gian rỗi nhiều hơn, trình độ tri thức của con người được nâng cao, họ có mong muốn đi du lịch để vui chơi, giải trí, vượt ra khỏi không gian đời sống hàng ngày chật hẹp của mình. Mặt khác, khi đời sống được ổn định, mối quan hệ xã hội ngày càng thân thiện, con người đi du lịch không chỉ đơn thuần là vui chơi, giải trí, mà nó còn mang ý nghĩa để học tập, nghiên cứu, và thậm chí là đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy có thể thấy rằng du lịch là kết quả tất yếu, là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện nay. - Là bộ phận cấu thành đời sống vật chất và tinh thần của con người hiện đại. Khi xã hội càng phát triển thì du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người. Du lịch trở thành một trong những chuẩn mực để đánh giá mức sống của con người. Con người có đời sống vật chất đầy đủ sẽ có nhu cầu đi du lịch nhiều. Du lịch cũng là một trong số những món ăn tinh Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 12
  13. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch thần không thể thiếu của con người, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá của con người đối với tự nhiên, xã hội và lịch sử. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hoá cao. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bởi sản phẩm du lịch là sản phẩm vô hình, nơi mà du khách đến tham quan thường nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch. Vì vậy du lịch phải là ngành kinh tế tổng hợp mang tính chất liên vùng, liên ngành để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, kết nối khách du lịch với các vùng du lịch. Du lịch mang nội dung văn hoá sâu sắc vì sản phẩm của du lịch ngoài những danh lam thắng cảnh, còn có những nét đặc trưng văn hoá sâu sắc của từng vùng, từng miền, giúp cho du khách khi đi du lịch có thể tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán của địa phương. Đó là nét văn hoá truyền thống mà nhân dân còn giữ lại được để lưu truyền cho đời sau. 1.2. Làng nghề truyền thống 1.2.1. Khái niệm làng nghề Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về “làng nghề”. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “ làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”. Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 13
  14. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm. 1.2.2. Làng nghề truyền thống 1.2.2.1. Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “ làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghể cổ truyền là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng”. 1.2.2.2. Lịch sử phát triển Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc khôg phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hoá để trao đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 14
  15. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hoá. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng nghìn năm trước đây. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định 1.2.2.3. Đặc điểm của các làng nghề Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn. Sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất – kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Hai là, công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kĩ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ – kĩ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 15
  16. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch loại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều. Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kĩ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, việc ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn. Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các họa tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 16
  17. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch các làng nghề truyền thống, là sự xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu. Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 1.2.2.4. Con đường hình thành của các làng nghề Khảo sát, nghiên cứu về các làng nghề cho thấy, dù đó là làng nghề gì, sản xuất, kinh doanh như thế nào, thành lập từ bao giờ, tuy thời điểm xuất hiện của chúng có khác nhau nhưng tựu chung lại chúng thường xuất hiện theo một số con đường tương đối phổ biến là: Thứ nhất là, phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ nhân, với nhiều lí do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng. Thứ hai là, một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kĩ năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩm không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Rồi họ truyền nghề cho cư dân trong làng, làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng nghề. Thứ ba là, một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần phạm vi ra khắp làng. Thứ tư, một số làng nghề mới hình thành trong những năm gần đây, sau năm 1954 được hình thành một cách có chủ ý do các địa phương thực hiện chủ trương phát triển nghề phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp. Thứ năm là, trong thời kì đổi mới hiện nay, có một số làng nghề đang được hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống, Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 17
  18. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch tạo thành một cụm làng nghề trên một vùng lãnh thổ lân cận với làng nghề truyền thống. 1.2.2.5. Điều kiện hình thành các làng nghề Nghiên cứu sự phân bố của các làng nghề cho thấy, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề cần phải có những điều kiện cơ bản nhất định: Một là, gần đường giao thông. Hầu hết các làng nghề cổ truyền đều nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là các đầu mối giao thông thuỷ bộ. Hai là, gần nguồn nguyên liệu. Hầu như không có làng nghề nào lại không gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề. Ba là, gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường chính. Đó là những nơi tập trung dân cư với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc biệt là rất gần hoặc không quá xa các trung tâm thương mại. Bốn là, sức ép về kinh tế. Biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát triển của các làng nghề ở những nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao, đất chật người đông, thêm vào đó có khi còn là do chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm cho nghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập và đời sống dân cư trong làng. Năm là, lao động và tập quán sản xuất ở từng vùng. Nếu không có những người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng ứng phó với những tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại một cách bền vững. 1.3. Tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề truyền thống 1.3.1. Du lịch làng nghề truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc du lịch văn hoá. Do vậy khi xem xét khái niệm này cần phải đi từ khái niệm du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá là loại hình du lịch đưa khách tới tham quan và thẩm Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 18
  19. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch nhận các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể ở các địa phương trên các miền đất nước. Theo Luật Du lịch Việt Nam, “du lịch văn hoá là loại hình du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Các loại hình du lịch văn hoá bao gồm: - Du lịch tham quan nghiên cứu - Du lịch lễ hội - Du lịch làng nghề - Du lịch làng bản - Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng - Du lịch phong tục, tập quán. 1.3.2. Một số tiềm năng cần có để phát triển du lịch làng nghề truyền thống Ngày nay, du lịch làng nghề truyền thống đã trở thành một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch văn hoá nói riêng và phát triển ngành du lịch ở nước ta nói chung. Để có thể phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống, cần có một số tiềm năng nhất định cho các làng nghề như: - Tài nguyên du lịch: Bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn chiếm vị trí quan trọng và số lượng lớn hơn. Bởi du lịch làng nghề chính là một phần của du lịch văn hoá, và du lịch văn hoá thường gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn. Đây chính là một tiềm năng vô cùng quan trọng và cần thiết để đưa khách du lịch đến với các làng nghề. - Điều kiện về kinh tế – xã hội: Đây là một nhân tố có tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch tại các làng nghề. Đặc biệt là các sản phẩm thủ công truyền thống cùng lịch sử phát triển lâu đời sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận độc đáo về văn hoá của địa phương, cũng như những kĩ thuật chế tác từng hiện hữu một thời trong quá khứ. Bên cạnh đó, hình ảnh làng nghề hiện tại với một nền kinh tế, xã hội ổn định, phát triển chắc chắn sẽ tạo Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 19
  20. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch được những ấn tượng khó quên cho du khách và họ sẽ có nhu cầu quay trở lại. - Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của ngành du lịch. Vì vậy đây là một tiềm năng không thể thiếu để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống. Khách du lịch đến với các làng nghề ngoài nhu cầu tham quan, tìm hiểu, mua sắm, họ vẫn có nhu cầu được phục vụ theo đúng nghĩa “đi du lịch”. Bởi vậy cơ sở vật chất kĩ thuật chính là một tiềm năng lớn để thu hút khách, bao gồm các cơ sở về đường sá, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở phục vụ y tế, các nhà hàng, khách sạn - Các cơ chế chính sách, các dự án đầu tư để nâng cao tiềm năng của các làng nghề: Yếu tố này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, các nhà đầu tư và các cơ quan có chức năng đến sự phát triển của làng nghề. Điều này sẽ tạo nên diện mạo mới cho các làng nghề, giúp mở rộng thị trường cho sản phẩm truyền thống, tạo thương hiệu và thu hút khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề. 1.4. Tác động tƣơng hỗ giữa du lịch và làng nghề truyền thống 1.4.1. Vai trò của du lịch trong phát triển làng nghề truyền thống 1.4.1.1. Hoạt động du lịch góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả nhất hình ảnh cuả làng nghề. Khi mà hoạt động du lịch phát triển một cách thật sự có hiệu quả với quy mô, cơ cấu tổ chức khoa học, chất lượng các dịch vụ du lịch đảm bảo, thái độ phục vụ tốt cộng với lòng mến khách của người dân bản địa sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách. Và khi đó mỗi du khách sẽ trở thành một tuyên truyền viên quảng cáo một cách miễn phí mà đem lại hiệu quả cao nhất cho làng nghề. 1.4.1.2. Góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của các làng nghề. Khi du lịch được đưa vào khai thác sẽ tạo ra một thị trường khách mới cho các làng nghề - đó là thị trường khách du lịch. Thị trường này tuy nhỏ bé với số lượng sản phẩm bán ra không lớn nhưng giá trị lợi nhuận mang lại sẽ Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 20
  21. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch tăng lên (do giá bán lẻ cho khách du lịch bao giờ cũng cao hơn so với giá bán thông thường). Mặt khác, nếu là khách du lịch quốc tế thì khi bán sản phẩm cũng chính là các làng nghề đã xuất khẩu được một phần sản phẩm của mình tại chỗ mà không mất một đồng tiền vận chuyển và thuế xuất hàng như sự xuất khẩu thông thường. Đây là một thị trường khách đầy tiềm năng để các làng nghề khai thác phát triển. Nhờ có du lịch mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã biết đến và hợp tác kí kết nhiều hợp đồng kinh tế lớn với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trong làng, đem lại lợi nhuận cho các hộ sản xuất, kinh doanh. Từ đó tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Hoạt động du lịch đã gián tiếp góp phần thúc đẩy các làng nghề truyền thống phát triển. Khi làng nghề được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch thì đã có rất nhiều khách đến tham quan, mua sắm cũng như tìm hiểu về các dòng sản phẩm truyền thống của các làng nghề. Trong số đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu. Thông qua các công trình nghiên cứu, khảo nghiệm này, các nghệ nhân sẽ có cơ sở khoa học cụ thể trong việc khôi phục, gìn giữ, phát triển các sản phẩm truyền thống có giá trị để từ đó đưa vào sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. Càng các sản phẩm cổ, độc đáo thì càng có giá trị cao về mọi mặt: kinh tế, kĩ thuật, mỹ thuật và các giá trị văn hoá khác. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các sản phẩm truyền thống của làng nghề nói riêng và nét độc đáo của văn hoá Việt Nam nói chung. 1.4.1.3. Đời sống người dân Hoạt động du lịch gián tiếp thúc đẩy các làng nghề phát triển, từ đó sẽ làm tăng thu nhập cho người dân. Đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu nhập cho người dân trong các làng nghề truyền thống. Bên cạnh việc bán các sản phẩm làm ra cho du khách để thu lợi nhuận thì cũng có rất nhiều dịch vụ khác được mở ra để phục vụ du khách mà chủ yếu là lưu trú, ăn uống Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 21
  22. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Khi du lịch được đưa vào khai thác, người dân trong các làng nghề còn có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều du khách khác nhau trên thế giới, tạo điều kiện học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết về các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. 1.4.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch Làng nghề truyền thống cũng là một trong những trung tâm thu hút khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong mục tiêu chung cụ thể. Làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế – văn hoá - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nhắc đến làng nghề là nhắc đến một nền sản xuất cổ truyền, với những nét đặc trưng của kinh tế và xã hội đã từng hiện hữu trong quá khứ. Đây là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá và sống động nhất cho những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Cuộc sống phát triển, con người càng có nhu cầu tìm hiểu về những thứ đã từng tồn tại trong quá khứ. Đến thăm các làng nghề truyền thống là cách nhanh và hiệu quả nhất để có câu trả lời chính xác và đầy đủ cho những nhu cầu này. Phong cảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong sẽ là điểm du lịch lí tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm. Phần lớn các làng nghề hiện nay vẫn giữ được những nét cổ kính và mang trong mình một tâm hồn rất Việt. Đó là những phong cảnh làng quê yên bình, trong trẻo như ru hồn người lữ khách về với cội nguồn của chốn tĩnh lặng, yên bình.Và họ sẽ có những cảm nhận mới lạ, khác hẳn với cuộc sống thành thị sôi động hàng ngày. Làng nghề truyền thống là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mĩ nghệ có nghệ thuật cao, tiêu biểu, độc đáo cho cả dân tộc, địa phương. Vì thế khách du lịch khi đến đây thường có mong muốn được chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm kỉ niệm cho chuyến đi. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 22
  23. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch 1.5. Đặc điểm của loại hình du lịch làng nghề truyền thống Đây là loại hình du lịch văn hoá giúp cho du khách thẩm nhận các giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc tại địa phương. Lịch sử văn hoá của dân tộc gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề. Vì là những làng nghề đã có truyền thống sản xuất từ lâu đời, nên mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hoá độc đáo, là những nét đặc trưng riêng của từng địa phương. Và vì thế, du lịch đến các làng nghề, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm tinh tế, sống động mà còn đầy ắp màu sắc quê hương gắn liền với bản sắc văn hoá của từng vùng. Thông qua loại hình du lịch này, hàng hoá sẽ được xuất khẩu tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Khi đến thăm các làng nghề, được mắt chứng kiến quy trình sản xuất ra một sản phẩm, ít ai lại không muốn mua về cho mình những sản phẩm đặc trưng đó làm đồ lưu niệm, để lại dấu ấn về nơi mình đã đi qua. Do đó, đây là một nguồn thu rất lớn và là cách quảng bá, giới thiệu về sản phẩm của làng nghề một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là các du khách nước ngoài. Họ luôn có hứng thú với những sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam. Thông qua đối tượng này, sản phẩm của làng nghề sẽ được xuất khẩu tại chỗ và còn có thể được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. Du lịch làng nghề truyền thống chủ yếu là tham quan, mua sắm, tìm hiểu, giao lưu, kí kết các hợp đồng kinh tế mà ít có loại hình lưu trú và nghỉ dưỡng khác. Phần lớn khi đến thăm các làng nghề, khách du lịch thường chỉ có các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu về lịch sử, các di tích gắn liền với làng nghề và những sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống là nét đặc trưng của làng nghề đó. Ngoài ra, với bề dày lịch sử vốn có của mình, sản phẩm của các làng nghề cũng là những mặt hàng được ưa thích của nhiều doanh nghiệp. Họ sẽ đến thăm làng nghề và kí kết các hợp đồng kinh tế, đem lại nguồn lợi nhuận và đầu ra cho sản phẩm.Vì nguồn gốc là làng sản xuất, nên du khách ít có nhu cầu lưu trú và nghỉ dưỡng tại nơi đây. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 23
  24. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Tiểu kết chƣơng 1: Trên đây là một số vấn đề lí luận cơ bản nhất về làng nghề truyền thống và tiềm năng của làng nghề đối với sự phát triển của hoạt động du lịch. Ngày nay, du lịch làng nghề đã trở thành một trong số những loại hình du lịch văn hoá được ưa chuộng nhất. Có lẽ bởi làng nghề truyền thống không chỉ sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo, mà còn mang trong mình những dấu ấn khó quên về lịch sử dân tộc. Đến với các làng nghề, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công truyền thống được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo không mệt mỏi của người thợ, mà còn qua đó thấy được một nền văn hoá và kinh tế đã từng hiện hữu trong quá khứ cách đây hàng nghìn năm. Bởi lịch sử phát triển văn hoá, cũng như lịch sử phát triển kinh tế của dân tộc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Trong những năm gần đây, du lịch làng nghề đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và trong sự phát triển của kinh tế – xã hội nước ta nói chung. Tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề truyền thống là rất lớn, nếu khai thác có hiệu quả sẽ còn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa. Nước ta có hơn 2000 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề đã kết hợp sản xuất với phát triển du lịch. Bài khoá luận này xin đưa ra tiềm năng của một trong số các làng nghề đã có đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế – đó là làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội. * * * Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 24
  25. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1 Khái quát về xã Bát Tràng Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại, là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Diện tích toàn xã Bát Tràng gồm 153 ha, trong đó chỉ có 46 ha đất canh tác. 2.1.1. Tên gọi Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng(鉢場?), một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場?,còn đọc là Trường) nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim - 金ð" ví với sự giàu có, “Bản - 本?”có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dựng chữ Bản như vậy là để khuyên con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Hiện nay tại các đình, đền, chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場?. Diễn tiến tên gọi Bát Tràng: Làng Bát Tràng đã có gần 1000 năm lịch sử nếu tính từ mốc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng ( Thanh Hoá) di cư ra đất Bát Tràng ngày nay. Với bề dày lịch sử đó, Bát Tràng đã trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau: Bạch Thổ Phường ( phường đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của Bát Tràng vào thời sơ khai khi những người thuộc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng theo vua Lý Công Uẩn dời đô đi từ Trường Vĩnh Ninh (Thanh Hoá) ra đây khai hoang, làm gốm. Hiện nay ở đình Bát Tràng còn lưu giữ bức hoành phi “ Bạch thổ danh sơn” ghi dấu mốc son này. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 25
  26. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Bát Tràng Phường là tên gọi của làng Bát Tràng vào đầu thời Trần Xã Bát – tên gọi này xuất hiện vào cuối thời Trần. “ Đại Việt sử kí toàn thư” bản kỷ quyển 7 kỷ nhà Trần có đoạn viết: “Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát – Khối, lúa má bị ngập Châu Khoái, Châu Hồng hại nhất”. Đê Bát – Khối ở đây chính là đê Bát Tràng – Cự Khối ( đoạn giữa tuyến đê Long Biên – Xuân Quan ngày nay. Vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân có đi qua “bến sông xã Bát”. Đào Duy Anh chú giải “xã Bát” chính là xã Bát Tràng. Xã Bát Tràng – tên gọi chính thức cho tới ngày hôm nay – xuất hiện vào thời Lê Sơ. Trong tác phẩm Dư địa chí của mình, Nguyễn Trãi có đoạn viết: “ làng Bát Tràng có nghề làm bát, Huê Cầu có nghề nhuộm vải ” Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng trải qua nhiều tên gọi khác nhau, duy có điều bất biến: nghề làm gốm của Bát Tràng không ngừng phát triển; chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao. 2.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch Làng nằm bên tả ngạn sông Hồng, theo truyền thuyết lập làng thì vị trí này vốn thuận lợi cho chuyên chở nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đường sông. Nhưng hiện nay, ngoài bến sông thì giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện. Có thể nói đường bộ là con đường giao thông chính của làng. Năm 1958, Nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của ba tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra rhêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng. Vì vậy từ Hà Nội có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng. Cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên, rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng ( khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đương liên huyện đến xã Đa Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 26
  27. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Tốn đến Bát Tràng ( khoảng hơn 20 km). Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thuỷ có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng), hoặc theo đường bộ qua cầu Chương Dương ( hoặc cầu Long Biên ) dọc theo tuyến đê Long Biên – Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới cống Xuân Quan ( công trình Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải ( cách trường Đại học Nông nghiệp I – Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km) Ngày nay việc đi đến Bát Tràng rất thuận lợi vì từ năm 2006, công ty vận tải Hà Nội đã mở tuyến xe buýt 47 về đến Chợ Gốm Làng cổ Bát Tràng là điểm cuối bến. Nằm bên bờ sông Hồng, Bát Tràng được coi như là điểm dừng cho tour du lịch Thăng Long – Phố Hiến trên sông Hồng, làng có bến sông rất thuận tiện cho tàu cập bến và lên thẳng làng cổ Bát Tràng, vào các lò gốm tham quan. 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 2.1.3.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng: Theo kí ức và tục lệ dân gian thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng, năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng ở trường Vĩnh Ninh ( Thanh Hoá) đã cùng theo về để sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Một giả thuyết khác cho rằng, vào thời Lý có ba vị Thái học sinh là Hứa Vĩnh Kiều (hay Cảo) – người Bát Tràng, Đào Trí Tiến – người làng Thổ Hà Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 27
  28. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) – người làng Phù Lãng được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (nay là Thiều Châu – Quảng Đông – Trung Quốc) gặp bão phải nghỉ lại. Tại đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến học được một số kĩ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (Việt Yên – Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (Quế Võ – Bắc Ninh) nước men màu đỏ vàng thẫm. Câu chuyện này cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy thì nghề gốm ở Bát Tràng đã có từ thời Lý, ngang với thời Bắc Tống, nghĩa là trước năm 1127. Tương truyền, gần sáu thế kỉ trước, có một nghệ nhân cao tuổi râu tóc đã bạc trắng, từ làng Bồ Bát (Thanh Hoá) đến Bát Tràng hành nghề rồi truyền lại nghề gốm bàn xoay cho dân làng. Gọi là gốm bàn xoay bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn. Câu chuyện về nghệ nhân tóc bạc trắng này chỉ là truyền khẩu. Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của văn hoá Hoà Bình đầu văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiên có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. Theo sử biên niên có thể xem thể kỉ XIV - XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng: Đại Việt sử kí toàn thư chép “ Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12 (1352) mùa thu tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất”. Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị – sông Hồng ngày nay. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 28
  29. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Cũng theo Đại Việt sử kí toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị Hà đi qua bến sông xã Bát tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng. Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép “làng Bát Tràng làm đồ bát chén” và còn có đoạn “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cúng cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm ” Theo gia phả của một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Trịnh, Vương, Phạm, Nguyễn ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành – Tam Điệp – Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả của một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này. Cái tên Bát Tràng được xuất hiện lần đầu tiên đầy đủ và chính xác như ngày nay là trong tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV. Cái tên này là tên ghép của hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát. Cùng với sự ra đời của làng là sự ra đời của nghề gốm sứ. Từ xưa dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ với việc khai thác “72 gò đất trắng” của phường Bạch Thổ. Đến cuối thời Lê, nguồn đất sét để làm đồ gốm đã cạn, người Bát Tràng phải mua đất từ làng Cổ Điền bên Vĩnh Phú hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kì đầu là gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang gốm đàn. Gốm đàn là loại gốm “xương” đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm “xương” gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 29
  30. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch trắng mỏng ra ngoài. Quy trình gia công này có công đoạn phải đàn cho “xương” và “da” gốm mỏng ra, do vậy mới gọi là đồ đàn. Hiện nay Bát Tràng vẫn sử dụng đất của vùng Dâu Canh nhưng đồng thời họ cũng sử dụng cả đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hồ Lao và Trúc Thôn (Đông Triều – Quảng Ninh) để sản xuất đồ sành trắng. 2.1.3.2. Quá trình phát triển của làng gốm Thế kỉ XV - XVI: Chính sách của nhà Mạc trong thời kì này với công thương nghiệp rất cởi mở, không chủ trương ức thương như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi, nhờ đó mà sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như: công chúa Phúc Tràng, Phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thế kỉ XVI - XVII: Sau các cuộc phát kiến địa lý vào thể kỉ XV, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Hàng loạt các công ty được thành lập, hoạt động mậu dịch khu vực Đông Nam Á phát triển rất sôi động. Trong khi đó, ở Trung Quốc nhà Minh chủ trương bế quan toả cảng tạo điều kiện cho gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á và Nhật Bản. Thế kỉ XV - XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam với hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương). Với hai đô thị, hai trung tâm mậu dịch lớn ở đàng ngoài là Thăng Long và Phố Hiến (Hưng Yên), sản phẩm gốm Bát Tràng đã có mặt tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII: Việc buôn bán và xuất khẩu gốm sứ Việt Nam bị giảm sút nhanh chóng do lúc này triều Thanh (Trung Quốc) đã bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng, buôn bán với nước ngoài, nên gốm sứ của Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 30
  31. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch ta nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng phải cạnh tranh khốc liệt với đồ gốm Trung Quốc. Thế kỉ XVIII - XIX: Thời kì này chính quyền Trịnh, Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam bị giảm sút, trong đó có các mặt hàng gốm sứ. Điều này đã khiến cho một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất như làng gốm Chu Đậu, làng gốm Bát Tràng tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ một thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với các đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí, gạch xây. Và làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước. Từ thế kỉ XIX đến nay: Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tai Bát Tràng, một loạt xí nghiệp, các hợp tác xã gốm sứ được thành lập như: Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, xí nghiệp X51, hợp tác xã Hợp Thành Các cơ sở này cung cấp những mặt hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mĩ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Với các nghệ nhân nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Tấn Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển sang thành các công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Và nơi đây trở thành một trung tâm gốm lớn của cả nước. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 31
  32. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc 2.2. Bản sắc làng nghề gốm sứ Bát Tràng 2.2.1. Đất hoá nên vàng Theo quan niệm của người xưa, nói đến các vật phẩm bằng gốm là nói đến sự kết hợp hài hoà của ngũ hành ( Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả - Thổ). Kim loại ngâm trong xương và trong men gốm, tạo ra vẻ đẹp và sự huyền bí của màu sắc. Rơm, tre, củi, gỗ tạo ra ngọn lửa và tạo ra “hoả, biến”, tác nhân của sự bền chắc trong xương gốm, màu sáng bóng rực rỡ của áo gốm. Nước hoà với đất để tạo ra dáng gốm và minh hoạ các biểu tượng của tâm hồn. Lửa là cha tạo ra phẩm chất, sắc thái của gốm. Đất là mẹ tạo ra xương thịt của gốm. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên giá trị của sản phẩm gốm. Để cầu mong sự thịnh vượng, người thợ gốm Bát Tràng thời xưa, mỗi khi phát hoả, nhóm lò lại thắp ba nén hương khẩn cầu cho ngũ hành hanh thông, nghề nghiệp tiến triển. Lúc đầu, người thợ Bát Tràng khai thác đất sét trắng ngay tại làng. Chất liệu này đảm bảo tinh dẻo, ít bã và ít phải gia cố trước khi tạo hình. Cho đến cuối thời Lê, các gò đất sét trắng của phường Bạch Thổ đã cạn, người thợ Bát Tràng dùng đất lấy ở Rau (Sơn Tây), Cổ Điển (Phúc Yên) và đặc biệt là đất Dâu Canh ( Đông Anh). Từ cuối thời Lê trở đi, người Bát Tràng sử dụng đất sông Dâu làm nguyên liệu chính. Cho đến cuối thế kỉ trước, một mặt người thợ Bát Tràng vẫn tiếp tục sử dụng đất Dâu Canh sản xuất đồ đạc, mặt khác họ còn sử dụng đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hồ Lao và Trúc Thôn (Đông Triều). Đây là nguyên liệu để sản xuất đồ sành trắng. Trong khâu tạo dáng đồ gốm, xưa kia ở Bát Tràng phổ biến là lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. Tuỳ theo vật dụng định làm mà người thợ dùng chân để xoay, dùng tay để vuốt. Kết quả họ đã tạo ra những sản phẩm đơn Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 32
  33. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch chiếc. Kiểu vuốt này ở Bát Tràng hiện còn rất ít người thợ gốm làm được. Gần đây, tính công nghiệp của sản phẩm gốm đã được đẩy mạnh hơn khi xuất hiện các loại khuôn gỗ và thạch cao. Người thợ sáng tác ra một mẫu nào đó gọi là cốt, sau đó người ta làm khuôn để sản xuất cho ra hàng loạt. Ưu điểm của loại kĩ thuật này là làm ra được những mặt hàng giống nhau và giá thành hạ. Chế tạo men gốm là một bí quyết nhà nghề. Khoảng cuối thế kỉ XIV về trước, men ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng phường Bạch Thổ và ôxit đồng dạng bột tán nhỏ. Từ thời Lê sơ trở đi (đầu thế kỉ XV), người thợ Bát Tràng đã chế tạo ra loại men gio, có màu trắng đục. Đây là loại men được chế từ ba thành phần chính là: Đất sét trắng phường Bạch Thổ, vôi sống để tởi, gio cây Lâu Cụt và gio Sung, cũng có khi họ dùng gio trấu của làng Quế, làng Lường. Ngoài men gio, người thợ Bát Tràng đã chế ra loại men nâu sôcôla. Men này bao gồm men gio cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxit sắt – mangan) lấy từ Phù Lãng (Bắc Ninh). Cũng từ thế kỉ XV, người thợ Bát Tràng đã chế được loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (ôxit coban), đá thối (ôxit mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men này phát màu ở nhiệt độ 125 độ C. Cho đến đầu thế kỉ XVII, một loại men mới đã được khám phá là men rạn. Đây là loại men được điều chế từ vôi sống, gio trấu và riêng thành phần cao lanh Lạc Tử trắng được thay thế bởi cao lanh màu hồng nhạt lấy tại chùa Hội (Bích Nhôi – Hải Dương). Tỷ lệ của ba thành phần này được thêm gia giảm để tạo ra các loại men rạn khác nhau. Bao nung được coi là một trong những khâu quan trọng của kĩ thuật nung. Chính những viên gạch vuông – sản phẩm đặc biệt của lò gốm Bát Tràng, xuất hiện là do yêu cầu của cấu trúc lò, đồng thời cũng là những bao nung sản phẩm. Ở Bát Tràng còn truyền tụng đôi câu đối ca ngợi kĩ thuật nung gốm: “Bạch lĩnh chân truyền nê tác bảo Hồng lô đào chú thổ hành kim” Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 33
  34. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Nghĩa là: Núi đất trắng truyền nghề, bùn thành vật quý Lò rực hồng hun nặn, đất hoá nên vàng Giải quyết xong vấn đề xương gốm, tạo dáng men, bao nung, người thợ quan tâm đến việc chế ngự lửa. Để tạo ra được ngọn lửa hữu ích, người thợ gốm Bát Tràng không những tiếp thu những điểm ưu việt của các lò gốm địa phương khác, mà còn không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sử dụng nhiều loại lò khác nhau. Cho đến nay, ở Bát Tràng đã sử dụng các kiểu lò ếch, lò đàn, lò bầu và lò hộp. Lò ếch là một kiểu lò gốm cổ nhất nước ta. Nó được hoàn thiện dần nhằm tăng nhiệt độ trong lò, dung tích chứa sản phẩm, và đặc biệt là hệ thống thông khói kết hợp với việc giữ nhiệt và điều hoà nhiệt trong bầu lò. Các công trình nghiên cứu qua tài liệu khai quật khảo cổ học ở Hà Bắc và Hải Hưng cho biết có thể phục hồi kiểu lò ếch cổ của Bát Tràng. Kiểu lò này có dáng như một con ếch nằm; dài khoảng 7m, bề ngang chỗ phình rộng nhất khoảng 3 – 4m, cửa lò rộng khoảng 1,2m và cao 1m. Đáy lò phẳng, nằm ngang. Vòm lò cao từ 2m đến 2,70m. Bên hông lò có một cửa ngách rộng khoảng 1m, cao 1,2m để người thợ gốm chồng và dỡ sản phẩm. Tiếp cận phía sau của gáy lò có ba ống khói thẳng đứng cao khoảng 3m đến 3,5m; lò được định hình bằng gạch dân dụng (trừ vòm lò). Sau đó mặt bên trong lò và sàn lò được gia cố bằng một lớp đất sét màu hồng lấy ở Dâu Canh hoặc Đáp Cầu, dày chừng 6cm. Trong một bầu lò được chia ra thành 5 khu vực xếp sản phẩm: hàng giàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt. Trong quá trình vận hành người thợ đã phát hiện ra nhược điểm của lớp đất gia cố, thay vào đó bằng lớp gạch mộc và vữa ghép bằng chính loại đất làm gạch. Phát hiện ngẫu nhiên này đã tạo ra những viên gạch Bát Tràng nổi tiếng. Chất liệu chế tạo loại gạch này gồm có đất sét Đáp Cầu hoặc đất màu hồng nhạt khai thác tại Dâu Canh. Một trong hai loại đất trên trộn thêm với gạch chín vỡ đập nhỏ theo một tỉ lệ nhất định sau đó được xếp đống theo kích Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 34
  35. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch thước 30cm x 30cm x 3,5cm đến 5cm hoặc 30cm x 15cm x 3,5cm đến 5cm. Cho tới giữa thế kỉ XIX, ở Bát Tràng đã xuất hiện lò đàn cùng với kiểu lò gốm cổ Phù Lãng, nhưng được xây dựng với những cấu kiện hoàn chỉnh hơn và có hiệu suất nhiệt cao. Bầu lò sâu 9m, rộng 2,5m và cao 2,6m, được chia ra 10 bích bằng nhau. Các bích phân cách nhau bằng 2 nống (cột). Cửa lò rộng 0,9m cao 1,2m để người thợ vào chồng lò và dỡ lò. Kế tiếp gáy lò là những buồng thu khí, bích số 10 thông với buồng thu khí qua 3 cửa hẹp. Khói thoát ra từ bích đậu theo hai ống thu dẫn tới miệng để giữ nhiệt hông lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép bằng gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như phẳng, còn mặt trên khung vòng tựa như con thuyền úp. Cật lò được tạo bằng hỗn hợp đất sét Cổ Điển trộn với gạch chín vỡ hoặc gốm vỡ nghiền nhỏ, hai bên cật lò, từ bích 2 đến bích 9 ứng với khoảng giữa hai bích có hai cửa nhỏ hình tròn đường kính khoảng 0,2m gọi là các lỗ giời để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu, lỗ giời rộng hơn nửa mét, gọi là lỗ đậu. Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được từ 12500C đến 13000C. Sản phẩm gốm men lò đàn rất phong phú và đó chính là nguồn gốc hình thành phố Bát Đàn ở Hà Nội. Vào khoảng những năm 1930, ở Bát Tràng bắt đầu xuất hiện và đi vào hoạt động kiểu lò bầu (cũng gọi là lò rồng). Lò chia nhiều ngăn, thường có 5 đến 7 bầu. Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp với trục tiêu của lò, tựa như năm, bảy mảnh vỏ sò úp nối nhau. Vòm cuốn lò dùng loại gạch chịu lửa. Độ nghiêng của trục lò so với phương nằm ngang từ 12 – 15 độ. Lò bầu có thể tích khoảng 50 – 70 m3, nhiên liệu chi phí từ 330 – 350 kg (trên dưới 40% là củi, còn lại là than). Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 13000C. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại sản phẩm và kinh nghiệm của từng người thợ mà có thể điều khiển nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của quá trình biến đổi hoá lý phức tạp của sản phẩm, do đó cho phép nung được những loại sản phẩm lớn có chất lượng cao. Lò hộp mới xuất hiện ở Bát Tràng những năm 1970 trở lại đây. Lò có kết Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 35
  36. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch cấu đơn giản và chi phí ít, do vậy thuận lợi cho mọi gia đình sản xuất. Nhiên liệu dùng đốt lò chủ yếu là than cám, nên nhiệt độ trong lò khi đốt đạt tới 12500C. Hiện nay Bát Tràng đã bắt đầu sử dụng lò tuynel dùng gas để dần thay thế cho lò hộp vốn vẫn còn nhiều nhược điểm. Những thế kỉ trước đây, quy trình sản xuất của lò gốm Bát Tràng ra sao thì nay không đủ tài liệu để tìm hiểu. Còn bây giờ, vào thăm một hợp tác xã hay một gia đình làm gốm quy mô, ta có thể hiểu được đầy đủ quy trình làm gốm. 2.2.2. Niềm tự hào của làng gốm Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới ngọn cờ đại nghĩa của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, đất nước ta bước vào thời kì xây dựng mới mà nay chính sử nước ta gọi là thời Lê sơ. Dưới thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV), nghề gốm Bát Tràng ra sao? Đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh sự phát triển rực rỡ của nghề gốm Đại Việt trong thành phần tiêu biểu của nền văn hoá Thăng Long, với dòng gốm men ngọc và men hoa nâu đặc sắc. Như vậy có chậm đi chăng nữa thì sau hơn 20 năm dưới ách thống trị tàn bạo của giặc Minh, nghề gốm Bát Tràng đã khôi phục nhanh chóng trước khí thế mới của đất nước sau chiến thắng Bình Ngô. Hẳn là thế, cho nên trong cuốn Dư địa chí, bộ sách địa lý quý giá của nước ta còn lại đến nay do Nguyễn Trãi soạn, đã cho biết: Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc, “làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa”. Kể cũng lạ, nước Tàu có nghề làm gốm men phát triển và nổi tiếng thế mà lại nhận đồ cống bằng gốm men của Bát Tràng? Chính điều ghi chép của Nguyễn Trãi đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học đi tìm những gì còn lại của nghề gốm Bát Tràng xưa. Nhưng họ không thể tiến hành đào khảo cổ dưới sâu 10m đất phù sa để tìm ra thêm vết tích. Các vật phẩm tìm được công trường Bắc Hưng Hải hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng lịch sử cũng chỉ là bát đĩa, bình lọ trang trí vẽ men lam, men trắng phủ ngoài, và đều thuộc về thế kỉ XVI – XVII mà thôi. Hơn nữa, trong điều Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 36
  37. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch kiện hiện nay cũng chưa thể tiến hành tìm kiếm dưới lòng sông Hồng để mong gặp được những dấu tích về nghề gốm của Bát Tràng trong quá khứ. Tìm hiểu về Bát Tràng qua tài liệu khảo cổ học, vậy là bất lực rồi chăng? May sao, ít năm gần đây, người ta đã tìm thấy một vài dấu hiệu đáng mừng ở Đa Tốn, cách Bát Tràng không đầy 2 cây số. Đó là những sưu tập gốm men cổ đáng quan tâm, có thể gián tiếp đóng góp vào việc tìm hiểu nghề gốm Bát Tràng. Đa Tốn vốn không phải là xã có nghề gốm truyền thống. Đây là một xã thuần nông nghiệp, có lịch sử lập làng cách ngày nay trên 2000 năm. Nhân dân Đa Tốn đã phát hiện sản phẩm gốm men của nhiều thời đã qua, đặc biệt là các sưu tập gốm men thời Trần và Lê sơ tìm thấy ở Đào Xuyên và Lê Xá. Sưu tập gốm thời Trần có nhiều kiểu dáng: bát, đĩa, âu, mảng bệ tượng được trang trí nổi hoa cúc, hoa sen, hoa dây cách điệu và phủ men ngọc xanh, hay men vàng ngà thuộc cùng loại đồ gốm tìm thấy ở Hoa Lư (Ninh Bình), đền Hùng (Phú Thọ), Vân Đồn (Quảng Ninh). Lý thú hơn, lại thấy cả bát và đĩa “ngây” (nung chưa chín) và lại có chiếc nứt, rạn, cong vênh. Rõ ràng đây là những thứ phẩm của lò gốm. Cùng chỗ phát hiện đồ gốm này còn có nhiều lon sành các cỡ, rất có thể là mấy loại bao nung. Sưu tập gốm thời Lê sơ có hai chiếc chậu gốm hoa nâu và mấy chiếc đĩa hoa lam cỡ to. Chậu gốm hoa nâu vẽ hoa dây cách điệu hình sin khắc chìm rồi tô nâu. Đĩa hoa lam nền trắng ngà, hoa văn trang trí đơn giản, chỉ là một bông hoa, xung quanh có vài nhánh lá, xanh màu chì, vẽ bằng bút lông mềm mại. Có lẽ không còn phải nghi ngờ gì nữa về xuất xứ của những sưu tập gốm này là của lò gốm Bát Tràng cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV. Những nguồn thông tin khảo cổ học và bảo tàng còn cho biết, rất nhiều bảo tàng trên thế giới xây dựng sưu tập riêng về gốm Việt Nam như ở Nhật Bản, Pháp, Thổ Nhĩ Kì Trong số đó chắc hẳn còn nhiều sản phẩm có xuất xứ nơi sản xuất là lò gốm Bát Tràng. Nhiều học giả nước ngoài ham muốn đi tìm mối quan hệ giao lưu văn hoá từ những đồ gốm men do dựa trên các dữ kiện về kiểu dáng và trang trí. Xem tài liệu giới thiệu cuộc triển lãm do Hội gốm sứ Đông Nam Á tổ Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 37
  38. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch chức tại bảo tàng quốc gia Singapo hồi tháng 6/1982, có thể thấy rõ những bức ảnh chụp bát đĩa chứng minh vấn đề quan hệ giao thương của đồ gốm Bát Tràng với đồ gốm Su Khô Thai (Thái Lan), Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Tiêu biểu là loại đĩa cỡ to vẽ hoa lam của Bát Tràng thời Lê sơ. Tại hải cảng Hacata, một cảng sầm uất từ thế kỉ XII – XIV thuộc đảo Kyushyu (Nhật Bản), người ta đã tìm thấy trong lòng đất một số mảnh gốm men Việt Nam mà nay, một nữ sinh Nhật Bản ở trường Đại học Tổng hợp Kyushyu chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. Lịch sử quan hệ giao thương hẳn là còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, và chắc chắn có ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm gốm, nhất là từ thế kỉ XVI trở đi con đường mậu dịch Đông – Tây được thiết lập. Vậy thì trung tâm Bát Tràng nổi tiếng lại không đóng góp phần đáng kể nào chăng? Trong catalogue của các cuộc triển lãm về gốm men Việt Nam được trưng bày và giới thiệu ở Nhật Bản, ở Gia cac ta, đã giới thiệu nhiều sản phẩm gốm men của Bát Tràng mà phần lớn thuộc các thế kỉ XV, XVI, XVII. Sản phẩm gốm Bát Tràng là mặt hàng được nhiều nước ưa chuộng vì vẻ đẹp hài hoà, độc đáo của hình dáng, màu men và nét vẽ. Chính nhờ những bàn tay tài hoa của người thợ gốm Bát Tràng mà biết bao sản phẩm đã trở thành món lợi lớn của các thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh và Trung Quốc. Sách “Lịch sử về công ty Đông Ấn” có ghi: tại Đàng Ngoài, năm 1653, ông Sjatule đứng đầu Thủ Liêu bị kết án tử hình và công ty Đông Ấn – Hà Lan mất món nợ 14.499 đồng Hà Lan Nhưng cũng không phải vì thế mà tàu Hà Lan đã không tiếp tục ăn hàng. Đồ gốm men Bát Tràng đã có được một sự lôi cuốn như thế phải chăng là sự “bắt chước gốm Tàu” hay vì “do thợ Trung Hoa truyền bảo”? Ngay các học giả nước ngoài trước đây khi nghiên cứu đồ gốm trong khung cảnh văn hoá Việt Nam, cũng đã bác bỏ những điều mặc cảm đó. Sự thực là dù xuất hiện ở đâu, gốm Bát Tràng vẫn toát lên vẻ đẹp riêng với cốt gốm dày dặn bởi Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 38
  39. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch lối tạo hình be chạch, vuốt tay trên bàn xoay, với nét vẽ phóng khoáng mà tự nhiên cộng với vẻ sâu lắng của lớp men phủ Tuy nay không còn rõ dấu tích về một chiếc lò nung nào của Bát Tràng ở ba thế kỉ (XV, XVI, XVII) dưới triều Lê – Tây Sơn và Nguyễn, nhưng lại nhiều gia đình, nhiều đình chùa trong nước hay ở các bảo tàng quốc gia còn lưu giữ nhiều đồ gốm men mà chắc chắn được chế tạo tại Bát Tràng. Chứng cứ là, trên một số vật phẩm còn thấy rõ họ tên, quê quán của người thợ cùng với niên hiệu triều vua đương thời trị vì. Ở viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam còn lưu giữ những cây đèn và lư hương thuộc dòng gốm men lam và men rạn của nhiều tác giả làm gốm ở Bát Tràng: cây đèn chế tạo vào khoảng niên hiệu Diên Thành (đời Mạc Mậu Hợp) mục 1578 – 1585 của Nguyễn Phong Lai và Bùi Nghĩa; cây đèn chế ngày 24 tháng 6 năm thứ 3 niên hiệu Diên Thành (1580) của Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu; cây đèn chế ngày 25 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Diên Thành (1580) của Bùi Huệ và Bùi Thị Đỗ. Ở bảo tàng Hà Nam Ninh có đủ bộ cây đèn và lư hương do Đỗ Xuân Vi chế tạo ngày 20 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Hưng Trị (đời Mạc Mậu Hợp). Sang thế kỉ XVII, ở lò gốm Bát Tràng vẫn phổ biến chế tạo các vật phẩm cây đèn, lư hương cùng nhiều loại hình khác. Trong số đó cũng có nhiều chiếc đáng chú ý. Ở viện Bảo tàng lịch sử, có trường hợp như phần dưới của một cây đèn ghi rõ: tác giả sáng tác và làm ra là xã trưởng xã Bát Tràng, họ tên là Bùi Đào, thời gian chế tạo vào năm thứ 2 niên hiệu Hoàng Định, đời vua Lê Kính Tông (1602). Lại có cây đèn khác ghi rõ là do sinh đồ Vũ Xuân tạo tác năm 1613, cây đèn chế tạo năm thứ 19 niên hiệu Hoàng Định (1619) của tác giả Bùi Hác. Lại có chiếc lư hương miệng tròn được làm vào ngày rằm tháng 8 năm Tân Hợi, năm thứ 9 niên hiệu Cảnh Trị (1671) của đời vua Lê Hiền Tông Ngoài dòng gốm men vẽ lam phủ men trắng, từ những năm đầu thế kỉ XVII ở Bát Tràng đã chế tạo được đồ gốm men rạn rất đẹp. Cây đèn mang Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 39
  40. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch niên hiệu Hoàng Định (1601 – 1619) là một điển hình. Cây đèn cũng được tạo hai phần rồi khớp lại, cao 75cm. Đèn được trang trí nổi nhiều loại hoa văn: hoa dây, lá lật, lông công, lá đề “ trong mỗi lá đề lại có một vạn” và đủ bộ tứ linh “long – ly – quy – phượng”. Ở một góc của phần dưới cây đèn có khắc hai dòng chữ Hán cho biết: người sáng tác và làm ra là Đỗ Phủ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là với cây đèn này, chúng ta có cơ sở khẳng định rằng làng Bát Tràng đã chế tạo được đồ gốm men rạn từ đầu thế kỉ XVII. Đó cũng là chứng cứ vật chất xua đuổi mặc cảm sai lầm về sự du nhập men rạn, được quy công cho Đường Anh, vị quản thủ lò gốm ở Trấn Cảnh Đức, lại xảy ra vào thời vua Càn Long nhà Thanh ở nửa đầu thế kỉ XVIII. Theo tài liệu thông báo về sưu tập đồ gốm men Việt Nam có niên đại ở Viện Bảo tàng lịch sử thì vật phẩm gốm men rạn còn thấy nhiều loại hình khác nhau như lộc bình, cây nến hình gốc tre, lư hương. đỉnh, choé, tượng nghê và tượng hổ nằm mang niên hiệu của các triều vua Lê kế tiếp như Cảnh Trị của Lê Huyền Tông, Vĩnh Trị, Chính Hoà Lê Huy Tông, Cảnh Hưng Lê Hiến Tông Điều đó cũng chứng minh rằng đồ gốm men rạn ở Bát Tràng có quá trình phát triển qua hàng thế kỉ. Vào cuối thế kỉ XVIII, dưới triều Tây Sơn, nghề gốm Bát Tràng còn phồn thịnh lắm. Viện Bảo tàng lịch sử còn giữ một đôi bát đế rộng, chân thấp, lòng doãng, thành khum và miệng hơi loe. Thành bên trong và ngoài bát phủ men rạn màu ngà vàng, xương gốm thô có màu xám đen (thực chất là đất Dâu Canh). Bên thành ngoài bát, một phía có vẽ khóm trúc bằng men lam và phía đối diện viết hai hàng chữ Hán trích một câu thơ cổ: “ Vị xuất địa đầu tiên hữu tiết”. Câu này như một triết lý mượn ý nghĩa thực tế rằng: Giống tre trúc rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam ta ấy, cái màng non chưa nhô lên khỏi mặt đất thì cái tiết (đốt) của nó đã sinh ra rồi. Thật là một triết lý thâm thuý, ngầm ngợi ca khí tiết con người. Nhiều đồ gốm men ghi niên hiệu Gia Long (1802 – 1819) được lưu giữ Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 40
  41. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch tại viện Bảo tàng lịch sử cũng là những bằng chứng sinh động về nghề gốm men Bát Tràng ở thời đầu nhà Nguyễn. Trên những vật phẩm lộc bình, choé, ấm, đồ thờ, đồ gia dụng khác, còn khá phổ biến trong nước, chúng ta vẫn thấy sự tiếp nối với kĩ thuật tạo dáng và trang trí của thời cuối Lê – Tây Sơn. Trên nhiều bình, choé phủ men rạn hay choé men da lươn màu nâu đen, ta vẫn thấy sử dụng màu xanh (côban) vẽ bằng bút lông theo các chủ đề phong cảnh, chim bên hoa cúc, chim đậu cành trúc, bướm và hoa hồng, chim với hoa sen. Cũng có tiêu bản đáng chú ý như chiếc bình (có lẽ là ống để cắm tranh cuộn) tạo dáng như một ống bương. Nghề gốm Bát Tràng đã trải qua trên năm thế kỉ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay càng tiến nhanh hơn cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 2.2.3. Quy trình sản xuất của gốm Bát Tràng Xã Bát Tràng gồm hai làng nhỏ là làng Giang Cao và làng Bát Tràng. Cả hai làng đều sản xuất đồ gốm sứ nhưng phần lớn sản phẩm bán ra vẫn do làng Bát Tràng sản xuất. Nói đến Bát Tràng ta không thể không nhắc đến làng cổ Bát Tràng. Hiện tại, làng cổ Bát Tràng chỉ có diện tích 5,6 ha và chỉ còn 20 lò gốm mang tính chất dòng họ (cả làng hiện có 26 họ) nhưng nơi đây lại có nhiều di tích mang đậm nét văn hoá truyền thống của làng. Khu vực sản xuất chủ yếu của làng Bát Tràng hiện nay là khu đất mới, khu sản xuất này phát triển từ sau năm 1990 và có diện tích lớn gấp hai lần so với khu làng cổ trước kia. Từ đời này sang đời khác, những người thợ gốm cứ lặp đi lặp lại quy trình kĩ thuật sản xuất: chọn, xử lý, pha chế đất; tạo dáng, tạo hoa văn trang trí; phủ men (tráng men) và cuối cùng là nung sản phẩm. Ở Bát Tràng cũng như các làng nghề gốm khác, quy trình này đã được đúc kết thành phong cách truyền thống riêng. Người Bát Tràng lưu truyền một quan niệm quý báu được đúc kết thành câu: “ Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò” Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 41
  42. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Quy trình sản xuất gốm ở Bát Tràng trải qua 3 khâu chính: tạo cốt gốm, trang trí và tráng men, nung gốm. Trong từng khâu lại có nhiều công đoạn nhỏ khác nhau. Khâu tạo cốt gốm (hay còn gọi là tạo xương gốm) bao gồm các công đoạn chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, phơi sấy và sửa cốt gốm mộc. Trong khâu này thì kĩ thuật và phương pháp của các công đoạn hầu như không có gì thay đổi trừ công đoạn tạo dáng sản phẩm. Trước đây để tạo hình sản phẩm, các nghệ nhân gốm thường dùng bàn xoay đẩy bằng tay hoặc đạp bằng chân để vuốt ra sản phẩm, do vậy đòi hỏi người làm gốm phải có độ tinh xảo rât cao. Hiện nay, trong làng Bát Tràng những người còn có khả năng thực hiện kiểu tạo hình đó chỉ còn khoảng ba, bốn người. Những sản phẩm của làng bây giờ đa phần được làm theo phương pháp đổ khuôn, làm theo cách này thì thời gian chi phí cho một sản phẩm ngắn hơn, tuy vậy nhưng giá trị thẩm mĩ của sản phẩm không bị giảm đi. Phương pháp sản xuất này còn gọi là in. Sản phẩm sau khi dỡ khuôn chỉ cần sửa sang lại một chút như bỏ bavia hay vê lại những đường miệng sản phẩm là đã xong được phần cốt. Đối với những sản phẩm cầu kì như yêu cầu phải đắp nổi, khắc tạo hình hay sản phẩm có kiểu dáng không thể tạo được khuôn thì người thợ gốm vẫn phải dùng tay để vê, nặn và uốn trực tiếp trên sản phẩm còn chưa se mặt. Những sản phẩm sửa lại như vậy mà không dùng bàn xoay gọi là hàng làm bộ, nếu dùng đến bàn xoay gọi là hàng làm bàn. Tóm lại, hiện nay việc sản xuất của làng Bát Tràng vừa kế thừa được truyền thống, vừa kết hợp được phương pháp sản xuất mới có hiệu quả hơn. Khi phần cốt gốm được tạo xong thì công việc tiếp theo là phủ men và vẽ hoa văn lên sản phẩm. Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay của người thợ, men phủ lên sản phẩm đối với mỗi lò gốm là một bí quyết riêng không thể phổ biến và chỉ được truyền cho con cháu hoặc những người tin Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 42
  43. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch cậy. Việc phủ men nhìn chung được tiến hành như sau: nếu là men chảy (men rươi) người thợ thường chỉ bôi men lên miệng sản phẩm để khi nung men sẽ chảy toả xuống tạo ra những đường nét tự nhiên. Còn đối với hầu hết các loại men khác như men ngọc, men rạn, men khô thì người thợ phải đúc men, kìm men hay quay men đối với sản phẩm vừa và nhỏ, còn đối với sản phẩm lớn thì người thợ phải dội men và phun men. Đối với những sản phẩm mà xương đất có màu trước khi tráng men, trang trí hoạ tiết, người thợ làm gốm phải bôi thêm lên sản phẩm một lớp lót bằng đất sét trắng để che bớt màu của xương gốm. Công việc trang trí hoa văn lên sản phẩm được người thợ thực hiện bằng tay, thông qua các mẫu hoa văn đã có và sự sáng tạo của riêng những người thợ có trình độ cao. Chính vì vậy, các sản phẩm hiện nay của làng có rất nhiều kiểu trang trí hoạ tiết khác nhau và rất đặc sắc. Sau khi sản phẩm đã khô men, người thợ tiếp tục tiến hành sửa men: bôi thêm men vào chỗ khuyết, cạo men ở chân sản phẩm và ở những chỗ không cần thiết. Khâu cuối cùng để cho ra sản phẩm là nung gốm: để nung gốm thợ Bát Tràng phải tiến hành các công việc cần thiết như làm bao nung, chuẩn bị chất đốt (chuẩn bị nguyên liệu), chồng lò và cuối cùng là đốt lò. Việc nung sản phẩm cần tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian và nhiệt độ nung đối với từng loại sản phẩm khác nhau. Đối với những nghệ nhân làm gốm có trình độ cao, họ còn có thể sử dụng nhiệt độ nung để tạo ra những sản phẩm rất độc đáo. Có thể nói về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng – làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng - đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. 2.2.4. Các sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng Những thành tựu sáng chế đặc sắc nhất trong lịch sử nghề gốm sứ Việt Nam phần lớn đều xuất hiện từ Bát Tràng, hoặc được thợ gốm Bát Tràng thử Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 43
  44. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch nghiệm rồi sản xuất hàng loạt. Những loại gốm quý và độc đáo nhất của nước ta, nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là: Gốm men ngọc (thời Lý – Trần), gốm hoa nâu hay gốm men hoa nâu (cuối thời Trần đầu thời Lê), gốm men rạn (thời Lê – Trịnh), gốm men trắng ngà (thế kỉ XVII – XIX). Có thể xác nhận đều được sản xuất ở Bát Tràng, trừ gốm men hoa nâu do làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) làm là chính. Nhiều sản phẩm gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam của thợ gốm Bát Tràng rất hoàn mĩ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật gốm Việt Nam. Nhưng đáng tiếc một thời gian khá dài gốm men ngọc của ta bị thất truyền, mãi đến những năm gần đây cố hoạ sĩ lão thành Nguyễn Văn Y và một số thợ gốm Bát Tràng đã khôi phục được công nghệ làm men ngọc cổ. Ngoài men trắng ngà cổ truyền, thợ gốm Bát Tràng cũng biết dùng men màu và vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo hiệu quả huyền ảo cho người thưởng thức sản phẩm. Các sản phẩm gốm Bát Tràng gồm có: Đồ gốm gia dụng: gồm các loại bát, đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, khay trà, ấm, điếu, bình vôi, nậm rượu, bình, lọ, choé, hũ. Đồ gốm dùng làm đồ thờ: gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Đồ gốm trang trí: gồm mô hình nhà, long đỉnh, các tranh gốm, các loại tượng như tượng nghê, ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng voi, tượng hổ Đồ gốm xây dựng: nổi tiếng với gạch Bát Tràng cổ, gạch hoa kính hiện đại, các loại ngói như ngói lưu ly, ngói mũi hài, ngói ống Bát Tràng hiện nay song song phát triển sản xuất hai chủng loại gốm lớn: Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền; gốm hiện đại gân gũi với kĩ thuật đồ sứ. Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau để tạo nên những dòng sản phẩm đặc trưng khác nhau. Trên sản phẩm, Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 44
  45. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch người thợ không chỉ tạo dáng uyển chuyển mà còn trang trí rồng uốn khúc,đắp nổi những hoa lá tinh tế, những đồ án hoa văn khắc chìm trổ thủng rất sinh động tế nhị như đồ ren bằng tơ sợi muôn màu. 2.3. Các tài nguyên du lịch 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Sông Hồng là dòng sông mẹ đã bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng – một trong 36 nền văn minh của thế giới. Dòng sông được bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Đây là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nước ta, đoạn chảy qua Hà Nội dài 91 km, thuộc phần hạ lưu nên có lẽ là nơi hội tụ được những gì trù phú nhất. Đồng thời, đây cũng là dòng sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước ta. Nó đã từng chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng, bao sự đổi thay của đất nước. Hiện nay, dòng sông không chỉ được khai thác để phát triển kinh tế, giao thông mà nó còn mới được khai thác để phát triển du lịch. Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng. Xưa kia dòng sông này được người dân khai thác phát triển giao thông thuỷ nội địa, xây dựng các cảng bốc dỡ hàng hoá thì hiện nay nó lại đem lại cho Bát Tràng một tiềm năng mới: Tiềm năng phát triển du lịch. Khi các tour du lịch Bát Tràng bằng đường thuỷ được lập ra, du khách sẽ được ngắm nhìn dòng sông Hồng, các làng ven sông, nghe thuyết minh về dòng sông cùng các dấu tích lịch sử mà nó mang trong mình, sau đó ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Đây chính là một tiềm năng góp phần thúc đẩy du lịch tại làng gốm Bát Tràng phát triển, đặc biệt khi cảng du lịch ở Bát Tràng được hoàn thành vào năm 2009. 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Hà Nội, trong vùng giao thoa của văn hoá Thăng Long và văn hoá Kinh Bắc nên nơi đây có nhiều di tích lịch sử – văn hoá có giá trị như: 2.3.2.1. Đình làng: Đình Bát Tràng là một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 45
  46. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch xưa. Đình nằm trong quần thể di tích của làng gốm Bát Tràng, được xây dựng vào năm 1720 dưới đời vua Lê Dụ Tông, với kiến trúc nguy nga, bề thế. Đình quay về hướng Tây nhìn ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Đình có kiến trúc kiểu chữ Nhị: Phía sau là hậu cung – nơi thờ sáu vị thần được suy tôn là Lục Vị Thành Hoàng; phía trước là toà Đại Bái gồm 5 gian 2 chái. Chính giữa toà Đại Bái là hương án thờ Công đồng, bên trên treo 2 bức đại tự sơn son thếp vàng: “Thiên địa kì hợp đức” – trong cuộc sống luôn lấy chữ Đức làm đầu. Đây cũng chính là tôn chỉ của làng bao đời nay. Và bức đại tự: “Hiếu nghĩa cấp công” - đây là tấm biển vua Tự Đức ban cho dân làng Bát Tràng khi nhà Nguyễn xây thành Hà Nội, vì nghĩa lớn, dân làng Bát Tràng đã cạy gạch sân đình đem nộp cho triều đình. Hai bên hương án có đôi câu đối ghi dấu tích con dân làng Bát: “Bồ di thủ nghệ khai đình vũ / Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần ( Đem nghề từ làng Bồ ra khởi dựng đền miếu / Lòng thành như hương lan dâng cúng thánh thần). Hai bên chái đình là ban thờ Vách Tả, Vách Hữu. Theo các cụ trong làng kể lại, hai bên vách đình thờ những người trong làng không có con cái. Đây cũng chính là một nét văn hoá đẹp thể hiện đức hiếu sinh của người dân làng Bát. Bục thấp nhất và sân đình được lát bằng gạch Bát – thứ gạch đã đi vào thơ ca, huyền thoại của dân tộc, thứ gạch xe duyên xây bể, thứ gạch bền chắc không một loại rêu nào bám được vào và đã được ưa dùng từ cung đình đến làng xã. Bốn mái đình cong vút, lượn sóng, phía trên đắp hình nghê vừa mềm mại, vừa khoẻ khoắn, uy nghiêm. Trên cửa chính bước vào toà Đại Bái treo bức Hoành phi với bốn chữ “Bạch Thổ danh sơn” gợi nhớ lại cái khung cảnh sơ khai của vùng đất sét trắng – Bạch Thổ phường (Bát Tràng ngày nay) khi dòng họ Nguyễn Ninh Tràng mới theo vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư. Cột đồng trụ uy nghiêm như những cây bút lớn viết thẳng lên trời xanh mang khí thế truyền thống khoa bảng của làng. Trên cột đồng trụ gắn đôi câu Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 46
  47. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch đối sứ: “Ngũ hành tú khí chung anh kiệt / Vạn trượng văn quang biếu cát tường” (Nơi hội tụ khí thiêng hun đúc nên các bậc anh hùng hào kiệt / Ánh sáng văn hoá toả xa vạn dặm biểu thị sự cát tường” Cửa tả, cửa hữu lần lượt gắn hai hàng chữ “ Thổ thành kim” - Đất biến thành vàng, “Nê tác bảo” – Bùn làm ra của báu (Bùn đất qua đôi bàn tay người nghệ nhân làng Bát trở thành những vật phẩm quý giá, đồ cống tế ngoại giao) Trải qua các triều đại lịch sử, Đình Bát Tràng hiện còn lưu giữ được hơn 50 đạo sắc phong. Chính bởi những giá trị về kiến trúc và văn hoá như vậy, năm 2005 Bộ Văn hoá thông tin đã cấp bằng Di tích Văn hoá Kiến trúc Nghệ thuật cho đình Bát Tràng. Sau gần 300 năm tuổi cộng với chiến tranh địch họa, đình bị hư hỏng nặng. Từ năm 2005 dân làng đã cùng nhau đóng góp, đại Trùng tu đình. Nay công trình trùng tu đã hoàn tất, đình Bát Tràng đã trở lại đúng dáng dấp xưa. 2.3.2.2. Chùa Kim Trúc: Chùa còn có tên gọi khác là chùa Bát. Đây là ngôi chùa chính của làng Bát Tràng, là một ngôi chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có kiến trúc “ Nội công ngoại quốc” với 74 chiếc cột đá, trong chùa có bức tượng hộ pháp cao hơn 5m. Năm 1958, hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước vì nghĩa lớn cả làng Bát Tràng đã di dời chùa đến một vị trí khác để nhường đất cho công trình đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho ba tỉnh – công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải. Ngoài ra, trên đất làng cổ Bát Tràng còn có hai ngôi chùa lớn nữa là chùa Am và chùa Bảo Minh. Nơi đây còn lưu giữ được quả chuôg quý “ chuông Bảo Minh tự” đúc năm Ất Mão (1795), một di vật thời Tây Sơn. Hiện nay, chùa Am và chùa Bát được sáp nhập vào làm một tại vị trí của chùa Am ngày nay. 2.3.2.3. Đền làng ( hay còn gọi là đền Mẫu): Đền ra đời muộn hơn so với đình và chùa, được xây dựng vào cuối thế kỉ Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 47
  48. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch XVIII. Đền thờ Mẫu Bản Hương – Mẫu nghi của làng. Theo truyền thuyết dân gian hiện còn lưu giữ tại làng “ Mẫu là người con gái họ Trần Đồng Tâm – Bát Tràng, dung nhan xấu xí. Bà mất khi còn rất trẻ, sau khi mất thường hiển linh hiện lên giúp đỡ dân làng. Xác bà được thiêu thành tro rồi thả giữa dòng sông Hồng. Tro trôi dạt vào đâu người dân ở đấy hớt tro đem về đắp thành tượng để thờ. Mẫu được vua Quang Trung sắc phong công chúa, tên thụy Trần Mỹ Tín”. Hiện, làng Bát Tràng còn lưu giữ được sắc phong vào đời vua Khải Định (1921). Đền được dựng ở đầu làng, quay về phía Tây Nam, nhìn ra sông Hồng. Đền được chia làm hai khu: khu Nhà Mẫu và khu Phủ Chúa. Nhà Mẫu: chính giữa là ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, phía sau là ban thờ Mẫu Bản Hương ( Đệ Tứ Khâm Sai), bên trái là Tam toà Thánh Mẫu, bên phải là thờ Vương Phụ, Vương Mẫu – những bậc có công sinh thành ra Mẫu Bản Hương. Hậu cung là nơi đặt long đình và võng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng cổ và đẹp. Phủ Chúa: chính giữa là ban thờ chúa Sơn Trang, hai bên trái, phải lần lượt là ban thờ Chầu Đệ Nhị, Chầu Đệ Tam. Trước năm 1942 làng có hai ngôi đền tục gọi là đền trên và đền dưới nhưng sau vụ lở đất năm 1942, hiện nay làng chỉ còn ngôi đền trên. Hàng năm làng tổ chức hội vào ngày 22, 23, 24 tháng 9 âm lịch. Tại lễ hội có tục rước nước và thả đèn hoa đăng. 2.3.2.4. Văn chỉ làng Bát Tràng: Được dựng ở phía sau đình làng. Trên tam quan có ba chữ lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” ( trông cao vời vợi), giáo dục răn dạy các thế hệ dân làng phải luôn luôn biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi. Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò xuất sắc nhất của ông. Bên trên bệ là bức Hoành phi sơn son thếp vàng “ Thiên địa đồng lưu” (đất trời cùng luân chuyển). Xưa kia, mỗi năm văn chỉ mở hội một lần. Các quan viên coi việc văn Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 48
  49. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích các thế hệ con cháu đời đời chuyên tâm học hành tấn tới. Hiện nay, văn chỉ chính là nơi làng tổ chức phát phần thưởng cho những con em trong làng có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc trong năm học, hoặc những con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện. Buổi lễ thường được tổ chức vào ngày 4/9 hàng năm – trước ngày khai giảng một ngày nhằm tạo khí thế phấn khởi để con em trong làng cố gắng học tập vươn lên. 2.3.2.5. Lễ hội của làng: Hàng năm, làng gốm Bát Tràng tổ chức lễ hội làng từ ngày 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội làng gốm Bát Tràng có sự tham gia của ba làng xung quanh: Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ, Thủy Lĩnh. Lễ hội gồm có phần lễ và phần hội với rất nhiều các nghi lễ và trò chơi dân gian độc đáo. Phần Lễ gồm các nghi thức tế lễ theo phong tục truyền thống như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Theo nghi thức này thì nước được rước từ giữa sông Hồng về đền Mẫu ở ven sông để làm lễ Mộc Dục cho các bài vị đặt tại đền, sau đó mới rước bài vị về sân đình tế lễ. Đây là một nghi thức nông nghiệp cổ truyền của rất nhiều làng nghề khác nhau ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra còn có nghi lễ dâng cúng thành hoàng một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, các quan viên chức sắc đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc. Sau khi phần lễ kết thúc là đến phần hội. Làng sẽ tổ chức đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do các thợ trong làng chế tác ra. Giải thưởng tuy không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình để tạo ra những sản phẩm có giá trị vĩnh hằng. Ai cũng háo hức tham gia và họ có niềm tin rằng người được giải chính là đã được Tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là một vinh dự vô giá, là cơ hội để mỗi người thợ tự nâng cao tay nghề hơn đến năm sau lại có dịp đua Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 49
  50. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch tài. Sau đó là các trò chơi dân gian vô cùng vui nhộn và đầy ý nghĩa như cờ người, chọi gà Đặc biệt là trong đêm 15/2 có phần thả đèn hoa đăng trên sông rất đông vui và náo nhiệt. Ngoài hội làng tại làng Bát Tràng còn có hội đền Mẫu diễn ra từ 22 đến 24 tháng 9 Âm lịch, cũng với những nghi lễ và trò chơi như trong hội làng. Đây là dịp để những người con xa quê về thăm lại quê hương, họ hàng, làng xóm, thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất quê hương. Đồng thời đây cũng là một dịp để du khách thập phương, đặc biệt là những du khách quốc tế có dịp được tham dự, hoà mình vào không khí buổi lễ hội để phần nào hiểu được những nét độc đáo, đặc sắc trong lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và trong lễ hội làng nghề Việt Nam nói riêng. 2.3.2.6. Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (còn gọi là Chợ Gốm): Chợ gốm được xây dựng và đưa vào khai trương vào tháng 10 năm 2004 với hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hộ kinh doanh 2 trên khuôn viên rộng khoảng 5000m Với sản phẩm hàng hoá vô cùng phong phú và đa dạng đủ các mặt hàng kích cỡ kiểu dáng khác nhau từ những đồ gia dụng hàng ngày như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa đến những sản phẩm dùng để trang trí nội thất như tranh, phù điêu, các chậu hoa, những tượng trang trí bằng gốm ( Bộ Tam Đa, tượng Quan Công, tượng Phật Di Lặc ) Ngoài ra, chợ gốm còn có toà nhà hội trường hai tầng, trong đó không gian tầng hai là dành riêng cho những du khách muốn thử tài làm một thợ gốm với một số khâu đơn giản trong quá trình sản xuất gốm như đắp, nặn, tô, vẽ. 2.3.2.7. Bảo tàng gốm Vạn Vân Địa chỉ: số 4 Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Nội do ông Trần Ngọc Lâm – hội viên hội sưu tầm gốm và cổ vật Thăng Long – lập ra vào tháng 2 năm 2006. Hiện nay, bảo tàng trưng bày và giới thiệu khoảng 400 hiện vật gốm cổ Bát Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 50
  51. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch Tràng thế kỉ XV – XIX trong một ngôi nhà gỗ 200 tuổi mua từ Thái Bình chuyển lên. Bảo tàng mở cửa từ 8h sáng tới 5h chiều, khách tới tham quan bảo tàng không mất tiền vé. Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng, nghe hướng dẫn, thuyết minh về các sản phẩm gốm cổ, khách còn được nghỉ ngơi thư giãn trong khung cảnh yên bình của làng quê, thưởng thức các món đặc sản của một vùng quê nông thôn Việt Nam. 2.4. Điều kiện về kinh tế – xã hội 2.4.1. Điều kiện về kinh tế Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc và mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia đình làm nòng cốt trong sản xuất – kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Do vậy, sản xuât của Bát Tràng tăng lên nhanh chóng, thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Bát Tràng ngày nay trải dài gần 3 km ven sông Hồng với 1700 hộ và gần 6700 nhân khẩu, quần cư tại hai thôn cổ: Giang Cao và Bát Tràng. Khác với các xã trong huyện, xã Bát Tràng không còn sản xuất nông nghiệp mà chuyên sản xuất tiêu thụ gốm sứ truyền thống. Theo điều tra của xã, hiện nay tại xã có 83,7% hộ trực tiếp sản xuất gốm sứ; 10,6% hộ dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô hộ gia đình là những đơn vị sản xuất kinh doanh. Xã có hơn 1100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100 – 120 tỷ đồng hàng hoá. Ở Bát Tràng có 40 tổ chức kinh tế đủ loại từ: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Doanh thu, có nhiều lô hàng xuất khẩu, đặc biệt được đặt trước từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Gốm Bát Tràng cũng chiếm lĩnh được thị phần tại các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức và được khách nước ngoài rất mến mộ. Ngày nay trong các cửa hàng trưng bày sản phẩm tại Bát Tràng cũng có đủ các mẫu gốm sứ từ cổ truyền đến hiện đại của nhiều nước. Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 51
  52. Lµng gèm B¸t Trµng vµ tiÒm n¨ng ph¸t triÓn du lÞch 2.4.2. Điều kiện xã hội Làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ lâu đời (vì làng hoàn toàn không có diện tích đất nông nghiệp), nên có thể nói người dân trong làng có cuộc sống sung túc hơn các làng khác rất nhiều (nhất là các làng thuần nông bên cạnh). Từ xa xưa, số hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối trong làng. Toàn xã đã có trên 100 gia đình sắm máy vi tính, nối mạng Internet, mở trang thông tin giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với nước ngoài. Phát triển nghề gốm sứ, không chỉ Bát Tràng giàu, mà nơi đây cũng đã tạo việc làm cho 4000 – 5000 lao động từ các địa phương khác đến. Nói đến làng nghề Bát Tràng không thể không nêu những linh hồn của làng, đó là các nghệ nhân. Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứng đáng với truyền thống của mình , như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn Cốn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ Các nghệ nhân, có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệ nhân chuyên sâu về tạo dáng, có nghệ nhân tài về vẽ Nói đến gốm sứ, giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến nét khắc, vẽ. Giờ đây gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng, bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt tạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ. Bởi vậy thị trường ăn hàng Bát Tràng đã rộng khắp cả nước, và có một lượng không nhỏ được đưa ra khắp 5 châu. 2.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội Xã Bát Tràng được quy hoạch tổng thể từ năm 2001 nên có thể nói nơi đây có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối khá. Con đường đến với Bát Tràng ngày nay cũng đã thuận tiện hơn trước, có thể bằng đường bộ ( qua chân cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên). Hoặc bằng đường sông, xuôi dòng sông Hồng, cập bến tại cảng du lịch Bát Tràng. Năm 2008 cảng đường sông tại làng gốm Bát Tràng đã được nâng cấp thành cảng du lịch, hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ năm 2009. Đây là cảng du lịch cấp 2 với bến tàu dài 30m có kè bảo vệ và các công trình phụ trợ đủ khả năng đón tàu chứa 150 khách, Sinh viªn TrÇn ThÞ Lan Anh – Líp VH1003 52