Khóa luận Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long-Quảng Ninh)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long-Quảng Ninh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phat_trien_thi_truong_du_lich_mice_nghien_cuu_truo.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long-Quảng Ninh)
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) MỤC LỤC Lời cảm ơn Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Bố cục 5 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH MICE 6 1.1. Khái niệm 6 1.1.1. Khái niệm du lịch MICE 6 1.1.2. Khái niệm thị trường 6 1.1.3. Khái niệm thị trường du lịch 6 1.2. Các loại hình MICE 7 1.2.1. Meeting (Gặp gỡ, hội nghị) 7 1.2.2. Incentive (khen thưởng) 8 1.2.3. Convention (Hội thảo, hội nghị) 9 1.2.4. Exhibition ( Triển lãm) 9 1.2.5. Các loại hình sự kiện (Event) 10 1.3. Đặc điểm của du lịch MICE 10 1.3.1. Mục đích 10 1.3.2. Khách hàng 11 1.3.3. Thời gian 12 1.3.4. Cơ sở hạ tầng 12 1.3.6. Tour thiết kế 12 1.4. Điều kiện ra đời và phát triển của du lịch MICE 13 1.4.1. Kết cấu hạ tầng 13 1.4.2. Cơ sở vật chất 13 1.4.3. Chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn lao động 14 Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 1.4.4. Tài nguyên du lịch 14 1.4.5. Thủ tục hành chính 15 1.4.6. An ninh an toàn 15 1.4.7. Nơi có nền kinh tế phát triển 15 1.5. Tác động của hoạt động du lịch MICE 15 1.5.1. Tác động về mặt văn hoá xã hội 15 1.5.2. Tác động về mặt kinh tế 17 1.5.3. Tác động tới kinh doanh thương mại 17 1.5.4. Tác động đến kinh doanh du lịch 18 1.6. Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE 19 1.6.1. Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE trên thế giới 19 1.6.2. Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE ở Việt Nam 20 Tiểu kết chương 1 21 Chƣơng 2. THỊ TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI HẠ LONG - QUẢNG NINH 22 2.1. Khái quát về Hạ Long 22 2.1.1.Vị trí địa lý- cảnh quan 22 2.1.2. Về kinh tế -xã hội 24 2.1.3. Một số điểm tham quan du lịch 26 2.2. Hoạt động khai thác du lịch tại Hạ Long 29 2.2.1. Hiện trạng khai thác và phát triển 29 2.2.2. Các thành tựu đạt được 33 2.3. Hoạt động du lịch MICE tại Hạ Long 34 2.3.1. Các điều kiện phát triển 34 2.3.2. Thực trạng hoạt động 45 Tiểu kết chương 2 66 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 67 3.1. Thế mạnh và hạn chế của Hạ Long với du lịch MICE 67 3.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động 70 Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 3.3. Đề xuất khai thác 72 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79 PHỤ LỤC Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Lời cảm ơn Những năm học Đại học sắp kết thúc, là sinh viên cuối cấp được làm khóa luận tốt nghiệp là một điều vô cùng vinh dự. Nhưng để có thể hoàn thành khóa luận, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân mà quan trọng hơn cả đó là sự chỉ bảo của thầy cô hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của bạn bè và người thân. Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trường Đại học dân lập Hải Phòng đã dìu dắt em trong suốt 4 năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình học tập tại trường, em đã được các thầy cô giáo nói chung và trong khoa văn hóa du lịch nói riêng chỉ bảo, giảng dạy hết sức tận tình, cho em những kinh nghiệm quí báu và em cũng đã học hỏi được những điều hay từ bạn bè. Hy vọng trong tương lai em sẽ vận dụng tốt những kiến thức bổ ích đó vào trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã luôn ở bên động viên em trong cuộc sống cũng như trong học tập. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thời gian có hạn cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô, bạn bè, bạn đọc để khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên ĐỖ THỊ THẢO Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngày nay càng phát triển và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Trước những thách thức to lớn về nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng nhanh chóng với những yêu cầu đa dạng phức tạp, các nhà kinh doanh luôn phải cố gắng hết sức để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Một trong các loại hình đó phải kể đến là du lịch MICE. Du lịch MICE từ lâu đã hình thành và phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ và dần phát triển vào Châu Á. Đây được đánh giá là “một loại hình du lịch đang nổi lên trong thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới, một cơ hội mang lại nguồn thu lớn” cho du lịch. Tuy nhiên du lịch MICE không đòi hỏi khai thác tài nguyên ở mức độ cao mà khả năng tổ chức sáng tạo khoa học của các nhà cung ứng dịch vụ- là chất lượng hoàn hảo đạt tiêu chuẩn của các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú cũng như các dịch vụ bổ sung và sự nhiệt tình năng động, trình độ nghiệp vụ cao của đội ngũ nhân viên phục vụ. Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của loại hình này bởi vì khả năng đáp ứng yêu cầu rất tốt cùng với đất nước ổn định hoà bình. Hoạt động MICE đang diễn ra rất sôi động với sự phong phú đa dạng của các loại hình như: biểu diễn nghệ thuật, hội thi, trao giải, lễ khánh thành, họp báo, lễ khai mạc Các hoạt động MICE thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, mang lại lợi nhuận cao cho du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Việc kinh doanh phát triển hoạt động du lịch MICE đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành du lịch Việt Nam, trong đó phải kể đến doanh thu và lợi nhuận khổng lồ từ các dịch vụ cùng với việc quảng bá cho các khách sạn nhà hàng, các hãng hàng không cũng như cơ hội nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và đổi mới trang thiết bị. Không những thế việc phát triển loại hình du lịch này còn góp phần hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch- một khó khăn đang là vấn đề nan giải cho ngành du lịch Việt Nam. Du lịch MICE ngày càng chứng tỏ được sự an toàn và ổn định về chính trị Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 1
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) cùng với việc đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Với việc tổ chức du lịch thế giới trao tặng danh hiệu:” Điểm du lịch thân thiện nhất”. Từ năm 1997, Việt Nam đã khẳng định mình khi lần đầu tiên đăng cai thành công Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 50 đất nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và nhiều hội nghị khác mang tầm khu vực và thế giới như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEM, APEC, Để khai thác tốt thị trường này, du lịch Việt Nam còn tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến nhằm giới thiệu thông tin, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm đến loại hình như tham gia hội chợ du lịch quốc tế WTF- 2002, hội chợ Top Resa tại Pháp hay Sydney, hội chợ Du lịch quốc tế MITT(2010) tại Nga, hội chợ ITB 2010 ở Đức. Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng, thành Phố Hạ Long (Quảng Ninh) hiện nay đang được đầu tư mạnh mẽ về tất cả mọi lĩnh vực để có thể phát huy mọi thế mạnh của mình, đặc biệt là du lịch với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa. Trong thời gian gần đây, Hạ Long (Quảng Ninh) đã được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của quốc gia bên cạnh các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế Đây là vinh dự, là cơ hội nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm và thách thức rất lớn đối với thành phố Hạ Long nói chung và ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng. Mặc dù là một điểm đến khá mới mẻ đối với loại hình MICE song sự thành công của các hội nghị, cả sự kiện quốc gia và quốc tế diễn ra trong thời gian vừa qua đã cho thấy Hạ Long có thể trở thành một trung tâm hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm kết hợp với du lịch trong cả nước và khu vực. Nếu như khai thác hiệu quả và phát triển tốt loại hình năng động đầy lợi nhuận này, du lịch Quảng Ninh sẽ có thêm cơ hội để đạt được những thành tựu to lớn, từ đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, du lịch Hạ Long vẫn chưa phát triển hết tiềm năng của nó, chưa Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 2
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) khai thác được một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch MICE nói riêng. Hiện nay vẫn chưa có một sự rạch ròi các loại hình MICE trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Vì vậy việc khảo sát tìm hiểu về hiện trạng khai thác các loại hình MICE ở Hạ Long là một vấn đề rất cần thiết để thúc đẩy hoạt động tổ chức khai thác các loại hình này được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Trên thực tế hiện nay, cả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh ở Việt Nam đều chưa dành sự quan tâm đầy đủ cho việc nghiên cứu loại hình này. Thực tế chưa có một cuốn giáo trình hay sách tham kháo của Việt Nam bàn kỹ lưỡng về loại hình du lịch MICE. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả có cơ hội tiếp xúc với các hồ sơ của các sự kiện MICE thông qua một số doanh nghiệp tiêu biểu. Loại hình MICE là một loại hình có tính quốc tế song còn khá mới mẻ về tên gọi đối với phần lớn người Việt Nam. Do vậy mà hiện nay không phải ai hay người làm du lịch nào cũng có cái nhìn đúng đắn toàn diện về nó. Ngay cả những người tham gia trong hoạt động tổ chức MICE cũng nhận thấy điều đó nên trong quá trình thực hiện họ vừa làm vừa học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Hạ Long, từ nhu cầu cũng như khả năng và vai trò của ngành du lịch Mice trong tương lai, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long- Quảng Ninh)” nhằm bước đầu tìm hiểu khả năng tổ chức, thực trạng cũng như đưa ra nhận xét về thế mạnh, hạn chế và một số đề xuất kiến nghị về hướng phát triển của loại hình du lịch tại Hạ Long trong tương lai. Hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nào đó giúp cho người đọc nắm vững và hiểu rõ hơn về loại hình MICE, để có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp kết hợp du lịch. 2. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình MICE, hiện trạng và một số Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 3
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) phương hướng khai thác loại hình MICE cho du lịch Hạ Long. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2009 Nội dung nghiên cứu: Qua khảo sát các hoạt động du lịch MICE diễn ra từ năm 2007 đến năm 2009 tại Hạ Long tác giả rút ra hiện trạng khai thác du lịch MICE tại Hạ Long, đồng thời đưa ra một số giải pháp để phát triển loại hình này tại Hạ Long. 2.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Bước đầu tìm cơ sở lý luận về MICE cũng như hiện trạng khai thác các loại hình MICE tại Hạ Long. Qua đó thấy được vai trò, tác động của loại hình MICE đối với việc quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút khách du lịch để từ đó phát triển du lịch. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu đi trước, đề tài bước đầu tổng hợp và phát triển lại cơ sở khoa học của loại hình du lịch MICE, song song với việc làm rõ hiện trạng khai thác của loại hình này cho du lịch Hạ Long. Đây là đóng góp lý thuyết của đề tài nhằm khẳng định hướng nghiên cứu của loại hình du lịch MICE như một hướng nghiên cứu cần thiết với ngành học có ý nghĩa thực tiễn mạnh mẽ như du lịch học. Khi thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn đề tài của mình có thể giúp người đọc, những người quan tâm có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề. Và khi đó, đề tài sẽ mang lại một ý nghĩa khác khi được áp dụng để nhận diện và ứng dụng trong thực tế để khai thác các loại hình MICE một cách hiệu quả hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng các phương pháp sau để đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài. 4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tế Tác giả đã khảo sát một số chương trình MICE thực tế tại một số doanh nghiệp, công ty du lịch. Phương pháp này giúp tác giả có cái nhìn thực tế hơn về Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 4
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) đối tượng nghiên cứu, qua đó góp phần củng cố về mặt lý luận, tránh cái nhìn chủ quan một chiều. 4.2. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khoá luận, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực MICE và tổ chức các loại hình MICE cho du lịch. Phương pháp này nhằm thu nhập ý kiến, đánh giá của các chuyên gia về hoạt động khai thác các loại hình MICE cho Quảng Ninh. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn và những hiểu biết sâu sắc hơn về các loại hình MICE, hoạt động tổ chức khai thác các loại hình này cho du lịch. 4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp này có tác dụng làm nổi bật đặc điểm của các loại hình MICE khi dùng phương pháp này so sánh với các loại hình du lịch khác. Khi sử dụng phương pháp này đã giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn, hiểu đúng đắn hơn về đối tượng nghiên cứu, tránh cái nhìn chủ quan một chiều. 4.4. Phương pháp thống kê số liệu và tổng hợp phân tích tài liệu Tác giả sẽ tổng hợp và phân tích các công trình đã nghiên cứu trước đó, các bài viết về du lịch MICE trên một số báo và tạp chí, các dữ kiện thực tế do Sở Du lịch Quảng Ninh, các doanh nghiệp kinh doanh loại hình MICE tại Hạ Long cung cấp.Đây là một phương pháp quan trọng chủ đạo của đề tài. Phương pháp này giúp nhận biết những thiếu khuyết điểm mà các công trình nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được. Điều đó giúp cho định hướng đúng đắn hơn. Ngoài ra phương pháp này còn giúp cho tác giả tiết kiệm được thời gian, kinh phí, vừa có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu. 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, nội dung khoá luận chia làm 3 chương Chƣơng 1. Những vấn đề chung về du lịch MICE Chƣơng 2. Thị trƣờng hoạt động du lịch MICE tại Hạ Long- Quảng Ninh Chƣơng 3. Một số đánh giá và đề xuất Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 5
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH MICE 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm du lịch MICE MICE là từ viết tắt theo các chữ cái đầu của tiếng Anh của các từ: Meeting (họp mặt, gặp gỡ), Incentives (động viên, khen thưởng), Conventions (Hội thảo, hội nghị), Events/ Exhibitions( hội chợ, sự kiện). Khái niệm MICE dùng để chỉ ngành kinh doanh tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, mà đối tượng khách chính là những doanh nhân, chính khách, thương gia. Họ là những người có thu nhập cao, mức chi trả lớn. Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa mục đích đi dự hội thảo, hội nghị, triển lãm, tham gia các sự kiện là chính với việc sử dụng các dịch vụ du lịch và tham quan du lịch. 1.1.2. Khái niệm thị trƣờng Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thoả mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu đó. Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán có tác động lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hoá nhất định nào đó. Với nghĩa này,có thị trường gạo, thị trường cà phê Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ. Với nghĩa này có thị trường Hà Nội, thị trường Miền Trung 1.1.3. Khái niệm thị trƣờng du lịch Theo nghĩa hẹp, dưới góc độ của nhà kinh doanh: Thị trường du lịch là thị trường nguồn khách, tức là trong một thời gian nhất định, ở khu vực nào đó tồn tại Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 6
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) người mua hiện thực và tiềm tàng có khả năng mua hàng hoá, dịch vụ du lịch. Theo nghĩa rộng: Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mỗi quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. 1.2. Các loại hình MICE Các loại hình MICE là một trong các loại hình đang được rất nhiều nước đẩy mạnh và phát triển vì giá trị của loại hình dịch vụ này rất lớn so với các dịch vụ đơn thuần. Khai thác các loại hình MICE cho du lịch không phải là một loại hình mới, nó đã phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của người làm du lịch. Ngày nay du lịch MICE được xem là một sản phẩm du lịch kết hợp. Thật vậy một sự kiện dù ở lĩnh vực nào kinh tế, văn hoá, hay chính trị diễn ra đều mang lại giá trị nhiều mặt cho vùng. Bất kỳ sự kiện nào đó được tổ chức cũng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước- và cũng chính là những người tham gia sự kiện cũng có nhu cầu tham quan thưởng ngoạn sử dụng các dịch vụ du lịch. Chính vì vậy du lịch MICE là sản phẩm kết hợp. Trên thế giới nhiều quốc gia trung tâm của du lịch MICE như: Mỹ, Anh, Đức, Hồng Kông. Trung tâm hội nghị Hồng Kong hàng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách (nhiều gấp 03 lần trọng lượng khách đến với Việt Nam) tham dự các sự kiện tổ chức tại đây. Theo nghiệp vụ các cục phụ trách khách tham quan và hội nhị Châu Á (AACVB- the Asian Association of Convention and Visotor Bureans) thì MICE bao gồm các loại hình sau: 1.2.1. Meeting (Gặp gỡ, hội nghị) Đây là hoạt động gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề đang tồn tại hay việc sáng tạo ra một sản phẩm mới. Hoạt động Meeting này gồm hai loại: Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ trao đổi thông tin giữa những Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 7
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) nhóm người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp. Nó có thể là những thông tin về khoa học, y tế, giáo dục, thương mại, nhằm đạt được những mục tiêu của địa phương, quốc gia và quốc tế. Nguồn khách của Association thường là thành viên của các tổ chức, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm Quy mô của các loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 người đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên, trung bình mất từ 04 đến 05 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 01 năm và được tổ chức luân phiên ít nhất ở 03 nước khác nhau. Coporate Meeting: Được chia làm hai loại +Internal Meeting: Là hoạt động hội thảo của các cá nhân cùng làm việc trong một tổ chức hay một nhóm của các công ty nhằn trao đổi thông tin hoặc khen thưởng trong nội bộ công ty. Những cuộc hội thảo này đều do công ty tổ chức tại những địa điểm mà không cần có sự đồng ý của các thành viên. +External Meeting: Là hoạt động hội nghị, hội thảo giữa các công ty khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới. Thời gian chuẩn bị cũng nhu qui mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn Association 1.2.2. Incentive (khen thưởng) Đây là hoạt động nhằm trao thưởng và khuyến khích cho các nhóm nhân viên hay cá nhân cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch do công ty của họ đề ra, qua đó tác động đến các thành viên, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với nhau và công ty. Phần lớn chi phí của hoạt động này là do hãng hay tập đoàn công ty chi trả. Lượng khách trong đoàn thường từ 100 đến 200 khách, thời gian tổ chức thường từ 04 đến 05 ngày hoặc từ 08 đến 09 ngày với những hoạt động mang tính tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, Incentive cũng được tổ chức cho những đối tượng khách tập trung, có cùng một đặc điểm nào đó nhưng không phụ thuộc vào một hãng hay một công ty nào đó, cũng nhằm mục đích khuyến khích người tham gia phát huy Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 8
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) được năng lực của mình và cũng thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên. Các hoạt động của các sinh viên, học sinh theo đơn vị lớp, khoa, trường; của các tổ chức xã hội phụ nữ, hội người cao tuổi là những ví dụ điển hình. 1.2.3. Convention (Hội thảo, hội nghị) Là loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động hội nghị, hội thảo có cùng lĩnh vực nhằm trao đổi ý kiến thông tin với nhau. Số lượng người tham gia khoảng từ 300 đến 500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị không dưới 02 năm. Thông thường hoạt động này được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại: Convention orgnized by member (Hội nghị được tổ chức bởi các thành viên luân phiên). Là loại hình hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước thành viên theo vần ABC. Bid to host a convention ( Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xin đăng cai tổ chức). Hội nghị này do một nước tổ chức, các nước thành viên gửi đại diện tham dự. Loại hội nghị này đòi hỏi kinh phí lớn, cần sự hỗ trợ cả phía các nhà đầu tư và phía tư nhân, thời gian chuẩn bị khá dài. Đặc điểm của loại hình Convention Tour là tính toàn bộ, tính định kỳ, diễn ra ở một địa điểm cố định và với số lượng người tham dự đông. 1.2.4. Exhibition ( Triển lãm) Exhibition là hoạt động du lịch hết hợp với việc giới thiệu các hàng hoá và sản phẩm dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá rộng rãi cho công chúng, bao gồm hai loại: Trade Show ( Triển lãm thương mại): Là một cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt dành cho giới lãnh đạo kinh doanh. Bên cạnh đó, các tổ chức về kinh doanh, nhân viên, khách hàng tương xứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau về các sản phẩm mới. Consumer show ( Triển lãm cho người tiêu dùng): Là cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá cũng như lợi ích của việc sử Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 9
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) dụng các sản phẩm hàng hoá đó. Trong một số trường hợp có thể tổ chức các seminar hoặc Meeting nhỏ trong sự kiện đó. Như vậy trong bốn loại hình của MICE trên đây đều nhằm những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng đạt được mục đích khi tổ chức. 1.2.5. Các loại hình sự kiện (Event) Theo từ điển Wikiedia tổ chức sự kiện (event management) là các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, tổ chức, thực hiện sự kiện. Theo từ điển kinh doanh tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn bộ hoạt động từ việc thiết kế (design), triển khai (execusion) đến kiểm soát (control) các hoạt động của các sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất định mà sự kiện đề ra. Như vậy, tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, lập chương trình kế hoạch, chuẩn bị các yếu tố cần thiết và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã hộ nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia sự kiện lĩnh vực thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao, hội thảo, hội nghị, giao tiếp xã hội, các trò chơi cộng đồng và các hoạt động liên quan đế lễ hội, văn hoá, phong tục tập quán. 1.3. Đặc điểm của du lịch MICE Du lịch MICE là một loại du lịch có kết hợp với một hoặc nhiều hoạt động hội nghị hội thảo, gặp gỡ, khen thưởng, triển lãm, sự kiện nổi bật ở một vùng, một quốc gia nhất định. Cũng như các loại hình khác, du lịch MICE có những đặc trưng nhất định. 1.3.1. Mục đích Mục đích của du lịch MICE không chỉ đơn thuần là đem lại lợi nhuận kinh tế cho các doanh nghiệp du lịch mà còn giải quyết các vấn đề của nền kinh tế đặt ra trong các cuộc hội nghị, hội thảo quốc gia, khu vực và quốc tế như hội nghị cấp cao APEC, hội nghị ASEAN, các sự kiện quốc tế nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, khu vực và thế giới và thu hút cơ hội đầu tư vào Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 10
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) các lĩnh vực kinh tế. 1.3.2. Khách hàng - Đối tượng khách hàng của loại hình du lịch MICE thường gồm nhiều quốc tịch khác nhau, nhiều quốc gia, màu da khác nhau Những trường hợp đến từ một quốc tịch thì họ thường đến từ nhiều địa phương, nhiều tổ chức khác nhau. - Khách MICE thường là những người quan trọng, có thể là những chính khách, giám đốc, những khách hàng, những đối tác quan trọng, cán bộ nhân viên và những đại lý. Họ thường được đài thọ kinh phí chuyến đi nên họ chi tiêu khá mạnh tay, giá cả không quan trọng bằng chất lượng dịch vụ. - Đối tượng khách của loại hình này thường được sử dụng các dịch vụ đưa đón cao cấp như phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. - Khách tham gia vào các loại hình này chủ yếu là các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, nhà kinh doanh, thương gia Do vậy họ thường có yêu cầu cao, đòi hỏi hoạt động cung ứng phải có tính chuyên nghiệp, khoa học, sáng tạo trong thiết kế và tổ chức tour. - Các chuyến đi với mục đích là tham dự các loại hình nên họ thường lưu lại ngắn và chương trình hoạt động bận rộn chặt chẽ. Chính vì vậy cho nên tổ chức các hoạt động MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, khoa học và sáng tạo. - Các loại hình MICE khi đưa vào khai thác sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao (có thể gấp từ 05 đến 08 lần so với các loại hình du lịch bình thường). Một số tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra, một du khách tham dự một sự kiện nào đó của MICE thì chi phí phát sinh bên ngoài MICE là từ 15 đến 25 đồng. Số lượng khách lớn thường đi theo đoàn và có khả năng chi trả cao, đặc biệt là các đối tượng khách tham gia những hội nghị quốc tế lớn của khu vực và thế giới do họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm chu đáo, có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ du lịch. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 11
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 1.3.3. Thời gian Các sự kiện MICE diễn ra không mang tính thời vụ như một số loại hình du lịch thông thường khách như: du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội, mà nó có thể diễn ra vào nhiều khoảng thời gian trong năm ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Hoạt động này có thể diễn ra khi các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức đã đầy đủ. Do vậy kinh doanh các loại hình MICE là một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch. 1.3.4. Cơ sở hạ tầng - Các loại hình MICE phần lớn được tổ chức ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia có thị trường tiềm năng cho nhiều hoạt động kinh tế, chính trị xã hội. - Loại hình này thường phát triển ở những khu vực có sự ổn định về tình hình chính trị, kinh tế cũng như có sự ổn định về đồng tiền. Đặc biệt là cần có một môi trường năng động sáng tạo, đa dạng về văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc và có những cử chỉ tình cảm mến khách. - Loại hình MICE thường được tổ chức ở hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao cùng các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt là các khách sạn có vị trí đi lại thuận tiện như gần sân bay, cảng biển và có cảnh quan đẹp. 1.3.5. Đội ngũ nhân viên Các loại hình MICE đòi hỏi một đội ngũ nhân viên phục vụ có trình độ chuyên nghiệp cao, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt đáp ứng được các yêu cầu của tập khách“kỹ tính”. 1.3.6. Tour thiết kế - Các loại hình MICE thường không có tính khuôn mẫu cố định, số lượng khách và dịch vụ có nhiều biến động phụ thuộc vào quy mô, tính chất của các sự kiện tổ chức. - Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo, meeting, triển lãm luôn là nội dung chủ yếu có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề riêng biệt cụ thể cũng như các mục đích cần đạt được. Bên cạnh Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 12
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) đó, các chương trình này bao gồm các hoạt động văn nghệ. - Nội dung tour phải thật độc đáo, có những ý tưởng sáng tạo mới lạ cho từng chương trình, có những điểm nhấn phụ thuộc chặt chẽ theo vào hợp đồng. - Tối kị không nên để ra sai sót trong quá trình phục vụ dù là rất nhỏ, tất cả đều phải hoàn hảo. Trên đây là những đặc điểm chủ yếu của các loại hình MICE. Tuy nhiên ở mỗi yếu tố khách nhau thì nó lại có những đặc điểm riêng biệt khách nhau. Do vậy khi tổ chức khai thác loại hình này cần chú ý đến các đặc điểm của từng yếu tố để đem lại hiệu quả cao. 1.4. Điều kiện ra đời và phát triển của du lịch MICE Trong khoảng 15 năm trở lại đây loại hình du lịch MICE bắt đầu được quan tâm, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định. Là một sản phẩm mới của du lịch Việt Nam, du lịch MICE làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Để hấp dẫn và phát triển loại hình du lịch MICE, mỗi điểm đến phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên nhiều phương diện như mội trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực. 1.4.1. Kết cấu hạ tầng Du lịch MICE chỉ có thể phát triển ở những nơi có hệ thống giao thông, điện nước, viễn thông hoàn thiện, hiện đại, đặc biệt đối với các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế đòi hỏi phải tổ chức ở nơi đáp ứng yêu cầu cao về trang thiết bị phục vụ như đường truyền kết nối quốc tế đảm bảo thông tin thông suốt về đất nước của họ, phòng của phóng viên quốc tế được nối mạng trực tuyến có dịch thuật trực tiếp Sân bay quốc tế có đầy đủ các dịch vụ có thể phục vụ được các loại khách cao cấp, phải gần địa điểm tổ chức MICE và có nhiều chuyến bay đi các nước trên thế giới. Là sự lớn mạnh, uy tín của hệ thống tài chính ngân hàng. 1.4.2. Cơ sở vật chất Loại hình du lịch MICE luôn đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi, quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và thường xuyên được nâng Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 13
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) cấp, trong đó chủ yếu là các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Nơi tổ chức phải đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ như phòng họp phải đáp ứng số lượng khách mời, trang hoàng rực rỡ phù hợp, tiện nghi đầy đủ trang thiết bị máy chiếu, micro, máy quay, phiên dịch, nhạc nền, thư ký số lượng phòng nghỉ đủ cho đoàn khách, các dịch vụ đi kèm phải đầy đủ như phục vụ các tour du lịch, vui chơi giải trí với chất lượng hoàn hảo. 1.4.3. Chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng nguồn lao động Đây là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp và cơ bản đến khả năng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE, bao gồm cả yếu tố con người và khâu tổ chức phục vụ. Các cuộc hội thảo, hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao về mặt tổ chức từ lúc đăng ký, nhận phòng, tài liệu, lễ khai mạc, giới thiệu, âm nhạc đến lễ bế mạc tổ chức các tour du lịch cho khách du lịch MICE. Những người tổ chức luôn phải là những người có nhiều kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp sáng tạo và phải có khả năng tổ chức các hoạt động MICE trong khu vực cũng như mỗi cơ sở tổ chức riêng biệt. Họ bao gồm: - Những người tổ chức quản lý có kỹ năng phối hợp đồng bộ các bộ phận dịch vụ suốt quá trình diễn ra hoạt động MICE. - Những người tổ chức quản lý ở từng bộ phận dịch vụ cụ thể. - Những nhân viên chuyên môn, kỹ thuật trong các hoạt động phục vụ cho du lịch MICE. Ngoài ra cũng không kém phần quan trọng đó là các chính sách, chiến lược xúc tiến quảng bá để tạo dựng hình ảnh về một điểm đến thực sự thành công của du lịch MICE đối với các tập khách tiềm năng và mục tiêu. 1.4.4. Tài nguyên du lịch Nơi đăng cai tổ chức phải có phong cảnh đẹp, văn hoá đa dạng, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu tham quan mua sắm và giải trí của du khách. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 14
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 1.4.5. Thủ tục hành chính Các đoàn khách MICE đến thăm quan thường mang nhiều quốc tịch, do vậy đáp ứng nhanh việc giải quyết các thủ tục sân bay cho khách du lịch MICE là một điều cần thiết. 1.4.6. An ninh an toàn Khách du lịch MICE thường là khách hạng sang do vậy họ thường muốn tổ chức tại những nơi cơ sở vật chất tốt, chuyên nghiệp có tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn phải được tổ chức ở nơi có tình hình an ninh ổn định, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, người dân trong môi trường này còn phải có thái độ, cử chỉ thân thiện và có khả năng ngoại ngữ giao tiếp tốt. 1.4.7. Nơi có nền kinh tế phát triển Khách du lịch MICE có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ nên những nơi phát triển kinh tế mới đáp ứng được những yêu cầu của du lịch MICE. Mặt khác, tổ chức tại các cùng phát triển kinh tế khách du lịch MICE còn tranh thủ ký các hợp đồng kinh tế và dễ dàng tiếp xúc với các đối tác cần gặp. 1.5. Tác động của hoạt động du lịch MICE 1.5.1. Tác động về mặt văn hoá xã hội Các hoạt động MICE diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá của nơi tổ chức, có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động rõ nhất là cơ hội tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương nơi có hoạt động MICE diễn ra. Khi các hoạt động MICE diễn ra thì kéo theo số lượng khách tăng cao hơn nhiều so với bình thường, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ tăng nhanh, khối lượng công việc nhiều lên. Chính vì vậy mà công ty doanh nghiệp tổ chức MICE có xu hướng tuyển thêm nhân viên làm việc ngắn hạn trong các công ty doanh nghiệp và họ được trả lương khá cao so với thu nhập bình thường. Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam có hơn 200.000 cán bộ- công nhân viên đang làm việc, một phần ba trong số đó được đào tạo nghiệp vụ du lịch. Trong khu đó để có thể đón tiếp được 9 triệu khách du lịch quốc tế và 25 triệu Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 15
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) du khách nội địa vào năm nay thì dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành du lịch. Ngoài ra, cho dù khách tham gia một loại hình nào đó trong MICE thì một yếu tố không thể thiếu được trong chuyến đi của du khách là sự góp mặt của hệ thống các khách sạn cũng như các loại hình lưu trú khác. Các khách sạn này ngoài việc đáp ứng các nhu cầu lưu trú của du khách thì còn phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác của du khách liên quan đến nghề nghiệp của họ như phòng hội nghị, hội thảo được trang bị đầy đủ tiện nghi (các thiết bị âm thanh ánh sáng màn hình ), các dịch vụ phục vụ khách du lịch thương gia tại khách sạn (dịch vụ điện thoại, fax, phiên dịch ). Thêm vào đó là bộ phận ăn uống trong khách sạn còn trực tiếp phục vụ các bữa tiệc, buổi chiêu đãi của các cơ quan đoàn thể góp phần vào công tác đối ngoại. Đồng thời cũng tạo cho khách thêm cảm giác thoải mái sau giờ làm việc, mở rộng và củng cố các mối quan hệ tạo không khí thân mật tự nhiên, từ đó giúp cho việc thương lượng và ký kết hợp đồng thuận lợi. Thông qua hoạt động tổ chức MICE đã góp phần tạo dựng danh tiếng của cộng đồng, hình ảnh địa phương- nơi tổ chức diễn ra hoạt động MICE. Không những thế, các hoạt động MICE còn góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của cộng đồng địa phương, làm tăng thêm sự gắn bó trong cộng đồng. Đến tham dự các hoạt động MICE là các du khách đến từ nhiều vùng khách nhau với nhiều nền văn hoá khác nhau nên đây cũng chính là điều kiện mở rộng và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền khách nhau. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực thì việc tổ chức các hoạt động MICE cũng gây ra các tác động tiêu cực. Các du khách từ nơi khác đến cũng du nhập đem đến nhiều lối sống, hành vi xấu, điều này ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá của cộng đồng. Đôi khi những điều này dẫn đến lối sống lạm dụng vật chất, phá vỡ trật tự xã hội, yếu tố văn hoá bản địa của địa phương bị mai một. Ngoài ra, lượng khách đến nhiều bất thường trong thời gian diễn ra hoạt động MICE cũng là sự leo thang của giá, dẫn đến tình trạng lạm phát cục bộ. Vào Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 16
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) thời gian đó giá thuê phòng khách sạn tăng, dịch vụ bar khách sạn và các dịch vụ khác bị đẩy lên quá cao. Như thế, các nhà cung cấp dịch vụ phải trả thêm nhiều tiền vì giá cả tăng cao và phải thuê thêm nhân công làm việc ngoài giờ. Một tác động tiêu cực nữa của hoạt động MICE, đó là vấn đề môi trường. Lượng khách du lịch qua đông khiến nhiều khi dẫn đến việc thu gom xử lý rác thải không kịp thời. Nhưng dù sao đi nữa thì những tác động tích cực của hoạt động MICE đem lại là không thể phủ nhận. Chính quyền địa phương, ban tổ chức và cộng đồng dân cư nơi tổ chức cần phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ để hạn chế mặt khuyết điểm nâng cao mặt ưu điểm mà MICE mang lại. 1.5.2. Tác động về mặt kinh tế Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, các lễ hội cộng đồng càng nổi tiếng, càng được thế giới biết đến thì càng thu hút được lượng khách lớn đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động MICE mang lại hàng tỷ USD, chính lẽ đó mà các chính phủ, các nhà nước và đơn vị tài trợ cũng như kinh doanh cần phải tính toán kỹ trong việc tổ chức các hoạt động MICE để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo được tính bền vững. 1.5.3. Tác động tới kinh doanh thƣơng mại Các hoạt động MICE có thể mang lại cho cộng đồng những khám phá về khả năng tiềm ẩn của mình, đến tham gia các hoạt động này là du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới trong đó có các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư Đặc biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, triển lãm. hội chợ thì khách tham dự là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp, họ tham dự với mục đích tìm kiếm thị trường và cơ hội làm ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Đây là cơ hội mang lại cho cộng đồng những hợp đồng đầu tư về tài chính kinh tế, du lịch mới. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban tổ chức, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp và cả số lượng khách quốc tế tham gia vào các hội nghị, triển lãm, hội chợ ngày càng tăng và theo đó các dự án đầu tư, hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực thương mại cũng gặt hái được những thành công và có tính ổn định. Bên Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 17
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) cạnh đó thì hoạt động MICE sẽ kéo theo một lượng lớn giới truyền thông, báo chí, và khách đến tham dự. Đây là cơ hội cho ngành du lịch quảng bá hình ảnh đất nước, con người và du lịch tại nơi tổ chức du lịch MICE. Ngoài ra, hoạt động tổ chức MICE còn có tác động biến đổi các cân thu chi của khu vực và đất nước. Phần lớn đối tượng khách đến tham dự là khách quốc tế nên khi đi họ thường mang theo nguồn ngoại tệ vào đất nước nơi tổ chức hoạt động MICE. Chính vì vậy sẽ tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nơi đến. 1.5.4. Tác động đến kinh doanh du lịch Có thể nói rằng du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động tổ chức MICE. Các hoạt động này diễn ra thu hút được rất nhiều khách du lịch. Một điều quan trọng là các hội thảo, hội nghị, triển lãm này thường được tổ chức vào những thời điểm không phải là mùa du lịch. Ví dụ như: Hội chợ Top Reasa tại Pháp, Road Show tại Syddney, lễ hội mùa đông ở Quebec Khách du lịch đến sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây là lợi ích trực tiếp đối với ngành du lịch. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc chuẩn bị cho các hoạt động tổ chức MICE có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch. Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ du lịch cũng phải chú trọng đầu tư nâng cấp phòng ốc, trang thiết bị phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các cơ sở cung ứng sẽ tăng lên, tạo được sự hài lòng của du khách và thu hút được nhiều khách đến tham gia kể cả khi hoạt động này đã kết thúc. Một lợi ích gián tiếp, vô hình nhưng lại đặc biệt quan trọng đó là vai trò khuyếch trương, định vị và tạo dựng thương hiệu của nơi tổ chức, đơn vị tổ chức. Lợi ích này không thể quy đổi ra đơn vị tiền nhưng nó lại có tác động rất lớn và lâu dài. Đối với ngành du lịch, hoạt động tổ chức MICE là một cơ hội tốt để quảng bá các giá trị hấp dẫn của nơi tổ chức. Thông qua các hoạt động này còn góp phần tạo dựng được niềm tin của khách đến với điểm đến. Niềm tin yêu thích của du khách với các hoạt động tổ chức MICE, họ mong muốn được quay trở lại nơi diễn ra các hoạt động tổ chức MICE mà họ còn mong muốn được quay trở lại nơi diễn ra các hoạt động này chính là một mục đích mà ngành du lịch muốn hướng tới. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 18
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Khách du lịch khi họ tham gia vào du lịch MICE, đặc biệt là các lễ hội thì họ mang theo nhiều lối sống văn hoá khác đến địa phương. Điều này, đôi khi gặp phải thái độ không chấp nhận nhiều khi còn tỏ rõ sự khó chịu, chống đối của cư dân địa phương. 1.6. Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE 1.6.1 Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE trên thế giới Loại hình du lịch MICE từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Những năm gần đây thì loại hình này đã dần chuyển sang các nước Châu Á –Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Malasia là hai quốc gia có loại hình MICE phát triển hơn cả. Loại hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì: Chi tiêu trung bình trong các cuộc họp hội họp quốc tế là 343- USD/ ngày/ người. Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỷ USD. Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch-khen thưởng ( trong nước và quốc tế) đạt 280 tỷ USD. Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước Châu Âu và Châu Mỹ có những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo. Các quốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị: Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Các quốc gia đứng đầu về phát triển du lịch MICE: Úc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch, Du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước châu Á, là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hoá phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo lực hấp dẫn lớn đối với du khách quốc tế và đặc biệt là du khách du lịch MICE. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 19
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc hội họp: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Ấn Độ Trong năm 2005 đầu tư cho phát triển du lịch MICE tại một số nước như Singapore là 16 triệu USD, Thái Lan là 7,2 triệu USD. 1.6.2. Khái quát về hoạt động tổ chức loại hình MICE ở Việt Nam Trong khoảng 15 năm nay trở lại đây, loại hình du lịch MICE bắt đầu được quan tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định. Hiện khai thác các loại hình này đang được coi là loại hình du lịch tiềm năng của Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam đã chứng minh tiềm năng của mình qua việc tổ chức thành công những sự kiện lớn như: Seagame 22 năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh Á- Âu ( ASEM 5) năm 2004, Hội nghị diễn đàn Nghị viện Châu Á- thái Bình Dương (APPF) năm 2005, Hội nghị các nhà kinh doanh các nền kinh tế thành viên APEC diễn ra vào tháng 11 năm 2006, Diễn đàn du lịch ASEAN( ATF) 2008 Điều này chứng tỏ Việt Nam có thể tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Với sự phong phú và đa dạng của các loại hình MICE là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành nên một ngành kinh doanh mới, mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay ở nước ta đã hình thành nên một số các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh các loại hình MICE. Điều này chứng tỏ hoạt động MICE ngày càng được tổ chức chuyên nghiệp, sáng tạo và mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay,Việt Nam đã có quan hệ, đầu tư với nhiều nước trên thế giới, là thành viên của khối ASEAN, APEC, WTO cho nên hàng năm có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm diễn ra thúc đẩy ngành kinh doanh du lịch MICE. Loại hình du lịch MICE đang trong giai đoạn phát triển mạnh ở nước ta, không chỉ có khách MICE Inbound mà ngay cả khách trong nước của các tập Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 20
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) đoàn, công ty cũng đi ta nước ngoài ( khách Outbound) và khách du lịch MICE nội địa cũng có nhu cầu cao về loại hình này. Bảng: khách du lịch quốc tế và khách du lịch MICE vào Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008 Tổng lượngkhách du Khách du lịch phần trăm(%) Năm lịch MICE 2004 2.927.871 521.666 17.8 2005 3.467.757 493,335 14.2 2006 35.833.486 575.812 16.0 2007 4.171.564 643.611 15.42 2008 4.253.740 844.777 19.85 (Kết quả tính toán theo số liệu của Tổng Cục Du Lịch năm 2008) Tiểu kết chƣơng 1 Trong phạm vi của chương 1 tác giả đã nêu ra đối tượng nghiên cứu thứ nhất ( các loại hình MICE) của đề tài, đồng thời qua đó tạo cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu thực tiễn của vấn đề ở chương 2. Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu tổng quan về việc phân chia các loại hình MICE và tác động của loại hình này đối với nền kinh tế của nước ta nói chung và du lịch nói riêng. Khi loại hình MICE này được đưa vào khai thác ở nước ta đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt. Cùng với các sản phẩm du lịch thông thường như các du lịch tự nhiên, du lịch văn hoá thì loại hình MICE được đưa vào nước ta sẽ góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo được sự hấp dẫn đối với du khách tại điểm đến. Đây sẽ là một tiền đề thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển và đặc biệt là với một đất nước giàu tiềm năng du lịch như nước ta. MICE thực sự là một cơ hội vàng cho ngành du lịch của Vịêt Nam. Ở Việt Nam tuy loại hình MICE vẫn còn là một hình thức khá mới mẻ, kinh nghiệm tổ chức chưa nhiều nhưng kết quả mà nó đạt được lại có ý nghĩa không nhỏ trong việc tạo ra sự khác biệt ban đầu so với các loại hình du lịch thông thường Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 21
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Chƣơng 2 THỊ TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI HẠ LONG- QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về Hạ Long 2.1.1. Vị trí địa lý- cảnh quan Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh có dáng hình chữ nhật lệch nằm chệch theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Phía Tây dựa vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại chưa có tên. Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có nhiều cảng biển, có đường bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới với diện tích 434 km2. Thành phố Hạ Long cách thủ đô Hà Nội- trung tâm văn hoá- chính trị của đất nước- 160km về phía Tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng- đô thị lớn thứ hai ở Miền Bắc- 70km về phía Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu Móng Cái 180km theo quốc lộ 18A, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế của phía Bắc Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch- dịch vụ, đồng thời cũng là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của cả nước. Nơi đây có khu lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu cùng nhiều khách sạn từ 2 sao đến 4 sao với các trang thiết bị hiện đại. Với vị trí như vậy rất thuận lợi cho các hoạt động của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung của thành phố. Đó là một vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn trong và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt là qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm đến tập kết và trung chuyển cho khách đi du lịch trong Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 22
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) tỉnh tới Trà Cổ- Móng Cái, tới Vân Đồn- Cô Tô, tới các điểm lưu trú trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành các trong cả nước. Sự hội tụ giữa vị trí địa lý và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ trên cả đất liền và trên biển cung với tiềm năng vốn có, đã đưa Hạ Long vào vị thế thu hút du khách thập phương về đây để thưởng ngoạn, để nhận ra những nét hấp dẫn của các thắng cảnh trên một vùng đất thiên nhiên độc đáo, để giao lưu tạo lập nên những mối quan hệ phát triển lâu dài. Về khí hậu, Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm biểu hiện bốn mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô. Xen giữa 2 mùa hạ và đông và mùa xuân và thu diễn ra trong thời gian ngắn và có tính chất chuyển tiếp. Nhiệt độ trung bình cả năm 22,8oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè 26,4oC, nóng nhất lên đến 35,7oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông 20oC, lượng mưa trung bình trong năm 2005,4 mm. Thời gian có mưa nhiều (từ 100 mm trở lên) là từ tháng 5 đến tháng 10, từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, mang đặc điểm chung của một miền chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, vừa có những nét riêng của nhiệt đới khí hậu chịu ảnh hưởng ít hơn của gió mùa đông nam với các nơi cùng khí hậu. Mùa đông thường kéo dài tới 4-5 tháng, mùa hạ ngắn hơn, lượng mưa ở đây tương đối nhiều; từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa mưa bão. Nhìn chung khí hậu ở đây thích hợp cho việc phát triển du lịch nhất là du lịch tham quan, tắm biển phơi nắng, nghỉ dưỡng thể thao và du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng. Tuy nhiên do có mùa đông lạnh và có ngày thời tiết xấu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã gây trở ngại cho hoạt động của con người, trong đó có hoạt động du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ở Hạ Long. Địa hình, đất đai: Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế và sinh sống của con người, sự đa dạng phong phú của địa hình tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Địa hình lục địa và hải đảo của Hạ Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 23
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Long khá phức tạp, tạo dấu ấn riêng. Hệ thống sườn núi thu nước: cả núi, thung lũng, dải đồi, gò, các cánh cung hẹp ven biển theo sườn thu nước phía Đông và phía Nam vừa được liên kết lại, vừa bị chia cắt ra để nối liền từng đoạn lãnh thổ với biển bằng cả hệ thống sông, suối vừa ngắn vừa dốc. Hệ thống mặt nước vừa là vũng, vịnh, nhánh- cửa sông tạo nên một đường bờ quanh co, khúc khuỷu, vừa là vùng nước bình yên“nội thuỷ” được che chắn gió đông, tạo nên vùng nước non sóng yên, biển lặng. Nơi đây tồn tại một hệ sinh thái đa dạng và quý hiếm. Bờ biển và hải đảo: Với chiều dài 250 km bờ biển và 6000 km2 mặt nước biển, tài nguyên biển Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng là ưu thế nổi trội cho phát triển kinh tế và du lịch. Vùng vịnh Hạ Long với tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 989 đảo chưa có tên. Đảo của Vịnh Hạ Long có 2 dạng chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở 2 vùng chính là vùng phía Đông Nam ( thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng Tây Nam ( thuộc vùng Vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250- 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên Hạ Long, bao gồm Vịnh Hạ Long và một phần Vịnh Bái Tử Long. Biển Hạ Long nằm trong vùng vịnh kín gió thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng biển ( cảng nước sâu Cái Lân). Ngoài ra hàng chục vạn ha vùng thềm lục địa nông ven bờ có khả năng lớn để nuôi trồng thuỷ hải sản có giá trị cao như ngọc trai, bào ngư, rong câu phục vụ cho xuất khẩu, làm điểm tham quan cho du khách và cung cấp đặc sản biển cho khách du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, bãi san hô ngầm, cảnh đẹp trên các đảo như: Bãi Cháy, Titốp, Tuần Châu 2.1.2. Về kinh tế -xã hội Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 trên cơ sở thị xã Hồng Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 24
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Gại cũ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, có diện tích đất tự nhiên 222,5km2 và 413,8, km2 mặt biển. Tính đến ngày 01//4/2009 thành phố Hạ Long có 215.795 người. Là thành phố ven biển có tiềm năng nổi trội về kinh tế du lịch và cảng biển do có vị trí thuận lợi nằm dọc theo bở Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km có 20 đơn vị hành chính trong đó có 18 phường và 02 xã. Hạ Long vừa có rừng vừa có biển và là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. Hạ Long là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc- một cực quan trọng của vùng kinh tế phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm thương mại lớn của cả nước và là vùng trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục và y tế của vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội những năm qua cho thấy Hạ Long được xếp vào những đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của cả nước nhờ việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ một thành phố có công nghiệp khai thác than là chủ yếu trước kia, ngày nay Hạ Long đã trở thành một thành phố du lịch- thương mại, cảng biển nổi tiếng của cả nước. Tổng số lao động các ngành nghề, các thành phần kinh tế chiếm khoảng 59,9% dân số của thành phố. Thành phố Hạ Long là đô thị loại II. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ những năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã hội, đã làm thành phố thay đổi nhanh chóng. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, những tăng trưởng trong sản xuất than, cơ khí, thủ công nghiệp và xuất khẩu hải sản, trong kinh tế biển, đóng tàu, giao thông vận tải và thương mại đã làm cho đời sống xã hội sôi động, mức sống của người dân về đời sống vật chất và tinh thần đều được nâng cao, nguồn nhân lực lao động được phát huy tất cả tạo cơ sở cho các tiềm năng du lịch được khai thác và từng bước được hoàn thiện. Hạ Long vẫn đang tiếp tục đầu tư lớn vào phát triển kinh tế và hạ tầng cho cảng Cái Lân, chuyển cảng than Hồng Gại thành cảng du lịch, các khu công Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 25
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) nghiệp Cái Lân, các Sở thương mại và du lịch. Do vậy, Hạ Long có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên thì trong nền kinh tế của Hạ Long thì vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vẫn còn nhiều tồn tại bất cập trong quản lý đô thị, đầu tư xây dựng và sử dụng đất còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị và khu du lịch. 2.1.3. Một số điểm tham quan du lịch Cũng như đối với nhiều địa phương khác ở nước ta, các thắng cảnh là ưu thế nổi trội để phát triển du lịch. Các thắng cảnh ở Quảng Ninh đã và đang đuợc khai thác để phục vụ phát triển du lịch rất phong phú và đa dạng. 2.1.3.1. Cụm di tích núi Bài Thơ Danh thắng toạ lạc tại phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long, là một quần thể di tích lịch sử văn hoá bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và Đền thờ Trần Quốc Nghiễn. Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa lưng như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là núi Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi ở phía Nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau đó gọi là núi Bài Thơ. Ngoài ra còn có bài thơ của Chúa Trịnh Cương (năm 1729) cả chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ còn gắn liền với những sự kiện đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1/5/1930 lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phòng không, hang trú ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nới đặt trung tâm điện chính của bưu điện tỉnh Quảng Ninh. Đền thờ Trần Quốc Nghiễn Nằm ngay dưới chân núi Bài Thơ, Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 26
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Nghiễn, con trai cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ bình yên cho vùng Đông Bắc Tổ quốc. Chùa Long Tiên Chùa toạ lạc ở phía Bắc chân núi Bài Thơ, gần trung tâm thương mại Hạ Long, tại phố cũng mang tên phố“Phố Long Tiên” ở trung tâm thành phố nên rất tiện cho du khách đến viếng thăm. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra còn thờ Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu. Chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiên và hoạ tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng Phật Adida với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ“Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối, chính giữa điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội chính diễn ra vào ngày 24-3 âm lịch hàng năm. 2.1.3.3. Khu du lịch và giả trí quốc tế Tuần Châu Đây là khu du lịch độc đáo ở miền Bắc Việt Nam. Khu du lịch quốc tế Tuần Châu bao gồm một tổ hợp du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: bãi tắm nhân tạo, nhà biểu diễn đa năng với 2.500 chỗ ngồi, khu phố ẩm thực với phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, khu biểu diễn động vật, khu chợ quê, khu biệt thự chất lượng cao và nhiều loại hình dịch vụ khác. Đến đây du khách có cơ hội tham quan, thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn. Nơi đây cũng thường được lựa chọn để tổ chức các sự kiện văn hóa chính trị trọng đại rất thành công như: Tuần văn hoá các nước ASEAN, Hội nghị các tổ chức phi Chính phủ, giải Sao Mai tiếng hát truyền hình toàn quốc, hoa hậu Việt Nam 2004 2.1.3.4. Công viện quốc tế Hoàng Gia Công viên quốc tế Hoàng Gia toạ lạc ở đường Hạ Long, phường Bãi cháy, thành phố Hạ Long. Nó có diện tích khoảng 10 ha nằm dọc theo bãi biển Bãi Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 27
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Cháy, chạy dài từ cảng tàu du lịch Bãi Cháy đến sát khu chợ đêm Hạ Long. Đây là một trung tâm vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa dân tộc với nhiều loại hình phong phú gồm có: biểu diễn nghệ thuật dân tộc, múa rối nước, các trò vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao dưới nước, trung tâm mua sắm cao cấp với 25 toà nhà gồm 138 gian hàng tập trung các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Khai Sili, Bosini, Pierre, Nơi đây cũng thường được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện văn hoá thông tin quan trọng như các chương trình trong Lễ hội Du lịch Hạ Long. 2.1.3.5. Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên có một không hai của thế giới, là thắng cảnh số 1 của Việt Nam. Nhà thơ lớn của Trung Quốc, ông Tiêu Tam đã viết:“Chưa đến Vịnh Hạ Long, chưa phải đến Việt Nam”. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, lần thứ nhất vào năm 1994 về cảnh quan thẩm mỹ, lần thứ 2 vào năm 2000 về địa chất địa mạo. Đó là sự khẳng định giá trị ngoại hạng và toàn cầu, vì lợi ích của toàn nhân loại. Hiện nay Vịnh Hạ Long đang trong cuộc bầu chọn bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553m2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 889 hòn đảo đã được đặt tên, có kiến tạo địa chất từ 250 đến 280 triệu năm. Vùng vịnh có nhiều đảo nổi tiếng như đảo Titốp, đảo Tuần Châu, có những hòn cù lao bằng đá vôi đẹp nổi tiếng như hòn Lư Hương, hòn Lã Vọng Riêng hòn Trống Mái là kiệt tác trong những kiệt tác lỗi lạc nhất của tạo hoá. Những hang động huyền ảo lung linh vào loại nhất là hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ hay hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung Với những giá trị nổi bật: thẩm mỹ, địa chất, sinh học và văn hoá-lịch sử, vịnh Hạ Long đã gắn liền với thành phố Hạ Long, góp phần làm nên những lợi thế có ảnh hưởng xa rộng của thành phố Hạ Long về du lịch mà không nơi nào có được. Nhiều nhà văn hoá nước ngoài đến thăm thành phố Hạ Long đã gọi thành phố Hạ long là Thành phố vịnh Hạ Long. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 28
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 2.2. Hoạt động khai thác du lịch tại Hạ Long Là một điểm nhấn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với những thuận lợi hiếm có về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện phát triển du lịch, được ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế và tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác. 2.2.1. Hiện trạng khai thác và phát triển Như đã trình bày ở trên, Hạ Long là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, đã được tổ chức thế giới công nhận, nổi tiếng và hấp dẫn khách du khách không chỉ ở trong và ngoài nước. Đây quả thực là một thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho vùng đất này. Trong những năm gần đây du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của cả Tỉnh. Trong quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 2/3/2009), thành phố Hạ Long được coi là trung tâm phát triển của vùng kinh tề trọng điểm Bắc Bộ. Hướng phát triển của Hạ Long là lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm để thúc đẩy các ngành và hạn chế dần khai thác than. Trước hết tập trung phát triển phát triển du lịch, xây dựng Hạ Long thành trung tâm du lịch, vui chơi giải trí biển hiện đại của cả nước, đổi mới cơ cấu kinh tế phù hợp với chức năng của một thành phố du lịch, dịch vụ. Thực tế từ năm 2006, thành phố Hạ Long đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. 2.2.1.1. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Việc đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long trong thời gian qua cần phải được nhìn nhận một cách toàn diện trên quan điểm Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 29
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) phát triển toàn diện và phát triển bền vững, đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; đáp ứng được nhu cầu du lịch hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch tương lai. Nếu phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên trên diện rộng bao gồm toàn bộ dải không gian lãnh thổ ven biển Đông Bắc, ta sẽ nhận thấy sự phát triển du lịch đang bị quá tải ở khu vực Hạ Long- Bãi Cháy và Đồ Sơn- Cát Bà. Việc khai thác tràn lan, manh mún và thiếu kiểm soát của các hoạt động và công trình dịch vụ du lịch đã tạo ta qui mô và mật độ xây dựng quá lớn ở khu vực Bãi Cháy- Hùng Thắng- Tuần Châu, gây sức ép lớn đối với môi trường sinh thái tại khu vực này. Trong khi đó, các khu vực giàu tiềm năng du lịch như Bái Tử Long, Trà Cổ thì việc đầu tư còn rất dè dặt và hạn chế. Nếu so sánh cơ cấu tài nguyên du lịch và cơ cấu khai thác tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long sẽ nhận thấy sự khai thác chưa đúng hướng.Tài nguyên bãi tắm bị khai thác quá mạnh trong khi tài nguyên văn hoá, sinh thái và đô thị còn bị bỏ ngỏ. Tài nguyên cảnh quan còn khai thác hạn chế chưa triệt để. Vì vậy, hiện trạng khai thác tài nguyên còn có nhiều bất hợp lý, chưa bảo tồn và phát huy được thế mạnh của tài nguyên và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường khách. 2.2.1.2. Hiện trạng thị trường khách du lịch Thời gian qua hoà cùng xu hướng phát triển chung của du lịch đất nước, khách du lịch đến Hạ Long đã có mức tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trung bình về khách du lịch đạt 23,0%/ năm, trong đó khách quốc tế tăng 26,3%/ năm và khách du lịch nội địa tăng 19,7%/ năm. _Hiện trạng thị trường khách du lịch nội địa: Số lượng khách du lịch nội địa đến Hạ Long đã tăng lên trong những năm qua do có sự đầu tư mạnh vào phát triển của các tuyến xe khách chất lượng cao Hà Nội- Hạ long- Hà Nội, cùng với việc giảm số giờ làm trong tuần, lượng khách du lịch nội địa đi nghỉ ngày càng tăng. Tuy nhiên, lượng khách này lại tập trung chủ yếu vào mùa hè, gây ra tình trạng khan hiếm buồng phòng, tàu, vé vào mùa du Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 30
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) lịch, đồng thời dư thừa các cơ sở phục vụ này vào mùa khác, điều này cũng làm ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch và phương án đầu tư cơ sở vật chất của ngành tại địa bàn. Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa từ 1,2- 1,5 ngày. Chi tiêu bình quân của khách là 200.000 đồng/ người/ ngày. Khách du lịch nội địa đến Hạ Long bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần khác nhau. Thời điểm đi du lịch: Tính thời vụ của hoạt động du lịch ở Hạ Long hiện nay tương đối cao. Theo thống kê khách đi nghỉ tại Hạ Long đông nhất chủ yếu vào các tháng hè bắt đầu từ 30/4 và kéo dài đến hết tháng 8. Nguyên nhân chủ yếu là do các gia đình cho con đi nghỉ hè, các cơ quan đoàn thể tổ chức chương trình nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên _ Hiện trạng thị trường khách quốc tế: Cùng với sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch du lịch nội địa, lượng khách du lịch quốc tế đến Hạ Long thời gian qua cũng tăng lên rất nhanh. Cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long trong thời gian qua cũng có những thay đổi, tác động tích cực đến doanh thu du lịch. Một thị trường khách có khả năng chi tiêu cao như: Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc đã chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long. Đặc biệt gần đây trong cơ cấu khách quốc tế đến Hạ Long đã bắt đầu xuất hiện thị trường khách quốc tế đi bằng tàu biển- một thị trường khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao. Luồng khách này bắt đầu đến Hạ Long từ năm 1998 với 5.000 khách đầu tiên và liên tục tăng nhanh ở những năm tiếp theo. Năm 1999 khách du lịch đến Hạ Long tăng gấp 6 lần so với năm 1998 đạt 3.000 khách, các năm tiếp theo lượng khách đến Hạ Long bằng tàu biển đều tăng mạnh và đỉnh điểm là năm 2002 ngành du lịch của Hạ Long đã đón được 115.000 lượt khách du lịch bằng tàu biển. Đến hết năm 2009, được sự quan tâm của ngành du lịch bằng các biện pháp xúc tiến duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường, khách du lịch đến với Quảng Ninh bằng đường biển đã tăng lên đáng kể (cả năm đón Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 31
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 161.760 lượt khách). Hạ Long là điểm đến của nhiều tàu biển quốc tế lớn: Costa Allerga, Superstar Virgo, Rhaspody of the sea Một trong những vấn đề bất cập hiện nay của du lịch Hạ Long là việc tổ chức đón khách du lịch tàu biển còn khá tự phát và phụ thuộc nhiều vào nguồn khách của từng doanh nghiệp. Mặc dù vậy đây vẫn là một thị trường khách tiềm năng, cần có sự quan tâm nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, chuyên sâu ở các giai đoạn tiếp theo. Bảng: Tình hình hoạt động du lịch Quảng Ninh So sánh So sánh kế Danh mục ĐVT Tháng 12 Năm 2009 năm 2008 hoạch 2009 A- Tổng khách du lịch Lượt khách 299.990 4.800.00 106% 100% Trong đó: khách du lịch quốc 87% 86% 223.067 2.009.300 tế I- Khách lưu trú Lượt khách 1- Lượt khách 232.560 2.041.200 88% 93% Trong đó: khách quốc tế 77,695 890.464 78% 68% 2- Ngày khách N. khách 417.342 3.622.054 90% Trong đó: N.khách quốc tế 138.161 1.452.663 83% II- Khách lữ hành Lượt khách 23.175 295.165 87% 1- Khách quốc tế 22.511 289.993 88% Khách do ĐV tự tổ chức 18.286 192.150 86% Khách VN đi nước ngoài 1.000 31.356 61% Khách TQ đi VN trong ngày 245.00 14.938 35% 2- Khách trong nước 664 5.622 45% III- Khách thăm DTLSVH 4.200 1.669.522 145% IV- Khách thăm VHL 160.336 2.352.934 90% B- Tổng doanh thu Triệu đồng 252.363 2.801.036 105 100% I- Doanh thu du lịch 240.950 2.653.638 107% 102% Trong đó: * Lữ hành 19.586 237,999 70% * Phòng nghỉ 89.209 832.729 120% * Ăn uống 5.9745 513.638 114% 97% * Vận chuyển khách 15.142 296.120 (V.chuyển khách thăm Vịnh) 14.819 167.140 87% * Bán hàng hoá 12.484 235.881 114% * P.vụ VC giải trí 29.277 293.516 128% * Doanh thu khác 29.277 243.755 92% II- Vé thăm Vịnh 5.424 80.470 93% 115% III- Phí XNC 5.849 65.068 83% 97% Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 32
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) (Nguồn: Sở văn hoá du lịch Quảng Ninh) Qua bảng số liệu thống kê, khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2009 ước đạt: 4.800.800 lượt tăng 6% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế: 2.009.300 lượt giảm 13% so với cùng kỳ: khách lưu trú: 2.041.200 lượt giảm còn 12% trong đó khách lưu trú quốc tế: 890.460 lượt giảm 22%. Tổng doanh thu: 2.801 tỷ đồng tăng 5%, trong đó doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt: 2.653 tỷ đồng tăng 7%. 2.2.2. Các thành tựu đạt đƣợc 2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vị đầu tư hiện đại Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của thành phố đã được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh đầu tư nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến với Hạ Long từ nhiều hướng. Thành phố có nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng gia, các khách sạn như Sài Gòn- Hạ Long, Hạ Long Dream, Bưu Điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza cùng với 464 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao; 8.283 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn với 1.884 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1.102 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, 1.090 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao và 475 tàu du lịch đạt tiêu chuẩn S1, với tổng trọng tải là 18.600 chỗ ngồi, có khả năng đón hàng vạn khách mỗi ngày. Riêng tàu có lưu trú qua đêm trên Vịnh là 154 chiếc với nhiều cấp loại đảm bảo về yêu cầu giao thông trên biển. Tổng vốn đầu tư cho du lịch hàng năm đạt trên 1.700 tỷ đồng. 2.2.2.2. Các hoạt động du lịch được phát triển đa dạng, phong phú Đó là các dịch vụ du lịch lưu trú trên vịnh, bằng tàu biển, các hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải cẩu, công viên nhạc nước, tổ chức các hội nghị hội thảo, tổ chức loại hình du lịch MICE Lượng khách du lịch tăng dần, bình quân mỗi năm 24,5%. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 2.653 tỷ đồng ( năm 2009). Các chợ và các khu thương mại được nâng cấp và xây dựng mới, phục vụ nhu cầu mua bán sản phẩm thiết yếu của khách du lịch. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 33
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 2.2.2.3. Không gian, sản phẩm và các loại hình du lịch được mở rộng Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, các bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch thành phố đã mở rộng không gian đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố. Các loại hình du lịch cũng được phát triển, phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan đến với các hòn đảo và hang động của Vịnh Hạ long, du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển, du lịch nghỉ ngơi giải trí như đua thuyền, lướt ván, du lịch văn hoá để đến với chùa Long tiên, chùa Lôi Âm, chùa Yên Tử, và gần đây nhất là tạo đà và tập trung vào khai thác loại hình du lịch MICE- một loại hình du lịch đem đến nguồn thu lớn cho nhà kinh doanh. Các công ty lữ hành của thành phố liên tục tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện lân cận tới các điểm du lịch ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á Những thành tựu đó đã làm cho ngành du lịch phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế biển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn phát triển bền vững. 2.3. Hoạt động du lịch MICE tại Hạ Long 2.3.1. Các điều kiện phát triển Du lịch MICE đối với Hạ Long tuy còn rất mới mẻ song đã có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những điều kiện thuận lợi ấy dựa trên những thành quả đạt được về cơ sở hạ tầng, về cơ sở vật chất kỹ thuật, con người được tích luỹ và phát triển tại Hạ Long trong nhiều năm qua để phục vụ các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. 2.3.1.1. Cơ sở hạ tầng 2.3.1.1.1. Điều kiện giao thông vận tải Những năm qua, hệ thống giao thông từ các địa phương khác ở khu vực Bắc Bộ đến thành phố đã được đầu tư phát triển với tốc độ khá nhanh, khá đồng bộ cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, đã tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế- Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 34
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của thành phố. Đến nay, về cơ bản các tuyến giao thông đến thành phố đã tạo thành một mạng lưới khá hoàn chỉnh và được nâng cấp về cơ bản, đã hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10, Quốc lộ 183. Nâng cấp tuyến đường 336, đường 337, đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long- Mông Dương- Móng Cái. Hệ thống đường nội thị cũng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng bao gồm cả hệ thống vỉa hè, thoát nước. Mật độ đường giao thông chính đạt 5,6km/ km2. Với 250km đường bờ biển Tỉnh Quảng Ninh ( trong đó thành phố Hạ Long có 50 km) có điều kiện về phát triển giao thông đường thuỷ một cách thuận lợi với các hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng lại nằm trong các vùng kín gió. Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn mạnh. Hiện nay, Hạ Long có Cảng tàu Hồng Gai, bến tàu khách Tuần Châu, hàng năm đón hàng vạn lượt khách. Cầu Bãi Cháy (thay thế phà Bãi Cháy)- một trong năm cây cầu dây văng một mặt phẳng lớn nhất thế giới- đã được hoàn thành nối đôi bờ sông Cửa Lục thuận tiện cho giao thông. Hạ Long đã có bãi đỗ cho máy bay trực thăng và thủy phi cơ. Hiện nay mới có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch. Dự án xây dựng sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được Bộ Giao Thông Vận Tải Chính phủ phê duyệt đã triển khai trong giai đoạn 2006- 2010. Như vậy rất thuận tiện cho Hạ Long vì từ Vân Đồn có thể đi sang bên Hạ Long rất dễ dàng và nhanh chóng- cách 40 km. Mặc dù chưa có sân bay quốc tế nhưng Hạ Long chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 160 km và sân bay Cát Bi 70 km. Đây là điều kiện thuận lợi vì thị trường khách du lịch MICE chủ yếu là khách công vụ, khách du lịch có thu nhâp cao. Trong năm 2009, bến du thuyền đầu tiên tại Việt Nam đã được khánh thành và việc khai trương Tuyến phà biển Tuần Châu, Hạ Long- Gia Luận, Hải Phòng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Việc nối tuyến tạo ra sản phẩm du lịch liên hoàn, phong phú, hấp dẫn, đồng thời Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 35
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) kết nối, tạo động lực thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật với các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc. 2.3.1.1.2. Bưu chính viễn thông Một trong những bước phát triển của cơ sở hạ tầng Hạ Long phải kể đến sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc với qui mô tương đối lớn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của cư dân cũng như của khách du lịch trên địa bàn thành phố. Hiện nay, hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ. Tính đến nay trên địa bàn Tỉnh đã có khoảng 700 trạm phát sóng di động BTS và mạng thông tin di động của hầu hết các nhà mạng đã phủ sóng toàn thành phố. Tính đến hết năm 2009 tổng số thuê bao Internet trên toàn Tỉnh đạt 39.472 thuê bao. Đối với du lịch MICE, việc tổ chức các sự kiện, các hoạt động qui mô lớn đòi hỏi khả năng truyền dẫn, phát tin, ảnh trực tiếp trên phạm vi lãnh thổ đất nước cũng như thế giới. Đáp ứng nhu cầu này, các cơ sở dịch vụ du lịch tại Hạ Long như khu du lịch quốc tế Tuần Châu thường được phối hợp với đài truyền hình để tường thuật trực tiếp hoặc gián tiếp diễn biến của các hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó, hệ thống hội trường phòng họp tại thành phố luôn đảm bảo khả năng lắp đặt và sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại trong trường hợp qui mô và tính chất các sự kiện, các hoạt động MICE yêu cầu. Ngoài ra, điều kiện truyền thông, thông tin liên lạc phục vụ du lịch MICE tại Hạ Long còn phải kể đến hệ thống phòng chuyên dụng, các trung tâm báo chí nhằm hỗ trợ các phóng viên trong quá trình hoạt động của mình. 2.3.1.1.3. Tài chính ngân hàng Hệ thống ngân hàng tại Hạ Long đã tham gia mạng tài chính toàn cầu Swift, có hệ thống rút tiền tự động nối mạng quốc tế, dịch vụ Internet Banking, Phone Banking, thanh toán quốc tế toàn cầu bằng LC đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ khách hàng. Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng cũng góp phần thúc đẩy sự Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 36
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) hoàn thiện của cơ sở hạ tầng tại Hạ Long. Phần lớn các ngân hàng ở thành phố đều là đại lý, các chi nhánh chính của các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, với uy tín và khả năng to lớn trong việc huy động vốn và vay vốn, hệ thống tài chính các ngân hàng tạo điều kiện để từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế. Trong lĩnh vực du lịch hệ thống này cũng tỏ ra vô vùng hữu dụng đối với các nhu cầu tài chính của du khách, đặc biệt là người đến từ quốc gia khác. Các hệ thống chi nhánh các ngân hàng: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân Hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Á Châu 2.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ Mặc dù vừa mới khai thác loại hình này du lịch MICE đầy mới mẻ này song Hạ Long đã sẵn trang bị một hệ thống cơ ở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ và tiện nghi. Vì cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là điều kiện cơ bản và tối quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển cuat hoạt động du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các sản phẩm, các dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của du khách. 2.3.1.2.1. Hệ thống khách sạn nhà hàng Hiện nay, ở Hạ Long có khoảng 464 khách sạn và cơ sở lưu trú với 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 8.283 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao Hầu hết các khách sạn lớn này đều nằm trong trung tâm thành phố và khu du lịch. Các khách sạn đều có cơ sở hạ tầng khá hiện đại, trang thiết bị tiện nghi để phục vụ cho các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm, khen thưởng Một số khách sạn chuyên phục vụ các cuộc hội thảo, hội nghị, sự kiện như: - Khách sạn Grand - Khách sạn Pearl-Hạ Long - Khách sạn Sài Gòn- Hạ Long - Khách sạn Crown Hạ Long - Khách sạn Hạ Long - Khách sạn Heritage Hạ Long - Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 37
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) - . 2.3.1.2.2. Các trang thiết bị Phòng họp hội trường là không gian diễn ra các hoạt động chính thường xuyên suốt một chương trình du lịch MICE, vì thế trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tour MICE đó. Tại Hạ Long, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao và 4 sao đều được trang bị các phòng họp, hội trường rộng lớn và hiện đại, có đủ khả năng phục vụ các cuộc meeting, hội thảo, hội nghị Nhìn chung, các hội trường, phòng họp tại Hạ Long đều có đầy đủ các trang thiết bị: - Hệ thống đèn chiếu; - Máy chiếu phim slice, video, màn hình; - Máy vi tính cá nhân; - Hệ thống âm thanh như loa, micro; - Hoa, bàn đón tiếp khách; - Điều hoà nhiệt độ; - Quan trọng hơn các phòng họp, hội trường này có khả năng lắp đặt các thiết bị truyền thông, truyền hình trực tiếp cũng như có khả năng đảm bảo các điều kiện an ninh, an toàn cao tuỳ theo qui mô và tính chất của từng hoạt động MICE được tổ chức. Bên cạnh đó, các hội trường, phòng họp còn có hành lang tương đối rộng, đảm bảo khả năng phục vụ các hoạt động ăn nhẹ, hoạt động nghỉ giải lao giữa chương trình. Bên cạnh không gian kín, hoạt động du lịch MICE còn có thể tận dụng không gian ngoài trời như các bãi cát với tầm nhìn tuyệt vời ra biển, các thảm cỏ hoặc các khu vực bể bơi của các khách sạn lớn, nơi có thể tổ chức các tiệc rượu, tiệc cocktail 2.3.1.3. Nguồn nhân lực Cũng như các loại hình khác, bên cạnh cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 38
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) thuật, du lịch MICE còn đòi hỏi một đội ngũ nhân viên nhanh nhạy, văn minh, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn cao. Quan trọng hơn cả là đội ngũ ấy phải có khả năng tổ chức các hoạt động MICE trong khu vực cũng như tại các cơ sở tổ chức riêng. Thành phố hiện có trên 200.000 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay là 68%. Đây sẽ là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch và biến Hạ Long thành thành phố du lịch. Bảng: Dự báo số dân Quảng Ninh đến năm 2010 Tổng dân số theo chu kỳ Dân số tăng thêm theo thời kỳ TT Thành phần dân số, lao động Năm Năm Năm Năm 2006- Năm 2011-2020 2005 2010 2020 2010 Tổng dân số (nghìn người) 1.070 1.124 1.23,7 54,0 113,0 1 - Dân số thành thị (nghìn người) 518,9 562,1 686,7 43,2 124,6 - Tỷ lệ so với số dân ( %) 48,5 50 55,5 Dân số trong độ tuổi lao động 573,5 616,0 680,5 42,5 64,5 (nghìn người) 2 - Tỷ lệ so với dân số (%) 53,6 54,8 55,0 - Lao động cần bố trí việc làm 574,7 566,7 639,7 42,0 73,0 (nghìn người) 2.3.1.3.1. Hạ Long có thương hiệu về du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định rõ: Hải phòng- Quảng Ninh là một trong 6 trung tâm du lịch trọng điểm của quốc gia, trong đó khu du lịch Hạ Long- Cát Bà- Bái Tử Long là một trong 5 khu du lịch biển cấp quốc gia cần được đầu tư phát triển. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 39
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Và trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII cúng đã đề ra: phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp ở châu lục vào năm 2015. Hạ Long là thành phố du lịch, một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc và số lượng khách du lịch đứng thứ 2 sau Sài Gòn. Theo đánh giá của Tổng Cục Du lịch thì du lịch Quảng Ninh chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. So với các trung tâm du lịch biển khác trên phạm vi toàn quốc thì Hạ Long là nơi hội tụ được nhiều tài nguyên du lịch nổi trội. Ngoài thế mạnh độc tôn của Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long với các giá trị thẩm mỹ và địa chất mang tính toàn cầu, Hạ Long còn là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi có nhiều truyền thuyết đặc sắc, có lịch sử lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hoá Hạ Long, nơi tập trung nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với đa dạng sinh học cao. Thành phố Hạ long nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Có mối quan hệ về kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực rộng lớn, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quá trình đô thị hoá thành phố Hạ Long diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch. Hiện thành phố có khoảng hơn 200 khách sạn từ 1 đến 4 sao và nhiều nhà nghỉ tiêu chuẩn với gần 4.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2003 Hạ Long mới chỉ đón 1.306.919 lượt khách. Năm 2005, lượng khách đến Quảng Ninh ước tính đạt 1,5 đến 1,8 triệu. Năm 2009, Quảng Ninh đón gần 4,8 triệu lượt khách và đến hết năm nay dự đoán sẽ là điểm đón tiếp khoảng 5- 6 triệu lượt khách. Những tháng đầu năm 2010, lượng khách đến Hạ Long tăng mạnh. Hết quý I, tổng khách du lịch đến Hạ Long là 691,980 lượt khách ( tăng 110% so với cùng Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 40
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) kỳ), trong đó khách quốc tế là 364.390 (tăng 122%). Khách thăm Vịnh Hạ Long là 588.185 lượt khách ( tăng 105% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 329 tỷ đồng ( tăng 110% so với cùng kỳ). Là một trong 3 vịnh đẹp nhất của Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan. Hạ Long là thành phố du lịch, một trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và Việt nam. Vịnh Hạ Long đã được tổ chức UNESCO công nhận 2 lần là Di sản thiên nhiên thế giới. Hiện nay, trong nỗ lực hướng tới lựa chọn 7 kỳ quan thiên nhiên do tổ chức Newopen World tổ chức, Vịnh Hạ Long đang được chính quyền Quảng Ninh nói riêng và các tổ chức phi chính phủ trong nước nói chung thưc hiện quảng bá và tuyên truyền. Rất có thể Vịnh Hạ Long sẽ trở thành một trong 7 kỳ quan thế giới mới. 2.3.1.3.2. Việt Nam là điểm đến an toàn,chính trị ổn định Bất cứ một sự xáo động nào dù lớn hay nhỏ của hoạt động chính trị, xã hội cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt đông du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hôị xảy ra tại điểm du lịch nào đó thì khó có thể thuyết phục được du khách mua các chương trình đến đó. Thậm chí sẽ có không ít chương trình sẽ bị huỷ. Theo Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande- một trong những nhà nghiên cứu kinh tế chính trị về Việt Nam:“Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước trong khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 41
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này”. Như vậy chính nhờ sự ổn định chính trị mà nền kinh tế nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đã tạo được đà phát triển và có vị trí như ngày nay. Cùng với việc tổ chức du lịch thế giới trao tặng danh hiệu:“điểm du lịch thân thiện nhất” và việc nhà báo Kay Johnson nhận xét trên tạp chí Time:“ Du khách sẽ cảm thấy ngạc nhiên về sự an toàn khi du lịch Việt Nam, nơi từng gợi cho người phương Tây nghĩ về chiến tranh. Giờ đây đất nước này còn an toàn hơn cả Hông Kông hay Australia”. Du lịch Việt Nam đã thật sự chứng tỏ được sự an toàn và ổn định về an ninh chính trị. 2.3.1.3.3. Sự sẵn sàng đón tiếp Dân cư thành phố nói chung và những người làm du lịch Hạ Long nói riêng luôn luôn sẵn sàng chào đón du khách với tinh thần nồng nhiệt nhất và cử chỉ thân thiện nhất. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, được đào tạo khá bài bản luôn đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch. 2.3.1.3.4. Khả năng trình độ, chuyên môn của nhân viên Bảng: Số lao động trong ngành du lịch năm 2009 (người) Số lao động trực tiếp trong ngành 7.150 Phân theo trình độ đào tạo _Đại học 1.086 _Cao đẳng 125 _Tại chức 1.338 _Huấn luyện nghiệp vụ 2.168 _Lao động phổ thông 2.433 Phân loại theo lao động (lao động nghiệp vụ) _Lễ tân 711 _Phục vụ buồng 2.047 _Phục vụ bàn,bar 1.016 Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 42
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) _Đầu bếp 1.504 _Khác 1872 (Nguồn: Sở văn hoá du lịch Quảng Ninh) Qua bảng số liệu thấy, số người tham gia làm việc trong ngành du lịch khá nhiều (chiếm khoảng 30% dân số của thành phố). Và nguồn nhân lực này cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của du khách vì hầu hết là đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong ngành du lịch. Nguồn lao động này sẽ được tăng lên nhờ vào các chính sách phát triển đầu tư của Tỉnh và thành phố cho nguồn nhân lực như Tỉnh liên tục các lớp bồi dưỡng, đào tạo hàng nghìn nhân viên phục vụ bàn, buồng, bar, nhân viên bán hàng lưu niệm, nhân viên phục vụ trên các tàu du lịch, đặc biệt, ngành du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội mở lớp đào tạo sau đại học cho hơn 30 đối tượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Có thể nói, nguồn nhân lực cho ngành du lịch Quảng Ninh sẽ ngày được nâng cao lên, đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách du lịch. Có thể lấy ví dụ về nguồn nhân lực trong khách sạn Grand để cho thấy nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. Hiện nay khách sạn Grand có tổng số 150 nhân viên và cán bộ quản lý. Trong đó ban lãnh đạo gồm có 4 người, cán bộ thuộc cấp có 35 người và 111 nhân viên phục vụ trực tiếp. Tất cả nhân viên trong khách sạn dù gián tiếp hay trực tiếp đều có trình độ nghiệp vụ du lịch. Đặc biệt đối với khách sạn quốc tế như Grand, trình độ ngoại ngữ là điều kiện tiêu chuẩn quan trọng trong quá trình làm việc nên tất cả cán bộ nhân viên đều sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 43
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Trình độ Sơ cấp và Trung Đại học Tổng số Bộ phận bằng nghề cấp L ữ hành 4 4 H ành chính 5 5 Marketing 15 15 Kế toán 10 10 Lễ tân 2 1 3 6 Thu ngân 4 4 Buồng 10 7 9 26 Nhà hàng 29 3 7 39 Hành lý 1 2 2 5 Kỹ thuật 4 1 5 10 Bảo vệ 4 1 5 Vệ sinh 9 9 Giặt là 8 8 Ban nhạc 4 4 Tổng 71 15 64 150 (Nguồn : phòng tổ chức- hành chính khách sạn Grand Hạ Long) Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực phục vụ cho khách sạn đại đa số đã qua đào tạo về cơ bản. Số người với trình độ đại học chiếm hơn 40 % trong tổng số nhân viên; mà những người này hầu hết ở trong ban lãnh đạo, là thành phần chủ chốt của khách sạn (hành chính, lễ tân, marketing, kế toán, ) sẽ đáp ứng được những nhu cầu của khách. Trình độ nhân viên cũng ngày càng được nâng cao nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo như hàng năm khách sạn đều cử nhân viên đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ do Sở văn hoá tổ chức. Ngoài ra khách sạn còn liên tục đào tạo và đào tạo lại, cử nhân viên đi tham gia tập huấn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách. Mỗi nhân viên trong khách sạn đều phải trải qua những đợt kiểm tra trình độ chuyên môn 3 tháng 1 lần trước hội đồng thẩm định của khách sạn. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 44
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) Qua những phân tích và số liệu đã phần nào chứng minh cho thấy nhuồn nhân lực của Hạ Long có thể phục vụ hiệu quả cho các hoạt động du lịch MICE được tổ chức trên địa bàn thành phố trong tương lai và trên cơ sở đó có thể tuyển chọn, đào tạo các nhà quản lý, nhân viên chuyên nghiệp cho loại hình du lịch vẫn còn khá mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này cho đất nước cũng như cho ngành du lịch Hạ Long. 2.3.2. Thực trạng hoạt động 2.3.2.1. Nguồn khách Thành phố Hạ Long là nơi đăng cai nhiều tổ chức hoạt động chính trị, văn hoá, thể dục quan trọng của tỉnh và cả nước như: Hội nghị APPF-13, Hội nghị ASEM- 5, Đại hội thể thao châu Á trong nhà 2009 (AI GAME III) và các cuộc thi Toàn quốc: liên hoan tiếng hát truyền hình 2003, thi hoa hậu năm 2004, lễ hội du lịch Hạ Long, Như vậy thì nguồn khách MICE trong các hoạt động ở đây là các chính khách, các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, các vận động viên, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, và cả du khách, nhân dân trong và ngoài nước khi họ tham gia vào các hoạt động văn hoá, lễ hội Tuy nhiên, nguồn khách này tại Hạ Long không nhiều như hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh- nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị- văn hoá quan trọng của cả nước. Vì tại Hạ Long các chương trình hoạt động này không diễn ra thường xuyên do một số yếu tố khách quan khác. Ngày nay MICE không còn là một cụm từ xa lạ và khó hiểu với nước ta nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng nữa. Nó đã chính thức trở thành một lĩnh vực kinh doanh thực sự theo đúng nghĩa của nó chứ không phải là một lĩnh vực bổ sung, hay không chuyên nữa. Có cung mới có cầu. Tại Hạ long- trung tâm của tỉnh Quảng Ninh thì nhu cầu về MICE càng đa dạng và phong phú, nó tồn tại ở mọi nơi với đủ chủng loại cũng như qui mô và hình thức khác nhau. Không giống như hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch MICE của Hạ Long đa phần là khách thương nhân chứ không phải là các chính khách hay các nguyên thủ quốc gia, các quan chức cấp cao trong bộ máy Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 45
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) nhà nước. Do đó nhu cầu về du lịch MICE ở thành phố Hạ Long khác với các thành phố khác trong nước. Nếu như ở hai thành phố của nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là điểm sáng của hoạt động du lịch MICE với những hội nghị cấp cao quốc gia, khu vực đã được biết đến rộng rãi thì Hạ Long mới chỉ là các hoạt động MICE cấp quốc gia ( đa số hội nghị mới ở cấp quốc gia- rất ít các hội nghị mang tầm khu vực và quốc tế). Điều đó cho thấy nhu cầu MICE ở Hạ Long mới chỉ dừng lại ở cấp quốc gia, những show trưng bày sản phẩm, những hội chợ thương mại của các doanh nghiệp hay những liên hoan du lịch do Nhà nước hoặc thành phố tổ chức để hưởng ứng các chương trình hay các nghị định của Chính phủ đề ra. Một số chương trình triển lãm hội chợ các mặt hàng, quảng bá thương hiệu cũng luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp tham gia, từ các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến du khách du lịch và nhân dân trong cả nước. Như trong Hội chợ xuân Hạ Long- đây là một hoạt động được tổ chức thường niên vào dịp Tết. Các sản phẩm trưng bày và bán tại hội chợ rất phong phú, tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu sắm Tết của nhân dân, chủ yếu là bánh kẹo, lượng thực, hàng may mặc, trang sức Hội chợ cũng thu hút được các doanh nghiệp Trung Quốc với các mặt hàng gốm sứ có mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Ngoài ra, hội chợ Xuân còn có nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật sôi nổi, hấp dẫn tạo nên bầu không khí sôi động đón tết cho nhân dân. Đây cũng là cơ hội cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu và ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác đầu tư, tăng cường phát triển giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội chợ đã thu hút rất đông người dân của thành phố đến tham quan và mua hàng. Chỉ tính trong buổi tối khai mạc hội chợ năm 2009 vừa qua đã thu hút khoảng 2.000 lượt khách đến tham quan và mua hàng. Thực tế cho thấy về nhu cầu du lịch MICE tại Hạ Long không thật sự nhiều như những thành phố lớn khác của nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế nhất là các loại hình MICE cấp cao. Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 46
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) 2.3.2.2. Nhà cung ứng Trên thực tế thì tại Hạ Long chưa có một cơ sở hay doanh nghiệp nào chuyên về lĩnh vực này. Mà đại đa số các hội nghị, hội thảo, triển lãm đều do các cơ sở lưu trú là các khách sạn, đơn vị doanh nghiệp với thế mạnh chính là kinh doanh các loại hình dịch vụ lưu trú, giải trí đứng ra tổ chức. Tại Hạ Long có rất nhiều khách sạn, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này như: khách sạn Sài Gòn- Hạ Long, khách sạn Công Đoàn Hạ Long, khách sạn Pearl Hạ Long, khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, khu du lịch quốc tế Tuần Châu Hầu hết các khách sạn, đơn vị doanh nghiệp khi đã đứng ra tổ chức thì đều đạt yêu cầu và gây được tiếng vang lớn. Như khách sạn Pearl Hạ Long - nơi tổ chức Hội thảo phát triển Du lịch- Thương Mại- Đầu tư quốc tế năm 2007, khu du lịch Quốc tế Tuần Châu đã tổ chức rất thành công các chương trình: giải Sao Mai tiếng hát truyền hình năm 2003, chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam năm 2004, giải bóng chuyền quốc tế bãi biển nữ, để lại dấu ấn sâu đậm cho người tham gia. Đây chính là những thành công mà ngành du lịch muốn hướng tới. Chính họ- những người đã từng tham gia, những người đã được hưởng dịch vụ sẽ là cầu nối nhanh nhất và chính xác nhất về nơi tổ chức- nơi có nguồn tài nguyên du lịch. Khi khách hàng có nhu cầu về các tour du lịch MICE thì những nhà cung ứng này sẽ tiến hành bán MICE tour cho khách một cách chuyên nghiệp, các nhà cung ứng có thể trực tiếp bán hoặc cử đại lý đại diện bán cho khách hàng. Tuỳ theo nhu cầu của khách mà các nhà cung ứng sẽ bán MICE tour thuần tuý hoặc MICE kết hợp với các tour du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghỉ mát Nói chung, các nhà cung ứng đều đáp ứng tốt các qui trình và các điều kiện với một tour MICE khi được tổ chức, phù hợp với từng chương trình của các đối tượng khách hàng. Khi một chương trình diễn ra theo kiểu sự kiện thì các nhà cung ứng đều có những hạng mục trang trí chính như: Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 47
- Phát triển thị trường du lịch MICE (Nghiên cứu trường hợp tại Hạ Long - Quảng Ninh) - Khu vực cổng chào- lễ tân đón khách: Cổng chào, nhà sảnh đón khách, bàn lễ tân đón khách tặng quà, hoa cài áo, hàng rào danh dự ( cột thép sơn trắng, xích nhung đỏ), cờ chuối nhiều màu( cắm dọc đường vào, xung quanh nơi tổ chức sự kiện), cờ quốc kỳ, cờ các nước, Cờ nheo ( nhiều màu in Logo, hình ảnh nội dung nhận diện thương hiệu công ty theo thiết kế được duyệt ), biển chỉ dẫn, ô nhiều màu, ô cầm tay,WC ( Nam/nữ ), máy phát điện và hệ thống điện ( dự phòng) - Khu vực họp lễ: Nhà bạt tổ chức họp lễ , sân khấu lễ đài ( khung xương thép, gỗ dán 20mm, phủ thảm đỏ trang trí như thiết kế ), phông chính ( khung xương thép, mặt bạt hoặc gỗ bả sơn bóng theo thiết kế ), bục phát biểu cho diễn giả, phiên dịch, MC, âm thanh phục vụ sự kiện ( loa JBL, Micro có dây và không dây, 2 người điều khiển.), vách quầy khu họp lễ ( vải hoặc bạt hoặc vách gỗ bả sơn ), thảm xanh trải nền, thảm đỏ trải nối đi, bàn, ghế, hoa tươi, bảng tên, nước phục vụ cho khách VIP , ghế phục vụ đại biểu, khăn lạnh, cây cảnh trồng chậu - Các dịch vụ khác như: Quân nhạc, ca nhạc- văn nghệ, người phiên dịch, quay phim, chụp ảnh sự kiện, 2.3.2.3. Các sản phẩm dịch vụ Hạ Long là một thành phố nổi tiếng với những liên hoan du lịch được tổ chức quy mô hoành tráng gần như bậc nhất trong khu vực miền Bắc nước ta. Không chỉ vậy mà còn rất nhiều các doanh nghiệp chọn nơi đây đặt các văn phòng đại diện hay các chi nhánh của mình nên như vậy đi cùng với nó là các hoạt động MICE hội nghị, hội thảo, những show giới thiệu tuyên truyền vô cùng phong phú và sôi động. Những hoạt động này chủ yếu diễn ra ở các khách sạn từ 3 đến 4 sao trở lên hay các trung tâm triển lãm trưng bày. Vì là thành phố biển nên có rất nhiều những hoạt động MICE đã được tổ chức trên những bãi biển đảo có không gian rộng thoáng và đẹp. Điều này tạo cho MICE Hạ Long có một thương hiệu rất riêng, độc đáo và đa dạng có sự thu hút lớn đối với khách hàng. Tại cung văn hoá thiếu nhi Quảng Ninh thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm trưng bày như: Hội chợ thương mại- du lịch quốc tế năm 2007 và năm 2008, Hội chợ Triển lãm quảng bá thương hiệu Quảng Ninh năm 2009 Hội chợ được tổ Sinh viên: Đỗ Thị Thảo - Lớp: VH 1002 48