Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty đóng tàu Hồng Hà - Nguyễn Thị Kim Dung

doc 82 trang huongle 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty đóng tàu Hồng Hà - Nguyễn Thị Kim Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_sxkd_tai_c.doc

Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty đóng tàu Hồng Hà - Nguyễn Thị Kim Dung

  1. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Lời mở đầu Trong xu thế đất nước ta đang trong giai đoạn hoà nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là một câu hỏi khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn quan tâm, suy nghĩ. Việc kinh doanh đem lại hiệu quả cao chính là khẳng định sự tồn tại bền vững và phát triển lâu dài của chính doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Để làm được điều này các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những hướng phát triển đúng đắn mang tầm chiến lược lâu dài bằng các giải pháp kinh doanh hợp lý. Đây thực sự là một bài toán khó khăn và nan giải đối với các nhà cầm quân trong doanh nghiệp. Bởi nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thế giới nói riêng đang phải đối diện với hàng loạt khó khăn, thách thức như khủng hoảng về nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm, biến đổi khí hậu Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại công ty Hång Hµ với tư cách là một nhà quản trị tương lai, em rất quan tâm tới vấn đề này và quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hång Hµ” với mục đích cố gắng tìm ra các giải pháp thích hợp nhất với Công ty ®ãng tµu Hång Hµ nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn được hiệu quả kinh doanh của công ty. Nội dung đề tài của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương: Phần I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh Phần II: Tổng quan về công ty Hång Hµ Phần III: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Hång Hµ Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 1
  2. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Phần IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hång Hà PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH. 1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 1.1.1.Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm bất cứ việc gì. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế, bởi vì, suy cho cùng, quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết cần hiểu rõ khái niệm, bản chất phạm trù hiệu quả và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả một cách chính xác, sau đó mới đi vào phân tích hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp phù hợp. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất.” Quan điểm thứ hai cho hiệu quả kinh doanh là: “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị.” Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn được đánh giá trên góc độ những lợi ích mà nó đem lại cho xã hội: “Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 2
  3. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ độ tiết kiệm chi phí cho một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích xã hội của nền kinh tế quốc dân.” Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: -Trường hợp 1: Kết quả tăng, chi phí giảm -Trường hợp 2: Kết quả tăng, chi phí tăng Trong trường hợp 2, thời gian đầu tốc độ của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ, đổi mới cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của các nhà kinh tế trên đây ta có thể đưa ra một khái niệm thống nhất chung về hiệu quả sản suất kinh doanh: “Hiệu quả sản suất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó có trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở lên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ”. Như vậy hiệu quả kinh doanh khác với kết quả kinh doanh và có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 3
  4. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Hiệu quả kinh doanh là 1 đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét là phải là chi phí xã hội do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về số lượng và chất lượng trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. Cũng như vậy, kết quả thu được phải là kết quả tốt, kết quả có ích. Kết quả đó có thể là 1 đại lượng vật chất được tạo ra do có sự chi phí hay mức độ được thỏa mãn của nhu cầu (số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại, giao tiếp, trao đổi ) và có phạm vi xác định (tổng trị giá sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện ) Từ đó có thể khẳng định, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ và các kỳ kinh doanh tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 4
  5. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Đó là đặc trưng riêng có, thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với Doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, vươn lên thì trước hết, kinh doanh phải mang lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, điều kiện đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho quá trình kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là nhân tố thu hút vốn từ các nhà đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh và việc tự hoàn thiện của bản thân doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chính vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với kinh tế xã hội: Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 5
  6. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì sẽ dẫn tới đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, từ đó người dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho mình và cho doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến hạ giá bán, tạo mức tiêu thụ mạnh cho người dân, điều đó không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững. Chỉ khi kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có điều kiện thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Đối với người lao động: Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Nâng cao đời sống người lao động sẽ tạo động lực trong sản xuất làm tăng năng suất góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mỗi người lao động làm ăn có hiệu quả dẫn tới nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy: Một doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động gắn bó với công việc hơn, làm việc hăng say hơn. Như vậy thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nâng cao hơn. Ngược lại, một doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì người lao động chán nản, gây nên những bế tắc trong suy nghĩ và còn có thể dẫn tới việc họ rời bỏ doanh nghiệp để đi tìm các doanh nghiệp khác. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 6
  7. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 1.1.4. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, chính vì vậy việc phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả. Theo các cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau giúp cho ta hình dung một cách tổng quát về hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là các cách phân loại để đánh giá hiệu quả kinh doanh: 1.1.4.1. Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế. Hiệu quả kinh tế cá biệt: Là hiệu quả kinh tế thu hút được từ hoạt động của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong từng thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí 1.1.4.2. Căn cứ theo đối tượng đánh giá. Hiệu quả cuối cùng: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng hợp chi phí đã bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả trung gian: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí của từng yếu tố cần thiết đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như: Lao động, máy móc thiết bị, Việc tính toán hiệu quả cuối cùng cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay của cả nền kinh tế quốc dân. Việc tính toán và phân tích hiệu quả trung gian cho thấy sự tác động của nền kinh tế quốc dân. Việc giảm những Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 7
  8. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ chi phí trung gian sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí cuối cùng, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải quan tâm, xác định các biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn bộ trên cơ sở các bộ phận. 1.1.4.3. Căn cứ theo mục đích so sánh. Hiệu quả tuyệt đối: Là hiệu quả được tính toán cho từng hoạt động, phản ánh bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả tương đối: Là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc các kết quả ở các phương án với nhau, các chỉ tiêu so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án, để chọn phương án có lợi nhất về kinh tế. Hiệu quả tương đối có thể được tính toán dựa trên các tỷ suất như: P ; P ; P ; P ; P ; P Vốn VCĐ VLĐ Lao động Sản lượng Z (Trong đó P: là lợi nhuận) Tuy nhiên việc phân tích ranh giới hiệu quả của các doanh nghiệp, phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ chung về hiệu quả toàn bộ của nền kinh tế quốc dân. - Về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh không được giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ và các kỳ tiếp theo. Không thể quan niệm một cách cứng nhắc, cứ giảm chi tăng thu một cách toàn diện tức là chi và thu có thể tăng đồng thời nhưng sao cho tốc độ tăng của chi luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của thu. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.Kinh doanh không thể không bỏ chi phí, phải đảm bảo có lãi, dám chi thì mới có thu nếu xét thấy tính hiệu quả của nó. - Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh chỉ rõ có thể đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 8
  9. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ mang lại hiệu quả. Mỗi kết quả tính được từ giải pháp kinh tế hay hoạt động kinh doanh nào đó, trong từng đơn vị nội bộ hay toàn bộ đơn vị, nếu không làm tổn hao đối với hiệu quả chung thì được coi là hiệu quả. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Nhóm yếu tố khách quan: Môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh: Môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả được thì đòi hỏi tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội trong nó phải ổn định, thống nhất phát triển với nhau, đây là yếu tố hàng đầu giúp cho nền kinh tế phát triển, và khi đó các doanh nghiệp chính là nhân tố bên trong giúp cho nền kinh tế có được những bước tiến cao nhất. Những yếu tố đó bao gồm: sự biến động của quan hệ cung cầu, thế và lực của khách hàng, nhà cung ứng, sự thay đổi của các chính sách kinh tế, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ, của Nhà nước. Những doanh nghiệp nào thích ứng được sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại phát triển bền vững ngược lại phải chấp nhận thua lỗ hoặc phá sản. Yếu tố cạnh tranh luôn là một vấn đề chủ đạo trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay, nó có khả năng kích thích khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra các thử thách nhằm thúc đẩy luôn phải tiến về phía trước, từ đó làm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đầu tư phát triển nhờ vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng phát triển theo. Môi trường pháp lý: Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 9
  10. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Bao gồm luật, các văn bản dưới luật, quy định Tất cả những quy định pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vừa điều chỉnh các hoạt động kinh doanh vĩ mô theo hướng đảm bảo lợi ích cả doanh nghiệp và xã hội. Môi trường văn hoá xã hội: Mọi yếu tố văn hoá xã hội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Các yếu tố về văn hoá như: điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, đều ảnh hưởng rất lớn. Yếu tố trình độ giáo dục sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn cao và khả năng tiếp thu các kiến thức KH-KT, tác động tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng: Đó là tình trạng môi trường, xử lý phế thải, các ràng buộc xã hội về môi trường, có tác động một cách chừng mực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện các nghĩa vụ với môi trường như đảm bảo xử lý chất thải, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hiệu quả và tiết kiệm, nhằm đảm bảo một môi trường trong sạch. Môi trường bên ngoài trong sạch thoáng mát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc bên trong của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất. Yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng cơ sở vật chất liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thời gian vận chuyển hàng Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 10
  11. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ hoá của doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tư, kỹ thuật mua bán hàng hoá và khi đó tác động xấu tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Các chính sách kinh tế Nhà nước. Đây là yếu tố điều tiết mang tầm vĩ mô các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Sự điều tiết được thể hiện thông qua pháp luật, các nghị định dưới luật và các quy định, nhằm điều chỉnh nền kinh tế theo một định hướng chung, khắc phục những mặt trái của nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát cạnh tranh không lành mạnh, Vì vậy đây là sự can thiệp một cách tích cực của Nhà nước. 1.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan. Đội ngũ cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp: Đối với quá trình sản xuất, chỉ với trang thiết bị, máy móc với kỹ thuật sản xuất tiên tiến thôi chưa đủ, nếu đội ngũ lao động không đảm bảo về trình độ để vận hành, sử dụng một cách thành thạo các trang thiết bị đó thì sẽ không thể phát huy tác dụng của máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp thì mới phát huy được tác dụng, tránh lãng phí. Nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả đến sản xuất kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp chính là đội ngũ sẽ thực hiện các quyết định của nhà quản lý, vận hành các máy móc thiết bị để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Lực lượng Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 11
  12. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ lao động của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì: Bằng lao động và sự sáng tạo của mình, lực lượng lao động cải tiến trong việc vận hành trang thiết bị, máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, nâng cao công suất, tận dụng nguyên vật liệu, làm tăng năng suất. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lực lượng lao động có kỷ luật, chấp hành đúng các quy định về thời gian, quy trình sản xuất, quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị sẽ tăng năng suất lao động, tăng độ bền của thiết bị, giảm chi phí sửa chữa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thực tế đã cho thấy, chỉ khi có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học, có tổ chức, kỷ luật thì doanh nghiệp mới có thể thành công. Cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Một nhân tố không kém phần quan trọng trong việc ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy được năng lực của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, hướng tới mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chiến thắng trong cạnh tranh với các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng. Để đảm bảo doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh, khả năng quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan trọng. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 12
  13. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Đối với các doanh nghiệp, trình độ công nghệ của máy móc, thiết bị mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp đó. Thiết bị, máy móc có công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ có những tác dụng sau tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm chi phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. + Giảm cường độ làm việc của người lao động, tăng năng suất lao động của công nhân, làm giảm hao phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm. + Hạn chế việc thải các chất độc hại ra môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, giảm thiểu chi phí xử lý chất thải. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ bởi tính hiện đại, đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc của máy móc thiết bị. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị luôn luôn đi kèm với việc phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư lớn, thiết bị càng hiện đại, số tiền đầu tư càng lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích do việc nâng cấp trang thiết bị mang lại và chi phí để nâng cấp trang thiết bị để đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Hệ thống về trao đổi và xử lý thông tin. Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh ngày càng tăng như hiện nay, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường Cung - cầu, đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hoá, các yếu tố đầu vào, Không những vậy mà doanh nghiệp rất cần sự hiểu biết về thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các chính sách kinh tế của nhà nước khác có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp. Nguồn thông tin phải đảm bảo nhanh chóng kip thời, chính xác là cơ sở cho các doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 13
  14. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định chương trình kinh doanh ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không quan tâm thường xuyên đến thông tin, nắm bắt thông tin kip thời thì doanh nghiệp sẽ đi đến thất bại. Đây cũng là phương châm của các nhà quản trị, đó là biết mình biết người, nắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp có được những biện pháp thích hợp để giành thắng lợi. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết đó phải phản ánh được sức sản xuất, các hao phí cũng như sức sinh lợi cùng từng yếu tố, từng loại vốn. 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tổng quát. Sức sản xuất : Sức sản xuất là chỉ tiêu phản ánh 1 đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Đầu ra phản ánh kết quả sản Sức sản xuất = xuất Yếu tố đầu vào Tuỳ theo mục đích phân tích, tử số của chỉ tiêu Sức sản xuất có thể sử dụng một trong số các chỉ tiêu như : tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng, tổng số luân chuyển thuần còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay, Sức sinh lợi : Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 14
  15. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Sức sinh lợi (hay khả năng sinh lời) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu "Sức sinh lợi " tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng càng nhỏ, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Đầu ra phản ánh lợi nhuận Sức sinh lợi = Yếu tố đầu vào hay đầu ra phản ánh kết quả Tùy thuộc vào mục đích phân tích, tử số của công thức Sức sinh lợi có thể là lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế còn yếu tố đầy vào hay đầu ra phản ánh kết quả sản xuất giống như chỉ tiêu Sức sản xuất ở trên. Suất hao phí : Suất hao phí là chỉ tiêu cho biết : để có 1 dơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào. Trị số của chỉ tiêu Suất hao phí tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp. Yếu tố đầu vào Suất hao phí = Đầu ra phản ánh kết quả hay lợi nhuận 1.3.2. Hiệu quả sử dụng chi phí. Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả thuế gián thu theo luật thuế đã quy định: Thuế VAT, thuế XK-NK, tiêu thụ đặc biệt. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 15
  16. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Nội dung của các khoản chi phí trong SXKD: Chi phí NVL, chi phí nhiên liệu, động lực, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản trợ cấp, chi phí hoạt động doanh nghiệp như thuê tài sản, Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng chi phí. Tổng doanh thu trong kỳ Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào thông qua kết quả càng cao thì càng tốt. Tổng lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này nói lên rằng 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD Hiệu suất sử dụng vốn (Hv) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiªô suÊt sö dông vèn = Doanh thu thuần Tæng sè vèn s¶n xuÊt kinh doanh trong kú Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 16
  17. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn, Hv càng cao thì biểu thị hiệu quả kinh tế càng lớn. Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Mức hao phí vốn = Tổng doanh thu trong kỳ Tỷ số này nói lên rằng muốn có được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện thông qua công thức sau: Lợi nhuận sau thuế Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng số vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuẩt kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng LNST. 1.3.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (VLĐ). Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được chia thành 2 loại: Doanh thu thuần Sức sản xuất của VLĐ = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lao động bình quân thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của VLĐ = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ bình quân thì tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Khi tiến hành phân tích ta cần phải tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước), nếu các chỉ tiêu Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 17
  18. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ sức sản xuất và sức sinh lợi VLĐ tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chúng tăng lên và ngược lại. Ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tổng doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết VLĐ của doanh nghiệp đã quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại vì số vốn lưu động được luân chuyển liên tục, không bị ứ đọng vốn. Chỉ tiêu này được gọi là “Hệ số luân chuyển”. Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một vòng luân chuyển = Số vòng quay VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Ngoài ra khi phân tích còn có thể tính ra các chỉ tiêu “Hệ số đảm nhiệm của VLĐ”. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, vốn tiết kiệm càng nhiều. Qua đó ta biết được để có được một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Tổng VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Doanh thu thuần 1.3.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ). Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng VCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong hoạt động SXKD tạo ra doanh thu là tốt. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 18
  19. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Tổng vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ được sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ rất tốt và ngược lại. 1.3.4. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH). Đánh giá doanh lợi VCSH cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu “Hệ số doanh lợi’’ của vốn chủ sở hữu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh lợi càng cao và ngược lại. Lợi nhuận trước thuế Hệ số doanh lợi của VCSH = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu trên cho ta biết cứ một đồng VCSH tham gia vào sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cũng nói lên khả năng độc lập về tài chính của công ty, vì tỷ số này nói lên sức sinh lời của đồng vốn khi đưa vào sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh càng hiệu quả. 1.3.5. Hiệu suất sử dụng lao động. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng lao động = Tổng số lao động trong kỳ Phản ánh 1 lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận lao động = Số lao động trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh 1 lao động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 19
  20. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 1.3.6. Một số chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp. 1.3.6.1 Khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo. Tổng tài sản Hệ số khả năng = thanh toán tổng quát Tổng số nợ phải trả Nếu trị số này của doanh nghiệp luôn ≥1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại; trị số này càng nhỉ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” (còn gọi là “Hệ số khả năng thanh toán hiện thời” cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. TSLĐ và ĐTNH Hệ số thanh toán tạm thời = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh: TSLĐ và ĐTNH-Hàng tồn kho Hệ số thanh toán = nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 20
  21. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu >0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. 1.3.6.2.Các hệ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn hiện doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất kinh doanh có mấy đồng vốn đi vay. Hệ số nợ càng cao tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Tuy nhiên doanh nghiệp có lợi vì được sử dụng một nguồn tài sản lớn mà chỉ đầu tư trong lượng vốn nhỏ, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Do khả năng đảm bảo sự chi trả các khoản nợ từ nguồn vốn là thấp dẫn đến mất sự tin tưởng của khách hàng và các nhà đầu tư, rủi ro trong kinh doanh là lớn, không an toàn cho hoạt động sản xuất doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị TSCĐ và ĐTDH. Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 21
  22. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Cơ cấu tài sản: Là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành Tài sản ngắn hạn và bao nhiêu cho Tài sản dài hạn. Tỷ suất phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ. Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng và kinh doanh, phản ánh tình hình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật năng lực sản xuất và xu hướng tăng lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Các doanh nghiệp luôn mong muốn cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứ dành một đồng đầu tư vào Tài sản thì có bao nhiêu đồng TSNH và bao nhiêu đồng TSDH. 1.3.6.3. Các chỉ số về hoạt động. Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bq Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn. Điều này chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh, nguyên vật liệu đầu vào cũng được sử dụng liên tục điều này làm cho giá NVL xuất kho thấp dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 22
  23. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho: 360 ngày Số ngày một vòng quay = Số vòng quay hàng tồn trong kỳ Vòng quay khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp càng nhanh, giúp cho doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn, tạo ra hiệu quả khi sử dụng vốn, không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình. Điều này đối với các doanh nghiệp luôn là vấn đề cần phải quan tâm. Kỳ thu tiền bình quân: 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay kỳ thu tiền bình quân nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp luôn đảm bảo thu hồi vốn kinh doanh một cách nhanh nhất, các khoản tiền được luân chuyển nhanh, không bị chiếm dụng vốn. 1.3.6.4 Các chỉ tiêu sinh lời Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính theo doanh thu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Doanh thu thuần Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 23
  24. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản = Tổng tài sản Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản được sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế 1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế là việc phân chia các hiên tượng, quá trình và các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó bằng các phương pháp khoa học xác định các nhân tố ảnh hưởng và xu thế ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình kinh tế. Từ đó đề suất các biện pháp để phát huy sức mạnh để khai thác các điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, khai thác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả 1.4.1. Phương pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh ta cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản như: xác định số gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 24
  25. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Gốc để so sánh ở đây có thể là các trị số của chỉ tiêu kỳ trước, kỳ kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước (so sánh theo thời gian), có thể là so sánh mức đạt được của các đơn vị với một đơn vị được chọn làm gốc so sánh - đơn vị điển hình trong một lĩnh vực nào đó (so sánh theo không gian). Khi tiến hành so sánh theo thời gian cần chú ý phải đảm bảo được tính thông nhất về mặt kinh tế, về phương pháp tính các chỉ tiêu, đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng thời gian và giá trị. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức độ biến động tuyệt đối, tương đối cùng biến động xu hướng của chỉ tiêu phân tích. So sánh tuyệt đối: Δ = C1 – C0 C1 So sánh tương đối: %Δ = x 100. C0 Trong đó: C0 : Số liệu kỳ gốc C1 : Số liệu kỳ phân tích 1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (loại trừ dần). Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Tính chất của phương pháp này là thay thế dần số liệu gốc bằng số liệu thực tế của một nhân tố ảnh hưởng nào đó. Nhân tố được thay thế đó sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng của có đến chỉ tiêu được phân tích với giả thiết các nhân tố khác là không đổi. 1.4.3. Phương pháp liên hệ. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 25
  26. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, bộ phận, để lượng hóa được mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến cách nghiên cứu mối liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến, liên hệ phi tuyến. - Liên hệ cân đối: Có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố trong kinh doanh, ví dụ như: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn, nguồn thu và chi, hoạt động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn. Mối liên hệ cân đối về lượng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa các mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh - Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích, ví dụ: Lợi nhuận tỷ lệ thuận với lượng hàng bán ra, giá bán tỷ lệ thuận với giá thành, thuế. - Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. Thông thường chỉ có phương pháp liên hệ cân đối và được dùng phổ biến, còn lại hai phương pháp liên hệ trực tuyến và phi tuyến là ít dùng. 1.4.4. Phương pháp chi tiết. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể có chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường, trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 26
  27. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh. Trong phân tích kết quả sản xuất nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng thường được chi tiết theo các bộ phận có ý nghĩa kinh tế khác nhau. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Tuỳ theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của từng chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn trong khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. - Chi tiết theo địa điểm: Phân xưởng, đội, tổ thực hiện các kết quả kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau: Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau. Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt: năng suất, chất lượng, giá thành Ba là, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai trong kinh doanh. 1.4.5. Phương pháp cân đối. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 27
  28. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. 1.4.6 Phương pháp hồi quy tương quan. Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân, nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Nếu quan sát đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một tiêu thức nguyên nhân gọi là tương quan đơn và ngược lại gọi là tương quan bội. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 28
  29. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỒNG HÀ 2.1. Quá tình hình thành và phát triển Công ty Tóm tắt lịch sử hình thành Công ty đóng tàu Hồng Hà Công ty đóng tàu Hồng Hà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập theo quyết định số 471/QĐ-BQP ngày 17/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, giấy phép kinh doanh số 110062 ngày 12/06/1996 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Tên giao dịch quốc tế : Hongha shipyard Company Trụ sở chính : Km 17 – QL5 – Lê Thiện An dương HP Mặt bằng sản xuất : Km 17-QL5-HP-HN Văn phòng đại diện : Số 6A Bạch Đằng Hồng Bàng HP Tài khoản : 945-01-00-00009 kho bạc nhà nước HP : 710A-00348 NH Công thương HB HP : 4311.01.12.01 NH TMCP quân đội HP. Mã số thuế : 0200290105 Mã doanh nghiệp XNK : 0200290105 do cục Hải quan HP cấp. Điện thoại/Fax : 0313050651-3850652/3850549 Công ty đóng tàu Hồng Hà Tổng cục Hậu cần nay thuộc Tổng Cục công nghiệp Quốc Phòng – BQP. Được thành lập từ tiền thân xí nghiệp đóng tàu 173, thành lập 30/10/1965 là đơn vị gán nhiệm vụ sản xuất Quốc Phòng với kinh tế, chuyên đóng mới và sửa chữa các loại tàu. Trước đây xí nghiệp đóng tàu 173 là xí nghiệp nhỏ với trang thiết bị lạc hậu, chủ yếu đóng và sửa chữa những con tàu Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 29
  30. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ nhỏ. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong Công ty, với suy nghĩ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên Công ty đã tổ chức lại sản xuất, đào tạo đội sửa chữa ca nô, sà lan và tàu sông loại lớn. Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì ngoài nhiệm vụ phục vụ quân đội công ty còn được giao quyền tự chủ hạch toán kinh doanh them một số sản phẩm khác. Cũng trong thời kỳ này nhất là những năm gần đây Công ty đã tuyển dụng đội ngũ kỹ sư chuyên ngành, thợ bậc cao, nhanh chóng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa máy móc chuyên dùng cho ngành đóng tàu, đồng thời xây dựng bộ máy dây truyền công nghệ cho đóng mới và sửa chữa các loại tàu đến 1.500 tấn được Bộ quốc phòng đánh giá cao. Tháng 4 năm 1996 có quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 388/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), giấy phép đăng kí kinh doanh của Công ty số 110062/DNNNN do trọng tài kinh tế Hải Phòng cấp ngày 25/4/1996. Công ty được thành lập theo quyết định của Bộ Quốc Phòng và chịu sự chỉ huy trực tiếp của tổng cục hậu cần, Công ty có đầy đủ te cách pháp nhân, hoạt động theo quy tắc tự chủ kinh doanh và quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Công ty phải chấp hành các quy định của BQP cũng như Tổng cục hậu cần liên quan đến hoạt động của Công ty. Công ty thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển công ty của Tổng cục hậu cần. Công ty phải chấp hành các quy định về thành lập, giải thể, chính sách về tổ chức cán bộ và các quy định khác của Tổng cục hậu cần và BQP theo điều lệ Công ty. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 30
  31. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ C«ng ty phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về nhưng lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan đó khi có yêu cầu 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức: 2.2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý. Công ty Hồng Hà là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Mô hình tổ chức quản lý (hình 02) .Ban giám đốc gồm 03 người, đứng đầu là giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công ty. 02 phó giám đốc. Có 09 phòng ban chức năng và 05 phân xưởng. Công ty hồng Hà tổ chức theo mô hình trực tuyến theo các chuyên ngành chức năng có sự liên hệ hữu cơ và mật thiết với nhau. Đặc điểm tổ chức được mô tả cụ thể như sau: H×nh 2 : S¬ ®å tæ chøc c¬ cÊu bé m¸y qu¶n lý cña c«ng ty Gi¸m ®èc C«ng ty P.Gi¸m ®èc KT P.Gi¸m ®èc SX P.Gi¸m ®èc HC chÝnh uû Phßng Phßng Phßng Phßng Phßng Phßng Phßng Phßng Kü TKCN KCS Kinh Tµi TCKH TCL§ ChÝnh thuËt doanh chÝnh trÞ Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 31
  32. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Ban ATL§-VSCN Phßng Hµnh chÝnh PX C¬ khÝ PX Vá tµu PX èng PX §éng lùc PX Méc s¬n C¸c tæ s¶n xuÊt 2.2.2. Chøc n¨ng - NhiÖm vô cña tõng phßng ban: * Ban giám đốc ChÞu tr¸ch nhiÖm chung vµ chØ ®¹o toµn bé c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty th«ng qua hai ®ång chÝ Phã gi¸m ®èc vµ 07 phßng ban chøc n¨ng. Hai Phã Gi¸m ®èc chÞu tr¸ch nhiÖm trùc tiÕp c¸c phÇn viÖc phô tr¸ch gi¸m s¸t. * Phã gi¸m ®èc Kü thuËt: ChÞu tr¸ch nhiÖm vÒ kü thuËt, chÊt l­îng vµ tiÕn bé thi c«ng. * Phã gi¸m ®èc Kinh doanh: Phô tr¸ch vÒ c«ng t¸c kinh doanh. * Phßng KÕ ho¹ch vµ Lao ®éng: - LËp kÕ ho¹ch s¶n xuÊt tæng thÓ, kÕ ho¹ch chi tiÕt tõng cung ®o¹n, tõng phßng ban, ph©n x­ëng. - Tæ chøc ph©n c«ng vµ gi¸m s¸t lao ®éng ký kÕt c¸c hîp ®éng vÒ lao ®éng. - Ấn ®Þnh tiÕn ®é thêi gian hoµn thµnh kÕ ho¹ch. - §«n ®èc chØ ®¹o, gi¸m s¸t thùc hiÖn kÕ ho¹ch. - §¸nh gi¸ kÕt qu¶ thùc hiÖn. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 32
  33. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ - Tæng hîp nh÷ng vÊn ®Ò ph¸t sinh vµ tinh h×nh thùc hiÖn kÕ ho¹ch cña c¸c ®¬n vÞ b¸o c¸o gi¸m ®èc. * Phßng Kü thuËt: - LËp kÕ ho¹ch triÓn khai c¸c b­íc c«ng nghÖ. - LËp b¶n vÏ thi c«ng, b¶n vÏ c«ng nghÖ dùa trªn b¶n vÏ thiÕt kÕ. - Phãng d¹ng ®­êng h×nh. - LËp phiÕu c«ng nghÖ vµ ®Þnh møc vËt t­ cho tõng chi tiÕt, tõng c«ng ®o¹n. - ChØ ®¹o qu¶n lý chÊt l­îng c«ng nghÖ, kü thuËt vµ toµn bé s¶n phÈm. B¸o KCS kiÓm tra vµ nghiÖm thu néi bé. * Phßng Kinh doanh: Qu¶n lý ®iÒu hµnh c«ng t¸c kÕ ho¹ch, thùc hiÖn c¸c tiÕp thÞ, ®iÒu ®é s¶n xuÊt. * Phßng Tµi chÝnh: Qu¶n lý toµn bé c«ng t¸c tµi chÝnh cña c«ng ty. * Ban KCS (Ban kiÓm tra chÊt l­îng s¶n phÈm): - LËp kÕ ho¹ch kiÓm tra, qu¶n lý chÊt l­îng s¶n phÈm, kiÓm tra ®é chÝnh x¸c vµ sù phï hîp vÒ kü thuËt cña b¶n vÏ chi tiÕt. - Cïng víi kü thuËt bªn A vµ c¬ quan ®¨ng kiÓm kiÓm tra nghiÖm thu c¸c b­íc c«ng nghÖ, lµm thñ tôc lËp hå s¬ kü thuËt xuÊt x­ëng vµ tr×nh ®¨ng kiÓm ®Ó cÊp së ®¨ng kiÓm cho tµu. * Phßng Hµnh ChÝnh: - Qu¶n lý vËn hµnh chung, hËu cÇn, ®êi sèng vµ c¸c ®iÒu kiÖn vËt chÊt cho ng­êi lao ®éng. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 33
  34. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ - KiÓm tra b¶o ®¶m c«ng t¸c an toµn lao ®éng, vÖ sinh m«i tr­êng, c«ng t¸c an ninh trËt tù trong doanh nghiÖp. * Phßng ChÝnh TrÞ: - §¶m b¶o ®êi sèng tinh thÇn cho c¸n bé c«ng nh©n viªn, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c«ng t¸c §¶ng trong toµn ®¬n vÞ, khen th­ëng kÞp thêi, tuyªn truyÒn nh÷ng qui ®Þnh. * C¸c Ph©n X­ëng: - ChÞu sù chØ ®¹o trùc tiÕp vÒ tiÕn ®é, ph©n c«ng lao ®éng vµ ph­¬ng thøc s¶n xuÊt cña phßng kÕ ho¹ch lao ®éng. - ChÞu sù chØ ®¹o trùc tiÕp vÒ kü thuËt, c«ng nghÖ cña phßng kü thuËt. - Thi c«ng theo ®óng phiÕu c«ng nghÖ vµ tu©n thñ tuyÖt ®èi nh÷ng qui ph¹m, tiªu chuÈn nªu trong phiÕu c«ng nghÖ. 2.2.3. Chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña c«ng ty §ãng tµu c¸c lo¹i nhá,võa vµ lín ®Õn 1000 tÊn, söa ch÷a c¸c lo¹i tµu tõ 1.500 tÊn trë xuèng. §ãng tµu vá hîp kim nh«m, vá thÐp c­êng ®é chÞu lùc cao vµ vá composÝt. S¶n xuÊt «xy c«ng nghiÖp: Trang thiÕt bÞ míi hiÖn ®¹i, hÖ thèng triÒn ®µ lªn xuèng tµu 600 tÊn, ©u tµu 1.200 tÊn ®iÒu khiÓn b¸n tù ®éng. Söa ch÷a ®¹i tu c¸c thiÕt bÞ, c¸c d©y truyÒn s¶n xuÊt chuyªn ngµnh theo hîp ®ång kinh tÕ víi kh¸ch hµng. Kinh doanh xuÊt nhËp khÈu c¸c thiÕt bÞ c¸c lo¹i phô tïng, phô kiÖn chuyªn ngµnh. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 34
  35. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ LÜnh vùc s¶n xuÊt cña c«ng ty chñ yÕu phôc vô cho ngµnh qu©n ®éi, hiÖn nay c«ng ty ®ang cã mét sè chiÕn l­îc më réng thÞ tr­êng ra bªn ngoµi, cung cÊp s¶n phÈm cho nhiÒu ®èi t­îng kh¸c nhau. 2.2.4. Quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt S¬ ®å quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt cña c«ng ty ®­îc m« t¶ nh­ sau: chuÈn bÞ phãng d¹ng dùng sµn dùng x­¬ng s¶n xuÊt vµ vá hµn khung phun s¬n bi l¾p r¸p c¸c dùng cabin x­¬ng tæng ®o¹n trªn boong vttthaanvá tµu lµm hÖ hÖ thèng trang trÝ ch¹y thö ®éng lùc ®iÖn,n­íc tµu néi thÊt bµn giao ChuÈn bÞ s¶n xuÊt: Phßng kü thuËt nhµ m¸y kÕt hîp víi tæ d­ìng mÉu tiÕn hµnh triÓn khai hÖ thèng b¶n vÏ kü thuËt trªn thùc tÕ (cßn gäi lµ phãng d¹ng). Tæ d­ìng mÉu sÏ theo s¬ ®å phãng d¹ng ®Ó ®ãng c¸c khung mÉu giao cho bé phËn gia c«ng cña ph©n x­ëng vá tµu. S¶n xuÊt vá tµu: Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 35
  36. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Bé phËn gia c«ng cña ph©n x­ëng vá tµu c¨n cø vµo c¸c d­ìng mÉu ®Ó tiÕn hµnh pha, c¾t thÐp tÊm, thÐp h×nh c¸c lo¹i ®Ó s¶n xuÊt chi tiÕt vá tµu. Bé phËn l¾p r¸p cña ph©n x­ëng vá tµu cã nhiÖm vô l¾p r¸p toµn bé c¸c chi tiÕt mµ bé phËn gia c«ng c¾t ra ®Ó dùng lªn vá tµu. Bé phËn hµn kÕt cÊu vá tµu cã nhiÖm vô hµn toµn bé c¸c chi tiÕt mµ bé phËn l¾p r¸p dùng lªn. HÖ ®éng lùc: Do m¸y thuû cña tµu lµ lo¹i m¸y nhËp ngo¹i nªn c¸c ph©n x­ëng c¬ khÝ cã nhiÖm vô gia c«ng, tiÖn trôc, b¹c tµu, tiÕn hµnh l¾p r¸p hoµn chØnh hÖ trôc ch©n vÞt víi m¸y tµu ®Ó hoµn chØnh hÖ ®éng lùc. HÖ thèng ®iÖn tµu: Tæ ®iÖn cña ph©n x­ëng c¬ ®iÖn, trang trÝ cã nhiÖm vô l¾p r¸p, hoµn chØnh hÖ thèng ®iÖn tµu tõ kh©u ®iÖn l¸i, hÖ neo ®Õn c¸c phÇn ®iÖn sinh ho¹t ®Ó ®¶m b¶o cho tµu ho¹t ®éng b×nh th­êng. Trang trÝ néi thÊt: Tæ s¬n cña ph©n x­ëng c¬ ®iÖn, trang trÝ cã nhiÖm vô ®¸nh rØ thÐp tÊm, thÐp h×nh, s¬n chèng rØ vµ s¬n hoµn chØnh con tµu. Tæ méc cã nhiÖm vô lµm toµn bé trang thiÕt bÞ néi thÊt cña con tµu nh­ gi­êng, tñ, bµn, ghÕ Con tµu sau khi ®­îc s¶n xuÊt xong cÇn tiÕn hµnh ch¹y thö ®Ó ®¨ng kiÓm, trong qu¸ tr×nh nµy nÕu ph¸t sinh c¸c vÊn ®Ò vÒ ®é chÝnh x¸c vµ c¸c th«ng sè kü thuËt th× cÇn hoµn thiÖn cho phï hîp víi quy ph¹m ®¨ng kiÓm ViÖt Nam. 2.3. Đặc điểm về thị trường Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 36
  37. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Trong thời gian qua Công ty đã quan tâm đúng mức tới vấn đề nghiên cứu thị trường. Công ty đã nắm bắ nhu cầu thị trường tương đối tốt, tìm hiểu thấu đáo khách hàng, khu vực nên đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Với phương châm mở rộng các hình thức kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty đã thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát và tìm kiếm thị trường đã tiếp nhận các hợp đồng của khách hàng như sửa chữa các loại tàu có tải trọng vừa và nhỏ. Thị trường chủ yếu của công ty chủ yếu là các tỉnh lân cận phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh Trong lĩnh vực kinh doanh và sửa chữa và đóng mới các loại tàu hiện nay có raatss nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng. Trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Công ty dóng tàu Bến Kiền Công ty đóng tàu Nam Triệu Công ty đóng tàu Bạch Đằng Đây là những đối thủ cạnh tranh rất lớn khi họ có thế mạnh về vốn, quy mô sản xuất cũng như thị phần chiếm lĩnh 2.4. Các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. Marketing là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Công ty Hång Hµ xây dựng chiến lược marketing theo hướng Marketing mix. Cụ thể: Chính sách sản phẩm HiÖn nay C«ng ty ®· x©y dùng mét chÝnh s¸ch t­¬ng ®èi hoµn chØnh diÒu ®é, gãp phÇn quan träng vµo sù thµnh c«ng trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 37
  38. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Công ty chuyên đóng mới và sửa chữa các loại tàu thủy, sà lan, xuồng, cano chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc Phòng và theo đơn đặt hàng bên ngoài. Các sản phẩm quốc phòng như các loại tàu chiến, tàu cao tốc có trọng tải đến 1500 tấn, các tàu vận tải chiến lược Công ty dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất, nhận đóng mới nhiều loại tàu theo đơn đặt hàng của khách chứ không giới hạn trong phạm vi đơn đặt hàng của BQP. ChÝnh s¸ch gi¸ c¶ §èi víi chÝnh s¸ch gi¸, cÇn tÝnh to¸n ®Ó ®­a ra thÞ tr­êng møc gi¸ hîp lÝ vµ linh ho¹t dùa trªn c¬ së tiªu thô ®­îc s¶n phÈm ®¶m b¶o l·i ®Ó ph¸t triÓn ®­îc s¶n xuÊt. ChÝnh s¸ch gi¸ dùa trªn c¬ së ph©n tÝch t×nh h×nh chi phÝ, t×nh h×nh thÞ tr­êng. ViÖc x¸c lËp mét chÝnh s¸ch gi¸ ®óng ®¾n hîp lÝ vµ linh ho¹t lµ mét ®iÒu kiÖn ®Ó ho¹t ®ộng c¹nh tranh trªn thÞ tr­êng thµnh c«ng Tùy theo dịch vụ sửa chữa và đóng mới công ty đưa ra mức giá hợp lý. Tùy theo chủng loại tàu cho phương pháp tính giá cụ thể. VÊn ®Ò c¬ b¶n ®Ó ®¶m b¶o hiÖu qu¶ trong chÝnh s¸ch gi¸ c¶ cña c«ng ty lµ h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm. Víi c¸c ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ph¶i thùc hiÖn: Gi¶m chi phÝ khÊu hao b»ng c¸ch tËn dông tèi ®a c«ng suÊt m¸y mãc thiÕt bÞ, t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng, b¶o d­ìng thiÕt bÞ æn ®Þnh, t¨ng tuæi thä cho thiÕt bÞ. Th­êng xuyªn thùc hiÖn ®Þnh møc tiªu hao nguyªn vËt liÖu ®Ó kÞp thêi ®iÒu chØnh cho phï hîp. Bªn c¹nh ®ã khi thay ®æi gi¸ thµnh s¶n phÈm C«ng ty cÇn nghiªn cøu kü nh÷ng ph¶n øng cña ®èi thñ c¹ch tranh ®Ó duy tr× æn ®Þnh ®¶m b¶o sù tån t¹i, cè g¾ng tr¸nh nh÷ng ph¶n øng bÊt lîi tõ phÝa c¹nh tranh. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 38
  39. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ ChÝnh s¸ch ph©n phèi s¶n phÈm Chính sách marketing của Công ty còn hạn chế nên phần lớn chỉ đóng theo đơn đặt hàng của đơn vị trực thuộc là Bộ Quốc Phòng, còn ít hợp đồng đóng mới bên ngoài. ChÝnh s¸ch qu¶ng c¸o xóc tiÕn b¸n hµng Có wedside trên mạng, quảng bá tên tuổi cho khách hàng biết đến, quảng bá thương hiệu của Công ty. 2.5. Nhân sự. Nguồn nhân lực là quý giá nhất quyết định sự thành hay bại của một doanh nghiệp. Bởi đây mới là lực lượng chính có vai trò quan trọng nhất trong việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cho doanh nghiệp. 2.5.1. Kết cấu lao động trong Công ty 2007 2008 2008/2007 TuyÖt T¬ng stt ChØ tiªu SL % SL % ®èi ®èi I §Æc ®iÓm Lao ®éng gián tiÕp 1 bq 100 20 114 20.7 14 12.08 Lao ®éng trực tiÕp 2 bq 401 80 436 79.3 35 8.02 3 Tæng 501 100 550 100 49 8.9 II Tr×nh ®é 1 Trªn §¹i häc 7 1 9 1 2 22.22 2 §¹i häc 197 39.4 210 38.1 13 6.19 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 39
  40. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 3 Cao ®¼ng 169 33.8 200 36.3 31 15.5 4 Trung cÊp 123 24.6 126 22.9 3 2.38 5 S¬ cÊp 5 0.9 5 0.9 0 0 6 Tæng 501 100 550 100 49 8.9 Tình hình chất lượng lao động gián tiếp. Tr×nh ®é Phã Sè TiÕn Th¹c §¹i Trun S¬ STT Lo¹i lao ®éng tiÕn l­îng sü sü häc g cÊp cÊp sü 1 Gi¸m ®èc 1 1 2 Phã gi¸m ®èc 3 3 3 Nh©n viªn qu¶n lý kinh tÕ 30 21 9 4 C¸n bé kü thuËt 43 3 2 4 34 5 Thèng kª ph©n x­ëng 11 1 7 3 C¸n bé chuyªn m«n (ytÕ, 6 10 3 5 2 th­ viÖn) 7 Qu¶n ®èc, phã Q§ PX 5 4 1 8 Tr­ëng phã phßng 10 10 9 KÕ to¸n tr­ëng 1 1 Tæng céng 114 87 22 5 Qua bảng trên thấy tình hình lao động gián tiếp chiếm 114 100% 20,73% 550 Số cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 40
  41. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Chất lượng lao động trực tiếp. Sè BËc thî STT Lo¹i c«ng nh©n l­îng 1 2 3 4 5 6 7 1 C«ng nh©n kü thuËt 331 50 75 125 46 35 2 Gi÷ trÎ 15 5 4 2 4 3 CÊp d­ìng 30 15 5 3 7 4 B¶o vÖ 15 5 2 1 7 5 Lao ®éng kh¸c 26 10 7 4 5 6 Lao ®éng gi¶n ®¬n 19 3 7 5 4 Tæng céng 436 88 100 140 73 35 Do đặc điểm của Công ty là một loại hình sản xuất hàng laotj cơ khí kết hợp với thủ công cho nên dẫn đến cơ cấu tổ chức nhiều phòng ban, trình độ cán bộ công nhân viên có sự chênh lệch khá lớn nên dẫn đến hiện tượng tỷ lệ gián lao động gián tiếp cao và bậc thợ bình quân thấp. Đây là biểu hiện chưa tích cực về chất lượng lao động của công ty. Phương hướng đặt ra cho Công ty là nên giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, tăng chất lượng lao động này lên để quản lý có hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao chất lượng lao động trực tiếp để đảm nhận được những việc khó khăn hơn. 2.5.2. Sử dụng và quản lý lao động tại Công ty. Việc sử dụng lao động và quản lý của Công ty chịu sự quản lý chung của giám đốc. Tuy nhiên, tại mỗi bộ phận, phòng ban tự quản lý và chịu trách nhiệm trong việc sử dụng lao động của bộ phận mình. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 41
  42. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Công ty thường xuyên tạo cơ hội cho công nhân viên trong Công ty có cơ hội được nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn. 2.5.3. Phương pháp trả lương, thưởng trong doanh nghiệp. Công ty áp dụng hai hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp, Công ty còn có các khoản tiền thưởng, hệ số lương làm thêm giờ, thêm ca cao hơn hệ số lương trong giờ. Đơn giá tiền lương được xây dựng trong một thời kỳ nhất định trên cơ sở mức hao phí lao động kết chuyển vào sản phẩm, năng suất lao động của Công ty. Ở Công ty Hång Hµ, lương công nhân trực tiếp sản xuất không phân theo bậc thợ mà tuỳ vào tính chất công việc và khả năng của từng người để quy định một mức lương theo tháng. Mức lương này tương đối ổn định trong một thời kỳ cụ thể. - Tæng tiÒn l­¬ng cña tõng ng­êi ®­îc tÝnh nh­ sau: TL = TLn n + TLc t + T Trong đó: TL : Tổng tiền lương được hưởng TLn n : Tiền lương theo quy định của Nhà nước CBNV được hưởng TLct : Tiền lương theo quy định của giám đốc CBNV dược hưởng T : Tiền thưởng CBNV được hưởng trong tháng - Cách tính tiền lương theo quy định của Nhà nước CBNV được hưởng TLn n = Hn n x TLtt Trong ®ã : Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 42
  43. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Hn n : hÖ sè cÊp bËc l­¬ng theo b»ng cÊp nhµ n­íc quy ®Þnh ( TiÒn l­¬ng chøc vô, cÊp bËc hiÖn ®ang gi÷ lµm viÖc c¬ së ®ãng BHXH, BHYT vµ ®­îc n©ng l­¬ng hµng n¨m theo quy ®Þnh cña Nhµ n­íc ) TLtt : TiÒn l­¬ng tèi thiÓu theo quy ®Þnh cña Nhµ n­íc lµ 540.000®/th¸ng.( khi nhµ n­íc cã v¨n b¶n quyÕt ®Þnh l­¬ng tèi thiÓu c«ng ty sÏ ®iÒu chØnh theo ) - C¸ch tÝnh l­¬ng theo quy ®Þnh cña c«ng ty Lct = ( Hct + Htn ) x TLct Trong ®ã: Hct : HÖ sè l­¬ng c«ng ty quy ®Þnh Htn : HÖ sè th©m niªn (CBNV lµm viÖc tõ c«ng ty tõ 2 n¨m trë lªn ®­îc tÝnh hÖ sè th©m niªn lµ 0.4 . Cø 2 n¨m c«ng ty xÐt hÖ sè th©m niªn 1 lÇn ) TLct : TiÒn l­¬ng tèi thiÓu c«ng ty quy ®Þnh lµ ( C«ng ty sÏ ®iÒu chØnh tiÒn l­¬ng tèi thiÓu theo møc t¨ng l­¬ng tèi thiÓu cña Nhµ n­íc ) - C¨n cø vµo n¨ng lùc thùc tÕ cña mçi c¸n bé qu¶n lÝ vµ c¨n cø vµo møc ®é phøc t¹p cña c«ng viÖc ng­êi c¸n bé qu¶n lÝ ®¶m nhËn ®Ó xÕp lo¹i hÖ sè l­¬ng. - Hµng th¸ng c¨n cø theo møc hoµn thanh nhiÖm vô ®ùoc giao cña tõng c¸n bé, nh©n viªn c¸c phßng b×nh xÐt xÕp lo¹i theo møc 1,2,3 STT HiÖu qu¶ c«ng viÖc vµ chøc n¨ng HÖ sè l­¬ng Gi¸m ®èc, phã gi¸m ®èc -Møc 1 4 1 -Møc 2 3.5 Møc 3 3 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 43
  44. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Trî lý gi¸m ®èc, tr­ëng, phã phßng -Møc 1 3 2 -Møc 2 2.8 -Møc 3 2.6 Nh©n viªn -Møc 1 2.8 3 -Møc 2 2.6 -Møc 3 2.4 Tiªu chuÈn xÕp lo¹i c¸n bé nh©n viªn hµng th¸ng ®­îc h­ëng l­¬ng C«ng ty: Møc 1: - S½n sµng nhận nhiÖm vô theo ph©n c«ng cña tæ chøc, kh«ng ng¹i khã, hoµn thµnh tèt nhiệm vô chuyªn m«n ®­îc giao. - ChÊp hµnh tèt c¸c néi quy, quy chÕ cña c¬ quan, làm viÖc víi n¨ng suÊt vµ hiÖu qu¶ cao, ®¶m b¶o ngµy c«ng lµm viÖc trong th¸ng. Møc 2: - Vi ph¹m néi quy 02lçi/th¸ng - ChÊp hµnh c¸c néi quy, quy chÕ cuÈ C«ng ty - Hoµn thµnh nhiÖm vô ®­îc giao - Cã ngµy nghØ trong th¸ng do ®au èm, nghØ viÖc riªng <03ngµy Møc 3: Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 44
  45. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ -Vi ph¹m néi quy trªn 02lçi/th¸ng - Hoµn thµnh nhiÖm vô ë møc ®é trung b×nh - Cã ngµy nghØ trong thn¸g do ®au èm, nghØ viÖc riªng >03ngµy Ngoµi møc h­ëng l­¬ng theo quy ®Þnh cña nhµ n­íc c¸c CBNV dang lµm trong c¸c doanh nghiÖp th× c¸n bé c«ng nh©n viªn ®­îc h­ëng thªm c¸c kho¶n trî cÊp vµ th­ëng riªng - Th­ëng bằng tiÒn hoÆc b»ng hiÖn vËt ®èi víi c¸ nh©n hoÆc tËp thÓ cã thµnh tÝch xuÊt s¾c ( trong th¸ng, trong quý, trong n¨m ) - Th­ëng b»ng h×nh thøc nghØ m¸t hoÆc ®i du lÞch ( ®èi víi c¸n bé nh©n viªn lµm tõ 6 tháng trë lªn) - §­îc cö ®i tham quan ®µo t¹o ë n­íc ngoµi vÝ dô : Mét nh©n viªn kÕ to¸n lµm viÖc 2n¨m, tr×nh ®é ®¹i däc cã møc l­¬ng lµ: Trong th¸ng nh©n viªn nµy ®· hoµn thµnh tèt nhiÖm vô ®­îc giao, chÊp hµnh tèt c¸c néi quy, quy chÕ mµ c«ng ty ®Ò ra, ®¶m b¶o giê c«ng lµm viÖc trong th¸ng. L­¬ng cña nh©n viªn nµy ®­îc tÝnh nh­ sau: Hct = 2,6 Htn =0,4 TLct = 540.000 => L­¬ng nh©n viªn nµy ®­îc nhËn: 540.000 * 2,34 + (2,6 +0,4) * 540.000 = 2.883.600®/th¸ng 2.6. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 45
  46. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Công ty hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp Quốc Phòng- Bộ Quốc Phòng, là công ty công nghiệp cơ khí đóng tàu thuộc hình thức sản xuất hạng nặng, sản xuất đơn chiếc có chu kỳ dài. 2.6.1. Tình hình tài chính của công ty Năm 2008 là năm có nhiều sự biến động về giá cả với sự leo thang đến chóng mặt của các mặt hàng tiêu dùng, giá xăng dầu, các loại nguyên vật liệu như sắt, thép, sơn điện nước đều tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, do ảnh hưởng từ cơ chế quan liêu bao cấp, chưa nhanh nhẹn thích ứng với cơ chế thị trường đòi hỏi đơn vị và CBCN phải thay đổi nếp nghĩ và phương pháp làm việc cũng như phải đầu tư trí tuệ, công sức và chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt cảu cơ chế thị trường trong đấu thầu và tìm kiếm công việc, có như vậy mới tạo ra nhiều công ăn việc là, mang lại lợi nhuận ngày càng cao, không ngừng nâng cao đời sống người láo động và đầu tư tái sản xuất. Song nhờ sự lãnh đạo của cấp trên và sự đoàn kết phấn đấu của CBCNV, công ty không ngừng phát huy những mặt tích cực, những thành tích đã đạt được mà còn tăng cường củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất kinh doanh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn. 2.6.2. Kết quả kinh doanh của công ty b¶ng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tháng (12/2007 ->12/2008) Mã TT Chỉ tiêu số Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu HH và CCDV 01 395.758.858.633 533.599.701.150 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 46
  47. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 2. Các khoản giảm trừ 02 0 0 3. DT thuần HH và CCDV (01- 02) 10 395.758.858.633 533.599.701.150 4. Giá vốn hàng bán 11 351.411.176.190 473.451.513.549 5. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 44.347.682.443 60.148.187.601 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21 1.400.719.469 4.319.912.250 7. Chi phí tµi chÝnh 22 8.134.694.840 8.230.972.612 Trong ®ã:chi phÝ l·i vay 23 7.294.649.840 8.107.672.612 8. Chi phÝ b¸n hµng 24 6.534.490.831 13.781.542.381 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 25 18.239.668.391 29.117.549.096 10. Lợi nhuận thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh 30 12.839.547.850 13.338.035.762 doanh =20+(21-22)-(24+25) 11. Thu nhËp kh¸c 31 1.142.280.160 1.084.552.142 12. Chi phÝ kh¸c 32 398.437.527 339.990.297 13. Lîi nhuËn kh¸c (31-32) 40 743.842.633 744.561.845 14. Tæng lîi nhuËn tr­íc thuÕ (30+40) 50 13.583.390.483 14.082.597.607 15. ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép 51 3.065.293.000 1.257.660.342 16. LNST thu nhËp doanh nghiÖp (50-51) 60 10.518.097.483 12.824.937.265 (Nguồn: phòng kế toán Công ty Hång Hµ) Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán (Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2008) ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tµi s¶n A- Tài sản ng¾n h¹n 289.056.353.018 398.795.177.370 I Tiền vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng 45.902.474.260 15.389.906.084 tiÒn 1. Tiền 45.902.474.260 15.389.906.084 2. C¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn II Các khoản đầu tư tài chính ngắn Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 47
  48. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) III Các khoản phải thu ng¾n h¹n 110.545.559.776 200.113.265.328 1. Phải thu của khách hàng 92.326.904.775 162.252.122.842 2. Trả trước cho người bán 17.918.442.931 26.714.234.658 3. Ph¶i thu theo tiÕn ®é kÕ ho¹ch hîp ®ång x©y dùng 4. Phải thu nội bộ ng¾n h¹n 88.102.070 -87.132.672 5. Các khoản phải thu khác 11.446.150.500 6. Dự phòng các khoản phải thu khó 212.110.000 212.110.000 đòi (*) IV Hàng tồn kho 129.759.755.066 174.773.764.830 1. Hàng hoá tồn kho 129.759.755.066 174.773.764.830 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V Tài sản ng¾n h¹n kh¸c 2.848.563.916 8.518.241.128 1. Chi phÝ tr¶ tr­íc ng¾n h¹n 2. ThuÕ GTGT ®­îc khÊu trõ 3. ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i thu nhµ n­íc 1.073.614.155 4.714.643.712 4. Tài sản ng¾n h¹n kh¸c 1.774.949.761 3.803.597.416 B Tài sản dài hạn 170.575.400.766 191.082.657.729 I C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 1. Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 2. Vèn kinh doanh ë c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc 3. Ph¶i thu néi bé dµi h¹n 4. Ph¶i thu dµi h¹n kh¸c 5. Dù phßng ph¶i thu dµi h¹n khã ®ßi(*) II Tµi s¶n cè ®Þnh 166.832.900.766 177.302.437.729 1. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 121.839.095.843 160.434.282.768 -Nguyªn gi¸ 164.625.779.272 211.763.645.155 -Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 42.786.683.429 51.329.362.387 2. Tµi s¶n cè ®Þnh thuª tµi chÝnh -Nguyªn gi¸ -Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 3. Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh 64.676.518 27.897.059 -Nguyªn gi¸ 1.173.911.072 1.173.911.072 -Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 1.109.234.554 1.146.014.013 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 48
  49. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 44.929.128.405 16.840.257.902 III BÊt ®éng s¶n ®Çu t­ -Nguyªn gi¸ -Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) IV C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 3.742.500.000 13.460.220.000 1. §Çu t­ vµo c«ng ty con 2. §Çu t­ vµo c«ng ty liªn kÕt, liªn doanh 3. §Çu t­ dµi h¹n kh¸c 3.742.500.000 13.460.220.000 4. Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n V Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 320.000.000 1. Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n 320.000.000 2. Tµi s¶n thuÕ thu nhËp ho·n l¹i 3. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c Tæng céng tµi s¶n 459.631.753.784 589.877.835.099 Nguån vèn A Nî ph¶i tr¶ 242.247.536.141 326.435.146.411 I Nî ng¾n h¹n 241.688.884.416 325.786.723.686 1. Vay vµ nî ng¾n h¹n 126.040.506.088 143.689.378.731 2. Ph¶i tr¶ ng­êi b¸n 70.072.623.115 59.230.488.573 3. Ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc 39.022.036.324 107.499.906.094 4. ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ 2.442.080 5.307.616.835 n­íc 5. Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 3.190.913.536 1.675.299.418 6. Chi phÝ ph¶i tr¶ 500.000.000 7. Ph¶I tr¶ néi bé 8. Ph¶i r¶ theo tiÕn ®é hîp ®ång x©y dùng 9. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n 1.860.362.943 7.602.229.553 h¹n kh¸c 10 Dù phßng ph¶i tr¶ ng¾n h¹n 1.000.000.000 781.804.482 II Nî dµi h¹n 558.651.752 648.422.725 1. Ph¶i tr¶ dµi h¹n ng­êi b¸n 2. Ph¶i tr¶ dµi h¹n néi bé 3. Ph¶i tr¶ dµi h¹n kh¸c 4. Vay vµ nî dµi h¹n 5. ThuÕ thu nhËp ho·n k¹i ph¶i tr¶ 6. Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm 558.651.752 648.422.725 7. Dù phßng ph¶i tr¶ dµi h¹n Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 49
  50. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ B Vèn chñ së h÷u 217.384.217.643 263.442.688.688 I Vèn chñ së h÷u 217.301.088.969 261.950.181.321 1. Vèn ®Çu t­ cña chñ së h÷u 150.184.225.260 192.513.205.168 2. ThÆng d­ vèn cæ phÇn 3. Vèn kh¸c cña chñ së h÷u 4. Cæ phiÕu quü (*) 5. Chªnh lÖch đ¸nh gi¸ l¹i tµi s¸n 6. Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i 180.870 113.653.499 7. Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 1.767.705.848 1.767.075.848 8. Quü dù phßng tµi chÝnh 4.016.403.712 5.209.333.712 9. Quü kh¸c thuéc vèn chñ së h÷u 114.775.200 238.538.400 10 Lîi nhuËn ch­a ph©n phèi 11 Nguån vèn ®©uu t­ x©y dùng c¬ b¶n 61.218.428.079 62.218.428.079 II Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 83.128.674 83.128.674 1. Quü khen th­ëng vµ phóc lîi 101.650.504 101.650.504 2. Nguån kinh phÝ -86.592.394 -86.592.394 3. Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSCĐ 68.070.564 68.070.564 Tæng céng nguån vèn 459.631.753.784 589.877.835.099 (nguån : C«ng ty Hång Hµ ) PHẦN III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY HÔNG HÀ. 3.1.Hiệu quả chi phí: Chi phí sản xuất-kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kỳ nhất định. Về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh chính là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 50
  51. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Việc phân tích tình hình các khoản mục chi phí nhằm xác định khoản chi nào là chủ yếu, thứ yếu, nguyên nhân tăng giảm các khoản chi đó có hợp lý hay không? Từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết, xác định rõ chi phí nào cần phải đầu tư nhằm giảm mức độ tối đa khoản mục này mà Công ty vẫn hoạt động tốt đem lại lợi nhuận cao. Giảm được chi phí đầu vào chính là Công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách hạ giá thành thông qua việc sử dụng các chi phí đầu vào có hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Công ty Hồng Hà nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Công ty Hồng Hà là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thủy, lĩnh vực mà hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh cả về vốn, cơ sở vật chất, vì vậy Công ty Hồng Hà phải tính toán, cân nhắc 1 cách cụ thể sao cho chi phí bỏ ra là thích đáng, thu lại lợi ích kinh tế, xã hội ở mức cao nhất. Qua bảng 3.1 dưới đây ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã bị ảnh hưởng bởi những khoản chi phí thay đổi. Trong năm 2008 các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh của Công ty có những biến đổi cụ thể: Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu hiệu quả chi phí ĐVT: Đồng 2007 2008 So sánh 08/07 Chỉ tiêu 1 2 chênh lệch (2-1) (2-1)/1 (%) 1.GVHB 351,411,176,190 473,451,513,549 122,040,337,359 34.73 2.CP QLDN 18,239,668,391 29,117,549,096 10,877,880,705 59.64 3.CP BH 6,534,490,831 13,781,542,381 7,247,051,550 110.90 4.Tổng CF (1+2+3) 376,185,335,412 516,350,605,026 140,165,269,614 37.26 5.DTT 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 34.83 6.LN (5-4) 19,573,523,221 17,249,096,124 -2,324,427,097 -11.88 7.Hiệu quả SDCP (5/4) 1.05 1.03 -0.02 -1.77 8.Tỷ suất LN/CP (6/4) 0.05 0.03 -0.02 -35.80 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 51
  52. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ nguồn : Bảng BCKQHĐKD_Phòng kế toán (chú thích: GVHB: Giá vốn hàng bán, CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp, CPBH: Chi phí bán hàng, DTT: Doanh thu thuần, LN: Lợi nhuận) Qua bảng trên ta thấy trong các năm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã bị ảnh hưởng bởi những khoản chi phí thay đổi. Trong năm 2008 các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng cụ thể: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 59.64% so với năm 2007, chi phí bán hàng tăng 110% so với năm 2007. Điều này cho thấy Công ty đã quản lý không tốt chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy đã làm cho tổng chi phí tăng 140.165.269.614 đồng tương ứng với 37.26%.Làm lợi nhuận cuă công ty giảm 11.88% tương ứng với 2.324.427.097 đồng. 3.2.Hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.1. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty qua các năm. Khi bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh yếu tố cơ bản đầu tiên cần phải có là đồng vốn ban đầu đề kinh doanh, vốn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Việc phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc ta đi xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành từ tài sản của doanh nghiệp hay là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Việc sử dụng đồng vốn bỏ ra kinh doanh sao cho hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu với bất cứ nhà quản lý nào trong doanh nghiệp nói chung. Và ban lãnh đạo Công ty Hồng Hà nói riêng, do số lượng vốn hàng năm luôn được bổ sung vào quá trình kinh doanh. Bảng 3.2. Vốn kinh doanh của Công ty qua các năm ĐVT: Đồng Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 52
  53. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 2007 2008 So sánh 08/07 (2-1)/1 Chỉ tiêu 1 2 Số tuyệt đối (%) 1.VKD bq 459,631,753,784 589,877,835,099 130,246,081,315 28.34 2.VLĐ bq 289,056,353,018 389,795,177,370 100,738,824,352 34.85 3.VCĐ bq 170,575,400,766 191,082,657,729 20,507,256,963 12.02 (Nguồn: Bảng CĐKT Công ty Hồng Hà) (Chú thích: VKD: Vốn kinh doanh, VLĐ: Vốn lưu động, VCĐ: Vốn cố định) Qua bảng 3.2 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được bổ sung tăng hàng năm. Cụ thể : năm 2008 lượng vốn bổ sung tăng thêm là: 130.246.081.315 đồng tương ứng với 28.34%. Trong đó vốn cố định tăng 20.507.256.963 tương ứng với 12.02 % và vốn lưu động tăng 100.738.824.352 đồng tương ứng 34.85%. Để thấy đựơc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta dựa vào các chỉ tiêu: Sức sản xuất của vốn kinh doanh, sức sinh lời của vốn kinh doanh. Bảng 3.3. Bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ĐVT: Đồng 2007 2008 So sánh 08/07 Chỉ tiêu 1 2 Chênh lệch (2-1)/1 (%) 1.Doanh thu thuần 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 34.830 2.LN sau thuế 10,518,097,483 12,824,937,265 2,306,839,782 21.932 3.VKD bq 459.631.753.784 589.877.835.099 130.246.081.315 28.34 4.Sức sản xuất VKD (1/3) 0.861 0.905 0.044 5.059 5.Sức sinh lời VKD (2/3) 0.023 0.022 -0.001 -4.991 (Nguồn Bảng CĐKT- Phòng kế toán) Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 53
  54. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Từ bảng trên ta thấy vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 130.246.081.315 đồng tưong ứng với tỷ lệ 28.34% và doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 137.840.842.517 đồng tương ưng với tỷ lệ 34.830%. (tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn bình quân ) do vậy đã làm cho sức sản xuất kinh doanh của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0.044 đồng tương ứng với 5.059 %. Sức sản xuất vốn kinh doanh năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 do nguyên nhân sau: -Doanh thu thuần tăng 137.840.842.517 đồng tức tăng lên 34.830% dẫn tới sức sản xuất tăng lên: DT2008 – DT2007 137,840,842,517 Sức SX của VKD(dt) = = = 0.29d VKDbq2007 459.631.753.784 - VKD tăng lên 130.246.081.315 đồng dẫn đến sức sản xuất giảm đi: 1 1 Sức SX của VKD (vkdbq) = DT2008 x ( - ) VKDbq2008 VKDbq2007 1 1 Sức SX của VKD(vkdbq) =533,599,701,150x ( - ) 589.877.835.099 459.631.753.784 = -0.25 (đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên ta có sức sản xuất của vốn kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 0.29+(-0.25)=0.04 (đồng) Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 54
  55. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Ta thấy doanh thu thuần tăng đã làm cho sức sản xuất của vốn kinh doanh tăng 0.29 đồng. Tuy nhiên, do vốn kinh doanh tăng lên đã làm cho sức sản xuất của vốn giảm xuống 0.25 đồng. Sức sinh lời của vốn kinh doanh cho biết cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu đựơc 0.023 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 0.022 đồng lợi nhuận sau thuế. qua đó ta thấy đựợc sức sinh lời của của vốn kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0.023 đồng tương ứng với tỷ lệ là 4.991% Để đánh giá một cách chính xác tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty, ta sẽ đi sâu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn cụ thể. 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. 3.2.2.1. Cơ cấu vốn cố định: Vốn cố định là 1 loại vốn đầu tư vào TS dài hạn của Doanh nghiệp, nói cách khác là biểu hiện bằng tiền của TS dài hạn. Bảng 3.2: Bảng cơ cấu vốn cố định ĐVT: Đồng Năm 2007 Năm 2008 Loại tài sản dài hạn Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng I.Tài sản cố định 166.832.900.766 77% 177.302.437.729 85 % II.Đầu tư TC dài hạn 3.742.500.000 2.0% 13.460.220.000 6.0% CPXDCB dở dang 44.929.128.405 21% 16.840.257.902 8.0% (Nguồn: Bảng CĐKT công ty Hồng Hà ) Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 55
  56. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Trong cơ cấu vốn cố định tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2007 chiếm 77% sang năm 2008 tăng lên thành 85% còn lại là đầu tư tài chính dài hạn và CPXDCB dở dang. Kết quả trên cho thấy vốn cố định của Công ty Hồng Hà chủ yếu được sử dụng để mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu. 3.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định(VCĐ): Bảng 3.3: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1.Tổng VCĐ bình quân 170,575,400,766 191,082,657,729 20,507,256,963 2.Doanh thu thuần 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 3.Lợi nhuận sau thuế 10,518,097,483 12,824,937,265 2,306,839,782 4.Hiệu suất sdụng VCĐ(2/1) 2.32 2.79 0.47 5.Hàm lượng VCĐ (1/2) 0.43 0.36 -0.07 6.Mức doanh lợi VCĐ (3/1) 0.06 0.07 0.01 (Nguồn:Phòng kế toán công ty Hồng hà) Vốn cố định bình quân của Công ty Hồng hà năm 2008 đã tăng 20.507.256.963 đồng so với năm 2007. Doanh thu thuần tăng 137.840.842.517 đồng làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 2.306.839.782 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 là 2.32 nghĩa là 1 đồng vốn cố định bình quân tạo ra 2.32 đồng doanh thu sang đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên 2.79 đã tăng 20.35% so với năm 2007. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng cũng có nghĩa hàm lượng vốn cố định trong 1 đồng doanh thu giảm, năm 2008 đã giảm 16.9% so với năm 2007. Mức doanh lợi của vốn cố định năm 2007 là 0.06 nghĩa là 1 đồng VCĐ tạo ra 0.06 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2008 tăng lên tạo ra 0.07 đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 56
  57. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Qua kết quả phân tích trên ta thấy việc sử dụng vốn cố định của Công ty trong năm 2008 so với năm 2007 đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Đây là dấu hiệu tốt trong việc khai thác sử dụng tài sản cố định của Công ty ngày càng hiệu quả, Công ty cần phát huy trong thời gian tới. 3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TS ngắn hạn như nguyên vật liệu, nhiên vật liệu, nó chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Bảng 3.4: Bảng cơ cấu vốn lưu động ĐVT:Đồng Năm 2007 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền 45,902,474,260 15.88 15,389,906,048 3.86 Các khoản phải thu 110,545,559,776 38.24 200,113,265,382 50.18 Hàng tồn kho 129,759,755,066 44.89 174,773,764,830 43.82 TSNH khác 2,848,563,916 0.99 8,518,241,128 2.14 Tổng Tài sản ngắn hạn 289,056,353,018 100 398,795,177,370 100 (Nguồn: Bảng CĐKT Công ty hồng Hà) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động của công ty trong hai năm 2007 và 2008 đã có những thay đổi. Cụ thể lượng tiền năm 2007 là 15.88% giảm xuống còn 3.86% trong tổng vốn lưu động của công ty. Nếu như trong năm 2007 các khoàn phải thu chiếm tỷ trọng 38.24% trong tổng vốn lưu động thì sang năm 2008 con số này đã tăng lên 50.18% ( khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty chậm hơn năm 2007). Lượng hàng tồn kho trong năm 2008 là 43.82% giảm so với năm 2007 là 2.3% 3.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 57
  58. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Bảng 3.5: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1.VLĐ bình quân 289,056,353,018 389,795,177,370 100,738,824,352 2.Doanh thu thuần 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 3.Lợi nhuận sau thuế 10,518,097,483 12,824,937,265 2,306,839,782 4.Số vòng quay VLĐ(2/1) 1.3691 1.3689 -0.0002 5.Số ngày 1 vòng luân chuyển 262.94 262.98 0.04 6.Hệ số đảm bảo VLĐ(1/2) 0.730 0.731 0.001 7.Mức doanh lợi VLĐ (3/1) 0.036 0.033 -0.003 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Hồng Hà) Nhìn vào kết quả phân tích cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty trong hai năm vừa qua. Tổng lượng vốn lưu động bình quân năm 2008 tăng 100.738.824.352 đồng so với năm 2007. Trong khi đó doanh thu thuần tăng 137.840.842.517đồng nhưng số vòng quay VLĐ giảm 0.0002 vòng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2008 tốt hơn năm 2007. Và số ngày 1 vòng luân chuyển vốn tăng 0.04 ngày -> như vậy vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn giúp cho chu kỳ kinh doanh năm 2008 ngắn hơn năm 2007. Nếu năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu chỉ cần bỏ ra là 0.73 đồng thì sang năm 2008 số đó là 0.731 đồng. Tuy nhiên mức doanh lợi của vốn lưu động trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0.003 đồng cho thấy việc khai thác sử dụng vốn lưu động trong năm 2008 không hiệu quả bằng năm 2007. Như vậy để nâng cao hơn hiệu quả của đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh trong thời gian sắp tới Công ty cần có những biện pháp điều chỉnh hợp lý. 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp đó có tồn tại được hay không phụ thuộc vào người lao động trong Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 58
  59. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ doanh nghiệp. Một Công ty làm ăn có hiệu quả hay không là do họ sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào để phát huy hết năng lực tiềm ẩn trong họ. Bởi đội ngũ cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp chính là đội ngũ sẽ thực hiện các quyết định của nhà quản lý, vận hành các máy móc thiết bị để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Lực lượng lao động của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3.1. Chất lượng lao động. Thực tế để nâng cao hiệu quả kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá chất lượng lao động của chính bản thân của doanh nghiệp từ đó tiếp tục phát huy được khả năng tiềm tàng cũng như có nhứng hướng biện pháp khắc phục mặt kém chất lượng của người lao động. Do đặc thù Công ty là sản xuất do đó số lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất chiếm số lượng lớn. Trong đó số lượng lao động là nam giới chiếm tỷ trọng cao. §Æc ®iÓm lao ®éng trong c«ng ty 2007 2008 2008/2007 TuyÖt Tư¬ng Stt ChØ tiªu SL % SL % ®èi ®èi I §Æc ®iÓm Lao ®éng gián tiÕp 1 bq 100 20 114 20.7 14 12.08 Lao ®éng trực tiÕp 2 bq 401 80 436 79.3 35 8.02 3 Tæng 501 100 550 100 49 8.9 II Tr×nh ®é 1 Trªn §¹i häc 7 1 9 1 2 22.22 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 59
  60. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 2 §¹i häc 197 39.4 210 38.1 13 6.19 3 Cao ®¼ng 169 33.8 200 36.3 31 15.5 4 Trung cÊp 123 24.6 126 22.9 3 2.38 5 S¬ cÊp 5 0.9 5 0.9 0 0 6 Tæng 501 100 550 100 49 8.9 Qua sơ đồ ta thấy phần lớn số lượng cán bộ công nhân viên là có trình độ trung cấp trở lên, đa số này nằm trong khối văn phòng, thuộc khối các phòng ban chức năng, là nơi đóng vai trò tham mưu cho Giám đốc trong các hoạt động của Công ty. Công ty Hồng Hà có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, cơ bản, trẻ năng động nhanh nhạy trong cơ chế thị trường và là nòng cốt để phát triển Công ty sau này. Đội ngũ công nhân lao động lành nghề trong các thao tác nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và đảm nhận được các chức danh cụ thể trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 3.7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 1.Doanh thu thuần 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 34.83 2.Lợi nhuận sau thuế 10,518,097,483 12,824,937,265 2,306,839,782 21.93 3.Số lao động 501 550 49 9.78 4.N.suất LĐ bq (1/3) 789,937,841.6 970,181,274.8 180,243,433 22.82 5.Mức sinh lợi của 1LĐ (2/3) 20,994,206.55 23,318,067.75 2,323,861 11.07 (Nguồn:Phòng kế toán) (chú thích: LĐ: lao động, NSLĐbq: Năng suất lao động bình quân) Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 60
  61. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Số lao động của doanh nghiệp năm 2008 đã tăng 9.78 % so với năm 2007. Trong thời gian gần đây năng suất lao động của Công ty không ngừng được nâng cao vì một số lý do sau đây: Thứ nhất là: tăng thêm đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện đại mới đưa vào khai thác. Hai là: giảm lực lượng lao động không hiệu quả. Ba là: đầu tư hợp lý cho đào tạo, sử dụng đúng người đúng việc. Năng suất lao động của doanh nghiệp năm 2008 so với 2007 là 22.82%. Mức sức sinh lời của một công nhân tham gia sản xuất năm 2008 tăng so với năm 2007 là 11.07%. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần phải chú ý để nâng cao tác dụng của tiền lương (ví dụ như: nghiệm thu kết quả công việc cụ thể, tránh chạy theo thu nhập làm bừa làm ẩu ), để khai thác hết thời gian lao động và tiềm năng của người lao động. 3.4. Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản quản lý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Bảng 3.8: Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán ĐVT: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % 1.Tổng tài sản 459,631,753,784 589,877,835,099 130,246,081,315 28.34 2.Tổng nợ phải trả 242,247,536,141 326,435,146,411 84,187,610,270 34.75 3.Tài sản ngắn hạn 289,056,353,018 398,795,177,370 109,738,824,352 37.96 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 61
  62. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 4.Tổng nợ ngắn hạn 241,688,884,416 325,786,723,686 84,097,839,270 34.80 5.Hàng tồn kho 129,759,755,066 174,773,764,830 45,014,009,764 34.69 6.LN trước thuế 13,583,390,483 14,082,597,607 499,207,124.00 3.68 7.Hệ số thanh toán tổng quát (1/2) 1.90 1.81 -0.09 -4.76 8.Hệ số thanh toán tạm thời(3/4) 1.1960 1.2241 0.0281 2.35 9.Hệ số thanh toán nhanh(3-5)/4 0.66 0.69 0.03 4.33 (Nguồn: bảng CĐKT Cty Hồng Hà) Nhìn vào kết quả tính toán trên cho ta cái nhìn sơ bộ về tình hình tài chính của Công ty Hồng Hà trong hai năm gần đây. Cụ thể: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1. Chứng tỏ các khoản vốn huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối năm giảm so với đầu năm do tốc độ tăng của tổng tài sản thấp hơn so tốc độ tăng của tổng nợ. Như vậy Công ty đã chứng minh được khả năng kinh doanh có hiệu quả. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong năm 2008 khả năng thanh toán thấp hơn đầu năm từ 1,90 xuống còn 1,81 vào cuối năm. Kết quả này cho thấy việc thanh toán các khoản nợ hiện nay của doanh nghiệp thời điểm năm 2008 không tốt bằng năm 2007, trong năm 2007 một đồng nợ chỉ được đảm bảo bởi 1,1960 đồng tài sản thì sang năm 2008 là 1.2241 đồng (2.35%) Tương tự khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là 4,33%. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 62
  63. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Như vậy qua một số nét khái quát về tình hình tài chính của Công ty Hồng hà trong năm 2008 ta thấy: Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhất là vay ngắn hạn. Khả năng thanh toán các khoản vay hiện thời được cải thiện rõ rệt dù khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tổng quát năm 2008 so với năm 2007 có giảm nhưng vẫn đảm bảo bằng tài sản của công ty. 3.5.Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. Theo nghĩa hẹp cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cấu trúc tài chính xem xét theo khía cạnh này chưa phản ánh được mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, do đó cấu trúc tài chính thường được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ tài sản- nguồn vốn. Bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích khái quát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và tình hình đầu tư của doanh nghiệp: Bảng 3.9: Bảng phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ĐVT:Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % 1.Tổng nguồn vốn 459,631,753,784 589,877,835,099 130,246,081,315 28.34 2.Nguồn VCSH 217,384,217,643 263,442,688,688 46,058,471,045 21.19 3.Nợ phải trả 242,247,536,141 326,435,146,411 84,187,610,270 34.75 4.Tài sản dài hạn 170,575,400,766 191,082,657,729 20,507,256,963 12.02 5.Tổng tài sản 459,631,753,784 589,877,835,099 130,246,081,315 28.34 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 63
  64. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 6.Hệ số nợ(3/1) 0.53 0.55 0.03 5.00 7.Tỷ suất tự tài trợ (2/1) 0.47 0.45 -0.03 -5.57 8.Tỷ suất đầu tư (4/5) 0.37 0.32 -0.05 -12.71 9.Tỷ suất tự tài trợ TSDH (2/4) 1.27 1.38 0.10 8.18 (Nguồn: Bảng CĐKT Cty Hồng Hà) Ta thấy hệ số nợ của công ty tính tới thời điểm 31/12/2008 tăng so với năm 2007 là 0.03 tương ứng 5%. Số liệu này cho thấy trong năm 2007 cứ 100 đồng vốn công ty sử dụng thì có 53 đồng đi vay và sang năm 2008 thì 100 đồng vốn sử dụng chỉ có 55 đồng là đi vay. Hệ số nợ giảm do nợ phải trả tăng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 84.187.610.270 đồng (34.75%), tổng nguồn vốn năm 2008 tăng 28.34% so với năm 2007. Hệ số nợ tăng cho thấy tỷ suất tự tài trợ giảm. Năm 2007 cứ 100 đồng vốn sử dụng thì có 47 đồng vốn chủ sở hữu và sang năm 2008 thì 100 đồng vốn sử dụng gồm tới 45 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất đầu tư vào năm 2007 là 37%, sang năm 2008 giảm xuống còn 32%. Kết quả này cho thấy trong năm 2008 việc đầu tư thêm tài sản của Công ty là không nhiều. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của Công ty lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản dài hạn. 3.6. Phân tích chỉ số hoạt động. Bảng 3.10: Bảng phân tích các chỉ số hoạt động ĐVT: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % 1.Giá vốn hàng bán 351,411,176,190 473,451,513,549 122,040,337,359 34.73 2.Doanh thu thuần 395,758,858,633 533,599,701,150 137,840,842,517 34.83 Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 64
  65. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ 3.Hàng tồn kho BQ 105,290,424,100 152,266,759,948 46,976,335,848 44.62 4.Số dư BQ các KPT 107,179,568,905 155,329,412,552 48,149,843,647 44.92 5.VLĐ bình quân 289,056,353,018 398,795,177,370 109,738,824,352 37.96 6.Vốn kinh doanh BQ 459,631,753,784 589,877,835,099 130,246,081,315 28.34 7.Số ngày kỳ KD 360 360 8. Số VQ HTK (vòng)(1/3) 3.34 3.11 -0.23 -6.84 9. Số ngày một VQ HTK (ngày)(7/8) 107.86 115.78 7.92 7.34 10. VQ các KPThu (vòng)(2/4) 3.69 3.44 -0.26 -6.97 11. Kỳ thu tiền BQ (ngày)(7/10) 97.50 104.80 7.30 7.49 12. VQ VLĐ(vòng)(2/5) 1.37 1.34 -0.03 -2.27 13. Số ngày1Q VLĐ (ngày) (7/12) 262.94 269.05 6.11 2.33 14.VQ toàn bộ vốn (vòng)(2/6) 0.86 0.90 0.04 5.06 (Nguồn: Bảng CĐKT-Cty Hồng Hà) Trong đó: (VQ: Vòng quay ; BQ: Bình quân ; KPT: Khoản phải thu ; HTK: Hàng tồn kho) Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Theo kết quả tính toán ở trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2008 giảm so với năm 2007 0.23 vòng. Điều này cho thấy lượng vật tư dự trữ cho sản xuất trong năm 2008 chưa thực sự hợp lý. Nếu năm 2007 số vòng quay này là 3.34 vòng thì năm 2008 giảm xuống còn 3.11 vòng (6.84%). Do đó, trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp dự trữ nguyên nhiên vật liệu sao cho hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, tiết kiệm được chi phí thu mua và bảo quản. Chỉ tiêu thời gian một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số thời gian cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Như kết quả trên cho ta thấy thời gian luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 kéo dài hơn so với năm 2007 7.92 lần (7.34%). Số vòng quay và số ngày một vòng quay các khoản phải thu. Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 65
  66. Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ SXKD t¹i c«ng ty ®ãng tµu Hång Hµ Năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu 3.69 vòng đến năm 2008 giảm còn 3.44 vòng. Vì thế kỳ thu tiền bình quân tăng lên 7.3 vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm đi phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp thấp nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh chưa cao. Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động là 1.37 vòng tức là bình quân 1 đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về được 1.37 đồng doanh thu thuần, sang năm 2008 thì cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì doanh nghiệp thu được 1.34 đồng doanh thu thuần, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Tương ứng với đó là số ngày một vòng quay của vốn lưu động từ 262.94 ngày năm 2007 tăng lên 269.05 ngày năm 2008, như vậy doanh nghiệp chưa rút ngắn được chu kỳ kinh doanh. Vòng quay toàn bộ vốn. Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Vòng quay toàn bộ vốn của Công ty năm 2007 là 0.86 vòng so với năm 2008 tăng 0.9 vòng cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng do năm 2008 giá trị đầu tư cho tài sản giảm so với năm 2007. 3.7. Phân tích chỉ số sinh lời. Để biết được 1 đơn vị yếu tố đầu vào hay 1 đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ta phải tính toán các chỉ số khả năng sinh Sinh viªn : NguyÔn thÞ Kim Dung – Líp QT902N 66