Khóa luận Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội

pdf 104 trang huongle 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_gia_tri_lich_su_van_hoa_cua_lang_ca_tru_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội

  1. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội của các nƣớc. Những nƣớc có ngành kinh tế phát triển hàng năm có đến một nửa dân số đi du lịch. Nhiều nƣớc coi du lịch là một trong những chỉ tiêu để đánh giá mức sống của ngƣời dân. Cùng với sự gia tăng quốc tế hoá sản xuất và đời sống của thời đại, sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ thì du lịch đang và sẽ trở thành một hiện tƣợng xã hội, một nhu cầu phổ biến biểu thị sự nâng cao mức sống vật chất và đời sống tinh thần. Ở nƣớc ta du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, bao gồm nhiều hoạt động khai thác các tiềm năng của các hệ địa - sinh thái khác nhau trên khắp đất nƣớc. Sự phong phú, đa dạng của các hình thức du lịch đƣợc thể hiện từ việc thăm quan các danh lam thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự nhiên, xã hội để nghỉ dƣỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ đến du lịch cƣỡi thú lớn. Quá trình phát triển của các loại hình du lịch đã tạo ra khả năng khai thác nhiều tiềm năng to lớn của các tài nguyên tự nhiên, nhân văn. Trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào, náo nhiệt với các tòa nhà che khuất tầm nhìn của con ngƣời thì khách có xu hƣớng đến với các miền quê để đƣợc hòa mình vào cuộc sống của ngƣời dân, những phong tục tập quán mang tính truyền thống và tính địa phƣơng, đƣợc hiểu thêm những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc Đƣợc hòa mình vào thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của di tích lịch sử và gắn với nó là lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc ở mỗi miền quê là công việc cực kỳ quan trọng cho phát triển du lịch. Trong hệ thống các tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam, các yếu tố của văn hoá làng có xu hƣớng phát triển mạnh trong những năm tới đây. Những ngôi làng cổ đƣợc hình thành từ rất sớm cùng với tiến trình lịch sử đất nƣớc, chứa đựng trong đó những nét độc đáo, in đậm dấu ấn lịch sử - văn hoá của đất Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 1
  2. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội nƣớc. Mỗi làng có truyền thống lịch sử văn hoá riêng với hệ thống các di tích nhƣ: đình, miếu, chùa gắn liến với các lễ hội, các trò chơi dân gian, các phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hoá văn nghệ, không chỉ phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của ngƣời dân ở các làng quê, gắn với các danh nhân văn hoá, thể hiện khát vọng trong đời sống tâm linh của con ngƣời, hƣớng tới cái chân - thiện - mỹ mà còn chứa đựng nhiều dấu tích của từng giai đoạn phát triển, từng thời kỳ lịch sử của đất nƣớc. Những giá trị đó có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách, không chỉ để chiêm ngƣỡng mà còn mong muốn tìm hiểu đến ngọn nguồn. Trên vùng châu thổ Bắc Bộ, từ thuở cha ông ta lập nƣớc đến nay có hàng vạn làng, mỗi làng dù thuộc loại hình nào cũng đều có những nét riêng. Nhiều làng có những nét độc đáo in đậm dấu vết lịch sử - văn hoá của đất nƣớc. Một trong những làng đó là làng ca trù Lỗ Khê. Làng Lỗ Khê nằm trong vùng Ngũ Giỗ của huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Thời phong kiến là một xã, nay là một thôn của xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng đƣợc hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lƣu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù - một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngƣỡng, văn chƣơng, âm nhạc, tƣ tƣởng, triết lý sống của ngƣời Việt. Lỗ Khê có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nổi bật là loại hình nghệ thuật Ca trù. Song trên thực tế, làng Lỗ Khê đã chƣa khai thác đƣợc những lợi thế của mình cho phát triển du lịch. Do đó em xin chọn đề tài “Tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa của làng Ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành văn hóa du lịch của mình, và cũng thông qua đó mong muốn đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để tiềm năng du lịch sẵn có của làng cũng nhƣ việc Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 2
  3. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội quảng bá khuếch trƣơng cho loại hình du lịch văn hóa của làng Lỗ Khê nói riêng, của thủ đô Hà Nội nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận “ Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội” nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hoá của làng Lỗ Khê với tính cách là một làng cổ, trong đó đặc biệt có sinh hoạt ca trù độc đáo. - Đƣa ra một số đề xuất, khuyến nghị trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, đặc biệt nghệ thuật ca trù để phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng Lỗ Khê. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là những thành tố văn hoá nhƣ các di tích lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của làng, trong đó đặc biệt là ca trù.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Khoá luận nghiên cứu chính ở làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. - Về thời gian: Khoá luận xem xét các thành tố văn hoá truyền thống của làng ca trù Lỗ Khê còn tồn tại đến ngày nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ Văn hoá học, dân tộc học trong đó coi trọng phƣơng pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học để thu thập tƣ liệu về lịch sử văn hoá làng ca trù Lỗ Khê. Ngoài ra khoá luận sử dụng phƣơng pháp hệ thống để phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hoá làng Lỗ Khê nhƣ phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thống kê. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 3
  4. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội 5. Bố cục của khoá luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khoá luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng I: Giới thiệu chung về làng Lỗ Khê. Chƣơng II: Những giá trị lịch sử, văn hoá của làng Ca trù Lỗ Khê. Chƣơng III: Giải pháp bảo tồn, khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá của làng Ca trù Lỗ Khê để phục vụ du lịch. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 4
  5. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG LỖ KHÊ  1.1. ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH Làng Lỗ Khê ngày nay là một thôn thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Liên Hà là một xã lớn ở phía Đông huyện Đông Anh, cách khu di tích Cổ Loa 5 km về phía Tây Nam, phủ lỵ Từ Sơn cũ 8 km về phía Đông, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 18 km về phía Nam. Từ trung tâm Hà Nội đi theo hƣờng cầu Thăng Long hoặc cầu Đuống, đến ga Cổ Loa, đi vào đƣờng Cao Lỗ - Việt Hùng, qua đình Trung làng Dục Nội sẽ nhìn thấy ngay làng Lỗ Khê. Nếu từ Hải Phòng ta sẽ đi theo quốc lộ số 5, rồi cũng đi theo đƣờng cầu Đuống là có thể đến đƣợc làng Lỗ Khê. Liên Hà ngày nay gồm 8 thôn: Lỗ Khê, Hà Hƣơng, Hà Phong, Hà Lỗ, Thù Lỗ, Đại Vỹ, Giao Tác, Châu Phong. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thì vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, tám thôn này thuộc 4 xã: Hà Lỗ, Thù Lỗ, Lỗ Khê và Hà Vĩ thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( năm Minh Mạng thứ ba, 1822 đổi thành trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Bắc Ninh). Từ năm 1918, sau khi vua Khải Định ra đạo dụ qui định cấp phủ ngang cấp huyện thì huyện Đông Ngàn không còn tồn tại trên thực tế, các làng xã của huyện này trực thuộc phủ Từ Sơn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ba xã : Hà Lỗ, Thù Lỗ và Lỗ Khê nhập thành một xã mang tên Ngũ Hà, còn Hà Vĩ vẫn là một xã độc lập. Cả hai xã thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 4 năm 1949, trƣớc yêu cầu của cuộc kháng chiến tại địa phƣơng, hai xã Ngũ Hà và Hà Vĩ hợp nhất thành xã Liên Hà thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 5
  6. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ II, khoá II, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 17 tháng 4 năm 1961) về việc mở rộng Thành phố Hà Nội và Quyết định số 78 CP (ngày 31 tháng 5 năm 1961) của Hội đồng Chính phủ về tổ chức hành chính của Thành phố Hà Nội, đầu tháng 6 năm 1961, Liên Hà đƣợc chuyển về huyện Đông Anh - một trong bốn huyện ngoại thành của Thành phố. Lỗ Khê là một làng ra đời sớm ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, thuộc triều đại Kinh Dƣơng Vƣơng Lạc Long Quân (2879 -258 trƣớc CN). Tƣơng truyền khi lập làng các dòng họ hợp lại với nhau thành cộng đồng dân cƣ, thực hiện dân chủ nguyên sơ bầu ngƣời có uy tín làm “Già làng”. Đến thời Hùng Vƣơng thứ 6 làng nằm trong tổng Hà Lỗ có 3 trang: Lỗ Khê, Hà Lỗ, Thù Lỗ. Về vị trí địa lý, phía đông làng Lỗ Khê thôn Hà Hƣơng, ba mặt còn lại giáp cánh đồng. Theo số liệu thống kê của xã Liên Hà, tính đến năm 2009, thôn có diện tích tự nhiên khoảng hơn 100 hécta, dân số gồm 630 hộ khoảng 2800 ngƣời. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỖ KHÊ Trong quan niệm của nhân dân địa phƣơng từ xa xƣa, tám thôn của xã Liên Hà ngày nay thuộc năm làng Giỗ và ba làng Quậy. Làng Lỗ Khê (Giỗ Khê), cùng với bốn làng Hà Lỗ (Giỗ Đông), Hà Phong (Giỗ Dong), Hà Hƣơng (Giỗ Hƣơng), Thù Lỗ (Giỗ Thù) gọi là Ngũ Giỗ (hay Ngũ Lỗ). Nằm ở vùng trung tâm vùng châu thổ Bắc Bộ, các thôn làng thuộc xã Liên Hà ngày nay đƣợc ngƣời Việt cổ khai phá từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các làng mang tên Nôm có từ Kẻ, đi kèm một từ Nôm khác thƣờng khó xác định chính xác ngữ nghĩa, nhƣ Kẻ Giỗ, Kẻ Quậy là những làng rất cổ, đƣợc hình thành cùng với quá trình dựng nƣớc của tổ tiên ta từ thuở các Vua Hùng. Việc thờ các vị thần gắn liền với thời kỳ lập nƣớc sơ khai góp thêm tƣ liệu minh chứng cho tính cổ xƣa của các làng. Trong 12 vị thần đƣợc các làng xã Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 6
  7. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội thờ có đến tám vị liên quan đến buổi đầu lập nƣớc của tổ tiên ta, nhƣ Lộc môn Hoàng thiếu thủy tộc long vƣơng, tƣơng truyền là con út của Lạc Long Quân hóa thân (Vua Út) ở làng Hà Phong; Thiên Uy và Minh Uy, còn gọi là Dực Công và Minh Công hay Ông Dực và Ông Minh là hai anh em, ngƣời làng, có công đánh giặc Xích Tỵ (giặc Mũi đỏ) và giặc Ân xâm lƣợc đời Hùng Vƣơng thứ sáu ở hai làng Hà Lỗ và Hà Hƣơng; Tản Viên Sơn Thánh ở làng Thù Lỗ; vị thủy thần vốn là ngƣời con út của Lạc Long Quân, trấn trị miếu Đầu Triền và Điện Hƣng (sinh năm 313 trƣớc Công nguyên) có công “bình Thục, phù Hùng” (theo thần phả) ở làng Lỗ Khê v. v. Tính chất cổ xƣa của làng Lỗ Khê còn đƣợc phản ánh qua truyền thuyết, địa danh, thần phả, còn đƣợc khẳng định thêm bằng tƣ liệu khảo cổ học. Mới đây nhất, vào năm 2002 và tháng 11 năm 2003, các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử, trƣờng Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn đã khai quật di chỉ Đình Chiền ở thôn Lỗ Khê. Các hiện vật thu đƣợc gồm mảnh vỡ, mảnh lƣỡi của rìu (bôn), mảnh vòng đá, bôn đá có chất liệu đá Nephrit. Kết quả nghiên cứu các di vật và lớp đất trong các hố khai quật cho thấy, đây là di tích thuộc Văn hoá Phùng Nguyên, cách ngày nay trên dƣới 3500 năm. Tên các làng Gĩô mang nhiều ý nghĩa. “Lỗ” trƣớc hết là một từ Nôm, chỉ các làng trong xã nằm ở rốn nƣớc, một “lỗ” nƣớc trong một lòng chảo rộng lớn, cuối một nhánh cụt của sông Hoàng Giang (sông Thiếp) từ Cổ Loa chảy về; hoặc do địa hình trũng, các làng lại bị chia cắt với nhau bằng các “luồng nghịch thủy” gây úng tắc cục bộ vào mùa mƣa lũ. Về sau, từ “Lỗ” đƣợc phiên âm thành từ Hán - Việt với nhiều nghĩa khác nhau. Cũng có ý kiến cho rằng, tên Nôm của các làng này phải viết là “Dỗ” (dạy dỗ) vì theo thần phả làng Hà Hƣơng, thân sinh các vị thành hoàng làng từ vùng đất Thái Nguyên về đây dạy học, mở mang dân trí cho dân làng. Lại có ý kiến cho rằng, gọi là “Giỗ” (hay “Rỗ”, “Lỗ”) vì xƣa kia, Thánh Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 7
  8. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Gióng cùng Ông Dực, Ông Minh (thành hoàng hai làng Hà Hƣơng và Hà Lỗ) khi đánh giặc tại đây đã để lại hàng trăm vết chân ngựa, chính là các ao chuôm trên các cánh đồng còn lại gần đây. Còn chữ “Khê” mang đặc điểm địa hình lắm lạch khe, chữ Hán “Khê” là khe nƣớc chảy từ núi ra sông suối nhỏ. Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vƣơng thứ 6, con gái làng nấu cơm cho quân ông Gióng ở Cầu Bài, cơm bị nấu khê nên binh lính gọi đùa là “con gái làng Khê” từ đấy mà có tên là Lỗ Khê. Tƣơng truyền buổi đầu lập làng từ thời Văn Lang dựng nƣớc có số ngƣời của 4 dòng họ Đinh, Dƣơng, Lƣờng và Đỗ từ xứ Bắc Hà đến săn bắn thú rừng, đánh cá và trồng trọt. Điều kiện sinh sống rất khắc nghiệt, đất canh tác gồ ghề, đầm sâu, rừng rậm, sông nƣớc lạch khe, thú dữ bão lụt nhƣng ngƣời bốn họ vẫn trụ vững xây dựng quê hƣơng. Sử sách đã miêu tả con ngƣời Lỗ Khê thời mới lập làng rằng: “Ngƣời bốn họ kiên định xây dựng quê hƣơng, vững vàng trong giông bão nhƣ cây tùng cây bách giữa rừng, nhƣ cột đá giữa dòng nƣớc xiết, vui vầy với trời dất, thời nào cũng xuất hiện công hầu”. Lúc đầu có bốn họ, quá trình phát triển chu chuyển các họ nhƣ thế nào chƣa rõ, nhƣng đến cách mạng tháng Tám năm 1945 làng có 15 dòng họ. Nhƣ vậy sự hình thành và phát triển của làng Lỗ Khê cũng nhƣ các làng vùng Giỗ - Quậy là kết quả của quá trình các dòng họ trong làng chung lƣng đấu cật để khai phá. Đồng thời đó cũng là kết quả của sự hợp sức với nhiều làng khác trong vùng, thể hiện qua tục kết nghĩa giữa làng Lỗ Khê với Chóa (huyện Yên Phong) và Hƣơng Trầm (xã Thụy Lâm). 1.3. CƠ SỞ KINH TẾ 1.3.1. Nông nghiệp Nhìn toàn cảnh các làng thuộc xã Liên Hà ở cốt đất thấp trong huyện Đông Anh (từ 3 đến 6 mét so với mực nƣớc biển). Cùng với các làng Quậy thì làng Lỗ Khê nằm ở khu đất thấp nhất của xã. Bởi vậy dân làng Lỗ Khê chủ yếu cấy vụ chiêm. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 8
  9. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Ngoài việc chịu ảnh hƣởng nƣớc lũ của sông Ngũ Huyện Khê và nhánh sông cụt Hoàng Giang từ Cổ Loa về cửa làng, đồng các làng còn hứng chịu nƣớc từ 36 ngọn nƣớc ở các làng khác tuôn về. Suốt một dải đồng từ Dục Nội (xã Việt Hùng) về Châu Phong đều trắng nƣớc, chỉ nhô lên những vệt màu xanh của các lũy tre. Đồng ruộng của làng Lỗ Khê đều là bậc thang, chủ yếu là đất cát pha chiêm khê mùa thối, hơi mƣa một chút là đồng bị úng, hơi nắng một chút là trên đồng bị hạn. Hệ thống thuỷ lợi của làng hầu nhƣ không có, làng Lỗ Khê có đến trên 50 mẫu hồ ao, tƣới tiêu chủ yếu qua con ngòi “Quan Khê” từ xứ Ba Lăng qua 18 xã xuống Đặng Xá (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Trong điều kiện trên, để cải tạo đồng ruộng, làm thuỷ lợi, ngƣời nông dân các làng xã Liên Hà phải liên kết lại với nhau, không chỉ giữa những ngƣời có chung ruộng trong một cánh đồng mà trên bình diện cả xóm, làng và hơn nữa là giữa các làng với nhau. Lƣu truyền dân gian kể lại rằng, đầu thế kỷ XV, làng Lỗ Khê và làng Hƣơng Trầm liên kết đào rãnh Mốc ở xứ đồng Mát giáp ranh hai làng để đƣa nƣớc từ ngòi vào nội đồng và tiêu nƣớc từ đồng ra. Việc làm thủy lợi còn đƣợc sự quan tâm của những vị quan là ngƣời địa phƣơng và các chức sắc, kỳ mục. Theo văn bản Hán Nôm còn lƣu tại đình Lỗ Khê thì vào năm Vĩnh Thọ thứ hai (1659), ông Nguyễn Tuấn Ngạn (hay Nguyễn Phú) - ngƣời làng, làm quan Tham chính sứ Tuyên Quang cùng ông Đồng Quốc Phái là Hộ bộ Tả Thị lang, tƣớc Vinh Xuyên hầu và chức dịch các xã trong vùng đã làm tờ khải lên Tây Định vƣơng Trịnh Tạc cho khai thông con ngòi dài trên 100 dặm, từ Lỗ Khê xuống Đặng Xá (huyện Yên Phong), chảy qua địa phận 18 xã để tiện cho việc tƣới tiêu làm mùa. Tƣơng truyền, ông Nguyễn Tuấn Ngạn là một lƣơng y giỏi, đã chữa bệnh khỏi cho thân nhân của nhà vua, đƣợc vua ban thƣởng vàng bạc nhƣng ông khƣớc từ, chỉ nhận một đôi lọ lục bình và xin cho đƣợc khai thuỷ con ngòi trên để tiện việc tƣới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời xin ra lệnh chỉ, cấm ngƣời các làng vì lợi riêng làm tắc ngòi. Nguyện vọng của ông đƣợc Chúa Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 9
  10. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Trịnh Tạc chuẩn y và ra lệnh chỉ ngày 11 tháng tƣ năm Vĩnh Thọ thứ hai (1659). Gần 100 năm sau, vào tháng tƣ năm Cảnh Hƣng thứ 14 (1753), các quan viên, sắc mục, thôn trƣởng của các xã lại làm tờ khải lên chúa Trịnh cho phá bỏ các đập chắn ngang lòng con ngòi trên để việc làm mùa đƣợc thuận tiện. Chúa Trịnh Doanh đã cho ngƣời đi kiểm tra và chuẩn y tờ khai trên, ra lệnh chỉ cho thi hành vào tháng Mƣời năm Cảnh Hƣng thứ 14 (1753). Những ngƣời đứng tên trong tờ khải là Tri sự Dƣơng Phạm Phái, Sắc mục Quốc Bảo, Thôn trƣởng Dƣơng Thế Hoa (ngƣời xã Hà Lỗ); Sinh đồ Phạm Hỗ, Thôn trƣởng Đỗ Duy Dƣơng, Nguyễn Thời Cử, Đỗ Văn Vân, Ngô Phạm Cận (xã Hà Vĩ); Xã sử Nguyễn Đạt Tôn, Sinh đồ Dƣơng Hữu Phùng, Thôn trƣởng Phạm Đình Triều, Chu Văn Bái, Nguyễn Thời Sĩ (xã Lỗ Khê) cùng các quan viên sắc mục các xã : Vân Điềm, Gia Lộc Gắn bó bao đời với đồng ruộng, ngƣời nông dân làng Lỗ Khê hiểu rõ thế đất, chất đất của từng cánh đồng, từ đó bố trí mùa vụ, giống lúa cho phù hợp. Các khu ruộng trũng cấy các giống : Chiêm bầu, Chiêm dé; vụ mùa cấy : Tám xoan, Tám thơm, Tám dự, Vằn và Nếp. Mặc dù nhân dân trong làng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, làm thuỷ lợi, song điều kiện kinh tế kỹ thuật và tổ chức xã hội thời phong kiến không làm thay đổi đƣợc diện mạo đồng ruộng để thâm canh, tăng vụ. Đồng làng Lỗ Khê chỉ cấy đƣợc một vụ chiêm, năng suất đã thấp lại bấp bênh (Mỗi sào ruộng tốt nhất thu đƣợc ba nồi thóc, mỗi nồi 20 kg, các chân ruộng khác chỉ đƣợc hai nồi). Thƣờng cứ 10 vụ thì có tới bảy vụ không đƣợc thu hoặc rất thấp. Lƣơng thực từ việc cấy lúa không đủ để nuôi con ngƣời đƣợc 3 - 4 tháng trong một năm. Ngoài lúa, nhân dân địa phƣơng còn trồng thêm một số loại hoa màu khi gặt mùa xong. Đặc biệt với việc tận dụng lợi thế của vùng có nhiều ao chuôm, nhân dân trong làng còn khai thác các nguồn tôm cá trong đồng trũng, bằng các hình thức: đăng đáy, vó, chài, dậm, tát vét diễn ra quanh năm nhƣng nhiều nhất là vào tháng ba, tháng tƣ và sau vụ gặt mùa. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 10
  11. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội 1.3.2. Thủ công nghiệp Đây là khu vực làng nghề truyền thống từ lâu đời. Nổi tiếng trong làng Lỗ Khê nói riêng và trong vùng Liên Hà nói chung là nghề mộc xây dựng, mộc dân dụng và đặc biệt là mộc mỹ nghệ cao cấp. Nghề thủ công hiện đang từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa để đáp ứng tốc độ phát triển của thị trƣờng, của mẫu mã sản phẩm. Tổ chức sản xuất cũng đang phát triển nâng quy mô từ hộ gia đình thành xƣởng thuê mƣớn nhân công. Ngoài ra ở Lỗ Khê còn có nghề gói bánh chƣng. Cả thôn có khoảng 700 hộ, ngoài nghề chính là nông nghiệp, cứ đều đặn vào dịp tết hàng năm, tính cả số hộ làm bánh thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên vào khoảng 200 hộ. Bánh của thôn phục vụ nhu cầu của bà con các vùng lân cận nhƣ: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang Thời gian cả làng gói bánh rộ nhất bắt đầu từ ngày 22 (âm lịch), và bán từ đó cho đến tận tối ngày 30 Tết. Hiện gia đình bà Phạm Thị Lành có qui mô gói bánh chƣng lớn nhất thôn Lỗ Khê. Ngày bình thƣờng, trung bình gia đình bà gói khoảng 1 tạ gạo (mỗi ngày xuất khoảng 200 chiếc), khi có đám cƣới đặt thì số lƣợng gạo lên tới 4 tạ. Nhƣng đến ngày tết, mỗi ngày gia đình bà gói khoảng 5, 6 tạ gạo. Nếu ngày thƣờng giá bán chỉ vào khoảng 12.000đ/ chiếc thì ngày Tết, giá bán buôn là 17.000đ/ chiếc, giá bán lẻ là 20.000đ/ chiếc. Bà con Lỗ Khê vẫn luôn tự hào về vị ngọt riêng của bánh. Họ vẫn nói vui là nơi đây “đƣợc” nƣớc, bánh vùng này có vị đậm hơn, ngọt hơn nhờ nguồn nƣớc. 1.3.3. Thƣơng nghiệp Nói đến đời sống kinh tế của ngƣời dân Lỗ Khê, ta không thể không nói đến hoạt động buôn bán biểu hiện qua chợ làng, nơi mà ngƣời phụ nữ nông dân thể hiện vai trò quan trọng của họ trong việc lo toan cuộc sống gia đình. Hầu hết các hoạt động buôn bán ở làng chủ yếu là buôn bán nhỏ - vốn là đặc điểm của nền kinh tế tự cấp tự túc. Tại đây ngƣời dân trao đổi với nhau những sản phẩm thừa trong sản xuất để đổi lấy những thứ thiết yếu khác phục vụ cho cuộc Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 11
  12. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội sống và hoạt động sản xuất của gia đình. Vì ở xa trung tâm xã (chợ Giỗ), trên địa bàn làng Lỗ Khê có chợ thôn họp theo ngày, theo buổi nhằm phục vụ cuộc sống thƣờng nhật trên phạm vi làng mình. Một số cửa hàng tạp hóa cũng mở ra hoạt động bên cạnh chợ thôn này. Ngoài ra những ngƣời buôn bán nhỏ và dân làng Lỗ Khê còn có thể mang hàng hóa của mình đến bán ở các chợ làng xung quanh. Đó là chợ làng Hà Lỗ (chợ Giỗ), họp một tháng sáu phiên, vào các ngày Bốn và Chín và chợ Chùa (làng Hà Hƣơng) cũng một tháng sáu phiên, vào các ngày Một và Sáu. Các chợ này họp luân phiên nhau tạo thành vòng khép kín để hầu nhƣ ngày nào trong vùng cũng có chợ, nhờ đó ngƣời dân Lỗ Khê có thể mang hàng hoá của mình đi bán thƣờng xuyên hơn. Nhƣ vậy, hoạt động buôn bán thể hiện qua chợ làng của Lỗ Khê khá phát triển. Bản thân các nghề phụ nhƣ nấu rƣợu, gói bánh Chƣng ở Lỗ Khê từ xa xƣa đã góp phần làm cho hoạt động thƣơng nghiệp của làng trở nên phong phú, đồng thời tận dụng đƣợc thời gian rỗi và các hoạt động dƣ ra sau mùa vụ chính làm cho đời sống của ngƣời dân Lỗ Khê trở nên ổn định hơn các thôn phụ cận. 1.4.CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG LỖ KHÊ Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp ruộng nƣớc là chính, thiết chế làng xã sớm đƣợc hình thành. Về cấu trúc vật chất, làng xã Liên Hà có hai cụm có cấu trúc làng xã khác nhau: Cụm các làng Quậy và cụm các làng Giỗ. Cũng nhƣ cấu trúc của các làng Giỗ, làng Lỗ Khê có các luỹ tre bao quanh ba mặt Đông, Tây, Bắc; mặt Nam là ao. Các luỹ đất (nhân dân quen gọi là thành) đƣợc đắp cả ba mặt trên; các con đƣờng trong xóm thẳng góc với đƣờng chính, tạo thành các cụm ngõ vuông vức. Vào mùa mƣa, nƣớc nổi trên các cánh đồng trũng, làng xóm với “thành” lũy soi bóng bên các bến nƣớc tạo ra một cảnh thơ mộng, đi vào thơ ca, câu đối. Về cấu trúc xã hội, tuy có nhiều nét chung, song mỗi làng hay cụm làng Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 12
  13. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội có một kiểu tổ chức riêng, với những qui định riêng dễ nhận thấy. Cơ cấu tổ chức làng Lỗ Khê xƣa vẫn thuộc mô hình của làng nông nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ, gồm xóm ngõ, dòng họ, giáp, phƣờng hội, bộ máy quản lý (hội đồng kỳ mục và chức dịch). 1.4.1. Xóm ngõ Lỗ Khê xƣa có bốn xóm (Đông - Tây - Chùa - Trƣớc). Xóm Đông tập trung ngƣời của họ Nguyễn Tuấn và họ Hoàng. Xóm Tây gồm ngƣời các họ: Phạm, Đỗ, Chu. Xóm Chùa có họ Nguyễn Văn Ca công, Nguyễn Thế Ca công và họ Mai. Xóm Trƣớc có họ Đinh, họ Dƣơng. Đứng đầu xóm là một cai phiên, là ngƣời ở dƣới tuổi 50. Cai phiên có các nhiệm vụ sau : - Điều hành các việc chung trong xóm nhƣ việc thờ quan hành khiển, cúng hậu ở điếm xóm. Cai phiên sử dụng mõ của xóm để thông báo các công việc trong làng. - Điều hành tổ chức tang lễ cho ngƣời trong xóm (khi đƣa đám, cai phiên cầm cành phan và đi đầu đám tang). - Cùng hƣơng lý và đại diện các dòng họ chỉ đạo việc hai ban phiên tuần canh gác tuần phòng, đặc biệt là trong tháng củ mật (từ mồng một tháng Chạp đến sau Tết Nguyên đán và trong dịp hội làng). Một trong các đặc điểm chung của xóm ở Lỗ Khê cũng nhƣ các làng quê khác trên vùng châu thổ Bắc Bộ là cƣ dân luôn có sự đoàn kết chặt chẽ với nhau bởi hai mối quan hệ: láng giềng và huyết thống. Phần đông các gia đình trong xóm ở liền nhau nhƣng không có quan hệ huyết thống, chỉ có quan hệ láng giềng với nhau. Tuy nhiên nhiều trƣờng hợp anh em co cụm lại với nhau trong một khu vực ngõ xóm. Mối quan hệ này đã qui định thế ứng xử của những ngƣời sống cùng một ngõ xóm là “xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hoặc “ bán anh em xa mua láng giềng gần”. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 13
  14. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội 1.4.2. Dòng họ Làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là một đơn vị dân cƣ đƣợc tập hợp chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà quan hệ huyết thống không còn phát huy tác dụng trong xã hội Việt hôm qua và cả hôm nay nữa. Vả chăng, cho đến bây giờ, có nơi nào trên thế giới mà quan hệ gia tộc không còn là một nguyên lý tập hợp ngƣời. Trong xã hội Việt cổ truyền, đặc biệt trong xã hội nông thôn, gia đình nhỏ đóng một vai trò hết sức năng động, là diện mạo chính của gia tộc Việt. Nó là đơn vị tụ cƣ nhỏ và chặt nhất. Nó còn là đơn vị sản xuất phổ biến, tuyệt đối ứng hợp với một nền nông nghiệp lúa nƣớc tiền công nghiệp đã biết thâm canh. Trong mối tƣơng quan với cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền, còn phải tìm hiểu tác động của quan hệ đồng huyết thống trên một bình diện cao hơn, vì mặc dù đã phân giải, gia đình lớn của ngƣời Việt vẫn còn lƣu đến tận ngày nay một vết tích phổ biến mà đậm đà: tổ chức “ họ” . Cũng nhƣ bao làng quê khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ, thì truyền thống văn hóa của làng Lỗ Khê chính là bắt nguồn từ lớp ngƣời cổ đại, từ các bậc tổ tiên sinh thành ra bao thế hệ ở từng dòng họ của làng. Trƣớc đây ở làng Lỗ Khê có hơn mƣời họ (hội đồng thập tộc) nhƣ: Nguyễn Văn ca công, Nguyễn Thế ca công, Phạm, Chu, Đỗ, Dƣơng, Mai, Hoàng, Đinh, Lƣờng. Hiện nay do sự nhập cƣ nên làng đã có tới 46 dòng họ. Dƣới đây là sự giới thiệu khái quát một số dòng họ của làng: - Họ Nguyễn Văn ca công và Nguyễn Thế ca công có lịch sử 600 năm. Cụ tổ của hai họ này đều là văn nhân văn hóa, học trò của ông Đinh Dự cùng nhau thay mặt giáo phƣờng hàng phủ đèn hƣơng cho Tổ sƣ ca trù. - Họ Phạm có lịch sử hơn 600 năm, khoảng 20 đời. Đây là một trong những họ lớn nhất của làng Lỗ Khê. Đặc biệt có cụ tổ đỗ tam tứ tràng là thầy dạy chữ và dạy địa lý thiên văn nổi tiếng. Con cháu trong họ có 18 quan chức triều nhà Lê. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 14
  15. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội - Họ Hoàng lịch sử hơn 300 năm, có cụ tổ đỗ tú tài làm chánh quản tổng triều Lê, con cháu nhiều ngƣời đỗ đạt là quan chức triều Lê Nguyễn. - Họ Mai có lịch sử 400 năm, có cụ tổ đỗ cử nhân dạy học ở Thanh Hóa triều Lê. - Họ Dƣơng có lịch sử 400 năm, có cụ tổ đỗ sinh đồ dạy học ở huyện Võ Giàng triều Lê. - Họ Tuấn có cụ tổ đỗ sinh đồ, con cháu nhiều ngƣời là quan chức từ cơ sở đến cấp tỉnh triều Lê Nguyễn. Tổ chức họ viện đến nhiều yếu tố nhƣ: một “ cƣơng lĩnh” về quan hệ đồng huyết (gia phả); những “thủ lĩnh” (tộc trƣởng, thêm các chi trƣởng nếu là trƣờng hợp họ lớn); một hệ thống tôn giáo (hình thái thờ phụng tổ tiên và nhà thờ họ); một cơ sở kinh tế để nuôi dƣỡng hình thái thờ phụng ấy (ruộng họ). Với mục đích để con cháu biết rõ nguồn gốc cũng nhƣ truyền thống của dòng họ, việc ghi chép gia phả đƣợc chú trọng ở làng Lỗ Khê. Hầu hết các gia phả đƣợc ghi bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Tuy nhiên trải qua thời gian cùng những biến động xã hội, nhiều gia phả đã bị cũ nát. Hiện tại ở Lỗ Khê còn có gia phả của họ Hoàng do cụ Hoàng Kỷ ghi chép lại. Nếu nhƣ gia phả đƣợc coi nhƣ là một “cƣơng lĩnh” về quan hệ đồng huyết, thì nhà thờ họ cùng với hình thái thờ phụng tổ tiên chứa trong đó nhƣ là một hệ thống tôn giáo để ngƣời trong dòng họ tin theo. Với hơn 10 họ, nhƣng đến nay chỉ còn nhà thờ của họ Nguyễn ca công, thờ nhị vị tổ sƣ ca trù. 1.4.3. Giáp và phƣờng hội  Giáp Giáp là hình thức tổ chức xuất hiện muộn sau này. Theo Việt sử thông giám cƣơng mục thì giáp xuất hiện từ năm thứ ba đời Lý Thánh Tông (1041) với mục đích là để tiện cho việc thu thuế. Chắc chắn là trong quá trình tồn tại, nó đã tự biến đổi rất nhiều để có đƣợc hai đặc điểm: chỉ có đàn ông tham gia vào giáp và mang tính chất “cha truyền con nối” cha ở giáp nào thì con ở giáp ấy. Đứng Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 15
  16. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội đầu giáp là ông cai giáp (câu đƣơng); giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh - lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra). Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ty ấu - từ nhỏ đến 18 tuổi; đinh (hoặc tráng) - từ 18 đến 59 tuổi; và lão là từ 60 tuổi trở lên. Làng Lỗ Khê có bốn giáp và điều đặc biệt là các giáp đƣợc chia theo đơn vị xóm. Đây là một trong số ít làng trên vùng châu thổ Bắc Bộ giáp trùng với xóm. Mỗi xóm - giáp cử bốn ngƣời lềnh ở dƣới tuổi 50, gồm hai ngƣời làm cai đám và hai ngƣời làm cai tế. Cai đám phải cách ly gia đình, ăn nghỉ tại một gian nhỏ ở đình trong suốt nhiệm kỳ (từ mồng một tháng Chạp năm trƣớc đến cùng thời điểm năm sau). Trong 16 ngƣời lềnh của bốn giáp cử ngƣời nào khá giả, đứng đắn nhất làm thủ chỉ.  Phường, Hội Phƣờng là một tổ chức dựa trên nghề nghiệp. Trong một nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, những ngƣời làm các nghề khác, trong phạm vi một làng, tự nguyện tập hợp nhau lại, nghề nào thành phƣờng ấy. Thế là trong một làng có thể xuất hiện nhiều phƣờng khác nhau. Nhƣ vậy chức năng của phƣờng đã rõ ràng tạo ra một mối cộng cảm cần thiết cho những con ngƣời cùng một thân phận đặc biệt. Và nhƣ trong trƣờng hợp các hình thức tổ chức khác mà chúng ta đã điểm qua, mối cộng cảm ấy đƣợc tạo ra chủ yếu bằng một hình thái thờ phụng tập thể, ở đây là thờ vị “Thánh sƣ” (cũng có khi gọi là nghệ sƣ hay tiên sƣ) của từng nghề. Nhƣ ở làng Lỗ Khê, nổi bật nhất là tổ chức họ Ca Công của những ngƣời hát Ca trù. Theo truyền thống, giáo phƣờng Lỗ Khê xƣa chủ yếu gồm hai họ : Nguyễn Văn và Nguyễn Thế, với tổ nghề là Đinh Dự và Đƣờng Hoa Tiên Hải. Mỗi làng có thể có nhiều Hội nhƣng đứng trên hết là “Hội Tƣ văn”, mà thành viên, trên danh nghĩa đều là những ngƣời có học thức. Vốn gồm những ngƣời có học nhất trong làng, trong xã, nó đƣợc tập quán làng xã trao cho nhiệm vụ và vinh dự thảo “văn tế”, bài văn nêu lên chức tƣớc của vị “thành hoàng”, tức Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 16
  17. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội thần bảo hộ làng xã, tóm tắt lại mọi công tích của thần và nhất là thể hiện lòng thành kính cũng nhƣ lời cầu xin của dân làng, dân xã mà ngƣời hành lễ chính phải thay mặt cả làng xƣớng to lên trong quá trình tế lễ tại đình vào hai kỳ tế lớn xuân - thu hàng năm. Việc tế lễ tại văn từ hay văn chỉ của làng, nơi thờ đức Khổng Tử, và các vị khoa bảng đã quá cố vốn xuất thân trong làng cũng do phe Tƣ văn đảm nhiệm. Mỗi khi tham gia bằng “văn học” vào việc tế lễ cộng đồng của xã tại đình, tại văn từ hay văn chỉ, hội Tƣ văn hoạt động cùng lý dịch, và nhìn bề ngoài mà xét, thì chẳng khác gì một tổ chức chính thức của bộ máy lý dịch. Ngoài ra ở làng Lỗ Khê còn có các Hội nhƣ hội chƣ bà, hội phụ nữ, 1.4.4. Bộ máy tổ chức quản lý  Bộ máy điều hành ở làng Lỗ Khê gồm hai thiết chế: - Hội đồng kỳ mục là cơ quan quản lý truyền thống của từng làng, gồm các quan lại, cai đội (là ngƣời làng về hƣu), các cựu chánh phó tổng (ngƣời làng), cựu lý phó trƣởng (không bị can cách). Hội đồng này có toàn quyền với các công việc chung nhƣ đấu thầu ruộng đất công, sửa chữa đình, chùa, mở hội Đứng đầu hội đồng là một Tiên chỉ, là ngƣời có phẩm hàm hay chức tƣớc cao nhất và một Thứ chỉ, là ngƣời có phẩm hàm cao thứ hai. Năm 1921, chính quyền thực dân Pháp thực hiện cuộc cải lƣơng hƣơng chính, bãi bỏ Hội đồng kỳ mục, thay thế bằng Hội đồng Tộc biểu, gồm đại biểu của các dòng họ trong làng, tuỳ theo họ đa đinh hay ít đinh mà đƣợc cử số tộc biểu. Tộc biểu là ngƣời từ 25 tuổi trở lên, biết chữ Quốc ngữ, có gia sản. Hội đồng Tộc biểu bầu ra Hội đồng Hƣơng chính để giải quyết các công việc chung, đứng đầu là một Chánh hội và một Phó hội cùng một Thƣ ký giúp việc. Tuy nhiên Hội đồng Tộc biểu hoạt động kém hiệu quả nên năm 1927, thực dân Pháp phải cho lập lại Hội đồng Kỳ mục tồn tại song song với Hội đồng Tộc biểu. Đến năm 1941, Hội đồng Tộc biểu bị bãi bỏ, chỉ còn Hội đồng Kỳ mục. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 17
  18. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội - Bộ máy chức dịch: Là đại diện của Nhà nƣớc phong kiến ở Xã. Thời Lê bộ máy này gồm có các chức: Xã trƣởng, Xã sử, Xã giám, Thôn trƣởng. Từ năm 1828 trở đi, đứng đầu bộ máy này là một Lý trƣởng, hai Phó lý. Ngoài ra là một số các chức danh giúp việc nhƣ Hộ lại (trông coi hộ tịch), Chƣởng bạ (trông coi về địa chính), Thủ quỹ (trông coi về tài chính) và Trƣơng tuần (trông coi việc an ninh). Bộ máy này chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền Nhà nƣớc bên trên về việc sƣu thuế, binh dịch, an ninh cộng đồng.  Ngôi thứ Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngôi thứ ở đình là vấn đề quan trọng và nổi bật trong đời sống xã hội các làng. Theo nguyên tắc chung, hệ thống ngôi thứ này ƣu tiên những ngƣời có bằng cấp, phẩm hàm, chức tƣớc, tuổi tác, song từ cuối thế kỷ XIX, hệ thống này dành cho cả những ngƣời có tiền để mua, tuỳ tập tục của làng. Làng Lỗ Khê, tại đình chia thành bốn hàng, gồm hai hàng bên Tây và hai hàng bên Đông. Bên Tây ở hàng trên dành cho những ngƣời chức sắc, phẩm hàm, các viên hƣơng lý kỳ cựu; hàng dƣới dành cho các đƣơng thứ chánh phó tổng, lý phó trƣởng, tiên thứ chỉ, chánh phó hội, các Tộc biểu. Bên Đông hàng ngƣời mua các ngôi : Điển lễ, Nhiêu nam, Tƣ văn. Tuy nhiên để có đƣợc vị trí ngôi thứ này, những ngƣời trong cuộc phải khao vọng rất tốn kém. Theo bản Hƣơng ƣớc lập năm 1942 hiện còn lƣu tại Thƣ viện thông tin Khoa học Xã hội thì trƣớc kia những ngƣời có ngôi thứ, từ 18 tuổi trở lên phải bày cỗ bàn, bánh trái khao vọng, phí tổn tới 200 đồng. Từ năm 1921, làng bãi bỏ ăn uống, thay thế bằng nộp tiền, tuỳ theo từng hạng. - Ngƣời có hàm bát, cửu phẩm : nộp 20 đồng. - Các chức viên trong kỳ mục, chức dịch : 30 đồng, sau khi mãn khoá mà không mắc lỗi phải nộp thêm 3 đồng nữa mới đƣợc ngôi thứ chính thức của ngƣời mãn khoá. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 18
  19. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Những ngƣời mua ngôi thứ gồm những các ngôi sau: - Ngôi Điển lễ: đƣợc ra đình dự cac kỳ tế lễ, bàn việc làng, phải vọng 40 đồng. - Ngôi Nhiêu nam: vọng 20 đồng. Việc mua ngôi này trƣớc hết nhằm đƣợc miễn đi phu, lính và đƣợc tòng các cụ; sau nữa, nhiều gia đình mong muốn sinh con trai nên đã mua Nhiêu cho con từ khi con còn trong bụng mẹ. - Ngôi Nhiêu tƣ văn: gồm hai hạng. hạng một dành cho những ngƣời từ 1 - 15 tuổi, lại chia thành hai bậc: đơn (nộp 4,75 đồng) và kép (nộp 7,75 đồng); hạng hai dành cho ngƣời từ 16 tuổi trở lên cũng gồm hai bậc: đơn (nộp 7,75 đồng) và kép (nộp 15,75 đồng). Ai có nhiêu kép mới đƣợc đi tế lễ, vào ngôi cai đám, cai tế, đƣợc ra ứng cử các chức hƣơng lý. - Quan viên: ngôi này chỉ ngƣời từ 18 tuổi trở lên mới đƣợc mua để đƣợc ra đình tế lễ, nhƣng không đƣợc miễn tuần phòng.  Hương ước Trong sinh hoạt cộng đồng của cƣ dân làng xã Việt trƣớc đây với nhiều hình thức tổ chức khác nhau: ngõ, xóm, họ, phe, hội, phƣờng - không những mỗi hình thức tự triển khai thành nhiều đơn vị nhỏ đồng dạng mà mỗi đơn vị nhỏ lại có đời sống riêng của mình. Vậy thì giữa vô vàn đơn vị “ốc đảo”, yếu tố gì sẽ đảm nhiệm đựơc phần nào vai trò điều hoà chung, khiến làng Việt cổ truyền dù phức tạp đến mấy vẫn là một tế bào xã hội, vẫn vận hành nhƣ một đơn vị thống nhất. Đó chính là vai trò trung gian của hƣơng ƣớc. Làng Lỗ Khê hiện còn lƣu giữ bản hƣơng ƣớc đƣợc lập từ năm 1927. Đến năm 1941 thì viết lại bổ sung. Bản hƣơng ƣớc có 32 khoản mục và 92 điều, có tiên chỉ, lý trƣởng đóng dấu và các thành viên trong hội đồng kỳ mục ký tên, nó nhƣ một bộ luật của làng triều nhà Nguyễn. Hiện nay bản hƣơng ƣớc đó đƣợc lƣu tại Thƣ viện Thông tin Khoa học Xã hội, đề cập đến những nội dung sau:  Về đoàn kết xóm làng - Khuyến khích dân làng lập các phƣờng hội để giúp đỡ lẫn nhau trong nội Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 19
  20. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội bộ phƣờng hội và đóng góp xây dựng làng xóm nhƣ các phƣờng gạo, phƣờng đồng niên, phƣờng rạp, phƣờng chèo, phƣờng tuồng, phƣờng vật, phƣờng kèn, phƣờng bát âm - Mức đóng góp và phƣơng thức sinh hoạt do từng phƣờng hội bàn bạc quyết định nhƣng không đƣợc trái với luật pháp của nhà nƣớc và lệ làng.  Về nghĩa vụ lao động công ích - Nữ từ 18 đến 44 tuổi, nam từ 18 đến 19 tuổi đều phải lao động công ích theo qui định để xây đắp và tu bổ đƣờng làng. - Ai không lao động có lý do đƣợc nộp bằng tiền. - Ai không làm thì làng phạt gấp đôi theo qui định. - Con trai lấy vợ thiên hạ, con gái lấy chồng thiên hạ, trai gái trong làng lấy nhau phải nộp một số tiền nhất định (theo ba mức) để xây dựng đƣờng làng cống rãnh và công trình công cộng.  Việc bảo vệ làng xóm, mùa màng - Nghiêm cấm mọi hành động trộm cắp trong làng và ngoài đồng. Kẻ cắp bị gông cổ diễu vòng quanh làng để cho mọi ngƣời chứng kiến và lên án, làm gƣơng răn kẻ khác. - Hàng năm đến thời vụ lúa màu chín, làng cấm không cho trâu bò, gà vịt ra cánh đồng, ai vi phạm phạt rất nghiêm. - Nếu ai để cháy nhà, cháy đống rơm rạ thì phải giết một con gà trống lớn, 1 chai rƣợu, 1 cành cau ra đình làm lễ xám hối. Lễ xong để lại đình phá lễ. - Nếu ai gây hỏa hoạn cháy lây lan cho nhà khác thì làng phạt tiền theo mức gây hại. - Hết giờ qui định buổi tối, 4 cổng làng và cổng các ngõ đều phải đóng chặt. Ai đi chơi về muộn thì cổng ngõ không mở cho vào, mà phải ra nghỉ ngoài điếm canh và nộp tiền phạt cho tuần phiên, ngày hôm sau mới đƣợc về nhà. - Ban đêm nếu có cháy, có trộm cƣớp thì tuần phiên đánh mõ, thổi tù và báo động liên hồi, mọi ngƣời phải khẩn trƣơng tham gia chữa cháy và bắt trộm Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 20
  21. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội cƣớp trong làng hay việc khẩn cấp ngoài đồng. - Tuần phiên do các họ cử ra, họ bé cử một ngƣời, họ vừa cử hai ngƣời, họ lớn cử ba ngƣời do trƣởng họ cắt cử. Trƣơng tuần điều hành tuần phiên hoạt động theo phận sự.  Việc đình đám - Đàn ông đến tuổi làm quan đám, nhất thiết phải ngủ tại đình để làm nhiệm vụ trong các ngày đình đám lễ hội (trừ ngƣời đang chịu tang). - Đàn ông ra đình phải ngồi đúng chiếu (phân biệt theo đẳng cấp: Quan chức, hƣơng lý, cụ thƣợng, điển lễ, nhiêu nam, quan viên, trai hạng). - Ở đình không đƣợc nói nhảm nhí, xằng bậy, không đƣợc gây gổ đánh cãi nhau. - Những ngƣời là quan chức mới đƣợc viết văn, những ngƣời có học thức cao mới đƣợc đọc văn, những ngƣời có phẩm hàm bá hộ hoặc Tiên chỉ, Thứ chỉ hoặc Điển lễ mới đƣợc xƣớng tế. - Nếu viết sai, đọc sai, xƣớng sai đều bị phạt và sửa lễ cúng Thánh xin ân xá, tha thứ. - Làng còn có “định ƣớc” về quan hệ kết nghĩa bang giao với làng Hƣơng Trầm (Thụy Lâm) và làng Chóa (huyện Yên Phong) nên mọi ngƣời phải chấp hành nghiêm định ƣớc nhất là về hôn nhân về quan hệ giao tiếp và phát ngôn.  Việc cƣới, việc tang - Gái lấy chồng thiên hạ phải nộp một khoản tiền tƣơng đƣơng 500 viên gạch để xây đƣờng làng. - Trai lấy vợ thiên hạ phải nộp một khoản tiền thấp hơn gái lấy chồng thiên hạ. - Trai gái trong làng lấy nhau cũng phải nộp một khoản tiền thấp nhất để xây dựng công trình công cộng. - Ngƣời chết không để thi hài trong làng quá một ngày một đêm. - Ngƣời chết ở ngoài làng không đƣợc mang về trong làng, ai cố ý vi phạm Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 21
  22. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội bị phạt nặng và buộc mang ra khỏi làng tổ chức mai táng. - Làng có ngƣời chết cả làng thăm viếng tiễn biệt. - Khi nhà táng đi qua, ngƣời đang ngồi phải đứng dậy chào tiễn biệt. Khi nhà táng đến huyệt mộ thì những ngƣời đang làm bỏ nón tƣởng niệm giây phút. - Ngõ nào có ngƣời chết thì cả ngõ không ai cƣời đùa, không ai đi ăn cỗ khao cƣới. Cả ngõ để tang 3 ngày, riêng đàn bà thì sổ tóc. Nhìn chung, hầu hết các điều khoản trong các bản hƣơng ƣớc mang tính tích cực, gắn kết với các cá nhân và các thiết chế tổ chức trong những nghĩa vụ và quyền lợi chung, đề cao tôn ty trật tự xã hội từ trong gia đình ra ngoài làng xã, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh của xã hội phong kiến, nhiều điều khoản của hƣơng ƣớc đã thành sợi dây ràng buộc ngƣời nông dân vào các khoản đóng góp nặng nề, gây tốn kém và lãng phí rất lớn, là một trong những nguyên nhân bần cùng hoá của ngƣời nông dân các làng. Tóm lại cơ cấu tổ chức làng Lỗ Khê trƣớc Cách mạng Tháng Tám 1945 là một phức hợp các thiết chế, trong đó giáp đóng vai trò quan trọng nhất, làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công việc cộng đồng, dƣới sự điều hành của hội đồng Kỳ mục và bộ máy chức dịch, dựa trên cơ sở pháp lý là Hƣơng ƣớc. Đó là một kết cấu tƣơng đối hoàn chỉnh và chặt chẽ, gắn kết cá nhân với cộng đồng, giúp cho làng bảo đảm đƣợc các mặt đời sống qua các thời kỳ lịch sử, cả những thời kỳ bị chiến trang, thiên tai ác liệt. Song kết cấu đó chỉ mang ý nghĩa tích cực khi chế độ phong kiến còn giữ đƣợc vai trò tiến bộ. Khi giai cấp phong kiến và thể chế của nó đi vào con đƣờng suy vong, trở thành vật cản của sự phát triển xã hội, khi các kỳ mục chức dịch làng xã trở nên đối lập với nhân dân thì kết cấu đó trở thành bộ máy nặng nề áp bức và bóc lột nhân dân. Sau khi thực dân Pháp thiết lập ách thống trị lên đất nƣớc ta thì kết cấu làng Lỗ Khê cũng nhƣ các làng Việt khác trên vùng trung du và châu thổ Bắc Bộ trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho chính sách cai trị, bóc lột của chế độ thực dân đối với nhân dân ta. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 22
  23. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Chƣơng 2 NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA LÀNG CA TRÙ LỖ KHÊ  2.1. CÁC THÀNH TỐ VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ Nhƣ ở bao làng quê khác ở vùng Kinh Bắc và châu thổ Bắc Bộ, dù với mức sống nông nghiệp thấp kém, nhƣng các thế hệ ngƣời làng Lỗ Khê cũng nhƣ ngƣời các làng xã Liên Hà vẫn ăn dụm để dành, dựng nên một hệ thống các đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ các dòng họ, làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng của cộng đồng, làm vốn quý cho con cháu ngày nay. 2.1.1. Đình Đình Lỗ Khê tƣơng truyền là ngôi điện thờ Đệ nhất thành hoàng Điện Hƣng, đƣợc dân làng dựng vào thế kỷ II trƣớc Công Nguyên, lúc đầu ở bãi Đình Chiền, ngay trong khu vực đồn trại của Ngài. Đến khoảng thể kỷ III sau công nguyên, dân làng chuyển điện từ ngoài đồng về chỗ hiện nay. Về sau điện đƣợc mở rộng và nâng cấp thành ngôi Đình. Giữa thế kỷ XV, làng thờ thêm hai vị thành hoàng Dƣơng Trực và Tô Quang, cùng với hai vị thần cũ gọi là “Vạn cổ tứ linh”. - Điện Hƣng: sinh năm 313 trƣớc Công nguyên, thân mẫu là Vũ Thị Khang - ngƣời làng Mộ Trạch, huyện Đƣờng Hào (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng), rời quê đến chùa Pháp Vân, xã Vạn Kỳ, huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Giang), sau lại rời đến làng Lỗ Khê, rồi sinh ra Điện Hƣng. Lớn lên, Điện Hƣng văn võ toàn tài, giúp vua Hùng đánh lại nhà Thục. Sau khi mất, ông đƣợc dân làng Lỗ Khê thờ và đƣợc nhà nƣớc phong kiến phong là “Hiển ứng linh phù đại vƣơng, Thƣợng đẳng thần”. - Thủy thần: Là con của Lạc Long Quân, cai quản sông Nguyệt Giang, chế ngự miếu Đầu Triền nên các sắc phong đều ghi là “Út Đầu Triền phổ tế linh ứng Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 23
  24. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội đại vƣơng, Thƣợng đẳng thần”. - Dƣơng Trực (1402 - ?): Quê ở trang Thanh Liêm, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Ông từng theo Lê Lợi đánh giặc Minh, đóng quân ở làng Lỗ Khê. Trong thời gian đóng quân ở đây, Dƣơng Trực đã cho quân lính cùng dân làng đào 72 cái chuôm và 11 mạch để trữ nƣớc tƣới cho đồng ruộng, trồng cây gai quanh làng làm hàng rào bảo vệ làng và đồn trại, Vì thế ông đƣợc dân làng thờ và nhà nƣớc phong kiến phong là “Hầu Đại liêu đại vƣơng, Thƣợng đẳng thần”. - Tô Quang: là ngƣời cùng quê, anh em con cô con cậu với Dƣơng Trực, lại là con nuôi của cụ Dƣơng Bang (thân sinh ra Dƣơng Trực và là anh trai của mẹ mình). Hai anh em cùng theo Lê Lợi đánh giặc Minh và mất cùng ngày (mồng bảy tháng chín). Ông cũng đƣợc nhà nƣớc phong kiến phong là “Hầu Đại liêu đại vƣơng”, lúc đầu chỉ là Trung đẳng thần, đến thời Nguyễn, nâng lên thành Thƣợng đẳng thần. Kể từ thời nhà Nguyễn, trong văn tế ở đình, xếp thứ tự các vị Thánh nhƣ sau: - Đệ nhất thần vị: “ Điện Hƣng hiển ứng linh phù đại vƣơng ” (Thời Hùng) - Đệ nhị thần vị : “ Dƣơng Trực hầu đại liêu đại vƣơng ” (Thời Lê) - Đệ tam thần vị: “ Tô Quang hầu đại liêu đại vƣơng ” (Thời Lê) - Đệ tứ thần vị: “ Út Đầu Triền phổ tế linh ứng đại vƣơng ” (Thời Hùng) Đặt chân đến trƣớc cổng đình, chỉ cần đọc đôi câu đối bên ngoài và trong cổng ta đã phần nào hiểu đƣợc nét văn hóa của Đình Lỗ Khê. Câu đối mặt ngoài cổng : “ Tứ vị thần từ công hiển hách Lƣỡng triều lịch sử Thánh anh linh”. Lƣợc dịch: (Đình thờ bốn vị Thành Hoàng có công với nƣớc, Bốn vị Thánh của hai triều đại lịch sử). Câu đối mặt trong cổng: “Văn hóa ca trù dân ngƣỡng mộ Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 24
  25. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Cung đình lịch sử quốc bao phong”. Theo quan niệm phong thủy, đình đƣơc dựng trên đầu con rồng nhìn hƣớng Tây Nam, hai mắt rồng là hai giếng nƣớc ở cổng Đồng và cổng xóm Tây, là những nơi quang đãng, không bị tầm che khuất. Đây là mảnh đất tốt nhất về “ngũ hành”, phát cả về nhân đinh, thịnh vƣợng và tài lộc. Quanh làng lại có 10 gò đống “tiền tam thai, hậu thất diệu”, tƣợng trƣng cho 10 ngọn đèn thần chiếu vào đình, vào mọi nhà trong làng. Đình đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, cả phần nề và mộc đều mang đậm phong cách chạm khắc hoa văn kiến trúc thời Lê. Đình không làm sàn, từ đình trên đến đình dƣới cho đến tam quan chiều rộng gian giữa thẳng hàng và bằng nhau, nền hạ thấp 15 phân so với gian phải trái. Thềm đình dƣới và tam quan đều lát đá xanh, bậc tam cấp. Hai bên hậu có tả trù, hữu trù. Hai bên sân đình trong có tả mạc và hữu mạc. Trƣớc đình có mái tam quan, trên cửa gian giữa có bốn chữ lớn “Thánh cung vạn tuế”. Gian tam quan bên phải có dựng bia đá ghi lại sự tích đình làng (bia nay không còn). Phía trƣớc và sau nam đình có hai cây đa cổ thụ ƣớc tính ngàn tuổi, đứng ở đƣờng sắt phủ Từ Sơn có thể nhìn thấy cây đa đình Lỗ Khê (nay không còn). Cạnh gốc đa trƣớc đình có tƣợng chó đá to, cổ đeo nhạc ngẩng đầu nhìn về hƣớng tây nam. Nghe nói, trong mình chó đƣợc yểm kim khí bùa làm cho tƣợng chó có hồn, có sức mạnh vô biên để “ trấn ” trừ khử mọi yêu ma quỉ quái, không thể xâm phạm vào đình làng, giữ cho làng xóm thịnh vƣợng bình yên. Sau đình có năm từ chỉ, trong đó có một thờ đức Khổng Tử. Phía ngoài thành sau đình có cánh cung (thƣờng gọi là tay ngai). Bên tây đình có một nghiên, một bút là của báu thánh trao lại cho làng, nghiên mực nay vẫn còn. Bút nghiên của Đức Thánh cả để lại và truyền rằng: “ Để mất bút nghiên thì con cháu làng sẽ dốt nát ”. Hiện tại trong đình không còn lƣu tài liệu Hán Nôm nào về quá trình dựng đình bằng gạch ngói. Theo các bậc cao niên trong làng thì vào năm Kỷ Tỵ đời vua Tự Đức (1869), quân đội triều đình về làng trân dẹp giặc Thảo Khấu. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 25
  26. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Ngày 21 tháng Chín, đình bị đốt cháy dân làng lại quyên góp tiền của dựng lại đình, tổ chức rƣớc các vị thần tạm trú ngụ ở gốc đề Cầu Bài, gốc đa Mạch cây đa, gốc đa cổng trại và gốc đa ven miếu sông Nguyệt Giang (huyện Yên Phong). Năm Mậu Ngọ đời vua Khải Định (1918), đình đƣợc trùng tu, phục chế và mở rộng cửa võng theo các đƣờng nét chạm khắc thời Lê. Năm Tân Tỵ đời vua Bảo Đại (1941), mở rộng lòng giếng đình. Đình trƣớc đây đƣợc cấu trúc chữ “Nhị”, gồm nhà Tiền tế và Đại đình, mỗi tòa năm gian. Nối Tiền tế là hai tòa Tả mạc và Hữu mạc. Hai bên Hậu cung có Tả trù và Hữu trù. Trong tòa Đại đình không có sàn mà chỉ lát đá xanh, cao hơn thềm đình. Đình Lỗ Khê cùng với ba ngôi đình Hà Vĩ, Hà Lỗ, Hà Hƣơng thuộc xã Liên Hà đã đƣợc xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Có thể nói rằng ít có ngôi đình nào ghi nhiều dấu tích lịch sử văn hóa nhƣ đình làng Lỗ Khê. Đó là sự kiện vua Đinh Tiên Hoàng đã làm lễ thần và xin thánh Thủy Thần “Mỹ tự âm phù” về kinh đô cầu mƣa. Đƣợc toại nguyện, vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng hai đức thánh bốn chữ vàng: “Nhị vị đại vƣơng” (năm 978); Tiếp đến sự kiện vua Lê Đại Hành làm lễ thánh tại đình và phong tặng hai đức thánh bốn chữ: “Trung đẳng phúc thần” (981); Vua Lê Thánh Tông khi lên ngôi làm thơ gửi đến Lỗ Khê, ca ngợi hai vị thánh có công lớn phò Lê Lợi chống giặc Minh (1460); Đặc biệt đình làng Lỗ Khê đã đƣợc vinh dự đón chủ tịch Hồ Chí Minh về chúc tết vào ngày mồng một tết nguyên đán năm Giáp Thìn (13/2/1964). Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt, một hạnh phúc lớn lao nhất trong ngàn năm lịch sử của làng Lỗ Khê. 2.1.2. Chùa Bụt Mọc ( Quang Linh Am tự) Lỗ Khê là một làng có chùa từ sớm. Tƣơng truyền từ thời Văn Lang, làng đã có điện thờ “Bụt đá”. Truyền thuyết kể rằng, vào một đêm trăng thanh, bụt đá mọc lên, dân làng đi lấy nƣớc thấy chuyện lạ trên đồi “Bạch ngô công” (đồi con rếp trắng) có mƣời hòn đá xanh ngồi hai hàng hình thù kì dị trông hiền từ. Ngƣời Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 26
  27. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội xƣa cho rằng trời đất mang điềm lành đến cho dân làng nên lấy đá đắp xung quanh gọi “Quang Linh am điện” - tiền thân của chùa Bụt Mọc sau này. Đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, đổi tên thành “Quang Linh am tự ”. Dân làng quen gọi nôm na là chùa Bụt Mọc hoặc chùa Đồng (do chùa tọa lạc trên một quả đồi giữa cánh đồng). Đến thời Lê thế kỷ XV, chùa xây dựng hoàn chỉnh. Ở ngoài đồng thì xây 5 gian chùa có tòa tam bảo - thập điện. Trong cùng là Am Bụt đá, cửa chùa là gác chuông. Trong làng thì xây 5 gian nhà tổ, đến thời nhà Nguyễn thì xây 5 gian nối tiếp là 10 gian. Sƣ ni ở cả nhà Tổ, trong làng thƣờng có 4 - 5 nhà sƣ. Làng giao cho nhà chùa 5 mẫu 2 sào ruộng để sinh sống và sửa các lễ vấn. Các cụ bà chỉ ra lễ chùa không phải sửa vấn, chùa có 3 thầy cúng là ngƣời làng chuyên trách. Nhà Tổ trong làng hàng năm thƣờng có các nhà sƣ ở các làng huyện Đông Ngàn đến tập trung có khi 2, 3 ngày học. Năm 1947, thực hiên chủ trƣơng tiêu thổ kháng chiến, chùa đƣợc chuyển vào trong làng. Hƣởng ứng lời kêu gọi kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, dân làng đem quả chuông đồng thời Lê nặng 260 kg ủng hộ bộ đội đúc súng đạn. Chùa cũng đƣợc sơ tán vào trong làng. Trong nhiều đời sƣ cụ trụ trì, đã có 4 vị sƣ đắc đạo đƣợc tạc tƣợng lƣu truyền hàng trăm năm, cho đến nay vẫn đƣợc bảo tồn. Trên nền chùa cũ, hiện nay vẫn bảo tồn nguyên vẹn ba tòa tháp cổ và sáu đế chân tƣợng đá Bụt Mọc. Năm 1996, chùa đƣợc dựng lại theo kiến trúc cũ, ở sau đình, nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa đình làng và nhà tƣởng niệm Bác Hồ. Một làng có hai chùa đó cũng là điều đặc biệt chỉ có ở làng Lỗ Khê. Chùa Bụt Mọc là một thắng cảnh nổi tiếng gần xa, khách thập phƣơng đến tham quan, lễ cầu nhộn nhịp vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch hàng năm. Khách thăm chùa rất thích thú châm đèn đốt đuốc vào am chiêm ngƣỡng Bụt Mọc gồm mƣời vị ngồi hai hàng thẳng băng, mỗi vị có một khuôn mặt hình dáng tƣ thái khác nhau, những tác phẩm kỳ diệu của tạo hóa. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 27
  28. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội 2.1.3. Các di tích khác  Nhà thờ Ca công Nhà thờ ca công đƣợc xây dựng từ thời Lê do 12 họ của giáo phƣờng hàng phủ góp tiền xây dựng. Nhà thờ đƣợc làm bằng gỗ lim với 5 gian nhà thờ Tổ, là dấu tích lịch sử minh chứng cho Lỗ Khê là đất tổ Ca trù. Năm 2001 nhà nƣớc cho sửa lại. Đến nay nhà thờ vẫn còn lƣu giữ đƣợc những bảo vật nhƣ: tƣợng thần hai vợ chồng Tổ sƣ tạc đúc bằng gỗ quý để trong khám; Thần phả ghi sự tích do tiến sĩ Đào Cử viết năm Hồng Đức thứ 7 (1476); Bốn chữ đại tự “ Sinh - Từ - Tự - Điển; Các đạo sắc phụng phong của vua triều Nguyễn. Nhà thờ Ca công là nơi giáo phƣờng ca trù khắp nơi về tụ họp tƣởng nhớ đến nhị vị tổ sƣ ca trù vào ngày sinh và ngày hóa.  Nhà thờ hai chí sĩ cách mạng Hai ông đồ Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo về đời sống kinh tế nhƣng lại là một gia đình rất giàu về tri thức văn hóa. Cụ ông thân sinh ra hai ông đồ là Phạm Hoàng Thỏa - một nhà nho hiền triết mẫu mực về lối sống giản dị. Mẹ hai ông là Chu Thị Sào, ngƣời nhà nông thuần túy lam lũ chân lấm tay bùn, chắt chiu tần tiện nuôi dạy con cái học hành. Cụ ông và cụ bà sinh ra đƣợc 4 ngƣời con: - Ngƣời con trai cả là ông Phạm Hoàng Trù, thi đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) và đƣợc nhà nƣớc phong kiến mời ra làm quan tỉnh Thái Bình. - Ngƣời con thứ hai là ông Phạm Hoàng Văn cũng là một nhà nho yêu nƣớc, là một ngƣời con trung kiên đáng tin cậy của phong trào yêu nƣớc lúc bấy giờ. Đƣợc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học, trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, tất cả điều đó đã sớm hun đúc trong hai ông lòng yêu nƣớc. Chính vì vậy, trong phong trào của các tổ chức cách mạng năm 1907 - 1913 ở Lỗ Khê có cả hai ông đã xếp bút nghiên thi cử để tìm đƣờng cách mạng cứu nƣớc, đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quang Phục hội - một tổ chức do nhà Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 28
  29. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội ái quốc Phan Bội Châu sáng lập ra. Hai ông là ngƣời đầu tiên trong xã dùng vũ khí tiêu diệt thù trong giặc ngoài ở thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam chƣa ra đời. Cả hai ông đã hy sinh trên bàn máy chém của thực dân Pháp ở cổng nhà tù Hỏa Lò, để lại danh thơm cho quê hƣơng, vẻ vang cho đất nƣớc. Năm 2006, huyện Đông Anh tổ chức cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà sử học, cán bộ văn hóa các cấp, viện bảo tàng cách mạng, ban quản lý nhà tù Hỏa Lò, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã, thôn nhằm đánh giá công lao to lớn của hai ông đồ và đề xuất với các cấp có thẩm quyền chủ trƣơng ghi công tích lâu dài. Và nhà thờ hai chí sĩ cách mạng đã sớm đƣợc xây dựng là một danh mục di tích lịch sử văn hóa làng. Làng Lỗ Khê lại có thêm một công trình di tích sau công trình nhà lƣu niệm Bác Hồ do lãnh đạo huyện Đông Anh xây dựng vào giữa lúc Hà Nội và cả nƣớc chuẩn bị đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, ngƣời Lỗ Khê biết mấy tự hào về văn hóa và những con ngƣời xƣa nay của quê hƣơng mình đã tạo nên. 2.2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Trên cơ sở nền nông nghiệp ruộng nƣớc, với một hệ thống đình chùa đền miếu, với tín ngƣỡng thờ thành hoàng là trung tâm, hàng năm cƣ dân làng Lỗ Khê tổ chức các hoạt động thờ cúng, các sinh hoạt văn hóa theo một lịch trình phân công hài hòa và nghiêm ngặt. 2.2.1. Phong tục tập quán  Tục kết nghĩa Việc kết nghĩa giữa Lỗ Khê với các làng sử sách không ghi chép và cũng không ai biết bắt đầu từ khi nào. Các cụ kể lại: Việc kết nghĩa hai bên có xây dựng định ƣớc. Nội dung về hôn nhân, về giúp nhau bảo vệ sản xuất, về giao lƣu văn hóa, về đi lại ngày hội làng của hai bên Dân Lỗ Khê với dân làng Chóa và dân Lỗ Khê với làng Hƣơng Trầm từ xa xƣa đến nay vẫn coi nhau nhƣ anh em cùng bọc sinh ra, trai gái hai làng kết nghĩa không đƣợc lấy nhau, coi tục lệ này nghiêm nhƣ luật. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 29
  30. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Lỗ Khê và Hƣơng Trầm là hai làng ruộng đồng liền nhau, do Điện Hƣng và Cao Minh kết nghĩa từ thời vua Hùng. Hai làng luôn kề vai sát cánh bên nhau trong bảo vệ sản xuất và giao lƣu văn hóa. Lỗ Khê và Chóa kết nghĩa với nhau do thủy thần có công phù Điện Hƣng đánh giặc. hai làng dù cách nhau hàng chục cây số, nhƣng theo định ƣớc nhất niên nhất lệ, dù mƣa dầm gió bấc, đƣờng xá lầy lội, đoàn đại biểu hai làng vẫn cứ áo tơi nón lá che mƣa đến với nhau đúng ngày hẹn. Văn hóa kết nghĩa của làng Lỗ Khê với hai làng Hƣơng Trầm và Chóa đƣợc thể hiện rõ nét qua sự giao lƣu văn hóa trong những ngày hội của các làng với nhau. Vào này hội mồng 10 tháng Giêng của Lỗ Khê thì ở Chóa cử đại diện sang Lỗ Khê, lễ vật gồm có hƣơng sào (hƣơng đen), làng Lỗ Khê chờ lễ của làng Chóa thắp hƣơng vào đình rồi mới tế thần. Ngƣợc lại đến ngày hội của làng Chóa vào mồng 6 tháng Giêng thì làng Lỗ Khê cũng cử ngƣời mang lễ vật là rƣợu hoàng đến và chỉ khi Lỗ Khê vào thì làng Chóa mới rƣớc. Vào hội tháng mồng 10 tháng Tám, bên Hƣơng Trầm cũng sang chung vui cùng dân làng Lỗ Khê, dự liên hoan tại đình và giao lƣu văn hóa chúc mừng nhau. Ví dụ: Anh cả Hƣơng Trầm hát xƣớng: “ Nay mừng vận mở thái hòa Dân anh nhập tiệc xƣớng ca sự thần Cả làng nhớ nghĩa giao lân Có thƣ định ƣớc hai dân hội đồng Em sang yết lễ thánh cung Anh ban chén ngọc mâm đồng làm vui Trà nhất chản tửu tam bôi Em xin chúc vịnh mấy lời cùng anh Mừng cho già trẻ khỏe bình Mừng dân anh đƣợc đa đinh phú cƣờng” Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 30
  31. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Quan viên Lỗ Khê hát xƣớng lại: “ Mừng đất nƣớc thái bình thịnh trị Mừng năm qua hòa cốc phong đăng Mừng hai dân sản xuất gia tăng Mừng hàn sĩ đạp bằng khoa bảng” Sau thời kỳ chiến tranh gián đoạn, từ lâu Lỗ Khê và Chóa (gồm hai thôn Trân Lạc và Lạc Trung) kể từ ngày 6 tháng giêng năm Bính Thìn (1976) đã khôi phục hoạt động kết nghĩa phát huy truyền thống xƣa lên một tầng cao mới. Tuy chƣa khôi phục quan hệ kết nghĩa nhƣ xƣa, những tình nghĩa phong tục huynh đệ giữa nhân dân hai làng Lỗ Khê và Hƣơng Trầm không hề thay đổi. Mở rộng quan hệ bang giao thân hữu là một truyền thống văn hóa cực kỳ quý báu của nhân dân Lỗ Khê ta từ xƣa đến nay.  Tục cưới xin Cƣới xin là một trong những việc trọng đại nhất trong cuộc đời một con ngƣời. Chính vì vậy đối với ngƣời Việt Nam ở châu thổ Bắc Bộ nói chung và ngƣời dân Lỗ Khê nói riêng, cƣới xin không chỉ là việc của đôi nam nữ mà còn là việc của cả gia đình, dòng họ, xem cửa nhà hai bên có tƣơng xứng không, có môn đăng hộ đối hay không. Hôn nhân còn phải đáp ứng quyền lợi của làng xã. Tục nộp cheo chính là phƣơng tiện kinh tế phục vụ cho nhu cầu ổn định làng xã. Khi lấy nhau đôi trai gái phải nộp cho làng một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì đám cƣới mới đƣợc xem là hợp pháp. Theo nhƣ hƣơng ƣớc của làng Lỗ Khê có quy định lệ nộp cheo nhƣ sau: - Nộp cheo nội quán là con trai làng lấy con gái làng thì sửa 1 buồng cau ƣớc 50 quả giở lên và 1,8đ nộp công quĩ. Buồng cau ấy trong khi ai có mặt thì cùng tiêu. - Cheo ngoại quán là ngƣời làng khác lấy con gái làng phải sửa buồng cau ƣớc 100 quả giở lên và 5đ nộp công quĩ. Buồng cau ấy cũng theo nhƣ hạng ở trên. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 31
  32. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Việc phân biệt và thu nặng cheo ngoại hơn cheo nội là dấu hiệu rõ nhất cho thấy tục nộp cheo chính là một biện pháp kinh tế, một kiểu “đánh thuế hàng ngoại”. Khoản tiền này thƣờng dùng vào những việc công ích nhƣ tu bổ đình chùa, đào giếng, xây cổng làng, đắp đƣờng lát gạch Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đƣợc tính đến cả rồi,lúc ấy ngƣời ta mới lo đến nhu cầu riêng tƣ. Cũng nhƣ các làng quê khác, phong tục cƣới xin ở làng Lỗ Khê xƣa cũng tiến hành theo trình tự 6 lễ là: - Lễ nạp thái: Nhà trai báo cho nhà gái về sự kén chọn của mình. - Lễ vấn danh: Nhà trai mang lễ đến hỏi về tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của ngƣời con gái để so tuổi giữa hai ngƣời, đối chiếu xem hợp hay xung. - Lễ nạp cát: Lễ báo sự hợp tuổi và chính thức đính ƣớc cùng nhau. - Thỉnh kỳ: Lễ xin ngày cƣới - Lễ nạp tệ: Nhà trai dẫn đồ cƣới - Thân nghinh: Nhà trai làm lễ cƣới và đón dâu. Ngày nay, ở Lỗ Khê hôn nhân đƣợc xây dựng trên cơ sở tình yêu. Thanh niên nam nữ đƣợc tự do tìm hiểu, để có đƣợc một ngƣời bạn tâm đầu ý hợp cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thủ tục đăng ký đƣợc tiến hành ở Ủy ban nhân dân xã, các nghi lễ đƣợc tiến hành đơn giản chủ yếu gồm: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cƣới. Lễ cƣới là niềm vui của hai bên gia đình với mong muốn con cái đƣợc sống hạnh phúc bên nhau nên không còn lệ thách cƣới, lễ vật tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình.  Tục tang ma Tang ma là nghi lễ đánh dấu bƣớc cuối cùng của chu kỳ loài ngƣời. Ngoài một bộ phận dân cƣ quan niệm “chết là hết” thì đông đảo ngƣời dân Lỗ Khê cho rằng chết là chia lìa cuộc sống ở trần gian để đến với cuộc sống ở cõi âm với quan niệm “trần sao, âm vậy”. Chính vì thế mỗi gia đình khi có tang thƣờng làm mọi thủ tục sao cho ngƣời chết đƣợc an nghỉ nơi chín suối. Ngày mà Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 32
  33. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội một con ngƣời chết đi đƣợc cả gia đình và dòng họ ghi nhớ là ngày giỗ. Trƣớc cách mạng tháng Tám, ở Lỗ Khê khi gia đình có tang thì giáp có trách nhiệm tổ chức lo tang, đƣa đám, theo các nghi lễ cơ bản giống nhƣ nhiều làng quê khác trong xứ Kinh Bắc. Gia đình có tang phải báo cho Lý trƣởng và Hộ lại chứng thực, sau đó báo cho giáp xin ngƣời đi đƣa đám (đô tùy). Thông thƣờng thì đô tùy có 32 ngƣời. Với các gia đình nghèo hoặc ngƣời chết còn ít tuổi thì đô tùy gồm 16 ngƣời. Giáp nào không đủ ngƣời thì mƣợn ngƣời của giáp khác đi thay. Ngƣời nào cùng khó không có ai họ hàng thân thuộc gì thì làng trích tiền công quĩ cho để mua ván đắp điếm cho. Lễ đƣa tang đƣợc xem giờ kỹ lƣỡng từ giờ khâm liệm đến giờ phát tang và giờ chôn cất để tránh sự trùng tang. Sau khi chôn cất ngƣời quá cố, gia đình tang chủ phải làm bữa cơm trả ơn hàng giáp. Tục cũ mời làng ăn uống xa phí, nay nộp ma bằng tiền hạng nhất nộp 4đ, hạng nhì 2đ, hạng ba 1đ bỏ công quĩ. Đối với ngƣời ngụ cƣ, ngƣời ở làng khác muốn xin để mồ mả ở địa phận làng trƣớc hết phải tƣờng Hƣơng lý và Tuần tráng để xem xét có đích thực không sau phải sửa lễ Yết Thần và nộp 5đ, cũng nhƣ lệ nộp cheo ngoại quán vậy, rồi mới đƣợc chôn. Nếu về sau lại muốn dời mộ đi nơi khác cũng phải tƣờng Hƣơng lý chứng kiến mới đƣợc mang đi.  Tục khao lão Khao lão là một trong những hình thức của tục khao vọng có hầu hết ở các làng quê Việt Nam nói chung và ở Lỗ Khê nói riêng. Hàng năm cứ chiếu theo sổ nhập giáp, những ngƣời tới 50 tuổi thì hôm 30 tết làm lễ giao thừa phải sửa 100 khẩu giầu lễ thần rồi đƣợc lên ngôi Hƣơng lão. Đến 61 tuổi ngƣời nào chƣa có vị thứ kỳ cựu hay Nhiêu nam thì vọng 3đ thì mới đƣợc dự lễ sóc vọng, nếu ai không chạy số tiền ấy thì đến 70 tuổi mới đƣợc dự sóc vọng. Sau lễ khao lão, đƣơng sự đƣợc xếp vào hàng cụ ở đình làng trong các kỳ lễ, tết, hội họp hàng năm còn không phải đóng sƣu và phu phen tạp dịch. Chính Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 33
  34. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội vì vậy, xƣa kia ai đến tuổi và đến lƣợt khao lão theo sổ hàng giáp đều cố gắng lo cho đủ để làm cỗ khao, để chính thức đƣợc bƣớc vào chiếu trên trong các kỳ việc làng. 2.2.2. Lễ hội Trong năm làng có hai kỳ hội chính vào tháng Giêng và tháng Tám  Hội “Kỳ Phúc” tháng Giêng Ngày xƣa, hàng năm vào tháng Giêng làng mở hội “ Kỳ Phúc”. Những năm mất mùa đói kém làng không mở lễ hội, mà các cụ chỉ làm lễ thập bái từ mồng Một đến mồng Mƣời tháng Giêng. Theo lệ cổ thông thƣờng có hai mức: Đẫy trà (từ mồng 10 đến 26) và Bán trà (từ 10 đến 19), song thƣờng chỉ làm Bán trà vì Đẫy trà rất tốn kém, chi phí mất khoảng 600 đồng (theo Hƣơng ƣớc năm 1942); Còn Bán trà chi phí cũng hết 300 đồng. Các ngày hội đều có các chầu hát. Nội dung của kỳ hội tháng Giêng diễn ra nhƣ sau: - Ngày mồng 10: Nhập tịch và đón đoàn đại biểu làng Chóa kết nghĩa. Lễ vật đón Quan Anh nhất thiết phải có rƣợu hoàng (rƣợu nếp cô); ngƣợc lại Quan Anh mang đến đặc sản hƣơng sào (hƣơng thắp to và dài). - Ngày 11: Rƣớc văn đi trên đoạn đƣờng từ cổng Đình Gia đến cầu Đỏ, vòng về Đình khoảng 800 mét, đi trong khoảng 8 giờ sáng đến 12 giờ trƣa. - Ngày 12: Buổi tối các cụ và quan viên nhắm tiệc chầu thứ nhất tại đình. Cô đầu hát, quan viên xƣớng vè (thƣớng thẻ tre). - Ngày 13: Rƣớc Mục lục đi nhanh hơn ngày 11, trong thời gian 2 tiếng. - Ngày 14: Nếu đƣợc mùa thì làng mời anh cả Hƣơng Trầm dự lễ hội. Anh xuống 80 ngƣời, dự liên hoan tại Đình, vừa ăn vừa nghe cô đầu hát và xƣớng vè giao lƣu văn hóa, chúc mừng nhau. - Ngày 15: Rƣớc lễ của các cụ bà từ nhà tổ chùa ra đình - Ngày 16: Buổi tối chầu nhắm thứ hai của quan viên, cô đầu hát xƣớng. - Ngày 17: Cô đầu dâng rƣợu quỳnh chúc các cụ. Ả đào tay múa tay nâng Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 34
  35. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội ly rƣợu, miệng hát chúc tụng. - Ngày 18: Cô đầu chúc rƣợu quỳnh quan viên. Giáo phƣờng cử các cô đầu trẻ đẹp múa hát và chúc rƣợu. Cách thức cũng nhƣ trên. - Ngày 19 (Giã đám): Cô đầu múa cây bông. Khi múa, trai làng nắm thắt lƣng nhau rồng rắn ba vòng qua gầm hậu cung. Múa xong, cô đầu ném cây bông cho trai làng. Ai cƣớp đƣợc cây bông coi nhƣ ngƣời ấy đƣợc Thánh ban lộc “trong năm nếu ốm đáng chết thì sống, nếu gặp hạn thành may”. Trong các ngày hội còn có tuồng cổ, thi vật, cờ tƣớng và một số trò chơi khác. Sau hội ít ngày, tổ chức lễ hội Kỳ yên, nhằm cầu bình yên cho dân làng. Ngày nay, lễ hội làng thực hiện qui chế chung của ngành văn hóa và đổi mới nhiều phong tục, nên lễ hội tháng Giêng chỉ tổ chức gọn trong ba ngày (10 - 12) với tinh thần cần kiệm, tƣơi vui, lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa quê hƣơng.  Hội tháng Tám (mừng ngày sinh của Đức thánh Dương Trực) Hội đƣợc tổ chức trong ba ngày, từ mồng 10 đến ngày 12 tháng Tám hàng năm. Tƣơng truyền, sinh thời đức thánh Dƣơng Trực đóng quân ở làng, vào ngày sinh nhật cho mổ trâu khao quân, mời cả làng ăn thịt trâu, nên tục lệ đám tháng Tám mừng ngày sinh của Thánh cả làng góp tiền mua trâu thịt tại đình, chia đều thịt sống, từng miếng da, khúc lòng theo khẩu phần đóng tiền. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tục giết thịt trâu vẫn còn, đến sau khi hòa bình lập lại, nhà nƣớc cấm giết trâu bò cày mới bỏ tục lệ giết trâu. Ngoài ra còn bốn cỗ chay do các viên cai đám, cai tế sửa, một cỗ chay đóng cửa đền do những ngƣời làm lễ sóc vọng sửa. Ngoài hai kỳ hội chính, trong năm làng Lỗ Khê còn có các lệ và lễ sau: - Tết Nguyên đán (ba ngày), các chức dịch làm lễ xôi gà ở đình. - Từ mồng 4 đến mồng 6 tháng Giêng, trong ba ngày đám các viên cai đám sửa lễ chay. Ngày mồng 4 lễ cỗ chay (hay lễ Thánh đản), trƣớc đây lấy tiền công Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 35
  36. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội quỹ chi cho lễ này, từ năm 1940 bổ cho bốn giáp sửa, cỗ gồm bánh dày to, bỏng, chè lam, cam, mía. Cùng ngày này có lễ đãi Ca công. - Thanh minh (mồng 3 tháng Ba) và các lễ giỗ hậu làng, do những ngƣời cày ruộng sóc vọng và ruộng hậu sửa lễ. - Đoan ngọ (mồng 5 tháng Năm) và tết Trùng thập (mồng 10 tháng Mƣời) do nhà sƣ sửa lễ (có ruộng ở sau đình). - Xuân tế (Rằm tháng Giêng) và Thu tế (Rằm tháng Tám): tế Tiên hiền (Khổng Tử và những ngƣời đỗ đạt) ở Văn chỉ do Tƣ văn sửa lễ. - Tứ quý Kỳ phúc (mồng 10 tháng Ba, mồng 9 tháng Bảy, 20 tháng Một và mồng 1 tháng Chạp) do các Giáp sửa lễ. - Lễ Hạ điền (xuống đồng) vào đầu tháng Sáu, các Giáp sửa lễ; đến mồng chín tháng Bảy làm lễ Thƣợng điền, kết thúc vụ cấy mùa, cũng là ngày giỗ Thánh Tô Quang và Dƣơng Trực. - Lễ Thƣờng tân (cơm mới, xôi mới): những ngƣời cấy ruộng cùng các giáp sửa lễ khi có lúa chín. - Lễ Phong mã (27 tháng Chạp): những ngƣời dự lễ sóc vọng sửa lễ. 2.2.3. Truyền thống cách mạng và truyền thống khoa bảng Tuy là một làng kinh tế chƣa phát triển, chủ yếu làm nghề nông lam lũ vất vả nhƣng các gia đình vẫn khắc phục nhiều khó khăn, chắt chiu tằn tiện nuôi chồng nuôi con ăn học đỗ đạt. Theo gia phả của một số họ, tính từ thời Lê đến triều Nguyễn, nhất là từ Hậu Lê năm 1536 trở lại, Lỗ Khê đã có 34 ngƣời thi đậu Hán Nôm từ cử nhân, hƣơng cống xuống đến tú tài. Trong đó 7 ngƣời trúng cử nhân, hƣơng cống. Làng có 21 ngƣời có học, làm quan chức hành chính về tƣ pháp, giáo dục, võ quan. Nhiều nhất là họ Phạm có 16 ngƣời làm quan. Làng có 39 ngƣời là thầy lang, thầy đồ dạy học ở trong làng và thiên hạ qua nhiều đời. Có gia đình ba anh em ruột là thầy đồ nhƣ họ Hoàng và họ Nguyễn nhà cụ đồ Sân. Có gia đình bố con cùng một khoa thi nhƣ họ Phạm. Cụ đồ Ba ngƣời họ Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 36
  37. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Phạm tuy lấy vợ và dạy học ở làng Tỏi, xa quê hƣơng nhƣng vẫn tâm huyết với quê hƣơng. Cụ đã làm thơ ca ngợi cảnh làng và làm một câu đối nói về con ngƣời Lỗ Khê thời Lê: “Trai luyện tài kiếm cung sách bút, Gái cần mẫn đồng ruộng cầm ca”. Những nét thanh lịch ấy đến nay vẫn còn in đậm trong phong cánh nếp sống của làng ta. Phong trào học chữ Hán - Nôm thời Lê - Nguyễn đã góp phần nâng cao tri thức và cốt cách tinh thần thanh lịch nho nhã cho con ngƣời Lỗ Khê. Từ cái nôi văn hóa ấy, làng đã có hàng chục nhà nho yêu nƣớc. Nổi bật họ Hoàng có hai anh em ruột là thầy đồ năm 1912 đã gia nhập và trở thành cán bộ lãnh đạo của phong trào “Việt Nam quang phục hội”, đó là hai ông Phạm Hoàng Triết và ông Phạm Hoàng Luân. 2.3. CA TRÙ – NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA LÀNG LỖ KHÊ 2.3.1. Lỗ Khê – Đất Tổ ca trù Vùng đất Lỗ Khê xƣa nay vẫn đƣợc coi là đất tổ ca trù. Theo thần tích, Đinh Dự là con trai của tƣớng quân Đinh Lễ và vợ là Trần Minh Châu. Sau này, ông kết duyên cùng Đƣờng Hoa Tiên Hải, ngƣời con gái chuyên dạy hát tại các giáo phƣờng. Hai vợ chồng trở về Lỗ Khê mở giáo phƣờng và truyền nghề hát ả đào khắp vùng. Từ đó, ca trù cứ truyền từ đời này sang đời khác, từ đất Lỗ Khê lan khắp nơi trên Đại Việt xƣa. Khi hai vợ chồng qua đời dân làng lập đền thờ ở trang Lỗ Khê thờ vợ là Mãn Đƣờng Hoa công chúa. Hàng năm, cứ đến ngày sinh (6.4 Âm lịch) và ngày mất (13.11 Âm lịch) của thần tổ nghề, con cháu mang trong mình huyết mạch của ca trù từ tám phƣơng chín hƣớng lại qui tụ về Lỗ Khê để cất lời ca dâng trình cụ tổ. Do bản thần tích có nội dung dài nên em xin chuyển xuống phần phụ lục (phụ lục 1) 2.3.2. Tổ chức giáo phƣờng ca trù Lỗ Khê Ca trù Lỗ Khê gắn với giáo phƣờng hàng Phủ của đạo Kinh Bắc (giáo Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 37
  38. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội phƣờng to nhất của nƣớc ta lúc bấy giờ), trên địa bàn khá rộng của 12 họ, 11 làng hàng phủ. Cụ thể: - Làng Trịnh Nguyễn (làng Ngòi) và làng Trịnh Xá thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Làng Dƣơng Sơn (làng Chõ), làng Phúc Tinh thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Làng Thụy Hà, làng Quan Âm nay cùng thuộc xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh. - Làng Lại Đà, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh. - Làng Đông Lâu, làng Hồi Quan huyện Yên phong, nay thuộc hai xã Đông Tiến huyện Yên phong và Tƣơng Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Làng Phú Lâm huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. - Làng Lỗ Khê có hai họ:  Họ Nguyễn Văn, Tổ họ là Nguyễn Văn, hiệu Phúc Chính Tiên sinh.  Họ Nguyễn Thế, Tổ họ là Nguyễn Thế Nho, hiệu Trung Trực Tiên sinh. Hai cụ tổ của hai họ nói trên là học trò của ông Đinh Dự. Kể cả hai cụ tổ bà của hai họ là ngƣời tiếp nối ông Đinh Dự và bà Đƣờng Hoa truyền dạy ca trù đời nọ kế tiếp đời kia cho đến hôm nay không có gián đoạn. Lịch sử sáu trăm năm chƣa rõ bao nhiêu đời, vẫn còn nguyên tƣợng thần hai tổ sƣ ở nhà thờ. Cũng nhƣ các giáo phƣờng khác, giáo phƣờng Lỗ Khê có những luật lệ qui định rất nghiêm ngặt đối với đào kép.  Về mặt tổ chức Xét về mặt tổ chức và sinh hoạt, thì giáo phƣờng Lỗ Khê có quy củ và kỷ luật chặt chẽ những tiêu chuẩn cần thiết để làm cho giáo phƣờng vững mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất. Nhƣ trên đã trình bày thì giáo phƣờng Lỗ Khê có 12 họ (thập nhị tính). Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 38
  39. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Mỗi họ cử một ngƣời kỳ cựu hiểu luật hát ca trù làm trùm họ. Các ông trùm họ bầu ngƣời có khả năng có uy tín nhất làm Quản giáp phụ trách điều khiển tất cả mọi việc của giáo phƣờng. Quản giáp giáo phƣờng Lỗ Khê đƣợc quan tỉnh Bắc Ninh cấp bằng công nhận, nên từ trùm họ đến đào kép, ai nấy đều tôn trọng nội quy chung của giáo phƣờng một cách tự giác.  Cô đầu nòi Họ ả đào trong giáo phƣờng không có nghĩa là họ hàng thân thích, theo dòng máu, cũng không phải họ ghi trong sổ đinh ngày xƣa. Nó mang tính chất tổ chức nghề nghiệp, bảo đảm về mặt chuyên môn nghệ thuật. Ngày xƣa cô đầu và kép mỗi vùng có một tên họ riêng. Ngƣời thuộc về họ nào lấy chữ họ đó đặt lên trên, tên ở dƣới. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thông thì gọi là Thông Thuận. Họ này có giá trị và ý nghĩa riêng trong phạm vi sinh hoạt của giáo phƣờng. Họ ở đây bao hàm một niềm tự hào về truyền thống, nên ả đào trong họ mới đƣợc gọi là cô đầu nòi. Ngƣời ngoài muốn học nghề hát phải đƣợc một ngƣời trong “họ” nhận đỡ đầu vào làm con nuôi một ngƣời trong họ truyền thống, thì mới đƣợc giáo phƣờng công nhận. Thành kiến cho rằng cô đầu ngoài dẫu có hát hay hơi ấm, nhƣng khuôn phép cách điệu vẫn kém, không bằng cô đầu nòi. Sự tôn vinh “con nhà nòi” nhƣ vậy là một thứ chứng chỉ không văn tự khẳng định đẳng cấp nghệ thuật của giới nhà nghề. Đây là một luật tục đảm bảo tính gia truyền, duy trì những tinh hoa nghệ thuật trên phƣơng diện cộng đồng dòng tộc. Nói cách khác, luật tục này một mặt đảm bảo tính “bản quyền” tài sản nghệ thuật của giới nghề.  Qui định đối với đào kép Điều quan trọng trong nội quy giáo phƣờng là đào kép phải giữ tƣ cách phẩm giá, giữ gìn nền nếp, luân lý gia đình cũng nhƣ trong quan hệ phƣờng họ và quan hệ xã hội. Vì quan niệm cố hủ xƣa thành kiến khinh miệt “xƣớng ca vô loài” nên Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 39
  40. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội giáo phƣờng Lỗ Khê từ xƣa vẫn còn giữ thanh danh, không để ai chê trách vào đâu đƣợc, làm cho câu nói cửa miệng thế gian ấy không còn có đất sống nữa: nhƣ các cụ trùm họ, quản giáp tiền bối vẫn nhắc nhở lớp sau. Đào, kép có nhiệm vụ kèm cặp nhau, bảo ban nhau, giám sát nhau khi ở nhà cũng nhƣ khi đi hát cửa đình nơi xa. Trong khi đi hát ả đào phải giữ thái độ nghiêm túc, không đƣợc nhìn ngang ngửa, không đƣợc công nhiên trò chuyện riêng với quan viên, sợ mang tiếng cho dòng họ, cho giáo phƣờng, cho quê hƣơng. Chính vì lẽ đó là luật lệ giáo phƣờng quy định khi đi hát đám, hát cửa đình ở làng khác thì chồng đàn, vợ hát; anh đàn em hát; em đàn chị hát hoặc bố đàn con hát. Bất kỳ ai mƣợn nghề xƣớng ca làm việc bất chính thì quản giáp, quản ca họp đàn anh, đàn chị trong phƣờng lại phán xét, phê bình khuyết điểm. Nhẹ thì phê bình cảnh cáo, nặng hơn một chút thì “bắt vạ” phạt tiền bỏ vào quỹ chung. Nặng hơn nữa thì đuổi ra khỏi giáo phƣờng, thông báo đi các nơi. Đào, kép rất tôn trọng Tổ sƣ giáo phƣờng. Lệ kiêng tên húy “Lễ. Châu. Dự. Hoa” không ai đƣợc vi phạm. Nếu vô ý nói đến là phải nộp phạt, bị cảnh cáo và truất ngôi thứ trong phƣờng, tùy theo lỗi mới mắc lần đầu hay đã nhiều lần. Kỷ luật cũng đƣợc áp dụng tùy theo cƣơng vị nữa.  Đạo thờ thầy Trong giáo phƣờng, hẳn bởi nhu cầu tiếp nối nghề nghiệp sinh nhai mà đạo thầy trò đƣợc coi nhƣ một luật tục nghiêm minh. Việc thờ thầy ở giáo phƣờng Lỗ Khê rất có thủy chung. Học trò coi thầy nhƣ cha mẹ, ngày tết phải đến bái niên, ngày giỗ phải đến lễ ở từ đƣờng. Học trò đi hát xa về đều phải góp một phần tiền công với phƣờng để cung dƣỡng thầy. Cô đầu danh ca nếu có nhiều học trò giỏi thì hƣởng lộc nhiều lắm, tiền đó gọi là tiền đầu. Có lẽ vì thế mà ả đào danh ca huấn luyện đƣợc nhiều con em thành tài, đƣợc tặng nhiều tiền đầu, nên giáo phƣờng Lỗ Khê ngày xƣa mới gọi là cô đầu để tỏ ý trân trọng. Từ đó ả đào lão luyện đƣợc đề cao là cô đầu. Sau này ta gọi tràn lan ả đào với cô đầu không phân biệt. Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 40
  41. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội  Lệ chia tiền hát Đào kép đi hát lệ chỉ việc đàn hát xong đám thì về, tiền thƣởng tiền công không cần phải tính toán. Tiền thù lao của địa phƣơng phong bao tặng cho mang tất về đƣa cho quản giáp chỉ theo thể lệ giáo phƣờng quy định nhƣ sau: Ngày xƣa, quan tiền là đơn vị tiền tệ. Thí dụ đào kép đi hát lệ đƣợc thƣởng mƣời quan tiền thì: - Một quan tiền rút giao cho quản giáp hay trùm giữ để chi tiêu việc chung. - Một quan tiền công sức chi cho đào hát. - Một quan tiền dây đàn chi cho kép đàn. - Còn lại 7 quan chia đều cho những ngƣời có mặt đi hát đám, dù ngƣời đó không phải đàn hát. Việc sử dụng tiền thù lao đã thành nguyên tắc, nên mọi ngƣời đều vui vẻ cả.  Học hát và Lễ mở xiêm áo Học hát ả đào rất công phu. Ngày xƣa ngƣời nào thông minh, chịu khó lắm cũng một vài năm mới cầm đƣợc lá phách. Trung bình phải từ năm năm trở lên mới gọi là biết hát. Các cô hát trẻ khi mới vào học phải ăn uống kiêng khem, không đƣợc ăn no (sợ kém hơi), không đƣợc uống rƣợu và ăn những thứ chua cay (sợ kém giọng). Để giữ giọng có ngƣời thƣờng nhấm chè ngon, thảo quả, ô mai, chanh Học hát nhất thiết phải tròn vành rõ chữ. Đã thế còn phải học phách nữa, vừa hát vừa gõ phách, hai công việc cùng làm một lúc, khó khăn gian khổ cho những ngƣời mới vào học nghề ả đào biết mấy. Cô đầu già cùng quản giáp, quản ca chỉ bảo hƣớng dẫn cách lấy hơi, lấy giọng dóc phách, tỉ mỉ từng li từng tí. Khi đã thuộc các khổ phách cung đàn, hát đƣợc bài đầu rồi mới dần dần học đến các làn điệu, tiết tấu phức tạp, từng bƣớc từ dễ đến khó. Ngày xƣa bài hát thƣờng là chữ Hán, thế nên việc học thuộc vất vả vô cùng. Ngoài ra còn phải học đi đứng, ăn nói cho đúng phép tắc, đúng lễ nghi. Học tập thành thục rồi, trƣớc khi ca hát, ả đào mới phải biện cơi trầu Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 41
  42. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội trình với quản giáp. Các bậc đàn anh nhận lễ trình, họp lại sát hạch một buổi, nếu đủ tƣ cách là ngƣời đứng đắn, không có điều tiếng gì trong giáo phƣờng thì sẽ đƣợc công nhận. Sau đó, chọn ngày làm lễ cáo tổ ở đền thờ ca công mời một quan viên có danh tiếng trong vùng đến cầm trống. Tục lệ giáo phƣờng gọi buổi hát đầu tiên ấy là lễ mở xiêm áo. Để mừng ngày lễ mở xiêm áo cho mình mới bƣớc vào nghề chính thức, chị em còn làm cỗ cúng tổ tiên, thiết đãi phƣờng họ và bà con thân thích. Những ngƣời đƣợc mới đến dự đều có ít nhiều quà tặng tỏ tình thông cảm, khích lệ, chia sẻ niềm vui chung.  Việc đi hát Ngày xƣa, giáo phƣờng Lỗ Khê không những chỉ nhận hát cửa đình ở các xã trong mấy huyện gần thuộc đạo Kinh Bắc mà còn về một số nơi thuộc vùng tiếp giáp của Hải Dƣơng, Hƣng Yên nữa. Các làng xã muốn mời đào kép Lỗ Khê về đàn hát đám đều có sự thỏa thuận liên hệ với nhau trƣớc. Đƣợc quản giáp nhận lời, vào kế hoạch trƣớc. Quản giáp cũng yêu cầu đƣợc biết trƣớc ngày tháng tổ chức lễ tế Thành Hoàng thƣờng lệ hàng năm để đƣa vào lịch phục vụ, và biết tên húy của các thần để bảo cho ả đào biết trƣớc nhớ mà kiêng khi đến hát cửa đình những nơi đó. Việc phân công cho họ nào nhận hát đám ở làng xã nào, họ nào phụ trách bao nhiêu “cửa đình” đã trở thành quy tắc nghiêm ngặt, có sắp xếp hợp lý nhất thiết đào kép họ khác không đƣợc hát tranh. Những khi có đình đám hội hè kéo dài 3 ngày hoặc 5 ngày, địa phƣơng báo lại cho quản giáp biết trƣớc hàng tháng để chuẩn bị lực lƣợng cho đúng yêu cầu. Hát cửa đình kéo dài cả ngày, cả đêm có khi mấy ngày đêm liền, nên ngày xƣa các cụ ta dùng thẻ làm bằng mảnh tre cạo bóng và có đánh dấu, để thƣởng cho đào kép, chứ không chi tiền ngay. Quan viên, bô lão chia ngôi thứ ngồi hai bên đông tây đình làng thị lễ. Câu nào, khổ nào ả đào hát hay, phách dòn, đƣợc thƣởng một tiếng cắc gõ vào tang trống cái, và một tiếng bili vào Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 42
  43. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội chiêng, rồi ném luôn một thẻ. Hát xong cứ theo số thẻ đƣợc thƣởng mà tính tiền. Vì thế, ả đào hát ở cửa đình đƣợc thƣởng bẳng thẻ nên đƣợc gọi là hát thẻ, chữ Hán là Ca trù.  Những vinh dự của giáo phường Lỗ Khê Tƣơng truyền thời vua Lê chúa Trịnh, cũng có cô đầu ở Lỗ Khê đƣợc tuyển vào ban nữ nhạc ở kinh thành, dự hát cung đình (chúa Trịnh gọi là hát Cửa quyền). Năm 1837, Bộ Lễ tƣ cho các quan tỉnh Bắc Hà chọn những phƣờng tuồng chèo và ả đào xuất sắc vào Huế hát mừng Hoàng Thái hậu thất tuần thƣợng thọ, giáo phƣờng Lỗ Khê cũng có ngƣời đƣợc tuyển. Khi lên ngôi, Khải Định tổ chức lễ “tứ tuần đại khánh” (tháng 9 năm 1921), bà Nguyễn Thị Diệm, danh ca của Lỗ Khê cùng đi với bà Nguyễn Thị Tĩnh đậu thủ khoa thi hát cửa đình ở Vĩnh Yên đƣợc truyền vào điện tiền múa hát chúc thọ. Điều đó chứng tỏ Lỗ Khê luôn có ngƣời nổi tiếng về hát cửa đình. 2.3.3. Hát cửa đình – Không gian biểu diễn đặc trƣng ở Lỗ Khê Hát cửa đình là hình thức sinh hoạt Ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ thánh thần ở các đình làng hay đền làng sở tại. Nhƣ đã biết, trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, với cái phong hóa “phép vua thua lệ làng”, có thể hiểu đƣợc vai trò độc lập tƣơng đối của từng cộng đồng làng xã. Bởi vậy các sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi đây có giá trị nhƣ một phần quan trọng của thiết chế văn hóa địa phƣơng. Trong đó các lễ hội làng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, hát cửa đình vừa là cỗ tinh thần để cúng thành hoàng tỏ lòng nhớ ơn, cũng vừa là món ăn tinh thần của quần chúng, từ lâu đã trở thành nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng của dân gian do giáo phƣờng đảm nhiệm. Xuất phát từ ý thức tự hào dân tộc, ông cha ta muốn thông qua hát cửa đình để giáo dục truyền thống đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội. Cho nên hát cửa đình trƣớc hết phải trang nghiêm, cách hát phải minh bạch, điệu bộ phải đoan chính, lời hát phải rõ ràng, nội dung chƣơng trình biểu diễn tế thần tất nhiên phải lấy những bài hát về lịch sử, ca ngợi sự nghiệp anh hùng, ca ngợi quê hƣơng đất nƣớc, Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 43
  44. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội chúc tụng dân làng là chính. Mang tính chất anh hùng ca và sử thi, hát cửa đình Lỗ Khê còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, vui chơi giải trí cho quần chúng. Hát cửa đình Lỗ Khê có hai hình thức Hát thờ và Hát thi. 2.3.3.1. Hát thờ Nội dung chƣơng trình hát cửa đình ở Lỗ Khê chia làm 4 phần: phần tế tự có 8 tiết mục, phần múa có 4 tiết mục, phần thơ ca có 10 tiết mục và phần diễn trò của các đào kép. Nhƣng cũng có thể chia theo một hình thức lễ hội gồm phần lễ (tế tự) và phần hội, thƣờng gồm 12 thể theo tuần tự sau: - Giáo trống - Giáo hƣơng - Dâng hƣơng - Thét nhạc - Hát giai - Đọc phú - Đọc thơ - Hát tỳ bà - Đại thạch - Múa bổ bộ - Múa bài bông - Tấu nhạc và múa tứ linh a. Phần tế tự  Giáo trống Nội dung: Chúc Thánh, mừng làng. Sau 1 hồi 3 tiếng trống cái và chiêng, thì đàn phách dạo. Kép cầm trống khẩu đánh hồi ngắn cắc một tiếng rồi đọc: Ố là vậy, Đại Việt hoàng đồ, kính chúc Thánh Vƣơng vạn vạn tuế (điểm 3 tiếng trống khẩu, đàn ở bên ngoài) Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 44
  45. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Mừng công danh Chúa rạng rỡ biên niên Mừng làng bình yên khƣơng thịnh đời đời Mừng già dẻo dai sống lâu sức khỏe Mừng cho thịnh trẻ vì có thịnh già Văn đi thi chiếm bảng khôi khoa Thƣơng đi buôn tiền bạc dƣ thừa Nông làm ruộng tích đày lẫm hũ Hỡi ơi! Vui bề ca lạc ca diên Mở hội tiết trời xuân Cầu đất nƣớc thịnh trị thái bình Cầu xã dân nhà nhà thịnh vƣợng Gió hòa mƣa thuận Bể lặng sông trong Đã dẹp yên lũ kiến đàn ong Nay kép tôi xin giáo trống. (trống khẩu hồi ngắn, cắc 1 tiếng, cúi đầu lậy rồi đọc tiếp) Trung linh vang tiếng trống đình Hội làng cầu phúc trung tình nƣớc non Trống vang tới chốn cung thiên Cầu cho dân xã bình yên mạnh giàu. (Trống cái giục hồi ngắn, kép vái rồi đi lùi ra ngoài, chiêng điểm 1 tiếng sau tiếng cắc)  Giáo hương Sau khi đọc xong giáo trống, kép lùi lại hai bƣớc, đọc câu giáo hƣơng. Ố này dân xã! Vậy có thơ nhang rằng: Thông minh chính trực vị chi thần Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 45
  46. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Biến hóa vô cùng đức đại nhân Cầu đắc tự sắc phong vàng chói Đệ nhất trung linh thƣợng đẳng thần (Dạo đàn giây lát rồi lại đọc tiếp) Gió lọt mùi nhang Đức quân vƣơng nguyệt hằng Nhạn bay về xứ thái Hỡi con nhạn kia Lại đây ta nhủ mày (Dạo đàn giây lát rồi lại đọc tiếp) Mừng vƣơng ngồi ngự ngai vàng Mừng vƣơng muôn tuổi trị tràng vô biên Nhang bay, bay khắp cửa trùng thiên Chúc Thánh thƣợng xiên niên vạn thọ.  Dâng hương (còn gọi là nhạc nhang) Kép đọc đến chữ “thọ” cúi đầu vái dạo đàn kết thúc. Khi kép đọc tấu Giáo hƣơng thì 4 đào đứng hai bên, hai tay cầm nén hƣơng trƣớc ngực (nếu không đủ 4 đào thì nhất thiết phải là 2). Khi kép đi lùi ra khỏi chiếu hƣơng án thì 4 đào quay mặt vào cung đình cúi đầu lạy Thánh rồi vừa đọc lời vừa đi. Bài Dâng hƣơng (nhạc nhang) có 4 khổ (phụ lục 2). Xong đàn phách dạo đồng thời, 4 đào đƣa nén hƣơng cho quản giáp hoặc cho quan đám để cắm vào bát hƣơng. Liền đó 4 đào đứng ra hai bên quay mặt vào nhau, hai bàn tay chắp trƣớc ngực. Tiếp là đào kép đứng hát bài thét nhạc. Khi nào hát xong bài Thét nhạc, đào kép ngồi hát Giai thì 4 đào quay mặt vào cung đình, cúi đầu vái xong về vị trí.  Bài Thét nhạc (hát đứng) Đây là bài hát mở đầu cho lối hát thờ cửa đình, đồng thời cũng là một điệu hát cổ nhất còn lƣu truyền, xƣa nay vẫn hát nhƣ thế, không thay đổi. Khúc hát này Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 46
  47. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội chú trọng về nhạc hơn là về lời, có đặc điểm hát đủ 5 cung ( ) ở đây dùng âm thanh của lời hát để dẫn nhạc, mà đặt ra khúc hát nên lời văn có phần rời rạc, ý nghĩa không rõ ràng, chặt chẽ lại có những tiếng những câu khó hiểu, nhƣng khi hát lên thì nghe rất hay. Bài hát này từ xƣa chỉ có một lời ca (phụ lục 2). Dứt bài hát, đào kép mới ngồi xuống chiếu, chọn những bài Hát nói theo lối Hát cửa đình gọi là Hát giai.  Hát giai Một thể hát có nhiều điệu, dùng để hát lên nhiều bài thơ khác nhau. Nội dung các bài thơ này thƣờng là ca ngợi đất nƣớc, tôn vinh thần linh, vịnh phong cảnh, vịnh sử hoặc hát dã sử, hát truyện Do thể Hát giai có nhiều bài với lời ca và nội dung khác nhau nên phần trình bày luôn chiếm một khoảng thời gian dài trong hát thờ (phụ lục 2).  Đọc phú Phú là một thể văn cổ có vần hoặc xen lẫn văn vần vơi văn xuôi dùng để tả cảnh, kể sự việc hay bàn chuyện đời Phú cũng có thể là một lối văn biền ngẫu hoặc nhƣ một bài văn xuôi có vần. Phú thƣờng đƣợc đọc theo một vài mô hình giai điệu có cá tính riêng, tuy gọi là đọc nhƣng thực chất là ngâm và cũng có thể coi là hát. Ngày xƣa, quan viên rất thích nghe cô đầu đọc phú và đọc thơ.  Đọc thơ, Thổng, Dồn Ả đào lần lƣợt đọc 5 bài thơ đƣờng nhƣ 5 bài Thiên thai của Tào Đƣờng hoặc 3 bài Thanh Binh diệu của Lý Bạch. Khi đọc hết một bài thơ, thì ngâm tiếp luôn 4 câu Thổng, mà nội dung gần nhƣ giải nghĩa bài thơ trên vừa đọc. Thổng gồm 2 cặp lục bát viết bằng chữ Nôm. Chữ thứ sáu cuối câu Thổng đầu tiên phải bắt vần với chữ cuối cùng của bài thơ bảy chữ trên. Thổng có nghĩa là thõng, tức là bài thơ bẩy chữ có thêm khúc đuôi 6 - 8 buông thõng xuống. Đào đọc thơ rồi đọc tiếp Thổng xen vào thì nghe thấy đổi giai điệu, thêm mƣợt mà thú vị. Đọc Thổng phải ngân ra từng chữ, rồi mới vào Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 47
  48. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội phách. Khi đã vào phách thì cứ theo khổ phách mà hát. Thông thƣờng, lệ hát cửa đình là đọc thơ Thiên thai, vì nội dung vui tƣơi hơn tho Thanh Bình diệu. Thơ Thiên Thai mô tả khung cảnh động tiên, yên tĩnh, thơm tho làm dịu tâm hồn con ngƣời trần thế bon chen vất vả, hợp với ƣớc mơ ngƣời xƣa. (phụ lục 2).  Gửi thư Đây là một điệu hát trữ tình vào loại bậc nhất của nghệ thuật ca trù, giọng hát bay bổng mƣợt mà, làn điệu thiết tha nồng ấm. Điệu hát này cho phép ngƣời ta diễn đạt tình ý của mình dƣới hình thức một bức thƣ. Nó cũng là một mô hình giai điệu có đặc tính riêng dùng để hát một số bài thơ viết theo thể song thất lục bát.  Đại thạch (Đại thực) Khúc múa hát Đại thực có từ trƣớc đời vua Lê Thần Tông. Nhân dịp lễ vạn thọ, các quan triều đều đƣa ngƣời nhà vào trong cung xem múa hát Đại Thực. Vua thấy đông quá mới truyền lệnh cho tiểu giám lấy những hòn đá to cho ban nữ nhạc đứng lên trên mà múa hát để cho mọi ngƣời có thể trông thấy rõ ràng, từ đó ngƣời ta gọi khúc Đại thực là Đại thạch (đá to). Tuy có nguồn gốc từ cung đình nhƣng tiết mục này vẫn mang rõ nét dân gian. Mở đầu, một cô đào ngâm sáu câu lục bát với phách khoan. Sau đó vào phách mau để chuyển sang đoạn mới, các đào nƣơng vừa múa vừa hát, âm điệu dồn dập gấp rút nên đƣợc gọi là Dồn Đại thạch. Cũng giống nhƣ bài Thét nhạc, lời ca ở đây chỉ sự lắp ghép những câu lục bát tả cảnh, tả tình chung chung, không nhất thiết phải gắn kết với nhau và cũng chẳng cần mang một ý nghĩa rõ ràng nào cả. Chủ yếu ngƣời ta xem múa và nghe nhạc. Chúa từ nghe hát vân vi Thoạt thôi lại nói tỉ tê nỗi lòng Ngọn cờ đỉnh núi xa trông Nọ sao cung quế hẹn cúng trúc mai Trách thay ô thƣớc lỡ hoài Cớ chi sao bỗng lạc loài cho nên Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 48
  49. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Dồn Chốn này là chốn cung tiên Ƣớc gì lại đƣợc phỉ nguyền nhớ mong Boong boong chuông gióng đêm đông Cảm lòng ngƣời những luống sông đợi chờ Hỏi thăm ai kẻ thân sơ Bóng trăng giãi tỏ cỏ ƣa chăng là Đêm đêm tƣởng bóng ngân hà Trông sao bắc đẩu đã ba năm tròn Non mòn nhƣng nghĩa chẳng mòn Tào Khê nƣớc chảy lòng còn nhƣ in Tình thƣ phong gửi cá chim Chim tìm non thẳm, cá tìm vực sâu Duyên ƣa có thấu tình nhau Ngày nào ô thƣớc bắc cầu sông Ngân. b. Phần hội Chƣơng trình hát cửa đình đến đây coi nhƣ chuyển từ phần tế thần kính cẩn trang nghiêm mang tính chất lễ nghi tôn giáo sang phần liên hoan văn nghệ nhằm mục đích phục vụ đối tƣợng chính là đông đảo dân làng. Múa bổ bộ, múa bài bông và múa tứ linh hợp lại thành cái đinh của ngày hội. Cuộc trình diễn ca múa nhạc này trở thành một sinh hoạt văn hóa dân gian rõ rệt, thu hút dân các làng xã xung quanh đến xem tƣng bừng náo nức, thỏa mãn phần nào nhu cầu thẩm mỹ và giải trí của quần chúng vốn rất ham mê văn học nghệ thuật.  Hát múa bổ bộ Sau bài ca Đại thạch, tiếp đến tiết mục múa Bổ bộ, loại hình kết hợp vừa hát vừa múa. Đặc biệt nó diễn tả không khí lao động sản xuất nhƣ: xe sợi, quay Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 49
  50. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội tơ, hái chè, bắt ốc, hoặc ca ngợi tinh thần thƣợng võ, luyện gƣơm, tập súng, sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lăng. Bốn hoặc sáu hay tám cô đầu (tùy theo khả năng) đứng chia làm hai hàng đối nhau, vừa hát vừa múa.Khi đứng lên, khi ngồi xuống, khi xòe tay, làm điệu bộ theo câu hát cho phù hợp với động tác sinh hoạt, lao động hay chiến đấu. Hát múa bổ bộ có hai phần: Phần mở đầu là Hát giai và phần chính là múa và hát gồm 5 sắp.  Phần mở đầu: Năm canh ngồi đợi bóng trăng (các cô ngồi xuống) Năm canh ngồi đợi giải cơn buồn Ngậm ngùi nhớ thƣơng (các cô đều đứng lên) Tay nâng bầu rƣợu túi thơ (tay làm hiệu giơ bầu rƣợu túi thơ) Một mình đủng đỉnh giải lo giải phiền (các cô đủng đỉnh đi) Xỏ kim kim xỏ (tay phải nhƣ cầm sợi chỉ, tay trái nhƣ cầm kim để xỏ vào nhau) Ngồi hè vá may (tay phải cầm kim nhƣ khâu vào vải) Dƣơng cung ta bắn con cò (các cô đứng dậy giơ tay lên nhƣ bắn cung) Con le nó lặn, con le nó lội, con cò nó bay (hai tay các cô xòe ra, nhắc lên nhắc xuống nhƣ con le lội và chập chờn nhƣ con cò bay)  Phần chính (gồm 5 sắp) Sắp I Tình tang tính (các cô đều múa) Em ra kẻ chợ em coi (vừa đi vừa nhìn) Thấy quan tập trận, ô kìa chòi bắn cung ( tay chỉ lên) Gióng con ngựa hồng (đi nhƣ cƣỡi ngựa) Mao tiền mao hậu (quay đàng trƣớc, quay lại đàng sau) Võ thần quan áo nậu vắt vai (hai tay chống vào hông) Cờ vác vai (hai tay để lên vai) Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 50
  51. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Súng anh tọng nạp (tay làm hiệu nạp đạn vào súng) Gƣơm tuốt trần (tuốt gƣơm ra) Tay cắp mộc mang (tay cắp vào nách) Trƣờng khu đuổi đánh đã vang (đi nhanh, tay làm ra điệu đánh). Sắp II Những lời anh dặn cô bay (làm bộ gật gật) Trống gióng thùng thùng (làm bộ đánh trống) Trống giục thùng thùng Giục bƣớc cho mau (các cô dồn cả lại rồi đi nhanh) Súng bắn sau (làm bộ hốt hoảng) Trống giục thùng thùng Giục quân ta tiến (đi nhanh) Ta đánh trận này (làm bộ đánh trận) Đuổi đến ngoại bang (làm bộ đuổi giặc) Bõ công đánh mác mài gƣơm (làm bộ mài gƣơm) Ngoài hai sắp trên thì cuối điệu múa, đào nƣơng vừa múa vừa hát thêm them ba sắp trò vui có tên gọi là Bợm gái say, Đào điên, Ngƣời đi săn nhằm tăng thêm tính chất vui nhộn cho ngày hội.  Múa Bài Bông Múa Bài Bông phức tạp, tốn kém hơn múa Bổ Bộ nên chỉ khi nào làng vào đám mở hội lớn mới tổ chức múa Bài Bông. Tƣơng truyền, múa Bài Bông có từ đời Trần, do anh em thƣợng tƣớng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật sáng tác ra để quân đội và ca nữ múa hát trong cung. Thời Lê - Nguyễn có sửa lại, và năm 1940 ông Dƣơng Ngọc ở thôn Hà Phong không rõ xin kịch bản ở đâu đã vào Lỗ Khê dạy. Các cụ Quản giáp và trùm họ ở Lỗ Khê giải thích: Bài nghĩa là bầy ra, dàn ra từng hàng. Bông là hoa, ngụ ý ca nữ múa hát đẹp nhƣ hoa. Múa Bài Bông thƣờng diễn ra vào những đêm trăng sáng để cho thêm Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 51
  52. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội phần nguy nga tráng lệ, sao đèn của đội múa lung linh với sao trời và ánh trăng rất phù hợp với ngày tế thần là 10 tháng Giêng và 10 tháng Tám. Trang phục của đội múa Bài Bông khá đặc biệt, nhiều màu rực rỡ. Đầu đội mũ kim phƣợng kiểu cánh sen có thêu kim tuyến lấp lánh. Mình mặc áo Mã tiên đỏ thắm cũng thêu kim tuyến, phía dƣới đính nhiều tua chân chỉ hột bột, có 8 dải lụa nhiều màu buộc quanh ngƣời, chia khoảng đều nhau thả dài chấm gót, bên ngoài thắt ngang lƣng một khăn lụa hoặc khăn nhiễu khác màu cho nổi. Quần lĩnh đen chít ống, bít tất trắng, chân đi hài thêu. Khi múa, các tua xòe rộng bay phấp phới. Tay cầm quạt tầu, vai đặt đòn gánh rất xinh, hai đầu đeo đèn lồng nhiều màu, trong thắp nến hoặc đeo hai lãng đầy hoa xếp công phu đẹp mắt, ngƣời đeo đèn ngƣời đeo lãng hoa xếp xen kẽ. Trƣớc khi vào múa, đội hình xếp hàng ở bên ngoài sân đình. Quản giáp đánh trống cái giữ nhịp chỉ huy, các kép kéo nhị, gảy đàn thổi sáo và đánh trống con. Ả đào đứng tuổi ngồi gõ phách, nhóm nhạc công hòa tấu, rƣớc đội hoa đi hàng một vào trƣớc hƣơng án, hai tay nâng quạt lên khỏi đầu. Đội hình múa lấy nhạc làm chuẩn, tiến lên, lùi xuống, nhanh hoặc chậm đều theo sự chỉ huy của tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã hay khoan thai. Lúc xoay chỉ xoay nửa ngƣời, không đƣợc quay lƣng vào hƣơng án. Động tác múa đòi hỏi sự nhịp nhàng đồng loạt, vừa mềm dẻo vừa giữ thăng bằng để không đổ nến, cháy đèn, rơi hoa. Múa Bài Bông khai mạc bằng bài hát giáo đầu giọng rất cao, chủ yếu ca ngợi và chúc tụng dân làng, nhƣ: “Bài Bông múa hát cửa đình Chúc mừng dân xã hiển vinh đời đời Trai tài gái đảm đua vui Kẻ dâng rƣợu thánh ngƣời ngồi cỗ tiên Tuổi già mạnh khỏe bách niên Tuổi trẻ khoa bảng làm nên nghiệp nhà Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 52
  53. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội Giờ đây đàn hát múa ca Mừng làng thịnh vƣợng mừng nhà giàu sang Ngƣời ngƣời hạnh phúc an khang Bài Bông vũ khúc khai trƣơng mở đầu.” Rồi hát tiếp mấy câu nói lối dõng dạc Nhƣ tôi nay tiên ông trao chức Ngô biểu tự Tiên Đồng Truyền ca nhà nam bắc đông tây Đều múa hát mừng vƣơng khang thọ Dứt câu, hai hàng vũ nữ đều đứng lên mở quạt ra múa, chân đi bƣớc ngắn, vừa múa vừa hát theo đàn, phách, trống. Múa Bài Bông có 3 sắp. Sau khi múa 3 sắp lấy quạt mở ra theo đàn, trống, phách giục liên hồi, chân đi gót, tay múa lƣợn nhƣ cánh bƣớm bay đi xoáy vòng tròn, cúi đầu bái tạ Thánh linh rồi đi ra khỏi chiếu không quay lƣng vào cung đình. Trống chiêng một hồi kết thúc múa.  Tấu nhạc và múa Tứ linh Theo các cụ truyền lai thì giáo phƣờng 12 họ hàng phủ xƣa có múa, song ở đình Lỗ Khê thƣờng không múa Tứ linh mà chỉ thƣờng múa Bài Bông, múa Bổ Bộ, Vũ nhạc dâng đài. Múa Tứ linh thì 4 kép múa đầu đội lốt đầu 4 con vật: Chim Hạc (thay Rồng), chim Phƣợng, Kỳ Lân, Rùa. Múa chân đi theo nhịp điều khiển con vật. Đây là điệu múa tƣợng trƣng cho bốn con vật thiêng quy tụ trong tế lễ thần ở sân đình. 2.3.3.2. Hát Thi Hát Thi nhằm mục đích lựa chọn đào hay, kép giỏi. Cô đầu ngày xƣa chƣa qua kỳ thi này thì chƣa đƣợc công nhận là biết lề lối hát. Kỳ thi cuối cùng ở cửa đình Lỗ Khê tổ chức cách đây gần 60 năm rồi. Ngoài đào kép của giáo phƣờng sở tại, các giáo phƣờng các tỉnh lân cận Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 53
  54. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội cũng về dự kỳ thi Hát ở cửa đình Lỗ Khê, vì đây là đất quê hƣơng của Thánh sƣ. Năm nào giáo phƣờng Lỗ Khê định tổ chức hát thì phải báo trƣớc cho các nơi xa biết truyền đạt lại cho đào kép đăng kí dự thi hát. Trƣớc khi tổ chức thi hát, phải dán tờ giấy đỏ vuông chéo góc viết bốn chữ “bách nghệ thông hành” vào cột đình, gian giữa cho các nơi biết để về dự. Dân làng và giáo phƣờng cử 4 quan viên sành nghe hát, hiểu âm luật vào Ban giám khảo. Ban giám khảo lại cử một chủ khảo và niêm yết tại đình nội quy thi hát có những điểm sau đây: 1. Số Chầu thi, Chầu cầm và Phúc hạch ky này định hát là bao nhiêu. Các chầu hát ấn định vào đêm nào, ngày nào 2. Tên các đào kép đƣợc dự hát Chầu thi 3. Mỗi chầu hát mấy đôi. Đôi nào hát thì vào lúc nào. 4. Các chữ Húy phải kiêng 5. Cấm chồng đàn vợ hát, anh đàn em hát để tránh nâng đỡ nhau. Mỗi cuộc hát đều có lệ thƣởng. Từ giải nhất, giải nhì, giải ba đến giải mƣời. Số ngƣời dự thi đông thì có thể cho thêm bốn năm giải “Thiêm thủ” (lấy thêm) để khuyến khích. Hát thi phải đủ mọi thế cách ca trù nên thƣờng lâu đến 5,7 ngày hoặc 10 ngày, tùy theo số ngƣời dự nhiều hay ít. Hát Thi ở cửa đình có 4 kì: Vãn, Chầu thi, Chầu cầm và Phúc hạch  Vãn Trƣớc khi lấy ngƣời vào hát chầu thi, ban giám khảo sát hạch sơ qua trình độ của đào kép để loại bớt những ngƣời kém. Vãn là đào hát mấy câu gửi thƣ, Thổng, Thiên thai. Kép hát mấy câu thơ cách. Đào kép qua kì vãn để tỏ mình có khả năng biết lề lối hát.  Chầu thi Đào kép qua kì Vãn, đƣợc ban giám khảo chứng nhận, yết tên lên bảng mới đƣợc vào hát chầu thi. Chầu thi có 28 khúc và chia từng khúc cho đào hoặc kép hát nhƣ sau: Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 54
  55. Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội - Kép hát: Giáo đầu, Ca đàn, thơ cách, hát giai một câu, hát nói giai, giáo thƣ phòng, Hà nam một câu, nói hà nam, dạo đọc phú, đọc phú. - Đào hát: Thơ phòng, Hà liễu một câu, nói Hà liễu, trỏ tay ba, Nhạc nhang, chúc Tam thanh, Thét nhạc, ngâm vọng, bắc phản, mƣỡu, hát nói, nhip ba cung bắc hoặc chừ khi, đại thạch, hãm, gửi thƣ, dóng chinh phu. - Đào kép cùng hát: Dựng huỳnh, nói luồn.  Chầu cầm Trúng tuyển kỳ hát Chầu Thi, đào kép mới đƣợc vào Chầu cầm. Chầu cầm có 17 khúc hát sau đây: Ngâm sang hát giai, Hát giai một câu, Hát nói giai, Xƣớng tầng, Tụng tứ dân, Đọc phú, Màn đầu hát giai, Mã thƣợng kiều, Hà liễu câu một, Nói Hà liễu, Trở tay ba, Hát sử và dã sử, Màn đầu hát truyện, Hát truyện, Dựng huỳnh, Phản huỳnh, Làm trò vui.  Phúc hạch Đào kép qua Chầu cầm mới đƣợc vào soát lại để ban giám khảo cân nhắc hơn kém, định giải nhất nhì. Khi đào kép vào hát thi, nếu đàn đƣợc mà hát kém thì ban giám khảo lấy ngƣời khác hát thay. Nếu hát đƣợc mà đàn kém thì lấy ngƣời khác đàn thay. Đàn hát là tiêu chuẩn một, sắc đẹp là tiêu chuẩn hai. Tƣ cách đạo đức là tiêu chuẩn ba. Hội đồng xét trình độ đàn hát trƣớc, rồi mới lấy đến sắc đẹp. Cô đầu trúng giải nhất thi hát gọi là Thủ khoa; giải nhì gọi là Á nguyên. Đêm tổng kết hát giã đám, các cô đậu tân khoa trang phục chỉnh tề lịch sự xếp hàng đôi lên đình làm lễ dâng hƣơng, vừa múa vừa hát.Đi đầu hàng bên trái là Thủ khoa rồi đến các cô trúng giải ba, bốn, năm, sáu. Đi đầu hàng bên phải là Á nguyên rồi đến các cô trúng giải bảy, tám, chín, mƣời. Sáng hôm sau các đào kép đến lĩnh thƣởng và dự tiệc. Sau khi lĩnh thƣởng, các cô đầu đƣợc giải ngồi một bên, các kép hát đƣợc giải ngồi một bên. 2.3.3.3. Hát thờ tổ tại nhà thờ ca công Lỗ Khê Hát thờ Tổ là sinh hoạt thƣờng niên của nội bộ giới nghề. Theo thông lệ, Sinh viên Trần Thị Xuyên, lớp VH 1001 55