Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch đồng mô (Sơn Tây- Hà nội) - Nguyễn Thanh Thùy

pdf 87 trang huongle 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch đồng mô (Sơn Tây- Hà nội) - Nguyễn Thanh Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_khu_du_lich_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch đồng mô (Sơn Tây- Hà nội) - Nguyễn Thanh Thùy

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 2 3.Mục đích nghiên cứu 2 4.Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 6.Những kết quả sẽ đạt đƣợc 4 7.Bố cục của đề tài 4 CHƢƠNG I 5 DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG MÔ 5 1.1. Những vấn đề chung về du lịch sinh thái. 5 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 5 1.1.2. Những đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái. 7 1.1.2.1. Tính đa ngành: 7 1.1.2.3. Tính đa mục tiêu: 8 1.1.2.4. Tính liên vùng: 8 1.1.2.5. Tính mùa vụ: 8 1.1.2.6. Tính chi phí: 8 1.1.2.7. Tính xã hội hóa: 8 1.1.2.8. Giáo dục cao về môi trƣờng: 9 1.1.2.9. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: 9 1.1.2.10. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng: 9 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. 9 1.1.3.1. Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua đó tạo ý thức tham gia và nỗ lực bảo tồn. 9 1.1.3.2. Bảo vệ môi trƣờng và duy trì hệ sinh thái 10 SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) 1.1.3.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 10 1.1.3.4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. 11 1.1.4. Các điều kiện phát triển DLST. 11 1.1.5. Các loại hình phát triển du lịch sinh thái. 15 1.1.6. Mối quan hệ du lịch sinh thái và cộng đồng địa phƣơng 16 1.2 Khu du lịch sinh thái Đồng Mô. 17 1.2.1. Khái quát về khu du lịch sinh thái Đồng Mô. 17 1.2.1.1. Vị trí địa lý 19 1.2.1.2. Địa hình 19 1.2.1.3. Khí hậu 20 1.2.1.4. Tài nguyên nƣớc. 21 1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật. 22 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 27 CHƢƠNG II 28 ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐỒNG MÔ 28 2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch nhân văn 28 2.1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội 28 2.1.1.1 Các điều kiện kinh tế 28 2.1.1.2 Văn hoá - xã hội 29 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 31 2.1.2.1 Làng Cổ Đƣờng Lâm 31 2.1.2.2 Chùa Mía 32 2.1.2.3 Đền Và 34 2.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Mô 36 2.2.1 Những thuận lợi cơ bản 36 2.2.2 Một số khó khăn trƣớc mắt 37 SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) 2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch 38 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 38 2.3.1.1. Hệ thống giao thông 38 2.3.1.2. Thông tin liên lạc 38 2.3.1.3. Hệ thống nƣớc sinh hoạt 39 2.3.1.4. Điện 39 2.3.1.5. Các công trình khác 39 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 40 2.3.3. Hiện trạng về môi trƣờng 44 2.4. Kết quả kinh doanh tại khu du lịch Đồng Mô 45 2.4.1. Đối tƣợng khách 45 2.4.2. Hệ thống các dịch vụ lƣu trú. 46 2.4.3. Các dịch vụ vui chơi giải trí. 47 2.4.4. Các dịch vụ ẩm thực. 47 2.4.5. Các dịch vụ khác. 48 2.5. Tiểu kết chƣơng 2. 48 CHƢƠNG III 49 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG MÔ 49 3.1. Xu hƣớng phát triển du lịch và nhu cầu của du khách hiện nay 49 3.1.1. Xu hƣớng phát triển du lịch hiện nay 49 3.1.1.1. Gia tăng nhanh chóng về mặt số lƣợng 49 3.1.1.2. Xã hội hóa thành phần du khách 52 3.1.1.3. Mở rộng địa bàn 54 3.1.1.4. Kéo dài thời vụ du lịch 56 3.1.2. Một số nhu cầu cơ bản của khách du lịch hiện nay 56 3.2. Định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Mô 58 3.2.1. Mục tiêu định hƣớng phát triển du lịch sinh thái 58 3.2.2. Cơ sở định hƣớng phát triển du lịch sinh thái 58 SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  4. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) 3.2.3. Các định hƣớng phát triển du lịch sinh thái 60 3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 60 3.2.3.2. Giải pháp về quy hoạch – đầu tƣ hợp tác 62 3.2.3.3. Giải pháp về bổ sung, xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng du lịch 63 3.2.3.4. Giải pháp mở rộng thị trƣờng 64 3.2.3.5. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch 64 3.2.3.6. Giải pháp về tiếp thị, quảng bá sản phẩm 65 3.2.3.7. Giải pháp về đào tạo nhân lực 66 3.2.3.8. Giải pháp về tăng cƣờng giáo dục, bảo vệ môi trƣờng 67 3.2.3.9. Các giải pháp khác 68 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 69 KẾT LUẬN 70 SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  5. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của Thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trường ĐHDL Hải Phòng, ban quản lý khu du lịch Đồng Mô, cùng sự giúp đỡ to lớn của gia đình, bạn bè và những người thân. Đây là kết quả học tập cuối cùng của 4 năm học tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng của em. Trước hết em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã tạo điều kiện cho em được học tập và trau dồi kiến thức, em đã học hỏi được rất nhiều để phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Dương Văn Sáu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của ban quản lý khu du lịch Đồng Mô đã cung cấp thông tin và số liệu đồng thời góp ý kiến cho em trong quá trình tìm hiểu. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên và tạo điều kiện cho em trong cuộc sống cũng như trong học tập để em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thanh Thùy SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  6. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN  DLST: Du lịch sinh thái  WWF: World Woo Fun  TNHH: Trách nhiệm hữu hạn SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003
  7. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam, DLST là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng. mô hình du lịch này nhằm mục đích đưa con người về với thiên nhiên hoang sơ, trở về với văn hóa bản địa. Điều này dường như thỏa mãn nhu cầu của con người đang sống trong cuộc sống tấp lập của nền kinh tế đang trên đà phát triển đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên phát triển cộng đồng và được coi là loại hình du lịch thiết thực cho phép thu hút nhiều khách du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cao cho ngành du lịch. DLST thực sự trở thành một động lực, một nội dung cơ bản góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy du lịch bền vững phát triển. Đồng Mô là khu DLST thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì – Hà Nội. Khu du lịch Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng 1.200 ha. Nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi thăm quan lòng hồ và ngắm cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, thưởng thức những món ăn theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô còn có sân gold Đồng Mô, là một sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và được SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 1
  8. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất Đông Nam Á. Trước đây hoạt động du lịch tại Đồng Mô còn là tự phát chưa được quy hoạch phát triển đồng bộ và khoa học, nhưng những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, hơn thế nữa là sự sát nhập của Hà Tây vào Hà Nội trong đó có thị xã Sơn Tây nên nơi đây đã có được sự quan tâm và những định hướng phát triển của nhà nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, lượng khách đến với khu DLST Đồng Mô ngày càng đông, điều này ảnh hưởng dến môi trường tự nhiên ở đây. Để góp phần vào việc phát triển du lịch của đất nước, khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng DLST ở Đồng Mô, đồng thời có một vài đề xuất giải quyết những vấn đề mà loại hình DLST đặt ra. Việc thực hiện đề tài “Phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội)” với mục tiêu nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Đồng Mô. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến và phương hướng phát triển du lịch khu vực này, nhằm mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, tăng hiệu quả kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô, tìm hiểu khả năng khai thác và hiện trạng hoạt động du lịch tại đây. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thị xã Sơn Tây, một phần huyện Ba Vì và vùng phụ cận có liên quan hoặc có sự ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. 3.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là: Nhằm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội). 4.Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 2
  9. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Phương pháp thu thập và xử lý số liệu là một phương pháp hết sức quan trọng cần thiết cho bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào. Để có được những số liệu và thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được thu thập các thông tin về (không khí, nước, thực vật ). Từ đó sẽ giúp cho bài báo cáo có tính thuyết phục, có độ tin cậy cao.  Phương pháp nghiên cứu thực địa. Đây là phương pháp quan trọng, phương pháp này kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đã giúp đề tài có những nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của tài nguyên, hiểu được các khía cạnh khác của thực tế. Thông qua việc quan sát, nghe và trao đổi thông tin. Từ đó có điều kiện bổ sung vào các thông tin khác còn chưa đầy đủ. Trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp hợp lý và có tính khả thi hơn trong vấn đề phát triển DLST tại Đồng Mô.  Phương pháp thống kê. Phương pháp này nhằm thống kê các đối tượng được quy hoạch phân tích để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng các yếu tố trong hoạt động du lịch, đồng thời có thể lấy được những tác động qua lại giữa chúng. 5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khu DLST Đồng Mô được thành lập vào ngày 15/11/1971 được mang tên: Quốc doanh thủy sản Đồng Mô Ngải Sơn thuộc Ty nông nghiệp Hà Sơn Bình. Ngày 16/09/1986 đổi tên Quốc doanh thủy sản Đồng Mô ngải Sơn thuộc UBND thị xã Sơn Tây thành Nông trường Đồng Mô. Khu DLST Đồng Mô có Hồ Đồng Mô, các đảo trên hồ và sân gofl Đồng Mô thu hút hàng ngàn lượt khách đến du lịch tại đây. Hiện nay khu DLST Đồng Mô vẫn đang được nâng cấp và bảo tồn để ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với nơi đây. Trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển ấy, Khu du lịch Đồng Mô đã được nhiều người quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu và viết về nó dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm giới thiệu về khu vực đặc sắc này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều chỉ mới nghiên cứu nó dưới các góc độ SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 3
  10. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) môi trường, kinh tế, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu khu vực này dưới góc độ du lịch một cách tổng thể. Chưa đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở nơi đây. 6.Những kết quả sẽ đạt đƣợc Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội)” em mong muốn mình sẽ đạt được những kết quả sau: Hiểu rõ hơn về DLST nói chung và DLST Đồng Mô nói riêng. Nắm được thực trạng hoạt động của khu DLST Đồng Mô. Từ thực tế đưa ra được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển DLST tại Đồng Mô. 7.Bố cục của đề tài Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chú thích, phụ lục, tài liệu tham khảo, được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: DLST và khu DLST Đồng Mô. Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển DLST ở Đồng Mô. Chương 3: Những định hƣớng, giải pháp phát triển DLST tại Đồng Mô. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 4
  11. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) CHƢƠNG I DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG MÔ 1.1. Những vấn đề chung về du lịch sinh thái 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng và được hiểu khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy cách diễn đạt của những khái niệm này khác nhau, song nhìn chung đều có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của loại hình du lịch này. Đối với một số người “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã rất quen thuộc. Đứng ở góc độ rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm du lịch sinh thái là du lịch tự nhiên. Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”[5:8]. Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao với môi trường sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của du lịch tới văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi do du lịch đem lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra còn có một số định nghĩa tổng quát khác có thể xem xét: SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 5
  12. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Định nghĩa của Nepan: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu thập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.[5:9] Định nghĩa của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của tài nguyên thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về kinh tế và xã hội”.[5:9] Định nghĩa của Ôxtrâylia: “ Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có mối liên quan đến sự giáo dục và diễn dải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.[5:10] Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các cảnh quan thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và bảo tồn phúc lợi cho người dân địa phương”.[5:10] Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những thập kỉ 90 của thế kỉ XX xong đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau. Khái niệm về du lịch sinh thái cũng chưa có nhiều điểm thống nhất. Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của du lịch sinh thái, tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999. Một SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 6
  13. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) trong những kết quả quan trọng của Hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp hỗ trợ nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia của cộng đồng địa phương”.[5:11] Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những tên gọi khác như: Du lịch thiên nhiên Du lịch dựa vào thiên nhiên Du lịch môi trường Du lịch đặc thù Du lịch xanh Du lịch thám hiểm Du lịch bản sứ Du lịch có trách nhiệm Du lịch nhạy cảm Du lịch nhà tranh Du lịch bền vững 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái Mọi hoạt động của DLST đều được thực hiện dựa trên những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. DLST cũng là một loại hình du lịch vì vậy nó cũng mang tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm: 1.1.2.1. Tính đa ngành Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ cho du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 7
  14. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) các dịch vụ kèm theo ). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện nước, nông sản, hàng hóa ). 1.1.2.2. Tính đa thành phần Biểu hiện tính đa dạng thành phần khách du lịch, người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. 1.1.2.3. Tính đa mục tiêu Biểu hiện ở sự đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong xã hội. 1.1.2.4. Tính liên vùng Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. 1.1.2.5. Tính mùa vụ Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm, tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giả trí (theo tính chất của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). 1.1.2.6. Tính chi phí Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. 1.1.2.7. Tính xã hội hóa Sự lôi cuốn toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch. Bên cạnh đặc trưng chung, DLST còn hàm chứa những đặc trưng riêng. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 8
  15. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) 1.1.2.8. Giáo dục cao về môi trường DLST hướng con người tiếp cận gần hơn với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về độ đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. 1.1.2.9. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. 1.1.2.10. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Họ chính là những người sở hữu các nguồn tài nguyên tại địa phương mình. Phát triển du lịch sinh thái là hướng con người đến với các vùng tự nhiên hoang sơ có giá trị cao về sự đa dạng sinh học, từ đó có một yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, họ chính là những người hiểu rõ nhất về đặc điểm của những nguồn tài nguyên đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương góp phần to lớn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch, đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân địa phương, tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương. 1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 1.1.3.1. Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia và nỗ lực bảo tồn Đây là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, nó tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác. Khi du khách đến với nơi tham quan sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 9
  16. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái của khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó sẽ làm thay đổi thái độ của khách du lịch được thể hiện tích cực hơn trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực. 1.1.3.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Cũng như nhiều loại hình du lịch khác DLST cũng có nhiều những tác động đến môi trường và tự nhiên. Với loại hình du lịch khác bảo vệ môi trường không phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu thì đối với DLST đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì: Việc bảo vệ môi trường là mục tiêu hoạt động chính của DLST. Sự tồn tại của DLST gắn với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST. Với nguyên tắc này hoạt động DLST sẽ được quản lý chặt chẽ giảm thiểu tác động với môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư cho việc tiến hành các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của hệ sinh thái. 1.1.3.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Đây được xem là một nguyên tắc quan trọng, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực, vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình nầy sẽ tác động trực tiếp đến hệ sinh thái. Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 10
  17. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) 1.1.3.4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu các loại hình du lịch khác ít quan tâm đến vấn đề này thì hoạt động DLST được coi là một vấn đề được quan tâm và dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt dộng của mình để góp phần cải thiện cuộc sống của địa phương. DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự quan tâm của người dân địa phương như: Đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách Thông qua đó tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Từ đó người dân ít phụ thuộc vào việc khai thác thiên nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy được lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Từ đó sẽ làm giảm đi sức ép của cộng đồng địa phương đối với môi trường, họ chính là người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiện. 1.1.4. Các điều kiện phát triển DLST Điều kiện đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: Sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricutural ecology), sinh thái khí hậu (ecolimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Riô đê Gianêrô về môi trường) SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 11
  18. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural – based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở những khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt tại các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này ko phủ hận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc trang trại điển hình. Điều kiện thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở hai điểm: - Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động DLST, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác, du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biế này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi. - Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 12
  19. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Điều kiện thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các hoạt động có thể của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một điểm vào cùng một thời điểm. Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực đó có thể tiếp nhận. Điều này liên quan tới những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn thì sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của khách du lịch và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (như làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị sói mòn ). Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói một cách khác, mức độ thỏa mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá đông đúc. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều du khách đến tham quan làm cho du khách phải chịu nhiều tác động do du khách gây ra (như khó quan sát được các loài thú hoang dã, đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh do rác thải ). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 13
  20. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng tới môi trường và xã hội. Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho một khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước châu Âu và châu Á, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, càn phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhóm đối tượng khách trên thị trường khác nhau, phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ. DLST không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách. Để đơn giản, Boullon (1985) đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do khách sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là m2/người) Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch. Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu du lịch - Nghỉ dưỡng biển * : 30 – 40m2/người SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 14
  21. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) - Picnic * : 60 – 160m2/người - Thể thao * : 200 – 400m2/người - Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 -200m2/người * Bao gồm cả không gian các hoạt động cần thiết : cảnh quan, tắm Và do đó tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính: Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển Hệ số luân chuyển được xác định: Điều kiện thứ tư, thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch. Việc thỏa mãn mong muốn của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan. 1.1.5. Các loại hình phát triển du lịch sinh thái Cùng với xu thế phát triển DLST của thế giới DLST ở Việt Nam phát triển với nhiều loại hình phù hợp với đặc thù của Việt Nam:  Dã ngoại: Là hình thức đưa con người trở về với thiên nhiên, sản phẩm chủ yếu của loại hình này là tham quan thắng cảnh.  Leo núi: Là loại hình du lịch chinh phục những đỉnh núi cao, ngoài ra còn có thể kể đến những tour du lịch hành hương lễ hội đến những điểm di tích lịch sử như chùa Hương, Yên Tử  Đi bộ trong rừng: là hình thức được ưa chuộng trên thế giới. Ở Việt Nam hình thức này kết hợp với việc tham quan các cảnh quan tự nhiên ở trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 15
  22. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI)  Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Là loại hình thu hút được nhiều sự quan tâm của khách từ nhiều thị trường khác nhau.  Tham quan miệt vườn: Sản phẩm chủ yếu của loại hình này là hệ sinh thái nông nghiệp. Hình thức này tuy mới phát triển rộng nhưng dã thu hút được khá nhiều khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế.  Quan sát chim: Các sân chim ở Việt Nam đặc biệt là các sân chim nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số lượng chim lớn, thành phần loài phong phú, với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo vệ nơi thu hút nhiều nhà khoa học và du khách tới nghiên cứu, tham quan hình thức này ở Việt Nam mới phát triển chưa phổ biến nhiều.  Thăm bản làng các dân tộc: Khách du lịch có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa như tập tục sinh hoạt, sản xuất, lễ hội được hình thành và phát triển gắn với đặc điểm tự nhiên của vùng.  Du thuyền: Việt Nam là một đất nước có mật độ sông ngòi dày đặc, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch tham quan thắng cảnh trên du thuyền đầy hấp dẫn.  Mạo hiểm: Ở Việt Nam hình thức du lịch mạo hiểm bắt đầu được hình thành từ du lịch lặn biển, mô tô vượt các địa hình hiểm trở  Săn bắn câu cá: Các hoạt động được thực hiện tại các khu vực khoanh vùng dành riêng, nhiều địa điểm phục vụ cho hoạt động câu cá được mở nhiều trong thời gian gần đây phục vụ cho nhu cầu của một lượng khách đông đảo.  Các loại hình khác: Tổ chức các tour du lịch cấp khu vực hay xuyên quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt nam. 1.1.6. Mối quan hệ du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa phương rất đa dạng như: yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tập quán sản xuất Khi đó khách du lịch đến thăm cộng đồng địa phương lại cung SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 16
  23. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) cấp các dịch vụ như: chỗ nghỉ ngơi, các dịch vụ khác tuy nhiên mối quan hệ này là song phương, khi du lịch phát triển nó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương như: Tạo việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và các ngành hỗ trợ khác. Thu ngoại tệ làm đa dạng hóa nền kinh tế địa phương. Tạo động lực cải tạo cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y tế Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân địa phương và du khách, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên dù là loại hình du lịch nào nếu phát triển không đúng nguyên tắc đều gây tác động tiêu cực. Du lịch có thể góp phần vào quá trình phát triển và kém phát triển, làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Tạo ra sự phụ thuộc nặng nề vào hoạt động du lịch, làm nảy sinh bất ổn về tài chính, làm đảo lộn đời sống kinh tế xã hội. Gây ra sự quá tải đối với cơ sở vật chất kỹ thuật. Như vậy bất kì một loại hình du lịch nào cũng có những mặt tác động tiêu cực nếu không có một định hướng phát triển đúng đắn. Do đó hiểu và nắm về mặt lý luận của du lịch sinh thái là một vấn đề quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế một kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cho một vùng cụ thể. 1.2 Khu du lịch sinh thái Đồng Mô 1.2.1. Khái quát về khu du lịch sinh thái Đồng Mô Đồng Mô là khu du lịch thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì – Hà nội. Khu du lịch Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng 2000 ha. Nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi thăm quan lòng hồ và ngắm cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, thưởng thức SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 17
  24. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) những món ăn theo phong cách dân tộc. Đến với khu DLST Đồng Mô du khách sẽ được tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần thật thư giãn. Ngoài hồ Đồng Mô và những cảnh quan hùng vĩ sơn thủy hữu tình hấp dẫn du khách, nơi đây còn có sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch đảo Vua – Đồng Mô – thị xã Sơn Tây – Hà nội. Đây là sân golf 36 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại phía bắc Việt Nam, là một trong những sân golf có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên diện tích 350ha mặt đất và 1500ha mặt hồ với phong cảnh đồi núi nhấp nhô huyền ảo dọc theo bờ hồ Đồng Mô tạo cho sân golf một vị thế đẹp. Sân gôn Đồng Mô do Công ty TNHH Thung lũng Vua là chủ sở hữu và quản lý Sân golf Đồng Mô gồm hai sân golf 18 lỗ: Sân golf Lakeside (bên hồ) và sân golf Mountain View (hướng núi), nhà Câu lạc bộ, một khách sạn 80 phòng, 50 biệt thự, một sân tập, các hoạt động thể thao nước, bãi tắm, các tiện nghi phụ trợ và những cơ sở hạ tầng liên quan. Sân golf Lakeside bắt đầu hoạt động từ năm 1993. Đây là một sân golf tiêu chuẩn 72 par (7.100 thước Anh) do Công ty Pacific Coasit Design Pty.Ltd của Australia thiết kế. Sân golf Mountain View được khai trương và đưa vào sử dụng từ ngày 2004 với những dãy núi hùng vĩ bao quanh. Sân Mountain View được thiết kế trên địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa cảnh đẹp của hồ nước cùng những dãy núi xa xa và rừng cây bao bọc xung quanh. Đặc biệt độ khó của sân golf thực sự sẽ là một thử thách của bất kỳ tay golf nào. Nét nổi bật của sân golf Đảo Vua được nằm trên một hòn đảo thơ mộng, xứ sở của những huyền thoại gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Đến với sân gôn Đảo Vua, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác thoải mái trong những giờ phút nghỉ ngơi thư giãn và đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt. Ở đây các tay golf có cơ hội được thử sức và vượt qua chính mình tại những hố golf đầy tính thách thức. Sân golf Đồng Mô được các nhà thiết kế, các hội viên đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất khu vực Đông Nam Á SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 18
  25. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Đến với khu DLST Đồng Mô du khách sẽ có được cảm giác thực sự thoải mái và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hơn thế nữa, đến với nơi đây du khách sẽ được sống trong một không gian thực sự yên bình so với cuộc sống thực tại. 1.2.1.1. Vị trí địa lý Khu du lịch Đồng Mô nằm ở phía Tây Hà Nội, cách Hà Nội hơn 40 km. Từ Hà Nội đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đến ngã tư Hòa lạc rẽ phải 10km là tới Đồng Mô. Cũng có thể đi ra hướng Cầu Giấy, theo quốc lộ 32, qua thị xã Sơn Tây, đến ngã tư Sơn Lộc rẽ trái đi thêm 7km theo quốc lộ 21 (đường Cu Ba nữa là tới ). Khu du lịch Đồng Mô nằm gần sân bay quân sự Hòa Lạc. Nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa của cả vùng. Có nhiều đường giao thông thủy bộ nối liền với thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của tổ quốc như: Sông Hồng; Sông Tích, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, quốc lộ 32, quốc lộ 21, đường tỉnh lộ 414, 413 Phía Đông giáp huyện Thạch Thất. Phía Tây giáp xã Yên Bài huyện Ba Vì. Phía Nam giáp Kim Sơn – Sơn Tây. Phía Bắc giáp xã Sơn Đông – Sơn Tây. Vị trí địa lý của khu du lịch sinh thái Đồng Mô không chỉ là một trong những yếu tố tạo cầu quan trọng để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mà nó còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy cầu đi du lịch của người dân trong nước. Nhân tố này là một trong những yêu cầu phát triển DLST, đây cũng là một yếu tố cung quan trọng. 1.2.1.2. Địa hình Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh ở các điểm du lịch nói chung và khu du lịch SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 19
  26. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Đồng Mô nói riêng. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức hấp dẫn du khách. Khu DLST Đồng Mô nằm trong khu vực có địa hình đa dạng chủ yếu là đồi, núi và mặt nước. Đây là loại địa hình rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình DLST. Với kiểu địa hình đồi núi thấp như ở Đồng Mô rất thuận lợi để trồng cây xanh bảo vệ môi trường và tạo được bầu không khí trong lành rất có lợi cho sức khỏe của con người, đây là một thuận lợi lớn để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra loại địa hình đồi núi còn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Ngoài kiểu địa hình đồi núi thì khu du lịch Đồng Mô còn có kiểu địa hình mặt nước, cụ thể là lòng hồ Đồng Mô với diện tích mặt nước lớn lên tới 1200 ha cũng là một thuận lợi để phát triển các loại hình DLST như: Câu cá, bơi thuyền 1.2.1.3. Khí hậu Đây là một yếu tố rất quan trọng, và cũng là một yêu cầu cơ bản để phát triển loại hình DLST. Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh và một mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,50 C, nhiệt độ trung bình tháng là 290 C. Biên độ ngày của không khí là 5,70 C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là khoảng 85%. Lượng mưa trung bình năm là 1651.5mm, thời gian có lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa hè, từ tháng 5 cho đến tháng 10 thường là mưa rào trong một thời gia ngắn nên ít ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Khu vực Đồng Mô có khí hậu mát mẻ ,khá thích nghi với sức khỏe của con người, tuy nhiên số ngày dông bão trong năm chiếm 56,5 ngày /năm( chiếm tổng số 15% tổng số ngày trong năm), Số ngày dông bão và mưa diễn ra trùng với thời gian lượng khách đến với khu DLST Đồng Mô đông vào tháng 2,3 và các tháng 6,7,8. Lý do này đã làm hạn chế một phần lượng khách đến với Đồng Mô. Vì vậy, điều kiện khí hậu là một trong những nguyên nhân làm SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 20
  27. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) giảm lượng khách đến với Đồng Mô, đồng thời nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tính thời vụ diễn ra tại đây, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Bảng 1.1: chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời [2:105] Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ Nhiệt độ Biên độ Lượng trung bình trung bình nhiệt của t0 mưa năm năm(0C) tháng (0C) TB năm (mm) 1 Thích nghi 18-24 24-27 2550 4 Rất nóng 29-32 32-35 14-190 32 >35 >190 <650 nghi 1.2.1.4. Tài nguyên nước Đồng Mô là khu DLST bao gồm hồ Đồng Mô. Hồ Đồng Mô là công trình nhân tạo được xây dựng từ năm 1967 đến năm 1970 với diện tích là 1200 ha được hình thành trên lưu lượng dòng nước của: Suối Cò bắt nguồn từ núi Vua Bà, núi Yên bình của tỉnh Hòa Bình; Suối Bài bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua xã Vân Hòa và Yên Bài; Suối Bán Xôi bắt nguồn từ SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 21
  28. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) một phần của núi Ba Vì và một phần từ núi yên ngựa chảy qua địa phận huyện Yên Bài tạo nên sông Măng nay là lòng hồ Đồng Mô. Hồ Đồng Mô với mực nước cao nhất theo thiết kế cos 24 và thấp nhất cos 13, để sân golf hoạt động được, mực nước cao nhất hiện nay là cos 21,5. Với trữ lượng lớn nhất khoảng 10 triệu m3 phục vụ rất nhiều cho hoạt động du lịch. Hồ Đồng Mô với diện tích mặt nước rộng chính là điểm du lịch hấp dẫn du khách đến du lịch tại đây. Du khách đến đây để tham quan, nghỉ nghơi, đồng thời có thể tham gia nhiều loại hình du lịch như câu cá, chèo thuyền thăm hồ, đi cano Như vậy có thể nói tài nguyên nước tại khu DLST Đông Mô là một trong những tiềm năng du lịch rất mạnh trong việc phát triển du lịch tại đây. 1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật Thực vật ở khu DLST Đồng Mô chủ yếu là các loại cây canh tác như: lúa, hoa màu, các loại cây ăn quả như vải, nhãn ngoài ra trên các đồi trọc còn được trồng một số loại cây xanh chủ yếu là cây Keo. Ngoài việc phủ xanh đất trống đồi trọc còn nhằm mục đích kinh tế, tạo bầu không khí trong lành và cảnh quan hấp dẫn du khách Theo điều tra về nhu cầu của khách du lịch một trong những yếu tố thu hút khách du lịch là các loài cá trong hồ Đồng Mô được nuôi thả để phục vụ nhu cầu của du khách như: câu cá tại hồ Đồng Mô, thưởng thức những món ăn từ cá theo phong cách dân tộc Các loài cá ở đây chủ yếu là cá Chép, cá bống to, cá chim trắng, cá lăng, cá mè phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách.  Đặc điểm của các loài cá trong hồ Đồng Mô 1. Cá Chép SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 22
  29. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Cá Chép thông thường hay cá chép Châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Loài cá này đã được đưa vào nuôi ở các môi trường khác nhau trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu thì loài cá này có thể lớn đến độ chiều dài tối đa khoảng 1,2m và cân nặng tối đa là 37,3kg cũng như tuổi thọ cao nhất được nghiên cứu và ghi chép lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã thường có xu hướng nhỏ nhẹ hơn khoảng 20% - 30% các kích cỡ khối lượng cực đại. Cá Chép có thể sống trong nhiều điều kiện khác nhau tuy nhiên nó vẫn thích hợp nhất với môi trường nước rộng, có dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm như: rong, rêu Là một loài cá sống thành bầy và chúng ưa thích sống từ 5 con trở lên. Từ thời nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới nước ngọt hay nước lợ với độ PH là 7,0 – 7,5. Và khoảng nhiệt độ lý tưởng là từ 3-240C. Là một loài cá đẻ trứng nên một con cá Chép trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ, cá bột thường bị nhiều loài cá khác săn bắt như cá Chó; cá Vược miệng to Cá Chép là một món ăn được nhiều du khách ưa chuộng vì vị thơm đặc biệt của nó. 2. Cá Lăng Cá Lăng là tên gọi của một loài cá trong họ cá Lăng, bộ cá da trơn. Cá Lăng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất. Trong tự nhiên đã bắt được những con từ 40 – 50 kg. Ở Việt Nam, cá Lăng SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 23
  30. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) chỉ xuất hiện ở một vài con sông ở miền núi và chỉ ở những đoạn dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh Cá Lăng là một loài cá không có xương dăm, thịt rất ngon nên rất được ưa chuộng. Trong loài cá Lăng thì cá Lăng Nghệ được xem là loài cá có dung nhan hấp dẫn nhất. Ngoài kích thước tương đối lớn của họ cá Lăng thì cá Lăng nghệ còn có màu sắc rất đẹp. Toàn thân chúng bao phủ một màu vàng nghệ trông rất bắt mắt và không chỉ là một loài đặc sản trên bàn tiệc mà còn có thể nuôi làm cảnh. Một đặc điểm khá thú vị ở loài lăng nghệ này là bằng mắt thường, con người có thể nhìn thấy từng đốt cơ bên trong cơ thể của chúng. Cá Lăng là loài cá bản địa thịt thơm, ngon, và thường được bán với giá rất cao khoảng từ 250.000 - 300.000 /kg. Chính vì vậy, cá Lăng cũng là một loài cá dược du khách ưa thích và lựa chọn.VD: Chả Cá Lã Vọng Hà Nội cũng trở nên nổi tiếng vì được làm từ loại cá này. Khách du lịch đến với Đồng Mô cũng một phần là do sức hấp dẫn của loài cá này. 3. Cá Chim Trắng Cá chim trắng nước ngọt được nhập vào Việt Nam từ năm 1998. Ðến năm 2000, việc cho sinh sản nhân tạo cá theo quy trình công nghệ sản xuất giống cá của Trung Quốc đã thành công. Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 - 32 0C, nhưng thích hợp trong khoảng từ 28 - 30 0C. Cá SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 24
  31. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới 10oC có biểu hiện không bình thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm. Cá chim có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 - 10, cá chết ở độ mặn 15. Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như ao, hồ, đầm. với độ pH từ 5,6 - 7,4. Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy. Về đặc điểm hình thái, cá có đường kính mắt bằng 1/4,5 chiều dài đầu. Răng có hai hàm, hàm trên và hàm dưới. Hàm trên có hai hàng răng, hàng ngoài có 10 răng, hàm trong có 4 răng. Hàm dưới cũng có hai hàng răng, hàng ngoài có 14 răng với 6 răng lớn và 8 răng nhỏ, hàng trong có 2 răng. Mặt răng có dạng răng cưa. Số lược mang của cung mang thứ nhất: 30-36. Số vẩy đường bên: 81- 98. Số vẩy trên đường bên: 31-33. Số vẩy dưới đường bên: 28-31. Tia vây không có gai cứng. Số vây lưng: 18-19. Số vây ngực: 14 (có 13 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây bụng: 8 (7 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây hậu môn: 26 (24 tia phân nhánh, 2 tia cứng không phân nhánh). Các vây bụng và vây hậu môn của cá có màu đỏ. Vây đuôi có điểm vân đen ở diềm đuôi. Cá có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường sống. Dạ dày của cá tương đối to, có hình chữ U. Chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều dài thân. Xung quanh ruột và nội tạng có nhiều mỡ. Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể. Cá rất tích cực bắt mồi, nuốt rất nhanh. Thức ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt ngũ cốc, lúa. So với một số loài cá khác, cá Chim Trắng nước ngọt lớn rất nhanh, trung bình có thể tăng trọng 100g/tháng. Trong điều kiện thích hợp, từ sau 6 – 7 tháng SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 25
  32. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) nuôi thì cá Chim Trắng nặng 1,2 - 2 kg/con. Loài cá này có thể sống đến 10 năm tuổi. 4. Cá Trắm Cá Trắm Cỏ: Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi; chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8-4,4 lần của chiều dài đầu; chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung; hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt; không có xúc tu; các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19); vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn; màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt. Cá Trắm Cỏ sống trong môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch. Chúng sống ở nhiệt độ từ 0 – 350C Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo. Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 26
  33. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen. Cá Trắm Đen: Cá trắm đen (danh pháp khoa học: Mylopharyngodon piceus) là một loài cá thuộc Họ Cá chép. Cá trắm đen được nuôi để làm thực phẩm và dược phẩm. Cá trắm đen có thể có chiều dài lên đến 1 m và nặng đến 32 kg. Chúng ăn ốc sên, ốc nhồi. Cùng với cá trắm cỏ và cá mè, đây là một trong những giống cá được nuôi phổ biến ở châu Á, được xem là một trong 4 loài cá nuôi quan trọng ở Trung Quốc và đã được người Trung Quốc nuôi hàng ngàn năm nay. Chúng không phân bố rộng khắp thế giới. Ở Trung Quốc, cá trắm đen được thích nhất và đắt nhất trong 4 loài cá nuôi và một phần do chế độ ăn uống của chúng nên chúng trở nên hiếm hoi và đắt nhất trong 4 loại cá nuôi phổ biến nhất Trung Quốc. 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Qua việc tìm hiểu những vấn đề chung về du lịch sinh thái: Khái niệm về du lịch sinh thái, những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, các điều kiện phát triển du lịch sinh thái, các loại hình sinh thái và mối quan hệ của du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương đã giúp em hiểu sâu hơn về du lịch sinh thái. Ngoài ra những vấn đề khái quát của khu du lịch Đồng Mô như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật đã giúp em có thể thấy được sức hấp dẫn của khu DLST Đồng Mô. Trên đây là những điều cơ sở cần thiết để em có thể tiếp tục nghiên cứu chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Mô. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 27
  34. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐỒNG MÔ 2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.1.1Các điều kiện kinh tế Nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị trong tỉnh; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. Trong những năm gần đây, thị xã Sơn Tây là một trong những vùng có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm, cơ cấu chuyển dịch kinh tế có sự chuyển biến nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ thể là: công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%, nông - lâm nghiệp chiếm 12,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã Sơn Tây đạt xấp xỉ 16%. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi với hai tuyến đường là quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc, có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch – thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. 8 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện khó khăn, thị xã Sơn Tây vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 15,5%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm 2007 tăng 17,82% đạt 446,72 tỷ đồng; SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 28
  35. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) thương mại, dịch vụ tăng 57,7% đạt 1.130 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp đạt 58,4% kế hoạch năm, bằng 72,7 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước được 77 tỷ đồng (đạt 59,24% kế hoạch năm) Theo cáo cáo của Uỷ ban kinh tế thành phố Hà Nội thì thị xã Sơn Tây đang phát triển đồng đều các ngành, cụ thể: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Bình quân trong 5 năm (2004-2008) tăng 13,86%; 3 năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt 17,6%, ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu tăng 18-25%. Hiện thị xã Sơn Tây có 90 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đi vào hoạt động thu hút gần 4000 lao động địa phương. Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong 3 năm gần đây tăng 20,3%. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn 208 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh. Về du lịch: Sơn Tây đã và đang được khai thác hiệu quả, thu hút được đông khách du lịch trong và ngoài nước với các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Về nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 19% năm 2004 còn 12,6% năm 2008. Giá trị 1 ha canh tác năm 2008 đạt 42 triệu đồng (năm 2004 đạt 26 triệu đồng). Kinh tế trang trại và hộ gia đình phát triển mạnh đem lại hiệu quả cao. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 168 trang trại (trang trại lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; cây ăn quả; nuôi trồng thủy sản), trong đó 94 trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng/năm. 2.1.1.2 Văn hoá - xã hội Lĩnh vực văn hóa, xã hội trong vùng phát triển khá đồng đều, an ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội đảm bảo. Trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị, Thị xã đang triển khai 29 dự án quy hoạch, trong đó có 4 đồ án quy hoạch về xây dựng, mở rộng thị xã đến năm 2020, tầm nhìn 2050; 15 quy hoạch SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 29
  36. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) đô thị, khu dân cư với 1.007,3 ha; 3 điểm công nghiệp với trên 210 ha; 5 quy hoạch dịch vụ; thương mại 210, 8 ha và các quy hoạch khác, tu bổ tôn tạo di tích làng cổ Đường Lâm, đền Và Hiện tại, Sơn Tây có 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 15 di tích cấp quốc gia. Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống là: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh, làng nghề Thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông. Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh). 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giày, tơ tằm, tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh Về giáo dục: Chất lượng giáo dục và đào tạo của thị xã Sơn Tây luôn được nâng cao với 99% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn. Số học sinh giỏi và học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đạt 30%. Thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học và cao đẳng. Đặc biết có đến 7 trường đại học và học viện quân sự có trụ sở tại đây, đó là: Học viện quân y: Đào tạo dược sĩ, Bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ y khoa và y sĩ. Thành lập năm 1949. - Trụ sở chính: Đường Phùng Hưng quận Hà Đông – Hà Nội. - Cơ sở 2: Thị xã Sơn Tây. Học viện Hậu cần: Đào tạo sĩ quan hậu cần cấp chiến thuật phân đội và cấp chiến thuật chiến dịch. Binh đội, binh đoàn. Thành lập năm 1974 trên cơ sở trường Sĩ quan hậu cần thành lập năm 1951. Học viện Phòng không – Không quân: Thành lập năm 1986. Đào tạo sĩ quan chiến thuật phòng không – không quân cấp quân đội, kĩ sư hàng không và sĩ quan chiến thuật chiến dịch. - Trụ sở chính: Xã Kim Sơn phường Trung Sơn Trầm thị xã Sơn Tây. - Cơ sở 2: Đường Trường Chinh - Hà Nội. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 30
  37. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Trường sĩ quan Lục quân 1: Thành lập năm 1945, đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các phân khu, quân đoàn phía Bắc Việt Nam. - Trụ sở chính: Xã Cổ Đông – thị xã Sơn Tây. Học viện Biên phòng: Đào tạo sỹ quan biên phòng. - Trụ sở chính: phường Sơn Lộc thị xã Sơn Tây. Đào tạo sĩ quan biên phòng trình độ cao đẳng và đại học các chuyên ngành. - Cơ sở 2: Phường Mai Dịch – Hà Nội (đào tạo sau đại học) Trường sĩ quan Pháo binh: Thành lập năm 1957. Đào tạo sĩ quan chiến thuật pháo binh cấp phân đội. Đào tạo chuyển loại chính trị pháo binh, đào tạo cán bộ tên lửa mặt đất và tên lửa chống tăng. - Trụ sở chính: phường Trung Sơn Trầm thị xã Sơn Tây. Trường sĩ quan Phòng hóa: Thành lập năm 1976. Đào tạo sĩ quan chỉ huy kĩ thuật hóa học trình độ đại học quân sự và trung cấp chuyên nghiệp. Khai thác sửa chữa khí tài phòng hóa, phân tích chất độc quân sự. - Trụ sở: Tân Phú xã Sơn Đông thị xã Sơn Tây. Về y tế: Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của thị xã Sơn Tây được từng bước nâng cao, cơ sở vật chất tuyến cơ sở từng bước được đầu tư hiện đại. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo chu đáo. 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Sơn Tây – Hà Nội rất phong phú và đa dạng, những di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các giá trị do con người tạo dựng lên, tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nét đẹp cho vùng văn hóa Xứ Đoài. 2.1.2.1 Làng Cổ Đường Lâm Vị trí: Thuộc địa phận xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 45km Đặc điểm: Từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng, giếng nước tất cả đều được xây bằng đá ong đã tạo nên một quần thể kiến trúc, một ngôi làng độc đáo đặc trưng SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 31
  38. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) cho làng vùng trung du Bắc Bộ. Làng Đường Lâm là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 10. Đây cũng là quê hương của sứ thần Giang Văn Minh, nhà ngoại giao lỗi lạc, người đã anh dũng hy sinh khi đi sứ để bảo toàn quốc thể. Làng Đường Lâm có tới 21 đồi gò, 18 rộc sâu và có sông Tích nước xanh trong uốn lượn quanh làng. Tại đây có đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền với các chuông đồng, khánh đá, đồ gốm sứ, các bức chạm và các bia đá cổ lớn. Tại nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quí như rìu đá, di chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng. Gần đó còn có những rộc sâu, tương truyền xưa là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thuở nhỏ chơi trò thủy chiến. Ngày 28/11/2005 Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định số 77/2005/QD- VHTT, xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đối với “ Di tích kiến trúc nghệ thuật Làng Việt Cổ Đường Lâm”. Ngày 19/5/2006, đúng dịp kỉ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Làng Đường Lâm đón nhận bằng công nhận với quy mô hoành tráng và xứng đáng là Làng cổ đầu tiên trong cả nước được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. 2.1.2.2 Chùa Mía SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 32
  39. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Chùa Mía tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Chùa Mía tên hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên vùng đồi của làng Đông Xàng (xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây), cách Hà Nội gần 50 cây số về phía tây Thế kỷ XVII, chùa bị hư hỏng, điêu tàn đổ nát. Năm 1632, Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Xàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn các làng thuộc Tổng Mía cùng tôn tạo lại. Cung phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623- 1657) vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An). Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà, đã tạc tượng đem thờ ở chùa. Người dân nơi đây tôn sùng bà là “Bà Chùa Mía”. Về sau, Chùa được tu bổ nhiều lần, nhưng đến nay từ quy mô đến kiến trúc của chùa vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Tấm bia dưới gác chuông ghi năm Vĩnh Tộ thứ ba (1621) nói về việc lập chùa. Cấu trúc chùa Mía gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang san sát, nối kề nhau theo hình chữ Mục. Bước qua cổng Tam quan, nhìn sang bên phải, du khách sẽ nhìn thấy cây đa cổ, gốc to khít vòng tay mấy người ôm, rễ cây rắn chắc nổi lên trên mặt đất. Đối đỉnh với ngọn đa già là tòa bảo tháp cử phẩm Liên hoa. Tòa tháp này mới được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật. Đây cũng là ngọn Tháp bút, Kính thiên, được coi là trấn giữ cho mạch âm của làng quê được an lành và phát triển. Đi vào bên trong là khu nội điện gồm SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 33
  40. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” rất bề thế. Tháng 5-2006, Thành hội Phật giáo TP.HCM kết hợp với Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam, trong đó có Chùa Mía là nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Ở đây có đến 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và sáu pho tượng bằng đồng. Đến Chùa Mía ngày rằm hay mùng một du khách sẽ thấy lại quang cảnh rất đẹp và trang nghiêm của các cụ .bà trong làng ngày nay vẫn giữ phong tục đi chùa ngày rằm, mùng một rất nghiêm túc. Các cụ vẫn giữ được truyền thống mặc áo dài tứ thân, khăn đen vấn đầu, đi lễ cầu kinh. Bên ngoài cách chùa mía khoảng 200m, có một ngôi đình làng mới được xây dựng, ngày lễ các cụ ông cụ bà ra đình ngồi uống chén nước, trò chuyện, hay chơi cờ chờ nhau cùng đi lễ chùa. Vào những ngày đầu xuân tại đây tổ chức các nghi lễ, những phong tục cổ truyền của dân tộc. Đến đây du khách sẽ thấy lại một trong những đặc trưng của văn hóa miền quê xứ Bắc như: Đánh cờ ở các điếm, lễ chùa đầu xuân, gặp lại những con người có thể kể lại vanh vách những câu chuyện huyền thoại, những nét đẹo văn hóa cổ tưởng đã mất hẳn theo thời gian và theo dòng phát triển của thời hiện đại. Chùa Mía là điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi có dự định đi thăm các ngôi chùa trên đất Bắc. 2.1.2.3 Đền Và Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Sơn Tây 2 km về phía đông, còn gọi là Đông Cung, Đông Chấn Cung, một trong bốn chấn cung thờ thần núi Tản Viên ( Ba Vì) thuộc thôn Vân Gia – xã Trung Hưng. Đặc điểm: Đền Và có quy mô to lớn, thờ Đức Thánh Tản (Sơn Tinh). Diện tích khu đền khoảng 2.000m², có tường bao quanh, xây bằng đá ong. Theo lý thuyết phong thuỷ, quả đồi hình con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Đền có từ xa xưa, được mở rộng qui mô vào năm Minh Mạng thứ 12 SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 34
  41. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) (1831). Kết cấu kiến trúc có hai dãy nhà 5 gian, thông gian giữa bằng “ống muống” tạo thành hình chữ “công” theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các đầu đao cong mềm mại. Trước nhà tiền tế là hai dãy nhà tả mạc, hữu mạc. Kế tiếp là gác trống, gác chuông 8 mái. Nghi môn trông về núi Tản Viên, phía trước có dinh thờ ngũ hổ. Cạnh dinh ngũ hổ là giếng Cô Tiên nước luôn trong. Trong đền có hai cây ngọc lan, cây vóc vàng, cho hương thơm dịu ngọt và đều nở hoa vào mùa hè thêm hương sắc ở nơi thờ thần. Cách sắp xếp bài vị và tượng thờ ở đây đã mô phỏng thiết chế cung đình xưa trong con mắt người đương thời. Toàn bộ công trình cho thấy trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao. Các di vật trong đền gồm có: Một khám thờ cao 3m, bài vị Đức Quốc Mẫu. Bài vị của Tam Vị Đức Thượng Đẳng Thần Đức Thánh Tản Viên ( húy là Nguyễn Tuấn), Cao Sơn ( húy là Nguyễn Hiển), Quý Minh ( húy là Nguyễn Sùng). Đền trung có bốn pho tượng tứ trấn, mỗi bên 2 pho tượng ở tư thế đứng, tay cầm vũ khí cổ, khoác áo bào đỏ, cùng nhìn vào nhau, bốn pho tượng này được gọi là tứ trấn, trấn ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc quanh núi Ba Vì. Ngoài nhà hiên của Đền Trung là 2 pho tượng ở tư thế ngồi. Hai vị này ngồi bên ngoài sát với tiền tế để lắng nghe những lời thỉnh cầu của dân gian rồi trình tâu lên Thánh Tản. Đền còn lưu giữu được 18 Đạo sắc phong với 17 đạo là bản chính, có dấu ấn tờ sắc có niên đại sớm nhất là đời Phúc Thái 3 (1645) và gần đây nhất là đời SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 35
  42. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Khải Định 9 (1924). Câu đối gồm 47 đôi được viết trên vách cột, trên gỗ, và chép lẫn cả ở trong thần tích. Hoành phi có 18 bức được viết trên gỗ. Văn tế còn 1 quyển, ngoài ra còn nhiều bút kí, thơ, phú được viết (hoặc khắc) trên biển gỗ. Bia đá gồm 2 tấm có niên đại Tự Đức (1863). Chuông đồng gồm 3 quả (quả lớn nhất để trên gác) ghi chép rõ tên của những nhà hảo tâm quyên góp tiền công đức. Đền Và đã được Bộ Văn Hóa- Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia năm 1962. Hiện nay, Đền Và là nơi thu hút một lượng khách lớn trong nước tới tham quan, nghiên cứu và hành lễ. 2.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Mô 2.2.1. Những thuận lợi cơ bản  Sơn Tây là một thị xã giàu tiềm năng du lịch, cộng với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là lợi thế lớn nhất để đầu tư phát triển du lịch tại đây.  Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III ngày 30 tháng 5 năm 2006 và đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp lên thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây ngày 2 tháng 8 năm 2007.Đây được coi là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của thị xã sơn Tây.  Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội.Đây là thuận lợi cơ bản nhất giúp cho thị xã Sơn Tây có được sự quan tâm nhiều hơn của nhà nước và các dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực Du Lịch.  Nhờ có sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền mà nơi đây đã và đang được nhà nước đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, và các công trình khác nhằm phục vụ nhân dân và cũng là một thuận lợi lớn để phát triển du lịch.  Khoảng cách từ Hà Nội đến sơn Tây khoảng 45km, với các tuyến đường SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 36
  43. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) giao thông lớn như Láng - Hòa Lạc rất thuận lợi cho khách du lịch trong và ngoài nước nghỉ tại Hà Nội đến du lịch tại đây.  Nơi đây có khí hậu rất dễ chịu, là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến trong những ngày nghỉ cuối tuần của mình.  Vào những năm 1985, 1986 nơi đây được nhà nước quan tâm và có quyết định “phủ xanh đất trống đồi trọc” chính vì thế những quả đồi trọc nay đã trở thành những quả đồi xanh mát rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Trên đây là những thuận lợi cơ bản nhất để phát triển du lịch ở khu vực thị xã Sơn Tây nói chung và DLST Đồng Mô nói riêng. 2.2.2 Một số khó khăn trước mắt Mặc dù nguồn tài nguyên du lịch của nơi đây rất đa dạng, độc đáo và giữ một tiềm năng lớn so với các khu vực khác tuy nhiên ngành du lịch nơi đây vẫn gặp phải một số khó khăn sau:  Về cơ sở vật chất: Đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển du lịch còn chưa đồng bộ dẫn đến việc chất lượng dịch vụ chưa cao. Các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của du khách còn ít, chưa phát triển.  Hồ Đồng Mô là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách tuy nhiên nơi đây còn là nơi phục vụ nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Chính vì vậy mực nước phục vụ cho du lịch còn chưa ổn định và gặp phải rất nhiều khó khăn.  Nguồn nhân lực : Tại các điểm du lịch còn thiếu các hướng dẫn viên điểm không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu sâu và kĩ lưỡng của du khách. Điều này không tạo ra được sự thoải mái đối với du khách, không đáp ứng được nhu cầu của khách nhất là đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ để giới thiệu cho khách quốc tế càng thiếu trầm trọng. Đây chính là khó khăn lớn thứ hai sau khó khăn về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Hai vấn đề này cần được đẩy mạnh quan tâm để có những giải pháp kịp thời nhằm khai thác để phát triển du lịch có hiệu quả. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 37
  44. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI)  Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch: Hoạt động này giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Bởi đây là một hoạt động Marketing rất hữu hiệu trong việc quảng bá, giới thiệu về một địa danh , một tài nguyên du lịch nào đó Tuy nhiên tại khu du lịch Đồng Mô hoạt động này diễn ra quá ít dẫn đến việc rất ít du khách biết đến khu du lịch này.  Những khó khăn trên chính là những nguyên nhân khiến cho hoạt động du lịch chưa được khai thác tương ứng với tiềm năng du lịch của nó. Trước tình hình này, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền liên quan cần cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để khắc phục những vấn đề này. 2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 2.3.1.1. Hệ thống giao thông Các tuyến đường giao thông tới khu du lịch Đồng Mô rất thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch. Sơn Tây là thị xã trực thuộc của thành phố Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Việt Nam nên nơi đây có các tuyến đường giao thông lớn như: Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc; Quốc lộ 32; Quốc lộ 21 Với vị trí địa lý và giao thông thuận tiện như vậy là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với khu DLST Đồng Mô. 2.3.1.2. Thông tin liên lạc Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã được lắp đặt mới hơn 2.500 máy điện thoại cố định. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn của thị Xã đến năm 2008 là 19.000 máy. Số người sử dụng điện thoại đạt 26,5 máy/100 dân. Đã có hơn 2.900 hợp đồng đăng kí sử dụng thuê bao Internet trên toàn địa bàn của thị xã. Có 2 đơn vị truyền hình cáp được cấp giấy phép đi vào hoạt động góp phần nâng cao dân trí cho người dân địa phương. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 38
  45. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp địa bàn thị xã Sơn Tây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Và cũng là điều kiện tốt cho người dân địa phương và khách du lịch tại đây. 2.3.1.3. Hệ thống nước sinh hoạt Hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn thị xã SơnTây Sử dụng nguồn nước sạch cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có 60% sử dụng nguồn nước máy. Công suất khai thác của nhà máy nước đạt 4,8 triệu m3 đạt 109% kế hoạch năm. Hệ thống nước máy tại thị xã đã góp phần rất lớn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước đã qua sử lý còn liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách trong thời gian lưu trú tại khu du lịch. Vì vậy đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. 2.3.1.4. Điện Hệ thống điện lưới của thành phố không ngừng được đầu tư nâng cấp, có được những tiến bộ và phát triển mạnh hơn trước. Hệ thống điện đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và quá trình phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác của thành phố. Hiện trạng hệ thống điện của thành phố tương đối hoàn chỉnh và phủ kín toàn bộ các xã, phường. Trạm hạ thế 110 KV -> 35 (10 KV) trung gian E7 Xuân Khanh với 3 máy biến áp với tổng công suất 96.000 KVA có nguồn điện tương đối đảm bảo. 2.3.1.5. Các công trình khác Hiện nay trên địa bàn có 5 siêu thị; 13 chợ xã, phường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương và khách du lịch. Đầu tư xây dựng 3 trạm bơm nước, 1 đường điện trạm bơm và xử lý tiêu thoát nước ngập úng khu khoang dọc xã Cổ Đông; xây dựng nâng cấp công trình thủy lợi đập Đồng Mô , kênh trạm bơm sông Hang, tuyến kè bờ hữu sông Hồng Trong vùng hiện nay đã có đầy đủ các công trình nhà văn hóa, trạm y tế . SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 39
  46. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách. 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch. Khu du lịch sinh thái Đồng Mô cũng vậy, nơi đây đã có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nhu cầu của khách du lịch khá tốt. Đặc biệt là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch của sân gofl Đồng Mô – sân gofl đạt tiêu chuẩn 5 sao. Hệ thống sân golf Hệ thống sân golf Đồng Mô bao gồm hai sân 18 lỗ là sân Lakeside (Bên hồ) và sân Mountain View (Hướng núi). Sân golf Lakeside được thiết kế với nhiều hồ nước có hình dáng hết sức đa dạng bao bọc quanh sân. Bề mặt địa hình của sân có SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 40
  47. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) độ dốc thoai thoải. Trong số 18 lỗ chơi thì có đến 13 lỗ được thiết kế gần hồ nước. Các yếu tố tự nhiên của sân đã tạo ra đường đánh bóng đẹp, độc đáo và thách thức với mọi khách chơi golf. Sân Lakeside có độ khó là par 72 (72 gậy) và độ dài là 6.454 yard (5800 m). Sân Mountain View được thiết kế hoà nhập với địa hình tự nhiên ở đây với việc tận dụng tối đa những lợi thế về không gian của các vùng đất ven hồ nước, những rặng núi và rừng cây ở xung quanh. Với thiết kế hoàn hảo như vậy sân golf này có thể làm thoả mãn mọi khách chơi golf ở các trình độ khác nhau. Độ dài đường lăn bóng của sân Mountain View là 7.100 yard (6.442 m). Sân golf này sẽ bao gồm một Nhà Câu lạc bộ mới, bến thuyền, đường tập phát bóng, bãi tập đẩy bóng và đánh bóng hố cát. Nhà ăn Câu lạc bộ Nhà ăn Câu lạc bộ có thể cung cấp nhiều món ăn đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của mọi du khách khắp nơi trên thế giới. Nhà ăn này mở cửa phục vụ thực khách cả ba bữa sáng, trưa và tối. Nhà ăn được trang bị một màn hình TV lớn với các kênh thể thao và thời sự truyền hình vệ tinh liên tục 24h trong ngày. Toàn bộ Nhà ăn được lắp đặt hệ thống điều hoà hiện đại. Giày chơi golf được phép đi vào Nhà hàng. Phòng thay đồ và tủ để đồ Một phòng thay đồ lớn được lắp đặt điều hoà luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khách sau khi chơi. Phòng thay đồ này được trang bị trên 260 tủ đựng đồ cho khách do vậy có thể ngay một lúc phục vụ những nhóm khách chơi golf lớn. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 41
  48. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Hội viên của Câu lạc bộ có thể gửi túi gậy golf mà không phải trả thêm phí. Tại đây cũng có một quầy cho thuê các dụng cụ chơi golf với các nhãn hiệu và chủng loại khác nhau có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu đa dạng của khách chơi Nhà Câu lạc bộ mới Nhà Câu lạc bộ mới hiện đang trong quá trình xây dựng. Sau khi hoàn thành Nhà Câu lạc bộ mới sẽ trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp (Resort) golf hiện đại và tiện nghi, gồm một khách sạn 80 buồng và 50 biệt thự riêng biệt. Những hội viên của Câu lạc bộ sẽ được sử dụng các thiết bị trong Nhà Câu lạc bộ, nhà nghỉ chân khi chơi golf, khu biệt thự, bể bơi, khu thể thao bóng nước, nhà xông hơi, sân tennis và nhiều hạng mục công trình khác. Tất cả các cơ sở vật chất kỹ thuật trên đều được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Khu tập đánh golf và bán các thiết bị chơi golf chuyên nghiệp Khách chơi golf có thể vào khu tập đánh golf và các quầy bán thiết bị chơi golf chuyên nghiệp. Trong quầy bán thiết bị chơi golf, khách chơi golf có thể tìm thấy các loại thiết bị dụng cụ phục vụ chơi golf với các nhãn hiệu, chủng loại đa dạng như gậy golf, bóng, cọc đặt bóng, giầy golf, găng tay, túi đựng, quần áo thể thao, xe chở dụng cụ golf . Trong khu tập đánh bóng có 12 đường tập có mái che, hai bãi tập đẩy bóng và một bãi tập đánh bóng bẫy cát có thể giúp khách chơi luyện tập các kỹ năng của mình. Hội viên của Câu lạc bộ được hưởng ưu đãi giảm giá khi tham gia tập đánh bóng. Ngoài hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của sân gofl Đồng Mô thì khu du lịch Đồng Mô còn có một số cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu của du khách và càng ngày những hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật này càng được nâng cấp để phục SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 42
  49. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch: Đầu tiên là khu Khách sạn Thiên Mã: Nằm ở cửa ngõ của sân gôn quốc tế, sát ven hồ theo đường du lịch Đồng Mô với 24 phòng nghỉ hiện đại, các phòng hội thảo lớn có sức chứa tầm 150 người, phòng ăn rất phù hợp cho các cuộc hội thảo, ngoài ra còn có 3 phòng ăn vip, 1 phòng ăn trung tâm, 1 phòng ăn dã chiến (phòng nhà lá). Không những thế, khu du lịch lại là điểm đầu của quần thể du lịch Sơn Tây - Ba Vì nên khá hấp dẫn. Từ đây, du khách có thể đến thăm Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía và các khu du lịch Suối Hai, thăm K9 và đền thờ Bác ở Ba Vì, vì vậy, năm 2005, bên cạnh việc phục vụ các cuộc họp hành, hội thảo, Trung tâm còn dự định kinh doanh lữ hành để đưa du khách đi thăm các danh thắng trong quần thể du lịch Sơn Tây -Ba Vì. Để hấp dẫn du khách, Trung tâm rất chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phục vụ tận tình, đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. 30 nhân viên phục vụ của Trung tâm đều đã được đào tạo chuyên nghiệp, có phong cách phục vụ lịch sự, chu đáo, tận tình. Bếp trưởng là người có tay nghề cao, có thể nấu được những món ăn đặc sản cao cấp phục vụ theo nhu cầu của du khách. Gần đây, Khách sạn Thiên Mã đã mở thêm các dịch vụ xông hơi, mát xa để phục vụ du khách nghỉ ngơi thư giãn sau những thời gian làm việc mệt mỏi. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 43
  50. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) khu nhà hàng Cơm Lam Mường Động: Là một khu nhà sàn bên hồ sen rộng với diện tích 2,7 ha, nằm đối diện với khách sạn Thiên Mã. Đây là nơi có thể làm thỏa mãn thú ẩm thực của du khách bởi những món ăn theo phong cách dân tộc, những món ăn đặc sản riêng có của vùng Đồng Mô và rừng núi xứ Đoài. Từ năm 2005, du khách đến với du lịch Đồng Mô, ngoài những đặc sản núi rừng ra, còn được thưởng thức các loại cá tươi đánh trực tiếp từ hồ Đồng Mô và gà ri thả đồi đặc biệt khoái khẩu. Thuyền và canô phục vụ nhu cầu tham quan lòng hồ Đồng Mô của du khách: toàn bộ khu du lịch hiện nay có 2 xuồng cao tốc và 30 canô để phục vụ nhu cầu đi thăm các đảo của khách. 2.3.3. Hiện trạng về môi trường Theo nghiên cứu, khu du lịch Đồng Mô là nơi có môi trường trong sạch, Môi trường không khí thoáng đãng do nằm trong khu vực có nhiều cây xanh, hơn thế nữa nơi đây có hồ Đồng Mô với diện tích mặt nước rộng tạo được không khí trong lành, mát mẻ quanh năm rất phù hợp cho việc phát triển DLST. Do có được sự quan tâm của các cấp chính quyền và ban quản lý khu du lịch mà khu du lịch Đồng Mô đã có một số biện pháp xử lý rác thải: Có các thùng rác tại các điểm du lịch để du khách để rác, ngoài ra ở khu du lịch còn treo các biển nhắc nhở về việc bảo vệ môi trường của du khách. Điều này rất có ích trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường ở khu du lịch sinh thái Đồng Mô nói riêng. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 44
  51. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường tại đây vẫn chưa được thực hiện nghiêm ngặt, chưa có các biện pháp xử phạt đối với những người chưa thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường trong khu du lịch. Một số khách du lịch vẫn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung và môi trường trong du lịch sinh thái nói riêng. Họ vẫn xả rác bừa bãi tại các điểm du lịch mặc dù đã có các thùng rác di động. Hành động này đã một phần nhỏ làm phá vỡ hệ môi trường sinh thái tại khu du lịch Đồng Mô, gây ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường của khu vực du lịch, mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó, làm giảm sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Khách du lịch đến Đồng Mô ngày càng nhiều thì tác động đến môi trường ngày càng lớn. Từ thực trạng trên đòi hỏi cần phải có các biện pháp hữu hiệu hơn trong việc bảo vệ môi trường như: tằng cường các hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường của khách du lịch, đầu tư thêm các thùng rác nhỏ tại các điểm du lịch, xây thêm một số nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu của du khách Ngoài ra cần phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với khách du lịch khi không thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch. 2.4. Kết quả kinh doanh tại khu du lịch Đồng Mô 2.4.1. Đối tượng khách Đối tượng khách đến với khu du lịch Đồng Mô chủ yếu là các đoàn khách học sinh, sinh viên, công nhân viên chức họ đến đây để nghỉ ngơi, thăm quan, nghiên cứu Đến với khu du lịch Đồng Mô phần lớn số lượng khách đến với sân golf Đồng Mô, mà đến với nơi đây chủ yếu là các đại gia, họ có khả năng tài chính để thanh toán cho hoạt động du lịch của mình. Theo điều tra thì cơ cấu khách du lịch đến với sân golf Đồng Mô chủ yếu là khách nước ngoài mà nhiều nhất là người Hàn Quốc chiếm 40%, tiếp đó là khách Nhật Bản 30%, khách Việt Nam chiếm khoảng 15%. Còn lại là khách của các nước Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ Hiện nay sân golf có khoảng 600 hội viên. Theo thống kê lượng khách du lịch đến với khu du lịch Đồng Mô tăng SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 45
  52. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) trưởng khá đều đặn tuy nhiên đến giai đoạn 2003-2004 thì có giảm một chút so với các năm khác. Sau đây là bảng thống kê lượng khách đến với Đồng Mô giai đoạn 2001-2006. Bảng 2.1. Lượng khách đến Đồng Mô giai đoạn 2001-2006. (Đơn vị: lượt khách) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Lượng khách 1.430 1.680 1.210 1.460 2.137 2.826 Nguồn: phòng tổ chức khu du lich Đồng Mô. 2.4.2. Hệ thống các dịch vụ lưu trú. Hệ thống các dịch vụ lưu trú tại khu du lịch Đồng Mô gồm có khách sạn Thiên Mã và hệ thống các nhà nghỉ tại các đảo trên hồ Đồng Mô. Khách du lịch đến với khu du lịch Đồng Mô chủ yếu nghỉ qua đêm tại khách sạn Thiên Mã và số lượng khách nghỉ qua đêm tại khu du lịch này cũng không nhiều. Có một phần khách du lịch tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ và cắm trại qua đêm ngoài trời nên số lượng khách du lịch nghỉ trong các khách sạn, nhà nghỉ còn ít. Theo báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ lưu trú năm 2009 của phòng tài chính tổng hợp của khu du lịch Đồng Mô thì năm 2009 các khách sạn, nhà nghỉ đón khoảng 1.780 lượt khách nghỉ tại đây với doanh thu khoảng 1.305,8 triệu đồng. Sau đây là bảng thống kê kết quả kinh doanh của hệ thống các dịch vụ lưu trú giai đoạn 2005-2009. Bảng 2.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú của khu du lịch Đồng Mô giai đoạn (2005-2009). (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 729,5 894,7 932,1 1.189,5 1.305,8 Nguồn: ban quản lý khu du lịch Đồng Mô. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 46
  53. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy rằng doanh thu của hệ thống các dịch vụ lưu trú tại khu du lịch Đồng Mô tăng khá đều đặn. không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. 2.4.3. Các dịch vụ vui chơi giải trí. Đến với khu du lịch Đồng Mô khách du lịch sẽ được tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu là dịch vụ câu cá, chơi golf, đi ca nô thăm quan lòng hồ Đồng Mô Theo báo cáo của văn phòng sân golf Đồng Mô do công ty TNHH Thung Lũng Vua quản lý thì doanh thu từ việc chơi golf của khách là rất lớn. Dưới đây là bảng doanh thu ước tính của sân golf Đồng Mô giai đoạn 2005- 2009. Bảng 2.3. Doanh thu ước tính của sân golf Đồng Mô giai đoạn 2005-2009. Đơn vị: (triệu USD) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 5,0 5,7 6,3 6,5 7,1 Ngoài ra thì dịch vụ câu cá tại khu du lịch Đồng Mô mỗi năm thu khoảng 250 triệu đồng. Từ thực tế đó cho ta thấy được rằng dịch vụ vui chơi giải trí cũng mang đến cho khu du lịch Đồng Mô một nguồn doanh thu khá lớn để từ đó có thêm kinh phí để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch. 2.4.4. Các dịch vụ ẩm thực Đến với khu du lịch Đồng Mô du khách sẽ được thưởng thức những món ăn theo phong cách dân tộc như: các món ăn được chế biến từ cá trong hồ Đồng Mô, gà ri, cơm lam, dê núi Kết quả kinh của dịch vụ ẩm thực tại các khu của Khu du lịch Đồng Mô được tổng kết như sau: SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 47
  54. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) - Dịch vụ ăn uống tại khu nhà nghỉ Đồng Mô mỗi năm thu khoảng 120.000.000 (đồng) - Dịch vụ ăn uống tại khu câu cá: 520.00.000 (đồng) - Tại khu du lịch Đảo Ngọc thì dịch vụ ăn uống mang đến 1.140.000.000 (đồng) 2.4.5. Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ cơ bản phục vụ nhu cầu của khách du lịch thì khu du lịch Đồng Mô còn có một số các dịch vụ khác đem lại doanh thu tương đối lớn. Mỗi năm khu du lịch Đồng Mô ước tính thu được từ các dịch vụ khác như sau: - Dịch vụ xông hơi, mát xa, karaoke tại khu nhà nghỉ Đồng Mô thu khoảng 288.000.000 (đồng) - Cho thuê ki ốt tại khu câu cá thu khoảng 24.000.000 (đồng) - Dịch vụ Camping tại khu đảo Ngọc thu khoảng 108.000.000 (đồng) - Dịch vụ bãi tắm thu khoảng 648.000.000 (đồng) 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 cho chúng ta thấy rõ hơn về các điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Đồng Mô: Các điều kiện về kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn từ đó rút ra được một số những thuận lợi cơ bản và một số khó khăn trước mắt của khu du lịch Đồng Mô. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hiện trạng về môi trường; Kết quả kinh doanh về đối tượng khách, hệ thống các dịch vụ lưu trú, các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ ẩm thực và các dịch vụ khác đã cho chúng ta thấy rõ được thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Đồng Mô. Qua đây ta có thể thấy được rằng khu DLST Đồng Mô ngày càng phát triển hơn và nơi đây rất có tiềm năng để phát triển loại hình DLST. Qua chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô – Sơn Tây là cơ sở quan trọng để em mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển tốt hơn khu DLST Đồng Mô tại chương 3. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 48
  55. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) CHƢƠNG III NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG MÔ 3.1. Xu hƣớng phát triển du lịch và nhu cầu của du khách hiện nay 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 3.1.1.1. Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng Trong thời kì hiện đại, số lượng khách đi du lịch nước ngoài tăng nhanh. Những yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự gia tăng này là người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập của họ lại tăng dần. Điều kiện sống của nhân dân là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch cũng tăng nhanh. Thu nhập càng cao thì càng nhiều gia đình đi du lịch. Để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng dịch vụ, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành cầu du lịch. Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng, hoặc những người có thu nhập cao đi du lịch nhiều hơn. Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch. Trình độ giáo dục được nâng cao thì nhu cầu du lịch sẽ tang lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểu cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Ở Liên Xô cũ người ta đã tổng kết được rằng, trình độ văn hóa tăng lên thì số người nghỉ tại nhà giảm đi. Cụ thể là từ 36% trong số những người có trình độ sơ cấp SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 49
  56. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) xuống còn 28% ở những người có trình độ trung cấp và 7% ở những người có trình độ cao cấp. Những kết quả điều tra ở Hoa Kì cũng tương tự. Những gia đình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa cao thì tỷ lệ đi du lịch càng lớn. Giáo dục có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp. Tuy có một số trường hợp là ngoại lệ xong cơ bản là như vậy. Những người có trình độ giáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao. Bảng 3.1: Tỷ lệ người đi du lịch của những gia đình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa khác nhau. (Theo Robert W. McIntosh, 1995) Trình độ văn hóa của người chủ gia đình Tỷ lệ đi du lịch Chưa có trình độ trung học 50% Có trình độ trung học 65% Có trình độ cao đẳng 4 năm 75% Có trình độ đại học 85% Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian. Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của người dân ở từng nước được qui định trong luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động kí kết. Thời gian rỗi có thể gia tăng nếu con người sử dụng hợp lý quỹ thời gian của mình và có chế độ lao động hợp lý. Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm thời gian của công việc khác ngoài giờ làm việc. Nếu như trước đây (giống như các nước đang phát triển ngày nay) người ta phải dành trung bình 1/3 đến ½ thời gian vào việc bếp núc và các việc vặt trong gia đình như dọn dẹp, giặt dũ thì ở các nước công nghiệp công việc này chỉ mất 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang chế độ làm việc năm ngày một tuần. Điều đó góp phần làm cho số du khách gia tăng đáng kể. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 50
  57. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Quá trình đô thị hóa cũng góp phần rất lớn trong việc cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con người. Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa Lê Nin đã chỉ ra rằng sự chuyển dần nông thôn vào thành phố đã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, “nâng cao trình độ và nhận thức của họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hóa”. Đồng thời quá trình đô thị hóa còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên bao quanh, làm thay đổi điều kiện khí hậu, bầu khí quyển và những điều kiện tự nhiên khác. Bảng 3.2: Số lượng du khách quốc tế của thế giới Năm Du khách quốc tế Thu thập từ du lịch Số lượng Tốc độ tăng Tổng thu nhập Tốc độ tăng (nghìn lượt) trưởng trung bình (triệu đô la mỹ) trưởng trung (%) bình (%) 1950 25.282 2.100 1960 69.296 10,61 6.867 12,58 1970 159.690 8,71 17.900 10,05 1980 289.906 6,14 102.372 19,05 1990 458.278 4,69 266.207 10,15 1995 565.384 4,29 405.278 8,53 1996 596.401 5,49 435.764 7,52 1997 610.969 2,40 436.165 0,09 1998 625.171 2,37 444.943 2,01 2000 650.000 480.000 Nguồn: Tourism Highlights 1999. WTO Trong nhiều trường hợp quá trình đô thị hóa làm giảm chất lượng môi trường, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Mật độ dân số cao, lượng SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 51
  58. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông đi lại nhộn nhịp ách tắc là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu du lịch của người dân thành phố hoặc các điểm đông dân cư lớn hơn nhiều so với người dân nông thôn. Tình trạng làm việc căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trường đòi hỏi con người phải nghỉ ngơi, tìm những nơi có môi trương trong lành để thư giãn, phục hồi sức khỏe. Một trong những nguyên nhân làm cho số lượng khách đi du lịch gia tăng là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông. Tiện nghi phục vụ cho các chuyến du lịch ngày càng đầy đủ dễ chịu hơn. Hành trình trên các phương tiện giao thông không còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên những người yếu, trẻ em, người già cũng tham gia đông đảo vào các chuyến du lịch. Nếu ôtô, tàu hỏa ra đời vào những năm cuối thế kỉ 19 thì những năm đầu của thế kỉ 20 người ta đã sáng chế ra máy bay. Có thể nói đây là phương tiện đặc trưng của thời kì này. Việc hai anh em nhà Wright cho ra đời chiếc máy bay đầu tiên vào năm 1903 đã hứa hẹn một tương lai phát triển cho ngành du lịch. Rất nhanh chóng , năm 1919 Thomas Cook đã tổ chức những chuyến du lịch đầu tiên bằng máy bay cho du khách. 3.1.1.2. Xã hội hóa thành phần du khách Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra, sự phát triển mau lẹ của công nghệ trong nửa đầu thế kỉ 20 này đã biến du lịch trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu. Trong thời gian hoạt động du lịch bị gián đoạn bởi hai cuộc thế chiến, khát vọng được đi du lịch dường như đã tăng lên mạnh mẽ hơn trước. Người ta bỏ lại những đau khổ và lo âu của chiến tranh đằng sau họ và khao khát đi du lịch. Chính nhờ đó mà du lịch lại phát triển nhanh chóng khi những xung độ, mâu thuẫn lắng xuống và sự bình thường hóa được thiết lập giữa các quốc gia. Hai cuộc thế chiến đã thúc đẩy bước tiến của công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. Một số cải cách, đổi mới thời chiến đã giúp ích cho ngành du lịch. SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 52
  59. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) Chẳng hạn trong đại chiến thế giới I, các tàu chiến được huy động phục vụ các tuyến đường biển, vì vậy đã khuyến khích ngành du lịch đường biển thế giới phát triển. Có người đã gọi thời kì này là thời gian huy hoàng đối với du lịch. Những bước phát triển quan trọng nhất của ngành du lịch trong thời đại công nghiệp ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện của ôtô và máy bay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch. Hai loại hình giao thông này đã trở thành phương tiện du lịch được tầng lớp trung lưu – tầng lớp có số lượng đông đảo – tín nhiệm. Tầng lớp người này trong xã hội đều đủ điều kiện thời gian và tài chính cho hoạt động du lịch. Năm 1958, vé máy bay hạng bình dân ra đời đã cho phép nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại này. Việc mở rộng hệ thống xe khách đường dài cũng như các dịch vụ bưu điện đã đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch và kinh doanh lữ hành. Nhưng du lịch đường thủy vẫn có vẻ được ưa chuộng hơn và thuận tiện hơn. Thế kỉ XVIII, XIX tàu thủy là phương tiện thích hợp với các chuyến đi tới các vùng thuộc địa, đất mới như Châu Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Á, Viễn Đông để mở rộng thị trường tiêu thụ, Các con đường buôn bán và mở rộng thuộc địa. Trong khi các con tàu tung hoành khắp các biển, việc xuất hiện các đầu máy hơi nước, đường ray đã làm phong phú thêm các loại hình giao thông đường bộ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa. Xu thế quần chúng hóa thành phần du khách trở lên phổ biến ở mọi nước. Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định mình. Lý do của hiện tượng này cũng là mức sống của người dân được nâng cao, giá cả dịch vụ và hàng hóa không đắt, các phương tiện giao thông, vận tải, lưu trú phong phú và thuận tiện. Ngoài ra còn phải kể đến chính sách của chính quyền. Ở nhiều nơi, nhà nước có những chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do thấy rõ được ý nghĩa của hiện tượng này đối với sức khỏe cộng đồng. Ví dụ chính phủ Nhật Bản đề ra chủ chương khuyến khích người dân đi du lịch ra nước ngoài trong các kì nghỉ phép năm. Với chính sách đó trong giai đoạn đầu thập kỉ 90 hàng năm SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 53
  60. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) có từ 7-10 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài và chi tiêu khoảng 7- 13 tỷ đô la Mỹ. Chính sách khuyến khích thể hiện cụ thể ở việc giảm giá phương tiện đi lại, giảm giá lưu trú thông qua việc miễn giảm thuế. Nhiều nơi tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả Thuật ngữ du lịch xã hội ra đời nhằm chỉ loại hình du lịch này. 3.1.1.3. Mở rộng địa bàn Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch của Địa Trung Hải với ba chữ S, luồng khách Bắc – Nam là hướng đi du lịch chủ đạo quan sát được trên thế giới. Người Anh, Hà Lan, Bỉ, Đức đổ về các miền bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Iatalia để tận hưởng cái ấm áp, mát mẻ và trong xanh của vùng này. Như vậy bản chất của luồng khách Bắc – Nam là hướng dương và hướng thủy về các vùng biển nhiệt đới. Theo một thống kê của tổ chức du lịch thế giới WTO, trung bình cứ 3 người đi du lịch có một người đi nghỉ biển. Chính vì vậy, tại hội nghị toàn ngành du lịch tổ chức tại Hà Nội đầu năm 1997, Tổng „cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng đã khẳng định: Trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam trong các năm tới là các địa phương có biển. Du lịch tham quan và tắm biển sẽ vẫn là chìa khóa mở cánh cửa tiềm năng du lịch của đất nước. Ngày nay, tuy hướng Bắc – Nam vẫn là hướng hấp dẫn nhiều du khách nhất, nhưng không còn giữ vai trò áp đảo như trước đây nữa. Đặc điểm của luồng khách này là tập trung vào kì nghỉ hè và có số lượng tương đối tập trung. Luồng khách thứ hai ngày nay cũng đã thịnh hành là hướng về các vùng núi cao phủ tuyết trắng được mệnh danh là vàng trắng (Lozato - Giotar 1990). Nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, nơi có không khí trong lành hay muốn được thử thách bản thân và thể hiện mình sẽ có điều kiện đáp ứng. Trượt tuyết, SINH VIÊN: NGUYỄN THANH THÙY – VH1003 54