Khóa luận Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Pearl River

pdf 96 trang huongle 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Pearl River", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_hoat_dong_kinh_doanh_loai_hinh_du_lich_mi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Pearl River

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục khóa luận 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE 5 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch MICE 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Điều kiện ra đời và phát triển của du lịch MICE 9 1.1.3. Đặc điểm của du lịch MICE 13 1.2. Thực tiễn phát triển của loại hình du lịch MICE 16 1.2.1. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới 16 1.2.2. Sự phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam 23 1.2.2.1. Khái quát chung 23 1.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch MICE tại Hải Phòng 29 Tiều kết chƣơng 1 35 CHƢƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI KHÁCH SẠN PEAR RIVER 36 2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Pearl River 36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 37 2.1.3. Thị trường của khách sạn 41 2.1.4. Kết quả kinh doanh 42 2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn Pearl River 43 2.2.1. Điều kiện kinh doanh 43 2.2.1.1. Cơ sở vật chất 43 2.2.1.2. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 46 2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch MICE 50 2.2.2.1. Nguồn khách 50
  2. 2.2.4.2. Doanh thu 52 2.2.3. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ 53 2.2.3.1. Dịch vụ lưu trú 53 2.2.3.2. Dịch vụ ăn uống 54 2.2.3.3. Dịch vụ tham quan 56 2.2.3.4. Dịch vụ đặc trưng (in ấn, photo tài liệu, phiên dịch, thư ký) 56 2.2.3.5. Các dịch vụ bổ sung 57 2.2.4. Hoạt động Marketing nhằm thu hút khách MICE 58 2.2.4.1. Chính sách sản phẩm 58 2.2.4.2. Chính sách giá 58 2.2.4.3. Chính sách phân phối 59 2.2.4.4. Chính sách xúc tiến 60 Tiều kết chƣơng 2 61 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI KHÁCH SẠN PEARL RIVER 62 3.1. Định hƣớng phát triển của thành phố và khách sạn 62 3.1.1. Định hướng của thành phố 62 3.1.2. Định hướng của khách sạn 68 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn Pearl River 70 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khai thác khách du lịch MICE tại khách sạn 70 3.2.2. Đẩy mạnh các chính sách Marketing đối với khách du lịch MICE tại khách sạn 72 3.2.3. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch MICE 77 3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch MICE 78 Tiều kết chƣơng 3 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85
  3. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1 : Dự báo số lượng du khách thế giới năm 2020 16 Bảng 1.1: Thu nhập từ khách du lịch MICE trên thế giới (Giai đoạn 2000 - 2010) 18 Bảng 1.2: Top 20 quốc gia và 20 thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức các cuộc hội họp năm 2011 19 Bảng 1.3: Các trung tâm hội nghị, triển lãm lớn tại Châu Á 21 Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú năm 2011 42 Bảng 2.2. Hệ thống phòng hội nghị, hội thảo của khách sạn 44 Bảng 2.3. Bảng giá phòng hội nghị tại khách sạn Pearl River 45 Bảng 2.4. Số lượng lao động tại khách sạn Pearl River 47 Bảng 2.5. Trình độ của nguồn nhân lực tại khách sạn 48 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lượng khách MICE so với tổng lượng khách 51 đến khách sạn Pearl River năm 2011 51 Bảng 2.6. Số liệu so sánh doanh thu của khách sạn với doanh thu từ kinh doanh du lịch MICE Pearl River giai đoạn 2009 - 2011 52 Bảng 2.7. Bảng giá cho thuê phòng hội nghi, hội thảo tại khách sạn 59
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AACVB The Asian Assocition of Convention and Visitor Bureaus Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị Châu Á HĐND Hội đồng nhân dân ICCA International Congeress & Convention Assocition Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế MICE Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions Du lịch kết hợp hội nghị hội thảo PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương TMCP Thương mại cổ phần UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Unitied Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTTC World Travel & Tourism Council Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sự phát triển của du lịch không chỉ thể hiện ở hiệu quả kinh tế, xã hội do nó mang lại, mà còn thể hiện ở việc không ngừng phát triển các loại hình du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Có thể kể tới các một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay như: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch kết hợp với mục địch kinh doanh, thăm thân Một trong những loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới là loại hình du lịch MICE. Được hình thành và phát triển đầu tiên ở Châu Âu và Bắc Mỹ, du lịch MICE được đánh giá là loại hình du lịch hiện đại, năng động, mang lại lợi nhuận cao hơn so với các loại hình du lịch khác và có tính cạnh tranh cao trên thị trường du lịch. Loại hình du lịch này xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990 và còn là một loại hình khá mới mẻ. Tuy nhiên, với những điều kiện sẵn có, du lịch MICE ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành công ban. Nhiều địa phương đã trở thành những điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch này như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng được biết tới là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, một thành phố lớn và gần biển đảo, Hải Phòng là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh, thành phố công nghiệp, đô thị loại I quốc gia. Hải Phòng hiện nay đang được đầu tư mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực để có thể phát huy các thế mạnh của mình, trong đó có du lịch. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng kinh 1
  6. tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc bộ Việt Nam. Thời gian qua, cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hải Phòng đã được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn với Hải Phòng nói chung và ngành du lịch của thành phố nói riêng. Với việc tổ chức thành công các sự kiện, cùng với những lợi thế về vị trí địa lý, cơ hội đầu tư, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và nguồn tài nguyên du lịch, Hải Phòng hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm du lịch MICE trong cả nước và khu vực. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về loại hình du lịch MICE tại Hải Phòng, bản thân người viết nhận thấy, hiện nay ở Hải Phòng có rất nhiều doanh nghiệp, công ty lữ hành và các khách sạn đã chủ động phát triển kinh doanh loại hình du lịch này, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Một trong những đơn vị kinh doanh loại hình này có thể kể đến các doanh nghiệp khách sạn, đặc biệt là các khách sạn 4 sao, trong đó có khách sạn Pearl River. Từ những lý do trên, để góp phần phát triển mạnh hơn nữa loại hình du lịch này, người viết đã lựa chọn đề tài khóa luận của mình là: “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Pearl River”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thấy được bản chất, thực trạng, tình hình hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn Pearl River cũng như cơ hội kinh doanh của khách sạn với loại hình du lịch này. Từ đó, đề xuất ra một số biện pháp nhằm phát triển một cách hiệu quả để hoạt động kinh doanh loại hình du lịch này của khách sạn. Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE, tình hình phát triển của loại hình du lịch MICE hiện nay. - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn Pearl River hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn Pearl River. 2
  7. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu, tiếp cận du lịch MICE dưới góc độ loại hình - sản phẩm du lịch là một vấn đề rộng lớn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE của một khách sạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, mà không phải toàn bộ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của loại hình du lịch này. + Về không gian: Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở người viết đã được thực tập, tìm hiểu, khảo sát tại khách sạn Pearl River. + Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2011. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch MICE, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển du lịch MICE hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài. Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn Pearl River là cơ sở giúp cho nhà quản lý, kinh doanh của khách sạn trong việc hoạch định chiến lược đầu tư phát triển và hoàn thiện các chính sách kinh doanh đối với loại hình du lịch MICE nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh của khách sạn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung để khai thác hiệu quả hơn loại hình du lịch này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, người viết đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Nhằm kế thừa các nghiên cứu và tri thức đã có, người viết tiến hành thu thập, tổng hợp và điểm luận những vấn đề chung về du lịch MICE, từ khái niệm đến đặc trưng, các điều kiện ra đời và phát triển và tình hình phát triển hiện nay. Cũng bằng phương pháp này, người viết thu thập và phân tích các tài liệu để có nhận định khái quát về tình 3
  8. hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những số liệu và thông tin thu thập được. - Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát thực tế tại khách sạn Pearl River để thu thập thông tin về thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE thông qua việc quan sát, các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân tích các số liệu liên quan như số lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch, từ bộ phận cơ sở lưu trú, tổ chức sự kiện của khách sạn làm dẫn chứng thuyết phục cho các nhận định của người viết. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, phụ lục, phần nội dung nghiên cứu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của loại hình du lịch MICE. Chương 2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn Pearl River. Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh loại hình du lịch MICE tại khách sạn Pearl River. 4
  9. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch MICE Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Nổi bật trong đó là loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra khái niệm MICE là hết sức cần thiết. 1.1.1. Khái niệm a) MICE MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event ( triển lãm, sự kiện). Theo Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị Châu Á (AACVB - The Asian Association of Conventice and Visitor Bureans), thì MICE bao gồm các loại hình sau: * Meeting (gặp gỡ, họp mặt): Là hoạt động gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi thông tin về sản phẩm mới hoặc tìm ra những giải pháp đối với những vấn đề đang tồn tại, hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Các cuộc họp này được chia làm 2 loại: - Các cuộc họp giữa các công ty với nhau (Association Meeting): Là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các nhóm người có cùng sự quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp (khoa học, y tế, học thuật, thương mại, ) nhằm đạt những mục tiêu của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. Đối tượng tham dự thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm. Quy mô của loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 đến 200 người) và đòi hỏi thời gian chuẩn bị phải mất ít nhất 1 năm. - Corporate Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt được tổ chức cho các cá nhân làm việc trong cùng một tổ chức hoặc các tổ chức liên quan ở các quốc gia, vũng lãnh thổ khác nhau. Thời gian chuẩn bị và quy mô nhỏ hơn 5
  10. Association Meeting, gồm 2 loại là Internal Meeting và External Meeting. Trong đó: + Internal Meeting ( họp nội bộ): Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt của những người trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của tổ chức nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thưởng trong nội bộ tổ chức đó. + External Meeting( họp mở rộng): Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt giữa tổ chức này với các tổ chức khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh, những phát minh mới * Incentive (khen thưởng, khuyến khích) Về bản chất, incentive cũng được xem như một cuộc hội họp nhưng mục đích thì khác. Đó là hoạt động nhằm khen thưởng và khuyến khích tất cả những người hoặc nhóm người cơ bản đạt được mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đề ra, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với nhau và với tổ chức. Phần lớn chi phí của hoạt động này do các tổ chức chi trả, số người tham dự thường từ 100 đến 200 khách, với những hoạt động mang tính tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết. * Convention/Conference (hội thảo, hội nghị, đại hội) Là hoạt động gặp gỡ giữa những chuyên gia có trình độ ngang hàng, những người trong cũng lĩnh vực nhằm trao đổi thông tin, ý kiến, quan điểm riêng của họ với nhau; hoặc có thể là các diễn đàn quốc tế. Số lượng người tham gia khoảng từ 300 đến 500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị không dưới 2 năm. Hoạt động này thường được tổ chức định kỳ, trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại: - Convention organized by members (hội nghị, hội thảo được tổ chức bởi các thành viên luân phiên): Là loại hình hội nghị, hội thảo được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần ABC (xếp theo tên nước) và thường được tổ chức trong khu vực. - Bid to host a convention (hội nghị, hội thảo mà nước chủ nhà do các thành viên xin đăng cai tổ chức và được lựa chọn): Hội nghị, hội thảo này do một nước tổ chức, các nước thành viên cử các đại diện tham dự. Loại hội nghị, hội thảo này đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ phía nhà nước và phía tư nhân, thời gian chuẩn bị khá lâu dài. Đặc điểm của convention tour thường diễn ra ở một địa điểm cố định, số khách tham dự có thể lên đến hàng ngàn người, họat động diễn ra trên phạm vi 6
  11. rộng. Khách thường tham gia các tour du lịch tự chọn như tour trọn gói (package tour), city tour (tour du lịch tham quan thành phố) và shopping tour (tour mua sắm). Khách đi tour nửa ngày từ 2 đến 3 tiếng hoặc cả ngày đối với city tour và shopping tour và hướng dẫn đi cùng. Bên cạnh đó còn có chương trình du lịch dành cho người đi cùng/phu nhân/phu quân, mua sắm, tham quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng. * Exhibition (triển lãm)/Event (sự kiện) - Exhibition (triển lãm): là hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu hàng hoá và dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá rộng rãi đến công chúng. Các cuộc họp liên quan đến sự kiện hoặc triển lãm được tổ chức nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng của công ty như kỷ niệm 50 năm thành lập hay trao phần thưởng cho khách hàng thứ 1 triệu, hoặc có thể kỷ niệm năm doanh số bán hàng cao nhất Các nhà cung cấp và nhân viên có thể gặp gỡ nhau nhằm phát động sản phẩm hoặc hỗ trợ gây quỹ mà doanh nghiệp chủ trương ủng hộ. Trong khi đó, Exhibitions thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. Các đối tượng có nhu cầu tham gia vào loại hình du lịch này thường là các doanh nhân, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị - xã hội và tập thể người lao động các cơ quan, đoàn thể. Mục đích chính của những đối tượng này khi sử dụng loại hình du lịch MICE là tham gia các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện có kết hợp với hoạt động tham quan du lịch. Trong trường hợp “du lịch khen thưởng”, thì mục đích tham quan du lịch thể hiện rõ ràng hơn. Exhibition bao gồm 2 loại: + Trade Show (triển lãm thương mại): Là triển lãm được tổ chức đặc biệt cho các tổ chức kinh doanh nhằm buôn bán và thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh doanh, nhân viên, khách hàng tương xứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau về những sản phẩm mới, đồng thời các tổ chức kinh doanh cũng tán thành ủng hộ một quỹ hỗ trợ. + Consumer Show (triển lãm dành cho người tiêu dùng): là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phảm, hàng hoá cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hoá đó. Một số trường hợp có thể tổ chức các seminar hoặc meeting nhỏ trong sự kiện đó. 7
  12. - Event (sự kiện): Là hoạt động tổ chức các chương trình có quy mô, tầm cỡ không cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lực lượng lớn các đối tượng khác nhau nhằm đạt được các mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó, thông qua đó cũng đạt được mục tiêu về phát triển du lịch. Đó có thể là các sự kiện văn hóa, chính trị, thể thao, các ngày lễ kỷ niệm danh nhân thế giới, khánh thành hoặc khai trương công ty, các hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch Gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị, hội thảo hay triển lãm, sự kiện là những hoạt động có nội dung khá gần gũi nhau trong giao dịch thương mại, chính trị và xã hội. Mỗi hoạt động đều nhằm những mục đích khác nhau nhưng giữa chúng đều có sự liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau khi chúng được tổ chức. Số lượng người tham gia các hoạt động MICE khá đông, hầu hết là những người có thu nhập và khả năng chi trả cao hoặc được các công ty, tổ chức chi trả. Trong quá trình tham gia các hoạt động này, các đối tượng tham gia thường phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn cảnh sắc, khám phá văn hóa của nơi đến. Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp du lịch và dần hình thành nên một hình thức (loại hình) du lịch mới - du lịch MICE - loại hình du lịch hiện nay đang được rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới quan tâm phát triển. b) Du lịch MICE Đã có nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch MICE. Sau đây, người viết xin được viện dẫn một số khái niệm: Theo tác giả Nguyễn Vũ Hà1: “Du lịch MICE là một loại hình du lịch tổng hợp, chuyên kinh doanh các chương trình du lịch kết hợp với việc tham gia hoạt động hội họp, hội nghị, triển lãm nhằm mục đích ưu đãi, khen thưởng cho du khách” [3,tr50-51]. Theo TS. Phùng Đức Vinh2: “Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh du lịch kết hợp với việc cá nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương trình khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions) và tham gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” [15,tr.49-50]. 1 Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 2 Trường Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu 8
  13. Theo TS. Trần Văn Thông3: “Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và du lịch sự kiện, triển lãm”. Quan niệm về du lịch MICE được hiểu một cách tương đối phổ biến hiện nay là: “Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa mục đích đi dự hội nghị, hội thảo, triễn lãm, tham gia các sự kiện là chính với việc sử dụng các dịch vụ và tham quan du lịch” [3,tr.50-51]. Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA), du lịch MICE có thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về du lịch MICE như sau: Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch vụ du lịch tại nơi đến của du khách; trong đó các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện là các hoạt động chính/chủ yếu. Hiểu một cách chung nhất, du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp việc tham gia các hoạt động MICE với hoạt động du lịch. 1.1.2. Điều kiện ra đời và phát triển của du lịch MICE Du lịch MICE là một loại hình du lịch ra đời và phát triển khá muộn so với một số loại hình du lịch khác. Loại hình du lịch này ra đời và phát triển trong những điều kiện nhất định, khi mà nhu cầu giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ được đẩy mạnh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, để phát triển được loại hình du lịch này cũng đòi hỏi mỗi điểm đến phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cao trên nhiều phương diện như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực Tựu trung lại, loại hình du lịch MICE ra đời và phát triển trong những điều kiện sau: - Thứ nhất, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, năng động, độc lập và đáng tin cậy. Bản thân hoạt động du lịch chỉ có thể phát triển được trong điều kiện môi trường hòa bình hữu nghị. Ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tình hình 3 Trưởng khoa Du lịch - ĐH Yersin Đà Lạt 9
  14. chính trị, xã hội không ổn định, thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố như khu vực Trung Đông, Iraq, thì khó có thể phát triển du lịch được. Hơn nữa, đối với loại hình du lịch MICE, thành phần đối tượng khách tham dự bao gồm cả những chính khách, những lãnh đạo cấp cao của các quốc gia, có những cuộc họp mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế nên yêu cầu về đảm bảo an ninh, an toàn càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các cuộc gặp gỡ, hội họp, hoạt động tham quan du lịch, thưởng ngoạn các giá trị thiên nhiên, văn hóa, không thể diễn ra trong một môi trường không an toàn, đe dọa đến tính mạng của những người tham dự. Điều đó cũng lí giải vì sao du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng thường phát triển ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện chính trị xã hội ổn định như khu vực Đông Âu, Châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế cũng có tác động không nhỏ tác động đến sự hình thành và phát triển của loại hình du lịch MICE. Để tổ chức được các hoạt động MICE đòi hỏi quốc gia đăng cai tổ chức phải có tiềm lực vững chắc về kinh tế hoặc có một nền kinh tế độc lập, năng động, có khả năng thu hút đầu tư. Đây cũng chính là những vấn đề mà các đối tượng khách MICE thường quan tâm. - Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại; dịch vụ xã hội phong phú và thuận tiện. Du lịch MICE là loại hình du lịch sử dụng nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng và đòi hỏi sự hiện đại, hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng. Đó là sự thuận tiện, an toàn của giao thông vận tải (loại hình giao thông đa dạng, phong phú; phương tiện hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, ), nhất là hệ thống các sân bay tầm cỡ quốc gia và quốc tế; hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ xã hội cũng đòi hỏi phải phong phú, hiện đại và thuận tiện như dịch vụ bưu chính viễn thông - thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, y tế, vệ sinh Vì vậy, để phát triển loại hình du lịch MICE đòi hỏi chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại trật tự xã hội, vệ sinh môi trường nhằm tạo ra môi trường xã hội và môi trường du lịch thông thoáng, an toàn và thân thiện để thu hút đối tượng khách MICE. - Thứ ba, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp và đồng bộ. 10
  15. Du lịch MICE cũng đòi hỏi cao về hệ thống cơ sở vật chất kỹ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có những đặc thù riêng so với các loại hình du lịch khác. Tính phù hợp của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đối với loại hình du lịch này thể hiện ở sự hiện đại, tiện nghi, quy mô và đạt các tiêu chuẩn quốc tế, từ hệ thống khách sạn nhà hàng đến các trung tâm triển lãm, hội nghị, vui chơi giải trí và mua sắm. Các khách sạn được sử dụng cho loại hình du lịch này thường từ 3 đến 5 sao cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung với chất lượng tốt nhất cùng với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, có hệ thống phòng hội nghị hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Không gian để tổ chức các buổi gặp gỡ, hội nghị, hội thảo phải là các hội trường, phòng họp rộng lớn, được đảm bảo các điều kiện an ninh, được cách âm và được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như âm thanh, ánh sáng, máy vi tính kết nối Internet, projector, máy fax, máy phiên dịch, điện thoại, các thiết bị truyền hình trực tiếp Các trung tâm hội chợ triển lãm đủ tiêu chuẩn với sức chứa lớn để tổ chức các sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. - Thứ tư, dịch vụ du lịch đa dạng phong phú. Đối với đối tượng khách MICE, yêu cầu về dịch vụ du lịch tại nơi đến lại càng cao. Do tính chất công việc, khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thường tạo cho khách có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi vì vậy mà họ thường phát sinh nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn và du lịch khi rảnh rỗi và sau khi kết thúc công việc. Chính vì vậy, những nơi phát triển loại hình du lịch MICE cũng là những nơi có hệ thống dịch vụ du lịch đa dạng phong phú như các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại mua sắm với các hàng lưu niệm chất lượng cao, các rạp chiếu phim, rạp hát, các câu lạc bộ, quán bar, Những nơi dịch vụ du lịch không hoặc kém phát triển sẽ không phù hợp để tổ chức loại hình du lịch này. Điều này cũng lý giải vì sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các trung tâm đô thị lớn như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia - Thứ năm, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; cảnh quan môi trường hấp dẫn. Du lịch MICE được biết đến là loại hình du lịch không đòi hỏi mức độ khai thác tài nguyên cao như các loại hình du lịch khác, tuy nhiên không vì thế mà loại hình du lịch này không có những yêu cầu nhất định về tài nguyên du lịch và cảnh quan môi trường. Khách du lịch MICE là những đối tượng khách 11
  16. đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các địa phương khác nhau, sự khác biệt về thiên nhiên, con người và văn hóa của nơi đến đều là những yếu tố có sức hấp dẫn nhất định đối với du khách. Do đó, tại những nơi có tài nguyên du lịch đa dạng phong phú (cả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn), có sự khác biệt về văn hóa đều có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Thực tế cho thấy, đối tượng khách MICE thường lựa chọn những nơi đến có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, cảnh quan môi trường hấp dẫn (môi trường trong lành, kết cấu hạ tầng hài hòa, gần gũi với thiên nhiên), thường là những nơi có biển, hồ, núi. - Thứ sáu, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đối với loại hình du lịch MICE, để có thể khai thác và phát triển được đòi hỏi nguồn nhân lực, từ người tổ chức đến những người trực tiếp phục vụ phải được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn và chuyên nghiệp trong thao tác nghiệp vụ và tác phong làm việc. Những người làm công tác tổ chức, phục vụ phải là những người có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, sáng tạo, có khả năng tổ chức và phục vụ các hoạt động MICE ở các cấp độ, quy mô khác nhau, không được phép để xảy ra sai sót trong quá trình tổ chức, đặc biệt đối với các hoạt động mang tính chất chính trị, quốc tế. Họ có thể bao gồm: những người tổ chức quản lý có kỹ năng phối hợp đồng bộ các bộ phận dịch vụ trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động MICE; những người tổ chức quản lý ở từng bộ phận dịch vụ cụ thể; những nhân viên chuyên môn, kỹ thuật trong các hoạt động phục vụ cho du lịch MICE. Không những cần được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, yếu tố ngoại ngữ cũng là một yêu cầu cần thiết bởi đối tượng khách của loại hình du lịch này không chỉ đến từ một quốc gia hay vùng lãnh thổ mà có thể là từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy yêu cầu đối với đội ngũ lao động này không những có thể sử dụng tốt một ngoại ngữ mà có thể là nhiều ngoại ngữ khác nhau càng tốt. - Thứ bẩy, có chiến lược, chính sách khuyến khích phát triển loại hình du lịch MICE. Đối với loại hình du lịch MICE, các chiến lược, chính sách khuyến khích phát triển loại hình này có thể là những chính sách, chiến lược xây dựng và xúc tiến, quảng bá hình ảnh về điểm đến của du lịch MICE; chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, khai 12
  17. thác tài nguyên và cảnh quan; Không chỉ những có chiến lược, chính sách của ngành du lịch, các chiến lược, chính sách trong lĩnh vực khác cũng có tác dụng gián tiếp thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển như chính sách, đường lối chính trị (hòa bình hữu nghị, thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao ); chính sách miễn visa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ; chính sách mở cửa đối với nền kinh tế (thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động thương mại ); chiến lược, chính sách thúc đẩy các hoạt động giao lưu và hợp tác văn hóa, Đây là những yếu tố có sức thu hút lớn với đối tượng khách MICE quốc tế. - Thứ tám, có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan trong việc tổ chức các hoạt động MICE. Các bên liên quan trong hoạt động MICE có thể kể đến như các công ty chuyên tìm kiếm nhà tổ chức hội thảo, hội nghị; các công ty chuyên tìm kiếm địa điểm tổ chức hội thảo, hội nghị; các công ty hoặc cơ quan quản lý tại điểm đến; các công ty truyền thông; các hãng đại diện cho nhà tổ chức; Sự kết hợp giữa các bên liên quan này sẽ giúp cho các hoạt động MICE được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện. 1.1.3. Đặc điểm của du lịch MICE Mỗi loại hình du lịch đều có những đặc điểm riêng. Đối với loại hình du lịch MICE có thể kể đến một số đặc điểm sau : Du lịch MICE không phải là loại hình du lịch thuần túy, mà nó là loại hình du lịch kết hợp giữa công việc (các hoạt động MICE) với các hoạt động tham quan du lịch, thưởng ngoạn các giá trị tự nhiên, văn hóa tại các điểm đến. Vì vậy hình thức này còn được gọi dưới tên khác là du lịch công vụ. Mục đích chính là các hoạt động MICE, được tổ chức nhằm gặp gỡ - giao lưu - tiếp xúc - trao đổi giữa những người tham gia. Đối tượng khách du lịch MICE thường là những người giữ những cương vị, địa vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao của nhà nước, chính phủ, bộ, ban ngành, các nhà khoa học, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thương gia. Đối tượng khách này có thể có nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương khác nhau. 13
  18. Du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng khách lớn và mang lại doanh thu cao, lợi nhuận lớn (Theo báo cáo từ Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương PATA cho thấy, nguồn thu từ 1 du khách MICE cao gấp từ 2 đến 5 lần 1 du khách đi du lịch thuần túy). Khách MICE là những người được đài thọ về kinh phí tổ chức chuyến đi, khả năng thu nhập và chi trả cao nên nhu cầu về các dịch vụ của họ đòi hỏi phải hoàn hảo và có chất lượng cao, họ có thể dành nguồn tài chính của mình cho các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là dịch vụ mua sắm. Chi tiêu của khách du lịch MICE không chỉ trong phạm vi các hoạt động MICE. Theo số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2005 của Tổng cục Thống kê, khách đến Việt Nam với mục đích dự hội nghị, hội thảo có mức chi tiêu trung bình là 89,7 USD/ngày, thời gian trung bình của chuyến đi là 12,7 ngày, chi tiêu trung bình chuyến đi của khách MICE là 1.183 USD. Theo một số liệu nghiên cứu khác cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE, thì ở bên ngoài họ chi đến 15 đồng ở các nước phát triển, và con số này lên đến 25 đồng ở các nước kém phát triển. Yêu cầu đón tiếp và phục vụ đối tượng khách MICE thường liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành (về nội dung làm việc, ăn, ở, đi ại, đón tiếp tại sân bay, cửa khẩu ). Ngoài ra, khách MICE cũng đòi hỏi một số dịch vụ ưu đãi như các nghi thức lễ tân ngoại giao (trải thảm đỏ đón tiếp đối với các nguyên thủ quốc gia, các nhân vật quan trọng; sắp xếp chỗ ngồi theo địa vị), hỗ trợ làm thủ tục xuất nhập cảnh, sử dụng giao thông địa phương có cảnh sát hộ tống, thư giãn trên phương tiện Các hoạt động tổ chức và cung ứng dịch vụ phải chuyên nghiệp, khoa học. Địa điểm tổ chức các hoạt động MICE thường là những hội trường lớn trong những trung tâm thương mại an toàn, hấp dẫn về phong cách. Các địa điểm thường gần các trung tâm, khu điểm du lịch nổi tiếng, các trung tâm công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, sân bay tầm cỡ trong nước và quốc tế, đảm bảo về hệ thống thông tin liên lạc, thuận tiện giao thông để giúp cho khách có thể đi lại và liên hệ với các đối tác một cách hiệu quả, nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc kinh doanh và quảng bá hội nghị cũng như triển lãm thương mại. Các hoạt động MICE thường không có khuôn mẫu cố định, số lượng khách và dịch vụ biến động tùy thuộc vào quy mô, tính chất của các hoạt động được tổ chức. 14
  19. Thời gian lưu lại không dài, các hoạt động và sự kiện bận rộn, dày đặc và đòi hỏi phải được bố trí theo lịch trình khoa học, hợp lý, có tính sáng tạo trong thiết kế và tổ chức tour. Có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan (khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển, các đơn vị kinh doanh tổ chức sự kiện, ) để đảm bảo hoạt động MICE được tổ chức với chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Có yêu cầu cao về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Do những đặc điểm của đối tượng khách MICE nên hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thường phải hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại và tiện nghi. Hệ thống trang thiết bị phục vụ các hoạt động MICE cũng đồng bộ, hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy, tại những nơi phát triển du lịch MICE thường thu hút được lượng vốn đầu tư rất cao cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên nghiệp cao, có tính sáng tạo, làm việc khoa học, có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ tốt. Loại hình du lịch MICE thường được khai thác vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong năm ở mỗi vùng, địa phương, quốc gia khác nhau. Do đó, một nét đặc trưng đáng chú ý khác của du lịch MICE là không có tính mùa vụ rõ rệt như các loại hình du lịch biển, du lịch lễ hội, Vì thế, phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Chương trình du lịch MICE được thiết kế có tính linh hoạt cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của đối tượng khách. Các chương trình này thường được thiết kế dựa trên yêu cầu của đối tác, đòi hỏi sự hợp lý về lịch trình, tổ chức các hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tác. Bên cạnh đó, do khách MICE thường là khách đoàn với số lượng đông, mỗi một nhóm khách lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau nên đôi khi cùng một đoàn khách nhưng phải thiết kế nhiều chương trình du lịch khác nhau phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng nhóm nên việc tổ chức thực hiện các hoạt động và các chương trình du lịch sẽ phức tạp hơn các chương trình du lịch thông thường. Trong một chương trình du lịch, các hoạt động MICE luôn là nội dung chủ yếu có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Bên cạnh đó, các chương trình này bao gồm các hoạt 15
  20. động tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, ăn nghỉ, thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Hiện nay, một trong những hoạt động được rất nhiều các nhà thiết kế chương trình du lịch MICE quan tâm là hoạt động teambuilding. 1.2. Thực tiễn phát triển của loại hình du lịch MICE 1.2.1. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới Du lịch ngày nay đang dần khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển không ngừng cả về số lượng khách và doanh thu từ du lịch đã cho thấy điều đó. Dự báo “Tầm nhìn Du lịch 2020” của UNWTO khẳng định: Du lịch thế giới sẽ liên tục tăng trưởng và sẽ đạt gần 1,6 tỷ lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2020. Các khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất vào năm 2020 sẽ là châu Âu (chiếm 45,9% thị trường du lịch toàn cầu), Đông Á và Thái Bình Dương (chiếm 25,4%), châu Mỹ (chiếm 18,1%). Tiếp sau là châu Phi (5%), Trung Đông (4,4%) và Nam Á (1,2%). “Tầm nhìn du lịch 2020” cũng dự báo: Du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn, với tốc độ 5,4% hàng năm trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2020. Cũng theo đó, sự tiên đoán của WTO về ngành công nghiệp du lịch thế giới sẽ đạt trên con số 1,56 tỉ USD vào năm 2020, trong đó khoảng 1,18 tỉ khách sẽ di chuyển trong vùng và khoảng 377 triệu du khách đi du lịch đường dài. Trong số lượng tiên đoán trên thì châu Âu vẫn ở vị trí dẫn đầu về nơi tiếp nhận du khách ( 717 triệu du khách), vùng Đông Á và Thái Bình Dương ( 397 triệu khách ), châu Mỹ ( 2825 triệu ), theo sau sẽ là châu Phi, vùng Trung Đông và Nam Á. Biểu đồ 1.1 : Dự báo số lƣợng du khách thế giới năm 2020 (Nguồn : UNWTO) 16
  21. Bên cạnh đó, số giờ nghỉ cũng được tăng lên cộng thêm xu hướng của khách quốc tế ngày càng đi du lịch nhiều đến với thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa ở các nước châu Phi và châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Đây là thị trường du lịch mới mang đến cho du khách thế giới nhiều điều thú vị với các loại hình du lịch như du lịch sinh thái Singapore, shopping Thái Lan, du lịch văn hóa Trung Quốc Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ đầu tư phát triển vkinh tế cao do có nguồn nhân lực dồi dào, nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời những năm qua hầu hết các quốc gia trong khu vực đều xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đã quyết tâm dỡ bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch như sự mở cửa của Trung Quốc, các nước Đông Dương đặc biệt là Việt Nam là một thị trường mới nổi lên ở châu Á. Từ điều kiện đó hoạt động du lịch ở khu vực này ngày càng sôi động và dần chiếm một thị phần đáng kể về lượng khách quốc tế trên thế giới. Một trong những loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập từ du lịch thế giới và được nhiều nước đặc biệt quan tâm là loại hình du lịch MICE. Đây là loại hình du lịch tổng hợp, kết hợp các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, khen thưởng và triển lãm với hoạt động du lịch, đã được các quốc gia trên thế giới khai thác từ hơn 30 năm nay. Hàng năm, trên thế giới diễn ra hàng nghìn cuộc họp, hội nghị, khen thưởng, triển lãm hay những sự kiện lớn nhỏ tầm cỡ quốc gia hay quốc tế của các tổ chức, các tập đoàn, công ty Du lịch MICE ngày càng được các doanh nghiệp lữ hành chú ý đến bởi lợi nhuận to lớn mà nó đem lại. Theo số liệu điều tra của ICCA, các chỉ tiêu hàng năm mà ngành công nghiệp MICE mang lại như sau: - Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/người/ngày; - Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỷ USD; - Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỷ USD. Hiện nay, loại hình du lịch MICE được đánh giá là loại hình du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các loại hình du lịch thông thường. Theo bà 17
  22. Malinee - chuyên gia của PATA (người thường xuyên tổ chức các hội nghị hội thảo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) thì thu nhập từ du lịch MICE sẽ tăng từ 410 tỷ USD lên 747 tỷ USD trong vòng 10 năm (2000 - 2010). Theo ước tính của UNWTO, tốc độ tăng trưởng trung bình năm doanh thu từ khách du lịch MICE trên toàn thế giới sẽ khoảng 8,2% trong giai đoạn 2000 - 2010, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch thế giới (dự kiến 7,27%/năm cũng trong giai đoạn trên). Trong vòng 12 năm từ năm 2000 đến 2010, châu Âu và Bắc Mỹ vẫn được đánh giá là 2 khu vực có nhu cầu lớn với khả năng đáp ứng tốt nhất cho loại hình du lịch MICE và dẫn đầu về doanh thu từ loại hình du lịch này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cho thấy khu vực Đông Nam Á và Nam Á đang dần khẳng định mình khi có chỉ số tốc độ tăng trưởng cao hẳn so với các khu vực còn lại, cụ thể: Đông Nam Á là 6,2%, Nam Á là 7,6%. Các chuyến đi vì mục đích công việc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn các chuyến đi vì mục đích du lịch thuần túy. Dưới đây là một số thị trường du lịch MICE đang nổi lên tại Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Nam Phi. Điều đó được minh họa bẳng số liệu dưới đây: Bảng 1.1: Thu nhập từ khách du lịch MICE trên thế giới (Giai đoạn 2000 - 2010) Đơn vị: Tỷ USD Năm Năm 2010 Tốc độ tăng Khu vực 2000 (Dự báo) trƣởng TB %) Liên minh Châu Âu (EU) 128,9 239,8 3,0 Bắc Mỹ 182,2 309,1 3,2 Các nước Caribe 0,8 1,7 4,0 Đông Âu 2,6 6,1 5,0 Mỹ La tinh 19,0 32,5 4,5 Trung Đông 5,9 14,6 5,4 Châu Đại Dương 8,5 14,5 2,1 Nam Á 1,2 3,3 7,6 Tây Âu 10,9 19,0 2,9 Nam Phi Sahara 2,2 5,8 5,7 Đông Nam Á 7,0 19,0 6,2 (Nguồn: The World market for travel and tourism, Euromonnor International) 18
  23. * Tại Châu Âu: Khu vực này xuất hiện một số quốc gia và thành phố nổi bật trong danh sách những quốc gia và thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức các cuộc hội họp. Bảng số liệu thống kê năm 2008 của ICCA dưới đây cho chúng ta thấy rõ điều đó: Bảng 1.2: Top 20 quốc gia và 20 thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức các cuộc hội họp năm 2011 Số Số cuộc cuộc TT Quốc gia TT Thành phố hội hội họp họp 1. Mỹ 759 1. Viên (Áo) 181 2. Đức 577 2. Paris 174 3. Tây Ban Nha 463 3. Barcelona 150 4. Anh 434 4. Berlin 147 5. Pháp 428 5. Singapore 142 6. Ý 363 6. Madrid 130 7. Brazil 304 7. London 115 8. Trung Quốc 302 8. Amsterdam 114 9. Hà Lan 291 9. Istanbul 113 10. Áo 267 10. Bắc Kinh 111 11. Canada 255 11. Budapest 108 12. Thụy Sỹ 240 12. Lisbon 107 Seoul Prague 13. Nhật Bản 233 13. 99 (Séc) 14. Bồ Đào Nha 228 14. Copenhagen 98 15. Hàn Quốc 207 15. Prague (Séc) 98 16. Ôxtrâylia 204 16. Buenos Aires 94 17. Thụy Điển 195 17. Brussels 93 18. Áchentina 186 18. Stockholm 93 19. Bỉ 123 19. Rome 92 20. Mê xi cô 122 20. Đài Bắc 83 (Nguồn: ICCA – [17]) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tại khu vực Châu Âu xuất hiện các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Hà Lan, Thụy Sỹ, Ý ; các 19
  24. thành phố Paris (Pháp), Viên (Áo), Barcelona (Tây Ban Nha), Berlin (Đức), Budapest (Hungary), Amsterdam (Hà Lan), Stockholm (Thụy Điển), trong top 20 quốc gia và 20 thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức các cuộc hội họp trong năm 2011. Đây là các quốc gia và thành phố (hầu hết là thủ đô) của các nước có nền kinh tế phát triển kết hợp với những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đa dạng hoặc có những trung tâm vui chơi giải trí và mua sắm lớn, phù hợp với loại hình du lịch MICE và loại hình du lịch này hiện nay cũng đang rất phát triển tại các quốc gia, thành phố này. Bên cạnh đó, tại Châu Âu đang nổi lên một số thị trường là các nước thuộc khu vực Đông Âu như Nga, Bulgari, Rumani, Croatia, Latvia, Ba Lan với sự gia tăng mạnh mẽ của các sự kiện được tổ chức trong lĩnh vực du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và triển lãm. Điển hình nhất trong số này là Nga, với thu nhập từ loại hình du lịch MICE giai đoạn 2010 - 2011 đạt hơn 300 triệu USD. Nga là một trong những thị trường đang nổi lên về sự tăng trưởng trong lĩnh vực này và rất có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế có khoảng 73% các công ty liên doanh tổ chức sự kiện vẫn phải tổ chức ngoài nước Nga vì cơ sở vật chất trong nước vẫn còn hạn chế đồng thời do khí hậu lạnh kéo dài nên nhiều công ty tổ chức sự kiện tại nước ngoài. Theo số liệu thống kế, Nga tổ chức sự kiện tại 44 nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng hiện nay Nga đang gặp khó khăn về vấn đề xin visa cho đại biểu tham dự sự kiện tại nước ngoài. * Tại Châu Á: Trong những năm gần đây, du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước Châu Á. Là khu vực với nền văn hóa phương Đông cổ kính cùng những ưu đãi của thiên nhiên và khí hậu đã tạo ra sức hấp dẫn lớn với du khách quốc tế, đặc biệt là khách MICE. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ đón 100 triệu lượt khách đến làm ăn kinh doanh, cũng như khách du lịch MICE vào năm 2015, tăng 40% so với năm 2002. Theo ICCA (Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế), ngành công nghiệp MICE có doanh thu khoảng 280 tỷ USD/năm. Cũng theo báo cáo dự báo thu nhập từ du lịch sẽ tăng khoảng 82% trong vòng 10 năm (2000 – 2010) từ năm 410 tỷ USD lên 747 tỷ USD. Đặc biệt dự báo thu nhập tại khu vực Nam – Á có tốc độ tăng cao, đạt 8%/ năm và Đông Nam Á là 7%/ năm. 20
  25. Các chuyến đi vì mục đích công việc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn các chuyến đi vì mục đích du lịch. Để đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện nói chung và sự phát triển của du lịch MICE nói riêng, trong những năm qua rất nhiều trung tâm hội nghị, triển lãm đã được xây dựng tại khu vực này với quy mô lớn. Có thể kể đến các trung tâm hội nghị, triển lãm với quy mô lớn nhất tại Châu Á theo bảng thống kê dưới đây: Bảng 1.3: Các trung tâm hội nghị, triển lãm lớn tại Châu Á Diện TT Tên trung tâm Quốc gia tích(m2) 1. TT hội nghị, triển lãm quốc tế Quảng Trung Quốc 150.000 Châu 2. TT triển lãm quốc tế Tokyo Nhật Bản 80.660 3. TT triển lãm quốc tế Thượng Hải Trung Quốc 80.500 4. TT hội nghị, triển lãm Băng Cốc Thái Lan 80.000 5. TT hội chợ Intex Osaka Nhật Bản 70.078 6. TT triển lãm Trung Quốc Trung Quốc 67.000 7. TT triển lãm thế giới Hồng Kông 66.000 8. Sân vận động quốc tế Yakohama Nhật Bản 64.000 9. TT hội nghị và triển lãm Hồng Kông Hồng Kông 64.000 10. TT triển lãm Singapore Singapore 60.000 11. TT triển lãm quốc tế Hàn Quốc (Kintex) Hàn Quốc 54.975 12. TT hội nghị Makuhari Messe Nhật Bản 54.353 13. TT triển lãm Nangang Đài Loan 48.185 (Nguồn: ICCA) Tại khu vực này, có thể kể đến các quốc gia phát triển mạnh loại hình du lịch MICE như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan. Đặc biệt, trong khu vực Đông Nam Á phải kể đến một số điểm đến mới được yêu thích thuộc là Singapore, Thái Lan, Malaysia. Trong đó, Singapore là đất nước được biết đến như là trung tâm tài chính, kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng như của Châu Á và thế giới, nơi đặt trụ sở của hơn 7 nghìn công ty đa quốc gia trên thế giới. Chính phủ nước này đang bỏ 21
  26. ra hàng tỷ SGD4 để xây dựng thêm những trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều những đoàn khách MICE tới đảo quốc này. * Tại Trung Đông: Thị trường nổi bật tại khu vực này là các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với Dubai (thành phố nằm ở miền đông bắc) dẫn đầu về số sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo được tổ chức tại đây. Chỉ tính riêng trong năm 2007, trung tâm thương mại thế giới Dubai (trung tâm lớn nhất của vùng) đã đăng cai và tổ chức thành công 106 sự kiện lớn. Năm 2008, Dubai cũng đăng cai tổ chức 28 cuộc hội họp lớn (đứng thứ 51 trên tổng số gần 300 thành phố có tổ chức các cuộc hội họp lớn trên thế giới)5. Bên cạnh đó, Abu Dhabi - thành phố ven bờ nam của vịnh Péc - xích, thủ đô của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nhờ lợi nhuận kếch xù từ dầu mỏ mà được xem là một trong những nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới đã đăng cai tổ chức du lịch chơi golf, du lịch kết hợp kinh doanh và triển lãm nhằm quảng bá loại hình du lịch này tại khu vực. * Tại Nam Phi: Đây là thị trường du lịch MICE đầy hứa hẹn với thành phố Cape Town (thủ phủ của tỉnh Western Cape - Nam Phi). Theo thống kê6, trong năm 2006, hơn một nửa số các sự kiện quốc tế được tổ chức ở Nam Phi đã chọn địa điểm là Cape Town. Còn theo số liệu thống kê của ICCA thì năm 2008, Cape Town đứng thứ 35 trên tổng số gần 300 thành phố có tổ chức các cuộc hội họp lớn trên toàn thế giới. Năm 2009, Nam Phi cũng là đất nước được lựa chọn tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới (Miss World 2009), đây là một kiện có ý nghĩa lớn trong việc thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Cũng theo thống kê của ICCA, năm 2011, Nam Phi đứng đầu các quốc gia Trung Đông về tổ chức các sự kiện, hội thảo và cuộc họp lớn. Ngoài các trung tâm hội nghị, hội chợ, ở Cape Town có khoảng 200 trung tâm hội nghị trong vùng Cape Town mở rộng luôn sẵn sàng đáp ứng và phục vụ loại hình du lịch hấp dẫn này. 4 Đô la Singapore 5 Theo số liệu thống kê năm 2008 của ICCA 6 Travelaily news.com 22
  27. 1.2.2. Sự phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam 1.2.2.1. Khái quát chung - Tình hình hoạt động: Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Hiện nay, loại hình du lịch này đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, không chỉ có khách MICE Inbound mà ngay cả khách trong nước của những tập đoàn, công ty cũng đi ra nước ngoài (khách MICE Outbound) và du khách MICE nội địa cũng có nhu cầu cao về loại hình du lịch này. Bên cạnh thị trường khách MICE quốc tế, thị trường khách MICE nội địa cũng đầy tiềm năng. Nhiều công ty, tổ chức trong nước cũng như các công ty, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam cũng có nhu cầu tổ chức hội nghị hội thảo, các hoạt động khen thưởng, khuyến khích cho đội ngũ nhân viên. Các chuyến đi du lịch, các hoạt động MICE không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn hướng ra nước ngoài đến các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ, Du lịch MICE đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay. Năm 2002, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) cùng với Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 - 5 sao đã sáng lập ra Câu lạc bộ MICE Việt Nam (Vietnam Meeting Incentive Club) và cho ra đời website: www.meetingsvietnam.com. Đến nay, Câu lạc bộ đã có trên 24 thành viên, chủ yếu là các khách sạn. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Nam - Điểm đến của du lịch MICE với tựa đề “Vietnam - When meetings matter” và tổ chức các hoạt động tiếp thị, xúc tiến du lịch qua các hội chợ quốc tế: AIME (Úc), IT&CMA (Thái Lan), IMEX (Đức), EITBM (Thụy Sỹ). Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trương hình ảnh Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI (Hồng Kông), MICE NET (Úc); tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện quốc tế tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp MICE Việt Nam cũng đang dần khẳng định được tên tuổi khi đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn thu hút hàng nghìn người tham dự như Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM 5 - 2004), Đại hội đồng Liên minh nghị viện ASEAN (AIPO - 2005), Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương (2006), Hội nghị cấp cao ASEAN 16 (4 - 2010). Trong đó, đặc biệt phải kể đến: Hội nghị cấp 23
  28. cao APEC lần thứ 14 (11/2006) tại Hà Nội với sự tham dự của những người đứng đầu 21 nền kinh tế APEC và hàng nghìn đại biểu khác, trong đó có hơn 1.000 lãnh đạo các tập đoàn/công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia và hàng trăm đại biểu là phóng viên các báo đài hàng đầu thế giới. Hội nghị Tai - Mũi - Họng - Phẫu thuật Đầu - Cổ ASEAN lần thứ 12 (8/2007) tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 820 đại biểu thuộc các nước trong khu vực ASEAN và các khách mời đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản; đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về tai - mũi - họng và phẫu thuật đầu cổ của các nước. Hội nghị cấp cao ASEAN 16 (4 - 2010) với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện cơ quan liên chính phủ, đại diện đoàn ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và đại diện các bộ, ban, ngành của Việt Nam. Hội nghị quốc tế ATC – REV (10- 2012) tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia của những nhà khoa học hàng đầu đến từ 15 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra còn có thể kể tới những hội nghị hàng đầu khác được diễn ra như: Hội nghị Logistic quốc tế lần đầu tổ chức tại Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh tháng 2- 2011), Hội nghị thường niên ADB ( 5 – 2011), diễn đàn kinh tế Đông Á Bên cạnh đó là các hội nghị, hội thảo trong lĩnh vực du lịch do Tổng cục Du lịch đăng cai và tổ chức như Hội thảo hoa ASEAN - Nhật Bản 2005, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia 2007, Diễn đàn Du lịch Á - Âu (ASEM 2008), Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF - 2009), Ngoài các hội nghị quốc tế này, hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo của các bộ/ngành, các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, trong nước cũng được tổ chức hàng năm. Sự phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam còn thể hiện ở việc chúng ta chủ động tham gia các triển lãm, hội chợ, đặc biệt là triển lãm, hội chợ du lịch tầm cỡ quốc tế như: Hội chợ triển lãm Du lịch thế giới - JATA 2007 (Nhật Bản), Hội chợ Du lịch quốc tế - ITB 2008 (Đức), Hội chợ Du lịch quốc tế - WTM 2008 (Anh), Hội chợ Du lịch lữ hành thế giới 2009 (Nhật Bản), Hội chợ Du lịch TRAVEX (trong khuôn khổ ATF 2009), Hội chợ Du lịch quốc tế ITB’2010 (Đức) Các liên hoan, lễ hội du lịch trong nước và quốc tế như Festival Huế tổ chức định kỳ 2 năm/lần, Quảng Nam - Hành trình 1 điểm đến - 2 di sản, Lễ hội Canaval Hạ Long, Liên hoan du lịch Hải Phòng, Festival hoa Đà Lạt, Festival biển Nha Trang, Du lịch về nguồn, Đây là những hoạt động nhằm xúc tiến, 24
  29. quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với khách du lịch quốc tế. Thời gian qua, nhiều công ty du lịch Việt Nam đã thành công trong việc kinh doanh loại hình du lịch MICE. Trong lĩnh vực lữ hành nổi lên nhiều thương hiệu làm tour MICE chuyên nghiệp như Saigontourist, Fiditour, Vietravel, Bến Thành Tourist, trong số đó, Saigontourist là một điển hình. Đây là doanh nghiệp đã thành lập Trung tâm tổ chức Hội thảo - Sự kiện, có khoảng gần 300 đối tác quốc tế tại nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Trung bình, Saigontourist đón 8.000 - 10.000 khách MICE/năm. Năm 2008, lượng khách MICE của công ty đạt 60.458 lượt khách, tăng 17% so với năm 2007. Các khách sạn và resort cao cấp trong những năm qua cũng phát triển mạnh lượng khách MICE của mình, đặc biệt là các khách sạn cao cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Hà Nội có 9 khách sạn 5 sao, thành phố Hồ Chí Minh có 11 khách sạn 5 sao trong tổng số 31 khách sạn 5 sao của cả nước. Các khách sạn 5 sao ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt công suất phòng 85 - 90% do có đông đảo doanh nhân nước ngoài đến Hà Nội tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm như khách sạn Melia Hanoi, Sofitel Metropole Hanoi, Daewoo Hanoi, Hilton Hanoi Opera, Sharaton Saigon, Sofitel Plaza Saigon, Legend Saigon, New World Saidon, Park Hyatt Saigon, Caravelle Hầu hết các phòng hội nghị, hội thảo của các khách sạn này đều có công suất sử dụng cao. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 của Tổng cục du lịch Việt Nam, tính đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 13.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số buồng là 250.000 buồng. Trong đó có 180 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao với tổng số buồng là 27.638 buồng. Đây là những khách sạn cao cấp, phù hợp với sự phát triển của loại hình du lịch MICE. Việt Nam cũng có nhiều resort và loại hình lưu trú khác để khách du lịch lựa chọn ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội như giao thông, bưu chính - thông tin liên lạc, y tế, ngân hàng và cơ sở vật chất vật chất kỹ thuật du lịch cũng không ngừng được đầu tư phát triển nhằm làm tăng sức hút đối với khách du lịch. Nhiều trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm cũng đã được xây dựng ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các điểm đến du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, để tổ chức các sự kiện tầm cỡ khu vực. Nhiều sự 25
  30. kiện lớn quy mô quốc tế đã được tổ chức thành công, được các đối tác và khách du lịch đánh giá cao. Tại Hà Nội có thể kể đến: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE), Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Việt Nam (VEFAC) - Hà Nội, Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật (số 2 Hoa Lư, Hà Nội), Tại Thành phố Hồ Chí Minh có Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), Trung tâm Triển lãm và hội chợ quốc tế TP. Hồ Chí Minh (HIECC). Ngoài ra có Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Hải Phòng, Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng, Tại nhiều thành phố, trung tâm du lịch lớn, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng có các dịch vụ hội nghị, hội thảo phù hợp với dịch vụ ăn uống, thư giãn và các chương trình du lịch. Tại các trung tâm hội nghị, hội thảo, các phòng họp được trang bị đầy đủ trang thiết bị cùng với các dịch vụ photo, in ấn, thư ký, phiên dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các trung tâm đô thị lớn có các khu vui chơi giải trí cao cấp và các khu thương mại với hàng lưu niệm chất lượng cao thích hợp với du lịch MICE như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trung tâm giải trí, mua sắm, nhiều siêu thị, các cửa hàng bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng lưu niệm có sức hấp dẫn với khách du lịch MICE trong khoảng thời gian rảnh rỗi và sau khi kết thúc các cuôc hội họp. Mặc dù được hình thành và phát triển khá muộn so với một số loại hình du lịch khác ở Việt Nam nhưng du lịch MICE đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả khả quan. Loại hình du lịch này cũng đang dần khẳng định là một loại hình du lịch có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển đối với du lịch Việt Nam. - Lợi ích từ du lịch MICE: + Tăng cơ hội cho du khách lựa chọn đến Việt Nam trong điều kiện và lợi thế của một điểm đến an toàn, thân thiện trong khu vực ASEAN. + Đây là một cơ hội tốt để kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng chỉ tiêu của du khách tại Việt Nam, nhờ đó tăng doanh thu của ngành, tăng thu ngân sách qua các hoạt động du lịch MICE. + Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 26
  31. + Thu hút được lượng khách có khả năng thanh toán cao, đem lại nguồn lợi đáng kể về mặt tài chính. Theo ước tính trung bình, doanh thu một đoàn khách thuộc thị trường du lịch MICE cao gấp 10 lần so với khách du lịch thuần túy. + Phát triển du lịch MICE là biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch. + Việc tổ chức du lịch MICE thường được lập kế hoạch trước trong một khoảng thời gian tương đối dài ( tối thiểu từ 1 năm trở lên) nên các doanh nghiệp được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời có điều kiện chuẩn bị để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo có chất lượng cao. + Một đặc điểm nữa rất nổi bật của các đối tượng khách MICE mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể tập trung khai thác, đó là phần lớn các chi phí của chuyến đi đều được các công ty thanh toán, trong đó thường bao gồm cả các chương trình tham quan du lịch. Do vậy, khách hàng có thể dành nguồn tài chính của mình để chi phí cho các dịch vụ bổ trợ, đặc biệt là dịch vụ mua sắm hàng hóa và một số dịch vụ phát sinh khác. + Ngoài những lợi ích kinh tế trực tiếp, du lịch MICE còn mang lại những lợi ích gián tiếp cho du lịch Việt Nam: các hội nghị quốc tế lớn được tổ chức thành công tại Việt Nam sẽ là sự tuyên truyền, quảng bá tuyệt vời nhất. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về hội nghị, về bản thân những người tham gia hội nghị, hội thảo vô hình chung cũng là những kênh quảng cáo rất đáng tin cậy cho điểm đến Việt Nam. Điều đó sẽ giúp thu hút một lượng du khách đáng kể đến Việt Nam. - Những thuận lợi của Việt Nam để khai thác thị trường du lịch MICE: Đối với ngành du lịch Việt Nam, thị trường khách du lịch MICE đang được xem là một thị trường có tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Hơn 10 năm qua, lượng du khách quốc tế đến nước ta tăng lên liên tục gấp 10 lần và thu nhập du lịch tăng trung bình 25%/năm. + Quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng không chỉ trong khu vực mà còn cả trên thế giới. + Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn, thân thiện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều bất ổn. Đây có thể coi là một lợi thế rất lớn để phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là thị trường khách du lịch MICE nói riêng. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra rất phức tạp, sự mất ổn 27
  32. định ở nhiều khu vực và quốc gia đã dẫn đến tâm lý không an toàn cho khách du lịch, do vậy Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho du khách. + Tình hình kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Thị trường Việt Nam được xem là một thị trường ổn định, nhiều tiềm năng, thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, lượng khách kinh doanh vào Việt Nam đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch MICE. + Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa hình đa dạng, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú với các giá trị văn hóa đặc sắc mang đậm tính truyền thống lịch sử lâu đời thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hóa. Việt Nam so với các nước trong khu vực còn mới lạ, gây sự thu hút, có sức hấp dẫn khách du khách từ mọi nơi trên thế giới. + Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Việt Nam nói chung và tại các điểm du lịch nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Phần lớn các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên đều tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số điểm du lịch trọng điểm khác. Theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Việt Nam, các khách sạn từ 4 – 5 sao đều bắt buộc phải có phòng hội nghị quốc tế với quy mô từ 100 chỗ trở lên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2002 là năm Nhà nước đầu tư nhiều nhất cho ngành du lịch: với tổng số 380 tỷ đồng ngân sách để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch cho 37 tỉnh, thành phố nơi có các khu du lịch quốc gia hoặc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Với những lợi thế kể trên, ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng du lịch của mình và tăng doanh thu từ du lịch. Điều này đòi hỏi sự đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó du lịch MICE là một trong những loại hình du lịch có nhiều lợi thế và tiềm năng nhất của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, du lịch MICE Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự yếu kém trong hoạt động marketing, xúc tiến, quảng bá; các thủ tục visa, hải quan còn rườm rà, phức tạp; sân bay quốc tế nhỏ; thiếu các trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm tầm cỡ quốc tế; các dịch vụ vui 28
  33. chơi giải trí còn nghèo nàn; thiếu các chương trình du lịch mới và hấp dẫn; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp Điều đáng nói là các công ty lữ hành và khách sạn còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh du lịch MICE. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Nếu khắc phục được những khó khăn, thách thức này, du lịch MICE hoàn toàn có thể phát triển mạnh hơn nữa và trở thành đối thủ cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. 1.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch MICE tại Hải Phòng Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gần với thị trường khách lớn là Hà Nội và Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Hải Phòng có vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch và cũng được coi là một thị trường tiềm năng lớn của loại hình du lịch MICE. - Nhu cầu và đặc điểm của khách MICE ở Hải Phòng: Do nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc, thành phố công nghiệp và đô thị loại I cấp quốc gia - nơi đang thu hút đầu tư với nhiều dự án, khu cụm công nghiệp7 nên nhu cầu tổ chức các hoạt động MICE ở Hải Phòng rất lớn với những hình thức và quy mô khác nhau. Các tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế trên địa bàn Hải Phòng thường có nhu cầu tổ chức các hội nghị, hội thảo, các buổi tọa đàm để bàn bạc, trao đổi về kế hoạch và chiến lược hoạt động; các hoạt động khởi công, khai trương, khánh thành các nhà máy xí nghiệp; các đại hội cổ đông; hội nghị khách hàng; các hoạt động khen thưởng cán bộ công nhân viên; các triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; các sự kiện văn hóa, thể thao, So với một số tỉnh, thành phố và địa phương khác như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng có lợi thế hơn với hệ thống hạ tầng cơ sở khá hoàn thiện, thị trường đầu tư tiềm năng nên nhu cầu về du lịch MICE lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, trong những năm qua, loại hình du lịch MICE đã được các doanh nghiệp du lịch tại Hải Phòng chú ý khai thác, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Hoạt động du lịch MICE ở Hải Phòng cũng có những điểm khác biệt so với một số tỉnh, thành phố khác. Trên thực tế, du lịch MICE ở Hải Phòng chưa phát triển mạnh như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - 2 thành phố có sức hấp dẫn lớn nhất đối với 7 Hiện nay ở Hải Phòng có khoảng 20 khu, cụm công nghiệp. 29
  34. khách du lịch MICE trong cả nước. Trong khi khách MICE đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là các chính khách, các đại sứ hay nguyên thủ quốc gia, các nhà chính trị, các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn thì khách MICE của Hải Phòng phần lớn là khách thương nhân, khách của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đến Hải Phòng tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác và một bộ phận là khách từ các tổ chức sự nghiệp trong nước và thành phố. Các công ty, tổ chức, tập đoàn này hàng năm thường tổ chức đại hội cổ đông, các hoạt động tổng kết, khuyến thưởng cho đội ngũ nhân viên của đơn vị mình như tập đoàn Lilama, Bảo hiểm Prudental, Vinashin, các công ty trong Khu công nghiệp Nomura Trong khi thị trường khách MICE quốc tế của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, thì thị trường khách MICE của Hải Phòng chủ yếu là khách nội địa, đến từ Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Do đó, mức độ chi tiêu và khả năng thanh toán của khách MICE ở Hải Phòng cũng còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được đối tượng khách MICE cao cấp. - Các hoạt động MICE ở Hải Phòng: Các hoạt động MICE ở Hải Phòng thời gian qua chủ yếu là các hội nghị định kỳ của các đại lý đại diện cho các doanh nghiệp đa quốc gia; các hội thảo chuyên đề của các ngành, các tổ chức, hiệp hội; hội chợ thương mại và lễ kỷ niệm, lễ khai trương, khánh thành hay các hoạt động khuyến thưởng của các doanh nghiệp; các show trưng bày và giới thiệu sản phẩm; các sự kiện văn hóa, thể thao hay các liên hoan du lịch do Nhà nước hoặc Thành phố tổ chức để hưởng ứng các chương trình, nghị định hay chủ trương của chính phủ đề ra. + Các hoạt động tầm cỡ quốc tế và khu vực: Nhìn chung ở Hải Phòng, số lượng các hoạt động mang tầm cỡ quốc tế và khu vực còn ít. Năm 2003, Hải Phòng vinh dự được đăng cai tổ chức giải Bóng đá nữ trong khuôn khổ Sea Games 22. Năm 2009, Hải Phòng đăng cai tổ chức thành công 2 nội dung thi đấu trong khuôn khổ Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 (AIGs III) là Aerobic và bắn cung. Đây là những cơ hội lớn cho việc quảng bá du lịch thành phố và thu hút khách du lịch từ các quốc gia trong khu vực. Các khâu chuẩn bị và tổ chức cho những sự kiện này là khâu tập dượt quan trọng cho các lĩnh vực liên quan trong đó có du lịch và tổ chức sự kiện, tạo tiền đề cho việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và phát triển loại hình du lịch MICE. 30
  35. + Các hoạt động cấp quốc gia: Năm 2005, Hội nghị Bộ chính trị mang tầm cỡ quốc gia với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong Bộ Chính trị cùng nhiều quan chức cao cấp của Hải Phòng được tổ chức tại khách sạn Harbour View. Hội nghị kéo dài trong 3 ngày từ 23 đến 25/8/2005 với sự tham gia của 150 đại biểu. Sau khi kết thúc, vào buổi tối khách sạn còn tổ chức tiệc đứng tại khu vực sân của bể bơi với sự tham gia của hơn 300 khách mời. Gần đây nhất (ngày 09/7/2010), Hội nghị Xúc tiến đầu tư kinh tế biển Việt Nam 2010 (Vietnam MEIPC 2010) giữa Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), thành phố Hải Phòng và Hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã được tổ chức tại Hải Phòng. Đây là sự kiện thường niên và theo kế hoạch sẽ được tổ chức luân phiên tại các địa phương khác nhau trong cả nước. Hội nghị Vietnam MEIPC 2010 chú trọng xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh và đang là ưu tiên thu hút đầu tư của thành phố Hải Phòng. Đây là một trong những cơ hội để quảng bá hình ảnh và kêu gọi các dự án đầu tư vào Hải Phòng, trong đó có lĩnh vực du lịch. + Các hoạt động cấp thành phố: Năm 2004, Hải Phòng vinh dự đón Thủ tướng Phan Văn Khải cùng các quan chức cấp cao đến thăm và làm việc tại thành phố trong 2 ngày. Năm 2005, đoàn nguyên thủ quốc gia các nước Cộng hòa Séc, Bungari, Hungari đến thăm và làm việc tại Hải Phòng, cùng đi với đoàn là Phó thủ tướng của Việt Nam. Cũng trong năm này, cùng với việc Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới, Hải Phòng được nhiều du khách biết đến hơn. Từ năm 2005 đến nay, các sự kiện văn hóa, kinh tế chính trị thường xuyên được tổ chức với quy mô lớn ở Hải Phòng như Lễ đón nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Cát Bà, Liên hoan du lịch Hải Phòng, Cuộc thi Hoa hậu Hải Phòng, Hoa hậu miền biển Việt Nam, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn truyền thống Trong khuôn khổ các sự kiện này diễn ra một số hoạt động tiêu biểu có sự tham gia của ngành du lịch và thu hút sự quan tâm của du khách như: Tọa đàm phát triển du lịch Hải Phòng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hội chợ du lịch - thương mại Hải Phòng, Tour đi xe đạp, Tour du khảo đồng quê, Khánh thành tượng đài kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển, Khánh thành Khách sạn 4 sao Đồ Sơn Resort Hotel của Công ty liên doanh Du lịch quốc tế Hải Phòng trong khuôn khổ Liên hoan du lịch Hải Phòng 2006. Năm 2007 và 2008, Liên hoan du lịch Hải Phòng tiếp tục được tổ chức 31
  36. với chủ đề “Đồ Sơn biển gọi” cùng nhiều hoạt động như cuộc thi Hoa hậu miền biển Việt Nam, Bóng chuyền bãi biển, Biểu diễn lướt ván, mô tô nước, Giới thiệu sản phẩm du lịch mới (chương trình du lịch Tiên Lãng, du lịch dã ngoại dành cho sinh viên), Hội chợ ẩm thực, Triển lãm hội chợ Hải Phòng hội nhập và phát triển, Khai trương giới thiệu Trại sáng tác điêu khắc quốc tế Hải Phòng lần thứ nhất với chủ đề “Đồ Sơn - cảm xúc biển”, Năm 2010 là năm có nhiều hoạt động và hàng loạt các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2010) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc như: Liên hoan du lịch Đồ Sơn 2010, Lễ hội văn hóa ẩm thực Kiến An 2010, Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Hải Phòng, Đại hội Thể dục thể thao Hải Phòng lần thứ 6, Triển lãm trưng bày “Hải Phòng - 55 năm xây dựng và phát triển”, Cầu truyền hình trực tiếp và Liên hoan văn nghệ với tên gọi “Hải Phòng - phượng thắm màu cờ”, Triển lãm hội chợ “Hải Phòng - 55 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” (5/2010), Tuần lễ Văn hóa Thể thao Du lịch Hải Phòng lần thứ nhất8 với chủ đề “Chào phố biển thân yêu. Năm 2011, Hải Phòng đã tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, chính trị tiêu biểu như: Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hải Phòng lần thứ 2 năm 2011 với chủ đề “Chào bình minh trên biển”, hội thi Lân – Sư – Rồng toàn thành phố lần thứ 3; các giải thi đấu thể thao; triển lãm hội chợ văn hóa du lịch và các chương trình giảm giá khuyến mại thu đông của doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Du lịch nhằm Hướng tới năm du lịch Hải Phòng 2012 và năm du lịch quốc gia khu vực Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013. Năm 2012 có thể nói là năm đáng nhớ với du lịch Hải Phòng bởi một chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch như: Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ 1 tổ chức vào tháng 6 và đây sẽ là hoạt động thường niên của thành phố, liên hoan du lịch Hải Phòng – Đồ Sơn biển gọi, liên hoan Lân – Sư – Rồng lần thứ 4 - Một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch MICE tiêu biểu: Những năm qua, du lịch Hải Phòng nổi lên một số thương hiệu thành công trong việc kinh doanh loại hình du lịch MICE. Trong lĩnh vực khách sạn, trước tiên phải kể đến Harbour View, nơi đã từng đón tiếp và phục vụ đoàn chuyên gia các nước Cộng hòa Séc, Bungari, Hungari; đại biểu của Hội nghị Bộ chính trị (2005). Harbour View cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội 8 Được tổ chức từ 27/9 đến 02/10/2010. 32
  37. nghị của các tổ chức và doanh nghiệp như Ngân hàng Thế giới (WB), Tập đoàn bảo hiểm Prudential9; tổ chức các triển lãm, giới thiệu sản phẩm của các hãng mỹ phẩm như Avon, Oriflame, Shiseido, Cùng với Harbour View, khách sạn Tray (nay là khách sạn Nam Cường Hải Phòng) cũng đã vinh dự được đón tiếp và phục vụ đoàn chuyên gia các nước Cộng hòa Séc, Bungari, Hungari (2005), là địa điểm chuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc chiêu đãi lớn nhỏ cho Công ty bảo hiểm quốc tế AIA của Mỹ, Công ty quốc học Anh, Hội nghị chứng khoán Hapaco với số lượng đại biểu từ 50 đến 250 khách; các vũ hội, tiệc đứng vào các dịp như Noel, Halowen thu hút sự tham gia của đông đảo khách lưu trú tại khách sạn và khách du lịch khi đến Hải Phòng. Khách sạn Hữu Nghị với lợi thế nằm ngay trung tâm thành phố là nơi diễn ra các hội nghị, hội thảo, hội nghị khách hàng của Ngân hàng Sea Bank, Saigon Bank; các cuộc triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm Debon, Eziup của Hàn Quốc năm 2005. Năm 2007 khách sạn cũng tổ chức một show trưng bày sản phẩm có kèm theo biểu diễn phụ họa của hãng mỹ phẩm Đông Cung - Trung Quốc ngay tại khu vực đại sảnh rộng lớn của khách sạn, thu hút hàng nghìn người tham gia. Bên cạnh đó, một số khách sạn mới được xây dựng và đi vào hoạt động cũng đang dần khẳng định được lợi thế của mình trong việc kinh doanh loại hình du lịch MICE, do được trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và đúc rút được những bài học kinh nghiệm của các đơn vị đi trước. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến khách sạn Sao Biển (Sea Star), khách sạn Pearl River. Trong năm 2009, khách sạn Sao Biển đã tổ chức thành công Hội thảo của Công ty Sanmiguel Hải Phòng (120 đại biểu), Lễ kỷ niệm 10 năm quan hệ Việt - Nhật của Công ty Hilex (Khu công nghiệp Nomura - 300 đại biểu), Lễ kỷ niệm ngày thành lập của Công ty bảo hiểm Prudential (200 đại biểu), Đầu năm 2010 là Hội thảo tư vấn bệnh tim mạch của Tổ chức Life Gap (200 đại biểu), Đại hội cổ đông của Công ty Matexim Hải Phòng (100 đại biểu) Khách sạn Pearl River cũng tổ chức thành công một số sự kiện MICE như: Hội nghị khách hàng của Công ty thiết bị và chuyển giao công nghệ PET (230 đại biểu), Hội nghị của các Ngân hàng tại Hải Phòng (80 đại biểu), Hội nghị của các tập đoàn Siemens, Kimbery Clark, 9 Tập đoàn này đặt Văn phòng đại diện tại khu Văn phòng cho thuê của khách sạn Harbour View và thường tổ chức Hội nghị định kỳ hàng tháng. 33
  38. Trong lĩnh vực lữ hành, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy được coi là đơn vị tiên phong trong kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Hải Phòng. Công ty thường xuyên là đơn vị đứng ra tổ chức các hoạt động khai trương, khánh thành các công ty, nhà máy, xí nghiêp, các hội nghị, hội thảo với số lượng người tham gia lớn như Lễ khánh thành Công ty Seidensticher Việt Nam, Lễ khánh thành nhà máy tại Hà Nam và Thanh Hóa năm 2008 và Đại hội các nhà phân phối toàn quốc lần thứ 10 năm 2008 của Công ty FireslandFoods - Dutch Lady Vietnam10 với hơn 300 đại biểu, Đại hội nhà phân phối lần thứ 11 của Công ty FireslandCampina Vietnam tại Hàn Quốc năm 2009 (200 đại biểu), lần thứ 12 tại Hà Lan năm 2010 (90 đại biểu). Bên cạnh đó, công ty cũng có mối quan hệ rất rộng và gắn kết với các Công ty liên doanh như Công ty may Việt - Hàn, Công ty thép Việt - Hàn, Công ty TNHH Thép VSC - POSCO, các công ty thuộc Khu công nghiệp Nomura như các Công ty Hilex, Yanagawa Seiko, Ojitex Hai Phong, LihitLab, Synztec, . Hàng năm, các công ty này thường tổ chức các hoạt động kỷ niệm hoặc các chương trình du lịch khuyến thưởng cho nhân với số lượng từ 150 đến 500 người. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động MICE, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy còn lồng ghép các hoạt động team building, chương trình giao lưu văn nghệ và các trò chơi một cách bài bản. Một thương hiệu lữ hành khác cũng rất thành công trong kinh doanh du lịch MICE là Vietravel (chi nhánh tại Hải Phòng). Với thương hiệu và kinh nghiệm sẵn có, Vietravel đã tổ chức thành công nhiều sự kiện MICE như Hội nghị khách hàng của Tổng công ty lắp máy Lilama (600 đại biểu), Công ty Cổ phần xăng dầu Sông Bé (500 đại biểu), Công ty điện nước lắp máy Hải Phòng (290 đại biểu), Bên cạnh đó là một số thương hiệu như Song Nguyễn, Xuyên Á, An Biên, Hai Phong Toserco, cũng đều đã chú trọng vào kinh doanh loại hình du lịch này và đạt được những kết quả khả quan. - Số lượng khách và doanh thu từ du lịch MICE: Do MICE là một loại hình du lịch còn khá mới đối với du lịch Hải Phòng nên công tác thống kê của các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị kinh doanh chưa được đầy đủ. Do đó, hiện nay ở Hải Phòng chưa có được số liệu cụ thể và chính xác về số lượng kháchcũng như doanh thu từ du lịch MICE. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của người viết tại các khách sạn và doanh nghiệp lữ hành 10 Từ năm 7/2009 đổi tên thành Công ty FireslandCampina Vietnam 34
  39. tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch MICE tại Hải Phòng cho thấy, lượng khách và doanh thu từ du lịch MICE còn chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng số khách và doanh thu của các đơn vị. Về lượng khách MICE của các đơn vị trung bình thường chiếm từ 10 đến 20% tổng lượng khách, doanh thu chiếm từ 5 đến 25% tùy theo quy mô, khả năng và tiềm lực cũng như kinh nghiệm của từng doanh nghiệp. Tóm lại, dựa trên những thế mạnh và điều kiện thuận lợi của mình, việc kinh doanh loại hình du lịch MICE tại Hải Phòng bước đầu đã đạt được những thành công nhất định thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, các hoạt động triển lãm, các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật với quy mô cấp thành phố, quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh còn chưa cao, còn mang tính tự phát, các hoạt động MICE còn nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp. Để du lịch MICE tại Hải Phòng có thể phát triển mạnh hơn nữa để tương xứng với những tiềm năng và thế mạnh vốn có của mình, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng cần tiếp tục có nhiều chính sách, biện pháp hơn nữa nhằm khuyến khích phát triển loại hình sự phát triển của loại hình du lịch MICE. Trong đó, một vấn đề cần phải quan tâm đó là việc tăng cường và hoàn thiện hơn nữa cung đối với loại hình du lịch này Tiều kết chƣơng 1 Chương 1 của khóa luận đã giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất của đề tài là nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE trên cơ sở hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch MICE và tình hình phát triển của loại hình du lịch MICE hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Tại chương 1 người viết đã đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng trên thế giới, ở Việt Nam cũng như tại Hải Phòng. Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng ở chương 2 và đề xuất những giải pháp ở chương 3 của khóa luận. 35
  40. CHƢƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI KHÁCH SẠN PEAR RIVER 2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Pearl River 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khách sạn Pearl River (tên đầy đủ là Best Western Pearl River Hotel) được khai trương trong khu vực vào ngày 1/6/2006 và khai trương quốc tế vào ngày 15/06/2008 tại Km 8 đường Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Pearl River trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn H&H (Công ty TNHH H&H và là chi nhánh của tập đoàn Best Western International, trụ sở chính ở Thái Lan). Pearl River được xây dựng với 100% vốn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Hưng làm chủ đầu tư. Việc lấy tên Best Western không phải là một sự ngẫu nhiên. Đó là sự đảm bảo thương hiệu của tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Best Western International mà trong quá trình tìm hiểu, chủ đầu tư biết rõ ảnh hưởng rộng lớn của thương hiệu này trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch trong nhiều thập niên qua. Được thành lập năm 1946, Best Westerm International đang vươn tới mục tiêu trở thành tập đoàn quản lý khách sạn số 1 thế giới. Tập đoàn Best Western International luôn đề cao nguyên tắc hoạt động là coi trọng và phát triển thương hiệu lớn, chỉ hỗ trợ điều hành với khách sạn đáp ứng các tiêu chí quốc tế đã được chuẩn hóa theo đúng nghĩa. Đến nay, Best Western International có khả năng cung cấp hơn 400.000 khách mỗi đêm cho các khách sạn thuộc tập đoàn trên thế giới. Tập đoàn cũng rất nổi trội ở lĩnh vực cung cấp hệ thống Marketing, đặt phòng toàn cầu, hỗ trợ điều hành. Hiện nay tập đoàn đang quản lý và điều hành hơn 4.200 khách sạn với 420.000 phòng tiêu chuẩn tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với ngành kinh doanh khách sạn thế giới, cái tên Best Western International không còn xa lạ. Nhưng tại ở Việt Nam, lần đầu tiên tập đoàn quốc tế này xuất hiện với tư cách điều hành khách sạn Pearl River. Đây là kết quả của quá trình đầu tư, tìm kiếm đối tác giữa công ty TNHH H&H và tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Best Western International. Tập đoàn có những cam kết chiến lược giúp chủ đầu tư khai thác tốt công trình, chuyển hóa linh hoạt nguồn vốn đầu tư và đạt hiệu quả thu hồi vốn cao nhất. Pearl River có thể coi là khách sạn hàng đầu trên thành phố Cảng hiện nay với việc cung cấp các dịch vụ sang trọng phù hợp với tiêu chuẩn của Best Western International. 36
  41. Khách sạn Pearl River ra đời là câu chuyện về diện mạo kinh doanh khách sạn ở Hải Phòng, trong bối cảnh nước ta tham gia hội nhập WTO. Giám đốc công ty TNHH H&H Nguyễn Văn Hưng cho biết sau 5 năm thành lập, công ty mạnh dạn chuyển sang kinh doanh khách sạn với tất cả niềm tin vào sự phát triển của Hải Phòng nhất là ngành du lịch. Bằng 100% nguồn vốn trong nước, công ty đã đầu tư 6 triệu USD xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế 9 tầng tọa lạc trên diện tích 10.000.000m2 . Toàn bộ thiết kế và thi công công trình đều do các kỹ sư người Pháp thực hiện, theo đó là vẻ đẹp ấn tượng của kiến trúc hiện đại và độc đáo mang phong cách Pháp nổi bật trên không gian đô thị vươn ra biển. Đặc biệt khách sạn tọa lạc ở một vị trí rất lý tưởng: cách trung tâm thành phố, sân bay Cát Bi, và trung tâm triển lãm quốc tế không quá 5 phút xe chạy; đường quốc lộ 5 nối Hải Phòng với các tỉnh thành lân cận. Khách sạn nằm trên trục đường 353 – trục đường chính dẫn đến Đồ Sơn – nơi du khách có thể đắm chìm trong gió biển ,thư giãn với không gian đầy nắng và gió. Đặc biệt khách sạn được xây dựng khá gần sân golf quốc tế Đồ Sơn, khu Cầu Rào 2 là tuyến đường giao thông quan trọng nối từ Hải Phòng đi Hải Dương, Hà Nội, Nam Định Pearl River được Tạp chí Travelling (Ấn phẩm do hiệp hội những nhà báo viết về du lịch) bầu chọn là 1 trong 99 khách sạn vàng của Việt Nam. Hiện nay Pearl River là một trong những khách sạn đẹp nhất Hải Phòng với 101 phòng với tiêu chuẩn của một khách sạn 4 sao đẳng cấp quốc tế, được trang bị đồng bộ về cả cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật. - Tên đơn vị: BEST WESTERN PEARL RIVER HOTEL - Địa chỉ: Km 8, đường Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.880.888; Fax: 0313.880.688 - Website: www.pearlriverhotel.vn - Email: info@pearlriver.vn Là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế nên cơ sở vật chất kỹ thuật của Pearl River rất hiện đại và cao cấp, với hệ thống 101 phòng nghỉ được xây dựng theo kiến trúc Pháp gồm 9 tầng, trang bị hầu hết các tiện nghi sang trọng và đồng bộ từ tất cả các bộ phận. Tất cả đã tạo nên một tổng thể thống nhất vềk hông gian và phong cách riêng của khách sạn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức * Sơ đồ bộ máy tổ chức 37
  42. Qua sơ đồ ta có thể thấy bộ máy tổ chức của khách sạn Pearl River được tổ chức theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó, Tổng giám đốc điều hành nắm quyền quyết định và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Dưới giám đốc còn có các bộ phận khác, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng trên cơ sở thực hiện các mục tiêu chung của khách sạn. a) Chức năng chung của khách sạn - Cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, chế biến và phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thức ăn, đồ uống cho khách và cung cấp các dịch vụ khác. - Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. - Quản lý, sử dụng, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của khách sạn. - Kinh doanh các loại hình dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận. b) Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: + Tổng giám đốc (General Manager): quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, đề ra và thực hiện các chính sách và chiến lược của khách sạn; chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động của khách sạn; phối hợp công việc của các bộ phận. + Bộ phận nhân sự: có trách nhiệm trong việc tuyển dụng nhân viên ( bao gồm cả việc tuyển dụng và lựa chọn nhân sự trong và ngoài) cũng như các chương trình đào tạo, định hướng mối quan hệ giữa nhân viên; quan hệ lao động và phát triển nguồn nhân lực. + Bộ phận lễ tân: Đây là bộ phận đầu tiên và cũng là bộ phận cuối cùng tiếp xúc với khách, được coi là bộ mặt của khách sạn; đại diện cho khách sạn chào đón khách, đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi lưu lại và tiễn khách ra về. Hoạt động lễ tân giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng ban đầu của khách về khách sạn. Thông qua lễ tân mà khách có thể đánh giá được chất lượng của khách sạn có tốt hay không. Đồng thời cũng thông qua hoạt động lễ tân khách sạn biết được nhu cầu của khách và kích thích nhu cầu của khách để khách sạn đi đến một chiến lược kinh doanh thành công. + Bộ phận F & B (nhà hàng, bar, bếp): chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn đồ uống tại nhà hàng cho khách; đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh phục vụ cũng như an toàn thực phẩm cho khách, tạo cho khách ấn tượng tốt về khách sạn. Thông qua việc phục vụ đồ ăn, đồ uống, 38
  43. bộ phận F&B sẽ giúp khách sạn tìm hiểu được nhu cầu ăn uống của thực khách cũng như đưa ra những thay đổi hợp lý trong quá trình kinh doanh. + Bộ phận kỹ thuật: thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Công việc chính là lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới các trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn. + Bộ phận tài chính - kế toán: vai trò truyền thống của bộ phận kế toán là ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các bản báo cáo định kỳ về các kết quả hoạt động đạt được. Nhiệm vụ thường xuyên bao gồm việc chuẩn bảng lương, kế toán thu và kế toán chi. Chức năng này là nhiệm vụ của người trưởng phụ tá kiểm soát tài chánh. Ngoài ra bộ phận kế toán còn có chức năng liên quan đến các lĩnh vực khác của khách sạn: Đó là kế toán giá thành và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động trong khách sạn. Thực tế, công việc này là của bộ phận kiểm soát chi phí & giá thành hơn là bộ phận kế toán. Hai khu vực mà bộ phận nhà hàng & quầy uống. Bộ phận này còn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chiến lược tài chính, kiểm soát các chi phí hoạt động của khách sạn, kế toán giá thành, kế toán vấn đề thu – chi, kiểm tra các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách. Đảm nhận trách nhiệm về cân bằng doanh thu của khách sạn, các vấn đề về lương của nhân viên. + Bộ phận buồng, phòng: bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn. Khách đăng ký phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhật hằng ngày. Khách phải được trả lời ngay qua thư từ hoặc qua điện thoại. Khi khách ở khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng cũng như khu vực tiền sảnh phải được bảo đảm. Nếu khách có thắc mắc gì, phải được giải quyết ngay. Đây là một số chức năng quan trọng của các bộ phận phòng. Để thực hiện, bộ phận phòng được chia thành một công việc chuyên sâu hơn. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị nhỏ này cũng được xem như các bộ phận phòng ban. • Bộ phận giặt ủi (Laundry): Trong một khách sạn 500 phòng có quy mô rất lớn, chịu trách nhiệm giặt sạch và ủi tất cả quần áo của khách, khăn màn của khách sạn và đồng phục của nhân viên. Chức năng của nó rất chuyên sâu 39
  44. nên ít khi những người có kiến thức về kỹ năng trong hoạt động giặt ủi lại chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác của khách sạn. • Bộ phận tiền sảnh (Front-office): Tiếp đón khách khi khách đến khách sạn để làm thủ tục đăng ký và trả phòng. Các điện thoại viên của khách sạn và các chức năng thông tin liên lạc phục vụ khách đều nằm ở bộ phận Front- office. Nhân viên phụ trách hành lý của khách cũng thuộc bộ phận này. • Tổ đặt phòng (Reservations): Tiếp nhận khách và theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký trước ở khách sạn. • Bộ phận tầng phòng: Chịu trách nhiệm lau dọn phòng ở của khách sạn và các nơi công cộng trong khách sạn. Trong mọi công việc của mình, mục đích của bộ phận buồng phòng là luôn duy trì các tiêu chuẩn phù hợp cùng với phương thức phục vụ buồng hoàn hảo - điều này phản ánh qua sự hài lòng của khách. Vai trò của bộ phận buồng vì vậy rất quan trọng có thể sánh ngang với bộ phận bếp và nhà hàng. Xét về số lượng nhân viên, bộ phận phục vụ buồng là một trong những phòng ban lớn nhất của khách sạn. + Bộ phận Sale & Marketing: Sale & Marketing là bộ phận là một trong những bộ phận quan trọng nhất, là cầu nối giữa khách sạn và khách hàng. Nếu phòng kinh doanh hoạt động tốt và hiệu quả, khách sạn sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ, cũng có thể hiểu, khi có khách thì các bộ phận khác trong khách sạn mới có thể hoạt động được. Sales khách sạn luôn chủ động quan sát, theo dõi thị trường, những biến động của tình hình khách để đổi mới các dịch vụ của khách sạn cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng và nghĩ ra nhiều ý tưởng mới để làm sao thu hút được khách đến với khách sạn nhiều hơn. Ngoài ra, Sales là người có mối quan hệ tốt với giới báo chí, truyền thông, hội chợ để quảng bá cho khách sạn. Tại khách sạn Pearl River, bộ phận Sale & Marketing không chỉ làm nhiệm vụ bán dịch vụ và tạo mối quan hệ với khách mà họ còn có dịp trải nghiệm với những công việc khác, chẳng hạn như đối ngoại với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: đoàn thanh tra, kiểm tra của bên Sở, Tổng cục Du lịch đi thẩm định dịch vụ, đoàn vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở Y tế, Công an, xuất – nhập cảnh , hay là tiếp những đoàn khách đối ngoại của cấp trên. 40
  45. + Bộ phận công nghệ thông tin: đảm bảo duy trì cung cấp mạng thông tin, liên lạc cho khách sạn, duy trì hoạt động website của khách sạn, đảm bảo thông tin được cập nhật liên tục. + Bộ phận Spa: Chăm sóc phục hồi sức khỏe, thư giãn cho mọi người với khu vực Wellness & Fitness Spa tiện nghi, sang trọng cùng các phòng tập thể dục đa năng, bể bơi, phòng xông hơi, mát sa. + Bộ phận bảo vệ: bảo vệ an ninh an toàn cho khách sạn cũng như sự an toàn cho khách, thực hiện đúng trách nhiệm kiểm tra quản lý, xuất trình giấy tờ khi ra vào khách sạn đối với người ngoài khi vào làm việc tại khách sạn. Với việc phân bổ và phân công công việc hợp lý, rõ ràng cho từng bộ phận nên bộ máy hoạt động của khách sạn diễn ra rất suôn sẻ và nhịp nhàng, công việc không bị chồng chéo và trì hoãn. Các bộ phận có liên quan luôn phối hợp cùng nhau để có một hiệu quả công việc tốt nhất, rút ngắn những thủ tục và các bước rườm rà. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi Pearl River là một khách sạn mang đẳng cấp quốc tế, cách thức làm việc chuyên nghiệp sẽ là mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh cũng như sự hài lòng của khách hàng. 2.1.3. Thị trường của khách sạn Trước hết phải khẳng định rằng, thị trường khách tại khách sạn chủ yếu là khách quốc tế. Trong đó khách thương gia, công vụ, khách tham quan, khách hội nghị hội thảo ( Business) chiếm một tỷ lệ khá cao. Sau đó là đối tượng khách du lịch theo tour cao cấp với mục đích tham quan nghỉ dưỡng. a) Thị trường khách quốc tế: * Đối với khách châu Á, khách sạn tập trung chủ yếu vào mảng khách Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này không phải là ngẫu nhiên bởi trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản đầu tư vào Hải Phòng khá lớn. Một lượng các công ty, doang nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang nghiên cứu thị trường tại Hải Phòng. Nắm bắt được tình hình này, khách sạn đã có những chiến lược đúng đắn trong việc thu hút hai thị trường khách khó tính này và đã có những thành công đáng kể. * Đối với khách châu Âu và các nước khác, khách sạn tập trung vào hai thị trường khách chính là châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là hai thị trường khách khá ổn định của khách sạn. Bên cạnh đó, những thị trường khách này đều có mức chi tiêu ổn định và tiêu dùng khá cao cho các dịch vụ du lịch. 41
  46. b) Thị trường khách nội địa: Đối với khách nội địa khi tới Hải Phòng, họ có nhiều sự lựa chọn với các khách sạn ở các mức giá hợp lý. Vì vậy, thị trường khách nội địa của khách sạn chỉ tập trung chủ yếu vào những khách có mức chi phí và tiêu dùng cao, những khách đi du lịch công vụ. Trong những năm tới, để thu hút được đa dạng nguồn khách, khách sạn cần phải có những chính sách sản phẩm, chính sách về giá và các chương trình khuyến mại nhiều hơn nữa. 2.1.4. Kết quả kinh doanh Từ khi thành lập tới nay, Pearl River luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành một khách sạn hàng đầu tại Hải Phòng. Với sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên, Pearl River từ một khách sạn trẻ đã thu được những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình. Với sự phát triển của ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng gặt hái được những thành công đáng kể. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh lưu trú, khách sạn còn có những hoạt động kinh doanh bổ sung, nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực cũng như hệ thống cơ sở vật chất. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch năm 2011, khách sạn đạt doanh thu 23,926,218,879 triệu đồng trong đó doanh thu từ bộ phận lưu trú là 16,172,542,517 triệu đồng. Đây là một con số khá ấn tượng trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng có nhiều biến động. Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh lƣu trú năm 2011 Danh mục Đơn vị Doanh thu Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 23,926,218,879 100 - Lưu trú Triệu đồng 16,172,542,517 67,6 - Nhà hàng Triệu đồng 7,709,331,142 32,2 - Dịch vụ khác Triệu đồng 44, 345,220 0.2 2. Tổng số ngày Ngày khách 17966 100 khách lưu trú - Quốc tế Ngày khách 13646 76 - Nội địa Ngày khách 4320 24 (Nguồn: Phòng kinh doanh – Khách sạn Pearl River) 42
  47. Qua bảng số liệu thống kê về kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn năm 2011 có thể nhận thấy doanh thu của khách sạn đạt khá cao. Tổng doanh thu toàn khách sạn là 23,926,218,879 triệu đồng trong đó doanh thu từ hoạt động lưu trú đạt 16,172,542,517 triệu đồng chiếm 67,6% tổng doanh thu; doanh thu từ lĩnh vực nhà hàng đạt 7,709,331,142 triệu đồng chiếm 32,2 % và doanh thu từ dịch vụ khác chiếm 0,2 % tương ứng với 44,345,220 triệu đồng trong cơ cấu tổng doanh thu của khách sạn. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tuy khác nhau về loại hình nhưng có cùng mục đích là tạo ra lợi nhuận. Nếu hoạt động kinh doanh lưu trú có hiệu quả có nghĩa là lượng khách đến khách sạn nhiều thì đây là cơ hội thúc đẩy dịch vụ kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung phát triển. 2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn Pearl River 2.2.1. Điều kiện kinh doanh 2.2.1.1. Cơ sở vật chất a) Phòng hội nghị hội thảo Với hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, Pearl River có một hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại. Tại Hải Phòng những năm trở lại đây, hoạt động du lịch MICE cũng đã có những sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch này, Hải Phòng chưa có nhiều các doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Ngoài một số khách sạn có vị trí trong thành phố hiện nay như Harbour View, Nam Cường Hotel, Sea Star Hotel thì Hải Phòng chưa có nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức hoạt động kinh doanh loại hình du lịch này. Nắm bắt được tâm lý thị trường, ngay từ khi xây dựng, Pearl River đã chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho loại hình kinh doanh du lịch MICE. đoàn . Đi kèm với hệ thống phòng nghỉ sang trọng, Pearl River có một hệ thống các phòng kinh doanh hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp. Về hệ thống cơ sở vật chất, khách sạn có phòng Ballrooms có sức chứa tới 500 khách với hệ thống thông 3 phòng gồm Diamond, Ruby và Sapphire. Tất cả các phòng đều được trang bị các thiết 43
  48. bị cao cấp, sang trọng, hiện đại, là địa điểm thích hợp để tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, tiệc cưới, giới thiệu sản phẩm, các cuộc họp, triển lãm. Bảng 2.2. Hệ thống phòng hội nghị, hội thảo của khách sạn Kích Diện Hội Tiệc Tiệc Phòng Chữ Tên Bảng thƣớc tích trƣờng cocktail lớn họp U phòng (chỗ) (m) (m2) (chỗ) (chỗ) (chỗ) (chỗ) (chỗ) Diamond 10,5 x 20 210 250 225 170 125 65 55 Ruby 7 x 15 105 135 120 90 65 35 30 Sapphire 5 x 15 75 90 80 60 45 25 30 (Nguồn: Phòng kinh doanh – Khách sạn Pearl River) Nhìn vào bảng thống kê chi tiết các phòng tại khách sạn Pearl River chúng ta nhận thấy khách sạn đã có sự phân chia và bố trí phòng theo diện tích và kích thước. Hơn thế nữa, khách sạn có thể phục vụ được nhiều đoàn khách khác nhau ( tối thiểu 3 cuộc họp cùng một lúc). Điều này làm tăng tính cạnh tranh và thu hút được nhiều hơn các khách hàng đến với Pearl River so với các khách sạn khác trong thành phố. b) Trang thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo Với hệ thống phòng đa dạng, Pearl River có đủ khả năng để đáp ứng những yêu cầu khác nhau của khách hàng trong việc lựa chọn và bố trí phòng hợp lý cho những mục đích khác nhau. Trong hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, khách sạn đã chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị, hệ thống âm thanh, áng sáng phục vụ cho các buổi họp, tọa đàm. Tất cả các phòng phục vụ hội nghị, hội thảo đều được trang bị hệ thống ánh sáng và âm thanh hiện đại, máy chiếu đa năng, máy vi tính, flipchart và các trang thiết bị tiện nghi khác. Ngoài các trang thiết bị kể trên, khách sạn còn có một hệ thống âm thanh, hệ thống loa và dây kết nối, hệ thống tránh lẫn tiếng khi sử dụng micro không dây, nhạc nền (control music). Bên cạnh đó, trong mỗi một hội nghị, hội thảo đều có sử dụng rất nhiều ánh sàn và các loại đèn khác nhau như: đèn chiếu vào một khoảng nhất định (sports light), đèn chiếu từ trên trần nhà xuống làm nền (profile light), đèn chiếu theo người hoặc vật di chuyển (follow light), 44