Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì-TP Hà Nội

pdf 98 trang huongle 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì-TP Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_phat_trien_hoat_dong_du_lich_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì-TP Hà Nội

  1. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hƣớng toàn cầu hoá, hoà bình hợp tác cùng sự phát triển kinh tế đã nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, tạo điều kiện thụân lợi cho du lịch trở thành một hoạt đông phổ biến với ý nghĩa là sự giải trí, thƣ giãn và hơn hết là một phƣơng thuốc công hiệu giúp con ngƣời tránh khỏi đƣợc những căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Dƣới tác động của chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nƣớc, sự ổn định của chế độ chính trị cùng tiềm năng du lịch phong phú đã tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nghành du lịch Việt Nam phát triển. Và trong những năm gần đây nghành du lịch đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, mang tính chất bùng nổ, nó đã trở thành một trong những nghành quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại các địa phƣơng có tài nguyên đƣợc khai thác phục vụ du lich, sự phát triển du lịch đem lại nhiều tác động tích cực nhƣ tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, tạo ra nguồn thu ngoại tệ góp phần tăng trƣởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều nghành kinh tế nhƣ giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, các ngành nghề thủ công truyền thống cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, các công trình công cộng, hệ thống cấp thoát nƣớc, cung cấp điện, xử lý rác thải đƣợc nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch. Huyện Ba Vì – TP Hà Nội là một nơi giàu tiềm năng du lịch, với hệ thống các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú. Trƣớc hết là sự đa dạng sinh học với vƣờn quốc gia Ba Vì, nơi tập trung hàng trăm loài động Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 1
  2. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội thực vật quý hiếm; Hồ Suối Hai với diện tích hơn 1.000 ha cùng một quần thể sinh thái khá đa dạng; với những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng nhƣ khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, khu du lịch Đầm Long Đây còn là khu vực có nền văn hoá lâu đời, với nhiều giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, khu di tích K9 Đá Chông Với truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, những nét văn hoá độc đáo của các dân tộc cùng các giá trị tài nguyên đó đã tạo ra sức hấp dẫn riêng của Ba Vì đối với du khách. Nhƣ vậy có thể thấy rằng Ba Vì là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, và hoàn toàn có thể đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng nói riêng và cho đất nƣớc nói chung. Nhƣng thực tế chƣa đƣợc nhƣ vậy. Trong thời gian qua, hoạt động du lịch tại Ba Vì tuy cũng đã có những bƣớc phát triển nhất định, song việc khai thác tài nguyên vẫn chƣa đạt hiệu quả cao, hoat động du lịch phát triển còn trì trệ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng to lớn của vùng, và phía sau của sự phát triển còn tiềm ẩn những nguy cơ phá huỷ môi trƣờng sinh thái, nhân văn Vậy tại sao hoạt động du lịch tại đây lại phát triển chậm chạp? Phải làm gì để thúc đẩy nó phát triển? Ngày 01/08/2008 Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ) đã chính thức sát nhập vào thủ đô Hà Nội. Ba Vì cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 70km, có thể nói là một khoảng cách rất thuận lợi cho phát triển du lịch – đặc biệt là du lịch cuối tuần. Nhƣng trở thành một phần của thủ đô, trong vòng gần 2 năm qua hoạt động du lịch nói riêng tại Ba Vì đã thực sự hoà mình vào chung với sự phát triển của du lịch thủ đô chƣa? Thực tế là chƣa đáng kể. Là một ngƣời con của quê hƣơng, ai mà không muốn đƣợc tự hào về vùng đất quê hƣơng của mình, ai mà không muốn quê hƣơng của mình giàu đẹp và phát triển. Vậy mà có nhiều lúc nhắc tới quê hƣơng mình mọi ngƣời lại hỏi: “Thế ngoài VQG Ba Vì thì ở đấy có chỗ nào thăm quan không?”. Thật Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 2
  3. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội buồn khi một nơi làm du lịch nhƣng lại chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến? Tại sao vậy? Với lý do trên em đã chọn đề tài ”Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì – TP. Hà Nội” làm đề tài khóa luận với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nào đó của mình cho sự phát triển hoạt động du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung của quê hƣơng mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch của vùng, từ đó đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì. 3. Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:  Tìm hiểu các giá trị tài nguyên của Huyện Ba Vì phục vụ cho hoạt động du lịch.  Tìm hiểu thực trạng khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch tại Huyện Ba Vì.  Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động du lịch tại địa phƣơng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch trên lãnh thổ huyện Ba Vì – TP.Hà Nội. Trong đó đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, dựa vào đó đƣa ra các giải pháp để khắc phục. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận, em đã sử dụng các phƣơng Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 3
  4. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội pháp nghiên cứu sau:  Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu  Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa  Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp trên cơ sở những tài liệu sách, báo, tạp chí về hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch tại Ba Vì nói riêng.  Phƣơng pháp điền dã. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài này gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và tài nguyên du lịch Chương 2: Tiềm năng và thực tế khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch tại huyện Ba Vì – TP. Hà Nội Chương 3: Phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì – TP. Hà Nội. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 4
  5. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1 Những vấn đề chung 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch và tài nguyên du lịch: 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Trong đời sống của con ngƣời hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, nó đã nhanh chóng trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch từ lâu đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Nhiều nƣớc đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cƣ là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng cuộc sống. Và thuật ngữ du lịch đã trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ “Du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nƣớc bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này đƣợc La Tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), và tourism (tiếng Anh). (Robert Lanquar. Kinh tế du lịch.Nxb Thế giới. Hà Nội 1993. Ngƣời dịch: Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chƣởng). Ở Việt Nam, thuật ngữ Du lịch đƣợc dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là chơi, còn lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, ngƣời Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du lịch. Nhƣ một chuyên gia nghiên cứu về du lịch đã nhận định: “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Đúng vậy, các chuyên gia có các cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau dƣới các góc độ nghiên cứu khác nhau về du lịch dẫn đến các cách định nghĩa khác nhau về du lịch. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 5
  6. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo Guer Freuler trong cuốn nhập môn khoa học du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con ngƣời rời khỏi quê hƣơng đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là đƣợc thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hƣơng, không nhằm mục đích sinh lời đƣợc tính bằng đồng tiền”. Theo tác giả Nguyễn Cao Thƣờng và Tô Đăng Hải trong giáo trình Thống kê du lịch: “Du lịch là một nghành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”. Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thƣ Việt Nam (2005) du lịch chia ra làm hai nghĩa hiểu sau: Nghĩa thứ nhất: “du lịch là một dạng nghỉ dƣỡng sức tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật.” Nghĩa thứ hai: “du lịch là nghành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.” Theo Luật du lịch đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có giải Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 6
  7. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội thích “ du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (điều 4). Các định nghĩa trên đều nêu lên đƣợc bản chất của du lịch đó là: Là hoạt động của con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình (trừ trƣờng hợp di chuyển đi cƣ trú chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lƣợc) Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Không mang mục đích kinh tế vì có thể thăm dò để làm kinh tế về sau. Vậy du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, tìm hiểu giải trí trong một khoảng thời gian nhất định và không mang mục đích kinh tế. 1.1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch Du lịch là nghành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch đƣợc coi là mục đích đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan trong nhất, mang tính quyết định sự phát triển nghành Du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Việc nghiên cứu tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch đƣợc quan tâm nhiều từ cuối thế kỉ XIX đến nay, gắn liền với sự phát triển của du lịch hiện đại. Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống với những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của nghành Du lịch. Và cũng có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch. Theo Pirojnik trong cuốn Tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến: “Tài Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 7
  8. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tƣơng lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng đƣợc dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ cùng tác giả trong cuốn Địa lý du lịch: “tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất và dịch vụ du lịch”. Theo Luật du lịch Việt Nam (Điều 4, chƣơng I, Luật du lịch Việt Nam, 2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Các khái niệm trên tuy có cách thể hiện khác nhau về tài nguyên du lịch, song đều có điểm chung đó là: Các khái niệm này đều cho rằng tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc, có mức độ tâp trung cao thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch cao. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học, chính trị nên ngày càng đƣợc mở rộng. Do vậy, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang khai thác và tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác. Vậy, tài nguyên du lịch là những thành phần tự nhiên, những tính chất Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 8
  9. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội của tự nhiên, truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, cùng các công trình kiến trúc do con ngƣời sáng tạo ra có thể sử dụng vào mục đích du lịch. 1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có thể phân thành hai nhóm:  Tài nguyên du lịch tự nhiên: Theo khoản 1 (Điều 13, chƣơng II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: o Địa hình o Khí hậu o Nguồn nƣớc o Sinh vật: Các thành phần tự nhiên; Các cảnh quan du lịch tự nhiên; Các di sản thiên nhiên thế giới. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại tƣơng hỗ chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên, nhƣ quy luật luôn vận động và biến đổi không ngừng, quy luật tuần hoàn của nƣớc, Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng nhƣ các điều kiện văn hoá, kinh tế - xã hội và cũng thƣờng đƣợc phân bố gần các tài nguyên du lịch nhân văn. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 9
  10. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội  Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngƣời sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phục vụ du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trƣờng mới đƣợc gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: + Các di sản văn hoá thế giới + Các di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh cấp Quốc gia và địa phƣơng: - Các di tích khảo cổ học - Các di tích lịch sử - Các di tích kiến trúc nghệ thuật - Các danh lam thắng cảnh + Các công trình đƣơng đại + Vật kỉ niệm và vật cổ. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: + Các di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại + Các giá trị văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia và địa phƣơng: - Các lễ hội - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống - Nghệ thuật ẩm thực - Các đối tƣợng gắn với dân tộc học - Các đối tƣợng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện - Các giá trị thơ ca, văn học. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 10
  11. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 1.1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch: Du lịch là một trong những nghành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của nghành du lịch và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Nói cách khác nó quy định đến tính chất của loại hình du lịch cũng nhƣ sự đa dạng của loại hình du lịch tại một điểm, một quốc gia. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia đƣợc xác định trên cơ sở khối lƣợng nguồn tài nguyên du lịch quy định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên vùng du lịch. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại có chất lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch và mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú thì càng có sức hút lớn đối với du khách. 1.1.4 Chức năng của du lịch 1.1.4.1 Chức năng kinh tế Xét về phƣơng diện kinh tế, du lịch phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu về mặt lãnh thổ. Nhƣ vậy, du lịch đƣợc coi là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và đây cũng chính là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nƣớc. Du lịch còn là nghành kinh tế tổng hợp, nói cách khác du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao hàm các sản phẩm có chất lƣợng của nhiều nghành kinh tế khác nhƣ giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, xây dựng, Chính vì vậy, du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các nghành kinh tế khác cùng phát triển. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 11
  12. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động cho một địa phƣơng, một vùng, tạo ra thu nhập cho nguồn lao động. Vì vậy, du lịch có đóng góp quan trọng làm tăng thu nhập quốc dân của một vùng lãnh thổ, một quốc gia nhất là du lịch quốc tế. 1.1.4.2 Chức năng xã hội Du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho ngƣời dân và làm cho đời sống tinh thần của con ngƣời trở nên phong phú hơn, giảm bớt các tệ nạn xã hội. Du lịch có vai trò trong việc giữ gìn, bảo vệ, phục hồi sức khỏe và tăng cƣờng sức sống cho nhân dân trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hoá giảm 20%. Một số khu vực điều dƣỡng khẳng định nƣớc khoáng ở vùng đó có thể chữa đƣợc bệnh lao phổi, các vết loét, u nhọt. Trên thế giới, nhƣng nƣớc giàu nguồn nƣớc khoáng nổi tiếng cũng là những nƣớc phát triển du lịch chữa bệnh nhƣ: Hunggari, Italia, Cộng hoà Liên bang Đức Thông qua hoạt động du lịch ngƣời dân, khách du lịch đƣợc hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các danh lam thắng cảnh của đất nƣớc từ đó góp phần giáo dục tinh thần yêu nƣớc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi ngƣời. Cũng thông qua du lich, con ngƣời ở những địa phƣơng, những vùng miền, những quốc gia khác nhau đƣợc giao lƣu, tiếp xúc với nhau, làm cho ngƣời gần ngƣời hơn, từ đó tăng cƣờng tình đoàn kết dân tộc. Đồng thời, có sự trao đổi, học hỏi vốn kinh nghiệm lẫn nhau giữa du khách và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng góp phần nâng cao dân trí, cũng nhƣ vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống cho cả ngƣời dân bản địa lẫn khách du lịch. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 12
  13. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Phát triển du lịch cũng góp phần vào việc khôi phục và phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc. Các nhu cầu nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách đã thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý đến việc khôi phục và duy trì các di tích, các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, 1.1.4.3 Chức năng sinh thái Chức năng sinh thái của du lịch thể hiện trong việc tạo nên môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái, du lịch sẽ là nhân tố kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng tự nhiên xung quanh bởi chính môi trƣờng này ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và các hoạt động khác của con ngƣời. Việc làm quen với các danh thắng và môi trƣờng tự nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm, thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục khách du lịch về mặt sinh thái học. Giữa xã hội và môi trƣờng trong kĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, một mặt xã hội cần đảm bảo sự tối ƣu của du lịch nhƣng mặt khác phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Nhƣ vây, du lịch và bảo vệ môi trƣờng sinh thái là những hoạt động gần gũi và liên quan với nhau. 1.1.4.3 Chức năng chính trị Du lịch đóng góp vai trò to lớn vào việc củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Thông qua du lịch và hoạt động quảng bá du lịch cũng góp phần giới thiệu cho các nƣớc trên thế giới về hình ảnh của đất nƣớc mình. Năm 1967, du lịch đƣợc coi là “giấy thông hành của hoà bình” thông qua du lịch quốc tế, con ngƣời thể hiện nguyện vọng của mình là đƣợc sống, lao động trong hoà bình và hữu nghị. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 13
  14. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 1.2.1 Dân cƣ và lao động: Dân cƣ và lao động không chỉ là nhân tố quan trọng trong sản xuất, mà đây còn chính là thành phần chính làm nên sự tồn tại của nghành du lịch. Bên cạnh việc tham gia vào quá trình lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, dân cƣ còn có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giai trí. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì áp lực công việc cũng ngày càng tăng. Vì thế, nhu cầu đi du lịch, giảm stress cũng ngày càng tăng lên. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cƣ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. 1.2.2 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các nghành kinh tế: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngƣời thành hiện thực. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành. Vì thế, trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số nghành nhƣ công nghiệp, nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch: Công nghiệp phát triển cao sản xuất ra những vật liệu đa dạng để xây dựng các công trình du lịch và hàng tiêu dùng cho khách du lịch. Công nghiệp phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, gây căng thẳng và ảnh hƣởng đến sức khoẻ của con ngƣời khiến con ngƣời phải tìm chỗ để nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ ngoài nơi sinh sống của mình. Nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch, vì nhu cầu đi du lịch của con ngƣời luôn gắn với nhu cầu ăn uống. Nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy du lịch phát triển. Mạng lƣới giao thông: nhờ mạng lƣới giao thông hoàn thiện mà du lịch phát triển với tốc độ nhanh, làm giảm thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 14
  15. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các nghành kinh tế cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. 1.2.3 Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi phát triển xã hội quyết định cấu trúc của nghành du lịch và đƣợc phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu cầu du lịch cũng ngày càng trở nên phổ biến. 1.2.4 Cách mạng khoa học kỹ thuật: Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá, tự động hoá quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch. Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ làm cho con ngƣời căng thẳng, mệt mỏi làm nảy sinh nhu cầu phục hồi sức khoẻ thông qua con đƣờng nghỉ ngơi du lịch. Đối với các nƣớc kinh tế phát triển thƣờng dẫn đến sự mất cân đối giữa chế độ ăn uống và chế độ làm việc. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động nghỉ ngơi du lịch lên thành điều kiện cần thiết cho cuộc sống. Cách mạng khoa học kĩ thuật cũng là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, du lịch không phát triển đƣợc nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hoá. 1.2.5 Đô thị hoá: Đô thị hoá có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân về phƣơng diện vật chất, văn hoá làm thay đổi tâm lý và hành vi của con ngƣời. Mặt khác, nó cũng bộc lộ những tác động tiêu cực của nó. Nó làm Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 15
  16. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội biến đổi các điều kiện sống tự nhiên, tách con ngƣời ra khỏi môi trƣờng tự nhiên xung quanh và có thể ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ của con ngƣời. Hàng loạt các yếu tố nhƣ mật độ dân cƣ dày đặc, tiếng ồn, thông tin đa chiều đều trở thành nguyên nhân làm suy giảm sức khoẻ của con ngƣời dẫn đên strees. Từ những tác động tiêu cực nêu trên khiến cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thay thế đƣợc của ngƣời dân thành phố. Nhu cầu này đã làm xuất hiện một loại hình du lịch đặc biệt – du lịch ngắn ngày. 1.2.6 Điều kiện sống: Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con ngƣời đạt tới trình độ nhất định. Trong đó mức thu nhập thực tế của mỗi ngƣời trong xã hội là nhân tố quan trọng, đối với những ngƣời có thu nhập thấp và hạn chế thì họ sẽ thƣờng không thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi và du lịch. 1.2.7 Thời gian rỗi: Du lịch không thể phát triển đƣợc nếu con ngƣời thiếu thời gian rỗi. Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc trong đó diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con ngƣời. Để tăng thời gian rỗi thì cần giảm độ dài của tuần làm việc và thời gian của công việc nội trợ. Vì vậy, nhiều nƣớc đã thực hiện chế độ tuần làm việc nhiều thời gian rỗi vào cuối tuần. Thời gian rỗi vào cuối tuần cộng với nghỉ phép là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch dài ngày. 1.2.8 Chính sách phát triển du lịch của Nhà Nƣớc và chính quyền địa phƣơng: Đây cũng là một nhân tố có tác động tới sự phát triển của hoạt động du lịch. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng có những chính sách phát triển du lịch hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển và ngƣợc lại. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 16
  17. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 1.2.9 Nhân tố chính trị: Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Hoà bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngƣợc lại du lịch có tác động trở lại đến việc cùng tồn tại hoà bình. Vì vậy nhân tố chính trị có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nƣớc và quốc tế. Thông qua du lịch quốc tế con ngƣời thể hiện nguyện vọng của mình là đƣợc sống, lao động trong hoà bình và hữu nghị. 1.3 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội Nghành kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nó không những đáp ứng nhu cầu tinh thần, vật chất của con ngƣời mà còn là một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một đất nƣớc. Chúng ta có thể tóm tắt ý nghĩa của hoạt động du lịch nhƣ sau: Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần giải quyết đƣợc vấn đề công ăn việc làm cho một số lƣợng lớn lao động, mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và cộng đồng, giúp họ ngày càng nâng cao mức sống cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc là “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Du lịch còn là một “công cụ” giúp làm giảm tình trạng đói nghèo. Hoạt động du lịch diễn ra ở những vùng địa lý khác nhau của một quốc gia (có thể ở vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, cùng biển và cả các đô thị nhộn nhịp) nên nó trở thành một công cụ quan trọng có thể tác động tới tình trạng đói nghèo của quốc gia đó cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Du lịch sẽ tạo cơ hội phát triển cho nguời nghèo ở vùng nông thôn tại ngay cộng động của họ; nếu không có việc làm, vì kế sinh nhai họ sẽ có xu hƣớng di chuyển đến các vùng đô thị tìm kiếm công việc. Hơn nữa, thông qua du lịch các kỹ năng làm việc và sinh sống của những ngƣời nghèo ở thành thị sẽ đƣợc áp dụng về khu vực Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 17
  18. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội nông thôn, giúp những ngƣời nghèo ở đây có thêm kĩ năng mới, có nhiều công ăn việc làm hơn và có đƣợc thu nhập cao hơn. Vì vậy du lịch không chỉ đóng góp vào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trƣờng, mà còn giảm thiểu đƣợc tình trạng di cƣ về các khu đô thị và chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo vệ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và ngƣợc lại việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là góp phần làm cho hoạt động du lịch phát triển. Ngày nay,nhu cầu về du lịch văn hoá, du lịch nhân văn, du lịch trở về cội nguồn đang trở thành một nhu cầu cần thiết và chính đáng của con ngƣời thì mối quan hệ trên ngày càng trở nên gắn bó khăng khít với nhau. Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Bởi vì sự tồn tại của du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng về cảnh quan thiên nhiên, đồng thời đây cũng chính là mục tiêu của hoạt động du lịch. Không những thế hoạt động du lịch phát triển còn góp phần giáo dục con ngƣời về tình yêu thiên nhiên, biết quý trọng những giá trị truyền thống. Qua đó mỗi chúng ta có dịp thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu đất nƣớc, con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Đây chính là yếu tố quyết định, vì có yêu đất nƣớc, tự hào về dân tộc thì con ngƣời mới có ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy truyền thống quý giá, tốt đẹp của dân tộc. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 18
  19. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TẾ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ CHO DU LỊCH TẠI HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì: Nói đến Ba Vì là nói đến vùng đất địa linh nhân kiệt, là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km. Ba Vì không chỉ đƣợc thiên nhiên ban tặng cả bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, đƣợc coi là “lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô Hà Nội, mà nơi đây còn là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Ngoài những di tích lịch sử nổi tiếng của huyện, các xã miền núi Ba Vì tự hào là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, mang đậm nét văn hóa Việt cổ (văn hóa Việt – Mƣờng). Ba Vì là huyện bán sơn địa, có diện tích tự nhiên là 428,0 km²,trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, một góc nhỏ phía Đông Nam giáp huyện Thạnh Thất. Phía Nam giáp các huyện: Lƣơng Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Tây và phía Bắc giáp thành phố Phú Thọ, và ranh giới là sông Đà (ở phía Tây) và sông Hồng (sông Thao) (ở phía Bắc). Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tƣờng thành phố Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Theo thống kê năm 1999, dân số huyện Ba Vì là 242.600 ngƣời, gồm các dân tộc: Kinh, Mƣờng, Dao Trƣớc khi sát nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, cũng nhƣ các huyện khác của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đã chính thức sát nhập vào thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trƣớc đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08 ha và dân Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 19
  20. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội số 2.701 ngƣời của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì đƣợc sát nhập vào thành phố Việt Trì – Phú Thọ, theo Nghị quyết của kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Hiện tại, Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lị) và 30 xã: Thái Hòa, Cổ Đô, Phú Cƣờng, Tản Hồng, Châu Sơn, Vạn Thắng, Phong Vân, Phú Đông, Phú Phƣơng, Phú Châu, Phú Sơn, Đồng Thái, Đông Quang, Chu Minh, Minh Châu, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Tiền Phong, Cam Thƣợng, Thụy An, Ba Trại, Ba Vì, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Vân Hòa, Yên Bài, Khánh Thƣợng, Minh Quang. Khu vực sƣờn Đông núi Ba Vì, có thác, có suối, có rừng nguyên sinh đẹp và thơ mộng là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Nơi đây còn có những di tích văn hóa, lịch sử nhƣ đền thờ Bác Hồ, đền Thƣợng, đền Trung rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Khu vực sƣờn Tây núi Ba Vì cũng đƣợc coi là nơi có tiềm năng phát triển du lịch vì có địa thế đẹp, một bên là núi nhìn ra sông Đà tạo ra sức hấp dẫn riêng. Ba Vì hội tụ các điểm du lịch hấp dẫn nhƣ Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Vƣờn quốc gia Ba Vì, Hồ Suối Hai, Suối khoáng nóng Thuần Mỹ Ngoài ra Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tƣởng niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng. Với những lợi thế về giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, hấp dẫn đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, nhất là trong lĩnh vực phát triển đầu tƣ du lịch với hàng loạt các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng đƣợc xây dựng. Hàng chục công ty đã tập trung khai thác các địa điểm ở Ba Vì làm khu du lịch, Reasort, nơi vui chơi, nghỉ dƣỡng, tham quan cho du khách trong và ngoài nƣớc. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 20
  21. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Vì vậy, trong một cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo kinh tế và đô thị, ông Bạch Công Tiến, phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì đã cho biết UBND huyện Ba Vì xác định: Ba Vì là điểm đến lý tƣởng cho du lịch sinh thái, tâm linh, bản sắc dân tộc; Nếu phát huy đƣợc những tiềm năng lợi thế này Ba Vì sẽ có thể thay đổi đƣợc cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang du lịch-dịch vụ. 2.2 Tiềm năng phát triển du lịch của huyện: 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: 2.2.1.1.Vườn quốc gia Ba Vì Từ trung tâm Hà Nội đi theo hƣớng Tây khoảng 50km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng chúng ta sẽ thấy 3 đỉnh núi – Ba Vì mờ ảo xuất hiện, và cũng là lúc bắt đầu bƣớc vào không gian lung linh huyền ảo của Vƣờn quốc gia Ba Vì. Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc thành lập ngày 18-12-1991 theo Quyết định 407/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng. Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc giao cho Bộ nông thôn và phát triển nông thôn quản lý từ ngày 01-01-1992. Tọa độ địa lý: từ 21 độ 01’ đến 21 độ 07’ vĩ độ Bắc và 105 độ 16’ đến 105 độ 25’ độ kinh Đông. Vƣờn quốc gia Ba Vì có diện tích 7.377 ha trên tổng diện tích 14.144 ha, thuộc địa bàn 7 xã miền núi: Minh Quang, Khánh Thƣợng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài và Vân Hòa của huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Từ thành phố Sơn Tây có đƣờng 87 và 88 nối các điểm du lịch trong vùng khá thuận lợi, đặc biệt là con đƣờng từ chân núi lên đỉnh Ba Vì dài 12km khá tốt. Và khoảng cách 50km với trung tâm thành phố Hà Nội với đƣờng giao thông thuận lợi thì đây là một cự ly phù hợp với khách du lịch bởi từ trung tâm thành phố Hà Nội chỉ mất hơn 1 giờ đi ô tô hoặc xe máy và chỉ mất quãng đƣờng 15 km để đi từ thành phố Sơn Tây để đến vƣờn quốc gia. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 21
  22. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Với vị trí nhƣ vậy theo đánh giá về mức độ thuận lợi với du khách, vƣờn quốc gia Ba Vì có thể đƣợc đánh giá là rất thuận lợi. Đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa là 3 đỉnh núi cao nhất thuộc dãy núi Ba Vì mang nhiều huyền thoại của thời lập đất, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh. Không bị tác động nhiều bởi bàn tay con ngƣời, Vƣờn quốc gia Ba Vì mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng, cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú. Ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trƣờng Ba Vì, cho biết, Ba Vì đƣợc ví nhƣ là “Lá phổi xanh của Thủ đô”. Nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Trong số đó có một số loài lần đầu tiên đƣợc mô tả tại khu vực này, nhƣ: cây Mỡ Ba Vì, cây Cau Ba Vì, cây Lƣỡi vàng nàng cò Ba Vì. Có 2 loài đặc hữu là Bời lời Ba Vì và Cà lồ Ba Vì. Cùng nhiều loài cây quý hiếm nhƣ: Bách xanh, Thông tre, Vù hƣơng, Dẻ tùng sọc trắng, Lan kim tuyến, Quyết thân gỗ, Dổi lá bạc. Kết quả nghiên cứu của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội năm 1997 đã phát hiện đƣợc 250 loài cây dƣợc liệu có thể chữa đƣợc 33 loại bệnh đó là: Hoa tiên, Huyết đắng, Bát giác liên, Râu hùm, Hoàng Đắng Và hiện nay ngƣời ta đã thống kê đƣợc 503 loài cây thuốc. Hệ động vật ở đây có 259 loài, trong đó: thú 45 loài, có 9 loài đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam: cu li lớn, chồn bạc má, gấu ngựa, cầy vằn, cầy mức, sơn dƣơng, tê tê vàng, sóc bay, sóc đen. Chim có 113 loài, có 40 họ, 17 chi, trong đó có các loài quý hiếm là gà lôi trắng, công, trĩ. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 22
  23. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Lƣỡng cƣ có 17 loài là ếch gai sần, ếch xanh rama, livida, chàng, ếch vạch, cóc mày chê, cóc mày hạt sen. Côn trùng có 86 loài, 17 họ và 9 bộ. Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc chia làm 2 phân khu chức năng: Phân khu bảo tồn sinh thái từ cốt 400m trở lên. Phân khu phục hồi sinh thái từ cốt 100m đến 400m, còn lại là vùng đệm. Vùng đệm là nơi sinh sống của 10.125 hộ dân với 46.547 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Kinh, Dao, Mƣờng. Trong đó, dân tộc Mƣờng có 2.720 hộ với 17.502 ngƣời, dân tộc Dao có 300 hộ, 1.676 ngƣời, 80% số hộ ở đây có nghề làm thuốc cổ truyền. Hƣớng Đông đỉnh Vua, cao 1.269m (so với mực nƣớc biển), phải leo lên gần 800 bậc đá mới tới đỉnh, trên đó có lập đền thờ Bác Hồ. Đối diện về phía Tây là đỉnh Tản Viên, cao 1.226m, leo lên 225 bậc là đến đền Thƣợng, tƣơng truyền là nơi hoá của Đức Thánh Tản – Sơn Tinh, một trong “Tứ bất tử” trong tâm linh của ngƣời Việt. Tiếp đó là đỉnh Ngọc Hoa (tƣơng truyền là con gái Vua Hùng thứ 18), cao 1.120m. Về khí hậu: Vƣờn quốc gia Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ, nhiệt độ tháng 1 là 16,5 độ, vào tháng 7 là 28,7 độ. Do đây là vùng địa hình đồi núi nên khí hậu Ba Vì thay đổi theo độ cao. Trên 500m luôn có sƣơng mù bao phủ đỉnh núi. Tại cốt 400m nhiệt độ trung bình là 20,6 độ, độ ẩm là 81,6 %. Xuống núi, ở độ cao 800m (so với mực nƣớc biển), rẽ phải, vƣợt lên một đoạn dốc cao và khúc khuỷu “cua tay áo” là khu phế tích gồm nhà thờ, những khu biệt thự nghỉ mát, cô nhi viện và cả nhà tù của thực dân Pháp để lại cách đây gần trăm năm với rêu phong cổ kính, mang vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn. Xuống độ cao 600m là khu di tích kháng chiến chống Pháp, nơi ghi dấu trận đánh lịch sử của Trung đoàn Ba Vì ngày 31-12-1951, cắt đứt phòng tuyến sông Đà của Pháp, tạo cho quân ta đánh thắng chiến dịch Hoà Bình năm 1952. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 23
  24. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Đƣợc sự ƣu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tại cho vƣờn quốc gia Ba Vì trở thành một trong 4 khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng (Đà Lạt, Sa Pa, Ba Vì và Tam Đảo). Không những thế, vùng núi Ba Vì còn là nơi du lịch tâm linh của ngƣời Việt. Hàng năm, VQG Ba Vì đón vài chục nghìn lƣợt ngƣời đến thăm quan và học tập. Đến đây, du khách đƣợc tận hƣởng cái không khí trong lành mát dịu; hƣơng vị núi rừng cây cối; chim hót, suối reo 2 bên đƣờng. Với hệ sinh thái và những tài nguyên hiện có VQG Ba Vì thích hợp cho những loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dƣỡng, đặc biệt là du lịch cuối tuần 2.2.1.2. Khu du lịch Ao Vua Chỉ nằm cách Hà Nội khoảng chừng 60km, nếu đi bằng xe ô tô bạn có thể dễ dàng đến khu du lịch Ao Vua thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng trăm nghàn khách tham quan mỗi năm. Khu du lịch sinh thái Ao Vua là một trong những địa điểm hiếm hoi ở ngoại vi Hà Nội còn giữ đƣợc cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ, không gian đậm chất nhân văn và đặc biệt không khí trong lành rất phù hợp với kì nghỉ cuối tuần, nghỉ dƣỡng. Du khách tới Ao Vua có thể tìm về cội nguồn qua câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh giao chiến để đƣợc trở thành “phò mã” của Vua Hùng, tìm hiểu về Đức Thánh Tản Viên, một vị thánh giúp dân trị thủy, cấy lúa, dệt lụa, chữa bệnh sống mãi trong tâm thức ngƣời Việt. Du khách có thể bơi lặn bên thác Ao Vua trong bể thác thiên nhiên, du thuyền trên mặt hồ, thƣởng thức những món ăn đặc sản trong những ngôi nhà mái lá đủ hình thù, leo lên đỉnh núi nghe tiếng nƣớc chảy rì rào, chiêm ngƣỡng cảnh vật trời mây, non nƣớc mộng mơ và nhƣ có cảm giác đi du lịch mạo hiểm với những con đƣờng đồi núi quanh co. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 24
  25. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Lần đầu đến đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trƣớc một kiệt tác hoàn hảo của “đức mẹ tạo hóa” với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, một món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Hiện khu du lịch Ao Vua đang đƣợc đầu tƣ mở rộng quy mô: vƣờn chim thú, vƣờn truyền thuyết cổ tích, vƣờn tƣợng châu Âu, trồng thêm nhiều loại cây quý nhằm tạo bóng mát và hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Một khách sạn 3 sao, gồm 50 phòng, hội trƣờng 500 chỗ, nhà ăn và phòng họp hội thảo trên diện tích 5.000m² cùng nhiều trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm nhƣ: khu nhà đa năng, công viên vầng trăng, đƣờng đua công thức 1 có thể phục vụ hàng ngàn ngƣời cùng một lúc. Khi ra về, du khách có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, đó là những lọ hoa mỹ nghệ, những vật dụng tinh xảo, độc đáo, đẹp mắt đƣợc làm từ nguyên liệu tre, nứa bởi đôi bàn tay của chính con ngƣời nơi đây. 2.2.1.3 Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa – Ba Vì, là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng trùng điệp, có dòng suối Tiên thơ mộng, nƣớc suối trong mát với nhiều dàn thác dạt dào đổ xuống tạo nên những âm thanh kì diệu. Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, nơi mà công chúa Ngọc Hoa cùng các tiên nữ thƣờng hay xuống tắm ở suối này. Ngày nay nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích. Chuyện kể rằng: thuở hồng hoang có một nàng tiên nữ đã xuống dạo chơi phàm trần, nàng lạc bƣớc vào thung lũng này và say xƣa cảnh vật trần gian. Khi về trời đã bỏ quên tấm thảm màu xanh của mình, vô tình chàng hoàng tử đi săn qua đây bắt đƣợc. Chàng đã dõi theo nàng đang dần khuất trong làn mây trắng. Nàng tiên ngoái lại nhìn thấy đôi mắt âu yếm, đắm say của chàng hoàng tử, nàng liền quay trở lại cùng chàng tình tự. Nhƣng “luật trời” nghiêm khắc nàng Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 25
  26. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội phải về. Không nỡ chia tay bạn tình trong lƣu luyến, chàng hoàng tử níu nàng lại chẳng muốn rời xa. Trong khúc hòa tấu của nhạc rừng rộn rã, nàng cùng chàng nằm trên tấm thảm xanh, nàng khe khẽ hát khúc ru ca của đất trời, ru hoàng tử vào giấc ngủ giữa yên ả thiên nhiên. Chàng hoàng tử tỉnh dậy, không thấy bạn tình đâu, chỉ còn tấm thảm xanh và cuộc tình ngắn ngủi mơ mộng. Kể từ đó tấm thảm xanh mà nàng tiên để lại cho bạn tình đã thành thung lũng Khoang Xanh mơ màng không có tuổi. Tận dụng đƣợc lợi thế đó, năm 1995, công ty cổ phần du lịch Khoang Xanh đã đầu tƣ xây dựng khu vực này thành một điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách. Tuy vậy, các dịch vụ còn nhiều hạn chế nên đối tƣợng khách thời này chủ yếu là sinh viên, học sinh đi dã ngoại. Đến năm 1999, công ty tiếp tục đầu tƣ xây dựng khu công viên nƣớc, tạo cảm giác mạnh cho du khách với hồ tạo sóng biển nhân tạo. Hiện nay, tại đây, khu Trung tâm gồm khách sạn, hội trƣờng, sân khấu, sân tenis, sân bóng đá ; khu suối, thác, rừng gồm rừng nguyên sinh cùng thảm thực vật phong phú; khu Thung lũng khủng long tái tạo cảnh vật hoang sơ thời tiền sử, kết hợp bảo tồn những động vật quý hiếm hiện có nhƣ cá sấu, gấu, khỉ ; khu tắm khoáng bùn bảo đảm sức khoẻ cho con ngƣời và khu công viên nƣớc rộng 2,2ha với sóng biển nhân tạo dâng cao 0,5m, vỗ ì oạp khiến mỗi du khách khi đến đây có cảm giác đƣợc sống trong không gian thiên nhiên kỳ ví có rừng nguyên sinh, có suối, có động vật hoang dã và có biển Có một nhà thơ khi đến đây đã phải thốt lên rằng: “Ai mang hồn biển đặt giữa rừng? ” Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Ông Nguyễn Viết Thuận – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó giám đốc khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên cho biết: “Toàn khu có khoảng 200ha rừng nguyên sinh và 2km suối nƣớc tự nhiên chảy suốt đêm ngày không bao giờ cạn. Đây là một phần diện tích của Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 26
  27. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Vƣờn quốc gia Ba Vì nên chúng tôi phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn và phát triển những loài động, thực vật quý hiếm ”. Chuẩn bị cho Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Khoang Xanh – Suối Tiên đang nỗ lực phát triển du lịch để đón du khách trong nƣớc và quốc tế về dự Đại lễ và thăm một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội. 2.2.1.4. Khu du lịch sinh thái Thác Đa Với diện tích trải rộng gần 100ha, Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm ở thôn Mƣờng Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội là một điểm du lịch rất thuận lợi và lý tƣởng cho kì nghỉ cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả. Đến với Thác Đa, du khách sẽ cảm nhận đƣợc những nét mới mẻ ở đây so với những khu du lịch khác. Một khung cảnh thật hấp dẫn, còn nguyên sơ, đƣợc bàn tay con ngƣời khéo khai thác, làm cho du khách có cảm giác đƣợc ngƣợc dòng thòi gian và sống trong bộ tộc của ngƣời Việt cổ, trong trận thắng năm xƣa của bà Trƣng, bà Triệu Với một bầu không khí trong lành trên đỉnh núi cao 1.281m so với mặt nƣớc biển của vùng núi Ba Vì, đƣợc nghỉ trong ngôi nhà sàn xinh xắn của dân tộc Mƣờng với xung quanh là cây cối xanh tƣơi, những dòng suối trong mát, thanh tao sẽ làm du khách quên đi nỗi mệt nhọc của cuộc sống đời thƣờng để tận hƣởng những ƣu đãi của thiên nhiên ban tặng. Đến đây, bạn còn đƣợc hoà mình vào không khí lễ hội, bạn sẽ cùng vui múa xoè, nhảy sạp cùng các chàng trai, cô gái dân tộc ít ngƣời, say trong men rƣợu Cần của những đêm lửa trại bập bùng và thƣởng thức các món nƣớng từ ngô, sắn, khoai Ở đây có đƣờng đi lên các thác Dốc Mông, khuôn viên Tình Yêu, thác Mây lên Tây Trúc rồi đến cây đa nghìn tuổi. Tại khu du lịch này, du khách không chỉ đƣợc thƣởng thức vẻ đẹp tự nhiên vốn có của rừng nguyên sinh Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 27
  28. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội thuộc vùng núi Tản, với rừng cây lâu niên quý hiếm, cùng vƣờn trúc tự nhiên rộng gần 1ha có gần 20 loại chim, mà còn có hệ thống các sân chơi thể thao đƣợc bố trí hài hoà nằm xen với các đồi sim, đồi xanh, đồi phƣợng, đồi mai để có thể thƣ giãn sau những hiệp đấu căng thẳng. Thác Đa còn là một ngọn thác lớn nhất trong khu này. Đƣờng tới Thác Đa lƣợn vòng uốn khúc. Trƣớc khi tới Thác Đa hùng vĩ, du khách sẽ ghé thăm Khe Cạn. Gọi là Khe Cạn vì suối cạn nƣớc quanh năm khoe những viên sỏi lấp lánh dƣới ánh mặt trời. Dọc đƣờng du khách sẽ còn đƣợc gặp một tên thác rất thú vị, đó chính là thác Dốc Mông. Dân gian có bài thơ: Con thác lững lờ cạnh dốc Mông Từ độ anh đi vẫn bỏ không Cỏ mọc um tùm không người xén Em mướn người về có được không. Con thác lững lờ cạnh dốc Mông Ông còn để đó mặc kệ ông Cỏ mọc um tùm ông về xén Nếu mướn người về chết với ông. 2.2.1.5.Khu du lịch Đầm Long Khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long nằm trên một quả đồi thấp, thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội, cách Hà Nội 65km về phía Tây, cách khu du lịch Ao Vua 14km và cách hồ suối Hai 3,8km. Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch là 75ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17,5ha, còn lại là đầm nƣớc và khu xây dựng. Khu du lịch Đầm Long có hệ động thực vật phong phú, vì vậy đây không Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 28
  29. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội chỉ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã. Đầm Long là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Theo kết quả khảo sát sinh thái và tài nguyên sinh vật của Viện Địa Lý Việt Nam đã thống kê đƣợc ở đây có 387 loài thực vật thuộc 252 chi, 94 họ của 4 nghành thực vật bậc cao. Động vật ở rừng Đầm Long và các địa bàn phụ cận hiện có 13 loài thú thuộc 7 họ, 4 bộ diển hình nhƣ họ chuột, dơi quạ, cầy lỏn, sóc cây họ chuột Riêng chim có 69 loài thuộc 37 họ và 13 bộ. Hiện tại, khu vực Đầm Long có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, gõ kiến, sẻ và các loài bƣớm Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo bầy đàn Đến với rừng nguyên sinh Đầm Long, du khách có thể thuê xe bò kéo, cƣỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không đƣợc phép đi các loại động cơ. Đây là một điều rất độc đáo của khu du lịch này. Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nƣớc rộng mênh mông đƣợc cải tạo thành các hồ sen, tạo nên cảnh quan môi trƣờng tự nhiên rất hấp dẫn. Sau khi thăm quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm 2.2.1.6.Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà Nằm dƣới chân núi Tản Viên, khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà mặc dù mới đƣa vào khai thác không lâu nhƣng với cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp và thơ mộng của rừng, núi, suối, hồ, đầm và thác nƣớc đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn du khách, đặc biệt trong những ngày hè. Toàn bộ khu du lịch đƣợc chia làm 3 khu chính: Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn. Trong đó, điểm nhấn trong khu du lịch chính và thác Cổng Trời quanh năm không cạn nƣớc. Thác Cổng Trời có độ cao 25m đổ xuống sƣờn núi tạo thành một bể bơi thiên nhiên sâu từ 1.5 đến 2m, độ dốc vừa phải là nơi Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 29
  30. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội tập trung nhiều du khách yêu thích tắm suối. Cảnh thác Cổng Trời và bể bơi thiên nhiên không xa là động Thiên Sơn đƣợc dùng làm nơi biểu diễn, là nơi giao lƣu văn nghệ của các đoàn khách thăm quan. Khu Ngoạn Sơn nằm giữa hai khu Trung Sơn và Hạ Sơn có đầm nƣớc rộng 12ha, dƣới đầm nhiều loại động vật, thực vật thủy sinh, đƣợc quy hoạch là điểm du lịch bơi thuyền và câu cá. Điểm dừng chân cuối cùng là khu Hạ Sơn, có thác Tam Cấp và nhiều con suối nhỏ xen lẫn những nhà nghỉ đƣợc xây theo kiến trúc nhà sàn nằm xen kẽ những rừng cây, thác nƣớc, là điểm dừng chân của du khách trên đƣờng đi. Ngoài việc đầu tƣ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, khu du lịch Thiên Sơn-Suối Ngà đã không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách nghỉ lại lâu hơn. 2.2.1.7.Hồ Tiên Sa Năm 2003, trong cụm du lịch núi Ba Vì xuất hiện thêm một điểm du lịch mới, đó là Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, nằm trên địa bàn xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì. Từ cổng Vƣờn Quốc Gia Ba Vì rẽ phải khoảng 1km du khách sẽ tới khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa có tổng diện tích là 150ha, ở độ cao 65-400m, trong đó 120ha là rừng, hơn 20ha mặt nƣớc. Cánh rừng xanh tốt phủ trên sƣờn núi, trên những quả đồi bao quanh và hồ nƣớc rộng mênh mông, trong vắt đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ. Nó cũng tạo ra cho khu du lịch Hồ Tiên Sa một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Và mọi ngƣời vẫn thƣờng nhắc đến truyền thuyết về Hồ Tiên Sa bằng những vần thơ bay bổng: Tƣơng truyền từ thuở hồng hoang Tiên nữ thƣờng trốn Ngọc Hoàng xuống đây Nƣớc trong thỏa sức giỡn vầy Mải vui, vội vã khi bay về trời Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 30
  31. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Khăn quàng tiên nữ đánh rơi Để mây núi Tản muốn đời vẫn bay. Hò Tiên Sa có diện tích 20ha, nƣớc trong vắt quanh năm, trên đó có những chiếc nhà nổi để du khách ngồi hƣởng thú vui câu cá hay thả hồn bồng bềnh theo nhịp sóng nƣớc. Những đôi bạn trẻ thƣờng chọn cho mình một chiếc thuyền phao để đùa vui cùng sóng nƣớc. Ở đây cũng có xuồng cao tốc để phục vụ khách thích môn lƣớt ván và đƣa du khách thăm vòng quanh hồ. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên với núi rừng mây nƣớc còn mang nét hoang sơ, những công trình nhân tạo trong khu du lịch cũng rất hấp dẫn du khách. Tất cả các công trình xây dựng nơi đây đều theo lối kiến trúc truyền thống phƣơng Đông với những đƣờng nét cầu kỳ, tinh tế, màu sắc tƣơi tắn hài hoà. Cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Liên Hoa, lầu Uyên Ƣơng, khách sạn Viên Sơn với mái ngói đỏ tƣơi, những đầu đao cong vút nổi lên giữa màu xanh của cây lá, mây trời giống nhƣ một bức tranh thuỷ mạc, làm say lòng du khách. Dựa vào điều kiện tự nhiên, khu du lịch Hồ Tiên Sa đƣợc chia thành nhiều khu vực với các hình thức giải trí phong phú đa dạng, phù hợp với mọi đối tƣợng khách du lịch. Khu công viên nƣớc rộng 3.000m² có 3 bể bơi, 9 làn trƣợt dành cho mọi lứa tuổi vui chơi. Khu vui chơi trên cạn rộng 2.500m² với nhiều hình thức nhƣ xe điện đuổi bắt, phi cơ xoay vòng đƣợc các vị khách nhỏ tuổi rất thích. Lớp thanh niên thích cảm giác mạnh hào hứng với 2 làn phi thuyền lƣớt sóng. Khu thể thao rộng 2 ha gồm sân chơi tenit, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền . Du khách đến Hồ Tiên Sa còn rất thích thú bởi các hoạt động giải trí diễn ra vào buổi tối. Mọi ngƣời đều có thể tham gia vào buổi biểu diễn văn nghệ vui vẻ hay quây quần quanh đống lửa trại đầm ấm diễn ra giữa thiên nhiên hùng vĩ, trong màn đêm kỳ bí. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 31
  32. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 2.2.1.8.Khu du lịch Suối Hai Nằm trên địa phận của 4 xã Thụy An, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Ba Trại của huyện Ba Vì, cách Hà Nội khoảng 60km về phía tây, Suối Hai nằm dƣới chân núi Ba Vì đƣợc tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nƣớc từ hai suối chính Yên Cƣ và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống. Suối Hai, tên gọi chung của hai con suối Yên Cƣ và Cầu Rồng, đƣợc đắp đập ngăn nƣớc và thành hồ, cải tạo bài trí lại thiên nhiên mà có. Trƣớc đây, hàng năm, cứ vào mùa mƣa, nƣớc từ các suối nhỏ trên sƣờn núi, sƣờn đồi vùng xung quanh dồn vào suối Hai rồi chảy ra sông Tích, thƣờng gây ra úng lụt. Nhƣng tới mùa khô sông Tích lại cạn kiệt và hạn hán đe dọa. Vì vậy, năm 1958, phƣơng án xây dựng hệ thống Suối Hai, một công trình trị thủy sông Tích đƣợc đề ra và thực hiện. Công trình đƣợc khởi công xây dựng ngày 25-12-1958 và khánh thành ngày 5-4-1964. Bác Hồ cũng đã về thăm công trình vào ngày 15-4-1964. Với sức chứa tới 45 triệu m³ nƣớc, đây là nguồn nƣớc tƣới cho 7.000ha ruộng đất tại Ba vì, đồng thời loại trừ nạn úng lụt và hạn hán. Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha. Đến đây, bạn có thể ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ và du ngọan trên hồ. Trên các đảo và ven hồ có trồng nhiều cây xanh và vƣờn cây ăn trái. Hồ Suối Hai không chỉ có giá trị về mặt thủy lợi mà đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim nhƣ le le, ngỗng trời, vịt trời, mòng, két, giang, sếu, sâm cầm Chúng sinh sống trên mặt nƣớc làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây thêm phong phú. 2.2.1.9 Vườn cò Ngọc Nhị Nằm lọt thỏm trên khoảng 3,5 ha đất trong tổng số 26,7 km² diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Lĩnh, đồi cò Ngọc Nhị đƣợc hình thành từ những năm 1970 – 1971. Ngƣời dân địa phƣơng cho biết, trƣớc đây cái vùng đất nửa đồi Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 32
  33. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội nửa gò này gọi là đồi Đƣng, đƣợc bao phủ bởi rất nhiều cây xanh mà trong đó 2/3 là tre với khá nhiều chủng loại. Từ khi số lƣợng cò đổ về đây làm tổ tăng nhanh đến hàng vạn con thì ngƣời dân gọi là đồi cò Ngọc Nhị. Theo khảo sát bƣớc đầu, hiện ở vƣờn cò Ngọc Nhị đã có 49 loài chim trú ngụ, đông đúc nhất là cò trắng, cò khoang, cò bợ, cò lửa, cò mốc, cò ngàng nhỏ và vạc. Vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 9) cò bay trắng đồng và đậu kín các càn cây. Ngoài cò còn có cắc bụng hung, ƣng Ấn Độ, diều hoa Miến Điện, cuốc ngựa trắng, gõ kiến, chèo bẻo, xanh gáy đen Vƣờn rừng gồm 150 giống cây, có mai, nứa, trúc, thầu dầu, sung, vả nhƣng nhiều nhất vẫn là tre và đây cũng là nguyên nhân mà vƣờn cò đƣợc hình thành bởi tre là giống cây mà cò ƣa thích làm tổ. Cò làm tổ không phải là nơi nào cũng có, nhất là ở miền Bắc. Với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất bán sơn địa, Vƣờn cò Ngọc Nhị sánh đƣợc với vƣờn chim Chi Lăng – Hải Dƣơng, vƣờn chim Thanh Mai – Thanh Hóa. Tóm lại, tài nguyên du lịch tự nhiên nơi đây rất phong phú, ngoài những điểm du lịch tiêu biểu kể trên, huyện Ba Vì còn rất nhiều các điểm du lịch khác nhƣ Suối Mơ, Thác Ngà, Thác Hƣơng, Hồ Cẩm Quỳ. Và đặc biệt là có nguồn nƣớc khoáng nóng thiên nhiên tại xã Thuần Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch điều dƣỡng nâng cao sức khỏe cho con ngƣời. Du khách có tự mình đến đây mới cảm nhận đƣợc hết cái không khí thoáng đãng, trong lành, dễ chịu cùng cảnh vật xanh tƣơi, thơ mộng của vùng đất Ba Vì này. 2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn: 2.2.2.1.Khu tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh K9 - Đá Chông Khu di tích Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác nhƣ mọc ở dƣới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phƣơng gọi địa danh này là Đá Chông. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 33
  34. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9-Đá Chông là di sản văn hóa vô giá. Nơi đây in dấu những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc trong những năm tháng lãnh đạo đất nƣớc. Ngƣời đã tiếp đón bạn bè quốc tế thân thiết tại đây. Đây còn là nơi an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn, bảo vệ thi hài Bác Hồ từ năm 1969-1975. Tháng 5 năm 1957, trong một lần Bác đến thăm Trung đoàn bộ binh 88 thuộc Sƣ đoàn 308 cùng Trung đoàn pháo binh 63 và một đơn vị bộ đội thiết giáp diễn tập bên sông Đà, Bác và các đồng chí cùng đi đã dừng chân ăn cơm trên một quả đồi. Nhận thấy nơi đây có nhiều điểm thuận lợi về địa hình, thời tiết, giao thông: có rừng cây, có núi, có sông thuận tiện giao thông, gần Thủ đô ,Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý muốn chọn nơi này là căn cứ của Trung ƣơng, đề phòng chiến tranh có thể mở rộng ra miền Bắc. Vào đầu năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Nguyễn Lƣơng Bằng đến khảo sát lại khu vực này. Sau chuyến khảo sát này, đến giữa năm 1958, Khu làm việc của Trung ƣơng tại Đá Chông đã đƣợc khởi công xây dựng với tên gọi là Công trƣờng 5. Từ năm 1960, Công trƣờng 5 đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, sau này đƣợc gọi theo mật danh K9. Trong 9 năm( 1960 – 1969), K9 đã nhiều lần vinh dự đƣợc đón Bác cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị lên làm việc và nghỉ ngơi. Sau khi Ngƣời qua đời, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta là mong bảo vệ và giữ gìn lâu dài thi hài Bác để sau ngày đất nƣớc thống nhất, đồng bào, chiến sĩ cả nƣớc và bạn bè quốc tế mãi mãi đƣợc viếng thăm Bác. Thể theo nguyện vọng đó, trong khi đất nƣớc còn có chiến tranh, Đảng và Nhà nƣớc ta còn đang hƣớng tới việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã quyết định chọn K9 làm nơi bảo vệ, giũ gìn thi hài Bác từ ngày 24-12-1969 và phải tuyệt đối bí mật. Khu vực này có nhiều điểm thuận lợi nhƣ nhà cửa, hầm công sự đã có sẵn, địa thế nằm trong dải rừng dài, rộng, nên Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 34
  35. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội thuận tiện cho việc phòng thủ và giữ bí mật. Cơ sở để giữ gìn thi hài Bác gồm có: - Tầng trên: Là khu làm việc liên hoàn, thuận lợi, bảo đảm vệ sinh môi trƣờng. Đã đƣợc Bộ Tƣ lệnh công binh cải tạo có bệ, trong bệ có cáng, trên bệ có lồng kính. Nơi để Bác nghỉ gần giống nhƣ quan tài kính ở tại Lăng, thuận tiện cho việc phục vụ khi có các đoàn tới thăm viếng Bác và nghiên cứu để phục vụ viếng ở Lăng sau này. - Tầng ngầm: có kết cấu hầm kiên cố, kiến trúc của hầm có khả năng triệt tiêu và cản các sóng chấn động do áp lực mạnh của vũ khí nổ gây ra, có hệ thống phòng chống chất độc hoá học, chính đó là yếu tố đảm bảo tuyệt đối an toàn thi hài Bác. Sau một thời gian thi hài Bác đƣợc giữ gìn, bảo vệ ở Đá Chông, ngày 23- 5-1970 , Hội đồng khám nghiệm gồm chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đã tổ chức khám nghiệm thi hài và kết luận: ”Qua 8 tháng đầu bảo vệ, giũ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một nƣớc khí hậu ôn đới, mặc dù phải di chuyển xa nhƣng hình dáng bên ngoài và các bộ phận trên cơ thể Ngƣời vẫn đƣợc bảo tồn đầy đủ, phù hợp với hình thể lúc Ngƣời còn sống”. Trên cơ sở đó, Trung ƣơng quyết định lấy K9 làm nơi giữ gìn và bảo vệ thi hài Bác. Trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc, thi hài Bác đƣợc giữ gìn bảo quản tại đây ba lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày. Sau khi việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc hoàn thành ngày 22-8-1975, thi hài Bác đƣợc đƣa về giũ gìn, bảo quản để đồng bào, chiến sĩ cả nƣớc và bạn bè quốc tế về viếng thăm Bác. Với các sự kiện đã diễn ra ở K9 về giữ gìn thi hài Bác thì rõ ràng đây là địa danh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với sự nghiệp giữ gìn lâu dài thi hài Bác trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Nơi đây đã đƣợc chính Bác chọn làm căn cứ để Bác cùng với Bộ Chính trị làm việc, quyết định Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 35
  36. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội một số vấn đề về kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc và xây dựng XHCN ở miền Bắc, điều đó càng làm ý nghĩa của công trình tăng lên. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy ý nghĩa chính trị của khu di tích này để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau để chúng ta vững vàng, có niềm tin thực hiện thắng lợi mong muốn của Bác lúc sinh thời là xây dựng nƣớc Việt Nam dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. 2.2.2.2.Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dịp 30 năm kỷ niệm ngày mất của Bác (02-9-1969) và 40 năm kỷ niệm ngày Bác phát động Tết trồng cây. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc xây dựng tại Đỉnh Vua của núi Ba Vì. Đền khởi công ngày 01-3-1999 (tức ngày 14 tháng giêng năm Kỷ Mão) và hoàn thành vào ngày 31-8-1999 (tức ngày 21 tháng 7 năm Kỷ Mão). Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc xây dựng trên diện tích 150m² tại Đỉnh Vua - Núi Ba Vì ở độ cao 1.296m so với mặt biển, do kiến trúc sƣ - Chủ tịch Hội kiến trúc sƣ Việt Nam Nguyễn Trực Luyện thiết kế. Ngôi Đền có kiến trúc theo phong cách cổ, hai tầng tám mái đao cong, nhìn về hƣớng Nam. Kết cấu bê tông cấu thép giả gỗ. Xung quanh Đền đƣợc bố trí các dãy ghế dài để mọi ngƣời đến thăm viếng đƣợc ngồi quây quần bên Bác. Tƣợng Bác đƣợc đúc bằng đồng thờ chính giữa Đền, với tƣ thế ngồi tay cầm tờ báo Nhân Dân. Hai bên có hạc giầu, giữa có đài hoa sen và các đồ thờ khác. Phía trên bàn thờ có bức trƣớng đề: "KHÔNG GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO". Đó là câu nói bất hủ của Bác viết trong lời kêu gọi toàn dân kháng chiến khống Mỹ cứu nƣớc. Đối diện với bàn thờ là tấm bia đá, mặt trong trích dẫn một phần Di chúc của Bác, mặt trƣớc ghi một đoạn điếu văn của Ban lấp hành Trung ƣơng Đảng đọc tại buổi lễ truy điệu Bác. Xung quanh Đền là một khuôn viên đẹp, phía trƣớc và sau Đền có các đài quan sát, bàn ghế ngồi dƣới bóng cây rừng Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 36
  37. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội để thƣởng thức thiên nhiên và hƣởng thụ không khí trong lành của hoa phong lan và các loài hoa rừng thơm ngát. Đi từ dƣới lên, bên tay trái có nhà bảo vệ của nhân viên kiểm lâm Vƣờn Quốc gia Ba Vì ở để trông giữ, quản lý Đền thờ Bác. Hầu hết các công trình nhƣ hệ thống chống sét, bức phù điêu phía sau Đền, tƣợng Bác, chuông khánh, cột cờ, các đồ thờ cúng v.v đều do các đơn vị quân đội, Bộ tƣ lệnh Lăng Hồ Chí Minh, Công ty tƣ nhân và cá nhân công đức. Theo phong tục của ngƣời Việt Nam, con ngƣời khi chết đều giỗ vào ngày âm lịch, nên hàng năm cứ vào ngày 21 tháng 7, cán bộ công nhân viên Vƣờn Quốc gia Ba Vì cùng các Ban, ngành, Trung ƣơng và địa phƣơng đều về ngôi Đền này để tổ chức giỗ Bác. Từ năm 1999 đến nay Vƣờn Quốc gia Ba Vì đã đón tiếp hàng trăm nghìn lƣợt ngƣời trong nƣớc và khách quốc tế đến viếng Bác. Và để thực hiện ƣớc vọng của Ngƣời, Vƣờn Quốc Gia Ba Vì đã dành một khu đồi ở độ cao 700m xây dựng một vƣờn cây “Thực hiện di chúc Bác Hồ” để mọi ngƣời đến thăm viếng Bác đƣợc tham gia trồng cây lƣu niệm 2.2.2.3. Đình Tây Đằng Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, đình Tây Đằng thuộc thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì đƣợc biết đến là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi. Đình đƣợc dựng từ thế kỷ XVI, vào loại cổ nhất Việt Nam. Hơn thế, ngoài đình chùa, trong di sản văn hóa vật thể của ngƣời Việt, chƣa phát hiện đƣợc công trình nào làm từ gỗ còn nguyên vẹn mà có niên đại xa xƣa hơn. Tuy nhiên, hiện nay tại đình vẫn còn lại một số hoa văn từ thế kỉ XI – XIII, nên có giả thuyết cho rằng đình Tây Đằng có thể đƣợc xây dựng từ trƣớc thế kỉ XVI. Ngôi đình có bố cục nguyên thủy: mặt nằng hình chữ nhật, năm gian, nơi Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 37
  38. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội thờ trên gác lửng ở gian giữa. Tả mạc, hữu mạc, chuôi vồ xây thêm vào các đời sau. Cấu trúc gỗ đình đặc trƣng bởi bộ vì nóc làm theo kiểu “giá chiêng” với con rƣờng trên cong vồng, có hai trụ hai bên với ván bƣng hình lá đề chạm đôi phƣợng. Vì nóc kiều này chỉ có thể thấy ở một vài kiến trúc có niên đại rất xƣa nhƣ chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bối Khê và chùa Mui (Hà Nội), chùa Thái Lạc (Hải Dƣơng). Đình có 48 cột lớn nhỏ, trƣớc kia hoàn toàn làm bằng gỗ mít – loại gỗ hàng trăm năm không bị tiêu tâm (rỗng lõi), cột cái lớn nhất có đƣờng kính tới 80cm. Nếu nhƣ các ngôi đình khác đều có bức ván hoặc xây tƣờng xung quanh thì đình Tây Đằng chỉ có hệ thống cột chống dàn mái (sức chịu lực tƣơng đƣơng móng một căn nhà 7 tầng) tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng làm nổi bật những hoa văn độc đáo, giá trị trong đình. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phƣợng bằng đất nung màu gan trâu; xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc. Các hình trạm khắc rồng đều mang phong cách rồng thời Trần, chim phƣợng đƣợc chạm theo lối múa xòe cả hai cánh. Nét độc đáo nhất của đình Tây Đằng đƣợc thể hiện qua các bức trạm khắc mang đậm nét văn hóa dân gian trên từng cấu kiện kiến trúc, đề tài thiên về hoạt động của con ngƣời trong làng xã Việt Nam thế kỉ XVI nhƣ bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát và tuyệt nhiên không chịu ảnh hƣởng của lối chạm khắc hoa văn nƣớc ngoài, thể hiện tƣ duy, trí tuệ của ngƣời Việt cổ về cuộc sống, lao động sản xuất của nhân dân lao động Các bức trạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín của ngƣời Việt cổ, từ thuở sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lƣợm, thuần hóa động vật hoang dã (hình tƣợng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nƣớc thanh bình (hình ảnh ngƣời chồng ngồi chải tóc cho vợ dƣới gốc Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 38
  39. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền, đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học – biểu tƣợng chăm lo đến thế hệ sau Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nƣớc, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến ngƣời phụ nữ Nùng choi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và đƣợc bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng nhƣ các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng đƣợc ví nhƣ một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỉ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) – một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự đƣợc thiên nhiên, đƣợc dân chúng suy tôn là bậc thánh và Thánh Gióng cùng vị Thần Nông. Hàng năm có rất nhiều ngƣời dân trong cả nƣớc và du khách quốc tế lui tới viếng thăm, tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hóa của đình. 2.2.2.4. Đình Chu Quyến Đình Chu Quyến là một trong những ngôi đình lớn nhất xứ Đoài, thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đình còn có tên là đình Chàng, đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi kiến trúc độc đáo mang đậm nét điêu khắc Việt cổ. Đình đã đƣợc Bộ văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 313/QĐ ngày 28-04-1962. Đình Chàng có niên đại tƣơng đối vào khoảng cuối thế kỉ XVII với cấu trúc theo hình chữ “Nhất”, có một toà Đại đình. Đại đình là một kiến trúc đồ sộ gồm ba gian hai chái lớn, một tầng bốn mái với các đao cong vút. Đại đình Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 39
  40. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 395m². Mặt bằng của đình hình chữ nhật, dài 30 mét, rộng 17 mét, có ba gian hai chái. Bộ khung nhà có sáu hàng cột lim lớn chịu lực, mái nhà thấp, bốn góc đao cong vút lên, riêng cột cái có chu vi 2,45 mét. Sàn đình bằng gỗ, cao, cách mặt đất 0,8 mét, chia làm ba cấp để ngƣời ngồi theo ngôi thứ khi họp bàn việc làng trong thời trƣớc. Có hệ thống lan can bao quanh sân đình. Cột đình Chàng nổi tiếng từ xƣa, đƣợc thể hiện trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian và trở thành niềm tự hào không chỉ của ngƣời dân làng Chu Quyến mà còn của cả vùng. Tƣơng truyền xƣa có cây gỗ to trôi dọc theo sông Hồng về đây, nửa gốc làm cột đình Chàng, còn nửa ngọn làm cột đình Bom (hay đình Kiêng thuộc thôn Quang Húc, xã Đồng Quang). Sự bề thế to lớn của ngôi đình Chàng còn đƣợc lƣu truyền trong dân gian với câu ví von “to nhƣ cột đình Chàng”, hay nhắc đến cùng với các vật phẩm nổi tiếng trong vùng: “cột đình Chàng, trống Vật Lại, mõ Cổ Đô”. Trong xã hội xƣa, để gắn tình cảm gia đình với tình cảm quê hƣơng trong sự tin cậy, ngƣời xứ Đoài còn nói: “con một nhƣ cột đình Chàng”. Không chỉ có phong cách kiến trúc độc đáo mà nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đình Chu Quyến cũng không kém phần độc đáo. Điêu khắc đình Chu Quyến gồm nhiều tƣợng tròn và hoạt cảnh kéo dài, tuy không lớn. Các tƣợng chim, phƣợng, ngƣời cƣỡi báo cao từ 0,6m đến 0,9m, gắn trên các giá đỡ ở cột là các tác phẩm độc lập và hoàn thiện. Trên các xà cốn, ván nong, cửa võng, bàn thờ và tám cánh cửa đều có chạm trổ hoa văn rồng, phƣợng chầu mặt nguyệt, rồng vờn châu ngọc, rồng và ngƣời, rồng và hổ, hình chim phƣợng mẹ và đàn phƣợng con quấn quýt bên nhau. Cảnh sinh hoạt của con ngƣời gồm có cảnh ngƣời dắt voi đứng hầu, ngƣời uống rƣợu, cảnh nộp gà cho quan trên, cảnh gảy đàn, hát múa, chọi gà, xen kẽ với hình hoa lá mây Chung quanh đình xây tƣờng thấy bằng mặt sàn, có trổ các ô hình chữ nhật đứng, đỡ hàng lan can bằng gỗ. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 40
  41. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 2.2.2.5.Các lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là những hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và đƣợc coi là những bảo tàng sống động về văn hoá dân tộc, nơi lƣu giữ những lễ nghi, trò chơi dân gian. Loại hình di lịch lễ hội hiện nay đang phát triển khá mạnh, trên thế giới, từ những lễ hội dân gian ngƣời ta đã tổ chức thành những Festival du lịch của quốc gia hay một thành phố để thu hút khách du lịch quốc tế và quảng bá cho văn hoá truyền thống của địa phƣơng. Trên địa bàn huyện Ba Vì có rất nhiều lễ hội mang đặc trƣng văn hoá lễ hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lễ nghi cầu mong mùa màng bội thu, hay tôn thờ các vị anh hùng, những vị phúc thần bảo vệ làng xóm. Đặc biệt, ở Ba Vì có rất nhiều lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về Đức thánh Tản Viên. Tên lễ hội Thời gian Nội dung Hội làng Khê Từ mùng 3 đến Thờ thánh Tản Viên Thƣợng – xã Sơn mùng 7 tháng Nghi lễ: rƣớc kiệu thánh Đà, huyện Ba Vì Giêng âm lịch Trò chơi dân gian: đánh vật, chém chuối cầu may Hội Cẩm Đái và Hội đƣợc mở Thờ thánh Tản Viên Tòng Lệnh – xã ngày 12 tháng 02 Nghi lễ: tế thần Tòng Bạt, xã Cẩm âm lịch Trò chơi dân gian: thi đánh cá, tiệc Lĩnh huyện Ba Vì gỏi cá Hội Miếu Mèn – xã Ngày 10 tháng 3 Thờ bà Man Thiện (mẹ Hai Bà Cam Thƣợng, âm lịch Trƣng) huyện Ba Vì Nghi lễ: rƣớc bài vị, tế lễ Trò chơi dân gian: trèo leo dây, bơi thuyền, múa rối Nguồn: Sở văn hoá thông tin Nhƣ vậy, Ba Vì không chỉ có nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng phong phú, mà tài nguyên nhân văn của vùng cũng rất có giá trị, sức sống ngàn năm của vùng non Tản còn thể hiện ở sự quy tụ của một vùng non xanh với số Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 41
  42. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội lƣợng di tích lịch sử dày đặc. Quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, dòng sông, khe suối, đình, đền, miếu mạo vừa gắn liền với tên tuổi thần Đức Thánh Tản cũng vừa la những dấu tích kết nối truyền thống xƣa và nay. Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi đình, đền thờ Tản Viên Sơn Thánh nhƣ cụm di tích đền Hạ, đền Trung, đền Thƣợng trên núi Ba Vì; các đền Đá Đen, Vật Lại, Măng Sơn, Khánh Xuân; các đình Yên Nội, Đông Viên, Quan Húc, Thanh Hùng, Thụy Phiêu, Trong đó, đáng chú ý nhất là đình Thụy Phiêu, một trong những ngôi đình cổ đƣợc xây dựng vào thế kỉ XVI. Bên cạnh đó là các loại hình tín ngƣỡng dân gian đặc trƣng của các tộc ngƣời nơi đây, và một số phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhƣ cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa của dân tộc Mƣờng; Múa chuông, lễ hội Tết Nhảy của đồng bào ngƣời Dao Đó là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng to lớn để Ba Vì đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch nhƣ du lịch văn hóa – lễ hội, sinh thái – nghỉ dƣỡng và du lịch văn hóa – tâm linh. 2.3 Thực tế khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch 2.3.1 Đời sống kinh tế chung của huyện Ba Vì Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội các xã miền núi tại huyện Ba Vì đã có những bƣớc tăng trƣởng khá. Cụ thể là tổng giá trị gia tăng năm 2008 ƣớc đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 10 – 13%. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỉ trọng 55%, dịch vụ , du lịch chiếm 37%, công nghiệp xây dựng 8%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 7.300.000 đồng/năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của các xã miền núi. Bên cạnh các Trung tâm lớn của Trung ƣơng và Thành phố, hiện nay, trên địa bàn huyện đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Các trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ khoa học (nhà xƣởng, giống, kỹ thuật chăm sóc ) vào sản xuất, tác động tích cực vào phân công lao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 42
  43. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội lạc hậu. Chất lƣợng chăn nuôi ngày càng đƣợc nâng cao đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng, cung cấp chất đốt tự nhiên thông qua mô hình hầm khí biogas đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội khá cao cho huyện. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số làng nghề và trung tâm chế biến nhƣ: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (ở làng Minh Hông – Minh Quang), sản xuất chè búp khô (ở làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại); sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa bò, dê tại xã Tản Lĩnh và Trung tâm nghiên cứu Bò – đồng cỏ Ba Vì, xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm sữa bò Ba Vì, kích thích sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, một số nghành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ cơ khí, sửa chữa duy trì và hoạt động ở quy mô nhỏ. Nhìn chung, nhóm nghành này đã và đang trên đà phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã miền núi. Những năm gần đây, giao thông miền núi đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao lƣu kinh tế, văn hóa. 100% các xã đƣợc đầu tƣ công trình nƣớc sạch phục vụ đời sông nhân dân. Cơ sở vật chất hệ thống trƣờng lớp, trạm y tế đƣợc đầu tƣ. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các xã miền núi đƣợc Ủy ban nhân dân huyện, các nghành chuyên môn đánh giá cao, góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, với tiềm năng, thế mạnh, những năm gần đây, du lịch Ba Vì từng bƣớc phát triển. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn miền núi, bên cạnh một số doanh nghiệp và khu du lịch hoạt động đã có nề nếp, kinh doanh có hiệu quả nhƣ: Du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Vƣờn Quốc Gia Ba Vì, Tản Đà Resort còn một số khu vực và đơn vị đang từng bƣớc đầu tƣ và chuẩn bị đầu tƣ tại khu vực sƣờn Tây núi Ba Vì (du lịch Suối Cái xã Minh Quang, Suối Bóp xã Khánh Thƣợng và một số địa điểm hấp dẫn khác ) nằm trong quy hoạch du Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 43
  44. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội lịch sƣờn Tây, hứa hẹn cho một vùng du lịch giàu tiềm năng phát triển trong tƣơng lai gần, tạo điều kiện việc làm, phân công lao động trên địa bàn các xã theo hƣớng tăng dịch vụ, thƣơng mại đồng thời tác động tích cực việc tiêu thụ nông – lâm sản, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa cho nông dân. Tuy nhiên, kinh tế vùng miền núi dân tộc chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao (trên 30%) so với mặt bằng chung của huyện và thành phố, cụ thể: Diện tích đất canh tác thấp, đặc biệt là sau khi bàn giao một phần diện tích cho Vƣờn quốc gia. Thêm vào đó là địa hình không thuận lợi nên quy mô sản xuất nông nghiệp phân, nhỏ lẻ. Công trình thủy lợi chủ yếu đƣợc triển khai theo hệ thống tự chảy, nhiều nơi gieo cấy không đúng với thời vụ vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nhƣ các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thƣợng. Tình trạng chuồng trại chăn nuôi trong khu dân cƣ vẫn còn cao, gây ô nhiễm môi trƣờng, sản phẩm chăn nuôi chƣa đƣợc quan tâm bao tiêu, giá cả thức ăn và vật tƣ không ổn định (giống, thức ăn, thuốc bảo vệ vật nuôi giá cao trong khi giá sản phẩm thấp), gây tổn thất nhiều cho ngƣời chăn nuôi. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến chƣa tập trung, quy mô sản xuất, chế biến trong các làng nghề còn manh mún, chƣa có giải pháp xử lý chất thải chế biến gây ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc ngày một diễn ra phổ biến và mạnh mẽ: Hiện tƣợng thanh, thiếu niên ngƣời dân tộc không sử dụng ngôn ngữ, trang phục dân tộc, không hiểu sâu sắc về truyền thống, phong tục của dân tộc mình là điều để các cấp, các nghành và các địa phƣơng cần quan tâm chỉ đạo kịp thời. Để miền núi từng bƣớc phát triển, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi, tiến kịp miền xuôi theo chủ trƣơng của Đảng, huyện Ba Vì đã xây dựng Đề án phát triển Kinh tế – xã hội 7 xã miền núi đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Phấn đấu đƣa tổng giá trị gia tăng đạt 1.450 tỉ đồng, tốc độ tăng trƣởng Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 44
  45. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội bình quân 15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ và bền vững với tỉ trọng nông nghiệp 45,5%, nhóm nghành dịch vụ - du lịch 45,5%, công nghiệp xây dựng 9%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 21.300.000 đồng/năm. Trƣớc mắt, huyện Ba Vì cố gắng phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng và Thành phố đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng: Điện, đƣờng, trƣờng, trạm trông qua các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, Chƣơng trình 134, Chƣơng trình 135 phấn đấu giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; Tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực công tác lãnh đạo, quản lý cho cán bộ xã, thôn; Chỉ đạo thực hiện nội dung chƣơng trình theo từng dự án, từng giai đoạn. Ban chỉ đạo các chƣơng trình của huyện đã hoạt động tích cực, phát huy hiệu quả của các chƣơng trình, dự án, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phƣơng. 2.3.2 Hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch tại huyện. Theo Ông Bạch Công Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, Ba Vì đƣợc đánh giá là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển thì trong tƣơng lai, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, góp phần xây dựng hình ảnh huyện Ba Vì và Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, đậm đà nét truyền thống dân tộc. Theo Báo cáo về tình hình phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2006 – 2009 Phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2010 và những năm tiếp theo của UBND huyện Ba Vì thì trong những năm qua giá trị tổng doanh thu nghành du lịch tăng cao. Tổng doanh thu đạt: 196,4 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân 30.5%/năm, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch là 3,2% (trong đó về thu vé thắng cảnh chiếm 36%; vé phƣơng tiện chiếm 16%;doanh thu từ dịch vụ ăn uống chiếm 19%; doanh thu từ nhà nghỉ, buồng phòng chiếm 13%; doanh thu dịch vụ vui Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 45
  46. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội chơi giải trí chiếm 10%; các dịch vụ khác chiếm 6%). - Năm 2006 đạt 31,3 tỉ đồng, tăng 29,5% so với năm 2005. - Năm 2007 đạt 42,1 tỉ đồng, tăng 34,5% so với năm 2006. - Năm 2008 đạt 53 tỉ đồng, tăng 25,9% so với năm 2007. - Năm 2009 đạt 70 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2008. Hệ số sử dụng buồng, phòng bình quân đạt 50 – 60% và tốc độ tăng bình quân số phòng là 20,1%/năm. Nộp ngân sách nhà nƣớc đạt 16,523 tỉ đồng. Đội ngũ công nhân viên có việc làm ổn định, mức lƣơng bình quân từ 1.200.000 đồng đến 1.500.000 đồng/ngƣời/tháng. Những đơn vị đạt hiệu quả cao đó là Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, Thác Đa, Tản Đà resort. Một số đơn vị đạt kết quả khá là Du lịch Đầm Long, VQG Ba Vì. Một số đơn vị hoạt động hiệu quả chƣa cao là Công ty du lịch Suối Mơ, Trung tâm du lịch Suối Hai, Nhà nghỉ Công Đoàn Suối Hai. Các đơn vị hoạt động du lịch đều tham gia việc đóng góp các loại hình bảo hiểm nhƣ BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên hợp đồng dài hạn và bảo hiểm cho khách du lịch. Thực hiện tốt việc cứu hộ, cứu nạn kịp thời đối với du khách nên không để xảy ra tai nạn, thƣơng tích đáng tiếc. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị Du lịch không những đem lại lợi ích cho Nhà nƣớc, Công ty, ngƣời lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng; làm chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thông qua việc phục vụ khách du lịch, nâng cao dân trí đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên. Tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tƣợng lao động địa phƣơng và giảm đáng kể các tệ nạn xã hội. Tiêu thụ hàng trăm tấn hoa quả, nông sản phẩm của bà con nông dân có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng du lịch. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 46
  47. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Theo Chủ tịch UBND huyện Hà Xuân Hƣng, nhận thức đƣợc tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, những năm qua Ba Vì đã xác định đƣa hoạt động du lịch trở thành nghành kinh tế nũi nhọn của huyện. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch, mời gọi đầu tƣ và quảng bá hình ảnh quê hƣơng, con ngƣời và danh thắng Ba Vì. Hiện đã có 15 doanh nghiệp tham gia đầu tƣ kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây. Hoạt động du lịch đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung của huyện. Ngày 16-4 vừa qua UBND huyện Ba Vì cũng đã tổ chức Tuần du lịch Ba Vì năm 2010. Đây là hoạt động hƣởng ứng Năm du lịch Quốc gia Ha Nội và hƣớng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là dịp để huyện giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch; tăng cƣờng hợp tác, giao lƣu, xúc tiến phát triển du lịch giữa Ba Vì với các địa phƣơng. Năm nay, huyện phấn đấu thu hút 1,3 triệu lƣợt khách du lịch, đạt doanh thu về kinh doanh du lịch khoảng 80 tỷ đồng và tạo việc làm ổn định cho 1.400 lao động. 2.3.3 Thực trạng khai thác tài nguyên để phát triển du lịch 2.3.3.1 Công tác đầu tư quy hoạch khai thác tài nguyên Trên thực tế, tiềm năng phát triển du lịch đã đƣợc các nhà lãnh đạo huyện Ba Vì và UBND tỉnh Hà Tây (cũ) quan tâm từ khá sớm. Từ năm 1996, Ba Vì đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện thời gian từ 1996 – 2010. Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh bức tranh du lịch Ba Vì mới chỉ có khu vực sƣờn Đông phát triển mạnh, nhƣng phân tán và tự phát. Các khu du lịch trong khu vực này gần đây mới đƣợc quy hoạch chi tiết nhƣng mạnh ai nấy làm nên manh mún, hiệu quả kinh tế chƣa cao. Một số điểm du lịch chƣa đƣợc quan tâm quy hoạch phát triển đúng mức nhƣ khu vực Hồ Suối Hai, khu khoáng nóng Thuần Mỹ,khu vực sƣờn Tây núi Ba Vì Và tất nhiên là khi chƣa có công tác quy hoạch hợp lý, khả thi thì Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 47
  48. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội không thể tạo ra đƣợc sức hút đối với các nhà đầu tƣ xây dựng. Cụ thể nhƣ ở khu vực Hồ Suối Hai. Em đã có chuyến đi thực tế tới địa điểm này cùng với một ngƣời dân trong vùng. Khi đi đến khu vực Hồ Suối Hai, đƣợc tận mắt ngắm nhìn phong cảnh, tận hƣởng khí hậu mát mẻ nơi đây, đúng là một điểm nghỉ ngơi rất lý tƣởng. Nhƣng nhìn quanh lại chẳng thấy một bóng khách du lịch nào. Trao đổi với ngƣời dân nơi đây, họ nói: “Khách đến đây thì có gì mà chơi, thỉnh thoảng mới có vài ngƣời đến, còn bình thƣờng chỉ có các ông bà già đến đây hít thở không khí thôi.” Theo phòng chức năng huyện Ba Vì thì tuy nơi đây giàu tiềm năng du lịch nhƣ vậy, nhƣng đang đƣợc Công ty Thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây các loại là chủ yếu. Còn khai thác tiềm năng du lịch ở đây mới chỉ tập trung vào 5ha khu đảo Thanh Niên với một nhà sàn và sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ đƣa khách sang thăm đảo nên doanh thu mỗi năm ƣớc chỉ đạt hơn 100 triệu đồng, đây quả là một con số quá khiêm tốn. Từ năm 2001, hồ Suối Hai đã đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) triển khai công tác quy hoạch nhƣng phải mất tới gần 7 năm (sau khi trải qua nhiều đơn vị triển khai công tác quy hoạch) dự án mới đƣợc Công ty CP dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam thực hiện xong quy hoạch chi tiết nhƣng lại vấp vào một khó khăn khác: Huyện Ba Vì mới đƣa 30 ha thuộc khu vực này vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (từ năm 2006-2010) cho mục đích phát triển du lịch, dịch vụ , trong khi theo quy hoạch chi tiết của dự án này, riêng khu vực sân gold đã chiếm tới 100ha. Vì vậy, Công ty CP dịch vụ cao cấp Dầu khí ViệtNam không thể triển khai các bƣớc tiếp theo là: Xây dựng dự án và làm các thủ tục thu hồi đất mà phải nhờ địa phƣơng bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới triển khai tiếp đƣợc. Nguồn nƣớc khoáng nóng Thuần Mỹ tại thôn Bảng trung cũng đã đƣợc phát hiện từ năm 1999. Đƣợc nằm trên mỏ nƣớc khoáng nóng, những ngƣời mừng nhất có lẽ là các cấp chính quyền từ xã tới tỉnh và điều có thể nhìn thấy Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 48
  49. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội đƣợc là cơ hội phát triển kinh tế thƣơng mại, dich vụ, du lịch; đời sống ngƣời dân Thuần Mỹ đƣợc thay đổi. Tuy vậy, từ khi phát hiện ra nguồn khoáng này, mãi tới năm 2005, Công ty CP xây dựng du lịch Bình Minh mới đƣợc các cấp có thẩm quyền cấp phép thăm dò nguồn khoáng nóng ở đây. Do thực hiện chậm trễ nên đến năm 2008, công ty mới hoàn thành khoan thăm dò mũi ở độ sâu trên 100m. Từ đó tới nay, sau khi sáp nhập vào Hà Nội, việc quy hoạch khai thác nguồn khoáng nóng ở đây cũng nhƣ việc cấp phép cho doanh nghiệp vào khai thác vẫn trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Do nguồn khoáng nóng ở đây rất tốt, có khả năng chữa một số bệnh, nên du khách tự truyền tai nhau đến đây tắm khoáng. Có cầu thì ắt có cung, trong khi việc quy hoạch chậm chạp, các cấp chính quyền thiếu tổ chức kiểm tra, đôn đốc thì ngƣời dân nơi đây lại đua nhau khai thác một cách tự phát, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Hiện nay, ở đây đã có hơn 40 hộ gia đình đang khai thác và kinh doanh dịch vụ tắm nƣớc khoáng nóng với hơn 400 phòng tắm. “Nguồn khoáng nóng Thuần Mỹ, huyện Ba Vì đƣợc phát hiện từ năm 1999, độ nóng cao nhất tới 43 độ C và có độ khoáng, độ tinh sạch cấp quốc gia nhƣng đến nay đã đƣợc 10 năm, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) mới chỉ thực hiện duy nhất công đoạn khoan thăm dò còn ngƣời dân đua nhau khoan giếng, mở dịch vụ tắm khoáng nóng một cách tự do” – Đó là nhận định ngắn gọn của ông Chủ tịch HĐND xã Thuần Mỹ Phạm Hồng Phong. Với môi trƣờng sinh thái hấp dẫn và hệ thống đền linh thiêng, quy hoạch chi tiết sƣờn Tây núi Ba Vì đƣợc huyện tập trung gắn với bảo tồn phát huy văn hoá dân tộc Mƣờng ở khu vực bản Cốc, đặc biệt là khai thác du lịch tâm linh ở các đền trong khu vực gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh và khôi phục lễ hội Tản Viên Sơn. Tuy nhiên, đến nay, khu vực này mới chỉ đƣợc xây dựng xong quy hoạch tổng thể, chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch chi tiết nên vẫn chƣa phát triển. Nhƣ vậy, nguồn tài nguyên to lớn là thế nhƣng nghành du lịch của huyện Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 49
  50. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội lại trong tình trạng phát triển “còi cọc”. Tại sao vậy?, phải chăng là do chƣa có sự đầu tƣ khai thác tài nguyên hợp lý? 2.3.3.2 Sản phẩm du lịch Đã là hoạt động du lịch thì không thể thiếu các sản phẩm du lịch. Du khách đến điểm thăm quan du lịch, ngoài việc thăm quan còn tiêu dùng các sản phẩm du lịch, nhƣ vậy sản phẩm du lịch có phong phú, hấp dẫn mới thu hút đƣợc khách du lịch. - Sản phẩm phục vụ du lịch của các doanh nghiệp, các làng nghề và các hộ gia đình ở đây bao gồm: Hàng thủ công mỹ nghệ, chè Ba Trại, mật ong, sữa chua Ba Vì - Sản phẩm du lịch hiện khai thác tại các điểm du lịch nhƣ: + Ao Vua: sản phẩm du lịch chủ yếu là các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, Hồ, suối, thác nƣớc, bể bơi + Khoang Xanh – Suối Tiên: sản phẩm là các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, tắm nƣớc khoáng, tắm bùn, suối nƣớc, hồ sóng nhân tạo + Tản Đà: sản phẩm chủ yếu là hoạt động nghỉ dƣỡng nhƣ tắm bùn, các nhà địa chủ, nhà nghèo, nhà thầy đồ + Thác Đa, Đầm Long, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Hồ Suối Hai Là những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhƣng đầu tƣ chƣa ngang tầm, quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch đơn điệu, các đơn vị kinh doanh du lịch cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trƣờng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Nhìn chung, hệ thống sản phẩm du lịch của huyện còn rất “nghèo nàn”, đơn điệu, khả năng thu hút khách không cao, chƣa có các sản phẩm du lịch mới. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 50
  51. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội 2.3.3.3 Thực tế tài nguyên được đưa vào khai thác phục vụ du lịch Đã sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội từ năm 2008, nhƣng cho đến nay, du lịch Ba Vì vẫn chƣa có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, vẫn chƣa tạo đƣợc một vị thế tƣơng xứng với tiềm năng của vùng trong nghành du lịch nói chung của thủ đô. Hiện nay, hoạt động du lịch của huyện chủ yếu tập trung khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, bao gồm các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề truyền thống và chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch chủ yếu nhƣ Ao Vua, Khoang Xanh, Đầm Long Còn rất nhiều các điểm du lịch khác của huyện thì vẫn đang nhƣ “giấu mình”. Nếu có chăng thì mới chỉ khai thác trên những cái có sẵn, chƣa có sự đầu tƣ quy hoạch hợp lý. Tại những nơi chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý là vậy, nhƣng chính tại các điểm du lịch đã và đang đƣợc khai thác cũng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn. Ngay tại các điểm du lịch “lớn” của huyện nhƣ Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Khoang Xanh, Khu du lịch Đầm Long thì ngoài việc tham quan phong cảnh du khách cũng chỉ có thể chơi ở các bể bơi, hay đi tàu siêu tốc – đều là các dịch vụ đã trở nên “quá cũ” đối với du khách. Tại những điểm du lịch này còn chƣa xây dựng đƣợc các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng trong lòng du khách thì làm sao có thể giữ chân đƣợc du khách. Đó là lý do tại sao mà phần đông du khách chỉ đến Ba Vì một lần chứ không có lần thứ hai. Trên địa bàn toàn huyện hiện có 216 di tích lịch sử văn hoá – kiến trúc nghệ thuật các loại, trong đó một số di tích nhƣ Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến đƣợc xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia; các đình Thụy Phiêu, Thanh Lũng, và Tây Đằng là 3 trong số 6 ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Các di tích này đều có giá trị lớn về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 51
  52. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, việc khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Một thời gian dài những địa điểm này đã bị “lãng quên” do không đƣợc khai thác. Khách nào biết thì tự đến thăm. Vì vậy mà du khách không khỏi ngạc nhiên trƣớc không khí vắng vẻ, trầm lặng nơi đây. Mới đây, đình cổ Tây Đằng cùng một số các di tích văn hoá lịch sử khác đã đƣợc đƣa vào khai thác trong một số tuor du lịch, nhƣng vẫn không có sự thay đổi lớn về lƣợng khách đến thăm. Bên cạnh đó, huyện cùng Thành phố cũng đã có nhiều những dự án đầu tƣ nâng cấp các di tích này, đặc biệt là hai di tích đình Tây Đằng và đình Chu Quyến, trong đó riêng tổng số vốn đầu tƣ nâng cấp đình Tây Đằng đã lên đến ngót 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc trùng tu lại không tuân theo nguyên bản gốc, dẫn đến phá vỡ cảnh quan và lối kiến trúc truyền thống, tƣớc bỏ những giá trị về mặt thời gian và lịch sử to lớn của chúng. Toàn huyện có 17 làng nghề đƣợc công nhận thuộc 4 nhóm nghành nghề là: chế biến chè búp khô, sản xuất nón lá, trông dâu nuôi tằm và chế biến tinh bột sắn. Nhƣng việc khai thác các làng nghề này cho du lịch thì gần nhƣ chƣa có. Hiện nay huyện mới đang có chủ trƣơng đƣa các làng nghề vào khai thác hoạt động du lịch, đặc biệt là sự kết hợp giữa các làng nghề và các yếu tố văn hoá địa phƣơng. Nhƣng chủ trƣơng thì vẫn cứ là chủ trƣơng, còn không biết đến bao giờ chủ trƣơng mới đƣợc hiện thực hoá. 2.4 Nguyên nhân hoạt động du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Là vùng đất có tiềm năng du lịch to lớn là vậy, và mặc dù Huyện uỷ, UBND huyện cũng đã có chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhƣng trên thực tế thì du lịch Ba Vì vẫn chƣa có bƣớc phát triển đột phá. Theo Ông Bạch Công Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, do địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân khiến du lịch Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 52
  53. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội phát triển chƣa đúng khả năng của địa phƣơng. Thực tế hiện nay tại các xã miền núi còn đang gặp rất nhiều khó khăn về giao thông và các hạ tầng xã hội khác. Do mặt bằng chung cơ sở hạ tầng còn thiếu, xây dựng manh mún và đã xuống cấp qua năm tháng chƣa đƣợc tái đầu tƣ xây dựng. Những yếu tố trên gây ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển du lịch của địa phƣơng. Công tác quy hoạch chung của huyện; quy hoạch, đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đơn vị du lịch còn chậm chƣa đáp ứng đƣợc với điều kiện phát triển của xã hội. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn nặng về hình thức Chính quyền một số địa phƣơng chƣa tích cực tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn; vẫn còn hiện tƣợng gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại một số địa phƣơng. Việc xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng chƣa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nƣớc dẫn đến hiệu quả còn thấp, ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch du lịch của các ngành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chƣa đầy đủ, chặt chẽ. Chƣa có sự phối hợp liên kết giữa các điểm du lịch trong việc liên kết tuor du lịch khép kín trên địa bàn, cũng nhƣ việc liên kết giữa các khu du lịch với những công ty du lịch lữ hành trong việc thu hút khách còn lỏng lẻo. Các đơn vị kinh doanh du lịch chƣa tạo ra đƣợc một thƣơng hiệu, sản phẩm đặc trƣng hấp dẫn để thu hút du khách đến thăm quan du lịch ở Ba Vì. Chính vì tƣ duy kinh doanh còn manh mún dẫn đến đầu tƣ không có quy hoạch “dài hơi”. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ yếu dựa vào khai thác những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và việc tác động quá nhiều vào thiên nhiên đã làm giảm tác dụng của sinh thái, môi trƣờng gây phản cảm cho du khách. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 53
  54. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội Việc đầu tƣ các nguồn lực cho du lịch còn thấp, nhất là đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch và kinh phí cho quy hoạch; chƣa tạo ra đƣợc một môi trƣờng thuận lợi cho thu hút đầu tƣ. Trình độ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong văn hóa du lịch của một số các bộ, nhân vien chƣa đáp ứng so với nhu cầu phát triển ngày càng cao của hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên còn có nguyên nhân khách quan, đó là sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Thời tiết diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại thƣờng vào đầu năm và giá nhiều mặt hàng đầu tƣ phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng cao hàng năm cũng là nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch của huyện. Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 54
  55. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại huyện Ba Vì –TP Hà Nội CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN BA VÌ 3.1 Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2010 và những năm tiếp theo. Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và Nghị quyết 11 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển du lịch Ba Vì giai đoạn 2006 – 2010, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ khai thác kinh doanh Du lịch trên địa bàn huyện, nhất là khu du lịch Suối Hai, khu du lịch sƣờn Tây núi Ba Vì, du lịch tâm linh: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thƣợng; khu du lịch U Rồng, nƣớc khoáng nóng Thuần Mỹ, khu du lịch hồ Cẩm Quỳ. Phát triển du lịch trên cơ sở giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trƣờng đảm bảo ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách đến thăm quan du lịch, góp phần nâng cao dân trí, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống của nhân dân.  Nhiệm vụ Tiếp tục thực hiện hoàn thành xuất sắc các mục tiêu theo Nghị quyết 11/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và kế hoạch 479/KH-UBND của uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì về công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Cụ thể: - Về khách du lịch: Phấn đấu năm 2010 đạt 1,3 triệu lƣợt khách; năm 2015 đạt 1,8-2 triệu lƣợt khách. - Doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch năm 2010 đạt 80 tỉ đồng; năm 2015 đạt 160-170 tỉ đồng. - Năm 2010 tạo việc làm ổn định cho 1.400 lao động; Đến năm 2015 tạo việc làm ổn đinh cho 2.500-3000 lao động tại các điểm du lịch - Thu hút nhiều lao động ở các địa phƣơng xung quanh các điểm du lịch Nguyễn Thị Thơm – VH 1001 55