Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng - Lưu Thị Tươi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng - Lưu Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_d.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng - Lưu Thị Tươi
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. LỜI MỞ ĐẦU Bƣớc vào thế kỷ XXI, nền kinh tế nƣớc ta đang có sự chuyển biến lớn theo xu hƣớng tích cực với mục đích phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội nhanh chóng hoà nhập cùng sự phát triển của các nƣớc trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại, WTO nên có sự cạnh tranh để có một chỗ đứng trên thị trƣờng là một tất yếu. Trong nền kinh tế thị trƣờng doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn có “lãi” nhất là những doanh nghiệp tiến hành Cổ phần hoá bƣớc vào hoạt động với tƣ cách là công ty Cổ phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng, tự chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của mình. Xuất thân từ một doanh nghiệp nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ trong thời gian bao cấp, nên khi bƣớc vào kinh tế thị trƣờng có tính chất sinh tử, công ty Cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng gặp không ít những khó khăn tử thách. Có những lúc tƣởng nhƣ phải đóng của, với đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ còn hạn hẹp, mang nặng tƣ tƣởng bao cấp. Đứng trƣớc những khó khăn đó, công ty đã tìm ra những biện pháp hữu hiệu từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, thay đổi các vị trí cán bộ, mạn dạn đƣa cán bộ trẻ, năng động, có học hàm học vị và kinh nghiệm vào quản lý các mũi chủ chốt. Triển khai, mở rộng thị trƣờng mua bán và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế là thƣớc đo, là căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là vấn đề cốt lõi mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá đƣợc Xã hội đó đang phát triển hay suy thoái. Xuất phát từ nhận thức đó nên em chon đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng”. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 1 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Khoá luận nhằm nghiên cứu các mặt căn bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng, phản ánh những nét tƣơng đối chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đề xuất các biện pháp trong tƣơng lai. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận đƣợc chia làm 3 phần nhƣ sau: Phần I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu HP. Phần III: Phƣơng hƣớng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu HP. Vì điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận của em khó tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô thông cảm và góp ý. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 2 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con ngƣời, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra đƣợc thị trƣờng chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để đƣợc nhƣ vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh. “ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phƣơng tiện, phƣơng thức kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng”. Hoạt động kinh doanh có những đặc điểm sau: - Do 1 chủ thể thực hiện đƣợc gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. - Kinh doanh phải gắn với thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, các nhà cung ứng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà nƣớc. Các mối quan hệ này giúp chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đƣa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển. - Kinh doanh phải có sự vận dụng của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho hoạt động kinh doanh, không có vốn thì không thể duy trì hoạt động kinh doanh cũng nhƣ duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ thể kinh doanh dùng vốn để mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thuê nhân công - Mục đích chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất Sinh viên: Lưu Thị Tươi 3 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Nhƣ vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh chất lƣợng các hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố. Kết quả đầu ra HQ SXKD = Nguồn lực đầu vào Trong đó: Các nguồn lực đầu vào là: nhân lực (lao động), vật lực (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị) và các nguồn lực tài chính. Các kết quả đầu ra là: giá trị tổng sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận. * Hiệu quả: gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối. Hiệu quả tuyệt đối đựơc xác định nhƣ sau: A = K – C Trong đó: A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Kết quả thu đƣợc C: Nguồn lực đầu vào Căn cứ vào nguồn lực bỏ ra để thu kết quả thì chỉ tiêu hiệu quả đƣợc xác định nhƣ sau: K A = C Trong đó: A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh K: Kết quả thu đƣợc C: Nguồn lực đầu vào 1.1.2.2 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề Sinh viên: Lưu Thị Tươi 4 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các nguồn lực nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngƣợc lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây dƣợc hiểu theo nghĩa rộng là tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm chi phi cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua, hay giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải đƣợc bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy đƣợc lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính nhƣ vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phƣơng án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn. 1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.3.1 Vai trò * Hiệu quả kinh doanh – công cụ quản trị doanh nghiệp Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải đƣa ra các giải pháp: - Hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh luôn phù hợp với thị trƣờng. Muốn vậy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu đƣợc nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Nói cách khác, doanh nghiệp phải phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực sản xuất. - Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong quá trình tổ chức chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh. Để có đƣợc giải pháp đúng doanh nghiệp phải đo lƣờng đƣợc hiệu quả kinh doanh ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng nhƣ ở từng bộ phận. Sau Sinh viên: Lưu Thị Tươi 5 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. đó phân tích tìm ra nguyên nhân từ đó mới có đƣợc giải pháp thích hợp. Nhiều nhà quản trị cho rằng: Hiệu quả kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là phƣơng tiện để thực hiện hoạt động quản trị kinh doanh * Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Do tồn tại quy luật khan hiếm: càng ngày ngƣời ta sử dụng càng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ cho nhu cầu khác của con ngƣời. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con ngƣời ngày càng đa dạng và tăng lên không giới hạn. Chính vì thế, nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân phải hoạt động một cách có hiệu quả. Bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Và sản xuất cho ai? Vì thị trƣờng chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với số lƣợng và chất lƣợng phù hợp. Mọi doanh nghiệp không trả lời đúng 3 câu hỏi trên sẽ sử dụng các nguồn lực xã hội để sản xuất các sản phẩm không tiêu thụ đƣợc trên thị trƣờng, tức kinh doanh không có hiệu quả, lẫn chi phí các nguồn lực sản xuất xã hội - sẽ không có khả năng tồn tại. Xét trên phƣơng diện kỹ thuật: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép con ngƣời có thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng nhiều phƣơng pháp hoặc cách thức sản xuất khác nhau. Chính vì vậy con ngƣời có thể lựa chọn một phƣơng pháp, một cách thức sản xuất có hiệu quả. Xét trên phƣơng diện kinh tế: mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lƣợng và sự khác biệt hóa trong sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì các lợi thế về giá doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Các chỉ tiêu cơ sở sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế cao thì doanh nghiệp mới có khả năng đạt đƣợc điều này. Mọi doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có Sinh viên: Lưu Thị Tươi 6 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. hiệu quả càng cao càng tốt (điều này luôn là một quá trình không ngừng). Hoạt động kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tƣơng đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội và là điều kiện để thực hiện các mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vây, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.3.2 Ý nghĩa * Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của sản xuất trong cơ chế thị trƣờng. Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất và trình độ hoàn thiện sản xuất ngày càng cao, yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng thỏa mãn là điều kiện quản lý kinh tế cơ bản ngày càng đƣợc phát huy đầy đủ hơn vai trò của nó. Tóm lại, ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực càng hợp lý thì càng có hiệu quả. * Đối với bản thân doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh xét về tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đƣợc. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo tồn và phát triển về vốn, qua đó doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng, vừa giải quyết tốt đời sống lao động, vừa đầu tƣ mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả chính là căn cứ quan trọng và chính xác để doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình. Nhận thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 7 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * Đối với ngƣời lao động: Hoạt động sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích ngƣời lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả đồng nghĩa với nâng cao đời sống ngƣời lao động trong doanh nghiệp để tạo động lực trong sản xuất, do đó năng suất lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.4 Quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.4.1 Một số quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới vấn đề cách hiểu về hiệu quả. Đứng trên các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế lại đƣa ra các cách nhìn nhận riêng về hiệu quả. Để hiểu đƣợc về phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh trƣớc tiên ta hiểu về hiệu quả nói chung. Quan điểm thứ nhất: Theo P.Samerelson và W.Nordhous thì “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không tăng sản lƣợng một loại hàng hoá mà cũng không cắt giảm một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đề cập tới vấn đề phân bổ và đề cập tới các nguồn lực của nền sản xuất trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là cao nhất, là lý tƣởng và không có mức hiệu quả nào cao hơn. Quan điểm thứ hai: “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện ngay tại số hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết luận doanh nghiệp có hiệu quả. Ngƣợc lại doanh thu nhỏ hơn chi phí tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ”. Quan điểm này đánh giá một cách chung chung hoạt động của doanh nghiệp, giả dụ nhƣ: Doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn chi phí nhƣng do khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp do vậy tiền chi lại lớn hơn tiền thu thực tế, khi đó doanh nghiệp bị thâm hụt vốn, khả năng chi trả kém cũng dễ dẫn đến khủng hoảng mà cao hơn nữa có thể bị phá sản. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 8 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Quan điểm thứ ba: “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu/ vốn hay lợi nhuận/ vốn ” Quan điểm này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra cao hay thấp, đây cũng chỉ là những quan điểm riêng lẻ chƣa mang tính khái quát thực tế. Quan điểm thứ tư: Lại đề cập tới hiệu quả kinh tế ở dạng khái quát, coi: “Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc hiệu quả đó”. Quan điểm này đánh giá đƣợc tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan điểm này thì hoàn toàn có thể tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế cùng sự biến động và vận động không ngừng của hoạt động kinh tế, chúng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau. Qua các định nghĩa cơ bản về hiệu quả kinh tế đƣợc trình bày ở trên, chúng ta cũng hiểu đƣợc rằng: “Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác (tận dụng) các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn) trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mong đợi mà doanh nghiệp đã đặt ra”. Nó là thƣớc đo mà ngày càng trở lên quan trọng của sự tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đáng giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.1.4.2 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế cá biệt: là hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ hoạt động thƣơng mại của doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh tế này là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu đƣợc chất lƣợng thực hiện những yêu cầu mà Xã hội đề ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả đƣợc tính toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, về cơ bản đó là giá trị thặng dƣ, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm Xã hội mà đất nƣớc căn bản thu đƣợc trong từng thời kỳ so với lƣợng vốn sản xuất, lao động Xã hội và tài nguyên đã hao phí. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 9 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong việc thực hiện cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, không những cần tính toán và đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà còn cần phải đạt đƣợc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của ngƣời lao động, của mỗi doanh nghiệp đồng thời qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng có tác động trực tiếp tới hiệu quả cá biệt. Ngƣợc lại chính sách sai lầm cũng dẫn tới kìm hãm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.4.3 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp - Hiệu quả chi phí bộ phận: Thể hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí của từng yếu tố cần thiết đã đƣợc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhƣ: lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp hay của nền kinh tế quốc dân. Việc tính toán và phân tích hiệu quả của những chi phí bộ phận cho thấy sự tác động và những nhân tố bộ phận sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả của chi phí tổng hợp phụ thuộc vào chi phí của các bộ phận. Việc giảm chi phí bộ phận sẽ giúp cho giảm chi phí tổng hợp, tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. - Hiệu quả chi phí tổng hợp: Thể hiện mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và tổng hợp chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.4 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Trong công tác quản lý hiệu quả kinh doanh, việc xác định hiệu quả nhằm giúp hai mục đích: Thứ nhất là phân tích đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai: là phân tích luận chứng về kinh tế xã hội của các phƣơng án khác nhau trong nhiệm vụ cụ thể nào đó khi chọn lấy một phƣơng án có lợi nhất. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 10 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Hiệu quả tuyệt đối: là hiệu quả đƣợc tính toán cho từng phƣơng án bằng cách xác định mức lợi ích thu đƣợc so với chi phí bỏ ra. Chẳng hạn tính toán lƣợng lợi nhuận thu đƣợc từ một đồng chi phí hoặc một đồng vốn bỏ ra. Về mặt lƣợng, hiệu quả này biểu hiện ở các chỉ tiêu khác nhau: năng suất lao động, lợi nhuận, thời gian hoà vốn, - Hiệu quả tƣơng đối: Là hiệu quả đạt đƣợc xác định bằng cách sắp xếp tƣơng quan các đại lƣợng thể hiện chi phí hoặc các kết quả ở các phƣơng án với nhau, các chỉ tiêu sắp xếp đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả các phƣơng án để chọn phƣơng án có lợi nhất về kinh tế Tuy nhiên việc xác định ranh giới hiệu quả các doanh nghiệp phải đƣợc xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ chung với hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1 Nhân tố khách quan * Môi trường pháp lý: “ Môi trƣờng pháp lý bao gồm luật, văn bản dƣới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Đó là các quy định của Nhà nƣớc về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trƣờng kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó. - Môi trƣờng pháp lý tạo môi trƣờng hoạt động, một môi trƣờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hƣớng chú trọng tới các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 11 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Môi trƣờng pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nhiệm vụ nhƣ nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trƣờng mở của hội nhập không thể tránh khỏi hiện tƣợng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nƣớc đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế” có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đƣờng lối kinh tế chung của toàn Xã hội. - Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trƣờng kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngƣợc lại nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thƣơng mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng làm hại tới Xã hội. * Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội: - Hình thức thể chế đƣờng lối chính trị của Đảng và Nhà nƣớc quy định các chính sách, đƣờng lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động của các doanh nghiệp. Môi trƣờng chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài liên minh, liên kết tạo thêm đƣợc nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng chính trị rối ren thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài hầu nhƣ là không mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở trong nƣớc cũng gặp nhiều bất ổn. - Môi trƣờng Văn hoá- Xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện Xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của ngƣời dân, Đây là những yếu tố rấ gần gũi và có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiẹp chỉ có thể duy trì và thu đƣợc lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của ngƣời dân nơi Sinh viên: Lưu Thị Tươi 12 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trƣờng Văn hoá – Xã hội quy định. * Môi trường kinh tế Môi trƣờng kinh tế là các chính sách đầu tƣ, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu ở tầm vĩ mô. Các chính sách này tạo ra sự ƣu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế, do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành các vùng kinh tế nhất định. Nhà nƣớc dùng các chính sách kinh tế để hƣớng các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của mình, không để ngành, vùng kinh tế nào phát triển theo quy luật cung vƣợt cầu, hạn chế sự độc quyền trong kinh doanh, kiểm soát sự độc quyền tạo môi trƣờng cạnh tranh kinh tế bình đẳng. Các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc nhƣ: Chính sách về các loại thuế, chính sách lãi suất, chính sách giá cả có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. - Các chính sách về các loại thuế: Mức thuế cao hay thấp ảnh hƣởng đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhƣ vậy ảnh hƣởng trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. - Chính sách giá cả: Sự điều tiết về giá cả tại thị trƣờng của doanh nghiệp ảnh hƣởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hƣởng đến kết quả đầu ra thông qua giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. - Chính sách về lãi suất tiền tệ: Trong sản xuất kinh doanh, ngoài vốn Chủ sở hữu các doanh nghiệp thƣờng phải huy động nguồn vốn vay để hoạt động và phải trả lãi vay, chính sách về lãi suất tiền tệ thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng - Đó là tình trạng môi trƣờng, xử lý phế thải, các ràng buộc về môi trƣờng, có tác động một cách chừng mực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện các nhiệm vụ với môi Sinh viên: Lưu Thị Tươi 13 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. trƣờng nhƣ đảm bảo xử lý chất thải, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hiệu quả và tiết kiệm, nhằm đảm bảo một môi trƣờng trong sạch. Môi trƣờng bên ngoài trong sạch thoáng mát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng làm việc bên trong của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất. - Yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng cơ sở vật chất liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thời gian vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Trong nhiều trƣờng hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém còn ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí đầu tƣ hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tƣ, kỹ thuật mua bán hàng hoá và khi đó tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. *Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế nhƣ hiện nay thì môi trƣờng quốc tế có sức ảnh hƣởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các xu hƣớng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động của chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng quốc tế ổn định còn là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. 1.2.2 Nhân tố chủ quan Là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đó là những yếu tố nội tại của doanh nghiệp, đƣợc doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. * Lực lượng lao động: Con ngƣời là một trong những nguồn lực sản xuất. Con ngƣời vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế Xã hội. Sự thành bại trong sản xuất kinh doanh có liên quan mật thiết đến vấn đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, sự nghiệp đào Sinh viên: Lưu Thị Tươi 14 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. tạo, năng lực của mỗi con ngƣời, Trong xu thế toàn cầu hoá nhƣ hiện nay thì nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, quản lý là làm thế nào để khai thác và phát huy tiềm năng của con ngƣời trong sản xuất kinh doanh. Khoa học kỹ thuật dù có tiên tiến đến đâu nhƣng vai trò của ngƣời lao động là không thể phủ nhận, bởi máy móc dù có tối tân cũng là do con ngƣời tạo ra và máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, kỹ thuật, khả năng sử dụng của ngƣời lao động thì mới phát huy trong sức mạnh kỹ thuật, tránh lãnh phí Do vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lực lƣợng lao động tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế về các mặt sau: Bằng lao động sáng tạo của mình con ngƣời tạo ra công nghệ mới, máy móc thiết bị mới, nguyên vật liệu mới tốt hơn trƣớc. Trực tiếp điều khiển máy móc thiết bị để tạo ra kết quả. Lao động có kỷ luật chấp hành, mọi quy định về thời gian, kỷ luật. Hiện nay các doanh nghiệp cần đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động, đây là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp. *Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Nhân tố này cho phép các doanh nhiệp nâng cao năng suất, chất lƣợng, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lƣu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng. Nhân tố này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác đến mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất, nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. - Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có - Mua sắm trang thiết bị mới, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất - Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 15 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nƣớc và nƣớc ngoài - Tích cực đào tạo, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý trên cơ sở đảm bảo bồi dƣỡng vật chất thoả mãn cho họ. - Nâng cao trình độ quản lý - Tăng cƣờng đầu tƣ vốn Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất không nên chỉ hiểu là đầu tƣ mua sắn những trang thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp. Đây cũng là hƣớng quan trọng của nhiều nƣớc trên thế giới kể cả các nƣớc phát triển. * Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố quản trị đóng vai trò quan trọng đối với việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc xác định một hƣớng đi đúng đắn là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, chiếm ƣu thế về chất lƣợng, mẫu mã và sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan, khả năng quản trị của quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc khai thác và phân bổ nguồn lực sản xuất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thật vậy ở mỗi doanh nghiệp kết quả và hiệu quả của hoạt động ở doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng nhƣ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. * Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Ngày nay với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế thị trƣờng đƣợc coi là nền kinh tế thông tin. Để đạt đƣợc thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp phải cần rất nhiều thông tin chính Sinh viên: Lưu Thị Tươi 16 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. xác về nhu cầu thị trƣờng, về công nghệ kỹ thuật, về đối tác, về đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ những thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác nhau trong và ngoài nƣớc, các chính sách kinh tế của nhà nƣớc và của các nhà nƣớc khác nhau có liên quan. Việc nắm bắt những thông tin chính xác, xử lý và sử dụng những thông tin đó sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc phƣơng hƣớng kinh doanh, xác định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn cũng nhƣ hoạch định các chƣơng trình sản xuất ngắn hạn. Do đó thông tin, trao đổi và xử lý thông tin là một điều quan trọng đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trình thu thập, xử lý, lƣu trữ và sử dụng thông tin dƣới nhiều hình thức. Trong đó đặc biệt là hệ thống tin quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện nay phù hợp với xu thế phát triển hệ thống thông tin nội bộ phải là hệ thống thông tin nối mạng cục bộ và cao hơn nữa là nối mạng trong nƣớc và quốc tế. * Quản trị quy mô và sản xuất kinh doanh Tổ chức sản xuất kinh doanh là quá trình biến các yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai, vật lực, lao dộng (nhân lực), vốn (tài lực) thành hàng hoá và dịch vụ mong muốn. Sử dụng vốn hợp lý, vật tƣ mua đúng chủng loại đảm bảo chất lƣợng với giá cả thấp, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào sẽ làm hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất. Lựa chọn thiết bị công nghệ sản xuất phù hợp, thiết bị công nghệ có chất lƣợng, kết cấu dây chuyền sản xuất hợp lý ăn khớp giữa các khâu, phát huy hết đƣợc năng lực thiết bị hiện có sẽ tăng đƣợc năng suất lao động, nâng cao đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3 Nội dung phân tích và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.1 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để biết dƣợc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không, ta cần phân tích các kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 17 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Kết quả đầu ra của một hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá trị tổng sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận, Do vậy khi phân tích các kết quả đầu ra ta cần phân tích những chỉ tiêu này. - Phân tích các chỉ tiêu kết quả, sự biến động và các nguyên nhân biến động - Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp ROE, ROA Để đánh giá hiệu quả kinh doanh có hệ thống các chỉ tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội. Một phƣơng án kinh doanh chỉ đƣợc đƣa ra xem xét về hiệu quả nếu nó đƣợc xác định trên cơ sở những quy định của Nhà nƣớc và đạt những tiêu chuẩn sau: - Phải tuân thủ sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc - Phải kết hợp hài hoà ba lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nƣớc. 1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Kết quả đầu ra đƣợc đo bằng chỉ tiêu: Doanh thu và lợi nhuận Các yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động, vốn kinh doanh (Vốn chủ sở hữu và vốn vay) Kết quả đầu ra HQ SXKD = Yếu tố đầu vào HQ tuyệt đối = KQ đầu ra - CPhí đầu vào 1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng DT tiêu thụ SP trong kỳ = chi phí Tổng CP SX và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu doanh lợi trên một đồng DT tiêu thụ SP trong kỳ = vốn sản xuất Vốn kinh doanh BQ trong kỳ LN trong kỳ Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí = Tổng CP SX và tiêu thụ trong kỳ LN trong kỳ Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần = Doanh thu thuần Sinh viên: Lưu Thị Tươi 18 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn sản LN trong kỳ = xuất Vốn kinh doanh BQ trong kỳ 1.3.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Có 4 nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh: + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: DT thuần Sức sản xuất của lao động = Số lao động BQ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, cứ 1 lao động tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần, thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao động. Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của lao động = Số lao động BQ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số lao động đƣa vào sản xuất bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: DT thuần Sức sản xuất của VCSH = VCSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, một đồng vốn CSH bỏ ra kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. LN sau thuế Sức sinh lợi của VCSH (ROE) = VCSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 19 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản: DT thuần Sức sản xuất tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết trong một năm cứ một đồng tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. DT thuần Sức sản xuất của TSCĐ = TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ cứ một đồng tài sản cố định thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. LN sau thuế Sức sinh lợi của TSCĐ = TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ cứ một đồng TSCĐ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. DT thuần Sức sản xuất của TSLĐ = TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ cứ một đồng TSLĐ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. LN sau thuế Sức sinh lời của TSLĐ = TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho ta thấy trong kỳ cứ một đồng TSLĐ thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. *Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: DT thuần Sức sản xuất của chi phí = Chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. LN sau thuế Sức sinh lợi của chi phí = Chi phí trong kỳ Sinh viên: Lưu Thị Tươi 20 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. + GV hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân + DT thuần Vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân 1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế Xã hội * Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp ngân sách cho Nhà nƣớc dƣới hình thức là các loại thuế nhƣ thuế doanh nghiệp, thuế đất thuế lợi tức, thuế xuất khẩu (đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ), thuế TTĐB, Nhà nƣớc sẽ sử dụng các khoản thu này cho sự phát triển của nền kinh tế Quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập Quốc dân. * Tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động Khi hoạt động có hiệu quả, hầu hết các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách tuyển thêm lao động hoặc tổ chức cho công nhân làm việc ngoài giờ. Điều này đặc biệt quan trọng với nƣớc ta ngày nay khi mà mức thu nhập chung của ngƣời lao động còn rất thấp và tỷ lệ thất nghiệp còn cao. * Nâng cao mức sống của ngƣời lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống ngƣời lao động. Xét trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời lao động đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu ngƣời, gia tăng đầu tƣ xã hội, mức tăng trƣởng phúc lợi Xã hội * Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia đƣợc xem là hiện tƣợng khá phổ biến, đặc biệt là đối với các Sinh viên: Lưu Thị Tươi 21 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. Để từng bƣớc xoá bỏ sự cách biệt này, góp phần tái phân phối lợi tức giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển vào các vùng kinh tế kém phát triển. Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế Xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: Bảo vệ nguồn lợi môi trƣờng, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.4.1 Nguyên tắc Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cần lƣu ý: - Ngoài việc xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp còn phải xuất phát từ lợi ích nền kinh tế Quốc dân. - Phải đảm bảo tính thống nhất trong các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đánh giá, thể hiện trong việc lựa chọn các yếu tố chi phí, đơn vị thanh toán chi phí, định mức chi phí. - Phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ các kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ các chi phí bỏ ra. - Để tính toán tiêu chuẩn hiệu quả phải dựa vào mức trung bình của ngành, của nền kinh tế hoặc số liệu của doanh nghiệp các năm trrƣớc. 1.4.2 Phương pháp so sánh Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến để phân tích xác định xu hƣớng, mức đọ biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Để tiến hành so sánh ta cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản nhƣ: Xác định số gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Gốc để so sánh ở đây có thể là các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trƣớc, kỳ kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trƣớc (so sánh theo thời gian), có thể là so sánh mức đạt đƣợc của các đơn vị với một đơn vị đƣợc chọn làm gốc so sánh – đơn vị điển hình trong một lĩnh vực nào đó (so sánh theo không gian). Khi tiến hành so sánh theo thời gian cần chú ý phải đảm bảo đƣợc tính thống Sinh viên: Lưu Thị Tươi 22 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. nhất về mặt kinh tế, về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu, đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lƣợng thời gian và giá trị. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức độ biến động tuyệt đối, tƣơng đối cùng biến động xu hƣớng của chỉ tiêu phân tích So sánh tuyệt đối: ∆ = C1 - C0 So sánh tƣơng đối: % ∆ = C1 /C0 Trong đó: C0 : Số liệu kỳ gốc C1 : Số liệu kỳ phân tích 1.4.3 Phương pháp thay thế liên hoàn Phƣơng pháp này giúp ta nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Để xem xét mức độ ảnh hƣởng của một nhân tố nào đó, ta sẽ thay thế số liệu kỳ gốc hoặc số liệu kỳ kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố trong khi giả thiết các nhân tố khác là không thay đổi Điều kiện áp dụng phƣơng pháp này là có mối quan hệ hàm số giữa các nhân tố, và chỉ tiêu kết quả kinh doanh. * Nội dung: - Xác lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với các nhâ tố ảnh hƣởng bằng một công thức. Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhất định, nhân tố số lƣợng đứng trƣớc, nhân tố chất lƣợng đứng sau hay theo quan hệ nhân quả. - Thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích theo thứ tự trên. Sau mỗi lần thay thế tính giá trị của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi sau đó so sánh với giá trị của chỉ tiêu khi nhân tố đó không thay đổi hoặc giá trị của lần thay thế trƣớc đó chính là mức độ ảnh hƣởng tuyệt đối của nhân tố vừa thay thế. - Có bao nhiêu nhân tố thay thế bấy nhiêu lần, nhân tố nào thay thế rồi giữa nguyên giá trị ở kỳ phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chƣa thay Sinh viên: Lưu Thị Tươi 23 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. thế giữa nguyên giá trị ở kỳ gốc. Cuối cùng tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố so với biến động của chỉ tiêu phân tích. * Khái quát: y = abc - Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0b0c0 - Xác định giá trị chỉ tiêu nghiên cứu: y1 = a1b1c1 - Xác định đối tƣợng phân tích: Δy = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0 - Xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: + Ảnh hƣởng của nhân tố a với mọi y: Thay thế lần 1: ya = a1b0c0 Ảnh hƣởng tuyệt đối của nhân tố a: Δya = ya - y0 = a1b0c0 - a0b0c0 Ảnh hƣởng tƣơng đối của nhân tố a: Δya δya = * 100 (%) y0 + Ảnh hƣởng của nhân tố b với mọi y: Thay thế lần 1: yb = a1b1c0 Ảnh hƣởng tuyệt đối của nhân tố b: Δyb = yb – ya = a1 b1c0 – a1b0c0 Ảnh hƣởng tƣơng đối của nhân tố b: Δyb δyb = * 100 (%) y0 + Ảnh hƣởng của nhân tố c với mọi y: Thay thế lần 1: yc = a1 b1c1 Ảnh hƣởng tuyệt đối của nhân tố c: Δyc = yc – yb = a1 b1c1– a1b1c0 Ảnh hƣởng tƣơng đối của nhân tố c: Δyc δyc = * 100 (%) y0 Δya + Δyb +Δyc = Δy Δyc δya + δyb + δyc = * δy * 100 (%) y0 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 24 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 1.4.4 Phương pháp số chênh lệch Phƣơng pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phƣơng pháp thay thế liên hoàn nhằm phân tích các nhân tố thuận lợi ảnh hƣởng tới sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này chỉ sử dụng trong trƣờng hợp nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trƣờng hợp nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thƣơng số. 1.4.5 Phương pháp tương quan * Khái niệm: Là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một hay nhiều tiêu thức là nguyên nhân nhƣng dƣới dạng liên hệ thực. * Mục đích: Nhằm xác định tính quy định của quy luật của các hoạt động, quy trình và kết quả kinh tế từ đó cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý. * Điều kiện áp dụng: Phải thiết lập các mối liên hệ tƣơng quan giữa các hiện tƣợng, quy trình và kết quả kinh tế thông qua một hàm mục tiêu nào đó cùng với các điều kiện ràng buộc nó. * Nội dung: Bƣớc 1: Nhằm xác định hàm mục tiêu dựa vào mối quan hệ vốn có của các hiện tƣợng, quá trình và kết quả kinh tế với mục tiêu kinh tế đề ra. Bƣớc 2: Bằng nghiên cứu, khảo sát sự biến động của hàm mục tiêu đó trong các điều kiện ràng buộc của nó nhằm phát hiện ra tính quy luật của các hiện tƣợng, quy trình và kết quả kinh tế đó. Bƣớc 3: Rút ra những thông tin cần thiết để dự đoán, dự báo phục vụ công tác quản lý. 1.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế 1.5.1 Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong kinh doanh Yếu tố con ngƣời luôn đứng giữa vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn lực trong kinh doanh đƣợc thể hiện qua : Sinh viên: Lưu Thị Tươi 25 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Sắp xếp lao động hợp lý cho doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy quản lý - Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân, tận dụng thời gian làm việc, đảm bảo các định mức lao động. - Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Có chế độ khen thƣởng đãi ngộ đối với ngƣời lao động 1.5.2 Sử dụng tài sản có hiệu quả Tài sản luôn là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng Tài sản có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp luôn chú trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thông thƣờng doanh nghiệp sử dụng một số biện pháp sau: - Tận dụng triệt để năng lực sẵn có của doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc. - Giảm tối đa các bộ phận thừa không cần thiết - Xây dựng cơ cấu vốn tối ƣu - Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành - Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn lƣu động - Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ, nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và nguyên vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm. 1.5.3 Tăng doanh thu Doanh thu đƣợc xác định nhƣ sau: D = ∑Q × P Trong đó: D – Doanh thu Q - Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ P – Giá bán đơn vị sản phẩm Vì vậy, muốn tăng doanh thu cần phải tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ hoặc tăng giá bán. Việc tăng giá bán là không khả thi bởi vì nếu cùng một loại sản phẩm đƣợc cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất mà ta tăng giá bán thì các doanh nghiệp khác Sinh viên: Lưu Thị Tươi 26 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. có giá thấp hơn sẽ chiếm đƣợc thị trƣờng. Do vậy để tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải tìm cách tiêu thụ đƣợc càng nhiều sản phẩm càng tốt. Muốn đạt đƣợc điều này thì doanh nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm, đa dang hoá ngành nghề kinh doanh, mở rộng sản xuất, và mở rộng thị trƣờng để chiếm lĩnh thị trƣờng 1.5.4 Giảm chi phí Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tới hơn 50% giá thành lên khi doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và điều này sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Nhƣng bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm thì khi tiết kiệm nguyên vật liệu quá mức sẽ dẫn tới chất lƣợng sản phẩm kém. Vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ, bảo quản cũng nhƣ cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý . Để giảm các chi phí trong sản xuất thì doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau: - Cắt giảm lao động dƣ thừa để giảm chi phí lao động - Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phàn giảm chi phí quản lý 1.5.5 Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu để nắm chắc chắn nhu cầu thị trƣờng và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của doanh nghiệp để từ đó xây dựng kế hoạch và phƣơng án kinh doanh phù hợp. Để nghiên cứu thị trƣờng doanh nghiệp cần tiến hành những bƣớc sau: - Tìm kiếm khách hàng mới - Làm tăng khả năng mua - Mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ thị phần - Xác định kênh phân phối thích hợp - Ngoài ra doanh nghiệp cần phải khai thác các khách hàng tiềm năng, sử dụng các hình thứ quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã, Nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 27 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU HP 2.1 Khái quát về công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu nay là công ty Cổ Phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng, tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc tái lập lại theo Quyết định số 107/QĐ-TCCQ ngày 19/01/1993 của UBND Thành phố Hải Phòng ký và quyết định số 3097/QĐ ngày 05/11/2001 của UBND Thành phố ký sáp nhập Công ty thƣơng mại Vĩnh Bảo vào công ty. Công ty trực thuộc Sở thƣơng mại Hải Phòng với giấy đăng ký kinh doanh số 0203001796 ngày 14 tháng 10 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hải Phòng cấp. Nhằm thích ứng với sự chuyển đổi của nến kinh tế thị trƣờng công ty tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định số 2281/QĐ ngày 30/09/2005 do UBND Thành Phố ký chuyển đổi thành công ty cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU HẢI PHÕNG. Công ty có tƣ cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam. - Tên tiếng Anh: HAI PHONG TRADING GOODS EXPORT JOINT STOCK COMPANNY - Tên viết tắt: TRAGOCO - Trụ sở đăng ký của công ty: Số 746 - Đƣờng Nguyễn Văn Linh - Phƣờng Niệm Nghĩa - Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng. - Số điện thoại: 0313.856.190 – 0313.835.824 - Fax: 0313.782.407 - Tại ngày thông qua điều lệ công ty (tháng 09/2005), vốn điều lệ của công ty là Sinh viên: Lưu Thị Tươi 28 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 10.000.000.000 (mƣời tỷ đồng chẵn). Trong đó Nhà nƣớc sở hữu 32% vốn điều lệ. Cổ phần ngƣời lao động trong doanh nghiệp và các đối tƣợng ngoài doanh nghiệp sở hữu 68% vốn điều lệ công ty. Tổng số vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành 1.000.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng Việt Nam 1 cổ phần. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng Công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với các chức năng sau: - Thu mua sản xuất chế biến hàng thực phẩm nông sản xuất khẩu. - Dịch vụ kho vận – dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. - Kinh doanh hàng thủy sản, hàng thực phẩm công nghệ (bánh kẹo, rƣợu các loại từ 30 độ cồn trở xuống, bia, nƣớc giải khát). - Kinh doanh hàng bông, vải sợi may mặc, kim khí điện máy, nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng và chất đốt. - Kinh doanh phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc - Kinh doanh xăng dầu - Dịch vụ ăn uống giải khát - Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ - Sản xuất gia công giầy dép xuất khẩu 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nƣớc - Bảo đảm an toàn về hàng hóa, an toàn trong vận chuyển, an toàn về con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng, trật tự an toàn xã hội. - Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tƣ, xây dựng và từng bƣớc đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị hiện đại, và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 29 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng là một doanh nghiệp trực thuộc UBND thành phố theo quyết định số 2281/QĐ ngày 30/09/2005 của UBND Thành Phố. Mô hình bộ máy quản lý hiện nay của công ty đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điển quản lý hạch toán, sản xuất kinh doanh những mặt hàng thuộc nhóm ngành nghề đăng ký nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, đất đai, nhà xƣởng dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực hiện có. Bộ máy quản lý của công ty đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất. Với cơ cấu trên vừa phát huy đƣợc năng lực chuyên môn của các phòng ban trong tham mƣu giúp việc cho Tổng Giám Đốc, đồng thời Tổng Giám đốc có thời gian dành cho các kế hoạch, mục tiêu chiến lựơc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty nhƣng vẫn đảm bảo theo dõi đƣợc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣa ra những quyết định kịp thời đối với những phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 30 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Sơ đồ 1.1 TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ SẢN PTGĐ TÀI XUẤT CHÍNH GIÁM ĐỐC XNCB TPĐL PKT P.KH P.TC TTTM TH HC VBẢO PHÓ GĐ XNCB TỔ BẢO BỘ PHẬN VỆ L-Đ PX KTOÁN PX ĐIỆN CBIẾN XNCB LẠNH 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm và ký hợp đồng lao động. Nhiệm kỳ của TGĐ là 3 năm trừ khi HĐQT có quy định khác. Quyền hạn và trách nhiệm: . Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ của công ty đã đƣợc HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua. . Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thƣơng mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. . Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm do ĐHĐCĐ và HĐQT thông qua. . Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý công ty. - Hai phó tổng Giám đốc: Giúp việc cho Tổng Giám đốc, có trách nhiệm thay thế TGĐ trong quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhƣ ký kết các hợp đồng kinh tế nếu đƣợc TGĐ ủy quyền. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 31 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Phòng tổ chức hành chính (TCHC): Giúp việc cho TGĐ về công tác quy hoạch, sắp xếp bố tri cán bộ, công nhân viên phù hợp với năng lực và trình độ để đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn lập kế hoạch tái đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn. - Bộ phận liên doanh đầu tư: Giúp TGĐ quản lý việc lien doanh với bên giầy da nữ. - Phòng kế toán: Giúp việc cho TGĐ trong nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời thu nhận và lƣu giữ chứng từ hóa đơn có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính để làm cơ sở cho việc ghi chép sổ sách, thiết lập các báo cáo hàng tháng, quý, năm và thƣờng xuyên cung cấp các thông tin về tình hình tài chính khi TGĐ hoặc đoàn thanh tra có thẩm quyền yêu cầu. - Phòng kế hoạch tổng hợp (P.KHTH): Giúp việc cho TGĐ trong công tác quản lý và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Giám sát theo dõi việc thực hiện chế độ sản xuất. Tham mƣu giúp TGĐ đề ra biện pháp để thúc đẩy sản xuất và tiến độ thời gian giao hàng theo kế hoạch. - Trung tâm thương mại Vĩnh Bảo (TTTM VB): Nhiệm vụ chính là bán xăng dầu, chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh về công ty . Các phòng ban, bộ phận còn lại trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất. 2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Một số chỉ tiêu của công ty: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sản lƣợng 1000 kg thịt 38.000 60.000 100.000 Doanh thu 1000 đồng 22.500.000 29.650.000 64.900.000 Lợi nhuận 1000 đồng 250 405 845 Thu nhập bình quân 1000 đồng 1.200 1.500 1.700 Nộp ngân sách 1000 đồng 65.000 80 122 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 32 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn của công ty * Thuận lợi: Công ty tiến hành Cổ phần hóa trong thời điểm Đảng và nhà nƣớc ta ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc tiến hành Cổ Phần hóa. Đó là chính sách ƣu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp những năm đầu Cổ Phần, chính sách đối với ngƣời lao động dôi dƣ do công tác cổ phần. Đặc biệt Đảng ta chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Sau hơn 10 năm thành lập và gần 5 năm cổ phần hóa công ty đã tạo đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cùng với việc không ngừng nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm, sản phẩm ngày càng lấy đƣợc lòng ngƣời tiêu dùng. Có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình. Đội ngũ lãnh đạo có thâm niên quản lý, tích lũy đƣợc các kinh nghiệm quý báu, đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc phát triển phù hợp với tình hình mới. * Khó khăn: Nền kinh tế nƣớc ta đang trên con đƣờng hội nhập với khu vực và thế giới nên sức ép cạnh tranh ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi công ty phải có những chính sách phù hợp, lôi cuốn đƣợc khách hàng. Tình trạng sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng ngày càng trở lên phổ biến, công ty phải bảo vệ đƣợc thƣơng hiệu của mình tạo uy tín trên thị trƣờng. Nguyên liệu chính của công ty là thịt lợn mà hiện nay tình hình dịch bệnh của gia súc, gia cầm nói chung và của lợn nói riêng đang ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng nguyên liệu cũng nhƣ khả năng tiêu thụ của khách hàng. Nhƣ dịch lở mồn long móng, dịch heo tai xanh Do vậy công ty cần có biện pháp để cải thiện tình hình trên. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 33 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.2 Các hoạt động của công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng 2.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình mua hàng đƣợc coi là hoàn tất khi hàng hóa nói chung đã đƣợc nhập kho và đơn vị chấp nhận thanh toán tiền hàng cho ngƣời bán.Việc thanh toán có thể dƣới nhiều hình thức: thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi hay mua chịu (nếu ngƣời bán chấp nhận). Quá trình thanh toán nợ của công ty Cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng diễn ra nhƣ sau: Đối với nguyên liệu lợn hơi (bao gồm lợn choai và lợn sữa) hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt. Điều nay xuất phát từ đặc điểm đa số nguyên liệu đƣợc tiến hành thu mua từ các hộ nông dân cá thể riêng lẻ. Trƣớc tiên XNCB viết giấy đề nghị thanh toán gửi Tổng Giám đốc công ty với mục đích thanh toán tiền mua nguyên vật liệu lợn hơi, giấy đề nghị tạm ứng đƣợc chuyển cho kế toán trƣởng công ty xem xét và ghi ý kiến đề nghị thủ trƣởng công ty (TGĐ) duyệt chi. Căn cứ vào quyết định của TGĐ kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. a- Các sản phẩm của công ty Từ một công ty nhỏ lẻ ban đầu trải qua quá trình lao động sản xuất với sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng nhanh chóng phát triển cả về quy mô sản xuất đến số lƣợng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm luôn là mục tiêu luôn đƣợc đặt lên hàng đầu của công ty. Với việc tăng cƣờng đầu tƣ máy móc dây truyền trang thiết bị sản xuất hiện đại công ty đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng và tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ. Hàng năm công ty đã cung cấp cho thị trƣờng hàng ngàn tấn thịt lợn chủ yếu là thịt lợn đông lạnh và thịt lợn qua chế biến. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2006 mức sản lƣợng là 38.000 tấn thịt lợn và doanh thu là 22,5 tỉ VNĐ. Năm 2007 mức sản lƣợng là 60.000tấn thịt lợn và doanh thu là 29,65 tỉ. Năm 2008 sản lƣợng là 100.000tấn doanh thu 64,9 tỉ. Kế hoạch năm 2009 sản lƣợng đạt là 150.000 tấn. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 34 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh xăng dầu ở chi nhánh bên Vĩnh Bảo và cho một số đơn vị kinh doanh thuê nhà xƣởng. b- Công nghệ sản xuất Do đặc điểm sản xuất của công ty mà nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của công ty là nguồn nguyên liệu trong nƣớc. Trải qua nhiều bƣớc công nghệ, sản phẩm của công ty luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Để đảm bảo các sản phẩm có chất lƣợng cao, thu hút càng nhiều khách hàng, hòa chung vào nền kinh tế phát triển, Ban Giám đốc công ty đã tiến hành xây dựng và thực hiện chính sách quản lý chất lƣợng theo các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình tiêu thụ và sản xuất hàng hóa. Ban Giám đốc công ty cam kết sẽ chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm của công ty trƣớc khách hàng. Toàn bộ công nghệ thiết bị sản xuất thịt đông lạnh của công ty đều đƣợc nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Quy trình công nghệ sản xuất thịt lợn đông lạnh xuất khẩu: Để có thành phẩm thịt lợn đông lạnh xuất khẩu, khâu đầu tiên công ty tiến hành tổ chức thu mua lợn hơi từ các đầu mối thu mua chính do tổ chức thu mua của công ty chịu trách nhiệm. Yêu cầu đầu tiên đặt ra là lợn phải là lợn hơi siêu nạc, khỏe mạnh, không dịch bệnh đã đƣợc cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Lợn choai phải có trọng lƣợng từ 35Kg - 55Kg, lợn sữa phải có trọng lƣợng 7Kg - 15Kg. Lợn đáp ứng đủ yêu cầu trên sau khi thu mua, xác định trọng lƣợng tiến hành nhập kho lợn hơi dƣới sự kiểm tra của bác sĩ kiểm dịch thú y sau 4 giờ lợn đƣa vào giết mổ và cân móc hàm đồng thời qua lần kiểm dịch thứ 2. Tiếp đó lợn đƣợc đƣa vào cấp đông, đóng gói, nhập kho thành phẩm theo quy định của thành phẩm phải đƣợc bảo quản ở nhiệt độ là 18˚C đến 20˚C và giữ cho tấm thành phẩm đƣợc bảo quản từ 10 ˚C đến 20˚C. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 35 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. NHẬP KHO GIẾT MỔ CÂN MÓC LỢN HƠI HÀM NHẬP KHO ĐÓNG GÓI CẤP ĐÔNG THÀNH PHẨM ( Nguồn : Phân xưởng Chế biến ) Mô hình tổ chức sản xuất: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty Cổ Phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: TỔ THU MUA PX CHẾ BIẾN PX ĐIỆN LẠNH BÁN CHO KHÁCH HÀNG KHO THÀNH PHẨM 2.2.2 Thị trường của công ty Thị trường đầu vào: Xét trong toàn bộ quá trình kinh doanh thì mua hàng là giai đoạn mở đầu, một khâu khá quan trọng vì kết quả của nó là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Xác định đƣợc nhƣ vậy nên công ty Cổ Phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng đặt mối quan tâm của mình vào ngay từ khâu mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa. Vì sản phẩm truyền thống của công ty là thịt lợn đông lạnh nên nguyên liệu chính là lợn sữa hơi và lợn choai hơi. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xác định số lƣợng nguyên vật liệu, hàng hóa cần thiết sử dụng trong kỳ. Vì nguyên liệu chính của công ty là lợn hơi đƣợc thu mua trên thị trƣờng tự do ngƣời bán không Sinh viên: Lưu Thị Tươi 36 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. có hóa đơn nên kế toán xí nghiệp phải lập “bảng kê mua hàng” để làm căn cứ lập phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán đồng thời để làm căn cứ khấu trừ thuế (nếu có). Nguyên liệu chính đƣợc công ty thu mua từ các tỉnh thành trong cả nƣớc nhƣ Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thị trường đầu ra: Thị trƣờng của công ty là thị trƣờng trong nƣớc và với thị trƣờng nƣớc ngoài thì chủ yếu là thị trƣờng Hông- Kông. Bảng sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2008 Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài Thị trƣờng Hông - Kông Thị trƣờng khác 25% 70% 5% Công ty đang xúc tiến mở rộng thị trƣờng sang Đài Loan và MaCao, đây là những thị trƣờng tiềm năng vì nhu cầu thịt lợn sữa cao do họ ƣa dùng mặt hàng này. Bên cạnh đó thị trƣờng Singapo là một thị trƣờng khó tính nhƣng rất tiềm năng. Muốn vào đƣợc thị trƣờng này công ty phải xây dựng trang trại lợn tập trung, quy mô khoảng 1.500 đầu lợn nhằm tạo nguồn hàng ổn định và sạch bệnh. Để làm đƣợc điều này thì công tác marketing, nghiên cứu thị trƣờng của công ty phải đƣợc hết sức coi trọng. Phương thức bán hàng và thanh toán: Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để thực hiện đƣợc mục tiêu của mình công ty áp dụng chính sách đa phƣơng thức bán hàng dƣới hình thức bán hàng trực tiếp. Công ty sử dụng các phƣơng thức bán hàng sau: - Bán buôn: Công ty bán hàng thông qua hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế ký kết giữa công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu với các đơn vị, doanh nghiệp khác hay các đơn đặt hàng. Trong hợp đồng kinh tế ghi rõ tên đơn vị mua, số Sinh viên: Lưu Thị Tươi 37 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. lƣợng, đơn giá, phẩm chất hàng hóa, giá trị hợp đồng, thời gian giao nhận hàng, thanh toán. Hợp đồng kinh tế này đồng thời là căn cứ để giải quyết trong trƣờng hợp có mâu thuẫn, tranh chấp. - Bán lẻ: Ngoài hình thức bán buôn thì bán lẻ là hình thức khá hiện hữu để hàng hóa của công ty có thể chiếm lĩnh trên diện rộng trên thị trƣờng. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu thông qua hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách. Cuối ngày lập bảng kê bán hàng nhằm xác định doanh số bán hàng cũng nhƣ kiểm kê lƣợng xăng dầu hiện còn. Phƣơng thức bán buôn cũng đƣợc áp dụng với mặt hàng này. 2.2.3 Quản trị nhân sự a- Đặc điểm lao động trong công ty Tính đến ngày 31/12/2008 số lao động hiện có của công ty là 120 lao động. Do đặc thù sản xuất hàng thực phẩm đông lạnh xuất khẩu (chủ yếu là thịt lợn đông lạnh) nên số lƣợng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Bảng thống kê tình hình lao động của công ty qua các năm: Cơ cấu lao động: Đơn vị: Người Lao động Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % Nam Nữ Σ Nam Nữ Σ Trực tiếp 50 30 80 48 29 77 -3 -3,75 Gián tiếp 25 19 44 25 18 43 -1 -2,27 Σ 75 49 124 73 47 120 -4 -3,23 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số lao động của công ty năm 2007 là 124 ngƣời, năm 2008 là 120 ngƣời, nhƣ vậy tốc độ giảm là 3,2% tƣơng ứng với 4 ngƣời. Công ty có tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ. Năm 2007 lao động nam chiếm 60,5%, lao động nữ chiếm 39,5%. Năm 2008 lao động nam chiếm 60,8%, Sinh viên: Lưu Thị Tươi 38 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. lao động nữ chiếm 39,2%. Cơ cấu về độ tuổi lao động năm 2008: Độ tuổi từ 18-28 Độ tuổi từ 28-40 Độ tuổi từ 40-55 10% 55% 35% ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính ) Đa số nhân viên trong công ty có độ tuổi từ 28 – 40. Đây là những thành viên trẻ, năng động, hoạt bát, có kinh nghiệm làm việc trong công ty. Nhƣng đây cũng là tầm tuổi sinh đẻ, con nhỏ nên hay phải nghỉ. Vì vậy công ty phải hết sức tạo điều kiện cho họ để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ công ty giao. Nhân viên trong độ tuổi từ 40-55 cũng chiếm tƣơng đối lớn. Đây là độ tuổi của nhân viên chín chắn, dày dặn kinh nghiệm cống hiến cho công ty. Công ty cần có những chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm phát huy khả năng của mình. Sơ đồ về cơ cấu độ tuổi lao động: 10% 35% Độ tuổi từ 18-28 Độ tuổi từ 28-40 Độ tuổi từ 40-55 55% b- Công tác tuyển dụng nhân sự trong công ty Để đáp ứng nhu cầu lao động trong công ty thì từng bộ phận trong công ty xác định nhu cầu lao động trong bộ phận để đƣa ra phƣơng hƣớng tuyển dụng lao động đúng và phù hợp với nhu cầu. - Nhu cầu lao động phụ thuộc vào chế độ lao động, chế độ và khả năng làm việc, nhu cầu và tính chất của công việc. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 39 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. - Tiêu chí tuyển dụng của công ty tuỳ thuộc vào từng vị trí cụ thể, từng bộ phận mà có những tiêu chí khác nhau. *Phương pháp tuyển dụng lao động trong công ty: Công ty áp dụng theo phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, cụ thể nhƣ sau: - Khi có nhu cầu tuyển dụng Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm thông báo cho công nhân viên trong công ty biết và thông báo rộng khắp để mọi ngƣời có nhu cầu tuyển dụng vào công ty đều biết. (Bằng cách dán thông báo trƣớc cổng công ty, ) - Nhận hồ sơ của những cá nhân có nhu cầu tuyển dụng vào công ty - Gọi những ứng cử viên có hồ sơ đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham gia phỏng vấn trực tiếp. - Gọi những ứng viên đạt tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của công ty vào thử việc và nhận làm việc chính thức. c- Sử dụng và quản lý lao động trong công ty Để sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn lao động trong công ty, công ty đã tiến hành phân bổ lao động, giao đến từng cán bộ công nhân viên những quyền hạn và nhiệm vụ nhất định. d- Phương pháp trả lương, thưởng trong công ty * Thanh toán lương: - Lƣơng theo thời gian: Áp dụng đối với mọi phòng ban trong công ty, trừ xí nghiệp chế biến. Mỗi phòng ban có một bảng chấm công riêng để chấm công cho nhân viên trong phòng. Trƣởng phòng có nhiệm vụ theo dõi thời gian làm việc của mọi ngƣời để ghi vào bảng chấm công. Cuối tháng tính tổng số công cho từng ngƣời. Sau đó chuyển sang phòng Tổ chức hành chính cùng các giấy tờ liên quan khác lập bảng thanh toán tiền lƣơng. Để tính lƣơng cho từng công nhân viên trong một tháng kế toán công ty căn cứ vào: Sinh viên: Lưu Thị Tươi 40 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. + Số ngày công thực tế làm việc của từng công nhân viên theo bảng chấm công. + Hệ số lƣơng cấp bậc cá nhân theo quy định chung của Nhà Nƣớc. + Mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định + Các khoản phụ cấp (Mức phụ cấp × Hệ số phụ cấp) + Số ngày công làm việc của công nhân viên theo quy định nhà nƣớc : 26 ngày Lương thực tế = Lương thời gian + Phụ cấp Lương thời gian = lương cơ bản × hệ số lương × ngày công /26 - Lƣơng khoán theo sản phẩm: Áp dụng với phân xƣởng chế biến. Trong phân xƣởng chế biến thì bộ phận quản lý xí nghiệp (bao gồm GĐXN, PGĐXN, KT, thủ quỹ) đƣợc hƣởng lƣơng theo thời gian và phụ cấp trách nhiệm. Còn đối với công nhân trực tiếp sản xuất hay sản xuất theo hợp đồng thì đƣợc công ty áp dụng theo hình thức lƣơng khoán với mức 400.000đ/ tấn lợn sữa, và 450.000đ/ tấn lợn choai. Bằng cách hàng tháng kế toán tiền lƣơng căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoàn thành × đơn giá sản lượng hoàn thành. Tính ra tổng tiền lƣơng phải trả trong tháng. Lương CNTTSX = sản lượng sản phẩm hoàn thành × đơn giá sản lượng hoàn thành Sau đó tính ra tiền lƣơng bình quân 1 ngày. Lƣơng của CNTTSX Lƣơng BQ ngày = Tổng số công hƣởng lƣơng SP Sinh viên: Lưu Thị Tươi 41 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Công ty CPKD hàng XK HP Mẫu số:02-LĐTL Phòng TCHC ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ/BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 01 năm 2009 Số tiền phải trả Tru Các khoản phải KT vào lương Kỳ II được lĩnh Số y STT Đơn vị Tạm Cộng Lương Công Ký người Lương TG ứng BHXH BHYT Số tiền sp lĩnh đoàn nhận kỳ I B 1 2 6 3 4 5 7 8 9 1 Phòng TCHC 5 8,533,461 320,760 64,152 75,335 460,247 8,073,214 2 Phòng kế toán 5 12,076,493 539,460 107,892 120,766 768,118 11,308,375 3 Phòng Kế hoạch TH 2 3,026,707 136,080 27,216 30,267 193,563 2,833,144 4 Đội bảo vệ 7 11,224,000 514,620 102,924 112,240 729,784 10,494,216 5 TTTM Vĩnh Bảo 3 5,156,000 304,470 68,094 51,560 424,124 4,731,876 6 Xí nghiệp CB TPXK 24 39.771.349 13.050.226 1,284,930 256,986 395,377 1,937,293 50.884.282 7 Tiền ăn ca Bảo vệ 310,000 310,000 Tổng cộng 46 39.771.349 53.376.887 3,100,320 627,264 785,545 4,513,129 90.010.145 Tổng số tiền bằng chữ: Chín mươi triệu không trăm linh mười nghìn một trăm bốn mươi lăm nghìn đồng chẵn /./ Người lập phiếu Phòng TCHC Phòng KTTC Tổng GĐ Sinh viên: Lưu Thị Tươi 42 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp thuộc lương * BHXH: Tỷ lệ trích 20% trên tiền lƣơng phải thanh toán của cán bộ công nhân viên. Trong đó 15% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do ngƣời lao động đóng góp và đƣợc tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Toàn bộ số tiền trích công ty nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hải phòng. Trợ cấp BHXH của công nhân viên của công ty sẽ thanh toán sau khi tính chi phí thực tế phát sinh. * BHYT: Tỷ lệ trích 3% lƣơng phải trả cho cán bộ công nhân viên. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên. Toàn bộ số tiền đƣợc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Khoản trích 1% vào thu nhập của ngƣời lao động đƣợc tính nhƣ sau: 1% ×( hệ số lƣơng + hệ số phụ cấp)× lƣơng cơ bản. * KP CĐ: Tỷ lệ trích 1% lƣơng thực tế của cán bộ công nhân viên, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sau đó công ty nộp hết lên cho cơ quan cấp trên. * Thanh toán BHXH: Ngoài tiền lƣơng công ty phải trả cho ngƣời lao động thì họ còn đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH. Nhà nƣớc quy định chính sách BHXH nhằm từng bƣớc mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống của ngƣời lao động và gia đình trong các trƣờng hợp: ngƣời lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động. * Phụ cấp thuộc lƣơng: Phụ cấp trách nhiệm giành cho những lao động vừa trực tiếp sản xuất vừa tham gia quản lý. Ví dụ nhƣ trƣởng phòng đƣợc hƣởng trợ cấp thuộc lƣơng là 232.000 đồng /tháng. Phó phòng là 174.000 đồng/tháng. Thủ quỹ là 58.000 đồng/tháng. * Tiền ăn ca : Đội bảo vệ, những lao động làm tăng cƣờng ban đêm khi hàng về nhiều đƣợc hƣởng thêm tiền ăn ca. Khi hàng về nhiều thì nhân viên từ các văn phòng đƣợc bổ xung xuống phân xƣởng làm nhiệm vụ đóng thùng, gói hàng vào thùng các-tông. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 43 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu HP 2.3.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều chuyển biến, đóng góp về hiệu quả kinh tế và xây dựng cho đất nƣớc và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, giải quyết công ăn việc làm cho họ. Các cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nỗ lực, cố gắng hết mình hoàn thành tốt công việc. Chính vì lý do đó Công ty đang ngày càng phát triển qua các năm. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 44 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 Chênh lệch 1 2 3 ± % 1. DT bán hàng và cung cấp 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ DT 3. DT thuần về bán hàng và 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 cung cấp dịch vụ ( 10=01-03) 4. Giá vốn hàng bán 28.433.813.539 62.784.834.769 34.351.021.230 121 5. LN gộp về bán hàng và 1.209.129.741 2.129.226.904 920.097.163 76,09 cung cấp dịch vụ (20=10-11) 6. DT hoạt động tài chính 410.652.938 309.617.404 - 101.035.534 -24,6 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 432.150.864 410.124.624 - 22.026.240 -5,1 9. Chi phí QL doanh nghiệp 782.810.115 1.182.012.204 399.202.089 51 10. LN thuần từ HĐSXKD 404.821.700 846.707.480 4410885.780 109,15 (30=20+(21+22)-(24+25) 11. Thu nhập khác 181.901.448 45.756.445 - 136.145.003 -74,84 12. Chi phí khác 300.000 20.000.000 19.700.000 6566.67 13. Lợi nhuận khác 181.601.448 25.756.445 - 155.845.003 -85,82 (40=31-32) 14. Tổng LN kế toán 586.423.148 872.463.925 286.040.777 48,78 trƣớc thuế (50=30+4) 15. CP thuế TNDN hiện hành 122.144.950 122.144.950 16.CP thuế TNDN hoãn lại 17. LN sau thuế TNDN 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 (60=50-51) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 ta thấy lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối: - Năm 2007 là 586.423.148 đồng - Năm 2008 là 750.318.976 đồng Sinh viên: Lưu Thị Tươi 45 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Nhƣ vậy là lợi nhuận năm 2008 tăng lên so với lợi nhuận năm 2007. Cụ thể là tăng 163.895.828 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 27,95%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 sản lƣợng tiêu thụ tăng 40.000 tấn dẫn tới doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35.271.127.393 đồng (118,98%). Giá vốn tăng 30.435.102.123 đồng tƣơng ứng với 121%. Giá vốn tăng lên là do hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả đã tiến hành mở rộng thị trƣờng, có thêm khách hàng mới nên cần phải nhiều hàng hoá hơn Chi phí bán hàng trong kỳ của công ty giảm 22.026.240 đồng tƣơng ứng với 5,1%. Tuy đây là con số không nhiều nhƣng đã phản ánh đƣợc hiệu quả tiết kiệm chi phí bán hàng của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 399.202.089 đồng tƣơng ứng với 51%. Nguyên nhân là chi phí mua đồ dùng văn phòng tăng, trong kỳ doanh nghiệp mua sắm 15 máy tính mới tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho Cán bộ CNV trong văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 381.242.918 đồng, Từ việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Cụ thể Tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng 1.967.692.890 đồng tƣơng ứng với 13,37% làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng 163.895.828 đồng tƣơng ứng với 27,95%. Đây là biểu hiện tốt công ty cần phát huy. 2.3.2 Phân tích, đánh giá HQSXKD 2.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Công ty Cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng là một đơn vị chuyên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thịt lợn đông lạnh. Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao trong kinh doanh, nó đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, nộp ngân sách để thấy rõ hơn đƣợc tình hình kinh doanh của công ty thì cần phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007- 2008. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 46 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Bảng: Một số chỉ tiêu để tính hiệu quả kinh doanh Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % DT từ hoạt động KD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 DT thuần đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 Lợi nhuận sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 TSCĐ bình quân đồng 6.446.241.889 6.100.998.971 -345.242.918 - 5,36 TSLĐ bình quân đồng 4.434.420.259 4.386.152.728 -48.267.500,5 - 1,09 NV CSH bình quân đồng 10.485.319.870 10.687.526.410 202.206.540 1,93 Số lao động b.quân ngƣời 122 120 - 2 -1,67 Công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng là một doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động tƣơng đối rộng nhƣng doanh thu chủ yếu là từ việc kinh doanh mặt hàng thịt lợn đông lạnh, bán xăng. Sản phẩm của công ty chủ yếu đƣợc xuất sang thị trƣờng Hồng Kông. Hàng năm công ty xuất từ 60.000 tấn đến 100.000 tấn thịt lợn đông lạnh và đƣợc coi là một trong những doanh nghiệp làm ăn tƣơng đối tốt. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sản lƣợng, doanh thu, lợi nhận, cụ thể nhƣ: * Về doanh thu: Trong năm 2008 doanh thu thuần của công ty tăng 35.271.127.393 đồng, tƣơng ứng với 119,98%. Điều này chứng tỏ trong năm 2008 công ty đã làm ăn có hiệu quả và có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty cần phát huy trong thời gian tới. * Lợi nhuận sau thuế: Ta thấy lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 tăng 163.895.828 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 27,95%. Mặt khác doanh thu của công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 118,98% tƣơng ứng với số tiền là 35.271.127.393 đồng. Qua đây cho ta thấy rằng chi phí còn cao, hiệu quả mang lại là chƣa cao. * TSCĐ: Ta thấy rằng trong năm 2008 TSCĐ bình quân của công ty giảm một lƣợng là 345.242.918đồng tƣơng ứng với giảm 1,09%. Nguyên nhân giảm là do khấu hao Sinh viên: Lưu Thị Tươi 47 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. và trong kỳ công ty không đầu tƣ mua mới TSCĐ. * TSLĐ: TSLĐ bình quân giảm 48.267.500,5 đồng tƣơng ứng với giảm 1,09%, nguyên nhân là do trong kỳ công ty đã trả các khoản vay và nợ ngắn hạn. Nhƣng bên cạnh đó cơ cấu TSLĐ năm 2008 đã tăng 2.512.232.469 đồng, tƣơng ứng với 44,15% so với năm 2007, đây là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện công ty đã dễ dàng luân chuyển vốn hơn, đã chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và co khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Doanh nghiệp cần giữ vững và phát huy trong thời gian tới. 2.3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn CSH * Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu: Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐKD SSXVCSH = VCSH bình quân + Sức sản xuất của NVCSH năm 2007 là: 29.642.943.280 SSXVCSH (2007) = = 2,83(lần) 10.485.319.870 + Sức sản xuất của NVCSH năm 2008 là: 64.914.061.673 SSXVCSH (2008) = = 6,07(lần) 10.687.526.410 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 2,83 đồng doanh thu thuần và năm 2008 là 6,07 đồng. + Mức chênh lệch SSX của NVCSH giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXVCSH = 6,07 – 2,83 = 3,24 Sức sản xuất của NVCSH năm 2008 tăng 3,24 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 doanh thu tăng 35.271.118.390 đồng tƣơng ứng với 118%. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 48 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * Sức sinh lời của VCSH (ROE): Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLVCSH = VCSH bình quân + Sức sinh lợi của NVCSH năm 2007 là: 586.423.148 SSLVCSH (2007) = = 0,056(lần) 10.485.319.870 + Sức sinh lợi của NVCSH năm 2008 là: 750.318.976 SSLVCSH (2008) = = 0,07(lần) 10.687.526.410 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 0,07 đồng. + Mức chênh lệch SSL của NVCSH giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLVCSH = 0,07 – 0,056 = 0,014 Sức sinh lợi của NVCSH năm 2008 tăng 0,014 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng 163.895.828 đồng, tƣơng ứng với 27,9% trong khi đó VCSH bình quân tăng 202.206.540 đồng, tƣơng ứng với 1,9%. Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 LN sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 VCSHBQ đồng 10.485.319.870 10.687.526.410 202.206.540 1,93 SSXVCSH lần 2,83 6,07 3,24 114 SSLVCSH lần 0,056 0,07 0,014 25 Qua bảng trên ta thấy: Việc sử dụng NVCSH của công ty có kết quả tốt, SSX của VCSH tăng 3,24 đồng tƣơng ứng với 114%, SSL của VCSH cũng tăng 0,014 đồng tƣơng ứng với 25%. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 49 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TS a. Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản * Sức sản xuất của Tổng tài sản: Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐSXKD SSXTTS = Tổng TS bình quân + Sức sản xuất của Tổng TS năm 2007 là: 404.821.700 SSXTTS (2007) = = 0,029(lần) 13.735.321.880 + Sức sản xuất của Tổng TS năm 2008 là: 846.707.480 SSXTTS (2008) = = 0,054(lần) 15.703.014.770 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TS đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,03 đồng doanh thu và năm 2008 là 0,05 đồng. + Mức chênh lệch SSX của TTS giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXTTS = 0,054 – 0,029 = 0,025 Doanh thu tăng làm Sức sản xuất của TTS năm 2008 tăng 0,025 đồng so với năm 2007. * Sức sinh lời của TTS : Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLTTS = TTS bình quân + Sức sinh lợi của TTS năm 2007 là: 586.423.148 SSLTTS (2007) = = 0,043(lần) 13.735.321.880 + Sức sinh lợi của TTS năm 2008 là: 750.318.976 SSLTTS (2008) = = 0,048(lần) 15.703.014.770 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 50 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TS đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,043 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 0,048 đồng. + Mức chênh lệch SSL của TTS giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLTTS = 0,048 – 0,043 = 0,005 Lợi nhuận sau thuế tăng làm cho Sức sinh lợi của TTS năm 2008 tăng 0,005 đồng so với năm 2007. Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 LN sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 TTSBQ đồng 13.735.321.880 15.703.014.770 1.967.692.895 14,32 SSXTTS lần 0,029 0,054 0,025 86,2 SSLTTS lần 0,043 0,048 0,005 11,6 Qua bảng trên ta thấy: SSX của TTS tăng 0,025 đồng tƣơng ứng với 86,2%, SSL của TTS cũng tăng 0,005 đồng tƣơng ứng với 11,6%. Tuy nhiên xét về tuyệt đối thì việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là chƣa cao, doanh thu và lợi nhuận mang lại còn thấp. b. Hiệu quả sử dụng tài sản * Sức sản xuất của tài sản cố định Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐSXKD SSXTSCĐ = TSCĐ bình quân + Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 là: 404.821.700 SSXTSCĐ (2007) = = 0,063(lần) 6.446.241.889 + Sức sản xuất của TSCĐ năm 2008 là: 846.707.480 SSXTSCĐ (2008) = = 0,139(lần) 6.100.998.971 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 51 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * Sức sản xuất của tài sản cố định Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐSXKD SSXTSCĐ = TSCĐ bình quân + Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 là: 404.821.700 SSXTSCĐ (2007) = = 0,063(lần) 6.446.241.889 + Sức sản xuất của TSCĐ năm 2008 là: 846.707.480 SSXTSCĐ (2008) = = 0,139(lần) 6.100.998.971 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TSCĐ đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,063 đồng doanh thu và năm 2008 là 0,139 đồng. + Mức chênh lệch SSX của TSCĐ giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXTSCĐ = 0,139 – 0,063 = 0,076 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2008 tăng 0,076 đồng so với năm 2007. * Sức sinh lời của TSCĐ : Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLTSCĐ = TSCĐ bình quân + Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2007 là: 586.423.148 SSLTSCĐ (2007) = = 0,091(lần) 6.446.241.889 + Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2008 là: 750.318.976 SSLTSCĐ (2008) = = 0,123(lần) 6.100.998.971 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TSCĐ đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,091 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 0,123 đồng. + Mức chênh lệch SSL của TSCĐ giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLTSCĐ = 0,123 – 0,091 = 0,032 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 52 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2008 tăng 0,032 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong kỳ lợi nhuận sau thuế tăng 163.895.828 tƣơng ứng với 27,95%. TSCĐ trong kỳ lại giảm 345.242.918 tƣơng ứng với 5,3%. Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 LN sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 TSCĐBQ đồng 6.446.241.889 6.100.998.971 - 345242918 -5,36 SSXTSCĐ lần 0,063 0,139 0,076 121 SSLTSCĐ lần 0,091 0,123 0,032 35,16 Qua bảng trên ta thấy: SSX của TSCĐ tăng 0,076 đồng tƣơng ứng với 121%, SSL của TTS cũng tăng 0,032 đồng tƣơng ứng với 35,16%. Nhƣ vậy việc sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tƣơng đối tốt. c - Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động: TSLĐ thể hiện một phần giá trị TS của doanh nghiệp. TSLĐ là toàn bộ tiền hay hiện vật có chu kỳ luân chuyển. Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, để đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: * Sức sản xuất của TSLĐ Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐSXKD SSXTSLĐ = TSLĐ bình quân + Sức sản xuất của TSLĐ năm 2007 là: 404.821.700 SSXTSLĐ (2007) = = 0,091(lần) 4.434.420.259 + Sức sản xuất của TSLĐ năm 2008 là: 846.707.480 SSXTSLĐ (2008) = = 0,193(lần) 4.386.152.728 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TSLĐ đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,091 đồng doanh thu và năm 2008 là 0,193 đồng. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 53 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. + Mức chênh lệch SSX của TSLĐ giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXTSLĐ = 0,193 – 0,091= 0,102 Sức sản xuất của TSLĐ năm 2008 tăng 0,102 đồng so với năm 2007. * Sức sinh lời của TSLĐ : Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLTSLĐ = TSLĐ bình quân + Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2007 là: 586.423.148 SSLTSLĐ (2007) = = 0,132(lần) 4.434.420.259 + Sức sinh lợi của TSLĐ năm 2008 là: 750.318.976 SSLTSLĐ (2008) = = 0,171(lần) 4.386.152.728 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng TSLĐ đƣa vào sử dụng bình quân trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 0,17 đồng. + Mức chênh lệch SSL của TSLĐ giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLTSLĐ = 0,171 - 0,132 = 0,039 Sức sinh lợi của TSLĐ năm 2008 tăng 0,01 đồng so với năm 2007 Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 LN sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 TSLĐBQ đồng 4.434.420.259 4.386.152.728 -48.267.500,5 - 1,09 SSXTSLĐ lần 0,091 0,193 0,102 112 SSLTSLĐ lần 0,132 0,171 0,039 29,54 Qua bảng trên ta thấy: TSLĐ bình quân trong kỳ giảm là do trong kỳ doanh nghiệp đã trả các khoản vay và nợ ngắn hạn. Việc sử dụng TSLĐ của công ty có kết quả tƣơng đối tốt, SSX của TSLĐ tăng 0,102 đồng tƣơng ứng với 112%, SSL của TSLĐ cũng tăng 0,039 đồng tƣơng ứng với 29,54%. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 54 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Các chỉ tiêu xác định tốc độ luân chuyển của TSLĐ: + Vòng quay hàng tồn kho GV hàng bán HS vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân HS vòng quay hàng 28.433.813.539 = = 24,3(lần) tồn kho (2007) 1.171.567.434 HS vòng quay hàng 62.784.834.769 = = 27,5(lần) tồn kho (2008) 2.279.579.889 Số ngày BQ của một vòng 360 = = 15(ngày) quay hàng tồn kho (2007) 24,3 Số ngày BQ của 1 vòng quay hàng tồn kho 360 = = 13(ngày) (2008) 27,5 + Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân 29.642.943.280 Vòng quay khoản phải thu (2007) = = 17,538(lần) 1.690.174.172 64.914.061.673 Vòng quay khoản phải thu (2008) = = 20,515(lần) 3.164.138.999 + Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = × 360 Doanh thu tiêu thụ Sinh viên: Lưu Thị Tươi 55 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.427.156.585 Kỳ thu tiền bình quân (2007) = × 360 = 29(ngày) 29.642.943.280 3.901.121.412 Kỳ thu tiền bình quân (2008) = × 360 = 21(ngày) 64.914.061.673 Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 GV hàng bán đồng 28.433.813.539 62.784.834.769 34.351.021.230 120,8 Hàng tồn kho BQ đồng 1.171.567.434 2.279.579.889 1.108.012.455 94,57 HS vòng quay hàng tồn vòng 24,3 27,5 3,2 13,17 kho Số ngày BQ của 1 vòng ngày 15 13 -2 13,33 quay hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân ngày 29 21 -8 -27,59 Qua bảng trên ta thấy: Tuy số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho có giảm nhƣng hàng tồn kho trong kỳ còn cao, năm 2008 hàng tồn kho bình quân tăng so với năm 2007 là 1.108.012.445đồng, tƣơng ứng với tăng 94,57%. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Khoản phải thu/ Khoản phải trả 0,59 0,66 Ta thấy rằng công ty đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài luôn nhiều hơn so với công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2008 công ty có khoản phải thu/khoản phải trả tăng hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu Năm 2007 (%) Năm 2008 (%) Khoản phải thu/Tổng vốn lƣu động 42,65 47,56 Hàng tồn kho/Vốn lƣu động 23,59 39,21 Qua số liệu trên cho ta thấy công ty có tỷ lệ khoản phải thu khá lớn trong tổng số vốn lƣu động, và còn có xu hƣớng ngày càng tăng. Điều này thể hiện trong kỳ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn tăng dẫn đến vốn kinh doanh bị eo hẹp, dẫn đến Sinh viên: Lưu Thị Tươi 56 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. phải tăng vốn kinh doanh từ vay ngân hàng hoặc từ góp vốn cổ đông. Vậy doanh nghiệp cần có biện pháp đòi nợ. Bên cạnh đó hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn và có xu hƣớng tăng, điều này làm cho vòng luân chuyển vốn lƣu động không cao. 2.3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con ngƣời có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lực lao động thể hiện trên các mặt sản lƣợng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của ngƣời lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Sức sản xuất của lao động Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐKD SSXLĐ = Số lao động bình quân + Sức sản xuất của lao động năm 2007 là: 29.642.943.280 SSXLĐ (2007) = = 242.974.944(lần) 122 + Sức sản xuất của lao động năm 2008 là: 64.914.061.673 SSXLĐ (2008) = = 540.950.513(lần) 120 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một lao động đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 242.974.944 đồng doanh thu thuần và năm 2008 là 540.950.513 đồng. + Mức chênh lệch SSX của LĐ giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXLĐ = 540.950.513 – 242.974.944 = 297.975.569 Sức sản xuất của lao động năm 2008 tăng 3,24 đồng so với năm 2007. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 57 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. * Sức sinh lời của lao động: Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLLĐ = Lao động bình quân + Sức sinh lợi của lao động năm 2007 là: 586.423.148 SSLLĐ (2007) = = 4.806.747 (lần) 122 + Sức sinh lợi của lao động năm 2008 là: 750.318.976 SSLLĐ (2008) = = 6.252.658 (lần) 120 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một lao động đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 4.806.747 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 6.252.658 đồng. + Mức chênh lệch SSL của lao động giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLLĐ = 6.252.658 – 4.806.747= 1.445.911 Sức sinh lợi của lao động năm 2008 tăng 1.445.911 đồng so với năm 2007. Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 HĐKD LN ST đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 Số LĐBQ ngƣời 122 120 -2 -1,64 SSXLĐ đ/đ 242.974.944 540.950.513 297.975.569 122,6 SSLLĐ đ/đ 4.806.747 6.252.658 1.445.911 30,08 Qua bảng trên ta thấy: Việc sử dụng lao động của công ty có kết quả tốt, mặc dù số lao động trong kỳ có giảm nhƣng SSX của lao động tăng 297.975.569 đồng tƣơng ứng với 122,6 %, SSL của lao động cũng tăng 1.445.911 đồng tƣơng ứng với 30,08%. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 58 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.3.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí * Sức sản xuất của chi phí Đƣợc xác định bằng công thức: Doanh thu thuần HĐSXKD SSXCP = Tổng chi phí + Sức sản xuất của CP năm 2007 là: 29.642.943.280 SSXCP (2007) = = 1(lần) 29.649.074.510 + Sức sản xuất của CP năm 2008 là: 64.914.061.673 SSXCP (2008) = = 1,008(lần) 64.396.971.590 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng CP đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 1 đồng doanh thu thuần và năm 2008 là 1,008 đồng. + Mức chênh lệch SSX của CP giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSXCP = 1,008 – 1= 0,008 Sức sản xuất của CP năm 2008 tăng 0,008 đồng so với năm 2007. * Sức sinh lời của chi phí: Đƣợc xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế SSLCP = Tổng chi phí + Sức sinh lợi của CP năm 2007 là: 586.423.148 SSLCP (2007) = = 0,02(lần) 29.649.074.510 + Sức sinh lợi của CP năm 2008 là: 750.318.976 SSLCP (2008) = = 0,012(lần) 64.396.971.590 Nhƣ vậy năm 2007 cứ một đồng chi phí đƣa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2008 là 0,012 đồng. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 59 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. + Mức chênh lệch SSL của CP giữa 2 năm 2008 và 2007 là: Δ SSLCP = 0,012 – 0,02= - 0,008 Sức sinh lợi của CP năm 2008 giảm 0,008 đồng so với năm 2007. Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 ± % DT từ HĐKD đồng 29.642.943.280 64.914.061.673 35.271.127.393 118,98 LN sau thuế đồng 586.423.148 750.318.976 163.895.828 27,95 Tổng CP đồng 29.649.074.550 64.396.971.590 34.747.897.040 117 GV hàng bán đồng 28.433.813.539 62.784.834.769 34.351.021.230 120,8 CP bán hàng đồng 432.150.864 410.124.624 -22.026.240 -5 CP QLDN đồng 782.810.155 1.182.012.204 399.202.049 51 CP khác đồng 300.000 20.000.000 19.700.000 6567 SSXCP lần 1 1,008 0,008 0,8 SSLCP lần 0,02 0,012 -0,008 -40 Ta đi phân tích quy mô của chi phí, dùng phƣơng pháp có liên hệ với doanh thu : ΔC = C1 – C0 × (D1/D0) C1, C0: Chi phí năm 2008,2007 D1, D0: Doanh thu năm 2008,2007 Ta có: 64.914.061.673 ΔC = 64.396.971.590 - 29.649.074.510 × 29.642.943.280 = - 530.536.362,4 đồng. Nhƣ vậy là công ty trong năm 2008 đã tiết kiệm đƣợc 530.536.362,4 đồng chi phí. Mặc dù giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng cao hơn so với năm 2007 nhƣng điều này hoàn toàn hợp lý với mức tăng của doanh thu. Chứng tỏ trong kỳ công ty đã đầu tƣ vào hoạt động sản xuất để tăng sản lƣợng hàng hoá bán ra. Sinh viên: Lưu Thị Tươi 60 Lớp: QT 902N
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. 2.3.2.6 Nhận xét chung Đơn vị tính: lần SSX SSL Chỉ tiêu 2008 2007 ± % 2008 2007 ± % NVCSH 6,07 2,83 3,24 114 0,07 0,056 0,024 25 Tổng TS 0,054 0,029 0,025 86,2 0,048 0,043 0,005 11,6 TSCĐ 0,139 0,063 0,076 121 0,123 0,091 0,032 35,16 TSLĐ 0,193 0,091 0,102 112 0,171 0,132 0,039 29,54 CP 1,008 1 0,008 0,8 0,02 0,012 -0,008 -40 Chi phí sử dụng LĐ 540.950.513 242.974.944 297.975.569 122,6 4.806.747 6.252.658 1.445.911 30,08 Sinh viên: Lưu Thị Tươi 61 Lớp: QT 902N