Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_s.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc hội nhập và phát triển đất nước đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của mình. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến thực trạng, xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước và ngoài nước. Việc Việt Nam gia nhập WTO từ tháng 11/2006 sẽ tạo cho các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư , chuyển giao công nghệ quản lý với đối tác nước ngoài, cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn khách, trang thiết bị, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, thông tin, mạng lưới thị trường khách, học hỏi kinh nghiệm đầu tư, kỹ năng quản lý kinh doanh Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp khách sạn sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài rất mạnh, rất chuyên nghiệp, ngay trên địa bàn truyền thống của mình. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp khách sạn nâng cao được năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả hơn trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn có vai trò và vị trí quan trọng. Tuy nhiên quan hệ cung cầu về dịch vụ lưu trú là chưa tương xứng. Hệ thống khách sạn chỉ phát triển mạnh sau năm 1995 nên kinh nghiệm quản lý, tay nghề còn hạn chế, đầu tư nước ngoài chưa nhiều, các dịch vụ vui chơi giải trí còn ít. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp khách sạn trên cùng địa bàn. Xem xét, phân tích và đánh giá lại thực trạng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình là một việc làm cần thiết, trong đó quan trọng hơn hết là việc kiểm soát chi phí, đầu tư như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 1
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp, một quốc gia dù theo con đường phát triển nào thì việc quản lý chi phí như một hoạt động tất yếu khách quan. Tất cả đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi để tái đầu tư cho tương lai, cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Quản lý chi phí phải hiệu quả nhưng không được gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp khách sạn cung cấp. Xuất phát từ tính chất quan trọng của vấn đề quản lý chi phí sao cho hiệu quả mà em đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng ”.Em mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp cho bản thân tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học được, sau đó đóng góp một phần vào sự phát triển chung của Doanh nghiệp nói riêng và ngành Khách sạn - Du lịch nói chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh khách sạn nhà hàng nói chung, luận văn phân tích thực trạng tình hình sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho công ty tham khảo và vận dụng vào quản lý để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan cơ sở lý luận về khách sạn và chi phí kinh doanh khách sạn. Phân tích về tình hình kinh doanh của khách sạn, đánh giá chất lượng của khách sạn Nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đưa ra những biện pháp bố trí hợp lý hoạt động của các bộ phận trong khách sạn. Đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong kinh doanh khách sạn Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 2
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu: chi phí sản xuất kinh doanh khách sạn nhà hàng, lữ hành và các dịch vụ khác thuộc Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khi làm luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh Phương pháp này được sử dụng để xử lý tư liệu về tình hình sử dụng chi phí của Công ty trong những năm qua để có những đánh giá xác thực về tiềm năng và những hạn chế của khách sạn - Phương pháp dự báo Tiềm năng của khách sạn đã được phân tích và dự báo phát triển du lịch Việt Nam, Hải Phòng trong tương lai để đưa ra những dự báo về sự phát triển của khách sạn trong tương lai, xác định cho khách sạn một tầm cao mới, một cái đích để khách sạn theo đuổi. 4. Những đề xuất hoặc giải pháp của luận văn Nêu lên những khái niệm cơ bản về khách sạn, chi phí kinh doanh khách sạn. Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Những lý luận chung về khách sạn và chi phí kinh doanh khách sạn Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 3
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Để hoàn thành tốt luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Cô giáo – Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Nhàn cũng như sự tạo điều kiện giúp đỡ của tập thể các cô chú ban lãnh đạo Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng. Tuy em đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 4
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH SẠN VÀ CHI PHÍ KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm khách sạn Khách sạn là một loại hình tổ chức lưu trú, là một khâu đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Khi nói đến khách sạn người ta sẽ hiểu cơ bản rằng khách sạn là cơ sở kinh doanh về dịch vụ lưu trú. Do nhu cầu hàng ngày càng cao và đa dạng, đồng thời các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi của mình nên ngoài dịch vụ lưu trú khách sạn còn kinh doanh các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Như vậy khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ khách lưu trú trong một thời gian ngắn, đáp ứng các nhu cầu về các mặt ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hoạt động trong kinh doanh khách sạn là thu được lợi nhuận. Có thể nói khách sạn chính là một loại cơ sở lưu trú không những đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống mà còn làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng khác của các loại khách du lịch từ các nước khác nhau, trình độ nghề nghiệp với các mục đích khác nhau. 1.1.2. Khái niệm kinh doanh khách sạn Xuất phát từ việc nghiên cứu về các loại hình kinh doanh lưu trú ta có thể định nghĩa kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác của khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của khách du lịch tại điểm du lịch với mục đích thu lợi nhuận. Như vậy kinh doanh khách sạn phải bao gồm cả 3 hoạt động đó là: + Hoạt động cho thuê buồng ngủ + Hoạt động kinh doanh ăn uống + Hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 5
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Do đó nếu thiếu một trong ba hoạt động trên thì không được coi là hoạt động kinh doanh khách sạn. Đây là ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó bao gồm hai loại: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Việc phân chia này là phổ biến nhất vì nó nêu bật lên loại hình dịch vụ mà khách sạn có khả năng đáp ứng cho du khách. 1.1.3. Bản chất và đặc điểm kinh doanh khách sạn 1.1.3.1. Bản chất kinh doanh khách sạn Khi xem xét bản chất khách sạn cần phân biệt rõ hai hoạt động kinh doanh cơ bản của khách sạn: - Kinh doanh dịch vụ lưu trú - Kinh doanh dịch vụ ăn uống Hai loại hình dịch vụ này được gọi chung là dịch vụ cơ bản. Ngoài ra còn có các loại hình dịch vụ bổ sung. + Đối với dịch vụ lưu trú: Khách sạn cung cấp trực tiếp cho khách các nhu cầu về dịch vụ lưu trú có tính phi vật chất. Trong quá trình “tạo ra” và “cung cấp” cho khách loại hình này khách sạn không tạo ra sản phẩm mới và giá trị mới. Sự khác nhau giữa giá cả và giá trị của các dịch vụ này là sự phân chia nguồn thu nhập xã hội tạo ra từ các ngành khác (các ngành sản xuất vật chất). Nếu đối tượng phục vụ là khách nước ngoài thì ngành khách sạn thực hiện việc phân chia nguồn thu nhập giữa các nước và làm tăng thu nhập cho nước đó. Vì lý do này mà khách sạn được coi là ngành sản xuất phi vật chất. + Đối với dịch vụ ăn uống: Khách sạn thực hiện sản xuất món ăn, đồ uống phục vụ khách. Loại hình này thực hiện đồng thời 3 chức năng cơ bản sau: - Chức năng sản xuất vật chất: Sản xuất, chế biến ra các món ăn, đồ uống phục vụ khách. Trong quá trình này đã tạo ra giá trị mới và sản phẩm mới. - Chức năng lưu thông: Thực hiện bán các sản phẩm do chính khách sạn sản xuất ra hoặc bán những sản phẩm của các ngành: hoa quả, bánh ngọt, bia, rượu cho khách. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 6
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Chức năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tạo ra điều kiện cần thiết với tiện nghi đầy đủ, chất lượng phục vụ cao để khách tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Ba chức năng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, thiếu một trong ba chức năng đó sẽ dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn chất lượng của hoạt động khách sạn (loại hoạt động cơ bản thứ hai). Ví dụ: không có chức năng sản xuất thì không có món ăn đồ uống phục vụ khách, không có chức năng lưu thông thì nó chỉ là hoạt động mang tính xã hội như việc cung cấp các món ăn ở bệnh viện, nhà tập thể không có chức năng tổ chức thì nó cũng chỉ là nơi bán cá thức ăn đồ uống như ở các cửa hàng. + Đối với các dịch vụ bổ sung: Loại hình dịch vụ này ngày càng phát triển về số lượng, thể loại và chất lượng. Các dịch vụ bổ sung có thể được chia ra thành: * Dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt thường ngày của khách. - Thông tin các loại: Cơ sở vui chơi giải trí, mua bán hàng hóa, đồ lưu niệm, thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội - Dịch vụ sinh hoạt: Giặt là, chữa giày, dép, may đo quần áo, đổi ngoại tệ - Dịch vụ môi giới: Đăng ký vé máy bay, tàu xe - Dịch vụ giao thông: Cho thuê ô tô, trông coi phương tiện giao thông - Cho thuê video, đài, dụng cụ thể thao, castle * Dịch vụ phục vụ khách có khả năng thanh toán cao. - Cho thuê hướng dẫn, thư ký riêng, phiên dịch riêng. - Cho thuê các loại nhạc cụ. * Dịch vụ nâng cao nhận thức cho khách về địa phương, đất nước. - Tổ chức tham quan khách sạn, địa phương. - Tổ chức hội thảo, triển lãm trưng bày - Tổ chức chiếu phim, video, quảng cáo. * Dịch vụ nâng cao tiện nghi sinh hoạt cho khách sinh hoạt cho khách nghỉ tại khách sạn. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 7
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Phục vụ ăn uống tại phòng. - Tổ chức các cuộc tiếp xúc, giao dịch của khách. - Tổ chức chữa bệnh, thẩm mỹ, massage tại phòng thuê của khách. - Đặt phòng các tiện nghi như ti vi, minibar, máy fax, vi tính - Các phòng chơi thể dục thể hình, tắm hơi, bể bơi * Dịch vụ đặc biệt: Dịch vụ phục vụ người tàn tật: xe đẩy, thang máy, phòng ngủ, giường Giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung có mối quan hệ mật thiết với nhau, dịch vụ này phát triển kéo theo sự phát triển của dịch vụ kia và tỷ lệ giữa hai loại hình dịch vụ này là yếu tố quan trọng trong việc phân tích chỉ tiêu của khách từ đó mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn không chỉ đơn thuần là kết quả kinh doanh từng bộ phận dịch vụ lưu trú và ăn uống mà là hiệu quả tổng hợp bao gồm các dịch vụ bổ sung. 1.1.4.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch nơi đó không thể có khách du lịch tới. Đối tượng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch vì vậy tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng. Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các chỉ số kĩ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế. Khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc quy hoạch và đặc điểm về cơ Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 8
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lƣợng vốn đầu tƣ lớn Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn cao lên. Ngoài đặc điểm này còn xuất phát từ một nguyên nhân khác như: chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho công trình khách sạn rất lớn. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lƣợng lao động trực tiếp rất lớn Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa khá cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 h mỗi ngày. Do vậy cần phải sử dụng số lượng lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này, các nhà quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình. Trong điều kiện kinh doanh theo mùa, các nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảm thiểu chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức lớn đối với họ. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý của con người Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 9
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Chẳng hạn sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm luôn tạo ra những thay đổi theo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch. Từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh của khách sạn đặc niệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch biển hoặc nghỉ núi. Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra những đặc điểm một sản phẩm của khách sạn với chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách là công việc không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao. Cùng với những đặc điểm chung cho kinh doanh khách sạn, kinh doanh ăn uống trong khách sạn cũng có một số nét đặc trưng cơ bản như: - Tổ chức ăn uống chủ yếu là cho khách ngoài địa phương và các khách này có thành phần rất đa dạng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn phải tổ chức phục vụ ăn uống phù hợp với yêu cầu tập quán của khách du lịch chứ không thể bắt khách phải tuân theo tập quán của địa phương. - Các khách sạn thường nằm ở những nơi cách xa địa điểm cư trú thường xuyên của khách nên các khách sạn phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch kể cả các bữa ăn chính, các bữa ăn phụ và phục vụ đồ uống. - Phải tạo ra những điều kiện và phương thức phục vụ nhu cầu ăn uống thuận lợi nhất cho khách tại các điểm du lịch và tại khách sạn: như tổ chức phục vụ ăn sáng và đồ uống ngay tại những nơi mà khách ưa thích nhất như ngoài bãi biển, các trung tâm thể thao, phòng họp gọi là phục vụ tại chỗ. - Việc phục vụ ăn uống cho khách đi du lịch đồng thời cũng là hình thức giải trí cho khách. Vì thế ngoài các dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp khách sạn còn chú ý tổ chức hoạt động giải trí cho khách và kết hợp những yếu tố dân tộc cổ truyền trong cách bài trí kiến trúc, cách mặc đồng phục của nhân viên phục vụ hay ở hình thức các dụng cụ ăn uống và các món ăn đặc sắc của nhà hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 10
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 1.1.5. Sản phẩm của khách sạn Theo marketing hiện đại thì cho dù sản phẩm của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì sản phẩm cũng được hiểu là: Sản phẩm của một doanh nghiệp là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Đối với một khách sạn thì sản phẩm được hiểu như sau: Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. Nếu xét trên góc độ về hình thức thể hiện thì ta có thể thấy sản phẩm của khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể) mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa khác được bán trong doanh nghiệp khách sạn. Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình) là những sản phẩm có giá trị về mặt vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn bao gồm 2 loại là dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung: - Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn. - Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai dịch vụ trên nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn. Đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn, người ta lại chia ra thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và không bắt buộc tùy thuộc vào quy định trong tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia. * Đặc điểm của sản phẩm khách sạn: Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 11
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vô hình - Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được. - Sản phẩm của khách sạn có tính cao cấp. - Sản phẩm của khách sạn có tính tổng hợp cao. - Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng. - Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. 1.2. Chi phí kinh doanh khách sạn 1.2.1. Khái niệm chi phí - Khái niệm chung: chi phí là giá trị của những gì phải từ bỏ để có thể đạt được hoặc có được một thứ gì đó thông qua sản xuất, trao đổi và các hoạt động của con người. - Khái niệm riêng: chi phí kinh doanh khách sạn là giá trị toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết ( gồm lao động sống và lao động vật hóa) để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm khách sạn – du lịch. Chi phí trong kinh doanh khách sạn đều được biểu hiện ra bằng tiền, khoản chi phí được biểu hiện ra bằng tiền như: chi phí tiền lương, điện, nước, vận chuyển Có những hao phí về hiện vật được quy ra tiền như: hao phí về tài sản cố định, vật rẻ tiền mau hỏng, nhiên liệu, hao hụt nhiên liệu, hàng hóa 1.2.2. Đặc điểm chi phí kinh doanh khách sạn Chi phí kinh doanh khách sạn luôn luôn đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ Dùng tiền tệ để biểu hiện cho chi phí vì trong kinh doanh đòi hỏi nhiều chi phí khác nhau nên cần phải thống nhất một đại lượng để xác định được toàn bộ chi phí, các chi phí phát sinh khác nhau Chi phí kinh doanh khách sạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức, trong đó: Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 12
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Biểu hiện trực tiếp là chi phí hiện vật là sự hao mòn của các tài sản cố định, công cụ lao động, nhiên liệu, hao hụt bằng hiện vật đó cũng được chuyển thành tiền. - Biểu hiện trực tiếp bằng tiền đó là tiền lương, tiền trả cho các công dịch vụ như vận chuyển, điện thoại Chi phí kinh doanh khách sạn đa dạng thể hiện ở nhiều loại chi phí khác nhau, mức độ chi phí khác nhau và các loại chi phí này cũng mang các tính chất khác nhau Tính chất chi phí sản xuất: là chi phí tạo ra sản phẩm và giá trị mới hay giá trị gia tăng của sản phẩm. Tính chất chi phí lưu thông: liên quan đến việc làm thay đổi hình thái của sản phẩm hàng thành tiền hoặc tiền thành hàng. Tính chất chi phí dịch vụ: liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ví dụ chi phí trang trí phòng ăn, đào tạo nhân viên Tính chất chi phí quản lý hành chính không liên quan trực tiếp đến quá trình cung ứng và tạo ra sản phẩm nhưng nó cũng rất cần thiết vì nó giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra trôi chảy. Chi phí là sự chuyển hóa của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí là sự tiêu hao, mất mát trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên sản phẩm có ích cho con người và chi phí sẽ được bù đắp lại sau khi quá trình kinh doanh kết thúc. Vốn biểu thị dưới dạng nguồn lực cần thiết để bắt đầu quá trình kinh doanh, vốn sẽ được chuyển hóa từ tiền thành hàng, thành chi phí Vốn phải được bảo toàn và phải được thu hồi lại. Vấn đề giá trị nguyên liệu, hàng hóa trong kinh doanh ăn uống Giá trị nguyên liệu hàng hóa trong kinh doanh ăn uống mang tính chất chi phí tuy nhiên bộ phận này thường được quản lý riêng biệt. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 13
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 1.2.3. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong kinh doanh khách sạn Về góc độ kinh tế, tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp cơ bản để doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đó là điều kiện cơ bản để tái sản xuất mở rộng, tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên. Ngoài ra, tiết kiệm chi phí còn cho phép doanh nghiệp hạ thấp được giá thành các sản phẩm dịch vụ, hạ giá bán sản phẩm để thu hút khách hàng. Vì thế mà các nhà quản trị thường tìm cách để cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, cần xem xét lại vấn đề cắt giảm chi phí để xem chương trình này có thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không? “Doanh thu trong một doanh nghiệp dịch vụ nhà hàng, khách sạn chứa tỷ lệ chi phí rất lớn: cứ 1 đô la doanh thu thì khoảng 90 xu có thể được dùng để chi trả cho chi phí. Vì thế việc quản lý chi phí rất quan trọng. Dự toán chi phí, phân tích chi phí là một cách để kiểm soát, quản lý chi phí nhằm cải thiện thu nhập ròng. Một cách khác để nâng cao thu nhập ròng là cắt giảm chi phí mà không quan tâm tới hệ quả. Hành động này có lẽ không khôn ngoan” [03; 8] Từ thập niên 1980 trở lại đây, các chương trình cắt giảm chi phí đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí đơn thuần chỉ dẫn tới những kết quả tạm thời, có thể giúp các công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, song hiếm khi đem lại kết quả cải thiện bền vững về vị thế cạnh tranh. Có ba lý do giải thích việc này: (1) Sáng kiến cắt giảm chi phí là cách thức tuyệt vời để đẩy mạnh lợi nhuận ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể làm xói mòn những nỗ lực cải thiện cạnh tranh lâu bền hơn. Động cơ cho các chương trình cắt giảm chi phí là việc phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ khó khăn hay là một phần của công cuộc cải tổ cơ cấu kinh doanh sau khi thoát khỏi khủng hoảng. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 14
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Trong bất cứ trường hợp nào, các chương trình cắt giảm chi phí cũng là một phương pháp ngắn hạn và đơn giản để tạo ra lợi thế cạnh tranh, chúng hiếm khi củng cố hay cải thiện thực sự sản phẩm/dịch vụ của công ty. (2) Phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí đều như những chiếc “máy cắt bánh”, đặt ra chỉ tiêu đơn giản và áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động kinh doanh mà không quan tâm tới đặc tính riêng biệt của từng bộ phận. Khi tiến tới việc quản lý chi phí, một trong những vấn đề thường gặp nhất là “vô tình loại bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳng đi”. Trong những nỗ lực cắt giảm chi phí để trở nên cạnh tranh hơn, một vài năng lực quan trọng sẽ mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong muốn. Thách thức chính là việc phân biệt giữa những “chi phí tốt” (góp phần quan trọng đem lại lợi nhuận) và những “chi phí xấu” (có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh). Tuỳ thuộc vào từng chiến lược, “chi phí xấu” có thể rất đa dạng về bản chất và mức độ trong tất cả các công ty. (3) Cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều công ty lại thấy rằng ở các khu vực khác chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ. Bất cứ lợi thế cạnh tranh nhất thời nào sẽ bị xói mòn dần cùng với thời gian. Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí. Vì vậy, việc gắn kết các chương trình cắt giảm chi phí với hoạt động quản lý chi phí là rất quan trọng. Những lợi thế có được từ hoạt động cắt giảm chi phí chỉ bền vững nếu sau đó bạn thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả. Và cuối cùng, nếu quản lý chi phí hiệu quả, thì bạn sẽ giảm thiểu được sự cần thiết phải liên tục đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn. Về mặt lý thuyết, chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí về các nguồn lực mà công ty đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định. Việc quản lý chi phí kinh doanh không chỉ đơn thuần là quản lý số Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 15
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí kinh doanh cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. Trên thực tế, hoạt động quản lý chi phí được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty. Nhu cầu vốn và chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Quản lý chi phí bao gồm: - Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ. - Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. - Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 16
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ. Ngoài ra, bộ phận quản lý chi phí còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản lý chi phí, bộ não của công ty, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Một trong những cách thức quản lý chi phí tốt hơn là phải hiểu được rằng có rất nhiều loại chi phí. Nếu chúng ta có thể nhận biết loại chi phí đang xem xét là chi phí gì có thể sẽ đưa ra được các quyết định tốt hơn. 1.2.4. Phân loại chi phí kinh doanh khách sạn 1.2.4.1. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh - Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức sản xuất, lưu thông và tổ chức tiêu dùng các sản phẩm ăn uống. - Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết để phục vụ khách nghỉ trọ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú như: khách sạn, motel, nhà nghỉ Đó là những khoản chi về tiền lương cho cán bộ, nhân viên phục vụ ở bộ phận kinh doanh lưu trú, về nhiên liệu, điện nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa nhà cửa, trang bị máy móc, bảo trì, bảo dưỡng tài sản và chi phí liên quan đến khách nghỉ trọ. - Chi phí của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình phục vụ khách du lịch. Đó là những chi phí trả lương cho hướng dẫn viên, chi phí xây dựng chương trình và những chi phí phát sinh khác để tổ chức các hoạt động: Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 17
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng + Tổ chức đón tiếp, vận chuyển khách du lịch. + Tổ chức bố trí nơi ăn chốn ở cho khách du lịch. +Tổ chức cho khách tham quan và tham gia chương trình vui chơi giải trí. +Tổ chức các buổi nói chuyện hoặc thuyết minh về các di tích lịch sử, các ngày lễ hội cho khách đi tham quan được biết. Giới thiệu cho khách những thông tin về giá cả, thị trường, địa danh du lịch, những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. + Tổ chức tiễn khách - Chi phí của các dịch vụ khác: + Dịch vụ dancing ( khiêu vũ) + Dịch vụ Karaoke + Dịch vụ massages + Dịch vụ đổi tiền, điện thoại, mua vé máy bay, tổ chức vui chơi 1.2.4.2. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: Cách phân loại này để phục vụ cho việc quản lý các chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến địa điểm phát sinh và chi phí được dùng cho mục đích sản xuất. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố nhiên liệu, động lực mua ngoài sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương chủ doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên chức. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 18
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương chủ doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào yếu tố trên dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản chi phí trả cho người lao động trực tiếp sản xuất (chi phí tiền lương, tiền công) và các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp sản xuất mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả cho họ. - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng ( bộ phận sản xuất), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 1.2.4.3. Căn cứ vào tính chất biến động của chi phí Trong trường hợp này chi phí được chia làm hai loại: chi phí bất biến và chi phí khả biến. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 19
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Chi phí bất biến (định phí): là chi phí kỳ vọng sẽ không thay đổi trong thời kỳ hoạt động ngắn hạn 1 năm hoặc ít hơn, và sẽ không thay đổi theo mức tăng giảm doanh thu. Chẳng hạn như lương ban quản lý, chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, chi phí thuê trả theo diện tích m2 hay biến phí chiến dịch quảng cáo. Dĩ nhiên, về dài hạn, định phí có thể thay đổi nhưng về ngắn hạn chúng có lẽ không biến đổi. Nếu định phí thay đổi trong ngắn hạn, sự thay đổi này thường chỉ sẽ bắt nguồn từ một quyết định đặc biệt của ban quản trị cấp cao. - Chi phí khả biến (biến phí): là loại chi phí thay đổi theo tỷ lệ trực tiếp với sự thay đổi của doanh thu (chi phí tiền lương khoán, chi phí để may giặt đồ vải, một phần chi phí nhiên liệu, điện năng ). Không có đường chi phí nào là thực sự tuyến tính, ngoại trừ hai loại chi phí là chi phí bán hàng thực phẩm và nước uống. Thức ăn và nước giải khát càng bán được nhiều thì càng phát sinh nhiều chi phí. Nếu doanh thu bằng 0, không có chi phí thức ăn hay nước uống nào phát sinh. 1.2.4.4. Căn cứ vào công tác quản lý - Chi phí vận chuyển, bốc vác: gồm cước phí vận chuyển thuê ngoài, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện vận chuyển của các phương tiện vận chuyển thuộc doanh nghiệp, tiền bốc dỡ, khuân vác. - Chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói, bao bì : là những khoản chi phí nhằm giữ gìn số lượng và chất lượng hàng hóa, nguyên liệu như tiền làm sàn, mua hóa chất phòng trừ chuột bọ - Khấu hao tài sản cố định. - Trừ dần công cụ lao động nhỏ: là giá trị phân bổ công cụ lao động nhỏ dùng trong mua, bán, bảo quản nguyên liệu, hàng hóa trong chế biến, phục vụ khách. - Lãi phải trả ngân hàng và các đối tượng khác. - Hao hụt nguyên liệu, hàng hóa định mức. - Bảo hiểm xã hội. - Các khoản chi phí trực tiếp cần thiết khác cho quá trình phục vụ khách - Tiền lương của cán bộ và nhân viên. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 20
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Chi phí quản lý hành chính: là những khoản chi phí gián tiếp phục vu cho quá trình kinh doanh như văn phòng phẩm, y tế, hội nghị 1.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của khách sạn 1.2.5.1. Phân tích tình hình chi phí chung - Tỷ suất chi phí: là tỷ số hoặc tỷ lệ phần trăm so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh khách sạn và doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định ( có thể là một năm, một quý, một tháng) của doanh nghiệp. Biểu hiện – công thức: F’= F/D*100% Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí của doanh nghiệp F: Tổng chi phí kinh doanh D: Tổng doanh thu Ý nghĩa của tỷ suất chi phí: là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ với nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp khách sạn trong cùng một thời kỳ với nhau. - Mức tăng (giảm) chi phí: chỉ tiêu này đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay không qua việc so sánh tỷ suất giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch và chỉ tiêu biểu hiện dưới dạng số tương đối: ∆ F’ = F’1 – F’0 Trong đó: ∆ F’: Mức độ tăng hoặc giảm chi phí F’1 : Tỷ suất chi phí của kỳ này (kỳ thực hiện) F’0 : Tỷ suất chi phí của kỳ trước (kỳ kế hoạch) - Đồng thời với chỉ tiêu trên chúng ta sử dụng thêm chỉ tiêu “tốc độ tăng (giảm) chi phí”. CF’ = ∆ F’/F’0*100 Trong đó: CF’: Tốc độ tăng (giảm) chi phí Qua hai chỉ tiêu trên cho thấy, mục tiêu của doanh nghiệp là phải luôn luôn hướng tới việc giảm tỷ suất chi phí, tăng nhanh tốc độ giảm phí, đó là cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 21
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Chỉ tiêu số tiền tiết kiệm (bội chi) chi phí của khách sạn ± F = ∆ F’*D1/100 Trong đó: ± F: Số tiền bội chi hay tiết kiệm của doanh nghiệp trong kỳ D1: Doanh thu đạt được trong năm nay (năm thực hiện) Qua các chỉ tiêu trên chúng ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí nói chung và của từng nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.2.5.2. Phân tích theo từng khoản mục chi phí - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí nhân công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. 1.2.5.3. Phân tích chi phí theo từng nghiệp vụ kinh doanh Chỉ tiêu tổng quát về chi phí của khách sạn (giá trị tuyệt đối) TC = C1 + C2 + C3 Trong đó: TC: Tổng chi phí kinh doanh của khách sạn trong kỳ phân tích. C1: Chi phí cho kinh doanh lưu trú. C2: Chi phí cho kinh doanh ăn uống. C3: Chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Chi phí cho kinh doanh lưu trú (C1) Chi phí cho kinh doanh lưu trú bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện dịch vụ lưu trú cho khách. C1 = Chi phí cố định cho kinh doanh lưu trú + chi phí thường xuyên (biến đổi) cho kinh doanh lưu trú. Chi phí cho kinh doanh ăn uống (C2) Chi phí cho kinh doanh ăn uống bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện dịch vụ ăn uống cho khách. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 22
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng C2 = Chi phí cố định cho kinh doanh ăn uống + chi phí thường xuyên (biến đổi) cho kinh doanh ăn uống Chi phí cho kinh doanh dịch vụ bổ sung (C3) Chi phí cho kinh doanh dịch vụ bổ sung bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện dịch vụ bổ sung cho khách. C3 = Chi phí cố định cho kinh doanh dịch vụ bổ sung + chi phí thường xuyên (biến đổi) cho kinh doanh dịch vụ bổ sung. Cơ cấu của tổng chi phí theo các dịch vụ chính của khách sạn Chi phí cho kinh doanh lưu trú: Số lượng? Tỷ lệ? Chi phí cho kinh doanh ăn uống: Số lượng? Tỷ lệ? Chi phí cho kinh doanh dịch vụ bổ sung: Số lượng? Tỷ lệ? 1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chi phí kinh doanh trong khách sạn 1.2.6.1. Sự ảnh hƣởng của doanh thu và cấu thành doanh thu Trong chi phí khách sạn có hai loại chi phí là: chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí khả biến thay đổi khi mức doanh thu thay đổi, số tiền tuyệt đối của loại chi phí này tăng lên theo sự tăng lên của doanh thu, song có thể tốc độ chậm hơn vì doanh thu tăng thì sẽ tạo điều kiện tổ chức kinh doanh hợp lý hơn, năng suất lao động có điều kiện tăng nhanh hơn. Mặt khác những chi phí bất biến thường ít tăng hoặc không tăng lên khi doanh thu của doanh nghiệp tăng. Như vậy khi doanh thu tăng lên thì số tiền tuyệt đối của chi phí có thể tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm dẫn đến tỷ suất chi phí có thể hạ thấp. Đối với cấu thành doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ khác nhau, do vậy mà cấu thành doanh thu thay đổi sẽ làm cho tỷ suất chi phí của doanh nghiệp thay đổi. 1.2.6.2. Ảnh hƣởng của năng suất lao động Nếu năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lao động sống, hay tiết kiệm được chi phí tiền lương. Đồng thời tăng năng suất lao động sẽ có điều kiện tăng được thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, nhân viên, tuy nhiên chi phí về tiền lương sẽ phải có tốc độ tăng chậm hơn Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 23
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng tốc độ tăng của năng suất lao động, như vậy mới hợp lý và tiết kiệm được chi phí. 1.2.6.3. Ảnh hƣởng của việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Việc đầu tư xây dựng khách sạn, các cơ sở kinh doanh, mua sắm phương tiện, trang bị các trang thiết bị dụng cụ trong một giai đoạn nhất định sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư hợp lý có vai trò nâng cao chất lượng phục vụ sẽ thu hút được nhanh chóng khách hàng và vì vậy sẽ phát huy được tác dụng của việc đầu tư. 1.2.6.4. Ảnh hƣởng của trình độ tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp Nhân tố này có vai trò trong toàn bộ quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất – kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp sẽ phát triển được sản xuất – kinh doanh, tiết kiệm được chi phi hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả vật tư, lao động và tiền vốn doanh nghiệp bỏ ra. Ngoài các nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp nhưng mang tính chất khách quan như: sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khách sạn – du lịch, lưu lượng khách tham quan Việt Nam, nhu cầu du lịch của nhân dân, giá cước phí 1.2.7. Những nguyên tắc chung trong quản lý chi phí 1.2.7.1. Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát Thực chất của nguyên tắc này là sự kết hợp của hai nguyên lý: kiểm soát có trọng điểm và nguyên lý độ đa dạng thích hợp. Sở dĩ như vậy là vì trong doanh nghiệp các khoản mục chi phí rất đa dạng, phức tạp mà không phải chi phí nào chúng ta cũng có thể thay đổi theo mong muốn vì có những khoản chi phí cố định theo hợp đồng. Vì vậy, doanh nghiệp nên tập trung vào những khoản chi phí mang tính biến động lớn mà bằng sự tích cực của mình doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm được chi phí. Cũng theo nguyên tắc này các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải xác định rõ tầm kiểm soát của mình để có thể xây dựng kế hoạch làm việc phù hợp với chức năng, quyền hạn của các bộ phận cá nhân làm sao đảm bảo được tính Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 24
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng hệ thống và phát huy sự sáng tạo của mọi người. Có như vậy trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của mình thì từng cá nhân sẽ thực hiện hiệu quả. 1.2.7.2. Cần khai thác hiệu quả tối đa những chi phí mà doanh nghiệp không thể thay đổi Thông thường những chi phí mà được xác định qua các hợp đồng lao động, thuê mặt bằng, khấu hao là cố định trong từng thời kỳ và doanh nghiệp không thể thay đổi. Nhưng với mục tiêu là sử dụng hiệu quả các khoản chi phí, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp tối đa hóa hiệu quả, mà suy cho cùng là tăng năng suất lao động. Ví dụ như cần thắt chặt kỷ luật hoặc thưởng phạt hợp lý để người lao động làm việc xứng đáng với tiền công mà doanh nghiệp trả cho họ. Hoặc cần phải cho máy móc chạy đúng công suất để khấu hao được hiệu quả có như vậy những chi phí cố định sẽ phát huy được hiệu quả. 1.2.7.3. Lập báo cáo liên tục cho các khoản chi phí của doanh nghiệp Các nhà quản trị cần phải có thông tin kịp thời, chính xác và xác thực, đó là điều kiện quan trọng cho họ có những quyết định đúng đắn. Thông tin là đầu vào của quyết định vì thế để có thông tin họ cần phải có báo cáo đầy đủ, kịp thời qua các Báo cáo tài chính, mà trong đó báo cáo chi phí là bộ phận quan trọng, là một vế của Bảng cân đối kế toán. Muốn có được báo cáo chi phí liên tục thì hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp phải liên thông và quan trọng phải có sự tham gia đầy đủ của mọi người. Các phòng ban, các cá nhân đều có thể tham gia, phản ánh khi có vấn đề về chi phí, có như vậy vấn đề chi phí sẽ được phát hiện kịp thời và chính xác từ đó đưa ra được các giải pháp thích hợp. 1.2.7.4. Nguyên tắc khách quan Vì chi phí như đã phân tích ngay từ ban đầu là phạm trù kinh tế phức tạp, liên quan đến nhiều người và bị chi phối bởi vấn đề lợi ích. Rõ ràng quản lý chi phí mà không khách quan sẽ dễ đưa ra quyết định tùy tiện theo chủ kiến của mình và khi không đúng thực tế sẽ gây ra những thông tin phản hồi thất thiệt cho các nhà quản lý và rất dễ gây ra kết quả là sự ly tán, tâm lý nghi ngờ trong Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 25
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng doanh nghiệp, tạo điều kiện làm hư hỏng cho những cá nhân làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp. 1.2.7.5. Nguyên tắc có chuẩn mực Nhiệm vụ của quản lý chi phí là đem lại hiệu quả sử dụng chi phí cho doanh nghiệp, đó là dấu mốc mà nhờ đó mà hoạt động quản lý chi phí có cơ sở để so sánh đánh giá. Hệ thống chuẩn mực ở đây cụ thể là những định mức đã được xây dựng trong kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Về thời hạn, số lượng, giá cả, các mối quan hệ với giá thành và với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.2.7.6. Nguyên tắc kinh tế Để chức năng kiểm soát được tiến hành, doanh ngiệp cần đến con người, cộng cụ vì thế cần phải tốn chi phí. Nguyên tắc kinh tế đòi hỏi kiểm soát chi phí phải thu được hiệu quả tức là những lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện chức năng kiểm soát một khoản chi phí nào đó, hoặc tổng thể chi phí của doanh nghiệp. Tránh lãng phí cho những công việc không cần thiết mà đi ngược lại đề ra. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 26
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH THƢƠNG MẠI NGÔI SAO HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1995 với chức năng nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao cho là đơn vị phục vụ chuyên gia nước ngoài sang giúp Việt Nam khôi phục sau chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phòng khu vực phía Bắc. Khu chuyên gia Cầu Rào-Hải Phòng, đơn vị trực thuộc Cục chuyên gia được thành lập để đáp ứng yêu cầu trên tại quyết định số 301 ngày 30/12/1975 của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Do yêu cầu trong việc mở rộng thị trường và phục vụ khách quốc tế, ngay 16/01/1993 Thủ tướng Chính phủ đã sát nhập Cục chuyên gia vào Tổng cục Du lịch Việt Nam. Khách sạn Du lịch Đại Dương - Đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch từ ngày 19/07/1993 được thành lập do yêu cầu ngày càng lớn mạnh của ngành Du lịch Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, với chủ trương tinh giảm các đầu mối kinh doanh sản xuất trong Tổng cục Du lịch,tạo sức mạnh trong kinh doanh,mở rộng thị trường, tháng 10/1999 Tổng cục Du lịch xác nhập Khách sạn Đại Dương vào Công ty Du lịch Hải Phòng. Khách sạn Cầu Rào được đổi tên thành Khách sạn Ngôi Sao Hải Phòng, đơn vị trực thuộc Công ty Du lịch Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 314/QĐ-TCDL ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Du lịch Việt Nam Với đường lối chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc khuyến khích chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành các Công ty cổ phần, năm 2003 Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Thương mại Ngôi Sao Hải Phòng (gọi tắt là "Công ty") được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Khách sạn Ngôi Sao Hải Phòng theo quyết định số 228/2003/QĐ - TCDL Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 27
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng ngày 19/06/2003 của Tổng cục Du lịch + Tên công ty. Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Tên giao dịch: HaiPhong Star Trading-Tourist Hotel Joint Stock Company Tên viết tắt: HaiPhong Star & TJSCO + Địa chỉ Số 1 đường Thiên Lôi, phường Đằng Giang, quận Trụ sở chính Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Điện thoại 0313.728022 - 729719 Fax 0313.729056 Email hpstarhotel@yahoo.com + Vị trí địa lý Mặt chính của công ty tọa lạc tại Số 1 đường Thiên Lôi, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền,thành phố Hải Phòng, nằm gần trung tâm thành phố, đối diện Bến xe Cầu Rào. Là vị trí thuận lợi, điểm dừng chân của khách thập phương. Tuy có vị trí thuận lợi nhưng cũng là nơi quần tụ của các khách sạn lớn như khách sạn Nam Cường, khách sạn Hữu Nghị, là các khách sạn 4 sao thì Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Thương mại Ngôi Sao Hải Phòng có vị thế nhỏ hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật đã cũ, lạc hậu, lại phải chịu sức ép từ phía các khách sạn trên. Điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp chiến lược và có chính sách đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. + Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: - Kinh doanh khách sạn - Kinh doanh nhà hàng - Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 28
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Thương mại Ngôi Sao HP tổ chức cơ cấu theo kiểu trực tuyến chức năng. Các bộ phận hoạt động có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất. - Đứng đầu là hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của khách sạn - Tiếp theo là giám đốc có quyền điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ hỗ trợ cho giám đốc trong công việc. - Ở mỗi bộ phận đều có trưởng bộ phận phụ trách công việc và quản lý nhân viên của bộ phận mình - Với cơ cấu tổ chức như vậy thì nhiệm vụ chính của công ty là: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh: cho thuê phòng nghỉ, phục vụ ăn uống. Dịch vụ vận chuyển khách . Dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế. Sản xuất kinh doanh các dịch vụ được nhà nước cho phép. Sử dụng và khai thác, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật một cách có hiệu quả. Quản lý đội ngũ lao động theo đúng ngành nghề kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 29
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phã gi¸m Phã gi¸m Phã gi¸m Phã gi¸m ®èc ®èc ®èc ®èc Tµi chÝnh- Kinh Nhµ hµng §Çu t• x©y Hµnh chÝnh doanh dùng c¬ b¶n Phßng Bé Phßng Bé Nhµ Bé Bé B¶o KÕ phËn lÔ thÞ phËn hµng phËn phËn vÖ,T¹p to¸n- t©n tr•êng buång BÕp söa vô Hµnh L÷ ch÷a chÝnh hµnh Phã (Nguồn:Phòng Tài chính kế toán-KS Ngôi Sao) gi¸m ®èc Chức§Çu t• năng, nhiệm vụ của các phòng ban. x©y *dùng Hội đồng quản trị c¬ b¶n Phßng Là cơ quan quyền lực cao nhất của khách sạn, gồm các đại biểu do điều lệ kÕ to¸nkhách- sạn và do các điều khoản pháp lý hiện hành quy định, đặc điểm tính chất, Hµnh chÝnhình thức sở hữu mà khách sạn đó thuộc về. Bé Thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký kết với các đối tác. phËn lÔ t©n Thi hành và sửa đổi điều lệ của khách sạn trong khung pháp lý cho phép. Phßng thÞ Thẩm tra phương châm xây dựng và kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế tr•êng hoạchL÷ kinh doanh, dự toán, quyết toán, phương án phân chia lợi nhuận hoặc bù hµnh lỗ hàng năm của doanh nghiệp. Thẩm tra báo cáo của giám đốc công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 30
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Quyết định thành lập các bộ phận quản lý của khách sạn và tiền lương, phúc lợi và các đãi ngộ khác cho người lao động trong khách sạn. Phê chuẩn các hợp đồng và các thỏa thuận quan trọng. Ban hành các điều lệ, các chế độ quan trọng của khách sạn. * Ban kiểm soát Thay mặt cho mọi cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy ra trong Công ty, các ưu khuyết điểm trong quản lý tổ chức của hội đồng quản trị. * Giám đốc Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Quyết định về phương hướng, tổ chức, quản lý kinh donh của Công ty cổ phần phù hợp với quyết định của Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị công ty. Quyết định việc tuyển dụng, kỷ luật Chế độ tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty theo sự phân công của Hội đồng quản trị. Ký các báo cáo, hợp đồng kinh tế, các chứng từ của Công ty. * Phó giám đốc Tài chính-Hành chính Phụ trách các bộ phận kế toán tài chính - Công tác hành chính, lao động tiền lương - Các chế độ chính sách của người lao động - Công tác quần chúng trong công ty. Đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng kỷ luật và khen thưởng. Đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng Công ty. Thay mặt Giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc công ty ủy quyền. * Phó giám đốc kinh doanh Trực tiếp phụ trách Phòng Lễ tân, bộ phận buồng và Phòng Thị trường - Lữ hành công ty. Tham gia ủy viên hội đồng kỷ luật và thi đua khen thưởng. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 31
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Thay mặt Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc Công ty ủy quyền. * Phó giám đốc Nhà hàng Trực tiếp phụ trách bộ phận nhà hàng của công ty. Tham gia ủy viên Hội đồng kỷ luật và thi đua khen thưởng. Thay mặt Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc Công ty ủy quyền. * Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản Trực tiếp phụ trách Bộ phận sửa chữa, Bộ phận bảo vệ, Tạp vụ của Công ty, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Tham gia ủy viên Hội đồng kỷ luật và thi đua khen thưởng. Thay mặt Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc Công ty ủy quyền. * Phòng Kế toán - Hành chính Giúp Giám đốc về công tác quản lý tài chính, phân tích tình hình tài chính của Công ty để giúp Giám đốc của Công ty có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Tổ chức tốt công tác thống kê, kế toán đúng, đủ, kịp thời trong phạm vi Công ty để quản lý tốt đầu vào, đầu ra của Công ty. * Bộ phận Lễ tân Đảm nhiệm việc đón tiếp khách, làm các thủ tục cho khách, bố trí cho khách các phòng phù hợp, đồng thời giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách trong quá trình ở tại khách sạn. Nếu khách có yêu cầu về các dịch vụ thì bộ phận lễ tân sẽ kết hợp với các bộ phận khác để phục vụ khách. Giữ đồ của khách gửi, thanh toán tiền phòng cho khách, tiễn khách và cùng với bộ phận phòng giám sát kiểm tra các trang thiết bị, mức độ an toàn của phòng ngủ trước khi khách đến và sau khi khách đi. Có kế hoạch nắm bắt tình hình đặt ăn, ngủ và khả năng thực tế của khách sạn. Mở sổ sách theo dõi danh sách khách đến ăn nghỉ tại khách sạn hàng ngày. Đăng ký khách nghỉ với cơ quan chức năng. Nộp tiền thu hàng ngày cho kế toán theo Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 32
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng đúng quy định. * Phòng Thị trường- Lữ hành Nghiên cứu thị trường du lịch trong và ngoài nước, xây dựng các chiến lược Marketing, quảng cáo và chiếm lĩnh thị trường. Tổ chức điều động bố trí hướng dẫn cho các chương trình du lịch, xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên đáp ứng nhu cấu hướng dẫn của công ty. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận của công ty để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của công ty. * Bộ phận buồng Bố trí điều động nhân viên, đảm bảo các buồng có khách trong ngày đều sạch sẽ và sẵn sàng trước khi khách tới. Tổ chức quy trình làm buồng theo đúng quy trình thao tác kỹ thuật và phải có biện pháp nắm bắt được tình hình khách đi và khách ở tại khách sạn. Phải thường xuyên tuyên truyền giới thiệu để khách hiểu rõ và thực hiện đúng nội quy của khách sạn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm chủ trong việc bảo vệ tài sản của khách. Bảo vệ an toàn tính mạng, giữ gìn sự yên tĩnh của khách và bảo vệ tài sản của họ trong phạm vi phòng ngủ. Đồng thời nhân viên của bộ phận buồng phải nắm vững quy trình sử dụng các trang thiết bị trong buồng ngủ. Phối hợp với các bộ phận có liên quan một cách hiệu quả, đảm bảo mọi yêu cầu của khách, thường xuyên phản ánh các ý kiến của khách hàng đến các bộ phận liên quan. * Bộ phận Nhà hàng Tổ chức nhận khách và phục vụ khách theo đúng yêu cầu, quản lý tài sản trang thiết bị phục vụ trong phòng ăn và quầy bar. Tổ chức nhân viên chuẩn bị phòng chu đáo, đảm bảo vệ sinh, thông thoáng mát mẻ, âm thanh ánh sáng hợp lý, phục vụ bữa ăn theo đúng quy trình kỹ thuật chu đáo kịp thời. Phục vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 33
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp để phục vụ khách tốt nhất. Thực hiện đủ chức năng nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của khách sạn. * Bộ phận Bếp : Xác định và thực hiện các quy định, chế độ tại nhà bếp, lập kế hoạch và tổ chức lên thực đơn. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và vệ sinh nhà bếp, lắng nghe ý kiến đề nghị của cán bộ công nhân viên, không ngừng thay đổi món ăn, nâng cao chất lượng món ăn. Làm tốt công tác hạch toán giá thành, thống kê và công khai bảng biểu hàng tháng. Đảm bảo mua hàng kịp thời, thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng. * Tổ bảo dưỡng và bảo vệ Tổ bảo dưỡng có nhiệm vụ kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thết bị trong khách sạn, nhà hàng, đảm bảo hoạt động của khách sạn được bình thường. Đảm bảo phát hiện nhanh chóng và sửa chữa kịp thời khi nhận được thông báo về tình trạng trang thiết bị tại khách sạn, nhà hàng. Tổ bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho khách sạn, trông coi các phương tiện đi lại cho nhân viên khách sạn và của khách. Ngoài ra tổ bảo vệ còn phối hợp với các bộ phận khác như lễ tân để mang hành lý cho khách vì khách sạn không có nhân viên khuân vác riêng. Các nhân viên bảo vệ ở đây luôn giữ thái độ tôn trọng khách, vì vậy đã để lại ấn tượng tốt cho khách khi đến khách sạn vì ngoài bộ phận lễ tân thì bảo vệ chính là người đầu tiên tiếp xúc với khách. Hai tổ này phải phối hợp với bộ phận lễ tân, bộ phận buồng giải quyết các tình huống phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của khách một cách cao nhất. Qua sơ đồ cơ cấu trên ta thấy, cơ cấu tổ chức của khách sạn Công ty CP Khách sạn Du lịch TM Ngôi Sao Hải Phòng rất phù hợp với mục tiêu kinh doanh của khách sạn, đảm bảo sự phân quyền cụ thể rõ ràng, chính xác tới từng bộ phận và cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt các công việc Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 34
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng được giao, nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu gọn nhẹ có khả năng ứng phó một cách linh hoạt với các biến động của môi trường kinh doanh. 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần năm 2003, Công ty đã hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh du lịch, lưu trú, ăn uống, thương mại, vui chơi giải trí . Cho đến nay, Công ty đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và làm vừa lòng khách hàng. Công ty CP Du lịch TM Ngôi Sao HP có hệ thống cơ sở vật chất tốt và mặt bằng rộng rãi, có vị trí thuận lợi. Diện tích 23.000 m2. Nổi bật trong hệ thống kinh doanh của Công ty là các cơ sở sau. 2.1.3.1. Khu khách sạn Ngôi Sao Hải Phòng Khách sạn Ngôi Sao gồm có khu khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao của thành phố Hải Phòng và khu 04 biệt thự dành cho khách ở dài hạn. Khách sạn gồm có 70 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn. Tất cả các phòng đều được trang trí hài hòa về không gian và màu sắc. Trong phòng sử dụng các trang thiết bị hiện đại đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách, ngoài ra bên trong còn bố trí sử dụng nhiều đồ nội thất bằng gỗ như giường, tủ, bàn, ghế rất đẹp mắt. Khu biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi gồm 1 phòng ngủ, tiếp đến là bếp và nhà tắm, phía ngoài là phòng khách được bố trí hiện đại và sang trọng. Hệ thống sân tenis, bể bơi, massa xông hơi. Khách sạn còn lắp đặt Internet wifi, khách có thể truy cập mạng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong khách sạn để phục vụ cho công việc của bản thân. Ngoài ra khách sạn còn lắp đặt truyền hình cáp 65 kênh phục vụ nhu cầu giải trí và cập nhật thông tin trên toàn thế giới một cách nhanh chóng cho khách. Bãi đỗ xe cho khách rộng, rất thuận tiện và hoàn toàn miễn phí. 2.1.3.2. Khu nhà hàng Hƣơng Cảng Gồm Nhà hàng Hương Cảng và Nhà hàng Gà tươi Ngôi Sao nằm đối diện bến xe Cầu Rào. - Nhà hàng Gà tươi Ngôi Sao chủ yếu phục vụ khách ăn nhậu, diện tích nhỏ, doanh thu không đáng kể. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 35
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng - Nhà hàng Hương Cảng với diện tích rộng, khuôn viên thoáng đãng, chuyên tổ chức hội nghị, tổ chức tiệc, đám cưới mang lại nguồn thu lớn cho Công ty. Cơ sở vật chất của Nhà hàng Hương Cảng được chia làm 2 khu vực + Khu phục vụ: Là bộ mặt của kinh doanh ăn uống và sẽ gây ảnh hưởng đầu tiên cho khách khi thưởng thức các món ăn tại nhà hàng Nhà hàng có thể phục vụ cùng lúc 1000 khách được chia làm 3 tầng, mỗi tầng có sức chứa hơn 300 khách. Tầng 1 của khách sạn gồm có quầy bar nằm đối diện cửa ra vào bao gồm các loại đồ uống như rượu, bia các loại cốc ly được treo trên giá, bố trí ánh sáng hồng xung quanh. Tầng 1 được trang trí rất đẹp mắt với màu sắc ấm áp, nội thất trang trí phù hợp kèm theo chậu cảnh, dây leo; hệ thống âm thanh, ánh sáng trang nhã, có điều khiển từ xa; sân khấu được trải thảm đỏ, hoa được trải 2 bên. Tầng 2 ngoài không gian chính còn được bố trí thêm 4 phòng VIP dành cho khách sang trọng, tổ chức tiệc Tầng 3 với hệ thống bàn tròn tạo cho khách cảm giác riêng biệt. + Khu chế biến: Là nơi tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, từ đây các nguồn thực phẩm được bảo quản và chế biến theo những yêu cầu của khách. Để bảo quản cho thực phẩm chế biến luôn được tươi ngon, khu vực này còn được trang bị một tủ lạnh cỡ lớn để bảo quản thực phẩm tươi sống như tôm, cá, thịt và hai tủ lạnh cỡ nhỏ để bảo quản các loại rau củ. Hệ thống bếp ga lớn được bố trí ở cả 3 tầng, ngoài ra còn có bồn rửa và các tủ đựng gia vị, dụng cụ làm bếp. 2.1.3.3. Trung tâm lữ hành Ngôi Sao Việt Là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, mang lại một phần doanh thu cho Công ty Sản phẩm của bộ phận này chủ yếu là các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 36
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Thị trường của bộ phận này gồm có khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trong đó khách du lịch nội địa chiếm tỉ lệ lớn. 2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Nghìn đồng Mã 2007 2008 2009 Tên chỉ tiêu số 1.Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 01 4.279.972 4.019.331 4.294.921 2. Các khoản giảm trừ 03 3. DT thuần về BH, cung cấp DV (10=01-03) 10 4.279.972 4.019.331 4.294.921 4. Giá vốn hàng bán 11 2.474.452 2.394.348 2.564.801 5. LN gộp về BH, cung cấp DV (20=10-11) 20 1.805.520 1.624.983 1.730.119 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 116.304 116.902 123.697 7. Chi phí tài chính 22 1.223.044 1.107.669 1.112.572 Trong đó: Lãi vay phải trả 23 1.223.044 1.107.669 1.112.572 8. CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp 24 382.704 399.733 418.855 9. LN từ HĐ kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 316.076 234.483 322.389 10.Thu nhập khác 31 213.999 185.204 197.798 11. Chi phí khác 32 153.251 148.229 135.101 12.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 60.748 36.975 44.697 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 376.824 271.458 367.086 14. Thuế TNDN phải nộp 51 105.511 67.865 91.772 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 271.313 203.594 275.315 (60=50-51) ( Nguồn:Phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 giảm đi so với năm 2007, cụ thể giảm 260.461 nghìn đồng, năm 2009 tăng lên so với năm 2008 và năm 2007, cụ thể, so với năm 2008 tăng 275.590 nghìn đồng, so với năm 2007 tăng 14.949 nghìn đồng. Đồng thời, giá vốn hàng bán năm 2008 giảm 80.104 nghìn đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 170.454 so với năm 2008 và tăng 14.949 nghìn đồng so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 105.136 nghìn đồng so với năm 2008 và giảm 75.401 nghìn đồng Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 37
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng so với năm 2007. Trong khi đó năm 2008 giảm 180.530 nghìn đồng so với năm 2007. Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính năm 2009 tăng 6.795 nghìn đồng so với năm 2008 và tăng 7.394 nghìn đồng so với năm 2007. Chi phí tài chính năm 2009 tăng 6.795 nghìn đồng so với năm 2008 và giảm 110.472 nghìn đồng so với năm 2007. Về thu nhập khác, năm 2009, thu nhập khác của công ty giảm 5.406 nghìn đồng so với năm 2008 và giảm 34.201 nghìn đồng so với năm 2007. Trong khi đó lợi nhuận khác năm 2008 giảm 67.719 nghìn đồng so với năm 2007. Bên cạnh đó chi phí khác năm 2009 giảm 34.201 nghìn đồng so với năm 2008 và giảm 18.150 nghìn đồng so với năm 2007. Nhìn chung, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 tăng 71.721 nghìn đồng so với năm 2008 và tăng 4.002 nghìn đồng so với năm 2007, năm 2008 giảm 67.719 nghìn đồng so với năm 2007. Theo đó thuế TNDN cũng biến động theo, thuế TNDN phải nộp năm 2009 tăng 23.907 nghìn đồng so với năm 2008 và so với năm 2007 giảm 13.739 nghìn đồng. Công ty vẫn luôn thực hiện tôt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. 2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng 2.2.1. Tình hình sử dụng chi phí tại khách sạn 2.2.1.1. Đánh giá theo tình hình chi phí chung 1/Tình hình sử dụng chi phí và doanh thu trong 3 năm qua của công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Bảng 2: Bảng thể hiện tổng doanh thu, tổng chi phí và tỷ suất chi phí của doanh nghiệp qua các năm. Đơn vị Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 tính Tổng doanh thu 1000Đ 4.652.143 4.378.356 4.598.416 Tổng chi phí 1000Đ 4.233.450 4.049.980 4.235.141 Tỷ suất chi phí % 91 % 92.5 % 92.1 % Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 38
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 4800000 4600000 4400000 Tổng doanh thu 4200000 Tổng chi phí 4000000 3800000 3600000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty qua các năm 4.233.450 Tỷ suất chi phí năm 2007: F’2007 = F/D * 100 = * 100 = 91 % 4.652.143 4.049.980 Tỷ suất chi phí năm 2008: F’2008 = F/D * 100 = * 100 = 92.5 % 4.378.356 4.598.416 Tỷ suất chi phí năm 2009: F’2009 = F/D * 100 = * 100 = 92.1 % 4.235.141 2/ Mức tăng (giảm) chi phí ∆F’ = F’1 – F’2 Bảng 3: Mức độ tăng (giảm) chi phí qua các năm của doanh nghiệp. Mức tăng (giảm) chi phí (∆F’) Năm Tỷ suất chi phí (F’) So với năm 2007 So với năm 2008 2007 91 % 2008 92.5 % +1.5 % 2009 92.1 % +1.1 % -0.4 % 3/ Tốc độ tăng (giảm) chi phí. Bảng 4: Tốc độ tăng (giảm) chi phí giữa các năm của doanh nghiệp Tốc độ tăng ( giảm) chi phí So sánh (CF’) 1.5 Năm 2008/2007 *100 = 1.65 % 91 CF’ = ∆F’/F’0 * 100 0.4 Năm 2009/2008 *100= -0.43 % 92.5 1.1 Năm 2009/2007 *100= 1.20 % 91 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 39
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 4/ Chỉ tiêu số tiền tiết kiệm ( bội chi) của doanh nghiệp Công thức: ± F = F'*D1 100 D1: Doanh thu đạt được năm nay. Bảng 5: Bảng thể hiện số tiền tiết kiệm (bội chi) của doanh nghiệp. Năm 2008 Năm 2009 1,5*4.378.356.000 Kỳ 2007-2008 = 65.675.340 100 0,4*4.598.416.000 Kỳ 2008-2009 = -18.393.664 100 Nhận xét: Qua bảng doanh thu và chi phí (Bảng 2) các năm qua ta thấy, năm 2008 doanh thu giảm đáng kể so với năm 2007, cụ thể giảm 273.787.000 đồng, theo đó chi phí năm 2008 cũng giảm so với năm 2007, giảm 183.471.000 đồng. Nhưng tỷ suất chi phí của năm 2008 lại tăng lên, tăng 1,5% so với năm 2007, Doanh thu của năm 2009 tăng 220.260.000 đồng so với năm 2008, chi phí cũng tăng 185.162.000 đồng so với năm 2007, tỷ suất chi phí đã giảm 0,4% so với năm 2008, nhưng vẫn tăng 1.1% so với năm 2007. Điều đó cho thấy, năm 2007 để thu được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,91 đồng chi phí, năm 2008 là 0,925 đồng chi phí và năm 2009 là 0,921 đồng chi phí. Chi phí bỏ ra để thu được 1 đồng doanh thu đã tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng chi phí năm 2008 so với năm 2007 là 1,65 %, năm 2009 so với năm 2008 giảm 0,43 % nhưng so với năm 2007 vẫn tăng 1,20 % (Bảng 4) Số tiền bội chi của doanh nghiệp năm 2008 là 65.675.340 đồng. Năm 2009 doanh nghiệp tiết kiệm 18.393.664 đồng (Bảng 5). Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 40
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 2.2.1.2. Đánh giá theo từng khoản mục chi phí Bảng 6: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng khoản mục chi phí năm 2007, 2008 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ Yếu tố chi phí Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ trọng trọng trọng (1000 Đ) (1000 Đ) (1000 Đ) (%) (%) (%) (%) Chi phí NVL 2.480.802 58,6 2.429.988 60 -50.814 -2,05 -27,7 Chi phí NC 973.694 23 963.895 23,8 -9.799 -1 -5,34 Chi phí KHTSCĐ 533.415 12,6 457.648 11,3 -75.767 -14,2 -41,3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 135.470 3,2 113.399 2,8 -22.071 -16,3 -12,03 Chi phí bằng tiền khác 110.070 2,6 85.049 2,1 -25.021 -22,7 -3,63 Tổng chi phí 4.233.450 100 4.049.980 100 -183.470 -4,3 -100 Bảng 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng khoản mục chi phí năm 2008, 2009 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ Tỷ Tỷ Yếu tố chi phí Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ trọng trọng trọng (1000 Đ) (1000 Đ) (1000 Đ) (%) (%) (%) (%) Chi phí NVL 2.429.988 60 2.519.909 59,5 89.921 3,7 48,56 Chi phí NC 963.895 23,8 1.024.904 24,2 61.009 6,33 32,95 Chi phí KHTSCĐ 457.648 11,3 444.289 10,5 -13.359 -2,92 -7,2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 113.399 2,8 131.289 3,1 17.890 15,77 9,66 Chi phí bằng tiền khác 85.049 2,1 114.349 2,7 29.300 34,45 16 Tổng chi phí 4.049.980 100 4.235.141 100 185.161 4,57 100 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 41
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 3000000 Chi phí NVL 2500000 Chi phí nhân công 2000000 Chi phí KH TSCĐ 1500000 Chi phí dịch vụ 1000000 mua ngoài Chi phí bằng tiền 500000 khác 0 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biểu đồ thể hiện từng khoản mục chi phí của doanh nghiệp qua các năm 2007, 2008, 2009 Nhận xét: So sánh giữa năm 2008 và năm 2007 ta thấy được chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2008 giảm 183.470 nghìn đồng so với 2007 tương ứng với tỷ lệ 4,3% với tất cả các khoản chi phí đều giảm. - Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi phí của doanh nghiệp, năm 2008 giảm 50.814 nghìn đồng tương ứng 2,05%; chiếm tỷ trọng 27,7% trong tổng mức giảm chi phí - Chi phí nhân công giảm 9.799 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 1%; chiếm tỷ trọng 5,34% trong tổng mức giảm chi phí - Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 75.767 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 14,2%; chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức giảm toàn bộ chi phí 41,3% - Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 22.071 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 16,3 %; chiếm tỷ trọng 12,03% trong tổng mức giảm chi phí. - Chi phí bằng tiền khác giảm 25.021 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 22,7%; chiếm tỷ trọng 3,63% trong tổng mức giảm chi phí. So sánh giữa năm 2009 và năm 2008 ta thấy được chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 tăng 185.161 nghìn đồng so với 2008 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 42
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng tương ứng với tỷ lệ 4,57%. Trong đó chỉ có chi phí khấu hao tài sản cố định là giảm, còn lại tất cả các chi phí khác đều tăng. - Chi phí nguyên vật liệu tăng 89.921 nghìn đồng tương ứng 3,7%; chiếm tỷ trọng 48,56% trong tổng mức tăng chi phí. - Chi phí nhân công tăng 61.009 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 6,33%; chiếm tỷ trọng 32,95% trong tổng mức tăng chi phí. - Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 13.359 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 2,92%; chiếm tỷ trọng 7,2%. - Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 17.890 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 15,77 %; chiếm tỷ trọng 9,66% trong tổng mức tăng chi phí. - Chi phí bằng tiền khác tăng 29.300 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 34,45%; chiếm tỷ trọng 16% trong tổng mức giảm chi phí. 2.2.1.3. Đánh giá theo từng khoản mục kinh doanh Bảng 8: Bảng so sánh doanh thu và chi phí theo từng khoản mục kinh doanh năm 2007, 2008 Tỷ Tỷ Chênh lệch Lĩnh vực Năm Năm Chỉ tiêu trọng trọng Số tiền Tỷ lệ kinh doanh 2007 2008 (%) (%) (1000 Đ) (%) Doanh thu 2.197.672 47,24 2.181.723 49,83 -15.949 -0,725 Ăn uống Chi phí 1.958.394 46,26 1.928.600 47,62 -29.794 -1,52 Doanh thu 1.700.823 36,56 1.513.597 34,57 -187.226 -11 Lưu trú Chi phí 1.621.834 38,31 1.524.412 37,64 -97.411 -6 Doanh thu 655.952 14,1 560.429 12,8 -599.523 -14,56 Lữ hành Chi phí 558.815 13,2 490.047 12,1 -68.768 -12,3 Dịch vụ Doanh thu 97.695 2,1 122.593 2,8 14.898 25,48 khác Chi phí 94.405 2,23 106.919 2,64 12.514 13,255 Tổng doanh thu 4.652.143 100 4.387.356 100 -264.787 -5,69 Tổng chi phí 4.233.450 100 4.049.980 100 -183.470 -4,33 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 43
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Bảng 9: Bảng so sánh doanh thu và chi phí theo từng khoản mục kinh doanh năm 2008, 2009 Chênh lệch Lĩnh vực Tỷ Tỷ Tỷ kinh Chỉ tiêu Năm 2008 trọng Năm 2009 trọng Số tiền lệ doanh (%) (%) (1000 Đ) (%) Doanh thu 2.181.723 49,83 2.199.882 47,84 18.159 0.83 Ăn uống Chi phí 1.928.600 47,62 2.009.997 47,46 81.397 4,22 Doanh thu 1.513.597 34,57 1.645.313 35,78 131.716 8,7 Lưu trú Chi phí 1.524.412 37,64 1.548.367 36,56 23.955 1,57 Doanh thu 560.429 12,8 626.764 13,63 66.335 11.8 Lữ hành Chi phí 490.047 12,1 563.697 13,31 73.650 15,0 Dịch vụ Doanh thu 122.593 2,8 126.456 2,75 3.863 3,15 khác Chi phí 106.919 2,64 113.078 2,67 6.159 5,76 Tổng doanh thu 4.387.356 100 4.598.416 100 211.060 4,8 Tổng chi phí 4.049.980 100 4.235.141 100 185.161 4,57 2500000 2000000 Ăn uống 1500000 Lưu trú 1000000 Lữ hành Dịch vụ 500000 khác 0 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biểu đồ thể hiện doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh qua các năm 2007, 2008, 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 44
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 2500000 2000000 Ăn uống 1500000 Lưu trú 1000000 Lữ hành Dịch vụ 500000 khác 0 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biểu đồ thể hiện chi phí của từng nghiệp vụ kinh doanh qua các năm 2007, 2008, 2009 Nhận xét: So sánh tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2008 và năm 2007, ta thấy cả hai chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2007. Doanh thu giảm 264.787 nghìn đồng, tương ứng với 5,69%, chi phí giảm 183.470 nghìn đồng tương ứng 4,33%. Trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, doanh thu và chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Năm 2008 doanh thu thuộc lĩnh vực này giảm 15.949 nghìn đồng tương ứng với giảm 0,725%, chi phí năm 2008 giảm 29.794 nghìn đồng tương ứng với giảm 1,52%. Trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, doanh thu và chi phí chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng số doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Năm 2008 doanh thu thuộc lĩnh vực này giảm 187.226 nghìn đồng tương ứng với giảm 11%, chi phí năm 2008 giảm 97.411 nghìn đồng tương ứng với giảm 6%. Lĩnh vực kinh doanh lữ hành cũng đóng góp phần doanh thu không nhỏ vào tổng doanh thu của toàn công ty. Năm 2008 doanh thu thuộc lĩnh vực này giảm 599.523 nghìn đồng tương ứng với giảm 14,56%, chi phí năm 2008 giảm 68.768 nghìn đồng tương ứng với giảm 12,3%. Doanh thu và chi phí thuộc lĩnh Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 45
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng vực này có tỷ lệ giảm lớn nhất và số tiền giảm cũng cao nhất trong tổng số giảm doanh thu và chi phí của toàn doanh nghiệp. Riêng lĩnh vực kinh doanh khác, năm 2008 có doanh thu tăng 14.898 nghìn đồng so với năm 2007 tương ứng với tăng 25,48 %, theo đó chi phí tăng 12.514 nghìn đồng tương ứng với tăng 13,225%. So sánh giữa năm 2009 và năm 2008, doanh thu và chi phí đều tăng lên, tình hình kinh doanh đã khả quan hơn. Cụ thể, tổng doanh thu của năm tăng 211.060 nghìn đồng, tương ứng với tăng 4,8%, tổng chi phí tăng 185.161 nghìn đồng, tương ứng với tăng 4,57%. Xét về lĩnh vực kinh doanh ăn uống, doanh thu thuộc lĩnh vực này năm 2009 tăng 18.159 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng 0,83%, chi phí tăng 81.397 nghìn đồng, tương ứng với tăng 4,22%. Doanh thu thuộc lĩnh vực kinh doanh lưu trú năm 2009 mạnh, tăng 131.716 nghìn đồng tương ứng 8,7% với khoản chi phí cũng tăng nhưng tăng không nhiều, tăng 23.955 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 1,57%. Kinh doanh thuộc lĩnh vực này năm vừa qua đạt hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đạt được doanh thu đáng kể. Doanh thu lĩnh vực kinh doanh lữ hành năm vừa rồi cũng tăng đáng kể, tăng 66.335 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 11,8%, theo đó chi phí cũng tăng lên, tăng 73.650 nghìn đồng tương ứng với 15%. Các dịch vụ kinh doanh khác cũng đem lại một phần doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp, nhưng năm 2009 doanh thu của lĩnh vực này năm vừa qua chỉ tăng nhẹ, tăng 3.863 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 3,15%, chi phí cũng tăng 6.159 nghìn đồng, tương ứng với 5,76%. 2.2.2. Một số đánh giá về thực trạng công tác quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng 2.2.2.1. Ƣu điểm Trong những năm vừa qua công ty luôn đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhờ đó công ty đã giữ vững khách hàng truyền thống, phát triển thêm được nhiều khách hàng mới. Mặt khác trong thời gian qua Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 46
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng công ty đã bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, kinh doanh có lợi nhuận; Đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động ổn định và từng bước được cải thiện; Đảm bảo an toàn trong kinh doanh và trong lao động. Trong ba năm 2007 – 2009, công ty đã chú trọng công tác đầu tư làm thay đổi hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, thay đổi điều kiện phục vụ khách hàng ngày càng thuận lợi, hiện đại, văn minh lịch sự; môi trường và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó công ty đã chú trọng đến việc đầu tư mở rộng, xây mới và nâng cấp các bộ phận, đặc biệt là nhà hàng Hương Cảng được khách hàng đánh giá cao, phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng. Công tác quản lý chi phí của Công ty tương đối hợp lý, Công ty tiến hành tập hợp chi phí vừa theo yếu tố chi phí, vừa theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Theo cách tập hợp này Công ty có thể dễ dàng kiểm soát được chi phí phát sinh trong doanh nghiệp là chi phí nào, thuộc bộ phận nào để từ đó đưa ra được các biện pháp quản lý chi phí tối ưu nhất, giúp cho doanh nghiệp vừa sử dụng chi phí một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng tới doanh thu. 2.2.2.2. Nhƣợc điểm Năm 2008 hoạt động kinh doanh của công ty suy giảm mạnh so với năm 2007, không những doanh thu giảm mà chi phí sử dụng của doanh nghiệp cũng không hiệu quả, điều đó thể hiện qua tỷ suất chi phí được tính ở bảng 2, năm 2008 doanh nghiệp phải bỏ thêm 0,015 đồng chi phí nữa để có thể thu về 1 đồng doanh thu, năm 2009 có giảm nhưng vẫn còn cao hơn so với năm 2007. Kết quả năm 2008 doanh nghiệp bội chi 65.675.340 đồng. Xét đến từng yếu tố chi phí, doanh nghiệp có những điều chưa được sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: là khoản chi phí cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 6, bảng 7 ta thấy, chi phí nguyên vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty, từ 58,6% - 60%. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 47
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Trên góc độ một nhà quản lý chi phí thì chi phí nguyên vật liệu là trọng tâm trong công tác quản lý chi phí của Công ty. Việc tiết kiệm khoản chi phí này là hết sức quan trọng. Đối với một công ty chuyên kinh doanh nhà hàng khách sạn thì yếu tố chi phí nguyên vật liệu chủ yếu phát sinh ở bộ phận nhà hàng bao gồm: giá mua hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo quản, bao bì Năm 2009, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tăng khá cao 48,56% trong tổng số chi phí tăng của doanh nghiệp. - Yếu tố chi phí nhân công. Chi phí nhân công năm 2008 giảm nhưng năm 2009 tăng 6,33% tương ứng với tỷ trọng tăng 32,95%. Khoản chi phí này tăng cao trong năm qua làm cho tổng chi phí của Công ty tăng lên đáng kể. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là khoản chi phí hết sức cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm (điện, điện thoại và các dịch vụ khác ). Qua bảng so sánh ta thấy chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty tăng lên khá nhiều trong năm vừa qua, tăng 15,77% tương ứng với tỷ trọng tăng 9,66%. - Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí tiếp khách, quảng cáo, các loại thuế, công tác phí, văn phòng phí Là một trong những khoản chi phí tương đối lớn mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Năm vừa qua chi phí này tăng 34,45% tương ứng với tỷ trọng tăng 16%. Nhận thấy đây là khoản chi có tỷ lệ tăng lớn nhất trong tổng số chi phí, tỷ trọng tăng cũng chiếm một phần không nhỏ. Cũng như chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác quản lý chi phí bằng tiền khác còn yếu kém, chưa tiết kiệm, gây lãng phí làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.3. Nguyên nhân Việc quản lý chi phí của doanh nghiệp còn hạn chế, chi phí bỏ ra lớn, kinh doanh kém hiệu quả trong những năm vừa qua là do một số nguyên nhân sau: - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 dẫn đến việc kinh doanh ăn nghỉ của Công ty cũng giảm đáng kể, hơn nữa tình hình lạm phát trong nước trong 2 Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 48
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng năm vừa qua làm cho chi phí đầu vào của Công ty tăng mạnh. - Lãi suất vay huy động và vay Ngân hàng tăng cao gấp 2 lần so với năm 2007 làm tăng chi phí của công ty. - Giá cả tăng cao nên chi phí tăng trong khi đó giá cả dịch vụ không tăng. - Các tour tuyến du lịch của Hải Phòng không phong phú và hấp dẫn nên chưa thu hút khách du lịch tham quan Hải Phòng. Hơn nữa, đời sống của người dân trong những năm qua gặp nhiều khó khăn nên việc đi du lịch cũng hạn chế hơn. - Mức lương tối thiểu của Nhà nước tăng, năm 2008 áp dụng mức lương 540.000 đồng/người/tháng, năm 2009 áp dụng mức lương 650.000 đồng/người/tháng (năm 2003 – 2007 là 450.000 đồng/người/tháng). Mức lương tối thiểu tăng lên làm cho đời sống của nhân viên trong toàn Công ty được cải thiện rõ ràng nhưng lại làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên trong khi năng suất lao động chưa cao. Điều này làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm 2009, nền kinh tế đang phục hồi, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có khá hơn song vẫn gặp nhiều khó khăn, tình hình sử dụng và quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt, trong thời gian tới cần phải có biện pháp khắc phục. Là sinh viên thực tập tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng, sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ hy vọng góp phần hoàn thiện hơn trong công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 49
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH THƢƠNG MẠI NGÔI SAO HẢI PHÒNG 3.1. Vấn đề kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay 3.1.1. Về nhận thức, lý luận Vấn đề nhận thức và lý luận kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp nước ta còn rất non kém. Dẫu rằng bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng muốn kiểm soát chi phí theo mong muốn. Nhưng để có được lợi nhuận các doanh nghiệp thay vì kiểm soát chi phí của mình thì họ lại thường xuyên lo chạy trọt, tìm kiếm những hợp đồng mối làm ăn thiếu tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế chưa thể cạnh tranh lợi thế về giá cả. Vấn đề kiểm soát chi phí chưa được nhận thức sâu sắc vì thế chưa có một công nghệ, khoa học cho vấn đề này ở Việt Nam. Thực tế là có rất ít cuốn sách của Việt Nam viết về kiểm soát chi phí. Cho đến năm 2002 vấn đề mới được phát triển mà điển hình là Chương trình tập huấn “Kiểm soát chi phí” được tổ chức trên toàn quốc do “Chương trình phát triển dự án Sông Mê Kông” (MPDF) bảo trợ. Trong thời điểm này nhận thức và lý luận của các nhà quản lý về kiểm soát chi phí cần phải thấu đáo, sâu sắc để có thể triển khai sáng tạo theo những đặc trưng của doanh nghiệp mình nhằm hạ giá thành sản phẩm. Có như vậy các doanh nghiệp mới hy vọng tự do cạnh tranh trong thời gian tới khi mà nền kinh tế của nước ta hội nhập mạnh vào WTO. 3.1.2. Thực trạng kiểm soát chi phí Xuất phát từ sự yếu kém về nhận thức, lý luận chức năng kiểm soát chi phí mà nước ta các doanh nghiệp phần lớn không kiểm soát được chi phí của mình dẫn tới giá thành sản phẩm rất cao, lãng phí nguyên vật liệu nhiều, năng suất lao động thấp. Ngày nay, số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam đã có uy tín và vị thế Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 50
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng trên thị trường. Nhưng nhiều sản phẩm trong số đó tồn tại được là nhờ sự bảo hộ của Nhà nước thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như các khách sạn cũng không loại trừ. “Theo nhận xét của Bộ tài chính, so với khu vực và trên thế giới, mức giá đầu vào ở Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn, cũng có nghĩa là chi phí đầu vào của các doanh nghiệp rất cao”[05]. Tuy rằng kiểm soát chi phí và giảm chi phí là không đồng nhất nhưng đều hướng tới vấn đề giảm chi phí sản xuất mà đây là vấn đề nan giải ở nước ta. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường, biến động về giá cả, để tồn tại các doanh nghiệp buộc phải nâng cao tính cạnh tranh, trong đó nhân tố quan trọng là giảm chi phí. Muốn giảm chi phí lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Ngoài yếu tố chủ quan còn có các yếu tố khách quan như cơ chế, chính sách của Nhà nước. Về phần các doanh nghiệp họ đã tập trung vào vấn đề giảm chi phí, đặc biệt ở các tổng công ty lớn. Ở tổng công ty Hóa chất Việt Nam 9 tháng đầu năm 2002, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đạt 16,6% tăng 2,6% với mục tiêu đề ra nhưng lợi nhuận lại không tăng thậm chí tiền lương của một số doanh nghiệp lại giảm, trung bình từ 2,1 triệu/người/tháng xuống còn 1,8 triệu/người/tháng. Qua phân tích nguyên nhân vì giá nguyên vật liệu cao su và lưu huỳnh tăng gấp 2 lần so với năm 2001 trong khi giá thành sản phẩm không đổi, tiền điện sản xuất cũng tăng giá Tìm hiểu được nguyên nhân doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp để kiểm soát chi phí và hạ giá thành, doanh nghiệp đã cho sản xuất ban đêm để hưởng giá điện ưu đãi, nghiên cứu nguyên liệu thay thế. Rõ ràng chức năng kiểm soát chi phí đã được quan tâm và có hiệu quả khi đưa ra các giải pháp giải quyết. Với tổng công ty Thép Việt Nam họ cũng đã có rất nhiều biện pháp giảm chi phí. 6 tháng đầu năm 2003 ngành thép đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2002. Theo ông Nguyễn Hữu Thơ trả lời trên Tạp chí Công nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 51
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng Việt Nam số 20/2002 thì do công ty cân nhắc khi chọn mua các nguyên liệu hợp lý, phấn đấu mức tiêu hao ít, quản lý vận hành lo an toàn không xảy ra sư cố ngừng sản xuất Cũng trong tiến trình hạ giá thành sản phẩm Tổng công ty Than Việt Nam đã có những biện pháp về quản lý chi phí rất hiệu quả như: khoán chi phí sản xuất và giá thành, thường xuyên kiểm soát khống chế giá thành, tăng cường tận thu than Coi đó là biện pháp sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Qua đó chúng ta thấy ở cả ba Tổng công ty những biện pháp kiểm soát chi phí và hạ giá thành đã phát huy hiệu quả và minh chứng vai trò của kiểm soát chi phí trong hệ thống kiểm soát chi phí của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung nhận thức và thực tế triển khai chức năng kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp nước ta chưa đạt hiệu quả cao, chưa đúng tầm. Như PGS.TS Phan Thành Phố đã nhận xét trên Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 20/2002 như sau: “Nhận thức tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược sống còn của doanh nghiệp đối với việc hạ giá thành còn chưa đúng tầm của nó” Còn thực tế thì “Việc lực chọn giải pháp hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh chưa cơ bản, chưa mang tính đột phá, chưa đủ mạnh hoặc lựa chọn đúng những triển khai chưa kiên quyết, thiếu triệt để nên việc làm còn mang tính nhất thời nên hiệu quả chưa cao” Như vậy cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức, lý luận với vấn đề kiểm soát chi phí hạ giá thành. Cũng như thực hiện triệt để, sáng tạo hơn nữa những giải pháp cho vấn đề này. Từ thực trạng và những bài học về kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm trong quản lý chi phí và áp dụng vào ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng. Sau đây, dựa vào thực trạng và mục tiêu cũng như định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào những bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam về vấn đề kiểm soát chi phí em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty CP khách sạn du lịch TM Ngôi Sao Hải Phòng. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 52
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 3.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.2.1. Định hƣớng tổng quát 3.2.1.1. Căn cứ xác định - Cần dựa vào xu hướng phát triển du lịch, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch và xu hướng, tâm lý của các đối tượng khách hiện nay. - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng 230 khách sạn với khoảng gần 5820 phòng nghỉ. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, mạnh nhất là khu du lịch Cát Bà. Một số khách sạn đã tổ chức, bổ sung thêm nhiều dịch vụ vui chơi giải trí. Đã có khoảng 50 khách sạn được xếp hạng sao từ 1 - 4 sao, lượng buồng phòng khá nhiều mà lượng khách tới nghỉ còn ít cho nên đã dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo các ngành du lịch nhằn đưa ngành du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Những cơ hội trên sẽ là điều kiện để khách sạn Ngôi Sao thiết lập các mục tiêu và có kế hoạch khai thác tôt hơn các cơ hội, cải thiện tình hình của khách sạn hiện nay, giúp cho khách sạn hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững. - Mong muốn của ban lãnh đạo khách sạn: Mặc dù tình hình kinh doanh của khách sạn gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua, song khách sạn đã rất nỗ lực và cố gắng, bằng nhiều biện pháp đã tháo gỡ những khó khăn, vươn lên để đạt đến mục tiêu là ổn định, đứng vững trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt cả về trước mắt cũng như lâu dài. - Về điều kiện khả năng của khách sạn. Khách sạn có một lợi thế nhất định như đã nói trên, nếu ban lãnh đạo khách sạn đưa ra được những phương hướng, mục tiêu cụ thể và truyền đạt triển khai tới các nhân viên chủ trương kế hoạch của khách sạn và cùng nhau phối hợp thực hiện thì chắc chắn khách sạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và khai thác được nguồn lực của chính mình. Cơ sở vật chất sẵn có cũng là điều kiện để khách sạn Ngôi Sao có thể cải tạo, nâng cấp và đáp ứng nhu cầu của khách. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 53
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng 3.2.1.2. Định hƣớng phát triển của khách sạn Ban lãnh đạo khách sạn đã đưa ra phương hướng chung cho khách sạn như sau: + Không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn + Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên trong khách sạn dưới nhiều hình thức như: cử đi học, cho tham quan khảo sát thực tế các khách sạn lớn và danh tiếng, tổ chức kiểm tra thi tay nghề thường xuyên ở từng bộ phận trong khách sạn. + Đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài. + Đầu tư mở rộng và phát triển một số dịch vụ vui chơi giải trí mà khách sạn đang thiếu. + Thực hiện phân công lao động hợp lý, chuyên môn hóa lao động. + Mở rộng thị trường, quan hệ rộng rãi với các bạn hàng trong và ngoài nước, tăng cường liên kết kinh doanh. + Đây là phương hướng mà công ty đặt ra trong lâu dài, nó là cả một quá trình phát triển đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chứ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. 3.2.2. Xác định mục tiêu Từ những nhận thức về môi trường cũng như bản thân doanh nghiệp và trên cơ sở những phương hướng đã đề ra ở trên, ban giám đốc công ty đã đề ra một số mục tiêu sau: Phấn đấu lượng khách ăn nghỉ tại khách sạn hàng năm tăng từ 15% - 20%, thu hút lượng có đối tượng khách có khả năng thanh toán cao, tăng 30%, doanh thu hàng năm tăng từ 20% - 30%, công suất buồng đạt 75%, doanh thu từ các hoạt động vui chơi giải trí tăng 50% hàng năm và chiếm khoảng 15% - 20% tổng doanh thu của công ty. Khách sạn còn gặp rất nhiều khó khăn, gần đây tuy có chuyển biến một chút song trong bối cảnh kinh tế như hiện nay thì không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi sự khủng hoảng. Đứng trước những khó khăn và sự cạnh tranh Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 54
- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Cổ phần khách sạn du lịch thương mại Ngôi Sao Hải Phòng quyết liệt trên thị trường, ban lãnh đạo công ty vẫn quyết tâm đứng vững, đẩy lùi từng bước khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu của khách, nâng cao uy tín, vị trí của công ty trên thị trường. Tất cả các mục tiêu trên sẽ được thực hiện nếu được đầu tư giúp đỡ về cơ sở vật chất của nhà nước và sự phối hợp của các nhân viên trong khách sạn cũng như sự ủng hộ của phía đối tác. Với những nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có, nếu được quan tâm đầu tư thích đáng thì chắc chắn công ty sẽ tháo gỡ được những khó khăn và phát triển bền vững trong tương lai. 3.2.3. Một số biện pháp thực hiện Phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch và các khách sạn lớn nhằm đào tạo lại, bổ sung những kỹ năng cần thiết, nâng cao nghiệp vụ quản lý của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị về khách sạn qua các phương tiện thông tin. Hoàn thiện các loại dịch vụ, tăng cường bổ sung các loại sản phẩm dịch vụ mới. Tăng cường hợp tác với các hãng lữ hành, trực tiếp đưa khách về ăn nghỉ tại khách sạn. Củng cố, thực hiện bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả, tăng cường các hoạt động chỉ đạo, điều hành giám sát của ban giám đốc và sự phối hợp của các nhân viên giữa các bộ phận với nhau. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty cổ phần khách sạn du lịch thƣơng mại Ngôi Sao Hải Phòng Nền kinh tế thị trường đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát huy được hết các tiềm năng của mình. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh để phát triển. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp làm ăn không thua lỗ đã là điều khó song để đứng vững trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả lại càng khó hơn. Để kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế này, các doanh nghiệp cần tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của mình, từ đó phát huy những điểm mạnh và tìm giải pháp hạn chế những điểm yếu của mình. Sinh viên: Nguyễn Thị The – Lớp QT1001P 55