Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

pdf 83 trang huongle 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

  1. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Mai Thị Nhung Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hoàng Thị Hồng Lan HẢI PHÒNG – 2012 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Mai Thị Nhung Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hoàng Thị Hồng Lan HẢI PHÒNG – 2012 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Mai Thị Nhung Mã SV: 120303 Lớp: QT1203T Ngành: Tài chính Ngân hàng Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp - Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng thương mại - Thu thập số liệu và phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất và đề xuất một số kiến nghị 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình - Sơ đồ cơ cấu tổ chức, phuơng huớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Hoàng Thị Hồng Lan Học hàm, học vị: Thạc Sỹ Cơ quan công tác: Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất trong nền kinh tế 3 1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 4 1.1.2 Các loại hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn nước ta hiện nay 5 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất 6 1.2 Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 7 1.2.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng 7 1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất 9 1.2.3 Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất 12 1.2.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 12 1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 12 1.2.3.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất 19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM 20 1.3.1 Nhóm nhân tố từ phía Ngân hàng 20 1.3.2. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng 21 1.3.3 Các nhân tố khác 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 23 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện kim sơn 23 2.1.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên và xã hội 23 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của Kim Sơn trong thời gian qua 23 2.2 Giới thiệu sơ lược về NHNo&PTNT Kim Sơn 24 2.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Kim Sơn 24 2.2.2 Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Kim Sơn 26 2.2.3 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn 29 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng 2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNO&PTNT Kim Sơn 30 2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo Kim Sơn 44 2.4.1. Tình hình nợ quá hạn 45 2.4.2 Nợ xấu 49 2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo & PTNT Kim Sơn 49 2.4.4 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn 50 2.4.5 Hạn chế và nguyên nhân 51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 55 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Kim Sơn 55 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ tại Huyện Kim Sơn 55 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn 55 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình 57 3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất 57 3.2.2 Giải pháp mở rộng mạng lưới hoạt động tại các xã xa ngân hàng 61 3.2.3 Giải pháp về nâng cao công tác cán bộ tín dụng 62 3.2.4 NHNo&PTNT Kim Sơn cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương 62 3.3 Một số kiến nghị 62 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 63 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 63 3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 64 3.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương 65 3.3.5. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn qua các năm từ 2009 - 2011 27 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Kim Sơn năm 2009 – 2011 29 Bảng 2.3: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất 38 Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất 40 Bảng 2.5: Dư nợ hộ sản xuất 42 Bảng 2.6: Dư nợ bình quân hộ sản xuất 37 Bảng 2.7: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất 46 Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn 48 Bảng 2.9: Nợ xấu qua các năm 2009 – 2011 49 Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng qua các năm 2009 – 2011 50 Bảng 2.11. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn qua các năm 2009-2011 50 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo hình thức huy động các năm 2009-2011 28 Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế các năm 2009 – 2011 (đơn vị tỷ đồng) 39 Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn năm 2009 - 2011 (đơn vị tỷ đồng) 41 Biểu đồ 2.4: Dư nợ hộ sản xuất năm 2009 - 2011 (đơn vị tỷ đồng) 43 Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2009 – 2011(tỷ đồng) 46 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ - XHCN - Xã hội chủ nghĩa - NHNo & PTNT - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - HSX - Hộ sản xuất - HTX - Hợp tác xã - TNHH - Trách nhiệm hữu hạn - NHTM - Ngân hàng thương mại - NHNNVN - Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - UBND - Uỷ ban nhân dân - HĐND - Hội đồng nhân dân - TTCN - Tiểu thủ công nghiệp - XKLĐ - Xuất khẩu lao động - CN - TTCN - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - TM – DV – DL - Thương mại – dịch vụ – du lịch Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn ThS. Hoàng Thị Hồng Lan trong suốt quá trình viết và hoàn thành khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh, Ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Sinh viên Mai Thị Nhung Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong đề tài là chính xác, trung thực từ tình hình thực tế của nơi thực tập – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Hải Phòng, ngày 27 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Mai Thị Nhung Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, việc cho vay hộ sản xuất đã được mở rộng và đã trở thành nguồn vốn chủ yếu của người dân để phát triển kinh tế và nguồn thu quan trọng của ngân hàng. Cho vay hộ sản xuất đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy cho kinh tế nông nghiệp và ngân hàng cùng phát triển. Vì vậy, việc phát triển kinh tế hộ sản xuất là tất yếu khách quan, là vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, 9 thế mạnh của tỉnh, trong đó tín dụng đối với hộ sản xuất có vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng, mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng hợp vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành ngân hàng. Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm không chỉ của các ngân hàng mà còn của cả nhà quản lý kinh tế khác. Tuy phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là làm thế nào để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong các NHTM nhà nước, đặc biệt là NHNo&PTNT Việt Nam. Như hiện nay việc đầu tư cho vay phục vụ đối tượng chính sách của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn là nông nghiệp nông thôn, việc sản xuất phụ thuộc lớn vào thời vụ, thời tiết và thiên tai dịch bệnh nên ảnh hưởng lớn đến thu nhập của mọi người dân trong địa phương, dẫn đến dư nợ của ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên coi trọng, đề cao đến công tác phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động Tín dụng trong kinh doanh ngân hàng em đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình ” làm Đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của Đề tài gồm 3 chƣơng: Chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình. Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp song bản thân trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu còn có những hạn chế nhất định, vì vậy nội dung không tránh khỏi những khiếm khuyết, em kính mong được sự quan tâm giúp đỡ, góp ý của Thầy, Cô, ban GĐ cùng anh, chị, các bác công tác tại NHNo Huyện Kim Sơn để Chuyên Đề này được hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất trong nền kinh tế Phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hiện nay giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hàng hóa, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Hộ sản xuất là một trong những nhân tố quyết định tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm phong phú và đa dạng hóa trong nông nghiệp. Hộ sản xuất là đơn vị sản xuất hàng hóa tự chủ tiến hành sản xuất trong điều kiện tự nhiên, phải tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, kinh tế hộ đã và đang phát triển, tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã phát huy được tính năng động sáng tạo như thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cơ cấu đầu tư, mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, hàng hóa sản xuất ra ngày càng phong phú. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường công nhận sự ra đời và tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng muốn sản xuất kinh doanh dịch vụ đòi hỏi tư liệu sản xuất, vật tư, tiền vốn phải luôn đổi mới và mở rộng, cải thiện trang thiết bị, mặt hàng mới sản xuất luôn phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Muốn đổi mới sản xuất kinh doanh cần phải có vốn đầu tư. Nhu cầu vốn này bản thân người sản xuất không thể đáp ứng mà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Trước nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đầu tư vốn tới các hộ sản xuất ở nông thôn, nguồn vốn cho vay của NH là một trong những nguồn bổ sung vốn thiếu cho hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Vốn tín dụng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi cải tạo cây con giống cho năng suất cao, giá trị lớn, cũng như tạo điều kiện mở rộng sản xuất các ngành Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống người dân. Vốn tín dụng đã đến với tất cả các loại hộ sản xuất 1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là thành phần kinh tế cá thể, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên địa bàn nông thôn và phương thức hoạt động theo mô hình kinh tế gia đình, quy mô kinh doanh thường nhỏ lẻ, thường tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có của gia đình. Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất bao gồm: Hộ nông dân, hộ tư nhân cá thể, hộ gia đình thành viên. Các thành viên của hộ sản xuất chủ yếu là ông, bà, cha mẹ, con cái cùng chung hộ khẩu, họ được gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất, phương pháp sản xuất theo hệ quản lý. Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo nâng cao mức sống và làm giàu. Theo các nhà kinh tế học Việt Nam, hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh Về thành phần của hộ sản xuất, Nghị định 14-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông-lâm-ngư- diêm nghiệp và kinh tế nông thôn có đề cập “hộ sản xuất bao gồm: các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp tác và các doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các nghành nông-lâm-ngư- diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn”. Theo quy định 499 A/ NHNo - 1993 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất vay vốn đề phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thì “Hộ sản xuất tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh, lao động tự nguyện và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình”. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng 1.1.2 Các loại hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn nước ta hiện nay Ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ sản suất là một lĩnh vực tương đối rộng và giàu tiềm năng nên sẽ tạo điều kiện rất tốt cho ngân hàng nếu biết tiếp cận và khai thác đúng hướng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho ngân hàng là với số lượng hộ sản xuất đông và đa dạng như vậy thì cần phải tìm cách phân loại hộ sản xuất, tức là phân loại khách hàng để từ đó ngân hàng có cơ sở để hoạt động tín dụng cho hợp lý, có hiệu quả. Có thể phân loại hộ sản xuất theo các tiêu thức sau: a. Phân loại hộ sản xuất theo mức thu nhập thì có 3 nhóm:  Nhóm 1: Hộ sản xuất giàu và khá, đó là hộ sản xuất có mức thu nhập cao và ổn định, có vốn, có khả năng lao động và biết tiếp cận với môi trường kinh doanh. Nhu cầu vay vốn của nhóm này là để mở rộng tăng quy mô sản xuất hiện có.  Nhóm 2: Hộ sản xuất trung bình, đó là những hộ có mức thu nhập trung bình, có sức lao động, có tay nghề, cần cù chịu khó nhưng thiếu vốn. Nhu vầu vay vốn của nhóm này chủ yếu là để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao cuộc sống.  Nhóm 3: Hộ sản xuất nghèo và đói, đó là những hộ có mức thu nhập thấp và rất thấp, có thể là do sức lao động hạn chế (tai nạn, ốm đau), đông nhân khẩu, làm không đủ ăn, gặp rủi ro trong kinh doanh như gặp phải dịch bệnh thiên tai lũ lụt hạn hán Đối với nhóm này bên cạnh nguồn vốn ngân hàng cho vay thì cần phải có nguồn vốn khác hỗ trợ như ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Với mục đích cho vay chủ yếu là giúp hộ ổn định cuộc sống nâng cao dần thu nhập, từ đó tiến tới xoá đói giảm nghèo vì chỉ có ổn định đời sống thì mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi vậy khi cho đối tượng này vay vẫn cần phải hướng dẫn cho họ cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. b. Phân loại hộ sản xuất theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 2 loại hộ:  Hộ loại 1: Là loại hộ chuyên sản xuất Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp có tính chất tự sản xuất, tự tiêu thụ do một cá nhân đứng ra làm chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh như các hộ cá thể, hộ tư nhân là kinh tế gia Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đình, các hộ là những thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp nhà nước. Phương thức sản xuất chủ yếu là lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, thuỷ hải sản.  Hộ loại 2: Là loại hộ kinh doanh theo luật định ở nông thôn. Bao gồm: Những hộ tư nhân, hoặc hộ là nhóm sản xuất, kinh doanh theo một nhóm người hoặc hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH có điều kiện sau:  Có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập do cơ quan thẩm quyền cấp  Có đăng ký kinh doanh  Có vốn điều lệ. c. Phân loại hộ sản xuất theo ngành nghề thì có 5 loại:  Loại 1: Hộ sản xuất ngành nông nghiệp  Loại 2: Hộ sản xuất ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp  Loại 3: Hộ sản xuất ngành thuỷ – hải sản  Loại 4: Hộ sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ  Loại 5: Hộ sản xuất ngành nghề khác 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất Thực chất hộ sản xuất ở nông thôn Việt Nam là những người gắn bó máu mủ huyết thống. Người chủ hộ thường là người cha (hoặc mẹ) và các thành viên là con cái trong gia đình đó. Nên hộ sản xuất có những đặc điểm sau:  Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật. Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành, nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay.  Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản, các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về là yếu tố quyết định xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như: nhiệt độ, đất, nước, khí hậu bên cạnh đó yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản, làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay.  Chi phí tổ chức cho vay cao. Chi phí tổ chức cho vay liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, món vay và chi phí phòng ngừa rủi ro. Trong cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay vơi hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bổ ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, cũng làm tăng chi phí. Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là cao hơn với các ngành khác. Chính các đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay. 1.2 Chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất 1.2.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng “Tín dụng” xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Trong thời kì xuất hiện trao đổi hàng hóa, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Theo khoản 14 và khoản 16, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) quy định: “Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 20
  21. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hộ, cơ quan nhà nước. “Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là ngân hàng với một bên là hộ sản xuất”. Thông thường, đối với hộ sản xuất ở nông thôn thì NHTM thường sử dụng phân loại tín dụng theo thời hạn cho vay và theo tài sản đảm bảo. a. Dựa theo thời hạn cho vay thì chia làm các loại sau:  Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn <= 12 tháng là được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.  Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung dài hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung dài hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: Máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè,điều cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.  Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. b. Dựa theo tài sản bảo đảm.  Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 21
  22. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như tài sản thế chấp hay cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. 1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất Trong nền kinh tế hàng hóa các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất nếu thiếu vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế không chỉ riêng đối với các hộ sản xuất. Vì vậy tín dụng Ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó trở thành “bà đỡ” trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa. Trong nhiều năm qua, kể từ khi thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (tháng 5/1951) cho đến nay. Đất nước ta đã trải qua những giai đoạn khó khăn nhưng Nhà nước luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở các vùng nông thôn, bảo đảm phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềm năng của hộ nông dân trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hệ thống HTX tín dụng ở nông thôn trước đây và quỹ tín dụng ngày nay( 900 quỹ cơ sở - 1998) và các Ngân hàng thương mại đã tham gia cung ứng vốn Tín dụng cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ nông dân. Mặt khác, lĩnh vực nông nghiệp là một ngành sản xuất trên địa bàn rộng lớn, đối tượng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu, thời tiết và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, hộ nông dân ở nước ta đều có thu nhập thấp. Theo thống kê hiện nay thì số hộ nghèo đói chiếm tỷ trọng cao trong số hộ nghèo cả nước. Vốn đầu tư cuả Nhà nước trong khu vực này còn rất hạn chế do vậy Ngân hàng có vị trí, vai trò to lớn trong quá trình sản xuất và ổn định phát triển nền kinh tế trong nông nghiệp phát triển nông thôn ở nước ta. Do đó, cho vay nông nghiệp của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã thể hiện những vai trò cơ bản sau: a. Thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hoá. Để đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, Ngân hàng là tổ chức có vai trò to lớn trong việc huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên nền kinh tế. Việc tập trung vốn đó với số lượng vốn đủ Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 22
  23. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng lớn để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn cho hộ sản xuất. Chính vai trò đó mà Tín dụng Ngân hàng đã điều hoà vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp cho người lao động. Đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ sản xuất diễn ra kịp thời và đúng thời vụ và hộ sản xuất có điều kiện hơn trong việc chuyên môn hoá sản xuất làm tằn năng suất lao động. Đồng thời quá trình luân chuyển vốn diễn ra theo một trình tự nhất định. Do đó để có đủ vốn cho việc mua sắm vật tư, máy móc thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ cho sản xuất thì vai trò của Ngân hàng được thể hiện rõ hơn. Bởi vì lượng vốn tự có của kinh tế hộ sản xuất chưa đủ lớn để đáp ứng quá trình đó. Sự đầu tư kịp thời cuả Ngân hàng nhằm duy trì sự liên tục và quay vòng vốn kinh doanh của hộ sản xuất, nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội. b. Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay lãi suất cao ở nông thôn. Dựa vào đặc điểm cơ bản chủ yếu của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Nên tại thời điểm chưa thu hoạch thì người dân thường thiếu vốn cộng thêm lại có nhu cầu chi tiêu sinh hoạt từ đó dẫn đến nạn cho vay nặng lãi. Đây là hiện tượng tiêu cực thường xảy ra ở Việt Nam. Với lãi suất vay rất cao, người vay phải bỏ ra một chi phí quá đắt để được sử dụng một món vay. Chính vì thế, hiện tượng "bán lúa non" thường xảy ra ở nông thôn trước đây. Điều này gây khó khăn cho người nông dân vốn đã khó khăn lại càng khó thoát khỏi đói nghèo. Do đó, tín dụng ngân hàng thông qua việc cho vay đối với hộ sản xuất tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu về sử dụng vốn, đồng thời đẩy lùi được nạn cho vay nặng lãi, giúp người dân mở rộng sản xuất, khai hoang, phục hoá, tăng vụ tăng diện tích đất nông nghiệp. Tạo điều kiện cho những hộ giàu kinh nghiệm trong sản xuất phát huy thế mạnh và hộ nghèo thiếu vốn được đủ vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, nhằm phát triển kinh tế. c. Tín dụng Ngân hàng đã góp phần khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống. Việt Nam là một trong những nước có nhiều ngành nghề truyền thống. Trong một thời gian dài nhiều nghề truyền thống đã bị mai một do không được Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 23
  24. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng quan tâm và đầu tư đúng mức. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy nội lực, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, phát triển thêm các ngành nghề mới thu hút số lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người lao động; Tín dụng Ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành nghề này, góp phần phát triển toàn diện nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn liền với công nghiệp, chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo tiền đề để các ngành nhề này phát triển nhịp nhàng, đồng bộ. d. Tín dụng Ngân hàng góp phần ổn định chính trị xã hội Thông qua việc cho vay mở rộng phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề mới, Tín dụng Ngân hàng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, tăng thu nhập, đảm bảo và nâng cao mức sống cho người dân; đời sống kinh tế văn hoá, xã hội được cải thiện, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, hạn chế sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội. Tín dụng Ngân hàng góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình “xoá đói giảm nghèo” đã tạo điều kiện cho các họ gia đình nghèo, thiếu vốn sản xuất được vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Tín dụng Ngân hàng còn là kênh chuyển tải vốn thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Chính phủ như đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai, đầu tư cho chương trình chung sống với lũ e. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tín dụng ngân hàng thông qua việc mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống con người lao động, hạn chế tệ nạn xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và hạn chế những tư tưởng tiêu cực, loại trừ các suy nghĩ lạc hậu, tiểu nông, hình thành nên thói quen tốt, tiến bộ trong hoạt động kinh tế cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 24
  25. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nói chung, tín dụng Ngân hàng có vai trò cực kỳ to lớn đối với hộ sản xuất. Để vốn tín dụng Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của các hộ sản xuất, các Ngân hàng Thương mại nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo nói riêng phải hoàn thiện mạng lưới tổ chức và biện pháp nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất. 1.2.3 Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất 1.2.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng  Theo quan điểm của ngân hàng: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng đem lại.  Theo quan điểm của khách hàng: Chất lượng tín dụng là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về lãi suất, quy mô, kì hạn, phương thức giải ngân thu nợ Đối với khoản tín dụng mà ngân hàng cấp.  Theo quan điểm của toàn xã hội: Chất lượng tín dụng là khả năng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực mà các khoản tín dụng ngân hàng đem lại. 1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Hiện nay, tín dụng vẫn chiếm khoảng 60% - 70% trong tổng tài sản có của các Ngân hàng thương mại. Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và chất lượng tín dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam. Hộ sản xuất được được xác định là khách hàng chính của NHNo. Trong quá trình cung ứng sản phẩm của mình cho hộ sản xuất, một việc làm quan trọng và cần thiết là đánh giá được chất lượng của sản phẩm cung ứng, cụ thể là chất lượng tín dụng hộ sản xuất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Việc đánh giá này phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cụ thể sau: Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 25
  26. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng a. Chỉ tiêu định tính Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể phản ánh thông qua các chỉ tiêu định tính – những chỉ tiêu có tính chất quyết định đối với chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của tín dụng ngân hàng.  Bảo đảm nguyên tắc cho vay. Mỗi tổ chức kinh tế đều hoạt động dựa trên một nguyên tắc nhất định, ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước. Do vậy các nguyên tắc hoạt động của ngân hàng rất chặt chẽ, với mỗi ngân hàng lại có những nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng, để đánh giá được chất lượng một khoản vay điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không. Trong “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” ban hành theo Quyết định số : 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam Các nguyên tắc cơ bản cho vay khách hàng là: o Nguyên tắc thứ nhất: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. o Nguyên tắc thứ hai: Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.  Bảo đảm các điều kiện cho vay. Chỉ tiêu định tính thứ hai để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là khoản cho vay có bảo đảm các điều kiện cho vay hay không. Các điều kiện để một khách hàng được vay tại NHNo&PTNTVN là: Một là: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Hai là: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Ba là: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 26
  27. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Bốn là: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi Năm là: Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn Trường hợp khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản, khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có đảm bảo bằng tài sản, nhưng được xếp hạng A theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu vốn tự có thấp hơn quy định, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét quyết định. - Đối với cho vay trung, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn  Bảo đảm cho vay đúng đối tƣợng NHNo & PTNT cho vay các đối tượng sau: - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Cho vay ngắn hạn để bù đắp các chi phi như mua vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi (hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu ) Với ngành nghề khác như: chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản. Hay cho vay để mua nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ dùng trong sản xuất. - Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung dài hạn để bù đắp các chi phí như thanh toán chi phí khai khoáng, xây dựng cơ bản đồng ruộng, cho vay đổi mới cây trồng trong các vùng chuyên canh, chi phí chăm sóc cây dài ngày. - Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. Đối tượng cho vay áp dụng như cho vay trung hạn nhưng tùy thuộc vào nguồn vốn để cho vay. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 27
  28. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Quy trình thẩm định Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tới chất lượng tín dụng, quá trình thẩm định là cách tốt nhất để ngân hàng nắm được thông tin về khách hàng, về năng lực pháp luật, đạo đức của khách hàng, về tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. Đây chính là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định phải tuân theo các quy định về các quy trình thẩm định và các nội dung thẩm định cho vay của từng Ngân hàng. Một khoản cho vay có chất lượng là khoản cho vay được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định đươc tuân theo một trình tự như quy định. Do tính chất phức tạp đối với việc cung cấp tín dụng cho hộ sản xuất nên việc tuân thủ quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho vay là nội dung bắt buộc để một khoản cho vay đạt chất lượng.  Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cản bộ tín dụng Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiêm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng rủi ro thấp.  Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng tín dụng Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác vầ nhanh nhất, một cơ sở vật chất tốt sẽ hứng khỏi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 28
  29. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, giá cả, cạnh tranh ), thông tín về thị trường một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của món vay. b. Các chỉ tiêu định lượng  Xét trên quan điểm khách hàng Có thể nói, một khoản tín dụng tốt đối với ngân hàng cũng chính là tín dụng tốt đối với doanh nghiệp. Từ nguồn vốn vay ngân hàng mà doanh nghiệp thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy mục tiêu của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi tiếp tục đầu tư vào dự án mới, lại xuất hiện nhu cầu tín dụng mới. Khách hàng là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn tín dụng, đối với khách hàng thì chất lượng tín dụng biểu hiện ở một số chỉ tiêu: - Doanh thu tăng từ dự án - Lợi nhuận tăng từ dự án - Lao động tăng từ dự án  Xét trên quan điểm ngân hàng Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, người ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau.  Quy mô cho vay hộ sản xuất được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng và phần ròng của khoản vay trong một thời kỳ nhất định. Nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng. Quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 29
  30. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng - Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế: Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu về. Đồng thời chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay (dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay – doanh số thu nợ = dư nợ cuối kỳ), với khả năng đáp ứng nguồn của các ngân hàng thương mại đối với nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.  Chỉ tiêu dƣ nợ hộ sản xuất Dư nợ tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu dư nợ = Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ sản xuất là lớn hay nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nghiên cứu biến động quy mô, khối lượng tín dụng hộ sản xuất. Nếu chỉ xét tử số, tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ phát triển ngày càng có uy tín. Vì tín dụng hộ sản xuất có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà dư nợ lớn chứng tỏ mối quan hệ khách hàng –ngân hàng thương mại là hoàn toàn tin cậy. Chỉ tiêu này cũng có thể dùng so sánh giữa các ngân hàng thương mại khác nhau để thấy được thế mạnh của ngân hàng này so với thế mạnh ngân hàng khác trong hoạt động tín dụng.  Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ tín dụng hộ sản xuất Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho ta biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trong hợp đồng tín dụng được bao nhiêu lâu để có thể lại cho vay dự án mới. Vòng quay của vốn càng lớn thì càng tốt vì điều đó khẳng định ngân hàng thu hồi được nhiều nợ và chứng tỏ nguồn vốn đã đầu tư hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu vòng quay của vốn càng nhỏ thì việc thu nợ của ngân hàng là kém và nguồn vốn mà ngân hàng đã đầu tư hoạt động kém hiệu quả. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 30
  31. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Chỉ tiêu về nợ quá hạn Nợ quá hạn hộ sản xuất * 100% Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất = Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho biết trong 100% dư nợ tín dụng hộ sản xuất thì có bao nhiêu % là nợ quá hạn. Chỉ tiêu này không có hoặc càng nhỏ càng tốt. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của mỗi ngân hàng. Nó làm giảm hiệu quả tín dụng của ngân hàng và ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ này. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta quy định các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, ngược lại nếu vượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động của ngân hàng đó không an toàn, nguy cơ rủi ro cao.  Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi hộ sản xuất Nợ quá hạn khó đòi hộ sản xuất Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi hộ sản xuất = Tổng dư nợ tín hộ sản xuất Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi hộ sản xuất áp dụng cho khoản nợ quá hạn trên 1 năm. Nếu tỷ lệ này cao, nó phản ánh rằng món vay của ngân hàng có hiệu quả thấp. Nợ khó đòi có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và nếu có quá nhiếu nợ khó đòi sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, thậm chí có thể làm cho ngân hàng phá sản. Các ngân hàng đang cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khó đòi để nâng cao hiệu quả tín dụng. Vì vậy, chỉ tiêu này không có hoặc càng thấp càng tốt.  Chỉ tiêu mất vốn tín dụng hộ sản xuất Tổng dư nợ quá hạn được xoá Tỷ lệ mất vốn = *100% Dư nợ bình quân Tỷ lệ này cao thì chất luơng tín dụng hộ sản xuất càng thấp. Nợ quá hạn hộ sản xuất được xoá có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và nếu có quá nhiều nợ quá hạn hộ sản xuất được xoá thì có thể làm cho ngân hàng phá sản. Các ngân hàng đang cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khó đòi để tăng chất lượng tín dụng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 31
  32. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu lợi nhuận 1 = Tổng dư nợ tín dụng hộ sản xuất Lợi nhuận tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu lợi nhuận 2 = Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng hộ sản xuất. Nó cho biết một đồng dư nợ tín dụng hộ sản xuất mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bất kỳ một khoản tín dụng nào sẽ không thể được đánh giá là có chất lượng cao nếu không đem lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng càng tốt, mang lại lợi nhuận cho cả ngân hàng. Mỗi một ngân hàng có một cách đánh giá về chỉ tiêu này khác nhau song hầu như không có một con số chính xác cụ thể nào để làm căn cứ đưa ra so sánh, mà các ngân hàng dựa vào chỉ tiêu này của từng dự án cụ thể của từng dự án cụ thể của từng năm để đánh giá hiệu quả hay chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng mình. 1.2.3.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước. Đối với ngân hàng: việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là việc hết sức quan trọng và cần thiết, trước hết chất lượng tín dụng có ảnh hượng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng, sau đó quan trọng hơn là hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chất lượng tín dụng có tốt thì hiệu quả hoạt động mới cao, vốn gốc và lãi thu về đủ, đúng cả thời hạn và số lượng tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh phát triển, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tạo được niềm tin yêu cho hộ sản xuất, từ đó có điều kiện mở rộng dịch vụ ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng hoàn thiện hơn. Đối với hộ sản xuất: Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho hộ sản xuất sử dụng nguồn vốn kịp thời và có hiệu quả nhất, đem lại doanh thu đủ bù đắp Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 32
  33. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng chi phí trong đó có chi phí trả lãi cho ngân hàng, đem lại lợi nhuận cho hộ, giúp hộ phấn khởi tự tin vào khả năng làm kinh tế của mình mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với nền kinh tế: Hộ gia đình là nhân tố kinh tế quan trọng, đặc biệt là với một nước kinh tế nông nghiệp chiếm phần lớn như ở nước ta, sự ổn định kinh tế hộ nhờ đồng vốn của ngân hàng giúp cho sự ấm no, ổn định kinh tế nông nghiệp nông thôn từ đó ổn định an ninh, chính trị xã hội, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng giúp cho hộ sản xuất có tiềm lực để phát triển kinh tế hộ gia đình. 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất của NHTM 1.3.1 Nhóm nhân tố từ phía Ngân hàng  Chính sách tín dụng ngân hàng Chính sách tín dụng ngân hàng là do ban lãnh đạo ngân hàng vạch ra, đó là hệ thống có liên quan đến việc khuyếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng, đây được coi là một trong những chính sách quan trọng nhất của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tín dụng đúng đắn hợp lý sẽ đưa ra được hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời khuyến khích được khách hàng trả đúng hạn, do đó chính sách tín dụng ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.  Chấp hành quy định thể chế tín dụng Việc chấp hành quy định thể chế tín dụng của cán bộ làm tín dụng tốt hay không tốt là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng có được thực hiện hay không, mỗi cán bộ tín dụng phải tuân theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định, thể lệ tín dụng riêng của từng ngân hàng.  Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả nguồn vốn tín dụng, nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi nợ. Đây là cơ sở để ngân hàng kiểm tra, kiểm soát kịp thời nắm bắt được các thông tin về khoản cho vay, biết được yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 33
  34. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng nào đã, đang và sẽ xảy ra để có biện pháp kịp thời không làm cho chất lượng tín dụng bị giảm sút.  Trình độ cán bộ tín dụng Trình độ cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của từng khoản cho vay, chất lượng của một khoản cho vay được xác định ngay từ khi khoản cho vay được quyết định thông qua các chỉ tiêu định tính.  Hệ thống thông tin ngân hàng Hệ thống thông tin ngân hàng là tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính cũng như sản xuất kinh doanh của khách hàng nói chung và hộ sản xuất nói riêng, nên hệ thống thông tin ngân hàng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được các thông tin về khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu tố này rất quan trọng vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.  Trang thiết bị ngân hàng Từ việc phân tích thông tin của ngân hàng ta thấy được thông tin là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, cho nên ta cũng có thể nói trang thiết bị là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng bởi trang thiết bị là nhân tố giúp cho ngân hàng phân loại khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng và xử lý tốt các thông tin đó, một điều quan trọng đó là trang thiết bị có thể lưu giữ các thông tin của khách hàng một cách chính xác. 1.3.2. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng Trước hết để hộ có thể sản xuất được thì điều kiện đầu tiên phải nói đến khả năng tài chính của hộ. Từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi bắt đầu quá trình sản xuất, chủ hộ phải trải qua giai đoạn chuẩn bị một cách hoàn chỉnh, từ vốn đến mua sắm trang thiết bị, tư liệu sản xuất đến xây dựng dự án như thế nào để sản xuất cho có hiệu quả, nhìn chung để sản xuất thì bản thân hộ phải có vốn tự có, có vốn thì hộ mới có kế hoạch hiệu quả và mới thành công, bên cạnh đó không thể không nói trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực mà hộ định sản xuất kinh doanh, bản thân chủ hộ nếu có kinh nghiệm chuyên môn sẽ xây dựng được dự án kinh doanh có khả thi, sẽ biết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 34
  35. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng thuật vào sản xuất từ đó nâng cao năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cao, tăng nhanh quá trình tái sản xuất của hộ. Như vậy khả năng tài chính của hộ là điều kiện cơ bản nhất để kinh doanh có hiệu quả. 1.3.3 Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố từ ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất, còn các nhân tố khác như: - Chính sách kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước có những tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ gia đình, đối với hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn là chính sách ruộng đất - Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng NH - Biến động về tình hình chính trị trên thế giới, trong khu vực, trong nước - Biến động của điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, khả năng trả nợ NH. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 35
  36. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện kim sơn 2.1.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên và xã hội Kim Sơn là một huyện trong 8 huyện thị của tỉnh Ninh Bình với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Nam Tỉnh, giáp với tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Nam Định và là huyện duy nhất của tỉnh có đường bờ biển, hầu hết diện tích là đồng bằng, còn lại là vùng đầm ven biển. Khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương ấm áp thuận tiện cho cuộc sống con người cũng như sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế khá đa dạng, về nông nghiệp diện tích cấy lúa 9.840.7ha và 3.031ha trồng cói. Về ngư nghiệp, diện tích nuôi trồng hải sản 3047ha. Về tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ có xí nghiệp muối Iốt và nhiều xí nghiệp chế biến cói xuất khẩu như: xí nghiệp chiếu cói Lan Anh, xí nghiệp Năng Động, doanh nghiệp Quang Phú, xí nghiệp chiếu cói Quang Minh Huyện Kim Sơn có tiềm năng về kinh tế, đất đai, biển, sông ngòi. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện Kim Sơn được xác định là một cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ cộng với sự siêng năng cần cù và kinh nghiệm trong lao động của nhân dân 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của Kim Sơn trong thời gian qua Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng đã bước vào thời kỳ cải cách, chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xóa bỏ mô hình kinh tế tập trung, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN, đã đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Kim Sơn đã dần dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hóa, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 36
  37. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng bên cạnh đó kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp vẫn có một chỗ đứng nhất định, tồn tại và phát triển chủ yếu trong các làng, xã. Công tác tài chính tiền tệ tín dụng cũng được chấn chỉnh và đổi mới. 2.2 Giới thiệu sơ lược về NHNo&PTNT Kim Sơn 2.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Kim Sơn Đứng trước đòi hỏi về phát triển kinh tế mọi mặt, ngày 26/03/1988 Ngân Hàng nông nghiệp Kim Sơn được thành lập và có tên là “ NHNo&PTNT huyện Kim Sơn “là một chi nhánh trực thuộc NHNo tỉnh Ninh Bình, có trụ sở chính tại phố Nam Dân, Thị Trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sau này NHNo&PTNT được mở thêm 2 chi nhánh nhỏ là: - Chi nhánh ngân hàng cấp 3 khu vực Bình Minh - Phòng giao dịch khu vực Ân Hoà NHNo&PTNT Kim Sơn có trụ sở chính đóng tại thị trấn Phát Diệm Huyện Kim Sơn. Mạng lưới chi nhánh hoạt động từ 5 đến 7 xã có một ngân hàng hoạt động rất thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu giao dịch, có hiệu quả cho hoạt động huy động vốn và cho vay. NHNo&PTNT Kim Sơn có 42 người. Cán bộ được bố trí theo chuyên môn nghiệp vụ như sau: - Ban Giám Đốc : 4 người - Giám Đốc ngân hàng cấp 3, phòng giao dịch :1 người - Phòng hành chính : 3 người. - Phòng kế toán ngân quỹ : 11 người. - Phòng tín dụng : 23 người. Tổ chức mạng lưới. + Khu vực trung tâm quản lý : 11 xã và 1 thị trấn + Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 khu vực bình Minh : Phụ trách 08 xã. + Phòng giao dịch khu vực Ân Hoà : Phụ trách 07 xã Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 37
  38. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Sơn. Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng tổ chức Ngân quỹ Hành chính Ngân hàng cấp 3 Ngân hàng trung tâm Phòng giao dịch khu vực Bình Minh huyện Kim Sơn khu vực Ân Hoà 3 Nghĩa Hiếu Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kế tín kế tín kế toán tín toán dụng toán dụng dụng Trong tương lai có thể mở thêm Ngân hàng khu vực liên xã: Mở rộng mạng lưới nhằm thu hút tiền gửi dân cư, việc mở rộng tín dụng được thuận lợi Ngân hàng gần dân hơn, giữ được thị phần tín dụng ở nông thôn đồng thời không ngừng tăng trưởng dư nợ nguồn vốn. Đây thực chất là một bộ phận chiến lược thị trường của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT huyện Kim Sơn nói riêng. Tại trung tâm Ngân hàng huyện được tổ chức thành 3 đơn vị bộ phận : - Phòng tín dụng (TD) gồm có 12 người, trong đó có một trưởng phòng TD, trực tiếp chỉ đạo kinh doanh tín dụng ở 11 xã và 01 thị trấn đồng thời thực hiện chức năng chỉ đạo nghiệp vụ TD đối với Ngân hàng liên xã. Một phó phòng TD và cho vay DN. - Phòng kế toán Ngân quỹ gồm 7 người, trong đó có 5 kế toán, 2 thủ quỹ được trang bị máy vi tính nối mạng là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền các nhân viên kế toán được phân theo phân hành công việc Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 38
  39. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng hạch toán kế toán Ngân hàng, thu thập số liệu thống kê báo cáo quản lý và theo dõi khế ước vay tiền huy động tiền gửi tiết kiệm, thanh toán liên hàng Trưởng phòng kế toán trực tiếp điều hành kế toán Ngân quỹ tại trung tâm đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ kế toán Ngân quỹ cho các Ngân hàng liên xã. - Tổ hành chính gồm 3 người theo dõi và quản lý công việc hành chính cơ quan, bảo vệ an toàn tài sản cơ quan. Sử dụng các công cụ để phục vụ hoạt động kinh doanh, tham mưu nhân sự cho ban giám đốc. Ban giám đốc gồm 4 người: 01 Giám đốc phụ trách chung, 01 Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng, 01 Phó Giám đốc phụ trách Kế toán Ngân quỹ, 01 Phó Giám đốc phụ trách các ngân hàng khu vực. Các Ngân hàng khu vực cũng cơ cấu tổ chức thành 2 bộ phận chức năng: Bộ phận Tín dụng và bộ phận kế toán Ngân quỹ do giám đốc Ngân hàng khu vực trực tiếp chỉ đạo và điều hành. Ngân hàng khu vực chỉ được phép cho vay khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức phán quyết cho vay theo mức uỷ quyền của giám đốc Ngân hàng huyện. Trường hợp vượt quyền phán quyết phải trình lên hội đồng Tín dụng Ngân hàng huyện xét duyệt cho vay theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam. Trong những năm qua kể từ khi chuyển sang hạch toán kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Kim sơn là một đơn vị nhận khoán với NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình. 2.2.2 Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Kim Sơn Đối với bất kỳ NHTM nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với ngân hàng vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. NHNo&PTNT Kim Sơn luôn xác định huy động vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo chủ động hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hóa công tác huy động vốn cả về hình thức, lãi suất huy động. Kết hợp Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 39
  40. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế với kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. Trong những năm qua NHNo&PTNT Kim Sơn với việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn và lãi suất phù hợp đã thu hút một lượng vốn nhàn rỗi từ mọi thành phần kinh tế đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh, tránh được sự căng thẳng do thiếu hụt vốn, không để tình trạng đóng băng trong ngân hàng. Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn qua các năm từ 2009 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng trọng trọng (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn huy động 219,834 100 292,672 100 380,131 100 Tiền gửi dân cư 163,530 74,39 178,184 60,88 190,354 50,08 Tiền gửi kho bạc, các TCTD 41,548 18,90 95,121 32,50 162,864 42,84 Tiền gửi các TCKT - XH 14,756 6,71 19,367 6,62 26,913 7,08 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn - Ninh Bình năm 2009 - 2011). Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Kim Sơn ngày càng tăng trên cơ sở ổn định, mặc dù có sự biến động giá cả của thị trường và sự biến động của lãi suất, sự cạnh tranh của các ngân hàng, tổ chức kinh tế khác song không ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn của NHNo&PTNT Kim Sơn. Loại tiền huy động chủ yếu là nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng nguồn vốn, vì phần nguồn vốn huy động chủ yếu từ dân cư, các tổ chức kinh tế trong nước Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 40
  41. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo hình thức huy động các năm 2009-2011 Cơ cấu huy động vốn theo hình thức huy động 2009-2011 200,000 190,354 178,184 180,000 163,530 162,864 160,000 140,000 120,000 Tiền gửi dân cư 100,000 95,121 Tiền gửi kho bạc, TCTD 80,000 Tiền gửi các TCKT - XH 60,000 41,548 40,000 26,913 19,367 20,000 14,756 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ 2.1 ta thấy: - Từ năm 2009 đến hết năm 2011, nguồn vốn của NHNo&PTNT Kim Sơn tăng với tốc độ nhanh. Năm 2009 nguồn vốn huy động được là 219,834 tỷ nhưng đến hết năm 2011 nguồn vốn huy động đã tăng lên 380,131 tỷ, tăng so với năm 2009 là 160,297tỷ tốc độ tăng bình quân là 72,92% - Nguồn vốn huy động từ dân cư, kho bạc Nhà nước cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi dân cư năm 2009 là 163,350 tỷ, đến năm 2011 là 190,534 tỷ, tức là tăng 27,184 tỷ tốc độ tăng bình quân là 16,65%. Trước tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, người dân cũng phải xem kĩ các khoản chi tiêu của mình cũng như các khoản tiền dự trữ, tiết kiệm nhưng hình thức gửi tiền tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn đầu tư an toàn nhất của người dân trong thời buổi hiện nay so với đầu tư vàng hay lĩnh vực đầu tư khác chứa đựng đầy rủi ro. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 41
  42. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Đây chưa phải là kết quả tốt nhưng cũng đã thể hiện được sự nỗ lực trong việc cải thiện, mở rộng các hình thức huy động như: Tiết kiệm góp, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Với các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kì, lãi nhập gốc đã góp phần đa dạng sản phẩm khơi thông nguồn vốn lưu động. 2.2.3 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn trong giai đoạn 2009-2011 Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh tế, đối với NHNo&PTNT Kim Sơn cũng vậy, hoạt động kinh doanh không những mang lại lợi ích cho khách hàng mà đồng thời phải mang lại thu nhập cho NH. Trong ngững năm gần đây NHNo&PTNT Kim Sơn luôn kinh doanh ổn định và có kết quả kinh doanh cao, kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Kim Sơn năm 2009 – 2011 Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm Năm 2011 so với 2009 2010 2011 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số Số Số Số Số trọng trọng tiền tiền tiền tuyệt tuyệt tăng tăng đối đối (%) (%) 1.Tổng thu 31054 45249 76673 45619 146,90 31424 69,45 +Thu từ hoạt động 24292 39880 69673 45381 186,81 29793 74,71 tín dụng +Thu từ hoạt động 520 1193 1624 1104 212,31 431 36,13 dịch vụ +Thu nợ đã SLRR 6242 4176 5412 (830) 1236 29,60 Thu nợ gốc 5740 3555 4218 Thu lãi 502 621 1194 2.Tổng chi 23632 31227 45742 22110 93,56 14515 46,48 +Chi hoạt động tín 14160 20783 37222 23062 162,87 16439 79,1 dụng 3.Chênh lệch thu chi 7422 14022 30931 23509 316,75 16909 120,58 (Nguồn: NHNo&PTNT Kim Sơn – Ninh Bình năm 2009 – 2011) Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 42
  43. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nhìn vào bảng số liệu 2.2 có thể nhận thấy tổng thu – tổng chi của NHNo&PTNT Kim Sơn tăng, mức tăng của tổng thu lớn hơn mức tăng của tổng chi nên mức chênh lệch thu chi của NH tăng lên qua các năm. Năm 2009, tổng thu của NH là 31054 triệu đồng, năm 2010 đạt được 45249 triệu đồng, năm 2011 đạt được 76673 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 45617 triệu và so với năm 2010 là 31424 triệu, tỷ lệ tăng tương ứng là 146,90% và 69,45%. Tổng chi năm 2009 là 23632 triệu, đến năm 2011 là 45742 triệu; mức tăng năm 2011 so với năm 2009 là 22110 triệu và năm 2010 là 14515 triệu, tỷ lệ tăng thêm tương ứng là 93,56% và 46,48%. Ta thấy năm 2009 ngân hàng đạt được chênh lệch thu chi là 7422 triệu sang năm 2010 đạt được là 14022 triệu, đến năm 2011 chênh lệch thu chi của NH tăng lên 30931 triệu. Nguồn thu tài chính của NH chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra, nguồn thu nợ đã sử lý rủi ro của NH cao chứng tỏ NH đã chú ý và có những biện pháp sử lý thu hồi nợ chặt chẽ, tổ chức phân tích, giao khách hàng thu hồi cho từng cán bộ tín dụng, phân công thu nợ theo từng vùng, từng trường hợp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả tài chính của NH. Mặc dù, trong giai đoạn này NHTM đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Sơn đã duy trì khá hiệu quả. 2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Kim Sơn Hiện nay, để đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng hầu hết các cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Kim Sơn tuân thủ quy trình xét duyệt cho vay theo điều 17 quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo. Với trách nhiệm và nhiệm vụ của các cán bộ được quy định cụ thể theo điều 32 - phân định trách nhiệm đối với cán bộ, quyết định số 666/ QĐ-HĐQT-TDHo.  Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định: là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc: - Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy, chính quyền địa phương. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 43
  44. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng - Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khách hàng; lập hồ sơ kính tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng; trực tiếp theo dõi danh mục cho vay, thu nợ. - Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và thủ tục, hồ sơ vay vốn. - Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi được ủy quyền. - Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có văn bản của giám đốc hoặc người được ủy quyền - Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết; thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền - Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi. Định kỳ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro - Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy trình, chức năng nhiệm vụ được giao - Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định hiện hành - Lưu giữ hồ sơ theo quy định  Trƣởng ban, Phòng Tín dụng/Trƣởng Phòng Kế hoạch kinh doanh: chịu trách nhiệm: - Phân công cán bộ phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 44
  45. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng - Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định các điều kiện vay (nếu thấy cần thiết); kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ đó; ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền được phân cấp - Giám sát, kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng  Cán bộ kế toán cho vay: là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc: - Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay - Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền - Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi - Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán - Lưu giữ hồ sơ theo quy định  Giám đốc NHNo nơi cho vay hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ tín dụng theo quyền hạn được phân công và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình (cho vay/không cho vay): - Xem xét nội dung báo cáo thẩm định do Ban, Phòng Tín dụng/phòng kế hoạch kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập - Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ và các biện pháp xử lý khác đối với khách hàng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 45
  46. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Quy trình nghiệp vụ cho vay Quy trình cho vay được bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: - Thẩm định trước khi cho vay - Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay - Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay Toàn bộ quy trình tín dụng được khái quát bằng Sơ đồ quy trình tín dụng tại Phụ lục Sơ đồ quy trình tín dụng. Tùy theo từng mục đích mà CBTD phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn theo những bước sau: 1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn 2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn 3. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn 4. Kiểm tra, xác minh thông tin 5. Phân tích ngành 6. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn 7. Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt 8. Phân tích, thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư 9. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 10. Lập báo cáo thẩm định cho vay 11. Tái thẩm định khoản vay 12. Xác định phương thức và nhu cầu cho vay 13. Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh 14. Phê duyệt khoản vay 15. Ký kết hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm 16. Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay 17. Giải ngân Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 46
  47. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng 18. Kiểm tra, giám sát khoản vay 19. Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh 20. Thanh lý hợp đồng tín dụng 21. Giải tỏa tài sản bảo đảm  Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay được thỏa thuận giữa NH và khách hàng căn cứ vào: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh - Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư - Khả năng trả nợ của khách hàng - Nguồn vốn cho vay của NHNo Việt Nam - Thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động  Thời gian thẩm định cho vay - Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. - Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chi nhánh trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay. Ngân hàng nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay theo quy định tại khoản 5 điều 17 Quyết định số: 666/QĐ- HĐQT-TDHo. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 47
  48. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng  Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay NHNo nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của NHNo Việt Nam theo điều 23 Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo.  Nội dung kiểm tra, giám sát Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn Kiểm tra sau khi cho vay: - Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay Riêng đối với gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; khách hàng vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính quy định cụ thể bằng văn bản việc kiểm tra sau khi cho vay (số lượng khách hàng và mức dư nợ phải kiểm tra; thời điểm kiểm tra ) phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương. - Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án; đánh giá hiệu quả của dự án, phương án vay vốn Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay (số lượng, giá trị ) Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ dự án, tiền lương, thu nhập khác); phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 48
  49. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư, của khách hàng vay khi xảy ra rủi ro bất khả kháng (bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh )  Chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng NHNo nơi cho vay phải thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của NHNo Việt Nam  Xử lý vốn vay Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra; kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý: Tạm ngừng cho vay: Trong các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật; khách hàng bị xếp hạng C Chấm dứt cho vay: Trong các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đó cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng, khách hàng bị xếp hạng D Khởi kiện trước pháp luật: NHNo nơi cho vay có quyền khởi kiện trong các trường hợp: - Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đã được NHNo thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục - Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ NH - Khách hàng có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ ngân hàng theo thỏa thuận - Khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận - Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật Trước khi món vay của khách hàng đến hạn 10 ngày, cán bộ tín dụng nhận giấy nợ đến hạn từ bộ phận kế toán và gửi thông báo này cho khách hàng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 49
  50. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Trường hợp đến hạn mà khách hàng không trả được do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và khách hàng có giấy đề nghị gia hạn nợ thì cán bộ tín dụng kiểm tra, xác minh, đề nghị cho gia hạn nợ theo quy định. Trình trưởng phòng tín dụng hoặc Giám đốc phê duyệt sau đó chuyển giấy đề nghị gia hạn được duyệt cho kế toán và có giấy báo gia hạn nợ cho khách hàng. Hàng tháng, quý, năm, cán bộ tín dụng tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng. Việc thực hiện theo đúng quy trình đề ra, đã phần nào góp phần gia tăng việc cho vay thu nợ trong giai đoạn này của NHNo&PTNT Kim Sơn, cụ thể: Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 50
  51. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Kết quả cho vay thu nợ của NHNo&PTNT Kim Sơn giai đoạn 2009- 2011. a. Doanh số cho vay hộ sản xuất Bảng 2.3: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 1. Theo loại cho vay Cho vay ngắn hạn 217,808 67,38 246,304 65,13 319,272 70,18 Cho vay trung dài hạn 105,438 32,62 131,855 34,87 135,633 29,82 2. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 194,185 60,07 225,273 59,57 263,829 57,99 Cho vay chế biến lâm sản 2,281 0,71 3,917 1,03 4,174 0,92 Công nghiệp và TTCN 56,650 17,52 70,093 18,54 88,380 19,43 Thương nghiệp dịch vụ 53,335 16,5 65,945 17,44 78,475 17,25 Cho vay đời sống 16,162 5,01 11,596 3,07 18,301 4,02 Cho vay XKLĐ 0,633 0,19 0,947 0,25 1,184 0,26 Ngành khác 0 0 0,388 0,10 0,562 0,13 Tổng số 323,246 378,159 454,905 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn - Ninh Bình năm 2009 - 2011) Số liệu bảng 2.3 cho thấy đến năm 2011 tổng doanh số cho vay đạt 454,905tỷ, trong năm này thấy được tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng nhiều trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm đáng kể, nhìn vào tỷ trọng này có thể dễ nhận thấy trong giai đoạn này các hộ sản xuất đã đi vào ổn định sản xuất, nên nhu cầu vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn để phục vụ cho thiếu hụt vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 51
  52. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế các năm 2009 – 2011 (đơn vị tỷ đồng) Doanh số cho vay hộ sản xuất 0 0 1,1840 16,162 11,596 18,301 53,335 65,945 78,475 56,650 70,093 88,380 Ngành khác XKLĐ 2,281 3,917 4,174 Đời sống Thương nghiệp DV CN & TTCN Chế biến lâm sản 194,185 225,273 263,829 Nông nghiệp Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Trong các năm 2009 - 2011 tỷ trọng các loại hình cho vay có nhiều thay đổi, Ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với một số ngành nghề, cho vay công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, cho vay những hộ sản xuất làm nghề phụ, do đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên đáng kể. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, do cơ cấu nông nghiệp trong huyện còn cao, phát triển chăn nuôi mạnh và cải tiến kỹ thuật, khoa học các ngành trồng trọt. Tuy nhiên cho vay nông nghiệp đã giảm qua các năm, mở rộng cho vay phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. b. Doanh số thu nợ hộ sản xuất Doanh số thu nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của NH, thể hiện tốc độ luân chuyển của đồng vốn. Xác định được điều đó, NHNo&PTNT huyện Kim Sơn đã rất tích cực trong việc thu hồi vốn với những khoản nợ đến hạn, thứ nhất là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 52
  53. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đạt hiệu quả cao, thứ hai là tránh cho khách hàng không phải chịu mức phạt cao khi mà họ chưa ý thức được kỳ hạn trả khoản nợ của mình. Bảng 2.4: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2011 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (%) (%) (%) 1. Theo loại cho vay Cho vay ngắn hạn 195,808 61,78 217,456 60,21 273,591 60,90 Cho vay trung dài hạn 122,051 38,22 143,717 39,79 175,690 39,10 2.Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 182,247 57,50 206,672 57,22 245,725 54,69 Cho vay chế biến lâm sản 0,937 0,3 1,135 0,32 2,739 0,61 Công nghiệp và TTCN 51,902 16,38 57,938 16,04 79,843 17,77 Thương nghiệp dịch vụ 49,154 15,51 57,124 15,82 75,208 16,74 Cho vay đời sống 29,534 9,32 32,064 8,88 35,738 7,95 Cho vay XKLĐ 3,160 0,99 5,962 1,65 9,553 2,13 Ngành khác 0 0,278 0,07 0,475 0,11 Tổng số 316,934 361,173 449,281 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn - Ninh Bình năm 2009 - 2011) Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Kim Sơn tăng liên tục từ năm 2009 – 2011 thể hiện NHNo&PTNT Kim Sơn không chỉ quan tâm để mở rộng tín dụng, mà còn quan tâm đến công tác thu nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 316,934 tỷ, tỷ lệ doanh số thu nợ so với doanh số cho vay đạt 98%, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 361,173 tỷ, tỷ lệ so với doanh số cho vay đạt 95,51%, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 449,281 tỷ, tỷ lệ so với doanh số cho vay đạt 98,76%. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 53
  54. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn năm 2009 - 2011 (đơn vị tỷ đồng) Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn 273,591 Năm 2011 175,690 Năm 2010 217,456 Năm 2009 143,717 195,808 122,051 Ngắn hạn Dài hạn Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kim Sơn cho phù hợp với cơ cấu chung của ngành. Cơ cấu thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn của NH cũng tương ứng và phù hợp với cơ cấu của doanh số cho vay. Năm 2009 thu nợ ngắn hạn đạt 61,78% trong tổng thu nợ, đến năm 2010 tỷ lệ này đạt 60,21%, phù hợp với cơ cấu cho vay và tình hình sản xuất của người dân trong huyện, hoạt động sản xuất phát triển, đạt hiệu quả cao hơn nên doanh số thu nợ của NH tăng. Con số thu nợ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, và đến năm 2011 doanh số thu nợ tăng lên 449,281 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ trung dài hạn tăng lên rõ rệt, năm 2009 doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn chỉ đạt 122,051tỷ đồng đến năm 2011 đã là 175,690 tỷ đồng, tỷ trọng của doanh số thu nợ trung dài hạn tăng từ 38,2% ở năm 2009 tăng lên 39,10% ở năm 2011. Điều này cho thấy đầu tư trung dài hạn đã phần nào ổn định nên phần lớn đồng vốn của NH bỏ ra là thu về được đúng kì hạn cả gốc và lãi Trong những năm qua, mở rộng tín dụng theo cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho hộ sản xuất phát huy khả năng sản xuất kinh doanh, giúp hộ sản xuất có Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 54
  55. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đồng vốn kịp thời nhất khi họ cần. Đó là điều quan trọng trong chiến lược kinh doanh của NH, luôn phấn đấu “đem lại sự phồn vinh cho mỗi khách hàng”. c. Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp Từ khi thành lập NHNo&PTNT Kim Sơn đã đầu tư vào thị trường nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chỉ thị 202/HĐBT và nghị định số 14/TTg NHNo & PTNT Kim Sơn đã đầu tư trực tiếp vào hộ sản xuất: Cho vay lẻ và cho vay thông qua tổ tương hỗ. Vốn tín dụng đã được thực hiện và đầu tư cho tất cả các ngành nghề, tạo điều kiện cho hộ phát triển đa dạng, phong phú hơn . Bảng 2.5: Dƣ nợ hộ sản xuất nông nghiệp năm 2009 -2011 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng trọng (%) (%) (%) 1. Theo loại cho vay Cho vay ngắn hạn 280,859 67,19 302,167 68,75 367,283 73,12 Cho vay trung dài hạn 137,149 32,81 137,350 31,25 135,032 26,88 2. Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 258,496 61,84 280,236 63,76 337,605 67,21 Cho vay lâm nghiệp 2,508 0,6 3,076 0,7 5,224 1,04 Công nghiệp và TTCN 64,874 15,52 65,312 14,86 85,494 17,02 Thương nghiệp DV 61,823 14,79 67,378 15,33 54,903 10,93 Cho vay đời sống 25,414 6,08 18,064 4,11 13,662 2,72 Cho vay XKLĐ 4,893 1,17 5,406 1,23 4,270 0,85 Ngành khác 0 0,044 0,01 1,157 0,23 Tổng số 418,008 439,517 502,315 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn– Ninh Bình năm 2009 - 2011). Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 55
  56. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Biểu đồ 2.4: Thể hiện Dƣ nợ hộ sản xuất năm 2009 - 2011 (đơn vị tỷ đồng) Dƣ nợ hộ sản xuất 502,315 Năm 2011 Năm 2010 439,517 Năm 2009 418,008 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2009 dư nợ đạt 418,008 tỷ trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 280,859 tỷ chiếm 67,19% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 61,84% tương ứng với 258,496 tỷ. Đến năm 2010 tổng dư nợ đạt 439,517tỷ tăng thêm 21,509 tỷ so với năm 2009, tốc độ tăng thêm 5,15%, trong năm này dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 302,167 tỷ tăng thêm 21,308 tỷ chiếm 68,75% tổng dư nợ hộ sản xuất, trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn tăng lên 137,350 tỷ, tăng tuyệt đối không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng 31,25% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất thấp hơn năm 2009 là 32,81%. Tuy dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng nhưng tỷ trọng của các ngành trong tổng cho vay nông nghiệp không mấy thay đổi. Đến năm 2011 tổng dư nợ đã tăng lên 502,315 tỷ tăng 62,798 tỷ so với dư nợ năm 2010, tốc độ tăng là 14,29%, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 367,283 tỷ chiếm 73,12% tổng dư nợ, còn dư nợ của các ngành có nhiều thay đổi, nhưng dư nợ của ngành nông nghiệp tăng cao và nó đạt được 337,605 tỷ chiếm 67,21% tổng dư nợ. Qua phân tích trên cho thấy tốc độ tăng thu nợ tương đương với tốc độ tăng doanh số cho vay, điều đó chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng là tương đối tốt. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 56
  57. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng d. Dư nợ bình quân hộ sản xuất. Với đặc thù sản xuất nông nghiệp ở huyện Kim Sơn còn đơn lẻ, sự hợp tác sản xuất giữa các hộ còn chưa cao, đa số các hộ sản xuất còn thiếu vốn nên chưa mở rộng sản xuất kinh doanh, mức độ phát triển kinh doanh chưa đồng đều. Do đó dư nợ bình quân của hộ sản xuất ở Kim Sơn còn hơi thấp so với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện. Dư nợ bình quân được biểu hiện trong biểu sau. Bảng 2.6: Dƣ nợ bình quân hộ sản xuất Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dƣ nợ 418 008 439 517 502 315 Tổng số hộ 23 670 24 396 26 024 Dƣ nợ bình quân 17,65 18,01 19,3 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh Bình năm 2007 - 2009). Qua số liệu trên cho ta thấy số hộ còn dư nợ vay NHNo&PTNT Kim Sơn tăng lên trong 3 năm 2009-2011, năm 2009 số hộ dư nợ là 23670 hộ, đến năm 2010 là 24396 hộ, mức tăng thêm là 726 hộ, tốc độ tăng thêm là 3,07%, năm 2011 số hộ quan hệ với ngân hàng là 26024 hộ tăng 1628 hộ, tốc độ tăng là 6,67% nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ bình quân của mỗi hộ tăng dần qua các năm, năm 2009 dư nợ bình quân là 17,65 triệu/1 hộ đến năm 2011 đã tăng lên 19,3 triệu/1hộ. Qua đó ta thấy được những năm gần đây NHNo&PTNT Kim Sơn đã chú trọng mở rộng cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của huyện theo chiến lược phát triển kinh tế của Huyện đề ra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống của bà con nông dân trong huyện. 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kim Sơn Vốn ngân hàng đã là “bạn đồng hành” với nhà nông với phương châm "hộ nông dân là khách hàng truyền thống, là chỗ dựa tin cậy" của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Kim Sơn nói riêng, vốn tín dụng xây Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 57
  58. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng dựng nông thôn đây là quá trình tạo tiền đề vật chất kỹ thuật và nâng cao tầm điều hành quản lý làm chuyển biến cơ bản nông thôn, đưa nông thôn vào quá trình hội nhập, ngày càng gần gũi với thành thị, ngày càng thành bộ phận quan trọng nhất của tổng thể kinh tế thị trường rộng lớn của cả nước. Kinh tế hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên khoảng 10% (Theo Báo cáo tổng kết kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình năm 2011) Vốn tín dụng NHNo&PTNT Kim Sơn những năm qua không chỉ chú trọng đầu tư phát triển kinh tế ở các vùng thị trấn mà đã từng bước mở rộng đến từng thôn xóm, xã vùng sâu, vùng xa của huyện. Vốn tín dụng tập trung chủ yếu cho vay kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp chiếm một phần lớn trên tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Kim Sơn. NHNo&PTNT Kim Sơn luôn xác định chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng sống còn của ngân hàng, vì vậy dư nợ cho vay của ngân hàng được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, luôn lấy hiệu quả chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh tế của dự án làm trọng tâm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đào tạo giáo dục cán bộ thực hiện đúng triết lý kinh doanh "AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng". Vì vậy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,72% so với tổng dư nợ cuối năm 2011. 2.4.1. Tình hình nợ quá hạn Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, để tồn tại và phát triển các ngân hàng không những phải mở rộng hoạt động mà cần phải nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng nên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến thành bại của mỗi ngân hàng. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 58
  59. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Bảng 2.7: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (%) (%) (%) 1.Tổng dƣ nợ hộ sản xuất 216,390 100 244,020 100 270,307 100 Nợ quá hạn 1,768 0,81 2,916 1,19 1,949 0,72 2. Dƣ nợ ngắn hạn 129,614 100 154,687 100 189,041 100 Nợ quá hạn 1,139 0,87 1,951 1,26 1,462 0,77 3. Dƣ nợ trung dài hạn 86,776 100 89,333 100 81,266 100 Nợ quá hạn 0,629 0,72 0,965 1,08 0,487 0,6 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn - Ninh Bình năm 2009 - 2011) Nợ quá hạn là một khoản nợ mà người đi vay đến hạn phải trả cho NH cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng khách hàng không trả được cho khách hàng, nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của NH cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2009 – 2011(tỷ đồng) Nợ quá hạn hộ sản xuất 3,000 2,500 2,000 1,500 2,916 1,000 1,768 Nợ quá hạn hộ sản xuất 500 1,949 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 59
  60. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Kim Sơn ở năm 2009 là 1,768 tỷ chiếm 0,81% dư nợ. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 1,139 tỷ chiếm 0,87% tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn cho vay trung dài hạn là 0,629 tỷ chiếm 0,72% tổng dư nợ cho vay trung dài hạn. Tuy trong năm 2009 còn tồn tại một số nợ quá hạn nhưng nó tập trung chủ yếu là nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn, điều đó thì không tránh khỏi được bởi cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay vốn lưu động sản xuất của hộ sản xuât nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thiên tai, giá cả chính vì thế mà rủi ro là rất lớn. Với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 0,81% điều này cũng có thể chấp nhận được. Đến năm 2010 nợ quá hạn của ngân hàng đã tăng lên 2,916 tỷ chiếm 1,19% tổng dư nợ của ngân hàng tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, tăng số tuyệt đối là so năm 2009 là 1,09 tỷ, tăng số tương đối là 61,65%. Trong đó nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 1,951 tỷ chiếm 1,26%, tăng số tuyệt đối so với năm 2009 là 0,912 tỷ, tăng số tương đối là 87,78%. Đến năm 2011 nợ qúa hạn của ngân hàng đã giảm xuống còn 1,949 tỷ chiếm tỷ trọng 0,72%, giảm được 0,967 tỷ so với năm 2010. Nợ quá hạn giảm thể hiện NH đã có những biện pháp xử lý, ngăn ngừa hạn chế sự xuất hiện nợ quá hạn ở doanh nghiệp  Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian Nợ quá hạn theo thời hạn vay là một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, bởi yếu tố này cho biết được khả năng thu hồi vốn của các khoản nợ quá hạn là cao hay thấp, là có thể thu hồi hay không thể thu hồi. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 60
  61. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Từ 10 – 90 ngày 0,634 35,85 0,892 37,44 0,805 41,30 Từ 91 – 180 ngày 0,510 28,84 0,756 32,78 0,631 32,37 Từ 181 - 360 ngày 0,438 24,77 0,745 25,54 0,455 23,34 Lớn hơn 360 ngày 0,186 10,54 0,123 4,24 0,058 2,99 Tổng số 1,768 2,916 1,949 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn– Ninh Bình năm 2097 - 2011). Qua bảng 2.8 cho thấy năm 2009 nợ quá hạn của NHNo & PTNT Kim Sơn là 1,768 tỷ trong đó tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn dưới 3 tháng, ở chỉ tiêu này là 0,634tỷ, chiếm tỷ trọng 35,85% trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng là 0,510 tỷ chiếm 28,84%, nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm là 0,438 tỷ chiếm 24,77%, nợ quá hạn trên 1 năm là 0,186 tỷ chiếm10,54%. Đến năm 2010 nợ quá hạn là 2,916 tỷ trong đó tập trung nợ quá hạn dưới 3 tháng, nợ quá hạn dưới 3 tháng là 1,092 tỷ chiếm 37,44% tổng nợ quá hạn, tỷ trọng nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng cũng tăng nhỏ từ 28,84% ở năm 2009 lên 32,78% ở năm 2010, còn nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm cũng tăng nhỏ từ 24,77% ở năm 2009 lên 25,54% ở năm 2010. Còn nợ quá hạn trên 1 năm giảm xuống từ 0,186 tỷ ở năm 2009 xuống 0,123 tỷ ở năm 2010, nợ quá hạn trên 1 năm chỉ chiếm 4,24% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2011 nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm xuống 1,949 tỷ, trong đó vẫn tập trung vào nợ quá hạn dưới 3 tháng, năm 2011 nợ quá hạn dưới 3 tháng chiếm 41,30%, còn nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng chỉ chiếm 32,37%, nợ quá hạn 6 tháng đến 1 năm chiếm 23,34%, nợ quá hạn trên 1 năm chiếm 2,99%. Qua đó cho thấy được khả năng thu nợ quá hạn của NH khá tốt, NH đã có những chính sách hợp lý để thu hồi nợ quá hạn. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 61
  62. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng 2.4.2 Nợ xấu Nợ xấu là khoản nợ là các khoản nợ của khách hàng mà ngân hàng khó có khả năng thu hồi được, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) quy định tại điều 6 quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại. Bảng 2.9: Nợ xấu qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị:Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Nợ xấu 0,186 10,54 0,123 4,24 0,058 2,99 Tổng nợ quá hạn 1,768 100 2,916 100 1,949 100 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh Bình năm 2009 - 2011). Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy nợ xấu của các năm 2009- 2011 có xu hướng giảm dần. Năm 2009 nợ xấu của ngân hàng là 0,186 tỷ chiếm tỷ trọng là 10,54 % tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Đến năm 2010 nợ xấu của ngân hàng chỉ là 0,123 tỷ chiếm tỷ trọng là 4,24% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Đến năm 2011 nợ xấu của ngân hàng giảm xuống chỉ còn 0,058 tỷ chiếm tỷ trọng là 2,99%. Qua đó ta thấy được sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ xấu. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng tốt. 2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo & PTNT Kim Sơn Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Vòng quay này càng lớn thể hiện ngân hàng thu nợ, lãi có hiệu quả và cũng có thể là do cơ cấu cho vay vốn ngắn hạn cao, vòng quay này thấp có thể là do công tác thu nợ, lãi của ngân hàng không tốt hoặc cơ cấu cho vay trung dài hạn cao. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 62
  63. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng qua các năm 2009 – 2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ 316,934 361,173 449,281 Dư nợ bình quân 418,008 439,517 502,315 Vòng quay vốn tín dụng 0,76 0,82 0,90 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh Bình năm 2009 - 2011). Vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Kim Sơn tăng qua các năm: Năm 2009 là 0,76 vòng, năm này có nhu cầu vốn vay trung dài hạn cao, thời hạn các khoản vay dài nên doanh số thu nợ sẽ giảm. Năm 2010 mặc dù dư nợ có tăng lên song mức độ tốc độ tăng lên của dư nợ không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số thu nợ, do vậy vòng quay của vốn tín dụng ngân hàng tăng lên 0,82 vòng, số vòng tín dụng năm 2010 tăng lên là do một số khoản vay trung dài hạn đến hạn, thêm vào đó các khoản vay ngắn hạn đến hạn. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng chỉ đạt được 0,90 vòng, mặc dù khoản thu từ các khoản cho vay trung dài hạn đến hạn tăng so với năm 2010 nhưng những khoản cho vay ngắn hạn lại chưa đến kì thu nợ do đó làm cho dư nợ của ngân hàng tăng cao. 2.4.4 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn Bảng 2.11. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn qua các năm 2009-2011 Đơn vị: khách hàng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 Tổng khách hàng có nợ quá hạn 440 419 399 Tổng khách hàng có quan hệ tín dụng 24342 25136 27203 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn (%) 1,81 1,67 1,47 (Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn – Ninh Bình năm 2009 – 2011) Qua bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn của các năm 2009 - 2011 ngày càng giảm. Năm 2009 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 440 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,81% tổng khách hàng có quan hệ tín dụng. Đến năm 2010 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 419 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,67% tổng Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 63
  64. Khoá luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng khách hàng có quan hệ tín dụng. Đến năm 2011 tổng khách hàng có nợ quá hạn là 399 khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,47% tổng khách hàng có quan hệ tín dụng. Tổng khách hàng có quan hệ tín dụng ngày càng tăng, tổng khách hàng có nợ quá hạn ngày càng giảm, qua đó cho thấy cán bộ ngân hàng đã quan tâm không những mở rộng khách hàng mà còn quan tâm thu hồi nợ quá hạn, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt. 2.4.5 Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Bên cạnh những thành quả đạt được của NHNo&PTNT Kim Sơn như hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao, mở rộng và đa dạng hoạt động cho vay, công tác thu nợ dần được hoàn thiện và chặt chẽ hơn, công tác xử lý nợ đã được quan tâm và chỉ đạo bằng các giải pháp kiên quyết như khởi kiện, xử lý bán tài sản thế chấp ngoài ra vẫn còn một số những hạn chế sau: - Nợ quá hạn, nợ đọng tuy có giảm cả số tương đối và số tuyệt đối nhưng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn tiếp tục xảy ra ở một số chương trình như: Dự án cho vay nuôi tôm, cua cá ở vùng đầm ven biển và tiềm ẩn ở một số đối tượng cho vay khác, vượt quá tỷ lệ quy định của NHNo Tỉnh giao. - Việc thu lãi đang còn tập trung vào những ngày cuối tháng, chưa dàn đều các ngày trong tháng. Điều đó gây ra việc kéo dài thời gian lao động của một số bộ phận liên quan khác, tạo cho khách hàng một thói quen dồn tiền nộp vào những ngày cuối tháng gây ra xáo trộn trong việc điều hành kiểm tra giám sát. - Công tác thẩm định, kiểm soát nợ và phân tích nợ theo định lượng còn hạn chế, do đó chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro. b. Nguyên nhân tồn tại  Nguyên nhân khách quan. Kinh tế trong huyện tuy có bước phát triển khá song không đồng đều, nhiều khu vực kinh tế thuần nông còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế hộ sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, địa bàn huyện thì rộng lớn đường xá giao thông còn gặp nhiều khó khăn nên việc tiếp cận giám sát kiểm tra món vay là rất khó. Sinh viên: Mai Thị Nhung - Lớp: QT 1203T 64