Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh - Phạm Thị Hồng Hạnh

pdf 71 trang huongle 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh - Phạm Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_giai_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh - Phạm Thị Hồng Hạnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên : Phạm Thị Hồng Hạnh Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hoàng Thị Hồng Lan HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên : Phạm Thị Hồng Hạnh Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hoàng Thị Hồng Lan HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Phạm Thị Hồng Hạnh Mã SV: 1112401340 Lớp: QTTN 102 Ngành: Quản trịkinh doanh Tên đề tài : Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp: - Sinh viên tìm hiểu cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thu thập các tài liệu, số liệu về tài chính, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013, 2014. - Tính toán các chỉ tiêu, đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh. 2. Các số liệu cần thiết để phân tích, đánh giá: - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Thu thập số liệu ở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp - Tính toán các chỉ tiêu về tài chính của công ty 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Số 86, đường Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Hoàng Thị Hồng Lan Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 01 tháng 06 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 03 tháng 08 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Mai Ninh Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): - Điểm số: - Điểm chữ: điểm. Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn.
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1.1 .Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 3 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp 3 1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 4 1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.3.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.3.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.3.3 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.4 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.5 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.5.1 Phương pháp so sánh 11 1.5.2 Phương pháp phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính 12 1.6 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13 1.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính 13 1.6.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 18 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH 25 2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 28 2.1.4 Nguồn lao động 31 2.1.5 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014 32 2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014 34
  8. 2.2.1. Phân tích qua bảng cân đối kế toán 34 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 40 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 43 2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 52 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH 55 3.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh giai đoạn 2015- 2020 55 3.1.1 Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2015-2020 55 3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty 55 3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 56 3.2.1 Tăng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh 56 3.2.3 Giải pháp hạn chế hàng tồn kho 58 3.2.2. Tối thiểu hoá chi phí: 59 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 15 Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 16 Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 18 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 31 Bảng 2.2:Một số chỉ tiêu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012-2014 33 Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu tài sản công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 35 Bảng 2.5. Phân tích báocáo kết quả hoạt động kinh doanh 41 Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2012-2014 44 Biểu đồ 2.2 Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư giai đoạn 2012-2014 46 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về hoạt động 49 Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu sinh lời giai đoạn 2012-2014 51 2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 52
  10. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp cũng phải được thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển đó. Hơn nữa nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Do đó vấn đề phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng tâm của quản lý doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các bước tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính: những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô cùng các cô chú nhân viên trong phòng kế toán và phòng kinh doanh II Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh, em đã chọn chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ” SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 1
  11. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh Chương III. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 2
  12. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 .Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu để xây dựng, mua sắm các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, trả lương, khen thưởng, cải tiến kỹ thuật Việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi phải có các khoản thu để bù đắp tạo nên quá trình luân chuyển vốn. Như vậy trong quá trình luân chuyển vốn tiền tệ đó doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế. Những quan hệ kinh tế đó bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác : Từ sự đa dạng hoá hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp cổ phần hay tư nhân); giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, ngườicho vay, với người bán hàng, người mua thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ tức, tiền lãi trái phiếu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng, thanh toán tài sản.;quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt và lãi cổ phần. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 3
  13. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, là chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính nước ta. Như vậy có thể hiểu: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. 1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau: Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thƣờng và liên tục. Đối với các doanh nghiệp, vốn tiền tệ nắm vai trò tiên đề trong các hoạt động. Do vậy, việc đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở việc đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, huy động vốn kịp thời giúp doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh. Việc lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh hợp lý sẽ gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Như vậy, một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả phải đặc biệt quan tâm đến tài chính và các quyết định tài chính. Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động, chuyển hóa hình thái vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 4
  14. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các mục tiêu để phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. 1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông. Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.” 1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, Nhà nước Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 5
  15. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia. Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả:Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 6
  16. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, hầu như các biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính để xác định những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. 1.3.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tinh tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức. Khách hàng và các chủ nợ thƣơng mại thường quan tâm khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp, đến việc các doanh nghiệp liên tục phát sinh các dòng ngân quỹ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong suốt thời hạn của khoản nợ. Các nhà đầu tƣthường tập trung vào khả năng sinh lợi và điều kiện tài chính của công ty liên quan đến khả năng trả cổ tức và vượt qua nguy cơ phá sản SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 7
  17. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Các nhà quản trị của công typhân tích tài chính của công ty nhằm mục tiêu kiểm soát nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhà cung cấp vốn bên ngoài. Các cơ quan quản lý chức năng nhƣ cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội. 1.3.3 Trình tự và các bƣớc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành theo 3 bước là thu thập thông tin, xử lý thông tin và dự đoán đưa ra quyết định. Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Những nguồn này bao gồm cả những thông tin nội bộ và những thông tin bên ngoài, những thông tìn về cả kế toán và các thông tin quản lý khác vv trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp là các nguồn tin đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, có thể nói phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là xử lý các thông tin đã thu thập được. Đây là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích , đánh giá, xác định các nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và đưa ra quyết định. Dự đoán và quyết định Mục đích của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp , phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đối với người cho vay và đầu tư đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của doanh nghiệp là các quyết định quản lý doanh nghiệp. 1.4 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 8
  18. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP đưa ra nhận xét, kết luận xác thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Ngoài ra, để có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, người phân tích còn cần thu thập các thông tin ở các tài liệu khác lấy từ các phòng ban. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tài liệu mà các nhà phân tích sử dụng nhất trong phân tích tài chính gồm có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (nguồn vốn). Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bảng cân đối kế toán. Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực xuất quỷ để vận hành doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 9
  19. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp,tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản tương đương tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường.  Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. Các tài liệu khác Để phản ánh đầy đủ, khách quan và toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp, ngoài việc phân tích các báo cáo tài chính, người phân tích còn cần tìm hiểu về các thông tin được đưa lên từ các phòng ban trong công ty như: - Phòng nhân sự: Phản ánh các yếu tố như lương,thưởng của người lao động, bảo hiểm cho người lao động để lên kế hoạch dự phòng trích lập các quỹ cho người lao động - Phòng kinh doanh: Phản ánh các chi phí như marketing; từ các phân tích về nhu cầu thị trường của phòng kinh doanh có thể lên các kế hoạch chi phí sản xuất cụ thể. - Phòng kế hoạch đầu tư: phản ánh chi phí của một dự án mới,dòng tiền của dự án SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 10
  20. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5 Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng được so sánh với những con số hay thông số khác. Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khác thì tỷ lệ này có thể không tốt. Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của các thông số và các công cụ đo lường khác. Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động tài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian. Vì vậy, việc phân tích không thể tách rời khỏi không gian và thời gian. Phương pháp phân tích là các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình, được sử dụng trong quá trình phân tích. Có nhiều phương pháp phân tích khác nhau nên dựa vào các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh, nguồn tài liệu, mục đích phân tích, để lựa chọn ra được phương pháp phân tích phù hợp. Trên thực tế, người ta thường dùng hai phương pháp cơ bản để phân tích, là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính. 1.5.1 Phƣơng pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích: - So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến định mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. - So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh. - So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu: SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 11
  21. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. - Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng. - Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơ cấu của các chỉ tiêu: - Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định. - Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng ngiên cứu. Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dạng tương đối (tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường. Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối. 1.5.2 Phƣơng pháp phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính Ngày nay phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính được sử dụng nhiều nhằm giúp cho việc khai thác và sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống một loạt các chỉ tiêu theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 12
  22. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có những nhóm chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Chỉ tiêu về chỉ số hoạt động - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1.6 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp. 1.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nói chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng các báo cáo tài chính là khác nhau. Trong phạm vi phân tích các thông số tài chính, nhà quản trị quan tâm đến các bảng báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ của công ty tại một thời điểm, thông thường là cuối năm hay cuối quý. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp bằng các khoản thu và chi phí trong một thời kỳ, thường là một năm hay một quý. Như vậy, bảng cân đối kế toán giống như một bức tranh biểu thị vị thế tài chính của một doanh nghiệp tại một điểm thời gian còn báo cáo kết quả kinh SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 13
  23. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP doanh tóm tắt khả năng sinh lợi của công ty theo thời gian. Để phân tích bảng cân đối kế toán, cần phân tích hai yếu tố là cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Phân tích cơ cấu tài sản Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát về tài sản được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau: - Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của doanh nghiệp hiện tại - Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản  Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của doanh nghiệp hiện tại Để nhận định được năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp, người phân tích cần đi vào xem xét các nội dung sau: - Xem xét các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường có giá trị kinh tế hay không. - Xem xét các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán có thực hay không và việc thu hồi có diễn ra thuận lợi hay không. - Xem xét các hạng mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có tính hữu dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có giá trị thực tế trên thị trường hay không. - Xem xét tài sản lưu động khác có khả năng thu hồi hay không, có ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai hay không. - Xem xét tài sản cố định của doanh nghiệp hiện có nguyên giá bao nhiêu, hệ số hao mòn của nó như thế nào, giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường.  Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị của tài sản qua các thời kỳ, cung cấp cho người phân rích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản của doanh nghiệp SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 14
  24. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chênh lệch giá Năm x1 Năm x0 trị Chênh TÀI SẢN Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ lệch cơ Mức Tỷ lệ (triệu trọng (triệu trọng cấu tăng tăng đồng) (%) đồng) (%) A. TÀI SẢN VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Phân tích cơ cấu nguồn vốn  Đánh giá tình hình hợp lý, hợp pháp nguồn vốn của doanh nghiệp Để nhận định được tính hợp lý và hợp pháp của nguồn vốn doanh nghiệp, người phân tích cần tiến hành xem xét các nội dung sau: - Xem xét và đánh giá các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang khai thác có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp hay do bị động trong đặc điểm sản xuất kinh doanh hình thành. - Xem xét và đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang khai thác có phù hợp với mục đích sử dụng, đặc điểm luân chuyển vốn SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 15
  25. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP trong thanh toán của doanh nghiệp hay do bị động trong đặc điểm sản xuất kinh doanh hình thành. - Xem xét các khoản nợ khác có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không. - Xem xét và đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang khai thác có phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không,phù hợp với quy định về mức tối thiểu về mức vốn cho từng doanh nghiệp, có phù hợp với mục đích trích lập từng loại quỹ hay không.  Phân tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn Phân tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn giúp người phân tích thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ, xem xét sự thay đổi bắt nguồn từ các dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chênh lệch giá Năm x1 Năm x0 trị Chênh NGUỒN VỐN Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ lệch cơ Mức Tỷ lệ (triệu trọng (triệu trọng cấu tăng tăng đồng) (%) đồng) (%) A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phái trả cho người bán II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 16
  26. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP b, Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính) và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Có thể nói, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân tích thông qua hai nội dung cơ bản sau: - Phân tích kết quả các loại hoạt động: Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí, kết quả của từng hoạt động. Từ đó, có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các loại hoạt động của từng doanh nghiệp.  Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính: kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 17
  27. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP số thuế mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 1.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Chênh lệch giá Năm x1 Năm x0 trị Chênh TÀI SẢN Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ lệch Mức Tỷ lệ (triệu trọng (triệu trọng cơ cấu tăng tăng đồng) (%) đồng) (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Doanh thu hoạt động tài chính 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9. Thu nhập khác 10. Chi phí khác 11. Lợi nhuận khác 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 13. Thuế TNDN phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế 1.6.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính thường được chia thành 4 nhóm chính. Đó là: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tính hình đầu tư, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu sinh lời. Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin về từng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm chỉ tiêu để từ đó đưa ra kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 18
  28. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần dựa vào các nguồn tài trợ khác như các khoản vay và nợ. Việc vay và nợ này được thực hiện với nhiều hình thức và với nhiều đối tượng khác nhau.Tuy nhiên, bất kỳ đối tượng nào xem xét đến vấn đề đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay nợ hay không, họ đều quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Các hệ số thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong một thời kỳ, đồng thời khi xem xét các tỷ số thanh toán cũng giúp cho người phân tích nắm bắt được quá khứ và chiều hướng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tống quát của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện mối tương quan giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp ngày càng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn và đối với các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ nên doanh nghiệp phải sử dụng một bộ phận tài sản thực của mình chuyển đổi sang tiền để thanh toán các khoản nợ. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành vì các ngành nghề kinh doanh khác nhau hệ số khả năng thanh toán hiện thời sẽ khác nhau. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 19
  29. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thất doanh nghiệp có khả năng cao trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, khi hệ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là tài sản lưu động của doanh nghiệp chưa được quản lý hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi không đưa vào kinh doanh hoặc có quá nhiều các khoản nợ phải thu. Do đó có thể gây giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa hẳn đã phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của từng khoản mục trong tài sản lưu động. Vì vậy, ta cần xét đến hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ở đây, hàng tồn kho bị trừ ra vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức bình thường của doanh nghiệp nhưng chưa đủ để cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Vì vậy, để xem xét một cách đầy đủ hơn, cần xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mưc sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ảnh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được xác định theo công thức: SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 20
  30. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nhóm chỉ tiêu về cơ cầu nguồn vốn và tình hình đầu tƣ  Hệ số nợ Hệ số nợ phản ánh việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính càng kém.  Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với chủ nợ, sẽ không phải chịu nhiều ràng buộc hay sức ép đối với những khoản nợ này.  Tỷ suất đầu tư Là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức: Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.  Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất này cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản dài hạn là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn. Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự dùng vốn sở hữu trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Ngược lại nếu tỷ SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 21
  31. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động Các chỉ số này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.  Số vòng quay hàng tồn kho Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao thể hiện việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng sản phẩm hoặc tiêu thụ chậm. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho, phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho  Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện việc thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, đây là một dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 22
  32. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Kỳ thu tiền trung bình Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán.  Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Đây là một chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ, được thể hiện bằng công thức:  Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng toàn bộ nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau Nhóm chỉ tiêu sinh lời Đây là nhóm chỉ tiêu được các nhà quản trị tài chính quan tâm vì chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, là tiền đề trong việc đưa ra bất cứ một quyết định gì trong tương lai của các nhà quản trị tài chính.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 23
  33. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì khả năng sử dụng hiệu quả của tài sản càng cao và ngược lại.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu của công ty. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng sử dụng hiệu quả của vốn càng cao và ngược lại. Có thể thấy, phân tích tài chính, mặc dù khác nhau theo mối quan tâm của nhà phân tích nhưng nó luôn luôn phải liên quan đến việc sử dụng các báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra, các thông số tài chính là những công cụ được sử dụng để phân tích điều kiện và hiệu suất tài chính. Qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp người sử dụng các thông tin về tài chính có được cái nhìn tổng quát, xác đáng về doanh nghiệp. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 24
  34. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH 2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tƣ và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh (QUNIMEX) tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước, thành lập ngày 27/3/1964 theo Quyết định số 128/QĐ-BNT của Bộ Ngoại thương, hoạt động chuyên doanh về Thương mại - xuất nhập khẩu sớm nhất ở vùng Đông bắc tổ quốc. Từ 01/01/2004, đã được cổ phần hóa, chuyển hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển không ngừng, từ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần, Qunimex ngày nay đã lớn mạnh thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: Thương mại, xuất nhập khẩu; các loại hình dịch vụ: Tạm nhập tái xuất- Chuyển khẩu - Kho ngoại quan, du lịch, dịch vụ du lịch; cho thuê văn phòng; Khai thác và chế biến đá kaolin pyrophyllite và nhiều hoạt động khác của các đơn vị thành viên, địa bàn hoạt động trên phạm vi cả nước. Một số thông tin khái quát về công ty:  Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG NINH.  Tên Tiếng Anh: Quang Ninh Investment Import and Export Joint Stock Company.  Tên giao dịch: QUNIMEX.  Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần  Trụ sở chính: Số 86 - Lê Thánh Tông - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh  Số điện thoại: (84)33.825302 - 624198; Fax: 033.829 668  Tài khoản ngân hàng: 014.1000000127. Tại ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh.  E-mail: vpqunimex@hn.vnn.vn Được thành lập cách đây gần 50 năm, Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã có một thời gian hoạt động không phải là ngắn và SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 25
  35. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP trong thời gian này Công ty đã đạt được những thành tích nhất định trong quá trình hình thành, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này được thể hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn từ 1964 đến 1975: Được thành lập vào năm 1964, Công ty QUNIMEX ban đầu lấy tên là “Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh”. Thời kỳ mới thành lập, trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng như lâm sản, hải sản, khoáng sản và hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời nhập khẩu các mặt hàng là lương thực thực phẩm và các nguyên liệu chủ yếu phục vụ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và an ninh quốc phòng. Giai đoạn từ 1976 đến 1985: Năm 1980, Công ty đổi tên thành “Công ty Liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh”.Tháng 3/1982, Công ty là một trong ba doanh nghiệp miền Bắc được phép mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường nước ngoài. Đây là cơ hội lớn, tạo nền tảng cho những bước phát triển sau này của Công ty. Giai đoạn từ 1986 đến 1993: hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây là giai đoạn khủng hoảng và khó khăn chung của cả nền kinh tế đang bước đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty Liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Đứng trước những khó khăn và thử thách mới mà nền kinh tế chuyển đổi mang lại, công ty đề ra nhiệm vụ chiến lược mới : “Ra sức tăng kim ngạch xuất khẩu để nhập khẩu”. Năm 1990, Công ty xúc tiến hoạt động kinh doanh với thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, đồng thời thành lập chi nhánh tại các thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và hệ thống bán lẻ trong nội tỉnh. Giai đoạn từ 1994 đến 2003: Tháng 11/1993, Công ty đổi tên thành “Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh”. Tháng 8/1998, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hòn Gai được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Năm 1998, đứng trước những biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, Công ty đã tiến hành đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, Công ty còn tiến hành thêm một số SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 26
  36. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP hoạt động kinh doanh mới như tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan Giai đoạn 1999 - 2003 thực sự là thời kỳ tăng tốc phát triển nhanh của Công ty theo hướng Thương mại - Công nghiệp - Dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư, tìm hướng mở rộng và phát triển ra bên ngoài, nhằm tiến hành đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện, tạo điều kiện chín muồi cho Doanh nghiệp tiến hành Cổ phần hóa ở giai đoạn sau. Giai đoạn từ 2004 đến nay: Theo hướng dẫn của Chính phủ về việc khuyến khích cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả trong lao động sản xuất, Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh cũng không đứng ngoài cuộc. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh với ngành nghề kinh doanh đa dạng, nằm trong khu vực địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản, cửa khẩu thuận tiện và có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, năng động, giàu kinh nghiệm. Xét thấy Công ty đã hội tụ các điều kiện để có thể tiến hành cổ phần hóa, năm 2003, UBND tỉnh đã quyết định cổ phần hóa Doanh nghiệp và Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã được đổi thành “Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh” (QUNIMEX). Sau quá trình cổ phần hóa, Công ty bước vào một thời kỳ phát triển mới năng động sáng tạo hơn, đạt được nhiều thành tựu và hiệu quả kinh tế cao, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu dẫn đầu tỉnh về mô hình và hiệu quả kinh doanh. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh chuyên về khai thác đá cao lanh xuất khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ đa nghành nghề, sản phẩm phong phú và đa dạng, cụ thể: - Khai thác đá cao lanh. - Kinh doanh thương mại - xuất nhập khẩu: Xuất khẩu than, đá, cao lanh, cùng một số mặt hàng khác. - Kinh doanh các loại hình dịch vụ: + Dịch vụ tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 27
  37. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP + Du lịch, dịch vụ du lịch: kinh doanh du lịch lữ hành; liên kết đầu tư kinh doanh hệ thống vận chuyển khách bằng cáp treo tại Yên Tử; khách sạn và các dịch vụ đi kèm khác. b, Nhiệm vụ Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh có các nhiệm vụ: - Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng là kiếm lời. - Tổ chức tốt công tác kế toán tài chính theo quy định của pháp luật. - Sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, cũng như việc đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. - Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong công ty. - Công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cán bộ công nhân viên đề thao kịp với những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung. - Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong nước để nắm vững nhu cầu thị trường trong mọi thời kỳ từ đó có thể hoạch định các kế hoạch marketing đúng đắn, chủ động đối mặt với những thách thức rủi ro và nắm bắt các cơ hội nhằm đạt được những kết quả kinh doanh tối ưu. - Nghiên cứu và nắm vững môi trường pháp luật, kinh tế, văn hóa xã hội để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. - Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và Tổng công ty. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn và trật tự xã hội. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Căn cứ vào đặc điểm của quá trình kinh doanh, quy mô kinh doanh đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò quản lý đối với quá trình kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh gồm các phòng ban sau: SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 28
  38. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản Ban kiểm trị soát Ban tổng giám đốc Phòng Phòng Phòng TC- Phòng kế Phòng nhân sự hành chính KT hoạch- đầu tư kinh doanh (Nguồn: Phòng nhân sự- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:  Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có thầm quyền quyết định các vấn đề: - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, mức cổ tức thanh toán cho mỗi loại cổ phần. - Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Các thẩm quyền khác theo điều lệ của công ty.  Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thầm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau: - Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. - Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 29
  39. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị, có các quyền và nhiệm vụ sau: - Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán, và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty.  Ban Tổng giám đốc: Gồm 2người là 1 Tổng giám đốc và 1 Phó Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty. Và có quyền và nhiệm vụ như sau: - Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công Ty đã được thông qua. - Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị. - Kiến nghị số lượng các loại bộ phận quản lý mà công ty cần thuê. - Các quyền và nhiệm vụ khác.  Phòng Nhân sự: - Quản lý nhân lực của công ty, xác định nhu cầu nguồn nhân lực ở mỗi phòng ban và phân bố hợp lý. - Sắp xếp bộ máy tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của các phòng ban. - Giúp đưa ra các chính sách về lao động, các chế độ lương, thưởng của người lao động.  Phòng Hành chính: - Tham mưu, giúp việc cho công ty về công tác lễ tân, khánh tiết. - Sắp xếp lịch hoạt động, giao dịch của công ty.  Phòng Kế hoạch - Đầu tư: - Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về các dự án đầu tư mới, có tính khả thi cao. - Nghiên cứu các dự án phát triển của công ty.  Phòng Tài chính - Kế toán: - Tổ chức các hoạt động về tài chính- kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Phân tích, đánh giá hiệu suất sản xuất kinh doanh và báo cáo tình hình hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 30
  40. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Kiểm soát chi phí, quản lý nguồn tài chính kinh doanh.  Các phòng kinh doanh: gồm hai phòng nhỏ là phòng kinh doanh 2 và phòng kinh doanh 4. - Phòng kinh doanh 2: Kinh doanh dịch vụ thương mại - XNK như tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan với thị trường Trung Quốc, Hồng Kong. Phòng kinh doanh 4: Kinh doanh các mặt hàng khoáng sản như đá cao lanh, đất sét, khoáng sản khác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Indonesia 2.1.4 Nguồn lao động Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với những trang thiết bị rất thô sơ và lạc hậu, lao động thủ công. Hoà bình cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, Viconship không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển. Cùng với nhu cầu trao đổi, thông thương trong nước và thế giới ngày càng tăng thì cũng là lúc mà ngành xuất nhập khẩu phát huy được những thế mạnh của mình. Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển. Theo xu hướng phát triển đó Qunimex không ngừng thay đổi, tổ chức lại cơ cấu, đầu tư trang thiết bị ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời Công ty rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng để bắt nhịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Cao học 4 0,89 5 1,04 7 1,4 Đại học 359 79,78 383 79,46 375 75 Cao đẳng 50 11,11 52 10,79 60 12 Trung cấp 27 6 30 6,22 43 8,6 Lao động phổ 10 2,22 12 2,49 15 3 thông Tổng số lao 450 100 482 100 500 100 động (Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 31
  41. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng và chất lượng lao động tăng lên qua các năm. Phân loại lao động theo trình độ học vấn cho thấy năm 2012, lao động có trình độ phổ thông là 10 người (chiếm 2,22% trong tổng số lao động), số lượng lao động có trình độ trung cấp là 27 người chiếm 6%, số lượng lao động có trình độ cao đẳng là 50 người chiếm 11,11%, trình độ đại học là 359 người chiếm 79,78%, trình độ cao học là 4 người chiếm 0,89%. Năm 2013 , lao động trình độ cao học là 5 người chiếm 1,04%, trình độ đại học là 383 người chiếm 79,46%, trình độ trung cấp chiếm 6,22%, trình độ phổ thông chiếm 2,49%. Năm 2014, trong toàn công ty có 500 người, trong đó lao động có trình độ cao học là 7 người chiếm 1,4% trong tổng số, trình độ đại học là 375 người chiếm 75%, trình độ cao đẳng là 60 người chiếm 12%, trình độ trung cấp là 43 người chiếm 8,6%, trình độ phổ thông là 15 người chiếm 3%. Năm 2014 so với năm 2013, lao động có trình độ cao học tăng 2 người tương ứng với mức tăng là 71,42%. Qua các số liệu phân tích trên nhận thấy ưu thế của công ty là có số lượng lao động có trình độ cao chiếm đa số. Điều đó thể hiện chất lượng lao động là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của công ty. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn là một xu thế tất yếu hiện nay. 2.1.5 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014 Ngay từ những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã sớm hoạch định một chiến lược phát triển dài hạn, dựa trên tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển các lĩnh vực mà Quảng Ninh có thế mạnh như: du lịch dịch vụ, khách sạn nhà hàng; vận chuyển cáp treo và nhiều dự án kinh tế mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển quê hương Vùng mỏ. Công ty đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị, nhà xưởng phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Bên cạnh đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, cùng với bộ máy quản lý gọn nhẹ có trình độ, có chuyên môn vững vàng, nhạy bén, linh hoạt, năng động sáng tạo và đội ngũ công nhân lành nghề Công ty đã thu được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Đây là kết quả của những hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều sâu, phân công tổ chức hợp lý. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 32
  42. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.2:Một số chỉ tiêu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012-2014 Đơn vị tính: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Doanh thu thuần 139,807 147,073 191,783 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 90,624 94,961 124,555 vụ Lợi nhuần thuần từ 13,112 6,052 16,403 hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác 699 7,662 208 Tổng lợi nhuận kế toán 13,811 13,714 16,611 trước thuế Lợi nhuận sau thuế thu 12,264 11,755 13,720 nhập doanh nghiệp (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ) Nhận xét: Nhìn chung, các chỉ tiêu về Lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh năm 2014 có giảm so với năm 2012 nhưng lại tăng so với năm 2013. Cụ thể là: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 giảm 3,291 triệu đồng so với năm 2012 và tăng 5,450 triệu đồng so với năm 2013 do giá vốn hàng bán năm 2014 giảm so với năm 2012 và 2013 nhưng doanh thu thuần năm 2012 tăng nhanh hơn với mức tăng so với năm 2014 . Mặc dù doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 và 2012 nhưng nhờ thực hiện tốt trong công tác quản lý chi phí và giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2014 tuy có giảm so với năm 2012 nhưng so với năm 2013 đã có tiến triển tốt. Từ những so sánh, nhận xét trên ta có thể thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khá ổn định, nhưng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, và bất ổn về chính trị, hoạt động xuất khẩu bị hạn chế nên kết quả kinh doanh công ty năm 2013 có giảm so với năm 2012, sang năm 2014 thì công ty kinh doanh khởi sắc thể hiện ở nhiều chỉ tiêu tăng tương đối cao so với năm 2013. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 33
  43. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tƣ và xuất nhập khẩu Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014 2.2.1. Phân tích qua bảng cân đối kế toán a, Phân tích phần tài sản Phân tích cơ cấu tài sản, sẽ giúp cho chúng ta nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép thấy được khái quát tình hình phân bố (sử dụng) vốn nhưng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, nên kết hợp cả việc phân tích ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 34
  44. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu tài sản công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chênh lệch cơ Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch giá trị cấu Tỷ lệ tăng TÀI SẢN Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Mức tăng 2013/ 2012/ (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng 2013/ 2012/ 2013/ 2012/ 2014 2013 đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 2014 2013 2014 2013 A. TÀI SẢN VÀ ĐẦU TƢ 36,466 20.04 61,212 31.73 38,470 23.45 -24,746 22,742 -40.43 59.12 -11.69 8.28 NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tƣơng 1,585 0.87 11,384 5.90 938 0.57 -9,799 10,446 -86.08 1113.6 -5.03 5.33 đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ tài chính 13,987 7.25 -13,987 13,987 -100 -7.25 7.25 ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn 10,561 5.80 15,886 8.24 17,419 10.62 -5,325 -1,533 -33.52 -8.8 -2.44 -2.38 hạn IV. Hàng tồn kho 15,346 8.43 12,631 6.55 9,436 5.75 2,715 3,195 21.49 33.86 1.88 0.8 V. Tài sản ngắn hạn khác 8,973 4.93 7,321 3.80 10,678 6.51 1,652 -3,357 22.57 -31.44 1.13 -2.71 B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ 145,486 79.96 131,694 68.27 125,563 76.55 13,792 6,131 10.47 4.88 11.69 -8.28 ĐẦU TƢ DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài 52 0.03 52 0.03 52 0.03 hạn II. Tài sản cố định 46,367 25.48 54,076 28.03 53,104 32.37 -7.709 972 -14.26 1.83 -2.55 -4.34 III. Bất động sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ tài 76,868 42.25 63,679 33.01 64,540 39.35 13,189 -861 20.71 -1.33 9.24 -6.34 chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 22,198 12.20 13,886 7.20 7,867 4.8 8,312 6,019 59.86 76.51 5 2.4 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 181,952 100 192,906 100 164,033 100 -10,954 28,873 -5.68 17.60 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 35
  45. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, nhận thấy tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 28,873 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17.6%. Sang năm 2014 giảm 10,954 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5.68% so với năm 2013. Mức tăng do:  Tài sản và đầu tư ngắn hạn: Số liệu cho thấy tài sản và đầu tư ngắn hạn của công ty năm 2012 chiếm tỷ trọng 23.45% trong tổng tài sản. Sang năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 22,742 triệu đồng tương ứng với 59.12%. Tuy nhiên chỉ tiêu này năm 2014 chiếm tỷ trọng 20.04% trong tổng tài sản và giảm xuống 24,764 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 40.43% so với năm 2013. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do sự biến động của các chỉ tiêu, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền: Nhận thấy, chỉ tiêu này năm 2013 tăng mạnh với tỷ lệ tăng 10,446 triệu đồng tương ứng với 1113.6%. Sang năm 2014 giảm 9,799 triệu đồng tương ứng với mức giảm 86.08% so với năm 2013. Điều này là do trong năm vừa qua công ty đã dùng tiền để chi trả những chi phí phát sinh trong năm và sử dụng trong những công việc cần thiết để đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm tiền và vốn bằng tiền sẽ đem lại khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các khoản nợ cần thanh toán nhanh. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm 2013, công ty đầu tư thêm một số chứng chỉ quỹ nên chỉ tiêu này tăng 13,987 triệu đồng tương ứng so với năm 2012. Sang năm 2014, công ty không đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn nên đã giảm tối đa, rút lại vốn để chuyển sang đầu tư dài hạn. Chính vì vậy năm 2014 giảm 13,987 triệu đồng so với năm 2013. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 giảm 1,533 triệu đồng tương ứng với mức giảm 8.8% so với năm 2012. Sang năm 2014 tiếp tục giảm 5,325 triệu đồng tương ứng với 33.52%. Điều này cho thấy năm 2014 công ty đã thực hiện tốt việc thu hồi các khoản nợ, hạn chế tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho năm 2013 tăng 3,195 triệu đồng tương ứng với 33.86% so với năm 2012. Sang năm 2014 tiếp tục tăng 2,725 triệu đồng so với năm 2013. Chỉ tiêu này tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế, năm 2014, công ty chưa hoàn thành khai thác một vài đơn hàng đã xuất khẩu cho khách hàng. Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2013 chỉ tiêu này giảm 3,357 triệu đồng tương ứng với 31.44%. Năm 2014, chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng 1,652 SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 36
  46. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP triệu đồng tương ứng với tăng 22.57%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng nhỏ nên sự biến động của nó không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.  Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Qua bảng cơ cấu tài sản, chỉ tiêu tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Điều này là hợp lý vì công ty kinh doanh về khai thác đá xuất khẩu là chủ yếu, việc đầu tư vào máy móc thiết bị đểkhai thác là rất lớn. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh dịch vụ khách sạn nên việc đầu tư vào tài sản cố định là cần thiết và đúng đắn. Tài sản dài hạn của công ty năm2013 tăng 6,131 triệu đồng so với năm 2012 và năm 2014 tăng 13,792 triệu đồng tương đương 10.47% so với năm 2013, trong đó: Tài sản cố định của công ty năm 2013 tăng 972 triệu đồng so với năm 2012. Sang năm 2014, chỉ tiêu này giảm 7,709 triệu đồng tương ứng với 14.26% so với năm 2013 là do trong năm 2014, công ty đã nhượng bán, thanh lý một số máy móc thiết bị để thay thế thiết bị mới. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2013 giảm 861 triệu đồng so với năm 2012 nhưng sang năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 13,189 triệu đồng tương đương với 20.71% so với năm 2013. Qua đó có thể thấy công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư tài chính dài hạn, đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra lợi ích lâu dài cho toàn công ty. Tài sản dài hạn khác: Năm 2013 tăng 6,019 triệu đồng tương ứng với 76.51% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 8,312 triệu đồng tương ứng 59.86% năm 2013. b, Phân tích phần nguồn vốn Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, sẽ giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu nguồn vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung ứng, người lao động, ngân sách, về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta cũng nắm bắt được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn chúng ta cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 37
  47. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.4.Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: Triệu VND Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch giá trị Chênh lệch cơ Mức tăng (triệu tỷ Giá trị tỷ Giá trị tỷ tỷ lệ tăng (%) cấu Nguồn vốn Giá trị đồng) trọng (triệu trọng (triệu trọng (trđ) 2013/ 2012/ 2013/ 2012/ 2013/ 2012/ (%) đồng) (%) đồng) (%) 2014 2013 2014 2013 2014 2013 A. NỢ PHẢI TRẢ 91,020 50.02 103,032 53.41 74,510 45.43 -12,012 28,552 -11.66 38.28 -3.39 7.98 I. Nợ ngắn hạn 48,513 26.66 56,145 29.10 44,476 27.12 -7,632 11,669 -13.59 26.24 -2.44 1.98 1. Vay và nợ ngắn hạn 28,439 15.63 35,904 18.61 23,796 14.51 -7,465 12,108 -20.79 50.88 -2.98 4.1 2. Phải trả cho người bán 5,040 2.77 4,651 2.41 5,517 3.36 389 -866 8.36 -15.7 0.36 -0.95 3. Người mua trả tiền 582 0.32 110 0.06 472 110 429.09 0.26 0.06 trước 4. Thuế và các khoản 4,537 2.49 5,755 2.98 3,747 2.28 -1,218 2,008 -21.16 53.59 -0.49 0.7 phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao 4,532 2.49 4,930 2.56 5,359 3.27 -398 -492 -8.07 -8.01 -0.07 -0.71 động 6. Chi phí phải trả 1,157 0.64 1,972 1.02 3,803 2.32 -815 -1,831 -41.33 -48.15 -0.38 -1.3 7. Các khoản phải trả, 3,389 1.86 1,985 1.03 2,152 1.31 1,404 -167 70.73 -7.76 0.83 -0.28 phải nộp ngắn hạn khác 8. Quỹ khen thưởng, 835 0.46 834 0.43 102 0.06 1 732 0.12 717.65 0.03 0.37 phúc lợi II. Nợ dài hạn 42,506 23.36 46,886 24.31 30,034 18.31 -4,380 16,852 -9.34 56.11 -0.95 6 1. Phải trả dài hạn khác 3,194 1.76 12,518 6.49 4,307 2.63 -9,324 8,221 -74.48 190.64 -4.73 3.86 2. Vay và nợ dài hạn 38,703 21.27 33,804 17.52 24,909 15.19 4,899 8,895 14.49 35.71 3.75 2.33 SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 38
  48. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Doanh thu chưa thực 608 0.33 563 0.29 818 0.5 45 -255 7.99 -31.17 0.04 -0.21 hiện B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 90,933 49.98 89,874 46.59 89,514 54.57 1,059 360 1.18 0.4 3.39 -7.98 I. Vốn chủ sở hữu 90,933 49.98 89,874 46.59 89,514 54.57 1,059 360 1.18 0.4 3.39 -7.98 1. Vốn đầu tư của chủ sở 64,700 35.56 64,700 33.54 64,701 39.45 -1 2.02 -5.91 hữu 2. Quỹ đầu tư phát triển 8,994 4.94 8,424 4.37 6,765 4.12 570 1,659 6.77 24.52 0.57 0.25 3. Quỹ dự phòng tài 4,974 2.73 4,974 2.58 4,328 2.64 646 14.93 0.15 -0.06 chính 4. Lợi nhuận sau thuế 12,263 6.74 11,774 6.10 13,720 8.36 489 -1,946 4.15 -14.18 0.64 -2.26 chưa phân phối II. Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN 181,953 192,906 164,024 100 -10,953 28,882 -5.68 17.61 -100 VỐN (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 39
  49. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, cho thấy: Nợ phải trả Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 chỉ chiếm 45.43%. Nhưng sang năm 2013, tổng nợ phải trả chiếm 53,4%, năm 2014 chiếm 50,02% so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2014 giảm 11,06%, do: Nợ ngắn hạn năm 2014 giảm 7.632 triệu đồng tương ứng với 13,59%. Trong đó: + Vay và nợ ngắn hạn là nguyên nhân chính khiến nợ ngắn hạn giảm. Năm 2014, chỉ tiêu này giảm 7.465 triệu đồng tương ứng với 20,79%. + Phải trả người lao động giảm 398 triệu đồng tương ứng với 8,07%. + Các chi phí phải trả giảm 815 triệu đồng tương ứng với 41,33% Điều này cho thấy công ty đã tăng cường thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trả cho người bán, cho người lao động Vốn chủ sở hữu Năm 2014, vốn chủ sở hữu tăng 1.059 triệu đồng tương ứng với 1,18% là do quỹ đầu tư phát triển tăng 570 triệu đồng ứng với 6,77% và lợi nhuận chưa phân phối tăng 489 triệu đồng ứng với 4,15%. 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang giúp ta biết được xu hướng tăng giảm của chỉ tiêu giữa các thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn khả năng tăng được bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc, giúp cho ta thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiêu đồng chi phí, có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 40
  50. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.5. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính: triệu VNĐ) Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Tuyệt đối Tương đối (%) Chỉ tiêu (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng 2013/ 2012/ 2013/ 2012/ đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 2014 2013 2014 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 139,807 147,073 191,783 -7,266 -44,710 -4.94 -23.31 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3,842 3,130 3,893 712 -763 22.75 -19.65 - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu 3,842 3,130 3,893 712 -763 22.75 -19.6 3. Doanh thu thuần về bán hàng và 135,965 100 143,943 100 187,890 100 -7,978 -43,947 -5.54 -23.39 cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 45,340 33.35 48,982 34.03 63,335 33.71 -3,642 -14,353 -7.44 -22.66 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung 90,624 66.65 94,961 65.97 124,555 66.29 -4,337 -29,594 -4.57 -23.76 cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7,975 5.87 7,276 5.05 6,840 3.64 699 436 9.61 6.37 7. Chi phí tài chính 4,636 3.41 7,437 5.17 7,889 4.20 -2,801 -452 -37.66 -5.73 8. Chi phí bán hàng 55,267 40.65 61,791 42.93 80,395 42.79 -6,524 -18,604 -10.56 -23.14 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,584 18.82 26,957 18.73 26,708 14.21 -1,373 249 -5.09 0.93 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 13,111 9.64 6,052 4.20 16,403 8.73 7,059 -10,351 116.64 -63.1 kinh doanh 11. Thu nhập khác 2,590 1.90 9,366 6.51 5,214 2.78 -6,776 4,152 -72.35 79.63 12. Chi phí khác 1,891 1.39 1,704 1.18 5,006 2.66 187 -3,302 10.97 -65.96 13. Lợi nhuận khác 699 0.51 7,662 5.32 208 0.11 -6,963 7,454 -90.88 3583.65 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc 13,811 10.16 13,714 9.53 16,611 8.84 97 -2,897 0.71 -17.44 thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,547 1.14 1,939 1.35 2,891 1.54 -392 -952 -20.22 -32.93 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 12,263 9.02 11,775 8.18 13,720 7.30 488 -1.945 4.14 -14.18 doanh nghiệp (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 41
  51. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua bảng phân tích, nhận thấy: Phân tích theo chiều ngang Doanh thu của công ty năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 một khoản là 44,710 triệu đồng tương ứng với 23.31%. Đến năm 2014 lại tiếp tục giảm so với năm 2013 một khoản là 7,226 triệu đồng tương ứng với 4.94%. Do doanh thu năm 2014 giảm trừ một phần thuế tiêu thụ đặc biệt& thuế Xuất nhập khẩu nên doanh thu thuần năm 2014 giảm 7,978 triệu đồng tương ứng với 5.54%. Doanh thu của công ty giảm do tình hình chính trị bất ổn định giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua ảnh hưởng đến việc giao dịch với khách hàng lớn nhất của công ty là Trung Quốc. Giá vốn hàng bán giảm năm 2013 cũng giảm mạnh một khoản 29,594 triệu đồng tương ứng với 23.76% so với năm 2012. Đến năm 2014 tiếp tục giảm đi một khoản là 3,642 triệu đồng tương ứng 7.44% so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh thu hoạt động tài chính tăng đều hàng năm và đến năm 2014 tăng 669 triệu đồng tương ứng 6.9% chủ yếu là các khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, được hưởng cổ tức, lợi nhuận được chia Chi phí tài chính của công ty năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 một khoản là 452 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2014 lại giảm mạnh 2,801 triệu đồng do năm 2014, công ty đã thanh toán giảm bớt được một khoản vay ngắn hạn. Chi phí bán hàng năm 2014 giảm đi một khoản 6,524 triệu đồng tương ứng với 10.56% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi một khoản là 1,373 triệu đồng tương ứng với 5.09% so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty đã tiết kiệm được các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận. Lợi nhuận khác: Năm 2013 tăng 7,454 triệu đồng so với năm 2012 nhưng sang năm 2014 lại giảm 6,963 triệu đồng tương ứng với 90.88% điều này do năm 2013 công ty thu được lợi nhuận từ đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng năm 2014 lại thu hồi vốn đầu tư. Do tốc độ giảm của chi phí lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2014 tăng 97 triệu đồng tương ứng với 0.71% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 1,945 triệu đồng so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 lại tăng 488 triệu đồng tương ứng 4.14% so với năm 2013. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 42
  52. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Như vậy, nhìn chung năm 2014 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2013. Các khoản chi phí giảm đáng kể. Đây là một ưu điểm công ty cần giữ vững và phát huy. Phân tích theo chiều dọc Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, rút ra được các nhận xét: Năm 2012, để có 100 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 33,71 đồng giá vốn; 42,79 đồng chi phí bán hàng; 17,21 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2013, để có 100 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 34,03 đồng giá vốn; 42,93 đồng chi phí bán hàng; 18,73 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2014, để có 100 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 33,35 đồng giá vốn; 40,65 đồng chi phí bán hàng; 18,82 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Có thể thấy, cùng 100 đồng doanh thu thuần trong mỗi năm thì giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 đều có xu hướng giảm xuống so với năm 2013. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, doanh nghiệp cần phát huy trong những năm tới. Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 66,29 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 66,97 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 66,65 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 8,73 đồng lợi nhuận thuần.Năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 4,2 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 9,64 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 7,3 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 8,18 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 9,02 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2014 tốt hơn so với năm 2013. 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp Nếu chỉ phân tích báo cáo tài chính thì chưa thể phản ánh được hết tình hình tài chính của doanh nghiệp , do vậy cần phải phân tích các chỉ tiêu đặc trưng về tài chính của doanh nghiệp để giải thích thêm về các quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 43
  53. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP a, Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng tài chính. Tại một thời điểm, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán , đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên về khó khăn tài chính của doanh nghiệp đó,nghiêm trọng hơn có thể dẫn doanh nghiệp đến phá sản.Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính, nó se phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết đúng đắn nhắm hạn chế mức rủi ro của doanh nghiệp. Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2012-2014 2.106 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1.844 2.978 0.865 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.090 0.752 0.653 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.865 0.435 2.201 hệ số thanh toán tống quát 1.872 1.999 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2012 2013 2014 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toánCông ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) Biểu đổ trên cho thấy: Hệ số thanh toán tổng quát của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.Năm 2013 hệ số thanh toán tổng quát giảm 0,329 đồng so với năm 2012. Năm 2013, tổng nợ phải SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 44
  54. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP trả và tổng tài sản đều tăng so với năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ phải trả (27,68%) nhanh hơn gần gấp đôi tốc độ tăng của tổng tài sản (14,97%) nên hệ số thanh toán tổng quát của năm 2013 giảm 0,329 lần so với năm 2012. Ngược lại với năm 2013, năm 2014, tổng nợ và tổng tài sản đều giảm nhưng tốc độ giảm của tổng nợ (11,66%) nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (5,68%) nên chỉ số này vẫn tăng lên so với năm 2013. Hệ số thanh toán hiện thời: hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Năm 2013 hệ số này tăng 0,225 so với năm 2012. Năm 2014, chỉ số này chỉ còn 0,752. Chỉ số này năm giảm mạnh vào năm 2014 là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm 33,52. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2014 nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản cố định. Hệ số thanh toán nhanh; cho biết khả năng hoản trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho mà chủ yếu phụ thuộc vào các khoản phải thu; tiền và các khoản tương đương tiền. Trong năm 2012 hệ số này là 0,653. Sang năm 2013, hệ số này tăng lên 0,865. Trong năm 2014, hệ số này lại giảm mạnh, chỉ còn 0,435. Như vậy, hệ số này năm 2014 giảm đi 0,5 lần so với năm 2013. Ngoài ra, năm 2014, hệ số thanh toán nhanh chỉ bằng 0,57 lần so với hệ số thanh toán hiện thời, điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bị phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: lãi vay hàng năm là chi phí cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhập trước thuế và lãi vay. Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay cho biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức nào. Năm 2012, hệ số thanh toán lãi vay là 2,106. Năm 2013,hệ số này giảm xuống 0,262 lần, chỉ còn 1,844. Tuy nhiên đến năm 2014 hệ số này lại tăng mạnh lên tới 2,978, tăng 0,6 lần so với năm 2013. Nguyên nhân hệ số này tăng trong năm 2014 là do chi phí lãi vay giảm mạnh so với năm 2013. b, Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ. Đây là một hệ số tài chính quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nợ và nhà đầu tư. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để có sự điều chỉnh chính sách tài chính cho phù hợp. Đối với chủ nợ xem xét hệ số nợ để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 45
  55. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đối với các nhà đầu tư qua xem xét hệ số nợ để đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở đó cân nhắc việc đầu tư. Biểu đồ 2.2 Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư giai đoạn 2012-2014 0,001 tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 0,001 0,001 0,001 tỷ suất đầu tư 0,001 0,001 0,001 tỷ suất tự tài trợ 0,000 0,000 0,000 hệ số nợ 0,001 0,001 - 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 2012 2013 2014 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) Qua biểu đồ, cho thấy: Hệ số nợ Hệ số nợ năm 2014 so với năm 2013 thấp hơn 6,34%. Do tốc độ giảm của nợ phải trả (11,66%) nhanh hơn tốc độ của tổng nguồn vốn (5,68%). Số liệu này cho biết năm 2013 hệ số nợ là 50% và năm 2014 là 53,4%. Hệ số nợ của doanh nghiệp không quá cao chứng tỏ doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào vốn vay. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của công ty. Năm 2012, tỷ suất này là 45,4%. Sang năm 2013 SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 46
  56. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP tăng lên 53,4 % nhưng đến năm 2014 lại giảm xuống còn 50 %. Như vậy doanh nghiệp có tính tự chủ trung bình. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 47
  57. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty. Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2012 là 76,6%. Đến năm 2013 giảm xuống còn 68,3% nhưng đến năm 2014 lại tăng lên 80%. Có nghĩa là năm 2012 cứ bỏ 100 đông vốn vào kinh doanh thì bỏ ra 76,6 đồng vào tài sản dài hạn. Năm 2013 là đầu tư 68,3 đồng và năm 2014 là 80 đồng. Tỷ số này tăng là do công ty đầu tư khá nhiều vào tài sản dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất này của công ty khá cao: Năm 2012 là 71,3%; năm 2013 là 68,2% và năm 2014 là 62,5%. Như vậy, tài sản dài hạn của công ty phần lớn là từ vốn chủ sở hữu. c, Các chỉ tiêu về hoạt động Để đánh giá được về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thường dùng các chỉ tiêu về hoạt động. Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 48
  58. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về hoạt động Chênh lêch Chỉ tiêu đơn vị 2014 2013 tuyệt đối tương đối (triệu đồng) (%) Giá vốn hàng bán triệu đồng -3641 -7.43% 45,341 48,982 Doanh thu thuần triệu đồng -7266 -4.94% 139,807 147,073 Hàng tồn kho bình quân triệu đồng 2956 26.79% 13,990 11,034 Các khoản phải thu bình quân triệu đồng -3429 -20.59% 13,224 16,653 Vốn lưu động bình quân triệu đồng -149 -0.36% 40,692 40,841 Vốn cố định bình quân triệu đồng 9962 7.74% 138,591 128,629 Vốn sản xuất bình quân triệu đồng 9813 5.79% 179,283 169,470 Số ngày sản xuất kinh doanh ngày 360 360 Số vòng quay hàng tồn kho vòng -1.20 -26.99% 3.24 4.44 Số ngày một vòng quay hàng tồn ngày 29.98 36.97% kho 111.08 81.10 Vòng quay các khoản phải thu vòng 1.74 19.71% 10.57 8.83 Kỳ thu tiền bình quân ngày -6.71 -16.46% 34.05 40.76 Vòng quay vốn lưu động vòng -0.17 -4.59% 3.44 3.60 Số ngày một vòng quay vốn lưu ngày 4.81 4.81% động 104.78 99.97 Hiệu suất sử dụng vốn cố định lần -0.13 -11.77% 1.01 1.14 Vòng quay toàn bộ vốn vòng -0.09 -10.14% 0.78 0.87 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 49
  59. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nhận xét: - Số vòng quay hàng tồn kho: qua 2 năm 2013 và 2014, nhận thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 4.44 vòng; năm 2014 giảm xuống còn 3.24 vòng, giảm 1,2 vòng tương ứng với mức giảm 26,99%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân của công ty tăng 26,79% trong khi giá vốn hàng bán lại giảm xuống 7,43%. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: do vòng quay hàng tồn kho giảm đi làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Năm 2013, ngày một vòng quay hàng tồn kho là 81,1 ngày, năm 2014 tăng lên 111,08 ngày tương ứng với mức tăng 36,97%. - Vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2013 các khoản phải thu của công ty là 8,83 vòng, năm 2014 tăng lên 10,57 vòng, tăng 1,74 vòng tương ứng với mức tăng 19.71%. Vòng quay các khoản phải thu tăng là do trong năm công ty đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. - Kỳ thu tiền bình quân: do vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng làm cho kỳ thu tiền hàng năm của công ty giảm xuống. Năm 2013, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 40,76 ngày; năm 2014 giảm xuống 34,05 ngày giảm 6,71 ngày tương ứng với mức giảm 16.46%. Đây là dấu hiệu tốt bởi doanh nghiệp đã giảm được sự ứ đọng vốn ở khâu thanh toán,những khoản nợ khó đòi - Vòng quay vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm, năm 2013 vòng quay vốn lưu động của công ty là 3,6 vòng; năm 2014 giảm xuống còn 3,44 vòng, giảm 0,17 vòng tương ứng với mức giảm 4.59%. - Số ngày một vòng quay vốn lưu động: do vòng quay vốn lưu động giảm làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên. Năm 2013, số ngày một vòng quay vốn lưu động là 99,97 ngày; năm 2014 tăng lên 1104,78 ngày, tăng 4,81 ngày tương ứng với mức tăng 4.81%. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: năm 2013 là 1,14 lần. Năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm xuống còn1,01 lần, giảm 11.77% (tương ứng với 0,13 đồng) so với năm 2013. - Vòng quay toàn bộ vốn: qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đem ra đầu tư. Vòng quay càng SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 50
  60. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP lớn hiệu quả sử dụng càng cao. Qua phân tích thấy vòng quay toàn bộ vốn của công ty giảm. Năm 2013 cứ đầu tư trung bình 1 đồng vốn vào kinh doanh thu được 0,87 đồng doanh thu thuần, đến năm 2014 chỉ thu được 0,78 đồng. - Qua việc phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều giảm xuống chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014 không tốt bằng năm 2013. Do đó công ty cần có những biện pháp cải thiện các chỉ tiêu này. d, Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trên thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp thì chưa đủ đánh giá được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu sinh lời giai đoạn 2012-2014 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 - Tỷ suất lợi nhuận trên Tỷ suất lợi nhuận trên Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tổng tài sản vốn chủ sở hữu 2014 2013 2012 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh) SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 51
  61. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua biểu đồ,cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2012 là 0,072 có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được thì có 7,2 đồng lợi nhuận sau thuế.Đến năm 2013 tăng lên 8,2 đồng và năm 2014 tăng lên 9 đồng. Điều này có là do trong năm 2014 công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí làm cho dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty giảm vào năm 2013 nhưng lại tăng lên vào năm 2014. Năm 2013 là 0,061 nghĩa là, cứ 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp có thì thu được 6,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 tỷ suất này đạt 0,067 nghĩa là cứ 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp có thì thu được 6,7 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,6 đồng so với năm 2013. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các chủ doanh nghiệp và người đầu tư.Trong năm 2013,2014 chỉ tiêu này đều cao và có xu hướng tăng. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 13,101% , năm 2014 tỷ suất này đạt 13,486% . Qua phân tích các chỉ tiêu sinh lời ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng vào năm 2014. Điều này có được do công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, công ty nên tiếp tục phát huy trong những năm tới. 2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính công ty Cổ phần đầu tƣ và xuất nhập khẩu Quảng Ninh Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã có được rất nhiều thuận lợi. Điều này đã giúp doanh nghiệp có cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn.Những thuận lợi này có thể kể đến: Công ty Cổ phần Đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh là một trong những đơn vị xuất nhập khẩu sớm nhất tại thị trường Quảng Ninh, có nền tảng lâu đời, mạng lưới chi nhánh phát triển sớm và mở rộng khắp địa bàn tỉnh và các tỉnh thành khác. Các khách hàng rất trung thành với sản phẩm, dịch vụ của công ty đã giúp công ty có được thị phần lớn, ổn định vững vàng trong thị trường xuất nhập khẩu ở Quảng Ninh. - Công ty có trụ sở đặt tại Quảng Ninh. Đây là một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, giáp Hải Phòng - dễ dàng giao dịch với bên giao hàng (các cảng ở Hải Phòng) và có cửa khẩu Móng Cái giáp Trung Quốc nên dễ dàng giao dịch với cả bên nhập hàng (các khách hàng Trung Quốc). SV: Phạm Thị Hồng Hạnh - Lớp QTTN102 52