Khóa luận Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Minh Phúc - Lê Nguyên Khuê
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Minh Phúc - Lê Nguyên Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_bien_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chinh_tai.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Minh Phúc - Lê Nguyên Khuê
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên: Lê Nguyên Khuê Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên : Lê Nguyên Khuê Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lê Nguyên Khuê Mã SV: 1112404035 Lớp: QT1502T Ngành:Tài chính – Ngân hàng Tên đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Minh Phúc
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Xây dựng cơ sở lý luận về phân tích tài chính và hoạt động phân tích tài chính tại doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Minh Phúc. - Đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Minh Phúc. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu khóa luận thu thập tại Công ty Cổ phần Minh Phúc. - Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013-2014. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012-2013-2014. Khóa luận sử dụng các phương pháp luận khoa học như so sánh, tổng hợp để phân tích, ngoài ra còn sử dụng bảng biểu để minh họa tăng tính thuyết phục. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Minh Phúc Địa chỉ: Số 1B - Đường 25/10 - Thị Trấn Núi Đèo - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Diệp Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Minh Phúc. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày .tháng .năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng . năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NSƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 1.1 Một số khái niệm chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 2 1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 2 1.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 2 1.1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 2 1.1.1.3 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.1.3 Tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.1.4.1 Phương pháp phân tích liên hệ đối chiếu: 6 1.1.4.2 Phương pháp so sánh 7 1.1.4.3 Phương pháp phân tích qua hệ số: 8 1.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 9 1.2.1 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 9 1.2.1.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 9 1.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 12 1.2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14 1.2.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp 17 1.2.2.1 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính 17 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán 20 1.2.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính 24 1.2.3.1 Hệ số nợ (Hv) 24 1.2.3.2 Tỷ suất tự tài trợ (Hc) 24 1.2.3.3 Hệ số đảm bảo nợ 25 1.2.4 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: 25 1.2.4.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (Hs) 25 1.2.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay (Hsv) 26 1.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn chủ (Hsc) 26 1.2.5 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 26 1.2.5.1 Vòng quay hàng tồn kho: 27
- 1.2.5.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: 27 1.2.5.3 Kỳ thu tiền bình quân: 27 1.2.5.4 Vòng quay các khoản phải thu: 28 1.2.5.1 Vòng quay vốn lưu động (V): 28 1.2.5.2 Số ngày một vòng quay vốn lưu động (N): 29 1.2.6 Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp 29 1.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): 29 1.2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): 30 1.2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): 30 Chƣơng II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH PHÚC 31 2.1 Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần Minh Phúc: 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận: 32 2.1.3 Chức năng, ngành nghề kinh doanh: 33 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012-2014 33 2.1.4.1 Phân tích thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012- 2014 34 2.2 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 36 2.2.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 36 2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 42 2.2.3 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp 46 2.2.3.1 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính 46 2.2.3.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán 51 2.2.4 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 54 2.2.5 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính 56 2.2.6 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 59 2.2.7 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 62 2.2.8 Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp 65 CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MINH PHÚC 69 3.1 Nhận xét, đánh giá chung về tình hình tài chính 69
- 3.1.1 Ưu điểm 69 3.1.2 Hạn chế 70 3.2 Phương hướng phát triển thời gian tới của Công ty cổ phần Minh Phúc: 72 3.3 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Minh Phúc 73 3.3.1 Giải pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho 73 3.3.2 Giải pháp 2: Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn 75 3.3.3 Nhóm giải pháp chung khác 77 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty cổ phần Minh Phúc 2012-2014 34 Bảng 2: Bảng Cân Đối Kế Toán Công ty Cổ phần Minh Phúc năm 2012-2014 37 Bảng 3: Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012-2014 42 Bảng 4: Bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 46 Bảng 5: Vốn lưu chuyển – Nhu cầu Vốn lưu chuyển 48 Bảng 6: Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Khả Năng Thanh Toán Công ty Cổ Phần Minh Phúc 51 Bảng 7: Bảng số liệu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty cổ phần Minh Phúc năm 2013-2014 54 Bảng 8: Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Cơ Cấu Tài Chính Công Ty Cổ Phần Minh Phúc 56 Bảng 9: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 59 Bảng10: Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Hoạt Động Công Ty Cổ Phần Minh Phúc 62 Bảng 11: Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Khả Năng Sinh Lời 65 Bảng 12: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu đặc trưng 68 Bảng 13: Dự tính kết quả hàng tồn kho sau khi áp dụng giải pháp 74
- CÁC TỪ VIẾT TẮT TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu NNH Nợ ngắn hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn HSTT Hệ số thanh toán VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định VLC Vốn lưu chuyển NC VLC Nhu cầu vốn lưu chuyển HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế DTT Doanh thu thuần TTS BQ Tổng tài sản bình quân
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế thị trường ngày càng đổi mới kéo theo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trở nên ngày càng khó khăn hơn, điều này đã gây ra không ít khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Chính vì điều đó nên mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là luôn tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này các nhà doanh nghiệp và các đối tác liên quan đều muốn biết đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đó về các vấn đề như: cơ cấu vốn, khả năng sinh lời hay khả năng thanh toán Quá trình phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể đưa ra những nhận xét, so sánh về rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Minh Phúc là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, mua bán sửa chữa ô tô, máy móc thiết bị và giao thông vận tải Trong 3 năm gần đây 2012-2014 tình hình kinh doanh của công ty tương đối khả quan tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: hàng tồn kho của công ty vẫn chiếm giá trị cao, nguồn vốn sử được sử dụng chưa hiệu quả Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn để nêu trên, em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Minh Phúc.Trong thời gian thực tập tại công ty, cũng như từ những kiến thức được trang bị tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng, em đã dần tiếp cận thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung cũng như vấn đề phân tích tài chính nói riêng. Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần: Chương I : Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II : Thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012 – 2014. Chương III : Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Minh Phúc. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 1
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Theo Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Ngô Thế Chi, trang 5 2008) [1]: Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được những quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp. Từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc làm thường xuyên và không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá được đầy đủ, chính xác về tình hình phân phối, sử dụng, quản lý các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của bản thân doanh nghiệp từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Ngoài ra phân tích tài chính còn là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ công tác quản lý của cấp trên, các cơ quan tài chính và ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 1.1.1.3 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được chính xác sức mạnh tài chính cũng như khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của rất nhiều nhóm đối tượng. Mỗi đối tượng thì lại quan tâm theo từng góc độ và mục tiêu khác nhau. Vì Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 2
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp vậy, việc phân tích tình hình tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề về chuyên môn khác nhau: Mục tiêu của quá trình phân tích tài chính đối với các nhà quản lý: các nhà quản lý là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, họ hiểu rõ nhất tài chính của doanh nghiệp mình, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu sau: Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Hướng cácquyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp nhất với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ những chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với người cho vay: họ là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Khi cho vay, những người cho vay phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay của doanh nghiệp. Thu nhập của họ chính là lãi suất tiền vay. Do đó, phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả các khoản nợ của khách hàng. Phân tích đối với các nhà đầu tư:các nhà đầu tư (cổ đông, các cá nhân hoặc đơn vị, các doanh nghiệp khác) là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là khoản tiền lời được chia và phần thặng dư giá trị của vốn. Vì vậy, các nhà đầu tư phải dựa vào những chuyên môn trung gian - các chuyên gia phân tích tài chính để Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 3
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính với mục đích làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là nhằm đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh Ngoài ra còn nhiều nhóm đối tượng khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, các nhà phân tích tài chính, những người lao động hưởng lương trong doanh nghiệp bởi vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi và trách nhiệm của họ. Tới đây có thể thấy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, cũng như để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, giúp tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ đang quan tâm. 1.1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp Thu thập thông tin: Muốn phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng sử dụng tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, nhằm phục vụ quá trình dự đoán tình hình tài chính. Bao gồm từ thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy việc phân tích tài chính thực chất là quá trình phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Xử lý các thông tin đã thu thập: Bước tiếp theo của việc phân tích tài chính là xử lý những thông tin đã thu thập được. Trong bước này,tùy theo từng đối tượng sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhausẽ có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin thu thập là quá trình sắp xếp các Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 4
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Dự đoán và đƣa ra quyết định: Hai bước thu thập thông tin và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết nhất cho bước cuối cùng trong phân tích tài chínhlà giúp người sử dụng thông tin có thể dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính. Mục tiêu chính của phân tích tài chính có thể xác định là giúp đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp như tăng trưởng, phát triển và tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận. Đối với người cho vay và các nhà đầu tư vào doanh nghiệp thì là đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư đối với cấp trên của doanh nghiệp cũng như đưa ra các quyết định về quản lý doanh nghiệp 1.1.3 Tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp Báo cáo tài chính doanh nghiệp là những báo cáo được lập dựa trên phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo chỉ tiêu tài chính phát sinh tại từng thời điểm hoặc những thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời việc giải trình báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra các quyết định phù hợp. Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính rất rộng rãi như: các nhà quản lý Nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, chủ đầu tư, chủ tài trợ Vì vậy, các báo cáo tài chính được lập phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác, phục vụ đầy đủ kịp thời. Có hai loại báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc: Báo cáo tài chính bắt buộc: những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 5
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp chính bắt buộc bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không bắt buộc: báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tùy vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không ví dụ như báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong đó các báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng để phân tích là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Nhằm phục vụ quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp phân tích phổ biến như: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích nhân tố . Tuy nhiên, chúng ta chỉ đề cập tới một số các phương pháp phân tích tài chính chính và cơ bản hiện nay: 1.1.4.1 Phương pháp phân tích liên hệ đối chiếu: Trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh đều tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa các mặt bộ phận với nhau. Để lượng hóa các mối quan hệ nhằm xác định độ chặt chẽ giữa các nguyên nhân và kết quả; hay để tìm được nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển biến động các chỉ tiêu phân tích trong quá trình thực hiện các hoạt động thì nhà phân tích thường sử dụng phương pháp liên hệ cân đối. Cơ sở của phương pháp này là sự cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa nguồn huy động và tình hình sử dụng các quỹ, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữa nguồn cung cấp vật tư và tình hình sử dụng vật tư, giữa thu và chi Sự cân đối về lượng giữa các yếu tố dẫn đến sự cân bằng mức biến động về lượng giữa chúng. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 6
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.2 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung cũng như phân tích tài chính nói riêng. Đó là phương pháp xem xét một chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Điều kiện để áp dụng phương pháp phân tích này là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất với nhau về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Điều kiện so sánh Phải tồn tại tối thiểu haichỉ tiêu (2 đại lượng). Các chỉ tiêu này phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Hay nói các khác đó là sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Cách xác định gốc so sánh - Gốc so sánh tùy thuộc vào từng mục đích của việc phân tích. Gốc so sánh có thể xác định tại thời điểm hoặc cũng có thể xác định trong từng kỳ. Cụ thể: - Khi đã xác định được xu hướng, tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì lúc này gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Bây giờviệc phân tích sẽ là so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước. - Mặt khác khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh lại là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó sẽ tiến hành việc phân tích thực tế so với các kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra. - Nếu mục tiêu là xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 7
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật so sánh Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối. So sánh bằng số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối cho thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm. Hình thức so sánh So sánh theo chiều dọc: là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kỳ khác nhau. 1.1.4.3 Phương pháp phân tích qua hệ số: Đây là phương pháp sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản dưới dạng phân số. Tùy theo từng cách xác đinh các mối quan hệ mà gọi chỉ tiêu là hệ số, tỷ số hay tỷ suất. Phương háp phân tích hệ số dựa trên ý nghĩa về chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Xét về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu xác định các ngưỡng, các định mức dùng để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị của các tỷ lệ tham chiếu. Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân chia thành từng nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho từng nội dung cơ bản được phản ánh theo mục tiêu phân tích của mỗi doanh nghiệp. Thông thường có những nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu phản ánh về cơ cấu tài chính doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả sử dụng vốn Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 8
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trong mỗi nhóm chỉ tiêu thì lại bao gồm nhiều tỷ số khác nhau, phản ánh riêng lẻ từng bộ phận trong hoạt động tài chính theo từng trường hợp khác nhau. Tuy nhiên tùy thuộc theo góc độ phân tích và mục tiêu, doanh nghiệphoặc người phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu phân tích của mình. Nếu như chọn đúng các tỷ số sau đó tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện ra được tình hình tài chính của đối tượng đang phân tích. Phương pháp phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ các khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua việc quan sát số lớn các hiện tượng được nghiên cứu riêng lẻ. 1.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát về giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). Do đó, các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán thường được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Kết cấu của một bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính là phần tài sản và phần nguồn vốn. Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh phản ánh từng nội dung của tài sản và nguồn vốn. Các chỉ tiêu này được sắp xếp thành từng mục, từng khoản theo trình tự logic, khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 9
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng cân đối kế toán Mô tả tại một thời điểm nhất định Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả - Tiền và các khoản tương đương tiền - Nợ ngắn hạn - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - Nợ dài hạn - Các khoản phải thu ngắn hạn - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu - Các khoản phải thu dài hạn - Vốn chủ sở hữu - Tài sản cố định - Nguồn kinh phí và quỹ khác - Bất động sản đầu tư - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - Tài sản dài hạn khác Phần tài sản bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại một thời điểm. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược Căn cứ vào tính chu chuyển của tài sản, bảng cân đối kê toán (phần tài sản) được chia thành 2 loại A và B. Loại A: Tài sản ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là dưới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Loại B: Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 10
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trong mỗi loại A và B thì lại được chia thành các mục, các khoản (còn gọi là các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán). Số liệu của các khoản, mục so với tổng tài sản phản ánh kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Thông qua số liệu này để nhận biết việc bố trí cơ cấu vốn hợp lý hay bất hợp lý đồng thời biết được sự tăng hay giảm của từng khoản vốn giữa các thời điểm khác nhau, giữa kỳ này với kỳ trước Phần nguồn vốn gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cũng được chia thành 2 loại là A và B. Loại A: Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ người bán vv) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Loại B: Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Trong mỗi loại A và B của phần nguồn vốn cũng bao gồm các mục, khoản (còn gọi là các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán). Số liệu của các khoản, mục thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các loại tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Thông qua số liệu này để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp như thế nào. Ngoài các chỉ tiêu nội bảng kể trên, bảng cân đối kế toán còn có các chỉ tiêu ngoại bảng. Các chỉ tiêu này dùng để phản ánh các tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp được quyền sử dụng và phải quản lý theo chế độ quản lý tài sản chung như vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công hoặc một số các chỉ tiêu khác dùng để diễn giải thêm về các tài sản nội bảng như chỉ tiêu ngoại tệ các loại Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 11
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, báo cáo này bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Khi phân tích các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh để cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau đây: Giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Khi doanh thu tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại. Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại tăng, điều đó cho thấy chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Khi cần sử dụng số liệu doanh thu để tính toán tỷ suất thì cần phải sử dụng doanh thu thuần. Để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, trước hết ta tiến hành đánh giá chung về báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó mới đi sâu xem xét chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết cấu hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, dự đoán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời giúp kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 12
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Việc đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua quá trình phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước, năm thực hiện và năm kế hoạch. Dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước, năm thực hiện và năm kế hoạch. Qua đó, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch S Tỷ Tỷ Tuyệt Tương T Chỉ tiêu Số Số trọng trọng đối đối T tiền tiền (%) (%) (Δ) (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp 1 dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và 3 cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và 5 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động 10 kinh doanh 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 15 Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế thu nhập 16 doanh nghiệp ĐVT: đồng Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 13
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về lượng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Ngô Thế Chi, tr 70, 2008) [1]. Chức năng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: - Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. - Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. Nội dung của một báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 3 phần: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh các dòng tiền ra vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ghi trên bảng thu nhập. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh các dòng tiền ra và vào liên quan tới việc thu mua và thanh lý các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các công ty khác. Ngoài ra, dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này, dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền thanh lý từ việc thanh lý các tài sản đầu Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 14
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tư trước. Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào từ hoạt động đầu tư gọi là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh các dòng tiền ra vào liên qua đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (như là từ các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp đó. Dòng tiền vào phản ánh các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra thì ngược lại. Số chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào từ hoạt động tài chính gọi là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 15
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Thuyết Năm Năm Chỉ tiêu Mã số minh nay trƣớc A B C 1 2 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu 01 khác 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và 21 các TSDH khác 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và 22 các TSDH khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị 24 khác 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở 31 hữu 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ 32 phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lƣu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu năm 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 16
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp 1.2.2.1 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính Nguyên tắc cân bằng tài chính: Phân tích cân bằng tài chính hay chính là phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với nhà quản lý cũng như các chủ thể quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự cân bằng về mặt tài chính của doanh nghiệp cần được đảm bảo về cả hai mặt giá trị và thời gian. Về giá trị: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Về thời gian: Tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa tài sản ấy, hoặc thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ. Theo nguyên tắc cân bằng tài chính thì tài sản ngắn hạn nên được tài trợ bằng nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. Bên cạnh đó, để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu chuyển của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Vốn lưu chuyển (VLC) được xác định bằng công thức: Vốn lƣu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Hay VLC = Vốn CSH + Vay dài hạn – Tài sản dài hạn Hoặc VLC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Qua công thức này có thể thấy VLC chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là Nguồn vốn dài hạn và TSDH hoặc TSNH và Nợ ngắn hạn. Vốn lưu chuyển có thểcó các giá trị âm, có thể dương hoặc là bằng không. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 17
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nếu VLC = 0: có thể kết luận được tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đủ để doanh nghiệp trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nếu VLC 0: thì khi đó Nguồn vốn dài hạn > Tài sản dài hạn Hoặc Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn Trường hợp này thì doanh nghiệp có vốn lưu chuyển cũng như có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi các khoản này đến hạn cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Đồng thời nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn được tiếp tục đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản dài hạn của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ổn định. Tuy nhiên để có thể có được kết luận chính xác nhất về chính sách tài chính thì vốn lưu chuyển của doanh nghiệp cần được đối chiếu với như cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Nhu cầu này hay còn được gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 18
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC) Công thức xác định nhu cầu vốn lưu chuyển như sau: NC VLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu chuyển có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn không. Nếu NC VLC > 0: khi đó hàng tồn kho và giá trị các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Nếu NC VLC NC VLC: trường hợp này chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn lưu chuyển để có thể đáp ứng nhu cầu VLC, điều này thể hiện khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tốt trong khi vẫn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn (bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả). Nếu VLC < NC VLC: điều này cho thấy doanh nghiệp đang rất gặp khó khăn về khả năng thanh toán, đòi hỏi doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại cần phải nhanh chóng có những biện pháp, chính sách phù hợp giúp công ty mau chóng thoát khỏi tình trạng này. Việc phân tích tình hình tài chính thông qua vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá các cách xác định phương tiện tài trợ, những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tài trợ và cách thức tài trợ đem lại sự ổn định cũng như sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 19
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét thông qua các chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn đúng hạn và khiến doanh nghiệp có thể phải ngừng hoạt động. Do đó mỗi doanh nghiệp đều cần phải chú ý đến khả năng thanh toán. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1): Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả Hệ số này cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng tài sản đảm bảo. Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp. Trường hợp H1 > 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Điều này chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản hiện có nào cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng bắt buộcphải trả ngay. Nếu H1 > 1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều này làm hạn chế khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trường hợp H1 < 1: điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Tổng tài sản hiện có (tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn) không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Thực tế cho thấy, mặc dù lượng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhưng khi nợ đến hạn trả, nếu không đủ tiền và tương đương tiền, các doanh nghiệp cũng sẽ không bao giờ đem bán các tài sản khác để trả nợ. Do vậy, thông thường khi giá trị của chỉ tiêu này ≥ 2 thì các chủ nợ mới có khả năng thu hồi được nợ khi đáo hạn. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 20
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2): Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành) thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho biết khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiều lần nợ ngắn hạn bằng các tài có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn của mình. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm), do đó doanh nghiệp phải dùng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn ( thường là dưới 1 năm). Trong tổng số tài sản mà doanh nghiêp đang quản lý, sử dụng và sở hữu chỉ có tài sản ngắn hạn là trong kỳ có khả năng chuyển đổi thành tiền. Do đó, công thức của hệ số khả năng thanh toán hiện hành được tính như sau: Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (H2) = Tổng nợ ngắn hạn Nếu H2 > 1: thì khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thừa để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng nếu H2 lớn hơn 1 quá nhiều thì hiệu quả kinh doanh sẽ kém đi vì đây là hiện tượng ứ đọng vốn lưu động. Nếu H2 = 1: cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này có thể có lợi bởi doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh của mình. Nếu H2 < 1: trường hợp này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn thấp và nếu H2 nhỏ hơn 1 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn, dẫn đến mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, nếu như tỷ số thanh toán ngắn hạn cao có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao quá sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì điều đó cho thấy công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ như có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 21
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp đọng). Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì chỉ số thanh toán ngắn hạncủa công ty đó sẽ cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển đổi được thành tiền, tính thanh khoản thấp, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán ngắn hạn không phải ánh được chính xác về khả năng thanh toán của công ty. 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3): Các tài sản ngắn hạn trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ thì đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng hóa tồn kho (các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho) là chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanhcó thể coi là thước đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ mà không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa. Hay cũng có thể hiểu hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh được tính thông qua công thức sau: Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích, doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không. Nếu H3 > 1: doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nếu H3 < 1: doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ của mình. Nếu H3 = 1: doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 22
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4): Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời (H4)= Nợ ngắn hạn Ý nghĩa của chỉ tiêu cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền của mình thì doanh nghiệp có thể đảm bảo kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Giá trị của hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên để có thể đưa ra một kết luận chính xác xem giá trị của hệ số thanh toán tức thời của một doanh nghiệp cụ thể là tốt hay xấu còn cần phải xem xét đến bản chất kinh doanh, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng như kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu trong kỳ. Nếu H4> 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty tương đối khả quan. Nếu H4< 0,5 thì chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn trong việc thanh toán nợ, có thể doanh nghiệp sẽ phải bán những hàng hóa, tài sản để trả nợ vì không đủ tiền mặt để thanh toán. So sánh với 3 chỉ tiêu vừa đề cập trên như: chỉ số thanh toán tổng quát, chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn, hay chỉ số thanh toán nhanh thì chỉ số thanh toán tức thời thường đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Các chỉ tiêu hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Trên thực tế không có nhiều doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do vậy chỉ số thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hoặc bằng 1. Tuy nhiên điều này cũng không quá nghiêm trọng. Nếu một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền của mình với số lượng lớn nhằm để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 23
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ như cho vay ngắn hạn ) 1.2.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính Các chỉ tiêu thuộc nhóm này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ về mặt tài chính cũng như khả năng sử dụng các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Chúng cũng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp đó. Nguồn gốc và sự cấu thành lên hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở mức độ đáng chú ý. 1.2.3.1 Hệ số nợ (Hv) Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn của doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng là vốn đi vay, hay chính là phản ánh mức độ phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = Tổng nguồn vốn Nếu nhu hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém, lúc này doanh nghiệp bị ràng buộc, chịu sức ép từ những khoản nợ vay. Nhưng mặt khác doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. 1.2.3.2 Tỷ suất tự tài trợ (Hc) Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ hay còn gọi là hệ số vốn chủ là một chỉ tiêu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ (Hc)= Tổng nguồn vốn Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng lớn cho biết doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 24
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp độc lập cao đối với các chủ nợ, do đó doanh nghiệp sẽ không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. 1.2.3.3 Hệ số đảm bảo nợ Chỉ tiêu hệ số đảm bảo nợ cho biết mối quan hệ giữa hai nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, nó có ý nghĩa: trong một đồng vốn vay nợ thì có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Hệ số này thông thường không nhỏ hơn 1. Công thức tính hệ số đảm bảo nợ: Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số đảm bảo nợ = Nợ phải trả 1.2.4 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý và tiết kiệm, có hiệu quả vừa là yêu cầu cũng là mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp đặt ra cho doanh nghiệp của mình. Đây cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm và chú ý của hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Hiệu quả của việc quản lý cũng như sử dụng vốn ở doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu cũng như khả năng sinh lợi của vốn. Tùy theo mục tiêu quan tâm khác nhau của các đối tượng mà họ có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn hay hiệu quả sử dụng từng phần vốn. Do vậy khi đi phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn vay (Hsv), hiệu quả sử dụng vốn chủ (Hsc) Các chỉ tiêu này được tính dựa trên các công thức sau: (Ngô Thế Chi, tr190, 2008) [1] 1.2.4.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (Hs) KQ (LNTT) Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (Hs) = Vốn bình quân của doanh nghiệp KQ: kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tính theo giá trị sản xuất, tổng doanh thu hay lợi nhuận trước thuế. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 25
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ý nghĩa của chỉ tiêu: cho biết bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu hay lợi nhuận trước thuế. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay (Hsv) Lợi nhuận trước thuế Hiệu quả sử dụng vốn vay (Hsv) = Vốn vay bình quân Chỉ tiêu Hsv cho biết bình quân doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn vay vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu Hsv càng lớn chứng tỏ mức sinh lời trên một đồng vốn vay càng cao và ngược lại. 1.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn chủ (Hsc) Lợi nhuận sau thuế Hiệu quả sử dụng vốn chủ (Hsc) = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn là so sánh giá trị các chỉ tiêu giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng loại hình và có điều kiện sản xuất kinh doanh tương đương. Đồng thời xác định được mức ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.5 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động Các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được sử dụng cho đầu tư vào các tài sản khác nhau như tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn. Do vậy, các đối tượng phân tích tàichính không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 26
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tổng tài sản mà còn phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành lên tổng tài sản của doanh nghiệp. 1.2.5.1 Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho cho biết số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Nếu số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá càng tốt, bởi vì tuy doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Công thức xác định số vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 1.2.5.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày trong kỳ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Dựa vào chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho ở trên, ta tính được chỉ tiêu số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này nếu càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hay hàng tồn kho tham gia vào quá trình luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại. Hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh thì sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo được vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao hơn, tốt hơn và ngược lại nếu sự luân chuyển vốn chậm thì doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. 1.2.5.3 Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền trung bình là số ngày cần thiết để doanh nghiệp thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân biến động ngược chiều nhau. Nếu vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay khoản phải thu Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 27
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nếu số vòng quay các khoản phải thu càng lớn và kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì lúc này tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, điều này giúp hạn chế bớt số vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sẽ được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại nếu số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ đồng thời kỳ thu tiền bình quân càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, điều này gây khó khăn trong công tác thanh toán của doanh nghiệp và nó có thể dẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ. 1.2.5.4 Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu tiếp theo là vòng quay các khoản phải thu, các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu được tiền về do công ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán hay các khoản trả trước cho người bán Số vòng quay các khoản phải thu được dùng để xem xét về việc thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp Các khoản phải thu sẽ quay được một vòng khi khách hàng thanh toán hết các hóa đơn của họ. Số vòng quay có giá trị càng lớn có nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp là tốt, vì lúc này doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên nếu như số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao cũng sẽ không tốt vì điều đó có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu 1.2.5.1 Vòng quay vốn lưu động (V): Vòng quay vốn lưu động hay số vòng luân chuyển vốn lưu động được tính bằng công thức sau: Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 28
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Qua chỉ tiêu này các nhà phân tích có thể biết bình quân trong kỳ nghiên cứu, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng luân chuyển VLĐ càng thì thấy tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nếu như số vòng luân chuyển vốn lưu động càng cao thì số ngày mà vốn lưu động quay được 1 vòng sẽ càng giảm, tương tự nếu số vòng luân chuyển VLĐ càng nhỏ thì số ngày sẽ càng tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. 1.2.5.2 Số ngày một vòng quay vốn lưu động (N): Số ngày trong kỳ Số ngày một vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lưu động của doanh nghiệp quay một vòng thì hết thời gian bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này biến động ngược chiều với số vòng luân chuyển vốn, nếu số ngày luân chuyển vốn càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp càng tăng. 1.2.6 Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các chỉ tiêu sinh lời là các chỉ tiêu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, đây là kết quả sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một yếu tố quan trọng để các nhà hoạch định xem xét nhằm đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. 1.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): Lợi nhuận sau thuế * 100% ROS = Doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kì thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này nói chung càng cao càng tốt tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 29
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA): Tỷ suất ROA – tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản: Lợi nhuận sau thuế * 100% ROA = Tổng tài sản bình quân Nếu sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu - ROE là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu này. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tính như sau: Lợi nhuận sau thuế * 100% ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Công thức tính này cho biết được: một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mặt khác, nếu như doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn doanh lợi tổng vốn điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp rất có hiệu quả. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 30
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH PHÚC 2.1 Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần Minh Phúc: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty cổ phần Minh Phúc được thành lập theo giấy phép số 0203000818 ngày 28/4/2004 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng. Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN MINH PHÚC Trụ sở chính tại: Số 1B - Đường 25/10 - Thị Trấn Núi Đèo - Thủy Nguyên - Hải Phòng. Điện thoại : 0313.873. 215 FAX : 0313.642.471 Địa điểm kinh doanh: Km 17 QL 10, xã Thuỷ Sơn, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Email: minhphuchaiphong@gmail.com Tài khoản số: 3.881.569 - Ngân hàng ACB chi nhánh Thủy Nguyên – HP. Mã số thuế: 0200 585 444 Công ty Cổ phần Minh Phúc là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập. Hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 02002000818 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 28 tháng 04 năm 2004 (thay đổi lần thứ 4 ngày 02/3/2009). Tuy thời gian thành lập chưa lâu song công ty đã có tốc độ phát triển nhanh, địa bàn hoạt động rộng rãi trên khắp các thị trường, dần dần tạo được uy tín và nâng cao vị thế của mình với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Sổ sách kế toán của doanh nghiệp được ghi chép theo hình thức nhật ký chung và được thực hiện trên máy tính, được mở đầy đủ và giữ đúng theo quy định hiện hành, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính. Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo hàng năm của doanh nghiệp được gửi đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 31
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Minh Phúc: Giám đốc công ty P. Giám đốc P. Giám đốc kinh doanh kỹ thuật Phòng tổ Phòng kinh Phòng kỹ Phòng kế chức doanh thuật toán Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Mọi vấn đề quan trọng đều phải được thông qua giám đốc xem xét và giải quyết. Giám đốc cũng là người đại diện hợp pháp cho công ty trước pháp luật. Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong và ngoài doanh nghiệp. Phòng tổ chức: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước với người lao động. Phòng kinh doanh: là phòng có nhiệm vụ tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Tìm hiểu thị trường, chuẩn bị nguồn hàng, lập kế hoạch kinh doanh và trình các phương án kinh doanh theo từng giai đoạn, từng phân khúc thị trường. Phòng kỹ thuật: Tham gia quản lý kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình, quản lý tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn tham gia quản lý máy móc, thiết bị và các công cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, kịp thời. Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính, cung cấp Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 32
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp. Phân tích thông tin đề xuất ý kiến với ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh doanh. 2.1.3 Chức năng, ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh và khai thác vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu. Bán, sửa chữa, lắp đặt ôtô, môtô, xe máy, máy móc thiết bị, phụ tùng. Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi vừa và nhỏ, đường dây trạm điện dưới 35KV. Kinh doanh nhà hàng , khách sạn, du lịch lữ hành. Trang trí nội ngoại thất, cảnh quan công trình. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012-2014 Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 33
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4.1 Phân tích thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012-2014 Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty cổ phần Minh Phúc 2012-2014 ĐVT: đồng Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tƣơng đối % Tƣơng đối % I. Vốn kinh doanh 31,190,667,623 25,474,028,960 22,492,239,155 -5,716,638,663 -18% -2,981,789,805 -12% 1. Vốn lưu động 24,524,532,285 18,323,615,887 16,373,377,382 -6,200,916,398 -25% -1,950,238,505 -11% 2. Vốn cố định 6,666,135,338 7,150,413,073 6,118,861,773 484,277,735 7% -1,031,551,300 -14% II. Doanh thu 38,667,499,462 21,076,837,726 10,094,498,290 -17,590,661,736 -45% -10,982,339,436 -52% III. Chi phí 893,078,362 791,677,071 615,334,388 -101,401,291 -11% -176,342,683 -22% IV. Lợi nhuận sau 142,500,000 136,011,094 142,570,461 -6,488,906 -5% 6,559,367 5% thuế Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Minh Phúc Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 34
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Từ các chỉ tiêu trên ta thấy tuy doanh thu của công ty cổ phần Minh Phúc giảm dần qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại có chiều hướng tăng. Cụ thể như sau: Về chỉ tiêu vốn kinh doanh ta thấy vốn giảm dần trong ba năm, trong năm 2013 là 25,474,028,960đ giảm 5,716,638,663đ tương đương 18% so với năm 2012. Sang đến năm 2014 tỷ lệ giảm của vốn kinh doanh là 12% so với năm 2013 tương đương với số tiền giảm là 2,981,789,805đ; đạt giá trị 22,492,239,155đ. Vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2013 là 18,323,615,887đ so với 2012 giảm đi một lượng là 6,200,916,398đ tương đương tỷ lệ giảm 25%, phần vốn này tiếp tục giảm nhưng lượng giảm ít hơn ở năm 2014 cụ thể là 1,950,238,505đ giá trị còn lại của vốn lưu động năm 2014 là 16,373,377,382đ. Tỷ lệ giảm vốn lưu động năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 đạt 11%. Về chỉ tiêu vốn cố định ta thấy có sự tăng giảm trong ba năm, cao nhất là năm 2013 với số vốn là 7,150,413,073đ. Tuy nhiên sang đến năm 2014 chỉ tiêu này chỉ đạt 6,118,861,773đ tương đương với tỷ lệ giảm là 14% nguyên nhanh là do việc đầu tư mua sắm, xây dựng các tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác của công ty có chiều hướng giảm đi. Lợi nhuận sau thuế cũng có sự tăng giảm qua các năm, nhưng điều đáng lưu ý ở đây là lợi nhuận của năm 2014 cao nhất với số tiền là 142,570,461đ. Như vậy, mặc dù doanh thu của năm 2014 thấp hơn so với năm 2012 nhưng do kiểm soát tốt các khoản mục chi phí nên lợi nhuận năm 2014 vẫn cao hơn so với hai năm trước đó. Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty trong năm 2014, bởi lẽ mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Kết luận Nhìn chung, trong ba năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt, tất cả các năm đều đạt được lợi nhuận. Qua việc phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp nói trên, ta thấy được tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh về cả doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm thời gian qua. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 35
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân một phần là do thì trường bất động sản đóng băng, phần lớn các công trình xây dựng bị ngừng trệ đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước như hiện nay, sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của các công ty xây dựng ngày càng lớn từ đó tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt của công ty cổ phần Minh Phúc với các công ty mới cùng ngành trên thị trường. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ban Giám đốc công ty cổ phần Minh Phúc đã tìm ra các giải pháp đưa doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đó, bằng chứng là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp vào năm 2014, làm cho năm 2014 trở thành năm có mức lợi nhuận cao nhất. Điều đó chứng tỏ công ty đã có những chiến lược, những kế hoạch phát triển hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình; ngày càng góp phần củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.2.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 36
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2: Bảng Cân Đối Kế Toán Công ty Cổ phần Minh Phúc năm 2012-2014 2012 2013 2014 Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2013-2012 Năm 2014-2013 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Tƣơng Tƣơng trọng trọng trọng Tuyệt đối Tuyệt đối đối đối A - TÀI SẢN 24,524,532,285 79% 18,323,615,887 72% 16,373,377,382 73% -6,200,916,398 -25% -1,950,238,505 -11% NGẮN HẠN Tiền và các khoản 5,600,427,649 23% 4,156,892,578 23% 1,759,018,173 11% -1,443,535,071 -26% -2,397,874,405 -58% tương đương tiền Các khoản phải thu 8,800,170,415 36% 5,802,595,269 32% 2,463,644,000 15% -2,997,575,146 -34% -3,338,951,269 -58% ngắn hạn Hàng tồn kho 10,116,270,360 41% 8,364,128,040 46% 11,923,858,377 73% -1,752,142,320 -17% 3,559,730,337 43% Tài sản ngắn hạn 7,663,861 0% 226,856,832 1% -7,663,861 -100% 226,856,832 khác B - TÀI SẢN DÀI 6,666,135,338 21% 7,150,413,073 28% 6,118,861,773 27% 484,277,735 7% -1,031,551,300 -14% HẠN Tài sản cố định 6,559,636,610 98% 7,050,216,709 99% 5,936,208,138 97% 490,580,099 7% -1,114,008,571 -16% Tài sản dài hạn 106,498,728 2% 100,196,364 1% 182,653,635 3% -6,302,364 -6% 82,457,271 82% khác TỔNG CỘNG 31,190,667,623 100% 25,474,028,960 100% 22,492,239,155 100% -5,716,638,663 -18% -2,981,789,805 -12% A - NỢ PHẢI TRẢ 10,537,462,377 34% 4,684,812,620 18% 1,560,452,354 7% -5,852,649,757 -56% -3,124,360,266 -67% I. Nợ ngắn hạn 10,537,462,377 100% 4,684,812,620 100% 1,560,452,354 100% -5,852,649,757 -56% -3,124,360,266 -67% II. Nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ 20,653,205,246 66% 20,789,216,340 82% 20,931,786,801 93% 136,011,094 1% 142,570,461 1% HỮU I. Vốn chủ sở hữu 20,653,205,246 100% 20,789,216,340 100% 20,931,786,801 100% 136,011,094 1% 142,570,461 1% TỔNG CỘNG 31,190,667,623 100% 25,474,028,960 100% 22,492,239,155 100% -5,716,638,663 -18% -2,981,789,805 -12% Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 37
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Về cơ cấu tài sản: Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp trong ba năm qua có xu hướng giảm dần về cuối năm. Năm 2012 tổng tài sản đạt 31,190,667,623đ; chỉ tiêu này giảm xuống 25,474,028,960đ năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm 18% và chỉ đạt 22,492,239,155đ năm 2014 (tốc độ giảm 12%). Tổng tài sản giảm là do tác động của 2 nhân tố sau: Tài sản ngắn hạn của công ty có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2012 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đạt mức cao nhất là 24,524,532,285đ chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã mạnh dạn bổ sung vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sang tới năm 2013, 2014 chỉ tiêu này có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2013 là 18,323,615,887đ chiếm 72% tỷ trọng, năm 2014 là 16,373,377,382đ chiếm tỷ trọng 73% trong tổng tài sản. Ngược lại, tài sản dài hạn năm 2013 so với năm 2012 lại tăng lên 484,277,735đ tương ứng với tốc độ tăng 7%. Tuy nhiên sang đến năm 2014 thì chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm từ 7,150,413,073đ năm 2013 (tỷ trọng 28%) giảm xuống còn 6,118,861,773đ năm 2014 (tỷ trọng 27%). Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng thứ yếu trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm là do những nguyên nhân sau: - Vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm dần qua các năm, năm 2012 là 5,600,427,649đ (tỷ trọng 23%), năm 2013 là 4,156,892,578đ (tỷ trọng 23%) nhưng đến năm 2014 thì nó chỉ còn 1,759,018,173đ (chiếm tỷ trọng 11% trong tài sản ngắn hạn). Năm 2012 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty dự trữ một lượng hàng khá lớn, vì thế công ty đã dùng vốn bằng tiền để thanh toán, nên lượng tiền còn lại vào năm 2013 giảm so với năm trước là hơn 1,443,535,071đ tương ứng với tỷ lệ giảm 26%. - Các khoản phải thu giảm cả số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm, đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn cũng giảm. Cụ thể: năm 2012 đạt mức cao nhất trong ba năm là 8,800,170,415đ chiếm 36% tỷ trọng. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 38
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sang đến năm 2014 các khoản phải thu đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 2,463,644,000đ làm cho tỷ trọng giảm xuống còn 15% trong tổng tài sản ngắn hạn từ 32% năm 2013 tương ứng với số tiền 5,802,595,269đ. Thực tế cho thấy trong ba năm hoạt động vừa qua, công ty đã có những biện pháp tích cực có chiều hướng tốt để quản lý các khoản phải thu, hiệu quả trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng. Vì vậy, công ty cần đẩy nhanh hơn nữa công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao quá trình luân chuyển vốn đồng thời sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả hơn. - Trái ngược với sự biến động của khoản phải thu là giá trị chỉ tiêu hàng tồn kho. Chỉ tiêu này có sự biến động lên xuống qua các năm, năm 2013 hàng tồn kho là 8,364,128,040đ chiếm 46% tỷ trọng, giảm so với năm 2012 là 1,752,142,320đ. Nhưng sang năm 2014 chỉ tiêu này lại tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong ba năm là 11,923,858,377đ chiếm tỷ trọng cao 73% trong tài sản ngắn hạn. Với tốc tăng cao 43% và tỷ trọng chiếm lớn hơn 50% như vậy dự báo hiệu quả sử dụng hàng tồn kho sẽ không tốt. Vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý. - Tài sản ngắn hạn khác của công ty cũng biến động thất thường. Năm 2013 công ty không có khoản mục này nhưng năm 2014 lại tăng lên 226,856,832đ cao hơn nhiều lần so với năm 2012 là 7,663,861đ. Tuy nhiên khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Về tài sản dài hạn năm 2014 lại giảm đi so với năm trước một lượng là 1,031,551,300 đ tương ứng tỷ lệ giảm 14%. Nguyên nhân là do trong năm nay một số tài sản cố định sử dụng lâu đã bị hao mòn và không còn khả năng sử dụng do đó doanh nghiệp đem thanh lý hoặc nhượng bán và chưa có kế hoặc mua sắm thêm. Đánh giá chung tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tình hình tài sản lưu động tương đối tốt, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền mặc dù có giảm nhưng vẫn nằm trong sự ổn định và hợp lý. Khoản mục khoản phải thu giảm, chứng tỏ công tác thu hồi vốn tốt. Khoản mục hàng tồn kho tăng cao vào năm 2014, công ty cần có các chính sách dự trữ hàng tồn kho một Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 39
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp cách hợp lý hơn. Trái với tài sản lưu động, tài sản cố định không có biến động nhiều, giá trị của khoản mục tài này giảm là do khấu hao hàng năm. Tuy nhiên phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm các khoản mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty. Về cơ cấu nguồn vốn: Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi qua các năm, năm 2014 tổng nguồn vốn là 22,492,239,155đ tỷ lệ giảm 13% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn có sự sụt giảm như vậy là do tác động của sự thay đổi hai chỉ tiêu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2012 chỉ tiêu nợ phải trả đạt mức cao nhất là 10,537,462,377đ chiếm 34% tỷ trọng trên tổng số nguồn vốn. Nguyên nhân là do năm nay công ty mở rộng quy mô mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho chỉ tiêu này tăng cao. Năm 2014, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nên công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống đáng kể còn 1,560,452,354đ, giảm 3,124,360,266đ với tốc độ giảm 67%, đồng thời tỷ trong chỉ tiêu này cũng giảm xuống còn 7% trong tổng số so với năm 2013. Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2012 đạt giá trị cao làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Nhưng đến hai năm sau đó tình hình đã có chiều hướng khả quan hơn, nợ phải trả giảm xuống làm cho mức độ độc lập về tài chính được nâng cao hơn qua các năm. Có thể nói đây là một xu hướng tích cực của công ty cần được phát huy trong thời gian tới. Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2012 vốn chủ sở hữu là 20,653,205,246đ chiếm tỷ trọng 66%. Năm 2013 vốn chủ sở hữu là 20,789,216,340đ tăng 136,011,094 đ, tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn tăng lên 82%. Năm 2014 vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng và đạt giá Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 40
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp trị là 20,931,786,801đ tăng một lượng là 142,570,461đ so với năm 2013 đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 93%. Đi sâu tìm hiểu ta thấy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là do lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng. Điều này được chứng minh qua chỉ tiêu lợi nhuận năm 2014 đã tăng lên 6,559,367đ so với đầu năm và đạt giá trị bằng 142,570,461đ. So sánh giữa kết cấu giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong ba năm thì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng cơ bản trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn độc lập về măt tài chính. Tóm lại cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong các năm có xu hướng biến động đáng kể, doanh nghiệp cần tiếp tục đưa ra các biện pháp phù hợp để quản lý cơ cấu nguồn vốn ổn định và hiệu quả hơn. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 41
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 3: Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công ty Cổ phần Minh Phúc giai đoạn 2012-2014 ĐVT: đồng Biến động 2014-2013 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ STT Chỉ tiêu Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Năm 2014 (%) Số tiền Tỷ lệ Doanh thu bán hàng và cung cấp 1 38,667,499,462 100 21,076,837,726 100 10,094,498,290 100 -10,982,339,436 -52.11 dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và 3 38,667,499,462 100 21,076,837,726 100 10,094,498,290 100 -10,982,339,436 -52.11 cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 37,586,561,873 97.2 20,105,341,043 95.4 9,409,279,636 93.21 -10,696,061,407 -53.2 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 5 1,080,937,589 2.8 971,496,683 4.6 685,218,654 6.79 -286,278,029 -29.47 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 2,140,773 0.01 2,441,482 0.01 209,682 0.002 -2,231,800 -91.41 7 Chi phí tài chính 226,759,488 0.59 - Trong đó: Chi phí lãi vay 226,759,488 0.59 8 Chi phí bán hàng 464,323,212 1.20 514,590,096 2.4 310,652,452 3.08 -203,937,644 -39.63 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 198,995,662 0.51 277,086,975 1.3 133,136,765 1.32 -143,950,210 -51.95 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 10 190,000,000 0.49 182,261,094 0.9 241,639,119 2.39 59,378,025 32.58 kinh doanh 11 Thu nhập khác 120,000,000 1.19 120,000,000 12 Chi phí khác 171,545,171 1.70 171,545,171 13 Lợi nhuận khác -51,545,171 -0.51 -51,545,171 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 190,000,000 0.49 182,261,094 0.9 190,093,948 1.88 7,832,854 4.30 15 Chi phí thuế TNDN 47,500,000 0.12 45,565,274 0.2 41,820,669 0.41 -3,744,605 -8.22 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 16 142,500,000 0.37 136,011,094 0.6 142,570,461 1.41 6,559,367 4.82 doanh nghiệp Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 42
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Doanh thu thuần năm 2012 là 38,667,449,462đ. Năm 2013, 2014 với chính sách nâng giá đầu ra các dịch vụ và thắt chặt chính sách thu tiền nên doanh thu giảm xuống còn 21,076,837,726đ năm 2013 và chỉ tiêu này đến năm 2014 còn 10,094,498,290đ tương đương với tốc độ giảm 52,11%. Ngoài doanh thu thuần doanh nghiệp còn có khoản doanh thu khác từ hoạt động tài chính. Năm 2012 giá trị của chỉ tiêu là 2,140,773đ, năm 2013 là 2,441,482đ. Năm 2014 đạt giá trị là 209,682đ tốc độ giảm so với năm 2013 là 91,41%. Tuy giá trị của chỉ tiêu này khá thấp, không đáng kể nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn doanh thu và là cơ sở để tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Như vậy tình hình doanh thu có xu hướng giảm mạnh qua các năm, ngoài yếu tố khách quan của thị trường cạnh tranh, một nguyên nhân tác động không nhỏ là do chính sách kinh doanh của công ty có sự thay đổi. Công ty nên có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm khắc phục và cải thiện tình hình. Giá vốn hàng bán giảm dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu. Cụ thể ta thấy giá vốn hàng bán năm 2012 là 37,586,561,873đ chiếm tỷ trọng 97.2% trong doanh thu. Năm 2013 giá vốn hàng bán giảm xuống còn 20,105,341,043đ làm cho tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 95.4%. Sang đến năm 2014 chỉ tiêu này chỉ đạt 9,409,279,636đ kéo theo tỷ trọng giảm xuống còn 93.21%. Việc chỉ tiêu này giảm kèm theo lợi nhuận gộp cũng giảm qua ba năm. Từ giá trị 1,080,937,589đ năm 2012 giảm xuống còn 685,218,654 đ năm 2014. Tốc độ giảm giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 là 53,2%. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do giá cả nguyên liệu đầu vào hoặc chi phí chung giảm. Ta thấy chi phí bán hàng của doanh nghiệp có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2012 chi phí bán hàng là 464,323,212đ; năm 2013 chỉ tiêu này đạt giá trị cao nhất trong 3 năm nghiên cứu là 514,590,096đ. Sang tới năm 2014 trị số của chỉ tiêu này là 310,652,452đ; giảm 203,937,644đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 39,63% so với năm trước. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 43
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu chi phí quản lý có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, nếu trong năm 2012 chi phí quản lý là 198,995,662đ thì sang tới năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đến giá trị là 277,086,975đ.Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí tăng theo.Đến năm 2014 chi phí quản lý đã là 133,136,765đ giảm 143,950,210đ so với năm 2013; tương ứng với tốc độ giảm là 51,95% đạt mức thấp nhất trong ba năm qua. Chi phí quản lý của doanh nghiệp có tuy tăng cao vào năm 2013 nhưng sang đến năm 2014 chỉ tiêu này đã có sự giảm đáng kể cho thấy công ty đã có những bước đi đúng đắn, những định hướng hiệu quả cho khả năng quản lý chi phí doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 190,000,000đ. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 182,261,094đ. Năm 2014 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 241,639,119đ tương ứng với tỷ lệ tăng 32,58%. Điều này một phần là do sự tác động của thu nhập khác trong năm qua của công ty đạt 120,000,000đ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên mức tăng này vẫn còn nhỏ so với sự sụt giảm doanh thu, công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ này hơn nữa trong tương lai nhằm đạt được kết quả cao trong kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (25%). Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống hoàn toàn với lợi nhuận trước thuế. Ta xét tỷ trọng của nó so với doanh thu, tức là 100đ doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế là 142,500,000đ so với doanh thu là 38,667,499,462đ có nghĩa là 100đ doanh thu sẽ tạo ra 0,37đ lợi nhuận. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 136,011,094đ so với doanh thu là 21,076,837,726đ, 100đ doanh thu tạo ra 0,64đ lợi nhuận. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt cao nhất là 142,570,461đ trên doanh Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 44
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thu là 10,094,498,290đ hay 100đ doanh thu tạo ra được 1,41đ lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với đầu kỳ còn khá thấp 4,82%. Ta thấy tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh thu qua ba năm đã có sự phát triển khá rõ, nếu như năm 2012, 100đ doanh thu chỉ thu được không quá 0,5đ lợi nhuận thì sang tới năm 2014 số đồng lợi nhuận thu về đã tăng khá cao 1,41đ. Nhìn chung qua bảng phân tích ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm có xu hướng phát triển khá ổn định. Tuy vậy công ty vẫn cần có các biện pháp để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng việc marketing hoặc một số biện pháp hợp lý khác. Kết cấu các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Qua số liệu phân tích ở bảng 3, ta thấy để có được 100đ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì trong năm 2012 công ty đã phải bỏ ra 97,2đ giá vốn hàng bán; 0,59đ chi phí tài chính (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay); 1.2đ chi phí bán hàng và 0.51đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2013 để có được 100đ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty phải bỏ ra 95,4đ giá vốn hàng bán; 2.4đ chi phí hàng bán và 1.3đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2014 để đạt 100đ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty phải bỏ ra 93,21đ giá vốn hàng bán; 3.08đ chi phí bán hàng; 1.32đ chi phí quản lý doanh nghiệp và 1,7đ chi phí khác. Như vậy để cùng đạt được 100đ doanh thu trong mỗi năm thì giá vốn hàng bán và chi phí tài chính có xu hướng giảm đi còn chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác có xu hướng tăng lên. Năm 2012 cứ 100đ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì đem về được 2,8đ lợi nhuận gộp. Năm 2013 là 4,6đ và con số này là 6,79đ ở năm 2014.Ta thấy chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm chứng tỏ sức sinh lời trên một đồng doanh thu của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước trong thời gian 3 năm nghiên cứu. Xét tới chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế, ta thấy chỉ tiêu này biến đổi cùng chiều với chỉ tiêu lợi nhuận gộp về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, nghĩa là chỉ tiêu này cũng có tốc độ tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2012 cứ 100đ Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 45
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại 0,49đ lợi nhuận kế toán trước thuế, năm 2013 con số này là 0,9đ và năm 2014 tăng lên là 1,88đ. Có thể thấy được rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã phát triển theo chiều hướng có lợi. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét tính toán việc bỏ ra các chi phí và sử dụng chi phí hợp lý hơn. Năm 2012 cứ 100đ doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại 0,37đ lợi nhuận sau thuế, năm 2013 là 0.6đ và năm 2014 là 1.41đ. Chứng tỏ cuối năm thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn so với đầu năm. Đây là một kết quả tốt và công ty cần phát huy trong tương lai. Công ty cần có những biện pháp tiếp tục giảm giá vốn hàng bán, đồng thời có kế hoạch cụ thể góp phần sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm, giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. 2.2.3 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp 2.2.3.1 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính Bảng 4: Bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 trọng trọng trọng TÀI SẢN 31,190,667,623 100 25,474,028,960 100 22,492,239,155 100 TSNH và đầu tư 24,524,532,285 78.63 18,323,615,887 71.93 16,373,377,382 72.80 ngắn hạn TSDH và đầu tư dài 6,666,135,338 21.37 7,150,413,073 28.07 6,118,861,773 27.20 hạn NGUỒN VỐN 31,190,667,623 100 25,474,028,960 100 22,492,239,155 100 Nợ ngắn hạn 10,537,462,377 33.78 4,684,812,620 18.39 1,560,452,354 6.94 Nợ dài hạn và vốn 20,653,205,246 66.22 20,789,216,340 81.61 20,931,786,801 93.06 CSH VỐN LƢU CHUYỂN 13,987,069,908 13,638,803,267 14,812,925,028 = TSNH - NỢ NH = VỐN DH - TSDH Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Minh Phúc 2012-2014 Đi sâu vào phân tích chỉ tiêu vốn lưu chuyển của công ty cổ phần Minh Phúc trong giai đoạn 2012-2014 ta thấy: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn bằng nhau. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 46
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giá trị vốn lưu chuyển luôn dương trong suốt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2012, vốn lưu chuyển có giá trị là 13,987,069,908đ; năm 2013 vốn lưu chuyển là 13,638,803,267đ, năm 2014 vốn lưu chuyển đạt giá trị cao nhất trong ba năm là 14,812,925,028đ. Điều này cho thấy vốn dài hạn của doanh nghiệp đầu tư cho TSDH không những đủ mà còn thừa, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Nghĩa là vốn dài hạn còn dư sau khi đầu tư vào TSDH tiếp tục được đầu tư vào TSNH. Tuy điều này là an toàn nhưng lợi nhuận lại thấp. Đồng thời khi vốn lưu động ròng dương thì chỉ tiêu TSNH sẽ lớn hơn nợ ngắn hạn, điều này cũng tạo được sự an toàn cho công ty nhưng chi phí sử dụng vốn lại cao hơn. Nó cũng cho thấy TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền đủ để đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp thăng bằng và công ty có khả năng thanh toán tốt. Nhu cầu vốn lưu chuyển Trên cơ sở xác định lượng vốn lưu chuyển của doanh nghiệp, ta so sánh chỉ tiêu vốn lưu chuyển với chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu chuyển để xác định phương tiện tài trợ cũng như cách thức tài trợ mà doanh nghiệp đang sử dụng có an toàn và ổn định hay không. Công thức tính nhu cầu vốn lưu chuyển: NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 47
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 5: Vốn lƣu chuyển – Nhu cầu Vốn lƣu chuyển ĐVT: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2014-2013 I.Vốn lƣu chuyển 13,987,069,908 13,638,803,267 14,812,925,028 1,174,121,761 1.Tài sản ngắn hạn 24,524,532,285 18,323,615,887 16,373,377,382 -1,950,238,505 2.Nợ ngắn hạn 10,537,462,377 4,684,812,620 1,560,452,354 -3,124,360,266 II. Nhu cầu vốn lƣu 14,658,914,406 13,668,314,881 14,327,478,890 659,164,009 chuyển 1. Phải thu ngắn hạn 8,800,170,415 5,802,595,269 2,463,644,000 -3,338,951,269 2. Hàng tồn kho 10,116,270,360 8,364,128,040 11,923,858,377 3,559,730,337 3. Phải trả ngắn hạn 4,257,526,369 498,408,428 60,023,487 -438,384,941 III. VLC - Nhu cầu VLC -671,844,498 -29,511,614 485,446,138 514,957,752 Qua bảng phân tích trên ta thấynhu cầu vốn lưu chuyển của doanh nghiệp có sự biến động dẫn đến chính sách tài trợ có sự thay đổi qua từng năm. Đi sâu phân tích từng chỉ tiêu: Phân tích VLC ta thấy, VLC cuối năm 2014 tăng cao hơn so với đầu năm là do chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: - Tài sản ngắn hạn năm 2014 giảm so với đầu năm, cụ thể: năm 2013 TSNH là 18,323,615,887đ, năm 2014 giá trị TSNH giảm xuống còn 16,373,377,382đ. Giảm một lượng là 1,950,238,505đ so với đầu năm. - Nhân tố thứ hai là nợ ngắn hạn, ta thấy nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 nợ ngắn hạn là 10,537,462,377đ. Năm 2013 nợ ngắn hạn là 4,684,812,620đ nhưng sang tới năm 2014 thì nợ ngắn hạn chỉ còn 1,560,452,354đ. Giảm một lượng bằng 3,124,360,266đ so với năm trước. Tuy nhiên do lượng giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn lượng giảm của tài sản ngắn hạn nên làm cho vốn lưu chuyển tăng lên vào năm 2014. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 48
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phân tích nhu cầu VLC ta thấy năm 2014 nhu cầu VLC tăng lên so với đầu năm một khoản bằng 659,164,009đ. Nguyên nhân làm nhu cầu VLC năm 2014 tăng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Hàng tồn kho năm 2014 so với hàng tồn kho năm 2013 tăng một lượng bằng 3,559,730,337đ. Cụ thể: năm 2013 giá trị hàng tồn kho là 8,364,128,040đ; năm 2014 HTK là 11,923,858,377đ điều này làm cho nhu cầu vốn lưu chuyển tăng một lượng là 3,559,730,337đ. - Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 giảm 3,338,951,269đ so với năm 2013 làm cho nhu cầu VLC giảm 3,338,951,269đ. - Các khoản phải trả ngắn hạn năm 2014 giảm 438,384,941đ so với năm 2013 làm cho nhu cầu vốn lưu chuyển tăng 438,384,941đ. Do các khoản phải thu ngắn hạn giảm đồng thời các khoản phải trả ngắn hạn giảm nhỏ hơn số tăng của hàng tồn kho nên nhu cầu vốn lưu chuyển tăng. Mặt khác ta thấy trong hai năm 2012 và 2013chênh lệch giữa hai chỉ tiêu VLC và nhu cầu VLC đều mang giá trị âm, cụ thể: năm 2012 VLC nhỏ hơn nhu cầu VLC 671,844,498đ. Năm 2013 chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này được rút ngắn đáng kể: VLC có giá trị nhỏ hơn nhu cầu VLC là 29,511,614đ. Điều này chothấy VLC của doanh nghiệp trong hai năm qua không đủ để đáp ứng nhu cầu VLC, dẫn tới thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh và làm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên tình hình này có dấu hiệu khả quan hơn về cuối năm. Sang tới năm 2014 tình hình này đã được công ty cải thiện đáng kể, trong năm này là năm duy nhất trong khoảng thời gian 2012-2014 chênh lệch giữa VLC và nhu cầu VLC đạt giá trị dương 485,446,138đ. Trường hợp này chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn lưu chuyển để có thể đáp ứng nhu cầu VLC, hay nó thể hiện khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tốt trong khi vẫn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn (bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả). Tuy nhiên điều này cũng cho thấy trong năm 2014 doanh nghiệp bị thừa vốn nhiều làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao hay có thể nói trong trong năm Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 49
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp qua doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình hợp lý và hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 50
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.2 Đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán Bảng 6: Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Khả Năng Thanh Toán Công ty Cổ Phần Minh Phúc Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013-2012 2014-2013 Δ % Δ % 1 Tổng tài sản 31,190,667,623 25,474,028,960 22,492,239,155 -5,716,638,663 -18.3% -2,981,789,805 -11.7% 2 Tổng nợ phải trả 10,537,462,377 4,684,812,620 1,560,452,354 -5,852,649,757 -55.5% -3,124,360,266 -66.7% 3 TSNH 24,524,532,285 18,323,615,887 16,373,377,382 -6,200,916,398 -25.3% -1,950,238,505 -10.6% 4 Nợ NH 10,537,462,377 4,684,812,620 1,560,452,352 -5,852,649,757 -55.5% -3,124,360,268 -66.7% 5 HTK 10,116,270,360 8,364,128,040 11,923,858,377 -1,752,142,320 -17.3% 3,559,730,337 42.6% 6 LNTT 190,000,000 182,261,094 190,093,948 -7,738,906 -4.1% 7,832,854 4.3% Tiền và các khoản 7 5,600,427,649 4,156,892,578 1,759,018,173 -1,443,535,071 -25.8% -2,397,874,405 -57.7% tương đương tiền Hs thanh toán 8 tổng quát H1 2.96 5.44 14.41 2.48 83.7% 8.98 165.1% = (1)/(2) HS thanh toán 9 hiện hành H2 2.33 3.91 10.49 1.58 68.1% 6.58 168.3% = (3)/(4) Hs thanh toán 10 nhanh H3 1.37 2.13 2.85 0.76 55.5% 0.73 34.1% = [(3-5)/4] Hs thanh toán 11 tức thời H4 0.53 0.89 1.13 0.36 67% 0.24 27% = (7)/(4) Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 51
- Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong ba năm qua khá cao chứng tỏ tất cả các khoản vốn huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của công ty khá vững vàng. Trong năm 2012 cứ 1 đồng vay nợ của công ty có 2.96đ giá trị tài sản để đảm bảo, năm 2013 là 5.44đ, năm 2014 thì cứ 1đ vay nợ thì được đảm bảo bằng 14.41đ giá trị tài sản. Hệ số này năm 2013 cao hơn năm 2012 là 2.48đ tương ứng với tỷ lệ tăng 83.7%. Năm 2014 hệ số này tiếp tục tăng với tốc độ lớn hơn 165%, cao hơn năm 2013 một lượng là 8.98đ. Điều này là do năm 2013 mức huy động của công ty giảm đi 5.852.649.757đ với tốc độ giảm 55.5%, đồng thời tổng tài sản giảm đi 5.716.638.663đ tương ứng với tốc độ giảm 18.3%. Như vậy tốc độ giảm của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ giảm của tổng nợ phải trả dẫn đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp năm 2013 tăng lên so với năm 2012. Tương tự như vậy năm 2014 so với năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 2.981.789.805đ tương ứng với tốc độ giảm 11.7%, nợ ngắn hạn giảm 3.124.360.268đ tương ứng với tốc độ giảm 66.7%. Ta thấy tốc độ giảm của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn kết quả là làm cho hệ số thanh toán tổng quát năm 2014 tăng lên so với năm trước. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty thể hiện mức độ đảm bảo tài sản lưu động với các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ. Như vậy, trong năm 2012 thì cứ 1đ nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 2.33đ tài sản lưu động, năm 2013 là 3.91đ, năm 2014 là 10.49đ. Chỉ số này tăng chứng tỏ việc quay vòng vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả. So với năm 2012 thì khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 của công ty đã tăng 1.58đ tương ứng với tỷ lệ tăng 68.1%. Năm 2014 khả năng thanh toán ngắn hạn tăng 6.58đ so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng hơn 160%. Nguyên nhân là do các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty đều có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động luôn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn dẫn đến hệ số thanh toán hiện hành năm sau luôn cao hơn năm trước trong giai đoạn 2012-2014. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 đạt 1.37 có nghĩa là cứ 1đ nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1.37đ tài sản ngắn hạn (không có khoản mục Sinh viên: Lê Nguyên Khuê – Lớp: QT1502T 52