Khóa luận Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch

pdf 116 trang huongle 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ve_gia_tri_thuc_trang_giai_phap_cho_vie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch

  1. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Gắn liền với bước đi của lịch sử, lễ hội như một bảo tàng bách khoa phong phú về đời sống và tinh thần, văn hóa của dân tộc, có sức lan tỏa và tác động sâu sắc tới tâm hồn, tâm tư, tình cảm, cốt cách của bao thế hệ. Trong nhiều năm vừa qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có những thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội. Có lúc lễ hội bị coi là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một. Lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động du lịch. Do đó vấn đề đặt nên hàng đầu trong thời kỳ đất nước ta bước vào con đường hội nhập hiện nay. Đó là làm sao khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho hoạt động du lịch, mà không mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó. Đây là một lý do thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc phát triển du lịch góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Hải Phòng được cả nước biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng trong kháng chiến mà còn là một thành phố anh hùng trong công cuộc công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Hải phòng vững bước đi lên trong đó có phần đóng góp Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 1
  2. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch không nhỏ của ngành Du lịch. Khi du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng” thì nhân tố không nhỏ góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển đó chính là lễ hội. Hải Phòng là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Một số lễ hội lớn tiêu biểu trên thành phố và đã thu hút được rất nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước như : Lễ hội Chọi Trâu ( Đồ Sơn ), Lễ hội Hát Đúm ( Thủy Nguyên ), Lễ hội Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Vĩnh Bảo ), Lễ hội Từ Lương Xâm ( Nam Hải ), Lễ hội Đền Nghè ( Lê Chân ) . Các lễ hội tại Hải Phòng đang được tiến hành khai thác một cách có hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tuy nhiên các lễ hội trên chưa được tiến hành khai thác một cách bền vững trong hoạt động du lịch. Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động du lịch của thành phố, tận dụng triệt để các giá trị của lễ hội trong hoạt động du lịch cũng như tìm ra các giải pháp bảo tồn lễ hội, tránh bị tổn thất và mai một những giá trị truyền thống vốn có của nó, từ đó đưa ra những giải pháp trong việc khai thác các lễ hội trên thành phố Hải Phòng. Khi lựa chọn đề tài trên làm khóa luận em luôn ý thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài là mang giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn tâm nguyện của em về việc khai thác các lễ hội của thành phố Hải Phòng nói riêng của cả đất nước Việt Nam nói chung theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 2
  3. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hải Phòng . Trong đó chú trọng đến việc đánh giá về giá trị của các lễ hội, thực trạng của lễ hội tới hoạt động du lịch. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện bài khóa luận về đề tài “ Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch” nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết, những nhận thức về các lễ hội. Vận dụng những kiến thức lễ hội vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nâng cao nhận thức, tri thức trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, đồng thời mở rộng thêm kiến thức mình còn hổng. Nhằm cung cấp nguồn tư liệu, hiểu biết về thực tiễn và lý luận, góp phần tìm hiểu, tôn vinh các giá trị của lễ hội để phục vụ phát triển du lịch bền vững. Cung cấp tư liệu nghiên cứu cho các bạn sinh viên khóa sau và những ai muốn tìm hiểu về vấn đề trên. 4. Nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu một số lễ hội tại Hải Phòng, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về các giá trị, thực trạng cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội tại Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch. Từ đó nêu ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các lễ hội tại Hải Phòng theo hướng bền vững cho phục vụ khai thác phát triển du lịch. Đồng thời trên cơ sở đó sẽ xây dựng các tour du lịch lễ hội kết hợp với các điểm du lịch trong thành phố, với các huyện và tỉnh lân cận để tạo thành một quần thể du lịch thống nhất. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 3
  4. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 5. Thời gian nghiên cứu Bài khóa luận được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 15/4/2010 đến 30/6/2010. Các số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài được lấy từ những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 ,2009, 2010. 6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã sử dụng một số quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau : 6.1.Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử : khi nghiên cứu về các giá trị, thực trạng của lễ hội thì phải đặt trong sự vận động và phát triển của chính các lễ hội đó của từng địa phương, cùng với các thành tố của các thành phần khác. Nghiên cứu các lễ hôi trong quá trình lịch sử, hiện tại và dự báo cho tương lai, đồng thời khi nghiên cứu phải dựa trên quá trình vận động của xã hội. - Quan điểm hệ thống : Vận dụng quan điểm này để sắp xếp tài liệu trong bài viết. Đánh giá các lễ hội Hải Phòng trong lễ hội Việt Nam, đặt lễ hội du lịch Hải Phòng trong lễ hội cả nước. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững ; trong bài viết cần phải vận dụng các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu các quan điểm phát triển bền vững trong việc phát triển của đề tài. - Quan điểm kế thừa : khi nghiên cứu vấn đề này em đã sử dụng những kiến thức và các ưu điểm của các công trình nghiên cứu của các khóa trước để tránh lãng phí về thời gian, công sức và tài chính. - Quan điểm chính sách và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển và bảo tồn văn hóa của Nhà nước. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 4
  5. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu Đây là phương pháp dùng để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực địa giúp cho em sưu tầm và thu thập tài liệu được phong phú thêm. Để việc học tập và nghiên cứu có hiệu quả cao gắn lý thuyết với thực tiễn . Đây là phương pháp quan trọng giúp người viết tiếp cận được các thông tin chính xác, thiết lập được ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này dùng để phỏng vấn các du khách tham gia hoạt động du lịch tới các lễ hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng, những người làm công tác quản lý, tổ chức các hoạt động trong lễ hội và những người trực tiếp tham gia vào bảo tồn và phát triển các giá trị của lễ hội. Nhằm nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương cũng như nhu cầu của khách, từ đó có cái nhìn chính xác về việc sử dụng tài nguyên cho việc phục vụ khai thác phát triển du lịch. - Phương pháp bản đồ tranh ảnh Phương pháp này cho phép thu thập những thông tin mới, phát hiện phân bố không gian đối tượng nghiên cứu. Từ đó có thể nhận thức đầy đủ hơn các giá trị của lễ hội. Đặc biệt phương pháp này còn là phương tiện để cụ thể hóa biểu đạt kết quả nghiên cứu trên thực tế, có điều kiện đối chiếu, bổ sung vào các thông tin đề tài. - Phương pháp chuyên gia : Trong quá trình nghiên cứu vấn đề về lễ hội thì việc trưng tập ý kiến của các chuyên gia có uy tín là rất cần thiết. Ý kiến của các chuyên gia giúp cho bài nghiên cứu của em sâu sắc và sát thực tế hơn. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 5
  6. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch - Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê, phân tích cho người viết tính tương quan để phát hiện ra yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được người viết tiến hành một cách hệ thống. Kết quả của phương pháp này là mang lại cho người viết cơ sở khoa học cho việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mà em đang thực hiện. 7. Kết cấu của khóa luận Trong khóa luận, ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa luận bao gồm 3 chương : Chương 1 : Giá trị các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng Chương 2 : Hiện trạng khai thác các lễ hội tại Hải Phòng Chương 3 : Một số giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 6
  7. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch CHƢƠNG 1 GIÁ TRỊ CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU TẠI HẢI PHÒNG 1.1. Tổng quan về thành phố Hải Phòng 1.1.1.Vị trí địa lý - Lịch sử hình thành Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu sông Thái Bình thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên 1053,1km² - chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Trên đất liền Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102km và tiếp giáp 3 tỉnh : phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương và phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Về phía Đông, Hải Phòng có 125km bờ biển, địa hình khúc khuỷ, quanh co tạo nhiều đảo, hang động và bãi tắm đẹp liền kề với Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hải Phòng với vị trí thuận lợi là cửa ngõ giao thông của miền Bắc Việt Nam, là một trong 3 đỉnh của tam giác : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển và đường hàng không đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Vào những năm đầu công nguyên, Hải Phòng là một làng nhỏ bên bờ sông Cấm. Bà Lê Chân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã dựng ở đây một trang trại lấy tên là An Biên làm căn cứ chống giặc. Đời Lý, Trần, Lê, Hải Phòng thuộc đất của Hải Dương, thế kỷ XVIII khi giao lưu thương mại quốc tế phát triển, tàu buôn của nước ngoài đến Việt Nam thường qua Hải Phòng, năm 1817 tại đây đã lập nên một bến đó là bến Ninh Hải. Tên gọi Hải Phòng có nhiều cách giải thích khác nhau : có ý kiến cho rằng tên gọi Hải Phòng là tên viết tắt của cụm từ “Hải tần phòng thủ” một chức tướng của nữ tướng Lê Chân, cũng có cách giải thích khác : “Hải Phòng” là tên viết tắt của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương “Hải Dương thương chính quan phòng ”. Nhưng có lẽ cách giải thích tên gọi Hải Phòng xuất phát từ tên của một Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 7
  8. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch đồn binh ở bờ sông Cấm thuộc bến Ninh Hải. Vì lúc đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng, sau đó họ gọi thành quen. Từ đó tên Hải Phòng xuất hiện. Hải Phòng là một trong năm thành phố lớn của Việt Nam, ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Trên địa bàn miền Bắc Hải Phòng là một đô thị có tuổi đời trẻ nhất so với nhiều đô thị có quá trình tồn tại lâu dài như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây Nền móng đầu tiên cho Hải Phòng phát triển lên thành đô thị không phải như thành luỹ trụ sở phong kiến như Hà Nội, cũng không phải như thị trấn lớn như Hội An. Nó xuất phát từ làng chài nhỏ gần cửa sông, ở đó có bến tàu thuyền, có trạm thuế quan và đồn canh cửa biển với 2 chức năng : kinh tế và quốc phòng. Sau khi ra đời, do vị trí thuận lợi, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, Hải Phòng đã nhanh chóng trở thành thành phố hải cảng có tầm quan trọng lớn cả về mặt kinh tế - chính trị - quân sự trong phạm vi quốc gia và có tên trên thế giới. Việc đô thị Hải Phòng chính thức thành lập từ năm 1888 và cùng với Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng phát triển thành 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam. Hải Phòng nằm trên bờ biển Đông Thái Bình Dương, gồm 7 quận và 8 huyện. Nội thành Hải Phòng - trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá gồm các quận : Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn. Ngoại thành gồm các huyện : An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, Cát Hải và huyện Đảo Bạch Long Vĩ . Cùng với lợi thế về vị trí trong phát triển kinh tế nói chung, Hải Phòng có nhiều nguồn lực to lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò trong cơ cấu kinh tế địa phương. Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn như Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà, các di tích lịch sử văn hoá như Đền Nghè, chùa Hàng, Đình Hàng Kênh, Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoan, Đền Phú Xá, Việt Khê, Tràng Kênh, Dương kinh nhà Mạc, sông Bạch Đằng lịch sử, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 8
  9. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên Khí hậu : Hải Phòng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là khí hậu có một mùa đông lạnh và khô. Từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu mùa hè, nồm mát và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình từ 1600 đến 1800 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-26˚C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 44˚C và tháng lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống dưới 5˚C. Do nằm gần biển, độ ẩm trung bình vào khoảng 80-85% cao nhất vào tháng 7,8,9, thấp nhất là vào tháng 1,2. Địa hình, đất đai : địa hình của Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử cấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp. Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần uý nghiêng ra biển. Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố hơn nửa phía Bắc thành phố tạo 2 dải chạy liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Trong đó, dải thứ nhất chạy từ An Lão đến Đồ Sơn và dải thứ 2 chạy từ Kỳ Sơn - Tràng Kênh đến An Sơn - Núi Đèo. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Hiện nay, Hải Phòng có 62127 ha đất canh tác, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn, đất mặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng. Đất nông nghiệp tính theo bình quân đầu người đạt 360m²/người không kể những bãi bồi ven biển lớn với 23000 ha bãi triều đá nổi và ngập nước, trong đó hiện có 13000 ha bãi nổi còn bỏ hoang. Ngoài ra tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Diện tích rừng khoảng 17300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazoon thu nhỏ, trong đó có nhiều loại cây gỗ quý hiếm Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 9
  10. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược liệu được giới y học trong và ngoài nước quan tâm : có nhiều loại chim họa mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng Thú quý trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ đặc biệt là vooc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quý hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Bờ biển, biển, hải đảo ; đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của Hải Phòng, nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng quan trọng đến nhiều hoạt động xã hội. Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km ( kể cả bờ biển bao quanh các đảo khơi ), có địa hình là một đường cong lõm của bờ Vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Ngoài khơi còn có Cát Bà và Bạch Long Vĩ thuộc địa phận Hải Phòng, trong đó Cát Bà là một trong ba hòn đảo lớn nhất Việt Nam với nhiều hang động, bãi tắm và có rừng nguyên sinh Cát Bà - một trong khu dự trữ sinh quyển lớn của thế giới nơi bảo tồn những loại động vật quý hiếm. Có thể nói bờ biển, biển, hải đảo đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đặc sắc, tạo nên tiềm năng và thế mạnh cho du lịch Hải Phòng. Hệ thống sông ngòi : Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0,65- 0,8 km/km² và đều từ sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Vì thế, Hải Phòng vừa có “ tính sông” do chịu chi phối của chế độ nước đất liền, vừa có “ tính biển” do chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuỷ triều. Trong đất liền có 16 con sông chính toả rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km, gồm sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Sông Cấm, sông Đá Bạc ( một nhánh của sông Bạch Đằng ). Ngoài những sông chính là những sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố : sông Giá, sông Đa Độ Tài nguyên sinh vật : Hải Phòng có một tài nguyên sinh vật tương đối đa dạng và phong phú : nơi tập trung và có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch là vườn quốc gia Cát Bà. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất và độc đáo nhất trong số 1969 Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 10
  11. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch hòn đảo của quần thể Vịnh Hạ Long. Trên đảo còn lưu giữ được khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, có hệ động thực vật vô cùng phong phú : với 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm ở Việt Nam như Lát Hoa ( Chukrasia ), Kim Giao (podocarpus fleuryi), Đinh (Markhamiasp.) vv .Hệ động vật ở vườn quốc gia cũng rất đa dạng với 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loài bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loài giáp xác. Đặc biệt ở phía Đông Nam đảo Cát Bà và vùng đảo Bạch Long Vĩ còn có nhiều loại san hô phục vụ du lịch Khoáng sản : Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò khảo sát thì ở Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương quan ( Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở cát Bà với trữ lượng nhỏ. Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dương Chính ( Thuỷ Nguyên), sa khoáng ven biển ( Cát Bà và Tiên Lãng). Khoáng sản phi kim loại có mỏ cao lanh ở Doãn Lại ( Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng), các điểm sét ở Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Phong (Kiến Thuỵ), Đồng Thái (An Hải). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, Phà Đụn, quaczi và tectit ở một số núi thuộc Đồ Sơn, phốt phát ở Đảo Bạch Long Vĩ, nước khoáng ở xã Bạch Đằng ( Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asflast, sản phẩm oxy hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm đến hẳn diện tích Đệ tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3000m. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tự nhiên Hải Phòng có vị trí địa lý là tài nguyên tự nhiên vô cùng quan trọng cho phát triển du lịch, đó là Hải Phòng có bờ biển được bao bọc bởi các con sông : có các cửa sông lớn trực tiếp đổ ra biển và nối với các địa phương trong nội địa của vùng Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 11
  12. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Bắc Bộ. Vị trí địa lý của Hải Phòng ở trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ, cửa ngõ chính ra biển của Hà Nội, của vùng Bắc Bộ. Địa hình cảnh quan của Hải Phòng gồm đồng bằng ven biển, đồi núi sót trong đất liền, sông, hồ, biển, đải đất ven biển, quần thể đảo đá vôi trên biển, các hang động tùng áng, địa hình lồi lõm về phía biển. Sự phân bố tài nguyên du lịch có giá trị du lịch tương đối tập trung ở vùng đảo Cát Bà. Tháng 12 năm 2004, Cát Bà đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và điều này được xem là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên du lịch vô giá của Hải Phòng, phục vụ sự phát triển du lịch không chỉ của Hải Phòng mà còn của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nguồn nước của Hải Phòng chủ yếu là nguồn nước mặt, lấy từ các hồ và dẫn từ Hải Dương đến. Tuy nhiên nguồn nước phân bố không đều, chất lượng không cao do đó chi phí cấp nước lớn, làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Cấp nước ở Hải Phòng là nhiệm vụ quan trọng của thành phố trong 10 - 15 năm tới. Khí hậu Hải Phòng nhìn chung thuận lợi hơn cho phát triển du lịch so với các vùng khác ở vùng đồng Bằng Bắc Bộ bởi mang những nét chung của vùng đồng bằng miền Bắc, đồng thời lại mang những nét chung của thành phố biển có nhiều đảo. Hải Phòng có tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng thể của các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, thủy hải sản và hệ thống động thực vật đa dạng, phân bố tập trung ở dải ven biển Đồ Sơn và Cát Bà, ngoài ra còn phân bố ở khu vực núi đá vôi Tràng Kênh - Thủy Nguyên. Với nguồn tài nguyên này, ở Hải Phòng có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan, thắng cảnh . Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 12
  13. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng. Dân cƣ : Địa danh Hải Phòng xuất hiện cách đây 100 năm(1887). Lúc đầu là Nha Hải Phòng sau đó vào ngày 11/9/1887 được đổi thành Hải Phòng. Tuy nhiên những cư dân sinh sống tại mảnh đất này thì lại có mặt từ rất xa xưa. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Cái Bèo thuộc Cát Bà cho thấy dấu vết cư trú của người cổ xưa ở đây có niên đại cách ngày nay khoảng 6000 năm, đánh dấu buổi đầu tiên khai phá mảnh đất này. Từ đó cho đến nay cùng với lịch sử cộng đồng dân cư Hải Phòng cũng không ngừng biến động và phát triển. Dân số Hải Phòng hiện nay đã xó khoảng 1803,468 nghìn người ( số liệu từ Chi cục dân số và kế hoạch hoá gia đình thanhgs 3/2009), mật độ dân số Hải Phòng khá đông với trình độ dân trí cao. Hải Phòng là đầu mối giao lưu nên trong suốt quá trình phát triển đã có nhiều tầng lớp dân cư từ nơi khác đến sinh sống. Điển hình từ xa xưa ở Hải Phòng đã hình thành lên khu phố người Hoa và khu phố Tây. Ngày nay, Hải Phòng là một trong những thành phố có kinh tế phát triển. Do vậy Hải Phòng ngày càng thu hút dân cư từ các nơi khác đến sinh sống, mà chủ yếu là dân cư của các tỉnh lân cận mang đến cho Hải Phòng những đặc trưng văn hoá khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung một nguồn cội văn hoá và cốt cách của những con người đi khai hoang lấn biển. Kinh tế : Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển bởi chính những ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên biển đã tạo nên đặc trưng này. Khi nói đến những ngành kinh tế chủ chốt của Hải Phòng là phải kể đến ngành công nghiệp đóng tàu, ngành nuôi trồng và chế biến hải sản, ngành khai thác xi măng và du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khá cao với 11,10% trong thời kỳ 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế thay đổi theo đúng chiều hướng tiến bộ với tỷ trọng ngành dịch vụ trong năm 2005 đạt 50,4%. Đặc biệt, sự kiện thành phố được công nhận là đô thị loại I - đô thị trung tâm cấp quốc gia, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị Quyết 32/NQ- TW về “ xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 13
  14. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch mốc son lịch sử ghi nhận những thành tựu phát triển của thành phố , nâng cao vị thế và tạo điều kiện, có cơ hội thuận lợi cho Hải Phòng tiếp tục phát triển, xứng đáng với lợi thế vốn có của mình. Với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, cùng với sự phát triển về mặt xã hội đã mang lại cho Hải Phòng một bộ mặt mới - bộ mặt của một thành phố công nghiệp hiện đại. Người dân Hải Phòng ngày càng được nâng cao về mặt đời sống tinh thần, trình độ dân trí ngày càng được nân lên, tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm giảm, đã tạo một bước phát triển cho Hải Phòng đi lên. Tuy nhiên trong thời buổi hội nhập nền kinh tế thị trường hiện nay thì Hải Phòng phải có những chính sách đầu tư và phát triển mạnh hơn nữa để trở thành một trọng điểm kinh tế miền Bắc. 1.1.4.Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.4.1.Các di tích lịch sử văn hóa Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố Hải Phòng có khoảng 300 di tích, mật độ trung bình 19,9 di tích/km². Như vậy Hải Phòng là một trong 7 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ di tích cao. Các di tích tập trung chủ yếu ở các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, huyện Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ. Khu vực hải đảo chỉ có một số di tích khảo cổ, quan trọng nhất là di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà ( di chỉ văn hóa đá mới có niên đại khoảng 6 - 7 ngàn năm ). Hải Phòng cũng là nơi có nhiều di tích xếp hạng. Tính đến năm 2003 toàn thành phố đã có 89 di tích được công nhận xếp hạng di tích quốc gia. Vùng đất phía Tây Nam thành phố có nhiều di tích, đặc biệt là trên đất Vĩnh Bảo cổ kính - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nơi có những ngôi nhà cổ lợp bằng loại ngói mũ hài đặc trưng, những ngôi đình rất tiêu biểu cho phong cách Việt như An Quý, Nhân Mục, Quán Khoái . Chúng không những có giá trị về mặt lịch sử, mà còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Về danh thắng ở miền này phải kể đến Núi Voi của huyện An Lão, bên cạnh sông Lạch Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 14
  15. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Tray và đây còn là một địa danh gắn với nhiều huyền thoại về Vương triều Mạc, về Phan Bá Vành, về nghĩa quân Cử Bình, về đội du kích Núi Voi nổi tiếng. Từ phía Nam, chuyển lên phía Bắc, là vùng đất Thủy Nguyên giàu đẹp cả về thiên nhiên và nhân văn, mảnh đất gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt của cả nước là chiến thắng Bạch Đằng. Một số di tích không những có giá trị lịch sử cao mà còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật như đền thờ Trần Quốc Bảo, đình Đổng Lý, đình Kiền Bái có di tích vừa có giá trị thắng cảnh, vừa có giá trị lịch sử như hang Vua, nơi tương truyền thờ con trai của vua Hùng Đáng chú ý là các di tích này nằm ngay trong khu danh thắng nổi tiếng được mệnh danh là Hạ Long Cạn của Hải Phòng tạo thành một khu du lịch văn hóa, sinh thái hấp dẫn của Thủy Nguyên nói riêng và Hải Phòng nói chung. Khu vực nội thành của Hải Phòng cũng có nhiều di tích đáng chú ý, là những điểm tham quan hấp dẫn như : đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, Đền Nghè, Nhà hát thành phố, Bảo tàng Hải Phòng . Nhiều di tích gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng kiên trung của Hải Phòng, gắn với cuộc đời hoạt động của nhiều nhà lãnh đạo cách mạng nước ta như Nguyễn Lương Bằng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt . Ngoài ra ở khu vực nội thành còn có một số khu phố cổ có giá trị tham quan du lịch như phố Lý Thường Kiệt ( phố Ba Ti cũ ), 12 cầu cảng dọc sông Tam Bạc, nơi trung tâm thương mại sầm uất dưới thời Pháp thuộc. Trong phần đất liền Hải Phòng cần hải nhắc đến bán đảo Đồ Sơn, mảnh đất của huyền thoại cả tong quá khứ và hiện tại. Quá khứ có huyền thoại 6 vị tiên công khai lập ra Đồ Sơn, có huyền thoại Bà chúa Đế, có chiến thắng huyền thoại ở vùng biển Đại Bàng năm 1788. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ vùng biển Đồ Sơn là nơi bắt đầu của con đường huyền thoại “ Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”. Bến Nghiêng - nơi tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc Việt Nam, kho xăng hang dơi, đền thờ Lục Vị Tiên Công Bát Bộ thần Hoàng, đình Ngọc, suối Rồng .: những di tích này có giá trị lịch sử cao, thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Đồ Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 15
  16. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Sơn còn có đảo đèn Hòn Dáu - một điểm du lịch cảnh quan hấp dẫn. Một số di tích của Đồ Sơn có sức hấp dẫn du khách rất lớn như Tháp Tường Long nằm trên đỉnh núi , hay đền Bà Đế ẩn hiện dưới chân núi suốt ngày ầm ào tiếng sóng biển. Có thể nói các di tích lịch sử Hải Phòng có giá trị cao đối với phát triển du lịch, nếu được tổ chức quản lý và khai thác một cách hợp lý để có thể phát huy được giá trị của tài nguyên quý giá này thì chắc chắn du lịch Hải Phòng sẽ có sức hấp dẫn lớn và đem lại những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển du lịch của thành phố. 1.1.4.2.Các làng nghề Hải Phòng lµ vùng ®Êt có các làng nghề truyền thống tồn tại lâu đời , trên mảnh đất giàu có này sớm nảy sinh và tiếp nhận nhiều ngành nghề có giá trị kinh tế - xã hội, hình thành những làng nghề chuyên sâu từng nghề, tạo ra những mặt hàng độc đáo và nổi tiếng , đạt năng suất cao, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của địa phương và đất nước :. như nghề dệt thảm, thêu ren, tạc tượng, sơn mài nổi tiếng. Những sản phẩm nổi danh đã gắn với các địa danh như : thảm len Hàng Kênh, dệt vải Cổ Am, điêu khắc Đồng Minh, thuỷ tinh Kiến An, nghề dệt thảm len ở Dư Hàng Kênh, nghề ươm tơ dệt lụa ở Lương Quy ( An Dương) là những vốn quý của Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch. 1.1.4.3. Các lễ hội truyền thống Các lễ hội truyền thống là một tiềm năng du lịch rất quan trọng, cần chú ý đầu tư khôi phục và phát triển. Hải phòng có 123 lễ hội truyền thống 9 chưa có lễ hội cấp quốc gia ), trong đó có 5 lễ hội cấp vùng ( do UBND thành phố cấp phép ) là Hội chọi Trâu Đồ Sơn, Hội làng các Cát Hải, hội Núi Voi An Lão, hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vĩnh Bảo, hội Đền Phú Xá - phường Đông Hải. Theo điều tra khảo sát, xu hướng hiện nay là các hình thức sinh hoạt lễ hội thường Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 16
  17. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch thu hút được một số lượng rất đông khách thập phương trong nước cũng như quốc tế, nhất là các lễ hội gắn với lịch sử văn hoá và danh thắng. Ở Hải Phòng có một số lễ hội quan trọng có thể phát triển nhằm phục vụ du lịch. Những lễ hội mang tính chất lịch sử có hội Đền Nghè ở phố Lê Chân - quận Lê Chân thờ nữ tướng Lê Chân, hội chùa Vẽ ( Hoa Linh Tự) liên quan đến việc Trần Hưng Đạo vẽ bản đồ bằng cách rắc hạt vừng lên bánh đa chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng rồi phát cho quân sĩ vừa để nắm được kế hoạch chiến đấu vừa có lương khô ăn, hội Từ Lương Xâm ở phường Nam Hải - Quận Hải An - thờ Đức Vương Ngô Quyền - người anh hùng dân tộc đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra thời kỳ độc lập mới cho dân tộc Gần đây còn có một số lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch như lễ hội núi Voi, lễ hội làng cá Cát Bà, hội đền Gắm ( Tiên Lãng), hội đền Phú Xá, hội hát Đúm đầu xuân ở Thuỷ Nguyên . Các lễ hội dân gian có hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn, hội Ghép Đôi ở Cẩm Khê, hội làng Phục Lễ ở Thuỷ Nguyên, hội Pháo Đất ở Vĩnh Bảo Các lễ hội này đều rất độc đáo. Tuy nhiên nhiều lễ hội hiện nay đã bị mai một và dần đi vào quên lãng, đặc biệt là các lễ hội gắn liền với chiến công thắng giặc ngoại xâm hay một vài lễ hội dân gian rất độc đáo như hội làng Phục Lễ là ngày lễ của phái đẹp, hoặc ngày hội lễ pháo đất của Vĩnh Bảo Nổi tiếng và được chú ý hơn cả là hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian. Đây là một lễ hội có sức hấp dẫn lớn, tuy nhiên trong khi tổ chức lễ hội cũng cần xem xét lại nội dung sao cho phù hợp với tâm lý khách du lịch hiện nay. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 17
  18. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Bảng 2.1. Một số lễ hội quan trọng trong năm của Hải Phòng Thời gian Tên lễ hội Địa điểm Nội dung Mồng 2 tết Hội chợ Giải Làng Giải, xã tiên Bán nhiều hàng hoá, có các trò Thanh - H.Tiên Lãng vui trong đó có trò chọn người tình thi tài 6-10 tháng Hội Làng Phục Thuỷ Nguyên Hội thi làm bánh, dệt vải, hát giêng Lễ đúm của các cô gái Phục Lễ Dịp năm Hội thi Pháo Vĩnh Bảo Thi pháo đất mới đất 16-18 tháng Hội Từ Lương Phường Nam Hải- Hội tưởng nhớ Đức Vương giêng Xâm Quận Hải An Ngô Quyền. Có lễ rước của 8 phường, các trò chơi 15 tháng Hội đền Dẹo Thị trấn Núi Đèo Lễ tưởng nhớ công lao của Đô giêng Uý Lại Văn Thăng 8-10/Hai, Hội Đền Nghè Phố Lê Chân- Quận Hội tưởng nhớ bà Lê Chân. Có 15/tám, Lê Chân. rước lễ, các trò vui. 25/chạp 10-20 tháng Hội Chùa Vẽ Phường Đông Hải - Hành hương tế lễ Trần Hưng tám Quận Hải An Đạo. Có lễ tế,rước thần vị, cầu kinh dâng hương.Lễ vật dâng cúng có bánh đa rắc vừng thành bản đồ chiến trận gửi cho toàn quân biết và nghiên cứu.Lễ hội được gọi là “trận đồ ăn no đánh giặc” 10 tháng Hội Chọi Trâu TX Đồ Sơn Tổ chức Chọi Trâu tám ngày11,12 Hội đền H.Vĩnh Bảo Tổ chức lễ rước.Khai mạc giải và13/ 01 tức Nguyễn Bỉnh vật truyền thống,các trò chơi ngày (27, 28 Khiêm dân gian. giải đua thuyền và 29 tháng truyền thống. 11 âm lịch) Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 18
  19. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 1.1.4.4.Các tài nguyên nhân văn khác tại Hải Phòng Thành phố Hải Phòng có nhiều công trình kiến trúc đẹp như nhà hát lớn, bảo tàng thành phố, nhiều công trình thể thao văn hoá, công viên, nhiều biệt thự cổ và các công trình công nghiệp là đối tượng cho du khách tìm hiểu và tham quan. Là vùng đất biển nên Hải Phòng có những món ăn đặc sản nổi tiếng như cua rang muối, nước mắn Cát Hải, mực ống, tu hài, bánh đa cua Về sinh hoạt văn hoá dân gian phải kể đến hát Đúm, ca trù, múa rối nước . Phong tục tập quán của người Hải Phòng, truyền thống của người Hải Phòng một nét đặc trưng văn hoá của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống 1.2. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng Hoạt động du lịch của thành phố Hải Phòng đã từng bước phát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực. Du lịch Hải Phòng đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Hải Phòng năm 2008 có giảm so với những năm 2007 có thể giải thích như sau: Trên thế giới xảy ra khủng khoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến khả năng đi du lịch của cả nước, hơn nữa trong năm 2008 là năm thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như: Olympic Bắc kinh, giải bóng đá Châu Âu. Tại Hải Phòng tuyến bay Ma Cao - Hải Phòng tạm ngừng hoạt động đã ảnh hưởng đến số lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng. Xu hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong năm 2009 và tiến tới là 2010 tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, tiến hành tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của thành phố như : kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá, tổ chức lễ hội Chọi Trâu, lễ hội Từ Lương Xâm hướng tới khẩu hiệu du lịch của thành phố trong năm 2010 “ Yêu sự khác biệt hãy đến với Hải Phòng”. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 19
  20. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Cùng với du lịch, các ngành, các cấp của thành phố cùng vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế phát triển ổn định theo đúng Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ 12 đã xác định: “du lịch cần được đầu tư và phát triển trở thành ngành kinh tế có mức tăng trưởng đột biến trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố”. 1.2.1. Đẩy mạnh khai thác mở rộng thị trƣờng Điểm rõ nét trong mấy năm qua của Hải Phòng là thị trường khách du lịch của các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ngoài ra khách du lịch đến tư các nước Nhật Bản, Thái Lan, Singarpo, Mỹ cũng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây khách du lịch ở các nước trong khu vực Đông Nam Á đến Hải Phòng tăng, trong khi có khách quốc tế đến từng các nước EU giảm. Để phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, Văn phòng UBND thành phố đã phối kết hợp với công an thành phố phổ biến quy chế về tổ chức quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham gia, du lịch được ban hành theo Quết định số 849/ QĐ-BCA ngày 27/8/2004 của Bộ Công an (gọi tắt là quy chế 849) đã cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn từ một sao trở lên trên địa bàn. Đến nay đã có 418 doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hải Phòng có đủ hoạt động kinh doanh đón khách du lịch Trung Quốc theo quy chế này. Năm 2004 Chính phủ miễn bỏ thị thực nhập cảnh đối với công dân Nhật Bản đến Việt Nam tham quan du lịch. Đây là thị trường tiềm năng, du khách có khả năng thanh toán cao, số lượng khách đông thứ hai trong cơ cấu khách quốc tế đến Hải Phòng tham quan du lịch. Đến tháng 8 năm 2008 Chính phủ Việt Nam chính thức bãi bỏ thị thực nhập cảnh đối với 46 quốc gia trên thế giới trong đó có các nước Châu Âu và Mỹ. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam cũng xoá bỏ thị thực nhập cảnh đối với toàn bộ kiều bào Việt Nam sống định cư ở nước ngoài. Như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung, và du lịch Hải Phòng nói riêng. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 20
  21. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển đến Đồ Sơn và Cát Bà ngày càng tăng. Sở văn hoá thể thao và du lịch cùng các doanh nghiệp vận tải hành khách đang triển khai đưa tàu cao tốc của ta vào tàu cao tốc liên doanh với Trung Quốc vươn tới thị trường Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam. 1.2.2. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch Hoạt động xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, cụ thể Sở đang tích cực triển khai các Đề án, Kế hoạch: Đề án Quy định về Điều kiện tiêu chuẩn của phương tiện thuỷ hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố : Sở đã hoàn thiện dự thảo trình và được uỷ ban nhân dân thành phố phê chuẩn và quyết định số 104/2007/QĐ-UBND ngày 19-1-2007. Xây dựng tuyến du lịch đường bộ Thái Lan - Lào - Nghệ An - Hà Nội - Hải Phòng : sau khi cùng các sở du lịch Nghệ An, Hà Nội, các thành phố thuộc Lào, lịch sinh thái biển Hải Phòng - Bạch Long Vĩ : xây dựng kế hoạch mở tuyến, thực hiện kế hoạch theo lộ trình ; hợp tác xây dựng tuyến du lịch “các khu dự trữ sinh quyển ven vịnh Bắc bộ” ; với Quảng Ninh 2 bên đa phối hợp chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp đưa, đón khách du lịch, tham quan liên vùng Cát Bà - Hạ Long: cùng triển khai dự án lạo vét mở luồng tàu Gia Luận ( Cát Bà ), đến Tuần Châu ( Hạ Long ). Với Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình : Sở du lịch Hải Phòng đã làm việc với sở du lịch : “ Các khu dự trữ sinh quyển ven vịnh Bắc Bộ”. Các Sở đã nhất trí đề xuất của sở du lịch Hải Phòng và thống nhất đề nghị Sở du lịch Hải Phòng là đầu mối liên hệ và dự thảo đề án xây dựng tuyền trình tổng cục du lịch. Thành lập khu du lịch quốc gia Đồ Sơn - khu vực sông Đa Độ ( Kiến Thuỵ) : đang triển khai xây dựng đề án tiếp tục hoàn thiện sau khi có thông tư hướng dẫn thực hiện. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã được thực hiện dưới nhiều hình thức như : thường xuyên phối hợp với đài phát thanh truyền hình Hải Phòng, đài truyền hinh Việt Nam (vtv1, vtv4) làm tin, phóng sự truyền hình về du lịch Hải Phòng, duy trì các wedsite du lịch về du lịch Hải Phòng. Phối hợp với các tỉnh, Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 21
  22. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch thành phố, bạn trong nước và nước ngoài tổ chức hội chợ, ẩm thực du lịch ; tham gia các đại hội, sự kiện, khảo sát, đón chào đoàn Famtrip và quảng bá du lịch như : Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM các trung tâm du lịch lớn của TQ như : Bắc Hải, Nam Ninh ( Quảng Tây), Hàn Châu(Quảng Đông) ( Nguồn : Sở văn hoá- thể thao và du lịch). Trong mùa du lịch Sở văn hoá-thể thao và du lịch đã đư ra những khẩu hiệu nhằm quảng bá du lịch như : Năm 2008 “ Đồ Sơn biển gọi”, năm 2009 để thu hút khách du lịch Hải Phòng đã hoàn thành các dự án mở rộng tại Đồ Sơn và đưa ra chương trình khai mạc lễ hội Đồ Sơn kéo dài từ ngày 30/4 đến 3/5 với nhiều tiết mục ấn tượng, và trong năm 2010 các dự án đã được đầu tư sâu sắc hơn nữa, thu hút một số lượng khách rất đông. Chương trình kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà Tuy nhiên Hải Phòng vẫn làm tốt hơn nữa, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lữ hành và quảng bá du lịch để hình ảnh du lịch của thành phố Hải Phòng có mặt trên toàn thế giới , nhất là đi và tiềm thức của các trung tâm lữ hành quốc tế trong khu vực và thế giới. 1.2.3. Đầu tƣ phát triển cơ sơ vui chơi giải trí Tại khu vực nội thành và các vùng phụ cận, Sở văn hoá- thể thao và du lịch đã được khuyến khích xây dựng một số điểm vui chơi giải trí công nghệ cao đã đi vào hoạt động như :khu “dịch vụ ăn uống’’, khu vui chơi giải trí nhà nghỉ Cát Cò III, khu vui chơi giải trí đảo Dáu nhân tạo. Ngoài dự các dự án đã được phê duyệt, và đang triển khai xây dựng còn có rất nhiều dự án đang trình UBND thành phố phê duyệt. Khi các dự án mới được triển khai sẽ tiếp tục làm thay đổi diện mạo ngành du lịch thành phố, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 1.2.4. Hệ thống giao thông Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 22
  23. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Hải Phòng có hệ thống giao thông công cộng tương đối tốt. Việc phát huy lợi thế của Hải Phòng là cảng biển, đầu mối giao thông đã được đặt ra trong chương trình phát triển du lịch ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ này. Cảng được khơi sâu để các tàu có trọng tải lớn của quốc tế có thể ra vào thuận tiện, Hải Phòng đang xây dựng dự án cảng tàu du lịch tại bến Bính, cầu cảng 11 cảng Hải Phòng, cảng bến Nghiêng - Đồ Sơn, nâng cấp các cảng Cái Bèo - Cát Bà, cảng nước sâu Đình Vũ. Hàng loạt tàu vận chuyển khách hiện đại được trang bị để phục vụ khách du lịch từ bến Bính, Đồ Sơn đi Cát Bà, Hạ Long, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hải Phòng đang có kế hoạch mở tuyến du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng vì vậy việc đầu tư tầu cao tốc để đảm bảo nhu cầu khách du lịch hoặc tuyến Cát Bà - Đồ Sơn và tàu đi ra đảo Dáu để phục vụ du khách trong và ngoài nước. 1.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch Hải Phòng đang từng bước đào tạo đội ngũ những người làm lữ hành, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch. hằng năm đã đào tạo lại và cấp giấy chứng nhận cho hàng nghìn người đang đào tạo tại các cơ sở phục vụ du lịch Quyết tâm xây dựng Hải Phòng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch không chỉ cho thị trường Hải Phòng mà còn cho các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều người đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và nghề như : Trường Đại Học Hải Phòng, Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng, Trường Trung Học Nghiệp Vụ Du Lịch Hải Phòng - đang nâng cấp lên thành Trường Cao Đẳng nghề du lịch Hải Phòng. Trong những năm gần đây trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng, đã đào tạo rất nhiều hướng dẫn viên du lịch giỏi, những người có tâm huyết với hoạt động du lịch của thành phố. 1.2.6. Những tồn tại trong việc khai thác tài nguyên du lịch để phục vụ du lịch Tiềm năng tài nguyên du lịch nói chung của Hải Phòng phần lớn chưa được quan tâm đầu tư bảo vệ và khai thác nên nhiều tài nguyên đã bị xuống cấp, giảm Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 23
  24. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch đáng kể giá trị vốn có của chúng, đặc biệt là các tài nguyên du lịch nhân văn như các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, làng nghề Ngoài ra nhiều tài nguyên còn ở dười dạng tiền năng, đặc biệt là dải đảo Cát Bà. Ngược lại, việc khai thác tài nguyên du lịch quá tải như ở khu vực Đồ Sơn, hoặc khai thác cho mục đích phát triển khác như việc khai thác đá vùng “Hạ Long cạn” Tràng kênh đã làm môi trường, cảnh quan bị xuống cấp nghiêm trọng có tác động tiêu cực đến sự phát triển du lịch của khu vực. Việc quản lí các nguồn tài nguyên nói chung còn chưa chặt chẽ, thiếu kế hoạch và quy hoạch đầu tư, tôn tạo để phục vụ lợi ích phát triển lâu dài của địa phương. Nhiều cơ quan chức năng cùng quản lý một loại tài nguyên nên dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành trong khai thác và sử dụng. Vấn đề môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tuy đã được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa được thực hiện ngiêm túc.Hệ thống văn bản chế tài trong quản lý, bảo tồn còn thiếu và yếu về hiệu lực. Tãm l¹i : Thông qua việc đưa ra các khái quát chung về thành phố Hải Phòng, thực trạng hoạt động du lịch, cũng như những tài nguyên du lịch của thành phố chúng ta thấy được vai trò của hoạt động du lịch tại Hải Phòng là rất quan trọng trong sự phát triển của thành phố. Nhìn chung, Hải Phòng là thành phố có vị trí địa lý, tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn, điều kiện kinh tế - xã hội khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhưng dung lượng có hạn nên tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu, ấn tượng, có những nét truyền thống tiêu biểu nhằm đưa đến cho khách du lịch một cái nhìn tổng quan và sâu sắc cho bức tranh du lịch Hải Phòng. 1.3.Giá trị của các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng 1.3.1. Đặc điểm của lễ hội Việt Nam Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 24
  25. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Lễ hội nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, chia làm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào, lễ hội văn hoá thể thao và du lịch (loại hình lễ hội mới, phát triển từ khi đất nước đổi mới và hội nhập). Và theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, Việt Nam có gần 400 lễ hội cổ truyền lớn trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Có thể tự hào để nói rằng, văn hóa Việt Nam là văn hóa lễ hội. Nhiều người nước ngoài quan sát việc người Việt Nam quanh năm suốt tháng trẩy hội đó kết luận dân tộc ta là một dân tộc có sức sống lạc quan, yêu đời. 1.3.1.1. Đồng Bằng Bắc Bộ là cái nôi của lễ hội Việt Nam Đồng Bằng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều lễ hội nhất. Đây là một vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, là vùng văn hoá được bảo lưu những giá trị truyền thống hơn tất cả các vùng khác. Đó cũng là nơi hình thành các dân cư Nông nghiệp lúa nước đầu tiên, vị trí Sông Mã, Sông Chu đã hình thành nên Văn hoá Đông Sơn. Họ sống quần cư trong một đơn vị hành chính gọi là xóm làng. Khi có con người sinh sống, có mối quan hệ quần cư trong xóm làng, hình thành những phong tục tập quán và nhờ đó mà văn hoá Việt ra đời. Trong văn hoá có nét đặc trưng nhất đó là tính cộng đồng. Làng xã của người Việt là nơi hình thành lễ hội cũng là nơi cất giữ lễ hội một cách chắc chắn nhất. Vì làng nào cũng có đình thờ thành hoàng dẫn đến sự ra đời của các lễ hội làng. Khi Phật giáo du nhập vào nước ta dẫn đến sự ra đời của các lễ hội chùa chiền, điều kiện phân chia dân cư dân đến sự xuất hiện của các làng nghề cùng với đó là việc thờ các ông tổ làng nghề và các lễ hội nghề nghiệp ra đời. “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam thì Đồng Bằng Bắc Bộ là một vùng văn hoá độc đáo và đặc sắc”. Văn hoá Việt Nam là văn hoá của một dân tộc với 54 tộc người, mỗi dân tộc có một sắc thái riêng, đặc trưng riêng tạo nên sự đa dạng của văn hoá Việt. Với 54 Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 25
  26. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch tộc người, 54 tiếng nói, trang phục, cách sinh hoạt khác nhau tạo nên sự đa dạng phong phú. Văn hoá Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất, thống nhất trong sự đa dạng. Bởi lẽ cùng một lễ hội tuy nhiên mỗi một dân tộc lại có những cách biểu hiện một cách khác nhau. Ví như cùng một tết nguyên đán nhưng mỗi một dân tộc lại có cách ăn tết riêng, với phong tục cưới xin thì nghi thức đón dâu là một nghi thức bắt buộc và mỗi một nơi lại thực hiện một cách khác nhau. Đồng Bằng Bắc Bộ là một nền văn hoá độc đáo và đặc sắc. Tất cả các tín ngưỡng của người Việt tập trung ở nơi đây, không có nơi nào tập trung nhiều lễ hội như Đồng Bằng Bắc Bộ với thời gian diễn ra dài nhất như hội chùa Hương, độc đáo như Hội Gióng. ẩm thực cũng tập trung rất nhiều ở đây, các lễ vật thờ cúng tổ tiên cũng xuất phát tại đây như Bánh trưng, Bánh giày. Là một vùng còn tồn tại nhiều di tích, văn hoá : đình ,đền, chùa, miếu và chủ yếu thuộc 2 dòng tín ngưỡng : tín ngưỡng thờ thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu. 1.3.1.2. Tính thời gian của lễ hội Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Có lẽ ở thời điểm này con người càng có nhu cầu thông qua các lễ hội để nạp năng lượng chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới. Tại nước ta chỉ nội trong một tháng mà có tới 91 lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, không chỉ riêng đối với người Việt Nam lễ hội tập trung vào tháng giêng người Nga có Maxlensia, người Braxin có Cacnavan, người Lào có Bumpimay, người Campuchia có Chonchamtomay (lễ hội té nước) Các lễ hội tiến hành trong khoảng 1 đến 2 tháng (lễ hội chùa Hương), nhưng có những lễ hội diễn ra trong một vài ngày. Trong thời gian hội , khách du lịch trong nước và quốc tế đến rất đông với nhiều mục đích khác nhau trong đó có cả Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 26
  27. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch mục đích du lịch. Sau khi hội tan hầu như không còn du khách nữa. Như vậy thời gian hội càng kéo dài thì hiệu quả với hoạt động du lịch càng cao Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội Phật Đản. Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Lim, lễ hội Chùa Hương .vv Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng giêng cũng đủ để biết có bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương ( Cổ Loa) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc . Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nột đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. 1.3.1.3.Quy mô và địa điểm tổ chức của lễ hội Quy mô Hầu hết các lễ hội có quy mô lớn hay nhỏ thì còn phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng của các lễ hội đó với đời sống văn hóa tinh thần của con người. Ngày nay các lễ hội càng được quan tâm trong việc phục hồi, bảo tồn do đó quy mô của các lễ hội cũng được mở rộng, từ cấp làng lên cấp quận, từ cấp quận lên cấp thành phố và từ cấp thành phố lên cấp quốc gia. Địa điểm tổ chức lễ hội Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 27
  28. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Phần lớn các lễ hội lớn thường được tổ chức tại các di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. ở nước ta di tích và lễ hội là hai loại hình hoạt động văn hoá song đôi và đan xen gắn với di tích, lễ hội không tách rời di tích. Có thể nói di tích là dấu hiệu truyền thống còn đọng lại kết tinh ở dạng cứng còn lễ hội là cái hồn và nó chuyển tải cuộc sống đến cuộc đời ở dạng mền. Khách du lịch thường có nhu cầu tham dự các lễ hội. Ở đó họ thường cảm thấy có sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Thông qua lễ hội tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ. 1.3.1.4. Việc khai thác các lễ hội tại Việt Nam để phục vụ du lịch Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.Trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hoá rất đặc trưng. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần của người Việt, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, những vị anh hùng dân tộc , đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp, chống chọi với thiên tai, trừ cái ác, chữa bệnh cứu người, và cả những nhân vật truyền thuyết đó chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc. Chính vậy, tổ chức lễ hội là hình thức giáo dục, chuyển giao cho thế hệ sau về trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Song hiện nay, không ít người tham gia lễ hội chỉ để cầu tiền tài, chức tước, danh vọng hoặc coi lễ hội chỉ là điểm vui chơi, giải trí. Thực tế cho thấy cách nghĩ này lại rộ lên ở giới trẻ - thế hệ phải có trách nhiệm giữ gìn truyền thống. Tuy việc cầu tiền tài, chức tước hay đi vui chơi giải trí là không chính đáng, nhưng xét kỹ thì đây là điều đáng lo, bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thương mại hóa lễ hội Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 28
  29. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Từ góc độ lịch sử, sở dĩ lễ hội Việt Nam có nhiều lễ hội dày đặc một phần do quá khứ xây dựng và bảo vệ đất nước đó sản sinh ra nhiều anh hựng được nhân dân thờ phụng, tôn vinh là thần thỏnh, kết hợp với tính cộng đồng của người Việt và truyền thống tôn kính trời đất, ông bà tổ tiên. Lễ hội truyền thống là một hình thái văn hóa biểu thị những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Vì thế, từ lâu lễ hội truyền thống đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học như dân tộc học, nghệ thuật học, đặc biệt là văn hóa dân gian học. Tuy nhiên, những nghiên cứu lễ hội truyền thống trong tương quan với đời sống văn hóa đương đại còn ít, đặc biệt còn thiếu những nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại so với quá khứ, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng, và hàng loạt các yếu tố ngoại lai đi kèm xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa đó nhận thức được đây là nhu cầu thực, khách quan của nhân dân, nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính đáng Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hề đơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay. (Bởi vì nếu thực hiện không dựa trên những cơ sở khoa học thì những biện pháp hành chính không đúng sẽ khiến lễ hội truyền thống biến dạng, làm cho nó không đóng đúng vai trò mà nó vốn có. Có những tồn tại như vậy là do chúng ta chưa có những nghiên cứu khoa học để đưa ra những cách thức quản lý lễ hội truyền thống phù hợp với quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lễ hội truyền thống là một hình thái văn hóa biểu thị những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Ngày nay, những lễ hội dân gian như thế ngày càng được mở rộng quy mô và nâng tầm thành những lễ hội cấp cao hơn. Bên cạnh đó nhiều sự kiện văn hóa mang tính lễ hội đó, đang và sẽ được tổ chức như Lễ hội về nguồn, Festival Huế, Festival Hoa Đà Lạt hay Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội làm không khí lễ Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 29
  30. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch hội ở nước ta thêm sôi nổi. Và tất yếu, không thể tránh khỏi những chuyện mà bỏo chớ vẫn dựng từ lộn xộn để gọi. Điều nghiêm trọng nhất cần cảnh báo là trong các lễ hội tại Việt Nam là con người đang mượn danh thần thánh để làm những việc không nên, không phải. Chính những điều đó dẫn đến tình trạng thần thánh đang trở thành "nô lệ" của con người nếu chúng ta không tỉnh táo điều chỉnh. Con người đang biến việc thờ phụng thần thánh, danh nhân thành cơ hội làm bừa. Một việc làm mang nặng tính phong trào trong thời điểm hiện nay là xây tượng đài, lập nhà tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, danh nhân. Tuy nhiên việc làm đó lại không dựa trên tinh thần “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà người ta lại làm với một mục đích khác do đó cũng đã dẫn đến hậu quả đáng lo ngại. Ví như Cụng viờn Hoàng Quốc Việt (Bắc Ninh) sụt bờ kố ngay trong ngày khỏnh thành, cũn những người dựng tượng đài Chiến sỹ Điện Biên cũng vừa mới ra tũa vỡ cụng trỡnh chưa bàn giao đó nứt toang. Người sống còn mượn danh thần thánh để kinh doanh. Những lễ hội cổ truyền tao nhó mà tự lúc nào, người ta núp bóng thần thánh để móc túi khách thập phương. Về Đền Hùng mùa lễ hội, người ta thấy nhan nhản những cũ mồi đổi tiền lẻ lãi gấp đôi, viết tấu viết sớ thuê. Khi vào trong đền, nếu cần được ông từ khấn riêng cho có bài có bản thỡ chỉ cần đặt lễ "chẵn" một chút. Ra đốt vàng mó, chẳng may gặp "người tốt" đốt hộ, khách hành hương về nguồn cũn bị vũi tiền. Người sống tranh cói, tranh giành nhau để "thể hiện sự hiếu đễ" với thần thánh, với cha ông. Nhân dịp Quốc giỗ, người ta đua nhau làm bánh to bánh nhỏ để cúng tế, giành giật nhau làm đạo diễn chương trỡnh chào mừng Quốc lễ.Như thế, bề ngoài tưởng chúng ta tôn sùng cổ nhõn, thần thỏnh, lịch sử , nhưng thực chất con người ta muốn "tự tôn" mỡnh gắn với lợi ớch riờng tư. Chắc chắn, thần thánh, danh nhân cũng “không hẹp hòi” khi con cháu muốn dùng di tích lịch sử, văn hóa để thu hút du lịch, phát triển đất nước. Nhưng quan trọng hơn cả là cách làm có thành kính, có tôn trọng người đó khuất, tôn trọng đấng Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 30
  31. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch siêu nhiên không. Điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi người, cách nhìn nhận của mỗi người về lễ hội. Chăm sóc khuôn viên đền chùa miếu mạo cho sạch đẹp, tổ chức du lịch cho đàng hoàng, quy củ, giữ gìn không khí trang nghiêm và nghiêm cấm hành vi buôn thần bán thánh, hủy hoại cảnh quan môi trường, tự khắc khách thập phương và du khách nước ngoài sẽ tìm đến. Sẽ không cần những lễ hội rườm rà, tốn kém, nhốn nháo khiến du khách đi một lần rồi không quay trở lại. Như vậy, cần xem lại thái độ của người sống chúng ta đối với thần thánh, lịch sử, văn hóa trước khi rầm rộ tổ chức những lễ hội, sự kiện hao tiền tốn của. Nếu không có ý thức bảo tồn và kính trọng thực sự, chỉ coi thần thánh như một "công cụ" kinh doanh, chia chác, một ngày nào đó, cả thần thánh và bạn bè, khách khứa sẽ quay lưng lại với chúng ta. Giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá - thể thao - các ngày kỉ niệm đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như : Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945 được gọi Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 31
  32. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá thường niên ở các cộng đồng dân cư Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam. Điều dễ nhận thấy trong việc quảng bá và xúc tiến các lễ hội Việt Nam rộng khắp là các kênh thông tin truyền thông khi quảng bá các lễ hội chưa truyền tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống dân tộc, thể hiện qua các lễ hội truyền thống và các lễ hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng. Tại Việt Nam không còn nhiều các lễ hội mang tính truyền thống, do đặc điểm của lễ hội mang tính thời vụ, diễn ra trong thời gian ngắn cùng với đó là bị thương mại hoá, tệ nạn mê tín dị đoan, cờ bạc diễn ra ngay trên các lễ hội làm mất đi những hình ảnh đẹp của lễ hội. Trong khi đó việc quản lý các lễ hội không chặt chẽ gây ra ách tắc giao thông. Cơ sở vật chất tại các lễ hội còn kém, thiếu nhà vệ sinh lưu động, vệ sinh chất thải chưa được xử lý triệt để, các du khách còn thiếu ý thức. Những tồn tại trên dẫn đến việc quá tải của môi trường, xã hội do đó sức hấp dẫn của các lễ hội bị giảm đi rất nhiều. Một thực tế đó là các lễ hội thường diễn ra trong một thời gian ngắn do đó việc triển khai các tour du lịch là rất khó, chưa hấp dẫn được các du khách trong nước và địa phương, hiệu quả du lịch chưa cao. Các lễ hội tại Hải Phòng cũng không nằm ngoài những hạn chế đó. Do đó việc đặt ra các giải pháp trong việc khai thác có hiệu quả các lễ hội theo xu hướng bền vững là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 32
  33. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch 1.3.2. Giá trị của các lễ hội tại Hải Phòng 1.3.2.1. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn - TP Hải Phòng, được tổ chức vào 9/8 âm lịch hàng năm, đó không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng. Từ bao đời nay, câu ca dao cổ của người dân Đồ Sơn núi về Hội chọi trâu quê mình như một biểu tượng để nhớ về quê hương, như một tiếng gọi về nguồn tha thiết: Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu Theo sử liệu, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn có từ 1000 năm trước, vào khoảng đời vua Lý Thánh Tông. Nhưng xưa kia lễ hội chỉ được tổ chức trên bãi biển, những trận đấu thường diễn ra dài hơn, vì khi hai con trâu thi đấu, lúc mệt chúng thường xuống ngâm mình dưới nước cho tới lúc chúng hồi sức thì cuộc đấu lại tiếp tục. Người xưa kể rằng, xưa kia Đồ Sơn chỉ là làng chài ven biển có một cụ già nhất làng mơ thấy một đôi trâu đang chọi nhau trên sông biển, biển cả tung sóng trắng xóa. Năm đó vụ cá được mùa, dân làng cho đó là điềm lành. Người Đồ Sơn thủa ấy tin rằng thần linh phù hộ nên lập đền thờ theo duệ hiệu thần là "Điểm tước Đại vương" .Vì vậy, với mong muốn làm ăn thịnh vượng, đi biển không gặp sóng to, gió cả, tai qua, nạn khỏi, hàng năm người dân Đồ sơn lại tổ chức Lễ hội Chọi trâu vào ngày 9 tháng 8 âm lịch để tế thần và hội Chọi trâu bắt nguồn từ đó. Nhưng lại có tích khác cho rằng, thực ra đất nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai, mỗi năm trung bình có 10 cơn bão lớn nhỏ . Nghề đi biển lại hay gặp sóng to, gió cả, thiên tai ập đến thất thường. Vì vậy, người dân chài thường cầu Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 33
  34. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch mong các vị thần biển phù hộ cho họ khi đi biển tránh được gió bão , đánh bắt được nhiều cá tôm bình an trở về. Cũng vì thế họ mong muốn có được lễ vật quý hiếm nhất để tế các thần biển. Với quan niệm “con trâu là đầu cơ nghiệp”, những con trâu được chăm sóc, lựa chọn cẩn thận, mang ra thi đấu, thắng trận đều được mang ra cúng thần. Từ cuối tháng giêng âm lịch, ăn Tết xong là người Đồ Sơn đó ngược lên mạn Tây Bắc, hay xuôi vào Nghệ An, Hà Tĩnh để tìm cho được những con trâu tốt với những đặc điểm: " ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhót, lưng tôm bà, sừng cánh cung ", độ tuổi từ 7 - 8 năm tuổi. Mua được con trâu vừa ý là điều đáng mừng, nhưng để con trâu chọi được thế còn phải luyện, luyện có hay thế mới mong trâu phường mình chiến thắng. Khi mới đưa về, trâu thường được tẩm bổ cho có đủ sức lực, tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, có thể vút sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyền náo, mầu sắc rực rỡ trong hội. Trước khi vào vòng chung kết, vòng loại thường được tổ chức vào ngày 8-6 âm lịch, trâu được vào vòng trong sẽ tiếp tục được luyện tập với cường độ cao hơn, học những ngón đòn hiểm hơn nữa. Những người nhiều kinh nghiệm mới huấn luyện cho trâu có những miếng đánh hay, độc đáo. Trâu được chọn là trâu chọi, mọi người đều phải gọi là Ông trâu. Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thánh cụ: Cụ Trâu. Ở Đồ Sơn, mỗi phường đều có những người mê trâu chọi, có kinh nghiệm tìm, chăn dắt, huấn luyện trâu chọi, đáng tôn bậc nghệ nhân. Trong ngày hội, tên của họ được nhắc đến với tư cách là chủ của "ông trâu" đang vào trận. Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đó chính thức Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 34
  35. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch được gọi là "ông trâu", là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các "ông trâu" ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chộn vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau. Thường thì các chú trâu đâm phập vào nhau, một tiếng động khô khốc của sọ trâu, sừng trâu va chạm. Cú đánh này có tên là miếng "hổ lao". Sau miếng hổ lao có khi làm nổ mắt, long sừng, vỡ sọ, hai đấu thủ hăng tiết choãi chân lấy tấn, cổ đẩy lực hoặc lật ngửa đối phương bằng cặp sừng khóa chặt vào nhau. Nhiều cặp trâu vào trận cứ ung dung, cứ nhởn nhơ gặm cỏ, hớt hớt, nghênh nghênh, người am hiểu biết rằng đây là lúc trâu đang thăm dò nhau để tìm ra ngón đòn quyết định. Sau một cú "cáng" hoặc "càm", khi con trâu thua trận bỏ chạy, là lúc người có trâu thắng phải thực hiện "thu trâu" rất nguy hiểm vì con trâu thắng đang hăng máu Sau trận đấu, dù thắng hay thua, trâu chọi đều được xẻ thịt để lễ tạ Thành Hoàng. Thịt trâu chọi còn được đem bán, người mua với ý nghĩa lấy “lộc” cho cả năm. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 35
  36. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả, lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển đó và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải. 1.3.2.2. Hát Đúm Thuỷ Nguyên Trong kho tàng dân ca người Việt có một loại hình ca hát đối đáp của nam nữ thanh niên: Hát Đúm. Hát Đúm có ở nhiều nơi thuộc châu thổ và trung du Bắc Bộ, nhưng độc đáo và mang đậm nét văn hóa địa phương thì phải kể đến Hát Đúm ở vùng ven biển Thủy Nguyên - Hải Phòng Hình thành và phát triển trên vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi sinh tụ của những nền văn hóa thuần Việt như văn hóa đồ gốm Tràng Kênh, đồ đồng Việt Khê, Hát Đúm đã có một thời gắn bó với những buồn vui của cư dân Thủy Nguyên và là một sinh hoạt văn hóa phổ biến trên vùng đất ven biển này. Lâu nay, khi nói tới Hát Đúm, nhiều người thường nhắc tới khái niệm đàn đúm hoặc là "lối hát dân gian dịp hội hố đầu xuân ở miền Bắc, Việt Nam do nhiều thanh niên trai gái cùng tham gia, thường ở dạng đối đáp" và tên gọi hát đúm thường gắn với địa danh Thủy Nguyên - Hải Phòng. Riêng với hát đúm, ngoài khái niệm nghiêng về tính hình thức, còn là đặc trưng của một loại hình, làn điệu thuộc thể loại dân ca đối đáp của người Việt. Hơn nữa, ở Thủy Nguyên chỉ có ba địa danh: xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ thuộc tổng Phục Lễ xưa, được coi là cái nôi của Hát Đúm người Việt ở vùng ven biển Bắc Bộ. Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên - Hải Phòng thì Hát Đúm đã có ở đây cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm (khoảng TK XIII - thời nhà Trần), nhưng có lẽ phải tới TK XVI (thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ thì nó thực sự mới được hát trong lễ hội chùa. “Chùa Kiến Linh có bia tạo năm Thuần Phục 2 (1563) và Bính Dần (1566) thời Mạc, nội dung núi đất Phục Lễ địa linh nhân kiệt, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) từng đến thăm". Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 36
  37. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Hát Đúm là loại hình dân ca hình thành trong môi trường lao động, sau đó trở thành dân ca trong lễ hội, hát đúm vùng tổng Phục - Thủy Nguyên đã gắn với những sắc thái văn hóa độc đáo của cư dân ven biển. Trong xã hội xưa, một trong những tục lệ phổ biến có liên quan đến hát đúm ở đây là tục bịt khăn che mặt của phụ nữ. Đến những năm 60 của TK XX, nếu ai có dịp về vùng tổng Phục -Thủy Nguyên thì vẫn được chứng kiến cảnh cấc cô thôn nữ thường che kín mặt bằng chiếc khăn đen mỏ quạ, chỉ để hở hai con mắt trong lúc làm việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Các cụ kể lại rằng, xưa ở Tổng Phục, đặc biệt là Phục lễ, Phả Lễ, Lập Lễ khi khách đến chơi nhà, nếu gặp các cô gái mà muốn hỏi thăm thì rất khó, vì bình thường họ đã bịt khăn che kín mặt, nhưng thấy khách lạ, họ càng kín đáo hơn, thậm chí e thẹn trốn xuống nhà dưới không trả lời khách, càng gọi càng không thấy mặt. Thói quen bịt khăn còn được duy trì đến khi các cô gái ra tham gia hội hát đúm đầu xuân ở chùa làng. Trong hội, khi bắt đầu hát, không cô gái nào bỏ khăn mà còn che kín mặt hơn. Họ thường đi thành tốp năm, sáu người, khi vào cuộc hát với bên nam, các chàng trai chỉ thấy nghe tiếng hát phát ra trong tốp nữ mà không nhìn thấy mặt ai. Chàng trai nào diễm phúc được xem mặt một cô nào đó thì chắc chắn phải chiếm được cảm tình của đối tượng, sau khi đó hát đối đáp với nhau khá nhiều bài. Nếu trường hợp hai bên hát với nhau một số bài mà cô gái vẫn không “mở mặt”, nghĩa là không “tâm đầu ý hợp”, chàng trai phải chọn người khác để làm quen và mời hát. Xưa, trong xã hội cổ truyền, nếu hát đúm vùng tổng Phục hấp dẫn và lôi cuốn mọi người bởi những câu hát tình tứ, thơ mộng, thủ tục bịt khăn che mặt của phụ nữ lại tạo ra sự tò mò, cuốn hút khách thập phương. Rồi trải qua năm tháng, tục cổ này đã trở thành nét văn hóa độc đáo. Bịt mặt ắt phải có mở mặt, đây chính là chi tiết hấp dẫn đối với du khách xa gần, thậm chí với cả những người dân ở các làng bạn. Khi các cô gái mở mặt để hát đối đáp với các chàng trai, mọi người không khỏi trầm trồ, vì cô nào mặt cũng đẹp, da trắng, môi đỏ, mắt đen láy như hạt na Vào những ngày xuân, sinh hoạt hát Đúm đã thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân Phả Lễ và các xã lân cận cũng như những người yêu thích nghệ thuật hát Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 37
  38. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Đúm. Theo truyền thống, ngày bắt đầu của hội hát Đúm đồng thời cũng là ngày những cô gái của Tổng Phục bỏ chiếc khăn mỏ quạ bịt mặt trong suốt cả năm. Vì thế, Hội hát Đúm ngày xuân cũng còn là ngày Hội Mở mặt. Hát Đúm thường diễn ra tại đình Phục Lễ, một trong những ngôi đình lớn. Tuy nhiên, cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngoài cánh đồng khi các tốp trai thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau. Họ nắm tay nhau say sưa hát đối những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa thông qua nhiều câu hát ví von mang đậm chất dân gian của vùng quê. Đã từ lâu hàng năm cứ vào ngày Mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tổng Phục lại mở Hội làng. Hội làng đầu xuân có rất nhiều cuộc thi: Thi cỗ bánh, thi dệt cửi, thi đánh đu, đánh vật, đánh cờ nhưng cuốn hút nhất vẫn là thi hát Đúm. Hát Đúm có từ lâu đời, ngay từ khi tổ tiên họ Đinh xuống vùng bãi bồi ven sông Bạch Đằng để quai đê lấn biển. Tương truyền rằng khi người dân đổ về đây khai hoang lập ấp, trên bến dưới thuyền rất đông. Ban ngày họ lao động vất vả cực nhọc, tối đến trai gái túm năm tụm ba thành từng nhóm để hò hát giao duyên cho khuây khỏa. Thế là thành lệ. Trước đây, thường là sau các vụ gặt hái xong, vào những đêm trăng thanh gió mát, trai gái lại rủ nhau đi hát Đúm. Nhưng sau này, chỉ có những ngày Tết mới tổ chức. Vì trai làng phải đi làm ăn xa, tết mới về. Còn gái làng thì lam lũ, làm lụng vất vả quanh năm, để bảo vệ sắc đẹp họ phải bịt khăn, nên ngày thường trai gái gặp nhau khó nhận biết, chỉ có ngày hội đi hát người con gái mới mở khăn để bạn hát nhìn thấy dung nhan. Do vậy tập quán hát Đúm cũng là tục lệ mở khăn của các cô gái. Lễ Mở mặt tiến hành từ Mồng 2 Tết cho đến khoảng Mồng 10 tháng Giêng bằng một nghi thức giản dị, nhưng trang trọng để khẳng định cô gái được phép tìm người yêu. Còn chủ yếu của lễ Mở mặt là trai gái hát Đúm để đôi bên tìm ý trung nhân. Các cô gái sau khi được cởi bỏ khăn, cô nào cũng trắng, cũng xinh đẹp "chim sa cá lặn" khiến các chàng trai nhiều vùng quê kéo đến, hát thì ít mà xem mặt các cô là chính. Nhưng nếu muốn lọt mắt xanh các cô, các chàng phải học cách hát, phải hát giỏi may chăng mới được các cô để ý. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 38
  39. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Hát Đúm kéo dài từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giữa các canh hát, các cô mời trầu nước, tặng vật kỷ niệm cho các chàng để tỏ lòng mến mộ. Chiều, các cô mời các chàng về nhà mình ăn bữa cơm đầu xuân để biết nhà cửa và có sức tiếp tục hát tới khuya. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, cuộc hát Đúm kéo dài đến Mồng 10. Qua những buổi hát, nhiều đôi đã kết nhau để cuối năm nên duyên chồng vợ. Bởi có tục lệ ấy mà các cô gái ở đây cô nào cũng thuộc một số bài hát vì để đi hội gặp các chàng trai mời hát mà mở khăn đối đáp. Hát ví thường chỉ dựa vào hai thể thơ lục bát và song thất lục bát. Tuy không nhiều làn điệu, nhưng lại rất phong phú về đề tài, đôi hỏi người hỏt phải rất giỏi về đối đáp. Trong ngày hội hát Đúm tại sân chùa Phục Lễ, nhiều bàn hát đúm mọc lên, mỗi bàn kê hai bộ tràng kỷ đối diện nhau. Giữa bàn để nhiều hộp trầu và khăn tay thêu cành hồng làm tặng phẩm. Một bên trai, một bên gái ngồi hai bên dây tràng kỷ. Mặt nhìn mặt, tay cầm tay. Thường thì cả hai bên trai gái vào hát đều di động để nếu nhỡ một anh hát bớ hay bị hỏi, đố, lung tung không trả lời được thì ra hiệu cho anh kia hát đỡ, gỡ bí cho. Khi hát có nhạc bát âm. Hai bên trai gái đối đáp. Bên nào không đối đáp được là thua. Đây là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức của nhau, ướm lời yêu đương. Tìm hiểu bằng nghệ thuật, phải thuộc làu tục ngữ, truyện tích. Lời hát Đúm được xuất khẩu tự nhiên, ứng đối linh hoạt, tùy tình huống mà xử lý. Cũng là những lời xa xôi bóng gió, những gửi gắm nỗi niềm. Những bài hát ví đối đáp rất đa dạng và phong phú. Hai bên nam nữ đố nhau học về các điển tích như "Từ Thức lên tiên", "Phan Trần", "Tống Trân Cúc Hoa", "Phạm Tải Ngọc Hoa", nhiều nhất vẫn là đố Kiều. Ngoài điển tích là những bài họa về Hoa, Lá, Cỏ, Chim và những gì gần gũi với cuộc sống thường ngày. Vào hội, một khi bên nữ - vốn hay đột ngột chuyển làn điệu trong khi hát mà phía bên nam không kịp đối là thua. Ngày hội mở mặt còn được coi là ngày các cô gái thi sắc đẹp, làm quân cờ người. Chiếc khăn tung ra để lộ những khuôn mặt trắng mịn, môi hồng như hoa Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 39
  40. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch lựu, làm cho Hội thi hát Đúm thêm say mê, hào hứng. Trai gái hát mừng, học hỏi, hát đố, hát hoạ, hát giao duyên, huê tình, hát tiễn Hãy nghe bên nữ hát đố : Tam sơn tứ hải nhất phần điền Chàng trai mà giải được, em liền theo không? Bên trai hát Tam sơn là núi, tứ hải là sông Nhất phần điền là ruộng, theo không là nàng. Và bên trai tách ra, một chàng cầm tay cô gái hát giao duyên : Thấy em vừa đẹp vừa xinh Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay Nắm rồi, anh hỏi cổ tay Ai nặn nên trắng, ai day nên tròn ? Rồi chàng trai kể nỗi gian truân: Vì nàng anh phải đi đêm Ngã năm ba cái đất mềm không đau Vì nàng anh phải đi thăm Ngã sứt đầu gối, ngã thâm bánh chè Bên gái cũng bộc lộ tình cảm Yêu nhau quá đỗi quá chừng Chèo non quên mệt, ngậm ngừng quên cay Không ít các chàng trai, cô gái vì tình cảm mén nhau qua lời ca,điệu múa mà rồi lên vợ lên chồng. Và vì thế, hát đúm luôn là lễ hội hấp dẫn, trẻ trung, trở thành nét đặc trưng trong kho tàng văn hóa truyền thống của vùng đất này. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 40
  41. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Hội làng bên bến sông Rừng Díu dan câu đúm lừng chừng bước chân Đồng quê đang biếc lúa xuân Cầm tay anh nắn bâng khuâng bến chờ Hẹn hò đang dở câu thơ Lời mềm mà buộc đến giờ.Lạ chưa? Dùng dằng giã bạn ngẩn ngơ Để chiều ướt tím con đò sông quê Nghiêng nghiêng vành nón trăng thề Giếng lành em múc chiều về nắng buông Vọng nghe giọng hát yêu thương Nao nao sóng nước vương vương lỗi niềm Theo câu hát đúm nên duyên Mà tình neo mãi vào miền sông trăng Hát Đúm vui nhất là hôm hát giã đám. Lúc này họ trao giữ kỷ vật cho nhau, nấn ná đến tận khuya, mà đưa ra toàn những bài hát hay, mới nhất từ nỗi lòng sâu kín của họ. Hôm đó hai bên ít hát đối đáp mà toàn những bài trữ tình, bâng khuâng, lưu luyến Những yêu đương, thương nhớ, những xa cách, chia ly, những hứa hẹn, đợi chờ và hy vọng Họ mong đợi mùa hội sau, để lại được say đắm trong tiếng hát của nhau. Qua đó mà nên vợ, nên chồng. Trong góc tiếp cận về phương diện âm nhạc học thuần túy, hát Đúm không phức tạp và ở cấp độ cao như hát quan họ Bắc Ninh. Thậm chí, các làn điệu âm nhạc mới chỉ ở cấp độ đầu trong tương quan của các hình thái sinh hoạt âm nhạc dân gian Việt Nam. Nhưng nếu nhìn nhận hát Đúm trong cách tiếp cận tổng thể một hiện tượng văn hóa dân gian lại là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhiều trí tuệ của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Hát Đúm sinh ra từ chính nhu cầu của Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 41
  42. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch người dân lao động, được bao thế hệ nghệ nhân sáng tạo không ngừng qua năm tháng, và đến hôm nay vẫn là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian được nhiều người yêu thích nhất ở miền quê này. Khi nghe hát, nếu trên gương mặt người già dường như bừng lên, ánh lên những kỷ niệm của một thời tuổi trẻ cùng những canh hát Đúm say sưa, đằm thắm, mà không ít cặp khác sau đó đã nên vợ, nên chồng. Nếu như các cô chú trung niên đến đây không chỉ thưởng thức những làn điệu dân gian vốn là tài sản không chỉ vô giá của cha ông để lại, mà còn tâm chí hướng về trách nhiệm bảo tồn cho thế hệ mai sau loại hình văn hoá độc đáo này, thì trên gương mặt của những cô bé, cậu bé là sự đắm chìm trong những làn điệu dân ca, nhu cầu tiếp nhận những âm hưởng dân ca vốn đã vang vọng từ bao đời. Bài bản của hát Đúm rất phong phú. Người hát Đúm phải hát được nhiều làn điệu như: Cò lả, trống quân, quan họ, sa mạc Giai điệu gần với hát ví của đồng bằng Bắc Bộ nhưng khác ở chỗ luyến láy, nhấn giọng Nét đặc sắc của hát Đúm Tổng Phục là ứng khẩu, tùy hứng từng hoàn cảnh cụ thể nên đòi hỏi người hát phải thông minh nhanh trí. Trình tự của cuộc Hát Đúm thường là gặp gỡ, hát chào, hát mừng, hát hỏi, hát mời trầu, hát cưới, kết thúc là hát tiễn, hát ra về. Trong hoàn cảnh cụ thể có thể hát họa, hát mời đến nhà, hát khuyên nhau đi học, hát đi lính, hát gửi thư. Vào mùa xuân, hát đúm như trỗi dậy một sức sống mới vốn tiềm ẩn từ lâu trong tâm trí và tấm lòng của những người con quê hương hát đúm. Các chàng trai, cô gái (mà trong đó có cả các cô đã ở tuổi 80) vẫn duyên dáng, say sưa trong những làn điệu hát đúm ngày xuân. Hát đúm cũng như một số hình thái sinh hoạt văn hóa dân gian khác đã phải trải qua những bước thăng trầm. Vậy mà, sức sống lâu bền, mãnh liệt của nó vẫn còn đến ngày hôm nay. Mùa xuân này về Phục Lễ, Thủy Nguyên dự Lễ hội Mở mặt, nghe hát Đúm hòa trong không khí sinh hoạt độc đáo, loại hình nghệ thuật đặc sắc. Mời các bạn cùng thưởng thức sự phong phú của văn hóa dân gian Hải Phòng. 1.3.2.3. Lễ hội Từ Lƣơng Xâm Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 42
  43. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Ngô Quyền quê ở Đường Lâm Cứu dân thoát khỏi đường lầm ngàn năm. Anh hùng dân tộc Ngô Quyền là một nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc, người đã đưa nước ta thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc, mở sang trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, nhiều triều đại là phong ông là “Vua đứng đầu trong các vua”, “Vị tổ Trung Hưng của dân tộc”. Lễ hội Từ Lương Xâm năm 2010 đã được đánh giá là một trong những lễ hội trọng điểm của thành phố. Lễ hội được diễn ra để tưởng niệm người anh hùng dân tộc Ngô Quyền - với chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng năm 938, đã đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi đất nước, và từ bỏ hoàn toàn mộng xâm lược nước ta. Để tưởng nhớ công lao, chiến công to lớn của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, nhân dân vùng đất An Dương cũ (Hải An - Hải Phòng nay) đã lập nhiều đền, miếu, đình thờ ông, nhiều làng đã tôn vinh ông làm thành hoàng để thờ phụng. Làng Lương Xâm - đại bản doanh của Ngô Quyền đã được triều đại phong kiến và nhân dân xây đền để thờ - đó chính là Từ Lương Xâm. Từ Lương Xâm được nhân dân trong vùng suy tôn “ Từ Cả” là một trong “tứ linh từ” linh thiêng của huyện An Dương (cũ) (Bao gồm Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá, Từ Nghĩa Xá - Vĩnh Niệm). Trong lễ hội Từ Lương Xâm trước kia, cuộc hành lễ của hàng chục làng xã rước kiệu từ đình làng mình tới chầu đã tạo nên sự xúc động tâm linh, hướng về cội nguồn mạnh mẽ. Tất cả các kiệu đều đặt ở khu đất rộng trước cửa linh Từ Lương Xâm để chấm giải kiệu. Kiệu nào nhất thì lần sau được vinh dự thay mặt cả đoàn kiệu đúng dâng lễ Thánh Vương trước long sàng . Nghi thức tế đám Ngô Vương ở Từ Lương Xâm khá đặc biệt : Lễ phẩm phải có một con bò, một con lợn, một con dê mổ tế sống (cỗ thái lao), tế xong đem số thịt đó làm cỗ ăn tại đền và chia cho dân đinh. Vào những năm “phong hoa đăng cốc”, mùa màng bội thu, ở Từ Lương Xâm còn có hợp tế hàng huyện, hợp tế hàng tổng, hay còn gọi là lễ hội ba dân Lương Xâm, Hạ Đoạn, Tràng Cát, dân nào có đoàn rước đẹp nhất sẽ được làm chủ Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 43
  44. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch lễ, hoặc chủ lễ lại là làng Lương Xâm. Sau đó do ảnh hưởng của chiến tranh và các vấn đề lo toan của cuộc sống nên lễ hội Từ Lương Xâm bị gián đoạn trong một trời gian dài. Thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII của Đảng về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, bên cạnh việc chăm lo đời sống , phát triển kinh tế, tham gia thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc , thực hiện các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra, Đảng bộ và nhân dân phường Nam Hải vẫn luôn quan tâm quản lý, tu bổ, tôn tạo giữ gìn di tích và duy trì các hoạt động lễ hội, lễ dâng hương hàng năm tại di tích. Ngày nay do điều kiện kinh tế phát triển, lễ hội kéo dài 03 ngày và diễn ra hàng năm, với sự tham gia của tất cả các phường trong Quận Hải An, với các đoàn rước đẹp cả về mặt hình thức và nội dung. Lễ hội tiến hành các nghi lễ truyền thống như lễ cáo, lễ mở cung, lễ di cung thánh thượng, lễ rước các nhân thần có công với nước Tại lễ hội từ Lương Xâm ngoài những nghi thức tôn giáo ra thì sau phần lễ còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được tổ chức phục vụ ngày lễ như cỏc trũ mỳa rồng, kộo co, bóng chuyền, bóng đá, tam cúc điếm, đánh đu, bịt mắt bắt dê chơi cờ người . buổi tối thì có các vở cải lương do đoàn chèo Hải Phòng diễn, giao lưu văn nghệ giữa các phường ngày mở hội, chiêng, trống nổi lên vang cả một vùng báo hội, dân chúng tổ chức các trò vui chơi kéo dài suốt ngày. Lễ hội đã thu hút hàng vạn khách du lịch trong nước đến tham gia, cổ vũ Hội mở ra, ai nấy đều háo hức đăng kí tham gia các phần chơi, trẻ có phần chơi kéo co, đánh đu, bịt mắt bắt dê. Nguời già có thể tham gia phần chơi đánh cờ nguời, tam cúc điếm, phụ nữ những nguời trung tuổi có thể tham gia hát văn nghệ giữa các phường vào buổi tối, còn đàn ông có thể tham gia vào phần bơi thuyền trên sông Bạch Đằng trò chơi có rất nhiều phần phong phú, phù hợp với mọi đối tuợng, thành phần chơi và bao gồm dân Nam Hải, các dân làng anh em xung quanh là các làng, xã đã từng có giao kết với làng Nam Hải như Tràng Cát, Hạ Đoạn, những nguời khách thập phuơng đến đây hành lễ cũng có thể tham gia phần hội, họ có thể đến bàn ban tổ chức trò chơi để đăng kí tham gia bất cứ một trò chơi nào mà Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 44
  45. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch họ có thể chơi. Các trò chơi lần lượt được diễn ra dưới sự háo hức của mọi người dân, trống, chiêng, cùng dàn nhạc đã khuấy động vang trời ngày hội. Trong khi trò chơi diễn ra thì đoàn nguời vây xung quanh hò reo, cổ vũ cho cuộc chơi, các phần chơi đuợc diễn ra rất thuận lợi vì có sự cổ vũ nhiệt tình của nguời đi xem hội. Tất cả các phần chơi đều đuợc ban tổ chức xắp xếp bố trí để phù hợp với thời gian quy định trong ba ngày lễ, và các trò chơi này đuợc diễn ra vào cả 3 ngày Hội Từ Lương Xâm khá rộng lớn, thoải mái, với nền sân đình rộng rãi, xung quanh có nhiều những cây rất cao và to, có một sân bóng rộng, trước Từ có một hồ sen mỗi khi hè về lại tỏa hương thơm ngào ngạt. Không gian tổ chức các trò chơi thật là rộng rãi, thời tiết lúc này đang là mùa xuân, khí hậu ấm áp, nắng không gắt, dễ chịu rất thích hợp cho hội chơi đuợc tổ chức một cách thuận lợi nhất và thực sự gây ấn tuợng, đem lại kỉ niệm sâu sắc cho nguời tham gia ngày hội. Vui xem hát Nhạt xem bơi Tả tơi ngày hội Tất cả các trò chơi diễn ra ở nơi đây ngoài những mục đích như vui chơi giải trí và các cuộc đua tài không những làm cho nội dung lễ hội thêm phong phú, hấp dẫn, nhiều màu, nhiều vẻ, gần gũi với sinh hoạt đời thuờng mà còn có ý nghĩa kích thích, rèn luyện ( rèn luyện về trí tuệ, về kĩ năng lao động, tinh thần thuợng võ), giáo dục thẩm mỹ đạo đức, ý thức cộng đồng. Lễ hội Từ Lương Xâm không chỉ là nơi thể hiện tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ, tình cảm của nhân dân địa phương với Đức Vương Ngô Quyền - người có công với nước, với dân. Mà trong đó còn chứa đựng cả những ước mong, những nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thăm từ Lương Xâm, du khách như thấy lại một tranh sử hào hùng của dân tộc. Mỗi lần diễn ra lễ hội, được tái hiện lại những hình ảnh xưa đây trên sông Bạch Đằng Giang, bóng Ngô Vương Quyền lồng lộng cầm gươm cùng toàn quân, toàn dân đánh giặc. Những chiếc cọc gỗ lớn đươc đẽo gọt, cắm xuống dòng sông, khi Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 45
  46. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch nước chiều dâng, cọc nhọn chìm xuống mặt nước. Dòng sông vẫn hiền hòa như bao đời nay như ẩn chứa trong trong lòng những sục sôi căm thù và quyết tâm giữ nước của dân tộc. Những chiếc thuyền lớn của giặc từ ngoài ào ào tiến vào dương dương tự đắc. Để nhử địch, Ngô Vương Quyền cho một số thuyền nhỏ vừa đánh vừa vờ bỏ chạy để nhử địch vào sâu trong bãi cọc. Quân giặc bị mắc mưu. Những chiếc thuyền chiến cồng kềnh tiến dần vào bãi phục kích, chờ đúng thủy chiều chuẩn bị rút, quân ta bắt đầu sông ra đánh địch, trên bờ, dưới sông, khói lửa ngút trời. Những chiếc cọc nhọn dần lộ ra, trở thành bàn chông chọc thủng thuyền địch. Bọn giặc hoảng loạn bởi ngay cả đường rút chạy cũng không còn, tướng giặc Hoằng Tháo tử trận. Chiến thắng Bạch đằng năm 938 đã mở ra trang sử chói lọi cho dân tộc, vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đất nước giành được tự chủ. Các thế hệ sau nối tiếp truyền thống đánh giặc của Ngô Vương Quyền. Sông Bạch Đằng 3 lần vùi thây quân xâm lược. Lần thứ 2 vào năm 981 do Lê Hoàn chống Tống, lần thứ 3 sau 350 năm, vua tôi nhà Trần tiêu diệt gọn hàng vạn quân Nguyên Mông. Đất nước Việt Nam muôn thưở anh hùng bất diệt. Từ Lương Xâm tồn tại như một chứng tích lịch sử mà những người dân Nam Hải ngày nay cố gắng gìn giữ lại. Di tích biểu hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tấm lòng tri ơn đối với người dân tộc Ngô Vương Quyền. Đồng thời là nơi giáo dục cho thế hệ mai sau lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Lễ hội Từ Lương Xâm được coi là lễ hội tiêu biểu cấp quận, thu hút đông đảo du khách đến tham dự. 1.3.2.4. Lễ hội Làng cá Cát Bà Cát Bà lầ một trong 3 hòn đảo lớn nhất tại Việt Nam, nằm cách thành phố Hải Phòng 60km về phía đông và cách thủ đô Hà Nội 150km. Đảo Cát bà như một thiên đường du lịch, nơi hòa trộn tuyệt vời giữa cảnh quan hùng vĩ do thiên nhiên tạo ra, với truyền thống văn hóa bản địa lâu đời cùng với các sản phẩm của trí tuệ và bàn tay con người. Đảo Cát Bà là nơi lý tưởng để phát triển các ngành du lịch đảo biển như du lịch sinh thái, du lịch tắm biển, du lịch hội nghị, du lịch nghiên cứu khoa học, du Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 46
  47. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch lịch nghỉ dưỡng, bởi vẻ đẹp tiềm ẩn và sự đa dạng của hệ sinh thái rừng biển, đa dạng các loại hải sản và đặc biệt là sự hiếu khách của hơn 1000 dân huyện đảo. Đảo Cát Bà được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Những năm gần đây, cứ vào ngày 31/4, UBND huyện Cát Hải lại long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà, ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam và khai trương du lịch Cát Bà năm 2010. Cách đây 51 năm Bác Hồ đã về thăm và nói chuyện với quân dân huyện đảo Cát Hải ngay tại cầu tầu Cát Bà. Từ đó, ngày 1/4 hàng năm đã trở thành ngà truyền thống Ngành thủy sản Việt Nam và là ngày hội của quân dân huyện Cát Hải. Thấm nhuần lời dạy của Bác, qua hơn nửa thế kỷ Đảng bộ chính quyền, quân và dân huyện Cát Hải ra sức thi đua lao động, xây dựng huyện đảo ngày càng phát triển, trong đó có ngành dịch vụ du lịch và đặc biệt là các lễ hội được diễn ra một cách long trọng. Bên cạnh đó, huyện Cát Hải cũng đang từng bước khẳng định là trung tâm dịch vụ nghề cá của thành phố và phía Bắc, là trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế. Với khẩu hiệu hành động “Phát triển du lịch Cát Bà 100 năm hay 10 năm” huyện Cát Hải quyết tâm phát triển du lịch dịch vụ gắn với bảo tồn bền vững cảnh quan và giá trị thiên nhiên của Cát Bà, phát huy giá trị của khu dự trữ sinh quyển thế giới, giữ vững quốc phòng an ninh biển đảo, xây dựng huyện đảo ngày càng văn minh giàu đẹp, nâng cao đời sống và tinh thần của nhân dân. Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo huyện đã đánh trống khai hội báo hiệu một mùa du lịch mới đã về. Lễ hội 1/4 tổ chức hàng năm tại khu cảng cá thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Về loại hình thì đây là một lễ hội mới, được tổ chức nhằm nội dung : Kỷ niệm Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta thăm đảo Cát Bà vào ngày 31/3/1959, tạo đây người đã căn dặn ; “ Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ” ; Kỷ niệm ngày 1/4 ngày thành lập ngành thủy sản Việt Nam ; Ngày ra quân vụ Cá Nam của nhân dân làng cá ; Ngày hội đua thuyền rồng truyền thống lễ hội 1/4. Không gian diễn ra lễ hội ẳ, địa điểm tổ chức : Tại vùng vụng cảng cá thị trấn Cát Bà. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 47
  48. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch Thời gian lễ hội : 03 ngày, từ ngày 29/3 đến sáng ngày 1/4 . Trọng tâm hội vào sáng ngày 1/4. Hình thức tổ chức : Các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân cùng đứng ra tổ chức. Một điều đặc biệt năm chẵn do thành phố, huyện tổ chức, trung ương tham gia chỉ đạo và Bộ thủy sản tổ chức. Năm lẻ do huyện và cán bộ nhân dân huyện đảo tổ chức. Phần lễ hội chia làm hai phần chính : Phần lễ : được tổ chức long trọng trong buổi mít tinh vào sáng 1/4 gồm diễn văn, diễu hành của cán bộ của quân và dân huyện đảo, các em học sinh, các ban ngành kinh tế , xã hội, đại diện nhân dân lao động nghề cá các tỉnh bạn, các đội đua thuyền rồng nam, nữ trong và ngoài huyện đảo, các cơ quan báo chí, truyền hình trung ương và địa phương tại sân quảng trường cảng cá. Điểm nhấn là lễ tôn vinh 50 tập thể và cá nhân tiêu biểu của ngành thủy sản cả nước. Phần hội : Gồm các hoạt động văn, thể thao diễn ra trong suốt từ ngày 29/3 đến hết sáng 1/4 với các phần như : triển lãm hội chợ du lịch - thủy sản Việt Nam, bóng chuyền giao hữu bãi biển, bóng đá, hoạt động hội trại của đoàn thanh niên, thi người đẹp miền biển, ca múa nhạc của đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương, đau thuyền thúng, thuyền kai ắc, biểu diễn cà kheo nghệ thuật. Sau lễ mít tinh trên lễ đài Kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá là phần đua thuyền rồng trên biển của các đội nam, nữ đến từ trong và ngoài huyện tranh Cúp báo Hải Phòng. Đến với ngày hội làng cá Cát Bà, du khách sẽ tận mắt chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt, gay cấn và hấp dẫn của hội đua thuyền rồng. Trên vịnh Cát Bà, những thanh niên trai tráng, cơ bắp cuồn cuộn bổ tay chèo nhịp nhàng đẩy thuyền lao băng băng như tên bắn về phía trước. Hình ảnh đẹp này trở thành biểu tượng về khát vọng chinh phục biển cả, ước mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa cá bội thu. Bên cạnh đội đua thuyền huyện Cát Hải với bề dày truyền thống, hội đua có sự tham dự của những tay chèo đến từ huyện Yên Hưng ( Quảng Ninh ) và các huyện trên địa bàn Hải Phòng như An Dương, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, đề là những đội đua có tiếng. Điều này hứa hẹn sự ganh đua quyết liệt, kịch tính trên đường đua, góp phần vào Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 48
  49. Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hƣớng bền vững trong hoạt động du lịch thành công và nâng cao tính đặc sắc của ngày hội Làng cá Cát Bà. Đây chính là nét nổi bật trong hoạt động văn hóa, thể thao của lễ hội, mang tính văn hóa độc đáo đặc trưng, đặc sắc của cư dân miền biển vùng Đông Bắc Việt Nam, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến dự hội. Ngoài ra trong hội còn có nhiều băng cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu, cờ hoa, cờ hội, cờ phướn, quảng cáo, góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng không gian và ý tưởng của lễ hội. Lễ hội 1/4 được tổ chức xây dựng hàng năm còn góp phần vào việc kế thừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa lịch sử trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện đảo nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2.5. Đánh giá về giá trị của các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng với hoạt động du lịch Hải Phòng là một trong những thành phố biển cho nên các lễ hội tại Hải Phòng mang tính chất lễ hội biển nhiều hơn. Hải Phòng còn là một mảnh đất anh hùng trong kháng chiến, từ xa xưa đã gắn với rất nhiều cuộc chiến tranh của dân tộc do đó phần lớn các lễ hội có liên quan tới các anh hùng dân tộc. Chính những điều đó đã khiến các lễ hội tại Hải Phòng có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Đối với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, đây là một lễ hội lớn của cả nước, lễ hội diễn ra trong một không gian rộng rãi thường là sân vận động của Quận Đồ Sơn. Thời gian diễn ra lễ hội thường vào mùng 9 tháng 8 âm lịch, khách du lịch đến từ nhiều nơi trên cả nước để tham dự hội. Trong lễ hội Chọi Trâu, có tính chất hội nhiều hơn so với phần lễ, phần lễ ít, khách du lịch khi đến với lễ hội Chọi Trâu chủ yếu đi dự hội nhiều, sau khi hội tan họ gặp gỡ nhau, mua lộc mang về nhà tổ chức ăn uống lấy may. Trong lễ hội Chọi Trâu khi diễn ra thường mang tính chất mạo hiểm do đó vấn đề an toàn trong lễ hội luôn được đặt lên hàng đầu. Trải qua 20 năm khôi phục và bảo tồn, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một lễ hội độc đáo, mang đậm tinh thần thượng võ của người dân miền biển Đồ Sơn. Dựa trên những đặc điểm trên có thể cho điểm lễ hội Chọi Trâu vào loại A sao - bảo tồn được hết các giá trị truyền thống. Sinh viên : Lê Thị Cúc - VH 1001 49