Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Hoành Bồ

pdf 86 trang huongle 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Hoành Bồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_tin_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Hoành Bồ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 – 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Mỹ Linh Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNH BỒ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Mỹ Linh Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG – 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh MSV: 1112404031 Lớp: QT1502T Ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Hoành Bồ.
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp - Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoành Bồ. - Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoành Bồ. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán - Số liệu thu thập tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hoành Bồ - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012, 2013, 2014 - Bảng cân đối kế toán 2012, 2013, 2014 - Thuyết minh báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hoành Bồ.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Diệp Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoành Bồ Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: . Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: . Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 18 tháng 7 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Ngƣời hƣớng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả bằng số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ hộ tên)
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 3 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại. 3 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 3 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại. 3 1.1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại. 5 1.1.2. Tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. 7 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 7 1.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng. 8 1.1.2.3. Các hình thức tín dụng. 9 1.1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng. 11 1.2. KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 11 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. 11 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng 12 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng. 12 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính. 16 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. 18 1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan. 18 1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 19 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HOÀNH BỒ. 22 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ. 22 2.1.1. Một số nét chính về NHNo&PTNT Việt Nam . 22 2.1.2. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Hoành Bồ. 22 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 23 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hoành Bồ . 23 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận. 24 2.1.4. Những hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành. 26 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. 26 2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn 26
  8. 2.1.4.3. Hoạt động khác. 33 2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh. 34 2.1.5.1. Thuận lợi. 34 2.1.5.2. Khó khăn. 34 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀNH BỒ. 35 2.2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014. 35 2.2.2. Hoạt động huy động vốn. 37 2.2.3. Hoạt động tín dụng. 43 2.2.4. Hoạt động dịch vụ. 45 2.2.5. Hoạt động khác. 46 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNH BỒ. 47 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. 47 2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ. 47 2.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay. 52 2.3.1.3. Tỷ lệ doanh số cho vay/ Vốn huy động. 53 2.3.1.3. Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động (Hiệu suất sử dụng vốn H1). 54 2.3.2. Tình hình thu nợ. 55 2.3.2.1. Tỷ lệ thu lãi. 55 2.3.2.2. Hệ số thu nợ. 55 2.3.2.3. Tỷ lệ thu nợ đến hạn. 56 2.3.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh. 56 2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng 58 2.3.5. Tình hình thu nợ ngoại bảng. 59 2.3.6. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. 59 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ. 61 2.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc. 61 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại. 61 Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ. 64 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ NĂM 2015. 64
  9. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ. 65 3.2.1. Thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 65 3.2.1.1. Đa dạng hóa đối tượng cho vay. 65 3.2.1.1. Đa dạng hóa phương thức cho vay. 66 3.2.2. Đẩy mạnh việc thu hút vốn huy động nhằm cân đối cơ cấu vốn. 66 3.2.3. Giải pháp hạn chế các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. 67 3.2.4. Tài sản đảm bảo tiền vay. 68 3.2.5. Nhóm các giải pháp khác. 69 3.2.5.1. Cải thiện quy trình tín dụng theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ. 69 3.2.5.2. Tăng cường hoạt động marketing. 69 3.2.5.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 70 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 71 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 71 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 72 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VIệt Nam. 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông NHNo&PTNT thôn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Agribank thôn Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh IPCAS Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng TSĐB Tài sản đảm bảo TCKT Tổ chức kinh tế DPRR Dự phòng rủi ro LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ: Tổng nguồn vốn huy động 38 Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng gửi 40 Biểu đồ: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi 42 Biểu đồ: Dƣ nợ tín dụng (2012-2014) 43 Bảng 1: Tỷ lệ tăng/giảm kết quả HĐKD của chi nhánh giai đoạn 2012-2014. . 36 Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động 38 Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng gửi 40 Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn gửi 41 Bảng 5: Tổng dƣ nợ 43 Bảng 6: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 45 Bảng 7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 48 Bảng 8: Cơ cấu tín dụng theo thời gian 49 Bảng 9: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế. 50 Bảng 10: Doanh số cho vay 52 Bảng 11: Tỷ lệ doanh số cho vay/ Vốn huy động. 53 Bảng 12: Tỷ lệ dƣ nợ/ Vốn huy động. 54 Bảng 13: Tỷ lệ thu lãi. 55 Bảng 14: Hệ số thu nợ. 55 Bảng 15: Tỷ lệ thu nợ đến hạn. 56 Bảng 16: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh. 57 Bảng 17: Vòng quay vốn tín dụng. 58 Bảng 18: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. 60
  12. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế tài chính. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Trong công cuộc đổi mới của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, với vai trò là trung gian tài chính của mình. Ngân hàng thƣơng mại đã đẩy mạnh công tác huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển. Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xƣơng sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là điều mà trƣớc đây, bây giờ và sau này đều đƣợc các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động giai đoạn 2012-2014, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành Bồ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong hoạt động tín dụng: quy mô tín dụng tăng, tỷ lệ nợ xấu luôn đƣợc duy trì ở mức an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn giảm và tỷ lệ thu nợ tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, chi nhánh cũng đã gặp phải nhiều khó khăn: hiệu suất sử dụng vốn còn thấp, chi nhánh chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng vốn để mở rộng quy mô tín dụng và tiếp cận cho vay các dự án đầu tƣ lớn; mất cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay. Do đó, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là một vấn đề quan trọng đang đƣợc chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành Bồ quan tâm, giải quyết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề, với những kiến thức đã đƣợc học tập, tích lũy ở trƣờng và sau thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành Bồ em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Hoành Bồ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 MSV: 1112404031
  13. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kết cấu của khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính đƣợc chia làm 03 chƣơng: Chương 1: Lý luận về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành Bồ. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành Bồ. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 MSV: 1112404031
  14. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. Ngân hàng thƣơng mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng đóng vai trò rất lớn trong việc điều tiết vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển đất nƣớc. Luật ngân hàng của nhiều nƣớc trên thế giới đều cho rằng: NHTM là nhƣng tỏ chức tài chính trung gian với nhiệm vụ thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực dó trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Tại Việt Nam, khái niệm NHTM đã đƣợc luật các tổ chức tín dụng xác định rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” [1]. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng nhƣ: huy động vốn dƣới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Nhƣ vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ có nó mà các luồng tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ đƣợc huy động, tập trung lại và đƣợc sử dụng để cấp tín dụng cho các TCKT, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội [2]. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ đóng vai trò rất lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế với 3 chức năng cơ bản sau: a. Chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa ngƣời có vốn dƣ thừa và ngƣời có nhu cầu về vốn. Thông qua viêc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3 MSV: 1112404031
  15. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nó rồi đem cho vay đối với nền kinh tế, mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Với chức năng này NHTM vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay. Ngay từ khi mới bắt đầu, những ngƣời tổ chức các NHTM đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc cho vay, coi đó nhƣ là chức năng quan trọng nhất của mình, và trong một số trƣờng hợp việc cho vay đó đƣợc chính phủ bảo lãnh đối với một số nhu cầu tín dụng, trong các cộng đồng dân cƣ đặc biệt. Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tƣ đƣợc mở rộng và từ đó, đời sống dân chúng đƣợc cải thiện. Tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thƣơng nghiệp và nông nghiệp của đất nƣớc. b. Chức năng trung gian thanh toán. Ngân hàng làm trung tâm thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh tế. Trƣớc hết, thanh toán không bằng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lƣu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lƣu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ hai, viêc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lƣợng làm tăng uy tín cho ngân hàng và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi. Ngày nay chu chuyển tiền tệ chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại và do đó chỉ khi chức năng trung gian thanh toán đƣợc hoàn thiện thì vai trò của NHTM mới đƣợc nâng cao hơn. c. Chức năng tạo tiền. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ .Khi ngân hàng thực hiện chức năng Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4 MSV: 1112404031
  16. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nhận tiền gửi mà chƣa cho vay, ngân hàng chƣa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. 1.1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại. a. Hoạt động huy động vốn. Là nghiệp vụ đầu tiên khởi tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định quy mô cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động khác của NHTM. Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Các hình thức huy động vốn: - Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của các NHTM, bao gồm: + Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức. + Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân. + Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội. + Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. - Phát hành giấy tờ có giá: NHTM đƣợc quyền phát hành giấy tờ có giá trị (kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng ) để huy động vốn có kỳ hạn và có mục đích sử dụng. - Các hình thức huy động vốn khác: vay vốn ở các NHTM khác, vay vốn tại NHNN b. Hoạt động sử dụng vốn. Nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Ðây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có của ngân hàng.  Hoạt động tín dụng: là nghiệp vụ có khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Để quản lý các khoản cho vay, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng phân loại chúng theo các tiêu thức khác nhau. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5 MSV: 1112404031
  17. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn cho vay thì tín dụng gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn: - Cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay < 12 tháng): đây là khoản vay truyền thống nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân. - Cho vay trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, đƣợc cấp để đầu tƣ mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới trang thiết bị, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tối đa 20 – 30 năm, đƣợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Thứ hai, căn cứ mức độ đảm bảo trong hoạt động vay: - Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên các cơ sở các bảo đảm: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của ngƣời thứ ba. - Tín dụng không có đảm bảo: việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần tài sản đảm bảo. Thứ ba, căn cứ xuất xứ tín dụng: - Tín dụng trực tiếp là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng trực tiếp cấp tiền và thu nợ khách hàng. - Tín dụng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng thông qua một trung gian tài chính nhƣ ngân hàng thƣơng mại hoặc tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Thứ tư, căn cứ mục đích sử dụng vốn: tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng. Thứ năm, căn cứ phương thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng,  Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đƣợc thực hiện thông suốt và thuận lợi, đồng thời, qua hoạt động này mà góp phần làm giảm lƣợng tiền mặt lƣu hành trong nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm: - Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6 MSV: 1112404031
  18. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán cho khách hàng nhƣ séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, lệnh chi, lệnh thu, lệnh chuyển tiền. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ có thu phí. - Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu phát tiền mặt, kiểm đếm tiền, vận chuyển tiền. - Tham gia thanh toán bù trừ trong nƣớc và quốc tế khi đƣợc phép thanh toán của Ngân hàng Nhà nƣớc. c. Hoạt động khác. Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn thì NHTM cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này đƣợc coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần. Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn,mở rộng các nghiệp vụ đầu tƣ, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí. Những hoạt động này có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thƣơng mại. Các hoạt động này bao gồm: - Góp vốn, mua cổ phần: Góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp. Góp vốn, mua cổ phần các tổ chức tín dụng khác. - Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trƣờng tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối và vàng. - Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. - Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý. - Cung ứng các dịch vụ bảo quản, cầm đồ, cho thuê tủ két sắt. - Cung ứng dịch vụ tƣ vấn tài chính tiền tệ và các dịch vụ khác có liên quan. 1.1.2. Tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” [3]. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 MSV: 1112404031
  19. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, là hoạt động quan trọng nhất với mỗi ngân hàng thƣơng mại và có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn. - Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhƣợng một tài sản có thời hạn. Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay ”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. - Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không đƣợc coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải luôn luôn là một số dƣơng, có nhƣ vậy mới bù đắp đƣợc chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Thứ tƣ, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trƣờng hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng nhƣ sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, thị trƣờng, thiên tai khi khách hàng gặp khó khăn do môi trƣờng kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. - Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ nhƣ: hợp đồng tín dụng, khế ƣớc vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm đƣợc hai nguyên tắc cơ bản sau: - Thứ nhất, vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích. - Thứ hai, vốn vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8 MSV: 1112404031
  20. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.3. Các hình thức tín dụng. a. Tín dụng ngắn hạn.  Phương thức cho vay từng lần: - Là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Thƣờng áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên với các hình thức chủ yếu là: cho vay vốn lƣu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, cho vay tiêu dùng trong dân cƣ.  Phương thức cho vay theo hạn mức: - Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn duy trì hạn mức cho vay trong hợp đồng tín dụng, nhƣng tối đa là 12 tháng.  Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: - Là việc ngân hàng chấp nhận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt đại lý của ngân hàng. - Ngân hàng sẽ có quy định và hƣớng dẫn cụ thể việc phát hành thẻ tín dụng, quy định sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán nợ và lãi khi thẻ tín dụng đến hạn, xử lý vi phạm về sử dụng thẻ tín dụng, về thanh toán nợ và lãi không đúng hạn đối với khách hàng.  Phương thức cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: - Là việc ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tƣ cho dự án. - Hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và mức phí cho hạn mức tín dụng dự phòng đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào đó, ngân hàng thông báo với khách hàng hạn mức tín dụng dự phòng đƣợc mở. Mỗi lần rút tiền vay trong hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ cần thiết gửi ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9 MSV: 1112404031
  21. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Cho vay theo các phương thức khác: Bao gồm các hình thức cho vay khác nhƣ: cho vay ủy thác, cho vay trả góp b. Tín dụng trung – dài hạn. Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời (có hoàn trả) về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng. Mối quan hệ tín dụng này lại đƣợc thể hiện dƣới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Nghiệp vụ tín dụng trung – dài hạn của các ngân hàng trong những năm gần đây triển khai theo các hình thức sau:  Cho vay theo dự án đầu tư : Đây là hình thức tín dụng dài hạn chủ yếu của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống.  Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng trong đó một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.  Cho vay trả góp: Là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tƣ. Việc nhập thiết bị máy móc, thiết bị với thời hạn ít nhất là một năm trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ với nhà xuất khẩu. Hình thức này đƣợc áp dụng khi chủ đầu tƣ không đủ khả năng trả nợ ngay một lần. Họ ký hợp đồng với bên xuất khẩu xin trả nợ dần theo giá trị của thiết bị hàng năm dƣới sự bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức này rất có lợi cho chủ đầu tƣ vì họ không bỏ ra một khoản tiền lớn để mua máy móc thiết bị mà khoản tiền này sẽ đƣợc trả dần theo một chuỗi niên kim khi các máy móc này sinh lời. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tƣ không thực hiên đƣợc nghĩa vụ trả nợ cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay cho chủ đầu tƣ, lúc này ngân hàng trở thành chủ nợ chính của nhà đầu tƣ.  Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung – dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10 MSV: 1112404031
  22. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hàng thuê. Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê các bên không đƣợc đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng. 1.1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của Ngân hàng và là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng bởi vì chỉ có lãi trong cho vay mới bù đắp lại các chi phí phát sinh của Ngân hàng nhƣ chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ Thực tế trong quá trình phát triển của ngân hàng cho thấy lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng. Cho vay có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM nói riêng, khách hàng và nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế: Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển nguồn vốn từ tay ngƣời chƣa có nhu cầu sang ngƣời có nhu cầu sử dụng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lƣợng vốn lớn cho nền kinh tế để biến tiết kiệm thành đầu tƣ. Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế. Đối với khách hàng: Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lƣợng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vón tự có (vốn chủ sở hữu) và tín dụng thƣơng mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn thƣờng xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp. Đối với ngân hàng: Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM. 1.2. KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lƣợng của các hoạt động tín dụng ngân Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 MSV: 1112404031
  23. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc thể hiện qua khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thƣơng mại, trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng Hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Để có nhìn nhận đúng nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ta sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh nhƣ sau: 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng. a. Xét trên góc độ ngân hàng. 1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%). Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ. (Dƣ nợ năm nay - Dƣ nợ năm trƣớc) Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) = x 100% Dƣ nợ năm trƣớc Tỷ lệ này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. 2. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%). Doanh số cho vay: là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chƣa có sự đánh giá cụ thể về chất lƣợng và phần ròng của khoản vay trong một thời kỳ nhất định. Nhƣng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng. Quy mô đầu tƣ và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ, nhƣng bao gồm toàn bộ dƣ nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dƣ nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12 MSV: 1112404031
  24. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp (DSCV năm nay - DSCV năm trƣớc) Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV (%) = x 100% DSCV năm trƣớc Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. 3. Tỷ lệ doanh số cho vay/ Tổng vốn huy động (%). Doanh số cho vay Tỷ lệ DSCV/ Vốn huy động (%) = x 100% Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu vốn dùng vào việc cho vay trên 100 đơn vị vốn huy động đƣợc. Tỷ lệ này càng gần đến 100% cho thấy việc huy động vốn của NH đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Nếu tỷ lệ này >100% thì việc huy động vốn của NH không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay. NH phải sử dụng các nguồn khác với lãi suất cao hơn và điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. 4. Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (%). Tổng dƣ nợ Tỷ lệ dƣ nợ/ Vốn huy động (%) = x 100% Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chƣa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì NH chƣa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chƣa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chƣa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 5. Tỷ lệ thu lãi (%). Tổng lãi đã thu trong năm Tỷ lệ thu lãi (%) = x 100% Tổng lãi phải thu trong năm Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 13 MSV: 1112404031
  25. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng nhƣ tình hình tài chính của NH càng tốt, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ trong tƣơng lai (Thông thƣờng tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt). 6. Hệ số thu nợ (%). Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ ( % ) = x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nào đó, ngân hàng thu về bao nhiều đồng vốn trên một đồng doanh số cho vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này không dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động thu nợ vì doanh số thu nợ còn phụ thuộc và thời điểm cho vay và kỳ hạn của khoản vay. 7. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%). Doanh số thu nợ đến hạn Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = x 100% Tổng dƣ nợ đến hạn Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng thông qua việc thu nợ của ngân hàng, tức là phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay và đôn đốc thu hồi nợ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. 8. Tỷ lệ nợ quá hạn (%). Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = x 100% Tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng (phản ánh rủi ro tiềm ẩn trong tổng dƣ nợ cho vay), đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay và đôn đốc thu hồi nợ. Đây là chỉ tiêu Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 14 MSV: 1112404031
  26. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại. 9. Tỷ lệ nợ xấu (%). Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = x 100 Tổng dƣ nợ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, ngƣời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm: nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém. 10. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng). Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = Dƣ nợ bình quân Trong đó: ( Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ ) Dƣ nợ bình quân trong kỳ = 2 Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn. 10. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động cho vay. Lợi nhuận thuần từ tín dụng Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng = x 100% Dƣ nợ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nó cho biết số tiền lãi thu đƣợc trên 100 đồng dƣ nợ là bao nhiêu.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng càng cao. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 15 MSV: 1112404031
  27. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp b. Xét trên góc độ khách hàng. Khách hàng là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng vốn tín dụng. Đối với khách hàng thì 1 khoản tín dụng tốt đƣợc biểu hiện ở 1 số chỉ tiêu sau: - Doanh thu tăng từ dự án sử dụng vốn tín dụng. - Lợi nhuận tăng từ dự án. - Lao động tăng từ dự án. Có thể nói, một khoản tín dụng tốt đối với ngân hàng cũng chính là tín dụng tốt đối với doanh nghiệp. Từ nguồn vốn vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Vì thế, từ mục tiêu của doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi tiếp tục đầu tƣ vào dự án mới, lại xuất hiện nhu cầu tín dụng mới. Nhƣ vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, ta không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể mà phải xem xét một hệ thống các chỉ tiêu ở trên để phân tích cả hai mặt định lƣợng và định tính, cả về lợi nhuận thuần túy và lợi ích xã hội, cả trên quan điểm của khách hàng và quan điểm của ngân hàng. Có nhƣ vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng mới thực sự khách quan, chính xác phản ánh đúng thực trạng để từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách hiệu quả. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính. Ngoài các chỉ tiêu định lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu định tính – những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lƣợng và độ an toàn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng. a. Xét trên góc độ ngân hàng.  Thủ tục và quy chế cho vay vốn: Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho khách hàng. Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản không gây phiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhƣng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốn tín dụng. Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 16 MSV: 1112404031
  28. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp án, khả năng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo nhằm đƣa ra đƣợc quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro.  Xét duyệt cho vay: Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn đƣợc vay vốn phù hợp với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lƣợng tín dụng trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn xin vay vốn. Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc. Với những khách hàng quen thuộc thì công tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí hơn, thời gian xét duyệt cho vay ngắn hơn. Với một khách hàng mới thì chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn, việc tiếp xúc giữa khách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn. Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi, có chuyên môn tốt để đƣa ra những quyết định chính xác trong khoản vay đó thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.  Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng các món vay. Với nâng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiêm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, rủi ro thấp.  Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng. Một cơ sở tốt có ảnh hƣởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo đƣợc hứng khởi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận đƣợc những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hƣớng phát triển đối với sản phẩm của dự án, giá cả, cạnh tranh ), thông tin về thị Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 17 MSV: 1112404031
  29. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp trƣờng một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trƣớc tiên để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hƣởng rất lớn đến độ an toàn của món vay. b. Xét trên góc độ khách hàng. - Dự án sử dụng vốn của ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý, kinh nghiệm, kỹ thuật để có thể thực hiện đƣợc. - Vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả ngân hàng nợ gốc và lãi, trang trải các chi phí khác và vẫn mang lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể là nguyên nhân thuộc về chủ quan ngân hàng nhƣ: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng nhƣng cũng có thể là các nguyên nhân xuất phát từ khách quan nhƣ: nguyên nhân từ khách hàng hay môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng tự nhiên Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng ta đi xem xét cụ thể sau đây: 1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan. Tác động của môi trƣờng kinh doanh: sự biến động của môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế tăng trƣởng, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đƣợc thuận lợi, từ đó giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi và hoàn trả đƣợc nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nhƣng ngƣợc lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn hơn do đó sẽ không trả nợ đúng hạn đƣợc cho ngân hàng, các khoản nợ xấu gia tăng làm hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng bị giảm sút. - Tác động của môi trƣờng pháp lý: ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, đều phải hoạt động theo pháp luật nhà nƣớc quy định. Do đó chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong từng thời điểm có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. - Tác động của môi trƣờng tự nhiên: những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến ngƣời đi vay nhƣ: thiên tai, chiến tranh vƣợt quá tầm kiểm soát Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 18 MSV: 1112404031
  30. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp của ngƣời đi vay làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Nguyên nhân thuộc về chủ quan ngƣời vay: Khách hàng là ngƣời lập phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp nhận, khách hàng là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng có đƣợc hiệu quả hay không là phụ thuộc rất lớn vào khách hàng vay vốn. + Năng lực của khách hàng: năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đều muốn tối đa hóa lợi nhuận, để làm đƣợc điều này họ phải đi vay rất nhiều để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng đƣợc vốn vay có hiệu quả,chỉ những doanh nghiệp có năng lực tốt, khả năng cạnh tranh cao mới có thể làm đƣợc điều này. + Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp: một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì phải có một nhà quản lý có kinh nghiệm, trình độ cao, luôn nắm bắt đƣợc sự biến động của môi trƣờng để đƣa ra đƣợc những thay đổi cho phù hợp giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. + Sự trung thực của khách hàng: sự trung thực của khách hàng có ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chuẩn mực kế toán ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh để qua đó có thể đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn. 1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân các ngân hàng thƣơng mại cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng: - Chính sách tín dụng: Chính sách này đƣợc coi là chiến lƣợc cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Do đó đƣa ra đƣợc một chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp sẽ giúp ngân hàng nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng, Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 19 MSV: 1112404031
  31. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp ngƣợc lại một chính sách mập mờ, khó hiểu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mỗi ngân hàng thƣơng mại đều tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Một quy trình tín dụng hoàn thiện và chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho các ngân hàng. - Khả năng huy động vốn của ngân hàng: Đặc trƣng hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là “đi vay để cho vay” do đó để có thể mở rộng cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì ngân hàng không thể không quan tâm đến việc huy động vốn. Nếu nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn mà ngân hàng không thể huy động đủ vốn để cho vay thì ngân hàng sẽ phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác với chi phí cao hơn, điều này sẽ làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bị giảm sút. Ngƣợc lại, nếu huy động quá nhiều trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ít thì ngân hàng bị mất chi phí huy động vốn không cần thiết, điều này cũng tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Do đó quan tâm đến việc huy động vốn có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho các ngân hàng thƣơng mại. - Cơ cấu tổ chức ngân hàng: Có thể nói đây là nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Ngân hàng nào có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, sự phân công công việc đƣợc tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ diễn ra kịp thời, không bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng giúp ngân hàng tăng hiệu quả tín dụng. - Chất lƣợng cán bộ, công nhân viên tín dụng: đây là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Nếu chất lƣợng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng, còn nếu ngân hàng nào có đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, đạo đức tốt, đƣa ra đƣợc các quyết định tín dụng hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 20 MSV: 1112404031
  32. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm soát nội bộ: hoạt động kiểm soát nội bộ giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của ngân hàng từ đó đƣa ra các chính sách hợp lý giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành một cách thƣờng xuyên và liên tục nhằm duy trì chất lƣợng và đảm bảo mọi hoạt động của ngân hàng đang đi đúng hƣớng đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà ngân hàng đã đề ra. Tuy nhiên, ngân hàng phải có một đội ngũ những cán bộ có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt phải trung thực. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 21 MSV: 1112404031
  33. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HOÀNH BỒ. 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HOÀNH BỒ. 2.1.1. Một số nét chính về NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988. Từ đó đến nay, Agribank luôn khẳng định vai trò là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc. Vị thế của Agribank vẫn đƣợc khẳng định trên nhiều phƣơng diện: tổng tài sản lên tới 762.869 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 690.191 tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng dƣ nợ 605.324 tỷ đồng. Mạng lƣới hoạt động rộng khắp gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 40.000 cán bộ nhân viên. Với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, Agribank là một trong những ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam, đƣợc hàng triệu khách hàng tin tƣởng lựa chọn. Là ngân hàng thƣơng mại – định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank luôn đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nƣớc. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nƣớc, NHNo&PTNT Việt Nam đã vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. 2.1.2. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Hoành Bồ. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hoành Bồ là chi nhánh cấp III dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Quảng Ninh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoành Bồ từ một đơn vị non trẻ đã lớn mạnh không ngừng trong hệ thống, với nguồn nhân lực 26 cán bộ, điều hành chi nhánh là ban giám đốc gồm 2 đồng chí trong đó đƣợc chia Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 22 MSV: 1112404031
  34. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thành các phòng, tổ gồm: Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chính, Phòng Tín dụng, Phòng giao dịch Thống Nhất, phòng giao dịch Quảng La. Các phòng, tổ nghiệp vụ đảm đƣơng tốt nhiệm vụ, nghiệp vụ của mình. Với các chức năng, nhiệm vụ chính: Nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chuyển tiền nhanh thanh toán trong nƣớc, mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, bảo lãnh dƣới các hình thức, chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ, thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng, dịch vụ kiểm đếm, thu tiền gửi tiết kiệm tại nhà Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiết giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông nhằm kiềm chế lạm phát theo chủ trƣơng của Chính phủ. Phát triển các dịch vụ chuyển tiền (chuyển tiền liên ngân hàng: BP, KC,KO ) thanh toán qua thẻ ATM, trả lƣơng qua thẻ ATM. Thực hành tiết kiệm, an toàn vốn là tài sản, nâng cao hiệu quả đồng vốn trong hoạt động kinh doanh. NHNo&PTNT Hoành Bồ là chi nhánh ngân hàng thƣơng mại quốc doanh duy nhất đóng trên địa bàn huyện có mạng lƣới ngân hàng đƣợc phân bố rộng khắp với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện. NHNo&PTNT Hoành Bồ đã và đang giữ vững vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tài chính tín dụng ở nông thôn góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phƣơng đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hoành Bồ. Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh doanh, ngân hàng hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng Hiện nay biên chế của ngân hàng là 26 ngƣời. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 23 MSV: 1112404031
  35. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban Giám đốc Phòng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Kinh doanh Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Quảng La Thống Nhất 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận. a. Ban giám đốc. * Giám đốc: - Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh cấp 3. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. * Phó giám đốc: Là ngƣời giúp cho Giám đốc trong nghiệp vụ chuyên môn về kế toán, tín dụng. Có quyền hạn quản lý, điều hành các công việc chuyên môn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc. b. Phòng Kế toán- Ngân quỹ. Phòng Kế toán và ngân quỹ đƣợc tổ chức thành các bộ phận giao dịch trực tiếp vớ , 4 giao dị ỹ. * Bộ phân kế toán: - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán chung theo quy định. - Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng về các nghiệp vụ: Tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 24 MSV: 1112404031
  36. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Tổng hợp lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và quyết toán các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. * Bộ phận ngân quỹ: - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền. c. Phòng hành chính (Trực thuộc phòng Kế toán – Ngân quỹ) Đảm nhận các nhiệm vụ hành chính bao gồm: lƣu trữ văn bản pháp luật, văn bản định chế liên quan đến ngân hàng, trực tiếp quản lý con dấu, công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên, bộ phận hành chính . - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. - Chuẩn bị phƣơng tiện công cụ xe ô tô phục vụ vận chuyển kho quỹ và phục vụ đi công tác. - Bảo vệ an toàn tài sản, trật tự an ninh tại cơ quan, vệ sinh môi trƣờng d. Phòng Kinh doanh (Phòng Tín dụng). . Tham mƣu cho Ban giám đốc các kế hoạch, quyết sách về hoạt động tín dụng toàn chi nhánh phù hợp với định hƣớng của NHNo Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, phân tích và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. - Tổng hợp thông tin khách hàng để có thể có quyết định vay đúng đắn. - Xây dựng kế hoạch, phƣơng án kinh doanh cho chi nhánh. e. Phòng giao dịch. Phòng giao dịch là những đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng và nhận tiền gửi, tiền thanh toán, chuyển tiền đối với khách ở địa bàn xa trung tâm. Chi nhánh có 2 phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Quả , 1 giao dịch viên, 1 thủ quỹ . Là điểm phục vụ cho 4 xã: Quảng La, Bằng Cả, Tân Dân, Dân Chủ. - Phòng giao dịch Thống Nhấ , 1 giao dịch viên , 1 thủ quỹ . Là điểm phục vụ cho 3 xã: Thống Nhất, Vũ Oai, Hòa Bình. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 25 MSV: 1112404031
  37. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trực thuộc NHNo&PTNT Hoành Bồ quản lý. Có chức năng, nhiệm vụ: Huy động vốn và cho vay trên địa bàn phƣờng, xã, trong phạm vi quyền phán quyết đƣợc giao của giám đốc chi nhánh, hoạt động và làm dịch vụ khác nhƣ: Công tác thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm Có đủ chức năng về pháp lý để bảo vệ quyền lợi về hoạt động của phòng giao dịch đƣợc Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ủy quyền trực tiếp. 2.1.4. Những hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoành. 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Không có hoạt động huy động vốn xem nhƣ không có hoạt động của NHTM, do vậy hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. 2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh công tác huy động vốn thì NHNo&PTNT Hoành Bồ cũng coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cho vay trung hạn với các mục tiêu hiệu quả tùy tính chất và khả năng nguồn vốn theo phƣơng thức cho vay từng lần hoặc phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 26 MSV: 1112404031
  38. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp a. Quy trình cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng Tiếp nhận, tƣ vấn và Kiểm tra hồ sơ vay vốn của hƣớng dẫn khách hàng khách hàng, th ẩ m định và lập lập hồ sơ vay vốn báo cáo thẩm định cho vay Đồng ý Phê duyệt khoản vay ng ụ Không đồng ý Hoàn thiện hồ sơ và ký kết p tín d tín p ấ h ợ p đ ồ ng tín d ụ ng Thông báo từ chối cho vay Quy trình c Quytrình Giải ngân Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 27 MSV: 1112404031
  39. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Trình tự trên đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: * Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bƣớc này do cán bộ tín dụng thực hiện khi tiếp xúc với khách hàng. Cán bộ tín dụng tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, hƣớng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập các loại hồ sơ cần thiết [4]. Cán bộ tín dụng cần phải thu thập đƣợc các thông tin cơ bản sau: - Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia đình, nhân thân ngƣời đại diện chủ hộ. - Ngành nghề SXKD, quy mô hoạt động. - Năng lực quản lý, định hƣớng, phƣơng thức SXKD. - Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính. - Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, thời gian vay, nguồn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay. * Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: + Trƣờng hợp hồ sơ chƣa đủ, hƣớng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Trƣờng hợp hồ sơ và điều kiện vay không đáp ứng theo quy định của NHNo thì lập thông báo từ chối cho vay theo mẫu quy định trình ngƣời có thẩm quyền ký, gửi cho khách hàng + Trƣờng hợp hồ sơ vay và điều kiện vay đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành: Đăng ký thông tin vào hệ thống IPCAS. Báo cáo trƣởng phòng tín dụng, sau khi có ý kiến chấp thuận của trƣởng phòng, CBTD tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. - Thẩm định và lập báo cáo thẩm định: cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau: Thẩm định năng lực pháo luật dân sự. Thẩm định hồ sơ pháp lý. Thẩm định mục đích vay vốn. Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng. Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án SXKD. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 28 MSV: 1112404031
  40. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Thẩm định về bảo đảm tiền vay. - Lập báo cáo thẩm định cho vay: căn cứ vào các nội dung thẩm định trên, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định theo mẫu quy định, sau đó trình lên cấp trên phê duyệt. * Bước 3: Phê duyệt khoản vay Trong bƣớc này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với 1 hồ sơ vay vốn của khách hàng - Nếu đồng ý cho vay, tiến hành bƣớc 4. - Nếu từ chối cho vay, đƣa ra thông báo từ chối cho vay. (Mẫu Thông báo từ chối cho vay. - Bƣớc này, ngân hàng rất có thể sẽ mắc 2 sai lầm: - Đồng ý cho vay đối với 1 khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với 1 khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều có ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng. * Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và kí kết hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng kiểm tra 1 lần nữa các giấy tờ trong bộ hồ sơ cho vay. Thực hiện soạn thảo hợp đồng và các giấy tờ cần thiết khác để tiến hành kí kết hợp đồng. ( Mẫu Hợp đồng tín dụng do NHNo&PTNT Việt Nam quy định). * Bước 5: Giải ngân Sau khi kí kết hoàn chỉnh HĐTD, cán bộ tín dụng tiến hành thực hiện nhập các thông tin: thông tin khách hàng( tên, số CMND, địa chỉ ); số tiền cho vay, mức lãi suất, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và các thông tin về tài sản đảm bảo (nếu có) trên hệ thống IPCAS. Sau đó tiến hành giải ngân cho khách hàng, trƣớc khi chuyển tiền, yêu cầu khách hàng phải kí vào giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể giao tiền mặt, chuyển khoản hoặc lập Ủy nhiệm chi. * Bước 6: Thu nợ gốc, lãi và xử lý phát sinh. - Thu nợ gốc, lãi: Cán bộ tín dụng thực hiện cho vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả lãi, gốc đúng hạn, đầy đủ. - Trong bƣớc này, cán bộ tín dụng cũng có trách nhiệm kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không? Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hay khó khăn để có thể có các phƣơng án xử lý kịp thời. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 29 MSV: 1112404031
  41. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Xử lý nợ: Nếu trƣờng hợp khách hàng khó khăn, không có khả năng trả nợ thì phải xử lý theo quy định: Cơ cấu lại thời gian trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ). Chuyển nợ quá hạn. Khoanh nợ, xóa nợ * Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB - Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay. - Tùy điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể giải chấp toàn bộ hay một phần TSĐB. b. Các hồ sơ cần có trong quy trình tín dụng [5]. *Hợp đồng tín dụng: Hợp đồng tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Ngày, tháng, năm ký hợp đồng và tính hiệu lực của hợp đồng. - Đối tƣợng giao kết hợp đồng. - Phƣơng thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay. - Lãi suất cho vay. - Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ. - Hình thức bảo đảm tiền vay và TSĐB - Quyền và nghĩa vụ các bên. - Phƣơng thức xử ký tranh chấp. - Các nội dung khác. *Bộ hồ sơ pháp lý: tùy theo loại khách hàng, loại cho vay, phƣơng thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay do khách hàng và ngân hàng lập nhƣ sau: 1. Hồ sơ do khách hàng lập  Đối với doanh nghiệp:  Hồ sơ pháp lý: - Quyết đinh thành lập (nếu pháp luật quy định phải có) - Điều lệ công ty. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giấy chứng nhận đầu tƣ. - Quyết định giao vốn, biên bản góp vốn - Danh sách thành viên sang lập. - Văn bản ủy quyền của ngƣời đại diện pháp luật (nếu có). - Các giấy tờ khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 30 MSV: 1112404031
  42. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Hồ sơ kinh tế: - Kế hoạch SXKD trong kỳ. - Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SXKD kỳ gần nhất. - Các loại báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán. - Hồ sơ vay vốn. - Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu). - Dự án, phƣơng án SXKD, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan (quyết định đầu tƣ, giấy phép xây dựng .) - Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay . - Các giấy tờ liên quan đến TSĐB theo quy định.  Đối với cá nhân, hộ gia đình.  Hồ sơ pháp lý. - Xuất trình chứng minh thƣ nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân – để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn - Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) – bản photo có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phƣờng, thị trấn. - Giấy ủy quyền (nếu có) cho ngƣời đại diện giao dịch với ngân hàng. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có đăng kí kinh doanh).  Hồ sơ vay vốn. - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án, phƣơng án SXKD, dịch vụ, đời sống. 2. Hồ sơ do ngân hàng lập. - Báo cáo thẩm định, tái thẩm định. - Biên bản họp hội đồng tƣ vấn tín dụng (nếu có) - Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có) - Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt HMTD, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn . 3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập. - Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn. - Giấy nhận nợ. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 31 MSV: 1112404031
  43. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Hợp đồng bảo hiểm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng theo quy định . - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. - Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trƣờng hợp nợ bị rủi ro). - Các giấy tờ khác. c. Các hình thức cho vay hiện có tại ngân hàng. Chi nhánh ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng hƣớng tới hai nhóm khách hàng lớn: cá nhân , hộ gia đình và doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.  Đối với cá nhân, hộ gia đình: - Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: cho khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống sinh hoạt nhƣ mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình. Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí, thời hạn cho vay tối đa 60 tháng. - Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lƣu động thƣờng xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính). Yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. - Cho vay đàu tƣ vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tƣ tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn. - Cho vay theo HMTD: áp dụng đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn lƣu động ngắn hạn thƣờng xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định. Mức cho vay tối đa bằng mức dƣ nợ thực tế của HĐTD trƣớc, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Thời hạn cho vay ngắn hạn, không quá thời hạn kế tiếp. - Cho vay phát hành thẻ tín dụng: áp dụng cho khách hàng cá nhân với hạn mức tối đa lên đến 100.000.000 đối với chủ thẻ hạng vàng. Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng với mức vay tối đa 80% số tiền chi tiêu trên thẻ (tối đa 100.000.000 đối với thẻ vàng; 50.000.000 đối với thẻ chuẩn; không quá 30.000.000 đối với thẻ tín dụng nội địa) Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 32 MSV: 1112404031
  44. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Cho vay thấu chi: áp dụng cho khách hàng là cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại ngân hàng. Hạn mức khách hàng đƣợc sử dụng vƣợt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.  Đối với doanh nghiệp: - Cho vay từng lần: đối với doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vốn cho chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính. Mức cho vay theo thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Thời hạn cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. - Cho vay theo HMTD: áp dụng cho doanh nghiệp/ hợp tác xã cần vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. Mức cho vay thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. - Cho vay đầu tƣ vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: đối với khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phục vụ chi phí đầu tƣ tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án. Yêu cầu khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng nhu cầu vốn, thời hạn cho vay trung, dài hạn. - Cho vay dƣới hình thức thấu chi tài khoản: khách hàng doanh nghiệp/ hợp tác xã đƣợc sử dụng vƣợt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Thời gian cho vay tối đa 12 tháng. Mức cho vay thỏa thuận bằng văn bản cho khách hàng đƣợc chi vƣợt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với quy định. - Cho vay dự án cơ sở hạ tầng: hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp chi phí để thực hiện các dự án hoặc phƣơng án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Mức cho vay tối đa 70% tổng dự toán công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.1.4.3. Hoạt động khác. Bên cạnh hai nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn thì NHNo&PTNT Hoành Bồ cũng đang phát triển thêm các dịch vụ tiện ích khác cung cấp cho khách hàng: Thực hiện kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép. Đƣợc cung ứng các dịch vụ tƣ vấn tài chính phù hợp với chức năng hoạt động của một Ngân hàng thƣơng mại . Đƣợc cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật . Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 33 MSV: 1112404031
  45. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Đƣợc cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh. 2.1.5.1. Thuận lợi. Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn ỏn định giúp cho ngƣời dân có cơ hội đầu tƣ, phát triển sản xuất tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn. Chi nhánh NHNo&PTNT Hoành Bồ luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ cấp trên, đã tạo thế và lực cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng tốt hơn. Sự đoàn kết, nhất trí của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, tích cực chủ động kinh doanh vì sự tồn tại và phát triển không ngừng của chi nhánh. Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề. Là chi nhánh ngân hàng thƣơng mại quốc doanh ra đời sớm trên địa bàn huyện nên có nhiều kinh nghiệm và quen thuộc với đại bộ phận dân cƣ do đó chi nhánh có cơ hội để phát triển, khai thác các hoạt động tiếp thị và thu hút khách hàng. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chi nhánh đã đƣợc tiếp cận và sử dụng Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS. Với hệ thống này, chi nhánh đủ năng lực cung ứng các dịch vụ, sản phẩm hiện đại với độ an toàn và chính xác cao. 2.1.5.2. Khó khăn. Là một huyện miền núi với 12 xã thị trấn, trong đó có 9 xã vùng cao với 2 xã đặc biệt khó khăn. Nên còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nhu cầu vốn của ngƣời dân cũng nhƣ huy động vốn tiền gửi từ dân cƣ. Vài năm trở lại đây, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn cùng với tình hình khó khăn chung của kinh tế nƣớc nhà. Sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trƣờng thế giới (nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu). Bên cạnh đó là những khó khăn từ những năm trƣớc chƣa đƣợc giải quyết triệt để nhƣ: áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chƣa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nƣớc tiêu thụ Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 34 MSV: 1112404031
  46. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp từ đó gây khó khăn cho công tác thu hồi vốn và làm phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống ngân hàng vẫn đối diện với áp lực giảm nợ xấu và sở hữu chéo, nâng cao năng lực quản trị và chuẩn hóa các chỉ tiêu hoạt động theo chuẩn chung quốc tế và cam kết hội nhập. Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện cũng đã có thêm các chi nhánh của các ngân hàng khác (VietcomBank, VietinBank). Từ đó khiến cho chi nhánh từ vị thế “độc quyền” đã buộc phải chuyển vào thế cạnh tranh với các chi nhánh khác. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng, nhất là trong công tác huy động vốn. Việc áp dụng Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS cũng gây cho ngân hàng một số khó khăn trong bƣớc đầu tiếp nhận vì đây là một phần mềm mới, tƣơng đối phức tạp. 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀNH BỒ. 2.2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 35 MSV: 1112404031
  47. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1: Tỷ lệ tăng/giảm kết quả HĐKD của chi nhánh giai đoạn 2012-2014. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu +,-/ % (+,-)/ +,-/ % (+,-)/ Số tiền Số tiền Số tiền so 2012 2012 so 2013 2013 Tổng thu 60.313 46.365 -13.948 -23,1% 43.949 -2.416 -5,2% Thu lãi cho vay 51.070 40.493 -10.577 -20,7% 28.425 -12.068 -29,8% Thu phí thừa vốn 8.206 3.273 -4.933 -60% 12.647 +9.374 +286,4% Thu khác 1.037 2.599 +1.562 +150,6% 2.877 +278 +10,7% Tổng chi 43.647 32.225 -11.422 -26,2% 34.665 +2.440 +7,6% Chi trả lãi 40.799 29.407 -11.392 -27,9% 31.740 +2.333 +7,9% Chi khác 2.848 2.818 -30 -1.05% 2.925 +107 +3,8% Chênh lệch thu chi 16.666 14.140 -2.526 -15,2% 9.284 -4.856 -34,3% Trong đó: trích 119 640 +521 +437,8% 4.918 +4.278 +768% DPRR LNTT 16.547 13.500 -3.047 -18,4% 4.366 -9.134 -67,7% (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoành Bồ) Nguyễn Thị Mỹ Linh 36 MSV: 1112404031
  48. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng trên ta có thể thấy mặc dù kết quả kinh doanh của chi nhánh tƣơng đối khả quan nhƣng vẫn có những biến động trong vài năm qua. Cụ thể: - Năm 2013 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 46.365 triệu đồng, giảm 13.948 triệu đồng tƣơng đƣơng với giảm 23,1%. Năm 2014 tiếp tục chịu ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu (năm 2012) nên thu nhập có sự giảm sút, giảm tiếp 5,2% so với năm 2013. - Trích DPRR năm 2013 so với năm 2012 tăng 521 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 437,8%; và năm 2014 so với năm 2013 tăng 768%, tƣơng ứng với 4.278 triệu đồng. Việc có sự biến động nhƣ vậy là do nền kinh tế năm 2014 tăng trƣởng chậm; tình hình kinh tế địa phƣơng năm qua cũng bị ảnh hƣởng bởi khó khăn chung của cả nƣớc, của tỉnh. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp; đời sống nhân dân , nhất là ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc, thiểu số vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều vấn nạn, chƣa có giải pháp hữu hiệu để thoát khỏi bế tắc trong kinh doanh thị trƣờng bất động sản vẫn chƣa có dấu hiệu tích cực, sức mua giảm, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng. Lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh. Muốn cải thiện kết quả kinh doanh vào năm 2015, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa vào vấn đề huy động vốn, có biện pháp giải quyết các trƣờng hợp nợ quá hạn, nợ xấu một cách hiệu quả. 2.2.2. Hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với hoạt động chính là “Đi vay để cho vay”, ngân hàng phải tìm cách để vừa thu hút đƣợc nhiều vốn, vừa không gây đọng vốn để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, chi nhánh huyện Hoành Bồ đã chú trọng công tác huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng có thể xem xét thông qua biểu đồ sau : Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 37 MSV: 1112404031
  49. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng nguồn vốn huy động 800000 659077 554152 600000 474967 400000 200000 0 2012 2013 2014 Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % (+,-)/ % (+,-)/ Số tiền % (+,-) Số tiền Số tiền 2012 2013 474.967 - 554.152 +16,7% 659.077 +18,9% * So với kế hoạch đề ra: So kế hoạch Năm 2014 KH 2014 Số tuyệt đối %KH 659.077 621.200 37.877 106% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 38 MSV: 1112404031
  50. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Qua biểu đồ và bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm của NHNo&PTNT Hoành Bồ có bƣớc tăng trƣởng đáng kể, tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2013: Tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 554.152 triệu đồng, tăng 79.185 triệu đồng (tƣơng đƣơng 16,7%) so với năm 2012 (năm 2012 đạt 474.967 triệu đồng). Năm 2014: Tổng nguồn vốn huy động là 659.077 triệu đồng, tăng 104.925 triệu đồng (tƣơng đƣơng 18,9%) so với năm 2013 đạt 106% /Kế hoạch đặt ra. Mức tăng này tăng hơn so với năm 2013 (thêm 25.740 triệu đồng tƣơng đƣơng với 2.2%). Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và biến động, nhƣng ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, duy trì đƣợc nguồn vốn huy động ở mức tăng trƣởng, năm sau cao hơn năm trƣớc là một tín hiệu mừng và đáng khen ngợi. Đạt đƣợc thành tích nhƣ vậy là nhờ ngân hàng đã luôn chú trọng công tác huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả. Ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn nhƣ: tuyên truyền, quảng cáo, khai thác những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dƣ thừa trong dân, triển khai các chƣơng trình ƣu đãi Ngoài ra, đầu năm 2015, ngân hàng đã triển khai hoạt động tiết kiệm dự thƣởng “Mừng Xuân Ất Mùi – Niềm vui nhân đôi” nhằm tiếp tục đem ích lợi đến cho đông đảo khách hàng khi tham gia gửi tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của ngân hàng. Thông qua các chƣơng trình này, ngân hàng mong muốn gia tăng các lợi ích cho khách hàng, đồng thời tăng tính đa dạng, hấp dẫn của các sản phẩm huy động vốn, duy trì tăng trƣởng vốn huy động ổn định nhất là nguồn vốn ngoại tệ, vốn trung hạn từ các tầng lớp dân cƣ, chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn, thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015 và các năm tiếp theo. Qua đó góp phần tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế, trong đó ƣu tiên tập trung nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 39 MSV: 1112404031
  51. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng gửi Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu % (+,-)/ % (+,-)/ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2012 2013 (%) (%) (%) Dân cƣ 424.887 89,46% 497.740 89,82% +0,36% 623.555 94,61% +4,79% TCKT 8.076 1,7% 7.040 1,27% -0,43% 17.669 2,68% +1,41% TG Kho bạc, 42.004 8,84% 49.372 8,91% +0,07% 17.853 2,71% -6,2% BHXH Tổng số 474.967 100% 554.152 100% +16,7% 659.077 100% +18,9% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng gửi Đơn vị tính: triệu đồng 17853 2014 17669 TG Kho bạc, 623555BHXH TCKT 49372 2013 7040 497740 Dân cư 42004 2012 8076 424887 0 150000 300000 450000 600000 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng qua các năm của chi nhánh có sự thay đổi. Tiền gửi từ dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể nhƣ sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 40 MSV: 1112404031
  52. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Năm 2012: nguồn vốn huy động từ TCKT 8.076 triệu đồng, chiếm 1,7%; nguồn vốn huy động từ TG Kho bạc, BHXH 42.004 triệu đồng, chiếm 8,84%; trong khi đó nguồn huy động từ dân cƣ đạt 424.887 triệu đồng, chiếm 89,46%. Năm 2013: nguồn vốn huy động từ TCKT chiếm 7.040 triệu đồng, tƣơng đƣơng 1,27% (giảm 0,43% so với năm 2012); nguồn vốn huy động từ TG Kho bạc, BHXH chiếm 49.372, tƣơng đƣơng 8,91% (tăng 0,07% so với năm 2012); trong khi đó nguồn vốn từ dân cƣ đạt 497.740 triệu đồng, tƣơng đƣơng 89,82% (tăng 0,36% so với năm 2012). Năm 2014: nguồn vốn huy động từ dân cƣ đạt 623.555 triệu đồng, chiếm 94,61% (tăng 4,79% so với năm 2013); trong khi đó nguồn vốn từ TCKT đạt 17.669 triệu đồng, chiếm 2,68% (tăng 1,41% so với năm 2013); và nguồn vốn huy động từ TG Kho bạc, BHXH giảm còn 17.853 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2,71% (giảm 6,2% so với năm 2013) Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn gửi Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu +,-/ so % (+,-)/ +,-/ so % (+,-)/ Số tiền Số tiền Số tiền 2012 2012 2013 2013 TG KKH 64.280 59.954 -4.326 -6,73% 59.894 -60 -0,1% TG có KH 378.435 457.203 +78.768 +20,81% 515.729 +58.526 +12,8% dƣới 12 tháng TG có KH từ 12 tháng đến 32.252 36.995 +4.743 14,71% 83.454 +46.459 +125,6% dƣới 24 tháng Tổng số 474.967 554.152 +79.185 +16,7% 659.077 +104.925 +18,9% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 41 MSV: 1112404031
  53. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi Đơn vị tính: triệu đồng 600000 TG KKH 450000 TG có KH dưới 12 tháng 300000 TG có KH từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 150000 0 2012 2013 2014 Bảng số liệu trên phản ánh sự biến động của lƣợng vốn huy động theo từng kỳ hạn qua 3 năm qua của chi nhánh: Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2012 đạt 64.280 triệu đồng; đến năm 2013 giảm xuống còn 59.954 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 6,73%. Đến năm 2014 giảm còn 59.894 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 0,1%. Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng: năm 2012 đạt 378.435 triệu đồng; năm 2013 đạt 457.203 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 20,81%; đến năm 2014, tăng lên thành 515.729 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 12,8%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng: năm 2012 đạt 32.252 triệu đồng; năm 2013 tăng lên đạt 36.995 triệu đồng, tƣơng ứng 14,71%; Năm 2014 tăng lên 83.454 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 125,6%. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 42 MSV: 1112404031
  54. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Hoạt động tín dụng. Biểu đồ dƣ nợ tín dụng (2012-2014) Đơn vị tính: triệu đồng Tổng dƣ nợ tín dụng 500000 372408 396682 400000 296596 300000 200000 100000 0 2012 2013 2014 Bảng 5: Tổng dƣ nợ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền % (+,-) Số tiền % (+,-) Số tiền % (+,-) 372.408 - 396.682 +6,5% 296.596 -25,2% * So với kế hoạch đặt ra: So kế hoạch Năm 2014 KH 2014 (+,-) số tuyệt đối % KH 296.596 310.000 (13.404) 95,7% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Qua biểu đồ và bảng trên ta thấy hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoành Bồ trong những năm qua có những biến động nhƣ sau: Năm 2012: dƣ nợ đạt 372.408 triệu đồng. Năm 2013: dƣ nợ tăng lên đạt 396.682 triệu đồng, tăng 24.274 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 6,52% so với năm 2012. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 43 MSV: 1112404031
  55. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Năm 2014: dƣ nợ 296.596 triệu đồng, giảm 100.086 triệu đồng, tƣơng ứng mức giảm 25,23% so với năm 2013. Do ảnh hƣởng của nền kinh tế cả nƣớc nói chung và của địa phƣơng nói riêng trong năm 2012 và 2013, nên hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn đang có những khó khăn trong năm 2014. Theo chỉ đạo của NHNN, năm 2014 Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã có những quyết định điều chỉnh mức lãi suất cho vay giảm mạnh so với trƣớc đây. Dù lãi suất cho vay đã giảm đi rất nhiều, và ngân hàng cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn và triển khai các gói tín dụng ƣu đãi để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, nhƣng dƣ nợ tín dụng đầu tƣ của chi nhánh vẫn giảm (giảm từ 396.682 triệu đồng xuống còn 296.596 triệu đồng, giảm 100.086 triệu đồng). Nguyên nhân dƣ nợ giảm chủ yếu do giảm của khách hàng lớn: Công ty CP Xi măng Thăng Long (gần 100 tỷ đồng) do thay đổi chủ doanh nghiệp là ngƣời nƣớc ngoài do vậy đến tháng 5/2014 khách hàng trả hết nợ và không vay Agribank. Giảm dƣ nợ công ty TNHH do một số công ty làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ, Chi nhánh đã bán nợ 3 công ty nên giảm số dƣ nợ riêng 3 công ty này là 16.432,4 triệu đồng. Giảm dƣ nợ của DNTN do lãi suất cho vay Agribank cao nên vay 1 phần ở NHTM khác. Ngoài ra, một số khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, không hiệu quả giảm dƣ nợ chƣa có nhu cầu vay bổ sung; một số khách hàng tài sản thế chấp giảm do đánh giá lại cho phù hợp thực tế để đảm bảo an toàn vốn nên giảm dần dƣ nợ. Bên cạnh đó thị trƣờng bất động sản chƣa có dấu hiệu tích cực, nguồn trả nợ của một số khách hàng khó khăn dẫn đến việc nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, việc mở rộng tín dụng khó khăn. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn tích cực tập trung đầu tƣ tín dụng đối với kinh tế Nông nghiệp Nông thôn, tích cực đẩy mạnh cho vay hộ , cá nhân đảm bảo an toàn vốn vay. Mặc dù dƣ nợ tín dụng Nông nghiệp Nông thôn có tăng nhƣng vẫn không đủ bù đắp cho số dƣ nợ giảm. Dƣới sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn cũng nhƣ tình hình kinh tế vẫn chƣa thực sự khả quan, dƣ nợ tín dụng của năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013, Chi nhánh đã áp dụng thực hiện cơ cấu lại nợ Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 44 MSV: 1112404031
  56. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp theo QĐ780 đối với các khách hàng còn đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có phƣơng án khả thi; tiến hành thu nợ gốc trƣớc, lãi sau để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; Cho vay mới đối với những khách hàng còn hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì, phục hồi sản xuất. Nhờ đó Chi nhánh đã đạt đƣợc 95,7% mục tiêu dƣ nợ kế hoạch đặt ra cho năm 2014. Đó là một tín hiệu mừng và đáng khen ngợi. 2.2.4. Hoạt động dịch vụ. Bên cạnh hai hoạt động nghiệp vụ chính là huy động vốn và sử dụng vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Hoành Bồ còn cung cấp thêm các SPDV khác nhƣ: dịch vụ thánh toán trong nƣớc, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ thu chi hộ . Tính đến năm 2014, tổng số lƣợng thẻ ngân hàng phát hành và quản lý là 12.037 thẻ; Số lƣợng máy ATM: 01 máy; Số dƣ tiền gửi tài khoản KKH phát hành thẻ: trên 7 tỷ đồng. Nhóm dịch vụ MobileBanking: Số lƣợng khách hàng: 3.435 (Cá nhân: 3.333; Doanh nghiệp: 102); Phí dịch vụ thu đƣợc là 148 triệu đồng. Bảng 6: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền % (+,-) Số tiền % (+,-) Dịch vụ 855 929 +8,7% 861 -0,07% chuyển tiền Dịch vụ 135 152 +12,6% 148 -2,6% MobileBanking Dịch vụ bảo 38 32 -15,8% 27 -15,6% hiểm ABIC Dịch vụ khác 97 117 +20,6% 84 -28,2% Tổng cộng 1.125 1.230 +9,3% 1.120 -8,9% (Nguồn: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoành Bồ) Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 45 MSV: 1112404031
  57. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: mặc dù kết quả của các dịch vụ này chƣa lớn, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng nhƣng nhƣng đã có sự tăng trƣởng qua các năm. Cụ thể: Năm 2013 so với năm 2012: doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền tăng 8,7%; doanh thu từ dịch vụ MobileBanking tăng 12,6%; doanh thu từ dịch vụ bảo hiểm ABIC giảm 15,8%; doanh thu khác tăng 20,6%. Năm 2014 so với năm 2013: doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền giảm 68 triệu đồng; doanh thu từ dịch vụ MobileBanking giảm 4 triệu đồng; doanh thu từ dịch vụ bảo hiểm ABIC giảm 5 triệu đồng; doanh thu khác giảm 33 triệu đồng. Qua đó, có thể thấy rằng vài năm gần đây, chi nhánh đã chú trọng và đầu tƣ hơn vào các dịch vụ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng. Chẳng hạn, trong nhóm sản phẩm tiền gửi cáo các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, tiền gửi theo kỳ hạn với lãi suất tƣơng đối hấp dẫn và đặc biệt là những sản phẩm ngân hàng hiện đại nhƣ các sản phẩm về MobileBanking, dịch vụ Bill Payment, Internet banking, chuyển khoản liên ngân hàng qua hệ thống. Nhƣng do sự suy thoái của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn về cung cấp dịch vụ đã khiến cho kết quả thu dịch vụ và phát triển SPDV của ngân hàng năm 2014 bị giảm so với năm 2013. Tính đến 31/12/2014, chỉ tiêu thu dịch vụ đạt 1.120 triệu đồng/ 1.400 triệu đồng kế hoạch năm 2014, đạt 76,1% kế hoạch năm 2014. 2.2.5. Hoạt động khác. a. Nghiệp vụ thanh toán trong nƣớc. phƣơng trên toàn hệ thố ều ngân hàng thƣơng mạ , với số tiền giao dịch là 838.170 triệu đồng và 8.553 giao dị , với tổng số tiền 1.261.577 triệu đồ (Bill Payment); T ệ thống thanh toán trực tuyến rộng lớn, tốc độ xử nhanh, chính xác, thực hiện thanh toán với nhiều ngân hàng, đố Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 46 MSV: 1112404031
  58. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp y càng khẳng định đƣợc uy tín của mình và đƣợc càng nhiều khách hàng tin dùng. b. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đây là phƣơng thức thanh toán theo đó sẽ thực hiện theo lệnh của khách hàng (ngƣời yêu cầu chuyển tiền), chuyển tiền cho đối tác nƣớc ngoài thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu, đầu tƣ, tiền vay, phí dịch vụ; nhận và ghi Có các khoản tiền đầu tƣ, thanh toán hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu, vay nợ trên cơ sở khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp. - Dịch vụ kiều hối: Số món: 250 món Doanh số chi trả: 313.346 USD Phí thu đƣợc: 1.689 USD Mặc dù nghiệp vụ thanh toán quốc tế không phải nghiệp vụ chính của ngân hàng, và số lƣợng giao dịch còn nhỏ, nhƣng đây cũng là một trong những nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng. c. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ luôn là một thách thức đối với các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt trong bối cảnh thị trƣờng ngoại tệ Việt Nam có nhiều biến động khó lƣờng. Với lợi thế mạng lƣới và công nghệ, cùng với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng, Agribank là một trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngoại tệ tới từng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2014 đạt 682.842 USD. Trong đó doanh số mua đạt 342.496 USD, doanh số bán ra đạt 340.346 USD. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 46,5 triệu đồng. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNH BỒ. 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. 2.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này giúp ngân hàng đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 47 MSV: 1112404031
  59. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ % (+,-)/ % (+,-)/ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2012 2013 (%) (%) (%) CN, HSX 261.438 70,2% 215.091 54,2% -17,7% 241.858 81,5% +12,4% TCKT 110.970 29,8% 181.591 45,8% +63,6% 54.738 18,5% -69,9% Tổng dƣ 372.408 100% 396.682 100% +6,5% 296.596 100% -25,2% nợ (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) * Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế có những biến động: Cho vay đối với cá nhân và hộ sản xuất nhìn chung có xu hƣớng tăng: Năm 2012 dƣ nợ đạt 261.438 triệu đồng, tƣơng ứng 70,2%; Năm 2013 giảm xuống còn 215.091 triệu đồng, tƣơng ứng 54,2%; nhƣng đến năm 2014 lại tăng lên đến 241.858 triệu đồng, tƣơng ứng 81,5%. Cho vay đối với các TCKT: Năm 2012 đạt 29,8%; Năm 2013 tăng lên đến 45,8%; Nhƣng đến năm 2014 lại giảm xuống còn 18,5%. Có sự biến động trong tỷ trọng cho vay giữa cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh với cho vay đối với các TCKT là vì những khó khăn chung của nền kinh tế trong vài năm gần đây. Các TCKT gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, ngân hàng cũng siết chặt hơn đối với cho vay doanh nghiệp để tránh các rủi ro tín dụng. Hơn nữa, ngân hàng cũng đang tập trung hơn vào mảng cho vay đối với cá nhân và hộ sản xuất nên sự biến động trên là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 48 MSV: 1112404031
  60. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 8: Cơ cấu tín dụng theo thời gian Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu % (+,-)/ % (+,-)/ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2012 2013 (%) (%) (%) NH 161.714 43,4% 183.778 46,3% +13,6% 80.527 27,2% -56,2% TDH 210.694 56,6% 212.904 53,7% +1,04% 216.069 72,8% +1,5% Tổng dƣ 372.408 100% 396.682 100% +6,5% 296.596 100% -25,2% nợ (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) * Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn không đồng đều. Nếu nhìn chung từ 2012 đến 2014 thì dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng, dư nợ ngắn hạn lại giảm. Cho vay ngắn hạn: năm 2012 đạt 161.714 triệu đồng, tƣơng ứng 43%; Năm 2013 đạt 183.778, tƣơng ứng 46%; đến năm 2014 giảm xuống còn 80.527 triệu đồng, tƣơng ứng 27%. Cho vay trung, dài hạn: Năm 2012 đạt 210.694 triệu đồng, tƣơng đƣơng 57%; năm 2013 đạt 212.904 triệu đồng, tƣơng đƣơng 54%; và đến năm 2014 đạt 216.069 triệu đồng, tƣơng ứng với 73%. Nguyên nhân của hiện tƣợng trên là do biến động trong nhu cầu vay vốn của khách hàng. Kinh tế khó khăn khiến ngƣời dân phải cắt giảm bớt các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng. Nhu cầu bổ sung vốn lƣu động trên địa bàn giảm. Điều đó dẫn đến nhu cầu vay vốn ngắn hạn giảm đi. Nhu cầu vay vốn trung dài hạn tăng lên do các doanh nghiệp và các HSX nông nghiệp có dấu hiệu hồi phục dần sau những khó khăn của nền kinh tế. Doanh nghiệp và hộ sản xuất cần hấp thụ nguồn vốn mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều nay thể hiện sự chƣa hợp lý trong hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh và không đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng. Với tình hình khó khăn nhƣ hiện nay, chi nhánh cần có những thay đổi về chính sách tín dụng, tập trung cho vay với các cá nhân tổ chức có dự án kinh doanh với thời hạn ngắn có quay vòng vốn nhanh nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng và đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 49 MSV: 1112404031
  61. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bảng 9: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngành Tỷ trọng Tỷ trọng % (+,-)/ Tỷ trọng % (+,-)/ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) 2012 (%) 2013 Nông, lâm, ngƣ 26.956 7,2% 35.076 8,8% +30,1% 36.422 12,3% +3,8% nghiệp Công nghiệp 120.383 32,3% 122.033 30,8% +1,37% 59.071 19,9% -51,6% Thƣơng mại, 110.743 29,7% 118.347 29,8% +6,9% 52.608 17,7% -55,5% dịch vụ Tiêu dùng 114.326 30,8% 121.226 30,6% +6,04% 148.495 50,1% +22,5% Tổng dƣ nợ 372.408 100% 396.682 100% +6,5% 296.596 100% -25,2% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Nguyễn Thị Mỹ Linh 50 MSV: 1112404031
  62. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giai đoạn 2012 – 2014 cơ cấu tín dụng phân theo ngành nghề kinh tế của chi nhánh có sự biến động nhẹ. Cụ thể: Dƣ nợ tín dụng cho ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp năm 2012 đạt 26.956 triệu đồng, chiếm 7,2% trong tổng dƣ nợ của chi nhánh; năm 2013 đạt 35.076 triệu đồng, chiếm 8,8% trong tổng dƣ nợ chi nhánh; và đến năm 2014 tăng lên 36.422 triệu đồng, chiếm 12,3% trong tổng dƣ nợ chi nhánh. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp nhƣng dƣ nợ ngành này đang có xu hƣớng tăng lên vào giai đoạn này do Chính sách nông thôn mới do Nhà nƣớc đề ra, cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng vào trong canh tác sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp và các gói hỗ trợ vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn. Dƣ nợ tín dụng ngành công nghiệp năm 2013 đạt 122.033 triệu đồng, chiếm 30,8% trong tổng dƣ nợ, tăng 1,37% so với năm 2012. Đến năm 2014 dƣ nợ tín dụng công nghiệp giảm xuống còn 59.071 triệu đồng, tƣơng ứng với mức giảm 51,6%. Tuy chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh, nhƣng tỷ lệ dƣ nợ ngành công nghiệp dang có xu hƣớng giảm, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các khách hàng lớn của chi nhánh nhƣ công ty CP xi măng Thăng Long, và một số công ty TNHH không tiếp tục vay vốn tại ngân hàng đã khiến cho tỷ trọng dƣ nợ tín dụng tại ngành công nghiệp giảm mạnh. Cho vay đối với ngành thƣơng mại, dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ nhƣng đang có xu hƣớng giảm mạnh: Năm 2012 đạt 110.743 triệu đồng, chiếm 29,7% trong tổng dƣ nợ tín dụng; Năm 2013 tăng lên 118.347 triệu đồng, chiếm 29,8% tổng dƣ nợ, tăng 6,9% so với năm 2012; Đến năm 2014 lại giảm xuống còn 52.608 triệu đồng, chiếm 17,7% và giảm 55,5% so với năm 2013. Việc giảm dƣ nợ ngành thƣơng mại, dịch vụ là do ảnh hƣởng bởi những biến động kinh tế chung của cả nƣớc. Nhƣng đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng, ngân hàng cần khai thác, tìm kiếm nhiều khách hàng cho vay hơn thuộc đối tƣợng này để mở rộng quy mô tín dụng. Sự thay đổi danh mục tín dụng theo ngành nghề kinh tế phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của địa bàn. Dƣ nợ tín dụng tín dụng chiếm hơn 50% tổng dƣ nợ, và đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đang tập trung vào các gói cho vay tiêu dùng, đây cũng là một giải pháp giúp cho ngân hàng tăng dƣ nợ tín dụng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 51 MSV: 1112404031
  63. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay. Tốc độ tăng trƣởng doanh số đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay. Bảng 10: Doanh số cho vay Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ % (+,-)/ % (+,-)/ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2012 2013 (%) (%) (%) Cho vay 266.800 70,5% 199.573 53,3% -25,2% 105.717 35,3% -47,03% ngắn hạn Cho vay trung, dài 111.419 29,5% 174.740 46,7% +56,8% 194.176 64,7% +11,1% hạn Doanh số 378.219 100% 374.313 100% -1,03% 299.893 100% -19,9% cho vay (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoành Bồ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay năm 2012 đạt 378.219 triệu đồng, đến năm 2013 giảm xuống còn 374.313 triệu đồng tƣơng đƣơng với giảm 1,03%; năm 2014 doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống còn 299.893 triệu đồng tƣơng ứng với mức giảm 19,9% so với năm 2013. Tình trạng giảm doanh số cho vay là do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự hồi phục chậm của nền kinh tế đã làm cho nguồn cung – cầu tín dụng giảm, ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và thực hiện hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần: năm 2012 đạt 266.800 triệu đồng nhƣng đến năm 2014 giảm xuống còn 105.717 triệu đồng. Doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh số cho vay và đang có xu hƣớng tăng: năm 2012 đạt 111.419 triệu đồng đến năm 2014 đạt 194.176 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay giảm khá nhiều (19,9%) nhƣng vẫn lớn Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh 52 MSV: 1112404031