Khóa luận Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng-Chi nhánh Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng-Chi nhánh Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phat_trien_nghiep_vu_quan_ly_danh_muc_dau_tu_tai_c.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng-Chi nhánh Hải Phòng
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ 4 1.1. Tổng quan về chứng khoán 4 1.1.1. Thị trƣờng chứng khoán 4 1.1.2. Chứng khoán 5 1.2. Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán 9 1.2.1. Khái niệm 9 1.2.2. Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán 10 1.2.3. Các hình thức đầu tƣ chứng khoán 14 1.3. Danh mục đầu tƣ và quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán 15 1.3.1. Danh mục đầu tƣ 15 1.3.2. Quản lý danh mục đầu tƣ 18 1.4. Lý thuyết về danh mục đầu tƣ – lý thuyết Markowitz 20 1.4.1. Các giả thuyết của mô hình Markowitz 20 1.4.2. Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng 21 1.4.3. Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tƣ 26 1.4.4. Danh mục đầu tƣ hiệu quả và đƣờng cong hiệu quả 34 1.4.5. Truy tìm danh mục đầu tƣ hiệu quả 36 1.4.6. Truy tìm danh mục đầu tƣ tối ƣu 38 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM ENG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 40 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – Chi nhánh Hải Phòng 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 40 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 45 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Kim Eng Việt Nam 45 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hải Phòng 48 2.3. Hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – chi nhánh Hải Phòng. 49 2.3.1. Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại chi nhánh 49
- 2.3.2. Đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – chi nhánh Hải Phòng. 61 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM ENG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 64 3.1. Áp dụng mô hình Markowitz vào xây dựng danh mục đầu tƣ cổ phiếu theo ngành 64 3.1.1. Mục đích xây dựng DMĐT cổ phiếu theo ngành 64 3.1.2. Nguồn dữ liệu áp dụng mô hình Markowitz vào quản lý danh mục đầu tƣ. 64 3.1.3. Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 65 3.1.4. Lựa chọn các ngành trong danh mục đầu tƣ 69 3.1.5. Áp dụng mô hình Markowitz xây dựng DMĐT theo ngành 76 3.2. Một số kiến nghị 83 3.2.1. Kiến nghị đối với tổng công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam 83 3.2.2. Kiến nghị đối với nhà nƣớc 83 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 0
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phƣơng pháp ma trận 34 Bảng 2.1. Doanh thu năm 2010,2011 46 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010,2011 47 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh Hải Phòng năm 2011 48 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro 24 Đồ thị 1.2: Đƣờng đồng mức hữu dụng (đƣờng cong bàng quan) 25 Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa số lƣợng chứng khoán và rủi ro của danh mục 32 Đồ thị 1.4: Đƣờng cong hiệu quả 35 Đồ thị 1.5: Danh mục đầu tƣ tối ƣu 36 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1:Tổ chức của công ty CPCK Kim Eng Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng 44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu năm 2010, 2011 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DMĐT : Danh mục đầu tƣ UBCK : Ủy ban Chứng khoán KEVS : Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng Hải Phòng CTCP : Công ty cổ phần CK : Chứng khoán EIB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam HSX : Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự tồn tại và phát triển của thị trƣờng tài chính là một tất yếu khách quan. Với chức năng quan trọng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, nó tác động đến hiệu quả đầu tƣ của cá nhân, của doanh nghiệp, đến hành vi tiêu dùng và tới động thái chung của nền kinh tế. Bởi vậy sự tồn tại của thị trƣờng tài chính là một tất yếu gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán. Trên thế giới thị trƣờng chứng khoán đã hình thành từ rất lâu và đến nay đang phát triển mạnh mẽ. Nó đƣợc thiết lập ở hầu hết các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, có thể nói không một nƣớc nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thị trƣờng chứng khoán, Việt Nam đã chính thức đƣa thị trƣờng chứng khoán vào hoạt động với sự khai trƣơng của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000, và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 3/2005. Tính đến nay thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã hình thành đƣợc hơn 11 năm, đã có những bƣớc tiến nhất định, mở ra những lĩnh vực kinh doanh và cơ hội làm ăn mới, góp phần phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam. Nhƣng thực chất môi trƣờng đầu tƣ chƣa thật sự chuyên nghiệp, còn nhiều yếu kém, quy mô thị trƣờng còn nhỏ, thiếu những dịch vụ chuyên nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tƣ. Thị trƣờng chứng khoán rất hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng là một kênh đầu tƣ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy cần thiết phải có chiến lƣợc đầu tƣ tốt để hạn chế rủi ro, bảo vệ nhà đầu tƣ, tối đa hóa thu nhập cho nhà đầu tƣ trong giới hạn rủi ro cho phếp. Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ là nhu cầu của ngƣời đầu tƣ, có trƣờng hợp giá cả của mọi chứng khoán đƣợc định giá đúng nhƣng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tƣ. Khi nhà đầu tƣ thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, họ NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 1
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng sẽ lập đƣợc một danh mục có mức lợi nhuận kỳ vọng mong muốn ở mức rủi ro mà nhà đầu tƣ có thể chịu đựng. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ là nghiệp vụ phổ biến bậc nhất ở hầu hết các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới. Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ còn khá mới mẻ ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cho nên em đã lựa chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần chứng khoán KimEng – chi nhánh Hải Phòng” để trình bày những hiểu biết và kiến thức đã đƣợc học tập về nghiệp vụ này tại trƣờng và thời gian thực tập tại Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết Markowitz vào quản lý danh mục đầu tƣ - Quan sát tìm hiểu thực tế hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng. - Ứng dụng mô hình Markowitz trong điều kiện cụ thể tại công ty để xây dựng danh mục đầu tƣ. - Đề xuất một số giải pháp phát triển nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Các số liệu phản ánh tính hình hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng từ khi thành lập đến nay. Giá trung bình các ngành trên sàn giao dịch chứng khoán. 4. Ý nghĩa của đề tài Việc thiết lập danh mục đầu tƣ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là vấn đề cốt lõi của việc ra quyết định của nhà đầu tƣ, việc thiết lập danh mục đòi hỏi nhà đầu tƣ phải nghiên cứu lý thuyết về chứng khoán và thực tế thông tin thị trƣờng. Qua đó nhà đầu tƣ nắm rõ các thông tin về loại chứng khoán mà mình đã chọn, nhờ vậy mà nhà đầu tƣ có thể giảm thiểu những rủi ro trong đầu tƣ. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 2
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Ngoài ra, việc nghiên cứu và thiết lập danh mục còn giúp tối thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận. Việc nghiên cứu để thiết lập danh mục ngoài việc giúp nhà đầu tƣ giảm thiểu rủi ro, còn giúp nhà đầu tƣ hiểu rõ về tình hình hoạt động của một số công ty, mở rộng thêm vốn kiến thức trong kinh doanh cho mình. 5. Kết cấu của đề tài Luận văn đƣợc trình bày gồm 3 chƣơng cơ bản nhƣ sau: Chương I: Tổng quan về chứng khoán và nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Chương II: Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tai công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng. Chường III: Giải pháp phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và thu thập tài liệu, tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô giáo để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Để hoàn thành đƣợc đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Hoàng Thị Hồng Lan và các anh chị trong Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – chi nhánh Hải Phong đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi trong thời gian làm khóa luận vừa qua Tôi xin chân thành cảm ơn! NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 3
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ 1.1. Tổng quan về chứng khoán 1.1.1. Thị trƣờng chứng khoán Ngày nay mọi quốc gia phát triển và hầu hết các nƣớc đang phát triển đều có thị trƣờng chứng khoán, một thị trƣờng không thể thiếu với mọi nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng trong thị trường tài chính, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, chứng quyền. Thị trƣờng chứng khoán là cầu nối vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Một thị trƣờng chứng khoán lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Chức năng cơ bản của thị trƣờng chứng khoán là công cụ huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế và tăng tiết kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán. Việc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán đã tạo điều kiện di chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hƣớng đầu tƣ từ ngành này sang ngành khác, góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế. Khi ngân sách thu không đủ bù chi, Chỉnh phủ có thể bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ, vừa tạo đƣợc nguồn thu bù đắp mà vẫn quản lý đƣợc lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trƣờng chứng khoán nhằm định hƣớng đầu tƣ đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 4
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Thị trƣờng chứng khoán là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thông qua thị trƣờng hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra đƣợc một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thị trƣờng chứng khoán phản ứng rất nhạy cảm với trƣớc các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách và quản lý thƣờng thông qua thị trƣờng chứng khoán để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phƣơng pháp quản lý kinh tế thích hợp. 1.1.2. Chứng khoán Trên thị trƣờng chứng khoán đối tƣợng giao dịch chính của nó là chứng khoán. Tuy nhiên, có rất nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhiều nhà đầu tƣ chứng khoán không hiểu rõ rằng chứng khoán là gì? Câu hỏi đó làm cho các nhà đầu không thể chọn cho mình loại chứng khoán phù hợp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, theo giáo trình thị trường chứng khoán của Trƣờng Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh: “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh”. Trong đó, hàng hoá giao dịch chủ yếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các loại cổ phiếu và trái phiếu. 1.1.2.1. Cổ phiếu Có 2 loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu ƣu đãi A. Cổ phiếu thƣờng Khi một công ty cổ phần huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hóa sản xuất, thì số vốn đó đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 5
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng phần. Ngƣời mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. “Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần”. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thƣờng là một trong những ngƣời chủ doanh nghiệp nên là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh. Khi công ty bị phá sản, cổ đông thƣờng là ngƣời cuối cùng đƣợc hƣởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý. Cổ phiếu là loại tài sản đƣợc đầu tƣ phổ biến trên thị trƣờng, thu nhập có độ biến động cao nên đây cũng là loại tài sản có rủi ro cao. Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy, do nhiều nhân tố nhƣng cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá thị trƣờng của công ty. Các loại cổ phiếu thường: Phần lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần là cổ phiếu thƣờng với những đặc điểm trên, nhƣng đôi khi công ty cũng phát hành những loại cổ phiếu thƣờng khác, với những đặc điểm riêng từ sự khác biệt liên quan đến quyền bầu cử hay quyền đƣợc hƣởng cổ tức. + Cổ phiếu thường loại “A”: là loại cổ phiếu phát hành ra công chúng và đƣợc hƣởng cổ tức nhƣng không có quyền bầu cử, do đó loại này có giá hơi thấp hơn loại cổ phiếu thƣờng đƣợc bỏ phiếu. + Cổ phiếu thường loại “B”: thƣờng đƣợc gọi là cổ phiếu sáng lập viên, có quyền bầu cử, nhƣng chỉ đƣợc hƣởng cổ tức khi khả năng sinh lợi của công ty đã đến một giai đoạn tăng trƣởng nhất định. + Cổ phiếu thường có gộp lãi: ngƣời cầm loại cổ phiếu này sẽ không nhận cổ tức bằng tiền mặt mà sẽ nhận cổ tức bằng một số cổ phiếu có giá trị tƣơng đƣơng mới phát hành mà không phải góp thêm vốn. Ngoài ra tùy vào đặc điểm công ty mà còn có những loại cổ phiếu thƣờng khác: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 6
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng + Cổ phiếu “thượng hạng” (blue chip stocks): đây là loại cổ phiếu hạng cao của các công ty lớn có lịch sử phát triển lâu đời, lịch sử tài chính tốt, vững mạnh về khả năng sinh lợi và trả cổ tức, loại cổ phiếu này có giá trị cao trên thị trƣờng. + Cổ phiếu tăng trưởng: đƣợc phát hành bởi công ty đang trên đà tăng trƣởng nhanh. Công ty này quan tâm đến việc đầu tƣ cho mở rộng sản xuất, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, nó thƣờng giữ lại hầu hết tiền lời để dành vào việc đầu tƣ, do đó trả cổ tức thƣờng chỉ một phần nhỏ hoặc không có. + Cổ phiếu thu nhập: là cổ phiếu mà cổ tức thƣờng đƣợc trả cao hơn mức trung bình trên thị trƣờng. Loại cổ phiếu này đƣợc những ngƣời hƣu trí hoặc lớn tuổi ƣa chuộng, vì khả năng nhận thu nhập hiện tại cao hơn trung bình. + Cổ phiếu chu kỳ: là cổ phiếu của các công ty mà thu nhập của nó dao động theo chu kỳ kinh tế. Khi điều kiện kinh tế phát triển ổn định, công ty có thu nhập khá, giá cổ phiếu cũng tăng cao trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, khi kinh tế gặp khó khăn, việc kinh doanh cũng giảm sút và giá cổ phiếu cũng giảm. Các ngành công nghiệp mang tính chu kỳ gồm ngành kỹ nghệ thép, xi măng, thiết bị máy và động cơ. + Cổ phiếu theo mùa: các công ty mà thu nhập tăng cao vào những mùa nhất định trong năm (nghỉ hè, đầu năm học, năm mới ) ảnh hƣởng đến thu nhập của cổ phiếu, cũng tăng cao chỉ theo mùa kinh doanh. B. Cổ phiếu ƣu đãi Cổ phiếu ƣu đãi là loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thƣờng vừa giống trái phiếu. Đó là một giấy chứng nhận cổ đông đƣợc ƣu tiên so với cổ đông thƣờng về mặt tài chính nhƣng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn, nhƣ: ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc tham gia ứng cử bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty, nhƣng lại đƣợc ƣu tiên chia cổ tức trƣớc cổ đông thƣờng, ƣu tiên đƣợc trả nợ trƣớc cổ đông thƣờng khi thanh lý tài sản trong trƣờng hợp công ty bị phá sản. Ngƣời NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 7
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng mua cổ phiếu ƣu đãi đƣợc xem là cổ đông của công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là góp vốn vĩnh viễn không đƣợc hoàn trả. 1.1.2.2. Trái phiếu Thƣờng cổ phiếu đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm nhiều hơn trái phiếu, đặc biệt trong giai đoạn thị trƣờng cổ phiếu đang lên giá, lợi nhuận từ trái phiếu không đáng kể so với cổ phiểu. Tuy nhiên, đầu tƣ trái phiếu sẽ tốt hơn trong thị trƣờng cổ phiếu đang rớt giá bởi các ƣu điểm về sự ổn định và an toàn của trái phiếu. “Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn”. Trái phiếu cũng là tài sản quan trọng thứ hai sau cổ phiếu trong việc xác định danh mục đầu tƣ. Đầu tƣ trong trái phiếu là loại đầu tƣ có tỷ lệ rủi ro thấp. Ngƣời mua trái phiếu đƣợc hƣởng lãi cố định và tỷ suất laic trái phiếu không cao nhƣng không phụ thuộc và kết quả sản xuất kinh doanh, ít rủi ro. Trong trƣờng hợp trái phiếu là công trái thì hầu nhƣ không có yếu tố rủi ro. Khi công ty bị giải thể thanh lý tài sản, ngƣời cầm trái phiếu đƣợc ƣu tiên trả nợ trƣớc cổ đông. Trái phiếu bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất ổn định, trái phiếu có lãi suất thả nổi và trái phiếu chiết khấu 1.1.2.3. Chứng chỉ quỹ đầu tƣ Chứng chỉ quỹ đầu tƣ là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tƣ để đầu tƣ vào chứng khoán. Việc huy động vốn vào quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc thực hiện theo 2 cách là phát hành cổ phần ra công chúng hoặc phát hành dƣới dạng chứng chỉ quỹ. 1.1.2.4. Chứng khoán phái sinh Các chứng khoán phái sinh đƣợc hình thành do nhu cầu giao dịch của ngƣời mua và ngƣời bán, phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Có nhiều loại chứng khoán phái sinh nhƣ: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 8
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng - Hợp đồng tương lai: là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tƣơng lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm hiện tại. - Hợp đồng quyền chọn: quyền chọn là công cụ tài chính phái sinh, cho phép ngƣời nắm giữ nó đƣợc mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lƣợng hàng hóa nhất định với một mức giá xác định, và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, trái phiếu, đồng tiền - Quyền mua cổ phần: là loại chứng khoán ghi nhận quyền dành cho các cổ đông hiện tại của một công ty cổ phần đƣợc mua trƣớc một số lƣợng cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tƣơng ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty. - Chứng quyền: là loại chứng khoán đƣợc phát hành kèm theo trái phiếu hoặc cổ phiếu ƣu đãi, cho phép ngƣời nắm giữ chứng khoán đó đƣợc quyền mua một khối lƣợng cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã đƣợc xác định trƣớc trong thời kỳ nhất định. 1.2. Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán ngày càng phát triển, và thực tế đã cho thấy ngày càng có nhiều các thành phần quan tâm đến lĩnh vực đầu tƣ này. Đầu tƣ chứng khoán đƣợc coi là một ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu tƣ với thủ tục đơn giản nhất) nhƣng cũng phức tạp nhất (do có nhiều rủi ro). 1.2.1. Khái niệm Đầu tư chứng khoán là chỉ việc chủ đầu tư bỏ vốn ra mua các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu ) để kiếm lời. Việc kiếm lời trong đầu tƣ chứng khoán có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức nhƣng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. Mục tiêu của đầu tƣ chứng khoán là nhằm kiếm lời từ 2 nguồn thu nhập nói trên, nhƣng an toàn về vốn trong đầu tƣ chứng khoán là vấn đề quan trọng. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 9
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng 1.2.2. Rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán Thị trƣờng chứng khoán mở cho tất cả mọi ngƣời muốn đầu tƣ. Tuy nhiên đầu tƣ chứng khoán cũng bất cứ một cuộc đầu tƣ nào khác cũng có những rủi ro. Mục tiêu đầu tƣ chứng khoán có đạt đƣợc nhƣ ý muốn trong chính sách đầu tƣ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các rủi ro trong đầu tƣ. Đối với các chủ đầu tƣ, rủi ro là yếu tố khách quan vƣợt ra ngoài tầm quản lý và khống chế của họ. Do đó, đầu tƣ chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trƣờng đầu tƣ, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tƣ. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự tính ban đầu. Độ chắc chắn (độ dao động) của lợi suất càng cao thì rủi ro càng cao và ngƣợc lại. Sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức (lãi suất) là những yếu tố cấu thành rủi ro. Trong đầu tƣ, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soat đƣợc và có ảnh hƣởng rộng rãi đến cả thị trƣờng và tất cả mọi loại chứng khoán đƣợc gọi là rủi ro hệ thống. Ngƣợc lại, những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát đƣợc, và chỉ tác động đến 1 ngành hay tới 1 công ty, 1 hoặc 1 số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống (rủi ro phi hệ thống). 1.2.2.1. Rủi ro hệ thống Những công ty chịu ảnh hƣởng cao của rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thƣờng theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên thị trƣờng chứng khoán. Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng, những ngành liên quan đến sản xuất ô tô chịu ảnh hƣởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao su, kính, Rủi ro hệ thống gồm 3 loại rủi ro chính sau: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 10
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Rủi ro thị trƣờng: - Hiện tƣợng: giá cổ phiếu có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty không thay đổi. - Nguyên nhân: có thể rất khác nhau, nhƣng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tƣ về cổ phiếu trên cơ sở phản ứng của họ đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. o Sự kiện hữu hình: các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội (GDP tăng giảm, lãi suất biến động, tốc độ lạm phát thay đổi ) o Sự kiện vô hình: các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trƣờng (tâm lý sợ hãi, tham lam ) Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thƣờng chủ yếu là do sự đánh giá của các nhà đầu tƣ về chúng thay đổi và gọi là rủi ro thị trƣờng. Rủi ro thị trƣờng thƣờng xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhƣng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tƣ nên họ hay có phản ứng vƣợt quá các sự kiện đó. Chiều hƣớng sụt giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thƣờng bị giảm giá. Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trƣờng là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tƣ và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theo những phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lƣợng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị nội tại của chứng khoán. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trƣờng hợp nhà đầu tƣ mua vào nhiều khi có những sự kiện bất thƣờng xảy ra, lúc đó giá chứng khoán sẽ tăng lên. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trƣờng và số tiền thu nhập trong tƣơng lai. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất chuẩn (ví dụ : lãi suất trái phiếu chính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 11
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nhà đầu tƣ thƣờng coi tín phiếu kho bạc là không rủi ro, các loại trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài thì không có rủi ro thanh toán (nhƣng vẫn có rủi ro về giá cả). Các mức lãi suất của trái phiếu chính phủ đƣợc dùng làm lãi suất chuẩn, để xác định lãi suất trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn tƣơng tự. Do đó, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hƣởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất. - Rủi ro lãi suất tác động đến trái phiếu Chính phủ : Ví dụ : khi ngân sách thâm hụt Chính phủ phải phát hành thêm chứng khoán để bù đắp, sẽ làm tăng mức cung chứng khoán trên thị trƣờng. Các nhà đầu tƣ tiềm năng sẽ chỉ mua các trái phiếu mới này với điều kiện lãi suất cao hơn lãi suất các loại chứng khoán đang lƣu hành. Nhƣ vậy những ngƣời đang nắm giữ trái phiếu Chính phủ trƣớc đây có lãi suất thấp hơn (lãi suất cố định khi phát hành), chỉ có thể bán đƣợc nếu họ chịu giảm giá chứng khoán đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của trái phiếu họ nắm giữ bằng lãi suất mới. - Rủi ro lãi suất tác động đến trái phiếu công ty : Với cùng ví dụ trên, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó trở nên hấp dẫn hơn, mọi ngƣời sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu công ty, do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ làm giá trái phiếu giảm và làm cho giá của các loại chứng khoán khác giảm nhƣ phản ứng dây chuyền. Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tƣ (tăng giá hàng hóa dịch vụ, đồng tiền mất giá, giảm lợi nhuận thực của khoản đầu tƣ). Nếu chúng ta coi khoản đầu tƣ là một khoản tiêu dùng ngay, khi một ngƣời mua cổ phiếu, họ đã bỏ mất cơ hội để mua một hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian nắm giữ cổ phiếu đó. Nếu trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu, giá cả NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 12
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng hàng hóa hay dịch vụ tăng, các nhà đầu tƣ đã bị mất đi một phần sức mua. Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đƣợc gọi là lạm phát, giá cả hàng hóa giảm gọi là giảm phát. Yếu tố lạm phát (giảm phát) sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động tới giá cả chứng khoán. 1.2.2.2. Rủi ro không hệ thống Rủi ro không hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với 1 công ty hay 1 ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn liền với thị trƣờng. Các yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công và nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty. Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh toán của công ty có thể do môi trƣờng của hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Những rủi ro này gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh Là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do các tác động từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. - Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động. - Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trƣờng hƣợp nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hƣởng đến tình trạng hoạt động của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. , và yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hƣớng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hƣớng đi ngƣợc lại (nhà cửa). Các chính sách chính NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 13
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hƣởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn. Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Ngƣời ta thƣờng tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả nợ. Và những nghĩa vụ trả nợ này phải đƣợc thanh toán trƣớc khi trả cổ tức cho cổ phiếu thƣờng nên nó có tác động đến cổ tức. rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh đƣợc trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. 1.2.3. Các hình thức đầu tƣ chứng khoán 1.2.3.1. Theo loại chứng khoán đầu tƣ Nhà đầu tƣ chứng khoán có thể lựa chọn các loại chứng khoán khác nhau để đầu tƣ. Các chứng khoán đầu tƣ có nhiều loại nhƣ cổ phiếu (cổ phiếu ƣu đãi, cổ phiếu thƣờng), trái phiếu (trái phiếu thƣờng, trái phiếu có khả năng chuyển đổi ), các chứng khoán phái sinh (hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng lựa chọn, chứng quyền ). Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời cũng nhƣ mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy khi lựa chọn đầu tƣ, nhà đầu tƣ phải tính toán, cân nhăc kỹ các điểm lợi và bất lợi sao cho có thể tối đa hóa đƣợc lợi ích hoặc mục tiêu đầu tƣ của mình. 1.2.3.2. Theo phƣơng thức đầu tƣ chứng khoán Về cơ bản có 2 phƣơng thức đầu tƣ chứng khoàn là đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp thông qua các định chế tài chính đầu tƣ. Trong phƣơng thức đầu tƣ trực tiếp, các nhà đầu tƣ cá nhân trực tiếp mua bán chứng khoán trên thị trƣờng thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Còn trong phƣơng thức đầu tƣ gián tiếp, các nhà đầu tƣ chứng khoán cá nhân lại ủy thác cho các định chế tài chính đầu tƣ chuyên nghiệp nhƣ Qũy đầu tƣ chứng khoán, công ty chứng khoán để thực hiện NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 14
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng hoạt động đầu tƣ cho mình. Do các định chế tài chính chuyên nghiệp có đội ngũ các chuyên gia đầu tƣ và quản lý danh mục đầu tƣ chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá thị trƣờng nên có thể giúp cho nhà đầu tƣ cá nhân tránh đƣợc các rủi ro không đáng có, và đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ chứng khoán cao hơn. 1.2.3.3. Theo thời hạn đầu tƣ chứng khoán Theo thời hạn thanh toán, các chứng khoán của doanh nghiệp có thể chia thành chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn. Các chứng khoán ngắn hạn là các chứng khoán có thời hạn từ dƣới 1 năm (3 tháng, 6 tháng ) nhƣ các loại tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hang. Các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn thanh toán từ 1 năm trở lên nhƣ trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty đƣợc goi là chứng khoán dài hạn. Các chứng khoán có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn và tính thanh khoản càng thấp. Vì vậy khi lựa chọn các loại chứng khoán đầu tƣ, các nhà đầu tƣ cũng cần chú ý lựa chọn cơ cấu đầu tƣ hợp lý giữa chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Danh mục đầu tƣ và quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tƣ chứng khoán, các nhà đầu tƣ thƣờng không chỉ đầu tƣ vào 1 loại cổ phiếu, mà đầu tƣ vào nhiều loại chứng khoán khác nhau theo tỷ trọng nhất định trong một danh mục đầu tƣ. 1.3.1. Danh mục đầu tƣ Theo giáo trình Đầu Tư Tài Chính của TS.Phan Thị Bích Nguyệt “ Danh mục đầu tư ( Investment Portfolio) là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, hàng hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác bởi một cá nhân hay một nhà đầu tư thuộc tổ chức. Mục đích của danh mục đầu tư là làm giảm rủi ro bằng cách đa dạng hoá đầu tư”. Đặc điểm - Danh mục đầu tƣ thực chất là tổ hợp các tài sản khác nhau của nhà đầu tƣ. Trong danh mục, các tài sản đƣợc phân bổ theo các tỷ trọng khác nhau. Và việc NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 15
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng phân bổ các tài sản là việc lựa chọn các tài sản đầu tƣ, nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận dài hạn và mức rủi ro thấp tại mức chấp nhận đƣợc. Trong quá trình đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể thay đổi các tài sản trong danh mục, hay thay đổi tỷ trọng của các tài sản trong danh mục khi có những thông tin ảnh hƣởng đến thị trƣờng hay tài sản mà nhà đầu tƣ đang nắm giữ, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Việc đó đƣợc gọi là cơ cấu lại danh mục đầu tƣ. - Danh mục đầu tƣ tốt hay không tốt phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ trình độ của nhà đầu tƣ, tâm lý của từng nhà đầu tƣ, chính sách thuế và mức thuế của từng nhà đầu tƣ, lứa tuổi nhà đầu tƣ, tình hình kinh tế xã hội và xu thế thị trƣờng - Các nhà đầu tƣ khác nhau có mức độ yêu cầu về lợi suất, mức độ chấp nhận rủi ro và cách nhìn thị trƣờng khác nhau nên danh mục đƣợc lập ra là khác nhau. Các nhà đầu tƣ ƣa thích rủi ro thì chấp nhận một mức rủi ro cao nhƣng lợi nhuận kỳ vọng cao. Ngƣợc lại các nhà đầu tƣ e ngại rủi ro thì mức chấp nhận rủi ro là thấp tƣơng ứng với mức lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Từ đó các tài sản trong từng danh mục là khác nhau. Các nhà đầu tƣ ƣa thích rủi ro thì đầu tƣ vào các tài sản có rủi ro cao nhƣ cổ phiếu, các nhà đầu tƣ e ngại rủi ro thì danh mục sẽ có tỷ trọng các tài sản ít rủi ro nhƣ trái phiếu cao hơn. - Các nhà đầu tƣ khác nhau thì mức thuế cũng khác nhau. Các nhà đầu tƣ có mức thuế cao thƣờng không mong muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống với các nhà đầu tƣ có mức thuế thấp. - Tính chất của các nhà đầu tƣ khác nhau thì danh mục đầu tƣ khác nhau. Đó là danh mục đầu tƣ cá nhân hay nhà đầu tƣ có tổ chức. Ví dụ, các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng thƣờng tính đến đầu tƣ với lợi nhuận là hƣởng chênh lệch giá, ít để ý tới mức cổ tức nhận đƣợc từ tổ chức phát hành. Với tƣ cách là một nhà đầu tƣ chiến lƣợc, các nhà đầu tƣ có tổ chức rất quan tâm tới mức cổ tức đƣợc trả, chiến lƣợc của các tổ chức phát hành trong dài hạn. - Mặt khác, các nhà đầu tƣ ở lứa tuổi khác nhau, danh mục đầu tƣ cũng NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 16
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng khác nhau. Các nhà đầu tƣ trẻ tuổi thƣờng hay đầu tƣ vào các tài sản có thời gian đáo hạn dài. Các nhà đầu tƣ nhiều tuổi thƣờng hay đầu tƣ vào các tìa sản có thời hạn ngắn. Sự cần thiết của đầu tƣ chứng khoán theo danh mục Mục đích của việc đầu tƣ theo danh mục là giảm thiểu rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Dựa trên cơ sở các tài sản đầu tƣ, nhà đầu tƣ lập một danh mục đầu tƣ bao gồm các tài sản khác nhau. Trên nguyên tắc là “không bỏ trứng vào một giỏ”, các nhà đầu tƣ tạo ra một danh mục có rủi ro thấp nhất, đó là rủi ro của thị trƣờng (rủi ro hệ thống). Khi đó, nhà đầu tƣ vẫn đạt đƣợc ở tại mức lợi nhuận kỳ vọng. Vì vậy, nhà đầu tƣ luôn cố gắng tạo ra một danh mục tối ƣu. + Đối với nhà đầu tư cá nhân Đối với nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, đầu tƣ chứng khoán là một hoạt động đầu tƣ mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đầu tƣ chứng khoán lại hàm chứa rủi ro cao. Khi nhà đầu tƣ thực hiện đầu tƣ đơn lẻ vào một cổ phiếu, rủi ro rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tƣ cần thiết phải xác định một danh mục đầu tƣ cho phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của mình do các nhu cầu sau : - Đầu tƣ chứng khoán theo danh mục vẫn đảm bảo đƣợc đƣợc các yêu cầu của nhà đầu tƣ về lợi nhuận đầu tƣ. Khi nhà đầu tƣ tiến hành đầu tƣ theo danh mục, nhà đầu tƣ có thể điều chỉnh danh mục sao cho phù hợp với lợi nhuận yêu cầu. - Đầu tƣ bằng danh mục giúp nhà đầu tƣ có thể đa dạng hóa rủi ro. Khi đầu tƣ theo hình thức đơn lẻ, cổ phiếu đó biến động tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên khi cổ phiếu đó mất giá hoặc doanh nghiệp phát hành bị phá sản, nhà đầu tƣ sẽ bị mất lớn, thậm chí bị mất hết. Khi đầu tƣ theo danh mục, các rủi ro riêng của danh mục đã đƣợc đa dạng hóa. - Hình thức đầu tƣ qua các tổ chức chuyên nghiệp sẽ làm giảm chi phí giám sát cho nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ với hình thức ủy thác cho công ty tài chính, quỹ NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 17
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng đầu tƣ se không phải bỏ ra quá nhiếu chi phí giám sát đối với các chứng khoán. Đó là chi phí về tiền bạc, chi phí về thời gian, công sức bỏ ra để giám sát chứng khoán. Thay vào đó, các công ty đƣợc ủy thác sẽ quản lý danh mục đầu tƣ cho nhà đầu tƣ. + Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán nhằm mục đích thu đƣợc nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán. Đó là phần doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty. Khi thị trƣờng chứng khoán ngày càng phát triển và hoàn thiện, đầu tƣ chứng khoán là một lĩnh vực quan trọng giúp các tổ chức kinh doanh gia tăng nguồn lợi nhuận của mình. Đầu tƣ bằng danh mục đầu tƣ giúp các tổ chức kinh doanh thu đƣợc các khoản lợi nhuận dự tính trong khi vẫn đảm bảo khả năng an toàn hoạt động. Khi đó, nhờ vào việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ mà các tổ chức kinh doanh chứng khoán vừa tạo ra khoản lợi nhuận cao vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu về an toàn vốn đầu tƣ. Khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán, các tổ chức kinh doanh có thể đầu tƣ bằng cách góp vốn vào công ty cổ phần với tƣ cách là cổ đông sáng lập, hoặc tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, các công ty cũng có thể tăng doanh thu từ việc thu phí tƣ vấn đầu tƣ, quản lý danh mục đầu tƣ. Vì vậy, đầu tƣ bằng danh mục đầu tƣ là thật sự cần thiết đối với các nhà đầu tƣ, tổ chức khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán. 1.3.2. Quản lý danh mục đầu tƣ Quản lý danh mục đầu tƣ là một dạng nghiệp vụ tƣ vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tƣ, khách hàng ủy thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tƣ theo một chiến lƣợc hay những nguyên tắc đã đƣợc khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu (mức lợi nhuận kỳ vọng, rủi ro có thể chấp nhận ). NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 18
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Khi thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ cho khách hàng, đối với các công ty quản lý quỹ danh mục đầu tƣ có thể bao gồm tất cả các loại tài sản (chứng khoán, bất động sản, tiền mặt ). Tuy nhiên đối với các công ty chứng khoán danh mục đầu tƣ chỉ gồm các loại chứng khoán. Quản lý danh mục đầu tƣ là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tƣ một cách tối ƣu nhất. Một danh mục đầu tƣ có thể bao gồm các chứng khoán đƣợc giao dịch trên thị trƣờng nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền chọn . Quản lý danh mục đầu tƣ là nhu cầu cần thiết của ngƣời đầu tƣ, có trƣờng hợp giá cả của mọi chứng khoán đƣợc định giá đúng nhƣng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng những rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tƣ. Đồng thời, việc lựa chọn danh mục đầu tƣ phải tính đến ảnh hƣởng của thuế. Nhà đầu tƣ phải chịu mức thuế cao thƣờng không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống nhƣ danh mục của những ngƣời chịu thuế thấp. Các nhà đầu tƣ ở các lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu đầu tƣ và mức chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Thông thƣờng, nhà đầu tƣ lớn tuổi có nhu cầu đầu tƣ vào các loại chứng khoán có độ an toàn cao. Ngƣợc lại, các nhà đầu tƣ trẻ tuổi lại có nhu cầu đầu tƣ vào các loại chứng khoán có độ rủi ro cao đồng thời mức lợi nhuận kỳ vọng cũng cao. Do đó, sau khi tiến hành lựa chọn đƣợc một danh mục đầu tƣ theo nhu cầu của mình, nhà đầu tƣ cần tiến hành quản lý danh mục đầu tƣ. Nhà đầu tƣ cần theo dõi những biến động giá của các chứng khoán trên thị trƣờng và mức lợi nhuận mong đợi. Từ đó, trong quá trình theo dõi các biến động của danh mục, nhà đầu tƣ tiến hành điều chỉnh danh mục cho phù hợp với diễn biến của thị trƣờng và mục tiêu đã đề ra. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 19
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng 1.4. Lý thuyết về danh mục đầu tƣ – lý thuyết Markowitz Lý thuyết Markowitz đƣợc xem là nền tảng của lý thuyết danh mục đầu tƣ còn gọi là lý thuyết đầu tƣ hiện đại. Ý tƣởng đa dạng hoá rủi ro là một ý tƣởng đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên phải đến năm 1952, Harry Markowitz mới đƣa ra một mô hình chính thức trong việc lựa chọn danh mục đầu tƣ, trong đó phản ánh nguyên tắc về đa dạng hoá rủi ro. Khác với các phƣơng pháp đầu tƣ truyền thống chủ yếu tập trung vào việc dự đoán xu hƣớng biến động về giá một chứng khoán dựa vào việc sử dụng các phƣơng pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Markowitz đã phát triển một phƣơng pháp tập trung vào việc xây dựng một danh mục đầu tƣ gồm nhiều loại tại sản dựa trên việc kết hợp yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Lý thuyết danh mục đầu tƣ tìm hiểu phƣơng pháp để một nhà đầu tƣ ngại rủi ro xây dựng danh mục đầu tƣ nhằm tối đa hóa lợi nhuận kì vọng và tối thiểu hóa rủi ro. Và chứng minh đƣợc rằng một danh mục đầu tƣ đƣợc đa dạng hóa tối ƣu có thể giảm thiểu đƣợc rất nhiều rủi ro mà không phải hy sinh hoặc hy sinh rất ít lợi nhuận. 1.4.1. Các giả thuyết của mô hình Markowitz Mô hình Markowitz dựa trên những giả định cơ sở nhƣ sau: - Các nhà đầu tƣ đều là những nhà đầu tƣ ngại rủi ro. Với một mức rủi ro cho trƣớc nhà đầu tƣ sẽ ƣa thích phƣơng án đầu tƣ nào có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Tƣơng tự, với một mức lợi nhuận kỳ vọng cho trƣớc nhà đầu tƣ sẽ ƣa thích những phƣơng án đầu tƣ có rủi ro thấp hơn. - Các nhà đầu tƣ không đơn thuần theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng mà là mục tiêu tối đa hóa mức hữu dụng của khoản đầu tƣ. - Việc lựa chọn và quyết định các phƣơng án đầu tƣ của nhà đầu tƣ chỉ dựa trên hai yếu tố là thu nhập kỳ vọng và mức rủi ro của thu nhập. Mức độ hữu dụng của nhà đầu tƣ chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố này. - Các quyết định đầu tƣ đƣợc đƣa ra và kết thúc trong một khoảng thời gian nhất định. Tất cả các nhà đầu tƣ đều có cùng thời hạn đầu tƣ nhƣ nhau. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 20
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng - Đƣờng cong hữu dụng của nhà đầu tƣ là một phƣơng trình tỷ suất sinh lời mong đợi và phƣơng sai của tỷ suất sinh lời. 1.4.2. Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng Khái niệm mức ngại rủi ro đƣợc coi là nền móng cơ bản trong việc phân tích quyết định đầu tƣ, lý do là hầu hết các nhà đầu tƣ đều có mức ngại rủi ro nhất định, song ở mức độ khác nhau. Một nhà đầu tƣ mạo hiểm sẽ dễ dàng chấp nhận quyết định đầu tƣ có mức độ rủi ro cao hơn một nhà đầu tƣ thông thƣờng. Ngƣời ta đã tìm cách lƣợng hóa mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro bằng lý thuyết hàm hữu dụng. Lý thuyết này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm với mức độ rủi ro của khoản đầu tƣ và mức ngại rủi ro của nhà đầu tƣ. Để xây dựng đƣợc công thức hàm hữu dụng, chúng ta giả định mỗi nhà đầu tƣ đều có thể gán cho một mức độ chấp nhận rủi ro nào đó (hay giá trị hữu dụng) vào các danh mục đầu tƣ ngang nhau dựa trên lợi suất đầu tƣ ƣớc tính và rủi ro của những danh mục đầu tƣ đó. Mức độ chấp nhận rủi ro đƣợc sử dụng để sắp xếp thứ tự các danh mục đầu tƣ. Mức độ chấp nhận rủi ro (giá trị hữu dụng) cao hơn đƣợc gán cho các danh mục đầu tƣ có mức tƣơng quan lợi suất – rủi ro hấp dẫn hơn. Đó là những danh mục có mức rủi ro bằng hoặc thấp hơn danh mục khác nhƣng đem lại lợi suất ƣớc tính cao hơn. Trên cơ sở giả định trên, ngƣời ta xây dựng đƣợc công thức thể hiện mối tƣơng quan giữa mức ngại rủi ro, lợi suất ƣớc tính đạt đƣợc với mức độ rủi ro (phƣơng sai của lợi suất này) nhƣ sau: U = E(r) – 0,5 . A . σ2 Trong đó : U : là giá trị hữu dụng E(r) : lợi suất ƣớc tính bình quân A : là chỉ số biểu thị mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tƣ. σ2 : phƣơng sai của thu nhập trung bình NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 21
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng 0,5 : hằng số quy ƣớc (thông lệ của xác suất thống kê phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất ƣớc tính bình quân và độ lệch chuẩn σ của giá trị bình quân đó). Phƣơng trình hàm hữu dụng này cho thấy sự nhất quán với quan điểm cho rằng giá trị hữu dụng sẽ tăng lên nếu kết quả tỷ suất lợi nhuận ƣớc tính tăng và giá trị hữu dụng sẽ bị giảm đi nếu mức độ rủi ro tăng. Chỉ số A biểu thị mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tƣ, mỗi nhà đầu tƣ khác nhau sẽ có một chỉ số A khác nhau tùy thuộc vào tâm lý của nhà đầu tƣ và khối lƣợng của cải mà họ đang sở hữu. - A > 0 : nhà đầu tƣ ngại rủi ro - A = 0 : nhà đầu tƣ trung dung rủi ro - A U = E(r). Điều này cung cấp cho chúng ta một tiêu chuẩn cho việc đánh giá các danh mục đầu tƣ. Một danh mục đầu tƣ có lợi suất ƣớc tính khá cao thì chƣa chắc giá trị hữu dụng đã lớn hơn đầu tƣ vào danh mục có mức lợi suất thấp hơn nhƣng mức độ rủi ro thấp hơn hoặc không có rủi ro. Số trừ của lợi suất ƣớc tính khi tính giá trị hữu dụng trên đƣợc coi là mức bù rủi ro (0,5.A.σ2). Nếu nhà đầu tƣ có mức ngại rủi ro thấp hơn (tức mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn) thì mức bù rủi ro sẽ thấp hơn. Ngƣợc lại, nhà đầu tƣ có mức ngại rủi ro cao sẽ có mức bù rủi ro cao hơn. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 22
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Để phân tích hành vi ra quyết định đầu tƣ, chúng ta có thể so sánh những giá trị hữu dụng đạt đƣợc với tỷ suất lợi nhuận trong trƣờng hợp đầu tƣ không có rủi ro, khi tiến hành chọn lựa giữa một danh mục đầu tƣ có rủi ro và một danh mục đầu tƣ an toàn. Giá trị hữu dụng của một danh mục đầu tƣ theo thống kê học đƣợc gọi là tỷ lệ “tương đương chắc chăn” (certainty equivalent – CE) của danh mục đầu tƣ: CE = U = E(r) – 0,5.A.σ2 Tỷ lệ “tương đương chắc chắn” của một danh mục đầu tư là mức tỷ suất lợi nhuận đạt được chắc chắn của một danh mục đầu tư không rủi ro, được nhà đầu tư chấp nhận và xem nó như có mức dộ hấp dẫn tương đương để so sánh với danh mục đầu tư có rủi ro. Hay một danh mục đầu tƣ có rủi ro đƣợc coi là hấp dẫn nếu mức lợi suất chắc chắn tƣơng đƣơng (CE) của nó lớn hơn mức lợi suất dự tính của danh mục đầu tƣ không rủi ro đƣợc sử dụng làm chuẩn để so sánh (thƣờng dùng lãi suất tín phiếu kho bạc Chính phủ). Một nhà đầu tƣ có mức ngại rủi ro cao (A lớn), khi xem xét quyết định đầu tƣ có thể sẽ có một tỷ lệ lợi suất tƣơng đƣơng chắc chắn (CE) khá thấp đối với một danh mục có rủi ro nào đó. Nếu CE thấp hơn lợi suất đầu tƣ không rủi ro đƣợc dung làm chuẩn so sánh, ngay cả khi danh mục đầu tƣ rủi ro đó có mức đền bù rủi ro dƣơng, thì nhà đầu tƣ cũng không thể chấp nhận danh mục đầu tƣ rủi ro đó. Ngƣợc lại, một nhà đầu tƣ khác có mức ngại rủi ro thấp hơn (A thấp), sẽ có mức lợi suất CE cao hơn đối với cùng một danh mục đầu tƣ có rủi ro đó. Nếu CE cao hơn mức lợi suất chuẩn nêu trên, thì nhà đầu tƣ có thể sẽ thích danh mục đầu tƣ có rủi ro hơn là danh mục phi rủi ro. Khác với những ngƣời đầu tƣ ngại rủi ro, những nhà đầu tƣ trung dung, bàng quan với rủi ro là những ngƣời đánh giá mức độ hữu ích của một danh mục đầu tƣ chỉ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận ƣớc tính [E(r)], mà không quan tâm đến mức độ biến động, hay rủi ro của danh mục đầu tƣ đó. Họ chỉ quyết định dựa trên mức độ lợi nhuận: lợi nhuận càng cao thì càng tốt, bất kể danh mục đầu tƣ đó có NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 23
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng mức độ rủi ro nhƣ thế nào. Đối với nhà đầu tƣ này, một tỷ lệ tƣơng đƣơng chắc chắn của danh mục đầu tƣ bằng chính tỷ suất lợi nhuận ƣớc tính: A = 0 => U = CE = E(r) – 0,5.A.σ2 = E(r) Với những nhà đầu tƣ thích rủi ro là những ngƣời coi rủi ro nhƣ môt cơ hội để họ thu đƣợc mức lợi suất cao, một động cơ để họ quyết định đầu tƣ. Một danh mục đầu tƣ có mức độ rủi ro càng cao sẽ càng làm họ ham thích, vì họ hy vọng vào khả năng thu lợi nhuận lớn. Vì thế họ điều chỉnh giá trị hữu dụng tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro trong việc xem xét quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên, đại đa số các nhà đầu tƣ đều là những ngƣời ngại rủi ro. Do đó môi quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thƣơng đƣợc xây dựng trên cơ sở số đông này. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận ƣớc tính và độ lệch chuẩn (mức rủi ro) của một danh mục đầu tƣ đƣợc thể hiện bằng đồ thị sau: E(r) I II E(rP) P III IV σ(%) σP Đồ thị 1.1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro Trên đồ thị, danh mục đầu tƣ P có mức lợi suất ƣớc tính E(rP) và độ lệch chuẩn σp đƣợc các nhà đầu tƣ ngại rủi ro thích hơn so với các danh mục đầu tƣ nằm trong phần IV của đồ thị vì nó có lợi suất ngang bằng hoặc lớn hơn bất cứ một danh mục đầu tƣ nào nằm trong phần IV và luôn có độ lệch chuẩn (mức rủi ro) ngang bằng hoặc thấp hơn. Ngƣợc lại, bất cứ danh mục đầu tƣ nào trong phần I đều đƣợc các nhà đầu tƣ thích hơn danh mục đầu tƣ P vì mức lợi nhuận ƣớc tính của nó luôn bằng hoặc lớn hơn và độ lệch chuẩn của nó luôn bằng hoặc nhỏ hơn. Nhƣ vậy, một cách tổng quát nếu một danh mục đầu tƣ này tốt hơn NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 24
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng danh mục đầu tƣ kia thì danh mục đó phải có đồng thời mức lợi suất đầu tƣ lớn hơn và mức rủi ro nhỏ hơn. Khi sắp xếp nhiều danh mục đầu tƣ để lựa chọn, dễ dàng nhận thấy những danh mục đầu tƣ nằm trong vùng I là có lợi thế nhất, vì các danh mục đầu tƣ nằm trong vùng này đều có ƣu thế vƣợt trội cả về lợi suất đầu tƣ cao và độ rủi ro thấp so với vùng khác. Các danh mục đầu tƣ nằm ở vùng IV là kém lợi thế nhất (lợi suất đầu tƣ thấp nhƣng độ rủi ro lại cao). Còn các danh mục đầu tƣ nằm trong vùng II và III lại chỉ đƣợc một trong hai yếu tố cần xem xét là lợi suất đầu tƣ hoặc mức độ rủi ro, do đó cần đƣợc xem xét thêm một yếu tố khác. Khả năng chấp nhận chúng sẽ phụ thuộc đáng kể vào mức ngại rủi ro của nhà đầu tƣ cao hay thấp. Nếu độ rủi ro càng cao thì giá trị hữu dụng càng thấp xuống và nó cần phải đƣợc bù đắp bằng sự tăng lên của mức lợi suất đầu tƣ [theo công thức U=CE=E(r)-0,5.A.σ2 = E(r)]. Để giá trị hữu dụng U không đổi, đối với các danh mục đầu tƣ có độ rủi ro cao hơn thì mức lợi suất đầu tƣ đạt đƣợc cũng phải cao lên tƣơng ứng và ngƣợc lại. Những danh mục đầu tƣ đƣợc lựa chọn yêu thích ngang nhau sẽ nằm trên cùng một đƣờng cong trên đồ thị, nối tất cả các điểm này lại ta có đƣờng đồng mức hữu dụng, hay còn gọi là đƣờng “bàng quan”. E(r) 2 1 σ Đồ thị 1.2: Đường đồng mức hữu dụng (đường cong bàng quan) NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 25
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Những ngƣời đầu tƣ có mức rủi ro khác nhau sẽ có các đƣờng cong bàng quan phân bổ ở các vị trí khác nhau về phía vùng II hoặc III (vùng II dành cho những nhà đầu tƣ có mức ngại rủi ro thấp, vùng III dành cho những nhà đầu tƣ có mức ngại rủi ro cao, tức không dám chấp nhận rủi ro). Tuy nhiên, dễ nhận thấy khi đƣờng bàng quan càng dịch chuyển lên theo hƣớng Tây Bắc thì mức hữu dụng của nhà đầu tƣ đó càng cao và càng dễ chấp nhận. 1.4.3. Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tƣ 1.4.3.1. Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của chứng khoán riêng lẻ Lợi nhuận và rủi ro là hai phạm trù căn bản nền tảng trong đầu tƣ chứng khoán. Mô hình Markowitz đã phát triển phƣơng pháp lựa chọn danh mục đầu tƣ dựa trên hai yếu tố lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Tuy nhiên, việc tính toán và định lƣợng hai yếu tố này lại không phải là vấn đề đơn giản. Markowitz là một trong những ngƣời đầu tiên khởi xƣớng việc ứng dụng các phƣơng pháp toán học – xác suất thống kê vào việc tính toán lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro, trƣớc hết là lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của một chứng khoán riêng lẻ. Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán riêng lẻ Thông thƣờng sau khi kết thúc một khoản đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể dễ dàng tính toán đƣợc tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tƣ này. Nhƣng vấn đề là ở chỗ trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ vào một loại chứng khoán nhà đầu tƣ cần phải ƣớc tính trƣớc thu nhập mà nhà đầu tƣ sẽ có thể nhận đƣợc để quyết định có đầu tƣ hay không hoặc lựa chọn giữa các phƣơng án đầu tƣ khác nhau. Đây là vấn đề rất khó khăn phức tạp, nhà đầu tƣ phải ra quyết định trong trƣờng hợp bất định. Để giải quyết vấn đề này, Markowitz đã sử dụng khái niệm kỳ vọng trong lý thuyết xác suất thống kê để đƣa ra một khái niệm mới trong tài chính đó là lợi nhuận kỳ vọng. “Tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng là giá trị trung bình tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền của tỷ suất sinh lời có thể xảy ra trong các tình huống”. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 26
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Ta có công thức: Trong đó: E(R): tỷ suất sinh lời kỳ vọng của khoản đầu tƣ ri: tỷ suất sinh lời của khoản đầu tƣ ở tình huống i pi: xác suất tƣơng ứng với tình huống i n: số tình huống xảy ra Nếu nhà đầu tƣ tin rằng trong tƣơng lai sẽ chắc chắn thu đƣợc các lợi suất mong đợi hoặc nếu nhƣ quan sát trong quá khứ có thời gian đủ lớn để bộc lộ đầy đủ xu hƣớng thì có thể xác định lợi suất kỳ vọng bằng trung bình cộng các lợi suất thực hiện trong n thời kỳ quan sát: Trong đó: ri: tỷ lệ thu nhập trong thời kỳ i n: số thời kỳ quan sát Rủi ro của chứng khoán riêng lẻ Rủi ro tồn tại khi có sự không chắc chắn về tƣơng lai. Các nhà đầu tƣ gần nhƣ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính toán và lƣợng hoá rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán. Cho đến khi các nhà toán học bƣớc chân vào lĩnh vực này họ vận dụng các công cụ và phƣơng pháp thống kê để tạo ra phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán. Trong tài chính rủi ro đƣợc định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng, đƣợc đo bằng độ lệch chuẩn của lợi suất thu đƣợc. Để đo lƣờng mức độ rủi ro (độ phân tán của tỷ suất sinh lời) ngƣời ta dùng 2 chỉ tiêu: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 27
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng + Phương sai của lợi nhuận mong đợi: Phƣơng sai của thu nhập mong đợi của một tài sản là tổng bình phƣơng độ lệch của thu nhập mong đợi có nhân trọng số. Gọi σ2 là phƣơng sai của thu nhập kỳ vọng: Trƣờng hợp sử dụng số liệu thực nghiệm (Số liệu trong quá khứ). + Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phƣơng sai Trƣờng hợp sử dụng số liệu thực nghiệm (Số liệu trong quá khứ): 1.4.3.2. Đo lƣờng mối quan hệ giữa các chứng khoán: Trong lĩnh vực đầu tƣ cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác, ngƣời ta thƣờng có nhu cầu khảo sát mối quan hệ của hai biến ngẫu nhiên. Để lƣợng hóa mối quan hệ này ngƣời ta dùng hai đại lƣợng hệ số hiệp phƣơng sai (Covariance) và hệ số tƣơng quan (Correlation). Hệ số tích sai (Covariance Cofficient): Hệ số tích sai (hiệp phƣơng sai hay đồng phƣơng sai) đƣợc dùng để đo lƣờng kết quả lợi suất thu đƣợc của 2 chứng khoán rủi ro có cùng chiều hƣớng biến động. Ý nghĩa của hệ số hệ số tích sai đƣợc diễn giải nhƣ sau: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 28
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng - Tích sai dương: lợi suất hay giá cả của 2 chứng khoán biến động cùng chiều tăng hoặc giảm - Tích sai âm: lợi suất hay giá cả của 2 chứng khoán biến động ngƣợc chiều nhau (1 cái tăng 1 cái giảm hoặc ngƣợc lại). Công thức tính hệ số tích sai của 2 chứng khoán nhƣ sau: Trong đó: Cov (r1,r1) : tích sai của chứng khoán 1 và chứng khoán 2. Pi : xác suất tƣơng ứng với tình huống i. r1i, r2i : lần lƣợt là tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán 1 và chứng khoán 2 ở tình huống i. E(r1), E(r2): lần lƣợt là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán 1và 2. Trƣờng hợp tính toán dựa vào thực nghiệm: Hệ số tƣơng quan (Correlation Coefficient): Do độ lớn của hệ số tích sai phụ thuộc vào đơn vị đo lƣờng của các biến ngẫu nhiên, do vậy rất khó để sử dụng hệ số này trong việc so sánh mức độ tƣơng quan của các biến số khi chúng áp dụng các đơn vị đo lƣờng khác nhau. Mặt khác, hệ số tích sai chỉ cho thấy mối tƣơng tác giữa 2 chứng khoán cùng chiều hay ngƣợc chiều, mà chƣa chỉ ra đƣợc mức độ biến động của chúng. Để định lƣợng mức độ biến động này, ngƣời ta sử dụng hệ số tƣơng quan để giới hạn hệ số tích sai trong khoảng từ -1 đến +1. Công thức tính hệ số tƣơng quan: Cor (r1,r2) = ρ1,2 = Cov (r1,r2) / σ1 x σ2 Trong đó: Cor (r1, r2): Hệ số tƣơng quan của chứng khoán 1 và chứng khoán 2 σ1, σ2: là độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của chứng khoán 1 và 2 NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 29
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Cov (r1, r2): hệ số hiệp phƣơng sai của chứng khoán 1 và 2 o ρ1,2 > 0 : 2 chứng khoán có quan hệ cùng chiều. o ρ1,2 < 0 : 2 chứng khoán có quan hệ ngƣợc chiều. o ρ1,2 = +1: 2 chứng khoán có dao động hoàn toàn giống nhau o ρ1,2 = -1: 2 chứng khoán có quan hệ hoàn toàn ngƣợc chiều nhau. o ρ1,2 = 0 : 2 chứng khoán không có quan hệ tƣơng quan với nhau. 1.4.3.3. Lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tƣ Một danh mục đầu tƣ thƣờng bao gồm nhiều loại tài sản đầu tƣ khác nhau. Mỗi loại tài sản lại có mức lợi suất đầu tƣ khác nhau. Vì thế lợi suất kỳ vọng của một danh mục đầu tƣ là bình quân gia quyền (theo tỷ trọng vốn đầu tƣ vào từng loại tài sản) của lợi suất thu đƣợc từ mỗi tài sản trong danh mục đầu tƣ đó: E(rp) = w1.E(r1) + w2.E(r2) + +wn.E(rn) Trong đó: Wi : tỷ trọng của chứng khoán i trong danh mục đầu tƣ E(ri) : lợi suất đầu tƣ từng tài sản tƣơng ứng 1.4.3.4. Rủi ro của danh mục đầu tƣ và đa dạng hóa danh mục đầu tƣ Rủi ro của danh mục đầu tƣ Rủi ro của danh mục đầu tƣ đƣợc định nghĩa là khả năng biến động trong tƣơng lai về kết quả thu đƣợc của việc đầu tƣ. Khi phân tích một danh mục đầu tƣ, chúng ta phải quan tâm đến rủi ro của cả danh mục chứ không chỉ đơn thuần của từng loại chứng khoán. Ngƣời ta không thể đánh giá rủi ro bằng việc chỉ đánh giá rủi ro của từng loại chứng khoán riêng lẻ, mà việc đánh giá là sự đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của từng loại chứng khoán riêng lẻ đó đối với danh mục đầu tƣ, và giữa chứng khoán đó với toàn bộ chứng khoán của thị trƣờng. Thực tế, những chứng khoán có tính rủi ro lại có khả năng là những thành tố làm ổn định cho toàn danh mục đầu tƣ, góp phần làm giảm rủi ro của toàn danh mục NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 30
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng đầu tƣ. Đây là lý do tại sao nhà đầu tƣ cần quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ cũng nhƣ xác định phần rủi ro hệ thống (rủi ro không đa dạng hóa đƣợc) của chứng khoán. Đa dạng hóa danh mục đầu tƣ Theo đó, việc đầu tƣ nên đƣợc thực hiện qua nhiều loại tài sản khác nhau, tạo thành một danh mục đầu tƣ sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ đƣợc giới hạn nhỏ lại. Nghĩa là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Nhƣ vậy, rủi ro của những chứng khoán riêng lẻ trong danh mục đầu tư cần phải được đo lường trong hiệu quả tác động của chúng đối với toàn bộ danh mục đầu tư. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, chúng ta đã chỉ ra rằng mỗi một loại chứng khoán đều tiểm ẩn hai loại rủi ro là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro do thị trƣờng gây ra và ảnh hƣởng đến tất cả các chứng khoán trên thị trƣờng. Do vậy, rủi ro hệ thống là rủi ro không thể tránh đƣợc bằng hình thức đa dạng hóa. Ngƣợc lại, rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro bắt nguồn từ chính tổ chức phát hành. Do đó, có thể hạn chế đƣợc bằng cách đa dạng hóa đầu tƣ. Khi một chứng khoán đƣợc đƣa vào một danh mục đầu tƣ thì rủi ro của nó sẽ tƣơng tác với các chứng khoán khác trong danh mục để tạo nên rủi ro của cả danh mục. Mức độ rủi ro của toàn danh mục là cao hay thấp là phụ thuộc vào mối tƣơng tác của các chứng khoán với các chứng khoán khác trong danh mục. Nếu một danh mục càng có nhiều chứng khoán thì sự tƣơng tác bù trừ giữa các chứng khoán càng lớn, càng có nhiều khả năng giảm thiểu rủi ro nhờ tối thiểu hóa rủi ro phi hệ thống. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 31
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng σ Rủi ro tổng thể Rủi ro phi hệ thống Rủi ro hệ thống n Số lƣợng chứng khoán Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa số lượng chứng khoán và rủi ro của danh mục Đồ thị trên biểu thị mối quan hệ giữa số lƣợng chứng khoán trong danh mục và rủi ro của danh mục. Tổng rủi ro của danh mục bằng tổng của rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Mối quan hệ này là ngƣợc chiều nhau. Khi số lƣợng chứng khoán càng nhiều thì rủi ro phi hệ thống của danh mục càng nhỏ, kéo theo rủi ro của danh mục càng nhỏ. Rủi ro này sẽ có rủi ro bằng với rủi ro của thị trƣờng. Vì vậy, đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên các danh mục vẫn phải chịu một mức rủi ro tiềm ẩn đó là rủi ro hệ thống. Các thƣớc đo rủi ro Rủi ro của danh mục đầu tƣ cũng đƣợc xác định bằng phƣơng sai (σ2) và độ lệch chuẩn (σ) của danh mục đầu tƣ. - Phương sai của danh mục đầu tư gồm 2 chứng khoán: 2 2 Khi 2 chứng khoán với phƣơng sai tƣơng ứng là σ1 , σ2 đƣợc kết hợp trong một danh mục đầu tƣ với tỷ trọng tƣơng ứng là w1, w2 thì phƣơng sai của danh mục đầu tƣ chứng khoán đó đƣợc thể hiện bằng phƣơng sai của toàn bộ danh 2 mục đầu tƣ (σP ) gồm 2 chứng khoán 1 và 2 đƣợc xác định nhƣ sau: 2 2 2 2 2 σP = W1 σ1 + W2 σ2 + 2 W1 W2 Cov(r1,r2) NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 32
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng - Phương sai của danh mục đầu tư gồm n chứng khoán: Danh mục đầu tƣ có 2 loại chứng khoán là một trƣờng hợp đơn giản và cơ bản nhất. Trên thực tế có thể sẽ có những danh mục đầu tƣ mà ta lựa chọn với nhiều chứng khoán khác nhau. Công thức tính phƣơng sai của danh mục đầu tƣ gồm n chứng khoán đƣợc trình bày nhƣ sau: . Phương pháp ma trận: Trong trƣờng hợp có nhiều chứng khoán trong một danh mục đầu tƣ, việc tính toán phƣơng sai của danh mục đầu tƣtƣơng đối phức tạp, đòi hỏi phải có rất nhiều cặp hệ số tích sai giữa các chứng khoán và dễ dẫn đến nhầm lẫn. Để khắc phục vấn đề này, thông thƣờng ngƣời ta sẽ sử dụng phƣơng pháp ma trận để tính toán phƣơng sai của danh mục đầu tƣ. Giả sử nếu danh mục đầu tƣ bao gồm n chứng khoán, trƣớc hết ta thiết lập ma trận bao gồm n hàng ngang tƣơng ứng với các chứng khoán 1,2,3 n và n hàng dọc tƣơng ứng với các chứng khoán 1,2,3 .n. Giá trị của mỗi ô trong ma trận sẽ bằng hệ số tích sai của hai chứng khoán ở hàng ngang và hàng dọc nhân với tỷ trọng của chứng khoán ở hàng ngang và tỷ trọng của chứng khoán ở hàng dọc. Ví dụ, ô (1,n) tƣơng ứng với hàng dọc là chứng khoán 1, hàng ngang là chứng khoán n, giá trị của ô này sẽ bằng: W1 × Wn × Cov (r1, rn). Ta thấy các ô nằm trên đƣờng chéo Tây Bắc - Đông Nam do là giao điểm 2 2 của các chứng loại chứng khoán giống nhau nên có giá trị lần lƣợt là: W1 σ1 , 2 2 2 2 W2 σ2 , , Wn σn . Hệ số hiệp phƣơng sai của cùng một chứng khoán cũng 2 chính là phƣơng sai của chứng khoán đó. Ví dụ: Cov (r1, r1) = σ1 Phƣơng sai của danh mục đầu tƣ chính bằng tổng các ô của ma trận này: NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 33
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Bảng 1.1: Phƣơng pháp ma trận CK 1 2 3 n 2 2 1 W1 σ1 W1W2Cov(r1,r2) W1W3Cov(r1,r3) W1WnCov(r1,rn) 2 2 2 W2W1Cov(r2,r1) W2 σ2 W2W3Cov(r2,r3) W2WnCov(r2,rn) 2 2 3 W3W1Cov(r3,r1) W3W2Cov(r3,r2) W3 σ3 W3WnCov(r3,rn) 2 2 N WnW1Cov(rn,r1) WnW2Cov(rn,r2) WnW3Cov(rn,r3) Wn σn 1.4.4. Danh mục đầu tƣ hiệu quả và đƣờng cong hiệu quả Một danh mục đầu tƣ đƣợc gọi là hiệu qủa, nếu không tồn tại một danh mục đầu tƣ nào khác có cùng độ lệch chuẩn nhƣng lại có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và không tồn tại danh mục đầu tƣ khác có cùng tỷ suất lợi nhuận nhƣng có độ lệch chuẩn thấp hơn. Tập hợp những danh mục đầu tƣ này đƣợc gọi là tập hợp danh mục đầu tƣ hiệu qủa. Đƣờng cong nối tất cả những danh mục đầu tƣ hiệu qủa trong hệ trục tọa độ với trục tung thể hiện tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, trục hoành thể hiện độ lệch chuẩn đƣợc gọi là đƣờng cong hiệu qủa. Nhƣ vậy, những danh mục đầu tƣ nằm trên đƣờng cong hiệu qủa là những danh mục đầu tƣ đƣợc đa dạng hóa một cách tối ƣu. Tại đây không thể giảm tỉ lệ rủi ro xuống mà lại không hi sinh tỉ lệ lợi nhuận hay không thể có đƣợc một tỉ suất lợi nhuận cao hơn mà không chấp nhận mức độ rủi ro lớn hơn. Đƣờng cong hiệu qủa của danh mục đầu tƣ là tập hợp tất cả các danh mục đầu tƣ cho phép mang lại tỉ suất lợi nhuận cao hơn với cùng mức độ rủi ro, có rủi ro ít hơn ở cùng mức độ lợi nhuận. Đƣờng biên hiệu qủa có dạng cong lồi bởi vì với tất các các danh mục đầu tƣ nằm trên đƣờng cong này chúng đều có mức lợi nhuận kỳ vọng cao nhất với cùng mức rủi ro, và có mức rủi ro thấp nhất NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 34
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng với cùng mức lợi nhuận kỳ vọng. Các danh mục nằm trên đƣờng cong biên hiệu quả này đƣợc gọi là danh mục tối ƣu Markowitz (Đồ thị 1.4) E(r) Đƣờng X cong hiệu quả B A C σ(%) Những kết hợp đầu tƣ nằm trên đƣờng biên hiệu quả chiếm ƣu thế hơn với những kết hợp bên dƣới. Ví dụ xét điểm B và C, mặc dù B và C có cùng mức độ rủi ro nhƣng B có ƣu thế hơn do cho tỷ suất sinh lợi cao hơn C. Tƣơng tự nhƣ vậy A có ƣu thế hơn C do có cùng tỷ suất sinh lợi với C nhƣng A lại cho rủi ro thấp hơn C. Nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn một danh mục nằm trên đƣờng biên hiệu quả. Nhà đầu tƣ không thích rủi ro sẽ lựa chọn danh mục trên đƣờng biên hiệu quả gần về phía điểm A, nhà đầu tƣ ƣa thích rủi ro hơn sẽ lựa chọn danh mục đầu tƣ trên đƣờng biên hiệu quả gần về phía điểm B hơn hoặc xa dần về phía bên phải điểm B. Những danh mục đầu tƣ nhƣ vậy sẽ có những ƣớc lƣợng tỷ suất sinh lợi và rủi ro khác nhau, khi nhà đầu tƣ muốn gia tăng tỷ suất sinh lợi thì rủi ro cũng tăng theo. Tóm lại, theo Markowitz đƣờng biên hiệu quả bao gồm những kết hợp tốt nhất, vì nó xác định những danh mục đầu tƣ có tỷ suất sinh lợi cao nhất với mức độ rủi ro cho trƣớc hoặc sẽ cho rủi ro thấp nhất đối với mỗi tỷ suất sinh lợi cho trƣớc. Nhƣ vậy, nếu một nhà đầu tƣ muốn lựa chọn một danh mục đầu tƣ cổ phiếu để đầu tƣ thì trƣớc hết ngƣời đó phải chọn lựa trong số các danh mục nằm trên đƣờng biên hiệu quả. Tiếp đến, tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của nhà NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 35
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng đầu tƣ để xác định danh mục cổ phiếu đầu tƣ tối ƣu cho mình. Chúng ta đã xác định đƣợc rằng mỗi nhà đầu tƣ đều có mức ngại rủi ro riêng và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tƣ đƣợc thể hiện trong mối quan hệ với lợi suất ƣớc tính đạt đƣợc, và đƣợc diễn đạt bằng đƣờng bàng quan. Điểm tiếp xúc giữa đƣờng bàng quan và đƣờng biên hiệu quả (điểm 0 trong đồ thị) chính là định vị danh mục đầu tƣ tối ƣu của nhà đầu tƣ đó (Đồ thị 1.5) E(r) 0 σ(%) 1.4.5. Truy tìm danh mục đầu tƣ hiệu quả Cho danh mục đầu tƣ gồm n chứng khoán. Mỗi chứng khoán có một tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn xác định, mỗi cặp chứng khoán có hệ số tích sai xác định. Tìm tỷ trọng phân bổ của từng chứng khoán W1, W2, W3 Wn trong danh mục đầu tƣ sao cho danh mục đầu tƣ mà chúng tạo thành: - Có độ lệch chuẩn nhỏ nhất với mức tỷ suất lợi nhuận là r* cho trƣớc. - Hoặc có lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất với độ lệch chuẩn là σ* cho trƣớc. Mỗi cặp chứng khoán có hệ số tƣơng quan xác định, tạo thành ma trận hệ số tƣơng quan. Tỷ suất lợi nhuận và phƣơng sai của danh mục đầu tƣ đƣợc xác định nhƣ sau: Chứng khoán CK1 CK2 CKn Tỷ suất lợi nhuận r1 r2 rn 2 2 2 Phƣơng sai σ1 σ2 σn Tỷ trọng w1 w2 wn NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 36
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Tìm các tỉ lệ phân bổ chứng khoán W1, W2, W3 Wn sao cho với mức lợi nhuận kỳ vọng E(rp) = r* cho trƣớc, danh mục đầu tƣ có độ lệch chuẩn σp nhỏ nhất. Hoặc với độ lệch chuẩn: σp = σ* cho trƣớc danh mục đầu tƣ có lợi nhuận kỳ vọng E(rp) lớn nhất. Ta có 2 mô hình toán nhƣ sau: Mô hình 1: Mô hình tối thiểu hoá rủi ro dựa trên mức thu nhập cho trước - Hàm mục tiêu phƣơng sai: - Các điều kiện ràng buộc: r* với tỷ suất lợi nhuận r* cho trƣớc = 1 Wi >= 0 Các ràng buộc khác theo quy định của pháp luật Mô hình 2: Mô hình tối đa hóa thu nhập trên rủi ro cho trước - Hàm mục tiêu lợi nhuận: - Các điều kiện ràng buộc: với phƣơng sai σ2 cho trƣớc (i#j) = 1 Wi >= 0 Các ràng buộc khác theo quy định của pháp luật NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 37
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng 1.4.6. Truy tìm danh mục đầu tƣ tối ƣu Nguyên tắc xác định DMĐT tối ưu: Theo nguyên tắc, việc xác định danh mục đầu tƣ tối ƣu đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Xác định đƣờng cong hiệu quả: Danh mục đầu tƣ tối ƣu là một trong những danh mục đầu tƣ nằm trên đƣờng cong hiệu quả. - Trong những danh mục đầu tƣ hiệu quả lựa chọn 1 danh mục đầu tƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ, phù hợp với mức ngại rủi ro của nhà đầu tƣ, tức là mang lại cho nhà đầu tƣ mức hữu dụng cao nhất. Xác định DMĐT tối ưu bằng thuật toán: Tƣơng tự nhƣ bài toán truy tìm danh mục đầu tƣ hiệu qủa nhƣng hàm mục tiêu không còn là hàm lợi nhuận lớn nhất hay phƣơng sai nhỏ nhất. Hàm mục tiêu là hàm hiệu dụng của nhà đầu tƣ. Tức là đi tìm các tỉ lệ phân bổ chứng khoán sao cho mức độ hữu dụng của danh mục đầu tƣ là tối đa. Mô hình toán đƣợc lập nhƣ sau: - Hàm mục tiêu mức hữu dụng của nhà đầu tƣ: U = E(r) – 0,5.A.σ2 = – 0,5.A. max với i#j - Các ràng buộc: = 1 Wi >= 0 Các ràng buộc khác theo quy định của pháp luật Đây chính là bài toán phƣơng án tối ƣu của hàm bậc hai. Giải bài toán này ta sẽ tìm đƣợc danh mục đầu tƣ theo yêu cầu bằng công cụ solver của Exel. Mô hình Markowitz cho chúng ta một kỹ thuật lựa chọn danh mục đầu tƣ tối ƣu và những phân tích từ kết quả của mô hình này là rất bổ ích. Với số loại tài sản tƣơng đối ít chúng ta có thể sử dụng trực tiếp mô hình này và từ đó mà định giá tài sản. Trong trƣờng hợp thị trƣờng quá đa dạng ngƣời ta sử dụng một NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 38
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng mô hình đơn giản hơn, mô hình có tên CAPM (Capital Asset Pricing Model). Mô hình này sử dụng hệ số beta của các tài sản. Tuy nhiên, lý thuyết Markowitz đƣợc coi là nền tảng lý luận quan trọng có tính ứng dụng cao trong việc phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ ở các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Bên cạnh các phƣơng pháp phân tích đầu tƣ truyền thống nhƣ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, lý thuyết Markowitz và các lý thuyết đầu tƣ tài chính hiện đại cũng đã khẳng định đƣợc chỗ đứng tại các thị trƣờng chứng khoán phát triển. Việc nghiên cứu áp dụng các lý thuyết này vào hoạt động đầu tƣ nói chung và hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ nói riêng sẽ là sự bổ sung quan trọng vào các phƣơng pháp phân tích, nâng cao hiệu quả đầu tƣ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 39
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM ENG – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – Chi nhánh Hải Phòng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Kim Eng Khởi đầu tại đảo quốc Singapore - một trung tâm tài chính lớn của khu vực Đông Nam Á, sau gần 4 thập kỷ Kim Eng Holding Limited (Kim Eng) đã phát triển từ một công ty môi giới chứng khoán thuần túy của Singapore thành một tập đoàn tài chính đa ngành hàng đầu Singapore. Kim Eng Holding Limited đƣợc thành lập năm 1972, cung cấp các dịch vụ tài chính xuyên châu Á, hoạt động khắp toàn cầu với mạng lƣới trải rộng trên 11 quốc gia và văn phòng tại các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới là New York và London. Năm 2007, Kim Eng đón nhận thêm hai công ty thành viên mới ở Việt Nam và Ấn Độ. Với một cổ đông lớn là công ty môi giới chứng khoán số 1 của Đài Loan – tập đoàn Yuanta. Kim Eng Việt Nam Công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam (Kim Eng Việt Nam) đƣợc thành lập theo giấy phép số 71/UBCK-GP ngày 14/12/2007, và giấy phép thay đổi mới nhất số 57/GPDC-UBCK ngày 12/10/2011 do Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nƣớc Việt Nam cấp. Kim Eng trở thành công ty chứng khoán có đối tác nƣớc ngoài đầu tiên đi vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. + Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam + Tên Tiếng Anh: KIM ENG VIETNAM securities joint stock company NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 40
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng + Tên viết tắt: KEVS + Địa chỉ: Số 255 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Cầu Kho, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh. + Điện thoại: (84-8) 3838 6636 - Fax: (84-8) 3838 6639 + Email: info@kimeng.com.vn + Website: www.kimeng.com.vn + Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VND (vốn điều lệ ban đầu của công ty theo giấy phép thành lập là 200 tỷ đồng, vốn điều lệ tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 300 tỷ đồng) + Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 71/UBCK-GP do Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp ngày 14/12/2007 + Mã số thuế : 0305367563 + Ngành nghề kinh doanh: - Môi giới chứng khoán - Lƣu ký chứng khoán - Tài chính doanh nghiệp - Tƣ vấn đầu tƣ - Bảo lãnh phát hành - Nghiên cứu & phân tích đầu tƣ Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng Sau hơn 2 năm song hành cùng hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam đã chứng tỏ sự lớn mạnh của mình bằng việc khai trƣơng các chi nhánh mới khang trang, hiện đại và nhiều dịch vụ tiện ích. Trong đó phải kể đến sự có mặt của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng, hứa hẹn sẽ là yếu tố cạnh tranh, thu hút nhà đầu tƣ với các công ty chứng khoán khác. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 41
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Căn cứ Quyết định số 632/QĐ – UBCK do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nƣớc cấp ngày 5 tháng 8 năm 2010 về việc chấp thuận cho công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam thành lập chi nhánh Hải Phòng. Ngày 13/9/2010 công ty chứng khoán Kim Eng Việt Nam đã chính thức khai trƣơng chi nhánh Hải Phòng. + Tên gọi Chi nhánh: Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. + Địa điểm Chi nhánh: Tầng 3, Tòa nhà DG Tower, số 15 Trần Phú, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng. + Điện thoại: 0313. 250250 – Fax: 0313. 250000 + Website: www.kimeng.com.vn + Mã số thuế: 0305367563-004 Kim Eng Hải Phòng cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ Kim Eng Việt Nam bao gồm: môi giới chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ, lƣu ký chứng khoán, nghiên cứu, phân tích và các dịch vụ tài chính doanh nghiệp. 2.1.1.2. Quá trình phát triển Tình hình hoạt động - Sau hơn 3 tháng chuẩn bị, ngày 1/4/2008 Kim Eng Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động đúng vào thời điểm kinh tế thế giới và Việt Nam đang có nhiều biến động do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhƣng Kim Eng Việt Nam đã vững vàng vƣợt qua mọi khó khăn để có đƣợc sự tăng trƣởng ngoạn mục. Từ khách hàng đầu tiên đến thời điểm hiện tại, Kim Eng đã có gần 23.000 khách hàng thƣờng xuyên giao dịch và thị phần luôn giữ ở mức ổn định trên 5%. - Cuối năm 2010, Kim Eng Chi nhánh Hải Phòng bắt đầu đi vào hoạt động. Chi nhánh đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác, tƣ vấn với đại diện của 4 doanh nghiệp đang có những phát triển rất nổi trội tại Hải Phòng là Công ty cổ phần đầu tƣ Thùy Dƣơng, Công ty cổ phần Vận tải xây dựng và thƣơng mại Hải NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 42
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Phòng, Công ty cổ phần nội thất kim khí ACE và Hội doanh nghiệp trẻ Hải Phòng với hợp đồng hợp tác chiến lƣợc. - Năm 2011, thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, hầu hết các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã lỗ lũy kế. Kết quả kinh doanh năm 2011 của chi nhánh cũng ở trong tình trạng đó. Hết năm 2011, Kim Eng Hải Phòng lỗ gần 2,2 tỷ đồng. - Đầu năm 2012, Kim Eng Hải Phòng đã hoàn thành cơ bản nền tảng phát triển cho những năm tiếp theo về mạng lƣới, nguồn nhân lực và sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh + Do tập đoàn dày kinh nghiệm của Singapore sở hữu: Mang thƣơng hiệu của Tập đoàn tài chính đa ngành hàng đầu của Singapore là Kim Eng Holdings Limited, Kim Eng Việt Nam hội tụ nhiều sức mạnh: đó là hệ thống khách hàng toàn cầu của công ty mẹ, hệ thống công nghệ hiện đại, nguồn nhân sự chuyên nghiệp đƣợc chia sẻ từ Tập đoàn và thƣơng hiệu Kim Eng đã đƣợc khẳng định tại châu Á. + Tiềm lực vốn: Tính đến thời điểm 31/12/2011, vốn điều lệ của KEVS đạt 300 tỷ đồng, thuộc mức cao so với các công ty trong ngành. Trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán phải rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do không đáp ứng đủ về vốn thì lƣợng vốn diều lệ của KEVS đã đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với các nghiệp vụ kinh doanh của công ty. + Lĩnh vực kinh doanh: không triển khai hoạt động tự doanh (mặc dù có giấy phép tự doanh). Năm 2011, trong khi nhiều công ty chứng khoán thua lỗ, đóng cửa chi nhánh, với phƣơng châm “nói không với tự doanh”, Kim Eng không bị tổn thất nhƣ nhiều công ty khác. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại chi nhánh Hải Phòng Đội ngũ nhân sự tại chi nhánh Hải Phòng gồm 17 ngƣời, trong đó có: 1 giám đốc chi nhánh, 9 nhân viên khối môi giới, 1 trƣởng phòng kinh doanh, 1 nghiên NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 43
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng cứu phân tích, 1 công nghệ thông tin, 1 hành chính kế toán, 3 nhân viên phát triển kinh doanh. Sơ đồ 2.1:Tổ chức của công ty CPCK Kim Eng Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Ban giám đốc Khối môi Khối hỗ trợ Phân tích đầu giới tƣ P. P. P.hành P. công P.phát P.nghiên môi lƣu chính nghệ triển cứu phân kế toán tích giới ký thông kinh doanh tin (Nguồn:Công ty Công ty Cổ phần Kim Eng Việt Nam) Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Ban giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng môi giới : - Thực hiện việc mở, quản lý tài khoản, tƣ vấn khách hàng giao dịch, đầu tƣ chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch TP.HCM, - Chăm sóc và quản lý, phát triển mạng lƣới khách hàng. - Nhận lệnh, kiểm tra lệnh và nhập lệnh giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng vào hệ thống của Sở giao dịchChứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch TP.HCM. - Xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 44
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Phòng lưu ký : - Thực hiện lƣu ký chứng khoán theo quy chế của Trung tâm Lƣu ký. - Thực hiện thanh toán, theo dõi và phân bổ lãi tiền gửi cho khách hàng trên các tài khoản. Giúp khách hàng thực hiện các quyền cổ đông liên quan đến sở hữu chứng khoán lƣu ký trên tài khoản. - Lập báo cáo giao dịch, báo cáo lƣu ký tháng, quý, năm và các báo cáo khác theo chế độ quy định. Quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định. Phòng phát triển kinh doanh: Nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng thƣơng hiệu, phát triển sản phẩm, tìm kiếm khác hàng. Phòng tài chính kế toán : - Thực hiện công tác tài chính, kế toán của chi nhánh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm và các báo cáo khác theo chế độ quy định. Phòng Công nghệ Thông tin : - Điều hành hệ thống máy tính, phần mềm, mạng, thông tin của chi nhánh. Phòng nghiên cứu phân tích : - Tiến hành điều tra, nghiên cứu phân tích và lập cơ sở dữ liệu của các công ty niêm yết, công ty đại chúng đồng thời phân tích và đánh giá tình hình của doanh nghiệp, môi trƣờng đầu tƣ, nền kinh tế để phục vụ hoạt động kinh doanh, tƣ vấn khách hàng. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Kim Eng Việt Nam NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 45
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Bảng 2.1. Doanh thu năm 2010,2011 Đơn vị: đồng Năm 2010 Năm 2011 Thay đổi Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) DT hoạt 45.578.276.055 40,24 32.175.844.655 28,21 (13.402.431.400) (29,41) động MG DT hoạt động ĐT, 177.517.950 0,16 13.077.267 0,01 (164.440.683) (92,63) góp vốn DT hoạt 6.864.365.787 6,06 809.781.817 0,71 (6.054.583.970) (88,20) động TV DT lƣu ký 171.318.776 0,15 189.760.703 0,17 18.441.927 10,76 CK DTsử 517.085.590 0,46 584.329.330 0,51 37.243.740 13,00 dụng vốn DT khác 59.949.230.289 52,93 80.275.185.221 70,39 20.325.954.932 33,91 Tổng DT 113.257.794.447 100 114.047.978.993 100 790.184.546 0,70 (Nguồn Báo cáo tài chính năm 2010 và 2011) Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu năm 2010, 2011 Đơn vị: % Cơ cấu doanh thu 2010 Cơ cấu doanh thu 2011 28.21 40.24 0.01 52.93 70.39 0.71 0.17 0.16 0.51 0.46 0.15 6.06 Môi giới Đầu tƣ, góp vốn Tƣ vấn Lƣu ký Sử dụng vốn Hoạt động khác NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 46
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Năm 2011, chỉ số VN-Index có một chuỗi ngày sụt giảm lần lƣợt tạo mức đáy mới, kéo theo tâm lý bất ổn của các nhà đầu tƣ cả trong nƣớc và nƣớc ngoài rút dần vốn ra khỏi thị trƣờng tất yếu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các Công ty chứng khoán nói chung và KEVS nói riêng. Năm 2010 và 2011, Doanh thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động môi giới và hoạt động khác chiếm trên 90% tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty. Doanh thu sử dụng vốn và doanh thu khác bao gồm: thu nhập lãi tiền gửi ngân hàng, tiền lãi thu đƣợc từ các giao dịch ký quỹ, tiền lãi thu đƣợc từ các hoạt động tạm ứng vốn cho nhà đầu tƣ và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tổng doanh thu năm 2011 đạt 114,08 tỷ đồng, tăng 0,79 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,70% so với năm 2010. Trong đó, tăng cao chủ yếu là doanh thu sử dụng vốn đạt 0,58 tỷ đồng, tăng 0,037 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 13% so với năm 2010, doanh thu khác đạt 80,28 tỷ đồng, tăng tăng 20,33 tỷ, tƣơng đƣơng 33,91% so với năm 2010. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010,2011 Đơn vị: đồng Thay đổi Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ lệ (%) DTT về hoạt 113.257.794.447 114.047.978.993 790.184.546 0,70 động kinh doanh CPHĐ kinh doanh 50.713.291.786 67.753.089.552 17.039.797.766 33,60 chứng khoán Lợi nhuận gộp 62.544.502.661 46.294.889.441 (16.249.613.220) (25,98) của HĐKD Chi phí quản lý 40.040.185.288 39.478.406.252 (561.779.036) (1,40) doanh nghiệp Lợi nhuận trƣớc 23.587.452.845 6.829.287.531 (16.758.165.314) (71,05) thuế Lợi nhuận sau 17.885.014.424 5.030.357.512 (12.854.656.912) (71,87) thuế TNDN (Nguồn Báo cáo tài chính năm 2010 và 2011) NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 47
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng - Chi phí hoạt động kinh doanh gồm: chi phí môi giới chứng khoán cho nhà đầu tƣ, hoa hồng đại lý, chi phí tài chính, chi phí nhân viên, thuê văn phòng - Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: chi phí khấu hao, chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ đồ dùng, chi phí quảng cáo, đi lại - Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh tăng 0,70%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đƣợc 1,4% so với năm 2010, trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh lại tăng 33,6% so với năm 2010 (từ 0,51 tỷ đồng năm 2010, tăng lên 0,67 tỷ đồng vào năm 2011). Do đó, lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ đạt 5,03 tỷ đồng, giảm 12,85 tỷ đồng, chƣa bằng 1/3 lợi nhuận của năm 2010. Năm 2011 mặc dù lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, nhƣng CTCK Kim Eng Việt Nam đƣợc đánh giá là một điểm sáng hiếm hoi trên thị trƣờng chứng khoán khi đã “lội ngƣợc dòng” thành công trong một năm đầy sóng gió. 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hải Phòng Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh Hải Phòng năm 2011 Đơn vị: đồng Nội Dung Thực hiện Doanh thu 1.339.267.831 Chi phí hoạt động 2.913.416.255 Lợi nhuận gộp -1.574.148.424 Chi phí quản lý 664.338.715 LNTT -2.238.487.139 (Nguồn: CTCP Chứng khoán Kim Eng – chi nhánh Hải Phòng) Thị trƣờng chứng khoán năm 2010 trầm lắng với xu hƣớng giảm điểm, dòng tiền vào kênh chứng khoán cũng giảm mạnh. Kim Eng Hải Phòng lại đi vào hoạt động đúng thời gian này. Mặt khác, trên địa bàn Hải Phòng cũng đã có hàng chục công ty chứng khoán đang hoạt động trƣớc đó nhƣ Công ty Chứng khoán Hải Phòng, Công ty Chứng khoán Phú Hƣng, Công ty Chứng khoán Sài NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 48
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Gòn Nhƣng với chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn, Kim Eng vẫn quyết định thành lập chi nhánh Hải Phòng, thực hiện mục tiêu ban đầu là mở rộng thị phần, tiếp cận với thị trƣờng và khách hàng Hải Phòng, chấp nhận kết quả kinh doanh những năm đầu là lỗ. Cụ thể, doanh thu chi nhánh năm 2011 đạt 1,3 tỷ đồng, chỉ chiếm 10,44% kế hoạch (kế hoạch năm 2011 là 12,8 tỷ đồng), lợi nhuận cả năm lỗ gẫn 2,2 tỷ đồng. Trong bối cảnh chung của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, khi mà thị trƣờng chứng khoán rơi vào tình trạng gần nhƣ đóng băng, hầu hết các chứng khoán trên thị trƣờng đều giảm giá, làm cho các nhà đầu tƣ mất niềm tin vào thị trƣờng, số lƣợng tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh trong thời điểm này cũng giảm. Trong năm 2011, số tài khoản mở tại chi nhánh là 269 tài khoản, chiếm 27% kế hoạch (kế hoạch năm 2011 là 996 tài khoản). Qua hơn 1 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – chi nhánh Hải Phòng vẫn đang nỗ lực để đạt đƣợc mục tiêu đứng top 3 trong thị phần chứng khoán ở Hải Phòng. 2.3. Hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng – chi nhánh Hải Phòng. 2.3.1. Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ tại chi nhánh Hiện nay, tại Kim Eng cũng nhƣ các công ty chứng khoán khác đã và đang triển khai hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chƣa đem lại hiệu quả cao, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giao dịch ký quỹ Để thu hút khách hàng tham gia đầu tƣ, các công ty chứng khoán đã triển khai giao dịch ký quỹ, là phƣơng thức giao dịch cho phép nhà đầu tƣ vay tiền của công ty chứng khoán môi giới để mua chứng khoán theo nhu cầu của nhà đầu tƣ nhƣ một khoản vay thông thƣờng có thế chấp, để có tiền đáp ứng cho nhu cầu đầu tƣ. Đây là cách thức giao dịch có sử dụng đòn bẩy tài chính. Số tiền nhà đầu tƣ vay mƣợn của công ty chứng khoán có thể rất lớn so với số ký quỹ ban NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 49
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng đầu, làm cho khả năng mua chứng khoán của nhà đầu tƣ tăng cao so với khả năng thực sự của họ. Họ dùng đòn bẩy trong giao dịch ký quỹ để mua đƣợc loại chứng khoán với nhận định giá chứng khoán đó sẽ tăng, sau đó bán đi khi có lời. Do đó, mục đích sử dụng thƣờng là để mua đi bán lại, hƣởng chênh lệch giá trong ngắn hạn. Tại Kim Eng Hải Phòng đang áp dụng tỷ lệ ký quỹ là 60:40, với mức lãi suất đang áp dụng từ 21 – 22%/năm. Theo đó, tỷ lệ ký quỹ ban đầu khi sử dụng sản phẩm giao dịch ký quỹ không đƣợc thấp hơn 60%, tức để mua 10 đồng, nhà đầu tƣ sẽ bỏ ra 6 và công ty chứng khoán hỗ trợ 4 đồng. Tỷ lệ ký quỹ của 1 số công ty chứng khoán Nguồn: www.stockbiz.vn Khách hàng giao dịch ký quỹ của Kim Eng Hải Phòng đƣợc cấp hạn mức tối đa 9 tỷ đồng/một khách hàng, tƣơng đƣơng 3% vốn điều lệ của công ty theo đúng nhƣ quy định của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nƣớc và của Hội đồng Quản lý rủi ro của Kim Eng. Quy định này là nhằm hạn chế rủi ro cho vay quá nhiều vào một hoặc nhóm khách hàng, vì khi thị trƣờng chuyển biến bất lợi, khách NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 50
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng hàng có thể không trả đƣợc khoản vay (giá chứng khoán giảm mạnh hoặc mất thanh khoản). Khi giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tƣ trong danh mục xuống thấp hơn 60% thì Kim Eng Hải Phòng sẽ thông báo để nhà đầu tƣ có biện pháp nhằm duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu (nộp thêm tiền hoặc bán một phần chứng khoán, hoặc cả hai ). Nếu nhà đầu tƣ không có giải pháp khắc phục và khi tỷ lệ ký quỹ xuống sâu hơn nữa, chi nhánh sẽ bán một phần hoặc toàn bộ chứng khoán để duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. Với giao dịch ký quỹ hay cung cấp đòn bẩy tài chính, nhà đầu tƣ sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận bằng việc khai thông nguồn vốn, kích thích các nhà đầu tƣ sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán nhiều hơn. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh, sẽ trả cho chi nhánh một khoản phí (phí cho vay, hoa hồng cho nhà môi giới), từ đó làm tăng khối lƣợng giao dịch, tăng doanh thu cho chi nhánh. Tại Kim Eng Hải Phòng, chi nhánh thực hiện tách bạch tài khoản tiền và chứng khoán của nhà đầu tƣ, nhằm đảm bảo tránh rủi ro cho chi nhánh và cho khách hàng, tránh đƣợc những vụ kiện tụng công ty chứng khoán lợi dụng tiền của nhà đầu tƣ. Chi nhánh chỉ quản lý tài khoản giao dịch của khách hàng, bao gồm cả tài khoản lƣu ký, còn tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ do ngân hàng quản lý (Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam – EIB). Với giao dịch ký quỹ, khoản tiền đầu tƣ của khách hàng cũng đƣợc quản lý trên tài khoản giao dịch ký quỹ, tách biệt với tài khoản giao dịch chứng khoán gốc ban đầu, giúp thuận tiện cho việc quản lý. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay này, Kim Eng Hải Phòng đã phân loại danh mục cổ phiếu và tỷ lệ ký quỹ theo từng danh mục, công bố danh sách cổ phiếu giao dịch ký quỹ tại công ty hàng tháng (phụ lục). Danh sách cổ phiếu này do công ty tự đánh giá, phân tích và chọn lọc nhằm đảm bảo danh mục chứng khoán giao dịch ký quỹ có chất lƣợng và thanh khoản tốt. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 51
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ phải đƣợc niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, không tính trên sàn UPCoM và phải đáp ứng các điều kiện nhƣ: - Có thời gian niêm yết tối thiểu 6 tháng. - Không bị hạn chế chuyển nhƣợng, đình chỉ giao dịch, đƣa vào diện cảnh báo, bị giám sát đặc biệt, bị hủy niêm yết. - Kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán không có lỗ lũy kế, giá trị sổ sách lớn hơn mệnh giá. - Các chứng khoán này phải đáp ứng tính thanh khoản theo nguyên tắc: giá trị trung bình của tỷ lệ khối lƣợng giao dịch/khối lƣợng niêm yết trong 50 phiên phải nằm trong khoảng 0,2 - 5 lần trung bình tỷ lệ của tất cả các chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK đó. - Các chứng khoán đó phải có sự ổn định về giá: đƣợc xác định theo nguyên tắc giá trị bình quân của mức biến động giá trong 50 phiên không vƣợt quá giá trị trung bình của mức biến động giá cộng độ lệch chuẩn của các chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK đó. Trong đó, chỉ tiêu thanh khoản có tác động lớn nhất đến danh sách các cổ phiếu có thể đƣợc giao dịch ký quỹ. Các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm nhiều đến chỉ tiêu này. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 52
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Danh sách chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ No CODE NAME Market 1 ACL CTCP Xuất nhập khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang HSX 2 AGD CTCP Gò Đàng HSX 3 AGR CTCP Chứng khoán NN & PTNT HSX 4 ANV Công ty cổ phần Nam Việt HSX 5 APC CTCP Chiếu xạ An Phú HSX 6 ASM CTCP đầu tƣ và xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang HSX 7 AVF CTCP Việt An HSX 8 BBC CTCP Bibica HSX 9 BCE CTCP Xây dựng & Giao thông Bình Dƣơng HSX 10 BCI CTCP Đầu tƣ Xây dựng Bình Chánh HSX 120 AAA CTCP Nhựa & Môi trƣờng xanh An Phát HNX 121 ACB Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu HNX 122 BCC CTCP Xi măng Bỉm Sơn HNX CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thƣơng Việt 123 CTS HNX Nam 124 CVT Công ty Cổ phần CMC (CMC J.S.C) HNX 125 DBC CTCP Dabaco Việt Nam HNX 126 DCS CTCP Tập đoàn Đại Châu HNX 127 DZM CTCP Chế tạo máy Dzĩ An (DZIMA) HNX 128 EBS CTCP Đầu tƣ & Phát triển Giáo dục Hà Nội HNX 129 EFI CTCP Đầu tƣ Tài chính Giáo dục HNX (Nguồn: trích “Danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ” tại CTCPCK Kim Eng áp dụng từ ngày 10.5.2012) NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 53
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Tỷ lệ ký quỹ các chứng khoán sàn HSX Mã Mã STT Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu STT Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu CK CK 1 ACL 70% 61 LGL 80% 2 AGD 80% 62 LSS 70% 3 AGR 80% 63 MCG 80% 41 HAP 70% 111 VIS 60% 42 HBC 70% 112 VMD 70% 43 HCM 60% 113 VNM 70% (Nguồn: trích “Danh mục chứng khoán cho giao dịch ký quỹ sàn HSX”) Tỷ lệ ký quỹ các chứng khoán sàn HNX Mã Mã STT Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu STT Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu CK CK 1 AAA 80% 31 PV2 70% 2 ACB 60% 32 PVC 60% 3 BCC 70% 33 PVE 70% 21 NBC 80% 51 TCS 80% 22 NDN 80% 52 TDN 70% 23 NTP 80% 53 TH1 70% (Nguồn: trích “Danh mục chứng khoán cho giao dịch ký quỹ sàn HSX”) Theo danh sách cập nhật vào tháng 5/2012, công ty chứng khoán Kim Eng đã công bố 179 cổ phiếu mà công ty này cho phép nhà đầu tƣ ký quỹ khi giao dịch. Trong danh sách này, có 60 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 119 cổ phiếu niêm yết trên HSX. Trong đó, có 40 cổ phiếu ký quỹ 60%, 54 cổ phiếu ký quỹ NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 54
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng 70% và 85 cổ phiếu phải ký quỹ 80%. So với tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả hai sàn là 710 mã, số lƣợng cổ phiếu đƣợc Kim Eng cho phép ký quỹ chiếm khoảng 25.2% số lƣợng cổ phiếu niêm yết. Thực trạng danh mục đầu tư của khách hàng Kim Eng Hải Phòng mới đi vào hoạt động nên việc triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ còn rất hạn chế. Chi nhánh chƣa xây đựng đƣợc những sản phẩm quản lý danh mục đầu tƣ cụ thể và thực hiện các chiến lƣợc thị trƣờng nhằm cung cấp sản phẩm này đến khách hàng. Mặt khác, phần lớn trên thị trƣờng là các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ. Không phải nhà đầu tƣ nào cũng có đủ trình độ để đọc hiểu hết các báo cáo tài chính một cách cẩn thận để phát hiện ra những điều bất thƣờng trong các báo cáo tài chính của công ty. Họ thƣờng đầu tƣ theo tin đồn và mách bảo của ngƣời khác, không có kiến thức về chứng khoán, dễ cuốn theo tâm lý bầy đàn (thích mua bán theo số đông), nóng vội nên dễ dẫn đến thua lỗ. Ngoài ra, việc đầu tƣ dàn trải vào quá nhiều danh mục đầu tƣ có thể không mang lại hiệu quả mong đợi. Ngƣời đầu tƣ vừa mất sức lực lại vừa không quản lý đƣợc đối tƣợng đầu tƣ của mình, hiệu quả đầu tƣ thấp. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 55
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Tình hình quản lý danh mục của 1 số nhà đầu tƣ NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 56
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 57
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Ngoài ra, việc đầu cơ nhóm cũng diễn ra khá phổ biến trên thị trƣờng chứng khoán. Thông tin đƣợc công bố đƣợc cho là yếu tố quan trọng để giúp những nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định của mình một cách hợp lý cũng nhƣ bảo vệ duy trì trạng thái ổn định của thị trƣờng. Nhƣng có một thực tế rằng là không phải lúc nào thông tin cũng đƣợc cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời. Với lý do này hay lý do khác đều có những cá nhân tiếp cận những thông tin này sớm hơn cả thị trƣờng trƣớc khi nó đƣợc công bố cho dù là một khoảng thời gian rất ngắn. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 58
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng Chẳng hạn khi giá cổ phiếu tăng nhiều phiên, thông tin kết quả kinh doanh tốt mới đƣợc công bố, nhƣ trƣờng hợp TDH, KSH trƣớc đây. Hoặc khi xuất hiện những tin đồn thì một số công ty niêm yết lại chậm trễ trong việc công bố thông tin. Sự kém minh bạch và không kịp thời trong công bố thông tin của doanh nghiệp có thể gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tƣ. Doanh nghiệp, những ngƣời quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với nhà đầu tƣ. Vì vậy có hiện tƣợng lãnh đạo doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với nhà đầu tƣ khác nhau. Dẫn đến việc các nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết định đầu tƣ không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trƣờng bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trƣờng. Đối với ngƣời có nhiều thông tin từ doanh nghiệp họ có thể kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận từ sự biến động của thị trƣờng chứng khoán. Rủi ro trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư Đồng tiền nào cũng có hai mặt, việc cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán quá nhiều và thiếu các điều kiện cũng dễ dẫn đến rủi ro. Nổi bật là hiện tƣợng đầu cơ nâng giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, gây ra những tác hại rất lớn cho cả Kim Eng Hải Phòng và nhà đầu tƣ. Việc xử lý tài sản thế chấp không bù đắp nổi khoản vay, lãi vay và khách hàng bỏ trốn, không trả nợ, khi đó chi nhánh vừa bị mất khoản tiền cho vay, mà còn mất cả khách hàng, doanh thu cũng giảm theo. Hiện tƣợng đầu cơ nâng giá cổ phiếu là tình trạng các cổ phiếu nhỏ tăng cực mạnh, vƣợt lên trên tất cả những cổ phiếu lớn, bất chấp kết quả kinh doanh nhƣ thế nào. Cuối năm 2010, một thông tin gây xôn xao các công ty chứng khoán là việc một nhóm nhà đầu tƣ ký hợp đồng với đội lái đẩy giá cổ phiếu AAA (Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trƣờng xanh An Phát) lên cao. Việc cổ phiếu AAA (niêm yết trên HNX) tăng một mạch từ mức giá 47.100 đồng/cp NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 59
- Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tƣ tại Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng – Chi nhánh Hải Phòng ngày 19/8 lên mức cao nhất là 91.600 đồng (bình quân) ngày 16/09 (chỉ gần 1 tháng) trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán chỉ dao động rất hẹp. Khoảng 4,4 triệu cổ phiếu đƣợc giao dịch trong khoảng giá trên 90.000 đồng. Tuy nhiên, sau chuỗi ngày này, AAA liền chạm sàn. Chỉ sau 5 ngày giao dịch, giá AAA đã giảm về mức 63.400 đồng (bình quân) tính đến hết ngày 24/9, với khối lƣợng đặt mua khiêm tốn. Một nhóm nhà đầu tƣ sở hữu tới 3,5 triệu cổ phiếu AAA muốn thoát hàng. Do đó, nhóm này đã ký hợp đồng chi khoảng 2 triệu USD cho một đội lái để đội này đánh giá AAA lên. Khi giá AAA đạt đến mức kỳ vọng 90.000đ/cp, đội lái dùng tài khoản VIP tại công ty chứng khoán cho sử dụng đòn bảy ở mức cao (80% giá trị mua) để vay tiền thực hiện mua cổ phiếu từ nhóm nhà đầu tƣ nói trên. Nhƣ vây, nhóm nhà đầu tƣ thoát hàng đƣợc ở mức giá xấp xỉ 90.000 đồng/cp, và để lại cho công ty chứng khoán những tài khoản đầy ắp AAA ở mức giá xấp xỉ 90.000 đồng/cp. Công ty chứng khoán phải giải quyết hậu quả khoảng 700.000 cổ phiếu AAA/ công ty. Hiện tƣợng “làm giá” cổ phiếu đã trở nên phổ biến trên các sàn chứng khoán của Việt Nam, gây tác hại rất lớn đến việc phát triển thị trƣờng vốn ở Việt Nam. Những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ dễ dàng rơi vào tâm lý đám đông, đầu tƣ theo phong trào và phải gánh chịu những thiệt hại lớn về kinh tế. Khi cổ phiếu giảm giá, rất nhiều nhà đầu tƣ muốn cắt lỗ nhƣng đã không thể chạy đƣợc vì lực bán quá mạnh. Công ty chứng khoán bị thiệt hại nặng khi một nhóm nhà đầu tƣ đẩy giá cổ phiếu lên đỉnh, sau đó lại sử dụng chính dịch vụ cho vay tiền của công ty chứng khoán với một tỷ lệ cao, để mua vào cổ phiếu. Cuối cùng, nhóm nhà đầu tƣ này bỏ tài khoản chạy cùng với khoản lợi nhuận lớn, và công ty chứng khoán trở thành nạn nhân. Vì vậy, Kim Eng Hải Phòng cần phải quản lý chặt chẽ các danh mục đầu tƣ cổ phiếu, và có biện pháp để hạn chế những rủi ro khi có hiện tƣợng đầu cơ chứng khoán. NGUYỄN THỊ TUYÊN – LỚP QT1202T 60