Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng - Nguyễn Văn Hiệu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng - Nguyễn Văn Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua.doc
Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng - Nguyễn Văn Hiệu
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng đặc biệt là đã chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cạnh tranh xuất hiện và ngày càng diễn ra gay gắt . Hơn nữa hiện nay nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới viết tắt là WTO. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thử thách đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời cơ đó là việc đầu tư nước ngoài tăng mạnh tạo thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp, là cơ hội tiếp thu, tận dụng các nguồn tài chính, khoa học, kinh nghiệm quản lý Song song với những thuận lợi nói trên là tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp nào không đủ sức thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải tìm ra lợi thế của mình trước các đối thủ để tồn tại và phát triển. Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại công ty, em quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng” để làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của em có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực canh tranh. Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N1
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Khái quát chung về cạnh tranh 1.1.1. Khái quát về thị trường 1.1.1.1. Khái niệm thị trường Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Từ đó đến nay, nền sản xuất đã phát triển không ngừng và gắn liền với nó là những khái niệm khác nhau về thị trường. Lúc đầu thuật ngữ thị trường được hiểu là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa, chẳng hạn như một cái “chợ làng”. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường chỉ một tập hợp những người bán và mua giao dịch với nhau về một sản phẩm hay một lớp sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất, còn người mua họp thành thị trường. Trong khi đó những người kinh doanh lại sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ các nhóm khách hàng khác nhau như thị trường sản phẩm, thị trường sức lao động Theo David Begg : “ Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ”. David Kotler lại cho rằng: “ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn nào đó ” Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường nhưng dù đứng trên góc độ nào thì thị trường luôn bao gồm nhiều yếu tố như cung, cầu, có người bán, người mua, có không gian, thời gian Thị trường là yếu tố khách quan đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp tiếp cận và thích ứng với nó để tồn tại và phát triển. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N2
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 1.1.1.2. Vai trò của thị trường - Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các quan hệ mua bán mà nó còn thể hiện các quan hệ hàng hóa bằng tiền tệ do đó thị trường còn được coi là môi trường kinh doanh. - Thị trường đảm bảo cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng và đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao. - Thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng ổn định sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. - Thị trường hướng dẫn các nhà sản xuất kinh doanh qua sự hiểu biết về cung cầu, giá cả trên thị trường. Nghiên cứu qua đó xác định nhu cầu của khách hàng nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế cơ bản đó là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? - Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch hóa vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thị trường là nơi thông qua đó nhà nước kiểm nghiệm sự đúng đắn của chủ trương chính sách mà Đảng và nhà nước đã ban hành. - Thị trường là yếu tố khách quan, mỗi doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường mà phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Do vậy thị trường là một tấm gương để khi các doanh nghiệp nhìn vào sẽ biết được nhu cầu của xã hội và đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. 1.1.1.3.Các quy luật kinh tế của thị trường Quy luật giá trị Quy luật này được biểu hiện thông qua giá cả thị trường. Giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa trên thị trường. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác động sau: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N3
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu và nghèo. Quy luật cung cầu Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán khi mua hàng. Tuy nhiên cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả. Đồng thời giá cả cũng có tác động trở lại tới quan hệ cung cầu. Khi giá giảm sẽ làm tăng cầu, giảm cung và ngược lại. Quy luật cạnh tranh Theo kinh tế chính trị, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích cho mình. Cạnh tranh là động lực chính để thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó cạnh tranh cũng có những điểm tiêu cực như dùng thủ đoạn vi phạm đạo đức và pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình, trong khi lại gây tổn hại cho các cá nhân khác, tập thể và xã hội vì hành động đó. 1.1.2. Khái niệm cạnh tranh Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của các doanh nghiệp. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Ví như các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N4
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế trong quan hệ với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội. Vậy cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh là gì? Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp nên có rất nhiều các quan niệm khác nhau. Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa . Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Theo P.Samuelson: “ Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường” Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “ Cạnh tranh ( trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.” Cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N5
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Canh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Cạnh tranh là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng cùng có lợi của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Bất kể loại hình doanh nghiệp, nơi nào có tổ chức tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển, ngược lại khả năng cạnh tranh thấp kém hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ bị đảo thải . Ngoài ra cạnh tranh còn là động lực thúc đẩy các cá nhân tự đổi mới, luôn cố gắng học hỏi, nỗ lực phấn đấu, dám nghĩ dám làm qua đó nâng cao được tri thức, trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động cho toàn xã hội. 1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: Chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn. 1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N6
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao. Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng, bản lĩnh của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường. Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình. 1.1.4. Phân loại cạnh tranh Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Người ta chia thành ba loại: Cạnh tranh giữa người bán và người mua Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo luật “mua rẻ bán đắt”. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự canh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán mua được thực hiện. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N7
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Cạnh tranh giữa người mua Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình. Cạnh tranh giữa những người bán Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho doanh nghiệp nào nắm chắc được “ vũ khí ” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Người ta chia cạnh tranh thành hai loại: Cạnh tranh trong nội bộ ngành Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí phá sản. Cạnh tranh giữa các ngành. Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N8
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường Người ta chia cạnh tranh thành hai loại: Cạnh tranh hoàn hảo Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả theo thị trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất. Cạnh tranh không hoàn hảo Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: + Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của mình với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N9
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, còn độc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đó khách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu không những người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phìa mình. Trong thực tế có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh. + Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó. 1.2. Khái quát về năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh Trên thực tế đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Theo cách tiếp cận khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia + Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Theo định nghĩa của WEF thì: “ khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 10
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Như vậy khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự có mặt (hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Tiếp cận khả năng tranh ở cấp ngành, cấp công ty. + Quan điểm của M.Poter “ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó.” Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau: - Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia. - Sự có mặt của các sản phẩm thay thế - Vị thế của khách hàng - Uy tín của nhà cung ứng - Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với trong giai đoạn, thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế. + Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem xét khả năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Như vậy “Khả năng cạnh tranh của một ngành, công ty được đánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.” + Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren Theo các nhà kinh tế học này thì “Khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài”. Như vậy lợi nhuận và thị phần là hai chỉ Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 11
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhược điểm của quan điểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quan niệm điển hình giúp cho việc tiếp cận phạm trù này được dễ dàng hơn. Tóm lại có thể hiểu: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ các năng lực của doanh nghiệp và khả năng sử dụng các năng lực đó để tạo ra những lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường.” 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. ở đâu có nền kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều. Con người không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp: - Tồn tại và đứng vững trên thị trường: Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 12
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng nhất. Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao. - Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có những mục tiêu nhất định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau. Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Còn ở giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là không cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 13
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất. Đến giai đoạn gần như bão hoà thì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàng bằng cách thực hiện trách nhiệm đối với nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại thêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọi giá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Như đã nói, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Thông thường người ta đánh giá khả năng này thông qua các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như: Quy mô tài chính, kết quả kinh doanh, sản phẩm, năng lực quản lý, trình độ lao động Tuy nhiên, những khả năng này lại bị tác động đồng thời bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta phải nghiên cứu tác động của các yếu tố đó. 1.3.1. Môi trường kinh tế quốc tế Các nhân tố chính trị Mối quan hệ giữa các chính phủ: Khi mối quan hệ này trở nên thù địch, thì mâu thuẫn này có thể hoàn toàn phá hủy các mối quan hệ kinh doanh giữa 2 nước. Còn nếu quan hệ chính trị song phương được cải thiện sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp như: Qũy tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới Hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế, những hiệp định và thỏa thuận được các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặc dù, có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp riêng Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 14
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng lẻ, nhưng lại ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thuận lợi. Xu hướng hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa Động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường. Nếu cho thị trường là sự điều tiết, nếu mở cửa nền kinh tế cho phép thông thương và cạnh tranh tự do, thì nền kinh tế sẽ càng hữu hiệu và tăng trưởng nhanh hơn. Toàn cầu hóa có nghĩa nền kinh tế thị trường lan vào hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó, toàn cầu hóa hình thành cho riêng nó một hệ thống luật kinh tế - luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế của một quốc gia, để nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và tận dụng những nguồn lực bên ngoài như: Tài chính, khoa học công nghệ, trình độ quản lý Qua đó, các doanh nghiệp trong nước nâng cao được sức mạnh, khả năng cạnh tranh của mình. Đồng thời với môi trường kinh tế quốc tế ngày nay, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội buôn bán bình đẳng với nhiều nước trên thế giới. Ngược lại, môi trường kinh tế quốc tế cũng có nhiều tác động tiêu cực, đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp tác động không tốt đến tỷ lệ thất nghiệp, các vấn đề về môi trường, văn hóa 1.3.2.Môi trường kinh tế quốc dân Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố của môi trường kinh tế quốc dân đó là: Kinh tế, pháp luật, các yếu tố tự nhiên, công nghệ và văn hóa . Môi trường kinh tế Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng là nguồn khai thác cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm cho nhu cầu của nền kinh tế tăng lên đây là cơ hội phát triển của các doanh Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 15
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng nghiệp. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu của nền kinh tế giảm xuống làm gia tăng sức ép cạnh tranh và nguy cơ cho các doanh nghiệp trên thị trường. Lãi suất: Lãi suất cho vay của các ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có số vốn vay lớn. Khi lãi suất tăng làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng theo ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước: Có tác động nhanh chóng tới từng quốc gia nói chung và từng doang nghiệp nói riêng. Khi đồng nội tệ lên giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên do sẽ cạnh tranh được về giá của sản phẩm. Lạm phát: Lạm phát làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng dẫn đến sự biến động về tỷ giá hối đoái. Do lạm phát, doanh nghiệp thường hạn chế đầu tư vào giai đoạn này bởi vì tỷ lệ sinh lời có thể không đủ đắp được sự mất giá của đồng tiền. Đặc biệt, với các doanh nghiệp vay vốn nhiều có thể bị phá sản bởi tỷ lệ lạm phát cao. Môi trường pháp luật Một thể chế chính trị , pháp luật rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Chính trị ổn định giúp thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động của nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải mất thêm chi phí cho công tác đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường văn hóa Các yếu tố văn hoá xã hội như: mức sống, quan điểm sống, truyền thống văn hóa lịch sử, tỷ lệ tăng dân số Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 16
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Ví dụ như khi dân số tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, khi mức sống, mức thu nhập tăng lên thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng cũng tăng lên. Môi trường công nghệ Đây là nhóm nhân tố có vai trò ngày càng quan trọng và quyết định đến sự tồn tại phát triển của một doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp nào có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến thì chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, những yêu cầu về tính vật lý của sản phẩm sẽ càng được thỏa mãn hơn Qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Môi trường tự nhiên Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành sản xuất kinh doanh mà điều kiện tự nhiên có những tác động lớn nhỏ khác nhau 1.3.3. Môi trường ngành ( môi trường tác nghiệp) Là môi trường kinh doanh của một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Các nhân tố cạnh tranh diễn ra trong môi trường tác nghiệp của công ty, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Ngành kinh doanh là ngành hoạt động trong đó bao gồm các doanh nghiệp cùng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể thay thế lẫn nhau nhằm đáp ứng một nhu cầu căn bản nào đó của người tiêu dùng. Theo mô hình sức mạnh của Michael. Porter trong tác phẩm của mình ông cho rằng trong môi trường ngành có 5 áp lực cạnh tranh chính. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 17
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng biểu 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Nguy cơ từ những người mới vào cuộc Nhà Cạnh tranh giữa các Người cung Áp lực của đối thủ trong ngành Áp lực của mua ứng người bán người mua Nguy cơ từ sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế 1.3.3. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Các đổi thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành của doanh nghiệp là những doanh nghiệp đã vị thế chắc chắn trên thị trường cùng ngành kinh doanh. Tranh giành thị trường và khách hàng với doanh nghiệp. Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu khách của mình thôi là chưa đủ. Họ còn phải am hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, yêu cầu các nhà quản lý, các nhà lập chiến lược cho doanh nghiệp phải nắm rõ những vấn đề sau về đối thủ cạnh tranh: Những doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Các điểm mạnh, điểm yếu của họ như thế nào? Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 18
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến ngành ra sao? 1.3.3.2. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các doanh nghiệp hiện nay chưa xuất hiện trên thị trường nhưng có khả nănng cạnh tranh trong tương lai. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ giúp cho doanh nghiệp dự báo trước khả năng thâm nhập của các đối thủ này từ đó có kế hoạch xây dựng rào cản ra nhập ngành. Nếu chi phí cho việc ra nhập ngành càng cao thì rào cản ngăn chặn càng lớn và ngược lại, Các rào cản chủ yếu của việc ra nhập ngành bao gồm: Tính kinh tế nhờ quy mô: Tính kinh tế nhờ quy mô thực chất là giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tận dụng về quy mô sản xuất lớn. Trong trường hợp này, các công ty mới ra nhập ngành sẽ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Hoặc chấp nhận sản xuất nhỏ để chịu bất lợi về chi phí giá thành cao, kéo theo lợi nhuận ít, hoặc mạo hiểm đầu tư vốn khổng lồ trên quy mô lớn mà những rủi ro khác chưa lường trước được hết. Sự khác biệt hóa sản phẩm và uy tín thương hiệu. Điều này khiến cho khách hàng trung thành với nhãn hiệu. Thường thì những công ty này có uy thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi Nhãn hiệu của họ đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Sự trung thành nhãn hiệu là rào cản khiến cho các doanh nghiệp mới khó lòng giành giật thị phần trên thị trường. Lợi thế tuyệt đối về giá thành: Có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao, kinh nghiệm sản xuất lâu năm, do bằng sáng chế, do chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, mức hao phí nguyên vật liệu, trình độ quản lý giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao với các đối thủ khác. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 19
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 1.3.3.3. Sức ép từ nhà cung ứng Nhà cung ứng không chỉ là những người cung ứng nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp, trang thiết bị, sức lao động mà cả những công ty tư vấn, vận chuyển, quảng cáo nghĩa là cung cấp tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Có thể xem nhà cung ứng như một nguy cơ khi họ đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng của các yếu tố đầu vào cung cấp, gây khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Các nhà cung ứng gây áp lực cho doanh nghiệp khi họ có được những lợi thế sau: Khi trên thị trường không có nhiều sản phẩm thay thế các sản phẩm của nhà cung cấp. Khi ngành kinh doanh của công ty không quan trọng với nhà cung cấp. Nhờ thế, các nhà cung cấp không bị áp lực phải giảm giá hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm cung cấp. Khi nhà cung cấp có ưu thế về chuyên biệt hóa sản phẩm, khiến công ty khó có thể tìm nhà cung ứng khác. Khi nhà cung cấp có khả năng hội nhập dọc xuôi chiều. Khi công ty khó có thể hội nhập dọc ngược chiều nhằm gây áp lực cho nhà cung ứng. 1.3.3.4. Sức ép từ phía khách hàng Thông thường, khách hàng sẽ yêu cầu giảm giá bán hoặc yêu cầu tăng chất lượng hàng hóa cùng với các dịch vụ hoàn hảo hơn. Điều này sẽ khiến chi phí hoạt động tăng lên. Khi doanh nghiệp có ưu thế sẽ có cơ hội tăng giá bán dẫn đến tăng lợi nhuận, ngược lại khi khách hàng có nhiều ưu thế hơn sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Khách hàng có lợi thế trước doanh nghiệp trong những trường hợp sau: Khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp với số lượng lớn Khi khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường, giá cả Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 20
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau đối với sản phẩm thay thế đa dạng. Khách hàng có lợi thế trong chiến lược hội nhập dọc ngược chiều 1.3.3.5. Sức ép từ sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng. Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những tác nhân tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh cũng như mức lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp. 1.4. Các vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp Sự cạnh tranh gay gắt nhất luôn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, cùng cung ứng một loại hàng hoá hay dịch vụ. Do vậy các công cụ cạnh tranh ở đây chủ yếu xem xét theo các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận cao. Nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp. Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một khuân mẫu cứng nhắc nào. Dưới đây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng mà các doanh nghiệp thường phải dùng đến chúng. Cạnh tranh bằng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 21
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đem lại. Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại, mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hoá dịch vụ không được bảo đảm thì có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nó. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 22
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Cạnh tranh bằng giá cả. Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hoá, dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn để lợi ích họ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế trong chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: Giúp doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều hơn. Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: Chính sách này được áp dụng khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp. Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp doanh nghiệp ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu tóm khách hàng và mở rộng thị trường. Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: Là ấn định giá bán sản phẩm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng những hàng hoá giá cao thì có chất lượng cao hơn các Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 23
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng hàng hoá khác. Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hoặc khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những mặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá. Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành công khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình đang ở tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và tâm lý của khách hàng cũng như cần phải xem xét các chiến lược các chính sách giá mà đối thủ đang sử dụng. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và các chính sách marketing. Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng. Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại: + Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng + Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng + Kênh dài: Người sản xuất=>Người bán buôn =>Người bán lẻ =>Người tiêu dùng + Kênh cực dài: Người sản xuất=>Đại lý=> Người bán buôn => Người bán lẻ => Người tiêu dùng. + Kênh rút gọn: Người sản xuất =>Đại lý => Người bán lẻ => Người tiêu dùng. Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả bởi Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 24
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng nhiều khi kênh phân phối có tác dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những trở ngại rườm rà. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì? thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì? kinh doanh những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán. Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác. Do vậy chính sách maketing không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động của doanh nghiệp. Các công cụ cạnh tranh khác - Dịch vụ sau bán hàng Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng: + Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng + Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 25
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng - Phương thức thanh toán Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 1.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh trước hết phải tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản lý một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp không được so sánh với các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này doanh nghiệp có thể thảo mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì lại bất lợi về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh mình đang có. Những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp chủ yếu thể hiện là qua: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, công nghệ, quản lý Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp thì lại phải dựa vào ngành nghề và đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đó tham gia. Đánh giá năng lực cạnh tranh thường theo những chỉ tiêu sau: Thị phần Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 26
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng cạnh tranh. Hơn nữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. v.v. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định: Doanh thu của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = Tổng doanh thu toàn ngành Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành. Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 27
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đôí thủ. Vị thế tài chính Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, lĩnh vực tài chính cũng thể hiện khá rõ năng lực cạnh tranh với các đối thủ. Doanh nghiệp nào có lợi thế nhất định trong cạnh tranh. Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần đánh giá tổng hợp các tham số sau: Nguồn vốn, tài sản, hệ số thanh toán, hệ số hoạt động, hệ số nợ, tỷ suất sinh lợi của doanh thu Năng lực quản trị Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình.Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô,hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái con tầu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 28
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm đem lại cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm bất kỳ, họ sẽ xem xét đến việc sản phẩm đó có thỏa mãn nhu cầu của họ không và chất lượng của nó ra sao?. Đó cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu cho mình. Trình độ khoa học công nghệ Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phi sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học kỹ thuật cao sẽ là điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm Danh tiếng của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vô giá. Nếu mất uy tín thì doanh nghiệp sớm muộn sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc cạnh tranh trên thị trường. Uy tín của doanh nghiệp không chỉ là thương hiệu mà còn là khả năng thanh toán, khả năng cung cấp hàng đúng,đủ, đảm bảo chất lượng, trả lương hợp lý đúng hạn cho người lao động, nộp thuế đầy đủ Doanh nghiệp có uy tín tốt có thể huy động nhanh chóng các yếu tố đầu vào của quả trình sản xuất kinh doanh như: Huy động vốn, nguồn cung ứng nguyên vật liệu Đồng thời doanh nghiệp còn thu hút và làm tăng sự gắn bó, trung thành của người lao động . Nguồn nhân lực và chất lượng lao động Đây là nguồn lực sống của mỗi doanh nghiệp, có vai trò quyết định ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm, năng suất lao động, những yêu cầu, kỹ năng đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ, là thái độ, hành vi, phong thái chuyên nghiệp, tận tình của nhân viên toàn doanh nghiệp. Chất lượng lao động ở đây còn là chất lượng sống, mức lương, mức thưởng, chế độ lương hưu, bảo hiểm người lao động được hưởng để đảm bảo cuộc sống của mình. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 29
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Kết quả kinh doanh Đây là những kết quả thu được của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một công ty có kết quả kinh doanh tốt thể hiện sức cạnh tranh cao và ngược lại. Kết quả kinh doanh còn được thể hiện ở tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và các hoạt động xã hội công ích khác. Hoạt độngMarketing Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, tiếp thị và phân phối hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tạo ra những giao dịch cơ bản để thỏa mãn mục tiêu cá nhân, của xã hội các tổ chức. Khi xét năng lực cạnh tranh với hoạt động marketing ta đi sâu phân tích các yếu tố : giá cả, hoạt động xúc tiến bán hàng và hệ thống kênh phân phối. Giá cả Gía bán sản phẩm là điều mà khách hàng đặc biệt quan tâm khi quyết định mua một loại sản phẩm nào đó. Chính sách định giá có hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của công ty. Đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường Hoạt động xúc tiến bán hàng và Hệ thống kênh phân phối Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, các công ty Việt Nam sẽ vấp phải những sự cạnh tranh gay gắt hơn nữa giữa các doanh nghiệp trong nước với những doanh nghiệp nước ngoài. Trước thực trạng đó, công tác marketing là tối cần thiết và đang được các công ty ngày càng chú trọng. Khi nói đến marketing người ta thường quan tâm đến các chiến lược về quảng bá thương hiệu và xúc tiến bán hàng. Hệ thống kênh phân phối hợp lý cũng quyết định rất lớn đến mức tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kênh phân phối đơn giản, gọn nhẹ hay phức tạp, cồng kềnh đều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Việc lực chọn kênh phân phối có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định marketing khác. Gía cả, doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào việc tổ chức, sử dụng kênh phân phối, chất lượng đội ngũ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 30
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Tên giao dịch bằng tiếng anh: Hải Phòng electrical Mechanical Joint Stock Company. Tên viết tắt: HAPEMCO. Trụ sở chính: Số 734 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân- Hải Phòng Cơ sở 2: Số 20 - Đinh Tiên Hoàng - Hồng Bàng - Hải Phòng Điện thoại: 0313.835.927 hoặc 0313.783.328 Fax: 0313.857393 Lịch sử hình thành và phát triển - Giai đoạn từ 1961-1984 Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ Đảng ta chủ trương thành lập một loạt các nhà máy để sản xuất ra tư liệu sản xuất phục cụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với nhu cầu thực tế sản xuất cũng như đời sống 16/3/1961 xí nghiệp Hải Phòng điện khí ra đời theo quyết định số 169/QĐ- TCCQ của UBND thành phố Hải Phòng. Xí nghiệp được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 cơ sở nhỏ trong nội thành Hải Phòng là: xưởng công ty hợp doanh Khuy Trai, xưởng loa truyền thanh và xí nghiệp 19-8. Theo quyết đinh thành lập doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp duy nhất trong vùng duyên hải sản xuất các loại quạt điện dân dụng. Thời kỳ này doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu nhiệm vụ thành phố giao và sản xuất chủ yếu 3 loại sản phẩm là: + Động cơ điện 3 pha từ 0,6 KW -10 KW + Máy hàn điện 3 pha từ 380 V-21KV Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 31
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng + Quạt điện dân dụng và quạt điện công nghiệp Thời kỳ này về tổ chức quản lý mang đầy đủ tính chất, đặc điểm của các doanh nghiệp thời kỳ bao cấp ( Đảng lãnh đạo toàn diện), số lao động ít, chủ yếu là lao động trực tiếp ( 79% tổng số lao động ), trình độ lao động thấp đa phần là lao động phổ thông. Từ năm 1984 xí nghiệp đổi tên thành Xí Nghiệp Điện Cơ Hải phòng Đây là thời kỳ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm rất tốt. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đấy. Chính vì thế doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Sản phẩm ngày càng có uy tín chiếm được lòng tin của khách hàng . - Từ 1984-1987 xí nghiệp luôn hoàn thành vượt mức về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhận được nhiều bằng khen và huân chương của cấp trên khen thưởng. Sản phẩm chủ yếu ở giai đoạn này là : + Quạt điện + Động cơ điện + Máy hàn Trong đó chủ yếu là quạt điện mang nhãn hiệu Phong Lan - Giai đoạn 1987-2003 Những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ XX nền kinh tế đất nước chuyển từ tập chung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hàng hóa nước ngoài tràn vào lấn át hàng nội địa, hàng của các tỉnh phía Nam cũng ồ ạt tràn ra Bắc bán tràn lan với giá rẻ lấn át thị phần quạt điện của xí nghiệp. Trong khi đó sản phẩm của xí nghiệp sản xuất bằng công nghệ đã lạc hậu, mẫu mã giản đơn, chất lượng thấp, giá thành cao cộng với đội ngũ marketing của xí nghiệp không thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế mới đã làm cho công nhân phải nghỉ việc nhiều tháng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa . Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 32
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Trước tình hình đó Đảng ủy và ban giám đốc đã quyết định phải thay đổi công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm cùng nhiều biện pháp thích hợp khác. Những bước đi này đã làm cho doanh nghiệp dần ổn định, khôi phục lại sản xuất kinh doanh. Tháng 10-1992 UBND thành phố ra quyết định số 1208/QĐ-UB về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước với xí nghiệp Điện Cơ Hải phòng. Đến 1998 doanh nghiệp đổi tên thành Công Ty Điện Cơ Hải Phòng. Từ đây doanh nghiệp không thực hiện theo kế hoạch hóa nữa mà tự chủ sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường cần và doanh nghiệp có thế mạnh. Sản phẩm chính của thời kỳ này là : + Các loại quạt. + Lồng quạt và cánh quạt các cỡ. Tháng 4-1998 công ty ký hợp đồng với tập đoàn Mitsustar Nhật Bản để sản xuất các linh kiện quạt, thời điểm này máy móc đã được đầu tư hiện đại: Dây chuyền hàn lồng tự động, dây chuyền phun sơn tĩnh điện Từ 1999-2003 sản phẩm quạt điện Phong Lan đã được nhiều người bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. - Giai đoạn từ 2004 đến nay. Giai đoạn này nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa để thích ứng với nền kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới Ngày 26-12-2005 doanh nghiệp đổi tên thành công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng theo quyết định số 3430/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng. Từ đây trở đi doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000691 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 13-01-2006. Vốn điều lệ trên giấy đăng ký kinh doanh là 8,450 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn nhà nước là 1,3 tỷ chiếm 15%. + Vốn cổ đông trong công ty là 6,266 tỷ chiếm 74,2%. + Vốn cổ đông ngoài công ty 884 triệu đồng chiếm 10,8%. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 33
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty ( ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ) Với tiềm năng và lợi thế sẵn có công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng đi sâu tập chung sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực sau: - Sản xuất và kinh doanh các loại quạt điện, linh kiện quạt và các sản phẩm điện gia dụng khác. - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc vật tư. - Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, vật tư. - Bán buôn bán lẻ các loại sắt thép, đồ điện gia dụng và đồ điện công nghiệp. (Nguồn: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Điện Cơ Hải Phòng, số 0203000691 ngày 13-01-2004) Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 34
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Biểu 2. Sơ đồ bộ máy quản lý Giám đốc công ty Phó giám đốc Phó giám đốc kinh doanh sản xuất Phòn Phòn Phòn Phòn Phòn Phòn g tài g tổ g kế g kỹ g tiêu g kế hoạch thụ hoạch chính chức sản thuật- sản vật tư kế hành xuất kcs phẩm toán chính, bảo vệ Phân xưởng Phân xưởng Phân cơ khí ép nhựa xưởng lắp ráp (Nguồn : phòng tổ chức hành chính) Theo mô hình này bộ máy quản lý được chia ra thành các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng cụ thể, như vậy việc truyền đạt thông tin giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và ngược lại Các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ tránh được sự chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về nghiệp vụ góp phần quan trọng giúp giám đốc ra quyết định quản lý kịp thời có hiệu quả. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 35
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Công ty có 6 phòng chức năng gồm: + Phòng tiêu thụ sản phẩm + Phòng kế hoạch vật tư + Phòng tài chính kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Phòng sản xuất + Phòng kỹ thuật-kcs Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định. Trưởng các phòng, quản đốc phân xưởng được giao toàn quyền trong việc bố trí lao động, điều hành công việc cụ thể trong phạm vi quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban + Giám đốc công ty là người đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc ban hành các quy chế, quy định trong nội bộ công ty như thời gian làm việc, chế độ thưởng, phạt + Phó giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc về một chuyên môn nhất định, thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân công, phân cấp và ủy quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách + Phòng tiêu thụ sản phẩm: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm và tổ chức thực hiện các kế hoạch và giải pháp ấy nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất, xây dựng giá bán sản phẩm trình giám đốc phê duyệt, lưu trữ hồ sơ khách hàng + Phòng kế hoạch sản xuất: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác kế hoạch sản xuất, thực hiện công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa thiết bị máy móc, giám sát sản xuất, bảo quản vật tư + Phòng kế toán-tài chính : Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước và công Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 36
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng tác tài chính của doanh nghiệp. Quản lý toàn bộ chứng từ, tài liệu kế toán thống kê của công ty và đưa vào lưu trữ sử dụng theo quy định, tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Phòng kỹ thuật–kcs: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc về khía cạnh kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, đề xuất đầu tư trang thiết bị máy móc phù hợp để tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm + Phòng tổ chức hành chính : Giúp việc, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nhân viên, chính sách tiền lương, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách thi đua khen thưởng-kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách, chế độ bảo hiểm cho người lao động, quản lý theo dõi việc sử dụng đất đai, trụ sở, nhà xưởng và xây dựng cơ bản của công ty, xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, tổ chức, chuẩn bị cho các buổi họp, bảo vệ an ninh, bảo vệ an toàn tài sản của công ty. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 37
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2.1.4.Một số kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua Biểu 3:Bảng cân đối kế toán Công ty năm 2008 (từ ngày 01/01/2008- 31/12/2008) Đơn vị: VNĐ Chênh lệch Tài sản và nguồn vốn Đầu năm Cuối năm % +(-) A- Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 25.654.398.896 31.369.218.550 22.28 5.714.819.654 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 150.318.817 353.401.023 135.1 203.082.206 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.365.176.259 4.986.968.469 265.3 3.621.792.210 - Phải thu khách hàng 1.002.158.084 4.527.399.053 351.76 3.525.240.969 - Trả trước cho người bán 62.538.175 10.000.000 (84.01) (52.538.175) - Các khoản phải thu khác 300.480.000 449.569.416 49.62 149.089.416 3. Hàng tồn kho 24.059.365.232 25.911.230.259 7.70 1.851.865.027 4. Tài sản ngắn hạn khác 79.538.588 117.618.799 47.88 38.080.211 II. Tài sản dài hạn 5.237.965.576 7.238.066.000 38.18 2.000.100.424 1. Tài sản cố định 5.193.685.576 7.105.476.000 36.81 1.911.790.424 2. Chi phí XDCB dở dang 44.280.000 132.590.000 199.44 88.310.000 Tổng cộng Tài sản 30.892.364.472 38.607.284.550 24.97 7.714.920.078 B- Nguồn vốn I. Nợ phải trả 20.797.323.449 24.556.026.349 18.07 3.758.702.900 1. Nợ ngắn hạn 20.504.209.691 22.858.847.883 11.48 2.354.638.192 2. Nợ dài hạn 293.113.758 1.697.178.466 479.02 1.404.064.708 II. Vốn chủ sở hữu 10.095.041.023 14.051.258.201 39.19 3.956.217.178 1. Vốn chủ sở hữu 9.875.041.023 13.898.175.410 40.74 4.023.134.387 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.500.000.000 8.450.000.000 30.0 1.950.000.000 - Lợi nhuận chưa phân phối 1.814.242.059 3.089.500.800 70.29 1.275.258.741 - Vốn khác 1.452.617.288 2.358.647.610 62.37 906.030.322 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 108.181.676 153.082.851 41.51 44.901.175 Tổng nguồn vốn 30.892.364.472 38.607.284.550 24.97 7.714.920.078 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty Phong Lan) Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 38
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Qua bảng cân đối kế toán trên ta có thể thấy: Tổng tài sản: Tăng lên 24,97% với giá trị tuyệt đối là 7.714.920.080 đ trong đó: + Tài sản cố định tăng lên từ 5.193.685.576 đ lên 7.105.476.000 đ chênh lệch là 1.911.790.424 đ tương ứng 36,81% chi phí xây dựng dở dang cũng tăng lên tới 199,44%. Sở dĩ có mức tăng cao như thế vì trong năm 2008 công ty đã đầu tư xây dựng thêm hệ thống nhà xưởng, xây dựng các công trình phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời cũng nhập thêm một số máy móc, thiết bị mới. Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản là 18,75%. + Tới cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 81,25% tổng tài sản của doanh nghiệp trong đó : + Các khoản phải thu tăng rất cao từ 1.365.176.259 đ lên tới 4.986.968.469 đ tương đương với tỷ lệ là 265,3 %, giá trị tuyệt đối là 3.621.792.210 đ. + Hàng tồn kho tăng là 7,7%, tuy hàng tồn kho tăng lên nhưng mức tăng không lớn sở dĩ có điều này là do năm 2008 công ty đẩy mạnh sản suất, các mặt hàng đều tăng từ 10-20% nên với mức tồn kho như thế là nằm trong kế hoạch dự trữ hàng tồn kho của công ty . + Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 135,1% cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đã tăng lên. Tổng nguồn vốn: Tăng lên 24,97% tương đương với mức tăng tuyệt đối là 7.714.920.080 đồng. - Nợ phải trả tăng 18,07% mức tăng tuyệt đối là 3.758.702.900 đồng. Trong đó các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng đặc biệt là nợ dài hạn tăng tới 478,97% tương ứng 1.404.064.708 đồng. Công ty gần đây có nhiều kế hoạch mang tính dài hạn nên vay nợ dài hạn tăng lên là một điều dễ hiểu tuy nhiên với mức tăng cao như vậy công ty phải đối mặt với những rủi ro lớn về khả năng thanh toán nợ. - Vốn chủ sở hữu tăng lên từ 10.095.041.023 đồng tới 14.051.258.201 đồng ứng với 39,19 % . Các chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối, vốn khác đều tăng lên đáng kể. Có thể nói công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả, tình hình huy động vốn tốt. Công ty đang thực hiện từng bước nhiều kế hoạch dài hạn, tạo uy tín và thương hiệu cho sản phẩm của mình, đồng thời phúc lợi xã hội được mở rộng Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 39
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng tăng niềm tin cho người lao động và các nhà đầu tư, các đối tác chiến lược, các nhà cung cấp Biểu 4:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2008 Đơn vị tính :VNĐ Số Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 tt % +(-) 1 Doanh thu bán hàng 3.90 1.940.650.640 và cung cấp dịch vụ 49.703.093.570 51.643.744.210 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 322.508.272 363.158.910 12.60 40.650.638 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 49.380.585.298 51.280.585.300 3.85 1.900.000.002 dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 43.677.098.322 44.937.016.334 2.88 1.259.918.012 5 Lợi nhuân gộp về bán hàng và cung cấp dịch 5.703.486.976 6.343.568.966 11.22 640.081.990 vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.159.038 6.927.254 12.47 768.216 7 Chi phí tài chính 947.105.653 1.070.492.457 13.03 123.386.804 (Trong đó lãi vay) 947.014.429 1.068.768.835 12.86 121.754.406 8 Chi phí bán hàng 548.192.573 319.536.712 (41.71) (228.655.861) 9 Chi phí quản lý doanh 17.05 310.822.972 nghiệp 1.822.890.547 2.133.713.519 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất 2.391.457.241 2.826.753.532 18.20 435.296.291 kinh doanh 11 Thu nhập khác 229.996.378 243.444.937 5.85 13.448.559 12 Chi phí khác 32.491.948 81.445.551 150.66 48.953.603 13 Lợi nhuận khác 197.504.430 161.999.386 (17.98) (35.505.044) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.588.961.671 2.988.752.918 15.44 399.791.247 15 Chi phí thuế thu nhập 362.454.633 418.425.408 15.44 55.970.775 doanh nghiệp 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.226.507.037 2.570.327.509 15.44 343.820.472 ( Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh công ty năm 2007, 2008) Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 40
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình sản xuất trong 2 năm như sau: - Về doanh thu thuần năm 2007 đạt 49.380.585.298 đ năm 2008 đạt 51.280.585.300 đ với mức tăng là 1.900.000.002 đ tương ứng 3.85% - Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng lên từ 2.226.507.037 đ lên đến 2.570.327.509 đ. Mức tăng tuyệt đối là 343.820.472 đ. Tăng tương đối là 15,44%. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp hợp lý tiết kiệm được chi phí đáng kể. Doanh nghiệp cần phát huy điểm này. Biểu 5: Kết cấu sản phẩm và doanh thu của công ty năm 2008 Tên Doanh thu ( VNĐ) Tỷ trọng Quạt điện các loại 41.314.995.368 80% Lồng quạt các loại 6.197.249.305 12% Cánh quạt các loại 41.245.722.836 7,99% Doanh thu từ hoạt động tài chính 6.927.254 0,01% Tổng 51.643.744.210 100% 2.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng. 2.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường quốc tế Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng cũng giống bất cứ một doanh nghiệp nào trong nước đều chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế. Các ảnh hưởng đó thể hiện ở quan hệ giữa chính phủ nước ta với nước khác, thể hiện ở sự vận động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có được quan hệ bình đẳng với các nước và phương châm sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Điều đó đã cải thiện rất nhiều vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi hơn trong việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó tăng được sức cạnh tranh nhờ vào việc tranh Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 41
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng thủ được các nguồn tài chính, máy móc công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Đồng thời, với quan hệ tốt đẹp giữa các chính phủ như hiện nay sẽ là điều kiện rất tốt cho công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng mở rộng thị trường ra nước ngoài. 2.2.2. Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế quốc dân Các nhân tố chủ yếu của môi trường kinh tế quốc dân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty là: 2.2.2.1. Các nhân tố về kinh tế Trong hơn hai thập niên kể từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN thì năm 2008 là một năm khá đặc biệt, hơn một nửa đầu năm cả nước phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, gần một nửa cuối năm lại phải gánh chịu hậu quả suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tình trạng lạm phát cao là điểm nổi bật của năm 2008. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) tăng liên tục. Tính chung CPI 12 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm trước tăng 23,25%. Đây là chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ 1991 đến nay trong đó nhiều mặt hàng tăng giá gấp đôi, nhất là những mặt hàng thiết yếu về lương thực và thực phẩm chiếm khoảng 70% chi tiêu hàng tháng của nhóm dân cư có mức thu nhập trung bình và thấp, trong điều kiện thu nhập bằng tiền từ tiền lương, tiền thưởng, các khoản thu khác cùng thời kỳ chỉ tăng lên khoảng 20%- 30%, đã làm cho mức sống thực tế của hàng chục triệu người giảm sút khoảng 30%. Chỉ số giá tiêu dùng cao gây sức ép cho tất cả các ngành trong nền kinh tế. Thu nhập thực tế của nhiều nhóm dân cư giảm mạnh gắn với các hiện tượng tiêu cực xã hội gia tăng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Tình trạng sa thải người lao động, thậm chí phá sản của doanh nghiệp làm cho thất nghiệp gia tăng, các cuộc đình công, bãi công trở nên phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ với thợ trong không ít doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn trước, tiêu cực xã hội có xu hướng phát triển. Chính sự khó khăn trong thu nhập của người dân làm cho họ phải tính toán trước khi muốn tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó ngay cả với những sản phẩm Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 42
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng mang tính thiết yếu như quạt điện. Điều này làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp đứng trước những khó khăn rất lớn về nhân sự, trong việc tiêu thụ sản phẩm và thanh toán nợ. Sức mua giảm làm cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau gay gắt hơn về tất cả mọi mặt. Trong điều kiện CPI cao, Chính phủ đã đề ra và chỉ đạo có kết quả việc thực hiện 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các giải pháp tiền tệ như thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, theo đó các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi lên 16 - 18%/năm và lãi suất tiền vay vượt quá 20%/năm đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Lãi vay tăng cao gây sức ép qua lớn đối với các doanh nghiệp cộng với các khó khăn khác làm cho hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ lao đao đứng trên bờ vực phá sản. Lợi thế cạnh tranh thuộc về những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế vững mạnh. Họ sẽ chủ động hơn trong kinh doanh và không chịu sức ép quá lớn từ các khoản vay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút là hậu quả của việc tập trung những giải pháp kiềm chế lạm phát. GDP của năm 2006 là 8,17%, năm 2007 là 8,48%, năm 2008 là 6,5%, thấp hơn mức bình quân của 3 năm gần đây 1,5%- 2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm làm gia tăng sức ép cạnh tranh và nguy cơ cho các doanh nghiệp trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong năm 2008 là kết quả rõ rệt của việc Việt Nam gia nhập WTO từ đầu năm 2007 tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng chứng minh năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt nhờ những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tiếp thị, cải tiến chất lượng và kiểu dáng do vậy mà có chỗ đứng trên những thị trường có sức cạnh tranh cao như Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong khi đầu tư trong nước cả ba nguồn: Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và dân cư gặp khó khăn gắn với tình trạng lạm phát cao và lãi suất tiền vay trên 20%/năm, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng của năm Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 43
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2008. Làn sóng FDI thứ hai bắt đầu từ năm 2005 sau thời gian suy thoái kéo dài từ 1999 đến 2004, đã tiếp diễn trong năm 2008. Dự báo năm nay vốn FDI thực hiện đạt 10 - 11 tỷ USD, tăng 2 - 3 tỷ USD, 25 - 35% so với năm trước. Đó là dấu hiệu đáng mừng vì trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sụt giảm, lạm phát cao nhưng nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn coi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, họ nhìn vào trung hạn và dài hạn để quyết định thực hiện nhiều dự án lớn hàng tỷ USD ở nước ta. Những năm gần đây vốn FDI thực hiện tăng lên nhanh chóng, năm 2005 là 3,3 tỷ USD, năm 2006 là 4,1 tỷ USD, năm 2007 là 8,03 tỷ USD. Con số đó nói lên xu hướng phát triển và tiềm năng có thể khai thác trong các năm sau. Những doanh nghiệp có uy tín và danh tiếng như công ty quạt Phong Lan sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất định khi huy động vốn đầu tư trong thời gian tới. (Nguồn: Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội năm 2008) 2.2.2.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật Việt Nam là một trong số các nước có nền chính trị ổn định, chính sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về các chính sách lớn của Đảng và nhà nước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của cả trong và nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, từ đó phát triển năng lực cạnh tranh của công ty Luật doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp với nhiều điều khoản được bổ sung, sửa đổi hợp lý hơn và có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh hơn. Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên còn phải kể đến một số đe dọa đối với các công ty khi cạnh tranh như: Các quy định về bảo vệ môi trường của nhà nước ngày càng chặt chẽ. Điều này đòi hỏi công ty ngày càng phải đầu tư cho phòng ngừa ô nhiễm môi trường dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên Các quy định về an toàn, vệ sinh cho người lao động ngày càng cao. Đòi hỏi công ty phải tăng thêm chi phí mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động, chi phí phụ cấp Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 44
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2.2.2.3. Các nhân tố công nghệ Đây là nhóm nhân tố có vai trò ngày càng quan trọng và quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất như công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng. Tiến bộ khoa học giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất. Máy móc thiết bị giúp thay thế một số công việc nặng nhọc, rút ngắn được thời gian sản xuất từ đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên với những yêu cầu cần thiết đổi mới công nghệ lại tạo cho các doanh nghiệp những đòi hỏi mới đó là nguồn tài chính lớn. Khả năng sử dụng máy móc thiết bị mới 2.2.2.4. Các yếu tố tự nhiên Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, một năm ít nhất cũng có 4 tháng mùa hè nóng nực. Vì vậy trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân cũng như trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng quạt điện chống nóng, thông gió rất lớn. Theo thống kê của tổng cục thống kê: Quạt điện là một trong những sản phẩm thiết yếu hiện nay, tại nơi làm việc và trong sinh hoạt ở gia đình, bình quân cứ 1 người dân sử dụng 1 quạt điện. Như vậy, ở nước ta cũng cần trên 80 triệu quạt điện các loại. Vì sản phẩm của ngành quạt điện là sản phẩm mang tính mùa vụ nên chịu tác động rất lớn bởi điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý của các vùng cũng như những biến đổi thất thường của thời tiết, đều ảnh hưởng đến mức tiêu thụ. Đến vấn đề vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu và bảo quản trang thiết bị. 2.2.3. Ảnh hưởng từ môi trường ngành 2.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp nước ngoài Nước ta đã thành thành viên chính thức của WTO điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp ta thâm nhập thị trường nước ngoài và ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài cũng vào nước ta dễ dàng hơn vì các rào cản về thuế và luật pháp đã giảm nhiều. Nên công ty xác định trong thời gian tới công ty sẽ có nhiều Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 45
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng đối thủ cạnh tranh mới. Nhất là sản phẩm của doanh nghiệp ở các nước có thế mạnh về sản xuất quạt điện như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nước Hiện nay thị trường chính của công ty vẫn là Hải Phòng và doanh nghiệp đang là công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường này. Tuy nhiên đây là một thị trường vẫn mở và nhu cầu về sản phẩm được xác định còn tăng trong thời gian tới nên có rất nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch đưa sản phẩm vào thị trường này như: Quạt Trường Giang của công ty Cổ Phần Điện Cơ Phú Thịnh, quạt Btfan của công ty Cổ Phần Điện Cơ Quạt Bình Thuận 2.2.3.2.Phân tích áp lực của khách hàng Khách hàng của công ty là các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về quạt điện, các xí nghiệp, công ty, cơ quan, bệnh viện, trường học và từng gia đình đều có nhu cầu sử dụng sản phẩm Ngày nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã điều này tạo nên sức ép cho doanh nghiệp. Khách hàng chính của công ty chính là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngoài ra những khách hàng ở các tỉnh thành phố lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình cũng ngày càng được công ty quan tâm hướng tới. 2.2.3.3. Phân tích áp lực của nhà cung ứng Để có được những sản phẩm cuối cùng công ty cần phải có nguyên vật liệu, các công cụ dụng cụ khác. Do đó mỗi sự biến động về lượng, về giá cả của nguyên vật liệu đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm xấp xỉ 80% tổng chi phí. Tuy nhiên công ty luôn tìm hiểu và có nhiều nhà cung ứng nên không phải chịu áp lực quá lớn bởi nhà cung ứng. Nhựa APS và nhựa PP được nhập từ hai công ty là công ty nhựa An Phú và công ty nhựa Thành Đạt. Có một số bộ phận quạt trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu từ nước ngoài, tuy nhiên các nguồn hàng đều có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty nên các áp lực công ty phải đối mặt bởi nhà cung ứng là không đáng lo ngại. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 46
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2.2.3.4. Phân tích sự đe dọa của các sản phẩm thay thế Điều hòa nhiệt độ chính là sản phẩm thay thế của quạt điện. Hiện nay tuy điều hòa nhiệt độ phát triển mạnh nhưng người ta vẫn dùng quạt điện để làm mát nhất là với những nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như nước ta vì không những quạt điện tạo ra luồng gió tự nhiên, không gây khó chịu cho những người không quen với mùi của máy điều hòa mà còn vì giá mua quạt điện rẻ hơn nhiều so với giá mua điều hòa và lại tiết kiệm được điện năng hơn. Quạt điện giờ không chỉ thực hiện chức năng làm mát của nó mà còn là vật dụng trang trí trong nhà với những kiểu dáng, màu sắc đẹp mắt. Hơn nữa ngoài quạt gió cho mùa hè hiện nay còn có cả quạt sưởi ấm vào mùa đông. Điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh của quạt với điều hòa. Chí phí sửa chữa của quạt cũng rẻ hơn nhiều so với điều hòa. Vì có nhiều chức năng và thuận lợi trong sử dụng nên quạt điện vẫn là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi một gia đình và cơ quan tổ chức tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 2.2.3.5.Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng quạt. Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là quạt của Nhật, của Thái Lan và Trung Quốc. Các thương hiệu quạt của các nước trên đã vào nước ta rất lâu. Quạt của mỗi quốc gia lại có những đặc điểm khác nhau. Quạt Nhật và quạt Thái có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt tuy nhiên giá rất cao ngược lại quạt của Trung Quốc lại rất rẻ, mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng và độ bền rất thấp. Những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ XX nền kinh tế đất nước chuyển từ tập chung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa các loại quạt của 3 nước trên đã làm cho các doanh nghiệp quạt Việt Nam lao đao trên bờ vực phá sản. Nhưng sau đó bằng sự đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu mới, hạ thấp giá thành và các biện pháp thích hợp khác ngành quạt điện Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Quạt Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Lào, Đài Loan, Campuchia, Mỹ thậm chí còn Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 47
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng xuất hiện ở những nước có nền công nghiệp quạt rất phát triển như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhận được sự đón nhận tốt của người tiêu dùng nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu quạt lớn của Châu á. Đối thủ cạnh tranh trong nước Hiện nay trên cả nước có 60 nhà máy, công ty và cơ sở sản xuất cùng một ngành hàng đó quạt điện. Song chỉ có một số công ty, nhà máy có quy mô lớn và có uy tín, tiêu thụ nhiều sản phẩm trên thị trường là: Công ty Cổ Phần Quạt Việt Nam (quạt ASIA), công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng , công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Liện Hiệp (quạt LIFAN), công ty Quang Điện - Điện Tử (quạt điện cơ 91), doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành (quạt HALY), công ty quạt Điện Cơ Thống Nhất, Công ty THHH Điện Cơ Hoa Phượng, công ty Cổ Phần Quạt Điện Sao Mai Các công ty trên đều có nguồn lực tài chính có uy tín trên thị trường nên sự cạnh tranh ở đây rất khắc liệt. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, với quy mô là một doanh nghiệp nằm trong khối vừa và nhỏ. Trên thị trường Hải Phòng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng là Công ty THHH điện cơ Hoa Phượng và công ty Cổ Phần Quạt Điện Sao Mai với sự tương đối đồng nhất về lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm, hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất khốc liệt. Đòi hỏi phải có những chiến lược, bước đi phù hợp nhằm giành được những thắng lợi trên thị trường. 2.3.Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 2.3.1.Thị phần Thị phần của một doanh nghiệp chính là thị trường mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh được. Thông thường thị phần của doanh nghiệp được xác định theo doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp= 100% Doanh thu của thị trường Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 48
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Theo web site: www.quatvietnam.htm của công ty cổ phần quạt Việt Nam đầu năm 2009 thì quạt Phong Lan của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng với nhãn hiệu quạt Phong Lan đang nắm thị phần là 9% tổng doanh thu từ quạt của cả nước. Đối với cả ngành quạt điện thì công ty cổ phần quạt Việt Nam với thương hiệu là quạt ASIA đang nắm thị phần lớn nhất là 18 %. Tiếp sau là công ty quạt điện cơ Thống Nhất chiếm 14%, công ty Quang Điện - Điện Tử với thương hiệu quạt điện cơ 91 chiếm 12,5%, 2 công ty lớn của thành phố Hồ Chí Minh là Công ty tư nhân Hiệp Thành ( quạt Haly) chiếm 9,4 %, Công ty TNHH sản xuất thương mại Liên Hiệp ( quạt Lifan) chiếm 12%, công ty TNHH điện cơ Hoa Phượng ( quạt Hoa Phượng) chiếm 7,5%. Số thị phần 17,6% là của hơn 50 công ty xí nghiệp còn lại. Biểu 6: Thị phần ngành quạt điện Việt Nam 2008 Quạt ASIA 18% 17.6% quạt Lyfan 7.5% quạt điện cơ 91 12% quạt Haly quạt Thống Nhất 9% Quạt Phong Lan 12.5% Hoa phượng 14% 9.4% Doanh Nghiệp Khác (Nguồn: website : www.quatvietnam.htm của công ty cổ phần quạt Việt Nam) Nếu xác định như trên có một khó khăn lớn là làm sao để có được số liệu của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Do đó khi xác định thị phần và xem xét năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp có thể áp một đoạn thị trường vào để phân tích trên thị trường đó. Trong bài viết này em đã chọn thị trường là Hải Phòng để phân tích vì đây là đoạn thị trường chính của công ty, là thị trường nền móng để công ty tiếp tục mở rộng khả năng tiêu thụ đến những tỉnh, thành phố khác. Hơn nữa trong những năm gần đây công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nhất cũng trên đoạn thị trường này. Thị phần của Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 49
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng các công ty ngành quạt điện ở Hải Phòng gần đây luôn có sự thay đổi. Tuy nhiên thế mạnh vẫn thuộc về những công ty có lợi thế, uy tín và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm. Sự ganh đua gay gắt nhất vẫn là giữa công ty Công ty THHH điện cơ Hoa Phượng, công ty cổ phần quạt điện Sao Mai và công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng với nhãn hiệu quạt Phong Lan. Biểu 7. Bảng doanh thụ tiêu thụ ngành quạt điện tại Hải Phòng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 tuyệt đối TT Các doanh nghiệp Doanh Doanh Doanh % % % thu thu thu Công ty Cổ phần Điện 20,311 39,4 21,698 40,7 1,387 1,3 1 Cơ Hải Phòng Công ty THHH điện cơ 18,095 35,1 18,392 34,5 297 (0,6) 2 Hoa Phượng công ty cổ phần quạt 6,547 12,7 6,877 12,9 330 0,2 3 điện Sao Mai 4 Các hãng khác 6,599 12,8 6,344 11,9 (255) (0,9) Cộng 51,552 100 53,311 100 1,759 Từ khi thành lập lượng quạt tiêu thụ hàng năm của công ty tại thị trường luôn chiếm từ 33%- 55% tổng số lượng quạt trên thị trường Hải Phòng. Công ty quạt Hoa Phượng sản lượng tiêu thụ chiếm từ 16%- 35%. Quạt Sao Mai chiếm từ 10%- 12%. Số % còn lại là sự ganh đua gay gắt giữa các doanh nghiệp khác. Quạt Phong Lan luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Hải Phòng. Trở thành một thương hiệu mạnh không thể không nhắc tới khi nói tới quạt điện ở Hải Phòng nói riêng cũng như toàn quốc nói chung. Chính sự quen thuộc và lòng tin vào thương hiệu cũng là một rào cản ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 50
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Biểu 8. Sơ đồ thị phần quạt điện tại Hải Phòng theo doanh thu năm 2008 11.9% 12.9% 40.7% Phong Lan Hoa Phượng Sao Mai công ty khác 34.5% Nhìn vào sơ đồ ta thấy năm 2008 công ty Cổ phần điện cơ Hải Phòng chiếm thị phần lớn nhất với 40,7%, công ty Hoa Phượng chiếm 34,5%, Công ty Sao Mai chiếm 12,9 %. Qua đây đã khẳng định một lần nữa vị trí đứng đầu và chỗ đứng vững vàng của thương hiệu quạt Phong Lan tại Hải Phòng. 2.3.2. Vị thế tài chính Để tiện phân tích ta có bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của 3 công ty năm 2008 như sau: Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 51
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Biểu 9. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2008 của 3 công ty Stt Chỉ tiêu Phong Lan Hoa Phượng Sao Mai Doanh thu bán hàng và 1 cung cấp dịch vụ 51.643.744.210 49.135.837.726 7.876.955.000 Các khoản giảm trừ doanh 2 thu 363.158.910 324.254.655 55.245.554 Doanh thu thuần về bán 3 hàng và cung cấp dịch vụ 51.280.585.300 48.811.583.071 7.821.709.446 4 Giá vốn hàng bán 44.937.016.334 43.564.568.234 6.735.546.785 Lợi nhuận gộp về bán hàng 5 và cung cấp dịch vụ 6.343.568.966 5.247.014.837 1.086.162.661 Doanh thu hoạt động tài 6 chính 6.927.254 5.546.235 2.546.255 Chi phí tài chính 1.070.492.457 887.546.254 125.467.899 7 Trong đó chi phí lãi vay là 1.068.768.835 885.122.365 124.325.278 8 Chi phí bán hàng 319.536.712 298.354.625 745.654.254 Chi phí quản lý doanh 2.133.713.519 2.024.568.745 53.145.786 9 nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt 10 động sản xuất kinh doanh 2.826.753.532 2.042.091.448 164.440.977 11 Thu nhập khác 243.444.937 154.326.587 38.541.328 12 Chi phí khác 81.445.551 56.456.845 11.325.465 13 Lợi nhuận khác 161.999.386 97.869.742 27.215.863 Tổng lợi nhuận kế toán 2.988.752.918 2.139.961.190 191.656.840 14 trước thuế Chi phí thuế thu nhập 15 doanh nghiệp hiện hành 418.425.408 299.594.567 26.831.958 Lợi nhuận sau thuế thu 16 nhập doanh nghiệp 2.570.327.509 1.840.366.623 164.824.882 (Nguồn:Phòng tài chính kế toán của 3 công ty) Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 52
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng Biểu 10. Bảng cân đối kế toán năm 2008 của 3 công ty Tài sản và nguồn vốn Phong Lan Hoa Phượng Sao Mai A - Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 31.369.218.550 26.754.398.203 5.529.944.553 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 353.401.023 150.318.123 30.254.856 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.986.968.469 1.465.176.260 293.245.687 - Phải thu khách hàng 4.527.399.053 1.102.158.084 220.145.682 - Trả trước cho người bán 10.000.000 61.538.176 12.352.145 - Các khoản phải thu khác 449.569.416 301.480.000 60.747.860 3. Hàng tồn kho 25.911.230.259 25.059.365.232 5.191.118.542 4. Tài sản ngắn hạn khác 117.618.799 79.538.588 15.325.468 II. Tài sản dài hạn 7.238.066.000 6.193.685.576 1.437.111.126 1. Tài sản cố định 7.105.476.000 6.149.405.576 1.424.564.251 2. Chi phí XDCB dở dang 132.590.000 44.280.000 12.546.875 Tổng cộng Tài sản 38.607.284.550 32.948.083.779 6.967.055.679 B - Nguồn vốn I. Nợ phải trả 24.556.026.349 23.060.258.658 5.974.501.466 1. Nợ ngắn hạn 22.858.847.883 21.635.677.346 5.600.456.875 2. Nợ dài hạn 1.697.178.466 1.424.581.312 374.044.591 II. Vốn chủ 14.051.258.201 9.887.825.121 992.554.213 1. Vốn chủ sở hữu 13.898.175.410 9.779.611.445 961.899.999 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8.450.000.000 6.512.752.000 931.245.785 - Lợi nhuận chưa phân phối 3.089.500.800 1.814.242.078 462.145.485 - Vốn khác 2.358.647.610 1.452.617.367 794.215.423 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 153.082.851 108.213.676 30.654.214 Tổng nguồn vốn 38.607.284.550 32.948.083.779 6.967.055.679 (Nguồn:Phòng tài chính kế toán của 3 công ty) Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 53
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần điện cơ Hải Phòng 2. 3.2.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán Biểu 11:Hệ số thanh toán của 3 công ty năm 2008 Phong Hoa Sao Chỉ tiêu Công thức tính Lan Phượng Mai số thanh toán Tổng tài sản 1,57 1,42 1,16 tổng quát Tổng nợ phải trả Hệ số thanh Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho 0,238 0,078 0,060 toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số thanh Tài sản ngắn hạn 1,37 1,24 0,98 toán hiện thời Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 5,93 5,92 8,73 toán lãi vay Lãi vay phải trả Qua bảng ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của 3 công ty đều lớn hơn 1 như trên là tốt. Nó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp ngày càng có khả năng thanh toán tốt hơn. Trong đó tốt nhất là công ty quạt Phong Lan. Đầu năm cứ đi vay một đồng thì có 1,57 đồng đảm bảo trả nợ. Hệ số này không thay đổi lớn theo các năm chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty tương đối ổn định. Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ. Ở đây ta thấy cả 3 công ty đều gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ ngắn hạn. Công ty có hệ số cao nhất là công ty Quạt Phong Lan tuy nhiên cũng chỉ là 0,238. Điều này có nghĩa là với 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,238 đồng để đảm bảo nợ. Công ty quạt Hoa Phượng còn thấp hơn với hệ số chỉ là 0,078 tuy nhiên có điều này là do sản phẩm của các công ty là sản phẩm mang tính thời vụ nên hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Vào thời điểm quyết toán cuối năm là lúc các doanh nghiệp đã tập trung sản xuất được một khối lượng lớn sản phẩm để phục vụ cho vụ hè năm tới. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiệu – Lớp QT 901N 54