Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vilaco - Nguyễn Ánh Nguyệt

pdf 91 trang huongle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vilaco - Nguyễn Ánh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung_vo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vilaco - Nguyễn Ánh Nguyệt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Ánh Nguyệt Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Nhƣ Trang HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Ánh Nguyệt Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Nhƣ Trang HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt Mã SV: 1112404107 Lớp: QT1501T Ngành: Tài chính- ngân hàng Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần VILACO
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần VILACO. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần VILACO. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến năm 2014 của Công ty cổ phần VILACO. - Một số tài liệu liên quan đến Công ty cổ phần VILACO. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: - Công ty cổ phần VILACO - Địa chỉ: Số 75B, Đƣờng 208, An Đồng, An Dƣơng,, Hải Phòng
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên:.Trần Thị Nhƣ Trang Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác:Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần VILACO Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 18 tháng 7 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày 30 tháng 6 năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn
  7. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 3 1.1.Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 3 1.1.1.Khái niệm và đặc trƣng của vốn 3 1.1.1.1.Khái niệm vốn 3 1.1.1.2.Đặc trƣng cơ bản của vốn 3 1.1.1.3.Tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 5 1.1.2.Phân loại vốn trong doanh nghiệp 6 1.1.2.1.Căn cứ vào nguồn hình thành 6 1.1.2.2.Căn cứ vào phƣơng thức luân chuyển 7 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn luân chuyển 9 1.1.2.4.Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn 9 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp 10 1.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 10 1.2.1.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 10 1.2.1.2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 11 1.2.2.Phƣơng pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 12 1.2.2.1.Phƣơng pháp so sánh 12 1.2.2.2.Phƣơng pháp tỷ lệ 12 1.2.3.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . 13 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn 13 1.2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 13 1.2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 14 1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 14 1.3.1.Nhân tố khách quan 14 1.3.1.1.Đặc điểm chung của nền kinh tế 14 1.3.1.2.Chính sách của Nhà nƣớc 15 1.3.1.3. Môi trƣờng pháp lý 16
  8. 1.3.2.Nhân tố chủ quan 16 1.3.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 16 1.3.2.2.Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh 17 1.3.2.3.Trình độ quản lý và sử dụng vốn 17 1.3.2.4. Nhân tố con ngƣời 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO QUA CÁC NĂM 2012- 2014 19 2.1.Khái quát về công ty cổ phần VILACO 19 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 19 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty 22 2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 22 2.1.2.2.Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 22 2.2.Các đặc điểm có ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty 24 2.2.1.Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 24 2.2.1.1.Ngành nghề kinh doanh 24 2.2.1.2.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014 26 2.2.2.Đặc điểm về lao động 27 2.2.3.Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ 28 2.2.4.Khái quát chung về tình hình tài chính của công ty từ năm 2013- 2014 29 2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần VILACO từ năm 2012- 2014 33 2.3.1.Khái quát tình hình biến động về vốn và nguồn vốn của công ty 33 2.3.1.1.Cơ cấu vốn 33 2.3.1.2.Cơ cấu nguồn vốn 34 2.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty 35 2.3.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng tổng vốn 35 2.3.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 42 2.3.2.3.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động 48 2.3.3.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 53 2.3.3.1.Hiệu quả sử dụng tổng vốn 53 2.3.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 55 2.3.3.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định 60 2.4.Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 63 2.4.1.Những kết quả đạt đƣợc 63 2.4.2.Những tồn tại và hạn chế 64
  9. 2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CÔE PHẦN VILACO 67 3.1.Định hƣớng phát triển của công ty từ nay đến năm 2020 67 3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 67 3.2.1.Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giảm các khoản phải thu 67 3.2.1.1.Lý do thực hiện biện pháp 67 3.2.1.2.Mục tiêu 68 3.2.1.3.Nội dung thực hiện 69 3.2.1.4.Dự tính kết quả đạt đƣợc 70 3.2.2.Biện pháp 2: Giảm lƣợng hàng tồn kho 71 3.2.2.1.Lý do thực hiện giải pháp 71 3.2.2.2.Mục tiêu 72 3.2.2.3.Nội dung thực hiện 72 3.2.2.4.Dự tính kết quả đạt đƣợc 74 3.2.3. Giải pháp 3: Giảm chi phí quản lý kinh doanh 76 3.2.3.1.Lý do thực hiện giải pháp 76 3.2.3.2.Mục tiêu 76 3.2.3.3.Nội dung thực hiện 77 3.2.3.4. Dự tính kết quả đạt đƣợc 77 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định TSCĐHH: Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH: Tài sản cố định vô hình VCĐ: Vốn cố định VLĐ: Vốn lƣu động VCSH: Vốn chủ sở hữu Bq: bình quân HTK: Hàng tồn kho XDCBDD: Xây dựng cơ bản dở dang TSNH: Tài sản ngắn hạn DTT: Doanh thu thuần DTTC: Doanh thu tài chính CPTC: Chi phí tài chính CPQLKD: Chi phí quản lý kinh doanh LNTT: Lợi nhuận trƣớc thuế LNST: Lợi nhuận sau thuế
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2012- 2014 26 Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty năm 2014 27 Bảng 3: Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty năm 2013- 2014 29 Bảng 4 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2013- 2014 31 Bảng 5 : Cơ cấu vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 33 Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 34 Bảng 7: Khái quát biến động nguồn vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 36 Bảng 8: Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2012- 2014 40 Bảng 9:Cơ cấu vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 42 Bảng 10: Cơ cấu tài sản cố định của công ty năm 2013- 2014 44 Bảng 11: Sự biến động về vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 46 Bảng 12: Khả năng đảm bảo vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 47 Bảng 13: Cơ cấu vốn lƣu động của công ty qua các năm 2012- 2014 48 Bảng 14: Sự biến động về vốn lƣu động của công ty qua các năm 2012- 2014 . 50 Bảng 15: Khả năng đảm bảo vốn lƣu động của công ty qua các năm 2012- 2014 52 Bảng16 : Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty năm 2012-2014 54 Bảng 17: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty năm 2012- 2014 57 Bảng 18 : Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2012- 2014 61 Bảng 19: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty năm 2013- 2014 68 Bảng 20: Dự tính kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiện giải pháp 1 71 Bảng 21: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2013- 2014 72 Bảng 22: Dự tính kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiện biện pháp 2 75 Bảng 23: Dự tính kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiện giải pháp 3 78 Biểu đồ 1: Cơ cấu về đô tuổi lao động của công ty năm 2014 28 Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí quản lý của công ty năm 2013 76 Biểu đồ 3: Cơ cấu chi phí quản lý của công ty năm 2014 76
  12. Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kinh tế hội nhập phát triển hiện nay mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì điều kiện tất yếu là vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp đƣợc thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, và là nhân tố chi phối hầu hết các nhân tố khác nên việc sử dụng vốn và quản lý vốn có hiệu quả mang ý nghĩa rất quan trọng. Để tận dụng nguồn vốn nội bộ trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài phải có chiến lƣợc, biện pháp hữu hiệu. Theo xu hƣớng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh thì việc sử dụng vốn hiệu quả ngày càng chiếm một vị trí lớn trong quản lý tài chính doanh nghiệp, không những đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi mà còn một phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó tính hiệu quả không phải lúc nào cũng nhƣ mong muốn của doanh nghiệp, mà phụ thuộc vào chiến lƣợc phát triển hoạt động và quản lý nguồn vốn. Do đó bên cạnh những doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả thì cũng không ít những doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến hậu quả phải sáp nhập hoặc buộc phải phá sản. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế hiện nay. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tai Công ty cổ phần VILACO, đƣợc sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán- tài chính của công ty, em đã dần đƣợc làm quen làm quen với thực tế. Qua đó thấy đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sử dụng vốn có hiệu quả. Em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần VILACO” làm đề tài khóa luận cho mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng tại Công ty cổ phần VILACO. Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần VILACO. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 1
  13. Khoá luận tốt nghiệp Trong thời gian thực tập em nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các anh chị tại phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần VILACO và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS.Trần Thị Nhƣ Trang đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình tìm hiểu, phân tích và hoàn thành bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định nên em kính mong có sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô để bài bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 2
  14. Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 1.1.1.Khái niệm và đặc trƣng của vốn 1.1.1.1.Khái niệm vốn Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn đƣợc dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhƣ sức lao động, đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Theo quan điểm của Marx, “vốn (tƣ bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dƣ, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn nhƣng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dƣ cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay,vốn của doanh nghiệp đƣợc hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản đƣợc huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong khu vực sản xuất mà bao gồm toàn bộ mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp. 1.1.1.2.Đặc trƣng cơ bản của vốn Thứ nhất: Vốn là đại diện cho một lƣợng giá trị tài sản, có nghĩa vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình nhƣ: nhà xƣởng, đất đai, máy móc, thiết bị, chất xám, thông tin, Một lƣợng tiền phát hành đã thoát lý giá trị thực của hàng hoá để đƣa vào đầu tƣ, những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không đƣợc coi là vốn. Thứ hai: Vốn luôn vận động để sinh lời. Sự vận động của vốn đƣợc khái quát nhƣ sau: T – H – SX – H’ – T’ vậy sẽ có các khả năng xảy ra : . T’ > T : quá trình sản xuất kinh doanh có lợi nhuận . T’= T : kinh doanh trong tình trạng hòa vốn . T’ < T: quá trình sản xuất kinh doanh thua lỗ Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 3
  15. Khoá luận tốt nghiệp Từ sơ đồ trên ta thấy vốn đƣợc biểu hiện bằng tiền nhƣng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải đƣợc đƣa vào hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhƣng điểm cuối cùng của chu kỳ phải là giá trị, là tiền và có giá trị lớn hơn điểm bắt đầu. Đây chính là nguyên lý đầu tƣ, sử dụng và bảo toàn vốn. Thứ ba: Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Nếu đồng vốn không rõ ràng về chủ sở hữu sẽ bị lãng phí, không hiệu quả. Ở đây cần phải phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, tuỳ theo hình thức đầu tƣ mà ngƣời có quyền sở hữu và quyền sử dụng là đồng nhất hoặc riêng rẽ. Và dù trong trƣờng hợp nào, ngƣời sở hữu vốn vẫn đƣợc ƣu tiên đảm bảo quyền lợi và đƣợc tôn trong quyền sở hữu của mình. Đây là một nguyên tắc để huy động và quản lý vốn. Thứ tư: Phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, điều này có nghĩa là vốn có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, phải xem xét yếu tố thời gian vì ảnh hƣởng sự biến động của giá cả, lạm phát nên giá trị của đồng tiền ở mỗi thời kỳ là khác nhau. Thứ năm: Vốn phải đƣợc tập trung tích tụ đến một lƣợng nhất định mới có thể phát huy đƣợc tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài nhƣ phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên và đƣợc gom thành món lớn. Thứ sáu: Vốn đƣợc quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng. Những ngƣời có vốn có thể cho vay và những ngƣời cần vốn sẽ đi vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của ngƣời có quyền sở hữu vốn. Khi đó quyền sở hữu vốn không bị chuyển nhƣợng qua sự vay nợ. Ngƣời vay phải trả một tỷ lệ lãi suất hay chính là giá của quyền sử dụng vốn, vốn khi bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Việc mua này diễn ra trên thị trƣờng tài chính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu vốn trên thị trƣờng. Thứ bảy: Vốn không chỉ đƣợc biểu biện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình: Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là vị trí địa lý, nhãn hiệu thƣơng mại, bản quyền phát minh sáng chế, các bí quyết về công nghệ Cùng với sự phát Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 4
  16. Khoá luận tốt nghiệp triển của nền kinh tế thị trƣờng, tài sản vô hình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Những đặc trƣng trên cho thấy rằng vốn kinh doanh đƣợc sử dụng cho sản xuất kinh doanh tức là mục đích tích luỹ chứ không phải là mục đích tiêu dùng nhƣ một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh đƣợc ứng ra trƣớc khi hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc bắt đầu. Và sau một chu kỳ hoạt động vốn kinh doanh phải đƣợc thu về để sử dụng cho các chu kỳ hoạt động tiếp theo. 1.1.1.3.Tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tiến hành đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị ngừng trệ, đồng thời kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác dẫn đến bản thân doanh nghiệp và đời sống ngƣời lao động. Vai trò của vốn đƣợc thể hiện rõ nét qua các mặt sau: -Về mặt pháp lý: Một doanh nghiệp muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn nhất định mà lƣợng vốn này tối thiểu phải bằng lƣợng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới đƣợc xác lập. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt đƣợc điều kiện mà luật pháp quy định thì kinh doanh sẽ bị chấm dứt hoạt động nhƣ: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể xem vốn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tƣ cách pháp nhân của một doanh nghiệp trƣớc pháp luật. -Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên và liên tục. Điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế phát triển theo xu hƣớng toàn cầu hóa nhƣ hiện nay. Ngoài ra vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có nhƣ sức lao động, nguồn hàng hóa, mở rộng lƣu thông và tiêu thụ hàng hóa, là chất keo dính kết quá trình quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ và cuối cùng nó lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ. Nhƣ vậy, sự luân chuyển vốn giúp Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 5
  17. Khoá luận tốt nghiệp cho doanh nghiệp thực hiện đƣợc hoạt động tái sản xuất và sản xuất mở rộng của mình. 1.1.2.Phân loại vốn trong doanh nghiệp 1.1.2.1.Căn cứ vào nguồn hình thành  Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là số tiền của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ đóng góp, số vốn này không phải là một khoản nợ. Các doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phả trả lãi suất. Vốn chủ sở hữu thể hiện quyền làm chủ của doanh nghiệp đối với tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu đƣợc hình thành theo nhiều cách khác nhau nhƣng chủ yếu từ những nguồn sau:  Đóng góp ban đầu của nhà đầu tƣ. Đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần thì số vốn này là do các cổ đông trong công ty đóng góp.  Lợi nhuận chƣa phân phối  Các quỹ của doanh nghiệp nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính  Phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản  Ngoài ra đối với doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần thì vốn chủ còn đƣợc hình thành từ phát hành cổ phiếu  Vốn vay: Vốn vay là khoản vốn đầu tƣ ngoài vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các nguồn sau:  Vốn vay các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.  Vốn tín dụng thƣơng mại: Tín dụng thƣơng mại là khoản mua chịu từ ngƣời cung cấp hoặc ứng trƣớc của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thƣơng mại luôn gắn với một hàng hoá cụ thể, gắn với hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng. Đây là một phƣơng thức tài trợ tiện lợi linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Tuy nhiên khoản tín dụng thƣơng mại thƣờng có thời hạn Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 6
  18. Khoá luận tốt nghiệp ngắn nhƣng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp.  Ngoài ra vốn vay của doanh nghiệp còn đƣợc hình thành từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và một số nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp khác. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là tiền đề để cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn tài trợ tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển và chiến lƣợc đầu tƣ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập đến là hoạt động luân chuyển vốn, sự ảnh hƣởng qua lại của các hình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả vòng quay vốn. Vốn cần đƣợc nhìn nhận và xem xét dƣới trạng thái động với quan điểm hiệu quả. 1.1.2.2.Căn cứ vào phƣơng thức luân chuyển  Vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Số vốn đầu tƣ, mua sắm thiết bị xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định vô hình và hữu hình để phục vụ sản xuất kinh doanh đƣợc gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đây là số vốn đầu tƣ ứng trƣớc, số vốn này nếu sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi nó dần khi chuyển dần một phần giá trị của nó vào sản phẩm hay dịch vụ. Chính vì vậy quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định và ảnh hƣởng đến trình độ trang bị tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó không thay đổi hình thái vật chất ban đầu, nó có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm hàng hoá và giá trị của nó đƣợc chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm tuỳ theo mức độ hao mòn về vật chất của tài sản cố định. Bộ phận chuyển dịch vào trong giá trị của sản phẩm mới tạo nên một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm và đƣợc thu hồi sau khi tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Nhà nƣớc có quy định một tƣ liệu lao động phải đủ hai tiêu chuẩn sau mới là tài sản cố định: + Thời gian sử dụng tối thiểu phải một năm trở lên. + Giá trị phải đạt tới một độ lớn nhất định trong từng thời kỳ. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 7
  19. Khoá luận tốt nghiệp Để tăng cƣờng công tác quản lý tài sản cố định cũng nhƣ vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng, chúng ta cần thiết cần phải phân loại tài sản cố định.  Căn cứ vào tính chất tham gia của tài sản cố định trong doanh nghiệp thì tài sản cố định đƣợc phân loại thành : . Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. - Tài sản cố định hữu hình gồm:  Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc  Loại 2: Máy móc thiết bị  Loại 3: Phƣơng tiện vận tải.  Loại 4: Thiết bị và dụng cụ quản lý  Loại 5: Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm  Loại 6: Các loại tài sản cố định khác - Tài sản cố định vô hình gồm:  Quyền sử dụng đất  Chi phí thành lập doanh nghiệp  Bằng phát minh sáng chế  Chi phí nghiên cứu, phát triển  Chi phí lợi thế kinh doanh( lợi thế thƣơng mại)  TSCĐ vô hình khác nhƣ độc quyền nhãn hiệu và thƣơng mại, quyền đặc nhƣợng . Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, an ninh quốc phòng. . Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ nhà nƣớc.  Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc chia thành những loại sau: . Tài sản cố định đang sử dụng . Tài sản cố định chƣa sử dụng . Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tƣ đúng hƣớng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao trong sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong cơ chế trị trƣờng.  Vốn lƣu động: Vốn lƣu động bao gồm số vốn ứng trƣớc về đối tƣợng lao động và tiền lƣơng. Trong quá trình vận động thực tế vốn lƣu động phản ánh theo hình thái Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 8
  20. Khoá luận tốt nghiệp tồn tại dƣới hình thức tài sản lƣu động. Tài sản lƣu động gồm: nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá Nhƣ vậy vốn lƣu động biểu hiện về mặt hiện vật của đối tƣợng lao động và tiền lƣơng. Vốn lƣu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Phân loại:  Căn cứ vào vai trò của vốn lƣu động trong sản xuất kinh doanh : . Vốn lƣu động trong khâu dự trữ bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, vật liệu bao bì đóng gói. . Vốn lƣu động trong khâu sản xuất gồm giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. . Vốn lƣu động trong khâu lƣu thông gồm các khoản giá trị thành phẩm, hàng hoá mua ngoài, hàng hoá sản xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ vốn tiền tệ, các khoản vốn đầu tƣ ngắn hạn (đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn) các khoản thế chấp, ký quỹ ký cƣợc ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.  Căn cứ theo hình thái biểu hiện: . Vốn vật tƣ hàng hoá: là các khoản vốn lƣu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể nhƣ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. . Vốn bằng tiền gồm các khoản vốn tiền tệ nhƣ tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn. Việc quản lý vốn lƣu động đối với các doanh nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn lƣu động cho sản xuất kinh doanh, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn để sử dụng có hiệu quả. 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn luân chuyển Vốn ngắn hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển dƣới 1 năm. Vốn trung hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ 1 đến 5 năm. Vốn dài hạn: Là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ 5 năm trở nên. 1.1.2.4.Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách phân loại này vốn đƣợc chia thành 2 loại: Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 9
  21. Khoá luận tốt nghiệp  Vốn thƣờng xuyên: Vốn thƣờng xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn này là sự ổn định và dài hạn. Doanh nghiệp có thể dùng nó đầu tƣ mua sắm tài sản cố định và một phần tài sản lƣu động tối thiểu thƣờng xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản lƣu động đƣợc đầu tƣ bởi vốn thƣờng xuyên gọi là tài sản lƣu động ròng.  Vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dƣới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thƣờng phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp cho ngƣời quản lý xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian và mục đích sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp 1.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 1.2.1.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp, nhƣng chƣa thể đạt đƣợc mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi lẽ trong nền kinh tế thị trƣờng mục đích cao nhất của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình trong đó sử dụng hiệu quả nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì? Để hiểu đƣợc trƣớc hết ta phải hiểu hiệu quả là gì? Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa” kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”. Kết quả sản xuất Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào + Về mặt định lƣợng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra. Ngƣời ta chỉ thu đƣợc hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào. Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càng cao. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 10
  22. Khoá luận tốt nghiệp + Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện ở sự cố gắng, nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị- xã hội. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa và chi phí thấp nhất nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn đƣợc lƣợng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động, suất sinh lời của vốn, tốc độ luân chuyển vốn, Nó phản ánh quan hệ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thƣớc đo tiền tệ hay cụ thể là mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu đƣợc ngày càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. 1.2.1.2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Nâng cao hiêu quả sƣ dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động vốn các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục cũng nhƣ giảm bớt đƣợc những rủi ro trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp cần phải có vốn, trong khi vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp nhƣ nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trƣờng, nâng cao mức sống của ngƣời lao động Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động và mức sống của ngƣời lao động cũng ngày càng đƣợc cải thiện. Điều này giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 11
  23. Khoá luận tốt nghiệp doanh nghiệp và các ngành có liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho Ngân sách nhà nƣớc. 1.2.2.Phƣơng pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 1.2.2.1.Phƣơng pháp so sánh Để áp dụng phƣơng pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện so sánh của các chỉ tiêu tài chính( thống nhất về mặt không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc lựa chọn là gốc về thời gian, kỳ phân tích đƣợc gọi là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể đo bằng giá trị tuyệt đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm: + So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, đánh giá sự suy giảm hay sự giảm sút trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. + So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. + So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số bình quân của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá doanh nghiệp mình tốt hay xấu, đƣợc hay không đƣợc. + So sánh chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến động cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các liên độ kế toán liên tiếp. 1.2.2.2.Phƣơng pháp tỷ lệ Phƣơng pháp này dựa trên chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính. Về nguyên tắc phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp đƣợc phân tích thành các nhóm đặc trƣng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của daonh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ mục tiêu thanh toán, nhóm tỷ lệ về vốn cơ cấu, nhóm tỷ lệ về năng lực kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều nhóm tỷ lệ riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo góc độ phân tích ngƣời ta phân tích lựa chọn các mục tiêu khác nhau. Để phục vụ cho mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngƣời ta phải tính Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 12
  24. Khoá luận tốt nghiệp đến hao mòn vô hình do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. 1.2.3.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Doanh thu thuần - Vòng quay tổng vốn = Tổng vốn sử dụng bq trong kỳ (1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nó cho biết trong kỳ vốn kinh doanh quay đƣợc bao nhiêu vòng, số vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh. LNST - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn(ROA) = Tổng vốn bq (2) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trƣớc hay so với doanh nghiệp khác chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngƣợc lại. LNST - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) = Vốn CSH bq (3) Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động DTT - Vòng quay vốn lƣu động = VLĐ sử dụng bq trong kỳ (4) Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng, số vòng quay càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lƣu động càng rút ngắn, chứng tỏ vốn lƣu động sử dụng có hiệu quả. Số ngày trong kỳ -Thời gian 1 vòng quay vốn lƣu động = Số vòng quay VLĐ trong kỳ (5) Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lƣu động quay hết 1 vòng, thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. LNST - Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động = VLĐ sử dụng bq trong kỳ (6) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì việc sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. VLĐ bq trong kỳ - Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động = DTT (7) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 13
  25. Khoá luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động cần có để đạt đƣợc một đồng doanh thu thuần trong kỳ, hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao. 1.2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định DTT - Hiệu suất sử dụng vốn cố định = VCĐ bq trong kỳ (8) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn có định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả. LNST - Hiệu quả sử dụng vốn cố định = VCĐ bq trong kỳ (9) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả. LNST - Sức sinh lời của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bq trong kỳ (10) Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nguyên giá TSCĐ bq sử dụng trong kỳ - Suất hao phí của TSCĐ = DTT (11) Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. VCĐ bq trong kỳ - Hệ số đảm nhiệm VCĐ = DTT (12) Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. 1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.1.Nhân tố khách quan 1.3.1.1.Đặc điểm chung của nền kinh tế Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp đến mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các quản trị tài chính phải lƣờng trƣớc, những rủi ro đó có ảnh hƣởng tới các khoản chi phí về đầu tƣ, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xƣởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 14
  26. Khoá luận tốt nghiệp Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trƣởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tƣơng đƣơng. Khi doanh thu tăng lên sẽ đƣa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó. 1.3.1.2.Chính sách của Nhà nƣớc Để tạo môi trƣờng kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Nhà nƣớc điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trƣơng đƣờng lối cơ bản của nhà nƣớc luôn là yếu tố tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. +Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành lƣợng cung tiền tệ, nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là vốn vay sẽ bị giảm sút. Trong nền kinh tế thị trƣờng, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tƣ hay phƣơng án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính toán xem hoạt động đầu tƣ hay phƣơng án sản xuất có đảm bảo đƣợc doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn có nghĩa là không có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn. Đối với hoạt động đầu tƣ hay phƣơng án sản xuất có sử dụng vốn đầu tƣ cũng phải tính đến chi phí vốn nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện. +Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng vủa Nhà nƣớc để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của Nhà nƣớc có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì mức thuế cao hay thấp làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. +Sự hoạt động của thị trƣờng tài chính và hệ thống tài chính trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 15
  27. Khoá luận tốt nghiệp động tài chính nói riêng. Một thị trƣờng tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điệu kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tƣ và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.3.1.3. Môi trƣờng pháp lý Nền kinh tế của chúng ta mới phát triển ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trƣờng chịu sự quản lý điều tiết của Nhà nƣớc. Do vậy, nếu môi trƣờng pháp lý (các bộ luật, đƣờng lối chính sách ) chƣa toàn diện đồng bộ, chƣa phù hợp với kinh tế thị trƣờng thì sẽ không tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh công bằng, hấp đẫn. Nếu không có một hệ thống pháp luật hữu hiệu bảo vệ các nhà đầu tƣ thì cũng rất khó kêu gọi đầu tƣ, vì các nhà đầu tƣ sẽ không ƣu tiên khi bỏ vốn mà chủ yếu đầu tƣ trung hạn, dài hạn thiếu sự bảo đảm lâu dài của luật pháp. Nhƣ vậy có thể nói môi trƣờng pháp lý là điều kiện hết sức cần thiết để tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bảo đảm các điều kiện về lâu dài cho các nhà đầu tƣ từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng đầu tƣ thu hút nhiều nguồn vốn đáp ứng cho các chiến lƣợc kinh doanh đề ra. Ở Việt Nam, khi luật chứng khoán ra đời là một điều kiện rất thuận lợi để bảo vệ các nhà đầu tƣ, nhà phát hành chứng khoán, tạo môi trƣờng lành mạnh cho doanh nghiệp thu hút vốn trên thị trƣờng này. 1.3.2.Nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật nhƣ: tính chất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh. +Tính chất ngành nghề ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hƣởng tới tốc độ luân chuyển, phƣơng pháp đầu tƣ, thể thức thanh toán, chi trả, do đó ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. + Tính thời vụ: Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lƣu động giữa các quý trong năm thƣờng biến động lớn, doanh thu bán hàng không đƣợc đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hƣởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, hệ số vòng quay vốn do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 16
  28. Khoá luận tốt nghiệp + Chu kì sản xuất: Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu về vốn trong năm thƣờng không có biến động lớn, doanh nghiệp lại thƣờng xuyên liên tục thu đƣợc tiền bán hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, vốn đƣợc quay nhiều vòng trong năm. Ngƣợc lại những doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lƣợng vốn lƣu động tƣơng đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay ít vòng. 1.3.2.2.Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng các chi phí cho sản phẩm. Nếu nhƣ sản phẩm là tƣ liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ nhƣ bia, rƣợu, thuốc lá thì vòng đời của nó thƣờng ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngƣợc lại nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ có giá trị lớn nhƣ ô tô, xe máy, sẽ thu hồi vốn chậm hơn. 1.3.2.3.Trình độ quản lý và sử dụng vốn Trình độ quản lý vốn cũng hết sức quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu về vốn phát sinh từ đó tìm nguồn tài trợ hợp lý. Trong quản lý vốn thì công tác quan trọng nhất ảnh hƣởng trực tiếp đên hiệu quả sử dụng vốn đó là việc tổ chức quản lý vốn cố định và vốn lƣu động. Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải thƣờng xuyên theo dõi tính toán quản lý vốn chặt chẽ ở tất cả các giai đoạn trong một chu kỳ kinh doanh từ khâu yếu tố đầu vào, sản xuất đến khâu tiêu thụ. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì tiêu thụ sản phẩm ảnh hƣởng trực tiếp đên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tiệu thụ sản phẩm ảnh hƣởng rất lớn bởi các chính sách về thị trƣờng, khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt khâu này sẽ đem lại hiệu quả rất cao. 1.3.2.4. Nhân tố con ngƣời Con ngƣời là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Con ngƣời ở đây chính là bộ máy quản lý và lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp. Con ngƣời là nhân tố trung tâm, quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, giám đốc là ngƣời quyết định, có toàn quyền quản lý và sử dụng tiền vốn cũng nhƣ tài sản của doanh nghiệp, là ngƣời chịu trách Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 17
  29. Khoá luận tốt nghiệp nhiệm mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nếu quyết định sử dụng vốn của giám đốc đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngƣợc lại, nếu quyết định thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh và thậm chí có thể bị phá sản. Bên cạnh giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp - đội ngũ tham mƣu cho giám đốc cũng có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình sản xuất kinh doanh sẽ giúp giám đốc có những quyết định kịp thời, đúng đắn và xây dựng đƣợc quy trình sản xuất hợp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lực lƣợng lao động trực tiếp cũng là nhân tố quan trọng bởi họ trực tiếp tạo ra hàng hóa vật chất. Đội ngũ lao động này có tay nghề giỏi và có tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp thu đƣợc kết quả kinh doanh tốt. Từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng, đẩy nhanh đƣợc tốc độ tiêu thụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 18
  30. Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VILACO QUA CÁC NĂM 2012- 2014 2.1.Khái quát về công ty cổ phần VILACO 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển . Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần VILACO . Trụ sở giao dịch: Số 75B Đƣờng 208 – An Đồng – An Dƣơng – Hải Phòng . Mã số thuế: 0200574869 . Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Hƣơng . Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần . Nhiệm vụ của công ty: Công ty cổ phần Vilaco là công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm, sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã. Vốn đăng ký: 24.600.000.000 đồng Công ty đƣợc thành lập vào tháng 12 năm 2003 theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Đăng ký kinh doanh số 0203000653 do sở kế hoạch và đầu tƣ cấp. Vốn hoạt động do nhiều thành viên đóng góp trong đó 80% của công ty TNHH VICO – Nhà sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa hàng đầu Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sau: - Sản xuất, kinh doanh chất tẩy rửa và hóa mĩ phẩm - Dịch vụ xuất nhập khẩu - Kinh doanh nguyên vật liệu, hóa chất thông thƣờng và thành phẩm chuyên ngành. - Sản xuất, kinh doanh nƣớc tinh lọc, nƣớc giải khát Lịch sử hình thành của công ty cổ phần VILACO gắn liền với quá trình phát tri ển và cạnh tranh chia sẻ thị phần với các nhãn hiệu hóa mĩ phẩm nổi tiếng củ a công ty VICO. Công ty TNHH VICO đƣợc thành lập tháng 1 năm 1994 là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh chất tẩy rửa và hoá mỹ phẩm, nƣớc uống tinh lọc và xuất nhập khẩu hoá chất chuyên ngành. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 19
  31. Khoá luận tốt nghiệp Sau 15 năm ra đời từ một doanh nghiệp nhỏ VICO vƣơn lên trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa và hoá mỹ phẩm với thƣơng hiệu bột giặt nổi tiếng “VÌ DÂN”. Công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000 từ năm 2002. Thƣơng hiệu “VICO – VÌ DÂN” là 2 thƣơng hiệu đƣợc Bộ Văn Hoá và cục sở hữu trí tuệ xác nhận là thƣơng hiệu có uy tín tại Việt Nam. + Năm 2005: VICO đƣợc nhà nƣớc trao tặng Huân Chƣơng Lao Động Hạng Ba. + Năm 2006, 2008: Thƣơng Hiệu “VÌ DÂN” đã lọt vào Top 500 Thƣơng Hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, đây là kết quả của “dự án khảo sát thƣơng hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” do công ty nghiên cứu thị trƣờng AC Nielsen Việt Nam thực hiện . + Năm 2007: Thƣơng hiệu “VÌ DÂN” đã lọt vào Top 500 thƣơng hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do ICHI Communication Corp Nhật Bản thực hiện. + Năm 2008:Thƣơng hiệu “VICO VÌ DÂN” đã đạt giải thƣởng “Sao Vàng Đất Việt” - Top 200 thƣơng hiệu tiêu biểu Việt. VICO là một trong năm doanh nghiệp nhận cờ thi đua xuất sắc của thành phố. Tính đến tháng 12 năm 2007, Công ty VICO đã đặt hơn 600 Huy Chƣơng Vàng, 36 Cúp Vàng các loại và luôn lọt trong Top Ten tại các kỳ hội chợ trong nƣớc và Quốc tế. + Năm 2007 ,VICO xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất bột giặt với công suất 50.000 tấn/năm hiện đại bậc nhất Việt Nam. + Đặc biệt năm 2008 VICO đã ký hợp đồng sản xuất tất cả các sản phẩm bột giặt cho tập đoàn P&G cung cấp bột giặt Tide cho thị trƣờng phía Bắc Việt Nam và xuất khẩu đi các nƣớc vùng Đông Nam Á. VICO đã đƣợc tập đoàn P&G hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn của tập đoàn P&G là một tập đoàn số một trên thế giới về chất tẩy rửa hóa mỹ phẩm. Dây chuyền công nghệ hiện đại, chi phí tiêu hao vật tƣ thấp, có thể sản xuất tất cả các chủng loại bột giặt theo yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa do ở gần vùng nguyên liệu sản xuất bột giặt của Trung Quốc vì vậy giá thành sản phẩm là tôt nhất. Tiếp bƣớc cho những thành công của VICO đó chính là sự ra đời của công ty cổ phần VILACO vào năm 2003, khi mà VICO chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của thị trƣờng. Công ty cổ phần VILACO là một trong các công ty thành viên của công ty TNHH VICO đƣợc thành lập vào tháng 12 năm 2003. Ngay từ khi mới thành Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 20
  32. Khoá luận tốt nghiệp lập, công ty cổ phần VILACO đã hoạch định chiến lƣợc phát triển 10 năm (2003-2010) của mình theo hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: (2003-2008) Khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp, sản xuất đƣa sản phẩm tiêu thụ trên phạm vi thị trƣờng miền Bắc, miền Trung, miền Nam và thị trƣờng nƣớc ngoài của một số nƣớc đang phát triển. - Giai đoạn 2: (2009-2013) Đƣa sản phẩm tiêu thụ trên phạm vi toàn thị trƣờng Việt Nam và xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế. Trong giai đoạn 1, VILACO tập trung cho việc xây dựng chất lƣợng sản phẩm, kênh phân phối, giá bán phù hợp với mặt bằng của thị trƣờng. VILACO cho tới nay đã phát triển đƣợc hơn 6 năm, đã đạt đƣợc những kết quả nhất định theo chiến lƣợc phát triển giai đoạn 1. Cụ thể, sản phẩm hóa mĩ phẩm của VILACO đã đƣợc các giải thƣởng có uy tín của các hội chợ thƣơng mại trong nƣớc và ngƣời tiêu dùng bình chọn, sản phẩm của VILACO đã đƣợc xuất khẩu sang Irac, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Thái Lan,Ucraina Trong giai đoạn 2, VILACO đã và đang phát triển đa dạng hóa các sản phẩm theo các giới tính khác nhau, đối tƣợng khách hàng ở các vùng miền, quốc gia khác nhau để đáp ứng cao hơn theo mặt bằng giá và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. VILACO từng bƣớc vững chắc khẳng định thƣơng hiệu của mình bằng việc xây dựng con ngƣời, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và áp dụng thành công hệ thống quản lý chat lƣợng quốc tế ISO 9001:2000. Những năm qua, ban lãnh đạo công ty luôn đoàn kết, năng động và thể hiện đƣợc bản lĩnh kinh doanh, không ngừng tìm biện pháp khai thác, chiếm lĩnh thị trƣờng. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đƣợc cải thiện ở mức độ cao, các tổ chức đoàn thể hoạt động tích cực đã khuyến khích đƣợc tinh thần lao động nhân viên công ty. Công ty luôn chú trọng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từng bƣớc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận để khẳng định vị trí trên thị trƣờng. Ngày 15 tháng 3 năm 2008, công ty đã chính thức cho đi vào hoạt động nhà máy sản xuất bột giặt lớn nhất Việt Nam với công suất 50.000 tấn/năm. Đây là cơ hội lớn và cũng là thách thức không nhỏ đối với công ty trƣớc vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Hiện tại, công ty đang tiếp tục xây dựng một nhà máy sản xuất bột giặt mới với công suất 100.000 tấn/năm. Kế hoạch tới 2015 sẽ hoàn thành xong và đƣa vào sử dụng, công ty mong muốn sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 21
  33. Khoá luận tốt nghiệp 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng tổ Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng chức Thƣơng kế toán- Quản lý kỹ thuật điều hành Mại tài chính chất hành chính lƣợng sản xuất Các phân xƣởng sản xuất ( Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty) 2.1.2.2.Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận . Hội đồng quản trị: Đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. . Hội đồng cổ đông: Tập hợp tất cả các cổ đông trong công ty. Định kỳ hội đồng cổ đông sẽ họp bàn để giải quyết các vấn đề và đƣa ra định hƣớng phát triển cho công ty. . Ban giám đốc: Chủ tịch HĐQT- Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị công ty tuyển chọn, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, cổ đông và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của công ty. . Phó giám đốc kỹ thuật : - Là ngƣời điều hành cao nhất về kế hoạch sản xuất, kỹ thuật của công ty. - Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty trong Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 22
  34. Khoá luận tốt nghiệp tất cả các chƣơng mục của hệ thống kế hoạch của công ty. - Quản lý kỹ thuật hệ thống điện nƣớc từ khâu đầu đến khâu cuối. . Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: - Xây dựng chiến lƣợc và chính sách tiêu thụ sản phẩm. - Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hàng năm đối với từng loại sản phẩm. -Xây dựng mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm ở những thị trƣờng thích hợp trong cả nƣớc. - Duy trì phát triển thị phần và thị trƣờng trên cơ sở nắm chắc thị trƣờng, nắm chắc đối thủ cạnh tranh đề đạt với Giám đốc, Hội đồng quản trị công ty cùng tập thể lãnh đạo đề ra các chính sách nhằm củng cố và mở rộng thị trƣờng trong nƣớc tiến tới xuất khẩu ra nƣớc ngoài. . Phòng Thƣơng mại: -Tiếp thị các sản phẩm của công ty, đặc biệt là các sản phẩm mới thông qua các hội chợ, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng tổ chức mạng lƣới tiêu thụ thích hợp trong cả nƣớc, nhằm giữ vững thị trƣờng đã có, mở rộng thị trƣờng mới, từng bƣớc tiến tới có thị trƣờng ở nƣớc ngoài. - Tiếp nhận bổ sung các thông tin về khách hàng, xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu, lập phƣơng án thoả mãn khách hàng trình với lãnh đạo sau đó soạn thảo các hợp đồng quản lý để thực hiện và sửa đổi khi cần thiết. . Phòng kế toán- tài chính: - Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc công ty và Nhà nƣớc theo những quy định của điều lệ, các quy định về kế toán Nhà nƣớc và mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty. -Theo dõi và tập hợp số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán, tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng kỳ tài chính, đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuật phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty. . Phòng quản lý chất lƣợng: - Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc công ty về mọi hoạt động của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 tại công ty. - Trực tiếp điều hành hoạt động của hệ thống chất lƣợng của công ty. - Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống chất lƣợng phù hợp, có hiệu quả trong công ty. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 23
  35. Khoá luận tốt nghiệp . Phòng kỹ thuật: Xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thử nghiệm, kiểm tra, phân tích, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu – sản phẩm, kiểm tra, thử nghiệm chất lƣợng nguyên vật liệu,thành phẩm. . Phòng điều hành sản xuất: - Quản lý công nghệ sản xuất. - Thiết kế sản phẩm, thiết kế các chi tiết của sản phẩm và bán sản phẩm. - Xây dựng các hƣớng dẫn để chế tạo sản phẩm. - Xây dựng các hƣớng dẫn kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra trong sản xuất, kiểm tra bán sản phẩm và sản phẩm. -Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xƣởng. - Kiểm tra đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cũng nhƣ các kế hoạch khác đối với phân xƣởng sản xuất và các phòng ban liên quan. . Các phân xƣởng sản xuất: Quản lý nghiêm ngặt quá trình sản xuất, đảm bảo chất lƣợng mẫu mã sản phẩm, đồng thời hợp lý hóa quy trình công nghệ để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. 2.2.Các đặc điểm có ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.2.1.Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1.1.Ngành nghề kinh doanh Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhƣ: Sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm Kinh doanh nguyên vật liệu, hóa chất thông thƣờng và thành phẩm Sản xuất kinh doanh nƣớc tinh lọc, nƣớc giải khát Một số nhóm sản phẩm tiêu biểu của công ty nhƣ: Sản phẩm giặt tẩy với thƣơng hiệu bột gặt Vì Dân có từ lâu đời, bột giặt Tide, nƣớc giặt Lord, nƣớc tẩy trắng Javel, nƣớc xả vải Sản phẩm chăm sóc nhà bếp với nƣớc rửa chén Two Lemon, Vico Pet, Sản phẩm chăm sóc gia đình với nƣớc lau sàn Lord, nƣớc lau kính Lord, Sản phẩm chăm sóc cá nhân với dầu gội đầu Azole, sữa tắm trắng da Azole, nƣớc rửa tay White, Đây chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng nên chúng có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh , qua đó giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty do đó cũng bị ảnh hƣởng bởi vốn khi tham gia vào Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 24
  36. Khoá luận tốt nghiệp sản xuất kinh doanh quay vòng đƣợc nhiều hơn để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Đặc điểm về quy trình sản xuất của công ty: - Quy trình sản xuất sản phẩm công nghệ của công ty là quy trình liên tục và khép kín từ khâu đầu cho đến khâu cuối cùng. - Chu trình sản xuất ngắn, liên tục nguyên phụ liệu đƣa vào từ đầu quy trình công nghệ đến cuối quy trình là hoàn thiện sản phẩm. - Mỗi phân xƣởng chỉ sản xuất một vài nhóm sản phẩm nhất định. Để đảm bảo cho quy trình trên đƣợc diễn ra liên tục, đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm công ty đã sử dụng hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất nhƣ: + Dây chuyền sản xuất bột giặt, nƣớc rửa chén + Dây chuyền sản xuất nƣớc đóng chai, đóng bình + Dây chuyền xúc rửa, chiết rót, đóng nắp chai, đóng lon tự động với công suất 3000 lon/h + Hệ thống máy xử lý nƣớc tinh khiết + Các loại máy trộn bột, máy đóng gói dạng bột, cân định lƣợng + Máy chiết chất lỏng, siết nắp chai, dán nhãn, tạo hạt Những máy móc, dây chuyền sản xuất này giá trị của nó tƣơng đối lớn nên sẽ làm cho vốn cố định của công ty chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn. Do đó, công ty cần phải có các biện pháp để bảo toàn và sử dụng vốn cố định, nhất là phải xây dựng quy trình sử dụng, vận hành, bảo dƣỡng tối ƣu đối với từng loại máy móc thiết bị gắn với việc phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định. Đồng thời cũng cần nỗ lực trong việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 25
  37. Khoá luận tốt nghiệp 2.2.1.2.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014 Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Doanh thu thuần 160,520,477,267 147,476,278,997 185,207,213,519 -13,044,198,270 -8.13 37,730,934,522 25.58 Lợi nhuận sau thuế 4,497,799,154 628,731,695 5,111,117,667 -3,869,067,459 -86.03 4,482,385,972 712.93 Tổng vốn 70,833,921,586 67,921,963,604 74,629,394,294 -2,911,957,982 -4.11 6,707,430,690 9.88 Tổng lao động 253 234 232 -19 -7.51 -2 0.85 Thu nhập bình quân/tháng 3,000,000 3,500,000 4,200,000 500,000 16.67 700,000 20 Thuế thu nhập doanh nghiệp 386,118,439 209,577,232 1,441,597,294 -176,541,207 -45.72 1,232,020,062 587.86 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2012- 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 26
  38. Khoá luận tốt nghiệp Nhìn vào bảng trên cho thấy doanh thu thuần của công ty qua 3 năm có sự biến động đáng kể. Năm 2012, doanh thu thuần của công ty đạt 160,818,426,049 đồng, sang năm 2013 doanh thu thuần giảm xuống còn 147,476,278,997 đồng, giảm 13,044,198,270 đồng, tƣơng đƣơng giảm 8.13% so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do năm 2013 có sự biến động mạnh của giá nguyên liệu đầu vào, mà tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong lĩnh vực bột giặt chiếm trên 50%, nhƣng doanh nghiệp không thể điều chỉnh kịp thời giá bán sản phẩm làm cho doanh thu giảm. Tuy nhiên sang năm 2014 có thể coi là một năm khởi sắc hơn cho công ty, tình hình doanh thu cải thiện đáng kể, doanh thu thuần tăng 37,730,934,522 đồng, tƣơng ứng tăng 25.58% so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014, công ty kí đƣợc nhiều đơn hàng nhƣ làm gia công bột giặt cho tập đoàn P&G với giá trị thực hiện khoảng 80 tỷ đồng, xuất khẩu nƣớc giặt, sữa tắm sang thị trƣờng Trung Quốc, Thái Lan thu về hơn 45 tỷ đồng, ngoài ra trong năm công ty còn mở rộng thêm thị phần cho phân khúc ngƣời có thu nhập thấp với trên 15 nhà phân phối, đại lý bán lẻ thu về trên 10 tỷ đồng, từ đó cũng làm cho lợi nhuận sau thuế mà công ty thu đƣợc trong năm 2014 tăng mạnh với mức là 4,482,385,972 đồng, tƣơng đƣơng tăng 712.93% so với năm 2013. Tuy doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2013 giảm sút nhƣng công ty vẫn chú trọng công tác nâng cao đời sống của công nhân viên, điều này đƣợc thể hiện ở thu nhập bình quân của lao động đều tăng qua 3 năm, năm 2012 thu nhập bình quân mỗi lao động đạt 3,000,000 đồng/tháng thì sang năm 2013 con số này là 3,500,000/tháng, năm 2014 là 4,200,000/tháng. 2.2.2.Đặc điểm về lao động Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty năm 2014 STT Nội dung Số lƣợng(ngƣời) 1 Trình độ đại học 78 2 Trình độ cao đẳng 26 3 Trình độ trung cấp 14 4 Trung học phổ thông 114 Tổng cộng 232 ( Nguồn: Phòng kế toán- tài chính) Qua bảng trên nhận thấy số cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành công ty có trình độ đại học chiếm tỷ trọng khá cao(33.62%), đây là những cán bộ có năng lực Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 27
  39. Khoá luận tốt nghiệp chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, có năng lực cao trong quản lý điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty còn có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Công ty có 114 công nhân với trình độ trung học phổ thông trở lên, chiếm khoảng 49.13% số lao động của công ty. Trong đó có khoảng trên 50% công nhân có trình độ tay nghề từ bậc 3/7 trở lên, các tổ trƣởng và nhóm trƣởng sản xuất đều là những ngƣời có tay nghề từ bậc 5 trở lên, có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, có kinh nghiệm trong điều hành sản xuất. Biểu đồ 1: Cơ cấu về độ tuổi lao động của công ty 17% 15% Độ tuổi từ 18-30 Độ tuổi từ 30-45 68% Độ tuổi từ 45-60 Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy hầu hết số lao động của công ty nằm trong độ tuổi từ 30- 45, chiếm 68% trong cơ cấu độ tuổi lao động. Điều này rất phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì độ tuổi này hội tụ đƣợc sức khỏe và nhiều kinh nghiệm làm việc. Đây có thể coi là điểm mạnh về nhân lực của công ty. Điều này giúp cho việc sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ tốt hơn, khai thác tối ƣu công suất thiết bị làm tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao. Điều này chắc chắn làm cho tình hình tài chính của công ty đƣợc ổn định. 2.2.3.Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể. Với hơn 80 triệu dân, thị trƣờng Việt Nam là một trong những thị trƣờng giàu tiềm năng cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành hóa mỹ phẩm nói riêng phát triển. Chính điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành giữa các tập đoàn nƣớc ngoài với các doanh nghiệp trong nƣớc. Trải qua quá trình phát triển hiện nay sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 28
  40. Khoá luận tốt nghiệp nƣớc mà thị trƣờng tiêu thụ còn mở rộng xuất khẩu sang nƣớc ngoài nhƣ thị trƣờng Thái lan,Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Công ty còn làm bạn hàng gia công cho nhiều tập đoàn nổi tiếng nhƣ P&G (Mỹ), Metro Cash & Carry( Đức).Việc thâm nhập thành công thị trƣờng Nhật Bản - một thị trƣờng đƣợc đánh giá là khó tính với yêu cầu về chất lƣợng cực kỳ nghiêm ngặt, doanh nghiệp đã phần nào minh chứng trình độ kỹ thuật công nghệ của mình đạt yêu cầu khu vực và thế giới. Vì vậy bên cạnh việc cải tiến và cập nhật hệ thống máy móc, công nghệ mới vào trong sản xuất thì đòi hỏi công ty còn phải có chính sách marketing hiệu quả giúpcông ty mở rộng thêm đƣợc các mối quan hệ hợp tác làm ăn, nhiều đối tác chiến lƣợc, kiến tạo nên thị phần vững chắc cho công ty trong thị trƣờng hóa mỹ phẩm trong và ngoài nƣớc, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Điều này cho thấy việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, ký kết thêm nhiều hợp đồng sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. Bởi khi doanh thu và lợi nhuận tăng sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh tăng và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.2.4.Khái quát chung về tình hình tài chính của công ty từ năm 2013-2014 Bảng 3: Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty năm 2013- 2014 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng TS 67,921,963,604 74,629,394,294 6,707,430,690 9.88 Tài sản lƣu 21,431,059,316 27,143,345,211 5,712,285,895 26.65 động Tài sản cố định 46,490,904,288 47,486,049,083 995,144,795 2.14 Tổng NV 67,921,963,604 74,629,394,294 6,707,430,690 9.88 Nợ phải trả 44,658,033,351 46,257,346,364 1,599,313,013 3.58 Vốn chủ sở hữu 23,263,930,253 28,372,047,930 5,108,117,677 21.96 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của từ năm 2013- 2014) Qua bảng số liệu tính toán trên cho thấy quy mô về tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hƣớng tăng: +Tổng tài sản của công ty năm 2014 có xu hƣớng tăng 6,707,430,690 đồng, tăng tƣơng ứng 9.88% so với năm 2013.Trong tổng tài sản thì tài sản lƣu động cũng tăng 5,712,285,895 đồng, tƣơng ứng tăng 26.65%, tài sản cố định cũng tăng 995,144,795 đồng, tƣơng ứng tăng 2.14% so với năm 2013. Điều này cho thấy Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 29
  41. Khoá luận tốt nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, công ty đang tập trung đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất. + Nếu nhƣ năm 2013 là những năm doanh nghiệp phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn thì sang đến năm 2014 có thể nói là một năm khởi sắc hơn cho lĩnh vực kinh doanh bột giặt và hoá mỹ phẩm của Công ty cổ phần Vilaco. Trong năm nay tổng nguồn vốn đã tăng từ năm 2013 là 67,921,963,604 đồng thì đến thời điểm cuối năm tổng nguồn vốn đã tăng lên 74,629,394,294 đồng, tính từ thời điểm đầu năm đến thời điểm cuối năm thì số vốn này đã tăng lên 6,707,430,690 đồng, một con số đáng khích lệ cho những khó khăn mà doanh nghiệp đã phải trải qua để khẳng định và giữ vững thƣơng hiệu và doanh số của mình. . Về vốn chủ sở hữu: Năm 2014, vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng lên. Nếu nhƣ ở thời điểm đầu năm vốn chủ đạt 23,263,930,253 đồng thì đến cuối năm con số này ở mức 28,372,047,930 đồng, tƣơng đƣơng tăng 21.96% so với năm 2013. Điều này cho thấy đƣợc mức độ tự chủ hơn về tài chính của công ty. . Về nợ phải trả: nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt, tại thời điểm đầu năm 2014 là 44,658,033,351 đồng thì đến thời điểm cuối năm là 46,257,346,364 đồng, số nợ này tăng tƣơng ứng là 3.58% so với năm 2013. Điều đáng nói ở chỗ doanh nghiệp phải đi vay từ nguồn vốn bên ngoài nhiều nhƣng vay trong giới hạn an toàn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh thì đƣợc coi là hợp lý bởi với nguồn vốn từ bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh tiếp cận đƣợc nguồn vốn để quay vòng sản xuất cũng nhƣ rút ngắn thời gian đầu tƣ cho các dự án kinh doanh của mình. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 30
  42. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 4 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2013- 2014 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm2014 Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Doanh thu bán hàng 147,707,335,816 185,419,020,220 37,711,684,404 25.53 và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 231,056,819 211,806,701 -19,250,118 -8.33 doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 147,476,278,997 185,207,213,519 37,730,934,522 25.58 dịch vụ 4. Giá vốn bán hàng 133,793,911,078 166,078,482,708 32,284,571,630 24.13 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 13,682,367,919 19,128,730,811 5,446,362,892 39.81 dịch vụ 6. Doanh thu hoạt 40,355,241 37,464,055 -2,891,186 -7.16 động tài chính 7. Chi phí tài chính 3,962,480,766 3,165,018,611 -797,462,155 -20.13 Trong đó: Chi phí lãi 3,908,865,331 3,107,506,694 -801,358,637 -20.50 vay 8. Chi phí quản lý kinh 8,921,933,467 9,605,076,807 683,143,340 7.66 doanh 9. Lợi nhuận thuần từ 838,308,927 6,396,099,448 5,557,790,521 662.98 hoạt động kinh doanh 10. thu nhập khác 156,615,523 156,615,523 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 156,615,523 156,615,523 13. Tổng lợi nhuận kế 838,308,927 6,552,714,971 5,714,406,044 681.66 toán trƣớc thuế 14. Thuế thu nhập 209,577,232 1,441,597,294 1,232,020,062 587.86 doanh nghiệp 15. Lợi nhuận sau thuế 628,731,695 5,111,117,667 4,482,385,972 712.93 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2013-2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 31
  43. Khoá luận tốt nghiệp  Tình hình doanh thu: + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2013 đạt là 147,476,278,997 đồng. Sang năm 2014 do hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan hơn, công ty ký đƣợc nhiều đơn hàng, bên cạnh đó công ty lại áp dụng chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo hơn thay vì yêu cầu thanh toán sớm công ty đã đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán nên tình hình doanh thu cải thiện hơn, với doanh thu thuần tăng 37,711,684,404 đồng, tƣơng đƣơng tăng 25.53% so với năm 2013.  Tình hình chi phí: + Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2014 tăng 683,143,340 đồng với mức tăng là 7.66% so với năm 2013 cho thấy việc quản lý chi phí của công ty chƣa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao trong năm 2014 làm cho chi phí chuyên chở tăng theo, mặt khác trong năm công ty còn tăng lƣợng hàng tồn kho và tăng lƣơng cho công nhân cũng góp phần làm tăng chi phí quản lý. + Chi phí tài chính của công ty giảm mạnh qua 2 năm cụ thể, năm 2014 chi phí tài chính giảm 797,462,155 đồng, giảm 20.13% so với năm 2013.Sự giảm mạnh về chi phí tài chính này phần nào cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất kinh doanh, do đó công ty hạn chế đƣợc các khoản đi vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nên chi phí tài chính giảm. Đặc biệt sang năm 2014 công ty cắt giảm đƣợc các khoản nợ vay ngân hàng nên chi phí lãi vay của công ty cũng giảm đi 801,358,637 đồng, tƣơng đƣơng giảm 20.50% so với năm trƣớc. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tự chủ hơn về mặt tài chính của công ty.  Tình hình lợi nhuận: + Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có những biến động tỷ lệ thuận với doanh thu thuần nhƣ trên. Cụ thể năm 2014 lợi nhuận gộp tăng 5,446,362,892 đồng, tăng 39.81% do công ty đã nâng khoảng cách giữa giá bán so với giá hàng hóa mua vào nhằm bù đắp cho những khoản chi phí trung gian ngày càng tăng của thị trƣờng. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận gộp trừ đi chi phí quản lý và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 của công ty tăng 5,557,790,521 đồng, tăng 662.98% so với năm 2013 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 32
  44. Khoá luận tốt nghiệp +Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận sau cùng mà công ty đạt đƣợc, bằng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Năm 2014 tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan, công ty ký kết đƣợc nhiều hợp đồng mang lại nguồn doanh thu lớn, bên cạnh đó lại cắt giảm đƣợc nợ vay ngân hàng nên chi phí lãi vay giảm, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh với mức tăng là 4,482,385,972 đồng, tƣơng đƣơng tăng 712.93% so với năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đƣợc nâng cao. Qua việc phân tích trên ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2014 đều tăng lên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng khả quan, điều này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần VILACO từ năm 2012- 2014 2.3.1.Khái quát tình hình biến động về vốn và nguồn vốn của công ty 2.3.1.1.Cơ cấu vốn Bảng 5 : Cơ cấu vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng 2012 2013 2014 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ 2013/ 2014/ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 2012 2013 Vốn lƣu động 24,909,908,575 35.17 21,431,059,316 31.55 27,143,345,211 36.37 -3.61 4.82 Vốn cố định 45,924,013,011 64.83 46,490,904,288 68.45 47,486,049,083 63.63 3.61 -4.82 Tổng vốn 70,833,921,586 100 67,921,963,604 100 74,629,394,294 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng của số vốn lƣu động trong tổng vốn chiếm ít hơn so với vốn cố định. Năm 2012, vốn lƣu động chiếm 35.17% tổng số vốn của công ty. Năm 2013, con số này giảm nhẹ với mức giảm là 3.61% so với năm 2012. Năm 2014 thì tỷ trọng vốn lƣu động trong tổng vốn vẫn chỉ chiếm 36.37%. Điều này làm cho vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty. Cụ thể năm 2012 số vốn cố định của công ty chiếm 64.83% trong tổng vốn, năm 2013 con số này tăng lên 3.61% tƣơng ứng đạt tới 68.45% trong tỷ trọng của tổng vốn. Năm 2014 tỷ trọng vốn cố định tuy có xu hƣớng giảm đi với mức giảm 4.82% so với năm 2013 nhƣng vẫn đạt ở mức cao. Vốn cố định của công Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 33
  45. Khoá luận tốt nghiệp ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn là do công ty đã đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định nhƣ máy móc, dây chuyền sản sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng của khách hàng. Do vậy công ty cần có các biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ một cách tối ƣu để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cũng nhƣ tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định và tổng vốn của công ty. 2.3.1.2.Cơ cấu nguồn vốn Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng 2012 2013 2014 chênh lệch tỷ tỷ tỷ 2013/ 2014/ Chỉ tiêu số tiền trọng số tiền trọng số tiền trọng 2012 2013 Nợ phải trả 48,010,974,040 67.78 44,658,033,351 65.75 46,257,346,364 61.98 -2.03 -3.77 Vốn chủ sở hữu 22,822,947,546 32.22 23,263,930,253 34.25 28,372,047,930 38.02 2.03 3.77 Tổng NV 70,833,921,586 100 67,921,963,604 100 74,629,394,294 100 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Qua bảng trên cho thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. + Năm 2012, nợ phải trả chiếm tới 67.78% trong tổng nguồn vốn của công ty, điều này cho thấy nguồn vốn của công ty còn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn huy động từ bên ngoài. Bƣớc sang năm 2013 và năm 2014, tỷ trọng này có xu hƣớng giảm( mức giảm tƣơng ứng là 2.03% và 3.77%) chủ yếu là do công ty đã cắt giảm các khoản nợ vay ngân hàng. + Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của công ty trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng ít hơn. Năm 2012 con số này là 32.22% tổng nguồn vốn, sang năm 2013 tỷ trọng này tăng lên ở mức 34,25%, tƣơng ứng tăng 2.03%. Năm 2014 thì tỷ trọng này cũng tăng lên 3.77% so với năm 2013. Năm 2014 tỷ trọng vốn chủ có xu hƣớng tăng mạnh hơn trong năm 2013 là do trong năm công ty kinh doanh có hiệu quả, có nhiều hợp đồng đƣợc ký kết. So với 2013 thì tổng doanh thu tăng 37.71 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 25.53% so với năm trƣớc. Đánh giá tình hình công ty khả quan nên các cổ đông có xu hƣớng đầu tƣ mua sắm thêm máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm .Bên cạnh đó lợi Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 34
  46. Khoá luận tốt nghiệp nhuận chƣa phân phối trong năm 2014 cũng tăng lên làm cho vốn chủ ngày càng tăng. Tất cả cho thấy những cố gắng, nỗ lực của công ty trong công tác huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và ngày càng có sự tự chủ hơn về mặt tài chính, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. 2.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty 2.3.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng tổng vốn Để xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty, trƣớc hết tác giả đi phân tích tình hình nguồn vốn của công ty.  Phân tích tình hình nguồn vốn: Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy đƣợc tình hình huy động vốn và sử dụng các loại vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn cho thấy thực trạng tài chính của công ty. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 35
  47. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 7: Khái quát biến động nguồn vốn của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền số tiền trọng trọng trọng lệ(%) lệ(%) A. Nợ phải 48,010,974,040 67.78 44,658,033,351 65.75 46,257,346,364 61.98 -3,352,940,689 -6.98 1,599,313,013 3.58 trả I. Nợ ngắn 48,002,135,628 67.77 44,649,194,939 65.74 46,248,507,952 61.97 -3,352,940,689 -6.98 1,599,313,013 3.58 hạn 1. Vay ngắn 13,861,273,417 19.57 37,657,019,819 55.44 35,000,217,241 46.90 23,795,746,402 171.67 -2,656,802,578 -7.06 hạn 2. Phải trả cho 6,372,945,007 9 3,222,857,643 4.74 4,474,449,024 6 -3,150,087,364 -49.43 1,251,591,381 38.83 ngƣời bán 3. Ngƣời mua 1,136,482 0.002 87,006,216 0.13 2,445,754,158 3.28 85,869,734 7555.75 2,358,747,942 2711.01 trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải 845,336,129 1.19 363,596,719 0.54 942,299,811 1.26 -481,739,410 -56.99 578,703,092 159.16 nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao 2,381,281,335 3.36 3,261,167,590 4.80 3,287,341,341 4.4 879,886,255 36.95 26,173,751 0.80 động 7. Các khoản phải trả ngắn 24,540,163,258 34.64 57,546,952 0.08 98,446,377 0.13 -24,482,616,306 -99.77 40,899,425 71.07 hạn khác Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 36
  48. Khoá luận tốt nghiệp II. Nợ dài 8,838,412 0.01 8,838,412 0.01 8,838,412 0.01 - - hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp 128,412 0.0002 128,412 0.0002 128,412 0.0002 - - mất việc làm 3. Phải trả, 8,710,000 0.01 8,710,000 0.01 0.01 8,710,000- - phải nộp khác B. Vốn chủ sở 22,822,947,546 32.22 23,263,930,253 34.25 28,372,047,930 38.02 440,982,707 1.93 5,108,117,677 21.96 hữu I. Vốn chủ sở 22,822,947,546 32.22 23,263,930,253 34.25 28,372,047,930 38.02 440,982,707 1.93 5,108,117,677 21.96 hữu 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở 24,600,000,000 34.73 24,600,000,000 36.22 24,600,000,000 32.96 - - hữu 6. Các quỹ thuộc vốn chủ 89,260,771 0.13 57,460,771 0.08 54,460,771 0.07 -31,800,000 -35.63 -3,000,000 -5.22 sở hữu 7. LNST chƣa (1,866,313,225) -2.63 (1,393,539,518) -2.05 3,717,587,159 4.98 472,773,707 25.53 5,111,126,677 366.77 phân phối Tổng nguồn 70,833,921,586 100 67,921,963,604 100 74,629,394,294 100 -2,911,957,982 -4.11 6,707,430,690 9.88 vốn ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 37
  49. Khoá luận tốt nghiệp Nhìn vào bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 đạt 70,833,921,586 đồng, sang năm 2013 con số này giảm xuống với mức giảm tƣơng ứng là 2,911,957,982 đồng, giảm đi 6.07% so với năm trƣớc. Năm 2014 tổng vốn lại có xu hƣớng tăng lên là 6,707,430,690 đồng, tăng lên 9.88% so với năm 2013. Sự biến động của tổng nguồn vốn là do: + Nợ phải trả của công ty năm 2013 giảm 3,352,940,698 đồng, tƣơng đƣơng giảm đi 6.98% , tuy nhiên vốn chủ chủ sở hữu có tăng lên 1.93% so với năm 2012 và mức tăng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với mức giảm của nợ phải trả làm cho tổng nguồn vốn bị giảm. Nợ phải trả năm 2013 giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm 6.98%. Mặc dù công ty trong năm vẫn chƣa cắt giảm đƣợc nợ ngân hàng, điều này thể hiện ở vay và nợ ngắn hạn trong năm 2013 tăng lên 23,795,746,402 đồng nhƣng công ty đã giảm đƣợc thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc( giảm 481,739,410 đồng, tƣơng đƣơng giảm 56.99%) và các khoản phải trả ngắn hạn khác(giảm 24,482,616,306 đồng, tƣơng đƣơng giảm 99.77%). Sang năm 2014 do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khả quan, quy mô sản xuất cũng mở rộng hơn nên điều này làm cho nợ phải trả của công ty năm 2014 lại có xu hƣớng tăng lên, cụ thể tăng 1,599,313,013 đồng, tƣơng ứng với mức tăng 3.58% so với năm 2013. Trong năm công ty đã trả nợ vay ngân hàng một khoản là 2,656,802,578 đồng làm cho vay và nợ ngắn hạn giảm đi 7.06%. Bên cạnh đó năm 2014 công ty kí kết đƣợc nhiều hợp đồng nhƣ gia công cho tập đoàn P&G(Mỹ), xuất khấu nƣớc giặt sang thị trƣờng Thái Lan, làm cho khoản mục ngƣời mua trả tiền trƣớc trong năm tăng lên đáng kể, cụ thể tăng 2,358,747,942 đồng so với năm 2013. + Khoản mục phải trả cho ngƣời lao động của công ty tăng liên tục qua 3 năm, năm 2013 tăng lên 879,886,255 đồng,tƣơng ứng tăng lên 36.95% so với năm 2012, năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên 0.8%. Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng đến công tác nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. + Vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua 3 năm. Năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng 440,982,707 đồng, tƣơng đƣơng tăng 1.93% so với năm 2012, năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng lên 5,168,117,677 đồng, tăng 21.96% so với năm 2013. Sự gia tăng về vốn chủ sỡ hữu đã góp phần làm thay đổi cơ cấu vốn trong công ty, giúp công ty cải thiện đƣợc năng lực tài chính của mình. Đồng thời việc tăng vốn chủ sở hữu là bởi công ty muốn đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị mới, đổi Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 38
  50. Khoá luận tốt nghiệp mới quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Lợi nhuận chƣa phân phối của công ty cũng tăng qua 3 năm. Năm 2013 lợi nhuận chƣa phân phân phối của công ty tăng 25.53% so với cùng kỳ năm trƣớc, năm 2014 con số này đã tăng lên, đạt mức dƣơng là 3,717,587,159 đồng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.  Tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty là xem việc phân bổ vốn của toàn công ty cho từng khoản mục vốn cố định và vốn lƣu động nhƣ thế nào Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 39
  51. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 8: Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ trọng trọng trọng I.Vốn lƣu động 24,909,908,575 35.17 21,431,059,316 31.55 27,143,345,211 36.37 -3,478,849,259 -13.97 5,712,285,895 26.65 1. Vốn bằng tiền 4,224,368,260 5.96 8,746,694,438 12.88 8,516,354,742 11.41 4,522,326,178 107.05 -230,339,696 -2.63 2. Các khoản phải 12,086,546,865 17.06 3,935,550,756 5.79 7,109,747,173 9.53 -8,150,996,109 -67.44 3,174,196,417 80.65 thu ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 8,265,979,046 11.67 8,629,146,849 12.70 11,418,399,880 15.30 363,167,803 4.39 2,789,253,031 32.32 4.Tài sản ngắn hạn 332,996,404 0.47 119,667,273 0.18 98,843,416 0.13 -213,329,131 -64.06 -20,823,857 -17.40 khác II. Vốn cố định 45,924,013,011 64.83 46,490,904,288 68.45 47,486,049,083 63.63 566,891,277 1.23 995,144,795 2.14 1.Tài sản cố định 42,654,013,011 60.22 42,665,604,288 62.82 43,660,749,083 58.50 11,591,277 0.03 995,144,795 2.33 2.Các khoản đầu tƣ 3,270,000,000 4.62 3,825,300,000 5.63 3,825,300,000 5.13 555,300,000 16.98 - - tài chính dài hạn Tổng vốn 70,833,921,586 100 67,921,963,604 100 74,629,394,294 100 -2,911,957,982 -4.11 6,707,430,690 9.88 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 40
  52. Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng trên cho thấy tổng vốn của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm đi 2,911,957,982 đồng, tƣơng đƣơng giảm 4.11%, sang năm 2014 con số này có xu hƣớng lại có xu hƣớng tăng lên với mức tăng tƣơng ứng là 6,707,430,690 đồng( tăng 9.88% so với năm 2013), trong đó: + Vốn lƣu động của công ty năm 2013 giảm 3,478,849,259 đồng( giảm 13.97%), năm 2014 vốn lƣu động tăng lên một khoản là 5,712,285,895 đồng(tăng 26.65%). Nguyên nhân là do: . Vốn bằng tiền của công ty năm 2013 tăng lên 4,522,326,178 đồng (tăng với mức 107.05% so với năm 2012), năm 2014 vốn bằng tiền của công ty lại giảm 2.63% so với năm 2013 cho thấy công ty đang có xu hƣớng giảm tỷ lệ giữ tiền tại quỹ. . Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm mạnh với mức là 8,150,966,109 đồng( giảm 67.44%), đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy công ty đang đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, điều này tác động tích cực đến hiệu quả dụng vốn lƣu động của công ty. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2014 thì các khoản phải thu lại có xu hƣớng tăng lên với mức nhanh chóng, cụ thể tăng là 3,174,196,417 đồng(tăng lên 80.65% so với năm 2013). Nguyên nhân là do trong năm 2014 quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc mở rộng, công ty tìm kiếm đƣợc nhiều đơn hàng nên làm cho các khoản phải thu tăng lên. . Hàng tồn kho của công ty đều tăng qua 3 năm, nếu nhƣ năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 8,265,979,046 đồng thì năm 2014 con số này đã tăng lên 32.32% và đạt mức là 11,418,399,880 đồng. Hàng tồn kho tăng nhanh qua 3 năm cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty là chƣa hiệu quả, điều này làm vốn kinh doanh của công ty dễ bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Do vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ra thị trƣờng, tăng lƣợng hàng hóa bán ra, giảm hàng tồn trong kho. . Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hƣớng giảm qua 3 năm, năm 2013 tài sản ngắn hạn giảm đi 0.18% so với năm 2012, năm 2014 con số này cũng giảm đi là 0.13% so với năm 2013. + Do công ty đã đầu tƣ mua sắm mới tài sản cố định để phục vụ sản xuất cho nên làm vốn cố định của công ty đều có xu hƣớng tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2013 và 2014 mức tăng tƣơng đối lần lƣợt là 1.23% và 2.14% so với cùng kì năm trƣớc. Đặc biệt sang năm 2013 giá trị tài sản cố định của công ty đã tăng 11,591,277 đồng , tƣơng đƣơng tăng 0.03% so với năm 2012, còn năm 2014 tăng 995,144,795 đồng, tƣơng đƣơng tăng 2.33% so với năm 2013. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 41
  53. Khoá luận tốt nghiệp 2.3.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định Bảng 9: Cơ cấu vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: đồng 2012 2013 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ 2012- 2013- Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng 2013 2014 Vốn cố định 45,924,013,011 100 46,490,904,288 100 47,486,049,083 100 - - I.TSCĐ 42,654,013,011 92.88 42,665,604,288 91.77 43,660,749,083 91.94 -1.11 0.17 1.TSCĐHH 40,938,773,087 89.14 40,950,364,364 88.08 40,306,849,373 84.88 -1.06 -3.20 Nguyên giá 56,994,402,186 124.11 60,068,463,343 129.20 62,691,428,937 132.02 5.10 2.82 Hao mòn (16,055,629,099) (34.96) 19,118,098,979 (41.12) 22,384,579,564 (47.14) -6.16 -6.02 2.TSCĐVH 1,715,239,924 3.73 1,715,239,924 3.69 1,715,239,924 3.61 -0.04 -0.08 Nguyên giá 2,084,728,772 4.54 2,084,728,772 4.48 2,084,728,772 4.39 -0.06 -0.09 Hao mòn (369,488,848 ) (0.80) (369,488,848) (0.79) (369,488,848) (0.78) 0.01 0.01 3.Chi phí XDCBDD - - - - 1,638,659,786 3.45 3.45 II.Đầu tƣ tài chính dài hạn 3,270,000,000 7.12 3,825,300,000 8.23 3,825,300,000 8.06 1.11 -0.17 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 42
  54. Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng trên cho thấy trong cơ cấu vốn của công ty chỉ gồm hai khoản mục chính là tài sản cố định và các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn. Ngoài ra một số khoản mục khác nhƣ bất động sản đầu tƣ , tài sản dài hạn khác , đặc biệt là các khoản phải thu dài hạn không phát sinh trong 3 năm. Điều này cho thấy công ty không bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, các khoản chi phí nhƣ chi phí đòi nợ không phát sinh hoặc không đáng kể, đây có thể coi là lợi thế để công ty thu hút vốn đầu tƣ, tăng mức độ tín nhiệm của đối với các tổ chức tín dụng. Đi sâu phân tích cho thấy tỷ trọng tài sản cố định của công ty trong tổng vốn cố định của công ty năm 2012 là 92.88%, năm 2013 con số này có sự giảm đi nhƣng không đáng kể khi giảm đi 1.11%. Sang năm 2014, tỷ trọng tài sản cố định lại có xu hƣớng tăng trở lại và chiếm 91.94%tổng tài sản dài hạn. Tài sản cố định trong vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng cơ bản là do đặc thù kinh doanh của công ty là loại hình doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình thƣờng là những tài sản có giá trị lớn nhƣ nhà xƣởng, máy móc, dây chuyền sản xuất là những yếu tố quyết định, bên cạnh đó chi phí bảo trì, bảo dƣỡng, nâng cấp liên tục tài sản cũng lớn làm cho tổng giá trị tài sản cố định không ngừng tăng, kéo theo tỷ trọng trong vốn cố định cũng tăng lên. Cụ thể năm 2012 tài sản cố định hữu hình chiếm tới 89.14% vốn cố định của công ty. Sang năm 2013 và năm 2014, con số này tuy có xu hƣớng giảm đi nhƣng không đáng kể, năm 2013 tài sản cố định hữu hình chiếm 88.08% vốn cố định, năm 2014 con số này là 84.88%. Điều này cho thấy công tác bảo toàn tài sản cố định là rất quan trọng, công ty phải xây dựng quy trình sử dụng, vận hành, bảo dƣỡng tối ƣu đối với từng loại máy móc thiết bị gắn với việc phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định để góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bên cạnh đó các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn cố định. Năm 2012, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn chiếm 7.12 % vốn cố định, năm 2013 con số này tăng lên ở mức 8.23%, tƣơng đƣơng tăng 1.11% so với năm 2012. Sang năm 2014 tỷ trọng này có xu hƣớng giảm 0.17%.  Để biết rõ hơn công ty đã đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ thế nào, tác giả sẽ đi tìm hiểu xem sự biến động của tài sản cố định trong 2 năm gần đây: Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 43
  55. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 10: Cơ cấu tài sản cố định của công ty năm 2013- 2014 Đơn vị tính: Đồng Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ lệ Chỉ tiêu Nguyên giá trọng Nguyên giá trọng Số tiền (%) Nhà cửa 26,132,592,748 43.50 26,585,908,174 42.41 453,315,426 1.73 Máy móc thiết bị 29,558,068,788 49.21 30,259,042,593 48.27 700,973,805 2.37 Phƣơng tiện vận 2,139,754,970 3.56 3,582,067,697 5.71 1,442,312,727 67.41 tải truyền dẫn Thiết bị dụng cụ 2.64 1,614,769,759 2.58 26,363,636 1.66 quản lý 1,588,406,123 TSCĐ khác 649,640,714 1.08 649,640,714 1.04 0 0 Tổng cộng 60,068,463,343 100 62,691,428,937 100 2,622,965,594 4.37 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2013- 2014) Qua bảng trên cho thấy tất cả các khoản mục trong cơ cấu tài sản cố định của công ty đều có xu hƣớng tăng qua 2 năm cho thấy công ty rất chú trọng đầu tƣ đổi mới tài sản cố định nhằm tăng năng suất lao động: + Giá trị nhà cửa vật kiến trúc năm 2013 chiếm 43.50% nguyên giá tài sản cố định, sang năm 2014 con số này đã tăng thêm 453,315,426 đồng, tƣơng đƣơng tăng 1.73% so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã tiến hành xây dựng thêm nhà kho nhằm phục vụ cho công tác bảo quản và cất trữ hàng tồn kho, giảm thiểu rủi ro cho nguyên vật liệu, thành phẩm chƣa bán đƣợc. + Công ty đang tiến hành xây dựng tháp bột giặt mới với công suất 100.000 tấn/năm nên nhận thấy việc đổi mới máy móc, thiết bị để tăng năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm là cần thiết cho nên công ty đã đầu tƣ thêm vào máy móc thiết bị và phƣơng tiện vận tải truyền dẫn. Cụ thể giá trị máy móc thiết bị của công ty năm 2013 chiếm 49.21% tài sản cố định, năm 2014 con số này tăng về mặt giá trị là 700,973,805 đồng, tƣơng ứng tăng 2.37% so với năm trƣớc là do công ty mua sắm, đầu tƣ thêm một số hệ thống máy móc nhƣ hệ thống máy chiết rót chất lỏng, máy nghiền bột, tạo hạt, máy dán nhãn với công suất lớn, Phƣơng tiện vận tải cũng tăng lên, năm 2013 phƣơng tiện vận tải Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 44
  56. Khoá luận tốt nghiệp truyền dẫn của công ty chỉ chiếm 3.65% tài sản cố định, sang năm 2014 con số này đã tăng lên và chiếm 5.71% tài sản cố định. + Trong năm công ty cũng tiến hành đổi mới, mua sắm thêm máy tính, laptop, điều hòa nhiệt độ cho các phòng ban nên làm cho giá trị thiết bị dụng cụ quản lý cũng tăng 26,363,636 đồng, tăng lên 1.66% so với năm 2013. Việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị có thể chƣa mang lại hiệu quả tức thì cho công ty vì phải bỏ ra một số vốn lớn để mua sắm mới nhƣng có thể hy vọng trong tƣơng lai sẽ đem lại hiệu quả bởi cải tiến công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phát triển dƣợc uy tín và thƣơng hiệu của công ty trên thị trƣờng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với những công ty khác trong cùng ngành. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 45
  57. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 11: Sự biến động về vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng 2012-2013 2013-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền lệ(%) lệ(%) Vốn cố định 45,924,013,011 46,490,904,288 47,486,049,083 566,891,277 1.23 995,144,795 2.10 I.Tài sản CĐ 42,654,013,011 42,665,604,288 43,660,749,083 11,591,277 0.03 995,144,795 2.28 1.Tài sản CĐHH 40,938,773,087 40,950,364,364 40,306,849,373 11,591,277 0.03 -643,514,991 -1.60 Nguyên giá 56,994,402,186 60,068,463,343 62,691,428,937 3,074,061,157 5.39 2,622,965,594 4.18 Hao mòn (16,055,629,099) (19,118,098,979) (22,384,579,564) -3,062,469,880 -19.07 -3,266,480,585 -14.59 2.Tài sản CĐVH 1,715,239,924 1,715,239,924 1,715,239,924 0 0 0 0 Nguyên giá 2,084,728,772 2,084,728,772 2,084,728,772 0 0 0 0 Hao mòn (369,488,848) (369,488,848) (369,488,848) 0 0 0 0 3.Chi phí XDCBDD - - 1,638,659,786 - - 1,638,659,786 - II.Đầu tƣ tài chính DH 3,270,000,000 3,825,300,000 3,825,300,000 555,300,000 16.98 0 0 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012 đến 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 46
  58. Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng trên cho thấy vốn cố định của công ty ngày càng có xu hƣớng tăng lên. Năm 2012 vốn cố định của công ty là 45,924,013,011 đồng, đến năm 2013 con số này ở mức là 46,490,904,288 đồng, tƣơng đƣơng tăng lên 1.23% so với năm 2012. Đến năm 2013, con số này vẫn tiếp tục tăng 995,144,795 đồng, tƣơng đƣơng với mức tăng là 2.1% so với năm 2013. Vốn cố định của công ty tăng qua các năm chủ yếu là do tài sản cố định tăng lên. Cụ thể tài sản cố định năm 2013 của công ty là 42,665,604,288 đồng, tăng lên 11,591,277 đồng với mức tăng là 0.03% so với năm 2012. Sang năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên 2.28% và đạt mức 43,660,749,083 đồng. Việc tăng lên về giá trị của tài sản cố định là do công ty đang tích cực đầu tƣ vào đổi mới máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ để tiến hành xây dựng tháp bột giặt với công suất 100.000 tấn/năm, dự kiến sẽ khánh thành vào 2015 để phục vụ nhu cầu thị trƣờng. Bên cạnh đó sự tăng lên của tài sản dài hạn còn do các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn. Cụ thể năm 2012 các khoản này đạt mức là 3,270,000,000 đồng, sang năm 2013 con số này đã thêm một lƣợng là 555,300,000 đồng, tƣơng đƣơng tăng 16.98% so với năm 2012.  Khả năng đảm bảo vốn cố định: Bảng 12: Khả năng đảm bảo vốn cố định của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1.Vốn chủ sở hữu 22,822,947,546 23,263,930,253 28,372,047,930 2.Vốn cố định 45,924,013,011 46,490,904,288 47,486,049,083 Chênh lệch(= 1-2) -23,101,065,465 -23,226,974,035 -19,114,001,153 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012- 2014) Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào vốn cố định của công ty là không đủ vì trong cả ba năm thì nguồn vốn chủ luôn nhỏ hơn vốn cố định, và mức chênh lệch này là khá lớn, năm 2012 là khoảng 23.1 tỷ đồng, đến năm 2014 con số này là 19.11 tỷ đồng. Mức chênh lệch này là âm trong ba năm chứng tỏ thực lực về tài chính của công ty chƣa cao, công ty phải đi vay nợ từ bên ngoài để đầu tƣ cho tài sản cố định. Việc công ty dùng vốn vay đầu tƣ vào tài sản cố định sẽ giúp cho công ty chỉ phải bỏ ra một lƣợng vốn ít hơn mà lại đƣợc sử dụng một lƣợng TSCĐ lớn tuy nhiên phải chịu áp lực từ các khoản nợ. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 47
  59. Khoá luận tốt nghiệp 2.3.2.3.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động Bảng 13: Cơ cấu vốn lƣu động của công ty qua các năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Đồng 2012 2013 2014 chênh lệch Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền 2013/2012 2014/2013 trọng trọng trọng Vốn lƣu động 24,909,908,575 100 21,431,059,316 100 27,143,345,211 100 - - I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 4,224,368,260 16.96 8,746,694,438 40.81 8,516,354,742 31.38 23.85 -9.44 tiền 1.Tiền mặt 260,839,471 1.05 48,896,353 0.23 4,777,891 0.02 -0.82 -0.21 2.Tiền gửi ngân hàng 3,693,528,789 14.83 8,697,798,085 40.59 8,511,576,851 31.36 25.76 -9.23 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 12,086,546,865 48.52 3,935,550,756 18.36 7,109,747,173 26.19 -30.16 7.83 1.Phải thu của KH 12,041,785,501 48.34 3,661,874,518 17.09 6,586,690,609 24.27 -31.25 7.18 2.Trả trƣớc cho ngƣời bán 122,965,112 0.49 69,197,217 0.32 365,016,965 1.34 -0.17 1.02 204,479,021 0.95 158,039,599 0.58 0.95 -0.37 3.Các khoản phải thu khác 4.Dự phòng phải thu khó đòi (78,185,748) -0.31 III.Hàng tồn kho 8,265,979,046 33.18 8,629,146,849 40.26 11,418,399,880 42.07 7.08 1.80 1.Nguyên vật liệu 6,651,781,804 26.70 6,807,021,511 31.76 8,711,155,198 32.09 5.06 0.33 2.Thành phẩm 1,614,197,242 6.48 1,822,125,338 8.50 2,707,244,682 9.97 2.02 1.47 IV.TSNH khác 332,996,404 1.34 119,667,273 0.56 98,843,416 0.36 -0.78 -0.19 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012 đến 2014) Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 48
  60. Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng trên nhận thấy cơ cấu vốn lƣu động của công ty có sự biến động không ổn định qua các năm. +Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2012 chiếm 16.96% vốn lƣu động của công ty. Năm 2013 con số này là 40.81%, tăng lên 23.85% so với năm 2012. Sang năm 2014 tỷ trọng của các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền lại có xu hƣớng giảm 9.44% còn ở mức chiếm 31.38%vốn lƣu động. Trong cơ cấu vốn bằng tiền ta thấy tỷ trọng tiền mặt mà công ty để tại quỹ có xu hƣớng giảm dần, cụ thể năm 2013 giảm 5.62%, năm 2014 giảm đi 0.5%.Từ đó kéo theo tỷ trọng tiền gửi ngân hàng của công ty trong cơ cấu vốn bằng tiền tăng lên. Việc tăng hay giảm vốn bằng tiền sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán nhanh, đặc biệt là thanh toán tức thời của công ty. Tuy nhiên nếu công ty dự trữ một lƣợng tiền lớn không đƣa vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn và hoàn trả nợ. +Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2012 chiếm 48.52% trong tổng vốn lƣu động của công ty cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn ở mức lớn. Sang năm 2013 con số này giảm xuống còn 18.36%tổng vốn lƣu động, tƣơng đƣơng giảm 30.16% so với năm 2012. Điều này cho thấy đƣợc những cố gắng của công ty trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên sang năm 2014 con số này lại có xu hƣớng tăng lên và chiếm 26.19%vốn lƣu động, tƣơng đƣơng giảm 7.83%so với năm 2013. + Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty luôn giữ ở mức cao trong tổngvốn lƣu động. Năm 2012, hàng tồn kho chiếm 33.18% vốn lƣu động. Năm 2013 và 2014 con số này đều tăng. Cụ thể năm 2013 hàng tồn kho chiếm tới 40.26%vốn lƣu động, tƣơng đƣơng tăng 7.08% so với năm 2012. Năm 2014 tỷ trọng này tăng lên 1.8% với mức chiếm 42.07% vốn lƣu động. Trong hàng tồn kho của công ty ta thấy chủ yếu là nguyên vật liệu dự trữ trong kho để sản xuất và số ít còn lại là thành phẩm chƣa bán đƣợc. Do vậy công ty cần có chính sách bán hàng hiệu quả hơn để giảm lƣợng hàng bị tồn kho. + Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm 1.34% tài sản ngắn hạn, năm 2013 và 2014 con số này đều có hƣớng giảm nhẹ với mức giảm tƣơng ứng là 0.78% và 0.19%. Tóm lại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lƣu động công ty chủ yếu đầu tƣ nhiều vào khoản phải thu và hàng tồn kho. Công ty cần xúc tiến nhanh tìm kiếm các đơn hàng, thực hiện chính sách bán hàng hiệu quả hơn để làm giảm hàng tồn kho, đồng thời có biện pháp đẩy nhanh thu hồi nợ, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Sinh viên: Nguyễn Ánh Nguyệt - Lớp: QT1501T 49