Khóa luận Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Đỗ Thị Hương Giang

pdf 88 trang huongle 1410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Đỗ Thị Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_mot_so_chi_tieu_tai_chinh_co_ban_va_bien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Đỗ Thị Hương Giang

  1. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng với những chính sách mở cửa thu hút kêu gọi đầu tư vào Việt Nam của Đảng và Nhà nước, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam một thách thức khá lớn về việc khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về phương pháp quản lý nguồn lực con người, quản lý nguồn lực tài chính cũng như thay đổi về quy mô sản xuất kinh doanh, phương pháp nâng cao vị thế doanh nghiệp.Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần nắm vững được những nhân tố đó, mức độ tác động của từng nhân tố để đưa ra đường lối, kế hoạch kinh doanh và định hướng phát triển cho mình. Hoạt động tài chính là một trong những những nội dung cơ bản của hoạt động doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn mà nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải tổ chức, huy động, phân phối , sử dụng và quản lý vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu với mục đích phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính của, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1
  2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp . Nhận thấy được tầm quan trọng đó trên thực tế và lý thuyết, bằng những kiến thức đã học và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện lực em đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài: “ Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty vận tải và dịch vụ Điện Lực” 3. Nội dung nghiên cứu Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập. - Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 2
  3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 5. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu:Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2007, 2008, 2009 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. NỘI DUNG KHÓA LUẬN GỒM CÁC PHẦN SAU: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CP vận tải và dịch vụ Điện lực. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty CP vận tải và dịch vụ Điện Lực. Bài khóa luận này của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cũng như các cô, chú, anh, chị trong Công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của TS. Đào Hiệp và bằng những kiến thức đã học, những kinh nghiệm thực tế em đã có những đánh giá ở một số mặt của công ty. Tuy nhiên do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và góp ý của các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 3
  4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về tài chính và hoạt động quản lý tài chính. 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Những quan hệ đó tuy chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau song chúng có những đặc trưng giống nhau nên có thể chia thành 4 nhóm quan hệ kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp: + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động và doanh nghiệp thực hiện nghiã vụ tài chính với Nhà nứơc như nộp các khoản thuế và lệ phí, . Vào Ngân sách Nhà nước. + Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính : quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ như: vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. + Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động thông qua đó doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 4
  5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực cần thiết cung ứng, hoạch định ngân sách đầu tư, ké hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. + Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh, giữa các cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí 1.1.2 Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp , song tất cả các mục tiêu đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi lẽ, một doanh nghiệp phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định, chính họ phải nhận thấy giá trị đầu tư của họ tăng lên. Khi doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính tới sự biến động của thị trường, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm thực hiện được các mục tiêu đó. 1.1.3 Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp: Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua cơ chế quản lý doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Vai trò của quản lý tài chính bao gồm: Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 5
  6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Huy động và đảm bảo kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4 Nội dung cơ bản quản lý tài chính doanh nghiệp - Tham gia đánh giám lựa chọn dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để cung ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khỏan thu, chi đảm bảo khả năng thanh tóan của doanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. 1.2 Nội dung cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính 1.2.1.1 Khái niệm: Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh, có nội dung giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh được thể hiện qua hình thức tiền tệ. Phân tích hoạt động tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. 1.2.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa: Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người trong doanh nghiệp cũng như ngoài doanh nghiệp. Mỗi Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 6
  7. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau nên mục đích của họ cũng khác nhau nhưng mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh và đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp. - Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp nhiều cho phúc lợi xã hội, góp phần bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện dược các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tieu cơ bản. Đó là kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy, chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình tình tài chính nhằm đề ra quyết định cho đúng. - Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời và vốn chủ sở hữu. - Đối với nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, họ cũng quan tâm đến khả năng thanh toán hiện tại và sắp tới của khách hàng để quyết định xem có cho phép khách hàng được mua chịu hàng hoặc thanh toán chậm hay không. - Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn. Vì vậy, họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như việc điều hành Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 7
  8. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. - Đối với các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, người lao động đều có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp. Như vậy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, yếu của một công ty, từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ qua, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.2.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp, thông thường người ta hay sử dụng ba phương pháp sau: 1.2.2.1 Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biên động của các chỉ tiêu phân tích.  Tiêu chuẩn để so sánh: Tùy thuộc vào mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Khi tiến hành so sánh cần có ít nhất 2 đại lượng hoặc chỉ tiêu để tiến hành phân tích đảm bảo tính chất so sánh được.  Điều kiện so sánh: - So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 8
  9. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực  Kỹ thuật so sánh: -So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 2 hình thức chính sau: - So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của báo cáo tài chính. - So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta loại trừ ảnh hưởng của sự biến động về giá. 1.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành 4 nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư + Nhóm chỉ tiêu về hoạt động + Nhóm chỉ tiêu sinh lời. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 9
  10. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 1.2.2.3 Phương pháp phân tích dupont Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn. Đây có thể coi là một phương pháp phân tích tối ưu giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Mục đích của phương pháp này là cung cấp cho các nhà quản trị DN một thước đo kết quả hoạt động tổng hợp dưới dạng một tỷ lệ thu nhập trên khoản đầu tư ROI (Return on Investment), phản ánh khả năng sinh lợi của DN. Hai dạng phổ biến của ROI là ROE (return on equity) và ROA (return on asset). Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn hơn so với phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp só sánh ở chỗ phương pháp phân tích Dupont không chỉ dừng lại ở việc phân tích các hiện tượng tài chính mà còn tiếp cận, chỉ ra các nguyên nhân của hiện tượng đó thông qua phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng) thành tích của các tỷ lệ thứ cấp (phản ánh nguyên nhân), sau đó tỷ lệ thứ cấp lại trở thành tỷ lệ sơ cấp cho một sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy ta sẽ có một chuỗi các tỷ lệ nhân quả với nhau mà sự thay đổi của tỷ lệ sau là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của tỷ lệ trước. Thông qua đó giúp cho việc xác định nhân tố nào là nguyên nhân gây ra biến động của chỉ tiêu được phản ánh ở tỷ lệ sơ cấp. 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.3.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán  Khái niệm về bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DN) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn). Về nguyên tắc, Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 10
  11. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực phần tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ở một thời điểm luôn bằng nhau.  Kết cấu của bảng cân đối kế toán: Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia thành: Tài sản ngắn hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn: Phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành : Nợ phải trả: Phản ánh tòan bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( ngân sách, Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 11
  12. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực ngân hàng, người mua, ngừơi lao động ) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiêm dụng khác. Vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy nó không phải là một khoản nợ. Xét về mặt kinh tế: Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp(Nhà nước, các tổ chức tín dụng ) Hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn có tổng số luôn bằng nhau, cụ thể như sau: Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn có thêm các phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như ( ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hóa nhận gia công ) Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hinh tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 12
  13. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Bảng 1:Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm so với Theo quy mô đầu năm chung Đầu Cuối Chỉ tiêu Cuối năm năm Số tiền Tỷ lệ Đầu năm năm chênh lệch (%) (%) (%) A.TSLĐ và ĐTNH I. Tiền II.Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V.TSLĐ khác B.TSCĐ và ĐTNH I. TSCĐ II.Đầu tư tài chính dài hạn III.chi phí XDCBDD IV.Ký quỹ, ký cược dài hạn TỔNG TÀI SẢN Đối với nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn kinh doanh), ta cần xem xét tỷ trọng từng loại vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn kinh doanh cũng như xu hướng biến động của chúng. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 13
  14. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô với đầu năm chung Đầu Cuối Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Đầu Cuối năm năm chênh lệ năm năm lệch (%) (%) (%) A.Nợ dài hạn I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn III. Nợ khác B. nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ II.Nguồn vốn kinh phí Tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng bào đảm về mặt tài chíh của doanh nghiệp sẽ thấp. 1.2.3.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả HĐKD  Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.  Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 14
  15. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Báo cáo gồm 3 phần chính: Phần I – Lãi, lỗ; phần II- tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ,thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa PHẦN I – lãi lỗ : Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. PHẦN II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ vơi Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được trình bày : số còn phải nộp kì trước chuyển sang; số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp cuối kỳ báo cáo. PHẦN III-Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa: Phản ánh số thuế GTGT được kháu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; Thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ.  Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả HĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của DN. Số liệu in trên báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, sử dụng tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý đồng thời cho biết các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 15
  16. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Bảng 3: Bảng Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so với đầu Theo quy mô năm chung Đầu Cuối Chỉ tiêu Đầu Cuối năm năm Số tiền % năm năm (%) (%) Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Lợi nhuận thuần Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng LN trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 1.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 1.2.3.2.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 16
  17. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực liệu, họ luôn đặt ra câu hỏi là hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không.  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát : Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng tài nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản = (H1) Tổng nợ phải trả Nếu H1 >1 : Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt Nếu H1 > 1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn. Nếu H1 <1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả số nợ mà doanh nghiêp phải thanh toán.  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Do đó hệ số thanh toán nợ ngắn hạn được xác định bởi công thức: Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành (H2) = Tổng nợ ngắn hạn H2 =2 là hợp lý nhất vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 17
  18. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Nếu H2 >2: thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. Nếu H2 >2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp đã bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt. Nếu H2 1: Phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên,cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và chu kỳ thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 18
  19. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực  Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn : Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay chưa được thu hồi. Vì vậy, người ta thường so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từ vốn vay với số dư dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn. Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ Hệ số thanh toán nợ dài = nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn hạn (H4) Tổng nợ dài hạn Hệ số H4 <1 hoặc =1 được coi là tốt vì khi đó các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định. Nếu H4 <1 : phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp.  Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Tỷ số khoản phải thu so với Các khoản phải thu = khoản phải trả Các khoản phải trả Nếu các khoản phải thu mà lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Chiếm dụng và đi chiếm dụng trong kinh doanh là chuyện bình thường. Nhưng ta phải xem xét trong trường hợp nào là hợp lý, khoản nào là phù hợp. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 19
  20. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. 1.2.3.2.2 Các hệ số về cơ câu tài chính và tình hình đầu tư: Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý ( kết cấu tối ưu).Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.  Hệ số nợ: Chỉ tiêu tài chính này phản ánh một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay. Hệ số nợ = Nợ phải trả (Hv) Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số vốn chủ Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém. Hệ số của doanh nghiệp tiến sát đến 1 chứng tỏ doanh nghiệp có số nợ lớn hơn vốn tự có, dễ dẫn đến tình trạng khó khăn, bị động khi chủ nợ đòi thanh toán Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 20
  21. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Hệ số nợ < 1 quá nhiều tức là doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.  Hệ số vốn chủ sở hữu ( tỷ suất tự tài trợ): Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = 1- hệ số nợ Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình.Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao so với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay. Song tỷ suất tự tài trợ quá cao thì cũng không phải là tốt, vì như vậy doanh nghiệp làm không tốt hoạt động chiếm dụng vốn.  Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa giá trị còn lại của TSCĐ và DDTDH với tổng tài sản của doanh nghiệp Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện giá trị của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.  Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 21
  22. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ thể hiện tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với TSCĐ và ĐTDH. Qua tỷ số này giúp ta biết trong một đồng giá trị TSCĐ và DDTDH được đầu tư bởi bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trọ TSCĐ = TSCĐ và ĐTDH Tỷ số này càng lớn (lớn hơn 1) thể hiện khả năng tài chính vững vàng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và nếu là vốn vay ngắn hạn thì càng mạo hiểm.  Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư TSNH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.2.3 Nhóm tỷ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.  Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay Giá vốn hàng bán = hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 22
  23. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Muốn làm được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.  Số vòng quay một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. 360 ngày Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Các doanh nghiệp đều muốn số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng ngắn càng tốt vì khi đó hàng tồn kho không bị ứ đọng.  Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.  Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 23
  24. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực  Vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiều này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.  Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Số ngày một vòng quay 360 ngày = vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động Số ngày của một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.  Vòng quay toàn bộ vốn: vòng quay Doanh thu thuần = toàn bộ vốn Vốn kinh doanh bình quân Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 24
  25. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 1.2.3.2.4 Nhóm tỷ số sinh lời: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ với doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu Mỗi góc độ phân tích đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể trong việc ra quyết định.  Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lơị nhuận trước/sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần (DTT)  Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh trong việc sử dụng bình quân một đồng VKD DN đã mang lại cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. LNTT(LNST) Tỷ suất LNTT(LNST) = trên VKD VKD Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ việc dử dụng vốn kinh doanh của DN có hiệu quả và ngược lại.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận Tỷ suất LN/vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kình doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 25
  26. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 1.2.3.3 Phân tích phương trình dupont: Đẳng thức Dupont: ROE = Doanh thu thuần x Tổng tài sản x LNST Tổng Tài sản Vốn CSH Doanh thu thuần = AU x EM x PM = LNST / vốn chủ sở hữu = ROA x 1 1- Hv Phương pháp phân tích Dupont giúp các nhà phân tích nhận biết được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giúp các nhà phân tích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Từ đó có thể đưa ra phương pháp quản lý tối ưu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mình. 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 1.3.1 Nhân tố khách quan: - Luật pháp và các quy định của chính phủ: các quy định luật pháp do nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động của DN đòi hỏi các DN phải tuân thủ. Do đó, một môi trường luật pháp bình đẳng, thông thoáng, ổn định và đồng bộ và một môi trường pháp lý lý tưởng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại sẽ gây khó khăn, thậm chí có thể làm cho DN suy thoái dẫn đến phá sản. - Tình hình kinh tế vĩ mô: Tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế trong và ngoài nước, mức độ ổn định của đồng tiền, lãi suất vốn vay, sự biến động giá cả , mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt dộng kinh doanh và hoạt động tài chính của DN. Vì vậy, Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 26
  27. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực nhà quản trị doanh nghiệp phải nhạy bén và chính xác trong việc phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để đưa ra những quyết định phù hợp cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của DN. - Công nghệ, thông tin: trong nền kinh tế thị trường, công nghệ khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đối với DN. Do đó, việc nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Tổ chức hoạt động tài chính của DN phải tạo điều kiện thuận lợi để DN có thể tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin về thị trường để đón bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. - Hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các DN. Việc DN trong nước liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đã làm thay đổi và đa dạng hóa các quan hệ tài chính đang diễn ra trong hoạt động tài chính của DN. Vì thế, công tác tổ chức hoạt động tài chính của DN cần được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp. - Các nhân tố khác: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh là những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh và tài chính của DN một cách trực tiếp và rõ nét nhất. DN có uy tín tốt đối với khách hàng không những tạo điều kiện cho DN giữ vững và phát triển thêm thị phần mà còn tác động làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của DN. 1.3.2 Nhân tố chủ quan: - Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc. - Chính sách, nội qui, qui chế của DN: được thiết lập hợp lý sẽ là nguồn động lực, động viên đối với nguồn lực của DN - yếu tố quan trọng mọi hoạt động của DN. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 27
  28. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Chiến lược kinh doanh: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh cúng như hoạt động tài chính của DN. Chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao cho DN trong việc huy động và sử dụng vốn. - Chính sách, chế độ bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp hợp lý: sẽ giúp DN gặp nhiều thuận lợi trong việc thu hồi nợ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.4 Các biện pháp nâng cao khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 4.1. Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán: Để giúp cho DN nâng cao khả năng thanh toán, tức hệ số của tổng tài sản trên tổng nợ tăng dần. Do đó, đối với các khoản phải thu, nhà quản trị DN cần đưa ra những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, chế độ thanh toán với chiết khấu hấp dẫn, tăng cưởng và triệt để công tác thu hồi nợ. Doanh nghiệp nên bố trí và phân bổ vốn lưu động sao cho hợp lý, lượng tiền mặt cũng như lượng hàng tồn kho vừa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp sẽ giúp cho DN nâng cao khả năng thanh toán nhanh. 4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn: - Trong quá trình sử dụng, TSCĐ chịu tác động bởi hao mòn hữu hình và vô hình. Với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, nhà quản trị cần tính toán để đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ lạc hậu, kém hiệu quả để đầu tư vào trang thiết bị hiện đại góp phần tăng năng suất lao động, tăng doanh thu cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.Ngoài ra, cũng cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế sự giảm giá nhanh của TSCĐ do bị lạc hậu, lỗi thời trong nền khoa học công nghệ tiến bộ. - Trong tình hình kinh doanh thuận lợi, DN có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao mức doanh lợi vốn kinh doanh. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 28
  29. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 4.3. Biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng sinh lời. 4.3.1. Biện pháp nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh: - Đánh giá chính xác nhu cầu về chất lượng của khách hàng. - Doanh nghiệp có thể thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, hoàn thiện quy trình công nghệ, kỹ thuật. - Có chính sách phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực tốt, có chế độ khen thưởng kịp thời khi cán bộ công nhân viên có sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. 4.3.2. Biện pháp mở rộng thị trường: - Lập kế hoạch Maketing theo kỳ - Phân tích và đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo, khuyến mại từ đó kịp thời điều chỉnh các chính sách cho phù hợp. 4.3.3. Biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm: -Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, chủ động tìm kiếm khách hàng, xây dựng cách thức tiếp cận khách hàng, xây dựng công tác tư vấn, thiết kế, kỹ thuật để hỗ trợ khách hàng - Tăng cường các hoạt động quảng cáo bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài hoặc có thể sử dụng các hình thức quảng cáo gián tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp vào các quỹ từ thiện - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng, mời những khách hàng lớn, truyền thống của công ty để tiếp thu, học hỏi những ý kiến đóng góp của họ về công tác tổ chức, thi công công trình để phát huy và khắc phục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 29
  30. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực CHƢƠNG 2:TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC. 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện lực. 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CP VẬN TẢI & DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC. - Tên giao dịch quốc tế: POWER SERVICE AND TRANSPORT JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: POTRACO. - Trụ sở chính: Số 112, đường Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: (0313) 213610 - Fax: (0313) 765696 - Website: www.potraco.com.vn - Email: dienluc@potraco.com.vn - Vốn điều lệ cũ: 13.900.000.000 đồng - Vốn điều lệ hiện tại: 47.000.000.000 đồng - Mục đích tăng vốn: Xây dựng kho ngoại quan lớn nhất khu vực Hải Phòng; mở rộng bãi chứa hàng hóa ngoài trời và tăng cường năng lực vận tải siêu trường siêu trọng. - Cơ cấu cổ đông hiện tại: • Nhà nước (Công ty điện lực 1): 30% vốn điều lệ. • Nhà đầu tư chiến lược (GEMADEPT): 38% vốn điều lệ. • Cổ đông khác: 32% vốn điều lệ. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực ngày nay, tiền thân là Ban giao nhận Hải Phòng trực thuộc Cục điện lực- Bộ Công nghiệp nặng được Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 30
  31. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực thành lập từ những năm 1970. Nhiệm vụ của Ban giao nhận Hải phòng là tiếp nhận vận chuyển hàng hoá nhập khẩu của Liên Xô và các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam xây dựng và sửa chữa các nhà máy điện lực như : Nhà máy điện Cửa Cấm- Hải Phòng, nhà máy điện Yên Phụ- Hà Nội, nhà máy điện Uông Bí Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất với chủ trương điện đi trước một bước, ngành điện Việt Nam phát triển mạnh mẽ nên Ban giao nhận được Cục Điện lực quyết định và nâng cấp thành Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển điện và than- trụ sở đặt tại số 4 Cù Chính Lan, Hải Phòng. Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước sự lớn mạnh của ngành Công nghiệp Việt Nam, Bộ điện và than được tách ra thành 02 bộ gồm: Bộ điện lực và Bộ mỏ & than. Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển điện và than cũng được tách ra thành lập 02 xí nghiệp mới : Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển than trực thuộc Công ty than Hòn Gai- Bộ mỏ & than và Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển điện lực trực thuộc Công ty vật tư- Bộ điện lực .Kể từ đó Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển lấy ngày thành lập là ngày truyền thống 26/8/1981. Nhiệm vụ của Xí nghiệp được Bộ điện lực giao cho : - Tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu của ngành điện tại Cảng Hải Phòng. - Vận chuyển hàng hoá, VTTB bằng đường bộ, đường thuỷ đến các công trình, nhà máy của ngành điện. - Bảo quản hàng hoá, VTTB trong kho, bãi Xí nghiệp. Đến năm 1987 Công ty Vật Tư giải thể, Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển được nhập về công ty điện lực I, nhiệm vụ của Xí nghiệp được Bộ điện lực và Công ty điện lực I giao cho về cơ bản vẫn thực hiện như cũ, nhưng được bổ sung thêm 02 ngành nghề mới : - Đại diện PC1 của Công ty Điện lực I tại Hải Phòng. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 31
  32. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Xếp dỡ và vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng. Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển được thành lập lại 30/6/1993 và được giao thêm 02 nhiệm vụ mới là : - Vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình. - Xây lắp và cải tạo lưới điện đến 110Kv. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển đã được cổ phần hoá và được đổi tên thành Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực ( viết tắt là POTRACO). Công ty đã thông qua điều lệ và phương án SXKD tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 30/3/2004, vốn điều lệ của Công ty là : 13,9 tỷ đồng. Ngày 20 tháng 6 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 13,9 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ thông qua đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần chứng khoán doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam( SME) và nhà đầu tư chiến lược là Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển ( GEMADEPT) để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và mở rộng ngành nghề. 2.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: - Dịch vụ tổng hợp kho bãi, tiếp nhận hàng hóa nhập tại các ga, cảng trong nước; vận tải đường thủy, đường bộ; vận chuyển xếp dỡ hàng siêu trường siêu trọng. - Gia công cơ khí các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp. - Kinh doanh vật tư, thiết bị điện dân dụng và công nghiệp, vật tư thiết bị viễn thông công cộng. - Kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng; kinh doanh bất động sản, nhà ở. - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; xây lắp lưới điện đến cấp điện áp 110kV. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 32
  33. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Các Tổ Chức Chính Giám Đốc Công Trị - Xã Hội Ty Phó Giám Đốc Công Kế Toán Trưởng Ty Phòng Phòng KD tổng Phòng Nhân hợp và vận tải Tài Chính Chính thuỷ Kế Toán Khối Sản Xuất Phòng GN và Vận Phòng Kỹ Thuật Xếp Tải Bộ Dỡ Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 33
  34. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 2.1.5 Công nghệ sản xuất: POTRACO có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh với các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đồng bộ, hệ thống báo cháy, chống đột nhập tự động, • Sân bãi bê tông: 20.108m2 • Nhà kho kín: 2.570 m2 • Nhà kho trống có mái che: 750 m2 • Nhà kho lạnh : 145m2 Hệ thống kho bãi trên đảm bảo an toàn cho việc bảo quản vật tư thiết bị thông qua kho bãi. POTRACO có đoàn phương tiện xe vận tải đường bộ có thể huy động vận chuyển 500 tấn/ ngày đêm, với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp lành nghề. POTRACO có đoàn phương tiện sà lan với năng lực 4.500 tấn phương tiện, cùng đội ngũ thuyền trưởng, thợ máy, thuyền viên có bằng cấp, thạo chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. POTRACO có đội xây lắp điện, bảo đảm thi công các công trình trạm biến áp từ 110 KV trở xuống với chất lượng cao. Đặc biệt có đội xếp dỡ kích kéo kỹ thuật thủ công, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng chuyên nghiệp. Được trang bị các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cùng các thiết bị cơ giới vận chuyển hiện đại, phục vụ hoàn hảo công tác xếp dỡ vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có kích thước, trọng lượng lớn trong điều kiện địa hình phức tạp đảm bảo an toàn. Năng lực phương tiện chính : • Sà lan chuyên dùng tải trọng 250 tấn / chiếc : 18 chiếc • Sà lan bông tông 600 tấn - 1000 tấn : 02 chiếc • Xe vận tải hàng rời, Container : 25 chiếc • Moóc chuyên dùng tải trọng 25 – 60 tấn/ chiếc : 10 chiếc • Đầu kéo vận chuyển hàng STST 260CV - 350CV - 400CV : 04 chiếc Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 34
  35. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực • Plat foóc vận chuyển hàng STST tải trọng 150tấn : 01 chiếc • Moóc Trailer vận chuyển hàng STST trọng tải 612 tấn : 01 bộ/18trục • Cẩu xếp dỡ thiết bị với sức nâng 10 Tấn – 50 Tấn/chiếc : 04 chiếc • Xe nâng loại 4- 10 tấn : 08 chiếc • Cùng nhiều bộ Palăng, tời kéo, tà vẹt, kích và các trang thiết bị, vật tư chuyên dùng kỹ thuật khác đủ đáp ứng phục vụ xếp dỡ vận chuyển các công trình lớn. 2.1.6 Những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp: 2.1.6.1 Thuận lợi: - Lĩnh vực hoạt động: Công ty gần như là phục vụ độc quyền cho ngành Điện nên có được những đơn đặt hang ổn định và lâu dài vì cho tới tận bây giờ ngành Điện vẫn là ngành độc quyền và được nhà nước ưu đãi. Lãnh đạo Công ty Điện lực I cùng các đơn vị trong Công ty điện lực I và bạn hàng truyền thống vẫn ưu ái giao cho Công ty một số công trình dưới dạng chỉ định thầu. - Trang thiết bị: Công ty đã đầu tư một hệ thống kho bãi hoàn chỉnh, đoàn phương tiện, dàn thiết bị vận chuyển hiện đại và tiên tiến đáp ứng được nhu cầu về mọi sản phẩm và địa hình . - Con người: Với con số 141 nhân viên so với 225 nhân viên tại thời điểm khi mới thành lập công ty cổ phần thì đây là một sự thay đổi đáng kể. Công ty đã bứt phá ra khỏi cái bóng của một công ty nhà nước khi tinh lọc và biên chế lại nhân viên. Chỉ giữ lại những nhân viên có năng lực và vừa đủ đáp ứng cho mô hình của công ty. Giúp cho công ty làm việc hiệu quả hơn. Đây là điều mà những doanh nghiệp cổ phần vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang chưa có được. 2.1.6.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, công ty còn gặp phải một số những khó khăn như: Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 35
  36. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực - Cơ sơ vật chất: Cơ sở vật chất của công ty bao gồm văn phòng, nhà kho,sân bãi vẫn được công ty sử dụng từ những năm 1970 cho đến nay nên đã cũ, xuống cấp và lạc hậu. Công ty cần nâng cấp và sửa chữa để cơ sở vật chất của công ty hiện đại hơn, diện mạo của công ty trở nên mới hơn. - Con người: Trong cơ chế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp mà trình độ quản lý của một số cán bộ còn hạn chế. Vì nhân viên trong công ty chủ yếu là bộ đội xuất ngũ tuổi đời cao nên nhu cầu bồi dưỡng đào tạo và trẻ hóa đội ngũ nhân viên là rất cấp thiết. Bên cạnh đó,sự níu kéo của cơ chế bao cấp quá nặng nề trong một số CBCNV đã gây ảnh hưởng đến việc điều hành sản xuất kinh doanh và hiệu quả năng suất lao động. - Sự chi phối của nên kinh tế thị trường: Với áp lực suy giảm kinh tế toàn cầu nên trong năm 2009, khối lượng vật tư thiết bị của các dự án trong ngành điện về Cảng ít. Riêng các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nhiệt điện Quảng Ninh giai đoạn II hầu như vật tư thiết bị không nhập cảng Hải Phòng vì việc giải ngân giữa hai nước chưa được giải quyết. Giá trị vận chuyển máy biến áp không cao vì phải đấu thầu và chào giá cạnh tranh. - Công tác quản lý và sử dụng phương tiện: còn hạn chế, chưa thích ứng kịp với cơ chế thị trường nên đã ảnh hưởng đến việc điều hành sản xuất, hệ số quay vòng phương tiện còn thấp, chưa phát huy được năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Vốn: Công tác thanh quyết toán công trình đã hoàn thành còn chậm do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nên nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh có những lúc gặp khó khăn. 2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện lực 2.2.1 Khái quát hoạt động tài chính và quản lý tài chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện lực Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 36
  37. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 2.2.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán: a. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang: Bảng 4: Tình hình biến động tài sản: Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Tuyệt Tuyệt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 đối % đối % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 59,352 59,912 65,938 560 0.94 6,025 10.06 I. Tiền và tương đương tiền 3,631 1,299 7,087 -2,331 -64.21 5,787 445.21 II. Các khoản đầu tư NH 30,000 20,591 11,259 -9,408 -31.36 -9,331 -45.32 III. Khoản phải thu NH 13,648 18,336 27,227 4,687 34.35 8,891 48.49 IV. Hàng tồn kho 5,483 11,481 5,276 5,997 109.37 -6,204 -54.04 V. Tài sản ngắn hạn khác 6,588 8,203 15,087 1,615 24.51 6,883 83.91 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 11,418 22,827 23,766 11,408 99.92 939 4.12 I. Các khoản phải thu DH 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định 9,334 21,794 23,169 12,460 133.49 1,375 6.31 III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 IV. Đầu tư tài chính DH 0 0 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 2,084 1,032 597 -1,051 -50.45 -435 -42.16 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70,770 82,739 89,705 11,969 16.91 6,965 8.42 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Potraco 2009) Tổng tài sản năm 2008 tăng 16,9% so với năm 2007, tương ứng tăng 11,969 trđ. Tổng tài sản năm 2009 cũng tăng 8.42% so với năm 2008 tương ứng Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 37
  38. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực tăng 5,965 trđ. Điều này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong những năm vừa qua. * Tài sản ngắn hạn: Trong kỳ, tài sản ngắn hạn giảm so với kỳ trước .Thể hiện: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 giảm 2,331 triệu đồng tương ứng với mức giảm 64.21% so với năm 2007. Bên cạnh đó, năm 2009 tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng lên một cách đáng kể , tăng 445.21% tương ứng với 5,787 triệu đồng so với năm 2008. Các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2008 giảm 9,408 triệu đồng tương ứng với mức giảm 31.36% so với năm 2007. Tiếp tục đà giảm, các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2009 lại tiếp tục giảm 9,331triệu đồng so với kỳ trước tương ứng với mức giảm 45.32% Khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 tăng lên 34.35% tương ứng với mức chênh lệch là 4,687 triệu đồng so với năm 2007. Tiếp theo đó, năm 2009 khoản phải thu ngắn hạn của công ty tiếp tục đạt 27,227 triệu đồng tăng 48.49% so với năm 2008. Mức tăng này chủ yếu từ khoản phải thu khách hàng trong kỳ là 26,682 triệu đồng tăng thêm so với kỳ trước là 8,852 triệu đồng. Chứng tỏ công tác thu nợ của doanh nghiệp còn chưa tốt còn bị nợ rất nhiều. Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để giảm khoản chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác đối với doanh nghiệp mình. Hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2008 tăng lên đột biến là 109,37% tương đương với mức chênh lệch 5,997,526,384đ so với năm 2007. Mà nguyên nhân chủ yếu là do giá trị sản phẩm dở dang trong kì tăng cao lên tới 6,407 triệu đồng so với đầu kì. Nguyên nhân là do sản phẩm dở dang cuối kỳ của doanh nghiệp là khá lớn. Tuy nhiên, đến năm 2009, do đã hoàn thành hết các hợp đồng còn dở dang của năm trước nên hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể chỉ còn lại 5,276 triệu đồng giảm 54.04% so với năm 2008. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 38
  39. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực * Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2007 tăng lên so với năm 2008 là 99.92 % tương đương với 11,408 triệu đồng tương đương với mức tăng là 11,46%. Tiếp theo đó, tài sản dài hạn của công ty năm 2009 vẫn tiếp tục tăng 939 triệu đồng tương đương với mức tăng 4.12%. Nguyên nhân là do: Đầu tư mua sắm tài sản cố định trong năm 2008 tăng lên đáng kể là 12,460 triệu đồng tương đương với mức tăng 133,49% . Đây là một mức khá tăng lớn tác động mạnh tới mức tăng chung tổng tài sản dài hạn của công ty. Năm 2009, đầu tư mua sắm tài sản cố định năm 2009 cũng tăng lên 1,375 triệu đồng tương đương với mức tăng 6.31% so với năm 2008. Bên cạnh đó, chi phí trả trước dài hạn trong năm 2008 lại giảm 1,051 triệu đồng tương ứng với mức giảm 50.45% so với năm 2007. Năm 2009, khoản chi phí này vẫn tiếp tục giảm 435 triệu đồng tương đương với mức giảm so với năm 2008. Điều này là rất tốt, doanh nghiệp đã hạn chế được mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Bảng 5:Tình hình biến động nguồn vốn: Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Tuyệt Tuyệt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 đối % đối % A. NỢ PHẢI TRẢ 15,315 22,141 28,465 6,826 44.57 6,324 28.56 I. Nợ ngắn hạn 11,552 18,193 24,264 6,640 57.48 6,070 33.37 II. Nợ dài hạn 3,762 3,947 4,201 185 4.92 254 6.43 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 55,455 60,598 61,239 5,143 9.27 641 1.06 I. Vốn chủ sở hữu 55,431 60,713 61,164 5,281 9.53 450 0.74 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 23 -115 75 -138 -589.85 191 -165.63 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 70,770 82,739 89,705 11,969 16.91 6,965 8.42 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Potraco 2009) Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 39
  40. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực * Nợ phải trả: Nợ phải trả trong năm 2008 tăng 44.57% tương đương với 6,826 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, nợ phải trả của công ty là 28,465 triệu đồng. Tăng 6,324 triệu đồng tương đương với mức tăng 28.56% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu do: - Năm 2008, nợ ngắn hạn tăng 57,48% tương ứng với mức tăng 6,640 triệu đồng so với năm 2007. Nợ ngắn hạn trong năm 2009 vẫn tiếp tục tăng 6,070 triệu đồng tương ứng với mức tăng 33.37 % so với năm 2008. - Nợ dài hạn năm 2008 tăng 4,92% tương ứng với mức tăng 185 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, nợ dài hạn của công ty lại tăng 254 triệu đồng tương ứng với mức tăng 6.43% so với năm 2008. Điều này thể hiện, trong kỳ công ty đã nợ thêm khá nhiều chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn. +/ Về nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn thay đổi do: Vay và nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng 5,570 triệu đồng tương ứng với mức tăng 118.41% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này cũng tăng lên 58.27% tương đương với 6,090 triệu đồng so với năm 2008. Phải trả người lao động năm 2008 tăng 249 triệu đồng tương đương với mức tăng 166.75% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu phải trả người lao động của công ty tiếp tục tăng 10.5% tương ứng với 41 triệu so với năm 2008. Mức tăng này là do mức tương của nhân viên trong công ty trong 3 năm liên tục được điều chỉnh tăng. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2008 tăng 215 triệu tương ứng với mức tăng 35.05% so với năm 2007. Năm 2009, khoản mục này của doanh nghiệp tiếp tục tăng nhẹ 2.91% tương đương với 24 triệu so với năm 2008. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 40
  41. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Người mua trả tiền trước năm 2008 tăng 686 triệu đồng tương ứng với mức tăng 61.43% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, khoản mục này lại giảm đi đôi chút so với năm 2008 với mức giảm 7.75% tương ứng với 139 triệu đồng. +/ Về nợ dài hạn tăng là do Vay và nợ dài hạn năm 2008 tăng lên 153,812 triệu đồng tương ứng với mức tăng 4.1% so với năm 2007. Mức tăng này vẫn tiếp tục đối với năm 2009 với mức tăng 6.5% tương đương với 254 triệu đồng so với năm 2008. Dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2008 tăng lên 31 triệu đồng so với năm 2007. Và giữ nguyên ở mức 40 triệu đồng trong 2 năm 2008, 2009. * Vốn chủ sở hữu: Xét về nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2008 tăng lên so với 2007 là 5,143 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,27 % . Sự tăng lên này chủ yếu do Công ty giữ lại khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Điều này cho thấy công tác huy động nguồn vốn tự bổ sung của công ty có hiệu quả. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 41
  42. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực b. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: Bảng 6: Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc: Năm Tỷ trọng(%) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2007 2008 2009 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 59,352 59,912 65,938 83.87 72.41 73.51 I. Tiền và tương đương tiền 3,631 1,299 7,087 5.13 1.57 7.90 II. Các khoản đầu tư NH 30,000 20,591 11,259 42.39 24.89 12.55 III. Khoản phải thu NH 13,648 18,336 27,227 19.29 22.16 30.35 IV. Hàng tồn kho 5,483 11,481 5,276 7.75 13.88 5.88 V. Tài sản ngắn hạn khác 6,588 8,203 15,087 9.31 9.92 16.82 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 11,418 22,827 23,766 16.13 27.59 26.49 I. Các khoản phải thu DH 0 0 0 0.00 II. Tài sản cố định 9,334 21,794 23,169 13.19 26.34 25.83 III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0.00 IV. Đầu tư tài chính DH 0 0 0 0.00 V. Tài sản dài hạn khác 2,084 1,032 597 2.95 1.25 0.67 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70,770 82,739 89,705 100 100 100 A. NỢ PHẢI TRẢ 15,315 22,141 28,465 21.64 26.76 31.73 I. Nợ ngắn hạn 11,552 18,193 24,264 16.32 21.99 27.05 II. Nợ dài hạn 3,762 3,947 4,201 5.32 4.77 4.68 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 55,455 60,598 61,239 78.36 73.24 68.27 I. Vốn chủ sở hữu 55,431 60,713 61,164 78.33 73.38 68.18 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 23 -115 75 0.03 -0.14 0.08 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 70,770 82,739 89,705 100 100 100 Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 42
  43. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản tại Công ty Potraco giai đoạn năm 2007-2009 100% 16.13 90% 27.59 26.49 80% 70% 60% TSDH 50% 83.87 TSNH 40% 72.41 73.51 30% 20% 10% 0% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhìn bảng cho thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn trong năm 2009 so với 2008 và 2007 đã có sự thay đổi. Cụ thể: Tài sản ngắn hạn năm 2008 chiếm 72,41% tương đương với 59,912 triệu đồng trên tổng tài sản, giảm 11,45% so với năm 2007. Và sang đến năm 2009, tài sản ngắn của doanh nghiệp tăng lên là 65,938 triệu đồng, chiếm 73,51% so với tổng tài sản tăng 1.1% so với năm 2008 Tài sản dài hạn trong năm 2008 là 22,827 triệu đồng chiếm 27,59% trên tổng tài sản, tăng 11,46% so với năm 2007 và giảm đi 1.1% so với năm 2009. Tốc độ tăng tài sản dài hạn đúng bằng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn. Trong tài sản ngắn hạn thì tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30.35 % so với tổng tài sản trong năm 2009. So với năm 2007, khoản phải thu của khách hàng chỉ chiếm 19.29% trên tổng tài sản. Tuy nhiên đến năm 2008, tỷ trọng của khoản mục này đã tăng lên 2.87% so với năm trước và đạt 30.35% trong năm 2009. Công ty cần nhanh chóng giải quyết không để tình trạng bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 43
  44. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng đột biến trong năm 2008. Từ 7.75% trong năm 2007 lên tới 13.88% trong năm 2008. Nguyên nhân của sức tăng mạnh này là do kết thúc năm 2008 doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều gói thầu vận tải chưa hoàn thành xong. Dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là rất lớn. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong năm 2009 giảm xuống 1.1% so với năm 2008. Thực ra, tài sản dài hạn trong năm 2009 của công ty đã tăng lên so với năm 2008. Vì trong năm, công ty đã tiến hành mua mới một số phương tiện vận tải để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng sức tăng của tài sản dài hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn dẫn đếm tỷ trọng của khoản mục này bị giảm xuồng. Sau 3 năm kinh doanh có thể thấy, doanh nghiệp đã tập trung vào đầu tư tài chính cả về ngắn hạn và dài hạn. Có thể nói, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư hơn vào tài sản dài hạn so làm tăng cơ cấu của tài sản dài hạn trong tổng tài sản.Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ chúng ta có thể thấy, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của của doanh nghiệp. Sức tăng của tài sản ngắn hạn vẫn lớn hơn sức tăng của tài sản dài hạn. Điều này là một dấu hiệu bất hợp lý đối với một doanh nghiệp vận tải với đặc thù đòi hỏi phải có lượng tài sản dài hạn lớn. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 44
  45. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Potraco giai đoạn năm 2007- 2009 100% 90% 80% 70% 68.27 78.36 73.24 60% Nguồn vốn CSH 50% Nợ phải trả 40% 30% 20% 31.73 21.64 26.76 10% 0% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xét về cơ cấu Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, trong 3 năm cũng đã có sự thay đổi. Cụ thể: - Tỷ trọng nợ phải trả năm 2008 tăng từ 21,64 % lên 26,76% so với năm 2007. Năm 2009, tỷ trọng nợ của doanh nghiệp cũng tiếp tục tăng từ 26.76% lên mức 31.73% . - Tỷ trọng về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm từ 78,36% xuống còn 73,24% so với năm 2007. Năm 2009, tỷ trọng nợ của doanh nghiệp tiếp tục giảm xuống chỉ còn 68.27%. Tỷ trọng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Cụ thể: Năm 2008 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 21.99% trên tổng nguồn vốn tăng 5.67% so với năm 2007. Tiếp theo đó, tỷ trọng của nợ ngắn hạn năm 2009 tiếp tục tăng lên mức 27.05% trên tổng tài sản. Nguyên nhân của mức tăng này là trong 2 năm 2008, 2009, công ty tiến hành mua mới một số trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải và sửa chữa lại một số kho bãi để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 45
  46. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Dựa vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy, nguồn vốn vay đang tăng lên và vốn chủ sở hữu đang giảm đi. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty vẫn là khá mạnh khi tỷ lệ vốn chủ trong năm 2008 gấp 2,74 lần và năm 2009 gấp 2.15 lần so với vốn vay . Công ty vẫn tự chủ cao về vốn. 2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo của Công ty có những cái nhìn tổng quát nhất về quá trình hoạt động của mình. Qua đó, giúp các nhà lãnh đạo tìm ra được những phương hướng cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 46
  47. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Bảng 7: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính:triệu đồng So sánh Năm Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 Tuyệt Tuyệt 2007 2008 2009 đối % đối % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 33,803 84,282 69,819 50,478 149.33 -14,463 -17.16 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 33,803 84,282 69,819 50,478 149.33 -14,463 -17.16 4.Giá vốn hàng bán 27,360 72,563 59,87 45,202 165.21 -12,689 -17.49 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,443 11,719 9,945 5,276 81.89 -1,773 -15.14 6.Doanh thu hoạt động tài chính 885 3,042 4,173 2,157 243.68 1,130 37.17 7. Chi phí tài chính: 947 1,387 2,858 440 46.47 1,471 106.02 8. Chi phí bán hàng 0 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,414 4,728 4,789 1,314 38.50 61 1.30 10. Lợi nhuận thuần từ kết quả kinh doanh 2,966 8,645 6,469 5,678 191.42 -2,175 -25.16 11. Thu nhập khác 63 23 232 -39 -62.45 208 873.82 12.Chi phí khác 1 0.623 341 -1 -62.45 340 54653.33 13. Lợi nhuận khác 61 23 -108 -38 -62.45 -131 -567.76 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,038 8,668 6,361 5,630 185.29 -2,307 -26.62 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 425 1,213 1,781 788 185.29 567 46.76 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,613 7,454 4,579 4,841 185.29 -2,874 -38.56 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Potraco 2009) Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt 33,803 triệu đồng, năm 2008 đạt 84,282 triệu đồng. Doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 14,463 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 17.16%. Qua đó cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2009 chưa được tốt. Đó là do trong Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 47
  48. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực năm này, công ty chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường với áp lực suy giảm kinh tế toàn cầu nên trong năm 2009, khối lượng vật tư thiết bị của các dự án trong ngành điện về cảng ít. Riêng các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nhiệt điện Quảng Ninh giai đoạn II hầu như vật tư thiết bị không nhập cảng Hải Phòng, nguyên nhân do việc giải ngân giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc chưa được giải quyết. Giá trị bốc xếp, vận chuyển MBA không cao vì phải đấu thầu và chào giá cạnh tranh nên Công ty còn thiếu việc làm. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là kinh doanh dịch vụ, vận tải do đó, Công ty không có những khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng, với mức tăng là 5,276triệu đồng tương ứng là 81,89%. Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp lại giảm 1,773triệu đồng tương ứng với 15.14%. Do đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 149,33%, năm 2009 giảm 17.16% so với năm 2008. Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 165,21% so với năm 2007, năm 2009 giảm 17.49% so với năm 2008. Chi phí tài chính mà cụ thể là lãi vay năm 2008 của công ty tăng 440 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, khoản mục này tiếp tục tăng 1,471 triệu đồng tương đương với 106.02% so với năm 2008. Lý do, là trong 2 năm 2008,2009 công ty tiến hành mua mới phương tiện vận tải, trang thiết bị, và sửa chữa nhà kho, bến bãi phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên phải đi vay ngân hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 là 4,728 triệu đồng tăng 1,314 triệu đồng tương ứng với mức tăng 38.5% so với năm 2007. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.3% tương ứng với 61 triệu. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 48
  49. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Lý do là vì mức lương của người người lao động đã được điều chỉnh tăng lên, đồng thời giá tiêu dùng trong năm 2008, 2009 tăng mạnh. Tuy nhiên, chi phí quản lý vẫn là khá cao, công ty cần có biện pháp giảm thiểu tránh gây thất thoát lãng phí cho công ty. Làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty Do các khoản mục trên trong năm 2008 đều tăng do vậy lợi nhuận của năm này cũng tăng. Sau khi đã đóng thuế TNDN thì lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 2,613 triệu đồng, năm 2008 là 7,454 triệu đồng với mức tăng 185.29% tương ứng là 4,841 triệu đồng. Bên cạnh đó, do năm 2009, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm so với năm 2008. Cụ thế là, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 là 4,579 triệu đồng giảm 2,874 triệu đồng tương ứng với mức giảm 38.56% so với năm 2008. Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn. 2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 49
  50. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực 2.2.2.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán: Bảng 8 : Bảng phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Năm 2008/2007 2009/2008 Tuyệt Tuyệt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 đối % đối % Tổng tài sản 70,776 82,739 89,705 11,963 16.90 6,965 8.42 Tài sản ngắn hạn 59,352 59,912 65,938 560 0.94 6,025 10.06 Tổng nợ ngắn hạn 11,552 18,193 24,264 6,640 57.48 6,070 33.37 Nợ phải trả 15,315 22,141 28,465 6,826 44.57 6,324 28.56 Hàng tồn kho 5,483 11,481 5,276 5,997 109.37 -6,204 -54.04 TSLĐ - HTK 53,868 48,431 60,662 -5,437 -10.09 -25,242 -52.12 Lợi nhuận trước thuế 3,038 8,668 6,361 5,630 185.29 -2,307 -26.62 Lãi vay 947 1,387 2,858 440 46.47 1,471 106.02 LNTT và lãi vay 3,985 10,056 9,219 6,070 152.30 -836 -8.32 Giá trị còn lại của TSCĐ 6,930 8,435 8,891 1,504 21.71 455 5.40 Nợ dài hạn 3,762 3,947 4,201 185 4.92 254 6.43 Các khoản phải thu 13,648 18,336 27,227 4,687 34.35 8,891 48.49 Các khoản phải trả 15,315 22,141 28,465 6,826 44.57 6,324 28.56 Khả năng thanh toán hiện hành ( lần) 5.14 3.29 2.72 -1.84 -35.90 -0.58 -17.48 Khả năng thanh toán nhanh ( lần) 4.66 2.66 2.5 -2.00 -42.91 -0.16 -6.08 Khả năng TT tổng quát ( lần) 4.62 3.74 3.15 -0.88 -19.14 -0.59 -15.67 Khả năng thanh toán lãi vay ( lần) 4.21 7.25 3.23 3.04 72.25 -4.02 -55.50 Khả năng thanh toán nợ dài hạn ( lần) 1.84 2.14 2.12 0.29 16.00 -0.02 -0.97 Tỷ số các khoản phải thu/ phải trả (%) 0.89 0.83 0.96 -0.06 -7.07 0.13 15.50 a)Hệ số thanh toán tổng quát : Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ tổng nợ phải trả. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2008 giảm 0,88 lần so với 2007. Do trong kì nợ phải trả tăng lên 6,826 triệu đồng so với đầu kì làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm đi 19,14% so với đầu kì. Năm 2009, hệ số này của công ty đạt 3.15 giảm 0.59 lần tương đương với mức giảm 15.67% so với năm 2008. Do trong kì nợ phải trả tăng lên 6,324 triệu đồng so với năm 2008. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 50
  51. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản bảo đảm. Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là tốt . b) Hệ số về khả năng thanh toán hiện hành: TSLĐ Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành = NNH Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 3,29 lần tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2008 đã giảm 1.84 lần so với năm 2007. Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 2.72 lần tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2009 giảm 17.48% so với năm 2008. Do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng thanh toán của công ty vẫn được đánh giá là khá cao.( Các tỷ số đều lớn hơn 1). Công ty vẫn sẵn sàng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. c) Hệ số về khả năng thanh toán nhanh( Hq): Hq = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 giảm 2 lần tương đương với 42.91% so với 2007. Năm 2009, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2.5 lần giảm 6.08% so với năm 2008. Do trong kỳ tốc độ tăng của giá trị hàng tồn nhỏ hơn tốc tăng của nợ ngắn hạn làm cho khả năng thanh toán của công ty trong năm 2009 bị giảm đi đôi chút. Tuy nhiên, với tỷ số thanh toán nhanh trong năm 2009 thì công ty vẫn đủ khả năng đảm bảo tốt cho việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. d) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay = LNTT và lãi vay / lãi vay Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 51
  52. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Ta thấy, khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong các năm nói chung là tốt, đủ bù đắp lãi vay phải trả. Cứ 1 đồng lãi vay tạo ra được 4.21 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2007, 7.25 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2008 và chỉ tạo ra được 3.23 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay vào năm 2009. Như vậy, 1 đồng vốn đi vay năm 2008 được sử dụng hiệu quả hơn năm 2009. Do đó mà khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong năm 2009 giảm 4.02 lần so với năm 2008. 2.2.3.2 Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ: Bảng 9: Bảng phân tích phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Năm 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng tài sản 70,776 82,739 89,705 11,963 16.90 6,965 8.42 Nợ phải trả 15,315 22,141 28,465 6,826 44.57 6,324 28.56 Tài sản dài hạn 11,418 22,827 23,766 11,408 99.92 939 4.12 Nguyên giá TSCĐ 23,071 25,445 29,026 2,374 10.29 3,580 14.07 Vốn chủ sở hữu 55,455 60,598 61,239 5,143 9.27 641 1.06 Tài sản ngắn hạn 59,352 59,912 65,938 560 0.94 6,025 10.06 Tổng nguồn vốn 70,776 82,739 89,705 11,963 16.90 6,965 8.42 Hệ số nợ (%) 21.64 26.76 31.73 5.12 23.67 4.97 18.58 Tỷ suất tự tài trợ (%) 78.36 73.24 68.27 -5.12 -6.54 -4.97 -6.79 Tỷ suất đàu tƣ vào TSDH (%) 16.13 27.59 26.49 11.46 71.01 -1.09 -3.97 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 240.37 238.15 210.98 -2.22 -0.92 -27.17 -11.41 Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH (%) 83.86 72.41 73.51 -11.45 -13.65 1.09 1.51 a)Hệ số nợ và tỉ suất tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu): Hệ số nợ = Nợ phải trả / tổng nguồn vốn. Tỉ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số nợ. - Hệ số nợ của công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 5,12% dẫn đến tỷ suất tự tài trợ của công ty bị giảm đi. So với tỷ suất tự tài trợ của công ty Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 52
  53. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực năm 2007 là 78,36% thì đến năm 2008 chỉ còn là 73,24% giảm 5,12% tương đương với mức giảm 6,54% so với kỳ trước. Năm 2009, hệ số nợ của công ty tiếp tục tăng thêm 4.97% so với năm 2008 dân tới tỷ suất tự tài trợ của công ty tiếp tục bị giảm đi 4.97% tương đương với mức giảm 6.79% so với kỳ trước. Như vậy, Cứ 100 đồng vốn thì có 21,64 đồng hình thành từ vốn vay và cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 78,36 đồng vốn chủ sở hữu năm 2007. Năm 2008, thì cứ 100 đồng vốn thì có 26,76 đồng hình thành từ vốn vay và 100 đồng vốn kinh doanh thì có những 73,24 đồng vốn chủ sở hữu. Đên năm 2009 thì cứ thì cứ 100 đồng vốn thì có 31.73 đồng hình thành từ vốn vay và 100 đồng vốn kinh doanh thì có những 68.27 đồng vốn chủ sở hữu Điều đó cho thấy, niềm tin vào sự đảm bảo các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn đã bị giảm xuống. Tuy nhiên với hệ số nợ của công ty thì doanh nghiệp vẫn có tính độc lập cao với các chủ nợ và không bị ràng buộc hoặc bị sức ép nhiều của các khoản vay. b) Tỷ suất đầu tư vào TSDH: Tỷ suất đầu tư Tài sản dài hạn vào tài sản dài hạn (TSDH) = Tổng tài sản - Tỷ suất đầu tư vào TSDH của công ty trong năm 2008 đã tăng lên 11,46% tương đương với mức tăng 71,01% so với năm 2007. Tiếp theo đó, năm 2009, hệ số này lại bị giảm đi 1.09% tương đương với mức giảm 3.97% so với năm 2008 Như vậy,năm 2007 cứ 100 đồng tài sản thì có 16,13 đồng TSDH. Năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì có 27,59 đồng TSDH. Năm 2009 cứ 100 đồng tài sản thì có 26.49 đồng TSDH. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã bắt đầu chú trọng tới việc đầu tư vào TSCĐ để tạo điều kiện cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên, 26.49% vẫn là một tỷ lệ thấp đòi hỏi ban Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 53
  54. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực lãnh đạo công ty phải chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho công ty để tăng vị thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho phát triển lâu dài của công ty. c)Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / Giá trị TSCĐ Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp trong năm 2008 đã giảm đi 2.22% so với năm 2007 chỉ còn lại là 238.15%. Năm 2009, tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn tiếp tục giảm chỉ còn 210.98% giảm 27.17% tương đương với tỷ lệ giảm 11.41% so với năm 2008. Do trong kỳ doanh nghiệp đã mua thêm phương tiện vận tải và trang thiết bị mới . Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp bị giảm đi nhưng đây vẫn là một con số khá cao. Đảm bảo khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh cho công ty. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy, doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ vẫn còn hạn chế. Mà đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là vận tải siêu trường siêu trọng thì đòi hỏi phải có sự đầu tư hơn nữa vào phương tiện vận tải để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. d)Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư TSNH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSNH trong năm 2008 11,45% so với năm 2007 chỉ còn lại 72,41% do trong kì lượng hàng tồn kho tăng 5,997,526,384đ so với đầu kì. Năm 2009 tỷ số này là 73.51% tăng 1.09% tương đương với tỷ lệ tăng 1.51% so với năm 2008. Như vậy, năm 2007 cứ 100 đồng tài sản thì trong đó có 83,87 đồng tài sản ngắn hạn. Cứ 100 đồng tài sản thì có 72,41 đồng tài sản ngắn hạn trong năm 2008. Nâm 2009, cứ 100 đồng tài sản thì trong đó có 73,51 đồng tài sản ngắn hạn. Đây là một tỷ lệ khá lớn, cho thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 54
  55. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực trong trong tổng tài sản của công ty. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư vào tài sản cố định để tạo tiền đề phát triển của công ty theo hướng lâu dài. 2.2.3.3 Nhóm tỷ số về hoạt động: Bảng 10: Bảng phân tích các tỷ số hoạt động Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Năm 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu thuần 33,803 84,282 69,819 50,478 149.33 -14,463 -17.16 GVHB 27,360 72,563 59,873 45,202 165.21 -12,689 -17.49 HTK bình quân 5,481 8,482 8,378 3,000 54.73 -103 -1.22 Khoản phải thu bình quân 11,992 15,992 22,781 3,999 33.35 6,789 42.46 Vốn lưu động bình quân 38,943 59,632 62,925 20,689 53.13 3,293 5.52 Vốn cố định bình quân 10,824 17,122 23,296 6,297 58.18 6,174 36.06 Tổng vốn bình quân 49,768 76,755 86,222 26,987 54.23 9,467 12.33 Vquay HTK ( Vòng) 4.99 8.55 7.15 3.56 71.40 -1.41 -16.47 Số ngày 1 vòng quay HTK ( Ngày) 72.13 42.08 50.38 -30.05 -41.66 8.30 19.71 Vquay khoản phải thu ( Vòng) 2.82 5.27 3.06 2.45 86.97 -2.21 -41.85 Kỳ thu tiền bình quân ( Ngày) 127.71 68.31 117.47 -59.41 -46.51 49.16 71.97 Vquay vốn lƣu động ( Vòng) 0.87 1.41 1.11 0.55 62.82 -0.30 -21.50 Số ngày 1 vòng quay VLĐ ( Ngày) 414.73 254.71 324.46 -160.02 -38.58 69.74 27.38 Hiệu suất sử dụng VCĐ ( lần) 3.12 4.92 3.00 1.80 57.63 -1.93 -39.11 Vòng quay tổng vốn ( Lần) 0.68 1.10 0.81 0.42 61.66 -0.29 -26.26 a)Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày 1 vòng quay HTK: Vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 3,56 lần tương đương với 71,4% . Nó đã làm số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm đi 30,05 ngày tương đương với tỷ lệ giảm 41,66% so với năm 2007. Năm 2009, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 7.15 vòng giảm đi 1.41 vòng so với năm 2009. Tương ứng với nó, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho cũng tăng lên 8.3 ngày tương đương với mức tăng 19.71% so với năm 2008 Thời gian quay của 1 vòng là khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí sản xuất Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 55
  56. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực kinh doanh dở dang năm 2008 chiếm 99% tổng giá trị hàng tồn kho. Do công ty vẫn còn rất nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải còn dở dang chưa hoàn thành. Tất cả các chi phí phục vụ cho dự án công ty hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, do đó làm cho giá trị hàng tồn kho bình quân lớn dẫn đến thời gian bình quân 1 vòng quay là rất lớn. b) Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân: - Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu. - Kỳ thu tiền bình quân = 360/ vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu của công ty trong năm 2008 đã tăng từ 2,82 vòng lên 5,27 vòng tương đương với mức tăng 2,45 vòng so với năm 2007. Do đó nên kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp cũng được giảm xuống từ 127,71 ngày xuống còn 68,31 ngày. Tiếp đó, năm 2009, vòng quay các khoản phải thu của công ty chỉ còn 3.06 vòng giảm 2.21 vòng tương đương với tỷ lệ giảm 41.85% so với năm 2008. Như vậy, năm 2007 bình quân cứ 127,71 ngày mới hoàn thành 1 vòng quay khoản phải thu. Cứ 68,31 ngày doanh nghiệp mới hoàn thành 1 vòng khoản phải thu trong năm 2008. Năm 2009, Cứ 117.47 ngày doanh nghiệp mới hoàn thành 1 vòng khoản phải thu. Thời gian 1 vòng quay là rất lớn. Công ty bị ứ đọng vốn nhiều và bị chiếm dụng vốn là quá nhiều ( >30 ngày ). Đây là con số chưa khả quan chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là chưa tốt, doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn. c) Vòng quay, số ngày một vòng quay vốn lưu động: - Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân. - Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360/ số vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động của công ty trong năm 2008 là 1,41 vòng tăng 0,55 lần so với năm 2007. Năm 2009, vòng quay vốn lưu động giảm 0.3 vòng Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 56
  57. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực tương đương với tỷ lệ giảm 21.5% so với năm 2008. Đây là 1 con số tương đối nhỏ. Nó phản ảnh năm 2007, cứ đầu tư một đồng vốn lưu động thì tạo ra được 0,87 đồng doanh thu,năm 2008 doanh nghiệp đầu tư một đồng vào vốn lưu động thì chỉ thu lại 1,41 đồng doanh thu thuần. Doanh nghiệp đầu tư một đồng vào vốn lưu động thì chỉ thu lại 1,11 đồng doanh thu thuần trong năm 2009. Sự thay đổi này vẫn chưa đáng kể và có chiều hướng kém đi trong năm 2009. Do số vòng quay vốn lưu động trong kỳ tăng lên nên dẫn đến số ngày bình quân một vòng vốn lưu động giảm xuống. Năm 2007, để thu được 0,87 đồng doanh thu thì cần 414,73 ngày. Năm 2008, để thu được 1,41 đồng doanh thu thì chỉ cần 254,71 ngày. Doanh nghiệp cần tới 324.46 ngày mới thu được 1.11 đồng doanh thu. Điều này cho thấy, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa trong những kỳ kinh doanh tiếp theo. d) Hiệu suất sử dụng vốn cố định: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/Vốn cố định bình quân Công ty trong năm 2008 đã có tiến bộ trong việc sử dụng vốn cố định. Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty đã tăng lên 1,8 lần tương đương với mức tăng 57,63% so với năm 2007. Tức là trong năm 2008 cứ 1 đồng vốn cố định công ty bỏ ra thì thu về 4,92 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, đến năm 2009, hiệu suất này đã bị giảm 3 lần tương đương với mức giảm 39.11% so với năm 2008. Tức là trong năm 2009 cứ 1 đồng vốn cố định công ty bỏ ra thì chỉ thu về được 3 đồng doanh thu thuần. e) Vòng quay toàn bộ vốn: - Vòng quay tổng vốn = Doanh thu thuần/Vốn sản xuất bình quân. Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sử dụng Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 57
  58. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư. Chỉ số vòng quay tổng vốn vốn trong năm 2008 đã tăng 0,42 lần tương đương với 61,66% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ số này lại bị giảm đi chỉ còn 0.81 lần giảm 0.29 lần tương đươc với tỷ lệ giảm 26.26% so với năm 2008 Tức là, năm 2007, cứ 1 đồng tài sản bình quân sẽ tạo ra 0,68 đồng doanh thu thuần và cứ 1 đồng đồng tài sản bình quân sẽ tạo ra 1.1 đồng doanh thu thuần trong năm 2008. Trong khi đó năm 2009, cứ 1 đồng tài sản bình quân chỉ tạo ra 0.81 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp là chưa tốt. Doanh nghiệp cần có phương án cải thiện tình hình này. 2.2.3.4 Nhóm tỷ số sinh lời: Bảng 11. Bảng phân tích các tỷ số sinh lời Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Năm 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận sau thuế 2,613 7,454 4,579 4,841 185.29 -2,874 -38.56 Tổng tài sản 70,770 82,739 89,705 11,969 16.91 6,965 8.42 Vốn CSH bq 34,881 58,072 60,938 23,191 66.49 2,866 4.94 Doanh thu thuần 33,803 84,282 69,819 50,478 149.33 -14,463 -17.16 Doanh lợi DT( %) 7.73 8.85 6.56 1.12 14.42 -2.29 -25.84 Tỷ suất sinh lời trên tổng TS ( %) 3.69 9.01 5.11 5.32 144.02 -3.90 -43.34 Doanh lợi vốn CSH ( %) 7.49 12.84 7.52 5.35 71.36 -5.32 -41.45 a) Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần Doanh lợi doanh thu năm 2008 là 8.85 % cao hơn so với đầu kỳ là 1.12% tương đương với tỷ lệ tăng 14.42%. Năm 2009, doanh lợi doanh thu của công ty giảm xuống 2.29% tương đương với tỷ lệ giảm 25.84% so với năm 2008. Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 58
  59. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực Điều này cho thấy, năm 2007 ở doanh nghiệp này cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 7,73 đồng lợi nhuận thuần. năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 8.85 đồng lợi nhuận thuần. Trong khi đó, năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ còni tạo ra được 6.56 đồng lợi nhuận thuần. Do năm 2009 doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm 17.16% so với năm 2008 . Ngoài ra các chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị giảm đi . Công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận sau thuế, tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu. b) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: (ROA) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN/ tổng tài sản = Tổng tài sản - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty năm 2008 là 9.01% tăng so với kỳ trước là 5.32 % tương ứng với tỷ lệ tăng 144.02% . Trái với năm 2008, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty năm 2009 lại giảm xuống 3.9% tương đương với tỷ lệ giảm giảm 42.34% so với năm 2008. Điều này cho thấy năm 2007, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ thu lại 3,69 đồng lợi nhuận. Năm 2008, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu lại 9.01 đồng lợi nhuận .Trong khi đó, năm 2009, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ thu lại 5.11 đồng lợi nhuận. c) Tỷ suất sinh lơi của vốn chủ sở hữu: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn CSH trong năm 2008 của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2007. Từ 7,49% trong năm 2007 đã tăng lên 12.84% trong năm 2008 tương đương với tỷ lệ tăng 71.36% so với năm trước . Tuy nhiên mức tăng này không duy trì lâu, năm 2009, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty lại Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 59
  60. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Điện Lực giảm xuống chỉ còn 7.52% giảm 5.32% tương đương với tỷ lệ giảm 41.45% so với năm 2008. Do, lợi nhuận sau thuế của năm 2009 giảm 38.56% so với năm 2008 trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lại tăng lên. Tỷ suất này thể hiện, năm 2007, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại 7,49 đồng lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp. Năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra lại mang về 12.84 đồng lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp. Để mang về 7.52 đồng lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu trong năm 2009. 2.2.4 Phân tích phƣơng trình dupont Ta có phương trình dupont như sau: ROE = Doanh thu thuần x Tổng tài sản x LNST Tổng Tài sản Vốn CSH Doanh thu thuần = AU x EM x PM = LNST / vốn chủ sở hữu = ROA x 1 2- Hv Trong đó: PM: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm( Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu) AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của DN ( Số vòng quay của tổng tài sản) EM: Số nhân vốn chủ sở hữu( Đòn bẩy tài chính) ROA = LNST = LNST x Doanh thu Tổng Tài sản Doanh thu Tổng tài sản Sinh viên: Đỗ Thị Hƣơng Giang_QT1002N_Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 60