Khóa luận Tháp Tường Long- Di tích lịch sử văn hóa trong sự phát triển du lịch Hải Phòng - Bùi Thị Mai Linh

pdf 113 trang huongle 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tháp Tường Long- Di tích lịch sử văn hóa trong sự phát triển du lịch Hải Phòng - Bùi Thị Mai Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thap_tuong_long_di_tich_lich_su_van_hoa_trong_su_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tháp Tường Long- Di tích lịch sử văn hóa trong sự phát triển du lịch Hải Phòng - Bùi Thị Mai Linh

  1. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài . Hải Phòng là một thành phố có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, ngoài nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú,thành phố còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Vừa qua các nhà khảo cổ học đã khai quật phát hiện được một công trình di tích lịch sử văn hóa cách đây 1000 năm tại quận Đồ Sơn - TP Hải Phòng, đó là di tích lịch sử văn hóa Tháp Tường Long. Di tích lịch sử Tháp Tường Long được xác định là xây vào năm 1058,nhà Lý- thời đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam với sự phát triển thịnh đạt của Phật giáo.Có thể nói đây là một di tích có giá trị nổi bật, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cổ của nước ta vào thế kỷ XI- XII. Trong đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua di tích lịch sử văn hóa tháp Tường Long đã vinh dự được xếp vào công trình kỉ niệm đại lễ trọng đại này của quốc gia.Phế tích tháp đã được xếp hạng là di tích quốc gia ,đã và đang được phục dựng dự định sẽ hoàn thành vào năm 2015. Người viết được nhận nhiệm vụ làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa du lịch nên đã mạnh dạn chọn đề tài “ Tháp Tường Long - di tích lịch sử văn hóa trong sự phát triển du lịch Hải Phòng” để tìm hiểu nghiên cứu giá trị của ngôi tháp cổ này với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc giới thiệu về chùa tháp Tường Long – một công trình kiến trúc Phật giáo thế kỷ XI. 2.Mục đích chọn đề tài. - Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. - Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và giá trị nhân văn của di tích lịch sử văn hóa Tháp Tường Long và công tác phục dựng lại ngôi chùa tháp này. - Gắn tháp Tường Long với hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng, tìm ra định hướng và giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch văn hóa tại thành phố. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 1
  2. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Di tích lịch sử tháp Tường Long cùng một số tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khả năng đưa vào phát triển du lịch. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát điều tra thực địa Là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu du lịch nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực.Đi tìm hiểu tại thực địa để thẩm nhận được các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn Hải Phòng, hiểu được những giải pháp hợp lý và khả thi. - Phương pháp bản đồ Phương pháp này cho phép thể hiện một cách trực quan những đặc điểm và sự phân bố không gian theo lãnh thổ của tài nguyên được nghiên cứu trên bản đồ. - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu Để có được một lượng thông tin đầy đủ về mọi mặt: lịch sử, văn hóa, các hoạt động du lịch liên quan đến việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn cần phải tiến hành thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí và các nguồn tư liệu khác.Sau đó xử lý, chọn lọc các nguồn tư liệu đó đưa vào bài viết một cách phù hợp nhất. - Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh Từ các nguồn tư liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế, người viết đã phân tích, so sánh và đưa ra những nhận định, đánh giá để làm nổi bật về các giá trị của tháp Tường Long và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, nêu thực trạng tôn tạo , phục dựng và định hướng phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian sắp tới.Từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm góp phần phát huy được những tiềm năng giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng. 5.Bố cục khóa luận. Phần mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 2
  3. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Chƣơng II : THÁP TƢỜNG LONG - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ NHÂN VĂN. Chƣơng III : GẮN THÁP TƢỜNG LONG VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA KHÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục : Danh mục các di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia của Hải Phòng. Một vài hình ảnh về tháp Tƣờng Long Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 3
  4. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Các khái niệm chung 1.1.1.Khái niệm di tích - Theo từ điển Hán Việt : “di” có nghĩa là để lại, “tích” là dấu vết. “Di tích là dấu vết của quá khứ còn để lại có ý nghĩa lịch sử và văn hóa” (Từ điển Hán Việt,nxb Văn hóa thông tin Hà Nội,năm 2006 ) Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Từ những năm 1970, việc định nghĩa và nhận dạng di tích, đặc biệt là ở phạm vi đô thị, đã được xem xét bằng những tiêu chí rộng mở hơn. Giá trị di tích không còn đóng khung trong những chuẩn mực lịch sử và nghệ thuật chính thống mang tính hàn lâm. Khái niệm di tích bắt đầu được nhìn nhận trên một góc độ nhận thức toàn diện, vượt ra khỏi giới hạn của những sản phẩm mỹ thuật hay lịch sử đơn lẻ để tích tụ thêm hàng loạt các yếu tố mới, vốn “được nhận dạng từ những hình thái và chức năng mà đô thị được thừa hưởng từ quá khứ, đóng vai trò làm chỗ dựa cho cuộc sống hàng ngày và cho toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của môt đô thị đương đại” (Hội thảo Quốc tế Québec năm 1991) Các loại di tích : 1. Công trình kiến trúc nghệ thuật 2. Di tích nhà thờ . 3. Di vật và đài tưởng niệm . 4. Những cột thường được chụp hoặc vẽ lên đó với một pho tượng. 5. Mộ đá tạo thành đài kỷ niệm nhỏ . 6. Lăng mộ và các ngôi mộ . 7. Những tảng đá nguyên khối được dựng nên những mục đích tôn giáo hay để tưởng niệm. 8. Những gò đất dựng nên để kỷ niệm những lãnh đạo lớn hay những sự kiện 9. Bia tưởng niệm thường được dựng lên để tưởng niệm các nhà lãnh đạo vĩ đại Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 4
  5. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng 10. Những pho tượng của những cá nhân nổi tiếng 11. Đền hoặc công trình xây dựng cho những cuộc hành hương tôn giáo, nghi lễ hay các mục đích kỷ niệm 12. Hồ sơ, cách trình bày thiết kế cho những tượng đài thành thị. 13. Những di vật kỷ niệm những thành công quân đội. 14. Toàn bộ khu vực thành lập như là đài tưởng niệm để tưởng niệm tội ác chiến tranh. 15. Những thắng cảnh đẹp. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau: 1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); 2. Di tích kiến trúc nghệ thuật; 3. Di tích khảo cổ; 4. Danh lam thắng cảnh. 1.1.2.Di tích lịch sử văn hóa: 1.1.2.1.Phân loại: Di tích lịch sử văn hóa là những gì chứa đựng những truyền thống tốt đẹp , những tinh hoa trí tuệ, những tài năng ,giá trị văn hóa, kiến trúc mỹ thuật, của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn , tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia.Vì vậy ,nhiều Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 5
  6. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng DTLSVH đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu,thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về DTLSVH.Theo quy định trong hiến chương Vơnidơ – Italia,1964 Di tích lịch sử văn hóa bao gồm các công trình xây dựng riêng lẻ ,những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn , là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử. Theo Đạo luật 16 về Di sản lịch sử ban hành ngày 25/6/1985 của Tây Ban Nha, Di tích lịch sử văn hóa được gọi là di tích lịch sử : “ Di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật , có lợi ích sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật , cũng kể cả DSTN và thư mục , các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ , các thắng cảnh thiên nhiên , các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”. Theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984 ,di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như sau : “ DTLSVH là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội”. Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003 : “ DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật , cổ vật , bảo vật quốc gia thuộc công trình ,địa điểm có giá trị lịch sử- văn hóa và khoa học”. (Luật DSVH và văn bản hướng dẫn thi hành,NXB Chính trị Quốc gia,2003,tr.13) Theo quy định xếp hạng của Bộ Văn hóa và Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa- Thể thao – Du lịch ) di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh quốc gia và địa phương thành các dạng sau : di tích khảo cổ, di tích lịch sử, Di tích kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, các công trình đương đại. Các di tích khảo cổ: Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 6
  7. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Các di tích khảo cổ là những di sản văn hóa lịch sử bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất . được phát hiện khi các nhà khoa học hoặc các cá nhân nghiên cứu, khai quật thấy. - Các di tích khảo cổ còn được gọi là các di chỉ khảo cổ .Các di tích khảo cổ thường bao gồm các loại : di chỉ cư trú, di chỉ mộ tang, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu thuyền đắm. Các di chỉ cư trú thường tìm thấy trong hang động, các thềm sông cổ, các bãi hoặc sườn đồi gần các hồ nước hoặc bầu nước, một số đảo gần bờ. Các di tích lịch sử: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010(tr.51) của Tổng cục du lịch Việt Nam ghi rõ : “ Những di tích lịch sử là một bộ phận không thể tách rời của di sản quốc gia , chúng bao gồm tất cả những thắng cảnh , công trình kỷ niệm hoặc kỷ vật thuộc về một thời kỳ nào đó của lịch sử đất nước và đem lại lợi ích quốc gia về phương diện lịch sử, nghệ thuật và khảo cổ”. Các di tích lịch sử Bao gồm: - Di tích ghi dấu về dân tộc học : những giá trị văn hóa lịch sử gắn với việc ăn, ở ,sinh hoạt của các tộc người . - Di tích ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng ,tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định cho việc xây dựng ,phát triển, bảo vệ của một đất nước ,một địa phương . - Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược . - Di tích ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc - Di tích ghi dấu những kết quả lao động sáng tạo vinh quang của quốc gia . - Di tích ghi dấu tội ác của thực dân,đế quốc. - Các kỷ vật kỷ niệm ,cổ vật ,bảo vật gắn liền với tên tuổi các danh nhân ,các anh hùng dân tộc và các thời kỳ lịch sử , các tượng đài kỷ niệm . Các di tích kiến trúc nghệ thuật Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 7
  8. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Các di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị cao về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí , hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa , các công trình kiến trúc , ngoài ra trong các di tích này còn chứa đựng nhiều cổ vật , bảo vật quốc gia , vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử , tâm linh, tôn giáo 1.1.2.2.Vai trò của di tích lịch sử văn hóa : * Vai trò của di tích lịch sử văn hóa với giáo dục truyền thống Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp , những tinh hoa trí tuệ, những tài năng ,giá trị văn hóa, kiến trúc mỹ thuật, của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong đời sống cộng đồng, các di tích lịch sử văn hóa còn là một biểu tượng của đời sống văn hoá, tinh thần, tâm linh của con người. Đến với các di tích lịch sử văn hóa du khách và cộng đồng có cơ hội được tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội Đồng thời thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua chuyến đi du lịch mà con người được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phương cũng thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội. Vai trò của di tích lịch sử văn hóa với giáo dục thẩm mỹ Thông qua các di tích lịch sử văn hóa giáo dục và làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan những kho tàng văn hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa phương cho du khách và cộng đồng địa phương.Đến với các di tích lịch sử văn hóa, du khách có dịp được tìm hiểu,ngắm nhìn những công trình nghệ thuật kiến trúc,những kiệt tác điêu khắc mỹ thuật,làm thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ và tăng thêm sự hiểu biết cho du khách về Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 8
  9. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng giá trị lịch sử,giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích. Vai trò của di tích lịch sử văn hóa với kinh tế Các khu di tích được khai thác phục vụ cho tham quan du lịch là cơ hội tạo công ăn việc làm,đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương.Đi kèm với việc phát triển các di tích là việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất,cơ cấu hạ tầng gần nơi có di tích như : nhà hàng, khách sạn, các của hàng lưu niệm,các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác như : vận chuyển, vui chơi giải trí Khi một di tích lịch sử văn hóa trở thành một điểm du lịch , du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm tăng nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể.Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư , hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến v.v Bên cạnh đó, các hàng hóa ,vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao,phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn.Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến .Các chủ xí nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại , tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của du khách. Như vậy,nhiều di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch quý giá đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngành du lịch đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành và đa ngành cao. Vai trò của di tích lịch sử văn hóa với văn hóa và du lịch Nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được khai thác và trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt hấp dẫn. Việc đưa các di tích lịch sử văn hóa vào phát triền du lịch còn tạo ra nguồn kinh phí để tôn tạo trùng tu và phát triển các di tích đó,nhằm khôi phục cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Nhiều lễ hội truyền thống gắn liền với các Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 9
  10. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng nghi lễ tín ngưỡng tâm linh, các hoạt động văn hóa thể thao dân gian được khôi phục và tổ chức dần đi vào nền nếp, thu hút các tầng lớp nhân dân và du khách trong nước và ngoài nước đến với các địa chỉ du lịch văn hóa. Nếu như nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo thì tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa thu hút du khách bởi tính văn hóa, tính truyền thống và tính thẩm mỹ của nó. Tài nguyên nhân văn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trong Pháp lệnh Du lịch được Quốc hội nước ta thông qua đã nêu rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Như vậy, Pháp lệnh đã thể hiện rõ nội dung cơ bản của du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá. Nói cách khác, tài nguyên nhân văn hiện nay đang được coi là đối tượng sáng giá, có ưu thế nổi trội trong quá trình cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. 1.1.3.Khái niệm du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại , du lịch đã được ghi nhận như một sở thích , một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người.Ngày nay , du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển . Du lịch được coi là một ngành công nghiệp – ngành công nghiệp du lịch- và hiện nay ngành công nghiệp này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô.Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Buổi ban đầu sự bùng nổ về du lịch là do những du khách nghỉ biển tạo nên và cho đến nay du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thê giới .Chính vì vậy có khái niệm du lịch 3S với các nghĩa biển , cát và ánh nắng Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 10
  11. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Khi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh doanh béo bở , nhiều nhà kinh doanh tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách. Một trong những hướng kinh doanh đó là kinh doanh tình dục, kinh doanh trên thân thể người phụ nữ.Khái niệm du lịch 4S ra đời với chữ S thứ 4 có nghĩa là sex tour (du lịch tình dục ) Ở nhiều nơi, dưới con mắt người bản xứ, du khách là những kẻ giàu có đáng ghét, những kẻ đem lại bất hạnh cho người dân địa phương , đặc biệt là phụ nữ.Họ du nhập lối sống không được xã hội địa phương chấp nhận .Nhiều đoàn du khách bị tấn công .Đó là một trong những lý do du khách quan tâm đến sự an toàn trong du lịch.Chữ S thứ 4 ngày nay cần hiểu là an toàn hay an ninh ( security,safely) Hiện nay , du lịch biển không còn là địa chỉ duy nhất của các chuyến du lịch .Có thể nói du lịch bao gồm 4 T : travel (sự di chuyển ),transport( phương tiện vận chuyển tốt gây hứng khởi ), tranquility (những nơi yên tĩnh, thanh bình ), transparenty (môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch ) Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố : thực, trú ,hành ,lạc. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon , ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên các phương tiện sang trọng , được vui chơi giải trí vui vẻ, có điều kiện mua sắm hàng hóa , quần áo . Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng . Thuật ngữ này được La tinh hóa thành tornus và sau đó thành torisme ( tiếng Pháp), tourism ( tiếng Anh ),mypuju ( tiếng Nga )v.v Trong tiếng Việt , thuật ngữ tourism được dịch thong qua tiếng Hán.Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế,xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển ,trong đó có Việt Nam.Trước thực tế phát triển của ngành Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 11
  12. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng du lịch về mặt kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo , việc nghiên cứu , thảo luận dể đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản, trong đó có khái niệm du lịch và du khách khách một đòi hỏi cần thiết. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực ) khác nhau , dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau ,mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Một chuyên gia về du lịch đã nhận định : “ Đối với du lịch , có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Tại hội nghị Liên Hợp Quốc họp tại RoMa- Italia (21/8/- 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch : Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ , hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo Ausher : “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng “ du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”. Trong các từ điển Tiếng Việt thì du lịch nghĩa là đi chơi cho biết xứ người. Dưới con mắt của Guer Freuler Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta ,dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh , phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong du lịch và kinh doanh du lịch của PTS Trần Nhạn : “ Du lịch là quá Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 12
  13. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc ,độc đáo ,khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”. Azar thì lại nhận thấy du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay làm việc . Trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan,nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh : du lịch là một dang hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên , kinh tế, văn hóa, dịch vụ. Ngoài ra,nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách : du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác,từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Hay nhìn từ góc độ kinh tế : du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy,có khá nhiều khái niệm về du lịch,tổng hợp lại ta có thể hiểu du lịch là: 1.Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh , có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên , kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. 2. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú , mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 : “ Du lịch là các hoạt động có liên Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 13
  14. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” 1.1.3.1.Du lịch và phát triển kinh tế: a.Du lịch góp phần phát triển kinh tế ,kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan: Du lịch có ảnh hưởng rất rõ nét lên nền kinh tế của địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước.Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến.Ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài.Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiêng về nước đón khách,trường hợp thứ hai nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gửi khách đi du lịch nước ngoài.Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa.Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu vùng xa. So sánh với ngoại thương ,ngành du lịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội .Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động,chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Do xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi Nhiều mặt hàng do du lịch tiêu thụ tại chỗ nên không cần đóng gói , bảo quản phức tạp. Như vậy, ta thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực.Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 14
  15. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. 1.1.3.2.Du lịch và văn hóa xã hội: Trước hết phải khẳng định, du lịch có chức năng giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn,hiểu hơn về giá trị văn hóa của đất nước bạn. Du lịch ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, việc làm, thu nhập cho các nước đang phát triển và hiện đã trở thành nguồn xuất khẩu lớn thứ nhất hoặc thứ hai của 20 trong số 48 nước chậm phát triển nhất thế giới, đồng thời là nguồn tăng trưởng bền vững ở ít nhất 10 nước khác. Ngành du lịch đã trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy tiến bộ kinh tế xã hội ở nhiều nước và là ưu tiên phát triển đối với đa số các nước nghèo nhất. 1.1.3.3.Du lịch và giáo dục truyền thống: Việc tham quan, tiếp xúc với thiên nhiên tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu sắc thêm về tự nhiên , thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên của du khách, người ta sẽ phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách.Mặt khác, để tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ, bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn , thu hút du khách. 1.1.4.Khái niệm văn hóa: Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 15
  16. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa . Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 16
  17. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng xã hội mà các cá thể là thành viên. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.Và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: - Khía cạnh phi vật chất của xã hội như : ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị - Khía cạnh vật chất như : nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây : Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 17
  18. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng được với tư cách là một thành viên của xã hội. Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống. Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử, ). Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa. Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội. b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 18
  19. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Văn hóa Việt Nam được đề cập đến từ những năm 30 thế kỷ trước. Theo học giả Đào Duy Anh thì “ Văn hóa là sinh hoạt”. Bác Hồ gọi “ Văn hóa là mặt trận”; “ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Theo Lê nin thì “Văn hóa là guồng quay của CNXH”. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thức đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội”. Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.4.1.Một số chức năng đặc trưng của văn hóa: a.Chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của văn hóa tức là thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người ,làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 19
  20. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người ". Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ. Văn hoá là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ sau. Nghiên cứu về chức năng này để nhằm giáo dục truyền thống ,lòng tự hào về văn hóa lịch sử mà ông cha ta đã để lại. Các công trình chùa tháp thời Lý ở trên đất nước ta hiện nay không còn nữa ,cho nên việc phục dựng tháp Tường Long là góp phần bảo vệ nền văn hóa cổ đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Ngoài ra,giá trị văn hóa tinh thần của Tháp còn gắn liền với truyền thống chống giặc ngoại xâm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Đồ Sơn.Đó là các trận đánh kho xăng , sân bay Đồ Sơn, Bến Nghiêng là nơi thực dân Pháo cuối cùng rút khỏi miền Bắc Việt Nam, Bến tàu không số nơi xuất phát của đường Hồ Chí Minh trên biển. Việc phục dựng Tháp Tường Long và xây dựng quần thể Tháp mang tính xã hội sâu sắc , phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Đồ Sơn, đồng thời mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ hiện nay và mai sau về mặt giáo dục văn hóa tinh thần, về lịch sử văn hóa Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung. b.Chức năng nhận thức Đây là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá. Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 20
  21. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người. Nghiên cứu chức năng này nhằm củng cố nhận thức về lịch sử văn hóa của dân tộc. Di tích giống như một minh chứng cho một giai đoạn trong lịch sử dân tộc,nhờ đó ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của dân tộc.Từ đó có nhận thức sâu sắc hơn giúp nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa có giá trị. Cùng như việc hiểu được các giá trị của di tích lịch sử văn hóa tháp Tường Long mà ý tường phục dựng tháp Tường Long đã được bắt tay vào thực hiện.Việc phục dựng tháp Tường Long để góp phần bảo vệ nền văn hóa cổ của dân tộc.Đồng thời, việc phục dựng tháp Tường Long và quần thể di tích Tháp để đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch và tạo điều kiện cho thị xã Đồ Sơn phát triển kinh tế - xã hội.Đặc biệt ,người ta còn nhận thức được việc phục dựng tháp còn có ý nghĩa về mặt văn hóa tâm linh, đáp ứng nghuyện vọng thiết tha của người dân địa phương cũng như du khách về nhu cầu thưởng thức văn hóa. c.Chức năng thẩm mỹ Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người . Nghiên cứu chức năng thẩm mỹ trong đề tài này để thấy được cái đẹp trong nghệ thuật qua lăng kính văn hóa lịch sử mà cha ông ta đã để lại. Khi đến với di tích lịch sử văn hóa tháp Tường Long, du khách có cơ hội Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 21
  22. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng được tìm hiểu, nghiên cứu công trình nghệ thuật kiến trúc cổ- kiến trúc chùa tháp thởi Lý, bao gồm quy mô, kiến trúc và những tác phầm nghệ thuật điêu khắc có giá trị thẩm mỹ cao mà các nghệ nhân cách đây hơn 1000 năm đã chế tác ra. Và trong tương lai, nhân dân và du khách có cơ hội được thưởng thức,ngắm nhìn một công trình lịch sử văn hóa hiện đại sau khi tháp được phục dựng hoàn chỉnh và được vào phục vụ cho các hoạt động văn hóa xã hội và du lịch văn hóa của Hải Phòng. 1.2.Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch Trong nhận thức mới của nhân loại, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội; một hệ thống tổng hoà các giá vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, tĩnh và động; là hoạt động sáng tạo cả tinh thần lẫn vật chất, chứ không bó hẹp trong hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu trước đây. Văn hoá thấm sâu và lan toả rộng ra khắp nơi, tác động trực tiếp lên tất cả các hoạt động của con người, trở thành động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Nếu thiên nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hoá là cái nôi thứ hai, trong đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được tạo ra, nuôi dưỡng và phát triển. Bao nhiêu khát vọng được hình thành và thoả mãn, trong đó có khát vọng được đi tìm cái mới, cái khác trong đời sống thường nhật của mình. Nói cách khác văn hóa là nền tảng của du lịch. Mỗi dân tộc có những sự khác nhau trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hoá cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du lịch. Sự trường tồn của văn hóa, tính tiên tiến và bản sắc văn hóa cùng với sự tồn tại và phát triển của nhân loại sẽ quyết định sự phát triển của du lịch. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 22
  23. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Một nơi muốn trở thành một điểm du lịch thì thuận lợi nhất là phải có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được sử dụng để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đối với phần lớn du khách, chính sự hấp dẫn của điểm du lịch mới là động cơ thúc đẩy họ đi du lịch chứ không phải là tiện nghi của khách sạn hay khu du lịch. Chỉ những điểm du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh, an ninh và chất lượng, mới thu hút được khách du lịch, mới có thể thành công cả trong hiện tại và tương lai, hay nói một cách khác là mới phát triển bền vững được. Theo Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh: “Trước hết cần khẳng định rằng nội hàm của du lịch là văn hóa. Nếu nói rằng mối tương quan giữa văn hóa và du lịch là bên xây bên khai thác là không toàn diện, đây là mối quan hệ tương hỗ. Khi du khách đến một di tích, địa danh, giúp cho họ có thêm hiểu biết, nhận thức về văn hóa, lịch sử của khu vực đó cũng là một cách xây dựng. Trong thời gian tới, văn hóa và du lịch không còn là ngành riêng lẻ mà đã là “một nhà” thì hoạt động của hai ngành sẽ liên kết chặt chẽ hơn. Nhiều kế hoạch quảng bá hình ảnh về đất nước, văn hóa, du lịch, con người Việt Nam đang được xúc tiến xây dựng nhằm giới thiệu với thế giới về một Việt Nam hòa bình, thân thiện, là điểm đến an toàn hấp dẫn”. Qua ý kiến trên ta có thể thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa du lịch và văn hóa. 1.2.1.Ảnh hƣởng của văn hóa đến du lịch Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.Nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú ,đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa - tài nguyên du lịch nhân văn- là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú . Mặt khác ,nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách.Như vậy, xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa góp Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 23
  24. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Trong một chừng mực nào đó ,có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa thong qua một số phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể. Các sản phẩm văn hóa như tranh vẽ, điêu khắc, tượng nặn tạo nên một động lực thúc đẩy quan trọng của du lịch. Trình diễn dân ca và các loại hình văn nghệ truyền thống cũng như hiện đại cũng là một biểu hiện của văn hóa.Thực tế ở một số nước, âm nhạc là nguồn chủ yếu để mua vui và làm hài lòng du khách ở trong các cơ sở lưu trú. Điệu nhảy dân tộc tạo nên một sức hút hết sức lôi cuốn ,sôi động và mạnh mẽ của một nền văn hóa đối với du khách. Mua bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong du lịch.Sức hấp dẫn , vệ sinh sạch sẽ ,sự niềm nở và mặt hàng phong phú là những yếu tố quyết định nhất đối với thành công ở nơi bán hàng.Trên thực tế, nhiều khi tiếng tăm về lòng nhiệt tình , cởi mở của các nhân viên tốt bụng, có văn hóa của cửa hàngđã tạo cho điểm du lịch trở nên đông khách.Thuật ngữ du lịch mua sắm (shopping tour ) đã mở ra một loại hình du lịch khá mới mẻ. Nền nông nghiệp của một khu vực có thể là mối quan tâm của du khách .Mô hình du lịch nông thôn làm cho du khách hòa mình vào cuộc sống của người nông dân vừa giúp cho du khách hiểu thêm về bản chất một nền văn hóa,vừa góp phần giúp những người nông dân mở mang nhận thức một cách trực tiếp. Những hoạt động của các trường đại học, trung học, tiểu học cũng như các trường tư và hình thức tổ chức đào tạo, hướng nghiệp là những đặc trưng của nền văn hoá khu vực đó và có thể được sử dụng ở mức đáng kể như những trung tâm thu hút du khách. Các thành tựu khoa học của một vùng hay một nước mặc dù có sức cuốn hạn chế hơn so với khía cạnh văn hóa khác nhau nhưng vẫn tạo thành một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch. Việc quan tâm đến ngôn ngữ của một dân tộc hay một quốc gia khác là một động Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 24
  25. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng lực thúc đẩy phát triển du lịch. Các chương trình du lịch - học tập là những kinh nghiệm đặc biệt có giá trị . Tiếp thu những chỉ dẫn bằng ngoại ngữ ở nước ngoài có thể kết hợp với chương trình giảng dạy du lịch – học tập toàn diện. Đa số các du khách thích học một vài câu để sử dụng khi họ ở nước ngoài .Thường dưới dạng thể hiện , biểu lộ liên quan đến việc đặt món ăn trong khách sạn , trong đối thoại với các nhân viên khách sạn hay các khách du lịch khác. Các hoạt động khoa học của một nước cũng là một sự hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt đối với những người thuộc các ngành nghiên cứu khoa học, giáo dục hay kỹ thuật công nghiệp.Các tổ chức có nhiệm vụ thúc đẩy du lịch có thể phục vụ cho cộng đồng khoa học bằng cách đưa ra các phương tiện để trao đổi thông tin khoa học, tổ chức các buổi hội thảo khoa học, đi thăm các tổ chức, cơ quan khoa học và các hoạt động khác để du khách tiếp xúc với các thông tin khoa học. Tôn giáo cũng có thể để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ đến văn hóa giao tiếp.Những người theo đạo sẽ tìm thấy sự yên tâm khi đến du lịch tại đất nước có tôn giáo của họ.Họ cũng nhận được sự đồng cảm của người dân địa phương có cùng tôn giáo.Ngược lại, sự hiềm khích tranh chấp tôn giáo là một vật cản khó có thể vượt qua trong việc tổ chức hoạt động du lịch. Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện).Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái thiếu, làm giàu vốn tri thức của mình sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn. Đó là một trong những lý do chính yếu để hoạt động du lịch hình thành và phát triển nhanh chóng. 1.2.2.Ảnh hƣởng của du lịch đến văn hóa Có thể khẳng định rằng, không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của quốc gia đó không thể có tiềm năng phát triển nhưng tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những ý nghĩa tích cực và tiêu cực của nó. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 25
  26. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Được “xây” trên nền văn hóa, phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa, nhưng du lịch không thụ động mà có những tác động trở lại văn hóa, phát triển vì mục tiêu văn hóa, góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa. Trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, văn hoá xã hội của các vùng, miền, các dân tộc, các khu vực có sự giao lưu, thâm nhập, giao thoa với nhau. Bên cạnh sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nền văn hoá trên thế giới nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại giao và thương mại, thì hoạt động du lịch thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hoá một cách trực tiếp và nhanh nhất. Bởi lẽ, một mặt nhu cầu du lịch là sự mong muốn được thoả mãn sự tìm hiểu các nền văn hoá khác, thôi thúc con người đi du lịch để giao lưu; mặt khác du lịch là hoạt động thực tiễn của con người, theo nghĩa rộng, nó thuộc về phạm trù văn hoá, là một hoạt động văn hoá mang tính cao cấp, xuất hiện và xếp sau các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu sống thường nhật của con người. - Đối với văn hóa tinh thần: Phát triển du lịch có tác đông thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần.Đồng thời,thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội.Du lịch phát triển góp phần cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. - Đối với văn hóa trí tuệ: Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngoài. Du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp. Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách không chỉ gói gọn ở tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng cần có cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường bay, sân ga, bưu điện Chính những điều đó mà phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học - kỹ thuật. Khi có cơ sở hạ tầng chất lượng thì mới thu hút được nhiều khách du lịch. Du lịch sẽ không phát triển mạnh nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kĩ thuật. - Đối với văn hóa qui phạm: Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 26
  27. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc.Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh, người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hoá dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. Chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa vì vậy khi đi du lịch, du khách có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu ,đồng thời có cơ hội học hỏi, mở mang nhiều kiến thức mới lạ, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống thú vị tại nơi mà họ đến. Ngoài ra,du lịch có khả năng đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.Hoạt động du lịch phát triển đem lại lợi ích kinh tế, góp phần bảo tồn ,trùng tu và phát triển các di sản. Du lịch phát triển còn góp phần giới thiệu về đất nước và con người ở mỗi quốc gia,tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên hoạt động du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa trước hết đó là sự khai thác tài nguyên du lịch nhân văn quá mức, không có sự quản lý chặt chẽ đã ảnh hưởng trầm trọng, phá hỏng các di sản văn hóa.Hiện nay,ngày càng nhiều xu hướng “hiện đại hóa”, “thương mại hóa” các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch. Hàng loạt di sản bị “hiện đại hóa” một cách vô tội vạ. Nhiều nơi khác lại đua nhau trùng tu di tích một cách vội vã, thiếu am hiểu khiến di tích không còn là chính nó. Không chỉ có vậy, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo mọc lên nhan nhản với các hoạt động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh khu vực các điểm du lịch. Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng.Khi đi du lịch,du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương.Song nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự xâm nhập biến thành sự xâm hại. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 27
  28. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Mặt khác ,để thỏa mãn nhu cầu của du khách ,vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách.Nhiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết phục được dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các phong tục, lễ hội cho khách xem.Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của các hành vi lễ hội , người ta giải thích một cách sai lệch hoặc thậm chí bậy bạ . Như vậy,những giá trị văn hóa đích thực của một cộng đồng đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển , mua vui cho du khách.Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. Do chạy theo số lượng không ít các mặt hàng truyền thống được chế tác lại để làm hàng lưu niệm cho du khách sản xuất cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống , làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa. Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách. Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượng này .Một là trong hoạt động kinh doanh ,người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để làm vùa lòng họ nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình.Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại , người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có.Điều này thể hiện rõ nhất trong giới trẻ. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến văn hóa xã hội còn được thể hiện qua quan hệ giữa du khách và người dân địa phương .Nhìn chung theo thời gian, thái độ của người dân sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Vào giai đoạn đầu , khi những du khách đầu tiên xuất hiện , người dân địa phương tỏ ra vô cùng hào hứng .Du khách được tiếp đón nồng nhiệt ,với tất cả lòng quý trọng và mến khách của họ. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của luồng khách , tình cảm nồng hậu Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 28
  29. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng mà du khách đón chờ giảm dần.Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán.Đại đa số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao. Những cảm giác khó chịu đối với du khách xuất hiện.Sự có mặt của quá nhiều du khách tại địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý người địa phương , làm cho không ít người khó chịu.Điều kiện tiếp xúc ,giao tiếp cộng đồng giảm và do vậy sự cảm thông, đồng cảm cũng hạn chế rất nhiều.Tồi tệ hơn là khi xuất hiện tư tưởng và hành động chống đối du khách.Mất cảm tình vì thái độ lạnh nhạt , sợ hãi bị tấn công nếu chính quyền địa phương và ngành du lịch không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ làm cho số lượng du khách đến với điểm du lịch giảm dần. Vì vậy,khi phát triển du lịch coi văn hóa là lợi thế nhưng không được phá vỡ không gian văn hóa phi vật thể, tổn thương các di sản. Có thể nói,bất cứ một hiện tượng nào trong xã hội đều có khía cạnh văn hóa của nó nhưng đối với hoạt động du lịch, văn hóa vừa là tài nguyên vừa là biện pháp, cách thức làm ra lợi nhuận. Cho nên mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa luôn luôn là sự gắn kết vô cùng chặt chẽ. Trong bất cứ một quốc gia lãnh thổ, ở bất kỳ một khoảng thời gian nào cũng cần xem xét mối quan hệ này để thiết lập những giá trị bền vững trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch. Du lịch tuy phải dựa vào kinh tế để có cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động du lịch và bản thân du lịch cũng là một ngành kinh tế tổng hợp, nhưng nhìn tổng thể và xét cho đến cùng thì du lịch là một hoạt động văn hoá. Tính văn hoá của du lịch, hay nói gọn là văn hoá du lịch, không phải là phép cộng đơn thuần giữa văn hoá với du lịch mà là hình thái văn hoá trong lĩnh vực du lịch, có nội dung xác định. Văn hoá du lịch là một hình thức văn hoá xã hội đặc thù, do hoạt động du lịch sinh ra hoặc liên quan mật thiết với nó. Văn hoá du lịch sẽ phát triển cùng với sự phát triển của du lịch. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 29
  30. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng CHƢƠNG 2: THÁP TƢỜNG LONG - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ NHÂN VĂN 2.1.Khái quát về Hải Phòng 2.1.1.Đặc điểm vị trí địa lý của Hải Phòng trong chiến lƣợc phát triển du lịch Hải Phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong Vùng duyên hải Bắc Bộ, là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải . Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia,cùng với Đà nẵng, Cần Thơ. Hải phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam,hiện đang phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại đặc biệt. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.(Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Hải Phòng là 1.837.302 người, trong đó dân cư thành thị 847.058 người chiếm 46,1%, dân cư nông thôn 990.244 người chiếm 53,9%. Về phát triển du lịch, Hải Phòng là thành phố gần biển nên dịch vụ du lịch ở đây chủ yếu là du lịch biển, đảo: Khu du lịch biển Đồ Sơn, Hòn Dáu, Hòn Dáu resort, khu du lịch biển - quần đảo Cát Bà . Ngoài ra, Hải Phòng còn có Vườn dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, nằm trên núi đá vôi hiểm trở.Do vậy du lịch rừng núi ở đây cũng đang phát triển, kết hợp du Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 30
  31. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng lịch leo núi mạo hiểm, thăm thú hang động : khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà, khu du lịch núi Voi, động Đá Hoa thuộc xã Gia Luận Ngoài ra, Hải Phòng chú ý xây dựng khá nhiều sân golf đẳng cấp để phục vụ khách như : sân Golf Đồ Sơn, sân Golf Cái Giá. Đặc biệt,Hải Phòng là nơi duy nhất ở Đồng Bằng sông Hồng có mạch suối nước khoáng thiên nhiên,nằm ở thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng.Du khách có thể tắm suối,hoặc tắm bùn nóng khoáng tuỳ sở thích. Không chỉ có vậy, Hải Phòng còn có các công trình kiến trúc tiêu biểu như Nhà hát lớn Hải Phòng Quán hoa: Gồm 5 quán bán hoa được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên khu vực quảng trường Nhà hát Lớn với đường nét kiến trúc đình làng cổ Việt nam. Khi xây dựng quán hoa, các bộ phận được làm sẵn từ nơi khác rồi mang đến lắp ráp chỉ trong một đêm. Bảo tàng Hải Phòng: Trưng bày các hiện vật và thông tin về lịch sử thành phố từ thời tiền sử tới nay. Tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp-Hoa thời Pháp thuộc, được xây dựng theo kiến trúc gô-tích từ cuối thập niên 1910. Trụ sở Ngân hàng nhà nước Trung tâm triển lãm VHNT Hải Phòng Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng Cung VHLĐ Việt Tiệp Cung Văn hóa Thanh niên Hải Phòng Được xây trên nền Nhà hát Nhân dân, là nhà hát ngoài trời, được xây dựng sau khi hòa bình lập lại vào cuối những năm 1950 trên khu đất trước là trường đua ngựa. Cung Thiếu nhi Hải Phòng Trung tâm triển lãm quốc tế Hải Phòng (Nhà Diều). Tượng đài nữ tướng Lê Chân Khu Đền Thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Thái Học, Vĩnh Bảo. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 31
  32. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Hải Phòng còn có các kiến trúc cổ, đình, chùa như: Đình Hàng kênh tên chữ là Nhân Thọ còn có tên là đình Rồng Bay toạ lạc trên đường Nguyễn Công Trứ, Hàng Kênh Đền Nghè - ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân. Chùa Bảo Hà Làng Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo. Là nôi của nghề Tạc tượng Việt Nam Chùa Đỏ phố Lê Lai,quận Ngô Quyền. Có pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5 mét 4 chưa kể bệ, do anh Đoàn Trúc tạc bằng 20 mét khối gỗ mít thành phẩm. Chùa Hải Ninh( Đồng Thiện) Phường Vĩnh Niệm,Quận Lê Chân. Sân chùa có hai ngọn tháp ghi 40 bức ký họa về thời kỳ mới xây dựng thành phố Hải Phòng Chùa Nguyệt Quang Phường Đông Khê, quận Ngô Quyền Chùa Phổ Chiếu (Chùa Chiếu) Phường Dư Hàng Kênh,Quận Lê Chân Đền Lý Học Thờ danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền thờ Nam Hải Thần Vương Đảo Dáu Đền Bà Đế Đồ Sơn Đình Nhân Mục Vĩnh Bảo, nôi của rối nước Việt Nam Chùa Tường Long trên núi Ngọc Sơn, phường Vạn Sơn, Đồ Sơn Miếu cây đa 13 gốc nằm ở khu xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền thờ Chúa Ngũ Phương thuộc hệ thống các vị thánh nằm trong tứ phủ Đền Tam Kỳ, ngõ Tam Kỳ, đường Trần Nguyên Hãn thờ Quan Lớn Đệ Tam thuộc hệ thống các vị thánh tứ phủ Đền Tiên La,ngõ Tám Gian, đường Lê Lợi thờ Chầu Bát- nữ tướng Vũ Thị Thục-danh tướng của Hai Bà Trưng quê ở Bạch Hạc, Phú Thọ có công chém đầu tướng giặc Tô Định. Bà cũng là vị thánh thuộc tứ phủ Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 32
  33. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Chua Ngheo, An Đồng. 2.1.2.Khái quát về quận Đồ Sơn – Hải Phòng Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam.Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2007 trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Đồ Sơn cũ theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa nên nước biển ở khu vực này đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. Đồ Sơn có bãi cát khá mịn, với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ. Đằng sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại. Hiện nay còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại - ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu của quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà. Hàng năm ở Đồ Sơn còn lễ hội đảo Dấu.Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Đồ Sơn còn có đền bà Đế, hằng năm thu hút rất nhiều người viếng thăm. Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino duy nhất ở miền Bắc Việt Nam, phục vụ cho du khách quốc tế. Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà hoặc vịnh Hạ Long. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 33
  34. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Đồ Sơn còn có Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức hàng năm với 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch. 2.1.3.Lịch sử di tích Tháp Tƣờng Long Đồ Sơn gồm có mười ngọn núi ( 1 núi Mẹ ,9 núi con). Núi mẹ cao chừng 168 mét so với mặt bể.Trên đỉnh núi này, tương truyền rằng đây chính là nơi bảo tháp Dục Vương được dựng vào khoảng 300 năm trước Tây lịch.Sau khi tháp này hư hoại , tiếp đến tháp Tường Long do vua Lý Thánh Tông xây trên nền tháp cũ, vào khoảng giữa thế kỷ XI . Theo một truyền thuyết được lưu truyền , khi đó đã trải qua một nghìn năm Tháp A Dục đã đổ nát thì vua Lý Thánh Tông đã mơ thấy Đức Phật A Di Đà dùng thần thông đưa tới đây và đọc cho hai câu kệ : “Tường Long Hiện Trung Hải Lôi Động Khởi Phong Đăng .” Nghĩa là : Rồng lành xuất hiện ở trên biển. Nhưng không có tài liệu nào chính xác khẳng định về vấn đề trên. Tháp Tường Long - Đồ Sơn do vua Lý Thánh Tông (1023- 1072) , vị vua thứ 3 của triều Lý đứng ra chủ trì việc xây dựng . Tháp được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2 thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên , quận Đồ Sơn,thành phố Hải Phòng ngày nay. Sách Đại Việt sử lược soạn thế kỷ XIII chép : “ Tháp xây vào năm Mậu Tuất ,niên hiệu Long Thụy Thái Bình Thứ 5(1058).Năm sau vua ra biển Ba Lộ ngự,nhân đó đến thăm chỗ xây tháp trên núi Đồ Sơn , trước đó vua lê Thánh Tông đã nằm mơ thấy rồng vàng hiện ra ở Điện Trường Xuân nên ban cho tháp tên hiệu là Tường long , ý muốn ghi lại một điềm lành”. Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, ở thời vương triều Lý thế kỷ XI-XII, đạo Phật phát triển rất mạnh và chính thức được tôn thành Quốc giáo.Một trong những bằng chứng minh chứng cho sự phát triển , ngoài những ghi chép trên sử cũ, là những chùa- tháp được xây dựng ở nhiều nơi, đặc biệt những nơi có núi cao, cảnh Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 34
  35. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng đẹp.Chúng ta từng biết, nhà Lý đã sử dụng đạo Phật như một hệ tư tưởng chính thống, để tập hợp lực lượng toàn dân nên việc dựng chùa tháp thờ Phật trên địa bàn cai trị của mình tồn tại như một điều hiển nhiên.Nhất là khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, các vua Lý đã cho dựng khá nhiều chùa ở đây như : Hưng Phúc, Diên Hựu ( chùa Một cột), Sùng Khánh, Báo Thiên ở các tỉnh như Bắc Ninh ( quê hương của nhà Lý), Thanh Hóa, Quảng Ninh dọc theo đường biển về Hải Phòng, trên các quả đồi có vị trí gần song, một vài kiến trúc chùa- tháp cũng được vương triều Lý xây dựng.Trong số gia tài ít ỏi mà vương triều Lý để lại thì tháp Tường Long ở Đồ Sơn- Hải Phòng nổi lên như một điểm nhấn với tư cách là một đại danh lam tiêu biểu cho lịch sử nghệ thuật tạo hình của dân tộc. Lịch sử của tháp Tường Long luôn gắn liền với lịch sử kiến trúc nghệ thuật thời Lý, đặc biệt là các công trình kiến trúc về tôn giáo Đạo Phật. Căn cứ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: việc dựng chùa thờ Phật ở thời Lý chủ yếu vẫn là các tòa Stupa nhiều tầng ( tức Bảo Tháp) làm trung tâm, xung quanh là các hành lang dùng làm nơi chạy đàn niệm Phật và trai phòng .Hay nói cách khác tháp và phật điện thời kỳ này là đồng nhất, đã có tháp thì hầu như không có phật điện nào khác.Một điểm đáng chú ý nữa về chùa – tháp thời Lý, số tượng Phật trên Phật điện là cực ít và gần như duy nhất chỉ thấy thờ Phật Thích Ca và một vài vị Bồ Tát. Ra đời trong bối cảnh như vậy, tháp Tường Long – Đồ Sơn- Hải Phòng là một thực tế lịch sử cho phép chúng ta hiểu rõ thêm về một loại hình kiến trúc của tôn giáo đạo Phật có nguồn gốc từ thời Lý thế kỷ XI- XII.Tháp được khởi dựng năm 1058,chỉ sau thời điểm khởi công cây tháp Đại Thắng Tư Thiên (tháp Báo Thiên ) ở kinh đô Thăng Long đúng 1 năm .Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng tháp Tường Long trên đỉnh cao nhất của Cửu long ở vùng biên viễn lộ Hải Đông không chỉ nhằm ghi nhận chủ quyền quốc gia, đân tộc,mà còn lập đài quan sát canh phòng bờ biển là việc thuận ý trời và hợp lòng dân. Ghi chép đầu tiên của sử sách nước ta về tháp Tường Long thuộc về bộ “Việt Sử Lược” biên soạn vào thời Trần thế kỷ XIII.Sách này đã ghi lại một vài nét khái Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 35
  36. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng lược “ Tháp được xây dựng vào năm 1058 thời Lý(1010-1225) đời vua Lý Thánh Tông, niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054- 1058).Năm sau, 1059, thì đặt tên tháp là Tường Long”. Bẵng đi một thời gian dài , mãi đến thời Nguyễn (1802-1945) mới thấy sách “ Đại Nam nhất thống chí” ở mục “ Cổ tích” có thêm đôi dòng về ngọn tháp này “ Tháp cũ Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn huyện Nghi Dương cao hơn trăm thước”. Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 45m , lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m,cho thấy đây là Tháp ở bình địa cao nhất so với các tháp xây cùng thời. Qua một số tư liệu khảo cổ học thì Tháp Tường Long khá lớn , móng Tháp hình vuông mỗi chiều sấp sỉ 8 m bốn cạnh Tháp hướng tâm . Lòng tháp rỗng, là nơi đặt pho tượng A-Di-Đà .Tại di tích Tháp khai quật được hai loại gạch một là gạch móng hình vuông được gắn rất chắc bằng một chất liệu kỳ bí hai là gạch trang trí ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật hình họa độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh và các loài chim thú quí hiếm Bên cạnh đó, còn có một số tài liệu ghi chép về tháp Tường Long nhưng không ghi xuất xứ của tư liệu.Đặc biệt là bài “ Tháp Tường Long, ngọn tháp độc đáo” của tác giả- kiến trúc sư Ngô Huy Giao đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng năm 1985, trang 64.Sách này viết “ Tháp có 12 tầng.Năm 1288 bị sét đánh đổ ngọn.Năm 1322 lại bị sét đánh sạt 2 tầng trên.Năm 1426,giặc Minh phá tháp lấy đồng làm vũ khí. Năm 1791 triều đình nhà Lê phá tháp lấy gạch tu bổ thành Thăng Long.Năm 1805 thời Nguyễn, vua Gia Long tiếp tục phá tháp lấy gạch xây thành ở Trấn Hải Dương v.v Ngoài thông tin từ các nguồn sử liệu, nhiều sáng tác văn học của người đời sau cũng đã cho biết thêm về sự tàn lụi của tháp Tường Long.Trong đó phải kể đến bài thơ “Tháp Sơn hoài cổ” của Hương cống thời Hậu Lê, Miễn trai Hoàng Văn Hoàn hiệu là Hiếu Tử, người Đồ Sơn: “Tháp cổ xưa kia cỏ mọc đầy Dục vương đi khỏi cảnh hoang ngay Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 36
  37. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Nghin cân chuông phật vang sông nước Chín đợt tháp cao hóa bụi bay” Như vậy, tư liệu ghi chép về tháp Tường Long là không nhiều nhưng cũng đã phần nào giúp chúng ta hình dung một cách khái lược về thời gian xây dựng, quá trình tồn tại và sự sụp đổ của tháp.Chẳng hạn đến năm 1322 thời Trần tháp bị sét đánh sạt 2 tầng trên- ở thời điểm này tháp đã có thời gian tồn tại đến 264 năm – một quãng thời gian không phải là ngắn ngủi.Tuy nhiên, tháp Tường Long sau một thời gian dài tồn tại, chỉ phát huy tác dụng trong thời đại của Vương triều sản sinh ra nó.Khi triều Trần lên ngôi thì tháp Tường Long đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình.Việc bị thiên tai, địch họa rồi rơi vào cảnh đổ nát của Tháp Tường Long, xét ở khía cạnh lịch sử kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam là điều phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ. 2.2.Dấu tích tháp Tƣờng Long qua cuộc khai quật khảo cổ Vào những năm 60 của thế kỷ trước,dấu tích của tháp Tường Long còn rõ nét, người dân lấy gạch, đá ở tháp về xây tường, nung vôi mà tháp vẫn còn cao đến 5-6m. Năm 1971-1972 những dấu tích còn sót lại trên mặt đất của Tháp được san phẳng để làm đài quan sát của Sở chỉ huy tác chiến bộ đội thị xã Đồ Sơn và Trung đoàn 50 và ngọn núi này đã mang tên điểm cao 91. Năm 1978,di tích tháp Tường Long lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật chính thức nhằm nghiên cứu một cách toàn diện về ngọn tháp độc đáo này.Người phụ trách khai quật là Tiến sĩ Trịnh Cao Tưởng ( viện Khảo cổ học) có sự phối hợp của Sở Văn hóa Thông tin và Bảo tàng Hải Phòng.Tư liệu từ cuộc khai quật đã cho biết, vào những năm Cuộc khai quật nền móng tháp Tường Long bắt đầu từ tháng 2/1978 và đem lại kết quả như sau: - Nền móng tháp hình vuông, lòng rỗng. - Móng tháp có 3 tầng xây dật cấp chồng lên nhau. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 37
  38. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Tường tháp ko bằng phẳng mà uốn cong ở 4 góc (kiểu đao đình).Do đó đáy góc cũng không bằng phẳng. Tầng móng này, theo Trịnh Cao Tưởng còn được bảo vệ bằng lũy đất đắp ngoài rộng chừng 4m.Để cho bờ đất khỏi lở, người ta đã kè phía ngoài bằng những hàng gạch xếp.Bên ngoài các tường gạch là đá hộc.Hiện tượng này thấy rất rõ ở cạnh phía Tây và Nam của tháp. Qua đây, ta thấy về mặt cấu trúc, tháp Tường Long là tháp có 4 cạnh.Dự đoán, tháp có một của mở hướng Nam. - Về hiện vật của cuộc khai quật,trong bài viết của mình, Trịnh Cao Tưởng nói về những vật thu được trước cuộc khai quật và trong cuộc khai quật. Hiện vật đá trước khai quật thu được gồm: + Một nửa chiếc bệ tượng hình bát giác bằng đá xanh mịn.Bệ cao khoảng 20cm, có 2 tầng cao 9cm và 11 cm.Ba cạnh bệ không đều nhau.Ở phần dày của mỗi cạnh ở chính diện đều được chạm khắc nổi những hình rồng trang trí , tiêu biểu của rồng thời Lý: trên các cạnh dài chạm rồng chầu lá đề cách điệu; trên các cạnh ngắn chạm rồng đuổi nhau.Phong cách kỹ thuật này hoàn toàn giống bệ tượng A Di Đà chùa Phật Tích (Bắc Ninh). + Một chân tảng nguyên vẹn có kích thước : 75 cm x 75 cm x 25 cm , trên mặt và xung quanh chân tảng ( chân cột) được mài ,trừ phần dưới không được mài.Mặt chân tảng chạm nổi một bong hoa sen, nhụy tròn; có 32 cánh lớn nhỏ, xen giữa 2 cánh lớn có 1 cánh nhỏ.Đường kính của nhụy ( nơi đặt cột ) rộng 46cm. + Cối cửa : Cối cửa cao 2,37 m đầu trên nhỏ, đầu dưới to.Trên mặt cối là một lỗ tròn ( cho ngõng quay) có đường kính 12,5 cm.Bao quanh lỗ là 3 hàng cánh sen xếp so le nhau, mỗi tầng có 10 cánh. Hiện vật đất nung thu nhặt được gồm có : + Gạch để xây lõi tháp Chủ yếu là các viên gạch lớn màu đỏ, kích thước phổ biến 20 cm x 10 cm x 5 cm.Trên mỗi viên gạch đều có 2 dòng chữ : “ Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 38
  39. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng + Gạch trang trí ốp ngoài tháp : có mảnh, mặt ngoài viên gạch in nổi họa tiết trang trí hình hoa dây, hoa chanh; mặt lưng đề bằng chữ Hán với ý nghĩa đánh dấu từng tầng, từng hàng một của tháp để khi xây lắp không nhầm lẫn.Ví dụ : tầng thứ tư hàng thứ ba ( Đệ tứ tầng đệ tam ) hay tầng thứu ba hàng thứ 5 ( Đệ tam tầng đệ ngũ) - Có mảnh hình rồng, có mảnh hình phượng.Gạch hình rồng thể hiện gọn trong một chiếc lá đề.Gạch hình phượng được thể hiện chim phượng trong tư thế dang cánh bay.Viên gạch này được thể hiện như một bức chạm lộng cả hai mặt. + Tượng động vật : Đầu sư tử, chim , uyên ương Đầu sư tử có khoét một lỗ mộng vuông.Kỹ thuật làm mộng cho gạch cũng thấy có mặt ở loại gạch ốp ngoài mặt tháp,( cũng còn thể hiện ở một mảng phù điêu có hai lỗ mộng vuông để lắp ghép vào một bộ phận của cây tháp- T.M.H). + Ngoài vật liệu xây tháp còn thấy nhiều mảnh ngói mũi hài, có loại ngói dày tới 2cm , mũi cao 6cm , có mấu lớn để mắc vào hoành Những hiện vật thu được trong cuộc khai quật năm 1978 có 3 hiện vật đá: 1- Chiếc cối cửa bằng đá được tìm thấy ở phía nam cạnh tháp, giống hệt cối cửa tìm thấy trước khi khai quật. 2- Một phần bệ sen.Đây là một phần của bệ tượng bát giác bằng đá chạm rất công phu.( Nhờ có một bệ tượng được tạc cùng thời – bệ tượng A Di Đà chùa Phật Tích, Bắc Ninh mà biết được đây là một góc tầng đáy của bệ). Bệ được làm từ một khối đá xanh lớn.Nhìn từ trên xuống khối đá được mài hai cạnh vuông thẳng để ghép với hai khối đá khác tạo nên một bệ hoàn chỉnh.Nếu nhìn mặt cắt ngang thì bệ được chia làm hai phần : Phần đáy và phần thân.Ngăn cách giữa hai phần là một đường lượn hình thắt cổ bồng.Ở đáy tận cùng là một mép phẳng rộng 5cm, không có trang trí ; còn toàn bộ phần mặt bệ quay ra chính diện được chạm nổi hình sóng nước dày đặc ( Lối trang trí phổ biến của Nghệ thuật Phật giáo thời Lý ). 3- Một phần tượng A Di Đà. Tượng đã mất đầu và bụng , chỉ còn lại cổ và một Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 39
  40. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng mảng ngực.Toàn bộ phần còn lại cao 0,5m, vai rộng 0,8m; cổ tượng tròn trặn có 3 ngấn rõ nét.Mình phủ một lượt áo mỏng có nhiều nếp vắt ra sau lưng.Cổ tượng còn có một mộng nhỏ để lắp phần đầu tượng vào , chứng tỏ tượng được tạc làm hai phần : đầu riêng, thân riêng. Dựa vào mặt bằng rộng 20m x 6m về phía Bắc của nền móng tháp Tường Long được kè đá và hai nền nhỏ cũng được kè đá, Trịnh Cao Tưởng cho rằng , phía Bắc tháp Tường Long có một ngôi chùa, được xây cùng thời- chùa Vân Bản. Do đó, mặt bằng kiến trúc ở đây là : tháp trước chùa sau. Còn Nguyễn Du Chi lại dự đoán , trong kiến trúc Phật giáo thời Lý cây tháp ở vị trí trung tâm .Các kiến trúc khác vây quanh nó. Viên gạch xây tháp được sản xuất năm 1057.Trịnh Cao tưởng cho rằng , ngay sau năm đó thì tháp được xây dựng. Sau khi nghiên cứu cơ bản xong, nền móng tháp Tường Long đã được lấp lại.Trong số hiện vật bị lấp theo có cả 3 hiện vật đá phát hiện trong khi khai quật: chiếc cối cửa, một phần bệ sen, một phần tượng A Di Đà. Rất đáng tiếc rằng , các hiện vật đá phát hiện được trong cuộc khai quật 1978 được lấp đi đến nay không biết ở đâu. Năm 1990, nhân dân địa phương đã dựng lên một ngôi chùa gọi là chùa Tháp đáp ứng tâm linh của người dân địa phương nhưng đã góp phần phá hoại nền móng tháp ở phía Đông , phía Nam và các kiến trúc phụ khác quanh khu vực tháp Trong quá trình xây dựng ngôi chùa tháp này nhân dân đã thu nhặt được tới 10 loại gạch xây tháp có kích thước khác nhau, một số con giống có thể là chim phượng hoặc uyên ương, một đầu tượng Phật đẹp, hơn 20 mẫu gạch trang trí vỡ từng mảnh, ngói ống, ngói mũi hài to Năm 1998, Sở văn hóa thông tin Hải Phòng tiến hành cuộc khai quật lần thứ hai di tích khảo cổ học tháp Tường Long.Mục đích của cuộc khai quật lần này, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu còn phục vụ chương trình tham quan du lịch và kế hoạch phục dựng lại tháp Tường Long.Người phụ trách cuộc khai quật là Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 40
  41. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng ông trịnh Minh Hiên và 1 cán bộ của Bảo tàng Hải Phòng- Đỗ Xuân Trung.Chính vì mục tiêu đặt ra nên hiện trường còn giữ nguyên, với nền móng tháp đã lộ diện và đang được bảo vệ bởi một mái lợp Prô xi măng, 4 xung quanh có cột gỗ và hàng rào lưới B40 che chắn bảo vệ. Cuộc đào khảo cổ tháp Tường Long lần này được tiến hành vào ngày 25/08/1998 nhằm tìm lại một nền móng tháp để bảo vệ làm hình thức bảo tàng ngoài trời.Kết quả cuộc đào khảo cổ cho ta biết về cấu trúc nền móng tháp như sau: Tháp hình vuông, mỗi chiều 7,95m, hướng lệch Bắc Nam 30 độ. Lòng tháp cũng hình vuông, rỗng, mỗi cạnh là 2,95m. Tường xung quanh lòng tháp dày 2,50m. Lòng tháp hình lòng chảo, tường tháp uốn cong ở 4 góc theo kiểu góc đao đình.Ngay từ khi làm nền tháp, người ta đã tạo ra độ cong lên ở 4 góc; mặc dù độ cong này không hoàn toàn bằng nhau , góc cong nhiều, góc cong ít.Các viên gạch ở góc xếp đều hướng vào tâm tháp.Người thợ xây tháp thời đó tạo góc cong còn bằng cách đặt các viên gạch có một đầu hẹp và một đầu rộng ( 3cm và 5cm ; có loại 4cm và 6cm). Hiện tượng này thấy rất rõ ở cạnh phía Tây và phía Nam, đầu góc tây bắc và tây nam, các cạnh và góc còn lại không thể thấy được do bị phá hoại. Móng tháp xây dật cấp, phần còn lại chỉ thấy hai cấp ( chắc là xây dật 3 cấp ) chồng lên nhau.Tầng dưới cùng dài nhất mỗi cạnh đo được 7,95m; Tầng thứ hai 7,45m; phần dật cấp mỗi cạnh vào 25cm. Tháp được xây bằng gạch .Đại đa số các viên gạch xây tháp có kích thước 40cm x 25cm x 5cm; 37cm x 23cm x 5cm và 38cm x 23cm x 5cm. Trong số gạch có kích thước khác nhau, có một viên to ( 56cm x 23cm x 5cm ) và một viên nhỏ ( 19cm x 12cm x 5cm).Cái đặc biệt ở đây là chỉ có một viên to và một viên nhỏ mà thôi.Rất có thể là lớp gạch tầng trên cùng do bị phá hoại mà người ta không còn thấy được những viên gạch có kích thước khác nhau nữa. Trừ các viên gạch ngoại lệ ra, còn tất cả các viên gạch xây khác đều có khoét Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 41
  42. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng lõm một khung hình chữ nhật ở một mặt( đa số có kích thước 3cm x 15cm).Trong khung hình chữ nhật này in nổi hai hàng chữ Hán : “ Lý Gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” nghĩa là viên gạch làm triều vua Lý thứ ba, có niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 4, tức Lý Thánh Tông -1057. Cuộc đào khảo cổ còn phát hiện được một lũy đất hay một bờ đất lẫn gạch vỡ rộng chừng 3,7m để bảo vệ cho tầng móng nền tháp ở gần góc phía Đông Bắc.Để giữ cho bờ đất gạch vỡ này khỏi lở, người ta còn xếp một hàng gạch, tiếp đến là hàng đá hộc ngoài cùng.Các góc khác của tầng móng tháp không còn được thấy hiện tượng này vì đã bị công trình quốc phòng phá hủy hết dấu vết. Bờ đất gạch vỡ đắp ốp vào chân móng tháp này còn lẫn cả những mảnh ngói vỡ; bên trên có một ít đá sỏi mà người Đồ Sơn gọi là “đá dái” , nhưng không thành ra một lớp rõ rệt. Còn nói về cửa tháp , một nền tháp đã bị phá hủy nghiêm trọng như tháp Tường Long thì không thể xác định chính xác tháp có mấy cửa , và nếu tháp chỉ có một cửa thì cửa ấy mở hướng nào. Theo Trịnh Cao Tưởng , tháp Tường Long có một cửa, mở hướng nam- lối có con đường theo triền núi dẫn lên tháp, còn ba cửa kia có lẽ là cửa giả. Còn theo Nguyễn Du Chi lại cho rằng trong kiến trúc Phật giáo thời Lý thì cây tháp là vị trí trung tâm.Các kiến trúc khác vây quanh nó. Nếu ngọn tháp là vị trí trung tâm của các kiến trúc khác thì tháp có thể có 4 cửa mở ra các hướng Tây Bắc Đông Nam.Nhìn vào cảnh quan chung hiện nay mà dự đoán thì cửa chính có thể mở hướng Nam hoặc hướng Đông. Còn nếu có tư liệu chắc chắn là tháp thờ thời Lý chỉ có một cửa, thì của ở vị trí của ngôi tháp Tường Long mở hướng Nam hoặc hướng Đông. Về chất kết dính để xây tháp chỉ là đất bùn mà người Đồ Sơn gọi là “ đáng”. Chất bùn đất này có đặc điểm là gặp nước rất dẻo và dính, khi khô thì cứng rắn lại. Hiện vật thu được trong quá trình khai quật năm 1998: Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 42
  43. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Trong cuộc đào khảo cổ di chỉ tháp Tường Long đã thu được một số hiện vật bằng đất nung gồm : + Một viên gạch còn tương đối nguyên vẹn với kích thước nhỏ : 19cm x 12cm x 5cm. + Một mảng phù điêu chỉ còn lại một phần chạm nổi hình 2 con rồng chầu lá đề, bàn tay rồng nâng lá đề. Mảng chạm nổi trên không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của nghệ nhân thời Lý mà còn cho ta thấy óc thẩm mỹ chơi cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp rất tài tình của ông cha t thuở trước. Mảng phù điêu trên còn có một lỗ thủng hình vuông hay hình chữ nhật để lắp ghép vào những mấu ở thân ngoài cây tháp.Do chỉ còn một phần của bức phù điêu nên không thể mô tả gì kỹ càng hơn nữa. Trong quá trình khai quật còn tìm được một vài mảnh phù điêu hoặc mảnh con giống nữa nhưng không có gì đặc biệt đáng kể nên chỉ ghi lại để biết mà thôi. - Đợt khảo cổ năm 1998 này không thu được một hiện vật đá nào.Điều này dễ hiểu vì cuộc khai quật 1978 cũng chỉ tìm được 3 hiện vật : 1 chiếc cối cửa, một phần của bệ tượng hình bát giác ( một phần bệ sen), một phần tượng A Di Đà đã mất đầu và bụng, chỉ còn lại cổ và một mảng ngực.Hiện vật đá thu được trên mặt đất(1978) không do khai quật, cũng chỉ có 3 hiện vật: 1 nửa bệ tượng hình bát giác bằng đá xanh được khắc nổi những hình rồng, lá đề công phu đẹp mắt.Phần bệ tượng này là phần trên của phần bệ tượng tìm thấy trong khai quật ở trong nền móng tháp.Hiện vật thứ hai là một chân tảng( chân cột) nguyên vẹn.Hiện vật thứ ba là chiếc cối cửa tìm được ở nền tháp trong cuộc khai quật.Chiếc cối cửa này nằm ở phía Nam của cạnh tháp.Hiện vật đá ở tháp Tường Long cho đến nay chỉ tìm được có như vậy. - Qua nghiên cứu kiến trúc của nền móng tháp cũng như cách bố cục của kiến trúc này cho thấy tháp Tường Long là một tháp thờ có 4 cạnh, tượng A Di Đà được đặt trong lòng tháp có diện tích xấp xỉ 9m vuông. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 43
  44. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng - Cuộ khai quật còn phát hiện được những vết sỏi cuội cách tháp khoảng 2m ở vách đào phía Tây, Bắc và Nam. Tại vách đào mở rộng ở phía Tây có 2 vết sỏi cuội :vết thứ nhất có chiều cao 0,97m, rộng 1,2m; cách vết sỏi thứ nhất chừng 1,5m lại có vết sỏi thứ hai nữa có chiều cao 1m, rộng 0,4m. Tại vách đào mở rộng ở phía Bắc cũng có 2 vết sỏi cuội :vết thứ nhất cao 0,40m, rộng 0,7m; cách vết sỏi này khoảng 1,6m có vết sỏi thứ hai.Vết sỏi này cũng cao 0,4m, rộng 1,2m; càng gần đất cái chiều rộng càng thu hẹp lại. Tại vách đào mở rộng phía Nam chỉ có một vết sỏi cuội có chiều cao 0,9m, rộng 1,1m; càng xuống phía dưới chiều rộng càng thu hẹp. Sự có mặt của vết sỏi cuội khó hiểu: có chiều cao, rộng khác nhau không giải thích được vấn đề gì chúng tồn tại.Các vết sỏi này cùng chung số phận với nền móng ngôi tháp là bị phá hoại nghiêm trọng ngay cả trước cuộc khai quật năm 1978. Như vậy, tháp Tường Long đã trải qua hai lần khai quật, kết quả đã phát hiện thấy 2 nền móng cơ bản có sự giống nhau, chỉ khác về kích thước.Xét ở góc độ khảo cổ học, việc phát hiện thấy những nền móng tháp cổ Tường Long có ý nghĩa rất to lớn.Trước hết, đó là sự khẳng định nơi đây tháp Tường Long đã được xây dựng và tồn tại rồi đổ nát do thời gian, thiên tai địch họa.Ở các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như kiến trúc tôn giáo Đạo Phật, lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình, di vật- di tích ở Tường Long được biết đến như một trung tâm lớn ở thế kỷ XI- XII, thời đại vương triều Lý trị vì đất nước. Tháp Tường Long được nhiều nhà khảo cổ học, sử học, kiến trúc sư, chuyên gia nghiên cứu văn hóa đánh giá là công trình văn hóa, kiến trúc tiêu biểu của triều Lý.Năm 2005, di tích khảo cổ học tháp Tường Long được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đến 3/3/2009 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 827/QĐ- BVHTTDL cho phép Viện khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 44
  45. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng lịch Hải Phòng tiến hành khai quật thăm dò diện tích 250m2 ở các khu vực xung quanh tháp với 3 mục tiêu: 1. Tìm kiếm dấu tích nền chùa được gọi là chùa Vân Bản hay Chùa Tháp. 2. Xác định dấu tích khảo cổ tại vị trí dự kiến sẽ xây dựng Chùa Tháp và phỏng dựng tháp Tường Long. 3. Bổ sung các nguồn tư liệu phục vụ cho phục dựng Tháp Tường Long. Kết quả khai quật thăm dò năm 2009 : - Về kết quả tìm kiếm di tích nền móng chùa Tháp (chùa Vân Bản): Các hố khai quật thăm dò đặt ở xung quanh nền móng tháp Tường Long và ngôi chùa hiện tại đã tìm thấy một số đoạn móng kè bằng đá lẫn gạch, sành, sứ thời Lý. Tổng cộng có 2 đoạn móng kè với chiều dài 15,7m, rộng 0,83m- 1,05m, cao 0,28-0,68m ( hố TS18, TS 19, TS20).Tuy nhiên khoảng cách từ móng kè trong hố 18 đến điểm bắt góc với móng kè trong hố 19, 20 đều có khoảng cách 45m; móng kè trong hố 18 tiếp tục phát triển về phía nam 8,3m dấu tích này xuất hiện trong hố 13 và còn phát triển tiếp.Móng kè trong hố 19, 20 có thể sẽ tiếp tục phát triển về phía đông ( phạm vi này chưa khai quật). Như vậy, dù chưa thể xác định chính xác chiều dài của móng kè trong toàn bộ khu di tích, nhưng thông qua hàng móng kè xuất lộ trong hố 18, hố 13 đến điểm bắt góc với móng kè trong hố 19, 20 đã có chiều dài là 60,30m.Như vậy, có thể móng kè sẽ chạy xung quanh đỉnh núi Tháp và có thể nó được dùng để kè bảo vệ tháp Tường Long. Tham gia làm móng đá và gia cố nền móng tháp ở đây có rất nhiều vật liệu xây dựng tháp Tường Long được sử dụng lại.Điều đó chứng tỏ các dấu tích kè móng đá này không phải là dấu tích kiến trúc thời Lý. Do chưa có chứng cứ rõ ràng cho nên khó có thể đoán định chính xác niên đại của lớp móng kè này.Người ta dự đoán đó có thể là dấu tích móng kè hình thành vào thời Trần với mục tiêu là kè móng cho nền tháp vì theo như minh văn chuông Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 45
  46. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng chùa Vân Bản cho biết vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV tháp bị hư hỏng nặng và được nhà sư Hướng Tâm và cư sĩ Đại Ân đã tiến hành tu bổ tháp Tường Long. Tuy nhiên, cũng có giả thiết đó là dấu tích kè móng hình thành vào khoảng thời Lê mà chưa rõ vào lúc nào và cũng với mục tiêu là kè bảo vệ nền móng tháp Tường Long. - Về dấu tích khảo cổ tại vị trí dự kiến phỏng dựng tháp Tường Long và chùa Tháp Tại vị trí dự kiến phỏng dựng tháp Tường Long: 6 hố : TS 9, TS 10, TS 11, TS 12, TS 13, TS 14.Kết quả là không tìm thấy dấu tích kiến trúc cổ ở đây.Do đó có thể đặt vị trí tháp phỏng dựng ở đúng vị trí này. Tại vị trí dự kiến xây dựng Chùa Tháp mới” các vị trí này đã mở 13 hố. Trong đó 9 hố không có dấu tích kiến trúc cổ; 4 hố có vết tích móng nền kiến trúc.3 hố có dấu tích kè móng tháp bằng đá, 2 hố có dấu tích kè móng nền tháp Tường Long. Qua cuộc khai quật năm 2009, có thể xác định được quy mô của móng kè bảo vệ tháp Tường Long thời Lý và vật liệu xây dựng tháp. - Quy mô móng kè bảo vệ tháp Tường Long thời Lý: Hàng gạch xây bó bao quanh tháp Tường Long 15,08m là gạch bìa xây nghiêng, ngoài hàng gạch này lớp gạch, ngói ken dày.Nằm bên trong sát với hàng gạch này là hàng đá, gạch, ngói lẫn mảnh gạch, ngói dày và trong cùng sát với móng tháp Tường Long là hàng đá lẫn gạch dài 13,50m. Với mục đích gia cố móng tháp chắc chắn, người thợ xây dựng đã dùng những vật liệu như gạch, ngói vỡ các loại đàm chặt vào giữa hai hàng gạch.Tuy nhiên, do hố khai quật sát với tường xây bao quanh cho nhà mái che móng tháp nên không thể xác định được vật liệu gia cố từ hàng đá lẫn gạch xây sát móng tháp đến chân móng tháp bằng vật liệu gì.Nhưng theo kết quả khai quật lần thứ hai năm 1998 thì kè bảo vệ móng tháp được đắp đất rộng 4m, diện tích này phù hợp với khoảng cách Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 46
  47. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng từ hàng đá lẫn gạch bao quanh có chiều dài 13,50m đến móng tháp Tường Long. Như vậy, có thể kết luận để bảo vệ móng tháp người ta đã lấy đất đầm chặt sát chân móng tháp, bên ngoài lớp đất là đá, gạch ngói đầm chặt; bên ngoài cùng là hàng gạch xây xếp nghiêng, ngoài cùng là lớp gạch, ngói đầm chặt( theo mặt bằng phía Tây). - Vật liệu xây dựng tháp: Vật liệu đá: Đá khối vỡ tự nhiên được kết hợp với gạch để xây kè móng nền tháp.Hàng đá ở phía bắc tháp Tường Long dài 5,24m ( gồm 10 viên; dài từ 37- 76cm, rộng từ 23-44cm), bắt góc về phía Tây tháp là một hàng đá lẫn gạch dài 3,08m ( 11 viên; dài từ 26cm-52cm; rộng từ 16 cm-47cm). Đá xây tháp : Đá trang trí hình rồng.Trước đây còn sưu tầm được lá đề trang trí hình rồng bằng đá. Đất nung: + Các loại gạch đặc trưng xây tháp : Gạch xây: Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo có nhiều cỡ khác nhau. Một số viên gạch xây có chữ Hán :đệ nhất đệ tầng đê ( tầng thứ nhất hàng thứ ); đệ tam tầng đệ ngũ ( tầng thứ ba hàng thứ năm) ; gạch thỏi và gạch trang trí. Ngói : ngói bò nóc, ngói âm, ngói dương, ngói mũi sen, ngói mũi vát nhọn ( ngói mũi lá ). Trang trí trên ngói có đầu ngói hoa sen với 7 kích cỡ khác nhau: Loại 1 : đường kính : 7,1cm- 7,8cm; dày 1,2cm- 1,3cm. Loại 2 : đường kính :8,6cm; dày 1,1cm. Loại 3: đường kính :10,8cm; dày 2cm. Loại 4 : đường kính 12,4cm- 12,8cm; dày 1,5cm- 1,7cm. Loại 5 : đường kính 13cm; dày 1,5cm-2,8cm. Loại 6 :đường kính : 14,8cm; dày 2cm. Loại 7 : đường kính :15,3 cm; dày 1,7cm. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 47
  48. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng Uyên ƣơng : có 12 kích cỡ khác nhau: Loại 1: dài 7,5 cm; rộng 4,6cm; dày 4,2 cm. Loại 2 : dài 8,4 cm; rộng 9 cm; dày 5,8cm. Loại 3: dài 8,9cm; rộng 5cm; dày 5,6cm. Loại 4 : dài 10,5cm; rộng 6,1cm; dày 7cm. Loại 5: dài 11,3 cm – 11,8 cm; rộng 7,8 cm-8,1cm; dày 5,2cm-6,4cm. Loại 6: dài 13cm; rộng 10,3cm; dày 6,1 cm. Loại 7: dài 13,7cm; rộng 8cm; dày 6,6cm. Loại 8 : dài 13,7cm ; rộng 9,6cm; dày 9,3 cm. Loại 9 : dài 14,3cm; rộng 9,4cm; dày 10,8cm. Loại 10 : dài 15,3cm; rộng 8,8cm; dày 8,1cm. Loại 11: dài 18 cm; rộng 9,7cm; dày 9cm- 9,4cm. Loại 12: dài 18,5cm-18,6cm; rộng 10,5cm-12,5cm; dày 9,4cm- 10,6cm. Lá đề trang trí hình rồng: Loại 1: lá đề lệch. Loại 2: lá đề cân. Lá đề trang trí chim phượng Đấu kê. Trang trí trên tháp. Gạch ốp trang trí rồng. Tƣợng Kinnari. Ngoài các di vật liên quan đến tháp Tường Long, cuộc khai quật còn thu dược nhiều di vật khác như gạch ngói, đồ gốm sứ qua nhiều thời kỳ khác nhau cho phép tìm hiểu về lịch sử tháp Tường Long. Cuộc khai quật đã làm rõ thêm nhiều di tích, di vật mà chúng ta chưa biết ở tháp Tường Long.Các tư liệu này cho biết rõ thêm diện mạo của cây tháp, góp nhiều tư liệu phục vụ việc phỏng dựng tháp Tường Long và góp thêm nguồn di vật phục vụ việc trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng và trưng bày tại di tích. Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 48
  49. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng 2.3.Di tích và những giá trị nhân văn. Trong nhiều thập kỷ qua, tháp Tường Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng luôn được các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực tôn giáo đạo phật, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học, lịch sử quan tâm tìm hiểu nhằm xác định vai trò, chức năng và nhất là giá trị của di tích trong tiến trình lịch sử. Vương triều Lý (1009-1225) được xem như là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh lâu dài của phong kiến Việt Nam về chính trị - kinh tế cũng như về văn hóa - nghệ thuật. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, nhà Lý quyết tâm xây dựng một nền độc lập lâu dài với một niềm tự hào tự tôn dân tộc, với khát vọng Ðại Việt cũng có thể sánh ngang hàng với Ðại Ðường, Ðại Tống ở Trung Hoa. Tiếp nối tinh thần Phật giáo từ các triều đại trước, Phật giáo thời Lý trở thành quốc giáo và phát triển mạnh mẽ. Có lẽ tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo hòa hợp với tinh thần ôn hòa, bình dị của người Việt. Theo Ðại Việt sử ký toàn thư thì thời ấy, nhân dân 'lũ lượt đi ở chùa'. Mọi người làm việc gì cũng nghĩ đến sự phù trợ của Ðức Phật, Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống, bình Chiêm đã cho xây dựng chùa Báo Ân (Thanh Hóa) để tỏ lòng cảm tạ. Linh Nhâm thái hậu xây dựng cho mình đến hàng trăm ngôi chùa. Các tác giả dẫn sách “Đại Việt sử kí toàn thư„„ cho ta biết rằng “năm 1031 cả nước có 950 hương ấp xây dựng chùa quán. Năm 1097 Thái hậu Ỷ Lan cho xây nhiều chùa Phật, năm 1115 thái hậu lại cho xây hơn 100 ngôi chùa„„. Trong số những ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, có nhiều ngôi chùa nổi tiếng mà cho đến nay những dấu tích của nó còn là niềm tự hào cho cả dân tộc. Đó là chùa Diên Hựu (1049), chùa Lâm Sơn (1086), chùa Tiêu Sơn (1063) Trong đó thì Chùa Tháp được coi là đặc trưng trong kiến trúc Phật giáo thời Lý.Sử cũ cũng ghi ở thời Lý, nhiều ngọn tháp đẹp và cao vời với vật liệu xây dựng quý hiếm đã được dựng lên. Đó là, các tháp Đại Thắng Tự Thiên, cao 30 tầng ở chùa Sùng Khánh Bảo Thiên (năm 1057), tháp chùa Lâm Sơn (năm 1051), tháp bằng sứ đặt tại chùa Diên Hựu, tháp bằng đá đặt ở chùa Lâm Sơn (năm 1105), tháp Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 49
  50. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng chùa Chương Sơn (năm 1108), tháp Sùng Thiên Diên Linh đặt tại núi Dọi Sơn (năm 1122).Đặc biệt cả nước đã làm đến 84.000 bảo tháp. Và gần đây,người ta đã khai quật thấy nền móng của 1 ngôi chùa Tháp cũng được xây dựng thời Lý (1085) tại ngọn núi Long Sơn,quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đó là tháp Tường Long. 2.3.1.Giá trị lịch sử Tháp Tường Long được xây dựng vào thời nhà Lý ,nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê nhưng đến qua nhiều biến cố lịch sửu và đến ngày nay mặc dù tháp Tường Long đã rơi vào cảnh đổ nát, hoang tàn và vài dòng ngắn ngủi ghi trong sử cũ, song trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu nhằm xác định vai trò, chức năng và nhất là giá trị của di tích trong tiến trình lịch sử. Theo Đại Việt sử lược ,ta biết tháp Tường Long được xây dựng năm 1058,vào thời Lý Thánh Tông.Ngày nay, những viên gạch tìm được ở đây co ghi dòng chữ “ Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”(làm năm Long Thụy Thái Bình thứ tư đời vua thứ ba nhà Lý),tức năm 1057,đã xác nhận chắc chắn điều ghi ở sử cũ.Như chúng ta đã biết Phật giáo thời Lý phát triển đạt đến đỉnh cao của sự hưng thịnh và được coi là quốc giáo.Tháp xây dựng cách đây hơn 1000 năm dù hiện nay chỉ còn lại là phế tích nhưng những giá trị của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay gắn liền với thời kỳ lịch sử của vương triều Lý với sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo. Vị vua sáng nghiệp Lí Thái Tổ vốn xuất thân từ cửa Thiền, rất mực tôn sùng đạo Phật; điều này được các vị vua sau đó kế thừa và phát huy, các vua Lý đều sùng Đạo Phật, khiến thời Lí trở thành giai đoạn phát triển huy hoàng của Phật giáo.Phật giáo thời Lý có vị trí to lớn trong đời sống xã hội.Ảnh hưởng của Phật giáo lan rộng khắp mọi miền đất nước. Tinh thần sùng Phật, biểu hiện qua các sinh hoạt Phật giáo,cùng với nhiều lễ hội của nó,đã trở thành một đặc điểm của văn hóa thời Lý.Do việc xây chùa tháp Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 50
  51. Th¸p T•êng Long - di tÝch lÞch sö v¨n hãa trong sù ph¸t triÓn du lÞch H¶i Phßng khắp nơi,luôn có những lễ hội để khánh thành các kiến trúc Phật giáo này.Dựng chùa có hội mà tạc tượng,đúc chuông cũng có hội.Có hội do vua mở, có hội do dân làm.Ngoài những lễ khánh thành chùa tháp, tạc tượng, đúc chuông, hàng năm còn có những ngày lễ Phật khác.Sử sách và bia ký đã nhắc đến những ngày lễ Phật trong năm vào thời Lý như lễ tắm Phật ngày Phật đản mồng 8 tháng 4, lễ Vu lan bồn vào rằm tháng bảy.Ở nhiều chùa, các tín đồ tổ chức thành các hội để giúp đỡ sư sãi trong mọi việc,đặc biệt trong các việc cúng lễ. Việc xây dựng chùa tháp dưới thời Lí có gắn bó chặt chẽ với thể chế, nhà vua, giới quý tộc, quan liêu, nhằm vào việc cầu mong cho vận nước dài lâu, nhà vua trường thọ, dân chúng được an hưởng cảnh thái bình trịnh trị. Do việc dựng xây dựng chùa tháp thời Lí, nhất là các chùa tháp lớn đều có quan hệ rất mật thiết với giới quý tộc và quan chức cấp cao, nên quan niệm về việc xây dựng các công trình đó có thể xem là quan niệm chính thức của nhà nước và xã hội đương thời; quan niệm đó được thể hiện rất rõ ràng trong phần mở đầu của các văn bia thời Lí, gọi là phần “thuyết lí duyên khởi”. Về nội dung, phần thuyết lí - duyên khởi thường ca tụng sự nhiệm màu của đạo, thuyết giảng giáo nghĩa Phật môn, như các phạm trù “không” và “hữu”; khi nói quan hệ giữa “nhất” và “chân”, lúc bàn quan quan hệ giữa “muôn” và “một”; khi thì giảng cứu về “núi Pháp”, “bể Thiền”; lúc lại đề cập đến “thường”, “lạc”, “ngã”, “tịnh”. Trong phần thuyết lí - duyên khởi này, các tác giả cũng không quên nói đến sự giáng thế, cái quyền năng vô lượng và công lao phổ độ chúng sinh của đức Phật, đấng giác ngộ toàn năng, bởi cảm thương chúng sinh ngu tối: niềm dục tuôn trào như bể, sân si chứa chất nên non. Cho nên ngài đã xuất hiện: để mở rộng cửa giác ngộ, nêu tỏ nghĩa diệu huyền; dập tắt ngọn lửa núi ngờ rừng rực, lắng ngọn triều bể ái mênh mông, mở cửa phương tiện, thức ngộ chúng sinh, khiến cho họ không xa rời bản tính tốt đẹp của mình, biết hướng về điều chân điều thiện. Nhưng rồi, sau khi “Phật ở trần thế bẩy mươi chín năm, thiết lập tám vạn bốn nghìn giáo pháp” (Lí gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi), ngài đã “phủi áo ở rừng Sinh viªn: Bïi ThÞ Mai Linh - Líp: VHL301 51