Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất - Đỗ Minh Hà

pdf 78 trang huongle 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất - Đỗ Minh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap_cai_thien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất - Đỗ Minh Hà

  1. Khãa LuËn Tèt NghiÖp LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của chúng ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với các ngành khác, ngành sản xuất công nghiệp và xây lắp đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lí của các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lí về tài chính. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ để đảm bảo không bị dán đoạn và có hiiẹu quả thì doanh nghiệp phải phân tích và đánh giá tình thình tài chính, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh mà không có quá trình phân tích tài chính thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Phân tích tài chính không chỉ giúp các nàh quản trị cải thiện tình hình tài chính mà còn giúp các nhà quản trị tìm ra hướng phát triển bền vững cho daonh nghiệp trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính trên thực tế và lí thuyết cùng với những kiến thức đã được học và sự hướng dẫn của Thạc sĩ Cao Thị Thu, em đã chọn viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất”. Nội dung khóa luận của em gồm 3 phần: - Phần I: Những vấn đề lí luận chung vè tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp - Phần II: Phân tích tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 1 -
  2. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất Đề tài này được xây dựng trên cơ sở vận dụng kiến thức đã tiếp thu được trong các bài giảng của các thầy, cô ở khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Dân lập Hải Phòng cùng với việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất Hải Phòng. Song do còn hạn hẹp về kiến thức và thời gian, thông tin tư liệu chưa đầy đủ nên đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý các thầy cô cũng như toàn thể các bạn sinh viên. Sinh Viên Đỗ Minh Hà Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 2 -
  3. Khãa LuËn Tèt NghiÖp PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 1 lượng vốn tiền tệ nhất định. Quá trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đó luôn diễn ra sự vận động và chuyển hóa liên tục của các nguồn tài chính (các quỹ tiền tệ), tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình phân phối dưới hình thức giá trị để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, được thể hiện qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) và các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế và lệ phí vào ngân sách Nhà nước. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ về mặy thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 3 -
  4. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương và cac khoản khác cho công nhân viên; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp (phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc thành lập các quỹ ) Từ những vấn đề cơ bản nêu trên, có thể rút ra những kêt luận sau đây: - Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình SXKD. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp - Các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp hợp thành quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 2.1. Khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức hực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mựat tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 4 -
  5. Khãa LuËn Tèt NghiÖp nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển. Các quyết định tài chính có nhiều loại trong đó có những quyết định thuộc về chiến lược phát triển tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn như các quyết định đầu tư dài hạn để đổi mới khĩ thuật , công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; các quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô SXKD của doanh nghiệp Các quyết định chiến lược trong hoạt động tài chính thường có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Khác với các quyết định chiến lược, các quyết định mang tính chiến thuật của quản trị tài chính thường lien quan đến việc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ như các quyết định về việc thanh toán, chi trả hoặc thu hồi các khoản nợ; việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tạm thời của doanh nghiệp Các quyết định này chỉ mang tính chất tác nghiệp, ít ảnh hưởng lớn, lâu dài đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để các quyết định tài chính về mặt chiến lược hoặc chiến thuật có tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kĩ về mặt tài chính. Từ những vấn đề trên, có thể rút ra: - Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chínhnảy sinh trong hoạt động SXKD, nhằm thực hiện tốt nhất các muc tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Vai trò Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt đông SXKD của doanh nghiệp. Nó giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 5 -
  6. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dìa hạn cho hoạt đôngh SXKD thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu caauf vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kì và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt đông của doanh nghiệp với chi phí thấp nhất. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư từ đó góp phần lựa chọn dự án đàu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Mặt khác nó cũng giúp Quản trị tài chính doanh nghiệp giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra. Việc hình thành và sử dụng hiệu quả các quỹ của doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. - Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt của hoạt động SXKD của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu , chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính lãnh đạo và các nhà quản lý có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp; phát hiện được kịp thời những tồn tại, khó khăn, từ đó có thể đưa ra các giả pháp nhằm khắc phục những khó khăn và tồn tại. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng 2.3.1. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp Theo hình thức pháp lý, ở Việt Nam hiện có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 6 -
  7. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty cổ phần - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đàu ưu nước ngoài Những đặc điểm riêng về mặt hình thức pháp lý giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc huy động vốn; sử dụng vốn kinh doanh và việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh doanh Đặc điểm kinh tế và kĩ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến quản trị tài chính doanh nghiệp.Những ảnh hưởng đó thể hiện qua: - Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn SXKD, từ đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, phương pháp đầu tư - Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kì sản xuất Tính thời vụ và chu kì sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.Những doanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kì trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những doanh nghiệp có chu kì sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động lớn; những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành mang tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động thường có sự biến động lớn trong năm, doanh thu không đều, tình hình thanh toán chi trả thường Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 7 -
  8. Khãa LuËn Tèt NghiÖp gặp khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn. 2.3.Môi trường kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có quản trị tài chính. - Môi trường kinh tế Hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn diễn ra trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, tỉ giá hối đoái, lãi xuất vay vốn Mõi sự thay đổi của các yếu tốt đó đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động SXKD và theo đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Môi trường pháp lí Môi trường pháp lí là tổng hòa các quy định luật pháp lien quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trong quá trình SXKD doanh nghiệp vừa chịu sự chi phối, điều chỉnh của các quy chế luật pháp chung cho mọi doanh nghiệp, lại vừa chịu sự chi phối, điều chỉnh của các quy chế, luật pháp riêng cho tửng thành phần kinh tế hoặc từng ngành. Nếu có một môi trường pháp lí bình đẳng và đồng bộ thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động SXKD cung như quản trị tài chính. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt dộng của mình. - Môi trường kĩ thuật công nhệ, môi trường thông tin Ngày năy khoa học kĩ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu của khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho mình. Để đầu tư vào Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 8 -
  9. Khãa LuËn Tèt NghiÖp kĩ thuật công nghệ phải có một lượng vốn lớn, điề này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các phương thức huy động vốn đầu tư phù hợp. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, tiếp cận và xử lí thông ptin một chách chính xác và kịp thời. Nều làm tốt được việc này doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong ca hoạt động của mình trong đó có quản trị tài chính. - Môi trường hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế là xu thế của toàn thế giới. Vì vậy hội nhập kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức của các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc đầu tư ra nước ngoài đã làm thay đổi và đa dạng hóa các quan hệ tài chính cảu các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống quản lí tài chính phù hợp và hiệu quả. - Các môi trường đặc thù Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát ở trên môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có quản trị tài chính một cách trực tiếp và rõ rệt hơn. Đối vớicác yếu tố này doanh nghiệp có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh 3. Phân tích tài chính doanh nghiệp 3.1. Khái niệm và ý nghĩa * Khái niệm Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 9 -
  10. Khãa LuËn Tèt NghiÖp hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trìng sản xuất kinh doanh. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ cần thiết giữa các khoản và các nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định các chỉ tiêu cần thiết nhằm phục vụ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan trong việc đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu của đối tượng đó. * Ý nghĩa Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật giúp người ta sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá được toàn diện, tổng quát và khái quát lại, vừa xem xét lại một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư phù hợp. Có rất nhiều người quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế của công ty và mỗi người lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính công ty rất đa dạng đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của người quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng, trước hết là ban giám đốc, các nhà đầu tư, các chủ nợ, những người cho vay, các đối tác đặc biệt là cơ quan chủ quản nhà nước và người lao động. Mỗi nhóm người này có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau song họ đều có hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 10 -
  11. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Đối với nhà quản lý: Phân tích tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán công nợ, tăng sức canh tranh trên thị trường Ngoài ra, nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với các nhà đầu tư: Họ cần có nhưng thông tin trung thực, khách quan về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả của công ty. - Đối với người cho vay: Đây là những người cho công ty vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Khi cho vay họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả nợ vay. Do đó, mối quan tâm hàng đầu của họ tới doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn quan tâm tới khả năng sinh lời, tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này sẽ cho phép họ mạo hiểm hơn trong quyết định cho vay. - Đối với cơ quan nhà nước: giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn ( chính sách thuế, lãi suất đầu tư ) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. - Đối với những người hưởng lương trong công ty: Đây là những người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương được trả. Tuy nhiên, cũng có những công ty người được hưởng lương có một phần cổ phiếu nhất định trong công ty thì họ có thu nhập từ lương và tiền lời được chia.Cả hai khoản tiền này đều phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuỳ thuộc vào công việc được phân, đảm nhiệm. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 11 -
  12. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Đối với công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu được để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh yếu của một công ty, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm 3.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp tiến hành như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự đoán Nhưng thông thường người ta hay sử dụng hai phương pháp sau: * Phương pháp so sánh: - Điều kiện so sánh: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp phân tích , đơn vị đo lường. Khi so sánh về không gian, người ta thường so sánh trong một ngành nhất định. Nên ta cần phải quy đổi về cùng một quy mô với cùng một điều kiện kinh doanh tương tự. - Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu dùng để làm mốc khi so sánh, tiêu chuẩn so sánh được lựa chọn tuỳ theo mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh sẽ quy định các kỹ thuật, phương pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 12 -
  13. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Mục tiêu so sánh: để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 hình thái: + Số tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, được thực hiện bằng phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích. + Số tương đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, được thực hiện bằng phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể; hoặc biến động về mặt tốc của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau. + Số bình quân: là chỉ số biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. - Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang + quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành được gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. + Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau, được gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá. * Phương pháp phân tích tỷ lệ: Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tỷ lệ tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 13 -
  14. Khãa LuËn Tèt NghiÖp các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư + Nhóm chỉ tiêu về hoạt động + Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 3.3. Tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp Sử dụng đúng, đầy đủ tài liệu trong quá trình phân tích tài chính không những cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của mình mà còn giúp cho chủ doanh nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính làm tài liệu phân tích. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 14 -
  15. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính . Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập. các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện, đặc điẻm riêng của mình có thể lập hoặc không lập loại báo cáo này. Báo cáo tài chính không bắt buộc như: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính gồm bốn loại sau: - Bảng cân đối kế toán: mẫu B01- DN - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: mẫu B02- DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B03- DN - Thuyết minh báo cáo tài chính : mẫu B09- DN II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP: 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán phản ánh vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp ở tại một thời điểm nhất định, vào cuối kỳ kế toán. Do đó, ta có thể đánh giá tình hình biến động của tài sản và nguồn hình thành tài sản giữa các kỳ kế toán để thấy được tình hình biến động quy mô, cơ cấu vốn, mối quan hệ giữa năng lực sản xuất kinh doanh với trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Chính vì việc phân tích Bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nên khi tiến hành cần đạt được những yêu cầu sau: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 15 -
  16. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ Từ sự phân tích trên đánh giá tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Thông qua Bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người ta có thể đánh giá doanh nghiệp đó giàu lên hay nghèo đi, sản xuất kinh doanh phát triển hay chuẩn bị phá sản thông qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán. * Phân tích cơ cấu tài sản Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản di động . Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả .Dovậy , doanh nghiệp phaỉ tiến hành phát triển cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kì so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lí của việc phân bổ . Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, cần lập bảng phân tích như sau: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 16 -
  17. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Bảng 1 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản CUỐI NĂM SO THEO QUY VỚI ĐẦU NĂM MÔ CHUNG ĐẦU CUỐI CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM NĂM CUỐI NĂM SỐ TIỀN % NĂM (%) (%) A. TSLĐ và ĐTNH I. Tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TS Ngắn hạn khác B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ II. Đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí XDCBDD IV. ký quỹ, ký cược dài hạn TỔNG TÀI SẢN Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng hay giảm của TS Ngắn hạn; TS Dài hạn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đối với TSNH ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn ngắn hạn khác Đối với TSDH, thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 17 -
  18. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Bảng phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỷ lệ từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nhu thê nào. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn vốn, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu NVCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn ( cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta lập bảng phân tích như sau: Bảng 2 :Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cuối năm so Theo quy mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu năm năm đầu năm cuối năm Số tiền % (%) (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ II. Nguồn vốn - kinh phí TỔNG NGUỒN VỐN 1.2. Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 18 -
  19. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Qua phần giới thiệu kết cấu của bảng cân đối kế toán, ta đã biết hai phần của bảng cân đối kế toán lá tài sản và nguồn vốn có tổng số luôn bằng nhau, cụ thể như sau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - nợ phải trả Bảng 3: Bảng phân tích cân đối tài sản - nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn dài TSCĐ và ĐTDH Nguồn vốn chủ sở hữu hạn Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp cần tính toán đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn, bởi vì nguồn vốn dài hạn cho phép doanh nghiệp sử dụng trong thời gian dài, giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc chuẩn bị thanh toán, tránh tình trạng bị động, phụ thuộc vào chủ nợ, bị động khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán đột xuất. Thông qua phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn ta thây được tình hình đầu tư , sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông việc phân tích các nội dung cơ bản sau: * Phân tích kết quả các loại hoạt động Trong điều kiện kinh tế thi trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất mà còn tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Chính vì vậy, lợi nhuận từ các loại hoạt động thu về khi tổng hợp lại thành lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải được tiến Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 19 -
  20. Khãa LuËn Tèt NghiÖp hành phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả trong mối quan hệ chung trong tổng số các mặt hoạt động. Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (phần I: Lãi, Lỗ) ta có thể lập bảng phân tích như sau: Bảng 4: Bảng phân tích doanh thu các hoạt động Thu nhập Chi phí Kết quả Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động sản suất kinhdoanh Các hoạt động khác TỔNG CỘNG Qua bảng phân tích trên ta có thể rút ra nhận xét về tình hình doanh thu do các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại tương ứng với chi phí bỏ ra. Từ đó cho thấy tỉ trọng kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. * Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 20 -
  21. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Bảng 5: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính cuối năm so Theo quy mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu năm năm Đầu năm Cuối năm Số tiền % (%) (%) Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế từ HĐKD 2. Ph©n tÝch tài chÝnh qua c¸c nhãm hÖ sè tµi chÝnh ®Æc tr•ng Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng thanh toán - Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho cơ cấu TS-NV và tình hình đầu tư - Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 21 -
  22. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng sinh lời 2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu họ luôn đặt ra câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không? 2.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ). Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Hệ số này cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo. H1=1 là hợp lí nhất. Điều này thể hiện cú một đồng doanh nghiệp đi vay lại có 1 đồng tài sản của doanh nghiệp đảm bảo. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ mà lại không bị ứ đọng vốn. Nếu H1>1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Nếu H1>1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn. Nếu H1<1: Báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.Tổng tài sản hiện có (TSCĐ+TSLĐ) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. 2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (H2) Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 22 -
  23. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tạm thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một số bộ phận thành tiền. Trong tổng số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có tài sản lưu động là trong kỳ có khả năng chuyển đổi thành tiền. Do đó, hệ số khả năng thanh toán tạm thời được xác định theo công thức Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Nếu H2=2 là hợp lý nhất vì nếu như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh. Nếu H2>2: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dư thừa. Nhưng nếu H2>2 quá nhiều thì hiệu quả kinh doanh sẽ kém đi vì đó là hiện tượng ứ đọng vốn lưu động. Nếu H2<2: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp còn thấp, va nếu H2<2 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn, mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinh doanh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ suất này theo tiêu chuẩn của ngành. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. 2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3) Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong vòng từ 1 đến 3 tháng, phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không dựa vào Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 23 -
  24. Khãa LuËn Tèt NghiÖp việc bán các loại vật tư hàng hoá. Do đó đối tượng thanh toán nhanh trong chỉ tiêu này chỉ là những tài sản tương đương tiền. Hệ số này được tính theo công thức: Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn H3=1 là hợp lý nhất bởi vì nếu thế thì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh, vừa không mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nợ nhanh mang lại. Nếu H3 1, lại phản ánh một tình hình không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.4. Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. LN trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả trong kì Trong đó lãi vay bao gồm lãi vay ngắn hạn và lãi vay dài hạn 2.1.4. VLĐ ròng (NWC) VLĐ ròng (NWC) = TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – TS dài hạn VLĐ ròng cho ta biết được tình đầu tư và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 24 -
  25. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Nếu NWC= 0, doanh nghiệp đạt được sự cân đối giữa TS-NV, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bởi TS ngắn hạn, các nguồn vốn được sử dụng đúng. Nếu NWC 0, doanh nghiệp đang sử dụng đúng các nguồn vốn tuy nhiên nếu NWC quá lớn thì tức là vốn bị tồn đọng và dẫn tới giảm hiệu quả trong hoạt động SXKD 2.1.5. Hệ số KPThu / KPTrả Hệ số KPThu / KPTrả được thể hiện qua mối quan hệ giữa KPThu và KPTrả của doanh nghiệp. Nó cho ta biết được tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Hệ số Khoản Phải Thu / Khoản Phải Thu = Khoản Phải Trả Tổng nợ ngắn hạn Hệ số Hệ số Khoản Phải Thu / Khoản Phải Trả = 1 là hợp lí nhất. Lúc này số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng với số vốn doanh nghiệp di chiếm dụng. Nếu này >1, doanh nghiệp dang chiếm dụng vốn nhiều Nếu này <1, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều 2.2. Các hệ số về cơ cấu TS-NV và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý ( kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 2.2.1. Hệ số nợ Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 25 -
  26. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Nhưng hệ số nợ mà cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nếu chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp đang tăng lên thì hệ số nợ càng cao sẽ làm cho doanh lợi chủ sỡ hữu càng cao. 2.2.2. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay. 2.2.3. Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Công thức của tỷ suất đầu tư được xác định như sau: Gtrị còn lại của TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 26 -
  27. Khãa LuËn Tèt NghiÖp trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Ví dụ như ngành công nghiệp nhẹ mức độ hợp lý của tỷ suất này được duy trì trong khoảng 10% - 30%, ngành công nghiệp nặng khai thác dầu khí tỷ suất này lên tới 90% mới được coi là hợp lý, trong khi đó cũng là công nghiệp nặng nhưng ngành cơ khí luyện kim thì mức độ hợp lý lại là 70%. 2.2.4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá tri tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ kủ hả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp dùng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho việc mua sắm TSCĐ thì sẽ bất lợi vì TSCĐ luân chuyển chậm, thời gian thu hồi vốn lâu, tính rủi ro lại cao. 2.3 Các hệ số về hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. 2.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 27 -
  28. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá thị trường tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay Giá vốn hàng bán = hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Trong đó: Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua vào + Chênh lệch hàng tồn kho Chênh lệch Hàng hoá tồn Hàng hoá tồn hàng tồn kho = đầu kỳ - cuối kỳ Số dư HTK đầu kì + Số dư HTK cuối kì Hàng tồn kho = bình quân 2 Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. Việc kinh doanh được đánh giá tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được doanh số cao. ở nước ta, lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán. Do đó, đối với các doanh nghiệp việc giải phóng hàng tồn kho có thể dùng các biện pháp sau: - Dùng chính sách hạ giá hàng tồn kho - Tăng cường biện pháp Marketing - Dùng các hình thức tín dụng thương mại - Dùng các biện pháp kinh tế để kính thích các đại lý nhập hàng của doanh nghiệp. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 28 -
  29. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 2.3.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình củamột vòng quay hàng tồn kho. Công thức xác định là: Số ngày một vòng quay 360 ngày = hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho 2.3.3. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định theo công thức: Vòng quay các khoản Doanh thu thuần phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách cộng số phải thu đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Số vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu ( không phải cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không bị khách hàng chiếm dụng vốn). 2.3.4. Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình đựoc xác định theo công thức sau: 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 29 -
  30. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ tiêu này có thể được đánh giá là khả quan nhưng doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu. 2.3.5. Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Trong đó, vốn lưu động bình quân được tính bằng cách cộng TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá 2.3.6. Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định như sau: 360 ngày Số ngày một vòng quay vốn lưu động = Số vòng quay vốn lưu động 2.3.7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào. Công thức xác định: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 30 -
  31. Khãa LuËn Tèt NghiÖp DT Thuần Hiệu suất sử dụng Vốn CĐ = Vốn CĐ bình quân Trong đó, vốn cố định bình quân được xác định bằng cách cộng TSCĐ và ĐTDH đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ để tăng doanh thu. 2.3.8. Vòng quay toàn bộ vốn: Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Công thức xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Trong đó, vốn sản xuất bình quân được tính bằng cách cộng tổng nguồn vốn đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 2.4.Các hệ số sinh lîi : 2.4.1. Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 31 -
  32. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận và được xác định theo công thức: Lợi nhuận sau thuế x 100% Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Doanh thu thuần Để đánh giá chỉ tiêu này tôt hay xấu phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trước và doanh nghiệp cùng ngành. 2.4.2. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn:(ROA) Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Công thức xác định: Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh lợi tổng vốn = Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Trong đó vón sản xuất bình quân được tinh bằng cách cộng tổng nguồn đầu kỳ với cuối kỳ chia đôi 2.4.3. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu:(ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. Tỷ suất doanh lợi Lợi nhuận sau thuế x 100% = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 32 -
  33. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. 3. Phân tích phương trình Dupont Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính cũn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác. Phương pháp phân tích Dupont giúp các nhà phân tích nhận biết được mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giúp các nhà phân tích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Từ đó có thể đưa ra phương pháp quản lý tối ưu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mình. Đẳng thức Dupont: LNST LNST DT thuần ROA = = x Tổng TS bq DT thuần Tổng TS bq LNST LNST Doanh thu Tổng TS bq ROE = = x x Vốn CSH Doanh thu Tổng TS bq Vốn CSH Tổng TS bq = ROA x Vốn CSH Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 33 -
  34. Khãa LuËn Tèt NghiÖp PhÇn II: Ph©n tÝch tµi chÝnh t¹i c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ x©y l¾p hãa chÊt I. GIỚI THIỆU CHUNG vÒ c«ng ty Cæ PhÇn C¬ khÝ X©y L¾p Hãa ChÊt 1. Giới thiệu chung về c«ng ty 1.1. LÞch sö hình thành và phát triển của c«ng ty: C«ng ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa ChÊt tiÒn th©n lµ XÝ nghiÖp C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt trùc thuéc C«ng ty X©y l¾p Hãa chÊt - Tæng C«ng ty X©y dùng C«ng nghiÖp ViÖt Nam (®¬n vÞ trùc thuéc cÊp 2). C«ng ty ®•îc thµnh lËp theo quyÕt ®Þnh cña Tæng Côc tr•ëng Tæng côc Hãa chÊt sè 176 HC - TCHC ngµy 12 th¸ng 05 n¨m 1980. Sau 23 n¨m h×nh thµnh, ho¹t ®éng vµ ph¸t triÓn, tr¶i qua rÊt nhiÒu khã kh¨n trong thêi k× §æi míi, XÝ nghiÖp ®· chøng tá ®•îc kh¶ n¨ng c¹nh tranh, vÞ thÕ vµ uy tÝn cña m×nh trªn thÞ tr•êng c¸c s¶n phÈm ngµnh c¬ khÝ - x©y l¾p. Bëi vËy c¨n cø quyÕt ®Þnh sè 239/2003/Q§ - BCN ngµy 29 th¸ng 12 n¨m 2003 cña Bé tr•ëng Bé C«ng nghiÖp, XÝ nghiÖp C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt trùc thuéc C«ng ty X©y l¾p Hãa chÊt - Tæng C«ng ty X©y dùng C«ng nghiÖp ViÖt Nam chuyÓn thµnh C«ng ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt trùc thuéc Tæng C«ng ty X©y dùng C«ng nghiÖp ViÖt Nam. Lóc nµy, tõ ®¬n vÞ cÊp 2, c«ng ty ®· trë thµnh ®¬n vÞ cÊp 1 trùc thuéc Tæng C«ng ty C«ng nghiÖp ViÖt Nam. • Tªn doanh nghiÖp: C«ng ty Cæ phÇn C¬ KhÝ X©y L¾p Hãa ChÊt • Tªn giao dÞch TiÕng Anh: Chemical Construction and Installation Mechanical Joint Stock Company. • Tªn viÕt t¾t: CCIM. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 34 -
  35. Khãa LuËn Tèt NghiÖp • Trô së chÝnh: Km5 khu L©m S¶n, ph•êng Së DÇu, quËn Hång Bµng, thµnh phè H¶i Phßng. • §iÖn tho¹i: 84 - 31 - 3850432 / 3527395. • Fax: 84 - 31 - 3527561. - Email: ccim-hp@vnn.vn 1.2. Ngành nghÒ kinh doanh chñ yÕu cña c«ng ty Tr¶i qua bÒ dµy ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh, C«ng ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt ®· x©y dùng ®•îc mét danh môc c¸c s¶n phÈm và dịch vụ rÊt ®a d¹ng vµ phong phó. D•íi ®©y lµ ngµnh nghÒ kinh doanh chñ yÕu cña C«ng ty: • ChÕ t¹o s¶n phÈm c¬ khÝ, thiÕt bÞ phi tiªu chuÈn, kÕt cÊu thÐp khung nhµ tiÒn chÕ, l¾p ®Æt d©y chuyÒn thiÕt bÞ c«ng nghÖ, ®iÖn ®o l•êng vµ ®iÖn tù ®éng hãa. • X©y l¾p c¸c c«ng tr×nh c«ng nghiÖp, d©n dông, x©y dùng ®•êng d©y vµ tr¹m ®iÖn c¸c c«ng tr×nh thuéc ngµnh B•u ChÝnh ViÔn Th«ng. • S¶n xuÊt kinh doanh vËt liÖu x©y dùng, vËt t• kim khÝ, thiÕt bÞ kü thuËt vµ dÞch vô xuÊt nhËp khÈu. • ThiÕt kÕ vµ t• vÊn ®Çu t• c¸c dù ¸n. 1.3. C¬ cÊu tæ chøc cña c«ng ty Tæ chøc qu¶n lý lu«n lµ vÊn ®Ò ®•îc xem xÐt hµng ®Çu ngay tõ khi míi thµnh lËp doanh nghiÖp vµ trong suèt qu¸ tr×nh ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp ®ã. §Ó tiÕn hµnh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh ®¹t hiÖu qu¶ cao th× tr•íc tiªn doanh nghiÖp ph¶i tæ chøc ®•îc bé m¸y ®iÒu hµnh hîp lý, bè trÝ c¸c d©y chuyÒn s¶n xuÊt mét c¸ch khoa häc vµ lu«n ph¶i ®Þnh ra nhiÖm vô cô thÓ cña tõng bé phËn ®Ó gãp phÇn t¹o ra mét bé m¸y ho¹t ®éng ®ång bé, nhÞp nhµng. Bëi vËy, ®Æc ®iÓm tæ chøc qu¶n lý cã ¶nh h•ëng rÊt lín ®Õn qu¸ tr×nh kinh doanh s¶n xuÊt, qu¶n trÞ tµi chÝnh, nh©n sù vµ c¸c ho¹t ®éng kh¸c cña doanh nghiÖp. NÕu nh• doanh nghiÖp tæ chøc qu¶n lý tèt th× cã thÓ ®¹t hiÖu qu¶ cao trong c¸c ho¹t ®éng cña m×nh. 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 35 -
  36. Khãa LuËn Tèt NghiÖp S¬ ®å tæ chøc cña C«ng ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Gi¸m ®èc c«ng ty Phã gi¸m ®èc KÕ Phã gi¸m ®èc Tæ ho¹ch s¶n xuÊt chøc – Hµnh chính Phßng Phßng Phßng Phßng Phßng KH -TT KDVT KT- TC - KT TC - HC QLCL Nhµ m¸y c¬ khÝ & kÕt Nhµ m¸y c¬ khÝ & kÕt cÊu thÐp Së DÇu cÊu thÐp CÇu KiÒn Quản Bé Bé Bé Bé Bé Đội đốc phËn phËn phËn phËn phËn lắp t¹o g¸ hµn c¬ hoµn đặt ph«i l¾p ®iÖn thiÖn s¬n Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 36 -
  37. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * §¹i héi ®ång cæ ®«ng cã quyÒn th¶o luËn th«ng qua vµ quyÕt ®Þnh c¸c vÊn ®Ò nh•: B¸o c¸o tµi chÝnh hµng n¨m cña C«ng ty; B¸o c¸o cña Ban kiÓm so¸t vÒ t×nh h×nh C«ng ty; B¸o c¸o cña Héi ®ång qu¶n trÞ; KÕ ho¹ch ph¸t triÓn dµi h¹n vµ ng¾n h¹n cña C«ng ty; KÕ ho¹ch s¶n xuÊt kinh doanh vµ ®Çu t• hµng n¨m cña c«ng ty; * Héi ®ång qu¶n trÞ cã nhiÖm vô ®•a ra QuyÕt ®Þnh chiÕn l•îc ph¸t triÓn cña c«ng ty; QuyÕt ®Þnh chµo b¸n cæ phÇn míi trong ph¹m vi sè cæ phÇn ®•îc chµo b¸n; QuyÕt ®Þnh ph•¬ng ¸n ®Çu t• theo kÕ ho¹ch ®· ®•îc §¹i héi ®ång cæ ®«ng th«ng qua; QuyÕt ®Þnh gi¶i ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr•êng, tiÕp thÞ vµ c«ng nghÖ; QuyÕt ®Þnh c¬ cÊu tæ chøc cña C«ng ty; Bæ nhiÖm, miÔn nhiÖm, c¸ch chøc, quyÕt ®Þnh n©ng l•¬ng vµ c¸c lîi Ých kh¸c cña Gi¸m ®èc, phã Gi¸m ®èc, KÕ to¸n tr•ëng; Th«ng b¸o quyÕt to¸n hµng n¨m lªn §¹i héi ®ång cæ ®«ng; * Ban Kiểm Soát lµ c¬ quan trùc thuéc §H§C§, do §H§C§ bÇu ra. Ban KiÓm so¸t cã nhiÖm vô kiÓm tra tÝnh hîp lý, hîp ph¸p trong ®iÒu hµnh ho¹t ®éng kinh doanh, b¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty. Ban kiÓm so¸t ho¹t ®éng ®éc lËp víi Héi ®ång qu¶n trÞ vµ Ban Tæng Gi¸m ®èc. * Gi¸m ®èc C«ng ty cã nhiÖm vô b¸o c¸o Héi ®ång qu¶n trÞ, Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ c¸c kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh, ho¹t ®éng cña hÖ thèng qu¶n lý chÊt l•îng, Gi¸m ®èc C«ng ty lµ ng•êi ®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng hµng ngµy cña c«ng ty, chÞu tr¸ch nhiÖm tr•íc Héi ®ång qu¶n trÞ vµ Ph¸p luËt vÒ viÖc thùc hiÖn c¸c quyÒn h¹n vµ nghÜa vô ®•îc giao nh•: Qu¶n lý toµn diÖn mäi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty; Ph©n c«ng tr¸ch nhiÖm, quyÒn h¹n cho phã Gi¸m ®èc, tr•ëng phßng c¸c phßng ban bé phËn, bè trÝ tæ chøc CBCNV s¶n xuÊt theo yªu cÇu cña hÖ thèng qu¶n lý chÊt l•îng; Chñ tr× c¸c cuéc häp xem xÐt l·nh ®¹o vÒ hÖ thèng qu¶n lý chÊt l•îng, Phª duyÖt kÕ ho¹ch n¨m, b¸o c¸o quyÕt to¸n tµi chÝnh; Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 37 -
  38. Khãa LuËn Tèt NghiÖp §¶m b¶o c¸c nguån lùc ®Ó thùc hiÖn vµ duy tr× hÖ thèng qu¶n lý chÊt l•îng; ký duyÖt Hîp ®ång kinh tÕ vÒ mua - b¸n vËt t•, s¶n phÈm, * Phßng Tæ chøc hµnh chÝnh cã tr¸ch nhiÖm vµ quyÒn h¹n nh• sau: Tæ chøc vµ thùc hiÖn mäi ho¹t ®éng hµnh chÝnh vµ qu¶n trÞ cña C«ng ty; Thùc hµnh c«ng t¸c tæ chøc lao ®éng vµ hç trî c¸c ho¹t ®éng qu¶n lý chÊt l•îng; Tæ chøc viÖc ®µo t¹o, n©ng bËc cho CBCNV, chuyªn m«n cho c¸c thiÕt bÞ míi ®•îc ®Çu t•; TiÕp nhËn vµ ph©n phèi, b¶o qu¶n, l•u tr÷ v¨n b¶n, tµi liÖu liªn quan ®Õn c«ng t¸c tæ chøc hµnh chÝnh bªn ngoµi vµ néi bé; X¸c ®Þnh c¸c yªu cÇu tr×nh ®é chuyªn m«n cña CBCNV; X©y dùng vµ tæ chøc thùc hiÖn mäi chÕ ®é vÒ tiÒn l•¬ng, thi ®ua, khen th•ëng, kû luËt, * Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n cã chøc n¨ng vµ nhiÖm vô: Tæ chøc c«ng t¸c qu¶n lý nghiÖp vô tµi chÝnh vÆt t•; LËp kÕ ho¹ch tµi chÝnh ®Ó phôc vô s¶n xuÊt vµ kÕ ho¹ch ph¸t triÓn cña toµn C«ng ty; LËp b¸o c¸o tµi chÝnh; ChÞu tr¸ch nhiÖm tiÕp nhËn vµ qu¶n lý vËt t•; Qu¶n lý kho nguyªn liÖu vµ thµnh phÈm, * Phßng KÕ ho¹ch thÞ tr•êng cã chøc n¨ng vµ nhiÖm vô nh• sau: X©y dùng ®Þnh h•íng ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty; LËp kÕ ho¹ch kinh doanh; Nghiªn cøu ph¸t triÓn ngµnh nghÒ kinh doanh vµ s¶n phÈm míi; LËp kÕ ho¹ch b¸o gi¸ vµ Hå s¬ dù thÇu; Dù th¶o vµ ®µm ph¸n néi dung Hîp ®ång kinh tÕ víi ®èi t¸c; hµng th¸ng lËp b¶ng thanh to¸n l•¬ng cho X•ëng c¨n cø vµo b¶ng nghiÖm thu khèi l•îng cña phßng kÜ thuËt; Chñ tr× lËp Hå s¬ thanh quyÕt to¸n; TÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm; LËp b¸o c¸o ®Çu t• chiÒu s©u; B¸o c¸o s¶n xuÊt kinh doanh, * Phßng Kü thuËt – Qu¶n lý chÊt l•îng cã chøc n¨ng vµ nhiÖm vô: Tæ chøc thÈm ®Þnh thiÕt kÕ s¶n phÈm theo yªu cÇu cña kh¸ch hµng; LËp quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm kÕt cÊu thÐp, thiÕt bÞ phi tiªu chuÈn vµ tiªu chuÈn kü thuËt cña s¶n phÈm; H•íng dÉn tæ chøc thùc hiÖn qu¶n lý c«ng nghÖ ®Ó ®¶m b¶o c¸c s¶n phÈm ®¹t yªu cÇu kü thuËt theo b¶n vÏ thiÕt kÕ; Thùc hiÖn kiÓm tra vµ thö nghiÖm chÊt l•îng theo kÕ ho¹ch vµ c¸c yªu cÇu ®•îc quy ®Þnh trªn b¶n vÏ thiÕt kÕ Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 38 -
  39. Khãa LuËn Tèt NghiÖp cña Hîp ®ång; NghiÖm thu khèi l•îng chÕ t¹o t¹i x•ëng ®Ó phßng kÕ ho¹ch lËp b¶ng thanh to¸n l­¬ng cho c«ng nh©n, * Phßng kinh doanh vËt t•: cã nhiÖm vô tæ chøc thu mua vËn chuyÓn vËt t•, qu¶n lý vµ b¶o qu¶n, cÊp ph¸t vËt t• theo h¹n møc, kiÓm kª vËt t• theo ®Þng kú Khèi s¶n xuÊt cña C«ng ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa chÊt gåm cã 02 nhµ m¸y trùc thuéc (Nhµ m¸y C¬ khÝ vµ KCT Së DÇu, Nhµ m¸y C¬ khÝ vµ KCT CÇu KiÒn). * Nhµ m¸y s¶n xuÊt trùc thuéc: ChÞu tr¸ch nhiÖm toµn bé ho¹t ®éng cña Nhµ m¸y lµ Qu¶n ®èc Nhµ m¸y. Qu¶n ®èc cã nhiÖm vô lµ: Tæ chøc thùc hiÖn kÕ ho¹ch th¸ng, lÖnh s¶n xuÊt, ®Þnh møc vËt t•, b¶n vÏ cho tõng c«ng tr×nh tõ phßng KÕ ho¹ch thÞ tr•êng; Tæ chøc qu¶n lý, sö dông lao ®éng, c«ng cô, trang thiÕt bÞ tµi liÖu kÜ thuËt do Nhµ m¸y ®¶m tr¸ch, giao c«ng viÖc cho tæ tr•ëng vµ c¸c c«ng viÖc theo mÉu giao viÖc; Th•êng xuyªn kiÓm tra ®«n ®èc c«ng nh©n thùc hiÖn tèt nhiÖm vô ®· giao; T¸c nghiÖp ®iÒu ®é s¶n xuÊt; KiÓm tra b¶o tr× thiÕt bÞ th•êng xuyªn vµ thùc hiÖn vÖ sinh c«ng nghiÖp theo quy ®Þnh; §¶m b¶o m«i tr•êng vµ ®iÒu kiÖn an toµn lao ®éng v¨n minh cho c«ng nh©n vµ thiÕt bÞ; B¸o c¸o khèi l•îng hoµn thµnh ®· thùc hiÖn ®•îc, tæ chøc ph©n phèi l•¬ng vµ thu nhËp cña c«ng nh©n theo quy ®Þnh, 1.4. Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n 1.4.1. Những thuận lợi của DN Sau gần 30 năm thành lập và hoạt động trong ngành cơ khí Việt Nam, Công ty đã có một lịch sử phát triển bền vững, tạo dựng được một uy tín rất lớn với khách hàng, ngày càng củng cố niềm tin với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Công ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa ChÊt còn có sự phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên rất nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đã gắn bó với Công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 39 -
  40. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, kinh tế không ngừng phát triển trong những năm qua với rất nhiều ngành công nghiệp nặng phát triển, không những vậy thành phố còn có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Đó là một lợi thế không phải công ty cơ khí và xây lắp nào cũng có được Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, rất đông các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ta, kéo theo đó là một nhu cầu rất lớn về các sản phẩm cơ khí và xây lắp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển, Công ty luôn nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Tæng C«ng ty X©y dùng C«ng nghiÖp ViÖt Nam, các ban ngành của Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị bạn. 1.4.2. Những khó khăn của Công ty Trong thời gian gần đây tình hình kinh tế thế giới luôn diễn biến rất phức tạp và nền kinh tế đang lâm vào 1 cuộc suy thoái nặng nề điều này gây rất nhiều khó khăn cho Công ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa ChÊt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thế giới đi xuống, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của nó.Việc nhu cầu của khách hàng giảm đi đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty.Nhiều hợp đồng đã đuợc kí kết nhung rồi lại phải hủy bỏ. Bên cạnh đó Công ty Cæ phÇn C¬ khÝ X©y l¾p Hãa ChÊt nhiều đối thủ cạnh tranh trong thành phố Hải Phòng và trên toàn quốc Trứớc những khó khăn to lớn đó đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty phải có những kế hoạch, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh hợp lý nhằm giúp công ty đứng vững trước mọi khó khăn thách thức. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 40 -
  41. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của C«ng ty Cæ PhÇn C¬ KhÝ X©y L¾p Hãa ChÊt bao gồm • ChÕ t¹o s¶n phÈm c¬ khÝ, thiÕt bÞ phi tiªu chuÈn, kÕt cÊu thÐp khung nhµ tiÒn chÕ, l¾p ®Æt d©y chuyÒn thiÕt bÞ c«ng nghÖ, ®iÖn ®o l•êng vµ ®iÖn tù ®éng hãa. • X©y l¾p c¸c c«ng tr×nh c«ng nghiÖp, d©n dông, x©y dùng ®•êng d©y vµ tr¹m ®iÖn c¸c c«ng tr×nh thuéc ngµnh B•u ChÝnh ViÔn Th«ng. • S¶n xuÊt kinh doanh vËt liÖu x©y dùng, vËt t• kim khÝ, thiÕt bÞ kü thuËt vµ dÞch vô xuÊt nhËp khÈu. • ThiÕt kÕ vµ t• vÊn ®Çu t• c¸c dù ¸n. Công ty luôn cố gắng sử dụng những thiết bị sản xuất, công nghệ tiên tiến nhất với c¸c thiÕt bÞ c«ng nghÖ chuyªn dông nh•: m¸y biÕn ¸p, m¸y c¾t ph¼ng thñy lùc, m¸y c¾t ®ét liªn hîp 60 tÊn, m¸y hµn tù ®éng d•íi líp thuèc, m¸y hµn mét chiÒu 6 má, m¸y c¾t con rïa, m¸y khoan cÇn, cÇn trôc, m¸y nÐn khÝ, m¸y phun s¬n, m¸y mµi 2 ®¸, m¸y tiÖn v¹n n¨ng, xe goßng ®Èy tay 3 tÊn, m¸y n¾n dÇm, m¸y ®ôc lç thñy lùc, m¸y lèc t«n, thiÕt bÞ v¨n phßng (m¸y tÝnh, m¸y Fotocopy, m¸y in ) Năm qua công ty đạt doanh thu gần 93 tỉ đồng sản xuất được 4540 sản phẩm các loại. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, lành nghề, nhiều kinh nghiệm bên cạnh đó là hệ thông trang thiết bị, nhà xưởng đầy đủ và những công nghệ sản suất tiên tiến nhất C«ng ty Cæ PhÇn C¬ KhÝ X©y L¾p Hãa ChÊt luôn đặt ra mục tiêu cung cÊp c¸c s¶n phÈm vµ dÞch vô tèt nhÊt cã thÓ nh»m ®¸p øng nhu cÇu cña kh¸ch hµng qua ®ã thóc ®Èy qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa cña ®Êt n•íc ta 2.2. Kết quả đạt được Trong năm 2008 công ty đạt doanh thu 92.908.119.413 VNĐ tăng hơn 30% so với năm 2007 và vượt kế hoạch của năm 2008 gần 7%. Lợi nhuận cua công ty đạt 2.375.733.141 VNĐ vượt kế hoạch gần 20% Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 41 -
  42. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Cũng trong năm vừa qua công ty đã sản xuất ra 4540 sản phẩm tăng gần 25% so với năm ngoái Bên cạnh việc thực hiện tốt các kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận, trong năm qua đã hoàn thành mục tiêu về cải thiện thu nhập, an toàn lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của công ty. Víi ph­¬ng ch©m “s¶n xuÊt s¶n phÈm chÊt l­îng cao”, C«ng ty ®· ®•îc tæ chøc TUV CERT cÊp chøng chØ ISO 9001 – 2000 chøng nhËn vÒ tiªu chuÈn chÊt l•îng, s¶n phÈm cña C«ng ty ®· t¹o ®•îc sù tÝn nhiÖm tõ phÝa kh¸ch hµng, vÞ thÕ cña C«ng ty ®· ®•îc kh¼ng ®Þnh trªn thÞ tr•êng c¸c s¶n phÈm c¬ khÝ trong n•íc. II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP HÓA CHẤT 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo trước khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu. Khi tiến hành phân tích thực trạng tài chính tại công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 42 -
  43. Khãa LuËn Tèt NghiÖp B¶ng 6: B¶ng C§KT t¹i ngµy 31/12/2008 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2008 Đơn vị : VNĐ Mã số Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm TÀI SẢN 100 A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 84.061.223.138 70.498.591.608 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.685.665.684 1.007.952.463 120 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 60.920.442.554 52.098.984.165 140 IV. Hàng tồn kho 15.455.114.901 17.391.654.980 150 V. Tài sản ngắn hạn khác - - 200 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.146.761.589 8.082.321.796 210 I. Các khoản phải thu dài hạn - - 220 II. Tài sản cố định 9.902.964.273 8.054.986.949 221 1. Tài sản cố định hữu hình 4.449.869.551 5.134.417.514 222 - Nguyên giá 9.284.946.326 9.309.364.205 223 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (4.835.076.775) (4.174.946.691) 224 2. Tài sản cố định thuê tài chính - - 225 - Nguyên giá 226 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 227 3. Tài sản cố định vô hình - - 228 - Nguyên giá 116.947.269 116.947.269 229 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (116.947.269) (116.947.269) 230 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.453.094.722 2.920.569.435 240 III. Bất động sản đầu tư - - 250 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 260 V. Tài sản dài hạn khác 243.797.316 27.334.847 270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 94.207.984.727 78.580.913.404 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 43 -
  44. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Mã số Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm NGUỒN VỐN 300 A . NỢ PHẢI TRẢ 84.837.051.614 72.819.423.791 310 I. Nợ ngắn hạn 84.577.977.017 72.646.130.838 311 1. Vay và nợ ngắn hạn 29.153.520.161 18.039.541.767 312 2. Phải trả cho người bán 16.794.364.947 16.968.760.073 313 3. Người mua trả tiền trước 2.151.262.600 1.547.187.525 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2.867.009.350 1.978.163.871 315 5. Phải trả công nhân viên 4.009.120.837 2.393.332.630 316 6. Chi phí phải trả - - 317 7. Phải trả nội bộ - - 318 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - 319 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 29.602.699.122 31.719.144.972 320 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - 330 II. Nợ dài hạn 259.074.597 173.292.953 336 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 259.074.597 173.292.953 400 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.370.933.113 5.761.489.613 410 I. Vốn chủ sở hữu 9.271.573.524 5.665.969.587 411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.000.000.000 3.500.000.000 417 7. Quỹ đầu tư phát triển - 465.056.162 418 8. Quỹ dự phòng tài chính 230.257.435 116.370.332 420 10. Lợi nhuận chưa phân phối 2.041.316.089 1.584.543.093 430 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 99.359.589 95.520.026 431 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 99.359.589 95.520.026 440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 94.207.984.727 78.580.913.404 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 44 -
  45. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 1.1.1. Phân tích bảng CĐKT Theo chiều ngang B¶ng 7: B¶ng ph©n tÝch B¶ng C§KT Theo chiÒu ngang §¬n vÞ : VN§ Tû lÖ Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2007 Chªnh lÖch % TÀI SẢN A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 84.061.223.138 70.498.591.608 13.562.631.530 19,24 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.685.665.684 1.007.952.463 6.677.713.221 662,50 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 60.920.442.554 52.098.984.165 8.821.458.389 16,93 IV. Hàng tồn kho 15.455.114.901 17.391.654.980 -1.936.540.079 -11,13 V. Tài sản ngắn hạn khác - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.146.761.589 8.082.321.796 2.064.439.793 25,54 I. Các khoản phải thu dài hạn - - II. Tài sản cố định 9.902.964.273 8.054.986.949 1.847.977.324 22,94 III. Bất động sản đầu tư - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - V. Tài sản dài hạn khác 243.797.316 27.334.847 216.462.469 791,89 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 94.207.984.727 78.580.913.404 15.627.071.323 19,89 Chỉ tiêu NGUỒN VỐN A . NỢ PHẢI TRẢ 84.837.051.614 72.819.423.791 12.017.627.823 16,50 I. Nợ ngắn hạn 84.577.977.017 72.646.130.838 11.931.846.179 16,42 II. Nợ dài hạn 259.074.597 173.292.953 85.781.644 49,50 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.370.933.113 5.761.489.613 3.609.443.500 62,65 I. Vốn chủ sở hữu 9.271.573.524 5.665.969.587 3.605.603.937 63,64 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 99.359.589 95.520.026 3.839.563 4,02 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 94.207.984.727 78.580.913.404 15.627.071.323 19,89 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 45 -
  46. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Từ sè liÖu t¹i b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n trªn cho ta thÊy tæng sè tµi s¶n b»ng tæng sè nguån vèn. §iÒu nµy ®¶m b¶o cho tÝnh c©n b»ng trong h¹ch to¸n kÕ to¸n vµ lµ ®¶m b¶o b•íc ®Çu cho b¸o c¸o tµi chÝnh ph¶n ¸nh ®óng vµ trung thùc t×nh h×nh tµi chÝnh cña doanh nghiÖp. Phần tài sản: Giá trị tài sản cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 tăng 15.627.071.323 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,89 %. Trong đó, Tài sản ngắn hạn tăng 13.562.631.530 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,24% còn Tài sản dài hạn tăng 2.064.439.793 ® tương ứng với tỷ lệ tăng 25,54%. Tài sản ngắn hạn tăng là do các nguyên nhân: - Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 so với năm 2007 tăng 6.677.713.221 đồng tương ứng với tỷ lệ 662,50 % nhằm cải thiện khả năng thanh toán nhanh và phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của năm 2009. - C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n t¨ng 8.821.458.389 ® t•¬ng øng víi 16,93 %. Trong ®ã chñ yÕu t¨ng do c¸c kho¶n ph¶i thu kh¸ch hµng t¨ng 7.686.879.343 đ ( t•¬ng øng 15,48%). Nguyªn nh©n chñ yÕu lµ do n¨m 2008 t×nh h×nh thÞ tr•êng cã nhiÒu biÕn ®éng dÉn ®Õn c¸c kh¸ch hµng cña c«ng ty gÆp trë ng¹i trong viÖc thanh to¸n víi c«ng ty. Nh÷ng n¨m tíi c«ng ty cÇn qu¶n lý chÆt h¬n c¸c kho¶n nî cña kh¸ch hµng ®Ó tr¸nh t×nh tr¹ng ®Ó kh¸ch hµng chiÕm dông vèn cña c«ng ty Tài sản dài hạn tăng nguyên nhân chính là do sự tăng lên 1.847.977.324 đồng của Giá trị tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 22,94%. Trong đó, giá trị của chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 2.532.525.287 còn giá trị của Tài sản cố định hữu hình giảm 684.547.963 đồng. Cã thÓ nãi ®èi víi mét doanh nghiÖp ho¹t ®éng trong lÜnh vùc x©y l¾p vµ c¬ khÝ th× tµi s¶n cè ®Þnh bao gåm (m¸y mãc trang thiÕt bÞ, phô tïng) lµ rÊt cÇn thiÕt. V× vËy trong thêi gian s¾p tíi c«ng ty cÇn chó träng ®Çu t• mua míi vµ thay thÕ trang thiÕt bÞ chuyªn dïng ®Ó cã thÓ ®¸p øng chÊt l•îng dÞch vô ngµy cµng tèt h¬n. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 46 -
  47. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Phần nguồn vốn: Giá trị Nguồn vốn cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 tăng 15.627.071.323 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,89 % Trong đó, Nợ phải trả t¨ng 12.017.627.823 đồng tương ứng với tỷ lệ t¨ng 16,50 % còn Vốn chủ sở hữu tăng 3.609.443.500 ®ång tương ứng với tỷ lệ tăng 62,65 %. Nợ phải trả t¨ng hoàn toàn là do Nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 t¨ng 11.931.846.179 đồng tương ứng với tỷ lệ t¨ng 16,42 %. Trong đó, Vay và nợ ngắn hạn, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả công nhân viên, đều t¨ng khá nhiều còn Các khoản phải trả, phải nộp khác gi¶m không đáng kể. Điều này chứng tỏ các khoản nợ nhà cung cấp, người lao động và nợ ngân sách nhà nước của Công ty có xu hướng t¨ng lªn. -Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu là do các nguyên nhân: - Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3.500.000.000 đồng, tương ứng 100% - Lợi nhuận chưa phân phối tăng 456.772.996 ®ång tương ứng với tỷ lệ tăng 28,83 %, điều này thể hiện Công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động kinh doanh của mình. C«ng ty nªn cè g¾ng duy tr× vµ ph¸t huy cao h¬n tèc ®é t¨ng tr•ëng nµy.  Qua những phân tích trên, ta thấy Tài sản và Nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất năm 2008 đều tăng so với năm 2007, điều này thể hiện Công ty đã sử dụng rất tốt đồng vốn mà mình bỏ ra để mang về lợi nhuận, ban lãnh đạo cần tiếp tục phát huy và duy trì. 1.1.2. Phân tích bảngCĐKT theo chiều dọc: Nh×n vµo b¶ng ph©n tÝch c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu ngang, ta chØ cã thÓ thÊy t×nh h×nh biÕn ®éng t¨ng lªn hay gi¶m xuèng gi÷a c¸c kho¶n môc cña n¨m sau so víi n¨m tr•íc mµ kh«ng nhËn thÊy ®•îc mèi quan hÖ gi÷a c¸c kho¶n môc trong tæng tµi s¶n (tæng nguån vèn). Do ®ã, ta tiÕn hµnh ph©n tÝch b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu däc, nghÜa lµ tÊt c¶ c¸c kho¶n môc (chØ tiªu) ®Òu ®•îc so víi tæng sè tµi s¶n hoÆc tæng nguån Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 47 -
  48. Khãa LuËn Tèt NghiÖp vèn, ®Ó x¸c ®Þnh mèi quan hÖ tû lÖ, kÕt cÊu cña tõng kho¶n môc trong tæng sè. Qua ®ã ta cã thÓ ®¸nh gi¸ biÕn ®éng so víi quy m« chung, gi÷a n¨m sau so víi n¨m tr•íc. B¶ng 8: B¶ng ph©n tÝch b¶ng C§KT theo chiÒu däc Đơn vị: VNĐ Tỷ trọng Tỷ trọng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2007 % % TÀI SẢN A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 84.061.223.138 89,23 70.498.591.608 89,71 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.685.665.684 8,16 1.007.952.463 1,28 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 60.920.442.554 64,67 52.098.984.165 66,30 IV. Hàng tồn kho 15.455.114.901 16,41 17.391.654.980 22,13 V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.146.761.589 10,77 8.082.321.796 10,29 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 9.902.964.273 10,51 8.054.986.949 10,25 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 243.797.316 0,26 27.334.847 0,04 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 94.207.984.727 100,00 78.580.913.404 100 Chỉ tiêu NGUỒN VỐN A . NỢ PHẢI TRẢ 84.837.051.614 90,05 72.819.423.791 92,67 I. Nợ ngắn hạn 84.577.977.017 89,78 72.646.130.838 92,45 II. Nợ dài hạn 259.074.597 0,28 173.292.953 0,22 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.370.933.113 9,95 5.761.489.613 7,33 I. Vốn chủ sở hữu 9.271.573.524 9,84 5.665.969.587 7,21 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 99.359.589 0,11 95.520.026 0,12 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 94.207.984.727 100 78.580.913.404 100 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 48 -
  49. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Cô thÓ tõ b¶ng ph©n tÝch c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu däc ta thÊy: - VÒ tµi s¶n: Tµi s¶n ng¾n h¹n n¨m 2008 chiÕm tØ träng rÊt lín trong tæng tµi s¶n cña c«ng ty (89,23%), ®©y chÝnh lµ c¬ cÊu tµi s¶n ®iÓn h×nh cña c¸c c«ng ty kinh doanh trong lÜnh vùc d©y dùng vµ c¬ khÝ MÆt kh¸c trong tµi s¶n ng¾n h¹n th× c¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n chiÕm tû träng rÊt cao. Chøng tá c«ng ty ®ang bÞ chiÕm dông vèn rÊt nhiÒu vµ ®ang cã chiÒu h•íng t¨ng. Ban l·nh ®¹o c«ng ty cÇn qu¶n lÝ c¸c kho¶n nî cña kh¸ch hµng chÆt chÏ h¬n. - VÒ nguån vèn: ChiÕm tû träng chñ yÕu trong c¬ cÊu nguån vèn cña c«ng ty lµ nî ph¶i tr¶ (90,05%). §©y lµ dÊu hiÖu cho thÊy tÝnh thanh kho¶n cña c«ng ty lµ rÊt thÊp, c«ng ty ngµy cµng phô thuéc vµo c¸c chñ nî ViÖc vèn chñ së h÷u chiÕm tØ träng rÊt nhá trong c¬ cÊu vèn khiÕn cho c«ng ty gÆp nhiÒu khã kh¨n trong ®Çu t•. 1.2. Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không. Để hiểu rõ tình hình thực tế tài chính doanh nghiệp xem sự sắp xếp, phân bố tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa, cân đối chưa ta tiến hành lập bảng sau: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 49 -
  50. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Bảng 9: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2008 Tài sản Nguồn vốn TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn 84.061.223.138 đ 84.577.977.017 đ 89,23 % 89,78 % TSCĐ và ĐTDH Nợ DH & Vốn CSH 10.146.761.589 đ 9.630.007.710 đ 10,77 % 10,22 % Bảng 10: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2007 Tài sản Nguồn vốn TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn 70.498.591.608 đ 72.646.130.838 đ 89,71 % 92,45% TSCĐ và ĐTDH Nợ DH & Vốn CSH 8.082.321.796 đ 5.934.782.566 đ 10,29 % 7,55 % Cân đối giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn: Năm 2007 (đồng): 70,498,591,608 5,934,782,566 Năm 2008 (đồng): 10.146.761.589 < 9.630.007.710 Năm 2007 và 2008, nợ ngắn hạn còn lớn hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế, khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn kém. Mặt khác công ty còn lấy một phần trong nợ ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 50 -
  51. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Công ty đã sử dụng sai nguồn vốn, điều này sẽ khiến cho công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. 1.3. Ph©n tÝch b¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh: 1.3.1. Ph©n tÝch B¸o C¸o KQH§SXKD : Bảng 11 : Bảng phân tích kết quả kinh doanh (ĐVT: triệu đồng) So sánh STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Tương Chênh lệch đối (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp 1 75.486.827.405 17.421.292.008 23,08 dịch vụ 92.908.119.413 2 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và 3 92.908.119.413 75.486.827.405 17.421.292.008 23,08 cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 83.256.110.873 67.545.143.173 15.710.967.700 23,26 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 5 9.652.008.540 7.941.684.232 1.710.324.308 21,54 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 42.412.595 17.730.340 24.682.255 139,21 7 Chi phí tài chính 4.780.011.934 3.900.873.623 879.138.311 22,54 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.672.225.584 2.514.345.308 157.880.276 6,28 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 10 2.242.183.617 1.544.195.641 697.987.976 45,2 doanh 11 Thu nhập khác 133.549.524 42.135.832 91.413.692 216,95 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 133.549.524 42.135.832 91.413.692 216,95 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.375.733.141 1.586.331.473 789.401.668 49,76 15 Chi phí thuế TNDN phải nộp 334.417.052 334.417.052 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 16 2.041.316.089 1.586.331.473 454.984.616 28,68 nghiệp (nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 51 -
  52. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Tổng doanh thu của Công ty năm 2008 là 92.908.119.413 đồng, tăng thêm 17.421.292.008 đồng, tương ứng với 23.08%. Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng như vậy là do ban lãnh đạo công ty đã tăng cường đầu tư trong năm vừa qua. Trong năm vừa qua giá vốn hàng bán tăng so với năm 2007 là 15.710.967.700 đồng, tương ứng với 23.26 %. Giá vốn tăng như vậy là do sản lượng của công ty tăng so với năm ngoái, bên cạnh đó công ty cũng quản lí các chi phí chưa tốt. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 là 42.412.595 đ tăng so với năm 2007 là 24.682.255 đ, tương đương 139.21%. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2008 tăng 157.880.276 đồng (6,28%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi phí tiền lương, công tác phí, chi phí khác, của năm 2008 tăng so với năm 2007. Chi phí tài chính tăng 879,138,311 đồng tương đương 22.54%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng cường vay vốn. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng 697.987.976 đồng, tương ứng với mức tăng 45.2%. Lợi nhuận từ hoạt động khác trong năm 2008 tăng 91,413,692 đồng tương đương 216.95%. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 454,984,616 đồng, ứng với 28.68%. 1.3.2. Đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh - Về các chỉ tiêu sức sinh lợi Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 52 -
  53. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Bảng 12: Các chỉ tiêu sức sinh lợi So sánh Đơn STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Tương vị Tuyệt đối đối 1 Lợi nhuận sau thuế đ 2.041.316.089 1.586.331.473 454,984,616 28,68 2 Tổng tài sản bình quân đ 86.394.449.066 59.581.447.238 26.813.001.828 45,00 3 Vốn chủ sở hữu bq đ 7.566.211.363 5.197.287.589 2.368.923.774 45,58 4 Sức sinh lợi của TS (ROA) % 2,4 2,7 -0,3 -11,11 5 Sức sinh lợi của VCSH (ROE) % 27 30,5 -3,5 -11,48 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) - Sức sinh lợi của tài sản (ROA): Căn cứ vào các số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy: năm 2007 cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận ròng.Trong khi đó năm 2008 là 0.024 đồng, giảm so với năm 2007 là 0.003 đồng, tương đương giảm 11,11%. Điều đó chứng tỏ năm 2008 Công ty đã sắp xếp, phân bổ và quản lý sử dụng tài sản không hợp lý và kém hiệu quả hơn năm 2007. - Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2007, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu lại mang về 0.305 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi đó năm 2008 là 0.270 đồng, giảm so với năm 2007 là 0.035 đồng, tương đương giảm 11,48%. Nguyên nhân do năm 2008 LN sau thuế của Công ty chỉ tăng so với năm 2007 là 454.984.616 đồng, tương ứng với 28,68%, trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.609.443.500 đồng, tương đương 62,65%. Nói cách khác là do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm. 2. Ph©n tÝch c¸c hÖ sè tµi chÝnh ®Æc tr•ng cña c«ng ty: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 53 -
  54. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 2.1. C¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n: T×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n cña c«ng ty ph¶n ¸nh râ nÐt chÊt l•îng c«ng t¸c tµi chÝnh. NÕu ho¹t ®éng tµi chÝnh lµ tèt, th× c«ng ty sÏ Ýt bÞ c«ng nî, kh¶ n¨ng thanh to¸n dåi dµo, Ýt bÞ chiÕm dông vèn còng nh• Ýt ®i chiÕm dông vèn. Ng•îc l¹i, nÕu ho¹t ®éng tµi chÝnh kÐm th× dÉn ®Õn t×nh tr¹ng chiÕm dông lÉn vèn nhau, kh«ng ®¶m b¶o thanh to¸n c¸c kho¶n nî. V× thÕ, ®©y lµ nhãm chØ tiªu ®•îc nhiÒu ®èi t•îng quan t©m, nhÊt lµ c¸c nhµ ®Çu t• vµ tæng côc thuÕ. ViÖc ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n sÏ lµ nh÷ng th«ng tin rÊt h÷u Ých ®Ó ®¸nh gi¸ c«ng ty chuÈn bÞ nguån vèn nh• thÕ nµo ®Ó thanh to¸n c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n. Ta cã thÓ lËp b¶ng ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n nh• sau: B¶ng 13: B¶ng ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n Đơn ChØ tiªu C¸ch x¸c ®Þnh N¨m 2008 N¨m 2007 vị Tæng tµi s¶n 1.HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n Lần 1,110 1,079 tæng qu¸t Tæng nî ph¶i tr¶ TSL§ & §TNH 2.HÖ sè thanh to¸n hiÖn thêi Lần 0,994 0,970 Tæng nî ng¾n h¹n Tµi s¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 3.HÖ sè thanh to¸n nhanh Lần 0,091 0,014 Tæng nî ng¾n h¹n LN trước thuế và lãi vay 4. Hệ số thanh toán lãi vay Lần 1,497 1,407 Lãi vay phải trả trong kì Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 54 -
  55. Khãa LuËn Tèt NghiÖp TS ngắn hạn - Nợ 5. VLĐ ròng (NWC) Đồng -516.753.879 -2.147.539.230 ngắn hạn Khoản phải thu 6. Hệ số KPThu / KPTrả Lần 0,718 0,715 Khoản phải trả Qua b¶ng ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n ta thÊy: Kh¶ n¨ng thanh to¸n tæng qu¸t trong 2 n¨m ®Òu lín h¬n 1, chøng tá doanh nghiÖp cã ®ñ kh¶ n¨ng thanh to¸n. Cô thÓ trong n¨m 2007, cø 1 ®ång ®i vay th× cã 1,079 ®ång ®¶m b¶o ®Õn n¨m 2008 th× cø 1 ®ång ®i vay cã 1,11 ®ång ®¶m b¶o, tøc lµ kh¶ n¨ng thanh to¸n tæng qu¸t t¨ng nhÑ. MÆc dï hÖ sè nµy chøng tá c«ng ty ®ñ kh¶ kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c kho¶n nî tuy nhiªn nã ch•a thùc sù tèt. §iÒu nµy ®ßi hái trong n¨m tíi buéc C«ng ty ph¶i cã nhiÒu biÖn ph¸p ®iÒu chØnh nh»m t¨ng hÖ sè nµy cao h¬n. XÐt tíi kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi, ta thÊy trong n¨m 2007, cø 1 ®ång nî ng¾n h¹n th× cã 0,97 ®ång vèn l•u ®éng ®¶m b¶o cßn trong n¨m 2008 th× cø mét ®ång nî ng¾n h¹n chØ cã 0,99 ®ång vèn l•u ®éng ®¶m b¶o. MÆc dï kh¶ n¨ng thanh to¸n t¹n thêi t¨ng so víi n¨m tr•íc nh•ng trong c¶ 2 n¨m hÖ sè nµy ®Òu nhá h¬n 1.§iÒu n»y chøng tá c«ng ty kh«ng ®ñ kh¶ n¨ng ®Ó thanh to¸n c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n. V× vËy c«ng ty cÇn cã biÖn ph¸p nh»m c¶i thiÖn kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi trong n¨m tíi. Trong vÊn ®Ò thanh to¸n th× kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh cña C«ng ty lµ rÊt tåi. Cô thÓ, trong n¨m 2007, cø 1®ång nî ng¾n h¹n th× chØ ®•îc ®¶m b¶o b»ng 0,014 ®ång tµi s¶n t•¬ng ®•¬ng tiÒn, ®Õn n¨m 2008, cø 1®ång nî ng¾n h¹n ®•îc ®¶m b¶o b»ng 0,091 ®ång tµi s¶n t•¬ng ®•¬ng tiÒn. So víi n¨m 2007, hÖ sè thanh to¸n nhanh cña C«ng ty n¨m 2008 t¨ng m¹nh do c«ng ty t¨ng l•îng tiÒn dù tr÷ cña c«ng ty. Nh•ng nã vÉn cßn rÊt thÊp vµ nhá h¬n mét. §iÒu nµy chøng tá kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh c¸c Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 55 -
  56. Khãa LuËn Tèt NghiÖp kho¶n nî ng¾n h¹n cña c«ng ty lµ rÊt tåi. V× vËy, C«ng ty ph¶i cã c¸c biÖn ph¸p nh»mc¶i thiÖn kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh, gióp c«ng ty tho¸t khái nguy c¬ ph¸ s¶n. Kh¶ n¨ng thanh to¸n l·i vay cña c«ng ty trong 2 n¨m gÇn ®©y ®Òu lín h¬n 1. N¨m 2007 hÖ sè thanh to¸n l·i vay cña c«ng ty lµ 1,407, cßn trong n¨m 2008 hÖ sè nµy lµ 1,497. §iÒu nµy chøng tá c«ng ty ®ñ kh¶ n¨ng thanh to¸n chi phÝ l·i vay trong n¨m. Trong n¨m tíi c«ng ty cÇn duy tr× vµ ®•a ra c¸c biÖn ph¸p nh»m t¨ng hÖ sè nµy. Vèn l•u ®éng rßng trong c¶ 2 n¨m ®Òu ©m, ®iÒu nµy chøng tá c«ng ty ch•a ®¹t ®•îc sù c©n ®èi TS - NV vµ sö dông sai c¸c nguån vèn. Vèn l•u ®éng rßng cña n¨m 2008 ®· t¨ng m¹nh so víi vèn L§ rßng n¨m 2007, c«ng ty cÇn duy tr× vµ thóc ®Èy tèc ®é t¨ng cña vèn L§ rßng. HÖ sè Kho¶n ph¶i thu / Kho¶n ph¶i tr¶ cña c«ng ty n¨m 2008 lµ 0,718 t¨ng, nhÑ so víi n¨m 2007. HÖ sè thanh to¸n cña c«ng ty nhá h¬n 1 chøng tá sè vèn c«ng ty ®i chiÕm dông lín h¬n sè vèn c«ng ty bÞ chiÕm dông. Trong n¨m tíi c«ng ty cÇn cã c¸c biÖn ph¸p t¸c ®éng vµo kho¶n ph¶i thu vµ ph¶i tr¶ nh»m ®•a hÖ sè nµy = 1, tõ ®ã gióp c«ng ty ®¹t ®•îc sù c©n b»ng trong thanh to¸n. Tãm l¹i, khi ph©n tÝch nhãm c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n cho ta kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c kho¶n nî cña C«ng ty trong n¨m 2008 lµ rÊt thÊp. C«ng ty kh«ng ®ñ kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n, chiÕm dông vèn nhiÒu, sö dông sai c¸c nguån vèn. C«ng ty cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p nh»m kh¾c phôc nh÷ng tån t¹i nµy. 2.2. C¸c hÖ sè vÒ c¬ cÊu tµi chÝnh vµ t×nh h×nh ®Çu t•: C¸c nhµ ®Çu t• kh«ng chØ quan t©m ®Õn viÖc ph©n tÝch tµi s¶n vµ nguån vèn mµ hä cßn quan t©m ®Õn møc ®é ®éc lËp hay phô thuéc cña C«ng ty víi c¸c chñ nî, møc ®é tù tµi trî cña c«ng ty ®èi víi vèn kinh doanh cña m×nh. V× thÕ mµ c¸c hÖ sè vÒ c¬ cÊu tµi chÝnh vµ t×nh h×nh ®Çu t• sÏ t¹o ®iÒu kiÖn cho viÖc ho¹ch ®Þnh c¸c chiÕn l•îc tµi chÝnh trong t•¬ng lai. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 56 -
  57. Khãa LuËn Tèt NghiÖp §©y lµ nhãm chØ tiªu ®Æc tr•ng cho viÖc ph©n tÝch cÊu tróc tµi chÝnh trong C«ng ty vµ ®¸nh gi¸ møc ®é ®Çu t• cña c«ng ty trong kú kinh doanh vµ xem xÐt tÝnh bÊt th•êng cña ho¹t ®éng ®Çu t•. Qua ®ã, c¸c nhµ ®Çu t• vµ nh÷ng ng•êi quan t©m cã thÓ ®¸nh gi¸ ®•îc nh÷ng khã kh¨n vÒ tµi chÝnh mµ C«ng ty ph¶i ®•¬ng ®Çu vµ ®¸nh gi¸ ®•îc ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty cã liªn tôc kh«ng. B¶ng 14: B¶ng ph©n tÝch c¸c chØ sè vÒ c¬ cÊu tµi chÝnh vµ t×nh h×nh ®Çu t• §¬n vÞ tÝnh : % ChØ tiªu C¸ch x¸c ®Þnh n¨m 2008 n¨m 2007 Nî ph¶i tr¶ 1. HÖ sè nî 90,05 92,67 Tæng nguån vèn Nguån vèn chñ së h÷u 2. Tû suÊt tù tµi trî 9,95 7,33 Tæng nguån vèn TSC§ & §TDH 3. Tû suÊt ®Çu t• 10,77 10,29 Tæng nguån vèn Nguån vèn chñ së h÷u 4. Tû suÊt tù tµi trî 92,35 71,29 TSC§ TSC§ & §TDH + HÖ sè nî n¨m 2008 là 90,05% gi¶m so víi n¨m 2007 lµ 2,62%. Sè liÖu trªn cho biÕt trong n¨m 2007, cø 100® vèn doanh nghiÖp ®ang sö dông cã 92,67 ® vay nî cßn trong n¨m 2007 th× cø 100® vèn doanh nghiÖp sö dông cã 90,05 ® vay nî. HÖ sè nî gi¶m lµ do trong n¨m qua c«ng ty ®· huy ®éng thªm vèn CSH. MÆc dï hÖ sè nî cã gi¶m nh•ng gi¶m rÊt chËm. MÆt kh¸c hÖ sè nî cña c«ng ty vÉn cßn rÊt cao h¬n 90%. §iÒu nµy chøng tá c«ng ty ®ang chiÕm dông vèn rÊt nhiÒu. Trong n¨m tíi c«ng ty cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p nh• t¨ng vèn CSH, h¹n chÕ ®ivay nh»m c¶i thiÖn hÖ sè nî. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 57 -
  58. Khãa LuËn Tèt NghiÖp + Do hÖ sè nî gi¶m dÉn tíi tû suÊt tù tµi trî t¨ng trong n¨m 2008. Cô thÓ, tû suÊt tù tµi trî t¨ng tõ 7,33 % trong n¨m 2007 lªn 9,95% vµo n¨m 2008. §iÒu ®ã cã nghÜa lµ, trong n¨m 2007, cø 100® vèn sö dông cã 7,33® vèn chñ së h÷u cßn trong n¨m 2008 th× cø 100® vèn sö dông chØ cã 9,95® vèn chñ së h÷u. Trong c¶ hai n¨m, tû suÊt tµi trî ®Òu < 10% chøng tá møc ®é ®éc lËp cña doanh nghiÖp rÊt thÊp. Tuy nhiªn, mÆc dï tØ suÊt tù tµi trî rÊt thÊp nh•ng trong n¨m qua ho¹t ®éng SXKD cña c«ng ty vÉn mang l¹i LN. §iÒu nµy chøng tá c«ng ty sö dông vèn vay cã hiÖu qu¶. + Tû suÊt ®Çu t• dïng ®Ó ®¸nh gi¸ n¨ng lùc hiÖn cã cña doanh nghiÖp, ®¸nh gi¸ tr×nh ®é trang bÞ m¸y mãc thiÕt bÞ vµ c¬ së vËt chÊt kü thuËt cña doanh nghiÖp. Tû suÊt nµy vµo n¨m 2007 lµ 10,29%, ®Õn n¨m 2008 lµ 10,77%, tøc lµ t¨ng kh«ng ®¸ng kÓ so víi n¨m 2007. Tû suÊt ®Çu t• cña c«ng ty cßn thÊp. Trong nh÷ng n¨m tiÕp theo c«ng ty cÇn chó träng h¬n tíi viÖc ®Çu t• mua s¾m míi tµi s¶n cè ®Þnh vµ trang thiÕt bÞ, nh»m n©ng cao chÊt l•îng c¸c s¶n phÈm vµ dÞch vô cña c«ng ty. + Sè liÖu vÒ tû suÊt tù tµi trî TSC§ cho biÕt vèn chñ së h÷u cña doanh nghiÖp dïng trang bÞ TSC§ lµ bao nhiªu. Ta thÊy, tû suÊt tù tµi trî n¨m 2007 lµ 71,29%, t¨ng ®Õn 92,35% vµo n¨m 2008, ®ã lµ do vèn CSH t¨ng trong n¨m 2008. Tû suÊt tù tµi trî t¨ng thÓ hiÖn kh¶ n¨ng chñ ®éng tµi chÝnh cña C«ng ty cã xu h•íng t¨ng lªn. C¶ 2 n¨m C«ng ty ®Òu cã tû suÊt tù tµi trî nhá h¬n 100% chøng tá t×nh h×nh tµi chÝnh cña C«ng ty ch•a v÷ng vµng vµ lµnh m¹nh. 2.3 C¸c hÖ sè vÒ ho¹t ®éng: Trong kú, C«ng ty kinh doanh cã hiÖu qu¶ cao th× c«ng ty ®ã ®•îc gäi lµ ho¹t ®éng cã n¨ng lùc vµ ng•îc l¹i. ChÝnh v× vËy, ®¸nh gi¸ vÒ n¨ng lùc ho¹t ®éng cña c«ng ty thùc chÊt lµ ph©n tÝch hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh th«ng qua ph©n tÝch hiÖu qu¶ sö dông c¸c lo¹i vèn cña c«ng ty. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 58 -
  59. Khãa LuËn Tèt NghiÖp B¶ng 15: B¶ng ph©n tÝch c¸c chØ sè ho¹t ®éng ChØ tiªu c¸ch x¸c ®Þnh 2008 2007 Gi¸ vèn hµng b¸n 1. Sè vßng quay (vßng) 5,07 5,70 Hµng tån kho b×nh qu©n 360 ngµy 2.Sè ngµy mét vßng quay 71,01 63,15 (ngµy) Sè vßng quay hµng tån kho Doanh thu thuÇn 3.Vßng quay c¸c kho¶n 1,65 1,93 phải thu (vòng) Sè d• b×nh qu©n c¸c kho¶n ph¶i thu 360 ngµy 4.Kú thu tiÒn trung b×nh 218,55 186,51 (ngày) Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu Doanh thu thuÇn 5. Vßng quay vèn l•u 1,20 1,46 ®éng (vßng) Vèn l•u ®éng b×nh qu©n 6. Sè ngµy mét vßng quay 360 ngµy 298,88 247,32 (vßng) Vßng quay vèn l•u ®éng 7. Hiệu suất sử dụng Vốn DT Thuần 9,17 9,35 CĐ Vốn CĐ bình quân 8. Vßng quay toµn bé vèn Doanh thu thuÇn 1,08 1,27 (vßng) Vèn s¶n xuÊt b×nh qu©n + Sè vßng quay hµng tån kho & sè ngµy mét vßng quay hµng tån kho: Hµng tån kho lµ hµng ho¸ cã thÓ b¸n ra ®Ó t¹o doanh thu. Nã chiÕm tû träng lín vµ cã ¶nh h•ëng ®Õn viÖc t¨ng tèc ®é lu©n chuyÓn vèn l•u ®éng, tõ ®ã t¨ng n¨ng lùc ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty. Do vËy viÖc ph©n tÝch hµng tån kho th«ng qua chØ tiªu chØ sè vßng quay hµng tån kho lµ rÊt cÇn thiÕt vµ h÷u Ých. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 59 -
  60. Khãa LuËn Tèt NghiÖp So s¸nh gi÷a 2 n¨m 2008 vµ 2007 thÊy sè vßng quay hµng tån kho gi¶m, cô thÓ sè vßng quay cña hµng tån kho n¨m 2007 lµ 5,70 vßng, n¨m 2008 lµ 5,07 vßng. Sè vßng quay hµng tån kho t¨ng lµm cho sè ngµy 1 vßng quay hµng tån kho t¨ng 7,86 ngµy, chøng tá kh¶ n¨ng gi¶i phãng hµng tån kho chËm h¬n so víi n¨m 2007. C«ng ty cÇn t¨ng c•êng c¸c gi¶i ph¸p nh• tiÕp thÞ, marketing, qu¶ng c¸o ®Ó gi¶i phãng hµng tån kho, t¨ng kh¶ n¨ng thanh to¸n mét c¸ch h÷u hiÖu nhÊt. + Sè vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu vµ sè ngµy mét vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu: VÒ sè vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu cña n¨m 2007 lµ 1,93 vßng ®Õn n¨m 2008 lµ 1,65 vßng, tøc lµ ®· bÞ gi¶m ®i. §iÒu ®ã chøng tá tèc ®é thu håi c¸c kho¶n ph¶i thu gi¶m, doanh nghiÖp cÇn chó ý ®Õn c¸c kho¶n ph¶i thu h¬n n÷a v× nÕu kh«ng sÏ bÞ kh¸ch hµng chiÕm dông vèn vµ ®•¬ng nhiªn nh• vËy lµ qu¶n lý nî ch•a tèt. Do vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu gi¶m nªn kú thu tiÒn trung b×nh t¨ng.,C«ng ty cÇn ®•a ra c¸c biÖn ph¸p thÝch hîp ®Ó ®Èy nhanh tèc ®é thu håi nî nh»m t¨ng vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu vµ gi¶m kú thu tiÒn trung b×nh. 2.4. C¸c hÖ sè sinh lêi Bªn c¹nh viÖc xem xÐt hiÖu qu¶ kinh doanh cña vèn d•íi gãc ®é sö dông TSC§ vµ TSL§, ng•êi ph©n tÝch còng cÇn ph¶i xem xÐt c¶ hiÖu qu¶ sö dông d•íi gãc ®é sinh lêi. §©y lµ mét trong nh÷ng néi dung ph©n tÝch ®•îc c¸c nhµ ®Çu t•, nhµ tÝn dông quan t©m ®Æc biÖt v× nã g¾n liÒn víi lîi Ých cña hä c¶ vÒ hiÖn t¹i vµ t•¬ng B¶ng 16: B¶ng ph©n tÝch c¸c chØ sè sinh lêi §¬n vÞ: % ChØ tiªu C¸ch x¸c ®Þnh 2008 2007 Lîi nhuËn rßng x 100% 1. Tû suÊt doanh lîi doanh thu Doanh thu thuÇn 2,2 2,1 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 60 -
  61. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Lîi nhuËn rßng x 100% 2. Tû suÊt doanh lîi tæng vèn Tæng vèn bq 2,4 2,7 Lîi nhuËn rßng x100% 3. Tû suÊt doanh lîi vèn chñ së Vèn chñ së h÷u b×nh h÷u qu©n 27 30,5 + Tû suÊt doanh lîi doanh thu cña c«ng ty ph¶n ¸nh tÝnh hiÖu qu¶ cña qu¸ tr×nh ho¹t ®éng kinh doanh vµ lîi nhuËn do doanh thu tiªu thô s¶n phÈm ®em l¹i. Tû suÊt doanh lîi doanh thu n¨m 2008 t¨ng nhÑ so víi n¨m 2007. N¨m 2007 cø 100 ®ång doanh thu tham gia vµo kinh doanh th× t¹o ra ®•îc 2,1 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ, th× ®Õn n¨m 2008 cø 100 ®ång doanh thu t¹o ra ®•îc 2,2 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ. Tuy nhiªn tØ suÊt doanh lîi doanh thu cña c«ng ty cßn thÊp, lîi nhuËn c«ng ty cã ®•îc tõ doanh thu ch•a cao. Trong nh÷ng n¨m tíi c«ng ty cÇn cã c¸c biÖn ph¸p gi¶m chi phÝ nh»m n©ng cao tØ suÊt doanh lîi doanh thu. + Tû suÊt doanh lîi tæng vèn: Sù kÕt hîp gi÷a chØ tiªu tû suÊt doanh lîi doanh thu vµ vßng quay toµn bé vèn t¹o thµnh chØ tiªu tû suÊt doanh lîi tæng vèn. Tû suÊt doanh lîi tæng vèn trong n¨m 2007 lµ 2,7% cã nghÜa lµ cø 100 ®ång vèn b×nh qu©n ®•îc sö dông trong kú t¹o ra 2,7 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ. N¨m 2008, cø sö dông 100 ®ång vèn b×nh qu©n t¹o ra 2,4 ®ång lîi nhuËn sau thuÕ. Nh• vËy chÊt l•îng kinh doanh tÝnh b»ng lîi nhuËn cña c«ng ty gi¶m ®i so víi n¨m tr•íc. + N¨m 2007 tû suÊt doanh lîi vèn chñ së h÷u lµ 30,5% cßn n¨m 2008 lµ 2,7%. §iÒu nµy chøng tá hiÖu qu¶ sö dông vèn CSH cña c«ng ty gi¶m so víi n¨m ngo¸i. Ta thÊy doanh lîi vèn chñ së h÷u trong 2 n¨m ®Òu lín h¬n doanh lîi tæng vèn, ®iÒu ®ã chøng tá viÖc sö dông vèn vay lµ rÊt cã hiÖu qu¶. 3. Phân tích phương trình Dupont Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 61 -
  62. Khãa LuËn Tèt NghiÖp LNST LNST DT thuần ROA = Tổng TS = DT x Tổng TS bq bq thuần ROA (2007) = 2,1% x 1,27 = 2,7% ROA (2008) = 2,2% x 1,08 = 2,4% Như vậy ta thấy năm 2007 cứ 100 đồng tài sản mang về cho công ty 2,7 đồng LNST. Tỉ suất này năm 2008 lại giảm so với năm 2007, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm đi. Nguyên nhân là do vòng quay tổng vốn giảm so với năm trước. Công ty cần có những biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Tổng TS LNST Doanh thu LNST bq ROE = = x x Tổng TS Vốn CSH Doanh thu Vốn CSH bq Tổng TS = ROA x bq Vốn CSH ROE (2007) = 2,1% x 1,27 x 11,46 = 30,5% ROE (2008) = 2,2% x 1,08 x 11,42 = 27% Tỉ suất doanh lợi vốn chủ năm 2008 giảm so với năm 2007. Điều này chứng tỏ năm 2008, 1 đồng VCSH mang về cho công ty ít LNST hơn so với năm 2007. Hiệu quả sử dụng VCSH của công ty đang giảm đi, công ty cần đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng VCSH. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 62 -
  63. Khãa LuËn Tèt NghiÖp Phân tích phương trình Dupont năm 2008 Doanh lợi tổng vốn 2,4 % Doanh lợi DT 2,2% Nhân Vòng quay tổng vốn 1,08 LN ròng 2.041 tr DT thuần 93.084 tr DT thuần 93.084 tr Tổng vốn bq 86.394 tr Chia Chia Tổng CP 91.043 tr DT thuần 93.084 tr Trừ Vốn CĐ 9.115 tr Cộng Vốn LĐ 77,279 tr Gtr còn lại của Tiền 4.347 tr Giá Vốn 83.256 tr CP QLDN 2.672 tr TSCĐ 4.792 tr Phải thu ngắn Thuế TNDN 335 tr CP XDCB dở hạn 56.509 tr CP hoạt động TC dang 4.187 tr 4.780 tr TS dài hạn Hàng tồn kho khác 136 16.423 tr Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 63 -
  64. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 4. §¸nh gi¸ chung vÒ thùc tr¹ng tµi chÝnh t¹i Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất Bảng 17: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty Đơn STT Các chỉ tiêu 2008 2007 Chênh lệch vị 1 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,110 1,079 0,031 2 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,994 0,970 0,023 3 khả năng thanh toán nhanh Lần 0,091 0,014 0,077 4 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,497 1,407 0,090 5 VLĐ ròng (NWC) VNĐ -516.753.879 -2.147.539.230 1.630.785.351 6 Hệ số KPThu / KPTrả Lần 0,718 0,715 0,003 7 Hệ số nợ (%) 90,05 92,67 -2,62 8 Tỷ suất tự tài trợ (%) 9,95 7,33 2,62 9 Tỷ suất đầu tư (%) 10,77 10,29 0,48 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố 10 (%) 92,35 71,29 21,06 định 11 Số vòng quay hàng tồn kho vòng 5,07 5,70 -0,63 Số ngày một vòng quay hàng 12 ngày 71,01 63,15 7,86 tồn kho 13 Vòng quay các khoản phải thu vòng 1,65 1,93 -0,28 14 Kỳ thu tiền trung bình ngày 218,55 186,51 32,04 15 Vòng quay vốn lưu động vòng 1,20 1,46 -0,26 Số ngày một vòng quay vốn 16 ngày 298,88 247,32 51,56 lưu động 17 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (%) 9,17 9,35 -0,18 18 Vòng quay toàn bộ vốn vòng 1,08 1,27 -0,19 19 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (%) 2,2 2,1 0,1 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn 20 (%) 2,4 2,7 -0,3 (ROA) Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở 21 (%) 27 30,5 -3,5 hữu (ROE) Qua quá trình phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty có một số điểm nổi bật sau: Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 64 -
  65. Khãa LuËn Tèt NghiÖp - Hệ số nợ của công ty rất cao, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty còn kém, công ty không tự chủ được về tài chính. - Vòng quay toàn bộ vốn còn thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng cũng có những điểm cần phát huy : - Mặc dù khả năng thanh toán các khoản nợ con kém nhưng nó đang có xu hương được cải thiện. - Vốn cố định của công ty không lớn nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là tốt - Mặc dù vay nợ khá nhiều nhưng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tạo ra lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty là rất tốt. Trong năm vừa qua các hệ số về khả năng thanh toán có chiều hướng được cải thiện, công ty cần duy trì và pháp huy. Trong khi đó các hệ số về khả năng sinh lời lại có chiều hướng giảm sút, công ty cần có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 65 -
  66. Khãa LuËn Tèt NghiÖp PhÇn III: Mét sè biÖn ph¸p c¶i thiÖn t×nh h×nh tµi chÝnh t¹i c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ x©y l¾p hãa chÊt I. môc tiªu ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ x©y l¾p hãa chÊt Năm 2009, nước ta vẫn tiếp tục tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước sẽ sửa đổi và đưa ra nhiều chính sách tạo nhằm điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó nhà nước cũng sẽ đưa ra các chính sách tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nặng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đó là những điều kiện rất tốt để công ty phát huy khả năng và nắm bắt được những cơ hội của mình. Tuy nhiên công ty vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngày càng có nhiều các công ty nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp nặng của Việt Nam. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty sẽ phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc suy thoái nặng nề từ bắt đầu từ năm 2008. Nền kinh tế thế giới đi xuống đã làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam không còn nhanh như những năm trước. Căn cứ vào tiềm lực cũng như các khó khăn và thuận lợi mà công ty đang có, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh năm 2009 như sau: KÕ ChØ tiªu §VT ho¹ch 2009 Vèn ®iÒu lÖ Tr.® 10,000 Trong ®ã: 1 - Cæ phÇn Nhµ níc (51%) Tr.® 5,100 - C¸c cæ ®«ng kh¸c (49%) Tr.® 4,900 2 Gi¸ trÞ s¶n xuÊt kinh doanh Tr.® 113,000 Khèi lîng s¶n phÈm chñ yÕu 3 KÕt cÊu thÐp thiÕt bÞ phi tiªu chuÈn TÊn 4,800 Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 66 -
  67. Khãa LuËn Tèt NghiÖp 4 Tæng doanh thu Tr.® 106,000 5 Tæng chi phÝ Tr.® 102,820 6 Lîi nhuËn tríc thuÕ Tr.® 3,180 C¸c kho¶n nép ng©n s¸ch: 7 - ThuÕ VAT Tr.® 4,081 - ThuÕ TNDN Tr.® 445 8 Lîi nhuËn sau thuÕ Tr.® 2,735 (Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường) II. mét sè biÖn ph¸p c¶i thiÖn t×nh h×nh tµi chÝnh t¹i c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ x©y l¾p hãa chÊt 1. Biện Pháp 1: Tăng doanh thu * Cơ sở đưa ra biện pháp Việc tăng doanh thu và lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năng lực sản xuất của công ty trong năm qua còn hạn chế, nhiều khi năng lực sản xuất còn chưa đáp ứng hết được số lượng đơn đặt hàng vì vậy công ty đã bỏ lỡ một số đơn đặt hàng. Việc năng lực sản xuất còn hạn chế tạo ra ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của công ty. Nguyên nhân của tình trạng trên là do dây chuyền sản xuất đã xuất hiện một số hỏng hóc vì vậy năng lực sản xuất cảu công ty bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng này công ty cần thường xuyên sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất. Từ đó năng lực sản xuất của công ty sẽ được cải thiện, công ty đáp ứng được nhiều đơn hàng hơn, doanh thu sẽ tăng lên. Những năm gần đây do sự bùng nổ về lĩnh vực Khoa học - Kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, nhu cầu sử dụng và giao tiếp qua mạng Internet đang tăng lên một cách mạnh mẽ. Nhờ có Internet không gian và khoảng cách giữa các quốc gia với nhau, giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng không ngừng được thu hẹp. Hiện nay xu hướng quảng cáo, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp trên mạng toàn cầu đang Sinh Viªn: §ç Minh Hµ - QT902N - 67 -