Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ núi Cốc, Thái Nguyên

pdf 114 trang huongle 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ núi Cốc, Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_sinh_thai_khu_vuc_ho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ núi Cốc, Thái Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Khổng Thị Hiền Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Hải HẢI PHÒNG – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Khổng Thị Hiền Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải HẢI PHÒNG – 2011
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Khổng Thị Hiền Mã số:1366010009 Lớp: VHL301 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). - Về lý luận: cần tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, làm cơ sở cho việc nghiên cứu khóa luận. - Về thực tiễn: + Cần khảo sát , nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Hồ Núi Cốc; + Làm rõ thực trạng phát triển du lịch ở địa phƣơng theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái; đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại cần khắc phục; + Đề xuất những định hƣớng và giải pháp cho việc phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu. 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết: - Những tài liệu cần thu thập: các số liệu, báo cáo, hình ảnh về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của khu vực nghiên cứu 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Khu vực Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Học hàm, học vị: PGS.TS Cơ quan công tác : Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Nội dung hƣớng dẫn: - Lựa chọn đề tài - Làm đề cƣơng - Tổng quan cơ sở lý luận - Khảo sát thực tế, thu thập tài liệu - Xử lý số liệu - Viết khóa luận Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 11 tháng 04 năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Khổng Thị Hiền Hải Phòng, ngày 11 tháng 04năm 2011 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Sinh viên đã làm việc thực sự nghiêm túc, theo đúng lịch trình của Trƣờng đề ra và đã hoàn thành khóa luận đings thời hạn. - Sinh viên đã rất lỗ lực trong việc tiến hành khảo sat thực địa để thu thập đƣợc những tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài, mặc dù địa bàn nghiên cứu ở cách xa Trƣờng, phƣơng tiện đi lại khó khăn. - Có ý thức trách nhiệm, tự giác, chủ động, ham học hỏi trọng suốt quá trình thực hiện đề tài. 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Đề tài đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra với những đóng góp cơ bản sau: - Tổng quan khá chi tiết, đầy đủ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái - Trình bày một cách có hệ thống tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Hồ Núi Cốc. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở khu vực Hồ Núi Cốc theo nguyên tắc của du lịch sinh thái. - Đề xuất định hƣớng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu vực nghiên cứu - Số liệu cập nhật và đáng tin cậy. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): 9,5/10 (chín điểm rƣỡi) Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2011 Cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hải
  7. LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi sinh viên đƣợc làm khóa luận tốt nghiệp là cơ hội để chúng em trƣởng thành hơn và có ý nghĩa rất lớn - là công trình khoa học đầu tiên của chúng em. Trƣớc tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Bộ môn Văn hóa Du lịch - Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp em làm khóa luận. Đặc biệt, em xin chân thành gửu lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hải - ngƣời đã trực tiếp định hƣớng chỉ bảo, hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận. Qua đây, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các Cán bộ quản lý ở Sở Văn hóa Thể thao&Du lịch Thái Nguyên; Ban quản lý Khu du lịch Hồ Núi Cốc cùng các ban ngành đoàn thể đã cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và những góp ý bổ ích để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng toàn thể các thầy cô trong các phòng ban của trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài khóa luận. Do còn hạn chế về kiến thức, phƣơng pháp và thời gian nên bài khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận đƣợc sự đánh giá, góp ý và thông cảm của các quý thầy cô để bài khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải phòng, ngày 25 tháng 06 năm 2011 Sinh viên Hiền. Khổng Thị Hiền
  8. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 11 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 12 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 12 4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN. 13 5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN. 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI. 14 1.1.1. Khái niệm Du lịch. 14 1.1.2. Khái niệm Du lịch sinh thái. 16 1.1.3. Mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. 18 1.1.4. Đặc trƣng cơ bản của Du lịch sinh thái. 19 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái. 20 1.1.6. Tài nguyên Du lịch sinh thái. 21 1.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26 1.2.1. Quan điểm nghiên cứu. 26 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 28 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 30 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 30 2.1.2. Các hệ sinh thái. 33 2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ, SẢN XUẤT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN.42 2.2.1. Đặc điểm dân cƣ, sản xuất. 42 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 43 2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC. 50 2.3.1. Giao thông. 50 2.3.2. Hệ thống điện, thông tin liên lạc. 51 2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nƣớc. 52
  9. 2.4. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG TRONG KHU VỰC. 53 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 64 3.1. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. 64 3.1.1. Khách du lịch. 65 3.1.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. 67 3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 68 3.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 72 3.1.5. Hiện trạng khai thác các tuyến, điểm du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc. 72 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THEO NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI. 73 3.2.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu du khách. 73 3.2.2. Hoạt động giáo dục môi trƣờng. 75 3.2.3. Hỗ trợ cho công tác bảo tồn và duy trì hệ sinh thái. 76 3.2.4. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. 77 3.2.5. Tạo việc làm và hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng. 78 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 80 4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 80 4.1.1. Cơ sở định hƣớng. 80 4.1.2. Các định hƣớng chính. 84 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 95 4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tƣ. 95 4.2.2. Giải pháp về đào tạo và nâng cao nguồn lực phát triển DLST. 97 4.2.3. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động Du lịch sinh thái. 102 KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái Tp Thành phố VQG Vƣờn Quốc Gia ATK An toàn khu WTO World Travel Organization TL Tỉnh lộ DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ số phát triển ngành Du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2008- 2011. 54 Bảng 3.2: Lƣợng khách du lịch Hồ Núi Cốc giai đoạn 2008-2010. 55 Bảng 3.3: Lƣợng khách sử dụng dịch vụ tàu, thuyền đi tham quan hồ. 56 Bảng 3.4: Doanh thu Du lịch Hồ Núi Cốc (Đơn vị tính: Tỷ đồng) 57 Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa 64 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ lƣợng khách khu du lịch Hồ Núi Cốc (2008- 6 th/2011). 55 Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu Du lịch Hồ Núi Cốc (2008- 6 tháng đầu 2011) 57
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân ngày càng cao.Ngành Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đảng và nhà nƣớc đã khẳng định - Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và coi phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy vậy, việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu cơ sở lí luận, chạy theo lợi nhuận, không tính đến những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng tự nhiên và văn hóa đã gây nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho ngành. Do vậy, một xu hƣớng phát triển du lịch mới, có khả năng khắc phục những tồn tại này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời, đặc biệt là đối với những nhà quản lý và các nhà khoa học - Đó là Du lịch sinh thái. DLST đã thực sự hình thành và phát triển trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam, DLST mới chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1990, với bản chất là một quan điểm du lịch trách nhiệm, hỗ trợ mục tiêu bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn kinh tế to lớn phù hợp với quan điểm phát triển bền vững hiện nay. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, với nền kinh tế chƣa mấy phát triển, khả năng kêu gọi đầu tƣ vào các ngành kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển du lịch giúp chúng ta khai thác tối đa những lợi thế về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng, nhằm thực hiện nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên du lịch không thực sự phong phú, nhƣng ngành du lịch cũng đã đƣợc ƣu tiên phát triển từ khá lâu, ngành đã thu đƣợc những kết quả đáng kể. Khu vực Hồ Núi Cốc gồm 12 xã: Hùng Sơn, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ, Bình Thuận, Ký Phú, Văn Yên (thuộc huyện Đại Từ), Phúc Tân (Phổ Yên), Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân (thuộc thành phố Thái Nguyên), cách trung tâm
  12. thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây, với tổng diện tích hơn 22500 ha. Trong đó Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nƣớc khoảng 2500ha, đây là một hồ nƣớc nhân tạo đƣợc hình thành từ việc đắp đập ngăn dòng chảy của sông Công. Mục đích ban đầu của việc xây dựng hồ là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhƣng với vẻ đẹp thiên nhiên có sẵn, cùng với những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc của khu vực, Hồ Núi Cốc đã đƣợc đƣa vào khai thác với mục đích du lịch từ những năm 90 của thế kỷ XX. Trong những năm qua, việc phát triển du lịch của Hồ Núi Cốc đã làm giảm chức năng của nhiều hệ sinh thái quý hiếm dƣới nƣớc và trên cạn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mất dần, nhiều di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng bị xuống cấp. Thực tế này đang làm suy giảm sức hấp dẫn đối với du khách, làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển du lịch của khu vực trong tƣơng lai. Vì vậy, chúng ta phải nhìn nhận lại cách thức phát triển du lịch hiện tại, để có những đánh giá chính xác cũng nhƣ đề ra những xu hƣớng phát triển du lịch mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Vì vậy, việc “Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái, Tỉnh Thái Nguyên” nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng là vô cùng cấp thiết. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. + Mục tiêu. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm tìm ra những giải pháp khai thác hợp lý tiềm năng, phát triển Du lịch sinh thái của khu vực. + Nhiệm vụ. - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái. - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DLSTcủa khu vực Hồ Núi Cốc. - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực Hồ Núi Cốc. - Định hƣớng và đề xuất những giải pháp khai thác hợp lý tiềm năng của khu vực Hồ Núi Cốc phục vụ phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về phạm vi không gian nghiên cứu, khu vực Hồ Núi Cốc đƣợc đề cập
  13. trong đề tài gồm toàn bộ diện tích mặt nƣớc, các đảo thuộc địa giới hành chính của 12 xã với diện tích 22500 ha. - Nội dung nghiên cứu, giới hạn ở việc nghiên cứu các tiềm năng và việc sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển DLST trong khu vực. 4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN - Ý nghĩa trƣớc tiên của khóa luận là đƣa ra một cái nhìn đúng đắn về Du lịch sinh thái trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa, nguyên tắc của nhiều tác giả và tổ chức trên thế giới. - Khóa luận là một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho việc quy hoạch phát triển DLST của khu vực Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên. DLST phát triển sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn, phát triển bền vững tại khu vực. 5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của khóa luận đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Tiềm năng phát triển DLST tại khu vực Hồ Núi Cốc. Chương 3: Hiện trạng hoạt động Du lịch tại khu vực Hồ Núi Cốc. Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển Du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc.
  14. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1.1. Khái niệm Du lịch Trong lịch sử nhân loại, từ xa xƣa du lịch đƣợc coi là một hoạt động nghỉ ngơi tích cực, một sở thích của con ngƣời. Những hành vi du lịch đầu tiên xuất hiện nhƣ: cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải để xác định ra bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc vi hành nhằm tìm hiểu nhân tình thế thái và thƣởng ngoạn những thắng cảnh của các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ đại Cho đến nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa - xã hội của các nƣớc, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Trải qua quá trình phát triển, du lịch đƣợc mang nhiều định nghĩa khác nhau, do thời gian, khu vực khác nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngƣời có một cách hiểu du lịch khác nhau. Đầu tiên xuất phát từ thuật ngữ “tour” - bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi và “touriste” là ngƣời đi dạo chơi. Đến khi “Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế” đƣợc thành lập năm 1925 tại Hà Lan thì du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến những vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh [13]. Nhìn chung những định nghĩa truyền thống chỉ xem du lịch nhƣ một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi để giải trí, làm phong phú thêm nhận thức của con ngƣời. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, ngƣời ta nhận thấy yếu tố kinh tế không thể thiếu trong khái niệm du lịch. Khái niệm du lịch đã có những thay đổi phù hợp hơn, bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển cƣ, những hoạt động tại nơi đến cũng nhƣ các vấn đề kinh tế xã hội liên quan. Gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ hai phía là ngƣời đi du lịch và ngƣời kinh doanh du lịch. Định nghĩa Tổ chức Du lịch thế giới WTO (World Travel Organization) đã xác định rõ “Du lịch là hành động rời khỏi nơi thƣờng trú để đi đến một nơi
  15. khác, một môi trƣờng khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng”. Một định nghĩa về du lịch đƣợc các nhà khoa học Việt Nam sử dụng nhiều đó là định nghĩa của I.I Piroogiơnic: “Du lịch là hoạt động của dân cƣ trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới việc di chuyển và lƣu trú tạm thời bên ngoài nơi thƣờng trú nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ [8]. Theo Bách khoa toàn thƣ Việt Nam 1995: - Du lịch là một dạng nghỉ dƣỡng sức, tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, [12]. - Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc; đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ [12] Theo Luật du lịch Việt Nam, năm 2005, khái niệm du lịch đƣợc xác định chính thức nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [7]. Nhƣ vậy, du lịch là một khái niệm bao gồm nhiều nội dung. Một mặt, du lịch mang ý nghĩa là việc nghỉ ngơi, giải trí, liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của khách du lịch. Mặt khác, du lịch đƣợc nhìn nhận nhƣ là hoạt động ngắn chặt với các hoạt động kinh tế - sản xuất, tiêu thụ những giá trị của lãnh thổ du lịch. Điều này cho ta cách nhìn nhận tổng hợp, toàn diện hơn về hoạt động du lịch. Du lịch không chỉ đƣợc xem xét trên khía cạnh lợi ích của khách du lịch mà quan trọng hơn là tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ du lịch trên cả hai phƣơng diện kinh tế và xã hội. Những vấn đề này nếu đƣợc giải quyết hợp lý sẽ
  16. đảm bảo đƣợc một nền du lịch bền vững và mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng. 1.1.2. Khái niệm Du lịch sinh thái “Bước rón rén, chỉ chụp ảnh, và chỉ để lại dấu chân”. Đây chính là câu khẩu hiệu quen thuộc của Du lịch sinh thái. Lịch sử ngành lữ hành nói riêng và ngành du lịch nói chung đƣợc đánh dấu bằng sự kiện nhà du lịch và kinh tế ngƣời Anh Thomas Cook đã tổ chức chuyến tham quan đặc biệt bằng tàu hỏa từ Leicester đến Lafburoy với chặng đƣờng dài 12 dặm cho 570 khách đi dự hội nghị năm 1841 thì quan niệm về du lịch sinh thái xuất hiện muộn sau này. Đặc biệt từ sau những năm 1980, trƣớc những ảnh hƣởng tiêu cực của các loại hình du lịch thông thƣờng đối với môi trƣờng sinh thái tự nhiên và nhân văn của các lãnh thổ du lịch. Một xu hƣớng du lịch mới đã nổi lên, thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo giới khoa học cũng nhƣ các nhà quản lý du lịch, đó chính là Du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm rộng, đƣợc hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một số ngƣời, “Du lịch sinh thái” = “Du lịch” + “sinh thái”, đơn giản đƣợc hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” Nhìn ở góc độ rộng hơn, tổng quát hơn thì nhiều ngƣời quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch liên quan đến thiên nhiên nhƣ du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn đều đƣợc hiểu là Du lịch sinh thái. Nhiều ý kiến cho rằng, DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Phải đến năm 1987, một định nghĩa tƣơng đối hoàn chỉnh đầu tiên đã đƣợc Ceballos - Lascurain đƣa ra: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tha quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa đƣợc khám phá”. Định nghĩa này bao gồm du lịch văn hóa lẫn du lịch thiên nhiên. Các nhà nghiên cứu khác đã đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về Du lịch
  17. sinh thái. Nhƣng hầu hết đều phản ánh đƣợc những đặc điểm cơ bản của DLST là hoạt động du lịch đƣợc tiến hành hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tập trung vào những lợi ích cho ngƣời bản địa.Ví dụ nhƣ: Theo Hội Du lịch Sinh thái quốc tế. “Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phƣơng”. Theo định nghĩa của Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng”. Định nghĩa của Allen (1993): “Du lịch sinh thái đƣợc phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những hƣớng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên hoang dã cùng vói ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những ngƣời đi đầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trƣờng, đảm bảo cho địa phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. Theo Hội đồng Tƣ vấn Môi trƣờng Canada: “Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích và góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà”. Định nghĩa của Vụ Du lịch Autralia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào tự nhiên trong đó bao gồm nhân tố giáo dục môi trƣờng và đƣợc quản lý cho sự phát triển bền vững”. Trong định nghĩa này đã nhấn mạnh yếu tố quản lý bền vững vào giáo dục môi trƣờng. Có rất nhiều định nghĩa khác về Du lịch sinh thái, trong đó Buckley đã tổng quát nhƣ sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, đƣợc quản lý bền vững, hỗ
  18. trợ bảo tồn và có giáo dục môi trƣờng mới đƣợc xem là DLST”. Tại Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trƣờng. Do trình độ nhận thức khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chƣa thống nhất. Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đƣợc tổ với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về DLST. Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái” tại Việt Nam năm 1999, khái niệm DLST mới có sự thống nhất bƣớc đầu: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”. Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với các quan niệm của các nhà khoa học trên thế giới. Từ định nghĩa đƣợc đƣa ra từ năm 1987, nội dung của định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi. Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác động đến môi trƣờng tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn- DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng, có tính giáo dục, diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. DLST mới đầu đƣợc biết đến chỉ là một loại hình du lịch, nhƣng đã dần đƣợc nâng lên thành một quan điểm du lịch trong nỗ lực của toàn nhân loại nhằm cứu vãn, phục hồi những hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn có giá trị cao của các lãnh thổ du lịch. Từ đó Luật Du Lịch Việt Nam có định nghĩa: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (khoản 19, điều 4) [7]. 1.1.3. Mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác Hiện nay, có hai quan niệm còn nhiều tranh cãi. Nếu nhìn nhận DLST nhƣ một loại hình du lịch thì DLST cũng nhƣ các loại hình du lịch khác, nó tồn tại độc lập và là một bộ phận cấu thành hệ thống các loại hình du lịch. DLST là loại
  19. hình du lịch dựa vào tự nhiên, đƣa du khách về với thiên nhiên, đến với màu xanh của tự nhiên, mặc dù trong hoạt động của loại hình du lịch này bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phƣơng. Các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên nhƣ nghỉ dƣỡng, tham quan, mạo hiểm chủ yếu mới chỉ đƣa con ngƣời về với thiên nhiên, còn việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách về thiên nhiên và môi trƣờng văn hóa cộng đồng địa phƣơng là rất hiếm và hầu nhƣ không có. Tuy nhiên, nếu xem xét DLST nhƣ một quan điểm du lịch thì trong hoạt động du lịch này có gắn liền với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm: giáo dục môi trƣờng, bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng thì bản thân chúng đã chuyển hóa thành một dạng của DLST. Chúng ta nên xem xét DLST nhƣ một quan điểm du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng tự nhiên. Có nhƣ vậy chúng ta mới phát huy đƣợc vai trò trong việc bảo vệ, phục hồi môi trƣờng tự nhiên và các giá trị nhân văn đặc sắc, đồng thời nâng cao đời sống vật chất cho ngƣời dân tại các lãnh thổ du lịch của hoạt động du lịch. Chính vì vậy ngƣời ta gọi DLST là Du lịch trách nhiệm, Du lịch xanh. 1.1.4. Đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái Hoạt động khai thác du lịch nói chung và DLST nói riêng là quá trình sử dụng những giá trị đặc trƣng của các loại tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kết hợp với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ của lãnh thổ, nhằm tạo ra những sảm phẩm du lịch hấp dẫn mang lại lợi ích cho xã hội. DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trƣng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung: Tính đa ngành, Tính đa thành phần, Tính đa mục tiêu, Tính liên vùng, Tính mùa vụ, Tính chi phí, Tính xã hội hóa. Bên cạnh những đặc trƣng của ngành du lịch nói chung, Du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc thù riêng. Bao gồm: DLST phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và nền văn hóa bản địa. Đó là những khu vực tự nhiên còn tƣơng đối nguyên sơ, ít bị tác động. Với đặc
  20. trƣng này, các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên rất phù hợp để phát triển DLST. Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hƣớng du khách tiếp cận gần hơn nữa với các hoạt động bảo vệ môi trƣờng thông qua giáo dục, thuyết minh môi trƣờng. Bằng các tài liệu, các nguồn thông tin, hƣớng dẫn viên, các phƣơng tiện trên điểm, tuyến tham quan nhằm nâng cao nhận thức về môi trƣờng và bảo tồn cho du khách. Giáo dục môi trƣờng trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của các dạng tài nguyên du lịch. Đảm bảo tính bền vững về sinh thái so với các loại hình du lịch khác, vì nó đƣợc phát triển trong những môi trƣờng có sức hấp dẫn ƣu thế về tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc. Vì vậy, trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng các dạng tài nguyên phục vụ du lịch phải đƣợc duy trì, quản lý cho bền vững. Điều này đƣợc thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thƣờng có số lƣợng nhỏ, yêu cầu sử dụng các phƣơng tiện, dịch vụ, tiện nghi của du khách thấp. Các hoạt động của DLST thƣờng ít gây tác động đến môi trƣờng và du khách sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trƣờng. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số ngƣời dân có khả năng tham gia vào việc quản lý, vận hành, kinh doanh dịch vụ DLST. Đó cũng là để ngƣời dân có thể trở thành những ngƣời bảo tồn tích cực. Lợi ích về DLST phải lớn hơn sự trả giá về môi trƣờng, văn hóa, xã hội có thể nảy sinh trên lãnh thổ du lịch. 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái DLST đƣợc phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hƣớng tới phát triển bền vững. Nguyên tắc này đòi hỏi đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. Đây là những nguyên tắc không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý, điều hành mà còn cho cả hƣớng dẫn viên. Cụ
  21. thể: - Thận trọng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên môi trƣờng, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu ô nhiễm. - Phát triển du lịch không làm tổn hại đến nền văn hóa và xã hội địa phƣơng. Các giá trị văn hóa bản địa là một yếu tố không thể tách rời các giá trị môi trƣờng của hệ sinh thái. - Tạo lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phƣơng qua cơ hội việc làm mà họ nhận đƣợc với vai trò là ngƣời làm chủ trong sự phát triển và hoạch định. - Khách du lịch cần đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao. 1.1.6. Tài nguyên Du lịch sinh thái a). Khái niệm tài nguyên Du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch nói chung của mỗi lãnh thổ bao gồm các yếu tố liên quan điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra trên lãnh thổ đó đƣợc sử dụng vào mục đích du lịch. Hay cụ thể hơn, “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố căn bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, ” [7]. DLST đƣợc phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Do đó, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, “nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó” [6]. Nhƣ vậy, không phải tất cả giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần, các thể tổng hợp tự nhiên,các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển DLST mới đƣợc xem là tài nguyên DLST. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp tài nguyên DLST của một lãnh thổ cho mục đích phát triển DLST thì những hệ sinh thái (tự nhiên, nhân sinh) phản ánh đầy đủ các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ
  22. đó, chỉ có những giá trị văn hóa bản địa (vật thể và phi vật thể) là sản phẩm của quá trình sinh sống lâu dài trên cơ sở khai thác các điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ và phản ánh đƣợc các đặc trƣng mang tính quy luật giữa tự nhiên và con ngƣời của lãnh thổ mới đƣợc coi là tài nguyên DLST. Tài nguyên DLST rất phong phú, đa dạng. Một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thƣờng đƣợc nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách gồm: - Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đăc hữu, quý hiếm (các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, sân chim ). - Các hệ sinh thái nông nghiệp phản ánh tổng hợp các điều kiện sản xuất của lãnh thổ (vƣờn cây ăn trái - miệt vƣờn ở Đồng Bằng sông Cửu Long, trang trại, làng hoa cây cảnh - Đà Lạt, Hà Nội ). - Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng. b). Các đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái  Tài nguyên Du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động So với các dạng tài nguyên phục vụ loại hình du lịch khác, tài nguyên DLST thƣờng rất nhạy cảm với những tác động của con ngƣời. Bởi những yếu tố tự nhiên, hay văn hóa bản địa đƣợc coi là tài nguyên DLST là thành phần không thể tách rời trong cấu trúc sinh thái cảnh quan của mỗi lãnh thổ du lịch. Những thành phần này tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với nhau một cách hết sức chặt chẽ. Do đó, sự thay đổi tính chất của một số thành phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dƣới tác động của con ngƣời sẽ là nguyên nhân để thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và tác động tiếp theo là phá vỡ những tập quán, phƣơng thức canh tác của cƣ dân địa phƣơng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng lãnh thổ đó và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hƣởng ở những mức độ khác nhau.
  23.  Tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật nhịp điệu (đặc biệt là nhịp điệu mùa) Tài nguyên du lịch nói chung và DLST nói riêng đều chịu tác động của quy luật nhịp điệu. Nhƣng DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa nên những tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ hơn cả và đây là một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của loại tài nguyên này. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu, đây là nhân tố có vai trò động lực tạo nên sự biến đổi mang tính nhịp điệu của tất cả các thành phần tự nhiên, nhân văn ,và nó sẽ quyết định tính nhịp điệu trong hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ DLST. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển DLST, trong quá trình hoạch định các loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch, là tạo nên khả năng khai thác hoạt động du lịch một cách liên tục.  Tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch Không giống nhƣ các dạng tài nguyên khác, sau khi đƣợc khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác. Tài nguyên Du lịch nói chung và tài nguyên DLST nói riêng thƣờng đƣợc khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Vì vậy, để khai thác tốt tài nguyên DLST thái cần thiết phải có những cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tiếp cận các khu vực tiềm năng. Trên thực tế chúng ta cũng thấy những nơi nào có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện thì hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng sẽ phát triển hơn. Ngƣợc lại những nơi có tiềm năng rất lớn về DLST nhƣng giao thông khó khăn, khả năng tiếp cận còn hạn chế thì mức độ khai thác còn thấp, chủ yếu còn ở dạng tiềm năng (ví dụ nhƣ hồ Ba Bể, núi Phan xi păng ).  Tài nguyên Du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Phần lớn các loại tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST đƣợc xếp vào loại tài nguyên có khả năng phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc nhƣ các sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoàn toàn có thể biến mất do những tai biến thiên nhiên hoặc do tác
  24. động thiếu hiểu biết của con ngƣời. Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt đƣợc quy luật của tự nhiên, lƣờng trƣớc đƣợc những tác động của con ngƣời đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên DLST nói riêng để có những định hƣớng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo cho nguồn tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du lịch nói chung và DLST nói riêng trong tƣơng lai. c). Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái ở Việt Nam  Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm vì vậy đây là hệ sinh thái mang tính phổ biến. Nhƣng do sự khác nhau về điều kiện nhiệt ẩm giữa các mùa, các vùng nên hệ sinh thái này có thể chia ra: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thƣờng xanh; Hệ sinh thái trên núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng khô hạn. Các hệ sinh thái này có thế mạnh đối với phát triển DLST là sự phong phú về thành phần loài động thực vật, với nhiều loài có giá trị, lại tồn tại trên các dạng địa hình có độ chia cắt lớn. Do vậy có thể phát triển các loại hình DLST có sức hút lớn đối với du khách nhƣ: đi bộ xuyên rừng, tìm hiểu khám phá tự nhên, leo núi  Nhóm hệ sinh thái núi cao Việt Nam có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhƣng núi có độ cao trên 1000m chỉ chiếm 10% diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp. Tuy vậy, các hệ sinh thái núi cao lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển DLST. Do nằm trên những khu vực có độ cao lớn nên có khí hậu mát mẻ trong lành, phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, leo núi Đây còn là nơi lƣu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, nhiều loại động thực vật đặc hữu.  Nhóm hệ sinh thái đất ngập nước Các hệ sinh thái đất ngập nƣớc có những đặc thù sinh thái riêng mà nhiều nhà sinh thái vẫn mô tả chung là các hệ sinh thái thủy vực. Đất ngập nƣớc ở Việt
  25. Nam rất lớn và phong phú, bao gồm dải đất ven biển, vùng nƣớc xung quanh các đảo có độ sâu không quá 6m khi thủy chiều xuống thấp, những cửa sông rộng lớn với những đầm lầy, các bãi triều, rừng ngập mặn, các đầm phá ven biển, những cách đồng muối, những vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ngập nƣớc theo mùa đƣợc khai thác chủ yếu để trồng lúa, những rừng tràm bát ngát, những ao, đầm nuôi trồng thủy sản, những hồ nƣớc ngọt tự nhiên, nhân tạo Những hệ sinh thái ngập nƣớc điển hình có thể kể tới: Hệ sinh thái ngập mặn ven biển, hệ sinh thái đầm lầy nội địa, hệ sinh thái đầm phá, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái san hô.Đây có thể coi là một dạng tài nguyên DLST nhiều tiềm năng nhất.  Nhóm hệ sinh thái biển - đảo Trên dọc chiều dài 3260km đƣờng bờ biển và vùng biển rộng trên 1triệu km2, Việt Nam có khoảng 2779 hòn đảo lớn nhỏ. Căn cứ vào đặc điểm phân bố các đảo có thể chia thành 3 hệ sinh thái đặc trƣng: Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ và tùng, áng xen kẽ tạo nên cảnh quan và môi trƣờng sinh thái rất đặc biệt và đa dạng; Hệ sinh thái ở một hoặc hai đảo độc lập hoặc cách nhau tƣơng đối xa; Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh.  Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển Hệ sinh thái vùng cát ven biển là một trong những hệ sinh thái đặc trƣng ở Việt Nam, thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách, thực vật phát triểm hạn chế trong các hệ sinh thái cát, chủ yếu là cỏ dại nhƣ cỏ Lông Chông, cỏ Gà, cỏ gừng, muống biển xen cây bụi nhƣ Xƣơng Rồng, Dứa dại, độ che phủ thấp. Động vật ở hệ sinh thái vùng cát chủ yếu là Nhông cát, Thằn Lằn, Rắn cát,Cò bợ. Cò lửa Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên một số loại đất cát khác nhau nhƣ: đất cồn cát trắng vàng, đất cát biển, đất cát đỏ.  Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân sinh, có tác động của con ngƣời và đƣợc con ngƣời duy trì để phục vụ cho đời sống của mình. Tuy nhiên, cây
  26. trồng và vật nuôi của nhóm hệ sinh thái này phát triển theo những quy luật tự nhiên, phù hợp với môi trƣờng và trong sự cân bằng sinh thái với các sinh vật hoang dã mà chủ yếu ở đây là cỏ dại và côn trùng. Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm: hệ đồng ruộng ( hệ trồng trọt), hệ vƣờn làng (hệ quần cƣ nông thôn), hệ sông hồ, ao đầm (thủy vực).  Các cảnh quan đặc biệt Các di tích tự nhiên: Trên bề mặt địa hình có rất nhiều vật thể với dáng hình tự nhiên song lại rất gần gũi với đời thƣờng, có giá trị thẩm mỹ, gợi cảm, mang những sự tích và truyền thuyết. Đó là những di tích tự nhiên và cũng là nơi đƣợc khách du lịch ƣa thích, ngƣỡng mộ. Các cảnh quan du lịch tự nhiên: Cảnh quan du lịch tự nhiên là nơi có sự phối hợp của những thành phần tự nhiên, đặc biệt là địa hình, thực vật và hệ thống sông suối để tạo thành dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, có khả năng thu hút khách du lịch nhƣng phạm vi không lớn lắm.  Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn trong các khu sinh thái tự nhiên hay là văn hóa bản địa đƣợc hiểu bao gồm cộng đồng dân cƣ với vốn văn hóa truyền thống của họ (tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực ) 1.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Quan điểm nghiên cứu a). Quan điểm Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái đúng hơn là một quan điểm du lịch, một triết lý, là những hoạt động và nguyên tắc mà nếu không đƣợc hiểu đúng , nó sẽ làm thay đổi phƣơng thức đi du lịch. Vận dụng quan điểm này vào đề tài, chúng ta không nên nhìn nhận DLST nhƣ một loại hình du lịch thông thƣờng mà là một định hƣớng trong hoạt động du lịch. Sẽ không tồn tại một tuyến DLST hay một khu DLST cụ thể, vì DLST hay phi DLST hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nếu hoạt động đó là bảo vệ môi trƣờng, đóng góp cho công tác bảo
  27. tồn thì nó sẽ đƣợc coi là đang đi theo hƣớng DLST. Một khách du lịch tham gia vào một “tour DLST” không có nghĩa ngƣời đó đƣơng nhiên là một khách DLST. b). Quan điểm hệ thống Đối với việc nghiên cứu phát triển DLST khu vực Hồ Núi Cốc, cần phải xác định DLST là một bộ phận không thể tách rời của ngành du lịch nói chung và của du lịch tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Bản thân những yếu tố tự nhiên, văn hóa cấu thành hệ thống tài nguyên DLST cho khu vực là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, văn hóa chung của khu vực. Sự biến đổi của một yếu tố tự nhiên, văn hóa nào đó trong quá trình khai thác du lịch có thể làm thay đổi toàn bộ cảnh quan trong khu vực. Do vậy, vận dụng yếu tố này trong quy hoạch phát triển cần phải dựa trên những cơ sở khoa học rõ ràng, tôn trọng quy luật khách quan, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. c). Quan điểm tổng hợp Tất cả mọi hoạt động không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể. Các điều kiện và nhân tố du lịch tồn tại trong sự thống nhất với các yếu tố: tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử. Theo quan điểm này, lãnh thổ du lịch đƣợc tổ chức là một hệ thống liên kết không gian của các đối tƣợng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này đƣợc áp dụng trong việc phân tích các tiềm năng cho hoạt động phát triển du lịch của khu du lịch Hồ Núi Cốc trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố. Quan điểm này cũng luôn đƣợc chú trọng khi đánh giá các hoạt động du lịch và vấn đề bảo tồn môi trƣờng tự nhiên. d). Quan điểm kinh tế, sinh thái bền vững Một trong những vấn đề quan trọng của DLST là bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng du lịch. Đây là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế toàn vẹn. Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải đƣợc coi trọng, trong đó các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần đƣợc tính đến, đảm bảo sự phát triển của DLST trên cơ sở hiệu quả về kinh
  28. tế và bảo tồn môi trƣờng tự nhiên một cách bền vững. e). Quan điểm lich sử Nghiên cứu quá khứ để đƣợc những đánh giá đúng đắn cho hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở để đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển. Quan điểm này đƣợc vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, xu hƣớng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu a). Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu Phƣơng pháp này giúp quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (nhà cửa, công trình, giao thông ) và tìm hiểu văn hóa bản địa, tiếp xúc với ban quản lý, điều hành, ngƣời địa phƣơng để thu thập những nguồn tƣ liệu cần thiết và cập nhật. b). Phương pháp thống kê và phân tích tài liệu Phƣơng pháp thống kê không chỉ áp dụng trong nghiên cứu sơ bộ, thu thập các tài liệu, các bài báo, các báo cáo đã có về khu vực , mà còn sử dụng trong quá trình phân tích, chọn lọc, xử lý các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ xung cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu. c). Phương pháp phân tích tổng hợp Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thông qua việc tổ hợp các nguồn tài liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát thực tế, phân tích để thấy đƣợc tiền năng, thực lực phát triển du lịch và thấy đƣợc mức độ phức tạp của lãnh thổ. d). Phương pháp điều tra xã hội học Phỏng vấn bảng hỏi các đối tƣợng: ngƣời dân địa phƣơng, khách du lịch nƣớc ngoài, khách du lịch trong nƣớc. Khảo sát, xác định các đối tƣợng và nội dung cần điều tra, đề tài thực hiện điều tra hai đối tƣợng chính là khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng. Lựa chọn phƣơng pháp điều tra với ba cách tiếp cận cơ bản: phỏng vấn thông
  29. qua trao đổi, trò chuyện; phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tƣởng cơ bản. Kết luận chương 1 DLST đƣợc chấp nhận trên phạm vi quốc tế với những ý tƣởng phát triển bền vững. Tuy nhiên, DLST không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” cho tất cả những vấn đề đang tồn tại của ngành du lịch. DLST hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu này, DLST phải đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, môi trƣờng, xã hội với các giá trị tài nguyên và giá trị đạo đức. Phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể của từng điểm, từng khu du lịch thì tiềm năng DLST của chúng không giống nhau. Chính vì vậy, để phát triển DLST tại khu vực này, khóa luận tập trung vào tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch, từ đó đánh giá dƣới góc độ DLST trong chƣơng 2, 3 và 4 của khóa luận.
  30. CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a). Vị trí địa lý Khu vực Hồ Núi Cốc bao gồm 12 xã: Hùng Sơn, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ, Bình Thuận, Ký Phú, Văn Yên, Cát Nê (thuộc huyện Đại Từ), Phúc Tân (Phổ Yên), Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc xuân (thuộc thành phố Thái Nguyên). Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về phía Tây, với tổng diện tích hơn 22500 ha. Trong đó, Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nƣớc khoảng 2500 ha. Đây là một hồ nƣớc nhân tạo đƣợc hình thành từ việc đắp đập ngăn dòng chảy của sông Công. Khu vực Hồ Núi Cốc có tọa độ địa lý trong khoảng: Từ 1050 33’ đến 1050 45’ kinh Đông và từ 210 29’ đến 210 40’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp với các xã còn lại của huyện Đại Từ, phía Đông là thành phố Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và thị xã sông Công, phía Tây ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc bởi dãy Tam Đảo. b). Đặc điểm địa chất, địa hình Khu vực Hồ Núi Cốc có địa hình khá đơn giản, phía Tây là sƣờn Đông của dãy Tam Đảo đƣợc phân định từ độ cao 1500 m trở xuống. Phía Đông Bắc là dãy núi Pháo, kéo dài khoảng 15km theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, rộng trung bình 2 - 3km với đỉnh cao nhất khoảng 500m. Vùng trung tâm là những dải đồi núi thấp, độ cao trung bình từ dƣới 250m. Độ dốc từ 15 - 250, xem với các dạng địa hình thung lũng - nơi đã đƣợc con ngƣời khai thác sử dụng từ lâu đời. Ở chính giữa là thung lũng sông Công chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và Hồ Núi Cốc. Nằm song song với bờ phía Tây Nam của Hồ Núi Cốc là dãy núi Thằn Lằn, với đỉnh cao nhất khoảng 497m. Có thể khái quát, địa hình khu vực Hồ Núi Cốc mang tính chuyển tiếp giữa vùng gò đồi bậc thềm phù sa cổ phía Đông Nam và vùng đồi núi cao ở phía Tây Bắc Bộ. Về đặc điểm địa chất. Khu vực Hồ Núi Cốc có nền trầm tích phiến thạch, sỏi
  31. sạn kết và phiến thạch sét, khó phong hóa, nghèo dinh dƣỡng. Khoáng vật sau phong hóa dễ hòa tan, chứa nhiều cấp hạt thô, vụn. c). Đặc điểm khí hậu, thủy văn Mặc dù mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Thía Nguyên cũng nhƣ toàn vùng Đông Bắc của Việt Nam với nền tảng nhiệt đới gió mùa ẩm có một mùa đông lạnh. Trong đó có một nùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều, lƣợng mƣa tập trung từ tháng 6 - tháng 10. Mùa đông rét kéo dài từ tháng 11- tháng 3. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình mở rộng và thấp dần về phía Đông Nam, có độ cao trên 1500m tạo nên bức chắn địa hình đối với gió mùa Đông Bắc, xuất hiện kiểu thời tiết mang tính địa phƣơng rõ nét. Do vậy, trong khu vực nghiên cứu, xuất hiện những cơn mƣa có lƣợng khá lớn thƣờng xảy ra vào đầu vào cuối mùa đông, ngay trong thời gian giữa mùa đông cũng thƣờng xuyên xuất hiện những trận mƣa nhỏ. Điều này làm cho tính chất khô của mùa đông bớt khắc nghiệt hơn, có lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhƣng lại có tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Đặc điểm thủy văn. Với lƣợng mƣa hàng năm khá lớn (lớn nhất tỉnh), đã tạo điều kiện cho mạng lƣới sông suối trong khu vực khá phát triển. Dòng chảy chính trong khu vực là sông Công, với chiều dài là 96 km, tổng diện tích lƣu vực rộng 951 km2 (chiều rộng lƣu vực 13 km, chiều dài lƣu vực 73km), độ dốc dòng chảy là 1,89%. Bên cạnh đó là phụ lƣu của nó (chủ yếu tập trung bên hữu ngạn), sông Nƣớc Giáp, suối Ngòi Tía, suối Kẻn, suối Tôn, suối Ký Phú, suối Hai Huyện, suối Nguồn, suối Cầu Tây Lƣu lƣợng nƣớc của sông Công khá dồi dào, nhƣng có sự chênh lệch lớn giữa mùa lũ và nùa cạn, trung bình đạt 17,2m3/s .Ở trung lƣu của sông Công, ngƣời ta đã xây dựng Hồ Núi Cốc (từ thƣợng nguồn tới hồ là 47 km). Sự ra đời của Hồ Núi Cốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống và sản xuất của cƣ dân trong khu vực. Đây là công trình thủy nông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, đƣợc khởi công từ năm 1972 đến năm 1978 thì hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Hồ bao gồm một đập chính dài 480m, cao 49m nằm trên địa phận xã Phúc Trìu (Tp Thái Nguyên) và 6 đập phụ có độ cao từ 5- 13m, chiều dài từ vài chục đến vài trăm mét. Hồ nhận nƣớc từ sông
  32. Công và các sông suối khác trong khu vực trên diện tích lƣu vực rộng 535 km2, hồ có dung tích thiết kế trung bình là 175,5 triệu m3, mực nƣớc trung bình là 46,2m. Cùng với hồ là hệ thống kênh lấy nƣớc, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, gồm 4 kênh: kênh Chính dài 18 km, kênh tây dài 18 km, kênh giữa dài 20 km, kênh Đông dài 9 km. Điều chúng ta cần lƣu ý khi phân tích đặc điểm khí hậu trong khu vực là vai trò điều hòa của Hồ Núi Cốc, có diện tích mặt nƣớc trung bình 2500 ha, chiếm 11% diện tích tự nhiên của khu vực, vì vậy về mùa hè hồ có khả năng làm cho không khí trở nên mát mẻ trong lành hơn. Đây cũng chính là một điều kiện lý tƣởng để thu hút khách du lịch và xây dựng các tuyến du lịch phát triển DLST trong vùng. d). Đặc điểm thực vật Do nền nhiệt ẩm nhƣ vậy, khu vực Hồ Núi Cốc phát triển kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới đai núi thấp. Đây là hệ sinh thái rừng nhiệt đới đai núi thấp, đa dạng, phong phú và có giá trị cao về lâm sản và phòng hộ. Thành phần thực vật chủ yếu gồm các loại họ Đậu, Re, Dẻ, Tuy vậy, thảm thực vật tự nhiên kể trên chỉ còn tồn tại trên các đỉnh thuộc dãy núi Pháo, Thằn Lằn (với diện tích nhỏ), dãy Tam Đảo và đang trong quá trình phục hồi. Phần lớn thảm rừng tự nhiên đã bị khai thác chuyển thành đất nông nghiệp, thay thế vào đó là các dạng rừng trồng với nhiều giống cây nhập nội nhƣ Bạch Đàn (trắng, lá liễu); Keo (lá tràm, tai tƣợng) Mặc dù các loại cây trên phát triển khá mạnh trong điều kiện địa phƣơng nhƣng nó đang tiềm ẩn những nguy cơ đáng lo ngại và sức hấp dẫn du lịch của các dạng rừng trồng là rất thấp. Vì vậy, cần phải có kế hoạch thay thế dần các giống nhập nội kể trên bằng những loài bản địa phù hợp, nhằm tăng cƣờng khả năng phòng hộ, phát triển bền vững nhiều nguồn gen thực vật quý hiếm và tạo điều kiện phát triển DLST. e). Đặc điểm thổ nhưỡng Nhìn chung, đất đai trong khu vực có độ pH từ 3,5 - 4,6. Đất chua, nghèo mùn. Đất có thể chia thành 3 loại chính: Đất feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành phần cơ giới trung bình, hình thành trên nền đá mịn (phiến thạch sét,
  33. Acgilit, phấn sa), đƣợc phân bố rộng, đất giữ nƣớc tốt thích hợp trồng chè, cây ăn quả và rừng; Đất feralit vành đỏ tầng trung bình đến mỏng. Loại đất này phân bố rải rác, giữ nƣớc kém thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, trồng rừng; Đất feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành phần cơ giới trung bình, hình thành trên nền đá mịn và thô bán ngập. Loại đất này phân bố theo dải, giữ nƣớc tốt, thích hợp với trồng cây ăn quả. Ngoài ra còn có đất đƣợc hình thành ở các thung lũng, qua quá trình canh tác lúa nƣớc và hoa màu lâu đời. Loại đất này có đặc điểm giữ nƣớc tốt, chua, nhƣng do đƣợc chăm sóc thƣờng xuyên nên vẫn có khả năng cho năng suất cao. 2.1.2. Các hệ sinh thái Không phải tất cả các giá trị tự nhiên và nhân văn có mặt trên một lãnh thổ đều đƣợc coi là tài nguyên DLST mà những giá trị này phải gắn với một hệ sinh thái cụ thể. Trong bài khóa luận, các dạng tài nguyên DLST tự nhiên đƣợc nghiên cứu thông qua những hệ sinh thái cụ thể tồn tại trên những dạng cảnh quan khác nhau. Nhìn chung, sinh thái, cảnh quan khu vực Hồ Núi Cốc tƣơng đối đồng nhất. Tuy nhiên, xét về địa hình, địa chất, thủy văn thì cũng xuất hiện những sự khác biệt về khí hậu địa phƣơng, về đặc điểm của các loại đất, đặc biệt sự khác biệt này lại quy định sự xuất hiện của những hệ sinh thái, những sinh vật khác nhau. Sự xuất hiện của con ngƣời cùng với quá trình khai thác các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đã tạo nên tập quán và cơ cấu sản xuất của cƣ dân địa phƣơng, từ đó nó tạo nên những sắc thái văn hóa cụ thể cho từng khu vực. Cụ thể chúng ta có thể chia khu vực Hồ Núi Cốc ra thành ba dạng cảnh quan khác nhau: Dạng cảnh quan núi thấp và trung bình có độ cao từ 250 - 700 m (gồm dãy núi Pháo, dãy Thằn Lằn, sƣờn Đông dãy Tam Đảo); Dạng cảnh quan gò, đồi, thung lũng ở độ cao dƣới 250 m (là vùng có diện tích rộng nhất, bao quanh phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc của hồ); Cảnh quan vùng lòng hồ (mặt nƣớc và các đảo nổi). Trên mỗi dạng cảnh quan đều tồn tại những hệ sinh thái đặc trƣng điển hình.  Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai núi thấp Đây là hệ sinh thái rừng nhiệt đới tự nhiên khá phong phú, đa dạng và có giá
  34. trị cao về lâm sản, phòng hộ và DLST. Hệ sinh thái rừng này thƣờng có 5 tầng: tầng vƣợt tán, tầng ƣu thế sinh thái, tầng dƣới tán, tầng cây bụi thấp, tầng thảm tƣơi. Ngoài ra còn có cây thân thảo, cây thân gỗ và dây leo, cây phụ sinh, cây ký sinh. Tầng cây gỗ rất phong phú về loài, thƣờng gặp những loài cây thân gỗ lớn và nhỡ, thuộc những loại chủ yếu sau: họ Đậu, họ Re, họ Dẻ, họ Xoan, họ Dâu tằm, họ Vang, họ Trinh Nữ, họ Mộc Lan, họ Trám, họ Bồ Hòn, họ Máu chó, họ Bứa, họ Sim, họ Trôm, họ Thầu dầu, họ Na, họ Du, họ Cà phê, họ Điều Tầng cây bụi có rất nhiều loài thuộc một số loại chủ yếu nhƣ: họ Cam Quýt, họ Trúc Đào, họ Mua, họ Hoa Tán, họ Thầu dầu, họ Cau Dừa, họ phụ Tre Trúc Tầng thảm tƣơi có các loài phổ biến ở họ cỏ, họ Cói, họ Gai, họ Ráy, họ Gừng, họ Hành Tỏi, và các loài Dƣơng Xỉ Tầng phụ sinh, ký sinh có nhiều loại của họ Phong Lan, họ Đàn hƣơng, họ Tầm gửi và nhiều loài quyết thực vật sống phụ sinh. Tầng dây leo, có nhiều loại dây leo thân gỗ có giá trị nhƣ các loài dây leo thuộc họ Na, họ Đậu, họ Sổ, họ Huyết Đằng, họ Tiết dê, họ Cậm Cang, họ Củ nâu, họ Nho, họ Vang, họ Trinh Nữ Về động vật, do những điểm tƣơng đồng về mặt tự nhiên, đồng thời tiếp giáp với VQG Tam Đảo. Khu vực này gồm có: 64 loài thú, 239 loài chim, 76 loài bò sát, 28 loài lƣỡng cƣ và 437 loài côn trùng. Trong đó, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có giá trị và sức hút mạnh đối với du khách. Hệ sinh thái này hiện nay chỉ còn tồn tại trên các đỉnh thuộc dãy núi Pháo, dãy Thằn Lằn và phần thuộc VQG Tam Đảo. Đây là một dạng tài nguyên DLST có giá trị cao. Với ƣu thế là sự phong phú các thành phần loài thực vật, động vật, lại tồn tại trên các dạng địa hình cao, chia cắt mạnh tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Do vậy, hệ sinh thái này rất phù hợp với loại hình DLST khám phá thiên nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp leo núi, ngắm cảnh
  35.  Hệ sinh thái rừng phục hồi tự nhiên Đây là kiểu rừng non tái sinh mới khép tán sau khai thác (Dẻo gai, Kháo, Lim, Trám, Ngát, Dền, Bứa, Máu chó). Diện tích khoảng 400 ha, phân bố chủ yếu trên dạng cảnh quan núi thấp ở độ cao 250 - 450 m. Phía Tây Hồ Núi Cốc thuộc địa phận các xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên), Vạn Thọ, Lục Ba (huyện Đại Từ), một dải dọc theo vùng đệm của VQG Tam Đảo và trên các đảo nổi. Loại rừng non thứ sinh này mang nhiều nét đặc trƣng của rừng thƣờng gặp ở vùng đồi núi thấp tỉnh Bắc Thái cũ và vùng phụ cận. Rừng đƣợc hình thành trên những khu đồi bán trọc (có cây bụi mọc rải rác), sau khi có quy hoạch rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc những diện tích này đƣợc khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt, và phát triển trong điều kiện tự nhiên (khoảng 15 - 20 năm trở lại đây). Thực vật đƣợc chia làm hai loại rõ rệt. Tầng trên là một quần thể cây cao khoảng 7 - 10 m, tán giao nhau tạo thành một vòm liên tục. Sự phân hóa chiều cao trong quần thể không rõ rệt, đƣờng kính trung bình của tầng cây gỗ đạt 8,36 cm, mật độ cây đạt từ 3500 - 4000 cây/ha. Thành phần loài tƣơng đối phong phú, đã thống kê đƣợc trên 60 loài cây gỗ, trong đó nhiều nhất là các loài thuộc họ Re (có 12 loài), họ Dâu tằm (7 loài), họ Dẻ (5 loài). Ở đây còn gặp cả những loài ƣa sáng, tạm cƣ nhƣ Màng Tang, Ba Soi, Ba Bét, Bùng Bục, và những loài định cƣ có kích thƣớc lớn, đời sống dài và nhiều loài gỗ quý nhƣ: Lim xanh, Giổi, Chai, Sến mật, Đinh thối, Kè đuôi giông, Xoan nhừ, Chò nâu, Sâng xoan, Chặc khế, Thôi chanh, Thôi ba và một số loài Re: Re gừng, Re lá nhỏ, một số loài Dẻ: Dẻ gai, Dẻ, Dẻ Ấn Độ. Bên cạnh đó, còn có Vàng Anh, Cổng mạ, Kháo lá lớn, Kháo nƣớc, Rè vàng, Kháo vàng, Sấu, Sơn rừng, Vải thiều rừng, Dâu da xoan, Cà muối, Thanh thất và một số loài khác. Tầng dƣới không phát triển lắm, mọc thành từng đám hoặc rải rác dƣới tán rừng. Các loài thƣờng gặp là Lấu (có 2 loài), Đơn nem (3 loài), Dây trứng quốc (2 loài), Bọt ếch, Phèn đen, Bồ cu vẽ, Thao kén, Tổng khoảng 20 - 25 loài. Nhóm dây leo và ký sinh phụ tƣơng đối nghèo nàn, chỉ gặp một số ít loài dây leo nhƣ: Móng bò leo, Dây mật, Bạc thau (3 loài ), Ngấy (2 loài), Cậm cang Các cây ký phụ sinh quan sát thấy gồm: một số loài Dƣơng xỉ và họ Tầm
  36. gửi. Tầng cây tái sinh (chủ yếu là tái sinh chồi) đã có số lƣợng tƣơng đối khá, một số loài thƣờng gặp là các loài Re, Rẻ, Sung rừng, Mít rừng, Dền, Ngát, Cọc rào, Sơn rừng, Bứa, Máu chó, Dẻ gai Ấn Độ, Vàng Anh, Cổng mạ, Kháo lớn, Kháo nƣớc, Rè vàng, Kháo vàng, Sấu, Vải thiều rừng, Cà muối, lác đác có Chò nâu, Xoan đào, Sồi hồng, Dẻ đỏ, Dẻ cau và một số loài khác. Số lƣợng cây trung bình đạt 1000- 2000 cây/ha, chúng có sức sinh trƣởng tƣơng đố cao. Về động vật, nhìn chung thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng cá thể thấp hơn so với hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh, trong rừng thƣờng chỉ gặp số ít những loài chim nhƣ: Chào mào (có 2 loại), Chích chòe, Xẻ quạt, Bạc má, Bồ cu, Cú mèo, Một số loài bò sát: nhiều nhất là rắn (rắn ráo, rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn hổ mang, rắn xanh ), Thằn lằn, Kỳ đà, Tắc kè ,các loài gặm nhấm, bƣớm, côn trùng. Những loài thú lớn không còn, chỉ thấy một số loài Cầy, Mèo rừng, Sóc Tuy vậy, tần số bắt gặp cũng rất thấp, chỉ có chim là có khả năng quan sát thƣờng xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Sức hấp dẫn của hệ sinh thái này so với hệ sinh thái rừng thƣờng xanh tự nhiên nêu trên tuy không cao, nhƣng do tồn tại những dạng địa hình thấp, khả năng tiếp cận dễ dàng hơn nên phù hợp với nhiều đối tƣợng du khách. Hệ sinh thái này nhìn chung phù hợp với các loại hình DLST nhƣ: ngắm cảnh, dã ngoại, chữa bệnh nó đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu sinh thái của các thảm thực vật tự nhiên.  Hệ sinh thái rừng nhân sinh Rừng Keo lá tràm và Keo tai tượng Vì hai loại này khá giống nhau về kết cấu, chỉ có tầng cây to khác loài còn các đặc điểm khác khá giống nhau, đặc biệt là giá trị đối với DLST, nên chúng ta có thể coi chúng nhƣ một hệ sinh thái duy nhất. Rừng keo phát triển khá mạnh trong khu vực, với tổng diện tích khoảng 300 ha, tập trung chủ yếu ở dạng cảnh quan đồi, gò, thung lũng ở độ cao 250m trở xuống và trên các đảo nổi. Tất cả rừng keo trong khu vực đều có từ 5- 10 tuổi, chiều cao cây trung bình từ 10- 15m, đƣờng kính ngang ngực đạt 10- 23cm,
  37. rừng đã khép tán, mật độ trung bình từ 800- 1000 cây/ha. Thảm thực vật tự nhiên dƣới tán rừng Keo lá tràm và keo tai tƣợng trong khu vực tƣơng đối giống nhau. Cây gỗ tự nhiên tái sinh tuy nhiều loài ( có tới trên 40 loài) nhƣng số lƣợng cá thể không lớn, trên dƣới 2000 cây/ha, phân bố không đều, có chiều cao trung bình từ 3- 4m, tạo thành tán cây gỗ thứ hai dƣới tán cây trồng chính là Keo. Trong số những cây gỗ mọc tự nhiên, nhiều nhất phải kể đến: Màng Tang, Dẻ các loại (có 4- 5 loài), Re các loại (4 loài), Sơn rừng, Ba soi, Ba Bét, Thanh Thất, Côm (có 2 loại), Máu chó, Dền, Thẩu Tấu, ở đây cũng có Lim xanh, Hoàng Linh, Giổi, Trám, Dẻ gai, Ngát, Bứa, Vàng Anh, Xoan đào, Chẹo tái sinh, song số lƣợng không nhiều. Tầng thảm tƣơi và cỏ quyết phát triển khá mạnh che phủ hầu nhƣ diện tích mặt đất. Nhiều nhất là Guột (Tế), Sim, Mua, cỏ Lào, và các loại cỏ khác thuộc Poaceae Có các loài cây bụi nằm rải rác nhƣ: Trứng ếch, Bồ cu vẽ, Găng, Táo dại, Mẫu đơn, Cledendron (3 loài), Phèn đen, Dây leo tƣơng đối nhiều, đặc biệt ở những chỗ dại nắng: dây Chạc chìu, Mơ lông , Bƣớn bạc, Hà thủ ô trắng, Dây hoa dẻ, Tiết dê, Nho rừng, Bạc thau (có 3 loài), dây mật, củ nâu, củ mài Động vật trong hệ sinh thái rừng trồng thƣờng không phong phú, không có những loài thú lớn, những loài có thể quan sát đƣợc chủ yếu là chim, bƣớm và các loại côn trùng, có một số loài bò sát, gặm nhấm, tuy vậy nhƣng khả năng quan sát thấp. Do tồn tại trên dạng địa hình thấp, khả năng tiếp cận dễ dàng, mật độ cũng nhƣ thành phần loài thấp nên rất thích hợp với những loại hình dã ngoại, cắm trại, học tập, nghiên cứu ngoài trời. Vấn đề lớn nhất cần quan tâm đến kiểu rừng này hiện nay là: gần nhƣ toàn bộ diện tích Keo trong khu vực đã đến tuổi thu hoạch, và đang trong giai đoạn thu hoạch rộ, nhƣng công tác phục hồi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó lớp phủ rừng đang có nguy cơ suy giảm, cảnh quan tự nhiên đang bị xáo trộn. Rừng Keo trong khu vực chia thành 2 loại: Rừng thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc (còn gọi là rừng phòng hộ) và rừng đƣợc giao cho các hộ nông dân, chăm sóc quản lý và sử dụng (còn gọi là rừng sản xuất).
  38. Rừng Bạch đàn trắng Kiểu rừng hiện có diện tích khoảng trên 1000 ha, đây là loài cây nhập nội, đƣợc trồng theo dự án PAM (1989- 1993), phân bố chủ yếu ở dải đồi phía Đông - Bắc, Đông và Tây Nam khu vực Hồ Núi Cốc. Rừng Bạch đàn có độ khép tán thấp, tầng cây cao (cao từ 15- 20m), mật độ cây không đồng đều, từ 600- 800 cây/ha. Đƣờng kính tầng cây lớn biến đổi mạnh,chủ yếu là những loài cây có đƣờng kính nhỏ. Nhìn chung, rừng Bạch đàn trắng trong khu vực kém phát triển. Tầng cây tái sinh dƣới tán Bạch đàn trắng chủ yếu là Bạch đàn tái sinh chồi sau khi khai thác và một số loài lá rộng còn có gốc cây mẹ sót lại nhƣ : Cà lồ, Sồi hồng, Dẻ cau, Re gừng, Vải thiều rừng, Trám, nhƣng số lƣợng rất ít. Tầng cây bụi rất phát triển với sự đa dạng về loài cũng nhƣ số lƣợng cá thể cây, trong đó phổ biến nhất là Thẩu Tấu, Dung tía, Chè đuôi lƣơn, Sim, Sầm xì, Bọt ếch, Quanh châu, cỏ Lào, cỏ roi ngựa, Bồ cu vẽ, Ba soi, Phèn đen, Tầng thảm tƣơi có nhiều loại cỏ ƣa sáng, nhiều nhất là Guột (Tế), cỏ Lào, cỏ Hoa, cỏ Tranh, Đơn buốt, cỏ lá Sả, cỏ Chè vè, cỏ Chít, Trinh nữ (xấu hổ). Độ che phủ tới 50- 100%. Về động vật, tƣơng tự nhƣ hệ sinh thái rừng Keo, thành phần loài và số lƣợng cá thể đều thấp, ít có khả năng quan sát. Xét về giá trị của các hệ sinh thái rừng trồng đối với DLST, do sự đơn điệu về thành phần loài, cũng nhƣ sự thiếu vắng của những loài thực vật bản địa có giá trị cao, nên sức hấp dẫn của hệ sinh thái này đối với du khách là thấp. Tuy vậy, sự tồn tại của các hệ sinh thái này bên cạnh tác dụng làm phong phú thêm các hệ sinh thái cho khu vực thì bản thân chúng cũng có thế mạnh riêng. Do thành phần các loài cũng thấp, nên không gian hệ sinh thái rừng này thoáng đãng hơn, ít những loài động vật nguy hiểm, đồng thời lại tồn tại trên các dạng địa hình thấp, dễ tiếp cận, nên nó đặc biệt thích hợp cho du khách đi picnic, cắm trại Hệ sinh thái đồng ruộng Hệ sinh thái đồng ruộng là một hệ sinh một hệ thống quần thể hoặc các quần
  39. thể cây trồng làm trung tâm tƣơng tác chặt chẽ với môi trƣờng xung quanh bao gồm: ánh sáng, không khí, nƣớc, địa hình, đất đai, cỏ dại, côn trùng, vi sinh vật Điểm khác nhau chủ yếu của các thành phần hợp thành hệ sinh thái đồng ruộng so với hệ sinh thái khác là quần thể cây trồng chủ đạo do con ngƣời điều khiển một cách đầy đủ, bản thân con ngƣời, gia súc cũng là thành phần hợp thành của hệ sinh thái. Ngoài ra còn có một số biện pháp điều khiển của con ngƣời có ảnh hƣởng sâu sắc tới sự hợp thành của hệ sinh thái nhƣ biện pháp làm đất, bón phân, phòng chống sâu bệnh, cỏ dại, phủ đất, tƣới nƣớc và điều khiển di truyền. Hệ sinh thái đồng ruộng ở đây, mang đặc điểm chung của hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam là phong phú, đa dạng về thành phần các quần thể cây trồng, vật nuôi. Khu vực Hồ Núi Cốc là một vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen với thung lũng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên hoạt động nông nghiệp chính của cƣ dân trong vùng là canh tác lúa nƣớc, trồng màu ở thung lũng kết hợp trồng cây lƣơng thực (nhƣ: ngô, khoai, sắn ), cây công ngiệp ngắn ngày (vừng, đậu tƣơng ), cây công nghiệp dài ngày (Chè, cây ăn quả trên sƣờn đồi). Hoạt động nông nghiệp này đã tạo nên một hệ sinh thái khá phổ biến trong toàn khu vực. Tuy vậy, nếu nhìn từ góc độ thế mạnh, thì chỉ có hệ sinh thái đồng ruộng phát triển trên dạng cảnh quan đồi núi thấp phía Đông và Đông Nam Hồ Núi Cốc (thuộc địa phận xã Tân Cƣơng, một phần Phúc Trìu và Phúc Xuân) là đáng chú ý nhất. Với quần thể lúa nƣớc ở thung lũng, chè và cây ăn quả trên sƣờn đồi, đây là hệ sinh thái đặc trƣng nhất, tạo nên sắc thái riêng cho vùng đất này. Nếu nhƣ thế mạnh của các hệ sinh thái tự nhiên là sự phong phú, đa dạng về thành phần loài có trong hệ sinh thái đó, thì trái lại điều tạo nên sự lôi cuốn đối với du khách từ hệ sinh thái đồng ruộng lại là sự đồng nhất về thành phần loài trên một diện tích rộng lớn. Đến với dạng cảnh quan phía Đông và Đông Nam Hồ Núi Cốc, trên một diện tích rộng lớn chúng ta sẽ bắt gặp một màu xanh duy nhất của lúa, chè, xen với đó là cây ăn quả nối tiếp nhau từ thung lũng lên đỉnh đồi.
  40. Hệ sinh thái hồ nước ngọt Trong hệ sinh thái hồ nƣớc ngọt, đáng chú ý nhất là hệ sinh thái Hồ Núi Cốc. Đây là một hồ nƣớc nhân tạo, hình thành do việc đắp đập ngăn dòng chảy của sông Công, hồ có diện tích mặt nƣớc trung bình là 2500 ha (mùa mƣa là 2700 ha, mùa cạn là 1900 ha). Theo nghiên cứu của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên năm 1993 [13], Hồ Núi Cốc có đặc điểm nhƣ sau: Nhiệt độ: Nhiệt độ nƣớc hồ có sự chênh lệch khá lớn giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa đông, nhiệt độ nƣớc giao động trong khoảng từ 18- 200 c, mùa hè là khoảng 33- 340 c, sự khác biệt về nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy là không đáng kể, trung bình khoảng 10 c về mùa hè, mùa đông không có sự khác biệt. Độ trong: Phụ thuộc vào từng địa điểm, nhƣng giao động trong khoảng từ 0,7- 0,9m ở khu vực giữa hồ (có khả năng nhìn sâu), tới 1,2m ở khu vực đập chính và eo Phú Khánh. Độ trong của hồ cũng có sự biến đổi theo mùa, mùa khô nƣớc trong hơn (0,9- 1,9m), còn mùa mƣa con số này là 0,3 - 1,4m. Độ pH: Độ pH của hồ có sự biến đổi theo mùa và theo độ sâu của hồ. Trong mùa khô, nƣớc hồ có tính kiềm nhẹ, độ pH trung bình là 7,0 - 7,2. Trong mùa mƣa, tính kiềm tăng lên, độ pH đạt 7,7 - 7,8. Nƣớc ở tầng đáy có độ pH thấp hơn tầng mặt, thông thƣờng là 6,6- 6,9 so với 7,0- 7,8. Ô xy hòa tan: Tầng nƣớc mặt có hàm lƣợng ô xy hòa tan cao nhất và đạt tới 7,68 mg/l, chỉ số này giảm dần theo độ cao của tầng nƣớc. Hàm lƣợng ô xy hòa tan thấp nhất đƣợc ghi nhận ở tầng đáy có độ sâu 17 - 18m là 2,6 - 2,96 mg/l. Lƣợng ô xy hòa tan trong mùa hè thấp hơn một chút (6,8 - 7,0 mg/l) so với mùa đông (7,7 - 7,9 mg/l) ở vùng trung tâm hồ chứa. Hàm lƣợng ô xy hòa tan còn phụ thuộc vào từng khu vực cụ thể, thông thƣờng vùng hạ lƣu cung nhƣ đập chính thƣờng cao hơn. Nitrat và Phosphat: Cả năm hàm lƣợng Nitrat và Phosphat trong hồ đều rất thấp, thậm chí còn không phát hiện ở nhiều khu vực trong hồ. Thông thƣờng khu vực thƣợng lƣu và tầng đáy có hàm lƣợng Phosphat và Nitrat cao hơn ở các khu vực và tầng đáy còn lại. Với những đặc điểm nhƣ vậy của Hồ Núi Cốc đã tạo nên cho hồ có những
  41. điều kiện về thành phần động - thực vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng. Theo kết quả điều tra sinh thái học vào thời kỳ đầu ngập nƣớc (1977 - 1978) ở hồ chứa Núi Cốc của Phan Hữu tƣờng, năm 1993 cho thấy: Thực vật nổi: Có khoảng 73 giống loài, thuộc 7 ngành tảo khác nhau, nhiều nhất là Tảo lục 32 giống, tảo khuê 17 giống, tảo lam 13 giống, tảo giáp 4 giống, tảo trần 3 giống, tảo vàng 3 giống và tảo vàng ánh 1 giống. Mật độ tảo có sự biến động theo nhịp điệu mùa và đặc điểm sinh thái của từng loại tảo, nhƣng nhìn chung số lƣợng lớn nhất xuất hiện vào mùa xuân. Động vật nổi: có khoảng 40 giống loài, thuộc 4 nhóm khác nhau mang tính chất khu hệ miền núi. Bao gồm: nhóm ấu trùng, nhóm chân mèo, nhóm râu ngành, nhóm luân trùng. Sự phân bố về mật độ động vật nổi có những đặc tính giống nhƣ hồ chứa nƣớc Thác Bà: vùng nƣớc giao lƣu có số lƣợng lớn nhất, sau đó đến vùng chân đập và đến eo ngách, thấp nhất ở vùng thƣợng nguồn. Bên cạnh đó, số lƣợng các loài động vật nổi cũng có sự biến đổi theo mùa, cao nhất tập trung vào mùa đông - xuân, thấp hơn vào mùa hè thu. Động vật đáy: đã thống kê đƣợc 27 giống loài, trong đó côn trùng chiếm ƣu thế nhất với 14 giống loài, chiếm 52%. Số lƣợng cá thể các loài động vật đáy có sự biến đổi theo mùa, cao nhất vào thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hạ. Nhìn chung thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng cá thể động vật đáy ở Hồ Núi Cốc tƣơng đối nghèo, đây cũng là đặc điểm chung của các hồ chứa ở miền núi. Khu hệ cá: Thành phần các loài cá tự nhiên đƣợc biết tới ở Hồ Núi Cốc thuộc 63 loài thuộc 44 giống nằm trong 13 họ, 6 bộ. Trong đó cá Chép có số lƣợng nhiều nhất với 48 loài, chiếm 76,2%, cá Vƣợc có 9 loài chiếm 14,2%, cá Chuối có 2 loài, chiếm 3,2%, cá Chạch sông có 2 loài chiếm 3,2%. Bên cạnh đó Hồ Núi Cốc còn có các loại cá nuôi thả, gồm: cá Roohu, cá Mrigan, cá Mè trắng Việt Nam, cá Rô Phi. Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy Hồ Núi Cốc là một hồ nƣớc ngọt miền núi có tính đa dạng sinh học tƣơng đối cao, có môi trƣờng tự nhiên khá thân thiện với con ngƣời. Bên cạnh đó, với diện tích mặt nƣớc rộng, nhiều đảo nổi: có gần 90 hòn đảo lớn nhỏ (đảo Cò, đảo Dê, đảo Khỉ, đảo Bạch Đàn, đảo Trám ),
  42. phong cảnh tự nhên hấp dẫn, nơi đây đƣợc đánh giá là có điều kiện để phát triển tổng hợp các loại hình du lịch. Cùng với Hồ Núi Cốc, trong khu vực nghiên cứu còn có hồ Vai Miếu, đây cũng là một hồ nƣớc nhân tạo, đƣợc hình thành do việc đắp đập ngăn dòng chảy của suối Nguồn (là một con suối bắt nguồn từ dãy Tam Đảo). Hồ có diện tích trung bình khoảng 250 ha, thuộc địa phận xã Ký Phú (Đại Từ), nằm trong ranh giới của Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo. Tuy đây là một hồ nƣớc nhỏ nhƣng do vị trí nằm ngay dƣới chân dãy Tam Đảo, nên hồ có phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn, đầy cuốn hút và thách thức. Đặc điểm sinh thái hồ Vai Miếu có nhiều nét tƣơng đồng với hệ sinh thái Hồ Núi Cốc, nhƣng do diện tích nhỏ nên số lƣợng cũng nhƣ thành phần loài xuất hiện trong hồ thấp, đáng chú ý chỉ có các loài cá tự nhiên (họ Chép). 2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ, SẢN XUẤT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 2.2.1. Đặc điểm dân cư, sản xuất Trƣớc những năm 1930, đây là khu vực cƣ trú của ngƣời Dao (Mán), Sán Dìu với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự nhiên. Nhƣng từ những năm 1930 trở lại đây đặc biệt trong giai đoạn 1950- 1960, một số lƣợng ngƣời kinh rất lớn từ khu vực Đồng bằng sông Hồng đã di cƣ lên, ngƣời Tày, Nùng ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn xuống, làm cho địa bàn cƣ trú của ngƣời dân tộc bản địa thu hẹp lại và lùi sâu vào những vùng núi cao phía Tây. Tính đến năm 2010, dân số trong khu vực là 1.149,1 nghìn ngƣời, với diện tích 3.534,4 km2, mật độ dân số trung bình 325ngƣời/km2, trong đó xã có mật độ lớn nhất là Tân Thái (huyện Đại từ) 662 ngƣời/km2 và thấp nhất là Phúc Tân (Phổ Yên) 90 ngƣời/km2. Là khu vực có dân số trẻ, lực lƣợng lao động dồi dào chiếm 51,4% dân số. Bên cạnh đó, do đặc điểm là vùng nông thôn nên xuất hiện thêm lực lƣợng lao động phụ cũng rất đáng kể (trẻ em gần đến tuổi lao động và ngƣời già mới qua tuổi lao động), chiếm khoảng 14% dân số. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn lao động trong khu vực này chƣa cao, chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào
  43. tạo. Về thành phần dân tộc, đa số dân cƣ trong vùng là ngƣời Kinh, chiếm 92% dân số, tiếp đến là ngƣời Tày chiếm 3,1%, ngƣời Nùng chiếm 1,7%, ngƣời Dao và Mƣờng chiếm 1,3%, Sán Dìu chiếm 1,2%. Cộng đồng dân cƣ trong khu vực sống hòa đồng, không xuất hiện mâu thuẫn dân tộc, tình hình an ninh chính trị ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch của khu vực nói riêng trong đó có DLST. Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cƣ trong vùng là nông nghiệp, với mô hình canh tác phổ biến là: trồng lúa và màu ở thung lũng, trồng chè và cây ăn quả trên đồi thấp và trồng rừng trên những khu đồi cao, độ dốc lớn. Ngành chăn nuôi vẫn mang tính tự cấp tự túc, quy mô hộ gia đình, giá trị hàng hóa nhỏ bé. Tuy trong một vài năm gần đây đã xuất hiện một số trang trại gà, lợn nhƣng quy mô không lớn, chƣa mang lại những thay đổi đáng kể cho khu vực. Các ngành kinh tế khác nhƣ: công nghiệp, dịch vụ còn rất yếu kém. Nền kinh tế của khu vực nhìn chung còn kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a). Văn hóa bản địa Gắn với các hệ sinh thái tự nhiên là cộng đồng các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, Sán Dìu sống quần tụ (ngoại trừ ngƣời Dao sống tƣơng đối độc lập). Với tập quán sản xuất, sinh hoạt rất riêng, đặc trƣng cho quá trình khai thác tổng hợp các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ. Chúng ta biết rằng, cộng đồng dân cƣ tại khu vực, chủ yếu là những cƣ dân vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực biên giới phía Bắc di cƣ đến vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Đặc điểm hoạt động kinh tế chủ yếu của ngƣời dân trƣớc và sau di cƣ đều là sản xuất nông nghiệp. Các cộng đồng di cƣ mang theo những tập quán sinh hoạt, sản xuất, nền văn hóa riêng của dân tộc mình đến những vùng đất mới, trên cơ sở khai thác tổ hợp các điều kiện tự nhiên mới, trong một không gian, sinh hoạt, sản xuất mới. Qua quá trình sinh sống, sản xuất lâu dài các cộng đồng này không biệt lập với nhau mà có sự gắn kết, hòa nhập với nhau. Kết quả là khu vực có một bản sắc
  44. văn hóa mang tính tổng hòa từ những nền văn hóa tƣởng nhƣ khác biệt, nó thể hiện rõ nét trong đời sống sản xuất, sinh hoạt, tinh thần của ngƣời dân. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Ngƣời Nùng có kho tàng văn hoá dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đặc sắc nhƣ hát sli, hát then. Ngƣời Tày có hát lƣợn, hát đám cƣới, ru con Nơi đây còn là kho tàng lƣu giữ nhiều loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc. Tiêu biểu những truyền thuyết, những câu chuyện mang tính thần thoại, phản ánh tập quán sản xuất, sinh hoạt, những ƣớc vọng trong cuộc sống của ngƣời dân bản địa xa xƣa, đƣợc sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh, khai thác tự nhiên để hình thành nên những đặc trƣng riêng cho miền đất này. Trong đó phải kể đến sự tích “Núi Cốc, Sông Công”. Chuyện kể rằng, vào thời xƣa lắm, có một chàng trai mồ côi nghèo sống bằng nghề kiếm củi ven chân núi (núi Tam Đảo), tên là chàng Cốc. Một năm hạn hán mất mùa, chàng chàng đến xin ở làm thuê cho nhà quan lang giàu có. Chàng hiền lành, thật thà nên đƣợc giao cho chăn đàn trâu trong rừng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn. Tiếng sáo khiến cho con gái quan lang - nàng Công xúc động tìm đến với chàng. Biết chuyện, quan lang rất tức giận. Hắn lập mƣu giết chàng Cốc, hắn sai chàng đến Lũng Phia lấy lễ vật làm đám cƣới (đây vốn là khu rừng rậm có rất nhiều thú dữ). Đƣợc các loài thú giúp đỡ, chàng đã hoàn thành các điều kiện của quan lang và còn đƣợc Tiên ông ban cho chiếc lƣợc thần. Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nàng Công lấy cắp ngựa hồng của cha vào rừng tìm ngƣời yêu. Quan lang sai ngƣời đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên ngựa hồng phóng vun vút nhƣ tên bay, mỗi khi quân của quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lƣợc ném về phía sau. Chiếc răng lƣợc bỗng hiện thành một dãy núi ngăn bƣớc tiến của chúng. Khi răng lƣợc đã hết, quân của quan lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc và bảo chàng Cốc hãy một mình phi ngựa trốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai ngƣời đớn đau dã biệt, từ đó họ sống trong thƣơng nhớ, chờ đợi nhau mà không có cách nào tìm gặp nhau đƣợc. Chàng Cốc đợi chờ trong tuyệt vọng. Trời đất cảm thƣơng hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Nàng Công thƣơng nhớ nƣớc mắt
  45. chảy thành sông, dòng nƣớc yêu thƣơng, thủy chung tìm về núi Cốc. Đi thuyền trên mênh mông mặt hồ, du khách sẽ đƣợc đắm chìm trong câu chuyện tình lãng mạn của Hồ Núi Cốc: “Nàng Công nước mắt tuôn rơi, Biến thành dòng nước rạng ngời thuỷ chung. Chàng Cốc đau đớn tột cùng, Hoá thành núi đá,ngày trông đêm chờ. Mối tình đẹp tựa bài thơ, Khiến cho du khách lòng ngơ ngẩn lòng". (Hoài Phương-Nguyễn xuân Giang) Câu chuyện huyền thoại này đã đi vào lời một ca khúc rất hay của nhạc sĩ Phó Đức Phƣơng - “Huyền Thoại Hồ Núi Cốc”. Bên cạnh đó còn có sự tích “Chuyện tình ba cây thông” . Đây là câu chuyện mang bóng dáng sự tích “Trầu Cau” của cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ, đây là biểu hiện rõ nét nhất quá trình hình thành tâm lý cộng đồng dân di cƣ. Họ mang theo những câu chuyện của quê hƣơng mình đến vùng đất mới, trên cơ sở khai thác những điều kiện mới của lãnh thổ, họ đã sáng tạo ra những câu chuyện cổ tích mới phù hợp với những điều kiện mới làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Chuyện kể về một đôi vợ chồng tuổi đã cao nhƣng vẫn chƣa sinh đƣợc ngƣời con nào. Ngày đêm ông bà đi cầu trời khấn phật và đƣợc ông trời thƣơng tình cho sinh đôi hai ngƣời con trai khôi ngô, khỏe mạnh. Lớn lên hai ngƣời con rất hiếu thảo, quý trọng cha mẹ và thƣơng yêu nhau. Ngày ngày, hai anh em thay nhau vào rừng kiếm củi, hái măng, săn bắn mang xuống bản đổi lấy gạo ngô và các vật dụng cần thiết. Trong những lần thay phiên nhau xuống bản, hai chàng trai đã cùng thầm yêu một cô gái xinh đẹp nhất vùng. Tình cảm giữa họ mỗi ngày càng thêm sâu nặng. Cô gái ấy đâu có ngờ mình đã tƣơng tƣ hình bóng của hai chàng trai sinh đôi. Vì rụt rè với tình cảm nảy nở ban đầu nên họ chƣa có đủ can đảm thổ lộ tình cảm. Tới một ngày, ngƣời anh không nén nổi lòng mình đã tìm cô gái và hò hẹn ngày trăng tròn sẽ gặp nhau nơi hẹn ƣớc. Hôm sau, ngƣời em cũng xuống núi và giao ƣớc cùng cô gái. Vì quá mừng rỡ,
  46. ngỡ chàng trai nhắc lại lời hẹn ƣớc hôm qua, cô gái lại lại nở nụ cƣời ƣng thuận. Ngày hẹn ƣớc đã đến, họ bồn chồn mong ngóng, cuối cùng cả ba ngƣời cùng đứng sững, ngỡ ngàng nhìn nhau. Cô gái chợt hiểu và òa lên khóc nức nở trƣớc sự sững sờ của hai anh em sinh đôi. Động lòng thƣơng cảm trƣớc tiếng khóc thổn thức của cô gái, Ngọc Hoàng đã gia ân cho họ hóa thành ba cây thông để mãi mãi đƣợc ở bên nhau. Ngày nay, những truyền thuyết này đã đƣợc cụ thể hóa bằng những công trình dịch vụ trong khu vực Hồ Núi Cốc nhƣ: Huyền thoại cung, động ba cây Thông. Những công trình này sẽ giúp du khách dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa, bằng việc tạo dựng những hình ảnh trong một không gian cổ tích huyền ảo, tạo nên sức hấp dẫn với đối du khách. Một vấn đề cần quan tâm trong văn hóa bản địa của khu vực đó là các phiên chợ quê. Một hình thức chợ tƣơng đối phổ biến ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Chợ đƣợc họp theo phiên (thƣờng từ 5- 10 phiên một tháng) vào những ngày cố định theo âm lịch. Mỗi phiên chợ thực sự là một ngày hội đối với ngƣời dân địa phƣơng, hàng hóa chủ yếu trong những phiên chợ này là các loại nông sản, các sản phẩm của nền kinh tế địa phƣơng nhƣ các sản phẩm: mây tre đan, nông cụ hay các loại lâm sản: mật ong rừng, thảo dƣợc, nhƣng đặc biệt là sản phẩm Chè các loại. Khách đến chợ phần lớn là ngƣời dân địa phƣơng, bên cạnh đó còn có đội ngũ thƣơng lái đến từ khắp nơi trong vùng, tạo nên không khí nhộn nhịp tấp nập. Có thể thấy rằng, đây là một dạng tài nguyên DLST nhiều tiềm năng, không chỉ trên khía cạnh sức hấp dẫn đối với du khách mà còn vì mục tiêu tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng. Bên cạnh những phiên chợ quê dân dã, thì những lễ hội đầu xuân của cƣ dân trong vùng cũng có sức hút lớn đối với du khách. Đây là những lễ hội mang dáng dấp của hội làng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng thời ở đây lại có sự giao thoa với những phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này đƣợc hiểu rõ nhất trong các hoạt động tế, lễ hay các trò chơi dân gian Giá trị văn hóa bản địa có ý nghĩa đối với du lịch còn bao gồm: phong tục, tập quán, canh tác, chế biến Chè truyền thống của cộng đồng dân cƣ phía Đông,
  47. Đông Nam hồ thuộc địa phận xã Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc xuân (Tp. Thái Nguyên). Đây là khu vực có lợi thế để phát triển loại hình DLST làng nghề. Thái Nguyên nói chung và khu vực Hồ Núi Cốc nói riêng còn nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cƣơng. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cƣ (chủ yếu là đồng bào ngƣời Dao, Sán Dìu) sống phân tán tại các vùng hẻo lánh của xã Phúc Tân, Văn Yên, Ký Phú, họ sống hòa đồng với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên. Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là nƣơng rẫy kết hợp khai thác và bảo vệ rừng. Do điều kiện đƣờng xá, đi lại còn hết sức khó khăn nên việc giao lƣu với đồng bào ngƣời Kinh của các dân tộc này còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, sự cách biệt đó đã tạo nên những nét độc đáo của cộng đồng dân cƣ nơi đây, đó là tập quán sản xuất, sinh hoạt nhƣ: lối canh tác theo kiểu “chọc lỗ bỏ hạt” vẫn còn đƣợc duy trì, khai thác những sản phẩm từ rừng vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của họ (mật ong rừng, than củi ), cùng với đó là tập tục về cƣ trú: họ xây dựng nhà trên những sƣờn núi, đồi cao, vật liệu chủ yếu là gỗ rừng, mái lợp lá cọ Một giá trị đặc biệt của cộng đồng bản địa là những phƣơng thức chữa bệnh, những bài thuốc cổ truyền với nguồn dƣợc liệu tự nhiên đƣợc lấy từ chính những cánh rừng địa phƣơng vẫn còn đƣợc lƣu truyền. Đây đƣợc coi là thế mạnh trọng tâm đối với việc phát triển DLST dựa trên hệ sinh thái này. b). Các di tích lịch sử Thái Nguyên nói chung và khu vực Hồ Núi Cốc nói riêng, là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, một vùng “địa linh nhân kiệt”. Trong khu vực có nhiều di tích lịch sử quan trọng, có di tích đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, trong đó phải kể tới:  Khu di tích Núi Văn, Núi Võ Quần thể di tích lịch sử Núi Văn, Núi Võ, nằm dƣới chân núi Tam Đảo thuộc hai xã Văn Yên, Ký Phú (huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên), cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía Tây. Một di tích gắn liền với tên tuổi và quê hƣơng của danh tƣớng Lƣu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỉ 15 và triều đại nhà Lê. Khu di tích Núi Văn, Núi Võ đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích cấp quốc gia.
  48. Núi Văn là ngọn núi đá vôi nằm trên đất Ký Phú và Văn Yên. Từ phía Đông nhìn lại, nó trông tựa hình chiếc Mũ cánh buồm của quan văn ngày xƣa. Lƣng chừng núi có hang rộng và sâu. Tƣơng truyền, hang núi Văn là nơi những ngày đầu từ núi rừng Lam Sơn trở về, Lƣu Nhân Chú thƣờng hội họp, luận bàn việc nƣớc. Để tƣởng nhớ công ơn Lƣu Nhân Chú và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay, huyện Đại Từ đã cho xây dựng đền thờ danh tƣớng Lƣu Nhân Chú ngay phía Nam núi và ngày nay, cứ đầu xuân năm mới, nhân dân Đại từ lại mở hội Núi Văn- Núi Võ để tƣởng nhớ ngƣời anh hùng của quê hƣơng. Cách núi văn chừng 1km về phía Đông là núi Võ. Đây là khối núi đá vôi từ xa nhìn tới rất giống hình mũ trụ của quan võ thuở xƣa. Núi Võ nằm trên đất xã Văn Yên, có những vách đá cao dựng đứng. Phía Đông có hang đá nhỏ, nhân dân nơi đây cho biết, từ xƣa ở đây đã có đền thờ Lƣu Nhân Chú. Một ngôi đền nhỏ trong vách đá thờ ngƣời anh hùng ngay tại nơi đã sinh thành ra ông, phong cảnh thấm đƣợm nét thiêng liêng. Ngoài ra về phía Đông Núi Võ chừng 200m là di tích núi Quần Ngựa, là nơi Lƣu Nhân Chú và đội kị binh của ông thƣờng luyện tập ngựa, tập đánh trận bằng kị binh. Cách chừng một cây số về phía Tây, một quả núi đất- núi xem, Lƣu Nhân Chú và những chỉ huy thân tín thƣờng ngồi xem kị binh tập trận trên cánh đồng, thi chạy, thi cƣỡi ngựa để cắm cờ, giành cờ từ đỉnh núi Cắm Cờ. Ở Bắc xã Văn Yên, giáp với xã Mỹ Yên còn có một ngọn núi rất gần gũi, thiêng liêng đối với dòng tộc họ Lƣu đó là núi Miễu. Đây là nơi đặt miếu thờ ông tổ của dòng họ Lƣu: Lƣu Công Thụy Huyền Nghi. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tƣớng Lƣu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông sống mãi trong tâm thức của ngƣời dân Thuận Thƣợng xƣa (Văn Yên, Ký Phú ngày nay cũng còn đó). Tất cả đã tạo dựng nên một khu di tích lịch sử Núi Văn, Núi Võ trên quê hƣơng Lƣu Nhân Chú để đời đời con cháu chiêm ngƣỡng, phụng thờ.  Khu di tích lịch sử 27-7 (Địa điểm công bố ngày thương binh liệt sĩ toàn quốc 27/07/1947) Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 30 km về phía Tây Bắc, tại xã
  49. Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), đó là khu di tích đã đƣợc nhà nƣớc tôn tạo và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 17/07/1977, với diện tích 3000m2 gồm: Nhà lƣu niệm, hồ Sen, Bia đá- là tảng đá vân mây hình trụ, chóp nhọn, cao hơn 3m, rộng gần 3m, nặng gần 7 tấn. “Nơi đây ngày 27/07/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phƣơng họp mặt nghe công bố thƣ Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời ngày thƣơng binh liệt sĩ của nƣớc ta”. Hàng năm cứ đến ngày 27/07 là một dịp cho đồng bào ta bày tỏ lòng biết ơn những ngƣời đã ngã xuống, đã hi sinh một phần xƣơng máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội.  Điểm di tích Gò Pháo Đây là điểm di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (năm 1917), do Dƣơng Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo. Thuộc địa phận xóm Đội Cấn, xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 15km về phía Tây, theo tỉnh lộ 253 (đƣơng Tân Cƣơng). Tƣơng truyền sau khi bị giặc Pháp đẩy lui khỏi khu vực tỉnh lị Thái Nguyên, nghĩa quân “Nam binh phục quốc” dƣới sự chỉ huy của Đội Cấn đã lùi về phía Tây, đắp gò, xây lũy, kháng cự địch trong hơn 3tháng trƣớc khi bị thất bại hoàn toàn. Hiện nay, do tác động của thời gian, cùng sự thiếu quan tâm, hiểu biết của các cấp cấp chính quyền địa phƣơng nên điểm di tích này gần nhƣ không còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc thiếu những cứ liệu lịch sử chính thống, đã gây khó khăn cho việc xác định vị trí, quy mô và ý nghĩa lịch sử của cứ điểm di tích này. Tuy vậy, vệc khôi phục và tôn tạo điểm di tích này là cần thiết. Nó sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho thế hệ trẻ Tân Cƣơng nói riêng và Thái Nguyên nói chung. Đồng thời nó còn góp phần làm phong phú thêm hệ thống tài nguyên du lịch trong vùng. c). Các công trình kiến trúc tâm linh Dân cƣ trong khu vực hầu nhƣ không theo tôn giáo, nhƣng cũng giống nhƣ đại bộ phận ngƣời dân Việt Nam, đời sống sống tâm linh của họ chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tín ngƣỡng truyền thống (tục thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng đa thần ) và phật giáo. Bên cạnh đó, còn một bộ phận đồng bào theo công giáo, sống
  50. thành từng làng riêng biệt (Hồng Thái, Nhà Thờ - Tân Cƣơng, Lai Thành, Phúc Trìu ). Chính sự phong phú trong đời sống của cộng đồng địa phƣơng là cơ sở để hình thành nên các công trình kiến trúc tâm linh, điều này cũng có ý nghĩa lớn đối với du lịch. Đáng chú ý nhất là chùa Yna, là một ngôi chùa làng, thuộc địa phận xóm Yna, xã Tân Cƣơng, ngôi chùa có lịch sử gần 100 năm, chùa mới đƣợc trùng tu, tôn tạo năm 2000. Hội chùa Yna đƣợc tổ chức vào ngày mùng 10, và ngày 11 tháng giêng hàng năm với nhiều hoạt đọng tế lễ độc đáo. Cách chùa Yna khoảng 2,5 km về phía Bắc là nhà thờ Gò Pháo (nhà thờ Phúc Trìu), đây là một công trình kiến trúc tƣơng đối đồ sộ. Năm 1938, bà con giáo dân tổ chức xây dựng lên đƣợc ngôi nhà nguyện bằng tranh nứa gọi là nhà thờ Gò Pháo để sớm tối bà con đến cầu nguyện, mới đƣợc xây dựng lại. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ có diện tích trên 1ha, đƣợc kết hợp hài hòa với phong cảnh thiên nhiên xung quanh. Bên cạnh đó, trong khu vực còn có nhiều đền, miếu vố quy mô khác nhau, phản ánh rõ nét tín ngƣỡng đa thần của ngƣời Việt Nam. Trong đó, ngôi miếu cổ nằm ngay dƣới chân đập hồ Vai Miếu là một công trình kiến trúc có ý nghĩa lớn đối với du lịch. Ngôi miếu cổ này mới đƣợc ngƣời dân địa phƣơng trùng tu và tôn tạo năm 1993, tuy có quy mô nhỏ, nhƣng do vị trí khá đặc biệt cùng với đó là những huyền thoại về ngôi miếu này vẫn còn đƣợc lƣu truyền, làm cho nó có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. 2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC 2.3.1. Giao thông Hiện nay, khu vực Hồ Núi Cốc và những vùng phụ cận có hệ thống giao thông nhƣ sau: Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Hồ Núi Cốc bằng tỉnh lộ 253, đến ngã ba Đán, tuyến vào hồ đƣợc chia thành hai đƣờng: + Tuyến từ ngã ba Đán (TL260) vào phía Đông Bắc Hồ Núi Cốc (khu du lịch Hồ Núi Cốc), đây là tuyến ngắn nhất, đã đƣợc nâng cấp, chất lƣợng đƣờng tốt (kết cấu bê tông nhựa), lòng đƣờng rộng 14m + Từ ngã ba Đán vào phía Nam Hồ Núi Cốc (Khu nhà nghỉ Nam Phƣơng -
  51. đập chính) theo tỉnh lộ 253, dài 14 km, đƣờng mới đƣợc nâng cấp, mặt đƣờng trải nhựa, lòng đƣờng rộng 7,5m. Tuyến này cắt qua hệ sinh thái đồng ruộng (lúa+ chè) thuộc địa phận xã Tân Cƣơng (một điểm có giá trị sinh thái cao). Tuyến tỉnh lộ 261, từ ngã tƣ Phổ Yên (trên quốc lộ 3), chạy dọc theo rìa phía Tây của khu vực Hồ Núi Cốc nối với thị trấn Đại Từ trên quốc lộ 37. Đây là tuyến hành lang huyết mạch của các xã phía Tây hồ, tuyến đƣờng này cắt qua nhiều hệ sinh thái có giá trị DLST: hệ sinh thái hồ Gò Vai Miếu với quần thể di tích Núi Văn, Núi Võ (địa phận xã Ký Phú), hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm đai núi thấp (thuộc VQG Tam Đảo). Bên cạnh đó tuyến đƣờng này cũng nối với hệ sinh thái Hồ Núi Cốc bằng các đƣờng liên xã cắt ngang địa phận các xã Phúc Tân, Vạn Thọ, tuy nhiên, chất lƣợng các tuyến đƣờng này rấ thấp. Tuyến từ cầu Huy Ngạc (thị trấn Đại Từ) đến khu du lịch Hồ Núi Cốc, dài 10 km, đoạn đƣờng mới đƣợc nâng cấp, tuy vậy nhƣng lòng đƣờng còn tƣơng đối hẹp (7,5 m), chất lƣợng mặt đƣờng không cao. Tuyến đƣờng ven hồ, từ đoàn 16 đến khu nghỉ dƣỡng Nam Phƣơng dài 6km mới đƣợc hoàn thành. Đây là con đƣờng có ý nghĩa rất lớn đối với việc khai thác tiềm năng của Hồ Núi Cốc cho mục đích du lịch. Đƣờng đƣợc thiết kế chạy sát mép nƣớc hồ, cắt ngang qua nhiều hệ sinh thái điển hình trong khu vực (các hệ sinh thái rừng nhân sinh, đồng ruộng, Hồ Núi Cốc, ), tạo điều kiện khai thác tổng hợp các hệ sinh thái trong một không gian hẹp. Lòng đƣờng rộng 6m, hè rộng 1,5m, mặt đƣờng đƣợc trải nhựa. Ngoài ra còn có hệ thống các đƣờng liên xã, liên thôn, phần lớn đã đƣợc bê tông hóa, đặc biệt khu vực phía Bắc, Đông và Nam hồ. Riêng khu vực phía Tây hồ thuộc địa phận xã Phúc Tân, điều kiện giao thông còn hết sức khó khăn, khả năng tiếp cận thấp, điều đó cũng gây trở ngại đối với hoạt động du lịch. 2.3.2. Hệ thống điện, thông tin liên lạc Hệ thống điện của khu vực Hồ Núi Cốc đƣợc lấy từ hai nguồn chính là trạm 35/10 KV Đại Từ, công suất trạm 1 x 1.800 KVA và trạm 35/6 KV Thịnh Đán, công suất trạm 2 x 7.500 KVA. Đƣờng dây trong khu vực có các tuyến: 110KV- Cao Ngạn- Thác Bà, với chiều dài 56 km, tiết diện AC- 185. Tuyến 10 KV từ
  52. Đại Từ- Núi Cốc, tiết diện AC 70. Tuyến 6 KV đƣợc lấy từ trạm trung gian Đán cấp điện cho khu vực phía Nam hồ. Các trạm biến áp 10/0,4 KV; 6/0,4 KV gồm có: Đoàn 16 (180 KVA), Công đoàn (250 KVA), Thủy sản (180 KVA), khu du lịch phía Nam (320 KV), trạm bơm (50 KVA). Lƣới hạ thế trong vùng chủ yếu là loại dây tiết diện AC 70- AC 35, đi nổi trên các cột bê tông K và H. Nhìn chung lƣới điện của khu vực Hồ Núi Cốc tƣơng đối hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do tình trạng thiếu điện chung của cả nƣớc. Nguồn điện trong khu vực thƣờng xuyên bị quá tải, đặc biệt trong mùa hè - mùa du lịch, dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên. Điều này gây cản trở không nhỏ đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt nói chung và du lịch nói riêng. Mạng lƣới thông tin liên lạc tại khu vực trong những năm gần đây đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tại tất cả các xã đều có bƣu điện văn hóa, mạng lƣới điện thoại cố định (có dây và không dây), di động đƣợc phủ khắp. dịch vụ internet cũng đƣợc triển khai đến các xã. Tất cả các xã đều đƣợc phủ sóng truyền thanh, truyền hình. Đây là cơ sở thuận lợi đối với ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng. 2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước Nguồn nƣớc: nƣớc sử dụng tại các khu dân cƣ trong khu vực chủ yếu là nƣớc hồ, nƣớc giếng khơi, giếng khoan. Nhìn chung, nguồn nƣớc trong khu vực rất dồi dào, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của cƣ dân trong vùng và các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, các nguồn nƣớc này đều đƣợc sử dụng một cách trực tiếp, không qua xử lý nên chƣa đảm bảo vệ sinh. Do vậy, cần phải có kế hoạch xây dựng các nhà máy cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trong khu vực. Hiện tại, hệ thống thoát nƣớc chƣa đƣợc chú trọng, khu du lịch chƣa có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Nƣớc thải từ các khu dịch vụ, đặc biệt các nhà hàng xả trực tiếp xuống hồ, hoặc ngấm thẳng xuống đất. Đây là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn do vậy cần có kế hoạch thu gom xử lý rác thải trƣớc khi xả ra môi trƣờng.
  53. 2.4. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG TRONG KHU VỰC 2.4.1. Điểm Du lịch sinh thái Núi Pháo Đây là dãy núi nằm ở phía Bắc và Đông Bắc Hồ Núi Cốc, dài trên 7 km, rộng trung bình 3,5 km, gồm nhiều đỉnh núi nối liền nhau có độ cao trung bình 300- 500m (Núi Pháo, Núi Chéo Vành, ), nằm chủ yếu trong địa phận xã Tân Thái. Dãy núi Pháo có lợi thế là sự tồn tại của nhiều hệ sinh thái, trong đó đáng chú ý nhất là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh đai núi thấp (trên các đỉnh), hệ sinh thái rừng tái sinh tự nhiên, hệ sinh thái rừng trồng, thêm vào đó là dạng địa hình đồi núi với mức chia cắt lớn, tạo nên sự đa dạng về cảnh quan. Với lợi thế nhƣ vậy, điểm du lịch Núi Pháo có thể phát triển các loại hình Du lịch sinh thái nhƣ: leo núi, ngắm cảnh, học tập, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nhân sinh. Đối với loại hình du lịch leo núi: Đây là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam, phù hợp với những du khách ƣa mạo hiểm, thích phiêu lƣu, khám phá tự nhiên. Đối tƣợng chủ yếu là những ngƣời ở lứa tuổi thanh niên đến trùn niên, có yêu cầu cao về thể lực. Do vậy khách du lịch đến với loại hình du lịch này còn ít, hiện mới chỉ có một số ít khách du lịch nƣớc ngoài quan tâm. Trong tƣơng lai gần, khi điều kiện sống của ngƣời Việt Nam đƣợc nâng cao thì đây sẽ là loại hình du lịch nhiều tiềm năng. Loại hình du lịch kết hợp học tập, nghiên cứu: Đối tƣợng du khách chủ yếu là học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, các cán bộ khoa học. Có vị trí cách không xa trung tâm thành phố Thái Nguyên (15 km)- trung tâm văn hóa giáo dục, khoa học của cả vùng Đông Bắc. Do vậy, nơi đây là nguồn khách rất tiềm năng đối với loại hình du lịch này. Khả năng tiếp cận với dạng cảnh quan này cũng khá dễ dàng, hầu hết đều có đƣờng mòn đến sát chân núi. Từ khu du lịch Hồ Núi Cốc có thể men theo suối Cái khoảng 5 km, hoặc xuất phát tại Ủy ban nhân dân xã Tân Thái ( cách khu du lịch 1km) đi theo đƣờng dân sinh (phần lớn đã đƣợc bê tông hóa) khoảng 3km, du khách sẽ tiếp cận đƣợc sƣờn phía Nam của dãy Núi Pháo ở độ cao khoảng 100m. Trên tuyến đƣờng này du khách sẽ bắt gặp cảnh sinh hoạt, sản xuất của
  54. cộng đồng các dân tộc địa phƣơng ( ngƣời Kinh, Tày, Nùng, ) với những nƣơng chè, nƣơng ngô xanh mƣớt, trải rộng từ sƣờn đồi này sang sƣờn đồi khác, bên dƣới thung lũng là những cánh đồng lúa, lẩn khuất rong tán cây rừng là những nóc nhà, đâu đó trên sƣờn đồi dƣới thung lũng là những chú mục đồng đang chơi đùa hồn nhiên. Những điều đó đã tạo nên khung cảnh thanh bình yên ả của miền sơn cƣớc Từ đây du khách sẽ bƣớc vào cuộc hành trình leo núi thực sự để trinh phục những đỉnh núi cao 400- 500m, với nhiều thách thức không dễ vƣợt qua. Để đến đỉnh núi, du khách sẽ phải theo các con “đƣờng mòn” của những ngƣời thợ rừng, luồn lách dƣới những tán cây của hệ sinh thái rừng trồng đã bƣớc vào thời kỳ trƣởng thành với quần thể thực vật ƣu thế Bạch đàn và Keo. Tại đây du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu quá trình tái sinh của thảm thực vật tự nhiên dƣới tán rừng trồng. Trong tầng thảm tƣơi, tầng cây bụi đã xuất hiện những loài bản địa có giá trị (Lim xanh, Lát hoa, Kháo vàng ), cùng các họ giây leo - một đặc trƣng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm. Các động vật chủ yếu có thể quan sát đƣợc chủ yếu là chim và côn trùng Đi dần lên cao, du khách sẽ bỏ lại những cánh rừng trồng để tiếp cận hệ sinh thái rừng tái sinh tự nhiên, và hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh với nhiều loài động, thực vật bản địa có sức lôi cuốn đối với du khách. Khi lên đến đỉnh núi Pháo (450m) du khách sẽ đƣợc đền đáp một cách xứng đáng. Phóng tầm mắt ra xa về phía Nam, Hồ Núi Cốc hiện ra nhƣ một dải lụa mềm mại, vắt ngang trên nền xanh của núi rừng Thái Nguyên. Thời điểm đón khách tốt nhất tại điểm du lịch này là mùa hè, mùa thu. Đây là giai đoạn lớp phủ thực vật trong khu vực sinh trƣởng mạnh mẽ nhất, toàn vùng đƣợc khoác lên mình một màu xanh quyến rũ của núi rừng, đồng ruộng. Tuy vậy, do ảnh hƣởng tiêu cực của lƣợng mƣa, nhiệt độ có thể gây nên tình trạng gián đoạn đối với hoạt động du lịch. 2.4.2. Điểm du lịch sinh thái làng nghề phía Đông Hồ Núi Cốc Xƣa nay, nói đến trà Việt, ngƣời ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nƣớc (sau Lâm Đồng), nhƣng Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hƣơng vị đặc trƣng
  55. mà không nơi nào khác có đƣợc. Chè Thái Nguyên luôn đƣợc tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nƣớc. Làng nghề phía đông Hồ Núi Cốc là khu vực thuộc địa phận xã Tân Cƣơng, một phần xã Phúc Trìu và Phúc Xuân (gọi chung là Tân Cƣơng). Dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (dƣới 100m) xen chung với thung lũng. Dân cƣ trong vùng đa phần là ngƣời Kinh, số còn lại thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, cộng đồng dân cƣ nơi đây có lịch sử trên 100 năm. Có hai tôn giáo đáng chú ý là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo với khoảng 7% đồng bào theo đạo, phần đông ngƣời dân không theo tôn giáo nào, nhƣng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tín ngƣỡng dân tộc, với tục thờ cúng tổ tiên, các hoạt động lễ tết Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với hai loại cây chính là chè và lúa nƣớc. Chính những đặc điểm trên đã tạo cho khu vực này về một loại hình du lịch sinh thái đặc biệt, đó là du lịch làng nghề (làng nghề chè truyền thống). "Không hẹn trước thế mà bất chợt Chè Tân Cương khao khát vô chừng" Đến với làng nghề chè truyền thống Tân Cƣơng, du khách sẽ rất thích thú khi đƣợc vào tận đồi chè, ngắm nhìn những vạt chè xanh non mơn mởn, trải dài, đồi này nối tiếp đồi kia. Đồng thời du khách còn có thể trực tiếp cùng ngƣời dân hái chè, sao chè và tìm hiểu từ khâu chăm sóc đến khâu chế biến thành phẩm. Có thêm kiến thức về thẩm nhận chất lƣợng các loại chè. Từ những búp chè xanh non đƣợc ngƣời dân hái về, trải qua bao công đoạn sao, vò mới trở thành những cánh chè nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc - đặc sản chè Tân Cƣơng (Thái Nguyên). Chất lƣợng của chè không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện chăm sóc, mà thời tiết khi thu hoạch cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến điều kiện thời tiêt búp chè. Nếu chè đƣợc thu hoạch trong những ngày mƣa, thì màu sắc, hƣơng vị của cánh chè sẽ không đảm bảo. Nhƣng nếu chè đƣợc chăm sóc tốt, lại đƣợc thu hoạch trong những ngày nắng đẹp sẽ tạo nên một sản phẩm chè tuyệt hạng. Chè ngon là loại có cánh nhỏ, màu xanh đen, mùi hƣơng cốm, nƣớc chè màu xanh, chát ở đầu lƣỡi nhƣng lại ngọt ở cổ họng Chè Tân Cƣơng có hƣơng thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát mà chỉ có
  56. đất Tân Cƣơng mới tạo nên đƣợc. Chƣa rõ chính xác từ khi nào cây chè xuất hiện ở Thái Nguyên, nhƣng theo ngƣời dân ở vùng chè Tân Cƣơng kể lại thì nghề chè đã tồn tại trong đời sống của cha ông họ từ hàng trăm năm về trƣớc. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí, 1882” có ghi về các loại sản vật mà Thái Nguyên cống cho triều đình, trong đó có đoạn viết: “Chè Nam: Sản ở các huyện Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Đại từ, Phổ Yên, vị ngon hơn chè ở các nơi khác” [5]. Từ đầu thế Kỷ XX, đã thấy ở Thái Nguyên, Hà thành và nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc những sản phẩm mang hiệu chè Tân Cƣơng - Chè Thái, với hƣơng cốm thơm, vị ngọt thanh tao chỉ có một đã trở thành nỗi nhớ của các bậc trƣởng lão, đã thành món quà thơm thảo cho tình bạn bè khi gặp gỡ nhau. “Chè Thái Nguyên ngọt giọng Ấm lòng khách tri âm" Du lịch làng nghề chè Tân Cƣơng, du khách không chỉ đƣợc tìm hiểu cách thức, chăm sóc, chế biến và thƣởng thức vị ngon của chè mà còn đƣợc biết thêm nhiều về những nét văn hóa độc đáo của miền đất này. Đáng chú ý nhất là những công trình kiến trúc, các lễ hội phản ánh đời sống, tín ngƣỡng của cộng đồng địa phƣơng. Đến với Tân Cƣơng, du khách có thể kết hợp giữa loại hình du lịch làng nghề với du lịch tâm linh. Nếu là tín đồ của Đạo Phật, du khách sẽ đƣợc thắp nhang để tỏ lòng thành kính của mình với Đức Phật tại ngôi chùa làng có tên Yna. Đây là ngôi chùa mới đƣợc trùng tu, mở rộng, chùa tọa lạc trên một ngọn đồi nằm giữa cánh đồng, thuộc địa phận xóm Yna- xã Tân Cƣơng, cách tỉnh lộ 253 khoảng 1km về phía Bắc. Hội chùa Yna thƣờng đƣợc tổ chức vào ngày mùng 10- 12 tháng Giêng hàng năm. Vào dịp này, nhân dân địa phƣơng, phật tử thập phƣơng nô nức tụ hội về đây với nhiều hoạt động tế lễ, tạo nên không khí rất náo nhiệt. Còn nếu du khách là ngƣời Công giáo, nhà thờ Gò Pháo là một địa điểm hành lễ rất lý tƣởng. Nhà thờ là một công trình kiến trúc rất đồ sộ, mới đƣợc xây dựng lại trên một khuôn viên rộng 1ha, với tòa đại sảnh có thể chứa tới 200 ngƣời. Bên cạnh đó, vào những ngày đầu xuân, các làng trong khu vực thƣờng tổ chức hội làng, tiêu biểu nhƣ lễ hội làng Giuộc, xóm Chợ cũng là