Khóa luận Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch

pdf 78 trang huongle 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_di_tich_lich_su_ton_giao_tin_nguong_o_do_so.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch

  1. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay nói đến du lịch là nói đến một nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con ngƣời đƣợc nâng cao rõ rệt thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng trở nên đa dạng, phong phú. Du lịch cũng góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia. Nó không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn ngƣời lao động góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức sống của ngƣời dân địa phƣơng . Hiện nay cùng với xu hƣớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa các quốc gia còn mở rộng quá trình hội nhập. Chính sự hội nhập ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhu cầu giao lƣu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam – đất nƣớc của hòa bình đã và đang mang trong mình một nền văn hóa phƣơng Đông với bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng trong thống nhất mà không phải quốc gia nào cũng có. Với cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp, núi non sơn thủy hữu tình, con ngƣời thân thiện, mến khách và chính sách mở cửa của Đảng và nhà nƣớc ta trong những năm qua du lịch nƣớc ta không ngừng phát triển mạnh mẽ và gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Hải Phòng không chỉ đƣợc biết đến là thành phố trực thuộc Trung ƣơng của Việt Nam mà còn đƣợc biết đến nhƣ là một trung tâm du lịch đầy tiềm năng. Cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là một trong ba thành phố phát triển mạnh nhất miền Bắc với nhiều dự án lớn đã và đang đƣợc triển khai. Với tài nguyên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, con ngƣời mến khách và một nền văn hóa có bề dày lịch sử Nơi đây đã trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 9
  2. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Nói đến Hải Phòng không thể không nhắc tới Đồ Sơn – một điểm du lịch nổi tiếng của Hải Phòng. Với đặc thù về địa hình núi rồng uốn, khu du lịch Đồ Sơn nổi tiếng với những phong cảnh sơn thủy hữu tình, có đƣờng bờ biển dài 2.450 m đƣợc chia thành ba khu riêng biệt. Điều hay nhất là cả ba khu vực đều có nhiều di tích lịch sử giá trị, các dịch vụ du lịch hấp dẫn, hệ thống đƣờng giao thông hiện đại thông suốt . Cùng với các di tích lịch sử văn hóa nhƣ Bến Nghiêng, Bến tàu không số, Biệt thự Bảo Đại, các công trình kiến trúc về tôn giáo tín ngƣỡng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tài nguyên du lịch của Đồ Sơn. Có thể kể đến nhƣ: Đền Bà Đế, Đền Nam Hải Thần Vƣơng, Chùa Hang Các công trình này không chỉ mang ý nghĩa về đời sống tâm linh mà còn là một minh chứng về đời sống văn hóa của ngƣời dân Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại. Nơi đây hàng năm đã và đang thu hút đông đảo khách du lịch từ các nơi đến tham quan. Tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử tôn giáo to lớn nhƣ vậy nhƣng hiện tại các điểm du lịch này khai thác chƣa thực sự hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động du lịch ở một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng còn đơn lẻ, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, cở sở vật chất phục vụ cho du lịch còn thiếu. Do đó tuy là một điểm du lịch rất hấp dẫn nhƣng lƣợng khách đến đây còn chƣa tƣơng xứng, vai trò đối với sự phát triển của xã hội đặc biệt là du lịch còn hạn chế. Xuất phát từ điều này nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá vai trò cũng nhƣ tiềm năng của một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng đối với sự phát triển chung của khu du lịch ở Đồ Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo thu hút, hấp dẫn du khách góp phần thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng của Đồ Sơn để từ đó thấy rõ đƣợc vị trí, vai trò, tiềm năng khai thác phục vụ du lịch của các di tích Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 10
  3. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng này. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để khai thác các di tích làm phong phú nguồn tài nguyên, đa dạng về sản phẩm thu hút du khách đến tham quan, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo di tích. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Để đạt đƣợc các mục đích trên khóa luận phải đạt đƣợc các nhiệm vụ sau: Cơ sở lý luận làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu. Tổng quan về quận Đồ Sơn, thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch của Đồ Sơn và vị thế của các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng trong hệ thống tài nguyên du lịch ở đây. Giới thiệu khái quát về một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ Sơn nhƣ: Chùa Hang, Chùa Tháp Tƣờng Long, Đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vƣơng, Đền Nghè. Nghiên cứu những giá trị độc đáo của các di tích nói trên từ đó cho thấy tiềm năng phát triển du lịch của các di tích này. Thực trạng việc khai thác phục vụ và phát triển du lịch tại các di tích nói trên. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển. IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: Đề tài đem lại cái nhìn đầy đủ hơn về khu du lịch Đồ Sơn và các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngƣỡng ở đây. Từ đó khẳng định những giá trị của các di tích đặc biệt là đối với phát triển du lịch. Về mặt thực tiễn: Những kết quả của việc điều tra, nghiên cứu và một số giải pháp mà tác giả đƣa ra có thể áp dụng trong việc quy hoạch phát triển du lịch của quận Đồ Sơn, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nâng cao mức sống của ngƣời dân địa phƣơng. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi là một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngƣỡng ở Đồ Sơn nhƣ: Chùa Hang , Chùa Tháp Tƣờng Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vƣơng , Đền Nghè. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 11
  4. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch VI. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch tại Đồ Sơn . Một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngƣỡng ở Đồ Sơn nhƣ : Chùa Hang, Chùa Tháp Tƣờng Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vƣơng , Đền Nghè. VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành bài khóa luận này tác giả đã sử dụng những quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu sau : Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm hệ thống Quan điểm phát triển du lịch bền vững Quan điểm kế thừa Phƣơng pháp khảo sát thực địa Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp và mô hình hóa VIII. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu phần nội dung của khóa luận gồm có ba chƣơng : Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận của đề tài – Khái quát về cơ sở hình thành các di tích tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ Sơn. Chƣơng 2 : Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ Sơn và tiềm năng khai thác phục vụ du lịch . Chƣơng 3 : Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh việc khai thác phục vụ phát triển du lịch tại các di tích. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 12
  5. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI – KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC DI TÍCH TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG Ở ĐỒ SƠN. 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên Theo Phạm Trung Lƣơng và nnk : “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con nguời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình” . Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh : “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lƣợng đƣợc khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con ngƣời làm nên , những khả năng của loài ngƣời , Đƣợc sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng ” . Mỗi khái niệm đều có những hạn chế nhất định nhƣng nhìn chung có thể nói ngắn gọn nhƣ sau : “Tài nguyên là tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ đƣợc sử dụng để phục vụ cho mục đích sống của con ngƣời”. Hiện nay nhiều học giả , tổ chức đã tiến hành phân loại tài nguyên theo một số cách nhƣ sau : Theo khả năng tái tạo tài nguyên có thể chia thành hai loại : tài nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn . Những tài nguyên có khả năng tái tạo là những loại tài nguyên đƣợc sử dụng và bảo vệ hợp lí thì có khả năng tái tạo đƣợc nhƣ tài nguyên đất, nƣớc hay một số công trình kiến trúc do con ngƣời xây dựng. Những tài nguyên không thể tái tạo đƣợc là sau khi đƣa vào sử dụng chúng bị cạn kiệt mất đi giá trị ban đầu và không có khả năng tái tạo đƣợc. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 13
  6. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Theo nguồn gốc hình thành có hai loại tài nguyên : Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn . Theo tài nguyên đã đƣợc khai thác và tài nguyên chƣa đƣợc khai thác thì tài nguyên đƣợc phân làm tài nguyên đã đƣợc khai thác và tài nguyên tiềm năng (chƣa đƣợc khai thác). Nói chung tài nguyên có vai trò đặc biệt góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống con ngƣời. Việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, hiệu quả cũng nhƣ bảo tồn và tôn tạo các giá trị của tài nguyên không chỉ là việc của mỗi quốc gia, địa phƣơng mà còn là ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng . 1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch Theo Th.S. Bùi Thị Hải Yến : “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con ngƣời sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách , có thể bảo vệ , tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng ” . Theo khoản 4 - điều 4 – chƣơng 1 Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định : “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” . Cũng giống nhƣ tài nguyên nói chung tài nguyên du lịch gồm có hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các thành phần : địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể . Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm: di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, các giá trị văn hóa phi vật thể của quốc gia, địa Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 14
  7. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch phƣơng: (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, ngôn ngữ, các đối tƣợng gắn với dân tộc học, các đối tƣợng văn hóa thể thao hoặc những hoạt động có tính sự kiện , ) . Trên cơ sở nghiên cứu phƣơng pháp và hệ thống phân loại tài nguyên du lịch đồng thời do phạm vi của bài khóa luận nghiên cứu về “Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ” nên tác giả xin phép đƣợc đi sâu vào những vấn đề sau : 1.1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa Theo luật di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học ”. Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên nhân văn quý giá đƣợc hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phƣơng và các quốc gia.Vì vậy nhiều di tích lịch sử văn hóa đã trở thành đối tƣợng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá . Trong suốt chiều dài lịch sử trải qua bốn nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, với truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn,nhớ ơn tổ tiên nên có rất nhiều công trình địa điểm trở thành các di tích lịch sử ghi dấu lại những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm, gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nƣớc, dân tộc. Tính đến ngày 30/12/2006 cả nƣớc ta có 1.367 di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng cấp quốc gia . 1.1.2. Các loại di tích lịch sử văn hóa 1.1.2.1. Di tích khảo cổ Các di tích khảo cổ là những di sản văn hóa lịch sử bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất đƣợc phát hiện khi các nhà khoa học hoặc các cá Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 15
  8. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch nhân nghiên cứu khai quật thấy. Các di tích khảo cổ gồm các loại : di chỉ cƣ trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu thuyền bị đắm . Các di chỉ cƣ trú thƣờng tìm thấy trong hang động, các thềm sông cổ, các bãi sƣờn đồi gần các hồ nƣớc hoặc bầu nƣớc, một số đảo gần bờ. Ở Việt Nam các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những dấu tích kiến trúc, các công trình kiến trúc và các cổ vật quý minh chứng cho các đô thị, các kinh thành cổ nhƣ: nền cung điện thời Đinh và Tiền Lê ở cố đô Hoa Lƣ, di tích khảo cổ Hoàng Thành – 18 đƣờng Hoàng Diệu – Hà Nội, Di tích những con tàu đắm thƣờng đƣợc khai quật thấy trên những con đƣờng đi biển. 1.1.2.2. Các di tích lịch sử Các di tích lịch sử là những địa điểm, công trình kỉ niệm, vật kỉ niệm, những cổ vật ghi dấu lịch sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân , anh hùng dân tộc của thời kì nào đó trong quá trình lịch sử của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. Các di tích lịch sử bao gồm các loại : Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của quốc gia, địa phƣơng Di tích ghi dấu về dân tộc học Các di tích ghi dấu chiến công chống quân xâm lƣợc Di tích ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc Di tích ghi dấu những kết quả lao động sáng tạo vinh quang của quốc gia Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến 1.1.2.3. Các di tích kiến trúc nghệ thuật Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 16
  9. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Các di tích kiến trúc nghệ thuật là những công trình kiến trúc có giá trị cao về kĩ thuật xây dựng cũng nhƣ mĩ thuật trang trí hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật còn mang trong mình những giá trị lịch sử nhƣ : các cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỉ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể nhƣ truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử tâm linh, tôn giáo nên nhiều nhà nghiên cứu gọi chung là di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật . Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam có rất nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về nhiều mặt đã và đang trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Ở Việt Nam di tích kiến trúc nghệ thuật khá đa dạng bao gồm : đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ , nhà cổ, lăng mộ, các tòa thành, cung điện, cầu, các tác phẩm điêu khắc, hội họa nổi tiếng, các bi kí, Trong đó có những di tích tôn giáo tín ngƣỡng là những di tích kiến trúc nghệ thuật lƣu giữ nhiều giá trị về kiến trúc, mĩ thuật, lịch sử, văn hóa và là những điểm tham quan, nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với du khách nhƣ : chùa, đình, đền, nhà thờ, 1.1.2.4. Các danh lam thắng cảnh Các danh lam thắng cảnh là những cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ và khoa học. 1.1.2.5. Các công trình đƣơng đại Là những công trình đƣợc xây dựng trong thời kì hiện đại có giá trị về kiến trúc, mĩ thuật, khoa học, kĩ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa, thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tƣợng tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, chụp ảnh kỉ niệm đối với khách du lịch. Các công trình đƣơng đại bao gồm hệ thống các bảo tàng, các sân vận động , trung tâm hội nghị, hội thảo, các tòa nhà có giá trị về nhiều mặt hấp dẫn du khách. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 17
  10. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Các di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch quý giá góp phần bảo tồn giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nƣớc, biết ơn cho thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau. Đặc biệt ngày nay du lịch phát triển, cùng với các tài nguyên khác di tích lịch sử văn hóa đã và đang trở thành điểm tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của khách du lịch. Mỗi một di tích lịch sử đều có những giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc riêng thể hiện những nét văn hóa đặc trƣng của mỗi dân tộc. Sự góp mặt của các di tích lịch sử văn hóa đã góp phần làm phong phú, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của từng quốc gia, từng địa phƣơng. Đây cũng là điều kiện, nền tảng để phát triển các hoạt động du lịch về nguồn. 1.1.3. Khái quát về tôn giáo,tín ngƣỡng của ngƣời Việt Cũng giống nhƣ các yếu tố văn hóa khác, tín ngƣỡng của ngƣời Việt mang đậm màu sắc của nền văn hóa nông nghiệp. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên, tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời. Trƣớc hết là tín ngƣỡng phồn thực : Đối với văn hóa nông nghiệp việc duy trì và phát triển sự sống là một việc rất hệ trọng. Để duy trì sự sống cần cho mùa màng tƣơi tốt, để phát triển sự sống cần cho con ngƣời sinh sôi. Hình thức sản xuất lúa gạo và sản xuất con ngƣời này nhìn chung là có bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp giữa các yếu tố đất – trời, mẹ - cha. Xuất phát từ ƣớc vọng là cầu mong sự sinh sôi, nảy nở của tự nhiên và con ngƣời của cƣ dân nông nghiệp nói chung và Đông Nam Á nói riêng, kết quả là xuất hiện tín ngƣỡng phồn thực (phồn : nhiều, thực : nảy nở) – tín ngƣỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng : thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối. Trong tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên đó là sự tôn trọng gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Con ngƣời sống phụ thuộc vào thiên nhiên nhƣng không thể giải thích các hiện tƣợng đó. Họ nhìn thấy ở thiên nhiên một sức mạnh thần bí và tôn sùng nó nhƣ thần thánh. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong đối tƣợng thờ nhƣ: thần Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 18
  11. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch mây, mƣa, sấm, chớp, bà Đất, Bà Trời, Ngoài ra trong tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên của ngƣời Việt còn có việc thờ động vật, thực vật. Động vật đƣợc ngƣời Việt thờ nhiều nhất là chim, rắn, cá sấu. Thậm chí họ còn hình tƣợng hóa những con vật này lên mức biểu trƣng Tiên, Rồng. Thực vật mà ngƣời Việt sùng bái nhất là cây Lúa (thần Lúa, mẹ Lúa, hồn Lúa ), cây Đa, cây Dâu, quả Bầu, Ngoài tín ngƣỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên , tín ngƣỡng Việt Nam rất coi trọng con ngƣời. Tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời đƣợc thể hiện qua quan niệm hồn và vía, tục thờ cúng Tổ tiên, thờ Thổ Công trong phạm vi gia đình. Trong phạm vi làng xã là tục thờ Thành Hoàng làng, trong phạm vi quốc gia ngƣời Việt thờ Vua Tổ - vua Hùng . Ngoài ra ngƣời Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Tuy nhiên ở tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời, tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên đóng vai trò quan trọng nhất. Tín ngƣỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhƣng đối với ngƣời Việt nó có một ý nghĩa vô cùng lớn lao và phát triển mạnh mẽ gần nhƣ một tôn giáo - ngƣời miền Nam gọi đó là đạo Ông Bà. Là cƣ dân nông nghiệp nên việc chịu ảnh hƣởng đồng thời nhiều yếu tố của tự nhiên đã dẫn đến lối tƣ duy tổng hợp, linh hoạt và trong tín ngƣỡng là tín ngƣỡng thờ đa thần. Các thần sống và làm việc theo lối cộng đồng và quan hệ với nhau và với con ngƣời theo nguyên tắc dân chủ. Là con đẻ của nền văn hóa nông nghiệp, tín ngƣỡng Việt Nam phản ánh đậm nét nguyên lí âm dƣơng: từ đối tƣợng thờ cúng (Trời – Đất, Chim – Thú ) cho đến cách thức giao lƣu hai cõi: (chợ âm dƣơng, ông đồng – bà đồng ). Nguyên lí này đƣợc thể hiện rõ nhất trong tín ngƣỡng phồn thực. Ngoài ra đặc trƣng âm tính của nền văn hóa nông nghiệp là thiên về tình cảm, trọng phụ nữ dẫn tới việc thờ hàng loạt các nữ thần: Bà Trời, Bà Đất, Bà Thủy, nữ thần mây, mƣa, sấm, chớp Việc thờ các nữ thần của ngƣời Việt mạnh đến nỗi sau này Nho giáo du nhập vào cũng không tiêu diệt đƣợc vai trò của ngƣời phụ nữ, vì thế có thể xem nó nhƣ một tôn giáo – Đạo Mẫu. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 19
  12. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Ngoài tín ngƣỡng truyền thống và những tàn dƣ của tôn giáo nguyên thuỷ nhƣ một nền tảng vững chắc trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt suốt chiều dài lịch sử thì Phật giáo, Nho giáo và Thiên Chúa giáo là những tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào có ảnh hƣởng rộng lớn trên phạm vi cả nƣớc. Sự du nhập của các tôn giáo lớn trên thế giới vào Việt Nam hòa quyện với văn hóa gốc của dân tộc tạo nên một nền văn hóa thống nhất nhƣng đa dạng và phong phú. Các tôn giáo đƣợc truyền bá vào nƣớc ta vừa theo con đƣờng hòa bình nhƣ Phật giáo, vừa có sự áp đặt nhƣ Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành. Nhƣng nhìn chung các tôn giáo này khi vào Việt Nam đã dung hợp với tín ngƣỡng truyền thống dân gian làm đậm nét hơn cốt cách, tâm hồn, tình cảm của ngƣời Việt. Điều đặc biệt giữa các tôn giáo không hề có sự tranh giành tín đồ, bài trừ lẫn nhau nhƣ ở một số quốc gia mà luôn có sự dung hòa, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất ở thời kì Lý – Trần, nƣớc ta có sự phát triển song song giữa ba tôn giáo lớn : Phật Giáo, Nho giáo, Đạo giáo hay còn gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Tuy nhiên dƣới thời Lý – Trần Phật giáo vẫn đóng vai trò chủ đạo và đƣợc coi là quốc giáo của nƣớc ta. Đến thế kỉ XV khi nhà Lê tôn sùng Nho giáo lên làm quốc giáo cũng là lúc Phật giáo bƣớc vào giai đoạn suy thoái và trong suốt những thế kỉ sau đó Thiên Chúa giáo đƣợc du nhập vào nƣớc ta song Nho giáo vẫn luôn giữ vị trí độc tôn.Hiện nay Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo có số lƣợng tín đồ đông nhất nƣớc ta. Sau khi du nhập vào nƣớc ta những tôn giáo này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa Việt Nam và đã có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực tƣ tƣởng, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật Nhiều di tích lịch sử đƣợc xếp hạng là những công trình kiến trúc, điêu khắc của tôn giáo hoặc liên quan tới tôn giáo. Đó là những cống hiến đáng kể cho cảnh quan, môi trƣờng văn hóa và du lịch của Việt Nam. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 20
  13. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch 1.2. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƢỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG Ở ĐỒ SƠN 1.2.1. Khái quát về quận Đồ Sơn 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí Đồ sơn là một bán đảo đƣợc tạo bởi dãy núi chín ngọn vƣơn ra vịnh Bắc Bộ và một tách ra đứng một mình là hòn núi Độc. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km về phía đông nam, nơi có núi đồi trập trùng quy tụ trong thế cửu long tranh châu, là một vùng đất tốt theo phong thủy của ngƣời xƣa. Phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Kiến Thuỵ, phía Bắc giáp quận Dƣơng Kinh. Nơi đây giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng, một trung tâm đánh bắt cá và sản xuất muối của đất nƣớc, một điểm du lịch hấp dẫn, khu danh thắng thiên nhiên kì vĩ và vùng văn hóa cổ truyền đặc sắc. Địa hình Địa hình đa dạng có vùng đất mới, có vùng đất đƣợc hình thành từ lâu đời, đồi núi, đồng bằng kề nhau và đáy biển thoai thoải uốn khúc bên lồi, bên lõm trong một không gian lục địa biển đảo tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đồi núi Đồ Sơn với nhiều ngọn núi nối tiếp nhau nhô ra nhƣ một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hƣớng tây bắc - đông nam. Ƣu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lƣợc quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Khí hậu Khí hậu nơi đây chủ yếu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 21
  14. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 – 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dƣới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thƣờng xảy ra tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 gây tổn thất đến các hoạt động sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Sinh vật Từ xa xƣa nơi đây có rất nhiều động vật hoang dã nhƣ: hổ, hƣơu nai, sơn dƣơng, khỉ, cáo, chồn. “Lịch triều hiến chƣơng loại chí” của Phan Huy Chú viết: “ đồi mồi, tôm, cá, hƣơu nai ở huyện Nghi Dƣơng ” Đảo Đồ Sơn còn là nơi trú ngụ của các loài chim, cò, vạc làm tổ và sinh sản ở vụng Ngọc và rừng Miêu. Nhƣng hiện nay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau số động vật hoang dã này còn với số lƣợng rất khiêm tốn hoặc không còn nữa. Không chỉ có các động vật hoang dã Đồ Sơn xƣa còn nổi tiếng với các loài cá và động vật biển: cá chim, thu, nhụ dé, song ngừ, tôm, mực, Thực vật ở đây cũng rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt đồi núi Đồ Sơn có rất nhiều loại thảo dƣợc quý : hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng, lô hội, thạch xƣơng bồ, cây hồng rừng, cây mặt quỷ, . 1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Đồ Sơn xƣa vốn là những hòn đảo trên bãi bùn, về sau đƣợc phù sa của các con sông Bạch Đằng, Lạch Tray, Văn Úc bồi đắp đồng thời nhờ công khai phá của con ngƣời nên Đồ Sơn mới đƣợc nhƣ ngày nay. Có truyền thuyết cho rằng xa xƣa Đồ Sơn có tên là Nê Lê, nơi đầu tiên nƣớc ta tiếp nhận Phật giáo do các nhà sƣ Ấn Độ truyền vào và từ đây đạo Phật đƣợc truyền qua Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay ), rồi truyền sang Lạc Dƣơng, Trung Quốc. Tên gọi Đồ Sơn cũng có rất nhiều các giải thích khác nhau, tuy nhiên hầu hết các cụ già ngƣời bản địa am hiểu đều giải thích “Đồ” với nghĩa là Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 22
  15. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch bùn, “Sơn” là núi bởi nơi đây xƣa kia có những ngọn núi nhô lên trên những vũng bùn lầy. Tên gọi Đồ Sơn đã có từ rất lâu đời. Trong thƣ tịch cũ nhất “Việt sử lƣợc” đời nhà Trần thế kỉ XIII nói về việc xây tháp Tƣờng Long của vua Lý Thánh Tông có ghi: “Năm Mậu Tuất niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 5 (1058), mùa thu tháng 9, vua ngự ra cửa biển Ba Lộ, nhân đó ngự ra chỗ xây tháp Tƣờng Long ở Đồ Sơn ”. Nhƣ vậy có thể nói địa danh Đồ Sơn có vào đời nhà Lý. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đơn vị hành chính của Đồ Sơn cũng có nhiều thay đổi song hai chữ Đồ Sơn vẫn đƣợc giữ nguyên cho đến tận ngày nay. Thời Minh vùng đất Đồ Sơn ngày nay thuộc huyện An Lão. Năm 1469 đời Lê Thánh Tông An Lão đổi thành huyện Nghi Dƣơng, Đồ Sơn thuộc huyện này. Năm 1813 tổng Đồ Sơn gồm 3 xã: Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Tuyền. Đến đời Đồng Khánh Ngọc Tuyền đổi thành Ngọc Xuyên. Theo “Đại Nam nhất thống chí” do sử quán triều Nguyễn biên soạn khởi thảo năm 1864, hoàn thành năm 1882 có viết về Đồ Sơn nhƣ sau : “ chu vi 30 dặm, cao 80 trƣợng, ở giữa có 9 ngọn núi nên cũng gọi là Cửu Long dƣới chân núi là cƣ dân 3 xã : Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên. Hai ngọn thứ 7 và thứ 8 có nƣớc chảy quanh ôm lấy, tục gọi là vụng Mát, rộng hơn 100 trƣợng Một ngọn đằng sau phía hữu đứng một mình gọi là Độc Sơn, các giải núi phía tả đối với đồi Song Ngƣ ở đằng xa tục gọi là Cồn Dừa ”. Năm 1898 Đồ Sơn thuộc huyện Nghi Dƣơng, phủ Kiến Thụy,tỉnh Phù Liễn. Từ ngày 17 tháng 2 năm 1906 thuộc tỉnh Kiến An. Ngày 18 tháng 5 năm 1909 thành lập trấn Đồ Sơn gồm hai xã Đồ Sơn và Đồ Hải thuộc tổng Đồ Sơn, huyện Nghi Dƣơng, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dƣơng. Xã Ngọc Xuyên đƣợc ghép vào tổng Nãi Sơn, phủ Kiến Thụy. Ngày 31 tháng 12 năm 1921 thị trấn Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 20 tháng 10 năm 1923 lại thuộc tỉnh Kiến An. Những năm tiếp theo lúc thì Đồ Sơnthuộc Kiến An, lúc thì thuộc Hải phòng. Ngày 14 tháng 3 năm 1963 thành lập thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 23
  16. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch gồm khu vực xã Đồ Sơn và hai xã Vạn Sơn, Ngọc Hải. Ngày 7 tháng 4 năm 1966 chuyển thêm xã Bàng La thuộc thị xã Đồ Sơn. Ngày 26 tháng 12 năm 1970 giải thể xã Bàng La và chuyển các thôn của xã này thành các tiểu khu thuộc thị xã Đồ Sơn. Ngày 5 tháng 3 năm 1980 thành lập huyện Đồ Sơn gồm xã Bàng La, thị trấn Đồ Sơn và 21 xã của huyện An Thụy vốn là 21 xã của huyện Kiến Thụy cũ. Huyện Đồ Sơn tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1988 sau đó tái lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở thị trấn Đồ Sơn và xã Bàng La, phần còn lại của huyện Đồ Sơn thuộc huyện Kiến Thụy. Ngày 12 tháng 9 năm 2007 theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành lập quận Đồ Sơn trên cơ sở diện tích tự nhiên của thị xã Đồ Sơn và diện tích tự nhiên của xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy. Quận có 7 phƣờng : Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hƣơng, Vạn Sơn . 1.2.1.3 Con ngƣời. Ngay từ buổi sơ khai dựng nƣớc con ngƣời đã biết đến mảnh đất Đồ Sơn. Theo các thƣ tịch cũ thì cƣ dân Đồ Sơn từ nhiều vùng di cƣ đến lập nghiệp rồi trở thành dân bản địa. Đến nay ngƣời Đồ Sơn vẫn truyền nhau nghe huyền tích về quê hƣơng, làng xóm . Chuyện kể rằng : Thuở mới khai sinh, lập địa có 12 vị tiên công tìm đến Đồ Sơn lập nghiệp. Sáu vị chuyên sống về nghề sông, thấy đất đai vùng này, đã thốt lên. "Ở đây ăn lợi lộc gì Lộc sung thì chát, lộc si thì già" Sáu vị ấy bỏ đi. Còn sáu vị chuyên nghề chài lƣới lại hết sức vui mừng : "Ở đây vui thú non tiên Ngày ngày đánh cá kiếm tiền nuôi nhau" Theo gia phả chi họ Hoàng Gia là cuốn gia phả duy nhất còn lại của các dòng họ tới Đồ Sơn đầu tiên. Gia phả cho biết họ Hoàng vốn quê gốc ở làng Chàm Vạc, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng. Vào khoảng thế kỉ Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 24
  17. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch XI nghe lời chiêu dụ dân khai hoang lập ấp của nhà Lý, cụ Hoàng Gia Màu mới đƣa con cháu tới Đồ Sơn sinh cơ lập nghiệp sau định cƣ ở vùng Vạn Sơn ngày nay. Lại có ngƣời cho rằng ngƣ dân đầu tiên đến Đồ Sơn là ngƣời Quảng Xƣơng Thanh Hóa. Họ đi biển bị bão dạt vào rồi sinh cơ lập nghiệp luôn ở đây. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhƣng dân Đồ Sơn đều thờ sáu ngƣời và các cụ cho rằng đó là đại diện cho sáu dòng họ có công đầu khai phá Đồ Sơn. Đó là các cụ : Lƣơng Nuôi Nƣờng, Lê Hải Bộ , Đinh Chàng Ngọ, Hoàng Đại Hùng, Nguyễn Thanh Sam, Phạm Cao Sơn (tức Cao San). Và họ đều đƣợc phong thần gọi là “Lục vị tiên công”. Nuôi Nƣờng Thần vƣơng (vị họ Lƣơng) Hải Bộ Thần vƣơng (vị họ Lê) Chàng Ngọ Thần vƣơng (vị họ Đinh) Đại Hùng Thần vƣơng (vị họ Hoàng) Thanh Sam Thần vƣơng (vị họ Nguyễn) Cao San Thần vƣơng ( vị họ Phạm) Ngày nay Đồ Sơn không chỉ có sáu họ mà còn có rất nhiều họ khác đến sinh sống. Theo thống kê thì hiện nay quận Đồ Sơn có 51.417 ngƣời, mật độ là 1.212,44 ngƣời/km2 . Trong suốt chiều dài lịch sử do tính chất nghề nghiệp và nhiều lí do khác nhau một bộ phận ngƣời dân Đồ Sơn đã di cƣ đến nơi khác lập nghiệp. Đặc biệt là cuộc di cƣ vào thế kỉ XVIII để tránh sự trả thù của Chúa Trịnh vì hầu hết dân Đồ Sơn đều theo Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa. Một trong những nơi họ di cƣ đến là Trà Cổ, Quảng Ninh. Vì thế mới có câu : “Dân Trà Cổ, tổ Đồ Sơn” và ở đình Trà Cổ có câu đối rằng : Đồ Sơn ngất nhĩ hình hƣơng địa Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ Dịch: Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 25
  18. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Đồ Sơn sừng sững đất lừng hƣơng Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm Ngoài Trà Cổ một số ngƣời còn di cƣ đến vùng đất Cát Bà và một số vùng đất khác sinh sống. Nhƣng dù ở bất kì đâu con ngƣời Đồ Sơn vẫn toát lên cái khí phách mạnh mẽ, kiên cƣờng, thẳng thắn, chân thật của ngƣời con miền biển. 1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch của quận Đồ Sơn. 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với thắng cảnh có một không hai của cả nƣớc, nơi đây nổi tiếng với các di tích và danh thắng hoà quyện trong không gian đầy thơ mộng của núi, biển, mây trời. Ở đó có cái đẹp của thiên nhiên, của con ngƣời hiện hữu trong từng ngọn núi, bãi biển với những huyền thoại đầy bí ẩn hấp dẫn khách du lịch. Đồ Sơn đã trở thành một khu du lịch biển thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dƣỡng với một cảnh sắc thiên nhiên đẹp, một quy hoạch đô thị hợp lý. Du lịch tự nhiên của Đồ Sơn chủ yếu là du lịch biển, do đặc điểm địa hình là ba mặt giáp biển nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Với 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tƣởng và nhiều loại cây nhƣ phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nƣớc ta. Đằng sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông. Khác với bãi biển Trà Cổ, Cửa Lò, Qui Nhơn, Đại Lãnh - một đƣờng cong cánh cung thì bãi biển Đồ Sơn chạy vòng vèo gồm nhiều đoạn. Bãi biển Đồ Sơn đƣợc chia làm ba khu riêng biệt, mỗi khu đều có bãi tắm riêng. Khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn có bãi tắm chứa đƣợc hàng chục ngàn ngƣời với nhiều khách sạn lớn. Khu 2 bãi tắm hẹp hơn nhƣng mịn màng hơn và là nơi thu hút nhiều du khách đến tắm nhất. Nơi đây có nhiều khách sạn và biệt thự ẩn mình trong rừng thông, theo thống kê thì ở khu 2 có tất cả 6 biệt thự, một Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 26
  19. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch trong số đó là biệt thự của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến đây ngoài tắm biển du khách có thể tham gia các trò chơi giải trí nhƣ : đá bóng, thả dù, đi canô, đi dạo bằng xe đạp hay ăn những món ăn hải sản : cua, ốc, mực nƣớng, Bãi tắm khu 3 thì khá nhỏ và yên tĩnh, nơi đây có nhà hàng Pagodon nổi tiếng với kiến trúc độc đáo giống nhƣ một ngôi chùa. Đặc biệt có khách sạn Vạn Phong cùng rất nhiều biệt thự đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thƣ giãn của du khách. Đến đây một địa chỉ không thể bỏ qua là sòng bạc Casino Đồ Sơn. Hàng năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến vui chơi, giải trí, đặc biệt là khách đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên do tính chất tài nguyên nên loại hình du lịch biển này chịu ảnh hƣởng nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt vào mùa hè, Đồ Sơn thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng nhƣ khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi, thƣ giãn và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hòa quyện với núi, biển, mây trời. 1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Do có vị trí địa lí quan trọng nên ngay từ những buổi đầu dựng nƣớc con ngƣời đã sớm biết đến mảnh đất Đồ Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử mảnh đất Đồ Sơn đã và đang thay đổi từng ngày nhƣng những dấu tích lịch sử và giá trị văn hóa thì vẫn còn đó. Nó đƣợc nhân dân bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác nhằm mục đích giáo dục truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên”. Đồng thời thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc trong cuộc sống sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân Đồ Sơn. Hiện nay quận Đồ Sơn có 5 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia, 4 di tích cấp thành phố và một số lễ hội nổi tiếng Trong đó bao gồm các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng, các di tích lịch sử ghi lại dấu tích sự kiện trọng đại, những địa điểm gắn liền với tên tuổi của các anh hùng dân tộc Ngoài các Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 27
  20. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch di tích lịch sử cấp thành phố,cấp quốc gia Đồ Sơn còn nổi tiếng với rất nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhƣ : đền Bà Đế, Khu Casino – Đồ Sơn, Chợ Cầu Vồng, Biệt thự Bảo Đại, Suối Rồng, đền Cô Chín (đền Long Sơn) Nơi đây hàng năm thu hút rất đông khách đến tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu. Dƣới đây là bảng thống kê về các loại tài nguyên nhân văn của Đồ Sơn : Danh sách lễ hội của quận Đồ Sơn NỘI DUNG LỄ HỘI THỜI ĐỊA TÊN CẤP LOẠI GIAN ĐIỂM ĐỐI STT LỄ QUẢN LỄ HỘI TỔ TỔ TƢỢNG PHẦN PHẦN HỘI LÝ CHỨC CHỨC ĐƢỢC LỄ HỘI THỜ 1 Lễ Lễ hội 8/6, 9/ Sân vận Thành Thần Nghi Múa hội dân 8 động phố Hoàng lễ tế cờ, Chọi gian Âm lịch thị xã làng thần chọi Trâu Đồ Sơn trâu 2 Lễ Lễ hội 8,9,10/2 Hòn Thị xã Nam Hải Dâng hội dân Âm lịch Dáu thị Đại hƣơng Hòn gian xã Đồ Vƣơng Dáu Sơn 3 Lễ Lễ hội 10/1 Đền Bà Thị xã Bà Đế Dâng hội tín Âm lịch Đế hƣơng Đền ngƣỡng phƣờng Bà Ngọc Đế Hải Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố,cấp quốc gia. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 28
  21. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch STT TÊN DI LOẠI DI ĐỊA ĐIỂM XẾP HẠNG DI Năm công TÍCH TÍCH TÍCH nhận 1 Bến tàu Di tích lịch ở chân đồi Cấp quốc gia Năm 2008 không sử văn hóa Vạn Hoa số(bến K15) thuộc khu III Đồ Sơn 2 Bến Di tích lịch Cuối khu II Cấp quốc gia Năm 2009 Nghiêng sử văn hóa Đồ Sơn 3 Đảo Dáu Di tích Phƣờng Vạn Cấp quốc gia Ngày danh lam Hƣơng 22/1/2009 thắng cảnh 4 Di tích tháp Di tích Phƣờng Ngọc Cấp quốc gia Ngày 16/ Tƣờng Long khảo cổ Xuyên 11/ 2005 học 5 Đình Ngọc Di tích lịch Phƣờng Ngọc Cấp quốc gia Xuyên sử tôn giáo Xuyên 6 Chùa Thiên Di tích lịch Phƣờng Bàng Cấp thành phố Năm 2008 Phúc sử tôn giáo La 7 Đền Nghè Di tích lịch phƣờng Vạn Cấp thành phố sử tôn giáo Hƣơng 8 Đình Quý Di tích lịch Phƣờng Hợp Cấp thành phố Năm 2004 Kim sử tôn giáo Đức 9 Kho Xăng Di tích lịch Gần sân bay Cấp thành phố sử văn hóa Đồ Sơn Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 29
  22. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Danh sách các di tích lịch sử , điểm tham quan, du lịch nổi tiếng khác của Đồ Sơn. STT TÊN DI TÍCH LOAI DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM 1 Đền Bà Đế Di tích lịch sử tôn giáo Phƣờng Ngọc Hải 2 Khu Casino – Đồ Sơn Khu vui chơi giải trí Khu 3, Phƣờng Vạn Sơn 3 Chợ Cầu Vồng 4 Biệt thự Bảo Đại Di tích lịch sử văn hóa Khu 3, Phƣờng Vạn Sơn 6 Đền Cô Chín (đền Long Di tích lịch sử tôn giáo Phƣờng Ngọc Xuyên Sơn) 7 Chùa Hang Di tích lịch sử tôn giáo Phƣờng Vạn Sơn 8 Sân Gold Khu vui chơi giải trí Phƣờng Bàng La 9 Khu Resot Hòn Dáu Khu vui chơi giải trí Khu 3, Phƣờng Vạn Sơn Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nhân tố chính quyết định loại hình, sản phẩm du lịch đặc trƣng của từng địa phƣơng. Tiểu kết chƣơng 1: Trên đây là cơ sở lí luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài “Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ Sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch”. Trong đó bao gồm các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch, di tích lịch sử văn hóa và khái quát về tôn giáo và tín ngƣỡng của ngƣời Việt. Ngoài ra chƣơng này còn cho ta có cái nhìn tổng quan về môi trƣờng hình thành và phát triển các di tích lịch sử tôn giáo, tiềm năng phát triển du lịch của quận Đồ Sơn để từ đó có thể thấy đƣợc vị trí của các di tích lịch sử tôn giáo trong hệ thống tài nguyên. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 30
  23. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch CHƢƠNG 2 MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG TIÊU BIỂU VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH. 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG Ở ĐỒ SƠN Quá trình hình thành các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng của Đồ Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển mảnh đất Đồ Sơn. Ngƣời Đồ Sơn sơ khai đến đây lập nghiệp, cũng giống nhƣ bao ngƣời Việt khác họ đã tìm cho mình một vị thần bảo trợ. Vị thần ấy chính là “Điểm Tƣớc Thần Vƣơng” – vị thủy thần và sau này là Thành Hoàng của cả vùng Đồ Sơn. Để cảm ơn công đức của thần đã phù hộ, che chở cho họ đƣợc khỏe mạnh, bình an, làm ăn phát tài họ đã lập đền lễ tạ thần. Trong suốt chiều dài lịch sử, các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời Đồ Sơn đã đƣợc xây dựng và ở mỗi công trình đều gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, những ngƣời anh hùng dân tộc, những điển cố, truyền thuyết nhƣ: đền Nghè với sự kiện ông Tổ của ngƣời Đồ Sơn đến lập nghiệp. Chùa Hang – ghi lại dấu tích nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật du nhập vào nƣớc ta hay đền Long Sơn gắn liền với tên tuổi của nhà sƣ Phạm Ngọc Ngoài ra từ xa xƣa Đồ Sơn đã trở thành căn cứ quân sự của nhiều triều đại và các cuộc khởi nghĩa. Trong lịch sử nơi đây từng đóng vai trò là vị trí phòng thủ, là căn cứ thủy quân, nơi tập kết, luyện binh của nhiều triều đại. Có lẽ vì thế mà các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ Sơn không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn mang ý nghĩa về mặt quốc phòng . Điển hình trong số đó là Tháp Tƣờng Long đƣợc xây dựng dƣới đời vua Lý Thánh Tông. Công trình này đƣợc xem nhƣ là khu tƣợng đài hoành tráng kỉ niệm nhà Phật, một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 31
  24. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Trải qua thời gian có thêm rất nhiều đình, đền, chùa, kiến trúc Phật giáo đƣợc xây dựng trên mảnh đất này, tuy nhiên vì những lí do khác nhau mà các công trình này đều bị mai một, xuống cấp hoặc biến mất. Hiện nay ở Đồ Sơn chỉ còn lại một số di tích vẫn đƣợc ngƣời dân giữ gìn, bảo tồn qua các thế hệ nhƣ là một minh chứng cho một nền văn hóa Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại: đền Bà Đế, chùa Hang, đền Nghè Ngoài ra cũng có một số công trình đƣợc xây dựng trong những năm gần đây nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, văn hóa của cƣ dân vùng biển này. Dƣới đây là bảng thống kê về các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng trên địa bàn Đồ Sơn. STT Tên cơ sở Diện tích Địa điểm Ghi chú 1 Đền Bà Đế 5000m2 Phƣờng Ngọc Hải 2 Đình Đoài 237m2 Phƣờng Ngọc Hải 3 Đền Vạn Ngang 260m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 4 Đền Thánh Sƣ 380m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 5 Đền Chài 660m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 6 Đền Chúa 106m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 7 Đền Bà Thu 40m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 8 Đền Vụng Hƣơng 330m2 Phƣờng Vạn Hƣơng Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 32
  25. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch 9 Đền Cầu Đen 141m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 10 Đền Hang Trê 80m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 11 Đền Nghè 630m2 Phƣờng Vạn Di tích lịch sử Hƣơng cấp Thành phố 12 Đền Dáu 300m2 Phƣờng Vạn Hƣơng 13 Đền Mẫu 400m2 Phƣờng Vạn Sơn 14 Chùa Hang 250m2 Phƣờng Vạn Sơn 15 Đền Lục bộ tôn công 300m2 Phƣờng Vạn Sơn 16 Đền Đức Thánh Trần 400m2 Phƣờng Vạn Sơn 17 Đền Mẫu Thƣợng 300m2 Phƣờng Vạn Sơn 18 Đền Bà Tẹm 300m2 Phƣờng Vạn Sơn 19 Đền Bà Kính Chi 100m2 Phƣờng Vạn Sơn 20 Đền Quan lớn tuần tranh 250m2 Phƣờng Vạn Sơn 21 Đình Nam 100m2 Phƣờng Vạn Sơn 22 Đền Quan lớn đệ tam 250m2 Phƣờng Vạn Sơn 23 Chùa Tháp 5,6 ha Phƣờng Ngọc Di tích lịch sử Xuyên cấp quốc gia 24 Đình Ngọc Xuyên 1000m2 Phƣờng Ngọc Di tích lịch sử Xuyên cấp quốc gia 25 Đền Long Sơn 300m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 26 Đền Bà chúa Năm 100m2 Phƣờng Ngọc Phƣơng Xuyên Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 33
  26. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch 27 Đền Bà Thông A 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 28 Đền Trình 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 29 Đền Cô Chín 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 30 Đền Bà Chò 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 31 Đền Lạc Long Quân 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 32 Đền Cây Sơn 100m2 Phƣờng Ngọc Xuyên 33 Chùa Thiên Phúc 1536m2 Phƣờng Bàng La Di tích lịch sử cấp Thành phố 34 Chùa Đồng Tiến 117m2 Phƣờng Bàng La 35 Đền ông Thuân 45m2 Phƣờng Bàng La 36 Đền Bà Viền 20m2 Phƣờng Bàng La 37 Chùa Đức Hậu 3780m2 Phƣờng Minh Đức 38 Chùa Phƣơng Linh 868m2 Phƣờng Minh Đức 39 Miếu Đá 400m2 Phƣờng Minh Đức 40 Đình Làng 1247m2 Phƣờng Minh Đức 41 Thủy hoa linh miếu 240m2 Phƣờng Minh Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 34
  27. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Đức 42 Chùa Long Khánh 2400m2 Phƣờng Hợp Đức 43 Đình Đức Hậu 600m2 Phƣờng Hợp Đức 44 Đình Trung Nghĩa 700m2 Phƣờng Hợp Đức 45 Đình Quý Kim 4662m2 Phƣờng Hợp Đức Di tích lịch sử cấp Thành phố 46 Đền Mẫu 200m2 Phƣờng Hợp Đức (Tƣ liệu do Phòng Văn hóa – Thông tin quận Đồ Sơn cung cấp) 2.2. MỘT SỐ NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU CỦA QUẬN ĐỒ SƠN 2.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của Phật giáo trong đời sống cƣ dân Đồ Sơn 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam Phật giáo đƣợc du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên các tăng sĩ Ấn Độ đã theo những thuyền buôn lớn tới nƣớc ta. Với hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ đặc biệt là Khâu – đà – la thì Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo lớn của nƣớc ta. Từ thế kỉ II – V Phật giáo phát triển ở nƣớc ta chủ yếu là dƣới ảnh hƣởng của Phật giáo Ấn Độ. Đến thế kỉ IV – V lại có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông từ Trung Hoa truyền vào gồm có ba tông phái chủ yếu là Thiền Tông, Tịnh độ Tông, Mật Tông. Phật giáo đƣợc truyền vào nƣớc ta bằng con đƣờng hòa bình và trong bối cảnh nƣớc ta đang bị nhà Hán đô hộ nên ngay từ những năm đầu công nguyên Phật giáo đã đƣợc phổ biến rộng rãi. Đặc biệt dƣới thời Lý – Trần Phật giáo Việt Nam phát triển đến mức cực thịnh và trở thành quốc giáo của nƣớc ta. Rất nhiều ngôi chùa, tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo đƣợc xây dựng trong thời gian này nhƣ chùa Phật Tích (Tiên Sơn – Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Hoài Đức – Hà Tây), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột – Thăng Long) Đặc biệt có bốn Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 35
  28. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch công trình lớn: Tƣợng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh mà sử sách Trung Hoa gọi là “An Nam Tứ Đại Khí” là những công trình khẳng định thành tựu văn hóa Phật Giáo Việt Nam thời Lí - Trần. Đến thời Lê Nho giáo đƣợc chú trọng phát triển và trở thành quốc giáo của nƣớc ta, Phật giáo dần dần đi vào suy thoái. Đến thế kỉ XVIII Vua Quang Trung đã rất quan tâm đến việc chấn hƣng Phật giáo nên đã cho xây dựng các chùa lớn đẹp và trùng tu các công trình đã xuống cấp. Nhƣng sau khi ông mất thì việc này không đƣợc quan tâm. Đầu thế kỉ XX các cuộc đấu tranh về tƣ tƣởng Phật giáo đã diễn ra hết sức sôi nổi, phong trào chấn hƣng Phật giáo dấy lên mạnh mẽ với vai trò của các nhà sƣ Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Hiện nay Phật giáo là tôn giáo có ảnh hƣởng sâu rộng nhất và có số lƣợng tín đồ đông nhất so với các tôn giáo khác ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc, chùa lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một hệ thống chùa đạt rất nhiều kỉ lục Việt Nam Có thể nói lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn : giai đoạn hình thành và phát triển rộng rãi ( từ đầu công nguyên đến hết thời kì Bắc thuộc), giai đoạn cực thịnh ( thời Đại Việt), giai đoạn suy tàn (từ thời Lê đến cuối thế kỉ XIX), giai đoạn phục hƣng (từ đầu thế kỉ XX đến nay). Cho đến nay Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam và có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của ngƣời Việt. Đặc biệt ngày 17/8/2008 lần đầu tiên tổ chức lễ hội Phật Đản thế giới đón rất nhiều đại biểu Phật giáo của các nƣớc đến tham quan. 2.2.1.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống của ngƣời dân Đồ Sơn Đồ Sơn là vùng đất cổ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm tháng đầu công nguyên, nơi đây là cửa ngõ đón tiếp các thƣơng thuyền và các tăng ni Phật giáo dòng tiểu thừa đến làm ăn, buôn bán và hoằng dƣơng Phật pháp ở đất Giao Châu. Từ Đồ Sơn ngƣợc theo các dòng sông để đến với trung Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 36
  29. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch tâm Luy Lâu (Thuận Thành -Hà Bắc), phủ Tống Bình, thành Long Biên (Hà Nội) rất thuận lợi và nhiều ngƣời cho đó là con đƣờng du nhập Phật giáo vào Việt Nam trƣớc khi đƣợc truyền sang Trung Quốc. Theo các tài liệu cổ thì các thuyền buôn của Ấn Độ sang Giao Châu đều đi qua các cửa sông Ba Lạt, sông Thái Bình, cửa sông Văn Úc, cửa Đại Bàng, cửa Họng Giang, Lạch Tray, cửa Cấm, cửa Nam Triệu. Tuy nhiên ở tất cả các cửa biển trên đều không có các di tích chùa tháp của đạo Phật, duy chỉ có Đồ Sơn nơi có cửa Đại Bàng, cửa Họng có di tích chùa Hang do nhà sƣ Ấn Độ có tên là Bần dựng. Trong từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng cũng có ghi : “Có thuyết chép vùng bán đảo Đồ Sơn thời cổ có tên là Nê Lê – nơi đầu tiên Việt Nam tiếp nhận Phật giáo truyền vào Luy Lâu (vùng Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Với giáo lí đề cao lòng từ bi, bác ái, giáo dục lòng thƣơng yêu đối với con ngƣời đạo Phật đã có những ảnh hƣởng rất mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của ngƣời dân Việt Nam nói chung và cƣ dân vùng biển Đồ Sơn nói riêng. Rất nhiều ngôi chùa đƣợc xây dựng nhƣ chùa Hang, chùa Vân Bản, chùa Thiên Phúc, chùa Bần Đặc biệt là Chùa Tháp Tƣờng Long đƣợc xây dựng vào thời Lý – một công trình kiến trúc không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có một vị trí quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Trong lịch sử có những ngôi chùa đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng cƣ dân Đồ Sơn. Đây không chỉ là nơi thờ Phật, giảng đạo cầu Kinh, nơi tu hành và an táng tro, xá lị, hài cốt của các vị tăng ni mà còn là nơi hội họp, tham quan, vãng cảnh, di dƣỡng tinh thần của ngƣời dân miền biển này. Hiện nay ở Đồ Sơn mỗi làng đều có một ngôi chùa riêng, số lƣợng phật tử cũng khá đông đảo. Ngoài ra đạo Phật còn ảnh hƣởng sâu sắc đến phong tục tập quán của cƣ dân Đồ Sơn. Với các phong tục nhƣ : tục cúng rằm, mùng một và đi lễ Chùa hay Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 37
  30. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch qua nghi thức ma chay, cƣới hỏi, các phong tục tập quán khác : Tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao hạn Ngày nay khi cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, họ chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến các công trình lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng. Nhiều ngƣời đã công đức góp phần tu bổ, tôn tạo các công trình tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ : Chùa Hang, Chùa Tháp, đền Nghè nhằm mục đích gìn giữ và bảo lƣu những giá trị văn hóa và các giá trị khác của các công trình này. Đồng thời giáo dục truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” cho thế hệ hiện tại và mai sau. 2.2.2. Chùa Hang 2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chùa Hang có tên chữ là Cốc Tự là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất Đồ Sơn, nằm dƣới chân núi Pháo Đài (Vân Bổn), xƣa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dƣơng, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dƣơng ; nay thuộc phƣờng Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Tƣơng truyền chùa do một nhà sƣ nƣớc Thiên Trúc (Ấn Độ) vào khoảng năm 200 – 100 năm trƣớc Công nguyên theo các thƣơng thuyền Ấn Độ sang Giao Châu truyền bá đạo Phật. Vị tăng sĩ ấy dân gian quen gọi là sƣ Bần đã không theo thƣơng thuyền và các tăng sĩ khác vào buôn bán và truyền bá đạo Phật ở vùng Dâu, tức Luy Lâu thủ phủ của bọn đô hộ nhà Hán lúc bấy giờ mà ở lại thành Nê Lê để truyền bá đạo Phật. Tại đây ông chọn một hang đá để cƣ trú và mở chùa. Ngƣời Đồ Sơn vẫn truyền rằng sƣ Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau Ngƣời viên tịch ở chùa Hang. Di tích về chùa Hang và truyền thuyết về sƣ Bần phù hợp với tƣ liệu của Trung Quốc đƣợc dẫn trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Viện triết học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1988, trang 22 là : “Có một học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê có bảo tháp của vua A Sô Ca và học giả đó khẳng định thành Nê Lê mà sử liệu Trung Hoa nói tới là Đồ Sơn ngày nay. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 38
  31. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Nhƣ tên gọi của chùa, ngƣời xƣa lấy một hang đá núi cao 3,5 m lòng hang hình thang xuyên sâu vào trong núi, toàn bộ hang rộng khoảng 23m2, cửa hang rộng và phía trong hẹp dần với bề rộng là 1,3m, cao 1,2m. Trƣớc kia chùa có bàn thờ đá, tƣợng Adiđà, bát hƣơng đều bằng đá. Trong lịch sử, nƣớc ta có nhiều biến động lớn, chùa cũng có một số thay đổi song nơi đây luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ngƣời dân Đồ Sơn. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin đƣợc lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhƣng nghe nói “ bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi. Trong chiến tranh chống Pháp một phần vì dân tản cƣ đi nơi khác, phần thì chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1937 quân Pháp xây pháo đài trên đỉnh núi, chúng cho chuyển tƣợng đồng, chuông về làng Nam. Tuy nhiên ở chùa vẫn giữ lại tƣợng đá, bệ thờ và bát hƣơng bằng đá nên trƣớc cách mạng tháng 8/1945 vào ngày Phật Đản và các ngày lễ Phật thuyền bè đậu san sát ở Vạn Tác. Năm 1954 quân Pháp mở rộng sân bay, dồn dân làng Nam lên Quý Kim, dân chạy không kịp mang theo tƣợng và chuông. Cuối năm 1954 đầu năm 1955 khi dân làng Nam quay trở lại thì thấy một pho tƣợng Phật A di đà bằng đồng của chùa bị cắm dƣới ao, đầu cắm xuống bùn, mông chổng lên trời. Sau khi hai ông Hoàng Gia Bính và Hoàng Xuân Sơn kéo tƣợng lên thì một bên tai đã bị mẻ mất dái tai, đầu tƣợng trùm mũ lƣới, lƣng bị đục. Theo ông Đinh Phú Ngà thì bức tƣợng bị đục là do thực dân Pháp tìm vàng yểm tâm. Bức tƣợng đƣợc bà Thông Ái, thủ từ đền Vừng đƣa về thờ ở đền Bà Đế, mấy năm sau bà cho mời thợ Hà Sơn Bình chữa mũ lƣới thành đầu bụt ốc, sơn son thiếp vàng rồi mang về thờ ở Miếu Vừng. Năm1992 khi nhân dân Đồ Sơn xây chùa Tháp, bức tƣợng đƣợc chuyển lên thờ ở chùa Tháp. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang ở chỗ cánh cửa hang chừng 8 m để cất giấu tài liệu cho thuận tiện, khai thác đá ở phía ngoài xây Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 39
  32. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch tƣờng bảo vệ che cửa hang (nay tƣờng vẫn còn). Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng. Năm 1990 các tín đồ Phật giáo Đồ mua đồ thờ ở trong lòng hang , xây phía ngoài một ngôi chùa nhỏ gọi là “Động chùa Hang”. Gần đây Đồ Sơn mở đƣờng giao thông nên khuôn viên chùa Hang bị thu hẹp, mép đƣờng sát chùa. Còn về quả chuông hiện còn nhiều tranh cãi, có nhiều học giả tranh luận là chuông chùa Vân Bổn nhƣng theo ông Đinh Phú Ngà trong cuốn “Đồ Sơn – Lịch sử và lễ hội chọi Trâu” viết: “ Đó là chuông chùa Hang năm 1937 Pháp xây Pháo đài trên đỉnh núi mới chuyển chuông về làng Nam. Khi Pháp rút khỏi Đồ Sơn đƣa chuông về đồi Vung doanh trại của quân Pháp gần bến Nghiêng có thể đƣa xuống tàu sau không kịp nên bỏ lại, bộ đội vào tiếp quản treo lên làm kẻng rồi đƣa vào viện Bảo tàng lịch sử ”. Vậy theo nhƣ cuốn sách viết thì đó là chuông chùa Hang. Hiện nay vị trí của chùa có nhiều biến đổi, quanh cảnh chùa đã khác xƣa. Chùa không còn nằm cheo leo trên bờ biển mà biển đã lùi xa cách khuôn viên của chùa hơn 100 m nhƣng nhìn chung vị trí của chùa không thay đổi. Phong cảnh chùa vẫn rất đẹp rất xứng với lời ca tụng của ngƣời xƣa : “Chùa Hang cảnh Phật nhiệm màu Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây” Nhà thơ Miễn Trai Hoàng ngƣời Đồ Sơn trong bài “Đồ Sơn Bát Vịnh” cũng có đoạn tả cảnh chùa Hang : “Không rõ quỷ thần dựng thƣở nào Tự nhiên hình thế đẹp dƣờng bao” Ngày nay Chùa Hang - Đồ Sơn cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó là những chứng tích quí liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nƣớc ta khoảng những năm trƣớc Công Nguyên. Vì thế đây có thể coi là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 40
  33. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch 2.2.2.2. Những giá trị độc đáo của Chùa Hang  Về mặt kiến trúc và điêu khắc Nƣớc ta có nhiều chùa đặt trong hang động to rộng nhũ đá, thạch động kỳ thú nhƣ Chùa Hƣơng, Chùa Trầm, Chùa Địch Lộng, Chùa Hang - Đồ Sơn không có quy mô rộng nhƣ các chùa trên. Song đây là địa điểm đầu tiên ở nƣớc ta tiếp thu Phật giáo và là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất Đồ Sơn. Kiến trúc ban đầu của Chùa là một hang núi đá hang đá núi cao 3,5m rộng 7m chia làm 2 bậc thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2 , bậc thềm trong cao hơn độ 0,50m lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 m, phía trong cùng cao 1,2m rộng 1,3 m. Bên trong có để một cái bàn, một bát hƣơng và một bức tƣợng Phật bằng đá. Ngoài ra còn có một cái giếng nhỏ đựng nƣớc ngọt, hiện nay vẫn còn. Nƣớc trong giếng là nguồn nƣớc tự nhiên rất trong và mát. Phía trƣớc cửa hang là biển nƣớc mênh mông, cảnh sắc xung quanh có sự đan xen, hòa quyện giữa núi, biển, mây, trời tạo nên một khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Đến nay dân gian vẫn còn truyền tụng bài ca dao cổ ca ngợi về Chùa Hang : “Chùa Hang,động Phật,hang Dơi Bốn phƣơng tám hƣớng chẳng nơi nào bằng” Trong suốt quá trình phát triển mảnh đất Đồ Sơn, về mặt cảnh quan của chùa ít nhiều đã có sự thay đổi. Song đối với cƣ dân Đồ Sơn chùa Hang vẫn chiếm một vị trí nhất định trong đời sống tâm linh của mỗi ngƣời con vùng biển này. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5 – 8 -1964, Đồ Sơn trở thành vị trí phòng thủ bờ biển. Năm 1967 tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang, ở chỗ cánh cửa hang rộng khoảng 8m, xây tƣờng bao quanh phục vụ cho mục đích quốc phòng. Vì thế mà diện mạo của chùa không còn giữ lại đƣợc nhƣ xƣa. Năm 1990 nhân dân Đồ Sơn đã công đức tôn tạo lại chùa và cho xây ở phía ngoài hang một ngôi chùa nhỏ gọi là “Động chùa Hang”. Từ đó đến nay ngôi Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 41
  34. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch chùa đƣợc xây dựng và mở rộng dần ra. Nguyên liệu để xây dựng chùa chủ yếu là gỗ Chò. Kiến trúc của ngôi chùa mới cũng khá đơn giản, ngoài cái hang (chùa Hang cũ) thì chùa đƣợc chia làm bốn gian nằm trên một trục đƣờng thẳng. Gian đầu tiên trƣớc của Hang thờ Ban Tam Bảo, gian thứ hai khá nhỏ là nơi ở của thầy, gian thứ ba là nơi thờ các tổ sƣ : (Phật Quang, Phạm Ngọc, Đạt Ma), gian cuối cùng là nơi thờ Ban công đồng tứ phủ, Chử Đồng Tử, quan Trần Triều. Lƣng chùa tựa vào núi, mặt quay ra hƣớng biển tạo ra một thế nhìn khá đẹp. Nằm ở phía bên tay phải của ngôi chùa là ngôi tháp cao bảy tầng, lầu hóa vàng đều đƣợc xây dựng vào năm 2008. Theo nhƣ lời của bà Vũ Thị Ngát ngƣời trông coi chùa thì bên trong tháp có để xá lị của bảy vị tổ sƣ, trong đó có xá lị của tổ sƣ Bần, sƣ Phạm Ngọc và chú tiểu đi theo nhà sƣ Phạm Ngọc (mất khi đó mới 9 tuổi). Ngay cạnh ngôi tháp là bức tƣợng Bồ Tát Quan Âm, trƣớc kia bức tƣợng này đƣợc làm bằng thạch cao nhƣng đến năm 2008 một Việt kiều ngƣời Đồ Sơn ở Anh Quốc đã công đức cho chùa 200 triệu để tạc lại tƣợng bằng đá trắng. Trên núi còn đƣợc trang trí một bức họa những con Rồng trên mặt biển rất đẹp. Nhìn chung kiến trúc của Chùa Hang cũng giống các chùa khác ở Việt Nam đều có một điểm chung là lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần” với việc đƣa các vị thần, Thánh, Mẫu, anh hùng dân tộc vào chùa để thờ tự. Nhận thức đƣợc chùa Hang là một di sản văn hóa vô cùng quí hiếm nên Ban quản lí chùa cùng nhân Phật tử địa phƣơng và thập phƣơng, đặc biệt với sự giúp đỡ của Đại đức Thích Giác Hiệu ở chùa Phổ Chiếu (quận Lê Chân), nên chùa Hang đang tiếp tục bảo tồn, tôn tạo nhằm gìn giữ di tích. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 42
  35. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Dƣới đây là sơ đồ của Chùa Hang – Đồ Sơn. Hang nơi sƣ Bần tu hành Ban Tam Bàn Nhà Nơi thờ Ban Ngôi Bảo tiếp tăng các Tổ công tháp cao khách sƣ đồng 7tầng,lầu Tứ Phủ hóa vàng  Về đối tƣợng thờ. Chùa Hang là nơi thờ Phật, tƣợng Phật A Di Đà đầu tiên của chùa đƣợc tạc bằng đá bởi đôi bàn tay khéo léo của nhà sƣ Phật Quang. Hiện nay bức tƣợng này vẫn đƣợc lƣu giữ ở chùa. Bức tƣợng có kích thƣớc khá nhỏ đƣợc đặt trên một cái bàn xây bằng bê tông ở trong Hang phía sau tƣợng Tổ Sƣ Bần – Phật Quang . Năm 1990 khi cho xây Động chùa Hang các tín đồ Phật tử của Đồ Sơn đã mua thêm một số đồ thờ và đúc thêm một số bức tƣợng để thờ tự. Do đó đối tƣợng thờ của Chùa có phần phong phú hơn trƣớc. Tuy nhiên Phật vẫn đƣợc coi là đối tƣợng thờ chính. Điều này đƣợc thể hiện ở ngôi chùa chính điện là bàn thờ Ban Tam Bảo với các vị : Phật, Pháp, Tăng, trong đó Phật là ngƣời sáng tạo ra đạo Phật, Pháp là giáo lí - cốt lõi của đạo Phật, Tăng là ngƣờ tu hành có công truyền bá và phát triển đạo Phật đến với quần chúng. Ngoài ba vị Tam Bảo còn có đức Phật A Di Đà, Địa tăng và Quan Âm Bồ Tát. Đối tƣợng thứ hai đƣợc thờ là các vị Tổ sƣ có công khai sáng, phát triển đạo Phật ở mảnh đất Đồ Sơn nhƣ : Tổ sƣ Bần, Tổ sƣ Phạm Ngọc. Về Tổ sƣ Bần đã đƣợc trình bày ở trên, dƣới đây ta sẽ nói đến Tổ sƣ Phạm Ngọc. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 43
  36. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Tƣơng truyền Phạm Ngọc là một nhà sƣ tu ở chùa Đồ Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng. Ông sống trong thời gian đất nƣớc ta bị giặc Minh giày xéo, đời sống nhân dân cơ cực lầm than. Chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau của ngƣời dân mất nƣớc, với sự khích lệ và hƣởng ứng nhiệt tình của nhân dân vùng Đồ Sơn, nhà sƣ Phạm Ngọc đã tạm cởi bỏ áo tu hành, tự xƣng là La - Bình Vƣơng, đặt niên hiệu là Vĩnh - Ninh, tập hợp quần chúng nổi lên chống quân Minh xâm lƣợc. Cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc đƣợc nhân dân vùng Đông - Bắc nhiệt liệt hƣởng ứng và phát triển rất nhanh chóng. Nhiều thủ lĩnh nghĩa quân ở các vùng xung quanh nhƣ Đào Thừa, Phạm Thiện, Lê Hành, Ngô Trung, đã tập hợp lực lƣợng dƣới lá cờ của La- Bình Vƣơng làm tăng thêm thanh thế cho nghĩa quân. Trong suốt những năm kháng chiến, nghĩa quân đã làm cho quân Minh tổn thất rất nhiều. Tuy nhiên đến năm 1420 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, nhà sƣ Phạm Ngọc bị bắt và bị xử trảm. Sau khi ông mất để ghi nhớ công ơn của nhà sƣ Phạm Ngọc đối với dân với nƣớcvà những ngƣời Đồ Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa Phạm Ngọc, nhân dân Đồ Sơn đã rƣớc bài vị thờ ở đền Long Sơn cùng Mẫu Liễu Hạnh, Cô Chín. Hiện nay khi cùng với việc xây dựng và mở rộng chùa, các tín đồ Phật tử Đồ Sơn đã cho đúc tƣợng ông để thờ ở chùa Hang. Ngoài Phật, các vị sƣ Tổ ở đây còn thờ Chử Đồng Tử, tƣơng truyền Chử Đồng Tử là đồ đệ đầu tiên của Sƣ Bần. Ngƣời dân Đồ Sơn ngày nay vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện Chử Đồng Tử tìm thầy học đạo. Chuyện kể rằng : Xƣa Chử Đồng Tử nhà nghèo đến nỗi không có một cái khố che thân, ban ngày phải dìm nửa mình dƣới nƣớc đến đêm mới dám nên bờ. Nhƣng vào một ngày nọ duyên trời rui rủi cho chàng gặp đƣợc công chúa Tiên Dung. Sau khi cùng Chử Đồng Tử nên duyên vợ chồng, Tiên Dung không trở về cung mà ở lại cùng chồng làm ăn buôn bán. Một hôm nghe theo lời khuyên của một khách buôn Tiên Dung bàn với chồng ra ngoài buôn bán làm ăn thì sẽ lãi to. Chử Đồng Tử nghe lời vợ theo khách buôn đi khắp nơi buôn bán. Một hôm qua ngọn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên ở Đồ Sơn (tên Quỳnh Tiên chỉ là tên Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 44
  37. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch trong truyền thuyết), thuyền ghé vào xin nƣớc ngọt. Tại đây Chử Đồng Tử đã gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo. Đến khi thuyền quay trở lại đón cũng là lúc Chử Đồng Tử giác ngộ hết những giáo lí của nhà Phật nên theo thuyền trở về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo : "Đây là vật thần thông". Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thầy học đạo. Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chƣa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bƣớc lại, cầm gậy che nón nằm dƣới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo nhƣ một nƣớc riêng. Tin này truyền đến tai vua Hùng, vua cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Nhƣng vừa đến nơi thì trời đã tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung - Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Sáng hôm sau, ngƣời ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn và gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm). Bên cạnh đó cũng giống nhƣ những ngôi chùa khác, chùa Hang còn thờ Ban công đồng Tứ Phủ, Quan Trần Triều, Chúa lâm sơn trang (ngƣời cai quản núi rừng) - một nét đặc trƣng trong sự dung hợp giữa đạo Phật với tín ngƣỡng dân gian truyền thống . Về nguyên liệu đúc tƣợng : nhìn chung các tƣợng đƣợc thờ ở đây đƣợc đúc bằng ba nguyên liệu chủ yếu : đá trắng (Tƣợng Phật Quang, tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát), bằng đồng (ba bức tƣợng Tam Bảo, tƣợng Địa tăng, tƣợng Quan Âm ở ban Tam Bảo) và gỗ mít (quan Trần Triều, Chử Đồng Tử, các vị sƣ tổ, Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 45
  38. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch ban công đồng tứ phủ ). Ngoài ra còn có một số bức đƣợc đúc bằng thạch cao. Hiện nay nhà Chùa đang có dự định đúc lại tƣợng Phật Tổ Nhƣ Lai (Thích Ca Mâu Ni Phật) bằng đồng nguyên chất với chiều cao 2,7m, nặng 5 tấn.  Những giá trị khác Xét về mặt lịch sử : Chùa Hang là ngôi chùa cổ nhất Đồ Sơn và là nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật vào nƣớc ta. Sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”có viết : “Có một học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê có bảo tháp của vua A Sô Ca và học giả đó khẳng định thành Nê Lê mà sử liệu Trung Hoa nói tới là Đồ Sơn ngày nay”. Trong từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng cũng có ghi : “Có thuyết chép vùng bán đảo Đồ Sơn thời cổ có tên là Nê Lê – nơi đầu tiên Việt Nam tiếp nhận Phật giáo truyền vào Luy Lâu (vùng Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Do đó đây có thể coi là một chứng tích quý giá giúp ta tìm hiểu rõ về quá trình du nhập đạo Phật vào nƣớc ta. Đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của mảnh đất Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại. Xét về mặt tâm linh : Vì là ngôi chùa đƣợc hình thành sớm nhất nên ngay từ những buổi đầu ngôi chùa này đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cƣ dân Đồ Sơn. Chùa không chỉ là nơi truyền giảng Phật pháp, giáo dục con ngƣời sống khoan dung, yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau mà còn là nơi cƣ dân vùng biển này tìm thấy niềm tin và hy vọng trong những lúc cuộc sống cơ cực nhất. Một điều dễ nhận thấy đó là : trong những năm chiến tranh chống thực dân Pháp đầy ác liệt nhƣng vào ngày hội Phật đản ngƣời ta vẫn thấy tàu, thuyền đậu san sát dƣới chân núi Vạn Tác. Các tín đồ Phật tử vẫn tới đây với niềm tin sắt đá vào đức Phật nhƣng cũng là để cảm tạ công ơn của đức Phật đã cứu độ chúng sinh. Xét về mặt du lịch: Từ những giá trị đã phân tích ở trên cho thấy Chùa Hang là một điểm du lịch đầy tiềm năng. Nếu biết tận dụng những thế mạnh và Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 46
  39. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch khai thác hợp lí thì tƣơng lai chùa Hang sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn không thua kém gì đền Bà Đế. 2.2.3. Tháp Tƣờng Long 2.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tháp Tƣờng Long nằm trên đỉnh Ngọc Sơn – ngọn núi đầu tiên trong chín ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn, thuộc địa phận phƣờng Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn. Tháp đƣợc xây dựng dƣới thời Lý, lúc mà Phật giáo đang ở thời kì phát triển mạnh mẽ. Theo cuốn “Đại Việt sử lƣợc” thời Trần có đoạn ghi : “Năm Mậu Tuất niên hiệu Long Thụy thứ 5(1058).Mùa thu tháng 9, vua ngự ra cửa biển Ba Lộ nhân đó ngự ra chỗ xây Tháp ở Đồ Sơn. Năm sau (1059) Vua Lý Thánh Tông thấy Rồng vàng hiện lên ở điện Trƣờng Xuân, vừa ban cho Tháp này tên hiệu là Tƣờng Long, ý muốn ghi lại điềm lành”. Nhƣ vậy thì Tháp Tƣờng Long đƣợc xây dựng vào năm 1058 dƣới thời vua Lý Thánh Tông. Trong số tháp đƣợc xây dựng vào thời Lý có hai tháp cao nhất, kì công và hùng vĩ nhất. Tuy nhiên đến nay cả hai ngôi tháp này đều không còn, đó là tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long và Tháp Tƣờng Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Tháp Báo Thiên cao 70m gồm 12 tầng, tầng trên cùng và chóp tháp là bằng đồng, vì cao quá nên Tháp từng ba lần bị sét đánh vào năm 1228, 1322 và 1406. Năm 1427 tháp bị Vƣơng Thông (tƣớng giặc nhà Minh)phá để lấy đá giữ thành. Những di vật đƣợc tìm thấy ở Tháp Tƣờng Long đã khẳng định tháp đƣợc xây cùng thời với tháp Báo Thiên. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất bằng phẳng rộng 2000 m2 (cũng có sách ghi là 1000 m2). Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà. Tháp con là nơi để kinh kệ, xem kinh, viết kinh, kể kinh, khảo kinh. So với Tháp Báo Thiên tháp Tƣờng Long không cao bằng, theo sách “Đại Nam nhất thống chí” Tháp chỉ cao 9 tầng, cửa mở ra hƣớng Tây – nơi xuất phát của đạo Phật. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 47
  40. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Việc xây dựng tháp Tƣờng Long ở Đồ Sơn không đơn thuần mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà nơi đây còn đóng vai trò là một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công trình này nên ngay sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258) vua Trần đã cho tu tạo, sửa sang lại tháp Tƣờng Long, lúc bấy giờ đã bị hƣ hại nhiều. Đến đời vua Trần Nghệ Tông công trình này xuống cấp nghiêm trọng, vua có ý định cho khôi phục lại, song khi đó nhà Trần đã suy yếu, vua ở ngôi chỉ có 3 năm (1370 – 1372) nên kế hoạch đó không thực hiện đƣợc. Sang thế kỉ XV khi giặc Minh xâm lƣợc nƣớc ta, với chủ trƣơng hủy diệt văn hóa Việt cho dễ bề cai trị, chúng thiêu hủy kinh sách, phá hủy chùa chiền và nhiều công trình nghệ thuật khác.Kinh sách,tƣợng,chuông và nhiều đồ tế khí ở tháp Tƣờng Long, chùa Hang, chùa Bần đã bị chúng cƣớp về nƣớc hoặc phá hủy. Đến năm 1428 khi Lê Lợi chính thức lên ngôi, ông đã tiến hành cho tu tạo lại ngôi tháp này. Tuy nhiên đến năm Gia Long thứ ba (1804) tháp lại bị phá một lần nữa.Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Tháp cũ Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dƣơng,tỉnh Hải Dƣơng cao trăm thƣớc, dựng từ đời Long Thụy – Thái Bình triều Lý; Năm Gia Long thứ ba(1804), phá tháp lấy gạch xây thành trấn Hải Dƣơng”. Việc Gia Long phá tháp lấy gạch xây thành chứng tỏ Tháp Tƣờng Long khi xƣa có quy mô rất lớn. Khi thực dân Pháp sang xâm lƣợc nƣớc ta chúng đã đào bới tháp Tƣờng Long, cƣớp đi một số hiện vật bằng đá, bằng đồng, bằng đất nung và chặt đầu tƣợng A di đà Cho đến những năm 60 công trình này vẫn còn một phiến đá cánh cửa tháp dài 2.5m, rộng 1.5m, ở giữa có đục lỗ rộng 15cm. Nhƣng đến nay những hòn đá đó cũng không còn. Hiện nay tháp Tƣờng Long chỉ còn là phế tích với móng tháp hình vuông xây bằng gạch có kết cấu 3 tầng giật cấp thu dần vào : Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 48
  41. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Tầng dƣới cùng : 7,86m x7,86m Tầng giữa : 7,36m x 7.36m Tầng trên cùng : 6,92m x 6,92m. Nhận thức rõ những giá trị mà Tháp Tƣờng Long mang lại, các cấp chính quyền và nhân dân Hải Phòng nói chung, Đồ Sơn nói riêng đã đề nghị Chính Phủ cho phép khôi phục lại công trình Phật giáo vĩ đại này. Ngày 10/10/2008 Thủ tƣớng Chính Phủ đã kí công văn số 1700/TTg – KGVX về việc nhất trí đƣa công trình dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tƣờng Long, chùa Tháp tại quận Đồ Sơn vào danh mục các công trình hòan thành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Dự án này đƣợc thực hiện trong thời gian từ năm 2008 – 2015, đƣợc chia làm ba giai đoạn : 2008 – 2010 : Xây dựng chùa Tháp. 2009 – 2011 : Xây dựng Tháp Tƣờng Long, nhà che hố khảo cổ. 2011 – 2015 : Xây dựng các hạng mục hạ tầng kĩ thuật, phụ trợ. Với dự án này, Chùa Tháp Tƣờng Long sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, đầy tiềm năng trong tƣơng lai. 2.2.3.2. Những giá trị độc đáo của Tháp Tƣờng Long  Về mặt kiến trúc,điêu khắc. Căn cứ vào thƣ tịch cũ, nhất là những dấu tích kiến trúc hiện còn, kiến trúc thời Lý có giá trị nghệ thuật gồm cả những kiến trúc dành riêng cho triều đình và kiến trúc Tôn giáo, trong đó nổi trội lên là kiến trúc Chùa Tháp. Một trong số đó có Tháp Tƣờng Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng , là một trong hai ngọn Tháp đồ sộ, nguy nga nhất đời Lý. Ngọn tháp này đã từng đƣợc liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chƣơng Sơn (Ý Yên - Nam Hà) Trong lần khảo cổ của Viện Khảo cổ năm 1977 đã cho thấy nền móng Tháp hình vuông xây bằng gạch có kết cấu 3 tầng giật cấp thu dần vào, tầng có kích thƣớc dài nhất là tầng dƣới cùng : 7,86m x7,86m. Bốn góc Tháp đều nghiêng Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 49
  42. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch vào tâm 190, công trình này đƣợc xây dựng bằng gạch và đá có kích thƣớc khác nhau. Có loại 23 cm, có loại 40 cm, có loại 55 cm, tuy nhiên bề rộng là 20 cm, bề dày : 5 cm thì hoàn toàn thống nhất. Trên nhiều viên gạch ở chân tháp còn ghi rõ hai hàng chữ Hán “Lý gia đệ tam đế, Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” nghĩa là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long Thuỵ Thái bình năm thứ tƣ chế tạo (Lý Thánh Tông), tính theo dƣơng lịch là năm 1057. Bên cạnh loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo nhƣ hoa sen, hoa cúc, hoa chanh và các loài chim thú quí hiếm, đặc biệt là những viên gạch đƣợc chạm trổ hình Rồng, Phƣợng. Cũng giống nhƣ nhiều công trình chùa, tháp khác đƣợc xây dựng vào thời Lý, hình Rồng, Phƣợng đƣợc trang trí trong hình chiếc lá đề bé nhỏ nhƣng rất uyển chuyển. Ngoài ra ngƣời ta còn tìm thấy rất nhiều gạch nhỏ vỡ, một số bị đem xây công sự hào giao thông và một bệ đá tòa sen bằng đá xanh đã vỡ có chạm cánh sen tạo thành hai cấp. Mỗi cánh cách nhau 0,12 ,có 8 hàng trang trí mỗi bên một con Rồng chầu vào lá đề, các con Rồng nối đuôi vào nhau. Trên bệ đá con có hoa văn trang trí giống nhƣ trên bệ đá của tƣợng A Di Đà ở chùa Phật Tích – Bắc Ninh. Những lần khai quật gần đây, đặc biệt là lần khai quật vào năm 2009 do Viện Khảo Cổ học phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hải Phòng tiến hành. Kết quả của lần khai quật này đã bổ sung thêm nguồn tƣ liệu, góp phần hoàn thiện hơn bộ hồ sơ về công trình này nhằm mục đích phỏng dựng, tôn tạo lại Tháp Tƣờng Long. Qua đợt khai quật này các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số đoạn móng kè dài 15,7m, rộng 0,83 m -1,05 m, cao 0,28 m – 0,68 m bằng đá có lẫn gạch, sành, sứ thời Lý. Xung quanh nền móng còn có rất nhiều vật liệu đƣợc sử dụng lại và theo các nhà khảo cổ thì có thể dấu tích móng kè này đƣợc hình thành vào thời Trần hoặc thời Lê với mục đích là kè để bảo vệ nền móng Tháp. Đồng thời các Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 50
  43. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều vật liệu để xây Tháp đƣợc làm bằng đá, đất nung, các loại ngói : ngói bò nóc, ngói âm dƣơng, ngói mũi sen, ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) với nhiều kích thƣớc khác nhau. Trên các vật liệu này đều đƣợc chạm khắc hình Rồng, phƣợng và các loại hoa văn rất tinh xảo. Ngoài những di vật về tháp Tƣờng Long cuộc khai quật còn thu đƣợc nhiều di vật nhƣ gạch, ngói đỏ, đồ gốm qua nhiều thời kì khác nhau. Nhìn chung qua các cuộc khai quật đã thu đƣợc những di vật vô giá thể hiện một nền kiến trúc tinh xảo, độc đáo vƣợt xa các công trình đình, chùa thời Lê. Đồng thời cho phép chúng ta biết rõ thêm về diện mạo của tháp Tƣờng Long – một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi bật nhất thời Lý.  Về mặt tôn giáo Qua các thƣ tịch cổ đã chứng minh Đồ Sơn là nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật đƣợc truyền bá vào nƣớc ta. Tuy không phát triển mạnh mẽ nhƣ ở Luy Lâu nhƣng ngay từ rất sớm đạo Phật đã rất thịnh hành ở đây. Bởi lẽ Đồ Sơn là mảnh đất nhỏ nhƣng có rất nhiều chùa và các công trình Phật giáo khác nhƣ : Chùa Hang, chùa Vân Bản, chùa Khánh Minh, chùa Nam, đình Bằng, đình Công, đình Đoài, đình Nam, Đình Trung đều mang dấu ấn của đạo Phật. Có thể Đồ Sơn là một trong những miền quê của gốc tích đạo Phật nên vua Lý đã quyết định cho xây dựng ở đây.  Về mặt văn hóa Qua nghiên cứu đã khẳng định tháp Tƣờng Long không chỉ mang ý nghĩa về mặt kiến trúc, tôn giáo, quốc phòng mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa. Đó là tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng : Hầu hết các công trình chùa tháp dƣới triều Lý đều đƣợc xây dựng với quy mô lớn, Tháp Tƣờng Long cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên cung điện và lăng mộ lại đƣợc xây rất khiêm nhƣờng. Sử gia Lê Văn Hƣu còn viết về triều Lý rằng : “làm Chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cung điện của vua”. Nhà Lý Không xây lăng mộ và cung điện nguy nga, nhƣng Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 51
  44. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch lại xây Chùa Tháp cao to bề thế. Đây còn là biểu hiện tâm lý cộng đồng, tập thể đang còn rất mạnh ở ngƣời Việt đƣơng thời. Ý thức ấy đã chỉ đạo việc xây dựng : Cung điện và lăng mộ dành riêng cho vua, Chùa Tháp có cầu chúc cho vua và dòng họ bền thịnh, nhƣng cơ bản là thuộc tập thể. Ở đó cá nhân vua hòa trong ý muốn quần chúng, tất cả cùng hƣớng theo tinh thần từ bi, nhân ái của Phật giáo. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà vua tới đời sống của quần chúng nhân dân, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho đất nƣớc.  Về mặt quốc phòng Tháp Tƣờng Long là sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu tâm linh với mục đích đời thƣờng. Xây Tháp không chỉ là mối quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo mà còn là mối quan tâm đến sự an nguy quốc gia của triều Lý. Mục đích quốc phòng của Tháp Tƣờng Long ngày càng đƣợc các nhà nghiên cứu khẳng định. Ngày trƣớc để có thông tin nhanh chóng từ biên ải về kinh đô khi nguy biến, các triều đình phong kiến đã cho xây dựng hàng loạt trạm quan sát trên những đỉnh núi cao. Khi có giặc ngoại xâm,nếu là ban ngày các trạm đốt cỏ ƣớt để tạo khói, ban đêm đốt cỏ khô để thành lửa. Trạm này nhận tín hiệu của trạm kia, cứ thế mà truyền về kinh thành. Ở Đồ Sơn trạm đƣợc đặt trên núi cao nhất – núi Mẫu Sơn. Vì thế mà núi Mẫu Sơn về sau còn có tên là núi Chòi Mòng. Đến năm 1057 vua Lý Thánh Tông cho dựng Tháp Tƣờng Long trên núi Ngọc Sơn. Tháp cao 9 tầng và đƣợc đặt trên đỉnh núi Rồng đầu tiên của Đồ Sơn , trên độ cao 91,7 m so với mặt nƣớc biển (Theo kết quả khảo cổ đƣợc thực hiện vào tháng 8 – 1998). Với vị trí này Tháp Tƣờng Long đƣợc coi là ngôi Tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc cùng thời. Điều này cho thấy không phải ngẫu nhiên mà vua Lý Thánh Tông lại chọn đỉnh núi ở Đồ Sơn để xây tháp. Việc xây Tháp có thể ngoài lí do về mặt tôn giáo còn có lí do khác biến ngôi Tháp này giống nhƣ một trạm quan sát nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 52
  45. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Sau khi đƣợc xây dựng Tháp Tƣờng Long và Chòi Mòng tạo nên một hệ thống “truyền đăng” quan trọng canh giữ vùng biển này.  Về mặt phong thủy. Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc, tâm linh, ngôi Tháp này còn mang một ý nghĩa rất lớn về phong thủy. Từ trên ảnh vệ tinh có thể thấy vị trí Tháp Tƣờng Long nằm trên một Long Mạch ( Khí Mạch) lớn. Khí Mạch này chạy ngầm trong lòng đất đến khu vực Suối Rồng thì đột khởi vùng lên giống nhƣ một con rồng đã ra đến biển lớn, Long Khí cuồn cuộn di chuyển ra hƣớng biển tạo thành toàn bộ khu vực nghỉ mát của Đồ Sơn ngày nay. Cuối cùng Đầu Rồng đi ngầm dƣới biển và cất lên tạo thành đảo Dáu. Đây cũng là Án Sơn - Hồi Long của Khí Mạch này. Chính tại khu vực Đình Ngọc đã kết phát một Huyệt Oa. Hơn 2000 năm với một đời ngƣời là quá dài nhƣng với một Long Mạch, một thế núi thì lại là quá ngắn, vì thế chắc chắn các bậc Thánh Tăng Cổ Hiền xƣa đã sớm nhận ra Long Huyệt này. Có thể nói đây là một Long Huyệt khá điển hình và dễ nhận ra. Hình Oa rộng rãi, có thế có lực, Địa Nhục đầy đặn báo hiệu một vùng Sinh Khí thịnh vƣợng, bằng chứng là Long Khí còn tiếp tục chạy thêm một quãng đƣờng dài ra tận ngoài biển lớn.Hơn nữa Long Mạch này nằm trên tuyến Tây Bắc Đông Nam nên dễ dàng đạt đƣợc Thế Cục "Tam Nguyên Bất Bại" . Tuy nhiên Huyệt này có một nhƣợc điểm lớn là Tay Long (Nơi có Tháp tƣờng Long) thấp hơn Tay Hổ và Tay Hổ lại hơi có tƣ thế doãi ra ngoảnh đi làm cho Huyệt bị Tán Khí ! Điều này ứng với "Thê Thiếp, Tiểu Nhân, Ngƣời Dƣới lấn áp Bề Trên". Và nhƣ thế Huyệt này cũng không thành Chân Long Đich Huyệt. Hiểu rõ điều này nên các vị Thánh Tăng xƣa và Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Tháp để Tụ Khí Mạch, tạo uy thế cho Tay Long, Áp Chế Tay Hổ, để dần dần nơi đây thành một Huyệt Đất Quý.  Về mặt cảnh quan Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 53
  46. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Kiến trúc Chùa Tháp thời Lý to lớn, lại đƣợc xây ở những vị trí ngoạn mục, gắn với thiên nhiên tạo thành cả một phong cảnh kiến trúc hoàn chỉnh có núi, có sông, có cây cối, có nhà cửa Tháp Tƣờng Long cũng đƣợc dựng trên đỉnh ngọn núi Rồng – nơi có phong cảnh rất đẹp. Từ vị trí tháp Tƣờng Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng, thấy thị xã Đồ Sơn ( nay là quận Đồ Sơn) cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tƣơi, lại hiểu ngƣời xƣa sao khéo chọn địa điểm xây tháp. Cảnh đẹp sơn thủy hữu tình đã đƣợc các nghệ sĩ xây dựng thời Lý khám phá triệt để lợi dụng để tôn cái đẹp của kiến trúc lên vị trí xứng đáng, đáp ứng yêu cầu của Phật giáo về tƣ tƣởng từ bi nhân ái và khuyến thiện, trừng ác. 2.3. MỘT SỐ ĐỀN TIÊU BIỂU Ở ĐỒ SƠN VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH 2.3.1. Tín ngƣỡng thờ thần của ngƣời dân Đồ Sơn Dân tộc Việt Nam có tục thờ ông cha, thờ thần linh, thờ linh khí núi sông gọi chung là thờ thần linh. Tín ngƣỡng thờ thần của ngƣời Việt không có triết lí sâu xa nhƣ triết lí của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và rất nhiều tôn giáo khác nhƣng tín ngƣỡng Việt Nam rất sâu sắc trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa ngƣời sống với ngƣời chết, giữa con ngƣời với môi trƣờng thiên nhiên và xã hội. Cũng giống nhƣ ngƣời Việt nói chung, ngƣời Đồ Sơn nói riêng cũng thờ thần linh. Việc thờ thần linh có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Thƣờng khi di cƣ đến một vùng đất mới,ngƣời ta muốn có một vị thần bảo trợ. Với ngƣời Đồ Sơn sơ khai đó là “Điểm Tƣớc Đại Vƣơng”. Sau này Phật giáo du nhập vào trong tín ngƣỡng của ngƣời Đồ Sơn còn có thêm đức Phật. Trong suốt chiều dài lịch sử ngƣời Đồ Sơn đã cùng với nhân dân cả nƣớc đấu tranh chống lại những cuộc xâm lăng, có biết bao anh hùng dân tộc dám xả thân vì nghĩa lớn cùng với cả dân tộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của tổ Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 54
  47. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch quốc đã ngã xuống mảnh đất này. Những ngƣời anh hùng ấy đƣợc nhân dân Đồ Sơn ghi tâm khắc cốt, ngàn đời thờ phụng ở các đền, đình. Bằng cách này ngƣời Đồ Sơn muốn thể hiện lòng thành kính, biết ơn công trạng của các anh hùng dân tộc. Ngƣời Đồ Sơn tin rằng họ đã trở thành những vị thần và những vị thần ấy luôn sống mãi và thƣờng hiện về che chở cho họ trong cuộc sống thƣờng ngày. Một trong những vị thần ấy là nhà sƣ Phạm Ngọc – một vị tƣớng quân đã hi sinh trong cuộc khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lƣợc . Ngoài các thần là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, ngƣời Đồ Sơn còn thờ những vị thần có công khai phá vùng đất này nhƣ : Nuôi Nƣờng Thần vƣơng, Hải Bộ Thần vƣơng, Chàng Ngọ Thần vƣơng, Đại Hùng Thần vƣơng, Thanh Sam Thần vƣơng , Cao San Thần vƣơng Việc thờ thần linh ngoài mục đích cầu mong thần che chở, phù hộ cho ngƣời dân đƣợc mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt còn có một ý nghĩa khác là phát triển văn hóa, bảo tồn truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nƣớc nhớ nguồn”. Là một vùng đất gắn liền với 4000 năm lịch sử dân tộc nên các câu chuyện về các vị thần vừa có chính sử, vừa có huyền thoại, truyền thuyết đƣợc gọi là dã sử. Mỗi câu chuyện về các vị Thần linh, về tổ tiên ngƣời Đồ Sơn khai thiên lập địa đều đƣợc nhân dân tôn thờ. Nó đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, con cháu ngƣỡng vọng về tổ tiên tìm thấy ở đó bóng dáng của hào khí ông cha trong trƣờng kì lịch sử oai hùng về buổi đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc,tạo nên một nét độc đáo của Thần linh đất Việt. 2.3.2 Đền Nghè 2.3.2.1. Tên gọi và sự tích thần Điểm Tƣớc Nằm dƣới chân núi Tháp là ngôi đền thờ thần “Hùng Trấn Điểm Tƣớc” – vị thủy thần Đồ Sơn, cũng là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Vị Thần đã đƣợc triều đại phong kiến sắc phong là “Thƣợng Đẳng thần” nên đền còn đƣợc Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 55
  48. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch gọi là “Thƣợng Đẳng Từ” (đền thờ đức thần cao nhất). Nhân dân Đồ Sơn thì quen gọi là đền Nghè. Cũng giống nhƣ đền thờ bà Lê Chân ở quận Lê Chân, Hải Phòng, đền thờ thần Điểm Tƣớc cũng đƣợc gọi là đền Nghè. Sở dĩ đền đƣợc gọi nhƣ vậy là vì “Nghè” là một danh từ chung chỉ nơi thờ cúng (Theo bản thần tích Điểm Tƣớc năm 1938 của nhân dân Đồ Sơn), “Nghè” cũng có nghiã là đền và chỉ đƣợc dùng khi trong đó thờ vị thần (nhiên thần hoặc nhân thần). Đồng thời vị thần đó đƣợc coi nhƣ Thành Hoàng hoặc chủ thần có công khai khẩn lập đất và trợ giúp nhân dân sinh sống làm ăn. Thần Điểm Tƣớc và bà Lê Chân đều là ngƣời có công nhƣ thế. Theo truyền thuyết thì đền đƣợc xây dựng từ rất sớm, cùng với thời gian mà ngƣời Đồ Sơn đến mảnh đất này mở mang lập nghiệp. Bởi lẽ cũng giống nhƣ bao ngƣời Việt khác mỗi khi đến một vùng đất mới để làm ăn ngƣời ta thƣờng tìm cho mình một vị thần bảo trợ, giúp họ trong cuộc sống, sản xuất. Ngƣời Đồ Sơn đến mảnh đất này chủ yếu là những ngƣời làm nghề đi biển. Họ phải đối mặt với rất nhiều gian nan, thử thách, sóng dữ nơi biển cả. Vì thế với tấm lòng thành kính thần linh mọi ngƣời đã tôn thờ vị thần hộ mệnh trên biển khơi và lập ngôi đền tế thần để cầu mong thần cho họ đƣợc xuôi chèo mát mái. Tƣơng truyền có một ông lão đêm ấy nằm mộng thấy Thủy thần hiện lên khuyên lập đền ở chân núi Tháp. Sáng hôm sau ông lão dậy thật sớm, một mình đi về phía núi Tháp thấy có đàn chim quần lƣợn trên một vùng đất địa thế đẹp. Ông lão xem xét và cho rằng ứng với mộng, liền về nói với dân làng, dân làng bèn lập đền tại đó. Đền xây xong nhƣng duệ hiệu của thần là gì thì không ai hay. Vì thế mọi ngƣời tiến hành cúng tế suốt một tuần trăng, vào ngày cuối cùng của cuộc tế ngƣời ta đặt trong đền một mâm gạo rồi tất cả ra khỏi đền. Vài ngày sau quay trở lại thấy một vết chân chim in trên mâm gạo, mọi ngƣời mới hiểu duệ hiệu của Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 56
  49. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch thần là Điểm Tƣớc. Sau đó đem tấu lên triều đình, nhà vua bèn ban thần hiệu cho Thần là “Điểm Tƣớc chi thần” (vị thần vết chân chim). Còn trong một truyền thuyết khác thì nói rằng : Vào năm ấy ngoài khơi có thủy quái đầu Rồng mình Trâu đến phá hoại các xóm vạn chài, bắt dân cƣ mỗi năm phải cúng cho nó một “ thiện nam” tại Vụng Mát. Trƣớc sức mạnh và sự tàn ác của thuỷ quái, nỗi đau mất mát ngày càng đè nặng lên đời sống của các ngƣ dân vạn chài, từ đó họ luôn cầu thần khấn phật ra tay cứu giúp. Thế rồi vào một đêm mƣa to gió lớn, sấm sét xé trời, biển nổi sóng dữ dội. Sáng ra thấy xác thuỷ quái chết nổi, xác dạt vào bờ, trên cổ có vết chân chim, máu từ đó chảy ra không biết cơ man nào mà kể. Dân chúng mới hay đêm qua thần đánh nhau với thủy quái để trừ họa cho dân. Từ đó xóm vạn chài trở lên yên vui, do có vết chân chim trên họng Thủy quái nên nhân dân Đồ Sơn đã gọi thần là “Thần vết chân chim” – Thần Điểm Tƣớc. Thần Điểm Tƣớc không kể vào “Bát bộ tôn thần” vì Thần đƣợc coi là vị thần tối cao, đứng đầu tất cả (chủ thần). Đồng thời là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Trong sách “Đồ Sơn tổng sắc chi thần” có ghi 16 đạo sắc phong của các vƣơng triều phong kiến, từ năm Lê Đức Long thứ 6 (1634) đến năm Lê Cảnh Hƣng thứ tƣ (1743). Sau thần Điểm Tƣớc lại đƣợc gia phong thêm hai chữ “Hùng Trấn” do đã có công trong việc coi giữ một vùng của ngõ phía Bắc. Bài vị thờ thần Điểm Tƣớc đƣợc đặt trang trọng trong Hậu cung của đền. Hậu cung này cũng đƣợc xây từ rất sớm, không rõ từ năm nào nhƣng tiền sảnh mới đƣợc dựng từ thời Tự Đức năm 28 (1875), chữ vẫn còn chạm rõ ở xà đền. Năm 1988 đền đƣợc trùng tu, cùng năm đó ngƣời dân Đồ Sơn đã đặt tƣợng “Lục vị Tiên Công” thờ chung với thần. Đến năm 2005 đền Nghè đƣợc xây mới lại hoàn toàn, kiến trúc của đền mới đƣợc mô phỏng theo kiến trúc của đền Nghè xƣa. Theo ông Bùi Văn Ninh ngƣời trông coi đền thì vị trí của đền Nghè ngày nay cao hơn so với vị trí cũ. Trƣớc kia đền nằm gần sát mặt đƣờng nhƣng khi xây lại nhân dân phƣờng Quyết Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 57
  50. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Tiến đã tiến hành san núi lấn sâu vào trong núi nên đền mới có quy mô lớn nhƣ hiện nay. Từ mặt đƣờng phải bƣớc qua 21 bậc thang mới lên đến sân đền. Cũng theo ông Bùi Văn Ninh thì vật liệu dùng để xây đền chủ yếu bằng gỗ lim nhập từ Campuchia về. Hiện nay trong khuôn viên đền ngoài ngôi đền chính điện đặt ban thờ chung cho các thần và ban thờ “Lục vị Tiên Công” còn có Hậu cung là nơi để bài vị của Thần Điểm Tƣớc ở bên tay phải của ngôi đền chính điện. Trƣớc sân đền là lầu hóa vàng mới đƣợc xây dựng vào năm 2009. Di tích đền Nghè - Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành một di sản văn hoá rất có giá trị, đƣợc xây dựng và tồn tại trong một không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. 2.3.2.2. Lễ hội chọi Trâu và các nghi lễ tâm linh diễn ra ở đền Nghè Đền Nghè là một chốn linh thiêng của ngƣời đi biển, dần dần trở thành anh linh tôn kính của nhân dân cả vùng Đồ Sơn. Trong Bản khai thần tích phố Đồ Sơn, phố Đồ Hải, xã Ngọc Xuyên, tổng Đồ Sơn, phủ Kiến Thuỵ, tỉnh Kiến An năm 1938 của chức sắc Đồ Sơn ghi rõ : “Ba làng vẫn thờ chung một vị tôn thần Điểm Tƣớc, thần là đức thiên thần, tên hiệu là Điểm Tƣớc Đền thờ Ngài đến bây giờ không có vị thần nào thờ chung với ngài cả thờ Ngài ở Nghè chân núi Tháp Sơn (Ngọc Xuyên) và đình Công (Đồ Sơn) cùng đình tƣ các xã thôn (Đồ Sơn : 3 đình, Đồ Hải : 1 đình, Ngọc Xuyên : 1 đình), chỉ có Nghè chính là nơi chân chân núi rậm, còn các đình đều ở đồng bằng cả. Chốn Nghè chỉ để thờ cúng mà thôi, còn các đình ngoài sự thờ phụng thì họp bàn việc công nữa ” Nhƣ vậy mới thấy ngôi đền này có một vị trí quan trọng nhƣ thế nào đối với ngƣời dân Đồ Sơn. Ngoài các nghi lễ tâm linh đƣợc thực hiện ở đây thì tất cả các việc khác của làng đều phải đến đền khác. Hàng năm ở ngôi đền này tổ chức các nghi lễ sau : Ngày Lễ 9/ giêng Khai xuân 3/3 Mẫu Thiên Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 58
  51. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch 8/6 Chọi trâu vòng loại 9/8 Chọi trâu vòng chung kết 9/12 Tất niên Trong tất cả các lễ diễn ra tại đền Nghè thì Phần lễ của hội Chọi Trâu là quan trọng nhất và đƣợc tổ chức quy mô nhất. Bởi lẽ nguồn gốc của lễ hội chọi Trâu có liên quan đến thần Điểm Tƣớc : “Dân làng cho rằng thần đã diệt họa, mới mua trâu về để mổ nhằm lễ tạ thần. Những con trâu lạ từ các nơi đƣa về tự dƣng chọi nhau”. Từ đó mỗi năm trƣớc khi mổ trâu tạ thần dân làng cho những con trâu đó chọi nhau, dần thành tục, thành lễ hội. Lễ hội chọi trâu là một lễ hội truyền thống của ngƣời dân Đồ Sơn. Đây không chỉ là lễ hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thƣợng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của ngƣời dân miền biển, Hải Phòng. Theo cuốn “Lịch sử người Thăng Long” của Hà Ân viết : “ Hƣng Nhƣợng Vƣơng Trần Quốc Tảng đến xem hội chọi trâu ở Đồ Sơn, gặp Kì Vĩ đã cứu Nhƣợng Vƣơng khỏi nạn cƣớp mới kết nghĩa huynh đệ” thì hội chọi trâu đã có từ đời Trần. Lễ hội chọi trâu cũng nhƣ nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ của hội chọi Trâu đƣợc tổ chức vào ngày 8/6 âm lịch và ngày 9/8 âm lịch hàng năm, các vị cao niên trong làng ra làm lễ tế thần Điểm Tƣớc tại đền Nghè. Trong đó ngày mùng 9/8 đƣợc coi là ngày chính hội. Những làng có trâu chọi đều phải cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi chính thức đƣợc gọi là "Ông trâu", là biểu tƣợng của tâm linh, là niềm tin, và là ƣớc vọng của ngƣời dân nơi đây. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc.Các Ông trâu sau khi làm lễ tế thần đƣợc mang ra chọi trong tiếng hò reo của tất cả mọi ngƣời. Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 59
  52. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch Lễ hội kết thúc Trâu giải nhất đƣợc rƣớc bát hƣơng đền Nghè về đình làng, rƣớc cờ “Đại Thƣợng đẳng thần” về làng. Theo quan niệm cổ xƣa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mƣa thuận gió hoà, mọi ngƣời bình yên trong suốt hành trình đi biển. Theo tập tục của từng địa phƣơng các trâu tham gia chọi dù thắng hay thua đều phải giết thịt. Ngày mùng 10 là ngày các làng mổ Trâu, lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, đến ngày 16 đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi ngƣời cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi ngƣời sẽ gặp đƣợc may mắn, đặc biệt là những ngƣời dân đi biển. Nhƣng ý nghĩa hơn cả, lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của ngƣời dân miền biển đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải. 2.3.3. Đền Bà Đế 2.3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đền Bà Đế đƣợc xây vào năm 1736 là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng, nằm ở chân núi Độc, thuộc phƣờng Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đền thở bà Đế - ngƣời con gái tài hoa nhƣng có một cuộc đời bất hạnh. Mặt đền hƣớng ra biển, lƣng tựa vào núi. Đền không lớn, kiến trúc đơn giản nhƣng cái thế rất uy linh huyền bí. Từ xa nhìn vào, đền lẫn vào núi hòa vào đất trời mộc mạc, dung dị. Nơi đây quanh năm gió thổi mang theo hơi thở nồng ấm và sự mặn mà của biển. Từ khi đƣợc xây dựng ngôi đền đã là điểm dừng chân của biết bao tao nhân mặc khách nhƣ Vua Tự Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến Hiện nay trong đền vẫn còn lƣu lại rất nhiều bài thơ, câu đối ca ngợi lòng chung thủy, sắt son, đồng thời cũng thể hiện nỗi niềm thƣơng cảm đối với số phận của ngƣời con gái tài hoa này. Tuy nhiên trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi đền đã bị đổ nát. Năm 1952 một số ngƣời có tâm đã xây đền thờ Bà Đế ở chân núi Tu Vè do bà Thông Ái làm chủ đền. Năm 1958 đền đƣợc đƣa trở lại phía Bắc chân núi Độc nhƣ ngày Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 60
  53. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch xƣa. Nhƣng ngôi đền mới đƣợc xây lại không mô phỏng theo ngôi đền cũ. Cái Hang đá, chiếc cối đá, đoạn dây thừng, bát hƣơng thờ bà xƣa không còn. Đấy là những vật chứng nói lên nỗi oan tình của Bà Đế, nó còn có ý nghĩa tố cáo chế độ phong kiến Lê – Trịnh cùng cái hủ tục độc ác đối với ngƣời phụ nữ hoang thai. Những vật chứng đối với các vị thần đƣợc tôn thờ không còn, ngƣời xây dựng lại không căn cứ vào điển tích vị Thần đƣợc thờ để xây dựng đền. Điều này đã làm mất đi nét đặc thù riêng của ngôi đền. Những năm gần đây ngƣời ta kè đá lấn biển làm cho quy mô của đền vì thế mà đƣợc mở rộng hơn. Đồng thời cho đúc thêm chuông treo ở trƣớc sân đền. Cơ sở vật chất của đền đã có phần khang trang hơn trƣớc. 2.3.3.2. Truyền thuyết về Bà Đế Tƣơng truyền Bà Đế là con vua Lê Anh Tông (1545 – 1569) xinh đẹp, tài giỏi hơn ngƣời. Thi khoa thứ nhất bà đỗ Thám hoa, khoa thứ nhì đỗ Bảng nhãn, khoa thứ ba thi Đình trƣờng kì đã cất lên cao, nghe ba tiếng trống bƣớc vào làm văn bà đỗ Trạng Nguyên “Bảng vàng chói lọi cầm tay Lọng dù che ngựa đến ngay sân Rồng” Sau khi bà đỗ Trạng Nguyên, Trịnh Kiểm đến ép lấy bà làm vợ, bà không chịu, Chúa Trịnh cậy quyền, cậy thế cƣỡng hiếp bà có mang. Con vua mà hoang thai là tội lớn vì thế nên bà đã tự vẫn. Vua cha lặng lẽ đem Bà về khu vƣờn Cụ núi Ngọc Long – Đồ Sơn chôn và dặn con : “Đầu thai kiếp sau con làm ngƣời dân thƣờng cũng đƣợc, mƣợn cửa mà ra, mƣợn nhà là tùy ở lòng con”. Sau đó vua cho xây đình Ngọc Tuyền và hàng năm ngự giá đến đây. Khoảng 200 năm sau vào năm 1718, Đồ Sơn còn hoang vắng, biển còn ăn lẹm vào các chân núi, cƣ dân thƣa thớt. Ở phía đông nam vùng biển Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào tuổi đã cao nhƣng tốt bụng, sống có nghĩa có tình, chăm chỉ làm ăn, tu thân, tích đức. Một đêm có con nhện trắng rất to sa vào lòng cụ Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 61
  54. Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch xin đƣợc đầu thai. Bà cụ mang thai tròn ngày, tròn tháng thì sinh ra một bé gái. Từ lúc sinh ra, ngƣời đứa trẻ đã toả hƣơng thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Vì thế ông bà đặt tên cho con gái là Ðào Thị Hƣơng. Cảnh nhà nghèo túng bấn, nàng sớm phải đi chăn trâu, cắt cỏ cho họ hàng. Càng lớn lên nàng càng xinh đẹp bội phần, không những khéo tay hay làm mà còn có giọng hát tuyệt vời. Ngƣời ta đồn rằng mỗi khi nàng cất giọng chim nhƣ thể ngừng hót, sóng nhƣ thể ngừng vỗ và đất trời lặng phắc nhƣ muốn thẩm thấu cho hết tiếng hát của nàng. Nhƣng rồi hồng nhan bạc mệnh, tai họa đã ập đến với nàng vào một buổi chiều. Hoàng hôn hôm ấy cũng nhƣ hoàng hôn bao hôm khác , gió nhẹ, trời quang và biển liu thiu chuẩn bị vào đêm. Nàng dừng tay liềm đứng hát : “Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu thảo mộc lai hàng tay ta”. Tiếng hát vang xa và tiếng hát ấy đã làm cho một đoàn thuyền dừng lại. Theo tiếng hát chiếc thuyền rồng trong đoàn thuyền đó tách ra và ghé vào bến. Một vùng non nƣớc tĩnh mịch bỗng trở lên huyên náo, xáo động. Đó chính là thuyền của Chúa Trịnh Doanh đang đi kinh lí mạn Đồ Sơn.Tiếng hát của cô thôn nữ đã làm Chúa mê mẩn, Chúa liền cho lính đi vời đến thuyền. Và đêm ấy, một đêm trên biển, gió hây hây, trong thuyền Rồng Chúa đã không cƣỡng lại đƣợc vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, rất thôn dã của cô con gái họ Đào. Sợi dây định mệnh đã thít chặt vào nàng, Chúa đã bỏ qua tất cả mỹ nữ trong cung để đêm đó ân ái với nàng. Tấm thân ngọc ngà, trong trắng thơ ngây hun đúc từ biển, từ gió mặn, từ đất trời thoáng đãng đành cam thân phận nhỏ mọn tôi đòi. Dẫu là bắt buộc hay tình yêu thì chuyện cùng đã rồi. Trƣớc khi rời khỏi Đồ Sơn Chúa hứa rằng ngày một, ngày hai sẽ cho thuyền hoa đến đón nàng về cung. Nhƣng ngày tháng qua đi vẫn không thấy thuyền của Chúa về đón. Trong khi đó Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 62