Khóa luận Tìm hiểu Hát sình ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

pdf 91 trang huongle 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu Hát sình ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_hat_sinh_ca_cua_dan_toc_cao_lan_o_xa_dai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu Hát sình ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

  1. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang LỜI MỞ ĐÂU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên dải đất hình chữ S của Việt Nam với sự chung sống của 54 dân tộc anh em, mỗi một vùng miền,mỗi một tộc người lại mang những sắc thái và đặc trưng văn hóa riêng và chính những sắc thái, đặc trưng riêng đó lại tạo cho Việt Nam một nền văn hóa đa dạng và phong phú. đây là một lợi thế để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Hiện nay du lịch hướng tới các vùng dân tộc thiểu số ( Ethnic tourism) đang được quan tâm và coi đó như là một chiến lược phát triển du lịch quốc gia. ở Việt Nam có tới 53 dân tộc thiểu số các dân tộc này thường sống không tập trung và xen kẽ với người kinh,nhưng mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn hóa riêng nó được thể hiện trong lối sống, thói quen canh tác, phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo và văn hóa nghệ thuật dân gian đặc biệt những yếu tố văn hóa đó lại được hòa lẫn trong 1 không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách nước ngoài,từ những thành phố lớn,từ những khu công nghiệp với áp lực công việc, sự ngột ngạt bởi chật chội đông đúc,sự ồn ào của xe cộ và máy móc họ muốn trở về với các vùng thôn quê nơi đó họ được yên tĩnh, nghỉ ngơi được đến thăm các làng nghề cổ truyền, được tham gia các lễ hội và tìm hiểu các phong tục tập quán,bản sắc văn hóa của các tộc người. Khi nói tới văn hóa tộc người chắc hẳn trong mỗi người đều nghĩ tới 1 số tộc người tiêu biểu như : người thái, người tày, người dao, người mường , nhưng ngoài những tộc người này thì ở Việt Nam còn có rất nhiều tộc người khác mang những đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng, phong phú và đa dạng mà ngay cả tới bản thân những người làm du lịch vẫn chưa khám phá hết được. Các tộc người đó chủ yếu tập chung sinh sống ở các tỉnh miền núi phía bắc như : Thái nguyên, hà giang, tuyên quang, cao bằng, bắc cạn Dân tộc Cao lan là 1 trong những tộc người như vậy, họ sống tập chung ở các tỉnh miền núi phía bắc và tập chung đông nhất ở Tuyên Quang,trong quá trình sinh sống ở Việt Nam người Cao Lan đã sáng tạo ra văn hoá riêng cho mình với phong tục tập quán và lối sống riêng của họ Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 1
  2. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Cao Lan là một trong 22 dân tộc anh em đã và đang sinh sống từ rất lâu đời trên mảnh đất Tuyên Quang,đồng bào Cao Lan là 1 trong 5 dân tộc có số dân đông của tỉnh Tuyên Quang : đó là người kinh, người Tày, người Mông, người Dao, người Sán Dìu và người Cao Lan. Đến với người Cao Lan là đến với làn điệu Sình Ca - linh hồn của văn hoá Cao Lan. đây là một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần vô cùng đặc sắc và có ý nghĩa lớn đối với người Cao Lan cũng như với người dân Việt Nam. Nhưng những ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp đang từng giờ, từng ngày tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá của dân tộc Cao Lan đã làm mai một và biến dạng những nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là làn điệu Sình Ca hiện đang có nguy cơ bị biến mất. Là một người con được sinh ra và lớn lên cùng với dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang em có nhiều cơ hội tiếp xúc, hoà nhập với cuộc sống của họ, phong tục tập quán,lối sống của họ và chính diều đó khiến em nhận ra rằng đồng bào Cao Lan ở đây còn lưu giữ được khá nhiều những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, đặc biệt là Làn Điệu Sình Ca - một thứ dân ca nhập tâm và mê muội. Người Cao Lan có tục hát Sình từ khi nào không ai biết, chỉ biết trong tâm khảm của rất nhiều thế hệ người Cao Lan Sình Ca đã được sinh ra khi loài người còn chưa có cái chữ và điệu nhạc, Sình Ca là 1 ân huệ mà thượng đế ban tặng cho người Cao Lan , thế nhưng khi cuộc sống mới với những bận rộn và thú thưởng thức mới đi vào các bản làng Cao Lan Sình Ca chợt trở thành câu ca của những người hoài cổ, những âm điệu trong trẻo của lời hát giao duyên đối đáp năm nào giờ đã trỏ nên trầm đục vì sự lấy hơi dài đã khó hơn, Sình Ca lúc này chợt thoáng những nét buồn. Còn với những người cả đời yêu caau hát sình ca đến da diết như lớp người già trong xã Đại Phú thì sự truyền lại những tinh tuý của câu ca dân tộc chưa bao giờ hết trăn trở. Bản thân em là một sinh viên ngành văn hoá du lịch em tự nhận thấy rằng mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu về những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số, và cũng là để góp thêm tiếng nói trong ước vọng của dân tộc Cao Lan về bảo tồn, gìn giữ, phát Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 2
  3. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang huy nét văn hoá dân gian của dân tộc mình. Bên cạnh đó việc thực hiện khoá luận này sẽ giúp em có những hiểu biết sâu hơn về văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan, trau dồi thêm những kiến thức kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau này của mình, đó chính là xây dựng được những tour du lịch về với văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Với những lí do trên em đã mạnh dạn chọ đề tài “ Tìm hiểu hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” để làm khoá luận tốt nghiệp cho mình. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ a. Mục đích Nghiên cứu làn điệu Sình Ca nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm và những phương thức hát Sình Ca đồng thời khẳng định được một số giá trị tiêu biểu của loại hình dân ca giao duyên cổ của dân tộc Cao Lan Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo tồn, khai thác phục vụ du lịch,đưa Sình Ca vào trong các tour du lịch về với Xứ Tuyên. b.nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu về hát Sình, đi thu thập các nguồn tư liệu, đồng thời đánh giá, phân tích để đưa ra được những kết quả tốt nhất phục vụ đề tài. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng Cộng đồng dân tộc cao Lan với làn điệu Sình Ca của họ ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang Phương thức tổ chức hát Sình Ca và nét văn hóa truyền thống của người Cao Lan qua lời hát. Phạm vi Do hạn chế về thời gian và khả năng chuyên môn cá nhân chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu làn điệu Sình Ca của tộc người Cao Lan ở khu vực xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Việc so sánh sự thay đổi cũng như sự khác biệt của hiện tượng văn hóa cùng thể loại này ở các vùng khác nhau, Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 3
  4. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang chúng tôi chưa thể giải quyết được trong khuân khổ khóa luận này. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi tuyệt đối tuân thủ quan điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của đảng, nhà nước về dân tộc, văn hóa xã hội , việc tìm hiểu làn điệu Sình Ca của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang luôn luôn tuân thủ phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp chủ đạo để hoàn thành khóa luận này là dân tộc học điền dã, bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, ghi âm, chụp ảnh thông qua các đợt điền dã tại địa bàn để tìm hiểu về làn điệu này. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: thống kê, Phân tích, so sánh nhằm đưa ra kết quả tốt nhất phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận này. 5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN Bổ xung thêm tư liệu về làn điệu sình ca của dân tộc cao lan ở xã Đại Phú Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp bảo tồn, khai thác tiềm năng du lịch đối với làn điệu này của khóa luận sẽ là cơ sở cho những người làm du lịch tham khảo khi thực thi công vụ ở xã miền núi này Đây là công trình mang tính tổng thể đầu tiên tìm hiểu về làn điệu Sình Ca, đưa Sình Ca vào du lịch,giúp du lịch Tuyên Quang có những điểm mới và ngày càng thu hút khách du lịch về với xứ Tuyên. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương : Chương 1: Khái quát chung về xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang Chương 2 : Sình Ca và tổ chức hát sình ca ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang. Chương 3 : giá trị của làn điệu Sình Ca, bảo tồn, phát triển, phục vụ du lịch Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 4
  5. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Xà ĐẠI PHÚ VÀ NGƢỜI CAO LAN Ở Xà ĐẠI PHÚ, HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 1.1 Vài nét về Sơn Dƣơng Nói tới Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ai cũng biết đây là nơi có khu di tích lịch sử Tân Trào với mái đình Hồng Thái,cây đa Tân Trào, cách đây 65 năm nơi đây Bác Hồ đã chọn là thủ đô lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nơi đây đã từng che chở, giúp đỡ, bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước, các cơ quan trung ương chỉ đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8 năm 1954 và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Sơn Dương là huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30 km sẽ đến huyện Sơn Dương. trước năm 1976 Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang, sau năm 1976 Hà Giang và Tuyên Quang nhập thành Hà Tuyên, lúc này Sơn Dương Trở thành huyện của tỉnh Tuyên Quang. phía đông Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên,phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp huyện Yên Sơn. Sơn Dương với tổng diện tích tự nhiên là 789,25 km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 24,8%, đất lâm nghiệp chiếm 50,27% , còn lại là các loại đất khác , đất đai ở đây khá màu mỡ rất thích hợp cho việc trồng các loại cây như : chè, mía, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả : vải, nhãn , và chăn nuôi các loại gia xúc Bên cạnh tiềm năng về đất đai, động thực vật, Sơn Dương cũng là nơi tập trung các cơ sở chế biến các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng như: quặng, thiếc, barit,volfam , cao lanh, chì, khai thác đá, sỏi sản xuất gạch, đất sét nung, sản xuất vôi bột ngoài ra còn có các cơ sở chế biến chè, đường, các ngành tiểu thủ công nghiệp như: may mặc, Gò hàn, sản xuất đồ mộc gia dụng. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường quốc lộ quan trọng là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương và quốc lộ 2 từ thị xã Vĩnh Yên đi lên Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 5
  6. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Sơn Dương, nói chung mạng lưới giao thông đã từng bước phát triển đường ôtô đến được 33/33 xã, thị trấn, đường liên xã, liên thôn, đường dân sinh đã được mở rộng, nâng cấp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội - du lịch. Huyện Sơn Dương có trên 17 vạn dân với 10 dân tộc anh em sống xen kẽ tại 33 xã, thị trấn ở 242 thôn bản. mỗi một dan tộc lại mang 1 nét văn hoá đặc sắc riêng thể hiện trong phong tục tập quán, thói quen canh tác như người Tày, Dao thường làm nhà bằng thân cây mai, cây vầu, cây tre,mái nhà khá dốc kéo dài từ đỉnh nóc xuôi kín gần hết nhà chính,nhà của người dân tộc thường làm là những ngôi nhà sàn với kiến trúc khá độc đáo phù hợp với điều kiện sinh sống của đồng bào vùng núi,nhưng nhà sàn của mỗi tộc có những nét rất khác nhau, ngoài ra mỗi dân tộc còn có kho tàng văn học nghệ thuật dân gian như: hát đồng giao, kể truyện,tục ngữ, thành ngữ,câu đố , phong phú về thể loại và nội dung, mang sắc thái riêng độc đáo giàu tính nhân văn và giáo dục sâu sắc. dân tộc Tày có điệu hát quan làng (hát đưa cô dâu về nhà chồng), hát cọi, hát sli, hát lượn, hát then , và 1 số điệu múa: múa nón, múa quạt, múa gieo hạt Dân tộc Dao có điệu hát Páo Dung ( hát đối đáp giao duyên nam và nữ), các điệu múa như : tết nhảy, cầu mùa, bắt ba ba, Dân tộc Sán Dìu có điệu hát soọng cô( hát đối đáp giao duyên nam và nữ) và điệu múa kéo chài. dân tộc Cao Lan có làn điệu Sình Ca( hát đối đáp giữa nam và nữ), và các điệu múa như: nhảy tam thanh, múa xúc tép, múa chim gâu, múa khai đèn đến với Sơn Dương du khách còn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống mang tính văn hoá ẩm thực đặc sắc của từng tộc người như : mắm cá ruộng, thịt ướp, cơm lam, thịt mỡ muối, bánh trứng kiến( dân tộc Tày), cá thính ( dân tộc Sán Dìu) với những nét văn hoá đặc sắc này gắn với lịch sử cách mạng truyền thống Sơn Dương xứng đáng là 1 điểm đến lí tưởng cho du khách bốn phương tới thăm. 1.2 Khái quát chung về xã Đại Phú 1.2.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý. Xã Đại Phú là một xã vùng cao của huyện Sơn Dương, thuộc khu trung Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 6
  7. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang huyện, cách thị trấn Sơn Dương khoảng 34 km về phía nam, có danh giới tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau : phía Bắc giáp xã Tuân Lộ, phía Đông giáp xã Sơn Nam, phía tây giáp xã Phú Lương, phía nam giáp huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã theo kết quả thống kê năm 2005 là 3.396,13 ha, trong đó đất nông nghiệp có 779,73 ha chiếm 23%, đất lâm nghiệp 1.803,49 ha chiếm 53,2%, đất chuyên dụng có 120,56 ha chiếm 3,56%, đất thổ cư 62,31 ha chiếm 1,83%, đất chưa sử dụng 623,91 ha chiếm 18,41%. Xã có tuyến đường liên huyện đi qua nối với quốc lộ 2C cách trung tâm xã khoảng 5km. Đây là vùng đất nằm giữa thung lũng, xung quanh được bao bọc bởi 2 dãy núi là : núi Bầu ở phía Bắc và núi Sáng Sơn ở phía nam. Hai dãy núi này chạy dọc theo chiều dài của xã. chiều dài nhất từ giáp xã Sơn Nam đến xã Phú Lương là 7 km, chiều rộng nhất từ núi Bầu đến núi Sáng Sơn là 4 km. Xã không có hệ thống sông chảy qua nhưng có hệ thống suối, hồ có trữ lượng nước dồi dào, hệ thống đồi, núi đât nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Địa hình, địa mạo. Là một xã thuộc huyện miền núi của huyện Sơn Dương, Đại Phú có các kiểu địa hình sau: - Kiểu địa hình đồi, núi thấp, độ cao từ 300m – 700m, độ cao trung bình 400m – 500m, độ dốc trung bình từ 25 – 28. kiểu địa hình này chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên của xã, phân bố ở khu vực giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc. - Kiểu địa hình đồi, độ cao trung bình từ < 300 m, chiếm khoảng 30 % diện tích đất tự nhiên. - Kiểu địa hình thung lũng là phần diện tích còn lại chiếm khoảng 49% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. đất đai khu vực này khá bằng phẳng và màu mỡ, thuận tiện cho người dân sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung địa hình của xã có chiều dốc dần về phía đông, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống suối, khe, và hệ thống đồi, núi, do có sự chênh lệch về độ cao, độ dốc giữa các vùng. Tuy nhiên diện tích đất bằng khá lớn, chất đất tốt nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nhất là cây trồng hàng năm. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 7
  8. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Khí hậu. Xã Đại Phú thuộc tiểu khu khí hậu phía nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22độ C, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 38 độ C, nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng 6 độ C , độ ẩm bình quân là 80%. Thuỷ văn. Đại Phú không có hệ thống sông chảy qua, nhưng có nhiều suối và các hồ chứa nước lớn cộng với hệ thống kênh, mương, thuỷ lợi, đó là nguồn nước chính tưới cho đồng ruộng, và cũng là hệ thống tiiêu nước trên địa bàn. chế độ thuỷ văn của các con suối và các hồ thay đổi thường xuyên theo mùa. Nước sinh hoạt của người dân thường là giếng tự đào song trữ lượng nước luôn thay đổi theo mùa, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và siinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Tài nguyên đất: đất dốc tụ trồng lúa nước, phân bố giữa các khu đồi, núi đất, các thung lũng nhỏ. đây là loại đất dược hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống. Có độ phì khá rất thích hợp cho trồng lúa, diện tích loại đất này khá lớn nằm rải rác trên khắp địa bàn xã. đất feralit biến đổi do trồng lúa, được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi, và các thung lũng ven suối, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây nông nghiệp. Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch, tập chung ở các khu vực đồi núi địa hình đồi núi bát úp thấp thoải, tầng đất dày, đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, chủ yếu là câyh lâu năm đặc biệt là cây chè và cây lâm nghiệp. Xã có điều kiện về thổ nhưỡng khá phù hợp rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp, cây trồng hàng năm Do đó trong thời gian quy hoạch cần đầu tư phát triển tận dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng và bảo vệ đất bền vững, đặc biệt là diện tích đất đồi núi thấp có rừng, đất trồng cây hàng năm. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 8
  9. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Tài nguyên nước Với hệ thống ao, hồ, đập nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 14,34 ha,và hệ thống các con sông suối, mặt nước chuyên dùng khác có diện tích 197,73 ha, đây là những nguồn nước mặt vô cùng phong phú, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái. cộng với nguồn nước mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm/năm đã bổ sung một khối nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Tài nguyên rừng. Xã Đại Phú có tổng diện tích đất rừng(2009) là 1.734,22 ha chiếm 57,54% diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 487,23 ha chiếm 28,10% tổng diện tích đất lâm nghiệp. điện tích đất rừng được khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp với các chính sách giao đất, giao rừng, các khu vực đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tiích rừng không ngừng được nâng lên, diện tích đất rừng phòng hộ năm 2009 là 1.246,99 ha chiếm 71,90% tổng diện tích đất lâm nghệp. Nhìn chung diện tích đất rừng của xã Đại Phú hiện nay đang được phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, tránh xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích đất rừng ngày càng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ biến mất, giờ phát triển trở lại làm đa dạng cho sự phát triển của tự nhiên. đặc biệt là hiện nay rừng và đất rừng của xã Đại Phú đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông – lâm kết hợp tạo thêm công ăn việc làm cho nhieeuf lao động địa phương . Tài nguyên nhân văn. Xã Đại Phú có tổng số nhân khẩu năm 2009 là 10. 349 người với 2. 143 hộ gia đình. Bao gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Kinh, Cao Lan, Hoa họ tập trung trên 27 thôn bản,mỗi một tộc người lại có một kho tàng văn hoá truyền thống riêng rất phong phú và đa dạng . Người dân cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh chóng các kiến thức kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất. Nghề nghiệp chính của người dân trong xã là làm nông nghiệp và thu nhập cũng từ các Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 9
  10. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang sản phẩm nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về vị trí địa lý, thuỷ văn, khí hậu, đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng cùng với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng, xã Đại Phú có đủ điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. 1.2.2 Dân cư, dân tộc và tổ chức hành chính Các dân tộc trên địa bàn Là một vùng đất nằm giữa thung lũng, xung quanh có núi non bao bọc, có trục đường chính nối liền các xã, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên mảnh đất Đại Phú được lựa chọn là nơi an cư lập nghiệp của 3 tộc người: người Kinh, người Hoa và người Cao Lan với tổng số dân toàn xã là 10.451 người ( 2009), với tổng số hộ là 2.227 hộ. Trong đó dân tộc Cao Lan chiếm khoảng 70%,họ thường sống tập trung ở các thôn giáp chân núi, cụ thể là chân núi bầu và núi Sáng Sơn như: thôn Mãn Hoá, Dung Giao, Đồng Xoay, Lũng Hoa, Đồng Giếng, Cây Thông. Dân tộc Kinh chiếm 25% và dân tộc Hoa chiếm khoảng 5% và có 58 dòng họ tập trung ở 27 thôn bản, nguồn gốc từ 15 tỉnh thành trong cả nước về xây dựng cuộc sống bền bỉ suốt hàng ngàn năm lịch sử, bong sức lao động cần cù, tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhân dân các dân tộc Đại Phú không ngừng cải tạo tự nhiên, biến những đồi núi hoang, gò bãi, đầm lầy thành những thửa ruộng, hồ cá, đồi cây có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người. quá trình tác động quyết liệt vào tự nhiên đã hình thành 27 khu dân cư trong toàn xã, thuận tiện cho giao lưu, sinh hoạt và hoạt động xã hội. Đồng bào nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. với phong tục tập quán và bản sắc văn hoá dân tộc, các già làng đã lưu truyền lại bao đời nay như các loại vũ khí, các tấm vải chàm có đường nét hoa văn tinh sảo, những chiếc khăn, chiếc gối, chiếc dây dao, chiếc màn của đồng bào Cao Lan và Hoa. đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đã hình thành, phát triển và lưu truyền qua bao thế hệ, được thể hiện qua các làn điệu Sình Ca, điệu múa dân ca Cao Lan được già làng Sầm Ngọc Văn và nghệ nhân Sầm Văn Dừn dày công sưu tầm, luyện tập và truyền lại cho con cháu. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 10
  11. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Tổ chức hành chính của xã Đại Phú là một trong những xã tập trung đông dân cư nhất của huyện Sơn Dương với tổng số 27 thôn bản cùng sự an cư, lập nghiệp của 3 tộc người, với truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, nhân dân các dân tộc đã vượt qua khó khăn thử thách dành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng đổi mới hiện nay. Với tổng số nhân khẩu năm 2009 là 10. 451 người với 2. 227 hộ gia đình Người dân cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh chóng các kiến thức kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất. Nghề nghiệp chính của người dân trong xã là làm nông nghiệp và thu nhập cũng từ các sản phẩm nông nghiệp. Dưới đây là biểu tổng kết số liệu dân số kỳ cuối tháng 12 năm 2009 của Xã Đại Phú : Tổng Số TT Thôn Tổng Số hộ Hộ Dân Tộc Khẩu 1 Lý Sửu 85 363 67 2 Đồng Na 93 436 89 3 Hữu Vũ 63 323 63 4 Đồng Chùa 121 567 97 5 Đồng Cảo 52 229 1 6 Dung Vi 130 628 115 7 Cầu Lội 110 481 50 8 Hải Mô Đồng 90 383 74 9 Hải Mô 80 420 79 10 Yên Phú 125 535 104 11 Dung Giao 64 300 56 12 Đồng Xay 53 254 52 13 Tân Phú 66 303 58 14 Mãn Hoá 86 524 86 15 Đồng Sớm 57 268 19 16 Hiệp Trung 94 515 0 17 Đồng Đạo 78 378 78 18 Thạch Khuân 89 359 88 Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 11
  12. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang 19 Cây Thông 109 562 89 20 Đồng Giếng 104 492 96 21 Vinh Phú 46 208 0 22 Tứ Thể 59 258 0 23 An Mỹ 71 318 1 24 Lũng Hoa 104 402 104 25 Hoa Lũng 71 368 70 26 Thái Sơn Tây 58 255 0 27 Thái Sơn Đông 69 322 2 Tổng 2.227 10.451 1.538 Bảng tổng hợp số liệu dân số cuối kỳ (12/2009) 1.2.3 Đặc điểm kinh tế Đại Phú là một xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có thể khai thác được các thế mạnh phát triển về lâm nghiệp, nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, quy hoạch khoanh vùng để phát triển thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, sử dụng nguồn nguyên liệu lâm sản, vùng nguyên liệu là cây công nghiệp ngắn ngày như: cây mía, chè Hiện tại nền kinh tế Đại Phú là nền kinh tế nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã chưa phát triển, chưa có quy hoạch phát triển các ngành; sản xuất phi nông nghiệp chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã Đại Phú đã có những chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực trong những năm gần đây tăng rất nhiều so với những năm trước, cơ cấu giữa các ngành đã được chú trọng phát triển đồng đều, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới tiếp tục phát triển đa dạng các ngành, nghề, chú trọng đến phát triển thương mại, dịch vụ , đáp ứng các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong xã. Về sản xuất nông nghiệp : Sản xuất nông nghiệp là ngành chính đem lại thu nhập cho nhân dân, đó là các hoạt động như: cấy lúa, gieo trồng các loại cây lấy lương thực cho người và vật nuôi. trong những năm gần đây, xã Đại Phú đã chủ động đưa các giống cây Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 12
  13. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang trồng có năng xuất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp theo định hướng phát triển của huyện, tỉnh. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, hiện nay Đại Phú đã làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy đường Sơn Dương. do áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các loại giống mới nên năng xuất và sản lượng cây trồng ngày càng được nâng cao. Sản lượng cây mía năm 2005 mới chỉ đạt 14.304 tấn thì năm 2009 sản lượng tăng lên 22.704 tấn. Theo thống kê năm 2008 toàn xã có 1.265,59 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 41,99% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 443,61 ha, đất trồng cây hàng năm khác 603,74 ha, đất trồng cây lâu năm 218,24 ha. Có được kết quả như vậy là do cấp uỷ đảng và các cấp ngành địa phương tiến hành tập trung chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong toàn xã tận dụng tốt nguồn vốn và quỹ đất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, tích cực đầu tư, đưa các loại giống mới vào trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển giao khoa học kỹ thuật của trung tâm khuyến nông Về lâm nghiệp: Theo kết quả thống kê đất đai năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1.734,22 ha chiếm 57,54% tổng diện tích đất nông nghiệp. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, nhất là công tác chỉ đạo , vận động nhân dân trồng rừng nguyên liệu giấy theo kế hoạch. Các vụ việc chặt phá trái phép đã giảm so với những năm trước đây, công tác phòng cháy rừng trong mùa khô hanh được thực hiện theo kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, phối hợp với lực lượng kiểm lâm, dân quân phòng chữa kịp thời. Hiện nay Đại Phú có hệ thống rừng khá phong phú và đa dạng, là nguồn thu lớn cho nhân dân trong toàn xã, đồng thời góp phần tăng doanh thu của toàn xã. Chăn nuôi: Tình hình sản xuất chăn nuôi chưa thực sự phát triển mạnh, các hộ gia đình Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 13
  14. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các nguồn thức ăn chủ yếu do tận dụng nguồn nông sản sẵn có. Một phần gia súc như trâu, bò được sử dụng lấy sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, một phần làm sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, nên sản phẩm từ chăn nuôi chưa mang tính hàng hoá. Theo thống kê năm 2009, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã là 97.177 con trong đó : đàn trâu, bò 3.748 con; đàn lợn 9.109 con, còn lại là số gia cầm. Tuy nhiên người dân chưa thực sự quan tâm nhiều đến tính kinh tế mà ngành chăn nuôi mang lại. Trong tương lai cần phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm tận dụng tốt các điều kiện hiện có, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ chăn nuôi. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm Và mang tính nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có sự đa dạng chủ yếu tập chung ở các lĩnh vực như: may mặc cơ sở sửa chữa máy móc, gia công cơ khí công cụ lao động sản xuất. Nhìn chung ngành tiểu thủ công nghiệp của xã Đại Phú còn chậm phát triển và mang tính nhỏ lẻ, tuy nhiên đã giải quyết đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong xã. Về dịch vụ và thương mại: Đại Phú là một xã miền núi nên hoạt động thương mại kém hát triển chủ yếu là các hoạt động buôn bán hàng tạp hóa của các hộ dân phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương trong phạm vi nhỏ. ở đây hoạt đọng buôn bán được thực hiện thông qua hình thức chợ phiên được mở vào; ngày 2, ngày 5, ngày 7 hàng tháng. trước đây trong những ngày chợ phiên tất cả nhân dân các tộc người trong toàn xã nô nức kéo nhau đi chợ họ trao đổi buôn bán thậm chí còn tổ chức vui chơi, nhưng hiện nay do nền kinh tế tác động hình ảnh chợ phiên đã đi vào ký ức, họ chỉ tranh thủ thờ gian đ chợ để mua sắm những đò dùng cần thiết mà không còn dành thời gian cho hoạt động vui chơi nữa. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 14
  15. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Trong những năm gần đây cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ buôn bán hàng nông sản, dịch vụ thương mại và một số dịch vụ cần thiết khác để đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, chú trọng đưa các sản phẩm nông, lâm nghiệp thành sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Nhìn chung sự phát triển kinh tế của xã Đại Phú đang có bước phát triển tương đối tốt nhờ vào sự đầu tư cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật làm cho năng xuất lao động ngày càng năng cao và dần đi vào ổn định. Nhưng do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao động và phân bố một cách hợp lý để tạo ra một bước phát triển toàn diện. đảng uỷ, chính quyền xã phải xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế – xã hội gắn với việc sử dụng đất đai trước mắt và lâu dài. đồng thời chú trọng tới việc phát triển các loại cây trồng, cây lâm nghiệp nhằm nâng cao cất lượng cuộc công cho người dân. 1.3 Khái quát về dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú 1.2.4 Lịch sử cư trú và phát triển Truyền thuyết nói khơi thuỷ nước và đất đều không có, nhưng đất và nước đều không rời nhau. Dẫu vậy đã có bàn Vương, Bàn Vương xuống biển mượn và mang về một con kỳ Lân lên trời. Bằng hơi thở ông ấy đã làm ra 9 mặt trờ bao quanh mặt đất, song về sau Thích Ca đã tiêu diệt đi 7 mặt trời đủ để chiếu sáng nhưng không đốt cháy. năm Vĩnh Chinh thứ 3 có nạn hồng thuỷ làm ngập trái đất chỉ còn lị dỉnh núi Côn Lôn nước không ngập đến, nạn hang Thủy diền ra làm ngạp cây cối, vạn vật đều chết hết chỉ có Phục Huy và em gái sống sót trong quả bầu. Chốn lên đỉnh núi này gặp con Rùa đen hiện lên bảo họ phải lấy nhau, hai người đánh Rùa và cắt ra từng mảnh và vẫn không chết, Rùa sống lại và tiếp tục khuyên họ lấy nhau, họ không nghe và tiếp tục đi mãi, lúc ấy cây hiện lên bảo họ lấy nhau, họ lấy dao chặt cây và đốt thành 2 đống lửa, khói của 2 đốn lửa bay lên và quấn vào nhau tạo thành hình trôn ốc. Hai người hiểu rằng trời cho họ lấy nhau, sau 1 đêm người con gái có mang, sau 10 tháng trên đỉnh núi Côn Lôn họ sinh ra một khối thịt và máu hình con Rùa, khối thịt được phân thành 300 mảnh và trở nên những họ của loài người, có Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 15
  16. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang 50 họ trở thành các dòng họ của chúa đất và thần thánh. Vậy nên các vua chúa, thần thánh đều cùng một nguồn gốc. Nhưng về sau có nhiều đàn ông hơn đàn bà, họ không có quần áo, không có thắt lưng, không biết làm nhà, gieo hạt, họ ăn sống nuốt tươi không học hành gì, họ giao cấu bừa bãi với cả người trong dòng họ. Rồi Phục Huy trở lại trên trái đất dạy họ biết làm ăn, ăn mặc, Lỗ Ban dạy họ xây nhà làm ăn, Ngọc Hoàng dạy họ biết dùng lửa nấu chín thức ăn, Chu Hoàng dạy họ luận hôn nhân và quan hệ với những người thân, Thần Nông dạy họ gieo trồng cấy lúa, Bàn Cổ cấp lúa giống cho họ. Truyền thuyết kể rằng Bàn Cổ có 2 con trai và 12 con gái. người con trai cả là tổ tiên của người Hán, người con trai thứ là tổ tiên của người Kinh. Còn 12 cô con gái nhà vua không gả chồng hết được do vậy một cô con gái tổ tiên của người Mán Đại Bản lấy chồng người khỉ đuôi dài, nên phụ nữ của họ mặc trang phục áo vạt dài giống đuôi khỉ . một cô khác lấy chồng chó tổ tiên của người Cao Lan, nên phụ nữ mặc ó thêu hình thang trên bả vai tượng trưng những vết cắn của chó. Dưới cánh tay khâu những miếng vải xanh, trắng tượng trưng cho những vết chân chó. Theo các nguồn thư tịch và những lời kể của những người già trong làng Đại Phú thì tổ tiên của tộc người Cao Lan trước đây ở vùng tây Hương Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Do quá trình làm ăn sinh sống giặc giã tộc người Cao Lan rời bỏ quê hương vào thời nhà Minh đi đến Quảng Tây Trung Quốc rồi đến Nam Ninh vào bắc Việt Nam( ngày nay). chính vào bắc Việt Nam cư trú làm ăn sinh sống, người Cao Lan được vua nam uỷ quyền cho chi huyện cấp văn bằng được phép làm ăn lập nghiệp ở các địa phương của Việt Nam, tính đến nay đã được 4 đời, người Cao Lan vào việt nam đông nhất năm 1791, song cũng có bộ phận vào sớm hơn năm 1743. Như vậy có thể nói tộc người Cao Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, Rồi di cư vào Việt Nam ở đời nhà Minh với 02 tộc người chính : Cao Lan – San Chí. Người dẫn dắt di cư của người Cao Lan - San Chí là tù trưởng Ninh Văn Bính, sau khi tù trưởng Bính qua đời tù trưởng Hoàng Văn Thân là người Cao Lan Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 16
  17. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang thay thế, đời sống khó khăn họ di cư đến Lục Ngạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang. Nhưng chế độ cai quản của từng tộc người ở các tỉnh nói trên lại một lần nữa nghe lời tù trưởng để rời cư vào các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá làm ăn định cư. Nhưng vì người Cao Lan là tộc ít người người mường đông nên vua mường kiên quyết không cho người Cao Lan và vua Cao Lan sinh sống ở đây, vua mường đuổi vua Cao Lan đi, nên tộc người Cao Lan lại trở về quê cũ định cư sinh sống ở phía đông bắc Việt Nam, tập trung số lượng đông nhất ở Tuyên Quang cách đây 300 – 400 năm( khoảng thế kỷ 17, 18). Và Đại Phú là một trong những nơi người Cao Lan lựa chọn, từ đây họ bắt đầu an cư, lập nghiệp. Tuy cuộc sống mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng họ sống với một tinh thần lạc quan, yêu đời. trong quá trình định cư, tích luỹ kinh nghiệm,học hỏi các cộng đồng khác, nên cnh tác đã được cải tiến. Khai phá đất đai làm ruộng,cấy lúa nước, trồng ngô, bông vải, cây ăn quả chăn nuôI gia xúc và chính quá trình lao động sản xuất đó họ đã sáng tạo ra cả một kho tàng văn hoá dân gian cho dân tộc mình. Hiện nay thì cuộc sống của đồng bào Cao Lan ở Đại Phú đã khá hơn rất nhiều, những hủ tục lạc hậu đã bị loại bỏ thay vào đó là tiếp thu những nét văn hoá của các tộc người khác để làm phong phú thêm vốn văn hoá của dân tộc mình. 1.3.2 Nét nổi bật trong tổ chức - xã hội Do di cư vào Việt Nam muộn hơn các tộc người khác nên người Cao Lan sống xen kẽ với người Tày- Nùng - Dao, đồng bào thường sống tập trung một hay nhiều làng, người Cao Lan cư trú khá rõ nét, địa điểm cư trú của họ phụ thuộc vào đất đai mầu mỡ, rừng núi, sông suối, để có điều kiện sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. ở Đại Phú người Cao Lan sống xen kẽ với người Kinh – Hoa, chủ yếu tập chung tại các thôn giáp chân 2 con núi là núi sáng và núi Bầu như ; thôn Mãn hoá, thôn Dung Giao, thôn Đồng Xay,thôn Đồng Na, thôn Cây Thông Danh giới đời sống của tộc người Cao Lan được phân chia mốc, cánh rừng, dòng chảy ngọn núi, độ dốc, khu đồi, và rất có ý thức tôn trọng người đến trước Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 17
  18. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang về quyền sở hữu. mỗi bản làng được phân chia ra khu, khu cư trú khu canh tác, khu thờ cúng đình chùa miếu mạo Cấu trúc truyền thống của người Cao Lan ở Đại Phú là cư trú theo dòng họ, sống quây quần thành từng cụm, người Cao Lan không có nghĩa địa vì họ quan niệm người Cao Lan chết đi hồn sẽ trở về Dương Châu, ở đó có ngôi nhà từng dòng họ để chôn cất người quá cố của các dòng họ, nên khi trong nhà có người qua đời họ thường chọn đất theo hướng của họ mình cho phù hợp, chứ không có nghĩa địa chung của làng như người Kinh. Về luật tục: truyền thống của người Mán Cao Lan mang nhiều dấu ấn công xã nông thôn bản địa nên mỗi làng thường có một người có uy tín, am hiểu, và giàu kinh nghiệm được cộng đồng kính nể bầu làm Khám Thủ và Thổ Từ để quản lý làng bản điều hành mọi công việc của làng về kinh tế - xã hội, an ninh, xã giao Về hôn nhân: được cộng đồng làng rất coi trọng, chuyện gả con gái lấy dâu đều được làng chứng kiến. Nhà mà có con gái chửa hoang phải báo cáo làng để làm lễ xin tha Nơi thờ cúng lễ hội: ngoài khu vực cư trú của tộc người Cao Lan mỗi làng đều bàn nhau để một khu đất rộng, bằng phẳng để làm miếu, dựng đình chùa có người cai quản, làng nào cũng góp thường là để 1-2 sào ruộng để cho người cai quản canh tác, diện tích đó gọi là làng trả thù lao, người cai quản đó thường là ông Khám Thủ hay Ông Thổ Từ, hàng năm cứ vào tết nguyên đán dân làng tổ choc cúng chung vào ngày cuối của năm tức là từ ngày 23 – 26 tháng chạp, và thắp nhang vào ngày 30,mùng một tết. ở Đại Phú đó là ngôi đền Hợp Chung, Cứ khi xuân sang tết đến cả làng lại mở hội, vui chơi và làm lễ xuống đồng từ ngày 02 đến 10 tháng giêng, cầu cho mùa màng tốt tươi, cả làng an thịnh, người dân trong làng nô nức kéo nhau đi hội và tham gia các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Không như người kinh Người Cao Lan thường có 4 tết chính: tết nguyên đán, tết thanh minh và tết đoan ngọ, tết vu la 15/7 và 3 tết phụ : 15/1 âm lịch tết nguyên tiêu( ăn tết lại), ngày mùng 8 âm lịch tết cơm mới, ngày mùng 10/10 âm Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 18
  19. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang lịch : đông chí( tết rửa hái). người Cao Lan đặc biệt coi trọng tết vu lan 15/7 vì họ quan niệm đây là tết mẹ,nó rất quan trọng trong năm. Kết hôn : trước đây người Cao Lan thường kết hôn ở tuổi ; nữ 15 - 16, nam 17 - 18 nhưng ngày nay đã tuân theo luật hôn nhân và gia đình của nhà nước. ở dan tộc Cao Lan có tục ở rể bởi họ dựa vào hai lý do: nhà toàn con gái hoặc gia đình kinh tế còn khó khăn. ở rể từ 1 đến 3 năm thì mới xin ra ở riêng, hoặc trở về nhà quê nội,song cũng có người nguyện chăm lo cho bố mẹ vợ tới khi qua đời. người Cao Lan thường đặt ra 2 nguyên tắc trong hôn nhân như sau:  Nguyên tắc thứ nhất: việc hôn nhân phải tính theo dòng họ, người có cùng dòng họ kể cả cách nhau 5 đời cũng không được phép lấy nhau.  Nguyên tắc thứ hai: có chung thờ cúng tổ tiên, hương hoả thì không được kết hôn. Người phụ nữ Cao Lan chịu nhiều rằng buộc bởi theo quan niệm quan hệ nàng dâu trong gia đình nhà chồng, vì vậy khi con dâu về nhà chồng phải thực hiện rất nhiều quy định lễ tục của nhà chồng: không được nói to, đi lại phải khép nép có ý tứ, buổi sáng dậy sớm nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, pha nước uống, bưng nước cho Bố Mẹ chồng rửa mặt. Con dâu tuyệt đối không được nằm hay ngồi lên giường bố mẹ chồng, không được qua lại bàn thờ cúng tổ tiên, hương hoả . bố chồng cũng phảI có những quy định riêng khi có con dâu như: không được vào buồng con dâu, khi muốn đưa vật gì cho con dâu thì phải thông qua người khác hoặc đặt xuống như đưa con cho bố chồng bế. đến bữa ăn cơm dù chỉ có 2 bố con thì cũng phả dọn 2 mâm chứ không ngồi chung một mâm,con dâu không được phép nghe những chuyện dòng họ bàn, giữ chọn vệc tốt xấu trong nhà chồng không được kể cho người khác. Về quan hệ gia đình: trong mỗi gia đình người Cao Lan không phân biệt cành trên cành dưới theo vị trí vai vế tính ừ đời thứ 4 trở đi, chỉ phân biệt đời thứ 3, người Cao Lan dòng họ không chia thành cành, thứ bậc và không có người đứng đầu dòng họ, vì không có nhà thờ chung, mỗi gia đình chỉ thờ bố mẹ mình là chính, bên ngoại khi chủ nhà qua đời thì không cúng thờ bên ngoại nữa với quan niệm “ con gái chỉ thờ một đời”. ở tộc người này có hình thức dòng họ Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 19
  20. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang là tiểu gia đình bởi họ quan niệm ai sinh ra trước là anh chị, bất kể người đó là con anh hay con cô, chỉ lập bàn thờ cúng tổ tiên. Người Cao Lan rất coi trọng ngày lễ tết, dù con trai hay con gái, con cháu về lễ tết ông bà phải có quà cho “bố mẹ”, ngược lại ông bà, bố mẹ cũng chuẩn bị quà cho cháu như: áo, khăn, tiền. Ngày xưa con trai, con rể đi lễ tết bằng gà thiến, bánh, nhưng ngày nay đi lễ tết chủ yếu bằng tiền tù lòng hảo tâm Về đám cưới của người Cao Lan đều phải có trình tự như : lễ giạm hỏi, lễ giá bạc, lễ cưới.  Lễ giạm hỏi : (được gọi là đánh tiếng) nam nữ Cao Lan láy nhau thường thông qua bố mẹ định đoạt, nhưng họ cũng đã tìm hiểu nhau qua câu hát Sình Ca, sau đó được sự đồng ý của cha mẹ, anh chị mới thực hiện lễ nghi cưới hỏi. Người con trai nhờ ông bà, anh chị đến hỏi, lễ chỉ có trầu cau rồi xin hà gáI mệnh của người con gái, rồi bố mẹ của người con trai đi nhờ thầy xem tuổi gì, mệnh gì hợp hay không và tháng nào thì cưới được. Sau khi xem xong nếu được nhà trai xin ăn hỏi.  Lễ ăn hỏi : ( gọi là giá bạc) nhà trai xem được ngày tốt tháng tốt và thông qua bên nhà gái xin ăn hỏi, nhà gái đồng ý, nhà trai về chuẩn bị và nhờ ông bác, ông mối cùng 1 cháu trai 10 -12 tuổi đi cùng gánh lễ. Lễ vật gồm: một đôi gà thiến, 12 cái bánh dầy, 1 chai rượu, trầu cau, lúc này đại diện hai bên cùng nói chuyện giá. 2 cái bánh dày gửi nhà trọ “ người đánh tiếng hỏi nhờ”  Lễ ăn cưới: (đón dâu) sau khi nhận được ý kiến thách cưới của nhà gái, nhà trai sắp xếp chuẩn bị lễ vật và định ngày cưới và bỏ cho nhà gái nhận lễ : 2 con gà, 1 con nộp cheo, 1 con hẹn ngày và tiền mặt. Nhà trai nói rõ ngày đón dâu, nhà gái đồng ý thì 2 bên gia đình chuẩn bị cỗ mời anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè đến mừng cùng hai gia đình. Sau lễ cưới 3 hoặc 7 ngày gia đình nhà chồng cùng cô dâu về nhà mẹ đẻ (thông gia)chơi ăn một bữa cơm, sau đó để nàng dâu ở lạ chơi và hôm còn người đưa đi trở về, khi hết thời gian chơI bên nhà mẹ đẻ thì gia đình nhà gái lại đưa con gái sang nhà thông gia và ăn cơm ở đó, nếu xa thì ngủ lại 1 đêm hôm sau về. Tộc người Cao Lan xem việc mời nhận ông bà mối là cực kỳ quan trọng vì Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 20
  21. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang ông bà mối có nhiệm vụ bảo ban hoà giải đôi vợ chồng trẻ trong suốt thời gian tiếp theo. Kể từ khi nhận là con của ông bà mối, hai vợ chồng có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ mối khi về già, khi họ chết phải để tang như bố mẹ đẻ. Nói chung trong tổ chức - xã hội của nguời Cao Lan có rất nhiều điểm khác biệt và chính sự khác biệt đó đã tạo những đặc trưng văn hoá mang bản sắc riêng khá phong phú và đa dạng. nhưng hiện nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã tác động và làm mai một đi nhiều. 1.2.5 Đặc điểm nổi bật về văn hoá vật chất - tinh thần Đối với mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá vật chất cũng như tinh thần đặc sắc riêng có của mình. Với dân tộc Cao Lan cũng vậy, họ luôn có một nét riêng trong đời sống từ cách làm nhà để sinh sống đến những nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng.  Nhà ở Chúng ta có thể thấy các loại hình về nhà ở, nói chung về truyền thống nhà cửa của người Cao Lan thường là nhà sàn nhiều hình thể: 1 gian 2 trái; 3 gian 2 trái ; 4 gian 2 trái ; hoặc nhà trệt dựng nhà bằng gỗ không mối mọt, tất cả đẽo tròn, vuông, thẳng, đục lỗ xuyên văn trông cứng và chắc chắn, để ra một trái để làm cầu thang lên xuống hoặc bố trí đi sau : nhà 3 gian 2 trái  1 - trái liền với 1 gian dùng để trang trí nơi để bếp nước, đi lại, tắm rửa, để đồ dùng sinh hoạt đun nấu  2 – Gian để ăn cơm tiếp khách  3 – Gian để bàn thờ tổ tiên Chính điều kiện sống của họ nên đã tạo cho người Cao Lan phong tục làm nhà sàn, họ phải làm nhà cao lên để có thể sống trong rừng núi,sông suối,tránh thú dữ phá phách như : hổ, cọp , hơn nữa họ làm nhà sàn để nhốt gia súc vừa để tránh thú dữ lại không mất trộm. Người Cao Lan rất khéo tay, kể cả nam lẫn nữ họ đan những tấm đệm để phơi lúa, Lợp nhà bằng gianh tức là họ kết những cây cỏ gianh thành những phên rồi lợp lên mái nhà khá kỳ công và mất nhiều thời gian. Để làm được một ngôi nhà người Cao Lan phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn : chuẩn bị nguyên vật Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 21
  22. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang liệu, xem đất, chọn hướng, chọn ngày khởi công, ngàydựng , công việc chuẩn bị có thể kéo dài tới vài ba năm, có khi còn tới hàng chục năm tuỳ theo khả năng kinh tế của gia chủ bởi chuẩn bị nguyên vật liệu là quan trọng hơn cả. chính điều này đã tạo cho họ một nét văn hoá vô cùng quý giá,góp phần trong văn hoá Việt Nam. Nhưng cùng với quá trình đô thị hoá thì hiện nay số nhà sàn cổ còn rất ít, họ đã dần dần chuyển sang dựng nhà đất và nhà xây như người Kinh. Vài năm tới nhà sàn của tộc người Cao Lan sẽ chỉ còn trong ký ức, trong viện bảo tàng, phim ảnh nếu chúng ta không có kế hoạch và những phương pháp để tôn tạo, bảo tồn.  Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt: Người Cao Lan ở Đại Phú sống và canh tác chủ yếu ở địa hình đồi núi trung du, miền núi của Huyện Sơn Dương, nên họ sống bằng nghề nông trồng lúa, có cả lúa nương và lúa nước. Vì vậy công cụ chủ yếu để canh tác phải được chế tạo phù hợp với công việc vừa làm ruộng lại làm nương. Công cụ chủ yếu để làm nương ở đây là dao và rìu tay, các công cụ này đều do người CaoLan tự chế, rất tiện lợi và bền chắc. khi đI rừng lên nương họ thường mang theo một chiếc túi dết có quai đeo được tết bằng dây gai hoặc dây rừng(xông) vào một chiếc sọt nhỏ đan bằng nứa (teo) để đựng đồ ăn và các thứ hái được ở trên rừng mang về nhà. Nếu phải tra hạt thì phụ nữ Cao Lan thường đeo bên hông một chiếc giỏ gọi là chiếc Đinh để đựng hạt giống. Chiếc Đinh được đan bằng tre, hình bầu dục, quai đeo một bên, cao khoảng 15 cm, đáy hình chữ nhật, dụng cụ này khá thuận lợi cho việc tra hạt trên nương Dụng cụ mang theo để làm nương thường là một chiếc quốc tay( lưỡi quốc nhỏ, cán quốc ngắn) nhẹ dễ sử dụng, và một con dao dựa vừa phải được đút trong bao gỗ có dây đeo ngang hông, chiếc bao ở đây được phân biệt đàn ông và đàn bà khá rõ nét thông qua nét trang trí trên vỏ bao, đặc biệt với người phụ nữ thì chiếc bao dao được trạm trổ rất cầu kỳ và chiếc dây đeo được dệt bằng thổ cẩm với nhiều họa tiết .chiếc bao dao và con dao của người phụ nữ Cao Lan khá tiện dụng nó vừa là công cụ làm nương lại như một món đồ trang sức làm tôn thêm vẻ đẹp của thiếu nữ vùng cao. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 22
  23. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Dụng cụ thu hoạch và chế biến lương thực của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú cũng có những nét khác biệt: dụng cụ thu hoạch lúa nương là chiếc lưỡi hái và chiếc đòn gánh nhọn 2 đầu gọi là đòn xóc để gánh lúa nương. hiện nay ở xã Đại Phú dân tộc Cao Lan không còn trồng lúa nương vì vậy các dụng cụ này đã được các cán bộ sưu tầm để trưng bày và phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền  Một số trang phục tiêu biểu của dân tộc Cao Lan ở Đại Phú Có thể nói dân tộc Cao Lan là một dân tộc có truyền thống dệt vải bằng bông từ rất lâu đời từ những tấm vải dệt bằng bông, họ nhuộm chàm đen hoặc xanh sẫm, rồi tự cắt khâu thành những bộ quần áo rất đặc trưng của đồng bào Cao Lan ở Đại Phú. Như đã trình bày ở trên thì ta thấy đất đai ở Đại Phú rất thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bông,nên họ đã tận dụng lợi thế này để trồng bông làm nguyên liệu dệt vải và may quần áo, làm thành nét đẹp bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Mặc dù kỹ thuật sản xuất vải còn thô sơ, màu sắc còn đơn giản, nhưng nhờ những bàn tay khéo léo của người hụ nũ Cao Lan mà họ đã tạo ra những bộ quần áo với nhiều kiểu dáng phong phú cùng những trang trí đặc sắc, tiêu biểu mang tính thẩm mỹ cao. Trang phục truyền thống của người Cao Lan ở Đại Phú có nhiều loại, đặc trưng nhất đó là : quần áo mặc thường ngày và quần áo mặc trong ngày lễ tết. Quần áo mặc trong ngày thường của đàn ông và đàn bà giống nhau ở chỗ đều cài khuy trước ngực, có hai túi dưới may bằng vải màu chàm không có hoa văn trang trí. Họ thường mặc trong ngày thường và ngay cả khi ra đồng. Còn quần áo mặc trong ngày lễ tết là chiếc áo dài may theo kiểu cổ đứng, ngắn, cài khuy bên nách phải, có xẻ tà, tà áo phía trước dài hơn tà áo phía sau. áo dài của đàn ông khác áo dài của đàn bà là ở chỗ áo dài của đàn bà thường mặc dài hơn của đàn ông, áo dài của đàn ông chỉ mặc đến dưới đầu gối một chút, còn áo dài của đàn bà phải mặc đến sát gót chân thể hiện sự kín đáo của người phụ nữ Cao Lan. Quần của người Cao Lan có ống và đũng rộng hơn, có cạp nhưng không dùng dây rút mà dùng dây đai để buộc. Người phụ nữ dùng khăn đội đầu thay Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 23
  24. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang cho chiếc nón che nắng che mưa của người kinh. Người Cao Lan khi đi làm đều dùng xà cạp ( kéo cạo), may bằng vải trắng ở mỗi đầu có hai sợi dây buộc. Xà cạp quấn quanh bắp chân có tác dụng vừa giữ ấm về mùa đông, lội bùn không bị vắt cắn, rắn độc cắn hay dây rừng cào sây sát. chiếc thắt lưng ( chặp sặn), chủ yếu phụ nữ thường dùng bằng vải chàm nhuộm chàm đen, khổ rộng 40 cm, chiều dài đủ quấn 2 vòng quanh bụng và bỏ thừa ra mấy chục phân ở phía trước bụng. Khi đi làm hay đi chơi nam, nữ thường đeo trên vai một chiếc túi khoác gọi là cái sung, chiếc sung có nhiều loại to, nhỏ khác nhau, phần túi đựng có hình chữ nhật, phần quai đeo được tết thành sợi, dây dùng để đan sung là lấy từ dây sắn rừng( sắn ma) se lại, dụng cụ đan và kỹ thuật đan giốn như ngườ kinh đan lưới, công việc này chủ yếu do ngườ phụ nữ tranh thủ lúc rảnh rỗi, có khi là cả thời gian ban ngày lẫn ban đêm chỉ cần đó là thời gian rảnh. Chiếc sung là một vật dụng rất gần gũi và cần thiết để mang những đồ vật khi đi làm nương hay đi chơi , phụ nữ Cao Lan còn mang theo những đồ trang sức như : vòng bạc, nhẫn đeo tay, châm cài đầu , vòng bạc cũng có nhiều loại; loại đeo ở tay, loại đeo ở cổ, đeo ở tai Riêng vòng đeo cổ chỉ đeo khi đi lễ hội, còn các đồ trang sức khác thì đeo hàng ngày. phụ nữ Cao Lan còn thường xuyên dùng yếm buộc một dây vòng qua cổ và một dây buộc ngang thắt lưng, yếm may bằng vải chàm có thêu hoa văn bằng chỉ màu hình quả chám, hình chim, hoa sen với đầy đủ màu sắc. Cả đàn ông và đàn bà người Cao Lan thường đi guốc gỗ tự đẽo từ cây thừng mực, trước khi đi ngủ họ thường rửa chân và đi guốc. Ngày nay, trang phục của đồng bào Cao Lan cũng đã có nhiều thay đổi, họ đã sử dụng vải và may mặc theo kiểu trang phục của người kinh,đánh mất những trang phục truyền thống của dân tộc mình. Việc khôi phục những quần áo truyền thống của người Cao Lan đang là vấn đề cần thiết để bảo lưu truyền thống trang phục và những nét văn hoá trong sinh hoạt đời sống của dân tộc Cao Lan. Nhằm gìn giữ một bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào Cao Lan ở xã miền núi của Huyện Sơn Dương. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 24
  25. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Ngoài ra đến với dân tộc này chúng ta còn có thể thưởng thức nét văn hoá ẩm thực với nhiều món ăn và đồ uống riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình như : sôi cẩm, sôi đỏ ( đám cưới), sôi xanh ( tết đông 9/11), cơm lam, món bún bằng gạo tẻ , và các loại bánh. Nói tới dân tộc Cao Lan chúng ta không thể bỏ qua nét đẹp trong đời sống tinh thần của họ. Người Cao Lan có lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo. quan niệm của tộc người Cao Lan cho rằng thế giới có 3 tầng. Tầng trên là tầng trời ở đó có vị Thượng Thần có uy quyền hơn cả Ngọc Hoàng. Tầng giữa là mặt đất nơi cư trú của muôn loài chúng sinh, là thế giới hiện tại. tầng âm phủ là thế giới tương lai nơI trú ngụ của các sinh linh đã lìa bỏ trần thế. Quan niệm này được thể hiện rõ nét qua các bức tranh bài cúng. Người Cao Lan lấy việc thờ cúng tuỳ theo từng dòng họ, mỗi họ có thể có ban Thờ, cánh thờ cúng riêng, chẳng hạn họ trần này thờ cúng khác họ trần kia, họ Dương này thờ khác họ Dưong kia về hương hoả. Với dân tộc Cao Lan khi ngươiì chết thì được tắm bằng nước lá thơm. quần áo mặc cho người chết là quần áo mới nhưng ít nhất đã được mặc qua một lần, bởi họ quan niệm nếu để mới nguyên mặc cho người chết đi xuống âm phủ, sẽ bị người khác ở dưới âm tranh mất, nên áo được mặc cắt bỏ cúc, và xé dọc tà một đoạn. người chết dùng bẩy đồng xu căng buộc lại với nhau: đó là mắt, tai, mũi, mồm, tượng trưng cho 7 ngôi sao dẫn đường đi về thế giới sinh linh. Cao Lan còn có tục làm nhà xe (nhà táng) cho người chết, nếu người bình thường khi chết con cháu phải dựng và làm nhà 3 nóc, nếu người chết là người thầy trong bản thì khi chết phải được làm nhà 9 nóc và một mênh kênh tượng trưng cho vọng gác Về hành lễ : nhờ thầy, con cháu mặc trang phục màu trắng ; con trai, con rể mặc áo trắng không có cúc có dải vấn khăn xếp ; con gái, con dâu mặc áo trắng không có cúc, có dải khăn đội dài tới gót chân ; còn cháu, anh em dòng họ đội khăn trắng buộc. Riêng con nuôi không mặc áo trắng nhưng vấn khăn xếp. Người Cao Lan có nhiều lễ nghi, lễ hội: như lễ cầu mùa cầu mưa thuận gió hoà, Lễ cơm mới, trong các lễ hội của làng được tổ chức vào tháng giêng : hội Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 25
  26. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang xuống đồng, hội tung còn, hội đánh yến, đi cà kheo, đu quay, đánh đu, đặc biệt là hát đối đáp giao duyên giữa nam và nữ - Sình Ca. Thường các lễ hội xưa kia kéo dài tới hết tháng riêng, nhưng ngày nay lễ hội được quy định không quá ngày rằm 15 tháng riêng. hiện nay bản sắc của người Cao Lan ngày càng bị mai một đi như Làn Điệu Sình Ca, tung còn, đánh yến đánh đu , nó chỉ còn lưu truyền qua các tầng lớp cao tuổi và trong lý ức của người Cao Lan thậm chí tiếng nói đến nay cũng dần chuyển sang tiếng phổ thông. vì vậy cần sự quan tâm cũng như các biện pháp để khôi phục bảo tồn và phát triển nét văn hoá truyền thống quý giá này. Tiểu kết chương 1 Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 26
  27. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Chƣơng 2 SÌNH CA VÀ TỔ CHỨC HÁT SÌNH CA CỦA NGƢỜI CAO LAN Ở Xà ĐẠI PHÚ 2.1 Sình Ca tên gọi và ý nghĩa Sình Ca ra đời gắn liền với truyền thuyết dân gian về nàng Lưu Ba của dân tộc Cao Lan, một câu truyện tình đầy cảm động, đẹp đẽ nhưng chứa đựng nhiều ai oán, chính tình yêu mãnh liệt đó đã thúc dục nàng sáng tác ra những lời hát thiết tha,ân tình. Sau khi nàng Lưu Ba qua đời, nàng được dân tộc Cao Lan tôn lên làm bà chúa của thơ ca và tên gọi Sình Ca( Sịnh Ca) là thể hiện sự tôn kính đối với nàng vì Sịnh – Sềnh tiếng Cao Lan có nghĩa là thần , chúa có uy lực ngang với vị thần siêu nhiên như: thần Sông, thần Núi ,Số bài hát mà nàng Lưu Ba truyền lại cho dân làng Cao Lan nhiều hơn cả lá rừng, người Cao Lan mỗi người nhớ một đoạn, một bài rồi tập hợp lại thành một trường ca của dân tộc mình. Còn theo tên gọi dân gian của người dân trong xã Đại Phú thì Sình tức là xướng còn Ca là Ca Lên, hát lên. bởi vì một lí do đơn giản : khi người ta vui người ta hát, xướng lên với nhau để tâm tình, vì thế Sình Ca được tổ chức trong các dịp hội làng, ngày xuân, trong ngày mừng đám cưới , đây là dịp mà nam nữ thanh niên có cơ hội đến với nhau, làm quen, nói chuyện, tâm tình qua lời hát. và như vậy Sình Ca là lối hát đối đáp giao duyên nam nữ đằm thắm, thiết tha. Có lúc họ hát theo sách nhưng cũng có lúc từ một câu thơ mà khiến họ say mê cả buổi để luận đối đáp nhau qua ý của câu thơ đó, để chứng minh rằng: “tôi là người thông minh, hiểu ý của bạn và bạn hãy tin tôi, dành tình cảm cho tôi ”. Bởi vậy trong lễ hội ở làng Đại Phú, sau các trò chơi dân gian là tới phần mà tất cả mọi người đều mong đợi đặc biệt là nam nữ thanh niên, đó chính là úc những câu hát Sình Ca được cất lên, là lúc mà các nam thanh nữ tú có dịp trổ tài trước mặt người mình thương yêu. đám con trai cùng hát, tiếng hát đầm ấm, bay bổng âm vang đồi núi, thổi vào trong gió, vào hơi thở mùa xuân những lời yêu thương, nồng nàn làm động lòng các cô gái trẻ. Những thiếu nữ Cao Lan dụ dàng e lệ trong bộ váy chàm mới may, đôi má ửng hồng đẹp như những bông Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 27
  28. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang hoa rừng toả ngát hương, khiến đám con trai mê hồn. Người con trai hát rằng: Anh thì ở xa Hôm nay đến đây Gặp em không biết em dã có người tình hay chưa? Nếu có người tình rồi thì chúc em đẹp duyên đôi lứa Còn nếu chưa có thì đừng có trách anh Sự thăm dò tế nhị đó của chàng trai như là một tín hiệu để nói với cô gái rằng anh đã có tình cảm với em, anh đã say mê em lâu rồi. Người con gái nhẹ nhàng đối lại, cũng muốn nói với chàng trai rằng anh hãy tin em, đừng nghi ngờ em là tội: Người yêu chưa có anh ơi? Quẳng dao xuống nước cho đời chứng minh Dao nổi thì em bạc tình Dao chìm dưới nước tình này trắng trong Cứ như vậy họ hát họ tâm sự với nhau cho tới lúc hết hội, hết hội rồi họ lại hẹn nhau đêm tới lại tiếp tục lời hát để họ bày tỏ tình cảm, để thi tài,họ cứ say mê hát, hát hết ngày rồi tới đêm, hát hết đêm này rồi tới đêm khác và họ đã yêu nhay qua các đêm hát giao duyên triền miên ấy, chàng trai đã đưa cô gái về nhà ra mắt cha mẹ, anh em, dòng họ tính chuyện cưới xin. Tình yêu của người Cao Lan giản dị mà sâu lắng chung thuỷ với nhau suốt cuộc đời, cùng nhau xây dựng cuộc sống nuôi dạy con cái trưởng thành. Như vậy Sình Ca đã ăn sâu vào máu của người Cao Lan, là linh hồn của văn hoá Cao Lan. Đồng bào Cao Lan đã biết chép thành sách để lưu giữ lại nội dung của lời ca để truyền lại cho nhau và dạy nhau cách hát. dân tộc Cao Lan thường nhắc nhở nhau : “sình ca hó, làn có cồng, sếnh sư mù cồng, hệnh hè mù sin” để nói về Sình Ca. những câu này có nghĩa là: “ hát sình Ca rất khó, có thể hát mãi không bao giờ hết, hay học, đọc trong sách cũng không bao giờ cạn” bởi có thể từ một câu thơ mà hai bên cứ luận mãi luận mãi không nói hết được, bên này luận được bên kia cũng không chịu thua, họ cứ thách đố nhau mãi, họ luận gày chưa xong họ lại hẹn “đêm xuống chúng ta luận tiếp” Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 28
  29. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Như vậy ta thấy rằng hình thức hát Sình Ca được bắt nguồn từ mạch đập của cuộc sống nó được ra đời để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, để giải toả tinh thần và tình cảm cho mỗi thành viên trong làng, mà thêm yêu mến cuộc sống này hơn, quý trọng con người hơn, vì thế Sình Ca có nhiều nội dung rất đa dạng và phong phú như : Sình Ca trong hội xuân, trong lao động sản xuất, trong đám cưới trong đám tang và đặc biệt là át Sình Ca ba đêm với 12 đêm hát, mỗi đêm lại có một nội dung khác nhau không đêm nào giống đêm nào. Tóm lại Sình Ca là hình thức hát ví( giao duyên) của dân tộc Cao Lan với số lượng sách hát lớn nhất, mà không có ở bất kỳ một dân tộc thiểu số nào khác, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác rất phong phú từ nội dung tới hình thức thể hiện, từ không gian đến thời gian và bối cảnh hát. nếu như có cuộc thi nào nói về bài hát dài nhất của các dân tộc thì Sình Ca chắc chắn mệnh danh là bài hát dài nhất và ý nghĩa nhất Việt Nam. Bởi ngoài những lời ca yêu thương mãnh liệt, thắm thiết, mượt mà, ân tình mà các đôi trai gái hát với nhau thì Sình Ca còn nhiều bài hát mang tính triết lý, trữ tình sâu sắc như: Cây gãy chết vì tham lắm quả Người chết yểu vì miệng nói ngoa Quả ớt tuy cay nhưng ăn cả vỏ Quả chuối tuy ngọt nhưng ăn đừng quên bỏ vỏ ngoài Vợ tuy xấu vẫn là chung chăn gối Tình duyên dù đẹp vẫn có thể chia ly Hay : làng phồng mòi líu, mòi phồng làng Hợp slình lầy nhừ phồng tòi làng Lầy như phồng tàng tắc hếch páo Làng phồng quậy nình tắc an sàng Cháu sởi mìn sín mù slây hếch Nhộc sời mìn sín lời mấy slây Sà đê mấy slây phồn mấy hếch Slinh chước nhờn nậy tạy tộ cạy Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 29
  30. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Dịch: Anh gặp em rồi, em gặp anh Giống như cá chép gặp được ao Cá chép vào ao ăn báu vật Đôi ta gặp mặt để sắm giường chung Rượu bày trước mặt vẫn sầu Thịt đầy mâm cỗ chẳng ăn đâu chè, cơm có đủ anh đều ngáy bụng còn để đó nhớ lời nhau 2.2 Nguồn gốc hình thành và phát triển của Sình Ca Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của làn điệu Sình Ca là nàng lưu Ba (lau-slam)một nữ thần sắc đẹp của dân làng. dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú còn lưu giữ được câu truyện kể dân gian mang tính đặc sắc nhất của dân tộc mình , đó là truyện kể về nàng Lau-Slam xinh đẹp, một nhân vật tiêu biểu đã sản sinh ra nền nghệ thuật dân gian cho dân tộc mình, sáng tạo ra những áng thơ ca bất hủ cho đồng bào Cao Lan và nó vẫn còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến tận bây giờ. Câu truyện truyền thuyết về nàng Lauslam đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Cao Lan ở xã Đại Phú nói riêng và của tộc người Cao Lan trên đất nước Việt Nam nói chung. Nói về Sình Ca thì không thể quên câu truyện về nàng Lưu Ba này, bởi vậy để hiểu được về Sình Ca chúng ta hãy cùng nghe lại một câu truyện rất dài từ thủa xa xưa. Một câu truyện truyền thuyết đầy sức hấp dẫn: Nàng Lưu Ba con nhà nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Lưu Ba sống cùng anh trai, hàng ngày nàng sống với cây cỏ, chim muông trên rừng, chính vì cuộc sống quá gắn bó, thân thiết với thiên nhiên như vậy, nên nàng đã thuộc hết những giọng hót véo von của các loài chim, từ đó nàng có thể bắt chước tiếng của chim rừng để có thể giao lưu với chúng như những người bạn thân. vì thế nàng có giọng hát rất hay. Khi nàng cất tiếng hát, dòng suối ngừng chảy,ngọn gió ngừng bay, mọi người đều nín thở, con nhện đang giăng màn bắt muỗi cũng xếp tơ vàng lắng nghe. Nàng còn đi khắp các ngóc ngách trong làng để học các điệu hát Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 30
  31. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang dân gian của nhân dân, mỗi khi lên rừng, lên nương nàng lại cất lên những lời hát đắm say. Vì vậy giọng hát của nàng mang đầy âm hưởng của rừng núi, có tiếng róc rách của suối nước chảy, có âm hưởng trầm hùng của rừng già nghìn tuổi và sự thánh thót của tiếng chim rừng, đậm đà những tình cảm đằm thắm của dân tộc Cao Lan. Khi nàng cất tiếng hát lên chim rừng ngừng bay, suối rừng ngừng chảy, gió rừng thôi reo để nhường cho giọng hát của nàng bay cao,bay xa đến với tất cả mọi người trong bản. các chàng trai thi nhau tìm đến để chiêm ngưỡng sắc đẹp và giọng hát của nàng và cũng là dịp để thử tài với giọng hát mê hồn đó, nhưng tất cả đều chịu thua nàng, không còn ai giám so bì với giọng hát tuyệt vời của nàng nữa. duy chỉ có chàng Dừn có đủ sức thi tài với nàng, lần nào cũng vậy nàng lưu Tam hát bao nhiêu câu thì chàng Dừn cũng hát bấy nhiêu câu. Những đêm họ hát, trăng lên nghiêng ngó đầu sàn, đàn trâu đang gặm cỏ dừng không khua mõ, chim gõ kiến quên không đóng cửa ban đêm. bản làng , rừng núi im lìm lắng nghe, nàng Lưu Ba dối đáp không chịu thua 1 câu, chàng Dừn cũng không chịu thua 1 lời, họ hát qua đêm này tới đêm khác, những lời ca thắm thiết ngọt ngào cứ thế ngân vang, rồi tới một đêm họ câu hát hẹn hò . nàng chúc mọi người già sống lâu trăm tuổi, chúc người trẻ vui vẻ sớm tối, chúc dân làng làm nương mua thuạn gió hoà, mùa màng bội thu, trâu đi chật núi, chật rừng. Chàng Dừn và nàng lưu Ba là đôi trai tài gái sắc đều có giọng hát rất hay, nhưng lại rất nghèo, vì nghèo quá nên không lấy được nhau mà cứ thương nhớ nhau mài qua mùa lua này tới mùa lúa khác và cứ vào mùa lễ hội, nàng Lưu Ba vẫn cứ tơ tưởng tới chàng Dừn, nhưng thật không may nàng lại gặp phải người chị dâu tham công, tiếc việc ghen ghét vì sắc đẹp và giọng hát của nàng nên không cho nàng đi hội để gặp chàng, người anh trai vô tình nghe lời cô vợ ích kỷ, bắt nàng luộc chín một nồi bánh chưng to mà nấu mãi chẳng bao giờ chín được, bởi trong những chiếc bánh chưng to đó là những hòn đa do người chị dâu gói vào để hại em mình, nàng phát hiện ra rất bực bội và buồn bã, nàng đã gói lại toàn bộ số bánh trong nồi bằng gạo, luộc chín và treo lên vách. Sau đó nàng Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 31
  32. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang đội nón bỏ nhà anh chị lên đường đi mãi, đi mãi, hết leo núi lại băng ngàn. ngày hội thứ nhất qua đi, ngày hội thứ hai qua đi, nàng đột nhiên xuất hiện trong ngày hội thứ ba, nàng xuất hiện như một ngọn gió thơm khiến mảng mây xanh đổi sắc nên hồng, khiến mặt trời phải nheo mắt. nàng như hòn ngọc toả sáng phía đông giơ nón che dâm cả vùng. Nàng tham gia vào hội ném còn và duyên may đã đến với nàng, quả còn nàng ném đã đén tay 1 người thanh niên khoẻ mạnh, đẹp trai, tuấn tú nhất vùng. Theo tục lệ, quả còn đến tay ai thì người đó phải là người yêu của người ném cò. Như vậy nàng Lưu Ba trở thành người yêu của chàng trai đó, chàng trai nọ mừng như muốn ngất trước sự ghen tuông, tức tối của bọn con trai nhà giàu, chúng xông vào đánh chàng trai, những người bạn của chàng trai giỏ những cánh tay để che chở cho chàng trai khỏi bị đau, đám hội đang vui bỗng nhiên trở nên tan tác Nàng Lưu Ba rất bực dọc, nàng cất lên tiếng hát vang trời : mới lơ ơ ớ các chàng trai, Trong rừng nở trăm hoa đẹp Bướm xanh khép cánh hoa vàng Ong quan hút mật hoa toăng Lệ làng có sẵn từ xưa Hoa đẹp không ưa ghen ghét Tiếng hát của nàng cất lên như nắng mới tràn về, ngày hội lại vui vẻ cho tới khi ngày hội xuống núi, bướm tìm chỗ nấp ngủ dưới hoa , nàng lại trở về sống với anh trai và người chị dâu độc ác. thấy Lưu Ba trở về bà chị dâu bày mưu tính kế với chồng hãm hại em, chị dâu lừa cho nàng leo lên cây rồi chặt gốc, ruột cây chảy máu, đàn gà rừng đang bới đất tìm mồi bay tứ tung lên rồi kêu lên: “ độc ác độc ác ”, con chim, con kiến nhìn thấy cũng kêu lên thất thanh: “ ác ác ”, nhưng kỳ lạ thay cây đổ ngả đằng đông, gió đông thổi lại đỡ, cây ngả đằng tây, gói tây thổi lại đỡ, cây ngả đằng nam trời làm mưa dây, bão giật, cây ngả đằng bắc gió bắc thổi cây đổ xuống đất, trời rung, đất lở, ngọn trong về phương bắc, gốc chếch về phương nam, nàng Lưu Ba ngã xuống, ngất đi trong gió lốc, ngay lạp tức đàn công đến xoè múa, đàn khỉ đi tìm lá tềng tang, con Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 32
  33. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang chim rừng đi tìm quả bồ quân đến mớm, con nai rừng mài sừng lấy thuốc để nàng uống, con khiếu má đen,con hoạ mi cất cao giọng hát để nàng tỉnh dậy Nhờ những vị thuốc thần tiên của thú rừng, chim rừng mà nàng Lưu Ba đã tỉnh dậy, miệng hé, môi cười, tim lại đập nhịp nhàng, người hồng hào trở lại, nàng hồi sinh hoa lại nở trắng rừng, bông lau lại phất cờ trong gió. Còn người chị dâu tưởng nàng đã chết mang hết của về nhà và tỏ vẻ than khóc với chồng và dân làng tthương tiếc cô em chồng tội nghiệp, bà ta còn ngoa nghoắt đặt điều rằng: “ không may con hổ vằn cụt chân bắt mất Lưu Ba rồi !” Thương em người anh trai mắt vàng như lá úa, cơn giận dâng lên như dòng thác đổ, chạy vội đi tìm dao dài thì thấy toàn dao ngắn, dao gãy mất chuôi, chạy đi tìm nỏ thì nỏ chẳng còn 1 mũi tên thuốc độc nào, quá thất vọng người anh trai ngồi thắp hương cho cô em gái tội nghiệp, cầu mong cho bóng ma của em hiện về, người anh cứ khóc mãi, khóc mãi, chợt có bước chân người lên cầu thang cất tiếng gọi: “ mở cửa cho em anh trai ơi ! anh đừng cúng ma nữa, em đã về đây” , người anh trai giật mình nhìn ra cửa, người lạnh toát mồ hôi, không tin được rằng người em gái còn sống trở về, nên vẫn một mực kêu van : - em đã là ma rồi, anh đã cúng ma ba ngày và ba đêm thức hoài thương nhớ! Ngoài cửa, Lưu Ba thì một mực van xin: - không đâu anh ơi, em về thật đây mà ! núi đã cao không có gió, không mưa cũng lở, cũng nhào, chị dâu muốn giết em nhưng trời không cho giết Nửa tin, nửa ngờ, người anh trai gặng hỏi: - ớ em gái của ta thật ư? Em không chết thật à? Ai cứu sống em về đó? Em hãy vào nhà đi, em hãy kể lại đầu đuôi câu chuyện đi! Người chị dâu trong buồng nhìn qua khe cửa, sợ toát mồ hôi,không hé răng nói nửa lời, nàng Lưu Ba từ tốn ngọt ngào: - Người chị dâu yêu quý của em đâu, chị hãy ra đây cho em nói một câu, cho em chào một tiếng. Con khỉ chết vì tham ăn quả, con chim gáy chết vì tham ăn vừng, cành cây gẫy cũng vì tham quả, con người chết vì miệng nói ngoa. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 33
  34. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Sáng sớm hôm sau người chồng gọi vợ dậy để chuẩn bị mổ gà làm cơm mời cả làng đến để ăn mừng, nhưng gọi ba lần không thấy vợ trở mình, chàng hốt hoảng nói với em gái: - ới em gái ơi ! chị dâu của em chết rồi! Lưu Ba nghe thấy anh kêu, nàng vào buồng lay chị dâu và gọi: - Chị dâu của em ơi! chị đi không phải giờ! Quả ớt dù cay cũng ăn cả vỏ, quả chuối dù ngọt, cũng bỏ vỏ ngoài. chị hãy dậy cho em nhìn một tí, chị sẽ sống với anh trai em cả một đời. Một lời hay quả ớt cay cũng ngọt, một lời rở quả vả chát cũng thành chua. Lời của Lưu Ba lọt vào tai chị dâu, người chị dâu như uống được thuốc tiên, môi đỏ dần, đôi mắt từ từ mở, nước mắt chảy ròng ròng ướt cả gối bông và tỉnh dậy khi trời hửng nắng. Từ khi em gái về nhà,người anh trai hằng đêm ra cài cửa, ngày đi tìm hoa cho Lưu Ba cài tóc không cảm thấy buồn. Nhưng trong lòng nàng không quên được chàng trai đã cùng hát lời thề ước với mình,gặp con chim la lông trắng nàng hỏi thăm: - Hỡi anh! ở cuối núi có nghe em hú, ở đầu nguồn có nghe em gọi, vọng vào vách núi, vọng vào trong gió, anh có nghe thấy không? em đang tìm anh đó anh ơi! Tiếng gọi của nàng vang xa, vọng vào vách đá vọng lại trả lời “ không đâu, không có đâu” Núi tiếp núi chập trùng, rừng tiếp rừng bát ngát, nàng quyết tâm băng rừng, lội suối đi tìm chàng trai yêu dấu, nàng gặp đàn chim công, chim công cười vui mách bảo: - Chàng Dừn đang ngày đêm thương nhớ nàng, đang đi làm nơi giàu sang phú quý để kiếm tiền về cưới nàng làm vợ. Biết được tin chàng,nàng vội quay gót về, vừa bước chân tới cầu thang nàng nhìn thấy con gà trống thiến, bước vào trong nhà, thấy sọt lá dong đựng đầy bánh dày và một buồng cau trăm quả, một trai rượu, mười hai lá trầu cay, thấy vậy, nàng hỏi: Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 34
  35. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang - có khách phương xa nào đến? Người anh trai đang tiếp khách, thấy em về mặt tươi như hoa, người anh bảo: - Em gái của ta ơi! cây lớn lên cây mong ra quả, nụ đến ngày nụ phải ra hoa. Hôm nay ngày lành, tháng tốt, có khách của làng xa đến hỏi vườn ta đó. Lưu Ba thẹn thùng bước vào buồng, mở cửa sổ nhìn ra, người đó không phải chàng Dừn, nàng quyết định trả trầu cau và làm ma ca hát nếu như bị ép duyên, nàng sẽ làm những câu thơ hay truyền cho đời sau, sáng tạo ra ba mươi sáu điệu hát cho người Cao Lan truyền nhau thành điệu sình ca. Người anh trai vẫn thủ thỉ: - Em gái yêu của ta, ta đã ăn gà nhà họ, ta đã nhận 12 chiếc bánh dầy cúng tổ tiên. em sẽ về làm dâu nhà giàu. nhà người ta có trăm con trâu, có chum bạc chôn sâu dưới đất, nhà người ta là gỗ lim mấy đời không mọt, có đàn ngựa thồ lúa cum, có trăm vại tràm nhuộm vải, có trăm khung cửu dệt vải, làm màu, bố người ta lại làm quan lớn Lưu Ba thở dài: - Em không ưng đâu! Người anh trai vẫn một mực: - Người ta sẽ đón em đi. nụ đến ngày ra hoa, hoa đã đến thì phải ra quả rồi! Thế là một cuộc đón dâu bắt đầu, nhà trai chuẩn bị đồ sính lễ gồm : một trăm cân thịt, năm mươi hũ rượu, hai thúng gạo thơm, năm vòng bạc trắng, mười hai chiếc bánh dầy rắc muối vừng. ông mối chỉnh tề đội khăn xếp cúng ma cầu để chọn ngày đẹp đi đón dâu. người con trai đứng đầu trong nhóm thanh niên đi đón dâu tỉ mỉ đan rọ lợn, còn những người con trai khác thì sửa buồng cho cô dâu mới, người làm dàn đặt mâm ba tầng, người làm đòn gánh dài bảy tám gang cho cô dâu về gánh nước. Mọi người chuẩn bị xong ông mối cầm ô ra nhìn trời, nhìn đất, giơ ô cho mọi người chui qua. Chú rể khăn áo chỉnh tề cùng đoàn đón dâu dập dìu ra cửa. ông mối đi đầu, đoàn nhà trai đi theo sau, miệng lẩm nhẩm vài câu hát đối để cho đoàn nhà gái thua còn được mời vào uống rượu. đoàn người đón dâu đi tù sáng Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 35
  36. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang sớm tinh mơ cho đến khi mặt trời khuất sau núi thì mới đến nhà gái đoàn nhà trai bước tới cầu thang thấy giăng ngang những giải lụa màu buộc 2 vòng bạc trắng, anh trưởng đoàn đón dâu mở lời hát chào, lúc đó nàng Lưu Ba lòng như lửa đốt, bối rối vô cùng. Thấy em gái không thuận nên người anh lo lắng em gái mình sẽ nói điều không tốt, nên khi tiễn em về nhà chồng, người anh trai dặn: - Em không được nói, chiếc kéo này anh đưa cho em chỉ khi nào thấy kéo mở ra thì em mới được mở lời. Nàng bước ra cửa xin phép ông mối đi về nhà chồng. đoàn người đón dâu đi ra cửa Thế rồi ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng cứ trôi đi như dòng nước không chảy lại được nguồn. Nàng buồn rười rượi, cả ngày không nói một lời, chồng nàng cũng rất buồn không biết nguyên nhân vì sao, bèn bàn với cô em gái rủ chị dâu cùng đi gánh nước, mỗi người gánh tám ống bương miệng quay xuống đất, đáy chổng lên trời, nước mãi không đầy. Vậy mà nàng cũng không cười chê cô em gái ngốc. Lên rừng đào củ mài, cô em ăn hết phần củ ngon, còn nàng phải ăn phần không ngon bị ngứa cổ nàng cũng không nói câu gì, lên nương chặt cây chuối rừng, em leo lên chặt ngọn trước, leo lên đến nửa chừng lại tụt xuống, nàng cũng không hé răng nói một lời Chồng nàng tỏ ra chán nản, ngửa mặt kêu trời, bảo hai cô em gái đưa chị dâu về trả cho anh trai, nàng cũng không nói gì. nàng đi ra qua suối, qua rừng, qua núi, qua khe đến khi nghe con gà rừng cất tiếng gáy trong rừng sâu thẳm, nàng mới cất lời hát quở: - Con gà kia, mày ở rừng sâu tha hồ gáy, ta đây đi lấy chồng ba năm không được nói. Hai người em chồng nghe thấy chị hát sợ toát mồ hôi không nói được nên lời. Cả ba chị em cùng quay về, khi đến quãng đường vắng, hai cô em chồng nghe theo lời dặn của anh trai nhắm mắt đẩy nàng xuống vực sâu rồi quay về nhà. Khi bị đẩy ngã xuống vực nàng được đàn cá chày, cá pộc đến thăm, đàn cua đắp đá chắn đầu nguồn, cá be dùng vây tát nước , nước ở trên nguồn bị ngẽn, Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 36
  37. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang nước ở dưới chảy đi, thân thể nàng ướt đẫm nằm trên cát trắng. hai người em chồng trên đường trở về nhà bị rắn độc cắn chết. Nàng Lưu Ba tỉnh dậy, lần theo bờ vực, bẻ những cây nứa tép làm khèn, thổi 1 hơi dài như ngọn gió, làm tan đi những đám mây đen, gọi những đàn chim bay qua,bay lại để nghe tiếng khèn, tiếng khèn của nàg như nhắn hỏi “ ai cứu được ta lên, ta sẽ cho khèn mới, cho giọng hót hay nhất trên đời”. đáp lại lời khẩn cầu của nàng, đàn thú rừng ríu rít tìm cách cứu, đàn khỉ tinh khôn dòng dây dài xuống vực, nàng vịn dây leo lên, leo lên tới nơi nàng hết sức vui mừng và mở lời thơ hát tặng muôn loài, chúc cho muon loài sống mãi, rồi nàng tung khèn lên trời, tặng cho muôn loài, rồi nàng vừa đi vừa làm khèn tặng cho mọi vật, rồi nàng dừng lại bên gốc cây chan dừn( cây bồ quân), thấy hai em chồng chết lăn ra đất, nàng đến lay hai người và gọi: - Hai em ơi! con rồng chết 3 năm còn làm vẩn nước, con cọp chết ba đời còn mơ bắt lợ, nước chảy xuống thác ba lần còn sôi. Em chết ba ngày còn hồi lại được, lời vàng nói ra cây khô sống lại, hòn đá nảy được mầm Nàng vừa nói rứt lời, hai người em sống lại, mặt xanh như lá mòi, miệng ú ớ gọi chị dâu ba tiếng. Nhưng nàng Lưu Tam đã bỏ đi thật xa rồi, nàng đi theo tiếng chim rừng trong thung lũng, nàng ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng đi tìm chàng Dừn. Từ ngày vắng nàng, chàng Dừn cũng luôn đi tìm nàng, nhớ nàng quá, nước mắt của chàng chảy ra thành hai luồng, tóc của chàng dài ra thành ba dóng, chàng nhớ lại những ngày hát đối với nàng, nhớ những đêm hai đứa ngồi thâu đêm, suốt sáng tình tự với nhau qua câu hát đối, đôi mắt trao tình tứ, miệng hát những lời yêu thương, chàng nhớ mãi câu hát mà nàng hát cho chàng nghe: ngày mưa đội chung nón ngày nắng che chung ô chàng rất muốn cưới nàng làm vợ nhưng ba mùa cau không có quả, bốn mùa trồng bông, bông không trái, không nuôi được con gà để đi hỏi vợ. mẹ chàng thường nói với chàng: - Con nhà người ta con trời, con đất. Họ người ta họ rồng, họ phượng. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 37
  38. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Nhà mình chỉ là con dúi, con giun, suốt ngày lam lũ vất vả làm sao mà sánh được Nghe mẹ nói lòng nàng như thấu đến tim gan, chàng quyết đi tận cùng để hỏi trời, hỏi đất. Chàng đi qua trăm đèo,ngàn suối không bthấy một bóng người để hỏi, trên đường đi , gặp đàn mối đang xây tổ chàng liền hỏi: - các ngươi là loài nhỏ xíu mà sao xây nổi tổ to như núi, các ngươI mách cho ta muốn giàu sang phú quý thì phảI làm gì? Đàn mối hỏi lại: - Giàu sang để làm gì chàng nói: - Các ngươi không cần biết! Đàn mối rung đầu rào rào: - Muốn có nhà cao thì phải đào từng hòn đất, muốn có vợ đẹp, con khôn thì phải tài giỏi hơn vợ Lòng chàng như có lửa đốt, như thày cúng làm bùa không thiêng, chàng lại ra đi tìm ông thần đất và hỏi: - ơi ông già thần đất ông có chia cho ta phần đất tốt của ông để ta làm ruộng, làm vườn,để ta trồng 3 đồng rau xanh 4 đồng bông trắng để ta dệt vải làm màn, để có nhà cửa giàu sang để ta cưới vợ Thần đất cười và hỏi lại: - giàu sang để làm gì? chàng lắc đầu bảo: - ông già không cần biết ! Ông già cười và bảo với chàng rằng: - con gà trống muốn có bộ lông đẹp phải miệt mài nhuộm sắc trăm năm, con chim muốn có giọng hát ha phải uống nước nguồn 3 đời. chàng trai muốn có vợ đẹp, con khôn thì phải tài, phải giỏi hơn vợ lòng chàng như con nhện dệt hết tơ, chàng không thể chờ một trăn năm nhuộm sắc, không thể chờ uống nước nguồn ba đời. Chàng lại đi tìm thần mặt trời, chàng đI hết núi nsỳ đến núi nọ, hết rừng này đến rừng kia, bỗng một ngày Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 38
  39. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang gặp mưa to, gió lớn, sấm sét ầm ầm, có một đàn chim sáo trốn chạy lũ diều hâu. chàng Dừn thương đàn chim sáo ngơ ngác trong sự săn tìm ráo riết của lũ diều hâu, sẵn nỏ cứng trong tay chàng giương cung lên bắn, một con diều hâu trúng tên lộn nhào xuống đất, chân vẫn còn quắp 1 con chim non, nhìn chim non gặp nạn chàng không thể bỏ đi, chàng cốgắng nuôi chim bằng sâu non, ủ chim bằng hơi ấm của trái tim mình. Chim non lớn lên nhanh chóng, nó bay theo chàng đi tìm chốn giàu sang, rồi một ngày chim mẹ tới tìm chim con và xin chàng Dừn cho chim non về với mẹ, chàng vui vẻ đồng ý và xin chim mẹ mách bảo cho 1 việc : làm sao để được giàu sang? Chim mẹ hỏi chàng: giàu sang để làm gì? rồi chàng được chim mẹ ân cần mách bảo: - Ta có được tổ ấm, tổ êm là nhờ phảI cắp giác 3 tuần trăng lên, chàng muốn giàu sang hãy đến hỏi thần chim núi, chim thần có 9 đầu, chàng phảI đến hướng đầu lành thì sẽ gặp điều lành, hướng đầu thương thì gặp điều thương điều nhớ, hướng giàu sang thì gặp giàu sang nhưng gặp hướng chết chàng sẽ phải chết Mừng vui khôn xiết, chàng hỏi lại chim: - núi chín khúc ở đâu? đường đi bao xa nữa? chim lại ân cần bảo: - đường đi không xa đâu, chàng chỉ cần đi ba lần vấn tóc trên đầu, ba mùa hoa cau nở, chỉ hướng đằng trước mà đi Nghe lời chim dặn, chàng đi quên sớm, quên tối. Rên đường đi chàng gặp con chim phí lông vàng, chàng hỏi: - ơi con chim phí lông vang hãy nhìn đầu ta, tóc đã dài 3 gang ta đã vượt qua trăm suối, ngàn đèo đến để hỏi thăm thần chim núi làm sao để được giàu sang,hãy chỉ cho ta làm sao vào được hướng đó. Chàng mừng lắm vội vàng cất bước tới bên chim thần đang ngủ, chàng đợi chim thần dậy, chim thần hỏi chàng: - Ơi chàng trai trẻ! Người đến đây có điều gì muốn nói? Chàng trai cất tiếng trả lời : - Ơi thần chim núi 9 đầu! Ta đã đi mất 3 mùa cau, tóc đã dài thêm 3 gang, Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 39
  40. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang ta đến đây để hỏi chim thần núi xem có cách nào lấy được nàng Lưu Ba người mà ta yêu quý, chỉ vì ta nghèo như con giun, con dúi mà không lấy được nàng Chim thần núi ngẩng cao đầu nhớ thương, mắt chớp chớp nhìn chàng: - Ơi chàng trai khoẻ, đẹp ta thương chàng như con tôm, con tép ta bảo cho chàng biết : - Kẻ giàu sang có trăm chum bạc chôn dưới đất, trăm khung cửi dệt vải làm màn đã cưới được nàng Lưu Ba của chàng làm vợ rồi chàng hãy ở lại đây với ta. Nghe chim thần nói lòng chàng như thắt lại, người chàng như có hòn đá nặng đè lên, như ăn phải quả gấc mắc nghẹn như ai bắn mũi tên qua tim, chàng định giương cung lên để bắn chim thần thì máu đã ứa lên tới cổ,chàng ngã và chết gục xuống khe. Thấy vậy chim thần thương tình nhổ hai lông cánh cắm vào hai tay chàng và làm phép biến xác chàng thành con chim lông trắng. Nàng Lưu Ba cũng một lòng một dạ đi tìm chàng Dừn, người mà nàng đã hết lòng thương nhớ. Ngày nào nàng cũng ra đi từ khi ông trăng mặt tròn tới khi ông trăng mặt khuyết mà vẫn không gặp được chàng. nàng chỉ gặp các loài chim, gặp loài chim yến, nàng cất tiếng hỏi: - ơi loài chim có tiếng hót trong lành, có biết người ta yêu ở đâu? ta đã đi tìm một mùa cau, đi tìm chàng yêu dấu, chim có biết giờ chàng ở đâu hãy chỉ cho ta đi. Chim cúi đầu cất cao tiếng hót: - nàng hãy tìm tới bản làng của người Cao Lan, mọi người nói rằng chàng vừa đi qua đó nghe lời chim mách bảo nàng vội vàng cất bước tới bản của người Cao Lan. Bản của người Cao Lan đang có đám ma, một chàng trai chết vì không lấy được người yêu, nàng vào nhà thấy chàng trai nằm như đang ngủ, trong nhà mặt người già trông như lá úa, con trẻ thì kêu khóc ầm ĩ, biết rõ đầu đuôi câu chuyện nàng cất vang tiếng hát: - ơ o ứ ứ , con chim phí với con chim phầy xưa kia bay cùng bầy, đậu chung một gốc, con gió đã tách làm đôi đường nay lại kết bạn trăm năm Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 40
  41. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang Nghe nàng hát người già chau đôi mày bực dọc trẻ em ngừng tiếng khóc. Hồn chàng trai còn ở quanh người nghe tiếng hát của nàng, liền quay lại nhập thân, đôi môi hé cười, người chết sống lại, niềm vui ập đến, cả nhà hết sức vui vẻ và thắp lên 3 ngọn nến. Bản làng người Cao Lan bảo nhau đI tìm người khách lạ có tiếng hát cứu người, nàng trở lại nở nụ cười tươi như hoa, đám tang bỗng chốc trở nên vui như đám cưới, nàng lại cất lên những lời hát mừng. Sau đó nàng lại tiếp tục lên đường tìm người yêu. nàng gặp mộ con chim kẹo, chim nói cho nàng nghe về một chàng trai đã cứu chim tai qua nạn khỏi, và giờ chàng đang đi tìm chốn giàu sang để cưới được vợ, vợ chàng là nàng Lưu Ba giỏi hát Như con dúi gặp con giun giật thót như gai nhọn đâm nhói tứ bề, nàng vội vàng hỏi chim : chàng trai đó là ai? giờ đang ở đâu, ta khát tìm chàng như trời khô khát mưa rào, chim ơi chim, chim hãy bảo ta chàng trai đó đã đi qua bao mùa quả? Chim chỉ cho nàng đi tới suối chín khúc, bốn màu mây trời là nơi chàng trai đã tìm đến. Nghe lời chim bảo nàng đi tìm suối chín khúc, đường đi qua lắm đèo nhiều suối, nàng đến giữa một thung lũng nghe tiếng dội như hổ gầm rừng núi, cát bụi tung mù trời. Nàng gặp ba chàng trai đánh lộn với nhau để dành một bông hoa đẹp, mỗi chàng có một biệt tài , ba chàng cứ đánh nhau bật tung cả cây cỏ,núi nứt, rừng gào, đất lở Bỗng từ đâu bay về làm cho các chàng trai im lặng lắng nghe. Nàng bảo: - hỡi những chàng trai khoẻ như thần, các người có sức, có tài mà đầu như con Dúi, các chàng không phải đánh nhau phí sức, ta là bông hoa đẹp nhất, ai muốn lấy được ta thì hãy thi tài đọ sức làm những việc có ích : phá núi làm nương, dẫn nước về đồng ruộng cho nhân dân trồng trọt , chàng nào làm nhanh nhất, tốt nhất sẽ lấy được ta làm vợ. Tiếng hát như làn gió thổi lọt qua tai ba chàng, khi bay bổng bên tai, khi luồn sâu qua nhành lá và vọng vào núi xanh.: Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 41
  42. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang - ới người con trai chín nhớ mười thương, thương đậm thượng đà như tơ con nhện, nhớ da nhớ diết như vệt nắng chiều , người yêu ơi, người yêu ơi! dù hổ gầm rung núi, dù trời vỡ sao rơi, dù bạc đầu xén tóc, em vẫn đi tìm chàng tình yêu như cánh chim vỗ vào lòng thương nhớ, thúc dục bàn chân nhỏ đi một bước thành hai, dầm qua bao gai rừng, đá núi mà không hề biết đau nhói, nàng Lưu Ba đã đến núi chín khúc, nơi mà chàng Dừn đã đến nhưng chẳng thấy ai ngoài một dòng suối trong mát, nàng nghỉ chân và xuống tắm. nàng Lưu Ba không thể nào tìm được chàng trai yêu dấu của mình, tim nàng đau nhói, nàng quyết tâm mang giọng hát của mình đi khắp bốn phương trời, mười phương đất để hát cho mọi người nghe để lấp đi nỗi đau trong lòng mình, để tạo thêm niềm vui trong cuộc sống của người dân. tiếng hát của nàng thật kỳ diệu, nó làm cho những người hiền lành đã chết rồi lại sống lại, những người độc ác nghe tiếng hát quở trách của nàng mà trở thành người lương thiện. Nàng đi khắp các bản làng có người dân tộc, đi đến đâu nàng cũng để lại lời hát véo von, du dương ngọt ngào như dòng suối rừng đang chảy, bước chân nàng đI đến đâu dân bản học được điệu hát của nàng đến đó, và cứ thế họ hát với nhau, họ truyền cho nhau, dạy nhau cách hát từ đời này sang đời khác và trở thành điệu hát thân quen không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, làm vơi đi bao nỗi mệt nhọc của mỗi buổi lên nương lam rẫy Trong dấu chân của nàng đã in dấu ở xã Đại Phú nơi có đồng bào Cao Lan sinh sống. Tiếng hát của nàng đã được người Cao Lan ở đây học rất nhanh và nhiều điệu hát để tạo nên làn điệu dân ca riêng biệt của dân tộc mình không giống với bất cứ dân tộc nào đó là hát Sình Ca. chính vì vậy mà Sình Ca có rất nhiều nội dung khác nhau mỗi nội dung mang một ý nghĩa khác nhau. Nàng Lưu Ba đã chỉ ở lại dạy cho dân làng biết hát rồi nàng lại ra đi, nàg đi mãi, đi mãi vừa đi nàng vừa hát lời ca với núi rừng, chim muông cho tới khi nàng không thể đi được nữa, lúc này nàng cảm thấy mình rất yếu không còn đủ sức cất lên lời hát trong trẻo như ngày nào nữa,nàng cố dồn sức lực để đi tới bên bờ suối, ngồi tựa lưng vào gốc cây cổ thụ nhớ về người yêu và trút hơi thở cuối cùng và từ biệt cõi đời. nàng ra đi nhưng hồn thơ của nàng thì nhập vào với cây Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 42
  43. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang thông và từ đó cây thông cứ cất lên tiếng hát vi vu suốt bốn mùa thay cho lời ca của nàng, thay cho những áng thơ bất hủ của nàng Sau khi qua đời, nàng được dân tộc Cao Lan tôn lên làm bà chúa thơ ca. số bài hát mà nàng truyền lại cho dân tộc Cao Lan nhiều hơn cả lá rừng, người Cao Lan mỗi người nhớ một đoạn, một bài rồi họ lại tập hợp nhau lại dùng chữ Hán của dân tộc mình ghi lại thành 36 tập sách để giữ gìn và truyền nhau hát,phải hát trong 36 đêm mới hết, mỗi đêm có một nội dung, một chương trình hát riêng như: hát hội xuân, hát đám cưới, hát đám ma, hát trong lao động sản xuất Vì vậy mở đầu mỗi cuộc hát,bao giờ người Cao Lan cũng có bài hát mời linh hồn nàng Lưu Ba về dự để chứng kiến cho tấm lòng của mọi người và có thể mở mang thêm trí tuệ thơ ca những bài hát mới, bởi họ tin rằng linh hồn của bà chúa thơ ca sẽ linh ứng với những điều họ mong, có linh hồn chúa thơ ca về đầu óc của họ sẽ minh mẫn hơn để có thể sáng tạo thêm nội dung các bài hát mới với nhưnngx làn điệu Sình Ca mới. Khi vào cuộc hát trước tiên họ phảI cất lên những lời ca để mời nàng lưu ba và khi kết thúc cung có lời hát tiễn hồn thơ nàng Lưu Ba đi: H¸t mêi: H¸t mõng chñ nhµ xin cø mêi kh¸ch Mêi chóa th¬ L•u Ba cho kú ®•îc Mêi chóa th¬ L•u Ba ®Õn lµm chøng Bao tuæi L•u Ba biÕt lµm th¬? ®· mêi ®­îc chóa th¬ xin anh chóc chñ H¸t tiÔn: Lóc ®Çu mêi ®Õn nay tiÔn ®i L•u Ba ra biÓn ®i thong dong L•u Ba ra biÓn ®i thong th¶ Khi nµo cã cuéc h¸t l¹i mêi L­u Ba trë vÒ Truyền thuyết dân gian trên chính là câu chuyện dân gian để nói về nguồn gốc làn điệu Sình Ca của dân tộc Cao Lan ở Đại Phú. đó là một trong những di sản văn hoá phi vật thể vô cùng quý giá còn được bảo tồn đến hiện nay mặc dù Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 43
  44. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang đã bị mai một khá nhiều chỉ còn lưu giữ được 7 tập sách và dịch sang tiếng việt 1 tập trong số sách còn lưu giữ lại, phần còn lạ chỉ còn trong kí ức của các cụ cao tuổi ở làng Đại Phú. Vì vậy nếu không có những chính sách kịp thời giữ gìn bảo tồn vốn văn hoá dân gian hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan thì nguy cơ rất lớn là sẽ sớm bị đi vào quên lãng. 2.3 Phân loại Sình Ca Kho tàng văn hoá văn nghệ của người Cao Lan rất phong phú và đa dạng, có loại đã được ghi chép thành văn, có loại vẫn được truyền khẩu từ đời này qua đời khác như làn điệu Sình Ca tuy rằng được ghi chép trong sách và hát theo sách nhưng từ quá trình sinh hoạt, do nhu cầu của cuộc sống những người con Cao Lan những người say mê với câu hát Sình Ca như nghệ nhân Sầm Dừn ở xã Đại Phú thì không chỉ say mê hát mà ông đã tự sáng tác những câu hát để truyền dạy cho con cháu và thế hệ trẻ trong làng. Theo tư liệu và qua những người dày công với Sình Ca trong xã Đại Phú thì làn điệu Sình Ca được phân loạ dưới 2 dạng chính mang yếu tố về thời gian và không gian đó là Sình Ca ban ngày và Sình Ca ban đêm.  Sình Ca ban đêm ( hát trong nhà) Hình thức hát này được tổ chức chủ yếu trong nhà, mọi người ngồi hát đối đáp. theo lời kể của những người già trong làng Đại Phú thì sình ca ban đêm trước được hát trong 36 đêm, mỗi đêm là một quyển sách hát với nội dung khác nhau, nhưng cho tới hiện nay trong tài liệu còn lưu giữ lại thì hát ban đêm được kéo dài trong vòng 12 đêm liên tục với 12 quyển sách với nội dung khác nhau. Nội dung chính là nam nữ tìm hiểu, tâm tình nhau với những lời ca tha thiết, trữ tình và nhiều ý nghĩa. Sình ca về ban đêm còn mang tính chất đua tài xem ai là người hát hay lại đối đáp nhanh, lời đối đáp lại thông minh, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. muốn vậy người hát phải có kiến thức hiểu biết rộng về nhiều mặt trong cuộc sống, từ trong làng ra xã hội và đặc biệt phải hiểu biết rất rõ về đối tượng mà mình đang phải hát đối đáp. có như vậy hát đối đáp mới nhanh, mới hay và có sức truyền cảm, dễ đI vào tâm tư tình cảm của đối tác, và dễ được đối tác chấp Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 44
  45. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang nhận để đạt được mục đích cuối cùng là tâm sự, trò chuyện và đặt vấn đề yêu thương nhau.  Sình Ca ban ngày Diễn trường của Sình Ca ban ngày rộng hơn, có cảnh sắc, không gian mùa xuân ấm áp làm tăng thêm sự say mê và hấp dẫn trong khi hát. vì vậy, hát Sình Ca ban ngày chủ yếu là của nam nữ thanh niên mới trưởng thành đang tuổi tìm hiểu, yêu đương để tranh thủ có dịp làm quen với nhau hoặc đã quen với nhau rồi thì có điều kiện để tìm hiểu và thổ lộ tình cảm của mình với người bạn tình mình đã “thầm yêu trộm nhớ”. Do vậy trong dịp lễ tết, hội hè của làng, các nam thanh nữ tú thường tập trung ở đình từ rất sớm để tham giia hát Sình Ca với hi vọng có thể tìm thấy người bạn “tâm đầu, ý hợp” của mình mà tâm tình,trao gửi những tình cảm mới yêu của buổi ban đầu trong hội làng mùa xuân. Tiếng dân tộc Cao Lan gọi Sình Ca ban trong lễ hội là “ Vèo ca” hát gọi, bởi sau khi hát hội xong các nam nữ thanh niên lại muốn có dịp gặp gỡ nhau để tiếp tục tâm sự yêu đương. họ lại mượn câu hát Sình Ca của mình “tự biên, tự diễn” để thể hiện tình cảm với bạn hát. những lời hát Sình Ca do họ tự đối đáp, ứng sử rất phù hợp với tình huống cụ thể của từng đôi trai gái, họ có thể vừa hát, vừa rủ nhau cùng dạo chơi để có thời gian trò chuyện, thể hiện tình cảm của mình mà ở chỗ đông người khó có thể hát lên được. chính vì thế lời ca của hát đối đáp nam nữ mang đậm tính chất trữ tình của tình cảm nam nữ, chan chứa tình yêu đôi lứa và qua đó gắn kết họ lại với nhau trong tình cảm vợ chồng mà họ sẽ tổ chức hôn lễ sau khi tình yêu đã chín muồi. Ngoài hát trong dịp lễ hội, dân làng ở Đại Phú còn hát Sình Ca trong đám cưới,đám tang và trong lao động sản xuất. - Hát trong Đám Cưới : đối tượng hát chủ yếu vẫn là nam nữ thanh niên, chưa vợ, chưa chồng. Tuy nhiên nếu là giai đoạn nhà trai xin phép được vào nhà gái ( hát làm mùn – tiếng Cao Lan) thì nhà trai cũng được phép mời người đã có vợ hoặc chồng nhưng phải hát thật hay và nhanh trí đối đáp tốt vì mục đích chính là để đón được cô dâu về nhà trai. Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 45
  46. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang - Hát trong đám Tang :( cục tờu – tiếng Cao Lan) đây là lời hát tống tiễn hình nhân đi theo gánh hàng cho người chết nên lời hát cũng không có gì là đăc biệt, chỉ là những lời chỉ bảo dặn dò. Vì là lời hát trong bối cảnh buồn nên người hát thường là những thầy cúng ngươiì già thân thích trong dòng họ của người chết. Ngoài ra trong đám tang còn có những lời hát nói lên tình cảm, đạo lý của mọi người tỏ lòng thương tiếc một người thân đã mất cũng thông qua đó để tỏ lòng biết ơn công lao của người đã mất và sự báo hiếu của các con cháu để tiễn đưa hồn người chết về thế giới bên kia được siêu thoát. trong đám tang, mặc dù có nhiều sự đau thương, mất mát, nhưng người dân tộc Cao Lan vẫn quan niệm rừng phải có tiếng hát Sình Ca để giảm bớt đi nỗi buồn rầu của các con, cháu, làm dụi bớt nỗi đau thương tang tóc cho toàn ga đình. - Sình Ca trong lao động sản xuất: đây là lối hát ngoài mục đích, không có những luật lệ như trong các cuộc hát Sình khác và đặc biệt hát sình trong lao động sản xuất không hát theo sách mà họ chỉ dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để đối đáp nhau nhằm mục đích giải toả nỗi mệt nhọc trong công việc hay để cho công việc đang làm trôi nhanh hơn mà không thấy mệt, hay chỉ là để hỏi nhau xem đám trên đó xong việc chưa? bởi theo họ tinh thần có vui vẻ, có nói chuyện xôn xao thì công việc mới chóng xong. Như vậy Sình Ca rất phong phú và đa dạng về mặt thể loại, mỗi một thể loại lại mang một nội dung khác nhau tùy vào mục đích của từng thể loại. 2.4 Đặc điểm diễn xƣớng 2.4.1 Hình thức tạo sình ca Sình ca của dân tộc cao Lan là lối đối đáp giao duyên nam nữ, là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Cao Lan, nó thể hiện bản sắc của tộc người. Không giống như hát giao duyên quan họ Bắc Ninh, không giống như hát soan, ghẹo ở Phú Thọ mà Sình Ca của người Cao Lan có lối diễn xướng đơn nam đối với đơn nữ, chỉ có khi mới bắt đầu mời gọi bạn hát thì cả tốp mới cùng ca lên. theo như lời kể của những nghệ nhân và người già trong xã Đại Phú thì quá trình tạo ra một cuộc Sình Ca trong những đêm đi tìm bạn hát rất đặc biệt và Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 46
  47. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang thú vị. Trước khi Vào dịp đầu xuân các chàng trai đã nghe nói ở làng bên cạnh có cô gái hát rất hay, đối đáp rất giỏi, dù đường xá xa xôi họ cũng quyết tâm tìm đến để thử tài, để làm quen với cô gái đó vào những đêm đầu xuân họ rủ nhau đi sang làng đó chơi đến nhà người thân quen trong làng, khi thanh niên trong làng biết có người muốn đến thì các cô gái trong làng rủ nhau tới gia đình có khách và xin phép chủ nhà được hát lời chào khách. Từ đây họ bắt đầu cuộc hát Sình Ca say mê và tha thiết. Họ dùng Sình Ca để tâm tình, để nói hộ tiếng lòng mình vì thế mọi người cùng lắng nghe, cùng thả lòng mình trong cuộc hát. 2.4.2 Hình thức diễn xướng Như đã giới thiệu ở trên sình ca được tổ chức trong nhiều thời điểm khác nhau nhưng đặc biệt nhất vẫn là Sình Ca trong lễ hội và trong những đêm đi tìm bạn hát. Các chàng trai cô gái khi đi trẩy hội hay đi tìm bạn hát thường đi từng tốp để vững tin hơn, để khi gặp bạn hát thì hát đỡ lẫn nhau. Trong hát Sình ca thường không căn cứ nhóm nào chủ động mà bất cứ nhóm này khi thấy thấp thoáng tiếng nói cười của nhóm kia là cất vang lời mời gọi, chòng ghẹo, họ cùng đồng thanh xướng lên, ca lên, gợi ý lên: một con khiếu hát thì sao hát nổi, Nhưng hai con khiếu thì hát khắp vùng này. ý muốn nói rằng : tới đây rồi là phải hát lên đi chứ, để cho người ta hát bao nhiêu rồi mà mình thì chưa thấy mở lời. Khi nhận được Lời hát mời gọi như vậy làm cho các cô gái quay lại nhìn và ném bã trầu, và cất lời đáp lại, tức là đã đồng ý hát cùng. Giống như hát dân ca của các dân tộc khác Sình Ca cũng chia thành tốp nam nữ đối đáp nhau, trong mỗi tốp họ lại chia thành từng cặp nam nữ để hát đối với nhau. Bên nam có trách nhiệm đưa ra một người dẫn hát, người này phải hát giỏi đối đáp nhanh, để chỉ dẫn cả cuộc hát hôm đó. Mỗi một cuộc hát thì có nhiều cặp hát, nhưng mỗi một lần hát chỉ có một cặp đối với nhau. Họ có thể tùy vào khả năng của mình mà hát được vài câu, vài đoạn hay có khi là vài bài nếu là cặp hát giỏi cho tới khi nào mà người hát cảm thấy câu này mình không đối được thì sẽ hát câu mời cặp thứ hai “ tôi đã hát nhiều rồi câu này xin nhường cặp tiếp theo”. Các chàng trai cô gái cao Lan dùng Sình ca để bày tỏ tình cảm, Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 47
  48. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang để tìm người mình yêu thương nên không bên nào chịu thua trước bên nào. trong đầu họ đều chuẩn bị trước những bài hát để “làm vốn” cùng với sự thông minh sáng tạo vốn có của mình, họ đối đáp với nhau moị thứ trên đời từ cây, cỏ, hoa, lá tới các tinh cầu vũ trụ và cả những gì thân quen gần gũi với con người , họ hát hết đêm này tới đêm khác, hát qua đêm tới sáng mà tiếng hát vẫn ngọt ngào, tha thiết,họ chia tay nhạu mà lòng lưu luyến, họ lại hẹn nhau khi màn đêm buông xuống lại ngồi bên nhau để tiếp tục lời hát còn đang nồng thắm. Về mặt hình thức thì các cặp hát thường đối nhau qua các lời ca vì Sình Ca chỉ có duy nhất một làn điệu, beden nào không luận giải được ý nghĩa của lời hát không đối lại được thì bên đó thua, mà thua thì không đạt được mục đích của mình. Trong lúc hát khi nào cần chuyển đoạn hay chủ đề thì người hát chỉ cần hát câu : hãy dừng đoạn để hát đoạn hay: dừng khúc hát đi đường để hát bài vừa tới. Hoặc là : tạm dừng đoạn hát vào thôn cho anh được phép vào sâu trong làng với những câu hỏi tế nhị mà dí dỏm được lồng vào trong từng câu hát tạo cho mọi người sự gần gũi, thân mật. Với hình thức diễn xướng như vậy ta thấy Sình Ca giống như lời nói hàng ngày, là món ăn tinh thần, là phương tiện để người cao lan đến gần nhau hơn, để họ biểu lộ được tâm tư tình cảm với nhau. Những đêm Sình Ca ấy có sức thu hút kỳ lạ với các chàng trai và cô gái, từ đây họ nảy nở những mối tình thật đẹp, thể hiện sự tự do yêu đương thoát khỏi lễ giáo phong kiến, họ được tự do tìm hiểu người bạn đời của mình mà không bị ai ngăn cấm. 2.5 Thể lệ một cuộc hát Sình Ca Sình ca của dân tộc Cao Lan là một nét đặc trưng sinh hopatj vawen hóa đã có từ lâu đời, được ghi bằng chữ hán và lưu truyền trong nhân dân. theo các tài liệu nghiên cứu về dân tộc Cao Lan và theo lời kể của các cụ già trong làng Đại Phú thì Sình ca khong biết đã được hình thành từ bao giờ và từ khi sinh ra nó đã có những quy định, thể lệ chặt chẽ, cụ thể, tuy chỉ là những giao ước không thành văn nhưng vẫn từ bao đời nay, trong tất cả các cuộc hát sình, kể cả hát Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 48
  49. T×m hiÓu H¸t S×nh ca cña d©n téc Cao Lan ë x· §¹i Phó, HuyÖn S¬n D•¬ng, TØnh Tuyªn Quang ngày hay hát đêm, thì thể lệ của một cuộc hát được thực hiện khá nghiêm túc. Về thể lệ của Sình Ca thì cũng giống như một số dân ca của dân tộc khác đó là trong cuộc hát bao giờ cũng có 2 nhóm hát,một nhóm nam và bên kia là nữ, trong nhóm hát các chàng trai cô gái thường là xấp xỉ cùng tuổi nhau, trong nhóm hát phải chọn một người dẫn đầu, người này đại diện cho nhóm của mình dối đáp với nhóm bên kia nên người này phải là người thông minh, nhanh nhẹn, đối đáp giỏi, luận hay,ứng khẩu tốt. Các chàng trai cô gái hát đối đáp với nhau là những người chưa có gia đình và nhất thiết phải là người không cùng làng, không cùng họ hay quan hệ huyết thống vì đây là lối đối đáp giao duyên nam nữ, họ yêu nhau qua câu hát. bởi vậy khi bước vào cuộc hát bao giờ họ cũng có những lời ca hỏi thăm về gia đình, quê quán, họ hàng của bạn hát để phòng tránh phạm lệ, nếu cùng làng, cùng họ thì bắt buộc cuộc hát phải dừng tại đây. Trong Sình Ca cũng có một vài ngoại lệ đó là với Sình Ca ban ngày hát trong đám cưới, đám tang và trong lao động sản xuất họ không có những quy định hay luật lệ gì cả vì mục đích hát không phải tình tứ trai gái yêu đương nhau nên bất kể đối tượng nào cũng có thể nhập cuộc. Họ hát say mê, quên ăn, quên ngủ, hát qua đêm này tới đêm khác, họ tâm tình qua câu hát Sình Ca, thanh niên nam nữ yêu thương nhau, đến với nhau qua tiếng hát. như vậy tiếng hát như ăn vào máu thịt của họ như một chiếc cầu nối giúp con người đến gần nhau hơn. 2.6 NỘI DUNG CỦA HÁT SÌNH CA 2.6.1 Sình Ca Ban ngày. Như đã trình bày ở trên Sình Ca ban ngày có diễn trường rộng, Sình Ca ban ngày có nhiều thể loại và nội dung khác nhau như : hát trong hội xuân, trong đám cưới, trong đám tang và trong lao động sản xuất 2.6.1.1 Sình Ca trong hội Xuân Hội xuân của đồng bào dân tộc Cao Lan được tổ chức sau tết nguyên đán cho đến hết tháng ba (âm lịch) đó là thời gian nông nhàn, ch¨m sãc lóa chiªm ®îi đất, đợi thời vụ làm hoa màu. những ngày nay nam nữ thanh niên cao lan tụ họp cùng nhau sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là hát Sình Ca. trong lễ hội làng Đại Phú Sinh Viªn : NguyÔn H•¬ng Giang . Vh 1001 49