Khóa luận Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên-Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương

pdf 100 trang huongle 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên-Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_khong_gian_van_hoa_cong_chieng_tay_nguyen.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên-Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương

  1. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương LỜI CẢM ƠN! Tham gia nghiên cứu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp là một cơ hội vô cùng quý báu đối với tất cả các sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, đặc biệt là đối với bản thân em – một sinh viên của ngành văn hóa du lịch. Khóa luận tốt nghiệp chính là việc mang tính chất lý luận vào thực tiễn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát cũng như đưa ra được nhứng giải pháp mang tính định hướng phục vụ phát triển một loại hình nào đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó giúp em có được một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, vừa rèn luyện được kỹ năng làm việc độc lập, vừa trau dồi khả năng làm việc kiên kết, khả năng tập trung cao vào một vấn đề cụ thể, giúp ích rất lớn cho công việc của em trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hải Phòng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh – giáo viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này Các thầy cô giáo trong Bộ môn văn hóa du lịch trường đại học dân lập Hải Phòng Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể tham gia và hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, song do thời gian tìm hiểu không nhiều, lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, quan tâm chỉ bảo của các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng , ngày tháng năm Sinh viên Vũ Trúc Quỳnh Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101
  2. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 7. Cấu trúc khóa luận 4 CHƢƠNG I: 5 KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN 5 1.1.Giới thiệu chung: 5 1.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên: 5 1.1.2. Điều kiện dân cư của Tây Nguyên: 7 1.2. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên: 8 1.2.1. Loại hình cư trú: 8 1.2.2. Trang phục truyền thống: 10 1.2.3. Ẩm thực: 12 1.2.4. Phong tục tập quán: 13 1.2.4.1. Tục cà răng căng tai: 13 1.2.4.2. Tục đeo vòng ở người Gia Rai: 14 1.2.4.3. Tục cưới xin: 14 1.2.4.4. Tục sinh đẻ: 16 1.2.5. Lễ hội: 17 1.2.5.1. Lễ bỏ mả( lễ Pơ thi): 17 1.2.5.2. Lễ ăn trâu( lễ đâm trâu): 18 1.2.5.3. Lễ cơm mới: 18 1.2.5.4. Lễ cúng đất làng: 19 Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101
  3. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương 1.2.5.5. Lễ cúng lúa của người M’nông: 19 1.2.5.6. Lễ lớn khôn( lễ Mpú): 20 1.2.5.7. Hội đua voi ở Buôn Đôn: 20 1.2.5.8. Hội xuân: 21 1.2.6. Âm nhạc: 21 1.2.6.1. Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên: 21 1.2.6.2. Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên kết hợp kim loại: 23 1.2.6.3. Loại nhạc khí có chất liệu kim loại: 23 1.3. Tiềm năng phát triển du lịch ở Tây Nguyên: 24 1.3.1. Đến với Kon Tum: 24 1.3.2. Đến với Gia Lai: 25 1.3.3. Đến với Đăk Lăk: 26 1.3.4.Đến với Đăk Nông: 26 1.3.5. Đến với Lâm Đồng: 27 CHƢƠNG II 30 KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT. 30 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 30 2.2. Đặc trƣng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 35 2.2.1. Nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên: 35 2.2.1.1. Giới thiệu về cồng chiêng: 35 2.2.1.2. Phân loại cồng chiêng: 38 2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn công chiêng Tây Nguyên: 40 2.2.3. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 47 2.3. Tìm hiểu giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 52 2.3.1. Giá trị lịch sử: 52 2.3.2. Giá trị nhân văn: 53 2.3.3. Giá trị nghệ thuật: 55 Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101
  4. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương 2.3.4. So sánh giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với văn hóa cồng chiêng một số nước Đông Nam Á: 56 CHƢƠNG III: 60 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỊA PHƢƠNG. 60 3.1. Unesco phong tặng Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới: 60 3.2.Một số giải pháp khai thác nhằm phục vụ phát triển du lịch ở địa phƣơng: 64 3.2.1. Giữ gìn và bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 64 3.2.1.1. Sự mai một của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 64 3.2.1.2. Giải pháp giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 66 3.2.2. Quy hoạch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; 69 3.2.3. Biện pháp đưa khách du lịch đến với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: 72 PHẦN KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101
  5. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay, du lịch không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân. Đời sống được nâng cao, nhu cầu cũng được nâng lên. Và một trong những nhu cầu không thể thiếu đó chính là du lịch. Du lịch giúp con người thoát khỏi những căng thẳng mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày, đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, nâng cao sự hiểu biết và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Trong những năm gần đây, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, để việc phát triển du lịch ngày một hiệu quả hơn nữa, cần phải tìm hiểu và khai thác những tiềm năng của đất nước. Một trong những tiềm năng quan trọng cho sự phát triển du lịch tại Việt Nam chính là hệ thống các di sản của Việt Nam đã được thế giới công nhận. Nằm trong số đó, phải nhắc đến “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”- Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến vùng cao nguyên đầy nắng và gió, nhắc đến núi rừng hùng vĩ mà thơ mộng, nhắc đến tiếng chim, tiếng thú vang vọng cả đất trời. Tây Nguyên không chỉ đẹp về cảnh vật thiên nhiên, mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của cả một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong số những vẻ đẹp đáng tự hào đó. Theo PGS.TS Nguyễn Chí Bền đã từng nhận xét: Cồng chiêng chính là một trong những biểu tượng độc đáo của Tây Nguyên. Văn hóa cồng chiêng đã có thời kì phát triển rực rỡ và cũng có giai đoạn mai một. Tuy nhiên, với những giá trị to lớn, vượt qua nhiều thử thách, ngày 25 tháng 11 năm 2005, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được Unesco công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 1
  6. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương phi vật thể của nhân loại. Đây vừa là niềm vui, vừa là niềm vinh dự hết sức lớn lao, nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm mà tổ chức UNESCO đã trao cho chúng ta, đó là: Phải bảo tồn và phát huy các giá trị của kiệt tác truyền miệng và di sản văn hóa phi vật thể này. Đây là công việc không chỉ riêng của Bộ văn hóa hay các cấp có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam. Tuy nhiên, để làm được việc đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và nói cho nhiều người hiểu biết hơn về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - một nét văn hóa đáng trân trọng của người Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Việc tìm hiểu, nghiên cứu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhằm khơi dậy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Tây Nguyên nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung, nâng cao ý thức và lòng tự hào đối với di sản quý báu này. Với tư cách là một sinh viên ngành văn hóa du lịch, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần phục vụ cho việc phát triển du lịch của địa phương là một viêc làm hết sức cần thiết và hữu ích. Chính bởi vậy em đã chọn đề tài “Tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phƣơng” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành văn hóa du lịch của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài “Tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển ở địa phƣơng” có mục đích chính là: Tìm hiểu, nghiên cứu về mảnh đất, con người, tập quán tín ngưỡng ở vùng văn hóa Tây Nguyên. Và vấn đề quan trọng hơn cả là tìm hiểu về đặc điểm cồng chiêng Tây Nguyên, lịch sử hình thành, phát triển và không gian văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên, để qua đó có định hướng bảo tồn, phát triển và đưa ra các giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở địa phương. 3. Ý nghĩa của đề tài: Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 2
  7. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Đề tài có một ý nghĩa rất lớn, đó là không chỉ nhằm tôn vinh các giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - một biểu tượng độc đáo của Tây Nguyên, một kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của thế giới mà còn nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị cao quý này, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc không chỉ cho Tây Nguyên mà cho cả Việt Nam. 4. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này chủ yếu là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà bao gồm trong đó là các yếu tố như: loại hình cư trú, trang phục truyền thống, ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội, âm nhạc, để qua đó có thể khai thác các yếu tố văn hóa này phục vụ cho hoạt động du lịch ở địa phương. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Về không gian nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu là khu vực Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh KonTum, GiaLai, Đăklăc, Đăknông, Lâm Đồng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt và chủ yếu trong quá trình làm đề tài. Để có nguồn thông tin đầy đủ về không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên cùng các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, em đã tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: các bài viết nghiên cứu của các giáo sư tiến sĩ, qua mạng internet, qua sách báo, qua hệ thống truyền thanh và truyền hình Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta có cái nhìn khái quát về vấn đề. Tiếp sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để có được những thông tin và tài liệu cần thiết. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Để thực hiện đề tài này, em đã tham khảo ý kiến của nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành du lịch, văn hóa - xã hội, giảng viên giảng dạy, hướng dẫn nhằm đưa ra những đánh giá mang tính khoa học và chính xác cao nhất thông qua các bảng điều tra, các câu hỏi Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 3
  8. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 7. Cấu trúc khóa luận : Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì phần nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Khái quát về không gian văn hóa Tây Nguyên Chƣơng 2: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, lịch sử hình thành, phát triển và giá trị văn hóa nghệ thuật. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phục vụ phát triển du lịch ở địa phương. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 4
  9. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN 1.1.Giới thiệu chung: Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam, là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. 1.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên: a. Vị trí địa lý: Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh với vị trí địa lý như sau: - Tỉnh Kon Tum: Đây là tỉnh nằm ở phía Bắc cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới là 275km, tiếp giáp với hạ Lào và phía Bắc Campuchia. Về phía Tây và phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai. - Tỉnh Gia Lai: Đây là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Tây Nguyên, trên độ cao 600-800m so với mặt nước biển. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Campuchia với 90km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. - Tỉnh Đăk Lăk: Nằm trên cao nguyên Đăk Lăk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400-800m so với mực nước biển. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp với Gia Lai, phía Nam giáp với Lâm Đồng, phía Tây giáp với Campuchia và tỉnh Đăk Nông, phía Đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa. - Tỉnh Đăk Nông: Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, có độ cao trung bình 500m so với mực nước biển. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông giáp Đăk Lăk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, và phía Tây giáp nước bạn Campuchia. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 5
  10. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương - Tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800-1000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. + Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận + Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai +Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận + Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn. b. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên: Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng với diện tích đất feralit hình thành trên đá badan chiếm diện tích 66% diện tích đất badan của cả nước. Vùng còn gần 3 triệu ha rừng, chiếm 21% sản lượng thủy năng của cả nước. Khoáng sản boxit với trữ lượng trên 3 tỉ tấn. Đặc biệt ở Tây Nguyên có khí hậu rất đặc biệt. Khí hậu ở Tây Nguyên chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Riêng ở thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã được các nhà khí hậu học gọi là “thành phố của mùa xuân” vì nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày là 240C và nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 150C. Lượng mưa trung bình là 1755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó mà ở đây có rất nhiều các loài hoa. Đến với Tây Nguyên, du khách có dịp đi tham quan nhiều thác nước đẹp, những hồ nước thơ mộng trên cao nguyên, các khu rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử, các lễ hội độc đáo, ngắm nhìn cảnh sắc vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của vùng Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 6
  11. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương đất đầy nắng và gió này.Và hơn thế nữa, du khách còn có dịp hòa mình vào một không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên. 1.1.2. Điều kiện dân cư của Tây Nguyên: Ở Tây Nguyên tập trung hơn 20 dân tộc cùng sinh sống như: Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M’Nông, Gia Rai, Bana, Cờ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Đây là các dân tộc chính ở Tây Nguyên. Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số) . Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 4,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người. Cho dù có khá nhiều câc dân tộc cùng chung sống và mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng. Song tất cả các dân tộc đều có những điểm chung hòa đồng, cùng tồn tại và phát triển. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hầu như vẫn giữ được bản sắc văn hóa sơ nguyên của chính mình. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 7
  12. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Đặc trưng lớn nhất của văn hóa các dân tộc nơi đây là các loại hình văn hóa luôn gắn kết với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều chứng tỏ một khả năng sáng tạo văn hóa rất lớn. Cho đến nay họ vẫn còn lưu giữ nhiều loại hình văn hóa mang bản sắc riêng của từng dân tộc. Đó là nghệ thuật chế tạo và sử dụng nhạc khí, kho tàng văn học dân gian, điêu khắc và kiến trúc, các loại lễ hội, hệ thống phong tục tập quán, đang là niềm say mê, lôi cuốn với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.2. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên: Vùng văn hóa Tây Nguyên là nơi cư trú của rất nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống. Qua năm tháng với nhiều thay đổi và biến động, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Thể hiện ở các mặt sau: 1.2.1. Loại hình cư trú: Loại hình cư trú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có thể kể đến các kiến trúc nhà tiêu biểu sau: - Nhà Rông: Nhà Rông được coi là biểu tượng văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên. Tương tự như ngôi đình làng Việt, nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống , nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà Rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 8
  13. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Bana thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng. Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15-16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc. Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Giẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ. Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 9
  14. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương - Nhà Dài: Có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ. Đặc điểm chính là thưòng rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Nhà dài theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chống những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách. - Nhà sàn: Mỗi một dân tộc ở Tây Nguyên có một kiểu kiến trúc nhà sàn riêng, nhưng chủ yếu là 2 kiểu nhà sàn chính: hình vuông và hình chữ nhật. Sàn nhà cách mặt đất 1,5 đến 2 thước, dựa trên những cột gỗ và trụ vững chắc. Dưới sàn nuôi gia súc và cũng là chỗ chứa củi và các dụng cụ lặt vặt hay vài cái quan tài làm sẵn dành để chôn người chết. Nhà sàn cổ có phong cách kiến trúc Lào, hai đầu hồi mái nhọn thon vút ba gian, có thể tháo rời ra từng chi tiết. Nét độc đáo của ngôi nhà là được làm toàn bằng gỗ từ mái, vách cột, kèo đến đinh vít, chốt 1.2.2. Trang phục truyền thống: Về trang phục truyền thống của người Tây Nguyên, cả nam giới và phụ nữ đều có những trang phục hết độc đáo và mang đặc trưng riêng. Trang phục phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp vì có nhiều hoa văn và làm nổi bật đường nét kín đáo của cơ thể người phụ nữ. Với váy của phụ nữ Tây Nguyên mặc trong ngày hội:Váy của người phụ nữ thường là 2 khổ vải. Khổ vải rộng hay hẹp tùy theo cách dệt của từng người. Các khổ vải thường rộng từ 45-60cm. Khi mặc gấu váy gần mắt cá chân. Váy là một mảnh chăn quấn được một vòng rưỡi quanh thân, khi đi chân bước vừa độ không Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 10
  15. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương bị lộ ra ngoài. Váy thường được trang trí chủ yếu ở mép trên và ở gấu. Toàn bộ váy chàm sẫm hay đen, phần trang trí ở gấu thường chỉ từ 10-12cm, có chia làm nhiều rạng: rạng thứ nhất nhỏ gồm các đường chỉ màu xanh lá cây, đen, vàng và đỏ. Rạng thứ hai có nhiều rạng nhỏ (rạng này rộng xấp xỉ 8cm hay hơn) gồm các dải trang trí dọc đứng và hai hoặc ba dải hoa. Rạng thứ ba lặp lại hình thức rạng thứ nhất. Cách thức này áp dụng nhưng còn tùy theo tính cách của từng người. Thân váy có vài đường chỉ màu sọc ngang. Cáp váy không được lặp lại theo hình thức ở gấu mà chỉ trang trí có một đường chỉ nhiều màu, ở mép trên thường có tua ngắn với một đường hạt đứng trụ nhỏ, viền cho hàng hoa văn hình kỷ hà hay dây leo tay mướp. Hoa văn trang trí trên váy cũng phổ biến chủ yếu tập trung vào các hình tam giác đều đỏ trắng xếp xen nhau tạo thành các lớp răng cưa, các hoa tám cánh, các ô trám đơn, các ô trám lồng, đường dích dắc kỷ hà, các cánh tay thần cách điệu. Áo phụ nữ được làm bằng một khổ vải may sợi ngang mặc theo lối chui, áo ngắn vừa chấm tới cạp nên được một khổ vải khoảng 50cm. Với lối may theo sợi ngang như váy, cho nên trang trí trên áo thường được thể hiện ở gấu và cổ áo, ở cổ tay và cánh tay sát vai. Trang trí trên áo thường đơn giản hơn váy, bằng những rạng nhỏ và nổi bật lên là màu đỏ điểm xuyết màu trắng, các hoa văn cũng tương tự như trên váy nhưng ít hơn. Có lẽ nét đặc sắc nhất của dân tộc Tây Nguyên là ở trang phục nam giới. Họ đóng khố, mặc áo, quấn khăn có cài lông chim quý nhiều màu. Đó là cả một công trình dệt và thêu và là cả một nghệ thuật trang trí phục sức. Ngoài các phần để che, khố áo có vạt trước, vạt sau và những hoa văn, diềm khố có tua bông và dài gần đến giữa ống chân. Vạt trước dài, vạt sau ngắn xúng xính theo nhịp chân đi, làm tôn lên rất nhiều cái phần cơ thể rắn chắc, khỏe mạnh của người đàn ông. Nếu trời lạnh, họ khoác thêm một tấm vải choàng rộng trên cổ, buông xuống tận đầu gối, mở ra trước ngực. Ngày nay nhiều thanh niên vẫn thích mặc khố, có điều họ mặc thêm bên trong khố một cái quần nịt màu da người. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 11
  16. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Trong những dịp hội hè, hầu hết đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đều có một loại lễ phục đặc biệt. Họ quấn thêm hai dải vải màu sặc sỡ chéo nhau trên ngực, đầu vắn khăn cắm nhiều lông chim, lá, hoa, Cổ đeo rất nhiều chuỗi hạt cườm, nhiều vòng đồng, vàng, bạc, 1.2.3. Ẩm thực: Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le, Đôi khi kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có. Họ nuôi bằng cách thả rông vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quý đến nhà thăm làng. Vào các ngày lễ tết, cơm nếp được thay cho cơm tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên. Đó là cơm lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo. Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày tết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Các món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh. Có thể kể tên một số món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như: cà đắng, măng chua, cá lăng nướng than hồng, cơm lam, gà nướng, cá chua, Đồ uống đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là rượu cần. Không một dịp lễ quan trọng nào hay một dịp vui nào của đồng bào dân tộc Tây Nguyên lại thiếu rượu cần. Nó làm cho không khí của buổi lễ như thiêng liêng hơn, làm cho ngày hội thêm vui hơn, khiến cho con người thêm đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Các dân tộc rất hiếu khách, họ đốt bếp ngay giữa chính nhà. Bất kì khách lạ hay quen cũng được chủ nhân mời ngồi bên bếp lửa, mời hút thuốc và uống rượu cần, cùng trò chuyện. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 12
  17. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương 1.2.4. Phong tục tập quán: Cũng giống như nhiều đồng bào các dân tộc trên đất nước ta, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng có rất nhiều những phong tục tập quán đặc trưng riêng của dân tộc mình; 1.2.4.1. Tục cà răng căng tai: Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, việc cà răng căng tai là để gái trai đến tuổi cập kê tiến đến hôn nhân một cách thuận lợi. Theo phong tục của đồng bào Tây Nguyên, một người đẹp không phải là có hàm răng đều đặn, trắng ngà mà là hàm răng phải được mài nhẵn cho đến tận lợi. Thông thường họ chỉ làm cụt ở hàm trên thôi, còn hàm dưới không cần mài cả hàm mà chỉ mài bốn hay sáu cái là đủ. Thanh, thiếu niên Tây Nguyên, dù là dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Nông, Ê Đê, Gia Rai, Kơ Hơ từ khoảng 14, 15 tuổi đều phải cưa răng. Việc cưa, cà răng là để chứng tỏ cho mọi người trong buôn làng biết là người con trai hay con gái đó đã trưởng thành, vừa là để biểu lộ lòng can đảm, chịu đựng mọi gian khổ ở đời. Cô cậu nào lớn mà còn để răng dài sẽ là một đề tài cho chúng bạn đàm tiếu, châm chọc. Cho nên, đã biết việc cà răng là một cực hình, rất đớn đau, khổ sở nhưng vẫn chấp nhận, vẫn xin làng cho được cà răng để hội nhập vào xã hội buôn làng và được mọi người công nhận là đẹp, là đã trưởng thành. Người ta cưa răng bằng một lưỡi cưa nhỏ rất bén. Cưa xong họ lấy đá mài cho nhẵn thín. Có khi không có cưa họ chỉ dùng viên đá núi sắc cạnh mà mài dần dần. Chỉ cần mài 6 cái răng cửa ở hàm trên là đủ! Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc có sự thay đổi chút ít. Chẳng hạn, người Xơ Đăng ở Kontum và người Ba Na ở Gia Lai thường cà hết 6 chiếc răng cửa, còn người Gia Rai chỉ mài có 4 răng. Khi một chàng trai hay cô gái lấy đủ can đảm và quyết định cưa răng thì họ sẽ chọn ngày lành tháng tốt để xin già làng đứng ra coi sóc việc này. Muốn cho mọi việc trôi chảy, an toàn, gia chủ phải nhờ thầy mo làm lễ cúng Dàng. Ngày nay, tục cà răng ở một số đồng bào vẫn còn, nhưng vì sống gần gũi với người Việt, đồng bào đã bỏ dần một số phong tục có hại đó. Đồng bào nhiều nơi đã biết cà răng là không đẹp, họ làm những chiếc răng để thế vào hàm răng mài nhẵn Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 13
  18. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương hồi trước. Song song với cà răng, người Tây Nguyên còn làm đẹp bằng cách căng tai. Họ quan niệm rằng, lỗ tai càng căng rộng càng được người bạn tình ưa thích và dễ có người yêu. Ban đầu, người ta chỉ dùi vào dái tai một lỗ nhỏ xíu rồi luồn vào đó một cọng tre hay một thẻ gỗ nhỏ. Thế rồi mỗi ngày, họ lại thay dần vào lỗ thủng đó một cọng tre lớn hơn, cứ thế, lỗ ở dái tai cứ rộng dần. Đến tuổi trưởng thành, lỗ thủng đó có thể xuyên qua một khúc ngà. Người giàu thì đeo ngà voi, còn người nghèo thì chỉ đeo khúc cây hoặc đeo đôi bông ngà voi giả làm bằng củ sắn phơi khô.Khuyên tai của người Cơtu thường được làm bằng đồng và nhiều chất liệu khác như tre, nứa, gỗ Theo quan niệm của đồng bào, lỗ tai to, rộng, trái tai dài thì mới được coi là đẹp. 1.2.4.2. Tục đeo vòng ở người Gia Rai: Theo tục lệ, khi đứa trẻ đầy năm thì cha mẹ làm lễ đeo vòng cho nó. Thường thì làm thịt một con gà để cúng thầy. Người thầy cúng dùng dao khắc một vòng nhỏ trên chiếc vòng đeo cho đứa trẻ. Năm sau họ lại khắc lên một vòng nữa. Cứ mỗi năm lại khắc một vòng cho đến khi con trai hay con gái được 20 tuổi thì họ sẽ làm lễ lớn. Gia đình nào giáu có thì giết trâu, giết heo, nghèo thì làm gà để cúng thầy. Từ đó người con không còn nhỏ nữa mà đã thành thanh niên. Và cũng từ đó chấm dứt việc khắc dấu trên vòng đồng. Mỗi khi đi đâu xa mà bị bệnh bất ngờ, họ lấy lễ vật cúng thần linh rồi dùng dao khắc một vạch trên vòng đeo tay để cầu mong thần linh phù hộ cho chóng khỏi bệnh. 1.2.4.3. Tục cưới xin: Các thiếu nữ người Giẻ Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò. Khi ưng ý người bạn trai nào đó, nàng mời chàng tối đến, ở cùng. Sau nǎm đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. Thông thường, sau khi hai bên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ người mối đi hỏi. Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ê đê nhắn ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, hôn lễ sẽ được tiến hành. Trong lễ hỏi của người M'nông, người mối đem hai ống lồ ô trong đựng mǎng chua Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 14
  19. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương và da trâu thái nhỏ sang nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái đồng ý thì nhận hai ống lồ ô làm vật giao ước. Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn. Sau lễ ǎn hỏi, người Êđê thường có tục "gửi dâu", họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian "gửi dâu" càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm. Đám cưới thường được tổ chức vào cuối nǎm, lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ cưới của người M'nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ hàng nhà trai mỗi người một bát gạo đầy. Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché mà nhà trai phải tặng lại nhà gái. Hôm cưới, hai người làm chứng đại diện cho hai họ xúc cho cặp tân hôn mỗi người ba miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn cũng xúc trả lại cho hai người làm chứng ǎn. Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho bữa tiệc kéo dài vài ba ngày. Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà. Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung. Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung. Tiếp theo là "đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ". Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một nǎm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau. Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ǎn thề không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Hai vợ chồng trao cho nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe và xum họp mãi mãi. Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác. Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ một cái chǎn lớn thêu đẹp lên đôi trai gái không mặc quần áo và cụng đầu hai người vào nhau bảy lần. Sau một lúc tượng Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 15
  20. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương trưng cho thời gian của một đêm hoa chúc, hai người thức dậy, lấy một bát thịt gà, rượu và vòng đeo tay. Chồng đeo vòng cho vợ và ngược lại. Vợ chồng uống chung rượu và cùng ǎn thịt gà. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm "lễ củi". Số lượng gùi củi tương ứng với số khǎn mà nhà gái tặng họ nhà trai. Người Giẻ Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ǎn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chǎn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một. Trong đám cưới của người Ê đê có tục "té nước" vào chú rể như tục "mở cửa nhà" ở người Thái. Khi rước rể về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người Ê đê cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc. Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia rai, M'nông, Ê đê, Cơ ho), hoặc ở nhà chồng (Mạ), hoặc luân phiên ở nhà chồng từ ba đến nǎm nǎm rồi lại chuyển sang ở nhà vợ bằng thời gian ấy (Xơ đǎng, Ba na, Giê Tnêng). 1.2.4.4. Tục sinh đẻ: Một số dân tộc Tây Nguyên có tục sinh đẻ ở ngoài rừng. Khi gần đến ngày sinh nở, người phụ nữ phải vào rừng để sinh con . Chồng làm cho vợ một chiếc lều ở tạm trong những ngày sinh nở mà dân làng chưa cho phép về nhà. Sau khi sinh được 10 ngày, mẹ đưa con về. Gia đình tổ chức lễ Viên chính thức công nhận đứa trẻ vào cộng đồng. Tuy nhiên, tục sinh đẻ của một số đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên vẫn tồn tại những hủ tục. Người dân tộc M’Nôngcó tập tục đẻ ngồi, nhiều đứa trẻ sinh ra, đầu đã đụng xuống đất. Mỗi gia đình có một bộ "đồ nghề" cắt rốn gia truyền Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 16
  21. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương gồm một con dao và một cái ché từ đời này qua đời khác". Người dân tộc Chơ Ro cho hay: "Từ xa xưa, khi phụ nữ sinh đẻ thì nhờ bà mụ vườn đến đỡ. Bà mụ lấy khúc cây dài khoảng hai gang tay to như cái bắp chân quấn cái rốn em bé lại rồi lấy dao sinh hoạt trong nhà cắt dây rốn quấn quanh khúc gỗ, sau đó lấy sợi dây buộc rốn em bé lại. Sản phụ và cả em bé nằm cạnh một đống lửa to đốt ở giữa nhà. Người mẹ chỉ ăn cơm với muối hột to như ngón tay cái và bốc bằng tay. Sợ nhất là những đứa trẻ mới sinh ra đều phải cho lên suối tắm vào lúc 5 giờ sáng, mùa nóng còn đỡ, mùa mưa lạnh thì không những nhiều đứa trẻ bị tử vong mà cả sản phụ cũng kiệt sức sau cuộc vượt cạn. Một số trường hợp người mẹ bị chết sau khi sinh thì những đứa con xấu số cũng bị chôn theo. Người Dao Đỏ trước đây cấm bà đẻ không được ăn rau quả, xương động vật, em bé khi sinh ra được cắt rốn bằng những cái nan nứa sắc hay cây vót nhọn, rốn trẻ thì buộc bằng chỉ. Người M’Nông thì quan niệm, trẻ sinh ra phải để nguyên dãi nhớt, tắm nước lạnh, để trần cúng thần linh. 1.2.5. Lễ hội: Vùng văn hóa Tây Nguyên là vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nên có thể khẳng định đây là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu mang đậm bản sắc riêng của các dân tộc ở 5 tỉnh Tây Nguyên như: Lễ bỏ mả (lễ Pơ thi), lễ đâm trâu, lễ cúng đất làng, lễ mừng lúa mới, hội đua voi, hội xuân, 1.2.5.1. Lễ bỏ mả ( lễ Pơ thi): Dân tộc Gia Rai và một số dân tộc khác ở Tây Nguyên như Bana, Êđê, không có tục thờ tổ tiên. Thương tiếc người chết, họ chỉ giữ gìn mồ mả một thời gian, sau đó sẽ tiễn đưa vĩnh viễn người chết bằng lễ bỏ mả. Lễ được tiến hành vài ba năm sau khi người thân qua đời. Đây là lần cuối cùng để tiễn đưa người chết về thế giới bên kia và là phần quan trọng nhất trong tang lễ. Lễ bỏ mả được tổ chức rất trọng thể từ 2 đến 5 ngày tại nghĩa địa, xung quanh nhà mồ vào sau mùa thu hoạch, lúc có trăng sáng. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 17
  22. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Đặc sắc hơn cả là lễ bỏ mả của người Gia Rai. Trong dịp này, người già cũng như người trẻ ra múa hát xung quanh nhà mồ theo nhịp chiêng và cùng nhau ăn uống. Sau lễ này, những người thân trong gia đình của người chết được giải phóng. Đây là một lễ nghi không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Gia Rai, Bana, Êđê, Như vậy, có thể nói lễ bỏ mả là một lễ hội không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn đầy chất nhân văn: tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống. Chất nhân văn còn được thể hiện rất linh động trong những trường hợp, do chôn chung nên phải sau nhiều năm mới làm lễ bỏ mả được (chủ yếu ở người Gia Rai). Trong những trường hợp này, theo phong tục, từng gia đình vẫn có thể làm lễ bỏ mả riêng (lễ bỏ mả nhỏ) trước khi có lễ bỏ mả chung để được giải phóng khỏi mọi ràng buộc với người chết. 1.2.5.2. Lễ ăn trâu ( lễ đâm trâu): Lễ đâm trâu rất phổ biến ở nhiều dân tộc Tây Nguyên và là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao. Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được huy động tham gia vào lễ hội như: âm nhạc, cồng chiêng, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình. Lễ đâm trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng, mừng được mùa của cộng đồng, khánh thành nhà rông, lễ cầu an, mừng năm mới, lễ phá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng Cũng có khi chỉ do một gia đình trong bản đứng ra tổ chức để tạ ơn thần nhưng tham gia vào lễ hội là cả cộng đồng. 1.2.5.3. Lễ cơm mới: Năm nào cũng thế, cứ sau khi thu hoạch mùa màng, người Tây Nguyên lại tổ chức lễ ăn cơm mới. Ý nghĩa của lễ hội này chủ yếu để tạ ơn thần linh (Yang), đặc biệt là thần lúa. Đây cũng là dịp để bà con cùng nhau họp mặt, chung vui với nhau sau một mùa làm rẫy vất vả, nhọc nhằn nhưng đạt kết quả tốt Điều đặc biệt, mùa thu hoạch lúa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cũng trùng với dịp cuối năm âm lịch. Cách thức tổ chức của bà con: không diễn ra đồng loạt mà tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 18
  23. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương nhỏ tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch (nhiều hay ít) của từng gia đình; cũng tuỳ theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống. Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khoẻ cho gia đình, người ta đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền. Lễ ăn cơm mới kéo dài, suốt tháng chạp sang tháng giêng - nó được ví như Tết nguyên đán của người Kinh. 1.2.5.4. Lễ cúng đất làng: Lễ cúng đất làng là lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới. 1.2.5.5. Lễ cúng lúa của người M’nông: Lễ cúng lúa là một nghi lễ truyên thống, thiêng liêng của người đồng bào dân tộc M'Nông, Tây Nguyên. Được xem là không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Lễ cúng lúa được tổ chức ba lần trong một năm, xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần mẹ lúa. Phản ánh ước mơ về một cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, xua đi cái nghèo cái đói. Theo truyền thuyết xưa, đây là vị thần bảo vệ mùa màng được bà con M’Nông đặc biệt tôn sùng, thành kính. Khởi đầu là lễ xuống lúa (BưBraBa lần 1) hay còn gọi là lễ khia mùa. Chuẩn bị cho ngày gieo tỉa, từ đầu tháng ba đến hết tháng tư, bà con trong buôn làng đều chuẩn bị lễ cúng: 1 ché rượu cần, 1 cặp gà trống. Người chủ gia đình thành tâm khẩn cầu Giàng (thần) cho cây cối xanh tươi nảy nở, mưa thuận gió hòa. Sang đến tháng năm, tháng sáu bà con lại tổ chức lễ mừng cây lúa sắp trổ bông. Giữa tháng mười hai là lúc thu hoạch, buôn làng lại tổ chức lễ đón mừng hạt lúa trên rẫy sắp về nhà. Nhà nào cũng chuẩn bị hai, ba ché Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 19
  24. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương rượu cần, nấu xôi nếp, thổi cơm mới, rồi cùng nhau quây quần bên đống lửa, uống rượu cần, nghe già làng kể chuyện. 1.2.5.6. Lễ lớn khôn ( lễ Mpú): Trong vòng đời của người Ê Đê, từ cậu bé trở thành chàng trai, thành người đàn ông biết gánh vác mọi công việc của buôn làng, nhất định phải thực hiện một lễ thức trọng đại, đó là Lễ khôn lớn hay Lễ trưởng thành, tiếng Ê Đê gọi là lễ MPú. Lễ được tiến hành khi chàng trai Êđê đã biết dùng rìu đẵn gỗ, ngã cây dùng rựa phát rẫy trồng lúa, lại biết cầm khiên múa kiếm, giương nỏ bắn gục con thú hoang dại của rừng về phá hoại nương rẫy, và cao hơn nữa là biết phóng lao đâm chết cả hổ, heo rừng. Lễ kéo dài hai ngày hai đêm để xác nhận chàng trai Êđê đã đến tuổi trưởng thành. Lễ tổ chức ở các suối nước, trên đường và tại nhà của chàng trai. Nhiều nghi lễ dân tộc được tiến hành cùng với sinh hoạt văn hóa kể chuyện dân gian. 1.2.5.7. Hội đua voi ở Buôn Đôn: Hội đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốk (Đắk Lắk). Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên phản ánh tinh thần thượng võ của người M'Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, có kinh nghiệm trong những cuộc săn bắt voi rừng. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng ít cây to) đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1-2km. Một hồi tù và rúc lên, theo lệnh điều khiển, từng tốp voi đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát thì những chu voi bật lên như chiếc lò xo, phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng. Cuộc đua kết thúc, những chú voi được giải, giơ cao chiếc vòi vẫy chào mọi người rồi ngoan ngoãn bước đi ung dung, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đón nhận những ống đường hoặc khúc mía của những người dự hội. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 20
  25. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng võ của người M’Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, từng đối mặt với những tình huống hiểm nguy, căng thẳng trong những cuộc săn bắt voi rừng. Khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên - nơi diễn ra cuộc đua voi đặc sắc - đã làm tăng lên bội phần chất hùng tráng trong ngày hội cổ truyền của họ. 1.2.5.8. Hội xuân: Hội kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè Buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn sóc nọ nối tiếp buôn sóc kia, mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất về thế giới bên kia. Du khách có dịp hòa mình vào không khí hội hè, với những trò vui, diễn lại tích xưa từ thời Đông Sơn, được tham dự những điệu múa lời ca quyện với tiếng cồng chiêng hào hùng của những cư dân nơi miền núi. Người dân Tây Nguyên rất hiếu khách, đón tiếp ân cần, nồng hậu, đầy tình thân ái. Hội kéo dài từ tháng 10, tháng 11 đến tháng giêng, tháng 2 âm lịch. 1.2.6. Âm nhạc: Trải qua quá trình vật lộn với thiên nhiên để tồn tại, các cư dân ở Tây Nguyên đã sáng tạo ra nhiều loại nhạc khí phục vụ cuộc sống. Bên cạnh việc sáng chế là việc du nhập những loại nhạc cụ mà họ chưa có điều kiện để làm ra. Tùy theo chức năng và phong tục, họ cải tiến dần cho phù hợp. Cho đến nay, các dân tộc ở Tây Nguyên còn bảo lưu được một kho tàng nhạc khí rất phong phú, đa dạng cả về chất liệu chế tạo và phương pháp sử dụng. Nhạc khí của cư dân nơi đây còn thấy chủ yếu là 3 loại chính sau đây: 1.2.6.1. Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên: Loại này được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như: Tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu, bò Các loại nhạc khí được chế tác bằng chất liệu của thiên nhiên chắc chắn đã có lịch sử lâu đời, bởi khi con người còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang sơ, các nhạc khí thô sơ ấy cũng có thể lấy từ thiên Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 21
  26. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương nhiên. Những nhạc khí này bắt nguồn từ lao động nguyên thủy như: săn bắt, đào củ rừng, mò tôm cá ở sông suối nói cách khác, do nhu cầu của cuộc sống phải lao động để sinh tồn, đã ra đời một số nhạc cụ để phục vụ lao động. Những dụng cụ ấy dần dần trở thành nhạc khí, ví dụ: Khi đi gieo hạt, hạt giống được bỏ vào ống nứa khi hạt giống hết người ta dốc ngược ống đổ xuống đất để các hạt còn sót lại rơi ra. Động tác tự nhiên này tạo nên một âm thanh ấm áp và dần dần trở thành nhạc khí như: Goong tốc lốc, Goong teng leng; nhiều loại nhạc khí khác như: T’rưng, Klông Pút cũng nhờ vào kinh nghiệm tương tự mà ra đời. Khi đi săn thú rừng, người thợ săn cần những tiếng động lạ để làm tín hiệu thúc giục chó săn tấn công vào đối phương, đồng bào đã dùng sừng bò, sừng dê rừng để làm kèn phục vụ cho việc săn bắt. Ngày nay gọi là kèn sừng bò, kèn kêu thú Đặc biệt, hiện nay đàn Khinh Khung là một thứ nhạc cụ cổ sơ nhất còn bảo lưu được đầy đủ những yếu tố của nhạc rừng. Đàn Khing Khung ban đầu là những mảnh đá hay ống tre, nứa, lò ô treo lơ lửng trên nương rẫy, bên bờ suối để đuổi chim thú phá hoại mùa màng, nhờ vào sức nước. Những âm thanh phát ra từ những vật treo lơ lửng nói trên là cha đẻ của đàn Khing Khung, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc đã gọi là "Dàn nhạc nước". Chính đàn Khing Khung là cơ sở cho việc ra đời đàn "Thạch cầm" (đàn đá) và được các nhà nghiên cứu nhạc học xếp vào loại các nhạc cụ thời khuyết sử. Nó là khởi sự của loài người khi biết biểu lộ tình cảm bằng âm thanh (âm nhạc). Các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên có nhiều loại và nhiều nhóm khác nhau, căn cứ vào chất lượng chế tác, màu âm, hình thức và phương pháp diễn tấu có thể phân chia các loại nhạc khí Tây Nguyên được chế tác bằng chất liệu thiên nhiên làm các nhóm sau: * Nhóm nhạc khí gõ: Goong teng leng, Goong tốc lốc, Tol Alao, T’rưng, Khing Khung, Trống (đùng đong, đăng ) * Nhóm nhạc khí thổi hơi: Kèn lá, Kèn kêu thú, Sáo Ala, Kèn Tơ nốt, Kèn Tơdiép, Kèn Alát, Klông Pút, Sáo Hol, Đinh Pi, Đinh Năm, Đinh Tút, Kèn Avơng, Sáo Pi, Tơ Pơl * Nhóm nhạc khí dây: Goong Đe. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 22
  27. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương 1.2.6.2. Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên kết hợp kim loại: Sau loại nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên, ở các cư dân bản địa Tây Nguyên xuất hiện một số nhạc khí được kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại như đàn Broh, Kơni, Tinh ning. Các loại nhạc khí này, kim loại tham gia với chức năng là dây đàn (bằng sắt), còn phần lớn các bộ phận khác cũng làm bằng gỗ, nứa, vỏ bầu So sánh với một số cây đàn trong các dân tộc bản địa cho đến ngày nay vẫn dung dây đàn bằng nứa. Do điều kiện giao lưu, kỹ nghệ ngày càng phát triển cho nên việc thay thế dây nứa, dây rừng bằng dây sắt để đạt hiệu quả cao hơn là lẽ đương nhiên. Những loại nhạc khí này đã có những bước tiến đáng kể so với loại chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như dùng dây sắt, có bộ phận khuyếch đại âm thanh, âm thanh dày (có hòa âm), có nhiều phím (cung bậc), song vẫn giữ được đặc trưng của nó khi mới ra đời. 1.2.6.3. Loại nhạc khí có chất liệu kim loại: Loại này chủ yếu làm bằng đồng, đồng thau, có loại pha thêm gang, chì và có thể có cả vàng, bạc. Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại, có lẽ không ở đâu trên đất nước ta có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk là những vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ, đó là cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng còn có lục lạc, chập chõa (Rang rai, Ha kam). Mỗi vùng mỗi dân tộc đều có các loại nhạc chiêng của dân tộc mình và đặc biệt khác nhau ở biên chế, phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Đó là các bộ chiêng: T’Rum, M’Nhum, So, Avơng, L Náring, Vang, Vâm, Hơđứk, Kaná, Lào, Mong meng, Tuk, K’Đo, Sa Kho tàng nhạc khí nói trên đã ra đời và tồn tại vượt xa điều kiện của cơ sử kinh tế xã hội đương thời. Ngoài chức năng là nhạc khí, cồng chiêng còn biểu hiện sự giàu có và niềm tự hào của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi âm thanh của chúng không đơn thuần chỉ là tín hiệu âm nhạc mà còn là "ngôn ngữ" của con người dùng để giao tiếp với thế giới siêu nhiên. Thực tế cho thấy trong xã hội đương đại, các dân tộc Tây Nguyên thông qua nghệ thuật sử dụng cồng chiêng, qua độ vang tiết tấu và âm sắc của từng loại mà mọi người thêm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thương yêu Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 23
  28. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương nhau, cùng vượt qua những thử thách gian nan. Cồng chiêng biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, căm giận, tinh thần đoàn kết, bất khuất kiên cường và thượng võ, đồng thời còn biểu hiện cho sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên. 1.3. Tiềm năng phát triển du lịch ở Tây Nguyên: Nói đến Tây Nguyên là nói đến vùng đất có truyền thống văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc và mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng. Nơi đây lưu giữ hàng ngàn kho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ hàm chứa bao điều bí ẩn, hấp dẫn. Nơi đây còn nhiều thắng cảnh đẹp vào loại bậc nhất vô cùng lãng mạn và thơ mộng. Đó là những hồ thơ mộng trên cao nguyên, các thác nước, các khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia, các di tích lịch sử Chính vì lẽ đó mà không thể không khẳng định nơi đây có một tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Du lịch ở Tây Nguyên đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa theo nhịp độ phát triển du lịch trong nước và thế giới. Mỗi tỉnh ở Tây Nguyên có những nét đẹp chung nhưng cũng có những nét rất riêng tạo nên một vùng văn hóa Tây Nguyên vô cùng hấp dẫn du khách. 1.3.1. Đến với Kon Tum: Du khách đến với Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của núi rừng Tây Nguyên như: núi Ngọc Lĩnh, các khu rừng nguyên sinh Chư Mô Rang, Sa Thầy, khu du lịch Đăk Tre ở huyện Kon Tum, ngục Đăk Lei, đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đăk Tô, Tâm Cảnh nơi ghi lại chiến tích hào hung và vẻ vang của dân tộc. Ta có thể kể đến một số di tích, thắng cảnh tiêu biểu sau: - Chùa Bác Ái: Chùa tọa lạc ở góc đường Trần Phú và Phan Chu Trinh thuộc thị xã Kon Tum. Chùa được xây dựng vào năm 1932 do ông Võ Chuẩn - quảng đạo tỉnh Kon Tum thiết kế. Chùa được vua Bảo Đại ban tấm biểu: “Sắc tự Bác Ái tự”. - Ngục Kon Tum: Nhà ngục nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, người tham gia cách mạng. Đến năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, nhà ngục Kon Tum trở thành di tích lịch sử của miền Nam Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 24
  29. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Việt Nam. Sau bao nhiêu năm hư hại, nay chỉ còn bia tưởng niệm và mộ của 8 liệt sĩ cách mạng. - Nhà mồ Tây Nguyên: Đây là một đặc trưng độc đáo của người Tây Nguyên. Theo phong tục tang lễ của người Tây Nguyên, sau khi chôn cất người chết, người ta làm ngay một chòi nhỏ sơ sài trên nấm mộ để che mưa, che nắng cho người đã khuất. Trong chòi thường đặt một số đồ dùng của người đã khuất. Rồi sau một, hai hoặc ba năm, họ phải đi dựng một nhà mồ đẹp hơn và trang trí tượng gỗ, hàng rào xung quanh nhà. Theo quan niệm của người Bana thì tượng nhà mồ để đưa người chết sang thế giới bên kia. Khi chết đi con người vẫn tiếp tục sống một thế giới khác. Họ có kiếp sống của tinh thần, giao hoan, có giải trí và có cả súc vật mang theo. Tượng nhà mồ hiện lên sống động quanh những nhà mồ, nó thể hiện một nền nghệ thuật cổ. Có thể xếp vào 3 nhóm tượng: thế giới con người, những con vật gần gũi với con người như voi, chó, trâu, bò, và những sinh hoạt cộng đồng như thể thao, săn bắt. Lễ phá chòi, dựng nhà được làm vào mùa xuân và được coi là một lễ hội (lễ bỏ mả). Mọi người tập trung ngoài nghĩa địa cùng với rượu thịt và các đồ cúng lễ. Họ vui chơi, múa hát với ý nghĩa cùng hưởng thụ và chia biệt người đã khuất. - Ngoài ra đến với Kon Tum, du khách còn được thăm thác Yaly và tham dự các lễ hội, cũng như hòa nhập vào cuộc sống của đồng bào dân tộc Bana - một trong ba dân tộc đông nhất ở Tây Nguyên. 1.3.2. Đến với Gia Lai: Đây là vùng đất có nhiều suối, hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên. Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka King và Kon Cha Răng, nơi có nhiều động vật quí hiếm, thác Yaly hùng vĩ, thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông, thác Phú Cường thơ mộng ở huyện Chư Sê. Nhiều con suối đẹp như suối Đá Trắng, suối Mơ và các danh thắng khác như bến đò “Mộng” trên sông Pa, biển Hồ (hồ Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng, núi Hàm Rồng cao 1092 mà đỉnh là miệng núi lửa đã tắt. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 25
  30. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Các lễ hội đặc sắc ở Gia Lai như: lễ Pơ Thi (lễ bỏ mả), lễ hội đâm trâu, múa xoang Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian và âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như tù và, đàn đá, cồng chiêng Đến Gia Lai còn có cơ hội được xem những khu nhà mồ dân tộc với những bức tường đủ loại và những nghi lễ còn rất hoang sơ với tôn giáo đa thần (Tô Tem). Gia Lai có truyền thống cách mạng hào hùng, có khu Tây Sơn Thượng căn cứ địa của vua Quang Trung, là quê hương của anh hùng Núp. 1.3.3. Đến với Đăk Lăk: Đến Đăk Lăk, du khách có dịp thăm nhiều thác nước đẹp như: thác Thủy Tiên, Krông Kmar, Bảy Nhánh Những hồ nước thơ mộng trên cao nguyên như: hồ Lăk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao, các khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia Yok Dar, khu lâm viên Ea Kao, thăm Buôn Đôn nổi tiếng với những chú voi đã thuần dưỡng; các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỉ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nhà đày Buôn Ma Thuột và tìm hiểu đời sống văn hóa của các dân tộc ít người. Nếu đến đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn đậm chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng chiêng. 1.3.4.Đến với Đăk Nông: Đăk Nông có một hệ thống các thác nước cao, hùng vĩ như: - Thác Dray Sáp cao 20m, dài khoảng 100m, chặn ngang dòng sông Sêrêpôk; - Thác Diệu Thanh; - Thác Ba Tầng: gọi là thác ba tầng vì khi nước chảy đến đây phải qua 3 tầng thác mới đến lòng suối ở phía dưới. Đến đây, du khách có thể cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh vùng này. - Thác Gia Long: có tên là thác Gia Long vì xưa kia vua Gia Long lên xứ này và có dịp đến nghỉ bên thác. Ông đã cho xẻ núi, phá rừng làm một con đường rất đẹp dẫn vào thác. Khu rừng xanh xung quanh thác ôm gọn hồ tắm Tiên có làn nước mạch trong xanh chảy từ trong núi. Hồ rộng khoảng 80m2, yên ả, thoáng mát. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 26
  31. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Thắng cảnh này hội tụ cả thác và hồ nước, khung cảnh thơ mộng, cùng tiếng chim ríu rít gọi bầy. Đây là điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn khách du lịch; - Thác Dray Nur: Cách thác Gia Long chừng 3km. Đến đây du khách được chiêm ngưỡng một dòng thác hùng vĩ không kém các ngọn thác khác ở Tây Nguyên; - Thác Trinh Nữ: Nơi đây ngập chìm trong không gian của núi rừng, âm thanh của thác đổ, của tiếng chim ríu rít gọi bầy. Hiện nay, bên cạnh việc giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ vốn có của dòng thác, bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, con người đã tô điểm thêm, biến nơi đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn; - Thác Gâu - Thác Ngầm: thác được hình thành từ một hòn đá tảng, có dòng suối chảy qua. Dòng thác tạo nên sự kì bí riêng hấp dẫn du khách. Ngoài những địa điểm nêu trên, khi đến với Đăk Nông, du khách còn được thăm các khu du lịch sinh thái, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên như: Liêng Nung, Nâm Nung, tham dự các lễ hội vô cùng độc đáo và đặc sắc. 1.3.5. Đến với Lâm Đồng: Nhắc đến Lâm Đồng, có lẽ không một ai không biết đến Đà Lạt - thành phố của mùa xuân, thành phố của ngàn hoa. Đến với Đà Lạt, điều tuyệt vời đầu tiên là ta như được chìm đắm trong một thế giới tuyệt vời của vườn hoa trăm hương ngàn sắc suốt quanh năm. Thành phố Đà Lạt, với hơn 100 năm tuổi đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt còn nổi tiếng về hồ, về các thác nước và rừng thông. Các hồ đẹp ở Đà Lạt như: Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa. Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của các dân tộc từ Bắc, Trung, Nam. Cả tỉnh có trên 20 dân tộc. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 27
  32. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Đến với Đà Lạt, du khách còn được viếng thăm các ngôi chùa lớn ở đây như: chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, chùa Thiên Vương Cổ Sát và Thiền Viện Trúc Lâm. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn quyến rũ và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, hàng ngàn loài hoa. Các loại phong lan độc đáo hoạc được sản sinh trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ như: hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, hoa mi mô da, thủy tiên trắng Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907. Đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (hotel Du Lạc). Ngày nay, đến Đà Lạt, du khách sẽ cảm nhận một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua từng ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá, hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa. Tất cả những điều trên có thể cho ta một khẳng định chắc chắn rằng vùng văn hóa Tây Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Kết luận: Thông qua việc nghiên cứu khái quát về Tây Nguyên, ta thấy được rằng Tây Nguyên không chỉ đặc trưng bởi nắng, bởi gió, bởi các cao nguyên, mà Tây Nguyên còn mang trong mình nhiều nét đặc trưng độc đáo, riêng biệt khác nữa. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và nằm gọn trên 20 dân tộc. Nếu không kể mấy dân tộc phía Bắc và người Kinh di cư đến thì các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về 2 nhóm ngôn ngữ chủ yếu là nhóm Môn – Khơme và nhóm Mã Lai – Đa Đác. Văn hóa Tây Nguyên như vẫn quen gọi bao gồm văn hóa các dân tộc thuộc hai nhóm này. Nhưng thực ra những đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên còn ở nhiều những dân tộc khác sống trên sườn phía Tây của dãy Trường Sơn, suốt một dải từ phía Tây Quảng Bình đến tận Phú Yên. Tây Nguyên có lợi thế đặc biệt về khí hậu. Với khí hậu ôn hòa như vậy, có thể được coi là một nguồn tài nguyên quý báu của vùng. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn có những bản sắc văn hóa riêng biệt.Trước hết phải kể đến các loại hình cư trú của đồng bào dân tộc nơi đây.Đó là những ngôi nhà rông, nhà dài, nhà sàn, - nơi diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 28
  33. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương đình, buôn làng. Cùng với đó là đặc trưng trong các trang phục truyền thống, ẩm thực, các phong tục tập quán lâu đời có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của người dân nơi đây như: tục cà răng căng tai, tục đeo vòng, tục cưới xin, tục sinh đẻ, Cùng với đó là các lễ hội gắn bó với cộng đồng nơi đây đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu được, đó là các lễ hội như: lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, lễ cơm mới, lễ cúng đất làng, lễ lớn khôn, hội đua voi, hội xuân, Tây Nguyên đặc biệt bởi là một vùng đất gắn liền với truyền thống lịch sử đã có từ hàng ngàn năm nay, một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Và đặc biệt hơn là Tây Nguyên là một vùng đất gắn bó mật thiết với cồng chiêng. Cồng chiêng có mặt trong tất cả các lễ hội, các sự kiện của mỗi con người, của mỗi buôn làng nơi đây. Cồng chiêng là máu, là thịt, là linh hồn, là tình yêu của mảnh đất Tây Nguyên này. Tiếng cồng chiêng hòa quyện vào với đất trời, với con người, với những gì hiện hữu nơi đây, tạo nên một không gian văn hóa cồng chiêng mà chỉ ở Tây Nguyên mới có. Chính những nét độc đáo và đặc sắc đó đã đưa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trở thành kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 29
  34. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương CHƢƠNG II KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT. 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Trên đất nước Việt Nam không chỉ có người Gia Lai, Bana, Xê đăng, Giẻ Triêng, M’nông, Êđê, sống trên mảnh đất Tây Nguyên là sử dụng cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa mà còn rất nhiều dân tộc khác trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa của mình. Song, có thể khẳng định, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là phong phú và rực rỡ nhất. Ngay cả khi so sánh với các cộng đồng dân cư trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí mở rộng trên thế giới cũng thấy rõ điều này. Tuy các vùng phân bố cồng chiêng lan rộng cả vùng Đông Nam Á, nhưng sự hình thành nhu cầu của nền văn hóa bản địa ở Tây Nguyên đã quy tụ cồng chiêng và trở thành một đặc điểm điển hình. Chính cái đặc điểm điển hình ấy là nguồn ánh sáng ảnh hưởng rất quan trọng để cồng chiêng du nhập đến Tây Nguyên rồi tồn tại định hình đến ngày nay và trở thành một nền âm nhạc bản địa chính thống. Nền văn hóa cồng chiêng đã được sinh ra trước những trào lưu văn hóa ngoại lai lúc bấy giờ. Vì cuộc sống các dân tộc ở đây có nhu cầu nên các dân tộc khác đi tìm thị trường và sản xuất cồng chiêng để cung cấp cho họ. Chính do nội lực của nhu cầu hưởng thụ văn hóa và bản lĩnh dân tộc nên họ đã giữ vững cho mình một loại hình âm nhạc đứng vững và tồn tại suốt thời gian lịch sử, cho dù các trào lưu văn hóa phương Bắc và phương Tây luôn tìm đủ mọi cách để xâm nhập. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có tài liệu nào chỉ ra chính xác cồng chiêng Tây Nguyên xuất hiện trong đời sống văn hóa bản địa từ khi nào. Chỉ biết trong các trường ca, trong các câu chuyện cổ tích của các dân tộc Tây Nguyên đã xuất hiện Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 30
  35. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương cồng chiêng. Nhiều học giả trong và ngoài nước tin rằng nửa đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 là giai đoạn cực thịnh của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Rất nhiều các nhà nghiên cứu cũng đã đi tìm nguồn gốc của cồng chiêng Tây Nguyên. Trong các di chỉ của người cổ Tây Nguyên đã tìm thấy bằng chứng xác thực về các lò đồng, lò sắt. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy người bản địa Tây Nguyên đúc ra các bộ cồng chiêng. Trước kia có học giả người phương Tây đưa ra giả thuyết rằng cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên có nguồn gốc từ những nước thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo Polinedi Đông Nam Á. Giả thuyết này dựa trên cơ sở một giả thuyết khác cho rằng, nhiều tộc người ở Tây Nguyên có chung nguồn gốc với nhóm ngôn ngữ Malay Polinedi đã vượt biển Đông, mang theo chiêng cồng đến cao nguyên miền Trung cư ngụ. Nhưng đến bây giờ, người ta tạm bằng lòng với kết luận chiêng cồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có nguồn gốc từ khu vực người Kinh và từ Lào. Trong quá trình đi điền dã của các nhà nghiên cứu, có thể thấy các dân tộc thường gọi với một số cái tên như: Ching Lào, Ching Joăn, Ching Kur. Qua một số tên gọi như vậy chúng ta có thể biết rằng cồng chiêng không phải do đồng bào Tây Nguyên đúc lên mà được du nhập từ nhiều nơi khác đến. Bởi lẽ, ở Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc đang ở nền văn minh “lúa khô nương rẫy cao nguyên”. Họ chưa có kỹ nghệ tự đúc được cồng chiêng. Một số nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết về nguồn gốc của cồng chiêng: - Ching Lào: đã được đưa từ Lào sang. Có người cho rằng Ching Lào được đúc từ Mayanmar, qua con đường trao đổi buôn bán đã đến Tây Nguyên. Đây là loại chiêng rất quý, được đúc bằng đồng có pha bạc, tiếng kêu to, vang xa. - Ching Joăn: do người Kinh đúc. Đây cũng là vấn đề còn nhiều bàn cãi, tranh luận khá sôi nổi. Tại sao người Kinh đúc chiêng mà không sử dụng? Có lẽ thời bấy giờ người Kinh đã tìm thấy một thị trường lớn tiêu thụ cồng chiêng và sản xuất rồi đem lên Tây Nguyên buôn bán, trao đổi. Theo các nghệ nhân thì hiện nay loại Ching Joăn ở Tây Nguyên không còn nhiều. Vì qua sử dụng, âm thanh không vang nên đồng bào đã loại dần. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 31
  36. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương - Ching Kúr: loại này đã được đưa từ Thái lan, Campuchia sang. Theo thống kê bước đầu ở các địa phương, trong các dân tộc bản địa ở Gia Lai và Kon Tum, tộc người Bana còn giữ được một lượng cồng chiêng lớn nhất so với các dân tộc khác dọc Trường Sơn. Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô Vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Về cội nguồn, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá - trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo "quy trình tiến hóa" cồng đá, chiêng đá, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm. Về lối đánh, "rất nguyên thủy", người Tây Nguyên vẫn "mỗi người một cái", chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn). Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v , nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông Nam Á khác, cồng chiêng đã "tiến hóa" đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí. Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm. Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 32
  37. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương giờ chỉ có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt. Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu ở vùng núi (bắt đầu sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác). Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên. Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình - đó là những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay. Ngay cả "chiêng Lào" mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng Việt. Và có một điều chắc chắn rằng, dù xuất xứ ở đâu nhưng chính mảnh đất Tây Nguyên đã mang đến cho văn hóa cồng chiêng một sức sống, sức hấp dẫn đến kinh ngạc. Sau khi được đúc, cho dù được pha bạc, pha vàng hay thậm chí có cả đồng đen thì cồng chiêng cũng chỉ là những nhạc cụ thô, vật liệu khởi đầu. Chỉ khi được các nghệ nhân người dân tộc qua công đoạn chỉnh âm và làm lễ rước thần linh vào mỗi chiếc cồng chiêng thì những nhạc cụ đó mới hoàn chỉnh, mới có hồn và trở thành những thành viên trong gia đình, trong cộng đồng buôn làng. Người dân tộc thiểu số ở đây từ lúc sinh ra cho đến khi chết gắn với cồng chiêng đã đành. Ngay cả người Kinh sinh sống nơi đây, người mới tới lần đầu, hay người nước ngoài chỉ mới được một lần đến Tây Nguyên, khi tiếp xúc với tiếng chiêng cồng trong các buôn làng cũng bị chinh phục, mê hoặc. Có lẽ không đâu Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 33
  38. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương như ở Tây Nguyên, cồng chiêng có một môi trường không gian thuận lợi để phát triển đến như vậy. Có thể nói, với người Tây Nguyên, cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao, mang những giá trị về nghệ thuật âm nhạc, phong tục tập quán và còn là biểu tượng của sức mạnh kinh tế. Trong tất cả các lễ hội ở Tây Nguyên, kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn với đời sống hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên, xuyên suốt cả cuộc đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại có lẽ không đâu trên đất nước ta lại có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là một vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ. Đó là ching chêng mà người Việt vẫn quen gọi là cồng chiêng. Từ ching tương ứng với từ chiêng, từ chêng tương ứng với từ cồng. Bên cạnh ching chêng còn có Yao Prông, Greng neng (lục lạc, chũm chọe). Nói đến cồng chiêng (theo cách gọi của người Việt) hoặc ching chêng (theo cách gọi của người Gia Rai, Bana) có nghĩa là chỉ hai loại: có núm và bằng, không có núm. Mỗi loại đều có kích thước khác nhau, mỗi dân tộc lại có tên gọi riêng, kể cả thành phần cơ cấu và biên chế. Đồng bào còn căn cứ vào kích thước to, nhỏ mà đặt tên cho từng chiếc như chiêng bố, chiêng mẹ, chiêng chị, chiêng em (ama, amia, amay ). Có khi đồng bào lại đặt tên theo tầm cỡ âm thanh cao, thấp như: ania, Krah, moong, kanh khoc Nó cũng tương tự như âm trầm, vừa, cao Hoặc đồng bào còn căn cứ vào âm sắc của chúng để đặt tên như: Knah hi (ngân nga như hát), knah hlong (ngân xa trong trẻo). Ở Tây Nguyên, hầu như đến nhà nào, buôn nào cũng có cồng chiêng. Nhà nào ít cũng có một bộ, có nhà hàng chục bộ. Tuy vậy, không phải cồng chiêng nào cũng giống nhau. Mỗi một dân tộc, mỗi một vùng đều có các loại cồng chiêng riêng của dân tộc mình, và đặc biệt là phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 34
  39. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Trải qua nhiều thế kỉ vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu chống kẻ thù, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và định hình những loại nhạc khí phù hợp với cuộc sống ở núi rừng. Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các lễ hội ở Tây Nguyên, kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu được tiếng cồng, tiếng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên, không thể tách rời. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt cả đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã được thưởng thức âm thanh của cồng chiêng qua lễ “thổi tai”. Khi lớn lên theo tiếng cồng chiêng trong lễ “mừng sức khỏe”, “hội mùa”, “mừng lúa mới”, “lễ bỏ mả” Những đêm hội tụ ở nhà Rông, tiếng cồng chiêng vang vọng, tràn ngập cả núi rừng. Cả cuộc đời lúc nào cũng đầy ắp tiếng cồng chiêng. Đến khi giã từ cuộc đời thì cồng chiêng vẫn vang vọng tiễn đưa và cho đến khi làm lễ bỏ mả, tiếng cồng chiêng vẫn không thể thiếu được. Cái cồng, cái chiêng đã ăn ở với con người đời đời, kiếp kiếp. Nó thể hiện đầy đủ tâm tư, tình cảm, mừng vui, buồn đau, căm giận, của con người Tây Nguyên. Có thể nói cuộc đời con người “dài theo tiếng chiêng”, cồng chiêng gắn bó với con người mật thiết, không thể tách rời. 2.2. Đặc trƣng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Loại nhạc cụ cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ đơn thuần mà nó còn là linh hồn, là cuộc sống của người Tây Nguyên. Văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên mang trong mình những nét đặc trưng sau: 2.2.1. Nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên: 2.2.1.1. Giới thiệu về cồng chiêng: Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 35
  40. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng 2 con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San ”. Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú. Dân tộc Tây Nguyên có hai loại nhạc cụ chính là cồng và chiêng. Cồng làm bằng đồng có núm ở giữa, còn nếu phẳng không có núm thì gọi là chiêng. Cồng chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, chiêng thì có hai loại: chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng núm, chiêng không có núm gọi là chiêng bằng. Cồng chiêng có nhiều Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 36
  41. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương cỡ to, nhỏ, dày, mỏng khác nhau. Có loại đường kính rộng 90cm phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm; có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao trong trẻo. Cồng chiêng là nhạc cụ bởi nó đưa ra tiếng nhạc, nhưng không phải chỉ nhằm để giải trí, tiêu khiển mà còn gắn liền với một lễ hội hay một sự kiện quan trọng. Vì vậy cồng chiêng được xem như một vật thiêng, là phương tiện để con người giao lưu với những bậc vô hình, là sợi dây nối kết giữa người trần và các đấng linh thiêng. Do đó âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày của dân gian. Hầu như mỗi sinh hoạt trong bộ tộc đều dính liền với nét nhạc. Lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến bên giường đánh lên để cho những âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé là tiếng của bộ lạc, khẳng định nó là một phần của cộng đồng bộ tộc. Khi đứa trẻ lớn lên thì mỗi giai đoạn của đời sống đều gắn liền theo tiếng cồng chiêng, từ việc đồng áng như gieo mạ, gặt lúa cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, cuộc chia ly hay tang lễ đều có những bài bản riêng. Trong khi cồng chiêng các nước khác gần như theo một hệ thống cố định (chẳng hạn như Indonesia gồm 5 loại nhạc khí) thì biên chế của cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng. Dàn cồng chiêng có thể chỉ đơn giản gồm 2 chiếc cồng, cho đến dàn 9,12,15 chiếc cồng và chiêng. Mỗi nhạc công sử dụng một cồng. Trong những lễ hội quan trọng còn có thêm cả trống. Tóm lại, chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây Nguyên nước ta. Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm thanh rất riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Chẳng hạn âm nào quá thanh phải chỉnh cho đục một chút để tạo ra nét đẹp tế nhị, giống như họa sĩ không sử dụng màu đỏ hay màu xanh tiêu chuẩn mà thường pha đậm hơn hay lợt đi một chút để tạo phong cách riêng. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất tinh vi đòi hỏi một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể điều chỉnh âm lên cao hay xuống thấp thật chính xác. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 37
  42. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương - Về vị trí của cồng chiêng trong các dàn nhạc: Dàn cồng chiêng của người Mường từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa trống cái và chiêng cồng là công thức cổ xưa nhất có ở nhiều dân tộc và dàn nhạc chiêng cồng. Ở Tây Nguyên là nơi chiêng cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất. Nếu ở các dân tộc Việt, Thái, Tày, Khơ me, cồng chiêng mới được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở dân tộc Mường và các dân tộc ở Tây Nguyên, cồng chiêng được tổ chức thành dàn nhạc, diễn tấu những bài bản đa âm (multiphony), với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu (heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Đây chính là giá trị quí báu của nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng của các dân tộc Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Nghệ thuật cồng chiêng rất đa dạng, phong phú không chỉ về mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn, kết hợp với múa dân gian. Cồng chiêng do một nhóm người đồng diễn, một người chỉ sử dụng một cồng hoặc một chiêng. Bộ cồng chiêng này thường diễn tấu độc lập, ít khi có các nhạc khí khác phụ họa, hoặc nếu có chỉ với hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng. - Những nhạc khí tương tự ở Đông Nam Á: Văn hóa cồng chiêng còn tồn tại chủ yếu ở các nước vùng Đông Nam Á, trong lục địa cũng như ở các hải đảo. Ví dụ như: Ở Thái Lan có bộ Không Wong Yai và Không Wong Lơk; ở Myanmar có dàn Ky Wang; ở Mã Lai có dàn Cha- nang; ở Philippin có dàn Kulintang (dàn cồng gồm 8 chiếc bằng đồng hình ô trầu đậy nắp có núm ở giữa, đặt trên giá hình chữ nhật có băng gỗ, nghệ nhân dùng 2 dùi mà gõ), có một cặp cồng lớn treo đứng Agung. Cặp Agung này gồm có hai cồng Penanggisaan dùng để đánh nhịp chính và Pumalsan để đối với cồng lớn Pe- nanggisaan. Không Wong ở Lào, Không Thom và Không Tuôch ở Campuchia; ở quần đảo Java của Indonesia có: cồng Gong Ageng, chiêng lớn TamTam của HsiYu (giữa Burma và Tibet). 2.2.1.2. Phân loại cồng chiêng: Cồng chiêng có nhiều cách để phân loại, việc phân loại phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Nhưng trước hết, nhìn vào hình thức ta thấy có hai loại: loại có núm và loại Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 38
  43. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương không có núm, được du nhập vào Tây Nguyên bằng nhiều con đường. Do chức năng của từng công việc, phong tục tập quán của từng vùng, hoặc nhiệm vụ xã hội mà đồng bào đã tổ chức, biên chế và đặt tên cho từng bộ chiêng theo quy định riêng của từng dân tộc. Ví dụ như: - Bộ chiêng Aráp (Gia Rai) dung trong lễ Pơ Thi( lễ bỏ mả). - Bộ chiêng M’Nhum (Gia Rai) dùng trong các lễ hội và các công việc vui. - Bộ chiêng J’Rum (Gia Rai) dùng trong lễ xoay cột, đâm trâu. - Bộ chiêng Vang (Gia Rai) dùng trong lễ M’Pú - Bộ chiêng So (Bana) dùng trong lễ đâm trâu - Bộ chiêng Hơđúc (Bana) dùng trong lễ mừng chiến thắng. Ông Rowmal Del, người dân tộc Gia Rai, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho biết: người dân tộc Gia Rai sử dụng cồng chiêng rất cầu kỳ, nhất là những loại cồng chiêng đã được đồng bào đặt tên theo từng loại theo một quy định riêng: - Chiêng Pat maih: núm có vạch ngang, sờ không thấy vết, mặt trong hình thang, thân màu đen, nhẵn giống da cá trê. Âm thanh trầm, vang xa, đường kính 80cm. - Chiêng Pat chet: núm có vạch ngang, mặt trong hình thang màu hơi đen. Kích thước và âm thanh giống chiêng Pat chet. - Chiêng Pat ca: núm có vạch ngang, mặt trong có hình thang, màu da mốc giống con ba ba. Kích thước và âm thanh giống Pat chet. - Chiêng Pat gó: mặt sần sùi, màu đen, âm thanh trầm hơn pat mail. - Chiêng Pơ sơi (chiêng Lào) có 3 loại sau: + Chiêng Pơ sơi se: thân màu đen, mặt nhẵn, tiếng trầm, chu vi trên 80cm, rất nặng. + Chiêng Pơ sơi Hle: mặt ngoài lởm chởm có nhiều dấu búa, da màu đen nhạt, đường kính 80cm, rất nặng. + Chiêng Pơ sơi Jik: thân sần sùi như da cóc, kích thước và trọng lượng giống Pơ sơi Hle. - Chiêng Ban: gồm 3 loại; + Chiêng Ban Prong: núm có vạch ngang, màu hơi đen, thành mỏng, tiếng trầm. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 39
  44. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương + Chiêng Ban Pat: núm có vạch ngang, màu hơi đen, thành mỏng, tiếng trầm. + Chiêng Ban Lol: màu đen nhánh, âm thanh cao, tiếng vang xa. - Chiêng Joăn (cồng do người Kinh đúc) gồm 4 loại sau: + Chiêng Joăn HlatơiL: thân giống như màu lá chuối, rất nhăn, âm thanh cao, trong trẻo, đường kính 60- 80cm. + Chiêng Joăn Sênh Hong: mặt ngoài có dấu búa li ti, âm thanh và kích thước giống chiêng Joăn Hlatơi. + Chiêng Joăn Eh Knik: mặt ngoài có hoa văn trông giống với chân chuột. + Chiêng Joăn Sênh Hni: Mặt ngoài trông giống như sáp ong, âm thanh và kích thước giống 3 loại trên. - Chiêng Kông gồm 5 loại: + Chiêng Kông Kne: được đúc bằng đồng đỏ, núm nhỏ cao, chu vi 80cm + Chiêng Kông Kia: mặt ngoài có dấu búa li ti liền nhau, màu đồng thau, chu vi 80cm. + Chiêng Knah: mặt trong có vết cạo như tia ánh sáng mặt trời, màu đồng thau, chu vi 80cm + Chiêng Kông Kleo: vành miệng mặt trong lồi lõm, màu hơi đen. + Chiềng Kông Thoch: núm nhỏ và nhọn, mặt ngoài lồi lõm màu đồng thau, chu vi 80cm. 2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn công chiêng Tây Nguyên: Nói đến cồng chiêng là nói đến âm thanh của chúng. Âm thanh chính là linh hồn của cồng chiêng vậy. Nhưng khi cồng chiêng từ nơi khác đưa đến Tây Nguyên, âm thanh của nó còn mang tính tự nhiên, chưa hợp với tai nghe của đồng bào. Vì vậy việc sửa, chỉnh lại âm thanh để sắp xếp hàng âm theo ý thích của đồng bào là một vấn đề có tính đặc trưng. Muốn làm được việc này họ dùng những chiếc búa nhỏ bằng đồng để điều chỉnh độ dày, mỏng ở các vị trí khác nhau trên mặt chiêng, tìm ra độ cao theo ý muốn. Việc chỉnh âm (tul chiêng) đòi hỏi người chỉnh phải có tai nghe chính xác và thông hiểu thanh âm của dân tộc. Việc tul chiêng như Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 40
  45. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương trên không phải ai cũng làm được. Mỗi plei chỉ có một vài người, mà đồng bào thường gọi với cái tên trân trọng là Ông trùm chiêng (Po ania chêng). Về phương pháp sử dụng cồng chiêng thì mỗi vùng, mỗi dân tộc có những cách đánh khác nhau. Có khi dân tộc này đánh bằng dùi, dân tộc khác lại dùng nắm tay để đấm. Cũng là đánh bằng dùi nhưng có nơi đánh tự nhiên để tiếng chiêng vang xa, có nơi dùng tay bịt lại để tiếng chiêng ngừng, ngắt. Dùi đánh chiêng có hai loại: một loại có bọc giẻ hoặc cao su ở đầu để đánh cồng có núm; một loại bằng một đoạn gỗ mềm để đánh chiêng bằng. Thường thường khi đánh cồng người ta gõ vào phần núm của chúng. Khi đánh chiêng bằng người ta gõ vào tâm điểm của mặt chiêng. Cũng có vùng đồng bào Gia Rai đánh vào mặt sau của chiêng. Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên. Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau: - Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Giẻ Triêng cũng thuộc loại này. - Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 41
  46. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông. - Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng). Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp chũm choẹ. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp. Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người này. Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, M’nông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 42
  47. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã Nếu dàn cồng chiêng ở các nước khác, chẳng hạn như Gamelan ở Java, Gong Kebyar ở Bali (Indonesia) hay Kulingtan, dân tộc Mindanao của Philippines, nhạc công luôn ngồi yên tại chỗ thì người đánh cồng chiêng Tây Nguyên luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng Khi đánh cồng, bàn tay mặt của nhạc công vỗ vào núm cồng như xoa dịu. Trước đây một số nhà nghiên cứu tưởng rằng chỉ có một cách đánh bên ngoài mà thôi, nhưng về sau mới biết bàn tay trái nắm ở bên trong cũng tham gia biểu diễn với nhiều cách, hoặc nắm vào vành hoặc bóp vành rồi buông ra, giống như cách nhấn nhá trong các loại đàn dây hay cách ém hơi trong kỹ thuật hát. Thậm chí có khi nhạc công đeo thêm chiếc vòng để khi lắc tay thì chiếc vòng đụng vào mặt trong phối hợp với tiếng gõ bên ngoài. Đó là những kỹ thuật tinh vi mà một người bình thường khó nhận ra được. Ngoài ra còn có cách đánh chiêng với dùi làm bằng gỗ cứng hay mềm khác nhau tùy theo dân tộc. Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tùy theo bài bản. Người Ê Đê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm. Người Bana thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang bằng nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Loại dùi thứ ba làm bằng gỗ thường có bọc thêm một lớp bên ngoài (xưa kia người ta sử dụng da tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê, về sau được bọc bằng vải rồi đổi sang bọc bằng cao su). Dùi loại này phù hợp nhất vì tạo nên âm thanh rất hay. Đặc biệt trong các buổi lễ lớn hay những dịp tôn vinh một nhân vật nào thì đối tượng được tôn vinh phải tọa lạc ở vị trí trung tâm, và dàn cồng chiêng đi Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 43
  48. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương quanh thành hình tròn. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho biết: việc này có ý nghĩa để cho nhân vật ở tâm điểm để có thể thưởng thức âm thanh của cồng chiêng với khoảng cách bằng nhau, đúng với vị trí của nó chứ không bị nghe tiếng gần, tiếng xa như khi xếp hàng ngang. Thêm nữa, trong buổi lễ, các nhạc công lại di chuyển ngược với chiều kim đồng hồ, đồng nghĩa với việc ngược dòng thời gian tìm về dĩ vãng, nhớ lại cội nguồn. Những điểm nho nhỏ ấy chứng tỏ từ tư thế đánh, vị trí của nhạc công, cách kích âm, sắp đặt của cồng chiêng đều chuyên chở những suy tư và có hệ thống. Tên gọi của những chiếc cồng chiêng cũng rất phong phú, có khi được đặt dựa theo âm thanh nhạc khí phát ra, có khi là tên gọi theo vị trí của nó trong dàn nhạc. Đặc biệt hầu hết những chiếc cồng phát ra âm thanh thấp - vốn là âm cơ bản - mang tên "mẹ". Trong những dàn có từ 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng "cha" bên cạnh cồng "mẹ", tiếp theo là các cồng con, cồng cháu tức hình thành hệ thống gia đình với cồng mẹ luôn luôn đứng trước cồng cha, phù hợp với chế độ mẫu hệ của người Tây nguyên. Khi biểu diễn, hai chiếc cồng mẹ và cồng cha đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau để làm nền cho cả dàn nhạc. Kế tiếp là 3 cồng con cùng đánh một lượt với nhau thành một hòa âm, có tác dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà (chứng tỏ cách sắp xếp chẳng những theo hệ thống gia đình mà còn mang cả cấu trúc như nhà cửa, vị trí của những nhạc khí trong một dàn nhạc có hệ thống). Những chiếc còn lại thì đánh so le theo thứ tự trước - sau, mau - chậm theo đúng qui định, phối hợp với nhau thành ra nét nhạc. Để nắm vững những qui định này đòi hỏi nhạc công phải nhớ nằm lòng, phải nghe cho rõ và nhất là phải tập trung tâm trí để vừa tròn phần mình vừa lắng nghe người khác trong dàn nhạc. Mỗi chiếc chiêng đảm nhiệm chức năng của một nốt nhạc. Nhiều chiếc tổ chức thành dàn. Có những bộ chiêng chỉ có phần đánh tiết tấu, không có phần giai điệu. Có lẽ đây là hình thức biên chế cổ sơ nhất của cồng chiêng. Bởi vì cồng chiêng về bản chất thuộc nhạc khí gõ. Mà giá trị chủ yếu của nhạc khí gõ là hình thái nhịp điệu tiết tấu. Còn đa số các dàn chiêng thường có hai phần nói trên tương Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 44
  49. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương phản nhau rất rõ rệt. Trong biên chế của các dàn chiêng cũng có các bè cực trầm, bè trung, bè cao như cách sắp xếp các bè trong dàn nhạc giao hưởng. Điều đó cũng chứng tỏ người xưa cũng rất tuyệt vời trong cách phân bố các bè, biểu lộ tính biểu cảm âm nhạc trong các tầng âm thanh. Một dàn chiêng có thể đánh được nhiều bè, nhiều âm một lúc. Nếu phân tích kĩ các bài bản chiêng của đồng bào, chúng ta dễ dàng nhận ra các phương pháp mô phỏng Đó là những nhu cầu tự nhiên mà chắc rằng người xưa không hề nghĩ phải dùng các thủ pháp nói trên thì bài chiêng mới hay. Phương pháp đánh chiêng cổ là mỗi người sử dụng một chiếc. Sự ăn ý của một tập thể sử dụng một hoặc nhiều bộ chiêng cùng diễn tấu đã tạo nên sắc thái riêng của mỗi bài chiêng. Cồng chiêng có lúc biểu hiện nhiều khía cạnh của tình cảm và nội dung khác nhau thông qua độ vang, tiết tấu và âm sắc. Mỗi loại lễ hội, mỗi loại công việc đều có bài bản chiêng phù hợp với nội dung của nó. Chiêng có thể đánh vê tròn, có thể đánh tốc độ rất chậm, chậm vừa, vừa phải. Nếu ở nội dung thúc giục, sôi nổi có thể đánh nhanh hoặc rất nhanh. Trong những ngày lễ hội, khi xuất hiện cồng chiêng là xuất hiện văn nghệ. Tùy theo khả năng kinh tế (rượu thịt), mức độ từng nơi có khác nhau. Nhưng về hình thức mỗi con người hầu như bộc lộ hết mình trong sinh hoạt cộng đồng. Đánh chiêng, múa hát đã trở thành phong tục truyền thống, thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống đồng bào. Vì thế cồng chiêng đạt tới mức độ hoàn chỉnh khá cao về giai điệu, tiết tấu hòa âm và đối vị. Con người Tây Nguyên thông qua nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng đã thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết, thương yêu nhau, hiểu biết tâm tư, tình cảm của nhau. Nó còn biểu lộ những khả năng sử dụng cồng chiêng tuyệt vời của từng cá nhân và tập thể. Cần nói thêm về ba phong cách âm nhạc lớn của đồng bào nơi đây trong nghệ thuật cồng chiêng. Mỗi phong cách xin được lấy một dân tộc làm ví dụ và gọi tên: - Cồng chiêng Êđê: nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn. Các bài nhạc là những chùm âm giàu màu sắc nối tiếp đan xen nhau. Mới nghe tưởng là một mớ âm thanh lộn xộn. Nhưng khi nghe kĩ mới thấy hết vẻ tinh tế, đa dạng. Nó Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 45
  50. Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương giống như một luồng ánh sáng trắng chói lên xối xả tuôn xuống khi ta nhìn thẳng vào mặt trời mùa hạ. Nhưng chốc chốc luồng ánh sáng ấy lại nở ra, phân quang thành những gam màu phức hợp của bảng mây cầu vồng. Những hòa sắc ấy ẩn hiện, thoắt đến rồi lại vụt biến mất, khiến cho ta không thể dừng lại ở một điểm, nhưng sự tiếp nối của chúng gây nên cảm xúc rạo rực thật khó tả trong tâm hồn. - Cồng chiêng M’nông: cường độ không lớn, mặc dù tốc độ khá nhanh, nhưng âm nhạc là một cuộc đối thoại vui vẻ giữa những cái chiêng. Khi cái này, khi cái kia, dóng lên, xen nhau, gọi đáp nhau. Có thể cảm nhận rằng đó là tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng rừng cây xào xạc, tiếng gia súc dưới sàn nhà và trên hết là tiếng người. Cồng chiêng M’nông rất giàu chất tự sự. - Cồng chiêng Bana- Gia Rai: thiên về tính chất chủ điệu của âm nhạc. Một bè trầm của các cồng có núm vang lên với âm thanh đầy đặn, vững chãi, hùng tráng. Bên trên là giai điệu thánh thót của các chiêng (không có núm) với âm sắc đanh, gọn, lảnh lót. Hai bộ hòa vào nhau trong thế đối thoại được coi như câu chuyện giữa đất và trời. Thêm vào đó là chất giọng nằng nặng của cái trống cầm chịch và âm thanh vui vẻ, rạn vỡ của hai cặp chũm chọe xoa liên tục. Đó chỉ là nói về ba phong cách âm nhạc lớn. Trong mỗi phong cách lại có nhiều sắc thái khác nhau. Cũng có tính tự sự của phong cách M’nông, nhưng rất dễ phân biệt sắc thái giữa M’Nông Gả và M’Nông Noong. Cũng như thế giữa cồng chiêng Êđê Atham và Bih, giữa cồng chiêng Jơrai Ea Junpa với Jơrai Chuwpa, giữa cồng chiêng Bana T’lô với Bana Kon K’Đe. Ở Việt Nam nhiều dân tộc dùng chiêng cồng, người Việt dùng một cái cồng đi với một cái trống trong lễ tế đình làng, người Thái dùng 2 đến 3 cồng trong xòe vòng. Người Mường có một dàn cồng trong ngày hội “Rước bông cơm trái lúa” và hội sắc bùa. Nhưng không ở đâu cồng chiêng lại quán xuyến cuộc sống con người và đạt đến trình độ nghệ thuật âm nhạc như cồng chiêng Tây Nguyên. Chính điều này đã khiến “Nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên” trở thành đặc điểm nổi bật của vùng văn hóa Tây Nguyên. Vũ Trúc Quỳnh - Lớp VH1101 46