Khóa luận Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015

pdf 98 trang huongle 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tiem_nang_thuc_trang_va_giai_phap_chu_yeu_khai_tha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015

  1. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở những nƣớc phát tiển mà còn ở các nƣớc đang phát triển. Trong đó có Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh tế có định hƣớng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát triển của du lịch có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. Hƣng yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí và hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt rất thuận lợi cho giao lƣu phát triển kinh tế, văn hóa –xã hội. Đặc biệt Hƣng Yên có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất nƣớc. Nằm bên bờ sông Hồng, đƣợc phù sa màu mỡ bồi đắp tạo ra cho Hƣng Yên những cánh đồng lúa, nƣơng ngô xanh biếc, những hồ sen thơm ngát và những đặc sản ngon nổi tiếng nhƣ: Cam, nhãn lồng Lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc của dân tộc đã tạo nên Hƣng Yên thành một vùng đất thiêng, nơi phát tích của nhiều danh nhân anh hùng dân tộc nhƣ đại danh y Hải Thƣợng Lãn Ông, tƣớng quân Phạm Ngũ Lão, cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh Đây cũng là miền đất cội nguồn, là kho tàng của văn hóa dân gian đặc sắc của miền đồng bằng châu thổ sông Hồng với những làn điệu chèo, hát ả đào, hát trống quân mƣợt mà đằm thắm cùng với những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nhƣ: Phố Hiến, Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử -Tiên Dung Với những nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc nhƣ vậy, Hƣng Yên có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch tỉnh nhà thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nƣớc. Hƣng yên cũng là vùng đất học và rất nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo từng nổi tiếng từ xƣa đến nay Trong những năm qua du lịch Hƣng Yên đã có khởi sắc, hoạt động kinh doanh du lịch từng bƣớc đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, các chỉ tiêu cơ bản về khách, doanh thu đều tăng, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch của Hƣng Yên còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của mình. Sự phát triển còn mang tính tự phát, thiếu sự
  2. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. đánh giá đúng đắn về tài nguyên du lịch để đề ra các chính sách, giải pháp phù hợp, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng, nhiều vấn đề bất cập đặt ra đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trƣờng cần đƣợc nghiên cứu, đầu tƣ để có thể phát triển một nền du lịch vững bền. Việc khai thác các giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cho phát triển du lịch của Hƣng Yên lại chƣa thực sự tƣơng xƣớng với tiềm năng vốn có của nó. Du khách mới chỉ biết đến một số di tích, lễ hội điển hình của Hƣng Yên, còn các di tích khác chỉ có ý nghĩa địa phƣơng. Xuất phát từ lí do đo, mà em đã chon đề tài “ Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009- 2015”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng và tài nguyên du lịch nói chung của tỉnh Hƣng Yên, đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên nhân văn tỉnh Hƣng Yên phục vụ cho hoạt động du lịch theo hƣớng hiệu quả bền vững. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Các nhiệm vụ chính là - khảo sát, kiểm kê tài nguyên du lịch nhân văn trong phạm vi tỉnh Hƣng Yên - Tổng hợp, đƣa ra đƣợc các số liệu có liên quan đến việc đánh giá, nhận xét về tiềm năng, hiện trạng và những con số dự báo - Cần nêu rõ tiềm năng, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho du lịch trên địa bàn tỉnh - Đƣa ra một số giải pháp và định hƣớng nhằm khai thác có hiệu quả hơn các tài nguyên nhân văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Khảo sát thực địa thu thập số liệu: Để có cái nhìn khách quan và tổng quát hơn về đề tài nghiên cứu , phƣơng phát này giúp ta có đƣợc những con số chính xác nhờ việc đi đến tận nơi các di tích, các điểm thăm quan để thu thập thông tin cũng nhƣ số liệu liên quan đến để tài , có thể lấy thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 2
  3. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. - Phƣơng phát tổng hợp, phân tích thống kê: trên cơ sở các tài liệu đã sƣu tầm đƣợc, ta tiến hành chọn lọc, phân tích tổng hợp lại thành các mục đích cụ thể phục vụ cho việc trình bày, báo cáo nội dung của đề tài. - phƣơng pháp bản đồ: Phản ánh không gian, vị trí của tỉnh, các di tích, các điểm du lịch trên bản đồ. Qua bản đồ cho thấy cái nhìn tổng quát hơn về hiện trạng phân bố cũng nhƣ mức độ tập trung của các tài nguyên. - Phƣơng phát sƣu tầm tài liệu: Sách báo, internet, các sách chuyên đề về du lịch, một số sách viết về Hƣng Yên, tìm kiếm ở các tạp sách viết về du lịch Việt Nam, ở sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch. 5. Kết cấu khóa luận: Khóa luận này ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Hƣng Yên cho phát triển du lịch. Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn Hƣng Yên phục vụ cho phát triển du lịch. Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 3
  4. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN HƢNG YÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 1.1.Khái niệm du lịch. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa- xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở lên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là ngƣời đi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm khôi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con ngƣời Kể từ khi tổ chức du lịch IUOTO (Internitiona of Union Travel Organization) đƣợc thành lập vào năm 1925 tại Hà Lan thì khái niệm du lịch luôn đƣợc tranh luận. Đầu tiên, du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng các nhân hoặc một nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, ngƣời ta thống nhất rằng cơ bản, tất cả các hoạt động về di chuyển của con ngƣời ở trong hay ngoài nƣớc trừ việc đi cƣ trú chính trị, tìm việc làm và xâm lƣợc, đều mang ý nghĩa du lịch. Lúc đầu, số ngƣời đi du lịch rất hạn chế, sau đó dần dần tăng lên. Với việc hoàn thiện các phƣơng tiện và mạng lƣới giao thông, những cuộc đi nhƣ vậy kéo dài hơn, xa hơn. Lúc này, du lịch mang tính nhận thức và trở thành một hiện tƣợng lặp lại thƣờng xuyên, phổ biến. Trên bình diện quốc gia hay quốc tế, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải tạo các điều kiện nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất các nhu cầu của ngƣời dii du lịch. Du lịch không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu, triệu ngƣời từ nơi này sang nơi khác, mà sinh ra nhiều hiện tƣợng kinh tế- xã hội gắn liền với nó. Nhƣ vậy du lịch là một khái niệm bao gồm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thƣờng của việc đi lại của con ngƣời với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Mặt khác, du lịch đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ khác nhƣ là hoạt Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 4
  5. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Thông qua việc phát tiển du lịch quốc ế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng đƣợc mở rộng. Năm 1979, Đại hội tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã thông qua hiến chƣơng du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với việc tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì nền hòa bình, hữu nghị tren toàn thế giới. Du lịch không còn là hiện tƣợng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm ngƣời nào đó. Ngày nay, nó mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con ngƣời. Củng cố hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm về du lịch, ở mỗi góc độ nghiên cứu đƣa ra khái niệm khác nhau *Định nghĩa du lịch theo quan niệm của MC.Intosh (Mỹ) gồm 4 thành phần: • Du khách • Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho du khách. • Chính quyền địa phƣơng tại điểm du lịch • Dân cƣ địa phƣơng Từ các thành phần trên, du lịch đƣợc định nghĩa “tổng số các hiện tƣợng và mối quan hệ nảy sinh, sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và công đồng địa phƣơng trong qua trình thu hút và tiếp đón du khách”. * Theo Luật Du lịch Việt Nam quy định: “ Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định”. 1.2.Khái niệm tài nguyên du lịch. Du lịch là một trong những ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp các yếu tố của tự nhiên và nhân tạo có thể đƣợc sử dụng cho phục vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu du khách. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử bởi vì những thay đổi cơ cấu và Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 5
  6. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. lƣợng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng nhƣ tính chất văn hóa lịch sử. Nó là một phạm trù động bởi khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Khái niệm tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. Hiện nay Luật du lịch Việt Nam 2005 tại điều 4 tài nguyên du lịch đã đƣợc xác định là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. 1.3. Đặc điểm và vai trò của tài nguyên du lịch đối với việc phát triển du lịch. 1.3.1.Đặc điểm. Theo chƣơng 2 Điều 13 Luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang đƣợc khai thác và chƣa đƣợc khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: Các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: Truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.  Đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch: + Tài nguyên du lịch vốn sẵn có trong tự nhiên hoặc trong đời sống xã hội. + Tài nguyên du lịch phần lớn đƣợc sử dụng tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. Du khách muốn thƣởng thức các sản phẩm du lịch phải đến tận nơi có các tài nguyên du lịch đó. Đây là một đặc tính phân biệt các tài nguyên du lịch với các dạng tài nguyên khác. Những tài nguyên tự nhiên nhƣ sông Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 6
  7. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. núi, rừng biển, những tài nguyên văn hóa nhƣ các công trình kiến trúc, các di tích, danh lam đều có thể di dời. Ngay cả các di sản văn hóa phi vật thể thì cũng chỉ có một số loại hình có thể đƣa đi phục vụ ở những nơi khác nhƣ ca múa nhạc dân tộc, trò chơi dân gian Tuy nhiên, ngay cả những loại hình này cũng chỉ thực sự phát huy hết giá trị của chúng ngay ở trên quê hƣơng sinh sản ra chúng. Gần đây có một số lễ hội trình diễn cho du khách ở nơi khác, tuy nhiên điều này đã ảnh hƣởng đến các giá trị vốn có và ít hấp dẫn du khách. + Tài nguyên du lịch có những loại có khả năng khai thác quanh năm, có loại ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc là do đặc điểm tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo đặc điểm các hoạt động xã hội tạo ra tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Do vậy cần nghiên cứu các khía cạnh ƣu thế của tài nguyên để hạn chế tính mùa vụ. + Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình. Bởi vì giá trị hữu hình tài nguyên du lịch là phƣơng tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành lên các sản phẩm du lịch. Ví dụ, một số món ăn truyền thống là sản phẩm du lịch đƣợc hình thành trên cơ sở vật chất hữu hình. Giá trị vô hình đƣợc thể hiện ở chỗ du khách ngoài ăn ngon ra còn cảm nhận về tâm lý, thẩm mỹ khi thƣởng thức các món ăn, làm cho con ngƣời thỏa mãn về mặt tinh thần. Chính vì vậy nhiều tài nguyên càng khai thác thì giá trị càng tăng bởi sự hiểu biết và nhân thức của con ngƣời về tài nguyên đó. + Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, các giá trị văn hóa, ngành nghề thủ công, các phong tục tập quán , chúng có thể là hữu hình nhƣng cũng có thể là vô hình. “Thậm chí có thể nói bất cứ một tồn tại khách quan nào trên thế giới đều có thể cấu thành tài nguyên du lịch, bất cứ không gian nào con ngƣời có thể vƣơn tới đều có thể có tài nguyên du lịch miễn là chúng có thể đáp ứng điều kiện phù hợp cũng nhƣ nhu cầu đa dạng của du khách”. + Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch; sản phẩm du lịch đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trƣớc hết là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc độc đáo thì giái trị của sản phẩm du lịch càng cao, càng hấp dẫn. + Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 7
  8. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. lịch, hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về không gian của các yếu tố cấu tạo nên nó, tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định sự phân bố không gian, quy mô lãnh thổ của hệ thống du lịch. + Tài nguyên du lịch có tính hấp dẫn. Các học giả Trung Quốc coi đây là đặc điểm cơ bản nhất của tài nguyên du lịch, chính đặc điểm này đã phân biệt tài nguyên nói chung với tài nguyên du lịch. Nếu không có tính hấp dẫn thì chúng không thể đƣợc coi là tài nguyên du lịch và chúng không còn tồn tại nếu đánh mất tính hấp dẫn. Vì vậy quá trình khai thác cần quan tâm bảo vệ, nâng cấp tài nguyên đảm bảo tài nguyên giữ đƣợc tính hấp dẫn của nó. 1.3.2.Vai trò của tài nguyên du lịch. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với các hoạt động du lịch đƣợc thể hiện cụ thể trên các mặt sau: * Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch đƣợc tạo bởi nhiều yếu tố, song trƣớc hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn, dễ gây nhàm chán, mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn du khách càng tăng. Có thể nói, chất lƣợng của tài nguyên du lịch sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. * Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Trong qua trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các mục đích của khách du lịch, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát triển. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Và chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Nếu không có các di tích lịch sử, di tích cách mạng, không có các lễ hội truyền thống Thì không thể tạo nên loại hình văn hóa đƣợc. * Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch trong phạm vi lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 8
  9. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. phản ánh của một tổ chức không gian du lịch nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch. Dù ở phân vi nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành nên các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch , tạo điều kiện có thể khai thác một cách có hiệu quả nhất các tiềm nằng của nó. Do đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, trong tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, các cụm du lịch, các trung tâm du lịch, và các tuyến du lịch. Từ các tuyến điểm này, trong qua trình khai thác sẽ đƣợc lựa chọn sắp xếp thành các tuor du lịch tức là sản phẩm du lịch cụ thể cung cấp cho khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng nhƣ trong mọi hoạt động du lịch nói chung. 1.4.Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.4.1.Khái niệm Theo Điều 13 Luật du lịch Việt Nam thì: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dựng phục vụ mục đích du lịch. 1.4.2.Đặc điểm Tài nguyên du lịch nhân văn do con ngƣời sáng tạo ra nên có những đặc điểm rất khác biệt so với tài nguyên tự nhiên. + Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, thƣờng là để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ dƣỡng, thƣ giãn hay để hòa mình vào với tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị về nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí. Tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách có nhu cầu nhận thức, nhu cầu hiểu biết về một nền văn hóa hay lịch sử nào đó. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 9
  10. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. +Việc tìm hiểu các đối tƣợng nhân tạo diễn ra trong một thời gian rất ngắn. Nó thƣờng kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong khuôn khổ một chuyến du lịch khách có thể hiểu rõ nhiều đối tƣợng nhân tạo. Tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình nhân thức lộ theo lộ trình. + Số ngƣời quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. + Tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng tập trung ở các điểm quần cƣ và các thành phố lớn nên có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài nguyên này. + Ƣu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa vụ, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tƣợng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn ngoài giới hạn của các mùa chính do các tài nguyên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói chung của các dòng du lịch. + Sở thích của những ngƣời tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và rất khác nhau. Nó gây ra nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Khác với tài nguyên tự nhiên có một số phƣơng pháp đánh giá định lƣợng tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu dựa vào cơ sở định tính cảm xúc và trực cảm. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch nhân văn chịu ảnh hƣởng mạng của các nhân tố nhƣ: Độ tuổi, trình độ văn hóa, hứng thú, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức. Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn. + Thông tin: Khách du lịch nhận đƣợc những thông tin chung nhất, thậm chí là mờ nhạt về đối tƣợng nhân tạo và thƣờng thông qua thông tin miệng hay các phƣơng tiện thông tin đại chúng. + Tiếp xúc: Khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thƣờng với đối tƣợng, tuy chỉ là lƣớt qua nhƣng là quan sát bằng mắt thực. + Nhận thức: Khách du lịch làm quen với đối tƣợng một cách cơ bản hơn, đi sâu vào nội dung của nó, tiếp xúc lâu hơn với đối tƣợng này với đối tƣợng khác gần với nó, thông thƣờng thì việc làm quen với tài nguyên du lịch nhân văn dừng Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 10
  11. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. lại ở hai giai đoạn đầu, còn giai đoạn nhận thức và đánh giá nhận xét dành cho khách du lịch có trình độ văn hóa nói chung và chuyên môn cao. 1.4.3. Các dạng tài nguyên nhân văn. 1.4.3.1.Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể. - Di sản văn hóa thế giới. Di sản văn hóa thế giới đƣợc coi là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để mở rộng và phát triển du lịch. Việc một di sản quốc gia đƣợc tôn vinh, công nhận, là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản đƣợc nâng cao, đặt nó trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cũng nhƣ các ý nghĩa kinh tế, chính trị, vƣợt ra khỏi phạm vi một nƣớc. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển du lịch sẽ to lớn hơn nhiều. - Các di tích lịch sử văn hóa. Đây là tài sản quý giá của mỗi địa phƣơng, mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nƣớc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, những trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con ngƣời, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, văn học lịch sử. Đó chính là bộ mặt lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc Nhƣ vậy ta coa thể định nghĩa di tích lịch sử văn hóa nhƣ sau: Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con ngƣời lao động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. Mỗi di tích có nôi dung, giá trị văn hóa, lƣợng thông tin riêng biệt khác nhau. Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đƣợc phân thành: + Di tích văn hóa khảo cổ + Di tích lịch sử + Di tích văn hóa nghệ thuật + Các loại danh lam thắng cảnh. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 11
  12. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. * Loại hình di tích văn hóa khảo cổ. Là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trí văn hóa thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài ngƣời chƣa có văn tự vào thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trƣờng hợp tồn tại trên mặt đất. Di tích văn hóa khảo cổ đƣợc phân chia thành: Di chỉ cƣ trú và di chỉ mộ táng. Di chỉ cƣ trú gồm có: Di chỉ hang động, di chỉ cƣ trú có thành lũy, di chỉ cƣ trú không có thành lũy và di chỉ đồng vỏ sò. * Loại hình di tích lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm lịch sử riêng, đƣợc ghi dấu lại ở những di tích lịch sử. Loại hình di tích lịch sử thƣờng bao gồm: + Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn, ở, sinh hoạt của các tộc ngƣời + Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hƣớng phát triển của đất nƣớc, của địa phƣơng. + Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lƣợc + Di tích ghi dấu những kỉ niệm + Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động + Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến. * Các loại hình di tích văn hóa nghệ thuật Là các di tích gắn liền với các công trình kiến trúc có giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa, xã hội, văn hóa tinh thần. • Chùa. Trong kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, chùa có vị trí quan trọng, chiếm số lƣợng lớn. Chùa là nơi thờ Phật. Hoàn cảnh ra đời và phát triển của chùa gắn liền với sự du nhập và phát triển đạo phật ở nƣớc ta và lịch sử phát triển của đất nƣớc. Chùa gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam. Đƣợc phát triển theo thời gian và phân hóa theo không gian, làng nào cũng có chùa. Chùa ở Việt Nam gồm có chùa Làng và chùa nƣớc. Những ngôi chùa nƣớc thƣờng là những ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển sớm, có vị trí về phong cảnh và phong thủy đẹp, có quy mô lớn, có giá trị về văn hóa lịch Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 12
  13. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. sử, tôn giáo và thƣờng là nơi tu hành của những vị cao tăng. Vì vậy những ngôi chùa nƣớc là những điểm tham quan hấp dẫn du khách. Các giá trị kiến trúc, lối kiến trúc của chùa thay đổi theo không gian và thời gian. Ở miền Bắc. Thời kỳ đầu, chùa có kiến trúc dạng tháp nhƣ tháp Hòa Phong, chùa Nhất Trụ. Sau đó có kiến trúc chữ nhất, chữ đinh.Kiểu kiến trúc nội công, ngoại quốc gồm: Tam quan, đại bái, Thiên hƣơng, thƣợng điện Kiểu kiến trúc chữ tam gồm ba nếp nhà hoặc kiểu chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thƣợng. Ngoài thờ phật do sự hòa đồng các tín ngƣỡng, văn hóa bản địa nên chùa còn thờ Mẫu, ngƣời có công với nƣớc, ngƣời có công xây dựng chùa . • Đình Đình là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã Việt Nam với ba chức năng: Hành chính, chức năng tôn giáo, chức năng văn hóa. + Bàn việc làng, xử, khao, phạt vạ, xây dựng phổ biến các hƣơng ƣớc + Thờ thành Hoàng làng – ngƣời có công với làng. + Nơi biểu diễn kịch, nghệ thuật, tiến hành lễ hội. Đình có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống cộng đồng. Đình có từ lâu, lúc đầu nhƣ các quán, miếu qua đƣờng, tới thế kỷ XVI đình phát triển nhiều. Thế kỷ VXII là sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc đình. Những đình nổi tiếng đƣợc xây dựng trong giai đoạn này là đình Lỗ Hạnh (1576), đình Tây Đằng thế kỷ XVI, đình Diềm (1632), đình Bảng (1736) Kiến trúc của đình thƣờng có kiểu chữ nhất, chữ công, chữ đinh. Kiến trúc của đình thể hiện giá trị nghệ thuật điêu khắc cao hơn hẳn so với các loại hình kiến trúc khác. • Đền Đền là những công trình kiến trúc nghệ thuật, thờ các vị nhân thần, nhiên thần những danh nhân, anh hùng dân tộc. Đền có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữa nƣớc. Vì vậy đây là một loại hình di tích lịch sử văn hóa có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở nƣớc ta. Thƣờng đƣợc xây dựng ở những nơi diễn ra các sự kiện lịch sử, nơi sinh hoặc mất của các thần điện. Đền có các mảng điêu khắc nhƣ các nhang án, đồ tế tự, tƣợng, hoành phi thƣờng đƣợc sơn son thiếp vàng có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật, các công Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 13
  14. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. trình này gắn liền với các truyền thuyết, các lễ hội tôn vinh các thần điện hoặc các danh nhân, các anh hùng dân tộc VD: đền Hùng, đền Tả Viên, Cổ Loa, Phủ Giầy . • Nhà thờ Kiến trúc nhà thờ gắn liền với đạo thiên chúa, đƣợc du nhập vào nƣớc ta khoảng cuối thế kỷ XVI, các nhà thờ ngày nay phần lớn đƣợc xây dựng vào cuối thế kỷ XX, có kiến trúc Gootich. Nhà thờ thƣờng mang kiến trúc phƣơng Tây, có sự ảnh hƣởng của phong cách kiến trúc bản địa (chạm khắc trên gỗ, trên đá hình tứ linh, tứ quý, bát quái ) Nhà thờ thƣờng có kết cấu theo chiều sâu, mái vòm, có các tháp vƣơn cao để phù hợp với chức năng và quan hệ tôn giáo. Vật liệu xây dựng nhà thờ thƣờng là xi măng cốt sắt. Quy mô kiến trúc nhà thờ thƣờng to lớn, nguy nga và ít thanh thoát hơn so với kiến trúc truyền thống. Đồng thời kiến trúc nhà thờ cũng giảm đi sự kết hợp hài hòa với phong cảnh, ít sử dụng phong cảnh để trang trí cho kiến trúc. Những nhà thờ lớn có sức hấp dẫn du khách nhƣ nhà thờ Phát Diệm ( Ninh Bình), nhà thờ Đức Bà ( thành phố Hồ Chí Minh), nhà thờ Lớn ( Hà Nội) * Các danh lam thắng cảnh. Bên cạnh các di tích lịch sử-văn hóa, không nhiều thì ít, còn có những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban cho, đó là các danh lam thắng cảnh. ở Việt nam, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa là nơi có cảnh đẹp, có chùa nổi tiếng. Phần lớn các danh lam thắng cảnh đều có chùa thờ phật nhƣ Hƣơng Tích (Hà Tây), động Tam Thanh -Liêm Sơn. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay khối óc của con ngƣời tạo dựng lên. Các danh lam thắng cảnh thƣờng chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử-văn hóa và vì vậy nó có giá trị quan trọng đối với hoạt động du lịch. 1.4.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể  Phong tục tập quán Tập quán là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thƣờng ngày đƣợc mọi ngƣời công nhận và làm theo. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 14
  15. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Khi điều kiện sống thay đổi thì tập quán đƣợc biến đổi cho phù hợp làm xuất hiện những tập quán mới. Phong tục là những tập quán đã đi đến sự công nhận của xã hội đạt đến chuẩn mực của xã hội coi nhƣ là một phần của luật lệ. Phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của con ngƣời trong đời sống xã hội từ lâu đời. Nó ảnh hƣởng sâu rộng trong một cộng đồng rộng lớn và đƣợc đa số mọi ngƣời thừa nhận và làm theo. Vì vậy ngƣời ta có thể coi phong tục là biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa của một cộng đồng dân tộc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc. Mỗi tộc ngƣời có điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán mang sắc thái riêng có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Ngƣời Việt có rất nhiều tập quán nhƣng tập trung lại thì có bốn tập quán chủ yếu là ăn, ở, mặc, uống. Các phong tục nhƣ phong tục hôn nhân, phong tục tang ma, phong tục lễ tết, nhóm phong tục theo tôn giáo tín ngƣỡng nhƣ phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ các nhân thần, nhiên thần. Đây đƣợc coi là tài nguyên du lịch vô giá của mỗi dân tộc.  Lễ hội • Quan niệm lễ hội. Lễ hội có lịch sử rất lâu đời từ khi có nhu cầu và sinh hoạt của con ngƣời thì lễ hội đƣợc ra đời. Do đó cùng với sự phát triển của xã hội thì những lễ hội ngày càng đƣợc mở rộng hơn phù hợp với điều kiện sinh hoạy của con ngƣời. Các lễ hội đã tạo nên một môi trƣờng mới, huyền diệu giúp cho ngƣời tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho ngƣời hành hƣơng về với cội rễ bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay. Các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Và vì thế mà các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng đƣợc nhân rộng, phát triển cả hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy lễ hội đƣợc quan niệm là loại hình sinh hoạt tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngƣỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là giải quyết những nỗi Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 15
  16. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. lo âu, những khao khát, ƣớc mơ mà cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội vừa có tính thần linh vừa có tính trần tục vừa ôn lại quá khứ để giáo dục hiện tại và bồi dƣỡng tình cảm của con ngƣời đối với thiên nhiên, đối với cộng đồng. Đối với dân cƣ lúa nƣớc thì lễ hội là dịp họ bày tỏ tình cảm của con ngƣời với thiên nhiên, với các vị thần linh mà ngƣời ta cho rằng nhờ các yếu tố đó mà mùa màng bội thu. • Nội dung của lễ hội. Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội * Phần lễ Lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Trong lễ thì các nghi thức đều toát lên những yếu tố mang tính chất linh thiêng huyền bí mà con ngƣời đặt ra. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng ngƣời đi hội trƣớc khi chuyển sang phần xem hội. * Phần hội Đây chính là một hoạt động có sự tham gia đông đảo của nhiều ngƣời tạo ra những niềm vui theo những phong tục hoặc những dịp có liên quan đến những kỉ niệm của cộng đồng Hội chính là phần đời của con ngƣời có những hoạt động có màu sắc, có âm thanh, có không khí của lễ hội. Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tƣợng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội, thƣờng có các trò chơi, những đêm thi nghề, thi hát, tƣợng trƣng cho sự nhớ ơn và ghi công của ngƣời xƣa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã đƣợc mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi ngƣời. Lễ hội cổ truyền là nói tới phần đạo và phần đời của con ngƣời trong hoạt động xã hội. Ở đó các ghi lễ rất cụ thể và sinh động. Nó vừa mang tính chất đời thƣờng đồng thời cũng đƣợc thần thánh hóa. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 16
  17. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. • Thời gian lễ hội Lễ hội xuất hiện vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động chuẩn bi sang một chu kỳ mới, lễ hội tập trung nhiều vào mùa xuân và mùa thu. • Các loại lễ hội Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian thì có nhiều cách phân chia khác nhau, căn cứ vào những thƣ tịch cổ và những phân loại của dân tộc học về ý nghĩa và nguồn gốc của các lễ hội ngƣời ta xếp ra 5 loại lễ hội cổ truyền sau: * Loại hình lễ hội nông nghiệp Nội dung chủ yếu phản ánh công việc của nhà nông: Gieo hạt, thu hoạch, làm đất, cầu mùa, chăm bón. * Loại hình lễ hội giao duyên, phồn thực. Nội dung chủ yếu thờ sinh thực khí nhƣ hội tắt đèn ở làng Thâm Vĩnh phú * Loại hình lễ hội văn nghệ giải trí Hội xuân, hội quan họ, hội đối đáp. * Loại hình lễ hội thi tài. Hội cƣớp cầu, hội thi chạy, thi phóng lao, đấu vật, đấu kiếm, nấu cơm, hội kéo co. * Loại hình lễ hội lịch sử. Là lễ hội kỉ niệm về một nhân vật lịch sử có công với làng, nƣớc nhƣ hội Gióng, hội Đống Đa, hội Bạch Đằng. Ngoài ra lễ hội lịch sử còn diễn lại các di tích của các thần tự nhiên, nhƣ thần mây, mƣa, sấm, chớp trong đó có những lễ hội cầu mƣa, cầu cạn. Lễ hội là nơi thể hiện những hoạt động văn hóa của một cộng đồng. Toàn bộ hoạt động trong lễ hội là sự thể hiện những giá trị nghệ thuật với những loại hình văn hóa dân gian phong phú Lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thật, là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật, là một hiện tƣợng văn hóa mang tính trội.  Tín ngƣỡng. • Tín ngƣỡng phồn thực Thực chất của tín ngƣỡng này là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con ngƣời và tạo vật ở Việt Nam tín ngƣỡng này tồn tại suốt chiều dài lịch sử với hai dạng tiêu biểu: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 17
  18. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Tín ngƣỡng thờ sinh thực khí là hình thức thờ công cụ sinh nở, là hình thái đơn giản của tín ngƣỡng phồn thực, phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp, tín ngƣỡng này thờ Linga – tƣợng trƣng cho sinh thực khí nam và Yoni – tƣợng trƣng cho sinh thực khí nữ. • Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên. Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong qua trình phát triển của con ngƣời đặc biệt là tục thờ Mẫu: Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Thủy, Mẫu Thiên thế kỷ XVI Mầu Liễu Hạnh ra đời đƣợc nông dân tôn sùng. Mẫu Liễu Hạnh là sự gắn kết giữa thần thoại và sự thật. Ngoài ra còn có tục thờ động vật thực vật. Đó là các con vật nhƣ chim, rắn, cá sấu, cóc, trâu Về thực vật cây đƣợc tôn sùng nhất là cây lúa, có nhiều vùng thờ cây dâu, cây cau, cây đa. • Tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời. Có thể là sùng bái những ngƣời có công dựng nƣớc và ông tổ nghề nhƣ thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ, vua Hùng, thờ Hai Bà Trƣng, Thánh Gióng, Trần Hƣng Đạo Tín ngƣỡng này còn thể rất rõ trong việc thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt. Với niềm tin rằng chết là về với tổ tiên chín suối. Tin rằng ở nơi chín suối nhƣng ông bà tổ tiên vẫn thƣờng xuyên về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Ngƣời Việt còn thờ cả thổ công – ngƣời trông coi gia cƣ, định đoạt hạnh phúc cho một gia đình. Trong phạm vi thôn xã thì thờ thần Hoàng Làng – vị thần cai quản che chở, định đoạt họa phúc cho dân làng đó. Ở phạm vi đất nƣớc thì thờ vua hùng, thờ tứ bất tử. Tục thờ tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc.  Tôn giáo. Nƣớc ta là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo khác nhau cùng tồn tại. Vì nƣớc ta là trung tâm của khu vực Đông Nam Á nên dễ tạo ra sự giao lƣu của nhiều luồng tƣ tƣởng văn hóa tôn giáo. Nƣớc ta lại nằm trong vùng giao thoa của hai nền văn hóa lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cƣ trú ở nhiều vùng khác nhau. Do đó ở Việt Nam có những tôn giáo bản địa (Đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo) cùng tồn tại với tôn giáo ngoại lai nhƣ Kitô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Phật giáo. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 18
  19. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. • Phật giáo Phật giáo đƣợc du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Hoa ngay từ đầu công nguyên. Thành Luy Lâu đã sớm trở thành trung tâm phật giáo quan trọng của nƣớc ta. Lúc đầu phật giáo Việt Nam là phật giáo tiểu thừa. Thế kỷ tiếp ( IX-V) có thêm luồng phật giáo đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào lấn át và thay thế trƣờng phái trƣớc đó. Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời bắc thuộc, phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý Trần, phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Rất nhiều chùa, tháp có quy mô to lớn, kiến trúc độc đáo đƣợc xây dựng trong thời gian này. Đặc biệt vào thời Lý phật giáo trở thành quốc giáo. • Nho giáo Đầu công nguyên, khi bị các thế lực của phong kiến phƣơng bắc đô hộ, nho giáo đã đƣợc truyền bá vào nƣớc ta nhƣng đây là thứ văn hóa do kẻ thù áp đặt nên không đƣợc nhân dân ta chấp nhận. Đến khi vua Lý Thánh Tông thì nho giáo đƣợc xem là chính thức đƣợc tiếp nhận và đặc biệt phát triển ở thời Lê sơ và thời Nguyễn Đó là một học thuyết đạo đức chính trị chủ chƣơng ngƣời sống có trách nhiệm thƣơng yêu con ngƣời, vì đời, cứu đời, không lo nghĩ đến những việc không thiết thực ở kiếp sau, ở thế giới bên kia. • Ki tô giáo Ki tô giáo đƣợc truyền vào Việt Nam bởi các nhà đạo giáo ngƣời Pháp, Bồ Đào Nha Giữa lúc chế độ phong kiến ở Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng, phong kiến suy đồi. Nhƣng ki tô giáo đã không tận dụng đƣợc hoàn cảnh mà chỉ phát triển đƣợc một thời gian thì kìm hãm bởi hoạt động truyền giáo không đƣợc tiến hành một cách đơn thuần mà mang cả mục đích quân sự lại mang tính cứng rắn của truyền thống văn hóa phƣơng Tây nên khó có thể dung hòa với văn hóa bản địa. Tuy nhiên ki tô giáo vào nƣớc ta cũng không làm cho bộ mặt văn hóa, xã hội, kinh tế nƣớc ta có những thay đổi lớn đặc biệt chữ quốc ngữ ra đời.  Các yếu tố truyền khẩu, các nghề gia truyền. Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Việt Nam có nhiều loại hình văn học nghệ thuật có giá trị về nhiều mặt. Các làn điệu dân ca nhƣ Quan họ Bắc Ninh- là đặc sản dân ca của ngƣời Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Lời hay ý đẹp ngôn ngữ Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 19
  20. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. bình dân nhƣng tinh tế, ý nhị, giàu hình tƣợng và cảm xúc, âm điệu phong phú trữ tình.Tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca quan họ Bắc Ninh. Dân ca bài chòi đƣợc hình thành từ lối chơi bài trên các chòi trong hội xuân của ngƣời Việt cổ ở miền Trung. Ngoài ra, còn có hát văn. Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho loại ghẹo ở Phú Thọ, ca tài tử, cải lƣơng ( Nam Bộ) Bên cạnh đó còn có truyền thuyết hệ thống thần thoại hay kho tàng ca dao tục ngữ vô cùng phong phú đƣợc lƣu truyền trong dân gian từ xƣa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt ở nƣớc ta còn có loại hình múa rối nƣớc đã từng đạt đƣợc huy chƣơng vàng trong cuộc thi múa rối quốc tế năm 2000 Các làng nghề thủ công cũng có sức hút đối với du khách ở nƣớc ta có nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ: Nghề gốm ( Bát Tràng), nghề dệt lụa ( Hà Đông), nghề đúc đồng, nghề thêu, chạm gỗ, làm tranh, sơn mài.  Nghệ thuật ẩm thực. Ngƣời Viết rất khéo léo, tinh tế trong việc chế biến các món ăn từ các sản phẩm nông - lâm- thủy sản. Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nông nghiệp riêng. Vì vậy Việt Nam là một quốc gia có nhiều món ăn đồ uống ngon nhƣ phở Hà Nội, cốm Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá lá vọng, bánh gai Ninh Giang, bánh đậu xanh Hải Dƣơng, bún bò Huế, cao lầu Hội An, hủ tiêu Nam Bộ . Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam đƣợc thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, bày đặt món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn đối với du khách. 1.4.4. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn trong hoạt động du lịch . Du lịch là một ngành công nghiệp không khói là một trong những ngành có đóng góp to lớn vào tổng thu nhập quốc dân và là ngành mũi nhọn của nhiều nƣớc phát triển bằng con đƣờng du lịch. Phát triển du lịch đem lại những lợi ích nhƣ đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc, tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngành du lịch cũng đƣợc coi là ngành thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa và hòa bình. Nếu nhƣ tài nguyên tự nhiên thu Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 20
  21. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. hút khách bởi sự hoang sơ, hùng vĩ , độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng độc đóa và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa phƣơng của nó. Các đối tƣợng văn hóa, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú, nó đánh dấu sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác, quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách, kích thích quá trình lữ hành. Ngày nay du lịch văn hóa là một xu hƣớng mang tính toàn cầu, trong đó văn hóa trở thành nội hàm, động lực để phát triển du lịch bền vững, giá trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo nhân văn, đƣợc coi là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động du lịch. Trong những chuyến đi thăm quan tài nguyên du lịch nhân văn khách không chỉ đƣợc thăm quan mà còn có thể tìm hiểu và nghiên cứu khoa học. Tài nguyên du lịch nhân văn đa số không có tính mùa vụ, không phục thuộc vào tự nhiên và các điều kiện tự nhiên khác do vậy tài nguyên du lịch nhân văn góp phần giảm nhẹ tính mùa, tính thời vụ của các dòng du lịch. Hầu nhƣ đều có thể khai thác phục vụ du lịch quanh năm. 1.4.5. Mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch. 1.4.5.1. Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch + Tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn du khách. Nếu nhƣ tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự độc đáo, hoang sơ và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi sự phong phú, đa dạng, độc đáo, và tính truyền thống, tính địa phƣơng của nó. + Các tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặt khác, do nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách. Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch nhân văn vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. + Tài nguyên du lịch nhân văn còn là yếu tố có tác động không nhỏ đến tính thời vụ, tính nhịp điệu trong hoạt động du lịch. Ngoại trừ lễ hội là bị giới hạn bởi thời gian còn hầu nhƣ đều có thể khai thác phục vụ nhu cầu của khách tham quan quanh năm, nếu những ngƣời làm công tác du lịch biết cách khai Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 21
  22. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. thác một cách hợp lý. + Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách dễ tiếp nhận với tài nguyên và các nhà kinh doanh du lịch không mất nhiều tiền bạc để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng. Với những yếu tố đƣợc coi là thuận lợi trên, việc phát triển du lịch dựa vào tài nguyên du lịch nhân văn là rất có triển vọng mang lại hiệu quả . 1.4.5.2. Mối quan hệ tương tác giữa du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn. Hoạt động du lịch tác động tới tài nguyên du lịch nhân văn ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực. * Tác động tích cực: + Thông qua các hoạt động du lịch mà tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc quảng cáo giới thiệu cho du khách hiểu đƣợc giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ta. Khi du lịch đƣợc phát triển tại nơi có tài nguyền du lịch thì nguồn thu từ hoạt động du lịch này không những góp phần đem lại thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, giải quyết công ăn việc làm mà còn tác động quan trọng là một phần từ thu nhập đó quay lại tái tạo, tu bổ di tích, khôi phục lại những làng nghề góp phần bảo tồn tài nguyên. + Thông qua du lịch giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức khơi dậy lòng tự hào dân tộc, là cơ hội cho thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về lịch sử của dân tộc * Tác động tiêu cực: + Khi du lịch phát triển, bên cạnh những thuận lợi lại nảy sinh rất nhiều tiêu cực, nhiều di tích lịch sử bị xâm hại nghiêm trọng làm mất đi cảnh quan tự nhiên, để xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch. Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm cho các di tích bị xuống cấp, góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng. + Để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt, nhiều nhà cung ứng dịch vụ đã thuyết phục ngƣời dân địa phƣơng thƣờng xuyên trình diễn các phong tục, lễ hội cho du khách xem nên các hoạt động văn hóa truyền thống đƣợc trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc mang lại trò chơi cho du khách. + Do chạy theo số lƣợng, không ít những mặt hàng truyền thống đƣợc chế tác lại để làm quà lƣu niệm cho du khách, sản xuất cẩu thả làm méo mó Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 22
  23. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa + Sự hiểu biết hạn chế của hƣớng dẫn viên cũng có thể bóp méo đi tính chân thực của di tích, lễ hội, phong tục Và sẽ làm cho giá trị truyền thống bị lu mờ, giảm tính hấp dẫn của tài nguyên. Nhƣ vậy tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Muốn du lịch phát triển đƣợc phải có tài nguyên và du lịch phát triển góp phần vào việc bảo tồn phát triển tài nguyên tài nguyên phát triển tài nguyên, tu bổ, giữ gìn những giá trị đích thực của tài nguyên. 1.4.6. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương về việc bảo tồn và khai thác tài nguyên nhân văn vào mục đích du lịch. * Tại tỉnh Bắc Ninh Nói tới Bắc Ninh là nói tới miền quê của những di sản văn hóa tiêu biểu của nền văn hiến và truyền thống cách mạng Việt Nam. Tới bất cứ đâu trên mảnh đất này cũng đầy ắp những lịch sử và sống động truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc Kinh Bắc. Theo thống kê năm 2006 Bắc Ninh có 333 điểm di tích lịch sử -văn hóa đã đƣợc xếp hạng trong đó có 183 di tích đƣợc công nhận là di tích quốc gia và 150 di tích xếp hạng địa phƣơng, Bắc Ninh là tỉnh có mật độ di tích chỉ đứng sau Hà Nội. Từ việc xác định đây là vùng du lịch tâm linh quan trọng, tỉnh bắc Ninh đã có những việc làm thiết thực nhằm bảo tồn các tài nguyên nhân văn phục vụ cho du lịch nói riêng và phục vụ cho nhân dân nói chung. - Ngày 28/3/2001 Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định số 99/ QĐ- BVTT phê duyệt chủ chƣơng tu bổ tôn tạo di tích chùa Dâu. Ngày 07/10/2002 UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí quyết định số 106/ QĐ-CT phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình này với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng. - Năm 2004 Nhà nƣớc và nhân dân đã đầu tƣ hơn 2 tỷ đồng tôn tạo chùa Bút Tháp, trùng tu tam quan, gác chuông, tiền đƣờng , tam bảo, cửu phẩm liên hoa, hậu đƣờng, tháp Tôn Đức, tả vu, hữu vu. Tất cả đều bằng gỗ lim - Năm 2004 Bộ Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành đã dành một khoảng chi phí hơn hai tỷ đồng xây dựng lại chùa Tổ và hơn 1 tỷ đồng sửa chữa xây dựng lăng đền thờ Lạc Long Quân- Âu Cơ. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 23
  24. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. - Để tránh hiện tƣợng ngƣời dân xâm phạm đến có di tích , tỉnh Bắc Ninh đã cho xây dựng tƣờng bao quanh các di tích, cử ngƣời trông coi. Trong các di tích có treo các tấm bảng chỉ dẫn, nghiêm cấm nhƣ : Không sờ vào hiện vật, cấm bẻ cành lá . Nhằm hạn chế sự tác động không tốt của du khách đến các điểm du lịch - Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân, thì công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân tích cực tham gia gìn giữ bảo vệ các di tích, cũng đƣợc chính quyền và các cơ quan tỉnh Bắc Ninh thực hiện một cách tích cực. Thông qua loa, đài, để tuyên truyền phổ biến cho mọi ngƣời biết giá trị về mặt lịch sử và giá trị tinh thần của các di tích. Ngoài việc bảo tồn các đình, chùa thì các làng nghề, các lễ hội cũng đƣợc bảo lƣu, gìn giữ đặc biệt là làng nghề làm tranh Đông Hồ và dân ca Quan họ, tỉnh đã có nhiều chủ chƣơng, chính sách nhằm khôi phục và duy trì phát triển phục vụ cho du lịch. Kết quả đạt đƣợc: + Nghề làm tranh Đông Hồ đã phục hồi và phát triển thu hút đƣợc nhiều du khách cả trong và ngoài nƣớc, đã quy hoạch làng tranh Đông Hồ để phục vụ du lịch. + Đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao, góp phần giải quyết việc làm + Tranh Đông Hồ đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Nhật, Bồ Đào Nha và ngày đƣợc mở rộng hơn. + Các lễ hội hàng năm vẫn đƣợc chính quyền các ban ngành của tỉnh quan tâm, tổ chức chú trọng đƣa các hoạt động nhƣ hát quan họ, các trò chơi dân gian vào trong lễ hội nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách. Và đã thu hút đƣợc hàng ngàn du khách đi trẩy hội. + Thông qua công tác sƣu tầm, nghiên cứu và khôi phục và bảo tồn phát huy sinh hoạt văn hóa dân ca Quan họ cho đến nay đã thành lập đƣợc nhiều đội văn nghệ, câu lạc bộ dân ca Quan họ. Tổ chức các cuộc thi hát cho cả trẻ em và ngƣời lớn, và nó đã trở thành một loại hình văn nghệ phổ biến ở Bắc Ninh. Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin lập hộ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Kết quả chung: Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 24
  25. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. + Hầu hết các tài nguyên nhân văn của tỉnh Bắc Ninh đã đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ du lịch, với việc tôn tạo bảo vệ các di tích trong những năm qua làm cho sức hấp dẫn của du lịch Bắc Ninh ngày càng tăng và việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng và tài nguyên du lịch Bắc Ninh nói chung đã đạt đƣợc những kết quả tốt + Năm 2006 tỉnh đã đón đƣợc 73.615 lƣợt khách trong đó 69.115 khách nội địa, 4.500 khách quốc tế. + Năm 2007: doanh thu từ du lịch đạt 55.087 tỷ đồng + Đời sống nhân dân đƣợc nâng cao + Số lƣợng khách đến với Bắc Ninh ngày càng tăng + Công tác tôn tạo tốt giúp ngành du lịch phát triển và du lịch phát triển quay lại phục vụ cho việc tôn tạo đây là hƣớng phát triển du lịch của Bắc Ninh – phát triển bền vững. Qua ví dụ về Tỉnh Bắc Ninh ta thấy một bài học lớn rút ra ở đây đó là việc khai thác phải đi đôi với bảo tồn, chỉ có khai thác mà không bảo tồn gìn giữ thì sẽ làm giảm đi sức hấp dẫn của các điểm du lịch, và làm bào mòn các giá trị văn hóa. Nếu bảo tồn tốt thì việc khai thác sẽ đạt hiệu quả cao đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh nói chung và cho đất nƣớc nói riêng. Vì vậy bảo tồn tôn tạo là một việc làm quan trọng không chỉ đối với Bắc Ninh mà còn quan trọng đối với cả Hƣng Yên và các tỉnh khác. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 25
  26. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. TIỂU KẾT CHƢƠNG I Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên. Du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chắt chẽ với nhau, tài nguyên du lịch tự nhiên thƣờng để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ dƣỡng, thƣ giãn hòa mình vào thiên nhiên, tài nguyên nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn, nó bồi dƣỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách. Làm phong phú thể giới tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con ngƣời, giữa du lịch và văn hóa có mối liên hệ bền vững, tƣơng tác lẫn nhau. Khai thác thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch và du lịch phát triển quay lại củng cố phát triển thêm văn hóa. Giá trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo, nhân văn, đƣợc coi là nguồn tai nguyên đặc biệt hấp dẫn. Các đối tƣợng văn hóa tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách. Nhƣ vậy tài nguyên du lịch nhân văn là nguồn tài nguyên có khả năng thu hút khách du lịch lớn, là xu hƣớng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 26
  27. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. CHƢƠNG II TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN HƢNG YÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH , kinh tế xã hội. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: – Vị trí địa lý. 929,09 km2 ( - , . 1050 1060 20036’ 210 . , 20km. , 16km. , . , . . . , B Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 27
  28. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. n - – .C , . – . . , 20%). , 150m-160m. , , . Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 28
  29. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. – . , . . 230c - 80%-8 ( 5-10). M . 82%. , có Hƣng Yên , mƣ . . - : . • : Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 29
  30. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. + • : C : Trâu, , + Chim: V , ch : S , . + B + . + C . • C : + : : . . + : * : C , sen, , * . * rau, * : T , * : C : T Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 30
  31. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. chung và , u. N , , – . , (6400m3 . . . : . 2.1.1.2. - , lâm nghi . huy . Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 31
  32. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. 30,7%. 180USD tăng lên 300USD năm 2000. 38 . c, . 2 2.2.1. 2.2.1.1. . inh. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 32
  33. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Bảng 1: Tổng số di tích trên địa bàn Hƣng Yên năm 2005. Tỉ lệ các Xếp hạng STT Loại Tổng XHQG loại di tích địa phƣơng (%) 1 Các di tích lịch sử 810 132 758 và văn hóa 2 Chùa 280 75 205 34,5% 3 Đình 250 49 210 30,8% 4 Đền 240 16 224 29,6% 5 Nhà thờ 6 1 4 0,7% 6 Các di tích khảo cổ 22 0 22 2,7% 7 Văn miếu 1 1 0,1% 8 Nhà lƣu niệm 5 2 3 0,6% 9 Nhà thờ họ 4 0 4 0,5% 10 Nghĩa địa ngƣời 2 0 2 0,2% nƣớc ngoài Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên. Theo thống kê toàn tỉnh có 810 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 132 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ. Trong các di tích lịch sử văn hóa thì chùa có số lƣợng lớn nhất có: 280 di tích chiếm 34,5%, tiếp đến là đình: 250 di tích chiếm 30,8%, đền: 240 di tích chiếm 29,6%, nhà thờ: 5 di tích chiếm 0,6%, các di tích khảo cổ: 22 di tích chiếm 2,7%, văn miếu: 1 di tích chiếm 0,1%, nhà lƣu niệm: 5 di tích chiếm 0,6%, nhà thờ họ: 4 di tích chiếm 0,5%, nghĩa địa ngƣời nƣớc ngoài: 2 di tích chiếm 0,2%. Nhƣ vậy thông qua bảng ta thấy hƣng Yên là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có tới 132 di tích xếp hạng quốc gia, còn loại có ý nghĩa cấp xã, huyện, số di tích cấp xã, huyện. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ thì số lƣợng các di tích xếp hạng quốc gia, sẽ còn tăng lên VD: Chùa Đa Lộc ở Ân Thi đây là một ngôi chùa cổ, có phong cảnh đẹp lối kiến trúc độc đáo tuy nhiên do xa trung tâm,chƣa đƣợc các cấp quan tâm cho nên chùa vẫn chỉ có ý nghĩa địa phƣơng. Các di tích lịch sử văn hóa ở Hƣng Yên chủ yếu là đình, đền, chùa. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 33
  34. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà còn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phật giáo Phƣơng Đông nên nó đã hƣớng ngƣời dân về gốc rễ cội nguồn, các giá trị văn hóa đƣợc bảo vệ, bản sắc dân tộc đƣợc gìn giữ. Chính những giá trị của nó mà các di tích là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa. Đây là một tiềm năng lớn có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Một số di tích tiêu biểu của Hưng Yên: - Chùa Hiến: Một biểu hiện rõ nét cảnh đô thị Phố Hiến, một thời “Thứ nhất kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến’’. Chùa đƣợc xây dựng giữa một khung cảnh khoáng đạt, trƣớc mặt là sông, xung quanh là làng mạc, phố phƣờng sầm uất. Ở trong chùa có tƣợng Quan Âm Hải Nam ở thế ngồi, có 8 đôi tay, bố trí đăng đối, đặc biệt trong chùa có cây Nhãn Tổ một biểu tƣợng cho Hƣng Yên. - Đền Mẫu: Đƣợc coi là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, nơi có hồ Bán Nguyệt với phong cảnh hữu tình làm đắm say bao du khách, đền Mẫu cũng nổi tiếng bởi có cây sanh, si ngót tám trăm năm, đền Mẫu thực sự là một kiệt tác kiến trúc thuần Việt. Một di tích vừa uy nghi vừa cổ kính, gần gũi với dân gian. Đây là điểm du lịch đƣợc đánh giá là khá hấp dẫn. - Văn Miếu: Còn gọi là văn miếu Xích Đằng, hiện vất quý nhất của văn miếu là 9 tấm bia đá ghi danh các nhà khoa bảng – Văn miếu là di tích chứng minh truyền thống hiếu học với những Bản Nhãn, Trạng Nguyên của đất Hƣng Yên xƣa. Văn miếu Xích Đằng còn hấp dẫn ở lối kiến trúc bề thế, phong cảnh đẹp, đây là điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn của Hƣng Yên. - Đền Đa Hòa: Tƣơng truyền đây là nơi tác thành mối tình Chử Đồng Tử -Tiên Dung, trong đền còn lƣu giữ đƣợc nhiều di vật quý, đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, không gian thoáng đạt, khí hậu trong lành tạo ra một khung cảnh lên thơ. Đặc biệt gắn với truyền thuyết lãng mạn đã tăng thêm sức hút đối với nhiều du khách, nhất là du khách trẻ tuổi. - Chùa Thái Lạc: Là một trong hai ngôi chùa cổ nhất có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Hƣng Yên, nét đặc biệt của ngôi chùa là lƣu giữ 16 bức chạm khắc bằng gỗ, mỗi bức chạm thể hiện một nội dung khác nhau làm nổi bật đời sống xã hội, tinh thần và đức tính cao đẹp của ngƣời dân trong lịch sử. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 34
  35. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Ngoài ra còn có chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đền Đậu An, đền Hóa Dạ Trạch, di tích Hàm Tử, đền Ủng, khu tƣởng niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, khu di tích đại danh y Hải Thƣợng Lãn Ông, đình Đa Ngƣu, đền thờ danh tƣớng Lý Thƣờng Kiệt , tất cả đều có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Nhƣ vậy thông qua việc tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Hƣng Yên ta thấy các di tích lịch đều có khả năng khai thác phục vụ cho du lịch, đây cũng là cơ sở cho ngành du lịch tỉnh Hƣng Yên xây dựng và tạo ra đƣợc những tour du lịch nhằm khai thác hết tiềm năng sẵn có. 2.2.1.2. Nhà thờ Thiên Chúa Giáo: Nhà thờ trung tâm ở phƣờng Lê Lợi- TP. Hƣng Yên đƣợc xây dựng vào năm 1898. Bề ngoài và mặt trƣớc đƣợc mô phỏng theo kiến trúc Gotich, vòm kiểu vòng cung 3 thùy hình dấu ngoặc các bài vị đều tạo bằng gỗ ghép mộng hình vòm 3 thùy các đầu bẩy chạm khắc hình hoa lá rồng rất rối, có những nét điêu khắc kiến trúc rất Việt Nam và Phƣơng Tây. Nhà thờ họ Lẻ (làng hôm nay còn gọi là làng Tiêu). Đƣợc xây xựng vào cuối đông tháng 12 năm 1905. Bên ngoài kiến trúc kiểu Gootich nhƣng lại có điêu khắc am dƣơng, bát quái, có cuốn thƣ, có hình các lá nho, cổng vào nhà thờ hình vòm, đƣờng vào ở đầu dốc mái đƣợc làm nhƣ mái đình. Kiến trúc thể hiện sự kết hợp giữa kiến trúc phƣơng Đông và phƣơng Tây, giữa thiên chúa giáo và tín ngƣỡng bản địa, nét đặc trƣng là sự có mặt của cây nhãn. Nêu nhƣ theo kiểu kiến trúc nhà thờ phƣơng Tây, không gian xung quanh bao giờ cũng để trống, nhà thờ đƣợc xây dựng vút cao lên nhƣ muốn chế ngự không gian. Nhƣng ở đây, nhà thờ họ Lẻ đƣợc xây xựng giữa vƣờn nhãn tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa di tích kiến trúc và thiên nhiên. Tuy không đồ sộ và quy mô nhƣ nhà thờ Trung tâm nhƣng nhà thờ họ Lẻ có một nét đặc sắc riêng và rất đáng trân trọng. Kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Hƣng Yên thể hiện sự kết hợp giữa Phƣơng Đông và phƣơng Tây, giữa Thiên Chúa Giáo và tín ngƣỡng bản địa còn nhà thờ lớn Hà Nội do ngƣời Pháp thiết kế, chỉ huy xây dựng do vậy công trình mang dáng dấp của nhà thờ Đức Bà Pari. Đây là công trình đƣợc bảo tồn, giữ gìn khá nguyên vẹn đặc biệt là phần mộ của các vị cha xứ, là địa điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt đối với du khách theo đạo Thiên Chúa Giáo. Đánh giá theo phƣơng pháp cho điểm thì nhà thờ Thiên Chúa đƣợc 70 điểm là Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 35
  36. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. di tích khá hấp dẫn du khách. 2.2.1.3. Các di tích khảo cổ: Ngày nay đến Phố Hiến ta sẽ không còn thấy sầm uất và cổ kính nhƣ ngày nào, nay chỉ còn là phế tích nằm sâu dƣới lớp phù sa sông Hồng. Cho nên việc khai thác và tìm kiếm các dấu vết trong lòng đất có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, qua trình tìm kiếm sự tồn tại của Phố Hiến. Thời gian vừa qua đã có một số cuộc khảo sát và khai quật và cũng đã có hiệu quả cao, ở khu vực Phố Hiến đã thu gom đƣợc các mảnh gốm và di tích chứng tỏ ở đây là nơi sản xuất gốm thờ Lê, ở khu vực trƣớc chùa Chuông có các mảnh gốm sứ, ở khu vực Bến Đa và Hiến Xạ xác định vị trí của Bến Đá xƣa kia từ dốc đê xuống chợ Bảo Châu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đƣợc cột cờ làm bằng đa của dinh trấn thủ Lam Sơn ở dƣới ao doanh trại bồ đội và đã tìm thấy nhiều dấu vết gạch ngói xây dựng khu thƣơng điếm của Phƣơng Tây. Ở khu vực Hiến Hạ qua khai quật hai hố có 245 mảnh gốm sứ, trong đó có 18 chân bát Việt, 13 bát đĩa Thanh, hai vỏ sò biển và một đồng tiền Những cuộc khai quật này mới chỉ là bƣớc đầu của một giai đoạn tìm hiểu Phố Hiến thông qua phƣơng phát khảo cổ học khá hấp dẫn du khách đạt 65 điểm. 2.2.1.4. , . T , . . , . . , , , . Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 36
  37. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. , , , . , . Bảng 2: Một số lễ hội điển hình ở Hƣng Yên Stt Tên lễ hội Địa điểm Thời gian diễn ra 1 Đền Mẫu P.Quang Trung TP.Hƣng Yên 10-13/3 (âm lịch) 2 Đền Thiên Hậu P.Quang Trung TP.Hƣng Yên 23/3 và 9/9 (âm lịch) 3 Đình Chùa Hiến P.Hiến Nam TP.Hƣng Yên 10-12/3 (âm lịch) 4 Đền Mây P.Lam Sơn TP.Hƣng Yên 07/11 (âm lịch) 5 Đền Ủng Xã Phù Ủng Ân Thi 12-15/1 (âm lịch) 6 Đền Trà Phƣơng Xã Hồng Vân Ân Thi 09-11/1(âm lịch) 7 Đền Chùa Xá Xã Cẩm Linh Ân Thi 09/01 (âm lịch) 8 Đền Tân La Xã Bảo Khê Kim Động 15-17/3 (âm lịch) 9 Đền An Xá Xã An Viên Tiên Lữ 06-12/4 (âm lịch) 10 Đền Tống Trân Xã Tống Trân Phù Cừ 15/04 (âm lịch) 11 Đền Đa Hòa Xã Bình Minh Khoái Châu 10-12/02 (âm lịch) 12 Đền Dạ Trạch Xã Dạ Trạch Khoái Châu 10-12/02 (âm lịch) 13 Chùa Thứa Xã Dị Sử Mỹ Hào 8-10/04 (âm lịch) 14 Chùa Xuân Nhân Xã Xuân Dục Mỹ Hào 6-10/01 (âm lịch) 15 Chùa Thái Lạc Lạc Hồng Văn Lâm 8/05 (âm lịch) 16 Hàm Tử Xã Hàm Tử Khoái Châu 10/08 (âm lịch) 17 Hải Thƣợng Lãn Xã Liêu Xá Yên Mỹ 15//01 (âm lịch) Ông-Lê Hữu Trác Nguồn: Sở Thương Mại và Du Lịch Hưng Yên Một số lễ hội tiêu biểu - Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 37
  38. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. - – - . - Lễ hội Đền Đa Hòa diễn ra cùng thời gian với lễ hội Dạ Trạch, mởi đầu hội là đám rƣớc thần thành hoàng của 8 làng thuộc Tổng Mễ xƣa về đền chính(gồm các làng Mễ Sở, Đa Hòa, Bằng Nha, Phú Thị, Phú Trạch, thiết Trụ, Nhạn Pháp ) Trong mỗi đám rƣớc đền có cờ, chiêng trống, bát bửu, bộ lộ Ngày tiếp theo là cuộc rƣớc nƣớc, là hình thức lên thuyền ra giữa sông Hồng lấy nƣớc về đền tế lễ. Những ngày hội thƣờng diễn ra múa rồng, vật lão, cờ ngƣời - Hội Đền Ủng, hội chính tổ chức từ 12-15 tháng giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão. Có Đại lề, tế Nội tán, Ngoại tán, ngày lễ hội sôi động nhất là ngày 13 với nghi thức rƣớc kiệu cung phi từ đền về lăng Phạm Tiến Công sau đó rƣớc về đền Phạm Ngũ Lão. Trong lễ rƣớc có cờ quạt, kiệu, bát bửu, lộ bộ. Vào những ngày này thƣờng tổ chức vật cù, thể hiện tinh thần thƣợng võ, có nhiều đội tế các vùng đến tế lễ, cung văn hát chầu hay tổ chức múa rối nƣớc, hát trống quân Tƣơng truyền vật cù đƣợc tƣớng Phạm Ngũ Lão dùng để rèn luyện sức khỏe và vui chơi cho quân sĩ. Trƣớc cách mạng tháng tám, triều đình đều cử các quan về tế lễ, gần đây vào ngày hội nhân dân trong huyện thƣờng tổ chức lễ dâng hƣơng tƣởng niệm công lao của ông. Việc tổ chức các lễ hội còn là dịp phục hồi, phát triển các giá trị nghệ thuật văn hóa dân gian, giao lƣu chao đổi tâm tính lứa đôi. Đây là những lễ Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 38
  39. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. hội có quy mô lớn nhất và điểm hình của hƣng Yên, vào dịp lễ hội thu hút trên 10 ngàn lƣợt khách từ nhiều địa phƣơng, Đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra còn phải kể đến các lễ hội khác nhƣ: Lễ hội đền An Xá diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch; lề hội đền Mẫu; Lễ hội truyền thống tƣởng niệm đại danh y Lê Hữu Trác. Dễ nhận thấy các lễ hội ở Hƣng Yên là nó mang ý nghĩa tín ngƣỡng, tôn giáo, đến tinh thần thƣợng võ với các trò chơi nhƣ chọi gà, múa lân, chơi cờ cùng với các cuộc thi và những giải thƣởng càng làm cho lễ hội hấp dẫn du khách. Tóm lại để các lễ hội hấp dẫn du khách, đặc biệt là lôi cuốn lƣợng khách lƣu trú qua đêm, tỉnh Hƣng Yên cấn có nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch độc đáo kết hợp trong các lễ hội, cần đầu tƣ xây dựng hạ tầng, đầu tƣ quảng bá, có nhiều thông tin giới thiệu về tỉnh nhà, tạo ra sự phong phú trong các lễ hội. Tin rằng trong tƣơng lai không xa du lịch Hƣng Yên sẽ tạo đƣợc bƣớc phát triển mới. * Nhận xét. Hƣng Yên là một tỉnh có nhiều lễ hội, các lễ hội đều có thể khai thác phục vụ cho du lịch. Lễ hội ở Hƣng Yên không chỉ phong phú về thể loại mà còn đa dạng về nội dung. Đặc biệt Hƣng Yên có một số lễ hội lớn nổi tiếng nhƣ: lễ hội Đền Dạ Trạch, lễ hội Đền Mẫu, lễ hội đền Ủng Hàng năm thu hút hàng ngàn du khách từ các nơi đến xem hội, trong hội có các trò chơi càng làm tăng thêm tính hấp dẫn cho lễ hội. Nhƣ vậy cần khai thác và bảo tồn các lễ hội để phục vụ cho du lịch đây là một tiềm năng lớn của tỉnh nhà. 2.2.1.5.Nghệ thuật ẩm thực Món ăn ngon chế biết từ những đặc sản quê nhà là sự thể hiện sinh động, thuyết phục về một vùng đất có căn nguyên, con ngƣời có lịch về cơ bản. Đặc sản và văn hóa ẩm thực ở Hƣng Yên cũng rất độc đáo không kém các vùng quê khác trên đất nƣớc ta. * Nhãn lồng Phố Hiến “ Dù ai buôn Bắc bán Đông Đố ai quên đƣợc nhãn Lồng Hƣng Yên’’ (ca dao) Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 39
  40. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Đi khắp các vùng quê Hƣng Yên, nơi nào cũng thấy nhãn, nhƣng nhãn ngon và nổi tiếng nhất là nhãm lồng Phố Hiến đƣợc trồng nhiều từ ven đê Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa Luộc. Nhãn Lồng là quà tặng ƣu ái của đất trời ban cho Phố Hiến, Hƣng Yên. Thời xƣa còn dùng để tiến vua nên còn gọi là Nhãn Tiến. Chỉ riêng có Nhãn Tiến cũng đủ để Hƣng Yên nổi tiếng. Khi nhãn ra hoa, bầu trời dậy tiếng ong hƣơng thơm tỏa nhẹ, hƣơng nhãn làm ra một thứ mật ngọt ngây ngất. Mùa quả nhãn chín vào tháng sáu âm lịch, khắp các chợ quê Hƣng Yên, chợ Phố Hiến đều tấp nập cảnh mua bán nhãn. Nhãn Lồng phố Hiến dùng để làm quà biếu khách hoặc ngƣời thân nơi xa thì quý hóa. Khách du lịch đến Hƣng Yên không bao giờ quên ghé thăm cây Nhãn Tiến (thƣờng quen gọi là cây Nhãn Tổ) trƣớc cửa Chùa Hiến để chiêm ngƣỡng một thứ cây đặc sản của vùng đất Hƣng Yên. * Sen Hƣng Yên có nhiều đầm, hồ, ao, vốn là vùng đất trũng. Dọc đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc là đầm sen bát ngát. Sen là một đặc sản quý của Hƣng Yên. Ngƣời Hƣng Yên kết hợp hai thứ đặc sản của quê hƣơng chế biến thành món chè sen long nhãn nổi tiếng mang hƣơng thơm của đồng nội và vị ngọt của phù sa. Hạt sen còn đƣợc dùng nhƣ một thứ vị thuốc chữa thần kinh suy nhƣợc, mất ngủ. Các bộ phận khác nhƣ gƣơng sen, liên tu (tu nhị của hoa sen phôi khô), lá sen, ngó sen cũng đƣợc dùng vào việc chữa bệnh, hạt gạo trong hoa sen dùng để ƣớp chè. Khi về Hƣng Yên vào mùa sen nở du khách sẽ đƣợc gắm nhìn những ao sen, cừ sen dài típ tắp. Gió thổi du khách có thể cảm nhận đƣợc hƣơng thơm từ hoa sen, lá sen, một mùi thơm dịu nhẹ mát mẻ, làm cho du khách thoải mái, dễ chịu * Bún thang thế kỷ Xung quanh TP.Hƣng Yên có đầm phá, ao hồ chằng chịt, các loại tôm cá ê hề, đặc biệt lƣơn rất sẵn, con nào cũng béo to, vàng óng. Vì thế ở TP.Hƣng Yên nổi tiếng với món bún thang lƣơn ít nơi có đƣợc. Muốn làm đƣợc thang lƣơn ngon đòi hỏi rất công phu, khéo léo, cần có bí quyết riêng. Lƣơn thui rồi mới mổ, nhất định có một bát thang ngon phải nhờ Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 40
  41. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. ở nƣớc dùng nấu cách nào thật nhon, thật khéo. Bún Vân Tiên rần kỹ, đơm ra từng bát rồi bầy giò lụa, trứng tráng, thịt gà thái chỉ, nhân lƣơn, rau răm lên trên, giƣ là hai miếng trứng muối đỏ hoa lựu. Tất cả tạo thành bức tranh đầy mầu sắc. Sau khi chan nƣớc dùng nóng rẫy tùy sở thích khách ăn cho thêm vào một chút mắm tôm cà cuống làm dậy lên hƣơng vị đậm đà của một món ăn vừa ngon vừa lạ. * Ếch om Phượng tường “Đi thì nhớ vợ cùng con Về nhà lại nhớ ếch om Phƣợng Tƣờng’’ (ca dao) Làng Phƣợng Tƣờng thuộc huyện Tiên Lữ, từ lâu đã lƣu truyền một món ăn ngon, dân dã nhƣng đầy tính nghệ thuật, có nhiều cách làm: Món ếch om, khi làm mổ bụng bỏ hết ruột gan bên trong. Dùng gọng dao rẫn kỹ cho nhuyễn xƣơng nhƣng vẫn còn nguyên vẹn cả con. Đem ƣớp ra vị gồm: Mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, tiêu, nƣớc mắm, mỡ nƣớc nửa giờ cho ngấm. Lấy nạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ, đun nhỏ lửa sôi kỹ rồi bắc xuống om cạnh bếp sao cho khi chín ếch và nƣớc chỉ vừa một bát, ếch chín nhừ, nƣớc om phải có màu vàng sánh tỏa mùi thơm quyến rũ, dùng chung với các loại rau sống. * Chả gà Tiêu Quan Làng Tiêu Quan thuộc xã Phùng Hƣng, huyện Khoái Châu từ lâu đã lƣu truyền một món ăn lạ, độc đáo, hấp dẫn: món chả gà. Cách làm chả gà rất công phu. Thịt gà nạc đem vào cối giã, lúc gần đƣợc đem chộn với lòng đỏ trứng gà, nƣớc mắm ngon, tiêu, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã mịn. Lá chuối tây rửa sạch, để ráo nƣớc rồi phết thịt lên, dàn mỏng, lấy miếng lá chuối khác đặt lên trên rồi dùng phên nƣớng đan bằng tre tƣơi kẹp chặt, đặt lên than củi quạt hồng. Khi nƣớng phải thật nhanh tay cho chả chín đều, vàng ƣơm. Món ăn ngon bởi sự hài hòa của tất cả hƣơng vị quê nhà quện chặt vào. * Tương Bần: “Dƣa La, cà Láng.Nem Báng, tƣơng Bần Nƣớc mắm Vạn Cân, cá rô Đầm Sét’’ (ca dao) Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 41
  42. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Làng Bần nay là Thị Trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, trƣớc đây làm tƣơng nổi tiếng nhất miền Bắc. Nghề cổ truyển này vẫn còn lƣu giũ tại các gia đình có tiếng từ xƣa, ở phố có gia đình bà Lãm, cụ chánh Cộng; trong làng có gia đình bà ngoại Tƣơng Bần đƣợc làm từ gạo nếp và đỗ tƣơng. Làng Bần có những công thức, bí quyết gia truyền khiến không một nơi nào có đƣợc thứ tƣơng ngon nhƣ ở đây, mặc dù ở nƣớc ta “Tƣơng cà là gia bản’, khắp các tỉnh miền Bắc nơi nào cũng biết làm tƣơng. Tƣơng là món ăn mang tính cộng đồng. Đằm thắm mà khiêm tốn. Ngƣời Miền Bắc khi đi xa cũng mang nỗi nhớ quê nhà tha thiết quê hƣơng vị tƣơng Bần Hƣng Yên nổi tiếng đã đi vào ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tƣơng’’ * Bánh dày Làng Gàu Từ bao lâu nay bánh dày Làng Gầu (Cửu cao-Văn Giang) đƣợc xếp ngang với Trƣơng Xá (Kim Động), tƣơng Bần (Mỹ Hào) làm nên văn háo ẩm thực của đất Hƣng Yên. Bánh dày làng Gàu trắng trong, xinh xắn, vị thanh khiết mộc mạc, thơm ngon, đƣợc tao nên từ những đặc sản quê hƣơng dƣới đôi bàn tay khéo léo của các cô gái làng Gàu. Vào những phiên chợ quê, thúng bánh dày tần tảo, chịu thƣơng chịu khó bao đời cũng đọng lại trong lòng du khách một nỗi niềm xúc động bâng khuâng. 2.2.1.6. Các làng nghề thủ công Vùng đất Hƣng Yên do đất đai màu mỡ, xóm làng trù phù, vị trí địa lý và giao thông thuân lợi, lại tiếp giáp với Thăng Long-Hà Nội nên sớm nảy sinh và tiếp nhận một cách tích cực những nghành nghề có giá tri kinh tế , văn hóa cao, từ đó hình thành những làng nghề chuyên sâu. Không ít những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hƣng Yên đã vƣợt ra ngoài lãnh thổ vùng đến với nhân dân cả nƣớc. Dƣới đây là một số làng nghề tiêu biểu: * Đúc đồng Cầu Nôm. Làng nôm thuộc xã Đại Động huyện Văn Lâm là trung tâm đúc và bán đồ đồng nổi tiếng từ thời Lê-trịnh dân gian có câu: “Đồng nát thì về Cầu Nôm Con gái nỏ mồm về ở với cha.’’ Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 42
  43. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Con gái nỏ mồm về ở với ch có thể mất giá, còn đồng nát mà về cầu Nôm thì chắc chắn trở thành vật có giá hơn. Trƣớc kia xã Đại Đồng đứng riêng thành một xã (nhất xã, nhất thôn) tục gọi là làng Nôm hay Cầu Nôm. Cầu Nôm giàu nhất vùng, một thời từng gọi là Làng buôn xứ Bắc, cũng là làng có kiến trúc, quy hoạch đẹp nhất tỉnh Hƣng Yên. Cầu đá xanh của Làng Nôm nổi tiếng là một cây cầu đẹp, vững chắc có liên đại từ thời Lê. Xƣu kia các lò đúc đồng Cầu Nôm hàng năm sản xuất một khối lƣợng đồ đồng rất lớn, trình độ mỹ thuật cao, nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc, theo các thuyền buôn sang cả Pháp và một số nƣớc Châu Âu. Sản phẩm gồm đủ loại gồm: Nồi, sang, chậu, linh đền và các đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng nhƣ: đỉnh, lƣ, lọ hoa, chân đèn, tráp chầu, chuông, tƣợng Hiện nay thôn Đại Đồng có 9 thôn, 4 thôn vẫn giữ đƣợc nghề đúc đồng cổ truyền, nổi tiếng nhất là thôn Lông Tƣợng. Đến Lông Thƣợng những năm gần đây sẽ thấy các lò đúc đồng đỏ lửa quanh năm. Làng có khoảng 600 khẩu với 145 hộ, trong đó đã có hơn 100 hộ đã trở lại với nghề. Những lò đúc đồng có uy tín nhƣ của các nghệ nhân Lƣơng Văn Ban, Dƣơng Văn Yên, khách đến đặt những lô hàng lớn theo mẫu sẵn hoặc tự thiết kế, mô phỏng. Thời gian gần đây sản phẩm giả cổ đƣợc ƣa chuộng nhiều. Nghề đúc đồng giữa vai trò trọng yếu trong đời sống của dân tộc ta qua nhiều thiên niên kỷ. Ngày nay kỹ thuật luyện kim rất phát triển, nhiều kim loại mới thay thế kim loại đồng nhƣng sản phẩm mỹ nghệ của Đại Đồng vẫn có một chỗ đứng trang trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc. Chừng nào nhu cầu đúc đồng tế khí còn thì nghề đúc động cổ Đại Đồng vẫn còn tồn tại. * Hương xạ cao thôn Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê huyện Kim Động nằm ven đƣờng 39A, trục giao thông lớn của tỉnh, sát đê sông Hồng. Nghề làm hƣơng có từ hơn 100 năm trƣớc, họ Mai và họ Đào đƣợc coi là khai sinh ra nghề hƣơng Cao Thôn. Hƣơng Cao Thôn gọi là hƣơng thuốc Bắc vì các nguyên liệu làm hƣơng có gần 30 vị đều từ thuốc Bắc, tất cả thảo mộc nhƣ: mộc hƣơng, xuyên nhung, đại hoành, quế hồi, nhục dậu, hoa ngâu, địa liền, trầm hƣơng đem giã nhỏ chộn với keo rồi se vào que tre. Hƣơng vì thế rất thơm, không độc hại. Ngƣời Cao Thôn lập nghiệp khắp nơi trong nƣớc. Những hiệu hƣơng nổi tiếng nhƣ: Thế Hƣng-68 Nguyễn Thiệp, Quảng Thái,Vạn Hoa, Hoành Phát Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 43
  44. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. (Hà Đông), hƣơng trầm Hồng Phúc, Đồng An Xƣơng(Sài Gòn) chủ hiệu đều là ngƣời Cao Thôn.Hiện nay sản lƣợng hƣơng Cao Thôn sản xuất hàng năm rất lớn, tiêu thụ trong cả nƣớc và xuất khẩu sang một số nƣớc láng giềng. * Đan thuyền Nội Lễ Nội Lễ là một trong 4 thôn của xã An Viên huyện Tiên Lữ, có nghề đan thuyền cách đây hàng ngàn năm nên dân gian cũng gọi là Nội Thuyền. Ngƣời Nội Lễ giỏi đan thuyền và bơi lội. Thuyền Nội Lễ bán đi khắp miền Bắc, thuyền nhỏ dùng trong ao, hồ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuyền lớn căng buồng vƣợt sông ra biển. Trong kháng chiến chống Pháp hàng ngàn thuyền nan Nội Lễ đƣa đón bồ đội qua sông an toàn. Sau ngày giải phóng Miền Bắc thuyền và ngƣời Nội Lễ có mặt hầu hết ở các công trƣờng thủy lợi trong tỉnh. Kháng chiến chống Mỹ cũng có sự tham gia của thuyền Nội Lễ ở tuyến lửa anh hùng. Cách đay khoảng 20-30 năm nghề đan thuyền của Nội Lễ còn rất phồn thịnh, nay hạn chế hơn do có thuyền sắt, thuyền tôn thay thế. * Chạm bạc Phù Ủng Xã Phù Ủng huyện Ân Thi, quê hƣơng của Danh tƣớng Phạm Ngũ Lão, nằm dọc bờ sông Kim Ngƣu có thôn Huệ Lai chuyên làm nghề chạm bạc. Nghề này khởi nguồn từ làng Châu Khê, xã Thúc Kháng huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng ở bên kia sông. Đây là một làng nghề mới có cách đây khoảng 14-15 năm nhƣng sản phẩm khá đa dạng , phong phú.Hiện nay cả xã có 200 hộ làm nghề chạm bạc,nguồn khách chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh biên giới phía Bắc. Nếu biết cách phát huy, mở mang làng nghề đúng hƣớng, vùng quê này sẽ trở lên giàu có. Ngoài ra Hƣng Yên còn có những làng nghề cổ truyền đặc trƣng nhƣ: Mây tre đan ở huyện Tiên Lữ, dệt thảm, thiêu ren ở huyện Phù Cừ, quạt Đào Xá, lụa Vân Phƣơng . Sự xuất hiện và tồn tại những làng nghề cổ truyền trên đất Hƣng Yên là một thành tố tạo nên nền văn minh sông Hồng. Nếu có quan điểm đúng, hành động tích cực, phƣơng phát khoa học, chúng ta có thể khai thác một cách hiệu quả di sản quý báu này. 2.2.1.7.Nghệ thuật dân gian truyền thống Hầu hết các thể loại phổ biến của văn học dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có mặt trong văn học dân gian Hƣng Yên. Song đặc biệt Hƣng Yên Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 44
  45. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. chính là quê hƣơng của các loại hình văn háo nghệ thuật Hát Trống Quân, Chèo, Ả Đào. * Hát trống Quân Hát Trống Quân là lối hát giao duyên vốn là sinh hoạt văn hóa thông thƣờng ở thôn đồng bằng Bắc Bộ. Sự ra đời của hát Trống Quân hiện hay có hai truyền thuyết phổ biến. Truyền thuyết một: Hát Trống Quân xuất hiện từ thời Trần, trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông trong lúc nghỉ ngơi binh sĩ nhà Trần thƣờng ngôi thành hai hàng đối diện nhau, một bên hát xƣớng, bên kia hát đáp, khi hát gõ vào tai trống để giữ nhịp. Truyền thuyết 2: Hát Trống Quân có từ thời Tây Sơn, khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà đánh đuổi quân Thanh(1789) đã bày cảnh đôi bên trai gái hát đối đáp với nhau cho đỡ nhớ nhà. Mỗi địa phƣơng có những làn điệu khác nhau những cách diễn xƣớng thì thƣờng giống nhau. Hát Trống Quân ở Hƣng Yên mà điển hình là hát Trống Quân Dạ Trạch trong lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung mang vẻ độc đáo riêng theo lối truyền thống: hai bên nam nữ hát đối nhau, lời ca là thơ lục bát, khi hát có thêm các từ đệm nhƣ: Ơi, a, hỡi nhạc cụ chỉ gồm một các trống quân là loại nhạc cụ dây, trong đó chỉ có một sợi dây căng ngang trên một cái thùng trống, khi hát đứt câu thì đệm một hồi trống “thình , thùng , thình”. Hát Trống Quân phổ biến khắp các vùng Hƣng Yên, thƣờng đƣợc tổ chức vào ban đêm lúc trăng sáng, dịp lễ hội, trung thu Ngày nay vào dịp lề tết, kỷ niệm ngày Quốc Khánh dân nhân trong vùng cũng tổ chức hát Trống Quân. Địa điểm là đình, đền hoặc đơn giản là một bãi đất trống. Cƣ dân trong vùng tham gia hát Trống Quân hoàn toàn tự nhiên, tự nguyện, ngƣời xem kéo đến xem nƣờm nƣợp vừa để nghe hát, xem hát, vừa tham gia biểu diễn. Những nơi hát Trống Quân nổi tiếng nhất là: Dạ Trạch(Khoái Châu), Đào Khê, Đào Xá (Ân Thi); Xuân Cầu, khúc Lộng(Văn Giang). Tuy nhiên ngƣời hát đƣợc trống quân theo đúng lối truyền thống nay không còn nhiều, ngay cả Dạ Trạch cũng chỉ còn khoảng 10 ngƣời. * Hát ả đào Hát ả đào còn gọi là hát ca trù là nghệ thuật hát thơ, hát nói độc đáo trong kho tàng văn hóa của dân tộc ta. Lúc đầu hát đào chỉ là một loại hình diễn Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 45
  46. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. xƣớng có nguồn gốc dân gian (theo chuyện kể về nàng con gái họ Đào ở xã Đào Đặng huyện Tiên Lữ tỉnh Hƣng Yên dùng sắc đẹp và tiếng hát hay để giết giặc Minh. Ghi nhớ công lao to lớn của bà nhân dân lập đền thờ gọi tên thôn là tên Ả Đào, lối hát xƣớng ấy là hát Ả Đào. Sau này giới quan lại, nho sĩ rất thích thể loại này liền đặt ra các khổ, phách sáng tác lời dần . Sự hấp dẫn của hát ả đào là ở ngôn từ hàm súc, tinh tế, các ngón đàn, khổ phách kết hợp hết sức nhịp nhàng, ăn ý, khách nghe và ngƣời hát có sự giao cảm, đồng điệu. Chu Mạnh Trinh ngƣời làng Phú Thị, tổng Mễ Sở nay thuộc huyện Văn Giang nổi tiếng là con ngƣời tài hoa đủ cả càm, kỳ, thi, họa cũng rất mê hát ca trù. Ông đã có những sáng tác thật sự có giá trị ở thể loại này. Hiện nay hát ả đào còn duy trì ở một số địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Mễ Sở, Vĩnh Phúc(Văn Giang); Bình Minh, Dạ Trạch(Khoái Châu); thôn Trịnh Mỹ xã Ngô Quyền và thôn Đào Đặng xã trung nghĩa (Tiên Lữ). Đến lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung khi không khí náo nức của ngày hội lúc ban ngày dần lắng xuống, vào ban đêm bao giờ cũng có tiết mục diễn xƣớng dân gian truyền thống của địa phƣơng nhƣ Hát Trống Quân, hát Ả Đào, hát Chèo làm say đắm lòng ngƣời. * Hát chèo Hát chèo là loại hình sân khấu truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ khởi đầu của chèo là các hình thức trò nhại, trò diễn xƣớng dân gian từ Thế kỷ 11, sau này phát triển thành một loại hình sân khấu độc đáo. Xƣa kia mỗi phƣờng chèo do một ông trùm cầm dầu đi diễn ở các thôn xã vào các dịp lễ tết, hội hè.Chèo thƣờng đƣợc diễn ở sân đình, sân khấu là chiếc chiếu trải ở giữa. Khán giả ngồi quây ba mặt nên còn đƣợc gọi là chiếu chèo hoặc chèo sân đình. Hiện nay nghệ thuật hát chèo ở Hƣng Yên đƣợc khôi phục mạnh mẽ, có hai hình thức biểu diễn là chuyên nghiệp và cộng đồng. Hình thức biểu diễn chuyên nghiệp là của các đoàn chèo, ở đó diễn viên đƣợc đào tạo và tuyển chọn bài bản, các vở diễn đƣợc dàn dựng công phu. Trong tỉnh có đoàn chèo Hƣng Yên do sở Văn Hóa Thông Tin quản lý. Hình thức biểu diễn cộng đồng là của các chiếu chèo địa phƣơng, diễn viên là những nghệ sĩ dân gian, biểu diễn phục vụ cộng đồng trong các dịp hội hè, lễ tết. Có rất nhiều chiếu chèo của các địa phƣơng trong tỉnh Hƣng Yên, tiêu biểu là chiếu chèo thôn Dƣơng Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 46
  47. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. Hòa (Minh Đức-Mỹ Hào), chiếu chèo xã Chi Đạo (Văn Lâm), chiếu chèo xã Đồng Than(Văn Giang)  Nhận xét chung tài nguyên du lịch nhân văn Hưng Yên. * Thuận Lợi. Hƣng Yên là một địa bàn dân cƣ đông đúc, trong những năm qua kinh tế-văn hóa-xã hội đƣợc ổn định và phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc năng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, bồi dƣỡng sức khỏe, du lịch của ngƣời dân ngày càng cao. Điều đó dƣợc thể hiện qua số lƣợng khách du lịch nội tỉnh mỗi năm ngày càng cao, đó là lợi thế quan trọng để du lịch Hƣng Yên phát triển. Lợi thế lớn nhất để phát triển du lịch đó là vị trí địa lý. Nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, kế cận với thủ đô Hà Nội –Trung tâm du lịch của cả nƣớc, Hƣng Yên chẳng những có thuận lợi trong việc thu hút các đoàn khách đến thăm Hà Nội mà còn là địa điểm tổ chức các khu nghỉ cuối tuần lý tƣởng cho cƣ dân thủ đô sau những ngày làm việc mệt mỏi với không gian chật hẹp muốn nghỉ ngơi nơi cảnh quan thoáng đãng của đồng quê yên ả và khí hậu trong lành. Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng,không có núi, không có rừng , không có biển, hiện tại đƣợc đánh giá là tỉnh có tài nguyên du lịch kém phong phú và hấp dẫn so với nhiều tỉnh lân cận. Tuy nhiên Hƣng Yên cũng có một số di tích lịch sử Phố Hiến –Một thƣơng cảng sầm uất thê kỷ 15-17, khu tƣởng niệm đại danh y của dân tộc Hải Thƣơng Lãn Ông, khu di tích Đa Hòa- Dạ Trạch với truyền thuyết đặc sắc và lễ hội chử Đồng Tử-Tiên Dung hàng năm cuốn hút hàng vạn du khách về thăm. Hƣng Yên còn có tuyến đê sông Hồng với cảnh quan sinh thái hấp dẫn, không khí trong lành và một số đặc sản nhƣ nhãn Lồng, sen, tƣơng bần, các loại thảo dƣợc quý, đó là những tài nguyên vô cùng quý báu, là cơ sở để Hƣng Yên xây dựng và phát triển thành những khu du lịch tổng hợp hấp dẫn, độc đáo bổ sung cho thị trƣờng sản phẩm du lịch của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Đây là thị trƣờng khách to lớn và đầy tiềm năng và là cơ sở thuận lợi cho du lịch Hƣng Yên gắn kết với các tuor du lịch cả đƣờng bộ và đƣờng thủy từ Hà Nội qua Hƣng Yên, Hải Dƣơng, đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hạ Long. Hƣng Yên là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,Hƣng Yên Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 47
  48. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. có cơ hợi đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của vùng, trƣớc hết là đón nhận và tận dụng đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng (hệ thống đƣờng bộ, đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng ) cho phát triển kinh tế-du lịch. Cũng là một thuận lợi về vị trí địa lý, giáp với các tỉnh có nghành du lịch phát triển nhƣ: nhƣ Hà Nội, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh đó là những tỉnh đã có quy hoạch tổng thể phát triển về du lịch, đây là thuận lợi của tỉnh đi sau. Hƣng Yên có thể học tập kinh nghiệm, có thể tạo đƣợc sự khác biệt, độc đáo về sản phẩm và chất lƣợng phục vụ để thu hút khách. *Hạn chế Mặc dù tài nguyên du lịch của tỉnh kém phong phú so với một số tỉnh nhƣng có nét độc đáo, đầy tiềm năng phát triển. Song hiện tại tài nguyên du lịch Hƣng Yên còn có những hạn chế sau: • Phần lớn các tài nguyên du lịch của tỉnh còn ở dạng tiềm năng chƣa thực sự đƣợc khai thác hết. • Hƣng Yên chƣa có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Lại thiếu vốn đầu tƣ phát triển nên việc bảo vệ và quản lý tài nguyên còn hạn chế. Mẫu thuẫn trong quản lý và khai thác tài nguyên dẫn đến tình trạng chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của tài nguyên du lịch • Những di tích bị xuống cấp, đất đai bị lấn chiếm, cảnh quan môi trƣờng bị phá vỡ và có hiện tƣợng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhƣ: Khu di tích nhà tƣởng niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, khu Đa Hòa-Dạ Trạch; khu Phố Hiến-Một thủa lừng danh “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” thì nay đã để thời gian, sông nƣớc,con ngƣời mặc sức mài mòn không còn dấu tích. • Hạ tầng, giao thông đến các di tích,cảnh quan còn hạn chế. Tuy thời gian gần đây việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch đã đƣợc đặt ra nhƣng thực tế vẫn chƣa đạt hiệu quả. Vì vậy vấn đề cơ bản cần thiết phải đánh giá đúng tài nguyên của tỉnh nhà. Các cấp, các nghành cần phải quy hoạch để đầu tƣ tôn tạo, bảo vệ và khai thác một cách tốt nhất nguốn tài nguyên du lịch, đƣa du lịch sớm trở thành một ngành quan trọng, góp phần phát triển kimh tế -xã hội của tỉnh. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 48
  49. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. 2.3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho du lịch. 2.3.1. Thực trạng khai thác các di tích. Bảng 3: Số lƣợng các di tích đƣợc khai thác trên địa bàn tỉnh năm 2005 Số Số lƣợng Tỉ lệ khai Stt Loại lƣợng khai thác thác 1 Chùa 280 25 9% 2 Đình 250 24 10% 3 Đền 240 18 7,5% 4 Văn Miếu 01 01 100% 6 Nhà thờ 6 1 16,7% 7 Nhà thờ họ 4 0 0,00% 8 Di chỉ khảo cổ 22 0 0,00% 9 Nghĩa địa ngƣời nƣớc ngoài 2 0 0.00% 10 Nhà lƣu niệm 5 3 60% Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hưng Số lƣợng các di tích có thể khai thác phục vụ cho du lịch trên địa bàn Hƣng Yên khá dồi dào, trong những năm qua hoạt động du lịch đến các di tích đã tăng, tuy nhiên số lƣợng các di tích đƣợc khai thác còn thấp. Chùa tổng số có: 280 di tích nhƣng số lƣợng đƣợc khai thác chỉ có 25 di tích, chiếm 9%; Đình : 250 di tích, số đƣa vào khai thác là 24 di tích chiếm 10%; Đền tổng 240 số khai thác là 18 chiếm 7,5%; Văn miếu tổng là 1 số khai thác là 1 chiếm 100%;nhà thờ có 5 số khai thác là 1 chiếm 16,7%; nhâ lƣu niệm tổng: 5 số khai thác là 3 chiếm 60% còn nhà thờ họ, di chỉ khảo cổ, nghĩa địa ngƣời nƣớc ngoài, vẫn chƣa đƣợc khai thác. Nhƣ vậy thông qua đây ta thấy số lƣợng các di tích đƣợc khai thác còn qua ít so với tiềm năng. Mới chỉ khai thác đƣợc một số đền, chùa, lễ hội tiêu biểu phục vụ cho du lịch, còn lại chỉ có ý nghĩa phục vụ nhu cầu của dân địa phƣơng. Nguyên nhân làm cho số lƣợng các di tích đƣợc khai thác phục vụ du lịch thấp là do mức độ hấp dẫn, sự độc đáo tại các điểm du lịch còn thấp, việc khai thác không đi đôi với bảo vệ làm cho các di tích bị xuống cấp làm giảm đi Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 49
  50. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. tính hấp dẫn của nó. Việc đi lại đến các điểm du lịch còn gặp khó khăn gây cản chở cho việc khai thác và chính quyên địa phƣơng cùng các cấp ngành chƣa có sự quan tâm, đầu tƣ khôi phục cho nên giá trị của các di tích bị mất dần. 2.3.2.Thực trạng về khách du lịch Theo số liệu thống kê về tình hình khách du lịch đến Hƣng Yên ta thấy. Bảng 4: Thực trạng khách du lịch đến Hƣng Yên Thời kỳ 2001-2005 Danh mục Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lƣợt khách Lƣợt khách 14.234 16.951 17.673 18.333 23.196 Tr đó: -Khách quốc tế ” 115 256 260 277 589 -Khách nội địa ” 14.119 16.695 17.413 18.056 22.607 Tổng số ngày lƣu trú Ngày/khách 14.945 18.815 20.323 22.549 25.015 Tr đó -khách quốc tế ” 137 248 296 325 595 -Khách nội địa ” 14.808 18.531 19.027 21.224 24.420 Ngày khách lƣu trú Ngày/khách 1,05 1,11 1.15 1,23 1,27 bình quân Nguồn: Điều tra khảo sát ở sở Tương Mại và Du Lịch Hưng Yên. Bảng 5: Bảng đánh giá chỉ tiêu qua các năm Nhịp độ Đơn vị So sánh giữa các năm Danh mục tăng bình tính 02-01 03-02 04-03 05-04 quân Chênh lệch L.khách 2.717 722 660 4.863 2.240 -Khách quốc tế ’’ 141 4 17 312 118 -Khách nội địa ’’ 2.576 718 643 4.551 2.122 Tăng trƣởng % 19 4,26 3,73 26,52 13,37 -Khách quốc tế ’’ 5,1 0,55 2,57 6,4 3,65 -Khách nội địa ’’ 94,9 99,45 97,43 93,6 96,35 Chênh lệch N.khách 25,89 8 11 11 2.494 Tăng trƣởng % 3.870 1.417 2.226 2.466 13,75 Nguồn: Điều tra khảo sát ở sở Thương Mại và Du lịch Hưng Yên Năm 2001 Hƣng Yên đón đƣợc 14.234 lƣợt khách, đến năm 2005 con số đó lên tới 23.196 lƣợt khách, tăng 8.962 lƣợt khách, gấp 1,603 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 13,37% giai đoạn (2001- Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 50
  51. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. 2005), trong đó có 589 lƣợt khách nƣớc ngoài, tăng trƣởng bình quân 3,65% đối với du khách quốc tế và mức độ tăng trƣởng bình quân 96,35% đối với khách nội địa. Thông qua số liệu ta thấy số lƣợng khách tuy chƣa nhiều so với các tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn và hoạt động du lịch mạnh nhƣng đã góp một phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã hội. Khách du lịch nội địa thƣờng đến với mục đích công tác, thƣơng mại, làm ăn, học sinh , sinh viên đi du lịch dã ngoại. Nhƣng chủ yếu họ đi vào các mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai và các tháng hàng năm dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái cảnh quan rất đông. Những điểm đón khách du lịch là cụm du lịch lễ hội Đa Hòa-Dạ Trạch, khu vực Phố Hiến, khu vực Hải Thƣợng Lãn Ông, Đền Ủng Khách du lịch đến Hƣng Yên chủ yếu bằng đƣờng bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hạ Long qua đƣờng 5 và đƣờng 39A; từ tuyến du lịch xuyên Việt (quốc lộ 1A) qua cầu Yên Lệnh; từ Hà Nội theo sông Hồng. Qua nghiên cứu về khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến Hƣng Yên thời kỳ 2001-2005 ta thấy: sở dĩ trong những năm gần đây lƣợng khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa tăng là nhờ chính sách đổi mới kinh tế, tình hình chính trị an ninh trong nƣớc ổn định, quan hệ đối ngoại phát triển. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nƣớc tăng đã ảnh hƣởng tích cực đến du lịch Hƣng Yên. Song với các số liệu thống kê nhƣ trên ta thấy số khách đến Hƣng Yên tuy đã tăng trƣởng đáng kể nhƣng so với thực tế là rất thấp. Có nhiều nguyên nhân để lí giải sự việc trên, nhƣng lý do chính đối với Hƣng Yên cũng nhƣ nhiều tỉnh khác là công tác quản lý về du lịch còn hạn chế, việc cập nhập các số liệu về khách lƣu trú và khách tham quan chƣa đầy đủ. Nhìn một cách tổng quát khách du lịch Hƣng Yên trong những năm qua chủ yếu là khách du lịch nội địa. Khách từ những địa phƣơng xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ và đó là nguồn khách chủ yếu, còn khách du lịch thuần túy đi theo tour, tuyến rất ít. Vì vậy trong tƣơng lai cần phải phát triển cơ sở vật chất và quảng cáo để lƣợt khách tăng mạnh hơn, xứng đáng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 51
  52. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. 2.3.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hƣng yên là một tỉnh mới đƣợc tái lập, xuất phát điển còn rất nhiều khó khăn: Đất ít, ngƣời đông, cơ sở vật chất chƣa có gì, hệ thống hạ tầng yếu kém nhất là giao thông, điện, nƣớc, các dịch vụ thƣơng mại còn rất hạn chế. Nhƣ chúng ta đã biết cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển của du lịch. Với cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh nhƣ vậy thì cơ sở lƣu trú của du lịch Hƣng Yên còn rất yếu và thiếu nhiền nên không tạo ra đƣợc sự hấp dẫn đối với du khách, chƣa khai thác đƣợc tiềm năng của du lịch địa phƣơng. Tuy nhiên trong thời gian qua du lịch đã đƣợc sự quan tâm chú trọng của tỉnh và chính quyền địa phƣơng các cấp, cơ sở hạ tầng cũng dần đƣợc cải thiện, đầu tƣ, tôn tạo nhƣ một số con đƣờng chính và những con đƣờng dẫn tới các điểm lễ hội thăm quan. Các kế hoạch đầu tƣ xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ, công viên, khu thể thao Cũng dần đi vào thực hiện Bảng 6: Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở lƣu trú 2001-2005. Năm Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Tổng số cơ sở lƣu trú Cơ sở 06 09 16 32 35 Tổng số phòng lƣu trú phòng 68 103 255 396 472 Tổng số giƣờng Giƣờng 151 206 387 553 681 Công suất phòng % 60 69 68 70 68 Tắm hơi masage (số lũy kế) Cơ sở - - 12 37 48 Nguồn :Khảo sát điều tra sở Thương Mại và Du Lịch Hưng Yên. Với lợi thế về vị trí địa lý tốt là cầu nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ những năm qua hoạt động kinh doanh cơ sở lƣu trú ở Hƣng Yên liên tục tăng nhanh và bƣớc đầu có hiệu quả, chất lƣợng phục vụ dần dần đƣợc đổi mới. Năm 2001 toàn tỉnh đã có 06 cơ sở lƣu trú với 68 phòng nghỉ 151 giƣờng. Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 35 cơ sở lƣu trú với 472 phòng ngủ, 681 giƣờng, (số cơ sở kinh doanh lƣu trú tăng gấp 6 lần so với năm 2001) tập trung ở hai khu vực TP.Hƣng Yên và khu vực Phố Nối – Văn Lâm –Mỹ Hào. Trong đó có 05 khách sạn xếp hạng sao bao gồm: 01 khách sạn 2 sao, 04 khách sạn một sao. Tổng số vốn đầu tƣ cho cơ sở lƣu trú đến năm 2005 đã lên tới trên gần 50 tỷ đồng: Đặc biệt khu vực TP.Hƣng Yên Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 52
  53. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên cho phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015. trong những năm gần đây, số lƣợng trong các cơ sở lƣu trú du lịch tăng nhanh và chất lƣợng tốt hơn. Tính đến 31/12/2005 trên địa bàn thành phố đã có 20 cơ sở lƣu trú du lịch với 308 phòng 513 giƣờng, tăng 240 phòng và 362 giƣờng so với năm 2001. Hoạt động kinh doanh cơ sở lƣu trú đã thu hút đƣợc các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xây dựng nhiều nhà nghỉ và khách sạn mới. Có một số đơn vị kinh doanh nay chuyển thành công ty cổ phần đã có những thay đổi cơ bản tập trung vào xây dựng những khách sạn có quy mô. Cơ sở lƣu trú phát triển đã đáp ứng phần lớn nhu cầu phục vụ khách, trong đó năm 2005 đón đƣợc 25.015 lƣợt ngày khách lƣu trú tăng 67,38% so với năm 2001. Số ngày khách tăng lên đáng kể từ 1,05 ngày năm 2001 lên 1,27 ngày năm 2005. Năm 2006 là 1,3 ngày khách với tổng 59 cơ sở lƣu trú nâng tổng số phòng lên 819 phòng trong đó đã có 10 khách sạn đạt hạng 1-2 sao với 276 phòng tƣơng ứng 432 giƣờng và 49 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 534 phòng tƣơng ứng với 614 giƣờng so với năm 2005 tăng 24 cơ sở tƣơng ứng với 68,7% và số khách sạn cũng tăng lên gấp đôi. Doanh thu kinh doanh cơ sở lƣu trú năm 2001 đạt 1,995 tỷ đồng, năm 2005 đạt 3.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22% trên tổng doanh thu du lịch. Nói chung về cơ sở lƣu trú của Hƣng Yên còn thiếu và yếu, tuy nhiên cũng đã giải quyết đƣợc nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch trong thời gian qua . Mặc dù chất lƣợng phục vụ còn kém chƣa phù hợp với giá cả, chƣa tạo đƣợc sự thoải mái cho khách khi sử dụng các trang thiết bị, nội thất trong phòng yếu và xuống cấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Điều đó đặt ra cho du lịch Hƣng Yên trong định hƣớng phát triển cơ sở lƣu trú cần ƣu tiên cho khách sạn cao cấp hơn để phù hợp với nhu cầu của khách nhất là khách du lịch quốc tế. 2.3.4.Hiện trạng cơ sở hạ tầng phụ vụ phát triển du lịch: Kết cấu hạ tầng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là đối với Hƣng Yên. Gần đây đƣợc sự quan tâm của TW, tỉnh Hƣng Yên đã đầu tƣ nhiều cho phát triển cơ sở hạ tầng nhƣng vẫn chua đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ phát triển du lịch. 2.3.4.1.Giao thông đường bộ: Giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt: Nguyễn Thị Loan – Lớp VH 901 – MSV 090294 53