Khóa luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam-Chi nhánh huyện tiên lãng

pdf 78 trang huongle 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam-Chi nhánh huyện tiên lãng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_vay_ho_sa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NHNN & PTNT Việt Nam-Chi nhánh huyện tiên lãng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.Cao Thị Thu HẢI PHÒNG – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN LÃNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Hoàng Thị Quỳnh Hoa Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Cao Thị Thu HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Mã SV: 1112404043 Lớp: QT1501T Ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tiên Lãng
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 18 tháng 7 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trongnhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày 02 tháng 07 năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Phần mở đầu 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3 1.1. Tín dụng hộ sản xuất của các NHTM 3 1.1.1. Khái niệm chung về hộ sản xuất 3 1.1.2. Đặc điểm của hộ sản xuất tại Việt Nam. 3 1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất tại Việt Nam. 4 1.1.3.1. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế đất nước 4 1.1.1.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với ngành Ngân hàng 4 1.1.4. Phân loại hộ sản xuất 4 1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay hộ sản xuất 5 1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay hộ sản xuất 5 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất 5 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 5 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính 7 1.2.3. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất 8 1.2.3.1. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất với bản thân khu vực kinh tế hộ 8 1.2.3.2. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với các NHTM 9 1.2.3.3. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 10 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất 10 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan 10 1.2.1.2. Nhân tố chủ quan 12 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN LÃNG 13 2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tiên Lãng. 13 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyên Tiên Lãng 13 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 13 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 13 Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng 14 2.1.2.1. Thuận lợi 14 2.1.2.2. Khó khăn 14 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế hộ sản xuất của huyện 15 2.2. Khái quát về hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng 16 2.2.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động 16 2.2.1.1. Sự ra đời của Chi nhánh Agribank huyện Tiên Lãng 16 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 16 2.2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 17 2.2.2.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 21 2.2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng. 25 2.2.2.4. Công tác thu hồi nợ 25 2.3. Phân tích thực trạng chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 26 2.3.1. Quy trình và hồ sơ cho vay hộ sản xuất. 26 2.3.1.1. Quy trình cho vay 26 2.3.1.2. Hồ sơ cho vay 28 2.3.2. Các hình thức cho vay 29 2.3.2.1. Hình thức cho vay 29 2.3.2.2. Phương thức cho vay 29 2.3.3. Cách thức phân loại nợ 30 2.3.4. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 31 2.3.4.1. Doanh số cho vay hộ sản xuất 31 2.3.4.2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất 36 2.3.4.3. Số hộ sản xuất có dư nợ tại Agribank Tiên Lãng. 41 2.3.5. Chất lượng cho vay hộ sản xuất. 44 2.3.5.1. Dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất 44 2.3.5.2. Vòng quay vốn tín dụng 52 2.3.5.3. Hiệu suất sử dụng vốn 52 2.3.5.4. Xử lý nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất 53 Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.4. Đánh giá 54 2.4.1. Những mặt đạt được 54 2.4.2. Những mặt tồn tại 54 2.4.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại 54 Những hạn chế tồn tại tại NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: 54 CHƢƠNG 3, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN LÃNG 56 3.1. Định hƣớng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng giai đoạn 2015-2020, 56 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế huyện Tiên Lãng 56 3.1.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất 57 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng. 58 3.2.1. Nhóm giải pháp 58 3.2.1.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trình độ cán bộ tín dụng 58 3.2.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 60 3.2.1.4. Giữ vững mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể địa phương, 61 3.2.1.5. Tăng cường huy động vốn 62 3.2.1.6. Những giải pháp khác 62 3.2.2. Đánh giá sự khả thi của các giải pháp khi áp dụng tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 63 3.3. Kiến nghị cá nhân 63 3.3.1. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 63 3.3.2. Đối với hội sở. 63 3.3.3. Đối với Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 64 3.3.4. Đối với cơ quan Chính quyền các cấp 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 Tổng hợp danh sách bảng biểu sử dụng trong khóa luận 67 Danh mục từ viết tắt 69 Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiên Lãng là một huyện phía Nam thành phố Hải Phòng, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, chậm phát triển. Do đó, việc đầu tƣ vốn cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Ngân hàng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, quan hệ tín dụng với nông dân ngày càng bộc lộ nhiều vƣớng mắc. Việc nâng cao chất lƣợng cho vay không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Các thủ tục quy trình cho vay đòi hỏi sự cải tiến liên tục, vừa đảm bảo tiện ích cho dân đồng thời đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Vì vậy, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tiên Lãng” là đề tài có tính thiết thực. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ các vấn đề lý luận chung về hộ sản xuất, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm hộ sản xuất và hoạt động cho vay cấp tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng. Trên cơ sở đó đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại CN NHNo và PTNT huyện Tiên Lãng - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cấp tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng - Số liệu: các số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2012 đến 2015 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê, so sánh - Phƣơng pháp tổng hợp Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 1
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phƣơng pháp phân tích: Phân tích xu hƣớng, phân tích tỷ suất - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 phần: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận vềcho vay đối với hộ sản xuất và giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất trong các Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2:Phân tích thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng Chƣơng 3:Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 2
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tín dụng hộ sản xuất của các NHTM 1.1.1.Khái niệm chung về hộ sản xuất Trên thực tế khái niệm về hộ sản xuất vẫn chƣa cụ thể, hầu hết đều mặc nhiên và thừa nhận rằng "hộ sản xuất" là "hộ gia đình" là "kinh tế hộ". Mỗi một khu vực kinh tế có khái niệm hộ sản xuất khác nhau và ở Việt Nam hộ sản xuất đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay thƣờng là hộ gia đình, mà các thành viên có tài sản chung, đồng sở hữu tài sản, cùng chịu trách nhiệm, cùng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự nguyện, tự giác và chủ yểu sử dụng chỉnh sức lao động của gia đình mình. 1.1.2.Đặc điểm của hộ sản xuất tại Việt Nam. Ở Việt Nam hộ sản xuất có một số đặc điểm chính nhƣ sau: - Về trình độ sản xuất Trình độ sản xuất của các hộ hầu hết còn nhiều yếu kém trên nhiều mặt nhƣ: trình độ hiểu biểt, kỹ năng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, hạch toán Việc phân công lao động dựa trên cơ sở tình cảm, bổn phận, phong tục tập quán địa phƣơng, dân tộc, dòng họ và thƣờng gắn liền với ngành nghề truyền thống của quê hƣơng. - Về địa điểm sản xuất Đối với các hộ sản xuất ở Việt Nam thì địa điếm sản xuất - kinh doanh thƣờng phân tán trên địa bàn rộng, quy mô sản xuất thƣờng nhỏ cho nên không có đƣợc sự gắn kết. Điều đó rất khó khăn cho việc hình thành các khu vực chuyên canh sản xuất các nông sản thực phấm có tính hàng hoá cao, đồng thời cản trở việc áp dụng các KHKT mới - Về đặc thù sản xuất Hộ sản xuất Việt Nam hiện nay chủ yếu là hộ thuần nông. Sản xuất không ổn định, khả năng luân chuyển vốn chậm, rủi ro cao xảy ra cao, hiệu quả kinh tế thấp, hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc vào chu kỳ sinh trƣởng của từng loại cây, vật nuôi theo từng điều kiện tự nhiên của từng vùng lãnh thổ. - Về tài chính của hộ sản xuất Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 3
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hộ sản xuất thƣờng nghèo, khả năng tài chính yếu, tài sản thế chấp không có giá trị hoặc thiếu giấy tờ pháp lý, tính thanh khoản lại không cao, tài sản thƣờng không làm giấy tờ sở hữu mà chuyến dịch theo phong tục, tập quán tại địa phƣơng, có rất ít ngành nghề có đăng ký kinh doanh Việc đáp ứng các điều kiện vay vốn nhƣ thông lệ trong tín dụng hộ sản xuất là rất khó. - Về quy mô hộ sản xuất Hộ sản xuất thƣờng là một hộ gia đình - một thành viên của xã hội, chỗ ở thƣờng ít thay đổi, vì vậy hộ sản xuất mang trên mình nhiều chức năng, vai trò mà các thành phần khác không có. 1.1.3.Vai trò của hộ sản xuất tại Việt Nam. 1.1.3.1. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế đất nước Ở Việt Nam hiện nay, dân số trong nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% dân số cả nƣớc. Vì vậy kinh tế hộ sản xuấtcó vai trò nhƣ sau: - Phản ánh bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn, thành phẩn kinh tế đông đảo nhất của nền kinh tế nƣớc nhà. - Khả năng khai thác sử dụng mọi tiềm năng về đất đai, lao động để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. - Đảm bảo an toàn lƣơng thực, thực phẩm, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia. 1.1.1.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với ngành Ngân hàng Hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng chiến lƣợc quan trọng của NHNo & PTNT Việt Nam kể từ ngày thành lập đến nay. Thị trƣờng nông thôn là thị trƣờng chủ yếu và truyền thống. Trên địa bàn các huyện ngoại thành, mật độ Ngân hàng không nhiều, cho nên ít bị ảnh hƣởng bởi sự cạnh tranh. Có thể nói rằng đây là đối tƣợng khách hàng mà NHNo & PTNT Việt Nam đã giữ vững, ồn định và ngày càng cố gắng nâng cao chất lƣợng. Thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn đến nay là một mảnh đất màu mỡ và đầy tiềm năng trong tƣơng lai của NHNo & PTNT Việt Nam. 1.1.4.Phân loại hộ sản xuất Có rất nhiều tiêu chí phân loại hộ sản xuất, dựa vào ngành nghề ở Việt Nam hộ sản xuất đƣợc phân loại nhƣ sau: - Hộ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản: + Hộ trồng trọt, + Hộ chăn nuôi, Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 4
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn. + Đánh bắt thuỷ hải sản. - Hộ sản xuất diêm nghiệp: Ngoài các tổ chức quốc doanh còn tồn tại, thì có các hộ gia đình ở vùng ven biến cũng đƣợc giao diện tích đất để làm muối. - Hộ lâm nghiệp: Các hộ gia đình đƣợc giao đất trồng rừng, khai thác, chế biến sản phẩm từ rừng. - Hộ sán xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Hộ làm dịch vụ và thƣơng mại dịch vụ. 1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay hộ sản xuất 1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay hộ sản xuất Cho vay hộ sản xuất của NHTM là quan hệ tín dụng giữa các NHTM đốivới hộ sản xuất. Nhƣ vậy, khái niệm về cho vay hộ sản xuất của NHTM cũng hoàn toàn nhất quán với khái niệm của tín dụng NHTM, chỉ khác ở đối tƣợng quan hệ đƣợc giới hạn chỉ có thành phần hộ sản xuất. Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lƣợng phù hợp với mục đích của ngƣời sản xuất và ngƣời sử dụng về một loại hàng hoá nào đó" hay "Chất lƣợng chính là sản phẩm hoặc dịch vụ đó thoả mãn nhu cầu khách hàng" [3, Trang 12] Nhƣ vậy ta có thế hiểu chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất thể hiện việc cho vay đối với hộ sản xuất và việc thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau: - Đối với khách hàng: Tín dụng Ngân hàng đƣa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng về lãi suất (giá cả sản phẩm), kỳ hạn, phƣơng thức thanh toán, hình thức thanh toán, thủ tục đơn giản thuận tiện nhƣng luôn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. - Đối với Ngân hàng: Ngân hàng đƣa ra các hình thức cho vay phù hợp với phạm vi mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân Ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc trả đầy đủ và có lợi nhuận. 1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất 1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định lƣợng là chỉ tiêu đƣợc tính toán cụ thể bằng những con số chính xác tƣơng đối bao gồm: - Doanh số cho vay bình quân 1 khách hàng Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 5
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Doanh số cho vay bình quân 1 khách hàng = Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lƣợt của mỗi khách hàng, số tiến cáng cao chứng tỏ mức tăng trƣởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng nhƣ quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.[2, Trang 1] - Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng. Vòng quay càng lớn với số dƣ nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên nếu số vòng quay tăng quá nhanh có thể là do biểu hiện của sự giảm số dƣ nợ trong kỳ, điều này lả không tốt vì giảm dƣ nợ dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.[2, Trang 1] - Tỷ trọng vốn vay trung, dài hạn Tỷ trọng vốn vay trung dài hạn = Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng nhƣ việc cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng ảnh hƣởng tới mức độ rủi ro và khả năng tự phòng ngừa của Ngân hàng. Theo đánh giá tỷ trọng này chiếm 30% là hợp lý, tuy vậy nó có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào nhu cầu vốn tại địa phƣơng cũng nhƣ tín dụng của từng Ngân hàng. Nếu vƣợt quá tỷ trọng cho phép mà không huy động đƣợc nguồn vốn tƣơng ứng sẽ làm ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng.[2, Trang 2] - Hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn = Các Ngân hàng thƣơng mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dƣới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Nhƣ vậy Ngân hàng đƣợc coi là kinh doanh có hiệu quả khi hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn.[2, Trang 2] Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 6
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Tỷ lệ thu nợ Tỷ lệ thu nợ = Đây là nột trong những chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng Ngân hàng: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của TDNH. Tuy nhiên, doanh số cho vay ra cao mà không thu đƣợc nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu tồn đọng.[2, Trang 3] - Tỷ lệ nợ xấu Tỷ nợ nợ xấu = Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng tín dụng: Chỉ số này càng cao thì chất lƣợng tín dụng ngày càng giảm và ngƣợc lại. Vì vậy chỉ số này càng thấp càng tốt, nó chứng tỏ hoạt động TDNH đối vói hộ sản xuất có hiệu quả cao. Hoạt động TDNH chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hƣởng đến sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn đúng thời hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý, liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ xấu luôn đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và kết quả thu đƣợc là thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.[2, Trang 3] - Tỷ lệ nợ khó đòi Tỷ lệ nợ khó đòi = Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao, dẫn đển rủi ro cho Ngân hàng.[2, Trang 3] 1.2.2.2.Nhóm chỉ tiêu định tính - Quy trình cho vay Quy trình cho vay là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mỗi một Ngân hàng cần xem xét xây dựng cho mình một quy trình cho vay phù hợp với điều kiện thực tế. Quy trình cho vay càng gọn nhẹ, đơn giản, dễ thỏa hiệp, ít phiền toái sẽ thu hút đƣợc khách hàng. - Điều kiện xét duyệt cho vay Đây là một trong những bƣớc quan trọng trƣớc khi ký hợp đồng cho vay. Thông thƣờng thì cán bộ tín dụng phải xem xét về năng lực pháp lý của khách Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 7
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hàng. Xét duyệt nhu cầu vay vốn với mục đích ra sao? Hiệu quả phƣơng án sản xuất và khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Điều kiện xét duyệt linh hoạt sẽ mở rộng đối tƣợng khách hàng và chất lƣợng món vay. - Chất lƣợng đội ngũ nhân viên Ngân hàng Trong hoạt động tín dụng thì cán bộ tín dụng là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng. Họ là cầu nối giữa khách hàng với Ngân hàng. Một Ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chuyên môn giỏi luôn tạo đƣợc lòng tin với khách hàng và hạn chế đƣợc rủi ro cho Ngân hàng. - Cơ sở trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng Cơ sở vật chất của Ngân hàng là một trong những yếu tố khẳng định sự lớn mạnh, sức cạnh tranh của Ngân hàng. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng hiện đại sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro đồng thời thúc đẩy hoạt động tín dụng một cách mau lẹ. Nhƣ vậy sẽ mở rộng đƣợc quy mô cho vay góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng trong Ngân hàng. 1.2.3.Vai trò của tín dụng hộ sản xuất 1.2.3.1.Vai trò của tín dụng hộ sản xuất với bản thân khu vực kinh tế hộ Hình thành thị trƣờng tài chính Tín dụng hộ sản xuất góp phần hình thành thị trƣờng tài chính tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cơ bản cho sản xuất, chế biến, lƣu thông hàng hoá của hộ sản xuất cụ thể: - Thúc đẩy việc tích tụ tập trung các điều kiện sản xuất, trƣớc hết là khuyến khích chuyến đổi lô, thửa giữa các hộ sản xuất, tạo điều kiện sản xuất tập trung, chuyên môn hoá và áp dụng các thành tựu KHKT tiên tiến. - Là cầu nối giữa hộ thừa và thiếu vốn, thúc đây hạch toán, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Hỗ trợ kịp thời vốn cho các hộ sản xuất, lƣu thông hàng hoá trên địa bàn nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tín dụng hộ sản xuất có thể tham gia vào tất cả các khâu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngân hàng cho các hộ sản xuất vay vốn để trang bị máy móc công cụ, đổi mới giống cây trồng vật nuôi với mục đích mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Đồng thời cho vay Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 8
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP để luân chuyển vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo sự cân đối hợp lý trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. Tín dụng hộ sản xuất góp phần cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, các cơ sơ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo tiền đề cho kinh tế hộ phát triển. Tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nâng cao trình độ sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh tế Cho vay hộ sản xuất giúp các hộ nâng cao trình độ sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh tế.Các hộ sản xuất khi vay tiền Ngân hàng, buộc phải tính toán thu, chi và tìm cách bán đƣợc sản phẩm của mình để có tiền trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Điều đó thúc đẩy việc hạch toán kinh tế, khai thác cao nhất các điều kiện sản xuất, tìm và chọn ra phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả, với chi phí thấp nhất. Tín dụng Ngân hàng đã thúc đẩy các hộ sản xuất chuyển từ sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trƣờng. Giảm thiểu tệ nạn kinh tế Tín dụng hộ sản xuất góp phần giảm tệ nạn cho vay nặng lãi, bán sản phẩm chƣa đến thời điểm thu hoạch ở nông thôn. Nếu làm tốt công tác tín dụng hộ sản xuất thì nguồn vốn Ngân hàng sẽ kịp thời giúp các hộ sán xuất bổ sung các chi phí vƣợt ngoài khả năng tài chính của mình, có đủ thời gian để chọn thời điểm tiêu thụ sản phấm có lợi hơn. Ngoài ra tín dụng hộ sản xuất sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Tín dụng hộ sản xuất góp phần hạn chế và dần dần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Một trong những đặc điểm quan trọng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên tại thời điểm chƣa thu hoạch đƣợc nông phẩm, chƣa có hàng hoá để bán, ngƣời nông dân thƣờng ở trong tình trạng thiếu thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu, đây là điểu kiện để nạn cho vay nặng lãi hoành hành. Tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn đã tồn tại từ lâu và có tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Với mức lãi suất quá cao, nó là nguyên nhân gây ra những tiêu cực ở nông thôn. 1.2.3.2.Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với các NHTM Trải qua hơn 15 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tập trung sang cơ chế thị trƣờng, các NHTM Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng và tích cực. Tuy nhiên sự chuyển mình đó vẫn đang trong quá trình chuyển biến, các sản Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 9
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phẩm dịch vụ Ngân hàng còn quá đơn điệu, nguồn thu từ tín dụng vẫn còn chiếm 70 - 80% nguồn thu của NHTM. Đặc biệt, dƣ nợ hộ sản xuất của NHNo & PTNT Việt Nam chiếm gần 70% tổng dƣ nợ nên có thể nói rằng tín dụng hộ sản xuất đã tạo ra nguồn thu chủ yếu và lớn nhất cho hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Tín dụng hộ sản xuất là một thị trƣờng lớn tiêu thụ các nguồn vốn nhàn rỗi mà các NHTM đã và đang huy động đƣợc. Điều đó góp phần thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Chính Phủ về việc khai thác triệt để các nguồn nội lực tiếp tục đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nƣớc trên mặt trận kinh tế. Thông qua các chính sách cho vay để sản xuất, các NHTM đang dần dần nhận đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất. 1.2.3.3.Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế TDNH giúp các hộ sản xuất phát huy đƣợc tính tự chủ, năng động sáng tạo. Điều đó xuẩt phát từ đặc trƣng của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả. Vì vậy trong quá trình sản xuất đòi hỏi hộ sản xuất phải không ngừng đổi mới, áp dụng những thành tựu KH-KT trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra nguồn thu để trả nợ. Hộ sản xuất vay vốn phải chủ động sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó tạo ra sự phát triển vững chắc trong kinh tế nông thôn, giúp ngƣời nông dân nâng cao trình độ dân trí, kiến thức KH-KT và kinh doanh góp phần đƣa nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hƣớng CNH-HĐH. Nhƣ vậy, TDNH có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất mà còn đối với cả sự phát triển của nền kinh tế. Nó đẩy nhanh quá trình phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, làm tăng giá trị sản xuất mà khu vực này mang lại. Hoạt động của Ngân hàng góp phần đáng kể vào việc thực hiện đƣờng lối chính sách mà Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bƣớc đƣa nông thôn phát trển không ngừng về mọi mặt, dần dần xoá đi ranh giới về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.” 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan - Môi trƣờng kinh tế Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với tỷ suất lợi nhuận của hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Nếu Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 10
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận của hộ sản xuất thì hộ sản xuất sẽ khó có khả năng trả nợ Ngân hàng. Xét trên phƣơng diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Cụ thể nó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành và phát triển một cách bình thƣờng, không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho việc vay và trả nợ không bị biến động. Trong trƣờng hợp này tín dụng phụ thuộc vào khả năng quản lý của chính bản thân các Ngân hàng. - Môi trƣờng xã hội Chất lƣợng tín dụng còn chịu ảnh huởng của các yếu tố nhƣ đạo đức xã hội, trình độ dân trí. Sự biến động của tình hình kinh tế xã hội nƣớc ngoài. Ngoài ra, chất lƣợng tín dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng nhƣ thời tiết, dịch bệnh, bão lụt Đối với hộ sản xuất thì các điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nó cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất. Nếu Ngân hàng hoạt động trên một địa bàn kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị ảnh hƣởng của thiên tai, bão lụt, tình hình chính trị xã hội ổn định thì đây là điều kiện để đem lại chất lƣợng tín dụng tốt. Ngƣợc lại, trình độ dân trí thấp, ý thức tự giác kém, điều kiện tự nhiên bẩt lợi làm khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, gây ảnh hƣởng tới hoạt động của Ngân hàng. - Môi trƣờng pháp lý Tất cả các chủ nhân tham gia vào nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật. Thực tế cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đƣợc của nền kinh tể thị trƣờng. Không có pháp luật hoặc pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không thể tiến hành một cách trôi chảy đƣợc. Pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trƣờng pháp lý cho mọi ngƣời hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại hiệu quả cho cả 2 bên và chất lƣợng tín dụng mới đƣợc đảm bảo. - Môi trƣờng văn hóa, giáo dục Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 11
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tín dụng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố nhƣ: trình độ học vấn của khách hàng không cao nhƣ khu vực thành thị và các lĩnh vực khác, kỹ năng và trình độ lao động ở nông thôn là tƣơng đối thấp Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cho vay hộ sản xuất. 1.2.1.2.Nhân tố chủ quan - Khách hàng Khách hàng là chủ thể đại diện cho bên cung về nguồn vốn huy động để cho vay, đồng thời cũng đại diện cho bên cầu về vốn vay. Với tƣ cách lả ngƣời cung, họ mong muốn nhận đƣợc từ Ngân hàng một khoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng sẽ làm tăng thêm tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu của ngƣời vay. Đối với ngƣời đi vay, họ đến với Ngân hàng với mong muốn nhu cầu của mình đƣợc đáp ứng, để có đƣợc một khoản tiền sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh với sự xác định rõ ràng về số lƣợng tiền vay, thời hạn vay và lãi suất giá cả của việc sử dụng vốn vay có thể chấp nhận đƣợc. Nếu nhu cầu của khách hàng đƣợc chấp nhận với thái độ ân cần niềm nở và thủ tục đơn giản thuận tiện sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng tốt, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng thuận lợi, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo. - Ngân hàng Ngân hàng là chủ thể đại diện cho bên cầu về vốn huy động để cho vay, đồng thời cũng đại diện cho bên cung về vốn tín dụng. Quy mô và phạm vi hoạt động của vốn tín dụng phụ thuộc vào vốn tự có của Ngân hàng, khả năng huy động vốn ( về quy mô và thời hạn ) cũng nhƣ uy tín và trình độ quản lý của Ngân hàng, ngoài ra còn phụ thuộc trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, mạng lƣới, phƣơng tiện hoạt động, khả năng tạo tiền của bản thân NHTM và việc sử dụng các công cụ tiền tệ của NHNN. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 12
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN LÃNG 2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tiên Lãng. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyên Tiên Lãng 2.1.1.1.Đặc điểm tự nhiên Tiên Lãng là huyện nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, phía Bắc, đông Bắc giáp huyện An Lão, Kiến Thụy, phía Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Tây giáp huyện Thanh Hà-Tứ Kỳ Hải Dƣơng, phía Đông giáp biển. Do phù sa của sông Văn Úc, sông Thái Bình bồi đắp, mỗi năm Tiên Lãng tiến ra biển từ 10 đến 15 mét. Với tổng diện tích 19.353km2, trong đó diện tích tự nhiên của huyện là 168 km2, diện tích đất canh tác là 9.296,7 ha. Địa hình Tiên Lãng cao thấp khác nhau, có nhiều gò đống đầm lầy xen kẽ, hình thế dài và hẹp. Dân số của huyện là 153.450 ngƣời, kinh tế chủ yếu phát triển dựa trên nền nông nghiệp truyền thống, với 3 mặt giáp sông, một mặt giáp Vịnh Bắc Bộ nên Tiên Lãng có tài nguyên rừng ngập mặn khá đa dạng và trên 3.000 ha vùng bãi triều với khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho thăm quan, du lịch sinh thái và thu hút các dự án đầu tƣ nuôi trồng thuỷ sản. 2.1.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Tiên Lãng là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiêp. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 22 xã. Tiên Lãng có 1 khu công nghiệp, 9 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với ngành nghề chủ yếu là da giầy, may mặc, có 12 công ty TNHH chuyên kinh doanh vận tải, xây dựng, bất động sản, con giống, cây trồng Trong những năm gần đây, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ nhiều công trình, dự án lớn đã và đang phát huy hiệu quả và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của huyện nhƣ công trình thủy lợi Bắc-Nam sông Mới, đƣờng trục huyện (212), cầu Khuể, Nhà máy đóng tàu Thái Bình Dƣơng cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Tiên Lãng anh hùng, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hƣớng đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xác định nông nghiệp là Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 13
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nghành mũi nhọn của địa phƣơng, tiếp tục củng cố ngành nghề, làng nghề truyền thống, giải quyết hàng nghìn lao động có thêm việc làm, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên rõ rệt. 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng 2.1.2.1.Thuận lợi - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Lãng luôn nhận đƣợc sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ và hỗ trợ về mọi mặt công tác từ phía khu vực và hội sở nhƣ hỗ trợ về vốn, bổ sung chuyên môn, trang bị cơ sở vật chất công nghệ cho Ngân hàng để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng có một vị trí địa lý thuận lợi, phòng giao dịch nằm ở khu vực thị trấn khu trung tâm của huyện. Đây cũng là Ngân hàng lớn nhất trong huyện nên dễ dàng tạo đƣợc niềm tin trong nhân dân. - Huyện Tiên Lãng một mảnh đất thuần nông, ngƣời dân nghèo chăm chỉ có trí làm giàu vì vậy Ngân hàng có nhiều điều kiện để phát triển tín dụng - Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tuổi đời khá trẻ, nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết của các cán bộ công nhân viên trong đơn vị là thế mạnh nội tại đã tạo điều kiện thuận lợi Agribank vƣợt qua nhiều thử thách gay go để đứng vững và tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. - Hình ảnh và vị thế của Agribank trên địa bàn Hải Phòng ngày càng đƣợc biết đến và quảng bá rộng rãi. Trong thời gian qua, trƣớc những biến động mạnh mẽ của thị trƣờng tiền tệ, Agribank đã khẳng định đƣợc năng lực của mình và là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay. 2.1.2.2.Khó khăn - NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng chủ yếu cho vay kinh tế hộ, chƣa quan tâm đến việc đầu tƣ cho vay doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. - Hạn mức cho vay tối đa của ngân hàng hiện tại là 700 triệu, hạn mức này hơi thấp đối với tình hình phát triển kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp hiện nay. - Vốn đầu tƣ chủ yếu cho vay ngắn hạn, việc cho vay vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn vay. - Việc huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 14
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn đơn điệu, chƣa thực sự hấp dẫn để thu hút khách hàng. - Đối tƣợng khách hàng chủ yếu là ngƣời dân trong huyện. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế hộ sản xuất của huyện - Về ngành nghề: hộ sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú, bao gồm nông lâm ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phần lớn các hộ trong huyện đều không ngừng đổi mới phƣơng pháp sản xuất, nuôi trồng giúp cho năng suất không ngừng tăng lên.Giá trị thu nhập trên diện tích gieo trồng tăng lên, trƣớc đây bình quân 40 – 50 triệu đồng/ha/năm nay nhiều cánh đồng trồng 4 vụ/năm nhƣ ở thôn Đại Công, Tiên Cƣờng. Trồng dƣa hấu, trồng khoai tây, dƣa chuột xuất khẩu ở Cấp Tiến, Quang Phục, Tiên Thắng cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm trở lên. Diện tích trồng thuốc lào cũng đƣợc mở rộng cùng với việc áp dụng KHKT nên năng suất cây trồng cao. Toàn huyện có 280 trang trại trong đó có 130 trang trại nuôi gà đẻ, gà thịt. Các đầm nuôi tôm, nuôi cá ở Vinh Quang, Hùng Thắng vẫn luôn đƣợc đầu tƣ phát triển. - Về nhân lực: hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn lao động tự có là chủ yếu.Tuy nhiên, do quy mô sản xuất ngày càng lớn khi cần một số hộ sản xuất thuê thêm lao động, có thể thƣờng xuyên hoặc thời vụ. - Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất thƣờng hoạt động với quy mô nhỏ tức là với quy mô gia đình là chủ yếu.Do điều kiện về nguồn khả năng quản lý sức cạnh tranh trên thị trƣờng nên hộ sản xuất rất khó mở rộng quy mô. - Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh: vốn để sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất chủ yếu hình thành từ ba nguồn: vốn tự có, vốn đƣợc tài trợ và vốn từ tổ chức tín dụng khác.Tổng nguồn vốn mà Ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực kinh tế trang trại chăn nuôi là 27.605 triệu đồng, số trang trại 133. Cho vay nuôi trồng thủy sản là 17.500 triệu đồng. Cho 57 hộ vay mua máy phục vụ nông nghiệp là 335 triệu, số máy 25. Trồng cây ngắn ngày với số tiền vay là 133.368 triệu đồng. Ngân hàng còn tạo điều kiện cho các hộ vay vốn bảo tồn các làng nghề truyền thống trên địa bàn, nhƣ làng nghề chiếu cói Lật Dƣơng, làng đan xã Tiên Cƣờng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 15
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.Khái quát về hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng 2.2.1.Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động 2.2.1.1.Sự ra đời của Chi nhánh Agribank huyện Tiên Lãng Chi nhánh Agribank huyện Tiên Lãng đƣợc thành lập vào ngày 6/5/1987 gồm 12 cán bộ nhân viên do đồng chí Vũ Văn Đuốc, Huyện ủy viên làm Trƣởng Chi điếm, đồng chí Trần Văn Đào làm Phó Chi điếm. Những ngày đầu thành lập, Chi điếm vừa ra đời, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về mọi mặt. Trong điều kiện kinh tế của đất nƣớc, địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn thử thách, cán bộ công nhân viên Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng không ngừng học tập rèn luyện, nắm chắc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, có nhiều giải pháp khai thác tiềm năng, đầu tƣ tín dụng kịp thời, đúng hƣớng, cùng toàn dân trong huyện phát triển kinh tế xã hội. Trong suốt những năm qua, đơn vị không ngừng đầu tƣ nâng cấp để tới nay có một trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp bao gồm 2 dãy nhà 2 tầng, nhà ăn, phòng bảo vệ, khu để xe với tổng diện tích trên 500m2 tại khu 2 thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Chi nhánh NHNo PTNT huyện Tiên Lãng là ngƣời bạn đồng hành, là địa chỉ đáng tin cậy của nhà nông, nông nghiệp nông thôn Tiên Lãng hôm nay và mai sau. 2.2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Bộ máy tổ chức Hiện nay Chi nhánh NHNo & PTNT huện Tiên Lãng có 30 cán bộ công nhân viên độ tuổi trung bình là 35 tuổi Trong đó : - Trình độ thạc sĩ là : 5 chiếm 16,67% - Trình độ Đại học là :22 chiếm 73,33% - Trình độ trung cấp là : 3 chiếm 10% Mô hình tổ chức Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 16
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bộ máy tổ chức đƣợc mô tả qua sơ đồ sau GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng Phòng kế toán hành tín dụng ngân chính kinh quỹ nhân sự doanh (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng ) 2.2.2.Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 2.2.2.1.Công tác huy động vốn Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 17
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1: Nguồn vốn huy động tại CNAgribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Số dƣ trọng Số dƣ trọng Số dƣ trọng Tổng số dƣ tiền gửi 168.248 100% 283.198 100% 380.793 100% Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 40.052 23,81% 76.547 27,03% 91.624 24,06% Có kỳ hạn 128.196 76,19% 206.651 72,97% 289.169 75,94% Tiền gửi = 12 tháng 33.972 20,19% 54.039 19,08% 82.847 21,76% Theo loại tiền VND 164.379 97,70% 275.552 97,30% 369.750 97,10% Ngoại tệ ( USD ) 3.869 2,30% 7.646 2,70% 11.043 2,90% Theo thành phần kinh tế Tiền gửi của dân cƣ 140.530 83,53% 239.265 84,49% 340.880 89,52% Tiền gửi của tổ chức 27.718 16,47% 43.933 15,51% 39.913 10,48% (Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹChi nhánh Agribank Tiên Lãng năm 2012- 2014). Tổng nguồn vốn huy động đƣợc của Chi nhánh năm 2012 là 168.248 triệu trong khi đó kế hoạch đặt ra là 180.500 triệu. Nhƣ vậy Chi nhánh đã hoàn thành 93,21% kế hoạch đặt ra.Trƣớc tình hình kinh tế khó khăn cùa đất nƣớc năm 2012 việc huy động vốn của Chi nhánh cũng bị ảnh hƣởng. Năm 2011 nguồn vốn mà Ngân hàng huy động đƣợc là 160.172 triệu. Nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2012 tăng 8.076 triệu tƣơng đƣơng với 5,04% nhƣng tốc độ tăng trƣởng này còn khá thấp so với kế hoạch đặt ra là 12,69%. Bƣớc sang năm 2013 với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng 114.950 triệu tăng tƣơng đƣơng 68,32% so với năm 2012. Con số 68,32% cho thấy đây là một mức tăng trƣởng nhanh và là một thành công vang rội của Ngân hàng Tiên Lãng trong suốt những năm qua. Đây cũng là một mốc, một điểm sáng đánh dấu sự trƣởng thành của Chi nhánh trong khối Ngân hàng Agribank Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 18
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP toàn thành phố. Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 là 380.793 triệu tăng 97.595 triệu so với năm 2013 tƣơng đƣơng 34,46%. Mặc dù việc huy động vốn tăng lên nhƣng tốc độ tăng trƣởng lại thấp hơn 33,86% so với năm 2013. Nhƣ vậy cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô của cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói riêng vẫn đang trong trạng thái khủng hoảng, chƣa hồi phục. Thêm vào đó là chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng nhà nƣơc đã làm cho ngƣời dân chuyển từ tiền đồng sang các kênh đầu tƣ khác khiến cho công tác huy động vốn bị hạn chế. - Phân theo thời gian huy động vốn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn và tăng giảm thất thƣờng. Ngƣợc lại, nguồn vốn có kỳ hạn tăng và chiếm tỷ lệ cao. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao sự ổn định nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt khác chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra sẽ bị thu hẹp. Nếu đi sâu vảo nguồn vốn dài hạn thì lại thấy chủ yếu là tập trung vào loại dƣới 12 tháng, tiền gửi trên 24 tháng hầu nhƣ không có, do đó Ngân hàng cũng bị hạn chế nguồn cho vay trung, dài hạn. - Phân theo loại tiền huy động Tiền gửi bằng nội tệ là chủ yếu, đều trên 95%, tiền gửi băng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể thƣờng dƣới 5%. Điều này phản ánh nghiệp vụ thanh toán quốc tể và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh AgribankTiên Lãng còn yếu, chƣa có đủ uy tín với khách hàng có ngoại tệ, cầu thanh toán quốc tế thƣờng vào các quận nội thành đế thực hiện. Nguyên nhân là do kinh tể của huyện còn nghèo, chƣa đạt tầm cỡ quốc gia, chƣa khép kín đƣợc chu kỳ sàn xuất - kinh doanh và tính thiếu ổn định của nền kinh tể huyện ngoại thành. - Phân theo thành phần kinh tế Nếu xét theo tiêu thức các thành phần kinh tế, thì thấy rằng nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng là từ dân cƣ, tiền gửi của các tố chức kinh tế rất ít và có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân các tố chức kinh tế đóng trên địa bàn huyện đa phần là các cơ sở nhỏ bé, kinh doanh khó khăn, khả năng tài chính rất hạn chế, đi vay là chủ yếu, không có nguồn tiền gửi. Nguồn tiền gửi dân cƣ tăng nhanh, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng bình quân của cả hệ thống, một mặt do mấy năm gần đây giá đất đai tăng quá nhanh, ngƣời dân Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 19
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thu đƣợc nhiều tiền đền bù, giải toả, số hộ bán đất khá nhiều, dẫn đến hiện tƣợng có tiền nhƣng thiếu diện tích sản xuất và kinh doanh nên chƣa biết hƣớng kinh doanh nhƣ thế nào. Các biện pháp tăng cƣờng huy động vốn có hiệu quả - Biện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế là biện pháp dựa vào yếu tố mang tính vật chất mà ngân hàng thông qua nó tác động đến nhu cầu và tâm lý của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, biện pháp kinh tế mà ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động. Ngân hàng cũng đã triển khai rất nhiều chƣơng trình khuyến mại nhƣ Xuân đắc lộc – Tết phát tài trong dịp Tết nguyên đán, lì xì đầu xuân hay gần đây là chƣơng trình tặng quà cho khách hàng nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8/3 - Biện pháp kỹ thuật Biên pháp kỹ thuật là những biện pháp mang tính kỹ thuật trong nghiệp vụ huy động vốn nhằm tạo cho công tác huy động cũng nhƣ hoàn trả tiền gửi, thanh toán. Phần mềm IP CASH đƣợc Chi nhánh Agribank Tiên Lãng sử dụng trong việc quản lý và giao dịch. Toàn bộ Ngân hàng đƣợc phủ sóng mạng wifi để tiện cho việc cập nhất các thông tin. 100% nhân viên Ngân hàng phải có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính. - Biện pháp tâm lý Tâm lý khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng ngoài việc đƣợc hƣởng lãi suất ngân hàng trả cao, phục vụ thanh toán kịp thời, còn là sự yên tâm và cảnh giác an toàn cao.giao dịch cho khách hàng một cách nhanh chóng thuận lợi và chính xác. Ngoài yếu tố khách hàng thì chính sách khuyến khích nhân viên Ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao tiền lƣơng và thu nhập cho cán bộ thì cần thiết phải chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên, đó là: Niềm vui và sự thoải mái trong công việc, đƣợc kính trọng, đƣợc giao tiếp Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 20
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP rộng rãi, khen thƣởng kịp thời, tạo điều kiện thăng tiến đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của ngân hàng. 2.2.2.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng Bảng 2: Tổng dƣ nợ cho vay của CN Agribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số dƣ trọng Số dƣ trọng Số dƣ trọng Tổng dƣ nợ cho vay 265.856 100% 313.017 100% 376.626 100% Theo kỳ hạn Cho vay ngắn hạn 247.178 92,97% 292.661 93,50% 356.430 94,64% Cho vay trung hạn 17.523 6,59% 19.345 6,18% 19.026 5,05% Cho vay dài hạn 1.155 0,43% 1.011 0,32% 1.170 0,31% Theo cơ cấu kinh tế Nông, lâm thủy sản 150.315 56,54% 174.257 55,67% 206.391 54,80% Công nghiệp - Xây dựng 49.077 18,46% 53.995 17,25% 65.156 17,30% Dịch vụ 66.464 25,00% 84.765 27,08% 105.079 27,90% Theo thành phần kinh tế Dƣ nợ DN quốc doanh 25.469 9,58% 25.824 8,25% 29.930 7,95% Dƣ nợ DN ngoài quốc doanh 27.117 10,20% 33.086 10,57% 36.099 9,58% Dƣ nợ hộ sản xuất và cá nhân 213.270 80,22% 254.107 81,18% 314.763 82,47% ( Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Tổng dƣ nợ cho vay năm 2012 là 265.852 triệu tăng so với năm 2011 là 51.909 triệu tƣơng đƣơng với tăng 24,26%. Trong năm 2012 ngân hàng đề ra kế hoạch 270.500 triệu, nhƣ vậy ngân hàng đã hoàn thành đƣợc 98,28% kế hoạch đặt ra. Qua đây cho thấy sự nỗ lực và cố gắng của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn. Con số 98,28% là một thành tích nổi bật trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn, chƣa đƣợc phục hồi. Năm 2013 mặc dù tổng dƣ nợ cho vay là 313.017 triệu, tăng 47.161 triệu so với năm 2012 nhƣng tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 17,74%, giảm so với năm 2012 là 6,52%. Tổng dƣ nợ cho vay năm 2014 là Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 21
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 376.626 triệu, tăng 63.609 triệu tƣơng đƣơng 20,32% so với năm 2013. Với những cải thiện về chất lƣợng tín dụng, mở rộng thị trƣờng, đổi mới phƣơng thức hoạt động nên tốc độ tăng trƣởng cao hơn năm trƣớc là 2,58%. Qua đây cho thấy công tác chỉ đạo, điều hành của ban Giám đốc đến các phòng ban ngày càng hiệu quả, kết quả sử dụng nguồn vốn vay đều tăng qua các năm. Nguồn vốn tăng lên không nhiều nhƣng cho thấy sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng Tiên Lãng, góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Ngân hàng đã thực hiện đƣợc mục tiêu “ Dân giàu, nƣớc mạnh, Dân chủ, công bằng, văn minh”. - Xét về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, chiếm trên 90% ( năm 2012 là 247.178 triệu, chiếm 92,97%, năm 2013 là 262.661 triệu chiếm 93,50%, năm 2014 là 356.430 triệu chiếm 94,64%). Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao là do Tiên Lãng là một mảnh đất thuần nông, ngƣời dân sản xuất kinh doanh theo thời vụ, ít doanh nghiệp, không có doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn. Cho vay ngắn hạn là chủ yếu nên nguồn vốn đƣợc an toàn, vòng quay vốn nhanh nhƣng lợi nhuận đem lại cho ngân hàng thấp hơn sơ với cho vay trung và dài hạn. Cho vay trung hạn năm 2012 là 17.523 triệu chiếm 6,59%. Năm 2013 và 2014 có xu hƣớng giảm cụ thể năm 2013 là 19.345 triệu chiếm 6,18%, năm 2014 là 19.026 triệu chiếm 5,05%. Nguồn vốn này chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập hay cho việc đầu tƣ trang trại ban đầu, phục vụ làng nghề truyền thống. các khoản vay trung hạn thu đƣợc lãi cao hơn các khoản vay ngắn hạn nhƣng rủi ro cao hơn, khó thu nợ hơn. Cho vay dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ, các khoản cho vay này chủ yếu là phục vụ cho các đơn vị nhà nƣớc, nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tƣ các trang thiết bị. theo thống kê cho thấy có khoảng 97,23% các đơn vị trong huyện vay vốn từ ngân hàng làm nguồn vốn ban đầu để xây dựng. Từ năm 2012 đến năm 2014 cho vay dài hạn có xu hƣớng giảm. năm 2012 là 1.155 triệu chiếm 0,43%, năm 2013 là 1.011 triệu chiếm 0,32%, năm 2014 là 1.170 triệu chiếm 0,31%. - Xét theo cơ cấu ngành Xét về cơ cấu kinh tế, nguồn vốn của ngân hàng đầu tƣ chủ yếu vào ba nhóm ngành kinh tế chính, bao gồm nông - lâm thủy sản, công nghiệp – xây Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 22
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP dựng và dịch vụ. Theo bảng số liệu trên cho thấy mức cho vay cũng tăng qua các năm theo từng ngành nghề kinh tế. Trọng tâm kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, diện tích lúa là 15245 ha diện tích cây màu lƣơng thực là 198 ha. Toàn huyện có 280 trang trại ( trong đó có 130 trang trại nuôi gà đẻ, gà thịt) nên mức cho vay để sản xuất nông nghiệp luôn lớn, tỉ trọng cơ cấu cho vay nông – lâm thủy sản luôn chiếm lớn hơn 50% trên tổng dƣ nợ. Cụ thể năm 2012 cho vay để sản xuất nông – lâm nghiệp là 150.315 triệu, chiếm 56,54% trên tổng mức dƣ nợ. Năm 2013 mức cho vay đạt 174.257 triệu, chiếm 55,67% tổng dƣ nợ, mức cho vay này tăng so với năm trƣớc 23.942 triệu tƣơng đƣơng với 15,93%. Bà con nông dân vay đƣợc vốn làm ăn phát triển kinh tế gia đình các khoản thu nhập tăng lên rõ rệt. Nhờ có vốn vay nông dân đƣợc tập huấn kĩ thuật, kiến thức khoa học mới để áp dụng vào sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cho năng suất, chất lƣợng hiệu quả ngày càng cao. Với định hƣớng “công nghiệp hóa hiện đại hóa” trong những năm qua huyện Tiên Lãng cũng chủ động đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp với sự góp mặt của công nghiệp may mặc, da giầy, xây dựng các khu du lịch nhƣ suối khoáng, chùa Thắng Phúc, đình Cựu Đôi, đền Gắm Năm 2012 số dƣ cho vay ngành công nghiệp – xây dựng là 49.077 triệu, chiếm 18,46% trên tổng số dƣ nợ. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 4.918 triệu tƣơng đƣơng với 10,2%. Năm 2014 tăng lên 65.156 triệu cao hơn so với năm 2013 là 11.161 triệu tƣơng đƣơng 20,67%. Với những bƣớc chuyển mình trong nền kinh tế cùng với sự nỗ lực của ngân hàng hy vọng trong một ngày không xa huyện Tiên Lãng sẽ là một vùng nông thôn mới với những khu công nghiệp phát triển, cải thiện đƣợc cái đói nghèo của ngƣời dân. Bên cạnh những khu di tích cấp quốc gia nhƣ đền Gắm, đình Cựu Đôi, bến Vua cùng với những dịch vụ kinh doanh mùa lễ hội, ngân hàng Tiên Lãng là bệ phóng để phát triển ngành dịch vụ, mang lại màu sắc mới cho huyện. Cụ thể năm 2012 mức cho vay phục vụ dịch vụ chiếm 25% tổng dƣ nợ với số tiền là 66.464 triệu. năm 2013 đạt 84.765 triệu, chiếm 27,08% tổng mức dƣ nợ, tăng hơn so với năm 2012 là 27,53%. năm 2014 ngành dịch vụ tăng hơn so với năm 2013 là 20.314 triệu, tƣơng đƣơng 23,97%. Qua đây cho thấy vai trò của ngân hàng Tiên Lãng trong việc xây dựng vùng nông thôn hiện đại. - Xét theo thành phần kinh tế Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 23
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dƣ nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, đây là đối tƣợng khách hàng tiềm năng và quan trọng nhất của Agribank Tiên Lãng. Trong 3 năm liên tiếp, dƣ nợ của hộ sản xuất tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không nhiều nguyên nhân là do: diện tích canh tác bị thu hẹp, một sổ dự án nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt đang trong quá trình thí điểm và mới hình thảnh, còn đang thiếu các cơ sở vật chất cần thiết. Trong khi đó hai ngành trồng trot, chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, dễ bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Kinh tể của huyện cơ bản vẫn lả sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khả năng cạnh tranh, có khả năng chống chọi đƣợc các điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, còn khá chậm. Điều kiện thời tiết cũng đôi chút khắc nghiệt nên chăn nuôi thƣờng bị dịch bệnh, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng vật nuôi tăng nhƣng chƣa thực sự đáp ứng theo mong muốn. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Dƣ nợ đối với Doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ trọng nhỏ vì trên thực tế huyện Tiên Lãng rất ít loại hình Doanh nghiệp này và họ cũng ít sử dụng ngồn vốn của Ngân hàng. Dƣ nợ ngoài quốc doanh cũng tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế của huyện. Số lƣợng công ty TNHH cũng tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng trong một vài năm trở lại đây. Con số 36.099 triệu vào năm 2014 cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn Ngân hàng đối với sự phát triển của Doanh nghiệp. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 24
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng. 25000.0 20000.0 15000.0 Tổng doanh thu 10000.0 Tổng chi phí 5000.0 Lợi nhuận trước DPRR 0.0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trƣớc dự phòng rủi ro của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận mà Ngân hàng đạt đƣợc giảm qua các năm nguyên nhân là do tố độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí.Qua đó, ta thấy chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn vừa rồi đạt kết quả không cao. Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để có thể gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất để có thể thu đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn. 2.2.2.4. Công tác thu hồi nợ - Xét về cơ cấu nhóm nợ Bảng 3: Cơ cấu nhóm nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Tổng dƣ nợ 265.856 100% 313.017 100% 376.626 100% Nợ đủ tiêu chuẩn 263.995 99,30% 310.669 99,25% 371.918 98,75% Nợ qúa hạn 1.861 0,70% 2.348 0,75% 4.708 1,25% ( Nguồn: Phòng tín dụng -Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 25
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro và phát sinh nợ quá hạn, nó không chỉ ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến cả nền kinh tế. Nợ qúa hạn tồn tại ở Chi nhánh Agribank Tiên Lãng là do 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: Trƣớc tình hình kinh tế biến động gặp phải những khó khăn, khách hàng vay vốn kinh doanh gặp phải những rủi ro, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Chẳng hạn nhƣ các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho việc chăn nuôi nhƣng gặp phải dịch bệnh, thời tiết thay đổi thất thƣờng dẫn đến mất mùa vv Nên ngƣời dân không có nguồn thu để hoàn trả vốn cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan: Do phƣơng án cho vay của ngân hàng chƣa hợp lý, khâu quản lý còn thiếu sót, quá trình thẩm định chƣa sát sao vv 2.3. Phân tích thực trạng chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 2.3.1. Quy trình và hồ sơ cho vay hộ sản xuất. 2.3.1.1. Quy trình cho vay Bƣớc 1: Tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Agribank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bƣớc này nhân viên tín dụng thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng. Sau khi tiếp nhận khách hàng thành công, cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định. Nhập thông tin khách hàng theo đơn vị quản lý vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời báo cáo lại Trƣởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ. Bƣớc 2: Xác minh, thẩm định. Ở bƣớc này, cán bộ tín dụng thực hiện công tác xác minh và thẩm định hồ sơ của khách hàng, làm cơ sở tham mƣu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định theo các trình tự và nội dung cụ thể nhƣ sau: - Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng. - Thẩm định về năng lực hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 26
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả. - Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay. - Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân ngân hàng Sau khi thực hiện các tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên. Cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình cho vay thẩm định để thống nhất đƣa ra kết luận thẩm định của phòng nghiệp vụ đề xuất các biện pháp xử lý, đề nghị phán quyết tín dụng báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng xem xét phê duyệt. Bƣớc 3: Phê duyệt Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến trƣởng phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ tín dụng, tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan đến bổ sung vào tờ trình (phòng Kế toán, Phòng Nguồn vốn ), trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. Lãnh đạo nghe báo cáo thẩm định, xem xét hồ sơ vay vốn để quyết định hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện. - Phê duyệt đồng ý cho vay - Phê duyệt cho vay có điều kiện - Không đồng ý cho vay, yêu cầu trả lời khách hàng Bƣớc 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết. Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng (nếu có); lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; lập thủ tục giải ngân, bán bảo hiểm bảo sn tín dụng cho khách hàng. Cán bộ tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống phối hợp với các bộ phận liên quan phát hành thƣ bảo lãnh, thu phí và theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có). Thủ quỹ, kế toán tín dụng thực hiện giải ngân. Bƣớc 5: Quản lý và thu hồi nợ Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các phòng, bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo các quy định hiện hành của Agribank về quản lý và thu hồi nợ. Bƣớc 6: Tất toán Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 27
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dƣ nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh), cán bộ tín dụng tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng. Bƣớc 7: Lƣu hồ sơ Các bộ phận liên quan lƣu trữ hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Bộ phận quản lý tín dụng lƣu bộ hồ sơ tất toán tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lƣu trữ theo thứ tự lƣu quy định. 2.3.1.2. Hồ sơ cho vay Hồ sơ của khách hàng - Hồ sơ pháp lý Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số hộ khẩu (nếu có), đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân để đối chiếu với các giấy đề nghị vay vốn. Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) bản photo có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phƣờng, thị trấn. Giấy ủy quyền (nếu có) cho ngƣời đại diện ( tổ trƣởng tổ hợp tác/ thành viên khác trong gia đình) giao dịch với NHNo nơi cho vay. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình có đăng ký kinh doanh). - Hồ sơ vay vốn Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản thì phải xuất trình giấy đề nghị kiêm phƣơng án vay vốn. Hộ gia đình, cá nhân vay thong qua tổ vay vốn phải có thêm biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên. Hộ gia đình , cá nhân vay thông qua Doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của Doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tƣ tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán. Hồ sơ do Ngân hàng lập - Báo cáo thẩm định, tái thẩm định - Biên bản họp hội đồng, tƣ vấn tín dụng ( nếu có ) - Tờ trình gửi Ngân hàng cấp trên ( nếu có ) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 28
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn Hồ sơ do Khách hàng và Ngân hàng cùng lập - Hợp đồng tín dụng / Sổ vay vốn. - Giấy nhận nợ - Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan tới hợp đồng theo quy định. - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay - Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng ( trƣờng hợp nợ bị rủi ro ) - Các giấy tờ khác ( hợp đồng mua bảo hiểm tín dụng ) 2.3.2.Các hình thức cho vay 2.3.2.1. Hình thức cho vay - Cho vay trực tiếp hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn - Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Doanh nghiệp - Đối tƣợng thực hiện là các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của các Doanh nghiệp đã thực hiện giao khoán. - Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua việc ủy thác cho các tổ chức tín dụng ở nông thôn:Chi nhánh có nhu cầu vay phải lập đề án trình Tổng giám đốc phê duyêt. 2.3.2.2. Phương thức cho vay Cho vay từng lần Phƣơng thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng - Phƣơng thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay vốn ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên, kinh doanh ổn định. - Xác định hạn mức tín dụng: NHNo nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phƣơng án sản xuất kinh doanh của từng đối tƣợng, theo đó NHNo nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phƣơng án sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 29
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Thời gian của hạn mức tín dụng: Tối đa là 12 thàng tính từ ngày ký kết hạn mức tín dụng. Cho vay theo dự án đầu tƣ - NHNo cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống. - NHNo nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tƣ duy trì cho cả thời gian đầu tƣ của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. - Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. - Trƣờng hợp khách hàng đã dung nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án đƣợc duyệt trong thời gian chƣa vay đƣợc vốn Ngân hàng, thì NHNo nơi cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó. Cho vay lƣu vụ Đối tƣợng: Chỉ áp dụng cho vay hộ gia đình, cá nhân vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác Điều kiện: Ngân hàng xét cho vay lƣu vụ khi hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện: - Phải có 2 vụ liền kề - Dự án, phƣơng án đang vay có hiệu quả - Trả đủ số lãi còn nợ của hợp đồng tín dụng trƣớc Mức cho vay: Tối đa bằng mức dƣ nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trƣớc. Thời hạn lƣu vụ: Không quá thời hạn của một vụ kế tiếp. 2.3.3. Cách thức phân loại nợ Căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ đạo của NHNN theo quyết định số 493 của Thống đốc NHNN. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng phân loại nợ thành các nhóm sau: - Nhóm 1. Nợ đủ tiêu chuẩn Đây là các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Nhóm 2. Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 30
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Nhóm 3. Nợ dƣới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo kỳ hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4. Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5. Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại. 2.3.4.Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng 2.3.4.1.Doanh số cho vay hộ sản xuất Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 31
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 4. Doanh số cho vay hộ sản xuất CNAgribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng doanh số cho vay 356.658 100% 431.070 100% 486265 100% Phân theo thời gian Ngắn hạn 305.299 85,60% 362.961 84,20% 420133 86,40% Trung, dài hạn 51,359 14,40% 68.109 15,80% 66132 13,60% Phân theo ngành Nông nghiệp 222.911 62,50% 251.141 58,26% 309751 63,70% + Trồng trọt 133.497 37,43% 154.237 35,78% 185267 38,10% + Chăn nuôi 89.414 25,07% 96.905 22,48% 124484 25,60% Lâm nghiệp 3.210 0,90% 3.017 0,70% 2188 0,45% Thủy sản 44.582 12,50% 71.730 16,64% 72308 14,87% Tiểu thủ công nghiệp 17.120 4,80% 18.407 4,27% 17651 3,63% Thƣơng mại dịch vụ 34.667 9,72% 44.314 10,28% 55142 11,34% Ngành khác 34.168 9,58% 42.460 9,85% 29225 6,01% ( Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 32
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 5: Sự biến động của doanh số cho vay hộ sản tại Chhi nhánh Agribank Tiên Lãng. Đơn vị: triệu đồng, % So sánh Năm 2012-2013 Năm 2013-2014 Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Chỉ tiêu Số tiền trọng (%) Số tiền trọng (%) Tổng doanh số cho vay 74.412 20,86% 55.195 12,80% Phân theo thời gian Ngắn hạn 57.662 -1,40% 18,89% 57.172 2,20% 15,75% Trung, dài hạn 16.750 1,40% 32,61% -1.977 -2,20% -2,90% Phân theo ngành Nông nghiệp 28.230 -4,24% 12,66% 58.609 5,44% 23,34% +Trồng trọt 20.740 -1,65% 15,54% 31.030 2,32% 20,12% +Chăn nuôi 7.490 -2,59% 8,38% 27.579 3,12% 28,46% Lâm nghiệp -192 -0,20% -5,99% -829 -0,25% -27,48% Thủy sản 27.148 4,14% 60,89% 578 -1,77% 0,81% Tiểu thủ công nghiệp 1.287 -0,53% 7,52% -755 -0,64% -4,10% Thƣơng mại dịch vụ 9.647 0,56% 27,83% 10.828 1,06% 24,44% Ngành khác 8.293 0,27% 24,27% -13.236 -3,84% -31,17% Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 33
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 600 Triệu đồng 500 486.265 431.07 400 356.658 300 200 100 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 năm Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng Doanh số cho vay của Chi nhánh AgribankTiên Lãng tăng lên qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay là 356.658 triệu. Doanh số cho vay năm 2013 là 431.070 triệu tăng 74.412 triệu tƣơng đƣơng 20,86% so với năm 2012. Doanh số cho vay năm 2014 là 486.265 triệu tăng so với năm 2013 là 55.195 triệu. Mặc dù doanh số cho vay của năm 2014 tăng nhƣng tốc độ tăng vẫn chậm hơn so với năm 2013, chỉ đạt 12,8%. Qua số liệu này chúng ta có thể nhận thấy rõ nhu cầu vốn của hộ sản xuất tăng lên, nhƣ vậy đòi hỏi Ngân hàng phải có những kế hoạch rõ ràng để đáp ứng cho các hộ sản xuất. Phân theo thời gian, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn là 305.299 triệu chiếm 85,60%. Năm 2013 doanh số cho vay tăng 57.662 triệu tƣơng đƣơng 18,89% đạt 362.961 triệu, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 1,40% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 86,4%, tăng tỷ trọng Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 34
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2,2% so với năm 2013. Tỷ lệ tăng trƣởng của năm này là 15,75% và đạt 420.133 triệu. Doanh số cho vay trung , dài hạn của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng đều chiếm tỷ trọng nhỏ dƣới 20%, có sự biến động liên tục tăng lên ở năm 2013, nhƣng giảm ở năm 2014. Điều này chứng tỏ đầu tƣ cho vay hộ sản xuất với những phƣơng án sản xuất, kinh doanh ngắn là chủ yếu. Nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thấp. Các phƣớng án sản xuất kinh doanh trong dài hạn còn rất ít hoặc do các Doanh nghiệp trong nội thành đầu tƣ. Phân theo cơ cấu ngành thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành nguyên nhân là do đặc thù kinh tế huyện làm nông là chủ yếu. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm trên dƣới 60%, trong đó ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao hơn. Doanh số đầu tƣ cho lĩnh vực trồng trọt năm 2012 là 133.497 triệu, năm 2013 tăng 20.740 triệu, tuy nhiên tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 1,65%. Năm 2014, doanh số cho vay ngành trồng trọt chiếm 38,1% trong tổng doanh số cho vay, tốc độ tăng là 20,12% so với năm 2013. Tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm ngành trồng trọt, tăng chăn nuôi. Nguồn vốn đầu tƣ cho lâm nghiệp có xu hƣớng giảm liên tục, nguyên nhân là do diện tích rừng bị thu hẹp, chuyển đổi thành đất canh tác. Doanh số cho vay ngành thƣơng mại, dịch vụ và các ngành khác tăng lên, đây là điều hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế nông nghiệp do sự ảnh hƣởng của đô thị hóa. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 35
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3.4.2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất Bảng 6. Tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất Chi nhánh AgribankTiên Lãng. Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng dƣ nợ cho vay 159.952 100% 190.580 100% 236.073 100% Phân theo thời gian Ngắn hạn 133.944 83,74% 157.515 82,65% 193.981 82,17% Trung, dài hạn 26.008 16,26% 33.066 17,35% 42.092 17,83% Phân theo ngành Nông nghiệp 101.218 63,28% 117.702 61,76% 142.399 60,32% + Trồng trọt 55.775 34,87% 62.739 32,92% 72.852 30,86% + Chăn nuôi 45.442 28,41% 54.963 28,84% 69.547 29,46% Lâm nghiệp 2.079 1,30% 2.058 1,08% 2.054 0,87% Thủy sản 23.145 14,47% 26.472 13,89% 31.917 13,52% Tiểu thủ công nghiệp 5.118 3,20% 5.203 2,73% 4.155 1,76% Thƣơng mại dịch vụ 17.419 10,89% 21.974 11,53% 30.265 12,82% Ngành khác 10.973 6,86% 17.171 9,01% 25.283 10,71% ( Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 36
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 7: Sự biến động của tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng. Đơn vị: triệu đồng, % So sánh Năm 2012-2013 Năm 2013-2014 Số Tỷ Tỷ lệ Số Tỷ Tỷ lệ Chỉ tiêu tiền trọng (%) tiền trọng (%) Tổng dƣ nợ cho vay 30.628 19,15% 45.492 23,87% Phân theo thời gian Ngắn hạn 23.571 -1,09% 17,60% 36.466 -0,48% 23,15% Trung, dài hạn 7.057 1,09% 27,14% 9.026 0,48% 27,30% Phân theo ngành Nông nghiệp 16.485 -1,52% 16,29% 24.697 -1,44% 20,98% + Trồng trọt 6.964 -1,95% 12,49% 10.113 -2,06% 16,12% + Chăn nuôi 9.521 0,43% 20,95% 14.584 0,62% 26,53% Lâm nghiệp -21 -0,22% -1,02% -4 -0,21% -0,22% Thủy sản 3.327 -0,58% 14,37% 5.445 -0,37% 20,57% - Tiểu thủ công nghiệp 84 -0,47% 1,65% -1.048 -0,97% 20,14% Thƣơng mại dịch vụ 4.555 0,64% 26,15% 8.291 1,29% 37,73% Ngành khác 6.199 2,15% 56,49% 8.112 1,70% 47,24% ( Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 37
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 30.00% % 25.00% 23.87% 20.00% 19.15% 15.00% 12.76% 10.00% 5.00% 0.00% Năm 2011 2012 2013 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng. Tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Agribank Tiên Lãng giai đoạn 2012-2014 liên tục tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng và cũng thấy rõ đƣợc những đóng góp tích cực của Ngân hàng giúp dân phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu làm giàu. Tổng dƣ nợ năm 2013 tăng 30.628 triệu tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng 19,15%. Năm 2014 con số dƣ nợ cho hộ sản xuất tiếp tục tăng 45.492 triệu so với năm 2013, tốc độ tăng trƣởng này đạt 23,87%. Nhờ nguồn vốn đƣợc cấp từ Ngân hàng mà tình hình kinh tế của các hộ sản xuất đƣợc cải thiện rõ rệt về cả số lƣợng và chất lƣợng, số lƣợng hộ nghèo giảm đáng kể trong những năm qua. Ngƣời dân phấn khời tìm hiểu và đƣa ra những phƣơng án sản xuất kinh doanh khác nhau, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phƣơng và đem lại hiệu quả kinh tế.Nguồn vốn mà Ngân hàng đầu tƣ cho hộ sản xuất có sự phân hóa rõ ràng, cụ thể: Xét theo thời gian: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất trong giai đoạn 2012-2014 luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80%, tuy nhiên lại có xu hƣớng giảm tỷ trọng qua các năm, cụ thể năm 2013 giảm 1,09%, năm 2014 cho vay ngắn hạn của các hộ lại tiếp tục giảm 0,48% so với năm 2013. Tỷ trọng của Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 38
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nguồn vốn vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng có xu hƣớng tăng lên qua từng năm, tốc độ tăng đạt 27,14% vào năm 2013, 27,30% vào năm 2014.Với sự chuyển dịch cơ cấu nhƣ trên, cho thấy các hộ sản xuất đã chú trọng tới những dự án sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định. Đồng thời cũng thấy đƣợc những chuyển biến tích cực của Ngân hàng trong cân đối nguồn vốn cho vay. Xét theo cơ cấu ngành: Ngành nghề trên địa bàn huyện Tiên Lãng phong phú, đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Nguồn vốn của Ngân hàng đầu từ cho tất cả các ngành nghề, xong đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Tổng dƣ nợ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2014 luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 60%. Sở dĩ Ngân hàng đầu tƣ nhiều cho nông nghiệp là do đặc thù kinh tế, các hộ chủ yếu làm nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, tuy nhiên tỷ trọng dƣ nợ của ngành này có xu hƣớng giảm liên tục qua các năm. Năm 2013 tỷ trọng của ngành này giảm 1,95% và năm 2014 tiếp tục giảm 2,06%. Nguyên nhân tỷ trọng dƣ nợ có xu hƣớng giảm là diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp do qua trình đô thị hóa, các hộ hiến đất để mở rộng đƣờng làng ngõ xóm, các khu công nghiệp mọc lên trên các cánh đồng. Tuy nhiên lĩnh vực chăn nuôi trong huyện vẫn luôn đƣợc chú trọng đầu tƣ, tổng dƣ nợ tăng qua các năm, nắm 2013 tăng 9.521 triệu, năm 2014 tăng 14.584 triệu tƣơng đƣơng tốc độ tăng 26,53%. Nhờ nguồn vốn đƣợc cấp từ Ngân hàng, các hộ mở rộng việc chăn nuôi, không chỉ giới hạn chăn lơn thịt, gà vịt đẻ trứng mà còn chăn dê, cừu, bò giúp cho thu nhập của các hộ tăng lên, mức sống đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Nhờ đây mà các hộ tạo ra một lƣợng hàng hóa lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong huyện và các tỉnh thành lân cận. Do vị trí địa lý, huyện Tiên Lãng có rất nhiều đầm, ao, hồ thuận lợi cho việc nuôi thủy sản, diện tích đầm nuôi tôm, nuôi cá ngày càng đƣợc mở rộng.Nhờ nguồn vốn đầu tƣ của Ngân hàng, mà các hộ dân không đơn thuần làm mô hình đầm nuôi tôm, nuôi cá đơn điệu, mà kết hợp xây dựng thành công mô hình VAC. Cũng nhờ nguồn vốn của Ngân hàng, mà các hộ đƣợc tiếp cận KHKT tiên tiến, hiện đại, mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi ba ba, cua bể thu nhập hàng năm tăng đáng kể. Các đầm rƣơi cũng đƣợc xây dựng, đâu tƣ để tiện cho việc thu hoach. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành này vẫn có xu hƣớng giảm. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 39
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyên nhân là do thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản thu nhập không cao bằng những ngành khác. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp Ngân hàng chú trọng đầu tƣ nguồn vốn giúp các hộ phát triển, giữ gìn làng nghề truyền thống. Tuy nhiên do nhu cầu tiêu thụ không nhiều và thu nhập không cao dẫn đến số hộ tiếp tục sản xuất lĩnh vực này ngày càng ít. Đây cũng là nguyên nhân mà dƣ nợ của ngành này giảm đáng kể trong giai đoạn 2012-2014. Tổng dƣ nợ của ngành thƣơng mại dịch vụ và nhóm ngành khác tăng lên đáng kể qua các năm. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch kinh tế của vùng nông thôn, đồng thời thu nhập của nhóm ngày này cao hơn so với thu nhập của ngành nông nghiệp. Vì vậy trong một vài năm trở lại đây, số hộ kinh doanh tại nhà tăng lên đáng kể, đây là một điểm đóng góp tích cực cho việc xây dựng khu nông thôn hiện đại. Nói tóm lại nguồn vốn mà Agribank Tiên Lãng cung ứng cho các hộ sản xuất có vai trò hết sức quan trọng. Nhờ đây mà Huyện Tiên Lãng đã thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực. Sự chủ động nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất đã đem lại hiệu quả nguồn vốn cho Ngân hàng, giúp ích cho các hộ sản xuất. Đứng trƣớc tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, Ngân hàng cần tích cực, chủ động trong việc mở rộng thị trƣờng cho vay, xứng đáng với danh hiệu Ngân hàng đồng hành cùng nhà nông. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 40
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3.4.3. Số hộ sản xuất có dư nợ tại Agribank Tiên Lãng. Bảng 8: Bảng thống kê số lƣợng hộ sản xuất vay tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng giai đoạn 2012-2014. Đơn vị: hộ, % Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số hộ trọng Số hộ trọng Số hộ trọng Tổng số hộ dƣ nợ 8.658 100% 9.076 100% 10.250 100% Phân theo thời gian Ngắn hạn 6.926 80,00% 7.007 77,20% 7.880 76,88% Trung, dài hạn 1.732 20,00% 2.069 22,80% 2.370 23,12% Phân theo ngành 0,00% 0,00% 0,00% Nông nghiệp 7.937 91,67% 8.244 90,83% 9.032 88,12% +Trồng trọt 5.686 65,67% 5.747 63,32% 6.103 59,54% +Chăn nuôi 2.251 26,00% 2.297 25,31% 2.959 28,87% Lâm nghiệp 23 0,27% 3 0,03% 0 0,00% Thủy sản 227 2,62% 239 2,63% 245 2,39% Tiểu thủ công nghiệp 65 0,75% 52 0,57% 50 0,49% Thƣơng mại dịch vụ 222 2,56% 254 2,80% 342 3,34% Ngành khác 184 2,13% 284 3,13% 581 5,67% Bình quân dƣ nợ 1 hộ (tr/hộ) 18,47 21,00 23,03 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng ) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 41
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 9: Sự biến động số lƣợng hộ sản xuất vay vốn giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: hộ, % So sánh Năm 2012-2013 Năm 2013-2014 Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Chỉ tiêu Số hộ trọng (%) Số hộ trọng (%) Tổng số dƣ nợ 418 0,00% 4,83% 1174 0,00% 12,94% Phân theo thời gian Ngắn hạn 81 -2,79% 1,17% 873 -0,33% 12,46% Trung, dài hạn 337 2,79% 19,46% 301 0,33% 14,55% Phân theo ngành Nông nghiệp 307 -0,84% 3,87% 788 -2,72% 9,56% Trồng trọt 61 -2,35% 1,07% 356 -3,78% 6,19% Chăn nuôi 46 -0,69% 2,04% 662 3,56% 28,82% - Lâm nghiệp -20 -0,23% -86,96% -3 -0,03% 100,00% Thủy sản 12 0,01% 5,29% 6 -0,24% 2,51% Tiểu thủ công nghiệp -13 -0,18% -20,00% -2 -0,09% -3,85% Thƣơng mại dịch vụ 32 0,23% 14,41% 88 0,54% 34,65% Ngành khác 100 1,00% 54,35% 297 2,54% 104,58% Xét về quy mô số lƣợng hộ sản xuất đƣợc vay vốn của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng, số lƣợng hộ sản xuất và số tiền cấp tín dụng đều tăng qua các năm. Trƣớc tình trạng các NHTM gắp khó khăn trong vấn đề cho vay thì sự tăng trƣởng của Agribank Tiên Lãng là một điểm đáng ghi nhận. Từ năm 2012 đến năm 2014 số lƣợng hộ vay tăng lên là 1592 hộ tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng là 18.39%.Xét theo thời gian vay: Các hộ xin vay ngắn hạn là chủ yếu, vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do phƣơng án sản xuất kinh doanh của các hộ đều mang tính ngắn hạn, thời vụ. Các phƣơng án sản xuất mang tính dài hạn còn hạn chế. Nhìn về giá trị tuyệt đối, thì số lƣợng hộ sản xuất vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vay trung dài hạn nhanh hơn. Năm 2013 tốc độ tăng trƣởng hộ vay ngắn hạn tăng Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 42
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.17% trong khi đó vay trung,dài hạn tăng 19.46%. Nhƣ vậy tốc độ tăng trƣởng của số hộ vay trung dài hạn gấp 16.6 lần so với hộ vay ngắn hạn. Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng của hộ vay ngắn hạn đạt 12.46% nhƣng vẫn thấp hơn so với việc vay trung và dài hạn. Qua số liệu này nhận thấy giữa tỷ trọng vay ngắn hạn và trung dài hạn đang có sự chuyển dịch lẫn nhau, các hộ đã và đang chú trọng tới các phƣơng án sản xuất kinh doanh dài hạn, việc này giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng có tính ổn định cao. Xét theo nhóm ngành nghề. Từ năm 2012 tới năm 2014 số lƣợng hộ đầu tƣ cho nhóm ngành thƣơng mại dịch vụ và nhóm ngành khác có tốc độ tăng trƣởng nhiều nhất. Cụ thể, năm 2014 số hộ kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng là 34.65%, ngành khác tăng104.58% so với năm 2013. Số hộ nuôi thủy sản ở huyện Tiên Lãng cũng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng còn chậm. Năm 2013 tốc độ tăng trƣởng đạt 5.29% nhƣng năm 2014, tỷ lệ tăng trƣởng lại giảm xuống còn 2.51%. Nguyên nhân hộ nuôi thủy sản có tốc độ tăng trƣởng giảm là do mấy năm trở lại đây, việc nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thời tiết dẫn tới việc ngân hàng e ngại cho các dự án nuôi thủy sản của các trang trại. Hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng chậm, có xu hƣớng giảm về mặt tỷ trọng. Trong nhóm ngành nông nghiệp, thì hộ chăn nuôi có xu hƣớng tăng nhanh hơn hộ trồng trọt. Các sản phẩm hộ chăn nuôi tạo ra đƣợc ƣa chuộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ và cung cấp cho một số khu vực lân cận. Thu nhập của ngành chăn nuôi cũng cao hơn so với ngành trồng trọt. Bên cạnh đó số hộ vay vốn làm lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có xu hƣớng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do thu nhập của nhóm ngành này thấp, dự án kém khả thi, nếu Ngân hàng cho vay sẽ gặp rủi ro. Dƣ nợ bình quân của hộ gia đoạn 2012- 2014 có xu hƣớng tăng lên. Dƣ nợ bình quân năm 2012 là 18.47 trệu, năm 2013 là 21 triệu, và 23.03 triệu vào năm 2014. Tuy dƣ nợ bình quân tăng lên nhƣng vẫn thấp. Điều này chứng tỏ còn nhiều hộ gia đình chƣa đƣợc vay vốn Ngân hàng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 43
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3.5. Chất lượng cho vay hộ sản xuất. 2.3.5.1. Dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất. Từ những năm 1993 NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng bắt đầu mở rộng cho vay hộ sản xuất. Do thiếu kinh nghiệm, thiếu bài bản hƣớng dẫn, trình độ còn hạn chế nên việc cho vay những năm 90 chủ yếu chạy theo dƣ nợ để có doanh thu cao, từ đó có thu nhập cao. Việc kiêm tra, kiêm soát yêu kém, cán bộ tín dụng lại tiêu cực nên 2 năm 1998 - 1999 nợ quá hạn hộ sản xuất đến trên 30% tổng dƣ nợ, đó là chƣa kể nhiều món vay đƣợc gia hạn nợ nhiều lần không chuyến sang nợ quá hạn. Đến cuối tháng 6/2000 nợ quá hạn hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng là 11,6 tỷ đồng (chiếm 32,6% trong tổng dƣ nợ hộ sản xuất). Trong đó có nhiều món nợ khó đòi, cho vay từ các năm 1994 - 1996. Nếu chuyến nợ quá hạn đúng chế độ thì tỷ lệ nợ quá hạn còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ các hộ sản xuất ở Thanh Trì cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, do bỡ ngỡ khi mới bƣớc vào kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, hành lang pháp lý còn quá lỏng lẻo Từ những năm 2001 NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng đã tập trung cao độ vào việc phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tuy nhiên, đó là cả 1 quá trình dài và diễn biến tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất giảm qua các năm. Nhƣ vậy chất lƣợng cho vay hộ sản xuất ngày càng đƣợc nâng cao. Dƣ nợ quá hạn của hộ sản xuất của Agribank Tiên Lãng giai đoạn 2012- 2014 nhƣ sau: Bảng 10: Số dƣ nợ quá hạn của hộ sản xuất tại Agribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng số nợ quá hạn của NH 1.861 100% 2.348 100% 4.708 100% Nợ quá hạn của hộ sản xuất 1.168 62.76% 1.348 57.42% 1.807 38.38% (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tiên Lãng) Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 44
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 70.00% 62.76% 60.00% 57.42% 50.00% 40.00% 38.38% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nợ quá hạn của hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số dƣ nợ quá hạn tăng lên về số tuyệt đối nhƣng giảm về số tƣơng đối. Cụ thể năm 2012 số dƣ nợ quá hạn là 1168 triệu chiếm 62.76% trong tổng số dƣ nợ quá hạn của Ngân hàng. Năm 2013 số dƣ nợ quá hạn là 1348 triệu, tăng 180 triệu chiếm 57.42%. Nhƣ vậy tỷ trọng số dƣ nợ quá hạn năm 2013 giảm 5.34% so với năm 2012. Tốc độ tăng của nợ quá hạn của hộ sản xuất năm 2012 là 15.41% thấp hơn nợ quá hạn của toàn Ngân hàng là 26.16%. Năm 2014 nợ quá hạn là 1807 triệu tăng 459 triệu so với năm 2013, chiếm 38.38% trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Tuy tỷ trọng nợ quá hạn năm này giảm 19.04% nhƣng tốc độ tăng trƣởng tới 34.05%, tăng gấp 2.21 lần so với năm 2013. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế vì mức dƣ nợ của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 45
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nợ của Ngân hàng. Nợ qúa hạn của hộ sản xuất tăng lên là do những nguyên nhân sau: Bảng 11: Nợ quá hạn của hộ sản xuất phân theo nguyên nhân giai đoạn 2012- 2014 Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng số nợ quá hạn 1.168 100% 1.348 100% 1.807 100% Nguyên nhân Chủ quan (NH & KH ) 499,90 42,80% 502 37,24% 647,45 35,83% Khách quan 668,1 57,20% 846 62,76% 1.159,6 64,17% Thiên tai 216,31 18,52% 260,70 19,34% 387,96 21,47% Thua lỗ 263,97 22,60% 406,42 30,15% 574,99 31,82% Khác (chết, mất tích) 187,81 16,08% 178,88 13,27% 196,60 10,88% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Bảng 12: Sự biến động của nợ quá hạn hộ sản xuất phân theo nguyên nhân giai đoạn 2012- 2014. Đơn vị: triệu đồng, % So sánh Năm 2012-2013 Năm 2013-2014 Số Tỷ Tỷ Chỉ tiêu tiền trọng Tỷ lệ Số tiền trọng Tỷ lệ Tổng số nợ quá hạn 180,00 15,41% 459 34,05% Nguyên nhân Chủ quan (NH & KH) 2,09 -5,56% 0,42% 145 -1,41% 28,97% Khách quan 177,91 5,56% 26,63% 314 1,41% 37,06% Thiên tai 44,39 0,82% 20,52% 127 2,13% 48,81% Thua lỗ 142,45 7,55% 54,0% 169 1,67% 41,48% Khác (chết, mất tích) -8,93 -2,81% -4,76% 18 -2,39% 9,91% Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 46
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Qua bảng phân loại trên ta thấy nợ quá hạn của hộ sản xuất tăng lên là do 2 nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan làm dƣ nợ quá hạn tăng lên là do lỗi của bản thân Ngân hàng và một phần của khách hàng. Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan tăng về số tuyệt đối nhƣng giảm về số tƣơng đối. Cụ thể năm 2012 nợ quá hạn do chủ quan là 499.9 triệu chiếm 42.8%. Năm 2013 nợ quá hạn do nguyên nhân này tăng 2.09 triệu tƣơng đƣơng với tốc độ tăng là 0.42%, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân củ quan giảm 5.56% so với năm 2012. Ở năm 2014, nợ quá hạn do chủ quan tăng 145 triệu tƣơng đƣơng với tốc độ tăng là 28.97% so với năm 2013. Tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng năm 2014 tăng với tốc độ là 12.94% trong khi đó nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan lại tăng tới 28.97%, con số này là tình trạng lo ngại đối với Ngân hàng. Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan đã phản ánh đƣợc khả năng cho vay và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế của cán bộ tín dụng đầu tiên phải nhắc đến là trình độ. Mặc dù tất cả các cán bộ tín dụng tại Agribank Tiên Lãng đều tốt nghiệp Đại học nhƣng không đi sâu về lĩnh vực Ngân hàng, đang trong quá trình học chuyên tu, bổ sung chuyên môn. Vì vậy việc đánh giá sự khả quan các phƣơng án sản xuất kinh doanh của các hộ chƣa đƣợc chính xác cao, đánh giá và phân loại TSĐB còn lỏng, khâu thẩm định còn nhiều thiếu sót. Hơn hết cán bộ tín dụng trẻ nên thiếu kinh nghiệm xử lý các sự cố khi phát sinh. Mặt khác thể hiện sự tác động và ảnh hƣởng trực tiếp mặt trái của cơ chế thị trƣờng tại đô thị lớn tới các hộ sản xuất ngoại thành cũng nhƣ cán bộ Ngân hàng là rất nặng nề. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bao gồm những nguyên nhân nhƣ thiên tai, dịch bệnh, mất tích, làm ăn thua lỗ do những dự án sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan tăng trong giai đoạn 2012- 2014. Cụ thể năm 2012 nợ quá hạn là 668.1 triệu chiếm 57.2%, năm 2013 tăng 26.63% tƣơng đƣơng 177.91 triệu. Nợ do nguyên nhân khách quan năm 2013 Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 47
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tăng gấp 63.4 lần so với nguyên nhân chủ quan. Nợ quá hạn năm 2014 là 1159.6 triệu tức là tăng 314 triệu so với năm 2013. Nếu nhƣ nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan không đƣợc khắc phục sẽ gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng. Rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu khá nặng nề. Từ năm 2012 đến năm 2014 nợ quá hạn đã tăng với tố độ 26.88%. Nợ qua hạn do nguyên nhân chủ quan chiếm 0.77% trong tổng dƣ nợ đối với hộ sản xuất. Mặc dù con số này nhỏ và vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn. Tuy nhiên nếu kiểm soát đƣợc con số này sẽ giúp Ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng hạn chế đƣợc rủi ro,và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vay của hộ sản xuất. Trong nguyên nhân chủ quan thì tác nhân chính gây lên nợ quá hạn là do thiên tai và làm ăn thua lỗ. Nợ quá hạn do thiên tai tăng lên với tốc độ khá nhanh. Cụ thể năm 2013 tốc độ tăng là 20.52%, năm 2014 tốc độ tăng nhảy vọt là 48.81% so với năm 2013. Do các hộ sản xuất phần lớn là trồng trọt chăn nuôi nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Mà thời tiết trong vài năm trở lại đây khá khắc nghiệt, những cơn bão năm 2012 đã cƣớp đi của bà con hàng nghìn tấn tôm cá, hàng trăm ha hoa màu. Mùa đông đến muộn, độ ẩm cao làm giảm năng suất cây vụ đông. Rồi tình trạng khô hạn kéo dài làm cho trồng trọt chở lên khó khăn. Sản xuất kinh doanh bị thua lỗ cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nợ quá hạn tăng lên. Nguyên nhân của việc thua lỗ trên là do đầu tƣ vào các dự án sản xuất kinh doanh kém khả thi. Trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên liệu đầu vào mất nhiều, mà sản phẩm tạo ra tiêu thụ kém, giá thành hạ. Cụ thể nhƣ khoai tây, dƣa hấu, vải, nhãn giá thành tiêu thụ khá thấp. Chính vì lẽ đó mà một số hộ không đủ khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Dẫn đến một số hộ có ý định chạy nợ. Vụ cƣỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vƣơn năm 2012 cũng để lại khoản nợ khá lớn cho Ngân hàng. Từ khi triển khai gói bảo hiểm bảo an tín dụng vào giữa năm 2012, thì rủi ro do khách hàng tử vong đã không để lại hậu quả cho Ngân hàng. Nhƣ vậy việc cho vay hộ sản xuất gặp khá nhiều rủi ro mà Ngân hàng không lƣờng trƣớc các rủi ro xảy ra. Qua đây ta thấy Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 48
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chất lƣợng cho vay hộ sản xuất của Agribank Tiên Lãng chƣa đƣợc cải thiện, vẫn tiềm ẩn những rủi ro. - Nợ quá hạn phân theo thời gian Bảng 13: Nợ quá hạn phân theo thời gian giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng Nợ quá hạn đến 180 ngày 151,56 14,83% 195,60 17,34% 204,94 15,68% Ngắn hạn 88,607 8,67% 130,06 11,53% 120,37 9,21% Trung, dài hạn 62,96 6,16% 65,54 5,81% 84,56 6,47% Nợ quá hạn từ 181-360 ngày 111,30 10,89% 115,06 10,20% 160,11 12,25% Ngắn hạn 64,79 6,34% 81,554 7,23% 111,88 8,56% Trung, dài hạn 46,50 4,55% 33,50 2,97% 48,23 3,69% Nợ quá hạn trên 360 ngày 759,14 74,28% 817,35 72,46% 942,0 72,07% Ngắn hạn 540,02 52,84% 583,18 51,70% 667,35 51,06% Trung, dài hạn 219,12 21,44% 234,17 20,76% 274,6 21,01% Tổng cộng 1.022 100% 1.128 100% 1.307 100% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Đây là các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3,4,5. Theo số liệu phân loại nợ quá hạn theo thời gian ta thấy nợ quá hạn tăng lên qua các năm. Tới tháng 12- 2014 nợ quá hạn là 1.307 triệu tăng 285 triệu tƣơng đƣơng với 2,79% so với năm 2012. Tuy tốc độ tăng không nhiều và nhỏ hơn tốc độ tăng của dƣ nợ,nhƣng nó ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy những giải pháp Ngân hàng đề ra để kiểm soát nợ trong giai đoạn này hiệu quả không cao. Kể từ năm 2012 nợ quá hạn trên 360 ngày (nợ có khả năng mất vốn) luôn chiếm tỷ trọng cao trên 72%. Nợ quá hạn của nhóm này tăng về số tuyệt đối, giảm về mặt tỷ trọng nhƣng không đáng kể, năm 2012 chiếm 74,28%, năm 2014 giảm xuống còn 72,07%. Đây chủ yếu là do các khoản nợ cho vay theo dự án WB chƣa có nguồn xử lý. Đó là hậu quả của việc không tách bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội những năm trƣớc đây đồng thời cũng nói lên đƣợc khả năng tài chính của Agribank Tiên Lãng còn Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 49
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hạn chế, cho thấy rủi ro tín dụng lớn. Nhóm nợ quá hạn tới 180 ngày và từ 181- 360 ngày có sự biến động thất thƣờng. Nhóm nợ nghi ngờ có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dƣ nợ quá hạn của Ngân hàng. - Nợ quá hạn phân theo loại vay và ngành sản xuất Bảng 14: Nợ quá hạn phân theo thời gian và ngành sản xuất tại Agribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng số dƣ nợ quá hạn 1.168 100% 1.348 100% 1.807 100% Phân theo thời gian Ngắn hạn 789,33 67,58% 921,22 68,34% 1.208,3 66,87% Trung, dài hạn 378,67 32,42% 426,78 31,66% 598,66 33,13% Phân theo ngành Nông nghiệp 334,63 28,65% 347,51 25,78% 463,31 25,64% Trồng trọt 100,1 8,57% 111,34 8,26% 134,98 7,47% Chăn nuôi 234,53 20,08% 236,17 17,52% 328,33 18,17% Lâm nghiệp 50,69 4,34% 55,81 4,14% 69,39 3,84% Thủy sản 261,40 22,38% 329,86 24,47% 449,76 24,89% Tiểu thủ công nghiệp 88,07 7,54% 90,05 6,68% 116,01 6,42% Thƣơng mại dịch vụ 333,58 28,56% 376,5 27,93% 500 27,67% Ngành khác 99,63 8,53% 148,28 11,00% 208,53 11,54% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Xét theo thời gian, nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm trên 65%. Nợ quá hạn của cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Đây là đặc trƣng riêng của huyện ngoại thành, sản xuất không ổn định, không thể cạnh tranh với kinh tế ngoại thành. Nhƣ vậy việc sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn các hộ bị thua lỗ nên mất khả năng trả nợ của Ngân hàng. Nếu xét theo ngành của hộ sản xuất, thì nợ quá hạn của tất cả các ngành có xu hƣớng tăng lên, chiếm tỷ trọng nợ quá hạn cao vẫn là ngành thủy sản và thƣơng mại dịch vụ. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng lên là do từ cuối năm 2011 Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 50
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trở lại, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên các hộ sản xuất kinh doanh chịu ảnh hƣởng trực tiếp. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không mấy thuận lợi, các sản phẩm nông nghiệp làm ra khó tiêu thụ do cạnh tranh về giá cả và dịch vụ. Thời tiết khắc nghiệt nên việc nuôi thủy sản không đem lại năng suất cao. Nhƣ vậy việc mở rộng cho vay hộ sản xuất phải đi đôi với việc kiểm soát nợ quá hạn để trách gặp những rủi ro gây tổn thất cho Ngân hàng. Nếu tình trạng nợ quá hạn tiếp tục tăng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. - Nợ quá hạn phân theo TSĐB Bảng 15: Nợ quá hạn phân theo TSĐB tại Agribank Tiên Lãng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Tổng số nợ quá hạn 1.168 100% 1.348 100% 1.807 100% Nợ quá hạn không có TSĐB 897,49 76,84% 910,71 67,56% 1.180,7 65,34% Nợ quá hạn có TSĐB 270,51 23,16% 437,29 32,44% 626,31 34,66% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Qua số liệu của bảng trên cho thấy nợ quá hạn hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng chủ yếu là loại không có tài sản đảm bảo tiền vay, tỷ trọng nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo giảm dần nhƣng vẫn còn rất cao. Nợ quá hạn không có TSĐB chủ yếu tồn đọng của các hộ nghèo, cận nghèo thông qua các chính sách vay vốn của địa phƣơng. Nợ quá hạn có TSĐB tăng lên qua các năm cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các khoản cho vay. Giải quyết hài hòa giữa việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất và các biện pháp đảm bảo tiền vay là một việc làm phức tạp, đa dạng và cần có một chiến lƣợc cụ thể đối với từng đối tƣợng khách hàng. Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 51
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3.5.2. Vòng quay vốn tín dụng Bảng 16: Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng Đơn vị: vòng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ 196.706 240.490 250.192 Dƣ nợ bình quân 159.952 190.580 236.073 Vòng quay vốn tín dụng 1,23 1,26 1,06 (Nguồn:Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng tƣơng đối cao. Vì vậy mà Ngân hàng không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất năm 2014 tăng hơn so với năm 2013. Tuy nhiên tốc độ tăng không nhiều nên vòng quay vốn tín dụng có xu hƣớng giảm. Dƣ nợ bình quân đối với hộ sản xuất tuy tăng qua các năm nhƣng không nhiều. Dƣ nợ bình quân vẫn ở mức thấp. 2.3.5.3. Hiệu suất sử dụng vốn Bảng 17: Hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank Tiên Lãng Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dƣ nợ cho vay 159.952 190.580 236.073 Nguồn vốn huy động 168.248 283.198 380.793 Hiệu suất 95,07% 67,30% 62,00% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Tiên Lãng) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân là do dƣ nợ cho vay đối với hộ sản xuất tăng chậm qua các năm so với nguồn vốn huy động đƣợc. Bên cạnh đó, các phƣơng án sản xuất kinh doanh của hộ không khả Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 52
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thi, việc sản xuất gặp nhiều rủi ro nên Ngân hàng dần e ngại trong việc cho vay hộ sản xuất mà tìm đến đối tƣợng khách hàng mới, 2.3.5.4.Xử lý nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất Nợ xấu xảy ra, có nhiều nguyên nhân: khách quan ( thiếu hiểu biết của bên vay, vƣợt tầm kiểm soát của Ngân hàng, yếu tố bên ngoài khác ), chủ quan ( bên vay không tuân thủ các quy định quản lý nợ vay của Ngân hàng, hoặc Ngân hàng đã không giám sát chặt chẽ tính tuân thủ các bên trong suốt thời gian sử dụng vốn Vậy khi nợ xấu xảy ra Ngân hàng tiến hành xử lý nhƣ sau: - Chuyển nhóm nợ Đây là việc làm đầu tiên của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phụ trách tiến hành chuyển nhóm nợ của khách hàng, thông báo cho khách hàng về nợ quá hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ, thông báo tình trạng nợ của khách hàng với địa phƣơng, kênh thông tin khách hàng tại Ngân hàng. Đồng thời khi chuyển nhóm nợ, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn để có phƣơng án xử lý thích hợp nhằm hạn chế tổn thất cho cả hai bên. - Cơ cấu lại nợ Ngân hàng sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ cho khách hàng trong trƣờng hợp nợ xấu là khách quan ( đối với hộ sản xuất có thể là do thiên tai, dịch bệnh ) và quan trọng trong tƣơng lai bên vay có đủ khả năng trả nợ: Ví dụ trong 3 tháng nữa, sản phẩm sẽ đƣợc thu hoạch và tiền đƣợc thanh toán một lần. Khách hàng cho Ngân hàng thấy đƣợc điều này thì việc xử lý nợ xấu sẽ thực hiện giãn nợ cho khách hàng thêm thời giân là 3 tháng. Tuy nhiên sau 3 tháng mà khách hàng vẫn không hoàn trả nợ cho Ngân hàng thì buộc Ngân hàng phải có biện pháp để thu hồi nợ. - Thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB Cách làm tốt nhất là phía Ngân hàng sẽ thuyết phục bên vay tự nguyện bán tài sản để trả nợ vì biện pháp này ít tốn kém nhất, rút ngắn thời gian xử lý và giảm bớt số tiền lãi phải trả đồng thời cũng giảm đƣợc thiệt hại cho cả hai bên. Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện trong trƣờng hợp bên vay sẽ không tự nguyện bán tài sản, Biện pháp này rất mất thời gian vì phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, mà việc khởi kiện không nhanh thì chất lƣợng TSĐB có nguy cơ giảm và nợ xấu lại có nguy cơ tăng cao. - Sử dụng quỹ dự phòng Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 53
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dùng quỹ dự phòng để xử lý: Thực hiện đúng quy định hoạt động của luật tổ chức tín dụng là việc sử dụng quỹ dự phòng trƣớc đó đã trích lập để bù đắp các khoản nợ không thu hồi đƣợc. 2.4. Đánh giá 2.4.1. Những mặt đạt được - Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trƣờng vốn và lãi suất biến động liên tục song kết quả hoạt động và kinh doanh của ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển và ổn định. - Nguồn vốn huy động có mức tăng trƣởng cao, tăng qua các năm. - Hoạt động tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng và nâng cao. - Hình ảnh Agribank luôn chiếm đƣợc lòng tin của nhân dân - Trong suốt những năm qua tập thể Agribank luôn đoàn kết nhất trí, cũng nhau phát triển, không có cán bộ nào vi phạm kỉ luật, Agribank luôn giữ vững đơn vị trong sạch, 7 năm liên tiếp, ngân hàng luôn đứng thứ 2 toàn thành phố. 2.4.2. Những mặt tồn tại - Dƣ nợ trung bình đối với hộ sản xuất còn thấp so với dƣ nợ của nhóm khách hàng khác. - Nguồn vốn cho vay chƣa đáp ứng kịp nhu cầu vay của khách hàng cụ thể là hộ sản xuất. - Việc đầu tƣ cho hộ sản xuất vay ngắn hạn là chủ yếu, việc đầu tƣ cho vay trung dài hạn còn thấp so với dƣ nợ ngắn hạn. - Đối tƣợng khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất trong huyện. - Danh mục TSĐB bị hạn chế, chủ yếu của TSĐB vẫn là quyền sử dụng đất. - Đội ngũ cán bộ tín dụng khá trẻ nên thiếu kinh nghiêm thực tế, chƣa đảm bảo về mặt chuyên môn. - Dƣ nợ quá hạn hộ sản xuất tăng qua các năm. 2.4.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại Những hạn chế tồn tại tại NHNo & PTNT huyện Tiên Lãng bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Tiên Lãng là huyện nằm ở ngoại thành nên có tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất canh tác của ngƣời nông dân luôn bị thu hẹp do xây dựng các khu công Sinh viên: Hoàng Thị Quỳnh Hoa Lớp : QT1501T 54