Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Nguyễn Thị Mai

pdf 89 trang huongle 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Nguyễn Thị Mai

  1. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững thì cần phải nhanh chóng đổi mới, đổi mới về quản lý tài chính là một trong những vấn đề hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp mình nhằm làm căn cứ để hoạch định các phương án hành động, các chiến lược, chiến thuật phù hợp cho tương lai .Từ đó họ có thể ra những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện nâng cao tình hình tài chính của doanh ngiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính và phân tích tài chính trong doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà”. NỘI DUNG KHÓA LUẬN GỒM CÁC PHẦN SAU: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính doanh ngiệp Chương 2: Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà. Chương 3: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà. Chương 4: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 1
  2. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Tuy nhiên, thời gian thực tế không nhiều, kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và quý công ty để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 29 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Mai Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 2
  3. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp * Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. * Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp: Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với sự tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 3
  4. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 1.1.3.Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp  Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Xuất phát từ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như những mối quan hệ về phân phối và phân phối lại dưới hình thức giá trị của cải vật chất sử dụng và sáng tạo ra ở doanh nghiệp. Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đó là những quan hệ về phân phối, điều hòa cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức. Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Quan hệ này còn được biểu hiện thông qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật, cơ sở vật chất, đào tạo con người  Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.  Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp còn có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 4
  5. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cần thiết để cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. 1.1.4. Chức năng của tài chính doanh nghiệp  Tổ chức vốn và luân chuyển vốn: Một trong những điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục là phải có đầy đủ vốn để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Song, do sự vận động của vật tư, hàng hóa và tiền tệ thường không khớp nhau về thời gian nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiến tệ thường không cân đối nhau. Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn. Thực hiện tốt chức năng tổ chức của tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là dùng một số vốn ít nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.  Phân phối thu nhập bằng tiền: Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có được thu nhập bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục cần thiết phải phân phối số thu nhập này. Thực chất đó là quá trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất lưu thông ) phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt chức năng này có ý nghĩa quan trọng: - Đảm bảo bù đắp những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh liên tục. - Phát huy được vai trò của đòn bẩy tài chính doanh nghiệp. Kết hợp đúng đắn giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên, thúc đầy doanh nghiệp và công nhân viên quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Giám đốc (kiểm tra): Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ đòi hỏi phải có sự giám Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 5
  6. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính đốc, kiểm tra. Giám đốc của tài chính doanh nghiệp là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên và có hiệu quả cao, không những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp thấy rõ hiệu quả kinh tế do những hoạt động đó mang lại. Bởi vì hầu hết các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều được thể hiện qua các chỉ tiêu tiền tệ. Từ đó, thông qua tình hình quản lý và sử dụng vốn, chi phí dịch vụ, các loại quỹ, các khoản tiền thu, thanh toán với cán bộ công nhân với các đơn vị kinh tế khác, với Nhà nước mà phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu từ đó có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động tổ chức quản lý kinh doanh sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ba chức năng của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau. Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc. Quá trình giám đốc, kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt. Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc. 1.1.5. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả. - Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp  Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp: Những đặc điểm riêng về mặt pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc có tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh và việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 6
  7. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành ở nước ta, hiện có các loại hình doanh nghiệp sau: - Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty cổ phần - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh: - Ảnh hưởng của tình chất ngành kinh doanh: ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần cơ cấu vốn kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó có ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng đến phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán và chi trả. - Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.  Môi trường kinh doanh: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh gồm có: - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Môi trường kỹ thuật công nghệ, môi trường thông tin - Môi trường hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế - Các môi trường đặc thù 1.1.7. Các nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp - Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 7
  8. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Tổ chức sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Thực hiện việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp - Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. 1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính – một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). 1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 8
  9. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước, người lao động mỗi đối tượng lại quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.  Đối với người quản lý doanh nghiệp: Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ cũng buộc phải ngừng hoạt động. Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.  Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Đối với các nhà đấu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.  Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyến nhanh thành tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 9
  10. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính  Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phẩn nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.  Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng Tóm lại, phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn. - Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán. - Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 10
  11. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.4. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích Dupont.  Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích: - So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. - So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh. - So sánh các thông số kinh tế - kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 11
  12. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính sánh được của các chỉ tiêu: - Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. - Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng. - Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dụng, cơ cấu của các chỉ tiêu: - Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định. - Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu. Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. - Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu Số bình quân có thể biều thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng tương đối (tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. - Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường. - Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.  Phương pháp tỷ lệ: Ngày nay phương pháp tỷ lệ được sử dụng nhiều nhằm giúp cho việc khai Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 12
  13. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính thác và sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỉ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỉ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có những nhóm chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Chỉ tiêu về các chỉ số hoạt động - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời  Phương pháp phân tích Dupont: Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó được gọi là phương pháp Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp. Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 13
  14. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.5. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Trong phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc. Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hưũ, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm: Mẫu số B01_ DN: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B02_ DN: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số B09_DN: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tùy vào điều kiện, đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B03- DN). 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp  Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán * Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 14
  15. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính một thời điểm xác định. * Nội dung của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần theo nguyên tắc cân đối: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia thành: - Tài sản ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là dưới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Xét về mặt pháp lý: phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi trong tương lai. Xét về mặt kinh tế: số liệu các chỉ tiêu trong báo cáo phần tài sản thể hiện giá trị của các loại vốn doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn được chia thành: - Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ người bán, ) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 15
  16. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Xét về mặt pháp lý: phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn (Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh, ). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ (với người lao động, nhà cung ứng, Nhà nước, ). Về mặt kinh tế: phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. * Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán: - Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn. - Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp: tài sản lưu động, tài sản cố định. - Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. - Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. * Phân tích bảng cân đối kế toán: + Xem xét cơ cấu và sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc tính toán tỉ trọng của từng loại, so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô tài sản và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần tập trung vào một số loại tài sản quan trọng cụ thể: - Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn. - Sự ảnh hưởng của hàng tồn kho gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 16
  17. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng. - Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn. - Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Số cuối kỳ Số đầu kỳ Chênh lệch Số Số Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền tuyệt tƣơng trọng trọng đối đối A.TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác B.TÀI SẢN DÀI HẠN I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V.Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN + Xem xét phần nguồn vốn, tính toán tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trọng tổng số nguồn vốn, so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ và đầu năm. Từ đó phân tích cơ cấu vốn đã hợp lý chưa, sự biến động có phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp không hay có gây hậu quả gì, tiềm ẩn gì không tốt đối với tình hình tài chính doanh nghiệp hay không? Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 17
  18. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Số cuối kỳ Số đầu kỳ Chênh lệch Số Số Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ tuyệt tƣơng tiền trọng tiền trọng đối đối A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn B.VỐN CHỦ SỞ HỮU I.Vốn chủ sở hữu II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN + Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để xem xét tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp đã cân đối chưa, hợp lý chưa thì tiến hành lập bảng sau: Bảng 1.3 : Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn Tài Sản Nguồn Vốn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu - Cân đối giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 18
  19. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn không đủ đầu tư cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Phải huy động thêm nguồn tài trợ cho tài sản lưu động từ nguồn vốn thường xuyên ( Nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu). Điều này đảm bảo sự ổn định, an toàn về mặt tài chính, toàn bộ nợ ngắn hạn đầu tư cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Mặt khác nó còn thể hiện doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả khoản nợ ngắn hạn. Nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: Thì một phần nợ ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản cố định - Cân đối giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn với nguồn vốn thường xuyên (Nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu) Nếu tài sản cố định và đầu tư dài hạn lớn hơn nguồn vốn thường xuyên thì một phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn được đầu tư bởi nguồn nợ ngắn hạn Nếu tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhỏ hơn vốn thường xuyên: Nợ dài hạn và một phần nguồn vốn chủ sở hữu đã được đầu tư cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Điều này đảm bảo về mặt tài chính nhưng không đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra lãng phí trong kinh doanh vì phải trả chi phí cao hơn so với khi sử dụng vốn ngắn hạn VLĐ ròng = Tài sản lưu động – Nợ phải trả ngắn hạn  Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: * Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh ( bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính) và hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. * Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trình bày những nội dung cơ bản sau: - Chi phí và doanh thu từng loại giao dịch và sự kiện: + Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 19
  20. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính + Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia (hoạt động tài chính). - Chi phí, doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng hoạt động trên. - Chi phí, thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường. - Phản ánh chi phí – doanh thu, thu nhập – kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của phần này được chi tiết cho 3 hoạt động. + Hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Hoạt động tài chính. + Hoạt động khác. Các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết theo số quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm. - Phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước gồm các chỉ tiêu liên quan đến từng loại thuế và các khoản phải nộp khác (nếu có). Các chỉ tiêu trong phần này, số lũy kế từ đầu năm và số còn lại phải nộp đến cuối kỳ này. - Phản ánh chi tiết tình hình thuế GTGT: được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa; phần này cũng được báo cáo chi tiết: số kỳ này và số lũy kế từ đầu năm. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng được xây dựng tương ứng với 3 nội dung trên: - Phần I: Lãi, lỗ - Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nướ - Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. * Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 20
  21. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai. Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Nếu số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan. Có thể nói, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân tích thông qua 2 nội dụng cơ bản sau: - Một là, phân tích kết quả các loại hoạt động: Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí, kết quả của từng loại hoạt động. Từ đó, có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các loại hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bảng 1.4: Bảng phân tích kết cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiến % Số tiền % Số tiền % Hoạt động sản xuất kinh doanh Các hoạt động khác Cộng Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 21
  22. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Hai là, phân tích kết quản sản xuất kinh doanh chính: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 1.5: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so Theo quy mô với đầu năm chung Đầu Cuối năm năm Đầu Cuối Chỉ tiêu Số tiền % năm năm (%) (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 22
  23. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 1.3.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường đuợc chia thành 4 nhóm chính. Đó là: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu sinh lời. Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin về từng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm chỉ tiêu để từ đó đưa ra kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nên lưu ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nó không nói lên điều gì. Nó cần phải được so sánh với tỷ lệ ở các năm khác nhau của chính doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành. Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ lệ được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện với nhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đều quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 23
  24. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy đươc khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.  Hệ số thanh toán tổng quát ( Htq) Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện nay của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ. Nó cho biết năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kinh doanh, cho biết 1 đồng đi vay có mấy đồng đảm bảo. Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả - Nếu Htq > 1 chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và cũng không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. - Nếu Htq < 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.  Hệ số thanh toán hiện thời ( Hht) Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 24
  25. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính này lớn và ngược lại. Tuy nhiên, khi hệ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Khả năng thanh toán nhanh ( Hn ) Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn - Nếu Hn = 1: là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh, vừa không mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nhanh mang lại. - Nếu Hn 1: doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta thấy doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền vay đến mức độ nào. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT) Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả trong kỳ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 25
  26. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính  Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau: Khoản phải thu Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả= Khoản phải trả Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.  Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư: Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chủ ý.  Hệ số nợ (Hv): Nợ phải trả Hệ số nợ = ( Hv) Tổng nguồn vốn Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém.  Hệ số vốn chủ sở hữu (Hc): Hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lưường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ = ( Hc) Tổng nguồn vốn Hệ số vốn chủ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 26
  27. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính vốn kinh doanh riêng có của mình. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép từ các khoản nợ này.  Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản dài hạn là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng dùng vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình.Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn.  Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư TSNH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp.  Nhóm chỉ số về hoạt động: Các chỉ số này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.  Số vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức sau: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 27
  28. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho,tăng khả năng thanh toán. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong kỳ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 28
  29. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính  Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.  Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày của 1 vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán. Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt.Tuy nhiên, còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng  Vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm như vậy, thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá.  Hiêu suất sử dụng vốn cố định: Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 29
  30. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.  Vòng quay toàn bộ vốn: Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhiêu vòng. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.  Nhóm chỉ tiêu sinh lời: Các chỉ tiêu sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, đây là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai.  Tỷ lệ doanh lợi doanh thu (ROS): Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ doanh lợi doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 30
  31. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính  Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Tỷ lệ lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)= tài sản bình quân Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH ( ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp ấy. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. 1.3.3. Phân tích phƣơng trình Dupont Đẳng thức Dupont: LNST LNST Doanh thu 1 ROE = = x x Vốn CSH bình quân Doanh thu Tổng tài sản 1- Hv Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu Phương pháp phân tích Dupont giúp các nhà phân tích nhận biết được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giúp các nhà phân tích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Từ đó có thể đưa ra phương pháp quản lý tối ưu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  32. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 1.4. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.4.1 Biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định  Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của doanh nghiệp . Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp. Trong khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định, doanh nghiệp vừa phải chú ý đa dạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời phải đảm bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro, phát huy tối đa những ưu nhược điểm của các nguồn vốn được huy động.  Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời phải luôn đảm bảo duy trì được giá trị thực vủa vốn cố định dể khi kết thúc một vòng tuần hoàn bằng số vốn này doanh nghiệp có thể bù đắp hoặc mở rộng số vốn cố định mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư, mua sắm TSCĐ tính theo thời giá hiện tại.  Phân cấp quản lý vốn cố định Đối với các thành phần kinh tế Nhà nước, do có sự phân biệt quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  33. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, do không có sự phân biệt quyền sở hữu tài sản và quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp , vì thé các doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình theo các quy chế luật pháp quy định. 1.4.2 Biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động  Quản trị tiền mặt Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Để quản trị vốn tiền mặt tốt, doanh nghiệp cần: - Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý - Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ) - Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản phải thu chi vốn tiền mặt.  Quản trị khoản phải thu Để quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đánh giá thực trạng các hoạt động thu hồi để từ đó đưa ra những phương pháp thu hồi hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.  Quản trị hàng tồn kho Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Để quản trị có hiệu quả hàng tồn kho ta phải kiểm soát được các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho của doanh nghiệp . Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp , khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, thời gian vận chuyển chúng từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp . Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  34. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Đối với mức tồn kho dự trữ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, nhóm ảnh hưởng gồm: Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian và chu kỳ sản xuất Đối với dự trữ tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  35. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN THÉP SÔNG ĐÀ 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty  Các thông tin về Công ty: (1). Tên Công ty: - Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà. - Tên tiếng Anh: Song Da Steel Joint Stock Company. - Tên viết tắt: SDS. (2). Logo của Công ty: SDS (3). Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Đinh Văn Vì Chức vụ: Tổng Giám Đốc. (4). Cơ quan quản lý: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (5). Trụ sở đăng ký hoạt động của Công ty: - Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Đông Nam Cầu Kiền, xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 0313 868721. - Fax: 0313 868722. - Website: www.sd-steel.com.vn - Email: luyenthepsd@gmail.com - Mã số thuế: 0200763016 - Số tài khoản: 0341002020743 Tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CN Hải Dương. - Vốn điều lệ: 450.000.000.000 VNĐ (6). Quy mô của Công ty: - Diện tích mặt bằng của Công ty: 34 ha ( trong đó 19 ha làm Nhà máy luyện cán thép và 15 ha làm Nhà máy luyện gang). Ngoài ra, Công ty còn có 5 ha Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  36. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính để xây dựng Nhà chung cư cho CBCNV và 390m cầu cảng ở Sông Cấm có thể cho tàu < 10.000 tấn cập cảng. - Công suất thiết kế của Công ty: + Nhà máy luyện thép: Công suất thiết kế là trên 450.000 tấn phôi thép/năm. + Nhà máy luyện gang: Công suất thiết kế là 1 triệu tấn/năm (tương đương lò cao 500 m3). + Nhà máy cán thép: Công suất thiết kế là trên 500.000 tấn thép/năm.  Các mốc phát triển quan trọng - Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà tiền thân là Dự án sản xuất phôi thép được quyết định thành lập vào tháng 11/2006 của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý (ngày 01/11/2006 Công ty Cổ phần Thép Việt Ý quyết định thành lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép tại thành phố Hải Phòng). - Đến tháng 08/2007 Công ty Cổ phần Thép Việt Ý quyết định chuyển đổi tên Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép tại thành phố Hải Phòng thành Công ty TNHHMTV Luyện thép Hải Phòng (28/08/2007 quyết định thành lập Công ty TNHHMTV Luyện thép Hải Phòng). - Do quy mô, vốn đầu tư lớn và Công ty Cổ phần Thép Việt Ý cũng là Công ty Cổ phần trực thuộc Tổng Công Ty Sông Đà, trong khi Tổng Công Ty Sông Đà cũng đang trong quá trình đẩy mạnh việc sát nhập và đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, cho nên đến tháng 7/2008 Tổng Công Ty Sông Đà quyết định chuyển đổi tên Công ty TNHHMTV Luyện thép Hải Phòng thành Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà (ngày 28/07/2008 Tổng Công Ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý và Công ty TNHHMTV Luyện thép Hải Phòng quyết định chuyển đổi tên Công ty TNHHMTV Luyện thép Hải Phòng thành Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà ) và trong tương lai gần khi Tổng Công Ty Sông Đà chính thức sát nhập và chuyển đổi thành “Tập đoàn xây dựng cơ khí và công nghiệp nặng” thì Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà sẽ chuyển đổi thành Tổng Công ty Thép Sông Đà. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  37. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 2.2.1. Các mục tiêu và phạm vi kinh doanh theo giấy phép kinh doanh của SDS:  Mục tiêu của Công ty là: Sản xuất và kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của Đại hội đồng cổ đông tại Công ty, hoàn thành các nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao.  Phạm vi kinh doanh và hoạt động: - Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ hoạt động của Công ty sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty. - Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể được mở rộng hoặc thay đổi thu hẹp do Đại hội đồng cổ đông quyết định theo tình hình kinh doanh thực tế. Việc thay đổi phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phải được sự đồng ý của Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh. - Các cổ đông của Công ty cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về khoản nợ của Công ty trong phần vốn góp của mình vào Công ty. - Công ty được quyền mở các chi nhánh, các văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty phù hợp với Nghị quyết của HĐQT và trong phạm vi pháp luật cho phép. - Trừ khi chấm dứt hoạt động kinh doanh trước thời hạn theo điều lệ hoạt động của Công ty thì Công ty sẽ bắt đầu từ ngày thành lập và là 30 (ba mươi ) năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  38. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 2.2.2. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại (các nhóm hàng hoá và dịch vụ chính mà SDS đang kinh doanh):  Lĩnh vực hoạt động của Công ty: Bảng 2.1: Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà TT Tên ngành Mã ngành 1 Sản xuất Sắt, Thép, Gang 24100 2 Bán buôn Sắt, Thép 46622 3 Vận tải đường sắt 49120 4 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 5012 5 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy phục vụ ngành 6 46599 sản xuất Sắt, Thép, Gang 7 Bán buôn vật tư phục vụ ngành sản xuất Sắt, Thép, Gang 46699 ( Nguồn: Phòng Kinh tế kế hoạch - Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà) Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  39. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 2.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Thiết BHLĐ KTCN TCHC TCKT HTQT KTKH bị và MT Xưởng Đội Xưởng Xưởng Cơ điện Cơ giới Năng lượng Luyện ( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty Cổ Phần Luyện thép Sông Đà) 3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Lãnh đạo Công ty  Đại hội đồng cổ đông: Thông qua quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất là 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp nhận. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  40. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính quyết, thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.  Hội đồng quản trị: Có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, chuẩn bị nội dung tài liệu trong cuộc họp và triệu tập họp Đại hội cổ đông, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty để Đại hội cổ đông thông qua kiểm soát và thực hiện phương án đầu tư, chính sách thị trường  Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc Công ty được HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm để thay mặt HĐQT trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động SXKD hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện đúng các Nghị quyết của HĐQT, Điều lệ của Công ty cũng như các quy định của Pháp luật hiện hành.  Các phó tổng giám đốc Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc, thay Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc thực hiện những nhiệm vụ được Tổng giám đốc giao phó; báo cáo và chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.  Các phòng ban chức năng  Phòng tổ chức hành chính: Quản lý hành chính, Quản lý nhân sự, Quản lý an ninh trật tự, quân sự.  Phòng Tài chính- kế toán: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác tài chính tín dụng, kế toán của Công ty; Quản lý tài sản cố định của công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  41. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính  Phòng Hợp tác quốc tế: Quản lý và thực hiện việc xuất, nhập khẩu Nguyên liệu, hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc, phụ tùng; Quản lý thực hiện việc xuất bán hàng; thực hiện các kế hoạch quảng cáo và xây dựng thương hiệu thép SDS.  Phòng công nghệ sản xuất: Quản lý quy trình công nghệ sản xuất phôi thép của Công ty.  Phòng Thiết bị: Quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất phôi thép; Quản lý hệ thống, máy, thiết bị truyền tải, phân phối điện; Quản lý hệ thống cung cấp và xử lý nước tuần hoàn; sản xuất và cung cấp các loại khí phục vụ sản xuất trong toàn Công ty;  Ban bảo hộ lao động và Môi trường: Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác bảo hộ lao độngtrong toàn Công ty; Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công tác môi trường.  Các đơn vị sản xuất  Xưởng Luyện thép: Trực tiếp tổ chức vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất phôi thép.  Xưởng Cơ điện: Đảm bảo cho hệ thống dây chuyền thiết bị máy móc luôn được duy tu, sửa chữa hoặc thay thế kịp thời; Đảm bảo việc cung cấp nguồn điện cho sản xuất.  Đội Cơ giới: Trực tiếp quản lý và vận hành các máy móc, thiết bị cơ giới, hệ thống cầu trục, cổng trục, cần trục phục vụ quá trình sản xuất. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.4.1. Thuận lợi - Công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà có thương hiệu lâu năm trên thị trường. Do đó Công ty được thừa hưởng giá trị thương hiệu khi tham gia thị trường. Đồng thời công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của Tổng công ty về các mặt: tài chính, kỹ thuật, thị trường, Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  42. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Công ty có công nghệ Consteel® - công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang nạp liệu liên tục ngang thân lò là công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay do Tập đoàn Techint (cộng hòa Italy) sở hữu độc quyền. - Ban lãnh đạo Công ty đã được đào tạo nâng cao về quản trị kinh doanh tại các trường Đại học nổi tiếng của Mỹ. - Công ty sở hữu đội ngũ kỹ sư công nghệ về luyện kim, cơ khí, tự động hóa bậc cao được đào tạo bài bản tại các trường Đại học nổi tiếng trong nước như trường Đại học cơ điện Thái Nguyên, Đại học Bách Khoa Hà Nội và đã được đào tạo nâng cao tại các nước có ngành công nghiệp gang thép phát triển vượt bậc như Italy, Trung Quốc. 2.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên thì công ty vẫn gặp phải một số khó khăn sau: - Nền kinh tế thị trường nói chung, thị trường ngành thép nói riêng đang có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chủng loại sản phẩm. - Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang rất mạnh và các đối thủ canh tranh tiềm tàng đang gia nhập thị trường. - Sự tăng giá chung của nguyên vật liệu đầu vào. 2.5. Sản phẩm Sản phẩm của nhà máy: các loại phôi thép từ các bon thông thường, đến thép hợp kim mác cao, thép các bon xây dựng ưu chất, thép dự ứng lực theo các tiêu chuẩn: JIS, ASTM, BS, GB, TCVN Các mác thép 20MnSi, 25MnSi, Q235A, SD295A, SD390, SD490 v.v Kích thước phôi đúc. - Phôi 120 x 120 mm, chiều dài 6000 mm hoặc 12000 mm. - Phôi 130 x 130 mm, chiều dài 6000 mm hoặc 12000 mm. - Phôi 150 x 150 mm, chiều dài 6000 mm hoặc 12000 mm. Ngoài ra Công ty có thể sản xuất các mác thép với số lượng và tiêu chuẩn cao theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  43. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 2.6. Quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ Nhà máy luyện thép SDS: Fero h ợ p kim, Gang Thép T.phế thu trợ dung cục phế hồi Nạp liệu liên tục Thép phế Lò điện consteel 60t Thùng tinh luyện 60t Lò tinh luyện 60t LF Thép lỏng cho đúc Đúc liên tục 4 dòng Phôi thép thành phẩm ( Nguồn: Phòng Công nghệ sản xuất - Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà ) 2.7. Hoạt động marketing 2.7.1. Thị truờng Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và quốc tế, nhưng phần lớn là được tiêu thụ ở thị trường trong nước, đặc biệt là dùng để xây dựng các công trình trọng điểm của Tổng Công Ty Sông Đà và của Quốc gia như: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Bản Vẽ, Thuỷ điện Nậm Chiến, Nhà máy xi măng Hạ Long. Việc tiêu thụ sản phẩm thép tại các công trường này rất thuận lợi do được sự hỗ trợ và quan tâm kịp thời của Tổng công ty Sông Đà. Bên cạnh đó nhờ chính sách giá linh hoạt kịp thời phù hợp với thực tế thị trường tiêu thụ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  44. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính thông qua kênh tiêu thụ chủ yếu là các nhà phân phối có tiềm năng tài chính và thương hiệu trên thị trường. Ngoài ra Công ty cũng tích cực phát triển thị trường dân dụng, duy trì mỗi tỉnh thành có 2÷3 đại lý uỷ thác ký gửi. Xây dựng mối quan hệ với các đội xây dựng địa phương để thuyết phục họ tư vấn cho người dân có nhu cầu làm nhà sử dụng thép. 2.7.2. Đối thủ cạnh tranh Tính đến nay (2010), nhu cầu thép xây dựng của cả nước khoảng ≈ 5 triệu tấn. Trong khi năng lực sản xuất phôi thép của cả nước là > 2 triệu tấn/năm và năng lực cán thép của cả nước đã lên tới trên 7 triệu tấn/năm với các Công ty như: Công ty thép Thái Nguyên, thép Việt Úc, thép Úc,thép Việt Ý, thép Việt Nhật, thép Vạn Lợi, thép Vinakansai, thép Pomihoa, thép Việt Hàn, thép Hòa Phát, thép Vinakyoei, thép Pomina, thép Thép Việt, thép Miền Nam, Ngoài ra còn chưa kể đến thép giá rẻ từ Trung Quốc thâm nhập vào thị trường trong nước và một loạt các Dự án lớn do đầu tư nước ngoài đã được Chính Phủ cấp phép đầu tư như: Dự án khu liên hợp gang thép ở KCN Dung Quất với công suất > 4 triệu tấn/năm, Dự án khu liên hợp gang thép ở KCN Vũng Áng với công suất > 10 triệu tấn/năm, Thực tế này cho thấy lượng cung đã vượt xa nhu cầu thực tế, song nhiều Nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất và giành giật thị trường nhằm mở rộng thị phần và tồn tại. Trước sự cạnh tranh gay gắt này, Công ty đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và đổi mới máy móc thiết bị, tìm cách cắt giảm mọi chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 2.7.3. Các hoạt động marketing trong doanh nghiệp Công ty áp dụng chính sách marketing- mix (4P):  Chiến lược sản phẩm (Product) Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt hàng đầu tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì vậy công ty luôn chú trọng sản phẩm đầu ra đa dạng với nhiều chủng loại, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ tiến tiến, hiện đại, đồng bộ, trang bị nhiều phương tiện theo hướng cơ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  45. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính giới hóa, giúp giảm thiểu sự cố và nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, chi phí giá thành thấp.  Chính sách giá (Price) - Mục tiêu định giá của SDS vừa là hướng lợi nhuận và vừa là hướng tiêu thụ. Lý do của việc xác định mục tiêu định giá của SDS là Công ty vừa phải đảm bảo làm ăn có lãi theo như cam kết với Cổ Đông và Nghị quyết của HĐQT lại còn vừa phải chiếm lĩnh và mở rộng thêm thị trường để tăng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Phương pháp định giá của SDS áp dụng là phương pháp định giá theo chi phí biên cộng với phụ giá. - Ưu nhược điểm về chính sách giá của SDS là: + Ưu điểm: Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện được như cam kết với các Cổ Đông và Nghị quyết của HĐQT, đảm bảo số lượng sản phẩm tiêu thụ và thị trường càng ngày càng lớn góp phần đưa doanh nghiệp sớm trở thành Công ty đứng đầu của cả nước về sản lượng và thị trường tiêu thụ, ngoài ra còn có thể mở rộng thị trường ra nước ngoài. + Nhược điểm: Rất khó có thể thực hiện đồng thời được mục tiêu vừa tăng lượng bán, tăng thị phần và lợi nhuận cùng một lúc, ngoài ra phương pháp định giá của SDS có thể dẫn tới làm cho giá leo thang.  Chính sách xúc tiến (Promotion) - Thị trường tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ chủ yếu là các nhà phân phối có tiềm năng tài chính và thương hiệu trên thị trường. - Ngoài ra, Công ty cũng tích cực phát triển thị trường dân dụng, duy trì mỗi tỉnh thành có 2÷3 đại lý uỷ thác ký gửi. Xây dựng mối quan hệ với các đội xây dựng địa phương để thuyết phục họ tư vấn cho người dân có nhu cầu làm nhà sử dụng thép SDS. - Công ty không những đã tích cực phát triển thị trường trong nước mà còn phát triển thị trường nước ngoài.  Chính sách phân phối ( Place) SDS đang áp chính sách sản phẩm theo kênh phân phối như sơ đồ sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  46. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Nhà sản Chi nhánh Khách hàng xuất (SDS) và Đại lý tiêu thụ phân phối Hiệu quả hoạt động của kênh phâncủa ph Côngối này rất tốt, vì cho đến hiện nay SDS có gần 100 Chi nhánh, Đại lý phânty phối và ủy thác ký gửi trên cả nước. Vì vậy thương hiệu của SDS ngày càng được khẳng định và lớn mạnh, lượng sản phẩm bán ra và thị phần ngày càng lớn. 2.8. Vài nét về hoạt động nhân sự trong công ty 2.8.1. Đặc điểm lao động trong công ty Năm 2010, số lượng lao động đang làm việc tại SDS (Công ty con và nhà máy luyện thép) là 993 người, cơ cấu lao động được thể hiện như bảng 2.4 sau: Bảng 2.4. Cơ cấu lao động của SDS. Loại cơ cấu Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) Trên đại học 12 1,21 Trình độ Đại học 312 31,42 chuyên môn Cao đẳng 124 12,49 của CBCNV Trung cấp&CNKT 485 48,84 Lao động thủ công 60 6,04 Nam 939 94,56 Giới tính Nữ 54 5,44 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà) 2.8.2. Công tác tuyển dụng lao động  Xác định nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng - Khi sản xuất kinh doanh đặt ra yêu cầu cần có lao động để đáp ứng, phòng TCHC kết hợp với các đơn vị trong công ty cân đối lực lượng lao động cần bổ sung, tổng hợp trình tổng giám đốc phê duyệt  Phương pháp tuyển dụng Quy trình tuyển dụng lao động của Công ty: - Đối với CBCNV ở những vị trí chủ trốt thì bộ phận nhân sự của Công ty sẽ đi liên hệ và mời những người có đủ trình độ và kinh nghiệm về làm việc. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  47. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính - Đối với CBCNV sản xuất trực tiếp thì Công ty ra thông báo tuyển dụng lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó tiếp nhận hồ sơ, rồi phỏng vấn và thi tuyển. Nếu ai đảm bảo đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy hẹn và chờ ngày gọi vào Công ty làm việc. 2.8.3. Phƣơng pháp trả lƣơng, thƣởng cho cán bộ công nhân viên * Đối với lao động gián tiếp: SDS là Công ty Nhà nước cổ phần hóa, cho nên quy chế trả lương cho CBCNV được thực hiên theo quy định của Nhà nước. Vì vậy đối với cán bộ quản lý của Công ty cũng vậy, lương của cán bộ quản lý của Công ty được tính như sau: LCBQL = LHS + LPCCV + LNS Trong đó: - LCBQL là tổng lương của CBQL mỗi tháng. - LHS là lương tính theo hệ số Nhà nước quy định của CBQL. - LPCCV là lương phụ cấp chức vụ của CBQL theo quy định của Nhà nước. - LNS là lương năng suất hàng tháng của CBQL theo quy định Công ty. * Đối với lao động trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: Tiền lương, các khoản mang tính chất lương và phụ cấp trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, các khoản trích theo lương tính vào chi phí ( BHXH, BHYT, KPCĐ ) của công nhân trực tiếp sản xuất ở xưởng cán và xưởng cơ điện. Để hạch toán tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên, Công ty sử dụng các chứng từ về tiền lương và BHXH bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng và các chứng từ hướng dẫn như phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, hợp đồng làm khoán. *Chính sách tiền thưởng: - Tiền thưởng được ghi trong các Hợp đồng giao khoán giữa Tổng Giám Đốc với các đơn vị nhận khoán. Khi giá trị tăng lên so với mức khoán, người lao động được hưởng 50%, Công ty hưởng 50%. - Thực hiện thưởng trực tiếp đối với các công việc có kết quả xác định cụ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  48. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính thể. - Đối với CBCNV có hoàn cảnh khó khăn, Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc trợ cấp một phần kinh phí để khắc phục khó khăn trong cuộc sống. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  49. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN THÉP SÔNG ĐÀ. 3.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN THÉP SÔNG ĐÀ. 3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán  Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản Phân tích cơ cấu tài sản, sẽ giúp cho chúng ta nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép thấy được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, nên kết hợp cả việc phân tích ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  50. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Bảng 3.1: Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tƣơng Tµi s¶n Số tiền Số tiền Tuyệt đối trọng trọng đối (trđ) (trđ) (trđ) (%) (%) (%) A.Tµi s¶n ng¾n h¹n 1,664,199 62.33 688,726 43.78 975,472 141.6 I.TiÒn vµ c¸c kho¶n t•¬ng ®•¬ng 159,596 9.59 208,165 30.22 (48,569) -23.33 tiÒn II. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n 918,265 55.18 111,139 16.14 807,126 726.23 h¹n III. Hµng tån kho 556,219 33.42 318,542 46.25 237,677 74.61 IV. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 30,116 1.81 50,879 7.39 (20,762) -40.81 B. Tµi s¶n dµi h¹n 1,005,814 37.67 884,456 56.22 121,357 13.72 I. Tµi s¶n cè ®Þnh 995,214 98.9 874,298 98.85 120,915 13.83 II. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 10,599 1.05 10,157 1.15 442 4.35 Tæng céng tµi s¶n 2,670,013 100 1,573,183 100 1,096,830 70 Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy, tổng tài sản của Công ty ở năm 2010 tăng lên so với năm 2009 từ 1,573,183 triệu đồng lên 2,670,013 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 70%. Nguyên nhân chủ yếu là do:  Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Qua bảng cơ cấu tài sản ta nhận thấy năm 2010 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, năm 2009 chiếm 43.78%, năm 2010 chiếm 62.33% trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này sang năm 2010 tăng lên 975,472 triệu đồng tương ứng với mức tăng là141.6%. Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự biến động của các chỉ tiêu trong đó: - Tiền và các khoản tương đương tiền: nhận thấy chỉ tiêu này sang năm 2010 giảm so với năm 2009 là 48,569 triệu đồng tương ứng với mức giảm 23.33%. Sở dĩ có điều này là vì năm 2010 Công ty đã giảm các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền giảm làm Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  51. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính giảm tính chủ động của doanh nghiệp, và giảm khả năng thanh toán cho Công ty. Tuy nhiên vốn bằng tiền giảm cũng thể hiện khả năng quay vòng tiền của công ty tốt và hiệu quả sử dụng vốn cao. - Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh với số tuyệt đối là 807,126 triệu đồng tương ứng với mức tăng 726.23%, năm 2009 là 111,139 triệu đồng, năm 2010 là 918,265 triệu đồng. Trong đó phải thu khách hàng tăng 727,032 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2198.80%; trả trước cho người bán tăng 54,188 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 73.71%; các khoản phải thu khác tăng 25,905 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 568.47% . Điều này cho thấy trong năm 2010 Công ty vẫn bị chiếm dụng vốn khá lớn. - Hàng tồn kho tăng vào năm 2010 là 237,677 triệu đồng tương ứng với mức tăng 74.61% so với năm 2009. Chỉ tiêu này tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu và thành phẩm. Do đặc thù của ngành thép sản xuất với khối lượng lớn nên việc dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm với khối lượng lớn. - Tài sản ngắn hạn khác: năm 2010 chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác giảm 20,762 triệu đồng tương ứng với mức giảm 40.81% so với năm 2009. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên sự biến động của nó không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty.  Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 121.357 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13.72%. Trong đó: - Tài sản cố định tăng 120,915 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,83%. Nguyên nhân do trong năm doanh nghiệp đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất. - Các khoản tài sản dài hạn khác năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 là 442 triệu đồng tương ứng với 4.35%. Do chiếm tỷ trọng nhỏ nên các khoản này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.  Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn: Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, sẽ giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  52. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung ứng, người lao động, ngân sách, về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ Tƣơng Nguån vèn Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tuyệt đối trọng đối (trđ) (%) (trđ) (trđ) (%) (%) A. Nî ph¶i tr¶ 2,175,038 81.46 1,217,596 77.40 957,441 78.63 I. Nî ng¾n h¹n 1,636,862 61.3 709,074 45.07 927,787 130.84 II. Nî dµi h¹n 538,175 20.16 508,522 32.32 29,653 5.83 B. Vèn chñ së h÷u 494,974 18.54 355,586 22.60 139,388 39.20 I. Vèn chñ së h÷u 494,889 18.54 355,500 22.6 139,388 39.21 II. Nguån kinh phÝ, quü kh¸c 85 85 Tæng céng nguån vèn 2,670,013 100 1,573,183 100 1,096,830 69.72 Qua bảng phân tích trên ta thấy:  Nợ phải trả: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2009, tổng nợ phải trả chiếm 77,40%, năm 2010 chiếm 81.46% so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2010 tăng so với nợ phải trả năm 2009 là 957.441triệu đồng tương đương với tỷ lệ là 78.63%. Trong đó: Nợ ngắn hạn 2010 tăng so với vốn chủ sở hữu năm 2009 từ 709.074triệu đồng lên 1.636.862 triệu đồng, tức là tăng 927,787 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 130.84%. Như vậy nợ ngắn hạn của công ty tăng chủ yếu là để bổ sung vào vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh tại công ty. Công ty cũng cần chú trọng đến nợ ngắn hạn vì đó là một rủi ro lớn của Công ty trong vấn đề thanh toán. Nếu Công ty không có biện pháp thu hồi nợ Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  53. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính đọng và trả các khoản đến hạn thì Công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn về tài chính. Nợ dài hạn tăng không đáng kể so với năm trước. Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng so với năm 2009 từ 355,586 triệu đồng lên 494,974 triệu đồng, tăng 139,388 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 39.20%. Vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể chứng tỏ công ty đã chú trọng đến vấn đề huy động vốn chủ và là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty ngày càng cao. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn còn thấp, Công ty cần có biện pháp để tăng vốn tự có của mình.  Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn chúng ta sẽ không bao giờ thấy được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không. Để có thể hiểu rõ tình hình thực tế tài chính doanh nghiệp xem sự sắp xếp, phân bố tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa, cân đối chưa ta tiến hành lập bảng sau: Bảng 3.3 : Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2009 TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ ngắn hạn TSLĐ và ĐTNH (45.07 %) (43.78%) 709,074 triệu đồng 688,726 triệu đồng Nợ dài hạn (32.33%) TSCĐ và ĐTDH 508,522 triệu đồng (56.22%) Nguồn vốn chủ sở hữu 884,456 triệu đồng (22.60%) Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  54. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 355,586 triệu đồng Vốn lưu động ròng năm 2009 = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn = 688,726 - 709,074 = -20,348 triệu đồng Bảng 3.4 : Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2010 TÀI SẢN NGUỒN VỐN TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn (62.33%) (61.31%) 1,664,199 triệu đồng 1,636,862 triệu đồng Nợ dài hạn (24.74%) TSCĐ và ĐTDH 538,175 triệu đồng (37.67%) Nguồn vốn chủ sở hữu 1,005,814 triệu đồng (18.54%) 494,974 triệu đồng Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = 1,664,199 - 1,636,862 = 27,337 triệu đồng - Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và với nợ ngắn hạn Năm 2009 ( triệu đồng): 688,726 1,636,862 Năm 2009 nợ ngắn hạn đủ đầu tư cho tài sản hạn, năm 2010 nợ ngắn hạn không đủ đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo cho sự ổn định, an toàn về mặt tài chính thì toàn bộ nợ ngắn hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn Cân đối giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2009 (triệu đồng): 884,456 > 864,108 Năm 2010 (triệu đồng): 1,005,814 < 1,033,149 Năm 2009 tài sản dài hạn lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Năm 2010 tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Vậy nợ dài hạn đã có một phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  55. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính xuất kinh doanh của công ty vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh, khi sử dụng nguồn vốn vay dài hạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. 3.1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh  Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc: Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc, giúp cho ta thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiều đồng chi phí, có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 3.5. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc (Đvt: triệu đồng) So với doanh ST N¨m N¨m thu (%) ChØ tiªu T 2010 2009 Năm Năm 2010 2009 Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp 1 dÞch vô 1,938,325 1,402,678 100 100 2 C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 10,500 5,345 0.54 0.38 Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ 3 cung cÊp dÞch vô 1,927,825 1,397,333 99.46 99.62 4 Gi¸ vèn hµng b¸n 1,743,956 1,248,948 89.97 89.04 Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ 5 cung cÊp dÞch vô 183,869 148,384 9.49 10.58 6 Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 3,878 2,214 0.2 0.16 7 Chi phÝ tµi chÝnh 150,138 114,134 7.75 8.14 trong ®ã chi phÝ l·i vay 148,233 92,346 7.65 6.58 8 Chi phÝ b¸n hµng 999 763 0.05 0.05 9 Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 14,682 12,836 0.76 0.92 Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng 10 kinh doanh 21,926 22,865 1.13 1.63 11 Thu nhËp kh¸c 1,950 1,009 0.1 0.07 12 Chi phÝ kh¸c 225 156 0.01 0.01 13 Lîi nhuËn kh¸c 1,725 852 0.09 0.06 14 Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr•íc 23,651 23,718 1.22 1.69 Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  56. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính thuÕ 15 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 5,912 5,929 0.31 0.42 Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp 16 doanh nghiÖp 17,738 17,788 0.92 1.27 Năm 2009, để có 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 89.04 đồng giá vốn; 0.92 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2010, để có 100 đồng doanh thu thuần Công ty chỉ phải bỏ ra 89.97 đồng giá vốn; 0.76 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta có thể thấy để cùng có được 100 đồng doanh thu trong mỗi năm thì giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên, đó là do sự tăng giá chung của nguyên vật liệu đầu vào. Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Năm 2009, cứ 100 đồng Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 9.49 đồng lợi nhuận gộp.doanh thu thuần đem lại 10.58đồng lợi nhuận gộp. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1.63 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2010, 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1.13 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1.27 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 0.92 đồng lợi nhuận sau thuế. Cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2009 tốt hơn so với năm 2010.  Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang: Phân tích BCKQKD theo chiều ngang giúp ta biết được xu hướng tăng giảm của chỉ tiêu giữa các thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn khả năng tăng được bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N
  57. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Bảng 3.6. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang N¨m 2010 N¨m 2009 Chªnh lÖch ChØ tiªu (trđ) (trđ) TuyÖt ®èi(trđ) Tƣ¬ng®èi(%) 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1,946,209 1,402,678 543,530 38.75 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 10,500 5,345 5,154 96.43 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1,935,709 1,397,333 538,376 38.53 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 1,743,956 1,248,948 495,007 39.63 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 191,753 148,384 43,368 29.23 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 3,878 2,214 1,663 75.09 7. Chi phÝ tµi chÝnh 150,138 114,134 36,004 31.55 trong ®ã chi phÝ l·i vay 148,233 92,346 55,887 60.52 8. Chi phÝ b¸n hµng 999 763 235 30.89 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 14,682 12,836 1,845 14.38 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 29,810 22,865 6,945 30.38 11. Thu nhËp kh¸c 1,950 1,009 941 93.27 12. Chi phÝ kh¸c 225 156 68 44.17 13. Lîi nhuËn kh¸c 1,725 852 872 102.26 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n trưíc thuÕ 31,535 23,718 7,817 32.96 15. ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 7,883 5,929 1,954 32.96 Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 45
  58. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 16. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 23,651 17,788 5,863 32.96 Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 45
  59. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Qua bảng báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Luyện thép Sông Đà năm 2010 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2009: 17,788 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2010: 23,651 triệu đồng Như vậy lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5,863 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 32,96%, đã cho thấy được năm 2010 công ty kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2009, điều đó phản ánh được sự thành công và phát triển của Công ty. Trong đó: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 543,530 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 38.75%. Giá vốn hàng bán tăng 495,007 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 39.63%. Tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu, điều đó cho thấy chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất đã tăng. - Lợi nhuận gộp của Công ty tăng 43,368 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 29,23%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 1,663 triệu đồngtương đương với tỷ lệ 75,09% - Chi phí tài chính tăng 36,004 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 31.55% do chi phí lãi vay năm 2010 tăng 55,887 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 60.52% - Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,845 triệu đồng tăng tương đương 14,38%, chi phí quản lý của công ty tăng 14,38%trong khi doanh thu chỉ tăng 38.75% , điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty tốt, cần được phát huy hơn nữa. - Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh của công ty tăng 6,945 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 30,38% . - Lợi nhuận khác năm 2010 tăng 872 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 102.26% so với năm 2009. - Do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2010 tăng 7,817 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32.96%. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 45
  60. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên một cách đáng kể so với năm 2009 là 5,863 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32.96%. Kết luận: Nhìn chung năm 2010 doanh thu của công ty tăng trưởng hơn so với năm 2009, song song đó là sự tăng trưởng của lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƢNG CỦA CÔNG TY 3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về Khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng tài chính. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Bảng 3.7: Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán Chênh lệch Năm Năm Tuyệt Tƣơng Chỉ tiêu 2010 2009 đối đối (%) 1.Tổng tài sản (trđ) 2,670,013 1,573,183 1,096,830 69.72 2.Tổng nợ phải trả (trđ) 2,175,038 1,217,596 957,441 78.63 3.Tổng nợ ngắn hạn (trđ) 1,636,862 709,074 927,787 130.84 4.Tài sản ngắn hạn (trđ) 1,664,199 688,726 975,472 141.63 5.Tiền, tài sản tương đương tiền (trđ) 159,596 208,165 (48,569) -23.33 6. Các khoản phải thu (trđ) 918,265 111,139 807,126 726.23 7.Lợi nhuận trước thuế (trđ) 31,535 23,718 7,817 32.96 8.Lãi vay phải trả trong kỳ (trđ) 148,233 92,346 55,887 60.52 16.Hệ số thanh toán tổng quát (lần) (= 1/ 2) 1.23 1.29 -0.06 - 17.Hệ số thanh toán hiện thời (lần) (= 4 /3) 1.02 0.97 0.05 - 18.Hệ số thanh toán nhanh (lần) ( = 5/ 3 ) 0.10 0.29 -0.20 - Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 45
  61. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 19.Hệ số thanh toán lãi vay (lần) (= ( 7+8) / 8) 1.21 1.26 -0.04 - 20.Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả (lần) 0.56 0.16 0.40 - (= 6/ 2) Nhìn vào bảng ta nhận thấy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định. Nhưng đến năm 2010 khả năng này có xu hướng giảm. Năm 2009, cứ 1 đồng đi vay thì có 1.29 đồng đảm bảo và năm 2010 có 1.23 đồng đảm bảo. Hệ số thanh toán hiện thời: hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,97 đồng tài sản lưu động. Năm 2010, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,02 đồng tài sản ngắn hạn. Về hệ số thanh toán nhanh năm 2009 cứ 1 đồng tiền vay ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.29 đồng tiền và tài sản tương đương tiền; năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.1 đồng tiền và các tài sản tương đương tiền. Hệ số này giảm đáng kể là do lượng tiền và tài sản tương đương tiền của công ty giảm. Tỷ lệ này nhỏ hơn 1 nên cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhưng đồng thời cũng cho ta thấy doanh nghiệp sử dụng vòng quay vốn tốt. Về hệ số thanh toán lãi vay, trong năm 2009 cứ 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 1.26 đồng tiền, năm 2010 thì 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 1.21 đồng tiền. Tỷ số này tăng không đáng kể vì năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng đồng thời lãi vay cũng tăng lên. Ta thấy năm 2010 cứ 1 đồng khoản phải trả thì được đảm bảo bằng 0.56 đồng các khoản phải thu. Năm 2009, thì 1 đồng các khoản phải trả được đảm bảo bằng 0.16 đồng các khoản phải thu. So sánh khoản phải thu và khoản phải trả năm 2010 và 2009 các khoản phải thu tăng lên, các khoản phải trả giảm đi. Điều này chứng tỏ trong kỳ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với khoản đi chiếm dụng. Công ty cần tận dụng nguồn vốn chiếm dụng, có biện pháp tăng khoản vốn đi chiếm dụng trong kỳ kinh doanh sau. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai – Lớp QT1102N 45