Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Đỗ Thị Thu Hà

pdf 122 trang huongle 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Đỗ Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_dieu_kien_phat_trien_du_lich_tai_huyen_la.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Đỗ Thị Thu Hà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Đỗ Thị Thu Hà Người hướng dẫn: ThS. Đào Thị Thanh Mai HẢI PHÒNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Đỗ Thị Thu Hà Người hướng dẫn: ThS. Đào Thị Thanh Mai HẢI PHÒNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Đỗ Thị Thu Hà Mã số: 1013601003 Lớp : VHL 401 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề tài: Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). - Về lý luận: cần nêu khái quát về điều kiện phát triển du lịch gồm điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn, một số tình hình và sự kiện đặc biệt, sự sẵn sàng đón tiếp du khách. - Về thực tiễn: cần nêu và đánh giá được điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết - Lý luận chung về điều kiện phát triển du lịch - Tài liệu, số liệu về điều kiện và thực trạng hoạt động du lịch tại huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kinh Bắc – Địa chỉ: Số 8/102 Đường Trường Chinh - Quận Đống Đa - Hà Nội.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Đào Thị Thanh Mai Học hàm, học vị: Thạc Sỹ Cơ quan công tác: Khoa Văn hóa Du lịch – Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: “ Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình” Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 02 tháng 4 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 07 tháng 7 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Đỗ Thị Thu Hà ThS. Đào Thị Thanh Mai Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Chăm chỉ, chịu khó học hỏi - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu - Hoàn thành đúng tiến độ đề tài 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): - Về mặt lý luận: sinh viên đã nêu được tổng quan về điều kiện phát triển du lịch gồm điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn, một số tình hình và sự kiện đặc biệt, sự sẵn sàng đón tiếp du khách. - Về mặt thực tiễn: sinh viên đã bước đầu đánh giá được các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, đánh giá những mặt khó khăn và thuận lợi trong phát triển du lịch tại địa phương này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch hiệu quả hơn tại địa phương. - Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Đào Thị Thanh Mai
  7. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình của sinh viên: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: VHL 401 1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài. 2. Cho điểm của người chấm phản biện: (Điểm ghi bằng số và chữ) . Ngày tháng năm 2012 Người chấm phản biện
  8. LỜI CẢM ƠN Mới ngày nào bước vào mái Trường Đại học Dân lập Hải Phòng mà bây giờ năm học cuối cấp đã sắp kết thúc. Đối với sinh viên năm cuối, việc được làm khóa luận tốt nhiệp là một điều quan trọng và vinh dự. Đây chính là thách thức cũng như cơ hội cho chúng em vận dụng kiến thức một cách khách quan nhất, đầy đủ nhất vào trong thực tế, coi đây chính là bước đầu cho việc thử sức đối với bản thân để tạo bước tiền đề cho công việc tương lai sau này. Sau 3 tháng tìm hiểu, nghiên cứu và tích lũy kiến thức, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình”. Để hoàn thành bài khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Thầy Hiệu trưởng Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Toàn thể các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa Du lịch đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn – ThS. Đào Thị Thanh Mai đã tận tình giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận Đồng thời em cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè – những người luôn bên cạnh em, quan tâm và giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần để em có được những điều kiện tốt nhất để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành tốt bài khóa luận, tuy nhiên do trình độ chuyên môn cũng như kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý và quan tâm của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hải Phòng, ngày 18 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hà
  9. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Kết cấu của khóa luận 7 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8 1. 1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 8 1.1.1. Vị trí địa lý 8 1.1.2. Địa hình 9 1.1.3. Khí hậu 10 1.1.4. Thủy văn 10 1.1.5. Hệ động thực vật 11 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 12 1.2.1. Dân cư và nguồn lao động 12 1.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế 13 1.2.3. GDP và GNP 14 1.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn 17 1.2.4.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 18 1.2.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể 21 1.3. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt 24
  10. 1.4. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách 25 Tiểu kết chương I 28 CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH 29 2.1. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình 29 2.2. Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy 31 2.2.1.Khái quát chung về huyện Lạc Thủy 31 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 32 2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên 32 2.2.2.2. Tài nguyên du lịch thiên nhiên 33 2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 36 2.2.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội 36 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 40 2.2.4. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt 66 2.2.5. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách 66 2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy 67 2.3.1. Khái quát chung 67 2.3.2. Thực trạng về sản phẩm du lịch 68 2.3.3. Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 69 2.3.4. Tình hình phát triển nguồn nhân lực 70 2.3.5. Kết quả kinh doanh du lịch 72 2.3.5.1. Khách du lịch 72 2.3.5.2. Doanh thu 73 2.3.6. Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch Lạc Thủy 75 2.3.6.1.Thuận lợi 75 2.3.6.2. Khó khăn 75
  11. Tiểu kết chương II 76 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH 77 3.1. Định hướng phát triển du lịch 77 3.1.1. Định hướng chung phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình 77 3.1.2. Một số định hướng phát triển du lịch huyện Lạc Thủy 79 3.2. Giải pháp về việc phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy 82 3.2.1. Quy hoạch du lịch 82 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 82 3.2.3. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 83 3.2.4.Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về du lịch 85 3.2.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch 86 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 87 3.2.7. Huy động nguồn vốn đầu tư và chính sách đầu tư cho du lịch 88 3.2.8. Giải pháp xã hội hóa việc bảo tồn và phát huy giá trị của các khu di tích và lễ hội 89 3.2.9. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 90 3.3. Kiến nghị 91 Tiểu kết chương III 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 96 PHỤ LỤC 1 96 PHỤ LỤC 2 111
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch được ví là “ngành công nghiệp không khói” từ lâu nay đã trở thành một mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, những lo toan bộn bề của cuộc sống không những thế đời sống văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Họ tìm đến với du lịch là để giải trí, thư giãn, tìm hiểu, khám phá nó là món ăn tinh thần giúp họ quên đi những lo âu, những buồn phiền, sự hối hả trong công việc, sự cạnh tranh trong cuộc sống, đồng thời đi du lịch giúp họ nâng cao tầm hiểu biết về giá trị văn hóa - tài nguyên du lịch, gần gũi thiên nhiên, tận hưởng những phút giây tuyệt vời bên cạnh người thân của họ. Có nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh mỗi loại hình du lịch đều có những đặc điểm riêng, sức hút riêng đối với du khách. Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc với những núi non trùng điệp, khí hậu trong lành, mát mẻ, điều kiện thiên nhiên lý tưởng với các địa danh như chùa Tiên - huyện Lạc Thủy, suối khoáng Kim Bôi, bản Lác - Mai Châu, vùng Hồ sông Đà có nhiều phong cảnh núi non hùng vĩ và là nơi các dân tộc thiểu số vẫn còn giữ nguyên những phong tục, tập quán, giá trị văn hóa truyền thống. Với lợi thế đó, Hòa Bình là nơi hội tụ nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn về văn hóa và sinh thái, hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu nền văn hóa của các tộc người thiểu số. 1
  13. Nói tới phát triển du lịch trong tỉnh không thể không nhắc đến huyện Lạc Thủy - một huyện có nhiều tiềm năng trong sự phát triển du lịch. Cách thành phố Hòa Bình 80km, huyện Lạc Thủy là nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng thuộc các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội. Đây cũng là nơi giao thoa giữa hai miền văn hóa Kinh - Mường, nơi cư trú của người nguyên thủy xưa, nơi mang đậm dấu ấn của nền “văn hóa Hòa Bình”. Với địa hình mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi, khí hậu ở đây mang nét đặc trưng nhiệt đới gió mùa, rừng có chủng loại cây phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa Lạc Thủy được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên và có nhiều danh thắng, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn như khu du lịch sinh thái Đồi Bô tại xã Đồng Tâm, khu du lịch sinh thái Làng Hồ Đá Bạc tại xã Phú Thành là những địa danh hấp dẫn du khách trong nước đến tham quan. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này với nhiều sông hồ và đập như: sông Bôi, đập Đồi Bô, hồ Đá Bạc, hồ Đồi Bô, hồ Đầm Khánh là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trong huyện. Thêm nữa, Lạc Thủy với nhiều hang động đẹp: động Tiên, hang Hào, hang Chim, hang Đồng Thớt, đặc biệt hang Luồn hay còn gọi là hang Trinh Nữ thuộc thị trấn Chi Nê được đánh giá là hang động đẹp và hấp dẫn nhất tỉnh Hòa Bình. Đến với Lạc Thủy điểm tham quan hấp dẫn du khách nhất chính là “ Quần thể di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh Chùa Tiên” tại xã Phú Lão. Quần thể di tích này bao gồm 15 điểm được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia đó là: chùa Tiên, đền Trình, đền Mẫu, đình Trung, động Châu Sơn, động Linh Sơn, động Suối Bạc, động Thượng Ngàn, động Ông Hoàng Bảy, động Ông Hoàng Mười, động Tam Tòa, động Thủy Tiên, động Mẫu Long, động Thủy Long Cung, động Cung Tiên. Ngoài ra, Lạc Thủy còn có nhiều lề hội như: lễ hội Cầu Mát, lễ hội Cầu phúc bản Mường, hội Xéc Bùa và lễ hội Chùa Tiên. Lạc Thủy với vị trí nằm liền kề, giáp danh với huyện bạn, tỉnh bạn có các điểm du lịch nổi tiếng như: Chùa Hương (Mỹ Đức- Hà Nội); Ngũ Động Thiên 2
  14. Sơn (Phủ lý- Hà Nam); Chùa Bái Đính, suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình); suối nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình). Vì thế có thể xây dựng các Tour du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, như: 1. Ngũ Động Thiên Sơn - Chùa Hương - Chùa Tiên 2. Chùa Tiên - Suối nước khoáng Kênh Gà - Chùa Bái Đính 3. Chùa Tiên - Hồ Đá Bạc - Suối nước khoáng Kim Bôi - Bản Lác (Mai Châu) Có thể nói tiềm năng du lịch của huyện tương đối lớn nhưng hiện trạng phát triển thì chưa tương xứng với tiềm năng, cơ sở vật chất còn thiếu và hạn chế về nhiều mặt. Với những lý do trên mà em chọn đề tài “ Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình ” làm đề tài khóa luận nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của huyện Lạc Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung để có thể thu hút ngày càng đông du khách trong nước cũng như nước ngoài tới tham quam, đồng thời góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển kinh tế, cũng như việc phát triển du lịch của mảnh đất quê hương mình, để huyện có thể ngày một lớn mạnh và phát triển một cách hoàn thiện xứng với tiềm năng vốn có của nó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, trào lưu đi du lịch là một nhu cầu thiết yếu của người dân Việt Nam. Họ luôn muốn tìm hiểu và khám phá những điều mà họ chưa biết. Vì vậy để đáp ứng được những nhu cầu của du khách và phát triển du lịch một cách hoàn thiện, đúng hướng đúng mục tiêu đề ra thì cần phải có những giải pháp hợp lý đồng thời cần có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và nghiên cứu về sự phát triển du lịch của từng vùng miền nói riêng tại Việt Nam. Ở nước ta, ngành du lịch mới chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu như: “Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam ” do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “ Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của Tổng cục du lịch 3
  15. (1993) mới chỉ là bước đầu tiên đánh giá được phần nào hiện trạng phát triển du lịch của Việt Nam. Để có thể phát triển du lịch một cách mới mẻ nhất, trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về du lịch cụ thể như sau:  Năm 2002, TS. Trịnh Quang Hảo, đã thực hiện đề tài “ Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài là: nghiên cứu có hệ thống và tổng quan những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch lần đầu tiên được phân loại, đánh giá từ góc độ quản lý khai thác, phục vụ cho định hướng quản lý khai thác tài nguyên du lịch. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất một số chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ những bức xúc hiện nay trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch, cụ thể là: + Đề xuất một số nội dung cơ bản nhằm hoàn thiện và ban hành mới một số văn bản pháp lý về quản lý khai thác tài nguyên du lịch + Xác định rõ các nội dung, đề xuất cách thức quản lý, mô hình quản lý và các giải pháp quản lý cụ thể có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại cơ sở, góp phần phát huy giá trị, bảo tồn phát triển tài nguyên và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động khai thác tài nguyên phát triển du lịch tại địa phương. Đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách quản lý khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam cũng như là tài liệu tham khảo hữu ích cho đơn vị khai thác tài nguyên, các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch.  Cũng trong năm 2002, PGS.TS. Phạm Trung Lương với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” đề tài đã xác lập cơ sở khoa học và các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, góp phần tôn tạo, khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch, 4
  16. phát triển cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng thời xác định những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Công trình đã đạt được kết quả rất tốt: lần đầu tiên đã tổng quan và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững bao gồm: khái niệm; những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững; những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững; và mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững. Thấy rõ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững; tài nguyên và môi trường du lịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững; văn hoá - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững.  Năm 2011, bài báo khoa học thuộc “Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” của TS. Lê Văn Minh về “ Giải pháp đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình” đã nói rõ trong thời gian trước mắt du lịch tỉnh Hòa Bình cần tập trung đầu tư để phát triển sản phẩm du lịch đồng bộ và có chất lượng cao tại một số điểm du lịch quan trọng để làm hạt nhân, làm động lực phát triển và hội nhập trong nước và quốc tế. Chú trọng đầu tư đối với những khu, điểm du lịch có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh và đặc biệt cần quan tâm và có những cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư ở những khu, điểm du lịch ở những miền núi xa xôi - nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn. Tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể với việc phát triển du lịch Hòa Bình như sau: 1. Đầu tư xây dựng các quy hoạch du lịch 2. Đầu tư xây dựng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch 3. Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao 4. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác 5. Đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường 6. Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả 5
  17. Nhìn chung chưa có nhiều các công trình nghiên cứu sâu về du lịch ở tỉnh Hòa Bình đặc biệt là ở huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Khi tìm hiểu nghiên cứu đề tài này bản thân em cũng muốn giới thiệu cho tất cả mọi người biết đến giá trị văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch ở nơi đây một cách đầy đủ, chân thực nhất đồng thời có thể đưa ra được một số giải pháp để có thể góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho Lạc Thủy, giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn điểm đến nghỉ ngơi, thư giãn cho mình, cho gia đình, bạn bè và thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích phân tích rõ hơn tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của huyện Lạc Thủy. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư, bảo tồn các giá trị tự nhiên văn hóa của vùng, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến với huyện một cách tốt nhất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tất cả các điều kiện liên quan đến sự phát triển du lịch bao gồm: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch; điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên; điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Phạm vi thời gian: các số liệu đề cập trong đề tài thuộc giai đoạn 2005-2011 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để có được những nội dung sâu sắc, những phân tích, đánh giá thật sự khoa học, khách quan trong khi nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:  Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: tác giả đề tài thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đề tài mà mình đang nghiên cứu, sau đó xử lý 6
  18. các thông tin đó nhằm chọn lọc và đưa ra được những thông tin quan trọng và hữu ích nhất để viết trong bài khóa luận. Các tư liệu bao gồm các công trình nghiên cứu trước đó, các bài báo khoa học, giáo trình, sách tham khảo, chuyên đề  Phương pháp điền dã: tác giả trực tiếp đến huyện Lạc Thủy để tìm hiểu thực tế thực trạng du lịch, đây chính là cơ sở cho việc tiếp cận và thu thập thông tin để đề tài khóa luận được hoàn chỉnh, chính xác và phong phú.  Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: dựa trên cơ sở những tài liệu sách, báo, nguồn tài liệu trên internet về hoạt động du lịch tại huyện Lạc Thủy sau đó tổng hợp phân tích để đưa ra những kết luận chính xác.  Phương pháp thống kê xã hội học: sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra để biết được sức hấp dẫn du lịch của huyện Lạc Thủy với du khách như thế nào. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì khóa luận được kết cấu làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về điều kiện phát triển du lịch Chương II: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình 7
  19. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Để du lịch có thể phát triển cần phải có những điều kiện thuận lợi nhất định. Trong đó những điều kiện đặc trưng quan trọng nhất bao gồm: môi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa - lịch sử, những tình hình và sự kiện đặc biệt. Các điều kiện này giúp cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững và hoàn thiện nhất. Mặc dù vậy các điều kiện này không tác động lên cả cầu và cung du lịch mà chỉ tác động đến khả năng cung ứng du lịch của địa phương. 1. 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Nếu vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng thông thương với các quốc gia khác bằng nhiều con đường như đường bộ, đường thủy, đường hàng không thì việc gửi khách đi du lịch hay nhận khách đến du lịch là một điều kiện đơn giản và thuận lợi. Ta có thể xét trên khía cạnh: nếu nước nhận khách ở gần điểm gửi khách thì đây là điều kiện dễ dàng để cho du khách đi du lịch, nhưng nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến du khách như: + Thời gian đi tham quan du lịch và lưu lại ở nơi du lịch của du khách bị rút ngắn vì thời gian đến nơi du lịch mất nhiều. + Du khách phải hao tốn sức khỏe cho việc đi lại. + Chi phí đi du lịch tăng vì phải chi thêm tiền đi lại vì khoảng cách xa. Đó chính là những khó khăn vì khoảng cách xa đối với du khách đi du lịch bằng phương tiện ôtô, tàu thủy, tàu hỏa. Nhưng hiện nay phương tiện đi du lịch bằng đường hàng không đã phát triển mạnh mẽ, sẽ giải quyết phần nào nhưng khó khăn ở trên đối với khách đi du lịch và với nước xa nguồn khách du lịch.Vì vậy yếu tố vị trí địa lý là bước tiền đề đầu tiên để phát triển du lịch cũng như hấp dẫn du khách đi du lịch. 8
  20. 1.1.2. Địa hình Đối với hoạt động du lịch hình thái địa hình đẹp, dạng địa hình càng đặc biệt, đa dạng và độc đáo thì càng hấp dẫn du khách. Vì vậy địa hình là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần tạo nên sự đa dạng của phong cảnh nơi đến, đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Có các kiểu địa hình cụ thể như: - Địa hình đồng bằng: địa hình này tương đối đơn điệu, không có gì đặc biệt về ngoại hình, ít gây ảnh hưởng cho tham quan du lịch. Song do đồng bằng là nơi thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp nên địa hình này ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. - Địa hình vùng đồi: vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, không khí nơi đây trong lành, mát mẻ và thoáng đãng. Hơn thế nữa lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo nên rất thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch tham quan, du lịch theo chuyên đề - Địa hình núi: trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận tiện cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà nghỉ dưỡng, các đỉnh núi có thể bao quát tạo không gian đẹp và thích hợp cho môn thể thao leo núi - du lịch mạo hiểm. Đồng thời đây cũng là nơi sinh sống của nhiều tộc người thiểu số còn giữ được phong tục, bản sắc văn hóa của mình nên rất hấp dẫn du khách tìm hiểu và khám phá. - Kiểu địa hình karstơ: kiểu địa hình này được thành tạo do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan, ở nước ta chủ yếu là đá vôi. Một trong những kiểu karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động karstơ. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karstơ rất hấp dẫn du khách, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch có thể sinh lợi dễ dàng. Ở nước ta hang động karstơ không sâu nhưng rất đẹp và tráng lệ, tiêu biểu là động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình) - Các kiểu địa hình ven bờ: nói chung địa hình ven bờ có thể tận dụng khai thác du lịch với nhiều mục đích khác nhau: tham quan du lịch theo chuyên đề, nghỉ ngơi, thể thao 9
  21. 1.1.3. Khí hậu Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, nó ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động du lịch. Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau, ví dụ như khách du lịch đi biển thường thích những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời để thích hợp cho tắm biển, chơi thể thao, tắm nắng Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chuyến đi du lịch vì vậy cần phải lưu ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt có nguy cơ cản trở chuyến du lịch: bão, lũ lụt, động đất, sóng thần Trước khi đi du lịch cần quan tâm đến khí hậu tại nơi đó có tốt không, nhiệt độ - độ ẩm có phù hợp không để có một chuyến du lịch thuận lợi và tốt đẹp. Trong các yếu tố của khí hậu thì nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng, hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến cảm giác của con người. Nhiệt độ có phù hợp thì hoạt động du lịch càng thuận lợi, nhiệt độ thích hợp thường từ 18-24 C. Tính mùa vụ của du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố khí hậu: - Mùa đông là mùa du lịch trên núi. Sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông, du lịch mạo hiểm và các loại hình du lịch mùa đông khác. - Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất trong năm, vì mùa này diễn ra và tập trung nhiều loại hình du lịch: du lịch biển, tham quan, nghỉ dưỡng Khả năng du lịch ngoài trời vào mùa hè rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. 1.1.4. Thủy văn Nước là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống của con người. Tài nguyên nước bao gồm: nước ngầm và nước trên bề mặt. Đối với du lịch thì nước chảy trên bề mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, sông, hồ, ao Tùy vào mục đích mà nguồn nước được sử dụng khác nhau: nước để uống, nước để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 10
  22. Trong tài nguyên nước cần phải kể đến tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Để thuận lợi cho việc chữa bệnh các nhà khoa học đã tiến hành phân loại nước khoáng vào mục đích chữa bệnh khác nhau: - Nhóm nước khoáng cacbônic là nhóm khoáng quý có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. Ở Việt Nam tiêu biểu có nước suối Vĩnh Hảo (Bình Thuận), ở nước ngoài nổi tiếng là Boczomi (Grudia), Vicky (Pháp). - Nhóm nước khoáng Silic có công dụng đối với bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp Ở Việt Nam tiêu biểu là nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Hội Vân (Phù Cát - Bình Định). - Nhóm nước khoáng Brôm - Iốt- Bo có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, phụ khoa, thần kinh Ở Việt Nam tiêu biểu là nguồn nước khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng). Nói chung nhu cầu du lịch kết hợp an dưỡng, chữa bệnh ngày càng hấp dẫn du khách trong nước cũng như du khách nước ngoài. 1.1.5. Hệ động thực vật Hệ động thực vật đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng, phong phú và tính đặc hữu của nó. Nhưng không phải mọi tài nguyên động thực vật nào cũng đều là đối tượng tham quan du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sau đây: - Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch + Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình. + Các loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quí hiếm đối với thế giới và trong nước. + Có một số động vật (thú, chim, bò sát ) phong phú hoặc điển hình cho vùng. + Các loại khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch. 11
  23. + Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng chim hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được. + Đường sá thuận tiện cho việc đi lại quan sát, vui chơi của du khách. - Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao Quy định loài được săn bắn là loại phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quĩ gien, loài động vật hoạt động nhanh nhẹn có địa hình tương đối dễ vận động, xa nơi cư trú của nhân dân, quân đội và cơ quan. Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn phải tương đối rộng, đảm bảo tầm bay của đạn và đảm bảm an toàn tuyệt đối cho du khách du lịch. - Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học + Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng. + Nơi còn tồn tại loài quý hiếm. + Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh. + Có qui định thu mẫu của cơ quan quản lý Ở nước ta có rất nhiều vườn quốc gia trong đó hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng như: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) Tóm lại tài nguyên thực động vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một quốc gia. Để có thể phát triển du lịch một cách tốt nhất cần có điều kiện kinh tế xã hội vững chắc và một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và độc đáo. 1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Dân cư là lực lượng sản xuất thiết yếu và rất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Dân số càng đông thì lực lượng tham gia vào ngành sản xuất, tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau 12
  24. và dịch vụ càng nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí. Việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố dân cư và mật độ dân cư ở từng nơi sẽ rất có ích đối với sự phát triển du lịch vì nhu cầu du lịch phụ thuộc vào đặc điểm xã hội và nguồn dân cư. Để thúc đẩy du lịch phát triển cần phải nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch vì đây là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển toàn diện và hợp lý nhất. Sự tập trung dân cư ở các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ là những nhân tố liên quan mật thiết đến sự phát triển du lịch. 1.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến du lịch, để xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực thì sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu. Nếu lực lượng sản xuất xã hội thấp kém thì không thể nói tới nhu cầu và hoạt du lịch được, còn nếu nền sản xuất xã hội càng phát triển thì thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn và chất lượng càng cao. Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thông có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. - Ngành công nghiệp: ngành công nghiệp phát triển sẽ sản xuất ra những vật liệu đa dạng để xây dựng các công trình du lịch và hàng tiêu dùng cho khách du lịch. Sự tập trung dân cư trong các xí nghiệp công nghiệp là rất đông, bầu không khí bị các xí nghiệp công nghiệp làm ô nhiễm, tiếng ồn và tình trạng căng thẳng khiến con người nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn chính vì vậy họ tìm đến nhu cầu du lịch. Chính vì vậy công nghiệp phát triển là sức hút đối với khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước. - Ngành nông nghiệp: có vai trò quan trọng vì du lịch không thể phát triển được nếu không đảm bảo việc ăn uống cho du khách. Cũng có nhiều người đi tham quan vì tại các điểm đến có nhiều hoa quả và rau xanh đồng thời mở ra khả năng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. 13
  25. - Ngành giao thông: để có thể đi đến những nơi du lịch phải cần đến các phương tiện vận tải như: ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay. Cho nên mạng lưới giao thông hoàn thiện thì du lịch phát triển với tốc độ nhanh và sẽ trở thành hiện tượng phổ biến. Như vậy có thể thấy rằng sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế là nhân tố nảy sinh nhu cầu du lịch cũng như tạo cho du lịch có bước phát triển vững chắc. 1.2.3. GDP và GNP GDP và GNP là 2 chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thể tổng hợp được kết quả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại, đồng thời thấy được mục đích sử dụng về chất lượng của nền kinh tế. Nhờ đó cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốc gia.  GDP (viết tắt của Gross Domestic Product): “GDP chính là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)”.[16] Có 3 phương pháp tính GDP đó là: - Phương pháp chi tiêu Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP= C+G+I+NX Trong đó: + C là tiêu dùng của hộ gia đình, bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ (xây nhà và mua nhà không được tính vào tiêu dùng mà được tính vào đầu tư cá nhân). + G là tiêu dùng của chính phủ, bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, 14
  26. luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế, Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo + I là tổng đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP) I= De + In trong đó De là khấu hao, In là đầu tư ròng + NX là cán cân thương mại NX=X-M trong đó X (export) là xuất khẩu, M (import) là nhập khẩu - Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP=W+R+i+Pr+Te+Dep Trong đó: + W là tiền lương + R là tiền thuê + i là tiền lãi + Pr là lợi nhuận + Te là thuế gián thu ròng + Dep là phần hao mòn tài sản cố định - Phương pháp giá trị gia tăng Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất Giá trị gia tăng của một ngành (GO) GO =∑ VAi (i=1,2,3, ,n) 15
  27. Trong đó: VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành n là số lượng doanh nghiệp trong ngành Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP GDP =∑ GOj (j=1,2,3, ,m) Trong đó: + GOj là giá trị gia tăng của ngành j + m là số ngành trong nền kinh tế  GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh): “GNP tức tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước)”.[16] Cách tính GNP: công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu. GNP = C + I + G + (X - M) + NR Trong đó: + C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình) + I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh thổ 1 nước) + G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ + X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ + M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ + NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng) Nói chung du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại là không thể phủ nhận. Hàng năm du lịch đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản lượng quốc gia là tương đối. 16
  28. Ở Việt Nam các ngành kinh tế đã đóng góp vào GDP của nước nhà số lượng đáng kể như: - Năm 2007 thu nhập từ du lịch là 3,497USD, tỉ lệ đóng góp vào GDP là 4,9%. [23] - Năm 2008 thu nhập từ du lịch là 3,767USD, tỉ lệ đóng góp vào GDP là 4,3%. [23] - Năm 2009 thu nhập từ du lịch là 4,124USD, tỉ lệ đóng góp vào GDP là 4,3%. [23] - Đến năm 2010 du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào cuối năm. Đây được coi là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2010, tăng trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế, tương đương với 34,8% so với năm 2009, là năm có lượng khách quốc tế đến cao nhất trong vòng 20 năm qua. Với doanh thu khoảng 96.000 tỷ đồng, đóng góp 5% GDP cả nước, tạo việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động. [24] Nói chung, năm 2010 ngành du lịch Việt Nam đã tiến thêm một bước, khẳng định vị thế của mình với nền kinh tế quốc dân. Việt Nam ngày càng khẳng định là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Có thể nói rằng du lịch phát triển sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 1.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Ưu thế của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. 17
  29. 1.2.4.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các Di sản văn hóa thế giới; các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương. - Các di sản văn hóa thế giới Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là: “ Các di tích: các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Các di chỉ: các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”. [15] Để có thể trở thành di sản thế giới cần phải có những tiêu chuẩn nhất định do Hội đồng di sản thế giới đưa ra cụ thể là: + Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. + Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định. + Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được. 18
  30. + Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Trong thế giới cổ xưa, có 7 kỳ quan vĩ đại do bàn tay con người tạo ra nằm tập trung ở những nơi được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại, 7 kỳ quan này được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI sau Công nguyên, cụ thể như sau: 1. Khu lăng mộ Giza 2. Vườn treo Babylon 3. Tượng thần Zeus ở Olympia 4. Đền Artemis 5. Lăng mộ của Mausolus 6. Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes 7. Hải đăng Alexandria Còn ở Việt Nam có các Di sản Văn hóa vật thể được UNESCO công nhận từ trước tới nay đó là: 2. Thánh địa Mỹ Sơn 4. Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội Chính vì vậy một di sản của một quốc gia nào đó mà được công nhận, tôn vinh thành di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Di sản đó được nâng tầm cao hơn, đặt trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị về văn hóa cũng như kinh tế, chính trị vượt ra khỏi phạm vi của đất nước để hướng về thế giới. Đây sẽ là bước ngoặt lớn cho du lịch của đất nước đó, khả năng thu hút du khách tới du lịch sẽ đông hơn và ngành du lịch sẽ phát triển ngày một lớn mạnh. - Các di tích lịch sử - văn hóa Định nghĩa di tích lịch sử văn hóa: “Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. [12;61] 19
  31. Di tích lịch sử - văn hóa chứa dựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau, vì vậy cần phải phân biệt các loại di tích để xác định tên gọi đúng với nội dung của nó để khai thác, sử dụng và bảo vệ di tích một cách có hiệu quả. Có 4 loại di tích lịch sử - văn hóa: + Loại hình di tích văn hóa khảo cổ “Di tích văn hóa khảo cổ là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về một thời kỳ lịch sử - xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại”. [12;61] Đại đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trường hợp tồn tại trên mặt đất (các bức chạm khắc trên vách đá). Di tích văn hóa khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm. + Loại hình di tích lịch sử: Loại hình di tích lịch sử bao gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người. Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng của đất nước, của địa phương . Di tích ghi dấu chiến công xâm lược. Di tích ghi dấu những kỷ niệm. Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động. Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến. + Loại hình di tích văn hóa nghệ thuật: “là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật”. [12;62] Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần (văn miếu Quốc Tử Giám, nhà thờ đá Phát Diện ) + Các danh lam thắng cảnh: đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và thoáng đãng đồng thời chứa đựng những giá trị nhân văn do bàn tay con người dựng nên. Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có 20
  32. chùa thờ Phật. Điển hình là chùa Hương (Hà Nội), động Tam Thanh (Lạng Sơn) vì vậy nó có giá trị quan trọng đối với hoạt động du lịch. 1.2.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm: các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; các lễ hội; văn hóa nghệ thuật; nghệ thuật ẩm thực; làng nghề cổ truyền; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học. - Các Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO sử dụng trong Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”. [16] Tại Việt Nam hiện đã có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới đó là: 1. Nhã nhạc cung đình Huế, Di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 2. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009. 21
  33. 4. Ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 01/10/2009. 5. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010. 6. Hát xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011. - Các lễ hội Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc tìm hiểu những giá trị nhân văn độc đáo của nó, đồng thời cũng là dịp cho con người hành hương về với cội nguồn, gốc rễ của mình. Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội + Phần nghi lễ: là phần có những nghi thức nghiên túc, trọng thể mở đầu ngày hội. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Nghi lễ tạo thành một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ với toàn thể cộng đồng người đi hội. + Phần hội: là phần diễn ra những hoạt động mang tính chất tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc. Phần hội thường có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn mang bản sắc văn hoá dân gian. Thời gian diễn ra các lễ hội thường vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới. Lễ hội tập trung đông nhất vào mùa xuân. Ở nước ta, một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ nhiều 22
  34. vùng tới: lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lề hội chùa Tiên (Hòa Bình), hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) - Văn hóa nghệ thuật Văn hóa nghệ thuật là những giá trị đã được phát triển từ lâu đời và có giá trị về nhiều mặt như: giá trị về thẩm mỹ, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, những tình cảm, ước mơ của con người, nó là một món ăn tinh thần bổ ích cho tất cả mọi người. Các giá trị văn hóa nghệ thuật không những góp phần phong phú về sản phẩm du lịch mà còn góp phần vào việc tạo sức hấp dẫn cho khách du lịch. Bởi vì văn hóa nghệ thuật vừa mang giá trị nhận thức vừa mang lại sự thư giãn, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần giúp cho du khách cảm thấy thoải mái và thích thú khi thưởng thức một loại hình nghệ thuật nào đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật như nghệ thuật hát chèo được phát triển nhiều ở vùng đồng bằng bắc bộ; hát bài chòi ở Quảng Nam; hát cải lương ở Nam Bộ; nhiều loại hình dân ca như dân ca huế, hát ví, hát giặm ở xứ Nghệ. Đặc biệt nhất là nước ta có 4 loại hình văn hóa nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới đó là: Nhã nhạc cung đình Huế; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Ca trù; Hát xoan ở Phú Thọ. Hơn thế nữa ngoài loại hình âm nhạc thì Việt Nam còn có nhiều nhạc cụ nổi tiếng như cồng, chiêng Đặc biệt ở nước ta Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. - Nghệ thuật ẩm thực Hàng ngày việc ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người, nhưng ngoài việc ăn uống đơn thuần thì việc làm ra những món ăn đó, cách ăn món ăn đó như thế nào, thời gian thưởng thức món ăn nên nhu cầu ăn uống trở thành một nghệ thuật vì vậy nghệ thuật ẩm thực hay văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, sẽ rất hấp dẫn du khách nếu tại nơi đến du lịch có những món ăn ngon, món ăn lạ so với họ. 23
  35. Ở Việt Nam có rất nhiều món ăn đồ uống ngon như: rượu làng Vân (Bắc Giang), bánh cốm Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng nghệ thuật ẩm thực ở nước ta được thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, bày đặt món ăn, cách ăn, cách uống để có thể tạo sự hấp dẫn đối với du khách. - Làng nghề cổ truyền Làng nghề cổ truyền là một thuật ngữ dùng để chỉ cộng đồng cư dân, chủ yếu là ở vùng ngoại vi thành phố có chung truyền thống đặc sắc, đặc trưng không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa sâu sắc để tạo nên những điểm du lịch có giá trị rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan. Việt Nam có trên 6.000 làng nghề, có nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) - Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi một dân tộc có những những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định. Nhưng những đặc thù của từng dân tộc lại có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trú, trang phục dân tộc, các tập tục, phong tục lạ Nước ta với 54 dân tộc còn giữ nguyên những giá trị về văn hóa, phong tục tập quán đồng thời còn có nền kiến trúc có giá trị độc đáo được bố cục theo thuyết phong thủy của phương Đông và nhiều kiến trúc tôn giáo có giá trị vì vậy sẽ là một thế mạnh để thu hút khách du lịch đến tham quan. 1.3. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt Các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi Olympic, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên hoan đều gọi chung là tình hình và sự kiện đặc biệt. Tất cả những hình thức đó đều 24
  36. diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động du lịch và tạo sự thúc đẩy phát triển du lịch. 1.4. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách Các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế là ba nhóm điều kiện cơ bản thể hiện trong sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Các nhóm điều kiện này ảnh hưởng lớn đến việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Mỗi nhóm điều kiện đều có những đặc điểm riêng, phát triển ở mức độ khác nhau và điều đó quyết định khả năng phục vụ luồng khách du lịch. - Các điều kiện về tổ chức Để có thể sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở sự có mặt của các tổ chức và xí nghiệp du lịch chuyên trách. Các tổ chức và xí nghiệp này quan tâm đến việc đảm bảo thuận lợi cho sự đi lại và phục vụ thời gian lưu trú của du khách. Đó là các bộ, ủy ban, ban thanh tra và các hình thức tổ chức khác nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở các nước. Những cơ quan, tổ chức ấy được lập ra để lãnh đạo ngành đồng thời đại diện cho chính quyền địa phương hoặc trung ương để sẵn sàng phục vụ và đón tiếp khách trong vùng cũng như trong cả nước. Hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo thực hiện đúng những phương sách đưa ra như: nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi người; chăm lo và quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử; tuyên tryền quảng bá hình ảnh du lịch ở trong nước cũng như ở nước ngoài; mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ du lịch quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực du lịch - Các điều kiện về kinh tế + Thứ nhất các điều kiện kinh tế thể hiện trong sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch đó là việc các tổ chức kinh doanh du lịch phải chăm lo trực tiếp đến việc tiếp nhận khách. Đồng thời các đơn vị này phải cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực, thực phẩm hay nói ngắn gọn chính là việc đảm bảo ăn, ngủ, giải trí của khách du lịch được thuận tiện và thường xuyên. Bên cạnh việc đảm bảo cung ứng đó cần phải quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hóa cung 25
  37. cấp để bảo đảm cho các tổ chức kinh doanh có đủ sức cạnh tranh trên thì trường và thu hút được khách du lịch một cách tốt nhất. + Về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người từ địa điểm này đến địa điểm khác. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng không thể khai thác được nếu thiếu nhân tố giao thông. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Mỗi loại giao thông đều có những đặc điểm riêng. Giao thông bằng ôtô tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình của mình lựa chọn. Giao thông đường sắt thì chi phí rẻ, tất cả mọi người đều có thể đi nhưng chỉ đi theo một tuyến đường có sẵn. Giao thông đường không rất nhanh nhưng chi phí cao, giúp du khách có thể tham quan những điểm mình thích trong thời gian lâu hơn. Thông tin liên lạc cũng rất quan trọng, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách trong nước và quốc tế. Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc hiện nay phong phú hơn rất nhiều. Nhờ có các cáp điện ngầm mắc qua biển và đại dương, các vệ tinh thông tin, máy vi tính có thể truyền tải tất cả hình ảnh thông tin ngay tức khắc tới bất cứ nơi nào trên thê giới. Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải kể đến hệ thống các công trình cấp điện, cấp nước để có thể phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí cho khách. - Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách đó là cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm : + Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú phục vụ ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn, ngủ và vui chơi giải trí cho khách du lịch. Ở đó trang thiết bị và trang trí nội thất phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu 26
  38. không khí thoải mái dễ chịu cho du khách. Cơ sở phục vụ ăn uống bao gồm: nhà hàng, nhà hàng trong khách sạn, quán ăn Đối với cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại: - Khách sạn - Làng du lịch - Biệt thự du lịch - Căn hộ du lịch - Bãi cắm trại du lịch - Nhà nghỉ du lịch - Bungalow - Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê + Cơ sở thể thao Là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau. Ngày nay, công trình cơ sở thể thao là một bộ phận không thể thiếu ở các trung tâm du lịch. Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch. + Cơ sở y tế Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng ), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage). Các cơ sở y tế luôn luôn gắn liền với các cơ sở thể thao và được bố trí trong khách sạn. + Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác Các công trình này là điều kiện bổ sung, chúng góp phần làm tăng tình đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch. Bộ phần này bao gồm: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh 27
  39. Tóm lại các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch đồng thời là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động du lịch. Tiểu kết chƣơng I Qua chương I “Tổng quan về điều kiện phát triển du lịch” đã trình bày một cách cụ thể và rõ nét về những điều kiện phát triển du lịch. Có thể cho rằng việc phát triển du lịch không thể tách rời tài nguyên du lịch mà cụ thể là tài nguyên du lich tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hơn thế nữa để có thể phát triển du lịch một cách toàn diện thì hai nhóm điều kiện là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội là một trong những điều kiện không thể tách rời với bộ phận du lịch được, nó là nhân tố là điều kiện cần và đủ để có thể phát triển du lịch tốt nhất. Không những thế điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng, là đòn bẩy để du lịch phát triển hơn nữa. Có thể kết luận rằng để có thể phát triển được du lịch là cả một quá trình tổng hòa của tất cả các điều kiện từ tự nhiên đến thực tiễn. Chính vì vậy ngoài việc tạo ra những sản phẩm từ các tài nguyên du lịch thì cần phải có sự quan tâm, đầu tư, nghiên cứu để tránh mất đi những giá trị, những nét đẹp vốn có của những tài nguyên đó, đây chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược và quan trọng đối với việc phát triển du lịch của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như nước Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Việc tìm hiểu các vấn đề ở chương I là tiền đề cho việc nghiên cứu thực tiễn ở chương II về tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình một cách chi tiết và hoàn thiện hơn. 28
  40. CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình nằm án ngữ ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc trên trục đường quốc lộ 6 nối liền giữa đồng bằng sông Hồng rộng lớn với các tỉnh Tây Bắc. Thành phố Hòa Bình cách Hà Nội 70km, có đường giao thông thủy bộ nối liền với các tỉnh rất thuận lợi. Phía bắc Hòa Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía nam giáp Ninh Bình và Thanh Hóa, phía đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía tây giáp Sơn La. Các đơn vị hành chính trong huyện bao gồm 1 thành phố loại 2 và 10 huyện tổng cộng 214 phường, xã, thị trấn: tỉnh lỵ thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, huyện Lương Sơn, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi, huyện Kỳ Sơn, huyện Lạc Sơn, huyện Lạc Thủy, huyện Yên Thủy, huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc. Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Khí hậu ở đây mang nét đặc trưng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 290C; tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,50C. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173 ngàn ha, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, đất chưa sử dụng trên 29
  41. 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong tương lai Hòa Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tài nguyên rừng: độ che phủ rừng của tỉnh đạt 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó: rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha. Sản lượng gỗ cây đứng là 3,3 triệu m3, bao gồm rừng tự nhiên 2,1 triệu m3, rừng trồng 1,2 triệu m3. Có 129 triệu cây tre nứa. Tài nguyên khoáng sản: Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản đáng lưu ý nhất là đá, đất sét có trữ lượng lớn. Đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn Than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 – 10 triệu m3. Ngoài ra, tài nguyên quý của tỉnh Hòa Bình là nguồn nước khoáng, chủ yếu phân bố ở huyện Kim Bôi. Về kinh tế: do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hòa Bình phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế lợi thế như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông – lâm sản; Công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da. Về du lịch: Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa lịch sử phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những nét văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa. Trên địa bàn tỉnh có nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (trên hồ sông Đà) Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Hòa Bình cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với hồ sông Đà hùng vĩ, rừng nguyên sinh Thượng Tiến (Kim Bôi), rừng Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà Bắc) Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn nổi tiếng với suối nước nóng Kim Bôi tạo điều kiện cho du lịch kết hợp nghỉ 30
  42. dưỡng – chữa bệnh phát triển.Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc. 2.2. Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy 2.2.1.Khái quát chung về huyện Lạc Thủy Huyện Lạc Thủy được hình thành từ cuối thế kỷ XIX nằm phía đông nam tỉnh Hòa Bình. Các đơn vị hành chính của huyện gồm có 2 thị trấn Chi Nê và Thanh Hà cùng 13 xã: Yên Bồng, Khoan Dụ, Lạc Long, Đồng Tâm, Cổ Nghĩa, Phú Lão, Phú Thành, Hưng Thi, An Bình, An Lạc, Đồng Môn, Liên Hòa, Thanh Nông. Tại nơi đây đã có khá nhiều hiện vật khảo cổ học được tìm thấy ở đây như trống đồng thuộc thời đại kim khí. Các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra các công cụ bằng đá, hình khắc trên vách đá, các lớp trầm tích trong các hang động ở các thung lũng hoặc ven sông Bôi, như hang Đồng Nội, hang Thẻ Bạc Chúng là những dấu tích của nền văn hóa Hòa Bình kế thừa văn hóa Sơn Vi. Các nhà khoa học còn tìm thấy dấu tích ban đầu của nền nông nghiệp sơ kỳ của con người nguyên thủy sinh sống ở Lạc Thủy như ở hang Mái Đá (xã Phú Lão), hang Thẻ Bạc (xã Khoan Dụ). Trong mấy năm trở lại đây (2005-2011) Lạc Thủy đã có nhiều đổi thay, huyện Lạc Thủy đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trương đầu tư, theo hướng thông thoáng cởi mở, thu hút các doanh nghiệp đến triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Huyện đã xây dựng quy hoạch thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh như du lịch sinh thái; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản. Hơn thế nữa Lạc Thủy đang phấn đấu trở thành trọng điểm phát triển kinh tế. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy đang ra sức phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng nhằm đưa kinh tế - xã hội huyện lên tầm cao mới. Với hệ thống giao thông khá thuận lợi với đường Hồ Chí Minh đi qua, quốc lộ 21A, tỉnh lộ 438 chạy qua và hệ thống giao thông 31
  43. đường thủy nối liền các tỉnh đồng bằng, tạo nhiều thuận lợi trong giao thương, phát triển kinh tế. Ngoài ra, Lạc Thủy có nguồn tài nguyên sẵn có đảm bảo sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ rừng cũng như thiên nhiên ưu ái nhiều danh lam thắng cảnh. Bởi vậy, Lạc Thủy trong tương lai sẽ phát triển một cách toàn diện nhất, xứng với những tiềm năng vốn có của nó. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Lạc Thủy nằm về phía đông nam tỉnh Hòa Bình, có ranh giới phía đông giáp huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), phía tây giáp huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình), phía bắc giáp huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), phía nam giáp huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình). Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên 293 km2 (chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh). - Địa hình huyện Lạc Thủy mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Nhìn tổng thể, địa hình Lạc Thủy có xu hướng thấp dần theo hướng từ tây bắc xuống đông nam, tương đối phức tạp với nhiều đồi và núi đá vôi, xen kẽ là hệ thống sông, suối. - Khí hậu Lạc Thủy mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khá rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa, lượng mưa tương đối cao: 1.681 mm, chủ yếu tập trung vào tháng 6 và 7. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, do điều kiện mặt đệm và địa hình chia cắt mạnh kết hợp với mưa lớn dễ gây ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 86%, cao nhất vào các tháng 7 và 8. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, cao nhất là 280C, thấp nhất là 17,20C. Khí hậu Lạc Thủy lạnh nhất từ giữa tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. - Cơ cấu đất của Lạc Thủy gồm: diện tích đất nông nghiệp là 5.455 ha (chiếm 18,6% diện tích của huyện), đất lâm nghiệp có rừng là 12.766 ha (chiếm 43,51%). Về mặt chất lượng, nhìn chung tầng đất canh tác nơi đây mỏng, có 32
  44. nguồn gốc hình thành từ đá vôi, granít, sa thạch, trầm tích Kết quả phân tích định lượng cho thấy: lớp đất ở Lạc Thủy có độ phì khá, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. - Rừng ở Lạc Thủy có chủng loại cây phong phú và đa dạng: bương, tre, nứa, mây Trong rừng có nhiều loài thú sinh sống như: trăn, rắn, hươu, nai - Nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể nhất của Lạc Thủy là cát vàng, đá, sỏi. Cát vàng được khai thác chủ yếu ở ven sông Bôi; sỏi tập trung ở các xã Phú Lão, Đồng Tâm và An Lạc; đá tập trung ở các xã Phú Lão (với trữ lượng khoảng 195.000 m3), Đồng Tâm (33.000 m3), Khoan Dụ (20.000 m3). Ngoài ra, ở Lạc Thủy còn có một số mỏ khoáng sản khác, nhưng trữ lượng nhỏ như: mỏ than đá ở Lạc Long, thị trấn Chi Nê, Đồng Môn mỗi năm có thể khai thác khoảng 2.000 tấn; mỏ ăngtimoan, thuỷ ngân ở xã An Bình với trữ lượng không đáng kể. 2.2.2.2. Tài nguyên du lịch thiên nhiên Vùng đất Lạc Thủy được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Với các địa điểm tham quan hấp dẫn như: Khu du lịch sinh thái Đồi Bô tại xã Đồng Tâm Đây là khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng miền núi có địa hình phong phú: khu vực là núi đất có độ dốc cao, giữa là hồ Đồng Tâm, xung quanh giáp với rừng và núi nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu tổ hợp thể thao, văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái mà vẫn bảo đảm được tính bảo tồn thiên nhiên. (Xem phụ lục 1- hình 1) Khu du lịch sinh thái Đồi Bô có tổng diện tích là 148,9ha được phân ra các khu chức năng bao gồm: - Khu biệt thự nghỉ dưỡng Khu biệt thự nghỉ dưỡng với tổng diện tích 22,8 ha. Nhà ở được xây dựng theo kiểu nhà thấp tầng dạng biệt thự nhà vườn, màu sắc trong sáng, thoáng mát, được bố trí thành các khu cụ thể: + Khu số 1: nằm ở khu vực đồi Bông Vàng ngay lối cổng chính vào khu du lịch, với tổng diện tích là 2,94ha. Mỗi biệt thự trung bình khoảng 600m2. 33
  45. + Khu số 2: nằm ở khu vực đồi Côm, với tổng diện tích 8,30ha. Mỗi biệt thự trung bình 600m2. + Khu số 3: nằm ở khu 54ha, có tổng diện tích 7,67ha + Khu số 4: nằm ở khu vực từ khe dọc khoai đến bục cây Gáo, có tổng diện tích 3,96ha. - Khu du lịch, dịch vụ, công trình công cộng có diện tích 5,82ha. Bao gồm 3 khu lớn: khu số một ngay bên cổng chính vào khu du lịch để đón khách du lịch, nghỉ dưỡng, hai khu còn lại ở phía bắc hồ Đồng Tâm. - Khu cây xanh cảnh quan, thể thao: khu này có diện tích 62,2ha. Khu cây xanh cảnh quan bao quanh toàn bộ khu du lịch, xen giữa các khu biệt thự cao cấp và ven hồ Đồng Tâm. Hơn thế nữa du khách có thể đi bộ vào trong rừng để tận hưởng cảm giác mát mẻ và thấy được sự hoang sơ của núi rừng nơi đây, với những rừng cây bạt ngàn xanh mướt, với những tiếng chim hót nghe vui tai, những bông hoa mua, hoa sim tim tím sẽ khiến du khách cảm thấy thoải mái và thanh bình. Khu tổ hợp thể thao được bố trí xen kẽ với cây xanh cảnh quan với các sân tennis, cầu lông, bóng rổ, thêm nữa là du khách nào ưa mạo hiểm thì leo núi để chinh phục những ngọn núi bao bọc quanh khu và vùng lân cận khu vực này rất phù hợp cho du khách nào thích thể thao và du lịch mạo hiểm . - Khu hồ nước: đây là khu vực rất hấp dẫn du khách, khu hồ với diện tích 43,34ha, nằm ở trung tâm của khu du lịch. Du khách sẽ du thuyền ngắm cảnh đồng thời có thể câu cá trên khu vực hồ vì ngoài khai thác tiềm năng du lịch ra thì khu hồ còn kết hợp nuôi trồng thủy sản nên sẽ rất hấp dẫn khách du lịch. (Xem phụ lục 1- hình 2, 3) Khu du lịch sinh thái Làng Hồ Đá Bạc tại xã Phú Thành Khu du lịch Làng Hồ Đá Bạc xã Phú Thành huyện Lạc Thủy là loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng. Khu du lịch được tiến hành xây dựng vào năm 2007, đến nay mới dần hoàn thành và sắp đi vào hoạt động. Khu du lịch có tổng diện tích 80,19ha, phía tây giáp đường Hồ Chí Minh, phía nam giáp xã Phú Thành, phía đông giáp Hồ Đá Bạc. 34
  46. Khu du lịch sinh thái Làng Hồ Đá Bạc thực hiện với mục tiêu: xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, kết hợp nghỉ dưỡng. Đây là dự án nằm trong hệ thống các khu du lịch của tỉnh Hòa Bình, nhằm đảm bảo khoảng cách phân bố đồng đều các điểm vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Phục vụ dân cư, du khách khắp nơi về với Hòa Bình. Khu du lịch bao gồm 3 khu phục vụ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng: - Khu A: khu dịch vụ công cộng và vui chơi giải trí có khu vui chơi trẻ em, khu nhà nghỉ, nhà sàn, khu cắm trại, khu nhà hàng, giải khát, hồ điều hòa, quán gió, chòi câu cá, vườn cây ăn quả. - Khu B: khu nhà vườn với 99 căn nhà vườn, có khu dịch vụ thể thao cho khách ưa thích thể thao, có khu chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch, khu công viên các loại hoa. - Khu C: Khu biệt thự cao cấp bao gồm: khách sạn, nhà hàng cao cấp, khu tập golf, bãi tắm ngoài trời. Mặc dù đến cuối năm 2011 mới chỉ có một số phần hạng mục của Khu A đi vào hoạt động nhưng trong thời gian tới khu du lịch sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan bởi cảnh quan và không gian nghỉ dưỡng trong lành và yên tĩnh. Hang Luồn Hang Luồn nằm trên địa phận 2 xã Đồng Tâm, Yên Bồng và thị trấn Chi Nê. Hang Luồn hay còn có tên khác là Hang Trinh Nữ. Hang được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2001. Hang được phát hiện vào năm 1995, do đoàn cán bộ nghiên cứu của phân viện thám sát hang động Italy đã đến khảo sát hang và hang được đánh giá là một trong những hang đẹp và quyến rũ của Hòa Bình. Hang Luồn nằm trong dãy núi đá Đầm Khánh bên bờ sông Bôi cách trung tâm thị trấn Chi Nê theo đường sông là 3km, theo đường bộ là 3km. Cửa hang hướng Tây giáp sông Bôi thuộc xã Yên Bồng, cửa hậu phía Đông thuộc xã Đồng Tâm, phần sườn núi phía Bắc thuộc thị trấn Chi Nê. 35
  47. Trước khi vào du sơn trong hang, trong núi, với chiếc thuyền nan nhỏ du khách sẽ được du thủy dọc theo dòng sông Bôi, ngắm cảnh hai bên bờ và thưởng thức không khí trong lành nơi đây. (Xem phụ lục 1- hình 4) Hang Luồn có cửa hang hình bán nguyệt cao 10m, rộng 12m. Hang dài 1.110m, lòng hang rộng từ 8-12m, vòm hang cao từ 3-10m. Cửa vào phía tây đón dòng nước từ sông Bôi chảy vào, rồi đổ ra hồ Đầm Khánh. Nếu nước ở sông cạn thì nước ở hồ Đầm Khánh lại chảy vào hang và đổ ra sông, tạo cho nguồn nước trong hang luôn thay đổi và hang lúc nào cũng đầy ăm ắp nước. Ngay cửa là bức rèm nhũ nhuộm mầu xám của thời gian, các khối nhũ khoẻ khoắn vươn dài, vững trãi tồn tại với thời gian, từ trên vòm hang một bức rèm hoa dây leo từ trầm rủ xuống nửa như chào mời, nửa như che chắn giữ gìn những bí ẩn bên ở trong. Với vẻ đẹp kỳ thú, có sức tiềm tàng khêu gợi trí tưởng tượng thẩm mỹ của con người. Hang luồn qua quả núi, uốn lượn quanh co trong lòng núi, đoạn thì hẹp như một dòng suối, đoạn thì mênh mang như một dòng sông. Hai bên bờ và trên cao, hang phô diễn như một phòng triển lãm tranh rộng lớn, ngỡ như vừa có bàn tay của con người sắp đặt vậy. Khoảng giữa hang, hai bên là những vườn hoa, những mảng rừng hoa đá, cây cỏ trổ hoa, đủ các loại hoa: hoa úm áo kết dây dài, bông trăng nhiều màu sắc Hình hoa nhiều nhất ở đây là hoa phong lan đá. Trong hang không khí mát mẻ, nước từ các khối nhũ đá rỏ xuống, chỗ thì tí tách chỗ thì dào dạt. Tất cả hoà thành bản nhạc dài bất tận. Càng vào bên trong trên vòm trần những dải nhũ buông xuống tầng tầng lớp lớp như những dải lụa mềm mại. Có vùng nhũ đá tạo nên một tổ hợp tượng đá chia làm hai lớp: lớp trên là quần tiên vũ nữ đang múa trong hội bàn đào, lớp dưới là quan lại triều đình đang ngắm xem. (Xem phụ lục 1- hình 5) Hang Luồn là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá ban cho huyện Lạc Thủy, với những cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh với giá trị của mình Hang Luồn sẽ ngày càng hấp dẫn và say lòng du khách tới thăm quan. 2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội 36
  48. Hiện nay dân số trung bình của huyện Lạc Thủy là 49.460 người (chiếm 6,2% dân số cả tỉnh), mật độ dân số trung bình khá thưa, chỉ đạt 169 người/km2. [13] Trước kia, nền kinh tế của Lạc Thủy còn mang nặng tính tự cung tự cấp, nền sản xuất còn nhiều lạc hậu. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới (1986), theo đà phát triển chung của nền kinh tế đất nước, bộ mặt nông thôn Lạc Thủy đã có nhiều khởi sắc. Các ngành nghề sản xuất bước đầu phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nền kinh tế của huyện từ chỗ còn chậm phát triển đã đạt mức tăng trưởng khá. - Thủy sản: đã chuyển đổi 12,4 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả và một số diện tích khác sang nuôi trồng thủy sản, năm 2009 toàn huyện có 593,63 ha nuôi trồng thủy sản, đạt 103% kế hoạch. [17] - Sản xuất lâm nghiệp: rừng trồng mới 760 ha đạt 100% kế hoạch, bằng 95% so năm 2008; làm thủ tục khai thác 135 ha rừng; khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên 4.015,12 ha đạt 100,4% kế hoạch. [17] - Kinh tế trang trại: năm 2009 cấp giấy chứng nhận bổ sung cho 08 chủ trang trại, nâng số trang trại được cấp giấy chứng nhận lên 262 hộ, trong đó có 217 trang trại hoạt động có hiệu quả. Hỗ trợ lãi suất cho các chủ trang trại 80 triệu đồng. [17] - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: năm 2009 Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 26.574 triệu đồng, đạt 110,7% kế hoạch tỉnh giao, đạt 89,5% kế hoạch UBND huyện giao, tăng 8% so cùng kỳ 2008. Một số sản phẩm chính mang lại giá trị cao: ngành khai thác than 8.300 tấn đạt 103,75 % kế hoạch, khai thác đá các loại 157.000m3 đạt 98,1%, cát 8.400m3 đạt 102,4%, gạch nung 30,5 triệu viên đạt 106,1% kế hoạch [17] Công tác giao thông vận tải và điện lực: thực hiện chiến dịch toàn dân làm giao thông nông thôn, các xã, thị trấn đã huy động 30.000 ngày công tu bổ 286 km đường giao thông liên xã, liên thôn, sửa chữa 10 vị trí cầu phao, đào đắp đất, đá các loại 10.150 m3, nạo vét rãnh thoát nước dọc 350.000m, tổng giá trị thực hiện ước đạt 1.306 triệu đồng. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền thực hiện 37
  49. Luật an toàn giao thông, phối hợp Hội nông dân huyện thành lập đội tuyên truyền dự thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ do tỉnh tổ chức, phát động tham gia hội thi viết, tìm hiểu Luật giao thông đường thủy nội địa. Đối với hoạt động điện lực: ngành điện cung ứng phục vụ sản xuất và sinh hoạt 13.209.400 KWh điện, tăng 21,5% so cùng kỳ 2008. Tổng số giờ cấp điện 8.059/8.514 giờ đạt 94,6%. Tiếp nhận lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý. Đầu tư, cải tạo mạng lưới điện hiện có, chuyển đổi công suất các trạm biến áp, cải tạo đường dây, lắp đặt van chống sét, sửa chữa thường xuyên đường dây 0,4 kv từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt nhân dân. [17] Về giáo dục và đào tạo: thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tăng cường trật tự kỷ cương nề nếp trường học. Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Nâng cao chất lượng dạy và học các ngành học, bậc học. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 78/78 phòng học kế hoạch năm 2008, giải ngân 9.575 triệu đồng đạt 97% kế hoạch, nâng số phòng học kiên cố toàn huyện 535/662 phòng đạt 80,8%. [17] Đối với công tác y tế: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị y tế, chăm lo đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ các thầy thuốc, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống các loại dịch bệnh. Năm 2009 đã khám và điều trị 137.276 lượt người (bệnh viện đa khoa 75.868 lượt, tuyến cơ sở 61.408 lượt), tăng 9,1 % so với năm 2008. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế mục tiêu Quốc gia. [17] Hoạt động Văn hóa và thông tin: thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” diễn ra sôi nổi, qua bình xét năm 2009 toàn huyện có 11.425 hộ/14.717 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 78% tổng số hộ, 97/142 làng văn hóa đạt 68,3%, 34/46 trường học văn hóa đạt 74%, 21/24 cơ quan văn hóa đạt 87,5%. Xây dựng mới 20 nhà văn hóa xóm bản tổng kinh phí ngân sách tỉnh 38
  50. hỗ trợ 400 triệu đồng. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được duy trì rộng khắp và phát triển sâu rộng. Toàn huyện có 42 câu lạc bộ thể dục thể thao, đạt 105% kế hoạch; 11.852 người tập thể thao thường xuyên, đạt 103%; 5.176 người đạt chế độ rèn luyện tiêu chuẩn, đạt 108%; 1.925 hộ gia đình thể thao đạt 110%; 51 người đạt đẳng cấp vận động viên, đạt 146%; 57 lớp hướng dẫn viên đạt 104% kế hoạch. [17] Hoạt động du lịch: tiếp tục tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, làm đẹp cảnh quan tạo sức thu hút du khách. Hoạt động Đài truyền thanh - truyền hình: tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động chuyên môn, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, năm 2009 đã dàn dựng 2.500 tin bài phản ánh kịp thời các sự kiện diễn ra trên địa bàn huyện góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh nông thôn. Vấn đề an ninh quốc phòng luôn luôn là vấn đề rất được quan tâm: huyện nghiêm túc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tổ chức tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, Luật quốc phòng, Pháp lệnh dự bị động viên, Pháp lệnh dân quân tự vệ cho cán bộ và nhân dân. Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ động nắm bắt tình hình, do chỉ đạo giải quyết có hiệu quả từ cơ sở, vì vậy tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an ninh nông thôn không còn điểm nóng xảy ra. Như vậy có thể thấy rằng huyện Lạc Thủy đang có những bước chuyển biến tích cực trong nền kinh tế, cũng như tình hình ổn định về xã hội ngày càng được nâng cao. Cần phải có những chính sách tối ưu, hoạt động cụ thể nhiều hơn để trong tương lai nền kinh tế - xã hội của huyện sẽ ngày một phát triển vững chắc. 39
  51. 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Lạc Thủy khá phong phú và hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch khác nhau, nhưng nổi bật là các di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu là đình, đền, chùa và lễ hội.  Di tích lịch sử - văn hóa Quần thể di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh Chùa Tiên Đến với mảnh đất Lạc Thủy điểm tham quan luôn được mọi du khách hướng đến đó chính là “Quần thể di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh Chùa Tiên” hay nhiều người còn gọi là “Mẫu Đầm Đa” tại xã Phú Lão. Ngày 30/9/1989 Danh thắng Động Chùa Tiên- Mẫu Đầm Đa được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây còn lưu giữ các sắc phong do các triều vua phong tặng: Tự Đức thứ 6 (1853), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909), Khải Định thứ 9 (1924) sắc chỉ cho xã Nhượng Lão (nay là xã Phú Lão) thì các vị thần được thờ tại cụm di tích là Tam vị Tản viên và tứ vị Thánh Nương. Các vị này đều được phong là Thượng đẳng thần. Tại đây, các di tích mang đủ các loại hình từ di tích lịch sử văn hóa đến thắng cảnh hang động. Các di tích bổ sung cho nhau, tạo cho du khách có cảm giác như được đắm chìm trong không gian văn hóa truyền thống, với vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan khu vực (Xem phụ lục 1- hình 7). Du khách được thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần được thờ trong di tích. Quần thể di tích này bao gồm 15 điểm (Xem phụ lục 1- hình 6), cụ thể các điểm là: - Chùa Tiên Chùa Tiên tọa lạc dưới chân núi Tung Xê, trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi, lưng tựa vào núi, mặt quay hướng Đông Bắc. Với tổng diện tích khoảng 1ha, là thế đất tương đối đẹp, phía trước là ao, ruộng lúa và đường liên xã. Theo truyền thuyết chùa Tiên được xây dựng từ rất lâu, theo lối kiến trúc nhà sàn, nguyên vật liệu tranh tre, nứa lá. Trải qua thời gian ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng, và đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa đã bị 40
  52. phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1998 chính quyền và nhân dân địa phương đã quyên góp tiền của và công sức xây dựng lại ngôi chùa mới như hiện nay. Chùa Tiên hiện nay được xây theo kiến trúc kiểu chữ nhất (-), nguyên vật liệu là gạch, vôi vữa, xi măng cốt thép kiên cố. Với lối kiến trúc mái: hai tầng tám mái, giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt. Ngói làm giả kiểu ngói ống. Mặt trước các đầu mái cũng đắp hình rồng, giữa mái hiên là bức đại tự đắp nổi bốn chữ Hán “Cao Tiên sơn tự” (Chùa Tiên ở trên núi cao). - Đền Trình Đền Trình thờ tam vị Đức Ông. Đền tọa lạc trên thửa đất rộng khoảng 1000m2 ở thôn Lão Ngoại. Theo truyền thuyết đền Trình xưa kia là ngôi nhà sàn, nguyên vật liệu là gỗ, tranh, tre, nứa, lá. Trải qua thời gian ngôi đình đã bị xuống cấp. Đến năm 1932 những người có chức sắc trong làng đã quyên góp tiền của, công sức dựng lại ngôi đền bằng gỗ rất khang trang bề thế. (Xem phụ lục 1- hình 9) Tương truyền, ngày xưa có ba anh em họ Đào tên Tấn, Minh, Ngọc là người khai sơn lập địa nên vùng đất này. Ba ông mất tại đất Khóm Chanh (khu đất lập đền Trình ngày nay), khi nhân dân trong vùng biết đến thì mối đã lấp gần hết thi hài của 3 ông, duy nhất chỉ để lộ ra 6 bàn chân và đến ngày hôm sau nữa thì mới lấp hết. Nhân dân thấy vậy gọi là “Thiên táng”. Từ đó, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để nhớ công lao khai sơn lập địa dựng nên làng xóm của các ông, và tôn các ông là thành hoàng làng. Từ đó cứ đến ngày mùng 1 và ngày rằm, lễ, tết cổ truyền của dân tộc đều có hương khói thờ phụng. - Đền Mẫu Đền Mẫu cách đền Trình khoảng 300m về phía tây bắc, nằm ẩn mình trên sườn núi So (còn gọi là núi Thờ), thuộc thôn Lão Ngoại, mặt quay hướng đông bắc. Phía trước là một khoảng đất bằng phẳng và những rừng cây rậm rạp. (Xem phụ lục 1- hình 10) Đền Mẫu thờ Mẫu tổ Âu Cơ (Xem phụ lục 1- hình 11). Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của Đế Viên họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Nhân chuyến tuần du vùng núi Ngũ Lĩnh, Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc 41
  53. Tục. Ngài là bậc thánh thông minh. Đế Minh yêu quý Lộc Tục, cho nối ngôi, phong là Kinh Dương Vương (2879 – 2794 trước Công nguyên) cho cai quản phương Nam. Lộc Tục lấy con gái Long Thần là Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân, tức Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ trong chuyến tuần du ở Động Lăng Xương bên sông Đà. Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở 100 người con. 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, sinh sôi, phát triển thành dân tộc Việt Nam ta như ngày nay. Tưởng nhớ công ơn của Mẫu tổ Âu Cơ, nhiều nơi trên đất nước Việt Nam đã lập đền thờ Mẫu trong đó có Đền Mẫu thuộc thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão. - Đình Trung Đình Trung cách UBND xã Phú Lão 4km về phía Bắc. Đình tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, mặt quay hướng đông bắc. Đình xưa được dựng bằng khung gỗ lợp gianh trên một gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa. Theo lời kể của các cụ thì sau khi lập đình do thế đất ở đây không đẹp nên đình được di dời đến địa điểm hiện nay. Đình Trung thờ Đức Vua và Đức Thánh Ông. Hiện nay, đình Trung được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 500m2 theo sách Bát cẩm trạch linh nghiệm, thì đất xây dựng đình có tên gọi “Địa long quang” nghĩa là đất con rồng phát sáng. Hướng đình theo sách phong thủy linh từ đại nghĩa là “Hương huyền” quan vương khí long mạch ấm, khí mát lành khiến cho dân yên vui, trù phú. - Động Châu Sơn Động Châu Sơn thờ Phật. Động Châu Sơn tọa lạc trong dãy núi Tung Xê. Cửa động quay hướng Bắc nhìn ra lòng thung. (Xem phụ lục 1- hình 12, 13, 14). Phật giáo từ ấn Độ, được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II (sau Công nguyên). Phật giáo (Buddha - tiếng ấn Độ nghĩa là “giác ngộ”), phát sinh từ thế kỷ thứ VI-V trước Công nguyên ở miền Bắc ấn Độ, trong vương Quốc Capilavatstu gần biên giới Nê Pan. Đạo Phật chủ trương pháp tính bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật, từ chỗ tự giác tiến lên làm nghĩa vụ giác tha. Phật khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có tinh thần vô ngã vị tha, làm điều lành, tránh sự ác. Phật là biểu tượng của sáng suốt và từ bi. Qua các 42
  54. thời đại, Đạo Phật có lúc thịnh, lúc suy. Vào thời Lý (thế kỷ thứ X) đạo Phật trở thành Quốc đạo. Thời Trần, đạo Phật vẫn tiếp tục phát triển, nhiều vị vua, quan lại khi về già cũng quy y cửa Phật. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI) đạo Khổng (đạo Nho) phát triển mạnh trong tầng lớp quý tộc, quan lại. Đến thời Lê Mạc và thời Nguyễn đạo Phật lại được trấn hưng. Cứ như vậy đạo Phật đã tồn tại và phát triển một cách rộng rãi cho tới ngày nay. Cùng với quá trình tụ cư lập làng, các ngôi chùa thờ Phật cũng được dựng lên. Ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, làng nào cũng có chùa làng hoặc chùa vùng, chùa tổng Những huyện, xã giáp ranh với các tỉnh miền xuôi thỉnh thoảng xuất hiện những ngôi chùa nhỏ, nhưng hệ thống tượng phật cũng không đầy đủ. Chính vì vậy, một số ngôi chùa thờ Phật thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, cũng như các ngôi chùa khác được dựng lên với mục đích dùng giáo lý của đạo Phật, Đức Phật từ bi để khuyến thiện, trừng ác, giáo dục lòng nhân nghĩa cho con người. Và ở đây cũng là nơi thực hiện mọi nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của dân làng. - Động Linh Sơn Động Linh Sơn nằm ở lưng chừng núi đá hang Hồ, có độ cao 150m so với mặt ruộng, cửa động quay về hướng Tây. Đi theo con đường mòn đã được xây lan can các bậc tam cấp, lối lên thoai thoải có đoạn gấp khúc. Du khách leo lên khoảng chừng140m là đến ngã ba đường, một lối lên động Linh Sơn và một lối lên động Tam Toà. Từ ngã ba rẽ phải đi tiếp 300m là tới cửa động. Đứng ở cửa động, nhìn xuống là cánh đồng thôn Lão Nội, Lão Ngoại, xen kẽ là các thôn xóm cây cối tốt tươi trù phú. Nhưng đẹp và thơ mộng nhất là hồ nước Hang Hồ bao bọc lấy chân núi, suốt bốn mùa nước đầy ắp trong xanh. Bước vào trong, phía trước mặt thấy ẩn hiện thấp thoáng các tượng Phật uy nghiêm trầm mặc, vừa như bí hiểm vừa bao dung đức độ, phía bên trái là Ông Bụt râu tóc bạc phơ. Quay gót trở ra sang phía tây phải là một cột đá cao vút trông tựa như một ông khổng lồ với sắc mặt nghiêm nghị quay mặt vào trong vách động, bên dưới là hình con báo, con hổ Nổi bật trên vách động là một 43
  55. cụm nhũ có nhiều nhánh tạo múi, tạo khía thon thon trông giống quả phật thủ. (Xem phụ lục 1- hình 15) Lòng động gồ ghề đá và dốc dần vào phía trong. Đất nền màu vàng thẫm khô ráo, các vách ngăn và vòm trần có nhiều nhũ đá, vân đá rủ xuống xòe ra tạo nhiều hình ảnh rất quen thuộc như cây si, cây đa, cây bồ đề cùng muôn loài chim muông cỏ cây hoa lá Tiến vào trong tầm 5m, là kho thuốc của Thánh Mẫu, cạnh đó là núi Cô, núi Cậu Lách sang phía tây phải khoảng 2m có một hồ nước nhỏ, thành bờ trông tựa như những con rồng, kề bên là vựa thóc, vựa ngô, khoai của Thánh Mẫu. Trên thành vách bám nhiều hạt đá nhỏ xíu li ti, chúng chiếm một mảng diện tích khá rộng. Dưới lòng nền là vô vàn thửa ruộng bậc thang, trong lòng ô ruộng đó chứa nhiều viên sỏi tròn màu đất nung với đủ kích cỡ khác nhau. Ngước nhìn lên vòm trần, ta thấy một khối đá buông thõng xuống với cái đầu nhọn hoắt trông như chiếc vòi bạch tuộc Vào đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chùm hoa của đá ngàn năm, khi có ai đó soi ánh đèn chiếu vào những chùm hoa rực rỡ long lanh nhiều màu sắc, và thật ngạc nhiên khi nhìn thấy một cây nấm khổng lồ màu trắng đục, chân nấm nâng đỡ một cụm phía trên rủ xuống, ngay dưới chân cây nấm là các mầm nhũ nhỏ tròn vo như đang muốn vươn chồi lên khỏi mặt đất. Ngoài các vòm động kể trên, trong lòng động Linh Sơn còn có các ngách động nhỏ với nhiều thạch nhũ mang thiên hình vạn trạng, mỗi hình mỗi vẻ đều gợi cho du khách nhiều cảm nhận khác nhau. Nếu như bạn thiên về hội hoạ, bạn sẽ có dịp thưởng thức những mảng mầu, những đường nét phong phú qua các dải nhũ, cột nhũ, mầm nhũ , còn bạn muốn bổ xung cho kiến thức về điêu khắc, về hình khối thì đây thật sự là một Bảo tàng Mỹ thuật với vô vàn khối tượng, có bức còn như phác thảo, có bức như là hoạ sĩ đang làm dở nghỉ tay đôi chút, có những khối tượng thì hầu như là một tuyệt tác hoàn hảo có một không hai của tạo hoá. Sau khi thăm động Linh Sơn, du khách bước ra khỏi cửa động đầy nắng ấm của cuộc sống thực nhưng vẫn còn bâng khuâng lưu luyến, ấn tượng đọng lại 44
  56. trong lòng du khách là cảm nghĩ về nghệ thuật điêu khắc, tạo hình phối cảnh tuyệt tác của thiên nhiên mà trong lòng lâng lâng càng thêm yêu quê hương đất nước. - Động Tam Tòa Động Tam Tòa nằm cheo leo trên đỉnh núi đá Hang Hồ, ở độ cao 200m so với mặt ruộng, cửa động quay về hướng Tây. Động chia làm ba tòa: Tòa thứ nhất: Trong lòng động, dưới nền và trên vòm là vô vàn các khối đá, nhũ đá, măng đá nhô lên rủ xuống đủ các sắc màu thạch nhũ. Từ lối vào tầm 2,5m, vòm trần bên trái có một lớp nhũ nhìn giống như một chiếc lọng che. Tiến sâu vào tầm 4m, nền động bắt đầu dốc dần xuống. Xung quanh là các mô đá, tảng đá nhấp nhô như rừng bụt mọc, măng mọc. Ở đây các loại măng đá, nhũ đá phát triển khá dày đặc, nhìn xa như một toà lâu đài cổ kính. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhũ đá Cây Bồ Đề rất đẹp. (Xem phụ lục 1- hình 16) Chính giữa ngăn trong, lòng nền trũng xuống tạo hố lõm sâu, bên trên là một tảng đá to chắn ngang tạo thành một chiếc cầu bằng đá bắc qua hố sâu đi xuống phía dưới. Ở đây vòm động khum tròn với vô vàn khối nhũ có khối tựa như những chùm nho, khối tựa như mũi tên khổng lồ. Vào tầm 3m, các khối nhũ bài trí rất là đẹp mắt trông tựa như căn buồng ngủ của nàng tiên, kế bên là dòng thác tung bọt trắng xoá. Không gì thú vị hơn, khi ta ngồi giữa lòng động ngắm nhìn những nhũ đá huyền bí dưới bàn tay đẽo gọt, chạm khắc kỳ phu của tạo hoá đó là các chuông đá, cồng chiêng, con voi, con rồng có đoạn nhìn thoáng qua như những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường. Chia tay với toà một, du khách tiếp tục hành trình lên thăm quan toà thứ hai. Tòa thứ hai: Có lòng nền toàn đá gồ ghề, đôi chỗ ẩm ướt bởi những giọt nước tí tách nhỏ xuống. Vòm động cao rộng, tạo nên không gian thoáng đạt, mát mẻ. Đứng ở lan can nhìn lên vòm trần, là vô vàn nhũ, khối thì tròn trịa căng phồng như bầu sữa mẹ, khối thì mảnh mai như những dải lụa đào, khối thì như 45
  57. những loài hoa, đầu nhũ còn ngưng đọng những giọt nước lấp lánh như viên ngọc quý hiếm Chính giữa Toà là một khối đá đồ sộ, xung quanh là các lớp nhũ lớp nọ, nối lớp kia cao chất ngất như một toà sen khổng lồ. Tiến vào tầm 3m ta gặp khối đá khá to và đẹp, trên bề mặt khối đá ấy bày ra vô số mầm nhũ xếp chồng lên nhau giống như mâm vàng, mâm bạc. (Xem phụ lục 1- hình 17) Đi sâu vào trong không khí càng mát mẻ. Trên vòm trần từng chùm nhũ buông xuống cùng những giọt nước thánh thót rơi, những khối nhũ buông lửng trông như những bàn tay của đá đang ấp ôm ta, đứa con ở phương xa nay trở về bên mẹ. Tòa thứ ba: Từ lối vào dưới lòng nền có nhiều ô với nhiều kiểu dáng khác nhau như hình tam giác, hình chữ nhật nhìn xa xa tựa như những thửa ruộng bậc thang, thành bờ trông như những con rồng đang tinh nghịch đùa giỡn bên hồ nước. Vách phải là một tầng nhũ, cạnh đó là một khối nhũ đồ sộ từ vòm trần buông xuống, nhìn như quả phật thủ khổng lồ. Len lỏi qua các cột đá, du khách bước chầm chậm vào trong, ngay bên tay phải có những khối đá trông tựa như cây đa cổ thụ xòe tán lá xanh um. Tiến lên phía trước mặt, lòng ta bỗng ấm lại khi ẩn hiện các khối nhũ nhấp nhô như cảnh thôn quê với nhà cửa, làng mạc xen kẽ cây cối trù phú xua đi cái cảm giác ban đầu lạnh lẽo. Tất cả như gợi lên một khung cảnh thanh bình đầm ấm. Với những đường nét tuyệt vời của tạo hóa, vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thanh thoát của động Tam Tòa đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan thưởng ngoạn. - Động Suối Bạc Động Suối Bạc, là một trong những hang động đẹp tự nhiên của quần thể di tích Chùa Tiên. Động nằm trong lòng núi đá Tung Xê, cửa sát mặt đất, quay về hướng đông. Trước cửa động có hai tảng đá to chắn hai bên tạo thành lối đi ở giữa, hai tảng đá bằng phẳng có kích thước khá đều nhau, trên bề mặt mỗi tảng đá phủ đầy dây Thài Lài tím (Thài Lài tím, là một loài thực vật dạng dây leo 46
  58. thường mọc hoang ở ven chân núi đá hoặc chân đồi. Dây, lá và toàn thân màu tím biếc trông rất đẹp). Động chia làm các ngăn: Ngăn ngoài: Ngay trong cửa động có 3 ban thờ: ban thờ bà Chúa Kho, ban thờ Mẫu, ban thờ Đức Ông. Vòm mái che nơi đặt các ban thờ khá bằng phẳng cao ráo thoáng mát. Trên vòm phía bên trái, một khối nhũ to buông xuống tựa như một chiếc lọng che. Kề tiếp là những chiếc chuông kích thước không đều nhau, phía bên phải nhiều thạch nhũ rủ xuống mềm mại, trông na ná như bức rèm the, cạnh đó có một khe nứt nhỏ tạo cho mạch nước ngấm xuống làm ẩm ướt cả một góc động. Sau khi xem song ngăn này, du khách bước sang bên trái là lối vào ngăn giữa. Ngăn giữa: Tạo cho không gian tranh tối, tranh sáng huyền ảo càng làm tăng thêm vẻ huyền bí, khiến cho du khách càng muốn bước thật nhanh vào khám phá và du ngoạn bên trong. Nơi này, nền động không bằng phẳng nhiều chỗ gập ghềnh, gồ ghề đá, đất nền màu vàng thẫm khô ráo. Bước vào đây, ta bắt gặp ngay dưới lòng nền bên trái có một mô đá to nhô lên, trông tựa như con rùa đầu ngẩng cao đầu. Ngay sát chân vách, nhũ từ lòng nền vươn lên như rừng măng mọc, phía trên vòm trần khá nhiều dải nhũ màu trắng đục với thân hình mảnh mai, mềm mại rủ xuống thướt tha. Đi tiếp mấy bước chân, tiến vào trong gần sát chân vách bên phải là một dải đá uốn dài lượn theo đường gấp khúc, trông xa giống một con rồng khổng lồ đang vươn mình trườn ra ngoài cửa. Bước tiếp vào trong phía tay phải, dưới lòng nền động vô số các mầm nhũ vươn lên, như các tượng phật, tượng bụt uy nghiêm. Bước tiếp khoảng chừng 1,5m rẽ trái là một vòm động nhỏ, đây là một cung phòng không lớn lắm và được tạo hóa chia làm hai ngăn. Ngăn bên phải là kho vàng, kho bạc, còn ngăn bên trái là kho tơ lụa. Cả hai ngăn các loại hình nhũ đá đều toát lên vẻ đẹp riêng vốn có của nó, chúng rất đa dạng về kiểu dáng, với màu sắc hài hòa rất bắt mắt và dễ đi vào lòng người. 47
  59. Kho vàng, kho bạc: đặt chân vào đây ta cứ ngỡ như chiêm bao, như lạc vào kho báu với vô vàn nào là vàng, bạc, ngọc ngà của vua chúa thời xa xưa. Ngay cạnh là một mô đá nổi lên vừa vặn giống như chiếc chum. Kề bên là hai chiếc khay nhỏ cùng với hai con rồng nhỏ trông ngộ nghĩnh. Đặc biệt trên vòm có một khối đá buông xuôi lơ lửng tựa như một chiếc chuông khổng lồ, khi đưa tay gõ lên khối đá ấy, những âm thanh phát ra như tiếng chuông vang lên lúc trầm, lúc bổng du dương hoà quyện vào không gian tĩnh mịch. Lắng nghe tiếng âm vang của đá như một bản nhạc hùng tráng không lời bất tận, càng khiến cho du khách phấn chấn hồ hởi hơn. Kho tơ lụa: vào đây, thật lạ lùng và ngạc nhiên thay các dải nhũ từ trên vòm trần buông xuống vàng óng, mềm mại như những dải lụa. Kế tiếp là một khối nhũ đứng biệt lập có độ cao tầm 1,40m, tựa như một vệ sĩ đang trong tư thế canh gác trông coi kho tơ lụa. Trong cùng là một giếng nước tiên, có đường kính 3m, sâu tầm 3 đến 5m, nước trong veo mát lạnh. Cạnh đó là một vân đá nổi gờ lên thành những hình tròn đều đặn, ngắm nhìn như những đồng tiền xu của người xưa đã in dấu nơi đây. Từ giã kho tơ lụa quay trở ra theo trục đường chính tiếp tục hành trình vào thăm phía trong động. Càng tiến vào trong, không khí càng dễ chịu và cảnh đẹp càng quyến rũ lòng người. Vách bên phải những dải nhũ dàn mỏng, mềm mại buông lơi, như một dải lụa đào. Ở đây các khối nhũ quần tụ khá nhiều khối giống tòa sen, khối như cây đa cổ thụ, khối nhỏ nhắn như quả chanh, quả hồng, khối lại tua tủa choãi ra nhiều nhánh nhỏ giống quả phật thủ nhìn lướt qua các cụm nhũ này, trông như bầy tiên nữ đang ngao du vãn cảnh nơi trần gian. Ngăn trong: Khác với các ngăn, ngăn này có hồ nước khá rộng, mực nước ở đây có độ sâu từ 2 đến 3m, nước hồ trong xanh, phơi bày mọi nhũ đá, măng đá từ dưới đáy hồ mọc lên đủ các loại cột đá to, nhỏ, cao, thấp tạo múi tạo khía. Nhũ xù xì gai góc, nhũ thì trắng hồng tựa như bầy chim thiên nga đang chao liệng đùa giỡn trên mặt hồ, lại có đoạn trông xa xa như chiếc thuyền rồng với hai mái chèo vững chắc. 48
  60. Vào thăm hồ nước chắc hẳn không dễ mấy ai quên được vì cảnh đẹp của hồ. Tại đây vòm động khum khum, với vô vàn dải nhũ long lanh, lấp lánh. Trên vách là các dải nhũ buông xuống tạo đủ kiểu dáng, với hàng loạt các khối nhũ, rèm nhũ trông thật mỹ lệ. Mỗi một cột nhũ, khối nhũ đều mang một sắc thái riêng biệt với các hình thù rất phong phú và đa rạng về kiểu dáng. Nhũ thì giống quả đào tiên, quả phật thủ nhưng đẹp nhất, thơ mộng nhất là hình nàng tiên đang ngả lưng trên vách đá, giống như người con gái trong tư thế nằm ngủ. Nét đặc trưng trong động, vòm động lồi lõm với nhiều hốc đá nhỏ, rất thích hợp cho các loài dơi trú ngụ. Nhìn chung động Suối Bạc là một động khá đẹp, với vô vàn khối nhũ phong phú về mầu sắc, đa dạng về kiểu dáng cùng với không khí trong lành càng tôn thêm vẻ đẹp hoang sơ vốn có của nó. Du khách có thể đến với di tích vào bất cứ thời điểm nào trong năm. - Động Thượng Ngàn Động Thượng Ngàn nằm trên đỉnh núi Đồng Vực, hay còn gọi là núi Động Tiên. Động nằm ở độ cao 150m so với mặt ruộng, cửa động quay về hướng đông bắc. Đứng ở cửa động nhìn xuống là khu thung lũng Đồng Vực, nhìn chếch sang phía đông xa xa là những cánh đồng xen kẽ các cây cối cùng những ngôi nhà xây kiên cố không gian tạo nên một cảm giác thoáng đạt mênh mông. Cửa động rộng rãi, thông thoáng làm cho ánh sáng tự nhiên lọt vào khoảng chừng 15m. Với không gian mờ mờ, ảo ảo càng làm tăng thêm vẻ đẹp lấp lánh của các nhũ đá mà tạo hóa đã ban cho. Vào đây, vòm trần khá bằng phẳng không cao lắm, lòng động gồ ghề đá và dốc về phía tay phải, đất bồi trên nền động màu vàng thẫm, đôi chỗ ẩm ướt bởi các giọt nước từ trên vòm trần nhỏ xuống. Hai bên vách các khối nhũ buông từ trên vòm xuống, chúng liên kết với nhau thành từng dải tầng tầng, lớp lớp. Ở đây không khí mát mẻ, du khách tha hồ ngắm và tận hưởng những vẻ đẹp kỳ lạ của các loại nhũ đá, với nhiều hình thù khác nhau. Khối thì giống trống đồng, cồng chiêng, khối thì như cây đa cổ thụ, khối thì dáng dấp mảnh mai, mềm mại 49