Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang - Trần Thị Kim Trang

pdf 108 trang huongle 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang - Trần Thị Kim Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_dieu_kien_phat_trien_loai_hinh_du_lich_ma.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang - Trần Thị Kim Trang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Trần Thị Kim Trang Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s Nguyễn Tiến Độ HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA: VĂN HÓA DU LICH Sinh viên : Trần Thị Kim Trang Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Tiến Độ HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên:Trần Thị Kim Trang MãSV: 1112601013 Lớp: VH1501 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề ài: Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lýl uận, thực tiễn,các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Tiến Độ Học hàm,học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác:Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm2 015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độc của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: . . 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề rat rong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): . 3.Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): . Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn
  7. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Độ. Thầy đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi từ khi chọn đề tài cho đến khi hoàn chỉnh luận văn này. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy, tôi mới có thể thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi cũng dành lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên đang công tác tại Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang. Họ đã tạo mọi điều kiện, cung cấp các hình ảnh, số liệu cần thiết trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu đề tài của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tri ân nhất đến toàn bộ các thầy cô trong Khoa Du lịch trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Trong suốt 4 năm học vừa qua, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều. Các thầy cô không chỉ trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn nền tảng cần thiết mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm, vốn sống thực tế rất hữu ích và quý báu. Tất cả sẽ trở thành những hành trang, những kỷ niệm vô giá của tôi trong cuộc sống sau này. Chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn! Hải Phòng, ngày 11 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Trần Thị Kim Trang
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM 4 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm 4 1.1.1. Các khái niệm và quan điểm về loại hình du lịch mạo hiểm 4 1.1.2. Đặc điểm 6 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển 8 1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến 8 1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia 11 12 13 1.1.6. Các sản phẩm, dịch vụ liên quan 15 1.1.7. Vai trò của du lịch mạo hiểm 16 1.1.8. Xu hướng du lịch mạo hiểm trong tương lai 18 1.2. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới và tại Việt Nam 19 1.2.1. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới 19 1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam 23 Tiểu kết chƣơng 1 25 CHƢƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI HÀ GIANG 26 2.1. Giới thiệu khái quát về Hà Giang 26 2.1.1. Vị trí địa lý 26 2.1.2. Lịch sử hình thành 26 2.1.3. Sơ lược hoạt động du lịch tại Hà Giang 28 2.2. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang 29 2.2.1. Tài nguyên du lịch 30 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 30 2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn 41 2.2.2. Cơ sở hạ tầng 49
  9. 2.2.2.1. Giao thông 49 2.2.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc 51 2.2.3. Hệ thống điện, nước 52 2.2.2.4. Y tế 52 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch 53 2.2.3.1. Cơ sở lưu trú 53 2.2.3.2. Dịch vụ ăn uống 55 2.2.3.3. Các dịch vụ du lịch khác 56 2.2.4. Cơ chế chính sách và các dự án đầu tư du lịch tại Hà Giang 57 2.2.5. Thị trường khách tiềm năng 60 2.2.6. Phương thức tổ chức 62 2.2.6.1. Hướng dẫn viên và dịch vụ hướng dẫn 62 63 2.2.6.3. Thông tin du lịch 64 65 2.3. Đánh giá chung 66 2.3.1. Thuận lợi 66 2.3.2. Khó khăn 67 Tiểu kết chƣơng 2 68 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI HÀ GIANG 69 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch mạo hiểm ở Hà Giang 69 3.2.1. Phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương 69 3.2.2. Định hướng chính sách phát triển 72 3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm 74 3.2.1. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 74 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cư dân địa phương 75
  10. 3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch mạo hiểm 77 3.2.4. Liên kết trong việc xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm tại Hà Giang 79 3.2.5. Tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch 80 3.2.6. Hoàn thiện các cơ chế chính sách 81 3.2.7. Đảm bảo vệ sinh môi trường 82 3.2.8. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch mạo hiểm 83 3.3. Một số kiến nghị 84 3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 84 3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hà Giang 85 Tiểu kết chƣơng 3 86 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 90
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU 13 21 21 Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang năm 2010 - 2014 28 Bảng2.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang trong giai đoạn 2010 - 2014 53 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ khách mong muốn tham gia du lịch mạo hiểm theo độ tuổi . 61
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch được ví như là một ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển ở các quốc gia, t . Ngày càng nhiều du khách tìm đến du lịch mạo hiểm như một cách để khám phá bản thân, trải nghiệm những thử thách mới lạ, tách ra khỏi thói quen du lịch truyền thống có vẻ như đã cũ và nhàm chán. Việc thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng là xu thế tất yếu, dựa trên những lợi thế sẵn có từ thiên nhiên và những giá trị văn hóa đặc sắc bản địa. 9/2013, tờ báo điện tử Huffington Post (Mỹ) 5 điểm đến nổi tiếng và đẹp nhất của Việt Nam được nhiều du khách yêu thích[1], t :“Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Những dãy núi cao , tạo nên vô số thung lũng trước cổng trời Hà Giang, địa hình vì thế mà cheo leo, phức tạp và khí hậu quanh năm mang sắc thái ôn đới. Hà Giang còn là vùng có nhiều rừng tự nhiên với nhiều nhóm động thực vật phong phú, phong cảnh hoang sơ, Đối với khách du lịch thích khám phá, mạo hiểm, núi rừng Hà Giang là địa chỉ cực kỳ hấp dẫn trong hành trình xuyên Việt”. : [1] Đó là ruộng bậc thang Sa Pa (tỉnh Lào Cai), núi rừng Hà Giang, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và đồi cát Mũi Né (tỉnh Bình Thuận). 1
  13. . 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 2.1. Mục đích Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giới thiệu về một loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở nước ta - du lịch mạo hiểm, đồng thời tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch này ở tỉnh Hà Giang để khẳng định đây là một nơi đầy tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. 2.2. Ý nghĩa - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học của loại hình du lịch mạo hiểm. Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần giúp các sinh viên trong Khoa Du lịch có thêm tài liệu tham khảo về loại hình du lịch mạo hiểm. - Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm sẽ giúp tỉnh Hà Giang nhận thức rõ được các thuận lợi sẵn có và khó khăn còn tồn tại. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp tích cực để tỉnh Hà Giang có định hướng cụ thể hơn trong việc xây dựng cũng như phát triển loại hình du lịch này như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch mạo hiểm và các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các tuyến điểm du lịch điển hình ở cao nguyên đá Đồng Văn. - Về mặt thời gian: Từ tháng 04/2015 đến tháng 06/2015 - Về mặt nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về loại hình du lịch mạo hiểm và đánh giá các điều kiện phát triển loại hình du lịch 2
  14. này tại tỉnh Hà Giang. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứ sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp thực địa Tác giả đã có dịp đi thực tế đến tỉnh Hà Giang 11 năm 2013) để khảo sát địa hình, các điểm du lịch tiêu biểu cũng như các điều kiện khác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 4.3 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Bố cục và nội dung của đề tài , danh mục hình, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch mạo hiểm. Chương 2. Các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang. Chương 3. Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Hà Giang. 3
  15. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm 1.1.1. Các khái niệm và quan điểm về loại hình du lịch mạo hiểm Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel/Adventure Tourism) đã phát triển trong những thập kỷ gần đây, nhưng việc đo lường quy mô thị trường và tăng trưởng bị cản trở bởi thiếu một định nghĩa hoạt động rõ ràng. Theo Wikipedia: “Du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch, liên quan đến thăm dò hoặc đi du lịch đến các vùng sâu vùng xa, nơi mà các du khách mong đợi những bất ngờ với nhận thức (và có thể là thực tế) rủi ro, có khả năng đòi hỏi kỹ năng chuyên ngành và nỗ lực thể chất. Các hoạt động như: thám hiểm leo núi, nhảy bungee, đi bè và leo núi đá thường được coi như là những ví dụ tiêu biểu về du lịch mạo hiểm”. Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm (The Adventure Travel Trade Association - ATTA) đưa ra khái niệm: “Du lịch mạo hiểm một chuyến đi (đi du lịch bên ngoài môi trường bình thường của một người trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp) bao gồm hai trong ba thành phần sau đây: hoạt động thể chất, trao đổi văn hóa hoặc tương tác, gắn kết với thiên nhiên”. Có 34 loại hoạt động được coi là hình thức khác nhau của du lịch mạo hiểm: thám hiểm khảo cổ học, tham dự các lễ hội địa phương/hội chợ, phượt (backpacking), xem chim (birdwatching), cắm trại, khám phá hang động, leo núi, du lịch bằng đường thủy (cruise), các hoạt động văn hóa, du lịch sinh thái, các chương trình giáo dục, các hoạt động bền vững với môi trường, câu cá/câu cá bằng ruồi (fishing/fly-fishing), nhận biết người dân địa phương, đi bộ đường dài, cưỡi ngựa, săn bắn, đi thuyền kayak, học ngôn ngữ mới, chạy định hướng (orienteering), đi bè, cuộc thám hiểm nghiên cứu, săn, chèo thuyền, lặn biển, lặn, trượt tuyết, lướt sóng, trekking, hiking, thăm bạn bè/gia đình, tham quan di tích lịch sử, và du lịch tình nguyện. 4
  16. Trường đại học Thompson Rivers (Canada) : “Du lịch mạo hiểm có thể được định nghĩa như là một hoạt động giải trí diễn ra điểm đến , hoang dã hay khác thường . Đặc biệt là các bộ phận kỳ lạ hoang sơ của hành tinh của chúng ta và một thế giới nội tâm của thách thức cá ”. Hillary Jenkins[2] (2008) cho rằng du lịch mạo hiểm: - Tạo ra một số hứng thú bằng cách bước ra khỏi “vùng thoải mái” của bạn; - ; - ; - ;[3] , ĐHQG Hà Nội):“Du lịch mạo hiểm là một hoạt động ngoài trời diễn ra ở nơi chúng ta không thường xuyên tới hay ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến một số rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học được những kinh nghiệm mới để chế ngự chúng và vượt qua những thử thách đối với bản thân”[4]. Sự thật là mọi cá nhân đều có cách suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của từ “mạo hiểm”. Khái niệm du lịch mạo hiểm trở thành một khái niệm rất rộng lớn. Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu rằng, không phải là gây nguy hiểm cho chính mình trong chuyến du lịch đó mới gọi là du lịch mạo hiểm. Có thể một số người cho rằng cắm trại ở một nơi kỳ lạ, quái đản là mạo hiểm, nhưng số khác có thể cảm thấy chèo xuồng kayak hoặc vượt thác mới đúng ý nghĩa Một cách hiểu khác, nếu sự mạo hiểm không phù hợp với bản thân mình thì cũng không cần phải lo lắng. Khái niệm “mạo hiểm” khác nhau đối với mỗi [2] adventuretourism.wordpress.com. [3] bài viết được Hillary Jenkins đăng lên adventuretourism.wordpress.com năm 2008. [4] trích dẫn trong bài luận “ - Nha - ” của các tác giả thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 5
  17. người. Do vậy, chúng ta vẫn có thể thực hiện một hoạt động nào đó mà trước giờ ta chưa từng thực hiện, đó cũng có thể xem như là một loại du lịch mạo hiểm. Chẳng hạn đến thăm Tây Ban Nha hoặc đi châu Phi, thậm chí là đến Pháp là những việc mà bạn chưa từng thực hiện trước đây. Như vậy, để xác định rõ du lịch mạo hiểm nghĩa là gì đối với bạn, bạn cần xác định được cảm giác của bản thân mình về khía cạnh của từ “mới lạ”, “thú vị” và “táo bạo”. Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân tham gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lại tuỳ thuộc vào mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũng tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Không có gì ép buộc chúng ta phải tham gia vào bất kỳ những cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp sợ. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch là tính độc đáo, đặc sắc - từ đó gây nên sự hấp dẫn đối với du khách, thỏa mãn tâm lý “hướng tới những điều mới lạ” của du khách. Tính độc đáo, đặc sắc có thể nằm ở đặc điểm tài nguyên du lịch, ở đặc điểm và cách thức thực hiện tour, ở một sự kiện bất thường hoặc mới được khám phá gắn với điểm đến Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, tự khám phá bản thân của du khách thông qua các chương trình do nhà khai thác đặt ra hay tự du khách yêu cầu. Do vậy, du khách ngày càng muốn tham gia vào nhiều loại hình du lịch mới lạ, thậm chí chỉ là mới lạ ở cách thức tổ chức tour. Trên cơ sở một loại hình du lịch đã có, đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của du khách và dựa vào những đặc điểm riêng của tài nguyên du lịch tại một địa phương nhất định, một loại hình du lịch mới có thể nảy sinh, trước hết phục vụ cho một đối tượng khách nhất định, sau đó dần được biết đến và được áp dụng rộng rãi ở những địa phương khác có điều kiện tương tự. Du lịch mạo hiểm là một trường hợp như vậy. Du lịch mạo hiểm là loại hình phát triển ở những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở vật chất tương đối phát triển. Du lịch mạo hiểm gồm những trò chơi cảm giác mạnh có thể hoặc không kết hợp di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Một tour du lịch mạo hiểm 6
  18. thông thường bao gồm các hoạt động như: leo núi (hiking), đi bộ đường dài (trekking), đạp xe (bicycling), chèo xuồng kayak, bơi thuyền (boating), đi thuyền buồm (sailing), lặn biển (scuba diving), leo dốc núi (mountain climbing), nhảy dù (sky diving) và còn nhiều hoạt động khác nữa. đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ lưỡng lịch trình các chuyến đi và khu chọn làm địa điểm để thực hiện chuyến đi cho tour. Địa điểm tổ chức thuận lợi và thích hợp cho việc xây dựng các hoạt động du lịch mạo hiểm như có nhiều các cánh rừng, thác nước, thác ghềnh, vách núi, sông hồ, biển Các địa điểm này đã được khảo sát và đảm bảo về thời tiết cũng như địa hình. Bởi trên nguyên tắc, địa điểm được chọn phải mang đầy đủ tính chất của một địa điểm phục vụ cho du lịch mạo hiểm như: tạo được sự thử thách cho du khách, phải gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn hoá và phong tục của địa phương. Loại hình này cần sự hỗ trợ rất nhiều của các trang thiết bị hỗ trợ và đội ngũ nhân viên ch nh mạng cho du khách. Do vậy loại hình này cần nhiều vốn về cơ sở vật chất cũng như đào tạo về nguồn lực trong công tác hướng dẫn. Tùy theo mức độ của trò chơi mà việc trang bị các thiết bị là khác nhau. Đội ngũ nhân viên trong các tour phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, không những giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về những vùng đoàn sẽ đi qua. Thông thường các hướng dẫn viên trong tour mạo hiểm sẽ là các huấn luyện viên. Có thể thấy, du lịch mạo hiểm là một loại hình sử dụng nhiều không chỉ về tài chính mà còn về nguồn nhân lực. Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính tham gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm. Khách du lịch tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là những người tham gia dài ngày và có khả năng chi trả cao. Các đối tượng tham gia du lịch mạo hiểm phần lớn là các khách người Châu Âu (đặc biệt là người Pháp), Mỹ, và một số nước phát triển ở Châu Á. Bởi vì về phong tục và văn hoá người Châu Âu muốn khám phá và mạo hiểm. Nhưng với xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hiện nay thì khoảng cách ấy đang bị xích lại. Du lịch mạo hiểm còn phù hợp cho nhiều gia 7
  19. đình, những cặp yêu nhau hoặc cho bất cứ một người độc thân nào. Thường thường những tour như vậy là sự pha trộn giữa ngắm cảnh và các hoạt động mạo hiểm, một phần của chương trình mọi người sẽ được ngắm cảnh thành phố hoặc đồng quê mà họ dự định đến và phần còn lại được gói gọn trong những hoạt động mạo hiểm - là những hoạt động đã được quy định sẵn trong chương trình. Nhìn chung giới trẻ hiện nay đều có cái nhìn rất lạc quan về loại hình du lịch mới này. Bên cạnh đó du lịch mạo hiểm là loại hình kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời nâng cao đời sống kinh tế của dân cư trong vùng. 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển 1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến a. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên và các đối tượng văn hóa, lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch được coi như hạt nhân cho việc hình thành nơi đến du lịch. Số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại tài nguyên trong một lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến quy mô và việc mở rộng phạm vi của nơi đến du lịch. Tài nguyên du lịch làm tăng khả năng cạnh tranh của nơi đến du lịch, quyết định tới hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ. Không chỉ vậy, tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng tới cấu trúc và tính chuyên môn hóa của du lịch. Theo Pirojnik thì “du lịch là ngành có định hướng tài nguyên du lịch”. Có thể nói, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch cần có những đặc thù riêng để hình thành và phát triển loại hình du lịch này. Những cảnh quan đa dạng và hiểm trở, hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, hệ thống hang động lớn, đa dạng và phức tạp, rất hấp dẫn đối với những người yêu thiên nhiên và ưa mạo hiểm. 8
  20. Các dạng địa hình cao dốc như đồi, núi là những nơi rất thích hợp với những hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi, nhảy bungee, đạp xe Trên thế giới, đỉnh núi được nhiều người khao khát chinh phục nhất chính là đỉnh núi cao nhất thế giới: Everest (Nepal) - cao 8488m. Ngoài ra còn có núi Kilimanjaro cao 5895m là đỉnh núi cao nhất Châu Phi, núi Phú Sĩ - ngọn núi nổi tiếng, cao và đẹp nhất Nhật Bản: 3776m Ở Việt Nam, có niềm tự hào Fansipan (Lào Cai) - nóc nhà Đông Dương, cao 3143m, núi Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) với độ cao 1500m Địa hình ven biển cũng là một dạng địa hình quan trọng. Để đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, có nhiều tiêu chí như: dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc Hiện có mặt ở hầu khắp các bãi biển Việt Nam, các trò chơi mạo hiểm như dù bay, mô tô nước, lặn biển chi phí khá đắt đỏ nhưng mang lại cảm giác thực sự khác biệt cho du khách. Tiếp theo phải kể đến địa hình karst. Một trong những dạng địa hình karst được quan tâm nhất là các hang động karst, rất thích hợp cho việc thám hiểm hang động. Trên thế giới có khoảng 650 hang động với 25 hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có hang: hang Sitema de Treva (Tây Ban Nha) sâu 1380m, hang Flint Mammauth (Mỹ) dài 530km, hang Optimistices Kaya (Ukraine) Ở nước ta, hang động karst tuy không sâu, không dài nhưng phong cảnh rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km, cao 10m là hang nước đẹp vào loại bậc nhất thế giới. Ngoài ra còn phải kể đến Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ Long Ngoài ra, khí hậu cũng là một yếu tố đáng lưu ý. Trong đó các yếu tố của khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch mạo hiểm. Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch mạo hiểm có tính mùa rõ rệt. Chẳng hạn như, mùa đông là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là các loại hình du lịch thể thao sẽ rất phù hợp. Mùa hè thì có thể phát triển nhiều hoạt động hơn, từ biển, trên núi, ngoài trời 9
  21. Trong năm 2009, các chuyên gia của Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm đã thực hiện một câu hỏi khảo sát để đánh giá nhận thức của du khách về “sự đa dạng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các điểm đến” trên thang điểm Likert -3 (rất kém) đến 3 (rất tốt). Kết quả cho thấy, du khách đều cho điểm rất cao ở những nơi không có dân cư sinh sống (hoặc ít dân). Họ cho rằng những nơi đó có thể có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn cho du lịch mạo hiểm. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân văn cũng đóng góp một vai trò không nhỏ. Khách du lịch mạo hiểm có mong muốn tìm hiểu về nền văn hóa mới như họ đang khám phá thiên nhiên. Đối với họ, có thể trải nghiệm văn hóa địa phương một cách đích thực là một sự đầu tư du lịch hiệu quả. Các điểm đến mà người dân địa phương luôn có những cách để bảo tồn văn hóa, không bị những giá trị hiện đại làm ảnh hưởng; ngoài ra còn có giá vé tốt luôn khiến du khách đặc biệt hài lòng. Các di tích lịch sử văn hóa như di tích lịch sử về dân tộc học, di tích khảo cổ, di tích văn hóa nghệ thuật (kiến trúc, văn hóa xã hội của dân tộc) , các di tích tự nhiên - nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới, các lễ hội sẽ khiến chuyến du lịch mạo hiểm càng trở nên thú vị hơn bao giờ hết. b. Điều kiện kinh tế, xã hội - Cộng đồng, dân cư: Những nơi mật độ dân cư thấp, nhịp sống chậm rãi, chưa bị quá trình đô thị hóa làm cho thay đổi luôn là điểm đến yêu thích của khách du lịch mạo hiểm. Nếu người dân ở đó cũng chính là một lực lượng lao động tốt trong du lịch thì không còn gì tuyệt vời hơn. - Cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng các dịch vụ: Loại hình này không đòi hỏi cao cơ sở hạ tầng. Các cơ sở lưu trú, ăn uống đơn giản, gọn nhẹ được ưa chuộng. Tuy nhiên địa điểm tiếp cận không nên quá khó khăn khi di chuyển. Phải đảm bảo được tín hiệu đường truyền liên lạc tốt. Khả năng đáp ứng của các dịch vụ cần thiết nên kịp thời, nhanh chóng. Đặc biệt là các trạm y tế, đội cứu hộ phòng những trường hợp có tai nạn bất ngờ. - Cơ chế chính sách, pháp luật: Nên có những sự linh động, tạo điều kiện hợp lý cho du khách để họ có một chuyến đi trọn vẹn nhất. 10
  22. 1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia a. Đối với khách du lịch Điều kiện tiên quyết luôn là sức khỏe và tinh thần. Du lịch mạo hiểm không dành cho tất cả - u mà mỗi người trước khi có ý định tham gia phải nhớ rõ. Những người có sức khỏe yếu, huyết áp cao, các bệnh tim mạch tốt nhất nên cân nhắc thật kỹ nếu không muốn có tình huống xấu xảy ra. Vì trước khi tham gia, đòi hỏi bạn phải có một cơ thể cực kỳ săn chắc, sức khỏe tốt, sự dẻo dai, ưa mạo hiểm, không sợ độ cao, Một sức khỏe dẻo dai, tinh thần sung mãn mới giúp chúng ta thoải mái tận hưởng những gì mà du lịch mạo hiểm mang lại. Mà những điều này đều cần phải có một quá trình lu quan tâm lịch mạo hiểm. b. Cộng đồng địa phương Người dân nên có ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, tránh việc hủy hoại môi trường. Việc lưu giữ những bản sắc văn hóa cũng rất được trân trọng. Tự mình trở thành những người hướng dẫn du lịch, là các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống là một điều đáng khuyến khích. Khi đó, họ chính là một nguồn lao động chủ lực, khiến du khách càng thêm tin tưởng vì sự thuận tiện mà họ mang lại. c. Các nhà tổ chức/điều hành tour Các nhà tổ chức/điều hành tour có vai trò rất quan trọng. Họ cần phải có kỹ năng lập kế hoạch tổ chức tốt, sáng tạo với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ khảo sát địa hình, các hoạt động mạo hiểm phù hợp, tìm hiểu cộng đồng địa phương, các nền văn hóa bản địa cho đến cơ chế chính sách - những yếu tố đảm bảo sự hấp dẫn cần phải có của một tour du lịch mạo hiểm. Riêng với các hướng dẫn viên, họ phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng. Một 11
  23. niềm đam mê đối với hệ sinh thái, động vật hoang dã và thiên nhiên. Có đủ sức khỏe và mạnh mẽ tham gia các hoạt động. Có thể giữ bình tĩnh trong trường hợp khẩn cấp. Quan trọng nhất là người có ý thức, trách nhiệm, đáng tin cậy. Họ có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo sự an toàn của du khách. 1.1.4. Phân loại Hiện ch mạo hiểm : - Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể phân du lịch mạo hiểm thành ba loại: Du lịch mạo hiểm trên cạn: bao gồm các môn leo núi, đi bộ, băng rừng Du lịch mạo hiểm dưới nước: chèo thuyền vượt thác, lướt ván, khám phá đại dương, đua cano . Du lịch mạo hiểm trên không: các môn nhảy bungee, nhảy dù, bay tàu lượn - Dựa vào mục đích chuyến đi có ba loại: Du lịch “phượt”, du lịch “bụi” với mục đích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm bản thân và chinh phục những thử thách trong thiên nhiên. Team building xây dựng tinh thần tập thể trong các công ty, tổ chức hình thành cách làm việc có phân tích logic theo đúng mục đích của nhà tổ chức team building. Khám phá nghiên cứu của các nhà khoa học: nghiên cứu, khảo sát, phân tích tìm hiểu các loại động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên. - Dựa vào mức độ mạo hiểm có thể chia làm ba loại: Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp (soft adventure): ít rủi ro về thể chất, dành cho người chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Nó cung cấp nhiều tiện ích cho du khách trong một điều kiện thoải mái. Các hoạt động thường là: đạp xe đạp thông thường, teambuilding, xem động 12
  24. vật hoang dã, đi bộ băng rừng, cắm trại, các cơ hội tình nguyện, câu cá, trượt tuyết, hoặc chỉ đơn giản là cưỡi ngựa. Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: leo vách núi, chèo thuyền vượt thác, lặn biển, đạp xe leo núi Loại hình có mức độ mạo hiểm cao (hard aventure): dành cho người có nhiều kinh nghiệm, sức khỏe tốt và mang tính thử thách. Đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro cao Địa điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Ví dụ: trượt tuyết xuống miệng núi lửa (Nhật Bản), rơi tự do (Châu Phi), lặn cùng cá mập (Mexico) 1.1.5. Một số loại sản phẩm du lịch được yêu thích  Leo núi: Là một hoạt động không mới, quan trọng là chọn hình thức leo như thế nào và ở đâu để mang đến cảm giác mới lạ hơn. Và hiện nay, leo núi thiên nhiên ở các vách đá dốc ngay sát biển, hay các vùng núi hoang trở thành sự lựa chọn số một cho những ai thích bộ m adventure.nationalgeographic.com 2011[5] : Đơn vị: % 6 Thành công 41.4 52.6 Thất bại (từ bỏ giữa chừng) Có chấn thương khi đang leo núi ứng được đủ các tiêu chí trên thì nên thử một lần trải nghiệm. Cảm giác vượt [5] “Climbing Success Rate” trang web. 13
  25. qua bản thân để lên trên đỉnh núi, đung đưa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh từ trên cao, đón gió và nắng biển và thật sự không còn gì bằng.  Dù bay: Là một trong những môn thể thao mạo hiểm hấp dẫn nhất trên biển, được vận hành bằng sức gió, ca nô kéo dù bay trên không. Khi tham gia trò chơi này, bạn chú ý chạy đều theo vận tốc ca nô cho đến khi chân chạm nước. Nếu không sẽ rất dễ ngã úp trước khi chiếc dù nhấc bổng bạn lên cao. Vì được trang bị áo phao nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp nước hạ dù. Chi phí cho mỗi lần “bay” 10 phút từ 500.000 - 600.000 VND, tùy thuộc số người chơi.  Nhảy bungee: .  Chèo xuồng kayak: Đây không chỉ là môn thể thao thử thách lòng can đảm, sự bình tĩnh, tính kiên trì mà còn là bài học về khả năng xử lý tình huống linh hoạt cùng kỹ thuật của người chơi. chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak. Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường. Bởi vì xuồng kayak có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một buồng lái mở. Tuy nhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo hai đầu để hoạt động. Có năm sự phân loại chính: vượt thác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, cuối cùng là đi giải trí thông thường. Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ nữa. Ví dụ, đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn thuần. Chiếc xuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù hợp với việc câu cá. 14
  26.  Đạp xe: Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là để đi thám hiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp. Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du lịch ba lô trên xe đạp vậy. Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào sự phù hợp của mỗi người. Tốc độ đi, số điểm dừng và người lái đi được khoảng từ 50 - 150 km/ngày. Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200 km, xa hơn thì có thể đi trong một nước hay vòng quanh thế giới. Những chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt là xe đạp phải có khả năng chở được những hành lý nặng. Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để sử dụng, nhưng loại xe thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho ta cảm thấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài.  Lặn biển: một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụ thở cá nhân chuyên dụng. Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí nén), người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp với ống thở và tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở vì đã được cung cấp đủ nguồn khí. Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử dụng đuôi cá gắn ở bàn chân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động (thường được gọi là scooter). 1.1.6. Các sản phẩm, dịch vụ liên quan Cũng như các loại hình khác, du lịch mạo hiểm cần có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt dành riêng cho nó. Các sản phẩm dành cho du lịch mạo hiểm là các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho du lịch mạo hiểm: như mũ bảo hiểm, áo phao cứu sinh, túi ngủ, túi khô mái chèo, quần áo chuyên dụng cho các loại hình du lịch dưới nước. Các hoạt động trên cạn như leo núi, băng rừng, leo vách núi cho 1 người núi cần có dây leo, móc khoá, lều bạt, mũ bảo hiểm các dụng cụ bảo vệ đầu gối, khuỷ tay, máy bộ đàm Các hoạt động trên không như nhảy dù, tàu lượn cần mũ bảo hiểm, các dụng cụ bảo vệ đầu gối và khuỷ tay, dù nhảy 15
  27. Tuỳ theo các hoạt động mà các thiết bị giống nhau được thiết kế khác nhau ví dụ như nón bảo hiểm của leo núi khác với nón bảo hiểm các hoạt động dưới nước. Bất kỳ loại hình nào của du lịch mạo hiểm cũng đều trang bị hộp y tế và thiết bị thông tin liên lạc đơn giản nhất là bộ đàm. Bên cạnh đó là các trang thiết bị dùng để di chuyển như: xe đạp địa hình, xe môtô phân khối lớn như minskhơ, xe cào cào. Ở bộ môn dưới nước có thuyền kayak, bè cao su cho hai người, sáu người, tàu lượn Dịch vụ cơ sở lưu trú cho loại hình du lịch mạo hiểm cũng rất phong phú khi tham gia này ngoài thiên nhiên ngoài các cơ sở lưu trú là các khách sạn đạt tiêu chuẩn; thì tuỳ theo nội dung, và địa điểm có các dịch vụ lưu trú như nhà dân, nhà tổ chim, cắm trại ngoài trời để phù hợp với các hình thức lưu trú của du khách. Các dịch vụ bổ trợ đi kèm trong các tour mạo hiểm như khuân vác, dẫn đường dành cho các loại hình như đi bộ trong rừng, chèo thuyền dọc các con sông, leo núi. Bên cạnh đó, dịch vụ nấu ăn luôn đi kèm với các môn thể thao này. Quan trọng nhất là dịch vụ cứu hộ phải luôn luôn đi kèm trong bất kỳ loại hình nào của du lịch mạo hiểm. Ngoài ra còn có các dịch vụ bán và cho thuê trang thiết bị hỗ trợ cho du lịch mạo hiểm. Thêm nữa là các dịch vụ giúp du khách di chuyển đến các địa điểm tổ chức các tour du lịch mạo hiểm như dịch vụ cáp treo để chơi trò leo núi, cần trục để chơi trò nhảy bungee Trong những trường hợp các phương tiện xe khách không thể tiếp cận được điểm tổ chức thì đã có ngay các dịch vụ như thuê xe gắn máy, đi xe bò, xe ngựa Các dịch vụ này giúp tạo công ăn việc làm cho các nguồn lao động tại chỗ và cải thiện cuộc sống của các dân cư sống ven các địa điểm tổ chức. 1.1.7. Vai trò của du lịch mạo hiểm Qua những thử thách, khó khăn, du lịch mạo hiểm không chỉ mang đến cảm giác chinh phục tự nhiên, chiêm ngưỡng được những kỳ quan mà không phải ai cũng có thể “chạm” tới mà còn lại đem lại nhiều ích lợi cho du khách về thể chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, loại hình khám phá mạo hiểm, hòa 16
  28. mình với thiên nhiên này cũng đang trở thành một trọng tâm phát triển của ngành công nghiệp du lịch. Loại hình du lịch mạo hiểm mang lại cảm giác mạnh và sảng khoái, giải tỏa được tính hiếu kỳ, mang lại niềm vui và sức sống mới cho du khách. Du khách sẽ có những giây phút tuyệt vời sau khi chiến thắng được bản thân, vượt qua được thử thách, khẳng định bản lĩnh của con người trước thiên nhiên; luôn luôn vươn lên đỉnh cao, không ngừng phát triển. Quả thật, du lịch mạo hiểm sẽ là dịch vụ du lịch thú vị nếu như các bạn có đam mê cảm giác mạnh và muốn chiến thắng được bản thân. Các nhà khoa học đã từng khuyến cáo rằng nỗi ám ảnh với sự sạch sẽ của con người hiện nay có thể dẫn đến sự gia tăng bệnh dị ứng, hen suyễn và bệnh viêm đường ruột. Việc con người tiếp xúc với những bụi bẩn, bùn đất lại giúp cải thiện thể chất của mình. Bởi chính những thứ “bắt bẩn” lại là con đường tốt nhất để phát triển một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh đó những hoạt động ngoài trời có thể ng , cưỡi ngựa sẽ giúp chúng ta hòa mình với thiên nhiên và việc bị bẩn là môt điều tất yếu. Các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe sẽ giúp phát triển vùng hippocampus (nằm trong thùy thái dương, là cửa ngõ để thông tin được ghi nhớ vào não). Càng lớn tuổi thì vùng này thường bắt đầu co lại khiến trí nhớ bị suy giảm, thậm chí rơi vào tình trạng mất trí nhớ hoàn toàn. Một nghiên cứu đã chứng minh một nhóm người trong độ tuổi trung niên giành 30 - 40 phút đi bộ mỗi tuần thì có thể làm vùng hippocampus tăng thêm trung bình 2% đồng nghĩa với việc giúp cải thiện trí nhớ trong nhiều năm. Bên cạnh đó du lịch mạo hiểm còn đựng và tự tin hơn. Đây là một hình thức để giúp con người suy nghĩ logic, học hỏi nhiều kinh nghiệm và ứng phó trước các tình trạng khó khăn. Du lịch mạo hiểm luôn có những tình huống bất ngờ, không đi theo kế hoạch nên sẽ giúp con người học được cách đối phó với những “sự cố” đồng thời tăng khả năng ứng 17
  29. phó với những bất trắc trong cuộc sống. Và mỗi lần vượt qua được thử thách, đắm mình trong những không gian “hoang dã” sẽ làm tăng thêm sự tự tin. Có thể nói, du lịch mạo hiểm như là một điểm nhấn trong cuộc sống. Bằng việc biến kỳ nghỉ của mình thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú, chúng ta đã mang lại cho cuộc sống của mình những ký ức tuyệt vời. Thêm vào đó, khi tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, chúng ta có thêm cơ hội gặp gỡ những con người mới. Hay ho hơn nữa, chúng ta học hỏi được những kiến thức mới về các nền văn hóa. Cuối cùng, sẽ không bao giờ biết trước được những gì sẽ đến trong một chuyến du lịch mạo hiểm. Đó là điều làm mọi người cảm thấy hồi hộp và thú vị nhất. Du lịch mạo hiểm còn đem lại một nguồn thu lớn trong ngành công nghiệp du lịch. Từ một thị trường nhỏ nhưng trải qua nhiều năm tháng và đến ngày nay, du lịch mạo hiểm đã trở thành một trong những yếu tố trọng tâm góp phần phát triển trong ngành công nghiệp không khói này. Từ năm 2009 đến nay, thị trường du lịch mạo hiểm tăng trưởng mỗi năm 65%[6]. Nó góp phần khai thác tốt các tài nguyên du lịch, làm đa dạng sản phẩm du lịch địa phương. Từ đó tạo nên được sức hấp dẫn để thu hút du khách nước ngoài lẫn du khách trong nước. Thêm vào đó, các công ty tư vấn cũng tin rằng, ngành công nghiệp du lịch mạo hiểm có tiềm năng trong việc tích cực chuyển đổi con người, môi trường và nền kinh tế. Bởi khi loại hình du lịch này phát triển sẽ mở ra công ăn việc làm, môi trường kinh doanh tại địa phương như trở thành hướng dẫn viên cho các tour mạo hiểm, cung cấp các bữa ăn và chỗ ở cho du khách phiêu lưu, bán các mặt hàng thủ công. Du lịch mạo hiểm đã giúp tăng mức sống của người dân địa phương cũng như quảng bá du lịch ở thành phố đó. Đồng thời việc này cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo tồn di sản của con người. 1.1.8. Xu hướng du lịch mạo hiểm trong tương lai Với xu hướng quốc tế hoá khoảng cách giữa các quốc gia đang bó hẹp lại, cũng như cuộc cách mạng của khoa học kỹ thuật sẽ làm cho trong tương lai du lịch mạo hiểm sẽ thu hút một số lượng lớn du khách; đặc biệt là giới trẻ tham gia [6] 2009 (Adventure Tourism Development Index Report © 2009). 18
  30. loại hình này. Bên cạnh đó cuộc sống của con người ngày càng trở nên áp lực, do vậy ngày càng nhiều người tìm đến du lịch mạo hiểm hơn để tìm lại cân bằng trong cuộc sống. Với phong cách của một loại hình đòi hỏi nhiều yếu tố về thể chất lẫn tinh thần của người tham gia, do vậy du lịch mạo hiểm là một cách cho giới trẻ thề hiện phong cách của họ qua chuyến đi. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân số thế giới tăng nhanh làm cho nhiều đô thị mọc lên, khiến cho các địa điểm tổ chức ngày càng thu hẹp dần. Điều này bắt buộc các nhà khai thác phải tìm những địa điểm mới cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm như ở Nam Cực, sa mạc thậm chí là ở ngoài không gian. Tương lai các nhà khai thác sẽ đưa vào những tour du lịch mới hơn nữa bởi những khoảng cách địa lý, những vùng miền đã được khám phá, nhu cầu của du khách ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng thoả mãn tính hiếu kỳ của du khách. Do đó trong tương lai sẽ phát triễn các môn du lịch ra bên ngoài khoảng không vũ trụ với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật con người sẽ có những chuyến du lịch ra ngoài vũ trụ, lên mặt trăng hay hành tình nào đó. Hiện nay loại hình team building là một dạng rất được ưu chuộng và phát triển đến các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, team building được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ để liên kết với các cộng đồng trong công ty. Thông qua teambuilding là những bài học kinh nghiệm mà những người lảnh đạo muốn truyền cho nhân viên của mình. Với các tour đặt biệt như vậy, cộng với yếu tố nhàn rỗi của ngừơi dân ngày càng tăng, khiến cho thời lượng của các tour mạo hiểm ngày càng được kéo dãn ra. Một tour du lịch mạo hiểm gồm 3 môn phối hợp phải tốn ít nhất là 1 tuần, các tour của khách nước ngoài phải tốn hơn một tháng và đặc biệt là các tour di chuyển ra ngoài khoảng không vũ trụ. 1.2. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới Con người đã được tham gia vào chuyến du lịch mạo hiểm trong hàng trăm năm qua. Marco Polo, thuyền trưởng James Cook, và Sir Ernest Shackleton - người đã có 19
  31. những động cơ chủ yếu khoa học, địa lý hoặc thuộc địa. Vào giữa những năm 1800, nhà thám hiểm bắt đầu đẩy các giới hạn của leo núi và đi bè trên sông, Matterhorn trong năm 1865 và sông Colorado vào năm 1869. Maurice Herzog Annapurna cao hơn 8000m vào năm 1950. Sir Edmund Hillary và Tenzig Norgay Everest 29 tháng 5 năm 1953. Kể từ khi các công ty du lịch mạo hiểm đầu tiên xuất hiện vào năm 1969, cơ hội để khám phá phong cảnh, các loài và các nền văn hóa của con người riêng biệt bùng nổ trên toàn thế giới. Du lịch mạo hiểm tại nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã đem lại nguồn lợi nhuận không hề nhỏ và sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Pháp là một thí dụ điển hình trong phát triển loại hình du lịch này. Từ những năm 90 của thế kỷ 20, họ đã tổ chức thường niên chương trình du lịch thể thao mạo hiểm nổi tiếng toàn cầu mang tên “Raid Gauloises”, đem lại nguồn thu lên tới hàng chục triệu USD mỗi năm. 1990, Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm (ATTA)[7] được thành lập 900 thành viên tại 80 quốc gia trên toàn thế giới. Thành viên chủ yếu bao gồm các công ty lữ hành, ban du lịch, đại lý quyền lợi trong việc phát triển bền vững của du lịch mạo hiểm. Thông qua sự kiện “ khu vực và hội nghị hàng năm, ATTA trong chuyên nghiệp, mạng lưới và dịch vụ hợp tác. [8] 2015: [7] . [8] Theo báo cáo ATDI 2015 (Adventure Tourism Development Index Report © 2015). 20
  32. STT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2015 1 Israel Chile Czech. Rep 2 Slovak. Rep Czech. Rep Slovak. Rep 3 Chile Slovak. Rep Bulgaria 4 Estonia Israel Estonia 5 Czech. Rep Estonia Chile 6 Bulgaria Bulgaria Poland 7 Slovenia Slovenia Israel 8 Jordan Poland Slovenia 9 Romania Korea. Rep Korea. Rep 10 Latvia Hungary Costa Rica STT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2015 1 Switzerland Switzerland Switzerland 2 Iceland New Zealand Iceland 3 New Zealand Canada Germany 4 Canada Germany Norway 5 Germany Iceland New Zealand 6 Sweden Norway Austria 7 Ireland Finland Canada 8 Norway Austria Finland 9 Finland Sweden Sweden 10 Austria Japan France 21
  33. :  Tour khám phá nhà máy nguyên tử Fukushima (Nhật Bản): Là nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới, Fukushima nay đã thành một điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch. Các chương trình tham quan được chính phủ địa phương phê duyệt đưa khách đi quanh khu vực bằng xe buýt. Năm 2011, 3 trong số 6 lõi phản ứng của nhà máy hạt nhân Fukushima đã phát nổ do tác động của sóng thần, tạo ra khí ga hạt nhân khiến cả khu vực phải sơ tán. Tuy nhiên, với độ nhiễm phóng xạ tương đối thấp, du khách được phép dừng chân tại một số điểm để tham quan khu vực bị bỏ hoang này.  Tour trải nghiệm vượt biên trái phép (Mexico): Một thị trấn nhỏ ở Mexico đã xây dựng công viên giải trí đem lại cho du khách cơ hội trải nghiệm những gì người Mexico phải đối mặt khi vượt biên trái phép sang Mỹ. Với 20 USD, du khách sẽ có 3 tiếng để lẩn trốn các nhân viên hải quan và đội tuần tra biên giới trong khi vượt qua những địa hình hiểm trở vào ban đêm. Tuy nhiên, không như những nguy hiểm mà dân nhập cư trái phép phải đương đầu, tình huống tệ nhất có thể xảy ra ở đây là một cú ngã đau.  Tour tham quan nơi trồng cần sa trái phép (Colombia): Tại đất nước Nam Mỹ này có tour tham quan các “nhà máy” cần sa trên các dãy núi vùng Sierra Nevada. Những du khách liều lĩnh có thể thuê hướng dẫn viên địa phương đưa tới trang trại trồng cần sa, nơi các nông dân nghèo đói đang đánh cược mạng sống để nuôi gia đình. Tour tham quan các trang trại bất hợp pháp này chỉ tốn khoảng 9 USD, nhưng du khách đối mặt với nguy cơ bị các tổ chức bán quân sự bắt cóc và giam giữ, hoặc bị cảnh sát địa phương bắt. Hình thức du lịch này là phạm pháp, ngay cả việc liên hệ để mua tour này cũng có thể khiến du khách bị những tay buôn ma túy bắt giữ hoặc tấn công.  Đào mỏ bằng thuốc nổ (Bolivia): Ở mỏ bạc tại Potosi, Bolivia, bạn có thể bò trong những đường hầm với thuốc nổ trên lưng. Không chỉ vậy, bạn còn được uống rượu mạnh để có đủ can đảm hoàn tất chuyến đi của mình. Sau khi 22
  34. cài thuốc nổ, hãy nhớ đeo mặt nạ vì màn trình diễn thuốc nổ sắp bắt đầu: các vách mỏ rung lên và sụp xuống quanh bạn. Rõ ràng Tour du lịch này không dành cho những người yếu tim.  Tour săn vòi rồng (Trung Tây Mỹ): Tour du lịch này sẽ đưa du khách tới gần những cơn lốc xoáy với vận tốc gió lên tới 480km/h. Cặp đôi mê săn bão Roger và Caryn Hill giờ là hướng dẫn viên đưa những du khách ưa mạo hiểm đuổi theo các vòi rồng nguy hiểm và có sức tàn phá khủng khiếp. Cặp đôi dẫn đầu nhóm 18 người đi 3 xe dọc khắp “Hành lang lốc xoáy” với giá 230 GBP/ngày trong chuyến đi kéo dài 10 ngày. 1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam Tu . Những cái tên gọi tương đối thân quen như phượt vùng cao, chèo thuyền kayak, trượt thác, trekking, lặn biển , mới đây hơn có thêm flyboard, motorbike offroad, nhảy dù, dù lượn được thực hiện tự phát hoặc manh nha bởi các đơn vị lữ hành có yếu tố nước ngoài. Du lịch mạo hiểm được Didier - một huấn luyện viên người Pháp đưa vào Việt Nam vào cuối những năm 1990 với các môn chơi như leo núi, vượt thác, lượn dù ở Ðà Lạt. Hiện tại, việc tổ chức các loại hình du lịch này vẫn được duy trì ở Đà Lạt bởi hai nhóm cựu huấn luyện do ông Didier đào tạo: nhóm Ðà Lạt Holiday và Hardy Ðà Lạt. Hai năm gần đây, các nhóm trên có khách trở lại. Ða số vẫn là khách Tây, nhưng gần đây có nhiều đoàn khách là công nhân viên các công ty. Một số du khách đi riêng lẻ cũng bắt đầu tham gia các môn chơi cảm giác mạnh. Các môn chơi được du khách yêu thích hiện nay là leo xuống vách núi (abseiling), vượt thác (canyoning), leo lên các vách núi (rock climbing), đi bộ xuyên rừng qua 17 km trong ngày Các công ty chuyên về dã ngoại thường kết hợp với các nhóm tổ chức du lịch mạo hiểm làm các chương trình huấn luyện thể lực và tinh thần đồng đội cho lữ khách trước các chuyến du lịch mạo hiểm 23
  35. Dấu ấn đậm nhất là sự có mặt của chương trình du lịch thể thao mạo hiểm mang tên “Raid Gauloises" vào năm 2002. 800 khách du lịch quốc tế, đến từ 17 quốc gia tham gia chuyến đi kéo dài 14 ngày, tại 9 tỉnh vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Từ đi bộ băng rừng, leo núi, vượt thác, đi bè mảng, thuyền nan trên suối, xe đạp đổ đèo, thuyền kayak trên biển họ đều tham gia. Ý nghĩa về quảng bá, xúc tiến cũng như thành công về kinh tế là điều đáng ghi nhận từ chương trình. Tiếp theo, năm 2004 và 2006, Saigontourist phối hợp với câu lạc bộ thuyền buồm Hongkong và hãng Goodman Marine International tổ chức 2 cuộc đua thuyền buồm từ Hongkong đến Nha Trang, với hơn 200 khách mỗi cuộc đua. Mới đây nhất, vào 6 giờ chiều (giờ Việt Nam) ngày 13/5/2015, chương trình “Good morning America” nổi tiếng của kênh ABC News (Mỹ) đã truyền hình trực tiếp quảng bá về du lịch Việt Nam, trong đó đặc biệt giới thiệu về hang Sơn Đoòng ). tuyệt vời để quảng bá du lịch của hang Sơn Đoòng nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế. , tạp chí lừng danh “National Geographic” của Hội địa lý Hoa Kỳ phiên bản tiếng Nga đã chọn Sơn Đoòng là “tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới” của năm 2014. 6 đêm (tương đương 3000 USD). Việc quảng bá thành công hình ảnh hang Sơn Đoòng như một nơi tuyệt vời để du lịch mạo hiểm thực sự khiến chúng ta không thể ngồi yên. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta thật sự phải nhìn ra tiềm năng trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam. Một số gợi ý khi du lịch mạo hiểm ở Việt Nam: - Tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kon Tum, từ Đà Lạt về Phan Rang, đèo Prenn; tuyến đường số 4 từ Cao Bằng đến Hà Giang, 2 tuyến tại Hà Giang (từ Thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, từ Bắc Quang đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần); tuyến vòng cung Tây Bắc từ Hoà Bình qua Sơn La lên Điện Biên, Lai 24
  36. Châu sang Sa Pa (Lào Cai) và từ thị xã Lào Cai đến Bắc Hà: có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, rất hợp để tổ chức du lịch mô tô, ô tô, xe đạp. - Đỉnh Fansipan (Sapa, Lào Cai), đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang); dãy Lang Biang (Đà Lạt), đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vách núi hòn Phụ Tử (Hà Tiên): nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch leo núi. - Thác nước đẹp, hùng vĩ, hợp loại hình du lịch vượt thác đầy mạo hiểm như thác Đầu Đẳng (hồ Ba Bể); Dray Sap, Dray Nu, Dam Bri (Tây Nguyên); Bản Giốc (Cao Bằng) - Bờ biển dài; bãi biển và đảo đẹp thơ mộng như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, các đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long có thể tổ chức lặn biển, đua thuyền kayak, thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển - Hệ thống sông, hồ, như hồ Ba Bể, Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc và hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Hương, Cửu Long phù hợp để du lịch mạo hiểm dưới nước. Tiểu kết chƣơng 1 3. 25
  37. CHƢƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI HÀ GIANG 2.1. Giới thiệu khái quát về Hà Giang 2.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang là . Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23º13'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ 104º24'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ 105º30'04". 2.1.2. Lịch sử hình thành Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Từ năm 1075 (đời nhà Lý), miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang. Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: huyện Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay) và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần 26
  38. Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay); lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên. Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định. Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước. Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh. Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3). Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên. Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang). Ngày 23/3/1959, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán khu Lao - Hà - Yên, sát nhập tỉnh Hà Giang vào khu tự trị Việt Bắc. 27
  39. Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang (từ năm 2010 là thành phố Hà Giang). 2.1.3. Sơ lược hoạt động du lịch tại Hà Giang Trong những năm trước đây, do các nguyên nhằm lớn, các sự kiện du lịch mang ý nghĩa quảng bá hình ảnh với du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, tỉnh Hà Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa các dân tộc, cảnh quan, môi trường thiên nhiên, chú trọng khai thác yếu tố mới, hấp dẫn phục vụ khách du lịch gồm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh, mạo hiểm, lễ hội ; đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, khu dịch vụ giải trí cao cấp, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Chính nhờ những cố gắng không ngừng nghỉ đó, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu khả quan. Điều đó được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang năm 2010 - 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số lượt khách 301.334 329.937 417.808 520.000 650.000 Khách quốc tê 48.030 40.376 126.859 130.000 120.500 Khách đến từ Trung Quốc 44.108 35.359 121.010 123.500 103.000 Khách đến từ các nước khác 3.922 5.017 5.849 6.500 17.500 Khách nội địa 253.304 289.561 290.949 390.000 529.500 Doanh thu (tỷ đồng) 308,9 337 327 500 600 (Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang) 28
  40. Như vậy có thể thấy, lượng khách đến với Hà Giang ngày càng có xu hướng tăng lên qua các năm với số lượng rất lớn, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng từ việc quảng bá các hình ảnh về tự nhiên, con người và vùng đất chứa đựng nhiều điều mới mẻ đã và đang được tạo ra một cách hiệu quả. Theo thống kê từ Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang gần đây nhất, chỉ tính riêng trong tháng 6 năm 2015 đã có 373.896 lượt khách đến tham quan du lịch tại Hà Giang. Cụ thể, có 95.470 lượt khách quốc tế và 278.426 lượt khách nội địa; mang về doanh thu từ du lịch, dịch vụ ước đạt 362,5 tỷ đồng. Trong dịp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015 vừa qua, tỉnh đã đón trên 5.500 lượt du khách đến du lịch trải nghiệm những phong tục tập quán đón Tết của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Trong số liệu thống kê trên, thành phần khách du lịch mạo hiểm chiếm một tỷ lệ nhất định. Họ là những vị khách trẻ, đến nhiều nhất vào mùa hoa tam giác mạch. Những hoạt động tiêu biểu được đánh giá cao đó là: lễ đón những vị khách du lịch đầu tiên đến Hà Giang trong năm 2015 tại Cầu Trì (Bắc Quang) được tổ chức thành công, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách đến tham quan du lịch; tham gia ngày hội du lịch mùa đông tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn); phát hành tạp chí “Văn hóa, thao, Du lịch và Gia đình” số đặc biệt; bản tin du lịch Hà Giang số 4 năm 2014; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thành công hội thảo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc - Tây Bắc về lĩnh vực du lịch; tham gia các hoạt động tại sự kiện Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU - 132 có tác dụng quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang đến với bạn bè trong và ngoài nước Tỉnh Hà Giang đã xây dựng chiến lược phát triển với mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch Hà Giang dự kiến sẽ đón khoảng 3 triệu lượt khách du lịch; với 650 nghìn lượt khách quốc tế, tổng doanh thu khoảng trên 3 nghìn tỷ đồng. Các cơ sở lưu trú được nâng lên 150 nhà nghỉ, khách sạn, khu resort, với tổng số 4 nghìn phòng nghỉ, 88 làng văn hoá du lịch cộng đồng. 2.2. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang Hà Giang được nhận định là một điểm đến thích hợp cho khách ưa thích loại hình du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cũng 29
  41. tồn tại những hạn chế nhất định. Việc đánh giá các tiềm năng, điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm là tiền đề định hướng và khai thác có hiệu quả loại hình du lịch còn khá mới mẻ này. 2.2.1. Tài nguyên du lịch 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Địa hình núi Hà Giang khá chia cắt với độ dốc khá lớn, đặc biệt ở khu vực phía bắc tạo nên những cảnh quan hùng vĩ vào loại bậc nhất ở Việt Nam - là những mục tiêu để khách du lịch chinh phục, khám phá, thể thao mạo hiểm. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2.500m (10 ngọn cao 500m - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000m - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500m - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000m - 2.500 m). Các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, Kiều Liêu Ti cao 2.402m so với mặt nước biển được xem là khá đặc thù đại diện cho địa hình núi cao vùng núi phía Bắc. Chính vì vậy địa hình núi cao chia cắt được xem là lợi thế so sánh của du lịch Hà Giang cần được khai thác để phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch khám phá trải nghiệm thiên nhiên vốn đang được du khách phương Tây, đặc biệt là du khách trẻ ưa chuộng. Hà Giang với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn đã tạo nên địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau: - Vùng I là vùng cao núi đá phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và một số xã phía bắc huyện Vị Xuyên. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. 1.000 - 1.600 30
  42. m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500m - 700m. Ngày 03/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn đã [9] Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: “Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn”. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau kéo dài hàng trăm triệu năm. Theo kết quả khảo sát, cao nguyên đá Đồng Văn đã trải qua tất cả các giai đoạn phát triển của vỏ trái đất, từ Đại cổ sinh, Đại trung sinh đến Đại tân sinh với 13 hệ tầng địa chất đã được phân chia, bao gồm Chang Pung, Lut Xia, Si Ka, Bắc Bun, Mia Lé, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Hồng Ngài, Sông Hiến và Lân Pảng, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại khoảng 540 triệu năm. Tiêu biểu như mặt trượt trong đá vôi ở Quản Bạ là dấu ấn thể hiện rõ nét nhất hoạt động đứt gẫy làm nên thung lũng huyện lỵ Tam Sơn. Các điểm đá vôi vân đỏ, đá vôi xám đen, đá vôi Trùng thoi ở khu vực Đồng Văn - minh chứng vùng cao nguyên này được hình thành từ 260 - 350 triệu năm về trước. Những hoá thạch Tay cuộn, hóa thạch Bọ Ba Thuỳ ở Ma Lé và Lũng Cú có tuổi khoảng từ 400 - 500 triệu năm cũng đã được tìm thấy trên cao nguyên này. Những rừng đá, vách đá, hang đá cổ, những kim tự tháp chóp karst nối tiếp nhau tạo nên dãy bằng Đông Dương hùng vĩ và đệ nhất hùng quan Mã Pì Lèng. Ngoài hệ thống núi đá tai mèo đặc trưng hùng vĩ của cao nguyên đá, Hà Giang còn có những hệ thống hang động có vẻ đẹp hùng vĩ đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của du khách gần xa. Do khu vực này có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá”, những dãy núi hình kim tự tháp đỉnh nhọn, sườn dốc, cao ngất trời, hệ thống hang động mang vẻ đẹp kỳ thú, huyền ảo. Nơi đây được các [9] United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc). 31
  43. nhà khoa học đánh giá là vùng có hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo và chứa đựng các giá trị văn hóa đặc sắc. Cùng với các hệ thống hang trên địa bàn Cao nguyên đá Đồng Văn như hang: Khố Mỷ (Quản Bạ), Nà Luông (Yên Minh), hang Rồng (Mèo Vạc) Mới đây nhất, Huyện Quản Bạ vừa phát hiện thêm một hang động mới có cấu trúc thạch nhũ nguyên sơ. Hang động này được cho là đẹp hơn các hang động đã có trên địa bàn tỉnh nói chung và cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng, được đặt theo tên của thôn là hang Lùng Khúy. Tới nay du lịch khám phá hang động tại Hà Giang vẫn là một loại hình mới nhưng trong tương lai tới sẽ thu hút một lượng lớn du khách. Một số địa điểm du lịch mạo hiểm quen thuộc được yêu thích ở cao nguyên đá Đồng Văn:  Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng): Là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ từ đèo Mã Pì Lèng đem lại cho du khách những cảm xúc không thể có ở bất cứ nơi nào khác ở các địa phương vùng núi phía Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Mã Pì Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, nơi có vực đá bên sông Nho Quế, hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800 m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái; cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay. Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Con đường đèo như dải lụa quanh co uốn khúc lượn theo sườn núi, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm hẳn là một thử thách lớn với những ai ưa mạo hiểm. Sau khi vượt qua những con dốc, du khách đặt chân lên 32
  44. đỉnh Mã Pì Lèng, chợt ngỡ ngàng giữa không gian hùng vĩ của núi rừng hiện lên trên nền trời sáng trong. Không gì có thể lột tả được hết cái trùng điệp ngàn tầng ngàn lớp của núi, cái trắng xóa huyền ảo của mây, cái thẳm sâu hun hút của vực, với dòng sông Nho Quế xanh ngắt dưới chân núi. Đặc biệt, mỏm đá nhô ra từ một vị trí thuộc khu vực đèo Mã Pì Lèng chính là nơi cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng miền biên giới phía bắc. Du khách tưởng như đang ở giữa lưng chừng trời, chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi, ngắm hình sông thế núi vời vợi, niềm vui tưởng chừng lan tỏa. Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pì Lèng xứng đáng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi Tây Bắc Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ). Chỉ vậy thôi, cái tên Mã Pì Lèng làm cho những kẻ đam mê “di chuyển” ao ước một lần đặt chân đến, những kẻ đến rồi thì thèm muốn trở lại thêm nhiều lần.  Hang Khố Mỷ (Khố Mỹ): Nằm trong khu quần thể cao nguyên đá Đồng Văn. , giàu tính trữ tình. Khố Mỹ là tên đồng bào nơi đây đặt cho hang, nó có nghĩa chỉ người con gái đẹp, một cái tên hoàn toàn phù hợp với vẻ đẹp của nó. Hang Khố Mỹ không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp của mình mà hơn thế đây còn là một nơi có giá trị về khảo cổ, mang dấu ấn của văn hóa loài người tiền sử. Hang này có chiều dài khoảng hơn 400m, chiều cao khoảng 30 đến 40m, có nhiều nhũ đá. Lòng hang rộng, càng đi vào trong hang càng tối và nền hang ẩm thấp. Quay hướng bắc, chếch đông 150º là cửa hang có hình tam giác lệch dốc từ ngoài vào trong, bên trong nền hang khá dốc và thấp so với bên ngoài. Cách cửa hang 30m có nhận được ánh sáng mặt trời. Bước vào bên trong hang, mọi kiệt tác tuyệt đẹp của đá tự nhiên sẽ hiện ra trước mắt bạn. Những nhũ đá cổ xưa được hình thành qua bao thăng trầm của thời gian lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời với bao hình thù tuyệt mỹ ẩn hiện và khoe sắc. Với địa hình, địa mạo là những phiến đá vôi trải qua hàng nghìn năm, đã tạo nên nhiều hình thù độc đáo. Có những phiến đá trông như hình con sư tử hoặc hình lọng của vua quan thời phong kiến, lại có những dòng thạch trắng chảy xuống như dòng thác bạc mà phải tận mắt chứng 33
  45. kiến mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Từ lâu, đá đã được coi là một kiệt tác của tạo hóa, với hang Khố Mỹ điều này là một minh chứng rõ ràng hơn cả. Ngày nay nền hang đã được trải đá và san phẳng để phục vụ cho du khách tham qua những ai yêu thích loại hình du lịch khám phá này.  Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú là nơi địa đầu Tổ quốc, nằm ở đỉnh Lũng Cú. Có người nói Lũng Cú là cách phát âm từ hai chữ Long Cư, có nghĩa là nơi rồng ở. Đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mặt nước biển. Đây là một điểm nhỏ nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Lũng Cú là đỉnh cao nhất của cực bắc Việt Nam. Nơi đây là niềm mơ ước được khám phá của du khách bởi đến đây sẽ được trải nghiệm cảm xúc phân định ranh giới lãnh thổ Tổ quốc. Cột cờ Lũng Cú hiện nay là kết quả sau những lần sửa chữa và xây dựng mới. Cột cờ mới có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010. Theo thiết kế mới này, cột cờ có hình bát giác giống cột cờ Hà Nội với 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Lá cờ rộng 54m2 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc trong lòng cộ quốc rộng 54m2 và chiêm ngưỡng được khung cảnh rộng lớn, yên bình xung quanh. Điều đặc biệt là trên đường leo lên cột cờ Lũng Cú có một tảng đá lớn lưu giữ lại hoá thạch Bọ Ba Thùy có niên đại trên 5 triệu năm, được phát hiện trong đá vôi hệ tầng Chang Pung. Đây là hóa thạch cổ nhất của công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn. Điều này minh chứng về một quá trình kiến tạo kéo dài hàng triệu triệu năm của thổ nhưỡng cao nguyên đá độc đáo này. 34
  46. - Vùng II là vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, gồm các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần và một số xã của huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. - Vùng III là vùng núi thấp, vùng đồi núi, thung lũng sông Lô bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Độ cao trung bình từ 50m - 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng được mở rộng. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. b. Khí hậu Hà Giang nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, song do địa hình cao nên mang nhiều sắc thái của khí hậu ôn đới. Ở vùng núi cao khí hậu gần như mát mẻ quanh năm. Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, thường có sương muối và băng giá. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6ºC - 23,9ºC. Biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10ºC và trong ngày cũng từ 6 - 7ºC. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40ºC (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là -5ºC (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.500 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2010, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 35
  47. mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l, 2, 3) cũng vào khoảng 81%. Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến đời sống nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh nên khí hậu của Hà Giang phân hoá theo lãnh thổ. Chẳng hạn như ở cao nguyên đá Đồng Văn được chia làm 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 20,9ºC (xảy ra ở tháng 7 và tháng 8). Nhiệt độ thấp nhất đều xảy ra vào tháng 1, đo được từ -4 đến -1,4ºC. Dao động nhiệt ngày và đêm diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng. Lượng mưa tháng mưa lớn nhất là tháng 7. Số ngày mưa trung bình là 15 ngày/tháng, lượng mưa tháng nhỏ nhất ở tháng 2. Về độ ẩm, cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng có độ ẩm tương đối cao hầu hết các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87% ở tháng 7. Độ ẩm trung bình thấp nhất là 81% xảy ra ở tháng 4. Độ ẩm tối thấp tuyệt đối là 18% xảy ra ở tháng 01 năm 1978. Các hướng gió ở vùng cao nguyên đá phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Gió trong các thung lũng yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Tổng giờ nắng tháng cao nhất trong 3 năm là 195 giờ xảy ra ở tháng 36
  48. 5/1977). Tổng giờ nắng tháng thấp trong 3 năm là 14 giờ xảy ra tháng 1 năm1977[10]. Hà Giang là điểm đến ít có những hình thái cực đoan về khí hậu song đây lại là địa phương được xem là khô hạn nhất ở vùng núi phía Bắc. Trong khi tính ôn hòa của khí hậu Hà Giang sẽ là yếu tố thuận lợi để tổ chức hoạt động du lịch thì tính chất “khô hạn” khá cực đoan của khí hậu trên nền địa hình núi đá, được xem là điều kiện thuận lợi để tổ chức loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm. Đây là một yếu tố thử thách cho những du khách ưa thích khám phá, trải nghiệm sự khắc nghiệt của thiên nhiên để khẳng định bản thân cũng như trải nghiệm các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học của hệ sinh thái khô hạn trên vùng núi cao này. c. Sinh vật Hà Giang còn là vùng có nhiều rừng tự nhiên với nhiều nhóm động thực vật phong phú, phong cảnh hoang sơ, phù hợp với hoạt động du lịch mạo hiểm. Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha. Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn sẽ là những điểm du lịch lý tưởng của tỉnh. Về thực vật: Quần thể rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn. Nhiều khu rừng nguyên sinh với những loài gỗ quý, theo thống kê có tới 1.000 loại cây dược liệu quý hiếm. Các nhà khoa học đã phát hiện ở cao nguyên đá Đồng Văn có rất nhiều loài gỗ và cây dược liệu quý như: nghiến, thông đá, thảo quả, đỗ trọng, nấm hương, thông đỏ và một số loài cây đặc trưng như bạc hà, hà thủ ô đỏ Hay như gần đây nhất, người dân nơi đây đã phát hiện ra 4 loài hạt trần quí hiếm tại xã Thài Phìn Tủng là: thông tre lá ngắn (Podopcarps pilgri), thông đỏ bắc [10] Các số liệu này không đầy đủ theo từng khu vực mà chỉ theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Phó Bảng Đồng Văn từ năm 1976 - 1978 (từ 1979 đến nay trạm này đã không hoạt động). 37
  49. (Taxus chinensis), dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis) và hoàng đàn rủ (Cupressus funebris). Chúng được xác định có giá trị kinh tế và sinh thái đặc biệt cao. Trong đó đáng chú ý nhất là cây thông đỏ có đường kính tới 70cm. Đây được xem là cây thông đỏ có đường kính lớn nhất, sống lâu năm nhất ở khu vực phía Bắc Việt Nam tính đến thời điểm này. Cùng với một số loài cây đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được xếp ở cấp R cấp hiếm như: cây bảy lá một hoa; cây đỉnh tùng Đặc biệt, trên những hoang mạc đá ở cao nguyên Đồng Văn có tới trên 40 loài lan, điển hình là lan hài. Đồng thời, với thảm thực vật khá dày, nhiều cánh rừng nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi và núi đất. Đã đến Hà Giang, có lẽ du khách không nên bỏ lỡ một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây - chè shan tuyết. Danh tiếng của chè shan tuyết Lũng Phìn hay Phìn Hồ, Cao Bồ, Thượng Sơn đã chinh phục mọi người, kể từ người thưởng trà khó tính nhất. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa trao bằng công nhận cây Di sản Việt Nam cho quần thể 220 cây chè shan tuyết cổ thụ có tuổi đời từ 100 đến 300 năm ở xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đó là thứ chè shan lá to, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, sinh trưởng khoẻ, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lượng tốt. Trong các khu rừng tự nhiên của Hà Giang, cây chè shan mọc lẫn với các loại cây rừng khác. Có những nơi, đồng bào còn trồng bổ sung bằng hạt, tạo nên những nương chè hỗn giao theo dạng chè rừng. Ở Hà Giang, chè shan phân bố hầu khắp các huyện, trong đó các vùng chè cổ thụ đều có độ cao từ 300 - 1000m. Trong chè shan tuyết cổ thụ núi cao có các chất rất quý như chất chống ung thư, giải độc nhẹ, tăng tuổi thọ và kéo dài tuổi xuân Du khách vừa tham gia một chuyến du lịch mạo hiểm, nếu được thưởng thức một chén nước chè shan tuyết sẽ cảm thấy mệt mỏi như tan biến hết, khoan khoái vô cùng. Về động vật: Tại đây có các giá trị về nguồn gen động vật nuôi bản địa khá lớn như: lợn, bò, đặc biệt là giống gà đen (gà xương đen) duy nhất chỉ có ở khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, có nguồn gen quý hiếm và đang được bảo tồn gìn giữ. Nơi đây còn là môi trường sống của các loài động vật hoang dã với trên 50 loài thú, chim, bò sát như: sơn dương, voọc, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, 38
  50. sóc, kỳ đà, kỳ nhông, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi tạo nên nét đẹp sinh động trên cao nguyên. Các loài thú linh trưởng chiếm 33,3% số loài linh trưởng ở Việt Nam (8/24), trong đó có loài voọc mũi hếch là loài thú đặc hữu ở vùng địa lý động vật Đông Bắc thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca. Voọc mũi hếch là loài linh trưởng quý hiếm duy nhất đối với Việt Nam và chỉ được biết đến từ tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Có ít hơn 250 cá thể được biết đến còn tồn tại trên thế giới và được xếp vào mức độ Cực kỳ nguy cấp trong cả Danh lục đỏ về các loài bị đe dọa của IUCN[11] và cả trong Sách đỏ Việt Nam. Phần lớn các loài động vật hoang dã gắn liền với các khu rừng thường xanh trong các khe núi đá, các hẻm, các thung lũng. Cao nguyên đá Đồng Văn với địa hình núi đá vôi đa dạng, nhiều hang động là nơi trú ẩn thích hợp cho các loài động vật trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Một số khu rừng nguyên sinh tiêu biểu ở Hà Giang:  Rừng nguyên sinh Đèo Gió - Thác Tiên: Rừng già nguyên sinh Đèo Gió nằm trên độ cao 1.480m, diện tích 796 ha, tạo cho Xín Mần một cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và bí ẩn. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và đa dạng sinh học về thành phần chủng loài cũng như về số lượng cá thể với hơn 3.000 loài. Rừng có nhiều nhóm gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, giổ, de, kháo, sồi, dẻ, mỡ Trong đó có 300 cây có tuổi 500 năm với đường kính lên đến 2m. Trong rừng còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, hươu, nai, hoẵng, sơn dương, sóc bay, lợn rừng, cầy hương, gà rừng; các loài chim quý như họa mi, chào mào, cắt, én đỏ, xanh, vàng Tât cả đều có giá trị rất lớn trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu của các ngành sinh vật học, địa chất học, khí tượng học. Với giá trị nhiều mặt về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù; ngày 16/11/2009 khu rừng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.  Rừng nguyên sinh Vần Chải: Đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500 ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn. Con [11] viết tắt của từ International Union for Conservation of Nature (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới). 39
  51. đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Đây là một khu rừng xanh tốt với nhiều loại thực vật phong phú. Động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng hổ, công, trĩ, tê tê và nhiều loại chim thú phong phú khác. Các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến Đặc biệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang tướng phỉ Vàng Vạn Ly (hang Kho Chớ). Hang nằm cách trụ sở UBND xã Vần Chải khoảng 4km nằm trên núi Trùng Tò Sá cao hơn 2000m. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù - người đã một mình vào hang đá kêu gọi tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.  Rừng cây hồ Noong: Thông thường, rừng thường mọc trên mọc trên mặt đất và hấp thụ ánh sáng để phát triển. Ấy vậy mà có những khu rừng lại sinh sôi tươi tốt ngay cả trên mặt hồ. Không đâu xa xôi, hồ Noong là hồ nước tự nhiên có từ lâu đời thuộc bản Noong I và bản Noong II, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên. nằm cách thành phố Hà Giang chừng 23 km. Rừng cây hồ Noong được ví là khu rừng nổi của Việt Nam trong top những „tiên cảnh‟ trên mặt hồ. Hồ Noong được ví như “con mắt của rừng” bởi hồ được bao bọc xung quanh là những khu rừng nguyên sinh và núi Noong xanh ngắt thuộc dãy Tây Côn Lĩnh có diện tích khoảng 101,9 ha tạo thành vách bờ của hồ Noong. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, rừng “bồng bềnh” giữa hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ đến kỳ thú. Cùng với thiên nhiên hoang sơ, nước hồ mênh mông chạy dài, ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong với những gốc cây xanh tốt và gốc cây khô mọc lên từ trong lòng hồ. Hồ Noong có hai mùa, tạo cho du khách có hai cảm giác khác biệt. Vào mùa mưa (tháng 4 - tháng 10), nước hồ lên cao, du khách có thể cùng dân địa phương ngao du trên bè, thuyền lều hay chiếc thuyền độc mộc lênh đênh khắp lòng hồ hoặc câu cá. Tất cả đều tạo cho du khách những trải nghiệm khó quên. Vào mùa khô (tháng 10 - tháng 4 năm sau), diện tích mặt nước thu hẹp còn khoảng 20 - 30ha. Trong lòng hồ thời điểm này chỉ có một số cây mọc xanh tốt, số còn lại trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị. 40
  52. d. Thủy văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất, đời sống dân cư và các hoạt động du lịch liên quan. 2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn Hà Giang là nơi tập trung sinh sống của 22 dân tộc anh em. Trong đó đứng đầu là dân tộc H‟mong chiếm 31,94 %, Kinh chiếm 13,24 %, Tày chiếm 23,2 %, Dao chiếm15,14 %, Nùng chiếm 9,8 % và các dân tộc thiểu số ít người khác[12]. Tất cả đã tạo nên một cộng đồng văn hóa các dân tộc rất phong phú và đặc sắc. Đây cũng là yếu tố góp phần không hề nhỏ trong việc thu hút du khách thập phương nói chung, cũng như khách du lịch mạo hiểm nói riêng. a. Lễ hội Những phong tục tập quán và lễ hội độc đáo nơi đây đã tạo ra sự cuốn hút riêng biệt cho mảnh đất này. Hà Giang có nhiều lễ hội thu hút du khách như: [12] theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổng cục thống kê Việt Nam. 41
  53.  Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pao[13], uống rượu, mở tiệc đãi khách.  Lễ mừng nhà mới : Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.  Lễ hội vỗ mông của ngư : Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, các chàng trai, cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ (chồng). Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông đối tượng và chờ "đối phương" đáp lại.  Lễ hội chợ tình Khâu Vai: Mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch). , ấn tượng khó quên. Du khách được chìm đắm trong không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, ngây ngất trước khung cảnh núi non hùng vĩ, rạo rực. , trầm bổng với tiếng khèn Mông; lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giấy Nhiều đôi đã nên vợ nên chồng trong dịp đi chợ tình Khâu Vai.  (Tết trung thu): Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng. Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng. [13] ném pao theo tiếng Mông gọi là “mùa pao”. Để có quả pao chơi, các cô gái lấy hạt thóc, hạt đậu, vải lanh vụn, dùng vải thổ cẩm hay lụa tơ tằm khâu bao kín tròn, to bằng nắm tay. Đối tượng tham gia chơi rất đa dạng, nhưng chủ yếu là nam nữ thanh niên. 42
  54.  : Thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. . phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang Hà Giang tiến hành điều tra, khảo sát tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Trong hơn 10 ngày, đoàn Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát 14 di tích (trong đó có 13 di tích thềm sông cổ và 1 di tích hang động) cùng với hàng trăm di vật khảo cổ được phát hiện. Các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ là công cụ lao động được chế tác từ đá cuội sông, suối mang đặc trưng của thời kỳ đá cũ; tương tự như những di vật đã tìm thấy vào tháng 10/2013 tại xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ có niên đại cách ngày nay khoảng trên 20.000 năm. Qua nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, đến nay, tại Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã phát hiện được hơn 20 di tích văn hóa từ thời đại đá cũ sang thời đại kim khí. Tại huyện Mèo Vạc, đoàn phát hiện 4 điểm chứa công cụ rìu nhẵn toàn thân và bàn mài lõm ở 3 xã Thượng Phùng, Xín Cái và Pả Vi - các di tích này được đánh giá vào thời hậu kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Tại các vùng phụ cận của thị trấn Đồng Văn, đoàn khảo sát phát hiện di tích suối Séo Hồ chứa công cụ cuội ghè đẽo của người tiền sử, có đặc trưng của công cụ thời đá cũ. Tại huyện Yên Minh, các nhà khảo cổ học còn phát hiện 10 di tích tại các xã Na Khê, Mậu Duệ, Niêm Sơn và Du Già. Trong đó có 9 di tích được phân bố trong địa tầng thềm 43
  55. bậc II của Thủy điện sông Nhiệm. Các công cụ ở đây đều được chế tác từ đá cuội, có nguồn gốc tại địa phương; kỹ thuật gia công ghè, đẽo còn rất đơn giản, hình dáng cổ sơ. Không chỉ điều tra, khảo sát tìm thấy nhiều di vật của người tiền sử, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một số công cụ ghè đẽo cùng với nhiều tàn tích thức ăn của người xưa như vỏ ốc suối chặt đuôi, vỏ ốc núi bán hóa thạch trong hang Thẩm Ly Quyến thuộc xã Du Già, huyện Yên Minh. Đây là những di chỉ có niên đại thuộc thời đại đồ đá. Những chứng cứ cho thấy Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn là vùng đất có nhiều tiềm năng to lớn về các di tích văn hóa thời tiền sử và sơ sử. 2015, từ ngày 5/2 đến 8/2, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát một số hang động ở xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên). Đoàn khảo sát đã phát hiện di chỉ khảo cổ học hang Pắc Tà, thôn Lùng Thiềng. Hang Pắc T hành khảo sát và đào hai hố thám sát, phát hiện được 60 công cụ đá ghè đẽo, cùng nhiều vỏ ốc suối, ốc núi bị chặt đuôi. Loại hình công cụ đá bao gồm: công cụ rìa ngang, rìa dọc, công cụ hình bầu dục, rìu ngắn, công cụ mảnh và mảnh tước, mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình. Đây là lần đầu tiên xã Minh Tân nói riêng và huyện Vị Xuyên nói chung phát hiện được một di chỉ khảo cổ học hang động thời kỳ đồ đá. Các di vật giúp khẳng định hang Pắc Tà là một địa điểm khảo cổ học có giá trị về mặt văn hóa và lịch sử. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, đoàn còn phát hiện thêm một di chỉ khảo cổ học ngoài trời ở thềm trái suối Na Nhung, thuộc thôn Pắc Và, x : hai chiếc rìu mài tứ giác và một chiếc rìu mài có vai phát hiện ở thôn Quang Tiến, thị trấn Vinh Quang thuộc thời kỳ đá mới có niên đại cách ngày nay từ 3.000 - 4.000 năm. 15 công cụ: Rìa ngang, rìa dọc, ¼ cuội và công cụ mảnh phát hiện được ở suối Na Nhung, thôn Pắc Và thuộc thời kỳ đá cũ có niên đại cách ngày nay từ 10.000 - 30.000 năm. Đây là những địa điểm khảo cổ học quan trọng, góp 44
  56. phần vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở huyện Hoàng Su Phì nói riêng và Hà Giang nói chung. ! :  Tiểu khu Trọng Con: 60 km về phía bắc ở tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là tiểu khu Trọng Con. Tiểu khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang. Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của tỉnh Hà Giang, từ vùng thấp đến các huyện vùng cao. Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, Phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai, tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng ở Hà Giang trong những thời kỳ lịch sử sau này.  Di tích lịch sử Kỳ Đài: . Ngày 27/3/1961, đồng bào . Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời 45
  57. Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển.  Bia và chuông chùa Sùng Khánh: 9 km về phía nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Chùa nằm trong thôn Nùng thuộc xã Đạo Đức, địa thế ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào dải núi, phía trái có núi hình rồng chầu, phía phải có núi hình hổ phục, mặt quay về hướng đông có cánh đồng rộng và dòng suối trong Thích Bích chảy qua, xa xa là dòng sông Lô uốn mình cùng với trục đường quốc lộ số 2. Chùa Sùng Khánh được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên chuông đồng và kỹ thuật đúc chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.  Chuông chùa Bình Lâm: Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thị xã Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Chuông có chiều cao 103cm, đường kính miệng 65cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bào Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Đây là quả chuông được coi là duy nhất và sớm nhất tìm thấy ở nước ta hiện nay, trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần.  Khu nhà Dòng họ Vương: 145 km về phía tây bắc, cách trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Tây Nam. Di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương (dân tộc Mông) đã được nhà nước xếp hạng năm 46
  58. 1993. Đầu thế kỷ XX, Vương Chính Đức được phong làm Bang Tá đã xây dựng khu nhà của mình thành một dinh cơ phú cường và độc đáo để ở và làm việc. Khu nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ Trung Hoa (cuối thời Thanh), tổng thể khu chia ba phần chính: khu tiền dinh, trung dinh và hâu dinh, gồm bốn nhà ngang, sáu nhà dọc, hai tầng với 64 phòng với diện tích sử dụng là 1120m2. Bao bọc khu nhà là hệ thống tường đá dày từ 0,6m đến 0,9m; Mông ở Hà Giang: với kiến trúc đẹp, những bức phù điêu trạm trổ trên đá được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ các khung cửa sổ bằng gỗ được trạm trổ khá tinh xảo, mái nhà được lợp bằng ngói máng. Công trình khu nhà dòng họ nhà Vương là công trình nghệ thuật - một di sản văn hoá, qua đây chứng tỏ nước ta và Trung Quốc có sự giao lưu kiến trúc trong xây dựng. Cảnh quan nơi đây đẹp, mát mẻ, có núi cao đồng rộng thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch khi đến với Hà Giang. đặc sản nổi tiếng mang đậm nét hương vị vùng cao như:  Mèn mén: Là cách gọi theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp. Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian. Mèn mén khi đã chín có vị thơm, dẻo, rất đậm đà, ăn rất bùi, ngậy. Ăn mèn mén bao giờ cũng kèm thêm một bát canh. Người Mông thường ăn món này với canh bí đỏ, canh su su dễ ăn, dễ nuốt mà không bị sặc, tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.  Thắng cố: Là món ăn truyền thống của dân tộc Mông và các dân tộc ở Hà Giang. Đến nay đã trở thành món ăn khoái khẩu của đông đảo nhân dân. Thắng cố tiếng địa phương có nghĩa là canh thịt, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp gồm toàn bộ lục phủ ngũ tạng, phần đầu và tứ chi của bò, ngựa hoặc dê 47
  59. được làm sạch, cắt miếng cỡ bao diêm, ướp gia vị hạt tiêu, ớt, thảo quả và được ninh nhừ. Đây là món ăn rất hấp dẫ cùng với chén rượu ngô ủ bằng men lá. Món thắng cố thường được bán tại các buổi chợ phiên vùng cao, du khách không thể nào quên dù chỉ được thưởng thức một lần.  Cháo ấu tẩu: Củ ấu tẩu là loại biệt dược quý hiếm ở xứ lạnh, chủ yếu chỉ có ở vùng cao. Dùng ấu tẩu phải hiểu biết và thận trọng. Củ tươi hoặc khô thái lát hoặc đập dập ngâm với rượu dùng để xoa bóp chỗ bị bong gân, bầm tím hoặc có tác dụng chữa cảm gió rất hiệu nghiệm (chỉ xoa bóp, không được uống). Đặc biệt khi nấu cháo ấu tẩu với chân giò lợn, củ ấu tẩu phải được ninh kỹ đến khi nếm thấy lưỡi không bị tê thì mới ăn được. Với một bát cháo ấu tẩu chân giò nóng ăn lúc bữa đêm sẽ có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, du khách sẽ thấy sảng khoái không còn nhức mỏi xương khớp nhất là sau một chuyến đường dài mệt mỏi.  Nộm tái dê: nhiều người ưa chuộng.  Thịt bò khô: Đây là một loại đặc sản có giá trị cao, được chế biến rất công phu. Thịt bò được chọn từ thịt bắp, thái dọc thớ đư , sấy khô bằng than củi. Khi ăn ngâm nước ấm cho mềm, thái lát mỏng xào với lá tỏi tươi hoặc các loại rau đậu. Nếu ăn nướng thì vùi thịt trong tro nóng. Khi chín mang mang ra lau sạch tro, dùng chày gỗ dập tơi .  Thịt lợn hun khói: Thịt lợn hun khói có thể cất giữ được từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là một loại thực phẩm thường được đồng bào vùng cao cất giữ để ăn dần hàng năm. Thịt được chọn từ những con lợn đen nặng hàng tạ, khi mổ 48
  60. con lợn được xẻ ra thành 2 phần theo dọc sống lưng rồi hường quấn một lớp giấy bên ngoài miếng thịt rồi mang đốt, khi cháy hết lớp giấy thịt được ngâm và rửa sạch trong nước nóng 40ºC. Sau đó thái lát mỏng xào với các loại rau đậu hoặc xào riêng thịt ăn với mèn mén.  Ấu trùng ong: Là loại ấu trùng lấy từ các rượu uống bổ sức khoẻ.  Cá Dầm Xanh, Anh Vũ: Trên lưu vực sông Gâm thuộc huyện Bắc Mê có nhiều tôm cá. Đặc biệt hơn cả, ở đây có loại cá Dầm Xanh, Anh Vũ ngon nổi tiếng, thuộc loại cá quý hiếm, đã từng là đặc sản cung tiến vua thời trước đây. Ngày nay loại cá này vẫn còn ở lưu vực sông Gâm, người dân vẫn thường đánh bắt và được bán trên thị trường.  Rượu ngô, men lá: Ngoài các món ăn đặc sản vùng cao, du khách không thể từ chối, bỏ qua chén rượu ngô thơm mát được chế biến từ ngô hạt đồ chín ủ với men lá (men lá được chế từ hơn 30 loại thảo dược trong rừng) và được chưng cất từ nguồn nước tinh khiết trên núi. Hiện có nhiều loại rượu ngô ngon nổi tiếng được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng như rượu ngô Thanh Vân (Quản Bạ), rượu Nà Mạ (Yên Minh), rượu Thiên Hương (Đồng Văn) 2.2.2. Cơ sở hạ tầng 2.2.2.1. Giao thông Hà Giang có vị trí thuận tiện trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm trên các hành lang du lịch quan trọng của quốc gia. Thứ nhất, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch từ thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch quốc gia theo quốc lộ 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo nối với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là tuyến du lịch mang ý nghĩa quốc tế nằm trong không gian du lịch thuộc khuôn khổ hợp tác kinh tế “hai hành lang một 49
  61. vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc và không gian GMS[14]. Theo đó Hà Giang giữ vai trò là một trong những “cửa ngõ” quan trọng của du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với du lịch khu vực và quốc tế. Thứ hai, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch vòng cung biên giới phía bắc theo hệ thống quốc lộ 4 (A, B, C, D). Đây là tuyến du lịch quốc gia nhằm khai thác hệ thống tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa các dân tộc ít người Đông và Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt hơn tuyến này gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ quan trọng với Trung Quốc như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai), Ma Lù Thàng (Lai Châu) cùng với các chợ phiên vùng cao tạo thành những chương trình du lịch hấp dẫn khách du lịch. Thứ ba, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch theo quốc lộ 279 nối liền với các tỉnh Đông và Tây Bắc của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. Tuyến du lịch này kết nối hai vùng văn hóa đặc trưng (Tày - Nùng ở Đông Bắc và Thái - Mường ở Tây Bắc) và gắn với hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây của các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài ra, tuyến này cũng khai thác hai hệ sinh thái đặc trưng của vùng là trung du và núi cao. Để phát triển du lịch chuyên đề quốc gia, Hà Giang có thể được xem là điểm đầu của tuyến du lịch qua các miền các di sản thế giới (Hà Giang - Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế ). Bên cạnh đó Hà Giang cũng là điểm dừng trên tuyến du lịch địa chất kết nối hệ thống công viên địa chất toàn cầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hà Giang cũng là một trong những điểm dừng chân quan trọng trong chương trình du lịch “về cội nguồn Việt Bắc”, về quê hương cách mạng các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Hà Giang còn nằm trong chương trình hợp tác phát triển du lịch “Tám tỉnh Tây Bắc mở rộng” [15]. [14] viết tắt của từ Greater Mekong Subregion (Tiểu vùng sông Mekong mở rộng). [15] bao gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La và Lai Châu. 50
  62. Như vậy, trên bình diện tổng thể, Hà Giang có vị trí quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng, liên kết quốc tế phát triển du lịch và trở thành một mắt xích quan trọng trong các chương trình du lịch của quốc gia. Tuy nhiên không thể phủ nhận giao thông hiện đang là một rào cản lớn trong việc tiếp cận tới địa phương này. Do địa hình hiểm trở, nên việc đi lại trên các tuyến đường thực sự rất khó khăn và nguy hiểm. Bên cạnh các cung đường đã rải nhựa, vẫn còn tồn tại nhiều con đường đất gập ghềnh sỏi đá, toàn ổ voi, ổ gà. Khi mùa mưa đến, đất đá sạt lở, đường lầy lội. Nhiều đoạn đường bị nước xói mòn tạo thành những vết nứt lớn. Bán kính cong hẹp cộng với mặt đường xuống cấp khiến các tay lái phải hết sức cẩn thận khi tránh những xe công đi ngược chiều. Trên những con đường cheo leo ở sườn núi có nhiều con dốc dựng đứng và đặc biệt quanh co; có tới hàng ngàn các khúc cua tay áo, chưa kể những đoạn đổ đèo. Nếu đoạn nào không có dải phân cách thì rất dễ lao xuống vực. Hà Giang cần phải đầu tư, nâng cấp lại hệ thống giao thông còn nhiều bất cập này. 2.2.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Hà Giang đã có sự phát triển vượt bậc. Vùng phủ sóng di động đạt gần 90% các xã, phường, thị trấn, 120 trạm BTS[16]. Các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu gồm: VNPT, Viettel, EVN, FPT. Trong đó VNPT Hà Giang đã khai thác 8 trạm di động băng rộng 3G trên địa bàn thành phố và 2 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Ở những khu vực trung tâm đã có sóng wifi, phục vụ nhu cầu truy cập Internet của người dân cũng như khách du lịch. Chính những thành tựu này đã cho thấy sự cố gắng của tỉnh Hà Giang trong vấn đề thúc đẩy sự phát triển trên lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn vì tính chất phức tạp của địa bàn miền núi, các sóng di động, wifi, 3G ở đây còn khá yếu. Đây cũng là một hạn chế không nhỏ, ảnh hưởng tới hoạt động của khách du lịch mạo hiểm trong những trường hợp khách quên đường, hay gặp nạn khi đang tham gia hoạt động du lịch. [16] viết tắt của từ Base Transceiver Station (trạm thu phát gốc). 51
  63. 2.2.3. Hệ thống điện, nước Hệ thống lưới điện của tỉnh đã được đầu tư phát triển mạnh. Đến nay trên địa bàn Hà Giang có 1 trạm biến áp 110KV với công suất 32.000KVA, 23 trạm thuỷ điện với công suất trên 24.300KW và một số máy phát điện Diesel có công suất trên 6600KW. Hệ thống lưới điện gồm: 180km đường dây 110KV, 11200km đường dây 35KV, 131km đường dây 22KV, 118,7km đường dây 10KV và 888km đường dây 0,4KV. Đảm bảo cung cấp điện lưới cho 11/11 huyện, lỵ, thành phố và 184/195 xã phường, bằng 94,5% tổng số xã phường trên địa bàn (trong đó có 5 xã sử dụng thuỷ điện địa phương). Tổng số hộ được sử dụng điện là 81.000/117.000 hộ, chiếm 69,2% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh. Về hệ thống nước, hiện tại tỉnh Hà Giang đã xây dựng hàng trăm công trình hệ tự chảy, 23.895 bể chứa nước cho đồng bào vùng cao; các trung tâm huyện lỵ, thị xã đều đã có hệ thống cấp nước[17]. Những sự cải thiện về hệ thống điện, nước của Hà Giang trong thời gian gần đây đã đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như các hoạt động du lịch mạo hiểm. 2.2.2.4. Y tế : 46. luân phiên: 149). Tỉnh Hà Giang đã đưa vào hoạt động bệnh viện chuyên khoa Mắt, trung tâm giám định pháp y. Đến cuối năm 2014, tỉnh có thêm 52 xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, nâng tổng số xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (trong 3 năm 2012 - 2014) lên 114 xã. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai theo đúng kế hoạch, hoạt động y tế dự phòng được duy trì thường xuyên, có hiệu quả; kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh chặt chẽ[18]. Với sự tiến bộ trong ngành y tế Hà Giang thời gian gần đây, khách du lịch mạo hiểm sẽ không còn thấy quá lo lắng khi gặp phải những trường hợp bệnh tật hay tai nạn bất ngờ trong quá trình tham gia hoạt động du lịch ở Hà Giang. [17] thông tin về hệ thống điện, nước được cập nhật trên trang hagiang.gov.vn [18] theo “Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Thường trực UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014” 52