Khóa luận Tìm hiểu loại hình du lich phượt trong giới trẻ hiện nay-Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc

pdf 96 trang huongle 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu loại hình du lich phượt trong giới trẻ hiện nay-Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_loai_hinh_du_lich_phuot_trong_gioi_tre_hi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu loại hình du lich phượt trong giới trẻ hiện nay-Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Vũ Trọng Thắng Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s Phạm Thị Hoàng Điệp HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG TÌM HIỂU LOẠI HÌNH DU LICH PHƢỢT TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY – KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU TẠI TÂY BẮC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY KHOA: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Vũ Trọng Thắng Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Phạm Thị Hoàng Điệp HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên:Vũ Trọng Thắng MãSV: 1112601005 Lớp: VH1501 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề tài: Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn,các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Điệp Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác:Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm2 015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: . . 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): . 3.Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): . Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên toàn thế giới, và Việt Nam luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Qua các số liệu hàng năm cùng các chính sách phát triển du lịch của Chính phủ đã cho thấy du lịch đang trở thành một ngành kinh tế lớn và mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước. Hàng năm, Việt Nam thu hút hơn tám triệu lượt du khách quốc tế ghé thăm không chỉ bởi những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn bởi những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên, có một thực trạng là lượng khách quay trở lại mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, đây là một tỉ lệ còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến du khách không muốn quay trở lại Việt Nam, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sản phẩm du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, phần lớn chỉ khai thác một cách hời hợt các yếu tố tài nguyên. Trong khi đó, nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao, không chỉ đơn thuần là được tham quan, nghỉ dưỡng mà còn mong muốn được “thưởng thức” những điều mới lạ, độc đáo. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển những loại hình du lịch mới nhằm mang đến một góc nhìn mới, một cách thức trải nghiệm mới trong du lịch tại Việt Nam là vô cùng cần thiết để thu hút du khách trong và ngoài nước. Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch nội địa xuất hiện một trào lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng - “du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông các đối tượng khách từ thanh niên (là sinh viên, học sinh) đến trung niên (là cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp) tham gia. “Du lịch phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh được gọi là “backpacking” và những “phượt gia” được gọi là “backpacker” - chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển. Đến nay, thị trường này là một phân đoạn quan trọng trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu tốn nhiều chi phí hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Tại Việt Nam phân đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là “Tây ba lô” hoặc “du lịch bụi”. Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, thị trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”. Khách du lịch “phượt” ở Việt Nam thường thích thực hiện các chuyến đi du lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương 7
  8. mình cũng như các nước trên thế giới. Gần đây, xu hướng này ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Họ ưa tìm về những khu vực còn hoang sơ, đậm đà bản sắc văn hóa các tộc người - những nơi có thể mang lại cho họ những trải nghiệm và nhận thức mới. Và có thể nói, khu vực Tây Bắc Việt Nam chính là một trong những khu vực rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch phượt. Với địa hình núi non hiểm trở cùng với hơn 20 cộng đồng các tộc người thiểu số sinh sống tại đây, Tây Bắc mang đến những màu sắc văn hóa lạ lẫm rất thu hút đối tượng khách du lịch phượt. Bằng chứng là đã có rất nhiều những chuyến “phượt” đến vùng núi Tây Bắc của các “phượt thủ” trong và ngoài nước, mang theo đó là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch cũ mà mới đó trên mảnh đất này. Chính vì vậy, việc nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh này để từ đó nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch phượt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, là gợi ý cho các địa phương nơi có tài nguyên du lịch có các giải pháp định hướng phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch phượt. Từ đó giúp cho thị trường có thể xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho cả nước nói chung và ngành du lịch nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về loại hình du lịch phượt trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, chẳng hạn như có thể điểm qua một số bài viết tiêu biểu của các tác giả sau: a). Trên thế giới: - “The Backpacker and Scotland: A Market Analysis” (2005) của David Leslie và Julie Wilson thuộc trường đại học Glasgow Caledonian - Scotland: đề tài này nghiên cứu thị trường khách du lịch “ba lô” với các kết luận đánh giá đây là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế đối với đất nước Scotland. - “Backpacker tourism: Suitainable or purposeful?” (2010) của Natalie Ooi, Jennifer H. Laing: Nghiên cứu về backpacker và những liên quan về động cơ du lịch của họ với du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này chỉ ra những điểm 8
  9. tương đồng và xu thế chuyển từ du lịch “ba lô” sang du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này được thực hiện tại Na Uy. - “Backpacker in motivations: The role of culture and nationality” của Darya Maoz: Đây là nghiên cứu về động cơ du lịch của du lịch “ba lô”, những ảnh hưởng của quốc tịch, văn hóa, tuổi tác, giới tính tác động đến động cơ du lịch. Nghiên cứu này dành cho du lịch phượt tại Isarel. - “Backpacker tourism and economic development” MP Hampton - Annals of Tourism Research, 1998 - Elsevier. - “Backpacker in global Sydney”, Centre for Culture Ressearch, University of Western Sydney, 2008. b). Tại Việt Nam: Hiện nay, các tài liệu về loại hình này mới chỉ được đăng tải trên một số bài báo, tạp chí, báo điện tử như: “Trào lưu Phượt trong giới trẻ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa - Đại học văn hóa của tác giả Mai Quỳnh Hương; “Phượt và trào lưu sống cuả lớp trẻ” đăng trên ( “Phượt là gì và phượt như nào”; “Du lịch bụi - Phiêu lưu cùng bụi đường”; Cộng đồng những người yêu Phượt còn lập ra cả trang web: www.dulichbui.vn, www.phuot.vn Các bài báo này bước đầu đề cập đến trào lưu, xu hướng này đang lan tỏa trong giới trẻ, chủ yếu ở đây mới chỉ mang tính trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để giúp những người yêu thích loại hình du lịch này tiếp cận được với nó. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Du lịch phượt trong và ngoài nước, tìm hiểu thực trạng thị trường khách du lịch Phượt tại Việt Nam, đặc biệt với đối tượng khách là giới trẻ và vai trò của thị trường khách này trong phát triển du lịch, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng khai thác loại hình Du lịch phượt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam thời gian gần đây. Cuối cùng trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến tới đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ này tại Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần tổng hợp và bổ sung cơ sở lí luận khoa học của loại hình Du lịch phượt, khẳng định hướng nghiên cứu loại hình này như một hướng nghiên cứu cần thiết đối với ngành học. 9
  10. - Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển loại hình Du lịch phượt tại Tây Bắc, đánh giá thực trạng loại hình du lịch này tại Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra những đề xuất, định hướng và các giải pháp tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà quản lí, cộng đồng địa phương và du khách trong việc phát triển loại hình Du lịch phượt, góp phần đưa Tây Bắc trở thành khu vực hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này sẽ là một trong những tài liệu giúp cho các nhà quản lí du lịch, các nhà làm tour và du khách biết đến các giá trị du lịch của khu vực Tây Bắc một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Loại hình Du lịch phượt, cơ sở lí luận và thực trạng khai thác. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Khu vực Tây Bắc Việt Nam, các tuyến - điểm nổi bật tại khu vực này đặt trong mối quan hệ với cả nước. - Về mặt thời gian: từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 - Về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về loại hình Du lịch phượt và thực trạng phát triển tại khu vực Tây Bắc - Việt Nam. Từ đó đề xuất ý kiến phát triển loại hình này trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phương pháp thực địa Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm sau: - Sapa (Lào Cai) - Mù Cang Chải (Yên Bái) - Mộc Châu (Sơn La) 10
  11. - Mai Châu (Hòa Bình) Qua khảo sát thực tế đã thấy được thực trạng khai thác và tổ chức Du lịch phượt tại các điểm này, kết hợp với các phương thức khác đã có kết luận về hiện trạng phát triển của loại hình này tại khu vực Tây Bắc. 6.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 7. Bố cục của đề tài Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng Quan Về Du Lịch Phƣợt: Chương này giới thiệu khái quát về du lịch phượt như khái niệm, đặc điểm, đối tượng khách, vai trò của du lịch phượt đối với việc phát triển du lịch. Chƣơng 2: Tìm hiểu loại hình du lịch phƣợt trong giới trẻ hiện nay khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc: Chương 2 đi sâu tìm hiểu Tây Bắc, những tài nguyên du lịch, điều kiện có thể khai thác du lịch phượt, thực trạng khai thác du lịch phượt những năm gần đây, trong đó đi sâu tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ Việt Nam hiện nay và phân tích, đánh giá những mặt tích cực cũng như những điểm hạn chế trong thực trạng đó. Chƣơng 3: Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Và Phát Triển Du Lịch Phƣợt Tại Tây Bắc: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1 và chương 2, chương 3 sẽ đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm khai thác và phát triển hơn nữa loại hình du lịch phượt ở Tây Bắc. 11
  12. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH PHƢỢT 1.1. Khái niệm và Đặc điểm của loại hình Du lịch phƣợt 1.1.1. Các quan niệm về du lịch phượt 1.1.1.1. Quan niệm về du lịch phượt trên thế giới “Phượt” là một hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Xét về góc độ lịch sử, Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651-1725) được xem là người khai sinh ra loại hình du lịch phượt. Sinh ra ở vùng Radicena, (ngày nay là Taurianova) Calabria, Italia vào năm 1651, Giovan Francesco Gemelli Careri là một quan tòa làm việc tại tòa án Naples. Tuy nhiên ông đã không thành công trong công việc của mình. Năm 1685, ông đã đi du lịch Châu Âu. Một năm sau, ông trở lại quê hương và tiếp tục làm công việc của một vị quan tòa. Tuy nhiên ông không thỏa mãn với cuộc sống của mình, ông luôn muốn thấy được nhiều thứ mới mẻ. Đó cũng là lý do vào năm 1693, ông bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài trong 5 năm. Sau khi kết thúc chuyến hành trình, ông đã viết sách về chuyến đi đó của mình. Cuốn sách đó đã được tái bản năm lần ở Italia và được dịch thành nhiều thứ tiếng đồng thời được coi là tài liệu đầu tiên về du lịch phượt. Trong tác phẩm „„Around the World in 80 Days‟‟ tác giả Jule Vernes cũng đã giới thiệu về chuyến hành trình của Giovan Francesco Gemelli Careri.[21] Trong tiếng Anh, thuật ngữ “backpacking tourism” được sử dụng để chỉ “du lịch bụi” hay “du lịch phượt”. “Backpacking tourism” là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng, hành lý thường là một cái ba lô lớn. Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương; hoàn toàn khác với hình thức đi tour, du khách sẽ không bị bó buộc trong một không gian hay bị giới hạn bởi thời gian, lịch trình của chuyến tour. Đi kèm theo đó, còn có một thuật ngữ khác là thuật ngữ “backpacker” chính là để chỉ những khách du lịch phượt, hay rộng hơn là để chỉ nhóm khách du lịch năng đi du lịch dưới hình thức “phượt”. Đến nay, thị trường khách du lịch phượt là một phân đoạn quan trọng của thị trường khách du lịch trên thế giới.[21] Nghiên cứu của Úc cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch với thời gian dài hơn, sử dụng các dịch vụ nhiều hơn, chi phí lớn hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Hình ảnh của các “backpacker” thường gắn liền với chiếc ba lô lớn, do vậy khi loại hình du lịch này xâm nhập vào Việt 12
  13. Nam với những nhóm khách “phượt” đầu tiên thường được gọi dưới cái tên “Tây ba lô”. 1.1.1.2. Quan niệm về du lịch phượt ở Việt Nam Trong những năm gần đây các thuật ngữ như: du lịch bụi, du lịch ba lô hay phượt được giới trẻ sử dụng rất nhiều. Về mặt bản chất, ba thuật ngữ này đều có một nội hàm giống nhau, đều nói đến những loại hình du lịch có nhiều đặc điểm tương tự, gần gũi nhau. Tuy nhiên, càng ngày trong giới trẻ, từ phượt và du lịch phượt càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi, đến nỗi khi nhắc đến loại hình du lịch này, người ta thường nghĩ ngay đến đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên. Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chính xác về “du lịch phượt”, nhưng những quan niệm về “phượt” và “du lịch phượt” thì rất đa dạng. Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ là tính linh hoạt và chuyển động của nó. Theo thời gian, có nhiều từ ngữ dần mất đi và những từ mới hình thành. “Phượt” là một từ như thế. Có khá nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa của từ này. Từ “phượt” trước kia không hề có trong bất kỳ từ điển tiếng Việt nào, nhưng đã trở nên phổ biến đến mức tất cả những người ham thích khám phá đều hiểu là “du lịch bụi”. Theo một số thành viên của diễn đàn TTVN (Trái tim Việt Nam), chữ “phượt” được khai sinh cách đây vài năm, trong tập truyện ngắn “Me Tây” của nhà văn Doãn Dũng, tên thật là Nguyễn Vũ Anh, một luật sư, chủ một thương hiệu thời trang ở Hà Nội, thành viên gạo cội của diễn đàn này với nick name Cao Sơn - đồng thời cũng là một “lão làng” trong giới “phượt”. Nguyễn Vũ Anh lần đầu tiên nhắc tới từ “phượt” trong truyện ngắn kể lại những trải nghiệm của chính bản thân nhà văn trong những chuyến đi ở Tây Bắc. Sau đó, từ “phượt” trở thành một từ lóng quen thuộc đến nỗi trong các quán cà phê, các giảng đường đại học, trên đường phố hay các diễn đàn , đều có thể dễ dàng nghe thấy người ta trò chuyện với nhau: “Dạo này rỗi chứ, đi „phượt‟ không?” Nguyễn Vũ Anh không giải thích ý nghĩa của “Phượt”, vì theo anh, như thế cũng giống như bắt con gà phải phân tích thành phần cấu tạo của quả trứng nó vừa đẻ.[9] Sau đó, nhiều người bắt đầu đi tìm cách giải thích nghĩa hay truy tìm gốc gác ý nghĩa của từ “phượt”. Có ý kiến cho rằng Phượt bắt nguồn từ chữ “lượt phà lượt phượt”. Cách diễn đạt này khá nên thơ: người đi bộ vào lúc trời mưa, đường trơn, khoác áo mưa thùng thình. Khi đi bước ngắn phát ra tiếng sột soạt của áo mưa, nghe cứ như phát ra tiếng kêu lượt phượt, lượt phượt. Một vài lần đi 13
  14. chơi, những lúc như thế người tinh tế sẽ cảm nhận được cái tiếng sột soạt đặc trưng kia, và cảnh người đi bộ qua khúc đường đồi núi với cái phong cảnh mênh mang của đất trời, núi rừng trong cái thời tiết đặc biệt khó quên, nên sau này họ ngẫu hứng dùng tiếng tượng thanh kia để nói về những cuộc đi chơi tung tẩy. Lâu dần, "lượt phượt" được rút gọn thành "phượt", một danh/động từ chỉ sự đi lại, nhưng cũng chỉ thông dụng trong một nhóm nhỏ. Càng ngày nhóm đó càng phát triển và các thành viên cứ dùng cái từ này, vì lạ và độc đáo nên dễ nhớ.[9] Lại có người giải thích căn cứ vào một câu nói của dân gian là: “Đi đứng lượt phượt” - cụm từ này thường được dùng để chỉ trạng thái chuyển động của con người một cách lôi thôi, bệ rạc. Liên hệ với thực tiễn, dân Phượt - họ là những kẻ lãng du trẻ tuổi, ham phiêu lưu bằng xe máy, tới những vùng núi non hiểm trở. Hành trang mang theo mình rất đơn giản và giản dị trong phong cách, không cầu kì trong ăn mặc, năng động phiêu lưu. Họ tự nhận mình là "lượt phượt" hay nói gọn là dân Phượt. Do đó từ “Phượt” trong “du lịch phượt”, sau khi xuất hiện, đã được nhiều người chấp nhận với ý nghĩa rằng được rút gọn từ từ gốc "lượt phượt" - ý chỉ sự phong trần nhếch nhác của những tay đi phượt, để nhấn mạnh cái chất bụi bặm trong những chuyến đi.[9] Từ quan niệm về Phượt đã xuất hiện quan niệm về du lịch phượt. Có quan niệm cho rằng “du lịch phượt” khác với nhu cầu thông thường ở chỗ khi thị trường đã dư thừa nhu cầu sử dụng những dịch vụ tiện nghi ngột ngạt của đô thị, chán sự khuôn khổ của một tour du lịch trọn gói, thì chuyển sang nhu cầu “du lịch phượt”. Xét về bản chất thì “du lịch phượt” là một dạng của đi du lịch, nhưng không có nghĩa “du lịch phượt” chỉ đơn thuần là du lịch. Đi “du lịch phượt” bạn sẽ tự chọn cho mình phương tiện và lộ trình riêng, bằng thời gian không hạn chế, lúc đó bạn có cơ hội khám phá những địa điểm mới lạ, thậm chí còn chưa có trên bản đồ du lịch, đến những nơi mà chưa có tour du lịch nào có thể đặt chân tới. Cũng có ý kiến cho rằng “du lịch phượt” là những chuyến đi hành xác đến nơi “thâm sơn cùng cốc”, không định hướng và đôi khi không xác định thời gian; mục đích lớn nhất mà “du lịch phượt” đem lại là có được tinh thần thoải mái. Các hình thức du lịch của phân đoạn thị trường khách “phượt” khá đa dạng, xuất phát từ sở thích chung như chụp ảnh, leo núi, khám phá, tìm hiểu cuộc sống và tham gia các hoạt động cộng đồng. Hiện nay nhiều nhóm phượt kết hợp làm từ thiện, họ quyên góp quần áo, sách vở, lương thực cho các gia đình có hoàn 14
  15. cảnh khó khăn khi họ đi đến những vùng núi xa xôi hẻo lánh, có thiên tai lũ lụt.[11] Bên cạnh đó lại có quan niệm “du lịch phượt là những chuyến du lịch bụi bặm”. Có nhiều người ví đi phượt cũng giống như đi bụi vậy, không cầu kì về trang phục, không kén chọn phương tiện, chỉ có bộ đồ phượt cũ mèm, chiếc xe máy cà tàng, một ba lô với vài thứ cần thiết và máy ảnh, chỉ vậy thôi cũng có thể làm chuyến phượt để đời. Đi phượt giống đi bụi, bụi từ phương tiện đến cả ăn uống, ngủ nghỉ. Đối với người đi phượt, không bao giờ có khái niệm sơn hào hải vị hay chăn ấm nệm êm, những giấc ngủ của dân phượt rất đơn giản, đôi khi là cắm trại, đôi khi là phơi sương giữa trời bên đống lửa cháy bập bùng.[7] Lại có ý kiến cho rằng “du lịch phượt là khám phá và chinh phục”. Họ cho rằng du lịch phượt chạm được đến những cảnh đẹp mà du lịch theo tour tuyến thông thường không đến được, phượt không chừa một cảnh đẹp nào, cho dù đó là những cảnh đẹp hoang sơ và cheo leo. Thường thì người đi phượt là những người có sức khỏe tốt và ý chí vượt qua tất cả. Vì thực sự có những chuyến đi rất khó khăn và nguy hiểm: dầm mưa, dãi nắng, lội bùn, chạy xe thâu đêm những điều đó là những trải nghiệm khá thường xuyên của dân phượt.[7] Cũng không ít người đưa ra ý kiến “du lịch phượt có nghĩa là hành xác, nếu nói hành xác thì không thể không nhắc đến du lịch phượt”. Bởi vì theo họ đi du lịch phượt không phải đi du lịch tham quan hay nghỉ dưỡng, không chỉ thưởng ngoạn những cảnh đẹp nơi rừng sâu núi thẳm mà phải chịu khổ, chịu gian nan, băng rừng vượt thác. Nhưng sau những chuyến đi, chẳng ai than một câu, vì hành xác nhưng hành xác cho niềm đam mê và tận hưởng cái đẹp. Có người nói “Nếu có ai đó hỏi tôi: "Đi phượt có khổ không"? Tôi sẽ trả lời "rất, rất khổ, nhưng tôi vẫn cứ đi" bởi vì tôi đi bằng chính nhiệt huyết và đam mê. Những hành động xuất phát từ con tim mình sẽ chẳng bao giờ thấy chán nản.”[7] Với những ý kiến trên có lẽ phần nào giúp chúng ta hiểu được cái chất của phượt. Tất nhiên, mỗi người đã đi phượt, họ sẽ có một định nghĩa cho riêng mình, đôi khi một chuyến đi nho nhỏ cũng gọi là đi phượt, đi lang thang cà phê cũng là phượt. Tất nhiên tất cả đều đúng, vì du lịch phượt không có giới hạn cho riêng ai, du lịch phượt là cả một thế giới bao la vô tận và để hiểu hết về nó thực sự là quá khó. Tuy nhiên, tất cả định nghĩa về du lịch phượt đều hướng đến cái chất chung và không thể lẫn vào thứ gì khác, phượt là đam mê, khám phá và chinh phục. Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung như sau: “Du lịch phượt là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng. 15
  16. Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương. Loại hình du lịch này không đòi hỏi chi phí cao, hành trang gọn nhẹ đơn giản, du khách sẽ không bị bó buộc trong một không gian hay bị giới hạn bởi thời gian, lịch trình của chuyến tour thông thường”. 1.1.2. Yêu cầu và đặc điểm của loại hình du lịch phượt 1.1.2.1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện a). Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, trong đó có du lịch phượt. Điều kiện tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch và phát triển các loại hình du lịch luôn gắn liền và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã biến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Những cánh rừng xanh bạt ngàn, những đỉnh núi cao hiểm trở, quanh năm phủ kín mây, những con suối, những dòng thác, khí hậu ôn hòa mát mẻ, trong lành có giá trị tạo nên phong cảnh thiên nhiên đều là những nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo và đặc sắc. Những nguồn tài nguyên này thường tập trung ở những vùng đồi núi cao, những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Thêm vào đó, cộng đồng các dân tộc thiểu số với các nét đặc trưng về truyền thống văn hóa phong phú, giàu bản sắc cũng thường sinh sống tập trung chủ yếu ở những nơi này. Do vậy, những vùng núi cao, vườn quốc gia, khu bảo tồn không chỉ là nơi có tài nguyên thiên nhiên giàu có, mà còn là nơi có nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú và độc đáo. Tài nguyên du lịch thiên nhiên phục vụ cho du lịch phượt thường là các đặc trưng tự nhiên gồm các yếu tố như địa hình, độ cao và cảnh quan. Địa hình và độ cao là những yếu tố quan trọng, là nguồn tài nguyên không thể thiếu được trong nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch phượt. Hệ thống đồi núi cao, sự tương phản địa hình càng rõ nét, suối, thác càng nhiều càng tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch phượt. Hệ động - thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm, với nhiều loài đặc hữu cũng là một yếu tố kích thích sự tò mò và khám phá của du khách. Yếu tố hoang sơ của điều kiện tự nhiên cũng là một đặc điểm khiến du khách chú ý. Các loại tài nguyên tự nhiên, các dạng địa hình càng đa dạng, tương phản, độc đáo và hoang sơ ở những độ cao khác nhau càng phù hợp cho du lịch phượt. Tuy nhiên đó cũng thường là các dạng địa hình núi đồi, 16
  17. suối thác không quá nguy hiểm và gây trở ngại cho giao thông. Bên cạnh đó, khí hậu ôn hòa, dễ chịu sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển du lịch phượt. Tài nguyên du lịch thứ hai được khai thác sau tài nguyên du lịch tự nhiên là tài nguyên du lịch nhân văn. Nguồn tài nguyên này tuy xếp sau tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng đang ngày càng trở nên thu hút các khách du lịch phượt. Chính bởi vậy, điểm đến nào có sự kết hợp của cả 2 loại tài nguyên này sẽ là điểm du lịch phượt vô cùng hấp dẫn. Tài nguyên du lịch nhân văn cần phải mang những nét truyền thống, không bị hiện đại hóa, bao gồm: kiến trúc, trang phục truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, cuộc sống sinh hoạt của cư dân bản địa có những nét khác biệt Có thể nói, điều kiện tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn điểm đến của du khách, đây cũng là cơ sở để xác định điều kiện hình thành và phát triển của bất kì loại hình du lịch nào, trong đó có du lịch phượt. b). Điều kiện kinh tế, xã hội - Cộng đồng dân cư địa phương: Những nơi thu hút dân phượt thường là các làng bản ít người sinh sống, ít có sự giao lưu với bên ngoài, chủ yếu là tự cung tự cấp trong vùng, có nhiều hoạt động trong sinh hoạt và lao động thú vị. Các bản làng này thường ở vùng xa xôi, hẻo lánh, thông tin liên lạc hạn chế, cuộc sống của cư dân phụ thuộc vào tự nhiên là chính và chính vì vậy mà cộng đồng địa phương đó còn giữ lại những giá trị truyền thống, những nét văn hóa của cư dân bản địa. Để giúp cho loại hình du lịch phượt phát triển tại đây, đòi hỏi những người dân phải có am hiểu nhất định về tài nguyên của địa phương mình và ý thức bảo tồn nó; sẵn sàng và chủ động tham gia, hỗ trợ cho du lịch như tham gia chỉ đường, hướng dẫn, nấu ăn thuê, cho du khách lưu trú Điều quan trọng là người dân địa phương cần hiểu được lợi ích mà loại hình du lịch này mang lại, nhưng không gây biến động gì lớn về những giá trị truyền thống của cộng đồng mình. - Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và khả năng cung ứng các dịch vụ: Các cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ cần được giữ nguyên kiến trúc địa phương. Các mô hình dịch vụ nhỏ, tiện nghi giản đơn phù hợp với loại hình du lịch này hơn cả. Khả năng tiếp cận không quá khó khăn, các điểm đến chính có đường dẫn vào, có thể là đường nhựa hoặc đường mòn nhưng không quá khó khăn trong việc tiếp cận bằng các phương tiện giao thông cá nhân. Điểm đến càng tách biệt thì càng gây được sự thích thú cho du khách. Tuy nhiên, việc đến các 17
  18. địa điểm này không nên mang tính chất quá nguy hiểm. Cần thiết có các dịch vụ cho thuê lều bạt, đồ cắm trại, nấu nướng ở đầu và ở các điểm chốt dọc tuyến đường phượt. Các điều kiện này phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, không tác động xấu đến môi trường sống của cộng đồng cư dân bản địa. Ngoài ra cũng cần có những mô hình trạm y tế, đội cứu hộ tại các tuyến hành trình để có thể ứng cứu kịp thời cho những tai nạn bất ngờ xảy ra. - Cơ chế chính sách pháp luật: Các địa phương nới có tài nguyên du lịch cần có những chính sách, quy định về việc bảo tồn thiên nhiên, môi trường và các giá trị văn hóa. Tuy nhiên cũng cần có cơ chế tạo điều kiện cho việc khách du lịch tham gia vào loại hình du lịch phượt một cách thực sự phù hợp. c). Điều kiện về chủ thể tham gia - Đối với khách du lịch: Yếu tố hàng đầu đối với khách du lịch phượt đó là sức khỏe. Đây là hoạt động du lịch đòi hỏi du khách phải tham gia vào các hoạt động yêu cầu sự dẻo dai, mang tính chất mạo hiểm, nếu không có sức khỏe và tinh thần tốt, du khách sẽ không thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng không thể tìm thấy cảm giác thích thú, vui sướng khi được trải nghiệm những điều tuyệt vời suốt các cung đường phượt của hành trình. Điều kiện thứ hai là thời gian, vì du lịch phượt đòi hỏi du khách phải có thời gian mới có thể tham gia vào một chuyến hành trình dài để chinh phục, khám phá những vùng đất mới, những điều mới. Cuối cùng, khách du lịch phượt cần phải trang bị cho mình những dụng cụ, đồ dùng cá nhân cần thiết và các đồ bảo hộ phù hợp với chuyến hành trình của mình để đảm bảo có được một chuyến đi an toàn và thú vị. - Các nhà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: luôn phải kết hợp với cư dân địa phương, đưa họ trở thành đội ngũ làm du lịch đắc lực, phục vụ cho phát triển du lịch nói chung và du lịch phượt nói riêng, từ người hướng dẫn cho đến cung cấp các dịch vụ cần thiết như lưu trú, ăn uống Các nhà tổ chức chuyên nghiệp cần xây dựng các lớp tập huấn kỹ năng cho khách du lịch phượt trước các chuyến đi của du khách, có cẩm nang về tuyến hành trình, các điểm đến, các điểm cung cấp dịch vụ, các phương thức liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố Trong suốt quá trình tổ chức tour, nhà cung cấp cần hỗ trợ khách du lịch phượt một cách tối đa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của du khách. 18
  19. 1.1.2.2. Các dịch vụ liên quan - Dịch vụ lưu trú: Đây là một trong những dịch vụ quan trọng đối với khách du lịch phượt. Do tính chất của chuyến đi không được sắp đặt trước nên khách du lịch phượt thường tùy theo tình hình của địa điểm tham quan để lựa chọn loại hình lưu trú. Thông thường khách du lịch phượt có rất ít sự lựa chọn về nơi lưu trú cho mình trên suốt chuyến hành trình. Họ sẽ thường tìm đến những nơi lưu trú quy mô nhỏ, tiện nghi giản đơn, giá cả phải chăng. Trong trường hợp không có nơi cho thuê dịch vụ lưu trú, họ thường xin trú tại nhà dân hoặc dựng lều, trại. Do đó dịch vụ lưu trú có thể phát triển qua hình thức kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn quy mô nhỏ, hoặc dịch vụ lưu trú tại nhà dân, hay dịch vụ cho thuê dụng cụ dựng lều, trại. - Dịch vụ ăn uống: Quan trọng không kém dịch vụ lưu trú chính là dịch vụ ăn uống. Cũng giống như dịch vụ lưu trú, khách du lịch phượt thường đối mặt với khó khăn trong việc tìm địa điểm ăn uống phù hợp, nhất là với những du khách chưa có sự tìm hiểu từ trước. Dịch vụ ăn uống có thể phát triển thông qua hình thức các quán ăn ven đường, các nhà hàng có quy mô nhỏ, bình dân, hoặc dịch vụ nấu ăn thuê tại nhà dân , cũng có thể phát triển dịch vụ cung cấp đồ ăn đóng hộp cho khách du lịch. - Dịch vụ y tế, cứu hộ: Du lịch phượt là loại hình có nhiều rủi ro do có yếu tố mạo hiểm. Do vậy, dịch vụ y tế là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các tuyến đường phượt thường là các tuyến đường xa xôi, hẻo lánh, giao thông không thật sự thuận lợi nên việc cứu trợ, cứu hộ hay cấp cứu các trường hợp tai nạn, sự cố là rất khó khăn. Vì vậy để phát triển du lịch phượt, cần phát triển đi kèm đó là dịch vụ y tế dưới hình thức là các trạm y tế, các đội cứu trợ, cứu hộ với khoảng cách nhất định để có thể ứng cứu và xử lý rủi ro cho du khách kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho du khách. - Dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm là một dịch vụ bắt buộc đối với các loại hình du lịch khác, tuy nhiên đối với du lịch phượt, do tính cá nhân và chưa thực sự được tổ chức bài bản nên dịch vụ này thường bị chính du khách bỏ qua. Bởi vậy, khi phát triển loại hình du lịch phượt vốn rất mạo hiểm này, dịch vụ bảo hiểm cũng là một dịch vụ không thể không nhắc đến. 1.1.2.3. Đặc điểm a). Đặc điểm của du lịch phượt 19
  20. - Sử dụng các phương tiện công cộng (máy bay, xe bus ) hoặc phương tiện cá nhân (xa đạp, xe máy, ô tô gia đình ) làm phương tiện di chuyển chính cho chuyến hành trình. - Lưu trú tại các hotel, các phương tiện lưu trú giá rẻ hoặc lều, trại. - Thời gian đi du lịch lâu hơn so với các loại hình du lịch khác. - Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động. Khi được hỏi về lịch trình của chuyến đi, một số khách du lịch phượt nói rằng "The plan is there is no plan" (kế hoạch là không có kế hoạch nào cả). Mục tiêu khi đi du lịch là được trải nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ người dân nước bản địa. - Tham gia nhiều vào các hoạt động tham quan, khám phá, giải trí. - Du lịch phượt sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí bỏ ra và thu gom về cho du khách khá nhiều trải nghiệm thú vị. Đó là lý do tại sao loại hình này rất phát triển trên thế giới và khái niệm du lịch phượt ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, nhất là với đối tượng khách du lịch trẻ. b). Đặc điểm của khách du lịch phượt - “phượt thủ” - Là những người có sức khỏe, nhiều thời gian và đam mê mạo hiểm. - Luôn gắn liền với hình ảnh chiếc ba lô cồng kềnh và tấm bản đồ, sách hướng dẫn du lịch, máy ảnh, máy quay. 1.2. Đối tƣợng khách tham gia vào du lịch phƣợt 1.2.1. Đối tượng khách Mỗi loại hình du lịch thường phù hợp với một đối tượng khách nhất định. Tham quan thường được tổ chức cho các em học sinh tiểu học, phổ thông; du lịch theo tour dành cho đại đa số dân cư trong xã hội có mức thu nhập trung bình; nghỉ dưỡng với chi phí khá cao chỉ phù hợp với tầng lớp trên của xã hội. Nhưng giới trẻ hiện nay thường đánh giá nhau thông qua một loại hình “nghỉ dưỡng khổ sai” mà họ gọi là “Phượt”. Những người thích “phượt” có thể là bất kỳ ai, song đa phần đều là những người trẻ tuổi, có lối sống hiện đại và thích chia sẻ. Do đặc điểm của du lịch phượt là đòi hỏi khách có điều kiện sức khỏe tốt, có nhiều thời gian và có đam mê mạo hiểm nên những đặc điểm này thường phù hợp với đối tượng khách trẻ đến trung niên, độ tuổi khoảng từ 20 tuổi đến 35 tuổi, đặc biệt là đối tượng khách từ 20 tuổi đến 28 tuổi. Đối tượng khách trẻ tuổi là đối tượng có những điều kiện đáp ứng được yêu cầu của của loại hình du lịch này. 20
  21. 1.2.2. Tâm lý và nhu cầu của đối tượng khách tham gia du lịch phượt Khách du lịch phượt thường có tâm lý ưa thích mạo hiểm, ưa thích khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ. Họ thường thích khám phá thiên nhiên hoang sơ, đắm chìm trong những màu sắc văn hóa của cư dân bản địa, thích chinh phục những thử thách khó khăn và rèn luyện các kĩ năng sinh tồn. Đơn giản trong hành trang, giản dị trong phong cách, năng động trong phiêu du là những người vẫn tự gọi mình là dân phượt hay phượt gia. Họ không đặt ra mục tiêu gì cao cả trong mỗi chuyến đi, cũng chẳng cần một quy chuẩn nào hết. Họ chỉ muốn thực hiện một cuộc chơi về miền đất lạ; cùng với bạn bè đi đến những vùng xa xôi khắp đất nước, họ đi để làm mới bản thân, đi để thử thách chính mình. Với họ, hạnh phúc là cả một quá trình chứ không phải là điểm đến. Chính những gì họ nhận được xuyên suốt cuộc hành trình ấy mới là điều quan trọng nhất. Nói cách khác, khách du lịch phượt thường có nhu cầu rất cơ bản trong việc hưởng thụ các dịch vụ. Họ chỉ cần được đáp ướng những nhu cầu tối quan trọng như ăn uống và lưu trú. Ngoài ra, các nhu cầu khác đều chỉ mang tính thứ yếu. Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu mạnh mẽ với việc được thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên, và những trải nghiệm lạ, mới mẻ. Họ tham gia du lịch phượt thường với mục đích chinh phục và thử thách những giới hạn, rèn luyện sức chịu đựng của bản thân, chiêm ngưỡng thiên nhiên và tìm hiểu nét đặc sắc của văn hóa. 1.3. Phân biệt du lịch phƣợt với các loại hình du lịch tƣơng tự 1.3.1. Du lịch phượt và du lịch theo tour thông thường Du lịch phượt và du lịch theo tour là 2 loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới được mọi người biết đến hiện nay. Giữa 2 loại hình du lịch này có những sự phân biệt rõ ràng về một số đặc điểm như sau: a). Hành lý, tư trang cá nhân Với du lịch phượt, do du khách phải tự túc trong mọi vấn đề nên việc phải mang theo nhiều vật dụng cần thiết là không thể tránh khỏi, vì vậy du khách thường phải mang vác theo từ 1 đến 2 ba lô cồng kềnh. Và do tính chất của du lịch phượt nên các vật dụng cá nhân cần thiết được ưu tiên lên hàng đầu. Khác với du lịch phượt, khách du lịch theo tour đơn giản hơn rất nhiều, họ thường chỉ mang theo 1 va li quần áo và các phụ kiện, còn các tư trang như bàn chải, khăn tắm có thể không mang theo do các cơ sở lưu trú đã cung cấp sẵn. Thay vào đó họ có thể ưu tiên cho các vật phẩm đặc biêt như lotion, mỹ phẩm, 21
  22. các loại kem dưỡng da, nước hoa và tận hưởng các dịch vụ mà công ty lữ hành đã chuẩn bị theo tour. b). Lưu trú Khách du lịch theo tour thường không phải bận tâm quá nhiều về vấn đề lưu trú do dịch vụ này đã được các công ty lữ hành sắp xếp chu đáo, thường là các khách sạn từ 2-3 sao, cá biệt với các tour hạng sang thì khách sạn cao cấp hơn. Đối với khách du lịch phượt thì vấn đề lưu trú lại không phải chuyện đơn giản. Do tính chất của du lịch phượt thường là không có sắp xếp trước, do vậy nếu may mắn thì có thể lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn tiện nghi nào đó với giá rẻ, còn kém may mắn hơn thì phải chịu giá cao, không tiện nghi. Thậm chí đối với khách du lịch phượt thì việc ngủ ngoài trời dưới một túp lều, một lán trại dựng ven đường hoặc xin ngủ nhờ nhà dân là chuyện hết sức bình thường. c). Dịch vụ ăn uống Đối với khách đi du lịch theo tour, cũng giống như với lưu trú, ăn uống cũng là một dịch vụ đã được các công ty lữ hành sắp xếp. Bạn thường không biết được bữa tiếp theo mình sẽ ăn gì, và ít khi được ăn theo đúng khẩu vị mình mong muốn. Ngày nay, việc đặt trước bữa ăn theo thực đơn cũng đã thay đổi phần nào việc này, tuy nhiên đó cũng chỉ là giải pháp mang tính không đảm bảo vì khách hàng phải thông qua công ty lữ hành, không thể làm việc trực tiếp với nhà hàng, khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống cho mình được. Ngược lại, với khách du lịch phượt, họ có thể tùy chọn mình được ăn gì, ăn đúng theo mong muốn, khẩu vị của mình. Tuy nhiên điều đó cũng chỉ đúng đối với những người đã tìm hiểu kĩ từ trước. Còn nếu không, ăn uống khi đi du lịch phượt rất dễ trở thành thảm họa với những bữa ăn chất lượng thấp mà lại có chi phí “trên trời”. d.) Phương tiện di chuyển Đối với khách du lịch theo đoàn, phương tiện di chuyển thường là ô tô du lịch đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an toàn khi di chuyển, lái xe có năng lực và kinh nghiệm. Tuy nhiên bạn sẽ phải di chuyển theo đoàn, không thể tự do, chủ động tại các địa điểm mà bạn muốn đến cũng như thời gian tham quan cũng phải tuân thủ theo đoàn để đảm bảo đúng lịch trình tour. Đối với du lịch phượt, phương tiện di chuyển thường được lựa chọn là xe máy hoặc xe hơi gia đình. Điều này giúp du khách có thể chủ động về mặt thời gian, địa điểm nhưng không đảm bảo về độ an toàn khi di chuyển trên các 22
  23. đường cao tốc, hoặc các cung đường hiểm trở, đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải được cấp lái, có kinh nghiệm lái xe và luôn luôn trong trạng thái tỉnh táo. e). Chi phí Đối với chi phí trong du lịch theo tour, mọi thứ đều được chuẩn bị chu đáo từ A đến Z trước khi bạn khởi hành và đi theo dịch vụ cố định nên giá thành thường cao, bạn phải chuẩn bị một khoản tiền đủ để đi, thậm chí có phần dư thừa. Về hình thức thanh toán thì tùy thuộc vào từng loại hình, nhưng thường là du khách chọn mang theo thẻ tín dụng vì tính linh động và đảm bảo an toàn của hình thức thanh toán này. Đối với du lịch phượt, do du khách tự túc và phải chủ động trong thanh toán tất cả các loại chi phí nên tùy vào túi tiền mà có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Và vì tính chất “bụi” mà khách du lịch phượt thường thanh toán bằng hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Họ luôn phải mang theo tiền mặt bên mình. f). Bảo hiểm Bảo hiểm luôn là một dịch vụ bắt buộc đối với du lịch theo tour. Và chi phí bảo hiểm luôn là chi phí đã được tính sẵn trong giá tour, du khách chỉ việc chi trả chi phí và yên tâm rằng mình đã được mua bảo hiểm du lịch. Ngược lại, đối với du lịch phượt thì vấn đề bảo hiểm thường không được quan tâm. Mặc dù tính chất của du lịch phượt có phần nguy hiểm, rủi ro cao nhưng bảo hiểm thường hay bị bỏ qua. g). Thời gian Đối với du lịch phượt, bạn có thể xuất phát bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn vừa nảy ra ý tưởng hôm nay, chuẩn bị sẵn sàng và ngày mai bạn có thể “xách ba lô lên và đi” ngay. Ngược lại, đối với du lịch theo tour, bạn phải phụ thuộc vào thời gian mà công ty lữ hành mở tour, cũng như phụ thuộc vào chỗ trống trong tour mà bạn có ý định đặt. Vì vậy bạn thường khó chủ động được về thời gian xuất phát, hoặc phải lên kế hoạch từ trước. h). Phương tiện hỗ trợ Điểm chung của cả hai hình thức du lịch này đó là vật bất ly thân của du khách đều là chiếc điện thoại di động, tuy nhiên mục đích sử dụng thì không thực sự giống nhau. Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới, chiếc điện thoại đã mang trên mình chức năng thay thế rất nhiều vật dụng 23
  24. khác. Đối với khách du lịch theo tour, chiếc điện thoại di động mang theo thường để chụp hình, pose ảnh làm kỉ niệm. Còn đối với khách du lịch phượt ngày nay, chiếc điện thoại di động ngoài để chụp hình thì nó còn thay thế cho những tấm bản đồ - vốn gắn liền với hình ảnh của các “phượt thủ” trước đây. Chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối mạng, bật định vị GPS và du khách đã có thể có được mọi thứ về địa điểm mình đang đứng cũng như phương hướng để tiếp tục cuộc hành trình của mình. 1.3.2. Du lịch phượt và du lịch Trekking Du lịch Trekking được coi là một dạng của du lịch mạo hiểm mang tính chất kết hợp với hoạt động đi bộ đường dài với chặng đường 15km mỗi ngày, leo núi với các trang thiết bị trên lưng, đồng thời bảo tồn tài nguyên của điểm đến du lịch. Hai loại hình du lịch này có rất nhiều nét tương đồng về đặc điểm. Bởi vậy không ít người nhầm lẫn giữa Du lịch phượt với du lịch Trekking. Về cơ bản giữa 2 loại hình này có những điểm phân biệt sau: a). Phương thức di chuyển Đặc điểm của du lịch phượt thường là sử dụng các phương tiện cá nhân (như xe máy, xe đạp hoặc ô tô gia đình ) để di chuyển. Với phạm vi rộng thì khách du lịch phượt có thể sử dụng các phương tiện công cộng (như máy bay, xe bus ) để đảm bảo về mặt an toàn và thời gian. Trên đường đi, họ thường chinh phục các cung đường hiểm trở, thưởng thức cảnh quan, những nét đẹp tài nguyên và tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Đối với du lịch Trekking, khách du lịch thực hiện chuyến đi của mình bằng hình thức đi bộ đường dài, có thể kéo dài trong nhiều ngày. Thường thì du lịch Trekking mang lại những trải nghiệm nguy hiểm, mang tính chất thử thách bản thân mỗi người, đó là các kĩ năng sinh tồn khi rơi vào khó khăn trong môi trường sống hoàn toàn xa lạ. b). Điểm đến Đối với du lịch phượt, điểm đến thường là những nơi có cảnh quan đẹp, độc đáo, có những điều mới lạ, không giới hạn chỉ là thiên nhiên, kể cả các thành phố cũng là đối tượng điểm đến của khách du lịch phượt. Điểm đến của du lịch Trekking thường là những vùng thiên nhiên hoang sơ, chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Các địa điểm thường được chọn là những khu vực có núi rừng, điển hình là các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc những bản làng hẻo lánh, cách xa đồng bằng và thành phố, giao thông bất 24
  25. tiện, không có đường cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại, tài nguyên còn hoang sơ. Chặng đường trekking thường hoang dã, đòi hỏi sự khám phá và ưa thích mạo hiểm của du khách. c). Mục đích Cả hai loại hình du lịch này đều có chung một mục đích là thỏa mãn nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và cuộc sống con người tại điểm đến; ràn luyện và thể hiện bản thân, thử thách khả năng của bản thân về cả tâm và sinh lý. Tuy nhiên loại hình du lịch Trekking mang tính thử thách mạo hiểm cao hơn. 1.3.3. Du lịch phượt và du lịch Homestay Du lịch Homestay là loại hình du lịch dành cho du khách thích trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu phong tục tập quán của các nền văn hóa, các dân tộc, tộc người khác nhau tại những nơi họ đến. Khách du lịch Homestay sẽ được ở tại nhà của cư dân bản địa, được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của bà con tại địa phương nơi đến. a). Tài nguyên du lịch Loại hình du lịch Homestay thường chủ yếu tập trung khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn đặt trong mối quan hệ với tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên tài nguyên nhân văn vẫn là đối tượng khai thác chính. Thường khi tham gia loại hình du lịch này, du khách thường được đắm mình trong các giá trị văn hóa của cư dân bản địa, được hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng dân cư tại điểm đến. Đối với du lịch phượt, các giá trị tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đều được khai thác. Khi tham gia vào du lịch phượt, khách du lịch có thể hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những nét đẹp mà tài nguyên thiên nhiên mang lại, đồng thời có thể tìm hiểu về các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa. b). Mục tiêu của loại hình Du lịch Homestay thường nhằm mục đích nhấn mạnh khai thác và bảo tồn các giá trị mang tính văn hóa. Đối tượng tham quan thường là nhà dân và các đặc điểm nhân văn khác của cộng đồng dân cư tại điểm đến. Du lịch phượt cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Tuy nhiên do đối tượng tham quan mang tính bao quát hơn, bao gồm cả các giá trị tài nguyên nhân văn lẫn thiên nhiên, cho nên du lịch phượt còn góp phần đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố thiên nhiên với yếu tố con người. 25
  26. c). Lưu trú, ăn uống Khách du lịch Homestay thường lưu trú trong nhà dân, ăn uống cùng gia đình chủ nhà, và chủ nhà đóng vai trò như những hướng dẫn viên, hướng dẫn khách mọi thứ, từ những hoạt động sinh hoạt cá nhân cho đến các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Khách du lịch phượt có thể xin trú tại nhà dân, nhưng không phải lúc nào cũng có thể ở nhà dân do các điều kiện chủ quan hoặc khách quan. Khách du lịch phượt cũng có thể lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ ven đường. Hoặc nếu không may mắn thì có thể ngủ tại các lán, trại, lều cá nhân mang theo. Ăn uống cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. d). Lợi ích từ du lịch Lợi ích từ du lịch Homestay thường thuộc về chủ nhà và một phần cho cộng đồng tại nơi đến. Đối với du lịch phượt, các lợi ích từ du lịch phượt thường mang đến cho cá nhân cơ sở cung cấp các dịch vụ, một phần cho các hoạt động du lịch tại các điểm đến. Tiểu kết chƣơng 1 Du lịch phượt với đặc trưng cơ bản là sự linh động, tự do và không có sắp đặt trước, mang lại cho du khách những trải nghiệm mới lạ thú vị, hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa. Đây là loại hình du lịch đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng mới du nhập vào Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Việc đưa loại hình du lịch còn rất mới mẻ này vào hệ thống phân loại loại hình du lịch là rất cần thiết, mở ra một hướng khai thác mới đối với nguồn tài nguyên du lịch vốn rất dồi dào của Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam có những yếu tố vô cùng thuận lợi để có thể khai thác và phát triển du lịch phượt. Như vậy, chương 1 của đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luận chung và thực tiễn của loại hình du lịch phượt, từ lịch sử ra đời, cho đến các quan niệm, đặc điểm, các điều kiện hình thành, phát triển của loại hình này trên thế giới và tại Việt Nam. Đây là những cơ sở bước đầu để tác giả triển khai nghiên cứu những vấn đề được thực hiện trong chương 2 và chương 3. 26
  27. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH PHƢỢT TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY - KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU Ở TÂY BẮC 2.1. Giới trẻ Việt Nam với du lịch Phƣợt 2.2.1. Các hình thức đi Phượt Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nhóm phượt. Trong các nhóm phượt ấy có lẫn lộn những người “đi phượt” đích thực và những người đi du lịch đơn thuần - nhưng tưởng mình là “phượt gia”. Cũng có rất nhiều những “phượt gia” chỉ thích đi đơn lẻ và thỉnh thoảng nhập tạm thời với một nhóm nào đó. Ai cũng có thể tham gia nếu có đam mê. Dù không có quy định cụ thể, nhưng tham gia phượt phải có ý thức bảo vệ mình, bảo vệ môi trường và có sức khỏe. Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất để có thể trải qua những hành trình dài đôi khi vô cùng vất vả. Xu hướng “phượt” của giới trẻ hiện nay có thể chia ra hai khuynh hướng: *Khuynh hướng thứ nhất là Phượt trong nước: Đất nước Việt Nam chúng ta “rừng vàng biển bạc”, non sông kỳ thú, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi hay miền xuôi đến miền ngược đâu cũng là địa điểm dừng chân lý tưởng cho dân phượt khám phá. Là người con đất Việt, các phượt gia cũng luôn tự hào về cảnh đẹp của quê hương, trào lưu phượt trong nước hiện nay rất phổ biến và được yêu thích cuồng nhiệt. Địa điểm phượt cũng rất đa dạng, nhưng nổi tiếng là vùng Tây Bắc với Hà Giang, Bắc Hà (Lào Cai), Lai Châu hay Mai Châu (Hòa Bình) Tây Nguyên, Cần Thơ, Kiên Giang Dân phượt trong nước chủ yếu chọn phương tiện là xe máy; có người, có nhóm chọn ô tô rồi luân chuyển giữa ô tô và xe máy ở những nơi có người quen. Những chuyến khám phá bằng xe máy thường hấp dẫn giới trẻ hơn vì sự tiện lợi và những ưu việt của nó: bạn có thể chạm vào từng cành cây ngọn cỏ ven đường, cảm nhận được sự chuyển mình của cảnh vật, ngắm nhìn trời mây, hít thở hương thơm của cây cỏ, khí trời; hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận bằng mọi giác quan. Khi nhìn thấy một phong cảnh đẹp, dân phượt hoàn toàn có thể tự do dừng lại ngắm nhìn, chụp ảnh, nghỉ ngơi, thậm chí, tìm thấy một địa điểm thích hợp, còn có thể dừng lại đun nước, uống caffe dọc đường. Đi xe máy cũng tạo cảm giác gần gũi hơn với người dân địa phương trên những mảnh đất mình đi qua. Dân “phượt” trước mỗi chuyến đi đều tuyển các cặp “xế - ôm”: thường xế là nam (người cầm lái) và ôm là nữ ngồi cùng xe. Cá biệt cũng có những chị em 27
  28. phụ nữ có cá tính mạnh sẵn sàng cầm lái trong các chuyến đi dài hàng ngàn ki- lô-mét. Những “bóng hồng” trên đường phượt cũng rất giản dị, hồn nhiên và yêu đời; sự chu đáo với bàn tay con gái đảm nhiệm việc nấu nướng cũng mang lại hương vị gia đình trong mỗi chuyến đi xa. Để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi ở những vùng đồi núi hiểm trở hẻo lánh, mỗi nhóm phượt cũng phải tổ chức đội hình rất chặt chẽ để tránh không thất lạc và hỗ trợ được nhau. Thường đội hình chia thành 3 nhóm: Tiền đội là những người dày dạn kinh nghiệm, đi trước tiền trạm, quyết định hành trình và lo sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho cả nhóm. Trung đội là đội hay la cà, lang thang thích chụp ảnh, gồm những người chưa có kinh nghiệm. Nhóm này có thể rẽ ngang rẽ dọc thoải mái, miễn là không vượt trước tiền đội và tụt sau hậu đội. Hậu đội luôn phải đi sau cùng, giữ hết đồ sửa xe và khóa đuôi đoàn. Xuất phát điểm ban đầu của dân phượt là những người trẻ trên những chiếc xe máy đã đổ đầy bình xăng, trong lòng là bầu nhiệt huyết và sự đam mê khám phá, chạy từ khu núi này sang khu núi khác, khám phá những mảnh đất ít người lui tới hay tìm tới những địa danh lâu nay chỉ biết đến cái tên trên bản đồ đất nước hay trong những phóng sự tài liệu chiếu trên ti vi; họ đi để biết thêm một vùng đất trong lãnh thổ Việt Nam. Rồi dần dần, những chuyến đi kèm theo khám phá đã lôi cuốn bước chân những người trẻ, nên giờ họ đi với những dụng cụ đầy đủ hơn. Không phải là những cuộc chơi đơn thuần mà giờ là những cuộc khám phá. Bản thân người đi phượt cũng phải hoàn thiện những kỹ năng chuyên nghiệp từ xe cộ, cho đến phụ tùng để leo núi, đi biển hay các hoạt động khác. *Khuynh hướng thứ hai là Phượt nước ngoài: Đối với những “phượt gia” đích thực thì những cung đường trong nước giờ đã không còn làm họ thỏa mãn. Họ bắt đầu mở rộng tấm bản đồ thế giới và tích vào đó nhiều điểm đến thú vị trên hành trình khám phá của mình. Đầu tiên là những nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonexia, Malayxia Xa hơn nữa là Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ Thế giới bắt đầu nhỏ bé hơn với những người Việt trẻ. Điều hấp dẫn của những chuyến “phượt” là bạn không thể biết trước điều gì bạn sẽ gặp trên đường, những điều bạn biết qua sách vở, truyền hình chỉ là một phần rất nhỏ so với thực tế. Tiêu chí đầu tiên khi đi “phượt” nước ngoài là săn vé máy bay rẻ, săn nhà trọ giá rẻ, dịch vụ giá rẻ vì hầu hết dân phượt muốn phượt thường xuyên phải 28
  29. biết tiết kiệm bằng cách tận dụng các dịch vụ giá rẻ. Thậm chí có những dân phượt là nam còn cắm trại ngủ ngoài đường mà không sử dụng dịch vụ nhà nghỉ. Du lịch vòng quanh thế giới đang là xu hướng của các bạn trẻ bản lĩnh và khao khát được mở rộng tầm nhìn. Với sự năng động của mình, nhiều bạn đã thực hiện được niềm đam mê bằng cách nắm bắt cơ hội từ cuộc sống hoặc tự tạo cơ hội cho chính mình. Nhìn chung dù phượt trong nước hay phượt nước ngoài thì chúng ta cũng có thể kể tên các hình thức phượt được giới trẻ ưa thích như: ★ Phƣợt dã ngoại: Loại hình phượt này thường ở giới sinh viên, học sinh. Những chuyến dã ngoại ngắn, thời gian ít, chủ yếu nhằm khám phá và thỏa mãn nhu cầu giải trí. Thường được tổ chức theo lớp, theo khoa hoặc trong 1 nhóm nhỏ. ★ Phƣợt khám phá: Kiểu phượt này thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, những người ham mê khám phá vùng đất mới, tìm hiểu tập tục, con người, phong cảnh ở những vùng đất xa xôi. ★ Phƣợt trekking: Đây là kiểu phượt tự khám phá, tự mình tìm hiểu, tự đi không cần người hướng dẫn hay người mang đồ (Guide, porter). Hiểu theo nghĩa đơn giản là đi xuyên rừng và leo lên những ngọn núi hoang sơ, trekking là một hình thức rèn luyện thể lực lẫn ý chí rất hiệu quả. Những khi chân, vai mỏi nhừ, việc quyết định đi tiếp thêm từng chút, từng chút sẽ giúp con người ta mạnh mẽ hơn qua mỗi bước chân. Do vậy, có thể nói trekking còn là hình thức kiểm tra ngưỡng chịu đựng về thể lực và ý chí trong mỗi con người và đó là một trong những yếu tố tạo nên sức hút lớn nhất của môn chơi này. Hình thức này có nhiều điểm chung với loại hình du lịch Trekking sẽ được phân biệt trong phần sau. ★ Phƣợt trek và offroad: Đây là hình thức phượt leo núi và chạy xe đường khó. Trong giới phượt, hình thức này thường được coi là phượt hành xác vì nó thử thách lòng can đảm, sức chịu đựng và trình độ tay lái của phượt thủ. Offroad là đi vào những khu vực không có đường lớn, thường chỉ có đường mòn dành cho người đi bộ với địa hình gập ghềnh hiểm hóc, một bên là đường mòn ven núi vừa đủ bánh xe, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những con đường đá chông chênh đòi hỏi người cầm lái phải thực sự có kinh nghiệm và tay lái “lụa” nếu không sẽ gặp nhiều bất trắc và hiểm nguy. 29
  30. ★ Phƣợt Từ thiện: Đây là hình thức kết hợp giữa việc đi phượt với hoạt động làm từ thiện. Hình thức này nhận được sự ủng hộ đông đảo phượt thủ tham gia. ★ Phƣợt đêm: Loại hình này mới xuất hiện gần đây, đối tượng chủ yếu là thanh niên và sinh viên. Họ thường tụ tập tại một điểm nào đó trong nội thành và cùng chạy qua các con phố, ngắm đêm và thưởng thức các món ăn trên trục đường đi qua. Phượt đêm gồm cả đi xe máy, xe đạp và tản bộ. 2.1.2. Ý nghĩa của “Phượt” với những người Việt trẻ “Phượt” trước hết mang trong mình tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tác động tích cực. Chính những ý nghĩa, giá trị đích thực của “phượt” với cộng đồng đã mang lại cho nó sức hút đặc biệt thu hút đông đảo giới trẻ tham gia “Phượt” có thể đem đến cho người tham gia rất nhiều điều thú vị bổ ích mà trước hết là sự hưởng thụ cá nhân, là cảm nhận, khám phá cho bản thân về cảnh đẹp đất nước, về văn hóa, con người xung quanh ta. Phượt giúp ta khám phá chính bản thân mình; làm cho mình kiên cường rắn rỏi hơn, có tính tự lập, có tinh thần tập thể. Không gì có thể đánh thức những khả năng tiềm ẩn của chính bạn tốt hơn một chuyến du lịch mạo hiểm. Khi đó bạn phải tự chịu trách nhiệm về chính sự sinh tồn của mình, bạn sẽ đột ngột trở nên dũng cảm hơn, thông minh, gan góc, linh hoạt hơn chính bạn hàng ngày khi giam mình trong bốn bức tường thành phố, đôi khi một chuyến đi sẽ dậy cho bạn thật nhiều kỹ năng sống để vượt lên bản thân mình. “Phượt” cũng được coi là lối thoát cho stress. Nếu lấy con số những người trẻ tìm đến cái chết hàng năm để giải thoát bế tắc mà kể tội sức ép của cuộc sống hiện đại thì dường như sự tồn tại đang ngày càng khó khăn hơn. Các lớp yoga, các khoa tâm thần ở bệnh viện, các khóa học thiền, các buổi nói chuyện tâm lý không đủ để kéo người ta ra khỏi vũng lầy của sự chán chường không lý do. Sự loanh quanh chật hẹp “tới hay lui cũng chừng ấy mặt người” khiến giới công chức, giới trung niên và đặc biệt là lớp thanh niên mười tám đôi mươi chán chường. Họ có nhu cầu tìm đến những miền đất mới, thậm chí chưa từng có dấu chân người thành thị để thay đổi, để tìm ra những lý do sống và để thử thách con người mình. Bên cạnh đó, song song với “phượt”, cộng đồng phượt đã kết hợp làm từ thiện, quyên góp sách vở cũ, quần áo cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn khi họ đi đến những vùng núi xa xôi héo lánh. Như vậy ngoài việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì đó còn là một hành động mang tính cộng đồng. Chia sẻ không 30
  31. làm họ nghèo đi, mà ngược lại, làm giàu hơn kiến thức và cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày và trong từng chuyến đi. 2.1.3. Một số cung đường phượt được giới trẻ yêu thích tại Việt Nam 2.1.3.1. Cung đường phượt Tây Bắc Bộ Có thể nói, cung đường Tây Bắc là cung đường núi đẹp nhất Việt Nam, đi qua các địa phận tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang. Nếu đi vào khoảng tháng 9 mùa lúa chín, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục khi các thửa ruộng bậc thang chạy dài khắp Tây Bắc nhuộm màu vàng óng đẹp rực rỡ. Hành trình những ngày cuối tháng 11 là để ngắm hoa tam giác mạch. Hoa trải rộng trên khắp các thửa ruộng, khiến đất trời vùng cao như được nhuộm một màu hồng thơ mộng. Trải nghiệm trên cung đường này, bạn còn được tiếp xúc với những người dân tộc miền núi dễ thương và có phần e dè với khách du lịch. Tuy nhiên, khi đã tiếp xúc, họ sẽ rất cởi mở và giúp đỡ bạn nhiệt tình trên suốt chặng đi. Cung đường: Hà Nội - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải - Sapa - Lào Cai - Hoàng Su Phì - Yên Minh - Lũng Cú - Đồng Văn - Mèo Vạc - Hà Giang; độ dài: 1087,5km là cung đường hấp dẫn các phượt thủ nhất. Thời gian thích hợp để thực hiện các chuyến đi phượt ở đây là từ tháng 10 đến tháng 2. Chinh phục cực bắc thực sự của Việt Nam xa hơn cột cờ Lũng Cú về phía bắc vài ki-lô-mét là điểm cực bắc thực sự của Tổ quốc. Tất cả những người yêu khám phá đều mơ ước được một lần đến đây.[18] 2.1.3.2. Cung đường phượt Bắc Trung Bộ Đi qua con đường di sản văn hóa Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình, cung đường Bắc Trung Bộ không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa mà còn là con đường có giá trị lịch sử lâu đời. Khám phá đường mòn Hồ Chí Minh dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, băng qua những địa danh nổi tiếng như động Phong Nha, đèo Hải Vân, phá Tam Giang , bạn sẽ hiểu rõ thêm về những thăng trầm của Việt Nam trong bề dày lịch sử chiến tranh cứu nước và giữ nước. Không khó để bắt gặp hình ảnh những mảnh đời khó khăn nhưng hồn hậu và nhân ái. Thiên nhiên không ưu ái cho họ nhiều thuận lợi nhưng với đức tính chịu thương chịu khó của người miền Trung đã giúp họ vươn lên từng ngày. Những điểm đến chính trên cung đường: Hà Nội - Ninh Bình - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Huế - Hội An - Đà Nẵng. Độ dài: 1082km. Thời gian thích hợp để thực hiện những chuyến đi trên cung đường này là từ tháng 3 đến tháng 8.[18] 31
  32. 2.1.3.3. Cung đường phượt Nam Trung Bộ Nếu miền Bắc sở hữu cung đường núi đẹp nhất thì miền Trung lại có cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. Phượt trên đường này, đường lại không quá khó đi mà vẫn có thể thu vào tầm mắt những khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng. Không hùng vĩ trùng điệp như Tây Bắc, cung đường Nam Trung Bộ thu hút bởi một bên là núi sừng sững, một bên là biển mênh mông. Những địa danh nổi tiếng như vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong hay Vũng Rô sẽ làm bạn ngất ngây. Ở đây, bạn còn có thể khám phá, trải nghiệm cuộc sống của những người dân chài, cách họ sinh tồn từ đời này qua đời khác rất đáng để bạn học hỏi và giữ làm hành trang trong cuộc sống sau này. Cung đường: Sài Gòn - Phan Thiết - Phan Rang - Nha Trang - Tuy Hòa - Quy Nhơn - Quãng Ngải - Đà Nẵng. Độ dài: 1068km. Thời gian thích hợp để thực hiện chuyến đi là từ tháng 2 đến tháng 5.[18] 2.1.3.4. Cung đường phượt Tây Nguyên Với những dân phượt chuyên nghiệp, cung đường Tây Nguyên không còn lạ lẫm. Phượt trên đường này vào mùa đông là đẹp nhất, vì lúc này thời tiết rất dễ chịu. Lên Tây Nguyên, không gì bằng khi được ngắm những con thác cuồn cuộn đổ xuống trắng xóa, chạy qua những ngọn đồi heo hút tiếng thông reo. Cảm giác cứ như lạc vào một thế giới xa lạ nào đó mà ta chưa bao giờ biết tới. Ở đây, bạn sẽ còn được tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng của người dân phố núi dịu dàng mà mãnh liệt, thưởng thức những bình rượu cần hay những giọt cà phê nguyên chất trên những chặng đường đi. Tây Nguyên làm cho người ta dễ say lòng và muốn quay trở lại lần nữa. Những điểm đến chính trên cung đường này là: Sài Gòn - Bảo Lộc - Đà Lạt - Buôn Mê - Pleiku - Kon Tum. Độ dài: 1015km. Thời gian thích hợp: tháng 12 đến tháng 4.[18] 2.1.3.5. Cung đường phượt Tây Nam Bộ Cung đường miền Tây Nam Bộ sẽ làm bạn choáng ngợp bởi hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cứ chạy một chốc lại qua một cây cầu, một con đò hay phà. Về cảnh quan, miền Tây không bằng cung ven biển và cung Tây Bắc, nhưng bù lại bạn sẽ được đắm chìm trong những vườn cây ăn quả bạt ngàn, ngất ngây với cái tình quá đỗi thân thuộc của người dân như thể bạn chính là một phần cuộc sống của họ vậy. Không chỉ có thế, bạn có thể thử lòng can đảm của mình khi đi cầu khỉ, hái dừa, tắm sông hay tát mương bắt cá. Đồng bằng sông Cửu Long còn thu hút du khách với những khu chợ nổi độc đáo trên thế giới như Cái Răng - Cần Thơ, thập cảnh vịnh Hà Tiên hay cực Nam Việt Nam ở 32
  33. Cà Mau Những điểm đến chính trên cung đường này là: Sài Gòn - Tiền Giang - Cao Lãnh - Hà Tiên - Cà Mau - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn. Độ dài: 1052km. Thời gian thích hợp: tháng 7 đến tháng 10.[18] 2.2. Điều kiện phát triển du lịch phƣợt ở Tây Bắc 2.2.1. Khái quát chung về khu vực Tây Bắc 2.2.1.1. Điều kiện địa lí, tự nhiên Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía bắc của Việt Nam, là một vùng cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước, đây được xem như “miền đất của những ngọn núi”. Tây Bắc là nơi có nhiều tiềm năng chưa được khai thác và sử dụng hợp lý như thủy điện, khoáng sản, nông lâm nghiệp Tây Bắc trải dài từ vĩ độ 20°47‟B đến 22°48‟B, kinh độ 102°09‟Đ đến 105°52‟Đ. Về tiếp giáp, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Lào, phía đông giáp Phú Thọ, phía Đông và Đông Nam giáp Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hóa. Đại bộ phận địa giới khu vực thuộc phạm vi lưu vực sông Đà. Tây Bắc là vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất ở nước ta. Đó chính là hệ quả của quá trình phát triển địa chất kiến tạo. Do vậy mà địa hình ở Tây Bắc rất phức tạp. Phía Đông và Đông Bắc là khối núi Hoàng Liên Sơn; phía Tây và Tây Nam là dãy núi Sông Mã, nằm giữa 2 khối núi khổng lồ này là một dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình). Ở khu vực Tây Bắc, núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện tích lãnh thổ, các dãy núi và cao nguyên đều chạy song song nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trừ ở phía cực Tây có nhiều mạch núi chạy rẽ sang hướng Đông Bắc. Ở phía Đông và Đông Bắc của khu vực là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ nằm thành một dải trải dài 180km từ biên giới Trung Quốc đến Vạn Yên rộng 30km, trong đó chỉ có 1 nơi hạ thấp xuống đến 1069m ở đèo Khau Cọ. Các đỉnh núi đều từ 2.800m đến trên 3.000m. Trong đó có đỉnh Fansipan cao nhất (3.143m) được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có các đỉnh nhọn như răng cưa. Tuy nhiên trong khu vực núi cũng có những bán bình nguyên tương đối bằng phẳng. Dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn có những bồn địa như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy Vùng núi Hoàng Liên Sơn còn có những thung lũng sông mở rộng, đất đai màu mỡ như thung lũng Mường Hum, thượng lưu Nậm Tà Khu vực Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão ở biển Đông trong 33
  34. mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông ít hơn các nơi khác thuộc khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Tháng 4 và tháng 10 hàng năm là thời điểm giao mùa, khí hậu có sự giao thoa nên tạo cảm giác dễ chịu. Các hoàn lưu gió ảnh hưởng tới khu vực Tây Bắc là hệ thống gió mùa Đông Bắc Á, hệ thống gió mùa Đông Nam Á và hệ thống gió mùa Nam Á. Các hoàn lưu gió mùa này chi phối toàn bộ thời tiết của khu vực Tây Bắc, mang lại những đặc trưng cơ bản sau: - Về chế độ nhiệt: Thời gian nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất là tháng 11 và 12 hàng năm. - Về chế độ gió: mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió Bắc và Tây Bắc; mùa hè có gió Tây Nam và gió Tây khô nóng. Khu vực này thường hay xuất hiện gió xoáy, gió khu vực. - Về độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm của Tây Bắc tương đối cao, từ 78- 93%, giữa các tiểu vùng có sự chênh lệch từ 2-5%. Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất là 87-93% ở Mường Tè (vào tháng 7) và thấp nhất là 71-77% ở Hòa Bình (vào tháng 4). - Về lượng mưa: Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa hè chiếm từ 78-85% lượng mưa cả năm. Tháng 6 và tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (trên 300mm). Tổng số ngày mưa trong năm dao động từ 114-118 ngày. Ở đây có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió Lào khô nóng, gây ra hạn hán, hỏa hoạn, gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra còn có mưa đá thường xuyên xuất hiện vào mùa hè, sương muối và băng giá vào mùa đông cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người nơi đây. Tây Bắc có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng không có nhiều sông lớn. Nhìn chung các sông lớn chảy theo hướng kiến tạo của địa hình, còn sông nhỏ có hướng thẳng góc với sông chính. Khu vực này có hệ thống sông chính gồm sông Đà và sông Mã. Sông Đà bắt nguồn từ độ cao 1.500m thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông chảy vào Việt Nam ở địa phận huyện Mường Tè (Lai Châu), đổ vào sông Hồng ở Trung Hà. Hệ thống sông Đà gồm khoảng hơn 180 sông suối lớn nhỏ. Sông Mã chảy ở phần Tây Nam của khu vực, dài 512km và diện 34
  35. tích lưu vực là 35.776km2. Lòng sông hẹp và sâu, nhiều ghềnh đá cắt ngang và chỉ mở rộng khi đến châu thổ Thanh Hóa. Sông Mã có 17 phụ lưu, lựu vực ít dốc hơn, độ chia cắt sâu. Ngoài ra, các sông chảy ở khu vực này thường nhỏ và ít nước. Đại bộ phận lòng sông cao hơn từ 100-200m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 500- 600m. Do vậy sông ngòi ở Tây Bắc thường đào lòng mạnh, trắc diện hẹp, sông suối hầu như không có bồi tụ, lòng suối thường là các tảng đá lớn, suối ngắn, dốc và thường đổ thẳng ra sông chính, nhiều thác, ghềnh. 2.2.1.2. Điều kiện cư dân xã hội Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 9,8 triệu dân: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với trung tâm là Lào Cai. Mặc dù một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chạy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào khu vực Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.[22] Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt so với các khu vực khác trong cả nước. So với khu vực Đông Bắc, khu vực này được khai thác muộn hơn, dân cư trong vùng chủ yếu là các dân tộc ít người, trong đó tiêu biểu là người Thái, người Mường, người H‟Mông Trình độ văn hóa của cư dân bản địa nói chung còn thấp. Người Mường ở đây chiếm 1,2% dân số cả nước, cư trú một dải vòng cung giữa địa cực người Việt và người Thái, từ Nghĩa Lộ về Hòa Bình, lan sang cả khu vực miền tây Thanh Hóa và Nghệ An. Người Thái chiếm 1,3% dân số cả nước. Địa bàn cư trú của họ kéo dài từ hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái định cư ở các vùng thung lũng và dựng làng trên các cánh đồng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ Trong vùng còn có người H‟Mông định cư và hoạt động trên các sườn núi với độ cao trên 1500m sát biên giới phía bắc và thượng du Thanh Hóa, Nghệ An. Thuộc ngữ hệ H‟Mông - Dao còn có người Dao, cư trú ở độ cao 700-1.000m. Ngoài ra còn hơn 20 tộc người thiểu số khác sinh sống tại khu vực Tây Bắc tạo nên sự đa dạng trong văn hóa các tộc người nơi đây. 35
  36. Mật độ dân số toàn khu vực Tây Bắc rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông dân cư nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dan cư tập trung, thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại, ở khu vực núi cao, giao thông khó khăn thì chỉ có các tộc người thiểu số sinh sống nên mật độ dân cư thấp. Bình quân mật độ dân cư toàn vùng là 61 người/km2. Mật độ dân số tăng dần từ vùng cao xuống vùng thấp, từ khu vực khó khăn trong giao thông đến khu vực giao thông đi lại thuận tiện.[16] 2.2.2. Tài nguyên du lịch thích hợp khai thác du lịch phượt tại Tây Bắc 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Với lợi thế là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta, với địa hình chủ yếu là núi cao và núi trung bình, mang trong mình rất nhiều phong cảnh đẹp và hùng vĩ, tiêu biểu là đèo Pha Đin, đèo Tang Quai , Tây Bắc đã có được điều kiện cơ bản nhất để phát triển du lịch phượt. Đặc biệt, dải đá vôi chạy dọc theo thung lũng sông Đà, kéo dài từ Phong Thổ đến hết Hòa Bình, tạo nên nhiều cao nguyên đá vôi có bề mặt lượn sóng nằm ở các độ cao khác nhau như: cao nguyên Tả Phìn - Xin Chải cao 1.000-1.200m; cao nguyên Sơn La cao 600-700m; cao nguyên Mộc Châu cao khoảng 900-1.000m. Quá trình Caster ở đây xảy ra mạnh, tạo thành nhiều hang động. Chính quá trình này đã tạo ra cho Tây Bắc hơn 30 hang động có thể khai thác phục vụ cho khách tham quan du lịch. Đặc biệt là có rất nhiều hang động ở Hòa Bình và dọc lòng hồ sông Đà còn là các địa điểm di tích khảo cổ của nền văn hóa Hòa Bình. Phần lớn hang động vùng này là hang động cạn, trừ một số hang động dọc hai bên lòng hồ Hòa Bình. Ngoài việc tạo ra các hang động caster, quá trình caster còn tạo nên các cánh đồng caster với phong cảnh vô cùng đẹp, nhất là đoạn từ Mộc Châu đến Hòa Bình. Tây Bắc có một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng và khu dự trữ thiên nhiên có thể nói là vô cùng rộng lớn như: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu) rộng 386.000ha; khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La) có diện tích 5.000ha; rừng đặc dụng Xuân Nha (huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La) rộng 60.000ha; khu bảo tồn thiên nhiên Kia Pà Cò (ở Mai Châu - Hòa Bình) rộng 7.091ha; khu bảo tồn thiên nhiên rừng Ngọc Sơn (Hòa Bình) rộng 10.000ha, các đảo trên lòng hồ Hòa Bình; rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng (Điện Biên) Hệ động thực vật Tây Bắc rất đa dạng và phong phú, trong đó đặc biệt có nhiều loài quý hiếm. Chính hệ động thực vật phong phú và hoang sơ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch phượt đến với mảnh đất vùng cao này. 36
  37. Ở vùng này còn có một dạng địa hình nhân tạo có giá trị cho phát triển du lịch phượt đó là địa hình ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, Lai Châu. Dạng cảnh quan này tạo nên sự mới lạ, đặc biệt thu hút rất nhiều khách du lịch phượt đến đây vào thời điểm lúa chín khoác lên cảnh quan núi rừng Tây Bắc một màu vàng óng ả. 2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Ngoài những tài nguyên du lịch thiên nhiên thuận lợi, Tây Bắc còn có được rất nhiều những tài nguyên du lịch nhân văn là điều kiện để thu hút khách du lịch phượt tới đây. Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa chính của tộc người Thái, tộc người có dân số lớn nhất vùng và đã từ lâu rất nổi tiếng với các điệu múa xòe, múa sạp - tiêu biểu là điệu múa xòe hoa. Những khách du lịch phượt đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc.[22] Ngoài ra, Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến, với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai. Chính sự đa dạng trong sắc thái văn hóa này đã mang đến nét thu hút rất riêng cho Tây Bắc. Khách du lịch phượt đến với Tây Bắc có cơ hội được ngủ lại tại những căn nhà của người dân bản địa, được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, được hòa mình vào đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con. Những trải nghiệm này đều rất mới lạ và thú vị với du khách. 2.2.2.3. Các điểm du lịch tiêu biểu a). Mù Cang Chải (Yên Bái) Mù Cang Chải là một điểm du lịch khá quen thuộc với khách du lịch phượt, vẻ thơ mộng và hùng vĩ nơi đây có sức quyến rũ lạ kì. Những năm gần đây, địa danh này ngày càng trở nên gần gũi và nổi tiếng hơn không chỉ với khách du lịch phượt trong nước mà cả với du khách nước ngoài. Mù Cang Chải thuộc địa bàn một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội chừng 300km về phía Tây Bắc. Để đến với Mù Cang Chải, phượt thủ thường chay theo quốc lộ 32, chạy dọc theo những sườn núi hun hút gió, qua những con suối đỏ ngầu cuộn chảy, chạy qua đồi thông và những thửa ruộng bậc 37
  38. thang tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng chừng trời. Thị trấn Mù Cang Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi, còn khá nghèo nàn.[17] Sự hùng vĩ của núi rừng, cảnh đẹp cùng những cánh đồng lúa bạt ngàn ở thung lũng Mường Lò (Nghĩa Lộ), mùi thơm ngào ngạt của nếp Tú Lệ và sự kỳ vĩ của những kiệt tác ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải sẽ là những trải nghiệm thú vị mà du khách khó có thể quên. Ngoài ra, đến với Mù Cang Chải, du khách còn có thể thưởng thức các món đặc sản như: thịt lợn kẹp cây rừng nướng, thịt gà đen, xôi trứng kiến đen, lợn mán, bê chao hay chim rừng xào măng tươi Mỗi món ăn đều có đặc trưng riêng mang hương vị của núi rừng Tây Bắc. Ngồi bên bếp lửa ấm, thưởng thức những món ngon đậm đà, thơm phức là điều vô cùng tuyệt vời vào dịp đầu năm. b). Sapa (Lào Cai) Sapa vẫn thường được gọi với cái tên yêu kiều là “xứ sở sương mù”, đã không còn lạ lẫm trong mắt những người yêu du lịch. Nơi đây luôn mang nét hấp dẫn, ấn tượng riêng đến kỳ lạ, mà dù có đến bao nhiêu lần đi nữa vẫn còn nhiều điều để khám phá. Sapa hôm nay có thể không còn nguyên sơ, tĩnh lặng như trước đây nhưng vẫn đủ sức đưa những trái tim thị thành tìm về một thoáng bình yên sau những ồn ào, tấp nập của phố thị. Về Sapa đúng độ lúa chín lại càng khó lòng cưỡng lại trước vẻ đẹp rực rỡ, hùng vĩ, ngút ngàn tầm mắt của những thửa ruộng bậc thang. Từ trung tâm thị trấn Sapa đi các ngả Tả Phìn, Tả Van, Trung Chải, đâu đâu cũng ngạt ngào hương lúa chín.[17] Khách phượt sẽ không ít lần phải dừng lại để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Sapa là điểm đến lí tưởng cho những ai thích sự huyền bí và một chút gì đó nhẹ nhàng nên thơ. Sapa không chỉ thu hút lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hấp dẫn của đất trời Tây Bắc mà còn níu chân những phượt thủ bởi nơi đây là cả một thiên đường ẩm thực độc đáo. Các món ăn không thể bỏ qua khi đến Sapa như thịt lợn cắp nách của người Mông, thắng cố, gà đen, cá suối, nấm hương, bánh dày “Páu plậu”, bánh đao “Páu cò” và đặc biệt là các món nướng Sapa. Du khách dễ dàng có thể tìm thấy các quán nướng ven đường. Những quán nướng đơn sơ trên bếp than với vô số món nướng như ngô, khoai, trứng gà vịt, thịt xiên, rau cải quán thịt, Mùi hương bay thoảng trong gió giữa thời tiết lạnh của phố núi, được nhấm nháp những món nướng ngon ngọt quả thực là không có gì có thể tuyệt vời hơn. 38
  39. c). Hồ Pá Khoang (Điện Biên) Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km. Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo nên một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người.[17] Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú là những dân tộc còn lưu giữ được những phong tục tập quán của các tộc người vùng cao Tây Bắc. Khám phá nét đẹp bản sắc văn hóa tộc người là điều khó có thể bỏ qua khi đến đây. Tuy nhiên cuộc hành trình lên với hồ Pá Khoang không hề đơn giản, bởi đường đi nhiều khúc khuỷu, đèo dốc cao và khó đi. Nơi đây dành cho những dân phượt chuyên nghiệp, ưa mạo hiểm. Nhắc đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến xôi nếp nương thơm dẻo. Đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm nhiều giờ liền để khi đồ xôi không bị sượng. Hạt nếp đồ xôi tròn, to, căng mọng, vừa ngọt thơm, vừa mềm dẻo. Đến Điện Biên ăn xôi nếp nương mà ăn chung với pá pỉnh (cá nướng), thịt lợn nướng thì không muốn về. Măng đắng, thịt trâu hun khói, bắp cải cuốn nhót cũng là những món ăn đặc sắc của vùng đất oai hùng trong kháng chiến chống Pháp. d). Mộc Châu (Sơn La) Mộc Châu là một địa danh đã trở nên khá quen thuộc với khách du lịch phượt, hàng năm ước tính có hàng triệu lượt khách đổ về Mộc Châu để thăm quan. Với đường đi khá thuận lợi, nhiều điểm thăm quan lôi cuốn, Mộc Châu có sức hút lớn với khách phượt từ chuyên nghiệp đến không chuyên. Tháng 4 về, Mộc Châu chuyển mình bình lặng, mang nét êm đềm, dịu nhẹ hơn so với thời điểm cuối đông, đầu xuân khi mà thảo nguyên rực rỡ sắc hoa, ồn ào bước chân lữ khách. Thời điểm này phù hợp cho những du khách thích đi phượt một mình hoặc nhóm ít người, nào rừng thông, bản Áng, đồi chè, Mộc Châu vẫn luôn là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Tây Bắc.[17] Khách du lịch phượt khi đến với Mộc Châu cũng nên thưởng thức những món đặc sản nơi đây như: bê chao, thịt trâu gác bếp, cá suối, canh khoai sọ mán 39
  40. và các món ăn người Thái. Mỗi món ăn đều mang đậm hương vị của vùng cao nguyên thơ mộng này. e). Mai Châu ( Hòa Bình) Cách Hà Nội khoảng 170km, Mai Châu là điểm du lịch văn hóa được du khách trong và ngoài nước đều mong muốn đến thăm. Mai Châu hiện ra trong mắt khách du lịch là một thung lũng xinh tươi, ngút ngàn màu xanh đồng ruộng, ẩn hiện cùng những nếp nhà nằm nép mình trong dãy núi phủ kín mây mờ. Địa danh nổi tiếng nơi đây chính là bản Lác, với 100% người dân tộc Thái sinh sống.[17] Ngoài ngắm những đồng ruộng mướt xanh, ẩn hiện những nếp nhà nằm nép mình trong dãy núi phủ kín mây mờ, du khách đến đây còn được thưởng thức những đặc sản của vùng sơn cước. Các món ăn ngon ở Mai Châu như cơm lam, xôi nếp nướng, gà đồi, lợn Mường nướng, su su luộc chấm muối vừng, măng rừng, thú rừng luôn được du khách ưa thích. Khách du lịch cũng có thể đặt thêm một bình rượu cần để thưởng thức hương vị đặc biệt, không quá nặng, có vị ngọt mang lại cảm giác say nồng thú vị. Có thể nói nơi đây là một địa điểm lí tưởng cho một chuyến phượt ngắn và tiết kiệm chi phí. f). Hang Tiên Sơn (Lai Châu) Hang động Tiên Sơn được kiến tạo từ caster trải qua quá trình hàng triệu năm. Trong động lại có tới 36 cung khác nhau, nối tiếp chạy qua hai sườn núi, càng vào sâu thì không gian ở động càng được mở rộng. Mỗi cung được người dân gọi theo những tên gọi khác nhau như Bà Chúa Kho, Lạc Long Quân Không gian thoáng đãng, trong lành trong động luôn hấp dẫn du khách. Hiện nay, Hang Tiên Sơn đã trở thành địa điểm du lịch giá rẻ hấp dẫn trong hành trình du lịch Tây Bắc. Đến với Lai Châu, du khách có thể thưởng thức các món ngon đậm chất núi rừng quyện trong cái lành lạnh của miền cao. Lợn cắp nách là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Lai Châu. Lợn cắp nách làm món gì cũng hấp dẫn. Người ta có thể luộc, hấp, nướng, hun khói hay xào nấu đều ngon, ngọt, thơm. Ngoài món lợn cắp nách còn có cá bống vùi gio, rêu nướng, nộm măng đắng hoa ban hay thịt trâu gác bếp cũng là những đặc sản nên thử khi đi phượt qua vùng đất xinh đẹp này. 40
  41. 2.2.3. Thời gian phù hợp để thực hiện du lịch phượt ở các điểm tài nguyên tiêu biểu Mỗi mùa Tây Bắc có một nét đẹp riêng, nhưng có hai mùa trong năm Tây Bắc mới thực sự đẹp nhất, rực rỡ nhất, đó là mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Xuân vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 âm lịch. Thời điểm này, hoa ban, hoa mận, hoa đào những loại hoa đẹp nhất của núi rừng Tây Bắc đua nhau bừng nở. Đây cũng là mùa đồng bào các dân tộc Tây Bắc tổ chức lễ hội, ca hát, vui chơi, trang phục màu sắc, rực rỡ nhất Tháng 10 là thời điểm Tây Bắc vào thu, những thửa ruộng bậc thang óng ả một màu vàng đẹp như tranh. Nắng thu Tây Bắc cũng nồng nàn và đượm màu hơn các vùng đất khác. Chợ phiên Tây Bắc thường diễn ra vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Đó là dịp để bạn có thêm những trải nghiệm khó quên. Màu sắc, âm thanh cuộc sống của các phiên chợ vùng cao là điều tuyệt diệu không thể bỏ qua. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số khoảng thời gian sau đây: - Tết âm lịch: Thời tiết lạnh, tiết trời sang xuân có mưa xuân lất phất. Cỏ cây hoa lá ở Tây Bắc đua nhau mọc. Làm cho trời đất Tây Bắc một màu xanh bát ngát. - 30/4 và 1/5: Thời tiết mát mẻ, nhưng cần chú ý những đợt mưa kéo dài. - Tháng 6, 7, 8: Tiết trời nóng, nhiều bệnh dịch không nên đi. - Tháng 9: Tiết trời mùa thu mát mẻ. - Tháng 10, 11, 12: Thời tiết lạnh có sương mù bao phủ, đôi khi có tuyết. Nhìn chung, tùy theo sở thích các nhân và ngân quỹ thời gian mà phượt thủ có thể lựa chọn thời gian phượt đến Tây Bắc cho riêng mình. Riêng đối với dân phượt thì họ truyền tai nhau rằng mỗi mùa, Tây Bắc lại “đãi” du khách bằng vẻ đẹp của một loài hoa vì thế chỉ khi đã chiêm ngưỡng đầy đủ các mùa hoa này thì coi như bạn mới hoàn thành chuyến đi phượt đúng nghĩa với Tây Bắc. Có thể điểm danh một số mùa hoa sau: - Hoa dã quỳ rực vàng đất trời Điện Biên: Mùa hoa dã quỳ thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10 đến hết tháng 11. Những bông hoa vàng rực đua nhau nở khoe vẻ đẹp hoang dại làm cả một vùng không gian bừng sáng lên một màu vàng như rót mật. Màu vàng quyến rũ này chỉ xuất hiện chớp nhoáng trên cung đường phượt ở Điện Biên trong 1 tháng ngắn ngủi. Vì thế, đến mùa dã quỳ nở hoa, du khách phượt lại náo nức lên đường với hi vọng có được cho mình những bức ảnh đẹp bên loài hoa hoang dại này. 41
  42. - Hoa mận trắng trời Mộc Châu: Vào những ngày đầu năm dương lịch, rừng mận trên Mộc Châu đã bắt đầu rộ hoa. Mộc Châu được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi của hoa mận nổi bật trên đồng cỏ xanh mướt. Cảnh Mộc Châu như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp không đâu có được. - Hoa ban tô tím đất trời Sơn La: Hoa ban nở là báo hiệu mùa xuân. Hằng năm, cứ vào tháng 2 âm lịch, hoa ban Tây Bắc bắt đầu nở. Nếu hoa nở khắp vùng, hương thơm ngan ngát là dấu hiệu hứa hẹn một mùa mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hoa ban có nhiều màu sắc: đỏ, tím nhưng nhiều nhất vẫn là màu trắng. Nếu đã từng đến Sơn La hay Điện Biên, mỗi mùa hoa ban nở, du khách không thể cưỡng lại vẻ đẹp của nó, để nhớ về, rồi chuẩn bị cho chuyến đi phượt của mình vào những mùa hoa ban tới. - Mùa hoa lê trắng ngần ở Lai Châu: Mùa hoa mận đi qua, mùa hoa lê sẽ tới. Mùa hoa lê mang đến cho Lai Châu vẻ đẹp thanh khiết bởi sắc trắng được bao phủ khắp nơi. Dưới nền trời xanh thăm thẳm, những cành hoa lê trắng muốt vươn lên khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. - Mùa hoa gạo trên đèo Pha Đin: Cây hoa gạo, còn gọi là "Mộc miên" hay "Hồng miên", đồng bào Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang. Khi hoa gạo nở báo hiệu mùa xuân sắp tàn và một mùa hè nữa lại sang, tiết trời u ám nhường lại cho những ngày hè chói chang. Đến Điện Biên vào dịp này, du khách sẽ được thỏa thuê ngắm nhìn vẻ đẹp "mê hồn" của những cây gạo cổ thụ, nở hoa đỏ như thắp những đốm lửa lập lòe. Cảnh tượng thật vô cùng hùng vĩ! 2.2.4. Phương tiện đi lại - Dịch vụ vận chuyển Từ Hà Nội có rất nhiều xe khách đi đến các tỉnh vùng Tây Bắc, nhưng đi xe khách thì chỉ có thể đến trung tâm các thành phố, mà vẻ đẹp của Tây Bắc chính là hành trình qua mỗi chặng đường. Cách khám phá Tây Bắc tốt nhất là rủ một nhóm bạn đi cùng, thuê xe ô tô hoặc đi bằng xe máy. Nếu đi xe máy từ Hà Nội, xe cần đảm bảo lắp đủ 2 gương chiếu hậu. Bảo dưỡng thay dầu xe trước khi đi. Nếu đi ôtô, cũng cần mang ra gara để kiểm tra phanh, dầu máy, đảo lốp cho xe nếu cần. Đặc biệt kiểm tra dàn đèn, xe ôtô đi phượt nên có đèn vàng để chiếu sáng trong điều kiện sương mù ở các tỉnh miền núi. Với xe máy, không lắp được thêm đèn, khách du lịch phượt nên chuẩn bị một tờ decal trong loại màu vàng để dán vào đèn pha xe máy khi đi qua mây mù. Nhưng tốt nhất là tránh đi buổi đêm. Cần mang theo tất cả các giấy tờ xe, giấy phép lái xe. 42
  43. Nếu đi bằng xe ô tô, không nên đi quá 60km/h khi lên các đèo dốc. Vận tốc tốt nhất là 40-50km/h để vừa có thể ngắm cảnh, vừa đảm bảo an toàn. Đối với xe gắn máy, tốc độ nên giữ từ 30-40km/h khi lên xuống đèo. Mỗi khi lên hết một đỉnh dốc, cần dừng lại nghỉ ngơi vài phút trước khi đổ dốc. Mỗi ngày không nên đi quá 200km. Những ngày cuối sẽ mệt hơn. Đi khoảng 150km nên dừng nghỉ một đêm là tốt nhất. Đi du lịch Tây Bắc cần túc tắc để thưởng ngoạn phong cảnh, khám phá đời sống. Hiện nay, du lịch phượt phát triển đồng nghĩa với việc các dịch vụ có liên quan phát triển theo. Ở khu vực Tây Bắc đang dần phát triển loại hình dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển trên suốt dọc hành trình, chủ yếu là cho thuê xe máy. Những chiếc xe máy được các cơ sở trang bị nhằm phục vụ đối tượng khách muốn phượt tại đây. Khách du lịch có thể phượt trên một cung đường ngắn hoăc dài tùy theo sức khỏe. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ này vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô, chưa thực sự phục vụ chuyên nghiệp, chỉ chủ yếu tập trung ở các trung tâm và mới phục vụ đối tượng chủ yếu là khách du lịch phượt nước ngoài. 2.2.5. Dịch vụ Lưu trú Vùng Tây Bắc, thông thường mỗi chặng đường khoảng 50km sẽ có một thị trấn nhỏ. Tại các thị trấn đều có nhà nghỉ cho du khách lưu trú, tuy nhiên điều kiện và chất lượng dịch vụ còn hạn chế so với các địa điểm du lịch khác. Thêm vào đó, số lượng nhà nghỉ tại các thị trấn này cũng không lớn, dẫn đến việc cung ứng cùng một lúc cho một số lượng khách lớn là điều rất khó khăn. Tốt nhất khách phượt nên tính toán cẩn thận hành trình để đến được các thành phố hoặc thị xã trung tâm và có thể nghỉ tại các nhà nghỉ, khách sạn ở các thị xã trung tâm với mức giá dao động trong khoảng 100.000-200.000 đồng cho một đêm. Có thể tham khảo thêm người địa phương để tìm chỗ nghỉ. Ngoài ra, tìm chỗ ở gần chợ hoặc trên các đường chính trung tâm giúp bạn dễ tìm chỗ ăn uống và dạo phố đêm, tuy nhiên nên xem phòng trước khi quyết định nghỉ lại. Một hình thức lưu trú khác cũng khá thú vị và có mức giá phải chăng dành cho du khách đi theo nhóm đông người từ 10 người trở lên đó là họ có thể thuê nhà sàn dịch vụ hay thậm chí là nhà sàn của người dân để có cơ hội tận hưởng cảm giác ngủ và sinh hoạt tại nhà sàn của người dân tộc thiểu số nơi đây. 43
  44. 2.2.6. Các loại hình dịch vụ khác - Dịch vụ ăn uống: Quan trọng không kém dịch vụ lưu trú chính là dịch vụ ăn uống. Cũng giống như dịch vụ lưu trú, khách du lịch phượt thường đối mặt với khó khăn trong việc tìm địa điểm ăn uống phù hợp, nhất là với những du khách chưa có sự tìm hiểu từ trước. Trước đây, khách du lịch phượt trên khu vực Tây Bắc thường rất khó để có thể tìm được một địa điểm cung cấp dịch vụ ăn uống. Du khách thường phải mang theo đồ ăn sẵn, hoặc mua dự trữ trên dọc đường đi. Nếu may mắn có thể tìm được một gia đình nào đó trên dọc đường lộ trình thì có thể ăn uống cùng gia đình đó một bữa. Hiện nay, khi mà du lịch đã phát triển, khách du lịch phượt lên khu vực Tây Bắc có thể tìm kiếm được một địa điểm cung cấp dịch vụ ăn uống dễ dàng hơn, với giá cả tương đối rẻ. Hệ thống các địa điểm cung cấp dịch vụ ăn uống đã mở rộng hơn với hệ thống các nhà hàng nhỏ, các tiệm ăn hoặc các nhà nghỉ có phục vụ ăn uống trên suốt dọc lộ trình. Ngoài ra, các hộ gia đình cư dân bản địa cũng đã ý thức được lợi ích từ loại hình dịch vụ này, nhiều hộ dân đã có phục vụ dịch vụ ăn uống tại gia đình. Các quán ăn trên cung đường này không nhiều, nhất là những chặng xa thị trấn, trung tâm thị xã, thành phố. Nếu thấy hàng quán thì nên dừng lại ăn, đừng kén chọn hoặc đợi quán tốt hơn, bạn có thể sẽ bị đói. Phần lớn hàng quán ở đây ít khách và khách đến vào các giờ khác nhau nên chủ quán ít khi nấu sẵn thức ăn. Chỉ đến khi thực khách đến, gọi món thì chủ quán mới nấu để thức ăn được nóng sốt. Các món ăn “tủ” của hàng quán cung đường Tây Bắc là đậu hũ sốt cà, bò xào cần, canh rau đay ăn với cà pháo Mấy món này khách ăn thường xuyên nên thực phẩm tươi, nấu cũng ngon hơn, lại đủ chất cho hành trình dài. Vài nhà hàng đoạn Mộc Châu có món cá suối chiên khá ngon, ăn kèm với dưa muối chua. Đoạn Sơn La - Điện Biên có món măng chua, hoặc gà rang mặn - Dịch vụ y tế, cứu hộ: Du lịch phượt là loại hình có nhiều rủi ro do có yếu tố mạo hiểm. Do vậy, dịch vụ y tế là rất cần thiết. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Bắc, hệ thống các trạm y tế còn rất thiếu thốn, cả về số lượng và chất lượng. Các trạm y tế chỉ thường tập trung ở những khu vực trung tâm thị xã, thị trấn hoặc các khu đông dân cư. Chất lượng của các dịch vụ y tế cũng yếu kém, chủ yếu chỉ có thể hỗ trợ điều trị một số những chấn thương, bệnh cơ bản, đơn giản. Hệ thống các trạm cứu hộ gần như chưa được phát triển tại đây. Do vậy, cần có các biện pháp để phát triển loại hình dịch vụ cần thiết này để có thể phát triển loại hình du lịch phượt cùng nhiều loại hình du lịch khác tại đây. 44
  45. 2.3. Thực trạng khai thác du lịch phƣợt tại Tây Bắc 2.3.1. Đối tượng khách tham gia du lịch phượt ở Tây Bắc Về lứa tuổi, đối tượng khách tham gia du lịch phượt ở Tây Bắc chủ yếu là đối tượng khách thanh niên, độ tuổi từ 18-30 tuổi. Đối tượng khách này với các đặc điểm về tâm sinh lý phù hợp với loại hình du lịch này. Khách du lịch ở độ tuổi này thường chủ động trong chuyến đi du lịch. Mục đích chuyến đi cũng như hình thưc tổ chức chuyến đi của họ rất đa dạng, phong phú như: thể loại du lịch khám phá tìm hiểu, du lịch tham quan giải trí, du lịch văn hóa, du lịch thể thao Họ thường đi du lịch theo nhóm bạn, theo cặp (thuờng là những người đang yêu) với khả năng thanh toán trung bình. Đặc điểm tâm lý của nhóm khách này phổ biến như: - Có đủ nhận thức để nhận biết những điều đúng, sai và trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ, hoạt động, giao lưu, nhưng khi bộc phát khả năng làm chủ bản thân cũng không cao. - Thích vui vẻ, thoải mái, thích giao tiếp, không thích những nề nếp quá cứng nhắc, thích các hoạt động tập thể - Nhu cầu đa dạng, nhu cầu tinh thần và nhu cầu tự khẳng định xem trọng hơn nhu cầu vật chất. - Thích và dễ bị cuốn theo các trào lưu, thị hiếu của xã hội, chịu ảnh hưởng khá lớn của văn hóa truyền thống (báo chí, phim ảnh, truyền hình ) - Dễ hòa mình vào môi trường mới, thích ứng nhanh, dễ lôi cuốn vào chuyến du lịch. Đối tượng khách này còn có yếu tố tâm lý của nhóm khách ưa thích mạo hiểm, tìm tòi và khám phá với các đặc điểm nổi bật như: - Thích phiêu lưu mạo hiểm - Thích tới những nơi xa xôi - Thích tìm tòi những điều mới lạ - Thích hòa mình vào nền văn hóa địa phương. - Đi lại nhiều, thích mua những đồ lưu niệm, những sản vật mang tính chất địa phương, độc đáo và lạ - Thích sử dụng các yếu tố có tính chất địa phương Về giới tính, đối tượng khách du lịch phượt đến với Tây Bắc chiếm đa số là đối tượng nam giới. Nhìn chung, tâm lý của nam giới thường có những đặc điểm gần như đối nghịch với nữ giới. Nhìn chung nam giới thường thường có các đặc điểm tâm sinh lý như: 45
  46. - Thích thể hiện bản thân mình, thích tự khẳng định bản thân thông qua những thử thách, những trải nghiệm - Mạnh mẽ, thích sự đua tranh, thích môi trường sôi động ồn ào, thích những hoạt động mang tính mạo hiểm, tìm tòi, khám phá - Vui vẻ, nhanh nhẹn, dễ thích nghi và hòa mình với hoàn cảnh mới - Thích tụ họp, tập trung, hoạt động tập thể - Có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, chịu được áp lực lớn - Thoải mái trong giao tiếp, vận động nhiều, các đòi hỏi thường không quá khắt khe. Ngoài khách du lịch phượt trong nước chiếm số đông, khu vực Tây Bắc cũng đón tiếp một phần không nhỏ đối tượng khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch châu Âu. Họ có những đặc điểm tâm lí, kinh tế, văn hóa như: - Tính cởi mở, nói nhiều, tự do, phóng khoáng, vui buồn dễ thể hiện trên nét mặt. Họ dễ thích nghi với môi trường mới, cử chỉ tự nhiên trong giao tiếp rộng, thẳng thắn, thực tế. - Có trình độ văn hóa và hiểu biết tương đối cao, đa số đều có thể sử dụng những ngôn ngữ phổ biến (Pháp, Anh, Nga, Latinh ) - Thiên chúa giáo là tôn giáo phổ biến ở châu Âu, tuy nhiên tôn giáo không quá ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người châu Âu như những dân tộc khác ở châu Á, do đó có thể nói họ có quan điểm và góc nhìn liên quan đến các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo khá thoải mái và bao dung. - Người châu Âu thường lịch sự, chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ. Do vậy họ thường đi du lịch với số lượng người không nhiều, thường theo nhóm, theo gia đình hoặc theo cặp. - Khách du lịch là người châu Âu thường có những hiểu biết tương đối về du lịch, đa số có kinh nghiệm đi du lịch. Họ có khả năng thanh toán tương đối cao, thích các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch phượt. 2.3.2. Các chương trình du lịch đã và đang được khai thác Tuyến Du lịch Tây Bắc xuất phát từ Hà Nội với hành trình dọc 2 bờ Sông Đà, cung độ khoảng 1.200km, theo các quốc lộ 6, 279, 12, 4D, 70, qua các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội với thời gian trung bình là 1 tuần đến 10 ngày. Đây là vùng đất vẫn còn khá hoang sơ vắng vẻ, dịch vụ du lịch hạn chế. Nếu bạn chỉ có 3 ngày để khám phá Tây Bắc, có thể đi theo tuyến Hà Nội - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La. Mộc Châu (Sơn La) hay Sapa/ Y Tý (Lào Cai) luôn là lựa chọn số một cho kỳ nghỉ 2- 46
  47. 3 ngày. Nếu bạn có 7 ngày trở lên thì có thể theo hành trình Hà Nội - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai. Vốn là những điểm đến quen thuộc nhưng không bao giờ nhàm chán bởi vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên và cuộc sống vùng Tây Bắc, nơi đào, mận đẹp hơn rất nhiều bởi sự hoang dã, văn hóa bản địa ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Cung đường phượt này đặc biệt đẹp và hấp dẫn vào mùa xuân. Và du khách có thể chinh phục ba trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền núi phía bắc gồm Pha Đin, Ô Quy Hồ và Khau Phạ. Ngoài ra, lựa chọn của dân phượt cũng có thể chỉ là một địa danh cụ thể trong số các tỉnh thành Tây Bắc. Sau đây là một số chương trình phượt đã và đang được giới trẻ ưa thích, thực hiện. 2.3.2.1. Phượt Hòa Bình Với vị trí là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nơi được thiên thiên ưu đãi, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc truyền thống độc đáo của các dân tộc thiểu số, Hòa Bình đang có cơ hội để phát triển du lịch văn hóa, sinh thái. Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống: homestay, sinh thái, văn hóa, thể thao, mạo hiểm , loại hình du lịch phượt ngắn ngày đang được các nhóm bạn trẻ đam mê du lịch nhưng ít có điều kiện về kinh tế lựa chọn, đặc biệt là giới sinh viên. Nhắc đến Hòa Bình, các nhóm khách du lịch phượt đều biết đến những cung đường hấp dẫn như: Vượt dốc Cun, đèo Thung Khe lên phố Vãng - Vạn Mai - Xăm Khòe - Hang Kia - Pà Cò của huyện Mai Châu; Vượt dốc Mùn lên xã Quyết Chiến - Lũng Vân - Ngổ Luông - Bắc Sơn của Tân Lạc, xuyên qua huyện Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa hoặc xuyên qua các xã Ngọc Sơn - Ngọc Lâu - Tự Do của huyện Lạc Sơn; Vượt dốc Cha, suối Láo để khám phá các địa danh: Tu Lý - Ênh - Mường Chiềng - Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh - Cửa Nánh - Đồng Nghê của huyện Đà Bắc Qua mỗi địa danh này, du khách sẽ được chinh phục những cung đường khó khăn của miền núi, đèo, dốc quanh co, hiểm trở, núi non trùng điệp; tìm hiểu những phong tục, tập quán, thưởng thức những món ăn độc đáo, truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái, Mông; khám phá cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú với sự đa dạng về sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hang Kia - Pà Cò, Phu Canh Địa danh mà giới trẻ và sinh viên ưa thích nhất khi đặt chân đến Hòa Bình đó là Thung Nai (huyện Cao Phong, cách thành phố Hòa Bình 10km). Thung Nai được coi là khu vực đẹp nhất của lòng hồ sông Đà. Tới đây, các bạn sẽ được lên thuyền tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của lòng hồ với một chuỗi 47
  48. các quần thể du lịch nổi tiếng: đảo Dừa, Cối Xay Gió, suối Trạch, đền thờ Bà Chúa Thác Bờ và động Thác Bờ. Sở dĩ du khách, đặc biệt là các bạn trẻ thích tới Thung Nai bởi đây là nơi rất thích hợp để du lịch sinh thái tập thể. Sinh viên đến đây thường đi chơi bằng xe máy theo từng nhóm từ 7-10 người hay thậm chí vài chục người và ngủ lại một đêm tại nhà sàn trên đảo. Ban ngày được tham quan, tắm suối, chụp hình ở các địa điểm trên. Ban đêm được thưởng thức các món ăn đặc sản Hòa Bình: cá nướng lòng hồ, thịt lợn bản địa, các loại rau rừng và rượu ngô của người dân tộc sau đó được tham gia đốt lửa trại và tổ chức hát múa, chơi trò chơi Một số lịch trình đã và đang được khai thác: Chƣơng trình 1: Hà Nội - Hòa Bình - Mai Châu (2 ngày) Ngày 1: Hà Nội - Hòa Bình - Mai Châu (140km) - 8h00 - 10h00: Xuất phát từ Hà Nội - 10h00: Tới Thành phố Hòa Bình, ghé thăm Bảo tàng văn hóa Mường, thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nghỉ ngơi ăn trưa tại Tp Hòa Bình. - 12h30 - 16h00: Hòa Bình - Mai Châu. Trên đường đi dừng chân tại đèo Thung Khe ăn ngô nướng, chụp ảnh. Lên đến điểm dừng chân ngắm thị trấn Mai Châu có thể dừng lại chụp ảnh toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao. Tối ngủ nhà sàn Mai Châu, thưởng thức ẩm thực Mai Châu. Có thể tổ chức các hoạt động tập thể, xem múa và đốt lửa trại. Ngày 2: Mai Châu - Hà Nội - 7h00 - 9h00: Dậy sớm tham quan một số địa điểm du lịch xung quanh Mai Châu. - 11h00 - 12h00: Ăn trưa và nghỉ ngơi - 12h30: Lên đường trở về Hà Nội, thời gian di chuyển từ Mai Châu về Hà Nội khoảng 4-5h tùy tốc độ của từng đoàn, về đến Hà Nội trước 18h (mùa đông) và 19h (mùa hè) Chƣơng trình 2: Hà Nội - Thung Nai (2 ngày) Ngày 1: Hà Nội - Thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn) - Hòa Bình - Thung Nai - 8h00: Xuất phát tại Hà Nội - 9h30: Lên tới Thác Thăng Thiên, mua vé tham quan, trưa nghỉ ngơi ăn uống ngay trên đường - 14h00: Xuất phát từ thác Thăng Thiên đi Thung Nai - Tối nghỉ ngơi thưởng thức ẩm thực Thung Nai, đốt lửa trại và ngắm trăng lòng hồ sông Đà 48
  49. Ngày 2: Thung Nai - Du lịch lòng hồ - Hà Nội - 8h00: Thức dậy thuê thuyền đi thăm một số địa điểm tham quan như Động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ, đảo Dừa, thưởng ngoạn cảnh đẹp của lòng hồ Thung Nai - 11h30: Quay lại nhà nghỉ ăn trưa, nghỉ ngơi - 14h00 - 15h00: Bơi tự do trên lòng hồ - 15h00: Xuất phát về Hà Nội 2.3.2.2. Phượt Sa Pa Với nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, dịch vụ du lịch tương đối phát triển, phương tiện giao thông thuận tiện, Sa Pa đã trở thành cung đường phượt đầu tiên cho các du khách lần đầu tiên muốn trải nghiệm cảm giác làm phượt thủ. Vì thế, điều dễ hiểu đây là điểm đến du lịch được khai thác nhiều nhất cho đến nay tại Tây Bắc. Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh. Tháng 4, 5 là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang và đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp. Cảnh cấy lúa rất đẹp, cánh thợ săn ảnh thích đi vào mùa này và mùa lúa chín. Tháng 9-10 là mùa lúa chín, khi ấy thì khắp mọi góc nhìn Sapa đều rực vàng. Tôi thích nhất khoảng thời gian này, bạn sẽ không tưởng được đâu, Sapa như khoác lên mình màu áo mới - màu vàng óng trên khắp những quả đồi. Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào. Thời điểm này được rất nhiều đôi bạn trẻ chọn để đi du lịch tại Sapa, để một lần được thấy tuyết rơi ngay trên quê hương Việt Nam mình, ngắm những bông hoa đào rừng nở cũng là một trải nghiệm thật tuyệt vời! Có 3 cách để đi phượt đến Sapa: xe máy, tàu hỏa và ô tô. 1. Di chuyển bằng tàu hỏa: Tàu là lựa chọn của đại đa số những người đi du lịch ở Sapa. Đi bằng tàu hỏa bạn sẽ chỉ lên được tới Lào Cai và mất thêm một lượt xe bus từ ga Lào Cai đến Sapa, giá vé 50.000VNĐ/lượt. Giá vé tàu đi Sapa (Hà Nội - Lào Cai) có rất nhiều loại. Trung bình từ 130.000-600.000VNĐ cho tàu bình thường. Tàu hoả chỉ đi vào ban đêm: chuyến sớm nhất là 19h40, chuyến muộn nhất là 23h00. Thường sẽ mất khoảng 8h cho tuyến Hà Nội - Lào Cai. 2. Nếu đi ô tô, dân phượt có thể bắt xe khách của hãng Vietbus, Sao Việt, Hưng Thành tại bến xe Mỹ Đình hoặc 284 Giải Phóng. Xe giường nằm chất lượng cao tuyến Hà Nội - Sapa giá vé từ 280.000-300.000VNĐ/người ; tuyến 49