Khóa luận Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Phan Thị Thanh Hiền

pdf 172 trang huongle 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Phan Thị Thanh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_du_lich_ben_vung_o_hai_duong_phan_thi_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Phan Thị Thanh Hiền

  1. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương LỜI CẢM ƠN Đối với sinh viên ngành Văn hoá du lịch, việc làm khoá luận có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây là cơ hội giúp cho bản thân sinh viên gắn lý luận vào thực tiễn từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc sẽ giúp ích lớn cho công việc sau này. Đồng thời cũng coi đây là bước tập dượt đầu tiên, khởi đầu cho những bước tiếp theo trong tương lai. Trong quá trình viết khoá luận,mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu xong nội dung khoá luận vẫn còn nhiều hạn chế về mọi mặt, em rất mong được các thầy cô giáo cùng với người đọc chỉ bảo. Em xin gửi lời cám ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng. Để hoàn thiện khoá luận, em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh_ giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoá luận. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đã tạo điều kiện cung cấp, thu thập tài liệu cho nội dung, phạm vi nghiên cứu của khoá luận. Xin gửi lời tri ân đến tất cả giáo viên ngành Văn hoá Du lịch đã cho em hành trang tri thức để bước những bước đi đầu tiên cho công việc sau này. Em xin chân thành cám ơn ! Sinh viên PHAN THỊ THANH HIỀN Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 1
  2. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 4 2. Mục đích nghiên cứu 5 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu 6 5. Phạm vi nghiên cứu 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 7. Cấu trúc của khoá luận 7 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 8 1.1. Khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. 8 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 8 1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững 13 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 21 1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển du lịch bền vững 32 1.2.1. Vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững 32 1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. 34 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về phát triển du lịch bền vững. 35 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế. 35 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước 40 1.3.3. Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững Hải Dương. 41 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG 43 2.1. Tài nguyên du lịch ở Hải Dƣơng. 43 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 43 Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 2
  3. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 49 2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch ở Hải Dương. 54 2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dƣơng 56 2.2.1. Các chỉ tiêu đã đạt được trong phát triển ngành 56 2.2.2. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch 72 2.2.3. Hiện trạng về hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 76 2.2.4. Hiện trạng về quản lý khai thác tài nguyên và môi trường du lịch. 77 2.2.5. Hiện trạng hoạt động quản lý phát triển du lịch 84 2.2.6. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 89 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dƣơng trên quan điểm phát triển du lịch bền vững và những vấn đề đặt ra. 89 2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương trên quan điểm phát triển du lịch bền vững 89 2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 91 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG 98 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dƣơng 98 3.1.1. Mục tiêu 98 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 102 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải Dƣơng 114 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế 114 3.2.2. Nhóm các giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên- môi trường 123 3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về xã hội 125 KẾT LUẬN 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 PHỤ LỤC 131 Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 3
  4. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động du lịch ngày nay trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Sự bùng nổ và hiệu quả kinh doanh của du lịch nên ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là nhành kinh tế mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng”. Theo đánh giá của Hội đồng du lịch thế giới thì hiện nay du lịch được coi là ngành kinh tế lớn nhất hành tinh. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích to lớn thì sự phát triển kinh tế nói chung nhất là sự phát triển du lịch với mức tăng trưởng nhanh, cùng với sự bùng nổ dân số khắp nơi trên toàn cầu, quá trình đô thị hoá quá mức, xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, xã hội thế giới gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu. Do vậy, phát triển bền vững đặc biệt với những ngành kinh tế có mối quan hệ gắn bó với tự nhiên như ngành du lịch đã trở thành nhu cầu, mục tiêu định hướng phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị trí tâm điểm của tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng, có diện tích 1.662km2, dân số là 1,7 triệu người sống trong 12 huyện, thành phố; trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị là thành phố Hải Dương. Hải Dương luôn được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” là một trong cái nôi của nền văn hoá lâu đời của cả nước, là miến đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Lịch sử ngàn năm bồi đắp và hội tụ đã để lại cho vùng đất này những tài sản vô cùng quý giá đó là 1098 di tích, trong đó có 143 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, có nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn- Kiếp Bạc, Văn miếu Mao Điền Với vị trí địa lý và giao thông ( đường bộ, đường sắt, đường sông) thuận lợi cùng với tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng Hải Dương có Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 4
  5. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương điều kiện để phát triển du lịch và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói riêng và của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước nói chung. Trên phạm vi cả nước, du lịch được xác định “ Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” ( Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần IX,2001). Với những lợi thế về du lịch và nhận thức được những lợi ích về kinh tế xã hội gắn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà du lịch đem lại. Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã sớm có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện để du lịch Hải Dương phát triển. Bước đầu du lịch Hải Dương đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Theo đó du lịch phải là ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Hải Dương và sự phát triển bền vững của du lịch Hải Dương. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn, để đưa ra các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Hải Dương không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn cho giai đoạn lậu dài. Với lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “ Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được các giải pháp có khả năng áp dụng trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Tổng quan có hệ thống và chọn lọc những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương, đặc biệt trong Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 5
  6. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương giai đoạn từ năm 2001 đến nay,trên quan điểm và những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững. Tập trung phân tích nguyên nhân của hiện trạng phát triển, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. Chú trọng đối với nhũng giải pháp có liên quan đến đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Chuỗi số liệu đựơc sử dụng để phân tích là từ năm 2001 đến nay. - Về không gian: Địa bàn Hải Dương là không gian “cứng”, vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm cả Hà Nội là không gian “mềm”. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra thực địa Để hoàn thành bài khoá luận việc điều tra thực địa là rất quan trọng. Phương pháp này giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu, số liệu thêm phong phú, xác thực, đồng thời phương pháp thực địa giúp kiểm chứng lại những số liệu, tài liệu có liên quan, từ đó có những đánh giá xác thực hơn và làm cơ sở cho các phương khác. + Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh Phương pháp này sử dụng để thống kê tài liệu, số liệu, các thông tin thu thập được từ thực tế, từ thư viện hay từ các nguồn khác rồi phân tích sử lý và lựa chọn tổng hợp theo yêu cầu của khoá luận. + Phương pháp bản đồ Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 6
  7. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Sơ đồ và bản đồ được sử dụng để phản ánh những đặc điểm về không gian địa lý, về nguồn tài nguyên, cơ sở vật chấ kỹ thuật phục vụ du lịch Đồng thời cũng là phương tiện thể hiện nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài khoá luận. + Phương pháp toán học và thống kê du lịch Phương pháp toán học và thống kê du lịch được sử dụng trong khoá luận để tập hợp, thống kê các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn quan trọng,thống kê đánh giá lượng khách, doanh thu tỷ trọng và mức độ tăng trưởng du lịch. Tính toán cân đối các số liệu, từ đó xác định thực trạng và hiệu quả phát triển. + Phương pháp dự báo Phương pháp sử dụng trong việc đề ra các định hướng mục tiêu và các giải pháp phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hải Dương. 7. Cấu trúc của khoá luận Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của kháo luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển bền vững. Chương II. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. Chương III. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 7
  8. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Phát triển bền vững. Phát triển được xem là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loại ngưới nói riêng. Phát triển kinh tế- xã hội là quá trình nhằm nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hoá công đồng. Bên cạnh những lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người, hoạt động phát triển cũng đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường. Trước thực tế đó, con người nhận thức được ngừôn tài nguyên của Trái đât khong phải là vô hạn, không thể tuỳ tiện khai thác. Bởi nếu quá trình này không kiểm soát được sẽ dẫn đến hậu quả không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường và còn làm mất cân bằng về môi trường sinh thái gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ từ nhận thức này xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển, đó là “Phát triển bền vững”. Lý thuyết phát triển bền vững xuất hiện khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Uỷ ban Brundtlant năm 1987. Theo đinh nghĩa Brundtlant thì “Phát triển bền vững đƣợc hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Tuy nhiên nội dung chủ yếu đề cập đến trong định nghĩa này xoay quanh vấn đề phát triển bền vững. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 8
  9. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ở những góc độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cho đến nay khái niệm mà WCED đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trường sống của con người. Trong nội dung của định nghĩa này, có 2 vấn đề được phân tích như sau: - “Nhu cầu” trong giới hạn của khái niệm này được hiểu là các nhu cầu thiết yếu của những người được xem là nghèo trên thế giới. - Hạn chế việc lạm dụng khả năng tự phục hồi của môi trường tự nhiên. trong việc khai thác tài nguyên đáp ứng các nhu cầu bằng việc khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội. Để đảm bảo cho các hoạt động phát triển được bền vững, cần thiết phải xem xét một cách đồng bộ đến các khía cạnh về văn hoá- xã hội, tự nhiên và kinh tế. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980, “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Điều này khẳng định rằng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước trên thế giới phải được xem xét trong mối quan hệ bền vững. Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92+5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững đƣợc hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tƣơng tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”. Như vậy phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống nói trên, đồng thời xác định phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 9
  10. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương suy thoái và tàn phá đối với các hệ khác, hay nói cụ thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hoà các tương tác và sự thoả hiệp giữa 3 hệ thống nói trên nhằm: - Tăng cường khả năng tham gia có hiệu quả của cộng đồng vào những quyết định mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển xã hội. - Tạo ra những khả năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái tài nguyên qua việc áp dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. - Giải quyết các xung đột trong xã hội do phát triển không cân bằng. Ở Việt Nam lý luận về phát triển bền vững cũng đã được các nhà khoa học, lý luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thhu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững, đối với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Là một quốc gia có diện tích tự nhiên vào loại trung bình trên thế giới trong đó 3/4 là địa hình núi đồi với hơn 3.200km bờ biển, trải dài trên 15 vĩ tuyến, việt nam có tiềm năng tự nhiên và môi trường phong phú. Tuy nhiên trong quá trình phát triển tài nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam đã bị nhiều tác động đặc biệt là hậu quả của hai cuộc chiến tranh và tiếp đó là việc khai thác thiếu khoa học của con người. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận làm cơ sở để phân tích đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững phù hợp với đặc điểm Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Chỉ thị số 36/CT ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ yếu vào hoạt động môi trường. Đồng thời, trong “Báo cáo chính trị”tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển của nước ta trong 20 năm tới là “Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi liền Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 10
  11. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng” và “ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế xã hội”. Như vậy có thể thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển bền vững trên ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi tự nhiên đã được thể hiện một cách rõ ràng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 1.1.1.2. Phát triển du lịch bền vững Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập , tiến hành nghiên cứu thì có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu này nhằm để giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn hoá trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ trước, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ huỷ hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hoá bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ lại làm ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “Phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện như “Du lịch sinh thái”, “Du lịch dựa vào thiên nhiên”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch mạo hiểm” đã góp phần nâng cao hình ảnh về một hướng phát triển du lịch có trách nhiệm đảm bảo sự phát triển bền vững. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 11
  12. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch (UNWTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992 thì “ Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ững các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi đó vẫn duy trí đƣợc sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con ngƣời”. Như vậy có thể coi du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững chung đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Uỷ ban Brundtlant) xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể, sao cho nội dung, hình thức và quy mô và thích hợp và bền vững theo thời gian, không gian làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững nói chung của khu vực. “ Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, thông qua các bài học và kinh nhiệm thực tế về phát triển du lịch tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức các loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu với tên gọi là “Du lịch sinh thái”, “Du lịch tự nhiên” Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: - “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 12
  13. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao sức sống của cộng đồng địa phƣơng” 1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Chính vì vậy sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo được 3 mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng. - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thoa mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Để đảm bảo được 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ 10 nguyên tắc chính là: 1.1.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Nhiều nguồn tài nguyên trong số đó Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 13
  14. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương không thể tái tạo hay thay thế được hoặc khả năng tái tạo phải trải qua một thời gian rất dài đến hàng triệu năm. Chính vì vậy đối với các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu mặc dù phần lớn các tài nguyên du lịch được xem là tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc ít biến đổi. Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra theo những quy luật tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tôn tạo đó sẽ đáp ứng lâu dài nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng cho mục tiêu tiêu phát triển cụ thể. Sự phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng cần đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Điều này có nghĩa là trong qua trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loài sinh vật, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước, và khả năng bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường du lịch cần đượnc hiểu đó không phải là “hàng hoá cho không” mà phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch để có nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường. 1.1.2.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường. Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 14
  15. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Đối với một số loại tài nguyên như nước, rừng hoạt động du lịch yêu cầu sử dụng cao hơn. Ví dụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho một người dân trung bình 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình gấp 4 lần, thậm chí là 10 lần. Mỗi sân golf trung bình tiêu thụ 1 lượng nước ngầm để tưới cỏ là 3.000m3 /ngày. Chính vì vậy ở nhiều khu du lịch ở Gam bia, Thái Lan tình trạng thiếu nước sinh hoạt rất nghiêm trọng, trong khi nguồn nước thải từ các khu du lịch đó lại rất lớn, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. 1.1.2.3. Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hoá và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn nhu cầu đa dạng cao về tự nhiên, văn hoá và xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh du lịch cao và có sức hấp dẫn du lịch lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Chính vì vậy việc duy trì và tăng cường tính đa dạng thiên nhiên, văn hoá, xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành Du lịch. Trong thực tế, nếu phát triển du lịch đúng nguyên tắc, sẽ đảm bảo cho hoạt động du lịch trở thành một động lực góp phần tích cực duy trì sự đa dạng của thiên nhiên. Ví dụ điển hình là hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ du lịch thông qua đóng góp cụ thể về tài chính, tạo ra cơ hội tăng thu nhập cho cộng đồng và qua đó đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học. Du lịch cũng góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá bằng việc khích lệ các hoạt động văn hoá dân gian, thúc đẩy việc sản xuất các hàng truyền thống, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu cho việc tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá Du lịch còn tạo công ăn việc làm, góp phần làm đa dạng hoá xã hội. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 15
  16. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 1.1.2.4. Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, ở mỗi vùng và từng địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường. Thực tế cho thấy ở những nơi có vị trí của du lịch chưa được xác định đúng mức trong một chiến lược phát triển tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, nơi phát triển du lịch không được xem xét và cân đối với các ngành khác trong khuôn khổ một quy hoạch tổng thể, thì sự phát triển quá mức của các ngành khác sẽ làm tổn hại tới tài nguyên và làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của du lịch. Có thể coi sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng Hạ Long là ví dụ điển hình về vấn đề này. Song, ngược lại tình trạng trên cũng sẽ là nguyên nhân của việc “bung ra” một cách nhanh chóng không thể kiểm soát của hoạt động du lịch. Điều nầy cũng sẽ gây những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Sự suy thoái của tài nguyên rừng, cảnh quan sinh thái và môi trường ở một số điểm du lịch như Cát Bà, Sầm Sơn do thiếu quy hoạch, có thể coi là những ví dụ cụ thể minh chứng cho tình trạng trên. Trong quy hoạch phát triển du lịch cần đánh giá được các lợi ích cũng như sự bất lợi về kinh tế trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, các đánh giá tác động còn tính tới những mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra giữa các thành phần kinh tế khác nhau: Các cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp Điều này là rất cần thiết làm căn cứ cho việc điều hoà quyền lợi, tránh những xung đột Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 16
  17. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương tiêu cực, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài bền vững của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch. 1.1.2.5 Chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình, không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng, và kinh tế- xã hội nói chung. Chính vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững. 1.1.2.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cúng ngành Du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, có thể thấy việc phát triển du lịch đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng, song ngược lại sự tham gia thực sự của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch, sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng là chủ nhân của tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 17
  18. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương triển lâu dài của du lịch cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch như chuyên chở, cho thuê nhà, phòng nghỉ, nấu ăn cho khách, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm 1.1.2.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt dộng phát triển du lịch Trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hoà giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm khác của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hoá- xã hội. Sự tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương là cần thiết để có thể đánh giá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hoá sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương. Trong một số trường hợp, dự án phát triển du lịch có thể được áp đặt từ bên ngoài hoặc từ trên xuống và thường không tính được một cách toàn diện đến nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn cũng như mối quan tâm của cộng đồng địa phương. Trong những trường hợp như vậy thường nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí đối kháng về quyền lợi của cộng đồng địa phương đối với tổ chức đầu tư. Kết quả là sự phát triển của dự án sẽ không thuận lợi, thậm chí không thể thực hiện được. Bản thân của sự phát triển bền vững là sự cân đối trong khai thác tài nguyên đảm bảo các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người cần dựa trên sự lựa chọn và hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hoá. Quá trình tham khảo ý kiến trong trường hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức các nguồn lực địa phương. Thực tế cho thấy, luôn tồn tại những mâu thuẫn xung đột về quyền lợi ở những mức độ khác nhau trong khai thác tài nguyên phục vụ phát triển giữa du lịch với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế. Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môi trường và sự phát triển thiếu tính bền vững đối với kinh tế- xã hội của địa phương cũng như đối với mỗi Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 18
  19. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương ngành kinh tế trong đó có du lịch. Chính ví vậy, thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn giữa các thành phần kinh tế với địa phương và các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triểnn bền vững của mỗi ngành, trong đó có du lịch. 1.1.2.8. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động du lịch được đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển bền vững đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ có trình độ nghiệp vụ mà còn nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngàn Du lịch sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở du lịch. Một nhân viên được trang bị tôt những kiến thức về môi trường, văn hoá sẽ có thể làm cho du khách có ý thức trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường, về những giá trị văn hoá truyền thống. Điều này sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững về du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập với sự phát triển của du lịch khu vực và thế giới việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để đảm bảo tính cạnh tranh là hết sức quan trọng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao về văn hoá, môi trường là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch. Chính vì vậy việc chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 19
  20. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 1.1.2.9. Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch. Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá và luôn rà soát để xác định đúng khả năng đáp ứng của các nguốn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hy vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch được quảng cáo. Kết quả của hoạt động này sẽ là thái độ tẩy chay của du khách đối với những sản phẩm du lịch được quảng cáo ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thoả mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch. 1.1.2.10. Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hoá- xã hội như ngành Du lịch. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh có những tác động cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 20
  21. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương chỉnh sự phát triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là rất cần thiết không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện một cách đầy đủ sẽ bảo đảm chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.Phát triển bền vững chính là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành Du lịch. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong chiến lược phát triển du lịch ở nước ta, vì vậy việc nghiên cứu và xác định các dấu hiệu để nhận biết trạng thái của quá trình phát triển này là rất quan trọng. Dựa vào các dấu hiệu này các nhà quản lý có thể có những giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được tới trạng thái bền vững hơn cho quá trình phát triển. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. có tính liên ngành , liên vùng và xã hội hoá cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước cũng như của khu vực. Sản phẩm của du lịch được hình thành chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy việc xác định các dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững là công việc phức tạp. Tuy nhiên, căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững cần được nghiên cứu và xem xét bao gồm: 1.1.3.1. Các tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch (chỉ tiêu về khách du lịch, thu nhập, GDP, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động ). Theo xu thế phát triển hiện nay ở trong nước và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế được phát triển liên tục Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 21
  22. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương trong nhiều năm (thường là trên dưới 10 năm) ở mức trung bình khoảng 7 – 10% năm thì được coi là phát triển bền vững. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăng trưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững. Với tiêu chí này, cần đề cập đến nhũng chỉ tiêu cụ thể sau: - Chỉ tiêu khách du lịch : Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch. Chỉ tiêu khách du lịch quyết định sự thành công hay thất bại; quyết định sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành du lịch. Để đánh giá được tính phát triển bền vững hay không thì chỉ tiêu khách du lịch phải tăng trưởng liên tục năm này qua năm khác trong thời gian tối thiểu hàng chục năm hoặc lâu hơn. Trong chỉ tiêu khách du lịch, ngoài số lượng tuyệt đối về khách, các chỉ tiêu khác cần phải tính đến trong quá trình phát triển bền vững đó là số ngày lưu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách Các hoạt động phát triển du lịch tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút tối đa số lượng khách đến và thường không chú trọng đến chất lượng nguồng khách (khả năng chi trả, trình độ văn hoá ); đến thời gian lưu trú dài hay ngắn; đến mức độ hài lòng và mong muốn được trở lại của họ. Sẽ là tốt hơn, có hiệu quả kinh tế hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trường hợp lượng khách du lịch ít (không gây áp lực đến tài nguyên- môi trường), nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi trả cao hơn. Thực tế cho thấy, ở những nơi được xem là nhành kinh tế mũi nhọn thì trong chiến lược phát triển thường có xu hướng quan tâm đến các chỉ tiêu về mức chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình của khách hơn là chỉ tiêu về số lượng. Điều này vẫn đảm bảo cho sự tăng trưởng về thu nhập du lịch (một chỉ tiêu quan trọng khác), trong khi đó hạn chế được chi phái cho việc khắc phục được các sự cố về tài nguyên- môi trường do áp lực quá tải về số lượng khách. Sự quay trở lại của khách du lịch cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch. Chất lượng các sản phẩm du lịch, Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 22
  23. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ trong lao động du lịch sẽ đảm bảo đáp ứng cho mức độ hài lòng của du khách, làm tăng thêm mong muốn được quay trở lại của họ, và chính họ sẽ là người quảng cáo tốt nhất cho khoạt động du lịch. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càn coa chững tỏ rằng hoạt động du lịch đang phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng đối với những đối tượng khách du lịch từ những thị trường khách có khả năng chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày. Như vậy để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (ngày lưu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng ) cũng cần được phát triển liên tục và bền vững. - Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch): Các hoạt động du lịch đều mang ý nghĩa kinh tế và đều hướng tới mục tiêu quan trọng là thu nhập, lợi nhuận và đóng góp cho Ngân sách nhà nước. Thu nhập du lịch là nột chỉ tiêu quan ttrọng hàng đầu đối với sự phát triển du lịch cả nước nới chung và của từng địa phương nói riêng; là thước đo cho sự phát triển và cho sự thành công của ngành Du lịch. Chỉ tiêu thu nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triên bền vững của du lịch. Thu nhập du lịch (của một vùng lãnh thổ nào đó) bao gồm tất cả các khoản thu được do khách du lịch chi trả (khi đến lãnh thổ đó) cho dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận chuyển khách du lịch (không kể vận chuyển quốc tế); các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chi do ngành Du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác, nhiều thành phần khác tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ nguươì dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 23
  24. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương ngành khác thu. Do vậy tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được tính vào tổng thu nhập du lịch. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là thước đo sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng. Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP sẽ phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế có bền vuãng hay không. Đối với ngành du lịch, việc tăng trưởng thường xuyên, liên tục của chỉ tiêu GDP không những chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vưng về mặt kinh tế, mà còn cho thấy vị trí của Ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng GDP du lịch phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng càng cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững. Như vậy, chỉ tiêu thu nhập du lịch và tổng sản phẩm quốc nội là những tiêu chí quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế. - Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch (bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các khu du lịch, các văn phòng lữ hành, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác ) là thước đo phản ánh trình độ phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, một mặt đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách, mặt khác góp phần quan trọng vào việc hấp dẫn, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Ngành. Để có được một hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng cao thì vấn đề đầu tư rất quan trọng. Nếu không dược đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lượng và không có khả năng hấp dẫn khách du lịch, không có khả năng lưư giữ khách dài ngày, làm giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 24
  25. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch: Du lịch là một ngành có nhu cầu cao đối với đội nguồn lao động sống. Do vậy, trong hoạt động du lịch, chât lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trong có ý nghĩa quyết định. Điều này cang trở nên cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động du lịch. Chất lượng đội ngũ lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác. Như vậy, chất lượng đội ngũ lao động được đoà tạo không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch theo hướng bền vững về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, quản lý môi trường, kinh tế môi trường, luật môi trường, và hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ trở thành các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hiểu được những mối quan hệ sinh thái và có thể giúp đỡ mọi người dân và du khách trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên tốt hơn. Sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ lao động du lịch sẽ đảm bảo cho sự phát triển về chất lượng các sản phẩm, chất lượng các dịch vụ du lịch; và như vậy sẽ góp phần đáng kể váo quá trình phát triển du lịch bền vững. - Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch: Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá thông qua việc cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tuyến điểm, về sản phẩm du lịch sẽ tạo được lòng tin cho du khách và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút khách du lịch. Sự gia tăng lượng khách du lịch đồng nghĩa với việc tăng trưởng về kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 25
  26. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 1.1.3.2. Các tiêu chí về tài nguyên- môi trường: Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát để một mặt đáp ứng được nhu cầu hiện tại, mặt khác phải đẩm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Với mục tiêu này, trong qua strình phát triển, ngành du lịch cần phải có những đóng góp tích cực cho công tác tôn tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường để giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch đến nguồn tài nguyên môi trường. - Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn : Các khu, điểm du lịch là hoạt nhân trong phát triển du lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch du lịch càng cao. Mục tiêu của phát triển bền vững là nhằm hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, nhất là các tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái tạo. Chính vì vậy, chỉ tiêu về số lượng các khu, điểm du lịch được đầu tư bảo tồn và tôn tạo được coi là một trong số các tiêu chí cơ bản của sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch về mặt tài nguyên- môi trường. Nơi nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư, baot ồn, tôn tạo thì chứng ỷo hoạt động phát triển du lịch ở nơi đó càng với mục tiêu phát triển bền vững. Theo tổ chức Du lịch Thế giới, nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái phát triển bền vững. - Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Việc xây dựng quy hoạch du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch, các dự án phát triển du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch, các dự án phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Quy hoạch du lịch là quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các nguồn lực và các điều kiện có liên quan để phát triển du lịch, từ đó xác định các Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 26
  27. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của hoạt động của hoạt đôngj du lịch đến tài nguyên – môi trường, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch là tiêu chí quan trọng của quá trình phát triển du lịch bền vững về mặt tài nguyên- xã hội chung của khu vực. - Áp lực lên môi trường – tài nguyên tại các khu, điểm du lịch: Vấn đề môi trường tại các khu, điểm du lịch cần được coi trọng trong quá trình phát triển du lịch nhằm đạt tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường tại đây và kết quả sẽ là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch. Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên các nguồn tài nguyên và môi trường được thông qua các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các chất thải; mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch; mức độ đầu tư bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học (trong đó việc duy trì các hệ sinh thái đặc hữu đang bị đe doạ là nền tảng cơ bản cho phát triển du lịch bền vững) Việc đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch (hoặc một hình thức tương đương như các hoạt động kiểm soát chính thức về môi trường tại các khu, điểm du lịch) cũng là một tiêu chí quan trọng đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. Nếu thiếu, hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ tục đánh giá tác động môi trường thì quá trình phát triển du lịch sẽ thiếu tính bền vững. Vấn đề quản lý áp lực lên tài nguyên môi trường tại các khu, điểm du lịch cũng liên quan đến khả năng sức chứa. Đó là việc quản lý số lượng khách đến không vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên và không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các hệ sinh thái trong khu vực. - Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch: Khách du lịch là đối tượng được quan tâm hàng đầu, là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 27
  28. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương ngành Du lịch. Sự gia tăng của số lượng khách là tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, số lượng khách đến một điểm du lịch càng tăng sẽ chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của điểm du lịch đó. Tuy nhiên việc gia tăng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch sẽ đồng nghĩa với việc các nguồn tài nguyên du lịch bị khai thác quá mức để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách. Điều đó dẫn đến tình trạng suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên (một số loài sinh vật đặc hữu được dùng cho các nhu cầu sản xuất hàng lưu niệm, các món ăn đặc sản, các vị thuốc quý ). Sự gia tăng nhanh của du khách còn gây ra hiện tượng quá tải về chất thải tại các điểm du lịch, làm cho môi trường tại nơi đó không đảm bảo và dẫn đến hiện tượng bị suy thoái môi trường. Một trong những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững là việc tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng cơ bản như nước, điện, than, củi phục cho sinh hoạt của cộng đồng địa phương và khách du lịch. Các hoạt động du lịch phát triển tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng, điều này dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn năng lượng, cạn kiệt nguồn tài nguyên Từ những mâu thuẫn trên đây, việc phát triển du lịch bền vững một mặt phải đảm bảo được sự gia tăng về du khách, nhưng đồng thời phải xác định được cường độ hoạt động của khách tại các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn cho phép về môi trường, tiêu chuẩn về tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Do vậy, việc giới hạn số lượng khách đến trong một chu kỳ phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu cho khách du lịch. - Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường: Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển sẽ đem lại nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa phương nói riêng. Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vè tham quan di tích, thắng cảnh; vé cho các sản phẩm thủ công Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 28
  29. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương truyền thống hay các đặc sản của địa phương; và được tính vảo tổng thu nhập du lịch. Từ nguồn thu này, ngành du lịch sẽ đóng góp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch với mục đích tôn tạo, bảo tồn và nâng cấp chính nguồn tài nguyên đó. Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn và nâng cấp nguồn tài nguyên được thể hiện qua tỷ lệ giữa phần đóng góp và tổng nguồn thu. Tỷ lệ này càng lớn thì mức đóng góp càng cao và đảm bảo cho việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững. Việc đóng góp từ nguồn thu du lịch cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên để bảo tồn chính nguồn tài nguyên đó ( đôi khi có thể được dùng vào mục đích khác) đã phần nào thể hiện khả năng phối hợp liên ngành trong công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch rất tốt. Do vậy, đây cũng là một tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá phát triển du lịch bền vững về mặt tài nguyên- môi trường. 1.1.3.3. Các tiêu chí về xã hội Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành Du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động; tham gia xoá đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cư ở những vùng sâu, vùng xa- nơi có tài nguyên du lịch; chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển; góp phần hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển. - Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ: Phát triển du lịch trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thích nghi nhanh đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan để hạn chế được những rủi ro. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ. Là một ngành kinh tế, các hoạt động kinh doanh phát triển du lịch cần phải quan tâm đến vấn đề này để đảm bảo cho sự phát triển bền vững vừa dưới góc độ kinh tế, vừa dưới góc độ xã Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 29
  30. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương hội. Điều này càng có ý nghĩa đối với những nơi đang phát triển, năng lực quản lý ở quy mô lớn con nhiều hạn chế. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ còn có ý nghĩa cao về mặt xã hội, tạo điều kiện để một bộ phận người lao động ở địa phương có công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống nâng cao dân trí Bên cạnh đó, đây còn là môi trường thu hút được nguồn lực to lớn của xã hội (nhân lực, trí lực, vật lực) cho phát triển du lịch, phù hợp với tính chất xã hội hoá cao của du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. - Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội hoá cao, vì vậy các hoạt động phát triển du lịch có tác động mạnh mẽ nhiều mặt của đời sống xã hội của hoạt động du lịch vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội, vấn đề đặt ra là các tác động tiêu cực (không thể tránh khỏi) đến xã hội từ các hoạt động phát triển du lịch cần phải được kiẻm soát và quản lý. Nhiều vấn đề xã hội còn tồn tại hiện nay ở một chừng mực nào đó liên quan đến phát triển du lịch (ma tuý, nạn mại dâm, hoạt động sòng bạc không kiểm soát, người lang thang níu kéo ăn xin khách du lịch và nhiều vấn đề xã hội khác). Ngoài ra do tính chất của cơ chế thị trường trong hoạt động du lịch, một số giá trị văn hoá truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầu của khách, hoặc bị biến đổi do sự du nhập văn hoá ngoại lai Đây là những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội. Như vậy để kiểm soát và quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực này, cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luât của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương và năng lực để thực hiện của cả bộ máy. Hiệu quả của các hoạt động này được thể hiện thông qua số lượng các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý. Đây cũng là một tiêu chí phản ánh tính bền vững của xã hội nói chung và của phát triển du lịch nói riêng. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 30
  31. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch: Để đảm bảô cho du lịch phát triển bền vững, cần có sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương- chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch. Nếu có được sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng thì chính họ sẽ là người bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. Do vậy mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của du lịch trong quá trình phát triển. Để có được sự hài lòng và hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương, thì vai trò- lợi ích- trách nhiệm của họ phải được quan tâm hàng đầu, cụ thể: - Phải phát huy vai trò của cộng đồng (ở mức có thể) trong việc tham gia xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. - Phải phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. - Tăng cường khả năng và mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. - Tạo cơ hội và ưu tiên cho cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng và phát triển du lịch trên địa bàn để nâng cao mức sông và tạo công ăn việc làm cho cộng đồng. - Phúc lợi xã hội chung của cộng đồng được nâng cao lên nhờ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 31
  32. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững 1.2.1.1. Vai rò của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực của nhà nước. Nó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để du trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trất tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Quản lý nhà nước vừa là chức năng chủ yếu, vừa là nội dung cơ bản trong hoạt động của các cơ quản thực thi quyền lực nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế là một chức năng của nhà nước, theo đó nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể có để can thiệp vào nền kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà, phù hợp với các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá của đất nước. Ngày nay, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế có xu hướng tăng cường và nâng cao là một yếu tố khách quan, sự giàu nghèo của mỗi quốc gia không chỉ là tài nguyên mà chủ yếu là khả năng quản lý, điều hành nền kinh tế. Sự ổn định hay rối loạn, tăng cường suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy nguyên nhân từ khả năng quản lý, điều hành của Chính phủ. Trong nền kinh tế thị trường, không có nhà nước nào đứng ngoài hoạt động kinh tế, cũng không có nền kinh tế thị trường nào tồn tại, vận động, phát triển ngoài sự kiểm soát của Chính phủ. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia có khác nhau chỉ là phương thức, mức độ mà thôi. Nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thì quản lý nhà nước về kinh tế càng khó khăn hơn. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 32
  33. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Du lịch là một ngành kinh tế, vai trò quản lý nhà nước về du lịch không tách rời vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế. muốn thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì phải xác định đúng đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước về du lịch. 1.2.1.2. Đặc điểm chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Du lịch vừa có đặc điểm chung của ngành kinh tế, vừa có nhũng đặc điểm riêng của một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội. Vì vậy, hoạt động qủn lý nhà nước về du lịch vừa mang những đặc điểm chung của quản lý nhà nước về kinh tế, vừa có những đặc điẻm riêng. Cụ thể như sau: Về thể chế quản lý: - Hoạt động của khách du lịch là đối tượng quản lý của Nhà nước về du lịch, phải xác định rõ và đủ mọi hoạt động của du khách. - Hệ thống văn bản pháp luật về du lịch phải hết sức đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máy móc hoặc thô bạo. - Không để „Sản xuất” các sản phẩm du lịch diễn ra một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận kinh tế mà phải có tôn tạo, nâng cấp danh thắng tái nguên để khai thác lâu dài và bền vững. Về tổ chức bộ máy quản lý: - Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong hoạt động của mình cũng mang tính liên ngành rõ rệt. - Một trong chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là chức năng quản lý kinh tế đối ngoại. Về nhân lực: - Những người đứng đầu một doanh nghiệp du lịch trong hoạt động của mình thực hiện cả hai chức năng: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 33
  34. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Cán bộ trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng thực thi chức năng quản lý nhà nước về du lịch. - Phải thông thạo pháp luật và nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao đồng thời am hiểu phong tục tập quán của mỗi địa phương, từng vùng và quốc tế; có trình độ văn hoá cao trong ứng xử, giao tiếp, trong việc yêu cầu khách nước ngoài tuân thủ Pháp luật Việt Nam trong xử lý sai phạm xẩy ra. - Quản lý nhân lực ngoài quản lý theo định mức như các ngành kinh tế khác còn phải điều hành theo chương trình. Về cơ chế điều hành: Cơ chế diều hành phải hết sức nhạy bén và linh hoạt - Văn bản pháp quy thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Nhưng khi nó không còn phù hợp mà chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung sẽ kìm hãm sự phát triển. Văn bản chậm được nghiên cứu, soạn thảo, ban hành có thể dẫn đến sự phát triển du lịch tự phát, vô chính phủ. - Việc hoạch định và thực hiện kế hoạch hàng năm không nên để xẩy ra tình trạng quá tải trong mùa cao điểm hoặc quá thấp trong mùa du lịch. 1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Quản lý nhà nước về du lịch được thực hện cụ thhể tại Điều 10 Luật Du lịch với 9 nội dung chủ yếu. Trong triển khai thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích đối tượng quản lý tuân thủ cách tiếp cận bền vững: - Trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần tạo ra sự hài hoà giữa nâng cao đời sống của người dân tại các khu du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Có chính sách hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 34
  35. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật trong hoạt động du lịch cần phản ánh các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan. - Trong đầu tư và thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch cần ưu tiên các dự án tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tận dụng cơ hội và hưởng lợi từ phát triển du lịch và sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương. - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. - Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. - Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phù hợp, đáp ứng yêu cầu của một ngành kinh tế. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về phát triển du lịch bền vững. 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế. 1.3.1.1. Một số điển hình phát triển du lịch không bền vững. - Pattaya (Thái Lan): Trong hai thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ 400 lên 21.000 phòng khách sạn. Sự tập trung phát triển ồ ạt các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một điểm du lịch đã gây những ảnh hưởng tiêu cực. Biển bị ô nhiễm nghiêm trọng và vào năm 1989, Uỷ ban Môi trường Quốc gia Thái Lan tuyên bố việc tắm biển trở nên không an toàn. Cùng với đặc diểm tự nhiên khác, sự đánh mất cây cối đã làm cho môi trường trở nên thô ráp và cằn cỗi. Sự phát triển bất hợp lý, sự ùn tắc giao thông, thiếu Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 35
  36. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và xã hội gia tăng là vấn đề phổ biến và gây khó khăn cho du lịch. Khung cảnh của khu du lịch ban đầu bị mất đi, sự hấp dẫn đối với du khách giảm sút. Sau cao điểm năm 1988, số lượng khách đến Pattaya giảm đi rõ rệt. mãi đến năm 1993, khi những giải pháp hữu hiệu được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết thì xu hướng phát triển tiêu cực mới được đảo ngược và số lượng khách tăng dần trở lại. Có thể nhận thấy dấu hiệu của việc đánh mất sự nổi tiếng của Pattaya là sự suy thoái về môi trường: Ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, lũ lụt, đánh mất cây cối, động vật hoang dã Sự phát triển du lịch trong trường hợp của Pattaya là quá trình phản thu hút quyến rũ, đô thị hoá phản hấp dẫn. Điều quan trọng ở đây phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch và bảo vệ môi trương là không thể tách rời nhau. Phát triển và quan rlý khu du lịch bao gồm nhiều mối quan hệ tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó môi trường là rất quan trọng. Mọi sự cố gắng về vấn đề môi trường tách biệt khỏi những vấn đề khác sẽ dẫn đến thất bại. Để du lịch phát triển có hiệu quả, điều quan trọng là các chính sách phát triển phải đề cập đến tất cả các vấn đề. - Đảo Canary (Tây Ban Nha): Đảo Canary là quần đảo gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khỏng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm sinh học vơi sự tập trung của các loài đặc hữu, có nhiều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Canary đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Du lịch trên các hòn đảo bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 với một số ít khách du lịch Châu Âu vì lý do chữa bệnh. Từ 8.000 khách du lịch vào năm 1900, quần đảo Canary đã đón 2 triệu khách vào năm 1975; 7,4 triệu khách vào năm 1990 và 13 triệu khách năm 1999. Ngành du lịch- dịch vụ chiếm 76,8% tổng thu nhập kinh tế. Rõ ràng, nền kinh tế của Canary phụ thuộc nhiều vào du lịch. Sự tập trung đầu tư vào bất động sản đã bùng nổ vào những năm 60 và 70. Sự bùng nổ này kết hợp với việc bất hợp lý trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch là nguyên nhân của quá tải du lịch. Nói một cách chính xác, kẻ thù nguy hiểm nhất của du lịch Canary là việc kinh doanh bất động sản do Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 36
  37. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương du lịch gây ra và việc quản lý hành chính không sẵn sàng để kiểm soát. Hậu quả của quá trình xây dựng không quy hoạch đã tác động đến giai đoạn điều hành như : tiêu thụ nước,cạnh tranh về công việc với các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông, sự quá tải của khu bảo vệ, các cuộc đi săn thú hoang dã trở nên phổ biến Tốc độ tăng trưởng của yêu cầu xây dựng, dịch vụ đã thu hút nhiều nguồn nhân lực từ bên ngoài hòn đảo này và tạo ra áp lực về đất đai. Sự tham gia của nước ngoài trong việc mua bán đất đai, sự tăng trưởng của các bất động sản với dấu hiệu của ngôn ngữ nước ngoài đã tạo ra môi trưởng không tốt cho cư dân địa phương và gây ra cmả giác Canary là của người nước ngoài. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn tại các đảo Lanzarote và Fuerteventura, nơi mà cư dân đang dần trở thành người thiểu số. Không còn tranh cãi gì nữa, vai trò kinh tế của du lịch tại quần đảo Canary qua hầu hết các số liệu phản ánh một tình trạng phát triển không bền vững. Các đảo ở Canary thải ra nhiều rác thải trung bình cao nhất Tây Ban Nha (2kg/người); mật độ phương tiện đi lại bằng 150% giá trị trung bình của Tây Ban Nha (666 phương tiện đi lại/ 1000 dân). Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp đang ở mức cao ( trên 20% hoặc thậm chí có nơi trên 50%, như ở Fuerteventura có 36.000 giường bất hợp pháp trên 35.000 giường hợp pháp). Tham nhũng phổ biến nhưng không được xem xét và các phương tiện truyền thông, báo chí đã dấu thông tin. Tóm lại, mục tiêu phát triển du lịch ở đây đã bị đảo ngược: “Canary cho ngành công nghiệp du lịch”, chứ không phải là “Du lịch cho Canary”. Sự quá tải của ngành du lịch đã tạo những vấn đề về môi trường và xã hội cũng như sự lệ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. Các đảo ở Canary đang bị cuốn hút quá nhiều vào du lịch, phụ thuộc quá nhiều vào du lịch và không hiểu số phận của các hòn đảo này ra sao khi du lịch bị thất bại. Kịch bản cuối cùng: các đảo ở Canary giống như những quả chanh bị vắt kiệt trôi nổi trên đại dương. 1.3.1.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. - Khu bảo tồn Annapurna (ACAP)- Nê Pan: Ở khu bảo tồn Annapurna (ACAP), phát triển du lịch sinh thái dược sử dụng như là đòn bẩy để phát Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 37
  38. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên trong khu bảo tồn. Phí tham quan được đầu tư trở lại để công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hoạt động phát triển cộng đồng bền vững ở ACAP. Trong khu bảo tồn, các chương trình đã được đưa vào mục tiêu giảm bớt sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và làm cho du lịch có trách nhiệm hơn. Các vườn ươm đã được xây dựng nhằm cung cấp cây giống cho cộng đồng và các chươngg trình trồng rừng. Để giải quyết vấn đề củi đốt, các kho chứa dầu hoả, khí hoá lỏng và các máy phát điện thuỷ lực loại nhỏ được xây dựng dưới sự quản lý của cộng đồng. Tại những khu vực thường xuyên có khách tham quan du lịch, các chương trình chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp được triển khai nhằm tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời cung cấp lương thực thực phẩm cho khách du lịch. Ngoài ra, các chương trình giáo dục du khách cũng như người dân bản địa và công tác thông tin được ưu tiên triển khai hiện. Hoạt động chủ yếu ở ACAP là xây dựng năng lực địa phương, rồi cuối cùng chính người dân địa phương quyết định cuộc sống của mình. Họ là những nhân tố hoạt động chính và họ chính là những người hưởng lợi chính. Cộng đồng dân cư địa phương được tổ chức đào tạo và giao nhiệm vụ để bảo vệ chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn riêng có của mình; là nhân tố chính thu hút du khách cũng là cơ sở nền tảng cho nguồn sinh nhai bền vững. Thành công của Dự án Bảo tồn khu vực ACAP đã khuyến khích nhiều dự án khác ở Nê Pan theo mô hình du lịch sinh thái của ACAP. Trong tất cả các dự án này, các nỗ lực của du lịch sinh thái đều hướng đến việc làm cho du lịch có trách nhiệm hơn, lợi ích cho xã hội và môi trường cũng như lợi ích về kinh tế và có thể quản lý được ở cấp cộng đồng. Các bài học được rút ra từ kinh nghiệm về du lịch sinh thái ở Nê Pan đó là: Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch; sự tham gia của người dân và khả năng có được sự bền vững; xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân chia rộng rãi hơn các lợi ích du lịch; tiếp thị sản phẩm nhằm nâng đầu tư bền vững; giáo Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 38
  39. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương dục và vấn đề nhạy bén trong sự tôn trọng song phương giữa du khách và người dân địa phương. - Du lịch Thenmala- Kerala, Ấn Độ: Mục tiêu phát triển du lịch ở Thenmala là: phát triển Themala và vùng lân cận thành điểm đến du lịch hấp dẫn; xúc tiến du lịch sinh thái trên cơ sở các nguyên tắc bền vững; xây dựng các điểm đến du lịch theo đúng quy hoạch, trong đó nhấn mạnh việc phát triển du lịch bền vững, làm mẫu hình cho các chương trình phát triển du lịch khác. Để đạt được các mục tiêu trên, ba nhóm sản phẩm sản phẩm du lịch đã được đầu tư phát triển là: Du lịch thân thiện với môi trường, Du lịch sinh thái và Du lịch hành hương. Du lịch thân thiện với môi trường được phát triển ở ngoại vi khu bảo tồn hoang dã Shenduruney với mục đích giảm áp lực lên khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn chỉ dành cho những khách du lịch sinh thái thật sự. Những du khách khác có thể trải nghiệm các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các lối mòn tự nhiên nhỏ, xe đạp địa hình hay lối đi bộ trên cao nhìn xuống. Nhằm giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn, một số phương tiện được cấp ở Thenmala như: Du thuyền trên hồ, các lối đi bộ, khán đài vòng, đài phun nước có nhạc, xe đạp địa hình Du lịch sinh thái được quy hoạch phát triển trong khu rừng xung quanh. Trung tâm giáo dục môi trường được thành lập. Khu bảo tồn hoang dã Shenduruney Có tiểm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái và ngoài ra, một loạt các điểm du lịch vệ tinh trong vòng bán kính 50km cũng đã có Trung tâm du lịch sinh thái. Du lịch hành hương, du lịch thân thiện với môi trường cũng được phát triển. Tuyến du lịch hành hương nối Thenmala với ba điểm linh thiêng nằm trong vùng rừng linh thiêng nổi tiếng Sabarimala (nơi có khoảng 10 triệu lượt du khách đến trong vòng 2 tháng). Để đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức xúc tiến du lịch sinh thái đã phối hợp chặt chẽ với Phòng quản lý rừng, Phòng Thuỷ lợi, và Phòng Du lịch triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Về cơ sở lưu trú, vận chuyển khách trong khu vực được khối tư nhân đảm nhận. Quy hoạch về xây dựng được quản lý chặt Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 39
  40. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương chẽ. Không có xây dựng tạm bợ trong các khu rừng, cơ sở lưu trú được xây dựng tách biệt, ưu tiên ở những nơi ở xa rừng. 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn để phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. Chúng ta chưa có được một chiến lược, một chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm vị cả nước; chúng ta cũng chưa có được mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch bền vững như mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch văn hoá, Các mô hình phát triển này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên- môi trường, gắn với văn hoá cộng đồng và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững đang hoạt động có hiệu quả ở nước ta bao gồm: - Mô hình phát triển du lịch sinh thái Núi Voi của Công ty Du lịch Phương Nam (Đà Lạt- Lâm Đồng): Các hoạt động du lịch ở đây đều được gắn liền với thiên nhiên, gắn với văn hoá cộng đồng (chủ yếu là dân tộc Chứt) và có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá. Các dịch vụ du lịch ở đây được mang đậm màu sắc của tư nhiên (vận chuyển bằng voi, ngựa, thuyền; ngủ nhà sàn ở trong rừng, thậm chí cả ở chòi trên cây cao) và văn hoá cộng đồng ( khách du lịch được tham gia vào các hoạt động cộng đồng). Mô hình du lịch sinh thái Núi Voi đã và đang được tiến hành có hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch, nghiên cứu - Mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của Ban quản lý vườn quốc gia Cát Tiên: Mục đích của mô hình này là đưa du khách gần gũi với thiên nhiên để khám phá và nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc Mạ, S‟tiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 40
  41. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương trị đó. Các sản phẩm du lịch đã và đang được khai thác ở đây là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu, dã ngoại, mạo hiểm. Các đối tượng đang được tham quan, nghiên cứu và khám phá bao gồm Bàu Sấu; Bàu Chim; làng dân tộc Mạ, S‟tiêng ở Tài Lài; rừng Bằng Lăng; thác Bến Cự; thác Mỏ Vẹt; thác Trời- thác Dựng; khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; xem thú ban đềm - Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa: Mô hình này quan tâm đến việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua đó nâng cao lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch như hướng dẫn khách du lịch, phục vụ khách (lưu trú, ăn uống) tại nhà dân, sản xuất và bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật văn hoá dân gian 1.3.3. Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững Hải Dương. - Nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành, cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp về vị trí quan trọng của phát triển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. - Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, thôn rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng: theo dõi, giám sát, phối hơp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư phát triển du lịch và đặc biệt khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch và các hoạt động bảo tồn. - Xã hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững đối với điều kiện nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, trong đó có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 41
  42. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương - Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là tối cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, đặc biệt là những điểm du lịch nhạy cảm với môi trường nhu ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hay các Vườn quốc gia. Người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút du khách. Phát triển du lịch bền vững mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho cộng đồng và ngược lại, sự tham gia tích cực của cộng đồng làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch. - Cộng đồng dân cư địa phương phải được hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động du lịch phải được đầu tư để cải thiện môi trường sông của cộng đồng dân cư địa phương. - Xây dựng tổ chức gọn, mạnh, hợp lý và thường xuyên chăm lo việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tăng cường phối hợp liện ngành trong công tác quản lý nhà nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch bền vững. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 42
  43. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG 2.1. Tài nguyên du lịch ở Hải Dƣơng. 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong tọa độ địa lý 20o36‟ Bắc đến 2o33‟ Bắc, 106o3‟Đông đến 106o36‟ Đông; phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, đông bắc giáp Quảng Ninh; phía đông giáp thành phố Hải Phòng; phía nam giáp tỉnh Thái Bình; phía tây giáp Hưng Yên. Hải Dương nằm ở trung tâm vùng du lịch Bắc Bộ, trong tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Giao thông dường bộ, đường sắt, dường sông đều di qua địa phận Hải Dương, từ đó có thể thấy rõ vị trí trung chuyển của Hải Dương đối với trung tâm du lịch Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục dường quốc lộ số 5, cách Hải Phòng 45km về phía đông và cách Hà Nội 57km về phía tây. Phía Bắc của tỉnh có 20km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội- Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra cảng biển.Hải Dương cũng nằm trong hệ thống giao thông đường thủy chính của vùng châu thổ đặc biệt là hệ thống sông Thái Bình có điểm gặp sông Đuống ở Phả Lại. Với những thuận lợi mà vị trí địa lý mang lại đã tạo điều kiện cho Hải Dương tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói riêng, của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước nói chung. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 43
  44. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 2.1.1.2. Địa hình Địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng và có đặc điểm hơi nghiêng và thấp dần từ Tây xuống Đông Nam với diện tích là 1662 km2 được chia làm hai vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía Bắc của tỉnh thuộc dãy núi Đông Triều, chiếm 11% diện tích tự nhiên, thuộc 13 xã của huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn. Vùng đồi núi ở đây thuộc kiểu địa hình Kasrt (chủ yếu là đá vôi) vì vậy thuận lợi cho hệ thống rừng phát triển. Bên cạnh đó, kiểu địa hình Kasrt là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Do quá trình biến đổi địa chất và ăn mòn thì thiên nhiên đã tạo ra được một vài hang động rất đẹp như động Kính Chủ ở Kinh Môn, đây là điểm tham quan kỳ thú hấp dẫn nhiều du khách. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng lương thực. Và vùng đồng bằng của tỉnh mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với nền văn minh lúa nước lâu đời. Chính điều này đã tạo nên những giá trị văn hóa trong đời sống của nhân dân trong tỉnh. 2.1.1.3. Khí hậu Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa rõ rệt, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500-1700mm,mùa mưa kéo dài từ táng 4 đến tháng 10 hàng năm; nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC, nhiệt độ trung bình mùa đông là khoảng 200C, nhiệt độ trung bình mùa hè từ 23-240C, tháng nóng nhất của mùa hè là tháng 7 lên đến 28-290C. Nhìn chung, khí hậu của Hải Dương thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật và thích hợp với các hoạt động du lịch. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 44
  45. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương 2.1.1.4. Nguồn nước Hải Dương có hệ thống sông ngòi khá dày. Toàn tỉnh có 14 tuyến sông chảy qua, trong đó có các hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Mạo Khê Ngoài ra còn các hệ thống sông khác và các hệ thống sông địa địa phương, sông thủy nông, các ao hồ trong toàn tỉnh. Vì vậy nguồn nước mặt của Hải Dương cũng khá lớn. Nguồn nước ở hệ thống các sông địa phương, sông thủy nông được lấy từ sông Hồng sử dụng cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh và thải ra sông Thái Bình nên được quản lý khá nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn nước. Hệ thống ao hồ trong tỉnh cũng khá nhiều, là nơi dự trữ nước lớn, điều hòa khí hậu, tạo ra cảnh quan môi truường trong lành và trở thành những khu vui chơi giait trí, công viên, khu nghỉ mát hấp dẫn nhiều khách du lịch như hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn, hồ Bạch Đằng Ngoài ra, Hải Dương còn có nguồn nước ngầm khá dồi dào, đảm bảo cho nguồn nước ở hệ thống các giếng ở các huyện, xã; đặc biệt ở nhiều huyện, nhiều xã còn có hệ thống giếng khoan với nguồn nước khá sạch phục vụ cho người dân địa phương như ở Thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh, ở Văn An- Chí Linh đã có một trạm nước khoan sạch ở độ sâu hơn 30m, đảm bảo đủ tiêu chuẩn nước sạch không phải qua sử lý, rồi các hệ thống trạm cấp nước khác ở Thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách, huyện Ninh Giang Và Hải Dương còn có một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng và từng được sử dụng để chữa bệnh. Mỏ nước khoáng này chưa được khai thác và quy hoạch sử dụng. 2.1.1.5. Di tích tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái Từ các điều kiện về địa hình, khí hậu, nguồn nước đạo đã tạo ra cho Hải Dương một nguồn tài nguyên du lịch sinh thái khá phong phú. Do chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và điều kiện đồi núi đá vôi đã cho Hải Dương một nguồn tài nguyên rừng với các thảm thực vật và hệ sinh thái đa dạng. toàn tỉnh có 9.140ha rừng, trong đó rừng tự nhiên có 2.304ha, rừng trồng là 6.756ha. Rừng chủ yếu là kiểu rừng Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 45
  46. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Nhiệt đới với hệ thực vật nhiệt đới như kim, sến, táu, dẻ, keo tập trung ở dãy núi Phượng Hoàng, Côn Sơn- huyện Chí Linh, núi An Phụ- huyện Kinh Môn. Thảm thực vật bên dưới có sim, mú và ẩn lấp trong lòng nó là hệ thống các suối uốn lượn quanh co qua các dãy núi, rừng. Tiếng lá rừng vi vu, tiếng suối chảy róc rách tiếng chim hót líu lo là một không gian cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn. Với địa hình Kasrt ngoài hệ thống rừng thiên nhiên còn tạo ra cho Hải Dương một hệ thông hang động sau những cánh rừng như khu vực động Kính Chủ (Kinh Môn). Khám phá những hang động ở đây là tìm đến những kỳ thú của tạo hóa với những cảnh quan, hình tượng của thế giới tự nhiên qua những vách đá, những thạch nhũ, hình tượng các chú voi, sư tử, hình tượng cây rừng Hệ thống hang động ở đây cũng là một trong những hệ thống hang động của Việt Nam và được xếp vào hàng Nam thiên sau các động như động Hương Tích, động Phong Nha, Tam Cốc- Bích Động Đây cũng là món quà thiên nhiên ban tặng và là một tiềm năng để Hải Dương phát triển du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái vào trong các hang động. Để phát triển du lịch sinh thái Hải Dương phải kể đến một tiềm năng lớn đó là hệ thống hồ suối khá phong phú, nhiều hồ có diện tích lớn, có sự đa dạng sinh học: hồ Bạch Đằng, hồ Côn Sơn, hồ Bến Tắm, hồ Mật Sơn Đa số các hồ đều nằm dưới các thung lũng xen kẽ giữa các dãy núi rừng nối tiếp nhau. Sự có mạt của các hồ nước, suối đá đã điểm thêm sự hài hòa cho vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng, tạo cho cảnh quan thêm hấp dẫn. Mang đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, Hải Dương có những làng quê trù phú, những cánh đồng lúa ngô xanh ngút ngàn được bao bọc bởi các dòng sông bồi đắp phù sa. Đây cũng là một tiềm năng để Hải Dương khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng quê. Điều đặc biệt hơn là sự kết hợp của tự nhiên rất hài hòa giữa rừng núi, hang động, sông suối, ao hồ và điểm thêm vào đó là những mái đình, đền, chùa cổ kính tạo ra một cảnh sơn thủy hữu tình, càng tăng thêm giá trị của các Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 46
  47. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương điểm du lịch của Hải Dương. Tất cả là tiểm năng, là một lợi thế lớn của Hải Dương trong khai thác và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Cảnh quan và di tích tự nhiên đang được khai thác phục vụ du lịch ở Hải Dương hiện nay gồm 20 điểm (Phụ lục 01). Ngoài ra, Hải Dương còn có nguồn tài nguyên nước với 14 tuyến sông, trong đó có 6 tuyến sông đủ điều kiện để khai thác phát triển du lịch (Phụ lục 2). Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cao: + Khu danh thắng Côn Sơn: thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh là khu vực có mật độ di tích dày đặc với chùa Côn Sơn, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên, Thạch bàn, Ngũ nhạc Linh từ Quần thể di tích lịch sử văn hóa có giá trị được đặt trong cảnh quan địa hình tự nhiên thơ mộng với những cánh rừng thông mã vĩ, núi non, hồ nước lượn quanh tạo nên cho Côn Sơn một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn. + Khu miệt vƣờn du lịch sinh thái sông Hƣơng- Thanh Hà_ một khu miệt vườn nổi tiếng với cây Vải tổ. Đến đây du khách sẽ chìm ngập trong những khu vườn vải trĩu quả, được thưởng thức những trái vải thơm ngon. Những trái vải ở đây được coi là đặc sản của vùng đất Hải Dương. Sông Hương- Thanh Hà là một nhánh sông bắt nguồn từ sông Gùa có chiều dài khoảng 21km, chảy qua 10 xã và thị trấn của Thanh Hà. Sông Hương có lượng phù sa màu mỡ, là một vùng đất có giàu tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên thái, với những vườn vải xanh tươi bát ngát, nặng trĩu những chùm quả cùng với đủ loại cây ăn trái như: nhãn, chuối, đu đủ, ổi, na Đến đây du khách có thể tham gia các sản phẩm du lịch thể thhao sông nước (bơi thuyền, câu cá ), du lịch sinh thái, du khảo đồng quê, tham quan nghiên cứu khoa học, thưởng thức các loại hoa quả, các món ăn ẩm thực dân dã Đây là đặc thù của du lịch sinh thái Thanh Hà với hạt nhân là dòng sông Hương và các vườn cây ăn trái dọc hai bên bờ sông Hương. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 47
  48. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Loại hình du lịch miệt vườn bằng thuyền trên sông Hương hay bằng đường bộ phụ thuộc rất lớn vào mùa hoa trái và điều kiện thời tiết trong năm. Mặt khác, loại hình du lịch này còn khá mới mẻ nên có khả năng hấp dẫn khách du lịch. + Làng Cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện- Hải Dương)_ điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” không chỉ đối với Hải Dương mà của cả miền Bắc nói chung. Sự đan xen hài hòa giữa cây cối, chim muông, hồ nước cùng khí hậu nhiệt đới với nhưng cây cổ thụ và nhiều di tích bia đá cổ, đền, chùa, miếu mạo, làng nghề truyền thống Đảo Cò Chi Lăng Nam có đầy đủ yếu tố có thể phát triển thành một vùng du lịch môi trường sinh thái. Công tác bảo vệ môi trường ở đây cũng khá tốt, mọi người dân trong vùng đều có ý thức bảo vệ đàn cò. Đảo Cò đã và đang được quy hoạch chi tiết thành khu du lịch sinh thái do Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện làm chủ đầu tư. + Khu sinh thái rừng, hồ Bến Tắm- Chí Linh: nằm trên địa phận của 3 xã Bến Tắm, Hoàng Hoa Thám và Bắc An của huyện Chí Linh, bao gồm những đồi, núi, rừng, hồ tự nhiên. Hồ Bến Tắm rộng, có diện tích nước 7ha, quanh hồ là đồi núi có mặt bằng rộng và những cây dẻ, cây xanh tạo nên một vùng cảnh quan hấp dẫn, là nguồn tài nguyên quý giá để khai thác, xây dựng loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ duỡng. + Núi Phƣợng Hoàng, huyện Chí Linh: thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, có hệ thái sinh vùng núi đa dạng, những rừng thông, núi non trùng điệp với 72 ngọn núi, Phượng Hoàng còn là nơi an nghỉ của nhà giáo Chu Văn An. Trên núi Phượng Hoàng có đền thờ Chu Văn An, chùa Huyền Thiên, cung Tử Lạc, điện Lưu Quang Khu di tích danh thắng Phượng Hoàng phù hợp để xây dựng thành nơi tham quan, nghiên cứu và du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. + Động Kính Chủ, huyện Kinh Môn: nằm trong dãy đá núi đá vôi Dương Nham thuộc xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, là một hệ thống hang động kì vĩ: động Kính Chủ, động Thăng Thiên và động Voi Hệ thống hang động đã được Nhà nước xếp hạng năm 1962. Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội truyền thống thu hút khách thập phương đến tham quan, ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học. Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 48
  49. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương + Núi rừng An Phụ, huyện Kinh Môn: thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn. Núi An Phụ cao 246m, có rừng cây với những thảm thực vật đa dạng. Trên đỉnh núi có diện tích đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu (tục gọi là Đền Cao), phía dưới là tượng đài Trần Hưng Đạo, một công trình văn hóa lớn vào cuối thế kỷ 20 của đất nước. + Khu đa dạng sinh học Áng Bác- Minh Tân, huyện Kinh Môn: Được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi Kinh Môn, tạo thành một thung lũng kéo dài (gọi là các Thung áng), rộng 5ha, khu tự nhiên Áng Bác (thị trấn Minh Tân- Kinh Môn) vẫn còn nhiều giá trị về mặt sinh học với sự đa dạng của một số giống loài thực động vật quý hiếm như: trăn, rắn, khỉ vàng, dê núi, diều hâu. Khu đa dạng sinh học Áng Bác là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý giá cho du thái nhưng hiện tại khu vực này đang giao cho Công ty Xi măng Hoàng Thạch quản lý và khai thác. + Các vùng quê trù phú, thả hồn về với thiên nhiên của nền Văn hóa lúa nƣớc. Dường như mật độ của các dòng sông, đình, đền, chùa có bố cục đặc trên toàn tỉnh. Những đền, chùa này đều gắn liền với những làng quê với cây đa, bến nước hoặc những bến sông, luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng với du khách. Phải chăng trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình đã gần như trở thành một biểu tượng Văn hóa Việt. Như vậy các điểm du lịch sinh thái của Du lịch Hải Dương rất phong phú phú nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú mang đậm nét đặt trưng của văn hóa Bắc Bộ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch đồng quê, và tham quan nghiên cứu khoa học. 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2.1. Tài nguyên vật thể Các di tích lịch sử văn hóa: Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với các bậc danh nhân với các bậc danh nhân nổi tiếng: Khúc Thừa Dụ, Trần hưng Đạo, Phạm Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 49
  50. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh Cho đến nay, Hải Dương vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng gắn liền với các danh nhân như: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Văn Miếu Mao Điền, Đền Cao Nằm đan xen giữa các danh thắng tự nhiên là hệ thống tài nguyên nhân văn với gần 3000 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 142 di tích được xếp hạng quốc gia, 82 di tích đã và đang đề nghị xếp hạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, ngành du lịch chỉ lựa chọn những di tích có giá trị văn hóa cao, còn hiện hữu một phần nét kiến trúc cổ kính, nằm trên những vị trí cảnh quan đẹp khai thác phát triển du lịch. Theo báo cáo đánh giá kết quả điều tra tài nguyên của Sở Thương Mại và Du Lịch Hải Dương (hiện nay là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương) thực hiện năm 2007, Hải Dương có 167 di tích lịch sử văn hóa được xếp vào tài nguyên du lịch nhân văn (Phụ lục 03). Trong đó, có nhiều di tích đặc trưng về vă hóa tâm linh, kiến trúc nghệ thuật, giáo dục truyền thống tiêu biểu là: + Các di tích gắn liền với các danh nhân tiêu biểu của đất nước, có giá trị giáo dục truyền thống cao: Chí Linh bát cổ; Côn Sơn- Kiếp Bạc; Đền Bia; Đền Xưa,Văn miếu Mao Điền + Các di tích có giá trị văn hóa tâm linh tiêu biểu: Đền Sinh, Đền Hóa; Đền Cao; Đền Tranh; Đền Sượt; + Các di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu: Chùa Giám; chùa Đồng Ngọ với hệ thống tượng và tòa cửu phẩm liên hoa được dựng thế kỷ 16 Đặc điểm cơ bản của hệ thống di tích Hải Dương được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu gỗ do ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt, độ ẩm cao, chiến tranh nên nhiều di tích hủy hoại, mất yếu tố gốc, đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần, mang dấu ấn kiến trúc, mỹ thuật của nhiều thời kỳ, song đậm đặc nhất vẫn là thời kỳ Lê- Nguyễn. Làng nghề và nghề truyền thống: Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 50
  51. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương Cũng giống như các vùng quê khác của tổ quốc Việt Nam, Hải Dương là một vùng quê trù phú với những cánh đòng lúa, ngô xanh ngút ngàn, thẳng cánh cò bay. Hơn nữa lại mang đặc trưng của nền văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Dương có một hệ thống các làng ghề truyền thống khá phong phú. Hải Dương hiện có 32 làng nghề thuộc 15 nhóm nghề có thể khai thác phát triển du lịch ( Phụ lục 04). Một số nghề thủ công truyền thống nổi tiếng có giá trị hấp dẫn khách du lịch bao gồm: Chạm khắc gỗ Đông Giao, Thêu ren Xuân Nẻo, Gốm Chu Đậu; Giầy dép da Tam Lâm; Vàng bạc Châu Khê; Chạm khắc đá Kính Chủ. Sản xuất ở các làng nghề này rất ổn định và ngày càng phát triển theo hướng bền vững, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập thường cao hơn so với thu nhập làm nông nghiệp. Đây là những nghề thủ công truyền thống có thể làm ra những sản phẩm những đồ lưu niệm mang đậm bản sắc dân tộc để bán cho du khách. Một số làng nghề tiêu biểu: Làng nghề vàng bạc Châu Khê- Bình Giang: Châu Khê xưa là nơi chế tác vàng bạc thuộc loại nổi tiếng nhất Việt Nam. Sản phẩm sau khi được chế tác với những đường nét trạm trổ tinh vi cùng nhiều loại hình, mẫu mã đẹp, được đem tiêu thụ ra mọi miền đất nước và xuất khẩu ra nước ngoài.Hiện nay với cơ chế thị trường, những thợ giỏi và các kỹ xảo trong nghề đã bị mai một rất nhiều, nghề này chỉ được coi là nghề phụ. Với mô hình hoạt động: hợp tác xã đứng ra nhận làm thuê cho các bạn hàng, sau đó giao cho các gia đình trong thôn, mỗi hộ gia đình gia công một công đoạn sản phẩm. Với lòng yêu nghề và được khuyến khích phát triển của Nhà nước, nhân dân Châu Khê đang dần khôi phục làng nghề của mình. Nghề chạm khắc đá Kính Chủ: Đá là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, được con người chế tác công cụ từ buổi bình minh cuả lịch sử. Trải qua hàng vạn năm, con người tích lũy được tri thức và kinh nghiệm chế tác, tạo nên những nghệ nhân, những trung tâm chuyên sản xuất những sản phẩm bằng đá, Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 51
  52. Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương trong đó có những tác phẩm vô giá, những công trình hùng vĩ, nay trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Làng Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn có nghề chạm khắc đá từ lâu đời, tác phẩm sớm nhất còn lại đến ngày nay là tấm bút tích Phạm Sư Mệnh, khắc năm thứ 144 triều Trần (1369) tại động Kính Chủ. Trong suốt một nghìn năm theo đuổi nghề nghiệp, thợ đá làng Kính Chủ đã sản xuất biết bao công trình và sản phẩm bằng đá, trong đó có những sản phẩm trở thành di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc, đặc biệt là những bia ký_những trang sử bằng đá vô cùng quý giá còn lại đến ngày nay. Qua hai cuộc chiến tranh, nghề chạm khắc đá ở Kính Chủ đã mai một nay đang được phục hồi, nhưng chưa tương xứng với truyền thống mà các thế hệ trước đã có. Làng chạm khắc gỗ Đông Giao: làng chạm khắc gỗ Đông Giao thuộc xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng cách thành phố Hải Dương 20km về phía Tây. Nghề chạm khắc gỗ Đông Giao ra đời tuừ thế kỷ 17. Sau một thời gian bị mai một, đến năm 1983, nghề được phục hồi và phát triển đến ngày nay. Các nghệ nhân hiện nay chủ yếu chạm khắc và khảm trai các sản phẩm như cây cảnh, tranh, tượng, con giống, hàng lưu niệm, đồ nội thất gia đình Làng nghề gốm Chu Đậu: Làng gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách cách thành phố Hải Dương 16 km về phía Tây Bắc. Nghề sản xuất gốm mỹ nghệ đã xuất hiện ở làng Chu Đậu cách đây hơn 400 năm. Nơi đây đã từng là một trung tâm sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nghề gốm Chu Đậu đã bị thất truyền từ nhiều thế kỷ. Đến năm 2001, công ty Hapro đã đầu tư xây dựng xí nghiệp gốm tại Chu Đậu và nghề sản xuất gốm đã được khôi phục và phát triển. Gốm Chu Đậu ngày nay được ưa thích bởi chất lượng cao, chủng loại phong phú, hoa văn tinh túy và chất men độc đáo, đa dạng. Sản phẩm gốm Chu Đậu được bán rộng khắp trong cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan và một số nước Châu Âu Các công trình văn hóa khác: Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 52