Khóa luận Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch - Vũ Thị Quỳnh Trang

pdf 118 trang huongle 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch - Vũ Thị Quỳnh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_qua_khai_thac_nghe_thuat_ca_hue_tron.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch - Vũ Thị Quỳnh Trang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp HẢI PHÒNG - 2011 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp HẢI PHÒNG - 2011 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang Mã số: 110678 Lớp: VH1101 Ngành: – Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca Huế trong du lịch 3
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). . . . . . . . . . . . 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết: . . . . . . . . . 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. . . . . . 4
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: . . . . . . . . . Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: . . . . . . . . . Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày tháng năm 2010 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày tháng năm 2010 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2010 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị 5
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2010 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) 6
  7. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca Huế trong du lịch của sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang Lớp: VH 1101 1. Đánh giá chất lƣợng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phƣơng án tối ƣu, cách tính toán chất lƣợng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài. 2. Cho điểm của ngƣời chấm phản biện: (Điểm ghi bằng số và chữ) Ngày tháng năm 2010 Ngƣời chấm phản biện 7
  8. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Phạm Thị Hoàng Điệp, ngƣời đã định hƣớng đề tài, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cũng nhƣ các bạn sinh viên khác hoàn thành nhiệm vụ tốt nghiệp của mình; đồng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn Hoá Du Lịch - Trƣờng ĐHDL Hải Phòng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học vừa qua. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong suốt quá trình học đó, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin. Việc hoàn thành khóa luận đòi hỏi sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của thầy cô hƣớng dẫn, sự động viên của gia đình và bạn bè. Vì vậy, một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những ngƣời đã luôn giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn ko thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, các Cô. Xin trân trọng cảm ơn ! Hải phòng, ngày 24 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Vũ Thị Quỳnh Trang 8
  9. Mục Lục MỞ ĐẦU .2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA HUẾ 7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca Huế .7 1.1.1. Về tên gọi và nguồn gốc hình thành Ca Huế 7 1.1.2. Vài nét về quá trình phát triển Ca Huế . 11 1.2. Đặc trƣng nghệ thuật của Ca Huế 16 1.2.1. Đặc điểm thang âm, thức điệu trong Ca Huế 16 1.2.1.1. Điệu thức Bắc 17 1.2.1.2. Điệu thức Nam 18 1.2.1.3. Điệu thức lƣỡng tính 19 1.2.1.4. Các hơi nhạc .19 1.2.2. Giới thiệu một số nhạc cụ kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế 21 1.2.2.1. Đàn tranh (thập lục) 21 1.2.2.2. Đàn nguyệt (đàn kìm) 22 1.2.2.3. Đàn Nhị (đàn cò) 22 1.2.2.4. Đàn tỳ bà 23 1.2.2.5. Đàn Bầu 23 1.2.2.6. Sáo 24 1.2.2.7. Nghệ thuật kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế .24 1.2.3. Một số làn điệu và bài bản tiêu biểu 25 1.2.3.1. Cổ bản 25 1.2.3.2. Kim tiền 25 1.2.3.3. Tứ đại cảnh 26 1.2.3.4. Lƣu thủy 26 1.2.3.5. Hành vân 26 1.2.3.6. Vọng phu 27 1.2.3.7. Nam Ai .27 9
  10. 1.2.3.8. Nam Bình .28 1.2.3.9. Mƣời bài ca liên hoàn 28 1.2.4. Không gian - Thời gian diễn xƣớng và thƣởng thức Ca Huế 28 1.2.4.1. Không gian trong nghệ thuật Ca Huế 28 1.2.4.2. Thời gian biểu diễn trong Ca Huế 30 1.3. Giá trị của nghệ thuật Ca Huế 31 1.3.1. Giá trị lịch sử .31 1.3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật 32 Tiểu kết chƣơng 1 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG DU LỊCH 36 2.1. Biểu diễn ca Huế trong các Câu lạc bộ và tại Làng Ca Huế Quảng Bình 36 2.1.1. Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi 36 2.1.2. CLB ca Huế Phú Xuân - Thành phố Hồ Chí Minh .39 2.1.3. Biểu diễn ca Huế trong làng Ca Huế ở Quảng Bình .41 2.2. Biểu diễn ca Huế trong Festival Huế . 44 2.3. Khái quát hình thức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hƣơng .46 2.3.1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hƣơng . 46 2.3.2. Đánh giá thực trạng biểu diễn và chất lƣợng dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng 50 2.3.2.1. Tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng 50 2.3.2.2. Bến thuyền và thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng 50 2.3.2.3. Diễn viên, nhạc công - yếu tố quyết định thành công của 10
  11. chƣơng trình ca Huế .57 2.3.2.4. Nội dung chƣơng trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng 61 2.3.2.5. Tổ chức bán vé dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng 66 2.4. Đánh giá chung về chất lƣợng khai thác Ca Huế trong du lịch 68 2.4.1. Những mặt tích cực 68 2.4.2. Những mặt tiêu cực . 70 Tiểu kết chƣơng 2 71 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG DU LỊCH 73 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác Ca Huế trong du lịch 73 3.1.1. Thuận lợi 73 3.1.2. Những khó khăn 74 3.2. Định hƣớng bảo tồn và khai thác các giá trị của ca Huế 76 3.2.1. Bảo tồn nguyên gốc các giá trị nghệ thuật của Ca Huế 76 3.2.2. Khai thác và phát triển ca Huế gắn với việc phát triển du lịch bền vững 77 3.3. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển đối với nghệ thuật ca Huế 81 3.3.1. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu chuyên sâu 81 3.3.2. Mở rộng và phát triển công tác đào tạo 83 3.3.2.1. Đƣa Ca Huế vào môi trƣờng học đƣờng 83 3.3.2.2. Duy trì và nhân rộng mô hình các Câu Lạc Bộ 86 3.3.3. Thành lập Bảo tàng âm nhạc Huế 87 11
  12. 3.3.4. Mở rộng không gian biểu diễn .87 3.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng 89 3.4.1. Giải pháp về nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng 89 3.4.2. Giải pháp tăng cƣờng quảng bá và cung cấp thông tin cho du khách về dịch vụ ca Huế trên sông Hƣơng 90 3.4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn ca Huế 92 3.4.4. Giải pháp về cải tiến nội dung chƣơng trình biểu diễn 93 3.4.5. Giải pháp nâng cao chất lƣợng diễn viên, bồi dƣỡng ngƣời dẫn chƣơng trình và nâng cao năng lực của chủ thuyền 95 3.4.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ ca Huế trên sông Hƣơng 96 3.5. Một số kiến nghị và đề xuất 99 3.5.1. Đối với Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế 99 3.5.2. Đối với Sở văn hóa thể thao du lịch và Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế 100 3.5.3. Đối với Ban quản lý bến thuyền du lịch 101 Tiểu kết chƣơng 3 101 KẾT LUẬN .102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 Phụ lục 108 12
  13. CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI CLB: Câu lạc bộ NXB: Nhà xuất bản BQL: Ban quản lý UBND: Uỷ ban nhân dân QĐ: Quyết định NSƢT: Nghệ sỹ ƣu tú TP: Thành phố TT QL&TC: Trung tâm quản lý và tổ chức 13
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch đƣợc biết đến sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động lữ hành - du lịch. Theo số liệu điều tra của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hiện nay hơn 80% số du khách đi du lịch nhằm mục đích để hƣởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của khu vực. Năm 1990 ngành du lịch Việt Nam chỉ mới đón đƣợc 250 nghìn lƣợt khách quốc tế và 1 triệu lƣợt khách nội địa, đến năm 1994 đã đón hơn 1 triệu lƣợt khách quốc tế và 3,5 triệu lƣợt khách nội địa. Tính đến tháng 12 năm 2010 ƣớc tính khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5.049 triệu lƣợt, khách du lịch nội địa đạt 28 triệu lƣợt, tổng doanh thu của ngành du lịch năm 2010 đạt 96 nghìn tỷ đồng. Du lịch đã trở thành mũi nhọn chiến lƣợc trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta. Với truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử, giàu bản sắc dân tộc, hàng ngàn di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có mƣời di sản đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch theo hƣớng du lịch văn hóa. Đóng góp vào thành công chung của du lịch Việt Nam, cần phải nhắc đến vai trò của một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn nhất của cả nƣớc, đó là cố đô Huế. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, là vùng đất giàu văn hóa, Huế có đầy đủ điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch văn hóa, nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái. Năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân khách du lịch đến Huế tăng 20-25%/năm, doanh thu từ du lịch đạt 1.130 tỷ đồng. Đến với Huế là đến với thành phố của Festival, thành phố của lễ hội; đến với Huế du khách sẽ đƣợc thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về những giá trị văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời của một chốn cố đô thâm nghiêm. 14
  15. Trong số các di sản văn hóa của kinh thành Huế, chúng ta không thể không nhắc đến Ca Huế - một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất và con ngƣời nơi đây. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Ca Huế trên sông Hƣơng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch khi đến Huế. Đứng trƣớc tiến trình hội nhập để phát triển, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của cả nƣớc đang lâm vào tình trạng bế tắc, thì Ca Huế trên sông Hƣơng đang là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống hoạt động có hiệu quả. Đó là loại hình nghệ thuật truyền thống duy nhất nối kết một cách tài tình giữa các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống với đời sống đƣơng đại. Bác học, tinh tế, nhƣng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phƣơng, phát sinh từ tiếng nói của ngƣời dân xứ Huế. Từ chốn dân gian, Ca Huế đã đƣợc đƣa vào khai thác, biểu diễn về đêm trên sông Hƣơng để phục vụ nhu cầu thƣởng thức nghệ thuật truyền thống của khách du lịch, làm phong phú thêm cho các dịch vụ du lịch của Huế. Dần dần, Ca Huế đã trở thành một “thƣơng hiệu văn hóa” gắn bó chặt chẽ với hoạt động du lịch, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch Huế nói chung nhƣ một “sản phẩm du lịch đặc biệt”, đồng thời thông qua hoạt động du lịch loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ đƣợc lƣu giữ, bảo tồn mà còn đƣợc giới thiệu một cách rộng rãi với du khách tạo nét đặc trƣng riêng cho sản phẩm du lịch Huế. Phải khẳng định rằng Ca Huế trên sông Hƣơng là một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và đậm nét đặc trƣng của Huế. Tuy nhiên, cũng vì quá chú trọng đến yếu tố phát triển du lịch mà trong những năm gần đây việc biểu diễn nghệ thuật Ca Huế có phần bị thƣơng mại hóa, công tác tổ chức hoạt động của dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập nhƣ diễn viên thiếu chuyên nghiệp, chất lƣợng biểu diễn kém, vào mùa cao điểm cung không đáp ứng đủ cầu, công tác tổ chức quản lý thả nổi làm ảnh hƣởng đến các giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực của bộ môn nghệ thuật này, làm giảm đi sức hấp dẫn và giá trị của bộ môn nghệ thuật này trong lòng du khách đồng thời làm phƣơng hại đến uy tín của Huế và tạo ra sự lộn xộn trong hoạt động kinh doanh 15
  16. du lịch. Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm hiểu các giá trị nguyên gốc của nghệ thuật Ca Huế, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Ca Huế trong du lịch là một yêu cầu cấp thiết không chỉ với ngành du lịch Huế nói riêng mà còn với ngành du lịch Việt Nam nói chung. 1. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua các tài liệu và các số liệu thu thập đƣợc để: 1. Tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Ca Huế. 2. Đánh giá về thực trạng khai thác Ca Huế trong hoạt động du lịch những năm gần đây. 3. Đề ra một số định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật Ca Huế trong du lịch. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dƣới góc độ một bộ môn nghệ thuật, Ca Huế đƣợc khá nhiều học giả dày công nghiên cứu. Có thể kể tên một số công trình và tác giả tiêu biểu nhƣ: - “Ca Huế và ca kịch Huế”của tác giả Văn Lang (1993), đƣa ra một số nhận định về nguồn gốc ra đời của ca Huế, đặc điểm của ca Huế, giới thiệu một số làn điệu ca Huế, mối quan hệ giữa ca Huế và các loại hình nghệ thuật khác. - Bài viết “Tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành Ca Huế” của Tôn Thất Bình, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8 - năm 2001, trong đó tác giả trình bày lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Ca Huế. - Năm 2004, Sở văn hóa thông tin thành phố Huế cũng đã xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương” nhằm giới thiệu các làn điệu, các đặc điểm của Ca Huế trên sông Hƣơng, các quy định của UBND Tỉnh và của Sở văn hóa thông tin về công tác tổ chức và biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng đến với công chúng. Phản ánh về dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết đăng trên các báo địa phƣơng và báo điện tử gồm: 16
  17. - Bài viết của tác giả Hạnh Nhi với tựa đề “Nhộn nhạo ca Huế: chấm dứt được không?” đăng trên báo Văn hóa chủ nhật số 911 năm 2003. - Bài viết của tác giả Nhật Huy trên báo Tiền phong năm 2005 với tựa đề “Tuyên chiến với “loạn” Ca Huế trên sông Hương”. - Bài viết của tác giả HVH trên báo điện tử: “Để ca Huế trường tồn với sông Hương”. Nhƣ vậy, với những góc độ khác nhau, các tác giả của các bài viết và các công trình nghiên cứu nói trên đã phản ánh một số vấn đề liên quan đến sự hình thành của nghệ thuật Ca Huế cũng nhƣ bƣớc đầu đề cập đến những bất cập của hoạt động dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng. 4. Ý nghĩa của đề tài Ca Huế là một bộ môn nghệ thuật nằm trong thể loại âm nhạc thính phòng và dân ca Việt Nam. Chính vì vậy đã có nhiều học giả bỏ công nghiên cứu tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, phần lớn những công trình đó đều tập trung trình bày về các đặc điểm âm nhạc thuần túy. Ngoài ra với việc Ca Huế đƣợc chú trọng khai thác trong du lịch những năm gần đây cũng thu hút sự quan tâm của công luận, thể hiện qua một số bài báo mạng đã nêu lên một số vấn đề bất cập trong thực trạng khai thác Ca Huế trên sông Hƣơng. Song có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu một cách tổng thể về Ca Huế với tƣ cách là một sản phẩm du lịch vẫn là một vấn đề vẫn đang còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, với đề tài này ngƣời viết mong muốn sẽ đem lại một cái nhìn đa chiều và tƣơng đối đầy đủ về Ca Huế, từ đó đƣa ra những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần thấu hiểu, bảo tồn và phát triển Ca Huế trong điều kiện tốt nhất, vừa để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa để khai thác phát triển trong du lịch một cách hiệu quả nhất. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trrong đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu; phƣơng pháp thực địa; phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp. 17
  18. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tƣ liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, ngƣời viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có đƣợc tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp thực địa: Quá trình thực địa giúp sƣu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận đƣợc thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài . Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp định hƣớng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tƣơng quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hƣởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chƣơng trình phát triển, các định hƣớng, các chiến lƣợc và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA HUẾ CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG DU LỊCH CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG DU LỊCH 18
  19. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA HUẾ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca Huế 1.1.1. Về tên gọi và nguồn gốc hình thành Ca Huế Theo sử liệu thì tên gọi Ca Huế xuất hiện từ năm 1687, khi chúa Nguyễn Phúc Tần chọn vùng Thừa Thiên làm kinh đô Huế. Tác giả Ƣng Bình Thúc Giạ (1877-1961), đã viết: "Gọi là Ca Huế, vì thanh âm người Huế hợp với điệu ca này, mà xứ Huế như người Quảng Trị với Quảng Bình cũng ca được, còn từ Linh Giang dĩ Bắc, Hải Vân quan dĩ Nam đều có người ca, mà ca giỏi thế nào cũng có nơi trạy bẹ, ấy là câu chuyện ai cũng biết rồi. Điệu ca khởi điểm từ thời nào, thời khởi điểm từ thời Hiếu Minh (chúa Nguyễn, về hệ bảy, thế kỷ 17)[32]. Ca Huế, hiểu theo nghĩa hẹp, gồm đàn Huế và ca Huế. Ngoài ra còn có thể gọi là Ca nhạc Huế. Về xuất xứ trực tiếp của ca nhạc Huế, có thể thấy đó là một loại âm nhạc mang nhiều màu sắc địa phƣơng. Nhạc điệu và nhất là giọng Ca Huế rõ ràng là phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của ngƣời xứ Huế. Không thể Ca Huế với giọng Bắc, giọng Nghệ, giọng Quảng, hay giọng Nam Bộ, mà nhất thiết phải với giọng Huế của ngƣời Huế - Trị Thiên. Vậy tên gọi của nó đã nói lên rằng quê hƣơng của ca nhạc Huế chính là xứ Huế, tức là vùng Thuận Hóa cũ, vùng kinh đô của Phú Xuân ngày trƣớc. Sau này, vì cùng trong một vùng phát âm, ngƣời Quảng Trị cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ca Huế, nâng Ca Huế trở thành một nghệ thuật mang tính địa phƣơng sâu sắc, đóng góp vào vƣờn hoa nghệ thuật đầy sắc màu rực rỡ của dân tộc. Theo nhận xét của Hoàng Thị Châu về việc phân vùng ngôn ngữ, thì về cơ bản, Huế nói “giọng miền Trung”. Tuy nhiên "giọng miền Trung" của Huế có những đặc điểm riêng, do nguồn gốc xuất phát của những lƣu dân đi đến những vùng đất mới. Vùng Bình Trị Thiên về cơ bản là dân Nghệ Tĩnh vào theo con đƣờng thẩm thấu dần từ đời Trần. Chính thế mà phƣơng ngữ Nghệ Tĩnh và phƣơng ngữ Bình Trị Thiên có những đặc điểm giống nhau. Riêng tiếng Huế mang nhiều sắc thái mới của phƣơng ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Về âm vực, có nhà nghiên cứu 19
  20. nhận xét rằng, hai vùng Quảng Trị và Thừa Thiên có âm vực thuộc loại cạn và hẹp nhất nƣớc. Do ảnh hƣởng của các giọng nói địa phƣơng nên khi hò ngƣời ta cũng phát âm theo giai điệu riêng của từng vùng. Một nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng: Ngƣời Việt ở miền Bắc vốn quen dùng các ngũ cung đúng ( đo, ré, fa, sol, la), ngƣời miền Nam quen dùng giai điệu nằm trong ngũ cung hơi Nam giọng oán ( do, mi, fa ( già), sol, la) ngƣời Thừa Thiên Huế dùng ngũ cung “ hơi Nam giọng ai” ( do, re ( non), fa ( già), sol, la ( non). Ngũ cung hơi Nam giong ai là nét đặc trƣng của nghệ thuật diễn xƣớng Thừa Thiên Huế. Nó toát ra một âm hƣởng xa xôi, huyền bí, đầy tính trữ tình và có thể nói với đặc tính "cạn và hẹp" giọng nói Huế đã để lại dấu vết trong đƣờng nét giai điệu Ca Huế một tính chất đặc hữu, khác với dân ca nhạc cổ từ đèo Ngang trở ra và từ Hải Vân trở vào. Tuy nhiên, dù có nhiều tên gọi khác nhau, dù có cả Ca cả Đàn trong đó, các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất rằng: không cần thiết phải gọi là “Ca nhạc Huế” thay cho tên gọi đã trở thành quen thuộc là “Ca Huế”. Ca Huế đã tồn tại trong truyền thống nhƣ tên gọi ca Trù (hay là hát Ả đào), là một thể tài chuyên nghiệp luôn đi kèm với nhạc cụ. Ca nhạc Huế cũng không thể bị hiểu nhầm là toàn bộ nền ca nhạc tại Huế, cả quá khứ lẫn đƣơng thời, cả nhạc cổ truyền (dân ca, ca Huế, ca nhạc cung đình, âm nhạc tín ngƣỡng) lẫn tân nhạc (một khối lƣợng lớn các bài hát mới sáng tác về Huế, sáng tác trên chất liệu âm nhạc Huế). Có thể khẳng định, Ca Huế là loại nhạc . Tuy nhiên, tìm hiểu nguồn gốc và thời điểm phát sinh thì có nhiều ý kiến khác nhau. Nhà nghiên cứu Văn Lang trong “Ca Huế và ca kịch Huế” nêu ý kiến về nguồn gốc và thời điểm phát sinh ca Huế: “Nếu xác định rằng dưới triều Lý, hát tuồng đang trên đường hình thành mà nhạc nhạc cung đình, thì chúng ta có thể nói nhạc 20
  21. . Do vậy cho phép chúng tôi được nói ca nhạc Huế (tức ca nhạc [32]. Cứ thế, ca nhạc nói đến. 1. Nguyễn Hoàng, con trai Nguyễn Kim - phải vận động xin vào trấn thủ Thuận Hóa (năm 1558) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (năm 1570). đẩy mạnh công cuộc khai hoang với điều kiện kinh tế ở Thuận Hóa ngày càng đƣợc phát triển, đồng thời gặp mảnh đất giàu có về thơ ca đầy chất trữ tình, ca nhạc cổ sau khi quy tụ ở đây càng có điều kiện phát triển phong phú, dần dần đƣợc hình thành rõ nét và trở nên hoàn chỉnh. Thái Văn Kiểm trong “Cố đô Huế” cũng cho rằng: “C Chu, tức là Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế (1691 - 1725)”[32] Lê Văn Hảo lại cho rằng: ca nhạc Huế là vào khoảng t . Giữa thế kỷ XVIII, ca múa nhạc đã phát triển phong phú tại đô thành Phú Xuân”[32]. Văn Thanh, trong thay lời tựa sách “Tìm hiểu ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” khẳng định: , nhưng vào khoảng những năm của thập niên 20 cho đến khi thế chiến thứ hai bùng nổ”[32]. Giáo sƣ Trần Văn Khê cũng cho rằng đây là loại quan nhạc chứ không phải là loại dân nhạc[32]. 21
  22. Qua các ý kiến trên, chúng ta nhận thấy đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ca Huế hình thành vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Chu cầm quyền (1691 - 1725) và Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc cung đình; riê . Nhƣng dù ý kiến về thời điểm phát sinh có khác nhau, song có thể thấy rằng ngọn nguồn sâu xa của một thể loại âm nhạc nhạc của dân tộc đó. Ca nhạc Huế không ra ngoài quy luật ấy. Vì thế, ngọn nguồn hình thành đầu tiên của Ca Huế chính là dòng âm nhạc chuyên nghiệp của cƣ dân Việt, vốn manh nha trong các thời Lý, Trần, Lê, đã vào xứ Huế qua các cuộc di dân của ngƣời Việt ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa và miền đồ . Có lẽ do ngọn nguồn này mà sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ ở cung đình trong các sinh hoạt ca hát vui chơi của tầng lớp thống trị, Ca Huế lại trở thành phổ biến ở dân gian. Nó trở về với dân gian do tự bản thân đã chan hòa tình cảm lắng đọng và tràn đầy dân tộc tính. Ngọn nguồn thứ ba của Ca Huế chính là thú thƣởng ngoạn âm nhạc cung đình mà các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tiếp nối truyền thống thƣởng thức âm nhạc ở Đàng Ngoài mà cho tổ chức các buổi ca nhạc ở phủ chúa hoặc gia đình của các bậc vƣơng công. Nhƣng nhƣ vậy chƣa đủ để nói về nguồn gốc hình thành của Ca Huế. Trong Ca Huế ngƣời ta còn phảng phất thấy bóng dáng của âm nhạc Chăm Pa cũng nhƣ của âm nhạc Trung Hoa. Tóm lại, trong Ca Huế ngƣời ta thấy âm hƣởng của nhiều loại hình âm nhạc, từ cung đình đến dân gian, từ dân dã đến bác học. Ngƣời ta cũng tìm thấy trong Ca Huế sự kết hợp tài tình của Ca từ, của nhạc cụ và của nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, từ chỗ chỉ là thể loại ca nhạc thính phòng, ca nhạc Huế đã phát triển đến đỉnh cao, đƣợc truyền bá rộng trong dân gian, đƣợc nhân dân bổ sung những điệu Hò, điệu Lý và đƣợc sân khấu hóa nhƣ các loại hình sân khấu khác. Do đó, có thể nói hiếm có bộ môn nghệ thuật truyền thống nào của dân tộc có đƣợc sự độc đáo, đặc sắc 22
  23. và phong phú nhƣ thế, và cũng hầu nhƣ không có bộ môn nghệ thuật nào có thể đáp ứng đa dạng thị hiếu của mọi tầng lớp ngƣời thƣởng thức, nhƣ Ca Huế. 1.1.2. Vài nét về quá trình phát triển Ca Huế Cho đến nay, vẫn chƣa có học giả nào có thể khẳng định một cách chắc chắn Ca Huế ra đời từ bao giờ, song tất cả đều đồng ý với nhau ở một luận điểm: Cái tên Ca Huế chỉ có thể chính thức đƣợc biết đến bắt đầu từ thế kỷ XVII, và ngƣời ta cũng xem đây là khoảng thời gian quan trọng hình thành nên thể tài Ca Huế với những đặc điểm nhƣ chúng ta thấy hiện nay. Do đó, theo tác giả Tôn Thất Bình, có thể tạm thời phân chia quá trình phát triển của Ca Huế theo các giai đoạn sau: 1.1.2.1. Giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu (cuối TK XVII - cuối TK XVIII) T ú Xuân, nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn, thuộc phía Nam kinh thành Huế hiện nay, các điệu Ca Huế đã lần hồi xuất hiện. Ngay sau đó, các điệu nổi tiếng nhƣ: Cổ bản, Phú lục, Nam ai, Nam bình đã lƣu hành rộng rãi trong dinh phủ chúa. Ca Huế là một bộ môn nghệ thuật độc đáo bởi lẽ không phải ai ca cũng đúng giọng đ . Ở thời kỳ này, trong âm nhạc truyền thống của ta đã có điệu Bắc và điệu Nam, mà đó là hai hình thức chính của Ca Huế. Các nhạc khí cơ bản của Ca Huế nhƣ đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tỳ bà, đàn tam, sáo và sênh đều có mặt. Vào giữa thế kỷ XVIII, Luân Quốc Công Nguyễn Phúc Tứ - em của Nguyễn Phúc Khoát ba cây đàn cầm, đàn sắt và đàn tỳ bà, mà chế ra một cây đàn nam cầm 4 dây, thùng dày và vuông, cầm dài 120cm để nhấn nhịp cho đúng với các điệu nam. Ở thế kỷ XIX, đàn nam cầm là một nhạc khí quan trọng trong ca nhạc Huế, về sau cây đàn này đã thất truyền, chỉ còn biến thể dƣới dạng 2 dây và thƣờng đƣợc biết đến dƣới tên đàn nguyệt. Cùng với đàn nhị, đàn tranh và 23
  24. đàn tỳ bà, đàn nguyệt là một trong những nhạc khí tiêu biểu trong dàn nhạc của ca nhạc Huế; âm thanh, âm sắc của nó rất phù hợp với ca nhạc Huế. Có thể xem đàn nguyệt là một trong những cây đàn “Huế” nhất trong các nhạc khí Việt Nam truyền thống. Nhƣ vậy, có thể nói trong giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu này, Ca Huế đã có những bài ca cơ bản về điệu thức Bắc và Nam, đàn Huế và đàn dân tộc đã khá đầy đủ để đệm hơi cho ca kỹ; báo hiệu cho giai đoạn phát triển và thịnh đạt của Ca Huế vào thế kỷ kế tiếp. 1.1.2.2. Giai đoạn phát triển thịnh đạt ( đầu TK XIX - 1885) nh đô (1885). Lúc bấy giờ, ngoài dân gian cũng nhƣ chốn cung đình, Ca Huế đã phổ biến rộng rãi. Trong cung đình có một số bài Ca Huế có lời bằng chữ Hán (ví dụ mƣời bài ngự trong ca nhạc Huế vừa có lời chữ Hán thông dụng trong cung đình, vừa có lời Nôm thông dụng trong dân gian). Đến năm 1863, một tác giả vô danh đã ghi một tập bài bản ca nhạc Huế khá hoàn chỉnh gồm 25 tác phẩm: 10 bản có kèm theo lời ca và 15 bản không có lời ca. Tên của một số bài bản đó là: Lƣu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Hồ Quảng, Nam Xuân là những bài bản giống tên với những bài bản còn thông dụng trong ca nhạc Huế. Bên cạnh đó là những bài bản ngày nay đã thất truyền nhƣ: Trƣờng thán, Tự trào, Tƣ mã tƣơng nhƣ, Tiên nữ tống Lƣu Nguyễn, Bá Nha khấp Tử Kỳ Giai đoạn này có nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong dân gian nhƣ Đẩu Nƣơng, một ca nhi ở An Cựu, các nhạc công Biện Nhân, Trần Quang Phổ, Tống Văn Đạt. Trong cung đình, một số ông hoàng bà chúa con của Minh Mạng (1820-1840) có tài sáng tác, hay tổ chức các buổi sinh hoạt ca nhạc thính phòng nhƣ các ông hoàng Trấn Biên, Lãng Biên, các công chúa Ngọc Am, Lại Đức (tức Mai Am) đều có sáng tác lời cho bài bản nhạc Huế. Công chúa Huệ Phố vừa là nhà thơ, vừa giỏi đàn ca, có tập họp một ban nữ nhạc do chính bà huấn luyện. 24
  25. Ông hoàng Nam Sách đàn nguyệt rất hay, đã soạn cuốn Nguyệt cầm phổ vào năm 1859. Cũng trong khoảng thời gian ấy, ông hoàng Miên Thẩm (nhà thơ Tùng Thiện Vƣơng) soạn cuốn Nam cầm phổ. Ông hoàng Miên Bửu (nhà thơ Tƣơng An quận vƣơng) nổi danh về đàn tỳ bà và đã đặt lời cho nhiều bài bản ca nhạc Huế. Năm 1850, ông hoàng Miên Trinh (nhà thơ Tuy Lý Vƣơng) đã sáng tác một bài Ca Huế dài hơn nhan đề là Nam cầm khúc để tiễn bạn là Nguyễn Văn Siêu về Bắc. Khúc nam cầm này đƣợc ca nhi nổi tiếng là Đẩu Nƣơng ca và tự đệm bằng cây nam cầm. Sau khi Đẩu Nƣơng mất (vào khoảng cuối thế kỷ XIX) đàn Nam cũng thất truyền. (1848- 1883). Trong giai đoạn này ta thấy rõ Ca Huế dần dần đã phổ biến ra ngoài dân gian. Các nhạc công, nghệ nhân giỏi về đàn của Ca Huế đình và các dinh phủ của các ông hoàng đến các gia đình quyền thế. Các vua triều Nguyễn cũng rất thích Ca Huế. Trƣờng hợp vua Tự Đức để lại giai thoại về việc sử dụng các nghệ sĩ dân gian tài hoa làm chức suất đội trƣởng điều khiển dàn nhạc nhƣ Đội Chín, Đội Phƣớc con cháu Tống Văn Đạt là một trƣờng hợp cụ thể. Huế là địa điểm thuận lợi cho sự tập hợp cho một số nghệ nhân giỏi đàn ca xƣớng hát trong giai đoạn này. Ca Huế trở thành một nhu cầu văn hóa tinh thần không thể thiếu đƣợc ở chốn kinh đô. 1.1.2.3. Giai đoạn ngƣng đọng và suy thoái (1886 - 1945) Đó là giai đo (1885) đến trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Thất thủ kinh đô (1885) là một cột mốc đánh dấu sự ngƣng đọng, suy thóai của nhiều bộ môn nghệ thuật ở Huế. Tuồng và Ca Huế là hai ví dụ tiêu biểu. 25
  26. Trong giai đoạn này, Ca Huế . Chúng đã biết Ca Huế là một sinh hoạt có tính chất thính phòng, ngƣời ca, ngƣời đàn cùng thƣởng thức là những khách tri âm. Nhƣng trong thời kỳ này, tính chất ấy đã bị biến đổi. Con sông Hƣơng là nơi lý tƣởng cho những lần tập họp khách tao nhân, tài năng thiên phú, nay cũng con sông ấy, những buổi tổ chức Ca Huế đã biến thành những cuộc ăn chơi trác táng của những ngƣời có tiền. Các nhạc công, ca sĩ lâm vào cuộc sống lầm than bế tắc. Có ngƣời bán rẻ tài năng, có khi bán cả nhân phẩm của mình để mua vui cho bọn ngƣời quyền quý giàu sang, lại còn chịu nhục vì thành kiến “xƣớng ca vô loại”. Trong hoàn cảnh ấy, một số lớn những nhạc công ngay thẳng, lƣơng thiện muốn giữ gìn vốn cổ quý báu của cha ông. Họ nêu cao phẩm tiết chân chính của mình. Ta có thể kể tên các nhạc sĩ, ca sĩ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có công bảo vệ ca nhạc Huế gồm: “Trợ quốc khách Ƣng Dũng, gọi là Trợ Dõng, con trai ông hoàng Gia Hƣng, giỏi đàn nguyệt. Ông cựu tri phủ Đoàn Diệu, gọi là Phủ Thông, giỏi tiết tấu và hòa điệu. Ông kiểm thảo Trần Trinh Soạn, thƣờng gọi là Cả Soạn, ngƣời làng Minh Hƣơng (Thừa Thiên) thiện nghệ về đàn tranh và nguyệt. Ông cửu phẩm Nguyễn Chánh Tâm, gọi là Cửu Tâm giỏi đàn tranh, đàn nguyệt. Ông tuần phủ Nguyễn Khoa Tân, ngƣời gốc An Cựu (Thừa Thiên) giỏi đàn tranh. Ông Ƣng Ân, dòng dõi Tuy Lý Vƣơng, ông Khóa Hài, tên thật là Ngô Phố ngƣời làng Bác Vọng (Thừa Thiên) ngụ ở An Cựu, thuộc nhiều điệu, nhiều bài. Ông Huyện hầu Ƣng Biều gọi là Mệ Chín Thành, giỏi tất cả các loại đờn dây, nhƣng nổi tiếng về đờn nhị và độc huyền. Ông Phan Đình Uyển gọi là cậu Ấm Ba, ngƣời Phú Lƣơng (Thừa Thiên) giỏi đàn độc huyền và nổi tiếng về thổi tiêu. Đối với nữ nhạc công, ngƣời ta có thể kể: Cô Phò, vợ góa của Trần Quang Phổ, gốc ngƣời An Cựu (Thừa Thiên) và bà Khỏe, con cậu Cung (ngƣời Kim Luông) và vợ của Đốc Soạn, là những nữ nhạc công giỏi đàn tranh. Ta còn có thể kể cô Phủ Sáu và cô Trà là những ngƣời Ca Huế hay. Về nghiên cứu lý luận, 26
  27. có những công trình của Di Sơn Ƣng Dự nhƣ Văn thích lục, Âm nhạc luận lược ; của Hoàng Yến nhƣ Âm nhạc ở Huế, Cầm học tầm nguyên. Chính trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử dân tộc, những con ngƣời ấy - bằng nhiệt t đang trong thời kỳ chƣa độc lập, tự chủ, Ca Huế có lúc đi chệch hƣớng, nhƣng nhờ sự lƣu tâm gìn giữ vốn quý của dân tộc, nên Ca Huế vẫn còn cơ hội hy vọng phục hồi. 1.1.2.4. Giai đoạn tái sinh và phục hƣng (Sau 1954) Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Ca Huế lại có cơ hội phục hồi. Tiếp nối truyền thống yêu dân tộc, bảo vệ những di sản quý báu của cha ông, ở vùng bị tạm ch bảo vệ Ca Huế. Hành động này nhằm chống lại ảnh hƣởng lai căng, đồi trụy, chống lại âm mƣu thủ đoạn, lợi dụng mua chuộc, tha hóa nhằm biến Ca Huế thành một thú tiêu khiển trụy lạc hay một công cụ chiến tranh tâm lý. Họ đã thành lập những ban nhạc, hội âm nhạc, nhạc viện tƣ nhân góp phần duy trì bảo vệ Ca Huế nhƣ nhạc sĩ Bửu Lộc lập ban Hƣơng Bình, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba lập viện Tỳ Bà ở Huế, và ở Sài Gòn, các nhạc sĩ Tôn Thất Toàn, Viễn Dung lập 1971. Ở miền Bắc, nhiều nghệ nhân trƣớc đây là những diễn viên, nhạc công ở các gánh hát Ca Huế, sau hòa bình lập lại năm 1954 đã tập kết ra Bắc. Họ bán tài sản riêng của mình để chiêu mộ lực lƣợng, thành lập ra đoàn ca kịch Huế vào hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại tuyến lửa Vĩnh Linh. Một trong những phƣơng châm của đoàn là: Bảo vệ và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, mà Ca Huế là loại hình nghệ thuật độc đáo, là sản phẩm tinh thần của nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Rất nhiều nghệ sĩ Ca Huế đã trƣởng thành trong thời kỳ này. 1975, đoàn trở về quê hƣơng, trở thành đoàn ca kịch Bình Trị Thiên (sau chia tỉnh 1989), nay là đoàn Ca kịch Huế. 27
  28. 1993, đoàn có chủ trƣơng xé lẻ để các diễn viên có thể diễn Ca Huế trên sông, phục vụ khách du lịch bởi c đáp ứng đƣợc yêu cầu sau khi Huế đƣợc thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại vào tháng 12-1993. Đến bây giờ, Ca Huế đang đứng trƣớc cơ hội để tái sinh mạnh mẽ. Ca Huế . Đội ngũ ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công đã đƣợc phát triển trên nhiều mặt, vừa đông về số lƣợng, vừa đƣợc nâng cao về chất, lớp nghệ sĩ lão thành hòa âm cùng thế hệ trẻ. Ngƣời mộ điệu Ca Huế ngày càng tăng theo thời gian là ngƣời xứ Huế, là bạn tri âm trong nƣớc, là khách du lịch từ mọi miền trên trái đất Tất cả đã và đang tìm đến nhau cùng âm điệu Huế sâu lắng, trữ tình. Loại hình Ca Huế đã hòa nhịp trong đời sống văn hóa du lịch; đã làm phong phú thêm bản sắc Huế vốn đa dạng; mộng và thơ. Mái chèo trăng, con thuyền mộng, ngàn sao khuya lấp lánh; nét mờ ảo sƣơng sa cùng những vẻ đẹp thiên nhiên đang hội tụ cùng dòng sông Hƣơng êm đềm là sự cộng hƣởng thật tuyệt vời nâng tầm bay cho ca Huế. 1.2. Đặc trƣng nghệ thuật của Ca Huế 1.2.1. Đặc điểm thang âm, thức điệu trong Ca Huế Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, hệ thống định âm của ta không trùng khớp với hệ thống bình quân luật trong âm nhạc cổ điển Tây phƣơng, nghĩa là thang âm Việt không cấu thành từ hệ thống 12 bán cung của một quãng tám nhƣ trong nhạc Tây phƣơng. Sự khác biệt về hệ thống định âm này chính là do sự thẩm âm riêng biệt mang bản sắc dân tộc của cƣ dân từng khu vực, từng quốc gia khác nhau. Một đặc điểm khác là cao độ của mỗi âm bậc trong nhạc Việt chỉ có tính cách tƣơng đối, âm bậc chuẩn chỉ mang tính quy ƣớc trong từng điệu thức, từng hơi nhạc, tùy bài bản và tùy ở mỗi vùng miền khác nhau. Các kỹ xảo trong diễn tấu (nhấn, rung, vuốt, mổ ) trên từng âm bậc của thang âm đã tạo nên hệ thống các hơi nhạc phong phú của âm nhạc Việt Nam[35]. Nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo đã phân tích khá sâu sắc về vấn đề thang âm, điệu và hơi trong ca Huế. Hơi theo cách ông gọi là sắc thái của điệu: "Ca nhạc Huế có điệu thức Bắc và bốn sắc thái (quen gọi là hơi): hơi quảng, hơi đảo, hơi 28
  29. thiền, hơi nhạc, có điệu thức Nam và bốn sắc thái: hơi xuân, hơi thƣơng, hơi ai, hơi oán. Giữa hai điệu thức Bắc và Nam có một sắc thái trung gian: hơi dựng"[35]. Nhƣng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất Ca Huế có hai điệu thức chính là điệu Bắc và điệu Nam, ngoài ra còn có điệu thức lƣỡng tính nằm giữa hai điệu thức này. Về hơi nhạc trong Ca Huế có thể chia thành các hơi chính nhƣ: Hơi Ai, Hơi Xuân, Hơi Oán, Hơi Dựng, Hơi Thiền. 1.2.1.1. Điệu thức Bắc Với âm nhạc Huế, chúng ta có một hệ thống thang âm ngũ cung khá độc đáo. Trƣớc tiên là thang âm cơ bản, là sự kế thừa thang âm Đại Việt lâu đời từ trong lịch sử, đó là điệu Bắc (ngƣời Huế - ngƣời trên đất Thuận Hóa cũ - còn gọi là điệu Khách), tƣơng đƣơng với cung hoàng chung (cung thƣơng giốc chủy vũ) trong âm nhạc Trung Hoa: hò xừ xang xê cống liu (do re fa sol la do) Chúng ta dễ dàng tìm thấy thang âm này trong phần lớn bài bản âm nhạc cung đình và ca nhạc thính phòng. Điệu Bắc chính là dấu ấn của ảnh hƣởng Trung Hoa trong nhạc Việt, tuy vậy điệu thức của ngƣời Việt vẫn có ngôn ngữ riêng với cách nhấn nhá ở các âm bậc xự, cống với kỹ thuật rung đặc trƣng và âm bậc cống cũng đàn hơi non. Điệu Bắc mang tính chất vui tƣơi, trang nghiêm, tốc độ thƣờng là khoan thai hoặc nhanh, ít khi chậm, thƣờng đƣợc dùng trong các buổi tế lễ long trọng[35]. Những cung bắc (khách) nhƣ có vẻ linh hoạt, mạnh mẽ, thích hợp với tính cách tiến thủ hăng hái của ngƣời Bắc Việt, cùng với cảnh đồn điền rộng rãi sông ngòi mãnh liệt ở miền trung châu. Tiêu biểu có các làn điệu : - Cổ bản (bài xƣa) gồm 64 nhịp. - Lộng điệp (bƣớm vờn trƣớc gió): gồm 16 nhịp, đƣợc đƣa vào điệu Cổ bản để sáng tác, với tính chất hƣng phấn, rộn ràng. - Phú lục: có nét nhạc sang trọng với 206 nhịp (phú lục chậm), 27 nhịp (phú lục nhanh). 29
  30. - Mƣời bản Tàu (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã). Trong hệ thống điệu Bắc, mƣời bản Tàu còn gọi là 10 bản Ngự chỉ trình diễn khi lễ lạt, tuy nhiên nhiều nghệ sĩ Ca Huế đã lấy mỗi đoạn trong mƣời bản Tàu để sáng tác thành những tên bài khác nhau, làm phong phú thêm các làn điệu Ca Huế. Theo giáo sƣ Trần Văn Khê, trong nhạc Việt, tất cả các bài thuộc điệu Bắc đều có các yếu tố cơ bản sau: có thang âm ngũ cung với âm bậc cơ bản là hò (do); bất kỳ âm bậc nào trong thang âm ngũ cung đều có thể dùng làm bậc khởi đầu, bậc kết thúc hoặc bậc ngơi nghỉ; nhạc công diễn tấu điệu Bắc đều có những nốt hoa mỹ để luyến láy; các nhạc cụ nhƣ đàn tranh hoặc đàn nguyệt đều lên dây theo hệ thống dây Bắc; tất cả bài bản điệu Bắc đều mang tính chất vui tƣơi[35]. 1.2.1.2. Điệu thức Nam Những cung nam nhƣ nam ai, nam bình, nam xuân có vẻ trầm bi oán vọng, hợp với tâm thuật của một dân tộc điêu tàn là dân tộc Chiêm Thành, cùng với cảnh non nƣớc dịu dàng ở xung quanh kinh đô. Điệu thức Nam thƣờng là những điệu mang âm hƣởng buồn, chất nhạc dàn trải, sâu lắng, trữ tình, gồm có : - Nam ai: Điệu ca chia làm 5 lớp, tính chất buồn, ai oán. - Nam bình: Tiết tấu, âm điệu đều đều, buồn man mác, nhẹ nhàng. - Quả phụ: Điệu ca thể hiện nổi sầu đời, cô đơn của ngƣời quả phụ. - Tƣơng tƣ: Gợi lên sự nhớ thƣơng da diết của hồn ngƣời trong cuộc tình yêu. - Nam xuân: Mùa xuân ở phƣơng Nam, giai điệu lửng lơ, thƣơng cảm một cách thuần khiết. Điệu này xuất hiện từ khi dòng ngƣời Việt đi về phƣơng Nam vào đất mới. Họ mang theo ngôn ngữ, phong tục, tập quán và cả âm nhạc. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt và giao lƣu văn hóa với ngƣời bản địa, ngƣời Việt đã chịu ảnh hƣởng của ngƣời Chăm. Có thể trong dĩ vãng, ngƣời Việt ở miền Bắc 30
  31. vốn quen dùng ngũ cung đúng ( do re fa sol la), khi Nam tiến đã bị nhạc Chàm với ngũ cung oán (do mi fa sol la) quyến rũ rồi sáng tạo ra ngũ cung ai (do, re non, fa già, sol, la non) chăng?[35]. Điều dễ nhận ra là ảnh hƣởng trong giọng nói, ngôn ngữ. Chẳng hạn thanh sắc và thanh ngã của ngƣời Huế khi phát âm đã hạ thấp hơn, thanh hỏi lại cao hơn so với miền ngoài, có ngƣời cho đó là giọng lơ lớ. Chính âm thanh lơ lớ này đã hình thành điệu Nam trong nhạc Huế. Trong thang âm này hai âm bậc hò và xê không thay đổi so với điệu Bắc, các bậc còn lại đều có thay đổi để làm nên sắc thái riêng của điệu thức miền Trung, trong đó hò và xang dùng kỹ thuật rung. 1.2.1.3. Điệu thức lƣỡng tính Ngoài hai điệu thức Bắc, Nam trên, trong bài bản Ca Huế còn có một số làn điệu mang yếu tố lƣỡng tính; vừa có nét nhạc vui, vừa có nét nhạc buồn hay nói cách khác, những bài bản thuộc cung Bắc mà chơi ngả sang cung Nam nghe không vui không buồn thì gọi là Hơi dựng, Hơi xuân (bâng khuâng, lƣu luyến, gởi gắm tâm tình). Chất nhạc vì thế có nét riêng, làm phong phú thêm các bài bản của Ca Huế. Bài thuộc hơi dựng mà đàn nhẹ nhàng, êm ái, tiếng to, tiếng nhỏ, nhịp chậm, nhịp mau, cho ta cái cảm tƣởng nhƣ nghe ngƣời thỏ thẻ kể chuyện tâm tình vậy. Tiêu biểu có các làn điệu Cổ bản dựng, Nam bình dựng, Nam xuân, Tứ đại cảnh, Hành vân 1.2.1.4. Các hơi nhạc Nói đến hai điệu Bắc và Nam để khẳng định nguồn ảnh hƣởng của Trung Hoa và Chăm trong nhạc Việt. Tuy nhiên trong âm nhạc Huế, với kỹ thuật rung hai bậc xự, cống, điệu Bắc đã đƣợc Việt hóa, không còn là của Trung Hoa nữa. Ngoài ra ngƣời Huế đã sáng tạo thêm một cách tinh tế và phong phú các sắc thái đặc thù trong âm nhạc của mình mà ngƣời Huế gọi là hơi nhạc. Đó là sự vận dụng tài tình ngôn ngữ âm nhạc để giãi bày các trạng thái tình cảm, nội tâm trữ tình và đa dạng của họ. Âm nhạc Huế gồm có các hơi nhạc sau: hơi ai, hơi xuân, hơi oán, hơi dựng, hơi thiền. 31
  32. - Hơi ai dùng để diễn tả sự buồn thƣơng, áo não, những tình cảm luyến tiếc, mất mát, thở than, tốc độ chậm rãi. Chính vì tính chất này, hơi ai không dùng trong âm nhạc cung đình mà thƣờng đƣợc dùng trong ca nhạc thính phòng Huế, nhiều khi cũng đƣợc dùng trong âm nhạc cúng tế, trong tang lễ. Ví dụ các bài Nam ai, Nam bình, Tương tư khúc - Hơi xuân có thể tìm thấy trong âm nhạc cung đình Huế, âm nhạc tuồng và nằm trong hệ thống điệu Bắc. Thang âm của nó là: hò xự xang xê cống liu (do re fa sol la do) Tuy nhiên hơi xuân Huế có thủ pháp nhấn rung đặc biệt là âm bậc xang và liu thƣờng rung nhấn lên khoảng một cung rồi trở về âm bậc chính. Âm bậc xự và cống rung nhƣ điệu Bắc. Âm bậc xê dùng kỹ thuật mổ (nhấn rồi thả thật nhanh). Có khi hơi xuân lại xuất hiện âm bậc phàn cao hơn âm bậc cống một chút. Hơi xuân có trong bài Thài bát dật (đệm cho điệu múa Bát dật trong cung đình), bài Nam xuân (khác bài Nam xuân trong nhạc tài tử Nam bộ có thang âm là hò y xang xê phàn liu), thƣờng mang tính chất đĩnh đạc, uy nghiêm và tƣơi vui hơn hơi ai - Hơi oán diễn tả điệu buồn sâu xa, có tính chất oán thán. Oán tự nguồn gốc là âm cống (la) trong bài Chinh phụ, thuộc điệu Nam trong nhạc Huế. Trong bài này, tất cả âm cống phải đọc thành oán, theo Hoàng Yến trong bài viết La musique à Huê, B.A.V.H tháng 7-8.1919 [36]. Hơi oán phần lớn đƣợc sử dụng trong đờn ca tài tử Nam bộ, tuy vậy trong ca nhạc Huế cũng có hơi này nhƣng thang âm có khác biệt, nhƣ trong các bài Tứ đại oán, Chinh phụ. - Hơi dựng là sự chuyển điệu từ hơi này sang hơi khác, nghĩa là trong khi diễn tấu điệu này lại chen vào những đoạn theo điệu khác, tuy vậy những đoạn chen vào đó chỉ là tạm thời để rồi trở về điệu chính. Hơi dựng có trong các bài Hành vân, Tứ đại cảnh, Cổ bản dựng, Quả phụ 32
  33. - Hơi thiền đƣợc tìm thấy ở những bài chịu ảnh hƣởng các bài kệ, bài tán và tụng trong âm nhạc Phật giáo. Theo nhạc sĩ Vĩnh Phan, hơi thiền cũng là hơi khách (Bắc). Trong một bài hơi khách có hai cung y, phàn (mi, sib) thì dĩ nhiên có chuyển hệ; trong một bài hơi khách mà hai cung xự, cống luôn có mặt trong dứt câu hay ở đầu ô nhịp, lúc đánh cho ta cảm giác một âm giai thứ hoặc dùng cả hai cung y, phàn nữa thì hơi đó nhất định là hơi thiền. Có thể tìm thấy hơi thiền trong bài tán Dương chi tịnh thủy, ca ngợi Phật Quan âm[36]. 1.2.2. Giới thiệu một số nhạc cụ trong Ca Huế và nghệ thuật kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế Dàn nhạc Ca Huế rất gọn song đầy đủ, gồm các loại nhạc cụ sau: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam (ngũ nguyệt). Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sênh tiền để gõ nhịp. Sau này khi Ca Huế trên sông Hƣơng phát triển, các diễn viên đã sáng tạo một loại nhạc cụ rất thích hợp cho các bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh bằng cách dùng những chiếc tách uống trà làm bộ gõ. Tiếng ly tách va vào nhau nghe rất vui tai, vang khắp mặt sông tĩnh lặng. Sau đây, xin giới thiệu một số loại nhạc cụ chính. 1.2.2.1. Đàn tranh (thập lục) Đàn tranh là nhạc khí dây gẩy, có 16 dây. Cấu tạo của đàn hình hộp dài khoảng 110 cm. Một đầu rộng khoảng 22 cm, đầu kia hẹp hơn khoảng 15 cm. Mặt đáy phẳng và có lỗ khoét thóat âm hình chữ nhật. Mặt trên đàn làm bằng gỗ nhẹ xốp, uốn cong, để mộc. Hai bên thành cao 7 đến 8 cm. Trên mặt đàn ở đầu rộng có một cầu đàn bằng kim loại uốn nằm ngang theo mặt đàn, trên đó có 16 lỗ nhỏ, ở đầu hẹp xếp chéo 16 trục. Các dây đàn đƣợc mắc từ các lỗ trên cầu đàn đến các trục. ở giữa mặt đàn có 16 ngựa đàn (gọi là con nhạn) bằng gỗ, xƣơng hoặc ngà, hình tam giác, trên đỉnh tam giác của ngựa đàn có bịt đồng để đặt dây, di chuyển điểu chỉnh độ cao của dây. Các ngựa đàn điều chỉnh lên dây theo thang âm ngũ cung, ví dụ: Điệu Bắc: Đô - Rê - Fa - Sol - La - Đô, hay Điệu 33
  34. Nam: Đô - Mib - Fa - Sol - Sib - Đô. Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn, tay trái nhấn nháy trên dây. Đàn tranh có âm cao, trong sáng, vui tƣơi[31]. 1.2.2.2. Đàn nguyệt (đàn kìm) Đàn nguyệt là nhạc khí dây gẩy, có 2 dây. Cấu tạo của đàn gồm hộp đàn hình trụ dẹt và một cần đàn dài. Mặt đàn và dây đàn bằng nhau, tròn đều ví nhƣ trǎng rằm nên gọi là Đàn Nguyệt. Đƣờng kính mặt đàn khoảng 36 cm, thành đàn khoảng 6 cm. Trên mặt đàn có gắn ngựa đàn để mắc dây. Cần đàn làm bằng gỗ cứng dài khoảng 100 cm. Trên cần gắn 7 phím nối tiếp với 3 phím gắn trên mặt đàn để bấm. Các phím đàn gắn trên những khoảng cách không đều nhau. ở đầu trên của cần đàn có 4 trục gỗ, trong đó có 2 trục dùng để mắc dây, còn 2 trục dùng để trang trí cho cân đối, đẹp mắt. Dây đàn xƣa kia làm bằng tơ se, nay đƣợc thay bằng dây ni lông, một dây to, một dây nhỏ. Hai dây đàn đƣợc lên theo tƣơng quan quãng 5 và các phím đàn đặt theo điệu thức 5 âm. Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn bằng móng tay để dài của mình hoặc bằng một miếng nhựa, tay trái bấm phím, luyến láy, nhấn rung. Âm thanh của đàn nguyệt ấm áp, tƣơi sáng, rộn ràng[31]. 1.2.2.3. Đàn Nhị (đàn cò) Đàn nhị là nhạc khí dây kéo, có 2 dây. Cấu tạo của đàn Nhị gồm có cần đàn và bầu đàn. Cần đàn làm bằng gỗ cứng, không có phím, dài khoảng 70 - 80 cm đầu dƣới xuyên qua bầu đàn, đầu trên hơi ngửa ra phía sau và có 2 trục để lên dây. Bầu đàn hình ống tròn đƣợc làm bằng gỗ cứng, hơi thắt ở phía đáy, phía kia bịt da trǎn hoặc da rắn làm mặt đàn. Đƣờng kính mặt đàn khoảng 15 cm, trên mặt đàn có ngựa đàn. Dây đàn xƣa kia làm bằng tơ se, ngày nay thay bằng dây kim loại. Cung vĩ kéo đàn làm bằng cành tre cong hoặc bằng thanh gỗ dài có đầu cong mắc lông đuôi ngựa. Lông đuôi ngựa của cung vĩ đặt lồng giữa hai dây đàn. Nhạc công lên dây đàn nhị theo quãng 5, ví dụ: Đô - Sol hoặc Fa - Đô Nhạc công ngồi kéo đàn, tay phải cầm cung vĩ kéo, tay trái bấm dây với những ngón rung, nhấn, láy, vuốt. Âm sắc đàn nhị da diết, tha thiết, đẹp, giàu khả nǎng diễn cảm[31]. 34
  35. 1.2.2.4. Đàn tỳ bà Đàn tỳ bà là nhạc khí dây gẩy, có 4 dây. Cấu tạo của đàn gồm hộp đàn và cần đàn. Hộp đàn hình nửa quả lê bổ dọc làm đôi. Mặt đàn phẳng làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Lƣng đàn khum, làm bằng gỗ cứng. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây đàn và 8 phím bấm phía trên. Cần đàn ngắn, gắn liền với hộp đàn, xƣa kia không có phím, nay có gắn 4 phím. Phần trên cần đàn có 4 trục gỗ để lên dây. Xƣa kia dây đàn làm bằng tơ se, nay thay bằng dây ni lông. Đàn Tỳ bà lên theo tƣơng quan các quãng: Quãng 4 - quãng 2 - quãng 4, ví dụ: Đô - Fa - Sol - Đô. Nhạc công ngồi chơi đàn, tay phải gẩy đàn bằng miếng nhựa hoặc bằng móng tay, tay trái bấm phím với các ngón nhấn, vuốt, rung Âm sắc của đàn tỳ bà ấm, đục[31]. 1.2.2.5. Đàn Bầu Đàn Bầu thuộc họ dây gẩy, chỉ có một dây, còn gọi là đàn Độc huyền. Cấu tạo của Đàn Bầu độc đáo. Thân đàn hình hộp dài, đầu nhỏ hơn cuối. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Đáy đàn và mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ. Mặt đàn hơi uốn cong phồng lên. Đáy đàn có 2 lỗ thoát âm. Bầu đàn làm bằng quả bầu khô cắt đáy hoặc bằng gỗ tiện theo hình bầu ở đầu đàn. Vòi đàn làm bằng tre hoặc bằng sừng cắm xuyên qua bầu đàn xuống thân đàn. Cuối đàn có 1 trục lên dây bằng gỗ hoặc bằng kim loại. Dây đàn đƣợc buộc vào vòi đàn, đi qua miệng loe của bầu đàn kéo chếch xuống cuối thân đàn. Dây đàn trƣớc đây làm bằng tơ se, nay làm bằng kim loại. Que gẩy đàn làm bằng tre hoặc song vót nhọn. Khi chơi nhạc công ngồi gẩy đàn. Tay phải cầm que gẩy, tay trái cầm vòi đàn. Ngoài ra, nhạc công còn dùng cạnh bàn tay phải tì nhẹ vào những điểm nút trên dây và khi gảy xong thì nhấc tay lên ngay, dây đàn sẽ phát ra những âm thanh có cao độ khác nhau tùy theo vị trí của bàn tay chặn đúng những điểm nút khác nhau, những âm này là âm bội. Kết hợp với tay phải gẩy, tay trái cầm và điều khiển vòi đàn khiến dây đàn hồi khi cǎng, khi chùng để tạo ra những âm thanh cao hơn hay thấp hơn theo ý muốn. Âm sắc của đàn bầu mƣợt mà, ngân nga, ngọt ngào gần với giọng nói ngƣời Việt[31]. 35
  36. 1.2.2.6. Sáo Sáo thuộc nhạc khí họ hơi. Sáo dùng để thổi ngang, làm bằng một ống trúc hoặc một ống nứa nhỏ, đƣờng kính từ 1,5 - 2 cm, chiều dài từ 30 - 40 cm. Một đầu có mấu hoặc đƣợc nút kín. Sáo ngang có 1 lỗ để thổi hình bầu dục ở phía trái ống. Phía phải ống có 6 lỗ bấm hình tròn. Ngày nay ngƣời ta có thể khoét 10 lỗ bấm để có thể thổi đƣợc nhiều giọng. Khi diễn tấu, nhạc công dùng 2 ngón tay cái đỡ sáo, các ngón còn lại đặt lên lỗ bấm, đƣa sáo ngang lên môi thổi, hƣớng sáo về phía tay phải. Kỹ thuật thổi có: vuốt hơi, nhấn hơi, rung hơi Kỹ thuật bấm có vuốt, lƣớt, láy Sáo ngang có âm sắc mƣợt mà, khỏe, trong sáng và linh hoạt[31]. 1.2.2.7. Nghệ thuật kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế Ca Huế phải bao gồm cả hai yếu tố ca và đàn. Ði liền với Ca là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế. Trong ca nhạc Huế có nhiều kỹ thuật đàn điêu luyện nhƣ: nhấn, vuốt, rung và có nhiều cách lên dây đàn: dây bắc, dây nam, dây oán, dây thuận, dây nghịch, dây chẩn, dây thiệt, dây nguyệt điều, dây hò nhứt, dây hò nhì, dây hò ba, dây hò tƣ Đánh bài bản điệu Bắc, phải lên dây Bắc, đánh bài bản điệu Nam phải lên dây Nam, đánh bài bản hơi oán phải lên dây oán, mỗi cách lên dây cho một hệ thống nốt riêng[37]. Dàn nhạc Thính phòng Huế sử dụng các nhạc cụ: Nguyệt, Nhị, Tranh, Tỳ Bà, Bầu, Sáo với nhiều hình thức hòa tấu và đệm cho hát. Những hình thức thƣờng gặp hiện nay là: - Hoà tấu song thanh của 2 nhạc cụ: Tranh, Nguyệt; Tranh, Bầu; Nhị, Bầu; Nhị, Tỳ Bà hoặc Bầu, Nguyệt. - Hòa tấu tam thanh của 3 nhạc cụ: Nguyệt, Nhị, Tranh; Bầu, Nhị, Tranh hoặc Tỳ Bà, Nguyệt, Tranh. - Hòa tấu tứ tuyệt của 4 nhạc cụ: Bầu, Nhị, Tranh, Nguyệt hoặc Nhị, Tỳ Bà, Nguyệt, Sáo. 36
  37. - Hòa tấu ngũ tuyệt của 5 nhạc cụ: Nhị, Nguyệt, Tranh, Tỳ Bà, Sáo hoặc cộng thêm với đàn bầu và sênh tiền; hoặc thêm một nhạc công hay một ca công gõ sênh. Đặc biệt khi đệm cho hát, ngƣời hát thƣờng có 1 đôi phách nhỏ để gõ nhịp, tiếng phách vang lên hòa với dàn nhạc càng tạo ra âm hƣởng độc đáo cho Ca Huế. 1.2.3. Một số làn điệu và bài bản tiêu biểu Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc, theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trƣng. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Sau đây là một số bài bản tiêu biểu của Ca Huế: 1.2.3.1. Cổ bản Cổ bản là một điệu ca hát có sáu khổ, sáu vần. Sau đây là một vài câu trong bản “Tự tình” đƣợc sáng tác phỏng theo khúc “mộng trùng phùng”. Duyên thắm duyên càng đƣợm, vì giống đa tình. Thêm nhiều ngày, mặn nồng càng xinh. Bực khuynh thành thực là tài danh, Song duyên kia đừng phụ, nào trách chi mình. Chỉ non thề nguyện cùng trời xanh, .Nguồn ân ái dám đâu vơi đầy Thƣơng càng bận, làm bận lòng đây. 1.2.3.2. Kim tiền Là một lối ca có hai khổ, hai vần gọi là song điệp. Theo Bùi Kỷ, điệu này phỏng theo khúc “Hành lộ nan” của Trung Hoa: TRAI GÁI TỰ TÌNH Xa xôi gửi lời thăm, Lúc nhắn nhe đôi bạn sắt cầm. Mong kết nghĩa đồng tâm 37
  38. Với người tri âm. . Thương thì xin đó đừng phai (Thương thì xin đó đừng phai). Ấy ai tình tự, tạc dạ (tạc dạ) chớ phai. Chớ phai, hỡi người tình tự! 1.2.3.3. Tứ đại cảnh Là một lối ca có bẩy khổ, bẩy vần gọi là thất điệp, nguyên tên là Tứ đại. Có ngƣời giải thích là cảnh bốn mùa, có ngƣời lại bảo là cảnh bốn đời, nhƣng nghĩa đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận nhất là bốn cảnh lớn. Các nhạc công âm nhạc cổ truyền không coi Tứ đại cảnh là một bản Nam. Nó chứa đựng một cách sâu kín, tế nhị một nỗi lòng, một tâm trạng, mà lại là một tâm trạng, đau buồn oán trách đƣợc ẩn sâu kín, nhìn ngoài khó thấy. Bài ca có 44 câu, 46 nhịp, chia thành 5 đoạn, một số câu lặp đi lặp lại nhƣ điệp khúc. Theo Bùi Kỷ, điệu này phỏng theo khúc “Đông phong án” của Trung Hoa. 1.2.3.4. Lƣu thủy Là một điệu hát có bốn khổ, bốn vần. GỬI TÌNH NHÂN Kể từ ngày (từ ngày) gặp nhau, Trao lời hẹn cho vẹn vàng thau. Dây tơ mành xe chặt lấy nhau; Xe không đặng, đem tình thương nhớ, Tình (tình) thương, tơ vương mọi đường. Xin cho trọn (cho trọn) cương thường. Ai đơn bạc thì mặc lòng ai. Xin cùng bạn (cùng bạn) trúc mai. Trăm năm lâu dài. 1.2.3.5. Hành vân Là một điệu hát có bốn khổ, bốn vần, gọi là tứ điệp. NHẮN TRI ÂN Một đôi lời, (một đôi lời). Nhắn bạn tình ơi! 38
  39. Thề non nước, giao ước kết đôi. Trăm năm tạc dạ. . Nghĩa sắt cầm, Hòa hợp trăm năm, Bởi vì xa cách, nhắn nhe cùng bạn tri âm. 1.2.3.6. Vọng phu Là một lối hát mà khuê phụ chăn đơn gối chiếc tƣởng nhớ đức lang quân cõi xa ngàn dặm hay của những con ngƣời tƣơng tƣ xa vắng. Ngảnh mặt ra bóng Nga đã xế! Quay mặt vô tiếng dế kêu sầu Trời, trời ôi! ối trời, trời ôi! Quay mặt vô tiếng dế kêu sầu. Thôi nghĩ đi mần chi mà nghĩ. Nhắm mắt rồi rũ rĩ chiêm bao. Trời, trời ôi! ối trời, trời ôi! Nhắm mắt rồi rũ rĩ chiêm bao. 1.2.3.7. Nam Ai Có nghĩa là lời than ở phƣơng Nam, cũng còn có tên Ai giang nam. Bài ca chia làm 5 lớp, cũng có ngƣời chia 4 lớp, âm điệu nghe ai oán, nỉ non: Khuyên ai gắn bó báo đền công trình thầy mẹ Ơn nặng nhường sông, nghĩa chất non cao Ơn cúc dục cù lao Sinh thành lo sợ xiết bao trông năm trọn ngày qua Da mồi tóc bạc mây xa Khuyên trong cõi người ta Thảo ngay mới là 39
  40. 1.2.3.8. Nam Bình Là điệu hát có ba khổ, ba vần. Trƣớc đây còn có tên Vọng giang Nam (nghĩa là nhìn theo con sông ở phƣơng Nam), sau này đều chỉ gọi tên Nam Bình. Đây là một bản nhạc có âm hƣởng buồn, mà nhân vật trữ tình nhƣ âm thầm nén lại, cố giữ kín trong lòng, một nỗi buồn tê tái: Nước non ngàn dặm ra đi Cái tình chi Mượn màu son phấn Đền nợ Ô, Ly Đắng cay vì đương độ xuân thì . 1.2.3.9. Mƣời bài ca liên hoàn Về mặt cấu trúc, chúng đƣợc móc liền vào nhau, không có khoảng cách từ bài này sang bài khác. Đó là các bài: phẩm tiết, nguyên tiêu, Hồ Quảng, liên hoàn, bình bản, tây mai, kim tiền, xuân phong, tẩu mã và long hổ. Nói chung các bản này đều mang một âm điệu vui tƣơi, có bài mang đến cho ngƣời nghe một cảm xúc lành mạnh (Phẩm tiết), có bài tạo ra trong ngƣời nghe một sự rạo rực (bài Nguyên tiêu), có bài tạo ra sự trang trọng, thắm thiết (Hồ Quảng, Bình bản), có bài có nét nhạc náo nức dồn dập (Tấu mã) [13]. 1.2.4. Không gian - Thời gian diễn xướng và thưởng thức Ca Huế 1.2.4.1. Không gian trong nghệ thuật Ca Huế Nghệ thuật ca Huế vốn đã từng kén chọn không gian biểu diễn (tịch bất chỉnh bất đàn), thời gian (hoàng hôn bất đàn), thời tiết (phong vũ bất đàn), ngƣời thƣởng thức ca Huế cũng phải là ngƣời chuẩn mực, trang nghiêm (Y phục bất chỉnh bất đàn), là tay sành điệu mang tính tri âm, tri kỷ (nhân bất thính bất đàn). Song trải qua thời gian, từ mạch nguồn sinh động của quê hƣơng, với cảnh quan, non nƣớc Hƣơng Bình hữu tình, mà Ca Huế đã đƣợc thăng hoa và tạo nên những không gian, thời gian nghệ thuật rất riêng. Theo cách hiểu hiện nay, ngƣời ta vẫn thƣờng nghĩ rằng, chỉ có hai không gian cho việc biểu diễn và thƣởng thức Ca Huế là: ca salon (hay Ca Huế thính 40
  41. phòng) và Ca Huế trên sông (Ca Huế trên sông ở đây cũng vẫn thƣờng đƣợc hiểu là lên thuyền nghe Ca Huế). Vốn có nguồn gốc từ nhạc cung đình, tới Huế, nguồn nhạc này đã rời xa môi trƣờng diễn xƣớng quen thuộc để bƣớc ra không gian dân dã. Ca Huế hình thành trên cơ sở âm điệu tiếng nói địa phƣơng, nó thƣờng đƣợc trình bày trên dòng sông Hƣơng nƣớc trong xanh, chảy lững lờ giữa vệt bóng cây in trên dòng nƣớc lấp loáng ánh trăng khi mờ khi tỏ, cùng với tiếng chuông chùa vang vọng, dìu dặt thinh không, hoặc đƣợc trình diễn dƣới những mái nhà trầm lặng giữa vƣờn cây xanh mát mà cô tịch. Nhƣng nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta biết rằng, không gian diễn xƣớng của Ca Huế chính là một không gian nhỏ, ấm cúng và đầy tính tri âm, tri kỷ, nơi không có giới hạn giữa ngƣời ca, ngƣời đàn và ngƣời thƣởng ngoạn. Ngoái nhìn xa hơn chút nữa, ngƣời ta sẽ nhận ra rằng, sẽ thật sự hấp dẫn nếu ngƣời nghe đƣợc thƣởng thức và chiêm nghiệm những giai điệu của Ca Huế ngân vọng trong khoảng không gian vừa nhƣ thực lại vừa nhƣ mơ của sóng nƣớc Hƣơng giang. Chính vì vậy nghe Ca Huế trên sông Hƣơng đang là không gian chủ yếu để biểu diễn Ca Huế. Hơn nữa, Ca Huế cũng là một loại nhạc thính phòng phù hợp với hoàn cảnh trình diễn đơn giản “chiếu hoa trong một con thuyền” bồng bềnh trên dòng sông. Ngƣời ta đến với Ca Huế là để đƣợc đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bƣớc chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nƣớc để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dƣơng của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc. Dáng mảnh mai và hiền dịu của ngƣời phụ nữ Huế trong chiếc áo ngày thƣờng, hay có khi, trong tà áo dài lam cũ nhƣ điệp cùng sóng nƣớc khi họ cất lên một điệu mái nhì, mái đẩy hoặc lắng đọng khó phai trong một điệu lý. Khi Ca Huế đƣợc lƣu hành rộng rãi, ai ƣa thích lối ca này đều có thể tổ chức, bất luận gia đình quyền quý hay dân dã, chỉ cần một nhóm bạn tri kỷ 5, 7 ngƣời họp lại, kẻ ca, ngƣời đàn trong một gian phòng nồng ấm hƣơng trầm ngào 41
  42. ngạt hoặc trên một chiếc thuyền giữa dòng Hƣơng. Lối chơi nhƣ vậy đã đƣợc dân gian hóa, ngay cả cung cách trình diễn cũng thay đổi tùy hứng. Ca Huế salon bây giờ đang thiếu tri âm, tri kỷ, cũng có thể vì nó chƣa trở thành (hoặc theo cách nghĩ của nhiều ngƣời, không còn là) giao điểm để tri âm, tri kỷ tìm đến. Còn Ca Huế trên sông đang đƣợc xem nhƣ một “đặc sản” để chiêu đãi khách phƣơng xa đến Huế. Trên dòng sông Hƣơng thơ mộng trời cho, ngƣời ca sĩ phải tập luyện khá công phu kỹ thuật nhả chữ tròn vành, những luyến láy ngân nga êm dịu, phải thật nhuần nhuyễn trong những chỗ lấy hơi thích hợp với tiếng đàn và lúc lấy đà đƣa tiếng ca lên những cung bậc cao cho dễ dàng, khiến ngƣời nghe không chối tai, và đôi khi còn phải chuẩn bị “hơi dƣ” để đƣa tiếng hát lên xuống êm ái cho ngƣời nghe xao động thực sự nhƣ những câu hò chan chứa. Hiện nay, không gian biểu diễn Ca Huế đang ngày đƣợc mở rộng, Ca Huế không còn đóng khung trong những phòng nhạc thính phòng của Huế; trong những khoang thuyền nhỏ trên sông Hƣơng thơ mộng trữ tình, trong các câu lạc bộ, các nhà hát, các lễ hội mà đã đến với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ , Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Bỉ vừa để phục vụ cho đời sống, vừa để phục vụ phát triển du lịch, giao lƣu văn hóa của đất nƣớc. 1.2.4.2. Thời gian biểu diễn trong Ca Huế Đêm đêm, trên những chiếc thuyền rồng ngƣợc xuôi dòng Hƣơng ngân vang tiếng Ca Huế với những điệu Nam Ai, Nam Bình, Phú Lục nhẹ nhàng, thanh tao. Nghe Ca Huế là không chỉ nghe lời ca tiếng hát mà còn thƣởng thức cảnh đẹp Huế về đêm lung linh huyền ảo những ngọn đen hoa đăng. Đây là nét riêng mà chỉ Huế mới có. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về không gian biểu diễn mà thời gian biểu diễn của Ca Huế cũng có sự thay đổi. Thời gian biểu diễn chính của Ca Huế là buổi tối và ban đêm, tuy nhiên hiện nay thời gian biểu diễn Ca Huế có thể vào ban ngày, tùy thuộc vào yêu cầu của du khách hay kịch bản của nhà tổ chức. Thời lƣợng của một buổi Ca Huế, một bài Ca Huế cũng có sự thay đổi phụ thuộc vào thời gian dài ngắn của show diễn. 42
  43. Tuy nhiên, thứ tự trình diễn trong Ca Huế không hề thay đổi. Khi ca Ca Huế, các nghệ nhân không ca ngay vào bài bản mà bắt đầu bằng một điệu hò, một bài lý dân gian rồi nhẹ nhàng chuyển qua bản Ca Huế. Sau phần đầu của một đêm Ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tƣơi của điệu Bắc, ngƣời ta thƣờng hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm nhƣ Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc những điệu Nam Ai, Nam Bình, tƣơng tƣ khúc cất lên với nỗi buồn thƣơng nhƣng cũng rất gợi tình. Chính thứ tự trình diễn này trong Ca Huế mà thời gian của một buổi Ca Huế có thể đƣợc cố định hoặc thêm bớt nhờ thêm vào hoặc bỏ bớt các bài bản trong từng phần. 1.3. Giá trị của nghệ thuật Ca Huế 1.3.1. Giá trị lịch sử Xứ Huế với phong cảnh hữu tình, non xanh nƣớc biếc đã đƣợc chọn là kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 nǎm. Bên cạnh những kiến trúc, đền đài, lǎng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hƣơng, núi Ngự, xứ Huế còn lƣu lại một loại hình ca nhạc đặc trƣng cho vùng đất cố đô này. Đó là Ca Huế. Ca nhạc Huế có một lịch sử lâu đời và tất cả các bài bản Ca Huế đã ra đời trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động và có thể nói nội dung của Ca Huế đã góp phần phản ánh từng thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đánh giá về ca Huế, nhạc sỹ Lƣu Hữu Phƣớc viện trƣởng viện Âm nhạc đã khẳng định: “Nghệ thuật ca nhạc Huế là một cột mốc lớn đánh dấu một giai đoạn phát triển của văn hóa dân tộc”[33] Những biến chuyển của lịch sử đã tạo nên một luồng di dân về miền Nam từ thế kỷ 11 cho đến các chúa Nguyễn thế kỷ thứ 16. Điều đó đã ảnh hƣởng đến tâm lý của những ngƣời ly hƣơng cũng nhƣ những ngƣời thích phiêu lƣu và những ngƣời nông dân. Vì vậy nền Văn học nghệ thuật thời kỳ này đã phản ảnh một phần của lịch sử. Tầng lớp nhân dân bị cƣớp đất, bị buộc tham gia vào những cuộc chiến bất tận, các tâm trạng chung là nỗi sầu nhớ nhà, nhớ quê hƣơng của những chiến sĩ và nỗi cô đơn đau khổ vì chia ly, trông đợi của phụ 43
  44. nữ Mặt khác, sự giao thoa của các nền văn hóa Việt - Chàm, Việt - Ấn, Việt - Hoa đã làm cho Ca Huế thêm phong phú. Nội dung của Ca Huế diễn tả tâm trạng của những ngày đầu tiên khi tiếp cận với vùng đất Thuận Hóa, cho nên các điệu nhạc của hệ thống Ca Huế đều âu sầu, bi ai, âu sầu vì những cái đã mất đi, không biết cái gì đến, bên cạnh đó lại có những bài bản vui, sôi động diễn tả tâm trạng mong đợi vào tƣơng lai Tóm lại, Ca Huế là loại ca nhạc cổ điển, nó có cơ hội hình thành ở một vùng đất có điều kiện kinh tế văn hóa phát triển, giàu có về thơ ca, đầy tính chất trữ tình. Xét về những điều kiện ấy, Thuận Hóa quả là địa điểm thích hợp nhất hội đủ các yếu tố để ca Huế sống đƣợc và phát triển. 1.3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật Đánh giá về Ca Huế, nhạc sỹ Lƣu Hữu Phƣớc viện trƣởng viện Âm nhạc đã khẳng định: “Trong toàn bộ vốn ca nhạc cổ truyền của dân tộc, một kho tàng quý báu vô giá là nền nghệ thuật ca nhạc Huế của chúng ta”[33]. Cùng với ca trù miền Bắc, đờn ca tài tử Nam Bộ, Ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phòng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, đứng thứ hai về bề dày lịch sử, và là thể loại duy nhất thực sự ra đời trong chốn cung đình. Sau đó, với quá trình bình dân hóa dòng nhạc cung đình, ca nhạc Huế đã đƣợc hồi sinh bằng sức sống của ca hát dân gian, không những trở thành nơi hội tụ những tinh hoa của dòng nhạc bác học mà còn bảo tồn phát triển dòng nhạc dân gian Việt Nam. Nhiều ngƣời thống nhất với ý kiến cho rằng Ca Huế là đỉnh cao lối diễn xƣớng đơn lẻ của ca hát truyền thống của dân tộc. Âm nhạc của nó thu nạp tinh hoa của nhạc cung đình, nhạc cửa quyền, và tinh hoa của các làn điệu hò, lý ở miền Bắc và miền Trung. Và khi phát triển thịnh đạt, Ca Huế đã tác động trở lại trở thành một thành phần tƣơng hợp trong hầu hết dân ca vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ. Chẳng hạn: hơi Huế, giọng Lý, giọng Kinh ở 44
  45. khối giọng Vặt, giọng Ngoại trong hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Chèo Hƣớng phát triển về phía Nam của Ca Huế thì rõ ràng đã sản sinh ra lối nhạc tài tử nhƣ nhà nghiên cứu GS. Trần Văn Khê nhận xét: "lối "nhạc tài tử" trong Nam là con đẻ của lối "Ca Huế" miền Trung"[34]. Lê Văn Hảo đã nhận định, với một hệ thống bài bản phong phú, cấu trúc phức tạp nhƣng chặt chẽ, hoàn chỉnh; những sắc thái tình cảm tinh tế cùng với những đòi hỏi khá phức tạp đối với ca công về cách hát, đối với nhạc công về kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ, nên ca Huế thuộc về phạm trù âm nhạc cổ điển, bác học[12]. Ca nhạc Huế là một trong những thể loại nhạc cổ truyền còn chứa dựng những quan niệm nhạc lý rõ ràng, rành mạch nhất. Nếu định nghĩa nhạc thính phòng là loại nhạc viết cho một số ít nhạc khí, một số ít ca công và chỉ dành để biểu diễn cho một số ngƣời nghe hạn chế trong một căn phòng thì ca Huế nặng về tính chất thính phòng, tính chất tiêu khiển trong những lúc trà dƣ tửu hậu. Nhƣng có trƣờng hợp một số bài ca Huế tham gia vào phƣờng bát âm, trình diễn trong các đám rƣớc, các cuộc tế lễ. Một số bài ca Huế lại có mặt trong các dịp sinh hoạt công cộng của triều đình nhà Nguyễn trƣớc Cách mạng tháng Tám với mƣời bài Ngự. Nhƣ thế có thể nói ca Huế không đơn thuần và nhất thiết là nhạc thính phòng. Từ một số nhận xét trên, có thể nhận định: Do tính chất và đặc điểm của nó, ca nhạc Huế thuộc loại nhạc cổ điển do nhân dân sáng tạo ra. Tính cổ điển của Ca Huế thể hiện ở chỗ : 1. Có những hệ thống bài bản điêu luyện, hoàn chỉnh và mẫu mực, có cấu trúc rất chặt chẽ, nghiêm ngặt và tính khoa học cao. Ví dụ mỗi bài bản ca nhạc Huế thƣờng đƣợc chia thành nhiều đoạn hay sáp, có khi sáp dƣới lập lại giống sáp trên, hoặc biến thể đi ít nhiều, chẳng khác chi các hình thức đoạn đổi (couplets), đoạn điệp (refrains), chủ đề và biên tấu (thèmes ét variations) trong nhạc cổ điển phƣơng Tây. 45
  46. Một bài bản ca nhạc Huế, do những cách tấu nhạc và cách ca khác nhau, có thể sinh ra nhiều dị bản: nhƣ phú lục đƣờng, phú lục chậm, phú lục nhanh, nam bình thƣờng, nam bình dựng, nam ai cổ, nam ai nay, cổ bản thƣờng, cổ bản xuân, cổ bản dựng, cổ bản xắp. 2. Ca nhạc Huế có hai điệu chính là những điệu nam và những điệu bắc (còn gọi là điệu khách), những điệu này lại gồm nhiều hơi (có khi còn gọi là giọng). Cái hơi đó, theo cách gọi của các nghệ nhân, gồm có: Hơi ai, Hơi oán, Hơi xuân, Hơi dựng, Hơi quảng (ví dụ những bài bản bị ảnh hƣởng ít nhiều bởi âm nhạc miền Nam Trung Quốc), Hơi đảo (những bài điệu Bắc với nhiều đoạn chuyển hệ) có ngƣời gọi hơi đảo là nhịp đảo, Hơi nhạc (những bài bản mang phong cách trang trọng nhƣ bài Phú lục), Hơi thiền (những bài bản chịu nhiều ảnh hƣởng các bài bản tán và tụng trong âm nhạc Phật giáo). Mỗi hơi nhạc đó nói lên một sắc thái tình cảm, một trạng thái tâm hồn, một phong cách, một nhạc cảnh khác nhau. 3. Trong ca nhạc Huế có nhiều loại nhịp nhƣ: nhịp chính diện, nhịp nội, nhịp ngoại, nhịp chói; nhiều chỗ đảo phách (syncopes) - chuyển nhịp, chuyển điệu, chuyển hệ (métaboles). 4. Trong ca nhạc Huế có nhiều loại nhịp độ (mouvements) khác nhau nhƣ: hoãn điệu (lento); bình điệu (moderato); ấp điệu (presto). 5. Trong ca nhạc Huế có nhiều kỹ thuật đàn điêu luyện nhƣ: nhấn, vuốt, rung Với những đặc điểm trên, có thể nói đây là một loại nhạc cổ điển điêu luyện, tinh vi và phức tạp, nhƣng do nhân dân sáng tạo ra vì nó phản ánh nguyện vọng, ƣớc mơ, tƣ tƣởng và tình cảm của nhân dân. Không giống nhƣ những bộ môn nghệ thuật cổ truyền khác, Ca Huế mang sắc thái địa phƣơng rõ nét bởi nó gắn chặt với đặc điểm ngữ âm ngữ điệu của giọng nói xứ Huế, hoặc nói một cách khác mang tính hệ quả là do mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc dân gian - dân ca xứ Huế. Đây là một đặc điểm trong tiến trình phát triển của Ca Huế và cũng là một đặc điểm của nền âm nhạc cổ truyền xứ Huế; nơi mà hai thành phần 46
  47. âm nhạc: chuyên nghiệp bác học (nhã nhạc Cung đình, ca Huế), thành phần dân gian (dân ca: hò, lý ) thƣờng xuyên tác động qua lại, gắn bó, thâm nhập, thúc đẩy lẫn nhau với hiện tƣợng dân gian hóa ở âm nhạc bác học và bác học hóa ở âm nhạc dân gian xảy ra liên tục trong quá trình phát triển. Tóm lại, nền nghệ thuật ca Huế ra đời từ hai dòng âm nhạc dân gian và bác học, vừa mang yếu tố chủ quan, vừa mang yếu tố khách quan, qua tiến trình đi lên của lịch sử, nên nghệ thuật ca Huế cũng không ngừng biến đổi, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu ngƣời nghe, ngƣời học, ngƣời dạy. Bằng phƣơng pháp sáng tác diễn xƣớng, ca Huế đã đến với chúng ta với những nhạc khúc hết sức trữ tình và sâu lắng, khiến cho những ai ở Huế cũng cảm thông thƣơng Huế và xa Huế cũng nhớ Huế, khác với nền âm nhạc mang tính cổ truyền của các vùng khác, gồm những điệu hát đơn giản, có thể không cần các nhạc cụ kèm theo, nét nổi bật của ca Huế là trữ tình, sâu lắng, tinh tế và đa dạng. Và đó cũng là những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của bộ môn nghệ thuật Ca Huế. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, đề tài đã đi sâu nghiên cứu nhằm đem lại một cái nhìn tổng quan về nghệ thuật ca Huế của Việt Nam, từ lịch sử hình thành và phát triển đến những đặc trƣng về nghệ thuật, cũng nhƣ những giá trị nổi bật của nó Tất cả đều nhằm khẳng định rằng: ca Huế là một di sản văn hóa quý báu mà ông cha ta đã để lại và cần đƣợc các thế hệ mai sau gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Cũng chính từ việc tìm hiểu lịch sử và các giá trị nguyên gốc của ca Huế nhƣ vậy mà chúng ta nhận thấy, ca Huế là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quý giá, và việc gìn giữ, khai thác hiệu quả nghệ thuật ca Huế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với ngành du lịch Huế nói riêng mà còn với ngành du lịch Việt Nam nói chung. 47
  48. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG DU LỊCH 2.1. Biểu diễn ca Huế trong các Câu lạc bộ và tại Làng Ca Huế Quảng Bình 2.1.1. Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi Từ trƣớc đến nay, khách du lịch khi đến Huế đều có nhu cầu thƣởng thức Ca Huế. Nhƣng hầu hết du khách khi đến đây đều chỉ nghĩ rằng nơi duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu của họ đó là dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng. Song trên thực tế, ngoài không gian nghe và thƣởng thức Ca Huế trên sông Hƣơng, vẫn còn có rất nhiều không gian nghệ thuật rất riêng khác dành cho Ca Huế trên mảnh đất cố đô. Một trong những không gian đó chính là nhà riêng của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Bửu Ý - trụ sở của CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi. Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi đƣợc thành lập vào tháng 7/1996, ban đầu chỉ có 4 thành viên là bà Nguyễn Thị Lợi, nghệ nhân Thanh Hƣơng, nghệ nhân Minh Mẫn và thầy Nguyễn Ngọc Hùng. Sau hơn 15 năm, đến nay số lƣợng thành viên trong CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi đã có 15 ngƣời. Bà Nguyễn Thị Lợi là ngƣời đầu tiên đề xuất ra việc thành lập CLB nên các thành viên đều thống nhất lấy tên bà đặt tên cho CLB. Bà Nguyễn Thị Lợi là một ngƣời rất yêu Ca Huế và cũng là một trong những ngƣời hát Ca Huế nổi tiếng trên đất cố đô, đồng thời bà chính là vợ của nhà nghiên cứu Bửu Ý. Năm 2005, bà Lợi đột ngột qua đời. Để luôn tƣởng nhớ đến ngƣời vợ yêu quý của mình, nhà nghiên cứu Bửu Ý vẫn cố gắng bỏ tiền túi của mình để duy trì hoạt động của CLB diễn ra một cách liên tục và bình thƣờng. Ông Bửu Ý tâm sự: "Sinh thời vợ tôi rất tâm huyết với Ca Huế. Tâm nguyện lớn nhất của bà ấy là lập đƣợc một CLB Ca Huế để mọi ngƣời có nơi để tâm tình, trao đổi và học hỏi nhau thông qua lời ca, tiếng hát. Nhƣng đến khi CLB đƣợc thành lập thì bà ấy lại qua đời. Vì vậy tôi vẫn luôn cố gắng duy trì 48
  49. tâm nguyện đó của vợ tôi"[38]. Dù có nhiều lúc bị gián đoạn do một số yếu tố tác động nhƣng cho đến nay CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi vẫn đƣợc duy trì. Đó là sự cố gắng rất lớn của các thành viên trong CLB. Chiều thứ bảy hàng tuần, ngƣời dân ở đƣờng Phạm Ngũ Lão, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và du khách thƣờng mê mẩn đứng nghe những làn điệu Ca Huế do CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi thể hiện vọng ra từ ngôi nhà nhỏ bên đƣờng của nhà văn Bửu Ý. Nhiều ngƣời không cƣỡng lại đƣợc sự quyến rũ của những tiếng đàn, điệu hát nên theo vào thƣởng thức. Họ đƣợc nhà văn Bửu Ý đón tiếp nồng hậu. Trong không gian ấm cúng, những ngón đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, tỳ bà, nhị, tam thập lục. . . của các nhạc công Trần Đình Khắc Du, Dƣơng Tiến Cang, Nguyễn Ngọc Hùng, Thanh Vân. . . lúc khoan lúc nhặt khiến ngƣời nghe miên man. Bên cạnh đó là những lời ca, điệu hát du dƣơng, lúc vui tƣơi lúc ai oán của các nghệ nhân "gạo cội" Minh Mẫn, Thanh Hƣơng, hay của các ca sĩ không chuyên nhƣ các chị Diệu Huê, Diệu Bình quyện với tiếng đàn đƣa ngƣời nghe đến nhiều cung bậc cảm xúc. Ca sĩ, nhạc công say mê biểu diễn, còn những vị khách lặng lẽ thƣởng thức và chiêm nghiệm. “Ca Huế với chúng tôi đã trở thành máu thịt, cần thiết nhƣ cơm ăn, nƣớc uống. Hàng tuần nếu không gặp nhau để cùng đàn hát chúng tôi thấy nhƣ thiếu một cái gì đó rất lớn” - nhạc công Nguyễn Ngọc Hùng tâm sự[39]. Trong số những nghệ sĩ, nghệ nhân Ca Huế tham gia CLB, nhiều ngƣời đang ở tuổi "gần đất xa trời". Đã 85 tuổi, lại mang di chấn nặng sau lần bị ngã cách đây 3 năm, nên việc đi lại của nghệ nhân Minh Mẫn hết sức khó khăn. Sức khỏe suy yếu là vậy nhƣng ngƣời đƣợc coi là "báu vật sống" của Ca Huế vẫn đều đặn thuê xích lô chở đến CLB hàng tuần để sinh hoạt. CLB là nơi để các nghệ nhân, nghệ sĩ Ca Huế giữ gìn ngọn lửa đam mê, đồng thời là nơi truyền lửa cho các nhạc công, ca sĩ mới vào nghề và cũng là không gian nghệ thuật sống động dành riêng cho tất cả những ai yêu Ca Huế. Nhỏ hơn nghệ nhân Minh Mẫn 3 tuổi, cũng đã bƣớc vào tuổi cổ lai hy, nhƣng từ khi CLB ra đời đến nay, nghệ nhân Thanh Hƣơng hầu nhƣ không vắng mặt buổi sinh hoạt nào, trừ những ngày 49
  50. lũ lụt. "Tuổi ngày càng cao nên chúng tôi đang chạy đua với thời gian để truyền nghề cho lớp trẻ" - nghệ nhân Thanh Hƣơng cho biết[39]. Là một tay đàn Tì bà rất quan trọng và không thể thiếu trong mọi buổi sinh hoạt của CLB, thầy Nguyễn Ngọc Hùng cũng tâm sự: "Mình cũng thƣờng hay đi biểu diễn nhiều nơi, công việc bận rộn nhƣng từ khi thành lập CLB đến bây giờ hầu nhƣ chƣa buổi sinh hoạt nào vắng mặt mình. Nơi đây có thể nói là ngôi nhà chung cho những ngƣời đam mê và yêu thích Ca Huế"[39]. Những ngƣời tham gia sinh hoạt trong CLB không kể là già hay trẻ, vai vế, nghề nghiệp. . . miễn sao có lòng mê, say Ca Huế là đƣợc. Tham gia CLB Ca Huế ngƣời nhiều tuổi nhất là nghệ nhân Minh Mẫn (85 tuổi), còn ngƣời ít tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Thanh Vân (28 tuổi). Tuy nhiên, tất cả mọi thành viên trong CLB đều không nghĩ đến tuổi tác, ai ai cũng hƣớng về Ca Huế nhƣ là mục đích chính để họ đƣợc gặp mặt nhau, cùng nhau ca lên những bài Ca Huế bất hủ. Nhỏ tuổi nhất nhƣng chị Thanh Vân lại có vai trò rất quan trọng trong CLB, chị là tay đàn tranh điêu luyện, từng khúc nhạc vang lên dƣới đôi tay tài hoa của chị nhƣ đƣa ngƣời ta vào một không gian Ca Huế thật sự. Tài hoa đến nhƣ vậy nhƣng chị Thanh Vân hiện lại đang là một nhân viên kiểm toán chứ không phải là một nghệ sĩ Ca Huế. Lòng yêu Ca Huế mãnh liệt của lớp nghệ nhân già đã truyền ngọn lửa đam mê cho rất nhiều ngƣời. Hay nhƣ chị Diệu Bình, làm nội trợ nhƣng những khi gia đình có giỗ chạp đúng vào dịp sinh hoạt của CLB, chị lại nhờ ngƣời làm giúp để không bỏ lỡ buổi học Ca Huế nào. Chị tâm sự: "Nhờ đƣợc truyền dạy bài bản, nên sau một thời gian tham gia CLB, tôi đã ca đƣợc nhiều làn điệu Ca Huế khá chuẩn"[39]. Không khí đầm ấm trong một buổi sinh hoạt CLB Ca Huế đƣợc diễn ra hàng tuần tại nhà ông Bửu Ý. Là một nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Huế , ông Bửu Ý luôn luôn trăn trở với các làn điệu dân tộc mà đặc biệt là Ca Huế. Cũng chính từ những trăn trở với Ca Huế nên ông đã luôn mong những thế hệ sau có thể tiếp xúc và học Ca Huế. Với sự giúp đỡ của bạn bè ở nƣớc ngoài và của Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Xuân Phú (TP 50
  51. Huế) nên ông đã mở lớp học Ca Huế cho trẻ mồ côi tại trung tâm này. Vì vậy, ngoài sinh hoạt hàng tuần, nghệ nhân, nghệ sĩ trong CLB còn giảng dạy tại trung tâm, bao gồm một lớp ca và bốn lớp đàn. Những đứa trẻ ở đây đã và đang đƣợc dạy Ca Huế bài bản, để không chỉ hát đƣợc Ca Huế, mà còn có thể kiếm sống bằng vốn Ca Huế đƣợc chân truyền. Nhƣng quan trọng hơn là thông qua các em mà bảo tồn đƣợc một di sản văn hóa Huế. Ông Bửu Ý tâm sự: "Nói đến lƣu truyền thì không có một cách nào có thể hay và hiệu quả hơn cách dạy lại cho đời sau biết và am hiểu về nó"[38]. Nói tóm lại, sự ra đời và hoạt động của CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi không chỉ là nơi để những ngƣời yêu thích Ca Huế giao lƣu, học hỏi mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội, vừa góp phần bảo tồn và lƣu truyền Ca Huế trƣớc những biến đổi của thời gian. 2.1.2. CLB ca Huế Phú Xuân - Thành phố Hồ Chí Minh Nói đến Ca Huế, ai cũng nghĩ đến một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lịch sử hình thành và đặc điểm thang âm thức điệu đều gắn liền và mang đậm dấu ấn của mảnh đất và con ngƣời chốn cố đô. Vì thế bất kỳ du khách nào cũng mang trong mình suy nghĩ chỉ có đến Huế mới đƣợc thƣởng thức Ca Huế. Song ít ngƣời biết rằng, sức sống mạnh mẽ của bộ môn nghệ thuật này đã theo chân của nhiều ngƣời con xứ Huế đến với nhiều vùng miền của đất nƣớc. Một trong những nơi “đất lành chim đậu” đó là thành phố Hồ Chí Minh - nơi có một CLB Ca Huế mang tên CLB Phú Xuân. CLB Ca Huế Phú Xuân thành lập từ năm 2002, là nơi quy tụ nhiều ngƣời là doanh nhân, kỹ sƣ, bác sỹ, ca sỹ gốc Huế. Những ngƣời con xứ Huế ở TP. Hồ Chí Minh nặng lòng với quê hƣơng mình, muốn bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể của Huế đã tập họp lại để hình thành nên câu lạc bộ Ca Huế Phú Xuân, dƣới mái nhà chung là Trung tâm văn hóa thành phố. So với câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi thì câu lạc bộ Ca Huế Phú Xuân còn non trẻ, nhƣng từ khi thành lập đến nay, hoạt động của CLB không hề ngƣng nghỉ. Nhiều anh chị em nghệ nhân vẫn ngày đêm miệt mài tìm tòi, sáng tạo để có 51
  52. những tác phẩm mang đậm nét văn hóa Huế và đƣa chúng đến với công chúng trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam và ra cả hải ngoại. CLB Ca Huế Phú Xuân cũng đã nhiều lần tham dự Festival Huế bằng những màn biểu diễn đặc sắc. CLB cũng thƣờng xuyên biểu diễn phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Các nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên đều rất nhiệt tình đóng góp và kêu gọi hƣớng về bà con nghèo. Ngoài ra, cùng với việc tổ chức các chƣơng trình biểu diễn Ca Huế, Câu lạc Bộ Ca Huế Phú Xuân thuộc Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh còn tổ chức các sinh hoạt chuyên đề nhằm làm phong phú thêm các hình thức hoạt động của Câu lạc bộ. Tiêu biểu có chuyên đề “ Ca Huế - Tiếng nhạc tri âm” với những ngƣời mộ điệu âm nhạc truyền thống Huế đƣợc tổ chức vào chiều ngày 30/03/2011, tại Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh (97 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1). Trong nội dung chƣơng trình có mời nhà thơ – nhạc sĩ Võ Quê - một ngƣời con gốc Huế - ngƣời am hiểu sâu sắc bộ môn nghệ thuật Ca Huế tới cùng nói chuyện. Bên cạnh các tiết mục Ca Huế của các nghệ sĩ: NSƢT Hồng Vân (ca Lý bốn cửa quyền), Võ Ngọc Lan (ca Tứ đại cảnh), Thu Thủy (ca Hành vân, hát Chầu văn), Trung Hiếu (ca Lý giao duyên) ; minh họa cho nội dung cuộc nói chuyện của nhà thơ Võ Quê còn có sự giao lƣu với nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên, một ngƣời đã có công trình nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Huế. Phần 2 của chƣơng trình, CLB Phú Xuân thực hiện phần tƣởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (1. 4. 2001 - 1. 4. 2011)[40]. Nhạc sĩ Võ Quê cho biết: anh đã rất nặng tình với CLB này trong những ngày đầu thành lập. Chỉ qua 6 năm, CLB đã trƣởng thành mạnh mẽ và đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những ngƣời yêu Ca Huế khu vực miền Nam. Đó cũng là thành quả tất yếu của những tấm lòng nặng tình với Ca Huế, với Phú Xuân, với đất thần kinh ngàn năm văn vật. Nhƣ vậy, sự ra đời và hoạt động tích cực của CLB đã giúp Ca Huế ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, không chỉ trong nƣớc mà còn vƣợt ra ngoài 52
  53. biên giới Việt Nam, đến với bà con Việt kiều và du khách quốc tế. Đây là một điều kiện tốt giúp Ca Huế đƣợc bảo tồn và tiếp tục phát triển trong tƣơng lai. 2.1.3. Biểu diễn ca Huế trong làng Ca Huế ở Quảng Bình Ít ai biết đƣợc rằng, một trong những vùng đất giáp ranh với đất thần kinh xứ Huế, tỉnh Quảng Bình cũng là một trong những cái nôi góp phần lƣu giữ, bảo tồn và phát triển Ca Huế. Ca Huế ở Quảng Bình vừa mang đậm gốc Huế nhƣng đồng thời cũng mang đậm hơi hƣớng dân dã, nồng hậu của vùng đất Quảng Bình. Lịch sử Ca Huế của làng Quảng Xã - Quảng Bình đƣợc bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi quan Thừa phủ Nguyễn Văn Thừa - ngƣời con ƣu tú của làng vào kinh đô Huế làm quan. Vốn là ngƣời rất mê Ca Huế, quan Thừa phủ học hỏi Ca Huế ở đất kinh thành rồi đƣa về truyền dạy cho con cháu trong gia đình và dòng họ của mình. Sau đó, quan Thừa phủ đƣa cụ Bát Vời - ngƣời làng Quảng Xã vào Huế để học các điệu hát cung đình. Sự hào hoa phong nhã cộng với tài Ca Huế của cụ Bát Vời đã khiến quan Trần Xã cảm phục và gả con gái yêu của mình cho ông. Từ đó, làng Quảng Xã có đƣợc một cô dâu đất kinh thành vừa nết na vừa giỏi cầm, kỳ, thi, họa. Cô dâu mới từ đó đảm đƣơng luôn nhiệm vụ truyền dạy Ca Huế cho dân làng. Sự cuốn hút đặc biệt của Ca Huế đã mê hoặc cả làng Quảng Xã và không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của ngƣời làng Quảng Xã mà còn cuốn hút ngƣời dân khắp nơi trên đất Quảng Bình tìm đến thƣởng thức, học tập và đƣợc lƣu truyền mấy trăm năm nay. Cụ Trần Đình Tƣ (75 tuổi), là một trong những ngƣời hát Ca Huế giỏi của làng, đồng thời là ngƣời phụ trách phần nhạc của chƣơng trình diễn Ca Huế, kể: “Làng tôi có nhiều cụ tuổi “cổ lai hi” rồi nhƣng hát Ca Huế thì giọng vẫn trong trẻo mƣợt mà đến khó tả. Tiêu biểu nhất là cụ Nguyễn Mại nay đã hơn 80 tuổi nhƣng vẫn minh mẫn và đàn hát rất hay”. Làng Quảng Xã có 3 dòng họ, lớn nhất là họ Nguyễn, tiếp đến là họ Dƣơng và họ Trần. Con cháu các dòng họ đều đƣợc học Ca Huế và thế hệ này đến thế hệ khác đều góp phần lƣu giữ, bảo tồn và phát triển Ca Huế. Trƣởng thôn Trần Đình Xờ cho biết, đến nay Ca Huế đã 53
  54. lƣu truyền qua 6 thế hệ ngƣời dân trong làng. Các điệu hát của kinh thành nhƣ Nam Ai, Nam Bằng, Long Hổ, Kim Tiền, Lƣu Thủy, Xuân Phong, Tƣơng Tƣ Khúc, Tứ Đại Cảnh, Phụ Lục , đã từ lâu ăn sâu vào máu thịt của các thế hệ ngƣời dân thôn Quảng Xã, trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân”[40]. Việc tổ chức hát Ca Huế ở làng Quảng Xã đƣợc diễn ra chiều 30 mỗi tháng và trong các ngày lễ, tết. Vào những thời điểm này, cả làng trở nên sôi động, rộn ràng với những lời ca điệu nhạc, mọi ngƣời phấn chấn vui vẻ. Từ các cụ già cao tuổi, các nam thanh, nữ tú cho đến thiếu niên nhi đồng đều trở nên bận bịu với việc luyện tập Ca Huế để chuẩn bị cho đêm diễn. Mọi ngƣời tham gia luyện tập với tinh thần tự nguyện, xuất phát từ tình yêu Ca Huế, từ chất men say kì lạ của dòng nhạc kinh thành mà không hề nghĩ ngợi về tiền bạc, thời gian. Ngƣời dân trong làng, mỗi lứa tuổi đều tham gia đội văn nghệ riêng của lứa tuổi mình, vì thế “cơ hội hát ca đƣợc chia đều” và mỗi lứa tuổi đều gắng phấn đấu để hát hay hơn Cũng bởi vậy mà trong mỗi dịp lễ hội dƣờng nhƣ không ai muốn ở nhà lo cơm nƣớc, do đó ngƣời làng đã nghĩ đến việc bốc thăm để phân công ngƣời ở nhà. Hình thức bốc thăm rất đơn giản: ngƣời làng cắt những cọng rơm thành những đoạn ngắn dài làm thăm, ai “rủi” bắt đƣợc cái thăm ngắn nhất thì buộc phải ở nhà. Cụ bà Dƣơng Thị Choanh (71 tuổi), là giáo viên về hƣu và là một trong những ngƣời lãnh đạo hoạt động Ca Huế của làng Quảng Xã, hồ hởi kể: “Các đội Ca Huế của làng đã nhiều lần tham gia biểu diễn một số nơi trong huyện Quảng Ninh và đã giành đƣợc nhiều giải thƣởng, tiêu biểu nhất là năm 2000 với giải nhất của đội Ca Huế của Hội ngƣời cao tuổi, năm 2004, đoạt giải 2 ”. Trƣởng thôn Trần Đình Xờ vui vẻ kể: “Hát Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa đã có từ rất lâu ở thôn ni. Làng tui ai cũng say hát, không kể ngƣời già hay trẻ nhỏ”[40]. Trong ngày có biểu diễn Ca Huế, trên sân khấu nhỏ, đơn giản đƣợc dựng lên từ sáng sớm, chƣơng trình diễn Ca Huế của ngƣời Quảng Xã chính thức bắt 54
  55. đầu. Tiếng vỗ tay vang lên khi ngƣời dẫn chƣơng trình cho biết tiết mục Lƣu Thủy Kim Tiền sẽ mở đầu đêm diễn, 6 cụ bà tuổi từ 60-80, trong trang phục biểu diễn, tay cầm quạt bắt đầu cất tiếng hát. Tiếng đàn nhị, đàn bầu, tiếng sáo của những cụ ông vang lên dìu dặt cùng điệu hát cuốn hút của các cụ bà. Những nam nữ thanh niên và các thiếu niên nhi đồng vừa xem các cụ biểu diễn, vừa chuẩn bị những thứ cần thiết để biểu diễn tiết mục của mình. Tất cả đều thổn thức với sự du dƣơng của lời ca tiếng nhạc. Lý giải việc mê văn nghệ của ngƣời làng mình, các cụ bô lão trong làng cho rằng yếu tố phong thủy đã đƣa Quảng Xã thành một làng ca hát. Quả rất đúng! Bởi lẽ làng Quảng Xã nằm giữa hai con sông Kiến Giang và Long Đại. Hai dòng sông hiền hòa quanh năm trong mát này không chỉ tạo nên vƣợng khí cho vùng đất mà còn mang dáng dấp của những nốt nhạc quyến rũ, vì thế trong dòng máu của mỗi ngƣời con làng Quảng Xã đều thấm đẫm chất âm nhạc. Đó cũng là lý do khiến cho nhiều ngƣời con của làng đi theo nghiệp nghệ sĩ. Ngƣời con ƣu tú nhất là của làng Nhạc sĩ-GS-TS -Nhà giáo Ƣu tú Dƣơng Viết Á, những nhạc sĩ tên tuổi khác nhƣ: Dƣơng Mạnh Đạt, Dƣơng Viết Chiến, Dƣơng Viết Hòa, Dƣơng Bích Hà hiện đang giữ những trọng trách quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc ở trung ƣơng cũng nhƣ các tỉnh, thành phố. Theo trƣởng thôn Trần Đình Xờ, ngƣời dân trong thôn thóat nghèo, nhiều gia đình trở nên giàu có cũng là “nhờ” ca hát. Ông lý giải rằng Ca Huế đã giúp ngƣời dân Quảng Xã sống yêu đời và sống lâu, quên đi mệt mỏi, muộn phiền trong cuộc sống để lao động và làm giàu. Có lẽ vì thế mà ngƣời dân Quảng Xã có một tình yêu mãnh liệt đối với Ca Huế, bây giờ và sau này nữa. Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng thể, việc xuất hiện một làng Ca Huế nhƣ làng Quảng Xã trên đất Quảng Bình không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của ngƣời dân mà còn giúp Ca Huế đƣợc lƣu truyền và phát triển rộng rãi, đem đến cho nhiều ngƣời tình yêu với nền âm nhạc Việt Nam truyền thống. 55
  56. 2.2. Biểu diễn ca Huế trong Festival Huế Xuất phát từ những kết quả bƣớc đầu của Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tƣởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lƣợng cao hơn. Ý tƣởng ấy đã đƣợc sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ƣơng và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt - Pháp đã phối hợp khẩn trƣơng chuẩn bị theo hƣớng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia vừa có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đƣơng đại của Pháp, gắn mở rộng giao lƣu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bƣớc tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 - thời điểm chuẩn bị bƣớc vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 - một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Từ đó đến nay, cứ 2 năm Festival Huế lại đƣợc tổ chức một lần. Hiện nay, Festival Huế đã thật sự trở thành một “thƣơng hiệu” mạnh về lễ hội của châu Á, với cách thức tổ chức chặt chẽ, sinh động và mang tầm quốc tế, không những tạo đƣợc ấn tƣợng sâu sắc trong lòng du khách, mà còn giúp Huế trở thành vùng đất hàng đầu về du lịch-văn hóa. 56
  57. Qua mỗi dịp Festival, các sự kiện và nội dung của Festival đã góp phần đánh thức, khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế, tiếp thị một cách có hiệu quả với bạn bè năm châu hình ảnh của cố đô Huế - thành phố Festival của Việt Nam. Trong các nội dung chƣơng trình đó, việc biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống của Huế là một phần không thể thiếu. Chẳng hạn nhƣ, trong Festival 2000 với chủ đề “Nghệ thuật sống”, đã đƣa vào giới thiệu và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam nhƣ: Nhạc lễ và múa hát cung đình Huế, nghệ thuật múa rối nƣớc và màn trình diễn các vũ điệu dân gian của ba miền Bắc, Trung, Nam. Tiếp theo trong Festival 2002, nhã nhạc cung đình và múa rối nƣớc vẫn tiếp tục đƣợc đƣa vào khai thác, ngoài ra trong Festival này cũng giới thiệu nghệ thuật cải lƣơng đƣơng đại và một số điệu múa đặc trƣng của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong Festival 2004, ngoài các loại hình nghệ thuật trên, ca nhạc sử thi Việt Nam, ca Huế, dân ca, dân vũ, kịch nói, cũng đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình biểu diễn. Festival năm 2006, có giới thiệu thêm một số loại hình nghệ thuật mới nhƣ hát chầu văn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Festival năm 2008, có thêm nghệ thuật múa đƣơng đại bên cạnh các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhìn chung, trong các kỳ Festival đã diễn ra, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nƣớc và quan họ là những loại hình nghệ thuật đƣợc biểu diễn thƣờng xuyên; còn ca Huế tuy cũng đã đƣợc đƣa vào biểu diễn, nhƣng chỉ là phần điểm xuyết cho những đêm đại nhạc hội rực rỡ sắc màu. Do đó có phần bị chìm lấp và chƣa thực sự thu hút đƣợc sự chú ý của du khách. Tuy nhiên hiện nay, việc chọn Ca Huế là một chủ đề biểu diễn chính trong các kỳ Festival dƣờng nhƣ đang bị bỏ ngỏ. Ông Nguyễn Duy Hiền, Phó trƣởng ban tổ chức Festival Huế 2010, nói: “Đi thuyền nghe Ca Huế trên sông Hƣơng là một hoạt động du lịch thƣờng xuyên diễn ra ở Huế, vì vậy Ban tổ chức không đƣa vào các chƣơng trình của Festival Huế 2010”. Các kỳ lễ hội trƣớc, tình trạng cũng diễn ra tƣơng tự. Ông Lê Tấn Thƣởng, Giám đốc Trung tâm Quản lý, tổ 57
  58. chức biểu diễn Ca Huế, nhận xét: “Du thuyền nghe Ca Huế dƣờng nhƣ đang bị cơ quan chức năng bỏ rơi trong thời điểm diễn ra Festival Huế 2010, bởi không đƣợc Ban tổ chức phối hợp để hoạt động này diễn ra thuận lợi”. Cũng nhƣ ý kiến của ông Lê Tấn Thƣởng, ngƣời viết cho rằng: Festival Huế hiên nay thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc, vì thế cơ quan chức năng nên coi đây là một cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm du lịch đặc trƣng của Huế, cũng nhƣ kéo dài thời gian lƣu trú của khách. Vì vậy cần có những biện pháp và chính sách hợp lý để Ca Huế có điều kiện đƣợc biểu diễn và phát huy giá trị của mình trong mỗi kỳ Festival. 2.3. Khái quát hình thức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hƣơng 2.3.1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương Ca Huế trên sông Hƣơng gần nhƣ là dịch vụ chủ yếu hiện nay cung cấp cho du khách cơ hội đƣợc thƣởng thức nghệ thuật Ca Huế. Du thuyền trên sông Hƣơng là một thú chơi tao nhã gắn liền mật thiết với Ca Huế và Ca Huế trên sông Hƣơng từ lâu đã trở thành một loại hình du lịch văn hóa độc đáo và hấp dẫn đối với du khách đến Huế. Đối với những ngƣời gắn bó với Ca Huế lâu năm hay những ngƣời mới bắt đầu học nghề, thì điều không thể thiếu là niềm đam mê và tình yêu với Huế. Những ngƣời nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhạc công đã bằng chính tâm huyết của mình để gìn giữ và lƣu truyền đƣợc cái hồn cốt Ca Huế, làm đẹp thêm cho Ca Huế. Hiện nay ở Huế có khoảng 400 ca sỹ, nhạc công phần lớn thuộc các đơn vị nghệ thuật đƣợc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Ca Huế. Họ làm việc ở Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, Câu lạc bộ Ca Huế - Nhà Văn hóa Huế, Câu lạc bộ Ca Huế - Trung tâm Thông tin Thừa Thiên - Huế. Hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đều tổ chức rà soát, thẩm định, phân loại chất lƣợng diễn viên, nhạc công nhằm quản lý và chấn chỉnh hoạt động Ca Huế. Trong thời gian qua những ngƣời làm công tác quản lý Ca Huế và đội ngũ nghệ sỹ biểu diễn Ca Huế đã có 58
  59. nhiều cố gắng để mang lại cho Ca Huế một diện mạo mới, phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu thƣởng thức của ngƣời nghe. Có thể nói, để Ca Huế đƣợc phổ biến và phát triển nhƣ hiện nay, ngƣời có công trong việc gây dựng phong trào Ca Huế trên sông Hƣơng những ngày đầu là nhà thơ Võ Quê - nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế. Những năm đầu Huế mới đƣợc giải phóng, do nhiều nguyên nhân, nên nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có Ca Huế đã có thời gian bị mai một. Khoảng những năm 1983, Ca Huế bắt đầu xuất hiện trở lại và phát triển. Vào thời gian đó, nhà thơ Võ Quê đã có ý tƣởng vận động và thuyết phục các nghệ sỹ xuống thuyền biểu diễn Ca Huế. Buổi đầu ấy mọi việc rất khó khăn vì ở Huế bấy giờ nhiều ngƣời không ủng hộ việc biểu diễn Ca Huế trên sông. Nhà thơ kể lại rằng: chiếc thuyền đầu tiên phục vụ Ca Huế trên sông là chiếc thuyền của ông Hà Văn Đới, chiếc thuyền này không phải là thuyền rồng nhƣ hiện nay mà đơn giản là chiếc đò (thuyền) dọc vận chuyển khách. Trên thuyền lúc đó chƣa có ghế ngồi, không có đèn điện mà chỉ là ánh sáng của các ngọn nến, đèn dầu, đèn măng sông, những nghệ nhân, nghệ sĩ, ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu hoa. Ban đầu chỉ tổ chức nhóm Ca Huế trên những chiếc đò lênh đênh sông Hƣơng cho bạn bè ở mọi miền về thăm Huế thƣởng thức với những nghệ sĩ tham gia nhƣ Tịnh Vân, Thanh Tâm, Quỳnh Hoa Sau dần, có nhiều ngƣời muốn thƣởng thức Ca Huế nên nhà thơ Võ Quê tổ chức hẳn các nhóm hát Ca Huế trên sông Hƣơng. Vào khoảng những năm 1991, để giới thiệu với du khách quốc tế nền âm nhạc cổ truyền đặc sắc của Huế, khách sạn Hƣơng Giang đã đầu tƣ và tổ chức hoạt động này từ việc trang trí thuyền, các dịch vụ trên thuyền, hệ thống ánh sáng, số lƣợng các diễn viên và nhạc công Lúc bấy giờ hoạt động này đƣợc khai thác chủ yếu để phục vụ khách quốc tế và những ngƣời thực sự đam mê nhạc cổ truyền. Sau đó, nhận thấy loại hình nghệ thuật này thu hút ngày càng nhiều du khách, nhiều tổ chức, cá nhân đã đứng ra tổ chức dịch vụ Ca Huế trên sông 59
  60. Hƣơng, đến nay dịch vụ này phát triển nhiều đến mức nhiều khi các cơ quan quản lý cũng không kiểm soát nổi. Trong số hàng trăm nhóm Ca Huế đêm đêm hát trên sông Hƣơng hiện nay, nổi tiếng nhất là nhóm Ca Huế do nhà thơ Võ Quê và nghệ sĩ Thái Hùng tổ chức. Nhu cầu thƣởng thức Ca Huế trên sông Hƣơng ngày càng tăng bởi sự hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa độc đáo này. Sau một ngày tham quan các đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, tối đến, khi Huế lên đèn cũng là thời điểm những chiếc thuyền rồng lần lƣợt rời bến Tòa Khâm chầm chậm lƣớt sóng ngƣợc dòng Hƣơng giang để bắt đầu đêm Ca Huế trên sông. Trên những con thuyền rồng lộng lẫy (xƣa chỉ dùng cho các đấng quân vƣơng du ngoạn sông nƣớc), du khách đắm hồn vào những khúc nhạc, câu hò, điệu hát du dƣơng. Trong những bộ trang phục truyền thống, các ca sĩ, nhạc công Ca Huế là những nam thanh nữ tú bƣớc ra cúi đầu chào khán giả. Những âm thanh của đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, tam thập lục bắt đầu cất lên xóa đi không gian yên tĩnh. Những ngón đàn trau chuốt của nhạc công thể hiện các khúc nhạc tƣơi tắn, sang trọng nhƣ “Lƣu thủy”, “Kim tiền”, “Xuân phong”, “Lang hô”, “Phú lục”, “Cổ bản” làm lay động lòng ngƣời. Sau những khúc dạo đầu lúc khoan lúc nhặt miên man, hồn du khách bắt đầu lắng buồn với những điệu hát ai oán: Nam ai, Nam bình, Tƣơng tƣ khúc, Quả phụ Tiếp đó, du khách lại đƣợc dẫn dắt đến một trạng thái không buồn không vui với khúc Tứ đại cảnh: "Mấy thu qua rồi lại. Đƣờng khôn dại chơi vơi. Một bƣớc đời, một nỗi buồn vui, tuồng hƣ thật trêu ngƣơi Sắc với tài, danh với lợi tàn phai, tình văn nghệ không phai ". Rồi bất chợt mừng vui, cƣời hớn hở qua điệu khúc Hò giã gạo, bật cƣời vì sự láu lỉnh, cũng nhƣ sự thông mình tuyệt vời của ngƣời thanh niên nơi thôn dã Nhịp xênh, nhịp phách nhƣ nảy hơn, giòn hơn, hai chiếc chén trên tay ngƣời ca công nhƣ đang múa, tạo ra những âm thanh quen thuộc mà bay bổng lạ kỳ Không gian nhƣ lắng đọng, thời gian nhƣ ngừng tụ chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú 60
  61. của ngƣời con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế. Xa xa bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phƣớc Duyên dát ánh trăng vàng, sóng vỗ in mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng tiếng đàn réo rắt, du dƣơng. Ca Huế đƣa hồn ngƣời đến những thái cực khác nhau nhƣng các bài ca ấy đều có điểm chung là mang đậm tính bác học, cấu trúc chặt chẽ và phong cách biểu diễn trang trọng. Mặt khác, những tác phẩm này còn mang đậm sắc thái địa phƣơng, sắc thái xứ Huế dịu dàng, gần gũi Ca sĩ, nhạc công say mê biểu diễn, du khách lặng lẽ thƣởng thức và chiêm nghiệm. Giữa ngƣời diễn và ngƣời xem chứa chan sự đồng cảm, đồng điệu đến kỳ lạ. Khoảng cách bị xóa nhòa, chỉ còn những tiếng lòng tri kỷ, tri âm hòa quyện vào nhau. Thời gian nhƣ ngừng lại, dòng sông Hƣơng lấp lánh trăng vàng dƣờng nhƣ cũng dùng dằng, ngừng chảy. Cuối chƣơng trình, du khách đƣợc cô gái Huế mời thắp những cây nến trong những chiếc hoa đăng và thả xuống sông để ƣớc nguyện những điều thầm kín của mình. Và khi những chiếc đèn hoa đăng trôi lững lờ giữa dòng sông Hƣơng mang theo những điều nguyện cầu đƣợc phù hộ độ trì thì những câu hát ngọt ngào, da diết vẫn ngân mãi giữa mênh mông trời nƣớc Thật sự Ca Huế trên sông Hƣơng là một loại hình sân khấu độc đáo! Trên một con thuyền nhỏ, đội diễn viên và nhạc công chƣa đầy mƣời ngƣời, khán giả cũng chỉ gấp đôi số nhạc công, diễn viên; và một chƣơng trình Ca Huế trên sông Hƣơng cũng chỉ kéo dài trong một giờ ba mƣơi phút, thế nhƣng trong chừng đó thời gian, không gian, du khách có thể tiếp cận với nhiều thể loại Ca Huế. Chúng ta có thể thƣởng thức Ca Huế tại nhà hát Duyệt Thị Đƣờng, tại các khách sạn, nhà hàng với chất lƣợng và nội dung phong phú, nhƣng nếu chỉ vậy thì Ca Huế chƣa tạo cho mình một nét đặc trƣng riêng, mà phải là nghe Ca Huế trên sông Hƣơng thì du khách mới cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của Ca Huế, của vùng đất Huế, con ngƣời Huế. Ca Huế cũng là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muốn nghe Ca Huế chuẩn, hay thì ngƣời biểu diễn phải là ngƣời Huế. Ca Huế chỉ dành cho ngƣời Huế ca, nhƣ quan họ Bắc Ninh chỉ dành 61
  62. cho ngƣời Kinh Bắc. Sắc thái của Huế là vậy! Sắc thái của ca nhạc Huế là vậy! Một sắc thái của riêng Huế "không nơi nào có đƣợc" trong tính cách hài hòa của Huế. Huế - nơi hòa hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên và nghệ thuật - điều này càng trở nên đúng hơn khi nói về Ca Huế trên sông Hƣơng và ngƣời ta thƣờng nói với nhau rằng: “đến Huế mà chƣa thƣởng thức Ca Huế trên sông Hƣơng coi nhƣ là chƣa đến Huế”. Con sông Hƣơng từng làm bao tao nhân mặc khách bâng khuâng vì vẻ đẹp nên thơ của nó, nay lại làm bao ngƣời xao xuyến vì loại hình sân khấu độc đáo mà nó đang lƣu giữ một cách sống động, đang diễn ra hàng đêm trên sông Hƣơng. 2.3.2. Đánh giá thực trạng biểu diễn và chất lượng dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương 2.3.2.1. Tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ Ca Huế trên sông Hƣơng Ca Huế trên sông Hƣơng là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Huế, là một dịch vụ văn hóa đặc biệt mang tính đặc thù của nghệ thuật truyền thống. Công tác quản lý liên quan đến nhiều cơ quan. Trƣớc 11/2005, tham gia quản lý hoạt động của dịch vụ Ca Huế trên sông có các đơn vị: - Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế: Quản lý nhà nƣớc về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên địa bàn, cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh thuyền du lịch, quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng bến bãi. - Sở văn hóa Thông tin (hiện nay là Sở Văn hóa thể thao và Du lịch): Là đơn vị chính tham gia quản lý hoạt động của các câu lạc bộ và các đơn vị tham gia biểu diễn nghệ thuật tại Huế. Sở có nhiệm vụ cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế cho các câu lạc bộ Ca Huế, các đơn vị nghệ thuật, cấp thẻ hành nghề cho các diễn viên, nhạc công, giấy chứng nhận cho ngƣời điều hành chƣơng trình biểu diễn Ca Huế. Ngoài ra, Sở còn có chức năng tổ chức hoạt động nghiệp vụ hội thi, liên hoan, trại sáng tác, lập kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo nhằm phát huy năng lực cho nghệ nhân, nghệ sĩ Ca Huế; không ngừng 62