Khóa luận Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở - Tạ Thị Quỳnh Nhung

pdf 123 trang huongle 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở - Tạ Thị Quỳnh Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_thi_truong_bao_hiem_phi_nhan_tho_o_viet.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở - Tạ Thị Quỳnh Nhung

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Sinh viên thực hiện :Tạ Thị Quỳnh Nhung Lớp : Anh 5 Khóa : 41B Giáo viên hướng dẫn: THS. Hoàng Xuân Bình Hà Nội, 11/2006
  2. Lời mở đầu Năm 86 đã trở thành một mốc quan trọng với nền kinh tế Việt nam khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, “độ mở” của nền kinh tế đã dần được nới rộng, nhiều thành phần tham gia vào nền kinh tế hơn. Nhưng với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thị mãi đến 1993 với nghị định 100 CP của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam mới có những biến đổi sâu sắc. Thị trường từ độc quyền chỉ có một công ty nhà nước đến nay đã đa dạng hóa được thành phần sở hữu doanh nghiệp đặc biệt là năm 1996 với sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ cầu doanh nghiệp tham gia thị trường đã được hài hòa và sản phẩm kinh doanh đa dạng hơn trước. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã phát triển nhanh và ổn định bắt kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, nâng cao dần vị thế của ngành trong cả ngành bảo hiểm nói riêng và trong toàn nền kinh tế nói chung. Mặc dù đạt được những bước phát triển quan trọng xong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lại đang phải đối mặt với khó khăn không nhỏ trong một nền kinh tế ngày càng mở hơn. Khóa luận “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở” tập trung vào nghiên cứu về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, từ sự ra đời và phát triển cũng như thực trạng của thị trường này trong một số năm gần đây, đến phân tích những thành tựu cũng như những bất cập của thị trường trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm phát triển thị trường một cách lành mạnh đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế mở hiện nay.
  3. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, và tài liệu tham khảo thì khóa luận này được chia ra làm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ - Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam một số năm trở lại đây - Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Trong quá trình thức hiện khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở” em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ từ nhiều phía. Trước hết em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, những người đã dạy dỗ em trong xuốt những năm học ở giảng đường, và đặc biệt em xin vô cùng cảm ơn THS Hoàng Xuân Bình, người đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn, PGS, TS Nguyễn Như Tiến, người đã định hướng cho em qua các bài giảng rất hay và hấp dẫn của bộ môn Bảo hiểm trong kinh doanh, Ông Đỗ Quốc Tuấn – Phòng Tổ chức tổng hợp thuộc Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về tài liệu, thời gian, kinh nghiệm và khả năng của bản thân nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong các thầy cô xem xét đánh giá để Khóa luận tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
  4. Mục lục Lời mở đầu i Danh mục viết tắt ii Danh mục bảng iii Danh mục biểu iiii Chương I: Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 1 I. Bảo hiểm phi nhân thọ 1 1. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ 1 1.1 Khái niệm về bảo hiểm 1 1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ 1 2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 2 2.1 Căn cứ vào phương thức triển khai 2 2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm 2 3. Các đặc trưng cơ bảo của bảo hiểm phi nhân thọ 3 II. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 3 1. Các sản phẩm trên thị trường BHPNT 4 2. Các thành phần tham gia thi trường 4 2.1 Người mua bảo hiểm hay còn gọi là người được bảo hiểm 4 2.2 Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm 5 2.3 Tổ chức trung gian hay còn gọi là nhà môi giới, đại lý bảo hiểm là cầu nối giữa người mua vào người bán bảo hiểm 5 3. Các đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 5 3.1 Đặc trưng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 5 3.2 Đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 7
  5. 4. Một số quy luật của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 8 4.1 Quy luật về cung cầu 8 4.2 Quy luật giá cả 8 4.3 Quy luật cạnh tranh và liên kết 9 4.4 Quy luật số đông bù số ít 9 III. Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 10 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước nghị định 100/CP 10 1.1 Giai đoạn từ năm 64 – 86 10 1.1.1 Bảo hiểm thân tàu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 11 1.1.2 Hàng hóa vận chuyển đường biển 11 1.1.3 Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí 12 1.2 Giai đoạn từ năm 86 – 93 (nghị định 100/CP) 13 2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sau nghị định 100/CP 15 Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 19 I. Bối cảnh nền kinh tế mở của Việt Nam 19 II. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 21 1. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ phía người bán 22 1.1 Các doanh nghiệp kinh doanh BHPNT và thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh BHPNT 22 1.2 Sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 25 1.2.1 Bảo hiểm cháy 27 1.2.2 Bảo hiểm hàng hóa 30 1.2.3 Bảo hiểm kỹ thuật (bảo hiểm xây dựng và lắp đặt) 34 1.2.4 Bảo hiểm dầu khí 36
  6. 1.2.5 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P & I) 38 1.2.5.1 Bảo hiểm thân tàu 38 1.2.5.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu (P & I) 42 1.2.6 Bảo hiểm hàng không 42 1.2.7 Bảo hiểm xe cơ giới 43 1.2.8 Các loại hình bảo hiểm khác 44 1.2.9 Xu thế phát triển các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ 45 1.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường 46 1.3.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua phí bảo hiểm 46 1.3.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua chất lượng sản phẩm 47 1.3.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua dịch vụ sau bán hàng 47 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ phía người mua 48 2.1 Nhận thức của người dân về bảo hiểm phi nhân thọ đang được cải thiện 48 2.2 Dung lượng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 48 3. Môi trường pháp lý 50 3.1 Luật với người mua 51 3.2 Luật với người bán 52 4. Một số phân tích rút ra từ thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay 55 4.1. Những thành tựu đã đạt được 55
  7. 4.2. Những vấn đề bất cập 57 4.2.1 Các quy định pháp luật vẫn còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa theo kịp tốc phát triển của ngành bảo hiểm 57 4.2.2 Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa có chiến lược phát triển dài hạn, thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật chuyên ngành lẫn khả năng ứng dụng thông tin 57 4.2.3 Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước chưa có tiềm lực tài chính mạnh 59 4.2.4 Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí còn phổ biến 59 III. Cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 60 1. Cơ hội đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 60 1.1 Một nền kinh tế tiếp tục phát triển tích cực và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở pháp lý đang dần hoàn thiện, xã hội ổn định đời sống nhân dân được cải thiện là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 60 1.2 Hợp tác quốc tế phát triển, mở của thị trường, đã tạo điều kiện lớn, cơ hội lớn cho sự phát triển của thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 62 1.3 Tự do hóa - động lực phát triển cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 63 1.4 Sự hoàn thiện dần của thị trường tài chính mở ra cơ hội mới cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 64
  8. 2 Thách thức đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 65 1.1 Nền kinh tế hoạt động chưa hiệu quả, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa hoàn thiện. 66 1.2 Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng. 66 1.3 Thách thức từ phía người tiêu dùng 68 1.4 Thách thức từ chính bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 69 chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 71 I. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 – 2010 trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ .71 II. Cầu về bảo hiểm phi nhân thọ trong xã hội 72 1. Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân 72 2. Khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 73 III Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới. 76 1. Giải pháp từ phía nhà nước 76 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm 76 1.1.1 Điều chỉnh lại những quy định chưa hợp lý và chưa rõ ràng. 76 1.1.2 Bổ sung các quy định còn thiếu 78 1.2 Tăng cường năng lực làm luật và trình độ quản lý của các cán bộ nhà nước 81 1.3 Tăng cường kiểm tra giám sát về hoạt động của thị trường 82
  9. 1.4 Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan đến thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế, bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ 82 1.5 Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao phục vụ ngành bảo hiểm 83 2. Giải pháp từ phía hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 84 2.1 Mạnh dạn cải tổ, giao chức quyền, đào tạo đội ngũ chuyền nghiệp trong quản lý 85 2.2 Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm 85 3. Giải pháp từ phía các doanh ngiệp kinh doanh bảo hiểm 86 3.1 Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn 86 3.2 Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng 87 3.3 Nâng cao kỹ năng quản lý 88 3.4 Nâng cao kỹ năng bảo hiểm rủi ro phức tạp 89 3.5 Xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý số liệu thông kê. 89 3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 90 3.7 Phát triển mạng lưới khách hàng 90 3.8 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường 91 3.9 Mở rộng hoạt động đầu tư để tăng tỷ xuất lợi nhuận của công ty, và làm cho vốn nhàn rỗi hoạt động hiệu quả hơn .92 3.10 Tăng cường khả năng tài chính. 93 Kết luận 95 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  10. Danh mục viết tắt BHPNT: Bảo hiểm phi nhân thọ BHNT: Bảo hiểm nhân thọ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội WTO: Tổ chức thương mại quốc tế BTA: Hiệp định thương mại Việt Mỹ ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
  11. Danh mục bảng Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp qua các năm 22 Bảng 2: Một số vụ tổn thất lớn trên thị trường bảo hiểm cháy nổ Việt Nam 01 – 6/06 29 Bảng 3: Tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm 31 Bảng 4: Số vụ tổn thất và mức bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí qua các năm 38 Bảng 5: Doanh thu và mức tăng trưởng của TTBHPNT qua các năm 49 Bảng 6: Xếp hạng về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước 49 Bảng 7: Vốn đăng ký của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam 2004. 59 Bảng 8: Sản phẩm BHPNT và tỷ lệ khai thác các sản phẩm này 75
  12. Danh mục biểu Biểu 1: Thị phần của các doanh nghiệp trong các khối kinh tế – 2004, 2005 23 Biểu 2: Thị phần của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2005 24 Biểu 3: Thị phần các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2005 26 Biểu 4: Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy giai đoạn 1995 – 2005 27 Biểu 5: Tỷ lệ tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy 01 – 05 29 Biểu 6: Số tiền tham gia bảo hiểm hàng hóa 01 – 05 32 Biểu 7: Biểu đồ phí bảo hiểm và tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa 00 – 05 32 Biểu 8: Doanh thu phí và tỷ lệ tăng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 93 – 05 34 Biểu 9: Mức bồi thường và tỷ lệ tổn thất bảo hiểm kỹ thuật 93 – 05 35 Biểu 10: Doanh thu phí và tỷ lệ tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí (96 - 05) 36 Biểu 11: Số tiền và tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu 96 – 05 40 Biểu 12: Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu 96 – 05 41 Biểu 13: Mức độ đánh giá của người dân với BHPNT 73 Biểu 14: Vai trò của bảo hiểm với hoạt động kinh doanh 74
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Chƣơng I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ I. Bảo hiểm phi nhân thọ 1. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ 1.1 Khái niệm về bảo hiểm Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát, của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra với những điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm(1). 1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ Trong bảo hiểm nếu căn cứ vào tính chất thì bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu như bảo hiểm nhân thọ được định nghĩa là bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc tuổi tác nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết hạn bảo hiểm hoặc khi người bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn, thì bảo hiểm phi nhân thọ lại được đinh nghĩa ngược lại. Vì vậy ta có thể đưa ra một khái niệm chung về bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tất cả các nghiệp vụ không liên quan đến tính mạng hoặc tuổi tác của con người. 1
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B (1) GS. TS Hoàng Văn Châu (2002), Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ Căn cứ vào từng cách tiếp cận và từng góc nhìn mà bảo hiểm phi nhân thọ được chia làm nhiều loại. 2.1 Căn cứ vào phương thức triển khai Căn cứ vào phương thức triển khai thì ta phân các nghiệp vụ của BHPNT ra làm 2 nhóm - Hình thức bảo hiểm tự nguyện: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý nguyện của bên được bảo hiểm và hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc thoả thuận. Phần lớn các nghiệp vụ BHPNT là bảo hiểm tự nguyện. Ví dụ: bảo hiểm vật chất thân xe, bảo hiểm y tế - Hình thức bảo hiểm bắt buộc: bao gồm những nghiệp vụ triển khai theo quy định của pháp luật và các bên buộc phải tham gia thực hiện những nghĩa vụ nhất định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Trong luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định rõ về các loại nghiệp vụ nào là bắt buộc. Ví dụ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm người vận chuyển hàng không 2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm phi nhân thọ được chia làm 3 nhóm: + Bảo hiểm tài sản 2
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự + Bảo hiểm con người - Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm bao gồm những nghiệp vụ có đối tượng là tài sản có thể tính được bằng tiền. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm trách nhiệm dân sự với một bên thứ 3 nào đó. - Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích thanh toán những khoản trợ cấp, hoặc số tiền nhất định cho người được bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi trong trường hợp xảy ra rủi ro hoặc sự kiện tác động tới chính bản thân người được bảo hiểm. 3. Các đặc trƣng cơ bảo của bảo hiểm phi nhân thọ: Ngoài những đặc trưng chung của bảo hiểm trong bảo hiểm còn có những đặc trưng cơ bản: - Thứ nhất: Hợp đồng BHPNT là một hợp đồng ngắn hạn, thời gian bảo hiểm ngắn thường là một năm hoặc ngắn hơn. - Thứ hai: Hợp đồng BHPNT chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết xảy ra. - Thứ ba: Phí BHPNT được tính cho thời hạn bảo hiểm, thông thường phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. II. Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Cũng giống như tất cả các ngành khác muốn cho bảo hiểm phi nhân thọ phát triển thì chúng cũng cần có thị trường. 3
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. 1. Các sản phẩm trên thị trƣờng BHPNT - Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người - Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm các thiệt hại khác - Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm cháy - Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu - Bảo hiểm nông nghiệp - Bảo hiểm kỹ thuật(1) 2. Các thành phần tham gia thi trƣờng Tham gia vào thì trường BHPNT cũng gồm có người mua (khách hàng - insured) người bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm – insurers) và các tổ chức trung gian (người môi giới bảo hiểm – brokers). 2.1 Người mua bảo hiểm hay còn gọi là người được bảo hiểm Người được bảo hiểm là người mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm. 2.2 Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm 4
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, họ là người ký hợp đồng bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm tất cả những tổn thất, thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây nên. (1) Điều 7 – Luật kinh doanh Bảo Hiểm 2000 2.3 Tổ chức trung gian hay còn gọi là nhà môi giới, đại lý bảo hiểm là cầu nối giữa người mua vào người bán bảo hiểm + Môi giới bảo hiểm: có thể là các công ty hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm . Họ có thể tư vấn về các vấn đề như là nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, loại hình bảo hiểm, khiếu nại và kiện tụng Môi giới có thể đại diện cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm. + Đại lý bảo hiểm: có thể là một tổ chức hay cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp đó và được hưởng lương hoặc hoa hồng theo thỏa thuận. Như vậy đại lý thường là đại lý cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. 3. Các đặc trƣng của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ 3.1 Đặc trưng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Cũng giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng có những đặc trưng chung của một thị trường Trên thị trường BHPNT cung cầu luôn biến động. Cung trên thị trường BHPNT là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấp để phục vụ khách 5
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B hàng. Tùy theo mức độ phát triển và mức cạnh tranh trên thị trường mà số lượng các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là tăng hay giảm, kéo theo đó là sự biến động của các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ngày ngày càng phong phú, đa dạng và được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của khoa, học kỹ thuật cũng như kinh tế, xã hội. Cầu của thị trường BHPNT chính là nhu cầu về loại bảo hiểm này trong dân cư, trong doanh nghiệp, tổ chức xã hội ngày càng tăng. Khi kinh tế xã hội phát triển, việc làm ăn buôn bán của các công ty thuận lợi, cuộc sống người dân cũng không ngừng được nâng cao, do đó mà nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm mà đặc biệt là BHPNT thì càng tăng.(1). Cho nên trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cung và cầu là hai yếu tố chủ chốt phát triển song hành gắn bó với nhau, cầu tăng thì cung tăng và ngược lại. Giá cả của các sản phẩm BHPNT luôn luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thị trường giá cả của các sản phẩm BHPNT chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm (premium) là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để nhận được bồi thường. Mức phí bảo hiểm thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro, hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi thường và bù đắp các chi phí khác, đồng thời có lãi. Doanh thu phí bảo hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác. Vì phí bảo hiểm hay giá cả bảo hiểm phụ thuộc chủ yếu vào xác suất xảy ra rủi ro nên nếu xác xuất xảy ra rủi ro càng lớn thì phí bảo hiểm càng cao. Ngoài ra mức phí bảo 6
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B hiểm còn luốn biến động phụ thuộc vào trình độ quản lý rủi ro, cung cầu trên thị trường, và mức độ cạnh tranh trên thị trường. (1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam Phí bảo hiểm trên thị trường luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro nhiều hay ít, mức độ nguy hiểm cao hay thấp, trình độ quản lý rủi ro, mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro, điều kiện bảo hiểm Ngoài ra phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu, thị trường, cạnh tranh diễn ra trên thị trường bảo hiểm. Vậy nên giá cả bảo hiểm luôn luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Cạnh tranh trên thị trường BHPNT cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để thị trường phát triển, để các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm tốt hơn, phù hợp với khách hàng hơn. Cũng giống như các thị trường khác trên thị trường BHPNT thì sự cạnh tranh luôn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm luốn thay đổi. Vì các yếu tố thay đổi về cung cầu, về giá cả sản phẩm và tình hình cạnh tranh trên thị trường mà đã làm cho thị phần của doanh nghiệp cũng luôn thay đổi theo. 3.2 Đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 7
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Ngoài những đặc trưng chung của một thị trường thì thì trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng có những đặc trưng nổi bật của mình. Đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ là rất rộng, bao gồm tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe con người vì thế mà sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là rất phong phú đa dạng, thị trường có dung lượng lớn. Sự phát triển của thị trường BHPNT phụ thuộc trực tiếp vào mức độ phát triển của nền kinh tế. Đối tượng kinh doanh là rủi ro nên sản phẩm BHPNT cũng là các sản phẩm đặc biệt, vô hình người mua nó không muốn nó xảy ra. Chỉ có ở thị trường BHPNT thì mới có hình thức bắt buộc người tiêu dùng phái tiêu dùng các sản phẩm của nó. Hơn nữa do là một thị trường đặc biệt với dung lượng thị trường lớn, và đối tượng khách hàng rộng khắp, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội, vì thể mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chịu sự tác động sâu, quản lý chặt chẽ bởi nhà nước. 4. Một số quy luật của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Cũng như các thị trường khác thị trường bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị chi phối bởi các quy luật chung của thị trường và quy luật đặc trưng của BHPNT. 4.1 Quy luật về cung cầu Trên thị trường cung và cầu là hai yếu tố song hành cấu thành thị trường, cung phát triển trên cơ sở cầu, cầu dựa vào khả năng của cung để 8
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B thỏa mãn. Sự phát triển của yếu tố này kéo theo sự phát triển của yếu tố kia, và cả hai đều dựa trên nền tảng là sự phát triển xã hội(1). 4.2 Quy luật giá cả Cung, cầu trên thị trường luôn luôn biến đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả của sản phẩm trên thị trường. Trong lĩnh vực BHPNT giá cả của sản phẩm lại là phí bảo hiểm, từ trên cho thấy, tùy vào sự biến đồng, thay đổi của cung, cầu về BHPNT mà phí bảo hiểm cũng thay đổi theo. Nhưng khi (1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam thay đổi đến một mức nào đó thì phí bảo hiểm lại quay trở lại để tác động lên cung cầu chi phối cung cầu về BHPNT. 4.3 Quy luật cạnh tranh và liên kết Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế thì sự cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi và đó là quy luật vốn có của thị trường. Khi cạnh tranh diễn ra thì đồng hành với nó là sự sát nhập liên kết của các công ty trong và ngoài nước, để tránh làm thiệt hại cho nhau và các bên cùng có lợi. Vì thế cạnh tranh và liên kết là quy luật vốn có của thị trường. 4.4 Quy luật số đông bù số ít Đây là quy luật đặc trưng của thị trường bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ. Vì bảo hiểm chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chụi. Tức là lấy số đông để bù đắp thiệt hại cho một số ít. Một người không thể gánh vác thiệt hại 9
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B khi tổn thất xảy ra những với nhiều người cùng san sẻ thì sẽ vượt qua được. Từ quy luật này cho thấy trên lĩnh vực bảo hiểm nếu thu hút được nhiều khách hàng tham gia thị trường thì doanh thu phí bảo hiểm thu được càng lớn, tỷ lệ phí đóng sẽ càng giảm và khả năng bồi thường khi có sự cố xảy ra càng cao. Quy luật này được các doanh nghiếp bảo hiểm sử dụng nó rất hiệu quả và triệt để vì nó là cơ sở cho sự ra đời của bảo hiểm. III Quá trình phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Theo quy luật, ở bất kỳ một quốc gia nào sự phát triển của bảo hiểm phi nhân thọ mở đầu cho phát triển của toàn thị trường bảo hiểm của quốc gia đó. Cũng như vậy, ở Việt Nam thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng chính là nhân tố mở đầu cho thị trường bảo hiểm hiện tại. Nhưng so với hàng trăm năm phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thế giới, lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất mới mẻ. Những hoạt động đầu tiên ở thị trường BHPNT Việt Nam là của Pháp và Mỹ mang tới và chủ yếu là bảo hiểm cho hoạt động khai thác thuộc địa. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc chỉ có một tổ chức duy nhất hoạt động với tư cách là đại lý cho Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc – tiền thân của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ngày nay. Còn ở miền Nam thời kỳ Mỹ – Ngụy cũng đã có tới hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác nhau hoạt động. Tuy nhiên, năm 1964 vẫn được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời chính thức của Ngành bảo hiểm Việt Nam với quyết định thành lập ngành bảo hiểm Việt Nam số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng chính phủ. Cùng với mốc mở cửa nền kinh tế vào năm 86 thì 10
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam được chia làm các giai đoạn sau. 1. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trƣớc nghị định 100/CP Sự ra đời của bảo hiểm Việt nam chính là sự ra đời của bảo hiểm phi nhân thọ, so với thế giới là khá muộn. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ngày 17/12/1964 Công ty bảo hiểm Việt Nam mới được Thủ tướng thành lập, kể từ đó đến năm 93 thì ở Việt nam chỉ có một công ty duy nhất hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Vì thế sự phát triển của thị trường BHPNT giai đoạn này là sự phát triển của toàn thị trường và cũng là sự phát triển của Bảo Việt. 1.1 Giai đoạn từ năm 64 - 86 Sau khi ký quyết định thành lập thì ngày 15/1/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. Với trụ sở chính ở Hà Nội và có một chi nhánh là Bảo Việt Hải Phòng và số vốn ban đầu được cấp là 1 triệu đồng và chỉ với 20 nhân viên vì thế mà khởi đầu của thị trường bảo hiểm Việt Nam và BHPNT Việt Nam là rất khiếm tốn. Tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm nhà nước đối với tàu bè trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu và đến năm 79 là bảo hiểm thăm dò dầu khí cùng một số sản phẩm khác. 1.1.1 Bảo hiểm thân tàu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Trong giai đoạn mới thành lập, khi đất nước còn nằm trong thời kỳ kế hoạch, tập trung và bao cấp, tất cả các nghiệp vụ mà Bảo Biệt triển khai chủ yếu phục vụ cho sự phát triển trao đổi thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1965, khi mới ra đời do đội ngũ cán bộ với trình độ còn hạn chế cho nên Bảo Việt chỉ nhận bảo hiểm thân tàu cho đội tàu Việt Nam và sau 11
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B đó là tái nhượng lại cho các nhà bảo hiểm nhân dân Trung Quốc. Sang năm 1966, Bảo Việt mới bước đầu độc lập trong bảo hiểm thân tàu và đến năm 1967, mới tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ tầu. Năm 1979, Bảo Việt hình thành văn bản toàn thuận về một số quy định trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu, quy định cụ thể về vận dụng nội dung điều khoản bảo hiểm ITC vào Việt Nam. 1.1.2 Hàng hóa vận chuyển đường biển Đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, ngoài việc giành quyền bảo hiểm cho các hàng hóa xuất từ Việt Nam (số lượng này là rất hạn chế) thì đến năm 75 tức là sau khi đất nước giành độc lập thì Bảo Việt mới giành được quyền bảo hiểm hàng nhập từ Trung Quốc. Cũng từ đây trở đi, doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường - Bảo Việt được nâng cao và đến năm 1979 thì có 39 công ty nước ngoài có quan hệ với Bảo Việt. Để phát triển thị trường, phục vụ đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, công ty bảo hiểm Việt Nam đã mở thêm các chi nhánh ở một số tỉnh thành phố có cảng biển để phát triển bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm thân tầu, như chi nhánh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định và Vũng Tàu. Việc mở chi nhánh Vũng Tàu còn có mục đích đón bắt cơ hội bảo hiểm trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí vào năm 79. 1.1.3 Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Bảo hiểm dầu khí là một loại hình bảo hiểm phức tạp. Các điều kiện bảo hiểm đều từ thị trường London, Bảo Việt đã chọn 2 môi giới bảo hiểm nổi tiếng và Sedgwich và Willis Feber để thu xếp dịch vụ. Kết quả năm 1979 chỉ riêng trong lĩnh vực bảo hiểm thăm dò, khai thác dầu khí, phí bảo 12
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B hiểm mà Bảo Việt thu được là 2,1 triệu USD trên tổng mức trách nhiểm là 365,406,654 USD(1). Doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Vũng Tàu thời điểm ấy được coi là bước nhảy vọt, và là con số nằm mơ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Ngoài ra còn có một số sản phẩm mới trong giai đoạn này: bảo hiểm dàn khoan, bảo hiểm trách nhiệm nhà thầu khoán, bảo hiểm kiểm soát giếng, bảo hiểm tài sản, trách nhiệm cho nhà thầu phụ, bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm trách nhiệm cho người lao động, bảo hiểm trộm cắp, hỏa hoạn (1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam Nói chung là trong gia đoạn này tuy phát triển rất chậm nhưng thị trường BHPNT cũng đã có những bước tiến về sản phẩm dịch vụ và doanh thu. 1.2 Giai đoạn từ năm 86 – 93 (nghị định 100/CP) Năm 86 là năm mở của nền kinh tế và cũng là năm mà Bảo Việt được phép tự hạch toán ngoại tệ, đây có thể coi như là một bước đột phá quan trọng cần thiết và hợp lý trong nền kinh tế thị trường. Điều này đã tạo thêm cơ hội cho Bảo Việt phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ bảo hiểm đối ngoại. Từ chỗ Bảo Việt gặp khó khăn về tài chính, nợ nước ngoài là 2,5 triệu USD nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã trả hết nợ và có tích lũy ngoại tệ. Có thể khẳng định rằng sau 1986 Bảo Việt lại càng phát triển hơn có các chi nhánh ở khắp các thành phố và tỉnh thành, doanh thu phí tăng cao so với giai đoạn 20 năm trước ( 65-85), doanh thu đã tăng lên 1,1 tỷ VNĐ vào 13
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B năm 1987 và năm 89 là 94 tỷ(1). Đặc biệt tốc độ phát triển trong giai đoạn này đạt tới 30 – 40%. Số lượng người, tài sản và trách nhiệm dân sự được bảo hiểm không tăng cao. Từ năm 1991 – 1993 thì mỗi năm Bảo Việt bảo hiểm trung bình được 200 triệu luợt khách, trên 3,8 triệu người được bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho hơn 140.000 ô tô, tổng giá trị tài sản tham gia bảo hiểm hỏa hoạn là trên 17.000 tỷ đồng, tổng giá trị công trình được bảo hiểm lắp đặt lên tới 1,9 tỷ USD, 337 tàu được bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, 15.000 chiếc tàu được bảo hiểm thân tàu, và 37 chiếc máy bay của các đội bay Việt Nam(2) (1), (2) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam Tóm lại, tuy nền kinh tế đã mở của từ năm 1986 nhưng trong lĩnh vực bảo hiểm thì đây là “sân chơi chỉ có một người” bị coi là thị trường đóng chứ không mở và là độc quyền hoàn toàn. Giai đoạn này được coi là giai đoạn độc quyền của thị trường bảo hiểm Việt Nam, không có cạnh tranh nên sản phẩm bảo hiểm trên thị trường không được phát triển về số lượng cũng như chất lượng vì vậy thị trường vốn đã hạn hẹp, không thu hút được khách nước ngoài mà còn phải nhượng lại tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Nghĩa là đã không thu thêm được ngoại tệ qua các nghiệp vụ bảo hiểm mà Bảo việt còn phải chi ra những khoản ngoại tệ không nhỏ chi cho tái bảo hiểm. Thời kỳ tỷ lệ tái bảo hiểm lên tới 30 – 40% tổng phí bảo hiểm thu được từ thị trường trong nước ra nước ngoài. 14
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Nguyên nhân chính tạo nên sự độc quyền trên thị trường là do cơ chế bao cấp, nền kinh tế hành chính mệnh lệnh. Thực tế các doanh nghiệp không có quyền làm chủ mà chỉ có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên đưa xuống. Những chỉ tiêu kế hoạch định ra đôi khi mang tính chủ quan chứ không dựa trên cơ sở cung, cầu của thị trường vì vậy đã thủ tiêu tính chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo hiểm cũng không nằm ngoài sự tất yếu đó. Mặt khác nền kinh tế xã hội còn thấp trình độ phát triển còn lạc hậu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn khó khăn nên bảo hiểm chưa thể trở thành nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Vì vậy thị trường bảo hiểm cũng chưa được phát triển đa dạng và phong phú. Nhình chung đây là thị trường không đúng nghĩa của nó kể cả khi nhà nước mở của nền kinh tế năm 86. Trong xuốt quá trình này trên thị trường chỉ có một người bán là mất đi tính đa dạng của thị trường và kìm hãm thị trường bảo hiểm phát triển. Vì vậy mà thị trường bảo hiểm trong gia đoạn này không có đóng góp hay chi phối nền kinh tế quốc dân. 2. Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ sau nghị định 100/CP Kể từ năm 94 trở đi Chính phủ đã cho phép nhiều công ty hơn được tham gia thị trường BHPNT Việt Nam nhưng vẫn hạn chế ở loại hình các công ty. Thế là như một sự tất yếu là sự ra đời của Bảo Minh, vốn trước kia là một chi nhánh của Bảo Việt ở thành phố Hồ Chí Minh, rồi công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex, công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), và công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC sau đổi là PVI). Việc cấm cho phép các yếu tố nước ngoài tham gia vào lập công ty trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ vẫn được áp dụng mãi cho đến năm 15
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 1996 mới được nới lỏng nhưng chỉ trong lĩnh vực môi giới còn trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì đến năm 1997 thì công ty liên doanh được thành lập đầu tiên là công ty bảo hiểm Liên Hiêp với sự liên doanh giữa Tổng công ty Bảo Minh (Việt Nam) công ty bảo hiểm Mitsui Sumitomo, Sompo (Nhật Bản) và công ty bảo hiểm LG của Hàn Quốc. Thời điểm này thì thị trường đã phần nào được cải thiện xong tỷ lệ tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế vẫn là rất cao, khoảng hơn 90% và lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm ở thị trường trong nước đến từ tỷ lệ hoa hồng về nghiệp vụ tái bảo hiểm hơn là doanh thu phí. Vào vào đến năm 1999 – 2000 đã đánh dấu một bước quan trọng cho thị trường BHPNT ở Việt Nam đó là sự cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế mà cạnh tranh trên thị trường đã được cải thiện và diễn biến theo chiều hướng tốt khi buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thay đổi cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn và năng xuất hơn. Vào năm này cũng là năm thành lập của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam với mục đích là góp phần tạo ra được một thị trường phát triển tốt, cạnh tranh lành mạnh, và nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Năm 2000 cũng là năm được coi là bản lề với thị trường BHPNT khi hiệp định thương mại song phương BTA giữa Mỹ và Việt Nam được ký. Chính phủ Việt Nam mở cửa thị trường cho phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài và nới lỏng các hạn chế đối với các doanh nghiêp liên doanh. Trên thị trường BHPNT hiện nay có 16 doanh nghiệp trong đó có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 4 công ty liên doanh (2005). (xem phụ lục 2) 16
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Sự tham gia của càng nhiều công ty trên thị trường BHPNT đã mang lại nhiều lợi ích cho thị trường này: tăng doanh thu phí, cải thiện thị trường vốn, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường cũng như kỹ năng nghiệp vụ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang từng bước nâng cao thị phần của mình trên thị trường khi mà hiện nay các doanh nghiệp trong nước năm giữ tới hơn 93% thị phần BHPNT (2005). Sản phẩm trên thị trường cũng đa dạng hơn khi vào năm 1993 chỉ có 22 sản phẩm và chủ yếu là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, thân tàu thì đến nay đã có hơn 500 sản phẩm BHPNT.(xem thêm phụ lục 3) 3. Tác động của thị trƣờng với nền kinh tế – xã hội và đời sống dân cƣ Sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ những năm qua đã tác động tích cự đến việc ổn định nền kinh tế và đời sống dân cư. Hàng năm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm hàng ngàn tỷ đồng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, người tham gia bảo hiểm gắp sự cố được bảo hiểm. Giải quyết bồi thường đầy đủ và kịp thời đã có tác dụng rất lớn giúp các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Sản phẩm bảo hiểm trên thị trường cũng phong phú đa dạng tới hơn 500 sản phẩm và đang phục vụ tốt nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian qua cũng lập được nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tống số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế từ 46 tỷ đồng năm 93 lên đến 4,469(1)tỷ đồng vào năm 2005. 17
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Cho đến nay số người lao động làm trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng lên 6,714(2) người với thu nhập tương đối ổn định, và có hơn 36 nghìn đại lý. Ngành bảo hiểm cũng đã chi nhiều tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được dư luận trong xã hội đánh giá cao như xây dựng đường lánh nạn, các âu tránh bão cho tầu thuyền, biển báo ngăn ngừa tai nạn, áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng Tóm lại, Nghị định 100 CP của Chính Phủ ra đời là bước ngoặt trong lịch sử phát triển ngành bảo hiểm phi nhân thọViệt Nam, đồng thời đánh dấu bước chuyển biến mới trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và trên cả thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nghị định 100 CP đã mở cửa cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, bước đầu hình thành một thị trường với đầy đủ các yếu tố cảu nó. Các quy luật của thị trường, cũng như các quy luật riêng vốn có của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động và phát huy tác động trên (1) Bộ tài chính 2006, Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005, NXB Tài chính, 2006 (2) Bản tin hoạt động quý 3, 2005, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thị trường đã làm thay đổi cơ bản sâu sắc bộ mặt của thị trường. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường đã chấm dứt sự độc quyền của nhà nước thay vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt gay go giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau với các sản phẩm bảo hiểm đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu bảo hiểm phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam bước vào giai đoạn mới 18
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B với nhiều thay đổi về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng thị trường. Đây cũng chính là sự phát triển cần thiết khi nền kinh tế đang bước vào thời kỳ mới thời kỳ mà nền kinh tế Việt Nam hội nhập hơn bao giờ hết vào nền kinh tế thế giới, đó là trở thành viên của WTO. 19
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Chƣơng II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM I. Bối cảnh nền kinh tế mở của Việt Nam - Một thị trƣờng có tốc độ phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trong nước năm 2004 đạt gần 400 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 8,4% so với năm 2004, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1997 đến nay. Về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: năm 2005 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 182,0 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2004, trong đó nông nghiệp tăng 3,2%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 12,1%. Sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 35,79 triệu tấn, giảm 35,8 vạn tấn so với năm 2004, do diện tích giảm 119 nghìn ha và năng suất chỉ đạt xấp xỉ năm 2004. Sản lượng lúa các địa phương phía Bắc giảm 67,9 vạn tấn, các địa phương Nam phía tăng 32,1 vạn tấn, riêng đồng bằng sông Cửu Long tăng 66,7 vạn tấn so với năm 2004. Nếu tính thêm 3,76 triệu tấn ngô và các loại cây lương thực có hạt khác thì sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 39,55 triệu tấn, xấp xỉ sản lượng năm 2004. Về công nghiệp: tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch và tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những năm gần đây. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 theo giá cố định 1994 ước tính tăng 17,2% so với năm 2004, trong đó khu vực Nhà nước tăng 8,7%; khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,9% (dầu mỏ, khí đốt giảm 4,6%, các ngành khác tăng 28,1%). Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp, chủ yếu do số doanh nghiệp giảm, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp 20
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Nhà nước địa phương quản lý, do tiếp tục thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang các hình thức sở hữu khác như cổ phần hoá. Về xuất nhập khẩu: tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,6% và nhập khẩu tăng 15,4%. Trong năm 2005 tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu (xuất khẩu tăng nhanh hơn 6,2 điểm phần trăm), do vậy nhập siêu cả năm nay giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với trị giá xuất khẩu: nhập siêu cả năm chỉ còn 4,65 tỷ USD (năm 2004 là 5,45 tỷ), bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu, giảm 6,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ 20,6% trong năm 2004. Về đầu tư: đạt 324 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch năm và tăng hơn 20% so với năm 2004. Trong tổng số, vốn Nhà nước chiếm 53,1%, vốn ngoài Nhà nước chiếm 32,4%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 14,5%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng, bằng 121,2% kế hoạch cả năm, trong đó các đơn vị Trung ương 24,57 nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạch năm; các đơn vị địa phương 38,36 nghìn tỷ đồng bằng 119,8%. Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến ngày 15/12/2005, trên phạm vi cả nước đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD. Các dự án mới được cấp phép trong năm nay chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Có 41 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép. Có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Có 509 lượt dự án được tăng vốn 21
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B trong năm nay, với tổng số vốn tăng thêm là 1825,8 triệu USD (công nghiệp tăng 1407,4 triệu USD; xây dựng tăng 92,1 triệu USD; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 204 triệu USD và dịch vụ tăng 214,4 triệu USD). Tính chung trong năm nay, cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm đạt 5,72 tỷ USD, là mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá cao so với những năm gần đây. Tóm lại, là một nước đông dân đứng hàng 14 trên thế giới với một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác, cùng với một nền chính trị ổn định và là một quốc gia được đánh giá là an toàn và thân thiện nhất trong khu vực châu á - Thái Bình Dương , Việt Nam được xem là một thị trường khác biệt và có sức hấp dẫn cao so với các thị trường khác ở châu á. Và, trong một thị trường đầy tiềm năng đó, thì động lực cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm là rất lớn. II. Thực trạng thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Những năm vừa qua, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, mức tăng trưởng kinh tế cao trung bình là 7,5% trong giai đoạn 2001 – 2005 và đạt hầu hết các chỉ tiêu đặt ra. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng phát triển hết sức sôi động về phía người bán cũng như người mua và sự hoàn thiện dần của khung pháp lý. Sự tăng trưởng của thị trường BHPNT cũng phần nào đó phản ánh sự phát triển của toàn thị trường bảo hiểm và nền kinh tế. 1. Thực trạng thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ từ phía ngƣời bán - các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 1.1 Các doanh nghiệp kinh doanh BHPNT và thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh BHPNT 22
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Sau hơn 10 năm đổi mới, mở cửa thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, cơ cấu thị trường có sự thay đổi cơ bản, đặc biệt là những năm vừa qua số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường không ngừng tăng lên. Loại hình của các doanh nghiệp cũng phát triển khá đa dạng tuy còn nhiều hạn chế của nhà nước với việc phát triển doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên thị trường này. Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp qua các năm Năm SL DN nhà SL DN cổ SL DN liên SL DN Tổng nước phần doanh 100% nước ngoài 2001 10 2003 12 2004 3 4 5 2 14 2005 2 6 5 3 16 2006(ư) 2 7 5 3 17 Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Số lượng các công ty tăng lên khá nhanh từ 10 doanh nghiệp vào năm 2001 lên 17 doanh nghiệp vào năm 2006 . Trong đó số lượng các công ty tăng lên đa số nằm ở các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (xem thêm phụ lục 2). Nếu so sánh giữa độ “mở” của nền kinh tế và của thị trường với số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia nền kinh tế và số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì có thể thấy rằng “độ mở” của thị 23
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B trường đã không theo kịp với “độ mở” của nền kinh tế. Hơn thế nữa thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lại chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Biểu 1: Thị phần của các doanh nghiệp trong các khối kinh tế – 2004, 2005 Công ty Công ty 2004 2005 có vốn có vốn Công ty nước nước cổ phần, ngoài, ngoài, 10.28% 4.98% 7.00% Công ty DNNN, DNNN, cổ phần, 73.72% 52.04% 42.98% Nguồn: Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2004, 2005 – Bộ Tài Chính Qua biểu 5 ta càng thấy rõ rằng, nắm quyền chi phối thị trường vẫn là các doanh nghiệp trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước với 52,03% thị phần(2005). Khi giảm từ 73,72% năm 2004 do tại thời điểm đó Bảo Minh chưa cổ phần. Nếu như PVI được cổ phần vào năm 2007 và việc đưa Bảo Việt lên thành tập đoàn tài chính thì thị phần của các công ty nhà nước sẽ giảm mạnh. Dẫn đầu thị trường vẫn là Bảo Việt với thị phần là 38,63% nhưng lại giảm so với các năm trước 42% (2003) và 40,47% (2004) tiếp sau là Bảo Minh: 21,76% là đối thủ mạnh nhất của Bảo Việt. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm có 5,37% thị phần (biểu 2). Mặc dù chiếm thị phần lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng của Bảo Việt chỉ đạt 10,83% năm vừa rồi thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của cả thị trường 24
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B là 16,09% (xem phụ lục 2). Đối với công ty này thì đây là năm thứ 3 liên tiếp thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng bị sụp giảm, và cứ theo cái đà này thì Bảo Việt sẽ sớm đánh mất vị trí của mình khi Chính phủ hoàn toàn xóa bỏ những hạn chế đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Biểu 2: Thị phần của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2005 Bảo Long 1.91% AIG, 0.00% PIJCO 13.37% Bảo Minh UIC PVI 21.76% 2.03% 12.49% Các DN có vốn VIA ĐTNN 5.37% 1.39% Allianz (1) PTI 0.70% 4.66% Bảo Việt 38.65% Viễn Đông IAI, 0.32% 1.72% BIVD-QBE(2) Samsung-vina, Groupama 0.45% AAA, 0.07% 0.46% 0.02% Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam – Bộ Tài Chính Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng là 24% đặc biệt là Incombank – Asia đã có mức tăng trưởng kỷ lục là 100% tiếp sau đó là Samsung-vina. Các công ty bảo hiểm trong nước có tỷ lệ tổn thất là 36,85% cao hơn nhiều so với tỷ lệ tổn thất 28,62% của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn khách hàng của các doanh nghiệp này là các công ty nước ngoài, với khả năng và trình độ quản lý thì tỷ lệ tổn thất nhỏ hơn là điều dễ hiểu. Theo luật hiện tại thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc như , bảo hiểm xe cơ giới Trong đó Samsung-vina có tỷ lệ tổn thất cao nhất là 60% 25
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B tiếp đến là Bảo Việt là 58,6%. Tỷ lệ tổn thất của năm 2005 cũng đã giảm so với năm 2004 là 38%. Tình trạng trục lợi bảo hiểm vẫn diễn ra rất phổ biến. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp là thông tin mà không phải ai cũng biết. Các dữ liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và của Bộ Tài Chính cũng không đề cập tới vấn đề này hoặc có thì rất chung chung và (1)QBE mua lại( 2006) (2) QBE bán cổ phần cho BIDV và Công ty có trên mới là BIC không trùng khớp nhau. Tuy nhiên theo ý kiến chung thì các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay làm ăn không được tốt lắm vì tình trạng giảm phí phi kỹ thuật, tăng hoa hồng, giảm tỷ lệ khấu trừ và thiên tai liên tục xảy ra. 1.2 Sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Cùng theo sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cũng đưa ra các sản phẩm bảo hiểm đa dạng hơn và phù hợp hơn với mức độ phát triển của thị trường. Sự phát triển của các sản phẩm BHPNT thể hiện được khá rõ thực trạng và tình hình khai thác các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ gồm có: bảo hiểm cháy, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người . Qua biểu 3 ta có thể thấy rằng, bảo hiểm xe cơ giới vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 29,14% có lẽ vì đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Tiếp đến là loại hình bảo hiểm tài sản với thị phần là 20,85%, trong khi đó mức thấp 26
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B nhất là bảo hiểm rủi ro tài chính là 0% mặc dù sản phẩm bảo hiểm này được triển khai từ năm 2003 nhưng do thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường chứng khoán chưa phát triển, thêm vào đó là mức độ rủi ro trên thị trường này là rất cao và rất khó để kiểm soát vì thế mà thị phần của loại hình sản phẩm này là 0%. Cũng có mức thị phần 0% là bảo hiểm là sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, nhưng khác với sản phẩm bảo hiểm rủi ro tài chính thì sản phẩm này có từ lâu và các năm trước đã phát triển năm 2004 thị phần của loại hình bảo hiểm này là 0,04% với doanh thu phí là 2 tỷ đồng. Sang đến năm 2005 thì thị phần còn là 0% đó là do tình hình thiên tai diễn ra nhiều hơn tỷ lệ tổn thất xẩy ra cao, phí thu không đủ bồi thường. Biểu 3 Thị phần của các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2005 0.00% 0.00% Nông nghiệp 0% 0.34% 1.54% Rủi ro tài chính 0% Trách nhiệm chung 1.54% 9.00% 15.28% Thân tàu và P&I 9% 9.52% Cháy nổ 9.52% Xe cơ giới 29.14% 20.85% Hàng không 5.91% 29.14% Vận chuyển hàng hóa 8.09% Tài sản 20.85% 8.09% Sức khỏe và tai nạn 15.28% 5.91% Gián đoạn kinh doanh 0.34% Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Bảo hiểm xe cơ giới, và bảo hiểm tài sản là hai sản phẩm có thị phần lớn nhất đồng thời tốc độ tăng trường cũng cao nhất đạt 19,48% và 20,17% đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm chung lại có cũng có mức tăng 27
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B trưởng cao là 19,72% mặc dù thị phần của loại hình sản phẩn này chỉ là 1,54%. Tỷ lệ tái bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm cũng cao là 32% trên toàn bộ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Ngược lại với tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài cao như vậy thì doanh thu phí giữ lại của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã giảm đáng kể, doanh thu của toàn thị trường là 5.535 tỷ đồng thì doanh thu phí giữ lại là 3.990 tỷ đồng chỉ chiếm 72% thôi (xem thêm phụ lục 3). Qua đó ta cũng phần nào hiển được tổng quan được thị phần cũng như tình hình phát triển của các sản phẩm trên thị trường. Nhưng để có cái nhìn sâu sắc và chính sác hơn thị ta sẽ đi tìm hiển từng sản phẩm, nghiệp vụ. 1.2.1 Bảo hiểm cháy - Doanh thu phí, tốc độ phát triển và thị phần của các công ty Biểu 4: Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy giai đoạn 1995 – 2005 35,000 90.00% 80.00% 30,000 70.00% 25,000 60.00% 50.00% 20,000 40.00% 15,000 Nghìn USD 30.00% 10,000 20.00% 10.00% 5,000 0.00% 0 -10.00% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu phi 5,872 10,500 11,719 14,266 13,850 18,345 18,275 20,000 22,000 26,000 32,000 Tỷ lệ tăng doanh thu phí 30.00% 78.81% 11.61% 21.73% -3.00% 32.45% -0.38% 9.44% 10.00% 18.18% 23.07% Nguồn: T/c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe: 1/2000;1/2005; 8/2005 1/2006 28
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Tèc ®é t¨ng tr•ëng trung b×nh cña nghiÖp vô trong mÊy n¨m gÇn ®©y vµo kho¶ng 10% víi tæng doanh thu vµo kho¶n h¬n 120 triÖu ®« la Mü, (tõ n¨m 2001 ®Õn 2005) th× ®©y ®•îc xem lµ tèc ®é t¨ng tr•ëng kh¸ Ên t•îng so víi c¸c nghiÖp vô kh¸c trªn thÞ tr•êng. Riªng trong n¨m 2004 vµ 2005 tèc ®é t¨ng tr•ëng ®· ®¹t møc rÊt cao lµ 18% vµ 23%. Víi sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ nh• hiÖn nay vµ t×nh h×nh æn ®Þnh thÞ tr•êng b¶o hiÓm ch¸y ®•îc høa hÑn lµ sÏ t¨ng tr•ëng cao trong thêi gian tíi. ThÞ phÇn cña c¸c c«ng ty trªn thÞ tr•êng th× còng kh«ng cã g× thay ®æi so víi mét thùc tÕ chung cho b¶o hiÓm phi nh©n thä ViÖt Nam lµ sù chiÕm •u thÕ cña c¸c c«ng ty trong n•íc. B¶o ViÖt vµ B¶o Minh vÉn lµ hai c«ng ty n¾m thÞ phÇn lín nhÊt chiÕm gÇn 60% doanh thu phÝ cña toµn thÞ tr•êng, cßn c¸c c«ng ty kh¸c vÉn duy tr× ®•îc møc t¨ng tr•ëng æn ®Þnh. HiÖn nay c¸c doanh nghiÖp míi chØ khai th¸c ®•îc l•îng dÞch vô tõ kh¸ch hµng t• nh©n vµ c¸c doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t• n•íc ngoµi. PhÇn lín c¸c doanh nghiÖp thuéc khu vùc kinh tÕ quèc doanh còng nh• khu vùc d©n c• hiÖn ch•a tham gia lo¹i h×nh b¶o hiÓm nµy. Theo c¸c sè liÖu thèng kª, hiÖn nay c¸c doanh nghiÖp míi chØ khai th¸c ®•îc h¬n 20% l•îng dÞch vô trong n•íc vµ 80% l•îng dÞch vô cã vèn ®Çu t• n•íc ngoµi”. Theo sè liÖu thèng kª cña côc phßng ch¸y ch÷a ch¸y Bé C«ng An, c¶ n•íc hiÖn cã kho¶ng gÇn 60.000 doanh nghiÖp c¬ së, ®¬n vÞ s¶n xuÊt thuéc diÖn ph¶i mua b¶o hiÓm víi gi¸ trÞ b¶o hiÓm lªn ®ªn hµng tr¨m tû ®« la Mü.”(1) Nh• vËy cã ®ñ c¬ së ®Ó kh¼ng ®Þnh r»ng, tiÒm n¨ng ph¸t triÓn cña b¶o hiÓm ch¸y ViÖt Nam lµ rÊt lín. Tuy nhiªn lµm thÕ nµo ®Ó khai th¸c ®•îc vµ ph¸t huy ®•îc hÕt tiÒm n¨ng ®ã sÏ lµ bµi to¸n khã cho c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm. - T×nh tr¹ng tæn thÊt 29
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Trong t×nh h×nh c¹nh tranh trªn thÞ tr•êng ®ang ngµy cµng quyÕt liÖt th× t×nh h×nh tæn thÈt trong nh÷ng n¨m võa qua ®ang cã xu h•íng diÔn biÕn theo chiÒu h•íng xÊu. Riªng tæng sè tiÒn båi th•êng trong 5 n¨m qua ®· lªn tíi 30 triÖu ®«la Mü gÊp gÇn 2 lÇn so víi giai ®o¹n tõ khi thÞ tr•êng b¶o hiÓm më cöa cho ®Õn 2000. §Æc biÖt riªng tû lÖ båi th•êng tæn thÊt ch¸y trong n¨m 2004 lµ rÊt cao. NÕu nh• tû lÖ tæn thÊt trong vßng 1993 – 2000 chØ ë møc trung b×nh lµ 15%- 20% th× giai ®o¹n sau ®ã lµ cao 37%trong ®ã næi bËt lªn 2 n¨m lµ 2003/2004 tû lÖ tæn thÊt trung b×nh lµ gÇn 55%, ®©y lµ tû lÖ cao nhÊt tõ tr•íc ®Õn nay. (1) Đào Mạnh Dương (8/2005), Bảo hiểm cháy 2005 của VinaRe, số 3 tr 11 Biểu 5 Tỷ lệ tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy 01 - 05 70.00% 60.00% 61.36% 50.00% 48.04% 40.00% 30.00% 19.15% 20.00% 20.05% 28.12% 10.00% 0.00% 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe ( 8/2005; 1/2006) Các vụ tổn thất trong thời gian cũng tập chung vào một số ngành có độ rủi ro cao như da giầy (Pou Yuen, Famiro, Thượng Thăng ), may mặc (Tâinn Spinning). 30
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Bảng 2: Một số vụ tổn thất lớn trên thị trường bảo hiểm cháy nổ Việt Nam 01 – 6/06 Tên dịch vụ Ngành nghề KD Ngày tổn thất Giá trị tổn thất (USD) Trung tâm Thương Trung tâm thương 29.10.2002 765,634 mại quốc tế (ITC) mại, văn phòng. Interfood Processing Chế biến thực 01.04.2003 4,779,099 phẩm Tainan Spinning Dệt may 26.11.2003 912,512 Pou Yen Vietnam Giầy 03.03.2004 3,400,000 Tuico Sản xuất nhựa 26.06.2004 931,606 Nhà máy giầy Thượng Giầy 16.102004 2,478,484 Thăng Formosa Vietnam Sản xuất nhựa 04.12.2004 3,000,000 Famiro Footwear Giầy 17.01.2005 1,700,000 Công ty Hòa Phát Đồ nội thất 06.06.2005 636,942 Công ty Anh Dung - .03.2006 1,150,000 Nguồn: T/c Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm VinaRe (8/2005; 8/2006) Một phần nguyên nhân của các vụ tổn thất lớn xảy ra trong thời gian vừa qua xuất phát từ việc các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở này chưa được tuân thủ và kiểm tra nghiêm ngặt, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy khá nghèo nàn Đứng trước thực tế này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải quan tâm hơn nữa đến việc tư vấn khách hàng trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng như nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ. Có thể nói rằng tình hình tổn thất xấu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong thời gian qua sẽ tạo không ít khó khăn cho quá trình phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Việt Nam trong thời gian tới cho dù tiềm năng thị trường là rất lớn. 31
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 1.2.2 Bảo hiểm hàng hóa - Tình hình xuất nhập khẩu và tỷ trọng hàng hóa tham gia bảo hiểm Rõ ràng rằng tình hình XNK của Việt Nam là rất tốt nhưng số lượng hàng hóa XNK tham gia vào bào hiểm là rất nhỏ. Tính cho đến năm 2005, kim ngạch nhập khẩu là 36,88 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với năm 2000. Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 32,23 tỷ USD gấp hơn 2 lần so với năm 2000 (bảng 3). Nhưng tỷ lệ tham gia mua bảo hiểm ở Việt Nam thì lại rất khiêm tốn. Do tư tưởng „ngại” đến mình vẫn còn bao trùm nhiều doanh nghiệp, vì nhiều công ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu đã chọn hình thức nhập CIF hoặc xuất FOB hoặc CF như là một thói quen khó thay đổi. Những năm trở lại đây, tỷ trọng kim ngạch hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm với các công ty hoạt động trong thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có phần tiến triển tốt hơn nhưng còn rất hạn chế. Bảng 3: Tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm Năm Giá trị Kim ngạch Tỷ trọng Giá trị Kim ngạch Tỷ trọng nhập khẩu nhập khẩu xuất khẩu xuất khẩu tham gia BH tham gia BH 2000 15.640 3.482 22,26% 14.450 678 4,79% 2001 16.000 3.959 24,74% 15.100 878 5,82% 2002 19.300 4.910 25,49% 16.350 889 5,38% 2003 24.995 6.173 24.70% 19.880 957 4,81% 2004 31.523 7.841 24.87% 26.003 988 3,80% 2005 36.880 9.589 26.00% 32.230 1.289 4,00% Tổng 144.338 35.764 24.77% 124.193 5.679 4,57% Ngồn VinaRe: tổng hợp từ số 8/2005 và 1/2006 32
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Với tỷ trọng trung bình trong vòng 6 năm qua là 24,77% giá trị hàng nhập khẩu đã tham gia bảo hiểm trong nước so với 20,41% trước đây. Phần còn lại là 75,33% được bảo hiểm bởi các công ty nước ngoài hoặc là một số ít các công ty không thể tham gia bảo hiểm được. Tỷ trọng hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước còn thấp hơn nhiều đạt mức trung bình chỉ khoảng 4,57%. Thật sự đây là một con số rất thấp trong khi xuất khẩu của chúng ta đạt mức cao. Dựa vào các con số trên ta có thể kết luận rằng, thị trường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển vẫn là thị trường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Với thị phần là hơn 75% với hàng nhập và hơn 95% với hàng xuất. Tính cạnh tranh của các công ty tham gia kinh doanh khai thác loại hình bảo hiểm hàng hóa trên thị trường Việt Nam là thấp và chưa chiếm được lòng tin của khách hàng nước ngoài vì thế mà thay vì chọn các nhà bảo hiểm Việt Nam thì họ lại chọn các nhà bảo hiểm có uy tín hơn. - Số tiền bảo hiểm, và doanh thu phí Số tiền bảo hiểm hàng hóa tăng nhanh và đều trung bình là 17% một năm. Nếu như trong năm 2000 số tiền bảo hiểm hàng hóa vận chuyển chỉ đạt có 6,2 tỷ đô la Mỹ thị đến năm 2005 con số này đã là 15,49 tỷ đô la Mỹ lần và tăng 27% so với năm 2004 là 12,2 tỷ đô la Mỹ. 33
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Biểu 6 Số tiền bảo hiểm hàng hóa 2000 - 2005 Triệu USD 15,490 20,000 12,200 15,000 8,680 10,000 6,200 6,572 10,000 5,000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn VinaRe: Tổng hợp từ số 8/2005 và 1/2006 Về tốc độ tăng trưởng mấy năm gần đây cho thấy là tốc độ tăng giá trị bảo hiểm hàng hóa càng ngày càng cao, phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. - Tình hình tổn thất Biểu 7 Biểu đồ phí bảo hiểm và tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa 2000 - 2005 25,000 80.00% 67% 70.00% 70.00% 20,000 54.10% 60.00% 48.50% 49.50% 15,000 50.00% 41.90% 40.00% 10,000 Triệu USD Triệu 30.00% 20.00% 5,000 10.00% 0 0.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Phí BH Bồi thường Tỷ lệ bồi thường Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe ( 8/2005; 1/2006) Trong vµi n¨m qua t×nh h×nh tæn thÊt ë møc trung b×nh vµ ®•îc ®¸nh gi¸ lµ tèt h¬n so víi c¸c n¨m ®Çu khi thÞ tr•êng b¶o hiÓm phi nh©n thä b¾t ®Çu më cöa. NÕu nh• tØ lÖ tæn thÊt trong giai ®o¹n tõ 1995 – 1999 lµ 74,5% cßn 34
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B trong thêi giai ®o¹n tõ 2000 – 2005 lµ 55%. Víi tû lÖ nµy nghiªp vô båi th•êng ®¹t kÕt qu¶ kh¸ tèt. Tuy nhiªn, c¸c nhµ b¶o hiÓm kh«ng thÓ chñ quan v× trong khi c¸c vô tæn thÊt lín cã chiÒu h•íng gi¶m nh•ng c¸c tæn thÊt th•êng xuyªn l¹i ra t¨ng, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c mÆt hµng n«ng s¶n, hãa chÊt, nguyªn liÖu th« Thêi gian gÇn ®©y, sè vô tæn thÊt ®Æc biÖt lín thuéc tr¸ch nhiÖm cña c¸c c«ng ty b¶o hiÓm ViÖt Nam lµ rÊt Ýt. Trong 5 n¨m gÇn ®©y chØ cã 4 vô trªn 1 triÖu ®« la Mü ngo¹i trõ vô tµu “Zhe hai 308” cña Trung Quèc bÞ ch×m ngµy 20/02/2005 kÐo theo 2,3 triÖu ®« la Mü hµng s¾t thÐp do phÝa ViÖt Nam b¶o hiÓm bÞ thiÖt h¹i. Sè vô båi th•êng tõ 100.000 ®« la Mü ®Õn 300.000 còng kh¸ nhiÒu ë nh÷ng mÆt hµng nh• lµ g¹o, bét c¸, b· ®Ëu nµnh C¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong thÞ tr•êng thÓ hiÖn kh¸ tèt trong c¸c kh©u khai th¸c, ®Ò phßng h¹n chÕ tæn thÊt, xö lý båi th•êng, tuy nhiªn vÉn ch•a ®•îc liªn tôc vµ ®ång ®Òu. Trong thêi gian tíi, c¸c c«ng ty b¶o hiÓm cÇn hîp t¸c víi nhau nhiÒu h¬n, chÆt h¬n nh»m gi¶m t×nh tr¹ng c¹nh tranh b»ng gi¶m phÝ, më réng ®iÒu kiÖn b¶o hiÓm gi¸m ®Þnh chÆt chÏ, ®Ò phßng vµ h¹n chÕ tæn thÊt, ®Æc biÖt l•u ý tíi vÊn ®Ò trôc lîi b¶o hiÓm b»ng c¸c hå s¬ “ma” vµ c¸c con tµu “ma” tiÕn tíi æn ®Þnh thÞ tr­êng, kinh doanh ®¹t hiÖu qu¶. Nh×n chung th× thÞ tr•êng b¶o hiÓm hµng hãa ph¸t triÓn ®Òu, nh•ng tû träng hµng hãa b¶o hiÓm trong tæng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu lµ rÊt thÊp ch•a xøng víi tiÒm n¨ng t¨ng tr•ëng. MÆt kh¸c viÖc vµo WTO lµ ®ang ®Õn gÇn, c¬ héi cho viÖc më réng xuÊt nhËp khÈu ®Õn c¸c thÞ tr•êng khã tÝnh nh• Mü, NhËt vµ EU lµ rÊt lín v× thÕ ®Ó t¨ng ®•îc tû träng hµng hãa XNK 35
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B tham gia mua b¶o hiÓm trong n•íc th× c¸c c«ng ty b¶o hiÓm cña ViÖt Nam ph¶i ®¸p øng nhu cÇu vµ c¸c tiªu chuÈn quèc tÕ vÒ b¶o hiÓm hµng hãa. 1.2.3 B¶o hiÓm kü thuËt (b¶o hiÓm x©y dùng vµ l¾p ®Æt) - Doanh thu phÝ Những yếu tố thuận lợi cả về phương diện kinh tế và xã hội cũng như đầu tư trong nước và nước ngoài đã góp phần đáng kể thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật tăng trưởng cao, thông qua cung cấp dịch vụ cho các dự án từ lớn đến nhỏ phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, điển hình là nhiệt điện Hải Phòng (470 triệu USD), thủy điện Bản Vẽ, nhà máy xi măng Thăng Long (197 triệu USD), xi măng Bỉm Sơn, xây dựng Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia (200 triệu USD), cầu Phú Mỹ (62 triệu USD)(1) Biểu 8 Doanh thu phí và tỷ lệ tăng doanh thu phí 1993 - 2005 30000 120.00% 25000 100.00% 20000 80.00% 15000 60.00% Nghìn USD 10000 40.00% 5000 20.00% 0 0.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Phí BH 2429 2790 5531 8450 1102 1289 7003 1052 1602 1838 1983 2247 2475 Tỷ lệ tăng phí(%) 63.7914.8698.2552.7730.4716.9328.6315.5250.77 9.70 3.00 9.93 9.21 Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe ( 8/2005; 1/2006) (1) Mai Xuân Dũng, 2006, Thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam số 1 36
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Tæng phÝ ®¹t ®•îc trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y lµ rÊt cao, víi møc t¨ng trung b×nh lµ h¬n 20%. Bªn c¹nh tèc ®é t¨ng tr•ëng, n¨ng lùc vµ chÊt l•îng cña ®éi ngò c¸n bé lµm c«ng t¸c b¶o hiÎm kü thuËt ®· ®•îc n©ng cao ®¸ng kÓ, mÆc dï cßn cã mét sè h¹n chÕ bÊt cËp, nh•ng ®ñ ®Ó cã thÓ ®¸p øng ®•îc nhu cÇu b¶o hiÓm kü thuËt hiÖn t¹i cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam tõ c¸c c«ng tr×nh sö dông vèn trong n•íc cho ®Õn c¸c c«ng tr×nh cã vèn ®Çu t• hoÆc vèn vay n•íc ngoµi. Thùc tÕ cho thÊy trong nh÷ng n¨m qua nghiÖp vô b¶o hiÓm kü thuËt ®· trë thµnh ng•êi b¹n trung thµnh cña sù tiÕn bé khoa häc vµ c«ng nghÖ vµ ®· ph¸t triÓn thµnh mét nghiÖp vô ®éc lËp ë thÞ tr•êng BHPNT ViÖt Nam. - T×nh h×nh tæn thÊt Tr¸i víi viÖc t¨ng cao cña doanh thu phÝ b¶o hiÓm, th× t×nh h×nh tæn thÊt còng gi¶m, lµm hiÖu qu¶ kinh doanh cña c¸c doanh nghiÖp trong nghiÖp vô nµy cµng t¨ng cao. Riªng trong n¨m 1999 vµ 2001 th× tû lÖ tæn thÊt t¨ng ®ét biÕn ë møc kû lôc lµ 76,31% vµ 63,06% kÐo theo ®ã lµ møc båi th•êng còng t¨ng cao. Nh•ng tõ n¨m 2002 ®Õn nay th× tû lÖ nµy ®•îc coi lµ tèt vµ cø theo xu h•íng nµy th× nghiÖp vô nµy sÏ ph¸t triÓn rÊt tèt. 37
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Biểu 9 Mức bồi thường và tỷ lệ tổn thất bảo hiểm kỹ thuật 1993 - 2005 12000 90.00% 80.00% 10000 70.00% 8000 60.00% 50.00% 6000 40.00% NghìnUSD 4000 30.00% 20.00% 2000 10.00% 0 0.00% 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe ( 8/2005; 1/2006) Tõ doanh thu phÝ, cao tû lÖ tæn thÊt thÊp còng lµm cho båi th•êng ë møc kh¸ thÊp nÕu so víi c¸c n¨m tr•íc, trung b×nh 5 n¨m qua tû lÖ tæn thÊt trung b×nh chØ lµ 15% trong khi ®ã tû lÖ nµy ë gian ®o¹n 5 n¨m tr•íc ®ã lµ 28,83%. 1.2.4 B¶o hiÓm dÇu khÝ §•îc ®¸nh gi¸ lµ trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y b¶o hiÓm dÇu khÝ ViÖt Nam kh«ng ph¸t triÓn nh• mong ®îi. §©y lµ xu thÕ chung cña toµn th× tr•êng b¶o hiÓm dÇu khÝ thÕ giíi. Khi cã h¬n 1/3 sè ®¬n b¶o hiÓm cho c¸c ho¹t ®éng th¨m dß vµ khai th¸c dÇu khÝ ë ngoµi kh¬i, thÒm lôc ®Þa ViÖt Nam lµ mét bé phËn cña ch•¬ng tr×nh b¶o hiÓm toµn cÇu cña c¸c c«ng ty dÇu n•íc ngoµi. Do ¶nh h•ëng trùc tiÕp cña thÞ tr•êng b¶o hiÓm dÇu khÝ thÕ giíi vÒ c¸c ®iÒu kho¶n, ®iÒu kiÖn vµ tû lÖ phÝ b¶o hiÓm, thÞ tr•êng b¶o hiÓm ViÖt Nam còng cã nh÷ng biÕn ®éng vÒ doanh thu. Nh• biÓu ®å d•íi ®©y cho thÊy doanh thu phÝ b¶o hiÓm dÇu khÝ trong n•íc ®· t¨ng lªn 18,5 triÖu USD n¨m 2001 vµ ®¹t møc cao nhÊt 32,8 triÖu USD vµo n¨m 2002 vµ sau ®ã gi¶m dÇn vµo c¸c n¨m tiÕp theo. Doanh thu phÝ b¶o hiÓm dÇu khÝ n¨m 2005 lµ h¬n 20 triÖu USD. 38
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Phí bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí Việt Nam 35,000 200% 180% 30,000 160% 25,000 140% 20,000 120% 100% 15,000 80% Nghìn USD 10,000 60% 40% 5,000 20% 0 0% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Biểu 10 Phí BH Tổn thất Tỷ lệ tổn thất Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe (1/2006) Mặt khác, khả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Biệt Nam còn rất hạn chế nên mức giữ lại ở thị trường trong nước còn rất thấp và không thể tự đưa ra các điều khoản, điều kiện áp dụng và tự định phí. Vì vậy, đối với các dự án bảo hiểm có giá trị tài sản lớn, mức độ rủi ro cao như trong bảo hiểm dầu khí thường là tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm hơn 95%. Thực tế thời gian qua cho thấy việc phân tán rủi ro bảo hiểm dầu khí ở thị trường Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trở ngại nhất là đối với dịch vụ bảo hiểm thăm dò ngoài khơi, dịch vụ đấu thầu hoặc là một phần của đơn bảo hiểm toàn cầu của các nhà điều hành mỏ hoặc kết hợp giữa phí bảo hiểm toàn cầu và phí thị trường. Nguyên nhân là do khó có thể tìm kiếm được hợp đồng tái bảo hiểm tự động chấp nhận mọi dịch vụ dầu khí trong thời kỳ này mà chỉ có thể thu xếp được hợp đồng tái bảo hiểm dưới dạng “Facility” (Hợp đồng từng phần) phụ thuộc vào sự chấp thuận của các nhà tái bảo hiểm trên cơ sở từng dịch vụ. Vì vậy, các dịch vụ dầu khí là một bộ phận của chương trình bảo hiểm toàn cầu của một số người điều hành mỏ 39
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B nước ngoài và một số đơn bảo hiểm xây dựng ngoài khơi hầu như phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. - Về tình hình tổn thất Số vụ tổn thất đã giảm do việc áp dụng các điều kiện chặt chẽ hơn và tăng mức khấu trừ nên đã có tác dụng làm sạch hoặc loại bỏ các tổn thất nhỏ mang tính chất tiêu hao nguồn phí, nhưng số tiền bồi thường trung bình của mỗi tổn thất lại có chiều hướng tăng lên. Dưới đây là bảng so sánh số lượng và số tiền bồi thường tổn thất ước tính bao gồm cả tổn thất chưa giải quyết trong 5 năm vừa qua. Bảng 4: Số vụ tổn thất và mức bồi thường qua các năm (Đơn vị: USD) Năm nghiệp vụ Số vụ tổn thất Tổng số tiền bồi Số tiền bồi thường ước tính thường / vụ 2001 12 11.653.000 971.083 2002 1 600.000 600.000 2003 5 9.200.000 1.840.000 2004 4 5.600.000 1.400.000 2005 3 7.970.000 2.656.000 Nguồn : VinaRe 8/2005 và 1/2006 Nhìn chung thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm trong mấy năm trở lại đây đạt kết quả tương đối tốt với tỷ lệ tổn thất trung bình là 25%. Công tác giám định tổn tất có nhiều chuyển biến tốt: ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất của người được bảo hiểm các công ty bảo hiểm gốc đã có ý kiến tư vấn thích hợp cho khách hàng và chủ động đàm 40
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B phán với môi giới, các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm đưa thêm quy định về người giám định tính toán tổn thất vào đơn bảo hiểm và phối hợp chặt chẽ với họ để chỉ định giám định viên tiến hành giám định tổn thất kịp thời theo đúng thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, các công ty bảo hiểm gốc còn tư vấn cho khách hàng đưa thêm nhiều điều kiện, điều khoản giám định kỹ thuật và tình trạng an toàn mọt rủi ro bảo hiểm để có được sự đánh giá thực chất tình hình tài sản và giúp họ có những biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu nhằm phòng tránh các nguy cơ xảy ra tổn thất đới với tài sản. 1.2.5 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P& I) 1.2.5.1 Bảo hiểm thân tàu - Tình hình đội tàu Thực hiện chính sách của Chính phủ, đội tàu biển Việt nam đã lớn mạnh hơn nhiều so với những năm trước đây cả về số lượng và giá trị con tàu. Nếu năm 96 chỉ có khoảng 185 tàu biển với trị giá 195 triệu USD giá trị tham gia bảo hiểm là thì tới nay đã có 340 tàu(1) với 751 triệu USD giá trị tham gia bảo hiểm. Chỉ tính riêng trong tháng 6 tháng cuối năm 2004 đã có 11 con tàu có giá trị > 2 triệu USD được đưa vào hoạt động với tổng giá trị lên tới 95 triệu USD. Trong 3 tháng đầu năm 2005 thì cũng có tới 7 con tàu trị giá > 2 triệu USD được tăng cường cho đội tàu Việt Nam với giá trị là 52 triệu USD. Từ đó khẳng định rằng, đội tàu biển Việt Nam ngày càng được trẻ hóa bằng các tàu chuyên dụng, hiện đại có tấn trọng tải và giá trị cao(2) - Doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu Từ khi Bảo Việt không còn là công ty độc quyền nữa thì đến năm 1995 có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân 41
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B sự của chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác, xử lý tổn thất, nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại, 4 công ty cũng chiếm tới 99% thị phần của nghiệp vụ này (Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, và Pijco). Do ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay, đồng bảo hiểm hoặc xan xẻ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiẻm đấu thầu phí. Một mặt nào đó, đấu thầu phí sẽ làm dịch vụ của chúng ta hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, để có được dịch vụ, có được khách hàng tiềm năng, việc hạ phí, áp dụng phí mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đấu thầu phí đối với các con tàu mới. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, (1), (2) Mai Xuân Dũng (8/2005), Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 3 thÊp h¬n c¶ phÝ t¸i b¶o hiÓm do c¸c c«ng ty nhËn t¸i b¶o hiÓm n•íc ngoµi yªu cÇu, tõ ®ã tû lÖ phÝ trung b×nh liªn tôc. gi¶m qua c¸c n¨m ®iÒu nµy ®•îc thÓ hiÖn qua BiÓu 11. Biểu 11 Số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 1996 - 2005 800 2.50% 700 600 2.00% 500 1.50% 400 300 1.00% Triệu USD 200 0.50% 100 0 0.00% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số tiền bảo hiểm tỷ lệ phí Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe (1/2006) 42
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Chính vì vậy mà dù số thuyền tham gia bảo hiểm có lớn trong mấy năm trở lại đây làm giá trị tham gia bảo hiểm cũng tăng nhưng doanh thu phí bảo hiểm trong nghiệp vụ này lại tăng rất chậm. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2005 là khoảng 6 triệu USD bằng 150% so với mức doanh thu phí năm 1996 là gần 4 triệu USD tức là phải mất đúng 10 năm thì doanh thu phí mới tăng được 50% trong khi với các nghiệp vụ khác thì con số này thấp hơn nhiều chỉ khoảng từ 3-5 năm. - Tình hình tổn thất và bồi thường Tình hình tổn thất mấy năm gần đây lại rất xấu, đặc biệt là năm 2002 (177%) và năm 2004 (212%) (biểu 12). Tỷ lệ trung bình trong 5 năm trở lại đây đã lên tới là 130%. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra mắc cạn, chìm, đắm, đâm va. Điển hình như vụ tàu “Tràng An” bị chìm năm 2000, bồi thường 1,2 triệu USD. Tàu Lục Nam bị chìm năm 2001 bồi thường 1 triệu USD. Cháy máy tàu “Phú Xuân” năm 2002 bồi thường 3,32 triệu USD và gần đây là đắm tàu Mimosa tại Vũng tàu và tàu See Bee bi đắm tại Trung Quốc bồi thường cho mỗi tầu là 2 triệu USD. Ngoài tổn thất toàn bộ thực tế hay ước tính cũng có các tổn thất bộ phận xảy ra với tầng xuất ngày càng nhiều và chi phí cho các tổn thất này cũng càng ngày càng cao. 43
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Biểu 12 Nguồn: T/ c Thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm, VinaRe (1/2006) Do tỷ lệ tổn thất cao như vậy cũng làm cho tỷ lệ bồi thường thân tàu biển trong những năm gần đây là rất cao và đáng báo động. Biểu đồ trên đã phản ánh tương đối đầy đủ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia nghiệp vụ này. Trong thời gian tới đội tàu biển Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đầu tư bằng đóng mới trong nước hoặc mua tàu đã qua sử dụng tại nước ngoài, điều này sẽ làm cho tăng về cả chất và lượng, hơn nữa ngành đóng tàu biển của Việt Nam đã và sẽ tăng trưởng mạnh và có uy tín cao trên thị trường quốc tế, thể hiện qua việc giành được hợp đồng ở cấp cao để đóng được những con tàu trọng tải lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh, Tuy nhiên khó mà báo trước được tình hình tổn thất ra sao khi tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp và khủng bố trên thế giới đang gia tăng. Trước tình hình đó các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc nên chăng bắt tay với nhau nhiều hơn nữa để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này là rất xấu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 44
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 1.2.5.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu (P & I) Doanh thu phí của loại hình nghiệp vụ này có tăng và chắc chắn là sẽ còn tăng mạnh trong tương lai khi đội tàu của Việt Nam phát triển. Mức phí P&I trong thị trường cũng rất cạnh tranh, khi khoảng cách giữa phí hội và phí gốc nhỏ lại, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ giữa phí hội và phí Fix tăng dần, 76% cho 2001, 91% cho 2004 và 94% cho 2005(1). Như đã trình bày ở trên, đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi khá cao, khoảng 15 tuổi, và cá biệt là có tới 15% con tàu có độ tuổi trên 25 tuổi, nên việc thực thi công tác đề phòng hạn chế tổn thất bằng cách luôn quan tâm đến tình trạng tàu là hợp lý và đạt hiệu quả cao cho cả chủ tàu và nhà bảo hiểm. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây thì số vụ tổn thất và tỷ lệ tổn thất không ngừng tăng cao do tình hình thời tiết không ổn định. Tổng số tiền bồi thường đã vuợt doanh thu phí và đang còn có xu hướng tăng cao nếu các nhà bảo hiểm không có biện pháp để quản lý rủi ro một cách có hiệu quả. 1.1.6 Bảo hiểm hàng không Tình hình bảo hiểm hàng không Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn của của tình hình bảo hiểm hàng không thế giới. Sau sự kiện 11/09/2001 phí bảo hiểm hàng không cũng tăng khá lớn. Nhưng những năm gần đây, do tình hình khai thác an toàn của các công ty hàng không ở Việt Nam, tỷ lệ phí liên tục được giảm dần qua từng năm. Tuy nhiên do có sự tăng trưởng về đội bay từ năm 2000 chỉ có khoảng 45 máy bay các loại thì tới năm 2005 đã có (1) Nguyễn Thị Thanh Bình (2006), Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 1 45
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 69 máy bay các loại và bốn đội bay là Vietnam Airline, Pacific Airline, Vasco và SFC. và số lượng hành khách cũng tăng lên trung bình là 15% một năm. Riêng trong năm 2005 tỷ lệ này tăng lên 18% đạt đến con số 6 triệu. Nên tổng phí bảo hiểm trên thị trường hầu như được duy trì và chiếm 5,91% tổng phí của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo Minh chiếm thị phần lớn nhất với 69,1% tiếp sau đó là đến Bảo Việt. Tình hình tổn thất cũng giảm trong mấy năm trở lại đây. Nếu như trong năm giai đoạn 1995 – 1999 tỷ lệ tổn thất lên tới 200% một con số quá cao, thì trong gia đoạn tiếp theo là từ 2000 cho đến nay thì tỷ lệ thất khoảng 20%. Làm cho tỷ lệ tổn thất của toàn thị trường trong 10 năm trở lại đây là 48% với số tiền bồi thường là 48,9 triệu đô la Mỹ. Ngành hàng không trong những năm tới sẽ còn thay đổi nhiều, cụ thể là trong cuối năm 2006 đội bay Việt Nam sẽ bổ sung thêm 7 chiếc Boing 767. Thêm vào đó là hướng phát triển của các hãng hàng không và đội bay ở Việt Nam rõ ràng hơn. Vietnam Airline sẽ trở thành hãng hàng không hàng đầu phát triển theo hướng quốc tế, Pacific sẽ hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ khai thác các chuyến bay với mức giá thấp.Vasco và SFC sẽ tập trung vào khai thác vào các đường bay ngắn, mà hiện nay thì nhu cầu cho loại hình này đang tăng cao vì thế trong thời gian tới sẽ có thêm các hãng hàng không tham gia thị trường Việt Nam. Đi đôi với triển vọng của ngành hàng không Việt Nam là sự phát triển tiềm năng của ngành Bảo hiểm hàng không. 1.2.7 Bảo hiểm xe cơ giới 46
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, thì đây là nghiệp vụ bảo hiểm vẫn tiếp tục có doanh thu(1.601 tỷ VNĐ-101 triệu USD)và thị phần (hơn 29%) lớn nhất trên thị trường BHPNT có mức tăng trưởng 18% so với năm 2004 cũng khá cao những không được bằng với mức cao của toàn thị trường. Bảo Việt vẫn là “gã” khổng lồ trong nghiệp vụ này chiếm tới hơn 42% tiếp theo sau là Bảo Minh, 22%. Được đánh giá là một thị trường còn nhiều tiềm năng do tỷ lệ tham gia bảo hiểm của các xe ô tô, xe máy còn rất thấp. Theo Luật Kinh Doanh bảo hiểm 2000 thì tất cả các xe ô tô, và xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng cho tới năm 2005 thì con số này còn khá khiêm tốn, có khoảng 600.000 chiếc ô tô (75%) và 5 triệu xe máy (35%) là mua bảo hiểm(1). Cùng với sự ra tăng của doanh thu thì là sự ra tăng của các hình thức trục lợi bảo hiểm. Có rất nhiều trường hợp chủ phương tiện mua bảo hiểm sau khi xảy ra tai nạn và điều này thì rất khó để chứng minh là chủ phương tiện có vi phạm hay không. Vì thế mà để giảm được tỷ lệ này các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp cùng các cơ qua trức năng để giải quyết vấn đề trên. 1.2.8 Các loại hình bảo hiểm khác Cũng phát triển nhưng không cao, đặc biệt có bảo hiểm nông nghiệp thì đã giảm rất nhiều do tình hình tổn thất quá cao, mặt khác lại không có chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước nên loại hình sản phẩm bảo hiểm này đã hầu như là không còn. Đới với các sản phẩm bảo hiểm còn lại thì lại rất mới như bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiển rủi ro tài chính có doanh thu rất nhỏ chỉ chưa đến 100 tỷ đồng. 47
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Tóm lại: hiện nay các doanh nghiệp chỉ tập chung khai thác các sản phẩm truyền thống như cháy, xây dựng và lắp đặt, dầu khí còn các sản phẩm mới thì không thấy phát triển hoặc có những ở quy mô rất ít và hầu như là không. Ví dụ cách đây 4 năm Bảo Việt có triển khai loại hình bảo (1)Bản tin hoạt động Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số 2, 2005 hiểm nông nghiệp cây trồng và vất nuôi, nhưng sau hơn 3 năm tồn tại đến nay nghiệp vụ bảo hiển này đã không phát triển được nữa. Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất một công ty nước ngoài triển khai dịch vụ này là Groupama nhưng phạm vi của nghiệp vụ này là rất nhỏ. Hay như trong lĩnh vực tài chính thì sản phẩm bảo hiểm là không có. Dù biết rằng phát triển được các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống là rất tốt nhưng trong một nền kinh tế mở, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều các loại hình kinh doanh mới ra đời thì bảo hiểm với đặc trưng cơ bản là phát triển cùng nền kinh tế sẽ phải có những sản phẩm phù hợp với yêu cầu mở của nền kinh tế với nhu cầu của xã hội. Như hiện nay trên bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sản phẩm bảo hiểm là quá nghèo nàn, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy loại sản phẩm truyền thống đã có từ rất lâu trên thế giới. Vì thế đứng trước yêu cầu mở của nền kinh tế thì việc đa dạng hóa sản phẩm là một yêu cầu cấp bách. 1.2.9 Xu thế phát triển các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Trái với xu thế phát triển của bảo hiểm nhân thọ là mang tính tiết kiệm cao hơn là tính bảo vệ đề phòng rủi ro thì xu thế phát triển của các sản phẩm BHPNT lại ngày càng thể hiện vai trò ngăn ngừa và đề phòng rủi ro. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thị xu hướng 48
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là để bảo vệ con người, tài sản khi rủi ro ko may xảy ra. Rủi ro luôn bí ẩn, một dấu hỏi chấm cho con người vì chẳng ai biết trước khi nào rủi ro đến với mình và chẳng ai mong muốn. Bởi vậy công ty bảo hiểm là người đại diện san sẻ cùng bạn rủi ro đó. BHPNT phản ánh rất rõ điều này. Hiện nay, xu hướng của sản phầm BH PNT thì vẫn mang tính chất an tòan, phòng tránh rủi ro vì những tổn thất về tài sản thường ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính. Hiện nay, nhu cầu cần được bảo hiểm ngày càng cao. Khách hàng cần nhiều lọai hình bảo hiểm ngắn hạn cũng như dài hạn. Để tin chắc là họ luôn luôn được an tòan, an tâm đi lại, làm việc và sinh sống, người dân càng đòi hỏi nhiều hơn các lọai hình bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu. 1.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng Trong bối cảnh thị trường ngày một mở, ngày một phát triển, số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường ngày một tăng thì sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất khốc liệt. Tình hình cạnh tranh của thị trường này được thể hiện rõ qua 3 khía cạnh là: phí, chất lượng sản phẩm, và dịch vụ sau bán hàng. 1.3.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua phí bảo hiểm. Doanh thu phí tăng ổn định xong vì các công ty kinh doanh bảo hiểm gặp khó khăn với việc khai thác thị trường tiềm năng rộng lớn này, số lượng dịch vụ lớn (thường là từ các doanh nghiệp vốn có đầu tư trực tiếp nước ngoài) đưa vào khai thác mới trong mấy năm trở lại đây không có sự tăng trưởng. Nên việc khan hiếm dịch vụ đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không 49
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B lành mạnh trên thị trường đó là cạnh tranh bằng phí. Theo các chuyên gia thì chính việc cạnh tranh bằng phí là một nguyên nhân quan trong kéo chậm sự tăng trưởng của thị trường. Tình hình cạnh tranh hạ phí đã giảm hẳn sau sự kiện 11/9 trước sức ép của thị trường quốc tế, các điều kiện điều khoản được thắt chặt. Tuy nhiên, xu hướng trên chỉ kéo dài đến hết năm 2002. Kể từ năm đầu năm 2003 trở đi, tình trạng cạnh tranh hạ phí trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mà cụ thể là trong một số nghiệp vụ là: cháy, và xây dựng lại xuất hiện trở lại. Đây là hướng diễn biến trong xuốt năm 2003, 2004, 2005 và trong 6 tháng đầu năm 2006 thì lại càng trở lên gay gắt và phức tạp hơn bao giờ hết. Ví dụ ở nghiệp vụ bảo hiểm cháy: như trước kia cạnh tranh hạ phí chỉ tập trung ở những dịch vụ lớn thì hiện nay lại xuất hiện cả ở các dịch vừa và nhỏ. Xảy ra tình trạng này là do số lượng các đầu dịch vụ lớn có hạn lại phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhà tái bảo hiểm quốc tế nên tỉ lệ phải duy trì ở mức tiêu chuẩn. Còn với các dịch vụ nhỏ, mức độ ảnh hưởng của các nhà tái bảo hiểm chỉ là các hợp đồng cố định nên công ty bảo hiểm có thể chủ động đưa ra mức phí cạnh tranh để dành dịch vụ. 1.3.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua chất lượng sản phẩm. Cùng với xu thế hạ phí trên thị trường thì các điều kiện và điều khoản cũng ngày càng được mở rộng. Trên thực tế đây là hình thức cạnh tranh chủ yếu của công ty bảo hiểm trong việc thu hút khách hàng mà không thật sự quan tâm đến chất lượng rủi ro khai thác cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời gian qua đã tạo cho các nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế một cái nhìn khá thận trọng về thị 50
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Mặc dù thị trường bảo hiểm tài sản thế giới những năm gần đây đang có xu hướng “mềm” song trên thực tế các nhà nhận tái bảo hiểm lớn vẫn rất thận trọng trong việc xem xét các rủi ro. Một thực tế trong thời gian vừa qua là các dịch vụ bảo hiểm tài sản rất khó được chấp nhận bởi các nhà nhận tái bảo hiểm lớn. Với điều kiện và điều khoản cũng như tỷ lệ phí quá cạnh tranh như hiện nay, thậm chí việc thu xếp tái bảo hiểm cho các rủi ro như khách sạn, văn phòng cho thuê cũng đã gặp khó khăn. 1.3.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua dịch vụ sau bán hàng. Dịch vụ sau bán hàng chính là các các dịch vụ có liên quan đến cônng tác giải quyết bồi thường. Hiên nay công tác này cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và được xem như là một phần quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ. Nhiều vụ tổn thất lớn trong thời gian qua đã được các công ty bảo hiểm phối hợp với các công ty giám định giải quyết nhanh chóng, đúng thủ tục, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh. 2. Thực trạng thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ từ phía ngƣời mua 2.1 Nhận thức của người dân về bảo hiểm phi nhân thọ đang được cải thiện Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện đã tác động tích cực tới ý thức người dân về bảo hiểm. Người dân đã có sự hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống sinh 51
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B hoạt xã hội. Tham gia bảo hiểm là biện pháp hữu hiệu nhất đảm bảo an toàn cho sự phát triển của xã hội. Bảo hiểm mặc dù không tránh được rủi ro, hiểm họa nhưng lại tránh đảm bảo về mặt tài chính cho các doanh nghiệp , cá nhân trước rủi ro hiểm họa khi xảy ra. Người dân trong sản xuất kinh doanh cũng như trong sinh hoạt xã hội đã thấy được tác dụng to lớn của bảo hiểm và coi bảo hiểm như một lá chắn kinh tế vững chắc trước những biến cố của thiên tai, tai nạn bất ngờ. Đến nay, “Bảo hiểm” không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam. Ý thức về sự cần thiết của bảo hiểm đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của con người đang từng bước được định hình và ngày càng rõ nét trong tư duy của các nhà doanh nghiệp cũng như trong cộng đồng dân cư. 2.2 Dung lượng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Khi kinh tế càng phát triển, đời sống người dân càng cao, nhận thức về bảo hiểm nói chung bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng của người dân càng được nâng lên, thì khả năng tiêu dùng của người dân lại càng lớn, dung lượng thị trường càng ngày càng “to”. Trong những năm gần đây, thị trường BHPNT đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 15% một năm từ lúc mở của thị trường 1993 đến nay, và nếu chỉ tính từ năm 2000-2005 thị tốc độ này là 20%/năm. Doanh thu phí tăng nhanh, nếu như vào năm 1993 doanh thu phí là 1,341 tỷ VNĐ thì đến năm 2005 thì con số này đã là 5,535 tỷ VNĐ mức phí đã tăng lên 4 lần chỉ trong có 8 năm. 52
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Bảng 5: Doanh thu và mức tăng trưởng của TTBHPNT qua các năm (tỷ đồng) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DT Phí 1,341 1,664 1,593 1,768 2,162 3,153 3,976 4,764 5,535 Tăng 24% -4% 10% 22% 45% 26% 20% 16% trưởng Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Đây là mức tăng trưởng cao so với thế giới trong thời kỳ này. Nhưng xét về quy mô so với số dân Việt nam thị đây là một con số khiêm tốn ngay cả khi so sánh với các nước trong khu vực thôi. Bảng 6: Xếp hạng về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước STT Nước Xếp hạng Thị phần(%) USD/người DT/GDP 1 Singapore 30 0,26% 820,3 3,00% 2 Malayxia 36 0,17% 87,0 2,06% 3 Thái Lan 40 0,13% 37,6 1,19% 4 Inđônêxia 39 0,14% 8,1 0,83% 5 Philipine 55 0,04% 6,0 0,61% 6 Việt nam 76 0,02% 2,7 0,57% Nguồn:Tổng hợp từ SwissRe 2004 Khi so sánh dung lượng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với những nước có trình độ phát triển như Singapore hay như Malayxia thì ta cũng có thể thấy được sự chênh lệch về dung lượng thị trường là điều hiển nhiên nhưng khi so sánh với những nước mà được đánh giá là có cùng trình độ phát triển như Inđônêxia hay Philipine thì thấy rằng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam còn cách quá xa. Chi tiêu của người dân cho bảo hiểm phi nhân thọ còn quá khiêm tốn chỉ là 2,7 USD/người/năm (2004) sau tăng lên là 3,5 USD vào năm 2005. Trong khi đó con số này của Inđônêxia và Philipine là 8,1 USD và 6 USD (bảng 6). Qua đó có thể thấy rõ là 53
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B khoảng cách thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của ta còn quá xa so với các nước bạn trong khu vực. Đó cũng là một điều mà ta có thể dự đoán được trước bởi nền kinh tế Việt Nam mới mở của được hơn 20 năm và thị trường bảo hiểm thì chỉ có 13 năm “hé” cửa và chính thức thì mới khoảng 5 năm mở của tính từ thời điểm các công ty 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Từ đó có thể kết luận rằng dung lượng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam còn rất nhỏ so với thế giới nhưng dung lượng này đang tăng trưởng đều. Cụ thể qua 2 năm 2004 và 2005, ta thấy được sự phát triển toàn diện của thị trường BHPNT ở Việt Nam, phát triển đều về doanh thu phí, thị phần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho một thị trường rất “non” như Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian tới, được dự bảo là có rất nhiều thiên tai xảy ra và nhiều rủi ro khác nữa thì thị trường BHPNT Việt nam cần đề phòng để giữ được mức tăng trưởng như hiện nay. 3 Môi trƣờng pháp lý Trước năm 2000, không có một văn bản pháp lý cụ thể nào hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực bảo hiểm. Vào năm 2000 bộ tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm. Cùng lúc đó, Chính phủ cũng ra nhiều văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn luật trên, như là: nghị định số 42 và 43, thông tư số 98, 99. Và vào năm 2003 Thủ tướng đã ban hành nghị quyết sô 175/2003/QD-TTg thông qua chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ nay đến 2010. Như vậy hiện nay, tại Việt Nam, các hoạt động của ngành bảo hiểm phi nhân thọ được điều chỉnh bởi mốt số văn bản luật và hướng dẫn thi hành. 54
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B Để có cái nhìn sâu hơn về hệ thống pháp lý điểu chỉnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ta sẽ đi phân tích hệ thống pháp lý trên 2 góc độ 3.1 Luật với ngƣời mua Cũng có một số các văn bản pháp lý quy định rõ những người nào, kinh doanh trong lĩnh vực gì phải mua bảo hiểm, bảo gồm không hạn chế những đối tượng mà được đề cập trong luật doanh nghiệp 2005 và luật đầu tư mới có hiệu lực từ ngày 01/072006, luật dân sự, luật giao thông đường thủy nội địa Chính phủ cũng yêu cầu các công ty kinh doanh trong lĩnh vực có liên qua cũng phải mua bảo hiểm sau: xây dựng và lắp đặt, xăng dầu, bảo hiểm cháy nổ, và vận tải hành khách trên cả đường bộ, đường sông, đường hàng không, và đường biển. Từ này 01/01/2006 bảo hiểm cho mọi công dân Việt Nam khi đi du lịch ra nước ngoài sẽ là bắt buộc. Thêm vào đó, mọi công dân Việt Nam cũng đều phải mua bảo hiểm an sinh xã hội. Tuy nhiên Việt Nam là một nước mà lịch sử và truyền thống của ngành bảo hiểm chỉ mới bắt đầu chính thức vào năm 1964, và ý thức pháp luật của người dân còn rất thấp. Trong nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, thì các chủ thi công dự án tuân thủ việc mua bảo hiểm xây dựng là lắp đặt do sức ép về thời gian hoàn thành công trình. Nhưng khi công trình kết thúc và đi vào khai thác thì chỉ có các chủ công trình tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài thì còn tiếp tục mua bảo hiểm, còn các công ty khác mà đặc biệt là các công ty nhà nước thì điều này là rất hiếm thấy. Với ngiệp vụ giao thông nói chung, bảo hiểm hàng không là bắt buộc, không chỉ là bắt buộc từ phía Việt Nam mà còn là từ phía nước ngoài. Vì 55
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B các công ty hàng không khác sẽ không cho phép các máy bay chưa được bảo hiểm bay trên vùng trời của họ. Điều này cũng xảy ra trong hàng hải quốc tế. Ngoài các điều khoản bảo hiểm thông thường, như tổn thất hàng hóa, tàu thuyền, các công ty tầu biển cũng buộc phải mua bảo hiểm mổi trường và bảo hiểm trách nhiệm người thứ 3. Kể từ năm 2006, thì đối với ngành vận chuyển hành khách và hàng hóa dễ cháy bằng đường thủy nội địa mua bảo hiểm là điều bắt buộc. Còn trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì luật nói rằng tất cả các chủ phương tiện ô tô xe máy đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng số lượng người mua bảo hiểm là rất ít. Trong bảo hiểm cháy nổ và an sinh xã hội, thì có chưa đầy 3% các ngôi nhà tư được bảo hiểm và đa số trong số đó lại được tái bảo hiểm. Theo luật thì, các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cháy nổ, nhưng trên thực tế còn rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân không mua bảo hiểm này. 3.2 Luật với ngƣời bán Trước năm 2000, quá trình tự do hóa ở Việt Nam đang dừng ở những bước đầu tiên khi nền kinh tế vừa mở của 15 năm trước đó. Các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khi lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế. Hình thức thành lập công ty liên doanh là hình thức duy nhất với số vốn hạn chế và về cơ bản là không thể làm ăn được với các doanh nghiệp nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 2001 có rất nhiều thay đổi trong việc thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Việc Quốc hội thông qua luật kinh doanh bảo hiểm vào cuối năm 2000 và có hiệu lực vào đầu năm 2001, thì đây là văn bản luật chính thức đầu tiên điều chỉnh một cách rõ ràng các hoạt động của lĩnh vực 56
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B bảo hiểm trong đó có cả bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó đưa những khung cơ bản cho hoạt động của các công ty trong nước cũng như nước ngoài và các đại lý trong lĩnh vực bảo hiểm. Và đặc biệt, để bảo vệ người mua và tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước thì Chính phủ đã ban hành nghị quyết 42, 43 nhằm tăng vốn pháp định tối thiểu lên để đảm bảo khả năng chi trả của các doanh nghiệp bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Đối với các doanh nghiệp phi nhân thọ thì mức này là 5 triệu USD. Trong quá trình bình thường hóa qua hệ Việt – Mỹ, Chính phủ Việt Nam đã kỹ hết hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào năm 2000, theo như bản hiệp định này thì Việt Nam sẽ nới lỏng thị trường bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ cho các doanh nghiệp Mỹ. Xóa bỏ tỷ lệ hạn chế về vốn cho các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ sau 5 năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực. Sau 3 năm các công ty liên doanh với phía Mỹ sẽ được phép bán ra các sản phẩm như, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt và các loại hình bảo hiểm bắt buộc khác và các công ty có100% vốn từ phía Mỹ sẽ được phép bán ra các sản phẩm trên trong vòng 6 năm (2007). Sau năm 2006 việc tái bảo hiểm bắt buộc 20% qua công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia sẽ bị xóa bỏ. Theo bản hiệp định này thì các doanh nghiệp Mỹ có lợi thế là sẽ trở thành các doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được hoạt động “đầy đủ” tại thị trường Việt Nam. Nhưng với triển vọng ra nhập vào WTO của Việt Nam vào cuối năm 2006 thì lợi thế này của các doanh nghiệp Mỹ cũng không 57
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B còn khi Việt Nam vừa mới đây đồng ý với phía Mỹ rằng Việt Nam sẽ mở rộng hơn nữa thị trượng dịch vụ mà trong đó có bảo hiểm. Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động thông qua hình thức chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Việt Nam cũng sẽ cho phép mở các chi nhánh trực tiếp và được phép tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sau năm năm gia nhập WTO. Việt Nam cũng cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với hạn chế tối thiểu về phạm vi kinh doanh. Ví dụ như là trong vòng 1 năm ra nhập WTO thì Việt Nam sẽ không cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài bán các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, nhưng lại không có một rào cảm nào về việc ra nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam sẽ thực hiện cam kết của mình với việc mở cửa hơn nữa thị trường bảo hiểm phi nhân thọ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của hiệp hội bảo hiểm các nhà bảo hiểm quốc tế. Chuẩn bị cho sự ra nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai Chính phủ cũng đã nới lỏng quyền kiểm xoát với hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Tài Chính vừa thông qua việc sẽ cổ phần xong Bảo Việt vào cuối năm 2006 và Bảo Việt sẽ trở thành một tập đoàn tài chính. Vào năm 2003 Thủ thướng cũng đã thông qua chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ nay đến 2010 bằng quyết định số 175/2003/QD – TTg theo đó thì doanh thu phí của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vào năm 2010 sẽ đạt gần 850 triệu USD, nâng cao được ý thức của người dân về bảo hiểm, đa dạng hóa kênh phân phối, tái cơ cấu lại các 58
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B doanh nghiệp có vốn nhà nước, cho phép nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường hơn nữa nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Và trên cả là hoàn thiện khung pháp lý về bảo hiểm nói riêng để phù hơp với những tiêu chuẩn quốc tế. 4 Một số phân tích rút ra từ thực trạng thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay. 4.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc Qua hơn 10 năm mở của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm trở lại đây là 28% cao hơn nhiều so với giai đoạn 93 – 99 trước đó là 10%. Sự tăng trưởng này đặc biệt có một nguyên nhân khách quan là nhờ vào sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội liên tục tăng đều qua các năm trung bình là 15%. Mặt khác tình hình cạnh tranh cũng được nâng cao khi từ năm 1994 trở đi độc quyền ngành đã được phá bỏ với việc thành lập của Bảo Minh, và từ năm 1997 thì có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, còn đến năm 1999 thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động ở thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Các loại hình công ty là khá đa dạng từ nhà nước, cổ phần, liên doanh đến 100% vốn nước ngoài, đã nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp cận khách hàng, cải tiến công nghệ quản lý. Sản phẩm hiện nay trên thị trường được đánh giá là có tiến bộ hơn và đa dạng hơn, nếu như trước năm 1993 tổng số sản phẩm trên thị trường chỉ là 22 thì đến năm 2005 số sản phẩm này đã nên 500 sản phẩm. 59