Khóa luận Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam-Yên Hưng-Quảng Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam-Yên Hưng-Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_cac_gia_tri_tai_nguyen_nhan_van_tai_khu_v.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam-Yên Hưng-Quảng Ninh
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây du lịch được coi là “ ngành công nghiệp không khói”, là “ con gà đẻ trứng vàng” đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho những quốc gia có thế mạnh này. Phát triển du lịch không những mang lại nguồn thu lớn về kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mà quan trọng hơn, nó chính là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu và tăng cường khả năng hội nhập với các nước trên thế giới. Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại hoá thì nhu cầu được đi du lịch ngày càng được chú trọng. Bên cạnh những nhu cầu vui chơi giải trí của tài nguyên du lịch tự nhiên thì con người cũng rất chú ý đến những giá trị tài nguyên nhân văn. Đó chính là nhu cầu được trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, cùng các trò chơi dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương. Nó không những mô tả cuộc sống chiến đấu lao động của con người ở mỗi miền quê gắn với những danh nhân văn hoá lịch sử của dân tộc, mà nó còn phản ánh những khát vọng trong đời sống tâm linh của con người, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hướng con người ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, đây chính là tài nguyên quan trọng trong việc thực hiện và phát triển những tour du lịch nhân văn của đất nước. Thực tế những năm gần đây lạo hình du lịch khám phá tài nguyên nhân văn ở nước ta đã có nhiều phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo thông lệ người ta đi du lịch chủ yếu là đến những nơi có các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống mang tính quy mô và rộng khắp. Nhưng nhân tố đóng vai trò quan Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 1
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh trọng trong sự phát triển của du lịch lại là sự mới lạ và hấp dẫn. Chính yếu tố này đã làm cho một số tuyến du lịch trở lên quen thuộc và không còn sức hấp dẫn mạnh mẽ với mỗi du khách. Để tạo ra sự mới lạ trong chương trình du lịch hiện nay, người ta đang tìm hiểu và khai thác những tuyến du lịch gắn với những di tích, lễ hội, chứa đựng những giá trị nhân văn độc đáo, hấp dẫn mà chưa được biết đến hoặc bắt đầu khai thác phục vụ du lịch. Hà Nam là một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Yên Hưng - Quảng Ninh. Đây là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá nhân văn. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội độc đáo, cùng với nhiều các phong tục tập quán đẹp, là nơi chứa đựng các kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và những làng nghề truyền thống đặc biệt hấp dẫn du khách. Khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn trên đảo Hà Nam sẽ tạo thế mạnh để phát triển du lịch ở Yên Hưng nói chung và người dân Hà Nam nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác tài nguyên du lịch này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Các giá trị tài nguyên nhân văn vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa có kế hoạch cụ thể về quy hoạch tài nguyên cũng như sự kiểm soát, quản lý cùng những chính sách về phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua bài viết này tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào vấn đề làm thế nào để khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn một cách hiệu quả nhất để đảo Hà Nam sẽ là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. 2- Mục đích nghiên cứu khoá luận Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu một cách tương đối đầy đủ về các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán của vùng đảo Hà Nam từ trước đến nay. Từ thực trạng khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 2
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh của vùng đảo này, đề tài góp phần định hướng cho sự phát triển hoạt động du lịch văn hoá nhân văn của huyện. Thông qua quá trình tìm hiểu thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học, từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị, khai thác quy hoạch, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán ở khu vực đảo Hà Nam phục vụ phát triển du lịch. 3- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứư là các giá trị tài nguyên nhân văn, bao gồm cả tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể ở đảo Hà Nam. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ lành thổ hành chính của huyện Yên Hưng. Song tập chung chủ yếu là nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội và phong tục tập quán trên đảo Hà Nam. 4- Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khoá luận này tác giả đã sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu sau. Phương pháp thống kê. Phương pháp khảo sát thực địa. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. 5- Nội dung khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong ba chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch. Chương 2. Thực trạng khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn tại đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh. Chương 3. Một số định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn tại đảo Hà Nam trong phát triển du lịch. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 3
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Để tìm hiểu được các giá trị tài nguyên nhân văn trên địa bàn đảo Hà Nam, khoá luận đã sử dụng một số cơ sở lí luận về chuyên ngành du lịch, đề cập đến một số khái niệm, vai trò, đặc điểm cuả tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn. Trên cơ sở đó tác giả sử dụng quan điểm tổng hợp và quan điểm phát triển bền vững, kết hợp giữa phát triển du lịch và văn hoá trong quá trình tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn trên địa bàn cần khai thác. 1.1. Tài nguyên du lịch 1.1.1. Khái niệm tài nguyên Qua nghiên cứu, có rất nhiều tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về Tài nguyên. Mỗi định nghĩa đều mang những nét chung đặc thù của nó, song chúng ta có thể đề cập đến một số định nghĩa chung nhất về tài nguyên như sau: `Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người, Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng”. [ 17, 17] Theo Phạm Trung Lương và nnk, đã định nghĩa: “ Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình”. [ 17,17] Cả hai khái niệm trên đều diễn tả đặc tính chung của tài nguyên, song mỗi khái niệm đều hàm chứa những ưu điểm và hạn chế nhất định. Phát huy ưu điểm và giảm thiểu những hạn chế, ta có thể đưa ra một khái niệm tài nguyên đơn giản và dễ hiểu như sau: Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 4
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Tài nguyên là “ Tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng vào sự phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người”. [ 17, 17] 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch. Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Taì nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là Tài nguyên Du lịch”. [ 17,19] Theo Pirojnik định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. [ 17, 19] Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên Du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, Di tích Lịch sử Văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Tổng hợp từ những định nghĩa trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm bao quát nhất về tài nguyên du lịch như sau: Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 5
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [ 11, 33] 1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ, nghỉ ngơi du lịch. Thời gian có thể khai thác ( như thời kỳ khí hậu thích hợp, mùa tắm, thế nằm của lớp tuyết phủ ổn định) xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu dòng du lịch. Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó. Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên. Khả năng sử dụng nhiều lần tài nguyên du lịch nếu tuân theo các quy định về sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung. 1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hoá của ngành du lịch. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 6
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng mạnh. 1.4. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm sau: . Tài nguyên tự nhiên: Vị trí địa lý Địa hình Khí hậu Thuỷ văn Hệ động, thực vật . Tài nguyên nhân văn: – Tài nguyên nhân văn vật thể. Di sản văn hoá thế giới Các Di tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương – Tài nguyên nhân văn phi vật thể. Di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại Các lễ hội Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Văn hoá nghệ thuật Văn hoá ẩm thực Thơ ca và văn học Văn hoá ứng xử và những phong tục, tập quán tốt đẹp Tài nguyên du lịch gắn với văn hoá các tộc người Các hoạt động mang tính sự kiện 1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Theo khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 7
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, nó có mối quan hệ qua lại, tương hỗ chặt chẽ theo những quy luật của tự nhiên cũng như các điều kiện văn hoá, kinh tế - xã hội và thường được phân bố gần các tài nguyên du lịch nhân văn. Thực tế, khi tìm hiểu và nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch, các di sản thiên nhiên thế giới và các điểm tham quan tự nhiên. 1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a. Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội cùng các giá trị văn hoá, lịch sử của chúng có sức hấp dẫn du khách và được khai thác để kinh doanh du lịch. Trong số các tài nguyên du lịc nhân văn thì các di sản văn hoá có vị trí đặc biệt. [ 11, 72] Trong Luật di sản văn hoá của Việt nam thì di sản văn hoá được chia làm 2 loại, đó là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Di sản văn hoá vật thể “ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. “ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng và các di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 8
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh “ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học”. “ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”. “ Cổ vật là hiện tượng được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu vè lịch sử, văn hoá, khoa học từ một trăm năm tuổi trở lên”. “ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học”. Di sản văn hoá phi vật thể “ Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian”. [ 10, 12] b. Đặc điểm Do những nét đặc trưng và tính chất của mình, tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác với tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí Việc tìm hiểu các đối tượng nhân văn diễn ra trong thời gian ngắn, nó có thể kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong một chuyến du lịch người ta có thể hiểu từ nhiều giá trị nhân văn. Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường có văn hoá hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở những điểm quần cư và những thành phố lớn. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 9
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và điều kiện tự nhiên khác. Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và rất khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Cơ sở để đánh giá nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào cơ sở định tính, xúc cảm và trực cảm. Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố như: Độ tuổi, trình độ văn hoá,, hứng thú, trình độ nghề nghiệp, thành phần dân tộc, 1.4.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể a. Di sản văn hoá thế giới Theo UNESCO, Di sản Văn hoá là: – “ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội hoạ; các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khoả cổ học, ký tự, nhà ở, hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. – Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể, các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. – Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên - nhân tạo và các khu vực, trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”. Tiêu chuẩn xếp hạng là DSVH thế giới: Các Di sản Văn hoá ở mỗi nước muốn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới ít nhất phải đáp ứng các điều kiện và một trong 6 tiêu chuẩn so WHC đưa ra như sau: Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 10
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh – Các điều kiện công nhận là Di sản Văn hoá thế giới: Một di tích lịch sử văn hoá phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng, có ý nghĩa phổ biến hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hoá nào đó. – Các tiêu chuẩn để công nhận là Di sản Văn hoá thế giới: Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất – vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định. Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên được một nền văn hoá đang có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được. Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng, đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu và cách tạo lập cũng như về vị trí. b. Các Di tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Chính vì vậy nhiều Di tích Lịch sử Văn hoá đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 11
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Theo luật Di sản Văn hoá của việt nam năm 2003: “ Di tíchLịch sử Văn hoá là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá và khoa học”. Di tích lịch sử văn hoá chứa đựng những nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi di tích chứa đựng những nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt khác nhau, bởi thế mỗi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành những loại hình sau: . Loại hình di tích văn hoá khảo cổ: Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Các di tích khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ. Các di tích khảo cổ thường bao gồm các loại: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu thuyền đắm. . Loại hình di tích lịch sử: Mỗi địa phương, mỗi quốc gia dân tộc đều có quá trình lịch sử, xây dựng, bảo vệ địa phương và đất nước riêng và được ghi dấu bằng những di tích lịch sử. Những di tích lịch sử là những địa điểm, những công trình kỷ niệm, những vật kỷ niệm, những cổ vật ghi dấu bằng những sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân, anh hùng dân tộc của một thời kỳ nào đó trong quá trình lịch sử của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. . Loại hình di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần. Sự phân biệt các dạng tài nguyên du lich nói chung chỉ mang tính tương đối. Vì trong tài nguyên du lịch nhân văn vật thể lại chứa đựng cả tài Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 12
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh nguyên nhân văn phi vật thể và ngược lại. Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật lại thường mang trong mình cả những giá trị lịch sử, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu thường gọi chung là Di tích Lịch sử Văn hoá nghệ thuật. . Các danh lam thắng cảnh: Theo Luật Di sản Văn hoá của Việt Nam năm 2003: “ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay khối óc của con người tạo dựng nên. Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử - văn hoá. Bởi thế nên nó có giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch ngày nay. . Các công trình đương đại: Là các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, có giá trị kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế, văn hoá thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng thăm quan nghiên cứu, vui chơi giả trí, chụp ảnh kỷ niệm, đối với khách du lịch. 1.4.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể a. Di sản Văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại Năm 1989 tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính sách: 1) Công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hoá phi vật thể, danh hiệu đó gọi là “ kiệt tác Di sản Văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân loại”. 2) Di sản Văn hoá phi vật thể và truyền miệng luôn luôn được giữ gìn trình diễn, bổ sung truyền lại cho lớp trẻ thông qua trí nhớ và tài năng của nghệ nhân. b. Các lễ hội Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ mùa nào cũng đều có lễ hội, bởi lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 13
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh thời gian lao động mệt nhọc, hoặc đây là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Cấu trúc lễ hội thường bao gồm 2 phần: + Phần lễ: Các lễ hội dù lớn hay nhỏ cũng đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể để mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng. Thông thường phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó cũng có những lễ hội mà phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ vật cho các vị thiên thần, thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nghi lễ trong lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng, nó chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và tư duy triết học của cộng đồng. + Phần hội: Trong phần hội thường diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường tổ chức những trò vui chơi giải trí, biểu diễn văn hoá nghệ thuật. Yếu tố cấu thành và nuôi dưỡng lễ hội là kinh tế - xã hội và tự nhiên nên nội dung của phần hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hoá truyền thống mà nó luôn có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hoá mới. Chính đặc điểm này đã tạo cho lễ hội thêm sống động, vui nhộn và phong phú. Tuy nhiên nếu yếu tố này không được chọn lọc và giám sát chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống thì sẽ làm cho những giá trị đó bị lai tạp, mai một và suy thoái. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 14
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Tuỳ vào quy mô và giá trị văn hoá truyền thống còn được bảo tồn, ý nghĩa của lễ hội đối với quốc gia hay địa phương mà các lễ hội được xếp hạng làm lễ hội quốc tế hay lễ hội địa phương. Các lễ hội có sức hấp dẫn cao đối với du khách là đối tượng để triển khai nhiều loại hình du lịch văn hoá, đặc biệt là loại hình du lịch lễ hội. – Thời gian tổ chức lễ hội: Các lễ hội thường được tổ chức nhiều vào sau mùa vụ sản xuất, mùa mà thời tiết, phong cảnh đẹp là mùa xuân và mùa thu. Các giá trị văn hoá lịch sử của lề hội là nguồn tài nguyên du lịch quý giá để tổ chức triển khai các loại hình tham quan, nghiên cứu chuyên đề lễ hội hoặc kết hợp với các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu và mua sắm. c. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống – Nghề thủ công truyền thống: là những nghề có những bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm và những ước vọng của con người. Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất ra nghệ thuật do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ và phát triển từ đời này qua đời khác cho những người cùng huyết thông hoặc cùng làng bản. Các sản phẩm thủ công cổ truyền này không chỉ mang những giá trị sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn chứa đựng bên trong những giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, ước vọng của người làm ra chúng. Chính những tính hữu ích và giá trị văn hoá của chúng mà theo dòng chảy của lịch sử, đến nay nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã hình thành và bảo tồn được những giá trị tốt đẹp của tài nguyên này. – Làng nghề: “ Là những làng có các nghề sản xuất hàng hoá bằng các công cụ thô sơ và sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở trong làng. Sản phẩm hàng hoá được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn bán ở thị trường trong nước và quốc tế”. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 15
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh d. Văn hoá nghệ thuật Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân đã sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn những giá trị văn hoá nghệ thuật như những làn điệu dân ca, những điệu múa, bản nhạc, đây là những giá trị văn hoá, là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện những giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hoá, tâm tư, tình cảm và những ước vọng của con người. Những giá trị văn hoá, đặc biệt là những kiệt tác Di sản Văn hoá phi vật thể và truyền miệng thế giới, không chỉ góp phần tạo ra sự đa dạng vế sản phẩm du lịch mà nó còn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Tài nguyên du lịch văn hoá nghệ thuật này vừa mang lại cho du khách sự thư giãn, vui vẻ, nâng cao đời sống tinh thần, làm lãng quên đi bao lo toan vất vả trong cuộc sống thường nhật, nó vừa mang lại sự nhận thức, cảm nhận về cái đẹp, giúp cho du khách có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để thưởng thức những giá trị nhân văn cao đẹp của loại hình nghệ thuật này. e. Văn hoá ẩm thực Từ xa xưa, ăn uống đã trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của mỗi con người. Ngày nay khi nói đến nghệ thuật ẩm thực, chúng ta không chỉ nghĩ đến nhu cầu ăn no, ăn đủ chất mà còn nói đến cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian, thời gian và cách thức ăn uống của mỗi người, mỗi tầng lớp trong xã hội. Chính những quan niệm và những nhu cầu đó đã biến văn hoá ẩm thực thành một loại hình văn hoá nghệ thuật không thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội ngày nay. Mỗi một đất nước, một quốc gia, tuỳ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử và sự phát triển kinh tế xã hội đã hình thành nên những món ăn, đồ uống mang tính đặc sản riêng. Nghệ thuật ẩm thực không chỉ là văn hoá mỗi quốc gia, mà nó còn là dấu ấn, sự nhận thức về giá trị nghệ thuật của du khách đối với quốc gia đó. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 16
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh f. Thơ ca và văn học Thơ ca và văn học là loại hình nghệ thuật trong đó có sử dụng ngôn từ để phản ánh cái đẹp, tình yêu của con người với thiên nhiên, của con người với nhau, với quê hương, đất nước và đời sống xã hội - sản xuất của con người. Lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia gắn liền với lịch sử hình thành dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của mỗi dân tộc. Tuỳ vào sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên và sự phát triển lâu đời của dòng chảy lịch sử đã hình thành nên những nền văn minh, văn hoá lớn với những tác phẩm thơ ca, văn học nổi tiếng tồn tại và sống mãi với sự trường tồn của nhân loại. g. Văn hoá ứng xử và những phong tục tập quán tốt đẹp Văn hoá ứng xử và những phong tục, tập quán là những sản phẩm hàng hoá đặc biệt không thể đo lường bằng các thiết bị kỹ thuật một cách chính xác mà nó phải được đánh giá dựa trên tiêu chí xếp hạng và sự cảm nhận qua các giác quan, tình cảm và sở thích của du khách. Do vậy, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán sinh sống của mỗi địa phương, quốc gia, dân tộc đã trở thành tài nguyên du lịch vô cùng quý giá, tạo nên môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tốt đẹp, đồng thời tạo tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt hấp dẫn du khách. h. Tài nguyên du lịch gắn với văn hoá các tộc người Tài nguyên du lịch gắn với văn hoá các tộc người bao gồm điều kiện sinh sống, phương thức sản xuất, kiến trúc, trang trí nhà ở, nghề thủ công truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, lễ hội, phong tục, tập quán với những sắc thái riêng trên những địa bàn sinh sống của họ. Việt nam là một quốc gia đa sắc tộc, có 54 dân tộc, trong đó có tới 53 tộc người thiểu số sống chủ yếu ở các vùng miền núi, cao nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Chính yếu tố này đã tạo nên những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 17
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh i. Các hoạt động mang tính sự kiện Các hoạt động mang tính sự kiện như liên hoan phim, ảnh, ca nhạc quốc tế, các giải thể thao lớn, do địa phương hoặc quốc gia tổ chức. Đây đều là những đối tượng có sức hấp dẫn lớn với du khách và là điều kiên, tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch MICE. 1.5. Vai trò của tài nguyên nhân văn đối với phát triển du lịch Trong ngành công nghiệp du lịch, tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó chính là nhân tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả của ngành kinh tế này. Ngày nay, nhu cầu văn hoá của con người, của tập thể người chính là động lực thúc đẩy người ta đi du lịch, bởi lẽ người ta đi du lịch không chỉ đơn thuần để vui chơi, giải trí mà còn hướng đến mục đích cao hơn. Đó là sự hiểu biết, học hỏi, nghiên cứu. Theo cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu hiểu biết chính là nhu cầu lớn nhất của con người, khi người ta đã thoả mãn những nhu cầu chủ yếu như: ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi,nghỉ dưỡng, thì họ còn hướng đến những giá trị tinh thần, giá trị nhân văn của nhân loại. Họ muốn hoàn thiện bản thân và cân bằng lại nhân cách của mình. Tài nguyên du lịch nhân văn đã đáp ứng được nhu cầu cao nhất của con người. Sự khác biệt giữa các quốc gia, vùng, miền, chính là nguyên nhân làm xuất hiện những dòng khách du lịch từ nơi này đến nơi khác, từ nước này đến nước khác. Những thành quả văn hoá của nơi đến là nội dung hấp dẫn, quan trọng nhất của nơi đến du lịch, hay nói cách khác, các tài nguyên văn hoá là nội dung quan trọng nhất để xây dựng nên các chương trình du lịch. Về mặt kinh tế, tài nguyên du lịch nhân văn có ưu thế là hầu như không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên nhân tạo ngoài giới hạn các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm tính mùa nói chung của các tầng du lịch. Trong mùa hoạt động du lịch tự nhiên cũng có những thời kỳ có những ngày không thích hợp cho hoạt động giải trí Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 18
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh ngoài trời. Những trường hợp như thế được đi tham quan, tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn sẽ là một giải pháp lí tưởng. Ở những điểm có tài nguyên du lịch nhân văn đẹp thì hoạt động du lịch thường diễn ra quanh năm, không bị gián đoạn, không bị ảnh hưởng nhiều đến doanh thu. Như vậy, chính nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đã làm nền tảng vững chắc, lâu bền, làm nên lợi thế cạnh tranh hữu hiệu trong phát triển du lịch cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Trên thực tế, phát triển du lịch nhân văn là một trong những giải pháp kích cầu cơ bản để khai thác hợp lý các tiềm năng kinh tế và tiềm năng du lịch của địa phương. 1.6. Tiểu kết Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn hiện nay đang là một hướng phát triển hiệu quả của ngành du lịch Việt Nam. Hệ thống quần thể các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, những phong tục tập quán, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đồng thời đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch hiện tại và mai sau. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn không chỉ khiến cho du khách hiểu được những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng đất mà họ đã đi qua, mà quan trọng hơn nó là nhân tố góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống của dân tộc, biết giữ gìn những nét văn hoá đặc thù, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì vậy hiện nay sự phát triển của du lịch nhân văn đang trở thành một hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch Việt Nam. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 19
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN TẠI KHU VỰC ĐẢO HÀ NAM – YÊN HƢNG - QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu khái quát về huyện Yên Hƣng và đảo Hà Nam 2.1.1. Khái quát chung về huyện Yên Hưng _ Quảng Ninh Yên Hưng là huyện ven biển nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh, Cách thành phố Hạ Long 40km và cách Hải Phòng 20km. Yên Hưng có diện tích tự nhiên là 33.191,6 ha. Vị trí toạ độ từ 20o 45, 06,, đến 21o 02, 09,, độ vĩ bắc và 106o 45, 30,, đến 106o 0, 59,, độ kinh đông. Phía bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ, phía nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu, phía đông giáp thành phố Hạ Long, phía tây giáp huyện Thuỷ Nguyên_ Hải Phòng. Địa hình Yên Hưng chủ yếu là đồng bằng và bãi bồi ven biển có xen lẫn đồi núi thấp của những dãy núi cánh cung Đông Triều chạy ra biển, hình thành nên một Yên Hưng có địa thế gần như nằm trọn về phía một nửa bồi tích của sông Bạch Đằng mà nửa kia thuộc về Hải Phòng. Yên Hưng có diện tích đồi núi là 6.100 ha, chiếm 15,3% diện tích của huyện. Diện tích đồi núi được phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc Yên Hưng, phần lớn được tập trung ở các xã như Minh Thành, Đông Mai và một phần ở các xã Sông Khoai, Cộng Hoà, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân. Hiện đất được sử dụng chủ yếu vào việc trồng rừng và trồng cây ăn quả. Song song với diện tích đồi núi thì diện tích đất đồng bằng cũng chiếm số lượng khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Có 14.800 ha đất đồng bằng, chiếm 44,6% diện tích đất đai của huyện. Tính chất của đất chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê. Đất này được phân bố hầu hết ở các xã trong huyện như tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nam, đất được sử dụng chủ yếu cho việc trồng lúa và trồng cây lương thực, thực phẩm. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 20
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Yên Hưng có đường bờ biển kéo dài hơn 30km, tạo nên nhiều cửa sông, bãi triều, vũng vịnh. Đây chính là nơi hội tụ và cư trú của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao cộng với phần lớn diện tích đất bãi bồi ở cửa sông, ven biển và các loại đất mặn, đất cát. Đây chính là nguồn lợi lớn để Yên Hưng có thể phát triển mạnh ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, mang lại công việc và hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân nơi đây. Người dân Yên Hưng sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và đi biển. Với lịch sử hình thành và nền văn hoá lâu đời đã tạo cho người dân Yên Hưng có những nếp sống riêng. Sự mộc mạc, giản dị và lối sống văn hoá cổ truyền đã ảnh hưởng sâu sắc và được giáo dục truyền lối qua các thế hệ. 2.1.2. Lịch sử hình thành và tên gọi đảo Hà Nam Lịch sử hình thành và phát triển Theo sử sách để lại, vào khoảng trước năm 1434 Hà Nam vẫn còn là một bãi triều lớn ngập nước nằm ở cửa sông Bạch Đằng, với diện tích xung quanh là rừng sú vẹt không người sinh sống. Theo gia phả của các dòng họ Tiên Công, các trướng thờ trong từ đường của các dòng họ, bia chia ruộng đất ở đình Trung Bản khắc năm 1952 và bia “ Lập thiên trụ bi” khắc năm 1702 ở đình Hải Yến ghi lại: Vào khoảng năm 1434, có mười bảy vị tiên công là người cùng quê ở phường Kim Hoa ( nay là phường Kim Liên), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, phía nam thành Thăng Long ( nay là Hà Nội). họ là những người lao động, những kẻ sỹ sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và đánh cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu ở Thăng Long. Hưởng ứng lời kêu gọi quai đê lấn biển, khai canh lập ấp của Lê Thánh Tông. Mười bảy vị tiên công cùng gia đình xuôi theo dòng Sông Hồng ra cửa sông Bạch Đằng cằm thuyền tìm đất. Lúc đầu họ ở trên thuyền, sống bằng nghề đánh bắt cá, dãi chài phơi lưới trên các đượng đất cao trên triều ở các vùng cửa sông Bạch Đằng. Vào một đêm, mười bảy vị tiên công cùng gia đình lên trú tại một gò nổi của bãi triều. Nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, biết là Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 21
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh ở nơi này có nước ngọt, các tiên công đã tìm thấy mạch nước ngọt ở một đượng đất cao trên triều giữa, xung quanh là nước mặn ( sau mô đất này được gọi là Hồ Mạch), tiên đoán đây là nơi có thể sinh sống và cư trú lâu dài nên mười bảy vị tiên công quyết định cùng gia đình lên bãi triều này tiến hành khẩn hoang đất đai, cải tạo thành ruộng lúa, lập làng, vừa trồng lúa vừa đánh bắt hải sản và lập lên làng xã đầu tiên có tên là Bồng Lưu. Sau này khi dân số phát triển nhiều lên do các gia đình sinh thêm người và có nhiều người từ nơi khác đến ngụ cư, những người khai hoang đã tụ họp lại và quyết định đổi tên phường Bồng Lưu thành xã Phong Lưu gồm có ba thôn: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông ( nay là xã Phong Cốc, xã Cẩm La và làng Yên Đông, xã Hải Yến). Cũng vào khoảng năm 1434, có hai vị tiên công là Hoàng Lung và Hoàng Linh ( Hoàng Nông, Hoàng Nênh), quê ở vùng Trà Lũ ( có thể thuộc vùng Nam Định ngày nay) đã chiêu tập một số người đến phía đông phường Bồng Lưu quai đê lấn biển, khai canh theo phương thức khai canh có thủ lĩnh và lập nên xứ Bản Động. Sau đó vào thời vua Lê Thánh Tông (1472), xứ Bản Động được đổi thành thôn Trung Bản và xác nhập với xã Phong Lưu thành nhất xã tứ thôn: Yên Đông, Phong Cốc, Cẩm La, Trung Bản. Năm Thành Thái thứ hai (1890), xã Phong Lưu được chia thành bốn xã: xã Phong Cốc, xã Cẩm La, xã Yên Đông, xã Trung Bản. Tháng 4 – 1965 UBND tỉnh Quảng Ninh đã chia xã Phong Cốc thành hai xã là xã Phong Cốc và xã Phong Hải, nhập xã Yên Đông và xã Hải Yến thành xã Yên Hải gồm hai thôn là Yên Đông và thôn Hải Yến, nhập xã Trung Bản vào xã Lưu Khê thành xã Liên Hoà gồm ba thôn là Trung Bản, Quỳnh Biểu và thôn Lưu Khê. Sau cách mạng tháng tám, chính quyền cách mạng đã chia tổng Hà Nam thành ba xã: Nam Hoà, Phong Cốc, Trung Bản ( sau đổi thành ba xã là Nam Hoà, Hồng Thái và Liên Hoà). Đến cuối thời kỳ cải cách ruộng đất, tháng 6 – 1956 chính phủ đã tách xã Nam Hoà ra thành ba xã là: Cẩm La, Yên Hải và Nam Hoà, xã Hồng Thái được chia tách thành hai xã là xã Phong Cốc và xã Yên Hồng, còn xã Liên Hoà cũng được tách thành hai xã là xã Liên Hoà và xã Liên Vị. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 22
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Hơn năm trăm năm, trải qua bao thăng trầm và những biến đổi của lịch sử. Đến nay Hà Nam đã phát triển hơn và có nhiều thay đổi về đời sống, kinh tế xã hội, cũng như sự thay đổi và phân chia lại cơ cấu làng xã trong vùng. Hiện nay khu vực đảo Hà Nam gồm có tám xã là: xã Nam Hoà, xã Yên Hải, xã Phong Cốc, xã Cẩm La, xã Phong Hải, xã Liên Hoà, xã Liên Vị và xã Tiền Phong. Sự thay đổi trong cơ cấu làng xã chính là yếu tố cơ bản dẫn đến việc hình thành nên những lối sống, phong tục tập quán riêng cho từng làng, từng xã. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng các giá trị tài nguyên nhân văn trong vùng. Sự hình thành và tên gọi Trải qua 576 năm lịch sử hình thành và phát triển khu vực đảo Hà Nam, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi lại chính xác thời điểm ra đời cũng như những thay đổi trong tên gọi và ý nghĩa của việc hình thành tên đảo Hà Nam. Nhưng theo lời kể lại của những bậc cao niên trong vùng thì xưa kia Hà Nam vốn là một bãi bồi ngập nước mỗi khi triều cường. Diện tích Hà Nam ban đầu còn nhỏ hẹp, vùng đảo này được bao bọc bởi hệ thống Sông Chanh, Sông Kênh, Sông Bạch Đằng và Sông Rút. Nhìn tứ phía thì đây chẳng khác nào một hòn đảo hoang vắng bóng con người. Qua hơn năm trăm năm hình thành và phát triển lâu dài như vậy, đến nay cũng không ai biết chính xác cái tên đó được hình thành từ khi nào. Chỉ biết rằng, tính từ năm 1434 khi vùng đất này có dấu chân đầu tiên của mười chín vị tiên công đầu tiên đến khai phá, quai đê lấn biển, cải tạo và mở mang vùng đất này. Qúa trình cải tạo đó diễn ra trong khoảng 66 năm ( từ 1434- 1500) thì đã hình thành nên mô hình cơ bản của đảo Hà Nam ngày nay. Cùng với sự bồi đắp, cải tạo và tên đảo Hà Nam cũng được hình thành trong khoảng thời gian đó. Phỏng theo sự suy đoán của bao thế hệ trước và các bậc cao niên hiện nay thì tên đảo Hà Nam là do mười chín vị tiên công đặt ra trong quá trình quai đê lấn biển, cải tạo ruộng đồng. Qua bao thế hệ sinh sống, lập nên những ấp làng Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 23
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh đông đúc, Hà Nam vẫn là tên chỉ địa danh vùng đảo này, đến nay vẫn chưa một lần thay đổi. 2.1.3.Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí Hà Nam là một hòn đảo nhỏ ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Phía đông giáp xã Hà An và thị trấn Quảng Yên, phía nam giáp đảo Cát Hải – Hải Phòng, phía tây giáp với đầm Nhà Mạc, phía bắc giáp Thuỷ Nguyên – Hải Phòng và xã Yên Giang. Đảo Hà Nam hiện nay có 9 đơn vị hành chính và 8 xã trên đảo. có diện tích tự nhiên là 64,7 km2 và dân số có 4,83 vạn người. Hà Nam là nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, là nơi có nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế ven biển kết nối giao thương giữa Quảng Ninh với Hải Phòng. Đặc biệt với vị trí khá thuận lợi vì có nhiều bãi bồi ven đê tạo điều kiện tốt để nuôi trồng thuỷ hải sản nước mặn và nước lợ, đồng thời đây cũng là nơi có diện tích mặt bằng khá lớn tạo thuận lợi để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ. Có thể nói đảo Hà Nam là địa dư lớn của tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng về phát triển kinh tế biển. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nam nằm trong giải hành lang ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng, do đó đây là một trong những cửa mở ra biển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để phát triển hội nhập và giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước. Điều kiện vị trí ven biển, nằm liền kề hai thành phố Hạ Long – Hải Phòng, trên địa bàn đảo Hà Nam có các tuyến giao thông quan trọng như: Về đường bộ có quốc lộ 10, về đường biển có tuyến hàng hải ven biển Bắc Nam trong nước và gần các tuyến hàng hải quốc tế Hải Phòng và Quảng Ninh đi quốc tế. Hà Nam là nơi có nhiều thuận lợi để mở cửa giao lưu thương mại với trong nước và quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng – Hà Nam – Hạ Long của cùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 24
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh b. Địa hình và tài nguyên đất Nằm trong khu vực giáp ranh với thị trấn Quảng Yên và đảo Cát Hải – Hải Phòng, đồng thời đây là hòn đảo ven biển, được bao bọc bởi hệ thống các con sông lớn, tạo nhiều thuận lợi để tạo nên những luồng lạch cho phát triển kinh tế biển. Hà Nam có diện tích tự nhiên là 64,7 km2, chiếm 5,1% diện tích của huyện. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, là tiền đề cơ bản để phát triển kinh tế xã hội ngay trên vùng đảo này. Đây là hòn đảo trũng, đất đai chủ yếu được bồi tích do phù sa sông mang lại nên địa hình đảo Hà Nam tương đối bằng phẳng, tạo cho Hà Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản. c. Khí hậu và thời tiết Hà Nam có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24oC, biên độ nhiệt độ theo mùa trung bình 6 – 7oC, biên độ nhiệt ngày khá lớn, trung bình từ 9 – 11oC. Số giờ nắng dồi dào, trung bình 1.700 – 1800h / năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.600mm, cao nhất có thể lên đến 2.600mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 88% tổng lượng mưa của cả năm, độ ẩm không khí khá cao: 81%. Thời tiết ở Hà Nam được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình từ 28 – 29oC, cao nhất có thể lên đến 38oC. Gío Nam và Đông Nam thổi mạnh gây mưa nhiều, độ ẩm lớn. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 có thể xuống tới 5oC. Nhìn chung khí hậu và thời tiết trên đảo Hà Nam có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Nhưng do vị trí nằm ở ven biển nên khí hậu ôn hoà hơn, tạo thuận lợi cho việc sản xuất nông – ngư nghiệp và phát triển du lịch. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 25
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông đa dạng hoá sản phẩm. d. Điều kiện thuỷ văn và tài nguyên nước Đảo Hà Nam có đường bờ biển quanh đê trải dài 34 km, tiếp giáp với nhiều cửa sông và có nhiều bãi triều lớn, hơn nữa đảo này lại nằm trong vùng vịnh kín, tạo không những thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển mà đây còn là nơi hội tụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Hà Nam có diện tích đất bồi phía ngoài đê 2.180 ha. Đây là nguồn lợi rất lớn để cho khu vực này đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, hàng năm Hà Nam khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 4 nghìn tấn/ năm. Đêm lại nguồn thu nhập lớn và sự giàu có cho vùng đảo này. Về chế độ thuỷ văn cũng có rất nhiều thuận lợi. Ngoài nguồn nước tự nhiên trong vùng thì Hà Nam còn được cung cấp nước bởi Công Ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Yên Lập. Đây là hồ lớn nhất của tỉnh có dung lượng thường xuyên là 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích là 113,2 triệu m3, cung cấp nước qua 28,4 km kênh chính dẫn nước đến hầu hết các xã trên đảo. Nước được sử dụng chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. e. Tài nguyên rừng Rừng ở đảo Hà Nam chiếm diện tích không lớn, khoảng gần 2 nghìn ha,chủ yếu là rừng ngập mặn, phân bố tập trung ở phía ngoài chân đê. Rừng ở đây không có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế trong vùng nhưng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn và bảo vệ đất. 2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội a. Dân số và nguồn nhân lực Là vùng đất được khai phá từ lấn biển lập ấp từ nhiều thế kỷ trước, Hà Nam có bề dày văn hoá và lịch sử giàu truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những phong tục tập quán sinh hoạt đậm nét văn hoá lúa nước của cư dân đồng bằng Sông Hồng. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 26
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Theo thống kê của UBND huyện Yên Hưng thì dân số đảo Hà Nam năm 2008 là 4,83 vạn người, mật độ dân số khá đông, khoảng 631 người/ km2 và phân bố không đều. Dân số trên đảo Hà Nam khá trẻ nên tốc độ gia tăng tự nhiên khá nhanh, bình quân tăng 1,4% trong giai đoạn 2000- 2004, và 1,1% trong giai đoạn 2005 – 2009. Nguồn nhân lực trên địa bàn đảo cũng khá dồi dào. Theo thống kê năm 2008 thì số người trong độ tuổi lao động của Hà Nam là 2,61 vạn người, chiếm 54% dân số của đảo. Dự tính đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động của đảo sẽ tăng lên khoảng 3 vạn người. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội đồng thời cũng là nhân tố chủ chốt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang những ngành kinh tế khác phục vụ sự phát triển của đảo. b. Cơ sở hạ tầng Trong khoảng gần chục năm trở lại đây hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn đảo đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực mới. Năm 1999 cầu Sông Chanh được xây dựng nối liền giữa thị trấn Quảng Yên với đảo Hà Nam tạo thuận tiện cho việc đi lại và phát triển kinh tế trong vùng. Hệ thông cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện hiện đại hơn. Mạng lưới giao thông Hiện nay trên địa bàn đảo Hà Nam có tống số 67km đường bộ các cấp. Hệ thống đường đã được bê tông hoá trên tất cả các tuyến đường chính cho tới ngõ xóm, đặc biệt là những nơi có di tích lịch sử văn hoá. Để tạo thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển kinh tế và dân cư trong vùng hiện nay Hà Nam đang được nhà nước đầu tư hơn 90 tỉ đồng để nâng cấp và hoàn thiện lại tuyến đường chính từ cầu Sông Chanh cho đến cuối xã Tiền Phong của đảo. Ngoài ra Hà Nam còn được sự quan tâm của nhà nước đầu tư hơn 1000 tỉ đồng để hoàn thiện hiện đại hệ thông đê Hà Nam, mở rộng diện tích đường đê để có thể trở thành tuyến đường chính quanh đảo. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 27
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Hệ thống cấp điện Những năm vừa qua nhờ kết hợp tốt giữa tập trung đầu tư bằng nguồn ngân sách với huy động vốn trong dân để phát triển mạng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân. Điện sinh hoạt của người dân trên đảo hiện nay được cung cấp bởi nhà máy điện Uông Bí E516, nguồn dự phòng là trạm 110KV, E54 Hà Khẩu, đủ cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và sản xuất trong địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 đảo Hà Nam cần phải có chiến lược đầu tư nâng cấp mạng lưới điện hiện có, kết hợp với hệ thống cấp điện đồng bộ cho thị trấn Quảng Yên, đảo Hà Nam và các khu công nghiệp, du lịch dự kiến sẽ hoàn thành. Hệ thống cấp nước Trước năm 2000 nước sinh hoạt của người dân trên đảo Hà Nam chủ yếu là nguồn nước có từ tự nhiên. Đến nay được sự quan tâm của UBND tỉnh và huyện Yên Hưng, Hà Nam đã được đầu tư và xây dựng 3 hồ chứa nước sạch do công ty TNHH Thuỷ lợi Yên Lập cung cấp. Tuy nhiên hệ thống nước sạch vần chưa được phân bố đồng đều giữa các xã, đặc biệt ở một vài xã cuối đảo như xã Tiền Phong và xã Liên Vị nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu vẫn là nước do thiên nhiên mang lại. Hệ thống thông tin liên lạc Trong xu thế phát triển mạnh của ngành bưu chính viễn thông hiện nay. Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Hà Nam đã được đầu tư và phát triển hoàn thiện. Cuối năm 2009 toàn đảo đã có trên 8000 máy điện thoại, ngoài ra mỗi xã còn có một bưu điện riêng cung cấp sách báo và nhưng thông tin cần thiết cho dân. Y tế Hiện nay trên toàn đảo có tất cả 8 trạm y tế và một bệnh viện, các cơ sở y tế được đầu tư các trang thiết bị tương đối đầy đủ, có khả năng khám, chữa bệnh và phục vụ sức khoẻ người dân một cách tốt nhất. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 28
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh c. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của đảo Hà Nam là nông – ngư nghiệp. Các hộ dân cư trên đảo đa số không thuần nông mà là đa nghề. 2.2. Các giá trị tài nguyên nhân văn trong khu vực đảo Hà Nam – Yên Hƣng – Quảng Ninh 2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Hà Nam là vùng đất có diện tích nhỏ nhưng lại là nơi có mức độ tập trung di tích thuộc loại cao nhất cả nước. Theo thống kê, trên địa bàn đảo hiện nay có tới 110 di tích các loại. Trong tổng số 110 di tích trên toàn đảo thì đã có 32 di tích được xếp hạng cấp Quốc Gia và 8 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Bên cạnh đó Hà Nam còn là nơi bảo tồn và lưu giữ nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc và mang tính đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một số di tích quan trọng của đảo như đình Trung Bản, đình Phong Cốc, đền Trung Cốc, miếu Tiên Công, đã được xếp hạng Quốc Gia và là những di tích có giá trị văn hoá, tạo thuận lợi cho sự phát triển của huyện cũng như của tỉnh Quảng Ninh. 2.2.1.1. Đình a. Đình Trung Bản Đình Trung Bản thuộc xóm Thượng, thôn Trung Bản, xã Liên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Từ thị trấn Quảng Yên qua cầu Sông Chanh sang khu đảo Hà Nam, đi tiếp theo đường liên xã khoảng 8km là đến làng Trung Bản. Theo sử sách ghi lại, khoảng năm 1434 có hai vị Tiên Công là Hoàng Nông và Hoàng Nênh người Trà Lũ đã đến đây chiêu tập người quai đê lấn biển lập làng gọi là xứ Bản Động, sau địa danh này được đổi thành thôn Trung Bản. Nhân dân làng Trung Bản lập đình thờ Trần Hưng Đạo, từ đó ngôi đình này mang tên của làng – đình Trung Bản. Tương truyền, năm 1288 khi đảo Hà Nam vẫn còn là một vùng đất mênh mông ở cửa sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo đã cưỡi con ngựa hồng to lớn chỉ huy quân sĩ đánh đuổi tàn binh giặc Nguyên Mông trên các gò đất cao Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 29
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh phía dưới trận địa cọc Bạch Đằng. Khi đến gò đất ( sau này là làng Trung Bản), Ngài đã dừng lại chống kiếm xuống đất và búi lại tóc ( trong lúc say sưa đánh giặc tóc Ngài bị xổ ra). Sau ngày chiến thắng, các vạn chài ở đây đã lập miếu thờ Hưng Đạo Vương ngay trên gò đất ấy. Sau này nhân dân làng Trung Bản đã lập đình thờ Trần Hưng Đạo ngay trên nền miếu cũ để tưởng nhớ công lao của Ngài và lưu niệm sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đình Trung Bản có diện tích là 1.740m2, nằm trên gò đất cao nhất của làng Trung Bản. Đình quay về hướng Tây Nam, phía đông giáp khu nhà dân thôn Trung Bản, phía bắc, tây, nam giáp cánh đồng lúa. Đình được cấu trúc theo kiểu chữ Đinh, gồm sân đình, tiền đường, bái đường và hậu cung. Không gian đình tương đối rộng, cổng được xây theo kiểu giả tam quan, một cổng chính to và hai cổng phụ hai bên. Bước qua cổng là tới sân đình, sân đình có diện tích rộng hơn 200m2 được lát gạch, xung quanh có hệ thống tường bao quanh. Tiền đường: Tiền đường gồm ba gian, hai chái, hai đầu bít đốc. Mái lợp ngói giếng đáy, bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Vì kèo cấu trúc theo kiểu trồng rường gồm bốn hàng cột thượng thu hạ khách. Hệ thống cột khá lớn, đầu được trạm khắc các hình rồng cá rất tinh xảo. Tại gian giữa có một án gian thờ được sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh vi, các cột ở gian giữa được bố trí ba cặp câu đối, trên có một mâm bồng bằng gỗ được sơn son thếp vàng, vẽ trang trí cảnh lưỡng long chầu nguyệt và những vân xoắn. Ngoài ra còn có một số đồ thờ tự như: lộc bình gỗ sơn son, ống hương gỗ sơn son, bát hương bằng sứ. Bái đường: Bái đường gồm ba gian, hai chái. Cấu trúc theo kiểu trồng rường với bốn hàng cột thượng thu hạ khách, các con rường đều chạm khắc các chi tiết đơn giản hơn nhà tiền đường. Gian giữa là một án gian được sơn son thiếp vàng, chạm khắc cảnh rồng và hoa lá cách điệu, bên trong là những ô nhỏ chạm khắc những cánh hoa. Phía trên án gian có hai lộc bình sứ của thời Lê trang trí Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 30
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh hoa văn rồng chầu nguyệt và những dải vân xoắn. Trên án gian còn có một số hiện vật như đôi lộc bình bằng gỗ sơn son, hai bát hương bằng sứ trang trí rồng chầu nguyệt, một mâm bồng gỗ và hai cây đèn gỗ đều sơn son. Tiếp sau án gian là sập phân hiến thời Lê, trên sập có mâm thờ đều được sơn son thiếp vàng, chạm khắc hoa văn cách điệu. Cạnh sập phân hiến là một quán tẩy tạo dựng từ thời Lê, cao 155cm, được sơn son thiếp vàng và chạm khắc tứ linh. Bên phải của bái đường có một án gian được sơn son thiếp vàng. Trên án gian có một ống hương gỗ, một cây đèn gỗ và một bát hương bằng sứ. Sau án gian là một bệ thờ cao 68 cm. Trên bệ là khám thờ, phía trong có tượng Yết Kiêu bằng gỗ cao 80 cm. Bên phải của bái đường còn có một tấm bia ghi công đức được khắc bằng đá vào thời Quang Trung, bia cao 90 cm, rộng 44 cm, dày 11 cm. Đây là bia “ Hậu thần bi ký” được lập vào năm Quang Trung thứ 5 (1792). Bên trái của bái đường là một án gian sơn son thiếp vàng. Đồ thờ tượng tự như bên phải bái đường. Sau án gian, trên bệ là khám thờ, đặt tượng bằng gỗ cao 80 cm. Hậu cung: Hậu cung ở phía sau đình, được nối tiếp sau nhà bái đường. Cấu trúc một gian hai vì kèo theo kiểu trồng rường có chạm khắc. Hậu cung có hai bức đại tự sơn son thiếp vàng được bố trí ở trong và đầu nhà. Đồ thờ của hậu cung cũng được phân bố gồm: phía ngoài kiệu bát cống ( thời Hậu Lê) sơn son thiếp vàng chạm khắc hình rồng. Trên kiệu là sập có từ thời Hậu Lê được chạm khắc rất tỉ mỉ với các hoa văn lá cây hình rồng. Tiếp theo kiệu bát cống là một bệ thờ, trên bệ có ngai thờ sơn son thiếp vàng đặt tượng Trần Hưng Đạo bằng gỗ cao 125 cm. Ô giữa chạm đầu rồng ngậm chữ “ Thọ”. Ngai tượng Trần Hưng Đạo có kích thước cao 122 cm, rộng 60 cm, sâu 72 cm. Ngai được đặt trên kiệu bành sơn son thiếp vàng, chạm khắc rồng và hoa văn kiểu hình học, hai bên kiệu chạm hai đầu rồng trong tư thế vươn ra trước. Kiệu có kích thước cao 70 cm, rộng 90 cm, dài 110 cm. Hai bên phía trước Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 31
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh kiệu là hai thanh kiếm gỗ được sơn son thiếp vàng, chạm khắc hoa văn rồng và những vân xoắn. Kiếm cao 160 cm, hai bên là cây đèn bằng thép cao 155cm kiểu con rồng cách điệu hình cây uốn lượn trên đài sen. Trải qua nhiều năm đình đã được tu sửa và xây dựng lại nhiều lần. Hiện nay đình đang được bộ văn hoá đầu tư 10 tỉ đồng cho việc xây lại và mở mang diện tích nhưng vẫn giữ được nguyên gốc lối kiến trúc cũ của đình. Đình có giá trị như một di tích lưu niệm danh nhân của dân tộc, lưu niệm sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và di tích gốc về lịch sử của các công trình kiến trúc trước đây. Đình Trung Bản được Bộ Văn Hoá – Thông Tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc Gia thuộc cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, theo Quyết định số 1548/ QĐ – BVHTT ngày 30/8/1991. b. Đình Phong Cốc Đình Cốc là tên thường gọi của nhân dân địa phương. Đình có tên chữ là “ Phong Cốc đình”. Sở dĩ đình có tên gọi như vậy có thể là do nguồn gốc xuất phát từ vị trí địa lý của mảnh đất dựng đình giống hình con chim Cốc, cũng có thể xuất phát từ tên làng Cốc ngày xưa. Đình Cốc xưa thuộc xóm Đình, thôn Phong Cốc, xã Phong Lưu, huyện Yên Hưng, tổng Hà Nam. Nay thuộc thôn 1 xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đình nằm ở nơi giáp ranh giữa xã Phong Cốc và xã Phong Hải huyện Yên Hưng, cách thị trấn Quảng Yên 6km, cách thành phố Hạ Long 45 km. Đình Cốc cũng giống như đình Trung Bản là gồm có ba phần: Tiền đường, bái đường và hậu cung. Bái đường ( đình trong) được xây dựng năm 1800, tiền đường ( đình ngoài) được nhân dân xã Phong Lưu xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII – năm Gia Long thứ 4 (năm 1805). Đình Cốc là một ngôi đình cổ to đẹp nhất cả về tầm vóc và kiến trúc nghệ thuật điêu khắc còn lại ở huyện Yên Hưng. Khác với các đình khác là thờ các danh nhân, danh tướng. Đình Cốc thờ thành hoàng làng là thần Nông và Tứ Vị Thánh Nương. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 32
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Xưa kia, khi cuộc sống chủ yếu còn dựa vào thiên nhiên. Trong thâm tâm tình cảm của người nông dân nơi đây rất coi trọng thiên nhiên và coi đó là một đấng tạo hoá ban phát phúc lộc cho con người mỗi khi đem hạt giống ra ngâm reo, cấy lúa xuống ruộng, kéo con thuyền ra sông, ra biển đều muốn trình báo cầu mong thần Nông và các vị thánh thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặng, xóm làng yên vui. Khi gặt cây lúa, hái chùm quả, bắt mẻ cá tôm đầu mùa, người ta lại thành tâm làm lễ dâng cúng tạ ơn. Chìm trong tình cảnh hàng năm nắng hạn triền miên, ruộng đồng khô nẻ không có nước cho sản xuất và sinh hoạt, vùng đảo Hà Nam luôn bị mất mùa và đói kém. Đời sống của cư dân rất đỗi cực nhọc khó khăn, không còn cách nào khác là họ phải thờ vị thần bảo hộ, thần Nông cầu cho mưa nắng thuận hoà, mùa màng tốt tươi. Ngoài thờ thần Nông ra thì đình Cốc còn thờ Tứ Vị Thánh Nương do nhân dân lấy từ đền Cần Hải, xã Hương Cát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về thờ. Theo thần phả và truyền thuyết Thánh Mẫu tên thật là Kiều Nương họ Triệu, là con một thuyền chài ở cửa biển Kiền Hải, Châu Hoan ( cửa cồn Quỳnh Lưu, Nghệ An). Bà là một cô gái xinh đẹp hiền hậu được đưa về Trung Quốc vào cung làm Hoàng Hậu vợ của vua Tống Đế Bình ( 1279- 1284). Khi giặc Nguyên – Mông định chiếm nhà Tống, vua Tống Đế Bình vội sai cận thần đưa Hoàng Hậu và hai công chúa sinh đôi là Hồng Liên và Hồng Hạnh cùng một thị nữ xuống thuyền chạy loạn về phương Nam. Đoàn thuyền vượt biển đến Nghệ An bỗng nhiên gặp cơn phong ba lớn đã bị đắm. Chỉ còn Hoàng Hậu , hai Công Chúa và một thị nữ sống sót dạt vào một ngôi chùa bên cửa biển Kiền Hải được nhà sư che chở cứu thoát và lưu lại chùa ba tháng. Sau này, được tin Vua Đế Bình cùng các quân thần đã tử trận, Kiền Nương khóc than nhìn về phương Bắc nói với hai con: “Sống vì nước, nếu không cứu được nước thì chết đi”, hai Công Chúa và thị nữ cũng than khóc và làm theo lời mẹ cho toại nguyện. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 33
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Bốn người chào nhà sư và ra biển tự vẫn ngày 24 tháng 12 năm ấy, sau đó sư cho người tìm nhưng không thấy bèn lập đền tràng bên bờ biển để chiêu hồn và lập một miếu thờ con bên cạnh chùa để thờ. Một thời gian sau, vua Trần Anh Tông cử quân đi đánh Chiêm Thành. Khi đến đây thì gió to sóng lớn, vua và quân dừng thuyền lại và ngủ tại đây. Ngay đêm hôm ấy vua nằm mơ thấy người mặc áo vẩy cá, cúc ngọc, theo sau là ba người con gái tiến thẳng đến trước vua và vái rằng: Thiếp đây cùng ba con bị chết, nay đây nghe Hoàng Đế sang đánh giặc, thiếp xin nhà vua cho đi cùng đánh giặc. Nếu thắng giặc nhà vua sẽ phong cho sắc. Tỉnh giấc, thấy chuyện lạ vua bèn sai quân lính vào làng hỏi xem sự tích thực hư thế nào. Sự thực đã được xác minh vua cùng quân lính vào đình đốt hương khấn, xuất quân đánh giặc. Khi thắng trận trên đường trở về tụ quân lại Kiền Hải lập miếu to, xây lăng mộ và tái sắc phong: “ Đại Kiền quốc gia Nam Hải sắc vị tứ nương” và ban cho 300 quan kinh phí giữ đình tu sửa. Từ đó trở đi quốc bảo dân thờ, các đời vua sau đều phong thượng đẳng thần. Theo lời kể lại của các bậc cao niên làng Phong Cốc, cách đây khoảng 160 năm, có một nhóm người ở tổng Hà Nam đi đốn trúc ở Nghệ An, khi qua cửa Cồn gặp sóng to gió lớn, trôi dạt vào Kiền Hải, đồng thời được nghe dân làng kể về sự tích linh thiêng của ngôi miếu và khí tiết của bốn vị Thánh Nương. Nhóm người này đã vào miếu thắp hương cúng bái xin cho tai qua nạn khỏi sau đó xin chân hương về tôn nhang tạc tượng lập bài vị thờ trong miếu, sau đó người ta rước bài vị của các vị thánh này về thờ ở đình Phong Cốc. Hàng năm mỗi khi thời tiết bị nắng hạn kéo dài, nhân dân làng Phong Cốc lại tổ chức lễ cầu mưa, rước tứ vị Thánh Nương từ miếu Phong Cốc về đình để cầu tế sau đó lại đưa về miếu. Đình Cốc là một tổng thể kiến trúc gồm có hai ngôi đình và một hậu cung, được xây dựng vào thời gian khác nhau theo hiểu chữ “Nhị”. Gía trị nhất là ngôi đình ngoài ( tiền đường) có quy mô vào loại bậc nhất ở nước ta, rộng tới 15m, dài tới 35m. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 34
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Đình ngoài gồm bảy gian hai chái. Vì kèo của đình được làm theo kiểu giá chiêng kẻ suốt, mỗi vì có sáu hàng cột. Những cột cái của đình đều có kích thước rất lớn tới 0,80m. Cột ở đây được làm theo lối “ Thượng thu, hạ thách”, các vì kèo cũng làm theo lối này, nghĩa là phía dưới to hơn phía trên tạo nên thế vững chãi cho từng cây cột. Đây là một hình thức tính toán thông minh trong kiến trúc cổ của những người thợ làm đình. Mái đình rộng bề thế, diềm mái hơi lượn cong vút làm cho mái đình tuy nặng nề nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Trước cửa đình còn nguyên vẹn hai cánh cửa chính bằng gỗ lim chạm nổi hình rồng phượng đang bay trong mây, hai cánh cửa khép lại tạo nên một tác phẩm điêu khắc gỗ lớn độc đáo. Hai bên cửa chính là hệ thống cửa chắn song lùa gió, đón gió đông khiến trong đình luôn mát rượi. Hai bên trái hồi nguyên xưa bưng bằng ván nong đó lụa, các ngày hội hè đình đám tháo ra để trống cả ba mặt. Trang trí được chạm khắc trong đình ngoài cũng hết sức phong phú và đẹp. Hầu hết các cấu kiện của đình đều được chạm khắc ( chỉ trừ các cột xà thượng, xà trong và xà hạ). Kỹ thuật chạm khắc ở đây rất điêu luyện, tinh xảo. Hầu hết được chạm kênh bong nhiều lớp, chạm kênh, chạm nổi và khắc ván làm cho các bức chạm có chiều sâu, mảng khối rõ ràng, dưới ánh sáng tự nhiên làm cho các bức chạm lung linh, sinh động. Bố cục trong điêu khắc trang trí của đình Cốc cũng hết sức phong phú và hài hoà với kiến trúc. Trên các đầu dư đỡ cấu kiện đều được chạm thủng kênh bong nhiều lớp hình đầu rồng đao lửa để gây cảm giác nhẹ nhàng cho các câu đầu phải đỡ bộ giá chiêng. Đầu cột giá đỡ và đầu các kẻ xó được các nghệ nhân che bằng các bức tượng tròn bằng gỗ như tượng người hươu nai, người cưỡi rồng, Đó là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian. Sử dụng thế cong của các đầu bấy, các nghệ nhân tạo nên những con rồng, Tất cả như đang bay từ trên trời xuống trần thế, vui với dân gian. Sự ứng xử linh hoạt tài tình trong trang trí như vậy cũng làm tăng thêm vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 35
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Hầu hết bố cục điêu khắc đăng đối giả và không đối. Nội dung chạm khắc ở đầu bấy này không giống ở đầu bấy kia. Trên tất cả các cấu kiện của kiến trúc ta không thấy sự đăng đối nào về nội dung có chăng chỉ là đăng đối về mặt kỹ thuật chạm.Bố cục tự thân trong mỗi bức chạm ở đình Cốc không cái nào đóng khung gò bó trong các ô hình.Các chi tiết của bức chạm vượt ra ngoài không gian một cách hết sức phóng thoáng và thoải mái. Hiện tượng “đồng hiện” phổ biến trên các cấu kiệu, tức là trên mỗi bức chạm lớn có nhiều đề tài phản ánh, nhưng mỗi đề tài đều có chính và phụ.Ví dụ :Trên mỗi mặt của bức cố ở gian giữa ở phía dưới miêu tả cảnh người bắt báo mặt ánh lên nụ cười chiến thắng. Hai bên là hai con rồng lớn đang tròn mắt chứng kiến sức mạnh của con người, trên nữa là cảnh rồng mẹ và rồng con đùa dỡn, trên cùng là cảnh cưỡi ngựa. Các bức tranh ở đình Cốc bố cục theo lối đồng hiện phóng thoáng hài hoà khác hẳn với kiến trúc đăng đối gò bó trong các khuôn hình của kiến trúc cung đình. Phải chăng đó là tiếng nói khát vọng của nhân dân mong muốn cuộc sống tự do, phóng thoáng chống lại sự gò bó, khuôn phép của lễ giáo phong kiến. Các đề tài điêu khắc thể hiện ở đình Cốc đã có nhiều biến đổi mới. Đề tài tứ linh, món ăn tinh thần thị hiếu của tầng lớp trên vẫn còn phổ biến, nhưng chất linh của Rồng, Phượng, Nghê không còn nữa. Ở đây chúng không uy nghi dữ dội, cao vời như điêu khắc cung đình, mà chúng đã thần phục sức mạnh của con người như cảnh bắt báo, cô gái cưỡi phượng, Đăc biệt đề tài sinh hoạt thường chạm nổi thô mộc trên các ván dạng gỗ hoành. Đó là các cảnh sinh hoạt gần gũi, diễn tả mộc mạc tươi mát khoẻ khoắn của người dân. Cảnh xem chọi gà, miêu tả một đôi gà chọi to lớn đang ở giai đoạn quyết liệt, hai con đang kề cổ vào nhau, xung quanh đôi gà là một người ngồi xếp bằng, tay cầm chén rượu chăm chú quên cả uống, một người mải xem quên cả quạt. Bức chạm gợi lại cảnh chọi gà đầu xuân ở khu vực đảo Hà Nam, Yên Hưng. Ngoài ra các cấu kiện của đình ngoài cũng có nhiều cảnh sinh hoạt của những thú vật, hoa lá tứ linh khác, Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 36
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Đình ngoài không còn niên đại dựng đình nhưng qua đặc điểm của cấu trúc điêu khắc cho thấy đình được làm vào khoảng thế kỉ XVII. Thời kì đỉnh cao của kiến trúc đình làng, với kỹ thuật chạm kênh bong, chạm thủng kết hợp chạm nổi, bố cục phóng khoáng, đề tài phong phú hóm hỉnh mang tính chất dân gian gần gũi với cuộc sống của người dân lao động. Điêu khắc ở đình Cốc đã góp cho nền tạo hình ở Việt Nam một sức sống mãnh liệt và kinh nghjiệm quý báu. Giúp cho nghệ thuật tạo hình Việt Nam có cơ sở kế thừa và phát triển. Đình Phong Cốc được Bộ Văn Hoá – Thông Tin công nhận xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc Gia số 191/QĐ-BVHTT ngày 22-3-1988. c. Đình Lưu Khê Đình Lưu Khê là tên được gọi theo tên của làng Lưu Khê, thuộc xã Liên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo gia phả của dòng họ Đỗ Độ, Đào Bá Lệ và gia phả dòng họ Lưu Phúc thôn Lưu Khê, vào khoảng đời vua Lê niên hiệu Thiệu Bình, có hai Tiên Công là Đỗ Độ và Đào Bá Lệ quê ở phủ lý, Nam Định đã chiêu tập mọi người, Trong đó có ông Lê Phúc Hy quê ở Hải Dương đến vùng đất phía đông xã Phong Lưu quai đê lấn biển lập nên xã Lương Quy, sau này đổi thành xã Lưu Khê. Đây là một ngôi đình cổ, bề thế nằm giữa một vùng đất đai trù phú. Đình được dựng trên một khu đất bằng phẳng rộng 1.054m2 quay về phía Đông – Nam. Phía trước sân đình là chợ Đình, còn phía trước đình là sông Đình, bến Đình, là nơi đỗ thuyền bè của nhân dân về họp chợ. Đình Lưu Khê nổi bật lên với những nét kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách của những ngôi đình làng Việt Nam thế kỷ XVIII và XIX. Căn cứ vào niên đại xây dựng đình Lưu Khê và theo lời kể lại của các cụ cao niên trong làng thì đình được xây dựng vào năm Nhâm Ngọ ( tháng 4 năm 1822), trên câu đầu của đình có hàng chữ “ Tuế thứ Nhâm Ngọ niên tứ nguyệt, cát nhật, lương thời trụ trụ thượng lương”, tạm dịch: “ Gìơ lành, ngày tốt, tháng Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 37
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh tư năm Nhâm Ngọ dựng bắt nóc”. Đình Lưu Khê đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn bảo tồn được những nét kiến trúc chạm khắc ban đầu. Đình là nơi thờ thành hoàng của làng Lưu Khê là Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai vị Tiên Công là Đỗ Độ và Đào Bá Lệ và Mãnh Bà Lê Thị Tốn. Đình không chỉ là nơi hội họp và giải quyết những công việc của làng mà đây còn là nơi hội họp, trao đổi sản vật địa phương của nhân dân các xã trong vùng. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ “ Đinh” gồm có bái đường và hậu cung. Bái đường gồm bảy gian, hai trái, mái lợp ngói mũi hài, phía trước là hệ thống cửa bức bàn. Cấu kiện của đình chủ yếu được làm từ gỗ lim, kiến trúc vì kèo được làm theo lối “ thượng thu hạ thách, kẻ chuyền, đầu bẩy”. Trên câu đầu và các bức cốn được chạm kênh bong tinh xảo hình rồng, tôm cá, hoa sen, mây tản, Đình Lưu Khê được Bộ Văn Hoá – Thông Tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 65/QĐ-BVHTT, ngày 16-1-1995. 2.2.1.2. Chùa a. Chùa Yên Đông Trong số những ngôi chùa cổ còn lại ở Quảng Ninh hiện nay thì chùa Yên Đông ở xã Yên Hải, huyện Yên Hưng là một trong số ít những ngôi chùa cổ được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Cũng như bao đình chùa khác trên đảo Hà Nam, chùa Yên Đông là tên gọi đặt theo tên của làng Yên Đông, ngoài ra chùa còn có tên chữ là “ Pháp Âm Tự” ( tức chùa Pháp Âm). Theo như bia để lại thì chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVI bằng tranh, tre, lá, nứa để thờ phật và đáp ứng sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân. Đến năm Đoan Thái thứ hai ( ngày 21/8/1587) các đại sĩ cùng thiện sãi, vãi trong xã góp tiền khởi công xây dựng lại. Đến năm Mậu Tý ngày mùng 4 tháng 2 năm 1588 đắp tượng phật ngày 26 tháng 3 làm lễ khánh thành, chủ tăng đông đủ, hoa quả phô sắc, người vật tưng bừng, bồng sơn cảnh đẹp. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 38
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Chùa Yên Đông được toạ lạc trên một khu đất mà như tấm bia “Yên Đông tự bi ký” khắc vào năm 1590 có đoạn viết: “ Chùa Yên Đông là nơi có vị thế hùng tráng, được tứ khí trung đúc, sông, núi, gò, đồng. Bốn phía đủ cả Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, là nơi đệ nhất danh thắng xứ Hải Đông Sau khi hoàn tất việc xây dựng, nơi đây càng trở nên chốn bồn lai tiên giới. Những người hảo tâm công đức, lòng thành được Chư Phật chứng minh, phúc lộc theo núi sông mà đến, con cháu đời đời hưởng phúc, lộc, thọ, khang, ninh, Thời đó phong tục thuần hậu, lúa tốt dân đông, nhân tài thịnh, danh thơm lưu truyền ngàn sau ”. Tiếng lành đồn xa, sau khi chùa Yên Đông được hoàn thành thì nơi đây càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp, linh thiêng, phật tử quy y, tăng ni trụ trì, tất cả đều hướng thiện vào cõi phật, góp công, góp của trùng tu tôn tạo, mong quả phúc đời đời cho con cháu. Là ngôi chùa làng nhưng Yên Đông không lúc nào vắng bóng chuông ngân. Chùa đã qua nhiều sư trụ trì, tất cả các sư đều học rộng hiểu sâu, dốc lòng tâm quy. Mặc dù qua bao thời gian đã làm cho cảnh cũ của chùa có nhiều thay đổi nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được những nét cổ kính của ngôi chùa cổ và còn lưu giữ được nguyên vẹn. Hệ thống tượng phật đồ thờ tự ở đây được các nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ, tạc lên các pho tượng mang đầy đủ các hình dáng khác nhau, thể hiện nội tâm khác nhau. Những mềm mại nhưng khoẻ khoắn dứt khoát cùng những hoa văn trang trí trên từng pho tượng thể hiện qua các thời kỳ đều mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hoá góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quý giá của vùng đảo Hà Nam nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chùa Yên Đông được xây dựng không những ngoài việc sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân mà còn góp phần quan trọng trong đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, Sư Lôi là một trong những nhà sư yêu nước hoạt động tích cực đã nuôi dấu cán bộ cách mạng rất an toàn. Năm 1947 - 1948 làng Hải Yến bị giặc khủng Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 39
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh bố, chùa Yên Đông là nơi tập hợp thanh niên trong làng lên làng Hải Yến để mít tinh biểu tình chống lại nhưng bị quan lại Pháp bắt giữ một số người. Trong kháng chiến chống mĩ chùa là nơi huấn luyện dân quân tự vệ của xã cho chắc tay súng, vững tay cày, luôn đảm bảo hậu phương vững mạnh sẵn sàng chi viện sức người sức của cho chiến trường Miền Nam đánh mỹ. Chùa Yên Đông cũng được xây dựng khá đẹp, quy mô khang trang. Phía Nam tiếp giáp với sông làm thành dải Thanh Long, phía Tây Nam tiếp giáp núi Thuỷ Đường, Phủ Đệ là danh thắng số một của Hải Phòng. Bao gồm chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giải vũ, nhà tăng, nhà ni, vườn tháp, vườn bia, Trải qua thời gian và bao lần trùng tu xây dựng dấu ấn và kiến trúc cũ của chùa đã bị thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc của ngôi chùa cổ. Toàn bộ các công trình xây dựng chùa được nằm trong khuôn viên tường rào, hiện nay với diện tích là 3.318m2 theo kiểu tiền phật hậu thánh hay tiền phật, hậu tổ. Phía trên chùa là đường đi, tiếp đến là hồ nước trồng sen, vườn rau, tường rào tam quan, sân chùa chính, sân sau. Bên phải là nhà tổ, nhà ni, nhà khách, vườn tháp, bếp, giếng nước, Bên trái chùa là nền đình làng Hải Yến, trường THCS Yên Hải, bên phải chùa là cánh đồng, phía sau chùa là đường làng. Chùa được quay hướng Tây. Đây là hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương khiến cho chúng sinh không rời bỏ nghĩa vụ vì chúng sinh đau khổ. Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, gồm năm gian tiền đường và ba gian hậu cung, tường xây gạch đỏ, mái lợp ngói tây, hai đầu hồi đắp hình tròn mây, trên bờ nóc dắp nổi ba chữ “ Pháp Âm Tự”, phía sau hậu cung vòm mây đắp nổi hình hổ phù cách điệu hoa cúc mãn khai. Hai bên đầu tiền đường là hai trụ đèn lồng xây xi măng đắp nổi hai câu đối. Tiền đường năm gian dài 15m, rộng 8,3m, có bốn bộ vì kèo gồm hai hàng cột cái tám chiếc đường kính 35cm, hai hàng cột quân tám chiếc đường kính 25cm, một hàng cột kiêm bốn chiếc giáp hậu cung. Hệ thống vì kèo gỗ Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 40
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh kiểu trồng rường con nhị các giường câu đầu, đầu rư được bào trơn đóng bén, không chạm khắc gì. Gian giữa của tiền đường không đặt gì, là nơi nhà sư tụng kinh niệm phật và các phật tử cầu nguyện. Hai gian hai bên là hai tượng hộ pháp đứng trong tư thế uy nghiêm, mình mặc áo giáp đầu đội mũ trụ. Tượng bên phải cầm binh khí, tượng được tạc bằng gỗ cao 2,7m. Phía trước hai tượng là hai bàn thờ xi măng, mỗi ban trên có đặt một bát hương, một mâm bồng gỗ, một lọ hoa sơn mài. Gian đầu hồi bên trái là bàn thờ Đức Ông được xây bằng xi măng. Trên đó là tượng Đức Ông ngồi trên ngai, tượng cao 1m được tạc vào thời Nguyễn. Dưới chân tượng là hai con nghê gỗ nhỏ, phía trước tượng là bốn tượng nhỏ không rõ tên cũng được tạc vào thời Nguyễn và một giá để kiếm. Gian đầu hồi bên phải là bàn thờ Mẫu được xây bằng xi măng hai cấp. Cấp trên cùng là ba tượng Mẫu ( Tam toà Thánh Mẫu) được ngồi trong khám sơn son thiếp vàng chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt và hoa dây móc. Tượng Mẫu Thiên cao 60 cm, còn tượng Mẫu Địa và Mẫu Thuỷ cao 50cm, bên cạnh là hai nàng hầu cao 32 cm được tạc trong tư thế đứng. Tất cả các tượng này được tạc vào thời hậu lê, phía trước ban thờ treo một chuông đồng to được đúc vào ngày lành tháng xuân Minh Mệnh thứ 13 (1832), chuông cao 1,4m cả quai đường kính 60m được đúc khối liền. Quai chuông là đôi rồng uốn lượn kết thành, thân chuông được đúc thành bốn múi ghi thành bốn chữ “ Pháp Âm tự chung” và khắc tứ linh tứ quý. Phía sát tường đầu bên phải là tấm bia đá được làm vào năm Hưng Trị tam niên thập nguyệt cốc nhật bi ( bia được lập ngày lành tháng 10 năm Hưng Trị thứ ba (1590), triều vua Mạc Mậu Hợp). Nội dung văn bia ghi lại việc trùng tu, tôn tạo chùa Yên Đông của các tăng ni phật tử trùng tu, tôn tạo và ca ngợi chùa Yên Đông. Hậu cung gồm ba gian dài 7,9m và rộng 7,9m được nối liền mái với tiền đường. Tính từ trong ra ngoài, hàng trên cùng là ba pho tượng tam thế tượng trưng cho Phật thuộc ba thời khác nhau. Cả ba tượng đều cao 1m và tạc giống nhau, ngồi tạo thiền trong thế kiết giá toàn phần. Tượng được tạc vào thời Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 41
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Mạc với dáng cân đối theo hình tháp, thân hình đầy đặn. Bệ Phật là toà sen ba lớp, lòng các cánh sen nở căng đầy và dày tạo cho tượng một dáng ngồi thanh thoát và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Hàng thứ hai, giữa là tượng A Di Đà được tạc lớn hơn so với các tượng khác. Tượng cao 1,4m và cũng được tạc vào thời Mạc. Bệ tượng là toà sen bốn lớp, lòng cánh sen nở căng đầy, trên mỗi cánh sen là một hoa cúc mãn khai và có hai đường chỉ chạy xung quanh. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc có giá trị nhất còn lưu giữ trong chùa. Đứng hai bên tượng A Di Đà là hai tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Hai tượng này được tạc bằng nhau cao 1,2m đứng trên toà sen. Hàng thứ ba giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp cao 1m ngồi tọa thiền trên toà sen. Đứng hai bên tượng Thích Ca Mầu Ni là hai tượng A Nan và Cà Diếp. Cả hai tượng này đều được tạc trong tư thế đứng trên toà sen. Các pho tượng trên đều được tạc vào thời Mạc. Hàng thứ tư là tượng Quan Âm Tiên Thu cao 1m được tạc trong tư thế ngồi trong toà sen. Tượng có 12 tay, hai tay chính chắp trước ngưc kiểu hoa ôm mười tay khác đặt trong tư thế khác nhau. Các ngón tay thuôn nhỏ mềm mại, khuôn mặt hình mặt nguyệt đầy đặn đôn hậu, đầu đội mũ thiên quan, chính giữa mũ phía trước là ngọn lửa tam muội. Hàng thứ năm là tượng Thích Ca Sơ Sinh đứng trên toà sen với thân hình nhỏ nhắn nhưng đầy đặn. Bên phải hậu cung là ban thờ Quan Âm Tống Tử được xây dựng bằng xi măng cao 1m ngồi trên bệ bế đứa bé trên tay. Bên phải hậu cung là bàn thờ tượng Đức Thánh Hiền được tạc vào thời Nguyễn. Nhà thờ Tổ nằm ở phía sau, quây hướng Nam, kiến trúc kiểu chữ “Nhất” có ba gian dài 8m, rộng 6m. Tường xây gạch đỏ, mái lợp ngói tây. Toàn bộ phía trước là cửa gỗ ván lừa. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng trồng rường. Các rường chạm trổ hoa cúc mãn khai. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 42
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Nhà khách nằm ở bên phải chùa quay hướng Nam bao gồm có ba gian mới được xây dựng lại. Bên phải chùa là vườn tháp, gồm năm tháp xây gạch hai tầng trát vữa xi măng, đỉnh tháp là hình búp sen, phía trước tháp là bài vị ghi tên tuổi của các vị sư, phía sau tháp là tấm bia gắn trên thân tháp ghi lại công lao to lớn của các vị sư đó. Lễ hội chính ở chùa Yên Đông được tổ chức vào mùng 5 tháng 1 âm lịch. Bằng những tư liệu hiện vật còn lưu giữ đến ngày nay, có thể nói chùa Yên Đông đã đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn nền điêu khắc cổ của dân tộc, cho việc tìm hiểu về sự phát triển của lịch sử địa phượng. Góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quý giá của vùng đảo Hà Nam nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chùa được Bộ Văn Hoá – Thông Tin cấp bằng công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật số 30/QĐ-BVHTT ngày 24-11-2000. 2.2.1.3. Miếu a. Miếu Thập Cửu Tiên Công Miếu Thập cửu Tiên Công, tên thường gọi là miếu Tiên công thuộc địa phận xóm trong, xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh Miếu Tiên Công được xây dựng từ năm nào đến nay không ai biết. Theo lời kể của nhân dân trong vùng thì ngôi miếu này đã có từ rất lâu đời. Từ đời vua Gia Long miếu đã được xây dựng bằng gạch ngói, qua thời gian trải qua nhiều lần trùng tu và để lại ngôi miếu như ngày nay. Miếu Tiên Công là công trình tưởng niệm 19 vị Tiên Công là Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi Huy Ngoạn, Ngô Bách Đoan, Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh, Lê Khép, Lê Mở, Vũ Tam Tỉnh, Vũ Giai, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Thực, Bùi Bách Niên, Phạm Việt, Dương Quang Tín, Dương Quang Tấn, đã có công đầu tiên quai đê lấn biển lập nên xã Phong Lưu vào năm 1434 và hai vị Tiên Công là Hoàng Nông và Hoàng Nênh- những người đã chiêu tập cư dân quai đê lấn biển lập nên làng Trung Bản. Vì thế mà miếu Tiên Công là di tích lưu niệm danh nhân dựng nước. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 43
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Di tích miếu Tiên Công nằm trên một khu đất rộng 2.912m2, đây là khu đất đầu tiên mà các vị Tiên Công phát hiện ra nơi có nguồn nước ngọt ( sau này được gọi là Hồ Mạch). Phía Đông giáp khu dân cư phía trong xóm xã Cẩm La, Phía Tây, Nam, Bắc giáp với các bãi đất rộng. Trước miếu còn có một hồ nước mới được cải tạo. Cảnh trí bao gồm bãi cỏ, cây cối, gò đống, hồ ao. Tất cả đều nhằm tạo dựng không gian thanh tịnh, thuần bí. Nơi đây có thể gọi là “ đất lành” như dân gian vẫn thường quan niệm đất lành là đất có sông hồ bao bọc, có gò đống bốn bề quần tụ khác nào có rồng, phượng, rồng, rắn chầu bái. Để vào được miếu phải qua một cổng Tam Quan. Trước đây miếu được xây theo kiểu chữ “ Nhị”. Năm 1960 nhà bái đường hoàn toàn bị hỏng nên năm 1989 đã được phục hồi nguyên trạng và đưa sát vào nhà thờ tổ nên kiến trúc miếu hiện nay được xây theo kiểu chữ “ Nhất”. Từ cổng Tam Quan qua sau miếu là đến từ đường và nhà thờ tổ. Qua cổng Tam Quan vào sân miếu rộng vài trăm mét, hai bên có tường bao quanh cao 1,4m sát tường bao là hai hàng cây thẳng tạo nên sự uy nghiêm cho khu miếu, nền sân rộng được làm bằng gạch Bát Tràng. Qua sân miếu là vào đến nhà bái đường và nhà thờ tổ. Mái được làm theo kiểu đầu đao lợp ngói. Miếu kiến trúc theo lối thời Nguyễn, kiến trúc vì kèo, nhà bái đường theo lối thượng thu hạ khách, mỗi vì kèo gồm hai cột cái có đường kính 0,42m và hai cột quân 2,35m không có chạm trổ cầu kì. Trước đây nhà bái đường gồm ba gian, hai chái dài 13,7m, chiều rộng 8,3m. Nhà bái đường thực ra là một dạng cổng Tam Quan đã được biến đổi để đáp ứng chức năng hết sức quan trọng ở di tích, là nơi nghỉ ngơi cho các cụ già từ xa về trước khi nhà thờ tổ dâng lễ, đồng thời đây là nơi chuẩn bị sắm lễ vàng hương trước khi vào lễ tổ và là nơi sinh hoạt văn hóa trong ngày hội. Nhà bái đường hiện nay gồm ba gian hai chái: gian giữa, gian thờ bia đá và gian bái. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 44
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Phía trước gian giữa có hệ thống cửu bức bàn, hai bên gian giữa có hai cái lọng và mười bát bửu gỗ sơn son thiếp vàng, giữa có án gian sơn son thiếp vàng, có hai lộc bình, đèn gỗ, ống hương, Phía trên có hoành phi “ Khánh Duy Hoài Đức” và hai cặp câu đối ở hai cột cái và hai cột quân. Nền bái đường xây bệ xi măng cao 0,3m, rộng gần bằng cả ba gian. Đây là nơi để cho mọi người tế lễ hay nơi các cụ chơi tổ tôm, các cụ bà ngồi hát trước ngày hội. Bên trái nhà bái đường có một tấm bia đá cao 0,77m, rộng 0,37m. Nội dung bia tạm dịch như sau: “ Phong Lưu tứ xã Hồ Mạch”, bốn xã Phong Lưu có một cái hồ trên đồng thượng. Tương truyền, khi xưa khi các bậc Tiên Công bắt đầu mở mang làng xóm đến vùng đó thấy có tiếng ếch nhái kêu trong hồ, cho rằng ở đây có nước ngọt bèn dừng lại đắp đê ngăn nước biển. Cái hồ thiên nhiên đó do trời mang đến cho các vị Tiên Công để đào giếng, cày ruộng. Con cháu sau này gặp hạn khơi dưới đó thấy có nhiều đá to, uống nứơc thấy ngọt như nước cam tuyền mới biết đó là nơi phát nguyên của các vị Tiên Công. Nay các chức sắc kỳ lão họp lại bàn chuyện sửa sang lại hồ để chứa nước. Đến mùa đông tháng 10 năm Bính Dần (1926) niên hiệu Bảo Đại thứ nhất đến tháng 3 năm Đinh Mão (1927) thì xong ghi vào bia này. Gian bên phải nhà bái đường là gian bái, là nơi mọi người tế lễ, ở nơi này còn thấy bảng vàng thành tâm công đức ghi tên những người có đóng góp cho việc trùng tu miếu. Ngoài ra ở gian này còn có những quân cờ dành cho lễ hội- một trò chơi dân gian cờ người. Sát với nhà bái đường là nhà thờ tổ. Nhà thờ tổ gồm ba gian, phía trước có hệ thống cửu bức bàn, vì kèo có bốn hàng cột, kiến trúc theo kiểu tường kẻ suốt. Gian giữa nhà thờ tổ trong cùng là một khám thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng đặt trên bệ gạch. Khám thờ có kích thước cao 1,25m, dài 1m, rộng 0,65m. Trong có một bài vị bằng gỗ sơn son thiếp vàng cuối có hàng chữ Hán: “Khai sáng đồn điền thập thất Tiên Công thần vị”. Phía trước khám thờ là một tấm bảng phong di tích cấp quốc gia. Hai bên khám thờ có hai lộc bình, Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 45
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh có hai đèn gỗ, phía trên gian giữa có bức đại tự sơn son thiếp vàng với hàng chữ “Phong Lưu nghĩa dân”, hai cột cái gian giữa có đôi câu đối: “ Tháp khổ khai cương công tại vạn tuế Báo bản phản thủy nguyện xuất đồng nhân” Dịch nghĩa: “ Đắp bờ một cõi công để muôn đời Báo gốc hướng nguồn nguyện tạo ra những lớp người nối nghiệp” Gian bên trái có một khám thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng tương tự gian ở giữa, trong có bài vị ghi hàng chữ “ Phụ khẩn tiên đồng liệt vị Tiên Công thần vị”. Ngoài bái đường và nhà thờ tổ ra ở phía ngoài khoảng giữa sân còn có một miếu thờ nhỏ dựng vào năm Bảo Đại thứ bảy tháng hai thờ bà Hoàng Thị Thanh, là người đã cung tiến hai nghìn đồng tiền đồng Đông Dương vào thời đó để trùng tu miếu Tiên Công. Năm 2000 miếu này được tu sửa lại. Miếu Tiên Công là một công trình tưởng niệm danh nhân dựng nước của vùng đảo Hà Nam. Đặc biệt miếu được dựng ngay trên mảnh đất đầu tiên do chính các danh nhân ấy quai đê lấn biển lập thành. Hơn nữa còn bảo lưu trong lòng nó một số di tích vật chất có tác dụng giáo dục truyền thống văn hóa. Đặc biệt di tích còn bảo lưu hội miếu Tiên Công - một ngày hội truyền thống lớn của cả vùng, cả tỉnh. Do vậy di tích miếu Tiên Công có giá trị lớn về mặt lịch sử khoa học và văn hóa. Miếu Thập Cửu Tiên Công được Bộ Văn Hóa –Thông Tin cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử theo quyết định số 34/QĐ –BVHTT, ngày 09/02/1990. b. Miếu Tiên Công Xưa kia Miếu Tiên Công thường được nhân dân địa phương gọi là “Tiên Công cổ miếu”. Miếu nằm ở xóm Thượng, thôn Trung Bản, xã Liên Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 46
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Tiên Công cổ miếu thờ hai vị “ Đại lang chi thần” Hoàng Nông và Hoàng Nênh, quê ở Trà Lũ – Nam Định đã có công chiêu tập người đến vùng đất này khai canh lấn biển lập nên xứ Bản Động, sau đó đổi thành thôn Trung Bản. Miếu cổ Tiên Công được nhân dân Trung Bản xây dựng từ thời Hậu Lê. Đầu thời Nguyễn miếu được chuyển về xứ đồng Đìa Đa, thôn Trung Bản, mãi đến thời Duy Tân thì được chuyển đến địa điểm hiện nay. Miếu Tiên Công hiện còn lưu giữ nhiều đồ thợ tự như: án gian sơn son thiếp vàng, đài gỗ, lộc bình, chân đèn nến, bát hương đá, bát hương đồng, mâm gỗ, lọng vải, bức đại tự, khám thờ, sắc phong khai canh. Miếu không chỉ có giá trị về mặt điêu khắc gỗ, mà ngoài những bức chạm truyền thống được thể hiện ở các vì kèo, đầu bảy, đầu dư, con rường, các đồ thờ tự ở đây đều thể hiện sự điêu luyện của nghề mộc mỹ nghệ trong địa phương. Những đường nét chạm trổ của các hiện vật được thờ từ hai bài vị đến các khám thờ, các bức cửa võng, đại tự, câu đối, án gian, đều có nét riêng biệt mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Những bức chạm tứ linh, hổ phù, rồng chầu, hoa lá cách điệu, tất cả đều tạo nên vẻ đẹp thiêng liêng tôn kính. Đặc biệt trong miếu còn lưu giữ hai tấm bia do hai Tiên công Hoàng Nông, Hoàng Nênh người thôn Trung Bản, xã Phong Lưu lập năm Hồng Đức thứ 26 ( ngày 15-3-1495). Bia cao 0,6m, rộng 3,9m, dày 0,14m được khắc chữ trên cả ba mặt. Nội dung của tấm bia ghi lại việc triều đình cử quan về khu vực Hà Nam đo ruộng đất, đê lộ, nhân khẩu chia cho các xã Vị Dương, Lương Quy và Phong Lưu. Với những giá trị còn lưu lại đến ngày nay nên ngày 7-12-2001 theo quyết định số 51/2001 Tiên Công cổ miếu đã được Bộ văn hoá – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử- văn hoá quốc gia. 2.2.1.4. Các Di tích Lịch sử Văn hoá khác a. Đền Trung Cốc Từ ngã tư thị trấn Quảng Yên qua cầu Sông Chanh theo đường liên xã khoảng 2km, rẽ phải vào đường thôn Đồng Cốc khoảng 500m, sau đó rẽ trái khoảng 100m là đến đền Trung Cốc. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 47
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Đền được xây dựng trên một gò đất cao giữa thôn Đồng Cốc, xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Đền quay hướng Đông - Nam, phía đông và phía bắc giáp khu dân cư thôn Đồng Cốc, phía tây giáp đình của thôn Đồng Cốc, phía nam giáp đồng lúa Vạn Muối. Đây là bãi cọc lớn thứ hai có quy mô lớn góp phần quan trọng làm lên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đền thờ hai vị anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm thế kỷ XIII, đó là Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão. Đồng thời mảnh đất dựng đền cũng là nơi lưu niệm sự kiện vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đền Trung Cốc được xây dựng bên cạnh bãi cọc Vạn Muối, là nguyên gốc di tích lưu niệm sự kiện trong dân gian. Nhân dân vùng đảo Hà Nam vẫn còn lưu truyền câu chuyện Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão dùng thuyền đi đôn đốc quân sỹ, dân binh cắm bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối để làm thành một phòng tuyến bịt chặt họng sông Bạch Đằng, buộc thuyền chiến của giặc Nguyên phải dừng lại chiến đấu cho đến khi bị tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Một hôm Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đi thuyền đến khu vực đồng Vạn Muối để thị sát địa hình chuẩn bị trận địa cọc thì bị cạn thuyền ở gò đất thôn Đồng Cốc, nhân dân bèn đến và kéo thuyền của hai ông ra khỏi chỗ mắc cạn. Sau chiến thắng Bạch Đằng nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ hai ông gọi là đền Trung Cốc ngay trên gò đất mà hai ông bị mắc cạn. Đền Trung Cốc có kiến trúc theo kiểu chữ “ Đinh”, đình quay về hướng Đông Nam gồm Bái đường và Hậu cung. Tại đây cũng diễn ra lễ hội Bạch Đằng vào ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch. Bái đường gồm ba gian, chái hồi bít đốc, mái lợp ngói Tây, cửa gỗ đóng liệt bản. Kiến trúc vì kèo theo kiểu chồng rường. Gian giữa có ban thờ tượng Phạm Ngũ Lão tạc bằng gỗ cao 80 cm được đặt trong khám sơn son thiếp vàng. Gian trái của bái đường thờ tượng đệ nhất Vương Cô, tức Trinh Công Chúa- con gái của Trần Hưng Đạo. Phía trước khám thờ Đệ nhất Vương Cô có một khám thờ nhỏ sơn son thiếp vàng đặt tượng Nam Tào cao 50cm. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 48
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh Gian phải của bái đường thờ Đệ nhị Vương Cô, tức Nguyên Công Chúa - Vợ của Điện Suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Tượng trong khám đều được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Phía trước khám thờ Đệ nhị Vương Cô có một khám thờ nhỏ sơn son thiếp vàng đặt tượng Bắc Đẩu cao 50 cm. Chính giữa bái đường có một hương án làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trên hương án là bát hương và mâm bồng. hai bên bát hương có hai lộc bình làm bằng gỗ, phía trước hương án là một chiếc bàn gỗ dùng để đặt đồ cúng lễ. Ngoài ra hai bên còn có câu đối ngợi ca công lao lớn của Trần Hưng Đạo. Gian bái đường dùng để tế lễ của mọi người dân địa phương và khách thập phương. Hậu cung được xây tiếp ngay sau gian bái đường với diện tích gần 16m2. Gian ngoài của hậu cung có một bệ thờ được xây bằng gạch xi măng. Trên bệ thờ là một khám thờ lớn, bên trong khám là tượng Tiết độ sứ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, tượng bằng đồng cao 156 cm. Trước khám thờ Trần Quốc Tảng có hai khám nhỏ, trong có tượng của Yết Kiêu và Dã Tượng. Gian trong của hậu cung có một bệ thờ. Trên bệ là một khám thờ có sơn son thiếp vàng đặt tượng Trần Hưng Đạo bằng gỗ cao 110 cm. Đền Trung Cốc hiện còn ba sắc phong của vua Duy Tân, vua Tự Đức và vua Gia Long phong sắc cho Hưng Đạo Đại Vương Thượng đẳng thần và những người con của Hưng Đạo Đại Vương. Di tích đền Trung Cốc đã được Bộ Văn Hoá - Thông Tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia thuộc cụm di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 theo Quyết định số 310/QĐ-BVHTT năm 1996. b. Từ đường họ Vũ Từ đường họ Vũ thờ cụ thuỷ tổ dòng họ là cụ Vũ Tam Tỉnh một trong các cụ Tiên Công đã có công đầu tiên trong việc quai đê lấn biển lập nên đảo Hà Nam ngày nay và thờ các thế tổ tiếp theo. Từ đường nằm ở phía Tây thôn Yên Đông, xã Hải Yến, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo gia phả của dòng họ để lại thì Từ Đường được xây dựng vào khoảng những năm 1630. Được xây trên một khu đất cao Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 49
- Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh thoáng trong một khuôn viên rộng 1338m2. Phía Đông và Đông Bắc giáp nhà thờ họ Nguyễn Thực và nhà thờ họ Vũ Giai, phía Tây giáp đình làng và chùa Yên Đông, phía Bắc giáp Hồ Mạch, phía Nam trước cửa từ đường là đường liên xã. Đây là nơi địa linh nhân kiệt, con cháu dòng họ Vũ cũng được hưởng những vinh hoa phú quý, làm rạng rỡ tổ tiên. Từ Đường họ Vũ được quay hướng Nam, kiến trúc theo kiểu chữ “ Nhị”, gồm năm gian tiền đường và năm gian hậu cung. Phía trước tiền đường và xung quanh là một khoảng sân rộng 200m2 xây tường bao quanh lát gạch. Đây là nơi để con cháu tụ họp tế lễ trong các ngày đại lễ. Phía trước tiền đường là cổng Tam Quan, nhưng chỉ có hai cửa ra vào, hai bên xây hai tầng tám mái, còn ở giữa xây cột trụ đèn lồng búp sen tượng trưng cho sự tinh khiết và được đắp giả cuốn thư. Từ đường không bày đặt trang trí gì, chỉ dùng làm nơi bái yết tổ tiên và là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá chung của cả dòng họ. Hậu cung là nơi thâm nghiêm tôn linh nhất được bày biện sắp xếp rất trang trọng, thể hiện tình cảm thiêng liêng của con cháu dành cho tổ tiên. Nhìn tổng thể năm gian thờ của từ đường họ Vũ Tam như một thánh đường nguy nga lộng lẫy với các mảng chạm khắc trên vì kèo, câu đối, đại tự, trướng thơ, long ngai bài vị, được sơn son thiếp vàng một màu vàng quý tộc. Tuy được làm từ thời Nguyễn nhưng mỗi tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vô cùng giá trị và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Có được sự thành công trong tác phẩm đó đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, có óc sáng tạo, có con mắt thẩm mỹ và phải tập trung cao thì mới đạt được. Từ đường họ Vũ lưu được những tác phẩm này đã góp phần làm tăng thêm kho tàng điêu khắc cổ của dân tộc Việt Nam. Hậu cung được nối thông với năm gian tiền đường và liên kết bằng bốn bộ vì kèo gồm hai hàng cột cái và hai hàng cột quân. Hai vì giữa kết cấu giá chiêng được chạm giống nhau. Hai bộ vì kèo hai bên được kết cấu kiểu ván mê đó là các rường chồng khít lên nhau tạo thành một mảng lớn để trang trí. Sinh viên: Trần Thị Nhờ - Lớp VH1001 50