Khóa luận Tác động của việc Trung Quốc gia nhập wto đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Nguyễn Hữu Khải
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tác động của việc Trung Quốc gia nhập wto đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Nguyễn Hữu Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tac_dong_cua_viec_trung_quoc_gia_nhap_wto_doi_voi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tác động của việc Trung Quốc gia nhập wto đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Nguyễn Hữu Khải
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Phƣơng Lớp : Anh 1 - K41A - KTNT HÀ NỘI - 10/2006
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Association of Southeast Asean Nation Hiệp hội các quốc gia Động Nam á ATC Agreement of Textile & Clothing Hiệp định hàng dệt may BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương CEPT Common Effective Preferential Tariff Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung Cơ chế giải quyết tranh chấp thương DSM Dispute settlement mechandise mại của WTO EHP Early Harvest Program Chương trình thu hoạch sớm EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Orgnization Tổ chức nông lương liên hợp quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài General Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương mại và GATT Services dịch vụ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Hazard Analysis and Critical Control Điểm kiếm soát tới hạn mối nguy hại HACCP Point (FDA Program) đối với hàng thực phẩm HS Harmonized Tariff Schedule Hệ thống phân loại hàng hoá IMF International Monetary Fund Quĩ tiền tệ quốc tế ITA Information Technology Agreement Hiệp định về Công nghệ thông tin JICA Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản MFN Most – Favored – Nations Quy chế tối huệ quốc NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NT Nation Treatment Đãi ngộ quốc gia ODA Official Development Assistant Viện trợ phát triển chính thức S&D Special & differential Treatment Đối xử đặc biệt và khác biệt TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật thương mại TNC Công ty xuyên quốc gia TRIMs Agreement on Trade-Related Hiệp định về các biện pháp đầu tư
- Investment Measures liên quan đến thương mại TRQ Tariff Rate Quotas Hạn ngạch thuế quan UN Conference on Trade and Hội nghị của Tổ chức thương mại và UNCTAD Development phát triển của Liên hợp quốc Vietnam Chamber of Commerce and Phòng thương mại và công nghiệp VCCI Industry Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WP Working Party Ban công tác WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CCTM Cán cân thương mại DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐT Đầu tư ĐTNN Đầu tư nước ngoài NDT Nhân dân tệ KN Kim ngạch KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu NK Nhập khẩu NLCT Năng lực cạnh tranh TNTN Tài nguyên thiên nhiên TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TQ Trung Quốc VN Việt Nam XK Xuất khẩu XTTM Xúc tiến thương mại TM Thương mại TMQT Thương mại quốc tế
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua, Trung Quốc luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới về tốc độ phát triển và sức hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau 25 năm tiến hành cải cách - mở cửa, bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 3 (khóa XI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978 – “Hội nghị là bước ngoặt vĩ đại có ý nghĩa sâu xa trong trong lịch sử đất nước. Con đường mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được mở ra tại hội nghị này.”1 – cho đến nay Trung Quốc đã có những bƣớc chuyển vƣợt bậc, gồng mình trở thành một con rồng của Châu Á. Chính sự tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc đã đem lại cơ hội làm sống dậy nền kinh tế toàn cầu. Theo ƣớc tính của WTO, tỷ lệ đóng góp về tốc độ tăng trƣởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu đạt trên 17%, đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Nhiều ngƣời tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc trở thành nhà sản xuất mọi mặt hàng với chi phí rẻ nhất thế giới?”. Một khi Trung Quốc thắng trong cuộc chiến giành dầu tƣ nƣớc ngoài và hàng xuất khẩu thì phần lớn sự tăng trƣởng của Trung Quốc sẽ phải đánh đổi bằng chính sự thịnh vƣợng của các nƣớc láng giềng. Thậm chí, ngƣời Châu Âu cũng có lời “tự bạch” rằng: Quả thực, trƣớc đây họ coi thƣờng Trung Quốc, nhìn nhận quốc gia này nhƣ một nhà sản xuất luôn phải thấm đẫm mồ hôi vì công nghệ lạc hậu, với những hàng hoá chất lƣợng kém, giá rẻ và rằng cả 25 nƣớc EU trƣớc đây đều đạt thặng dƣ thƣơng mại với Trung Quốc. Còn giờ đây, ngƣời Châu Âu đã có lý do để lo ngại khi mà những số liệu thống kê ngày càng chứng tỏ Trung Quốc đang trở thành mối đe doạ lớn từ Phương Đông. Bà Claude Smadja, cố vấn WEF khẳng định: “Trung Quốc sẽ là động cơ tăng trưởng và là một đối thủ cạnh tranh lớn, ăn hết cả phần người khác”. Không thể phủ nhận rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO đã và đang làm tăng thêm áp lực cạnh tranh với nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là các nƣớc trong khu vực. Chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập WTO, Trung Quốc đã trở thành một trong những nƣớc đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chế tạo và gây nên áp lực giảm giá các mặt hàng này trên thị trƣờng toàn cầu do tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí lao động thấp và vốn đầu tƣ lớn, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đƣợc coi là một sự kiện quốc tế quan trọng, ảnh hƣởng đến nhiều nƣớc, 1 Giang Trạch Dân, bài nói kỉ niệm 20 năm ngày họp Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa XI (1998) Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 1 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến cả các cƣờng quốc thƣơng mại nhƣ Mỹ, EU, Nhật, Canada, cũng nhƣ các nƣớc đang lên nhƣ Mehico, Ấn Độ, Hàn Quốc Trong cuộc đua tranh với các nƣớc đang phát triển khác ở châu á nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và tăng cƣờng xuất khẩu sang các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ Trung Quốc đặc biệt có lợi thế hơn do đƣợc hƣởng các ƣu đãi thuế quan và phi thuế quan và ƣu thế về thị trƣờng nên thƣờng đƣợc coi trọng hơn trong đàm phán thƣơng mại. Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc gia nhập WTO có ý nghĩa trực tiếp hơn vì Việt Nam là nƣớc láng giềng gần gũi. Trung Quốc trở thành thành viên của WTO là một thách thức lớn đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về mặt hàng xuất khẩu, các ƣu đãi của WTO sẽ là “đòn bẩy” và giúp Trung Quốc trở thành một mối đe dọa với Việt Nam về xuất khẩu các sản phẩm cùng loại với Trung Quốc trên thị trƣờng thứ ba. Đồng thời, gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ trở thành một “điểm nóng”, một “cục nam châm” thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của thế giới, tạo nên sức ép cạnh tranh với các nƣớc Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động bất lợi, việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng giúp các nƣớc đang phát triển ở châu Á có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào thị trƣờng Trung Quốc vốn đƣợc coi là thị trƣờng tiềm năng nhất thế giới với 1,3 tỷ dân có mức sống và nhu cầu ngày càng tăng lên. Đối với Việt Nam cũng vậy, việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội: nền kinh tế phát triển, thị trƣờng đƣợc mở rộng, chế độ thƣơng mại “mở” hơn là cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, thủy, sản, nguyên liệu sản xuất Việc Trung Quốc gia nhập WTO là tiếng chuông mới nhất và vang xa nhất báo hiệu sự xuất hiện của Trung Quốc. Các nƣớc láng giếng phản ứng nhƣ thế nào đối với lời cảnh báo này sẽ quyết định xem liệu họ có thành công trong một trật tự mới hay không, một trật tự mà cả Châu á sẽ ngày càng tập trung quanh Trung Quốc. Do đó, việc lựa chọn đề tài “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp là có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn để có một cái nhìn rõ hơn về vị thế của Trung Quốc trong thƣơng mại toàn cầu sau khi là thành viên của WTO và chỉ ra những tác động Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 2 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tích cực, tiêu cực của sự kiện này với nền kinh tế Việt Nam nhằm tìm ra những đối sách thích hợp để phát triển xuất khẩu Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt khi mà Việt Nam cũng sắp trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: - Vị thế của Trung Quốc trong thƣơng mại toàn cầu sau khi trở thành thành viên của WTO. - Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. - Tìm ra những vƣớng mắc và đề xuất một số giải pháp phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực trong cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới thị trƣờng xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng nông sản, dệt may, da giày sang các trung tâm kinh tế : EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, ASEAN và thị trƣờng Trung Quốc giai đoạn 2001-2010. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. - Thu thập số liệu theo các mốc thời gian trƣớc và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc và Trung Quốc và Việt Nam với các đối tác thƣơng mại khác. Nội dung nghiên cứu: Khóa luận gồm 3 chƣơng (ngoài phần mở đầu, kết luận), nội dung nghiên cứu cụ thể của từng chƣơng nhƣ sau: Chương I: Tổng quan về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Chương II: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên WTO. Với thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu thực hiện khóa luận và trình độ hạn chế, bản khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin trân trọng cảm ơn Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 3 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thầy giáo – PGS. TS Nguyễn Hữu Khải đã dành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ em chọn đề tài, hƣớng dẫn, nhận xét và góp những ý kiến giá trị để em có thể hoàn thành tốt đẹp bài khoá luận tốt nghiệp này. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 4 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC: 1. Tình hình kinh tế Trung Quốc: Qua hơn 20 năm cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa, Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất việc chuyển đổi nền kinh té kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trƣờng xác hội chủ nghĩa đƣợc thiết lập và từng bƣớc hoàn thiện. Hơn nữa, pháp luật TQ cũng không ngừng đƣợc kiện toàn, môi trƣờng đầu tƣ không ngừng đƣợc cải thiện, cải cách thể chế tiền tệ phát triển vững chắc, những điều này là cơ sở đảm bảo cho nền kinh tế TQ tiếp tục phát triển. 1.1. Trung Quốc có mức tăng trưởng kinh tế đứng đầu thế giới Từ khi tiến hành cải cách (1978) đến nay, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt 9,4%, đƣa GDP của Trung Quốc tăng từ 147,3 tỷ USD lên 2.279 tỷ USD năm 2005, đứng thứ năm thế giới. Trong năm 2005, GDP của TQ đạt 2.279 tỷ USD, tăng 9,95% so với năm 2004, và dự báo sẽ đạt 9,2% trong năm 2006. Tính chung cho cả giai đoạn 1978-2005, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc cao gấp 3 lần tốc độ trung bình của thế giới, cao hơn cả của các nƣớc đang phát triển lớn khác nhƣ ấn Độ, Inđônêxia Tờ “Diễn đàn” của Pháp số ra ngày 22-11-2005 dẫn đánh giá của ngân hàng Hoa Kỳ Goldman Sachs, cho rằng trong gần 2 thập kỷ tới, TQ có thể vƣợt qua các nƣớc thành viên hiện thời của G7, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và chinh phục vị trí số 1 thế giới trƣớc năm 2050. Biểu đồ 1: GDP Trung Quốc từ năm 1995-2006 (tỷ NDT) Nguồn: 1.2. Trung Quốc có sản lượng nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới Từ một nƣớc nghèo, hàng hóa khan hiếm, thƣờng xuyên phải nhập một lƣơng lớn lƣơng thực. Những năm gần đây, Trung Quốc đã vƣơn lên đứng đầu thế giới về sản lƣợng nhiều loại sản phẩm nhƣ: bông (6,32 triệu tấn/2004), hạt có dầu (30,57 triệu tấn/2004), thịt (41,2 triệu tấn), thép (273 triệu tấn/2004), Đồng thời, Trung Quốc cũng đứng thứ hai thế giới về sản lƣợng điện, phân hóa học và số thuê bao Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 5 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Internet; đứng thứ ba thế giới về sản xuất ô tô với 5,2 triệu chiếc vào năm 2004. Hiện nƣớc này cũng đứng thứ tƣ thế giới sau Hoa Kỳ, Nhật, Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại, đặc biệt đứng đầu thê giới về 35 loại sản phẩm công nghiệp nhƣ: tivi, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, Các loại hàng hóa này đều chiếm ƣu thế trên thế giới về số lƣợng tuyệt đối hay về giá cả. 1.3. Khối lượng thu hút ĐTNN liên tục đứng đầu trong số các nước đang phát triển. Thời gian qua, Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên chứng kiến một sự mở rộng không ngừng về quy mô cũng nhƣ mức độ sử dụng FDI hàng năm của trung Quốc đạt khoảng 55 tỷ USD. Nhờ những chính sách đầu tƣ thông thoáng cởi mở, và nhờ quy mô thị trƣờng lớn, nhân công dồi dào và giá rẻ trong hơn 20 năm qua, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đã tăng trƣởng với tốc độ kỷ lục, từ 4,4 tỷ USD vào năm 1991 lên lên 60,6 tỷ USD vào năm 2003 và 60,33 tỷ USD vào năm 2005, đƣa Trung Quốc vƣợt qua Hoa Kỳ để giành vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI. Theo tính toán của IMF, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện đang chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 54% ngoại thƣơng Trung Quốc. Biểu đồ 2: Tổng vốn FDI thực hiện từ 1995-2006 (tỷ USD) Nguồn: 1.4. Dự trữ ngoại tệ đứng thứ hai thế giới, sau Nhật Bản Do luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào Trung Quốc lớn, hơn nữa Trung Quốc liên tục xuất siêu nên dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 2004, con số này lên tới 609,9 tỷ USD so với mức 145 tỷ USD vào năm 1998. Với mức dự trữ này, Trung Quốc có nhiều thuận lợi trong thanh toán quốc tế và thực hiện giữ giá đồng NDT và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 6 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Biểu đồ 3: Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc (tỷ USD) Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báoTrung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tƣ thế giới trong vòng 5 năm tới và là nƣớc XK lớn nhất thế giới vào đầu thập kỷ tới. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cảnh báo rằng, đà tăng trƣởng hiện nay của Trung Quốc cũng kéo theo nhiều vấn đề bất cập nhƣ nƣớc này sẽ phải phụ thuộc nhìều vào thƣơng mại thế giới, (mức độ lệ thuộc vào thị trƣờng tăng từ 25% lên 80%), tỷ lệ ngƣời già tăng, một bộ phân ngƣời dân nông thôn sẽ không có đất nông nghiệp để canh tác Mức cầu thấp hiện nay của Trung Quốc gây lo ngại cho nhiều chuyên gia kinh tế. Chuyên gia kinh tế Jim Walker của ngân hàng Crédit Lyonais dự báo tốc độ tăng trƣởng của Trung Quốc năm 2007 sẽ giảm 3-5% so với mức 9,5% trong 20 năm qua. Do đó, tăng trƣởng nhanh, ổn định và mạnh mẽ; Các doanh nghiệp trong nƣớc có tính cạnh tranh cao; Phát triển mạnh nông thôn nhằm cải thiện đời sống nông dân chính là mục tiêu phát triển kinh tế cơ bản trong năm 2006 đƣợc đƣa ra tại hội nghị thƣờng niên diễn ra trong 3 ngày do Ủy ban Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc hội tổ chức. Tại hội nghị này các đại biểu đã chỉ ra rằng, chìa khóa để đạt đƣợc mục tiêu chính là tăng cƣờng nhu cầu trong nƣớc, kiểm soát các chính sách tiền tệ một cách cẩn trọng và cải thiện các quy định vĩ mô. 2. Tình hình XNK hàng hóa của Trung Quốc Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, TNTN, Trung Quốc là nƣớc có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thƣơng với các nƣớc khác trên thế giới. Thực tế cho thấy, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, ngoại thƣơng Trung Quốc không ngừng vƣơn lên những vị trí cao trên thƣơng trƣờng quốc tế, trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trƣởng cao của kinh tế đất nƣớc. Ngƣời Trung Quốc vẫn thƣờng nói: Nếu không hội nhập đâu có ngày nay. Bài học của Trung Quốc là tranh thủ hội nhập, coi hội nhập là vấn đề chiến lƣợc bậc nhất. Hội nghị lần thứ 12 ĐCS Trung Quốc cũng đã khẳng định:“chính sách mở cửa là chiến lược không thay đổi, là một điểu kiện cơ bản để hiện đại hoá”. Theo lời Thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại Trung Quốc, Gao Hucherg, năm 2008, Trung Quốc sẽ vƣợt Đức trở thành nƣớc buôn bán lớn thứ 2 thế giới nếu duy trì đƣợc nhịp độ tăng trƣởng ngoại thƣơng 15%/năm nhƣ hiện nay; và Trung Quốc cũng sẽ vƣợt Hoa Kỳ trở thành nƣớc buôn bán lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2015-2020. 2.1. Kim ngạch XNK Một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển là thƣơng mại. Vị trí của Trung Quốc trong thƣơng mại quốc tế ngày càng đƣợc khẳng Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 7 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam định. Trung Quốc đã bỏ qua Nhật Bản trở thành nƣớc đứng thứ ba thế giới về ngoại thƣơng, chỉ sau Hoa Kỳ và Đức. Năm 1978, tổng KNXNK của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD, đứng thứ 32 thế giới. Đến cuối năm 2005, KNXNK đạt 1.422 tỷ USD, tăng 23,2 % so với năm 2004, trong đó XK dạt 762 tỷ USD, NK 660 tỷ USD. Chỉ sau gần 20 năm, Trung Quốc đã đƣa thứ hạng của mình về kim ngạch thƣơng mại từ vị trí thứ 32 lên vị trí thứ 3 thế giới. Đầu năm 2006, Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành cƣờng quốc thƣơng mại hàng đầu thế giới trong giai đoạn 2015-2020. Bảng 1: Kim ngạch XNK của Trung Quốc từ 1991 đến 2005 Đơn vị: 100 triệu USD Năm Tổng giá trị XNK Xuất khẩu Nhập khẩu CCTM 1995 2808.6 1487.8 1320.8 167.0 1996 2898.8 1510.5 1388.3 122.2 1997 3251.6 1827.9 1423.7 404.2 1998 3240.5 1838.1 1402.4 435.7 1999 3606.3 1949.3 1657.0 292.3 2000 4742.9 2492.0 2250.9 241.1 2001 5097.6 2661.5 2436.1 225.4 2002 6207.7 3256.0 2951.7 304.3 2003 8509.9 4382.3 4127.6 254.7 2004 11547.9 5933.7 5614.2 319.5 2005 14223.0 7621.4 6601.6 1019,8 Nguồn: (1991-2004), Bộ Thương mại (2005). 2.2. Cơ cấu hàng XNK Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất NK Trung Quốc trƣớc và sau cải cách Xuất khẩu Nhập khẩu - Các loại nguyên liệu thô và - Thiết bị máy móc loại nặng và lƣơng các thành phẩm sơ chế, hoặc thực. thực phẩm sử dụng nhiều lao Trƣớc cải cách động. - Tỷ trọng hàng CN trong KNXK chiếm lƣợng nhỏ. - Coi trọng và bắt đầu tăng - Hƣớng theo chiến lƣợc điều chỉnh nhanh XK các hàng thành nền kinh tế. Chỉ NK có chọn lọc các phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật thiết bị toàn bộ cho những công trình cao hơn. lớn, phục vụ cho các ngành công Sau cải cách - Đứng thứ tƣ thế giới sau nghiệp, năng lƣợng, viễn thông, một số Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức về nguyên liệu thô quan trọng cho sản sản xuất hàng công nghiệp xuất công nghiệp và năng lƣợng. hiện đại. - Dần mở cửa cho hàng hoá tiêu dùng nƣớc ngoài. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 8 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Nguồn: Tổng hợp 2.3. Cơ cấu thị trường: Từ khi tiến hành cải cách đến nay, Trung Quốc không ngừng mở rộng quan hệ giao lƣu buôn bán với hầu hết các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Các đối tác thƣơng mại chủ yếu hiện nay là Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản Cũng nhƣ hai nƣớc Đông Bắc Á khác là Nhật Bản và Hàn Quốc, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chính sách hƣớng về khu vực ASEAN thông qua Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA), và nhiều thoả thuận thu hoạch sớm riêng rẽ với Thái Lan, Malaysia Hiện nay, ba đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tóm lại, sau gần 30 năm cải cách và mở cửa, lĩnh vực ngoại thƣơng Trung Quốc đã phát triển trên phạm vi rộng lớn, ngày càng hội nhập với xu thế quốc tế mới. Hiện Trung Quốc đang tìm mọi biện pháp mềm dẻo vƣợt qua khó khăn hiện tại để một số năm nữa có nền kinh tế phát triển. Đó là: lùi trước mặt để mạnh về sau. Về phƣơng diện kinh tế, Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện vai trò lớn hơn và có trách nhiệm hơn cả trong khu vực lẫn trên trƣờng quốc tế. Việc gia nhập vào tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cũng là một chất xúc tác thúc đẩy cho cải cách thể chế ngoại thƣơng ở nƣớc này. Nhờ đó, thƣơng mại nƣớc ngoài vào Trung Quốc và từ Trung Quốc ra nƣớc ngoài đang bùng nổ. II. QUÁ TRÌNH TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO: Theo bình luận của một số nhà kinh tế trên thế giới, việc gia nhập WTO của Trung Quốc bắt đầu từ những cải cách kinh tế cách đây một phần tƣ thế kỷ, và có tầm quan trọng sánh ngang với việc Trung Quốc tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1964. Gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc giành lại vị trí trên trƣờng quốc tế mà họ đã đánh mất trong suốt hai thế kỷ qua kể từ năm 1820 và sẽ thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng kinh tế diễn ra từ năm 1978. 1. Sơ lƣợc về quá trình Trung Quốc gia nhập WTO: Tháng 12 năm 1994, Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO. Sau những cố gắng để trở thành một trong những sáng lập viên của WTO không thành công, Trung Quốc đã quyết định thay đổi dự định sớm gia nhập WTO nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình này dối với nền kinh tế trong nƣớc. Đến tháng 10-11-2001, tại hội nghị Bộ trƣởng WTO tại Doha (Qatar), các đại biểu đã nhất trí Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 9 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO, 30 ngày sau, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO, chấm dứt quá trình thƣơng thuyết kéo dài 15 năm với đủ mọi căng thẳng, chuyển biến bất ngờ. Giống nhƣ các nƣớc khác từng đàm phán gia nhập WTO, quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc cũng trải qua 4 giai đoạn: Bảng 3: Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc Giai đoạn Thời gian Sự kiện Tìm hiểu, thu thập 12-1994 Chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO thông tin (fact Trở thành quan sát viên WTO finding/Information Chính phủ Trung Quốc cung cấp các thông tin giới thiệu gathering) 1995 mọi phƣơng diện liên quan đến thƣơng mại và chính sách kinh tế Đàm phán và kí hiệp định song phƣơng với Newzeland, 1997 Hàn Quốc, Hungary, Cezch 1998 Bắc Kinh đƣa ra dự án giảm gần 6000 loại thuế quan 7-1999 Hoàn tất đàm phán với đối tác lớn đầu tiên là Nhật Bản 14-11-1999 Kí Hiệp định về việc gia nhập WTO với Hoa Kỳ 19-5-2000 Kết thúc đàm phán với EU Đàm phán 28-6 Cuộc họp lần thứ 17 của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã hoàn thành bản dự thảo các văn kiện (negotiation Phase) đến pháp luật và các văn kiện kèm theo việc Trung Quốc gia 20-7-2001 nhập WTO. Kí Hiệp định song phƣơng với Mêhicô 13-9-2001 Hoàn tất quá trình đàm phán vào WTO Nghị định thƣ gia nhập WTO Cuộc họp lần thứ 18 của Ban công tác về việc Trung Quốc 17-9-2001 gia nhập WTO đã thông qua Nghị định thƣ, các văn kiện (Protocol of theo và báo cáo lên Hội nghị Bộ trƣởng Accesstion) Tƣ cách thành viên 11-12-2001 TQ chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO. Nguồn: Tổng hợp Nhƣ mọi nƣớc đệ dơn gia nhập WTO, Trung Quốc đã phải vừa thƣơng thuyết song phƣơng với các đối tác thƣơng mại chính nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU vừa làm việc trong khuôn khổ đa phƣơng của Ủy ban gồm các nƣớc thành viên WTO quan tâm đến vấn đề này. Để tỏ rõ thiện chí muốn thành thành viên của WTO, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng – APEC diễn ra tại Osaka, Nhật Bản tháng 11-1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đƣa ra tuyên bố: “Trung Quốc có thể tự nguyện giảm thuế suất hơn 4000 danh mục hàng hóa xuống mức bình quân 30% và có thể loại bỏ hạn ngạch NK với 170 hạng mục hàng hóa trong năm 1996”. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 10 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Tác động của một nƣớc nhƣ Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện kinh tế của cả một vùng, thậm chí là cả thế giới. Cuộc thƣơng thuyết ngày càng gay go và chứa đựng nhiều câu hỏi và một trong những câu hỏi đó là một khi đã vào WTO, Trung Quốc có còn tôn trọng luật chơi, có còn thi hành hay không các cam kết mà họ đã hứa hẹn. Có thể nói việc phải thƣơng thuyết rất lâu trƣớc khi gia nhập đã giúp Trung Quốc tận dụng đƣợc quy chế quan sát viên của mình trong 15 năm để học hỏi cách làm việc trong WTO nhằm khai thác tối đa các quy tắc theo chiều hƣớng có lợi cho mình cũng nhƣ kinh nghiệm đàm phán, khi nào nên nhƣợng bộ và khi nào nên cứng rắn. Xét về mặt này, Trung Quốc đã nhanh chóng hòa nhập với WTO. 2. Các cam kết chủ yếu của Trung Quốc với WTO: Năm 1998, trong buổi tiếp nhà báo Hoa Kỳ, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói rõ 3 quan điểm có tính nguyên tắc trong vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO là: Sân chơi thƣơng mại toàn cầu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nƣớc đang phát triển lớn nhƣ Trung Quốc; Trung Quốc cần tham gia WTO với tƣ cách là một nƣớc đang phát triển; Trung Quốc gia nhập WTO với nguyên tắc cân bằng nghĩa vụ và quyền lợi. Đứng trên lập trƣờng, quan điểm ấy, trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn ý thức đƣợc vai trò của mình với WTO và của WTO với mình để luôn giữ vững những nguyên tắc này và đƣa ra những nhƣợng bộ cần thiết để có đƣợc những nhƣợng bộ của đối phƣơng. 2.1. Không phân biệt đối xử (MFN và NT) Trung Quốc cam kết sẽ áp dụng nguyên tắc này trên cơ sở áp dụng MFN và NT cho tát cả các thành viên WTO. Điều đó cũng có nghĩa là thủ tiêu “hệ thống hai giá”, xóa bỏ dần các hạn chế thƣơng mại, áp dụng các luật lệ và các thủ tục hành chính thống nhất hơn. Cần lƣu ý rằng: tuy qui tắc của WTO là nhƣ vậy nhƣng trên thực tế các thành viên vẫn có thể liên kết với nhau trong nội bộ WTO khi có cùng quyền lợi, lúc là đồng minh hoặc lúc là đối thủ của nhau. Các quy tắc của WTO không cấm các thành viên ký kết với nhau những hiệp định song phƣơng hoặc tham gia vào các tổ chức khu vực ngoài WTO. Sau khi Hội nghị Bộ trƣởng Seattle và Cancun thất bại, các nƣớc đua nhau thƣơng lƣợng và ky kết những hiệp định tự do song phƣơng (FTA), cho đến nỗi các Tổng giám đốc Mike Moore và Supachai Panitchpakdi phải tỏ ý lo ngại và khuyến cáo là khuynh hƣớng này có thế làm sói Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 11 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam mòn hệ thống đa phƣơng. Cũng nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng tích cực xây dựng cho mình một mạng lƣới quan hệ song phƣơng vững chắc. a. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (thương quyền): Trung Quốc đang dần cải cách luật pháp và hành chính “một cách hợp lý công bằng và đồng bộ”, không phân biệt đối xử, “thiên vị”cho các DN trong nƣớc Theo nghị định thƣ gia nhập WTO, các DN nƣớc ngoài đƣợc quyền NK và XK mọi mặt hàng, trừ các mặt hàng dành riêng cho các DN Ngoại thƣơng nhà nƣớc (VD: dầu thô và phân bón ). Sau 5 năm, các DN nƣớc ngoài đƣợc quyền XK và NK, phân phối mọi loại hàng hóa trên thị trƣờng cả nƣớc. Xóa bỏ độc quyền nhà nƣớc về kinh doanh NK hàng nông sản và hàng công nghiệp. Tháng 12-2004, 2 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cũng là thời điểm các doanh nghiệp 100 vốn nƣớc ngoài đƣợc quyền kinh doanh thƣơng mại và phân phối đối với lĩnh vực dịch vụ tại thị trƣờng Trung Quốc. Tháng 4-2004, TQ cũng ban hành Luật Ngoại thƣơng sửa đổi (quy định về quyền kinh doanh) và Các quy định về quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thƣơng mại. Tháng 5-2004, Bộ Thƣơng Mại Trung Quốc cũng ban hành một dự thảo lấy ý kiến đóng góp về thực thi các qui định của Luật Ngoại thƣơng. 6-2004, Luật chính thức có hiệu lực, sớm hơn thời hạn 5 tháng. Đây là một bƣớc tiến đáng kể trong việc cải cách hệ thống luật pháp, tạo một sân chơi bình đẳng cho các công ty nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vẫn còn lo ngại về điều khoản tự vệ đặc biệt trong Luật Ngoại thƣơng mới của Trung Quốc và tỏ ra nghi ngờ về những nỗ lực thực hiện cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO. b. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Trnng Quốc cam kết loại bỏ ngay các chính sách và biện pháp trái với qui định của Hiệp định TRIMs của WTO mà không yêu cầu thời gian ân hạn, hay bất kỳ ngoại lệ nào hoặc chỉ bảo lƣu ở mức độ tối thiểu. Phạm vi cam kết thậm chí còn rộng hơn so với qui định của Hiệp định TRIMs. Cụ thể: Trung Quốc đã cam kết việc phê duyệt ĐT và NK không còn phải theo các yêu cầu gây cản trở thƣơng mại nhƣ các yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và yêu cầu nội địa hóa. Quyền XK vào Trung Quốc cũng không phải kèm theo điều kiện về đầu tƣ. Các qui định về quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thƣơng mại ban hành tháng 4- 2004 đã cung cấp các thông tin hƣớng dẫn các công ty nƣớc ngoài hoạt động trong Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 12 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam các lĩnh vực dịch vụ tại thị trƣờng Trung Quốc nhƣ bán buôn, bán lẻ, chọn đại ly ủy thác. TQ đã xin ý kiến đóng góp của cộng đồng DN nƣớc ngoài trƣớc khi ban hành luật chính thức. Tuy nhiên, vẫn chƣa có qui định chi tíêt về cách thức để các công ty nƣớc ngoài kết hợp việc cung cấp dịch vụ với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. c. Mở cửa khu vực dịch vụ: Trung Quốc cam kết mở cửa thị trƣờng tất cả các lĩnh vực dịch vụ: phân phối, tài chính, viễn thông, các dịch vụ chuyên ngành, kinh doanh máy tính, dịch vụ phim ảnh, dịch vụ môi trƣờng và các ngành dịch vụ khác. Trong một số ngành nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, Trung Quốc đã trở thành thành viên duy nhất của WTO có những cam kết, ràng buộc cụ thể. Trung Quốc cũng sẵn sàng tham gia vào những Hiệp định dịch vụ mới nhất nhƣ Hiệp định Viễn thông cơ bản và Hiệp định về Dịch vụ tài chính. Các DN nƣớc ngoài đƣợc đảm bảo tham gia các thị trƣờng dịch vụ trong nƣớc qua quy chế cấp giấy phép tự động và minh bạch. Công ty nào hội đủ các tiêu chuẩn đã công bố về vốn, khả năng nghiệp vụ thì sẽ đƣợc cấp giấy phép hoạt động. 2.2. Mở cửa thị trường Trung Quốc cam kết mở cửa thị trƣờng thông qua việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng nhƣ mở cửa khu vực dịch vụ. Trung Quốc cam kết mở cửa gần nhƣ tất cả các thị trƣờng ngay từ khi trở thành thành viên WTO. Sau 4 năm chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ thực hiện hầu hết các cam kết. a. Hàng rào thuế quan: Bảng 4 : Lộ trình cắt giảm thuế quan của TQ sau khi gia nhập WTO (%) Thuế quan bình Mức thuế quan Thuế quan bình quân Năm quân sản phẩm chung sản phẩm NN CN 2000 15,6 14,7 21,3 2001 14 13 19,9 2002 12,7 11,7 18,5 2003 11,5 10,6 17,4 2004 10,6 9,8 15,8 2005 10,1 9,3 15,5 2006 10,1 9,3 15,5 Nguồn: Thạch Quảng Sinh (chủ biên), Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Nxb Liên hiệp Công thương Trung Hoa (BK), 2004. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 13 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Việc cắt giảm thuế NK mà Trung Quốc đƣa ra là rất đáng kể và sẽ kéo theo một sự giảm mức thuế trung bình từ 13,3% trong năm 2001 xuống còn 6,8% vào cuối kỳ thực hiện năm 2005. Thực ra việc cắt giảm này là nhỏ so với mức 27% mà Trung Quốc đạt đƣợc trong giai đoạn 1992-2001. b. Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với hàng công nghiệp, Trung Quốc cam kết đến năm 2005 sẽ bãi bỏ hết hạn ngạch NK. Đặc biệt, sẽ bỏ ngay hạn ngạch đối với các mặt hàng nhƣ thiết bị y tế, máy bay, rƣợu bia, phân bón TQ cam kết tự do hóa việc mua các nông sản thiết yếu nhƣ lúa mỳ, ngô, gạo, bông, và dầu đậu tƣơng qua hình thức hạn ngạch thuế quan (TRQ) - có nghĩa là áp dụng mức thuế rất thấp (1%) cho lƣợng NK chƣa qua hạn ngạch. Đặc biệt, một phần của hạn ngạch đƣợc giành cho các công ty tƣ nhân và hạn ngạch không dùng hết sẽ đƣợc tái phân phối cho những ngƣời sử dụng cuối cùng muốn NK mặt hàng đó. Trung Quốc cam kết loại bỏ dần các biện pháp phi thuế quan khác trái với qui định của WTO đối với hầu hết các mặt hàng kể từ ngày 1-1-2005. 2.3. Minh bạch và có khả năng tiên đoán Nguyên tắc minh bạch hóa chế độ thƣơng mại của WTO có liên quan đến các quy định chung về các mặt nhƣ các biện pháp bù đắp và bổ trợ, chống bán phá giá và bảo hộ. TQ không những cam kết tuân thủ các quy định của WTO về minh bạch nhƣ công bố và thông báo các luật và chính sách thƣơng mại mà còn thông qua một số cam kết cụ thể. Nƣớc này cam kết áp dụng một thể chế thƣơng mại nhất quán, bộ máy tƣ pháp độc lập, và xây dựng một cơ chế để các bên có thể phản ánh những vấn đề về bảo hộ tại địa phƣơng lên chính quyền trung ƣơng. TQ cũng ràng buộc toàn bộ biểu thuế quan với hầu hết mức thuế ràng buộc thấp hơn tại thời điểm cam kết và nâng cao hơn nữa tính dễ tiên đoán bằng việc cam kết không tăng thuế suất Thông qua việc xóa bỏ dần những hạn chế về thƣơng quyền đối với tất cả các sản phẩm (trừ hàng hóa nằm trong danh mục thƣơng mại nhà nƣớc) và cho phép các nhà cung cấp trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia vào dịch vụ phân phối và bán lẻ, TQ đã đẩy mạnh cải cách để tăng hơn mức độ minh bạch.2 TQ cũng cam kết tuân thủ các Hiệp 2 Về vấn đề này, VN cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, UBTV quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân và đăng công khai các VBPL trên. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 14 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam định đang có hiệu lực của WTO nhƣ TRIPs, TRIMs và TBT. Có thể tổng kết các luật tiêu biểu đƣợc ban hành sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thông qua bảng sau: Bảng 5: Các luật tiêu biểu đƣợc Trung Quốc ban hành sau khi gia nhập WTO Năm Ban hành Luật chi tiêu chính phủ (nhằm tăng cƣờng tính minh bạch, xóa bỏ nạn tham nhũng và Cuối 2002 thủ tiêu các hàng rào bảo hộ trong nƣớc) 3 - 2003 Quy định tạm thời về minh bạch hóa trong quản lý thƣơng mại Bản dự thảo xin ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài có liên quan về Luật 3 - 2004 Ngoại thƣơng sửa đổi Đƣa ra dự thảo Qui định quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thƣơng mại và lấy ý kiến đóng Cuối 2003 góp của các bên nƣớc ngoài có liên quan và tiến hành sửa đổi các điều khoản bất hợp lý 4 - 2004 Luật Ngoại thƣơng sửa đổi và Qui định về quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thƣơng mại Nguồn: Tổng hợp 2.4. Không bóp méo thương mại Theo qui định của WTO, các chính phủ có quyền ban hành các điều luật áp thuế chống phá giá và thuế đối kháng và áp dụng các biện pháp bảo hộ (gia tăng các loại thuế quan hoặc xây dựng các hàng rào hạn chế khối lƣợng nhặp khẩu) để bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa. Nhiều thành viên WTO đã thu lợi từ quyền này, một số nƣớc khác thì sử dụng tƣơng đối nhiều các công cụ bảo hộ, đặc biệt áp đặt các loại thuế chống phá giá với hàng hóa bán phá giá. Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà XK. Do đó, nguyên tắc của WTO về không bóp méo thƣơng mại bao gồm những nguyên tắc chung trong các lĩnh vực nhƣ trợ cấp và đối kháng, chống bán phá giá và tự vệ. Lý thuyết kinh tế và minh chứng của nhiều nƣớc cho thấy gia tăng cạnh tranh có tác động tích cực đối với nền kinh tế vì nó buộc các ngành sản xuất trong nƣớc phải hợp lý hóa sản xuất. Về mặt này, Trung Quốc thậm chí còn đƣa ra những cam kết mạnh hơn mức yêu cầu so với những nƣớc đã là thành viên WTO. Ví dụ, cam kết xóa bỏ hết các hình thức hỗ trợ XK không phù hợp với luật lệ WTO; giới hạn mức trợ cấp nông nghiệp dƣới mức 8,5% sản lƣợng nông nghiệp so với mức 3,5% hiện hành và mức 10% áp dụng cho các nƣớc đang phát triển khác. Tuy nhiên, cam kết này của Trung Quốc có thể đặt ra tiền lệ gây khó khăn hơn cho các nƣớc đang đàm phán gia nhập WTO trong đó có Việt Nam. a. Chống bán phá giá và thuế đối kháng: Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 15 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Về qui chế kinh tế thị trƣờng nhƣ các nƣớc phƣơng Tây yêu cầu đối với các nƣớc đang phát triển trong quá trình hội nhập, theo tờ “Thƣơng báo” của TQ khó khăn của TQ trong vấn đề quy chế kinh tế thị trƣờng có nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ cam kết của TQ khi gia nhập WTO. Trong Nghị định thƣ gia nhập WTO của TQ điều khoản thứ 15 đồng ý cho các nƣớc thành viên khác của WTO đƣợc tiếp tục đánh giá việc bán phá giá của Trung Quốc theo tiêu chuẩn “Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường” trong vòng 15 năm sau khi gia nhập3. Điều khoản này đã tạo cơ hội để nhiều nƣớc hoặc khu vực khác lấy đó làm con bài để đòi hỏi nhiều lợi ích kinh tế và chính trị hơn cho họ. Còn đối với nƣớc cam kết thì vấn đề này liên quan đến uy tín quốc gia nên dù có thiếu công bằng đến đâu vẫn phải tuân thủ. Chính điều đó đã khiến các nƣớc Âu-Mỹ đƣa ra những tiêu chuẩn về kinh tế thị trƣờng rất tùy tiện, thậm chí không liên quan gì đến những qui định về bán phá giá và những biện pháp đảm bảo của WTO Tuy nhiên, trong một “nỗ lực” nhằm giảm bớt thiệt thòi kép, TQ cũng thể hiện rõ quan điểm và không để cho các nƣớc khác tùy tiện phán xét. Với xu thế đi lên của nền kinh tế, nhất là ƣu thế của một thị trƣờng lớn, TQ hiện có rất nhiều con bài trong tay để mặc cả. Tháng 9-2004, ASEAN đã thừa nhận qui chế kinh tế thị trƣờng (market economy status-MES) cho Trung Quốc. Sau chuyến thăm 4 nƣớc Châu Mỹ La tinh của ông Hồ Cẩm Đào tháng 11-2004, Bazil, Chile và Argentina đều công nhận qui chế MES cho Trung Quốc b. Quyền tự vệ (safeguards): Trung Quốc cam kết cho phép các nƣớc thành viên khác sử dụng điều khoản tự vệ một cách tƣơng đối rộng rãi (ví dụ theo tiêu chuẩn “gây xáo động thị trƣờng” chứ không phải “gây thiệt hại nghiêm trọng” nhƣ điều khoản thông thƣờng trong WTO) trong một thời gian dài là 12 năm nhằm hạn chế hàng nhập từ Trung Quốc nếu nhƣ hàng nhập này gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nƣớc. Trong quá trình thƣơng thuyết, các nƣớc thành viên đã đòi hỏi đƣợc quyền áp đặt một số biện pháp ngăn ngừa. Điều 16 Nghị định thƣ gia nhập WTO của Trung Quốc cho phép các thành viên WTO áp dụng các biện pháp tự vệ (safeguards) nhắm vào một hay một vài mặt hàng của Trung Quốc (trong đó có Dệt may) nếu thị trƣờng bị xáo trộn cho đến tháng 12-2013. Các nƣớc thành viên WTO cũng có thể đơn 3 Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Chế độ "phi thị trƣờng" nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng XK của Việt Nam Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 16 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phƣơng tái lập các hạn ngạch cho hàng Dệt may nhập từ Trung Quốc mà không cần thông báo lên WTO cho đến 31-12-2008 (thay vì 2004 nhƣ các nƣớc khác), nếu “các luồng NK ấy cản trở sự phát triển bình thƣờng của mậu dịch dệt may”. 2.5. Đối xử ưu đãi cho các nước đang phát triển WTO đƣa ra các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nƣớc đang và kém phát triển thành viên (ví dụ qui định giai đoạn chuyển đổi dài hơn cho các nƣớc đang phát triển và kém phát triển trong một số Hiệp định) cho phép các nƣớc phát triển thành viên thoát khỏi điều khoản MFN và giành cho các nƣớc đang và kém phát triển đối xử S&D. Đối xử ƣu đãi đặc biệt gây ra nhiều tranh cãi trong cuộc đàm phán. Vào giai đoạn đầu đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc bị ép buộc đàm phán với tƣ cách là một nƣớc phát triển do quy mô và thành tựu về tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến các nƣớc phát triển e ngại khi chấp nhận cho nƣớc này chế đọ giành cho nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành công trong việc chuyển đổi vị thế đàm phán. Chính điều này đã giúp Trung Quốc không bị “thua thiệt” nhiều trong quá trình đàm phán và đƣợc hƣởng những ƣu đãi và nhân nhƣợng nhất định giành cho các nƣớc đang phát triển thành viên. Cụ thể, Trung Quốc đƣợc hƣởng ân hạn thực hiện các cam kết trong WTO nhƣ dỡ bỏ dần hạn ngạch và giấy phép, tự do hóa dần việc cho phép các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng. Ngoài ra, Trung Quốc còn đƣợc hƣởng thuế suất GSP của một số nƣớc, giúp Trung Quốc tăng đƣợc khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là so với các nƣớc đang phát triển trong việc XK các sản phẩm tƣơng đồng. Xét trên tiềm năng cạnh tranh của ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc thì Trung Quốc không cần thiết có sự đối xử ƣu đãi về mặt thuế quan mà cần đƣợc giảm bớt những rào cản phi thuế quan của các nƣớc phát triển. Trung Quốc chỉ có thể đạt đƣợc điều này qua cải cách thƣơng mại đa phƣơng nhằm giảm các rào cản phi thuế ở các nƣớc phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may và giầy dép. Để đảm bảo Trung Quốc thi hành các cam kết đã hứa hẹn và trấn an dƣ luận trong nƣớc, các thành viên WTO đã buộc Trung Quốc sau khi gia nhập phải tham gia vào một kỳ “sát hạch”đặc biệt hàng năm xem nƣớc này có thực thi các cam kết Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 17 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam của mình và chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc của WTO hay không thông qua Cơ chế xét duyệt quá độ Trung Quốc (China Transitional Review Mechanism - TRM). Cũng theo Hiệp định thƣ gia nhập WTO của Trung Quốc, hàng năm Trung Quốc sẽ phải giải trình tất cả những gì đã làm để thực hiện cam kết và trả lời câu hỏi của các thành viên khác trong nhiều cuộc họp ở các ủy ban. Kết quả sẽ đệ trình lên Đại hội đồng WTO, là cơ quan tối cao của tổ chức (gồm tất cả các thành viên). Việc xét duyệt sẽ tiến hành mỗi năm, trong 8 năm, lần cuối vào năm thứ 10 hay sớm hơn tùy theo quyết định của Đại hội đồng. 3. Những thuận lợi và thách thức của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Trung Quốc 3.1. Những thuận lợi: Tại sao phải gia nhập WTO? Vào thì sẽ đƣợc gì, mất gì? Và ai, ngành nào, khu vực nào sẽ đƣợc hƣởng lợi, ai sẽ phải chịu thiệt thòi? Đây là bài toán cơ bản đặt ra cho mỗi nƣớc khi đệ đơn xin gia nhập WTO và cũng là một sự đánh cuộc của chính họ. Các nghiên cứu gần đây về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với tăng trƣởng kinh tế của nƣớc này đều hết sức khả quan, đặc biệt là về triển vọng trong dài hạn.Trong nửa thập niên trở lại đây, đà tăng trƣởng XK và NK có giao động nhƣng tăng trƣởng GDP của Trung Quốc luôn ổn định ở mức 7-8%. Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng nhà nƣớc Trung Quốc ƣớc tính việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tăng tốc độ tăng trƣởng GDP của Trung Quốc Trung bình 0,5%/năm và tác động của việc Trung Quốc giảm thuế quan khi gia nhập WTO cho thấy GDP sẽ tăng lên 1%/năm và XK tăng 24%, NK tăng 18%4. Bên cạnh những lợi ích chủ yếu mà các quốc gia đặc biệt là các nƣớc đang phát triển thu đƣợc từ việc kí kết các Hiệp định của WTO nhƣ: Không bị phân biệt đối xử trong buôn bán với các thành viên còn lại của tổ chức; Có quyền tham gia vào quá trình xây dựng các quyết định của WTO cũng nhƣ tham gia vào các phiên đàm phán đa phƣơng trong tƣơng lai; Thúc đẩy Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn Có thể đánh giá tổng quát những thuận lợi mà TQ có đƣợc khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Đó là: tự thay đổi chính mình và nhân lên sức mạnh. a. Thị trường quốc tế mở rộng, được hưởng quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia 4 Li shangtong và ZhuiFan, Impact of WTO Accession on China’s Economy, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Bắc Kinh, 2000. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 18 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Điều này giúp cho hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc đƣợc tham gia vào thị trƣờng của 149 nƣớc thành viên khác của WTO trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử. Thêm nữa, Trung Quốc sẽ không phải chịu sự rà soát hàng năm về việc ban hành quy chế MFN của Quốc hội Hoa Kỳ mà nghiễm nhiên đƣợc áp dụng quy chế này. Điều này hết sức quan trọng bởi lẽ nếu không đƣợc hƣởng MFN thì hàng NK vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế quan cao hơn đáng kể (có mặt hàng lên tới 10 lần) so với những mặt hàng đƣợc hƣởng MFN. Theo số liệu thống kê, năm 2002, tổng KNXNK của Trung Quốc đạt 620,8 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2001. Trong đó, XK đạt 325,6 tỷ USD, tăng 22,3%; NK đạt 295,2 tỷ USD, tăng 21,2%, cao hơn hẳn mức 4% của thƣơng mại thế giới năm đó. Vị trí XK của TQ trên thế giới đã từ thứ 6 năm 2001 tăng lên thứ 5 năm 2002. b. Tăng cường vị thế của Trung Quốc trong thương mại quốc tế Việc Trung Quốc gia nhập WTO là một sự xác nhận của quốc tế về một nƣớc Trung Quốc với tƣ cách là một cƣờng quốc kinh tế đang lên, giúp Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các nguyên tắc thƣơng mại mới của WTO. Ngoài ra, thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại (DSM) của WTO, Trung Quốc có thể bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của mình trong các tranh chấp thƣơng mại với các cƣờng quốc kinh tế lớn. Sau khi gia nhập WTO, tỷ lệ hầu kiện và thắng kiện chống bán phá giá các sản phẩm XK cùng các biện pháp bảo đảm của Trung Quốc đã tăng rõ rệt. Trong vụ kiện bảo hộ gang thép với Hoa Kỳ, vụ án lớn nhất, phức tạp nhất trong lịch sử WTO, lần đầu tiên, Trung Quốc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và đã thắng kiện; Trong vụ kiện về máy bật lửa của EU, Trung Quốc cũng không phải nộp thuế Có thể nói, Trung Quốc đã lợi dụng những quy tắc của WTO để bảo vệ có hiệu quả sự an toàn những ngành nghề trong nƣớc và các ngành sản xuất XK trên thị trƣờng các nƣớc khác. c. Được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển trong WTO: Mặc dù, Trung Quóc có số thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn nhiều so với các nƣớc mà WTO xếp vào hàng các nƣớc đang phát triển, nhƣng qui mô và mức độ phát triển của nƣớc này khiến cho các nƣớc thành viên chấp nhận đối xử nhƣ đối với một nƣớc đang phát triển một cách miễn cƣỡng. Theo đó, Trung Quốc đƣợc linh hoạt hơn trong việc thực hiện các cam kết của WTO nhƣ đƣợc bảo lƣu Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 19 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam một phần quyền kinh doanh và áp dụng một số hình thức trợ cấp, hỗ trợ về kỹ thuật Đối với các nền kinh tế đang phát triển trong WTO, việc bảo hộ các ngành còn non trẻ đặc biệt là nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Nông nghiệp là vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ giữa các thành viên WTO và những vòng đàm phán đa phƣơng của GATT/WTO và dĩ nhiên cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình thƣơng thuyết gia nhập WTO của Trung Quốc. Trung Quốc hiện vẫn là một nƣớc nông nghiệp với 800 triệu ngƣời sống về nghề nông, chiếm 60% dân số. Chính quyền TQ buộc phải coi trọng vấn đề bảo vệ thu nhập của nông dân. Do đó, trong quá trình đàm phán, Trung Quốc đòi hỏi phải đƣợc qui chế nƣớc đang phát triển để đƣợc hƣởng mức tài trợ cao nhất WTO cho phép, là 10% tổng sản lƣợng nông sản đƣợc tài trợ thay vì mức 5% áp dụng cho các thành viên phát triển và cuối cùng mức cam kết đƣợc 2 bên ấn định là 8,5%. Tuy chƣa tài trợ nhiều cho nông dân nƣớc mình, nhất là so với ngân sách tài trợ khổng lồ của Hoa Kỳ và EU, Trung Quốc vẫn có một giới hạn thoải mái để có thể tùy nghi sử dụng biện pháp đó bất cứ khi nào cần đến. d. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Mọi ngƣời đều có chung một nhận định rằng việc Trung Quốc tiếp cận WTO, bằng điều tiết thƣơng mại và nâng cao tính ổn định hầu nhƣ chắc chắn sẽ mang lại nhiều ĐTNN hơn nữa cho nƣớc này. FDI thiên về ủng hộ các nƣớc có hoạt động kinh tế vĩ mô ổn định và có mức tăng trƣởng cao. Trong hầu hết thập kỉ 90 thế kỷ trƣớc, Trung Quốc đã đạt đƣợc cả hai yếu tố này. Các quan chức Trung Quốc cho rằng, sau khi gia nhập WTO, mỗi năm ít nhất sẽ có khoảng 50 tỷ USD ĐTNN đổ vào Trung Quốc và Trung Quốc sẽ là một trong những nƣớc tiếp nhận nhiều vốn ĐTNN nhất thế giới. Trƣớc đây, hầu hết các khoản ĐT đều đổ vào ngành chế tạo phục vụ XK. Nhƣng nhờ gia nhập WTO, thị trƣờng nội địa đang mở rộng sang các lĩnh vực nhƣ bán lẻ, xe hơi, viễn thông và dịch vụ tài chính Nhiều mặt hàng của Trung Quốc đang ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng thế giới. Với tƣ cách là thành viên WTO, Trung Quốc có thể tiếp cận đƣợc 149 thị trƣờng các nƣớc thành viên, cùng với lợi thế về nhân công dồi dào, chăm chỉ biến Trung Quốc trở thành một cơ sở tốt để đầu tƣ sản xuất XK. Năm 2003, trung Quốc vƣợt Hoa Kỳ trở thành nƣớc đứng đàu thế giới về thu hút FDI, với tổng trị giá 53,5 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2005, tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện khoảng 319 Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 20 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tỷ USD. Chỉ số lòng tin đầu tƣ (FDI Confidence Index) cao nhất thế giới 2,03 trong khi chỉ số này của Hoa Kỳ là 1,455. Ngày càng nhiều công ty xuyên quốc gia (TNC) điều chỉnh địa bàn đầu tƣ và mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. e. Thúc đẩy cải cách thể chế và mở cửa thị trường: Cải cách toàn diện về mặt thể chế, luật pháp, hệ thống ngân hàng, tài chính và đặc biệt là cải cách các doanh nghiệp nhà nƣớc giúp Trung Quốc quản lý nền kinh tế của mình trên cơ sở minh bạch, có khả năng tiên đoán và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Điều này giúp cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trƣớc khi gia nhập WTO, có nhiều mối lo ngại rằng khi mở cửa thị trƣờng, Trung quốc sẽ trở thành nƣớc nhập siêu do thị trƣờng lớn. Nhƣng thực tế cho thấy sản xuất nội địa của Trung Quốc có khả năng điều chỉnh nhanh, đứng vững trong cạnh tranh và đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc trong khi XK tăng vọt Đạt đƣợc kết quả trên là nhờ “môi trƣờng cứng”(cơ sở hạ tầng) và “môi trƣờng mềm”(cơ chế chính sách) trở nên minh bạch, dễ tiên đoán và khuyến khích hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc tháo gỡ những nút thắt trói buộc nền kinh tế. Các khoản bao cấp giúp đỡ cho các công ty không có khả năng cạnh tranh sẽ bị coi là bất hợp pháp, các ngân hàng bắt buộc phải có những quyết định theo định hƣớng thị trƣờng, mối quan hệ không lành mạnh giữa các quan chức chính phủ và doanh nghiệp sẽ biến mất và Trung Quốc sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ cuối năm 1999, gần 30 ban ngành của Quốc vụ viện Trung Quốc đã sửa đổi hơn 2300 pháp luật, pháp quy và quy tắc, điều lệ của các Bộ, ngành; các địa phƣơng Trung Quốc đã xử lý hơn 190.000 quy định mang tính địa phƣơng, những quy tắc và những biện pháp chính sách của các cơ quan địa phƣơng và tùy theo yêu cầu xóa bỏ hoặc sửa đổi các qui định đó Trong 3 năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ban hành hơn 40 quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, giao thông, du lịch, giáo dục Về cơ bản, đã hình thành hệ thông luật pháp trong lĩnh vực mậu dịch, dịch vụ ngoại thƣơng phù hợp với cơ chế WTO. Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 5 A.T.Kearney, FDI Confidence Index 2004 Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 21 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Chỉ tiêu Tăng trƣởng kinh tế (%) 8,0 7,5 8,0 9,3 9,5 9,9 CPI (%so với năm trƣớc) 0,4 0,7 -0,8 1,2 3,9 4,0 XK (tỷ USD) 249,1 266,1 325,7 834,4 593,4 762 %Tăng trƣởng XK 7,2 22,4 34,6 35,4 30,0 28,6 NK (tỷ USD) 214,7 232,1 281,3 412,8 561,4 660 %Tăng trƣởng NK 8,2 21,2 39,8 36,1 20,3 17,9 Cán cân thƣơng mại (tỷ USD) 34,5 34,0 44,3 25,5 32,0 25,0 Cán cân tài khoản vãng lai (tỷ USD) 20,5 17,4 35,4 45,9 68,7 123,0 Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP) 1,9 1,5 2,8 3,2 4,2 6,2 Nợ nƣớc ngoài (%GDP) 13,5 14,5 13,3 13,6 13,8 11,7 Nguồn: China Major Macro Economic Indicator, TDC 3.2. Những thách thức : Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực lo ngại về sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, đặc biệt là các nƣớc láng giềng bé nhỏ đang lo ngại rằng, họ có thể bị cỗ xe kinh tế này cán nát thì các doanh nghiệp nƣớc này lại lo lắng trƣớc số lƣợng rất đông các công ty nƣớc ngoài có trình độ khoa học kĩ thuật tinh vi, tài chính khổng lồ, rất am hiểu về thị trƣờng Trung Quốc và sẵn sàng xâm chiếm thị trƣờng TQ sau khi nƣớc này gia nhập vào WTO. Quả thực, sau khi gia nhập WTO các công cụ quan trọng để nhà nƣớc chi phối nền kinh tế đã bị xoá bỏ. Bên cạnh đó, sau 3 năm gia nhập WTO, những cuộc tranh chấp thƣơng mại giữa Trung Quốc và các nƣớc ngày một gia tăng, hàng loạt các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp, bảo hộ hoặc bảo hộ đặc biệt ở nƣớc ngoài đang nhằm vào nƣớc này. Hơn nữa, thặng dƣ trong sản xuất của Trung Quốc hiện nay rất lớn, XK thì mạnh ai nấy làm, không có trật tự, đôi lúc xuất hiện việc bán giá thấp để cạnh tranh điều đó đã ảnh hƣởng đến trật tự kinh doanh XK của một số ngành nghề ở Trung Quốc. Nửa đầu năm 2002, thế giới phƣờng Tây từng gấp rút thổi ngọn gió “Thuyết Trung Quốc tan rã”, họ cho rằng con số tăng trƣởng Trung Quốc là quá lớn, quá nóng, không đáng tin cậy. Nguy cơ đối với nền kinh tế khổng lồ này còn rất tiềm tàng: Đó là mối đe doạ về sự mất cân đối giữa đầu tƣ và tiêu dùng, quá thừa năng lực sản xuất, thiếu hụt về năng lƣợng, tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng ngại. Đó là: Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 22 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam a. Áp lực thực hiện cải cách về thể chế cho phù hợp với WTO: Gia nhập WTO sẽ là một trắc nghiệm khó khăn nhất mà hệ thống luật pháp yếu kém của TQ từng trải qua. Họ buộc phải cam kết sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự công bằng. Mặc dù Trung Quốc gia nhập WTO với tƣ cách là một nƣớc đang phát triển, các cam kết về mở cửa thị trƣờng có thể đƣợc hòa nhập từng bƣớc, nhƣng về mặt minh bạch hóa chính sách, chấp pháp, tƣ pháp thì không thể trì hoãn. Vì thế, khó khăn về mặt cải cách thể chế của TQ khi gia nhập WTO gay go hơn và lớn hơn nhiều so với mặt thƣơng mại. Trong nghị định thƣ gia nhập WTO của Trung Quốc ghi rõ: Trung Quốc cam kết áp dụng và giám sát luật của mình một cách hợp lý, công bằng và đồng bộ, cũng như đảm bảo tính minh bạch trong việc ban hành và thực thi các qui định. Họ cũng cam kết rằng, mọi điều luật và qui định hữu quan, về nguyên tắc đều đƣợc ban hành để trƣng cầu dân ý trƣớc khi có hiệu lực; họ cũng sẽ thành lập một tờ báo để công bố tất cả các luật, các qui định và chính sách khác liên quan đến thƣơng mại Rõ ràng là Trung Quốc đã đƣa ra rất nhiều cam kết với hy vọng thúc đẩy quá trình cải cách trong nƣớc. Tuy nhiên, áp lực cải cách là quá lớn, tháng 7-2001, cựu Thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại Trung Quốc đồng thời là thành viên chủ chốt trong đoàn đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, ông Tong Zhiguang cảnh báo: “Lẽ ra rất nhiều công việc như vậy phải được tiến hành từ lâu rồi. Tôi rất lo lắng về tình hình hiện nay”. Hiện tại ở Trung Quốc, phƣơng thức quản lý nhà nƣớc vẫn chƣa hoàn toàn thích ứng với tình hình mới, việc ứng phó của các khu vực và các ngành nghề khác nhau vẫn chƣa đồng đều và đủ mạnh. Hiện nay, một số địa phƣơng đã không chú trọng làm tốt công tác ứng phó sau khi gia nhập WTO, để rơi vào thế bị động. Mặt tồn tại này cũng trùng lặp với nhận xét của Cơ quan giám sát quá độ Trung Quốc thuộc WTO. b. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Một phần trong thủ tục gia nhập WTO, Trung Quốc phải liệt kê chi tiết những khoản bao cấp mà họ đã cung cấp và cam kết sẽ xóa bỏ nhiều khoản trợ cấp đó. Tổng số các khoản bao cấp cho các ngành do nhà nƣớc nắm, trong năm 1998, khoảng 900 triệu USD, đã đƣợc xóa bỏ bắt đầu vào năm 2000, nhƣ là một phần của thỏa ƣớc gia nhập WTO. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cam kết trong một thời Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 23 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gian ngắn sau khi gia nhập WTO sẽ giảm thuế còn 17%, thậm chí có sản phẩm quan trọng còn giảm tới 14,5% mà trƣớc đây là 21%, các hàng rào phi thuế quan cũng dần giảm bớt khiến cho những ngành kém sức cạnh tranh quốc tế rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, dẫn đến phá sản. Thị trƣờng dịch vụ mở cửa, các công ty lớn của các nƣớc chuyên XK dịch vụ quốc tế sẽ nhảy vào cạnh tranh để chiếm đoạt thị trƣờng Trung Quốc vốn chƣa đƣợc khai thác. Khó khăn mà ngành dịch vụ phải đƣơng đầu sẽ lớn hơn các ngành khác, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại. Kết quả điều tra cho thấy, trƣớc khi gia nhập WTO, 40% số doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chƣa nắm đƣợc những cơ hội đồng thời với các thách thức và biện pháp ứng phó. Họ không hiểu sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả ngay sau khi gia nhập WTO. Đó chính là thách thức lớn nhất của nƣớc này sau khi gia nhập WTO. Thêm nữa, việc tồn tại cơ chế chống bán phá giá và các biện pháp bảo hộ gây ra những rắc rối cho Trung Quốc trong việc tiếp cận các thị trƣờng XK. Luật chống bán phá giá của WTO có xu hƣớng phát hiện bán phá giá ngay cả khi có sự tồn tại của nó không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Tình trạng này đối với Trung Quốc còn tệ hại hơn so với nhiều nƣớc thành viên khác vì 70% sản phẩm XK của TQ rất nhạy cảm đối với các biện pháp chống bán phá giá. Hơn nữa, trong khoảng thời gian 15 năm, TQ có thể sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do việc thực hiện các điều khoản về phân biệt đối xử đƣợc áp dụng cho các nền kinh tế phi thị trƣờng và gia tăng một cách đáng kể khả năng bị quy kết là bán phá giá. Thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng theo các điều khoản này thƣờng cao hơn nhiều so với thuế áp dụng đối với các nền kinh tế thị trƣờng. c. Các vấn đề xã hội khác: Tăng trƣởng kinh tế cao thƣờng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu vấn đề thất nghiệp không đƣợc giải quyết tốt, nó có thể là mầm mống gây ra những bất ổn chính trị và xã hội Trung Quốc. Thêm nữa, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa vốn trƣớc đã khó khăn nay lại có nguy cơ bị tụt hậu nhiều hơn. Theo một khảu sát của Ngân hàng thế giới công bố vào tháng 2-2005 dựa trên 84000 hộ dân, mức thu nhập bình quân của các hộ dân giảm 0,7% so với trƣớc khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức sống của các hộ nghèo nhất giảm 6% do thu nhấp giảm mà lạm phát lại gia tăng. Nhiều ngƣời dân không những không đƣợc hƣởng lợi mà còn tăng sản lƣợng không tăng thu nhập, một số nơi rơi vào tình cảnh “nay không bằng xƣa”. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 24 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Theo thống kê chính thức, số ngƣời nghèo (có thu nhập dƣới 77USD) lần đầu tiên tăng sau 25 năm cải cách, từ 28,2 lên 20 triệu ngƣời. Vấn đề môi trƣờng cũng đang “nóng” nhƣ sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn tài nguyên của Trung Quốc có nguy cơ trở nên khan hiếm và môi trƣờng sẽ bị ô nhiễm nặng nề. ảnh hƣởng từ bên ngoài và đòi hỏi của thế hệ trẻ, vấn đề dân chủ cũng sẽ trở thành một thách thức lớn đối với Chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, gia nhập WTO còn nhiều khó khăn và những vấn đề mới nảy sinh buộc chính phủ Trung Quốc phải có những quyết sách và những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, đó chỉ là cái giả quá rẻ so với những gì mà Trung Quốc có đƣợc với tƣ cách là thành viên WTO, thậm chí còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trên cơ sở những cải cách hợp lí. III. TÁC ĐỘNG CỦA VIÊC TQ GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ: 1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với thƣơng mại toàn cầu nói chung: 1.1. Vị trí của Trung Quốc trong thương mại thế giới Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự phát triển nhanh của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế thế giới. Theo thống kê của WTO, tuy GDP năm 2003 của Trung Quốc chỉ đạt 1.460 tỷ USD, chiếm 4,3% GDP thế giới, nhƣng tỉ lệ đóng góp về tốc độ tăng trƣởng của TQ là hơn 17%, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Tỷ trọng KNXNK của TQ trong tổng KNXK toàn cầu đã tăng từ 4,2% năm 2002 lên 4,9% năm 2003 và 5,55% năm 2004 trong khi tỷ trọng tƣơng ứng của Hoa Kỳ giảm từ 12,8% xuống 11,7% và 10,95%. Năm 2004 và 2005, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trƣởng 9,5% năm 2004 và 9,9% năm 2005. KNXNK năm 2005 đạt 1.422 tỷ USD, tăng 23,2% so với 2004, trong đó XK tăng 24,8% (762 tỷ USD), NK tăng 17,6% (660 tỷ USD). Năm thứ tƣ liên tiếp, tốc độ tăng trƣởng NK của TQ là nhân tố chủ yếu duy trì tốc độ tăng trƣởng XK tại một số nƣớc NIC của khu vực Đông Á. Trong lĩnh vực hàng hóa, Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo của tăng trƣởng toàn cầu do nhu cầu cao đối với 1 số mặt hàng nhƣ năng lƣợng, kim loại và khoáng sản khiến cho giá cả những mật hàng này luôn đứng ở mức cao kỷ lục. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực với nhiều quốc gia đặc biệt là các nƣớc đang phát triển có cùng cơ cấu mặt hàng XK với TQ. Theo điều tra về những ngƣời sống tha hƣơng ở Châu Á của Công ty Tƣ vấn Rủi ro kinh tế và chính trị tiến hành vào giữa năm 2001, tại Malaysia có 45% số ngƣời đƣợc hỏi cho Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 25 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam rằng TQ gia nhập WTO sẽ làm tổn hại đến công việc làm ăn của họ, trong khi chỉ có 9% nghĩ rằng sự kiện này có lợi cho công việc, ở Ấn Độ có 2/3 cho là xấu và 1/3 cho là không ảnh hƣởng gì, còn ở Việt Nam có 83% cho là xấu và chỉ có 6% cho là tốt Dƣờng nhƣ rất nhiều doanh nhân nƣớc ngoài có cùng tâm trạng tiêu cực trƣớc việc TQ gia nhập WTO. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác động tích cực của việc TQ gia nhập WTO đối với thƣơng mại toàn cầu. Sau đây là một số tác động chủ yếu của việc TQ gia nhập WTO đối với nền kinh tế thế giới: a. Sự mở rộng của thị trường ở Trung Quốc đối với XK: Từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, ảnh hƣởng của sự kiện này đến tăng trƣởng NK đã biểu hiện rõ rệt trong các năm sau đó. Trung Quốc cũng đã có những bƣớc tiến đáng kể vể mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, nhƣ: áp dụng nhiều biện pháp tự do hóa NK (cắt giảm thuế quan, áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số sản phẩm nông nghiệp nhƣ bông, len, ngũ cốc ) và giảm độc quyền doanh nghiệp Nhà nƣớc trong phân bố hạn ngạch và cam kết áp dụng các tiêu chuẩn SPS trên cơ sở hạn ngạch đã mở ra nhiều cơ hội mới cho XK hàng hóa sang thị trƣờng Trung Quốc. Tốc độ gia tăng nhu cầu nhanh chóng của thị trƣờng nội địa khổng lồ Trung Quốc là một động lực quan trọng thúc đẩy và kinh thích thƣơng mại toàn cầu phát triển. Chính nhờ nhu cầu lớn của Trung Quốc đã thúc đẩy và thƣơng mại hàng nguyên liệu, xe hơi, điện tử, công nghiệp hóa chất, điện gia dụng, linh kiện đóng gói đặc biệt nhu cầu lớn về nguyên liệu của Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội cho các nƣớc đang phát triển - những nƣớc chủ yếu XK nhóm hàng này. b. Sự gia tăng XK của Trung Quốc sang thị trường các nước khác: Một điều dễ thấy là từ khi gia nhập WTO, bên cạnh sự gia tăng NK, KNXK của Trung Quốc cũng gia tăng không ngừng. Các nƣớc đang phát triển có thể sẽ để mất thị trƣờng XK chủ yếu về tay Trung Quốc dƣới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của hàng Trung Quốc. Hàng chế tạo Trung Quốc với giá thành thấp, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, giá nhân công rẻ và ngày càng phong phú, đa dạng sẽ tràn ngập thị trƣờng thế giới trong lĩnh vực chế tạo. Bảng 7: Thứ hạng của Trung Quốc trong XK câc mặt hàng Xuất khẩu Xếp hạng Hàng công nghiệp chế tác công nghệ trung bình 3 Hàng công nghiệp chế tác công nghệ cao 5 Hàng công nghiệp chế tác công nghệ thấp 1 Nguồn: Bộ Thương mại Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 26 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Có thể khẳng định một điều rằng, tất cả các nƣớc trên thế giới, kể cả các nƣớc công nghiệp hóa và các nƣớc đang phát triển dều phải đối phó với thách thức từ Trung Quốc nếu bản thân các nƣớc này không có khả năng cải cách và phát triển các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh. Cựu Thủ tƣớng Singapore Goh Chok Tong đã từng phát biểu nhân ngày Quốc khánh nƣớc này vào năm 2001 rằng: “Thách thức lớn nhất của chúng ta là làm thế nào để đảm bảo được vị trí của mình khi mà Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng các mặt hàng chất lượng cao, giá rẻ. Về tiềm năng, nền kinh tế Trung Quốc lớn góp 10 lần Nhật Bản?”. Vì vậy, ông cho rằng thách thức lớn nhất đối với Singapore là xác lập đƣợc một chỗ đứng trong bối cảnh hàng hóa “Made in China” giá rẻ, chất lƣợng tốt tràn ngập thế giới. Ngay cả ngƣời láng giếng Ấn Độ vốn chỉ có mối quan hệ kinh tế khiêm tốn, nay cũng phải gồng mình trƣớc “cơn lũ” hàng XK Trung Quốc đang đe dọa đến phần lớn nền công nghiệp chế tạo đầu ra thấp của nƣớc này. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nƣớc này không thể cạnh tranh đƣợc nên họ quay sang dán nhãn “made in China” lên sản phẩm của mình để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ. Trong lĩnh vực XK hàng nông sản, năm 2003, trị giá XK rau quả tăng 43% cho rau và 80% cho quả. Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về XK rau khô và rau đông lạnh, nấm chế biến, tỏi và quả đóng hộp. Cùng lúc, thủy hải sản tăng gấp 3 trong 10 năm, đạt 45 triệu tấn năm 2002, bằng một phần ba sản lƣợng thế giới. Từ đó đến nay, Trung Quốc đứng đầu về XK thủy hải sản với 4,5 tỷ USD. Năm 2005, Trung Quốc đứng hạng 8 thế giới về XK nông sản và hàng đầu ở Châu á, cung cấp 15% các nông sản nhập vào thị trƣờng Nhật Bản. Những thành tích trên khiến ngƣời ta dự đoán Trung Quốc sẽ không chỉ là “phân xưởng của thế giới” mà còn là “nông trại của thế giới”. 1.2. Vị trí của Trung Quốc trong đầu tư quốc tế: a. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc: Lợi thế về chi phí thấp và lợi thế kinh tế nhờ qui mô của Trung Quốc ngày càng lớn và không chỉ gây áp lực trong cạnh tranh XK, ngay cả đối với các hàng công nghiệp chế tác công nghệ cao, mà cả trong khả năng thu hút FDI. Sau khủng hoảng kinh tế Châu Á, FDI ròng vào khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc tăng lên nhanh chóng từ 49 tỷ USD năm 2002 lên 62 tỷ USD năm 2004 trong đó dòng vốn chủ yếu tập trung vào Trung Quốc (khoảng 53 tỷ USD). Trở Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 27 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thành thành viên WTO đồng nghĩa với nhiều cải cách về thể chế công bằng, minh bạch hơn, môi trƣờng đầu tƣ của Trung Quốc sẽ đƣợc hệ thống hóa theo một thỏa thuận quốc tế nhằm bảo vệ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Đây chính là điều mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trông đợi trƣớc khi bỏ một lƣợng vốn lớn vào đầu tƣ ở thị trƣờng TQ. Một dẫn chứng cụ thể về việc này đó là, gần 5 năm qua, kể từ khi chính thức gia nhập WTO, TQ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang làm ăn ở nƣớc này chuyển các khoản lợi nhuận về trong nƣớc trị giá tới 57,94 tỷ USD theo con đƣờng chính thức (trung bình 11,59 tỷ USD/năm). Bảng 8: Tình hình FDI tại khu vực Đông Á Đơn vị: tỷ USD 2001 2002 2003 2004 2005 Dòng vốn vào 78,8 67,4 72,2 105,1 118,2 - Trung Quốc 46,9 52,7 53,5 60,6 72,4 - Các nƣớc khác 31,9 14,7 18,7 44,5 45,8 Dòng vốn ra 26,1 27,6 14,4 59,2 54,4 - Trung Quốc 6,9 2,5 -0,2 1,8 11,3 - Các nƣớc khác 19,2 25,1 14,6 57,4 33,1 Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006: FDI from Developing and Transtion Economies, (www.unctad.org/fdistatitics). Tính đến cuối năm 2005, tổng lƣợng vốn FDI thực hiện của Trung Quốc tiếp tục tăng và đạt khoảng 619 tỷ USD, trong đó, riêng năm 2005, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc dạt 72 tỷ USD. Trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới hiện có hơn 450 công ty đã đầu tƣ vào Trung Quốc. Theo điều tra của UNCTAD, hiện Trung Quốc đƣợc coi là nƣớc hấp dẫn nhất thế giới đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhiều công ty nƣớc ngoài đã lựa chọn Trung Quốc là trụ sở để mở rộng kinh doanh ở Châu Á. Còn theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) có trụ sở tại London, từ nay đến năm 2010, Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn ở vị trí thứ ba thế giới trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chỉ sau Hoa Kỳ và Vƣơng quốc Anh. Vào năm 2010, đầu tƣ nƣớc ngoài trên thế giới sẽ tăng tới 1.407 tỷ USD, trong đó có khoảng 80 tỷ USD tìm chỗ sinh lời ở Trung Quốc. b. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc ngày càng tăng: Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tránh đầu tƣ trực tiếp nhiều ra ngoài và chỉ đầu tƣ bình quân 2 tỷ USD vốn FDI ra ngoài nƣớc mỗi năm, nhƣng gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng đến việc đầu tƣ tiền của mình ra ngoài để thu lợi Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 28 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và để tránh các biện pháp tự vệ mà các nƣớc khác áp đặt đối với hàng XK từ Trung Quốc. Đầu tƣ ra nƣớc ngoài là một phần quan trọng trong Chiến lƣợc “vƣơn ra thế giới”(going to global) của Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thƣơng mại và Tổng cục thống kê Trung Quốc, năm 2005, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đạt 12,3 tỷ USD. Một trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cƣờng đầu tƣ ra nƣớc ngoài đó là quốc gia này có nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Tính đến hết tháng 7 năm 2006, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 954,5 tỷ USD và có xu hƣớng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Theo dự kiến, vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài năm 2006 của Trung Quốc sẽ tăng nhiều so với năm 2005. Trung Quốc đang có nhiều chính sách nhằm khuyến khích các DN đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đặc biệt là các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Châu Phi và Châu Mỹ La tinh [xem thêm phụ lục]. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là so với các nƣớc công nghiệp phát triển, Trung Quốc còn tụt hậu khá xa về công nghệ cao, đội ngũ quản trị doanh nghiệp có chất lƣợng chƣa thật cao nên nay dù có không ít tiền trong tay nhƣng cũng không dễ tung ra để đầu tƣ. Tính đến hết năm 2005, tổng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc mới chỉ đạt gần 60 tỷ USD, thấp hơn so với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc trong năm 2005 (60,3 tỉ USD). 1.3 Vị trí của TQ trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong TMQT: Với lợi thế về dân số, Trung Quốc giành đƣợc số phiếu ngang bằng với các quốc gia khác trong WTO theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, Do đó, tiếng nói của nƣớc này đặc biệt có trọng lƣợng trong đàm phán cũng nhƣ giải quyết các tranh chấp trong thƣơng mại quốc tế. Đây là “vũ khí” giúp TQ tự bảo vệ mình trƣớc những tranh chấp pbát sinh và trở thành đồng minh tin cậy với 3/4 thành viên WTO là các nƣớc đang và chậm phát triển. Đây thƣờng là những nƣớc còn thiếu kinh nghiệm trong thƣơng mại quốc tế và dĩ nhiên việc lên tiếng ủng hộ các nƣớc này cũng giúp Trung Quốc tăng thêm tầm ảnh hƣởng của mình trên trƣờng quốc tế. Tháng 8/2003, khi Hội nghị Cancun diễn ra, TQ cùng với Ấn Độ, Brazil và Nam Phi dẫn đầu 16 nƣớc khác (G20) đƣa ra một kế hoạch phản bác đề nghị chung của Hoa Kỳ và EU trong vấn đề cải cách nông nghiệp. Lần đầu tiên tại GATT/WTO, các nƣớc nghèo và đang phát triển liên kết lại ở thế phản công, và cũng là lần đầu tiên TQ thể hiện vai trò quan trọng của mình với tƣ cách là thành viên WTO. 2. Tác động của việc TQ gia nhập WTO với các trung tâm lớn trong khu vực: Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 29 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Theo dự báo của WB, vào năm 2020, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch buôn bán thế giới và trở thành quốc gia thƣơng mại lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Do đó, thƣơng mại Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc duy trì nguyên tắc thƣơng mại đa phƣơng quốc tế và ảnh hƣởng của Trung Quốc tới các nền kinh tế lớn là không nhỏ. Bảng 9: Thƣơng mại Trung Quốc với những đối tác chính Đơn vị: tỷ USD, % 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thế giới 360,0 474,3 509,7 620,8 851,0 1154,5 1365,9 Hoa Kỳ* 94,9 116,4 121,5 195,3 181,8 231,4 285,3 EU (25) 57,9 81 80,5 91,9 132,8 177,4 223,1 Nhật Bản 66,2 97,6 100,2 114,3 113,7 187,2 189,4 ASEAN-6 110,3 144,5 151,6 194,8 261,1 351,3 125,8 Nguồn: WTO Staticstic 2005, (*)US Department of Commerce 2.1. Tác động đến thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ: Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc – Hoa Kỳ không ngừng phát triển kể từ sau khi 2 nƣớc thiết lấp quan hệ ngoại giao năm 1979. Năm 1999, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc ký đƣợc hiệp định về việc Trung Quốc gia nhập WTO, cả 2 bên đều cho rằng đây là hiệp định mà cả 2 cùng “thắng lợi”. Các sản phẩm của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận tốt hơn với thị trƣờng Trung Quốc trên mọi lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, viễn thông, ô tô Trong khi Trung Quốc trở thành nhà cung cấp quan trọng cho thị trƣờng Hoa Kỳ những hàng hóa giá rẻ nhƣ đồ chơi, hàng dệt may, nông sản, quần áo, giày dép Đối với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc gia nhập WTO mang lại nhiều lợi ích. Nếu Hoa Kỳ vẫn muốn tiếp tục tạo ra 20% của cải thế giới chỉ với 4% dân số thế giới thì Hoa Kỳ phải tiếp tục đẩy mạnh buôn bán quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc. Khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc giảm phần lớn các hàng rào thƣơng mại và sẽ tạo ra đƣợc những cơ hội kinh doanh mới cho thƣơng nhân Hoa Kỳ ở Trung Quốc. Đồng thời, Hoa Kỳ có thể đƣa những tranh chấp thƣơng mại vào khuôn khổ WTO thay vì áp dụng các biện pháp trừng phạt thƣơng mại đơn phƣơng dễ gây ảnh hƣởng xấu đến quan hệ giữa 2 nƣớc. Bảng 10: Thƣơng mại Trung Quốc - Hoa Kỳ (1998 - 2005) Đơn vị : tỷ USD, % 1998 1999 2000 2001 BQ 2002 2003 2004 2005 BQ TQ XK 72,1 81.8 100,1 102,3 12,98 125,2 153,4 196,7 243,5 24,43 TQ NK 14,2 13,1 16,3 19,2 11,2 22,1 28,4 34,7 41,8 21,59 Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 30 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam CCTM 57,9 68,7 83,8 83,1 123,1 125 162 201,7 Nguồn: US Department of Commerce, Tradestat Express, 1-21-55-26 Sau khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO, thƣơng mại giữa 2 nƣớc tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Đến năm 2004, Trung Quốc đã vƣợt Mêhicô trở thành nƣớc XK lớn thứ 2 sang thị trƣờng Hoa Kỳ và trở thành đối tác lớn thứ 4 của Hoa Kỳ. Hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là những hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh nhƣ dệt may, nông sản, da giầy có giá rẻ, chất lƣợng tốt nên đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ ƣa chuộng. Tốc độ tăng trƣởng XK của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt bình quân 24,23%/năm trong giai đoạn 2002-2005 trong khi tăng trƣởng NK chỉ đạt 21,59% làm cho thâm hụt cán cân thƣơng mại tiếp tục có xu hƣớng tăng lên. Mức thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của Hoa Kỳ năm 2005 đã lên tới 201,7 tỷ USD, 3 tháng đầu năm 2006 là 47 tỷ USD. Nhƣng theo tính toán có gần 70% lợi nhuận trong những món hàng XK từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ rơi vào túi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó chủ yếu là các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ. Biểu đồ 4: Thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ giai đoạn 1990 - 2004 Nguồn: OEF Tuy nhiên, ngƣợc lại Trung Quốc cũng là một thị trƣờng đầu tƣ và XK quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Theo hãng Boeing, cứ 1 tỷ USD XK máy bay sang Trung Quốc sẽ tạo ra 11.000 việc làm cho ngƣời dân Hoa Kỳ. Một điều dễ nhận thấy hơn là việc Hoa Kỳ cũng là một trong những nƣớc đƣợc hƣởng lợi từ xu hƣớng tăng trƣởng NK nông sản của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Theo số liệu từ Cơ quan đại diện thƣơng mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, năm 2004, KNXK nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 9% tổng KNXK nông sản của Hoa Kỳ, tăng gấp đôi so với năm 2002.Trong đó, Trung Quốc chiếm 34,9% tổng KNXK đậu tƣơng; 1/3 tổng KNXK bông và chiếm 30% tổng KNXK da của Hoa Kỳ. Năm 2005, Trung Quốc đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu nông sản lớn thứ tƣ của Hoa Kỳ. Nhƣ vậy, có thể thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc là đối tác thƣơng mại quan trọng của nhau. Cơ cấu XK của Trung Quốc là những mặt hàng mà nƣớc này có lợi thế cạnh tranh so với Hoa Kỳ và ngƣợc lại. Tuy nhiên, thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của Hoa Kỳ tăng liên tục do khả năng Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 31 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh của hàng hóa TQ ngày càng tăng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và do TQ còn duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định của đồng NDT khiến cho hàng TQ trở cạnh tranh hơn về giá. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, sau giai đoạn quá độ gia nhập WTO, với việc cải cách hệ thống luật pháp, giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan, cũng nhƣ nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng Trung Quốc thì XK của Hoa Kỳ vào thị trƣờng này sẽ tăng lên và tình trạng thâm hụt thƣơng mại giữa hai nƣớc sẽ đƣợc cải thiện. 2.2. Tác động đến quan hệ thương mại Trung Quốc – Nhật Bản: Ngay từ trƣớc khi Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ thƣơng mại Nhật- Trung đã có những bƣớc phát triển tích cực. Trung Quốc là thị trƣờng lớn đầy tiềm năng của Nhật Bản còn Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn, thiết bị máy móc và bán thành phẩm quan trọng của Trung Quốc. Nhật là một trong những nƣớc đầu tiên đầu tƣ vào Trung Quốc từ những năm 80 thế kỷ trƣớc, tuy nhiên còn dè dặt và không đều. Mãi cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO thì quan hệ buôn bán 2 chiều không ngừng tăng lên. Năm 1997 mới chỉ đạt 63,8 tỷ USD đến năm 2000 con số này đã tăng lên 97,6 tỷ USD (tăng 52,9%). Và chỉ sau 3 năm Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt 187,2 tỷ USD đƣa tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch NK của Nhật Bản tăng lên 13,1% trong năm 2004 đƣa Trung Quốc trở thành bạn hàng số một của Nhật – một vị trí mà gần 60 năm nay thuộc về Hoa Kỳ. Bảng 11: Thƣơng mại Trung Quốc – Nhật Bản (1999-2005) Đơn vị : tỷ USD. % 1999 2000 2001 BQ 2002 2003 2004 2005 BQ TQ XK 42,9 55,1 57,9 10,50 61,8 75,4 94,3 103,1 15,79 TQ NK 23,3 42,5 42,3 22,0 52,5 72,9 92,9 86,3 20,83 CCTM 19,6 12,6 15,6 9,3 2,5 1,4 16,8 Nguồn : WTO statictics 2005 Một điều dặc biệt là trong khi vai trò của Trung Quốc ngày càng quan trọng với Nhật Bản thì vai trò của Nhật Bản với Trung Quốc ngày càng giảm. Điều này thể hiện ở chỗ: Năm 2004, Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ trở thành bạn hàng số một của Nhật Bản, nhƣng ngƣợc lại, Hoa Kỳ lại thay thế Nhật Bản trở thành bạn hàng số một của Trung Quốc. Có thể nói, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà còn tác động mạnh tới ngoại thƣơng của Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực. Tác động này thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, hàng Trung Quốc xâm nhập nhanh và mạnh vào thị trƣờng khu vực làm cho thị phần hàng Nhật Bản tại các nƣớc này giảm sút. Các mặt hàng nhƣ điện Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 32 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tử, điện gia dụng, giầy đép của Trung Quốc ngày càng lấn át hàng hóa Nhật Bản trên thị trƣờng nhiều nƣớc nhƣ Việt Nam, Malaysia Gần đây, giữa 2 nƣớc đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm tăng thị phần tại thị trƣờng thứ 3 và cũng là để “tranh giành” nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lƣợng phục vụ cho sản xuất XK và tiêu dùng trong nƣớc. Cơ hội cho nền kinh tế Nhật Bản là thị trường XK vì Trung Quốc là thị trƣờng có sức mua khổng lồ và tăng rất nhanh. Do đó, kinh tế Trung Quốc càng bùng nổ thì Nhật Bản càng có lợi nhờ XK sang thị trƣờng này các sản phẩm mới. Ngoài ra, do rất nhiều các sản phẩm XK “made in China” nhƣng các bộ phận cấu thành lại “made in Japan”, nên nếu Trung Quốc đẩy mạnh XK thì XK của Nhật Bản cũng tăng theo. Thứ hai, mặc dù Nhật Bản vốn đƣợc coi là một trong những thị trƣờng khó tính nhất trên thế giới, thế nhƣng hàng hóa Trung Quốc ngày càng phong phú đa dạng, chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện do đó hàng hóa Trung Quốc ngày càng đƣợc ƣa chuộng hơn so với các nƣớc Đông Nam Á. Trong năm 2002, trong khi NK hàng hóa của Nhật Bản từ Trung Quốc tăng 6,2% so với năm trƣớc thì NK từ hầu hết các nƣớc khác giảm đi, trong đó NK từ Hoa Kỳ giảm 9,3%, từ EU giảm 2,4%, từ Đông á giảm 1,4%6 Điều này, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, và rút lui dần khỏi các sản phẩm gặp sự cạnh tranh về chi phí của Trung Quốc và chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao hơn. 2.3. Tác động đến quan hệ thương mại Trung Quốc – EU Việc Trung Quốc gia nhập WTO đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng tích cực đến quan hệ thƣơng mại 2 bên. Kim ngạch buôn bán song phƣơng tăng liên tục từ 2,44 tỷ USD vào năm 1975 đã tăng lên 80,5 tỷ USD vào năm 2001 và đạt 217,3 tỷ USD vào năm 2005. Tính chung giai đoạn 2000-2005, KN buôn bán giữa Trung Quốc và EU đã tăng gấp đôi, EU trở thành thị trƣờng XK lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2005, XK từ EU sang thị trƣờng Trung Quốc cũng tăng hơn 100% so với năm 2000, mức tăng trƣởng nhanh nhất trong số các thị trƣờng XK của EU. EU tiếp tục là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Trung Quốc (tổng KNXNK của TQ sang EU chiếm 16,3% tổng KNXNK của TQ) và TQ là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của EU (tổng KN XNK sang TQ chiếm 9,4% tổng KN XNK của EU) . Bảng 12: Thƣơng mại Trung Quốc – EU Đơn vị : tỷ USD, % 1999 2000 2001 BQ 2002 2003 2004 2005 BQ TQ XK 32,1 40,8 44,2 11,25 52,5 78,4 107,3 147,6 35,63 6 JETRO, Ministry of Finance Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 33 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam TQ NK 25,8 31,2 36,3 12,05 39,4 54,4 70,1 75,5 20,78 Cán cân TM 6,3 9,6 7,9 17,3 13,1 24,0 37,2 72,1 74,46 (1)* 8,30 9,51 11,21 12,35 13,44 (2) * 3,42 3,87 4,69 5,00 4,88 (3) * 16,81 15,32 14,99 14,12 12,56 (4) * 16,93 16,45 18,28 18,50 19,29 (1) (2) Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch NK, XK của EU (%) (3) (4) Tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch NK, XK của Trung Quốc (%) Nguồn : WTO statictics 2005, *Eurostat Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch NK của EU đã tăng từ 8,3% năm 2001 lên 13,44% năm 2005 trong khi tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng KNXK của EU chỉ tăng từ 3,42% năm 2000 lên 4,75% năm 2005. XK của Trung Quốc sang EU trong 4 năm 2002-2005 tăng bình quân 35,63% gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng bình quân 11,25% trong 3 năm 1999-2001. NK của Trung Quốc từ EU cũng tăng 20,78% trong giai đoạn 2002-2005 so với 12,05% trong giai đoạn 1999- 2001. Tuy nhiên, do tốc độ tăng XK nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng NK của Trung Quốc từ EU nên thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc với EU ngày càng tăng (đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 74,46% trong giai đoạn 1999-2002 so với 17,3% trong giai đoạn 1998-2002). Cơ cấu hàng XNK giữa Trung Quốc và EU cũng có nhiều thay đổi. Trƣớc đây, Trung Quốc xuất sang EU chủ yếu là hàng sơ cấp (chiếm 50%) nhƣ nông lâm sản, hàng dệt, công nghiệp nhẹ và nguyên liệu. Những năm gần đây, sau khi Trung Quốc ttở thành thành viên WTO, tỷ lệ hàng sơ cấp Trung Quốc NK vào EU chỉ chiếm 14%, trong khi tỷ lệ hàng chế tạo (chế phẩm khoáng sản, gang thép, sản phẩm điện cơ, ô tô ) tăng lên 86%. Ngày càng nhiều càng công ty Châu Âu đầu tƣ vào Trung Quốc để tận dụng nguồn lao động rẻ, tay nghề cao và nguồn nguyên liệu dồi dào tạo điều kiện sản xuất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Châu Âu. Bên cạnh đó, việc EU kết nạp thêm 10 thành viên mới vào năm 2003 đã tạo thêm nhiều cơ hội cho hàng XK Trung Quốc thâm nhập vào thị trƣờng rộng lớn này. Sau khi 10 nƣớc Trung và Đông Âu trở thành thành viên mới của EU, tổng giá trị hàng hóa NK trong EU tăng xấp xỉ 175 tỷ Euro. Trong đó, nhu cầu NK hàng công nghiệp của một số nƣớc mới gia nhập là rất lớn (CH Sec, BaLan, Slovenia, Estonia cơ cấu hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch NK thƣờng xuyên chiếm 80% tổng KNNK hàng hóa). Cơ cấu mặt hàng XK của EU sang Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị (chiếm 2/3 tổng KNXK của EU sang Trung Quốc và chiếm Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 34 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 1/3 tổng KNNK máy móc của Trung Quốc. Thị phần của EU tại Trung Quốc là 16% (tƣơng đƣơng với thị phần tại Nhật Bản và Đông Nam á), thấp hơn so với thị phần của EU tại Mỹ (20%), Ấn Độ (21%) và Brazil (31%). Biểu đồ 5: XNK từ EU sang Trung Quốc (2001-2005) Nguồn: Eurostat, statistical regime 4. Ngoài ra, theo Hiệp định giữa hai bên về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết mở cửa cho EU 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Về công nghiệp, Trung Quốc cam kết giảm thuế trên 150 loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu của EU XK vào thị trƣờng Trung Quốc, cho phép EU tham gia vào kinh doanh và phát triển các ngành bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, du lịch 2.4. Tác động đến quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN: Trƣớc khi trở thành thành viên chính thức của WTO, quan hệ thƣơng mại Trung Quốc và ASEAN đã có những tiến bộ đáng kể. Thƣơng mại Trung Quốc – ASEAN đã tăng với tốc độ 20,4% giai đoạn 1991- 2000, trong đó năm 2000 đạt 39,5 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với 7,9 tỷ USD năm 1991. XK của Trung Quốc sang ASEAN tăng từ 4,1 tỷ USD (chiếm 5,7% tổng XK của Trung Quốc) năm 1991 lên 17,3 tỷ USD năm 2000 (chiếm 5,9% trong tổng KNXK của Trung Quốc). Đầu những năm 90, XK của ASEAN sang Trung Quốc chủ yếu tập trung vào 5 mặt hàng là xăng dầu, gỗ, mỡ động thực vật, máy tính và thiết bị điện tử (chiếm tới 75% thị phần XK của ASEAN sang Trung Quốc). Đến năm 1999, cơ cấu này đã có sự thay đổi theo hƣớng chuyển dần sang các sản phẩm chế tạo, các mặt hàng trên chỉ còn chiếm 60% trong KNXK của ASEAN sang Trung Quốc. Trong khi đó, các mặt hàng chủ yếu ASEAN NK từ Trung Quốc bao gồm: hàng điện tử, máy tính, xăng dầu, bông và thuốc lá - chiếm gần 40% NK của ASEAN từ Trung Quốc. Thƣơng mại ASEAN – Trung Quốc đã tăng nhanh kể từ thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO với tốc độ tăng trƣởng KNXK của Trung Quốc sang ASEAN đạt 22,7% trong giai đoạn 2002 – 2004 so với tốc độ tăng trƣởng 12,25% trong giai đoạn 1999-2001 và tốc độ tăng trƣởng NK đạt 47,75% so với 14,85% trong các giai Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 35 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đoạn tƣơng ứng. Từ năm 2003, ASEAN đã chuyển sang đạt thặng dƣ thƣơng mại trong buôn bán với Trung Quốc do nhu cầu NK nguyên liệu thô, dầu cọ, cao su, hoa quả nhiệt đới sang Trung Quốc gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2005, KNNK hàng hóa từ ASEAN của Trung Quốc đạt 76,97 tỷ USD (chiếm 12% tổng KNNK của Trung Quốc, và XK sang ASEAN 56,92 tỷ USD (chiếm 7,4% tổng KNXK của Trung Quốc). Hiện nay, do trình độ phát triển của các nƣớc ASEAN khác nhau, nên sự hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa các nƣớc ASEAN và Trung Quốc cũng ở mức khác nhau, đƣợc chia làm 2 nhóm. Nhóm các nƣớc có trình độ công nghệ lạc hậu, nền kinh tế quy mô nhỏ, có kim ngạch buôn bán với Trung Quốc còn ở mức thấp là nhóm ASEAN-4 (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma). Đối với các nƣớc này, Trung Quốc thƣờng xuất siêu trong qƣuan hệ thƣơng mại và thƣờng trao đổi hàng hóa ở mức cấp thấp. Trung Quốc NK nguyên vật liệu và XK thành phẩm sang các nƣớc này. Nhóm các nƣớc thứ hai là các nƣớc ASEAN-6 (gồm 6 nƣớc còn lại của ASEAN) có kim ngạch buôn bán với Trung Quốc lớn nhƣng tới nay Trung Quốc vẫn xuất siêu sang các nƣớc này. Hai bên thƣờng trao đổi những mặt hàng cao cấp. Trung Quốc NK từ các nƣớc này các sản phẩm nhƣ dầu thô, hóa chất, sản phẩm luyện kim còn XK các sản phẩm dệt may và cơ điện. Có thể nói, cơ hội của ASEAN khi Trung Quốc gia nhập WTO là tăng XK các mật hàng nông sản, thủy sản mà khu vực này có lợi thế do nhu cầu đang lên của thị trƣờng Trung Quốc và do ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải giảm thuế NK nông sản còn bình quân là 20% và còn 14,5% sau 3 năm. Ngƣợc lại, các nƣớc trong khu vực cũng gặp nhiều bất lợi khi Trung Quốc gia nhập WTO. Các mặt hàng XK chủ yếu của nhiều nƣớc nhƣ dệt may, giầy dép, đồ chơi có chất lƣợng và mẫu mã tƣơng tự nhƣ hàng Trung Quốc và đều hƣớng sang các thị trƣờng Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, gia nhập WTO sẽ thúc đẩy dòng FDI vào Trung Quốc nhiều hơn do các rào cản thƣơng mại đã đƣợc xóa bỏ. Thông qua FDI, nấc thang công nghệ của Trung Quốc sẽ ngày càng đƣợc nâng lên. Sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng không chỉ đối với các nƣớc trong khu vực mà với cả thị trƣờng thế giới nói chung. Bảng 13: FDI từ Nhật vào TQ và ASEAN trƣớc và sau khi TQ gia nhập WTO Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 36 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Đơn vị: tỷ USD 2000 2002 Tổng số FDI từ Nhật Tổng số FDI từ Nhật Việt Nam 2,017 81 1,653 118 ASEAN 34,631 6,807 21,646 3,003 Trung Quốc 62,379 3,680 82,768 5,298 Nguồn: Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Có thể nhận thấy một sự chuyển đổi rõ rệt khi FDI đổ vào Trung Quốc tiếp tục phát triển và lớn mạnh trong khi hầu hết các nƣớc ASEAN tụt lại đằng sau. Trong một chừng mực nào đó, các nƣớc lân cận sẽ nhận đƣợc FDI để sản xuất các mặt hàng có tính chất bổ sung cho ngành kinh tế Trung Quốc. Tóm lại, việc Trung Quốc gia nhập WTO có thể ảnh hƣởng bất lợi đến những ngành gia công tập trung nhiều lao động của các nƣớc ASEAN nhƣng đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho những ngành sản phẩm thô, sơ chế của các nƣớc ASEAN. Xét về ngắn hạn và trung hạn, đây là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế các nƣớc này nhƣng về dài hạn, tác động tiêu cực hay bất lợi thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm xu hƣớng đầu tƣ và chính sách của các thị trƣờng khác, chính sách thƣơng mại và môi trƣờng thể chế của các nƣớc Đông Nam Á. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 37 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam CHƢƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUÓC GIA NHẬP WTO VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC: 1. Chính sách thƣơng mại của Trung Quốc sau khi là thành viên WTO 1.1. Chính sách thương mại chung: Tính đến thời điểm này, Trung Quốc gia nhập WTO đã đƣợc gần 5 năm. Điều đó có nghĩa là đất nƣớc này đã đi gần hết con đƣờng quá độ mà WTO dành cho họ để thích nghi với những định chế của WTO, xóa bỏ dần mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan, chuẩn bị mở đƣờng toàn diện cho thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ. Với Trung Quốc thời kỳ quá độ này kéo dài từ 11-12-2001 đến 11-12-2006, và đƣợc các nhà lãnh đạo chia thành 2 thời kỳ với mốc ở giữa là năm 2004. Bảng 14: Hai thời kỳ quá độ của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Thời kỳ Thực hiện cam kết Hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống chính sách phù hợp Thời kỳ đầu: với nguyên tắc của WTO. 11-12-2001 Từng bƣớc giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, bỏ đến dần sự bảo hộ với các ngành xe hơi, dệt may, đồ chơi, 11-12-2004 Bắt đầu cho phép mở cửa thị trƣờng dịch vụ Phần lớn các ngành nghề kết thúc thời kỳ quá độ, không còn Thời kỳ sau: đƣợc bảo hộ. Một số các ngành then chốt vẫn đƣợc bảo hộ 11-12-2004 2005: Chấm dứt bảo hộ một số ngành nhạy cảm đến Từng bƣớc xóa bỏ hạn chế khu vực, số lƣợng quyền cổ phiếu, 11-12-2006 đầu tƣ nƣớc ngoài. Cuối năm 2006, đạt tới những cam kết cuối cùng Nguồn: Lê Thu Hà, Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, tháng 11-2005. Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc chủ trƣơng tiếp tục thực hiện cam kết gia nhập WTO, áp dụng nhiều biện pháp tích cực hơn trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng phù hợp với yêu cầu, quy tắc quốc tế và mở cửa thị trƣờng. Những biện pháp này thể hiện trên 2 phƣơng diện là đối nội, đối ngoại. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 38 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Về đối nội, Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, pháp quy, đẩy nhanh chuyển đổi chức năng của chính quyền, tạo môi trƣờng mở cửa lành mạnh, điều chỉnh chính sách đối với các ngành nghề. Các khu vực miền Đông đƣợc khuyến khích mở cửa hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn lực ở miền Tây để dần dần giảm bớt sự phân hoá giữa miền Đông và miền Tây, giữa thành thị và nông thôn hay còn gọi là “hiệu ứng Ma- tai”(ngƣời giàu càng giàu hơn, ngƣời nghèo càng nghèo đi) Đến năm 2006, Trung Quốc đã xóa bỏ tất cả các loại thuế nông nghiệp, chấm dứt việc đánh loại thuế này trong 2.600 năm qua. Việc bãi bỏ thuế này diễn ra sớm hơn 4 năm so với lịch trình (Năm 2004, Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo đã cam kết xóa bỏ tất cả các thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm tới) với mục đích giúp giảm gánh nặng tài chính đối với 800 triệu nông dân Trung Quốc, đồng thời là nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập đang tăng lên giữa các hộ gia đình nông thôn và thành thị. Nhằm xây dựng thị trƣờng thống nhất, cạnh tranh công bằng, Trung Quốc đã thành lập cơ quan chuyên quản lí việc chống chủ nghĩa bảo hộ địa phƣơng, ban hành các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy hình thành trật tự kinh tế thị trƣờng thống nhất trong toàn quốc. Về đối ngoại, tích cực tham gia đàm phán toàn cầu đa phƣơng về tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực, tăng cƣờng quan hệ kinh tế với các nƣớc và khu vực xung quanh, phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ. Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực theo đuổi chính sách ngoại thƣong tự dựa vào sức mình và những nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dựa trên sự tôn trọng tập quán và qui định của đối tác, dần cải cách luật pháp và hành chính “một cách hợp lý công bằng và đồng bộ”, không phân biệt đối xử, “thiên vị” cho các doanh nghiệp trong nƣớc Chính sách đối với hàng nhập khẩu: * Thuế quan: Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiếp tục cải cách hệ thống thuế quan và các biện pháp quản lý. Trƣớc tiên, Trung Quốc từng bƣớc giảm mức thuế quan theo các cam kết, mức thuế quan của Trung Quốc sẽ đƣợc giảm theo mức trung bình của các nƣớc đang phát triển và mức thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp sẽ là 10% hoặc trong khoảng đó. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 39 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Từ năm 2005, Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ hậu quá độ sau khi gia nhập WTO. Theo cam kết năm 2005, Trung Quốc sẽ giảm mức thuế quan từ 10,4% năm 2004 xuống còn 9,8%. Trong đó mức thuế quan ngành công nghiệp sẽ giảm từ 15,6% xuốn còn 15,3%. Mặc dù, khi đã là thành viên của WTO, Trung Quốc không thể nâng mức thuế cao hơn mức giới hạn nhƣng có thể quyết định áp dụng mức thuế suất thấp hơn giống nhƣ các thành viên khác từng làm để khuyến khích nhập khẩu một số sản phẩm bổ sung cho nền kinh tế. Sự nhƣợng bộ thuế quan đặc biệt là trong ngành chế tạo sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc mở rộng thƣơng mại đối với các yếu tố đầu vào cũng nhƣ các sản phẩm đầu ra giữa Trung Quốc và các nƣớc láng giềng trong khu vực. Nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng do giảm bảo hộ nhƣng XK sẽ mở rộng do chi phí sản xuất giảm. * Định giá hải quan: Trung Quốc đã có sự chuẩn bị đầy đủ về luật pháp để thực hiện đầy đủ các quy tắc về định giá hải quan và cũng đã tập trung nghiên cứu các biện pháp tiến hành cụ thể. Do đó, Trung Quốc đã đồng ý thực hiện theo các quy định trong Hiệp định về định giá Hải quan (Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT) ngay từ trƣớc khi gia nhập WTO mà không yêu cầu một giai đoạn cần thiết để chuyển đổi. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chấp nhận không dùng “trị giá tối thiểu” cũng nhƣ “giá tham khảo” trong việc xác định trị giá hải quan. Hiện nay, ở Trung Quốc, nguyên tắc cơ bản của việc định giá hải quan là ƣu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng nhập khẩu và điều tra trên cơ sở giá giao dịch thực tế này, sau đó, giá giao dịch sẽ đƣợc áp dụng để tính thuế. Nếu cơ quan hải quan không thể áp dụng đƣợc trị giá giao dịch để tính thuế thì sẽ áp dụng giá thay thế. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều nhân viên Hải quan nƣớc này khi xác định giá tính thuế vẫn áp dụng bảng giá tối thiểu và bảng giá tham khảo hơn là sử dụng trị giá giao dịch. * Quyền kinh doanh nhập khẩu Hàng hoá đƣợc NK một cách thận trọng và có chọn lựa, khuyến khích NK nhằm củng cố sự phát triển của đất nƣớc, tăng thu ngân sách và dự trữ ngoại tệ. Trong lĩnh vực quản lý hành chính ngoại thƣơng, nhà nƣớc tiến hành phân quyền và mở rộng quyền tới các xí nghiệp khác nhau ở các cấp khác nhau. Mặc dù quyền kinh doanh XNK đã đƣợc mở rộng hơn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO nhƣng trong quy chế về xuất nhập khẩu đƣợc ban hành sau đó, Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng (cao su thiên nhiên, gỗ dán, lông cừu, sợi dệt Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 40 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chứa hợp chất hữu cơ và thép) vẫn do DNNN đƣợc chỉ định thực hiện. Ngoài ra, còn 16 mặt hàng xuất khẩu do Nhà nƣớc chỉ định DN làm đầu mối (dầu thô, xăng dầu, than đá, gạo, ngô ). * Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu: Ngày 10-12-2003, Bộ Thƣơng mại TQ, Tổng cục Hải quan TQ đã thông báo Danh mục hàng hóa quản lý giấy phép nhập khẩu năm 2004, theo đó: - Kể từ 1-1-2004, xóa bỏ quản lý giấy phép hạn ngạch NK đối với các mặt hàng thành phẩm, cao su thiên nhiên, săm lốp ô tô, và đối với một số mã số thuế của mặt hàng ô tô và linh kiện liên quan đến ô tô. - Kể từ 1-1-2004, thực hiện quản lý giấy phép NK đối với 2 loại vật chất làm tổn hại tầng ôzôn. - Năm 2004, tổng cộng có 5 loại hàng hóa thực hiện giấy phép hạn ngạch NK và quản lý giấy phép NK, tổng cộng có 123 mã vạch hàng hóa và 8 đơn vị. Hàng hóa đƣợc thực hiện quản lý giấy phép NK gồm: thiết bị sản xuất đĩa CD, VCD, hóa chất do cơ quan Nhà nƣớc quản lý, hóa chất dễ gây độc và vật chất gây tổn hại tầng ôzôn. Ngày 16-12-2004, Bộ Thƣơng mại Trung Quốc ra thông báo, bắt đầu từ ngày 1-1-2005 sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu với 2 loại sản phẩm là ô tô, linh kiện quan trọng của ô tô và thiết bị sản xuất CD. Từ năm 2005, chỉ có 3 loại sản phẩm đặc biệt thuộc hàng hóa thông thƣờng vẫn chịu sự quản lý bằng Giáy phép hạn ngạch nhập khẩu, đó là: hóa chất thuộc diện bị quản lý, hóa chất dễ bị sử dụng chế tạo ma túy và hóa chất phá hủy tần ôzôn. Điều đó có nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp có quyền kinh doanh về ngoại thƣơng nào đều có thể xin đƣợc nhập khẩu hàng hóa thông thƣờng. Theo ông Kim Thạch Sinh, Chủ nhiệm Viện nghiên cứu Thƣơng mại Quốc tế, Bộ Thƣơng mại Trung Quốc, sau khi bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu của hàng hóa thông thƣờng, thuế suất các loại hàng hóa này sẽ đƣợc giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn giành quyền nhập khẩu sách, báo, tạp chí cho các DN trong nƣớc căn cứ vào những loại trừ chung nhằm bảo vệ giá trị đạo đức theo điều XX, Hiệp định GATT 1994. Bên cạnh đó, TQ vẫn chƣa thực hiện các cam kết về “thƣơng quyền” liên quan đến lĩnh vực dƣợc phẩm mặc dù trong Hiệp định gia nhập WTO của TQ không có loại trừ đối với các sản phẩm dƣợc, và qui định các công ty dƣợc phẩm nƣớc ngoài phải đƣợc quyền Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 41 Kinh - tế ngoại thƣơng
- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam kinh doanh XNK dƣợc phẩm vào ngày 11-12-2004 nhƣng đến nay, Trung Quốc vẫn yêu cầu các công ty dƣợc phẩm nƣớc ngoài phải “thuê” các nhà NK Trung Quốc làm trung gian để NK dƣợc phẩm (finished products) vào thị trƣờng nội địa, và phải bán các sản phẩm này trong thị trƣờng nội địa thông qua các công ty của TQ7. Theo cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời hạ thấp thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ, đƣờng; xóa bỏ các hạn chế hiện hành về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa trong đó có cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su Năm 2003, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng trên và qui định: Mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ là 9% đối với dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa và 15% đối với đƣờng. Thuế nhập khẩu 4 mặt hàng này trong trƣờng hợp nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ ở mức từ 30-49%. Vừa qua, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia TQ (NDRC) mới công bố hạn ngạch NK ngũ cốc và bông cũng nhƣ yêu cầu đối với việc xin cấp và nguyên tắc phân bổ hạn ngạch các mặt hàng trên năm 2007. Theo đó, hạn ngạch NK lúa mỳ, ngô, gạo của TQ năm 2007 lần lƣợt là 9,636 triệu tấn, 7,2 triệu tấn và 5,32 triệu tấn, trong khi hạn ngạch bông là 849 nghin tấn. Các công ty quốc doanh sẽ đƣợc cấp phép nhập khẩu 90% lƣợng lúa mỳ, 60% ngô, 50% gạo và 1-3 lƣợng bông trên. Nếu các mặt hàng trên đƣợc nhập vào kho ngoại quan hay khu chế xuất thì doanh nghiệp sẽ không cần nộp đơn xin cấp hạn ngạch nhập khẩu. Theo cơ quan giám sát quá độ Trung Quốc thuộc WTO, tuy TQ đã sửa đổi hay ban hành nhiều pháp quy, luật lệ để thích ứng với WTO, nhƣng đó thƣờng là những luật lệ, quy định, nguyên tắc chung, còn những văn kiện cụ thể thì chƣa có hoặc không đƣợc thông báo đầy đủ. Hải quan và các cơ quan kiểm soát xuất nhập khu vẫn làm việc tùy tiện, không hợp lý với các thủ tục mập mờ, khó hiểu. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng kêu ca là họ gặp phải vô vàn trở ngại, mất thời gian và tốn kém. Thậm chí, họ lo là TQ đang tìm kẽ hở trong các cam kết với WTO để hạn chế và trì hoãn việc tiếp cận thị trƣờng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Về mặt thời gian, có lẽ Trung Quốc sẽ chƣa thể xử lí đƣợc vấn đề này khi kết thúc giai đoạn quá độ. Chính sách đối với hàng XK: Trung Quốc đã đƣa ra chiến lƣợc khuyến khích XK hàng hóa. Chính sách này thực hiện theo các giai đoạn: [7] United States Trade Representative (12-11-2005), 2005 Report to Congress on China’s WTO Compliance. Nguyễn Thị Lan Phƣơng – Anh 1- K41Khoa:- 42 Kinh - tế ngoại thƣơng