Khóa luận Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân)

pdf 84 trang huongle 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_lang_nghe_truyen_thong_va_y_nghia_doi_voi_van_de_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân)

  1. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm tạo điều kiện từ mọi phía. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến: - Thầy giáo Th.s Lê Thanh Tùng, giảng viên khoa văn hóa du lịch trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình lựa chọn, thực hiện đề tài, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận này. - Xin gửi lời cảm ơn tới các nghệ nhân, thợ thủ công tại ba làng nghề chế tác cói Kim Sơn, Thêu ren Văn Lâm, chế tác đá Ninh Vân đã không ngần ngại bớt chút thời gian chia sẻ ý kiến và cung cấp thông tin, số liệu tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này. - Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa văn hóa du lịch, bộ môn văn hóa du lịch cùng gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận. - Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến các cô chú anh chị trong sở văn hóa Du lịch và sở Công thương Ninh Bình đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho em làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 06 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Kim Cúc
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 2 3.Phương pháp nghiên cứu 3 4.Phạm vi nghiên cứu 3 5.Bố cục 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NINH BÌNH 4 1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống 4 1.1.1. Khái niệm làng nghề 4 1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống 5 1.2. Du lịch làng nghề truyền thống 6 1.3. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống 7 1.4. Mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và các làng nghề truyền thống 8 1.5. Làng nghề truyền thống Việt Nam 10 1.6. Tiểu kết 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NINH BÌNH 15 2.1. Tiềm năng du lịch Ninh Bình 15 2.2. Làng nghề truyền thống tỉnh Ninh Bình 20 2.2.1. Quá trình hình thành các làng nghề truyền thống Ninh Bình 20 2.2.2. Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống Ninh Bình 23 2.2.3. Thực trạng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình 25 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá chung: 29 2.3. Thực trạng làng nghề và du lịch tại các làng nghề tiêu biểu 31 2.3.1. Làng mỹ nghệ cói Kim Sơn: 31
  3. 2.3.2. Làng thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải 39 2.3.3. Làng chạm khắc đá Ninh Vân 48 2.4. Nhận xét chung 56 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NINH BÌNH 58 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển 58 3.1.1. Định Hướng 58 3.1.2. Mục Tiêu 59 3.1.3. Chỉ tiêu cụ thể 59 3.2. Định hƣớng chung về phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình 60 3.2.1. Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống 60 3.2.2. Đầu tư xây dựng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình 61 3.2.3. Đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển làng nghề và du lịch làng nghề 61 3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch làng nghề 62 3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho du lịch làng nghề truyền thống 63 3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống 65 3.3. Giải pháp chung cho các làng nghề 66 KẾT LUẬN 71 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phiếu điều tra về tính hấp dẫn của làng nghề đối với khách du lịch Khoảng cách từ các làng nghề đến trung tâm cung cấp khách Một số chương trình du lịch hấp dẫn du khách
  4. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước nhiệt đới khí hậu ôn hòa, con người chất phác, thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật quý đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cư dân Việt Nam có nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài thời vụ chính. Vốn cần cù chịu thương chịu khó và có đôi bàn tay tài hoa, ngay từ xa xưa người việt cổ đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ấy để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công có giá trị sử dụng cao, mang đậm tính nghệ thuật phục vục cho đời sống hàng ngày. Trong khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm thủ công ngày càng cao, yêu cầu các sản phẩm đó giá cả phù hợp, bền, đẹp lại không gây tác dụng phụ cho con người, thân thiện với môi trường. Vì vậy đã có rất nhiều người chuyển sang làm nghề thủ công, họ truyền nghề cho nhau dần dần hình thành các làng nghề. Làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Khắp mọi miền trên tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính đơn nhất. Ta có thể kể ra đây những làng nghề nổi tiếng như: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); làng gốm Chu Đậu, làng thêu Xuân Nẻo (Hải Dương); làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh), Du khách đến với Ninh Bình không chỉ biết đến các địa danh du lịch nổi tiếng như: khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm mà còn biết đến một số làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: làng thêu ren Văn Lâm – Ninh Hải, chế tác cói Kim Sơn, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghề mộc Ninh Phong, nem chua Yên Mạc, Ninh Bình là một tỉnh không nhiều làng nghề như Hà Nội hay Bắc Ninh Nhưng làng nghề ở đây mang một phong thái riêng. Theo thống kê của sở văn hóa thể thao du lịch Ninh Bình thì tỉnh có tất cả 60 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề thủ công truyền Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 1
  5. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) thống. Sản phẩm thủ công truyền thống của Ninh Bình đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại. Đó là các sản phẩm độc đáo có một không hai của các làng nghề: Chế tác cói Kim Sơn; thêu ren Văn Lâm; chế tác đá Ninh Vân; nghề mộc ở Ninh Phong Bên cạnh đó Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi, về địa hình có thể xem Ninh Bình tựa như một “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ”. Bởi vì địa bàn tỉnh có hầu hết các vùng: đồi núi, bán sơn địa, đồng bằng, duyên hải và biển. Sự phong phú đa dạng về địa hình là cơ sở, điều kiện để hình thành, phát triển cả một hệ thống “Địa kinh tế” và “Địa văn hóa” từ lâu đời, tạo nên vị thế địa quan trọng và đặc biệt cho sự phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn và xây dựng đề tài: “Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình” nhằm tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình, phản ánh thực trạng sản xuất hàng thủ công ở các làng nghề và ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, dựa vào những lợi thế có sẵn để phát triển du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: a. Mục đích - Lựa chọn và xây dựng đề tài: “Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình” người viết nhằm mục đích tôn vinh những giá trị và vai trò của làng nghề truyền thống, nét tinh hoa văn hóa của dân tộc. - Phản ánh chân thực và khách quan về thực trạng hoạt động sản xuất thủ công và phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Ninh Bình. - Tìm ra các giải pháp nhằm bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề phát triển, đẩy mạnh hoạt động du lịch của làng nghề truyền thống Ninh Bình trong thời gian tới. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 2
  6. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) b. Nhiệm vụ - Tổng quan những vấn đề về làng nghề truyền thống Việt Nam và du lịch làng nghề truyền thống. - Chọn lọc các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch làng nghề để áp dụng đánh giá làng nghề truyền thống ở Ninh Bình. - Trên cơ sở đó thấy được thực trạng, tiềm năng du lịch làng nghề truyền thống và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch làng nghề truyền thống ở Ninh Bình. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng đề tài là một nghiên cứu khoa học đòi hỏi chính xác cao, phải dựa trên một cơ sở lí luận nhất định. Để xây dựng và hoàn thành đề tài người viết đã dựa trên những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu - Phương pháp bản đồ, biểu đồ - Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những nét cơ bản chung về 60 làng nghề và 36 làng nghề truyền thống. - Nghiên cứu về ba làng nghề (chiếu cói Kim Sơn, thêu ren Văn Lâm, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân) có những sản phẩm mang đầy đủ nét văn hóa truyền thống và khả năng phục vụ khai thác du lịch. - Khảo sát, nêu thuật, phân tích sản phẩm của ba làng. 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục khóa luận được chia làm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lí luận về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền thống. - Chương II: Thực trạng làng nghề truyền thống Ninh Bình. - Chương III: Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 3
  7. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NINH BÌNH 1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống 1.1.1. Khái niệm làng nghề Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao động tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng,xã tạo nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài làng nghề truyền thống là đề tài rất thú vị, đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề tài này. Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.[1, tr9] Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dƣơng Bá Phƣợng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng.”[3, tr13] Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. khóa luận chỉ đi sâu tìm hiểu định nghĩa làng nghề truyền thống vì có nhiều ý nghĩa trong phát triển du lịch. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 4
  8. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) 1.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống, nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Theo Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng thì làng nghề là: “Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu, ) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát, ) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài.”[8,tr12] Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đều sản xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm nghề phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề thủ công truyền thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng nghề thủ công truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ công, thủ pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật. Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân theo những hương Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 5
  9. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ. Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượng lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ công hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo. Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thực sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội. 1.2. Du lịch làng nghề truyền thống Nhìn chung khái niệm du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao, vậy du lịch làng nghề truyền thống là gì? Trước hết phải hiểu thế nào là du lịch văn hóa, vậy du lịch văn hóa là: Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì: “ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tuc tập quán còn hiện diện Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp, ”[2, tr15] Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 6
  10. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) các giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó. Vì vậy mà du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Từ đó ta có thể hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau: “Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó”. 1.3. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống Xu hướng ngày nay con người đi du lịch hướng về các giá trị văn hóa cổ xưa, việc phát triển du lịch làng nghề là vô cùng cần thiết vì nó sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho cả hoạt động du lịch và sự phát triển của làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề đem lại lợi nhuận cho địa phương đó, giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động tại chỗ, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, giữ lại những nét đẹp văn hóa độc đáo có một không hai của dân tộc. Làng nghề truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quý giá, để phát triển được du lịch làng nghề truyền thống cần có những điều kiện nhất định. Trước hết phải có những điều kiện tồn tại và phát triển làng nghề: - Thuận tiện cho việc giao thương: đây là yếu tố quan trọng để một làng nghề có thể phát triển vì gần đường giao thông sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển, thông thương giữa làng nghề và các vùng khác. - Gần nguồn nguyên liệu để có thể liên tục phát triển sản xuất. - Lao động và tập quán sản xuất của từng vùng. Muốn du lịch làng nghề truyền thống phát triển cần những điều kiện sau: - Làng nghề đó phải có sản phẩm độc đáo, đặc trưng. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 7
  11. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) - Gần các danh lam thắng cảnh để có thể kết nối tour du lịch. - Phải có các cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.[TLVH 178,tr8] 1.4. Mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và các làng nghề truyền thống Đối với kinh tế xã hội du lịch có nhiều tác động mạnh mẽ, du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các làng nghề truyền thống: -Du lịch giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân cư địa phương, thu hút nguồn lao động từ các vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. - Góp phần làm tăng doanh thu và tăng doanh số bán sản phẩm thủ công truyền thống trong các làng nghề thông qua việc bán hàng lưu niệm cho du khách. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu tại chỗ không phải chịu thuế và hạn chế được rủi ro. - Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề truyền thống. - Tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề. - Tăng cường thu nhập ngoại tệ. - Phân phối lại nguồn thu nhập. - Tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ. - Kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch. - Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề. - Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống đã bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 8
  12. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Du lịch và làng nghề có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống theo hướng tích cực bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bản địa phương. Ngược lại, đối với hoạt động du lịch làng nghề truyền thống cũng có tác động tích cực. Làng nghề truyền thống là một loại tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Cụ thể là: - Các làng nghề truyền thống thường ở vùng nông thôn, mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa kinh tế xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Bên trong làng nghề chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt, không gian văn hóa nông nghiệp cây đa, giếng nước, sân đình, những câu hát dân gian, cánh cò trắng lũy tre xanh, Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lí tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế. - Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho cả một dân tộc, địa phương Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu được chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo đáp ứng nhu cầu mua sắm lớn của du khách. - Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. - Ngoài ra làng nghề truyền thống còn làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 9
  13. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) 1.5. Làng nghề truyền thống Việt Nam * Qúa trình hình thành các làng nghề truyền thống Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp, động thực vật đa dạng phong phú thuận lợi cho săn bắt hái lượm, nhiều quặng sắt, thiếc, đồng thuận lợi chế tác đồ thủ công. Việt Nam còn là đất nước hình thành nhà nước sớm nhất Đông Nam Á. Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỉ 15 của Đại Việt. Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch sử làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Có thể tóm tắt sơ lược như sau: Theo dấu vết khảo sát nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, vết tích người Vượn ở di chỉ khảo cổ núi Đọ (Thanh Hóa) có thể thấy hàng vạn công cụ đồ đá ghè, đẽo, thô sơ như mảnh tước, rìu tay, nạo, Chứng tỏ đã có sự chế tác, dùng các công cụ bằng tre như: gậy, lao, cung tên, thừng bện, Nghề thủ công đã sớm hình thành và có vai trò nhất định ngay từ thời nguyên thủy. Ngay từ thời văn hóa Phùng Nguyên một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kì thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây gần 4000 đến 3500 năm người ta đã tìm thấy nhiều cổ vật. Cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đơn giản và đồ trang sức bằng đá bán quý, đã có khuôn đúc đồng, rìu đá mài nhỏ, vòm đá, hạt chuỗi đá, chuốt gọt tinh vi. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì dân cư Phùng Nguyên là những người đã định cư ổn định và sống theo từng cụm dân cư làng xã chặt chẽ và thực sự có những khu vực sản xuất thủ công, mỹ nghệ. Người ta đã tìm thấy ở di chỉ Phùng Nguyên 1138 chiếc rìu, 59 đục, 3 giáo, 2 mũi nhọn, 7 mũi tên, 1 cưa, 189 bàn mài, 540 vòng tay, 8 khuyên tai, 34 hạt chuỗi, 3 đồ trang sức và hàng chục vạn mảnh gốm. Giai đoạn Đồng Đậu (giữa thời đại Đồng Thau) có khuôn đúc, rìu, mũi tên bằng đồng có ngạnh, Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 10
  14. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Giai đoạn Gò Mun (thời đại Đồng Thau cường thịnh) vô số công cụ sinh hoạt được đúc thau phát triển, đặc biệt dấu tích thời kì Đông Sơn khẳng định trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh (khai quật ở Yên Bái) đã chứng minh trình độ thủ công của thời kì dựng nước thật tinh xảo, điều đó cho thấy thời kì này đã có sự phân công lao động, tổ chức lao động. Đến giai đoạn Lí, Trần, Lê nghề thủ công phát triển rực rỡ cực thịnh với sự phát triển của nghề đồ gốm, sáng tạo ra nhiều loại men gốm đẹp, quý hiếm có giá trị nghệ thuật cao. Cùng với đó là nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, cung điện, công trình tôn giáo, Thời Lí tập trung nhiều thợ thủ công giỏi với nhiều sáng tạo độc đáo. Thời Lí là thời đại phục hưng đất nước. Rất nhiều làng nghề phát triển như làng thêu, làng mộc, làng điêu khắc, Nhiều vùng đất thông thương, giao lưu với nhau nên kinh tế phát triển. Thời Lí có nhiều nghệ nhân tài hoa với nhiều thành tựu về nghề thủ công mỹ nghệ. Được như vậy là do thời Lí có chế độ công tượng tập trung nhiều thợ giỏi về Thăng Long chuyên xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà nước chăm lo cho đời sống của thợ thủ công nên yên tâm sáng tạo. Văn hóa thời Trần là sự tiếp nối văn hóa thời Lí nhưng sang đến thời Trần do chiến tranh liên miên nên nhân dân không thể an cư lạc nghiệp, thợ thủ công ít có cơ hội sáng tạo, nghệ thuật sản xuất thủ công không thể phát triển mạnh như thời Lí. Đến thời Lê các nghề thủ công vẫn tiếp tục phát triển, có nhiều thợ thủ công giỏi, các sản phẩm thủ công cũng đạt được đến độ tinh xảo. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc chạm lộng. Thời Nguyễn do chiến tranh nhiều nên nền kinh tế suy sụp, nhân dân không được sống yên ổn, các thợ thủ công giỏi không phát huy được vì vậy mà thời này nghề thủ công không thể phát triển được. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 11
  15. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Từ khi thực dân Pháp xâm lược nghề thủ công một lần nữa tàn lụi, thực dân Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của chúng. Hàng hóa tư bản Pháp như: đường, rượu, giấy, vải Tràn ngập thị trường Việt Nam, giá rẻ, chất lượng tốt lại nhiều mẫu mã mới nên phần lớn hàng thủ công của nước ta không cạnh tranh được. Nhiều nghề thủ công đã bị phá sản như: kéo sợi, tơ lụa, dệt vải, Nhiều thợ thủ công phải bỏ nghề, tuy vậy một số nghề thủ công vẫn phát triển vì máy móc tư bản không thể thay thế được bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân như các nghề mộc, gốm, khảm trai, mây tre đan, thêu, Vẫn phát triển ngoài ý muốn của thực dân Pháp. Từ năm 1954 sau khi hòa bình lập lại, ngành thủ công nghiệp nước ta bước sang thời kì mới, là giai đoạn được nhà nước khuyến khích, nhiều ngành nghề thủ công được phát triển, có một số ngành nghề đã thất truyền nay được khôi phục và tiếp tục phát triển. Cũng trong thời kì này đã bắt đầu có sự xuất hiện của các nhóm và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp mới được thành lập. Lúc này không chỉ có “làng nghề” nữa mà còn xuất hiện cả “hợp tác xã nghề thủ công”. Và đến ngày mùng 6 tháng 6 năm 1961 đại hội đầu tiên của những người thợ thủ công toàn miền Bắc được tổ chức, thông qua điều lệ và bầu ban chủ nhiệm trung ương lãnh đạo toàn ngành. Từ đó ngành tiểu thủ công nghiệp đã có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành nghề thủ công truyền thống vẫn đang từng ngày từng giờ góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lịch sử hình thành và phát triển Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề cổ truyền, thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 12
  16. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhà, những lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa, phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng, Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 13
  17. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây, các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định 1.6. Tiểu kết Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần làm phong phú cho sản phẩm du lịch. Đi du lịch làng nghề truyền thống con người sẽ luôn được thư thái nghỉ ngơi đắm mình trong một không gian mang đậm chất nông thôn trong lành. Du lịch làng nghề truyền thống có vai trò vô cùng to lớn đối với các làng nghề, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, cải thiện đời sống nhân dân Việt Nam tại các vùng nông thôn còn lạc hậu. Các làng nghề truyền thống cũng có tác động tích cực trở lại hoạt động du lịch. Các giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống chính là hạt nhân để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển sản phẩm độc đáo. Trong tương lai du lịch làng nghề truyền thống sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên phát triển du lịch làng nghề truyền thống phải có quy hoạch tổng thể, theo hướng phát triển du lịch bền vững, khai thác đi đôi với bảo tồn môi trường văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên để không làm mai một đi các giá trị văn hóa, giữ cho môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hội ổn định, văn minh. Bởi vì làng nghề truyền thống là sự kết tinh những nét đẹp dân tộc thuần phác, chứa đựng cả suy nghĩ, tình cảm lối sống ông cha ngàn đời truyền lại. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 14
  18. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NINH BÌNH 2.1. Tiềm năng du lịch Ninh Bình “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ninh bình là vùng đất “địa linh” nên thời nào cũng sản sinh ra “nhân kiệt”. Ninh Bình là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, nơi có nhiều các tài nguyên du lịch tự nhiên được biết đến với khu Tam Cốc- Bích Động được ví như “Hạ Long trên cạn”. Hay tài nguyên du lịch nhân văn như : Đền thờ hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, được biết mới đây nhất là khu tâm linh chùa Bái Đính- ngôi chùa đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam. *Vị trí địa lý: Ninh Bình là tỉnh ở cực nam của đồng bằng bắc bộ, có ba đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc- Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình là cầu nối giữa hai miền nam bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với các tỉnh miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với Hải Phòng. Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ninh Bình là một cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đất nước, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kì thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang thầm thì câu chuyện muôn đời của non nước. Nơi đây vừa là gạch nối, vừa là ngã ba của ba nền văn hóa lớn: sông Hồng- sông Mã- Hòa Bình. Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, có tọa độ địa lý 190 50' đến 200 27' vĩ độ Bắc, 1050 32' đến 1060 27' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 15
  19. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hòa Bình, phía Nam là biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.389,1km2, với chiều dài bờ biển 18km, dân số 936.262 người. Toàn tỉnh có 62.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 47.000ha; đất lâm nghiệp có rừng 29.000ha và trên 6.000ha diện tích đất đồi, núi đá. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A, 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, tạo thành mạng lưới giao thông thủy, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Trên bình diện tổng thể về kinh tế, Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Và về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh- Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình. Thủ đô Hà Nội là điểm đến, là một trong những đầu mối du lịch Việt Nam. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km, có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian nên không bị tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc ) đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát triển. *Tiềm năng du lịch Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 16
  20. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Tài nguyên du lịch của Ninh Bình (tự nhiên, nhân văn) tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong những năm tới. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Phát Diệm, và mới đây nhất là khu du lịch sinh thái Tràng An. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc hình thành những khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. Với vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Ninh Bình dồi dào cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ninh Bình nổi tiếng với nhiều hang động kỳ thú như: Tam Cốc, Bích Động, động Thiên Tôn, động Hoa Sơn, động Bàn Long, động Tam Giao, động Mã Tiên Bích Động thời phong kiến đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì dưới trời Nam, sau Hương Tích- Hà Tây). Địch Lộng là “Nam thiên đệ tam động” (động đẹp thứ ba dưới trời Nam). Ở phía nam thành phố Ninh Bình có quả núi giống hình một cánh diều bay gọi là núi Cánh Diều, lại có hình như một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là Ngọc Mỹ Nhân (người con gái đẹp như ngọc). Đất Ninh Bình không chỉ là “địa linh” mà còn là nơi “nhân kiệt”. “Địa linh” ấy đã tạo nên những “nhân kiệt” như anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các danh tướng Đinh Điền,Nguyễn Bặc,Trịnh Tú, Lưu Cơ, hoàng hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, nhà thơ Trương Hán Siêu còn biết bao danh tướng, danh nhân, danh sỹ sinh ra trên dải đất này! Thời nào Ninh Bình cũng có nhân tài. Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hòa quyện cùng bản sắc văn hóa, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô nước Đại Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 17
  21. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Việt thế kỷ thứ 10- nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh- Tiền Lê- Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành, Vua Lý Thái Tổ. Xung quanh vùng đất Cố đô Hoa Lư còn có những di tích, những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hấp dẫn đó là khu Tam Cốc- Bích Động được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Đền Thái Vi là nơi in đậm dấu tích của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần. Cách đó không xa, khu hang động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thủy, có phủ Khống, phủ Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng. Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam” (phá kỷ lục Việt Nam- quả chuông nặng 36 tấn), “Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng đồng nặng 100 tấn); “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” (mỗi pho tượng nặng 50 tấn); “ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m). Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kì kinh tế du lịch phát triển thì đây là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Văn Lâm, mỹ nghệ cói Kim Sơn. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 18
  22. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Về lễ hội, Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng. Theo thống kê cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lẽ hội chùa Bái Đính, Về văn hóa ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan Các món ăn đặc sản trên cũng là tài nguyên du lịch có giá trị. Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Ninh Bình tự hào có Vân Long- khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với hơn 30 loài động vật và thực vật quý hiếm ghi vào sách đỏ Việt Nam. Dục Thúy Sơn (núi Non Nước) còn được mệnh danh là “núi thơ”- có lẽ không có ngọn núi nào trên đất nước ta lại được khắc nhiều thơ như vậy. Hay vườn quốc gia Cúc Phương- vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục; có cây chò ngàn năm tuổi; có động người xưa, nơi sinh sống của người Việt cổ. Rồi suối khoáng Kênh Gà, nơi có mỏ nước khoáng quý mang nhiều giá trị y học đang được đầu tư khai thác phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của con người Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình. Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, Ninh Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- tín ngưỡng tâm linh, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch khảo cứu và sưu tầm, du lịch hội nghị, hội thảo Hiện nay, Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là : khu du lịch sinh thái Tràng An- Tam Cốc Bích Động- Cố đô Hoa Lư; khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình, khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương- Kỳ Phú- hồ Đồng Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 19
  23. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Chương; khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà- động Vân Trình- khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- chùa Địch Lộng- động Hoa Lư; khu du lịch thị xã Tam Điệp- phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn; khu du lịch hồ Yên Thắng- hồ Đồng Thái- động Mã Tiên; khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn. Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước. 2.2. Làng nghề truyền thống tỉnh Ninh Bình 2.2.1. Quá trình hình thành các làng nghề truyền thống Ninh Bình Giống như nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, trong lịch sử phát triển kinh tế của Ninh Bình, bên cạnh các hoạt động nông nghiệp truyền thống các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng được hình thành và phát triển từ rất sớm. Từ thế kỉ thứ IX, X ở Ninh Bình đã có các nghề thủ công khá phát triển như sản xuất gạch, ngói trang trí, chế tác xây dựng, sản xuất bát đĩa và đồ gốm sứ tráng men, nghề rèn, mộc, đúc đồng, đan lát, chạm khắc đá mỹ nghệ, Thế kỉ XIII đã có các nghề dệt lụa, thêu ren với các sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo. Một số nghề và làng nghề thủ công từ xưa đã nổi tiếng như: chạm khắc đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải, dệt lụa ở La Mai, Tri Hối, nghề mộc ở Phúc Lộc (Ninh Phong- Hoa Lư), nghề dệt ở Nộn Khê, nghề mộc Côi Trì (huyện Yên Mô), đan cót ở Gia Tân, đan thuyền ở Gia Trung, Gia Tiến; sản xuất gạch ngói trang trí ở Trường Yên ( huyện Hoa Lư), Cho đến thế kỉ XIX, các ngành nghề thủ công ở Ninh Bình đã phát triển khá đa dạng của các nghề đan lát ( nong, nia, rổ, rá, thúng, mủng, đan mành, đan rèm, két võng, ), các nghề sản xuất nông cụ (cày, bừa, cuốc, thuổng, liềm hái, bện dây thừng, đan lưới, vó, nơm, riu, gầu tát nước, đóng cối xay thóc), sản xuất chum, vại, chạm khắc gỗ, làm hàng mã và đồ thờ cúng; các nghề thợ mộc, thợ Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 20
  24. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) xây, chế biến nông sản, thực phẩm (làm bún, bánh, bánh đa, miến dong, nấu đường mật, sản xuất nước mắm, ). Đặc biệt là có sự phát triển mạnh của các nghề kéo sợi, dệt vải, xe đay, làm hàng chiếu, cói. Đến thời Pháp thuộc, nhất là cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các ngành nghề thủ công ở Ninh Bình vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều mặt hàng thủ công đã trở thành hàng hóa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong cả nước. Một số ngành nghề mới được hình thành như may mặc, sản xuất bánh kẹo, làm hàng sáo, kéo sợi bông, gai, ép dầu thầu dầu, Vào những năm 1930, vùng Kim Sơn và các xã phía nam của huyện Yên Khánh đã trở thành trung tâm của các mặt hàng chiếu , cói, với nhiều làng nghề chuyên về các mặt hàng này như: Phụng Công, Quyết Trung, Bồng Hải (tổng Bồng Hải huyện Yên Khánh), các làng Dưỡng Điềm (tổng Hồi Thuận), Dũng Thúy, Như Sơn (tổng Chất Thành), Đồng Đắc, Thủ Trung, Hướng Đạo, Trì Chính, Vĩnh Hạ (tổng Tự Tân) huyện Kim Sơn Các mặt hàng chiếu, cói ở đây được bán cả Nam Định, Phủ Lý, Hà Nội và được các nhà buôn mang lên tận các tỉnh trung du miền núi như Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ Thời Pháp thuộc, ở Ninh Bình bắt đầu có sự xuất hiện một số cơ sở công nghiệp của các chủ người Pháp và người Việt như: cơ sở phát điện ở thị xã Ninh Bình, xí nghiệp khai thác than đá ở Đầm Đùn (huyện Nho Quan), các cơ sở khai thác đá, khai thác than nâu ở Đồng Giao (thị xã Tam Điệp), khai thác đá ở Hệ Dưỡng (huyện Hoa Lư), xưởng nung vôi Đinh Tráng, Đinh Hòe ở thị xã Ninh Bình, một số xưởng sản xuất gạch, ngói ở Yên Mô, các xưởng chiếu cói Lâm tề, Xương Lợi, Hai Vỡi ở Kim sơn, Một số đồn điền của người Pháp ở Nho Quan, Tam Điệp có các cơ sở sản xuất cà phê, chè, ép dầu. Đến những năm đầu của thế kỉ XX, cơ sở khai thác than đá ở Đầm Đùn của người Pháp đã khai thác ở mỏ này 600- 700 nghìn tấn; cơ sở khai thác than nâu ở Đồng Giao, từ nam 1905 đến năm 1938, đã khai thác trên 150 nghìn tấn. Những năm 1930, xưởng cói Xương Lợi ở Phát Diệm huyện Kim Sơn có tới 300 công nhân sản xuất. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 21
  25. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Tuy vậy, cho đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hầu hết các cơ sở ở Ninh bình vẫn chỉ là các xưởng có quy mô sản xuất nhỏ, công nghiệp sản xuất thủ công, dựa chủ yếu vào bóc lột sức lao động của nhân công. Và khi cách mạng tháng 8 thành công ở Ninh Bình (ngày 24/8/1945), thì hầu hết các cơ sở công nghiệp của người Pháp và nhiều cơ sở của các chủ người Việt đã không còn hoạt động. Sau cách mạng tháng 8, cùng với việc xây dựng nền kinh tế mới, chính quyền cách mạng và nhân dân Ninh bình cũng bắt đầu quá trình xây dựng và phát triển nền công nghiệp của tỉnh. Để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, đồng thời chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, tỉnh đã chú trọng đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, phục hồi một số cơ sở công nghiệp như: nhà máy điện và các xưởng sản xuất bánh kẹo ở thị xã Ninh bình; mỏ than Đầm Đùn, các xưởng dệt, xưởng sản xuất thuốc lá ở Nho Quan, sản xuất đá ở Hệ dưỡng (Hoa Lư), sản xuất gạch ở Yên Từ (huyện Yên Mô); các xưởng dệt chiếu, cói ở Yên Khánh, Kim Sơn, Cũng trong thời gian này, nhiều cơ sở công nghiệp mới được hình thành như: mỏ than Quyết Thắng ở Nho Quan; xưởng giấy ở Lũ Đồng, Lê Xá, xưởng may mặc ở thị trấn Me (huyện Gia Viễn); xí nghiệp in, xí nghiệp dược ở Hoa Lư; các xưởng quân giới quân khu III (ở động Bàn Long, Trung Trữ, Trường Yên), xưởng quân giới quân khu IV (ở Nho Quan), phân xưởng sản xuất quân giới của bộ quốc phòng, xưởng quân giới của tỉnh và hàng chục xưởng cơ khí nhỏ sản xuất nông cụ thuyền sắt và phương tiện vận tải ở huyện Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Mặc dù phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được thành lập có quy mô nhỏ, điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn song đã có những đóng góp quan trọng phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Đầu những năm 1950, khi chiến sự ở Ninh Bình ngày một lan rộng và trở nên quyết liệt gây khó khăn trở ngại lớn cho các cở sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở nói chung trên địa bàn tỉnh, song nhiều cơ sở công Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 22
  26. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ninh Bình vẫn được duy trì và hoạt động có hiệu quả. Từ sau kháng chiến chống pháp, hòa bình được lập lại ở miền bắc (T7/1954) công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ninh Bình bước sang thời kì phát triển mới. Tỉnh tập trung vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh duy trì và mở rộng sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có, nhất là các cơ sở công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, giao thông vận tải và sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Những năm 1960- 1965, công nghiệp Ninh Bình tiếp tục phát triển, các ngành thủ công truyền thông vẫn được coi trọng. Từ 1965- 1978, nghề thủ công truyền thống Ninh Bình tiếp tục phát triển và mở rộng. Thời kì này không chỉ có các “làng nghề” mà còn có cả “xã nghề”. Từ 1979- 1986, các hợp tác xã chuyên thủ công nghiệp suy yếu dần, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã tự giải thể, các làng nghề lại trở về đúng nghĩa, hình thức kinh tế tư nhân và hộ gia dình hình thành. Từ năm 1986 đến nay, các làng nghề truyền thống Ninh Bình từng bước thay da đổi thịt. Mặc dù đại đa số vẫn mang những nét truyền thống về kinh tế nhưng một số làng đã thay đổi theo hướng tích cực, một số làng nghề đã tìm được nguồn xuất khẩu sang nước ngoài với số lượng lớn, đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ của làng nghề. Hình thức kinh tế tư nhân và hộ gia đình tăng lên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng thủ công truyền thống đã được hình thành. Hiện nay toàn tỉnh có 60 làng nghề, số làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống có 36 làng. 2.2.2. Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống Ninh Bình Ninh Bình được biết đến không chỉ bởi những khu di tích lịch sử như: đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Thái Vi; những khu danh lam thắng cảnh như: Tam Cốc- Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái Tràng An. Mà du khách còn biết đến các làng nghề thủ công truyền thống như: thêu ren Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 23
  27. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Văn Lâm- Ninh Hải, chiếu cói Kim Sơn Ninh Bình không nhiều làng nghề thủ công truyền thống như Hà Nội, Bắc Ninh nhưng mỗi làng nghề ở tỉnh mang một nét riêng. Hiện tỉnh có 60 làng nghề, mỗi làng lại sản xuất một mặt hàng thủ công riêng biệt có tính đơn nhất, độc đáo không thể trộn lẫn. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị kinh tế mà còn lưu giữ những di sản văn hóa truyền thống như lễ hội, đền chùa. Các sản phẩm giàu chất văn hóa đất việt có giá trị nghệ thuật cao. Tiêu biểu như: - Làng thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải: Có lịch sử hình thành cách đây hơn 700 năm tổ nghề là bà Trần Thị Dung - vợ thái sư Trần Thủ Độ đã truyền cho người dân Văn Lâm, các sản phẩm của làng độc đáo và đa dạng như: tranh phong cảnh, ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn trải bàn, với màu sắc tự nhiên. Công nghệ thủ công cổ truyền được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. - Làng chạm khắc đá Ninh Vân: Có nghề chạm khắc đá từ lâu đời, vị tổ của làng nghề là cụ Hoàng Sùng. Từ những phiến đá, qua bàn tay khéo léo người thợ thủ công có thể khắc chạm vào đá để trang trí tạo nên những bức phù điêu, chậu cảnh, tượng thờ, tứ linh, lư hương, cột trụ. - Làng chế tác mỹ nghệ chiếu cói Kim Sơn: Làng gắn liền với lịch sử công cuộc khẩn hoang xưa kia do cụ Nguyễn Công Trứ lập ra. Từ những cây cói người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm như: chiếu, dép, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách. Sản phẩm ở Kim Sơn nhất là sản phẩm chiếu cói rất bền, đẹp, khó có nơi nào sánh nổi. - Làng nghề mộc Phúc Lộc: làng nghề chuyên làm các sản phẩm từ gỗ. sản phẩm ở đây rất phong phú và thông dụng, đảm bảo chất lượng. nơi đây cũng có nhiều nghệ nhân lão luyện tay nghề tạo tác ra những sản phẩm sang trọng, quý giá như tủ chè, sập gụ chân quỳ dạ cá, chạm trổ hoa văn tinh xảo tuyệt đẹp, hoặc tạc tượng chế tác sản phẩm phục vụ tế lễ, kiến thiết đền chùa, nhà thờ và những công trình kiến trúc đặc sắc. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 24
  28. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Ninh Bình còn có những làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng khác như: làng đan cót Vân Long, Hoa Man La Mai, Non bộ Bình Khang, rượu Lai Thành, nem chua Yên Mạc, Ngày nay các làng nghề thủ công ở Ninh Bình vẫn đang được duy trì và phát triển đóng góp to lớn vào nền kinh tế của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân. 2.2.3. Thực trạng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình Làng nghề truyền thống Ninh Bình tồn tại và phát triển thu hút nhiều lao động, sản phẩm có đầu ra và ngày càng góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân cũng như khôi phục các di sản văn hóa. Hiện nay tại các làng nghề vẫn diễn ra hoạt động sản xuất hàng thủ công, chủ yếu là phục vụ trong nước có một số mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, hàng thủ công của các làng nghề Ninh Bình đã chinh phục được người tiêu dùng tại thị trường khó tính, hàng năm đem về lợi nhuận lớn cho người thợ thủ công tại làng nghề. *Hoạt động xuất khẩu: Trong số 60 làng nghề thủ công ở Ninh bình có 36 làng nghề được công nhận là làng nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề thủ công ở Ninh Bình không chỉ cung cấp các sản phẩm thủ công cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chủ yếu là các mặt hàng như thêu ren của Văn Lâm - Ninh Hải xuất sang Nhật Bản, Ý, Thụy Sĩ, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Cói và các sản phẩm từ cói xuất khẩu sang các nước Đông Âu, ASEAN, Nhật. Hoạt động xuất khẩu của các làng đã tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn trong các làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo thống kê cho thấy giá trị xuất khẩu đạt 50% so với tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công, các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, còn lại là phục vụ cho nhu cầu trong nước. Các làng nghề của tỉnh cũng ít làng xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là các làng như: cói Kim Sơn, thêu Văn Lâm. Dưới đây là bảng thống kê số lượng xuất khẩu của một số làng tiêu biểu: Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 25
  29. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Bảng 1: Số lượng sản phẩm thủ công xuất khẩu của một số làng nghề qua các năm Năm Làng nghề xuất khẩu Số lƣợng Thành tiền - Thêu Văn Lâm 834600 chiếc 2,26 Triệu USD 2006 - Cói Kim Sơn 1.300.000 SP 6,85 Triệu USD - Thêu Văn Lâm 776.500 chiếc 8,1 Triệu USD 2007 - Cói Kim Sơn 374.000 SP 1,6 Triệu USD - Thêu Văn Lâm 770.700 chiếc 40 Triệu USD 2008 - Cói Kim Sơn 417.000 SP 20,2 Triệu USD (Nguồn: Sở công thương Ninh Bình) *Hoạt động du lịch: Hiện nay các làng nghề thủ công truyền thống ở Ninh Bình không chỉ sản xuất hàng thủ công phục vụ cho xuất khẩu mà còn tận dụng lợi thế của làng nghề để phát triển du lịch làng nghề truyền thống - một loại hình du lịch văn hóa thú vị. Du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình còn mới ít người biết đến, nhưng các làng nghề lại nằm ngay cạnh các trung tâm du lịch nên phần nào cũng được du khách biết đến. Sản phẩm của các làng độc đáo đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Bên cạnh các làng nghề là các điểm du lịch, các khu du lịch hấp dẫn đã và đang đáp ứng nhu cầu của du khách. Cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tại các làng nghề từng bước đã được cải thiện, đầu tư nâng cấp xây dựng và cải tạo hệ thống đường sá tại các làng nghề, đường liên khu. Hưởng ứng chương trình hành động phát triển du lịch của quốc gia cũng như nghị quyết Đảng bộ Ninh Bình lần thứ XIV “Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ”Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực, đạt được kết quả khả quan. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 26
  30. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Bảng 2: Vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề năm 2005- 2008 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chế biến cói Thêu ren Chế tác đá 2005 400 350 246 2006 299 345 75 2007 798,5 700,35 197,3 2008 691,4 1236 150 (Nguồn: Sở công thương Ninh Bình) *Lực lƣợng lao động tại các làng nghề: Lực lượng lao động tại các làng nghề thủ công ở Ninh Bình có sự chênh lệch, có những làng nghề thủ công truyền thống 100% dân số đều làm thủ công cổ truyền. Bình quân lực lượng lao động trong các nghề thủ công tại các làng nghề thủ công truyền thống ở Ninh Bình chiếm 60% tổng lao động. Tỉ lệ lao động làm trong dịch vụ phục vụ khách du lịch là 2 người/1 khách. Không thể tính toán chính xác lượng lao động tại làng nghề do lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp chưa xuất hiện. Chủ yếu mới chỉ là người dân địa phương làm du lịch, chưa trang bị các kĩ năng cần thiết, chưa được đào tạo về chuyên ngành du lịch. Chưa có các chính sách hợp lý cung cấp kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch làng nghề, nguồn tài chính đào tạo nhân lực hàng năm cũng chỉ tập trung vào đào tạo nghề thủ công truyền thống. Đặc trưng lực lượng lao động trong ngành du lịch tại các làng nghề là tính kỉ luật và tác phong công nghiệp chưa cao. Đội ngũ lao động trong ngành chưa thực sự ổn định do tính mùa vụ trong hoạt động du lịch cao. Ngay trong hoạt động sản xuất hàng năm của các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công truyền thống cũng vậy. Tỉ lệ lao động trung bình năm là 40% tổng số lao động, mức độ lao động giữa mùa vụ và không chính vụ chênh lệch nhau khoảng 30 người/1 đơn vị, bao giờ cũng vậy khi vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp chính các xưởng sản xuất khó thuê nhân công, do vậy cần có kế hoạch sản xuất hợp lý Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 27
  31. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất hàng thủ công. Nhưng có điều kiện thuận lợi là do các làng nghề truyền thống thường ở nông thôn nên thị trường lao động dễ dàng huy động và bổ sung nhân công lúc cần thiết mà ít tốn thời gian hơn. Chất lượng nghiệp vụ và chuyên môn không đảm bảo do lực lượng lao động không được đào tạo chuyên môn trong ngành văn hóa- du lịch. Chính vì vậy mà làm cho chất lượng du lịch tại các làng nghề chưa cao. Tại các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay còn thiếu lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, chưa có lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, các hướng dẫn viên và thuyết minh viên địa phương là người dân sở tại, hầu hết hoạt động nghiệp dư, thiếu một số kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó lại chưa có các chính sách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao từ thủ đô Hà Nội- trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch lớn. Đặc biệt là nhân lực từ các trường đào tạo uy tín như: Khoa du lịch của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, trường đại học văn hóa, viện đại học mở Hà Nội, cao đẳng du lịch, *Thực trạng xúc tiến hoạt động du lịch: Xúc tiến hoạt động du lịch làng nghề là vấn đề vô cùng quan trọng để thu hút khối lượng lớn du khách, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch càng tốt sẽ càng thu hút khách đến du lịch làng nghề. Trong những năm qua Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong công tác quảng bá du lịch làng nghề: - Tổ chức hội chợ thương mại và du lịch với các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của các làng nghề truyền thống toàn tỉnh: Thêu ren Văn Lâm, chiếu cói Kim Sơn, đồ gốm Nho Quan - Tham gia các hội chợ, lễ hội du lịch để quảng bá cho hình ảnh Du Lịch Ninh Bình, các làng nghề đến với du khách. - Tiến hành triển khai, thực hiện, duy trì quản trị mạng trang website: www.ninhbinhtourism.com của ngành để du khách có thể dễ dàng truy cập tìm hiểu thông tin du lịch Ninh Bình. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 28
  32. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) *Những tồn tại cần khắc phục: - Làng nghề truyền thống Ninh Bình vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, vốn ít, thiếu công nghệ, thiếu sự đầu tư chiều sâu. - Việc tổ chức, quản lý làng nghề cũng chưa chặt chẽ, khoa học và đồng bộ, thiếu sự phối hợp liên ngành. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề đã ở mức báo động vì vậy cần phải có các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường sinh thái làng nghề. - Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch làng nghề còn thiếu và yếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch làng nghề chưa được đầu tư đồng bộ. 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá chung: Thang điểm để đánh giá có bốn bậc: Loại rất tốt 4 điểm Loại tốt 3 điểm Loại khá 2 điểm Loại trung bình 1 điểm Và theo hệ số 1, 2, 3 theo các mức độ rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và không thuận lợi. Độ hấp dẫn rất cao (rất tốt): 4*2= 8 điểm Thời gian hoạt động du lịch rất cao (rất tốt): 4*2 = 8 điểm 1. Sức chứa khách du lịch cao: 4*3 = 12 điểm 2. Mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên: 4*3 = 12 điểm 3. Vị trí của điểm du lịch thuận lợi (tốt): 4*2 = 8 điểm 4. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tốt: 4*2 = 8 điểm 5. Hiệu quả kinh tế rất cao: 4*2 = 8 điểm Làng nghề rất hấp dẫn phải có80- 100 điểm Làng nghề hấp dẫn phải có 65- 80 điểm Làng nghề khá hấp dẫn phải có50- 64 điểm Làng nghề hấp dẫn trung bình phải có 25- 49 điểm Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 29
  33. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Bảng chỉ tiêu đánh giá Đánh giá Rất hấp dẫn Hấp dẫn Khá hấp dẫn Trungbình (4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) Chỉ tiêu 1.Độ hấp dẫn - Lịch sử hình thành - Nhiều hiện tượng di tích - Sản phẩm đặc sắc 2.Thời gian hoạt động du lịch - Rất dài - Khá dài - Trung bình - Ngắn 3.Sức chứa khách du lịch - Rất lớn - Khá lớn - Trung bình - Nhỏ 4.Mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên - Rất bền vững - Khá bền vững - Trung bình - Kém bền vững 5.Vị trí của điểm du lịch - Rất thích hợp - Khá thích hợp - Trung bình - Kém 6.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch - Rất tốt - Khá tốt - Trung bình - Kém 7.Hiệu quả kinh tế - Rất cao - Cao - Trung bình Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 30
  34. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân)  Lí do chọn 3 làng nghề để nghiên cứu: Sở dĩ người vết lựa chọn 3 làng nghề chiếu cói Kim Sơn, thêu ren Văn Lâm và làng chế tác đá Ninh Vân để nghiên cứu và xây dựng đề tài vì đây là 3 làng nghề tiêu biểu ở Ninh Bình, sản phẩm thủ công của 3 làng độc đáo, có tính tiêu biểu cho nền nghệ thuật của dân tộc, có giá trị văn hóa cao phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Khoảng cách giữa ba làng đó tương đối gần có thể kết nối với nhau thành tour du lịch hấp dẫn. 2.3. Thực trạng làng nghề và du lịch tại các làng nghề tiêu biểu 2.3.1. Làng mỹ nghệ cói Kim Sơn: “Thanh nhàn, mát mẻ Thủ Trung Đánh đay, dệt chiếu làm công nhẹ nhàng” Hai câu ca mà người dân làng Thủ Trung (xã Kim Chính, huyện Kim Sơn) thường truyền tụng không biết có từ bao giờ để nói về nghề dệt chiếu cói đã đạt đến trình độ điêu luyện, tính chính xác cao trong thao tác mà vẫn “mát mẻ, thanh nhàn ”Thế mới biết các cụ ở Thủ Trung xưa đã yêu nghề, giữ nghề và rèn nghề cho con cháu như thế nào mới có được thành công như vậy. * Vị trí địa lí: Làng mỹ nghệ cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, gồm các xã Trì Chính, Thủ Trung, Kim Chính, cách thành phố Ninh Bình 28 km, cách thủ đô Hà Nội 120 km. Làng mỹ nghệ cói Kim Sơn nằm gần thị trấn Phát Diệm, ven đường quốc lộ 10 giao thông rất thuận lợi. *Lịch sử hình thành và phát triển: Kim Sơn được gọi là “xứ cói’ vì ở nơi đây trồng rất nhiều cây cói. Từ nguyên vật liệu là cói, bèo bồng có sẵn ở nơi đây bàn tay tài hoa của người thợ Kim Sơn đã biến chúng thành những mặt hàng vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Từ chỗ sản xuất các mặt hàng thô, đơn giản như: chiếu, bao bì, thảm, đệm, đến nay các thợ thủ công ở Trì Chính đã liên tục đổi mới mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất ra hàng trăm mặt hàng có giá trị Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 31
  35. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) như: hộp nhỏ, túi xách, giỏ đựng hàng, mũ, giày, khay, lẵng, Với những hoa văn đẹp, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại được khách hàng ưa chuộng. Cây cói ở Kim Sơn mới gần hai thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ, Nhìn lại quá khứ nghề chế tác mỹ nghệ cói Kim Sơn đã có từ lâu đời, cũng chịu bao thăng trầm của lịch sử, biến cố thời đại. Nhưng các lớp nghệ nhân, thợ giỏi vẫn say mê tâm huyết với nghề, thời đại nào có lớp nghệ nhân đó, từng lớp nghệ nhân đều đã làm rạng danh như một thương hiệu cho nghề của làng. Mỗi nghề cổ truyền thường có nguồn gốc gắn liền với một vị Thành hoàng, một vị tổ nghề có công lao truyền dạy kỹ năng hoặc khẩn hoang lập ấp thời xưa. Cội nguồn mỗi nghề nghiệp, dù đã được huyền thoại hóa thì đó vẫn là những dấu ấn, sắc thái văn hóa đáng tự hào của nhân dân địa phương. Huyện Kim Sơn gắn liền với tên tuổi của cụ Nguyễn Công Trứ- người đã có công lập ra huyện Kim Sơn qua việc quai đê lấn biển. Không biết nhà nghiên cứu người Pháp Mi Chít đến vùng đất này bao lâu mà đã viết về người Kim Sơn: "Mắt đăm đăm hướng về biển lớn, tâm hồn ngân nga theo tiếng chuông chiều, biết gìn giữ nghề truyền lại cho đời sau kế tiếp, phát triển ". Sản phẩm của làng đã gây ấn tượng tốt đẹp, thu hút thị trường khách khó tính như: Nhật Bản, các nước Đông Âu. Nhất là thị trường xuất khẩu rộng lớn là Liên Xô (cũ) và Đông Âu từ những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Xưa kia hàng thủ công của làng sản xuất ra chỉ bán trong nước cho các bà con nông thôn là chính, nhưng dần dần các sản phẩm được đưa ra các tỉnh lân cận, lan ra cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 32
  36. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Cứ thế theo dòng chảy của thời gian và những biến cố của lịch sử, trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc Kim Sơn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, có những thời điểm người thợ thủ công lao đao, khó khăn chồng chất nhưng các nghệ nhân vẫn giữ vững nghề truyền thống của làng. Sau hòa bình lập lại theo chủ trương của Đảng và nhà nước các nghệ nhân ở Kim Sơn đã không quản ngại phân tán nghề làng mình theo tiếng gọi của Đảng và nhà nước. Ngày nay nghề cói không chỉ ở Kim Sơn mà đã lan rộng sang các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. *Thực trạng hoạt động sản xuất hàng thủ công và hoạt động du lịch của làng: Hiện nay 86,97% dân số ở Kim Sơn sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống chiếu cói, hàng năm cung cấp cho thị trường vài triệu sản phẩm tinh xảo. Trong làng từ các cụ già 70 đến các em nhỏ độ tuổi thiếu niên ai ai cũng biết đan lát, biến hóa những sợi cói, cây bèo bồng thành những món đồ tinh xảo. Sản phẩm cói Kim Sơn được làm hoàn toàn bằng tay, tất cả các công đoạn từ xử lí nguyên liệu đên đan lát thực hiện sản phẩm cũng nhờ bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ thủ công. Trước đây hàng hóa của Kim Sơn sản xuất ra chủ yếu là cung cấp cho thị trường nội địa nhưng nay làng đã tự tìm cho mình được những hợp đồng, đơn đặt hàng quốc tế với số lượng lớn và ổn định. Sản phẩm có đầu ra, người dân sản xuất quanh năm đều đặn, thu nhập đảm bảo. Các sản phẩm như: chiếu đậu, chiếu cải, các hàng lưu niệm chính là mặt hàng bán chạy nhất hiện nay. 50% sản phẩm thủ công làm ra được xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Pháp, Đức, Khảo sát tại doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Xuân Hòa chuyên tiêu thụ sản phẩm cói cho nông dân, cho thấy riêng 3 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu hơn 1000 mẫu mã, dự kiến năm nay doanh thu xuất Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 33
  37. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) khẩu là 10 tỷ đồng. Những hiệu quả kinh tế từ các mặt hàng thủ công truyền thống đó góp phần lớn vào việc cải thiện đời sống nhân dân. Sản phẩm của Kim Sơn rất đa dạng và phong phú, nhiều chủng loại để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích hoặc đặt hàng theo yêu cầu. Từ những sản phẩm phục vụ sinh hoạt đến những sản phẩm là đồ lưu niệm, trong đó đồ phục vụ sinh hoạt chiếm phần lớn. Kim Sơn có 86,97% dân cư sản xuất hàng thủ công truyền thống nhưng hầu như là quy mô nhỏ, sản xuất theo từng công đoạn của sản phẩm. Trong làng chỉ có vài hộ mở xưởng lớn, thành lập một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thu gom sản phẩm xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Châu Á. Nhìn chung quy mô sản xuất của Kim Sơn còn nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, nhà xưởng còn thiếu các trang thiết bị hiện đại. Các sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu làm theo đơn đặt hàng. Sản phẩm của Kim Sơn đa dạng phong phú, chia làm hai dòng sản phẩm chính: - Dòng sản xuất sinh hoạt: chiếu cói, thảm, làn - Dòng sản xuất hàng lưu niệm: túi xách, mũ, cốc tách Mỗi sản phẩm hoàn thiện phải trải qua hàng chục công đoạn tỉ mỉ, yêu cầu kiên trì, khéo léo của người thợ thủ công. Có thể chia ra làm các công đoạn sau: + Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu chủ yếu là cây cói, ngoài ra còn cây bèo bồng nhưng chính vẫn là cây cói. Chuẩn bị nguyên liệu là một khâu quan trọng để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền màu đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác thuộc từng nét cải để không đan lỗi. + Chuẩn bị dụng cụ: chuẩn bị các loại dao, kéo, nhất là dệt chiếu phải có bàn dệt chiếu (khung cửi). + Thiết kế mẫu mã: Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 34
  38. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Thiết kế mẫu mã là một trong những công đoạn quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ hấp dẫn và giá trị của sản phẩm. Sản phẩm thủ công vốn mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao vì vậy người nghệ nhân hết sức tỉ mỉ trong công đoạn này. Mẫu mã sản phẩm của Kim Sơn vô cùng đa dạng và phong phú, hàng năm được cải tiến, thay đổi cho phù hợp xu hướng. Từ những chiếc cói đến những hàng lưu niệm và xuất khẩu được thiết kế kĩ càng, màu sắc phối hợp hài hòa, tạo dáng tinh tế và đặc biệt là luôn được điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu của khách hàng nên sản phẩm của Kim Sơn không chỉ ưa chuộng trong nước mà còn được người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới yêu thích. Đề tài trang trí hoa văn trên các sản phẩm như chiếu, làn, mũ, cốc tách mang đậm chất Việt Nam với những hình như bông hoa, các hình khối, mảng màu được kết hợp thật nhuần nhuyễn, mang đậm chất văn hóa cổ truyền dân tộc Việt Nam. Người nghệ nhân Kim Sơn khéo léo kết hợp nhiều hoa văn, mảng màu tạo ra nhiều sản phẩm bền đẹp vừa ứng dụng tốt trong đời sống lại mang lại tính nghệ thuật cao. + Thực hiện và bảo quản sản phẩm: Đây là công đoạn tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian, công sức của người thợ thủ công nhiều nhất. Khâu thực hiện sản phẩm đòi hỏi phải có sự khéo léo của người nghệ nhân, sản phẩm làm ra có tinh xảo hay không là phụ thuộc vào đôi bàn tay tài hoa của người làm. Dưới đây là kết quả mà Kim Sơn đã đạt được: Bảng 3: Doanh thu của Kim Sơn 2006- 2009 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Doanh thu của làng nghề truyền thống 2006 205.789 2007 240.706 2008 289.548 2009 291.553 (Nguồn: Sở công thương tỉnh Ninh Bình) Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 35
  39. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Trước đây Kim Sơn chỉ chủ yếu tập trung sản xuất hàng thủ công truyền thống phục vụ cho hoạt động xuất khẩu nhưng hiện nay đã bắt đầu có hoạt động du lịch. Những năm gần đây du lịch Kim Sơn đã có những khởi sắc. Nằm trên địa bàn có khu quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn không những sản xuất các mặt hàng sản xuất mà còn phục vụ cho du lịch. Các cửa hàng lưu niệm nằm ngay cạnh khu quần thể nhà thờ đá, du khách sau khi tham quan nhà thờ xong có thể mua cho mình hoặc người thân, bạn bè những món quà lưu niệm xinh xắn làm quà. Người dân Kim Sơn rất mến khách, khách du lịch đến sẽ được đón tiếp niềm nở, phục vụ chu đáo, sản phẩm của làng được bán cho khách với giá cả phải chăng từ 15.000 VNĐ trở lên, không hề có hiện tượng bắt chẹt hay nài ép du khách. Cuối tuần thường có khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm. Nằm gần khu quần thể nhà thờ đá Phát Diệm- trung tâm đạo giáo của miền bắc nơi thu hút nhiều du khách nước ngoài tới thăm. Sau khi thăm quần thể nhà thờ du khách đến làng nghề tham quan quy trình làm ra các sản phẩm. Kim Sơn có điều kiện hoạt động du lịch rất tốt, thời gian hoạt động du lịch kéo dài quanh năm không bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Hiện nay hoạt động du lịch tại Kim Sơn chủ yếu là thăm quan, nghiên cứu, du lịch làng nghề kết hợp với tham quan các di tích công trình tôn giáo. Sản phẩm hàng lưu niệm của Kim Sơn phong phú đa dạng, tuy nhiên số lượng chưa nhiều vì chủ yếu vẫn là sản xuất theo đơn đặt hàng nên số hàng phục vụ cho bán hàng lưu niệm vẫn còn hạn chế. *Lợi thế của làng: - Sản phẩm thủ công truyền thống của Kim Sơn đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, trong đó 80% làm nghề cói. Chính sách giá hợp lý, thái độ của người làm du lịch niềm nở. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 36
  40. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) - Kim Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hóa đi khắp mọi miền, thuận lợi cho du khách đến thăm. Ngoài ra Kim Sơn còn có du danh thắng quần thể nhà thờ đá Phát Diệm- công trình kiến trúc độc đáo. Khách đến đây tham quan xong có thể vào tham các làng nghề. - Nét độc đáo ở Kim Sơn là mỗi xóm đan theo một mẫu riêng, chuyên sâu về một mặt hàng. - Phong cảnh ở đây đẹp, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch. *Hạn chế của làng: - Quy mô sản xuất hàng thủ công truyền thống còn nhỏ bé, manh mún, hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu, sản xuất phục vụ cho hoạt động du lịch còn hạn chế. - Do diện tích cói ngày ngày thu hẹp nên người dân ở đây phải đi nhập nguyên liệu từ nơi khác. - Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, các dịch vụ bổ sung khác còn ít và chất lượng chưa cao. - Môi trường sinh thái của làng nghề bị ảnh hưởng bởi các hóa chất sử dụng trong quá trình nhuộm, hấp sấy sản phẩm. - Làng nghề truyền thống chưa có sự liên kết giữa các cá nhân, thành viên trong làng. Đa số làm ăn tự túc, chưa có sự kết hợp với du lịch để phát triển thành du lịch làng nghề. - Làng nghề chưa có sự đầu tư chiều sâu. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 37
  41. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân)  Bảng đánh giá chỉ tiêu của làng nghề Đánh giá Rất hấp dẫn Hấp dẫn Khá hấp dẫn Trungbình (4 điểm) (3 điểm) (2điểm) (1 điểm) Chỉ tiêu 1.Độ hấp dẫn - Lịch sử hình thành 3 - Nhiều hiện tượng di tích 3 - Sản phẩm đặc sắc 3 2.Thời gian hoạt động du lịch - Rất dài 3 -Khá dài - Trung bình - Ngắn 3.Sức chứa khách du lịch - Rất lớn - Khá lớn 3 - Trung bình - Nhỏ 4.Mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên - Rất bền vững - Khá bền vững 3 - Trung bình - Kém bền vững 5.Vị trí của điểm du lịch - Rất thích hợp 4 - Khá thích hợp - Trung bình - Kém 6.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch - Rất tốt - Khá tốt 2 - Trung bình - Kém 7.Hiệu quả kinh tế - Rất cao - Cao 2 - Trung bình Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 38
  42. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) - Làng mỹ nghệ cói Kim Sơn đạt 60 điểm, là điểm du lịch khá hấp dẫn, làng có sản phẩm thủ công độc đáo, hấp dẫn và mang tính nghệ thuật. Giá trị lớn nhất của làng nghề là sự đa dạng các sản phẩm thủ công, sản phẩm thủ công của làng đã đạt đến đẳng cấp quốc tế, bên cạnh đó là các di tích lịch sử trong làng có độ tuổi trên mấy trăm năm.  Nhận xét: - sản phẩm đặc trưng của làng đó là chuyên sản xuất chiếu, ngoài ra còn có các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt. - Các sản phẩm của làng được xuất khẩu sang các nước được bạn bè bốn phương biết đến. ngoài ra Kim Sơn còn rất thuận lợi về giao thông, phong cảnh ở đây đẹp, khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch. Đặc biệt làng nghề mỹ nghệ chiếu cói nằm ngay cạnh khu du lịch nhà thờ đá Phát Diệm – trung tâm đạo giáo của miền bắc với kiến trúc và lối xây dựng độc đáo. Với thế mạnh như vậy làng nghề dễ dàng khai thác du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu. - Làng nghề sản xuất ra các mặt hàng thủ công truyền thống không những sản xuất phục vụ nhu cầu đời sống mà còn là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách. Không chỉ cung cấp các sản phẩm mà làng nghề còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. - Tạo ra các điểm tham quan mới cung cấp cho du lịch những tour du lịch làng nghề phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. 2.3.2. Làng thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải “ Mỹ nghệ hoa văn truyền hậu thế Tài hoa cẩm tú ngưỡng tiên sinh”. Nghề thêu đã được người dân Văn Lâm lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Bằng những sợi chỉ mỏng manh đầy màu sắc, cùng với những tấm vải rộng, hẹp nhiều kích cỡ, với đôi bàn tay khéo léo, bộ óc giàu trí sáng tạo, người Văn Lâm đã thả hồn vào chỉ, vào vải để tạo nên những sản phẩm mang hồn thiêng của con người, non nước một vùng quê. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 39
  43. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) *Vị trí Địa lý: Làng thêu ren Văn Lâm nằm cạnh trung tâm khu du lịch Tam Cốc- Bích Động thuộc xã Ninh Hải huyện Hoa Lư thành phố Ninh Bình. Cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km, cách thủ đô Hà Nội 97km. *Lịch sử hình thành và phát triển của làng: Không biết làng nghề thêu có từ bao giờ, nhưng theo dân làng thì nghề thêu đã xuất hiện ở Văn Lâm cách đây hàng nghìn năm. Tương truyền, từ năm 1258, khi Vua Trần Thái Tông vừa tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con thứ rồi làm Thái Thượng Hoàng, đã về vùng núi Vũ Lâm tu hành và lập căn cứ kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1258). Bà Trần Thị Dung là vợ Thái Sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Bà là người mở lớp thêu ren dạy cho nhân dân trong vùng, từ đó nghề được lưu truyền và phát triển. Bà được coi là Tổ Nghề của thêu ren Văn Lâm, sau này bà được phong là thành hoàng làng. Như vậy làng nghề này đã có trên 700 năm. Với tuổi đời của mình, đến nay Văn Lâm đã trở thành một làng nghề lớn mạnh, luôn được bảo tồn và phát huy. Nghề thêu truyền thống của làng nghề Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư) có thời Trần (Trần Thái Tông). Nay còn hiện hữu trên những tác phẩm hoa văn, mẫu cờ thêu đời Trần, những bức trướng cổ, xiêm y của cung tần mỹ nữ Đặc biệt, vào những năm ba mươi của thế kỷ 20, nghề thêu ở làng Văn Lâm được đánh giá rất cao qua các cuộc thi thêu ở Hà Nội, Hải Phòng với những đường nét hoa văn, hoạ tiết tinh xảo. Làng thêu Văn Lâm nổi tiếng bởi các sản phẩm thêu ren, hiện đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc với doanh số hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng, đem lại nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho cho nhiều hộ dân, sản phẩm thêu trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 40
  44. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Trải qua nhiều thế hệ, bao thăng trầm biến cố của lịch sử, thêu ren Văn Lâm vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống, hoa văn bao giờ cũng có lối trang trí đặc sắc. Thêu ren Văn Lâm không chỉ được ưa chuộng ở nước ta mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay bạn bè bốn phương. Ban đầu thêu chỉ là nghề phụ, trải qua bao thăng trầm, người dân Văn Lâm luôn bám nghề, bám quê, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống của nghề thêu. Trong thời kì chiến tranh ác liệt, ban ngày người dân ra đồng sản xuất, đêm đêm cả làng lại thắp đèn dầu làm hàng thêu xuất khẩu. Từ sau khi đất nước hòa bình, thời kì kinh tế mở sản phẩm thêu ren cũng được các bạn hàng trên thế giới biết đến và đã xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường của thêu ren chủ yếu là Ý, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đức, không những mang lại thu nhập cho người dân ở đây nói riêng mà thu lại ngoại tệ cho đất nước. Từ những sợi chỉ mảnh mai, những mảnh vải đủ màu, với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề, các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, đường nét tinh xảo, uyển chuyển, thanh tú, mịn màng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. *Thực trạng hoạt động sản xuất hàng thủ công và hoạt động du lịch: Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử làng thêu ren Văn Lâm- Ninh Hải vẫn tồn tại và phát triển nghề thủ công truyền thống của làng. Trước những năm 70, khi các mặt hàng chưa được xuất sang các nước Đông Âu, việc sản xuất ở làng chỉ mang tính chất làm ăn nhỏ, tự sản tự tiêu. Cho đến lúc cánh cửa sang khu vực này rộng mở, số người làm thêu tăng lên gấp bội. Nhưng vào thời bao cấp đó , người sản xuất lại bị hạn chế nhiều mặt nên so với nghề trồng lúa, nghề thêu có thời kỳ mờ nhạt người dân gọi nôm na là hai chân đi bằng nhau và vất vả chẳng kém gì. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 41
  45. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Ngày nay cơ chế thị trường khiến người thợ thêu Văn Lâm phải tự lo “chuyển mình”. Trong làng nhiều tổ, nhóm sản xuất được thành lập, mỗi nơi chừng vài chục tay kim. Từ các mặt hàng thêu ren đủ màu sắc truyền thống, các cơ sở sản xuất hầu hết đã dần chuyển sang làm hàng thêu pha dua trắng chất lượng cao tạo nên những mẫu hàng mới đáp ứng yêu cầu và thị hiếu thời hiện đại. Giờ đây nói đến Văn Lâm, người tiêu dùng nghĩ ngay đến những sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú, hấp dẫn thị trường trong và ngoài nước. Ðó là những tấm ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn từ 6 đến 36 chiếc, mảnh rèm cửa, những chiếc áo ki-mô-nô với những chi tiết thêu mượt mà, óng ánh như bạc điểm những phần dua mềm mại duyên dáng. Các mặt hàng của thêu ren Văn Lâm rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và màu sắc đẹp lộng lẫy. Các mặt hàng chính: Ga trải giường, mặt gối, khăn tay, tranh ảnh, khăn ăn, khăn bàn, Trong đó chia làm hai dòng sản phẩm chính: - Dòng trang trí nội thất: Tranh, rèm cửa, ga trải giường - Dòng phục vụ cho xuất khẩu: áo kimono, hanbok. Để tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, những nghệ nhân ở đây đã sáng tạo ra những bức tranh để kỉ niệm sự kiện trọng đại của dân tộc. Những người thợ Văn Lâm đang góp sức thêu bức tranh mang tựa đề “cội xưa”, tái hiện và lột tả cố đô Hoa Lư- một dấu tích lịch sử gắn liền với Thăng Long- Hà Nội. Bức tranh là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, thể hiện giá trị văn hóa, nghệ thuật cao gắn với những nhân vật lịch sử qua các triều đại: Đinh, Lê, Lý. Để làm ra được những sản phẩm thêu ren có chất lượng tốt người thợ làng Văn Lâm đã phải tiến hành một quy trình kĩ thuật: chọn vải, chọn chỉ thêu, màu thêu, nhuộm vải, mẫu thêu. Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt. Hiện nay ở Văn Lâm có hơn 825 hộ trong số 480 hộ gia đình theo nghề thêu ren chiếm 58,1%, gia đình nào cũng có nhiều loại khung thêu, có khung to Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 42
  46. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) bằng chiếc chiếu nằm, có khung nhỏ chỉ bằng bàn tay. Bằng những sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mọi mầu sắc, với đôi bàn tay vàng, người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như những nét vẽ. Nhìn những người phụ nữ đang ngồi chăm chú bên khung thêu, những sợi chỉ màu trên những ngón tay và sự say mê ngời lên trong mắt, mới biết đôi khi sự tồn tại của một làng nghề không phải chỉ nằm trong hai chữ mưu sinh. Hiện nay số lao động làm nghề ở cả huyện là 6118 người thêu, chiếm 40,4% số lao động. Hàng năm Ninh Hải xuất khẩu với số lượng lớn như: năm 2005, hàng thêu xuất khẩu được 635 ngàn bộ và 834,6 ngàn bộ năm 2006, năm 2007 là 776,5 ngàn bộ, doanh thu năm 2008 ước đạt 1, 37 triệu USD. Sản phẩm của Ninh Hải có đầu ra, thu nhập của người dân làng nghề tương đối ổn định. Thu nhập trung bình từ nghề khoảng 0,5- 1 triệu đồng/tháng, cao gấp 2-3 lần so với thu nhập của lao động thuần nông. Văn Lâm hiện nay với 1000 hộ và 3000 nhân khẩu, hiện Văn Lâm có tới 100% số hộ và nhân khẩu làm nghề thêu. Từ các cháu nhỏ 7- 8 tuổi đều có thể cầm kim được. Bảng 4: Doanh thu của Ninh Hải 2006- 2009 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Doanh thu của làng nghề 2006 56.661 2007 66.497 2008 64.710 2009 68.228 (Nguồn: Sở công thương Ninh Bình) Văn Lâm có các cửa hàng bán các mặt hàng sản xuất từ thêu ren cho khách làm quà lưu niệm. Các sản phẩm lưu niệm đa dạng phong phú, nhiều chủng loại, mẫu mã như: khăn tay, túi xách có thêu hình hoa văn, bộ đồ, rèm Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 43
  47. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) cửa, mành, ga trải giường, vỏ gối, Màu sắc hài hòa, kiểu dáng đẹp mắt, giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách. Hoạt động sản xuất của Văn Lâm vẫn diễn ra đều đặn, thời gian gần đây do nhu cầu ngày càng cao nên hoạt động sản xuất của Văn Lâm càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhất là chuẩn bị cho ngàn năm Thăng Long, du khách tới đây có thể tận mắt chứng kiến những bức tranh thêu lớn, những bức tranh có nội dung nói về các thời kì lịch sử, các triều đại, về cuộc sống sinh hoạt của nông thôn Việt Nam. Nằm ngay cạnh trung tâm của khu du lịch Tam Cốc- Bích Động hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách tới tham quan. Sau khi tham quan Tam Cốc- Bích Động khách du lịch thả sức ngắm nhìn những sản phẩm được làm ra từ thêu ren. Khi du khách đến thăm làng nghề có thể được chứng kiến những thợ thủ công đang miệt mài ngồi thêu, say sưa bên khung cửi là những người thợ tuổi đời còn rất trẻ. Làng thêu ren Văn Lâm nằm ngay cạnh trung tâm khu du lịch Tam Cốc- Bích Động là một trong những khu có tiềm năng du lịch lớn tại Ninh Bình. Làng thêu ren cũng nằm trong các tour du lịch nên cũng thu hút số lượng lớn khách tham quan. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch được thể hiện qua các chỉ tiêu như là số lượng khách: Bảng 5: Cơ cấu khách du lịch của khu du lịch Tam Cốc- Bích Động Giai đoạn từ quý 4/2206 đến quý 1/2008 Chỉ tiêu Quý 4 (2006) Năm 2007 Quý 1(2008) Tổng số khách du lịch 42.432 269.093 101.544 Khách du lịch quốc tế 30.822 149.220 44.843 Khách du lịch nội địa 11.610 119.873 56.701 (Nguồn: BQL khu du lịch Tam Cốc Bích Động) Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 44
  48. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Lượng khách du lịch đến khu du lịch Tam Cốc- Bích Động chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch đến toàn tỉnh Ninh Bình. Ở đây số lượng khách quốc tế chiếm một tỉ trọng tương đối cao, lượng khách du lịch quốc tế thường chiếm hơn 50% trong tổng số khách đến. Con số khách du lịch quốc tế đến với khu du lịch và tham quan làng nghề hứa hẹn một sự phát triển hơn nữa không chỉ của khu du lịch Tam Cốc- Bích Động mà cả du lịch làng nghề cũng phát triển. Tại khu du lịch có nhiều cửa hàng bán những sản phẩm của làng phục vụ cho nhu cầu mua quà lưu niệm của khách, đội ngũ hướng dẫn viên tại khu du lịch nhiệt tình có am hiểu về làng thủ công cổ truyền của làng. Khách đến thăm có thể lưu trú tại các cơ sở lưu trú xung quanh khu du lịch, các dịch vụ bổ sung tương đối tốt. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch của Văn Lâm đã có những thay đổi, được nâng cấp xây dựng khang trang hơn. Đặc biệt là hệ thống đường xá, cửa hàng bán sản phẩm truyền thống của làng. Nghề thêu ren ngày nay đã có thêm máy móc hỗ trợ để tăng năng suất và đạt độ chính xác cao, đó là các loại máy thêu, các thiết bị hấp sấy, thiết bị dùng để chế tác ra mẫu mã hoa văn, họa tiết, đường nét sản phẩm. Tháng 11/2007 vừa qua Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã công nhận Văn Lâm là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nước. Khách du lịch đến thăm quan Ninh Hải có rất nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là thăm quan, mua sắm, nghỉ ngơi, tìm hiểu về làng nghề thêu ren Văn Lâm. Đến đây du khách có thể thăm quan những gian hàng bán sản phẩm, xem các thợ thủ công ngồi thêu, các di tích lịch sử văn hóa quan trọng như: khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, đền Thái Vi- nơi thờ các vị vua nhà Trần, đình Văn Lâm nơi thờ thành hoàng làng- tổ nghề thêu của Văn Lâm. *Lợi thế của làng: - Văn Lâm là làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành từ lâu đời, vị trí thuận lợi, nằm ngay cạnh khu du lịch Tam Cốc- Bích Động,các khu du lịch xung quanh, gần thành phố Ninh Bình và thủ đô Hà Nội là hai trung tâm cung cấp khách du lịch lớn. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 45
  49. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) - Sản phẩm thủ công truyền thống của làng đa dạng phong phú, tính độc đáo hấp dẫn của các sản phẩm thêu ren đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Thêu ren Văn Lâm ngày nay đã có nhiều cải tiến, nâng cao kĩ thuật sản xuất, tay nghề của các nghệ nhân được nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. - Phong cảnh của làng đẹp với khu du lịch nằm ngay bên cạnh, có hệ thống di tích lịch sử thu hút bởi nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Lực lượng lao động du lịch của Văn Lâm đã được trang bị một số kiến thức du lịch cơ bản, nguồn nhân lực tương đối ổn định, thái độ phục vụ nhiệt tình niềm nở. *Hạn chế của làng: - Mặc dù được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công việc nhưng còn thiếu chủ yếu vẫn làm bằng tay. - Môi trường sinh thái của làng nghề đã bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất phải sử dụng đến các loại hóa chất. - Hệ thống cơ sở đón tiếp khách du lịch còn nhỏ bé, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.  Bảng chỉ tiêu đánh giá làng nghề Đánh giá Rất hấp Hấpdẫn Khá hấp Trungbình dẫn(4điểm) (3 điểm) dẫn(2điểm) (1 điểm) Chỉ tiêu 1.Độ hấp dẫn - Lịch sử hình thành 3 - Nhiều hiện tượng di tích 3 - Sản phẩm đặc sắc 3 2.Thời gian hoạt động du lịch - Rất dài 3 - Khá dài - Trung bình - Ngắn 3.Sức chứa khách du lịch Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 46
  50. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Đánh giá Rất hấp Hấpdẫn Khá hấp Trungbình dẫn(4điểm) (3 điểm) dẫn(2điểm) (1 điểm) Chỉ tiêu - Rất lớn - Khá lớn 3 - Trung bình - Nhỏ 4.Mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên - Rất bền vững - Khá bền vững 3 - Trung bình - Kém bền vững 5.Vị trí của điểm du lịch - Rất thích hợp 4 - Khá thích hợp - Trung bình - Kém 6.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch - Rất tốt - Khá tốt 2 - Trung bình - Kém 7.Hiệu quả kinh tế - Rất cao - Cao 2 - Trung bình - Làng nghề thêu ren Văn Lâm đạt 60 điểm, là làng nghề hấp dẫn khách tham quan. Các giá trị văn hóa lịch sử của làng nghề đó có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch. Làng nghề nằm ngay cạnh khu du lịch Tam Cốc – Bích Động một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh. - Làng nghề chuyên sản xuất ra các mặt hàng thêu tay như: ga trải giường, rèm mành, gối, trang trí các họa tiết trên các chất liệu như áo kimono. - Ý nghĩa làng nghề đối với việc phát triển du lịch: Làng nghề truyền thống là cả một môi trường văn hóa – kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác đúc kết ở những thế hệ nghệ nhân tài hoa. Môi trường văn hóa làng quê Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 47
  51. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) với cây đa, bến nước, sân đình, các hoạt động lễ hội, phong tục tập quán nếp sống đậm nét dân gian, Phong cảnh làng nghề cùng với các giá trị chứa đựng bên trong, làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là du khách quốc tế đến tham quan tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề. 2.3.3. Làng chạm khắc đá Ninh Vân Ninh Bình, vùng đất giàu truyền thống bên bờ sông Vân núi Thúy. Nhắc đến Ninh Bình, người ta sẽ nghĩ ngay đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, động Vân Long, đền thờ hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, khu tâm linh Chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tuy nhiên, Ninh Bình còn mang một đặc trưng riêng biệt khác, đó là những làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống. *Vị trí địa lý: Làng chạm khắc đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình 8km, cách thủ đô Hà Nội 98km về phía Nam. Làng nghề này đã có từ lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải thăng trầm của lịch sử vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Về vị trí địa lý của huyện Ninh Vân: Phía Bắc giáp các xã Ninh Hải; Ninh Thắng, phía Đông giáp Ninh An; Ninh Phong, phía Nam giáp huyện Yên Mô, phía Tây giáp thị xã Tam Điệp. Ninh Vân là xã miền núi có giao thông thủy bộ thuận lợi, nằm ngay sát quốc lộ 1A. Cách đây khoảng 400 năm Ninh Vân đã có nghề khai thác và chế tác đá. Với diện tích núi đá hơn 400 ha, ngoài số lượng lớn đá xây dựng cung cấp thường xuyên cho các nơi, Ninh Vân có còn nghề chế tác đá mỹ nghệ, đặc biệt là sản phẩm lớn đến siêu lớn. *Lịch sử hình thành và phát triển của làng: Nghề chế tác đá Việt Nam, nghề điêu khắc đá Việt Nam, là nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam: nghệ nhân và thợ đá, bằng kĩ nghệ thủ Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 48
  52. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) công cổ truyền độc đáo, chế tác đá nguyên liệu thành các sản phẩm theo ý muốn. Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng riêng, đến với làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân du khách sẽ thấy nét đặc trưng hết sức riêng biệt ấy. Làng đá truyền thống mang lại vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển cho vùng quê Ninh Bình, vùng quê núi non trùng điệp. Từ những tấm đá xù xì vô tri vô giác, qua những bàn tay khéo léo, đầy sáng tạo, những tấm đá ấy đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới với những đường nét hoa văn uyển chuyển, sống động. Mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang trong mình cái nắng, gió của Ninh Bình mà còn chứa đựng tâm huyết, kì vọng của những người nghệ nhân, những người thổi hồn cho đá. Dù đi đến đâu, mỗi người con Ninh Bình đều tự hào về vùng đất nhiều sỏi đá nhưng lại ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ đến kì lạ của nơi này. Cũng chính từ phiến đá ấy những người con Ninh Bình đã mang những ước mơ của mình đi khắp mọi miền đất nước. Là người dân Ninh Bình, khi nhắc đến làng nghề đá mỹ nghệ không ai là không biết đến làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân. Ninh Vân là một xã miền núi có đường giao thông thủy bộ thuận lợi, nằm sát quốc lộ 1A. Nói đến đá Ninh Vân, nhân dân cả nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm khắc đá. Là một nghề kĩ thuật và mỹ thuật, từ những hòn đá sù sì, qua bàn tay của người thợ đã thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Những người thợ đá Xuân Vũ xưa chắc đã góp công sức đáng kể để tạo nên bức tranh Long sàng trước đền thờ vua Đinh thật sự tài hoa theo triết lý nhân sinh, hồn nhiên mà sâu sắc hay tác phẩm bằng đá “chạm bong” tinh xảo như chạm gỗ ở đền Thái Vi. Các sản phẩm chạm khắc đá ở Xuân Vũ ngày nay vẫn khá phong phú như chậu cảnh, bể cảnh, tượng nghệ thuật, tượng tôn giáo, các bức phù điêu, Sự hóa thân của đá thành các sản phẩm có giá trị trường tồn ở làng nghề Xuân Vũ đã và đang dần dần hòa nhập với nhịp đập chuyển vận kinh tế thị trường và chắc chắn những sản phẩm chạm khắc đá tài hoa, tinh xảo đó thể hiện sắc thái văn hóa dân tộc vẫn không thể mất đi giá trị vốn có của nó trong thời kì hiện đại. Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 49
  53. Đề tài : Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Nghiên cứu trường hợp tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân) Sản phẩm được tạo nên bằng đá từ nơi đây, nếu nhìn ở góc độ văn hóa, chính là sự hóa thân của thiên nhiên trong môi trường sinh hoạt văn hóa của con người. Qua các sản phẩm chạm khắc đá trong những công trình kiến trúc đền, chùa, nhà thờ ở khắp nơi đều dễ nhận thấy là thiên nhiên và văn hóa cổ truyền hòa quyện chặt chẽ khó có thể tách rời được. Xuân Vũ thuộc xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một làng nghề chạm khắc đá nổi tiếng và độc đáo trong và ngoài tỉnh. Nghề chạm khắc đá ở đây có từ lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải của thăng trầm lịch sử làng đá vẫn phát triển đến ngày nay và còn phát triển hơn nữa trong tương lai gần. Các nghệ nhân cao tuổi ở làng đá cho biết, vị tổ đầu tiên của nghề chế tác đá Ninh Vân là cụ Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hóa. Cụ từng làm ra cối xay lúa bằng đá mà thóc xay ra chẳng khác gì xay cối dăm lèn đất. Cách đây trên 100 năm, nghề chế tác đá ở Ninh Vân rất phát triển, nhưng qua hai cuộc chiến tranh, nghề đá chững lại và có chiều hướng đi xuống. Không chỉ phát triển nghề tại quê nhà, những nghệ nhân của làng đá còn đem niềm đam mê của mình đi khắp mọi miền đất nước. Chính vì thế rất nhiều công trình kiến trúc, di tích có dấu tay của những người thợ đá Ninh Vân như: Đền Trình (chùa Hương- Hà Tây cũ), Phủ Dày (Vụ Bản- Nam Định) Trước đây thực dân Pháp cũng khai thác đá xây dựng và đá mỹ nghệ thủ công để làm cầu, đường và xây công sở. Rất nhiều công trình nổi tiếng xây dựng từ thời Pháp thuộc có sự tham gia của nghệ nhân làng đá Ninh Vân như: kho bạc Nam Định, mố cầu Long Biên, nhà thờ đá Phát Diệm, lăng thánh mẫu Liễu Hạnh, phủ Giày Nam Định, Từ năm 1976 trở lại đây, nghề đá ở Ninh Vân từng bước được khôi phục và từng bước trả về với giá trị vốn có của nó. Theo cụ Nguyễn Văn Tỵ một trong những nghệ nhân cao tuổi của làng nhớ lại: “Tôi cũng như nhiều anh em khác bỏ xứ đi làm ăn, nhưng khi biết tỉnh có chính sách hỗ trợ khôi phục làng nghề, tôi Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 50