Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thủy Nguyên

pdf 90 trang huongle 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_tin_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Thủy Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Vũ Thị Lành HẢI PHÒNG - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Huyền Giảng viên hƣớng dẫn : ThS.Vũ Thị Lành HẢI PHÒNG - 2013
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 3 1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM). 3 1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thƣơng mại: 3 1.2. Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. 4 1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Thƣơng mại. 7 2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 10 2.1. Khái niệm tín dụng: 10 2.2. Đặc điểm của tín dụng: 11 2.3. Các hình thức tín dụng : 12 2.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng. 14 2.5. Rủi ro tín dụng 15 2.6. Quy trình tín dụng 17 3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . 22 3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng: 22 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 23 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại. 29 CHƢƠNG II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN 33 1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN. 33
  4. 1.1. Giới thiệu về NHNO&PTNT Việt Nam. 33 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thủy Nguyên. 34 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THỦY NGUYÊN. 40 2.1.Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh. 40 2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 41 3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thủy Nguyên. 52 3.1.Quy mô tín dụng 52 4. Tình hình thu nợ. 62 4.1.Tỷ lệ thu lãi. 62 4.2. Tình hình nợ xấu : 63 4.3. Vòng quay vốn tín dụng: 65 4.4.Tình hình thu nợ ngoại bảng (Nợ đã đƣợc xử lý rủi ro). 66 4.5. Một số chỉ tiêu định tính. 66 5.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thủy Nguyên. 69 5.1.Những kết quả đạt đƣợc 69 5.2.Những tồn tại và nguyên nhân 70 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN 72 1. PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013-2016. 72
  5. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN 73 2.1. Đa dạng hóa đối tƣợng cho vay: 73 2.2. Đẩy mạnh tín dụng trung, dài hạn kết hợp với sự kiểm soát chặt chẽ nghiệp vụ cho vay. 75 2.3.Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng. 76 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 77 3.1. Đối với NHNo Thành phố & NHNNoTrung Ƣơng 77 3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc (NHNN). 79 3.3. Đối với Nhà Nƣớc . 80 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 85
  6. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế và hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất không những đối với Ngân hàng, mà còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân, hộ gia đình. Trong giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế toàn cầu,bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc,nền kinh tế Việt nam đã và đang chịu rất nhiều sức ép từ những khó khăn ,khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới mang lại. Trong hoàn cảnh đó nếu các doanh nghiệp không đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất thì khó mà tồn tại lâu dài.Các cá nhân, hộ gia đình,các tổ chức thiếu vốn nếu không vay vốn tạo điều kiện phục vụ các nhu cầu cần thiết cho công việc,cuộc sống của mình thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Hệ thống Ngân hàng Việt nam đã và đang chịu ảnh hƣởng rất lớn từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới đem lại.Trong hoạt động ngân hàng cho vay là hoạt động đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng,cùng với nhiều vai trò khác thì hoạt động cho vay là một trong những hoạt động có tính chiến lƣợc của Ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay,có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển,tạo nên sự cạnh tranh rất lớn.Hoạt động cho vay của Ngân hàng tuy đã đạt đƣợc những thành tựu,nhƣng còn gặp nhiều khó khăn,thử thách.Do đó để tồn tại, phát triển cạnh tranh trong nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay,nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động cho vay là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các ngân hàng cần phải quan tâm. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng đang là một vấn đề đƣợc chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên quan tâm, giải quyết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã đƣợc học tập ở trƣờng và sau một thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 1
  7. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên. Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên. Đề tài này đƣợc tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Cụ thể là chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, ngƣời viết sẽ xem xét các tác động của những biến động trên đã ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣ thế nào. Từ đó đƣa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà chi nhánh có thể áp dụng vào thực tiễn. Là một sinh viên mới đƣợc trang bị kiến thức căn bản, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo PTNT huyện Thủy Nguyên để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 2
  8. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp CHƢƠNG I: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.  1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM). 1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thƣơng mại: Ngân hàng thƣơng mại đã hình thành,tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao là kinh tế thị trƣờng,thì ngân hàng thƣơng mại cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu đƣợc. Ðiều 20 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10): Ngân hàng thƣơng mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi,tiền tiết kiệm cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên Đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhƣ vậy ngân hàng thƣơng mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ đƣợc huy động,tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cho vay phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) - Điều 4, khoản 1, khoản 3 và khoản 12 đã xác định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán” và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì “ ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 3
  9. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”(1) 1.2. Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.2.1. Chức năng của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Hiện nay, ngân hàng thƣơng mại có rất nhiều chức năng, tuy nhiên có ba chức năng cơ bản nhƣ sau:  Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn.Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay,vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay.  Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi,mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán dù ở gần hay xa (1)Mục 2, điều 98 - Luật các Tổ chức tín dụng. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 4
  10. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp mà họ có thể sử dụng một phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian,đảm bảo thanh toán an toàn,tiện lợi. Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lƣu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó: sec,giấy chuyển ngân,thẻ thanh toán đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lƣu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hóa.Ở các nƣớc phát triển phần lớn thanh toán đƣợc thực hiện qua séc và đƣợc thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.  Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay,số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán,chi trả của xã hội. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 5
  11. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 1.2.2. Vai trò của Ngân hàng Thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, vai trò ngân hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện nhƣ sau: a. NHTM là công cụ để nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình thông qua các hoạt động tín dụng và thanh toán dƣới sự tác động của NHTW từ đó các NHTM góp phần làm mở rộng hay thu hẹp quy mô và khối lƣợng tiền tệ trong lƣu thông. Thông qua việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng nhƣ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cƣ, các NHTM tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, thu hút vốn nƣớc ngoài để phát triển kinh tế. Đồng thời cũng không ngừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nƣớc. b. NHTM là trung gian dẫn vốn. Vốn đƣợc tạo ra từ quá trình tiết kiệm và tích luỹ của mỗi cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, Nhà nƣớc. Vì vậy phải có mức độ chi tiêu hợp lý bên cạnh đó phải đẩy mạnh tăng thu nhập quốc dân. Để thực hiện đƣợc việc đó cần mở rộng quy mô kinh tế cả về chiều sâu và chiều rộng. Đẩy mạnh phát triển các ngành trong nền kinh tế vì thế vốn rất cần thiết. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra lƣợng vốn lớn, điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. NHTM là trung gian tài chính, là cầu nối để đƣa vốn từ những ngƣời thừa đến những ngƣời thiếu. Nếu không có hoạt động của hệ thống các NHTM thì những ngƣời thiếu vốn và ngƣời thừa vốn sẽ không gặp đƣợc nhau. Nhờ hoạt động của hệ thống Ngân hàng mà quy mô của các doanh nghiệp đƣợc mở rộng hơn, trang thiết bị máy móc đƣợc cải tiến góp phần tăng năng suất lao động, ổn định nền kinh tế. c. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trƣờng. Ngày nay, khi thị trƣờng đang biến động phức tạp hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động không nhỏ của quy luật khách quan đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc thoả mãn Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 6
  12. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp nhu cầu thị trƣờng cần phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định. Để đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng thì các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, chất lƣợng lao động, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ, cơ chế quản lý cũng cần đƣợc hoàn thiện Để thực hiện đƣợc việc này đòi hỏi một lƣợng vốn không nhỏ mà doanh nghiệp phải đầu tƣ. Vai trò là cầu nối của Ngân hàng lúc này là rất quan trọng, hoạt động tín dụng giúp doanh nghiệp giải quyết đƣợc những khó khăn và góp phần ổn định quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trƣờng. d. NHTM là cầu nối giữa nền tài chính Quốc gia với nền tài chính Quốc tế. Với nền kinh tế thị trƣờng nhƣ ngày nay thì việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế thế giới luôn phát triển ổn định thì nền kinh tế của mỗi quốc gia phải ổn định. Các NHTM với đặc thù kinh doanh của mình nhƣ nhận tiền gửi, cho vay làm gia tăng việc thanh toán không dùng tiền mặt, giúp điều tiết nền kinh tế trong nƣớc phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thế giới. 1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Thƣơng mại. 1.3.1. Hoạt động huy động vốn: Đây là nghiệp vụ cơ bản của NHTM.Nó có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định quy mô cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động khác của NHTM. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội.Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Ngân hàng có thể huy động vốn từ các nguồn sau: - Nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế: Hoạt động nguyên thuỷ của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và đây cũng là nguồn đầu vào chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại. Các loại tiền gửi mà ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 7
  13. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp - Phát hành các giấy tờ có giá: Các ngân hàng thƣơng mại sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn nhằm đảm bảo khả năng đầu tƣ các khoản vốn dài hạn của ngân hàng vào nền kinh tế. Thông qua một số hình thức nhƣ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, - Nguồn vốn đi vay: Trong quá trình kinh doanh, đôi khi ngân hàng thƣơng mại có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả hay nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng thƣơng mại tiến hành tạo vốn cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng tiền tệ và vay NHTW dƣới các hình thức tái chiết khấu hay vay có bảo đảm. - Ngân hàng thương mại còn có thể tận dụng các nguồn vốn khác thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, nguồn vốn phát sinh trong quá trình thanh toán giữa các ngân hàng, các khoản nợ nhƣ thuế chƣa nộp hay lƣơng chƣa trả Tuy nhiên nguồn vốn này thƣờng không ổn định và không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện sử dụng. 1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.Ðây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có của ngân hàng.  Hoạt động tín dụng: Đây là nghiệp vụ có khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản Có của Ngân hàng thƣơng mại. Để quản lý các khoản cho vay, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng phân loại chúng theo các tiêu thức khác nhau. - Căn cứ vào thời hạn cho vay thì tín dụng chia thành: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 8
  14. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp + Cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay < 12 tháng): đây là khoản vay truyền thống nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân. + Cho vay trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, đƣợc cấp để đầu tƣ mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới trang thiết bị, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. + Cho vay dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tối đa 20 – 30 năm, đƣợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. - Căn cứ mức độ đảm bảo trong hoạt động vay: + Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên các cơ sở các bảo đảm: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của ngƣời thứ ba. + Tín dụng không có đảm bảo: việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần tài sản đảm bảo. - Căn cứ xuất xứ tín dụng: + Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng trực tiếp cấp tiền và thu nợ khách hàng. + Tín dụng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng thông qua một trung gian tài chính nhƣ ngân hàng thƣơng mại hoặc tổ chức tín dụng (TCTD) khác. - Căn cứ mục đích sử dụng vốn: tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng. - Căn cứ phương thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng,  Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng; - Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán cho khách hàng nhƣ séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, lệnh chi, lệnh thu, lệnh chuyển tiền; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế; Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 9
  15. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp - Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ có thu phí; - Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu phát tiền mặt, kiểm đếm tiền, vận chuyển tiền; - Tham gia thanh toán bù trừ trong nƣớc và quốc tế khi đƣợc phép thanh toán của Ngân hàng Nhà nƣớc. 1.3.3. Hoạt động khác: Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn thì Ngân hàng thƣơng mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này đƣợc coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần. Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn,mở rộng các nghiệp vụ đầu tƣ, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí. Những hoạt động này có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thƣơng mại.Các hoạt động này bao gồm: - Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán ) - Nhận bảo quản các tài sản quý giá,các giấy tờ chứng thƣ quan trọng của công chúng - Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng - Kinh doanh mua bán ngoại tệ,vàng bạc đá quý - Tƣ vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu 2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 2.1. Khái niệm tín dụng: Ta có thể hiểu, tín dụng NHTM nhƣ sau: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 10
  16. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”(2) 2.2. Đặc điểm của tín dụng:  Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn.  Tín dụng là sự chuyển nhƣợng một tài sản có thời hạn. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.  Tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không đƣợc coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả chi ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay, khoản lãi phải luôn là một số dƣơng nhƣ thế mới bù đắp đƣợc chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trƣờng hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng nhƣ sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trƣờng kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.  Tín dụng phải trên cơ sở can kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ nhƣ: Hợp đồng tín dụng, khế ƣớc vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo (2) Giáo trình “Ngân hàng thƣơng mại”- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến-NXB Thống kê 2009. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 11
  17. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp lãnh trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. 2.3. Các hình thức tín dụng : a. Tín dụng ngắn hạn: 1.Phương thức cho vay từng lần: + Là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + Thƣờng áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên với các hình thức chủ yếu là: cho vay vốn lƣu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, cho vay tiêu dùng trong dân cƣ. 2.Phương thức cho vay theo hạn mức: + Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. + Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn duy trì hạn mức cho vay trong h , nhƣng tối đa là 12 tháng. 3.Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: + Là việc ngân hàng chấp nhận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt đại lý của ngân hàng. + Ngân hàng sẽ có quy định và hƣớng dẫn cụ thể việc phát hành thẻ tín dụng, quy định sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán nợ và lãi khi thẻ tín dụng đến hạn, xử lý vi phạm về sử dụng thẻ tín dụng, về thanh toán nợ và lãi không đúng hạn đối với khách hàng. 4. Phương thức cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 12
  18. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp + Là việc ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tƣ cho dự án. + Hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và mức phí cho hạn mức tín dụng dự phòng đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào đó, Ngân hàng thông báo với khách hàng hạn mức tín dụng dự phòng đƣợc mở. Mỗi lần rút tiền vay trong hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ cần thiết gửi Ngân hàng. 5. Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 6. Cho vay theo các phương thức khác: Bao gồm các hình thức cho vay khác nhƣ: cho vay ủy thác, cho vay trả góp b. Tín dụng trung – dài hạn: Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời (có hoàn trả) về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng. Mối quan hệ tín dụng này lại đƣợc thể hiện dƣới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn của các ngân hàng trong những năm gần đây triển khai theo các hình thức sau: 1. Cho vay theo dự án đầu tư : Đây là hình thức tín dụng dài hạn chủ yếu của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống. 2. Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng trong đó một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 13
  19. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 3. Cho vay trả góp: Là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tƣ. Việc nhập thiết bị máy móc, thiết bị với thời hạn ít nhất là một năm trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ với nhà xuất khẩu. Hình thức này đƣợc áp dụng khi chủ đầu tƣ không đủ khả năng trả nợ ngay một lần. Họ ký hợp đồng với bên xuất khẩu xin trả nợ dần theo giá trị của thiết bị hàng năm dƣới sự bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức này rất có lợi cho chủ đầu tƣ vì họ không bỏ ra một khoản tiền lớn để mua máy móc thiết bị mà khoản tiền này sẽ đƣợc trả dần theo một chuỗi niên kim khi các máy móc này sinh lời. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tƣ không thực hiên đƣợc nghĩa vụ trả nợ cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay cho chủ đầu tƣ, lúc này ngân hàng trở thành chủ nợ chính của nhà đầu tƣ. 4. Cho thuê tài chính : Là hoạt động tín dụng trung – dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê các bên không đƣợc đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng. 2.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của Ngân hàng và là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng bởi vì chỉ có lãi trong cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của Ngân hàng nhƣ chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ Thực tế trong quá trình phát triển của ngân hàng cho thấy lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng. Cho vay có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM nói riêng, khách hàng và nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền,đã chuyển nguồn vốn từ tay ngƣời chƣa có nhu cầu sang ngƣời có nhu cầu sử dụng.Thông qua Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 14
  20. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp hoạt động cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lƣợng vốn lớn cho nền kinh tế để biến tiết kiệm thành đầu tƣ.Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế. Đối với khách hàng Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lƣợng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vón tự có( vốn chủ sở hữu) và tín dụng thƣơng mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thƣờng xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. Đối với ngân hàng Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng.Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM. 2.5. Rủi ro tín dụng 2.5.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng là ngôn từ thƣờng đƣợc sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trƣờng tài chính. Đó là khả năng không chi trả đƣợc nợ của ngƣời đi vay đối với ngƣời cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là ngƣời cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. 2.5.2.Đánh giá rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro tín dụng là công việc thuộc về các chuyên viên phân tích, chuyên viên kế toán và chuyên viên kiểm toán. Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng nhƣ hoạt động của ngƣời vay vốn. Các yếu tố khách quan Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 15
  21. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Các yếu tố khách quan thƣờng là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp và ngƣợc lại. Các yếu tố này bao gồm: - Môi trƣờng kinh tế: thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ - Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngƣợc lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp. - Môi trƣờng pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh là những điều khoản cần đƣợc quan tâm khi đánh giá một dự án. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan có thể đƣợc hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này đƣợc phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp. - Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quí và hàng năm của doanh nghiệp. - Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chƣa đƣợc thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã đƣợc thanh toán nhƣng thƣờng quá hạn phải chi trả thì tín tin cậy của doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp: đƣợc căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, ngƣời bảo lãnh Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngƣợc lại. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 16
  22. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp - Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhƣng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao. 2.5.3. Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thƣơng mại Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào. 2.6. Quy trình tín dụng 2.6.1. Chính sách tín dụng - Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị của NHNo & PTNT Việt Nam đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam. - Mục đích của chính sách tín dụng: + Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. + Chính sách tín dụng đƣợc đƣa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 17
  23. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của NHNo & PTNT Việt Nam. 2.6.2. Quy trình tín dụng Bước 1: Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.  Hồ sơ vay vốn gồm những giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn. - Hồ sơ pháp lý về khách hàng. - Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. - Các báo cáo tài chính nhƣ: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các kỳ và các năm (2 năm) gần nhất so với ngày đề nghị vay. - Hồ sơ về dự án vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh: trong phƣơng án sản xuất kinh doanh phải tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế và xác định đƣợc nguồn trả nợ, trƣờng hợp cấp thiết phải có sự chấp nhận của cơ quan chủ quản cấp trên. - Các tài liệu chứng minh hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay. Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và khả năng trả nợ. Ngân hàng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ. - Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. - Ngân hàng tiến hành kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi tới, đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 18
  24. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Trong thời gian theo quy định của quy chế cho vay, kể từ khi ngân hàng nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thông báo việc cho vay, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trƣờng hợp nếu không cho vay thì NH phải nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trƣờng hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay ký hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay. Bước 3: Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng. - Mức cho vay: là mức vốn vay ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phƣơng pháp cho vay từng lần hoặc là mức dƣ nợ tối đa đối với phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Hiện nay, Nghị định đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng số 178/1999/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ quy định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. Theo sổ tay tín dụng của NHNO&PTNT mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp. - Thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tƣơng vay và khả năng trả nợ của khách hàng. + Các dự án trong quyền phán quyết: trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung – dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng. + Các dự án phƣơng án vƣợt quyền phán quyết: trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá15 ngày làm việc đối Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 19
  25. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp với cho vay trung – dài hạn kể từ khi Ngân hàng nơi cho vay nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng, Ngân hàng nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NH cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung – dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, Ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận . + Lãi suất vay: Là mức lãi cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN&PTNT Việt Nam. Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay. Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay 1 tài khoản cho vay để hạch toán cho vay và thu nợ (nếu khách hàng chƣa có tài khoản tiền vay). Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh và đầu tƣ xây dựng cơ bản của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế), ngân hàng phát tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển, trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn, khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép. Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bƣớc công việc sau khi cho vay nhằm hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đẩy đủ, đúng hạn các cam kết. Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát các khoản vay đƣợc tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 20
  26. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Việc thu nợ đƣợc tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trƣớc hạn và phải chủ động trả nợ khi đến hạn. Khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn, ngân hàng sẽ xử lý theo những trƣờng hợp sau: + Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn nợ, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ. Theo quy định trong quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thời hạn đƣợc gia hạn nợ tối đa bằng một kỳ hạn nợ. Nhƣng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn nợ tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa nửa thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. + Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nêu trên và khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhƣợng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi vốn trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. + Nếu ba trƣờng hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết đƣợc, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Việc tính lãi, thu lãi đƣợc tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Trƣờng hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi đƣợc thực hiện hàng tháng vào ngày cuối tháng. Nếu khách hàng vay chƣa trả đƣợc lãi khi đến hạn và có đề nghị gia hạn lại thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần vào kỳ sau, không nhập lãi vào nợ gốc. Trong trƣờng hợp khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì tổng giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm hoặc Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 21
  27. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi của khách hàng tùy theo khả năng tài chính của ngân hàng cho vay. Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng. - Tất toán tài khoản. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. - Lƣu hồ sơ. 3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . 3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng: Tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Tín dụng ngân hàng không chỉ tác động tới nền kinh tế mà còn tác động tới các doanh nghiệp mà còn hơn cả là tới ngân hàng. Thông qua việc xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay sẽ giúp cho ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp thông qua nhằm phục những tồn tại thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay. Xét trên quan điểm của ngân hàng thì hoạt động tín dụng đƣợc xem xét là có hiệu quả khi nó đảm bảo đƣợc ba yếu tố: - Khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. - Khả năng thanh khoản. - Khả năng sinh lời cho ngân hàng. Điều này có nghĩa là các ngân hàng khi tiến hành cho vay thì khoản cho vay đó phải đem lại thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo trang trải đƣợc chi phí trả lãi cho vốn huy động hoặc đi vay, các chi phí cho hoạt động tín dụng và rủi ro của ngân hàng. Song không phải các ngân hàng cứ cho vay nhiều, mang lại nhiều lợi nhuận là có hiệu quả cao bởi vì nếu cho vay ra mà không thu hồi đƣợc vốn cho vay hoặc cho vay không cân xứng với nguồn vốn huy động đƣợc thì sớm hay muộn ngân hàng cũng dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, đổ bể. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 22
  28. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Chính vì vậy, yếu tố hiệu quả trong hoạt động tín dụng là yếu tố quan trọng và cần thiết đầu tiên đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển kinh tế trong cả hiện tại và tƣơng lai. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết với thực trạng nền kinh tế nƣớc ta hiện nay. Nhu cầu vốn cho sự ngiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là rất lớn trong khi việc sử dụng vốn còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn không cao, còn thất thoát và lãng phí lớn. 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 3.2.1. Các chỉ tiêu định lƣợng: Hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Để có nhìn nhận đúng nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ta sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh nhƣ sau: a. Xét trên góc độ ngân hàng: Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, ngƣời ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các chỉ tiêu định lƣợng này là các chỉ tiêu chung cho toàn bộ các khoản tín dụng tại ngân hàng, tức là đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. 1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%). Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) = 100% Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 23
  29. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%). Doanh số cho vay: là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chƣa có sự đánh giá cụ thể về chất lƣợng và phần ròng của khoản vay trong một thời kỳ nhất định. Nhƣng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng. Quy mô đầu tƣ và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ. Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV (%) = x 100% Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ, nhƣng bao gồm toàn bộ dƣ nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dƣ nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. 3. Tỷ lệ thu lãi (%). Tỷ lệ thu lãi (%) = x 100% Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng nhƣ tình hình tài chính của NH càng tốt, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hƣởng Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 24
  30. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp đến khả năng thu hồi nợ trong tƣơng lai. (Thông thƣờng tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt). 4. Tỷ lệ Doanh số cho vay/Vốn huy động ( % ). Tỷ lệ doanh số cho vay / Vốn huy động = 100% Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu vốn dùng vào việc cho vay trên 100 đơn vị vốn huy động đƣợc. Tỷ lệ này càng gần đến 100% cho thấy việc huy động vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Nếu tỷ lệ này >100% thì việc huy động vốn của NH không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay. NH phải sử dụng các nguồn khác với lãi suất cao hơn và điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. 5. Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ). Tỷ lệ Dƣ nợ / Vốn huy động = 100% Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, cho biết hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chƣa. Đồng thời cũng phản ánh tính thanh khoản của NH (khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng gửi tiết kiệm) và cũng đồng thời phản ánh khả năng sinh lợi từ tài sản huy động của NH. Tỷ lệ này càng thấp thì tính thanh khoản của NH càng cao. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp thì hoạt động cho vay của NH chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả và ngƣợc lại. 6. Tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = x 100% Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, ngƣời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Chính vì vậy chỉ tiêu Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 25
  31. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp này cho thấy thực chất chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại. 7. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng). Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = Trong đó: Dư nợ bình quân trong kì = Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng an toàn. 8. Số khách hàng được vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số lƣợng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. b. Xét trên góc độ khách hàng: Khách hàng là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng vốn tín dụng. Đối với khách hàng thì 1 khoản tín dụng tốt đƣợc biểu hiện ở 1 số chỉ tiêu sau: - Doanh thu tăng từ dự án sử dụng vốn tín dụng; - Lợi nhuận tăng từ dự án; - Lao động tăng từ dự án. Có thể nói, một khoản tín dụng tốt đối với ngân hàng cũng chính là tín dụng tốt đối với doanh nghiệp. Từ nguồn vốn vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Vì thế, từ mục tiêu của doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi tiếp tục đầu tƣ vào dự án mới, lại xuất hiện nhu cầu tín dụng mới. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 26
  32. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nhƣ vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, ta không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể mà phải xem xét một hệ thống các chỉ tiêu ở trên để phân tích cả hai mặt định lƣợng và định tính, cả về lợi nhuận thuần túy và lợi ích xã hội, cả trên quan điểm của khách hàng và quan điểm của ngân hàng. Có nhƣ vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng mới thực sự khách quan, chính xác phản ánh đúng thực trạng để từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách hiệu quả. 3.2.2. Các chỉ tiêu định tính: Ngoài các chỉ tiêu định lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu định tính – những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lƣợng và độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng. a. Xét trên góc độ ngân hàng:  Thủ tục và quy chế cho vay vốn: Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho khách hàng. Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản không gây phiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhƣng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốn tín dụng. Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khả năng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo nhằm đƣa ra đƣợc quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro.  Xét duyệt cho vay: Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn đƣợc vay vốn phù hợp với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lƣợng tín dụng trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 27
  33. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn xin vay vốn. Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc. Với những khách hàng quen thuộc thì công tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí hơn, thời gian xét duyệt cho vay ngắn hơn. Với một khách hàng mới thì chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn, việc tiếp xúc giữa khách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn. Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi, có chuyên môn tốt để đƣa ra những quyết định chính xác trong khoản vay đó thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.  Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng các món vay. Với nâng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiêm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, rủi ro thấp.  Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng. Một cơ sở tốt có ảnh hƣởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo đƣợc hứng khởi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận đƣợc những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hƣớng phát triển đối với sản phẩm của dự án, giá cả, cạnh tranh ), thông tin về thị trƣờng một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Độ tin cậy của Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 28
  34. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp các thông tin này là yếu tố trƣớc tiên để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hƣởng rất lớn đến độ an toàn của món vay. b. Xét trên góc độ khách hàng: - Dự án sử dụng vốn của ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý, kinh nghiệm, kỹ thuật để có thể thực hiện đƣợc. - Vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả ngân hàng nợ gốc và lãi, trang trải các chi phí khác và vẫn mang lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập. 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại. 3.3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng.  Chính sách tín dụng: Với chính sách tín dụng do ngân hàng Nhà nƣớc ban hành và các ngân hàng thƣơng mại dựa vào đó để đề ra các chính sách phù hợp với ngân hàng của mình. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng là văn bản thể hiện chiến lƣợc và đƣờng lối của ngân hàng thƣơng mại trong việc thực thi các giao dịch cho vay đơn lẻ cũng nhƣ chiến lƣợc cho vay từng thời kỳ. Trong đó có quy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn để quy định trình tự các bƣớc tiến hành trong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo các khoản vay để tạo ra các khoản vay chất lƣợng tốt.  Chất lượng nhân sự: Con ngƣời luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển thì đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao hơn. Để thực hiện tốt hoạt động tín dụng thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định dự án. Nhƣng nếu trình độ hạn chế do không đƣợc đào tạo chính quy, chuyên sâu hoặc thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá đƣợc tính khả thi của dự án, không phân tích chính xác báo cáo tài chính, khả năng quản lý của khách hàng nên thƣờng không có quyết định chính xác về việc cho vay dự án. Bên cạnh đó, đặc biệt cán bộ ngân hàng cần phải có lƣơng tâm và đạo đức nghề nghiệp. Một công việc có liên quan đến tiền bạc, phải là ngƣời có lòng trung thực, có lƣơng tâm và đạo đức tốt, ý Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 29
  35. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp chí cao thì cán bộ tín dụng mới tránh khỏi những cán dỗ của đồng tiền. Trên thực tế đã có không ít những món vay không đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhƣng vẫn đƣợc cán bộ tín dụng cho phép, tất nhiên sau đó họ sẽ chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nhƣng tổn thất họ gây ra cho ngân hàng và nền kinh tế vẫn không tránh khỏi.  Công tác thẩm định dự án: Thẩm định dự án đầu tƣ là việc xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hƣởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ và cho phép đầu tƣ. Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp cho ngân hàng rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án, bao gồm hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ ngân hàng từ đó ngân hàng có thể ra quyết định cho vay hoặc từ chối. Cũng từ quá trình thẩm định, ngân hàng có thể tham gia tƣ vấn, góp ý cho chủ đầu tƣ đồng thời căn cứ vào đó để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay cũng nhƣ hình thức trả gốc và lãi tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động có hiệu quả. Nếu việc thẩm định không thực hiện đúng với trình tự, nội dung không đầy đủ, chính xác thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên nếu việc thẩm định diễn ra quá thận trọng, tốn thời gian, quá trình cho vay có nhiều thủ tục rƣờm rà thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ, làm giảm tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ giảm sút.  Công tác tổ chức của ngân hàng: Công tác tổ chức không chỉ tác động đến chất lƣợng tín dụng thì việc tổ chức thiếu khoa học sẽ tạo sự chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong ngân hàng, ảnh hƣởng tới thời gian quyết định đối với một món vay. Tổ chức thiếu khoa học cũng tạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với công việc. Vì vậy, công tác tổ chức trong ngân hàng phải đƣợc hết sức coi trọng. Tổ chức phải đảm bảo đúng ngƣời đúng việc, phát huy đƣợc khả năng của cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu, nếu đƣợc tổ chức một cách hợp lý, ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian thẩm định nhƣng vẫn hạn chế tối đa sự thiếu chính xác, trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 30
  36. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp toàn cho ngân hàng vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.  Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay không đồng thời cũng thuận tiện cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay Thông tin tín dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro ở mức thấp nhất. 3.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng. Khách hàng chính là đối tác hay là con nợ của ngân hàng trong hoạt động cho vay.Do vậy khách hàng có ảnh hƣởng lơn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Ảnh hƣởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ bao gồm:Tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng. 3.3.3. Nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô:  Môi trường pháp lý Môi trƣờng pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật đƣợc ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của các tổ chức.Đối với ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hƣởng lớn trong nền kinh tế,do vậy hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật.Môi trƣờng pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, nhƣ các qui định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, qui mô, giới hạn cho vay.  Môi trường kinh tế Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay nói chung.Do đặc tính của ngân hàng là một tổ Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 31
  37. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ,hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm với nhứng biến động kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, môi trƣờng kinh tế tác động đến hoạt động này theo hai hƣớng : Thứ nhất, tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hƣởng đến khả năng cho vay và huy động ,lãi suất cho vay và huy động,chính sách cho vay của ngân hàng. Thứ hai, tác động đến khách hàng hay chính là con nợ của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh của họ chịu tác động trực tiếp bởi môi trƣờng kinh tế.Do đó,ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ. Bên cạnh các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, chẳng hạn môi trƣờng tự nhiên: thiên tai làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ thậm chí phá sản dẫn đến không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là một yếu tố bất khả kháng, trong trƣờng hợp này các ngân hàng vẫn tiếp tục tài trợ cho khách hàng để tiếp tục kinh doanh từ đó có thể thu hồi đƣợc cả nợ cũ lẫn nợ mới. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 32
  38. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp CHƢƠNG II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN  1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN THỦY NGUYÊN. 1.1. Giới thiệu về NHNO&PTNT Việt Nam. Năm 1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng Bộ Trƣởng kí quyết định số 400/CT chuyển Ngân hàng chuyên doanh phát triển Nông Thôn Việt Nam thành Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh lấy tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật. Đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 28/10/1997. Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn Điều lệ theo quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà Nƣớc hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 33
  39. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Nhà Nƣớc Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc và những biến đổi của nền kinh tế từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống Ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng về cả mặt tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động. Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà Nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc Huyện, Phòng Tín dụng Nông Nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc Tỉnh, Thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông Nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thủy Nguyên. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên đƣợc thành lập sau Hội sở chính 17 ngày vào ngày 12/04/1988, tên giao dịch chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam là Agribank. Chi nhánh Thủy Nguyên đƣợc đặt tại Số 9, đƣờng Đà Nẵng, Thị trấn Núi Đèo. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Thủy Nguyên là chi nhánh loại 3 dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Hải Phòng, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 34
  40. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Thời kì đầu chuyển sang kinh doanh chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Huyện Thủy Nguyên cũng nhƣ các chi nhánh trong cùng hệ thống gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn thấp, cán bộ công nhân viên đông, dƣ nợ thấp, nợ không có khả năng thu hồi lớn, có cơ sở hạ tầng lạc hậu . Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc và những biến đổi của nền kinh tế từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Thủy Nguyên đã có những thay đổi quan trọng về cả mặt tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Thủy Nguyên luôn duy trì sự phối hợp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng bè bạn trong khu vực theo tinh thần hợp tác phát triển, cùng có lợi. Là một chi nhánh, ngân hàng Thủy Nguyên hiện nay có 35 cán bộ với trình độ chuyên môn cao,80% có trình độ đại học,có kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng,các thành viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ,chỉ tiêu Ngân hàng Trung Ƣơng và Ngân hàng thành phố giao. 1.2.1.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thủy Nguyên. 1.2.1.1.Mô hình hoạt động Theo quy chế và tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Thủy Nguyên mô hình tổ chức của Ngân hàng bao gồm: Giám đốc, 2 phó giám đốc và dƣới là các phòng ban chuyên môn nhƣ sau: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 35
  41. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Huyện Thuỷ Nguyên. Giám đốc Phó GĐ Phó GĐ KD HCKT Trƣởng Trƣởng Giao Giao Giao Giao dịch dịch dịch dịch phòng Trƣởng phòng TCHC KTTC KT 1 KT 2 KT 3 KT 4 phòng KD NVK NVK NVK NVK D 1 D 2 D3 D4 Chữ viết tắt :( GĐKD) : Giám đốc kinh doanh (GĐ HCKT) :Giám đốc hành chính kế toán ( NVKD) :Nhân viên kinh doanh (KTTC) :Kế toán tài chính (TCHC) :Tổ chức hành chính (Sơ đồ sắp xếp theo các phòng ban của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Huyện Thủy Nguyên). Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 36
  42. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 1.2.1.2. Nhiệm vụ các phòng ban a. Ban giám đốc Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trƣớc NHNo & PTNT Việt Nam về hoạt động chung của Ngân hàng và quản lý hoạt động của các phòng ban. Phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về nhiệm vụ đƣợc giao. Phó giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm quản lý hoạt động tín dụng. Phó giám đốc thứ 2 chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chuyển tiền,thanh toán, về hoạt động tài chính, kế toán, kho quỹ, hành chính nhân sự. b. Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh gồm 15 cán bộ có chức năng ,nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc và thực hiện các công việc: Lập kế hoạch kinh doanh tháng,quý,năm của toàn chi nhánh. Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày. Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng quản lý các hoạt động cho vay của chi nhánh. Sử lý các khoản nợ khó đòi,thực hiện các nghiệp vụ tín dụng . c.Phòng kế toán tài chính. Gồm 14 cán bộ với chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán,tài chính,hoạch toán theo quy định kế toán của NHNo Việt Nam.Tổ chức hoạch toán phân tích, hoạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn chi nhánh. Chỉ đạo công tác kế toán của chi nhánh theo dõi tiền gửi,vay của chi nhánh và tổ chức thanh toán điện tử thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 37
  43. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Tham mƣu cho Giám đốc công tác thanh toán,lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm để làm cơ sở cho các bộ phận trong toàn chi nhánh thực hiện, quản lý hƣớng dẫn công tác tài chính kế toán toàn chi nhánh. d. Phòng hành chính nhân sự Gồm 3 cán bộ có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý, xây dựng và triển khai chƣơng trình do ban nội bộ. Thực thi pháp luật có liên quan đến an toàn trật tự cơ quan giúp ban giám đốc, khâu lễ tân, lái xe và làm công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cũng nhƣ công tác bảo vệ, vệ sinh cơ quan. e.Các giao dịch viên Giao dịch có nhiệm vụ huy động vốn từ tiền gửi của dân cƣ và các doanh nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa sống còn với sự phát triển và hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã xác định đi vay để cho vay và đầu tƣ vốn phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho cả Ngân hàng và khách hàng.Thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho ngƣời gửi tiền,đƣa ra các thông báo đầy đủ về lãi suất, những thông tin khác về tiền gửi,với mức lãi suất tiền gửi khác nhau có các mức lãi suất khác nhau để khuyến khích gửi tiền. Tính toán ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian, tại địa điểm nhất định bằng thƣớc đo tiền tệ một cách đầy đủ chính xác, khách quan kịp thời và dễ hiểu. Xử lí nghiệp vụ phù hợp với công nghệ ngân hàng đảm bảo chất lƣợng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua tính toán, ghi chép và xử lí nghiệp vụ theo một trình tự nhất định để kế toán thực giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn, hình thành nguồn vốn và đảm bảo tính hiệu quả đồng vốn đầu tƣ góp phần thực hiện tốt chế độ,chính sách trong hoạt động của Ngân hàng Thực hiện các hoạt động dự trữ tiền mặt,thu chi tiền mặt,chuyển tiền,thu chi trong nội bộ Ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 38
  44. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ xuất quỹ, thực hiện các phân tích giúp cho Ngân hàng đảm bảo đƣợc các mục tiêu, đảm bảo chi trả.Xác định mức dự trữ,mức thu chi để báo cáo lên cấp trên. 1.2.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh  Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, NHNo & PTNT Việt Nam - Phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, NHNo&PTNT Việt Nam.  Hoạt động cấp tín dụng bằng VND cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, NHNo&PTNT Việt Nam: - Cho vay - Chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác - Bảo lãnh - Cấp tín dụng dƣới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc, NHNo&PTNT Việt Nam.  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc, tại các tổ chức tín dụng khác - Mở tài khoản cho khách hàng trong nƣớc - Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc - Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định - Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nƣớc.  Các hoạt động khác: Thực hiện kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép. Đƣợc cung ứng các dịch vụ tƣ vấn tài chính phù hợp với chức năng hoạt động của một Ngân hàng thƣơng mại . Đƣợc cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật . Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 39
  45. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Đƣợc cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THỦY NGUYÊN. 2.1.Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh. 2.1.1. Thuận lợi  Nhân tố khách quan - Chi nhánh đặt tại thị trấn Núi Đèo - trung tâm huyện Thuỷ Nguyên thuộc vùng Duyên Hải Bắc Bộ , có lợi thế nằm ven biển trên núi, dƣới thuyền, đặc biệt do cơ chế hội nhập, đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm và đã xây dựng các cầu lớn nhƣ cầu Bính, cầu Kiền thuận lợi cho việc lƣu thông hàng hoá giữa các tỉnh, thành phố trong nƣớc có điều kiện hoà nhập với cuộc sống mới, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và phát huy tiềm năng của mình. - Agribank là thƣơng hiệu lớn và có uy tín, lâu đời. - c . - Nền kinh tế huyện đang có những bƣớc chuyển biến tích cực, số lƣợng các dự án tăng lên tạo cơ hội cho chi nhánh tăng số dƣ nợ tín dụng. - Quy mô thị trƣờng tài chính đang đƣợc phát triển theo chiều sâu với việc các dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc, cần thiết với dân chúng và toàn xã hội.  Nhân tố chủ quan - Agribank chi nhánh Thủy Nguyên ra đời sớm trên địa bàn huyện nên có nhiều kinh nghiệm và quen thuộc với đại bộ phận dân cƣ do đó chi nhánh có cơ hội để phát triển, khai thác các hoạt động tiếp thị khách hàng, thu hút khách hàng. - Cơ sở vật chất của Chi nhánh rất tiện nghi, phòng làm việc rộng rãi, thoáng mát.Tạo cho khách hàng sự thoải mái khi đến giao dịch tại Ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 40
  46. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp - Lợi thế về cơ cấu khách hàng:tƣơng ứng với phạm vi hoạt động, khách hàng của Agribank bao gồm đủ các thành phần kinh tế nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần,công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã và cá nhân. - Lợi thế về nhân sự: Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp,trẻ năng động tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Lợi thế về cơ cấu tổ chức: Theo mô hình quản lý tập trung có phân cấp đến các chi nhánh, các phòng giao dịch với bộ máy quản lý gọn nhẹ. - Lợi thế về công nghệ: ứng dụng nhiều công nghệ phần mềm cao và sản phẩm đa dạng. 2.1.2. Khó khăn: - Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các ngân hàng khác cùng địa bàn huyện cũng đang trong quá trình cơ cấu mạnh mẽ. - Sự hội nhập quốc tế nhanh chóng gây áp lực cạnh tranh và mang lại rủi ro cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là khách hàng của ngân hàng. - Các ngân hàng hiện nay đều bị hạn chế chỉ tiêu tín dụng làm giảm doanh thu từ tín dụng vì thế chi nhánh phải tìm phƣơng án mới để sử dụng vốn một cách hợp lý. - Giá cả thị trƣờng hiện nay biến động lớn nhƣ giá vàng, USD. Tất cả tạo nên những khó khăn, thử thách đối với hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng. 2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 Trong những năm qua, ngân hàng huyện Thủy Nguyên đã mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển. Không những thế mà công tác huy động vốn, sử dụng vốn cũng đƣợc chú trọng không kém, nhiều hình thức, tiếp cận khách hàng đƣợc sử dụng. Từ đó, đã nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng,đẩy nhanh đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 41
  47. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNO Chi nhánh Thủy Nguyên: Đơn vị tính: triệu đồng So Sánh 2011 -2010 2012 -2011 Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) Thu 38.134 60.158 65.695 22.024 57,75 5.537 9,2 nhập Giảm Giảm Thu từ lãi 28.728 44.567 42.053 15.839 55,13 2.514 5,64 Thu khác 9.406 15.591 23.642 6.185 65,76 8.051 51,64 Chi Phí 26.620 42.949 50.574 16.329 61,34 7.625 17,75 Chi trả lãi 22.805 34.412 40.367 11.607 50,89 5.955 17,31 Chi khác 3.815 8.537 10.207 4.722 23,77 1.670 19,56 Giảm Giảm Lợi nhuận 11.514 17.209 15.121 5.695 49,46 2.088 12,13 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhƣng Chi nhánh vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả, tăng tối đa các nguồn thu, giảm tối đa chi phí trên cơ sở lợi nhuận hợp lý. Năm 2011, thu nhập đạt 60.158 triệu đồng, tăng 57,75% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục chịu ảnh hƣởng gay gắt từ cuộc khủng hoảng tài chính nên thu nhập có sự giảm sút, tăng nhẹ lên 9,2% so với năm 2011 . Việc tăng thu nhập là do tăng thu từ lãi năm 2011 tăng 15.839 (55,13%) so với năm 2010, và tăng nhẹ vào năm 2012 tăng 5.537 trđ(tăng 9,2%). Điều này cho thấy,hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.Ngoài ra, việc tăng thu khác: nhƣ thu phí dịch vụ cũng mang lại thu Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 42
  48. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp nhập cho ngân hàng.Nhƣng việc nâng cao chất lƣợng và mở rộng mạng lƣới khách hàng , đặc biệt là các chƣơng trình khuyến mãi lớn khiến chi phí của Chi nhánh cũng tăng cao. Năm 2011 chi phí cho hoạt động kinh doanh là 42.949 triệu đồng, tăng 61,34% so với năm 2010 thì đến năm 2012, chi phí chỉ tăng 17,75% so với cùng kỳ năm trƣớc. Chi phí tăng chủ yếu là do chi trả lãi tăng.Việc điều chỉnh lãi suất phù hợp có lợi cho khách hàng cùng với thủ tục ngắn gọn cũng đã thu hút đƣợc lƣợng khách hàng tƣơng đối làm cho lợi nhuận vẫn tăng lên, lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng 49,46% so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012 có sự giảm nhẹ 12,13% so với năm 2011. Lợi nhuận của Chi nhánh tăng chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động Ngân hàng tăng, mà nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là từ lãi của hoạt động cho vay. Mặt khác lợi nhuận tăng cũng do Chi nhánh đã cân đối đƣợc nguồn thu chi Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ những định hƣớng và chính sách của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Trong năm nay, Chi nhánh đã triển khai một loạt các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ nhƣ: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi đầu tƣ, tiền gửi thanh toán nhiều sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng dễ lựa chọn các dịch vụ, nâng cao tầm ảnh hƣởng và uy tín của mình trong vùng. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thủy Nguyên luôn xác định vốn giữ vai trò quyết định, khách hàng luôn đƣợc đặt lên hàng đầu của hoạt động kinh doanh, NH là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay, nhằm huy động tạo lập nguồn vốn lớn. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 43
  49. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Bảng 2. Huy động vốn theo kỳ hạn. (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Số dƣ Số dƣ Số dƣ trọng % % % 1.Tiền gửi không kỳ hạn 70.700 22 46.712 13,7 39.075 7,7 2.Tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng 213.189 66,3 279.710 82,3 442.399 86,9 3.Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 37.650 11,7 13.465 4 27.532 5,4 Tổng nguồn vốn huy động 321.539 100 339.887 100 509.006 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012) Qua bảng trên ta thấy công tác huy động vốn đã có tăng trƣởng qua các năm từ năm 2010-2012.Tổng tiền gửi đã tăng từ 321.539 triệu đồng (năm 2010) lên 509.006 triệu đồng (năm 2012). Tiền gửi không kỳ hạn: tiền gửi này đƣợc huy động chủ yếu từ các TCKT- XH, các doanh nghiệp và tài khoản của các tổ chức tín dụng khác, dân cƣ huy động không đáng kể; Số dƣ tiền gửi từ 70.700 triệu đồng(năm 2010) giảm xuống còn 39.075 triệu đồng (năm 2012) tƣơng đƣơng với tỷ trọng từ 22%(năm 2010) xuống 7,7%(năm 2012) có xu hƣớng giảm dần. . Loại tiền gửi này chủ yếu là dùng cho mục đích thanh toán vì sự tiện lợi của nó, mà lại có xu hƣớng giảm dần qua các năm cho thấy do tình hình kinh tế khó khăn Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 44
  50. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp trong những năm gần đây làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời dân trên địa bàn giảm sút nhu cầu thanh toán từ đó mà giảm dần. Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho ngân hàng do vậy Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo tiền gửi và thu phí dịch vụ. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng : Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi đƣợc dài, khách hàng đã kế hoạch hoá từ trƣớc khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng có cơ cấu cao (tỷ trọng từ 66,3%- 86,9%) và đang có xu hƣớng tăng. Trong thời gian qua vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ tại chi nhánh có sự tăng trƣởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì đƣợc khách hàng cũ vừa thu hút đƣợc khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dƣ của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trƣởng. Sự tăng trƣởng tiền gửi tiết kiệm này cũng cho thấy thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng trong khi ngƣời dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tƣ và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi.Một phần cũng do nền kinh tế đang gặp khủng hoảng lãi suất không ổn định dẫn tới việc gửi ngắn hạn để an toàn hơn. Điều này có đƣợc là do chi nhánh Thủy Nguyên bƣớc đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trƣớc, trả lãi sau). Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: tiền gửi có kỳ hạn dài của NHNO chi nhánh Thủy Nguyên có qui mô, cơ cấu nhỏ (tỷ trọng dao động từ 5,4%- 11,7%) tăng trƣởng không ổn định, có xu hƣớng giảm về cơ cấu(năm 2010 chiếm 11,7%; năm 2011 chiếm 4%; và tính đến 2012 đã chiếm 5,4%). Sự suy giảm này là do lãi suất tiền gửi không ổn định trong mấy năm gần đây gây hoang Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 45
  51. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp mang tâm lý cho khách hàng khi phải gửi với thời gian dài. Mặt khác sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên lƣợng tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức bị hạn chế nhiều. Đây là khoản tiền đã đƣợc xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đới với khách hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, cho phép ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tƣ.  Nhận xét: Đây là hoạt động huy động tiền để cho vay chính của chi nhánh. Trong đó có tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên và dƣới 12 tháng. Tiền gửi dƣới 12 tháng chiếm một tỷ trọng lớn nhất vì vậy chi nhánh cần có những chiến lƣợc nhằm giữ chân khách hàng đến gửi tiền và có chính sách ƣu đãi tốt dành cho khách hàng gửi tiền. Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhƣ dƣới 12 tháng những cũng góp phần cân đối cơ cấu huy động vốn của chi nhánh nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của chi nhánh vì vậy thời gian tới chi nhánh cần đẩy mạnh tiếp thị cũng nhƣ có các đợt khyến mãi nhằm thu hút thêm ngƣời gửi tiền tại chi nhánh tạo ra nguồn vốn dồi dào đảm bảo cho nhu cầu tín dụng ngày càng tăng cao. Ngoài ra chi nhánh cần đào tạo thêm đội ngũ nhân viên nâng cao kỹ năng mềm khi giao tiếp với khách hàng tạo sự thân thiện và vui vẻ cho khách hàng khi tới gửi tiền. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 46
  52. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Bảng 3. Tình hình huy động vốn của chi nhánh theo loại tiền. Đơn vị: triệu đồng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Năm Năm Năm Chỉ tiêu (%)so (%)so (%)so 2010 2011 2012 2009 2010 2011 Tổng NVhuyđộng 321.539 35,4 339.887 5,7 509.006 49,6 Nội tệ 297.223 36 314.973 6 485.268 54 Ngoại tệ 24.316 28,5 24.914 2,5 23.738 - 4,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng NNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012). Qua bảng số liệu và phân tích ta có thể nhận thấy công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng Thủy Nguyên tăng trƣởng đều qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động đến 31 tháng 12 năm 2010: 321.539 triệu tăng 35,4% so với năm 2009,nhƣng sang năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 339.887triệu tăng 5,7% so với năm 2010,sang năm 2012 con số huy động vốn tăng lên đáng kể so với 2 năm trƣớc đó là 509.006triệu tăng 49,6 % so với năm 2011 tốc độ tăng trƣởng khá cao. Nguồn vốn huy động tuy tốc độ tăng có suy giảm trong năm 2012 nhƣng vẫn theo xu hƣớng tăng. Ngân hàng Agribank chi nhánh Thủy Nguyên huy động phần lớn từ nguồn vốn nội tệ. Nguồn vốn tăng trƣởng theo hƣớng tiền gửi nội tệ có kỳ hạn từ dân cƣ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn đã góp phần giúp chi nhánh ổn định nguồn vốn so với những năm trƣớc. Trong năm 2012, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn nội tệ tăng 54% nhƣng tốc độ tăng trƣởng chung chỉ đạt trên 49% là do nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu việc tăng lên của nguồn vốn nội tệ là do trên địa bàn huyện chủ yếu khách hàng gửi tiền là cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có một số doanh nghiệp nƣớc ngoài mới tham gia hoạt động tại địa bàn nhƣ: Khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Vinashin- SHINEC(SIP) Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 47
  53. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 2.2.2.Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động rất quan trọng trong mỗi ngân hàng do nó vừa chiếm tỷ trọng lớn cũng nhƣ đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, bên cạnh đó thì rủi ro đối với hoạt động này cũng không nhỏ. Chính vì vậy, công tác tín dụng luôn đƣợc chi nhánh coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm qua, chi nhánh đã luôn đề ra mục tiêu cho công tác đầu tƣ và cho vay với mục tiêu tăng trƣởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Với những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý đã đƣa Chi nhánh ngày càng đi lên, hoạt động tín dụng ngày càng tăng trƣởng mạnh mẽ. Bảng 4. Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Thủy Nguyên (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng doanh số cho vay 289.057 346.74 371.164 Dƣ nợ tín dụng 213.673 233.187 254.018 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012) Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 48
  54. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thủy Nguyên Đơn vị: triệu đồng 400 371.164 346.74 350 300 289.057 254.018 250 233.187 213.673 200 Tổng doanh số cho vay Dƣ nợ tín dụng 150 100 50 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012). Kết thúc năm 2010 tổng doanh số cho vay nền kinh tế đạt 289.057 triệu đồng, năm 2011 đạt 346.74 triệu đồng, tăng 57.683 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 19,95% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay nền kinh tế của chi nhánh đạt 371.164 triệu đồng, tăng 24.424 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 7,04% so với năm 2011.Doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm điều này cho thấy mặc dù trong giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động theo chiều hƣớng không tốt nhƣng hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn theo chiều hƣớng tăng dần nói lên sự ổn định và ngày càng phát triển của chi nhánh. Doanh số cho vay càng tăng thì dƣ nợ tín dụng cũng theo đó mà tăng lên, việc tăng lên này đánh giá ngân hàng đã làm tốt nhiệm vụ thu hút khách hàng trên địa bàn có nhu cầu đến vay vốn nhƣng bên cạnh đó rủi ro mang lại cũng rất cao,việc thu hồi vốn của ngân hàng cũng khó khăn hơn nếu tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn nhƣ hiện nay.Vì vậy ngân hàng nên giám sát chặt chẽ khách hàng trong việc sử dụng Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 49
  55. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp vốn đúng mục đích,hết sức khéo léo và có nhiều biện pháp thu nợ hơn để tránh rủi ro. 2.2.3.Hoạt động dịch vụ khác  Nghiệp vụ kế toán - ngân quỹ Công tác kế toán ngân quỹ có vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng , tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn , công tác dịch vụ và các mặt hoạt động khác của chi nhánh. Bảng 5: Ngân quỹ của Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Thủy Nguyên năm 2010,2011 và 2012. (Đơn vị: triệu đồng) Doanh số thu tiền Doanh số chi tiền Chênh lệch thu Năm mặt mặt chi tiền mặt 2010 3.065.068 3.059.272 5.796 2011 3.219.660 3.222.664 -3.004 2012 3.267.000 3.269.000 -2.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012).  Công tác ngân quỹ của Chi nhánh đƣợc đánh giá là đã chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu thu, chi tiền mặt.  Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ Thị trƣờng thẻ Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động sôi động nhƣng cũng không kém phần quyết liệt do có sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc. Các ngân hàng không ngừng phát triển các chƣơng trình khuyến mại, các sản phẩm mới lần lƣợt ra đời chiếm lĩnh thị trƣờng. Trong những năm qua chi nhánh đã triển khai rất nghiêm túc và có hiệu quả công tác phát triển thẻ đến toàn bộ các phòng ban, tổ nghiệp vụ. Công tác thẻ đƣợc chú trọng đến từng doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 50
  56. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp cũng nhƣ các khách hàng, cơ quan hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Bảng 6:Tình hình phát hành thẻ của Chi nhánh qua 3 năm 2010,2011 và 2012 Đơn vị: Thẻ So sánh Năm Năm Năm 2011-2010 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) Tổng số thẻ ATM 3.760 4.270 5.271 510 13,56% 1.001 23,44% đã phát hành (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012). Cho đến năm 2010 tổng số thẻ ATM đã phát hành là 3.760 thẻ.Năm 2010 tích cực triển khai phát hành thẻ ATM với số lƣợng là 1.605 thẻ (Trong đó:có 1.110 thẻ lập nghiệp), giảm 396 thẻ so với năm 2009.Năm 2011triển khai phát hành thẻ ATM với số lƣợng là 510 thẻ - đƣa tổng số thẻ đã phát hành lên 4.270 thẻ. Năm 2012 phát hành 1.042 thẻ - đƣa tổng số thẻ đã phát hành là 5.271 thẻ.Đồng thời quản lý và vận hành máy ATM an toàn.Bộ phận tƣ vấn chăm sóc khách hàng đã có nhiều cố gắng cập nhật kiến thức và hƣớng dẫn khách hàng, giúp cho khách hàng trong giao dịch và giải quyết công việc đƣợc nhanh chóng, thuận lợi. Xác định công tác thanh toán thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử là một mảng nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ cần phải phát huy hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo, ban lãnh đạo đã quan tâm chỉ đạo sát sao nhằm mở rộng và phát triển. Tuy nhiên công tác phát hành thẻ còn gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh rất mạnh giữa các ngân hàng. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 51
  57. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp 3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thủy Nguyên. 3.1.Quy mô tín dụng 3.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay Bảng 7. Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Thủy Nguyên (Đơn vị: triệu đồng) 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh Chênh % % lệch lệch Doanh số cho 289.057 346.740 371.039 57.683 120 24.299 107 vay Cho vay ngắn 347.438 267.127 320.836 53.709 120 26.602 108 hạn Cho vay trung 21.930 25.904 23.601 3.974 118 -1.962 91 dài hạn (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay năm 2010 đạt 289.057 triệu; giảm 7.608 triệu so với năm 2009. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 346.740 triệu; tăng 57.683 triệu so với năm 2010 (tăng 20%).Doanh số cho vay năm 2012 đạt 371.164 triệu; tăng 24.421 triệu so với năm 2011 (tăng 7%). Chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn và có xu hƣớng tăng dần qua các năm.Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 53.709 triệu ( tăng 20%), năm 2012 tăng so với năm 2011 là 26.602 triệu ( tăng 8%) trong khi đó cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp và có biến động không lớn.Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.974 triệu ( tăng 18%) nhƣng năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 1.962 triệu đồng ( giảm 9%). Do thực hiện chủ trƣơng chung của hệ thống với việc kiểm soát cho vay trung dài hạn, chỉ cho vay khi tự cân đối đƣợc nguồn vốn trung dài hạn nên doanh số cho vay trung dài hạn tại chi Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 52
  58. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp nhánh trong năm 2012 đã giảm so với đầu năm là 1.962 triệu đồng tƣơng đƣơng 91%. Ngân hàng thƣờng ƣa thích những khoản cho vay ngắn hạn hơn do ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh hơn, nó phù hợp với nguồn mà NH có thể huy động đƣợc, rủi ro thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. 3.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ  Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế Bảng 8: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế (đơn vị: triệu đồng) Năm Tỷ Năm Tỷ Năm Tỷ Chỉ tiêu 2010 trọng (%) 2011 trọng (%) 2012 trọng (%) Tổng dƣ nợ 213.673 100 233.187 100 254.018 100 Dƣ nợ cho vay DN 45.602 21,3 60.247 25,8 77.398 30,5 ngoài NN Dƣ nợ cho vay hộ sản 168.071 78,7 172.941 74,2 176.620 69,5 xuất, cá nhân (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng NNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012) Qua bảng số liệu và phân tích có thể nhận thấy tình hình tín dụng của chi nhánh tăng trƣởng ổn định qua các năm,tuy nhiên mức độ tăng trƣởng chƣa cao, tổng dƣ nợ cho vay đến 31 tháng 12 năm 2010 đạt: 213.673 triệu, tốc độ tăng 17,5%,nhƣng sang năm 2011 con số đạt đƣợc tăng lên là 233.187 triệu, tăng 19.514 triệu đồng so năm 2010, tỷ lệ tăng là 9,1% tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng chƣa cao. Năm 2012 đạt: 254.018 triệu tăng 20.831 triệu so với 31 tháng 12 năm 2011 tỷ lệ tăng 8,93% so với năm 2011.Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm, do trên địa bàn thƣơng mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khá phát triển và đứng thứ hai là ngành công nghiệp chế biến nên dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân đạt Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 53
  59. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp tỷ lệ cao hơn nhiều so với dƣ nợ cho vay doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Tuy nhiên dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân lại có tỷ trọng giảm dần (năm 2010 là 78,7% nhƣng đến năm 2012 chỉ đạt 69,5%) còn tỷ trọng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc lại có xu hƣớng tăng dần (năm 2010 là 21,3% nhƣng đến năm 2012 đạt 30,5%). Điều này cho thấy tuy dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân là chủ yếu nhƣng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng từng bƣớc tăng trƣởng do huyện đang trên đà thu hút vốn đầu tƣ mạnh mẽ từ nƣớc ngoài với nhiều khu công nghiệp lớn nhƣ: Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP với tổng vốn đầu tƣ lên đến 1 tỷ USD, khu công nghiệp SHINEC, khu công nghiệp NOMURA  Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo ngành kinh tế: Bao gồm các ngành: công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, nông, lâm nghiệp và các ngành khác Ta có bảng sau: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 54
  60. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp Bảng 9: Dƣ nợ và cơ cấu cấp tín dụng theo ngành kinh tế (2010-2012). (đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ Ngành Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2011/2010 2012/2011 (%) (%) (%) 1.Nông, 5.061 2,37 21.410 9.18 18.577 7.31 16.349 -2.833 Lâm nghiệp 2.Thủy sản 213 0.09 117 0.05 895 0.35 -96 778 3.Công nghiệp chế 68.758 32.18 71.396 30.62 75.803 29.84 2.638 4.407 biến 4.Xây dựng 12.256 5.7 21.712 9.31 28.584 11.25 9.456 6.872 5.Thƣơng 85.451 39.9 89.787 38.5 103.576 40.77 4.336 13.789 mại, dịch vụ 6.Vận tải , kho bãi, 13.157 6.16 15.063 6.46 8.768 3.45 1.906 -6.295 thông tin liên lạc 7.Ngành 28.777 13.47 13.703 5.88 17.815 7.01 -15.074 4.112 khác Tổng dư nợ 213.673 100 233.188 100 254.018 100 232 -497 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng NNO Thủy Nguyên từ năm 2010-2012). Sự phát triển của danh mục tín dụng theo ngành phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của địa bàn. Dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh đối với các ngành Công nghiệp, thƣơng nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 70% tổng doanh số. Xu thế này phù hợp với chiến lƣợc tín dụng của chi nhánh giai đoạn sắp tới: Tập trung vào các ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 55
  61. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp - Việc đầu tƣ vào ngành thƣơng mại, dịch vụ cũng tiêu tốn nhiều vốn và nhận thấy đây là thị trƣờng tiềm năng, chi nhánh ngân hàng cũng mở rộng cho vay với các đối tƣợng này. Từ năm 2010 đến 2012, dƣ nợ tín dụng của chi nhánh cho lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có xu hƣớng giảm từ 39,9% (năm 2010) xuống 38,5% (năm 2011) nhƣng vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất và đã tăng lên 40,77% (năm 2012). Là một huyện có nền nông nghiệp lâu đời nên dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khá phát triển, hàng năm dịch vụ đã cung cấp hàng nghìn tấn đạm, lân, kali và hàng chục tấn thuốc BVTV phục vụ sản xuất. Dịch vụ giống cây trồng và vật nuôi trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh với hàng trăm lao động.Ngành thƣơng mại trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc phục vụ đời sống nhân dân trong huyện,làm động lực thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện do vậy hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tăng khá mạnh.Số đơn vị kinh doanh thƣơng mại ngoài quốc doanh tăng nhanh nhƣng hoạt động thƣơng mại của Thủy Nguyên hiện nay vẫn do tƣ nhân nắm vai trò chủ yếu.Đây cũng là một trong các ngành thế mạnh của huyện nên việc tăng tỷ trọng cho vay đối với ngành này là hƣớng đi rất đúng đắn. - Từ năm 2010 đến năm 2012, dƣ nợ tín dụng cho ngành công nghiệp tăng (năm 2010 là 68.758 triệu đồng lên 75.803 triệu đồng năm 2012) và tỷ trọng có giảm đi từ 32,18% (năm 2010) xuống 29,84% (năm 2012) nhƣng vẫn là ngành có tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh chỉ sau thƣơng mại, dịch vụ. Công nghiệp do huyện quản lý trong những năm qua đã từng bƣớc phát triển. Các ngành khai thác vật liệu xây dựng, đúc kim loại và mộc dân dụng, đóng mới và sửa chữa phƣơng tiện vận tải, chế biến lƣơng thực thực phẩm, các làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục phát triển mạnh; có nhiều làng nghề trở thành mô hình tiên tiến, làm ăn có hiệu quả nhƣ: Làng nghề Mỹ Đồng, Hiệp hội vận tải Đoàn Kết – An Lƣ, HTX đánh cá Lập Lễ, Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng, các ngành Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 56
  62. Trường đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận Tốt nghiệp nghề và lĩnh vực sản xuất đa dạng và phong phú hơn nhiều so với các năm trƣớc. Ngoài hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp do huyện quản lý, trên địa bàn huyện còn có khá nhiều cơ sở, nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp không do huyện quản lý nhƣ: Xi măng Chinfon, xi măng Hải Phòng, xí nghiệp sửa chữa tàu Nam Triệu, đất đèn Tràng Kênh, công ty hóa chất Minh Đức - Ngành xây dựng đang có xu hƣớng phát triển mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong khu vực (năm 2010 đạt 5,7% đến năm 2012 tăng lên 11,25%), đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện, có khá nhiều công trình của các đơn vị của huyện thực hiện đạt chất lƣợng tốt. Cơ sở hạ tầng của huyện từng bƣớc đƣợc đổi mới, hàng năm có hàng trăm công trình, dự án đƣợc triển khai sửa chữa, xây dựng mới trên các lĩnh vực về giao thông, sản xuất công nghiệp, điện, y tế, trƣờng học, trụ sở làm việc - Hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp có xu hƣớng tăng vào giai đoạn này nhƣng tăng không đều qua các năm. Năm 2010 đạt 2,37% sang năm 2011 tăng lên 9,18% nhƣng đến năm 2012 chỉ đạt 7,31%.Nông nghiệp của huyện trong 3 năm 2010-2012 phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cơ cấu sản xuất của ngành đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã đƣợc nâng lên từng năm. Kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất là các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Các tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã đƣợc áp dụng một cách tích cực, nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất, nhờ đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng cao. - Ngoài ra còn một số ngành khác nhƣng chiếm tỷ trọng không cao vì vậy chiến lƣợc của Chi nhánh những năm tới là hạn chế tín dụng đối với các ngành đã phát triển đến giai đoạn bão hòa và kém cạnh tranh trong địa bàn. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp QT1302T 57