Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia - Phạm Thị Hằng Nga

pdf 74 trang huongle 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia - Phạm Thị Hằng Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap_nham_cai_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia - Phạm Thị Hằng Nga

  1. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia LỜI MỞ ĐẦU Dù cho doanh nghiệp đƣợc tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, hiệu quả quản lý tài chính là một vấn đề trọng tâm quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể nói là một tập hợp khái niệm, phƣơng pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kinh tế. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng quản lý vốn mà còn quan trọng đối với rất nhiều đối tƣợng có liên quan khác, nhằm đƣa ra quyết định tài trợ chính xác. Chính vì vậy mà việc phân tích tài chính là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp có thể nhận ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những biện pháp khắc phục để tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Do tính quan trọng của phân tích tài chính và thực tế nghiên cứu, tìm hiểu ở công ty Cổ phần Vũ Gia, em đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài: “Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại CT CP Vũ Gia”. Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần: Phần I : Lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính tại doanh nghiệp Phần II : Phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Vũ Gia Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia Em xin chân thành cảm ơn Hải Phòng, ngày tháng năm Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 1
  2. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 1.1 Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các họat động liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dƣới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. * Các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, đƣợc thể hiện qua việc Nhà nƣớc cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế và lệ phí v.v Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác nhƣ quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tƣ vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tƣ, hàng hóa và các dịch vụ khác. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, đƣợc thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lƣơng, tiền công và thực hiện các khoản tiền thƣởng, tiền phạt với công nhân của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 2
  3. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp đƣợc hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đƣa ra đƣợc những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả. 1.2.2 Vai trò cuả quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong họat động kinh doanh hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt họat động sản xuất kinh doanh của doanh ghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 3
  4. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 1.2.3 Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp thƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:  Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh.  Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.  Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiêp.  Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.  Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa tài chính. 1.2.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó do ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố nhƣ: Sự khác biệt về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4.1 Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành, ở nƣớc ta hiện có các lọai hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hƣởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp nhƣ việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận. 1.2.4.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hƣởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hƣởng đó biểu hiện: Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 4
  5. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Tính chất ngành kinh doanh Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh 1.2.4.3 Môi trường kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh nhất định. Môi trƣờng kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính. Xem xét tác động của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:  Sự ổn định của nền kinh tế;  Giá cả thị trƣờng, lãi suất và tiền thuế;  Sự cạnh tranh trên thị trƣờng và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;  Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp;  Sự họat động của thị trƣờng tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 2.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Các đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đƣa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau: Đối với nhà quản lý: là ngƣời trực tiếp quản lý, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 5
  6. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:  Đánh giá hoạt động theo chu kỳ quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán  Hƣớng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hƣớng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp nhƣ: quyết định về đầu tƣ, tài trợ, phân phối lợi nhuận  Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho dự đoán tài chính.  Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư: để đánh giá doanh nghiệp và ƣớc đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh. Đối với người cho vay: xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: giúp họ định hƣớng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc đƣợc phân công, đảm nhiệm. Đối với cơ quan nhà nước: giúp nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn nhắm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Đối với công ty kiểm toán: giúp công ty kiểm toán kiểm tra đƣợc tính hợp lý trung thực của các số liệu, phát hiện đƣợc những sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính. 2.3 Chức năng của phân tích tài chính Để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tƣợng tùy mục tiêu quan tâm mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Phân tích tài chính doanh nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng: chức năng đánh giá, chức năng dự đoán, chức năng điều chỉnh. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 6
  7. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp, ngƣời ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phƣơng pháp khác nhau trong hệ thống các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tƣơng lai. Từ đó giúp các đối tƣợng đƣa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tƣợng. Các phƣơng pháp thƣờng sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp: 2.4.1 Phương pháp so sánh Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng phƣơng pháp so sánh: 2.4.1.1 Điều kiện so sánh Phải tồn tại ít nhất 2 đại lƣợng (2 chỉ tiêu) Các đại lƣợng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh đƣợc. Đó là sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng. 2.4.1.2 Xác định gốc so sánh Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích. Gốc so sánh có thể xác định tại thời điểm cũng có thể xác định trong từng kỳ. Cụ thể: Khi xác định xu hƣớng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh đƣợc xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trƣớc, một kỳ trƣớc hoặc hàng loạt kỳ trƣớc. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trƣớc, giữa kỳ này với kỳ trƣớc, năm nay với năm trƣớc Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành phân tích thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 7
  8. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh đƣợc xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. 2.4.1.3 Kỹ thuật so sánh Kỹ thuật so sánh thƣờng đƣợc sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng tƣơng đối So sánh bằng tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng tƣơng đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %. 2.4.1.4 Hình thức so sánh So sánh theo chiều dọc: là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kỳ khác nhau. 2.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cƣơng tài chính trong các mối quan hệ tài chính. Phƣơng pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu đƣợc hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tiếp hoặc gián đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Thông thƣờng bao gồm 4 nhóm sau: 1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 2. Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ 3. Nhóm chỉ số về họat động 4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 2.4.3 Phương pháp Dupont Dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn) và ROE (tỷ suất lợi nhuận Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 8
  9. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia trên vốn chủ). 2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 2.3.1 Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán đƣợc phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập nhƣ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 - DN Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : mẫu B02 - DN Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ : mẫu B03 - DN Thuyết minh báo cáo tài chính : mẫu B09 - DN 2.3.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2.3.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) * Kết cấu của Bảng cân đối kế toán Kết cấu của Bảng cân đối gồm 2 phần chính: Phần tài sản và phần nguồn vốn Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 9
  10. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Phần tài sản: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại 1 thời điểm. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các lọai tài sản đi thuê đƣợc sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cƣợc Căn cứ vào tính chu chuyển của tài sản, Bảng cân đối kế toán chia thành hai loại A và B Lọai A: Tài sản ngắn hạn Lọai B: Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thƣờng là dƣới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện giá trị của các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá đƣợc quy mô, kết cấu đầu tƣ vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiêp xây dựng đƣợc một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện tổng số vốn kinh doanh không thay đổi. Phần nguồn vốn: gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn cũng đƣợc chia thành 2 lọai A và B Loại A: Nợ phải trả Lọai B: Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả : phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ ngƣời bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 10
  11. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho lƣợng tài sản của doanh nghiệp trong họat động kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Thông qua các chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết cấu từng nguồn vốn đƣợc sử dụng trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp * Phân tích bảng cân đối kế toán Phân tích cơ cấu tài sản Khi phân tích kết cấu tài sản cần chú ý một số vấn đề sau đây:  Xác định tổng số tài sản đầu năm và cuối năm; so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối  Tính toán tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng số của đầu năm và cuối năm; so sánh tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm  Khi đánh giá, nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trƣờng và giai đoạn phát triển của nền kinh tế Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 11
  12. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm Theo quy so với đầu mô chung Đầu Cuối Chỉ tiêu năm (%) năm năm Số Đầu Cuối % tiền năm năm A. Tài sản ngắn hạn I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền II.Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác B.Tài sản dài hạn I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tƣ IV.Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Phân tích cơ cấu nguồn vốn Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần lƣu ý một số vấn đề sau:  Tính toán tỷ trọng từng nguồn vốn ở thời điểm đầu năm và cuối năm, so sánh tỷ trọng này giữa số cuối kỳ với số đầu năm  Khi đánh giá, nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trƣờng và giai đoạn phát triển của nền kinh tế Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 12
  13. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối với đầu năm chung (%) Chỉ tiêu năm năm Đầu Cuối Số tiền % năm năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với ngƣời quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết đƣợc sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lƣu động nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. 2.3.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau : Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 13
  14. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần đƣợc phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động.Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tƣơng ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Cuối năm Theo quy so với đầu mô chung Đầu Cuối Chỉ tiêu năm (%) năm năm Số Đầu Cuối % tiền năm năm Doanh thu BH và cung cấp DV Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần vế BH và cung cấp DV Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV Doanh thu họat động tài chính Chi phí tài chính Chi phí BH Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 14
  15. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ họat động kinh KD Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trƣớc thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế 2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu báo cáo tài chính chƣa lột tả hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau, có hệ số tài chính khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các hệ số tài chính không giống nhau. Do đó, ngƣời ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trƣng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 2.3.3.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Đây là những chỉ tiêu đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm nhƣ các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, nhà cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu Họ luôn đặt ra câu hỏi: hiện nay doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không? a, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát (T1) = Tổng nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không. Trong trƣờng hợp xấu nhất, nếu trị số chỉ tiêu này = 1, các chủ nợ vẫn đảm bảo thu hồi đƣợc nợ vì số tài sản đang tồn tại, số tài sản mà doanh nghiệp đang có có thể bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán nói chung. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 15
  16. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, doanh nghiệp càng có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Ngƣợc lại, trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ. Trên thực tế, mặc dầu lƣợng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhƣng khi nợ đến hạn trả, nếu không đủ tiền và tƣơng đƣơng tiền, các doanh nghiệp cũng không bao giờ đem bán các tài sản khác để trả nợ. Do đó, thông thƣờng trị số của chỉ tiêu này ≥ 2, các chủ nợ mới có khả năng thu hồi đƣợc nợ khi đáo hạn. b, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (T2) = Tổng nợ ngắn hạn Nếu T2 ≥ 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thƣờng hoặc khả quan. Nếu T2 < 1 doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên không phải hệ số này càng cao càng tốt, vì khi đó có một lƣợng TSCĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, bộ phận này không vận động, không sinh lời. Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán hiện thời phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. c, Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSLĐ trƣớc khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tƣ, hàng hóa chƣa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 16
  17. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia các lọai vật tƣ hàng hóa và đƣợc xác định theo công thức: TS ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (T3) = Tổng nợ phải trả Nếu T3 ≥ 1 doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh Nếu T3 < 1 doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thƣờng mà chƣa đủ để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn không. Vì thế, các nhà phân tích lại tiếp tục xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”. Hệ số này cho biết,với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Tiền+ các khoản tƣơng đƣơng tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn d, Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp của cả ba loại họat động (hoạt động kinh doanh thông thƣờng, hoạt động tài chính và bất thƣờng) sau khi đã trừ đi chi phí kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số này cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có bù đắp lãi vay phải trả không. LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 17
  18. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 2.3.3.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư a, Hệ số nợ Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nhƣng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi, vì đƣợc sử dụng một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng vốn nhỏ, và các nhà tài chính sử dụng nó nhƣ một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. b, Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Tỷ suất này cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tƣ dài hạn là bao nhiêu Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100 TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ đƣợc tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn. c, Tỷ suất đầu tƣ Tỷ số này phản ánh doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành tài sản lƣu động, còn bao nhiêu để đầu tƣ vào tài sản cố định. TSCĐ và đầu tƣ dài hạn Tỷ suất đầu tƣ vào = x 100 tài sản dài hạn Tổng tài sản Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 18
  19. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. d, Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài sản dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần đƣợc trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suât này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 2.3.3.3 Nhóm chỉ số về hoạt động Nhóm chỉ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các tài sản khác nhau. a, Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định theo công thức: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 19
  20. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia b, Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ Số ngày của một vòng quay = hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho (Qui ƣớc: 1 năm 360 ngày, 1 quý 90 ngày) c, Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và đƣợc xác định theo công thức Doanh thu tiêu thụ sphẩm Vòng quay các khoản = phải thu của khách hàng Số dƣ bình quân các khoản phải thu của khách hàng Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách) d, Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, và ngƣợc lại. Kỳ thu tiền đƣợc xác định theo công thức: 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn, mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp nhƣ: mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. e, Vòng quay vốn lƣu động Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 20
  21. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Vòng quay vốn lƣu động phản ánh trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động bình quân = Vốn lƣu động bình quân f, Số ngày một vòng quay vốn lƣu động Số ngày một vòng quay vốn lƣu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày một vòng quay = vốn lƣu động Số vòng quay vốn lƣu động g, Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lƣờng việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả nhƣ thế nào. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân h, Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tƣ. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân 2.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời Các chỉ số sinh lời luôn đƣợc các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả họat động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định tài chính trong tƣơng lai. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 21
  22. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia a, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. LNtt (LNst) Tỷ suất lợi nhuận (trƣớc hoặc sau = x 100 thuế) trên doanh thu Doanh thu thuần b, Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động và sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. LNtt và lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản = x 100 Giá trị tài sản bình quân c, Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn LNtt(LNst) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = x 100 (ROA) Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu đo lƣờng mức sinh lợi của đồng vốn d, Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Công thức xác định nhƣ sau: LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE) = x 100 Vốn CSH bình quân 2.3.4 Phân tích phương trình Dupont Phƣơng pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các tỷ số tài chính.Trƣớc hết, doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có bằng tỷ Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 22
  23. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia số lợi nhuần thuần trên toàn bộ tài sản có. LNst LNst Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Công thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 23
  24. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Sơ đồ phương trình Dupont Doanh lợi tổng vốn Doanh lợi DT Vòng quay tổng vốn Lợi nhuận DT thuần DT thuần Tổng vốn DT thuần Tổng chi phí VCĐ VLĐ Tiền và Chi phí Giá trị Giá vốn tƣơng quản lý DN còn lại đƣơng tiền của TSCĐ Chi phí Lãi vay Đầu tƣ BH tàichính Thuế thu ngắn hạn Đầu tƣ nhập tài chính dài hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho TS ngắn hạn khác Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 24
  25. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA 1. Khái quát về công ty cổ phần Vũ Gia 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vũ Gia Công ty cổ phần Vũ Gia Địa chỉ: 46 Trần Nhân Tông - Quán Trữ - Kiến An - Hải Phòng Điện thoại: 84.031.3778778 - 3778888 Fax: 84.031.3778730 Email: taxivugia@taxivugia.com Công ty cổ phần Vũ Gia đƣợc thành lập ngày 25/12/2002 là một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Tuy mới họat động đƣợc hơn ba năm với số vốn điều lệ là 40 tỷ nhƣng công ty cổ phần Vũ Gia đã không ngừng đầu tƣ và phát triển. Với số lƣợng xe ban đầu là 32 xe, giai đoạn hai: 15 xe Lanos và 5 xe Zace, giai đoạn ba: 15 xe Matiz SE xanh, giai đoạn bốn: 10 xe Matiz SE bạc. Tổng số công ty đã đầu tƣ 77 xe với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với xu thế hiện đại và tiện lợi cho khách hàng. Hiện nay Taxi Vũ Gia - 3.778.778 đang tự hào là đơn vị dẫn đầu trong làng taxi Hải Phòng cả về chất lƣợng phục vụ và chất lƣợng xe, với các chủng loại xe phong phú và đa dạng nhƣ: Deawo Matiz SE: 90 xe, 20 xe Toyota Vios G, 20 xe Toyota Vios Limo, 15 xe Honda Civic " Thế hệ mới", 10 xe Toyota Innova và 7 xe Toyota Zace. Đặc biệt công ty còn có một số chủng loại xe VIP không dán tem, số điện thoại đáp ứng tất cả sự mong đợi của khách hàng khó tính nhất, Qúy khách sẽ hoàn toàn thoải mái nhƣ đang tận hƣởng cuộc sống trên chiếc xe của chính mình. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Vũ Gia còn có một hệ thống phủ rộng khắp Thành Phố để đón tiếp khách hàng ở bất kì nơi đâu, bất kì thời điểm nào một các “ nhanh nhất” đảm bảo tiết kiệm thời gian tới mức tối đa cho khách hàng. Trụ sở chính: số 46 Trần Nhân Tông - Quán Trữ - Kiến An - Hải Phòng. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 25
  26. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Với số lƣợng xe nhƣ trên công ty lần lƣợt mở thêm 4 chi nhánh nữa trong toàn thành phố: Chi nhánh số 1 đặt tại Quán Toan Chi nhánh số 2 đặt tại đƣờng đi Đồ Sơn Chi nhánh số 3 đặt tại số 9 Hoàng Diệu Chi nhánh số 4 đặt tại Ruồn 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia là Taxi vận chuyển hành khách, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với hai phƣơng thức là thanh toán ngay và thanh toán trả sau (thanh toán bằng séc). 1.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ đầu tiên của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho cổ đông đồng thời trên cơ sở đảm bảo an toàn lao động. Công ty có nhiệm vụ phát triển nguồn vốn, quản lý kinh doanh tốt nhằm đem lại lợi nhuận, tái bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập vào Ngân sách Nhà nƣớc. Không ngừng mở rộng nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống giao thông công cộng, phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân địa phƣơng và các vùng lân cận. Đem lại công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động góp phần cải thiện đời sống ngƣời lao động. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 26
  27. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 1.3 Cơ cấu tổ chức 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Vũ Gia HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN QUẢN TRỊ PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐỘI KẾ TOÁN ĐIỀU THANH PHƢƠNG NGŨ TÀI HÀNH TRA TIỆN LÁI XE CHÍNH 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc chào bán của từng lọa Quyết định giải pháp phát triển thị trƣờng Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và ngƣời quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Quyết định mức lƣơng và lợi ích khác của những ngƣời quản lý. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 27
  28. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và ngƣời quản lý khác trong điều hành công việc hàng ngày của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Một số chức năng nhiệm vụ khác do Luật doanh nghiệp quy định. 2. Giám đốc Là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Các quyền và nhiệm vụ của Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty. Kiến nghị phƣơng án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Quyết định lƣơng và phụ cấp (nếu có) đối với ngƣời lao động trong công ty kể cả ngƣời quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc Tuyển dụng lao động. Các quyền và quy định khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị 3. Phòng tài chính kế toán Thu, chi, lập báo cáo về tình hình kinh doanh trong ngày, tuần, tháng, quý, năm. Thu hồi nợ của khách hàng và lái xe. Tổng kết báo cáo kịp thời các biến động trong kinh doanh với lãnh đạo công ty. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 28
  29. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Lập biểu theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Báo cáo thuế;báo cáo Doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm. 4. Phòng điều hành Trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, sau đó điều động phƣơng tiện phù hợp để phục vụ khách hàng càng nhanh càng tốt Giữ liên lạc 2 chiều với khách hàng để kiểm tra lái xe của công ty phục vụ khách hàng nhƣ thế nào. Đảm bảo thông tin 2 chiều luôn thông suốt giữa phòng điều hành và các nhân viên lái xe để kịp thời xử lý các tình huống bất trắc xảy ra nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Ghi chép đầy đủ, chi tiết từng cuốc khách hàng trong ngày, tuần, tháng và các sự cố xảy ra trong từng ca làm việc. 5. Phòng phƣơng tiện Trực tiếp khai thác phƣơng tiện, đảm bảo tối đa số lƣợng phƣơng tiện đƣa và họat động kinh doanh. Kịp thời báo cáo cho cấp trên biết về những vấn đề, sự cố nảy sinh trong quá trình khai thác kinh doanh trên phƣơng tiện để có phƣơng hƣớng xử lý, khắc phục. 6. Phòng thanh tra Thanh tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế kinh doanh trong họat động sản xuất kinh doanh của công ty của từng cán bộ, nhân viên trong công ty Phản ánh kịp thời với lãnh đạo những vấn đề nảy sinh trong việc chấp hành nội quy, quy chế của công ty. Tạo ý thức kỷ luật cao trong lao động. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành họat động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. 7. Đội ngũ lái xe Là lực lƣợng trực tiếp khai thác phƣơng tiện và tiếp xúc với khách hàng có nhiệm vụ đƣa đón khách hàng nhanh chóng, an toàn, lịch sự. Vì thế đội ngũ lái Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 29
  30. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia xe phải thƣờng xuyên trau dồi kỹ năng lái xe an toàn, thái độ phục vụ khách hàng thông qua những khóa huấn luyện thƣờng xuyên của công ty Ngoài ra chính vì trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên đội ngũ lái xe là những ngƣời trực tiếp nghe đƣợc ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của công ty. Họ là ngƣời cung cấp thông tin lớn của khách hàng về công ty. 1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 1.4.1 . Thuận lợi Khách hàng ngày càng yêu thích dịch vụ taxi hơn do mức độ an toàn, thoải mái, thời gian Có nhiều chi nhánh trải rộng ở Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở các khu vực đông dân cƣ nhu cầu đi lại cao nhƣ: Kiến An, Quán Toan, Kiến Thụy Ban lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm, có đầu óc sáng tạo, tính quyết đoán cao đƣa ra các quyết định về kế hoạch chiến lƣợc phù hợp với tình hình của công ty. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động sáng tạo. 1.4.2. Khó khăn Hiện nay nhu cầu đi lại của ngƣời dân ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở mức độ an toàn, nhanh, rẻ mà còn phải thoải mái. Thấu hiểu đƣợc tâm lý chung này của khách hàng, hàng lọat các hãng taxi ra đời với những chiến lƣợc kinh doanh riêng của mình để thu hút đƣợc tối đa lƣợng khách hàng. Chỉ tính riêng ở Hải Phòng hiện nay đã có hơn 30 hãng taxi, họat động trên khắp các địa bàn ở Hải Phòng. Chính sự tác động của các yếu tố bên ngoài của môi trƣờng và các yếu tố bên trong đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với bản thân mỗi doanh nghiệp Taxi Vũ Gia mặc dù là một trong hãng taxi lớn nhất tại Hải Phòng, tuy vậy hãng cũng gặp phải một số khó khăn trƣớc mắt * Về khách quan Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 30
  31. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tất yếu tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế đặc biệt là kinh doanh dịch vụ, phải thƣờng xuyên chú trọng về tính cạnh tranh của loại hình dịch vụ do mình cung cấp. Sự ra đời của các hãng taxi trong địa bàn Thành phố với số vốn lớn, trình độ quản lý cao, số lƣợng xe nhiều và tốt. Đây là thách thức không nhỏ đối với công ty cổ phần Vũ Gia Ngoài ra giá nhiên liệu ngày càng tăng cao và có nhiều biến động cộng thêm tình hình lạm phát hiện nay của nền kinh tế cũng khiến cho Công ty phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn trong việc cân đối giữa lợi nhuận và sự phát triển của công ty, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao, sửa chữa phƣơng tiện, chi phí tiền lƣơng, tiền phúc lợi cho nhân viên và lái xe với giá cƣớc dịch vụ cạnh tranh nên không thể nâng cao tùy ý đƣợc. * Về chủ quan Taxi Vũ Gia đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong làng taxi nhƣ: Taxi Mai Linh, taxi Trung Kiên, taxi Đất Cảng Các hãng taxi khác đang đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh rất bài bản và một lọat các họat động Marketting đang diễn ra rầm rộ trong thời gian gần đây trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng Do đặc thù của địa bàn rộng, đòi hỏi của khách hàng ở từng địa bàn khác nhau. Số lƣợng xe dàn mỏng gây không ít khó khăn cho quản lý, cán bộ nhân viên gặp khó khăn trong việc đi làm, việc điều hành và kiểm soát trên mạng thông tin nội bộ của công ty cũng bị hạn chế. Cũng do việc chạy rỗng (không khách) kéo theo chi phí xăng dầu, hao mòn làm cho việc bảo quản bảo dƣỡng giữ gìn phƣơng tiện cũng tốn kém hơn. 2. Các hoạt động của công ty 2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty. Từ khi thành lập cho tới nay Công ty tiến hành kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách bằng Taxi đã không ngừng mở rộng và lớn mạnh. Cho tới Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 31
  32. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia nay công ty vẫn đang hoạt động hiệu quả dƣới loại hình kinh doanh dịch vụ của mình. 2.1.1 Phương tiện kinh doanh Hiện công ty có 164 xe ôtô phục vụ hoạt động kinh doanh, trong đó: Bảng 4: Số lượng các loại xe của công ty năm 2009 ĐVT: chiếc Loại xe Số lượng Matiz 50 Chevrolet 73 Honda Civic 11 Vios 23 Innova 3 Zace 4 (Nguồn: Phòng phương tiện công ty cổ phần Vũ Gia) Năm 2009 công ty đầu tƣ mua mới 60 xe chevrolet, năm 2008 mua sắm mới toàn bộ xe Vios và Honda Civic. Bảng 5: Lượng xe phân cho các chi nhánh ĐVT: chiếc Chi nhánh Số lượng xe Công ty 52 CN 1 Quán Toan 43 CN2 Đồ Sơn 21 CN 4 Hoàng Diệu 33 CN 5 Ruồn 15 (Nguồn: Phòng phương tiện công ty cổ phần Vũ Gia) Tại công ty và chi nhánh Quán toan thƣờng có lƣợng khách hàng lớn nên có lƣợng xe kinh doanh lớn, chi nhánh Ruồn mới mở nên có lƣợng xe ít nhất. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 32
  33. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 2.1.3 Công tác đầu tư mở rộng công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng Công ty tiến hành thanh lý xe cũ và đầu tƣ xe mới để phù hợp với thị hiếu khách hàng. Xây dựng lại các văn phòng đại diện ở các khu vực khác nhau để mở rộng địa bàn rộng cho xe hoạt động. 2.3 Phân tích tài chính công ty cổ phần Vũ Gia 2.3.1 Phân tích thông qua Bảng cân đối kế toán 2.3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối tài sản theo chiều dọc Bảng 6: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều dọc Đvt:đồng Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm Năm 2009 2008 A. Tài sản ngắn hạn 1,986,379,960 5,341,392,151 13.34 8.14 I. Tiền và các khoản tƣơng 1,306,239,630 2,840,501,252 53.18 65.76 đƣơng tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu 252,141,134 1,284,642,134 24.05 12.69 IV. Hàng tồn kho 266,677,657 359,794,482 6.74 13.43 V.Tài sản ngắn hạn khác 161,321,539 856,444,283 16.03 8.12 B. Tài sản dài hạn 22,424,926,186 34,684,727,831 86.66 91.86 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 18,852,053,595 28,400,649,948 81.88 84.07 III. Bất động sản đầu tƣ 3,572,872,591 6,284,077,883 18.12 15.93 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 24,411,306,146 40,026,119,982 100 100 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 33
  34. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Qua bảng trên ta thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng cụ thể: Năm 2008 tài sản ngắn hạn chiếm 8.14% trong tổng tài sản, năm 2009 tăng lên là 13.34% trong tổng tài sản. Trong đó: - Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền giảm từ 65.76% năm 2008 xuống còn 53.18% năm 2009 trong tài sản ngắn hạn. - Các khoản phải thu tăng từ 12.69% năm 2008 lên 24.05% năm 2009, tăng 11.36% trong tài sản ngắn hạn. Nhận thấy tỉ trọng của các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn lớn hơn tỉ trọng của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Điều này chứng tỏ rằng số tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền mà công ty có là thấp hơn so với các khoản phải thu. Các khoản phải thu chủ yếu ở đây là khách hàng đi séc, có thể thấy rằng lƣợng khách hàng đi séc ngày càng tăng - Hàng tồn kho giảm từ 13.43% trong năm 2008 xuống còn 6.74% năm 2009 - Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 là 8.12% đến năm 2009 là 13.03% trong tài sản ngắn hạn. Cơ cấu tài sản dài hạn trong tổng tài sản có xu hƣớng giảm. Năm 2008 tài sản dài hạn chiếm 91.86% trong tổng tài sản, đến năm 2009 tỷ lệ này là 86.66%. Có nguyên nhân này là do: - Cơ cấu tài sản cố định trong tài sản dài hạn giảm từ 84.07% năm 2008 xuống còn 81.88% năm 2009 - Cơ cấu bất động sản đầu tƣ trong tài sản dài hạn tăng, năm 2008 là 15.93% sang năm 2009 là 18.12%. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 34
  35. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản công ty cổ phần Vũ Gia năm 2008 8.14% 91.86% A. Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn Năm 2008 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản công ty cổ phần Vũ Gia năm 2009 13.34% 86.66% A. Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn Năm 2009 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Qua 2 biểu đồ nhận thấy trong 2 năm thì tài sản dài hạn của công ty đều chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản, còn tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh cần đầu tƣ nhiều vào phƣơng tiện và xây dựng cơ sở vật chất dẫn đến tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của công ty. 2.3.1.2 Phân tích cơ cấu diễn biến tài sản trong Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang Qua bảng phân tích, ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2009 tăng 15,614,813,836 đồng (tƣơng ứng 63.97%) so với năm 2008. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 35
  36. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Tổng tài sản của công ty tăng lên chủ yếu do tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn tăng. Tài sản dài hạn của công ty năm 2009 là 34,684,727,831đồng, tăng 12,259,801 ,645 đồng (tƣơng ứng54.67% ) so với năm 2008 Tài sản cố định của công ty trong giai đoạn 2008-2009 đã tăng thêm gần 10 tỷ đồng. Điều này là do công ty đã đầu tƣ mua thêm xe mới, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất. Các khoản phải thu dài hạn của công ty là không hề có, điều này là tƣơng đối tốt, vì công ty không bị chiếm dụng vốn. Năm 2009 tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng 3,355,012,191 đồng (tƣơng ứng 168.9%) so với năm 2008. Chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty tăng rất nhanh chỉ trong giai đoạn 2008-2009 mà tốc độ tăng đã gần 200%. Mặc dù tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chiếm tỷ lệ không cao nhƣng tốc độ tăng của nó là một điều đáng mừng. Trong tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 1,534,261,622 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 117.46% so với năm 2008. Có kết quả này là do năm 2009 công ty đầu tƣ mua sắm thêm phƣơng tiện, nâng cao số lƣợng khách hàng dẫn đến doanh thu của công ty tăng lên. Hàng tồn kho của công ty trong tài sản ngắn hạn tăng 93,116,825 đồng so với năm 2008 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 34.92%. Do đầu tƣ mua sắm thêm phƣơng tiện dẫn đến công ty phải mua sắm thêm phụ tùng thay thế. Việc gia tăng giá trị của hàng tồn tuy không phải là không tốt vì hàng tồn kho tăng chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh diễn ra tốt, mức độ hoạt động của phƣơng tiện là cao tuy nhiên nếu hàng tồn kho quá cao thì lại không phải là một điều tốt vì nó thể hiện tình trạng của xe không tốt hoặc công tác bảo trì, bảo dƣỡng xe không tốt. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 36
  37. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 7: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều ngang Đvt: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 1,986,379,960 5,341,392,151 3,355,012,191 168.9 I. Tiền và các khoản tƣơng 1,306,239,630 2,840,501,252 1,534,261,622 117.46 đƣơng tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu 252,141,134 1,284,642,134 1,032,501,000 409.49 IV. Hàng tồn kho 266,677,657 359,794,482 93,116,825 34.92 V.Tài sản ngắn hạn khác 161,321,539 856,444,283 695,122,744 430.89 B. Tài sản dài hạn 22,424,926,186 34,684,727,831 12,259,801,645 54.67 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 18,852,053,595 28,400,649,948 9,548,596,353 50.65 III. Bất động sản đầu tƣ 3,572,872,591 6,284,077,883 2,711,205,292 75.88 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 24,411,306,146 40,026,119,982 15,614,813,836 63.97 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) 2.3.1.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc Trong tổng nguồn vốn của công ty thì vốn vay chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn và có xu hƣớng giảm và ít hơn vốn chủ. Giai đoạn năm 2008 – 2009, vốn vay giảm từ 57.68% xuống 49.28%. Cụ thể năm 2008, nợ phải trả chiếm 57.68% tổng nguồn vốn, năm 2009 chiếm 49.28%. Qua 1 năm, nợ phải trả của công ty đã giảm đi 8.4% trong tổng nguồn vốn, điều này thể hiện công ty đã đi vay ít Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 37
  38. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia hơn. Tuy nhiên mức độ giảm chƣa cao, công ty cần có biện pháp làm giảm các khoản nợ phải trả. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, sự thay đổi về tỷ trọng của nợ phải trả là do sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cụ thể nhƣ sau: Nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 chiếm 6.84% trong nợ phải trả, năm 2009 chiếm 2.03% giảm 4.81%. Công ty đã thanh toán đƣợc một phần nào đó trong số khoản nợ ngắn hạn nhƣ: ngƣời bán, trả lƣơng công nhân viên, các khoản thuế phải nộp Nhà nƣớc Nợ dài hạn của công ty năm 2008 chiếm 93.16%, năm 2009 chiếm 97.97% trong nợ phải trả, tăng 4.81%. Nợ dài hạn của công ty chiếm một tỷ lệ rất cao, chứng tỏ công ty chiếm dụng đƣợc vốn từ bên ngoài. Đây có thể là một chiến lƣợc của công ty chăng hay đây lại là một trong những khe hở tài chính của công ty, nó thể hiện khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là tƣơng đối thấp. Ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì chiếm gần 50% là nợ phải trả, điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao, vẫn còn phụ thuộc vào bên ngoài. Bảng 8: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều dọc Đvt: đồng Tỷ trọng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm Năm 2009 2008 A. Nợ phải trả 14,079,621,500 19,726,119,980 49.28 57.68 I. Nợ ngắn hạn 963,400,540 399,954,936 2.03 6.84 II. Nợ dài hạn 13,116,220,960 19,326,165,046 97.97 93.16 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,331,684,646 20,300,000,000 50.72 42.32 I. Vốn chủ sở hữu 10,331,684,646 20,300,000,000 100 100 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 24,411,306,146 40,026,119,982 100 100 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 38
  39. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 42.32% năm 2008 sau đó tăng lên 50.72% trong năm 2009. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì chiếm 100% là vốn chủ sở hữu, còn nguồn kinh phí và quỹ khác của công ty không chiếm tỷ lệ nào, hay nói cách khác là nguồn kinh phí và quỹ khác không ảnh hƣởng đến sự gia tăng hay giảm đi của vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn chủ sở hữu. Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vũ Gia năm 2008 42.32% 57.68% A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2008 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vũ Gia năm 2009 A. Nợ phải trả 50.72% 49.28% B. Nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2009 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Trong 2 năm 2008 và 2009 tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đều chiếm tỷ lệ rất cao, năm 2008 là 57.68% sang năm 2009 tỷ lệ này là 49.28%. Nhận thấy đây là một trong những khe hở trong tài chính của công ty, công ty đi vay rất nhiều thể hiện mức độ độc lập về tài chính của công ty là thấp. Tuy công Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 39
  40. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia ty đi vay nhiều thì số vốn mà công ty chiếm dụng đƣợc là cao nhƣng nếu nhƣ công ty không sử dụng tốt số đồng vốn vay để kinh doanh hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận cho công ty thì đây lại là một trong những biện pháp rất mạo hiểm. Công ty nên có biện pháp thích hợp để giảm tỷ trọng của vốn vay trong tổng nguồn vốn của công ty. 2.3.1.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang Tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên, năm 2008 công ty chỉ có 24,411,306,146 đồng vốn, đến năm 2009 đã tăng lên thành 40,026,119,982 đồng, tăng 15,614,813,836 đồng (tƣơng ứng 63.97%) so với năm 2008. Tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên đáng kể. Bảng 9: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều ngang Đvt: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % A. Nợ phải trả 14,079,621,500 19,726,119,980 5,646,498,480 40.1 I. Nợ ngắn hạn 963,400,540 399,954,936 -563,445,604 -58.49 II. Nợ dài hạn 13,116,220,960 19,326,165,046 6,209,944,086 47.35 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,331,684,646 20,300,000,000 9,968,315,354 96.48 I. Vốn chủ sở hữu 10,331,684,646 20,300,000,000 9,968,315,354 96.48 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 24,411,306,146 40,026,119,982 15,614,813,836 63.97 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Năm 2009, nợ phải trả của công ty là 19,726,119,980 đồng tăng 5,646,498,840 đồng (tƣơng ứng 40.1%) so với năm 2008. Nợ dài hạn của công ty năm 2009 tăng 6,209,944,086 đồng (tƣơng ứng 47.35%) so với năm 2008. Về mặt tài chính mà nói việc gia tăng các khoản nợ Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 40
  41. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia không phải là một điều tốt đối với bất kỳ một doanh nghiệp đang hoạt động ở bất kỳ một lĩnh vực nào. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tình trạng này Nợ ngắn hạn của công ty giảm năm 2009 là 399,954,936 đồng, giảm 563,445,604 đồng (tƣơng ứng 58.49%) so với năm 2008. Trong nợ ngắn hạn thì chiếm chủ yếu là phải trả ngƣời bán, phải trả công nhân viên và thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc. Khoản phải trả ngƣời bán sau 1 năm giảm từ 590,197,404 đồng xuống còn 42,845,457 đồng tức là giảm 547,351,947 đồng tƣơng ứng tỷ lệ giảm là 92.74%. Khoản phải trả công nhân viên, năm 2008 là 271,634,478 đồng, năm 2009 chỉ còn 133,940,478 đồng tức là giảm 137,694,000 đồng tƣơng ứng 50.69%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc tăng cụ thể: năm 2008 là 101,568,658 đồng đến năm 2009 là 233,169,001 đồng tức là tăng 121,600,343 đồng tƣơng ứng 119.72%. Vậy là công ty chiếm dụng đƣợc ít hơn từ các nguồn này. Trong vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tƣ của chủ sở hữu chiếm đến 100%, nguồn kinh phí và quỹ khác không chiếm một tỷ lệ nào. Cụ thể năm 2008, tổng vốn chủ sở hữu là 10,331,684,646 đồng, đến năm 2009 tổng vốn chủ sở hữu là 20,300,000,000 đồng tăng 9,968,315,360 đồng (tƣơng ứng 96.48%) so với năm 2008. 2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.2.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cụ thể là năm 2009 tăng 12.786.000.000 so với năm 2008 tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 101.72%, tỷ lệ tăng tƣơng đối cao. Nguyên nhân tăng doanh thu là do:  Năm 2008 giá xăng dầu bất ổn, tăng mạnh nên các công ty taxi phải thay đổi giá cƣớc tăng theo, kéo theo doanh thu tăng.  Nguyên nhân nữa là năm 2009 công ty mở thêm chi nhánh thu hút khách, công ty đầu tƣ mua sắm mới toàn bộ 23 Vios và 11 xe Honda Civic đƣa vào hoạt động kinh doanh, tăng lƣợng xe phục vụ khách hàng. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 41
  42. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Cho thấy tiềm năng của thị trƣờng vận tải hành khách bằng Taxi rất phát triển đòi hỏi lãnh đạo công ty cần nhạy bén nắm bắt cơ hội, tập trung tốt nhất các nguồn lực để nhanh chóng nâng cao vị trí của công ty trong lòng khách hàng. Bảng 10: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều ngang Đvt: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2008 Tương Tuyệt đối đối (%) 1.DTBH và cung cấp DV 25,356,000,000 12,570,000,000 12,786,000,000 101.72 2. Các khoản giảm trừ DT 3.DT thuần về BH và cung 25,356,000,000 12,570,000,000 12,786,000,000 101.72 cấp DV 4. Giá vốn hàng bán 15,940,150,000 7,803,900,000 8,136,250,000 104.26 5. Lợi nhuận gộp về BH và 9,415,850,000 4,766,100,000 4,649,750,000 97.56 cung cấp DV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 2,952,000,000 876,000,000 2,076,000,000 236.99 Trong đó: Chi phí lãi vay 2,952,000,000 876,000,000 2,076,000,000 236.99 8. Chi phí quản lý KD 4,764,990,414 2,753,320,553 2,011,669,861 73.06 9. LN thuần từ HĐKD 1,698,859,586 1,136,779,447 562,080,139 49.45 10. Thu nhập khác 1,205,000 723,000 482,000 66.67 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán 1,700,064,586 1,137,502,447 562,562,139 49.46 trƣớc thuế 14. Chi phí thuế TNDN 476,018,084 318,500,685 157,517,399 49.46 15. Lợi nhuận sau thuế thu 1,224,046,502 819,001,762 405,044,740 49.46 nhập doanh nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 42
  43. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Lƣợng xe tăng do đó kéo theo khấu hao tài sản cố định cũng tăng theo chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cụ thể: năm 2009 tăng 2.011.669.861 tƣơng ứng tỷ lệ tăng 73.06% . Do đầu tƣ thêm nên công ty phải vay thêm vốn từ bên ngoài và vì thế chi phí tài chính tăng cụ thể: năm 2009 tăng 2.076.000.000 tƣơng ứng tỷ lệ tăng 236.99%. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2008 là 2,753,320,553 đồng, năm 2009 là 4,764,990,414 đồng tăng 2,011,669,861 đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 73.06%. Chi phí thuế thu nhập từ năm 2008 đến năm 2009 là 157,517,399 đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 49,46% Lợi nhuận sau thuế tăng cụ thể: năm 2009 tăng 405,044,740 đồng so với năm 2008 tƣơng ứng tỷ lệ là 49.46%. Sự gia tăng của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, tuy nhiên sự gia tăng này có điều không tốt ở chỗ: tốc độ tăng của các khoản chi phí lại rất nhanh, còn tốc độ tăng của lợi nhuận lại rất thấp. Công ty cần tính toán tốc độ gia tăng của các khoản mục cho phù hợp hơn. 2.3.2.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc doanh thu,chi phí, lợi nhuận Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 43
  44. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 11: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Vũ Gia theo chiều dọc Đvt: đồng Năm Năm Chênh Chỉ tiêu 2008 2009 lệch Doanh thu BH và cung cấp DV 100 100 0 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 100 100 0 Giá vốn hàng bán 62.08 62.87 0.78 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 37.92 37.13 -0.78 Chi phí tài chính 6.97 11.64 4.67 Trong đó: Chi phí lãi vay 6.97 11.64 4.67 Chi phí quản lý KD 21.90 18.79 -3.11 Lợi nhuận thuần từ họat động KD 9.04 6.70 -2.34 Thu nhập khác 0.01 0.004 -0.001 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 9.05 6.70 -2.34 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.53 1.88 -0.66 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6.52 4.83 -1.69 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Để có 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì trong năm 2008 công ty cần bỏ ra 62.08 đồng giá vốn hàng bán, 6.97 đồng chi phí tài chính mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, 21.90 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cần bỏ ra 62.87 đồng giá vốn hàng bán, 11.64 đồng chi phí tài chính, 18.79 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Qua 1 năm sự biến động của các khoản chi phí mà công ty bỏ ra để thu đƣợc 100 đồng doanh có thể nói là không hề thay đổi, có chăng chỉ là một tỷ lệ nhỏ. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại 37.92 đồng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và đến năm 2009 thì đem lại 37.13 đồng. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 44
  45. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì đem lại 9.04 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2009 đem lại 6.70 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại 9.05 đồng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế, năm 2009 đem lại 6.70 đồng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế. Số đồng lợi nhuận trƣớc thuế mà công ty thu đƣợc trong 100 đồng doanh thu là rất thấp, chỉ chiếm chƣa đến 10 đồng năm 2008 sau đó giảm xuống chỉ còn gần 7 đồng năm 2009. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chƣa cao, công ty cần xem xét tính toán việc bỏ ra các khoản chi tiêu sao cho hợp lý hơn. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã đem lại cho công ty 6.52 đồng lợi nhuận kế toán sau thuế, năm 2009 giảm xuống còn 4.83 đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Trong 100 đồng doanh thu mà công ty thu về thì chỉ có gần 7 đồng là thuộc về lợi nhuận mà công ty đƣợc hƣởng vào năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn gần 5 đồng sang năm 2009. Lợi nhuận mà công ty thu về có xu hƣớng giảm, mặc dù xét về mặt giá trị thì lợi nhuận sau thuế có xu hƣớng tăng tuy nhiên khi xét về tỷ trọng của nó trong doanh thu thì lại có xu hƣớng giảm. Công ty nên xem xét lại việc phân bổ các khoản chi phí sao cho hợp lý hơn để thu đƣợc khoản lợi nhuận cao trong thời gian sắp tới. 2.3.3 Phân tích cân đối tài sản -nguồn vốn Bảng 12: Bảng cân đối tài sản-nguồn vốn năm 2008 TÀI SẢN NGUỒN VỐN TSLĐ và ĐTNH NNH 1,986,379,960 963,400,540 8.14% 3.95% TSCĐ và ĐTDH NDH và VCSH 22,424,926,186 23,447,905,600 91.86% 96.05% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 45
  46. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Năm 2008 TSNH là 1,986,379,960 đồng chiếm 8.14% trong tổng tài sản nhƣng chỉ đƣợc tài trợ bởi 963,400,540 đồng NNH chiếm 3.95% trong tổng nguồn vốn. Cũng trong năm 2008 TSCĐ và ĐTDH là 22,424,926,186 đồng chiếm 91.86% trong tổng tài sản. Để đầu tƣ cho TSCĐ và ĐTDH công ty bỏ ra 23,447,905,600 đồng NDH và VCSH chiếm 96.05% trong tổng nguồn vốn. Bảng 13: Bảng cân đối tài sản-nguồn vốn năm 2009 TÀI SẢN NGUỒN VỐN TSLĐ và ĐTNH NNH 5,341,392,151 399,954,936 13.34% 1% TSCĐ và ĐTDH NDH và VCSH 34,684,727,831 39,626,165,040 86.66% 99% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Năm 2009 TSNH là 5,341,392,151 đồng chiếm 13.34% trong tổng tài sản nhƣng chỉ đƣợc tài trợ bởi 399,954,936 đồng NNH chiếm 1% trong tổng nguồn vốn. TSCĐ và ĐTDH là 34,684,727,831 đồng chiếm 86.66% trong tổng tài sản và đƣợc tài trợ bằng 39,626,165,040 đồng NDH và VCSH chiếm 99% trong tổng nguồn vốn. Nhận thấy trong cả 2 năm 2008 và 2009 thì: NNH> TSNH và TSDH TSNH chứng tỏ rằng để đảm bảo sự ổn định an toàn về mặt tài chính thì toàn bộ NNH của công ty đƣợc đầu tƣ cho TSLĐ và ĐTNH. Công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa TSNH và NNH, sử dụng đúng mục đích của NNH. TSDH< NDH và VCSH cho thấy NDH đã có một phần đầu tƣ vào TSCĐ và ĐTDH điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhƣng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong họat động kinh doanh của công ty vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh, khi sử dụng vốn vay dài hạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với sử dụng vốn vay ngắn hạn. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 46
  47. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 2.3.4 Phân tích nhóm chỉ số tài chính đặc trưng của công ty 2.3.4.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán Bảng 14: Các chỉ số về khả năng thanh toán Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2008 2009 Δ % Khả năng thanh toán Tổng tài sản 1.74 2.03 0.29 16.67 tổng quát (lần) Tổng nợ phải trả Khả năng thanh toán TSNH 2.06 13.36 11.30 548.54 hiện thời (lần) Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán TSNH–Hàng tồn kho 1.79 12.46 10.67 596.09 nhanh (lần) Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán LNtt và lãi vay (EBIT) 5.44 3.19 -2.25 -41.36 lãi vay (lần) Lãi vay phải trả (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Qua bảng trên ta thấy: *Khả năng thanh toán tổng quát Khả năng thanh toán tổng quát của công ty 2 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Năm 2008, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1.74 đồng đảm bảo. Năm 2009 tăng lên doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 2.03 đồng đảm bảo. Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp tăng dần. Cụ thể năm 2008 chỉ số này bằng 1.74 lần, năm 2009 chỉ số này là 2.03 lần tăng 0.29 lần (tƣơng ứng 16.67%). Chỉ số này tăng lên là vì cả tổng tài sản và tổng nợ phải trả đều tăng lên, nhƣng tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 47
  48. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Năm 2009, tổng tài sản tăng 63.97%, còn tổng nợ phải trả tăng những 40.10% (theo bảng phân tích diễn biến tài sản, và bảng phân tích diễn biến nguồn vốn) * Khả năng thanh toán hiện thời Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp tăng rất nhanh, năm 2009 chỉ số này là 13.36 lần, tăng 11.3 lần (tƣơng ứng 548.54%) so với năm 2008. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động với nợ ngắn hạn. Năm 2008, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bởi 2.06 đồng tài sản lƣu động. Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 13.36 đồng tài sản lƣu động. Tỷ số này tăng nhanh nguyên nhân chính là do sự gia tăng các khoản phải thu ngắn hạn, chỉ từ năm 2008 đến năm 2009 tốc độ tăng của các khoản phải thu là hơn 5 lần. Trong năm 2009 hình thức thanh toán bằng phƣơng thức séc chiếm tỷ lệ cao, mà đặc trƣng của phƣơng thức thanh toán này là khách hàng sẽ thanh toán sau chứ không thanh toán ngay sau khi sử dụng dịch vụ của hãng. Mặc dù thanh toán bằng hình thức séc sẽ giúp công ty có thêm nhiều khách hàng hơn tuy nhiên nhƣ vậy cũng không tốt vì nhƣ vậy số tiền của khách hàng phải sau một thời gian mới thu hồi đƣợc. Nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến quá trình thanh toán các khoản nợ của công ty cũng nhƣ các khoản chi phí mà công ty cần phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự gia tăng của tỷ số khả năng thanh toán hiện thời là tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền và hàng tồn kho, trong giai đoạn 2008-2009 tốc độ tăng của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là hơn 2 lần, hàng tồn kho là 1.35 lần. Tuy nhiên 2 nhân tố này không phải là lý do chủ yếu Ta thấy tỷ số này quá cao và tốc độ tăng rất nhanh, có thể phản ánh rằng doanh nghiệp quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 48
  49. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia *Khả năng thanh toán nhanh Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 2 năm đều lớn hơn 1 và có tốc độ tăng nhanh. Cụ thể năm 2009 là 12.46 lần , tăng 10.67 lần (tƣơng ứng 596.09 %) so với năm 2008. Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho. Vậy khả năng thanh toán nhanh tăng chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền * Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhập trƣớc thuế và lãi vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay công ty sẵn sàng trả lãi vay đến mức nào. Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp năm 2009 là 3.19 lần, giảm 2.25 lần (tƣơng ứng 41.36%) so với năm 2008. Chỉ số này cho thấy cứ 1 đồng doanh nghiệp đi vay sẽ tạo 5.44 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay trong năm 2009, và tạo ra 3.19 đồng trong năm 2008. Chỉ số này giảm thể hiện mức độ hiệu quả mà 1 đồng lãi vay mang lại giảm, doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay để tạo ra đƣợc khoản lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay nhƣ mong muốn. 2.3.4.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Bảng 15: Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Chỉ tiêu Cách tính Năm Năm Chênh lệch 2008 2009 Δ % Nợ phải trả Hệ số nợ (lần) 0.58 0.49 -0.09 -15.52 Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ (%) x 100 42.32 50.72 8.4 19.85 Tổng vốn Gtrị còn lại của TSDH Tỷ suất đầu tư (%) x 100 91.86 86.66 -5.2 -5.66 Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ Vốn chủ sở hữu x 100 46.07 58.53 12.46 27.05 TSDH (%) Tài sản dài hạn (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 49
  50. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia * Hệ số nợ Hệ số nợ của công ty năm 2009 là 0.49 lần thấp hơn năm 2008 là 0.09 lần (tƣơng ứng 15.52%). Năm 2008, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.58 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2009 giảm xuống, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.49 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Tài chính công ty phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn vay từ bên ngoài, công ty cần có biện pháp giảm vốn vay từ bên ngoài, nâng cao vốn chủ sở hữu. Khi hệ số nợ cao hơn thì doanh nghiệp lại có lợi hơn, vì đƣợc sử dụng 1 lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ 1 lƣợng nhỏ tuy nhiên đây lại là một phƣơng pháp rất mạo hiểm vì nếu số vốn vay không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty thì rất có thể sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp trong trƣờng hợp tài chính không đủ để thanh toán các khoản nợ. * Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong giai đoạn 2008-2009 dao động trong mức 42.32% -> 50.72%. Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 50.72% , giảm 8.4% (tƣơng ứng tỷ trọng 19.85%) so với năm 2008. Năm 2008, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 42.32 đồng vốn chủ. Năm 2009 tăng lên, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 50.72 đồng vốn chủ. Tỷ suất tự tài trợ của công ty nhỏ hơn 1 cho mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao, hay nói cách khác tài chính của công ty không đƣợc vững mạnh. Công ty có thể nâng cao vốn chủ sở hữu bằng cách huy động cổ đông đóng góp. * Tỷ suất đầu tƣ Tỷ suất đầu tƣ của công ty trong 2 năm đều duy trì ở mức cao. Năm 2009 tỷ suất đầu tƣ của công ty là 86.66% thấp hơn 5.2%(tƣơng ứng 5.66%) so với năm 2008. Ta có thể thấy công ty rất chú trọng việc đầu tƣ vào tài sản cố định(chiếm từ 81.88% ->84.07 % tài sản dài hạn). Năm 2008, 91.86% tài sản là tài sản dài hạn. Năm 2009,tỷ suất này giảm xuống còn 86.66%. Việc đầu tƣ của công ty đƣợc coi là hợp lý, vì là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách, công ty cần phải đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 50
  51. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Năm 2008 tỷ suất đầu tƣ cao là do công ty mở thêm chi nhánh và đầu tƣ mua thêm phƣơng tiện. Vì tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản nên công ty cần giữ gìn, bảo dƣỡng tài sản một cách hợp lý để có thể khai thác tối đa cũng nhƣ thời gian lâu dài của tài sản hiện có. *Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Năm 2008 vốn chủ của doanh nghiệp tự đầu tƣ đƣợc 46.03% tài sản dài hạn. Năm 2009 tăng lên vốn chủ tự đầu tƣ đƣợc 58.53% tài sản dài hạn (tăng lên 12.46% so với năm 2008 ). Còn lại tài sản dài hạn đƣợc đầu tƣ từ vốn vay, tỷ lệ đầu tƣ từ vốn vay chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao chiếm gần 50% trong tài sản dài hạn. Năm 2009, tỷ suất này tăng lên là do, tốc độ tăng của vốn chủ lớn hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Vốn chủ tăng 96.48%, trong khi tài sản dài hạn tăng 54.67% so với năm 2008. 2.3.4.3 Các chỉ số về hoạt động Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 51
  52. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 16:Các chỉ số hoạt động Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2008 2009 Δ % Số vòng quay HTK Giá vốn hàng bán 0.66 1.34 0.68 103.03 (vòng) Hàng tồn kho bình quân Số ngày 1 vòng 360 ngày 545.45 268.66 -276.79 -50.75 quay HTK (ngày) Số vòng quay HTK Vòng quay CK PT Doanh thu thuần 16.36 32.99 16.63 101.65 (vòng) Số dƣ bình quân CKPT Kỳ thu tiền trung 360 ngày 22 11 -11 -50 bình (ngày) Vòng quay CKPT Vòng quay VLĐ Doanh thu thuần 3.43 6.92 3.49 101.75 bình quân (vòng) Vốn lƣu động bq Số ngày 1 vòng 360 ngày 105 52 -53 -50.48 quay VLĐ (ngày) Số vòng quay VLĐ Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần 0.44 0.89 0.45 102.27 VCĐ (lần) VCĐ bình quân Vòng quay toàn bộ Doanh thu thuần 0.39 0.79 0.4 102.56 vốn (lần) Vốn sản xuất bình quân (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) * Số vòng quay hàng tồn kho Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 1.34 vòng, tăng so với năm 2008 là 0.68 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho của công ty khá thấp, tuy có tăng nhƣng mức độ tăng không cao, chứng tỏ việc đầu tƣ vào hàng tồn kho đem lại hiệu quả không cao, công ty không nên chú trọng vào việc đầu tƣ vào hàng tồn kho. * Số ngày 1 vòng quay HTK Năm 2008 số ngày 1 vòng quay HTK là 545.45 ngày, năm 2009 giảm xuống còn 268.66 ngày tƣơng ứng 50.75% Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 52
  53. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty tƣơng đối dài * Vòng quay các khoản phải thu Năm 2008, doanh nghiệp có 16.36 lần thu đƣợc các khoản nợ thƣơng mại. Năm 2009 tăng lên, doanh nghiệp có 32.99 lần thu đƣợc các khoản nợ thƣơng mại. Nhận thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng lên rất nhanh, điều này là rất tốt. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Công ty không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách) * Kỳ thu tiền trung bình Năm 2008, cần 22 ngày thì mới thực hiện đƣợc 1 lần thu tiền. Năm 2009 giảm xuống còn 11 ngày.Kỳ thu tiền bình quân đã giảm xuống một nửa từ năm 2008 đến năm 2009. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ. * Vòng quay vốn lƣu động bình quân và số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động Năm 2008, vốn lƣu động cuả doanh nghiệp quay đƣợc 3.43 vòng, tức bình quân 1 đồng vốn lƣu động bỏ ra thu về 3.43 đồng doanh thu thuần ứng với số ngày 1 vòng quay mất 105 ngày. Năm 2009 cứ bỏ ra 1 đồng vốn lƣu động thì thu đƣợc 6.92 đồng doanh thu thuần làm cho số ngày 1 vòng quay giảm còn 52 ngày. * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Năm 2009, cứ đầu tƣ 1 đồng vốn cố định tạo ra 0.89 đồng doanh thu thuần, tăng 0.45 đồng so với năm 2008 tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 102.27%. Nhận thấy việc sử dụng vốn cố định tại công ty chƣa đạt hiệu quả cao, đầu tƣ 1 đồng vốn cố định mới chỉ mang lại chƣa đƣợc 1 đồng doanh thu thuần * Vòng quay toàn bộ vốn Tổng vốn của doanh nghiệp quay đƣợc 0.39 vòng trong năm 2008. Năm 2009 tăng lên, tổng vốn đem vào sản xuất kinh doanh là 0.79 vòng, tăng 0.4 vòng so với năm 2008 là vì tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 53
  54. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia của tổng vốn. Doanh thu thuần tăng những 101.7% so với năm 2008, trong khi tổng vốn chỉ tăng 63.97% so với năm 2008. Vòng quay toàn bộ vốn của công ty chỉ là 0.79 vòng năm 2009, cho thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty không tốt, doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản mà công ty đã đầu tƣ là không cao. 2.3.4.4 Các chỉ số về khả năng sinh lời Bảng 17: Các chỉ số về khả năng sinh lời Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2008 2009 Δ % TS doanh lợi LNst x 100 6.52 4.83 -1.69 -25.92 doanh thu (%) Doanh thu thuần LNst TS doanh lợi Vốn kinh doanh x 100 2.64 3.79 1.15 43.56 tổng vốn (%) bình quân TS doanh lợi vôn LNst x 100 5.54 7.99 2.45 44.22 CSH (%) VCSH bình quân (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) * Tỷ suất doanh lợi doanh thu Năm 2009, tỷ suất doanh lợi doanh thu của doanh nghiệp là 4.83 lần, giảm 1.69 lần (tƣơng ứng 25.92% ) so với năm 2008. Năm 2008, trong 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp có 6.52 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 giảm xuống còn 4.83 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này của công ty là thấp và lại còn giảm, chứng tỏ khả năng sinh lãi của công ty thấp. Năm 2009, tuy doanh thu thuần có tăng nhƣng mức độ tăng không cao trong khi đó các khoản chi phí lại tăng với tỷ lệ cao hơn đặc biệt là khoản chi phí lãi vay, đã làm cho tỷ suất doanh lợi doanh thu giảm xuống. Có thể nói hiệu quả của việc sử dụng vốn vay từ bên ngoài không đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 54
  55. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia * Tỷ suất doanh lợi tổng vốn Năm 2008, 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 2.64 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 tăng lên, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp đem vào kinh doanh tạo ra 3.79 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1.15 đồng (tƣơng ứng 43.56 %) so với năm 2008. Tuy doanh lợi tổng vốn có tăng nhƣng tốc độ tăng không cao, doanh nghiệp nên sử dụng vốn kinh doanh hợp lý hơn để nâng cao lợi nhuận sau thuế. * Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu Năm 2008, cứ 100 đồng vốn chủ đem vào sản xuất kinh doanh tạo ra 5.54 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, tỷ suất này tăng lên, cứ 100 đồng vốn chủ đem vào sản xuất kinh doanh tạo ra 7.99 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2.45 đồng (tƣơng ứng 44.22% ) so với năm 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng không cao 2.3.2 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính LNst LNst Doanh thu ROA (%) = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản 819,001,762 819,001,762 12,570,000,000 ROA (%) = = x 24,411,306,146 12,570,000,000 24,411,306,146 ROA 2008 = 0.065 x 0.515 = 0.033% Nhận thấy năm 2008 cứ 1 đồng tài sản mang về cho công ty 0.033 đồng lợi nhuận sau thuế, là do sự: Sử dụng bình quân giá trị 1 đồng tài sản tạo ra 0.515 đồng doanh thu thuần, và trong 1 đồng doanh thu thuần có 0.065 đồng lợi nhuận sau thuế. 1,224,046,052 1,224,046,052 25,356,000,000 ROA (%) = = x 40,026,119,982 25,356,000,000 40,026,119,982 ROA 2009 = 0.048 x 0.633 = 0.030% Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 55
  56. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Năm 2008 cứ 1 đồng tài sản mang về cho công ty 0.03 đồng lợi nhuận sau thuế, là do: Sử dụng bình quân giá trị 1 đồng tài sản tạo ra 0.633 đồng doanh thu thuần, và trong 1 đồng doanh thu thuần có 0.048 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi tài sản của công ty năm 2009 thấp hơn năm 2008, công ty nên tìm cách sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu ROE 2008 = 0.033 x 2.363 = 0.078% ROE 2009 = 0.030 x 1.972 = 0.059% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm 2009 tăng giảm đi so với năm 2008. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ giảm so với năm 2008 là 0.019% Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 56
  57. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Sơ đồ phương trình Dupont của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2009 Doanh lợi tổng vốn 3.06% Doanh lợi doanh thu Vòng quay tổng vốn 4.83% Nhân 0.63 vòng Doanh thu thuần Tổng vốn Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chia 25,356,000,000 đ Chia 40,026,119,982 đ 1,224,046,502 đ 25,356,000,000 đ Trừ Vốn cố định Cộng Vốn lƣu động Doanh thu thuần Tổng chi phí 34,684,727,831 đ 5,341,392,151 đ 25,356,000,000 đ 24,133,158,500 đ Giá trị còn lại TSCĐ Tiền và các khoản Giá vốn Chi phí quản lý KD 28,400,649,948 đ tƣơng đƣơng tiền 15,940,150,000 đ 4,764,990,414 đ 2,840,501,252 đ Bất động sản đầu tƣ Các khoản phải thu 6,284,077,883 đ Thuế TNDN Chi phí họat động TC 1,284,642,134 đ 476,018,084 đ 2,952,000,000 đ Hàng tồn kho 359,794,482 đ TSNH khác 856,444,283 đ Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 57
  58. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Bảng 18:Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính công ty cổ phần Vũ Gia năm 2009 Đơn vị Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu tính 2008 2009 Δ % Khả năng thanh toán tổng quát lần 1.74 2.03 0.29 16.67 Khả năng thanh toán hiện thời lần 2.06 13.36 11.3 548.54 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.79 12.46 10.67 596.09 Khả năng thanh toán lãi vay lần 5.44 3.19 -2.25 -41.36 Hệ số nợ lần 0.58 0.49 -0.09 -15.52 Tỷ suất tự tài trợ % 42.32 50.72 8.4 19.85 Tỷ suất đầu tƣ % 91.86 86.66 -5.2 -5.661 .1126000920000000000000002 % 46.07 58.53 12.46 27.05 suất tự tài trợ TSDH Số vòng quay HTK vòng 0.66 1.34 0.68 103.03 Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 545.5 268.66 -277 -50.75 Vòng quay CK PT vòng 16.36 32.99 16.63 101.65 Kỳ thu tiền trung bình ngày 22 11 -11 -50 Vòng quay VLĐ bình quân vòng 3.43 6.92 3.49 101.75 Số ngày 1 vòng quay VLĐ ngày 105 52 -53 -50.48 Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 0.44 0.89 0.45 102.27 Vòng quay toàn bộ vốn lần 0.39 0.79 0.4 102.56 TS doanh lợi doanh thu % 6.52 4.83 -1.69 -25.92 TS doanh lợi tổng vốn % 2.64 3.79 1.15 43.56 TS doanh lợi VCSH % 5.54 7.99 2.45 44.22 Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 58
  59. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 59
  60. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia * Đánh giá nhận xét chung tình hình tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia Qua việc phân tích báo cáo tài chính và các nhóm chỉ số tài chính của công ty nhận thấy hoạt động tài chính của công ty có những ƣu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty đều tăng thể hiện kết quả kinh doanh của công ty đang tiến triển tốt đẹp Nợ ngắn hạn giảm 58.49% so với năm 2008, công ty đã thanh toán đƣợc một số khoản nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu tăng lên 10,000,000,000 đồng so với năm 2008, thể hiện quy mô kinh doanh của công ty ngày càng rộng Khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm đều lớn hơn 1 và đang có xu hƣớng tăng, thể hiện công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện tại. Hạn chế: Tỷ trọng các khoản phải thu của công ty lớn năm 2008 chiếm 12.69%, năm 2009 chiếm 24.05% trong tài sản ngắn hạn, công ty bị chiếm dụng vốn tƣơng đối nhiều và có xu hƣớng tăng Tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế trong doanh thu thuần chiếm tỷ lệ thấp và có xu hƣớng giảm. Năm 2008 tỷ trọng là 6.52% đến năm 2009 giảm xuống còn 4.83%, công ty cần có biện pháp làm tăng tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế trong doanh thu thuần Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của công ty, năm 2008 chiếm 57.68% sang năm 2009 là 49.28% làm cho hệ số nợ của công ty luôn ở tình trạng cao. Tuy tỷ trọng có giảm nhƣng tốc độ chậm, thể hiện tổng nguồn vốn của công ty phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Mức độ độc lập về tài chính của công ty thấp, công ty cần có biện pháp giảm nợ phải trả Tỷ suất doanh lợi doanh thu, tỷ suất doanh lợi tổng vốn, tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu đều thấp thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chƣa tốt Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 60
  61. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA 3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trƣờng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì cần phải có phƣơng hƣớng hoạt động rõ ràng. Riêng đối với công ty cổ phần Vũ Gia, công ty luôn có mục tiêu rõ ràng nhƣ sau:  Củng cố thị trƣờng đang có  Mở rộng khai thác thị trƣờng mới  Đa dạng hóa số phƣơng tiện phục vụ nhu cầu phong phú của ngƣời dân  Xây dựng hình ảnh tốt về công ty trong mắt khách hàng  Quảng bá thƣơng hiệu của hãng cho đông đảo ngƣời dân trong thành phố biết, sử dụng và tin dùng dịch vụ của hãng 3.2 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hay là nâng cao khả năng tài chính là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì từ đó có thể đƣa ra những hƣớng giải quyết nhất định tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng một cách linh hoạt sẽ đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì khả năng tài chính hay tình hình tài chính là khác nhau song vấn đề đặt ra là chúng ta cần đi sâu phân tích vào khả năng tài chính nào có tác dụng cụ thể trong quá trình kinh doanh từ đó có những giải pháp hợp lý. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia và đƣa ra một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 61
  62. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 3.2.1 Biện pháp 1: Giảm nợ phải trả 3.2.1.1 Cơ sở thực hiện của biện pháp Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng phải đi vay, chứ không thể dùng toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tƣ vào toàn bộ hoạt động kinh doanh đƣợc. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao giờ cũng gồm 2 phần là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp nếu biết sử dụng vốn vay hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho công ty thì đi vay là một biện pháp lý tƣởng tuy nhiên cũng nên tính đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trƣớc khi quyết định đi vay. Nếu một doanh nghiệp mà có tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cao thì lại rất mạo hiểm vì nếu làm ăn không hiệu quả, không thanh toán đƣợc các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Qua việc phân tích bảng cân đối kế toán cho thấy tỷ trọng phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty trong tổng nguồn vốn của công ty chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể: Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vũ Gia Đvt: đồng Tỷ trọng (%) Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 2009 2008 A.Nợ phải trả 14,079,621,500 19,726,119,980 49.28 57.68 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,331,684,646 20,300,000,000 50.72 42.32 TỔNG NGUỒN VỐN 24,411,306,146 40,026,119,982 100 100 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty nợ quá nhiều (chiếm dụng vốn nhiều), tuy có giảm nhƣng tốc độ giảm chậm. Tỷ trọng của nợ phải trả chiếm cao trong tổng nguồn vốn nguyên nhân chính là do tỷ trọng của nợ dài hạn trong nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hƣớng tăng lên nhƣ sau: Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 62
  63. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia Cơ cấu nợ phải trả Đvt: đồng Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 Năm 2008 A. Nợ phải trả 14,079,621,500 19,726,119,980 49.28 57.68 I. Nợ ngắn hạn 963,400,540 399,954,936 2.03 6.84 II. Nợ dài hạn 13,116,220,960 19,326,165,046 97.97 93.16 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần Vũ Gia) Từ việc phân tích bảng số liệu trên cho thấy để làm giảm nợ phải trả thì công ty nên có biện pháp làm giảm nợ dài hạn. 3.2.1.2 Nội dung thực hiện Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là chi phí thuê hoạt động tài chính, tài sản cố định của công ty trong đó phƣơng tiện chủ yếu là thuê tài chính. Để giảm chi phí thuê hoạt động tài chính thì giải pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu là khả thi hơn Một số giải pháp nhằm nâng cao vốn chủ sở hữu Huy động trực tiếp Công ty có thể huy động nợ trực tiếp thông qua phát động các kỳ huy động với lãi suất hấp dẫn từ các cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty. Công ty nên có các hình thức hấp dẫn thông qua việc cân đối lãi suất, kỳ trả nợ, hình thức thanh toán để thu hút khách hàng. Phƣơng thức này giúp công ty chủ động khai thác trực tiếp nguồn vốn sẵn có và tiềm năng của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận giữ lại là một bộ phận lợi nhuận đƣợc sử dụng tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một phƣơng thức tạo nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn của các doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu đƣợc chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm để tái đầu tƣ, tức là không dùng lợi nhuận đó Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 63
  64. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia để chia lãi cổ phần, các cổ đông không đƣợc nhận số lợi nhuận đó nhƣng bù lại họ có quyến sở hữu số cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài nhƣng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trƣớc mắt (ngắn hạn). Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì cổ phiếu có thể bị giảm sút. Do đó để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu thì chính sách phân phối cổ tức của công ty phải chú ý: 1. Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ 2. Hiệu quả của việc tái đầu tƣ Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu mới Trong quá trình hoạt động công ty có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu. Đây là nguồn tài trợ trong dài hạn và ổn định cho công ty. Bên cạnh đó công ty có thể xem xét việc tách cổ phiếu, việc tách cổ phiếu không làm ảnh hƣởng đến vốn của công ty, không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các cổ đông song có thể làm cho cổ phiếu của công ty có thể dễ dàng tiếp cận với nhà đầu tƣ. Thực hiện liên doanh, liên kết Một đặc điểm quan trọng của hình thức này là vốn nhận đƣợc từ liên doanh, liên kết không thuộc bên nợ phải trả mà đƣợc tính vào nguồn vốn chủ sở hữu. Nhất là trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn. Mặt khác vốn do các bên đóng góp không nhất thiết phải bằng tiền nên công ty có thể kêu gọi sự đóng góp của các bên dƣới hình thức bằng tài sản cố định nhƣ là: phƣơng tiện, phụ tùng, nguyên nhiên liệu Thực hiện liên doanh hợp tác dƣới hình thức góp vốn, không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sẽ đƣợc phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Thông qua hình thức này công ty sẽ có vốn để đầu tƣ vào tài sản cố định và tài sản lƣu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 64
  65. Phân tích tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình TC tại CT CP Vũ Gia 3.2.1.2 Dự tính kết quả đạt được Với việc lựa chọn một trong những giải pháp trên, dự tính nếu kết quả đạt đƣợc của việc tăng vốn chủ sở hữu lên 20% thì tình hình tài chính của công ty sẽ thay đổi nhƣ sau: Ta dùng số vốn chủ sở hữu tăng lên để bù đắp vào khoản nợ dài hạn của công ty, với việc gia tăng 20% thì vốn chủ sở hữu tƣơng ứng tăng lên là 4,060,000,000 đồng Bảng so sánh kết quả trước và sau giải pháp So sánh trước và sau Trước giải Chỉ tiêu Sau giải pháp giải pháp pháp ∆ % Vốn chủ sở hữu (đồng) 20,300,000,000 24,360,000,000 4,060,000,000 20 Nợ dài hạn (đồng) 19,326,165,040 15,266,165,040 -4,060,000,000 -21 Khả năng thanh toán tổng quát (lần) 2.03 2.55 0.52 25.62 Hệ số nợ (lần) 0.49 0.39 -0.1 -20.41 Tỷ suất tự tài trợ (%) 50.72 60.86 10.14 19.99 Tỷ suất tự tài trợ TSDH (%) 58.53 70.23 11.7 19.99 Tỷ suất doanh lợi VCSH (%) 7.99 7.01 -0.98 -12.27 Kết quả thực hiện biện pháp đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tăng kéo theo sự gia tăng của khả năng thanh toán tổng quát, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất tự tài trợ TSDH. Nợ phải trả giảm làm cho hệ số nợ giảm. 3.2.2 Biện pháp 2: Giảm chi phí tài chính 3.2.2.1 Cơ sở thực hiện Chi phí tài chính của công ty chính là khoản chi phí lãi vay. Theo số liệu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm tốc độ tăng chi phí lãi vay của năm Sinh viên: Phạm Thị Hằng Nga - Lớp QT1001N 65