Khóa luận Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Vũ Thị Ngọc Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Vũ Thị Ngọc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Vũ Thị Ngọc Mai
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính và trở thành công cụ quản lí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh ngiệp và gĩƣ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 1
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Để quyết định tài chính về mặt chiến lƣợc hoặc chiến thuật mang tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi phải đƣợc lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính. 1.1.3. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp đƣợc phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm đƣợc, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánh số liệu về tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng quan tâm đi tới dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thƣờng xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lƣợc lâu dài 1.2. CÁC ĐỐI TƢỢNG VÀ THÔNG TIN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích tài chính giúp ngƣời sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tƣợng. Phân tích tài chính đối với các nhà quản lý: Họ là ngƣời trực tiếp quản lý doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: - Tạo ra những chu kì đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 2
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Hƣớng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hƣớng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhƣ quyết định đầu tƣ, tài trợ, phân phối lợi nhuận - Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tƣ: Các nhà đầu tƣ là những ngƣời giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và nhƣ vậy có thể có những rủi ro. Các đối tƣợng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tƣ là tiền lời đƣợc chia và thặng dƣ giá trị của vốn. Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tƣ là để đánh giá doanh nghiệp và ƣớc đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh Phân tích tài chính đối với ngƣời cho vay: Mối quan tâm của họ hƣớng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần phải chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng nhƣ quan tâm đến lƣợng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ đƣợc hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Ngoài ra, còn nhiều nhóm ngƣời khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, các nhà phân tích tài chính, những ngƣời lao động bởi vì nó liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của họ. Từ những vấn đề đã nêu ở trên cho thấy: phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 3
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 1.3. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.3.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động SXKD của một doanh nghiệp và có quyết định trong việc hình thành, tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thƣờng xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp trong đó công tác hoạt động phân tích tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: Qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối và sử dụng vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, của ngân hàng để đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tài chính của nhà nƣớc, xem xét việc cho vay vốn 1.3.2. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp ngƣời sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tƣợng. Đối với nhà quản trị, phân tích tài chính nhằm mục đích: Tạo thành các chu kì đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp Định hƣớng các quyết định của ban giám đốc nhƣ quyết định đầu tƣ, tài trợ, phân chia lợi nhuận cổ tức Là cơ sở cho các dự báo tài chính kế hoạch đầu tƣ phần ngân sách tiền mặt Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 4
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Đối với các đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình SXKD, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản lý, cũng nhƣ việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với các chủ nợ ( ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) Mối quan tâm của họ hƣớng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần phải chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng nhƣ quan tâm đến lƣợng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ đƣợc hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với các nhà đầu tƣ trong tƣơng lai: Điều mà họ quan tâm đến đầu tiên là sự an toàn của lƣợng vốn đầu tƣ, kế đó là mức độ sinh lời, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin tài chính, tình hinh hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trƣởng của doanh nghiệp. 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.4.1. Phương pháp so sánh Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc xác định tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lƣợng trở lên và các đại lƣợng phải đảm bảo tính chất so sánh đƣợc. Điều kiện so sánh - So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng. - So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 5
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Kỹ thuật so sánh - So sánh số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lƣợng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tƣơng đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân : biểu hiện tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Hình thức so sánh - So sánh theo chiều dọc : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tƣơng quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. - So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. ( cần chú ý trong điều kiện có lạm phát, kết quả tính đƣợc chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hƣởng của biến động giá ). 1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cƣơng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này đòi hỏi phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có 4 nhóm sau : - Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ - Nhóm chỉ số về hoạt động - Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 6
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 1.4.3. Phương pháp Dupont Dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số ROA ( tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ) và ROE ( tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ). Khi phân tích các chỉ số này, ngƣời ta còn vẽ sơ đồ phƣơng trình Dupont của doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích Dupont có ƣu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phƣơng pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc đƣợc sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể đƣợc dùng để xác định xu hƣớng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phƣơng pháp phân tích tỷ lệ và phƣơng pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.5. TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán đƣợc phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp; cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để : - Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp kỳ hoạt động đã qua - Giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, ngƣời Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 7
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính sử dụng thông tin ra đƣợc các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc - Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập nhƣ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau: - Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : mẫu B02 - DN - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ : mẫu B03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính : mẫu B09 – DN 1.6. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.6.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp a. Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. * Nội dung Bảng cân đối kế toán Phần tài sản : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản đƣợc chia thành : - Tài sản ngắn hạn : phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thƣờng là dƣới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 8
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng. Xét về mặt kinh tế các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dƣới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn đƣợc chia thành : - Nợ phải trả : phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ ngƣời bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Xét về mặt kinh tế : số liệu trong phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý : số liệu của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp ( Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng ) * Phân tích Bảng cân đối kế toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 9
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Việc phân tích Bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chƣa - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ BẢNG 1.1 – BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Cuối năm Theo quy so với đầu Đầu Cuối mô chung Chỉ tiêu năm năm năm Số Số % % tiền tiền A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng nhƣ xu hƣờng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 10
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính với các chủ nợ là cao. Nhƣng thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp không có lợi lắm vì nếu nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp sử dụng đƣợc một lƣợng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tƣ một lƣợng nhỏ. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, nhƣng doanh nghiệp sẽ sử dụng đƣợc một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng nhỏ. BẢNG 1.2 – BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao, ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm nhiều trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. * Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với ngƣời quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp; nó cho biết sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối thì tài sản lƣu động nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 11
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 1.3 - BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH TSNH ? Nợ DH > VCSH Trong trƣờng hợp nguồn vốn chủ sở hữu dƣ thừa để bù đắp cho tài sản, nên thƣờng bị các doanh nghiệp hoặc đối tƣợng khác chiếm dụng vốn dƣới hình thức bán chịu cho bên mua hoặc ứng trƣớc tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, kí cƣợc, kí quỹ cho nên mối quan hệ sẽ là: TSLĐ + TSCĐ < VCSH Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 12
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối đƣợc viết một cách đầy đủ là: TTS = NPT +VCSH Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phần nguồn vốn phải tăng lên một khoản tƣơng ứng, đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu. Phân tích tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp cho ta thấy cái nhìn tổng quát về mối quan hệ và tình hình biến động của cơ chế tài chính, để xem xét nội dung bên trong của nó mạnh hay yếu, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng đầu. Điều đó đƣợc phản ánh qua việc xác định tỉ suất tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập càng cao về mặt tài chính của doanh nghiệp. b. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc về các khoản thuế và các khoản phải nộp. * Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần I: Lãi lỗ Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; số liệu của kỳ trƣớc (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc về thuế, phí, lệ phí, và Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 13
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính các khoản phải nộp khác Phần III: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, thuế GTGT đƣợc hoàn lại, thuế GTGT đƣợc giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. * Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau : - Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần đƣợc phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động.Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tƣơng ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. BẢNG 1.4 – PHÂN TÍCH KẾT CẤU CHI PHÍ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động sản xuất kinh doanh Các hoạt động khác TỔNG SỐ - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phƣơng thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay không, đồng thời nó phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 14
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 1.5 – BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Cuối năm so Theo quy mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu năm năm Đầu Cuối Số tiền % năm (%) năm (%) DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận từ hđ kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trƣớc thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 15
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính c. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Thực chất báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là loại báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng lƣu chuyển lƣợng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định. Thực chất đây là bảng cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện vòng lƣu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp. Phƣơng trình cân đối của quá trình lƣu chuyển tiền tệ là: Tiền tồn Tiền thu Tiền chi Tiền tồn + = + đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ Vòng lƣu chuyển tiền tệ ở doanh nghiệp có thể biểu diễn đơn giản qua sơ đồ: Tiền Thu tiền Các khoản phải thu Bán chịu mặt Hàng tồn kho Đầu tƣ Khấu hao Tài sản cố định Sơ đồ lưu chuyển tiền tệ 1.6.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp. a. Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán * Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 16
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Nếu H1 > 1 : chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. - Nếu H1 < 1 : báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. * Khả năng thanh toán hiện thời (H2) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi thành tiền, trong thời gian 1 năm, do đó hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn đƣợc xác định theo công thức sau : Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (H2) = Tổng nợ ngắn hạn Biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ xuất này theo tiêu chuẩn của ngành. Ngành nghề nào mà tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngƣợc lại. * Khả năng thanh toán nhanh (H3) Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tƣ hàng hoá tồn kho ( các loại vật tƣ, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho ) chƣa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tƣ hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể đƣợc xác định nhƣ sau: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 17
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Khả năng thanh toán nhanh TS ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ phải trả Nếu H2=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì đƣợc khả năng thanh toán nhanh Nếu H2 1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn đƣợc xác định là : tiền cộng các khoản tƣơng đƣơng tiền. Đƣợc gọi là tƣơng đƣơng tiền là vì đó là các khoản có thể chuyển đối nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lƣợng tiền biết trƣớc, ví dụ nhƣ các loại chứng khoán ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh gần nhƣ tức thời các khoản nợ đƣợc xác định nhƣ sau : - Khả năng thanh toán tức thời Tiền + các khoản td tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn * Khả năng thanh toán lãi vay (H4) Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nằm trong chi phí tài chính, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức độ nào. LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 18
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính biết đƣợc số vốn đi vay đã đƣợc sử dụng tốt tới mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không ? b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tƣ * Hệ số nợ (Hv) Chỉ tiêu hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc, bị sức ép từ những khoản nợ vay. Nhƣng doanh nghiệp lại có lợi vì đƣợc sử dụng một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng nhỏ. * Tỷ suất tự tài trợ (Hc) Tỷ suất tự tài trợ hay hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lƣờng sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100 TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tình độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. * Tỷ suất đầu tƣ Tỷ suất đầu tƣ là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại ) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của TSDH Tỷ suất đầu tƣ = x 100 Tổng tài sản Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 19
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời kỳ cụ thể. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài hạn dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần đƣợc trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suât này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. c. Nhóm các chỉ số về hoạt động * Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 20
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm Doanh thu tiêu thụ sphẩm Vòng quay các khoản = phải thu của khách hàng Số dƣ bquân các khoản phải thu của khách hàng Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu. * Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi đƣợc các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp nhƣ : mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng doanh nghiệp * Vòng quay vốn lƣu động Vòng quay vốn lƣu động cho biết một đồng vốn lƣu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động bình quân = Vốn lƣu động bình quân Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao. Muốn làm đƣợc điều này cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 21
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính * Số ngày một vòng quay vốn lƣu động Số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lƣu động hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động = Số vòng quay vốn lƣu động * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu suất càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả * Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tƣ. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. d. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời * Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNtt (LNst) Tỷ suất lợi nhuận ( trƣớc hoặc sau = x 100 thuế ) doanh thu Doanh thu thuần Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 22
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ = x 100 Vốn CSH Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. * Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) LNst ROA = x 100 Tổng tài sản BẢNG 1.6 - BẢNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Năm Năm Chênh Chỉ tiêu 2008 2009 lệch I.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1.Hệ số thanh toán tổng quát 2.Hệ số thanh toán hiện thời 3.Hệ số thanh toán tức thời 4.Hệ số thanh toán lãi vay II.Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và đầu tƣ 1.Hệ số nợ 2.Tỷ suất tự tài trợ 3.Tỷ suất đầu tƣ 4.Tỷ suất tài trợ TS dài hạn III.Chỉ tiêu hoạt động 1.Vòng quay các khoản phải thu 2.Kỳ thu tiền bình quân 3.Vòng quay vốn lƣu động 4.Hiệu suất sử dụng vốn cố định 5.Vòng quay tổng tài sản IV.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.Tỷ suất LN ròng/doanh thu(ROS) 2.Tỷ suất LN ròng/tổng tài sản(ROA) 3.Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn CSH(ROE) Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 23
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 1.6.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành từng bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả kinh doanh sau cùng.Kỹ thuật này thƣờng sử dụng bởi các nhà quản lí trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính bằng cách nào, dựa vào 2 phƣơng trình căn bản dƣới đây Đẳng thức Dupont thứ nhất Lãi ròng Lãi ròng Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vòng quay = ROS x tổng tài sản Phƣơng trình này cho thấy lãi ròng trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố: thu nhập doanh nghiệp trên một đồng doanh thu là bao nhiêu, một đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng doanh thu. Sau khi phân tích ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lƣợng hàng hoá bán ra không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp - Có hai hƣớng để tăng ROA : tăng ROS hoặc vòng quay tổng tài sản + Muốn tăng ROS : cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán + Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cƣờng các hoạt động xác tiến bán hàng. Đẳng thức Dupont thứ hai: Lãi ròng Lãi ròng Tổng tài sản ROE = = x VCSH Tổng tài sản VCSH Tổng tài sản = ROA x VCSH Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng khi tỷ só nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn. Tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trƣơng một hệ quả lợi nhuận là : Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 24
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao, ngƣợc lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì sẽ thua lỗ nặng - Có 2 hƣớng để tăng ROE : + Muốn tăng ROA làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất + Muốn tăng tỉ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu. Đẳng thức này cho thấy tỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao.Tuy nhiên, khi tỉ số nợ tăng thì rủi ro cũng tăng Đẳng thức Dupont tổng hợp Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu Tổng tài sản VCSH Vòng quay Tổng tài sản = ROS x x tổng tài sản VCSH - ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố : ROS ,ROA và tỉ số Tổng tài sản trên Vốn chủ sở hữu. Các nhân tố này có thể ảnh hƣởng trái chiều nhau đối với ROE. - Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hƣởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm tỉ số này - Việc phân tích ảnh hƣởng này đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 25
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Doanh lợi vốn chủ Doanh lợi tổng vốn Nhân với Tài sản / Vốn CSH Doanh lợi doanh thu Nhân với Vòng quay tổng vốn LN thuần Chia DT thuần DT thuần Chia Tổng vốn cho cho Tổng DT Tổng CP Vốn CĐ Vốn LĐ DTT BH Tiền Giá vốn Chi phí QLDN TSCĐ DT tài chính Thuế TN Đ.tƣ TCDH KPT Chi phí TC TN khác CP khác Chi phí BH TSDH khác HTK Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 26
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 1.7. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.7.1. Chủ động huy động vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả, tránh để ứ đọng gây lãng phí. Trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay, để hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành một cách liên tục thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc huy động vốn và đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy các nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn tối thiểu để từ đó có kế hoạch huy động vốn. Sau khi xác định đƣợc nhu cầu vốn của Công ty thì nhà quản trị doanh nghiệp phải lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn nhƣ: ngân sách nhà nƣớc, vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, và cần lựa chọn ngồn có chi phí sử dụng thấp nhất. Bên cạnh việc chủ động huy động vốn thì các nhà quản trị doanh nghiệp phải tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời phải biết sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, không để thừa cốn ứu đọng giữa các khâu, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi. 1.7.2. Nâng cao sử dụng vốn cố định. Có phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp để đảm bảo thu hồi vốn. Thường xuyên nâng cao, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị. - Tổ chức tốt công tác đầu tƣ xay dựng, mua sắm TSCĐ - Trong quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật - Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận sử dụng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời sử dụng, từ đó kéo dài tuổi thọ đồng thời khai thác hết công suất máy móc thiết bị - Thực hiện tốt việc klhấu hao và sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ: lựa chọn phƣơng pháp khấu hao hợp lý đảm bảo thu hồi đầy đủ kịp thời vốn cho quá trình sản xuất. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 27
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 1.7.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động hợp lý, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, các doanh nghiệp cần: - Xác định chính xác nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiuết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tăng tốc độ lƣu chuyển vốn ở khâu sản xuát, khâu lƣu thong hàng hoá - Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả vốn lƣu động của doanh nghiệp: Thƣờng xuyên kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm. Sauk hi tiêu thụ sản phẩm phải thƣờng xuyên theo dõi khả năng chi trả của ngƣời mua, giám sát đối tƣợng chi trả không đúng hạn, áp dụng hình thức thanh toán có hiệu quả hơn đồng thời có biện pháp xử lý những vi phạm trong thanh toán. 1.7.4. Sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Thực hiện tốt công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó có các biện pháp quản lý chi phí, giám sát tình hình thực hiện chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Chú trọng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. - Nâng cao năng suất lao động, quản lý và sử dụng lao động có hiêu quả để giảm bớt chi phí tiền lƣơng nhân công. - Vận dụng tốt khoa học công nghệ để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. 1.7.5. Thúc đẩy tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. - Xây dựng mạng lƣới tiêu thụ không chỉ bó hẹp trên địa bàn hoạt động của công ty mà cần xây dựng mạng lƣới rộng khắp để doanh nghiệp có thể giới thiệu đến đông đảo khách hàng. - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm. - Ổn định thị trƣờng đầu vào. - Tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh nhƣ công tác tổ chức quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 28
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Doanh nghiệp cần đa dạng hoá các phƣơng thức thanh toán để thu hút khách hàng - Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt cũng là nhân tố tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Can cứ vào giá thành sản phẩm và các khoản chi phí phát sinh, giá cả trên thị trƣờng, thu nhập ngƣời tiêu dung để định ra giá hợp lý. 1.7.6. Thường xuyên xem xét khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp. Có các biện pháp để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch dể trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính cần thƣờng xuyên xem xet tới khả năng thanh toán của công ty mình, để xác định đƣợc khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu, khả năng đảm bảo các khoản nợ đến hạn nói riêng và toàn bộ nợ của công ty nói chung. Để từ đó có kế hoạch chi trả các khoản nợ nhằm nâng cao uy tín của công ty trong quan hệ thanh toán. Việc xem xét khả năng thanh toán của công ty cần kết hợp với việc thu hồi các khoản nợ đặc biệt là những khoản nợ mà bị khách hàng chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán, cải thiện cán cân thanh toán của công ty. Trên đây là 1 số giải pháp tài chính mà các nhà quản trị tài chính công ty có thể tham khảo để áp dụng vào tinh hình thực tế của công ty mình, nhằm đƣa ra tình hình tài chính của công ty thay đổi theo chiều hƣớng có lợi, cũng nhƣ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vấn đề đánh giá tình hình tài chính luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật do đó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Vì vậy để làm sang tỏ vấn đề lý luận về đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đây sẽ thực hiện đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông, để từ đó có các giải pháp tài chính phù hợp với thực tế tài chính của công ty. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 29
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM - DỊCH VỤ HÀNG HẢI PHƢƠNG ĐÔNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM - DỊCH VỤ HÀNG HẢI PHƢƠNG ĐÔNG 2.1.1. Giới thiệu chung -Tên giao dich bằng tiếng Anh: ORINET MARITIME SERVICE -Tên giao dịch quốc tế: ORIMAS HAIPHONG -Trụ sở chính:54 Lê Lợi. Ngô Quyền, HP - Mã số thuế:0300437898-005 - Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần - ORIMAS là chi nhánh của Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam Địa chỉ liên hệ: - Địa chỉ : số 54 Lê Lợi,Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng,Việt Nam - Điện thoại : 84.313.550818/552664 - Email : dlcorimas@vnn.vn - Giám đốc : Bùi Đức Toàn 2.1.2. Quá tình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Ngày 22/8/1968, Thứ trƣởng Bộ ngoại thƣơng ký thay bộ trƣởng Nguyễn Văn Chanh thành lập công ty kiểm kiện hàng hóa Xuất nhập khẩu Hải Phòng, gọi tắt là Viettalco. Tháng 10/2002, Viettalco đổi tên thành công ty dịch vụ Hàng hải Phƣơng đông,gọi tắt là ORIMAS HAIPHONG Ngày 25/12/2006, công ty đổi tên thành chi nhánh công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 30
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Công ty là thành viên của Hiệp Hội: BIMCO, FIATA, VIFFAS, VISABA, VICCI. Công ty nhận đƣợc sự ủy thác làm Đại lý tàu, giao nhận hàng hóa, đại lý vận tải cho các Hãng tàu có uy tín trong nƣớc và thế giới nhƣ: SINOTRANS, Vinama HCM, China Shipping, Cosco, Vinalines, Syms, World LPG Group Thailand 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Công ty Dịch vụ Hàng hải Phƣơng Đông là doanh nghiệp của Nhà nƣớc thuộc Tổng công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam hạch toán kinh doanh độc lập, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nƣớc. a.Chức năng, nhiệm vụ của công ty Đại lý hàng hải Làm đại lý cho tất cả các loại tàu. Cung ứng tàu biển, sửa chữa tàu. Môi giới hàng hải Tìm hàng cho tàu, thuê tàu, môi giới hàng hải. Đại lý vận tải: Thủ tục khai quan. Dịch vụ trọn gói, vận tải nội địa và các dịch vụ khác. Thƣơng mại: Xuất nhập trực tiếp, uỷ thác, tạm nhập tái xuất. Thuê kho ngoại quan, hàng biên mậu, vận tải hàng hoá. Kiểm đếm Các loại hàng hoá tại Cảng, tại công trình, kho bãi. Rút hàng hoặc đóng hàng trong container, giao nhận các loại hàng. Kiểm đếm container từ tàu xuống cảng và ngƣợc lại. b. Tổ chức, sản xuất kinh doanh Kiểm kiện: - Khai thác các hãng tàu và đại lý; - Bố trí công nhân kiểm đếm hàng hóa tại tàu đƣợc yêu cầu; Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 31
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Kết toán tàu từng chuyến; - Tính tiền kiểm kiện phí. Đại lý vận tải: - Vận tải hàng hóa: đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hàng không; - Làm thủ tục hải quan: đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hải quan; - Tính tiền dich vụ; - Marketing. Đại lý tàu: - Thủ tục tàu ra vào cảng; - Thanh toán chi phí với các cơ quan liên quan; - Tính tiền đại lý tàu với hãng tàu. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp a. Sơ đồ bộ máy tổ chức: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 32
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính GIÁM ĐỐC SINOTRANS CONTENER PHÓ GIÁM ĐỐC LINES Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng tài tài vụ nghiệp tổ chức đại lý chính hành vận tải vụ kế toán chính TP PP NV TP PP NV TP PP NV TP PP NV Trƣờng PP hiện PP khai phòng trƣờng thác NV kết toán tàu NV kiểm đếm Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 33
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính b. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban: - Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu Công Ty, trợ giúp cho Tổng giám đốc và các Phó tổng Giám đốc, quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty và là ngƣời đại diện pháp nhân của công ty trong mọi hoạt động giao dịch. - Phó giám đốc: Trợ giúp cho Giám đốc và là Trƣởng phòng của Phòng SINOTRANS CONTENER LINES. Các phòng ban: Phòng nghiệp vụ: Phòng nghiệp vụ là 1 bộ phận chuyên hoạt động dịch vụ kinh doanh kiểm đếm hàng hoá XNK nằm trong hoạt động SXKD chung của Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông. Chức năng: Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn công việc phục vụ cho dịch vụ kiểm đếm hàng hoá XNK. Giám sát, điều hành việc kiểm đếm và kết toán các tàu tại hiện trƣờng theo quy trình đã quy định. Phòng tổ chức hành chính: Tham mƣu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý, quy hoạch và đào tạo ván bộ. Tổ chức, quản lý lao động, giải quyết các chính sách cho ngƣời lao động và những vấn đề về nhân sự. Tham mƣu về công tác lao động và tiền lƣơng, tiền thƣởng, thực hiện chính sách lao động tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên, công tác xã hội, Nghiên cứu, xây dựng các phƣơng án về bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Tham mƣu cho giám đốc về việc đề bạt và phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý của công ty. Soạn thảo và trình giám đốc các quy chế và thực hiện việc giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động. Xây dựng kế hoạch bổ sung lao động hàng năm và theo từng thời kì đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Công ty. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 34
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp định kỳ và bất thƣờng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội hàng năm, lễ kỉ niêm, Chăm lo đến sức khoẻ cán bộ công nhân viên, quản lý bệnh nghề nghiệp. Làm thủ tục để giải quyết cho can bộ công nhân viên bị ốm đau, tai nạn lao động. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc, phù hợp với điều lệ về tổ chức và hoạt động cũng nhƣ quy chế quản lý tài chính của Công ty. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập các biểu mẫu kế toán thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phân tích tình hình quản lý, sử dụng các nguồn vốn, tài sản, kinh phí. Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán, phục vụ cho công việc kế toán trong toàn đơn vị. Phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt. Phòng đại lý vận tải: Phòng đại lý vận tải là 1 bộ phận sản xuất kinh doanh nằm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông. Phòng đại lý vận tải chuyên thực hiện các dịch vụ đại lý tàu, đại lý vận tải, dịch vụ vận tả, xuất nhập khẩu theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty Đại lý hàng hải Việt Nam. Tham mƣu cho Giam đốc xây dựng cơ chế, giải pháp đối ngoại, ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm thu hút khách hàng. Hoạt động theo phƣơng thức tự chủ về vốn, phƣơng tiện, các chi phí cho hoạt động dịch vụ theo quy định của Nhà nƣớc và các cơ quan liên quan. Tự chịu tổn thất gây ra trong quá trình hoạt động. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 35
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Nhận xét: Cơ cấu quản lý của công ty là trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là Giám đốc do chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Đại lý hàng hải Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc điều hành và quản lý công ty theo chế độ 1 thủ trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc Tổng công ty CP Đại lý hàng hải Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài phòng điều hành, công ty có tất cả 4 phòng ban tham gia vào hoạt động kinh doanh, dù không nhiều nhƣng số lƣợng phòng ban nhƣ vậy là tƣơng đối hợp lý đối với 1 chi nhánh làm về ngành dịch vụ hàng hải, vì gọn nhẹ và không cồng kềnh, dễ quản lý. 2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 công ty luôn là yếu tố quan trọng nhất và đƣợc mọi ngƣời trong và ngoài công ty quan tâm. Nhìn vào kết quả kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ lấy đó làm động lực phát triển cũng nhƣ cố gắng tìm ra hƣớng đi mới để đƣa công ty mình ngày càng phát triển hơn nữa. Đối với các cá nhân cũng nhƣ tập thể ngoài công ty, nó cũng giúp cho họ nhìn nhận rõ hơn về thực trạng kinh doanh của công ty, để từ đó quyết định đầu tƣ hay không. Đối với các khách hàng, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khả quan cũng giúp tạo niềm tin với khách hàng, qua đó tạo đƣợc mối liên hệ làm ăn tốt đẹp hơn. BẢNG 2.1 - TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH (2008 – 2009)CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG HẢI PHƢƠNG ĐÔNG Đơn Chênh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 vị lệch(%) Sản lƣợng(số Tàu 920 1356 47.40 lƣợng tàu) Doanh thu Đồng 5,103,030,592 5,818,491,170 14 Chi phí Đồng 4,620,005,254 5,246,887,145 13.6 Lãi Đồng 483,025,338 571,604,025 18.3 ( Nguồn: Phòng TC Kế toán) Ta có thể hình dung kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2008 và 2009 qua biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 36
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Biểu đồ: Hoạt động kinh doanh của Công ty Nhận xét: Từ năm 2008 đến năm 2009, sản lƣợng tàu làm dịch vụ của công ty tăng 47,4%. Đó là do từ tháng 1 đến tháng 3 của năm 2009 lƣợng tàu đến cảng ít nên nguồn công việc cũng vừa phải. Từ tháng 4 trở về cuối năm, sau khi Nhà nƣớc có chính sách kích cầu nên lƣợng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng tăng đột biến.Lƣợng hàng tàu khô cũng nhƣ hàng cont mà Orimas làm dịch vụ kiểm đếm cũng tăng lên. Lƣợng tàu bình quân là 100 tàu/tháng. Ngày công bình quân của khối kiểm đếm là 24.5 công/ngƣời. Đây còn là kết quả của sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Do sản lƣợng giữa 2 năm tăng nhiều (47,4%) nên dẫn đến doanh thu giữa 2 năm cũng tăng nhanh. Cụ thể là năm 2008 doanh thu của công ty là 5.103.030.592đ, đến năm 2009 doanh thu là 5.818.491.170đ, nhƣ vậy so 2 năm 2008 và 2009 doanh thu đã tăng 14%. Nguyên nhân tăng chỉ tiêu doanh thu năm 2009 là do Xí Nghiệp đã làm tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng nên thu hút đƣợc nhiều bạn hàng, đồng thời việc cải cách cơ cấu hành chính có hiệu quả, tránh đƣợc nhiều thu tục rƣờm rà gây mất thời gian cho khách hàng. Kết quả la trong năm 2009, các hãng tàu đến với công ty nhiều hơn. Theo kế hoạch năm 2010 sẽ tăng thêm tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng nhằm đƣa tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn so với các năm trƣớc. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 37
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Xét về chi phí giữa 2 năm cũng có sự tăng lên, cụ thể là năm 2008 chi phí là 4.620.005.254đ, đến năm 2009 đã tăng lên là 5.246.887.145đ, tăng tƣơng đƣơng 13.6%. Chi phí này tăng là do khấu hao tăng lên, chi trả lƣơng cho nhân viên quản lý nhiều hơn, chi phí điện, nƣớc và các khoản chi phí khác cũng tăng lên. Tổng chi phí năm 2009 tăng so với năm 2008 nguyên nhân là do sản lƣợng hàng hoá tăng, giá cả xăng dầu biến động cũng làm cho giá cả thị trƣờng có nhiều thay đổi. 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Orimas a. Thuận lợi: Đƣợc sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo của hội đồng quản trị cũng nhƣ của tổng công ty Đại lý hàng hải Việt Nam. Là công ty hoạt động đa ngành nên đã đáp ứng cũng nhƣ cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ khá toàn diện. Từ 31/3/2006 Công ty trở thành Công ty của công chúng khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh. Điều đó đã tạo cho Công ty tính công khai minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh , trong quản lý tài chính. Sau khi thành lập, Orimas đã nhanh chóng trở thành thành viên của các hiệp hội Bimco (hiệp hội hàng hải vùng Baltic), Fiata ( hiệp hội giao nhận quốc tế), Viffas (hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam), Visaba (hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam), VCCI( phòng thƣơng mại và công nghệ Việt Nam) Tập thể lãnh đạo và nhân viên Công ty đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo trong công việc. Đội ngũ nhân viên chuyên ngiệp, có nhiều kinh nghiêm trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt có sự yêu nghề và hăng hái trong công việc, luôn tự học hỏi để vƣơn lên, nâng cao trình độ chuyên môn, không sợ khó, sợ khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Là công ty cung cấp các dịch vụ hàng hải, chi nhánh ORIMAS đƣợc thành lập trên thành phố Hải Phòng, thành phố đƣợc mệnh danh là Đất Cảng của nƣớc ta, có thể coi đây cũng là 1 điều kiện hết sức thuận lợi. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 38
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nƣớc và thành phố Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển. Hội nhập kinh tế đã thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, là điều kiện tốt để lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng tăng lên, nhờ đó cũng tạo điều kiện tốt cho các công ty làm về dịch vụ hàng hải nhƣ ORIMAS. b. Khó khăn: Gần đây ,cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới lan rộng đã tác động mạnh đến tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu , gây nhiều khó khăn cho các ngành vận tải biển và trực tiếp là dịch vụ đại lý vận tải vốn lệ thuộc vào tình hình xuất nhập khẩu. Vì đây là mảnh đất khá màu mỡ đối với ngành hàng hải cộng thêm với việc tăng trƣởng về số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải tạo nên sự cạnh tranh cao trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải Việt Nam. Việt Nam gia nhập tổ chức thế giới WTO vừa có điểm lợi vừa có bất lợi. ngoài những điểm có lợi đã kể trên thi việc gia nhập WTO , ORIMAS nói riêng và các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải trong nƣớc nói chung gặp phải điểm bất lợi chung là sẽ vấp phải sự cạnh tranh của các công ty nƣớc ngoài. Hiện nay ORIMAS đang có 1 đội ngũ nhân viên khá lành nghề, trung thành và có trách nhiệm với nghề, tuy nhiên 1 nửa trong số đó đang trong độ tuổi trung niên. Việc đối mặt sắp tới của công ty đó là đào tạo 1 đội ngũ nhân viên kế cận có lòng yêu nghề nhƣ các thế hệ trƣớc và có lòng trung thành với công ty. Cũng nhƣ các công ty dịch vụ hàng hải khác, công ty Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông thƣờng gặp phải các vấn đề về tài chính, 1 vấn đề luôn khó khăn trong giải quyết và khắc phục. Nhận thấy vấn đề tài chính là việc nội bộ của doanh nghiệp, dù khó khăn nhƣng vẫn có hƣớng giải quyết nên em đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.” Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 39
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM - DỊCH VỤ HÀNG HẢI PHƢƠNG ĐÔNG 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, đánh giá việc phân bổ tài sản, nguồn vốn của Công ty đã hợp lý chƣa, cơ cấu đó tác động nhƣ thế nào đến quá trình kinh doanh đồng thời đánh giá đƣợc khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty 2.2.1.1.Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán a) Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang PHẦN TÀI SẢN BẢNG 2.2 - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( PHẦN TÀI SẢN) CHÊNH LỆCH TÀI SẢN MÃ SỐ NĂM 2008 NĂM 2009 TƢƠNG TUYỆT ĐỐI ĐỐI (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.878.361.158 8.858.658.794 1.980.297.636 28.79 (100 = 110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 2.740.857.386 3.759.483.428 1.018.626.042 37.1 1. Tiền mặt 111 2.740.857.386 3.759.483.428 1.018.626.042 37.1 II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tƣ ngắn hạn 121 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 4.126.503.772 5.083.917.366 957.413.594 23.2 1. Phải thu của khách hàng 131 3.571.253.653 4.257.458.477 686.204.824 19.2 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 5. Các khoản phải thu khác 135 555.250.119 826.458.889 271.208.770 48.8 IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 11.000.000 15.258.000 3.258.000 38.7 2. Thuế GTGT đƣợc kháu trừ 152 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 11.000.000 15.258.000 3.258.000 38.7 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 40
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính B. TÀI SẢN DÀI HẠN 709.978.829 712.297.442 2.318.613 0.33 (200 210+220+240+250+260) 200 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 709.978.829 712.297.442 2.318.613 0.33 1.Tài sản cố định hữu hình 221 709.978.829 712.297.442 - Nguyên giá 222 1.915.633.948 1.992.879.887 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (1.205.655.119) (1.280.582.445) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 3.Tài sản cố định vô hình 227 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 II. Bất động sản đầu tƣ 240 III. Các đầu tƣ tài chính dài hạn 250 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7.588.339.978 9.570.956.236 1.982.616.258 26.1 (270 = 100+200) 270 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Qua Bảng cân đối kế toán , có thể thấy tổng tài sản của năm 2009 đã tăng 1.982.616.258 đ so với năm 2008, tƣơng đƣơng 26.1%. Đó là do sự tăng lên của: Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng 1.980.297.636đ tƣơng ứng 28.79% +Tiền mặt: tăng 1.018.626.042đ tƣơng đƣơng 37.1%. Có thể nói trong năm 2008 lƣợng tiền mặt tồn quỹ của công ty là khá lớn sẽ làm tăng tính chủ động của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến công hạn. Tuy nhiên, công ty nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc huy động một phần tiền vào kinh doanh trong kỳ để tạo ra các khoản lãi và tăng năng lực cho hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. + Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 957.413.594đ, tƣơng đƣơng 23.3%. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 các khoản phải thu của Công ty còn đọng rất nhiều,vì vậy công ty cần phải có chính sách đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn,bởi nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng,có thể nằm trong tình trạng phụ thuộc vào khách hàng +Tài sản ngắn hạn khác tăng 3.258.000đ. Đây là lƣợng tăng không đáng kể Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 41
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn tăng 2.318.613đ tƣơng đƣơng 0.33% là do tăng ở tài sản cố định +Tài sản cố định tăng 2.318.613đ tƣơng đƣơng 0.33%. Tuy tăng không nhiều nhƣng điều này vẫn chứng tỏ Công ty đang trên đà hoàn thiện và phát triển,tài sản cố định tăng lên là do công ty đang tập trung vào việc đầu tƣ máy móc,thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. PHẦN NGUỒN VỐN BẢNG 2.3 - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( PHẦN NGUỒN VỐN) CHÊNH LỆCH MÃ NGUỒN VỐN NĂM 2008 NĂM 2009 TƢƠNG SỐ TUYỆT ĐỐI ĐỐI (%) A- NỢ PHẢI TRẢ 300 4.739.880.394 6.253.596.458 1.513.716.064 32 I. Nợ ngắn hạn 310 4.706.328.184 6.168.257.072 1.461.928.888 31 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho ngƣời bán 312 4.245.103.342 5.566.125.554 1.321.022.212 31.1 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 314 37.499.922 46.485.598 8.985.676 24 5. Phải trả ngƣời lao động 315 271.459.668 335.489.452 64.029.784 23.6 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 319 152.265.252 220.156.468 67.891.216 44.6 II. Nợ dài hạn 330 33.552.210 85.339.386 51.787.176 154.3 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 33.552.210 85.339.386 51.787.176 154.3 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 2.848.459.593 3.317.359.778 468.900.185 16.5 I. Vốn chủ sở hữu 410 2.819.283.112 3.268.458.482 449.175.370 15.9 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 2.336.257.774 2.696.854.457 360.596.683 15.4 10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 483.025.338 571.604.025 88.578.687 18.3 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 29.176.481 48.901.296 19.724.815 67.6 1. Quỹ khen thƣởng phúc lợi 431 29.176.481 48.901.296 19.724.815 67.6 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.588.339.978 9.570.956.236 1.982.616.258 26.1 (400 = 300+400) 440 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 42
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Nhận xét: Tổng nguồn vốn năm 2008 là 7.588.339.978đ, tổng nguồm vốn năm 2009 là 9.570.956.236đ. Nhƣ vậy so với năm 2008, tổng nguồn vốn năm 2009 tăng 1.982.616.258đ, tƣơng ứng tăng 26.1%. Nguồn vốn tăng là do sự tăng lên của: Nợ phải trả: tăng 1.513.716.064đ tƣơng ứng 32% +Nợ ngắn hạn tăng 1.461.928.888 đ tƣơng ứng 31%. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải trả ngƣời bán, phải trả ngƣời lao động và các khoản phải trả phải nộp khác. +Nợ dài hạn tăng 51.787.176đ tƣơng ứng 154.3%. Đó là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2008 là 2.848.459.593, năm 2009 là 3.317.359.778đ. Nhƣ vậy so với năm 2008, vốn chủ sở hữu của năm 2009 tăng 468.900.185đ tƣơng ứng 16.5%. Nhƣ vậy vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên đáng kể,chứng tỏ trong năm qua công ty đã chú ý đến vấn đề huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên là một dấu hiệu tốt, công ty đã tăng đƣợc nguồn vốn tự có của mình, khả năng độc lập tài chính tƣơng đối cao, nâng cao niềm tin cho các chủ nợ. b) Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc Phân tích bảng CĐKT theo chiều dọc nghĩa là mỗi chỉ tiêu đều đƣợc so sánh với tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng loại khoản mục trong tổng số. Qua đó đánh giá biến động chung so với quy mô chung, so với năm sau với năm trƣớc. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 43
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 2.4 - BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY (Đơn vị: đồng) Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % +/- % TỔNG TÀI SẢN 7.588.339.978 100.00 9.570.956.236 100.00 0 0.00 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.878.361.158 90.64 8.858.658.794 92.56 1.91 2.11 1.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2.740.857.386 36.12 3.759.483.428 39.28 3.16 8.75 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 4.126.503.772 54.38 5.083.917.366 53.12 -1.26 -2.32 5.Tài sản ngắn hạn khác 11.000.000 0.14 15.258.000 0.16 0.01 9.98 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 709.978.829 9.36 712.297.442 7.44 -1.91 -20.46 2.Tài sản cố định 709.978.829 9.36 712.297.442 7.44 -1.92 -20.49 Biểu đồ cơ cấu tài sản Nhận xét: Trong cả 2 năm 2008 và 2009 Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể là: năm 2008 TSNH là 6.878.361.158đ chiếm 90.64% tổng tài sản, năm 2009 TSNH là 8.858.658.794đ chiếm 92.56% tổng tài sản. Trong khi đó Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cụ thể là năm 2008 TSDH là 709.978.829đ chiếm 9.36% tổng tài sản, năm 2009 TSDH là 712.297.442đ chiếm 7.44% tổng tài sản. Nhận thấy cơ cấu TSNH và TSDH của Công ty nhƣ vậy là cũng hợp lý đối với loại hình kinh doanh là cung cấp dịch vụ về hàng hải vì TSNH phù hợp hơn với hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng kết cấu tài sản trên có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn của Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 44
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Công ty khá cao (chiếm 54.38% năm 2008 và năm 2009 là 53.12% tổng tài sản). Có thể hiểu đƣợc vì công ty cung cấp dịch vụ nên phải thu thƣờng cao, do các dịch vụ khi đƣợc cung cấp cho khách hàng thƣờng chƣa đƣợc thanh toán ngay. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên tìm cách giải quyết để nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn hơn để phục vụ tốt hơn hoật động kinh doanh. BẢNG 2.5 - BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % +/- % NGUỒN VỐN 7.588.339.978 100.00 9.570.956.236 100 0 0 A.NỢ PHẢI TRẢ 4.739.880.394 62.46 6.253.596.458 65.34 2.88 4.61 I.Nợ ngắn hạn 4.706.328.184 62.02 6.168.257.072 64.45 2.43 3.91 II.Nợ dài hạn 33.552.210 0.44 85.339.386 0.89 0.45 101.66 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.848.459.593 37.54 3.317.359.778 34.66 -2.88 -7.66 I.Vốn chủ sở hữu 2.819.283.112 37.15 3.268.458.482 34.15 -3.00 -8.08 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 29.176.481 0.38 48.901.296 0.51 0.13 32.89 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn: Nhận xét: Phần nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tổng nguồn vốn năm 2008 là 7.588.339.978đ, năm 2009 là 9.570.956.236đ, tăng tƣơng ứng 26.1%. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 45
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể: Năm 2008 Nợ phải trả là 4.739.880.394đ chiếm 62.46% tổng nguồn vốn, năm 2009 nợ phải trả là 6.253.596.458đ chiếm 65.34% tổng nguồn vốn. Trong đó phần lớn nợ phải trả là do doanh nghiệp nợ ngắn hạn. Do doanh nghiệp là công ty cung cấp sản phẩm là các gói dịch vụ về hàng hải nên việc thanh toán thƣờng xoay vòng lâu hơn so với các công ty sản xuất, vì vậy việc vay ngắn hạn luôn là giải pháp nhanh chóng về vốn. Về vốn chủ sở hữu năm 2008 là 2.848.459.593đ, chiếm 37.54% tổng nguồn vốn, năm 2009 vốn chủ sở hữu là 3.317.359.778đ, chiếm 34.66% tổng nguồn vốn. công ty đã chú ý đến vấn đề huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên là một dấu hiệu tốt, công ty đã tăng đƣợc nguồn vốn tự có của mình, khả năng độc lập tài chính tƣơng đối cao, nâng cao niềm tin cho các chủ nợ. c) Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá kết quả tình hình phân bố, huy dộng, sử dụng các loại vốn, nguồn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tƣ mua sắm dự trữ sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.Mối quan hệ này đƣợc thể hiện qua bảng cân đối sau: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 46
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 2.6 - BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Năm 2008: NỢ NGẮN HẠN 4.706.328.184đ TÀI SẢN NGẮN HẠN (62.02%) 6.878.361.158đ (90.64%) NỢ DÀI HẠN 33.552.210đ (0,44%) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.848.459.593đ TÀI SẢN DÀI HẠN (37.54%) 709.978.829đ (9.36%) Năm 2009: NỢ NGẮN HẠN 6.168.257.072đ TÀI SẢN NGẮN HẠN (64.45%) 8.858.658.794đ (92.56%) NỢ DÀI HẠN 85.339.386đ (0.89%) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.317.359.778đ (34.66%) TÀI SẢN DÀI HẠN 712.297.442đ (7.44%) Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 47
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Nhận xét: + Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Năm 2008: 6.878.361.158đ > 4.706.328.184đ Năm 2009: 8.858.658.794đ > 6.168.257.072đ Nhƣ vậy: TÀI SẢN NGẮN HẠN > NỢ NGẮN HẠN Cả 2 năm 2008 và 2009 tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, điều này hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ 1 phần tài sản ngắn hạn của công ty đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy điều này tạo đƣợc sự an toàn cho công ty nhƣng chi phí sử dụng vốn lại cao. + Cân đối gữa tài sản dài hạn và nợ dai hạn + vốn chủ sở hữu Năm 2008: 709.978.829đ < 33.552.210đ + 2.848.459.593đ Năm 2009: 712.297.442đ < 85.339.386đ + 3.317.359.778đ Nhƣ vậy: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH + ĐẦU TƢ DÀI HẠN < NỢ DÀI HẠN + VỐN CSH Cả 2 năm 2008 và 2009 tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nợ dài hạn ngoài việc đầu tƣ cho tài sản dài hạn thì đã có một phần đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhƣng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay dài hạn sẽ an toàn nhƣng tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này cho thấy toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đều đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn. Tuy điều này là an toàn nhƣng lợi nhuận lại thấp 2.2.1.2.Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích BCKQKD giúp ta biết đƣợc xu hƣớng tăng giảm của chỉ tiêu giữa các thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn khả năng tăng đƣợc bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 48
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 2.7 – BÁO CÁO KẾT QỦA KINH DOANH Chênh lệch TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- (%) Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp 1 dịch vụ 4,776,904,927 5,224,218,368 447,313,441 9% 2 Giá vốn hàng bán 3,096,223,509 3,257,627,959 161,404,450 5% Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp 3 dịch vụ 1,680,681,418 1,966,590,409 285,908,991 17% 4 Doanh thu hoạt động tài chính 326,125,665 594,272,802 268,147,137 82% 5 Chi phí tài chính 521,268,374 710,367,750 189,099,376 36% 6 Chi phí bán hàng 568,745,254 785,476,264 216,731,010 38% 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 254,512,125 279,401,956 24,889,831 10% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 8 doanh 662,281,330 785,617,241 123,335,911 19% 10 Chi phí khác 18,247,546 23,478,541 5,230,995 29% 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 644,033,784 762,138,700 118,104,916 18% 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 161,008,446 190,534,675 29,526,229 18% 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 483,025,338 571,604,025 88,578,687 18% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 và năm 2008 ta thấy lợi nhuận chƣa phân phối : Năm 2008 là : 483,025,338 VNĐ Năm 2009 là : 571,604,025 VNĐ Nhƣ vậy lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 cụ thể là 88,578,687 VNĐ tƣơng ứng với tỷ lệ là 15.5 % đã cho thấy đƣợc năm 2009 Công ty kinh doanh rất hiệu quả. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 447,313,441 VNĐ tƣơng ứng với tỉ lệ 9% .Nguyên nhân là do sự tăng thêm về số lƣợng các hãng tàu cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc đến với công ty. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 49
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính - Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 161,404,450 VNĐ tƣơng ứng với tỷ lệ 5 % .Nhƣ vậy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nghĩa là hiệu quả kinh doanh của công ty đã đƣợc cải thiện. Chính vì vậy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 tăng 285,908,991 VNĐ tƣơng ứng với tỉ lệ 17%. - Doanh thu tài chính : so với năm 2008 doanh thu tài chính năm 2009 tăng lên một lƣợng đáng kể 268,147,137 VNĐ chủ yếu là lợi nhuận doanh nghiệp thu đƣợc từ các khoản lãi ngân hàng, lãi cho vay, đƣợc hƣởng cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia. Tuy nhiên chi phí tài chính lại quá cao so với doanh thu tài chính. - Các chi phí về tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng hơn so với năm trƣớc. Chi phí tăng là do nhiêu nguyên nhân: + Sản lƣợng tăng kéo theo chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên + Trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên cũng tăng hơn. + Giá cả thị trƣờng có nhiều biến động ( tăng ) kéo theo hàng loạt các chi phí tăng lên. . Nhìn chung, năm 2009 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tƣơng đối tốt. Điều đó nói lên sự nỗ lực, cố gắng của Ban giám đốc Công ty cũng nhƣ toàn thể cán bộ – công nhân viên Công ty trong những năm qua 2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng a. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Phân tích các chỉ tiêu thanh toán giúp ta nhận thấy công ty có thể dễ dàng giải quyết các khoản nợ hay sẽ gặp khó khăn khi có các yêu cầu thanh toán ngay. Phân tích nhóm các chỉ tiêu thanh toán của công ty cũng là một cách để biết đƣợc tình hình vay nợ của công ty, xem công ty có bao nhiêu đồng vốn chủ để đảm bảo cho một đồng đi vay, xem công ty có độc lập về tài chính không. Khả năng thanh toán tổng quát: Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 50
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính 7,588,339,978 Năm 2008 = = 1.6 4,739,880,394 9,570,956,236 Năm 2009 = = 1.53 6,253,596,458 Hệ số thanh toán tổng quát cho biết năng lực thanh toán tổng thể của Công ty, cho biết 1đồng đi vay thì có bao nhiêu đồng đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát năm 2009 là 1.53 giảm 4% so với năm 2008. Tuy nhiên, cả hai năm thì hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, tất cả các khoản mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của doanh nghiệp rất ổn định. Khả năng thanh toán hiện thời TS ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn 6,878,361,158 Năm 2008 = = 1.46 4,706,328,184 8,858,658,794 Năm 2009 = = 1.44 6,168,257,072 Hệ số thanh toán hiện thời là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Qua hệ số thanh toán hiện thời ta thấy, năm 2008 cứ 1 đồng nợ của Công ty thì đƣợc đảm bảo bằng 1.46 đồng tài sản ngắn hạn, còn năm 2009 thì cứ 1 đồng nợ đƣợc đảm bảo 1.44 đồng, nhƣ vậy đã giảm đi 0.02 đồng so với năm 2008. Dù giảm song hệ số thanh toán hiện hành 2 năm của Công ty vẫn lớn hơn 1, đƣợc coi là khá tốt, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản vốn huy động từ bên ngoài. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 51
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Khả năng thanh toán tức thời: Tiền + các khoản td tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn 2,740,857,386 Năm 2008 = = 0.58 4,706,328,184 3,759,483,428 Năm 2009 = = 0.61 6,168,257,072 Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2008 là 0.58 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bởi 0.58 đồng, đến năm 2009 là 0.61 đồng. Với Công ty hệ số này cả hai năm đều nhỏ hơn 1 và năm 2009 cao hơn năm 2008, cho thấy Công ty khó có thể thanh toán đƣợc ngay các khoản nợ đến hạn tuy nhiên năm 2009 đã khả quan hơn. BẢNG 2.8 - BẢNG CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Số tiền Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- % 1 Tài sản ngắn hạn 6,878,361,158 8,858,658,794 1,980,297,636 29% 2 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2,740,857,386 3,759,483,428 1,018,626,042 37% 3 Nợ phải trả 4,739,880,394 6,253,596,458 1,513,716,064 32% 4 Nợ ngắn hạn 4,706,328,184 6,168,257,072 1,461,928,888 31% 5 Tổng tài sản 7,588,339,978 9,570,956,236 1,982,616,258 26% 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 644,033,784 762,138,700 118,104,916 18.3 7 Hệ số thanh toán tổng quát(5/3) 1.60 1.53 -0.07 -4% 8 Hệ số thanh toán hiện thời(1/4) 1.46 1.44 -0.02 -1% 9 Hệ số thanh toán tức thời(2/4) 0.58 0.61 0.03 5% Nhận xét: Qua phân tích chỉ tiêu thanh toán đã phần nào thể hiện khả năng thanh toán của công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải Phƣơng Đông : khả năng thanh toán tổng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 52
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính quát, thanh toán hiện thời của công ty tƣơng đối tốt, đều ở trên mức 1 tức là công ty có thể trả đƣợc các khoản nợ khi có chủ nợ yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, ta thấy hệ số thanh toán nhanh ở cả 2 năm tƣơng đối thấp. Công ty cần tìm hƣớng khắc phục. b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ Hệ số nợ Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn 4,739,880,394 Năm 2008 = = 0.62 7,588,339,978 6,253,596,458 Năm 2009 = = 0.65 9,570,956,236 Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu nhƣ hệ số này càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng hệ số nợ của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 là 0.62 và 0,65. Số liệu này cho thấy trong năm 2008 cứ 100 đồng vốn công ty sử dụng có 62 đồng đi vay và đến năm 2009 là 65 đồng. Tỷ số nợ phải trả trên tổng ngồn vốn tăng do nợ phải trả tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn. Tỷ suất tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn 2,848,459,593 Năm 2008 = = 0.38 7,588,339,978 3,317,359,778 Năm 2009 = = 0.35 9,570,956,236 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 53
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lƣờng sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.Do tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm đồng nghĩa với việc tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng. Nếu năm 2008 cứ 1 đồng vốn sử dụng thì có 0.38 đồng vốn chủ sở hữu thì sang năm 2009 là 0.35 đồng.Điều này chứng tỏ tính tự chủ của công ty trong việc sử dụng vốn tuy có giảm nhƣng không đáng kể. Tỷ suất đàu tƣ tài sản cố định: TSCĐ Tỷ suất đàu tƣ TSCĐ = Tổng nguồn vốn 709,978,829 Năm 2008 = = 0.09 7,588,339,978 712,297,442 Năm 2009 = = 0.07 9,570,956,236 Tỷ suất đàu tƣ TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh: Cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đông TSCĐ. Cụ thể: Cú 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có 0.09 đồng tài sản cố định tại năm 2008 và năm 2009 là 0.07 đồng TSCĐ. Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn 2,848,459,593 Năm 2008 = = 4.01 709,978,829 3,317,359,778 Năm 2009 = = 4.66 712,297,442 Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn năm 2008 là 4.01 sang năm 2009 là 4.66. Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn biểu hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chứng tỏ khả năng tự bù đắp cho việc đầu tƣ tài sản dài hạn của công ty ngày càng lớn. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 54
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG2.9- BẢNG CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH & TÌNH HÌNH ĐÀU TƢ Số tiền Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- % 1 Tài sản dài hạn 709,978,829 712,297,442 2,318,613 0% 2 Tài sản cố định 709,978,829 712,297,442 2,318,613 0.33% 3 Nợ phải trả 4,739,880,394 6,253,596,458 1,513,716,064 32% 4 Vốn chủ sở hữu 2,848,459,593 3,317,359,778 468,900,185 16% 5 Tổng nguồn vốn 7,588,339,978 9,570,956,236 1,982,616,258 26% 6 Hệ số nợ(3/5) 0.62 0.65 0.03 5% 7 Tỷ suất tự tài trợ(4/5) 0.38 0.35 -0.03 -8% Tỷ suất đầu tƣ 8 TSCĐ(2/5) 0.09 0.07 -0.02 -20% Tỷ suất tài trợ TS dài 9 hạn(4/1) 4.01 4.66 0.65 16% Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ của Công ty là chƣa cao. Chứng tỏ về cơ cấu tài chính cũng nhƣ tình hình đầu tƣ của doanh nghiệp là chƣa tốt. Bên cạnh đó 1 số chỉ tiêu có xu hƣớng giảm, điều này dẫn đến làm giảm niềm tin của các chủ nợ dẫn đến việc huy động vốn mới của Công ty trong tƣơng lai sữ gặp khó khăn. Trong thời gian tới Công ty cần khắc phục tình trạng trên. c. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động Các chỉ tiêu liên quan: Số tiền STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Khoản phải thu bình quân 3,852,482,959 4,605,210,569 2 Vốn lƣu động bình quân 5,978,506,802 7,868,509,976 3 Vốn cố định bình quân 692,703,974 711,138,136 4 Tổng tài sản bình quân 6,843,039,970 8,579,648,107 5 Doanh thu thuần 4,776,904,927 5,224,218,368 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 55
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Vòng quay các khoản phải thu: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu bìnhquân 4,776,904,927 Năm 2008 = = 1.24 3,852,482,959 5,224,218,368 Năm 2009 = = 1.13 4,605,210,569 Năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu là 1.24 vòng, năm 2009 là 1.13 vòng (giảm 0.11 vòng so với năm 2008). Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đây là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Tuy nhiên lại đang có xu hƣớng giảm, Doanh nghiệp nên chú trọng hơn. Kỳ thu tiền bình quân 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vàng quay các K.P.T 360 Năm 2008 = = 290.33 1.24 360 Năm 2009 = = 317.34 1.13 Do vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm đã làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng lên. Năm 2008 kỳ thu tiền bình quân là 290.33 ngày, năm 2009 là 317.34 ngày (tăng 27.1 ngày so với năm 2008). Đây là một dấu hiệu không tốt bởi doanh nghiệp đã tăng đƣợc sự ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, những khoản nợ khó đòi Số ngày ở đây phản ánh tình hình tiêu thụ mà doanh nghiệp đang tiêu thụ cũng nhƣ chính sách thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 56
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = Vốn CĐ bình quân 4,776,904,927 Năm 2008 = = 6.9 692,703,974 5,224,218,368 Năm 2009 = = 7.35 711,138,136 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Qua số liệu trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh của công ty qua 2 năm có xu hƣớng tăng lên. Năm 2008 cứ đầu tƣ trung bình 1 đồng vào tài sản cố định thì tạo ra 6.9 đồng doanh thu thì đến năm 2009 tăng lên 7.35 đồng (tăng 0,45 đồng so với năm 2008).Điều này có thể cho thấy chiến lƣợc phát triển mà doanh nghiệp đang theo đuổi đã mang lại những thành công nhất định. Vòng quay tổng tài sản: Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản = Tổng TS bình quân 4,776,904,927 Năm 2008 = = 0.7 6,843,039,970 5,224,218,368 Năm 2009 = = 0.61 8,579,648,107 Vòng quay tổng tài sản: Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đem vào đầu tƣ. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Năm 2008 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thu đƣợc 0.7 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2009 thu 0.61 đồng. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 57
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Vòng quay vốn lƣu động: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động = VLĐ bình quân 4,776,904,927 Năm 2008 = = 0.8 5,978,506,802 5,224,218,368 Năm 2009 = = 0.66 7,868,509,976 Chỉ tiêu này cho biết: Năm 2008, 1 đồng Vốn lƣu động bình quân tạo ra 0.8 dồng doanh thu thuần, và đến năm 2009 là 0.66 đồng .Có thể thấy chỉ tiêu này là chƣa cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lƣu động chƣa thực sự hiệu qủa, không những vậy, so với năm trƣớc lại có xu hƣớng giảm. Điều này cần lƣu ý để tìm hƣớng khắc phục trong thời gian tới. BẢNG 2.10 - BẢNG CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG Số tiền Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- % 1 Khoản phải thu bình quân 3,852,482,959 4,605,210,569 752,727,611 16% 2 Vốn lƣu động bình quân 5,978,506,802 7,868,509,976 1,890,003,175 24% 3 Vốn cố định bình quân 692,703,974 711,138,136 18,434,162 3% 4 Tổng tài sản bình quân 6,843,039,970 8,579,648,107 1,736,608,137 20% 5 Doanh thu thuần 4,776,904,927 5,224,218,368 447,313,441 9% Vòng quay các khoản phải 6 1.24 1.13 -0.11 -9% thu(5/1) Kỳ thu tiền bình 7 290.33 317.34 27.01 9% quân(360ngày/6) 8 Vòng quay vốn lƣu động(5/2) 0.80 0.66 -0.14 -20% Hiệu suất sử dụng vốn cố 9 6.90 7.35 0.45 6% định(5/3) 10 Vòng quay tổng tài sản(5/4) 0.70 0.61 -0.09 -15% Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 58
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính d. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Để biết đƣợc một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị yếu tố đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợi nhuận ta phải tính toán các chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trị số của khả năng sinh lời càng cao sẽ kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( doanh lợi doanh thu sau thuế) ROS Lợi nhuận sau thuế x 100 ROS = Doanh thu thuần 483,025,338 x 100 Năm 2008 = = 10.11 4,776,904,927 571,604,025 x 100 Năm 2009 = = 10.94 5,224,218,368 Hệ số lãi ròng (ROS) năm 2009 so với năm 2008 tăng. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 10.11 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2009 thì cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 10.94 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhƣ vậy, so với năm 2008 ROS năm 2009 tăng 0.83 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã đƣợc cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ( tỷ suất thu hồi tài sản) ROA Lợi nhuận sau thuế x 100 ROA = Tổng tài sản bình quân 483,025,338 x 100 Năm 2008 = = 7.06 6,843,039,970 571,604,025 x 100 Năm 2009 = = 6.66 8,579,648,107 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 59
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Về suất sinh lời của tài sản ( ROA ) năm 2009 giảm so với năm 2008. Có thể hiểu năm 2008 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc 7.06 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2009 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc 6.66 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy tỷ suất này của cả 2 năm là chƣa cao chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản trong doanh nghiệp là chƣa cao, hơn nữa năm sau còn thấp hơn năm trƣớc, đây là biểu hiện không tốt, dpoanh nghiệp cần chú ý khắc phục. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE Lợi nhuận sau thuế x 100 ROE = Vốn CSH bình quân 483,025,338 x 100 Năm 2008 = = 19.65 2,458,102,711 571,604,025 x 100 Năm 2009 = = 18.54 3,082,909,686 Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào công ty. Tăng mức tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 1 trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động quản trị tài chính. Bởi bất cứ doanh nghiẹp nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp thì càng tốt.Do đó dât luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ. Trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra đƣợc 19.65 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2009 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra đƣợc 18.54 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhƣ vậy so với năm 2008, Doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm đi 1.11 đồng lợi nhuận sau thuế, tƣơng đƣơng 6%. Trong những năm sắp tới công ty cần phải sử dụng có hiệu qủa hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 60
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 2.11 - BẢNG CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI Số tiền Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- % 1 Tổng tài sản bình quân 6,843,039,970 8,579,648,107 1,736,608,137 20% 2 Vốn chủ sở hữu bình quân 2,458,102,711 3,082,909,686 624,806,975 20% 3 Doanh thu thuần 4,776,904,927 5,224,218,368 447,313,441 9% 4 Lợi nhuận sau thuế 483,025,338 571,604,025 88,578,687 15% Tỷ suất LN ròng trên doanh 5 thu(ROS)(4/3*100) 10.11 10.94 0.83 8% Tỷ suất LN ròng trên tổng 6 tài sản(ROA)(4/1*100) 7.06 6.66 (0.40) -6% Tỷ suất lợi nhuận ròng trên 7 vốn CSH(ROE)(4/2*100) 19.65 18.54 (1.11) -6% e. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính Phân tích tổng hợp tài chính là tổng hợp lại các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, qua đó để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp và dễ dàng tìm đƣợc hƣớng giải quyết hơn. Nhận xét : Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: Trong 2 năm 2008 và 2009 xét riêng về các chỉ tiêu tài chính, những con số này cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tƣơng đối tốt. Với chiến lƣợc quản lý vốn thận trọng, Công ty không những đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn mà còn có thể tự chủ tài chính và đảm bảo khả năng chi trả các khoản phát sinh cần thanh toán ngay. Tuy nhiên xét giữa 2 năm có thể nhận thấy sự giảm sút ở 1 số chỉ tiêu. Qua đó Công ty nên tìm hiểu nguyên nhân cũng nhƣ tìm ra các hƣớng cải thiện để đƣa công ty phát triển hơn nữa. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 61
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính BẢNG 2.12 - BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƢNG Năm Năm Chênh Chỉ tiêu 2008 2009 lệch I.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1.Hệ số thanh toán tổng quát 1.60 1.53 -0.07 2.Hệ số thanh toán hiện thời 1.46 1.44 -0.02 3.Hệ số thanh toán tức thời 0.58 0.61 0.03 4.Hệ số thanh toán lãi vay II.Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và đầu tƣ 1.Hệ số nợ 0.62 0.65 0.03 2.Tỷ suất tự tài trợ 0.38 0.35 -0.03 3.Tỷ suất đầu tƣ 0.09 0.07 -0.02 4.Tỷ suất tài trợ TS dài hạn 4.01 4.66 0.65 III.Chỉ tiêu hoạt động 1.Vòng quay các khoản phải thu 1.24 1.13 -0.11 2.Kỳ thu tiền bình quân 290.33 317.34 27.01 3.Vòng quay vốn lƣu động 0.80 0.66 -0.14 4.Hiệu suất sử dụng vốn cố định 6.90 7.35 0.45 5.Vòng quay tổng tài sản 0.70 0.61 -0.09 IV.Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.Tỷ suất LN ròng/doanh thu(ROS) 10.11 10.94 0.83 2.Tỷ suất LN ròng/tổng tài sản(ROA) 7.06 6.66 -0.40 3.Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn CSH(ROE) 19.65 18.54 -1.11 2.2.3.Phân tích tình hình tài chính bằng phương trình Dupont Phân tích phƣơng trình Dupont sẽ cho ta thấy đƣợc mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE), các nhân tố ảnh hƣởng tới hai tỷ suất này, trên cơ sở đó có thể đƣa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 62
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Lợi nhuận st Lợi nhuận st Tổng tài sản Tổng tài sản ROE = = x = ROA x VCSH Tổng tài sản VCSH VCSH Lợi nhuận st ROA = Tổng tài sản Lợi nhuận st ROS = Doanh thu thuần Lợi nhuận st 483.025.338 Năm 2008 ROA = = = 0.0636 Tổng tài sản 7.588.339.978 Tổng tài sản 7.588.339.978 = = 2.664 (lần) Vốn CSH 2.848.459.593 Lợi nhuận st 571.604.025 Năm 2009 ROA = = = 0.0597 Tổng tài sản 9.570.956.236 Tổng tài sản 9.570.956.236 = = 2.885 (lần) Vốn CSH 3.317.359.778 Nhƣ vậy : ROE2008 = 0.0636 x 2.664 = 0.1695 ROE2009 = 0.00597 x 2.885 = 0.1723 Nhận xét: Từ đẳng thức trên ta thấy cứ bình quân đƣa 1 đồng giá trị TS vào sử dụng trong năm 2009 tạo ra đƣợc 0.1723 đồng LNST. Có 2 hƣớng để tăng ROE: Tăng ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/ Vốn CSH + Muốn tăng ROA thì cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế hoặc tăng doanh thu + Muốn tăng tỷ số Tổng tài sản/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm vốn CSH và tăng nợ Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro tăng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 63
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Đẳng thức Dupont tổng hợp: Lợi nhuận st Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu Tổng tài sản VCSH 483.025.338 4.776.904.927 7.558.339.978 ROE2008 = x x 4.776.904.927 7.558.339.978 2.848.459.593 = 0.101 x 0.632 x 2.653 = 0.1695 571.604.025 5.224.218.368 9.570.956.236 ROE2009 = x x 5.224.218.368 9.570.956.236 3.317.359.778 = 0.1094 x 0.5458 x 2.885 = 0.1723 Nhận xét: Ta thấy bình quân 1 đồng vốn CSH bỏ vào kinh doanh năm 2008 tạo ra 0.1693 đồng lợi nhuận sau thuế, đó là do: - Sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc trong năm 2008 là 2.653đồng giá trị tổng tài sản . - Sử dụng bình quân 1 đồng giá trị tài sản năm 2008 tạo ra 0.632 đồng tổng doanh thu thuần. - Trong 1 đồng tổng doanh thu thuần thực hiện đƣợc trong năm 2008 có 0.101 đồng lợi nhuận sau thuế. Tƣơng tự, đối với năm 2009, 1 đông vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh tạo ra 0.1723 đồng lợi nhuận sau thuế, la do: - Sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc trong năm 2009 là 2.885 đồng giá trị tổng tài sản . - Sử dụng bình quân 1 đồng giá trị tài sản năm 2009 tạo ra 0.5458 đồng tổng doanh thu thuần. - Trong 1 đồng tổng doanh thu thuần thực hiện đƣợc trong năm 2009 có 0.1094 đồng lợi nhuận sau thuế. Sau đây là sơ đồ phƣơng trình Dupont năm 2008 và năm 2009, qua đó ta có thể thấy rõ hơn tình hình tài chính của Công ty: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 64
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Phƣơng trình DUPONT năm 2008 Doanh lợi vốn chủ : 0.1693 Doanh lợi tổng vốn:0.064 Nhân với Tài sản / Vốn CSH : 2.653 Doanh lợi doanh thu : 0.101 Nhân với Vòng quay tổng vốn : 0,632 DT thuần : Chia LN thuần : Chia DT thuần : Tổng vốn: 4.776.904.927 cho 483.025.338 cho 4.776.904.927 7.588.339.978 Tổng DT : Tổng CP : Vốn CĐ : Vốn LĐ : 5.298.173.301 4.620.005.254 6.878.361.158 712.297.442 DTT BH : TSCĐ : Tiền Giá vốn: Chi phí QLDN: 4.776.904.927 2.740.857.386 3.096.223.509 841.504.925 709.978.829 DT tài chính : Thuế TN: Đ.tƣ TCDH : 0 KPT : Chi phí TC: 521.268.374 161.008.446 4.126.503.653 521.268.374 TN khác : 0 CP khác : 0 TSDH khác : 0 Chi phí BH: 0 HTK: 0 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 65
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Phƣơng trình DUPONT năm 2009 Doanh lợi vốn chủ : 0.1723 Doanh lợi tổng vốn:0.06 Nhân với Tài sản / Vốn CSH : 2.885 Doanh lợi doanh thu : 0.1094 Nhân với Vòng quay tổng vốn : 0.5458 DT thuần : Chia LN thuần : Chia DT thuần : Tổng vốn 5.224.218.368 cho 571.604.025 cho 5.224.218.368 9.570.956.236 vốn Tổng DT : Tổng CP : Vốn CĐ : Vốn LĐ : 5.818.491.170 5.246.885.145 8.858.658.794 712.297.442 DTT BH : TSCĐ : Tiền Giá vốn: Chi phí QLDN: 5.224.218.368 3.759.483.428 3.257.627.959 1.088.356.761 712.297.442 DT tài chính : Thuế TN: Đ.tƣ TCDH : 0 KPT : Chi phí TC: 594.272.802 190.532.675 5.083.917.366 710.367.750 TN khác : 0 CP khác : 0 TSDH khác : 0 Chi phí BH: 0 HTK: 0 Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 66
- Phân tích tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính Nhận xét: Phân tích khả năng sinh lời thông qua phƣơng trình Dupont cho phép ta xác định đƣợc ảnh hƣởng của chi phí, vốn, của Công ty trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó cũng cho biết để cải thiện tình hình tài chính Công ty cần giảm chi phí ở khâu quản lý doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính vì so với doanh thu từ hoạt động tài chính mà công ty thu về thì chi phí tài chính là quá cao. Ngoài ra Công ty cũng cần tăng thêm khối lƣợng công việc nhằm tăng doanh thu. 2.2.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty. a. Những kết quả đã đạt đƣợc Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính của công ty nói riêng có thể thấy công ty đã đạt đƣợc nhƣ sau: Nhìn chung quy mô kinh doanh cũng nhƣ khả năng sử dụng tài chính của công ty nói là hiệu quả, điều này thấy rõ qua kết quả hoạt động của công ty. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Điều này cho thấy trƣớc tƣơng lai đầy triển vọng với toàn thể công ty. Cơ cấu nguồn vốn: Công ty đã tận dụng mọi tiềm lực bên trong cũng nhƣ bên ngoài mà công ty có thể huy động đƣợc nhằm tăng vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chíêm tỷ trọng cao trong tổng vốn. Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tƣơng đối tốt, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan. Chỉ tiêu sinh lời: Trong hoàn cảnh giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trƣờng có nhiều biến động không thuận lợi nhƣng công ty đã giữ đƣợc cho các chỉ tiêu sinh lời vẫn cao trong năm. Chứng tỏ vốn đầu tƣ, vốn CSH bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cho công ty. Chỉ số hoạt động: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm vừa qua tốt hơn năm trƣớc, chứng tỏ khả năng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp là có nhiều chuyển biến tốt. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Mai - Lớp QT1002N 67