Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Bùi Thị Quyên Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Bùi Thị Quyên Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung_vo.doc
Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Bùi Thị Quyên Anh
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship MỤC LỤC LêI Më §ÇU Trang1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 0 1.1 Khái quát về vốn kinh doanh 1 1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh 1 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 2 1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh 5 1.1.4 Vai trò vốn kinh doanh 6 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 7 1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 7 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 7 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 10 1.2.3.1 Chu kỳ sản xuất 8 1.2.3.2 Kỹ thuật sản xuất 8 1.2.3.3 Đặc điểm của sản phẩm 9 1.2.3.4 Tác động của thị trường 9 1.2.3.5 Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân sản xuất 9 1.2.3.6 Trình độ sử dụng các nguồn vốn 10 1.2.3.7 Các nhân tố khác 10 1.2.4 Những phương pháp sử dụng khi phân tích vốn kinh doanh 13 1.2.5 Nội dung phân tích 11 1.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh 11 1.2.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doan 13 1.2.5.3 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 22 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần vận tải biển Vinaship 22 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 22 2.1.1.1 Quá trình thành lập 22 2.1.1.2 Quá trình phát triển 23 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N0
- 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 25 2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 28 2.1.4.1 Dịch vụ 28 2.1.4.2 Thiết bị, công nghệ kỹ thuật 29 2.1.5 Đặc điểm lao động 29 2.1.5.1 Tình hình sử dụng và quản lý lao động 29 2.1.5.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp 31 2.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008 32 2.1.7 Thuận lợi, khó khăn 34 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 36 3.1 Phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 36 3.1.1 Biến động tài sản và nguồn vốn 36 3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 37 3.1.2.1 Kết cấu vốn kinh doanh 37 3.1.2.2 Kết cấu nguồn vốn kinh doanh 41 3.1.2.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh 44 3.1.2.4 Chi phí sử dụng vốn bình quân 46 3.1.2.5 Tình hình quản lý và đổi mới TSCĐ 47 3.1.2.6 Tình hình quản lý hàng tồn kho 48 3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 51 3.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn 50 3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 51 3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 54 3.3 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 58 3.3.1 Tình hình thanh toán 59 3.3.2 Khả năng thanh toán 61 3.3.2.1 Khả năng đảm bảo nguồn vốn và đảm bảo nợ 61 3.3.2.2 Khả năng thanh toán 63 3.3.2.3 Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt 65 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N1
- 3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship 64 3.4.1 Những kết quả đạt được 66 3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 66 4.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship 66 4.2 Biện pháp 1: Giảm khoản phải thu 68 4.2.1 Cơ sở và mục đích của biện pháp 68 4.2.2 Nội dung của biện pháp 68 4.2.3 Đánh giá kết quả đạt được của biện pháp 70 4.3 Biện pháp 2:Giảm vốn tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 71 4.3.1 Cơ sở và mục đích của biện pháp 71 4.3.2 Nội dung của biện pháp 73 4.3.3 Đánh giá kết quả đạt được của biện pháp 74 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CẢM ƠN Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N2
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ và ĐTDH: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn TSLĐ và ĐTNH: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn VCĐ: Vốn cố định VLĐ: Vốn lưu động NV: Nguồn vốn VCSH: Vốn chủ sở hữu NPT: Nợ phải trả NNH: Nợ ngắn hạn NDH: Nợ dài hạn HTK: Hàng tồn kho KPT: Khoản phải thu BĐS: Bất động sản ĐTTC: Đầu tư tài chính DTT: Doanh thu thuần LNTT: Lợi nhuận trước thuế LNST: Lợi nhuận sau thuế TTNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N0
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship LêI Më §ÇU Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải có các yếu tố đầu vào như: tiền, lao động, nói cách khác đây là vốn của doanh nghiệp. Có vốn doanh nghiệp còn có thể đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, vốn là điều kiện “cần” cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá, là tiền đề cần thiết trong việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp luôn tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đồng vốn đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đối với công ty cổ phần vận tải biển Vinaship việc sử dụng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, công ty còn đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng khác nên hiệu quả sử dụng vốn đang có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại công ty em cũng nhận thấy còn một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn như: các khoản phải thu chưa hiệu quả và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tương đối cao nên em đã quyết định chọn đề tài là “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship” Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được trình bày thành 4 chương: Chương I: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chương II: Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải biển Vinaship Chương III: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Vinaship Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N1
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1 Khái quát về vốn kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho việc xây dựng và khởi động doanh nghiệp như: xây dựng nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trả chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh Cũng đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn kinh doanh như sau Các quan điểm về vốn kinh doanh - Theo quan điểm của K.Marx vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã bổ sung các yếu tố mới cũng được coi là vốn. Nổi bật nhất là Paul.A.Samuelson- nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã kế thừa các quan niệm của trường phái “cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầu vao của quá trình sản xuất thành 3 bộ phận là đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới. - Sau đó, David Begg đã bổ sung thêm cho định nghĩa vốn của Samuelson, theo ông vốn bao gồm vốn hiện vật (các hàng hóa dự trữ, để sản xuất ra hàng hóa khác) và vốn tài chính (tiền, các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp). Nhìn chung, cả Samuelson và Begg đều có một quan điểm chung thống nhất cơ bản: vốn là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này cho thấy vốn vẫn bị đồng nhất với tài sản của doanh nghiệp. Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N1
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Khái niệm Tuy nhiên, quan điểm về vốn phổ biến nhất là: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn luôn luôn tồn tại dưới hai hình thức: giá trị và hiện vật. Về hình thái vật chất, vốn bao gồm hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, hình thái giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm, còn hình thái giá trị của tư liệu lao động thì tham gia nhiều lần vào giá trị sản phẩm thông qua hình thức khấu hao. Một cách thông dụng nhất, vốn được hiểu là nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tiền (quỹ) này được hình thành dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Giá trị nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh Để quản lý và sử dụng vốn hiệu quả chúng ta cần phân loại vốn kinh doanh. Có nhiều tiêu thức phân loại, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà có thể có nhiều tiêu thức phân loại vốn kinh doanh khác nhau. Phân loại vốn theo tính chất lưu chuyển của vốn: Trong quá trình sản xuất, vốn vận động một cách liên tục, nó biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau, từ tiền mặt đến tư liệu lao động, hàng hoá dự trữ Sự khác nhau về mặt vật chất này tạo ra đặc điểm chu chuyển vốn, theo đó ta phân chia vốn thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay nói cách khác vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất biểu hiện dưới giá trị 2 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship ban đầu để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm qua nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng số tiền ứng trước để đầu tư cho tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, vốn được chia thành các loại sau: Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn do Nhà nước tài trợ (nếu có). Trong đó: + Nguồn vốn điều lệ: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư ban đầu do chủ sở hữu đầu tư, trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn đầu tư ban đầu do Nhà nước cấp một phần (hoặc toàn bộ). + Nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp tự bổ sung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả tại một thời điểm 3 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Vốn vay (Nợ phải trả) Nợ phải trả là phần vốn của doanh nghiệp được huy động từ những người cho vay. Phần vốn này được hình thành từ các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm: + Các khoản phải trả: trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp Nhà nước với các cá nhân và tổ chức kinh tế khác như ngân hàng, các tổ chức kinh tế, phải trả Nhà nước, với cán bộ công nhân viên, với khách hàng, với người bán. Từ đó mà phát sinh các khoản phải trả, phải nộp. Thuộc về các khoản vốn này bao gồm: Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả. Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp. Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán. Nguồn vốn từ các khoản phải trả, phải nộp chỉ mang tính tạm thời, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng vì nó có ưu điểm nổi bật là doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài chính luôn dương, nên trong thực tế các doanh nghiệp luôn tận dụng triệt để nguồn vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán. + Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn- trung-dài hạn, trái phiếu và các khoản nợ khác. Thông thường, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm ngành cũng như quyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Phân loại vốn trên góc độ pháp lý: Theo cách phân loại này vốn được chia thành hai loại như sau: Vốn pháp định Vốn pháp định là mức tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định, đảm bảo năng lực kinh doanh đối với từng ngành nghề và từng loại hình 4 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship sở hữu của doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ Vốn điều lệ là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty (doanh nghiệp). Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Phân loại vốn theo thời gian Theo cách phân loại này vốn được chia thành hai loại như sau Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn từ một năm trở lên. Vốn ngắn hạn: là vốn có thời hạn dưới một năm. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn. 1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định Vốn là biểu hiện giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Với tư cách này các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều không bị mất đi mà sẽ thu hồi được giá trị. Vốn luôn vận động để sinh lời Vốn ứng trước cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi thu hồi về phải lớn hơn số vốn bỏ ra. Tuy nhiên, mức độ lớn hơn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: rủi ro trong kinh doanh, thời gian đầu tư Vốn không tách rời chủ sở hữu Mỗi đồng vốn đều có chủ sở hữu nhất định và trong bất cứ trường hợp nào, người sở hữu vốn vẫn được đảm bảo quyền lợi sở hữu vốn của mình. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Vốn có giá trị về mặt thời gian Do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đầu tư, rủi ro lạm phát, chính trị Vì vậy, một đồng ở hiện tại có giá trị lớn hơn một đồng trong tương lai. Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng 5 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tập trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn của mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như: phát hành cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết Vốn là loại hàng hóa đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt. Nó giống các hàng hoá khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm khác là người sở hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, đồng vốn lúc này được hiểu là vốn vay. Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình Vốn còn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản vô hình: nhãn hiệu thương mại, phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ 1.1.4 Vai trò vốn kinh doanh - Vốn kinh doanh có vai trò quyết định cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vì vốn là một yếu tố đầu vào, là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn kinh doanh là cơ sở giúp các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn không ngừng được tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng quy mô sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục - Vốn kinh doanh là tiêu thức để phân loại quy mô, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, vừa hay nhỏ. - Vốn kinh doanh còn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều vốn. 6 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Vốn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản. Mặt khác, thông qua sự vận động của vốn kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính mà nhà quản lý có thể nhận biết được trạng thái vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát hiện ra các hạn chế để khắc phục. 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: + Các nhà đầu tư cho rằng hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp có thể đáp ứng được khi họ đầu tư vào doanh nghiệp. + Đứng trên góc độ doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua tỷ suất lợi nhuận ròng thực tế (trừ ảnh hưởng của lạm phát). Lợi ích thu được từ việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư ở mức độ cao nhất. + Quan điểm khác cho rằng: khi thu nhập đủ bù đắp được hoàn toàn chi phí bỏ ra đó là sử dụng vốn hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng huy động, tốc độ luân chuyển vốn, Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp thấy được trình độ quản lý sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. 7 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có đủ vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, khắc phục cũng như giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghê, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp phải có vốn. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống cho người lao động Khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và mức sống cho người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.3.1 Chu kỳ sản xuất Đây là một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. 1.2.3.2 Kỹ thuật sản xuất Kỹ thuật sản xuất có tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, về công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. 8 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn cố định. 1.2.3.3 Đặc điểm của sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và cũng chứa đựng doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị thấp, do vậy dễ có điều kiện đổi mới. Nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn, được sản xuất trên dây chuyền có giá trị lớn như máy thu hình, ôtô, xe máy sẽ có tác nhân hạn chế doanh thu. 1.2.3.4 Tác động của thị trường Tùy theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh theo những khía cạnh khác nhau. Nếu thị trường cạnh tranh tự do, những sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín đối với người tiêu dùng thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. Đối với thị trường sản phẩm không ổn định (theo mùa, theo thời điểm, theo thị hiếu) thì hiệu quả sử dụng vốn cũng không ổn định do doanh thu biến động lớn qua các thời điểm này. 1.2.3.5 Trình độ đội ngũ cán bộ và công nhân sản xuất Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý và sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. Trình độ tay nghề của công nhân lao động: Nếu công nhân sản xuất có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị làm tăng năng 9 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để sử dụng sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại. 1.2.3.6 Trình độ sử dụng các nguồn vốn Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán tài chính. Thực hiện tốt công tác kế toán tài chính sẽ có số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm của hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp (luôn gắn với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lý trong cùng doanh nghiệp) có tác động không nhỏ. Vì vậy thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp để sớm tìm ra những hạn chế, từ đó có biện pháp giải quyết. 1.2.3.7 Các nhân tố khác Các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác dụng một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, thuế vốn, thuế doanh thu đến chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng, giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác, cơ chế chính sách cũng tác động đến kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp được hưởng nguồn nguyên vật liệu, chọn được người cung cấp tốt nhất. Doanh nghiệp phải kết hợp được yêu cầu của chính sách này với yêu cầu của thị trường. Từ đó tác động tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4 Những phương pháp sử dụng khi phân tích vốn kinh doanh Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản nhất và được áp dụng rất phổ biến. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau, để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu được so sánh trên cơ sở đánh giá được 10 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. - Phương pháp so sánh bao gồm: + So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước: dạng so sánh này giúp doanh nghiệp đánh giá được sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. + So sánh số thực hiện với kế hoạch: dạng so sánh này giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện so với định mức kế hoạch đề ra như thế nào. + So sánh theo chiều dọc: dạng so sánh này giúp doanh nghiệp thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. + So sánh theo chiều ngang: dạng so sánh này giúp doanh nghiệp thấy được sự thay đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của từng chỉ tiêu qua các kỳ. Từ đó làm nổi rõ sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. Phương pháp tỷ lệ - Phương pháp phân tích này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại cương tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các định mức. Từ đó nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu. - Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính thường được phân thành 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản: chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu khả năng sinh lời; tùy vào mục đích phân tích mà người ta sẽ lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phân tích. 1.2.5 Nội dung phân tích 1.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh Cấu trúc vốn kinh doanh - Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng cân đối kế toán. Trên bảng này mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp: những thứ doanh nghiệp hiện có và những thứ doanh nghiệp còn nợ tại thời điểm lập báo cáo. 11 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Dựa vào bảng cân đối kế toán, ta sẽ thấy được cấu trúc của từng loại vốn cũng như nguồn huy động vốn của doanh nghiệp từ đâu. Cụ thể là bên phần nguồn vốn sẽ cho ta thấy được vốn của doanh nghiệp được huy động từ nguồn nào, tỷ lệ nợ vay là bao nhiêu. Còn bên phần tài sản sẽ cho ta thấy vốn của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp - Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ các nhà quản trị tài chính dùng để hoạch định tài chính cho kỳ tới. - Mục đích: là trả lời câu hỏi: Vốn hình thành từ đâu và được sử dụng vào việc gì? Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này rất hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư họ muốn biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ. - Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ theo cách thức sau: + Nếu các khoản mục trên phần tài sản tăng hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn giảm thì ghi vào cột sử dụng vốn. + Nếu các khoản mục bên phần tài sản giảm hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn tăng thì ghi vào cột nguồn vốn. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) Trong thực tiễn, mỗi công ty đang hoạt động có một cơ cấu vốn tối ưu được xác định bằng sự kết hợp giữa nợ vay, cổ phần ưu tiên và cổ phần thông thường. Cơ cấu vốn đó tối đa hóa giá cả cổ phiếu của công ty. Do vậy, một công ty trong quá trình phát triển liên tục với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ thiết lập một cơ cấu vốn mục tiêu và mọi sự tài trợ cho sự phát triển phải tuân thủ cơ cấu vốn mục tiêu đó. Trong cơ cấu vốn mục tiêu đó, mỗi nguồn vốn sẽ có một tỷ trọng nhất định và chi phí vốn của công ty sẽ là chi phí sử dụng vốn bình quân. 12 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Khái niệm: là mức doanh lợi vốn tối thiểu cần phải đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động . Chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào 2 yếu tố: chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn WACC = Wv * iv + Wc Trong đó: Wc : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu ic : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Wv : Tỷ trọng nợ vay iv : Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế iv = id * (1-t) với id : Lãi suất vay trước thuế t : Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng tổng vốn Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn như thế nào để bảo toàn và phát triển vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Để so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp ta có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: Doanh lợi tiêu thụ (ROA): tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại. LNST ROA = Tổng vốn bình quân Doanh lợi vốn chủ (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH) là chỉ tiêu dùng để đánh giá 13 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship mục tiêu đó và cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. LNST ROE = VCSH bình quân Vòng quay tổng vốn: chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Doanh thu thuần Vòng quay = tổng vốn Tổng vốn bình quân Ngoài các chỉ tiêu được liệt kê trên đây, các nhà quản lý doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn phải gắn với tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động để đưa ra nhận xét sát thực tế về hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ) Như ta biết, nguồn vốn dùng để đầu tư cho tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ) do đó nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng TSCĐ bình quân trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu (doanh thu thuần). Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ đã tăng lên và ngược lại. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân Sức sinh lợi của TSCĐ: chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 đồng TSCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ càng hiệu quả và ngược lại. 14 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship LNST Sức sinh lợi = của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân Suất hao phí của TSCĐ: chỉ tiêu này cho ta thấy để có 1 đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá TSCĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp. Chính vì vậy, chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt. Nguyên giá TSCĐ bình quân Suất hao phí = của TSCĐ Doanh thu thuần Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị còn lại của từng nhóm loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ đầu tư vào của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng càng cao. Giá trị còn lại của TSCĐ Tỷ suất đầu tư = vào TSCĐ Tổng tài sản Hiệu quả sử dụng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. LNST Hiệu quả sử dụng = VCĐ VCĐ bình quân Hiệu suất sử dụngVCĐ: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng = VCĐ VCĐ bình quân Hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu xác định đúng nhu cầu vốn lưu động sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết 15 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship kiệm và hiệu quả kinh tế cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Số vòng quay VLĐ: Vòng quay VLĐ phản ánh trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng. Công thức được xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay = của VLĐ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng vốn doanh thu thuần. Vòng quay của VLĐ càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Muốn làm được điều này cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Số ngày một vòng quay VLĐ: phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày. 360 Số ngày 1 vòng = quay VLĐ Số vòng quay VLĐ Mức doanh lợi VLĐ: chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ đem lại bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. LNTT Mức doanh lợi = của VLĐ VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ: chỉ số này cho ta biết để có một đơn vị doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đơn vị VLĐ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số VLĐ tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại. VLĐ bình quân trong kỳ Hệ đảm nhiệm = VLĐ Doanh thu thuần Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Tình hình thanh toán Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn tồn tại tình trạng vốn của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng, mặt khác doanh nghiệp cũng đi chiếm dụng vốn 16 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship từ bên ngoài. Việc chiếm dụng vốn này làm nảy sinh công tác thu hồi và thanh toán nợ. Vì vậy, phân tích tình hình thanh toán chính là để đánh giá tính hợp lý vể các khoản chiếm dụng này, tìm ra nguyên nhân gây ra sự đình trệ trong thanh toán. Từ đó giúp doanh nghiệp làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn Đây là chỉ tiêu cho biết có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tổng vốn huy động được, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Các khoản phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu = trên tổng vốn Tổng vốn Hệ số nợ Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số này càng nhỏ càng chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp là tốt. Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng vốn Khả năng thanh toán Khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ Tỷ suất tự tài trợ: là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100 (%) Tổng vốn Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp với nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tài trợ càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao đối với chủ nợ. Do đó, không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản vay nợ. 17 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: tỷ suất này sẽ cho ta biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100 (%) TSCĐ và ĐTDH - Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. - Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt nguy hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn. Tỷ số đảm bảo nợ Tỷ suất này sẽ cho ta biết giá trị tài sản cố định có đủ đảm bảo để thanh toán khoản nợ đúng thời hạn hay không. Tỷ số đảm bảo NDH = Giá trị TSCĐ và ĐTDH x 100 (%) NDH Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thanh toán. Các chỉ số này cho biết hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không nên được rất nhiều người quan tâm như các người đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu, Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (NNH) Khả năng thanh toán hiện thời Hệ số thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa TSLĐ và các khoản NNH. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ và ĐTNH với khoản NNH. NNH là khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển thành tiền trong thời gian một năm. Hệ số thanh toán TSLĐ và ĐTNH = hiện thời (H1) Tổng NNH - Nếu H1=2 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn 18 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Nếu H1>2 tức là khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là dư thừa đôi lúc là ứ đọng, làm giảm hiệu quả kinh doanh. - Nếu H1 1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng thanh toán nợ dài hạn (NDH) Hệ số thanh toán NDH Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Số dư nợ dài hạn thể hiện số nợ dài hạn mà doanh nghiệp còn phải trả cho chủ nợ. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị TSCĐ được hình thành bằng vốn vay chưa được thu hồi. Vì vậy người ta thường so sánh giữa giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng vốn vay với số dư nợ dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn. Hệ số thanh toán TSCĐ và ĐTDH = NDH (H3) Tổng NDH 19 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Nếu H3 ≥ 1 tức là khả năng thanh toán NDH của doanh nghiệp tốt, do các khoản NDH của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng TSCĐ của doanh nghiệp. - Nếu H3 <1 tức là khả năng thanh toán NDH của doanh nghiệp chưa tốt. Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. Hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. LNTT và lãi vay Hệ số thanh toán = lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt Số vòng quay hàng tồn kho (HTK): là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay HTK càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng quay càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho. Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân Số ngày một vòng quay HTK: phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay HTK. Số ngày 1 360 = vòng quay HTK Số vòng quay HTK Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vòng quay các Doanh thu thuần = khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh. Chứng tỏ doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên số vòng 20 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship quay các khoản phải thu quá cao sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hóa tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. 360 Kỳ thu tiền = bình quân Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu qui định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm so với kế hoạch và ngược lại. 21 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần vận tải biển Vinaship + Tên công ty: VINASHIP JOINT STOCK COMPANY + Tên công ty viết tắt: VINASHIP + Giấy phép kinh doanh: Số 0203002740 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2006. + Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng + Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Đoàn Bá Thước + Cổ đông lớn nhất là: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines. + Địa chỉ trụ sở chính: số 01-Hoàng Văn Thụ-phường Minh Khai-quận Hồng Bàng-thành phố Hải Phòng. + Điện thoại: (031).3842151 3823803 3842185 + Fax: (031)3842271,Telex:311214 VSHIP VT + E-mail: drycargo@vinaship.com.vn + Website: http:// www.vinaship.com.vn 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 2.1.1.1 Quá trình thành lập Quá trình thành lập của công ty luôn gắn liền với quá trình ra đời và lớn mạnh của lực lượng Hải quân Việt Nam và ngành Hàng Hải Việt Nam. - Công ty được hình thành từ năm 1956 (thành lập quốc doanh vận tải Sông biển). Đến năm 1970, Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) đã ra quyết định giải thể 3 đội tàu và thành lập công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO). - Hoạt động được một thời gian, đến ngày 1/4/1975 Bộ GTVT ra quyết định thành lập công ty vận tải ven biển Việt Nam (VIETCOSHIP), quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của công ty vận tải biển Việt Nam. Đến năm 1983, công ty vận tải ven biển 22 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship đã giải thể để thành lập xí nghiệp vận tải biển trực thuộc công ty vận tải biển Miền Nam Việt Nam. - Cho đến ngày 10/3/1984, công ty vận tải biển III đã được thành lập trên cơ sở XN vận tải biển Miền Nam bằng quyết định số 694/QĐ-TCCB của bộ trưởng bộ GTVT. - Từ năm 1985 công ty hoạt động dưới tên công ty vận tải biển III. Sau đó theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB ngày 23/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Công ty vận tải biển III được chuyển đổi thành công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP và công ty chính thức được cổ phần hoá vào ngày 01/01/2007 trong đó vốn Nhà nước nắm giữ 51%. 2.1.1.2 Quá trình phát triển Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty luôn nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh và có những đóng góp tích cực cho ngành hàng hải Việt Nam. Giai đoạn 1984-1990 Trong giai đoạn đầu đội tàu của công ty phần lớn là tàu chạy dầu DO, các sà lan kéo, với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước. Giai đoạn 1991-1995 Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ mô hình kinh tế tập trung-bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong giai đoạn này Nhà nước đã giao vốn cho các doanh nghiệp nhưng do chưa có sự chuẩn bị kỹ về con người và tri thức quản lý nên công ty đã gặp khó khăn về thị trường, về đầu tư đổi mới phương tiện, về phương pháp quản lý nên hiệu quả chưa đạt được yêu cầu và có năm chưa thực hiện được kế hoạch Giai đoạn 1996-2000 Trong giai đoạn này, được sự chỉ đạo giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cùng với sự quyết tâm cao trong việc đổi mới doanh nghiệp, VINASHIP đã dần từng bước thoát khỏi những yếu kém, trì trệ, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng 23 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Công ty đã chủ động sắp xếp tổ chức lại một cách hệ thống bộ máy điều hành, kiện toàn cơ cấu tổ chức nên đã gây được niềm tin, sự hứng khởi và đoàn kết trong nội bộ. Trong thời gian này bằng cách mua hoặc chuyển nhượng tài sản trong nội bộ Tổng công ty, VINASHIP đã có thêm hàng loạt các tàu như Hùng Vương 03, Thắng Lợi 01, 02, nâng tổng trọng tải đội tàu lên nhanh chóng so với những năm trước đây. Giai đoạn 2001 đến nay Giai đoạn này công ty đặc biệt chú trọng đến việc phát triển đội tàu những cái tên mới được bổ sung vào danh sách đội tàu như: Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên, mua tại thị trường nước ngoài, Chương Dương mua trong nước và Mỹ Hưng đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Nhờ việc đầu tư đúng hướng không những phát triển được đội tàu về số lượng mà còn trẻ hoá được đội tàu ngoài ra, tuổi tàu bình quân liên tục được giảm. Như vậy, trong hơn 20 năm hình thành và phát triển công ty vận tải biển III nay là công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP đã phấn đấu không ngừng để tồn tại và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành vận tải biển. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship có các chức năng chính sau: 1-Kinh doanh vận tải biển 2- Khai thác cầu cảng, kho bãi và dịch vụ giao nhận kho vận 3-Dịch vụ đại lý tàu biển 4-Dịch vụ đại lý vận tải nội địa, đại lý container 5-Dịch vụ cung ứng tàu biển 6-Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá 7-Dịch vụ kê khai thuế hải quan 8-Dịch vụ hợp tác lao động (cung ứng lao động và xuất khẩu lao động) 9-Cho thuê văn phòng kinh doanh khách sạn 10-Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 11-Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. 24 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với hình thức bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Công ty được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật và điều lệ công ty. Bộ máy quản lý của công ty được thiết lập theo cơ cấu trực tuyến chức năng: đây là mô hình được áp dụng rộng rãi. Theo cơ cấu này người lãnh đạo công ty được sự giúp sức của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Ngoài ra, còn tận dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, không cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các bộ môn thực hiện các chức năng quản lý. Sơ đồ bộ máy công ty 25 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty I-Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông được tiến hành họp để thực hiện các quyền của mình. II-Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, làm việc theo chế độ tập thể. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. III-Ban kiểm soát : là tổ chức thay mặt cổ đông để giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. IV-Tổng giám đốc : là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại điều lệ công ty. Có quyền quyết định việc mua sắm chuyển nhượng, cho thuê nhà xưởng, trang thiết bị và các tài sản khác của công ty nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tốt nhất theo thẩm quyền. V-Phó tổng giám đốc kỹ thuật : giúp Tổng giám đốc điều hành công việc kỹ thuật sửa chữa, an toàn sản xuất, công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học sáng kiến và một số dịch vụ khác. VI-Phó tổng giám đốc kinh doanh sản xuất khác : giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành kinh doanh sản xuất khác. Nghiên cứu thị trường, điều tra nắm bắt nguồn hàng, xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất khác. VII- Các phòng, ban chức năng 1-Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải; tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu, 2-Phòng khoa học kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, về kỹ thuật, bảo quản, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh vận tải đạt hiệu quả. 3-Phòng tổ chức cán bộ-lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương trong hoạt động kinh doanh khai thác. 26 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 4-Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán đề xuất các biện pháp triển khai để công ty thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu về tài chính. 5-Phòng vật tư: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật và có nhiệm vụ: lập kế hoạch dự trù mua sắm vật tư cần thiết; trực tiếp kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư; theo dõi định mức tiêu hao vật tư. 6-Phòng pháp chế an toàn hàng hải : có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tàu, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan đến các tàu của công ty. 7-Phòng đầu tư phát triển đội tàu : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xây dựng và triển khai các phương án đầu tư và phát triển đội tàu. 8-Phòng đối ngoại và đầu tư tài chính : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho việc nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường. Giúp Tổng giám đốc xây dựng và triển khai các phương án đầu tư tài chính của công ty. 9-Phòng hành chính : có nhiệm vụ quản lý văn thư, lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị văn phòng phẩm phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất, thực hiện chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. 10-Phòng bảo vệ quân sự : có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn và đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên công ty. 11-Phòng đại lý tàu biển : có nhiệm vụ mở rộng và phát triển công tác đại lý tàu biển, thu gom vận chuyển hàng hoá, đại lý môi giới hàng hải, dịch vụ kê khai thuế hải quan, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá đạt hiệu quả. 12-Phòng quản lý an toàn và an ninh : có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển trong toàn công ty. 13-Ban thi đua khen thưởng : là đơn vị tổ chức các công tác thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu đề xuất, phát động các phong trào thi đua của công ty. 27 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 14-Đội giám sát kiểm tra: có nhiệm vụ giám sát, thực hiện việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nội quy quy chế trong phạm vi công ty. VIII-Các chi nhánh thành phố HCM-Đà Nẵng-Hạ Long: Giải quyết và phục vụ mọi yêu cầu trong quản lý và khai thác kinh doanh của công ty. Thu xếp các hoạt động, tổ chức hội nghị hội thảo, giao dịch tiếp xúc khách hàng. IX-Các xí nghiệp trực thuộc công ty 1-Xí nghiệp dịch vụ vận tải: Xí nghiệp có quyền xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị đã được công ty phê duyệt, tham gia thực hiện các kế hoạch tập trung của công ty về đầu tư phát triển, phối hợp sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. 2-Xí nghiệp xếp dỡ vận tải và dịch vụ: Xí nghiệp có quyền thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty giao và tham gia thực hiện các kế hoạch tập trung của công ty. Tự tổ chức công tác xếp dỡ, đóng rút và giao nhận hàng hóa tại cầu cảng, bến, bãi của cảng TransVina. Thực hiện công tác tự trang trải lấy nguồn thu từ việc giao nhận, bốc xếp để trả lương cho công nhân. 3-Đội sửa chữa phương tiện: có nhiệm vụ là sửa chữa đột xuất theo phiếu giao việc của phòng kỹ thuật hoặc sửa chữa định kỳ theo hạng mục sửa chữa. Quản lý tài sản của công ty giao cho đội: trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc Hàng tháng đội phải tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của đội báo cáo Giám đốc công ty hoặc Phó giám đốc công ty phụ trách về kỹ thuật. 2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.4.1 Dịch vụ Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ sau: - Vận tải hàng hóa và hành khách trên biển và trên sông. - Vận tải hàng hóa nội địa. - Dịch vụ xếp dỡ và cho thuê kho bãi. - Dịch vụ khai thác thuế hải quan. - Dịch vụ hợp tác lao động (cung ứng và xuất khẩu lao động). - Dịch vụ cho thuê văn phòng. 28 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 2.1.4.2 Thiết bị, công nghệ kỹ thuật Bảng 2.1: Thiết bị công nghệ của công ty ngày 31/12/2008 STT Tên tàu Trọng tải (DWT) Mã lực Năm sản xuất 1 Hà Giang 11.849 5000 1974(JNP) 2 Hưng Yên 11.849 5000 1974(JNP) 3 Bình Phước 7.084 3300 1989(JNP) 4 Mỹ An 8.232 4000 1994(JNP) 5 Mỹ Hưng 6.500 3600 2003(VN) 6 Nam Định 8.294 4100 1976(JNP) 7 Ninh Bình 8.294 4100 1975(JNP) 8 Hà Đông 6.700 3400 1986(KOREA) 9 Hà Nam 6.512 3235 1985(JNP) 10 Hà Tiên 7.018 3400 1986(JNP) 11 Hùng Vương 01 4.747 2300 1981(JNP) 12 Hùng Vương 02 7.071 3800 1981(JNP) 13 Hùng Vương 03 5.923 3800 1974(JNP) 14 Hà Tây 8.294 4100 1976(JNP) 15 Mỹ Thịnh 14.348 3800 1990(JNP) 16 Mỹ Vượng 14.339 4000 2005(JNP) 17 Vinaship Gold 13.245 5250 2008(VN) (Nguồn: Phòng đầu tư phát triển đội tàu) (DWT: Dead Weight Tons: Khối lượng có thể chở hoặc chịu đựng được của tàu, đơn vị đo là Tấn. Ở đây được hiểu là lượng hàng tối đa mà tàu chở được). 2.1.5 Đặc điểm lao động 2.1.5.1 Tình hình sử dụng và quản lý lao động Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty nên Vinaship luôn đặt mục tiêu xây 29 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến ngày 31/12/2008, số lượng cán bộ nhân viên chính thức của công ty là 1020 người. Bảng 2.2 Tình hình và số lượng lao động của công ty ngày 31/12/2008 Yếu tố Số lượng (người) Số lượng nhân viên 1020 Mức lương bình quân (đồng/người/tháng) 10.350.012 Phân theo trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học 359 Cao đẳng, trung cấp, PTTH, Sơ cấp 661 Phân theo thời hạn hợp đồng LĐ không thuộc diện ký HĐLĐ (GĐ, PGĐ, 04 Kế toán trưởng) Hợp đồng không xác định thời hạn 431 Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm 495 Lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm 90 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động) Bảng 2.3: Số lượng lao động gián tiếp, lao động trực tiếp Số lượng (người) Chỉ tiêu Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 851 156 Nam 851 97 Giới tính Nữ 0 59 20 - 30 343 21 30 - 40 268 43 Độ tuổi 40 - 50 182 50 50 - 60 58 42 ĐH và trên ĐH 310 127 Cao đẳng 243 16 Trình độ Trung cấp 178 8 Sơ cấp 120 5 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động) 30 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Khối lao động trực tiếp - Do đặc thù ngành nghề nên khối lao động trực tiếp thường có độ tuổi từ 20-35. - Hoàn toàn là nam và có sức khoẻ tốt - Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đi biển, đặc biệt là với đội ngũ sỹ quan, thuyền trưởng phải có khả năng điều hành và khai thác đội tàu. - Có văn hoá nghề, tuân thủ các qui định trong hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế. Khối lao động gián tiếp - Có trình độ đại học thuộc nhóm ngành kinh tế: kinh tế biển, kế toán có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm trở lên. - Có trình độ ngoại ngữ để giao dịch và tìm kiếm đối tác làm ăn quốc tế. 2.1.5.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp Chính sách đào tạo Công ty luôn chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động. Đối với lao động trực tiếp: thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Đối với lao động các phòng chuyên môn nghiệp vụ, công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả trong nước và nước ngoài với ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. Chính sách lương Công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Đơn giá tiền lương được xác định dựa vào Tổng quỹ lương và doanh số. Tiền lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như đòn bẩy kinh tế quan trong nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. 31 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Chính sách thưởng Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc. Công ty đưa ra chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí. 2.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008 Với phương châm: sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của công ty. Trong những năm qua công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch và đạt được rất nhiều thành công, thể hiện qua số liệu sau: Bảng 2.4: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh '07-'06 So sánh '08-'07 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ 2006 2007 2008 Giá trị Giá trị trọng trọng Doanh thu 460.576 647.203 899.511 186.627 40,52 252.308 38,98 + Dvụ vận tải 398.941 565.948 791.405 166.527 41,74 228.104 40,34 + Đại lý vận tải 59.382 77.332 102.172 17.950 30,23 24.840 32,12 + Dvụ hàng hải 2.253 5.933 3.921 3.680 163,34 (2.012) (33,91) LNST 12.236 101.508 81.378 89.272 729,58 (20.130) (19,83) (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Qua số liệu ở bảng 2.4 ta thấy, năm 2006, doanh thu đạt 460.576 triệu đồng (trđ); lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 12.239 trđ. Đến năm 2007, do thị trường vận tải biển có sự tăng trưởng khá mạnh, đặc biệt là thị trường hàng khô, giá cước vận tải tăng từ 15-20% nên trong năm doanh thu đạt 647.203 tỷ (tăng 186.627 trđ tương ứng với 40,52% so với doanh thu toàn năm 2006). Trong đó, doanh thu hoạt động vận tải là chủ yếu (đạt 565.948 trđ); doanh thu hoạt động làm đại lý vận tải là 77.332 trđ; 32 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship doanh thu dịch vụ hàng hải là 5.933 trđ. Doanh thu tăng kéo theo LNST tăng, LNST đạt 101.508 trđ (tăng 89.269 trđ tương ứng với 729,38%). - Năm 2008, do giá cước vận tải sụt giảm nghiêm trọng, giá nhiên liệu luôn ở mức cao bình quân tháng 5/2008 ở mức F.O= 8.849 đ/kg, D.O= 15.583 đ/kg tăng so với cuối năm 2007 từ 57-63% nên đã làm giảm LNST và tốc độ tăng doanh thu chậm lại. Cụ thể, LNST là 81.379 trđ (giảm 20,129%); doanh thu đạt 899.511trđ (tăng 38,98%), trong đó doanh thu hoạt động vận tải là 791.405 trđ; doanh thu hoạt động đại lý vận tải là 102.172 trđ; doanh thu dịch vụ hàng hải là 3.921 trđ. Biểu 2.1: Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006-2008 DT (LNST) 899.511 900.000 800.000 647.203 700.000 600.000 460.576 500.000 D.thu 400.000 LNST 300.000 101.508 81.378 200.000 12.236 100.000 0 Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Biểu 2.2: Tỷ trọng doanh thu theo từng hoạt động giai đoạn 2006-2008 DT 2.253 5.933 3.921 100% 59.382 77.332 102.172 90% 80% Dvụ h.hải 70% Đại lý 60% vận tải 50% 398.941 565.948 791.405 Dvụ 40% vận tải 30% 20% 10% Năm 0% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) 33 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 2.1.7 Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi - Trong những năm gần đây, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, đưa Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở Châu Á và đứng thứ 8 trên thế giới. Điều này là một thuận lợi lớn cho ngành vận tải biển nói chung và cho Vinaship nói riêng. - Ngoài ra, Vinaship cũng luôn nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của Tổng công ty hàng hải Việt Nam, các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hải Phòng: đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm lãi suất vay ngân hàng - Vinaship có bề dày lịch sử lâu dài, có uy tín lớn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải trong nước và quốc tế với nhiều khách hàng truyền thống. - Vinaship có mạng lưới các đơn vị trực thuộc tại các Cảng biển và thành phố lớn của Việt Nam, do vậy công ty có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý. Hiện nay, Vinaship đang sở hữu một trong những đội tàu hàng khô lớn nhất Việt Nam: VINASHIP GOLD với trọng tải 13.456 tấn, VINASHIP OCEAN với trọng tải 12.367 tấn, Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp phải không ít khó khăn Nguyên nhân khách quan: - Biến động kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập sâu rộng của WTO làm ảnh hưởng đến việc tìm các nguồn hàng. - Có sự gia nhập của các công ty vận tải nước ngoài với công nghệ hiện đại làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. - Đội tàu Việt Nam thường có trọng tải nhỏ, độ tuổi bình quân của tàu tương đối cao (trên 20 tuổi), trình độ công nghệ chưa cao. Trong khi, các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia đã áp dụng công nghệ trao đổi số liệu điện tử (EDI) cho phép đối tác liên lạc điện tử và thực hiện các thủ tục nhanh chóng - Ngoài ra, Công ty luôn phải sử dụng ngoại tệ để thanh toán, cho nợ và vay nợ nên tồn tại rủi ro về tỷ giá thanh toán ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân chủ quan: - Đội tàu của công ty chủ yếu vận chuyển hàng khô như: gạo, than, còn các tàu 34 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. - Cước vận chuyển và chi phí dịch vụ vẫn còn cao nên sức cạnh tranh của công ty kém hơn so với các công ty nước ngoài. 35 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 3.1 Phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty 3.1.1 Biến động tài sản và nguồn vốn Để đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty, trước hết cần phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn để tìm hiểu những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến sự biến động đó. Bảng 3.1: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh '07-'06 So sánh '08-'07 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ 2006 2007 2008 Giá trị Giá trị trọng trọng A. Tài sản ngắn hạn 103.733 151.929 162.011 48.196 46,46 10.082 6,64 B. Tài sản dài hạn 319.178 554.070 533.979 234.892 73,59 (20.091) (3,63) Tổng cộng tài sản 422.911 705.999 695.990 283.088 66,94 (10.009) (1,42) A.Nợ phải trả 220.769 402.046 395.098 181.277 82,11 (6.948) (1,73) B.Vốn chủ sở hữu 202.142 303.953 300.892 101.811 50,37 (3.061) (1,01) Tổng cộng nguồn vốn 422.911 705.999 695.990 283.088 66,94 (10.009) (1,42) (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, qui mô tổng tài sản và nguồn vốn qua 3 năm biến động không đều. Cụ thể: - Năm 2006 tổng tài sản (tổng nguồn vốn) là 422.911 trđ; trong đó TSLĐ và ĐTNH là 103.733 trđ; TSCĐ và ĐTDH là 319.178 trđ; nợ phải trả là 220.769 trđ; vốn chủ sở hữu là 202.142 trđ. - Đến năm 2007 do công ty mở rộng qui mô kinh doanh, tăng lượng đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ nên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) đạt 709.999 trđ (tăng 66,94% so với năm 2006). Trong đó: TSLĐ và ĐTNH tăng 46,46%, TSCĐ và ĐTDH tăng 73,59%. Nguồn vốn của công ty trong năm cũng tăng: các khoản phải trả là 402.046 trđ (tăng 82,11%); vốn chủ sở hữu là 303.953 trđ (tăng 50,37%). 36 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Năm 2008 thị trường vận tải biển có sự biến động nên nhu cầu đầu tư của công ty cũng giảm nhẹ so với năm 2007. Cụ thể, tổng tài sản (tổng nguồn vốn) chỉ còn 695.990 trđ (giảm 1,42% so với năm 2007) trong đó, TSDH giảm 3,63%, TSNH tăng 6,64%. Đồng thời, nợ phải trả giảm 1,73%; nguồn vốn chủ sở hữu giảm 1,01%. Tóm lại, sự biến động trên là do những thay đổi của trong hoạt động đầu tư và huy động vốn của công ty. Để hiểu rõ về những nguyên nhân này ta sẽ cùng phân tích kết cấu của từng loại vốn qua những phần tiếp theo. 3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 3.1.2.1 Kết cấu vốn kinh doanh Tổng vốn của công ty được cấu thành từ vốn lưu động (VLĐ) và vốn cố định (VCĐ). Do đó, sự biến động của tổng vốn là do sự biến động của 2 thành tố trên gây nên. Bảng 3.2: Kết cấu tổng vốn giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Vốn lưu động 103.733 24,53 151.929 21,52 162.011 23,28 Vốn cố định 319.178 75,47 554.070 78,48 533.979 76,72 Tổng vốn 422.911 100 705.999 100 695,990 100 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Qua số liệu ở bảng 3.2 ta thấy, năm 2006, tổng vốn là 422.911 trđ trong đó: VCĐ chiếm 75,47% tổng vốn; VLĐ chiếm 24,53% tổng vốn. - Năm 2007 do hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhu cầu đầu tư vào VCĐ và VLĐ đều tăng nên tổng vốn trong năm tăng đạt 705.999 trđ. Trong đó, VCĐ chiếm 78,48% tổng vốn; VLĐ cũng tăng đạt 151.929 trđ nhưng giá trị tăng thêm nhỏ hơn của VCĐ nên trong năm tỷ trọng VLĐ giảm chỉ chiếm 21,52% tổng vốn. - Năm 2008 do giá cả nguyên vật liệu tăng làm VLĐ tăng lên, cụ thể: VLĐ tăng đạt 162.011 trđ chiếm 23,28% tổng vốn, VCĐ giảm còn 533.979 trđ chiếm 76,72% nên tổng vốn cũng giảm còn 695.990 trđ. 37 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Ta thấy do công ty kinh doanh trong ngành vận tải biển nên cần chú trọng đến TSCĐ. Tuy nhiên trong kết cấu vốn của công ty, tỷ trọng VLĐ vẫn còn tương đối cao. Đặc biệt trong năm 2008 tỷ trọng VLĐ lại tăng thêm. Để tìm hiểu cụ thể và chính xác nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, ta sẽ đi phân tích kết cấu VCĐ và VLĐ qua phần tiếp theo. Kết cấu vốn cố định Vì đặc thù kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải biển nên cần thiết phải đầu tư nhiều vào TSCĐ. Do đó VCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty và sự biến động của nó cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của tổng vốn. Biểu 3.1: Kết cấu vốn cố định theo tỷ lệ % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ĐTTC BĐS ; ĐTTC ĐTTC TSDH BĐS ; TSDH BĐS ; DH; KPT 0 DH; DH; KPT TSDH khác; KPT 0,24 0,14 7,12 DH; 3,48 6,16 khác; DH; khác; 1,62 DH; 0,18 1,25 0,02 0 0,03 TSCĐ; TSCĐ; TSCĐ; 94,72 89,11 92,32 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Tài sản cố định (TSCĐ) Qua biểu đồ 3.1 ta thấy TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VCĐ. Xét về mặt tỷ trọng ta thấy TSCĐ có xu hướng giảm dần: năm 2006 TSCĐ chiếm 94,72% trong tổng VCĐ, đến năm 2007 giảm (chiếm 92,32% tổng VCĐ). Đến năm 2008 TSCĐ tiếp tục giảm (chiếm 89,11% tổng VCĐ). Các khoản phải thu dài hạn (KPT DH) Đứng thứ 2 trong cơ cấu VCĐ là các khoản phải thu dài hạn. Trong 3 năm báo cáo nhờ sự tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng nên các khoản phải thu dài hạn có đã giảm đi đáng kể. Cụ thể, năm 2006 các khoản phải thu dài 38 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship hạn chiếm 0,18% trong tổng VCĐ. Đến năm 2007, giảm xuống (chiếm 0,03% tổng VCĐ) và tiếp tục giảm trong năm 2008 (chiếm 0,02% tổng VCĐ). Về mặt chủ quan đây là một tín hiệu tốt. Bất động sản đầu tư (BĐS) Tiếp theo là bất động sản đầu tư, đến năm 2007 công ty mới mở rộng đầu tư bất động sản (chiếm 0,24% tổng VCĐ), sang năm 2008 do tình hình kinh tế biến động nhiều nên đầu tư cho bất động sản giảm (chiếm 0,14% tổng nguồn vốn). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (ĐTTC DH) Các khoản đầu tư dài hạn đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây. Năm 2006, các khoản đầu tư dài hạn chiếm 3,48% tổng VCĐ, đến năm 2007 đã tăng lên (chiếm 6,16% tổng VCĐ) và năm 2008 tiếp tục tăng (chiếm 7,12% tổng VCĐ). Điều này cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động đầu tư. Tài sản dài hạn khác Cuối cùng là tài sản dài hạn khác bao gồm các chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn khác. Trong 3 năm gần đây tài sản dài hạn khác đang có xu hướng giảm dần. Năm 2006, tài sản dài hạn khác chiếm 1,62% tổng VCĐ, nhưng đến năm 2007 do công ty đang tập trung đầu tư cho TSCĐ và đầu tư tài chính nên tài sản dài hạn khác giảm (chiếm 1,25% tổng VCĐ) và năm 2008 tài sản dài hạn khác giảm hẳn bằng 0. Tóm lại, qua phân tích kết cấu vốn cố định cho ta một cái nhìn cụ thể về tình hình sử dụng VCĐ của công ty. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư nhiều nhất cho TSCĐ trong 2 năm gần đây công ty còn sử dụng vốn để đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán. Kết cấu vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận của vốn nhằm tài trợ cho các yếu tố sản xuất ngoại trừ tài sản cố định. Để tìm hiểu về VLĐ ta sẽ tìm hiểu từng thành phần của VLĐ qua biểu đồ dưới đây: Biểu 3.2: Kết cấu vốn lưu động theo tỷ lệ % 39 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 HTK; HTK; HTK; Tiền; Tiền; Tiền; 28,57 23,52 27,42 38,14 37,46 43,99 TSLĐ TSLĐ KPT; TSLĐ KPT; KPT; khác; khác; 32,66 khác; 20,13 23,68 10,75 1,31 12,35 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Vốn bằng tiền (Tiền) Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng VLĐ. Năm 2006, vốn bằng tiền chiếm 37,46% trong tổng VLĐ, đến năm 2007 công ty tăng lượng tiền gửi trong ngân hàng và các khoản tương đương nên vốn bằng tiền tăng (chiếm 43,99% tổng VLĐ). Nhưng sang năm 2008, do rút bớt lượng tiền gửi ngân hàng nên vốn bằng tiền giảm (chiếm 38,14% tổng VLĐ). Khoản phải thu (KPT) Trong 3 năm báo cáo khoản phải thu biến động không đồng đều. Cụ thể, năm 2006, khoản phải thu chiếm 32,66% tổng VLĐ. Năm 2007, khoản phải thu giảm chiếm 20,13% tổng VLĐ. Đến năm 2008, tuy công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng nhưng chưa thu được tiền, mặt khác các khoản trả trước cho người bán lại tăng lên nên khoản phải thu chiếm 23,68% tổng VLĐ. Vì vậy, công ty phải tích cực hơn trong việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Hàng tồn kho (HTK) Kế tiếp là hàng tồn kho cũng biến động không đều qua các năm. Năm 2006, HTK chiếm 28,57% tổng VLĐ, đến năm 2007 do vốn bằng tiền tăng tỷ trọng nên HTK giảm chỉ chiếm 23,52% tổng VLĐ. Sang năm 2008 do giá cả nguyên vật liệu tăng so với cuối năm 2007 từ 57-63%; giá vật tư nguyên liệu, sắt thép cũng tăng từ 25-45% nên HTK tăng lên chiếm 27,52% tổng VLĐ. 40 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Tài sản lưu động khác Cuối cùng là TSLĐ khác bao gồm: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản thuế phải thu Nhà nước, TSLĐ khác. Ta nhận thấy có sự biến động lớn về TSLĐ khác trong 2 năm 2006-2007. Năm 2006, TSLĐ khác chiếm 1,31% tổng VLĐ nhưng đến năm 2007 do các khoản chi phí trả trước (chi phí bảo hiểm, chi tạm ứng ), các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng nhanh nên TSLĐ khác tăng lên chiếm 12,35% tổng VLĐ. Đến năm 2008, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và TSLĐ khác giảm nên TSLĐ khác giảm chiếm 10,75% tổng VLĐ. Tóm lại, qua phân tích kết cấu VLĐ trong 3 năm báo cáo ta thấy công ty chủ yếu tập trung dự trữ HTK và lượng tiền mặt. Tuy nhiên lượng dự trữ tiền mặt như vậy là khá cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, tỷ trọng các khoản phải thu vẫn còn cao nên công ty cũng cần tích cực hơn trong việc thu hồi các khoản nợ thương mại. 3.1.2.2 Kết cấu nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu (VCSH) và vốn vay (nợ phải trả). Nhân tố nào sẽ chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, có ảnh hưởng mạnh đến sự biến động nguồn vốn? Ta sẽ phân tích bảng kết cấu nguồn vốn dưới đây để thấy được những vấn đề trên. Bảng 3.3: Kết cấu nguồn vốn kinh doanh giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Nợ phải trả 220.769 52,20 402.045 56,95 395097 56,77 Nguồn vốn chủ sở hữu 202.142 47,80 303.953 43,05 300.892 43,23 Tổng nguồn vốn 422.911 100 705.999 100 695.990 100 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Qua số liệu ở bảng 3.3 ta thấy tổng nguồn vốn biến động không đều qua các năm, trong đó nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu. Cụ thể: 41 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship - Năm 2006, tổng nguồn vốn là 422.911 trđ trong đó nợ phải trả là 220.769 trđ chiếm 52,20% tổng nguồn vốn; VCSH là 202.142 trđ chiếm 47,80% tổng nguồn vốn. - Đến năm 2007 do nhu cầu đầu tư vào tài sản tăng nên tổng vốn tăng đạt 705.999 trđ. Trong đó, vốn vay là 402.046 trđ chiếm 56,95% tổng nguồn vốn; VCSH tuy có tăng về mặt giá trị so với năm 2006 đạt 303.953 trđ nhưng giá trị tăng thêm của VCSH nhỏ hơn của nợ phải trả nên trong năm tỷ trọng nợ phải trả giảm chỉ chiếm 43,05% tổng nguồn vốn. - Sang năm 2008 kinh tế biến động, nhu cầu đầu tư của công ty giảm nên lượng vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu đều giảm dẫn đến tổng nguồn vốn giảm còn 695.990 trđ. Cụ thể, nợ phải trả giảm còn 395.098 trđ chiếm 56,77% tổng nguồn vốn; VCSH giảm còn 300.892 trđ nhưng giá trị giảm đi ít hơn của nợ phải trả nên trong năm tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng chiếm 43,23% tổng nguồn vốn. Qua phân tích ta thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu nguồn vốn của công ty nhưng mức độ chênh lệch không nhiều. Điều này cho thấy, khả năng độc lập về tài chính của công ty đối với các chủ nợ tương đối cao. Để tìm hiểu cụ thể hơn về kết cấu nguồn vốn ta sẽ lần lượt phân tích từng thành phần của nguồn vốn qua phần tiếp theo. Kết cấu vốn chủ sở hữu Biểu 3.3: Kết cấu vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Các Các Các quỹ, quỹ, quỹ, 1.06 2.03 2.23 VCSH VCSH VCSH 98.94 97.97 97.77 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Vốn chủ sở hữu 42 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Nhìn vào biểu đồ 3.3 ta thấy, VCSH luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng VCSH đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2006, VCSH chiếm 98,94% nguồn vốn chủ sở hữu. Đến năm 2007, VCSH giảm chiếm 97,97% nguồn vốn chủ sở hữu. Sang năm 2008, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm nên VCSH tiếp tục giảm chiếm 97,77% nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ Do vốn chủ sở hữu giảm dần nên nguồn kinh phí và quỹ khác có xu hướng tăng lên trong 3 năm báo cáo. Năm 2006, các quỹ chiếm 1,06% nguồn vốn chủ sở hữu. Đến năm 2007, do lượng vốn huy động được từ quỹ khen thưởng phúc lợi tăng nên các quỹ tăng chiếm 2,03% nguồn vốn chủ sở hữu, sang năm 2008 tiếp tục tăng chiếm 2,23% nguồn vốn chủ sở hữu. Tóm lại, phân tích kết cấu vốn chủ sở hữu cho ta một cái nhìn cụ thể về tình hình huy động vốn chủ của công ty. Nguồn vốn của công ty chủ yếu được huy động từ vốn đầu tư của chủ sở hữu. Ngoài ra 3 năm gần đây công ty đang tích cực huy động vốn từ các quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn kinh phí hình thành TSCĐ. Kết cấu nợ phải trả Biểu 3.4: Kết cấu nợ phải trả theo tỷ lệ % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ DH; Nợ DH; Nợ DH; 42,95 50,47 46,94 Nợ NH; Nợ NH; Nợ NH; 57,05 49,53 53,06 (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) 43 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Nợ dài hạn (NDH) Qua số liệu biểu đồ 3.4 ta thấy, NDH biến động không đều qua các năm. Năm 2006, NDH chiếm 42,95% tổng nợ phải trả. Đến năm 2007 do công ty đang cần vốn để mở rộng đầu tư cho bất động sản và tài chính dài hạn nên nhu cầu về vốn vay dài hạn tăng chiếm 50,47% tổng nợ phải trả. Sang năm 2008, công ty đã giảm các khoản vay và nợ dài hạn của các ngân hàng: Ngân Hàng Công Thương Hải Phòng, Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải đồng thời nhu cầu đầu tư dài hạn trong năm giảm nên NDH giảm chiếm 46,94% tổng nợ phải trả. Nợ ngắn hạn (NNH) NNH cũng biến động không đồng đều qua các năm. Trong năm 2006, NNH chiếm 57,05% tổng nợ phải trả, đến năm 2007 do các khoản NDH tăng cao nên NNH giảm chiếm 49,53% tổng nợ phải trả. Sang năm 2008, do các khoản phải trả công nhân viên tăng nên NNH tăng chiếm 53,06% tổng nợ phải trả. Tóm lại, phân tích kết cấu nợ phải trả cho thấy, tỷ trọng NDH không chênh lệch nhiều so với tỷ trọng NNH trong tổng nợ phải trả. Nhưng tỷ trọng NDH đã giảm xuống thấp hơn tỷ trọng NNH (trong năm 2008). Điều này cho thấy công ty đang ưu tiên chi trả các khoản NDH để giảm bớt sự phụ thuộc đối với các chủ nợ. 3.1.2.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh Bảng 3.4: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Cuối Thay Nguồn Sử dụng Chỉ tiêu Đầu kỳ kỳ đổi vốn vốn TÀI SẢN 1. Tiền 38.857 66.841 27.984 27.984 2. Các khoản phải thu 33.879 30.586 (3.293) 3.293 3. Hàng tồn kho 29.641 35.737 6.096 6.096 4. TSLĐ khác 1.356 18,765 17.409 17.409 5. TSCĐ và ĐTDH 319.178 554.070 234.892 234.892 NGUỒN VỐN 1. Nợ ngắn hạn 125.951 199.141 73.190 73.190 2. Nợ dài hạn 94.818 202.905 108.087 108.087 3. Nguồn vốn chủ sở hữu 202.142 303.953 101.811 101.811 Tổng cộng 286.381 286.381 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 44 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Qua số liệu của bảng 3.4 ta thấy, trong năm do mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vốn lớn. Công ty đã tăng lượng vốn vay dài hạn và ngắn hạn, trong đó: nợ ngắn hạn là (tăng 73.190 trđ); nợ dài hạn là 303.953 trđ (tăng 101.811 trđ ). Đồng thời cũng tự bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu đạt 303.953 trđ (tăng 101.811 trđ). Công ty đã sử dụng số vốn trên để đầu tư dài hạn nên TSCĐ và ĐTDH là 554.070 trđ (tăng 234.892 trđ). Đồng thời cũng dùng vốn để: đầu tư phát triển TSLĐ khác là 18.765 trđ (tăng 17.409 trđ); dự trữ hàng tồn kho là 35.737 trđ (tăng 6.096 trđ ) và vốn bằng tiền là 66.841 trđ (tăng 27.984 trđ). Mặc dù tiền mặt thường không có khả năng sinh lời nhưng do trong năm công ty có kế hoạch chi dùng nên vốn bằng tiền tạm thời tăng lên. Như vậy, năm 2007 công ty đã huy động thêm 286.381 trđ từ vốn vay dài hạn (là chủ yếu), vốn vay ngắn hạn và tự bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Nhờ vậy công ty đã có thêm vốn để phục vụ công tác đầu tư. Bảng 3.5: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cuối Thay Nguồn Sử dụng Đầu kỳ kỳ đổi vốn vốn TÀI SẢN 1. Tiền 66.841 61.796 (5.045) 5.045 2. Các khoản 30.586 38.373 7.787 7.787 phải thu 3. Hàng tồn kho 35.737 44.428 8.691 8.691 4. TSLĐ khác 18.765 17.414 (1.351) 1.351 5. TSCĐ và ĐTDH 554.070 533.979 (20.091) 20.091 NGUỒN VỐN 1. Nợ ngắn hạn 199.141 209.639 10.498 10.498 2. Nợ dài hạn 202.905 185.459 (17.446) 17.446 3. Nguồn vốn 303.953 300.892 (3.061) 3.061 chủ sở hữu Tổng cộng 36.985 36.985 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua số liệu của bảng 3.5 ta thấy, trong năm công ty đã rút bớt lượng vốn đầu tư của một số khoản mục: TSCĐ và ĐTDH chỉ còn 533.979 trđ (giảm 20.091 trđ), TSLĐ khác là 17.414 trđ (giảm 1.351 trđ ), vốn bằng tiền cũng chỉ còn 61.796 trđ 45 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship giảm 5.045 trđ). Đồng thời công ty cũng tăng lượng vốn vay ngắn hạn lên đạt 209.639 trđ (tăng thêm 10.498 trđ). Công ty đã sử dụng số vốn trên để tăng lượng hàng tồn kho lên đạt 44.428 trđ (tăng 8.691 trđ), bù đắp các khoản phải thu (khoản phải thu tăng thêm 7.787 trđ). Ngoài ra số vốn đã rút bớt từ đầu tư dài hạn công ty dùng để trả nợ dài hạn và lợi nhuận chưa phân phối. Do đó, nợ dài hạn còn 185.459 trđ (giảm 17.446 trđ), nguồn vốn chủ sở hữu còn 300.892 trđ (giảm 3.061 trđ). Như vậy, năm 2008 công ty đã huy động thêm 36.985 trđ chủ yếu từ việc rút bớt vốn trong đầu tư dài hạn, giảm lượng tiền dự trữ đồng thời tăng các khoản vay ngắn hạn để dự trữ thêm hàng tồn kho, bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn chưa thu được từ khách hàng cũng như trả nợ vay dài hạn và lãi chưa phân phối. 3.1.2.4 Chi phí sử dụng vốn bình quân Để xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty trong các năm đã hợp lý hay chưa thì ngoài việc xem xét tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn thì một yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư phải quan tâm tới đó là chi phí sử dụng vốn. Áp dụng lãi suất cho vay dài hạn trong 3 năm (từ năm 2006 đến năm 2008) tại Ngân Hàng Phát triển Việt Nam, ta có bảng chi phí sử dụng vốn bình quân như sau: Bảng 3.4: Chi phí sử dụng vốn bình quân giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm So sánh ‘08-‘07 Chỉ tiêu 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn 705.999 695.990 (10.009) (1,42) Nợ vay 402.045 395.098 (6.947) (1,73) Tỷ trọng nợ vay (Wv) 0,569 0,568 (0,002) (0,31) Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế (iv) (%) 10 10 0 Lãi suất vay (id) (%) 10 10 0 Thuế suất thuế TNDN (%) 0 0 0 Vốn chủ sở hữu 303.953 300.892 (3.061) (1,01) Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (Wc) 0,4305 0,4323 0,002 0,42 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (ic) (%) 20 18 (2) (10) WACC (%) 14,31 13,46 (0,847) (5,92) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 46 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Qua số liệu của bảng 3.4 ta thấy công ty đang cố gắng sử dụng vốn tiết kiệm hơn thể hiện ở việc chi phí sử dụng vốn bình quân giảm dần qua 2 năm. Cụ thể là: - Năm 2007, vốn chủ sở hữu là 303.953 trđ chiếm 43,05% trong tổng vốn kinh doanh. Với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo tính toán của bộ phận kế toán là 20% nên chi phí sử dụng vốn bình quân trong năm là 14,31%. - Sang năm 2008, vốn chủ sở hữu là 300.892 trđ (giảm 1.01%) đã kéo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu xuống còn 18% (giảm 10%). Đồng thời chi phí sử dụng vốn vay sau thuế không đổi nên chi phí sử dụng vốn bình quân trong năm là 13,46% (giảm 5,92%). Theo quyết định công ty được miễn thuế TNDN trong 2 năm 2007, 2008 nên chi phí sử dụng vốn vay sau thuế không đổi. Mặt khác chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giảm 10% so với năm 2007 kéo theo chi phí sử dụng vốn bình quân giảm 5,92%. Tuy tốc độ giảm còn chậm nhưng so với tình hình biến động trong năm thì đây là sự thành công trong công tác tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của công ty. Công ty cần phải tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo. 3.1.2.5 Tình hình quản lý và đổi mới TSCĐ Như phân tích ở trên trong kết cấu VCĐ của công ty, TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VCĐ. TSCĐ là hình thái biểu hiện chủ yếu của VCĐ nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của công ty cũng như việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Vì vậy, phân tích tình hình quản lý và đổi mới TSCĐ là một công tác không thể thiếu khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship là công ty chuyên về lĩnh vực vận tải biển. Vì thế có thể dễ dàng nhận thấy TSCĐ chủ yếu là phương tiện vận tải. 47 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Bảng 3.5: Tình hình quản lý TSCĐ của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Nguyên Khấu Giá trị Nguyên Khấu Giá trị Nguyên Khấu Giá trị giá hao còn lại giá hao còn lại giá hao còn lại Nhà cửa, kiến trúc 11.445 5.066 6.379 10.724 2.059 8.665 23.398 3.405 19.993 Máy móc thiết bị 125 85 40 126 101 25 144 109 35 Phương tiện vận tải 592.723 326.719 266.004 724.328 379.516 344.812 932.696 460.311 472.385 Thiết bị quản lý 1.049 849 200 1.304 1.135 169 1.276 1.172 104 Tài sản cố định khác 1.545 1.324 221 1.652 173 1.479 1.652 586 1.066 Tổng cộng 606.887 334.043 272.844 738.134 382.984 355.150 957.514 463.931 493.583 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Bảng 3.6: Cơ cấu TSCĐ của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Nguyên Khấu Giá trị Nguyên Khấu Giá trị Nguyên Khấu Giá trị giá hao còn lại giá hao còn lại giá hao còn lại Nhà cửa, kiến trúc 1,89 1,52 2,34 1,45 0,54 2,44 2,44 0,73 4,05 Máy móc thiết bị 0,02 0,03 0,01 0,02 0,03 0,01 0,02 0,02 0,01 Phương tiện vận tải 97,67 97,81 97,49 98,13 99,09 97,09 97,41 99,22 95,71 Thiết bị quản lý 0,17 0,25 0,07 0,18 0,30 0,05 0,13 0,25 0,02 Tài sản cố định khác 0,25 0,40 0,08 0,22 0,05 0,42 0,17 0,13 0,22 Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% (Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vianship) Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh - Lớp QT901N1
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Qua số liệu ở bảng 3.5 và 3.6 ta thấy, năm 2006, nguyên giá của toàn bộ giá trị TSCĐ là 606.887 trđ, trong đó phương tiện vận tải có trị giá 592.723 trđ chiếm 97,67% tổng TSCĐ, tỷ trọng này rất lớn so với những TSCĐ khác như: nhà cửa vật kiến trúc chiếm 1,89%, TSCĐ khác chiếm 0,25%, Giá trị khấu hao và giá trị còn lại cũng được phân bổ theo cơ cấu trên. Năm 2007, công ty có mua sắm thêm một số phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị quản lý nên nguyên giá của tổng TSCĐ đã tăng lên đạt 738.134 trđ, trong đó nguyên giá phương tiện vận tải tăng lên đạt 724.328 trđ chiếm 98,13% tổng TSCĐ. Điều này dẫn đến cơ cấu tài sản trong danh mục TSCĐ đã có thay đổi chút ít. Nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc giảm chỉ chiếm 1,45%, TSCĐ khác giảm chỉ chiếm 0,22% nên kéo theo tỷ trọng khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ cũng sẽ thay đổi Sang năm 2008, do dự án xây dựng khu kho bãi container hoàn thành làm giá trị nhà cửa, vật kiến trúc tăng lên, đồng thời công ty cũng mua sắm một số máy móc thiết bị mới nên nguyên giá của tổng TSCĐ tiếp tục tăng đạt 957.541 trđ, trong đó phương tiện vận tải đạt 932.696 trđ nhưng chỉ chiếm 97,41% tổng TSCĐ, nhà cửa vật kiến trúc tăng lên đạt 23.398 trđ chiếm 2,44% và máy móc thiết bị tăng lên đạt 144 trđ (tỷ trọng không thay đổi). Sự thay đổi này làm cho tỷ trọng của khấu hao và giá trị còn lại cũng thay đổi theo. Tóm lại, qua phân tích tình hình quản lý và đổi mới TSCĐ trong 3 năm báo cáo ta thấy bên cạnh việc chú trọng đầu tư cho phương tiện vận tải công ty cũng quan tâm đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng xây dựng kho bãi để khai thác dịch vụ xếp dỡ và cho thuê kho bãi. 3.1.2.6 Tình hình quản lý hàng tồn kho Tuy công ty kinh doanh trong ngành vận tải biển nhưng hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn lưu động. Để phân tích tình hình biến động hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2006-2008 ta đi vào quan sát tình hình quản lý hàng tồn kho dưới đây: 48 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Bảng 3.7: Tình hình quản lý hàng tồn kho Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh '07-'06 So sánh '08-'07 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ 2006 2007 2008 Giá trị Giá trị trọng trọng 1. Nhiên liệu 24.396 26.655 33.211 2.259 9,26 6.556 24,60 2. Phụ tùng, 5.245 8.947 10.980 3.702 70,58 2.033 22,72 vật liệu 3. Hàng hoá 0 134 235 134 101 75,37 4. Hàng tồn kho 29.641 35.737 44.427 6.096 20,57 8.690 24,32 5.Doanh thu 462.310 655.978 920.012 193.668 41,89 264.034 40,25 thuần 6. HTK/DTT 0,064 0,054 0,048 (0,010) (15,03) (0,006) (11,36) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua số liệu của bảng 3.7 ta thấy, trong 3 năm báo cáo hàng tồn kho có xu hướng tăng dần và so với tốc độ tăng doanh thu thì tốc độ tăng hàng tồn kho chậm hơn. Cụ thể, năm 2006, hàng tồn kho là 29.641 trđ; đến năm 2007, do nhu cầu dự trữ nhiên liệu, hàng hoá phục vụ kinh doanh tăng nên lượng hàng tồn kho là 35.737 trđ (tăng 49,88%). Trong đó, lượng nhiên liệu dự trữ là 26.655 trđ (tăng 9,26%); phụ tùng vật liệu là 8.947 trđ (tăng 70,58%); hàng hoá là 134 trđ. Sang năm 2008 do giá nhiên liệu, vật liệu đều tăng: F.O= 8.849 đ/kg, D.O= 15.583 đ/kg đã tăng từ 57-63%; giá vật tư nguyên liệu, sắt thép cũng tăng từ 25-45% nên hàng tồn kho là 44.427 trđ (tăng 24,32%). Trong đó, nhiên liệu là 33.211 trđ (tăng 24,60%); phụ tùng, vật liệu là 10.980 trđ (tăng 22,72%); hàng hoá là 235 trđ (tăng 75,37%). Như vậy, trong 3 năm báo cáo tuy hàng tồn kho có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không lớn bằng tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó cho thấy sự điều chỉnh linh hoạt của công ty nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của biến động giá đến doanh thu và lợi nhuận. 49 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship 3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 3.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn Bảng 3.8: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm So sánh '07-'06 So sánh '08-'07 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ 2006 2007 2008 Giá trị Giá trị trọng trọng 1. Doanh thu thuần 462.310 655.978 920.012 193.668 41,89 264.034 40,25 2. LNST 12.239 101.508 81.379 89.269 729,38 (20.129) (19,83) 3. Tổng vốn bình quân 379.434 564.455 700.995 185.021 48,76 136.540 24,19 4. VCSH bình quân 171.895 253.048 302.423 81.153 47,21 49.375 19,51 5. Vòng quay tổng vốn 1,218 1,162 1,312 (0,056) (4,62) 0,150 12,93 6. Doanh lợi tiêu thụ (ROA) 0,032 0,180 0,116 0,148 457,52 (0,064) (35,45) 7. Doanh lợi vốn chủ (ROE) 0,071 0,401 0,269 0,330 463,40 (0,132) (32,92) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Vòng quay tổng vốn Qua số liệu của bảng 3.8 ta thấy vòng quay tổng vốn có xu hướng biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2006, vòng quay tổng vốn là 1,218 vòng, đến năm 2007 do tốc độ tăng doanh thu thuần không nhanh bằng tốc độ tăng tổng vốn (doanh thu thuần tăng 41,89%, tổng vốn tăng 48,76%) nên vòng quay tổng vốn là 1,162 vòng (giảm 4,62%). Sang năm 2008, đã có sự thay đổi (doanh thu thuần tăng 40,25%, tổng vốn tăng 24,19%) nên vòng quay tổng vốn là 1,312 vòng (tăng 12,93%). Điều này có nghĩa là số lần vốn luân chuyển trong năm đã tăng lên. Doanh lợi tiêu thụ (ROA) Năm 2006, ROA là 0,032 có nghĩa là 1 đồng tài sản bình quân thì đem lại 0,032 đồng LNST, đến năm 2007 do hoạt động kinh doanh thuận lợi, giá cước vận tải tăng nên LNST tăng mạnh đạt 101.508 trđ (tăng 729,38%) kéo theo ROA đạt 0,18 (tăng 457,52%). Nhưng sang năm 2008 do giá cước vận tải sụt giảm cộng với tình 50 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship hình khủng hoảng kinh tế làm cho LNST còn 81.739 trđ (giảm 19,83%) nên ROA là 0,116 (giảm 35,45%). Điều này có nghĩa là khả năng sinh lợi của đồng vốn đang giảm đi. Do đó cần phải tìm ra biện pháp khắc phục nếu không nó sẽ tiếp tục kéo hiệu quả kinh doanh của công ty xuống. Doanh lợi vốn chủ (ROE) Năm 2006 ROE là 0,071 nó cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 0,071 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2007 do cả vốn và LNST đều tăng đặc biệt là LNST tăng với tốc độ mạnh nên ROE trong năm đạt 0,401 (tăng 463,4%). Năm 2008, VCSH tăng nhưng LNST lại giảm nên ROE chỉ đạt 0,269 (giảm 32,92%). Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta thấy, doanh thu qua các năm đều tăng lên nhưng LNST có biến động mạnh và không ổn định. Đặc biệt là cuối năm 2008 LNST đã giảm đi đáng kể, điều này có nghĩa là một số khoản chi phí của công ty đang tăng lên với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Do đó công ty cần xem xét và điều chính các khoản chi phí cho hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn. 3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các loại TSCĐ và ĐTDH. Vì thế phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ cũng là một công tác không thể thiếu khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 51 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship Bảng 3.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh '07-'06 So sánh '08-'07 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ 2006 2007 2008 Giá trị Giá trị trọng trọng 1. DT (DTT) 462.310 655.978 920.012 193.668 41,89 264.034 40,25 2. LNST 12.239 101.508 81.379 89.269 729,38 (20.129) (19,83) 3. Tổng tài sản 422.911 705.999 695.990 283.088 66,94 (10.009) (1,42) 4. Giá trị còn lại 273.694 355.260 494.323 81.566 29,80 139.063 39,14 của TSCĐ 5. VCĐ bình quân 297.293 436.624 544.025 139.332 46,87 107.401 24,60 6. Nguyên giá 603.643 672.994 847.940 69.351 11,49 174.947 26,00 TSCĐ bình quân 7. Sức sinh lợi 0,020 0,151 0,096 0,131 643,91 (0,055) (36,37) của TSCĐ 8. Hiệu suất sử 0,766 0,975 1,085 0,209 27,27 0,110 11,31 dụng TSCĐ 9. Tỷ suất 0,647 0,503 0,710 (0,144) (22,25) 0,207 41,15 đầu tư TSCĐ 10. Suất hao phí 1,306 1,026 0,922 (0,280) (21,43) (0,104) (10,16) TSCĐ 11. Hiệu suất 1,555 1,502 1,691 1,390 0,89 2,458 1,64 sử dụng VCĐ 12. Hiệu quả 0,041 0,232 0,150 0,191 464,72 (0,083) (35,66) sử dụng VCĐ (Nguồn:Báo cáo tài chính của Công ty CP vận tải biển Vinaship) Sức sinh lợi của TSCĐ Qua số liệu ở bảng 3.9 ta thấy, sức sinh lợi của TSCĐ trong năm 2006 là 0,02 nó cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 0,02 đồng LNST, đến năm 2007 do LNST tăng mạnh nên sức sinh lợi trong năm là 0,151 (tăng 643,61%). Sang năm 2008, do nguyên giá TSCĐ tăng và LNST lại giảm nên sức sinh lợi của TSCĐ chỉ còn 0,096 (giảm 6,37%). Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty đã giảm đi. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng tăng dần trong 3 năm. Năm 2006 là 0,766 lần nó cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem về 0,766 đồng doanh thu, đến năm 2007 do doanh thu và nguyên giá bình quân TSCĐ đều tăng nên hiệu suất sử dụng đạt 0,975 lần (tăng 27,27%). Sang năm 2008 hiệu suất tiếp tục tăng đạt 1,085 lần 52 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty CP Vận tải biển Vinaship (tăng 11,31%). Qua đây ta thấy, do thị trường vận tải biến động mạnh, giá cước dịch vụ sụt giảm nên hiệu suất sử dụng TSCĐ tuy có tăng qua 3 năm báo cáo nhưng tốc độ tăng đang chậm lại. Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất đầu tư trong 3 năm báo cáo biến động không đều. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất đầu tư vào TSCĐ là 0,647. Đến năm 2007 do tốc độ tăng tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng giá trị còn lại của TSCĐ (tổng tài sản tăng 66,94%, giá trị còn lại tăng 29,80%) nên tỷ suất đầu tư vào TSCĐ còn 0,503 (giảm 22,25%). Sang năm 2008 giá trị còn lại của TSCĐ tăng nên tỷ suất đầu tư vào TSCĐ đạt 0,710 (tăng 41,15%). Suất hao phí TSCĐ Suất hao phí có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2006 là 1,306 tức là 1 đồng doanh thu thuần cần 1,306 đồng nguyên giá TSCĐ. Đến năm 2007 do tốc độ tăng doanh thu tăng hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ (doanh thu tăng 41,89%, nguyên giá TSCĐ tăng 11,49%) nên suất hao phí là 1,026 (giảm 21,43%) và năm 2008 tiếp tục giảm chỉ còn 0,922 (giảm 10,16%). Hiệu suất sử dụng VCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ biến động không đều. Cụ thể năm 2006, hiệu suất là 1,555 lần nó cho biết 1 đồng vốn cố định đem lại 1,555 đồng doanh thu thuần, đến năm 2007 do nhu cầu đầu tư tăng nên tốc độ tăng VCĐ bình quân trong năm cũng tăng nhưng tốc độ tăng VCĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (VCĐ bình quân tăng 46,87%, doanh thu tăng 41,98%) nên hiệu suất sử dụng chỉ còn 1,502 lần (giảm 4,32%). Sang năm 2008, VCĐ bình quân chỉ tăng 24,60% trong khi doanh thu tăng 38,98% nên hiệu suất sử dụng đạt 1,653 lần (tăng 11,55%). Điều này có nghĩa là một đồng VCĐ đã tạo ra nhiều doanh thu hơn. Tuy nhiên để đánh giá xem VCĐ có tạo ra nhiều LNST hay không ta sẽ cùng phân tích tiếp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2006 là 0,041 nó cho biết 1 đồng VCĐ bình quân tạo ra 0,041 đồng LNST, đến năm 2007 do LNST và VCĐ bình quân tăng đặc biệt là LNST tăng mạnh nên hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm là 0,232 (tăng 464,72%). 53 Sinh viên: Bùi Thị Quyên Anh- Lớp QT901N