Khóa luận Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản - Vũ Thị Chúc

pdf 107 trang huongle 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản - Vũ Thị Chúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_du_lich_outbound_den_nhat_ban_vu_thi_ch.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản - Vũ Thị Chúc

  1. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.Đối tượng nghiên cứu 6 4.Phạm vi nghiên cứu 6 5.Phương pháp nghiên cứu 6 6.Bố cục của khóa luận 6 CHƢƠNG 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH OUTBOUND 7 1.1.Khái niệm du lịch outbound 7 1.2.Điều kiện phát triển du lịch 7 1.2.1.Những điều kiện chung 7 1.2.1.1.Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội 7 1.2.1.2.Điều kiện kinh tế 9 1.2.1.3.Chính sách phát triển du lịch 11 1.2.2.Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch 12 1.2.2.1.Thời gian rỗi 12 1.2.2.2.Khả năng tài chính của du khách tiềm năng 14 1.2.2.3.Trình độ dân trí 15 1.2.3.Rào cản 15 1.2.3.1.Ngôn ngữ 15 1.2.3.2.Văn hóa 15 1.2.3.3.Mức sống 17 CHƢƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHẬT BẢN 18 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 18 2.1.1. Vị trí địa lý 18 2.1.2. Địa hình 18 2.1.3.Khí hậu 19 2.1.4.Thủy văn 20 2.1.5.Thế giới động thực vật 20 Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 1
  2. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 2.2.Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 21 2.2.1.Điều kiện kinh tế xã hội 21 2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn 22 2.2.2.1.Di tích 22 2.2.2.2.Các công trình đương đại 30 2.2.2.3.Lễ hội truyền thống 32 2.2.2.5.Trang phục 43 2.2.2.6.Văn hóa nghệ thuật dân gian 46 2.2.2.7.Các điểm du lịch văn hóa – lịch sử 51 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH OUTBOUND ĐẾN NHẬT BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH OUTBOUND ĐẾN NHẬT BẢN 70 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch outbound đến Nhật Bản 70 3.1.1. Thị trường khách du lịch Việt Nam đi du lịch Nhật Bản 70 3.1.1.1. Số lượng và tốc độ tăng trưởng của khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản 70 3.1.1.2. Thị phần khách du lịch Việt Nam trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản 71 3.1.1.3. Các phân đoạn thị trường 73 3.1.1.3.1. Phân đoạn thị trường theo độ tuổi, giới tính 73 3.1.1.3.2. Phân đoạn thị trường theo nghề nghiệp 73 3.1.1.3.3. Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi 74 3.1.1.4. Các hoạt động ưa thích của khách du lịch Việt Nam 75 3.1.1.5. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Việt Nam 75 3.1.1.6. Thời gian đi du lịch của khách du lịch Việt Nam 76 3.1.1.7. Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch Việt Nam 77 3.1.1.8. Cách thức tổ chức đi du lịch của khách du lịch Việt Nam 77 3.1.2. Hoạt động phục vụ khách du lịch Việt Nam tại Nhật Bản 78 3.1.2.1. Phục vụ các dịch vụ du lịch 78 3.1.2.1.1. Phục vụ vận chuyển 78 3.1.2.1.2. Phục vụ lưu trú và ăn uống 80 Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 2
  3. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 3.1.2.1.3. Phục vụ tham quan 81 3.1.2.1.4. Phục vụ mua sắm 82 3.1.2.1.5. Kênh phân phối sản phẩm du lịch 83 3.1.2.1.6. Thông tin về sản phẩm du lịch 84 3.1.2.1.7. Các dịch vụ khác 84 3.1.2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch của các công ty du lịch, lữ hành đối với thị trường khách du lịch Việt Nam sang Nhật Bản 85 3.2. Các giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản. 86 3.2.1. Các giải pháp 86 3.2.1.1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng 86 3.2.1.2. Chính sách giá linh hoạt 87 3.2.1.3. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đến người tiêu dùng. 88 3.2.1.4. Liên kết các doanh nghiệp, xây dựng mạng lưới thu gom khách 89 3.2.1.5. Giải pháp nâng cao năng lực về công tác quản lý, tổ chức tour 90 3.2.1.2.1. Nhà điều hành du lịch 90 3.2.1.2.2. Hướng dẫn viên 91 3.2.1.2.3. Đào tạo nhân viên phục vụ khác 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 3
  4. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản LỜI CẢM ƠN Sau ba tháng tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản” cuối cùng thì khóa luận của em cũng đã hoàn thành. Để hoàn thành bài khóa luận này không chỉ có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em mà còn có sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ của rất nhiều người. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa văn hóa Du lịch cùng toàn thể bạn bè người thân trong gia đình đã giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bài khóa luận này. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy Trần Đức Thanh – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện khóa luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng ngày 20 tháng 6 năm 2010 Sinh viên Vũ Thị Chúc Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 4
  5. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ lâu, du lịch là một hoạt động mang tính tích cực của con người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người càng tăng. Người ta đi du lịch để khám phá những chân trời mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo khác biệt và đặc biệt là nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ phút lao động căng thẳng mệt nhọc. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đời sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao thì khát khao tìm hiểu thế giới càng mạnh mẽ, ngành du lịch thế giới có điều kiện phát triển vượt trội. Hiện nay ở nhiều nước, du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, sau 20 năm Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên, nhu cầu vui chơi giải trí, trong đó có du lịch cũng phát triển không ngừng. Người Việt Nam không chỉ đi du lịch trong nước mà còn có nhu cầu du lịch nước ngoài, trong đó có thị trường du lịch Nhật Bản. Tuy nhiên, việc đưa khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tổ chức chuyến đi, thủ tục xuất nhập cảnh, hoạt động marketing thu hút khách Vì vậy nghiên cứu “ phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản” là một việc làm cấp thiết. Hy vọng, khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động gửi khách Việt Nam đến Nhật Bản. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch outbound nhằm đưa ra các giải pháp góp phần phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu tài nguyên du lịch Nhật Bản - Khảo sát thực trạng hoạt động du lịch outbound sang Nhật Bản. - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch outbound đến Nhật - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 5
  6. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cầu du lịch Việt Nam đi Nhật Bản, sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch Nhật Bản đối với khách du lịch Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản Thời gian: nghiên cứu hoạt động khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản giai đoạn 1998 -2009. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, xử lý các thông tin nhằm chọn lọc những thông tin cần thiết nhất. Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, các báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết - Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị nhằm so sánh mức độ khác nhau giữa các số liệu, chứng minh các số liệu thống kê. - Phương pháp tính toán và thống kê du lịch: nhằm tính toán tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phần trăm của khách du lịch qua các năm. - Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thống kê hàng năm nhằm đưa ra nhận xét và giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn xã hội học: phỏng vấn trực tiếp từ 100 khách đã đi du lịch Nhật Bản 6. Bố cục của khóa luận Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương chính bao gồm các chương sau: Chƣơng 1. Điều kiện phát triển du lịch outbound Chƣơng 2. Tài nguyên du lịch Nhật Bản Chƣơng 3. Thực trạng hoạt động du lịch outbound đến Nhật Bản và các giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 6
  7. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản CHƢƠNG 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH OUTBOUND 1.1. Khái niệm du lịch outbound Hoạt động du lịch bao gồm du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong đó du lịch quốc tế bao gồm du lịch đón khách quốc tế(du lịch inbound) và du lịch gửi khách quốc tế(du lịch outbound). Trong cuốn nhập môn khoa học du lịch của tác giả Trần Đức Thanh có định nghĩa về du lịch outbound như sau: Du lịch outbound (hay còn gọi là du lịch gửi khách) là loại hình du lịch quốc tế phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch ở nước ngoài. Trong một số tài liệu tiếng Việt có liên quan đến du lịch trước đây, du lịch gửi khách còn được gọi là du lịch bị động. 1.2. Điều kiện phát triển du lịch Du lịch nói chung, du lịch outbound nói riêng chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Trong số những điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân tố môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực, hoặc ngược lại, có thể cản trở chính sự phát triển đó. 1.2.1. Những điều kiện chung 1.2.1.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội Không khí chính trị hòa bình bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 7
  8. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản tộc. Không khí hòa bình trên thế giới ngày càng được cải thiện. Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối ngoại, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng con đường hòa bình đã trở thành phổ biến trong quan hệ giữa các nước. Về phương diện quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy, những nước ít xảy ra biến cố chính trị quân sự như: Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển thường có sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân, các khách du lịch tiềm năng. Du khách thích đến những đất nước, vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng. Tại những nơi này, du khách có thể tự do đi lại trong đất nước mà không lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo Du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với dân sở tại. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Tóm lại, du lịch phát triển là nhờ có bầu không khí chính trị hòa bình và bầu không khí đó càng được củng cố khi mở rộng và phát triển quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của du lịch. Đó là những biến cố như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến Những nhân tố này ảnh hưởng xấu đến số lượng du khách đến du lịch. Chiến tranh, nội chiến là những cản trở lớn nhất đến hoạt động du lịch. Trong chiến tranh, biên giới giữa các bên tham chiến đóng cửa hoàn toàn, việc đi lại của khách bị đình chỉ, giao thông ngừng trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch bị tàn phá và bị sử dụng vào mục đích phục vụ chiến tranh Thiên tai, động đất, núi lửa cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Vụ động đất 7 độ rích te ở Haiti vào ngày 13 tháng 1 năm nay đã làm cho số khách du lịch vào nước này giảm đáng kể. Hay thảm họa núi lửa Iceland đã làm cho các hãng hàng không quốc tế bị gián đoạn, hãng hàng không châu Á cũng phải hủy chuyến bay hàng loạt.Tới cuối ngày 10/5/2010 đã có đến 5000 chuyến bay bị ảnh hưởng. Điều này gây khó khăn, cản trở hoạt động du lịch. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 8
  9. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ảnh hưởng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sự phát sinh và lây lan các loại bệnh dịch như tả lỵ, dịch hạch, sốt rét cũng là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch khu vực. Không chỉ du khách không dám đi đến những vùng dịch bệnh mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng cách đóng cửa khu vực ổ dịch. Mặt khác ngay các cơ quan kinh doanh du lịch cũng không dám mạo hiểm tính mạng của du khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến đi ràng buộc họ. 1.2.1.2. Điều kiện kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào thành quả các ngành kinh tế khác. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc (ECOSOC), một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi phải nhập đại đa số trang thiết bị, hàng hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo phục vụ khách du lịch thì hầu hết lợi nhuận (ngoại tệ) do du lịch mang lại sẽ rơi vào tay tư bản nước ngoài. Những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lương thực và thực phẩm(cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến). Ở đây cần nhấn mạnh vai trò của các ngành công nghiệp thực phẩm như công nghiệp chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu, bia, thuốc lá Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp sành sứ và đồ gốm Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 9
  10. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản nghiệp du lịch các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường, thảm Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú. Tính cao cấp và thứ yếu của tiêu dùng du lịch đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao. Do vậy, muốn phát triển du lịch, các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch không phải chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về khối lượng hàng hóa mà phải bảo đảm cung cấp vật tư hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo có thẩm mĩ và chủng loại phong phú, đa dạng. Điều đó có nghĩa là những địa phương có nền kinh tế phát triển, các ngành kinh tế có khả năng tạo được các sản phẩm cao cấp sẽ là nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Cũng chính tại những địa phương như thế, du lịch thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước tư bản chủ nghĩa như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Tây Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mình. Các nước đó đã biết sử dụng ngay những kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật vào việc mở rộng trao đổi du lịch quốc tế, góp phần thúc đẩy lĩnh vực này. Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, giao thông vận tải có những bước chuyển biến quan trọng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch. Nói đến sự phát triển của giao thông vận tải có ảnh hưởng đến du lịch, chúng ta quan tâm đến cả hai phương tiện. Đó là sự phát triển về mặt số lượng và về mặt chất lượng. Sự phát triển về số lượng của các phương tiện vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất. Hiện nay trên thế giới có trên 500 triệu khách du lịch đi qua biên giới các nước bằng phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế. chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tới điểm du lịch. Số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tới điểm du lịch. Số lượng Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 10
  11. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển khách. Số lượng loại hình phương tiện vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách. Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến bốn khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả. - Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch. Với các phương tiện vận chuyển có tốc độ vận chuyển cao, du khách có thể đến được những nơi xa xôi. - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển: ngày nay do sự tiến bộ của kỹ thuật đã làm tăng rõ rệt tính an toàn trong vận chuyển của những nước có độ an toàn cao sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch. - Đảm bảo tiện nghi trong các phương tiện vận chuyển: các phương tiện vận chuyển ngày nay càng có đủ tiện nghi và làm vừa lòng hành khách. Trong tương lai, xu hướng này sẽ ngày càng phát triển. Với các phương tiện vận chuyển có đầy đủ tiện nghi, du khách thấy an tâm thoải mái hơn vì họ không phải hao phí sức khỏe trên hành trình. - Vận chuyển với giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm để nhiều tầng lớp nhân dân có thể sử dụng được phương tiện vận chuyển. - Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch. Sự phối hớp đó có hai mức độ: mức độ quốc gia và mức độ quốc tế. Cả hai mức độ đều có vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến, tạo điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch. 1.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch Chính sách của chính quyền có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch? Hiện nay trên thế giới hầu như không có một nơi nào không tồn tại một bộ máy quản lý xã hội. Rõ ràng một bộ máy quản lý này có vai trò quyết định đến Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 11
  12. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản các hoạt động của cộng đồng đó. Hoạt động du lịch không nằm ngoài quy luật chung ấy. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. Ví dụ về hiện tượng này có thể lấy ở một số nước trên thế giới. Lịch sử phát triển du lịch của nhiều nước cũng có thể là những ví dụ hết sức sinh động. Những điều kiện chung để phát triển du lịch nêu trên tác động một cách độc lập lên sự phát triển của du lịch. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch tách rời nhau, do vậy nếu thiếu một trong những điều kiện ấy sự phát triển du lịch có thể trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự có mặt của tất cả những điều kiện ấy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. 1.2.2. Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng trưởng là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân trí. 1.2.2.1. Thời gian rỗi Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi được thực hiện trong thời gian rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian rỗi có được trong chuyến công tác ) Không trong thời gian rỗi, chuyến đi của con người không thể gọi là du lịch. Lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt thực tế ở nước ta trong hai chục năm trở lại đây chứng minh cho nhận định trên. Thuở ban đầu, những ngày lễ là những ngày để dan chúng nghỉ ngơi, thực hiện các bổn phận, lễ nghi tôn giáo. Dần dần, việc sử dụng thời gian rỗi để đi du lịch thoát khỏi công việc tạm thời đã xuất hiện trong các tầng lớp xã hội thượng lưu. Hiện tượng du lịch tăng lên khi thời gian rỗi của mọi tầng lớp xã hội gia tăng. Rõ ràng rằng về phương diện này, con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian. Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Lịch sử ngành du lịch cho thấy những người có khả năng chi trả cho hoạt động du lịch trước tiên là tầng lớp giàu có, tiếp theo đến giới trung lưu và cuối Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 12
  13. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản cùng đến giai cấp lao động. Điều này cũng xảy ra tương tự khi nói về quỹ thời gian rỗi. công chúng bắt đầu đi du lịch khi mà người lao động đều được hưởng những dịp lễ và ngày nghỉ ăn lương. Sang thời đại công nghiệp, ngày làm việc kéo dài và chỉ đến Chủ nhật mới được nghỉ ngơi. Từ giữa đến cuối thế kỷ XVIII, một người lao động phải làm việc từ 60-70 giờ một tuần. Đến năm 1938, đạo luật lao động ở Hoa Kỳ ra đời quy định giới chủ không được bắt công nhân làm việc quá 40 giờ một tuần. Điều này có nghĩa là thời gian rỗi của công nhân tăng thêm 20 -30 giờ/ tuần. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế Xô viết chia thời gian trong ngày làm 3 phần: Lao động- Nghỉ ngơi- Ngủ. Việc phân chia thời gian trong ngày như vậy cho phép thấy được điều kiện sống của con người hiện đại trong lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất. Ngày nay, kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động ngày càng cao và mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng số thời gian rỗi. Nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Như vậy, thời gian ngoài giờ làm việc ngày càng chiếm ưu thế trong quỹ thời gian đang trở thành vấn đề quan trọng đặc biệt. Để tìm cách gia tăng thời gian rỗi của du khách tiểm năng, nhiều chuyên gia kinh tế du lịch chia thời gian ngoài giờ làm việc thành khoảng thời gian có mục đích khác nhau. Trước hết trong thời gian ngoài giờ làm việc có một phần được coi là thời gian tiêu hao liên quan đến thời gian làm việc hay nói cách khác đó là thời gian gắn với sản xuất nhưng không nằm trong thời gian làm việc quy định. Đây là thời gian mất cho việc đi đến nơi làm việc và trở về nhà, thời gian dành cho việc chuẩn bị cá nhân, trước và sau khi làm việc. Khoảng thời gian tiếp theo là thời gian làm các công việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như mua hàng, dọn dẹp nhà cửa, giặt là quần áo, chăm sóc con cái, nấu nướng Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, thời gian này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong thời gian ngoài giờ làm việc. Việc dành thời gian cho những công việc này vừa là nghĩa vụ, song đối với nhiều Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 13
  14. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản người nó còn là niềm vui, đem lại những phút giây hạnh phúc cho họ. Thời gian còn lại là thời gian cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý: ăn, ngủ Lối sống công nghiệp thường tạo nên tác phong ăn uống khá đơn giản và nhanh chóng. Các cửa hàng thức ăn nhanh mọc lên khắp mọi nơi là một bằng chứng thực tế. Mối quan tâm của xã hội hiện nay không chỉ là số lượng thời gian rỗi của con người. Điều quan trọng hơn là con người sử dụng thời gian đó vào mục đích gì và sử dụng như thế nào. Trên cơ sở đó ngành du sẽ đưa ra các chiến lược quảng bá của mình nhằm hướng người dân sử dụng thời gian rỗi vào mục đích nâng cao hiểu biết, sức khỏe bằng con đường du lịch. 1.2.2.2. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài. Có nhiều nước rất giàu tài nguyên du lịch nhưng vì nền kinh tế lạc hậu nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tàu xe, phải trả thêm tiền nhà ở và xu hướng của con người khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 14
  15. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 1.2.2.3. Trình độ dân trí Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Tại các nước phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống. Số người đi du lịch nhiều, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng, và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ bảo đảm phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó. Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động, cách ứng xử cụ thể với môi trường xung quanh bằng thái độ đối với du khách của người dân địa phương, bằng cách cư xử của du khách tại nơi du lịch Nếu du khách hoặc dân địa phương có những cách nhìn nhận có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị, ngược lại các hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là nhân tố cản trở sự phát triển của du lịch. 1.2.3. Rào cản 1.2.3.1. Ngôn ngữ Có lẽ một trong số các rào cản lớn nhất cho việc phát triển du lịch đến Nhật Bản đó là sự khác biệt về ngôn ngữ. Có thể nói người Việt Nam thì ít biết đến tiếng Nhật ngược lại số người Nhật biết tiếng Việt Nam cũng rất hiếm hoi. Người dân Nhật hầu như biết ít tiếng Anh. Trong khi đó các tên của đường phố, các cửa hàng, cửa hiệu tại Nhật được viết bằng chữ Nhật. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách du lịch Việt Nam trong các hoạt động tham quan, mua sắm Mặt khác, các tour du lịch Việt Nam đến Nhật Bản thì phần lớn các hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Anh mà không phải bất cứ khách du lịch Việt Nam nào cũng biết tiếng Anh. 1.2.3.2. Văn hóa Trong nền văn hóa của Nhật Bản thường nhắc đến những nghi thức như chào hỏi, lễ nghi khi giao tiếp. Bên cạnh đó ý thức của mỗi người dân đối với Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 15
  16. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản đời sống xã hộ cũng góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng của một xã hội hiện đại. Mỗi người Nhật Bản đã được giáo dục từ trong nhà trường và gia đình, việc tuân thủ luật lệ là sự tự nguyện. Ở các nơi công cộng như nhà ga hay trong trường học đều có thùng rác có những ô phân theo từng loại rác khác nhau. Rác sinh hoạt gia đình cũng được thu gom theo lịch trình khác nhau tùy theo loại rác. Để làm được điều này đòi hỏi ý thức tự giác rất cao của người dân và của người đi thu rác. Học sinh cấp 2 sau khi ăn trưc ở trường, tự dọn dẹp khay đồ ăn: các loại thức ăn còn thừa như cơm, canh đổ vào từng nồi riêng. Chén, muỗng, đũa, chai sữa dư cũng được để vào những nơi theo quy định. Ý thức xã hội của người Nhật Bản đã được giáo dục từ trong ghế nhà trường. Điện thoại di động rất thịnh hành trong những năm gần đay tại Nhật. Người Nhật có thể nghe nhạc, xem tivi, check mail bằng điện thoại di động. Điện thoại di động ra đời tại Nhật gắn liền với thuật ngữ “mana-modo"(ý thức sử dụng điện thoại di động). Trên xe buýt, tàu điện cao tốc đều có quy định không sử dụng điện thoại di động hoặc yêu cầu điều chỉnh chế độ im lặng để không làm phiền người xung quanh. Khi qua đường người Nhật rất cẩn trọng, họ chỉ qua đường khi tín hiệu giao thông bật màu xanh mặc dù đường vắng, không xe qua lại, không bóng cảnh sát. Khi đèn đỏ, các phương tiện lưu thông bao giờ cũng dừng dưới vạch trắng để khách qua đường dễ dàng. Lề đường tại Nhật Bản luôn thông thoáng, dành đường cho khách bộ hành và người đi xe đạp. Ngay cả các cửa tiệm dọc bên đường cũng rất ý thức cao về điều này, dù buôn bán tấp nập vào các dịp lễ hội vẫn không lấn chiếm lề đường làm mất mỹ quan đô thị. Đối với cuộc sống có trật tự, kỷ luật của Nhật Bản thì có lẽ là người Việt Nam chưa thể quen, bởi ý thức người dân ta còn kém xa. Ra đường thì vượt đèn đỏ, thậm chí là lạng lách đánh võng, chạy hết ga. Rác thải thì xả tứ tung, không có ý thức kỷ luật. Trên xe buýt thì nào là móc túi, cướp giật Mặt khác, do Nhật Bản là nước phát triển có mức độ tự động hóa cao. Trên xe buýt, khi mua hàng chủ yếu giao dịch bằng thẻ. Vì vậy, người Nhật thì quen dùng thẻ, trái lại thì người Việt Nam lại quen sử dụng tiền mặt. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 16
  17. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 1.2.3.3. Mức sống Theo số liệu của Tổng cục thống kê quốc gia Nhật Bản cho biết: năm 2008, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 42.480 đô la Mỹ(chỉ sau Mỹ) trong khi đó thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 1.024 đô la Mỹ(năm 2007 là 833 đô la Mỹ). Với chỉ số này Việt Nam đã vượt ngưỡng nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên so với GDP bình quân của Nhật thì GDP bình quân của Việt Nam chỉ bằng 1/41 lần của Nhật Bản. Điều này cho thấy một sự khác biệt khá xa về mức sống. Mặt khác, với mức thu nhập kể trên sẽ gây cản trở lớn đối với du khách Việt Nam tại Nhật Bản do mức chi tiêu tại điểm đến khá đắt đỏ. Chưa hết, nếu so sánh về trình độ đô thị hóa, phổ cập giáo dục, y tế, công ăn việc làm, dân sinh cũng đều phản ánh sự mạnh yếu về thực lực kinh tế mỗi nước. Xem xét từ mấy góc độ trên, không khó để thấy tổng thể nền kinh tế Việt Nam tuy tiến bộ nhưng vẫn còn khoảng cách quá xa so với Nhật Bản. Như vậy, khoảng cách giữa nước phát triển và đang phát triển là rất lớn, nhưng nếu có chính sách hợp lý thì trong vòng 50-100 năm thì nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Ngược lại, nếu không có chính sách hợp lý thì khoảng cách này sẽ là một sự gia tăng theo cấp số nhân, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn. Ngoài những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và mức sống ra, thì vẫn còn tồn tại một số rào cản gây cản trở sự phát triển của du lịch như: khoảng cách từ Việt Nam đến Nhật không quá xa nhưng phải đi bằng máy bay dẫn đến chi phí giá tour cao. Điều này tạo ra một loạt các trở ngại về khoảng cách, thời gian và ngân sách của hầu hết các du khách. Ba năm vừa qua đã chứng kiến sự tăng giá của giá cả nhiên liệu và giá vé máy bay sau sự bùng nổ về nguồn nguyên liệu trên phạm vi toàn cầu. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh về giá cả của Nhật Bản so với các địa điểm du lịch khác và tạo ra một thách thức lớn trong phát triển du lịch khi phải vượt qua các rào cản để đến thăm Nhật Bản. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã nêu lên được các điều kiện để phát triển du lịch outbound trong đó có các điều kiện chung và điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 17
  18. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản CHƢƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHẬT BẢN 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía tây của Thái Bình Dương, có chiều bắc nam 3.500km. Lãnh thổ gồm 4 hòn đảo lớn Honsyu(chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích), Hokaido, Kyushu, Xikoku và khoảng 3000 hòn đảo nhỏ. Trong số các hòn đảo nhỏ thì đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn. phía Đông Nhật Bản giáp với Thái Bình Dương, phía tây giáp với biển Nhật Bản, phía bắc giáp với biển Okhots, tuy là quần đảo nhưng Nhật Bản nằm gần các nước trong lục địa (Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên). 2.1.2. Địa hình Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh. Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề. Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 18
  19. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. 2.1.3. Khí hậu Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ bắc vào nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu: Hokaido: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông. Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Hoshu, gió tây bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết nóng bức do hiện tượng gió Phơn. Cao nguyên trung tâm: một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhỏ. Biển nội địa Seto: các ngọn núi của vùng Chugoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm. Biển Thái Bình Dương: bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam. Quần đảo Tây Nam: quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9°C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ tháng 5 tại Okinawa, trên phần lớn đảo Hoshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Nhật Bản là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 19
  20. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía bắc các đảo. 2.1.4. Thủy văn Sông ngòi của Nhật Bản ngắn và cháy xiết với toàn bộ hệ thống đê đập đã được xây bằng xi măng hoàn chỉnh. Hồ có rải rác ở khắp vùng núi, trong đó rộng nhất là hồ Biwa, rộng 672,3km2. Bờ biển của Nhật Bản khúc khủy ở phía đông, bằng phẳng và đơn điệu ở phía tây nhưng cá đánh được ở vùng biển phía tây lại ngon hơn cá đánh được ở vùng biển phía đông. Các dòng biển đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ và khí hậu vùng duyên hải. Chính nhờ ảnh hưởng của các dòng biển mà khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa. 2.1.5. Thế giới động thực vật Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã lai; trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honsyu, KyuShu và Shikoku, thới tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên, còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn. Thực vật và động vật tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác. Trong thời kỳ Minh Trị (Meji 1858 -1912), đã có từ 200 tới 500 loại cây được đưa vào Nhật Bản, phần lớn từ châu Âu rồi sau này từ Hoa Kỳ. Ngày nay do nạn phá rừng và mở mang các thành phố, rừng cây của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng xấu, thêm vào là sự ô nhiễm và các trận mưa axit. Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilogam, và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 20
  21. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản nặng 200 kilogam. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội Xã hội: Nhật Bản là nước có mật độ dân số cao, năm 2004 mật độ trung bình tới 342,2 người/km2. Sự phân bố của dân cư Nhật không đều, tập trung tới 90% ở các thành phố và đồng bằng ven biển. Do tỷ lệ tăng dân số thấp, mức sống của người dân cao, thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe nên tuổi thọ trung bình của người Nhật hiện nay cao nhất thế giới tới 82 tuổi(năm 2004). Quá trình đô thị hóa nhanh, hiện nay 3/4 số hộ gia đình ở nước này có xe hơi. Năm 1964 Nhật Bản đã có hệ thống bảo hiểm xã hội toàn diện trợ cấp hưu trí được thiết lập và hoạt động có hiệu quả trên toàn đất nước, chi phí cho chăm sóc sức khỏe của người già, năm 1999 ở Nhật đã có tới 126 triệu người có bảo hiểm y tế. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, nguồn gốc của chế độ giáo dục hiện nay có từ năm 1872. Nhật bản là dân tộc có tính thuần nhất cao 99,3% dân số là người Nhật, chính vì vậy mà người Nhật có lòng tự hào dân tộc và tinh thần dân tộc cao người Nhật được ca ngợi với nhiều đức tính tốt đẹp: tính kỷ luật, trung thực, cần cù, chịu khó, tiết kiệm, cường độ làm việc cao, hiếu học Kinh tế: tuy có mật độ dân số lớn nhất là ở các thành phố nhưng Nhật Bản vẫn có mức sống cao. Công nghiệp Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới, mặc dù nghèo tài nguyên, sản xuất của Nhật chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu(khoảng 90% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt là dầu mỏ). Thành tựu kinh tế Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo. Những tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu và công nghệ đã giúp Nhật Bản mở rộng nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Ngành tài chính cũng như ngành ngân hàng phát triển mạnh và Tokyo là một trong những trung tâm thương mại và thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới. Nông nghiệp được Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 21
  22. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản đầu tư nhiều sức lao động. Nghề cá chiếm vị trí quan trọng cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nhật bản là một trong những nước có thu nhập cao trên thế giới. Khoa học công nghệ ở Nhật Bản phát triển mạnh trong nền sản xuất và được thị trường hóa đến mức tối đa. Hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều người máy, đây là kết quả của việc phát triển cơ khí chính xác kết hợp với công nghiệp điện tử. Cùng với nền khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, tỷ lệ sử dụng Internet của người Nhật rất cao. Internet đang đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống xã hội Nhật Bản. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Di tích Cố đô Nara Cố đô Nara thuộc tỉnh Nara, nằm ở phí nam Kyoto. Nara hiện tại nằm trên khu vực của thành phố Heijo-kyo được thành lập vào năm 710. Thành phố này rất đẹp và nổi tiếng cho đến tận năm 784 khi thủ đô của Nhật Bản thời đó được chuyển đi. Lịch sử của Nhật Bản gọi thời này là thời Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijo-kyo nhưng còn được gọi là thủ đô Nara có lẽ còn do vị trí của thành phố. Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3m từ phía đông đến tây, và 4,8m từ phía bắc đến nam. Có một con đường rộng 80m, thiết kế theo kiểu Trung Hoa, chạy từ phía bắc đến phía nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực của vua và các văn phòng trung ương. Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ rất mạnh mẽ, chính vì vậy mà nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc thời đó vẫn còn lại đến nay và được xếp vào tài sản quốc gia. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 22
  23. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Vào năm 784, thủ đô của Nhật được chuyển đến Nagaoka, và tiếp theo là năm 794, được chuyển đến Kyoto. Sau đó Kyoto là thủ đô của Nhật Bản trong hơn 1000 năm. Cố đô Nara đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Vào tháng 12/1998, Ủy ban Di sản Thế giới đã chọn riêng một khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền được xây dựng vào khoảng 1300 năm trước đây, Nara là thủ đô của đất nước mặt trời mọc Khu vực cung điện Heijo: cung điện đặt hướng về phía bắc, khu vực trung tâm của cố đô Heijo-kyo, nơi mà chính quyền tiến hành những lễ kỷ niệm, hội họp chính trị. Đây là khu vực có ý nghĩa lịch sử của Nhật Bản. Đền Kasuga: nằm dưới chân ngọn núi thiêng Mifuta, ngôi chùa lớn nhất Kasuga được xây dựng vào năm 768. Núi Mifuta là nơi tiến hành những buổi cầu nguyện tới các vị thần linh. Bốn công trình xây dựng của ngôi đền đã được xếp là tài sản quốc gia và 27 công trình khác được xếp vào danh sách những tài sản văn hóa quan trọng. Các ngôi chùa: những ngôi chùa được xây dựng để thờ Phật vào hồi đó, và nhiều ngôi chùa vẫn còn nguyên qua thời gian hơn 1000 năm cho đến tận ngày nay. Đến thăm những ngôi chùa tại Nara, du khách có thể chiêm ngưỡng những di sản văn hóa nở rực rỡ vẫn còn lại qua dấu tích thời gian. Ở đây có 5 ngôi chùa được xếp là Di sản Thế giới đó là: Chùa Todaij, chùa Kofukuji, chùa Gangoji, chùa Yakushiji, chùa Toshodaiji. Cung điện của hoàng đế Temmu Đây là cung điện bằng gỗ của vị hoàng đế nổi tiếng vào thế kỷ VII, người ta đã đặt nền móng cho chế độ phong kiến tập quyền của Nhật Bản. Những gì tìm thấy tại một ngôi làng ở Asuka, cách thủ đô Tokyo 400km đã tiết lộ chi tiết về cấu trúc và sơ đồ của một khu cung điện, đền đài từng được coi là thủ đô của Nhật Bản vào thời cổ đại. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của một chiếc sân to bằng đá, một cái ao và những hố trồng cột gỗ nằm trong khu dinh cư của hoàng đế Temmu, còn gọi là cung điện Asuka Kiyomihara. Vị hoàng đế này đã thống trị trong hơn 10 Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 23
  24. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản năm và được ghi nhận là người thiết lập chế độ phong kiến tập quyền dựa trên mô hình của Trung Quốc. Những cuộc khai quật trước cũng làm lộ ra dấu tích của các tường thành, cổng và những phần nằm bên ngoài cung điện Kiyomihara. Chiếc sân được lát hơn 2000 tảng đá gran-ite và ao là một phần trong khu vườn cấm nối liền với hoàng cung làm bằng gỗ dài 24m và rộng 12m. Khu vườn mới thực sự là nơi ở của hoàng đế Temmu. Cung điện Kiyomihara đã được miêu tả chi tiết trong cuốn lịch sử chính thống đầu tiên của Nhật Bản, bắt đầu vào thời cai trị của Temmu và hoàn thành trong 40 năm sau vào năm 720 sau công nguyên. Đó là một cung điện nguy nga với phòng thiết triều, các khu ở của quan lại và một hệ thống dẫn nước phức tạp. Trong thời gian đó, Nhật Bản đã bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Trung Quốc, bao gồm cả đạo Phật. Sau cái chết của Temmu vào năm 686 sau Công nguyên, vợ ông tiếp tục trị vì Asuka cho đến năm 694 sau Công nguyên, khi đó thủ đô của Nhật đã được chuyển tới một nơi gần thành phố ở miền tây Kashihara ngày nay. Lâu đài Shuri – Di sản thế giới của Nhật Bản Với người Nhật, ai cũng muốn có dịp được đến Okinawa. Nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm á nhiệt đới và những bãi biển tuyệt đẹp làm say đắm lòng người. Okinawa còn nổi tiếng với những kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở đây, trong đó có lâu đài Shuri đã được xếp là Di sản thế giới. Tòa lâu đài Shuri nằm ở thành phố Nara tỉnh Okinawa. Lâu đài Shuri được xây dựng vào thế kỷ thứ XII. Sau vài trăm năn nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyus vào đầu thế kỷ XV. Trong suốt 450 năm sau, lâu đài Shuri là cung điện của nhà vua Ryukyus. Tòa lâu đài được xây dựng trên một diện tích khoảng 6 vạn m2, được xây dựng bằng những bức tường đá cứng và có nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản quốc gia gồm Seiden(chính điện), Shureimon(cổng thứ hai) vươn lên hùng vĩ trên bầu trời xanh. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, tất cả những tòa lâu đài này gồm cả những bức tường đá cũng đều bị phá hủy. Ngày Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 24
  25. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản nay, Kankaimon(cổng chính) và Shureimon đã được phục chế lại và khu vực này trở thành công viên lịch sử. Shureimon được biết đến là kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở Okinawa. Đây là cổng thứ hai nằm trên con đường chạy vào tòa lâu đài. Cổng chính và cổng thứ nhất thì nằm ở vị trí thấp hơn, có hình dáng và cỡ giống như Shureimon. Hai cổng đps còn được gọi là Ueno Torri(cổng trên) và Shitano Torri(cổng dưới). Horyu – ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản Cách Nara khoảng 10km về phía Tây Nam là chùa cổ Horyu, chùa cổ duy nhất còn lại đến ngày nay. Năm Bính Ngọ(586), Thiên hoàng Yomei lâm bệnh nặng, Người đã vời em gái(sau lên ngôi, lấy hiệu là Suiko Tenno) cùng với thái tử (vào năm 593 làm nhiếp chính, lấy hiệu là Thánh Đức Thái tử) đến, rồi sai sắc tứ cất chùa mới và tạc tượng Dược Sư lên thờ để cầu siêu cho bệnh của người mau thuyên giảm. Thái tử vâng mệnh liền dự trù vật liệu. Tuy nhiên, ngay năm sau Nhật hoàng đã qua đời, vật liệu được chuẩn bị mãi cho đến năm Đinh Mão(607), chùa mới được khởi công. Ngôi chùa đã được các sứ giả Nhật Bản ca ngợi: “ Kể đến ngày nay, đến cả nước Trung Quốc và thế giới chưa có ngôi chùa thứ hai nào khả dĩ sánh kịp với sự cổ kính, to lớn và bền chắc như chùa Horyu. Quả xứng danh vô tiền kháng hậu. Các kiến trúc gỗ quan trọng nhất của chùa Horyu là tòa Kim Đường. Tháp năm tầng, có cổng Trung môn và các hành lang, tòa Kim Đường và ngọn tháp năm tầng nằm trong khuôn viên hình chữ vuông được tạo bởi dãy hành lang chung quanh. Cửa Trung môn ở chính giữa mặt Nam, đối diện là tòa Giảng đường ở mặt Bắc. Mặc dầu kiến trúc chùa Nhật Bản chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nhà Tùy(Trung Quốc) nhưng cách bố trí cảnh chùa hoàn toàn sáng tạo, cái nọ không che lấp cái kia, tạo ra sự phong quang, thoáng đãng. Hơn nữa, nền cát trắng sạch tinh trong khuôn viên chùa đã gây một cảm giác thanh bình, siêu thoát trong tâm linh của mọi du khách đến viếng thăm. Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá hai bậc, mặt tiền có 5 gian, mặt bên Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 25
  26. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 4 gian và lớp ngói kiểu 4 mái. Những cây cột vút lên đỡ lấy các con sơn thanh nhã hình mây cuộn. Ở chính giữa có một bệ xây bằng đất nung đặt tượng Phật và điện thờ. Trên bệ là 3 pho tượng Phật bằng đồng. Pho chính giữa ngồi xếp bằng cao 1,37m, có hai vị Bồ Tát thị giả đứng hai bên. Phía sau ánh hào quang có khắc tên của Tori cùng ngày tháng và một bài cầu nguyện nói về Phật pháp vô biên của lòng tin không giới hạn. Pho tượng thứ hai bên cạnh là Thích Ca tam tôn cũng do đạo Tori tạo tác bằng đồng vào năm 632 đến nay vẫn còn rực rỡ sắc vàng. Pho thứ ba là tượng Dược Sư được làm sớm hơn một chút, ngay từ năm 607. Bên trên các pho tượng là những bức gỗ treo từ trên xuống với nhiều họa tiết hình hoa lá, tiên thánh, chim phượng rất đặc sắc và sinh động. phía sau các tượng đồng có pho tượng Quan Âm, là một trong những bức tượng gỗ được tạc sớm nhất của Nhật Bản. Cùng ở trên bệ thờ còn có pho tượng nhỏ độc đáo A Di Đà tam tôn, cao 34cm, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất ở giữa, cặp mắt từ bi hé mở nhìn thẳng ra không gian phía trước. Giữa đôi lông mày cong thanh tú của ngài là một lỗ nhỏ trong có biểu tượng của “mắt thần”, có thể là một viên bảo châu được gắn vào. Phía sau đầu tượng là một vòng hào quang độc đáo được đúc bằng đồng có tính biểu tượng và trang trí thẩm mĩ rất cao. Vầng hào quang này gắn vào phần trên của tấm bình phong, thể hiện sự vinh quang của Đức Phật A Di Đà tỏa sáng muôn đời. Hai bên tượng chính có Quan Âm Bồ Tát(bên trái) và Thế Chí Bồ Tát(bên phải). Đài sen của hai vị Bồ Tát nhỏ hơn đài sen của tượng chính A Di Đà Trên bốn góc bệ thờ có Tứ Thiên Vương đứng trấn. Mỗi tượng được tạo tác ra từ các phiến gỗ long não. Mối pho cao 1,33m, mặc áo giáp và đứng trên lưng một con quỷ. Vách chung quanh là tòa Kim Đường trang trí những bức họa nổi tiếng vẽ Phật và Bồ Tát. Tranh được vẽ vào thế kỷ thứ VIII. Các bức bích họa chia làm thành 12 mảng. Cách thể hiện Phật và Bồ Tát theo phong cách Ấn Độ. Tòa tháp 5 tầng cũng xây trên nền đá hai bậc cao khoảng 32m. Bên trong Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 26
  27. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản tháp, chính giữa dựng một cột cái để nâng đỡ toàn bộ khối kiến trúc. Ở giữa tầng một, xây bệ thờ bằng đất sét, trên bốn mặt có hình tượng thể hiện bốn cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật: ở giữa là một nhóm Niết Bàn, phía nam một nhóm Di Lặc, phía đông một nhóm Đuy Ma, phía tây là cảnh phân phát xá lị Đức Phật. Tất cả đều được tạo tác vào năm 711. Ở chùa Horyu có tới 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn là bảo vật quốc gia, trong đó có rất nhiều hiện vật có từ những ngày đầu Phật giáo du nhập vào Nhật Bản. Đã hơn nghìn năm, có biết bao đổi thay của đất nước nhưng ngôi chùa Horyu vẫn giữ nét cổ kính của nó Izumo – sự huyền bí của tự nhiên và con ngƣời Izumo Taisha nằm tại thành phố Izumo, tỉnh Shimane. Đây được coi là ngôi đền thiêng nhất nước Nhật về tình yêu, có chiều dài lịch sử khoảng 2000 năm. Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày 10/10-17/10 theo Âm lịch. Izumo Taisha nằm trong vùng Sanin bên phía biển Nhật Bản, hiện nay gồm các tỉnh Yamaguchi, Shimane và Tottori. Đối diện bên phía biển Thái Bình Dương là vùng Sanyo, hiện nay gồm các tỉnh Yamaguchi, Hiroshima và Okayama. Sanin và Sanyo hợp lại thành vùng Chugoku, ở vào vị trí cực nam của đảo chính Honshu. Đền Izumo ngoài sự nổi tiếng về Thần Tình yêu, nó còn biết đến là ngôi đền về Thần Phúc, Thần hòa bình, Thần no đủ Điện chính thờ Đại Quốc Chủ Đại Thần, Đền được xây bằng gỗ với các cột trụ cao khoảng 24m. Theo sử ký cho biết, khi xây đền vào thời kỳ Yayoi, độ cao của cột gấp đôi bây giờ. Cấu trúc của đền cũng rất độc đáo, đó là sự kết hợp giữa các cột gỗ cao liên tiếp nhau như một cầu thang cao lên thiên đình. Phải chăng Izumo là nơi giao tiếp giữa trời và đất, đến nay các nhà sử học vẫn chưa giải thích nổi, đó là một nét đẹp văn hóa của người Nhật nói chung cũng như người dân Shimane nói riêng. Điều độc đáo nhất tại đền Izumo là theo quan niệm của người Nhật, chỉ có tại đây mới có Thần Tình Yêu. Chính vì vậy, khi lễ bái, thông thường chỉ vỗ tay 2 cái, nhưng riêng ở Izumo, người ta phải vỗ 4 cái(cho bản thân mình và cho Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 27
  28. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản người yêu nữa). Ngoài ra ở nơi đây, người ta tết những cọng rơm thành bó, theo phong tục ở đây, khách thăm quan đến phải dùng đồng 5 yên để ném lên bó rơm đó. Nếu đồng tiền gắn vào bó rơm thì lời ước sẽ thành hiện thực. Đền Yakasa(Gion) Đền nằm ở phía đông của thành phố Kyoto, nằm cuối con đường Shi-jo và cạnh công viên nổi tiếng về hoa anh đào Maruyyama. Đền Yasaka được mở cửa 24/24 giờ và là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc, Kyomizudera Đền gồm 3 phần là Ro-mon. Haiden và Honden. Romon là cổng lớn hai tầng, được xây dựng theo phong cách của thời kỳ Morumachi. Có hai thần Thiện- Ác của Thần đạo ở hai bên cửa ra vào cùng một con chó- sư tử đá(theo quan niệm của Triều Tiên thì đó là Koma-inu, thần bảo vệ cầu thang dẫn lên đền chính) Haiden nằm phía bên trái, đối diện là đài cầu lễ. Honden là phần chính của đền, bao gồm một tòa nhà lớn với mái hiên cửa. Nếu muốn cầu điều gì, người ta bỏ đồng 5 yên may mắn, rung chuông và vỗ tay hai lần trước khi cầu, rồi vỗ tay thêm lần nữa trước khi kết thúc. Chùa Vàng(chùa Rokuonji) Quần thể chùa được xây dựng vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho tướng quân Yoshimitsu Ashikaga. Chùa vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tuy nhiên từ năm 1950 chùa Vàng không còn được chính phủ Nhật công nhận là quốc bảo nữa. Đó là vì năm 1950 một tiểu tăng đã đốt cháy toàn bộ chùa cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Năm 1955 chùa được xây dựng lại nhưng cũng từ đó chùa không còn được coi là quốc bảo nữa. Vẻ đẹp của khu chùa này khiến cho người ta khó mà hình dung ra được thời kỳ mà vị tướng quân này về ở ẩn. Đất nước trong thời ấy đang lúc rối ren và người dân ở Kyoto phải chịu nhiều khổ sở do nạn đói và bệnh dịch. Tổng số người chết có lúc đã lên tới 1000 người một ngày. Diện mạo hiện nay của chùa Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 28
  29. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Vàng có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong lần tu phục vào năm 1987. Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kỳ của chùa Vàng chính là một vị thế rất ấn tượng giữa tán xanh của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tinh lặng. Bức tranh được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước hư thực làm nên một Kinkaku- viến cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto. Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là trần của tầng thứ 3 được bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay, toàn bộ ngôi chùa, ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất, khiến cho ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn. Chùa Vàng cũng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng là một Shariden(Đền Xá lị)- di tích của Phật giáo. Chùa Kiyomizu Chùa nằm ở thành phố Kyoto Chùa được xây dựng cách đây 700 năm và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Chùa có một nghìn bức tượng Phật. Có lẽ đây là ngôi chùa có số lượng tượng Phật cổ lớn nhất thế giới. Những tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt được sơn son thiếp vàng có tuổi gần 1000 năm- cùng với tuổi ngôi chùa cổ được giữ gìn một cách tuyệt vời qua thử thách của thời gian và những biến thiên của lịch sử. Tòa kiến trúc chính của chùa thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otwa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành 3 dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan chiêm bái nhất là đền Jishu thờ thần tình yêu. Trong đền có hai tảng đá đặt cách nhau 18 m. Nhiều khách tham bái nhắm mắt cố gắng đi được từ tảng đá này tới tảng đá kia với hi vọng sẽ tìm được bạn để kết đôi. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 29
  30. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 2.2.2.2. Các công trình đương đại Cầu Seto Ohashi Nhật Bản có 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaodo, Kyushu và Shikoku. Nhiều công trình xây dựng nối liền giao thông giữa các đảo đã nổi tiếng trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến cây cầu Seto Ohashi. Đây là cây cầu nối liền giữa Honshu và Shikoku, vươn dài trên biển nội đại Seto của Nhật. Phía đầu Honshu của cây cầu là thành phố Kurashiki của tỉnh Okayama, và phía Shikoku là thành phố Sakaide của tỉnh Kagawa. Cây cầu được khánh thành vào tháng 4 năm 1988 với chiều dài 9,4km, gồm có 6 tuyến cầu nối giữa các đảo nằm giữa hai thành phố. Trên cầu có tuyến đường cao tốc nằm trên tuyến đường xe lửa. Đây là cây cầu kết hợp giữa đường bộ và đường xe lửa dài nhất thế giới. Cây cầu khổng lồ này được bắt đầu xây dựng vào tháng 10/1978, kinh phí xây dựng là 7.692 tỷ USD và phải mất đến 10 năm mới hoàn thành. Hiện tại, chỉ có những chuyến xe lửa thường chạy trên cầu, nhưng cây cầu đã được thiết kế sẵn để những chuyến tàu cao tốc Shinkansen có thể vận hành qua cầu. Ngoài ra, cây cầu còn có thể chịu được sức gió lên tới 8,5 độ rích-te. Một số chi tiết về cầu Seto Ohashi: Lượng sắt sử dụng: 700.000 tấn Đường kính cáp treo trên cầu: 1.06m Các mối cầu nhỏ: Cầu Shimotsu Seto: Nối thành phố Kurashiki City và đảo Hitsuishijima, chiều dài 1,447km. Cầu Hitsuishijima: Giữa hai đảo Hitsuishijima và Iwakurojima, chiều dài là 0,79m. Cầu Iwakurojima: Giữa hai đả Iwakurojima và Wasashima, chiều dài 0,79km Cầu Yoshima: Giữa hai đảo Wasashima và Yoshima, chiều dài 0,877km. Cầu Kita Bisan Seto: Giữa hai đảo Yoshima và Mitsugoshima, chiều dài 1,723km. Cầu Minami Bisan Seto: Giữa đảo Mitsugishima và thành phố Sakaide, Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 30
  31. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản chiều dài 1,723km. Cầu Akasi Kaikyo Cầu Akasi Kaikyo tiếng Nhật nghĩa là cầu Ngọc Trai, được khánh thành vào năm 2005, là cây cầu treo dài nhất thế giới với tổng chiều dài 3.991m, nối liền Kobe và đảo Awaji. Đây được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới mới, cầu có hai tháp, một tháp cao 1323m, cũng giữ kỷ lục cao nhất thế giới. Cầu được thiết kế đặc biệt cho phép chịu sức gió lên đến 286km/h và động đất 8,5 độ rích-te cùng điều kiện khắc nghiệt của biển. Cầu có kinh phí xây dựng khoảng 5 tỷ USD, có một hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại và mỹ thuật bằng vi tính phối ra 28 kiểu ánh sáng từ ba màu đỏ, lục, lam. Đƣờng ngầm dƣới biển Seikan Đường ngầm dưới biển Seikan được khánh thành vào tháng 3/1988, chạy dưới lòng của eo biển Tsugaru, nối liền giữa đảo Hokkaido và tỉnh Aomori nằm ở phía bắc của Nhật Bản. Tuyến đường hầm có chiều dài 53,85km và hoàn thành sau 17 năm, là tuyến đường ngầm dưới biển dài nhất thế giới. Quãng đường giữa hai thành phố Aomori và Hakodate của Hokkaido chỉ mất 2,5 tiếng sau khi đường ngầm được xây dựng xong. Tên “Seikan” được bắt nguồn từ phát âm của thành phố Aomori, “Ao-Sei” và thành phố Hakodate “Hako-Kan”. Đoạn nằm dưới biển dài 23,3km, ngắn hơn tuyến đường ngầm nối liền châu Âu và nước Anh là 37,5km. Tuyến đường ngầm rộng 9,7m, cao 7,85m, nằm sâu dưới lòng biển 240m và cũng là tuyến xe lửa nằm sâu dưới lòng đất nhất trên thế giới. Tuyến đường đã được thiết kế để đảm bảo cho tàu siêu tốc Shinkansen có thể sử dụng được trong tương lai. Có hai nhà ga là Tappi Kaitei ở phía Aomori và Yoshioka Kaitei ở phía Hokkaido, đều đặt dưới lòng biển. Ở đây có những chuyến du lịch để khách có thể tham quan eo biển Tsugaru và tuyến đường ngầm giữa hai nhà ga. Những khó khăn không thể hết được như kỹ thuật đò hầm, đổ bê tông, định hướng, hoặc bất ngờ gặp mạch nước ngầm dưới lòng đất phun trào đã khiến cho đường ngầm Seikan trở thành một kỳ tích, một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 31
  32. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Tòa tháp Yokohama Landmark Đây là tòa nhà cao nhất Nhật Bản, được xây dựng tại thành phố biển Yokohama, một thành phố ngay bên cạnh Tokyo. Tòa nhà này có chiều cao 296m với 70 tầng, được thiết kế theo mô hình chống động đất và được trang bị với loại thang máy có tốc độ nhanh nhất thế giới: 45km/h. Yokohama Landmark Tower được hoàn thành vào năm 1993. Yokohama Landmark Tower được thiết kế theo cấu trúc dẻo, dễ uốn để có thể hấp thụ được sức mạnh của các đợt động đất. Tòa nhà này được thiết kế giống như những ngôi chùa 5 tầng của Nhật Bản được xây dựng từ xa xưa và chưa bao giờ bị sup đổ vì những cuộc động đất. Điều lý thú ở đây là những tòa nhà chọc trời thời hiện đại lại áp dụng những kỹ thuật thịnh hành từ thời xa xưa của những kiến trúc cao tầng bằng gỗ như ngôi chùa Horyuji cao tới 40m được xây dựng ở Nara vào thế kỷ thứ VIII. 2.2.2.3. Lễ hội truyền thống Mặc dù là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới nhưng những lễ hội hàng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này, chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người tai đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào. Ngày 5 tháng 5: ngày trẻ em Vào những ngày đầu tháng năm, trên vùng quê Nhật Bản luôn có hình ảnh những chú cá chép màu sắc sặc sỡ đang bơi lội trên bầu trời xanh. Những gia đình có bé trai luôn có những bộ áo, mũ của các samurai, hay hình nộm samurai được trang trí trong phòng khách. Đó là những nghi thức cầu chúc cho sự trưởng thành của những chú bé trai ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản có tất cả năm ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5(tết Đoan Ngọ) là một ngay quan trọng trong đó, là ngày bao hiệu cho mùa xuân. Bắt nguồn từ phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan Ngọ của Trung Quốc. Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 32
  33. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Hà(Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế, coi là biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Cờ cá cháp thường có 3 màu: đen, đỏ, xanh, tượng trưng cho cha, mẹ và con. Ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ. Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng có thể thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà. Đồng thời bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được treo cùng, bay phất phới trong gió. Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng như bánh chưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt Nam. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật đều có phong tục trừ trùng phòng bệnh. Lễ hội Gion Lễ hội Gion được bắt đầu từ năm 869, khi người dân Kyoto tổ chức lễ hội kỷ niệm sự kết thúc của bệnh dịch. Kể từ đó, lễ hội Gion đã có lịch sử hơn 1100 năm, bất chấp nhiều cuộc chiến nổ ra quanh và trong vùng. Sự cổ vũ về mặt tinh thần của người dân mang lại sự phát triển cho lễ hội Gion. Lễ hội thường được tổ chức trong vòng một tháng, từ 1/7 cho đến 31/7 với rất nhiều sự kiện và các lễ nhỏ. Bắt đầu bằng Kippu-iri Festival vào ngày đầu tiên và kết thúc bằng lễ hội Eki-jinja Natsukoshi vào 31 tháng 7. Lớn nhất trong các lễ hội phải kể đến Yoiyama Festival vào ngày 16 và lễ hội Yamaboko Junko, những chiếc xe lớn được trang hoàng rực rỡ sẽ được diễu hành qua các đường phố Kyoto. Hàng năm lễ hội Gion thu hút một số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến để hưởng không khí lễ hội truyền thống, cũng như đến với cố đô Kyoto cổ kính, xinh đẹp. Lễ hội bắn pháo hoa ven sông Sumida Cứ vào dịp hè, khắp nơi trên đất nước hoa anh đào đều tổ chức các lễ hội bắn pháo hoa. Lễ hội bắn pháo hoa ở ven sông Sumida, dòng sông chảy về phía Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 33
  34. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản đông qua khu vực dân cư đông đúc của Tokyo thường được tổ chức vào cuối tháng 7 hàng năm, và mỗi lần có khoảng 2 vạn quả pháo hoa được bắn trong lễ hội này, thu hút hơn 900 ngàn người xem. Trong khi ngắm những bông pháo nở tung trên bầu trời đêm mùa hạ lấp lánh ánh sao, mọi người tổ chức ăn uống cùng gia đình và bạn bè. Lễ hội bắn pháo hoa dọc sông Sumida tổ chức lần đầu tiên vào năm 1733. Vào năm trước đó toàn nước Nhật đã chịu một nạn đói. Vào thời gian đó ở Edo(Tokyo ngày nay) có rất nhiều người bị chết vì bệnh tả và xác chết bị cấm đặt trên đường phố. Chính phủ đã quyết định tổ chức lễ hội bắn pháo hoa với mong ước những linh hồn xấu số được khuây khỏa, cũng như để xua đi dịch hạch cũng đang xuất hiện. Lễ hội Tenjin – Osaka Lịch sử của lễ hội được bắt nguồn từ đền Tenmangu, được xây dựng từ năm 901 nhưng phải đến 50 năm sau ngôi đền mới được tôn tạo lại. Đền thờ được xây dựng để tưởng nhớ đến Sugawara-no-Michizane, người được coi là vị thần Học hành. Tenmangu được xây dựng lại vào thế kỷ XIX. Lễ hội Tenjin được tổ chức ở đây vào các ngày 24, 25 tháng 7 hàng năm, được coi là một trong 3 lễ hội lớn nhất của Nhật Bản, cùng với Gion Matsuri(Kyoto) và Kanda(Tokyo). Lễ hội được bắt đầu từ năm 951, hai năm sau khi đền thờ Tenmangu được tôn tạo. Thời cổ người ta rước thần linh từ bãi đầu nguồn về cung Tenman, đồng thời lập trụ đường ở đây. Xuất phát tờ việc dùng thuyền đi rước các thần mà lễ hội Tenjin có nét rất đặc trưng là buổi diễu hành trên sông của hơn trăm chiếc thuyền, mang lại hồn cho lễ hội có hơn 100 năm lịch sử này. Cuối thời kỳ Edo và thời gian thế chiến thứ hai, lễ hội bị gián đoạn nhưng lại được phục hồi lại vào năm 1949, năm Showa thứ 24. Vào năm 1953, do đất lún nên lễ diễu thuyền của lễ hội được chuyển đến sông Okawa như hiện nay chứ không ở sông Dojima như trước nữa. Lễ hội tuyết Những ngày đầu tháng hai hằng năm là thời kỳ lạnh nhất của Nhật Bản. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 34
  35. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Thậm chí những vùng phía nam, nơi ấm áp nhất của Nhật Bản như Kagoshima và Miyazaki, tuyết cũng bắt đầu rơi. Tại Hokkaido, tuyết đã rơi từ cuối mùa thu năm trước, nhưng những ngay đầu tháng hai này, tại Saporo- thành phố lớn nhất tại Hokkaido- lễ hội tuyết được tổ chức tại đây thu hút khoảng hai triệu khách du lịch đến với Saporo. Khoảng một tuần giữa tháng 2 hàng năm, hàng trăm bức tượng được làm từ tuyết và băng giá được trưng bày tại thành phố Saporo, Hokkaido. Hàng trăm bức tượng mô phỏng theo các tác phẩm của các nhà điêu khắc nôi tiếng trong và ngoài Nhật Bản tạo nên một không khí hết sức tuyệt vời trong mùa đông băng giá. Lễ hội này được bắt đầu từ năm 1950, khi các học sinh cấp 3 tại Saporo tạo ra bức tượng bằng tuyết và trưng bày tại công viên Odori của thành phố. Ngày nay, lễ hội mùa đông đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân tại Saporo và lễ hội mùa đông lớn nhất tại đây. Năm 1972, lễ hội mùa đông của Saporo được người dân thế giới biết đến, khi thê vận hội mùa đông lần thứ 11 cũng được tổ chức tại đây. Cuộc thi tạc tượng bằng tuyết đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1974, và cho đến năm 1997, cuộc tranh tài lần thứ 24 này đã thu hút 21 đội đến từ 19 nước khác nhau trong đó có những đội đến từ Hawaii và Đông Nam Á, những nơi không hề có tuyết rơi. Lễ hội Nagoya Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của những chiến binh Nhật thời cổ, những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc. Tiếp theo là những chiếc xe kết hoa tươi, những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi- ngai vàng di động của thần Shinto. Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko- tượng trưng cho thành trí Nagoya. 700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử tham gia đoàn diễu hành. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh của những Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 35
  36. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi, Nolunnaga và Leyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hàng năm có hơn 2 triệu du khách, chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này, tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km. Lễ hội mùa xuân ở Kyoto Tại cố đô Kyoto của Nhật, có hai lễ hội mùa xuân rất đáng chú ý, trong đó có lễ hội Aoi diễn ra vào ngày 15-5 hàng năm. Lễ hội Aoi được cho là một trong những lễ hội xưa nhất thế giới, có từ khoảng giai đoạn Heian, thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Lễ hội Aoi bao gồm hai phần: quá trình cử hành và nghi lễ linh thiêng. Phần lớn lễ hội là cuộc diễu hành chậm rãi và trịnh trọng của 2 xe bò, 4 con bò cái, 36 con ngựa và 600 người trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc của hoàng gia. Nhiều nhân vật lịch sử như Saio- Dai, công chúa thời Heian được thể hiện trong buổi lễ. Cũng có những sứ giả của triều đình và những người đi theo họ, cùng với binh lính, cận vệ, chiến sĩ, cận thần. Phần đầu của lễ hội là một cuộc diễu hành hướng về hai địa điểm linh thiêng: điện thờ Shimmogamo và Kamigamo. Đoàn diễu hành bắt đầu khoảng 10 giờ 30 sáng, từ cung điện hoàng gia hướng về điện thờ Shimogamo, nơi những nghi thức lễ khai mạc được cử hành. Sau đó họ tiếp tục chuyến hành trình vào giữa trưa để thực hiện phần nghi lễ cuối cùng. Đoàn diễu hành thu hút hàng ngàn người xem khi họ đi qua thành phố . Lễ hội thứ hai là Mifune. Lễ hội này diễn ra vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng năm tại Arashirama gần Kyoto. Người ta dùng khoảng 30 chiếc thuyền rồng cho buổi lễ, có thuyền hoàng gia dẫn đầu. Những chiếc thuyền khác tập trung vào những hoạt động như múa, nhạc, trà đạo và làm thơ. Người xem có thể thuê những chiếc thuyền có bàn đạp hay mái chèo để đến gần xem. Có hàng ngàn người đứng dọc hai bên bờ sông xem lễ. Cũng giống như những lễ hội khác, lễ hội “3 thuyền” nhằm thể hiện sự trân trọng của người Nhật đối với di sản đất nước, đồng thời khẳng định tính kế thừa liên tục và nề nếp Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 36
  37. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản cuộc sống. Lễ hội Obon Hàng năm cứ vào dịp tháng 8, các gia đình ở Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt nghỉ khá dài gọi là kỳ nghỉ Obon. Trong dịp này, hầu hết các con cái đang ở xa đều về thăm gia đình, hoặc đi viếng mộ của những người thân trong gia đình đã khuất. Kỳ nghỉ này thực sự là của gia đình đối với những người Nhật Bản. Lễ hội Obon mang ý nghĩa là linh hồn của người đã khuất sẽ quay trở lại nơi trần thế từ ngày 14 tháng 8, nó cũng giống như ngày rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân ở nước ta. Các đồ thờ cúng của người Nhật trong dịp này là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng trông rất đẹp mắt. Trong dịp lễ Obon, nhiều lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản. Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm lễ hội Obon này. Sự kiện dâng lửa vào đêm ngày 16 tháng 8 hàng năm để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về Trời bằng 5 đám lửa lớn được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ chính là quang cảnh tuyệt vời của cố đô Nhật Bản trong mùa hè và thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như người nước ngoài đến đây. Vào 8 giờ ngày 16/8, hàng ngàn người sẽ đổ về Kyoto và tập trung đông nhất ở khu vực xung quanh trường đại học Kyoto để xem ngọn lửa đầu tiên được thắp sáng từ chữ Đại trên ngọn núi Daimonji. Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút theo thứ tự. Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu chúc thành kính và lời cầu nguyện tới tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của lễ hội Bon sẽ được tổ chức ở chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Các điệu múa Daimoku và Sashi bắt đầu từ 9 giờ và thường diến ra trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 37
  38. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản 2.2.2.4. Ẩm thực Đồ ăn thường ngày của người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được nhiều người giải thích là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù đạo Phật cũng có nhiều tác động đến đất nước này trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia súc rất ít ỏi. Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Ẩm thực của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Sự tiếp xúc ngày càng mở rộng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi cách ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh, việc tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hóa nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hóa từ các món của các nước khác, ví dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột và món cơm cari. Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường ăn đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 38
  39. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống. Sashimi Đây là món hải sản được thái mỏng và ăn sống nổi tiếng của Nhật Bản, và được dùng kèm với nước chấm soyu và wasabi. Có lẽ sau khi thử món sashimi, chúng ta mới hiểu vì sao người Nhật chuộng món ăn này đến như vậy. Sashimi thường làm từ nhiều loại cá và có cả nhiều loại hải sản khác nữa. Món ăn này được người Nhật rất ưa chuộng. Tuy nhiên nhiều người nước ngoài khi lần đầu nhìn thấy món cá sống đã sợ không dám thử. Nhưng sau này, khi nếm thử rồi thì phần lớn họ đều thích món sashini. Những lát hải sản sống này còn được sử dụng với món shushi nữa. Một số loại sashimi phổ biến ở Nhật Bản: Maguro(cá ngừ đại dương), Toro(cá ngừ béo), Saba(cá thu), Ebi(tôm), Ika(mực), Tako(bạch tuộc) Sushi Sushi là món ăn Nhật Bản nổi tiếng được nhiều nơi trên thế giới biết đến nhất. Đây cũng là món ăn rất được người Nhật ưa chuộng và họ thường rủ nhau đi ăn sushi vào những dịp đặc biệt. Từ thời Edo, sushi là món cá ướp với giấm. Ngày nay sushi là món ăn gồm cơm và cá giấm. Có rất nhiều loại sushi, nhưng một sôa loại được ưa chuộng nhất là: Nigirizuhi: là một miếng cơm hình chữ nhật được ốp với một miếng cá ở phía trên. Có rất nhiều loại Nigirizuhi, những loại phổ biến nhất là được ốp với cá ngừ, tôm, lươn, mực, bạch tuộc và trứng rán. Gunkanzushi: là một kiểu sushi với cơm được nặn theo hình cái bát nhỏ, bao bên ngoài bằng rong biển khô. Có rất nhiều loại gunkanzushi, những loại phổ biến nhất được phủ bởi nhím biển hoặc nhiều loại trứng cá ở phía trên. Temakizushi: là loại sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau. Oshizushi: là loại sushi gồm cơm được nén với cá, ở bên trong một cái hộp bằng gỗ. Inarizushi: là loại sushi có giá rẻ nhất, gồm cơm được nặn rồi gói bằng lớp Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 39
  40. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản vỏ aburaage (đậu phụ rán). Chirashizushi: là món sushi gồm hải sản, nấm và rau được phủ lên trên cơm. Hƣơng vị món ăn vùng Nagoya Những món ăn của vùng Nagoya được người dân tại Tokyo và những vùng khác nữa của Nhật đặc biệt ưa chuộng. Những món ăn của tỉnh Aichi được bán dọc theo những con phố của thủ đô, cuốn hút rất nhiều thực khách. Nagoya còn là tâm điểm chú ý của nhiều người trong năm 2005 với sân bay quốc tế mới mở tại đây, cùng với EXPO 2005 được tổ chức tại Aichi. Trong những lễ hội truyền thống, món hit-sumabushi là món không thể thiếu được của người dân Nagoya. Đây là món ăn gồm lươn nướng đặt trong một khay cơm bằng gỗ gọi là hitsu. Món hitsumabushi được sắp xếp để ăn theo các thứ tự như sau: đầu tiên lươn và cơm được ăn trước, tiếp theo là hai món được ăn cùng với wasabi và món hành đặc biệt và một số gia vị khác, cuối cùng là trà xanh được đổ lên để có một cảm vị đặc biệt với những món này. Món ăn thứ hai cũng nổi tiếng không kém gọi là misokatsu, một miếng thịt lợn được chiên kỹ cùng với nước miso đỏ. Miếng thịt này được phủ một lớp bột mì rán giòn, ăn với nước chấm rất hợp khẩu vị và cơm. Món ăn thứ ba gọi là nikomi udon, gồm những sợi udon to, dày, được nấu trong một bát súp có nhiều loại miso, trong đó có loại miso rất nổi tiếng có màu nâu gọi là hatcho miso, là một sản phẩm của thành phố Okazaki của tỉnh Aichi. Nagoya còn là quê hương của ankake supa, là một món gồm những sợi bún dày ăn cùng với nước chấm đặc biệt. Tebasaki kraage là món cánh gà chiên giòn cùng với hạt tiêu và bột tỏi. Tenmusu là cơm nắm ăn với tôm tempura. Những món ăn này đều có hương vị đặc biệt mà không nơi nào có, khiến cho thực khách đã nếm thử một lần là khó có thể quên. Những nhà hàng với những món ăn Nagoya có khắp nơi trên nước Nhật, và những nhà hàng Nagoya tại Tokyo lúc nào cũng đông nghịt khách. Trong vòng vài năm gần đây, số lượng nhà hàng của Nagoya cứ tăng dần lên ở Tokyo. Công ty Zetton có lẽ đứng đầu trong việc kích thích thực khách Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 40
  41. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản quan tâm đến các món ăn của Nagoya. Đây là một công ty đã phát triển hàng loạt những nhà hàng và quán bả nổi tiếng và đặc sắc tại Nhật. Zetton đã mở cửa hàng đầu tiên tại Nagoya vào năm 1995, rồi mở hàng loạt những nhà hàng khác tại khu vực Nagoya, trước khi vươn tới Tokyo vào năm 2001. Hiện tai công ty có 21 nhà hàng và quán bar tại hai thành phố Tokyo và Nagoya. Mikotsushikatsu và tenmutsu là hai món hấp dẫn nhất trong danh sách thực đơn tại các nhà hàng ở Ginza và Ebisu tại Tokyo. Với những món ăn đậm nét truyền thống, và hương vị chỉ có ở Nagoya, càng ngày càng có nhiều người tìm đến các nhà hàng để thưởng thức các món ăn Nagoya. Rƣợu Sake Mới nếm qua sake giống như rươu nếp pha loãng nhưng nếu nghĩ có thể uống bao nhiêu cũng không say thì thật là sai lầm. Sake ngấm chậm, nhưng khi đã say thì rất nhức đầu. Rượu sake được chiết vào các bình nhỏ bằng sứ, ngâm trong nồi nước nóng để luôn luôn ở nhiệt độ 37°C hay 39°C, tuy nhiên, có thể uống nóng hay lạnh thích. Việc sản xuất rượu sake xuất hiện ở Nhật Bản sau khi nền nông nghiệp lúa nước ra đời vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đầu tiên việc sản xuất rượu sake được hạn chế trong các cung điện và các đền miếu lớn. Đó là lý do tại sao sake thường gắn liền với các lễ hội, lễ nghi tôn giáo. Các thùng chứa rượu, tách uống rượu bằng sứ hay bằng gỗ với các hoa văn trang trí nghệ thuật đặc sắc được dùng để thưởng thưc sake phản ánh vị trí đặc biệt của sake trong đời sống của người Nhật Bản. Các bước cơ bản của việc thưởng thức rượu sake là: thị giác, khứu giác và vị giác. Thị giác: rót rượu ra tách khoảng 80%. Kiểm tra các vẩn đục và màu sắc. Sake thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Sake chuyển màu đậm khi để quá lâu. Khứu giác: mùi hương là một trong những yếu tố quan trọng của rượu sake. Trước tiên, bưng tách rượu lên gần mũi để thưởng thức hương thơm thoang thoảng. Sau đó, đưa đến gần hơn để tận hưởng. Người thưởng thức sake chuyên Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 41
  42. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản nghệp có thể dùng hàng trăm từ để diễn tả mùi hương của rượu sake. Vị giác: trước tiên, lấy một ít sake cho vào quanh miệng. Sau khi chắc chắn rằng đã cảm giác được vị, chầm chậm hít thở hương thơm qua mũi. Mùi hương của rượu sake trong miệng sẽ tràn qua mũi, tạo cảm giác mạnh cho cả vị giác và khứu giác. Tiếp đến, thưởng thức vị ngọt, vị chua, cay, đắng, the the mà rượu sake mang lại. Cuối cùng, tận hưởng hương vị sake còn lại trong vòm miệng. Sake và các món ăn: rượu sake và Yuzu không những có thể dùng với các món ăn truyền thống của Nhật Bản mà còn có thể kết hợp với các đặc sản của mỗi miền như món ăn Trung Quốc, phương Tây và các món ăn Việt Nam. Rƣợu Yuzu Một loại rượu cũng rất được người dân Nhật ưa chuộng bởi những ích lợi của nó mang đến cho sức khỏe con người – đó là rượu yuzu. Thành phần chính trong loại rượu này là trái yuzu nhỏ có màu vàng nhạt. Yuzu là một loại trái chua rất thơm thuộc họ chanh của Nhật Bản được trồng từ triều đại Nara cổ. Ngày nay nó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật trong ẩm thực cũng như trong việc chăm sóc sắc đẹp. Yuzu có lớp vỏ ngoài với hương thơm độc đáo và có kích thước bằng khoảng trái quýt. Vỏ ngoài của yuzu có mùi thơm hoàn toàn khác với chanh. Vỏ yuzu được dùng như một thứ gia vị hoặc được cắt ra thành những miếng nhỏ để tăng thêm hương vị cho các món ăn. Trái yuzu được sử dụng phổ biến để sản xuất ra một số thức uống như rượu yuzu, nước giải khát, hay rượu vang. Người dân Nhật thường dùng các thức uống yuzu vào buổi ăn tối để ăn cho ngon miệng cũng như giúp thức ăn được tiêu hóa tố hơn. Ngoài ra các loại thức uống này còn có tác dụng khác nữa như chữa đau dạ dày, xóa các vết sẹo do mụn gây ra cũng như giữ ẩm cho da, giúp da mịn màng. Yuzu có chất tinh dầu độc đáo giúp kích thích các mạch máu và cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Đó là lý do tại sao yuzu có thể làm ấm cơ thể và tạo nên quá trình trao đổi chất tốt. Một điều đáng chú ý nữa là lượng vitamin C phong phú có trong yuzu rất tốt cho vẻ đẹp và sức khỏe của làn da qua việc giúp da săn chắc và chống ôxi hóa. Không chỉcó thế, người dân Nhật Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 42
  43. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản rất thích thưởng thức cảm giác thư giãn và sảng khoái khi ngâm mình trong bồn nước ấm với hương thơm của yuzu hòa quyện cùng làn nước. Những công dụng của yuzu đối với sức khỏe con người giờ đây không chỉ giới hạn ở Nhật mà còn phổ biến sang Mỹ. 2.2.2.5. Trang phục Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây và nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt. Dù bản sắc văn hóa khác nhau, mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống đặc trưng. Việt Nam có áo dài truyền thống thì Nhật Bản có kimono. Có lẽ trong đời mình, không một phụ nữ Nhật Bản nào lại không sắm cho mình ít nhất một bộ kimono. Tuy nhiên bộ trang phục này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hình ảnh các bộ trang phục có hình dạng giống kimono mà phụ nữ Nhật Bản mặc ngày nay đã xuất hiện trong tranh của các họa sĩ Trung Quốc từ những năm đầu của thế kỷ thứ năm. Các thiếu nữ mặc những bộ quần áo chất liệu mềm, nhẹ thoải mái với váy ngắn có độ dài chỉ đến đầu gối đi kèm áo hoặc một áo khoác dài thay cho cả quần. Các trang phục này cũng gần giống như loại quần áo giới chủ điền Nhật Bản mặc thời đó. Nhận thức được tính thuận tiện của trang phục này, giới chủ điền Nhật Bản đã chọn ra hai loại áo quần làm trang phục truyền thống: áo rộng xẻ tà mặc với quần dành cho nam và áo quấn cùng váy dài dành cho nữ. Đầu thế kỷ VII, một dạng quần áo lót chất cotton đan có hình dạng gần giống kimono ngày nay được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc, được xem là kiểu kimono trung gian để chuyển sang kiểu kimono truyền thống như ngày Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 43
  44. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản nay. Trong suốt thời kỳ vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản (794 -897), kimono vẫn chưa được xem là một loại trang phục phổ biến ở Nhật Bản bởi nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên năm 894, người Nhật chính thức cho ra đời một bộ kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Trang phục này đặc biệt được các quý bà, quý cô ưa chuộng trong các dịp lễ nghi, họ thường mặc nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có thể đến 20 lớp. nhưng khong vì quá nhiều lớp như vậy mà màu sắc và chất liệu vải bị xem nhẹ. Ngược lại, chúng được lựa chọn hết sức kỹ càng từng lớp một, sự phối màu giữa các lớp cũng hết sức được chú trọng. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong. Trang phục của nam giới cũng gần giống của nữ, nhưng được may kèm với một quần chẽn bên trong. Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật Bản thời Kamakura (1192- 1333) và Muromachi(1338-1573), họ đã đưa kimono từ vị trí lễ phục trở thành trang phục thường ngày. Để phân biệt với các trang phục ngày thường, các võ sĩ đạo đã chọn hakama bao gồm một quần dài mặc với một áo chất liệu mềm có dải rút ở ống tay. Ngày nay hakama vẫn được các võ sĩ mặc trong các cuộc thi đấu võ thuật, đặc biệt là môn kendo. Một thay đổi đáng kể với trang phục kimono xảy ra vào thời trị vì của vua Edo khi ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của obi(một khăn rộng thắt ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động thường ngày của người phụ nữ Nhật. Kể từ đó, kiểu dáng của kimono có sự thay đổi chút ít. Ngày nay, đa số các phụ nữ Nhật xem quần áo tâu là thường phục thì kimono vẫn được mặc trong các dịp nghi lễ, cưới xin, tang ma, tiệc mừng năm mới và một số ngày lễ khác. Trải qua thời gian, hình dáng của obi cũng phần nào được thay đổi. Đầu tiên nó được thiết kế ra chỉ để làm cho kimono được gọn lại, ngày nay obi có mặt trong trang phục phụ nữ Nhật như một phụ liệu không thể thiếu, với các chức năng thẩm mĩ là chủ yếu. Obi được phân loại dựa vào chất liệ, bề rộng của bản obi hoặc các kiểu thắt dùng riêng cho các dịp nghi lễ khác nhau. Hình nơ là kiểu thắt phổ biến nhất, thường xuất hiện trong trang phục của nam, nữ chưa lập Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 44
  45. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản gia đình hoặc các cô, cậu học sinh. Thông thường một obi rộng 15cm và chiều dài hơn 1m. Một obi dùng với kimono mặc thường ngày được đan bằng sợ lanh loại tốt hoặc tơ lụa và thường có bản bé hơn các obi đi kèm. Cách thắt obi cũng là vấn đề. Đến nay tổng cộng có tất cả 300 kiểu thắt khác nhau nhưng trong đó chỉ có một số kiểu phổ biến hơn cả, tiêu biểu nhất là taiko(hình xoáy trông như một cái trống). kiểu thắt này thường xuất hiện trên trang phục của những người phụ nữ có chồng, trong khi hình nơ lại được các thiếu nữ chưa chồng ưa chuộng. Để thắt được obi, người ta phải thiết kế cho nó một chân đế. Chân đế obi-ita có dạng dẹt, ôm lấy phần eo người mặc giúp giữ áo kimono đúng vị trí và tạo một nền vững chắc cho obi. Đế obimakura hay còn gọi là obi gối đệm, tức là một lớp đệm được thiết kế lồng vào phía trong dây obi để tạo cho nó một hình dáng cứng cáp hơn. Obiage thường được làm từ chất cao su, dùng để đỡ obimakura. Trước đây các obi có màu sắc bất kỳ, chỉ cần phù hợp với sở thích của người mặc, nhưng từ khi xuất hiện obiage, nhất thiết màu của obi phải cùng tông với phần còn lại của áo. Obijime là dây được may bằng lụa hoặc satin có viền dùng để thắt vòng quanh obi. Obidome là một que hình cái xiên có tác dụng thắt obijime được chặt hơn. Thực chất obidome chỉ là một phụ liệu làm cho trang phục kimono đẹp hơn chứ hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Không chỉ là trang phục của các quý bà, quý cô, kimono còn là trang phục của nam giới và trẻ em. Kimono của nam giới thường có màu sắc nhã nhặn hơn của nữ, thậm chí chỉ có một màu, không hoa văn, họa tiết. trong các dịp nghi lễ, đàn ông thường mặc một loại kimono may bằng lụa đen được trang bị trên đó nhiều nóc nhà màu trắng (năm nóc nhà được vẽ ở năm vị trí trên áo là hai vai, hai ngực và đường nối cầu vai phía sau lưng), tiếng Nhật gọi là áo kuromontsuki. Áo kuromontsuki được thắt bằng dải lụa trắng. Cổ áo có thể may bằng vải trắng, xám hoặc nâu. Người ta còn khoác thêm ở bên ngoài một áo choàng lửng (cũng bằng lụa đen), Trẻ em Nhật Bản thường mặc kimono trong các lế hội mùa hè và hội pháo hoa. Trẻ em gái mặc kimono màu mè, tóc buộc cao trong khi các bé trai chỉ mặc kuromontsuki. Trang phục kimono bao giờ Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 45
  46. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản cũng đi kèm với guốc gỗ, mùa đông có thêm tất len ngắn đến nửa ống chân, mùa hè thì các loại tất có chất liệu mỏng và thoáng hơn. Nói đến nước Phù tang, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của hoa anh đào và áo kimono. Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự dịu dàng và khả năng chiều chồng lại càng duyên dáng hơn trong trang phục kimono truyền thống. Và kimono vẫn mãi là niềm tự hào của người Nhật. Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc trưởng thành 2.2.2.6. Văn hóa nghệ thuật dân gian Ikebana(Nghệ thuật cắm hoa) Người Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới về nghệ thuật cắm hoa. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét. Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như lòng yêu thiên nhiên của người đó. Ikebana ra đời từ 14 thế kỷ trước, tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa ban đầu , và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh. Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian, và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Ví dụ: quá khứ(dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô), hiện tại(dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo), tương lai(dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới). Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 46
  47. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản đi đôi với cách sắp đặt, trình bày: mùa xuân(cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực), mùa hạ(cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy), mùa thu(cách xếp đặt mỏng và thưa thớt), mùa đông(cách sắp đặt đượm buồn và lắng đọng). Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên. Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa nở hết cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn hay chấm dứt. Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đặt căn bản trân màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người phương Tây luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính ở giữa thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người(Thiên, Địa, Nhân). Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời”(shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ(Soe), đại diện cho con người(Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghêng về cành chính. Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 47
  48. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản Cành thứ ba(Hikae) tương trưng cho “Đất”(địa), là phần ngắn nhất, được xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất. Hình dạng và kích cỡ của bình hoa hay đĩa hoa rất quan trọng bởi vì cách bố cục cũng tùy thuộc vào cỡ lớn, chiều rộng và chiều sâu của dụng cụ cắm hoa. Để giữ cho hoa tươi mát, người ta dùng tới các phương thức vật lý và hóa học. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước. Phương thức này tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Về phương thức hóa học, một dung dịch loãng hydrochloric acid hay sulphuric acid sẽ làm sống lại hay làm tươi mát các bông hoa. Các bông hoa và cành lá cần được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Việc uốn cành cây này cần phải làm rất chậm chạp và cẩn thận, làm bằng hai tay, tránh sao cho cành hoa không bị bẻ gãy. Sự phát triển lịch sử của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đã đi qua các cơ thể cơ bản là thể cổ điển Rinkka, thể Tự nhiên Nageire và thể Cận kim Moribana. Ngày nay tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa. Các quy luật đặt ra bởi các trường phái này có thể khác nhau về quan niệm, ý tưởng, về phương pháp vì vậy mà có nhiều loại trường lớp dạy nghệ thuật cắm hoa. Origami và môn nghệ thuật xếp giấy của Nhật Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật như Sake, Shushi, Kimono đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và dù bây giờ Origami đã phát triển vượt biên giới, thành nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới nhưng tất cả vẫn trân trọng gọi nghệ thuật xếp giấy bằng cái tên Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc lập. Từ khi phương pháp chế tạo giấy lần đầu tiên được tìm ra ở Trung Quốc Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 48
  49. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản và phát triển dần, công nghệ sản xuất giấy lan rộng sang các nước thuộc địa và du nhập vào Nhật vào thế kỷ thứ VII. Từ đó người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một văn hóa giấy với vật liệu chế tạo giấy phong phú, chất lượng cao. Từ những bức tranh cổ còn được lưu truyền thì vào những năm 1700, Hạc(Oritsuru) và các loại thuyền là những vật phổ biến được gấp và trang trí. Từ đó cho đến khoảng 100 năm sau, các cuốn sách chuyên môn về Origami đã được in ấn và xuất bản, chứng tỏ một văn minh xếp giấy đã đạt được đến trình độ cao, đa dạng. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ con mà còn là thú vui của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mấu xếp giấy vô cùng phức tạp. Vào thời Minh Trị(Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hưởng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel. Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiến cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú. Chỉ ở thời Meiji đã có rất nhiều những tác giả vô danh tạo ra nhiều mẫu hình mới. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chỉ gấp theo những mẫu có sẵn không mang tính sáng tạo nên vào thời đại chính(Taisho), khi giáo dục được phát triển theo hướng sáng tạo thì Origami bị bỏ rơi. Ngày nay Origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân. Thƣ pháp Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gi rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp. Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc đáo của xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, không có bất cứ tiêu chuẩn nào đối với những người muốn trở thành nhà thư pháp, cũng không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Vấn đề là ở chỗ, họ có khả năng, đủ kiên trì và cái tâm để theo đuổi loại hình nghệ Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 49
  50. Phát triển du lịch outbound đến Nhật Bản thuật thanh tao này không. Các nhà thư pháp Nhật Bản chú ý tới tố tạo hình hơn là để người mình xem hiểu ý nghĩa của những chữ mình thể hiện. Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp là mang đến cho người xem những xúc cảm khác nhau. Họ có thể hiểu hoặc không hiểu, có thể thấy đẹp hoặc không đẹp Đó cũng là chủ ý của các nhà thư pháp. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ xuất hiện thế kỷ IV, tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy khắc chữ trên gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên Hiện tại, có một số tên tuổi nổi tiếng về thư pháp của Nhật Bản như: Mashiko Tetsushu, Miyake Soshu, Nagamori Soshu, Tanagi Heikien và Kanagawa Michiko Tranh khắc gỗ Nhật Bản Tranh khắc gỗ Nhật Bản đã làm thay đổi dòng chảy của hội họa phương Tây vào thế kỷ XIX. Những bức tranh khắc rực rỡ từ sau năm 1860 đã tràn vào châu Âu góp phần tạo nên phong cách mới của Manet, Monet, Degas và Whitsler. Vào thời Edo(1600-1868), nhắc đến hội họa là người ta nghĩ ngay đến loại tranh khắc gỗ gọi là Ukiyoe(phù thế hội). Ban đầu Ukiyoe chỉ là tranh vẽ nhưng đến thế kỉ XVIII thì tranh khắc gỗ với các đề tài ukiyo trở nên phổ biến, đến mức danh từ Ukiyoe hầu như được dùng chỉ riêng loại tranh khắc gỗ như một nghệ thuật mới dành cho đại chúng. Durant từng nói:”những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản đã chiếu lên các khung vải Sinh viên: Vũ Thị Chúc - Lớp: VH 1003 50