Khóa luận Nghiên cứu mô hình các câu lạc bộ cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với văn hóa du lịch - Nguyễn Thị Huệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu mô hình các câu lạc bộ cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với văn hóa du lịch - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_mo_hinh_cac_cau_lac_bo_cung_van_hoa_lao.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu mô hình các câu lạc bộ cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với văn hóa du lịch - Nguyễn Thị Huệ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH. Sinh viên : Nguyễn Thị Huệ Người hướng dẫn: T.S. Nguyễn Văn Bính. HẢI PHÕNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC CÂU LẠC BỘ CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP GẮN VỚI VĂN HÓA DU LỊCH. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Nguyễn thị Huệ. Người hướng dẫn: T.S. Nguyễn văn Bính. HẢI PHÕNG – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn thị Huệ Mã số: Lớp: VHL 301. Ngành : Văn hóa du lịch. Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình các câu lạc bộ Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với Văn hóa du lịch.
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). . . . . 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết: . . 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. . .
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: . . Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: . . Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011. HIỆU TRƯỞNG GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN. 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011. Cán bộ hướng dẫn.
- NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP. Tên đề tài: Của sinh viên: Lớp: 1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài. 2. Cho điểm của người chấm phản biện: (Điểm ghi bằng số và chữ) Ngày tháng năm 2011 Người chấm phản biện.
- Mục lục. Lời cảm ơn Phấn mở đầu 1. Lý do chọn đề tài . 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu . 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa của đề tài . Chương 1 Cơ sở lý luận chung về Câu Lạc Bộ và Cung văn hóa. 1.1. Cung văn hóa 1.1.1 Khái niệm Cung văn hóa . 1.1.2 Cung văn hóa – Sự hình thành và phát triển 1.2. Câu lạc bộ 1.2.1 Các dạng Câu lạc bộ . 1.3. Văn hóa và du lịch 1.3.1 Văn hóa 1.3.2 Du lịch . 1.3.2.1 Khái niệm Du Lịch 1.3.1.2 Các loại hình du lịch . 1.3.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch 1.4 Hoạt động văn hóa du lịch – Sở thích chung của các loại hình Câu lạc bộ ở Cung văn hóa.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ ở Cung Văn Hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp. 2.1 Tổng quan chung về Cung văn hóa 2.2 Mô hình tổ chức Cung văn hóa 2.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ . 2.4 Những kết quả đạt được 2.5 Hoạt động của các Câu lạc bộ 2.6. Đánh giá chung Chương 3: Một số đề xuất nhằm gắn mô hình tổ chức hoạt động của Các câu lạc bộ Cung Văn Hóa với Văn hóa du lịch. 3.1 Hoạt động Văn hóa du lịch – Sự gắn kết dưới mái nhà Cung văn hóa 3.2 Câu lạc bộ Văn hóa du lịch Cung văn hóa – Nơi hội tụ hội viên yêu thích động Văn hóa du lịch 3.3 Đề xuất mô hình tổ chức của một số Câu lạc bộ Cung văn hóa với hoạt động Văn hóa du lịch 3.1 Câu lạc bộ Thơ – giao lưu văn hóa 3.2 Câu lạc bộ Thư pháp . 3.3 Câu lạc bộ Xe đạp thể thao 3.4 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh
- Lời cảm ơn ! Trong những năm qua,với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, tiềm lực kinh tế của đất nước đã ngày được tăng cường, chính trị ổn định. Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, cải thiên đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ vững định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đại hội 6 của Đảng là một mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với quá trình phát triển của đó thì những mô hình hoạt động của các cơ quan đoàn thể cũng được đổi mới để phù hợp với tiến trình của lịch sử và điển hình là mô hình tổ chức hoạt động của các cung văn hóa đã không ngừng được hoàn thiện, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình hoạt động quản lý của Nhà nuớc nói chung và hoạt động cụ thể của hệ thống các Cung văn hóa nói riêng. Trong những năm gần đây hệ thống các câu lạc bộ hoạt động ngày càng có hiệu quả cao nhưng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của chính đơn vị mình, nhiều Cung văn hóa vẫn chịu sự bao tiêu của nhà nước mà chưa sẵn sàng hoạt động độc lập và có chính sách riêng. Đi đầu trong việc hoạt động có thu của các Cung văn hóa là điều vô cùng khó khăn nhưng kể từ khi hình thành và phát triển hơn 20 năm qua thì Cung Văn Hóa Lao Động Hữu Nghị Việt Tiệp luôn làm tốt vấn đề đó để tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng đồng thời xây dựng đất nước vững mạnh và đưa ngành Văn hóa du
- lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong quá trình thực tập tại Cung Văn Hóa Lao Động Hữu Nghị Việt Tiệpngười viết đã tìm hiểu đươc nhiều thông tin phục vụ cho luận văn tốt nghiệp của mình và quyết định chọn đề tài : “ Nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ Cung Văn Hóa Lao Động Hữu Nghị Viêt Tiệp gắn với Văn hóa du lịch ”. Đề tài tài gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Cung văn hóa và Câu lạc bộ. Chương 2 : Thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ ở Cung Văn Hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp. Chương 3 : 1 số đề xuất nhằm gắn mô hình hoạt động của các Câu lạc bộ Cung Văn Hóa gắn với Văn hóa du lịch. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp người viết đã được T.S Nguyễn Văn Bính hướng dẫn tận tình đồng thời được Giám đốc Trịnh Phúc Tuệ và các anh chị tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp cung cấp nhiều tài liệu có giá trị thiết thực cho luận văn vì thế người viết xin chân thành cảm ơn. Hải phòng, ngày10 tháng 4 năm 2011. Sinh viên. Nguyễn thị Huệ.
- Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế tất cả các ngành nghề đều phải tuân theo quy tắc chung và để mô hình hoạt động của mỗi đơn vị có hiệu quả thì không những phải chấp hành mọi quy định của nhà nước, pháp luật mà mỗi cơ quan cần có những mô hình tổ chức phù hợp với tình hình của mình để tích cực phát huy những tiềm năng thế mạnh của mỗi cá nhân, đoàn thể riêng biệt. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp được khởi công xây dựng ngày 16 tháng 2 năm 1986 và đi vào hoạt động từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 đến nay đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực.Trong suốt quá trình tìm hiểu cụ thể về đơn vị từ khi hình thành và phát triển đến nay Cung văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế .Để tìm cách khắc phục khó khăn đồng thời tìm giải pháp phát triển trong thời kỳ mới với việc tăng cường liên kết các câu lạc bộ gắn với Văn hóa du lịch em quyết định chọn chủ đề “ Nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động các câu lạc bộ cung Văn Hóa Lao Động Hữu Nghị Việt Tiệp với văn hóa du lịch ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình đồng thời cũng đưa ra những đề xuất cho việc phát triển mô hình các câu lạc bộ như sau: Xây dựng bộ máy tổ chức có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệpvụ theo đúng chuyên ngành về văn hóa du lịch. Thành lập các câu lạc bộ phải chọn lọc và đào tạo đội ngũ thành viên có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, du lịch.
- Tích cực tổ chức những chương trình giao lưu văn hóa du lịch để quảng bá và thu hút thêm hội viên tham gia. Tích cực tổ chức các chương trình Game Show gắn với văn hóa du lịch. 2. Mục đích nghiên cứu. Lập kế hoạch cho việc phát triển các câu lạc bộ gắn với nhiều hoạt động Văn hóa du lịch. Khảo sát đánh giá hoạt động Văn hóa du lịch của Cung văn hóa trong những năm qua và đề ra những chiến lược phát triển trong thời gian tới. Nghiên cứu để tổ chức các mô hình mới đạt hiệu quả thiết thực nhằm phát triển cung văn hóa lớn mạnh hơn, thu hút nhiều tầng lớp, nhân dân lao động đến tham gia. Nghiên cứu khả năng mở rộng hoạt động các Câu lạc bộ cũng như các chương trình Văn hóa du lịch ở nhiều tuyến cơ sở dưới sự quản lý của Cung Văn Hóa Lao Động Hữu Nghị Việt Tiệp. 3 .Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu : Mô hình tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ hỗ trợ phát triển du lịch tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp. Không gian nghiên cứu : Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp và một số địa điểm trên địa bàn Hải Phòng. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ ngày 10 tháng 4 năm 2011 đến ngày 26 tháng 6 năm 2011. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành văn hóa hoc, xã hội học, câu lạc bộ học.
- Phương pháp thực tiễn khảo sát, phân tích tổng hợp đánh giá hoạt động của các Câu lạc bộ gắn với Văn hóa du lịch ở Cung văn hóa. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu mô hình tổ chức các hoạt động Câu lạc bộ Cung Văn Hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với Văn hóa du lịch là một hướng đi khả quan đồng thời là giải pháp khả thi để Cung văn hóa xác định phương hướng phát triển và khai thác tốt các câu lạc bộ sở thích để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân lao động của Hải Phòng và là các khu vực lân cận. Là tài liệu sử dụng ở các Cung văn hóa, tài liệu tham khảo chung về mô hình hoạt động của các câu lạc bộ gắn với văn hóa du lịch và tác động của hoạt động văn hóa du lịch với việc phát triển các câu lạc bộ ở Cung văn hóa. Giá trị thực tiễn: Có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng mô hình hoạt động gắn với văn hóa du lịch đạt hiệu quả cao ở Cung Văn Hóa .
- Chương 1:Cơ sở lý luận chung về Câu lạc bộ và Cung Văn Hóa. 1.1 Cung văn hóa. 1.1.1 Khái niệm Cung văn hóa: Ra đời từ thế kỷ 18 cho đến nay Cung văn hóa được các nhà văn hóa học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo tư tưởng của Lênin cung văn hóa ra đời đã thu hút hàng nghìn, hàng vạn người tham và được hình thành rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt ở thành phố, các khu công nghiệp tập trung các nhà văn hóa đã phát triển với quy mô lớn về cả vật chất kỹ thuật, phương tiện hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và nội dung tổ chức hoạt động phong phú nên thu hút được đông đảo nhân dân lao đông tham gia. Krupxkaia định nghĩa “ Cung văn hóa là nơi chứa đựng những giá trị tinh thần của địa phương , là dấu tích một bước văn minh của địa phương đó, đồng thời là nơi gắn bó tình cảm và ý chí của các giới lãnh đạo với quần chúng nhân dân lao động ”. 1.1.2 Cung Văn Hóa – Sự hình thành và phát triển. Cụm từ Cung văn hóa ra đời khoảng đầu thế kỷ 18 ở khu vực Châu Âu văn minh, trong thời kỳ đầu nó được hiểu là trung tâm vui chơi giải trí, là nơi tập trung các câu lạc bộ sở thích phục vụ giới thượng lưu. Những năm sau đó, hoạt động của Cung văn hóa ngày càng đa dạng vì thế đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia, ngoài tầng lớp quý tộc thì đã có thêm các hội viên của các giai tầng khác như thương nhân, quan chức.
- Đến năm 1920, sau 3 năm cách mạng tháng 10 Nga thành công Cung văn hóa mới thực sự trở thành nơi sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động và đã tập hợp được nhiều thành phần hội viên để mở ra các câu lạc bộ với quy mô hoạt động lớn, lực lượng cán bộ văn hóa giàu chuyên môn nghiệp vụ. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu khái niệm về Cung văn hóa đối với người dân Việt Nam hết sức xa vời nên hầu như chưa có 1 Cung văn hóa nào được thành lập. Năm 1858 khi pháp sang xâm lược nước ta thì nhận thức về Cung văn hóa của người Việt mới được mở rộng nhưng để thành lập các Cung văn hóa có quy mô vẫn chưa được thực hiện. Thay vào đó mới chỉ là các trung tâm vui chơi giải trí dành do người pháp lập ra để phục vụ cho sĩ quan pháp. Năm 1866 các sĩ quan người pháp đã chiếm dụng 1 khu đất rộng của ta để xây dựng khu thể thao và thành lập các câu lạc bộ ban đầu dành cho môn điền kinh, bắn súng, đua ngựa và đó được biết như là 1 hình thức sơ khai của các trung tâm văn hóa, thể thao. Trong giai đoạn hiện nay hệ thống các Cung văn hóa, nhà văn hóa được xây dựng rất phong phú, đa dạng. Từ địa phương nhỏ đến các trung tâm kinh tế lớn luôn Cung văn hóa, Nhà văn hóa để phục vụ những nhu cầu văn hóa cho nhân dân lao động. Đến Cung văn hóa, người dân sẽ được tuyên truyền để hiểu thêm những vấn đề về : Lĩnh vực chính trị. Giao tiếp ứng xử. Giao lưu văn hóa. Tham quan du lịch Kinh nghiệm lao động sản xuất.
- Giao lưu văn nghệ quần chúng. Tham gia từ thiện Bảo vệ môi trường Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc . Bên cạnh đó Cung văn hóa còn là nơi sinh hoạt của người dân lao động vì thế sau những giờ làm việc mệt mỏi thì hội viên các câu lạc bộ tập hợp để vui chơi giải trí, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức những chuyến đi để tìm hiểu văn hóa đồng thời cũng là dịp được nghỉ ngơi, du lịch. Ngày nay, cung văn hóa, nhà văn hóa đã trở thành kênh thông tin quan trọng cho người dân lao động ở mỗi địa phương, là nơi mọi người được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi nhiều điều bổ ích để phục vụ đời sống mỗi cá nhân. Quá trình hình thành và phát triển của Cung văn hóa được đánh dấu bằng việc nhiều Cung văn hóa được thành lập như : Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô. Cung văn hóa lao động thành phố Hồ Chí Minh. Cung văn hóa thanh niên Hải Phòng. Cung văn hóa thiếu nhi Như vậy có thể khẳng định Cung văn hóa là cơ quan văn hóa đa chức năng đồng thời là điểm hẹn để người của người lao động đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,và học hỏi để nâng cao nhận thức văn hóa của mình. 1.2 Câu lạc bộ. 1.2.1 Khái niệm câu lạc bộ : Câu lạc bộ được hình thành từ khá sớm nhưng trong giai đoạn đầu chỉ để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Đến khi cách mạng tháng 10 Nga thành công hoạt động của các câu lạc bộ mới thực sự có ý nghĩa đối với người lao động.
- Lê nin đã từng nói trong diễn văn hội nghị lần thứ hai những người phụ trách các ban giáo dục ngoài nhà trường rằng “ Câu lạc bộ không phải tổ chức ra cho công nhân mà chúng là tổ chức của chính công nhân ’’. Quan điểm chủ đạo của Lênin không phải phục vụ quần chúng bằng câu lạc bộ mà là đưa quần chúng vào đời sống câu lạc bộ và chính họ sẽ làm chủ câu lạc bộ. Ông luôn coi tinh thần tự nguyện cùng sáng kiến của quần chúng là ý nghĩa quyết định. Theo quan điểm của Krupxkaia : “ Câu lạc bộ là một mái nhà tập hợp những ngưòi có cùng sở thích, những người này được gọi là các hội viên. Các hội viên phần đông là quần chúng nhân dân lao động và chính họ là những chủ nhân thực sự của ngôi nhà đầm ấm đó ”. Và “ chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đem lại quyền làm chủ cho người lao động về mọi phương diện của đời sống trong đó có cả việc được làm chủ câu lạc bộ của mình ”. Tư tưởng của Krupxkaia được phát triển mạnh nên hàng nghìn hàng vạn các câu lạc bộ được ra đời và thu hút hàng chục triệu người trong phạm vi cả nước. Trước tình hình đó cần có một trung tâm và hướng dẫn hoạt động vì thế các nhà văn hóa được hình thành rộng khắp từ nông thôn đến thành thị. Đặc biệt ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung các nhà văn hóa đã phát triển với quy mô lớn cả về vật chất và kỹ thuật, phương tiện hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên và nội dung tổ chức hoạt động thành Cung văn hóa. Nhìn vào quan điểm của Lênin và Krúpkaia thì Câu lạc bộ là của quần chúng nhân dân lao động, do nhân dân lao động làm chủ và phục vụ nhu cầu của nhân dân. Vì thế, có thể khẳng định “ Câu lạc bộ là cơ quan văn hóa tổng hợp, là trung tâm để người lao động tiếp xúc, trao đổi văn hóa, thể thao, chia sẻ
- kinh nghiệm, làm cho tinh thần của mình thêm phong phú và hoạt động giải trí lành mạnh ” Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động các câu lạc bộ trong Cung văn hóa mà các cấp lãnh đạo luôn luôn quan tâm đa dạng hóa loại hình các câu lạc bộ để thu hút nhiều hội viên tham gia đồng thời khẳng định được rằng “ Cung Văn Hóa là mái nhà thân thiết của nhân dân lao động ” 1.2.2 Các dạng câu lại bộ : Câu lạc bộ chức năng : Là câu lạc bộ được thành lập với chức năng riêng, mỗi câu lạc bộ chức năng lại phục vụ và bổ sung cho câu lạc bộ chức năng khác để tạo nên sự hoàn chỉnh và liên tục cho hệ thống các câu lạc bộ của cung văn hóa ví dụ như : - Câu lạc bộ chức năng nghệ thuật - Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật. - Câu lạc bộ chức năng giáo dục. - Câu lạc bộ chức năng giải trí vv Câu lạc bộ ngành nghề : Là câu lạc bộ để những người có cùng ngành nghề liên kết lại với nhau để trao đổi kinh nghiệm, học tập những kỹ năng mới, chia sẽ với nhau những thành tích đã đạt được để giúp nhau cùng phát triển, điển hình là các câu lạc bộ : - Câu lạc bộ giáo chức. - Câu lạc bộ giao tiếp tiếng anh. - Câu lạc tuyên giáo. - Câu lạc bộ học sinh, sinh viên - Câu lạc bộ kinh doanhvv
- Như vậy thì có bao nhiêu ngành nghề thì có bấy nhiêu các câu lạc bộ được hình thành, một người cũng có thể tham gia được 2; 3 câu lạc bộ để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm đồng thời tìm những cái mới, cái hay của ngành nghề khác. Câu lạc bộ sở thích : Là câu lạc bộ tập hợp những người cùng sở thích, nhu cầu, nguyện vọng, cùng nhau hoạt động để đạt 1 mục đích nhất định, điển hình là các câu lạc bộ như : - Câu lạc bộ thư pháp. - Câu lạc bộ cầu lông. - Câu lạc bộ đua xe đạp - Câu lạc bộ người mẫu - Câu lạc bộ thơ - Câu lạc bộ bóng bàn - Câu lạc bộ văn hóa du lịch vv . Có thể nói trong 3 loại hình câu lạc bộ kể trên thì câu lạc bộ sở thích thu hút đông đảo hội viên tham gia bởi nó đáp ứng được mong muốn, yêu cầu của người dân. Là hội viên của câu lạc bộ thì người dân không chỉ được vui chơi giải trí mà còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thông qua quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên để tập hợp và thành lập được câu lạc bộ thì hội viên phải tuân thủ điều lệ câu lạc bộ như sau : TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ. Điều 1: Tên gọi : Điều 2: Tôn chỉ, mục đích. - Câu lạc bộ là một tổ chức xã hội tập hợp những người yêu thích, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và xã hội hóa. - Câu lạc bộ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cung văn hóa và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng nghiệp vụ VHTT.
- Điều 3: Nhiệm vụ Câu lạc bộ. - Tập hợp hội viên có cùng sở thích đến sinh hoạt, tập luyện và trao đổi, nâng cao kiến thức. - Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên. - Tham gia tích cực các hoạt động Cung văn hóa do Cung văn hóa tổ chức. - Tổ chức các hoạt động giao lưu, tham gia thi đấu các giải, cuộc thi do thành phố và quốc gia tổ chức ( nếu đủ điều kiện ). Điều 4 : CLB được Cung văn hóa tạo điều kiện tổ chức hoạt động . ( phương pháp tổ chức; các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện trong khả năng của CVH ) . HỘI VIÊN. Điều 5 : Kết nạp hội viên. - Quần chúng, CBCNVC - lao động quan tâm, yêu thích và mong muốn được tham gia các hoạt động của CLB; tán thành điều lệ, qui chế của CLB; tự nguyện làm đơn xin gia nhập thì được kết nạp làm hội viên. Điều 6 : Nhiệm vụ của hội viên. - Chấp hành nghiêm điều lệ của CLB, tích cực tham gia các hoạt động do CLB và Cung văn hóa tổ chức. - Đóng hội phí đầy đủ, đúng thời gian theo qui định của CLB. Điều 7 : Quyền lợi của hội viên - Hội viên được cấp thẻ CLB; được tham gia ứng cử, đề cử bầu cử Ban chủ nhiệm CLB; được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động của CLB. - Được bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ và sinh hoạt chuyên đề do CLB và CVH tổ chức.
- - Được giúp đỡ, tạo điều kiện tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, biểu diễn, tham quan du lịch do CLB và CVH tổ chức. TỔ CHỨC, TÀI CHÍNH, KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT Điều 8: Tổ chức câu lạc bộ. - Ban chủ nhiệm CLB do các hội viên bầu, gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, ủy viên được phân công phụ trách từng mảng hoạt động của CLB. - Đại hội CLB được tổ chức 2 ( hoặc 3 ) năm 1 lần, có nhiệm vụ thông qua báo cáo công tác nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của CLB; sửa đổi qui chế, bầu BCN nhiệm kỳ mới đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động của CLB. Điều 9 : Tài chính. - Nguồn tài chính của CLB bao gồm nguồn kinh phí xã hội hóa huy động được từ các tổ chức, cá nhân; hội phí do hội viên đóng góp. - Quỹ CLB được sử dụng vào việc : Trích nộp kinh phí sử dụng có sở vật chất tại CVH, phục vụ các nội dung sinh hoạt, tổ chức hoạt động, thăm hỏi hội viên - Việc thực hiện thu chi của CLB phải tuân thủ theo nguyên tắc tài chính công khai, có sổ theo dõi và chứng từ đầy đủ theo quy định. Điều 10 : Khen thưởng - kỷ luật - Các hội viên có nhiều đóng góp xây dựng CLB, tùy theo mức độ Câu lạc bộ sẽ biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị CVH khen thưởng (theo định kỳ hàng năm). - Hội viên vi phạm điều lệ, quy định của CLB; làm phương hại đến uy tín, danh dự CLB và Cung văn hóa tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến xóa tên khỏi Câu lạc bộ. Như vậy đa dạng hóa loại hình các câu lạc bộ ở cung văn hóa, nhà văn hóa đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng ngày càng cao của nhân dân lao động ,
- giúp họ hiểu thêm được nhiều lĩnh vực trong cuộc sống để có những kinh nghiệm sống tốt nhất. 1.3 Văn hóa và du lịch. 1.3.1 Văn hóa. 1.3.1.1 Khái niệm văn hóa. Từ “ văn hóa ” có rất nhiều nghĩa, trong tiếng Việt, văn hóa được dung theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức ( trình độ Văn hóa), lối sống ( nếp sống văn hóa ), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của 1 giai đoạn. Trong khi đó theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống, lao động. Văn hóa (tiếng Latin là cultura, bắt nguồn từ colere, có nghĩa là trồng trọt) là thuật ngữ thường được dùng để chỉ các hình thái hoạt động của con người và các cấu trúc biểu tượng mang lại ý nghĩa và tầm quan trọng cho các hoạt động đó. Theo Findley và Rothney (2006), văn hóa có thể hiểu là “ các hệ thống biểu tượng và ý nghĩa mà thậm chí người sáng tạo ra chúng cũng tranh cãi, chúng không có ranh giới cố định, chúng thường xuyên trao đổi, chúng tương tác và bổ sung cho nhau”. Nhà nhân học xã hội người Anh Edward Tylor là một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa tương đối chuẩn mực về văn hóa. Theo ông, “ Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và tập quán nào mà con người nhận được với tư cách một thành viên xã hội ”. Năm 2002, UNESCO định nghĩa, “ Văn hóa nên được xem là tập hợp các đặc trưng tâm linh, vật chất, trí tuệ và cảm xúc riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và đức tin”.
- Trong định nghĩa của UNESCO ta thấy định nghĩa có ý nghĩa tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa, nên nó nhấn mạnh tính riêng biệt trong văn hóa của một xã hội hay một nhóm xã hội và quan trọng hơn, nó đưa ra khái niệm văn hóa theo ba cấp độ khác nhau. Ở mức đơn giản nhất, văn hóa được xem là văn học và nghệ thuật. Đó là lý do của tên gọi “trung tâm văn hóa” có mặt khắp nơi. Ở mức phức tạp hơn, ngoài văn học và nghệ thuật, văn hóa còn được xem là lối sống (ngôn ngữ giao tiếp, ẩm thực, trang phục, cách cư xử ) cùng đạo đức, truyền thống, đức tin , tức hệ thống các giá trị tinh thần của một người, một nhóm người hay một xã hội. Ở mức phức tạp nhất và do đó phổ quát nhất, văn hóa được xem là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần của một xã hội, xem văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần mà nhân loại sáng tạo trong suốt tiến trình lịch sử, một định nghĩa phổ quát, đặc trưng cho loài người, dùng để phân biệt con người và thế giới động vật (mặc dù một số nhà linh trưởng học cho rằng, không có sự biến đổi đột ngột trong một số khía cạnh văn hóa, như cảm xúc hay khả năng sử dụng công cụ, giữa một số loài linh trưởng gần gũi nhất và con người). Và đó cũng là lý do để nói về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; một cách nói thực ra không chính xác, vì một cấu trúc vật chất bất kì (công trình kiến trúc, tượng đài, công cụ ) đều có các giá trị tinh thần mang tính biểu tượng. Chẳng hạn một pho tượng, cho dù bằng vàng, cũng không có nhiều giá trị thuần túy vật chất, nếu bỏ đi những giá trị tinh thần mà nó biểu tượng. Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có hàng trăm cách định nghĩa văn hóa khác nhau và dưới đây là một số khái niệm văn hóa điển hình nhất : “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
- tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”. (định nghĩa văn hóa của P.giáo sư, viện sĩ Trần Ngọc Thêm) Theo quan điểm của thủ tướng Phạm Văn Đồng : “ Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm lên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển lớn mạnh ”. Định nghĩa Văn hóa của Edouard Herriot : “ Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả ’’. Có thể nói “ Văn hóa ’’có mặt trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ở các trung tâm văn hóa, Các cung văn hóa thì văn hóa còn được lập thành các câu lạc bộ để hội viên cùng nhau trao đổi thông tin, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sản xuất để nâng cao trình độ văn hóa về mọi mặt.Để thấy văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc sinh hoạt của các câu lạc bộ thì phải xem xét trong định nghĩa sau : Từ những định nghĩa về văn hóa nói trên ta có thể khẳng định : “ Văn hóa với tư cách là thực thể bao trùm mọi hoạt động xã hội , thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, nó là nền tảng của xã hội và văn hóa trở thành sơi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp, giáo dục và có tác dụng liên kết họ lại với nhau trong để cùng sinh hoạt trong một tập thể, 1 câu lạc bộ hay 1 tổ chức nào đó để đạt được những mục đích nhất định ” Như vậy, văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và để nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa thì việc thành lập các câu lạc bộ về văn hóa, du lịch để tập hợp hội viên cùng tham gia sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết để bảo tồn những giá trị văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 1.3.1.2 Nhu cầu văn hóa ở đô thị hiện nay. Từ khi đô thị hình thành thì có sự hiện diện của nhu cầu văn hóa đô thị, nói cách khác, văn hóa đô thị là một bộ phận cấu thành văn hóa đương đại.
- Đô thị và đô thị hoá là khuynh hướng phát triển có từ rất sớm của lịch sử nhân loại, từ đó cũng hình thành lối sống đô thị và là một dấu hiệu của văn minh. Đối với nước ta, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và cổ sử học, thì dấu hiệu đầu tiên và rõ rệt nhất của đô thị cổ là từ các thế kỷ trước công nguyên với sự xuất hiện của Cổ Loa, toà thành thuộc loại cổ nhất của nước ta, thủ đô của nhà nước cổ đại Âu Lạc - An Dương Vương. Văn hóa đô có nhiều tính ưu Việt, “ đầu tầu ” của nó về chính trị, xã hội và văn hoá. Văn hóa đô thị không chỉ bó hẹp trong phạm vi đô thị, mà nó luôn có xu hướng “ ngập tràn ”, lan toả ra mọi tầng lớp xã hội, mọi miền của đất nước. - Các câu lạc bộ văn hóa du lịch được thành lập tại các Cung văn hóa đã đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị hiện nay về Tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội cộng đồng vào các dịp hội hè, lễ tiết ở các đền phủ trong đô thị. Đây cũng là môi trường cho một hình thức sinh hoạt văn hoá đang rất thịnh hành là du lịch hành hương, kết hợp giữa cúng lễ và du lịch, nhất là vào hai dịp “ xuân thu nhị kỳ ”. Đây cũng là môi trường cho sự hồi sinh và tái tạo các sinh hoạt diễn xướng dân gian, như múa, hát dân ca, sân khấu, trò diễn, trò chơi dân gian - Nhu cầu Văn hoá ẩm thực đô thị là sự nối tiếp và nâng cao những truyền thống tri thức ẩm thực và ứng xử dân gian trong điều kiện sinh hoạt thị dân ở đô thị, đặc biệt bùng phát trong môi trường đô thị và kinh tế thị trường hiện nay. Lâu nay, khi bàn tới văn hoá ẩm thực, người ta thường quan tâm nhiều hơn tới các món ăn và cung cách chế biến nó, mà chưa chú ý đúng mức tới các khía cạnh ứng xử và giao tiếp xã hội trong ẩm thực vì thế mà hiện nay nhu cầu văn hóa ẩm thực của đô thị đang được quan tâm đặc biệt và đáp ứng tốt cho nhu cầu văn hóa của người dân đô thị. - Các hình thức dưỡng sinh và trị bệnh dân gian được phát triển trong môi trường sinh hoạt đô thị và là nhu cầu cấp thiết của người dân đô thị hiện nay vì thế mà các câu lạc bộ dưỡng sinh ở các Cung văn hóa luôn là mối quan tâm
- hàng đầu vì nó đáp ứng được nh cầu về rèn luyện sức khỏe cho người dân đô thị hiện nay. Trong nhu cầu văn hoá đô thị hiện đại, cần bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực, vì thế việc thành lập các câu lạc bộ vui chơi giải trí, dưỡng sinh chữa bệnh, tổ chức các câu lạc bộ thể thao, du lịch văn hóa là mảng mầu làm phong phú, đa dạng, cũng như tạo nên những nét độc đáo của văn hoá đô thị Việt Nam hiện nay. Ngày nay các câu lạc bộ văn hóa được thành lập nhiều nhưng hoạt động có hiệu quả và thu hút được nhiều hội viên tham gia phải kể đến các câu lạc bộ ở các đô thị lớn với các hoạt động điển hình như : - Tổ chức những chương trình ca nhạc - Tổ chức gameshow. - Tham gia các câu lạc bộ Aerobic - thành lập các câu lạc bộ thơ ca. 1.3.2 Du lịch. Du lịch có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Du lịch thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế như một phần của “Khái niệm ngôi làng toàn cầu”. Khách du lịch luôn mong muốn có được một trải nghiệm mang tính tổng thể. Việc đến thăm các tượng đài tưởng niệm, các viện bảo tàng hay các di tích văn hóa có thể khiến mong muốn này trở thành hiện thực. Các hoạt động như giải trí, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, hội hè, thám hiểm, nấu ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay các hoạt động liên quan đến kinh tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách. Nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng cùng với những tiến bộ hiện đại về giao thông, truyền thông và những cải thiện chung về an sinh kinh tế. 1.3.2.1 Khái niệm Du Lịch. Du lịch là việc đi đến một nơi khác xa nơi thường trú để nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian rảnh rỗi. Theo như Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa thì
- khách du lịch là những người “đi đến và nghỉ lại ở một nơi xa nơi thường trú của họ trong vòng không nhiều hơn một năm liên tiếp để thư giãn trong lúc rảnh rỗi, vì công việc kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến những hoạt động được trả thù lao bởi nơi bạn viếng thăm”.Du lịch đã trở thành một hoạt động giải trí và thư giãn trong khi rảnh rỗi phổ biến toàn cầu.* Đối với nhiều đất nước hay các quốc đảo thì du lịch đóng một vai trò chủ chốt bởi sức hút mạnh mẽ của đồng tiền đối với hàng hóa, dịch vụ và cơ hội việc làm trong những ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan đến du lịch. Các ngành công nghiệp dịch vụ có thể kể đến là dịch vụ giao thông vận tải như tàu thuyền, taxi, nơi ăn chốn ở như nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi giải trí và các ngành công nghiệp dịch vụ thể hiện tính hiếu khách khác như các khu nghỉ mát cao cấp. Một trong những ngành được coi là có những tiềm năng nhất định của một nền kinh tế chính là du lịch. Du lịch được xem là ngành được ưu tiên hàng đầu vì những lí do sau: Du lịch có thể cực đại hóa hiệu quả của con người, tự nhiên, văn hóa và nguồn tài nguyên kĩ thuật của đất nước Ấn Độ và là một sự phát triển thích hợp. Nó là ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, cung cấp việc làm chất lượng cao đóng góp vào để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngành này có thể khả năng tập trung trước hết vào những khu vực nông thôn với những chương trình với vốn đầu tư thấp và hợp lí. Nó có thể mở rộng theo cả chiều xuôi và ngược những liên kết kinh tế mà có thể gây dựng nên tổng thu nhập, việc làm (đặc biệt là cho phụ nữ, thanh niên, người tàn tật mang lại sự công bằng xã hội), đầu tư và tăng lợi nhuận của chính quyền trung ương, nhà nước và địa phương.
- Ngành du lịch cũng có thể giúp lưu thông những mức độ nhất định của các loại tiền tệ mạnh như một ngành công nghiệp xuất khẩu. Nó có thể thúc đẩy nền hòa bình, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và đóng góp xây dựng nên một quốc gia thống nhất và sự bền vững mang tính lãnh thổ. 1.3.2.2 Các loại hình Du Lịch. Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương thì ngành du lịch đang đóng 1 vai trò quan trọng. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lực của các nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhất là khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêu lớn. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn hóa quý giá. Bởi vậy loại hình du lịch đang phát triển để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân đặc biệt là người dân vùng đô thị hiện nay phải kể đến là: * Du lịch lễ hội: Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim Du lịch phố cổ: Hội an, Hà Nội, phố Hiến – Hưng Yên. * Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi - Hòa Bình, nhà nghỉ ở phan thiết, Nha trang, châm cứu ở Hà Nội. * Du lịch MICE, tức là loại hình du lịch theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nẵng. * Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà Nẵng, Phú Thọ * Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xe trâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây Nguyên, du thuyền trên sông hồng, sông cửu long.
- * Du lịch cuối tuần ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Vũng Tàu. * Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa pa, Tam Đảo. * Du lịch mua sắm ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế. * Du lịch ẩm thực : Tiệc ở cung đình Huế, ẩm thực ở Hà Nội. * Du lịch mạo hiểm : lặn biển ở Nha Trang, leo núi ở tây Bắc, xuyên rừng ở Cúc Phương. * Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn Đồng Mô * Du lịch văn hoá: Dành cho du khách ham mê văn hoá, có nhiều thời gian để tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trên Vịnh Hạ Long. * Du lịch nghỉ dưỡng: Vịnh Hạ Long với không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng. Để có thể đa dạng hóa các loại hình du lịch một cách hiệu quả theo hướng phát triển bền vững, cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý và đầu tư thích đáng nhằm tăng cường khả năng khai thác nhiều lần của tài nguyên du lịch. Điều đó cũng đòi hỏi vào ý thức và hành động của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, gắn kết với lợi ích, vai trò của người dân, của từng tập thể, từng ngành hữu quan và điều không thể thiếu là tác động cần thiết của các nguồn lực kinh tế, văn hóa – xã hội với phát triển du lịch. 1.3.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. - Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá. Như vậy du lịch được coi như hành vi thỏa mãn văn hóa và hình thành nên loại hình “du lịch văn hóa”. Trong quá trình phát triển, hoạt động du
- lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham gia hoạt động du lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải xét đến cả hai chiều tác động trên, với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó. - Trước tiên, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên là tài nguyên văn hóa nhân văn. Bởi vậy mà lâu nay cụm từ “du lịch văn hóa” hình thành như một loại hình du lịch mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội, - Các giá trị văn hóa bản thân nó, tồn tại, phát triển trong lòng xã hội kể từ khi nó hình thành, được quy định bởi các yếu tố như vị trí địa lý, nhân chủng, quá trình đấu tranh giữa con người với tự nhiên, giữa các tộc người với nhau vì lẽ sinh tồn, sự giao lưu giữa các luồng tư tưởng, sự giao thoa giữa các nền văn hóa Bởi vậy, mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm văn hóa khác nhau như gốc văn hóa phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa thì gốc văn hóa phương Tây là du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân, trọng lý chí. Mỗi quốc gia, dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang đặc điểm văn hóa bao trùm của khu vực nhưng lại có những bản sắc riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi, nảy nở. Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đông nông nghiệp. Nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã ba đường của nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của nền văn hóa Việt là sự tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo diễn trình lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học, và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục
- truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp, Các giá trị đó tồn tại rộng khắp trên đất nước Việt Nam, trong mỗi con người Việt Nam. Đó là lý do Việt Nam sở hữu một con số rất đáng tự hào, 1/34 nền văn hóa của thế giới. - Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện). Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái thiếu, làm giàu vốn tri thức của mình sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn. Đó là một trong những lý do chính yếu để hoạt động du lịch hình thành và phát triển nhanh chóng. Các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam với nền văn hóa huyền bí, đầy màu sắc là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây. Những di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, ngay lập tức trở thành sản phẩm du lịch. Các trung tâm du lịch văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như Hà Nội, Huế, Hội An, luôn có tên trên các chương trình du lịch quảng bá rộng khắp cho khách du lịch nước ngoài. Tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta không những cần hiểu mà còn thích thú được đắm mình vào nền văn hóa ấy để tự khám phá. Ðiều đó lý giải tại sao du khách phương Tây không chỉ thấy hứng thú khi ở trong căn phòng như chiếc "chuồng chim" vắt vẻo trên ngọn phi lao ven biển Nha Trang, họ còn say sưa tìm đến những bản làng vùng cao heo hút, để được ở nhà sàn, uống rượu ngô, ăn mèn mén, nhiệt tình múa hát trong những đêm "xòe", và thích thú khoác lên mình chiếc khăn, tấm áo thổ cẩm - Có thể khẳng định rằng, không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của quốc gia đó không thể có tiềm năng phát triển nhưng tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những ý nghĩa tích cực và tiêu cực của nó. - Một trong những ý nghĩa tích cực đầu tiên là du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không thể biết
- đến Hà Nội với một ngàn năm lịch sử, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có đền Ngọc Sơn, có chùa Khai Quốc, có Văn Miếu Quốc Tử Giám Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Minh chứng rõ ràng rằng hàng năm chính quyền các cấp luôn dành một khoản kinh phí lớn hay nhỏ cho việc trùng tu, tôn tạo chùa chiền, các công trình điêu khắc, mỹ thuật, tùy theo sức hấp dẫn du khách của điểm đến. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang đến những tác động tiêu cực đối với nền văn hóa. Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Thứ hai, chính du lịch ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Tóm lại, mặc dù hoạt động du lịch hiện nay đang có những tác động rất lớn đến các thành tựu văn hóa dân tộc song không thể không khẳng định lại sự gắn kết chặt chẽ của du lịch với văn hóa. Du lịch hình thành dựa trên những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm văn hóa làm cho hoạt động du lịch phát triển. 1.4 Hoạt động văn hóa du lịch – sở thích chung của các loại hình câu lạc bộ ở cung văn hóa. Có thể khẳng định rằng : “ Hoạt động văn hóa du lịch là sở thích chung của các loại hình câu lạc bộ ở Cung văn hóa ”. Nó có vai trò không nhỏ trong việc quy tụ, gắn kết mối quan hệ giữa các hội viên Câu lạc bộ và thông qua hoạt động này, các hội viên vừa được mở mang kiến thức xã hội, làm giàu đời sống tinh
- thần vừa là cơ hội để giao lưu, tìm hiểu và đoàn kết với nhau hơn. Điển hình phải kể đến 1 số câu lạc bộ : Câu lạc bộ đua xe đạp: Câu lạc bộ đua xe đạp là nơi hội tụ những hội viên yêu thích môn đua xe đạp và tham quan du lịch Họ kết hợp du lịch và đua xe đạp để rèn luyện sức khỏe Trau dồi kiến thức về văn hóa, du lịch, lịch sử của khắp các vùng miền trên cả nước và những điểm đến của họ thường là khu di tích, khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Qua những chuyến đi đã tăng thêm sự gắn bó giữa các hội viên với nhau đồng thời giúp họ có thêm vốn kiến thức phong phú về văn hóa du lịch thể thao. Câu lạc bộ thơ ca: là tập hợp những hội viên yêu thơ đồng thời thích tham quan du lịch. Họ sáng tác những tập thơ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi những cảnh đẹp thiên nhiên hung vĩ hay ca ngợi truyền thống văn hóa của 1 địa phương nào đó, họ kết hợp với các chuyến du lịch để khơi nguồn cho những sáng tác văn chương và cũng để tìm hiểu thêm những nét đẹp của các vùng miền trên cả nước để đưa những nét đẹp độc đáo vào thơ để gửi đến những độc giả chưa có cơ hội đến những vùng đất mới và để những người dân sống ở đó thấy được giá trị của thiên nhiên cảnh quan nơi mình ở mà giữ gìn, bảo vệ. Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2011 vừa qua hòa chung vào không khí thi đua sôi nổi của cán bộ công nhân viên và người lao động thành phố hưởng ứng tuần Văn hóa – Thể Thao công nhân viên chức lần thứ 17, chào mừng ngày bầu cử quốc hội khóa 13 và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, nhằm đa dạng hóa các nội dung
- hoạt động Văn hóa thể thao tại Cung văn hóa, tạo sân chơi văn hóa tinh thần cho các cán bộ công đoàn yêu thích sáng tác thơ ca, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ công đoàn qua các thời kỳ, Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp công bố quyết định thành lập câu lạc bộ thơ ca công đoàn vào ngày 6 tháng 5 năm 2011. Câu lạc bộ đã tập hợp nhiều nhà thơ của hội nhà thơ thành phố Hải Phòng như : Nhà thơ Nguyễn Văn Bính, nhà thơ Hoàng Thanh Tâm, nhà thơ Nguyễn Ngọc Tấn, nhà thơ Nguyễn Khắc Dũng, Nhà thơ Minh Tuệ, nhà thơ Nguyễn Phước Sang vv .với những sáng tác hay, độc đáo ca ngơi quê hương đất nước, con người, tình yêu, sự nghiệp đổi mới của thành phố hôm nay. Trong những ngày tháng 5 lịch sử, Hải Phòng cùng với cả nước chung bầu không khí náo nức, phấn khởi, thi đua lao động sản xuất. Một Hải Phòng vượt qua những gian khó đang vươn lên trong thế rồng bay, ký ức về Hải Phòng của ngày xưa, khó nhọc nhưng kiên cường vẫn làm xao động con tim của những người con đất Cảng với những vần thơ tái hiện bao ký ức về một thành phố tươi đẹp trong bài thơ “ Vẫn là thành phố tuổi thơ ” của nhà thơ Hoàng Khôi. Câu lạc bộ Văn hóa du lịch. Là tập hợp các thành viên yêu thích văn hóa du lịch, hoạt động dưới mái nhà chung là Cung văn hóa. Họ tổ chức các Tour Du lịch được CLB chọn lọc, thực hiện theo từng nội dung chuyên đề, đa dạng và phù hợp với từng trình độ, lứa tuổi và sức khỏe của các hội viên: Du lịch sinh thái, Du lịch tâm linh, Du lịch biển, các địa danh lịch sử cách mạng, các công trình quốc tê dân sinh của cả nước.
- Câu lạc bộ văn hóa du lịch là điển hình cho tấm gương văn hóa kết hợp với du lịch để mỗi hội viên qua những chuyến du lịch thì ngày càng nâng cao vốn kiến thức văn hóa về các vùng miền của đất nước. du lịch còn giúp hội viên rèn luyện sức khỏe, thêm tình gắn bó trong các hội viên với nhau. Hàng năm thường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề để giới thiệu và quảng bá những Tour du lịch mới, văn hóa truyền thống, tư vấn sức khỏe người cao tuổi, chỉ đạo hoạt động để tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như : ngày quốc tế phụ nữ, ngày công đoàn, ngày doanh nhân, quân đội Như vậy có thể thấy, câu lạc bộ văn hóa du lịch với số hội viên còn khiêm tốn nhưng chương trình hoạt động rất phong phú, đa dạng, mang tính cộng đồng cao, và hoạt động theo tinh thần tự nguyện, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau. Câu lạc bộ thư pháp : Là tập hợp những hội viên có tâm huyết với thư pháp đồng thời yêu thích du lịch, họ gắn bó với nhau để trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn đồng thời cùng nhau sáng tác những bức thư pháp độc đáo về vẻ đẹp của quê hương đất nước hay những anh hùng dân tộc trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố, dân tộc. Hàng năm câu lạc bộ thư pháp tổ chức 4 đến 5 chương trình sáng tác thư pháp trong các ngày quốc lễ. Đặc biệt cùng với cả nước hướng về đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, nhà thư pháp Lê Thiên lý – Tổng thư ký câu lạc bộ hán nôm Hải phòng, chủ nhiệm câu lạc bộ thư pháp Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng đã có công trình viết về 1.000 bức thư pháp chữ Long tượng trưng cho 1.000 năm Thăng Long, đây là một
- công trình đặc biệt, sáng tạo độc đáo và tài hoa độc nhất vô nhị của thư pháp Việt Nam đương đại. Với đủ thể thư pháp truyền thống như triện, lệ, thảo, hành và hai thể thư pháp mới do Lê Thiên Lý sáng tạo ra là Nhân diện và Vật Điểu. 1.000 chữ long mỗi chữ 1 vẻ, không chữ nào giống chữ nào tạo thành bức tranh chữ liên hoàn, kỳ thú. 1.000 chữ long biến hóa khôn lường, liên tiếp,kỳ diệu, nó là những viên ngọc trai sáng lung linh kết thành chuỗi ngọc trai huyền thoại biểu tượng cho sức mạnh siêu Việt, cho quyền lực, cho chiến thắngvà niềm tin, nó tràn đầy nghị lực và khí lực. Chữ Long ấy có ở trong mỗi con người chúng ta chắp cánh cho ta bay xa, bay cao hơn. Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian : Là nơi hội tụ những hội viên yêu thích văn nghệ dân gian và cũng có những chuyến du lịch để giao lưu và học hỏi những giá trị văn nghệ dân gian của các vùng miền trên cả nước. Cũng giống như câu lạc bộ thơ ca thì câu lạc bộ văn nghệ dân gian cũng có những sáng tác hay, độc đáo, hấp dẫn để ca ngợi truyền thống anh hùng, những địa danh lịch sử và những vẻ đẹp hùng vĩ của những miền đất đẹp. Câu lạc bộ văn nghệ dân gian không chỉ dừng ở việc sáng tác mà còn tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn nghệ dân gian trong các dịp kỷ niệm của đất nước.
- Tiểu kết chương 1. Như vậy có thể nói Văn hóa du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế Cung văn hóa muốn hoạt động có hiệu quả cần phải liên kết chặt chẽ các câu lạc bộ với văn hóa, thể thao, du lịch để làm giàu kiến thức văn hóa cho mỗi hội viên đồng thời giúp họ thêm yêu quê hương qua những vùng đất đẹp mà họ từng được đặt chân đến. Văn hóa du lich cũng là sợi dây vô hình gắn kết tình đoàn kết thân ái trong các câu lạc bộ và giữa các hội viên với nhau, giúp họ được cùng nhau trao đổi những kiến thức văn hóa du lịch của bản thân đồng thời cũng rút ra được những điều bổ ích từ những trải nghiệm của chính mình cũng như của các hội viên khác để hoạt động ngày đạt hiệu quả cao hơn.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ ở Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp. 2.1 Tổng quan chung về Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt tiệp là công trình hữu nghị của hội đồng trung ương các công đoàn Tiệp Khắc (cũ) trao tặng cho giai cấp công nhân Việt Nam vào năm 1989, sau đó được tổng liên đoàn lao động Việt Nam dành cho công nhân và nhân dân lao động thành phố Cảng. Là thiết chế văn hóa và vui chơi giải trí nên trong suốt quá trình hoạt động Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đã trở thành nơi giao lưu, hội ngộ đầy chất nhân văn của nhiều giai cấp đặc biệt là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành phố Hải Phòng. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp được khởi công xây dựng ngày 16 tháng 2 năm 1986 và được khánh thành ngày 17 tháng 12 năm 1989, Cung văn hóa từ khi hình thành và phát triển đến ngày nay luôn nằm trong hệ thống các Cung văn hóa, nhà văn hóa lao động thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam do liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng trực tiếp quản lý. Với diện tích 4000m2 đây là một quần thể hài hòa giữa quảng trường, tượng đài, đài phun nước, bể cảnh, thảm cỏ vv Cung văn hóa có 164 phòng lớn nhỏ, một hội trường lớn gần 1000 chỗ ngồi, hội trường nhỏ là 450 chỗ, các phòng chức năng còn lại dung để tập luyện văn hóa thể thao và sinh hoạt các câu lạc bộ. Ngay từ khi ra đời việc quan tâm đầu tiên của ban giám đốc là tổ chức nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động như thế nào để thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân lao động đến Cung văn hóa vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của
- tổ chức công đoàn giao phó : Cung văn hóa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của công nhân lao động thành phố Cảng và làm sao khai thác được khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của Cung văn hóa để hoạt động lấy thu bù chi. Một trong số những mô hình hoạt động có kết quả đầu tiên thu hút được đông đảo công nhân lao động đến tham gia đó là việc tổ chức mô hình các câu lạc bộ. Từ quan điểm đó mà trong 21 năm hoạt động Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đã có trên 30 câu lạc bộ, đó đều là các câu lạc bộ xuất hiện từ thời kỳ đầu và đến nay đã khẳng định được vai trò của mình trong cơ chế thị trường và đang trong đà vươn xa cùng xu thế thời đại. Điểm nổi bật trong các nội dung hoạt động của Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp trong những năm qua : Nội dung giáo dục văn học nghệ thuật cho công nhân lao động được cụ thể bằng việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thơ, đây là câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả và thường xuyên của Cung văn hóa . Nội dung giáo dục văn hóa nghệ thuật còn được thể hiện sâu sắc trong các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ bạn đọc, câu lạc bộ những người chơi tem, câu lạc bộ nghệ thuật Nội dung giáo dục thể chất kết hợp với nghệ thuật được đưa vào tương đối sớm ở Cung văn hóa ngay từ những năm 1989 mà hình thức thể hiện là câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, câu lạc bộ Aerobic, đây là loại hình được du nhập từ châu âu đầu tiên là Nga qua chương trình ORBITA3 Trong các loại hình văn hóa Đông - Tây thì đây là loại hình được áp dụng có hiệu quả và sớm thích nghi với môi trường hoạt động của công nhân Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp. Là đơn vị văn hóa có thu không được cấp quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động, 20 năm qua cung văn hóa đã thực hiện có hiệu quả chiến lược “ Lấy kinh tế để phát triển văn hóa ’’.
- Cung văn hóa đã thực sự là cơ quan văn hóa cóa thu và thực hiện thu chi cân đối hàng năm và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ , các lớp học bằng chính nguồn thu của các hội viên mđóng góp Cung văn hóa luôn động viên khai thác mọi nguồn lực để tạo nguồn thu ổn định thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của thành phố Hải Phòng giao cho, không ngừng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, bảo quản và giữ gìn các công trình, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đã đạt được những thành tựu cụ thể là : được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3 năm 1997, huân chương lao động hạng 2 năm 2001 và có thể khẳng định được rằng, đằng sau những thành tựu đó là do sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên chức cũng như hội viên của cung trong suốt những năm qua. Những chặng đường phía trước còn vất vả và còn nhiều thăng trầm song Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đang tự tin bước vào hành trình ngày một phát triển của mình, trải qua 20 năm qua cung văn hóa vẫn luôn phát huy truyền thống là đơn vị dẫn đầu trong nhiều phong trào, lao động hăng say nhiệt tình và ngày một trưởng thành đi lên vững chắc. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động ngày càng thể hiện tốt vai trò và trình độ chuyên môn của mình nên làm việc hăng say hơn, chuyên nghiệp hơn, dày dạn kinh nghiệm hơn và vì thế ngày càng đạt được nhiều thành tích nổi bật. Cung văn hóa ngày nay, phát triển hoạt động của các câu lạc bộ phong phú hơn, đa dạng hơn, công trình được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo khang trang, bề thế, hiện đại hơn và vì thế mà nơi đây luôn là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đông đảo quần chúng nhân dân lao động đến hội họp, sinh hoạt, luyện tập và vui chơi giải trí. Như vậy có thể khẳng định rằng, Nhà văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp luôn luôn xứng đáng là biểu tượng cho bông hồng hữu nghị của hai nước Việt Nam –
- Tiệp Khắc anh em, là điểm hẹn, điểm hội ngộ văn hóa của nhân dân lao động thành phố Hải phòng với các câu lạc bộ hoạt động đa dạng, hiệu quả đang mang lại nhiều lợi ích về tinh thần cho toàn thể hội viên giúp họ có kiến thức về văn hóa, du lịch phong phú hơn, được học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm sống tốt hơn. 2.2 Mô hình tổ chức Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp Cung văn hóa có cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Trong những năm qua, cơ cấu ban giám đốc thay đổi qua mỗi thời kỳ đều đánh dấu bước nhảy thần kỳ đưa Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp có những bước tiến mới và đạt được thành tựu rực rỡ. BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. Ban giám đốc Cung văn hóa. Phòng văn Phòng bảo vệ Phòng tài vụ Phòng kỹ Phòng nghiệp Phòng hành hóa q.chúng - kinh tế. thuật. vụ văn hóa TT chính tổ chức. Các Các lớp Kế Các Điện Nước Xây Tổ Quốc Lễ nhóm văn hóa, toán, hợp dựng chức tế vũ tân , CLB. thê thao. thủ đồng biêu có tạp quỹ. kinh tế diễn. thu. vụ. Mô hình tổ chức Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp.
- 2.3 Vai trò, Chức năng, nhiệm vụ. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị của thành phố, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, thành lập các câu lạc bộ sở thích nhằm thu hút đông đảo quần chúng đến tham gia, sinh hoạt, vui chơi giải trí qua đó thực hiện chức năng giáo dục, định hướng, góp phần chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ công nhân viên và nhân dân thành phố Hải Phòng. - Ngoài ra Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt Tiệp còn thực hiện chức năng nhiệm vụ như phục vụ các hoạt động chính trị của quốc tế, quốc gia, thành phố. Phục vụ hàng trăm hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ của các ngành, các cấp với tinh thần phục vụ nhiệt tình, chu đáo. - Hằng năm Cung văn hóa còn tổ chức hàng trăm hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng. - Thế mạnh cơ bản của cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp là tổ chức, xây dựng một hệ thống với hơn 30 câu lạc bộ thuộc các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, văn hóa xã hội và nghề nghiệp thu hút hơn 1000 hội viên sinh hoạt thường xuyên, các câu lạc bộ văn hóa có chế độ sinh hoạt nề nếp, lập kế hoạch cho từng tháng, quý, năm với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. - Thành lập các câu lạc bộ với việc thu hút thêm nhiều hội viên thì Cung văn hóa còn chú trọng đến công tác phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có thành tích cao trong quá trình lao động, rèn luyện. - Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp với chức năng, nhiệm vụ của mình nên hoạt động ngày càng có hiệu quả và số lượng quần chúng đến tham gia sinh hoạt ngày càng đông. - Hàng năm Cung văn hóa còn phối hợp với đài phát thanh truyền hình Hải Phòng tổ chức nhiều chương trình giao lưu thơ, nhạc, chương trình trò chơi truyền hình, phóng sự giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ, các gương người tốt việc tốt, chương trình khoa giáo như dạy múa hát, dạy mĩ thuật, dạy thể dục thể thao vv .
- Tất cả các chương trình đều được phát song trên truyền hình thành phố, ngoài ra cung văn hóa còn phối hợp với sở thể dục thể thao, sở giáo dục đào tạo, quỹ bảo trợ trẻ em, hội người cao tuổi thành phố Hải Phòng, liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức nhiều chương trình nhân đạo vì cộng đồng. - Đặc biệt Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp luôn thực hiện hiệu quả chức năng xã hôi hóa các hoạt động với phương trâm xây dựng một hệ thống các câu lạc bộ sở thích “ do quần chúng, vì quần chúng ” Cung văn hóa còn giúp quần chúng xây dựng kế hoạch, hỗ trợ cơ sở vật chất sẵn có và phương pháp nghiệp vụ, quần chúng tự nguyện góp kinh phí, thời gian, công sức, trí lực vì thế hàng năm số kinh phí các câu lạc bộ huy động để tổ chức các hoạt động lên tới 200.000.000 đồng - Với số lượng cán bộ nghiệp vụ còn mỏng, trình độ chưa đồng đều, để đảm bảo chỉ tiêu tổ chức từ 80, 90 hoạt động văn hóa thể thao mỗi năm, chỉ đạo hoạt động của hơn 30 câu lạc bộ sở thích, quản lý hang chục lớp học là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nếu không xây dựng và phát triển được mạng lưới cộng tác viên tích cực. Hiện nay cung văn hóa đã có một lượng cộng tác viên đông đảo, nhiệt tình gồm 120 người là thành viên ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, các giáo viên, huấn luyện viên các bộ môn - Công tác hướng dẫn phong trào văn hóa cơ sở cũng được cung văn hóa xác định là một trọng những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, ngoài việc đỡ đầu 2 làng nuôi dạy trẻ mồ côi SOS và Hoa phượng, Cung văn hóa thường xuyên cử cán bộ chuyên môn nghiệp vụ xuống cơ sở hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động, phương pháp câu lạc bộ, dàn dựng các chương trìng văn hóa thể thao cho cơ sở, hướng dẫn các bộ môn quốc tế vũ, võ thuật, thể dục thẩm mĩ, đào tạo người mẫu, phổ biến các ca khúc truyền thống khi có yêu cầu.
- - Trong bước chuyển mình mạnh mẽ trong xu thế hiện nay, vấn đề đặt ra vô cùng cấp bách đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên là phải tích cực thi đua, hoàn thành chức năng nhiệm của mình để phục vụ các nhiệm vụ chính trị Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp xứng đáng là một bông hồng phương đông rực rỡ đang tràn trề sức trẻ khao khát đến những chân trời mới, tuổi 20 là sự khẳng định bước trưởng thành mới với nhiều mục tiêu mới là đưa cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp trở thành 1 trung tâm văn hóa, thể thao xã hội lớn của thành phố Cảng Hải Phòng, là 1 nhịp cầu hữu nghị giữa 3 dân tộc an hem có truyền thống lâu đời ở Việt Nam – Séc – Slovakia 2.4 Những kết quả đạt được. Hoạt động phục vụ chính trị : Phục vụ các hoạt động chính trị của Quốc tế, quốc gia, và thành phố tổ chức ở Cung văn hóa. Phục vụ hàng trăm hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ của các ngành, các cấp với tinh thần phục vụ nhiệt tình, chu đáo, được khách hàng khen ngợi. Hàng năm tổ chức hơn 100 hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc. Hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, đối ngoại lớn như : Những ngày văn hóa Séc tại Việt Nam, hòa nhạc Séc – Bỉ, hoạt động giao lưu văn hóa với công hội Quảng Đông - Trung Quốc, thi đấu giao hữu bóng đá với các đội cầu thủ Hàn Quốc, Quảng Tây, Đại sứ quán các nước Nga, Pháp . Phối hợp với các đơn vị cơ sở như: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng văn hóa thể thao huyện Vĩnh Bảo, xí nghiệp thảm len Hàng Kênh .tổ chức nhiều chương trình thơ, nhạc nhân dịp các ngày truyền thống của đơn vị.
- Phối hợp với đài phát thanh truyền hình tổ chức nhiều chương trình thơ, nhạc, giao lưu, biểu diễn nghệ thuật lớn như: ngày thơ Việt Nam, duyên dáng tháng Ba, vũ khúc tóc mây, nhịp điệu Seagame, sao đất cảng, giao lưu người cao tuổi Hoạt động hướng dẫn phong trào dưới cơ sở: Cung văn hóa thường xuyên cử cán bộ nghiệp vụ làm công tác phát triển phong trào, hướng dẫn nghiệp vụ câu lạc bộ, phương pháp tổ chức câu lạc bộ, dàn dựng các chương trình văn hóa thể thao cho cơ sở. Cán bộ nghiệp vụ trực tiếp hướng dẫn các bộ môn quốc tế vũ, võ thuật, thể dục thẩm mĩ, đào tạo người mẫu, phổ biến các ca khúc truyền thống tại cơ sở. Hoạt động nhân đạo và từ thiện : Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Cổn ( Vĩnh Bảo ), nuôi 2 cáu mồ côi cha mẹ ở phường Lạch Tray. Thường xuyên cử cán bộ tham gia công tác giảng dạy, tổ chức hoạt động từ thiện tại các làng trẻ mồ côi Tham gia đóng góp các quỹ ủng hộ với tổng số tiền là 53.206.000 đồng. 2.5 Hoạt động của các câu lạc bộ. Thế mạnh cơ bản của Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp là tổ chức xây dựng hệ thống các câu lạc bộ thuộc các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, văn hóa xã hội và nghề nghiệp thu hút hơn 1000 hội viên sinh hoạt thường xuyên, các câu lạc bộ văn hóa có chế độ sinh hoạt nề nếp, có kế hoạch sinh hoạt trong từng tháng, quý, năm với các hoạt động phong phú, đa dạng. Ngoài việc thu hút hội viên tham gia đông đảo hơn cung văn hóa còn chú trọng đến công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng dưỡng cán bộ đạt thành tích cao trong quá trình lao động, rèn luyện. Hệ thống câu lạc bộ gồm 36 câu lạc bộ. các câu lạc bộ thuộc loại hình thể dục thể thao gồm có : - Câu lạc thể dục thẩm mĩ.
- - Câu lạc bộ cầu lông. - Câu lạc bộ cựu cầu thủ bóng đá. - Câu lạc bộ bóng bàn. - Câu lạc bộ xe đạp thể thao. - Câu lạc bộ Karatedo. - Câu lạc bộ võ thuật. - Câu lạc bộ Wushu. - Câu lạc bộ Boxing. - Câu lạc bộ Taekwondo. - Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. - Câu lạc bộ bơi lội . Các câu lạc bộ thuộc loại hình văn hóa – xã hội gồm : - Câu lạc bộ thơ. - Câu lạc bộ văn hóa du lich. - Câu lạc bộ Tem - Câu lạc bộ Nhiếp ảnh. - Câu lạc bộ ca nhạc truyền thống. - Câu lạc bộ ca nhạc dân gian. - Câu lạc bộ ca vũ nhạc trẻ. - Câu lạc bộ mỹ thuật. - Câu lạc bộ giao tiếp tiếng anh. - Câu lạc bộ vui khỏe có ích. - Câu lạc bộ cựu học sinh sinh viên – công nhân lao động tại Tiệp Khắc - Câu lạc mẫu thời trang. - Câu lạc bộ vũ quốc tế trung cao tuổi. - Câu lạc bộ quốc tế vũ trẻ.
- Hình 1 : Mô hình hệ thống các Câu lạc bộ của Cung văn hóa.
- Hoạt động của các câu lạc bộ gắn liền với nhiều thành tích đỉnh cao. - Câu lạc bộ thơ : Là tập hợp những người yêu nghệ thuật đặc biệt là thơ ca đồng thời cũng thích du lịch, họ viết những tập thơ để ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng cánh mạng và cũng để nói lên tâm sự của chính mình. Để phục vụ cho việc sáng tác đó mà họ đã tổ chức nhiều chuyến du lịch về với những vùng đất đẹp để tạo nguồn cảm hứng sáng tác, vì thế đã có những tác phẩm đạt thành tích cao như : Giải nhất tác phẩm tuổi xanh Báo Tiền Phong ( Đỗ Trí, Vũ Thu Huyền ), giải nhất giải thưởng văn học Nguyễn Bỉnh khiêm (Vũ Thúy Hồng ) vv - Là một trong số không nhiều Câu lạc bộ sở thích ra đời sớm nhất, cùng với sự thành lập của Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt Tiệp, đến nay, Câu lạc bộ Thơ đã có 21 năm hoạt động và trưởng thành. Qua các chặng đường khác nhau, Câu lạc bộ luôn được duy trì, đứng vững, phát triển, góp phần vào thành tích chung của Cung văn hoá. Đồng thời. góp phần đáng kể vào phong trào văn hoá văn nghệ chung của thành phố. Nơi đây là địa chỉ tin cậy, quy tụ, tập hợp những người thuộc mọi giai tầng khác nhau, yêu thích thơ ca. Ngoài những đặc điểm chung ở các Câu lạc bộ thơ ca, nét đặc thù của Câu lạc bộ thơ của Cung VHLĐHNVT còn ở chỗ, CLB không chỉ mang tính phong trào, mà kết hợp tính phổ cập và nâng cao; vì thế, chất lượng thơ ca được đặt ra như một tiêu chí cần thiết của mỗi hội viên tham gia sinh hoạt. Từ nơi này, nhiều hội viên đã trưởng thành, là những nòng cốt của phong trào thơ ca Hải Phòng, một số cá nhân còn phát huy ảnh hưởng trong cả nước. Kể từ khi thành lập đến nay, gần 30 hội viên đã gia nhập Hội LHVHNT thành phố, 4 tác giả trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể nói, đây là CLB duy nhất làm được điều này. Qua 21năm hoạt động, đến nay đã có hơn một trăm lượt hội viên tham gia. Có trường hợp bổ sung thêm, có trường hợp vì những lí do khác nhau, không tiếp tục sinh hoạt nữa, nhưng chiều hướng chung, là số
- người tham gia vẫn ngày một nhiều lên, thậm chí có không ít trường hợp hạn chế về sức khoẻ, cách xa địa dư vẫn cần mẫn khắc phục mọi khó khăn tham gia sinh hoạt. Có thể nói, đây là một sân chơi bổ ích cho những người tâm huyết với thơ ca, văn hóa, du lịch, không chỉ là nơi giao lưu về sáng tác, thẩm bình văn chương, mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tình cảm của hội viên, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp, trình độ, chia sẻ buồn vui trong cuộc đời thường. Hằng tháng, vào tối thứ sáu tuần đầu, Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ, với nội dung thông tin về văn học nghệ thuật, giới thiệu sáng tác mới của đông đảo hội viên cùng tham gia đóng góp ý kiến về thơ hội viên, chuẩn bị cho những hoạt động thời gian tới. Vào dịp cần thiết, những ngày lễ, ngày kỉ niệm có ý nghĩa, CLB tổ chức các cuộc giao lưu, các chương trình thơ, hoặc thơ nhạc, và tham gia các hình thức hoạt động chung do Cung văn hoá tổ chức. CLB đã có sáng kiến xuất bản tập sáng tác, đều đặn hằng quí, đăng các sáng tác mới của hội viên, giới thiệu thơ bạn bè, thông tin văn hoá văn nghệ, những hoạt động phong trào của người lao động, hoạt động của CLB bạn thuộc Cung văn hoá và nhiều nơi , cùng các chuyên mục bổ ích khác. Dần dần, sau này, tập sáng tác được nâng cấp, mở rộng, có ý nghĩa như một tập san của Cung văn hoá, nhưng CLB thơ vẫn là nòng cốt, và sáng kiến này dần được nhiều nơi học tập, áp dụng , xuất phát ban đầu chính là từ CLB thơ của Cung VHLĐHNVT này. Hầu hết mỗi năm trước đây, CLB đều xuất bản tập thơ, chọn lọc thơ của hội viên CLB, được ghi nhận có chất lượng tương đối cao. Nhiều hội viên CLB xuất bản tập thơ riêng, đến nay, có đến vài ba chục tập, trong đó, có tập thơ được giải thưởng của UB toàn quốc liên hiệp các Hội VHNTVN. Đạt được kết quả trên, trước hết là ở sự đóng góp nhiệt tình của đông đảo hội viên, đoàn kết, thống nhất, hưởng ứng công việc chung, cùng sự ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Cung Văn hoá, Phòng nghiệp vụ
- văn hoá thể thao. Cũng phải kể đến sự đóng góp của tập thể Ban chủ nhiệm qua các thời kì. Từ ngày đầu, với ba thành viên trong Ban chủ nhiệm là nhà thơ Phạm Ngà, Trần Lưu, cô giáo Kim Thoa, tiếp đến các nhà thơ như Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lưu Đình Hùng, Vũ Thúy Hồng,Vũ Hiển, Minh Trí, Bùi Thu Hằng, chị Minh Tuệ. Cho đến nay, Ban chủ nhiệm có ba thành viên là Phạm Ngà, Minh Trí. Bùi Thu Hằng, do nhà thơ Phạm Ngà làm chủ nhiệm. Phát huy kết quả trong suốt 21 năm qua, CLB Thơ tiếp tục phấn đấu, cải tiến nội dung và phương pháp hoạt động, để xứng đáng với vị trí, vai trò là CLB Thơ có uy tín, một CLB chủ chốt của Cung văn hóa, đóng góp vào hoạt động của phong trào những người lao động, cũng như phong trào văn học nghệ thuật của thành phố. Trong năm nay họ lại tiếp tục xuất bản những tập thơ ca ngợi quá trình phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước cũng như con đường đi lên của con người Hải Phòng. - Câu lạc bộ Karatedo : Là nơi hội tụ những người có sở thích với bộ môn Karatedo, hội viên tham gia câu lạc bộ để giao lưu học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Họ lao động hăng say, nhiệt tình vì thế đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như : Đào tạo được hàng chục kiện tướng, cấp 1, huấn luyện viên, trọng tài cấp quốc gia. Đặc biệt, vận động viên Đặng Hồng Nhung đạt huy chương vàng giải vô địch karatedo Đông nam Á, 2 huy chương vàng seagames, Vận động viên Đào thị Thanh Tú huy chương vàng giải karatedo thế giới kobe Osaka năm 2004, huy chương vàng giải vô địch quốc gia năm 2004 - Câu lạc bộ thể dục thẩm mĩ : Là cái nôi cho việc phát hiện, đào tạo người đẹp đạt danh hiệu hoa hậu, hoa khôi, á hậu, á khôi. Đặc biệt: Hoa khôi khỏe đẹp thời trang toàn quốc năm 1993 Nguyễn thị kim Oanh, Á khôi 2 toàn quốc 1995 Vũ Minh Thúy, Á khôi 1toàn quốc năm 1997 Phạm Phương Bắc, Á hậu
- 2 Báo Tiền Phong 2000 Nguyễn Ngọc Oanh, Á hậu 1 Miss sport Việt Nam 2000 – Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. - Câu lạc bộ người mẫu thời trang : Là trung tâm đào tạo các người mẫu của thành phố, giành nhiều giải cao ở quốc tế và quốc gia : Trần Bình Minh, giải ấn tượng siêu mẫu Châu Á, Lê văn Mỹ và Hoàng Ngọc Trang, giải nhất siêu mẫu Việt Nam. - Câu lạc bộ xe đạp thể thao : Tập hợp những hội viên có sở thích với bộ môn xe đạp đồng thời yêu thích du lịch, họ thường gặp nhau để tổ chức những chuyến dã ngoại bằng xe đạp,tham gia những giải đua xe đạp của thành phố, toàn quốc và đạt được những thành tích : Giải nhất toàn đoàn, giải nhất đồng đội nam, đồng đội nữ, nhất cá nhân nam, nhì cá nhân nữ giải đua xe đạp Cúp Truyền Hình Thành Phố Hải Phòng năm 2004, 2008. - Câu lạc bộ Thể hình : Là nơi quy tụ những người muốn gắn bó với bộ môn thể hình vì thế mà họ đã hoạt động hăng say, hết mình và đạt được nhiều kết quả cao : Giải nhì Thanh niên thanh lịch toàn quốc Nguyễn Hồng Quân, 1 huy chương đồng quốc gia ( Doãn Phúc ), 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 6 huy chương đồng giải thành phố Hải Phòng. - Câu lạc bộ cựu cầu thủ bóng đá : Là nơi sinh hoạt của các hội viên yêu thích môn bóng đá. Có thể nói, bóng đá mang đến cho họ những giờ vui chơi bổ ích và cũng mang lại cho họ những thành tích đáng kể nhờ việc 1 cố gắng hết mình trong các trận đấu : 1 giải nhất, 2 giải nhì Lão tướng toàn quốc. - Câu lạc bộ ảnh, mĩ thuật : Là trung tâm để các hội viên thể hiện sự sáng tạo của mình qua những khuôn hình đẹp và những bức tranh độc đáo, trong những năm qua đã có nhiều hội viên là hội Văn học nghệ thuật thành phố Hải Phòng, đạt các giải quốc gia, khu vực và thành phố. - Câu lạc bộ văn hóa du lịch : Trong 6 năm qua hội viên của câu lạc bộ đã sinh hoạt nghiêm túc, năng động, nhiệt tình, đã tổ chức được nhiều tour du
- lịch hấp dẫn và thu hút được nhiều người tham gia. Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn tăng cường tuyên truyền những kiến thức vê văn hóa, xã hội để nâng cao nhận thức của hội viên. Hàng năm còn kết hợp với đài phát thanh truyền hình Hải Phòng tổ chức chương trình liên kết văn hóa – du lịch Hải Phòng với các tỉnh phụ cận. Tổng số hội viên chính thức của các câu lạc bộ Cung văn hóa là 1921 người ( trong đó có 120 người là thành viên các Ban chủ nhiệm ). Số lượng các giải thưởng, huy chương đạt trong các năm qua là : 30 huy chương vàng cấp quốc tế, 225 huy chương và giải thưởng cấp quốc gia, hơn 200 huy chương cấp thành phố. Số lượng quần chúng đến tham gia các hoạt động văn hóa thể thao tại cung văn hóa mỗi ngày từ 1.200 đến 1.500 lượt người. Như vậy các câu lạc bộ của Cung Văn hóa lao động hữu Nghị Việt Tiệp hoạt động mang tính cộng đồng cao và xã hội hóa 1 cách bình đẳng, chỉ đạo và thực hiện 1 cách nghiêm túc, rõ ràng. Những kế hoạch hoạt động đã luôn bám sát chưong trình chỉ đạo hoạt động và giúp đỡ của Cung văn hóa, đã thực sự được mở rộng và nối vòng tay thân ai giữa các hội viên với nhau, xứng đáng là nơi gặp gỡ, sẻ chia kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. 2.6 Đánh Giá Chung. Trong giai đoạn hiện nay các câu lạc bộ được hình thành và phát triển ngày càng nhiều nhưng các câu lạc bộ sở thích của Cung văn hóa vẫn luôn là lựa chọn tin cậy của mỗi người, các câu lạc bộ dưới sự quản lý, chỉ đạo của Cung Văn Hóa nên hoạt động nề nếp, khoa học và hiệu quả hơn, mang lại cho hội viên nhiều lợi ích về văn hóa, thể thao, du lịch, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm lao động sản xuất. Cung văn hóa đã có những biện pháp cụ thể để xây dựng và quản lý các nhóm Câu lạc bộ và các hội viên yêu thích chuyên biệt đủ loại như : các nhóm câu lạc bộ
- về văn hóa nghệ thuật, các nhóm câu lạc bộ về ngành nghề, câu lạc bộ giáo dục xã hội, các nhóm câu lạc bộ yêu thích văn nghệ, thể thao tất cả các câu lạc bộ đang được tích cực hoạt động và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Những điểm mạnh của các câu lạc bộ: Các câu lạc bộ luôn xác định được phương hướng hoạt động cụ thể để thu hút được thêm nhiều hội viên đồng thời cũng tìm kiếm những cá nhân xuất sắc để đào tạo và tham gia những cuộc thi, những chương trình có quy mô lớn, giành được những thành tích cao. So với các cung văn hóa ở Hải Phòng như cung văn hóa thiếu nhi, cung văn hóa thanh niên thì hoạt động của câu lạc bộ cung văn hóa lao động hữu nghị Việt tiệp dựa trên tính tự nguyện cao, cùng nhau tham gia hoạt động quần chúng, tập trung mọi tầng lớp tham gia và sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp của hội viên để tìm ra những lối đi tốt nhất phát triển câu lạc bộ ngày lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó các câu lạc bộ luôn phát huy khả năng sáng tạo của hội viên, khuyến khích hội viên tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các vùng miền trên cả nước. Tích cực phát huy tính tự quản và cùng nhau phối hợp hoạt động phù hợp với sở thích, nguyện vọng của hội viên để thành lập được câu lạc bộ mang lại nhiều giá trị, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Có thể nói, so với các cung văn hóa ở Hải Phòng thì cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp tập trung người dân đến tham gia nhiệt tình nhất, đông đảo nhất, hệ số các câu lạc bộ cũng được thành lập nhiều hơn và đa dạng các lọai hình câu lạc bộ sở thích để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Mặt khác, so với quá trình hình thành thì cung văn hóa hữu nghị Hà Nội được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1985 diện tích 3,2 ha với nhiều tòa nhà lớn, tổng số phòng là 120 nhưng vẫn giới hạn về phạm vi hoạt động, nơi đây mới chỉ là nơi tham gia biểu diễn phục vụ các chương trình quan trọng, các câu lạc bộ được thành
- lập mới chỉ thu hút được 1 số tầng lớp nhân dân và đa phần là để phục vụ các sự kiện lịch sử, chính trị lớn và so với cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp thì có thể nói các hoạt động của cung việt tiệp đã đáp ứng cao nhu cầu của nhân dân lao động, các câu lạc bộ cũng đa dạng hơn về mọi loại hình sở thích, được thành lập từ năm 1989 đến nay cung văn hóa lao động hữu nghị việt tiệp như 1 mái nhà chung để tham gia vui chơi giải trí, học tập và trau dồi văn hóa thể thao của nhiều tầng lớp nhân dân lao động. Những cuộc điều tra cho thấy các nhóm hội viên ngày càng có mối quan hệ gắn bó khăng khít với Cung Văn Hóa và họ đã tích cực xây dựng cho các hoạt động của Cung văn hóa ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn. Những hoạt động của Cung văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hải phòng cụ thể là : Không trực tiếp tham gia các câu lạc bộ để sinh hoạt thường xuyên tại cung văn hóa nhưng đông đảo quần chúng nhân dân lao động vẫn tích cực hưởng ứng nhiệt tình các chương trình văn hóa, thể thao, du lịch vì thế cũng góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân về nhiều khía cạnh của văn hóa. Quần chúng nhân dân lao động ngoài thời gian làm việc mệt mỏi vẫn giành thời gian để tham gia nhiều hoạt động bổ ích của các câu lạc bộ cung văn hóa tổ chức như : - Tham gia nói chuyện chuyên đề văn hóa - Đăng ký nhiều tour du lịch hấp dẫn phù hợp nhu cầu. - Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: cầu lông, bóng bàn, bóng đá, Aerobic, tennis, văn nghê . Nhân dân thành phố Hải phòng được theo dõi những chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch do cung văn hóa tổ chức nên đã giúp người dân hiểu thêm về nhiều phong tục tập quán và văn hóa của nhiều vùng miền.
- Những khó khăn cần khắc phục. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đã đạt được những thành tích lớn nhưng cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế cần được khắc phuc. Có thể nói, Các câu lạc bộ ở Cung Văn hóa ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sở thích của người dân nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc quản lý các câu lạc bộ và số hội viên hoạt động trong những năm gần đây đã tăng nhiều nhưng chưa tương xứng với những tiềm năng thế mạnh sẵn có vì thế phải tích cực thu hút thêm nhiều người dân tham gia để xứng đáng với truyền thống Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhân dân lao động Hải Phòng. Số lượng các câu lạc bộ ngày càng lớn và thu hút mọi tầng lớp tham gia nhưng chưa có sự gắn kết giữa các câu lạc bộ với nhau, chưa có sự giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao du lịch, các câu lạc bộ mới chỉ hoạt động riêng lẻ và đơn điệu trong mô hình của riêng mình, nhưng từ khi Câu lạc bộ văn hóa du lịch ra đời và hoạt động trong hơn 5 năm đã như một chất keo gắn kết các câu lạc bộ lại với nhau, họ cùng nhau tham gia những tour du lịch để vui chơi giải trí, tìm sự thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng đồng thời hiểu thêm về văn hóa các vùng miền của dân tộc. Hiện nay các câu lạc bộ hoạt động với chức năng, nhu cầu sở thích riêng của mình thì còn đan xen thêm những nhu cầu về văn hóa, du lịch như : tích cực trau dồi trao đổi kiến thức văn hóa, lịch sử, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề trong cuộc sống thường ngày đồng thời cùng nhau tham gia những chuyến du lich về nguồn, du lịch sinh thái hay du lịch đồng quê, du lịch văn hóa để cùng nhau tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo của phong cảnh quê hương. Các câu lạc bộ hoạt động vẫn còn mang tính tự phát, quản lý hội viên chưa chặt chẽ do số lượng cán bộ nghiệp vụ còn thiếu và chưa đồng đều.
- Với những thành tựu đã đạt được và những khó khăn cần khắc phục thì Cung văn hóa lao động hữu nghị việt tiệp đang có 1 hướng đi khả quan để giải quyết vấn đề là phát triển ngày càng lớn mạnh câu lạc bộ văn hóa du lịch của Cung để gắn kết hội viên giữa các câu lạc bộ với 1 sở thích chung là du lịch và khám phá những vùng đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Như vậy có thể khẳng định rằng giá trị về văn hóa du lịch đang đóng vai trò là cầu nối quan trọng cho sự liên kết chặt chẽ các Câu lạc bộ của Cung văn hóa lao động hữu nghị, là động lực để duy trì và phát triển các hoạt động của Cung ngày càng lớn mạnh hơn.
- Tiểu kết chương 2. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, hệ thống các câu lạc bộ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân lao động. Bên cạnh đó, tích cực phát huy thế mạnh của câu lạc bộ văn hóa du lịch bởi nó là cầu nối liên kết các hội viên với nhau đồng thời cũng là mối liên kết để gắn kết các Câu lạc bộ cùng nhau hoạt động để đạt thành tích cao nhất. Như vậy, có thể nói Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp là nơi giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch và gắn bó tình cảm của mọi người 1 cách hiệu quả nhất.
- Chương 3 : Một số đề xuất nhằm gắn mô tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ cung văn hóa với văn hóa du lịch. 3.1 Hoạt động Văn hóa du lịch – Sự gắn kết dưới mái nhà Cung văn hóa. Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp trong những năm qua đã tích cực thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động của các Câu lạc bộ ở Cung văn hóa gắn với việc phát triển văn hóa du lịch của thành phố Hải Phòng, phát huy những tiềm năng thế mạnh của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đưa việc phát triển văn hóa du lịch trở thành đầu tầu, là mũi nhọn của Hải Phòng. Chương trình hoạt động về văn hóa du lịch đã thực sự mở rộng và nối vòng tay bè bạn giữa các hội viên của các câu lạc bộ với nhau vì thế vốn kiến thức về văn hóa của mỗi hội viên đều được nâng lên đáng kể, xây dựng và mở rộng thêm tình cảm theo phương châm “ mỗi người thêm một bạn ”. Nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch mà các hội viên đã cùng nhau hướng đến một sở thích chung đó cùng nhau tìm hiểu, bổ sung những giá trị văn hóa qua những chuyến du lịch bổ ích, thú vị. Với nghĩa tình bình đẳng, tương thân tương ái và cùng sở thích tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc đã tạo một không khí sinh hoạt sôi nổi giúp hội viên vui khỏe, sống có ích trong cộng đồng và niềm tin, nên số lượng hội viên tham gia các câu lạc bộ ngày càng đông làm điểm nhấn để giúp Cung văn hóa tổng kết và nhân rộng mô hình hoạt động của hệ thống các câu lạc bộ sở thích, chức năng.
- Bên cạnh đó Cung văn hóa thường tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch để hội viên các câu lạc bộ được cùng nhau gặp gỡ, trao đổi kiến thức văn hóa với nhau và vì thế cũng thu hút thêm nhiều hội viên đến đến tham gia sinh hoạt, vui chơi, giải trí với 1 sở thích chung là văn hóa du lịch. Cung văn hóa luôn luôn thực hiện chức năng giáo dục, định hướng, góp phần chăm lo văn hóa tinh thần của cán bộ công nhân viên, hội viên về văn hóa du lịch vì thế các câu lạc bộ luôn hoạt động theo mục đích chung là hướng tới văn hóa du lịch Theo định kỳ Cung văn hóa thường tổ chức, khai thác, tuyên truyền cho hội viên vai trò và tầm quan trọng của văn hóa du lịch trong việc duy trì các câu lạc bộ và gắn kết các tình thân ái giữa các câu lạc bộ với nhau. Ngoài ra hoạt động văn hóa du lịch góp phần nâng cao nhận thức của hội viên cũng như của nhân dân lao động trong thành phố hiểu thêm về các câu lạc bộ đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực điển hình là hoạt động tham quan du lịch. Các câu lạc bộ ở cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với văn hóa du lịch đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, hội viên như sau : Giúp cán bộ công nhân viên và hệ thống hội viên đông đảo nâng cao nhận thức về văn hóa du lịch, hiểu thêm những giá trị văn hóa để gìn giữ và bảo tồn văn hóa một cách tốt nhất. Kết hợp các hoạt động văn hóa gắn với du lịch nên các hội viên đã được tham gia nhiều chương trình du lịch bổ ích như : - Du lịch về với cội nguồn ngày 10 tháng 3 năm 2011 - Du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc. - Du lịch kỳ quan Hạ Long – Điểm hẹn - Tour Du lịch kinh thành Huế
- Qua những tuor du lịch giúp hội viên hiểu về văn hóa các vùng miền dân tộc đồng thời cũng tăng tình đoàn kết, gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên. Văn hóa kết hợp với du lịch làm giầu thêm vốn kiến thức về văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa thể thao cho hội viên. Hoạt động văn hóa du lịch còn giúp hội viên sống vui, khỏe, có ích với nhiều chương trình hoạt động như : tổ chức chương trình văn hóa du lịch, nói chuyện chuyên đề về văn hóa, phong tục tập quán của nguời dân Hải Phòng. Từ những chương trình hoạt động văn hóa du lịch của cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp đã mang lại những giá trị tinh thần cho cán bộ công nhân viên, hội viên đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các câu lạc bộ dưói mái nhà chung là Cung văn hóa. Ngoài thời gian lao động mệt mỏi thì các dịp sinh hoạt hội viên của các câu lạc bộ về văn hóa du lịch đã mang lại nhiều giá trị bổ ích như : Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: cầu lông, bóng bàn, bóng đá, Aerobic, tennis, thể dục thẩm mĩ . Những chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch do cung văn hóa tổ chức nên đã giúp hội viên các câu lạc bộ hiểu thêm về nhiều phong tục tập quán và văn hóa của nhiều vùng miền. Nhờ các hoạt động được phổ biến rộng rãi, bổ ích nên đã gắn kết các câu lạc bộ lại với nhau đồng thời cung văn hóa cũng thu hút được nhiều người dân tham gia dưới 1mái nhà chung và mang lại hiệu quả thiết thực như: - Giải tỏa được căng thẳng sau những giờ làm việc vất vả, mang lại tinh thần minh mẫn, thoải mái - Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa du lịch.
- - Giúp nhân dân hiểu thêm về giá trị của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch . - Nâng cao nhận thức để người dân biết cách bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa. Như vậy Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp với 36 Câu lạc bộ sở thích đang hoạt động có hiệu quả cao và thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Đạt được những thành tích như thế đầu tiên phải kể đến sự đoàn kết của tất cả các câu lạc bộ với nhau và chất keo để gắn kết các câu lạc bộ đó là hoạt động văn hóa du lịch – Sự gắn kết dưới mái nhà Cung văn hóa. 3.2 Câu lạc bộ văn hóa du lịch Cung văn hóa – Nơi hội tụ hội viên yêu thích hoạt động Văn hóa du lịch. Câu lạc bộ văn hóa du lịch là nơi gặp gỡ của những người yêu thích văn hóa du lịch, tự nguyện thành lập, hoạt động theo phương châm 8 chữ vàng : “ Tự nguyện, bình đẳng, nghĩa tình, tương thân ”. Câu lạc bộ được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 2005. Số lượng hội viên : 110 Ban chủ nhiệm : Ông Ngô Xuân Huy- chủ nhiệm. Ông Nguyễn Mạnh Cường : Phó chủ nhiệm. Ông Trần Ngọc Giao – Phó chủ nhiệm. Ông Nguyễn Quang Minh – Phó Chủ nhiệm. Bà Vũ Thị Sâm - Ủy viên nhiệm vụ chính trị của Cung Văn hoá. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc : tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phân công từng đồng chí phụ trách từng mảng hoạt động và chuyên đề của câu lạc bộ về : văn hóa du lịch, văn hóa truyền thống, tài chính, sức khỏe, thăm
- hỏi hội viên, hoạt động ngoại khóa, nữ công gia chánh, trao đổi kinh nghiệm lao đồng sản xuất . Sinh hoạt ban chủ nhiệm 1 tháng 1 lần, định kỳ họp mở rộng đến các tổ trưởng, tổ phó, và tổ chuyên đề để nhận định kết quả thông qua quyết định chương trình hoạt động kỳ tiếp bằng văn bản hướng dẫn kèm theo phân công ban chủ nhịêm trực tiếp phụ trách. Chương trình hoạt động - Tổ chức các chương trình du lịch, văn hoá, nói chuyện chuyên đề cho hội viên. - Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của thành phố và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Cung Văn hoá. Được thành lập năm 2005, CLB Văn hóa du lịch đã từng bước hoàn thiện nội dung hoạt động của một sân chơi bổ ích. Với mục tiêu “ đi cho biết đó biết đây ” Và “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, các thành viên của CLB đã cùng nhau tập hợp, hoạt động dưới mái nhà chung là Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp. Các hình thức tổ chức theo Tour Du lịch được CLB chọn lọc, thực hiện theo từng nội dung chuyên đề, đa dạng và phù hợp với từng trình độ, lứa tuổi và sức khỏe của các hội viên: Du lịch sinh thái, Du lịch tâm linh, Du lịch biển, các địa danh lịch sử cách mạng, các công trình quốc tế dân sinh của cả nước.Tuy nhiêm mỗi tour du lịch, CLB đều gắn kết với giao lưu văn nghệ, làm phong phú, sinh động cho các chuyến đi. Trong 3 năm ( từ 2005 – quý I năm 2008), CLB đã tổ chức 15 tour du lịch từ Huế đến các vùng núi phía Bắc đạt hiệu quả cao. Đặc biệt qua “Du lịch diễn đàn”, “ Du lịch qua màn ảnh nhỏ” để giới thiệu và quảng bá nhiều Tour du lịch mới hấp dẫn, ở trong nước và Quốc tế. Riêng “Du lịch cá biệt” được thực hiện thường xuyên tại các tổ hội viên, giữa các hội viên với nhau. Thông qua đó, tăng cường giao lưu, gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau giữa các hôi viên; Đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Du lịch đồng thời cũng làm giầu thêm vốn kiến thức văn hóa
- thời trang, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực để cùng nối vòng tay bạn bè và “Trông người mà nghĩ đến ta”. Hội viên CLB đa phần là những cán bộ CNVC đã nghỉ hưu, mốt số hãy còn đang công tác ở nhiều vị trí và nghành nghề khác nhau: 2 Hội viên là nhà báo, 10 hôi viên là Y, Bác sỹ, Giáo sư, 12 hội viên là thầy cô giáo, 16 hội viên là Chủ tịch Công đoàn, 22 hôi viên là cán bộ sỹ quan Quân đội Vào những ngày kỷ niệm của các nghành đó, CLB đều tổ chức gặp mặt, giao lưu văn nghệ và tặng quà nhằm tôn vinh những cống hiến của họ cho thành phố và nước nhà. Hoạt động CLB Văn hóa du lịch, hội viên như được trở lại những năm tháng công tác nhiệt tình cống hiến, trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui vẻ hơn. Vì vậy ngày càng có nhiều người viết đơn xin gia nhập CLB. Ngày đầu thành lập có 25 hội viên trong đó có 3 nữ thì hiện nay đã tăng lên 80 hội viên trong đó có 40 nữ. Hội viên đồng nhất về trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi, sức khỏe, giới tính và hoàn cảnh kinh tế. Bình quân tuổi đời cao nhất là 75, thấp nhất là 30. Tập hợp từ mọi ngành nghề công chức, công nhân đơn vị khác nhau ở trong và ngoài thnàh phố đã nghỉ hưu và một số đương chức hội tụ về sinh hoạt trong một sân chơi đặc thù mà bán kính hoạt động la 25km một lượt đi về Kết quả đạt được : Tổ chức được 15 chuyến đi du lịch, trong đó có liên kết văn hóa du lịch giao lưu với các tỉnh : Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, hướng dẫn du lịch Huế, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tổ chức văn nghệ và đăng xin tổ chức luyện tập và biểu diễn 30 buổi văn nghệ giao lưu của các câu lạc bộ tại Cung văn hóa và các tỉnh bạn. Tổ chức 40 lượt gặp truyền thống với hàng trăm lượt hội viên có các ngày văn hóa kỷ niệm tôn vinh hội viên và tặng phẩm lưu niệm.
- Tổ chức 16 buổi nói chuyện chuyên đề liên kết với các câu lạc bộ cung văn hóa, để quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống, tư vấn sức khỏe, giới thiệu thực phẩm chức năng Hội viên các câu lạc bộ làm nòng cốt. Hoàn chỉnh tập thơ và in thành tập “ Tin thơ số 1 ” chào mừng 20 năm ngày thành lập cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp với sáng tác của 16 hội viên với tổng số 50 bài thơ. In ấn hàng trăm tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, quảng cáo về các tour du lịch, xây dựng, bổ sung quy chế, tiêu chí hội viên, phiếu đăng ký gia nhập hội viên, lịch sinh hoạt câ lạc bộ , báo cáo kết quả quý, năm với Cung văn hóa. Gương mặt hội viên tiêu biểu : Chị Đỗ Thúy Nga, sinh năm 1948, nguyên là cán bộ thương nghiệp nghỉ hưu. Lúc công tác, văn nghệ là niềm yêu thích của chị. Với gương mặt khả ái, nét duyên mặn mòi và năng khiếu văn nghệ, các tiết mục do chị biểu diễn luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả.Là tổ trưởng tổ 5 – CLB Văn hóa du lịch Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp, bằng kiến thức và tinh thần trách nhiệm, chị đã xây dựng đội văn nghệ riêng của tổ mình thực sụ là nòng cốt của CLB, hoạt động tích cực phục vụ hoạt động của CLB và Cung Văn hóa. Mày mò tìm tòi và sáng tạo, chị đã sáng tác, tự biên những điệu múa – hát xuất sắc để tạo nguồn cho các hoạt động phong trào, phục vụ hoạt động của CLB và Cung Văn hóa đạt hiệu quả. Với sự nhiệt tình và những đóng góp đó, chị Đỗ Thúy Nga đã được các hội viên trong tổ và CLB tín nhiệm, yêu mến, được CLB tuyên dương, khen thưởng hàng năm. Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2010 – 2013. Tiếp tục tuyên truyền , tuyển chọn và kết nạp hội viên mới theo tiêu chí để đảo bảo tăng về số lượng và chất lượng của các thành phần hội viên. Hằng năm theo định kỳ câu lạc bộ tổ chức đi du lịch 1 lần. lấy tổ chức hội viên làm nền tảng để chủ động tăng tour du lịch và picnic đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của hội viên.
- Tích cực nâng cao chất lượng tổ chức văn hóa, văn nghệ , thơ, liên kết với các nghệ sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp, đương chức của trung ương và địa phương để nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ hoạt động của câu lạc bộ và cung văn hóa, tiến tới biểu diễn phục vụ có bù đắp, để tự trang trí cho luyện tập biểu diễn và bổ sung một phần để tăng ngân quỹ hoạt động cho câu lạc bộ trong những năm tiếp theo. Tăng cường liên kết hoạt động văn hóa du lịch với các câu lạc bộ của cung văn hóa, nhà văn hóa, các đơm vị, tỉnh, thành phố để cùng giao lưu kết nối, góp phần làm giầu và tăng tính hấp dẫn của các tour du lịch kết hợp. Đánh giá chung. Như vậy, trong 6 năm được hình thành và phát triển câu lạc bộ văn hóa du lịch đã đạt được nhiều thành tích cao, góp vào sự phát triển chung của cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp , là câu lạc bộ với số lượng hội viên còn khiêm tốn nhưng các hội viên vẫn luôn tích cực hoạt động và đạt được những kết quả cao, mang tính cộng đồng và xã hội hóa một cách bình đẳng, chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản. Kết quả trong 6năm hoạt động đã luôn bám sát chương trình chỉ đạo hoạt động và luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và cán bộ nghiệp vụ Cung văn hóa. Tuy nhiên trong 6 năm hoạt động vẫn còn một số tồn tại cụ thể như: Công tác tuyên truyền kết nạp hội viên chưa thật sự chặt chẽ, thiếu tính chọn lọc theo quy chế và tiêu chí lựa chọn hội viên chưa cao nên chất lượng ở một số hội viên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của câu lạc bộ. Hội viên cùng một lúc tham gia nhiều câu lạc bộ sở thích, do tuổi cao, áp lực công việc, hoàn cảnh gia đình chi phối, cự ly hoạt động xa, sức khỏe có hạn, và những lý do về kinh tế đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức hoạt động của câu lạc bộ. Bên cạnh đó 1 số hội viên nhận thức về nhiều hoạt động chưa đầy đủ, cụ thể nên nhiều hoạt động bị lệch lạc so với chương trình, kế hoạch đã đề ra.
- Thời gian hoạt động của câu lạc bộ đã được lên kế hoãc rõ ràng nhưng đa số hội viên vẫn chưa có thói quen sinh hoạt thường kỳ mà mang tính tự phát cao, nhiều hội viên còn đi sớm về muộn trong các dịp sinh hoạt. Một số hội viên đang hoạt động nhưng tự nhiên lại xin thôi, bỏ sinh hoạt không lý do, không đóng hội phí định kỳ. Có thể nói với những thuận lợi và những khó khăn kể trên thì ban chủ nhiệm câu lạc bộ văn hóa du lịch và cán bộ nghiệp vụ cung văn hóa đang có những phương hướng cụ thể để khắc phục khó khăn để đưa câu lạc bộ văn hóa du lịch trở thành sân chơi bổ ích và ngày càng hấp dẫn nhiều thành phần hội viên tham gia. 3.3 Đề xuất mô hình tổ chức của một số câu lạc bộ cung văn hóa du lịch với hoạt đông văn hóa du lịch. Mô hình tổ chức các câu lạc bộ trong giai đoạn hiện nay là để đáp ứng nhu cầu ham học hỏi về giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch của nhân dân lao động. Hội viên tham gia sinh hoạt để cùng giúp nhau thỏa mãn một số sở thích, mang lại một số lợi ích thiết thực, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và thực hiện hoài bão của mình. Như vậy có thể nói, câu lạc bộ là xương sống, là tế bào và là hạt nhân của Cung văn hóa vì thế mà Cung văn hóa cần có những biện pháp để kết hợp các câu lạc bộ lại với nhau và văn hóa du lịch là một phương pháp tốt để thực hiện điều đó. 3.3.1 Câu lạc bộ Thơ – giao lưu văn hóa. Là nơi tập hợp những người yêu nghệ thuật và đặc biệt là thơ ca, hơn nữa là thích tìm hiểu về văn hóa và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch. Câu lạc bộ thơ là một minh chứng cụ thể của việc gắn liền hoạt động với văn hóa du lịch vì thế cần có những phương hướng cho việc liên kết phát triển đó như sau : Tích cực tổ chức nhiều chuyến dã ngoại và chương trình du lịch bởi những áng thơ ca ngợi cảnh đẹp đất nước , ca ngợi con người Việt Nam chịu thương chịu
- khó trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc đều xuất phát từ những chuyến đi bổ ích và thú vị của Câu lạc bộ. Tích cực tham gia nói chuyện chuyên đề về lĩnh vực văn hóa du lịch sau những chuyến đi để hiểu sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa du lịch đó đồng thời nhờ đó mà hội viên cũng có những áng thơ tràn đầy tin yêu vào con người và vùng đất mình đã từng đặt chân đến, tự hào về cảnh quan thiên nhiên nhiên, sông núi, hang động và bờ biển của đất nước. Các hoạt động phải mang tính tổng hợp và đa năng và tính chất này thể hiện ở nhiều mặt,về nội dung hoạt động của câu lạc bộ nhằm giáo dục về giá trị văn hóa, xã hội , nhân văn , du lịch, nghệ thuật, chính trị . Về hình thức hoạt động : Câu lạc bộ có thể liên kết hoạt động với nhiều ngành như hoạt động nghệ thuật, hoạt động du lịch, tuyên truyền báo chí vui chơi giải trí để cùng chia sẻ về vốn kiến thức chuyên môn và văn hóa du lịch, thể dục thể thao đồng thời cũng có những sáng tác hay sau mỗi dịp sinh hoat chung như thế. Hoạt động của câu lạc bộ phải tích cực tranh thủ những khoảng thời gian nhàn rỗi và những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn để tổ chức các chương trình văn hóa du lịch, trao đổi thông tin đồng thời tìm những sáng tác mới làm phong phú thêm các sáng tác của câu lạc bộ. Như vậy có thể thấy các hoạt động của câu lạc bộ thơ luôn luôn gắn liền với văn hóa du lịch và tích cực tuyên truyền, sáng tác những tác phẩm ca ngợi quê hương đất nước, con người và những cảnh quan đẹp. 3.3.2 Câu lạc bộ Thư pháp. Là câu lạc bộ tập hợp những người có sở thích về bộ môn thư pháp đồng thời yêu thích văn hóa du lịch. Trong những năm qua câu lạc bộ đã đạt được khá nhiều thành tích và trong giai đoạn hiện nay để phát triển cao hơn thì câu lạc bộ thư pháp cần vó những phương hướng phát triển cụ thể như :
- Tiếp tục tuyên truyền , tuyển chọp kết nạp hội viên mới theo tiêu chí đảm bảo về số lượng và chất lượng . Ngoài việc tập trung thảo luận thư pháp ở câu lạc bộ thì định kỳ câu lạc bộ tổ chức đi du lịch 2 tháng 1 lần để tạo điều kiện cho hội viên có cảm hứng về những sáng tác mới thể hiện được tình yêu quê hương đất nước và giá trị văn hóa, du lịch của các vùng miền. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa truyền thống và văn hóa du lịch, 2 năm 1 lần vào các năm chẵn câu lạc bộ tổ chức gặp mặt, suy tôn và tạo nét văn hóa truyền thống để các ngày lễ có ý nghĩa thiết thực với hội viên. Tăng cường liên kết hoạt động thư pháp gắn liền với văn hóa du lịch để cùng giáo lưu kết nối, góp phần làm giàu và tăng tính hấp dẫn của các sáng tác thư pháp. Nâng cao chất lượng và tăng cường liên kết với các cơ quan truyền thông, giải trí để giới thiệu về những sáng tác thư pháp độc đáo thể hiện được giá trị về văn hóa du lịch, lịch sử Ban chủ nhiệm câu lạc bộ phải lên chương trình hoạt động cụ thể và xây dựng nguyên tắc hoạt động chung, sáng tác thư pháp phải gắn liền với văn hóa, du lịch , thể thao, tích cực có những sáng tác mới, đặc sắc để chào mừng các ngay lễ lớn. Cán bộ phụ trách cần tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề đồng thời phổ biến những sáng tác hay, giàu giá trị về văn hóa, du lịch, khoa học, đời sống để hội viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm để có những sáng tác mới. Cần có chương trình sinh hoạt cụ thể và phải được mở rộng hoạt động, phải có văn bản cho kế hoạch phát triển trong thời gian cụ thể để hội viên có thêm niềm tin và hoạt động theo đúng nguyên tắc. Những hoạt động đó thực sự mở rộng và nối vòng tay bè bạn giữa các hội viên với nhau để họ tích cực
- tham gia, trao đổi kinh nghiệm về văn hóa du lịch, đời sống để có những sáng tác độc đáo hơn. Như vậy, trong những năm qua câu lạc bộ thư pháp đã không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tích cao đồng thời cũng là một cầu nối quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển giá trị văn hóa du lịch và tích cực gắn kết các hoạt động của mình với văn hóa du lịch để nói trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. 3.3.3. Câu lạc bộ Xe đạp thể thao. Đây là nơi tập hợp những người yêu môn thể thao xe đạp đồng thời say mê du lich. Họ kết hợp du lịch và xe đạp để rèn luyện sức khỏe, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn đồng thời làm giàu thêm nhũng hiểu biết về văn hóa du lịch, lịch sử của khắp các vùng miền của cả nước Với các chuyến đi đã tạo ra cơ hội tham quan hữu ích và rèn luyện sức khỏe vừa để tham quan các cảnh đẹp tư nhiên vừa tìm hiểu thêm được giá trị của các di tích lịch sử trong thành phố. Để hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao thì câu lạc bộ xe đạp cần có những kế hoạch cụ thể như: Tích cực tuyên truyền những giá trị thiết thực về bộ môn xe đạp đông thời tích cực phổ biến những kiến thức về văn hóa du lịch kết hợp trong mỗi chuyến đi để thu hút hội viên tham gia đông đảo hơn. Qua mỗi chuyến đi phải giúp hội viên hiểu thêm về những giá trị văn hóa, con người và để họ thêm yêu cuộc sống hơn, yêu những giá trị văn hóa, thể thao du lịch hơn, biết lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Phải tích cực thu hút hội viên, tạo ra một sân chơi lành mạnh, thiết thực và thật sự bổ ích để giúp hội viên được rèn luyện sức khỏe đồng thời thể hiện được khả năng của mình.
- Phải có kế hoạch hoạt động chặt chẽ và xây dựng đội ngũ ban chủ nhiệm nhiệt tình và có trách nhiệm cao, am hiểu những giá trị thiết thực của môn xe đạp, văn hóa du lịch, thể thao .để tích cực phổ biến, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu với hội viên Bên cạnh các hoạt động về thê thao xe đạp và các hoạt động gắn với văn hóa du lịch thì câu lạc bộ xe đạp còn tích cực quan tâm và giúp đỡ các hội viên câu lạc bộ, giao lưu và trao đổi với họ những kinh nghiệm chuyên môn, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ các hội viên khi họ có những công việc hiếu hỉ hoặc khi đau ốm. Đồng thời tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện như: ủng hộ đồnh bào bão lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ các cháu nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh khó khăn . Trong những năm qua câu lạc bộ xe đạp luôn làm tốt hoạt động của mình đồng thời đã tham gia gắn bó hoạt động của mình với văn hóa du lịch một cách tốt nhất, bên cạnh đó luôn hoàn thành tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện của xã hội và đạt được nhiều thành tích cao. 3.3.4 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh : Là tập hợp những hội viên yêu thích du lịch và nhiếp ảnh, hội viên tham gia đều là những người đã nghỉ chế độ nhưng vẫn muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi hàng ngày một cách hữu ích bằng việc sáng tác và tạo ra những khuôn hình ấn tượng đồng thời được đi tham quan du lịch bốn phương. Tham gia câu lạc bộ để họ được cùng nhau sáng tác, trao đổi kinh nghiệm và trau dồi thêm kiến thức về văn hóa du lịch Từ khi thành lập cho đến nay câu lạc bộ nhiếp ảnh đã tạo được nhiều dấu ấn đậm nét với các sáng tác độc đáo tham gia vào các ngày lễ kỷ niệm trọng đaih của dân tộc đặc biệt là 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thời gian qua.