Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Ninh Bình - Bùi Thị Nhường

pdf 109 trang huongle 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Ninh Bình - Bùi Thị Nhường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_thuc_day_phat_trien_du_lich_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Ninh Bình - Bùi Thị Nhường

  1. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái niệm cộng đồng địa phƣơng 10 1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng 11 1.3. Vai trò và đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng 13 1.3.1. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng 14 1.3.2. Đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng 15 1.4. Các nguyên tắc cơ bản về du lịch cộng đồng 17 1.5. Vai trò của cộng đồng du lịch địa phƣơng trong hoạt động du lịch 19 1.6. Các bên tham gia vào DLCĐ 22 1.7. Xu hƣớng phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt nam hiện nay 23 Tiểu kết chương 1 26 Chƣơng 2: NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 28 2.1. Các nguồn lực phát triển du lịch ở Tam Cốc – Bích Động 28 2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch tự nhiên 28 2.1.1.1. Vị trí địa lý 28 2.1.1.2. Địa chất- Địa mạo 28 2.1.1.3. Khí hậu 31 2.1.1.4. Thủy văn 32 2.1.1.5. Sinh vật 32 2.1.1.6. Các điểm phong cảnh tự nhiên 33 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 1
  2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn và điều kiện kinh tế - xã hội 36 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn 36 2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 44 2.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch cộng đồng ở khu du li . ch46 Tam Cốc – Bích Động 46 2.2.1. Tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch 46 2.2.2. Vốn đầu tƣ cho du lịch 47 2.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 49 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 50 2.2.5. Lao động việc làm 53 2.2.6. Khách du lịch 53 2.2.7. Doanh thu 58 2.2.8. Các tuyến du lịch 60 2.3. Thực trạng và kết quả tham gia của cộng đồng địa phƣơng tại kh u du lịch Tam Cốc – Bích Động 60 2.3.1. Thành phần tham gia hoạt động du lịch 60 2.3.2. Hình thức tham gia của ngƣời dân 61 2.3.3. Thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng từ hoạt động du lịch. 62 2.3.4. Tính chất công việc của ngƣời dân địa phƣơng trong hoạt động du lịch: 66 2.3.5. Các chế độ phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. 66 2.3.6. Nhận xét chung về hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động 68 Tiểu kết chương 2 77 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 2
  3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DLCĐ TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 79 3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch 81 3.3. Giải pháp về các hoạt động xúc tiến du lịch 83 3.4. Giải pháp đối với cộng đồng địa phƣơng 83 3.5. Giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp 89 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 95 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 3
  4. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa – xã hội của các nƣớc. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển. Hiện nay, du lịch chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nƣớc đang phát triển, du lịch đƣợc coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia. Mặt khác, du lịch là một ngành tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế - xã hội, trong đó mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với cộng đồng địa phƣơng (ngƣời dân – chủ nhân của vùng đất có tài nguyên mà ngành du lịch đang khai thác và sử dụng). Đặc biệt là những nơi có loại hình du lịch sinh thái phát triển, sự thành công hay thất bại trong quá trình hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, chia sẻ lợi ích, quyền lợi giữa các bên tham gia. Do đó du lịch đã đem lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng địa phƣơng nhƣ: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập giúp xây dựng và tu bổ cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật tốt hơn, đem đến sự giao lƣu văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của ngƣời dân, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng, của đất nƣớc Điều đó mang lại ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện đƣờng lối chiến lƣợc, chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp của mỗi nƣớc, mỗi quốc gia. Đối với Ninh Bình, là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân văn. Các tài nguyên đó hầu hết quy Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 4
  5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình tụ tại các trục đƣờng giao thông, đi lại thuận tiện và không cách xa thủ đô Hà Nội về mặt địa lý. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong các hoạt động du lịch ở Tam Cốc – Bích Động mới bƣớc đầu phát triển và vẫn còn ở mức thấp, ngƣời dân chủ yếu tham gia ở một số khâu không quan trọng, lợi ích kinh tế không thƣờng xuyên, bấp bênh. Các hình thức tham gia mang tính chất tự phát, xuất phát từ quy luật cung cầu của kinh tế thị trƣờng chƣ chƣa có sự chủ động, trong khi diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do các dự án đầu tƣ. Do đó vấn đề của ngƣời dân càng trở lên bức thiết hơn. Sự bất cập trong quản lý, sự điều hòa lợi ích giữa các bên tham gia chƣa tốt dẫn đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Vấn đề đặt ra đối vơi khu du lịch Tam Cốc – Bích Động hiện nay là cần phải giúp ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch, cùng vì lợi ích và mục đích chung để phát triển. Mặt khác du lịch cộng đồng cũng giúp cho ngƣời dân nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nâng cao nhận thúc về du lịch, về ý nghĩa bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch, ý nghĩa của việc tạo ra môi trƣờng nhân văn hấp dẫn khách du lịch. Từ trƣớc tới nay, đã có rất nhiều sách báo, tài liệu viết về danh thắng Tam Cốc – Bích Động, nhƣng chủ yếu là ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu về văn hóa lịch sử phục vụ mục đích quảng bá du lịch mà ít ai tìm hiểu về ngƣời dân địa phƣơng – chủ nhân của những tài nguyên đó đã làm du lịch nhƣ thế nào? tác động của du lịch đến đời sống của họ ra sao? Chính vì thế tác giả đã quyết định chọn Đề tài : “Một số giải pháp thúc đấy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Ninh Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 5
  6. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Bình ”. Với mong muốn bằng những kiến thức đã học và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. 2. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài a. Phạm vi: - Không gian nghiên cứu : Đề tài Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Ninh Hải, nơi có điểm du lịch mang tính quốc gia, quốc tế đó là: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. - Thời gian nghiên cứu : Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2008. b. Đối tượng nghiên cứu: - Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch Tam Cốc – Bích động. - Cộng đồng địa phƣơng xã Ninh Hải và một số vùng phụ cận tham gia vào phục vụ du lịch. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài a. Mục đích: - Nâng cao nhận thức của bản thân cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn về du lịch cộng đồng và tài nguyên du lịch tại khu du lịch. Muốn vậy phải tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách nghiêm túc, toàn diện. - Qua việc tìm hiểu nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tƣ liệu nhỏ cho những ai quan tâm đến nội dung của đề tài. - Góp phần đƣa ra giải pháp phát triển du lịch ở Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình có thể tham khảo hoặc ứng dụng. b. Nhiệm vụ: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 6
  7. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình - Tổng quan về cơ sở lý luận, tìm hiểu nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. - Nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng tại đây. - Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng và đƣa ra một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch. Khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững. 3. Quan điểm, phƣơng pháp nghiên cứu a. Quan điểm: - Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu tất cả thực trạng nguồn lực phát triển du lịch cũng nhƣ lý luận trong sự vận động phát triển của chính ngành du lịch và các ngành khoa học nói chung trong mối quan hệ biện chứng theo quy luật khách quan. - Phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu phát triển du lịch, đặc biệt là DLCĐ, cần đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến thế hệ tƣơng lai, đảm bảo đƣợc các mục tiêu, nguyên tắc phát triển bền vững. Vận dụng cơ sở lý luận phát triển du lịch bền vững trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Lãnh thổ tổng hợp – chuyên môn hóa: Mỗi lãnh thổ du lịch thƣờng có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch. Nhƣng đồng thời mỗi địa phƣơng, hoặc mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch cũng có những nguồn lực phong phú, đặc sắc là thế mạnh để phát triển du lịch riêng.Vì vậy cần phải nghiên cứu để có đƣợc các dự án, giải pháp, chiến lƣợc, vừa phát huy đƣợc thế mạnh tổng hợp các nguồn lực để tạo ra nhiều Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 7
  8. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình sản phẩm du lịch. Đồng thời cũng cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển những loại hình du lịch mang tính chuyên biệt, mũi nhọn của hệ thống lãnh thổ du lịch cũng nhƣ mỗi địa phƣơng để tạo ra sức cạnh tranh. - Quan điểm kế thừa: Du lịch là một ngành tổng hợp có quan hệ với nhiều ngành khác nhƣ: kinh tế, môi trƣờng, địa lý Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch, để tiết kiện thời gian, công sức và tài chính, cần kế thừa các công trình nghiên cứu, các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và các công trình khoa học có liên quan. b. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu: Để hoàn thành Khóa luận, sinh viên đã thực hiện các cuộc khảo sát, thu thập tài liệu, đi theo tour Tam Cốc – Bích Động, khảo sát tại làng nghề của xã Ninh Hải. - Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên đã sử dụng các phƣơng pháp điều tra sau: + Phỏng vấn trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền, các công ty du lịch, UBND xã, Ban quản lý và một số hộ dân trong vùng. + Phỏng vấn bằng bảng hỏi. - Phương pháp thống kê, lập bảng, xử lý tổng hợp các thông tin, số liệu: Tìm các thông tin, số liệu tại các cơ sở nhƣ Sở Du lịch Ninh Bình, Công ty du lịch, UBND xã huyện . sau đó tiến hành chọn lọc, sắp xếp thứ tự sử dụng các thông tin cần thiết. - Phương pháp bản đồ, ảnh minh họa: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 8
  9. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Thể hiện một cách trực quan những đặc điểm và sự phân bố không gian theo lãnh thổ, tài nguyên đƣợc nghiên cứu, xác định đƣợc tour, tuyến. 4. Kết cấu đề tài Gồm 3 chƣơng chính: Chƣơng 1: Tổng quan về lý luận du lịch cộng đồng. Chƣơng 2: Nguồn lực và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Tam Cốc – Bích Động. Chƣơng 3: Một số định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 9
  10. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG - Theo Nguyễn Hữu Nhân: Cộng đồng địa phƣơng là những cộng đồng đƣợc gọi tên nhƣ đơn vị làng, bản, xã, huyện những ngƣời chung về lý tƣởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội. Khái niệm cộng đồng có hai nghĩa: + Là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trong một địa cực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. + Là một nhóm dân cƣ có cùng mối quan tâm. Nhƣ vậy, cộng đồng địa phƣơng đƣợc hiểu là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trên trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trƣờng, cùng các mối quan hệ kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống và tình cảm, có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm cộng đồng. - Cộng đồng địa phƣơng tại các khu du lịch là đối tƣợng nghiên cứu và tham gia hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm: + Cộng đồng địa phƣơng là những nhóm ngƣời định cƣ trên cùng lãnh thổ nhất định. Mỗi vùng lãnh thổ nhất định sẽ có những điều kiện tài nguyên môi trƣờng tự nhiên khác nhau, đó là yếu tố quan trọng để hình thành, nuôi dƣỡng và phát triển những giá trị văn hóa và kinh tế Vì vậy, mỗi cộng đồng thƣờng có những giá trị văn hóa và hoạt động kinh tế khác nhau. + Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện, giúp đỡ, chia sẻ. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 10
  11. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình + Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. +Tính cộng đồng bền vững đƣợc khẳng định qua thời gian, chính thời gian là yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị văn hóa đặc sắc cho cộng đồng. + Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có những giá trị đƣợc tập thể coi là khuân mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng. + Mỗi cộng đồng có những tổ chức quy ƣớc xã hội, kiểu “Phép vua thua lệ làng”. 1.2. KHÁI NIỆM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, cộng đồng đƣợc hiểu là “một tập đoàn ngƣời rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội nói chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa bàn cƣ trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”. Nhƣ vậy khi nói đến cộng đồng xã hội bao gồm mang tính phổ quát nổi bật: Kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo và lối sống. Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay từ những năm 1970 ở các nƣớc thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Mục đích khái niệm này đầu tiên do du khách đƣa ra. Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám phá hệ sinh thái của vùng núi non, các cuộc du ngoạn này thƣờng đƣợc tổ chức tại các vùng rừng núi. Phần lớn còn mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, nhƣng lại rất thƣa dân cƣ, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc nhƣ vậy, du khách cần tới sự giúp đỡ của những ngƣời dân bản địa nhƣ: Dẫn đƣờng khỏi bị lạc, nơi nghỉ qua đêm Khách du lịch thƣờng gọi những chuyến đi đó là những chuyến Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 11
  12. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình đi có sự hỗ trợ của ngƣời dân địa phƣơng. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển các loại hình DLCĐ nhƣ hiện nay. DLCĐ chính thức đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ tại các nƣớc Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc những năm 80 – 90 của thế kỷ trƣớc. Sau đó lan rộng sang khu vực châu Á trong đó có các nƣớc khu vực ASEAN nhƣ Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam Ngày nay, DLCĐ đƣợc hiểu là cộng đồng địa phƣơng tham gia vào các hoạt động kinh doanh mang tính tự phát tại những nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hấp dẫn, các tuyến, điểm du lịch sẵn có của địa phƣơng chứ chƣa chú trọng tới quyền lợi cộng đồng địa phƣơng và thu hút họ tham gia vào hoạt động du lịch. Trong nhiều trƣờng hợp quyền lợi của các bên tham gia du lịch xấu đi và làm giảm sức hấp dẫn cho du khách. Đến nay một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm cho thuật ngữ DLCĐ. Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF:“ DLCĐ là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phƣơng có sự khảo sát và tham gia chủ yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động du lịch cho cộng đồng ” nguồn (Aigul, Shadanbekova, Maketing Speacialist, Commuty – basedtonsism guidebook, 2004). Năm 1997, Tổ chức du lịch Thái Lan “ Responsible Ecological Social tour” - một tổ chức du lịch chịu trách nhiệm về du lịch sinh thái – xã hội đã đƣa ra khái niệm:“DLCĐ là phƣơng thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi trƣờng và văn hóa xã hội. DLCĐ do cộng đồng sở hữu quản lý tài nguyên các hoạt động du lịch. Vì sự phát triển của cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức cũng nhƣ học hỏi từ cộng đồng về những giá trị văn hóa, cuộc sống đời thƣờng của họ ”. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 12
  13. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng lần đầu tiên đƣợc đƣa ra tại“Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam – 2003”. Hội thảo đƣợc tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đã thảo luận các vấn đề cơ bản về loại hình DLCĐ tại việt Nam. Theo đó Viện nghiên cứu phát triển miền núi đã đƣa ra khái niệm về DLCĐ nhƣ sau: “DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đón khách. Vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn, DLCĐ khuyến khích sự tham gia cộng đồng địa phƣơng trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. DLCĐ là một quá trình tƣơng tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía, mang lại lợi ích, bảo tồn cho cộng đồng địa phƣơng.” Nhƣ vậy DLCĐ nhấn mạnh đến tính tự chủ, vai trò chủ thể tham gia hoạt động du lịch là cộng đồng địa phƣơng. Khái niệm DLCĐ không đồng nghĩa với du lịch sinh thái. DLCĐ nhấn mạnh đến chủ thể tham gia vào quy hoạch quản lý, quyết định các vấn đề phát triển du lịch, bảo vệ, khai thác tài nguyên và hƣởng từ hoạt động du lịch là cộng đồng địa phƣơng. Trong khi đó du lịch sinh thái nhấn mạnh đến quản lý khai thác, bảo tồn tài nguyên có trách nhiệm nhƣng không rõ chủ sở hữu tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phƣơng đƣợc tham gia vào các hoạt động du lịch nhƣng không đƣợc trực tiếp quyết định phát triển du lịch, tham gia một cách bị động, cộng đồng địa phƣơng chỉ đƣợc chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch. 1.3. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.3.1. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bao gồm sự đa dạng sinh học, tài nguyên nƣớc, rừng, bản sắc văn hóa DLCĐ góp phần Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 13
  14. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình phát triển kinh tế địa phƣơng thông qua việc tăng doanh thu và những lợi ích khác cho cộng đồng. DLCĐ có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của cộng đồng địa phƣơng, mang lại cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trƣờng xã hội. Có thể nói DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối với nhiều lĩnh vực nhƣ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tài nguyên môi trƣờng của quốc gia, khu vực và chính bản thân cộng đồng. - Đối với công tác bảo tồn tài nguyên: + Góp phần bảo vệ vững chắc tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng sinh thái. + Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng. - Đối với du lịch: + Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc gia. + Góp phần thu hút khách du lịch. + Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng. - Đối với cộng đồng: Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách. Đồng thời những thành viên khác của cộng đồng cũng đƣợc hƣởng lợi ích từ sự tái đầu tƣ của nguồn doanh thu du lịch vào việc hỗ trợ, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi kinh tế xã hội của địa phƣơng. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 14
  15. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Nhƣ vậy có thể khẳng định việc phát triển DLCĐ có một ý nghĩa rất lớn đối với mọi mặt của xã hội. Tất nhiên bên cạnh những lợi ích đó nó cũng gây ra một số tác hại, ảnh hƣởng xấu đối với cộng đồng địa phƣơng và tài nguyên du lịch địa phƣơng. Nhƣng dù sao chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng đặc biệt của phát triển DLCĐ trên nhiều khía cạnh. 1.3.2. Đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng DLCĐ là một loại hình du lịch rất mới mẻ. Ở Việt Nam loại hình du lịch này rất đƣợc quan tâm và chú ý phát triển trong những năm gần đây. DLCĐ đƣợc coi là hƣớng đi tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động du lịch sẽ từng bƣớc cải thiện cuộc sống, tạo sinh kế mới, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân. Từ đó có thể nhận thức một số đặc điểm của DLCĐ nhƣ sau: DLCĐ là một loại hình du lịch mới khác với các loại hình du lịch khác bởi cộng đồng dân cƣ là những ngƣời đƣợc tham gia ngay từ đầu, từ khâu nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch dịch vụ cho khách du lịch. Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này tính đến hiệu quả và sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trƣờng. Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cƣ trú hoặc gần nơi cƣ trú của cộng đồng địa phƣơng. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa, xã hội và đang bị tác động của con ngƣời. Cộng đồng dân cƣ phải là ngƣời sinh sống và làm việc trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch. Đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 15
  16. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình tham gia bảo vệ tài nguyên môi trƣờng nhằm hạn chế tác động tiêu cực chính từ việc khai thác tài nguyên du lịch của cộng đồng và hoạt động của du khách. DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Điều này đƣợc thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động. Trƣớc khi tham gia DLCĐ ngƣời dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. Khi DLCĐ phát triển ngƣời dân có điều kiện và các ngành nghề kinh truyền thống đƣợc duy trì và phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ đƣợc dễ dàng hơn. Thu nhập từ dịch vụ cho thuê phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ giúp cải thi cuộc sống của nhân dân. Cùng với cơ cấu ngành nghề lao động cũng có sự thay đổi, hình thành các công việc mang tính du lịch mới. DLCĐ là hoạt động thu hút cộng đồng địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch và đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình có tính chuyên môn thấp. Cộng đồng địa phƣơng mời tham gia vào hoạt động du lịch nên chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hƣớng dẫn khách nƣớc ngoài. Đặc điểm lớn nhất của DLCĐ là ngƣời tổ chức du lịch và cƣ dân bản địa khai thác cái sẵn có của cộng đồng địa phƣơng để kinh doanh du lịch. Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong phân chia quyền lợi từ thu nhập du lịch cho các bên tham gia. Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế, trong khi vẫn duy trì và phát triển các nghành kinh tế truyền thống. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 16
  17. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nƣớc 1.4. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững có trách nhiệm với tài nguyên môi trƣờng cũng nhƣ phát triển của cộng đồng. Chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hƣớng vào cộng đồng. Vì vậy khi phát triển DLCĐ cần thực hiện các nguyên tắc sau : DLCĐ phải đặt lợi ích của ngƣời dân lên trên. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch khác. Dân địa phƣơng là những ngƣời trực tiếp sống trên địa bàn du lịch cộng đồng và họ cũng chính là ngƣời trực tiếp thấy đƣợc sự biến đổi (tăng hay giảm) của hệ sinh thái, môi trƣờng, văn hóa của khu vực. Các hệ sinh thái, môi trƣờng, văn hóa có đƣợc bảo tồn, duy trì hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của ngƣời dân nơi đây. Chính vì thế đây là nguyên tắc rất quan trọng, du lịch sinh thái cộng đồng cần đặt lợi ích của những ngƣời dân lên trên, khuyến khích ngƣời dân tham gia vào các hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động cho thuê nhà nghỉ, làm hƣớng dẫn viên du lịch, sản xuât các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Kết quả là đời sống của ngƣời dân ít phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy đƣợc lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng . - Bảo vệ môi trƣờng: môi trƣờng sinh thái tự nhiên và môi trƣờng sinh thái nhân văn. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 17
  18. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Du lịch nói chung và du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng nói riêng có ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng và hệ sinh thái khu vực. Các tác động tiêu cực của DLCĐ sẽ làm thay đổi và biến đổi đời sống của cộng đồng. Đấy là môi trƣờng bị tổn thƣơng bởi áp lực phát triển du lịch đây chính là nguyên nhân làm biến đổi và thay đổi môi trƣờng sinh thái tự nhiên và môi trƣờng sinh thái nhân văn xung quanh khu vực của cộng đồng. Với các loại hình du lịch khác nhau thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng và duy trì môi trƣờng sinh thái chƣa phải là vấn đề ƣu tiên hàng đầu thì ngƣợc lại DLCĐ coi đây là nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ, có nhƣ vậy thì môi trƣờng sinh thái tự nhiên và nhân văn đƣợc bảo tồn và phát triển. DLCĐ cần thực hiện nguyên tắc thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ hữu cơ cộng đồng về du lịch. Thƣờng xuyên lấy ý kiến tham gia của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của công đồng, bảo đảm những kiến nghị của cộng đồng đƣợc chuyển đến những ngƣời có trách nhiệm xem xét và giải quyết. Ngay từ đầu DLCĐ nên thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn, coi phát triển du lịch nhƣ là một công cụ giúp cộng đồng sử dụng để phát triển trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các nghành nghề truyền thống. Để phát triển du lịch cộng đồng cần thƣờng xuyên hỗ trợ địa phƣơng trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cƣờng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phƣơng để phục vụ du lịch. Cần phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động DLCĐ. Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đồng thời tăng cƣờng giao lƣu văn hóa truyền thống. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 18
  19. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình DLCĐ cần tôn trọng giá trị văn hóa và phƣơng cách sống của con ngƣời nơi diễn ra hoạt động DLCĐ. Khai thác tiềm năng du lịch của địa phƣơng nhƣng phải đảm bảo phát triển bền vững, không làm hại lợi ích của các thế hệ kế tiếp. Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên là sự phát triển trên cơ sở bảo đảm cho các tài nguyên có thể tái tạo và phục hồi. Phát triển lâu dài và bền vững cần tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn hiện có để phục vụ nhu cầu du khách. 1.5. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.5.1. Vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch Ngƣời dân địa phƣơng sẽ tăng thêm lòng tự hào về những giá trị truyên thống, tích cực tham gia trong việc đóng góp tiền của, công sức để khôi phục bảo tồn và nuôi dƣỡng nó trƣớc nguy cơ bị pha tạp, mai một bởi các giá trị văn hóa đến từ nền văn hóa mạnh. Khi ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo cho họ nghề nghiệp mới, phƣơng thức sống mới, có thêm nguồn thu nhập mới sẽ làm giảm sức ép của họ tới việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi. Nhận thức của cộng đồng thông qua giáo dục, tập huấn về du lịch, môi trƣờng nhận thức của ngƣời dân đƣợc tiếp xúc với du khách nâng cao, họ sẽ năng động hơn, có nhiều kỹ năng tổ chức cuộc sống, lao động sản xuất, chất lƣợng cuộc sống của họ đƣợc cải thiện, cũng sẽ giảm đi lối sống dựa vào tự nhiên. Nhờ vậy mục tiêu bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hợp lý sẽ đƣợc thực hiện. Ngƣợc lại thông qua hoạt động du lịch và đƣợc hƣởng lợi từ Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 19
  20. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình hoạt động này. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân sẽ đƣợc cải thiện sẽ giúp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo thực hiện đƣợc tốt hơn. 1.5.2. Vai trò của cộng đồng đối với việc giảm giá các sản phẩm du lịch Với giá nhân công rẻ sẽ giúp cho việc giảm giá các sản phẩm du lịch nói chung, cũng nhƣ giá tour du lịch đã tạo đƣợc sức hấp dẫn du khách tại các địa phƣơng phát triển du lịch cộng đồng. Dân số đông và tăng nhanh tạo ra nguồn lao động trẻ, tiềm năng song lại lao động trong các ngành nghề kinh tế truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp. Đây chính là đặc điểm của cộng đồng địa phƣơng. Do vậy khi ngƣời dân tham gia vào các hoạt động du lịch, họ chỉ thƣờng mong lấy công làm lãi, tận dụng nhà ở cũng nhƣ các thiết bị, điều kiện sống sẵn có của gia đình họ để có thể kiếm thêm thu nhập cho nên không đòi hỏi mức thù lao quá cao. Do vậy các sản phẩm du lịch mà họ cung ứng thƣờng rẻ hơn so với giá trị thực của nó. Vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong việc đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch và hạ giá thành sản phẩm du lịch: Yêu cầu trong kinh doanh du lịch là cần tạo ra sức hấp dẫn du khách. Khi ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đƣợc bảo tồn và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Do vậy những sản phẩm du lịch mà cộng đồng địa phƣơng cung cấp cho du khách mang tính mới lạ, đặc sắc. Vì các sản phẩm du lịch do cộng đồng địa phƣơng tạo ra có chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp của các tộc ngƣời thiểu số, với nghệ thuật sản xuất độc đáo, chúng đặc biệt thu hút đối với tập khách ở các nƣớc phát triển. Khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo ra sự đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm điểm đến. Trong kinh doanh du lịch, mức độ Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 20
  21. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình tập trung du lịch ngày càng cao, tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn sẽ càng tạo ra sức thu hút đối với du khách. Vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong việc tạo ra môi trƣờng du lịch hấp dẫn du khách. Khi tham gia vào hoạt động du lịch ngƣời dân có thêm việc làm, đƣợc giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, chuyên môn nghiệp vụ. Thông qua giáo dục, đào tạo và thông qua quá trình tham gia phục vụ du khách cùng với nguồn lợi đƣợc hƣởng từ hoạt động du lịch, nhận thức về môi trƣờng nói chung cũng nhƣ nhận thức về môi trƣờng du lịch nói riêng ngày càng đƣợc nâng cao hơn. Từ đó ngƣời dân sẽ ý thức đƣợc sự cần thiết phải tạo ra và giữ gìn môi trƣờng du lịch có chất lƣợng tốt cả về vệ sinh môi trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng văn hóa. Để hấp dẫn du khách và tốt cho môi trƣờng sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nhƣng vẫn duy trì đƣợc ngành nghề truyền thống, ly nông nhƣng không ly hƣơng, hạn chế việc suy giảm dân số, di dân tự do, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng đƣợc cải thiện. Từ đó tạo ra môi trƣờng du lịch tốt hơn. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sẽ thúc đẩy quá trình phát triển cộng đồng, góp phần nâng cao chất lƣợng cộng đồng, nâng cao dân trí, giảm tỷ lệ sinh, ổn định quy mô dân số. Thực hiện các chiến lƣợc phát triển kinh tế và dân số có hiệu quả. Đây cũng là những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho du lịch cộng đồng thành công. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng không phải lúc nào cũng diễn ra nhƣ kế hoạch đã lập và mong muốn. Do trong số những ngƣời dân, bên cạnh những ngƣời tốt, cởi mở, thân thiện năng động dễ thích ứng, có một số ngƣời do vô tình hoặc cố ý phá Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 21
  22. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình ngang, thiếu ý thức, bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không hiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch sẽ mang lại, hậu quả mà họ gây ra đối với du khách và cộng đồng. Vì vậy những ngƣời tổ chức lập kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng phải có những khảo sát, nghiên cứu kỹ lƣỡng, có những giải pháp hợp lý, khoa học, khéo léo gần gũi với ngƣời dân, phát hiện ra những tâm tƣ nguyên vọng của họ những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế của họ 1.6. CÁC BÊN THAM GIA DLCĐ - Cộng động địa phƣơng: Là nhân tố chính hình thành và nuôi dƣỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa nhƣ: Nghệ thuật kiến trúc trang trí nhà cửa, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội, văn hóa dân gian Đây đƣợc coi là nguồn tài nguyên đặc biệt hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó cộng đồng địa phƣơng còn là ngƣời sản xuất nông phẩm cung cấp cho khách du lịch. Đồng thời họ tham gia các hoạt động du lịch tạo sản phẩm du lịch phục vụ du khách và hƣởng lợi từ hoạt động du lịch. - Chính quyền địa phƣơng: Là ngƣời đƣợc cộng đồng tín nhiệm và đại diện cho cộng đồng. Họ là ngƣời lãnh đạo có vai trò tổ chức, quản lý, tăng cƣờng sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng, đặc biệt phát huy vai trò, thế mạnh tiềm năng của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng. - Các tổ chức cá nhân tài trợ, các tổ chức thuộc Chính phủ và phi Chính phủ, các nhà khoa học: Là những nhân tố hỗ trợ cộng đồng về việc lập dự án quy hoạch phát triển du lịch, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và cơ chế chính sách để phát triển du lịch cộng đồng. Các tổ chức này là những ngƣời chỉ đƣờng dẫn lối tạo xung lực giúp cộng đồng thực hiện các mục tiêu phát Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 22
  23. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình triển du lịch trong giai đoạn đầu tiên, tiến hành nghiên cứu về hoạt động DLCĐ để bổ sung điều chỉnh kế hoạch phát triển du lịch. - Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch: Là cầu nối giữa khách du lịch và cộng đồng, là những ngƣời giữ vai trò môi giới trung gian để bán sản phẩm du lịch cho cộng đồng và cung cấp một phần sản phẩm mà cộng đồng chƣa cung ứng đủ, đảm bảo cho sự đa dạng và chất lƣợng cho sản phẩm du lịch. Họ có thể sử dụng lao động là ngƣời địa phƣơng góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cƣ dân bản địa. Bên cạnh đó họ còn góp phần chia lợi ích từ du lịch cho cộng đồng bằng việc đóng thuế, phí môi trƣờng, mua vé thắng cảnh cho cộng đồng. - Khách du lịch: Là yếu tố cầu du lịch. Đặc điểm của các tập khách mua các sản phẩm DLCĐ là khách hƣớng ngoại ƣa mạo hiểm, thích khám phá. Họ là ngƣời có trách nhiệm với môi trƣờng và xóa đói giảm nghèo. 1.7. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLCĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY Hiện nay du lịch là một ngành mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đầu tƣ phát triển vì lợi ích du lịch, nó mang lại công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tăng ngân sách cho địa phƣơng, quốc gia có tài nguyên du lịch. Đồng thời du lịch là một ngành có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, tổ chức và có sự tham gia đông đảo của nhiều tổ chức cộng đồng dân cƣ. Ở một số nƣớc đã chứng minh rằng khi du lịch có sự tham gia của cộng đồng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng hay nói cách khác cộng đồng vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể phát triển du lịch ở các vùng, các quốc gia. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 23
  24. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Khi du lịch phát triển, nó trở thành cầu nối văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Tạo ra khả năng giao lƣu, học hỏi, hợp tác giữa các dân tộc, xóa dần khoảng cách biên giới đƣa con ngƣời xích lại gần nhau hơn vì sự phát triển chung của toàn cầu. Ngày nay du khách có nhu cầu nâng cao trong việc tìm hiểu thông tin và học hỏi tìm hiểu khi đi du lịch trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế văn hóa, phong tục tập quán và thông tin giáo dục, môi trƣờng. Du khách muốn tìm hiểu các vấn để văn hóa xã hộ, chính trị, tiếp xúc với ngƣời dân địa phƣơng, ẩm thực địa phƣơng, hay dừng chân nghỉ tại các cơ sở lƣu trú với ngƣời dân địa phƣơng các tác động đến môi trƣờng và trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến đƣợc khách quan tâm hàng đầu bởi có nhƣ vậy khách du lịch mới có cơ hội đi du lịch tại các điểm, khu vực không bị ô nhiễm, nhân văn học độc đáo làm cho chuyến đi có ý nghĩa, khách du lịch cũng thể hiện trách nhiệm cao hơn của mình bởi khả năng chi trả các nỗ lực bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đến. Ngƣời ta đã thống kê và cho biết 60% khách du lịch Mỹ sẵn sàng đi tour với công ty du lịch bảo vệ văn hóa lịch sử của điểm đến dẫu giá cao hơn 5% -7% khách Mỹ, Anh, Úc sẵn sàng trả tiền thêm cho tới 1.500 USD cho hai lần nghỉ tại khách sạn có chính sách bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng. Trong nghiên cứu về dự án hỗ trợ du lịch bền vững tại Sa Pa đã cho thấy khách quốc tế sẵn sàng trả 4 - 5 lần phí tham quan nếu tiền thu đƣợc sử dụng cho cộng đồng. Trên thế giới nhiều mô hình du lịch cộng đồng đã mạng lại kết quả cao nhƣ mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại vƣờn quốc gia Gunung – Inđônêxia, mô hình cộng đồng tại bản Plai Pong Pang – Thái Lan, tại SaBah – Malaixia. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 24
  25. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Còn ở Việt Nam mô hình du lịch cộng đồng đƣợc bắt đầu nghiên cứu và đƣa vào thử nghiệm từ năm 2000 và đến nay. Đã có một số mô hình đƣợc nghi nhận mang lại nhiều hiệu quả nhƣ mô hình du lịch cộng đồng tại vƣờn quốc gia Ba Bể, tại khu du lịch Suối Voi, khu du lịch cộng đồng Vân Long – Ninh Bình và Việt Hải - Hải Phòng. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 25
  26. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Tiểu kết chƣơng 1 Nhƣ vậy có thể hiểu rằng DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đón khách. Vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn, DLCĐ khuyến khích sự tham gia cộng đồng địa phƣơng trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. DLCĐ là một quá trình tƣơng tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía, mang lại lợi ích, bảo tồn cho cộng đồng địa phƣơng. Nhƣ vậy DLCĐ nhấn mạnh đến tính tự chủ, vai trò chủ thể tham gia hoạt động du lịch là cộng đồng địa phƣơng. DLCĐ nhấn mạnh đến chủ thể tham gia vào quy hoạch quản lý, quyết định các vấn đề phát triển du lịch, bảo vệ, khai thác tài nguyên và hƣởng từ hoạt động du lịch là cộng đồng địa phƣơng Có thể nói hiện nay nghành du lịch thế giới đang phát triển mạnh mẽ và hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững. DLCĐ là một trong những loại hình du lịch đang rất đƣợc yêu thích và có khả năng phát triển mạnh mẽ. Phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là phƣơng thức hữu hiệu góp phần thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững trong tƣơng lai. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng mang lại ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng dân cƣ và kinh tế của địa phƣơng, mang lại rất nhiều những lợi ích về mọi mặt và có vai trò to lớn đối với các vấn đề nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng Chính bởi những lợi ích trên mà phát triển du lịch là một điều tất yếu. Phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của mình thì nó cũng gây ra một số tác hại đối với cộng đồng và tài nguyên du lịch nói chung. Nhƣng dù sao chúng ta Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 26
  27. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình không thể phủ nhận tầm quan trọng đặc biệt của việc phát triển du lịch cộng đồng trên nhiều khía cạnh. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 27
  28. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình CHƢƠNG 2 NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG 2.1. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tam Cốc – Bích Động là một trong hai danh thắng nổi tiếng của khu vực Hoa Lƣ. Phạm vi giới hạn khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đƣợc xác định trong quy hoạch khoảng 400ha, thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ; một phần thuộc xã Sơn Hà huyện Nho Quan; xã Yên Sơn thị xã Tam Điệp, Ninh Bình. Tam Cốc cách Hà Nội trung tâm kinh tế văn hóa du lịch của cả nƣớc khoảng 100 km; cách thành phố Ninh Bình 7km, lại gần quốc lộ 1A – trục đƣờng giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt của cả nƣớc, có đƣờng quốc lộ 10, đƣờng 21, lại rất gần với các khu du lịch lớn nhƣ: Quảng Ninh, Hải Phòng Đây là vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, giúp ngƣời dân có thể tham gia vào hoạt động vận chuyển. 2.1.1.2. Địa chất - Địa mạo Về kiến tạo, khu vực Tam Cốc – Bích Động nằm trong đới Sông Đà. Địa tầng bao gồm các phức hệ đá cacbonat tuổi Cổ sinh chứa hoá thạch San hô, Tay cuộn và Trùng lỗ; các phức hệ trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ. Các dãy núi đá vôi ở đây có độ cao vài chục đến vài trăm mét, phân bố dạng vòng cung, đƣợc hình thành do quá trình nâng lên và chia cắt trong chu kỳ tân kiến tạo cách đây chừng 5 triệu năm. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 28
  29. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Kiểu địa hình độc đáo của Tam Cốc – Bích Động là kiểu địa hình karst, và đƣợc mệnh danh là “Hạ Long cạn”của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của địa hình là các hình thái hùng vĩ, chia cắt mạnh, sƣờn dốc đứng, lởm chởm tai mèo, nhiều hang động và nhiều ngấn nƣớc biển cổ. Vì vậy cảnh quan ở đây thật thi vị, là sự kết hợp hài hoà giữa núi, sông, rừng cùng hệ thống hang động rất phong phú về hình thái và chủng loại. Ngoài ra, địa hình Tam Cốc – Bích Động còn nổi tiếng với sự phổ biến của các thung, nơi có sự đa dạng sinh học cao, nằm xen lẫn với các dãy núi rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nhƣ: thung Nắng, thung Hải Nham, thung Một, thung Ao Mép, thung Thầy, thung Hang Vạng Bảng 1: Hệ thống hang động tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động Nguồn: Ban quản lý khu du lịch STT Tên Loại Trắc tƣợng hình thái Đặc điểm Giá hang hình sinh thái trị hang Ánh Nƣớc với động Dài(m) Rộng(m) Cao(m) sáng du lịch Động Hang Hơi Khô Rất 1 83 6 7 Tiên thông tối đẹp Hang Xuyên Hơi Nƣớc Đẹp 2 127 20 3 Cả thủy tối Hang Xuyên Hơi Nƣớc Đẹp 3 60 18 3 Hai thủy tối Hang Xuyên Hơi Nƣớc Đẹp 4 45 18 3 Ba thủy tối Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 29
  30. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Hang Xuyên Hơi Nƣớc Rất 5 135 7 3 Chùa thủy tối đẹp Hang Xuyên Hơi Nƣớc Đẹp 6 50 5 3.5 Ghé thủy tối Hang Xuyên Tối Khô Rất 7 380 20 7 Bụt thủy đẹp Hang Cụt Tối Khô Đẹp 8 70 5 3.5 Hiểu Hang Cụt Hơi Khô Đẹp 9 100 6 10 Thần tối Hang Thông Tối Nƣớc Rất 10 150 4 3 Cá đẹp Hang Xuyên Tối Nƣớc Đẹp 11 50 15 5 Thung thủy Hang Xuyên Tối Nƣớc Rất 12 Thong thủy 350 6 3 đẹp Thầy Động Xuyên Hơi Khô Rất 13 Thiên thủy 40 20 60 tối đẹp Cung Hang Xuyên Hơi Nƣớc Rất 14 25 5.5 4 Dình thủy tối đẹp Động Thông Tối Khô Rất 15 50 15 Tối đẹp Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 30
  31. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Một phần hệ thống hang động này đã đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ du khách từ nhiều năm trƣớc, gần đây tiếp tục đƣợc địa phƣơng quan tâm đầu tƣ nâng cấp dịch vụ và phạm vi thăm quan, đáng chú ý nhất là hang Cả, hang Hai, hang Ba, động Thiên Hƣơng, động Tiên, hang Thung Nắng là những hang động đạt hiệu quả khai thác tốt. 2.1.1.3. Khí hậu Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phù hợp với chế độ hoàn lƣu chung của khu vực. Ở vùng này, gió thổi theo hai hƣớng chủ yếu của 2 mùa: Đông và Hè. Trong mùa đông (từ tháng 9 - 2), hƣớng gió thịnh hành ở đây là gió mùa đông bắc với tần suất giao động từ 26% - 42%, sau đó hƣớng tây bắc trong nửa đầu mùa đông với tần suất 10% - 11% và hƣớng đông nam với tần suất 10% - 16% trong nửa cuối mùa đông. Vào mùa hè, hƣớng gió chính là hƣớng đông nam và nam với tần suất mỗi hƣớng giao động khoảng 1,8 - 2,0 m/s. Nhìn chung là ít thay đổi trong năm. Số liệu thống kê của UBND xã Ninh Hải nhiều năm cho thấy lƣợng mƣa trung bình khoảng 140 – 150 ngày mƣa /năm. Các tháng ít mƣa nhất là tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số ngày mƣa khoảng 4 - 6 ngày /tháng. Các tháng còn lại mƣa trên 10 ngày một tháng. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, số ngày mƣa gấp ba lần số ngày mƣa của tháng ít mƣa. Ở đây vào mùa mƣa, mực nƣớc lớn không gây lụt lội mà ngƣợc lại tạo điều kiện tốt hơn cho chuyên chở khách đi thƣởng ngoạn cảnh “sơn thủy hữu tình”. Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: Ngoại trừ mƣa phùn và mƣa bão, trong các tháng còn lại trong năm, cơ chế mƣa tại đây chủ yếu là mƣa rào và mƣa giông. Các kiểu mƣa này rất mau tạnh, ít gây trở ngại cho hoạt động du Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 31
  32. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình lịch. Các kiểu mƣa này cũng đóng vai trò tích cực trong việc làm sạch không khí. Với khí hậu trên, hoạt động du lịch nói chung và hoạt động chở đò của ngƣời dân nơi đây diễn ra liên tục trong năm, không bị gián đoạn do tác động của thời tiết. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động du lịch. 2.1.1.4. Thủy văn Khu vực này đƣợc điều tiết bởi các con sông trong vùng nhƣ sông Ngô Đồng, sông Sào Khê, sông Văn Nên chế độ thủy triều có nhiều lúc biến động. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng không nhiều do cấu trúc địa hình của các núi đá, các thung và hang động xen kẽ nên tác động của thủy triều đối với việc đi lại của du khách trên các con sông, lạch là không lớn vào mùa lũ. Nhƣng hiện tƣợng bồi của các hệ thống sông ở khu vực này là rất lớn. Vì vậy cần phải thƣờng xuyên nạo vét luồng lạch mới đảm bảo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển khách đi tham quan đƣợc nhiều điểm trong khu vực. 2.1.1.5. Sinh vật Thảm thực vật ở Tam Cốc – Bích Động khá đơn giản, chủ yếu là các kiểu thảm thực vật bị tác động mạnh của con ngƣời nhƣ trảng cây bụi trên đá vôi, trảng có chịu ngập, các quần xã thủy sinh. Ngoài ra còn có một bộ phận thảm cây trồng nhƣ cây trồng ở các quần cƣ lúa nƣớc. Các thảm thực vật trên kết hợp với địa hình, thủy văn tạo nên phong cảnh đẹp, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu của du khách, cung cấp nông sản, cây cảnh tạo môi trƣờng du lịch xanh sạch. Vài năm trở lại đây, tại khu vực Thung Nham, công ty TNHH Thƣơng mại dịch vụ Doanh Sinh đã tiến hành ngăn đập nƣớc, phục vụ chăn nuôi và trồng trọt, đã xuất hiện hàng ngàn con chim kéo về cƣ trú, hình Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 32
  33. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình thành nên vƣờn chim tự nhiên. Một số động vật đã xuất hiện ngay trong khu vực nhƣ khỉ đuôi dài, sóc, cá chầu vua Nhiều loại thực vật quý nhƣ: Cây Bo, cây dƣơng xỉ đỏ, cây vạc nƣớc, cây lộc vừng, cây vàng anh Đây là tiềm năng cần đƣợc khai thác và sử dụng hợp lý để phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch và tham quan của du khách. Tam Cốc – Bích Động có phông môi trƣờng sinh thái đa dạng, là tiền đề cho một thế giới sinh vật phong phú. Trong số 577 loài thực vật thống kê đƣợc, có 311 loài có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tài nguyên cây cảnh đƣợc ghi nhận đƣợc 76 loài, giá trị lớn nhất là Vạn tuế, và các loài thuộc họ Lan. Động vật thủy sinh trong vùng ngập nƣớc hiện còn tồn tại tƣơng đối phong phú, bao gồm 30 loài động vật nổi, 47 loài động vật đáy. Đặc biệt là Rùa sọc cổ (Ocadia sinesis) đƣợc coi là quý hiếm. Đánh giá : Tam Cốc – Bích Động là một khu du lịch văn hóa lịch sử và thiên nhiên hấp dẫn. Đây là điểm dừng chân của học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu khoa học Đây cũng là điểm dừng chân để nghỉ ngơi, thƣ giãn, ngắm những nhũ đá vôi với vẻ trinh nguyên của nó hoặc đi bộ qua các khu rừng trên núi đá vôi, leo núi, chèo thuyền để hít thở không khí trong lành. 2.1.1.6. Các điểm phong cảnh tự nhiên - Tam Cốc: Theo nghĩa Hán Việt, Tam Cốc có nghĩa là ba hang, gồm hang Cả, hang Hai, hang Ba thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ. Du khách đi tham quan Tam Cốc chỉ có một đƣờng duy nhất vào, ra khoảng 3 giờ đồng hồ đi bằng thuyền chèo tay từ bến Văn Lâm (Đình Các). Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 33
  34. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Thuyền đƣa du khách đi khoảng 2 km là đến hang Cả. Hang Cả dài 127 m rộng 20m nằm dƣới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi bên sông Ngô Đồng. Trên vách đá bên tay phải sát cửa hang có khắc bài thơ chữ Hán và bản dịch của Bố chính Nam Định là cử nhân Đỗ Kiêm Thiện. Thuyền trôi 1km nữa là đến hang Hai. Hang Hai cũng nằm dƣới quả núi vắt ngang sông Ngô Đồng. Hang dài 60m rộng 18m. Trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất đẹp. Đi khoảng 100m nữa là tới hang Ba.Hang Ba dài 45m rộng 18m. Đây là hang mát nhất vào mùa hè vì hang thấp hơn. Trần hang có ít nhũ đá chủ yếu là những vòm đá đƣợc bào nhẵn đến trơ trụi. - Suối tiên: Đi qua Tam Cốc khoảng 3 Km nữa là đến Suối Tiên. Đƣờng sông Ngô Đồng tới Suối Tiên uốn lƣợn ngoằn ngoèo, lách vào các dãy núi đá. Nhìn trƣớc mặt thấy núi chắn ngang, quay lại phía sau cũng thấy núi chắn, hai bên dòng sông đều là các dãy núi trùng trùng điệp điệp khiến ta có cảm giác nhƣ không có đƣờng ra mà cũng chẳng có đƣờng vào, xung quanh là đƣờng vòng tròn núi vây hãm. Trên đƣờng đi suối Tiên, du khách còn đƣợc chiêm ngƣỡng một ngọn núi cao ngất, đứng độc lập giữa hai dãy núi bên sông Ngô Đồng, đó là núi Bậc Bài. Đi tiếp qua các cánh đồng, thuyền cập bến, du khách đi bộ khoảng vài chục mét nữa là đến suối Tiên. Suối Tiên thực chất là một hang nƣớc hẹp, rộng khoảng 10m2. Nƣớc từ trong núi chảy ra, hang nhỏ này có độ sâu trung bình 1m, nƣớc lúc nào cũng trong vắt. Dƣới Suối Tiên là một phiến đá to, bằng phẳng rộng 0,1m2, có thể đứng tắm đƣợc, tƣơng truyền nơi đây xƣa kia là nơi tắm của Tiên nên đƣợc gọi là suối Tiên. - Động Tiên: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 34
  35. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Động Tiên ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ và còn có một cái tên khác đó là động Móc. Động nằm cách Bích Động 1km, đến động bằng thuyền hoặc đi đƣờng bộ đều đƣợc cả. Động gồm ba hang lớn, rộng cao vời vợi, đƣờng vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô. Trần hang là những vân đá nhũ rỏ xuống lấp lánh nhiều màu sắc. Nhiều khối nhũ đá từ trần rủ xuống nền, cao hơn chục mét tựa nhƣ những rẽ cây cổ thụ với các tên gọi nhƣ: cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ Xung quanh vách động và trên nền động có nhiều măng đá, nhũ đá. Những nhũ đá này đƣợc thiên nhiên chạm trổ một cách công phu, vừa phóng khoáng, vừa tinh tế mà rất sống động. - Hang Thung Thầy (xuyên thủy động): Xuyên thủy động nằm dọc theo chiều dài của dãy núi Bích Động. Nơi đây có ba ngôi chùa: Hạ, Trung, Thƣợng và bên sƣờn núi lại có xuyên thủy động nhƣ một đƣờng ống nƣớc đá khổng lồ uốn lƣợn từ phía đông sang phía tây, tạo ra thế tụ thủy, âm dƣơng dung hòa là cho chùa Bích Động thêm linh thiêng hơn. Hang này dài 350m, vào ra khoảng mất 40 phút, bình quân bề rộng của Xuyên thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15m, chiều cao tính từ mặt nƣớc tới trần hang là 2m. Trần và vách hang thƣờng phẳng, nhũ đá trong hang rất ít nhƣng chỗ nào có nhũ đá thì đều mang hình dáng rất giống: ông tiên, cô tiên, bầu sữa mẹ, kho thóc, kho kim cƣơng, dơi, cá sấu Thuyền đƣa du khách ra khỏi hang, phía trƣớc mặt là cánh đồng Thong Thầy ngập nƣớc, xung quanh núi bao bọc, du khách có thể leo qua chèn để sang chùa Hạ hoặc du khách ngồi thuyền quay trở ra. - Động Thiên Hương: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 35
  36. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Động nằm ở chân núi Đồng Võ, cạnh bến Thánh. Để lên thăm động du khách phải bƣớc lên 30 bậc đá. Đến cửa động lại bƣớc lên cao 1m nữa mới tới nền động. Không gian trong động rộng lớn, cao thăm thẳm nhƣ hình rỗng bên trong của một quả chuông đá khổng lồ úp lên. Nhìn động bằng phẳng, rộng 800m2, dài 40m, cao 60m. Đứng trên nền động nhìn thấy một khoảng trời Có lẽ vì vậy mà động có tên là động trời. Trên đỉnh núi có một phiến đá rộng 10m, tƣơng truyền đây là nơi các vị tiên thƣờng chơi cờ. Nằm trong động là miếu thờ bà Trần thị Dung – vợ vua Lý Huệ Tông dƣới triều nhà Lý và sang thời Trần, bà là vợ của Thái sƣ Trần Thủ Độ. Tƣơng truyền, khi cùng triều đình nhà Trần vào Vũ Lâm lập hành cung, bà đã truyền dạy cho dân cƣ thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Bà đƣợc nhân dân ở đây tôn làm bà tổ nghề thêu ren. Đánh giá chung : Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một danh thắng có cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, thơ mộng và mang một vẻ đẹp hoang sơ, có sự kết hợp giữa cảnh quan tự nhiên và các di tích lịch sử văn hóa. Đặc biệt là hệ thống hang động độc đáo, có các hệ sinh thái phong phú, núi non trùng điệp xen kẽ với các thung ngập nƣớc, các dòng chảy với các thảm thực vật phủ kín sƣờn núi và chân núi. Do đó tại đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch dựa vào cộng đồng nhƣ: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch văn hóa và các tuyến du khảo đồng quê. 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn và điều kiện kinh tế - xã hội: 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn Bao gồm hệ thống các đình, chùa, đền, làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực.  Các di tích lịch sử văn hóa : Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 36
  37. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình - Chùa Bích Động: Chùa Bích Động đƣợc xây dựng bên sƣờn núi Bích Động, thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải. Tƣơng truyền dƣới thời vua Lê lợi có hai vị hòa thƣợng pháp danh là Chí Kiên và Chí Thế, một ngƣời quê ở Vọng Doanh, một ngƣời quê ở Đông Xuyên, hai ngƣời kết nghĩa làm anh em, cùng nhau đi khắp nơi trong nƣớc để truyền bá đạo. Khi tới đây thấy phong cảnh đẹp, âm dƣơng thuận mọi bề, họ tiến hành sửa sang động phù, quyên giáo làm chùa để tu hành. Ban đầu chùa xây dựng còn rất sơ sài, nƣơng dựa chính vào hang động nên đƣợc gọi là chùa động. Về sau này chùa đƣợc tu bổ mở mang thêm mới có hình dáng nhƣ ngày nay. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, các góc mái có đầu đao đều cong vút, chùa đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Tam, ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sƣờn núi Bích Động tạo thành ba ngôi chùa: Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thƣợng. Chùa Hạ đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Đinh. Mái chùa gồm hai tầng tám mái. Ở giữa Tiền đƣờng có treo bức đại tự bằng chữ Hán “Mạo cổ thần thánh”, có nghĩa là dáng dấp ngôi chùa xƣa nay thiêng lắm. Chùa Trung có kiến trúc bán mái phía ngoài, một nửa lộ thiên. Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, hai tầng mái. Từ gian bên phải trong Tiền đƣờng chùa Trung theo cửa hậu, leo 21 bậc đá là tới động Tối (Bích Động). Ngay cửa động có treo một quả chuông lớn đúc năm 1707 niên hiệu Vĩnh Thụy thứ hai triều Vua Lê Dụ Tông. Chùa Thƣợng hay còn gọi là chùa Đông (vì chùa quay hƣớng Đông). Chùa có hai gian đƣợc xây theo kiểu nhà dọc bằng đá phiến, phía trong dựa Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 37
  38. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình vào núi đá. Từ trên chùa Thƣợng có thể ngắm nhìn đƣợc một một phần quang cảnh của khu Tam Cốc – Bích Động.Đó là núi Chồng Sách, núi Voi, năm ngọn núi bao quanh chùa Bích Động là “Ngũ nhạc sơn”. - Đền Thái Vi: Chức năng chính của đền là để tƣởng nhớ đến các vị vua nhà Trần đã lập hành cung Vũ Lâm và sau khi băng hà, nhân dân thôn Văn Lâm đã xây dựng đền Thái Vi trên nền đất cũ mà trƣớc đây vua Trần Thái Tông đã xây am Thái Vi. Gọi là Am Thái Vi vì đó là nơi Hoàng đé nhà Trần xuất gia. Đền Thái Vi đƣợc xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”; phía ngoài nghi môn có đặt một đôi ngựa bằng đá xanh nguyên khối; trƣớc đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh. Qua nghi môn phía bên phải là gác chuông hai tầng mái song song đăng đối xây theo kiểu “chồng diềm”. Gác chuông có treo một quả chuông đúc từ năm 1689. Từ sân rồng bƣớc qua theo bậc đá có độ cao 1,2m là tới Ngũ Đại Môn (5 cửa lớn), có 6 cột đá tròn đều đƣợc trạm khắc theo lối Long Phƣợng chầu vào chính điện. Qua 5 cửa lớn là tới 5 gian Bái Đƣờng, ở đây cũng có 6 cột đá vuông trạm khắc nổi Long, Ly, Quy, Phƣợng, cá chép hóa Rồng. Gian giữa bái đƣờng có treo bức hoành phi lớn, sơn son thiếp vàng có bốn chữ Hán: “Long đức chính cung”. Trung đƣờng với 5 gian chính điện cũng có 8 cột đá tròn đƣợc trạm khắc nổi chủ đề : Cầm, kỳ, thi, họa. Trong cung khám của chính điện, ở giữa là tƣợng vua Trần Thánh Tông, bên phải là hoàng hậu Thuận Thiên – vợ vua Trần Thái Tông. Tại đây còn thờ bài vị của vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông. Nhƣ vậy đền Thái Vi là nơi thờ 4 vị vua nhà Trần. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 38
  39. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình - Chùa Linh Cốc: Chùa Linh Cốc thuộc địa phận thôn Côi Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ, cách chùa Bích Động khoảng 500m về phía Đông nam, nằm gần núi chùa Móc. Hai bên sân chùa là nhà thờ tổ, ba gian đặt tƣợng Thánh tăng là đức A Nam Đà và đức Bồ Đề Đạt Ma ngƣời Ấn Độ. Nhà trai có 5 gian quay hƣớng Đông Nam. Điện mẫu quay lƣng vào sƣờn núi hƣớng Tây Nam. Hậu cung là một gian thờ Tam tòa thánh mẫu. Thiêu hƣơng có 5 gian thờ Công đồng Thánh mẫu. Lên chùa Linh Cốc, du khách qua hồi hƣớng Nam của điện Mẫu leo lên chừng 83 bậc đá mới tới, chùa ở lƣng chừng núi, có độ cao khoảng 30m so với sân. Đây là một chùa động, buồng ngoài của động cao 20m, nền phẳng rộng dung làm tiền đƣờng của chùa, đặt 2 tƣợng Hộ pháp. Buồng trong của động là một vòm nhỏ ôm trọn lấy Thƣợng điện của chùa. Trƣớc Thƣợng điện ở trên cao có 3 chữ Hán lớn “Cốc Linh tự” – chùa Cốc Linh. Trong thƣợng điện của chùa có đặt nhiều tƣợng phật. - Đền Nội Lâm: Đền nằm trong khu vực suối Tiên, thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải. Sau khi tham quan Tam Cốc xong du khách tiếp tục chèo thuyền vào sâu bên trong khoảng 3 km nữa, sau đó đi qua “Tòa xi bảy mẫu” là tới đền nội Lâm. Đền nằm gọn trong một hang núi gồm một gian chính và hai gian nhỏ hai bên. Trƣớc đền dƣới chân núi là một đầm nƣớc trong xanh rất sâu. Đền thờ thần Quý Minh – theo truyền thuyết là một vị tƣớng của Vua Hùng. Các xà ngang, bậc cửa và 12 cột đều đƣợc làm bằng đá. Các cột đá đều đƣợc làm vuông có kích thƣớc 15cmx15cm, cao gần 2m, đều đƣợc chạm Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 39
  40. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình nổi tứ linh, rồng, hoa sen. Đƣờng nét trạm khắc rất tinh tế uyển chuyển mềm mại mà sống động. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng, ngƣời dân ở đây lại vào đền thắp hƣơng lễ thần để cầu mong cho một năm đi bắt cá trồng cây trong núi đƣợc bình an may mắn gọi là lễ Phát Lát. Ngày lễ giỗ thần hàng năm vào ngày 18-3 âm lịch.  Các lễ hội: - Lễ hội đền Thái Vi: Từ xa xƣa, cứ đến ngày 14-3 âm lịch, lễ hội đền Thái Vi lại đƣợc tổ chức. Đây đƣợc liệt vào hàng “quốc gia tế lễ”. Lúc đó nhà vua ra lệnh cho các quan trong triều từ Kinh đô về đền Thái Vi tế lễ. Ban tế là các quan trong triều, chủ tế là một vị hoàng thân trong triều do vua chỉ định. Ngày nay, lễ hội đền Thái Vi trở hội làng đƣợc mở từ ngày 14-3 đến 17-3 âm lịch hàng năm. Hình thức tổ chức lễ hội Thái Vi cũng nhƣ các lễ hội truyền thống khác. Bao gồm 2 phần : phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ đƣợc tiến hành dƣới hai hình thức: Rƣớc kiệu và tế. Rƣớc kiệu ở đền Thái Vi không phải chỉ có một đoàn mà nhiều đoàn từ các xã trong huyện Hoa Lƣ và trong tỉnh. Ban tế gồm 15- 20 ngƣời, gồm một ông chủ tế (thƣờng là ngƣời cao tuổi và có uy tín trong làng). Ông chủ tế đọc văn tế ca ngợi công đức của vua Trần. Phần hội là các trò chơi: múa lân, múa rồng, đánh cờ ngƣời, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục - Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, quy mô lớn. Tuy nhiên, lễ hội đền Thái Vi hiện nay quy mô đã không còn đƣơc nhƣ xƣa. Việc khai thác những giá trị của lễ hội vào hoạt động du lịch hầu nhƣ là chƣa có. Việc kết Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 40
  41. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình hợp tham quan phong cảnh tự nhiên với tham dự lễ hội văn hóa truyền thống sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn đƣợc du khách.  Con người: Con ngƣời nơi đây vốn là những con ngƣời thuần nông hiền lành và chất phác luôn mang trong mình tinh thần hiếu khách, giàu truyền thống cách mạng, lại khéo tay hay làm, và đã đƣợc ví von nhƣ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.  Ẩm thực: Tái dê: Tái dê đã trở thành món ăn đặc sản ở nơi đây. Tam Cốc – Bích Động có nhiều dãy núi đá vôi nên dê thƣờng sinh sống tập trung rất nhiều. Ngƣời ra bắt dê về làm lông, thui vàng, mổ ra ƣớp với lá hƣơng nhu hoặc lá cúc tần khoảng hơn chục phút rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nƣớc sôi cho tái chín, sau đó thái mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, xả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tƣơi thái nhỏ, nƣớc chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê đã thái sẵn, tất cả trộn lên tạo thành một hƣơng vị quyến rũ. Đó chính là món tái dê nổi tiếng của địa phƣơng. Ngoài ra còn có rất nhiều món đƣợc chế biến từ thịt dê nhƣ: Dê áp chảo, dê nƣớng, dê quay, dê hấp, tiết canh dê, rƣợu Ngọc dƣơng v.v. Thịt dê phải ăn kèm với lá sung, quả chuối xanh, khế, lá mơ, và điều quan trọng là phải có tƣơng gừng để chấm. Thịt dê ăn rất mát và bổ dƣỡng.  Làng nghề truyền thống: Nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống, nhƣng nổi bật nhất và có ý nghĩa nhất đối với việc phát triển du lịch đó là nghề thêu ở thôn Văn Lâm xã Ninh Hải. Tƣơng truyền nghề thêu ren truyền thống ở nơi đây là do Linh Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 41
  42. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi cùng triều đình nhà Trần vào Vũ Lâm xây dựng hành cung Vũ Lâm vào năm 1258 đã truyền dạy cho nhân dân của thôn. Bà đƣợc nhân dân ở đây tôn làm bà tổ của nghề thêu ren. Hiện nay bà đƣợc thờ ở động Thiên Hƣơng. Các sản phẩm thêu ren rất phong phú: Ga trải giƣờng, rèm cửa, gối, khăn bàn, khăn ăn, tranh ảnh v.v Các mặt hàng này đã có mặt tại các thị trƣờng Nga, Đức, Thụy Sỹ và rất đƣợc ƣa chuộng. Đây cũng là những mặt hàng phục vụ cho du khách tham quan du lịch tại các danh lam thắng cảnh của huyện, làm cho các sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn. Văn Lâm có hơn 1200 hộ và 3000 nhân khẩu. Hiện nay, Văn Lâm có tới 100% số hộ là nhân khẩu làm nghề thêu. Từ các cháu nhỏ 7 - 8 tuổi đến các cụ già 70 - 80 tuổi đều có thể cầm kim thêu đƣợc. Theo ông Lê Văn Thiêm – Trƣởng thôn Văn Lâm cho biết: Các sản phẩm của nghề thêu ở thôn có tới hàng nghìn mẫu mã các loại. Đối với các hộ gia đình làm nghề đơn lẻ, họ làm ra sản phẩm đem bán cho du khách hoặc mở ki ốt bày bán. Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm làm ra chủ yếu đem đi xuất khẩu theo các hợp đồng đã đƣợc kí kết với các đối tác nƣớc ngoài. Hiện tại thôn có 7 doanh nghiệp hoạt động nghề thêu. Các doanh nghiệp không chỉ mở xƣởng sản xuất tại địa phƣơng mà còn thông qua các hình thức hợp tác: gia công, tổ chức nhiều điểm sản xuất ở địa phƣơng trong và ngoài huyện. Hƣớng đi này không chỉ nhằm đảm bảo tiến độ thời gian số lƣợng hàng cho khách mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân các địa phƣơng trong thời điểm nông nhàn. Trong năm 2007 và năm 2008 nhiều doanh nghiệp thêu ăn nên làm ra, đạt doanh thu cao nhƣ doanh nghiệp Pataco đạt trên 3 tỷ đồng Với các gia Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 42
  43. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình đình làm hàng đơn lẻ thu từ nghề thêu cũng đạt 20 - 30000 đồng/ngƣời/ngày. Tổng giá trị từ nghề thêu ƣớc tính đạt trên 14 tỷ đồng. Làng nghề thêu truyền thống Văn Lâm đƣợc tỉnh công nhận vào năm 2006. Tháng 11 năm 2007, Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã công nhận Văn Lâm là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nƣớc. Thôn tổ chức đón nhận danh hiệu cao quý này từ Hà nội và đã làm lễ công nhận nghệ nhân cho cụ Chu Văn Lƣợng 84 tuổi và cụ Đinh Văn Uynh 78 tuổi, đồng thời tuyên dƣơng 3 doanh nghiệp hoạt động tiêu biểu trong nghề thêu: Minh Trang, Pataco, An lộc. Văn Lâm hiện đang thực hiện phƣơng châm: “ ly nông bất ly hƣơng”. Ngƣời dân ở đây đã phát triển nghề thêu kết hợp với phục vụ du lịch ngay trên chính mảnh đất quê hƣơng mình. Nằm ngay trong khu du lịch nổi tiếng với hàng vạn lƣợt khách đến thăm quan, Văn Lâm có thể phát triển thành một làng nghề du lịch, tạo ra một loại hình du lịch làng nghề lý tƣởng với các khu sản xuất, bán hàng có quy mô lớn. Bên cạnh đó, việc tổ chức các ngày giỗ tổ, lễ hội đình làng, tôn vinh các nghệ nhân, doanh nghiệp hoạt động nghề thêu Đây cũng là một trong các hoạt động giúp duy trì và phát triển nghề, thu hút khách du lịch. Đánh giá chung: Qua việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Tam Cốc – Bích Động có thể thấy: Tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu là đền chùa, chỉ có một lễ hội và một làng nghề. Các tài nguyên này có giá trị độc đáo về kiến trúc, lịch sử có khả năng khai thác kết hợp với cảnh quan tự nhiên tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 43
  44. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Khả năng khai thác các tài nguyên này là khá thuận lợi vì chúng nằm trên tuyến tham quan phong cảnh tự nhiên của khu vực, giao thong cũng thuận tiện. Với các nguồn tài nguyên trên, dân cƣ địa phƣơng có rất nhiều điều kiện tham gia vào hoạt động du lịch, từ việc vận chuyển tới cung ứng các sản phẩm du lịch cũng tạo ra các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Và hoạt động du lịch này diễn ra liên tục, quanh năm. 2.1.2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội:  Đặc điểm về kinh tế: Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của xã Ninh Hải. Diện tích gieo cấy toàn xã Ninh Hải năm 2006 là 494,36 ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm đạt 2529,2 tấn, tăng so với năm 2005 là 315,3 tấn. Năng suất lúa đạt 61tạ/ha. Năm 2006, cả xã có 10 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong đó có 6 doanh nghiệp thêu ren xuất khẩu, 3 doanh nghiệp dịch vụ du lịch, một ban quản lý du lịch và trên 20 hộ làm nghề thêu ren vừa và nhỏ,cùng các hộ làm dịch vụ chở đò, bán hàng ăn, đồ lƣu niệm Ngoài nghề thêu ren, ở đây là vùng núi đá vôi nên nghề làm đá, chế biến đá, làm gạch nên rất phổ biến. Do đó, thu hút đƣợc một lực lƣợng lớn lao động của toàn huyện là việc trong các nhà máy chế biến đá nhƣ: Nhà máy phân lân Cầu Yên, nhà máy xi măng Hệ Dƣỡng Bên cạnh đó, có các làng nghề tác đá nghệ thuật phục vụ chủ yếu cho các công trình nhƣ: đình, chùa, miếu, mạo cùng các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thú vui chơi non bộ với các chậu cảnh, bể các cảnh. Nhƣ vậy nguồn thu nhập chủ yếu của địa phƣơng hiện nay là nông nghiệp và các nghề phụ. Hoạt động du lịch ở đây tuy phát triển, đóng ngân Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 44
  45. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình sách lớn cho huyện,cho tỉnh nhƣng mới chỉ hoạt động sôi nổi ở Tam Cốc Bích Động giúp ngƣời dân trong xã có thêm công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân Còn lại cuộc sống của ngƣời dân ở các làng, xã khác vẫn còn nghèo khó, lam lũ.  Đặc điểm về văn hóa xã hội: Các hoạt động văn hóa tuyên truyền đã tới tận thôn xóm. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng thƣờng xuyên đƣợc duy trì. Trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững và tăng cƣờng, các tệ nạn xã hội giảm, công tác đền ơn đáp nghĩa luôn luôn đƣợc coi trọng. Ngoài ra còn chăm lo cho các gia đình nghèo, gia đình chính sách. Dân cƣ – lao động: Theo điều tra năm 1993 thì: - 87% dân số toàn huyện đƣợc phổ cập cấp 1 - 56% dân số đƣợc phổ cập cấp 2 - 18,5 % đƣợc phổ cập cấp 3 - Toàn huyện có 0.35% dân số có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đến năm 2003 toàn huyện phổ cập hết trung học cơ sở. Riêng xã Ninh Hải, dân số trong khu khoảng 3400 ngƣời, đông nhất là thôn Đam Khê và Hải Nham. - Tỷ lệ tăng dân số là 0,84% - Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 1300 ngƣời - 30% có trình độ văn hóa tốt nghiệp PTTH - 90% sống bằng nghề nông - Tổng thu nhập 4,7 triệu đồng/ngƣời/ năm. - Đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 45
  46. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 2.2.1. Tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch Trƣớc đây, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Sở Du lịch Ninh Bình quản lý. Hiện nay, do Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Ninh Bình quản lý. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đƣợc ngành du lịch quản lý và khai thác từ năm 1992 và giao cho Công ty Du lịch Ninh Bình quản lý. Từ năm 2004, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý du lịch nhƣ : + Công ty cổ phần du lịch Ninh Bình khai thác tuyến du lịch Tam Cốc, đền Thái vi, chùa Bích Động. + Công ty TNHH Dịch vụ Bích Động quản lý và khai thác tuyến du lịch Thạch Bích, Thung Nắng, Linh Cốc – Hải Nham. + UBND xã Ninh Hải phụ trách công tác vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và chở đò. Bên cạnh đó là sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực kinh doanh lƣu trú, ăn uống Tuy có sự tham gia quản lý, khai thác kinh doanh của nhiều đơn vị. Nhƣng trong giai đoạn này, khu du lịch không có một doanh nghiệp nào nắm vai trò chỉ đạo điều hành. Điều này đem đến cho khu du lịch tình hình kinh doanh phức tạp, mạnh ai ngƣời ấy làm, còn nhiều hạn chế và tồn tại trong công tác phục vụ khách du lịch. Trƣớc tình hình đó, để phát triển du lịch một cách bền vững, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban Quản lý (BQL) Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Sở Du lịch theo quyết định 1969/2006/QĐ ngày 19/9/2006, Ban quản lý chính thức đi vào hoạt động vào ngày 13/10/2006. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 46
  47. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động Sở Du lịch Trƣởng Ban Quản lý Phó Ban Quản lý Trạm bến xe Đồng Gừng Trạm Tam Cốc Trạm Bích Động Bộ phận bán vé Bộ phận hƣớng dẫn Bộ phận an ninh Chức năng : Là đơn vị thuộc Sở Du lịch Ninh Bình giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác quy hoạch và đầu tƣ phát triển du lịch, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bảo vệ môi trƣờng, trật tự an toàn xã hội và trực tiếp thực hiện việc bán vé danh lam, vé đò tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. 2.2.2. Vốn đầu tƣ cho du lịch Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một trong 20 khu du lịch chuyên đề đƣợc tổng cục du lịch Việt Nam phê duyệt nhằm tập trung nâng cao và hoàn thiện. Cho nên khu du lịch Tam Cốc – Bích Động hiện nay đang trong giai đoạn tiến hành thi công dự án quy hoạch từ năm 1997 – 2010 dự án đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 1997 – 2005 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 47
  48. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Giai đoạn 2: 2005 – 2010 Tính đến năm 2006, cả khu du lịch đã thu hút đƣợc 353,86 tỷ đồng vốn đầu tƣ. Trong đó, vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng chiếm số lƣợng lớn nhất, khoảng 208,5 tỷ đồng, chiếm 66,8%. Nguồn vốn này chủ yếu do ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ. Vốn đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là 145,71 tỷ đồng chiếm 33,32%. Không có dự án đầu tƣ FDI hay liên doanh nào. Bảng 2: Hiện trạng đầu tƣ vào khu du lịch Tam Cốc – Bích Động tính đến năm 2008 Đơn vị (Tỷ đồng) Tổng số Thời gian Đơn vị Nội dung đầu tƣ vốn đầu tƣ thực hiện đầu tƣ Nâng cấp CSHT 2 2 Sở du lịch Đầu tƣ khu du lịch 08,15 001 – nay cơ sở hạ Đầu tƣ CSHT 2 tầng tuyến Linh Cốc – 8,3 Sở du lịch 005 – nay Hải Nham Tuyến du lịch Linh 2 5 Cty DVDL Cốc – Hải Nham 004 – nay 9,9 Bích Động Đ Nhà Hàng Anh 1 2 DN Anh ầu tƣ cơ Dũng 5 003 – 2005 Dũng sở vật Nhà hàng Hoàng 2 DN Hoàng chất kỹ 2 Đức 002 – 2003 Đức thuật Nhà hang Thế 2 20 DN Thế Long Long 004 – nay Cố viên lầu 5 2 DN Minh Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 48
  49. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình 004 – nay Thoa Khu du lịch sinh 2 DN Doanh 30 thái Thung Nham 005 – nay Sinh Trụ sở làm việc và 2 Cục thuế 3,81 phòng nghỉ 005 – nay Ninh Bình 2 DN Anh Nhà nghỉ AnhQuân 10 005 – nay Quân 3 Tổng cộng 53,86 Nguồn : Sở Du lịch Ninh Bình 2.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch  Giao thông vận tải: - Đường bộ: Đoạn đƣờng từ quốc lộ 1A vào trung tâm khu du lịch dài khoảng 3km đã đƣợc đầu tƣ xây dựng với hai làn đƣờng trải nhựa, hai bên đƣờng trồng cây xanh, có cổng vào khu du lịch rất đẹp. Đoạn đƣờng nhánh từ khu trung tâm tới chùa Bích Động dài 3km và tới đền Thái Vi đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp. - Đường thủy: Khu bến thuyền Đình Các (Cây Đa) đi tham quan 3 hang (Tam Cốc) đã đƣợc nạo vét và kè đá xung quanh. Các tuyến đƣờng thủy vào tham quan 3 điểm du lịch mới là Thung Nắng, Thung Nham và quần thể hang Chùa, hang Ghé, hang Bụt, hang Hiểu đang đƣợc xây dựng.  Thông tin liên lạc: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 49
  50. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Thông tin liên lạc giữa các khu du lịch với các vùng khác trong nƣớc và trên thế giới rất thuận tiện. ngay tại khu trung tâm (bến xe Đồng Gừng ) đã có một chi nhánh bƣu điện của huyện Hoa Lƣ đƣợc trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu liên lạc trong nƣớc và quốc tế, bao gồm 1 tổng đài tự động và 5 máy điện thoại. Tổng đài đã hòa mạng thông tin di động Vinaphone, mobiphone, Viettel, đã nối mạng Internet.  Điện: Hiện tại 100% số thôn trong khu du lịch đã có điện, 78% số hộ dùng điện. Mạng lƣới cung cấp điện ở trạng thái tốt. Tuy nhiên, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động vẫn chƣa có trạm biến áp riêng và vẫn sử dụng chung nguồn điện lƣới của các địa phƣơng, dẫn đến việc sử dụng điện cho các hoạt động du lịch là thiếu ổn định  Nước: Tại khu vực, hiện tại có 8 bể chứa nƣớc mƣa với tổng dung tích khoảng 100m3 và 3 giếng khoan có khả năng cung cấp 200m3/ ngày đêm. Ngoài ra còn có 2 trạm cấp nƣớc trung tâm lấy nƣớc ngầm nhƣng cũng chỉ hoạt động đƣợc 60% công suất. Ngƣời dân trong vùng chủ yếu sử dụng nƣớc giếng và nƣớc mƣa, dẫn tới chất lƣợng nƣớc chƣa đảm bảo vệ sinh.  Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Nƣớc thải của khu vực thải qua 8 hệ thống cống nhƣng chƣa qua xử lý. Hầu hết nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải từ các nhà hàng, khách sạn đều thải một cách tự nhiên ra ngoài môi trƣờng. Tại khu trung tâm điều hành của Khu du lịch có hoạt động thu gom xử lý rác thải, đạt khoảng 80%, chủ yếu xử lý bằng cách chôn lấp. 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 50
  51. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Số lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đƣợc thể hiện trong Bảng sau: Bảng 3 :Số lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2008 Số lƣợng nhà 1 1 2 3 3 4 5 1 nghỉ Số lƣợng phòng 10 10 20 30 30 30 90 Nhà hàng ăn 2 7 7 12 12 16 16 18 uống Cơ sở bán hàng 3 10 10 12 15 30 30 35 lƣu niệm Nguồn : Ban Quản lý Khu du lịch tam Cốc – Bích Động  Cơ sở lưu trú: Do khoảng cách từ khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đến thành phố Ninh Bình là rất gần, khoảng 7km, các tuyến tham quan trong khu du lịch chỉ đi về trong ngày. Cho nên khách du lịch thƣờng đến tham quan rồi quay về thành phố Ninh Bình nghỉ qua đêm. Bởi vậy tỉ lệ khách tham quan trong ngày của khu du lịch là rất cao, gần 99%. Thực tế trên khiến các doanh nghiệp không mặn mà với việc xây dựng các cơ sở lƣu trú tại khu du lịch. Tính đến năm 2006, Khu du lịch Tam cốc – Bích Động chƣa có khách sạn mà chỉ có 4 nhà nghỉ phục vụ khách du lịch với khoảng 48 phòng chất lƣợng phục vụ không cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là những đối tƣợng khách du lịch có thu nhâp cao, khách du lịch quốc tê, khách du lịch công vụ. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 51
  52. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Hiện nay, tại khu du lịch đã có 5 khách sạn với hơn 90 phòng đủ tiêu chuẩn đón tiếp khách và 3 khách sạn đang trong quá trình xây dựng. Khu du lịch cũng dự kiến xây dựng hệ thống khách sạn cấp 3 sao để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.  Cơ sở ăn uống: Hiện nay có gần 20 nhà hàng, số lƣợng này phần nào cũng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Tuy vậy, quy mô của các nhà hàng còn nhỏ, thực đơn chƣa phong phú, chất lƣợng phục vụ chƣa cao, chƣa mang tính chuyên nghiệp. Thực tế, vào những dịp cao điểm hoặc đơn giản chỉ là cuối tuần, hầu nhƣ các nhà hàng đều quá tải. Thậm chí nhiều nhà hàng không nằm trong khu du lịch cũng trong tình trạng quá tải tƣơng tự.  Các khu vui chơi giải trí và bán hàng lưu niệm: Hiện tại, khu vực này chƣa có một cơ sở vui chơi giải trí nào phục vụ cho du khách. Nguyên nhân là khu du lịch còn nhiều hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ vào các dự án vui chơi giải trí. Và nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là do đặc diểm tính chất tham quan của du khách: đi về trong ngày, số lƣợng khách lƣu lại qua đêm tại đây là rất ít. Về cơ sở hàng lƣu niệm: tại khu du lịch có khoảng 35 cơ sở với quy mô nhỏ, các mặt hàng chủ yếu là thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phƣơng nhƣ: các mặt hàng thêu ren, các sản phẩm từ cói, gỗ trạm khắc, bƣu ảnh  Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Phƣơng tiện vận chuyển khách chủ yếu của Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là thuyền, hiện cả khu du lịch có 1650 thuyền phục vụ khách du lịch. Đầu năm 2007, một số công ty lữ hành với mục đích tạo ra sức hấp dẫn Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 52
  53. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình của chuyến đi cho du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, đã sử dụng phƣơng tiện vận chuyển của địa phƣơng là xe bò để vận chuyển khách du lịch từ trung tâm vào chùa Bích Động, số lƣợng khoảng hơn 10 chiếc, chủ yếu huy động ngƣời dân địa phƣơng tham gia. 2.2.5. Lao động, việc làm Qua số liệu thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình cho thấy: Giai đoạn từ năm 2000 – 2005, cùng với sự tham gia về lƣợng khách, số lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cũng đƣợc tăng lên gấp đôi, tăng trƣởng bình quân năm là 13,36%. Số lao động địa phƣơng tính đến quý I năm 2009 nhƣ sau : Bảng 4 : Số lƣợng lao động địa phƣơng (tính đến quý I/2009) Các chỉ tiêu Số lƣợng ngƣời Tổng lao động du lịch 2480 Chở đò 1620 Chụp ảnh 250 Bán hàng lƣu niệm 60 Thêu ren 250 Nhà hàng 300 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình Số lao động làm việc trong ban quản lý khu du lịch hiện tại là 55 ngƣời đƣợc chia thành các bộ phận: Văn phòng, an ninh, hƣớng dẫn, bán vé. Nhìn chung lao động việc làm trong ban quản lý là lao động đƣợc đào tạo, có trình độ chuyên môn ngoại ngữ. 2.2.6. Khách du lịch 2.2.6.1. Đặc điểm thị trường khách: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 53
  54. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Khách du lịch đến với khu du lịch chủ yếu là khách tham quan, khách lƣu trú qua đêm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mức chỉ tiêu trung bình thấp. Do khu du lịch Tam Cốc – Bích Động rất gần về địa lý so với Hà Nội, thành phố Ninh Bình – là trung tâm của khách nên các đoàn thƣờng đƣợc bố trí đi về trong ngày. Hơn nữa, do đặc điểm khoảng cách các điểm tham quan tại khu du lịch ngắn và rất ngắn nên hầu hết các công ty lữ hành tổ chức đoàn tham quan không lƣu trú qua đêm. Thị trƣờng khách đến đây gồm cả khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa: - Khách du lịch quốc tế: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, thị trƣờng khách du lịch quốc tế chịu ảnh hƣởng lớn của trung tâm du lịch Hà Nội nên đối tƣợng khách chủ yếu là khách du lịch các nƣớc ASEAN, khách du lịch Tây Âu, khách du lịch Đông Á – Thái Bình Dƣơng - Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến đây rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phƣơng khác nhau. Họ thƣờng đi theo đoàn, nhóm, cũng có một số khách đi lẻ. + Khách du lịch thƣơng mại, du lịch công vụ: Chủ yếu từ Hà Nội và các thành phố lớn nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh + Khách du lịch lễ hội, tín ngƣỡng: Trong những năm gần đây, lƣợng khách này tăng rất nhanh. + Khách du lịch tham quan thắng cảnh. + Khách du lịch đi tour trên tuyến du lịch Bắc – Nam. + Khách du lịch cuối tuần 2.2.6.2. Lượng khách du lịch đến Tam Cốc – Bích Động: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 54
  55. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Lƣợng khách du lịch đến với Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trong giai đoạn 2002 – 2008 đƣợc trình bày trong Bảng sau: Bảng 5 : Số lƣợng khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động trong giai đoạn 2002 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2007 2008 Lƣợt khách tới 18730 19561 23602 19608 Lƣợt 177636 TC – BĐ 0 0 0 0 Mức tăng trƣởng % - 4.44 20.66 -16.03 -9.41 Tỷ lệ tham quan % 93.67 97.57 99.13 99.2 - Tỷ lệ khách lƣu % 6.33 2.43 0.87 0.8 - trú Lƣợt khách tới 64710 73967 87734 10212 Lƣợt 1186980 Ninh Bình 0 0 0 00 Tỷ lệ TC- % 28.95 26.45 26.91 25.32 14.96 BĐ/NB Nguồn : Sở Du lịch Ninh Bình Theo bảng số liệu trên ta thấy: Lƣợng khách đến khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, có mức tăng trƣởng không đều và có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây. Giai đoạn 2002 – 2004 lƣợng khách tới Tam Cốc – Bích Động có tăng nhƣng nhịp độ tăng không đều giữa các năm. Nếu nhƣ năm 2003, mức tăng trƣởng chỉ là 4,44 % thì năm 2004 lại tăng lên tới 20,66%. Yếu tố làm cho khách du lịch tăng đột biến ở thời điểm năm 2004 là do cuối năm 2003 đầu năm 2004 Việt Nam có tổ chức Seagame, Ninh Bình đăng cai thi đấu môn bóng chuyền nên có một lƣợng lớn cổ động viên của các đoàn thể thao tới Ninh Bình tham gia thi đấu. Sau khi kết thúc giải họ kết hợp đi Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 55
  56. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình tham quan một số điểm du lịch trong tỉnh, trong đó có khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Giai đoạn 2004 – 2008, khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động có xu hƣớng giảm. Cũng qua bảng thống kê có thể thấy, trong tổng số khách đến Ninh Bình thì lƣợng khách đến Tam Cốc chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2002 chiếm 28,95%. Tuy nhiên tỷ lê này đang có xu hƣớng giảm dần, tới năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 14,96%. Nguyên nhân là do nhiều khu du lịch khác của Ninh Bình đã đƣa vào khai thác nhƣ : khu Vân Long, khu Tràng An, Khu Kênh Gà, Bái Đính dẫn tới nguồn khách tới Tam Cốc – Bích Động bị chia sẻ ít nhiều. Bảng 6 : Cơ cấu khách tham quan Tam Cốc – Bích Động Địa Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình điểm Khách du lịch nội Khách du lịch quốc Khách du lịch Khách du lịch địa tế nội địa quốc tế Mứ % Số %k c Mức lƣợ hác Số Số TC- Số tăng khá tăng TCB Năm ng h lƣợng lƣợng BĐ/N lƣợng trƣở ch trƣở Đ/NB (lƣợ nội (lƣợt) (lƣợt) B (lƣợt) ng quố ng t) địa (%) c tế 106 56.6 43.3 2004 - 81198 - 292730 27.02 245380 31.92 102 5 5 108 55.5 44.4 2005 2.48 86880 7.0 520870 27.96 218800 39.71 730 8 2 109 46.3 55.6 45.6 2006 0.72 126510 589440 18.58 287900 43.94 510 9 1 2 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 56
  57. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình - - 875 44.6 55.3 2007 20.0 108483 14.2 691389 12.66 329847 32.92 97 8 2 2 5 - 761 42.8 57.1 2008 13.0 101473 6.5 811971 9.38 373071 27.05 63 8 2 6 Nguồn :Sở Du lịch Ninh Bình Theo Bảng trên, trong tổng số khách đến Tam Cốc – Bích Động thì khách du lịch quốc tế luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên giai đoạn 2006 đến 2008, mức tăng trƣởng khách quốc tế có xu hƣớng giảm, năm 2007 giảm còn 14,5 % so vơi năm 2006, năm 2008 giảm 6,5 % so với năm 2007. Khách quốc tế đến Tam Cốc – Bích Động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình. Năm 2006 tỷ lệ này là 43,44% chiếm gần một nửa lƣợng khách quốc tế đến Ninh Bình. Tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hƣớng giảm dần, năm 2008 chỉ còn 27,05%. Nguyên nhân là Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động phải chia sẻ nguồn khách với các khu du lịch khác trong tỉnh mới đƣợc đƣa vào khai thác, và cũng tại Khu du lịch còn nhiều hạn chế trong việc phát triển, sản phẩm du lịch thì đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa hoàn thiện. Đánh giá chung: Qua việc phân tích hiện trạng khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động trong các giai đoạn có thể rút ra nhận xét: Khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động chủ yếu là khách du lịch theo đoàn, thông qua các công ty lữ hành trong nƣớc, khách đi lẻ rất ít. Tỷ trọng khách tham quan du lịch rất cao, khoảng 90% trong tổng số khách. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 57
  58. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Lƣợng khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động đang có xu hƣớng giảm dần. Thị trƣờng khách chính của khu du lịch là khách quốc tế, thể hiện ở tỷ trọng khách du lịch trong tổng số khách du lịch tới Tam Cốc – Bích Động liên tục tăng, năm 2008 chiếm 57,11% tổng số khách tới Tam Cốc – Bích Động. 2.2.7. Doanh thu Doanh thu du lịch của Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trong thời gian 2005 – 2008 đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 7 : Doanh thu du lịch của Tam Cốc – Bích Động Tam Hạng mục 2005 2006 2007 2008 Cốc- Tổng lƣợt khách(lƣợt) 195610 236220 196080 177636 Bích Tổng doanh thu (tỷ) - 7.797 7.754 8.398 Động Mức tăng trƣởng(%) - - 0.6 8.3 Tổng lƣợt khách(lƣợt) 739670 877340 1021200 1186980 Ninh Tổng doanh thu(tỷ) 41.612 51 63.117 87.997 Bình Tỷ trọng TC-BĐ/NB (%) - 15.2 12.2 9.5 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình Tuy khách du lịch đến Tam Cốc – Bích Động có xu hƣớng giảm nhƣng doanh thu của khu có xu hƣớng tăng lên qua các năm.Năm 2006, tổng doanh thu là 7,979 tỷ đồng, đến năm 2008 là 8,3 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là do mức chỉ tiêu của khách du lịch cũng tăng so với trƣớc. Nếu so sánh doanh thu du lịch của khu du lịch này với tổng doanh thu du lịch của vả tỉnh Ninh Bình thì tỷ trọng tổng doanh thu của khu du lịch so với tổng doanh thu của cả tỉnh thì đang có xu hƣớng giảm dần. Năm 2006, Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 58
  59. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình tổng doanh thu của cả khu du lịch chiếm 15,2% tổng doanh thu du lịch của cả tỉnh, đến năm 2008 con số này chỉ còn 9,5%. Nhìn chung, so sánh giữa tổng lƣợt khách và tổng doanh thu của khu du lịch thì doanh thu tƣơng đối thấp. Năm 2007 toàn khu đạt doanh thu là 10,808 tỷ đồng. Bảng 8: Kết quả doanh thu năm 2002 của Công ty du lịch Ninh Bình tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động Đơn vị : Triệu đồng Thực hiện % so sánh Các chỉ tiêu Kế hoạch Nắm 2002 Năm 2001 đƣợc giao Tổng doanh thu 6458 +8 92.8 Doanh thu danh lam 3959 +17 99 Doanh thu dịch vụ đò 1609 +17 100.6 Doanh thu ăn uống 385 - 29 55 Doanh thu nghỉ 266 -27 88.7 Doanh thu lữ hành 108 +68 108 Doanh thu dịch vụ khác 131 -54 43.7 Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình Theo Bảng trên, ngoài doanh thu từ danh lam thì doanh thu từ dịch vụ chở đò chiếm phần lớn trong tổng doanh thu. Điều này cũng có nghĩa là vai trò và sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng là rất lớn. Mặt khác, doanh thu từ dịch vụ lƣu trú chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khi kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam thì doanh thu từ lƣu trú chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó mới đến ăn uống và đi lại Do đó có thể thấy, cơ cấu doanh thu ở đây còn nhiều hạn chế. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 59
  60. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình 2.2.8. Các tuyến du lịch - Tuyến Tam Cốc: Hành trình đi bằng thuyền, điểm xuất phát từ bến thuyền Đình Các đi trên sông Ngô Đồng qua hang Cả, hang Hai, hang Ba, sau đó quay lại bến Thánh lên thăm đền Thái Vi, động Thiên Hƣơng. Thời gian tham quan khoảng từ 2-3 giờ. - Tuyến Bích Động: Hành trình đi từ trung tâm bến Đình Các bằng đƣờng bộ theo hƣớng Tây Nam vào thăm chùa Bích Động gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thƣợng nằm dọc theo sƣờn núi Bích Động, cung đƣờng đi 3km thời gian khoảng 2 giờ. Đây là 2 tuyến chính, ngoài ra còn có một số tuyến du lịch khác nhƣ : +Tuyến Bích Động – Chùa Linh Cốc – Động Tiên – Xuyên thủy động. + Thạch Bích – Thung Nắng. 2.3 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG 2.3.1 Thành phần tham gia hoạt động du lịch Không phải toàn bộ số dân toàn huyện trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, mà chỉ diễn ra ở một số xã, thôn có khu du lịch hoặc nằm trong vùng phụ cận giáp ranh với khu du lịch. Tại trung tâm Khu du lịch Tam Cốc, ngƣời dân tham gia một cách đầy đủ nhất với gần 2000 hộ dân, gần 100% số hộ gia đình tham gia vào dịch vụ du lịch nhƣ: chèo thuyền đƣa đón khách, thêu ren, bán hàng Số hộ thuần nông ở đây chỉ chiếm khoảng 4%. Nhƣ vậy dịch vụ du lịch đã trở thành Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 60
  61. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình nghành kinh tế chủ yếu của địa phƣơng mà vốn trƣớc đây là một xã thuần nông. 2.3.2 Hình thức tham gia của ngƣời dân 2.3.2 Hoạt động vận chuyển: - Chở đò: Ngƣời dân tham gia chủ yếu vào hoạt động chở đò đƣa khách đi tham quan. Ngƣời dân tự bỏ tiền ra mua sắm phƣơng tiện (3.000.000đ/thuyền) và bỏ sức lao động ra chuyên chở. Nếu nhƣ năm 1997, phƣơng tiện vận chuyển đò là 1525 thuyền nan, gỗ để vận chuyển khách tham quan các hang động (trong đó 1500 chiếc là của dân và 25 chiếc là của trung tâm du lịch) thì hiện nay, các thuyền nan đều đƣợc thay bằng thuyền tôn với gần 2000 thuyền, riêng thôn Văn Lâm khoảng 1200 thuyền. Hầu hết là thuyền của ngƣời dân địa phƣơng còn thuyền của công ty du lịch khoảng 8 chiếc thuyền máy, chủ yếu là để chuyên chở các nhà quản lý, cán bộ đi khảo sát hoặc đoàn khách có thời gian đi quá ngắn. Tất cả việc chuyên chở đò đƣợc giao cho những ngƣời dân thôn Văn Lâm. Trong thôn trực tiếp có bến bãi ở Tam Cốc – Bích Động. Số đò đƣợc tính trên hộ gia đình. Cứ mỗi hộ gia đình là một con thuyền nhỏ (hộ gia đình ở đây đƣợc tính theo thế hệ). Nếu gia đình nào có 3 thế hệ sống chung một nhà thì có 3 thuyền chở đò. Ngƣời dân ở đây không dám trở đò lậu vé nữa bởi nếu Ban quản lý phát hiện sẽ bị ngừng chở đò trong vòng một năm. Hiện nay tại bến Đình Các (Tam Cốc) có khoảng 1200 đò, tại bến xuyên thủy động có khoảng 600 thuyền, ngoài ra còn có các thuyền chuyên chở ở Thung Nắng Những thuyền này chủ yếu là của ngƣời dân, bên cạnh đó là của các hội tập thể nhƣ : Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội cựu chiến binh Việc cấp số thuyền cho các hội này để giúp đóng góp vào ngân sách Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 61
  62. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình quỹ của các hội, chi phí cho các đoàn thể trong qua trình hoạt động.Khi họ không chở thuyền thì bán lại hoặc điều lại số đò cho các hộ dân. Các số đò được đánh theo số thứ tự, chuyên chở quay vòng: +Nếu chuyên chở khách Việt Nam thì đƣợc tính từ 1 đên 1200 +Nếu chuyên chở khách quốc tế đƣợc tính quay vòng lại từ 1200 - 1 . Cứ đến lƣợt gia đình nào thì gia đình đó chuyên chở. Nếu các đò không ra bến hay đến chậm sẽ bị mất lƣợt. Chính vì thế, hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi đều có bà con trong thôn ngồi đợi để chuyên chở khách khi đến lƣợt. Vì số hộ gia đình đông nhƣ vậy nên số lần chuyên chở trung bình của mỗi hộ gia đình là: - 5->6 lần/khách quốc tế/tháng/hộ gia đình. - 3->4 lần/khách ViệtNam/tháng/hộ gia đình. Trung bình, tổng 8-10 lần chuyên chở khách/tháng/hộ gia đình, chủ yếu vào mùa đông. Còn vào những tháng hè(cuối tháng 5 đến tháng 7), khách đi biển là chủ yếu nên đến đây ít hơn. Do vậy số lƣợt đò giảm đi. - Hoạt động chở xe ôm - Vận chuyển bằng xe bò, xe trâu 2.3.2.2 Hoạt động khác: - Bán hàng lưu niệm - Cung cấp một số sản phẩm du lịch cho khách du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ Nhƣ vậy, ngƣời dân ở đây vẫn chỉ là những ngƣời làm thuê, chƣa thực sự đƣợc tham gia vào quá trình quy hoạch, quản lý. 2.3.3 Thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng từ hoạt động du lịch  Giá vé: Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 62
  63. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Theo Quyết định số 1561/QĐ – UBND ngày 20 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành các khoản phí và lệ phí: Có 2 loại vé : 1. Phí tham quan danh lam thắng cảnhTam Cốc – Bích Động: - Ngƣời lớn(Khách quốc tế và trong nƣớc): 30.000 đồng/ngƣời/lƣợt - Trẻ em, học sinh(6-15 tuổi): 10.000 đồng/ngƣời/lƣợt 2. Phí chở đò tuyến Tam Cốc : 60.000 đồng/thuyền - Tối đa 02 ngƣời/đò đối với khách quốc tế/ thuyền - Tối đa 04 ngƣời/đò đối với khách trong nƣớc/ thuyền. Vé chỉ có giá trị trong ngày. - Nhƣ vậy, giá vé so với thời điểm năm 2002: 55.000 đồng/ ngƣời đối với khách quốc tế; 13.000 đồng/ ngƣời đối với khách Việt nam. Giá vé và cách thức bán vé hiện nay có sự khác biệt. Giá vé không có sự phân biệt khách Việt Nam hay khách quốc tế. Đây là sự điều chỉnh hết sức hợp lý. Ngoài ra, giá vé tại các điểm du lịch khác nhƣ sau : .Giá vé Xuyên thủy động : 25.000 đồng/ ngƣời .Giá vé Thung Nắng: 45.000 đồng/ngƣời Thu nhập: Khi nhận chở mỗi chuyến đò ngƣời dân sẽ đƣợc phát một “vé trắng”. Đây chính là phiếu thanh toán công chở đò của ngƣời dân với Ban quản lý. Phiếu thanh toán này cũng có giá trị trong ngày, ngày nào thanh toán luôn ngày đó. Cứ 01 thuyền (01 vé) với tổng phí chở là 60.000 đồng thì ngƣời dân đƣợc giữ lại 45.000 đồng - Thu nhập 1 tháng sẽ là: 360.000 – 450.000 đồng / tháng. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 63
  64. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Tuy nhiên trong quá trình chuyên chở khách, ngƣời chở đò còn có các khoản thu khác nhƣ bán hàng thủ công, tiền thƣởng của khách nên số thu nhập có thể cao hơn nhƣng không ổn định. Đối với dân thôn Đam Khê, cứ mỗi vé 25.000 đồng thì ngƣời chở đò đƣợc giữ lại 19.000 đồng. Song lƣợng khách ở Xuyên thủy động là rất ít cho nên nguồn thu nhập của ngƣời dân không ổn định. Nhân lực chở thuyền phần lớn là phụ nữ, còn đàn ông thƣờng đi làm các công việc khác; họ chỉ đi làm khi có khách quốc tế vì một ngƣời chèo đò, còn một ngƣời bán hàng. Thu nhập từ hàng lưu niệm: Mấy năm gần đây, do nhu cầu tham quan du lịch ngày càng lớn nên các dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn rất phát triển. Ngoài việc chuyên chở đò ra, nếu gia đình nào có vốn thì kinh doanh thêm các mặt hàng lƣu niệm phục vụ khách du lịch trên bến bãi. Lƣợng mặt hàng đa dạng hay phong phú phụ thuộc vào lƣợng tiền vốn ít hay nhiều. Hiên nay trên địa bàn, số lƣợng các ki-ốt bán hàng, các hàng quán cố định của các hộ dân khoảng 50-60 quầy hàng. Vào các ngày nghỉ, thứ bảy hoặc chủ nhật, số lƣợng hàng quán có thể nhiều hơn do có sự tham gia của các hộ bán buôn nhỏ, bán hàng lƣu động. Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm thêu ren, ngoài ra còn có một số mặt hàng lƣu niệm nhƣ: sản phẩm cói của huyện Kim Sơn, các đồ chơi, túi xách, cây xanh (chủ yếu là các loại phong lan) Bảng 9 : Thu nhập của cộng đồng dân cƣ thôn Văn Lâm (Tam Cốc – Bích Động) Mức thu nhập (đồng) Số ngƣời(ngƣời) Tỷ lệ (%) Dƣới 100.000 1 2.5 Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 64
  65. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình Từ 100.000 – 200.000 3 7.5 Từ trên 200.000 – 500.000 30 75 Trên 500.000 7 17.5 Cộng : 40 100 Nguồn: Ban Quản lý Khu du lịch TCBĐ Qua Bảng số liệu trên có thể thấy, nhờ hoạt động du lịch mà thu nhập của ngƣời dân nơi đây ít nhiều đƣợc cải thiện và nâng cao hơn trƣớc. Chỉ có 2,5 % ngƣời đƣợc điều tra có mức thu nhập từ du lịch dƣới 100.000 đồng, đó là do đối tƣợng này chủ yếu là ngƣời cao tuổi, không còn đủ sức khỏe để tham gia việc chở khách hoặc nếu còn sức khỏe thì cũng có lƣơng hƣu hoặc đƣợc con cháu phụng dƣỡng nên không tham gia lao động. Có một số nhỏ thì tham gia thêu ren nhƣng chỉ ở giai đoạn xử lý thô, gia công cho các doanh nghiệp thêu lớn.Trung bình mỗi ngày cũng đƣợc 5000 đồng. Đặc biệt 75% số ngƣời đƣợc điều tra có thu nhập trên 200.000 – 500.000 đồng. Đây là một điều hết sức đáng mừng. Nếu nhƣ trƣớc đây thu nhập chính của ngƣời dân vẫn dựa vào nông nghiệp, lại phụ thuộc lớn vào thời tiết thì từ khi có hoạt động du lịch, đời sống của nhân dân đã đƣợc đảm bảo và tƣơng đối ổn định. Những ngƣời này phần lớn tham gia trực tiếp vào hoạt động chở đò, chuyên chở khách du lịch. Có 17,5 % số ngƣời có thu nhập trên 500.000 đồng, phần lớn là các hộ kinh doanh các mặt hàng lƣu niệm, kinh doanh ăn uống nghỉ ngơi Nhƣ vậy, du lịch đã mang lại cho ngƣời dân cuộc sống ổn định hơn, đỡ lam lũ hơn. Thực tế đã chứng minh xã Ninh Hải là một trong 7 xã miền núi nhƣng cuộc sống của ngƣời dân khá hơn so với các xã miền núi khác của huyện. Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 65
  66. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình 2.3.4 Tính chất công việc của ngƣời dân địa phƣơng trong hoạt động du lịch Hiện nay, công việc của ngƣời dân địa phƣơng khi tham gia hoạt động du lịch chủ yếu là chuyên chở đò, đƣa khách đi tham quan. Trong suốt hành trình dài 7km (tuyến Tam Cốc), ngƣời dân sẽ kiêm luôn hƣớng dẫn viên (nếu đoàn khách không có hƣớng dẫn viên). Tuy công việc có vẻ đơn giản là bỏ sức lao động chân tay cho công việc nhƣng thực chất là vất vả nặng nhọc. Những ngày yên gió, không khí mát mẻ thì công việc thuận lợi, nhƣng vào những ngày mƣa gió, nắng hè oi bức thì công việc vất vả hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, ngƣời lái đò phải thƣờng xuyên chuyên chở khách qua lại khúc sông, quanh cảnh cứ lặp đi lặp lại, dễ gây nhàm chán, họ chuyên chở khách chủ yếu là muốn kiếm thêm thu nhập để đỡ đi phần nào sự nghèo khó của mình. 2.3.5 Các chế độ phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia Hiện nay, ở Khu du lịch có các thành phần nhƣ: Công ty Du lịch Ninh Bình, Ban quản lý, UBND xã và ngƣời dân địa phƣơng trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn. Theo Quyết định 1961/QĐ – UBND của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành ngày 19/09/2006, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý khu Tam Cốc – Bích Động nhƣ sau: Nhiệm vụ và quyền hạn: Chủ trì việc phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các nghành có liên quan quản lý tốt các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, lập kế hoạch cụ Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 66