Khóa luận Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO - Trần Thị Linh

pdf 91 trang huongle 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO - Trần Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_cac_bien_phap_cai_thien_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO - Trần Thị Linh

  1. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO `Danh mục những từ viết tắt STT Từ viết tắt Giải thích 1 TSLĐ và ĐTNH Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2 TSCĐ và ĐTDH Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3 VCSH Vốn chủ sở hữu 4 TTS Tổng tài sản 5 NPT Nợ phải trả 6 HTK Hàng tồn kho 7 LV Lãi vay 8 TNV Tổng nguồn vốn 9 DTT Doanh thu thuần 10 LNST Lợi nhuận sau thuế 11 Tiền và TĐT Tiền và tương đương tiền 12 NNH Nợ ngắn hạn 13 TSNH Tài sản ngắn hạn 14 KPT Khoản phải trả 15 LNVKD Lợi nhuận vốn kinh doanh 16 KDBQ Kinh doanh bình quân 17 ĐVT Đơn vị tính Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 1
  2. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Lời mở đầu Cùng với sự phát triển mở của hội nhập của nền kinh tế, sự phong phú đa dạng của các loại hình doanh nghiệp. Phân tích tài chính ngày càng trở lên quan trọng và cần thiết không chỉ với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều đối tượng khác. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kì của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, thông tin có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa đặc biệt là cô Cao Thị Thu, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng” cho chuyên đề thực tập của mình. Đề tài nhằm nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính, vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản, các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu của chuyên đề ngoài phần lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lí luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích tình hình tài chính tại cônng ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng. Phần 3: Một số biện pháp cải thiên tình hình tài chính tại công ty cổ phần cônng nghiệp Việt Hoàng. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 2
  3. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính và trở thành công cụ quản lí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp Có thể nói tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với sự tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1.1.1.3. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Căn cứ vào hoạt động của Doanh nghiệp trong một môi trường kinh tế xã hội có thể thấy quan hệ tài chính của doanh nghiệp hết sức phong phú và đa dạng - Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách Nhà Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 3
  4. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO nước. Hay quan hệ này còn được biểu hiện thông qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật,cơ sở vật chất, đào tạo con người - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tại chính Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ.Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn,có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngược lại,doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng.Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư,kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa các cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như : chính sách cổ tức ( phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí 1.1.1.4. Các chức năng của tài chính doanh nghiệp Bản chất tài chính quyết định các chức năng tài chính.Chức năng tài chính là những thuộc tính khách quan,là khả năng bên trong của phạm trù tài chính.  Tổ chức vốn và luân chuyển vốn. Một trong những điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên,liên tục là phải có đầy đủ vốn để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu cần thiết Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 4
  5. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO cho quá trình sản xuất kinh doanh.Song, do sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ thường không khớp nhau về thời gian nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau.Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn. Thực hiện tốt chức năng tổ chức của tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là dùng một số vốn ít nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.  Phân phối thu nhập bằng tiền Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp có được thu nhập bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục cần thiết phải phân phối số thu nhập này Thực chất đó là quá trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh,chi phí sản xuất lưu thông )phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp.Việc thực hiện tốt chức năng này có ý nghĩa quan trọng: Đảm bảo bù đắp những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh được liên tục. Phát huy được vai trò của đòn bẩy tài chính doanh nghiệp.Kết hợp đúng đắn giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên,thúc đẩy doanh nghiệp và công nhân viên quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Giám đốc (kiểm tra) Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích luỹ tiền tệ đòi hỏi phải có sự giám đốc,kiểm tra. Giám đốc của tài chính doanh nghiệp là loại giám đốc toàn diện,thường xuyên và có hiệu quả cao,không những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp hấy rõ hiệu quả kinh tế do những hoạt động đó mang lại.Bởi vì hầu hết các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều được thể hiện qua các chỉ tiêu tiền tệ.Từ đó,thông qua tình hình quản lý và sử dụng vốn,chi phí dịch vụ,các loại quỹ,các khoản tiền thu,thanh toán với cán bộ công Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 5
  6. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO nhân,với các đơn vị kinh tế khác,với Nhà nước mà phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu từ đó có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động tổ chức quản lý kinh doanh sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ba chức năng của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau.Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc.Quá trình giám đốc,kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt.Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc. 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh,tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát,kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 6
  7. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.3.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Những đặc điểm riêng về mặt hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc có tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh và việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành ở nước ta, hiện có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau - Doanh nghiệp nhà nước - Công ty cổ phần - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh - Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó có ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn ( vốn cố định và vốn lưu động ) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán và chi trả. Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh - Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2.3.3. Môi trường kinh doanh Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 7
  8. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh gồm có - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Môi trường kỹ thuật công nghệ, môi trường thông tin - Môi trường hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế - Các môi trường đặc thù 1.1.2.4. Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tham gia đánh giá,lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có,quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Thực hiện việc phân phối lợi nhuận,trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra,kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp,thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 8
  9. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 1.2.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thé kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là một khâu rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay. Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuất giúp ngươi ta sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá được toàn diện, tổng quát và khái quát lại, vừa xem xét lại một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư phù hợp. Có rất nhiều người quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế của công ty và mỗi người lại theo đuổi một mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính rất đa dạng đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của người quan tâm. Phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng trước hết là ban giám đốc, các nhà đầu tư, các chủ nợ, những người cho vay, các đối tác đặc biệt là cơ quan chủ quản nhà nước và người lao động. Việc phân tích tài chính sẽ giúp các nhà lãnh đạo cũng như bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả của mỗi bộ phận chức năng trong họat động kinh doanh. Căn cứ vào thông tin từ hoạt động phân tích tài chính cấp quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn trong mọi giai đoạn hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý cụ thể: Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 9
  10. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Tạo chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính doanh nghiệp. Đinh hướng quyết định của ban giám đốc cũng như giám đốc tài chính về quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần. Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt. Là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý. Còn đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đó là căn cứ để họ có thể bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Đối với ngân hàng và các đối tác kinh doanh: phân tích tài chính giúp họ phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tài chính của doanh nghiệp để họ quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết, cho vay hay thu hồi vốn. Đối với Nhà nước: dựa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng với các chính sách chế độ pháp luật hay không?Tình hình họat động chi phí, giá thành , tình hình hoạt động nghĩa vụ với nhà nước. Đối với nhà cung ứng cho doanh nghiệp: Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới có được mua chịu hay không? Họ phải xem khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở hiện tài và tương lai như thế nào? Như vậy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, yếu của một công ty, từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ qua, giúp cho từng ðối týợng lựa chọn và ðýa ra những quyết ðịnh phù hợp với mục ðích mà họ quan tâm. 1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 10
  11. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp, thông thường người ta hay sử dụng các phương pháp sau : 1.2.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh.Gốc so sánh được xác định tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. 1.2.2.1.2. Điều kiện so sánh - So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. - So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. 1.2.2.1.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh sau đây - So sánh số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân : biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 11
  12. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1.4. Hình thức so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo 2 hình thức sau : - So sánh theo chiều dọc : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. - So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. ( cần chú ý trong điều kiện có lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá ) 1.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Ngày nay phương pháp tỷ lệ được sử dụng nhiều nhằm giúp cho việc khai thác và sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỉ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỉ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỉ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỉ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có những nhóm chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Chỉ tiêu về các chỉ số hoạt động Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 12
  13. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.2.2.3. Phương pháp Dupont Theo phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỉ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỉ số có quan hệ nhân quả với nhau.Từ đó phân tích ảnh hưởng của các tỉ số đó với tỉ số tổng hợp. 1.2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để : - Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp kỳ hoạt động đã qua - Giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc - Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 13
  14. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO mà các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau + Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 - DN + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : mẫu B02 - DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : mẫu B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính : mẫu B09 - DN 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. * Vai trò Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nội dung Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần : - Phần tài sản - Phần nguồn vốn Phần tài sản : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia thành : - Tài sản ngắn hạn : phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 14
  15. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO thường là dưới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng 1.1 : Các khoản vụ chính trong phần TS của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Xét về mặt kinh tế các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý số liệu của các chỉ tiêu ở phần Tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 15
  16. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Nguồn vốn được chia thành : - Nợ phải trả : phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ người bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Bảng 1.2 : Các khoản vụ chính trong phần NV của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Xét về mặt kinh tế : số liệu trong phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý : số liệu của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp ( Nhà nước, các tổ chức tín dụng ) * Phân tích Bảng cân đối kế toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích Bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 16
  17. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt được những yêu cầu sau: - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ Bảng 1.3 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hường biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Nhưng thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp không có lợi lắm vì nếu nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp sử dụng được một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 17
  18. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, nhưng doanh nghiệp sẽ sử dụng được một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Bảng 1.4 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN * Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn 1.2.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 18
  19. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp. * Vai trò Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác. * Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 3.DT thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí hoạt động tài chính chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Lợi nhuận trước thuế 15.Thuế TN DN phải nộp 16.Lợi nhuận sau thuế Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 19
  20. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Bảng 1.5 : Các khoản mục của Báo cáo kết quả hđ sản xuất kinh doanh * Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau : - Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động.Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bảng 1.6 : Phân tích về kết cấu chi phí doanh thu và lợi nhuận Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động SXKD Các hoạt động khác TỔNG SỐ - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 20
  21. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Bảng 1.7 : Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so Theo quy mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu năm năm Đầu Cuối Số tiền % năm (%) năm (%) DT bán hàng và cung cấp DV Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động TC Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận từ HĐ KD Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 21
  22. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO 1.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.2.4.2.1. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quan têm của các đối tượng như các nhà đầu tư, các nhà cung ứng, các chủ nợ họ quan tâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không ? Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào ? Còn đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lý thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng. * Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả - Nếu H1 > 1 : chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. - Nếu H1 < 1 : báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. * Khả năng thanh toán hiện thời (H2) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 22
  23. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi thành tiền, trong thời gian 1 năm, do đó hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn được xác định theo công thức sau : Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (H2) = Tổng nợ ngắn hạn Biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ xuất này theo tiêu chuẩn của ngành. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. * Khả năng thanh toán nhanh (H3) Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho ( các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho ) chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định như sau - Khả năng thanh toán nhanh TS ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ phải trả Nếu H3=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh Nếu H 3<1 tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 23
  24. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Nếu H3>1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là : tiền cộng các khoản tương đương tiền. Được gọi là tương đương tiền là vì đó là các khoản có thể chuyển đối nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lượng tiền biết trước, ví dụ như các loại chứng khoán ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh gần như tức thời các khoản nợ được xác định như sau : - Khả năng thanh toán tức thời Tiền + các khoản td tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn * Khả năng thanh toán lãi vay (H4) Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nằm trong chi phí tài chính, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức độ nào. LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không ? *Vốn lưu động ròng (NWC) Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 24
  25. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH TSNH Vốn LĐ ròng Nợ DH TSDH Vốn CSH Vốn lưu động ròng (NWC) = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn được dùng để đầu tư tài sản lưu động, còn nguồn vốn dài hạn được dùng đầu tư tài sản cố định. Nếu vốn dài hạn mà được dùng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì sẽ tạo ra khe hở kỳ hạn, chính là phần vốn lưu động ròng NWC, khe hở kỳ hạn càng lớn thì rủi ro của doanh nghiệp càng cao, khe hở kỳ hạn càng bé thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. 1.2.4.2.2. Nhóm các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (đạt tới kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. * Hệ số nợ (Hv) Chỉ tiêu hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = Tổng nguồn vốn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 25
  26. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc, bị sức ép từ những khoản nợ vay. Nhưng doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. * Tỷ suất tự tài trợ (Hc) Tỷ suất tự tài trợ hay hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCÐ = x 100 TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tình độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. * Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại ) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của TSDH Tỷ suất đầu tư = X 100 Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời kỳ cụ thể. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài hạn dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần được trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 26
  27. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất tự tài trợ lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 1.2.4.2.3. Nhóm các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. * Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm Doanh thu tiêu thụ sphẩm Vòng quay các khoản = phải thu của khách hàng Số dư bquân các khoản phải thu của khách hàng Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 27
  28. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. * Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các KPT Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như : mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp * Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động bình quân= = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm được điều này cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. * Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = Số vòng quay vốn lưu động * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 28
  29. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu suất càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả * Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhiêu vòng. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 1.2.4.2.4. Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Ngoài ra các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. * Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNtt (LNst) Tỷ suất lợi nhuận ( trước hoặc sau = x 100 thuế ) doanh thu Doanh thu thuần * Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Nó phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 29
  30. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO LNtt(LNst) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = x 100 Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này còn được phản ánh qua chỉ tiêu vòng quay vốn và chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu Tỷ suất DTT LNST LNVKD sau = x x 100 thuế Vốn KDBQ DTT * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ = x 100 Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 1.2.4.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình Dupont - Trước hết Doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA ( tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ) LNst LNst Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản + Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Phân tích đẳng thức này cho phép Doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp + Để tăng ROA có thể dựa vào tăng Tỷ suất doanh lợi doanh thu , tăng Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 30
  31. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Vòng quay tổng tài sản, hoặc tăng cả hai. Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tăng doanh thu ( ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuế phải tăng > 10% mới đảm bảo được việc tăng tỷ số này ) Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tổng tài sản. ( nhưng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lại phải tăng tổng tài sản, nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn tăng tổng tài sản ( ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sản phải tăng < 10% ) - Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn cổ phần 1 Vòng quay ROE = ROA x x tổng vốn 1- hệ số nợ 1 ROE = Tỷ suất doanh lợi x Vòng quay x doanh thu tổng vốn 1- hệ số nợ - Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 31
  32. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Chƣơng II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT HOÀNG 2.1. Khái quát về công ty. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển  Công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số : 0203000493 do Phòng Đăng ký kinh doanh –Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 30/06/2003.  Tên công ty : Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Hoàng  Tên tiếng Anh : VietHoang industry joint-stock company  Tên công ty viết tắt : VIHACO  Địa chỉ trụ sở chính : xã Tam Hưng-huyện Thủy nguyên-thành phố Hải phòng.  Điện thoại : 031.3675325  Fax : 031.3675357  Email : Vihacojshm.vnn.vn  Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký kinh doanh : 5.000.000.000 (Năm tỷ đồng).  Ngày 30/6/2005 vốn điều lệ tăng 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng)  Ngày 25/3/2008 tăng vốn điều lệ : 50.000.000.000 (Năm mươi tỷ đồng. 2.1.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty CP Công nghiệp Việt Hoàng có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu như: - Sản xuất: + In ấn lịch, card, catalogue, tờ quảng cáo, nhãn mác và sản xuất bao bì trên mọi chất liệu. + Sản xuất kinh doanh vật liệu hàn, thuốc hàn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 32
  33. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO - Thương mại: + Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng kim khí, thiết bị điện, điện tử, máy tính, thiết bị viễn thông cho các nhà máy đóng tàu thuộc Vinashin như máy phay CNC, máy tiện CNC, máy khoan cần, máy ép thủy lực, máy lốc tôn NC. Đồng thời tư vấn chuyển giao công nghệ các dây chuyền làm sạch tôn, cung cấp các máy phát điện có công suất 1000KVA, các loại dụng cụ, thiết bị nhà xưởng, thiết bị đo, các thiết bị bơm, van, ống của tàu thủy, cung cấp xe chở tổng đoạn, cung cấp máy điều hòa và các dịch vụ bảo dưỡng máy điều hòa. - Dịch vụ: + Vận tải hành khách, hàng hóa thủy bộ: Hiện tại Công ty đang tổ chức cho thuê khoảng 50 xe ô tô từ 35 đến 45 chỗ ngồi phục vụ đưa đón CBCNV trong Tổng Công ty Nam Triệu và các Công ty thành viên + Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện quan trọng với quy mô lớn cho các công ty thuộc Vinashin và nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, cung cấp nước uống tới hiện trường cho công nhân. 2.1.1.3. Chức nănng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng Là doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân , có tài khoản tại ngân hàng và co con dấu theo quy định của pháp luật.  Kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh của công ty và những ngành nghề theo quy định của pháp luật.  Tìm kiếm thị trường , trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.  Tuyển chọn thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động , lựa chọn các hình thức trả lương , thưởng theo quy định của Bộ luật lao động.  Phát hành, chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật.  Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 33
  34. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO  Công ty được thành lập để huy động vốn có hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; đóng góp cho ngân sách nhà nước; tăng lợi tức cho các cổ đông và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.  Ngành nghề chính của công ty bao gồm: Sản xuất tấm lợp mạ màu ; In ấn lịch, catalogue, tờ quảng cáo, nhãn mác và sản xuất bao bì trên mọi chất liệu; Sản xuất kinh doanh vật liệu hàn, thuốc hàn; Sữa chữa, đóng mới tàu biển; Cho thuê tàu trần, tàu định hạn.Chế tạo kết cấu thép, cáp thép; Kinh doanh nhà ở, bất động sản, ô tô, máy móc, thiết bị phụ tùng .Kim khí thiết bị điện, điện tử, máy tính, thiết bị viễn thông, điện thoại, xe máy; Kinh doanh du lịch, khách sạn, cho thuê văn phòng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình điện dân dụng, công nghiệp, cầu cảng, bến bãi, cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng, nạo vét sông hồ; Sản xuất và gia công cơ khí; Vận tải hành khách, hàng hóa thủy bộ; Nuôi trồng thủy sản, gia cầm, lợn siêu nạc và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.  Nhiệm vụ  Đăng ký kinh doanh và kinh doanh ngành nghề đã đăng ký chịu trách  nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.  Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh.  Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ hạch toán, kế toán thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định, chiu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính của công ty.  Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 34
  35. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO 2.1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.1.1.4.1. Những thuận lợi của công ty Ngay từ khi đi vào hoạt động công ty VIHACO đã có những điều kiện thuận lợi nhất định: Công ty là 1 trong những công ty thành viên của công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu nên được tạo điều kiện giúp đỡ trong việc đầu tư kỹ thuật, vật chất, và con người. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có được một thị trường ổn định là công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và các công ty thành viên của công ty Nam triệu. Thường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo cán bộ quản lý, điều hành của công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, cùng với sự hỗ trợ nỗ lực phấn đấu của đội ngũ công nhân , nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Công ty cũng được hưởng nhiều ưu đãi trong hoat động sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm bớt những khó khăn trong những năm đầu thành lập công ty. 2.1.1.4.2. Những khó khăn của công ty.  Kinh doanh thương mại: Doanh thu từ hoạt ðộng kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tý cho các nhà máy ðóng tàu giảm sút lớn so với nãm 2007. Hầu hết các dự án mua sắm thiết bị của các Nhà máy ðều bị ðình trệ do tình hình tài chính khó khãn. Thậm chí có những Hợp ðồng ðã ðýợc ký nhýng không có vốn ðể thực hiện. Trong nãm vừa qua Công ty chỉ thực hiện cung cấp các vật tý nhỏ lẻ và hai hợp đồng cung cấp thiết bị sau: - Cung cấp máy lốc tôn 3 trục 13M cho Công ty TNHH một thành viên CNTT Dung Quất - Cung cấp máy doa di động cho NASICO Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 35
  36. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO  In ấn và sản xuất bao bì :  Doanh thu từ hoạt động in ấn, bao bì của Công ty vẫn duy trì ổn định. Trong năm qua Công ty đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với tất cả các sản phẩm in ofset, bao gồm: các loại catalogue, frofile, lịch treo tường, lịch để bàn, biểu mẫu, giấy mời, phong bì và hộp carton 3 lớp  . Cung cấp dịch vụ :  Dịch vụ cung cấp nước uống tại hiện trường : Thường xuyên nâng cấp sửa chữa trang thiết bị nhằm duy trì tốt việc cung cấp nước uống cho gần 10.000 cán bộ công nhân viên Tổng công ty CNTT Nam Triệu và một số đơn vị thành viên có CB-CNV làm việc trên cùng địa bàn. Dịch vụ này góp phần tạo ra nguồn doanh thu ổn định hàng tháng của Công ty.  Dịch vụ vận tải hành khách: hiện nay Công ty quản lý đội xe thuê sngoài gồm 10 xe 35 chỗ và 36 xe 45 chỗ phục vụ đưa đón CB – CNV Tổng Công ty CNTT Nam Triệu và các Công ty thành viên.  Dịch vụ tổ chức sự kiện: riêng năm vừa qua doanh thu từ hoạt động tổ chức sự kiện giảm sút đáng kể. Do khó khăn chung của nền kinh tế nên các doanh nghiệp rất hạn chế chi phí đối với việc tổ chức sự kiện. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này nên trong năm vừa qua Công ty Việt Hoàng chỉ chủ yếu tổ chức các sự kiện lớn cho NASICO và các sự kiện quy mô vừa và nhỏ cho các nhà máy đóng tàu khác. 2.1.1.5. Định hướng phát triểnkinh doanh của công ty Trong lĩnh vực in ấn và sản xuất bao bì: Đầu tư nâng cao chất lượng các máy in mới, kiểu dáng hình thức cũng như mẫu mã của lịch, catalogue Nghiên cứu thị trường và các thành phố lân cận.Công ty đang có xu hướng mở rộng thị trường ra ngoài các công ty thành viên của Nam Triệu Kiểm soát máy móc đảm bảo tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm cạnh trạnh được với các đối thủ khác. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 36
  37. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại: Tìm kiếm các nguồn vốn ổn định để phát triển công ty Tìm kiếm các nguồn khách hàng khác ngoài các công ty thành viên của công ty Nam Triệu Tăng cường tiếp thị để sản lượng hàng hóa bán ra hoàn thành kế hoạch hội đồng quản trị giao. Tăng cường công tác quản lý. Định kỳ kiểm tra kiểm soát, không để phát sinh công nợ khó đòi và cắt giảm chi phí bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ: Tăng cường tìm kiếm khách hàng Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đào tạo đội ngũ nhân viên 1 cách bài bản và chuyên nghiệp Trong công tác khác: Tính toán điều chỉnh việc tăng giảm các cán bộ đủ năng lực phục vụ cho việc phát triển công ty Tính toán điều chỉnh lương cho phù hợp với các đơn vị, nhằm kích thích sản xuất phát triển, ổ định đời sống cho người lao động Tính toán đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tính toán cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 2.1.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, kết hợp sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạo hành chính trong công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 37
  38. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC P. TC-KT P. KD P. KTSX P. NC PHÂN XƯỞNG BAO BÌ CARTON IN TỔ TỔ GIẶT LÀ GIẶT TỔ TỔ CẤP NƯỚC CẤP TỔ BÌA XUẤT SẢN TỔ TỔ HOÀN THIỆN SP HOÀN TỔ Đường trực tuyến Ghi chú : Đường kiểm soát Đường chức năng (Nguồn phòng nhân chính-Công ty VIHACO) Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 38
  39. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Đại hội đồng cổ đông :  Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Địa hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ) quyết định những vấn đề được Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài, chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của Công ty . Hội đồng quản trị :  Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vân đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ). Số thành viên của HĐQT có từ 05 đến 11 thành viên. Hiện tại HĐQT Công ty có 05 thành viên, với nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm. Ban kiểm soát :  Ban kiểm soát là cơ quan trực thộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện Ban kiểm soátCông ty gồm 03 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban giám đốc. Giám đốc công ty :  Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.  Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành công ty.  Trực tiếp điều hành và chỉ đạo: Công tác TC-KT, công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh và đầu tư, công tác tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thực hiện các liên doanh, liên kết, công tác nội chính của công ty. Thực hiện các liên doanh, liên kết, công tác nội chính của công ty. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 39
  40. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Phòng Tài chính – Kế tóan :  Phòng Tài chính kế tóan là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.  Xây dựng và trình giám đốc công ty ban hành các quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán.  Lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính toàn công ty.  Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo quyết toán theo đúng quy định. Lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm để kịp thời vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.  Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng Kinh doanh :  Phòng Kinh doanh là phòng có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong công tác kinh doanh, kế hoạch hóa, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng. Tham mưu cho giám đốc trong công tác mua sắm vật tư và máy mó thiết bị phục vụ sản xuất.  Xây dựng phương án kinh doanh theo từng thời kỳ. Tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ sản phẩm.  Phân tích điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm và dịch vụ của công ty.  Tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án triển khai các sản phẩm kinh doanh mới .  Xây dựng chính sách giá. Phòng Kỹ thuật – sản xuất :  Phòng Kỹ thuật sản xuất là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ sản xuất sản phẩm đã đề ra. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 40
  41. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO  Quản lý mảng kỹ thuật, thiết bị trong công ty. Tham gia quản lý về công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xây dựng và theo dõi định mức kinh tế kỹ thuật. Tham gia công tác kiểm định bảo trì, bảo dưỡng thiết bị nội bộ.  Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm mới. Phòng Nhân chính :  Phòng Nhân chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành công tác tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động công ty. Phân xƣởng Bao bì:  Tổ chức sản xuất theo kế hoạch của phòng Kỹ thuật sản xuất.  Sản xuất in ấn các loại bao bì carton, duplex, các sản phẩm in.  Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ, tổ chức sự kiện, cấp nước hiện trường và giặt quần áo bảo hộ lao động cho CB-CNV. 2.1.2.1.2. Về quản lý nhân sự  Đặc điểm lao động của công ty Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 41
  42. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Bảng 2.1CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP VIỆT HOÀNG SỐ CƠ CẤU NHÂN SỰ SỐ LƢỢNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TT 1 Ban giám đốc 2 Đại học kinh tế, kỹ thuật Tham mưu, hỗ trợ 2 6 Đại học kinh tế, tài chính quản lý, kinh doanh Sản xuất và Kinh Cao đẳng/ Đại học kinh tế, kỹ 3 doanh thiết bị hàng hải/ 10 thuật đóng tàu Nghiên cứu công nghệ 4 thiết bị hàng hải/ đóng 22 Cao học, đại học kỹ thuật tàu 5 Bộ phận sản xuất 45 Đại học kinh tế, kỹ thuật Tổng cộng 85 (Nguồn từ phòng nhân chính của công ty VIHACO) Lao động của công ty phần đông là người trẻ, rất có năng lực, nhanh nhẹn, hoạt bát, đáp ứng được yêu cầu công việc Lao động gián tiếp đã có đủ người theo định biên để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, còn chất lượng thì lao động làm chuyên môn nghiệp vụ đều có độ tuổi trẻ và trình độ đại học, dễ dàng tiếp cận với phương tiện hiện đại Lao động trực tiếp ở các bộ phận sản xuất về cơ bản đều đủ lao động theo định biên đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh Từ khi Công ty VIHACO thành lập và đi vào hoạt động đến nay đều thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng lao động đã ký trước đó.Người lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật về lao động bao gồm các khoản trợ cấp, lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 42
  43. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO tế ,ngoài ra, người lao động còn được hưởng nhiều đãi ngộ dưới các hình thức như: du lịch, nghỉ mát, trợ cấp khó khăn . Công ty luôn có chính sách khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp, sáng kiến về giải pháp kỹ thuật giúp đem lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời cũng có các chế tài thích hợp đói với cán bộ công nhân có hành vi xấu ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của công ty. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty đều tăng hàng năm, cụ thể một số năm gần đây : Thu nhập bình quân đầu người/ tháng năm 2007: 2,057,000 đồng, năm 2008 là 2,414,000 đồng, năm 2009 là 3,046,780 đồng. Hầu hết lực lượng lao động trong Công ty còn khá trẻ nhưng ý thức tổ chức và chấp hành kỷ luật lao động trong Công ty là rất tốt. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.2.1. Về vốn kinh doanh ( theo bảng CĐKT năm 2009) *Tổng số nguồn vốn : 157.588.577.051 đồng - Phân theo cơ cấu : + Vốn dài hạn : 118.636.560.473 đồng + Vốn ngắn hạn : 38.952.016.578 đồng - Phân theo nguồn vốn + Vốn chủ : 118.636.560.473 đồng + Vốn vay : 38.952.016.578 đồng 2.1.2.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế Vốn điều lệ tại thời điểm công ty đăng ký kinh doanh vào ngày 30/6/2003 là 5.000.000.000 đồng.Công ty đã nâng vốn điều lệ lần thứ nhất lên 20.000.000.000 đồng vào ngày 30/6/2005.Tiếp theo vào ngày 25/3/2008 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 50.000.000.000 đồng. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 43
  44. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Bảng 2.2:Vốn điều lệ của công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng (Đvt:cổ phần) STT Cổ đông Số cổ phần sở hữu (cổ phần) Tỷ lệ(%) Công ty công 1 nghiệp tàu thủy 5000 10% Nam Triệu Cổ đông khác 2 45000 90% Tổng cộng 50000 100% (Nguồn : Phòng tài chính kế toán- Công ty VIHACO)  Cơ sở vật chất và trang thiết bị Bảng 2.3: Giá trị TSCĐ tại ngày 31/12/2009 ĐVT: đồng STT Tên tài sản Nguyên giá Giá trị đã khấu hao Giá trị còn lại 1 Đất đai nhà cửa kiến 28.054 3.219 24.835 trúc 2 Máy móc thiết bị 11.126 3.160 7.966 3 Phương tiện vận tải,TB 9.819 1.104 8.715 truyền dẫn 4 Thiết bị quản lý 1.795 478 1.317 5 Tổng TSCĐ hữu hình 50.794 7.961 42.833 6 Tài sản vô hình khác 1.436 568 868 Tổng cộng 52.293 8.529 43.701 Nguồn : BCĐKT-Phòng kế toán-Công ty VIHACO) Vậy tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty VIHACO tại thời điểm 31/12/2009 là 43.701 triệu đồng.  Đất đai thuộc quyền quản lý của công ty : -Bệnhviện Việt Hoàng tại đường Hồng Bàng, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải phòng : 16.681 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 44
  45. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO -Trung tâm thương mại Việt Hoàng tại đường Hồng Bàng, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải phòng : 12.706 -Bãi để xe Việt Hoàng tại chân Cầu Bính : 17.793,7 -Trang trại Đại Bản tại An Dương, Hải Phòng : 335 sào -Nhà máy may tại Đa Phúc, Kiến Thụy : 15.150 -Khách sạn Việt hoàng tại đô thị mới ngã 5 sân bay Cát Bi, Đông Khê, Ngô Quyền : 1.100 2.1.2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ của công ty Công ty VIHACO là đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất in ấn bao bì, kinh doanh thương mại và cung cấp dịch vụ. Sản xuất: Ngay từ khi mới thành lập công ty đã hoạt động trên lĩnh vực này + In ấn lịch, card, catalogue, tờ quảng cáo, nhãn mác và sản xuất bao bì trên mọi chất liệu. + Sản xuất kinh doanh vật liệu hàn, thuốc hàn Thương mại: Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng kim khí, thiết bị điện, điện tử, máy tính, thiết bị viễn thông cho các nhà máy đóng tàu thuộc Vinashin như máy phay CNC, máy tiện CNC, máy khoan cần, máy ép thủy lực, máy lốc tôn NC. Đồng thời tư vấn chuyển giao công nghệ các dây chuyền làm sạch tôn, cung cấp các máy phát điện có công suất 1000KVA, các loại dụng cụ, thiết bị nhà xưởng, thiết bị đo, các thiết bị bơm, van, ống của tàu thủy, cung cấp xe chở tổng đoạn, cung cấp máy điều hòa và các dịch vụ bảo dưỡng máy điều hòa. Dịch vụ: Vận tải hành khách, hàng hóa thủy bộ: Hiện tại Công ty đang tổ chức cho thuê khoảng 50 xe ô tô từ 35 đến 45 chỗ ngồi phục vụ đưa đón CBCNV trong Tổng Công ty Nam Triệu và các Công ty thành viên Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện quan trọng với quy mô lớn cho các công ty thuộc Vinashin và nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, cung cấp nước uống tới hiện trường cho công nhân. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 45
  46. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO  Nghiên cứu và phát triển sản phẩm : Hiện nay nhu cầu về in ấn lịch treo tường, lịch bàn,card,catalogue càng ngày càng cao và đòi hỏi về mẫu mã,hình dáng, chất lượng sản phẩm càng phong phú.Vì vậy công ty cần nghiên cứu về thị hiếu của khách hàng để cải thiện sản phẩm công ty với mong muốn tìm kiếm thêm thị trýờng.Ngoài ra nhận ðịnh nhu cầu về chãm sóc sức khỏe của ngýời dân ngày càng cao công ty tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thông qua việc xây dựng bệnh viện Việt Hoàng.  Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Chất lượng sản phẩm luôn được công ty chú trọng nhằm tạo dựng uy tín và niềm tin lâu dài đối với khách hàng tiêu thụ.Chính sách của công ty là đem lại chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng thông qua nghiên cứu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Công ty thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ, nghiên cứu cải tiến hệ thống thiết bị theo đúng tình hình thực tế sản xuất kinh doanh.Đối với từng lĩnh vực có nhóm thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra và sản phẩm nhập về mang đi tiêu thụ.Tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty chịu trách nhiệm với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến và đóng góp vào nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đang sử dụng.Công ty VIHACO đang từng bước xây dựng thương hiệu của bản thân với mong muốn có thể mở rộng thị trường, để có thể cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty tới các thị trường trong cả nước. 2.1.2.2.4. Công nghệ Hệ thống máy móc và trang thiết bị của công ty là các loại máy in phục vụ chủ yếu cho công tác sản xuất in bao bì , in ấn lịch , tờ quảng cáo ,nhãn mác,máy sản xuất tấm lợp mạ màu .Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ,dẫn theo đó là thu nhập và thẩm mỹ của con người ngày càng được nâng cao nhất là trong các ấn phẩm nói riêng và nền công nghiệp in ấn nói chung .để cạnh tranh với các sản hẩm trên thị trường công ty phải thường xuyên thay đổi các loại máy Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 46
  47. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO móc hiện đại phù hợp với tieu chuẩn ngành đề ra ,đáp ứng đa dạng nhu cầu khác hàng đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chủng loại mà vẫn phù hợp về giá cả . 2.1.2.3. Hoạt động marketing trong công ty  Chiến lược sản phẩm :  Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã đủ điều kiện để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.Mục tiêu hàng đầu của công ty là tạo những sản phẩm có chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, để làm được điều nay công ty luôn huấn luyện, đào tạo công nhân kỹ sư để nâng cao tay nghề và từ đó có thể làm ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.  Công ty luôn đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, không chỉ sản xuất in ấn bao bì, card, catalogue, kinh doanh thương mại mà còn cả kinh doanh dịch vụ.  Chiến lược giá :  Giá cả luôn là vấn đề được quan tâm nhất đối với khách hàng cũng như đối với công ty, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.Công ty luôn có những biện pháp điều chỉnh giá thích hợp để khách hàng cảm thấy hài lòng và công ty kinh doanh có lãi.  Xúc tiến bán hàng :  Công ty thực hiện các hình thức chiết khấu thương mại, quảng bá các sản phẩm chú trọng vào chất lượng và các dịch vụ sau bán hàng, đưa các thông tin về sản phẩm đến khách hàng hiệu quả.Công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm đến với khách hàng là tố nhất, áp dụng chính sách thưởng đối với những nhân viên làm việc có hiệu quả cao nhất.  Để hình ảnh công ty đến với các khách hàng và để quảng cáo về chất lượng cũng như uy tín của công ty với khách hàng, công ty luôn có những hoạt động Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 47
  48. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO  Kênh phân phối : Do đặc thù sản phẩm của Công ty là thiết kế và in ấn các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và kinh doanh thương mại là chính nên Công ty chỉ thực hiện kênh tiêu thụ trực tiếp. Nhân viên của Công ty sẽ trực tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và giải quyết các yêu cầu đó. o Đối với sản phẩm sản xuất Công ty nhận sản xuất theo mẫu mã của khách hàng giao hoặc cùng với khách hàng thiết kế ra những mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Với những khách hàng mới Công ty giới thiệu, tư vấn cho khách hàng các mẫu sản phẩm sẵn có để khách hàng lựa chọn. o Đối với những sản phẩm dịch vụ Công ty thường xuyên tiếp thu ý kiến phản hồi từ khách hàng, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, có thái độ phục vụ niềm nở, nhanh chóng và lịch sự. o Đối với việc cung cấp máy móc thiết bị Công ty đều cử các chuyên gia lắp đặt và thử nghiệm cho đến khi máy móc đi vào hoạt động ổn định, cung cấp tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng đầy đủ, bảo hành sản phẩm theo đúng quy định của nhà sản xuất đồng thời cung cấp các phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa nếu khách hàng có yêu cầu. o Việc nhân viên của Công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ dễ dàng tiếp thu được những yêu cầu, phản hồi của khách hàng 1 cách chính xác nhất từ đó nhanh chóng có biện pháp giải quyết vướng mắc, phục vụ khách hàng tốt hơn đồng thời có điều kiện thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng. - Hình thức thanh toán: Sẽ được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên. Đối với các giao dịch có trị giá nhỏ khách hàng thường thanh toán ngay bằng tiền mặt, còn những giao dịch có giá trị lớn hoặc khách hàng ở xa thì thường thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. - Thị trƣờng đầu vào: + Thị trường đầu vào đối với nguyên vật liệu sản xuất là một số công ty lớn có uy tín ở thành phố Hà Nội. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 48
  49. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO + Đối với các loại máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành đóng tàu hàu hết là thị trường ngoại: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Đài Loan, Malaysia, - Thị trƣờng đầu ra: Thị trường truyền thống của Công ty là các công ty thuộc Vinashin trải dài từ Bắc đến Nam. 2.2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty VIHACO 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 49
  50. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO BẢNG 2.4 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN (Đvt: triệu đồng) Theo qui Năm 2009 so mô chung Năm Năm với 2008 Tài sản % 2008 2009 Năm Năm Số % 2008 2009 tiền A. Tài sản ngắn hạn 74.382 78.599 55,05 49,88 4.217 5,67 I. Tiền & các khoản 519 1.288 0,384 0,817 768 148,06 TĐT II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn III. Các khoản phải thu 64.914 71.932 48,04 45,65 7.018 10,81 IV. Hàng tồn kho 3.981 4.355 2,947 2,764 373 9,38 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.966 1.024 3,676 0,65 -3.942 -79,38 B. Tài sản dài hạn 60.736 78.988 44,95 50,12 18.252 30,05 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 28.578 43.701 21,15 27,73 15.122 52,92 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư TC dài hạn 31.829 34.741 23,56 22,05 2.911 9,15 V. Tài sản dài hạn khác 328 545 0,243 0,346 217 66,22 Tổng cộng tài sản 135.118 157.588 100 100 22.469 16,63 (Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO) Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 50
  51. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Biểu đồ 1: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO TRONG TSNH CỦA CT GĐ 2007- Tỷ đồng 2009 78.6 80 74.4 70 60 50 40 Hàng tồn kho 30 Tài sản ngắn hạn 20 10 4 4.35 0 Năm 2008 2009 ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) Biểu đồ 2: CƠ CẤU TSDH TRONG TỔNG TS CỦA CTY GĐ 2007-2009 Tỷ đồng 158 160 140 135 120 100 79 80 TSDH 60.7 60 Tổng TS 40 20 0 Năm 2008 2009 ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2009 tăng lên so với năm 2008.Năm 2008, tổng tài sản của công ty là 135.118 triệu đồng đến năm 2009 tổng tài sản của công ty là 157.588 triệu đồng tăng 22.469 triệu đồng ( Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 51
  52. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO tương ứng tăng 16,63%) so với năm 2008. Tổng tài sản của công ty tăng lên do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng.  Tài sản dài hạn của công ty năm 2009 là 78.988 triệu đồng, tăng 18.252 triệu đồng (tương ứng tăng 30,06%) so với năm 2008. Tài sản dài hạn tăng lên nguyên nhân chủ yếu do : - Năm 2008, TSCĐ của công ty là 28.578 triệu đồng (chiếm 21,15%) trong tổng tài sản.Đến năm 2009, TSCĐ của công ty đã tăng 15,22 triệu đồng ( tương ứng tăng 52,92%) so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Công ty đang trên đà hoàn thiện và phát triển, TSCĐ của công ty tăng lên là do công ty đầu tư vào mua đất để đầu tư xây dựng và mua thêm máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty năm 2008 là 31.829 triệu đồng ( chiếm 23,56%) trong tổng tài sản.Đến năm 2009 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 2.910 triệu đồng ( tương ứng tăng 9,15%) so với năm 2008. Đây là các khoản đầu tư tương ứng tăng thêm 125.000 cổ phần ( trong tổng 225.000 cổ phần công ty sở hữu, chiếm 57% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần công nghiệp hàn Việt Nam) với giá trị 1.250 triệu đồng và 166.000 cổ phần chiếm 35% vốn điều lệ của Công ty đầu tư xây dựng Nam Triệu với giá trị 1.660 triệu đồng. Ngoài ra tài sản dài hạn khác của công ty cũng tăng 217 triệu đồng ( tương ứng tăng 66,22%) so với năm 2008.  Tài sản ngắn hạn của công ty tăng nguyên nhân chính do: - Các khoản phải thu tăng, năm 2008 các khoản phải thu là 64.914 triệu đồng ( chiếm 48,04%) trong tổng tài sản.Đến năm 2009 các khoản phải thu tăng 7.018 triệu đồng ( tương ứng tăng 10,81%) so với năm 2008. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 các khoản phải thu của Công ty còn đọng rất nhiều,vì vậy công ty cần phải có chính sách đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn,bởi nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng,có thể Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 52
  53. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO nằm trong tình trạng phụ thuộc vào khách hàng. - Năm 2008, tiền của công ty là 519 triệu đồng ( chiếm 0,4%) trong tổng tài sản.Đến năm 2009, tiền tăng 768 triệu đồng ( tương ứng tăng 148,06%) do công ty đã huy động thêm tiền vào kinh doanh trong kỳ.Tiền và các khoản tương đương tiền tăng sẽ làm tăng tính chủ động của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến công hạn - Hàng tồn kho của công ty năm 2008 là 3.981 triệu đồng ( chiếm 3%) trong tổng tài sản.Đến năm 2009, tuy hàng tồn kho tăng 373 triệu đồng ( tương ứng tăng 9,38%) so với năm 2008, nhưng chỉ chiếm 2,76% trong tổng tài sản. Do hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nhiên liệu và công cụ dụng cụ phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc hàng tồn kho thấp là một tín hiệu tốt. Nhận xét chung : Tổng tài sản của công ty tăng do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng.Nguyên nhân chính là do công ty tăng đầu tư vào tài sản dài hạn, cụ thể là tăng đầu tư vào tài sản cố định (tăng 15.122 triệu đồng, tương ứng tăng 55,92% so với năm 2008), các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng 2.911 triệu đồng, tương ứng tăng 9,15% so với năm 2008).Cơ cấu tài sản là chưa hợp lý, TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn ( từ 50-55%) trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng, điều này là không tốt. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp làm giảm hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng xuống sẽ tránh ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.1.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 53
  54. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO BẢNG 2.5 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN Đvt : triệu đồng) Năm 2009 so Theo qui mô với năm Năm Năm chung % Nguồn vốn 2008 2008 2009 Năm Năm Số % 2008 2009 tiền A.Nợ phải trả 40.175 38.952 29,73 24,72 -1.223 -0,77 I. Nợ ngắn hạn 38.915 38.952 28,8 24,72 36 0,02 1.Vay và nợ ngắn - hạn 22.781 9.700 16,86 6,16 13.081 -8,26 2.Phải trả người bán 3.424 12.925 2,53 8,2 9.501 6 3.Người mua trả tiền trước 1.593 8.392 1,18 5,33 6.799 4,29 4. Thuế & các khoản phải nộp NN 4.021 3.087 2,98 1,96 -933 -0,59 5.Phải trả CNV 108 130 0,08 0,08 21 0,01 6.Chi phí phải trả 3.305 660 2,45 0,42 -2.644 -1,67 7.Các KPT phải nộp khác 3.680 4.054 2,72 2,57 373 0,24 II.Nợ dài hạn 1.260 0,93 -1.260 -0,8 1.Phải trả DH người bán 2.Vay và nợ dài hạn 1.260 0,93 -1.260 -0,8 B.Vốn chủ sở hữu 94.943 118.636 70,27 75,28 23.693 14,95 I.Vốn chủ sở hữu 94.832 118.552 70,18 75,23 23.719 14,97 1.VĐT của chủ sở hữu 69.126 89.027 51,16 56,49 19.901 12,56 2.Thặng dư VCP 23.051 29.029 17,06 18,42 5.978 3,77 3.Quỹ đầu tư phát triển 110 110 0,08 0,07 4.Quỹ khác thuộc -24 -72 -0,02 -0,05 -48 -0,03 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 54
  55. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO vốn chủ sở hữu 5.LNST chưa phân phối 2.569 456 1,9 0,29 -2.112 -1,33 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 110 84 0,08 0,05 -25 -0,02 1.Quỹ khen thưởng phúc lợi 110 84 0,08 0,05 -25 -0,02 Tổng cộng nguồn vốn 135.118 157.588 100 100 22.469 14,18 (Nguồn từ phòng tài chính kế toán-Công ty VIHACO) Biểu đồ 4 : CƠ CẤU NỢ DÀI HẠN TRONG NỢ PHẢI TRẢ CỦA CTY GĐ 2007-2009 Tỷ đồng 40 39 40 35 30 Nợ dài hạn 25 Tổng nợ 20 15 10 5 1.2 0 0 Năm 2008 2009 Biểu đồ 3 : DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN CỦA CTY GĐ 2007- Tỷ đồng 2009 118.6 120 100 95 80 60 40 39 Nợ phải trả 40 Vốn chủ sở 20 hữu 0 2008 2009 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N Năm 55
  56. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) Tổng nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng lên so với năm 2008 .Năm 2008, tổng nguồn vốn của công ty là 135.118 triệu đồng.Đến năm 2009, tổng ngồn vốn của công ty tăng 22.469 triệu đồng ( tương ứng tăng 14,18%) so với năm 2008. Tổng nguồn vốn của công ty tăng giảm chủ yếu là do sự tăng giảm của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu , vì nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có diễn biến tăng giảm rõ rệt và mạnh mẽ. Cụ thể trong năm 2008 nợ phải trả là 40.175 triệu đồng (chiếm 29,73%) trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu là 94.832 triệu đồng chiếm 70,18% trong tổng nguồn vốn.Năm 2009, nợ phải trả giảm 1.223 triệu đồng (tương ứng giảm Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 56
  57. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO 0,77%) , vốn chủ sở hữu là 118.552 triệu đồng, tăng 23.693 triệu đồng (tương ứng tăng 14,95%) so với năm 2008. Như vậy vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên đang kể,chứng tỏ trong năm qua công ty đã chú ý đến vấn đề huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên là một dấu hiệu tốt, công ty đã tăng được nguồn vốn tự có của mình,khả năng độc lập tài chính tương đối cao, nâng cao niềm tin cho các chủ nợ.Tuy nhiên, do vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn 70-75% sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn lớn, sức sinh lời sẽ giảm. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, sự thay đổi của nợ phải trả chủ yếu do sự thay đổi của nợ ngắn hạn vì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả.Năm 2008 nợ ngắn hạn là 38.915 triệu đồng chiếm 28,8%, nợ dài hạn là 1.260 triệu đồng chiêm 0,93% trong tổng nguồn vốn.Năm 2009 nợ ngắn hạn là 38.952 triệu đồng tăng 36 triệu đồng ( tương ứng tăng 0,02%) so với năm 2008.Nợ ngắn hạn tăng nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải trả người bán,người mua trả tiền trước, phải trả người lao động và các khoản phải trả phải nộp khác. 2.2.1.2. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty cho ta cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của Công ty, về mối quan hệ và tình hình biến động của cơ chế tài chính xem nó mạnh hay yếu đồng thời để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. BẢNG 2.6: MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2008 74.382.231.955 > 38.915.597.167 Năm 2009 78.599.919.017 > 38.952.016.578 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 57
  58. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Năm 2008 60.736.609.263 NNH, sang năm 2009 TSLĐ > NNH. Điều này chứng tỏ 1 phần TSNH của công ty được tài trợ bởi nguồn VCSH. Tuy điều này tạo được sự an toàn cho công ty nhưng chi phí sử dụng vốn lại cao. + TSCĐ năm 2008 < nguồn VCSH, sang năm 2009 TSCĐ < nguồn VCSH.TSCĐ nhỏ hơn VCSH mà công ty năm 2009 không có các khoản vay dài hạn, điều này thể hiện rằng năm 2009 tài sản cố định của Công ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy điều này là an toàn nhưng lợi nhuận lại thấp. 2.2.1.3.Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 58
  59. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO BẢNG 2.7: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KQHĐKD THEO CHIỀU NGANG (Đvt : triệu đồng) Năm 2009 so với năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 2008 Số tiền % 1.DT bán hàng và cung cấp 83.921 28.994 - 54.927 -65,45 dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 549 - 549 -100,00 3.DT thuần 83.371 28.994 - 54.377 -65,22 4.Giá vốn hàng bán 73.473 27.417 - 46.056 -62,68 5.Lợi nhuận gộp 9.898 1.577 - 8.320 -84,06 6.Doanh thu hoạt động tài 2.202 2.007 - 195 -8,86 chính 7.Chi phí hoạt động tài chính 6.026 1.109 - 4.917 -81,59 -Trong đó : Chi phí lãi vay 2.383 764 -1.619 -67,9 8.Chi phí bán hàng 400 229 - 171 -42,76 9.Chi phí quản lý doanh 2.322 3.137 815 35,01 nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐ 3.351 90 - 3.260 -97,29 KD 11.Thu nhập khác 70.658 3.618 67.040 -94,88 12.Chi phí khác 70.802 2.155 -68.647 -96,95 13.Lợi nhuận khác - 144 480 624 -432,87 14.Lợi nhuận trước thuế 3.206 571 - 2.635 -82,19 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 59
  60. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO 15.Thuế TN DN phải nộp 897 114 - 783 -87,23 16.Lợi nhuận sau thuế 2.308 456 - 1.852 -80,23 ( Nguồn từ phòng tài chính kế toán-Công ty VIHACO) Biểu đồ 5: GIÁ VỐN HÀNG BÁN SO VỚI DOANH THU THUẦN CỦA CTY GĐ 2007-2009 Tỷ đồng 90 83.4 80 73.5 70 60 50 Giá vốn hàng bán 40 Doanh thu thuần 27.4 29 30 20 10 0 2008 2009 Năm ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 60
  61. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Biểu đồ 6 : LỢI NHUẬN SAU THUẾ VÀ DOANH THU THUẦN CỦA CTY GĐ 2007-2009 Tỷ đồng 90 83.4 80 70 60 50 Lợi nhuận sau thuế 40 29 Doanh thu thuần 30 20 10 2.3 0.5 0 Năm 2008 2009 ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty VIHACO ) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm gần 3 lần so với năm 2008.Năm 2008 doanh thu thuần của công ty là 53.267 triệu đồng.Đến năm 2009 doanh thu thuần của công ty là 28.994 triệu đồng, giảm 54.377 triệu đồng Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 61
  62. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO (tương ứng giảm 65,22 %) so với năm 2008.Trong năm 2009 doanh thu của công ty có sự thay đổi lớn như vậy là do bị ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua.Cụ thể là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng nặng nề đến vận chuyển hàng hóa đường biển nên nó có tác động đến các công ty đóng tàu trong nước trong đó có công ty đóng tàu Nam Triệu và các công ty thành viên của nó.Mà đó là 1 trong số các khách hàng chính của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm dẫn đến doanh thu thuần của công ty cũng giảm so với năm 2008. Giá vốn hàng bán năm 2008 là 73.473 triệu đồng, đến năm 2009 là 27.417 triệu đồng, giảm 46.056 triệu đồng ( tương ứng giảm 62,68%) so với năm 2008. Năm 2009, lợi nhuận gộp của công ty giảm 8.320 triệu đồng ( tương ứng giảm 84,06%) so với năm 2008.Nguyên nhân chính là do tốc độ giảm doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 là 2.202 triệu đồng.Năm 2009 doanh thu hoạt động tài chính là 2.007 triệu đồng ,giảm 195 triệu đồng ( tương đương giảm 8,86%) so với 2008. Chi phí hoạt động tài chính năm 2008 là 6.026 triệu đồng.Năm 2009 chi phí hoạt động tài chính 4.917 triệu đồng ( tương đương giảm 81,59%) so với năm 2008.Chi phí hoạt động giảm do trong năm công ty đã trả được hết nợ dài hạn nên giảm được chi phí lãi vay. Mặc dù chi phí bán hàng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 815 triệu đồng ( tương ứng tăng 35%) so với năm 2008 làm lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2009 cũng giảm 82,19% so với năm 2008.Dẫn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 giảm gần 5 lần so với năm 2008.Lợi nhuân sau thuế của doanh nghiệp năm 2008 là 2.308 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 456 triệu đồng, giảm 1.85.2 triệu đồng ( tương ứng giảm 80,23%) so với năm 2008.Điều này chứng tỏ trong năm 2009 công ty kinh doanh không hiệu quả Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 62
  63. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Nhận xét chung : Xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm thì năm 2009 là năm kinh doanh kém hiệu quả.Mặc dù khi doanh thu thuần giảm thì giá vốn hàng bán cùng tổng chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm của giá vốn (giảm 62%) và tổng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu (giảm 65%) nên lợi nhuận sau thế năm 2009 giảm gần năm lần so với năm 2008.Công ty cần xem xét để có thể tìm ra biện pháp tối ưu nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí. 2.2.1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc. BẢNG 2.8 : PHÂN TÍCH BCÁO KQHĐKD THEO CHIỀU DỌC (Đvt: triệu đồng) So với DT thuần (%) Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2008 2009 Năm 2008 2009 1.DT bán hàng và cung cấp 83.921 28.994 100 100 dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 549 0,65 0 3.DT thuần 83.371 28.994 99,35 100 4.Giá vốn hàng bán 73.473 27.417 87,55 94,56 5.Lợi nhuận gộp 9.898 1.577 11,79 5,44 6.Doanh thu hoạt động tài 2.202 2.007 2,63 6,92 chính 7.Chi phí hoạt động tài chính 6.026 1.109 7,18 3,83 8.Chi phí bán hàng 400 229 0,48 0,79 9.Chi phí quản lý doanh 2.322 3.137 2,77 10,82 nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 3.351 90 3,99 0,31 11.Thu nhập khác 70.658 3.618 84,2 12,48 12.Chi phí khác 70.802 2.155 84,37 7,43 13.Lợi nhuận khác -144 480 -0,17 1,66 14.Lợi nhuận trước thuế 3.206 571 3,82 1,97 15.Thuế TN DN phải nộp 897 114 1,07 0,4 16.Lợi nhuận sau thuế 2.308 456 2,75 1,57 Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 63
  64. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO (Nguồn phòng tài chính kế toán-Công ty VIHACO) Năm 2008, để có 99,35 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 87,55 đồng giá vốn hàng bán, 0,48 đồng chi phí bán hàng, 2,77 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.Năm 2009, để có 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 94,56 đồng giá vốn hàng bán, 0,79 đồng chi phí bán hàng, 10,82 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2008, cứ 99,35 đồng doanh thu thuần đem lại 11,79 đồng lợi nhuận gộp.Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 5,44 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2008, cứ 99,35 đồng doanh thu thuần thì đem lại 3,99 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 0,31đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập khác và chi phí khác của doanh nghiệp trong năm 2009 có sự thay đổi mạnh mẽ.Cụ thể năm 2008 thu nhập khác là 70.658 triệu đồng ( chiếm 84,2%) trong tổng doanh thu thuần, chi phí khác là 70.802 triệu đồng ( chiếm 84,27%) trong tổng doanh thu thuần.Năm 2009 thu nhập khác giảm còn 3.618 triệu đồng ( chiếm 12,48%), chi phí khác giảm còn 2.155 triệu đồng ( chiếm 7,43%) trong tổng doanh thu thuần. Năm 2008 thu nhập khác và chi phí khác lớn như vậy là do công ty đã bán con tàu nasico star cho công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu với giá gần 70 tỷ, chi phí khác bao gồm phí phạt chậm nộp thuế nhập khẩu, chi phí bán tàu nasico star ( 62.732 triệu đồng), chi phí sửa chữa, chi phí giám sát tàu nasico star. Lợi nhuận khác của doanh nghiệp năm 2009 cũng tăng.Cụ thể năm 2008 lợi nhuận khác là -144 triệu đồng, năm 2009 lợi nhuận khác là 480 triệu đồng (chiếm 1,66%) trong tônngr doanh thu thuần. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008.Năm 2008 cứ 99,35 đồng doanh thu thuần thu được 3,82 đồng lợi nhuận trước thuế.Nhưng đến năm 2009, thì cứ 99,35 đồng doanh thu thuần chỉ thu được 1,97 đồng lợi nhuận trước thuế. Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 64
  65. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO Lợi nhuận trước thuế giảm khiến thuế TNDN phải nộp cũng giảm nhưng vẫn làm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008.Cụ thể năm 2008 cứ 99,35 đồng doanh thu thuần thu về 2,75 đồng lợi nhuận sau thuế.Năm 2009 cứ 99,35 đồng doanh thu thuần công ty chỉ thu về được 1,57 đông lợi nhuận sau thuế. Nhận xét chung: Qua phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm thì lợi nhuận sau thuế của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu thuần.Bởi vì để thu được 100 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra chi phí rất lớn.Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa hiệu quả.Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân chính để có thể cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận. 2.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trƣng của Công ty VIHACO 2.2.2.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán Bảng 2.9 : Các chỉ số về khả năng thanh toán So sánh 2009-2008 Chỉ tiêu Cách tính Năm 2008 Năm 2009 Δ % Tổng TS KN ttoán tổng quát (lần) 3,36 4,05 0,68 20,29 Tổng nợ phải trả TS NH KN thanh toán hiện thời (lần) 1,91 2,018 0,11 5,57 Tổng nợ NH TS NH – Hàng tồn KN thanh toán nhanh (lần) kho 1,81 1,91 0,10 5,36 Tổng nợ NH LNtt và lãi KN thanh toán lãi vay (lần) vay(EBIT) 2,07 1,74 -0,33 -16 Lãi vay phải trả Vốn lưu động ròng (NWC) (triệu TS NH - Nợ NH đồng) 35.466 39.647 4.181 11,79 Hệ số các khoản phải thu/phải trả Khoản phải thu (lần) 1,16 3,5 2,34 201,7 (Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty VIHACO ) Qua bảng trên ta thấy: Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 65
  66. Phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty VIHACO * Khả năng thanh toán tổng quát Khả năng thanh toán tổng quát thể hiện một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát của công ty 2 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ khả năng thanh toán rất tốt, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Năm 2008, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì chỉ có 3,36 đồng đảm bảo. Năm 2009, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì chỉ có 4,05 đồng đảm bảo. Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua 2 năm tăng dần.Cụ thể năm 2008 chỉ số này bằng 3,36.Năm 2009, chỉ số này bằng 4,05 tăng 0,68 lần ( tương ứng 20,29%) so với năm 2008. Chỉ số này tăng lên là vì tổng tài sản tăng nhưng tổng nợ giảm. Năm 2008, tổng tài sản tăng 16,63% ,còn tổng nợ phải trả giảm những 74,65% ( theo bảng phân tích diễn biến tài sản, và bảng phân tích diễn biến nguồn vốn ). * Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Khả năng thanh toán hiện thời của công ty cũng tăng dần.Năm 2008 chỉ số này là 1,91có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được công ty đảm bảo bằng 1,91 đồng TSNH.Năm 2009, chỉ số này là 2,018 tăng 0,11 lần ( tươngg ứng 5,57%) so với năm 2008. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Năm 2008, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,91 đồng tài sản lưu động. Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 2,018 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời của công ty VIHACO tương đối cao đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ hiện thời khi đến hạn. * Khả năng thanh toán nhanh Sinh viên: Trần Thị Linh _ Lớp: QT1003N 66