Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh

pdf 124 trang huongle 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_loai_hinh_du_li.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh

  1. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh LỜI CẢM ƠN Đối với một sinh viên năm cuối, khi được làm khóa luận tốt nghiệp là một điều vô cùng vinh dự. Nhưng để hoàn thành khóa luận đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của bản thân và quan trọng hơn đó chính là sự chỉ bảo của thầy, cô hướng dẫn, sự động viên của gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa và ngoài khoa Văn hóa du lịch - Trường Đại học dân lập Hải Phòng đã nhiệt tình giảng dạy chúng em trong suốt khóa học. Cảm ơn các anh, chị trong Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh; các bác, các cô trong các phòng Văn hóa và thông tin huyện : Thuận Thành, huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, thị xã Từ Sơn đã cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Phạm Thị Hoàng Điệp. Cô đã giúp em từ việc định hướng đề tài, tận tình chỉ bảo em những kiến thức cần thiết, luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi tới những người thân trong gia đình, bạn bè lòng biết ơn chân thành nhất vì đã luôn bên cạnh giúp đỡ em để em có được thành quả ngày hôm nay. Đây là nghiên cứu đầu tay của em nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng ngày 25 tháng 06 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Vân Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 1 - Líp: VH1102
  2. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Bố cục khóa luận 9 CHƢƠNG 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẮC NINH 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản 10 1.1.1. Văn hóa 10 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa 10 1.1.1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa 11 1.1.1.3. Phân loại loại hình văn hóa 13 1.1.2. Du lịch 16 1.1.3. Tài nguyên du lịch 18 1.1.4. Du lịch văn hóa 19 1.2. Giới thiệu về Tài nguyên du lịch văn hóa Bắc Ninh 21 1.2.1. Di tích lịch sử văn hóa 21 1.2.1.1. Chùa Dâu 23 1.2.1.2. Chùa Bút Tháp 25 1.2.1.3. Chùa Phật Tích 26 1.2.1.4. Đình Đình Bảng 28 1.2.1.5. Đền Đô 24 1.2.1.6. Đền Bà Chúa Kho 30 1.2.1.7. Văn miếu Bắc Ninh 30 1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội 31 Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 2 - Líp: VH1102
  3. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.2.2.1. Hội Lim 31 1.2.2.2. Hội Đồng Kỵ 32 1.2.2.3. Hội Diềm 34 1.2.3. Văn nghệ dân gian 34 1.2.3.1. Chèo Chải hê 34 1.2.3.2. Trống cổ bộ 35 1.2.3.3. Quan họ 36 1.2.4. Làng nghề truyền thống 37 1.2.4.1. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 37 1.2.4.2. Làng gốm Phù Lãng 39 1.2.4.3. Làng tranh dân gian Đông Hồ 41 1.2.5. Ẩm thực miền quan họ 42 1.2.5.1. Bánh Phu Thê 42 1.2.5.2. Bánh tẻ làng Chờ 43 1.2.5.3. Nem Bùi 44 1.3. Tiểu kết chương 1 45 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẮC NINH 46 2.1. Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 46 2.1.1. Khai thác tại các di tích Chùa 47 2.1.1.1. Chùa Dâu 47 2.1.1.2. Chùa Bút Tháp 50 2.1.1.3 Chùa Phật Tích 53 2.1.2. Khai thác tại các di tích Đền 54 2.1.2.1. Đền Đô 54 2.1.2.2. Đền Bà Chúa Kho 58 2.1.3. Khai thác tại Đình Đình Bảng và Văn miếu Bắc Ninh 61 2.1.3.1. Đình Đình Bảng 61 2.1.3.2. Văn Miếu Bắc Ninh 61 2.2. Thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch lễ hội 62 Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 3 - Líp: VH1102
  4. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 2.2.1. Hội Lim 62 2.2.2. Hội Đồng Kỵ 65 2.2.3. Hội Diềm 66 2.3. Thực trạng khai thác tại các làng nghề truyền thống 67 2.3.1. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 67 2.3.2. Làng gốm Phù Lãng 70 2.3.3. Làng tranh dân gian Đông Hồ 72 2.4. Thực trạng khai thác văn nghệ dân gian 74 2.4.1. Chèo Chải hê 74 2.4.2. Trống cổ bộ 76 2.4.3. Quan họ 77 2.5. Thực trạng khai thác ẩm thực Bắc Ninh trong du lịch 80 2.6. Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Bắc Ninh 82 2.6.1. Về khách du lịch 82 2.6.2. Về doanh thu du lịch 83 2.6.3. Về lao động trong du lịch 83 2.6.4. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 84 2.6.5. Về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích 85 2.6.6. Về hoạt động tuyên truyền quảng bá 86 2.6.7. Nhận xét chung 87 2.7. Tiểu kết chương 2 88 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẮC NINH 90 3.1. Phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Bắc Ninh 90 3.1.1. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa 90 3.1.1.1. Định hướng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa 90 3.1.1.2. Các biện pháp bảo tồn, tôn tạo 92 3.1.2. Khôi phục bản sắc văn hóa truyền thống của các lễ hội 94 3.1.3. Khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống 98 3.1.4. Khôi phục, giữ gìn và phát triển văn nghệ dân gian 102 Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 4 - Líp: VH1102
  5. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 3.2. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Bắc Ninh 105 3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa 105 3.2.2. Liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa ở Bắc Ninh 109 3.2.3. Liên kết du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác ở Bắc Ninh 111 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá 112 3.3. Tiểu kết chương 3 114 KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤC LỤC Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 5 - Líp: VH1102
  6. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có một nền văn hóa lâu đời, phong phú, thống nhất mà đa dạng. Với số dân hơn 80 triệu người của 54 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đã đóng góp, dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế - văn hóa - xã hội. Xuyên suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển đất nước, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và 54 dân tộc anh em nói riêng là một di sản vô cùng quý báu, cần phải được giữ gìn, phát triển và phát huy. Nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam chính là một nguồn Tài nguyên du lịch quí giá đã và đang được khai thác để phát triển du lịch. Không có ngành kinh tế nào gắn bó với văn hóa dân tộc chặt chẽ như du lịch, những chương trình tour thu hút khách du lịch mạnh mẽ nhất thường là những tour mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Một quan chức của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Tổng Cục Du lịch đã phát biểu trong Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương: "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam" [19]. Trong số các tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch, Bắc Ninh là mảnh đất có truyền thống khoa bảng, truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử quật cường chống ngoại xâm, nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân, anh hùng dân tộc nổi tiếng. Vì vậy, đến nay Bắc Ninh vẫn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phong phú, đặc sắc có giá trị như những công trình kiến trúc nghệ thuật, những di tích lịch sử văn hóa, những lễ hội truyền thống, những làng nghề thủ công cổ truyền, những làn điệu dân ca quan họ thấm đậm chất duyên quê Tất cả những di sản đó đã tạo cho Bắc Ninh một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa, một xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và là định hướng phát triển du lịch hiện tại và tương lai ở nước ta. Tuy nhiên, du lịch Bắc Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 6 - Líp: VH1102
  7. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Ninh phát triển chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, đồng thời trong thực trạng khai thác vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khai thác chưa hiệu quả Do đó, người viết đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh” làm nội dung chính cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh Bắc Ninh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bắc Ninh - mảnh đất “ngàn năm văn hiến” - nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay vẫn luôn là phiên dậu vững chắc ở phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng có thể coi là mảnh đất đầy ắp những chứng tích lịch sử - văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bắc Ninh còn có một kho tàng di tích lịch sử - văn hóa phong phú và đặc sắc, là nguồn tài nguyên quan trọng để thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển. Với lịch sử lâu đời, tiềm năng to lớn, nên Tài nguyên du lịch Bắc Ninh và du lịch văn hóa ở Bắc Ninh đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều học giả. Có thể kể tên một số cuốn sách viết về các loại tài nguyên văn hóa ở Bắc Ninh như: - “Hội Lim truyền thống và hiện đại” do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Ninh xuất bản năm 2004, nội dung chủ yếu trình bày về nguồn gốc hình thành của Hội Lim và tục hát quan họ, đồng thời bước đầu đề cập tới sự khác nhau của hội Lim xưa và nay. - “Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh” của tác giả Lê Viết Nga do bảo tàng Bắc Ninh xuất bản năm 2005. Nội dung của cuốn sách chủ yếu đi vào liệt kê các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và những nét tiêu biểu, độc đáo của từng di tích. Cuốn sách này chưa đề cập đến việc phát huy các giá trị của di tích cho phát triển du lịch. Năm 2006 Viện văn hóa thể thao - Sở VHTT Bắc Ninh, Hà Nội xuất bản cuốn: “Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn và phát huy”. Cuốn sách này cũng trình bày, giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của quan họ xưa đồng thời nêu lên một số vấn đề bất cập trong việc khai thác quan họ hiện Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 7 - Líp: VH1102
  8. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh nay và đề xuất một số giải pháp khắc phục. Đến năm 2010, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh cho xuất bản cuốn: “Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch”. Cuốn sách này đã đề cập tới vấn đề phát triển du lịch của Bắc Ninh nhưng mới chỉ quan tâm khai thác các di tích lịch sử văn hóa có giá trị trên địa bàn tỉnh, chưa chú ý đến các tài nguyên văn hóa phi vật thể nhiều tiềm năng khác. Nhìn chung, các cuốn sách trên chỉ nói về thực trạng của một lễ hội, một loại hình nghệ thuật hay nói riêng về di tích lịch sử văn hóa, chưa đề cập cụ thể và toàn diện tới việc khai thác loại hình du lịch văn hóa và thực trạng khai thác loại hình này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích trước hết của đề tài là nhằm giới thiệu một cách tổng quan về những tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc nhất của Bắc Ninh có thể khai thác phục vụ cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa. Mục đích thứ hai của đề tài là tìm hiểu, đánh giá và phân tích về thực trạng khai thác loại hình du lịch này ở Bắc Ninh hiện nay, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân khiến loại hình du lịch này chưa phát triển hoặc phát triển chưa tương xứng. Mục đích cuối cùng là tiến tới đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm phát triển hơn nữa du lịch văn hóa ở Bắc Ninh. Riêng ở góc độ cá nhân, sau bài nghiên cứu này, người viết mong muốn có thể củng cố thêm những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, thành thạo hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố và trang bị thêm những kiến thức thực tế về du lịch văn hóa của Bắc Ninh nói riêng và hoạt động du lịch của cả nước nói chung. Về ý nghĩa của đề tài, không chỉ dừng lại ở phạm vi một loại hình tài nguyên nhân văn nhất định, mà ngoài những cơ sở lý luận chung, người viết sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch ở một số di tích lịch sử tiêu biểu như đình, chùa, văn miếu; một số làng nghề truyền thống, những lễ hội tiêu biểu và một số loại hình văn hóa văn nghệ dân gian đang được khai thác cho phát triển du lịch và có khả năng phát triển du lịch. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 8 - Líp: VH1102
  9. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh pháp cụ thể cho việc khai thác hợp lý và hiệu quả đối với từng loại tài nguyên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tài nguyên văn hóa vật thể: di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và các tài nguyên văn hóa phi vật thể: lễ hội truyền thống, văn nghệ dân gian, văn hóa ẩm thực có giá trị cho phát triển loại hình du lịch văn hóa. Phạm vi nghiên cứu là những địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tài nguyên đang và sẽ được khai thác để phát triển loại hình du lịch văn hóa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khóa luận này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung và tổng quan về Tài nguyên du lịch văn hóa Bắc Ninh. Chương 2: Thực trạng khai thác loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 9 - Líp: VH1102
  10. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẮC NINH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Văn hóa 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa. Chính văn hóa đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn. Người ta nói: văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa ứng xử, văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình, văn hóa rìu vai Từ "văn hóa" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh ). Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ ). Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn ) Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa xuất phát từ chỗ các học giả đưa ra những khái niệm này có nguồn gốc xuất thân từ những môi trường văn hóa khác nhau, nghiên cứu những lĩnh vực học thuật khác nhau do đó góc nhìn và quan điểm của họ cũng khác nhau. Hơn nữa, Thế giới đã từng tồn tại vô cùng rộng lớn, có nhiều nền văn hóa được hình thành trên các cơ sở tự nhiên - xã hội khác nhau cho nên nhận thức về văn hóa cũng khác nhau. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 10 - Líp: VH1102
  11. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [20]. Như vậy, ở định nghĩa trên văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của con người. Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm: "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" [21]. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [13, 10]. Trên đây là một số khái niệm tiêu biểu về văn hóa. Mặc dù những khái niệm này đều có những khác biệt nhất định, song đều hướng tới một điểm chung: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. 1.1.1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa Theo cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, văn hóa có 4 đặc trưng và cùng với đó cũng hình thành nên 4 chức năng của văn hóa. Đó là: Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 11 - Líp: VH1102
  12. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh - Tính hệ thống: Mọi hiện tượng sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà Văn hóa thực hiện được chức năng Tổ chức xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Nhờ có đặc tính sáng tạo mà ta phân biệt được văn hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi bởi con người, sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần. - Tính giá trị: Văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp, trở thành giá trị”. Tất cả những sáng tạo, những giá trị văn hóa luôn luôn quay lại phục vụ đời sống con người. Tính giá trị này là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người, nó nhằm để phân biệt với những sản phẩm phi giá trị cũng do con người tạo ra nhưng không phục vụ cho đời sống tốt hơn, tích cực hơn. Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất, giá trị tinh thần ; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ ; theo thời gian có giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời. Nhờ ở tính giá trị mà văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội với việc định hướng ra các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. - Tính nhân sinh: Con người là chủ thể sáng tạo ra Văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm của Văn hóa. Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội nên văn hóa mang chức năng giao tiếp, có tác dụng liên kết con người. - Tính lịch sử: Văn hóa được hình thành trong một quá trình lâu dài, được tích luỹ qua nhiều thế hệ, được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa là chức năng giáo dục, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con người. Từ chức năng giáo dục văn hóa có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Những đặc trưng và tính chất nêu trên cho ta hiểu một cách đầy đủ và Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 12 - Líp: VH1102
  13. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh toàn vẹn hơn về khái niệm “văn hóa”. Lịch sử đã chứng minh bản sắc văn hóa luôn luôn là một điều kiện sống còn của mỗi dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo” đã nhấn mạnh: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu” và ông khẳng định sức mạnh của nền văn hóa trong chiến tranh giải phóng đất nước: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Lịch sử cũng chứng minh trong những bước hiểm nghèo nhất của dân tộc, văn hóa luôn luôn là sức mạnh phát huy tiềm năng vô tận của nhân dân ta về trí tuệ, tài năng, tình cảm và ý chí. Văn hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng trên con đường phát triển và tiến bộ của các dân tộc và loài người. 1.1.1.3. Phân loại loại hình văn hóa Văn hóa là một thực thể sống mãi với thời gian. Con người tạo ra văn hóa; văn hóa tạo nên con người. Đây là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết không thể chia tách được, trong thực thể văn hóa có văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Sự phân chia này cũng chỉ là tương đối, bởi lẽ, văn hóa là một thể thống nhất hài hòa: trong văn hóa vật thể có phi vật thể, trong văn hóa phi vật thể có vật thể. a. Văn hóa vật thể Văn hóa vật thể là cụm từ chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật mang dấu ấn của cộng đồng thể hiện tâm hồn, bản sắc, trình độ thẩm mỹ của một cộng đồng dân tộc, là những vật thể tồn tại mà con người có thể nhận biết qua các giác quan, bao gồm các di tích lịch sử như: đình, đền, chùa, nhà thờ ; các công trình kiến trúc như: bảo tàng, nhà cổ, phố cổ [18, 6] Văn hóa vật thể là sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người, đơn giản nó là các sản phẩm được nhân dân làm ra để phục vụ cho đời sống của mình và gửi gắm vào đó những giá trị nghệ thuật, những tinh hoa của cuộc sống và được lưu truyền qua các thế hệ. Các di tích lịch sử văn hóa là một trong số những dạng thức chính của văn hóa vật thể. Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 13 - Líp: VH1102
  14. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Mỗi di tích lịch sử văn hóa chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau, có thể chia thành các loại di tích như sau:  Loại hình di tích văn hóa khảo cổ (di chỉ khảo cổ): là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Những di tích văn hóa khảo cổ này thường được phân thành hai loại di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.  Loại hình di tích lịch sử văn hóa: thường gắn liền với các kiến trúc có giá trị ghi dấu về dân tộc học (sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người); những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa khoa học, ghi dấu sự vinh quang trong lao động, ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến.  Loại hình di tích văn hóa nghệ thuật: Là những di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần.  Di tích lịch sử cách mạng: là những di tích ghi lại một sự kiện quan trọng của lịch sử cách mạng địa phương, có ảnh hưởng tới sự phát trỉển của phong trào địa phương. khu vực hay của quốc gia.  Các loại danh lam thắng cảnh lịch sử do thiên nhiên bài trí và có bàn tay con người tạo dựng thêm và được xếp là một trong các loại hình di tích lịch sử văn hóa. Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn hóa, vì vậy nó có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch. Tài nguyên văn hóa vật thể ở nước ta vô cùng phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang các giá trị lịch sử văn hóa, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước. Từ năm 1962 đến năm 1997, Nhà nước đã xếp hạng được 2.147 di tích gồm: 1.120 di tích lịch sử, 939 di tích kiến trúc nghệ thuật, 25 di tích khảo cổ, 63 thắng cảnh. Trong đó có 109 di tích được xếp hạng đặc biệt. Trong số tài nguyên văn hóa vật thể thì các di tích kiến trúc nghệ thuật như: chùa, đình, đền, nhà thờ, nhà cổ, lăng tẩm, cung điện chiếm số lượng lớn, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, văn học nghệ thuật văn hóa có giá trị, là Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 14 - Líp: VH1102
  15. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh những điểm tham quan nghiên cứu hấp dẫn đối với du khách. b. Văn hóa phi vật thể Văn hóa phi vật thể là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa không phải dưới dạng vật thể, có hình khối tồn tại khách quan trong không gian và thời gian, mà nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội, trong hoạt động tư tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra, khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó. Có thể kể ra đây những dạng thức chính của văn hóa phi vật thể:  Ngữ văn truyền miệng như: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, vè, ngụ ngôn Đây là kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc của người Việt, tác phẩm nào cũng thấm đượm tinh thần răn dạy, cũng mang ý nghĩa giáo dục nhân bản. Nó góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, đánh thức niềm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống, hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ qua những hình tượng văn học rực rỡ, đẹp đẽ, qua những ngôn từ vừa giản dị vừa trau chuốt. Văn hóa nghệ thuật Những giá trị văn hóa nghệ thuật là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hóa, tâm tư tình cảm ước vọng của con người. Trong quá trình phát triển lịch sử, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân đã sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn được nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc như dân ca quan họ, nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, ca trù . Đây là những Tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.  Những hành vi ứng xử của con người, đó là ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân trong cộng đồng, ứng xử giữa các cộng đồng. Con người Việt Nam vốn sống tình cảm, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sống đoàn kết trong cộng đồng và cũng là một dân tộc nổi tiếng với tính cách thân thiện, mến khách, hòa đồng, cởi mở. Một du khách nước ngoài đã nhận xét: "Ở Việt Nam tôi cảm thấy như đang ở nhà mình, người dân địa phương thật đáng mến và vấn đề an ninh được bảo Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 15 - Líp: VH1102
  16. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh đảm" [22]. Tri thức dân gian cũng là một lĩnh vực của văn hóa phi vật thể. Tri thức dân gian ở chừng mực nào đó còn được hiểu tương ứng với các thuật ngữ như tri thức bản địa, tri thức địa phương. Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu ); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất). Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, lễ hội như Phật giáo, Ki- tô giáo, Đạo giáo, thờ cúng tổ tiên, đạo Mẫu Lễ hội ở Việt Nam thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 7000 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Tóm lại, có rất nhiều cách để phân loại loại hình văn hóa, nhưng có thể xếp vào mấy nhóm sau: - Di tích lịch sử văn hóa - Tài nguyên du lịch lễ hội - Văn nghệ dân gian - Làng nghề truyền thống - Ẩm thực 1.1.2. Du lịch Những thập kỷ gần đây du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn, là hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 16 - Líp: VH1102
  17. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo C.Mác: “Thước đo văn minh của một con người là sử dụng khoảng thời gian rỗi của con người vào việc tham quan, giao lưu văn hóa” [19]. Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara - Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí” [37]. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt: Nghĩa thứ nhất là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật Nghĩa thứ hai là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Nói cách khác, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ. Trong pháp lệnh du lịch do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 08/12/1999 tại Chương I, Điều 19: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [25]. Như vậy, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau nhưng tựu chung đều thống nhất rằng du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người đến một nơi khác nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 17 - Líp: VH1102
  18. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống như những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch. Khái niệm Tài nguyên du lịch theo Pirolnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi [15, 57]. Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa thì: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là Tài nguyên du lịch” [3, 41]. Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2006 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [16, 19]. Như vậy, Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy, Tài nguyên du lịch bao gồm cả Tài nguyên du lịch đã, đang khai thác và Tài nguyên du lịch chưa được khai thác. Từ những khái niệm trên, có thể định nghĩa chung Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường [16, 20]. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 18 - Líp: VH1102
  19. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.1.4. Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa đang ngày một phổ biến trên thế giới và được chú trọng phát triển ở Việt Nam. Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành ngày 01/01/2006, du lịch văn hóa là “loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc, có sự tham gia của đông đảo cộng đồng”. Như vậy, di sản văn hóa là nhân tố cơ bản trong phát triển du lịch văn hóa. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục , gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá. Như vậy du lịch được coi như hành vi thỏa mãn văn hóa và cụm từ “du lịch văn hóa” được hình thành như một loại hình du lịch mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội Phát triển du lịch văn hóa sẽ góp phần giới thiệu giá trị nền văn hóa độc đáo của Việt Nam mấy nghìn năm văn hiến thông qua xúc tiến du lịch, tổ chức tạo sản phẩm phục vụ khách và tổ chức các chương trình du lịch. Bằng các ấn phẩm quảng cáo xúc tiến, vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam sẽ được giới thiệu sâu rộng trong và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động, ngành Du lịch phải làm cho sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng chứa đựng nhiều hàm lượng văn hóa ngay từ quá trình xây dựng các công trình du lịch, tổ chức các dịch vụ khách sạn, hướng dẫn, giới thiệu tham quan, vui chơi giải trí và cả trong thái độ phục vụ khách Như vậy không phải chỉ có ngành Du lịch giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với khách, mà các ngành, địa phương và nhân dân nơi khách đến đều phải có trách nhiệm và truyền tải được giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa nước ta Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 19 - Líp: VH1102
  20. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh đến với du khách quốc tế và đặc trưng riêng có của văn hóa mỗi vùng, miền, dân tộc đến với khách du lịch nội địa. Du lịch văn hóa còn tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội ; làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hóa nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa phương. Du lịch văn hóa còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua chuyến đi du lịch mà con người được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, văn hóa dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phương cũng thấy được sự hấp dẫn của văn hóa bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc về việc cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, Du lịch văn hóa còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế, làm cho mọi người thấy cần thiết phải phát triển và củng cố các mối quan hệ quốc tế, làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần bình thường hóa quan hệ, giữ gìn, củng cố hoà bình và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cường sự hợp tác, hội nhập trên mọi lĩnh vực vì lợi ích phát triển chung. Di sản văn hóa chính là nguồn Tài nguyên du lịch văn hóa. Nói như vậy không có nghĩa tất cả di sản văn hóa đều trở thành Tài nguyên du lịch văn hóa, mà trên thực tế, chỉ có những di sản văn hóa có sức hấp dẫn nhất định và có thể khai thác tốt cho hoạt động du lịch mới được gọi là Tài nguyên du lịch văn hóa. Nếu như di sản văn hóa được phân loại thành di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, thì Tài nguyên du lịch văn hóa cũng được phân chia thành Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể. Việc hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa như thế nào là phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, tính chất, thể loại di sản văn hóa đó; hay nói cách khác, sản phẩm du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay không thì chính di sản văn hóa đóng vai trò quyết định: di sản văn hóa tạo nên sự phong phú, đa dạng của sản Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 20 - Líp: VH1102
  21. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh phẩm du lịch. Muốn du lịch văn hóa phát triển, không thể không dựa vào việc khai thác giá trị các di sản văn hóa. Để du lịch văn hóa thực sự hấp dẫn thì trước hết phải xác định giá trị của mỗi di sản văn đối với hoạt động du lịch, tiếp theo là phải có sự đầu tư đúng mức để di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch văn hóa. Ngược lại, một phần lợi nhuận từ du lịch đem lại cần phải được đầu tư trở lại cho di sản văn hóa (nhằm phục vụ công tác bảo tồn di sản ). Đó là sự phát triển du lịch bền vững. 1.2. Giới thiệu về Tài nguyên du lịch văn hóa Bắc Ninh 1.2.1. Di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh là mảnh đất hàng ngàn năm văn hiến và đã để lại “kho báu” di sản văn hóa to lớn thông qua hệ thống di tích. Hiện theo thống kê bước đầu, toàn tỉnh Bắc Ninh có gần 1.300 di tích, phân bố khắp cả 8 huyện, thị (thành phố) và đậm đặc cả các làng xã cổ. Theo luật di sản văn hóa, các di tích được phân thành các loại hình khác nhau như: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học. Đối với Bắc Ninh thì loại hình di tích nào cũng có, song thuộc loại hình lịch sử là nhiều hơn cả. Tính đến tháng 8 năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có 428 di tích đã được Nhà nước xếp hạng, cụ thể như sau: TT Tên huyện, thị Cấp bộ Cấp tỉnh Tổng số 1 Thành phố Bắc Ninh 41 35 76 2 Huyện Quế Võ 9 19 28 3 Huyện Tiên Du 23 29 52 4 Thị xã Từ Sơn 42 36 78 5 Huyện Thuận Thành 24 29 53 6 Huyện Gia Bình 10 33 43 7 Huyện Lương Tài 10 26 36 Cộng 191 237 428 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh) Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 21 - Líp: VH1102
  22. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Những năm gần đây, đặc biệt trong dịp đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, khách tham quan khắp mọi miền trong nước và quốc tế đã tìm về Bắc Ninh thăm quan những di tích tiêu biểu ngày một nhiều. Theo Ban quản lý di tích địa phương của một số di tích tiêu biểu, hàng năm lượng du khách vầ tham quan di tích như sau : đền Bà Chúa Kho (Thành phố Bắc Ninh) có hang chục vạn lượt khách về “cầu tài, cầu lộc”. Đền Đô (Từ Sơn) có hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế về tham quan. Chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành) và chùa Phật Tích (Tiên Du), chùa Tiêu (Từ Sơn) cũng có hàng ngàn lượt khách trong nước và quốc tế về tham quan. Có thể phân các di tích lịch sử - văn hóa thành những loại sau đây: Di tích lịch sử văn hóa: Đây là loại hình di tích chiếm số lượng lớn, tiêu biểu như chùa Dâu, khu di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của quân dân ta thời Lý (TKXI), núi Lim, chùa Tam Sơn, chùa Tiêu, trong đó di tích chùa Dâu được xếp loại di tích quốc gia đặc biệt. Di tích kiến trúc nghệ thuật: Bao gồm nhiều di tích tiêu biểu như: chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đình Đình Bảng, đình Diềm, đình Đáp Cầu, đình Đồng Kỵ, thành cổ Luy Lâu, thành cổ Bắc Ninh, trong đó chùa Phật Tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Di tích lưu niệm danh nhân: Bao gồm các di tích lưu niệm các danh nhân lịch sử như: Đền Đô thờ 8 vị vua triều Lý, đền Miễu thờ Phạm Thị than mẫu vua Lý Công Uẩn lập vương triều Lý (TK XI), lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, đền thờ Cao Lỗ Vương, các di tích lưu niệm về danh nhân khao bảng như: Văn Miếu Bắc Ninh, đền Thờ Lê Văn Thịnh, các tiến sĩ họ Nguyễn làng Kim Đôi, đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Gianr Thanh, các di tích lưu niệm về đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngô Gia Tự, Di tích cách mạng và kháng chiến: Tiêu biểu là nhà gác cụ Đám Thi (phường Đình Bảng, đình, chùa Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ), chùa Đồng Hương (xã Hương Mạc), núi Lim (thị trấn Lim), Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 22 - Líp: VH1102
  23. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.2.1.1. Chùa Dâu Người ta nói Hà Bắc (hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang bây giờ là vùng đất của thần linh và của Phật. Lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi nhận có nhiều ngôi chùa cổ hiện diện trên đất này như: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích , trong đó Chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng ở cố đô Luy Lâu từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên và là trung tâm Phật Giáo lớn nhất nước ta thời Bắc thuộc. Chùa nằm ở phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ (nay thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo sử sách, xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước, vì vậy dân gian xưa thường gọi vùng này là vùng dâu hoặc Kẻ Dâu. Quá trình xây dựng chùa Dâu gắn liền với lịch sử du nhập đạo Phật vào vùng Dâu, thời kỳ Thái thú Sỹ Nhiếp làm quan cai trị nước ta. Chùa được trùng tu lớn nhiều lần vào thời Trần đầu thế kỷ thứ XIV (do Mạc Đĩnh Chi hưng công và trông nom việc trùng tu); thời Lê (1737 - 1738); thời Tây Sơn (1792 - 1793) và thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX - đầu thế kỷ thứ XX). Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỷ 18). Chùa chính được bố cục theo kiểu "nội công ngoại quốc", nằm trong khuôn viên hình chữ nhật 30x70m bao gồm tiền đường, tháp Hòa Phong, tả trường lang, hữu trường lang, đại bái đường, Phật điện, cung cấm, hậu đường, Thạch Quang am. Với ý nghĩa là một trung tâm Phật giáo từ đầu Công nguyên, ở đây đã đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, xây được hàng chục bảo tháp. Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như: Mâu Bát, Tì Ni Đa Lưu Chi, Khương Tăng Hội, Pháp Hiền Các đời vua của triều đại Lý đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (cầu mưa, cầu gió). Chùa Dâu còn là nơi giao thoa, hội nhập giữa văn hóa tín ngưỡng Việt Nam với văn hóa tín ngưỡng, kiến trúc Phật giáo từ Ấn Độ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ kính vô giá, nhiều cổ vật có giá trị, là những Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 23 - Líp: VH1102
  24. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh tư liệu quý hẫp dẫn khách tham quan, nghiên cứu. Vì vậy, chùa Dâu đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 28 - 4 - 1962. Tuy nhiên, trải qua thời gian, sự hủy hoại của tự nhiên, chiến tranh, nhiều hạng mục công trình của chùa Dâu đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Thêm vào đó, do không được bảo vệ, quản lý chặt chẽ, nhiều cổ vật của chùa đã bị mất cắp. Năm 1997, bảy pho tượng quý của chùa đã bị đánh cắp. Hiện nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi "Trung tâm của Phật giáo Việt Nam". Gắn liền với chùa Dâu còn có lễ hội Dâu. Hội Dâu là hội của cư dân nông nghiệp. Hội được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng tư (âm lịch) hàng năm. Với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ nhi. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng ni, phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội. Đặc biệt, trong lễ hội có tổ chức một lễ rước lớn, rước 4 chị em Tứ pháp từ 4 ngôi chùa khác về chùa Tổ bái vọng mẹ. Dâng hương cầu kinh xong, đám rước lần lượt trở về các chùa. Trong lúc rước có các trò múa gậy, cướp nước, múa sư tử, múa hóa trang rùa, múa trống, đấu vật, cờ người, đốt cây bông. Ngoài ra còn có nghi thức tắm tượng Phật chùa Dâu, qui tụ 12 làng trong tổng xưa mang theo đội múa rồng đến tham gia. Nét đặc sắc trong lễ hội nằm ở cuộc thi “cướp nước”, là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Người ta bói xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu là bà mưa thì năm ấy được mùa. Nếu là bà Sấm thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở. Trong hiện tại và tương lai, chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm dấu ấn tâm linh của đạo Phật và của tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, là nơi ghi dấu nhiều dấu ấn lịch sử sâu sắc, và đã để lại dấu ấn trong ca dao cũng như trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam: Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 24 - Líp: VH1102
  25. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh “Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Cũng về hội Gióng” Đồng thời chùa Dâu - hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh của những người con đất Việt: “Dù ai đi đâu, về đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ ngày mồng Tám thì về hội Dâu” (Ca dao cổ) 1.2.1.2. Chùa Bút Tháp Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, còn có tên chữ là “Ninh Phúc Tự”. Chùa Bút Tháp nằm cách chùa Dâu 3km. Chưa có tài liệ chính xác về lịch sử xây dựng của chùa, còn tên chùa Bút Tháp mới có từ nửa sau thế kỷ XIX do vua Tự Đức đặt khi thấy cây tháp của chùa giống như ngọn bút đang đề thơ lên trời. Làng ở gần chùa cũng nhân tên chùa mà gọi là làng Bút Tháp. Chùa Bút Tháp là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa có kiến trúc hòa nhập với môi trường tự nhiên bao quanh. Nhìn tổng thể chùa Bút Tháp nằm trong vùng đất của các con sông Dâu, sông Thiên Đức, sông Tương là những con sông cổ nhưng nay đã bị bồi lấp gần hết. Đây cũng là khu vực có những trung tâm Phật giáo suốt từ đầu Công nguyên đến đầu thời tự chủ. Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa độc đáo, có bố cục gọn gàng, chặt chẽ và rất sinh động. Việc xây dựng dựa vào các vật liệu bền chắc và đã kế thừa những nét kiến trúc truyền thống dân tộc từ thời đại Lý - Trần trước đó. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí chặt chẽ, cân xứng ở khu trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên ở khu vực xung quanh. Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gồm 9 đơn nguyên chạy song hàng, được bố trí đăng đối trên một đường “linh Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 25 - Líp: VH1102
  26. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh đạo” và được bao bọc bởi hai dãy hành lang chạy suốt dọc hai bên chùa. Đó là tòa tiền đường, nhà thiêu hương, thượng điện, cầu đá, tòa tích thiện am, trung đường, phủ thờ, nhà hậu đường và hàng tháp đá sau nhà hậu đường. Lối bố trí đăng đối theo trục chính và phong phú về xử lý các khối kiến trúc của công trình đã tạo nên vẻ thâm nghiêm, u tịch và thanh thoát cho cảnh chùa. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa. Ngoài ra, trong chùa Bút Tháp còn có một hệ thống tượng tròn rất đặc sắc so với các chùa khác, bao gồm: tượng phật giáo, tượng chân dung và tượng thờ Mẫu. Nổi bật cho tượng phật giáo ở đây là tác phẩm Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây là vào năm 1992 - 1996. Đến thăm chùa Bút Tháp, du khách vừa có thể cảm nhận được tinh thần từ bi hỉ xả của đạo Phật, vừa được thưởng thức những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc để hiểu thêm phong cách nghệ thuật một thời và để cảm nhận niềm tự hào về tài nghệ của cha ông. Chùa Bút Tháp với những giá trị lớn lao về mọi mặt, được bảo tồn khá nguyên vẹn, được coi là bảo tàng kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lê, là một điểm tham quan lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và nghệ thuật, chùa Bút Tháp đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 313 -VH/VP ngày 28 - 4 - 1962. 1.2.1.3. Chùa Phật Tích Chùa Phật Tích hay còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên) xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 28 - 04 - 1962. Theo sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” và qua các di vật cổ tìm thấy ở khu vực chùa thì Vạn Phúc tự được xây dựng vào năm Đinh Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 26 - Líp: VH1102
  27. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Dậu niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ IV thời vua Lý Thánh Tông (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Chùa Phật Tích giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi đầu tiên phật giáo Ấn Độ truyền vào nước ta. Chùa đã được xây dựng lại nhiều lần, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian, đến năm 1947 thì bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiến trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiện từ bi, pho tượng thiền sư Chuyết Chuyết. Chùa ngày nay được xây dựng lại năm 1991 theo kiến trúc cũ, một kiến trúc phật giáo hoàn chỉnh với các tòa và điện, tượng thờ các loại. Tại đây còn dấu vết một cây tháp cao được xây dựng năm 1057 dưới thời nhà Lý. Tương truyền khi ngôi tháp này đổ lộ ra một pho tượng phật A di đà (cao 1,85m) bằng đá xanh làm từ thời Lý lớn nhất Việt Nam. Hiện đây được coi là báu vật quốc gia và các bảo tàng lớn đều có phiên bản bức tượng này để trưng bày. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, năm 2008 chùa Phật Tích được khôi phục trùng tu với quy mô lớn gồm các tòa: Tam bảo, nhà tổ, nhà mẫu. Ðại đức Thích Ðức Thiện trụ trì ở chùa Phật Tích cũng vận động các nhà hảo tâm, Phật tử gần xa, công đức xây dựng mới một số công trình như: viện Quan Âm, nhà khách, nhà trưng bày và cho phục dựng một pho tượng Phật A Di Ðà mới cao gần 30 m đặt trên đỉnh núi Phật Tích. Từ năm 1991, Lễ hội Khán hoa mẫu đơn truyền thống vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán được khôi phục và tổ chức long trọng tại chùa, vẫn giữ được những nét truyền thống từ ngàn xưa. Vườn hoa mẫu đơn trước sân chùa xuất phát từ tích “Từ Thức gặp tiên”. Xưa kia nơi đây là cả một rừng hoa mẫu đơn, rừng hoa đẹp đến nỗi khiến cho tiên nữ không kìm lòng được, trót hái hoa nên bị tội. Từ Thức đã cởi áo xin tha cho tiên nữ. Cảm kích trước tấm lòng của nho sinh, tiên nữ mời Từ Thức về thăm nhà, sau đó hai người nên duyên. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, như thực như hư, nhưng có âm đức thì tất có dương báo. Đó là Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 27 - Líp: VH1102
  28. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh lẽ thường tình. Nay mùa hoa nở rộ cũng đúng vào hội chùa Phật Tích nên còn gọi là hội “Khán hoa mẫu đơn”. Hội đã thu hút đông đảo du khách thập phương tới dâng hương lễ Phật, cầu mong sự bình an, may mắn, sức khỏe. 1.2.1.4. Đình Đình Bảng Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm là làng Báng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ các vị là thành hoàng gồm Cao Sơn Đại Vương (thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại Vương (thần Đất) đồng thời thờ các vị có công lập làng vào thế kỷ 15 [30]. Đình Đình Bảng gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đình cũng nhiều lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Đình Đình Bảng được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 313/QĐ ngày 28 - 04 - 1962. Đình được dựng trên một khu đất không cao lắm, truyền rằng có hình con nhện khổng lồ, ở trung tâm làng. Đây là một công trình kiến trúc tuyệt xảo, giàu tính dân tộc, nghệ thuật chạm khắc trang trí điêu luyện. Đình trông về hướng Nam, nguyên trước đây có cả tam quan, tả vu và hữu vu. Nhưng những kiến trúc ấy đã bị phá hoại hoàn toàn trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, nay đình chỉ còn lại tòa bái đường, ống muống và hậu cung nối liền với nhau thành một khối hình chữ “Công”. Tuy nhiên có thể nói, những thành phần kiến trúc cơ bản và lối kết cấu vẫn được giữ nguyên, nên đình Đình Bảng được xem như một tài liệu gốc vô cùng quí giá để tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVIII. Đình Đình Bảng còn là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc từ thời Đông Sơn được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Trong hệ thống tài nguyên hữu thể của Bắc Ninh, nổi trội lên là đình Đình Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 28 - Líp: VH1102
  29. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Bảng vì những giá trị đặc sắc bậc nhất về kiến trúc, cũng như về nghệ thuật trang trí của nó. Đây chính là một tài sản kiến trúc văn hóa vô giá cần được hết sức quan tâm bảo tồn và giữ gìn. 1.2.1.6. Đền Đô Đền Đô hay còn gọi là điện Cổ Pháp được xây dựng vào thế kỷ XI trên đất làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền là nơi thờ 8 vị vua triều Lý, nên còn được gọi là Lý Bát Đế. Đền Đô được tu bổ nhiều lần, đặc biệt trùng tu lớn dưới thời Lê, đầu thế kỷ XVII do thám hoa Phùng Khắc Khoan thiết kế và trông nom việc thi công. Quy mô xây dựng được truyền lại gồm 2 khu vực thành nội và thành ngoại. Khu thành nội diện tích 4.340m², có tường xây cao 3m, dày 1m bao quanh; khu thành ngoại có diện tích 26.900m². Đền Đô thời đó có 21 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị tượng, hương án thờ 8 vị vua nhà Lý, phía trước và hai bên có nhà thiêu hương, nhà tiền tế, nhà chuyển bồng, nhà để kiệu, nhà bia, cửa rồng, thủy đình, nhà khách, hồ, nước, sân tế Tất cả đều được xây dựng, tạo tác công phu, chạm khắc tinh xảo, mang giá trị kiến trúc mỹ thuật cao. Tuy nhiên, Đền Đô cổ kính xưa bị chiến tranh tàn phá vào năm 1952 [17, 121]. Ngày 12 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đình Bảng và Đền Đô, dự lễ dâng hương tưởng niệm các vị vua thời Lý. Từ năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 980 năm vua Lý Thái Tổ lên ngôi, mở đầu sự nghiệp nhà Lý, Đền Đô được xây dựng lại trên khuôn viên và những giá trị kiến trúc mỹ thuật đã có trước đây. Đến nay, các hạng mục công trình của đền đã được hoàn thành, mang những giá trị kiến trúc mỹ thuật cao, phản ánh tinh thần uống nước nhớ nguồn, ơn nhớ tổ tiên của nhân dân địa phương và nhân dân cả nước nói chung. Di tích đền Đô được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 25 - 01 - 1991. Hàng năm vào ngày 15 - 3 âm lịch, kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang, nhân dân Đình Bảng lại tưng bừng mở hội đón du khách trên mọi miền Tổ quốc Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 29 - Líp: VH1102
  30. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh về chung vui và dâng hương tưởng niệm các vua nhà Lý. Bên cạnh phần lễ tổ chức trang trọng của các đoàn địa phương và nhiều tỉnh thành trong cả nước, phần hội với các trò chơi dân gian như thi nấu cơm nồi đất, bắt vịt dưới hồ, vật, chọi gà, thi đấu cờ người, hát quan họ dưới thuyền cũng được duy trì tổ chức thể hiện nét văn hóa dân gian đậm đà bản sắc truyền thống của một vùng quê Kinh Bắc. 1.2.1.7. Đền Bà Chúa Kho Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ (gồm: đình, chùa, đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước về hành hương mang tính tín ngưỡng dân gian sâu sắc. Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ bà ở đền Cổ Mễ là sự hòa nhập giữa hiện thực lịch sử và hoạt động tâm linh của nhân dân. Tương truyền bà là một phụ nữ Việt Nam tài sắc, khéo léo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia, sau đó hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Khi bà qua đời nhân dân đã lập đền thờ. Đền được xây dựng từ thời Lý, có quy mô nhỏ, trên ngọn đồi được đặt tên núi Kho, đến thời Lê đền được xây dựng lớn. Những công trình kiến trúc hiện nay còn lại cổ nhất có niên đại thời Nguyễn còn hầu hết mới được xây dựng lại vào năm 1993 gồm cổng vào, cung thượng, cung đệ nhị, cung đệ tam và cung thờ các cô Sơn Lâm, Sơn Trang và một số công trình phụ. Đền Bà Chúa Kho hiện nay được tu sửa khang trang, lộng lẫy, thu hút nhiều khách thập phương đến thực hiện các nghi lễ tâm linh. 1.2.1.8. Văn miếu Bắc Ninh Nói đến Bắc Ninh là nói đến vùng đất học nổi tiếng đã sản sinh ra “Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn” [17, 123]. Trong lịch sử thi cử Nho học dưới chế độ phong kiến nước ta kéo dài 845 năm, cả nước có 118 khoa thi, chọn được 2.991 vị tiến sĩ. Trong số đó Bắc Ninh Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 30 - Líp: VH1102
  31. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh có 645 vị. Trong số 47 tam khôi thì Bắc Ninh cống hiến cho đất nước 17 vị. Người đỗ thủ khoa đầu tiên của nước ta vào thời Lý là ông Lê Văn Thịnh (quê Đông Cửu, Gia Lương, Bắc Ninh), từng làm tới chức Thái sư và là thầy dạy của vua Lý Nhân Tông. Tự hào về truyền thống hiếu học, trân trọng hiền tài đồng thời nhằm mục đích khuyến khích sự hiếu học của vùng đất này, triều đình phong kiến đã cho xây dựng Văn miếu ở Bắc Ninh. Trước kia Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng ở địa phận Thị Cầu, huyện Võ Giang, sau được chuyển về vị trí hiện nay trên núi Phúc Sơn, xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh. Văn miếu được tu sửa vào các năm 1802, 1828, 1928. Trong lần tu sửa năm 1928 đã xây dựng thêm một tòa nhà tạo soạn bên trái hậu đường và tòa bi đình bên phải hậu đường. Nhà hậu đường thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tăng Tử, Mạnh Tử) cùng 72 bậc tiên hiền. Văn miếu Bắc Ninh hiện nay còn lưu giữ được 14 văn bia. Các vị đỗ đại khoa đều được khắc tên trên bia đá tiến sĩ có chạm khắc các họa tiết trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt”, “Mây cuốn” và bốn chữ nổi “Kim Bảng lưu phương”. Cùng với Thủ đô Hà Nội, Cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ ba xây dựng Văn Miếu có tầm cỡ quy mô. Chính vì thế, Văn miếu Bắc Ninh có tiềm năng trở thành điểm du lịch văn hóa truyền thống đặc sắc để du khách đến tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu những giá trị văn hóa, truyền thống giáo dục cũng như tài hoa nghệ thuật của con người xứ Kinh Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung trong lịch sử, hiện tại và tương lai. 1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội 1.2.2.1. Hội Lim Hội Lim là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim là nơi thờ ông Hứa Trung Hầu, tương truyền là người sáng lập tục hát quan họ. Hội Lim là lễ hội văn hóa nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 31 - Líp: VH1102
  32. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Kinh Bắc, được hình thành từ rất lâu. Ngày hội thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, để tìm bạn, tìm duyên, để trao đổi tâm tình Hội Lim bây giờ vẫn bảo tồn cốt cách của hội Lim xưa, nhưng đã xen thêm phần dấu ấn của văn hóa đương đại. Hội Lim ngày nay được hàng tổng chuẩn bị tập dượt rất chu đáo từ ngày mồng 9 và mồng 10 và được diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, nhà thờ họ Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả; bên cạnh đó là lễ dâng hương cúng phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Bên cạnh các nghi lễ đặc sắc, hội Lim thu hút đông đảo du khách với các trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Hấp dẫn hơn cả là phần hát hội, đây cũng là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim, từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim và hát thi với nhau. Đây có lẽ là phần hay nhất và được mong đợi nhất trong cả lễ hội Lim. Có thể nói, hội Lim làm đắm say lòng người không chỉ ở lời ca giọng hát du dương mà còn ở tình người quan họ đậm đà sâu lắng, khiến du khách nếu đã một lần về với hội Lim thì mãi mãi không thể nào quên. 1.2.2.2. Hội Đồng Kỵ Hàng năm, cứ đến mồng 4 tết âm lịch dân làng Đồng Kỵ (Từ Sơn - Bắc Ninh) lại nô nức mở hội rước pháo làm sống dậy những hồi ức xưa cũ về cuộc Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 32 - Líp: VH1102
  33. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh thi pháo bông cầu cho mưa thuận, gió hòa. Theo tương truyền, lễ hội cũng là dịp tưởng nhớ tướng Thiên Cương về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc sau được tôn là thành hoàng làng và tập tục đó vẫn được người dân làng duy trì đến ngày nay. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc. Từ sớm ngày mồng 3 tháng Giêng diễn ra lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên Đền Trung. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mồng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn cùng có đường kính 60cm, 1 quả dài 6m, 1 quả dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mồng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con. Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Bên cạnh đó, làng còn tổ chức giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ các tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà cũng được tổ chức thể hiện nét văn hóa lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ. Nhiều năm trở lại đây lễ hội rước pháo Đồng Kỵ không còn tục lệ thi đốt pháo như xưa nhưng không vì thế mà kém sôi động. Các nghi lễ vẫn được địa phương tổ chức bài bản, theo đúng nghi lễ truyền thống. Hội đã trở thành điểm nhấn đặc biệt khởi đầu cho mùa lễ hội giàu bản sắc của vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 33 - Líp: VH1102
  34. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.2.2.3. Hội Diềm Cứ vào dịp giữa tiết trời xuân mồng 6 tháng 2 âm lịch, làng Diềm còn được gọi là làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh lại tưng bừng tổ chức lễ hội Diềm hay còn gọi là lễ giỗ tổ quan họ. Từ sáng sớm các liền chị chít khăn mỏ quạ, khuôn mặt rạng ngời, e ấp sau vành nón quai thao, duyên dáng trong bộ quần áo tứ thân rực rỡ sắc màu cùng các liền anh khăn xếp áo the, hát những làn điệu quan họ đón chào khách thập phương. Hội Diềm được bắt đầu với nghi thức mở cửa đền Vua Bà (bà tổ của dân ca quan họ). Theo tuần tự dân làng tổ chức lấy nước ở giếng Ngọc trong đền làm lễ rước nước quanh làng, qua đình làng, đền Cùng rồi lại quay về đền Vua Bà. Trong hành trình rước lễ người dân cùng du khách được hòa mình vào không gian đậm đặc chất quan họ. Có thể nói quan họ là “nam châm” thu hút khách thập phương của hội Diềm. Ca hát quan họ là hoạt động xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội. Vì vậy mà hội Diềm tuy chỉ mang tính chất lễ hội của một làng song lại trở thành điểm hẹn văn hóa của hàng nghìn lượt khách thập phương. Chị Trịnh Lan Y công tác ở Hà Nội cho biết: “Tôi có thể thức thâu đêm để được nghe các liền anh, liền chị hát canh. Thật khó lý giải vì sao mình lại yêu thích đến thế lối hát truyền thống này, dường như có 1 sự giao hòa đặc biệt giữa tâm hồn những người hát để rồi lưu lại sau mỗi lần gặp mặt là nỗi vấn vương thật khó tả” [26]. Hội Diềm sẽ khép lại với lễ nhập tịch cho vua Bà vào sáng ngày mồng 7 và món quà tiễn khách của người dân nơi đây cũng bằng quan họ để cho người cất bước cứ lãi lưu luyến, hẹn trở lại vào mùa xuân sau. 1.2.3. Văn nghệ dân gian 1.2.3.1. Chèo Chải hê Từ xa xưa người dân Lũng Giang và Tam Sơn đã sáng tạo ra một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm chất tín ngưỡng kể về công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và lòng hiếu thảo của con cái gọi là chèo Chải Hê (chèo thập nhị tứ hiếu). Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 34 - Líp: VH1102
  35. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nghệ thuật chèo Chải Hê được bắt nguồn từ tục kết chạ của hai làng Quan họ Lũng Giang - Tam Sơn. Chuyện kể rằng vào thời Cảnh Hưng (1730 - 1786), viên quan cai trị trong vùng ra lệnh cho mỗi làng phải làm một ngôi đình để thờ thần bản thổ. Dân làng Lũng Giang lên rừng đẵn gỗ về làm đình, trên đường về qua làng Tam Sơn, không may qua sông mắc cạn, được nhân dân làng Tam Sơn ra kéo giúp. Từ đó sinh ra tục kết chạ Lũng Giang-Tam Sơn. Sau khi khánh thành ngôi đình, hàng năm nhân dân hai làng qua lại thăm nhau khi hiếu hỉ từ đó sinh ra hát chèo Chải Hê. [19] Kết cấu của vở chèo chia làm hai phần rõ rệt: Phần một, kể chuyện về sáu người con hiếu thảo rút từ tích truyện Nhị thập tứ hiếu (tích truyện của Trung Quốc kể về 24 người con hiếu thảo: Bắt cá, hái rau, đánh hổ cứu cha, đi rừng đẵn gỗ về tạc tượng mẹ ); Phần hai, nói tới câu chuyện xung quanh con thuyền. Khi hát bốn người nhà cái ngồi phía trên cùng vài người khác chơi trống mõ. Sáu người nhà con phía dưới, cởi trần, đóng khố, mỗi người cầm một roi (gậy) dài khoảng 1,2 m, giữa sơn son, hai đầu sơn vàng, buộc chỉ ngũ sắc, khi diễn xướng điệu múa quyện với lời ca, tiếng trống, mõ tạo nên không gian văn hóa tươi tắn, sinh động. Năm 1975, sau khi về thực tế ở Lũng Giang nhiều năm, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thu (Cục biểu diễn nghệ thuật) đã viết: “Về phương diện nghệ thuật, chèo Chải Hê đã kết tinh được những điệu hát rắn khoẻ, cùng những bài hát lao động, chèo thuyền, những câu hát huê tình đậm đà duyên dáng. Về vũ đạo, có lẽ đây là một trong những nguồn vũ đạo của người Việt. Ngoài ra nó còn là một nguồn tài liệu về dân tộc, sử học, xã hội học, tôn giáo học đáng quý” [27]. 1.2.3.2. Trống cổ bộ Trống cổ bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, giàu bản sắc dân tộc chỉ duy nhất có ở làng Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Người dân Thị Cầu truyền lại rằng cách đây hơn 1 thế kỷ, một người dân họ Hoàng quê ở Thị Cầu đi lính cho triều đình Huế vì có năng khiếu âm nhạc đã được tuyển chọn vào đội trống cung đình. Khi về nghỉ hưu tại quê nhà, ông đã Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 35 - Líp: VH1102
  36. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh truyền lại phương pháp diễn tấu trống cung đình cổ bộ cho người dân. Đời sau tiếp nối đời trước, nghệ thuật diễn tấu trống cổ bộ được người dân Thị Cầu gìn giữ và phát huy liên tục từ đó đến ngày nay. [28] Loại hình nghệ thuật này chỉ được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hoặc trong những sự kiện đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng người dân ở vùng quê này. Trước kia, trống cổ bộ có cả thảy 13 bài trống với tên gọi riêng như: chào đón vua ngự giá, đón sứ thần, múa trống cung đình, tế nam giao, tứ nữ Ngày nay trống cổ bộ còn lại 6 bài: rung một, rung hai, hoa rơi, bổ ba, bổ chín, đánh lăn. Mỗi bài mang một mầu sắc, tiết tấu khác nhau nhưng đều chung một tính chất hùng tráng, nhịp điệu khỏe mạnh, sôi nổi, phù hợp với không khí trong các lễ hội. Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này luôn được người dân Thị Cầu cố gắng bảo tồn. Hiện nay, đàn ông ở thị Cầu ở lứa tuổi từ 30 đến 80 đều có thể chơi trống cổ bộ. Người dân Thị Cầu đã thành công trong việc gìn giữ một loại hình nghệ thuật diễn tấu cung đình và làm cho nó có sức sống mãnh liệt ngay trong đời sống dân dã chốn làng quê. Hơn nữa, họ đã thổi hồn cho loại hình nghệ thuật này để mang lại một nét duyên rất riêng khác với nhã nhạc cung đình Huế, đó chính là trong cách tiết tấu thể hiện: tiếng nạo bay bổng, tiếng trống đều vang. Từ vốn cổ của địa phương, hiện nay Trường trung cấp nghệ thuật Bắc Ninh cũng trực tiếp dàn dựng các tiết mục biểu diễn trống cổ bộ, tham gia vào các chương trình hội diễn nghệ thuật trong tỉnh, và hội diễn cả nước, qua đó đã chiếm được nhiều cảm tình của công chúng yêu nghệ thuật. Do sự độc đáo và háp dẫn của nó, Trống cổ bộ ở Bắc Ninh cũng đã thu hút nhiều nhạc sĩ đến nghiên cứu, vận dụng phương thức sử dụng tiết tấu, âm thanh, từ đó nâng thêm giá trị sáng tạo âm nhạc cho mình. 1.2.3.3. Quan họ “Trong sáu tỉnh người đã tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh” Câu quan họ trên đã cho ta biết dân ca quan họ vốn là văn hóa đặc sắc chỉ Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 36 - Líp: VH1102
  37. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh có ở Bắc Ninh. Khi nói tới Bắc Ninh là nói tới quê hương quan họ. Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bắc Ninh, hiện vẫn còn 44 làng quan họ gốc, hàng năm vẫn mở hội hát và có tới 200 làn điệu, hơn 500 bài hát quan họ. Làng quan họ gốc phải đạt điều kiện ít nhất có năm đời hát quan họ. Mỗi làng thường có từ 3 tới 7 bọn quan họ. Trong mỗi bọn hát quan họ thường có 5 đến 12 người sinh hoạt. Nói đến chơi quan họ là nói đến một lối chơi có quy củ, nền nếp, buộc người chơi phải tuân thủ nhiều thể loại: hát đối, hát giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nước, mời trầu Các tiêu chí để các nghệ nhân hát quan họ hướng tới, đạt được và cũng để so tài trong các hội thi đó là giọng hát phải ấm, rền, luyến láy, có cung bậc, dáng điệu phải uyển chuyển và thanh tao. Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ, chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám giỗ chạp Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những câu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên trong không gian văn hóa quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động luôn hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Những làn điệu dân ca quan họ không chỉ là niềm tự hào, là vốn riêng của người dân Kinh Bắc mà còn là niềm kiêu hãnh, là nét đẹp văn hóa rất riêng của người dân Việt Nam. Năm 2009, quan họ đã chính thức được UNESCO vinh danh và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với Ca trù. 1.2.4. Làng nghề truyền thống 1.2.4.1. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 37 - Líp: VH1102
  38. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh nay là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét văn hóa truyền thống và nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Trải qua mấy trăm năm, từ một làng nghề truyền thống chỉ chuyên làm nghề mộc, đến nay, Đồng Kỵ đã trở thành một cụm công nghiệp sầm uất, chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Ông Ngô Xuân Tạo, chủ tịch UBND phường cho biết: “Giờ đây, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở khắp mọi miền đất nước và được khách hàng ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Vào những ngày giáp Tết, nhiều cơ sở phải làm việc suốt ngày đêm mới đủ hàng bán” [29]. Ngoài ra ông còn cho biết thêm, nghề làm gỗ mỹ nghệ là cha truyền con nối. Ông cũng không rõ người làng làm gỗ từ bao giờ, chỉ biết những đứa trẻ mới lớn đã được bố mẹ dạy cho cách đục đẽo, chạm trổ. Hiện nay trong làng vẫn giữ được ngôi đền cổ hơn 300 năm tuổi, được làm bằng gỗ với những đường nét chạm khắc tinh xảo do 36 người thợ của làng tạo nên. [29] Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm đồ ngang (xẻ gỗ thành tấm theo kích cỡ đã định trước) đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo hay hình những con rồng, con phượng , tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ có đường nét tinh xảo. Đặc biệt, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thường được làm theo mẫu mã cổ nên có súc hút lớn đối với khách hàng. Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ rất đa dạng, từ các sản phẩm thông dụng như giường, tủ, bàn ghế đến các sản phẩm trang trí nội thất độc đáo, có tính thẩm mỹ cao như: đôn hoa, tượng thần tài, hộp trang sức, tranh, ảnh gỗ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nét độc đáo của sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, vì thế phù hợp với xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng. Sản phẩm gỗ Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 38 - Líp: VH1102
  39. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh mỹ nghệ của Đồng Kỵ giờ đã trở nên nổi tiếng, được tiêu thụ khắp toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều quốc gia Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực ASEAN. Đồng Kỵ ngày nay và tương lai sẽ được nhắc tới trong hình dung về một khu sản xuất đồ mỹ nghệ có quy mô lớn, hiện đại được phát triển song song với việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Với vị trí sẽ là một khu đô thị vệ tinh của Hà Nội, Bắc Ninh nói chung và Đồng Kỵ nói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, đúng đắn; tạo dựng đựơc một hình ảnh đẹp về những làng nghề truyền thống trong xu hướng phát triển của thời đại mới. 1.2.4.2. Làng gốm Phù Lãng Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày trở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có từ cuối thời Trần đầu thời Lê, được trong và ngoài nước biết đến với nghề làm gốm truyền thống. Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc - Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phương Tú. Vào cuối thời Lý ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13), nghề được truyền đến đất Phù Lãng [30]. Tuy nhiên, hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một số nhà sưu tập hầu như chỉ còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở. Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 39 - Líp: VH1102
  40. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh có mầu hồng nhạt ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được chở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên quen thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm Phù Lãng với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn Họ đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương đã và đang được khách hàng, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận. [31] Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trông thanh nhã và bền đẹp (nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen được chế từ chất liệu tự nhiên) rất thanh thoát, nhẹ nhàng. Nét đặc trưng nổi bật trong trang trí gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi là chạm kép các đề tài: tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ Thọ, hồi văn, cánh sen, sóng nước [19] Đối với những sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng, người Phù Lãng rất ít trang trí. Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất men màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc. Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiện diện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa Đây là những sản phẩm có giá trị vô cùng to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn sắc thái, diện mạo độc đáo của làng nghề Phù Lãng nói riêng và diện mạo văn hóa cổ truyền Việt Nam nói chung. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 40 - Líp: VH1102
  41. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh 1.2.4.3. Làng tranh dân gian Đông Hồ “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh” (Ca dao) Làng Mái là làng Đông Hồ - quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng, nằm cạnh sông Đuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì được khai sinh từ một mảnh đất có nền tảng văn hóa và truyền thống thủ công nên Đông Hồ đã sớm nổi lên như một điểm sáng về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đáng tự hào của miền kinh Bắc. Trong khi các dòng tranh như tranh hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàn bị hiện đại hóa, thất truyền đến nay hầu như không còn nữa, thì tranh Đông Hồ vẫn được duy trì và đứng vững, thu hút sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ngày nay có thể xem Đông Hồ là một trung tâm sản xuất tranh dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam. Đặc trưng làm nên nét riêng có của tranh Đông Hồ là tranh bắt buộc vẽ trên giấy dó, làm từ vỏ cây dó, phủ lên một lớp bột làm từ vỏ điệp. Màu để vẽ thì hoàn toàn lấy từ chất liệu tự nhiên như: màu xanh từ lá chàm, màu đỏ từ sỏi son, màu đen từ than lá tre, màu vàng từ hoa hòe, màu trắng từ vỏ điệp Ban đầu tranh làm ra phần nhiều mang màu sắc tín ngưỡng, dần dần mở rộng để trang trí nhà cửa, phản ánh sinh hoạt đời thường cũng như phản ánh ước mơ nguyện vọng của nhân dân. Một loại tranh có số lượng lớn nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay là những bức tranh phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống ấm no hạnh phúc như tranh Hứng Dừa, Đánh Ghen, Đánh Vật, Chơi Đu, Thả Diều Do tiếp xúc với nhiều dòng tranh dân gian khác đặc biệt là tranh hàng Trống, tranh Đông Hồ lại xuất hiện thêm đề tài mới là tranh Tứ bình, tranh truyện [17, 113]. Loại tranh khắc gỗ Đông Hồ không chỉ hấp dẫn ở nội dung tư tưởng mà còn thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của người xem. Mặc dù nhu cầu thẩm mỹ xã hội Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 41 - Líp: VH1102
  42. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh đã thay đổi, nội dung tranh tuy đã không hoàn toàn đúng trong bối cảnh của xã hội hiện đại nhưng vẫn có sức hấp dẫn. Ngày nay, tranh Đông Hồ vẫn tồn tại nhưng không còn hưng thịnh như xưa, trước đây hầu hết các gia đình trong làng đều làm tranh nhưng bây giờ chỉ còn ba hộ: ông Nguyễn Đăng Chế, ông Nguyễn Hữu Sam và ông Trần Nhật Tấn. Mặc dù vậy, nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức, chắc chắn làng tranh dân gian Đông Hồ có thể trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bắc Ninh. 1.2.5. Ẩm thực miền quan họ Trên mảnh đất Việt Nam mỗi vùng đất, mỗi địa phương đều có những món ăn tuy dân dã nhưng mang đậm bản sắc vùng miền. Bắc Ninh là một vùng quê điển hình của vùng nông thôn Bắc Bộ, do đó các món ăn truyền thống nơi đây đều mang đậm hương sắc của vùng đất nhạt biển xa rừng. 1.2.5.1. Bánh Phu Thê Bánh phu thê là đặc sản của vùng quê Đình Bảng (Bắc Ninh). Đây là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. Bánh trước đây có tên là bánh “xu xuê”, sau gọi chệch thành “phu thê” nghĩa là chồng vợ, bởi bánh thường đi thành từng cặp và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người dân Kinh Bắc. Bánh có dạng hình vuông, to, dẹt, được bao bọc bên ngoài bằng lá dong, buộc bằng lạt điều tươi tắn, như một biểu tượng về lòng chung thủy của lứa đôi. Bánh được làm bằng bột gạo nếp cái hoa vàng chứ không phải bằng bột hoàng tinh như những thứ bánh khác. Khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh xào nhuyễn với đường kính, cùi dừa nạo nhỏ và mứt hạt sen. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường , tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. [32]. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 42 - Líp: VH1102
  43. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc , tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích. Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Lụa, người làm bánh ngon nổi tiếng trong làng Đình Bảng, có một người Hàn Quốc sau khi được mời ăn bánh phu thê đã mua hẳn một va-li bánh về làm quà nơi cố quốc, cho dù giá cước máy bay đắt gấp rưỡi giá bánh [33]. Điều đó chứng tỏ bánh Phu Thê rất có sức hấp dẫn với du khách, hấp dẫn không chỉ ở mùi vị và còn hấp dẫn ở ý nghĩa của loại bánh này. Nếu biết khai thác, đây sẽ là món quà quê không thể thiếu đối với những ai có dịp đi qua Bắc Ninh. 1.2.5.2. Bánh tẻ làng Chờ Bánh tẻ là món ăn đặc sản của người dân làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh). Tuy nhiên vẫn còn ít người được biết đến và thưởng thức món ăn này do bánh tẻ hiện nay vẫn chỉ được làm ra phục vụ nhu cầu ăn sáng tại chỗ. Bánh tẻ Chờ có tự khi nào khó ai xác định, chỉ biết rằng cứ dịp lễ tết, hiếu hỉ là thấy trên bàn thờ mọi nhà trong làng đều bầy món ăn đặc biệt ấy. Bánh tẻ làng Chờ được làm từ những hạt gạo tẻ thơm ngon, hạt dài, không bạc bụng, ít dính. Gạo được vo rồi đem đi xay thành bột, bột xay càng nhỏ thì bánh càng dẻo. Bột được đựng trong chậu, hàng ngày đôi lần chắt bỏ nước trong đi, rồi lại cho nước lã vào khuấy đều để ở chỗ mát thoáng gió, không được để bột bốc mùi chua. Trước khi làm bánh phải chắt hết phần nước trong còn lại trong chậu bột đi, cho bột vào nồi, bắc lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều, liên tục đến khi bột sền sệt, ở trạng thái dở sống, dở chín thì mang ra gói bánh. Nhân bánh tẻ được làm bằng thịt nạc băm với mộc nhĩ, hành, tiêu xào Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 43 - Líp: VH1102
  44. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh chín. Bánh tẻ được gói bằng lá dong còn tươi, luộc qua cho mềm và buộc bằng dây chuối hoặc dây lạt tước nhỏ. Bỏ bánh vào nồi nước sôi luộc độ 15 phút khi bóc bánh ra thấy bột không dính vào lá là bánh đã chín. [30] Bánh tẻ làng Chờ ăn ngon nhất là khi còn nóng. Người dân nơi đây thường làm bánh vào dịp lễ, tết hoặc cỗ bàn. Ngày xưa, mỗi đám cỗ, sau khi ăn xong, thực khách sẽ được gia chủ biếu thêm những chiếc bánh mang về cho người già hoặc trẻ nhỏ để lấy lòng thơm thảo. 1.2.5.3. Nem Bùi Ngoài các loại bánh nghe tên đã muốn thưởng thức thì ở thôn Bùi xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành còn nổi tiếng trong và ngoài nước với loại nem Bùi, sánh cùng với các loại nem Phùng, nem Vẽ Nem làng Bùi xưa kia còn được chọn để tiến vua, thời Pháp thuộc, người Pháp cũng rất thích món này, đến thời bao cấp thì nghề làm nem làng Bùi bị mai một vì thời đó, cả làng chỉ nuôi giống lợn lai kinh tế nên không thể làm được món nem Bùi do thịt xơ lại hôi. Nguyên liệu làm món nem Bùi phải là giống lợn ỉ đen, lưng gẫy hình yên ngựa, mõm ngắn nuôi bằng cám gạo và bèo cái, hoặc rau chuối. Cả con lợn thịt ra cũng chỉ lấy được hai cái thăn và phần mỡ gáy để làm nem. Công đoạn làm thì phải dùng thịt thái chỉ, rồi gia giảm tỏi, ớt, dấm chua bóp với thính gạo xay, nắm thật chặt rồi gói lại bằng lá chuối. Sau 3 ngày nem tự chín, lúc đó mới ăn được. Mở lá chuối ra, chiếc nem hình vuông được cô chặt có màu hồng nhạt, mùi thơm của thính, vị béo béo, ngậy ngậy, chua chua của thịt. Nem Bùi không cần chấm với nước chấm vì nem đã đầy đủ gia vị vừa ăn. Ông Nguyễn Văn Thành là một trong những người làm nem lâu đời ở làng Bùi cho biết cách đây 6 năm, có 3 ông Tây gần 90 tuổi tìm về làng để được ăn lại thứ nem mà trước kia họ đi lính cho Pháp được ăn một vài lần. Khi ấy, nghề làm nem đã mai một nên không có sẵn; vì vậy, họ đã gửi lại tiền đặt người làng Bùi nuôi lợn làm nem. Tết Canh Dần 2010, nhà ông Thành đã xuất 40kg nem Bùi sang Pháp. Không chỉ mấy ông khách Tây sành ăn, mà bây giờ đám cỗ của các nhà khá giả trong vùng cũng về làng đặt nem Bùi rất đông. [34] Nem làng Bùi trở thành món quà quê được bao người trong và ngoài nước Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 44 - Líp: VH1102
  45. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh yêu thích. Vào mùa rét, nem Bùi được “xuất” đi nhiều nước làm quà như: Nhật Bản, Nga, Mỹ 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Toàn bộ nội dung chương 1 là cơ sở lý luận và tổng quan về các loại tài nguyên du lịch văn hóa ở Bắc Ninh. Trong cơ sở lý luận chung, người viết đã đưa ra các khái niệm về văn hóa, du lịch và du lịch văn hóa cũng như các cách phân loại tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là cơ sở để phân loại và đi sâu tìm hiểu về những tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu, có giá trị khai thác phục vụ trong du lịch của Bắc Ninh. Đó cũng là định hướng để xem xét, đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Có thể nói rằng cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Bắc Ninh ngày càng phát triển. Hiện nay, du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch chính của tỉnh. Tuy nhiên việc khai thác còn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 45 - Líp: VH1102
  46. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẮC NINH 2.1. Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh Được coi là xứ sở của đình, đền, chùa và lễ hội, tỉnh Bắc Ninh có trên 1.259 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 191 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 237 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích đó đã và đang là thành tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, bởi hàm chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đặc trưng của dân tộc qua các giai đoạn phát triển. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà quản lý và các nhà khoa học, nhiều di tích trên địa bàn tỉnh đã gìn giữ được các giá trị truyền thống, khuôn viên, cảnh quan được tôn tạo khang trang, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời mở ra triển vọng lớn để phát triển ngành kinh tế du lịch Bắc Ninh. Tuy nhiên, do các di tích lịch sử văn hóa có số lượng lớn và được phân bổ rộng ở 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhiều di tích có lịch sử xây dựng cách đây hàng nghìn năm, đến nay đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhận thức của nhân dân một số địa phương về công tác bảo vệ di sản nói chung còn nhiều hạn chế, ở một số di tích vẫn còn hiện tượng bị lấn chiếm đất, công tác trùng tu, tôn tạo di tích thiếu kinh phí đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, trùng tu và bảo tồn di tích. Mặt khác việc phát huy giá trị của các di tích thông qua hoạt động du lịch hiện nay thiếu các giải pháp hiệu quả, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa công tác quản lý, bảo tồn và tổ chức các hoạt động du lịch. Tại các di tích vẫn còn hạn chế về mở rộng hợp tác, kết nối với các công ty du lịch lữ hành để xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, chưa có lực lượng thuyết minh viên chuyên nghiệp, sản phẩm lưu niệm còn nghèo nàn, thiếu bến, bãi đỗ xe, khu vệ sinh , các thông tin về di tích tới du khách còn chưa nhiều, lao động tham gia vào các hoạt động du lịch của địa phương có số lượng rất ít. Do đó có thể thấy mặc dù có rất nhiều tiềm năng, các điểm di tích Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 46 - Líp: VH1102
  47. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh còn thiếu tính chủ động và khả năng sẵn sàng đón khách. 2.1.1. Khai thác tại các di tích Chùa 2.1.1.1. Chùa Dâu Chùa Dâu, đã từ lâu được coi là một đỉnh trong tam giác Phật giáo của Việt Nam (Yên Tử - chùa Dâu - chùa Bổ Đà); là 1 trong 38 di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia. Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và văn mộ Sỹ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, dấu tích đền đài, dinh thự, đường xá, bến bãi, phố chợ Sức hút từ văn hóa truyền thống chính là lý do để du khách đến với chùa Dâu. Theo thống kê của Phòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành, trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến với chùa Dâu và đặc biệt là lượng khách du lịch quốc tế ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu vào dịp tết nguyên đán và lễ hội đầu năm. Bảng 1. Tổng lƣợng khách du lịch đến chùa Dâu năm 2010 ĐVT: Lƣợt ngƣời Các tháng trong năm Tổng lƣợng khách DL Trong đó: KDL quốc tế Tháng 1 3.753 208 Tháng 2 28.725 225 Tháng 3 9.450 250 Tháng 4 1.158 152 Tháng 5 2.200 122 Tháng 6 958 50 Tháng 7 930 30 Tháng 8 985 65 Tháng 9 830 68 Tháng 10 993 103 Tháng 11 1258 57 Tháng 12 1335 52 Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 47 - Líp: VH1102
  48. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Bảng 2. Tổng lƣợng khách du lịch đến chùa Dâu quý I - 2011 ĐVT: Lƣợt ngƣời Danh mục Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tổng khách du lịch 4.325 29.850 9.525 Trong đó: khách du lịch quốc tế 193 213 258 ¬ (Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Dâu) Với những số liệu nêu trên thì kết quả đó vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của chùa Dâu nói riêng và của huyện Thuận Thành nói chung. Thông qua bảng tổng lượng khách du lịch đến chùa Dâu năm 2010 ta có thể dễ dàng nhận thấy khách du lịch đến chùa Dâu đông nhất là vào 3 tháng đầu năm và vào dịp lễ hội chùa Dâu. Theo ông Nguyễn Văn Tế - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Khương, trưởng tiểu ban tổ chức lễ hội, ước chừng có khoảng 40.000 lượt khách đến với lễ hội hàng năm. Ban quản lý di tích chùa Dâu cho biết vào dịp đầu năm, đặc biệt là tháng 1 (âm lịch) du khách về chùa Dâu rất đông trung bình mỗi ngày khoảng 30 xe khách (40 chỗ ngồi), ngoài ra chưa kể khách lẻ. Còn các tháng khác trong năm thì lượng khách đến chùa Dâu rất thưa, thậm chí có ngày không có khách nào. Khách du lịch đến chùa Dâu phần lớn là khách nội địa (chiếm 90%) với mục đích tâm linh và tham quan, khách quốc tế rất ít chủ yếu là khách lẻ tập trung ở một số nước như: Pháp, Đức, Mỹ Cũng theo bảng tổng số lượng khách đến chùa Dâu năm 2010 và 3 tháng đầu năm 2011, ta thấy tổng số lượng khách đến chùa Dâu vào quý I năm 2011 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân do nhu cầu du lịch tâm linh của người dân ngày càng cao, chùa lại được công nhận là nơi phát tích dòng thiền đầu tiên tại Việt Nam nên ngày càng thu hút du khách, hơn nữa chất lượng hoạt động du lịch tại chùa Dâu cũng có sự chuyển biến với sự đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, số lượng khách tăng không nhiều (tăng 1.499 lượt khách) và chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế có xu hướng giảm, thời gian lưu lại chùa của du khách ngắn. Tuy nhiên nếu du khách muốn lưu trú lại lâu cũng không được bởi dịch vụ bổ sung quá ít, đơn lẻ dễ gây ra sự nhàm chán. Số lượng khách lưu trú Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 48 - Líp: VH1102
  49. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh một ngày ít, chủ yếu là tăng ni phật tử đến chùa để nghiên cứu. Trong những năm gần đây, để phát huy có hiệu quả giá trị của di tích lịch sử văn hóa vào việc phát triển và đẩy mạnh hoạt động du lịch, chùa Dâu đã không ngừng được trùng tu, tôn tạo. Được sự cho phép của Cục Di sản Văn hóa, năm 2002, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, xây dựng công trình trùng tu, tôn tạo khu di tích chùa Dâu do Bảo tàng Bắc Ninh làm chủ đầu tư với kinh phí ban đầu hơn 10 tỷ đồng (Quyết định 1063/QĐ - CT ngày 7 - 10 -2002). Đến hết năm 2006, 25 hạng mục công trình của dự án đã hoàn thành. Chùa Dâu hiện nay khang trang, đẹp đẽ và có khả năng sẵn sàng đón tiếp du khách. Tuy nhiên, chùa Dâu vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Mặc dù đã được tu bổ, tôn tạo nhưng nhiều công trình vẫn đang bị xuống cấp đặc biệt là mái ngói nhà tiền thất đã bị xô, dẫn đến dột cục bộ; sân phía trước mặt chùa hẹp, không đủ diện tích để các hoạt động lễ hội diễn ra. Ngoài ra, sản phẩm du lịch ở chùa Dâu còn nghèo nàn, các dịch vụ du lịch chưa phát triển; công tác thuyết minh viên vẫn do ban quản lý di tích đảm nhiệm, chưa có tổ hướng dẫn viên du lịch chuyên trách. Diện tích bãi đỗ xe trước chùa hẹp do bị người dân lấn chiếm, hiện nay vẫn còn 17 hộ sinh sống trong khuôn viên chùa, song chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp gì để can thiệp. Hiện nay, để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Phật tử và du khách trong và ngoài nước, tiền công đức của chùa Dâu đã được ban quản lý di tích giao cho nhà chùa quản lý. Đó là nguồn kinh phí để nhà chùa mua hương đăng hoa quả thờ Phật, trùng tu sửa chữa, đào tạo đệ tử Tăng Ni, làm từ thiện và nuôi sống bản thân mình. Ngoài ra, chùa Dâu cũng đã mở nhà hàng cơm chay phục vụ du khách và cửa hàng bán đồ lưu niệm: Tranh Đông Hồ, tranh tre Đông Hồ, truyền thuyết Man Nương Tuy nhiên, những dịch vụ này còn đơn điệu, sản phẩm nghèo nàn. Gọi là cửa hàng nhưng thực chất chỉ là một chiếc bàn nhỏ có bầy vài tờ tranh Đông Hồ, vài quyển sách về chùa Dâu, lễ hội chùa Dâu, về truyền thuyết Man Nương, nên hầu như không bán được. Do đó, có thể nói, doanh thu từ hoạt động du lịch tại chùa Dâu hầu như là không có. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 49 - Líp: VH1102
  50. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Công tác quản lý di tích còn yếu, nhận thức về giá trị văn hóa của di tích còn hạn chế, vì vậy đã xảy ra việc xây dựng tam quan chùa Dâu năm 2007 không đúng quy định, vi phạm Luật di sản văn hóa. Đặc biệt là vào dịp lễ hội Chùa Dâu, lượng khách về đây rất đông kéo theo việc các dịch vụ trong lễ hội đua nhau “chặt”, “chém” du khách. Tại lễ hội chùa Dâu năm 2011, trong vòng bán kính khoảng 2km quanh khu vực chùa Dâu, có khoảng gần 20 điểm trông giữ xe và mỗi điểm có một loại giá khác nhau, dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/xe máy (giá vé theo quy định là 2.000 đồng/xe), ôtô từ 50.000 - 70.000 đồng/xe trong khi theo quy định là 15.000 - 30.000 đồng/xe. Dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để vào chùa công đức cũng tranh thủ "ăn theo" với phí đắt đỏ: 100.000 đồng tiền chẵn sẽ đổi được 70.000 đồng tiền lẻ. Đáng nói nhất là các mặt hàng thực phẩm bị “đội” giá vô tội vạ. Một lon Coca Cola giá bán ngày thường khoảng 6.000 - 8.000 đồng thì tại đây, người bán nâng lên mức giá 20.000- 30.000 đồng/lon, 1 chiếc xúc xích nhỏ có giá 30.000 đồng/chiếc, bánh mì pa - tê giá rẻ nhất cũng 20.000 đồng/chiếc. Đắt đỏ như vậy nhưng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm lại chưa được quan tâm đúng mức, không có bộ phận thanh tra đi kiểm tra, giám sát, xử lý Trước những thực trạng trên, các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp hiệu quả để phát huy hơn nữa giá trị văn hóa của di tích chùa Dâu. 2.1.1.2. Chùa Bút Tháp Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Chùa Bút Tháp ngày nay là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn thu hút nhiều khách trong và ngoài nước. Chùa nằm trêm tour du lịch khá hấp dẫn làng tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - chùa Bút Tháp - Chùa Dâu - Luy Lâu nên lượng khách đến chùa rất đông đạt khoảng 57000 lượt/năm trong đó khách quốc tế đạt khoảng 6000 khách/năm. Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 50 - Líp: VH1102
  51. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn lo¹i h×nh du lÞch v¨n ho¸ ë B¾c Ninh Bảng 3. Tổng lƣợng khách du lịch đến chùa Bút Tháp năm 2010 ĐVT: Lƣợt ngƣời Các tháng trong năm Tổng lƣợng khách DL Trong đó: KDL quốc tế Tháng 1 15.208 485 Tháng 2 22.500 887 Tháng 3 9.450 780 Tháng 4 1.200 671 Tháng 5 22.500 887 Tháng 6 9.450 780 Tháng 7 1002 260 Tháng 8 1295 293 Tháng 9 985 203 Tháng 10 995 253 Tháng 11 1.164 264 Tháng 12 1.257 459 Bảng 4. Tổng lƣợng khách du lịch đến chùa Bút Tháp quý I - 2011 ĐVT: Lƣợt ngƣời Danh mục Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tổng khách du lịch 18.220 23.558 11.480 Trong đó: khách du lịch quốc tế 459 989 892 (Nguồn: Công an xã Đình Tổ) Cũng giống như chùa Dâu, chùa Bút Tháp thu hút đông khách du lịch nhất là vào quý I của năm, cũng là dịp Tết Nguyên Đán và vào mùa lễ hội. Trong đó, khách du lịch nội địa vẫn là chủ yếu, khách quốc tế chiếm số lượng ít chủ yếu là ở các nước: Anh, Pháp, Đức Theo bảng thống kê số lượng khách đến chùa Bút Tháp ta thấy quý I năm 2011 tổng số lượng khách đến chùa Bút Tháp có sự gia tăng so với quý I năm 2010. Đây là kết quả của công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh. Cùng với việc Dân ca Quan họ Bắc Sinh viªn: TrÇn ThÞ V©n - 51 - Líp: VH1102