Khóa luận Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng - Trần Xuân Hằng

pdf 92 trang huongle 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng - Trần Xuân Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_mot_so_di_tich_tho_tran_hung_dao_o_hai_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng - Trần Xuân Hằng

  1. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục 4 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 5 1.1 Khái niệm du lịch 5 1.2 Khái niệm văn hoá 7 1.3 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá 8 1.3.1 Vai trò của du lịch đối với văn hoá 8 1.3.2 Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển du lịch 11 1.4 Tài nguyên du lịch 13 1.4.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch 13 1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch 14 1.5 Tín ngƣỡng thờ nhân thần của ngƣời Việt 24 TIỂU KẾT 26 CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƢNG ĐẠO Ở HẢI PHÒNG 27 2.1 Giới thiệu khái quát môi trƣờng hình thành các di tích 27 2.1.1 Lịch sử hình thành 27 2.1.2 Vị trí địa lý 28 2.1.3 Điều kiện tự nhiên 29 2.1.4 Điều kiện kinh tế – xã hội và đời sống dân cư 32 2.1.5 Sự phát triển du lịch Hải Phòng 33 2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn 38 2.3 Tín ngƣỡng thờ Đức Thánh Trần (Hƣng Đạo Đại Vƣơng) 42 2.4 Một số di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng 45 2.4.1 Di tích lịch sử đền Phú Xá 46 2.4.2 Di tích lịch sử văn hoá Chùa Vẽ 50 2.4.3 Di tích đền Tràng Kênh 55 Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 1
  2. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng 2.4.4 Các di tích thuộc cụm Liên Khê 58 2.5 Lễ hội truyền thống tại một số di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng 66 2.5.1 Lễ hội ở cụm di tích Liên Khê 66 2.5.2 Lễ hội đền Tràng Kênh 67 2.5.3 Lễ hội chùa Vẽ và đền Phú Xá 68 TIỂU KẾT 71 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƢNG ĐẠO Ở HẢI PHÒNG. 72 3.1 Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng 72 3.1.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 72 3.1.2 Thực trạng về khách du lịch 74 3.1.3 Công tác quản lí và tổ chức khai thác, tổ chức đội ngũ lao động du lịch 75 3.1.4 Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các điểm di tích 76 3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch tại một số di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng 77 3.2.1 Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 78 3.2.2 Giải pháp bảo vệ, tôn tạo và tu bổ di tích 81 3.2.3 Giải pháp duy trì và tổ chức các lễ hội truyền thống 82 3.2.4 Giải pháp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực 83 3.2.5 Giải pháp xây dựng các kế hoạch nhằm quảng bá du lịch 84 3.2.6 Một số kiến nghị cụ thể 85 TIỂU KẾT 86 KẾT LUẬN 87 Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 2
  3. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo dòng chảy của lịch sử Việt Nam, các vƣơng triều phong kiến đã tồn tại rất lâu đời, qua hàng ngàn năm. Mỗi triều đại qua đi đều để lại những dấu ấn thật đặc biệt qua từng thời kỳ họ trị vì đất nƣớc. Dù hƣng thịnh hay suy vong, đó đều là những yếu tố sự thật, không thể chối cãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong mỗi thời đại. Việt Nam tuy chỉ là một đất nƣớc nhỏ bé nhƣng ngay từ khi ra đời đã luôn bị đế quốc phƣơng Bắc dòm ngó, cùng với nhiều nỗi lo khác nhau. Thật là đặc biệt ở chỗ, mỗi một triều đại phong kiến của chúng ta, dƣờng nhƣ nhà nào cũng gặp phải nạn ngoại xâm. Cũng từ đó, ý chí anh hùng quật cƣờng của nhân dân ta đƣợc bộc lộ, đó là lòng yêu nƣớc vô bờ bến của cả quân và dân. Lịch sử đã chỉ rõ, bằng lòng quyết tâm đánh và chiến thắng kẻ thù, đƣợc sự tin yêu, ủng hộ trong lòng dân chúng thì triều đại nào cũng đuổi đƣợc bè lũ cƣớp nƣớc. Và điều này lại càng đƣợc thể hiện một cách xuất sắc ở thời đại nhà Trần. Bằng chứng xác thực nhất là sự đóng góp lớn lao của các đời vua và những danh tƣớng trong công cuộc gìn giữ sự thanh bình của quốc gia mà họ luôn sống với tinh thần “sinh vi tƣớng, tử vi thần” luôn đƣợc thế hệ sau tôn thờ. Trong phả hệ Trần triều, Trần Quốc Tuấn đƣợc nhắc đến nhƣ một vị tƣớng oai hùng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là những câu chuyện thú vị mang đậm chất giáo lí về tƣ cách đạo đức, làm ngƣời quân tử với đất nƣớc, với dân tộc. Đó là tấm gƣơng cho các triều đại về sau này, học hỏi về ông lòng trung quân ái quốc, con ngƣời tài năng bậc nhất trên mọi lĩnh vực: quân sự, y học, văn học Ngày nay khi nhắc đến ông, ngƣời ta không chỉ nhớ đến một vị tƣớng tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của vƣơng triều Trần mà còn nhận định ngay đến một vị thánh linh thiêng: đức thánh Trần – Hƣng Đạo Đại Vƣơng. Ông đƣợc coi là Thánh, là Cha trong lòng dân chúng và đƣợc thờ ở mọi miền trên khắp Tổ quốc. Các di tích trân trọng thờ ông, dù là điện thờ chính hay chỉ là thờ phối tự nhƣng không thể phủ nhận sự hiện diện của ông trong đền, chùa, miếu mạo vô cùng quan trọng với nhân dân mỗi vùng. Trong dƣ địa chí của Việt Nam, Hải Phòng là mảnh đất lƣu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị nhƣ: đền Nghè, đền Bà Đế, đình Hàng Kênh, chùa Dƣ Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 3
  4. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Hàng Và không thể không kể đến những di tích có thờ Trần Hƣng Đạo tại đây. Các di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều giá trị lịch sử văn hoá giúp cho thế hệ hôm nay có thể tìm hiểu kĩ hơn về thân thế và sự nghiệp của Ngài. Mỗi di tích ở Hải Phòng thờ đức thánh Trần, tuy đều có điểm chung là thờ vị anh hùng của dân tộc nhƣng tại mỗi nơi lại cho ngƣời ta nhiều cảm giác khác nhau, đều để lại những ấn tƣợng sâu sắc. Cũng nhƣ các di tích khác, hệ thống di tích lịch sử văn hóa thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng đã trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cƣ. Đó là những di tích thực sự có giá trị về lịch sử văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật Thế nhƣng, tính cho đến thời điểm này, một số các di tích trong đó không nhận đƣợc sự quan tâm cần thiết đối với giá trị của mình. Hơn nữa, những di tích đó đã từng đƣợc đánh giá rất có hữu ích trong việc phát triển du lịch văn hoá của thành phố này tồn tại một vấn đề lớn là chƣa đƣợc khai thác thực sự hiệu quả cho hoạt động du lịch. Bởi vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng” với mục đích nhằm phát huy các giá trị của các di tích này phục vụ cho mục đích hoạt động du lịch và cũng chính bởi vì lòng tôn kính đối với Hƣng Đạo Vƣơng cùng những chiến công oanh liệt của Ngài. Trong quá trình tìm hiểu và viết khoá luận, là một sinh viên, với vốn hiểu biết còn rất nhiều hạn chế nên trong nội dung bài viết còn có nhiều điểm thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý sửa chữa, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: “Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng”, khoá luận nhằm mục đích: - Phác hoạ khái quát các di tích về lịch sử, kiến trúc, hiện vật, lễ hội - Chỉ ra các giá trị lịch sử - văn hoá của các di tích đó. - Thực trạng khai thác về khía cạnh du lịch. - Đề xuất một số kiến nghị với chính quyền địa phƣơng, và ngành du lịch cùng các ngành có liên quan ở Hải Phòng về việc khai thác giá trị lịch sử văn hoá tại các điểm di tích thờ Trần Hƣng Đạo phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 4
  5. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu những lí luận có liên quan đến đề tài - Nghiên cứu các yếu tố về giá trị kiến trúc, văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu thờ Trần Hƣng Đạo ở thành phố Hải Phòng. - Hoạt động du lịch tại Hải Phòng nói chung và các di tích thờ Trần Hƣng Đạo tại đây nói riêng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi một số các di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng nhƣ di tích lịch sử văn hoá chùa Vẽ, đền Phú Xá (Đông Hải, Hải An), đền Tràng Kênh (Minh Đức, Thuỷ Nguyên) và đền Thụ Khê, chùa Thiểm Khê, chùa Mai Động thuộc cụm di tích Liên Khê. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này thuộc lĩnh vực nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn cho nên đƣợc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Đây là phƣơng pháp chủ yếu để thực hiện khoá luận này, bao gồm tổng hợp nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình tiến hành, tác giả đã thu thập các thông tin qua sách báo, các nguồn tin trên mạng internet, các công trình nghiên cứu khác về hoạt động du lịch tại các khu di tích thờ Trần Hƣng Đạo tại Hải Phòng làm cơ sở phân tích, đánh giá trong khoá luận. 4.2 Phương pháp xã hội học Để những nghiên cứu có tính khách quan, tác giả đã thực hiện những phỏng vấn ngắn đối với ngƣời dân quanh các khu di tích đƣợc giới thiệu trong bài, cũng nhƣ những ngƣời có nhiệm vụ trông coi, quản lí tại điểm đó và một số những ngƣời có công việc thƣờng xuyên tại các di tích những ngày có hội. 4.3 Phương pháp khảo sát thực địa Tác giả đã tiếp cận trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu bằng cách thực hiện công việc quan sát tại điểm di tích, cùng với đó là thành lập những bảng hỏi khái quát dành cho một số những khách du lịch ngẫu nhiên khi họ đến tham quan di tích. Đây là phƣơng pháp quan trọng để tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần cho kết qủa của bài luận mang tính xác thực. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 5
  6. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng 4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp Từ những tài liệu đã thu thập đƣợc, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và từ các thông tin của những ngƣời đƣợc phỏng vấn, tác giả tiến hành xử lí theo từng bƣớc nhỏ, phân tích và đƣa ra kết luận. 5. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội Dung của khoá luận đƣợc chia làm ba chƣơng: + Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung. + Chương 2: Giá trị văn hoá của một số di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng. + Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn các giá trị văn hoá, phát triển du lịch tại một số di tích thờ Trần Hƣng Đạo ở Hải Phòng. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 6
  7. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1 Khái niệm du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Không giới hạn là những cuộc dã ngoại phạm vi nhỏ, các chuyến du lịch quốc tế mở ra rất nhiều sự mới mẻ thoả mãn con ngƣời không dừng lại chỉ ở nghỉ ngơi, giải trí, mà đó còn là đáp ứng nhu cầu to lớn về mặt tinh thần, cung cấp nguồn kiến thức vô hạn và các mối quan hệ giữa các dân tộc đƣợc mở rộng, làm nền tảng cơ sở vững chắc cho nền hoà bình thế giới. Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nƣớc, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Thuật ngữ này đƣợc Latinh hoá thành “tornes” và sau đó thành “tourisme” (tiếng Pháp), “tourism” (tiếng Anh) v.v. Theo Robert Lanquar, từ “tourist” lần đầu tiên đƣợc xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1980. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Tourism đƣợc thông dịch qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, ngƣời Trung Quốc gọi Tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế – xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong vòng hơn 6 thập kỉ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn đƣợc tranh luận. Do hoàn cảnh (thời gian và khu vực) khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngƣời có một cách hiểu khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tƣợng di chuyển của cƣ dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Hunziker và Kraff định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tƣợng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lƣu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thƣờng xuyên của họ”. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 7
  8. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Dƣới con mắt của các nhà kinh tế, văn hoá học, du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế, tuy nhiên mỗi học giả lại có những nhận định khác nhau: Với cố gắng chỉ ra một khía cạnh kinh tế của du lịch, Picara Edmod đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phƣơng diện khách vãng lai mà chính về phƣơng diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai đến với túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp (trƣớc hết trong khách sạn) và gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thảo mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”. Azar nhận thấy “du lịch là một hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nƣớc này sang một nƣớc khác, nếu không gắn với sự thay đổi lƣu trú hay nơi làm việc”. Theo Kaspar “du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tƣợng xảy ra trong quá trình di chuyển và lƣu trú của con ngƣời tại nơi không phải là nơi thƣờng xuyên làm việc của họ”. Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng ngoài tiếp cận môi trƣờng, phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài. Các tác giả Hoa Kỳ Rober W .McIntosh, Charles R .Goeldner, J. R Brent Ritchie phát biểu về du lịch nhƣ là: “Tổng hoà các hiện tƣợng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong qúa trình thu hút đón tiếp khách du lịch”. Trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch” của Trần Nhạn có viết: “Du lịch là quá trình hoạt động của con ngƣời rời khỏi quê hƣơng đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là đƣợc thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hƣơng, không nhằm mục đích sinh lời đƣợc tính bằng đồng tiền”. Theo luật du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. (Điều 4) Nhƣ vậy, qua các định nghĩa trên có thể hình dung đƣợc sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch. Khái niệm du lịch là khái niệm bao hàm nội dung kép, một mặt nó mang ý nghĩa thông thƣờng của từ, việc đi lại liên quan đến mục đích nghỉ ngơi giải trí; mặt khác du lịch là một liên ngành Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 8
  9. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng liên quan đến nhiều thành phần quan trọng (khách du lịch, phƣơng tiện giao thông, địa bàn đón khách ) 1.2 Khái niệm văn hoá Văn hoá là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo có từ thuở bình minh bắt đầu xã hội loài ngƣời. Ở phƣơng Đông văn hoá theo tiếng Trung Quốc là “Văn trị, giáo hoá” tức là cách cai trị mang hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hoá, bản thân từ văn là biểu thị ra bên ngoài, là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra, nó biểu hiện thành một hệ thống các quy tắc ứng xử đƣợc xem là đẹp đẽ. Ở phƣơng Tây văn hoá theo phiên âm La-tinh bắt nguồn từ hai nghĩa: - Cultus: trồng trọt ở ngoài đồng - Cultusanimi: trồng trọt tinh thần, nghĩa là giáo dục con ngƣời Con ngƣời chỉ có thể có văn hoá thông qua giáo dục dù vô thức hay có ý thức, con ngƣời không thể tự nhiên có văn hoá nhƣ tự nhiên, bản thân con ngƣời có cơ thể còn có nghĩa là giáo dục bồi dƣỡng con ngƣời, tinh thần con ngƣời để có những phẩm chất tốt đẹp. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm Văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian. Thuật ngữ Văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” đƣợc sử dụng vào thế kỷ thứ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc quản lí canh tác nông nghiệp. Vào thế kỷ thứ XIX, thuật ngữ “Văn hoá” đƣợc những nhà nhân loại học phƣơng tây sử dụng nhƣ một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất của văn hoá hƣớng về trí lực và sự vƣơn lên, sự phát triển dựa vào văn minh, EB.Taylo là đại diện của họ. Theo ông “Văn hoá là toàn bộ những phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con ngƣời có đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã hội”. Ở thế kỷ XX, khái niệm văn hoá thay đổi theo F.Boa, ý nghĩa văn hoá đƣợc quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu nhƣ “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tƣơng đối luận của văn hoá”. Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 9
  10. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn quan niệm: “Văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã đƣợc đúc kết và truyền lại bằng biểu tƣợng, và nó là thành quả độc đáo của nhân loại khác với loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con ngƣời làm ra”. Văn hoá không phải là cụ thể một cái gì cả, không phải là phong tục tập quán hay tôn giáo tín ngƣỡng. Văn hoá cũng không phải là các kĩ thuật sản xuất, văn hoá cũng không phải là các hoạt động chính trị, xã hội. Văn hoá cũng không phải những vật chất thƣờng có nhƣ ăn uống, quần áo, nhà cửa mà văn hoá chính là dấu ấn của một cộng đồng lên mọi hiện tƣợng tinh thần vật chất của cộng đồng đó. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và cá nhân phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Theo PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ có giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này đã nêu bật bốn đặc trƣng quan trọng của văn hoá: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Văn hoá là một quá trình hoạt động của con ngƣời tự do, biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới tự nhiên thứ hai có cấu trúc cao hơn và có dấu ấn ngƣời (có tính ngƣời). Trong qúa trình đó con ngƣời hình thành cái thiên nhiên bên trong của chính mình (cảnh quan nội tại của chính mình), đồng thời thể hiện thái độ (ứng xử) với thiên nhiên thứ nhất lẫn thiên nhiên thứ hai và ứng xử đối với chính mình. 1.3 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá 1.3.1 Vai trò của du lịch đối với văn hoá Du lịch là tác nhân quan trọng để thúc đẩy văn hoá phát triển, giao lƣu hội nhập giữa các nền văn minh của nhân loại. Việc khai thác các giá trị văn hoá cho việc phát triển du lịch còn có ý nghĩa quan trọng là giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá. a/ Tác động tích cực Một trong những chức năng của du lịch là giao lƣu văn hoá giữa các cộng Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 10
  11. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng đồng dân cƣ. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn đƣợc thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phƣơng, tạo ra quá trình giao lƣu tiếp xúc giữa các cá thể, các địa phƣơng, các cộng đồng. Quá trình giao tiếp này là môi trƣờng để các ảnh hƣởng tích cực thâm nhập vào xã hội, cộng đồng một cách nhanh chóng, nhờ sự thâm nhập này mà các nền văn hoá có điều kiện để tiếp xúc với những cái mới, tạo nên một nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc. Đi du lịch, con ngƣời có điều kiện để tiếp xúc với nhau nhiều hơn giữa mối quan hệ gần gũi và cả những mối quan hệ mới lạ. Những đức tính tốt trong mỗi ngƣời nhƣ chân thành, hay giúp đỡ ngƣời khác mới có dịp đƣợc thể hiện rõ nét. Du lịch là điều kiện để mọi ngƣời xích lại gần nhau hơn. Nhờ đó có thể nói qua du lịch con ngƣời hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nƣớc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp các thành tựu văn hoá của dân tộc, đƣợc sự giải thích cặn kẽ của các hƣớng dẫn viên, du khách sẽ cảm nhận đƣợc giá trị to lớn của các di tích mà ngày thƣờng họ không để ý tới, góp phần làm tăng thêm giá trị của mỗi công trình. Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục phát triển các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề. Du lịch góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh, giá trị truyền thống của văn hoá của một đất nƣớc ra thế giới bên ngoài, là sợi dây vô hình gắn kết các giá trị của các nền văn hoá với nhau. Cũng chính nhờ du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hoá có điều kiện hoà nhập với nhau, làm cho đời sống tinh thần của con ngƣời trở nên phong phú hơn. b/ Tác động tiêu cực Bản chất của hoạt động du lịch là giao lƣu tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là môi trƣờng để các ảnh hƣởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng: nạn mại dâm, nghiện hút, cờ bạc Khi đi du lịch, du khách luôn muốn đƣợc thâm nhập và các hoạt động văn hoá của địa phƣơng. Song nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 11
  12. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng lạm dụng và sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trƣớc mắt nên các hoạt động văn hoá truyền thống đƣợc trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cƣời cho du khách. Nhiều trƣờng hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của các hành vi lễ hội, ngƣời ta giải thích một cách sai lệch hoặc thậm chí là bậy bạ. Giá trị truyền thống dần dần bị lu mờ do sự lạm dụng văn hoá vì mục đích kinh tế. Do chạy theo số lƣợng, không ít mặt hàng truyền thống đƣợc chế tác lại để làm hàng lƣu niệm cho du khách, sản xuất cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hoá bản địa. Một trong những xu hƣớng thƣờng thấy ở các nƣớc nghèo đón khách ở các quốc gia giàu có, là ngƣời dân bản xứ, đặc biệt là giới trẻ ngày càng có biểu hiện chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách. Do có cách nhận thức khác nhau về đạo đức, một số du khách không thấy những hành động, cử chỉ, cách ăn mặc của mình là không phù hợp với văn hoá truyền thống của cƣ dân nơi đến du lịch. Sự có mặt quá nhiều của các du khách tại địa phƣơng đã ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời dân địa phƣơng, làm cho không ít ngƣời khó chịu bởi những hành vi và cách biểu hiện tình cảm khác lạ của các du khách. Khai thác quá mức các giá trị văn hoá đang là nguyên nhân làm cho các di tích bị xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ bị biến mất khỏi nền văn hoá xã hội hiện đại. Hoạt động du lịch với những đặc thù riêng của nó dễ làm biến dạng các lễ hội truyền thống. Dù lễ hội truyền thống có tính cởi mở thì nó vẫn có những hạn chế nhất định về điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội cổ truyền, vốn chỉ phù hợp với một khuôn mẫu và không gian bản địa. Trong khi đó, hoạt động du lịch mang tính liên nghành, liên vùng, xã hội hoá cao sẽ dễ làm mất sự cân bằng, dẫn tới sự phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống của địa phƣơng trong quá trình diễn ra lễ hội. Hiện tƣợng thƣơng mại hoá, các hoạt động lừa đảo, gây tâm lý lo lắng cho du khách, làm giảm lƣợng khách đến lễ hội lần sau. Du khách đến lễ hội đông kéo theo nhiều nhu cầu khác nhau, tạo ra sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu, dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái tự nhiên và môi trƣờng sinh thái nhân văn. Bản sắc vùng miền có nguy cơ bị mờ do kết quả của sự giao thoa Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 12
  13. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng văn hoá thiếu lành mạnh, không thể tránh khỏi đem đến từ phía một bộ phận du khách. Những tác động tiêu cực trên nằm trong những biến động không ngừng. Vì tƣơng lai phát triển du lịch bền vững, vì các giá trị văn hoá truyền thống của nhân loại, ngành du lịch nói chung, ngƣời làm du lịch nói riêng phải tự đặt cho mình trách nhiệm góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp, những hành vi ứng xử với môi trƣờng văn hoá thân thiện hơn, khai thác các giá trị văn hoá phải luôn gắn với trùng tu, tôn tạo. 1.3.2 Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển du lịch Các đối tƣợng văn hoá đƣợc coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu nhƣ tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa phƣơng của nó. Các đối tƣợng văn hoá - tài nguyên du lịch nhân văn, là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Mặt khác, nhận thức văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Nhƣ vậy xét dƣới góc độ thị trƣờng vừa là yếu tố cung vùa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng luôn đƣợc xem là tiền đề phát triển du lịch, thực tế cho thấy tài nguyên du lịch nhân văn càng phong phú càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động càng cao. Văn hoá là nguồn lực nhân văn quan trọng, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của du lịch và là nguồn nội sinh để du lịch phát triển phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch có tính đặc thù, cụ thể là: Văn hoá là động cơ, là mục đích của chuyến đi, là mục tiêu khám phá của con ngƣời. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu du lịch của con ngƣời ngày một tăng cao, họ muốn tìm hiểu khám phá những nền văn minh của nhân loại, khám phá những nét văn hoá mới thì vai trò của văn hoá ngày nay càng đƣợc thể hiện đậm nét. Môi trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng văn hoá và nhân văn có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển du lịch, yếu tố cơ bản để tạo nên sự phong phú về loại hình và sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch bao giờ cũng là sự tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó làm thoả mãn đƣợc Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 13
  14. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng nhu cầu tìm hiểu của du khách. Có thể nói văn hoá dân tộc là tài sản vô giá, cốt lõi của một dân tộc, là cơ sở để tạo ra những giá trị mới và giao lƣu văn hoá. Đối với sản phẩm du lịch, văn hoá tuy không phải là thành tố duy nhất song việc sử dụng bản sắc vắn hoá vào trong từng sản phẩm du lịch đã phần nào tạo nên cốt cách văn hoá riêng hoàn toàn không thể pha trộn đƣợc. Tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch. Các sản phẩm văn hoá nhƣ tranh vẽ, điêu khắc, tƣợng nặn tạo nên một động lực thúc đẩy quan trọng của du lịch: tranh Đông Hồ, tranh lụa là sản phẩm du khách rất ƣa thích Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị sản phẩm du lịch và độ thu hút khách đến càng cao. Để làm vui lòng khách, ngƣời ta làm để bán hoặc tặng làm kỉ niệm các đồ vật có ấn tƣợng, hình ảnh gợi nhớ nơi đến du lịch, tại các làng nghề truyền thống thì các đồ vật, sản phẩm du lịch lại càng có ý nghĩa nhiều hơn. Trình diễn dân ca và các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống cũng nhƣ hiện đại cũng là một biểu hiện của văn hoá. Thực tế ở một số nƣớc âm nhạc là nguồn chủ yếu để mua vui và làm hài lòng du khách trong các cơ sở lƣu trú. Đặc biệt, các khách sạn, nhà nghỉ tại nơi nghỉ mát cũng có thể mang lại cơ hội cho khách thƣởng thức âm nhạc một cách tốt nhất. Các chƣơng trình giải trí buổi tối nhƣ hoà nhạc, ghi âm và hệ thống tái bản âm thanh đều tăng thêm khía cạnh nghệ thuật đang tồn tại của quốc gia đó. Hoà nhạc, diễu hành và các lễ hội đƣợc du khách rất hoan nghênh. Các băng hình, đĩa nhạc mà khách có thể mua là phƣơng tiện rất hiệu qủa nhằm duy trì, gìn giữ nền văn hoá của một địa phƣơng. Chất lƣợng tài nguyên du lịch nhân văn là yếu tố cơ bản tạo nên chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả hoạt động du lịch. Trình diễn dân ca và các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng nhƣ hiện đại là một biểu hiện của văn hoá tạo nên sức hút lôi cuốn, sôi động, và mạnh mẽ của một nền văn hoá đối với du khách. Các hình thức và chƣơng trình tiến hành đầy màu sắc, trang phục cổ truyền dân tộc, âm nhạc, điệu nhảy và trình độ nghệ thuật đã tăng thêm sức hấp dẫn với du khách, làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch. Nền nông nghiệp của một khu vực cũng là mối quan tâm của du khách. Mô hình du lịch nông thôn làm cho du khách hoà mình vào cuộc sống của ngƣời Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 14
  15. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng nông dân vừa giúp cho du khách hiểu thêm về bản chất một nền văn hoá, vừa giúp những ngƣời nông dân mở mang nhận thức một cách trực tiếp. Những hệ thống nông nghiệp điển hình là những điểm hấp dẫn đối với những ngƣời dân muốn đi thăm một khu nông nghiệp đặc trƣng. Việc học hỏi kinh nghiệm canh tác trong chuyến đi có thể làm thay đổi tác phong, thái độ trong cƣ xử lao động. Điều này cũng có thể đƣợc coi là một ảnh hƣởng tích cực của du lịch đến văn hoá nói chung. Những hoạt động các trƣờng đại học, trung học, tiểu học cũng nhƣ các trƣờng tƣ và hình thức tổ chức đào tạo, hƣớng nghiệp là những đặc trƣng của nền văn hoá khu vực đó và có thể sử dụng ở mức đáng kể nhƣ những trung tâm thu hút du khách. Các trung tâm đào tạo đại học thƣờng tạo ra những cơ hội thu hút các học viên từ những vùng khác nhau trong nƣớc đó hay từ những nƣớc khác trên thế giới. Điều này khuyến khích việc đi lại. Các hội nghị kinh doanh quốc tế của tập đoàn công nghiệp cũng nhƣ các tổ chức giáo dục đào tạo và khoa học thƣờng đƣợc tổ chức ở các trƣờng đại học hoặc các viện giáo dục đào tạo khác. Nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế đƣợc các trƣờng đại học hoặc các viện nghiên cứu khởi xƣớng và tổ chức thu hút hàng ngàn ngƣời tham gia và có tiếng vang rất lớn. Hội thảo Việt Nam học tổ chức tháng 07 năm 1998 là một ví dụ điển hình. Các nguồn tài nguyên đều rất quan trọng với việc phát triển du lịch vì thế cần cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lƣợc bằng việc đầu tƣ xây dựng, tôn tạo, các tài nguyên du lịch đặc sắc của các địa phƣơng, nghiên cứu ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển của xã hội. Để vừa khai thác các giá trị văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch vừa bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống, đòi hỏi các cấp chính quyền có phƣơng hƣớng chiến lƣợc đúng đắn, các nhà làm du lịch phải hiểu và tôn trọng những giá trị đích thực của tài nguyên để phát triển du lịch một cách bền vững. 1.4 Tài nguyên du lịch 1.4.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 15
  16. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng lịch, đô thị du lịch”. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức hút khách du lịch càng mạnh. Tài nguyên có sự ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Đồng thời tài nguyên du lịch cũng chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế – xã hội: phƣơng thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và cơ cấu, khối lƣợng nhu cầu du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hoá - lịch sử đã bị biến đổi ở nhiều mức độ nhất định dƣới ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi vì những thay đổi cơ cấu và lƣợng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng nhƣ tính chất văn hoá - lịch sử. Khái niệm “Tài nguyên du lịch” là một phạm trù động, vì nó thay đổi tuỳ thuộc vào sự tiến bộ của kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Khi đánh giá tài nguyên xác định hƣớng khai thác các tài nguyên du lịch cần tính đến những đổi thay trong tƣơng lai về nhu cầu cũng nhƣ khả năng kinh tế, kĩ thuật khai thác các loại tài nguyên du lịch mới. 1.4.2 Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, song vẫn có thể phân chia thành hai loại đó là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 1.4.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Thiên nhiên là môi trƣờng sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên trái đất. Thiên nhiên bao quanh gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên, các hiện tƣợng tự nhiên và các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện tự nhiên thƣờng xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con ngƣời. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 16
  17. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới đƣợc xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng nhƣ các điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội và chúng thƣờng đƣợc khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, ngƣời ta thƣờng nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên. Trong số các thành phần của tự nhiên, có một số thành phần chính có tác động trực tiếp và thƣờng xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành phần này cũng chỉ có một yếu tố nhất định đƣợc khai thác nhƣ nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thƣờng là địa hình, khí hậu, thuỷ văn và sinh vật. 1.4.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con ngƣời sáng tạo ra. Theo quan điểm chung đƣợc chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng nhƣ tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra đều đƣợc coi là những sản phẩm văn hoá. Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng đƣợc hiểu là những tài nguyên văn hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn, chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới đƣợc coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc phân chia làm hai loại là: a/ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dƣợc cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 17
  18. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng b/ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, là gƣơng mặt lịch sử, là nhân chứng của các thời đại. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở nƣớc ta phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang các giá trị lịch sử văn hoá, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nƣớc, gồm: di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, các công trình đƣơng đại. Trong đó, các di tích kiến trúc nghệ thuật nhƣ chùa, đình, đền, nhà thờ, miếu, nhà cổ, lăng tẩm, cung điện chiếm số lƣợng lớn, lƣu giữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật văn hoá có giá trị, là những điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn du khách. Trong phạm vi đề tài của mình, tác giả xin trình bày một số điểm nổi bật trong các thành phần và yếu tố của tài nguyên du lịch nhân văn, có liên quan trực tiếp đến đề tài. Bao gồm: * Các di tích lịch sử - văn hoá Các di tích lịch sử – văn hoá đƣợc coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Nó là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phƣơng, mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nƣớc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật ở mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con ngƣời, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc. Giá trị đặc biệt của di tích đƣợc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh là những mảng màu giúp cho du khách “sắp xếp, lắp ghép” để tạo ra khối tổng hoà chung trong một không gian du lịch địa phƣơng, vùng, lãnh thổ và cao hơn là quốc gia và quốc tế. Mỗi di tích đều mang tính độc lập về các giá trị (hiện chỉ khai thác điểm) nhƣng nó lại có sức kết nối kì lạ khi đƣợc lắp ghép vào các tour du lịch chuyên đề. Theo luật di sản văn hoá: “Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. Sự tồn tại của các di tích lịch sử văn hoá là hết sức quan trọng, bởi nó trở thành cầu nối giữa Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 18
  19. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Giá trị của nó là nền tảng vững chắc giúp cho các thế hệ sau vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập. Di tích càng có niên đại cao càng có giá trị về lịch sử văn hoá. Di tích lịch sử văn hoá chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi di tích có một nội dung, giá trị văn hoá, lƣợng thông tin riêng biệt khác nhau. Cần phải phân biệt các loại di tích khác nhau để xác định tên gọi đúng với nội dung của nó và khai thác, sử dụng và bảo vệ di tích một cách có hiệu quả. Việc xếp hạng di tích là tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng di tích, tạo quyền bất khả xâm phạm cho các di tích. Trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tƣ, phát huy cao độ những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại. Tiêu chuẩn xếp hạng các di tích lịch sử – văn hoá ở Việt Nam Là những động sản và bất động sản có giá trị lịch sử – văn hoá, khoa học, nghệ thuật, những công trình mang tính chất sáng tạo trên nhiều lĩnh vực của xã hội từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần. Các di tích đƣợc xếp hạng phải là chứng tích cho một nền văn minh riêng biệt. Phải là những công trình vật dụng có giá trị xuất sắc mang tính chất tiêu biểu hoặc là đỉnh cao của từng mặt sinh hoạt xã hội của một thời đại. Những di tích có liên quan đến những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển văn hoá - xã hội. Là chứng tích những mốc lịch sử, chiến công hiển hách, những thành tích lớn có tác dụng thúc đẩy lịch sử, chuyển biến một giai đoạn lịch sử, cách mạng hay sự chuyển biến lớn hình thái xã hội. Các danh lam thắng cảnh phải có giá trị nổi tiếng Một số loại di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu: - Đình Đình là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã Việt Nam, khi nói đến làng ngƣời Việt là nói tới cây đa, giếng nƣớc, sân đình. Đình có từ lâu, lúc đầu nhƣ các quán, miếu qua đƣờng, tới thế kỷ thứ XVI, đình phát triển nhiều. Thế kỷ XVII là sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc đình. Những đình nổi tiếng đƣợc xây dựng trong thời kì này là đình Lỗ Hạnh (1576), đình Tây Đằng (thế kỷ XVI), đình Bảng (1736) v.v. Nơi dựng đình thƣờng ở giữa làng, trên một khu đất cao, thế đất hẹp, có long mạch. * Một số kiểu kiến trúc phổ biến của đình: Kiểu kiến trúc chữ “Nhất” là kết cấu một toà đình có 5 gian hoặc 7 gian và 2 chái. Kết cấu này thƣờng thấy ở các ngôi đình thời Mạc. Đến thế kỷ XVII, Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 19
  20. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng ngƣời ta đƣa Thành Hoàng vào thờ ở các đình thì xuất hiện các tục hậu Thần, kết cấu chữ “Nhất” bị phá vỡ và phát triển thành các kiểu kiến trúc nhƣ sau: + Cấu trúc chữ “Nhị” gồm phần đại đình cộng với phần hậu cung. + Cấu trúc chữ “Đinh” hay còn gọi là hình chuôi vồ, bao gồm phần đại đình và phần hậu cung. + Cấu trúc chữ “Công” gồm phần đại đình, hậu cung và toà ống muống nối giữa hai phần này. Sân đình cách mặt đất 0,6m – 0,8m; thƣờng có thứ bậc (Tiền tế, phƣơng đình) để quy định thứ bậc ngồi trong đình. Kiến trúc của đình thể hiện giá trị nghệ thuật điêu khắc cao hơn hẳn so với các loại hình kiến trúc khác, là nguồn liệu để nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam, đời sống hàng ngày cũng nhƣ tâm hồn của ngƣời nông dân Việt Nam. Điêu khắc ở đình làng qua mỗi thời kỳ, mỗi triều đại Lê – Trịnh – Nguyễn đều có một kiểu kiến trúc gắn với điêu khắc khác nhau. Nét khác biệt chủ yếu là thể hiện trong các môtíp trang trí, rõ nhất là hình con rồng và vị trí các hoạt cảnh dân gian. Từ lâu, ngôi đình làng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân Việt. Giá trị của ngôi đình làng không những đƣợc ngƣời dân Việt Nam ngợi ca và tự hào mà ngay cả ngƣời nƣớc ngoài cũng đánh giá rất cao loại hình kiến trúc dân gian này. Có thể nói, đình làng Việt là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu, một đặc trƣng nổi bật của văn hoá làng xã, ngôi nhà công cộng của làng xã với ba chức năng cơ bản: hành chính, tôn giáo và văn hoá. Về chức năng hành chính, đình làng chính là trụ sở hành chính của làng thời kỳ quân chủ, là nơi giải quyết các công việc của làng nhƣ thu thuế, phạt vạ, xử kiện. Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, đƣợc gọi chung là Thành Hoàng. Về chức năng văn hoá, đình là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hoá của cả làng mà đỉnh cao là lễ hội. Ngôi đình là kết tinh của tinh thần cộng đồng làng xã (thể hiện ở quan niệm hƣớng đình, các thành viên cùng tham gia tổ chức và thƣởng thức hội ). Đình phản ánh khát vọng của ngƣời nông dân thoát khỏi ràng buộc của Nhà nƣớc phong kiến (thể hiện ở điêu khắc dân gian nhƣ các hoạ tiết ngƣời cƣỡi rồng, trai gái ôm nhau tình tự ) - Đền, miếu, nghè, am, quán Các tên gọi này thƣờng không có sự nhất quán giữa các làng song nhìn Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 20
  21. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng chung đây là nơi thần linh, thành hoàng trú ngụ vì nhiều lí do khác nhau nhƣ: là nơi sinh, nơi hoá thân của thần, nơi thần dừng chân, nơi đóng doanh trại của thần, nơi bày chiến trận của thần Đền thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã đƣợc thần thánh hoá. Đền có nhiều dạng. Loại hình to lớn cả về mặt bằng lẫn ý nghĩa, có thể kể đến Đền Hùng, đền Gióng, đền Vua Đinh Vua Lê, đền Lý Bát Đế, đền Kiếp Bạc, rồi các đền thờ thần dân dã, cũng có khi đền gắn với việc thờ các thần linh hoặc những nhân vật của địa phƣơng đƣợc thiêng hoá. Đền có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Vì vậy, đây là một loại di tích lịch sử – văn hoá có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở nƣớc ta. Đền có các mảng điêu khắc, các nhang án, đồ tế tự, tƣợng, hoành phi thƣờng đƣợc sơn son thếp vàng có gía trị thẩm mĩ và nghệ thuật, các công trình kiến trúc thƣờng gắn liền với các truyền thuyết, các lễ hội để tôn vinh các thần điện hoặc danh nhân, các anh hùng dân tộc. Đền trong làng Việt còn là nơi thờ Mẫu gắn với tục thờ nữ thần, hệ trọng trong quan niệm của dân làng. Miếu thƣờng là các ngôi đền nhỏ nhƣ miếu Thổ Địa, miếu cô, miếu cậu Trong một số trƣờng hợp cụ thể có thể thấy, miếu là một kiến trúc khá lớn. Đôi khi chiếm một diện tích mặt bằng rất đáng kể, ví nhƣ Văn Miếu, Võ Miếu (Miếu hiệu có ở đất Việt từ thế kỷ thứ XI). - Chùa Cùng với sự du nhập của phật giáo vào Việt Nam từ buổi đầu công nguyên. Các ngôi chùa dần dần mọc lên trên đất nƣớc, cho đến lúc mỗi làng có một ngôi chùa. Chùa không chỉ là nơi các nhà sƣ tu hành, các tín đồ phật giáo tới làm lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá làng xã qua nhiều đời. Và đối với một số chùa những ngày lễ hội còn thu hút cả khách thập phƣơng từ những miền xa đến. “Đất vua, chùa làng” – có hiểu đƣợc những điều này mới hiểu đƣợc cấu trúc xã hội - văn hoá của dân tộc Việt Nam trong bề dày lịch sử. Tìm hiểu những ngôi chùa, rõ ràng không phải chỉ hiểu Phật giáo Việt Nam, mà còn là hiểu nhiều mặt của tri thức Việt Nam, văn hoá Việt Nam. Chùa là một công trình kiến trúc dành cho việc thờ Phật. Không có một kiểu mẫu chung cho hàng ngàn ngôi chùa đƣợc xây dựng trong nhiều thế kỉ qua, trên lãnh thổ cả nƣớc từ Bắc vào Nam. Mỗi thời đại có phong cách riêng, mỗi địa phƣơng lại tuỳ theo điều kiện địa lí, thế đất và do nhiều lí do riêng mà đƣa ra Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 21
  22. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng một kiểu kiến trúc phù hợp. Điểm nổi bật của chùa Việt bao giờ cũng có xu hƣớng gần dân, ngoài một số chùa đƣợc dựng ở địa điểm có thắng cảnh thiên nhiên thì hầu nhƣ chùa nào cũng gắn liền với làng xóm. Tín đồ của đạo Phật chủ yếu là nông dân vì thế chùa cũng phản ánh rõ nét tƣ duy nông nghiệp. Từ đó có thể thấy đƣợc chùa là trung tâm văn hoá của làng. Thần linh trong chùa cũng nhƣ ở nhiều di tích khác còn rất gần gũi với đời, chỉ biết các ngài ở trên, còn ở trên đâu thì ngƣời Việt không cần biết đến, các ngài chƣa phải là đấng cao vĩnh viễn. Vì thế mặt kiến trúc tôn giáo của ngƣời Việt chƣa có vƣơn theo chiều cao. Mặt khác chùa Việt lại thƣờng dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Hiện tƣợng này đƣợc nghĩ tới xuất phát từ việc mở rộng đất đai trong kinh tế nông nghiệp xƣa. Theo quan niệm cổ truyền, chùa bao giờ cũng đƣợc dựng ở mảnh đất thu đƣợc khí thiêng của trời đất, thƣờng phải hội tụ đƣợc các đặc điểm nhƣ sau: đất cao tƣơi nhuận (cây cối tốt lành, chim khôn vui hót), có dòng chảy hoặc ao hồ trƣớc mặt, tiền diện quay về hƣớng Nam - đó là hƣớng bát nhã (trí tuệ) vì đạo Phật cho rằng có MINH (hiểu biết) mới xóa bỏ đƣợc tội lỗi (sự ngu dốt). Đặc điểm của chùa Việt: về kiến trúc mặt bằng, thì mở ra khuôn viên chùa đầu tiên phải qua Tam Quan – tức cổng chùa, song nó đã mang ý nghĩa cao siêu hơn về Phật đạo. Cửa chùa thƣờng có 3 lối vào, là một kiến trúc riêng cũng có khi lại là một toà nhà 3 gian 2 chái hay có thể là một gác chuông vuông 2 tầng 8 mái. Tam quan gồm: + Không quan: “không” là bản thể cốt lõi, là cội nguồn – “quan” là lối nhìn nhận thức Suy cho cùng là nhận thức về cội nguồn chung của muôn loài, muôn vật. + Giả quan: nhận thức về quy luật vô thƣờng (không tồn tại vĩnh viễn) của muôn loài muôn vật, mọi pháp đều biến hoá giả tạo. + Trung quan: cách nhận thức chân chính, hoà hợp, chẳng phân hai, không lệ thuộc vào bất kể một nhận thức, sự kiện nào. Là con đƣờng của đạo dẫn đến giải thoát. Qua Tam Quan, con đƣờng gọi là nhất chính đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu của hệ thống chùa chính là toà tiền đƣờng – nơi đây các phật tử ngồi tụng kinh, thiền niệm để “rèn tâm kiến tính”. Chỉ có chùa mới có tiền đƣờng, còn ở đình và đền thƣờng gọi là Tiền tế hoặc Tiền bái. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 22
  23. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Gian thờ Phật: nằm chính diện, thuộc gian giữa, thƣờng hay mở lui về phía sau tạo cho kiến trúc chùa mang kết cấu chữ Đinh, hay chữ Công. Thƣợng điện: do cửa chùa luôn mở rộng với chúng sinh nên nơi thờ không bao giờ bị che chắn. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Toà nhà hậu thƣờng là nơi thờ mẫu, thờ những ngƣời có công với chùa - đồng thời cũng là nơi ở cho tăng ni, nhà khách và nhà bếp ngoài ra hầu nhƣ chùa nào cũng có tháp, số tầng tháp thƣờng lẻ. - Lăng Trong quan niệm văn hoá tâm linh của ngƣời Việt, ngôi mộ có ý nghĩa rất quan trọng. Dân gian có câu: “Sống về mồ mả không ai sống về cả bát cơm”; thậm chí đối với dân ta câu mắng chửi nặng nề nhất cũng là “đào mả tổ” của nhau lên. Ngôi mộ là nơi an nghỉ cuối cùng của một con ngƣời về với cõi vĩnh hằng. Song cao hơn mộ đó là lăng. Lăng có thể nói, đó là sự phát triển kiến trúc bậc cao của một ngôi mộ. Tuy nhiên, lăng thƣờng gắn với nơi an nghỉ cuối cùng của tầng lớp vua, quan đầu triều trong lịch sử phong kiến. Trong lịch sử Việt Nam, kiến trúc lăng mộ tiêu biểu và đặc trƣng nhất là kiến trúc lăng tẩm Huế. Theo quan niệm “tức vị trị lăng” nên lăng đƣợc xây dựng ngay khi vua còn đang tại vị. Lăng tẩm đƣợc thiết kế xây dựng tuân theo nguyên tắc “phong thuỷ”. Vị trí xây lăng phải hội tụ đủ các yếu tố sơn tiền, thuỷ tụ, tiền án, hậu trẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ. Đồng thời, lăng tẩm cũng phải có sự kết hợp hài hoà, đan xen với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, duyên dáng nhƣng phải tráng lệ. Tựu chung, di tích lịch sử – văn hoá là không gian thiêng liêng cho nhân dân trong những dịp sinh hoạt lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo, là nơi nhân dân tôn kính thực hiện các nghi thức, lễ thức bày tỏ lòng biết ơn và tâm nguyện của mình. Tất cả các di tích này đều mang đến cho con ngƣời những thông điệp quá khứ. Khi du khách đến các di tích lịch sử – văn hoá, không đơn thuần là để tham quan, để cầu nguyện cho tâm hồn thanh thản mà còn là để tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Chính vì vậy, các di tích lịch sử – văn hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với du lịch. Đây là tài nguyên quý giá giúp cho du lịch của địa phƣơng và của đất nƣớc ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 23
  24. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng * Lễ hội Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn: “Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu hoạt động tập thể của quần chúng sau những ngày lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng tới các sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được”. Lễ hội của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là hội làng, ngày hội cố kết cộng đồng, biểu dƣơng các giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xẫ hội và văn hoá cộng đồng. Với cộng đồng làng xã, lễ hội không chỉ là môi trƣờng cộng cảm văn hoá mà còn là môi trƣờng nhập thân và trao truyền văn hoá giữa các thế hệ để không những đảm bảo sự cộng cảm văn hoá của các thành viên mà còn đảm bảo sự nhất quán và thống nhất văn hoá cộng đồng giữa thế hệ này với thế hệ khác. Lễ và hội là một tổng thể không thể chia tách. - Lễ; theo từ điển tiếng Việt “Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”. Nhƣ thế, Lễ là phần tín ngƣỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con ngƣời, là phần đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội đƣợc hoàn thiện hơn. - Hội là phần tập hợp vui chơi bằng nhiều hoạt động giải trí cộng đồng, là đời sống văn hoá thƣờng nhật, phần đời của mỗi con ngƣời, của cộng đồng. Hội diễn ra tại một thời điểm nhất định, vào những dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng tới dự lễ hội. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội. Nhƣ vậy, lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân diễn ra trong những chu kì không gian, thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật đƣợc sùng bái, để thể hiện những ƣớc vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm. . Cấu trúc của lễ hội: - Lễ trong khái niệm và lễ trong tên gọi vừa mang tính nghi thức vừa mang tính quy ƣớc. Theo từ điển tiếng Việt, “lễ” đƣợc hiểu là những nghi thức tiến Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 24
  25. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện, một sự việc có ý nghĩa nào đó. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù trợ của các thần đối với con ngƣời, vì vậy nó luôn luôn chứa đựng những yếu tố linh thiêng, huyền bí và lễ chính là phần đạo của con ngƣời. Lễ ở trong hội không đơn lẻ. Nó là một hệ thống liên kết, có trật tự cùng hỗ trợ nhau, thƣờng gồm: Lễ rƣớc nƣớc, lễ mộc dục, tế gia quan, rƣớc - đám rƣớc, tế đại tế, lễ túc trực, lễ hèm. Hệ thống lễ trong lễ hội có tính ổn định cao. Sự gia giảm, xê dịch rất hạn chế và có phạm vi của nó. Chẳng hạn, từng làng có thể cử hành lễ đại tế to hay nhỏ tuỳ theo khả năng của làng mình nhƣng không thể đƣa lễ đại tế lên trƣớc lễ mộc dục, cũng không thể đọc khánh chúc trƣớc đại tế v.v. Đó là quy định khá chặt chẽ. - Hội chính là sự hoạt động có nhiều ngƣời tham gia tại địa điểm và cùng có những thoả mãn chung. Trong từ điển nêu lên, hội là những cuộc vui đƣợc tổ chức chung cho những ngƣời dự, theo phong tục tập quán hoặc nhân những dịp đặc biệt. Lễ và hội là 2 hoạt động trong lễ hội, nó có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau và nó cùng tồn tại trong một sự thống nhất. Hai yếu tố lễ và hội có lúc tách rời nhau dễ nhận biết, dễ quan sát: một bên là thiêng – một bên là tục, một bên là đạo – một bên là đời, một bên tƣởng nhƣ là một và một bên có cả cộng đồng. Tuy nhiên lễ và hội có lúc đã thâm nhập vào nhau khá chặt chẽ. Lễ và hội là hai yếu tố chính tạo nên hội làng. Sự đậm nhạt giữa chúng tuỳ thuộc vào đặc điểm từng nơi và tính chất từng loại hội. Trong các lễ hội ở nƣớc ta, phần lễ thƣờng giữ vai trò quan trọng và là nội dung chính của lễ hội. Song cũng có một số lễ hội thì phần hội lại sôi nổi hơn, giữ vai trò quan trọng hơn phần lễ nhƣ lễ hội Lim ở Bắc Ninh, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội hát lƣợn của ngƣời Tày . Thời gian và không gian lễ hội - Thời gian Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm. Thời gian lễ hội diễn ra chủ yếu trong hai mùa chính đó là mùa xuân và mùa thu, ngƣời ta thƣờng gọi là “xuân thu nhị kỳ”. Đây là 2 mùa có không khí mát mẻ, đồng thời cũng là thời kỳ nhàn rỗi, chuẩn bị cho một mùa sản xuất và làm việc mới. Lễ hội có thể có những loại hội kéo dài hàng tháng hoặc từ ngày này sang ngày khác nhƣ hội hát quan họ Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 25
  26. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng vùng Hà Bắc, có những hội diễn ra suốt một tuần nhƣ hội Đồng Kỵ (Tiên Sơn, Hà Bắc), cũng có những hội chỉ mở một ngày nhƣ hội Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội) - Không gian Về không gian gọi là hội làng nhƣng không nhất thiết diễn ra trong địa hạt của từng làng, do dân làng đó tham dự. Hội làng có khi lan rộng ra cả tổng (Hội Dóng), hàng phủ (Hội Lim) Địa điểm mở hội phần lớn là ở đình – nơi trung tâm sinh hoạt của làng xã nhƣng cũng có khi mở tại đền, tại chùa hoặc tại một gò đống, bến bãi ngay cạnh làng hay liên làng do các làng thờ chung một vị thành hoàng nên mở hội kết chạ để rƣớc ngài từ làng này sang làng kia. . Chức năng của lễ hội - Phản ánh và bảo lƣu truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc - Tuyên truyền và giáo dục góp phần làm cho lễ hội là gạch nối giữa hiện tại và quá khứ - Hƣởng thụ và giải trí 1.5 Tín ngƣỡng thờ nhân thần của ngƣời Việt Tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời bắt nguồn từ quan niệm con ngƣời bao gồm cả phần vật chất (thể xác) và phần tinh thần (thƣờng đƣợc gọi là phần linh hồn). Do không hiểu đƣợc “sức sống” của các linh hồn đó mà con ngƣời nguyên thuỷ đã thần thánh hoá nó bằng những khái niệm trừu tƣợng. Từ đó sinh ra tục lệ thờ cúng chính bản thân con ngƣời khi đã đƣợc trừu tƣợng hoá, thần thánh hoá. Quá trình trừu tƣợng hoá đó theo trình tự từ xác đến vía, từ vía đến tinh, từ tinh đến khí và từ khí đến thần. Vì thế, không ai thờ những ngƣời đang sống mà chỉ thờ những ngƣời đã chết: thờ cái tinh linh và cái thần của con ngƣời. Thực ra, các Nhân thần đƣợc thờ cúng không chỉ dành riêng cho các vị anh hùng có công với dân với nƣớc mà kể cả các vị tổ nghề, ngƣời khai phá vùng đất mới và cả những ngƣời chết vào giờ thiêng. Trong số các vị Nhân thần có cả những ngƣời bình thƣờng. Đó là các bậc tổ tiên của các gia đình, dòng họ có công sinh thành, nuôi dƣỡng các thành viên trong gia đình họ. Trong phạm vi gia đình, họ là những ngƣời đáng tôn kính và luôn đƣợc nhớ ơn. Đây là lí do cơ bản để thờ cúng tổ tiên. Trong gia đình có việc gì lớn nhƣ dựng vợ gả chồng, làm nhà mới, đỗ đạt đều phải báo trình tổ tiên biết cùng mừng và chứng giám. Sau đó, việc cúng tổ tiên để nhằm cầu Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 26
  27. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng mong sự phù hộ của tổ tiên là lí do thứ hai trong các dịp này. Cũng nhƣ vậy, việc thờ cúng các vị Nhân thần chủ yếu là vì tấm lòng biết ơn – lâu nay ít ngƣời nghĩ đến lí do cơ bản này, mà chỉ chú ý tới việc thờ cúng để mong sự phù hộ độ trì của các vị Nhân thần đã đƣợc tôn vinh thành “Thánh” này. Cái đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” đã ăn sâu vào tâm trí của các dân tộc và trở thành những yếu tố văn hoá tâm linh của mọi ngƣời, mọi nhà mà dân gian gọi là “Đạo Ông Bà” hay “Đạo Nhà” (Nguyễn Đình Chiểu). Đạo nhà ở đây không hẳn chỉ là thờ cúng tổ tiên mà còn là sự biết ơn nói chung đối với các bậc tiền bối đã có công với mọi ngƣời, mọi nhà. Với quan niệm nhƣ vậy, lực lƣợng Nhân tuần đƣợc thờ cúng trong các dịp lễ tết là vô cùng phong phú, đa dạng. Có những vị nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia nhƣ Đức Thánh Trần, Hai Bà Trƣng Nhƣng, cũng có những vị chỉ dân một, hai làng biết họ nhƣ các vị Thành Hoàng hay chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ nhƣ các vị tổ tiên. Tuy nhiên, tất cả các vị đó đều đƣợc thờ cúng một cách trang trọng thành kính nhất. Có thể phân loại các lực lƣợng Nhân thần nhƣ sau: - Các vị tổ tiên: Đây là các vị Nhân thần đầu tiên đƣợc gia đình hay dòng họ thờ cúng, họ đã có công sinh thành, lập nên các gia đình, dòng họ, thậm chí nhiều nơi, nhiều vị lập nên các bản làng, thôn xóm. Trong xã hội một số dân tộc thiểu số nhƣ ngƣời H'mông, ngƣời Dao, ngƣời Thái, ngƣời La Chí, ngƣời Hà Nhì các bậc tổ tiên đã trở thành biểu tƣợng cố kết cộng đồng và thƣờng là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Vị trí vai trò của quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành “Đạo” (Đạo thờ cúng tổ tiên) một tín ngƣỡng quan trọng, phổ biến nhất là sức mạnh tâm linh của các dân tộc nƣớc ta. Trong xã hội các dân tộc thiểu số có thể không có những tôn giáo nào khác, nhƣng không có dân tộc nào không có tục thờ cúng tổ tiên. Đây là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu số. Tuy sự thờ cúng tổ tiên ở vùng các dân tộc thiểu số có thể có những nghi thức, nghi lễ khác nhau, nhƣng nội dung và vai trò của nó đều giống nhau. Cho nên, có thể nói rằng, tổ tiên là các vị Nhân thần quan trọng nhất đƣợc thờ cúng ở các dân tộc thiểu số. - Các vị thần Thành Hoàng Bên cạnh các vị Nhân thần đƣợc các gia đình, dòng họ thờ cúng trên đây, trong xã hội các dân tộc, đặc biệt là ngƣời Kinh còn có các vị thần Thành Hoàng. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 27
  28. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Cho đến nay, không có làng nào (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ) lại không có thần Thành Hoàng riêng của mình. Đây là các vị Nhân thần đƣợc vua sắc phong vì đã có công khai thiên lập địa, xây dựng, phát triển hay truyền dạy những phong tục tập quán tốt đẹp cho dân làng. Thành Hoàng là vị thần đƣợc tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tế trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nƣớc giúp dân) ở ngay địa phƣơng đó. TIỂU KẾT Trong chiến lƣợc kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn bởi những chức năng và ý nghĩa kinh tế – xã hội mà nó mang lại. Đặc biệt hƣớng phát triển du lịch văn hoá đang thu hút nhiều đối tƣợng khách du lịch khác nhau. Đây cũng là hƣớng phát triển hiệu qủa của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Việt Nam là nƣớc giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, phong tục tập quán tín ngƣỡng, hệ thống các quần thể di tích lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc lịch sử đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng ngƣời Việt đồng thời cũng là tài nguyên quý giá cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Trong thực tế, những tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Mục đích tiếp cận ban đầu của tài nguyên nhân văn bao giờ cũng mang tính nhận thức. Vì vậy, các yếu tố văn hoá Việt đƣợc khai thác rất nhiều để phục vụ cho phát triển du lịch Việt Nam. Những di tích lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các sinh hoạt văn hoá tín ngƣỡng phản ánh văn hoá của cộng đồng dân cƣ ngƣời Việt đƣợc khai thác cho du lịch thông qua đó văn hoá của cả khách du lịch và dân cƣ địa phƣơng đƣợc trau dồi và nâng cao, tạo khả năng mở mang hiểu biết lẫn nhau, mở mang hiểu biết về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngƣỡng Đồng thời làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mĩ khi đƣợc tham quan các kho tàng mĩ thuật của đất nƣớc. Bên cạnh đó hoạt động du lịch văn hoá còn là phƣơng tiện giáo dục lòng yêu đất nƣớc, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc, có ý nghĩa lớn đối với khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc và phát triển môi trƣờng thiên nhiên xã hội. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 28
  29. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng CHƢƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƢNG ĐẠO Ở HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu khái quát môi trƣờng hình thành các di tích 2.1.1 Lịch sử hình thành Hải Phòng là miền đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời. Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của ngƣời tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng 4000 đến 6000 năm, với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con ngƣời ở di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 năm đến hơn 3000 năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tƣớng Lê Chân – ngƣời lập trang An Biên vào đầu Công Nguyên – cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay. Là vùng đất đầu súng, ngọn giáo, “phên dậu” phía Đông của đất nƣớc, Hải Phòng có vị thế chiến lƣợc trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Ngƣời Hải Phòng với tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cƣờng, năng động, sáng tạo đó từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lƣợc trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm phƣơng Bắc với các chiến thắng trận Bạch Đằng: trận Bạch Đằng - 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng – 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng - 1288 của Trần Hƣng Đạo. Thời nhà Mạc, vì đây là quê hƣơng của nhà Mạc nên vùng này đƣợc chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dƣơng Kinh. Vào những năm đầu Công Nguyên, Hải Phòng là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Cấm. Bà Lê Chân – một nữ tƣớng của Hai Bà Trƣng đã dựng ở đây một trang trại lấy tên là An Biên làm căn cứ chống giặc. Đời Lý - Trần - Lê, Hải Phòng thuộc đất của Hải Dƣơng, thế kỷ XVIII khi giao lƣu thƣơng mại quốc tế phát triển, tàu buôn của nƣớc ngoài đến Việt Nam thƣờng qua Hải Phòng. Năm 1817 tại đây đã lập một bến và gọi tên là Ninh Hải. Với tên gọi Hải Phòng có ý kiến cho rằng đó là tên viết tắt của cụm từ “Hải tần phòng thủ” – một chức tƣớng của nữ tƣớng Lê Chân. Nhƣng cũng có cách Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 29
  30. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng giải thích khác: Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, đƣợc vua Tự Đức giao phó, đó thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải Phòng sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thƣơng mại ở vùng này gọi là Hải Dƣơng thƣơng chính quan phòng. Hải Phòng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Trên địa bàn miền Bắc, Hải Phòng là một đô thị có tuổi đời trẻ nhất so với nhiều đô thị có quá trình tồn tại lâu dài nhƣ Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây Nền móng đầu tiên cho Hải Phòng phát triển lên thành đô thị không phải nhƣ thành luỹ trụ sở phong kiến nhƣ Hà Nội, cũng không phải là cảng thị lớn nhƣ Hội An. Nó xuất phát từ làng chài nhỏ gần cửa sông, ở đó có bến tàu thuyền, có trạm thuế quan và đồn canh cửa biển với 2 chức năng: kinh tế và quốc phòng. Sau khi ra đời, do vị trí địa lý thuận lợi, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, Hải Phòng đã nhanh chóng trở thành một thành phố - hải cảng có tầm quan trọng lớn cả về mặt kinh tế – chính trị – quân sự trong phạm vị quốc gia và có tên trên thế giới. Thành phố Hải Phòng ngày nay đƣợc Quốc Hội nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (nay là Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) quyết định thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An. Cùng với Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng phát triển thành 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam. 2.1.2 Vị trí địa lý Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lƣu hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 1053,1 km2 – chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc, nằm trong hệ toạ độ địa lý : 20030‟39‟‟ – 21001‟15‟‟ vĩ độ Bắc và 106023‟39‟‟ – 107008‟39‟‟ kinh tuyến Đông. Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nƣớc (số liệu thống kê năm 2001). Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Về phía Đông giáp Biển Đông, Hải Phòng có 125 km bờ biển, địa hình khúc khuỷu, quanh co, tạo nhiều đảo, Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 30
  31. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng hang động và bãi tắm đẹp liền kề với Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và đƣờng hàng không. Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dƣơng Kinh), 8 huyện (An Dƣơng, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 ngƣời, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 ngƣời và số dân ở nông thôn là trên 990.000 ngƣời (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207 ngƣời/km2. Hải Phòng với vị trí thuận lợi là cửa ngõ giao thông của miền Bắc Việt Nam, là một trong 3 đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm, đó là: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với hệ thống mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng biển và đƣờng hàng không đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Cảng biển Hải Phòng đã hình thành trên 100 năm, là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Hiện nay, cảng Hải Phòng là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, kéo dài hơn 12km gồm những cảng hàng rời, cảng Container, cảng hàng nặng xếp dỡ hơn 6,5 triệu tấn/ năm và dự kiến 10/12 triệu tấn vào năm 2010. Hệ thống cảng biển cùng với hệ thống của sân bay Cát Bi đƣợc cải tạo Hải Phòng có điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh phía nam Trung Quốc, đồng thời thiết lập mối quan hệ bằng đƣờng biển và đƣờng hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 2.1.3 Điều kiện tự nhiên Về khí hậu: Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó, từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau là khí hậu một mùa đông lạnh và khô. Từ tháng 5 đến tháng 10 thuộc khí hậu mùa hè, nồm mát và mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.600 đến 1.800 mm/ năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 260C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 390C và tháng lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống dƣới 90C. Do nằm gần biển, độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85 %, cao nhất vào tháng 7, 8, 9; thấp nhất là vào tháng 1, 2. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 31
  32. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Địa hình, đất đai: Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Đồi núi chiếm 15 % diện tích, phân bố hơn nửa phía bắc thành phố tạo thành 2 dải chạy liên tục theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Trong đó, dải thứ nhất chạy từ An Lão đến Đồ Sơn và dải thứ hai chạy từ Kỳ Sơn – Tràng Kênh đến An Sơn – Núi Đèo. Cấu tạo địa chất Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Hiện nay, Hải Phòng có 62.127 ha đất canh tác, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn, đất mặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng. Đất nông nghiệp tính theo bình quân đầu ngƣời đạt 360m2/ngƣời không kể những bãi bồi ven biển lớn với 23.000 ha bãi triều đá nổi và ngập nƣớc, trong đó hiện có 13.000 ha bãi nổi còn bỏ hoang. Ngoài ra Hải Phòng còn có tài nguyên rừng phong phú đa dạng, có rừng nƣớc mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quý hiếm. Diện tích rừng khoảng 17.300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh nhƣ rừng nhiệt đới Amazon thu nhỏ, trong đó có nhiều loại cây gỗ quý hiếm đƣợc xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dƣợc liệu đƣợc giới y học trong và ngoài nƣớc quan tâm; có nhiều loại chim nhƣ hoạ mi, khƣớu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én Thú quý trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dƣơng, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím đặc biệt là voọc đầu trắng sống thành từng đàn là loại thú quý hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Về hệ thống sông ngòi: Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc với mật độ 0,65 – 0,8 km/km2 và đều từ sông Thái Bình chảy ra vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Vì thế, Hải Phòng vừa có “tính sông” do chịu chi phối của chế độ nƣớc đất liền, vừa có “tính biển” do chịu ảnh hƣởng sâu sắc của thuỷ triều. Trong đất liền có 16 con sông chính toả rộng khắp các địa bàn với độ dài hơn 300km gồm sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, sông Cấm, sông Đá Bạc (một nhánh của sông Bạch Đằng). Ngoài những sông chính là những nhánh sông Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 32
  33. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố: sông Giá, sông Đa Độ Về bờ biển, biển và hải đảo: Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng cú nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đó tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phƣơng. Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây bắc vịnh Bắc Bộ, có điạ hình là một đƣờng cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển nhu một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn thành một vị trí chiến lƣợc quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Trong đó Cát Bà là một trong ba hòn đảo lớn nhất Việt Nam với nhiều hang động, bãi tắm và có rừng nguyên sinh Cát Bà - một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới nơi bảo tồn các loại động vật quý hiếm. Có thể nói bờ biển, biển, hải đảo đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đặc sắc, tạo nên tiềm năng và thế mạnh cho du lịch Hải Phòng. Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên qúy hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cỏ và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, ngọc trai, tu hài, bào ngƣ là những hải sản đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nƣớc mặn và nƣớc lợ có giá trị kinh tế cao. Đây chính là đặc trƣng thiên nhiên đặc sắc của Hải Phòng, nhân tố tác động thƣờng xuyên đến nhiều hiện tƣợng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hƣởng quan trọng đến nhiều hoạt động xã hội. Về khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dƣơng Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lƣợng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nƣớc khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asfalt - sản phẩm ôxi hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa của Hải Phòng chiếm đến 1/4 diện tích Đệ Tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3.000m. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 33
  34. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng 2.1.4 Điều kiện kinh tế – xã hội và đời sống dân cư Về địa danh: Địa danh Hải Phòng mới xuất hiện cách đây 100 năm. Tuy nhiên, từ xa xƣa, tại mảnh đất này đã có cƣ dân sinh sống. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Cái Bèo đã cho thấy dấu vết cƣ trú của con ngƣời cổ xƣa cách đây khoảng 6000 đến 7000 năm. Hải Phòng còn có nhiều địa danh mang dấu ấn của nền văn hoá Đông Sơn – một nền văn hoá của thời đại kim khí đồng thau. Về cơ cấu dân cƣ: Cùng với lịch sử, cộng đồng dân cƣ Hải Phòng không ngừng lớn mạnh và phát triển. Dân số Hải Phòng hiện nay đã có khoảng 1803,468 nghìn ngƣời (số liệu từ Chi cục dân số và kế hoạch hoá gia đình tháng 3 năm 2009), mật độ dân số Hải Phòng khá đông với trình độ dân trí cao. Hải Phòng là đầu mối giao lƣu nên trong suốt quá trình phát triển đã có nhiều tầng lớp dân cƣ từ nơi khác đến sinh sống. Điển hình từ xa xƣa ở Hải Phòng đã hình thành nên khu phố ngƣời Hoa và khu phố Tây. Ngày nay, Hải Phòng là một trong những thành phố có kinh tế phát triển cao. Do vậy, Hải Phòng ngày càng thu hút dân cƣ từ nơi khác đến sinh sống, mà chủ yếu là dân cƣ của các tỉnh lân cận mang đến cho Hải Phòng các đặc trƣng văn hoá khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung một cội nguồn văn hoá và cốt cách của những con ngƣời đi khai hoang lấn biển. Về kinh tế: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển, bởi chính những ƣu thế về vị trí địa lý và tài nguyên biển đã tạo cho thành phố những đặc trƣng riêng biệt này. Khi nói đến những ngành kinh tế chủ chốt của Hải Phòng là phải kể đến: ngành công nghiệp đóng tàu, ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, ngành khai thác xi măng và ngành du lịch. Đặc biệt, sự kiện thành phố đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 - đô thị trung tâm cấp quốc gia, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị Quyết 32/NQ – TW về “xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là mốc son lịch sử ghi nhận những thành tựu phát triển của thành phố, nâng cao vị thế và tạo điều kiện, có cơ hội thuận lợi cho Hải Phòng tiếp tục phát triển, xứng đáng với lợi thế vốn có của mình. Với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, cùng với sự phát triển về mặt xã hội đã mang lại cho Hải Phòng một bộ mặt mới – bộ mặt của một thành phố công nghiệp hiện đại. Ngƣời dân Hải Phòng ngày càng đƣợc nâng cao về mặt đời sống và tinh thần, trình độ dân trí ngày càng nâng lên, tỷ lệ lao động thất Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 34
  35. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng nghiệp và không có việc làm giảm, đã tạo những bƣớc đệm cho sự phát triển đi lên từng ngày một của Hải Phòng. Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập nhƣ nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, Hải Phòng cần có những chính sách đầu tƣ và phát triển mạnh hơn nữa để trở thành một trọng điểm kinh tế miền Bắc. 2.1.5 Sự phát triển du lịch Hải Phòng 2.1.5.1 Tài nguyên du lịch Hải Phòng Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng khá đa dạng và phong phú, đƣợc hình thành bởi tổng hợp các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, thuỷ hải sản và hệ thống động thực vật đa dạng, phân bố tập trung ở dải ven biển Đồ Sơn và Cát Bà; ngoài ra còn có phân bố ở khu vực núi đá vôi Tràng Kênh – Thuỷ Nguyên. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất và độc đáo nhất trong số 1696 hòn đảo của quần thể Vịnh Hạ Long. Trên đảo còn lƣu giữ đƣợc khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm còn tồn tại ở đây nhƣ Voọc đầu trắng đƣợc ghi trong sách đỏ của thế giới, tới 745 loài thực vật bậc cao. Cát Bà còn có hệ thống hang động, vùng vịnh rất hấp dẫn du khách: động Trung Trang, động Thiên Long, vịnh Lan Hạ Cát Bà còn có 139 bãi tắm mini nằm xen giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp với cấu trúc karst ngập nƣớc, hệ sinh thái san hô của Cát Bà là tài nguyên đặc hữu trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cát Bà đã đƣợc UNESCO công nhận là “khu dự trữ sinh quyển đảo Cát Bà” vào ngày 01/04/2005. Đồ Sơn đƣợc ví nhƣ hình con rồng đang nằm chầu về viên ngọc là Hòn Dáu. Đây là một bán đảo với đồi núi, rừng cây nối tiếp nhau vƣơn ra biển đến 5km, với ba khu bãi tắm đều có núi đồi, rừng thông yên tĩnh và thoáng mát. Cát Bà và Đồ Sơn có hàng trăm cơ sở lƣu trú phục vụ khách du lịch, thích hợp với các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học Một số địa điểm khác có thể đƣa vào khai thác phục vụ du lịch nhƣ: khu sinh thái Núi Voi (An Lão), khu vực rừng Thiên Văn (Kiến An), khai thác nƣớc khoáng nóng Tiên Lãng, khu vực sông Giá và Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên) Hải Phòng có tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, đƣợc tập trung phần lớn ở khu vực nội thành và các vùng phụ cận. Đồ Sơn có lễ hội chọi trâu độc đáo là một trong 15 lễ hội cấp quốc gia, có suối Rồng, Đình Ngọc, tháp Tƣờng Long. Huyện Kiến Thụy, vùng đất linh thiêng đã sản sinh ra nhà Mạc với Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 35
  36. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng gần 66 năm trị vì đất nƣớc. Huyện Thuỷ Nguyên với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử và hệ thống hang động núi đƣợc ví von nhƣ Hạ Long trên cạn. Huyện An Lão với Núi Voi, căn cứ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ. Vĩnh Bảo với khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – một trong những nhà tiên tri nổi tiếng thế giới, cây đại thụ của nền văn học Việt Nam thế kỷ 16 và nhiều di tích lịch sử văn hoá lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian tiêu biểu. Khu vực nội thành có dải trung tâm, nhà hát lớn đƣợc xây dựng từ thời Pháp thuộc với những Quán hoa, đình Hàng kênh, đền Nghè, chùa Dƣ Hàng đều là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Khu vực đồi Thiên Văn có phong cảnh đẹp, có đài khí tƣợng thuỷ văn lớn nhất vùng Đông Nam Á, có kính thiên văn quan sát vũ trụ. Khu vực quận Hải An với nhiều di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, đặc biệt có hệ thống “tứ linh từ” đƣợc coi là “tứ trấn” trấn giữ vùng cửa biển Đông Bắc và làng hoa Đằng Hải truyền thống. Hải Phòng có lịch sử và nét văn hoá truyền thống lấu đời, có lợi thế về du lịch hơn so với nhiều địa phƣơng khác trong khu vực Bắc Bộ. Vì nơi đây hội tụ nhiều yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội mà trƣớc hết đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ gắn liền với cảng quốc gia, với vị trí địa lý kinh tế có sức hấp dẫn đầu tƣ. 2.1.5.2 Hiện trạng phát triển du lịch Hải Phòng. Hoạt động du lịch của thành phố Hải Phòng đã từng bƣớc phát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực. Ta có thể thấy, du lịch Hải Phòng đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên lƣợng khách quốc tế đến Hải Phòng năm 2008 có giảm so với những năm 2007 có thể giải thích nhƣ sau: trên thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hƣởng đến khả năng đi du lịch của các nƣớc, hơn nữa trong năm 2008 là năm thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng nhƣ: Olympic Bắc Kinh, giải bóng đá Châu Âu. Tại Hải Phòng, tuyến bay Ma Cao – Hải Phòng tạm ngƣng hoạt động đã ảnh hƣởng đến số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng. Vì đối tƣợng khách du lịch Hải Phòng tập trung nhiều vào khách Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore Thực hiện sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố căn cứ Chƣơng trình công tác năm 2008 và năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch hoạt động kỷ niệm 62 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 64 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đón tết Dƣơng lịch 2009, tết Nguyên Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 36
  37. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng đán Kỷ Sửu và 79 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại hội nghị, Sở đã tập trung triển khai Chƣơng trình công tác năm 2009 trên các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia định, trong đó đặc biệt chú trọng các công việc nhƣ: các hoạt động trƣớc, trong và sau dip tết Nguyên đán Kỷ Sửu, Lễ hội kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà và Kỷ niệm Ngày truyền thống Ngày Thuỷ sản Việt Nam, tổ chức hoạt động Indoor games tại Hải Phòng Xu hƣớng phát triển du lịch Hải Phòng trong năm 2010 tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng cƣờng xúc tiến và quảng bá về du lịch, tiến hành tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của thành phố nhƣ: chào mừng kỷ niệm 55 ngày giải phóng Hải Phòng, khai mạc đại hội Thể dục thể thao thành phố lần thứ VI - 2010, tổ chức lễ hội chọi trâu hàng năm tại Đồ Sơn Cùng với du lịch, các ngành, các cấp của thành phố cùng vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế phát triển ổn định theo đúng Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ 12 đã xác định: “Du lịch cần đƣợc đầu tƣ và phát triển trở thành ngành kinh tế có mức tăng trƣởng đột biến trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố”.  Đẩy mạnh khai thác mở rộng thị trƣờng Điểm rõ nét trong mấy năm qua của Hải Phòng là thị trƣờng khách du lịch đƣợc mở rộng, đặc biệt là thị trƣờng khách du lịch của các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ngoài ra khách du lịch đến từ các nƣớc Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Mỹ cũng ngày một tăng. Trong những năm gần đây khách du lịch ở các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á đến Hải Phòng tăng, trong khi đó khách quốc tế đến từ các nƣớc EU giảm. Để phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, văn phòng UBND thành phố đã phối kết hợp với Công an thành phố phổ biến quy chế về tổ chức quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp, vào Việt Nam tham quan du lịch đƣợc ban hành theo Quyết định số 849/QĐ - BCA ngày 27/08/2004 của Bộ công an (gọi tắt là Quy chế 849) đã cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn từ một sao trở lên trên địa bàn. Đến nay đã có 418 doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hải Phòng có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh đón khách du lịch Trung Quốc theo quy chế này. Năm 2004, Chính phủ miễn bỏ thị thực nhập cảnh đối với công dân Nhật Bản đến Việt Nam tham quan du lịch. Đây là thị trƣờng tiềm năng, du khách có Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 37
  38. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng khả năng thanh toán cao, số lƣợng khách đông thứ 2 trong cơ cấu khách quốc tế đến Hải Phòng tham quan du lịch. Đến tháng 8 năm 2008, Chính phủ Việt Nam chính thức bãi bỏ thị thực nhập cảnh đối với 46 quốc gia trên thế giới trong đo có các nƣớc Châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng xóa bỏ thị thực nhập cảnh đối với toàn bộ kiều bào Việt Nam sống định cƣ ở nƣớc ngoài. Nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung, và du lịch Hải Phòng nói riêng có xu hƣớng phát triển. Khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển đến Đồ Sơn và Cát Bà ngày càng tăng. Sở Văn hoá, thể thao và du lịch cùng các doanh nghiệp vận tải hành khách đang triển khai đƣa tàu cao tốc của ta và tàu cao tốc liên doanh với Trung Quốc vƣơn tới thị trƣờng Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.  Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch Hoạt động xúc tiến du lịch đƣợc đẩy mạnh, cụ thể Sở đang tích cực triển khai các Đề án, kế hoạch: Đề án Qui định về Điều kiện, tiêu chuẩn của phương tiện thuỷ hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố: Sở đã hoàn thiện dự thảo trình và đƣợc UBND thành phố phê chuẩn tại Quyết định số 104/2007/QĐ - UBND ngày 19/01/2007. Xây dựng tuyến du lịch đường bộ từ Thái Lan – Lào – Nghệ An – Hà Nội – Hải Phòng: sau khi cùng các Sở du lịch Nghệ An, Hà Nội, các thành phố thuộc Lào, Thái Lan họp bàn, khảo sát, hợp tác xây dựng tuyến, nghiên cưú mở tuyến du lịch sinh thái biển Hải Phòng – Bạch Long Vĩ: xây dựng Kế hoạch mở tuyến, thực hiện Kế hoạch theo lộ trình; Hợp tác xây dựng tuyến du lịch “các khu dự trữ sinh quyển ven vịnh Bắc Bộ”: với Quảng Ninh hai bên đã phối hợp chỉ đạo, quản lí và hƣớng dẫn các doanh nghiệp đƣa, đón khách du lịch tham quan liên vùng Cát Bà - Hạ Long; cùng triển khai dự án nạo vét, mở luồng tàu Gia Luận (Cát Bà) đến Tuần Châu (Hạ Long). Với Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình: Sở du lịch thành phố Hải Phòng đã làm việc với Sở Du lịch, Sở Thƣơng mại – Du lịch các tỉnh trên về việc hợp tác xây dựng tuyến du lịch: “các khu dự trữ sinh quyển ven Vịnh Bắc Bộ”. Các Sở đã nhất trí cao đề xuất của Sở du lịch Hải Phòng và thống nhất đề nghị Sở Du lịch Hải Phòng là đầu mối liên hệ và dự thảo Đề án xây dựng tuyến trình Tổng cục du lịch. Thành lập khu Du lịch quốc gia Đồ Sơn – Lưu vực sông Đa Độ (Kiến Thụy): đang triển khai xâu dựng đề án tiếp tục hoàn thiện sau khi có thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 38
  39. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Công tác tuyên truyền, quảng ba du lịch đã đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ: thƣờng xuyên phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1 và VTV4) làm tin tức, phóng sự truyền hình về du lịch Hải Phòng, duy trì các website du lịch có đăng thông tin về du lịch Hải Phòng Phối hợp với các tỉnh, thành phố bạn trong nƣớc và nƣớc ngoài tổ chức Hội chợ ẩm thực du lịch, tham gia các đại hội, sự kiện, khảo sát, đón đoàn Famtrip và quảng bá du lịch nhƣ: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm du lịch lớn của Trung Quốc nhƣ : Bắc Hải, Nam Ninh (Quảng Tây), Hàng Châu (Quảng Đông) (Nguồn : Sở văn hoá - thể thao và du lịch). Trong mùa du lịch Sở văn hoá - thể thao và du lịch đã đƣa ra những khẩu hiệu nhằm quảng bá du lịch nhƣ: “Đồ Sơn biển gọi” đón khách mùa hè, năm 2009 để thu hút khách du lịch Hải Phòng đã hoàn thành các dự án mở rộng tại Đồ Sơn và đƣa ra các chƣơng trình khai mạc lễ hội Đồ Sơn kéo dài từ ngày 30/4 đến 3/5 với nhiều tiết mục ấn tƣợng, tổ chức chƣơng trình lớn đón mừng vị khách thứ một triệu đến tham quan du lịch Cát Bà  Đầu tƣ phát triển cơ sở vui chơi giải trí Tại khu vực nội thành và các vùng phụ cận, Sở Văn hoá - thể thao và du lịch đã đƣợc khuyến khích xây dựng một số điểm vui chơi giải trí công nghệ cao đã đi vào hoạt động nhƣ: khu “dịch vụ ăn uống”, khu vui chơi giải trí nhà nghỉ Cát Cò III, khu vui chơi giải trí đảo Dáu nhân tạo Ngoài các dự án đã đƣợc phê duyệt và đang triển khai xây dựng, còn có rất nhiều dự án đang trình UBND Thành phố phê duyệt. Khi các dự án mới đƣợc triển khai sẽ tiếp tục làm thay đổi diện mạo ngành du lịch thành phố, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.  Hệ thống giao thông Hải Phòng có hệ thống giao thông công cộng tƣơng đối tốt. Việc phát huy lợi thế của Hải Phòng là cảng biển, đầu mối giao thông đã đƣợc đặt ra trong chƣơng trình phát triển du lịch ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ này. Cảng đƣợc khơi sâu để các tàu có trọng tải lớn của quốc tế có thể ra vào thuận tiện, Hải Phòng đang xây dựng dự án cảng tàu du lịch tại bến Bính, cầu cảng 11 cảng Hải Phòng, cảng Bến Nghiêng - Đồ Sơn, nâng cấp các cảng Cái Bèo – Cát Bà cảng nƣớc sâu Đình Vũ. Hàng loạt các tàu vận chuyển khách hiện đại đƣợc trang bị để phục vụ khách du lịch từ bến Bính, Đồ Sơn đi Cát Bà, Hạ Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 39
  40. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Long tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hải Phòng đang có kế hoạch mở tuyến du lịch Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng, vì vậy việc đầu tƣ tàu cao tốc để đảm bảo nhu cầu khách du lịch hoặc tuyến Cát Bà - Đồ Sơn và tàu đi ra đảo Dáu để phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc.  Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch Hải Phòng đang từng bƣớc cải tiến chất lƣợng phục vụ du lịch từ đội ngũ lao động. Hàng năm, bằng những chính sách của mình, thành phố đã và đang thực hiện công tác đào tạo lại và cấp giấy chứng nhận cho hàng trăm ngƣời đang làm việc tại các cơ sở phục vụ du lịch. Quyết tâm xây dựng Hải Phòng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch không chỉ cho thị trƣờng Hải Phòng mà còn cho các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều trƣờng đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch và nghề nhƣ: Trƣờng Đại học Hải Phòng, trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng, trƣờng Cao đẳng Cộng Đồng, trƣờng Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng - đang nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng. Trong những năm gần đây, Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng luôn đi đầu trong công tác đào tạo, rất nhiều hƣớng dẫn viên du lịch giỏi, những sinh viên có tâm huyết với hoạt động du lịch của Thành phố. 2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn Trong lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại, có lẽ chƣa có một vƣơng triều nào nhƣ vƣơng triều nhà Trần. Chỉ trong vòng 30 năm (1258 – 1288), họ đã lãnh đạo một dân tộc nhỏ bé chỉ trên dƣới 5 triệu dân với chƣa đầy 20 vạn quân liên tiếp đánh bại ba cuộc xâm lƣợc của đế chế Nguyên – Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều đại nhà Trần với rất nhiều những danh tƣớng góp mặt trong cuộc chiến hùng tráng của đất nƣớc, nổi bật nhất trong số đó chính là Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư [bản kỉ, quyển 5, tờ 1-a]cho hay, tiên tổ của họ Trần là Trần Kinh, ngƣời làng Tức Mặc, phủ Thiên Trƣờng. Làng nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý. Trần Lý sinh ra Trần Thừa. Kể từ Trần Thừa trở về trƣớc, ngƣời họ Trần ở làng Tức Mặc đời đời đều làm nghề chài lƣới. Con trai trƣởng của Trần Thừa là Trần Liễu. Khi em là Trần Cảnh làm vua, Trần Liễu đƣợc phong là An Sinh Vƣơng. Hiện vẫn chƣa rõ An Sinh Vƣơng Trần Liễu có mấy ngƣời con, chỉ thấy sử cũ nhắc đến 3 ngƣời. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 40
  41. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Trong số những ngƣời con của An Sinh Vƣơng Trần Liễu, nổi bật hơn cả vẫn là Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn về sau đƣợc phong là Hƣng Đạo Vƣơng, vì thế, ngƣời đời vẫn quen gọi ông là Trần Hƣng Đạo. Cuộc đời của Trần Hƣng Đạo là cuộc đời của một nhà đạo đức, của một ngƣời luôn luôn nêu cao và quyết tâm giữ vững tình đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả. Ông là biểu tƣợng sáng ngời của tinh thần trung quân ái quốc. Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý trong một đất nƣớc đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mƣu giữ cho thế nƣớc chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng. Bà là vị vua cuối cùng của dòng họ Lý, vì nhƣờng ngôi cho chồng nên tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cƣớp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhƣờng vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhƣng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Ngƣời con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn. Thuở nhỏ, có ngƣời đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con nhƣ vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Khi sắp qua đời, An Sinh Vƣơng cầm tay Quốc Tuấn và trối trăng lại rằng: “Nếu con không vì cha mà lấy được thiên hạ thì ở nơi suối vàng, cha không sao nhắm mắt được.” Quốc Tuấn ghi nhớ lời của cha, nhƣng không cho đó là lời nói phải. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nƣớc, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải. Hai ngƣời là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một ngƣời là con Trần Liễu, một ngƣời là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trƣớc. Sự hoà hợp của hai ngƣời chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vƣơng triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 41
  42. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sƣ Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nƣớc thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cƣớp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gƣơm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những ngƣời tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gƣơm nhƣng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua nên sự nghi kị cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi ngƣời vì nghĩa lớn dân tộc. Trần Quốc Tuấn trọn đời trung trinh son sắt vì vua, vì nƣớc. Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng ngƣời tài, các anh hùng Trƣơng Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã tƣợng đều từ cửa tƣớng của ông mà ra. Ông rất thƣơng binh lính và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy đã trở thành đội quân bách thắng. Trần Quốc Tuấn đã soạn hai bộ binh thƣ: “Binh thƣ yếu lƣợc” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thƣ” để dạy bảo các tƣớng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dƣ, một tƣớng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dƣơng ". Biết dĩ đoản binh chế trƣờng trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tƣớng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tƣớng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tƣ tƣởng của một bậc "đại bút". Trần Hƣng Đạo là ngƣời có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nƣớc ta. Trƣớc Trần Hƣng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhƣng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hƣng Đạo mới chính thức đƣợc khai sinh. Trƣớc tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh thư yếu lược. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 42
  43. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Với việc biên soạn và phổ biến Binh thư yếu lược, Trần Hƣng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng muốn đập tan những đội quân ăn cƣớp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tƣởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng nhƣ thiết bị kĩ thuật, tƣớng sĩ còn phải đƣợc trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh thư yếu lược, Trần Hƣng Đạo đã thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nƣớc ta. Tuy nhiên, Trần Hƣng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỷ XIII. Sinh thời, uy danh lẫy lừng của Trần Hƣng Đạo đã vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia, “tiếng vang đến cả giặc phƣơng Bắc, khiến chúng thƣờng gọi ông là An Nam Hƣng Đạo Vƣơng chứ không dám gọi tên”. [Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỉ, quyển 6, tờ 11-a] Là tƣớng nhân, Trần Quốc Tuấn thƣơng dân, thƣơng quân, chỉ cho quân dân con đƣờng sáng. Là tƣớng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tƣớng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tƣớng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tƣớng tín, ông bày tỏ trƣớc cho quân lính biết theo ông thì sẽ đƣợc gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên – Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn. Khi đại thắng quân Nguyên ở trận Bạch Đằng lịch sử, Trần Hƣng Đạo đã là một lão tƣớng, tuổi cũng xấp xỉ đến lục tuần. Sau nhiều năm lao tâm khổ tứ, sức khoẻ của lão tƣớng Trần Hƣng Đạo cũng dần dần cạn kiệt. Sử cũ chép rằng, ngày 24 tháng 6 năm Canh Tí (1300), trời bỗng có sao sa. Cũng vào ngày tháng ấy, Trần Hƣng Đạo lâm bệnh. Hai tháng trƣớc khi mất, vua Trần lúc bấy giờ là Trần Anh Tông (1293-1314) ngự tới tận nhà để thăm rồi nhân đó hỏi rằng : - Nếu có điều chẳng may xảy ra mà bọn giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì nên có kế sách đối phó như thế nào? Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại “Khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thƣợng sách giữ nƣớc”. Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hƣng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hƣng Đạo đại vƣơng qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông đƣợc hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vƣờn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây nhƣ cũ Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 43
  44. Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng Bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hƣng Đạo luôn toả sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nƣớc ta. Cao Bá Quát (1808 – 1855) ca ngợi: Phổ xuất tiên nguyên cái thế hào, Phấn thân tuẫn quốc bất từ lao. Xanh phù nhật cốc khâm hoài nhuệ, Tấn tảo biên trần thủ đoạn cao. Công mãn Nam thiên thuỳ trúc bạch, Uy dư Đông Hải thiếp ba đào. Phần Dương khánh diễn hồn dư sự, Trường sử Hồ nhi thức tuấn mao. (Là đấng anh hào bậc nhất trong đời, vốn dòng dõi nhà tiên, Dấn mình vì nƣớc chẳng nề khó nhọc. Nâng đỡ xe mặt trời lòng những hăng hái, Quét sạch bụi ngoài cõi, mƣu lƣợc thật cao siêu. Công cao đầy cả trời Nam, lƣu truyền sử sách, Uy linh khắp biển Đông, sóng cả yên lặng. Ân trạch ở Phần Dƣơng có sánh cũng bằng thừa, Mãi khiến giặc Hồ phải biết tay tài giỏi). Các cây đại bút thời Trần nhƣ Bùi Tông Quán, Phạm Sƣ Mạnh, Lý Tế Xuyên, Trƣơng Hán Siêu v.v đều có những tuyệt tác về Trần Hƣng Đạo và sự nghiệp của ông. Các nhà khoa bảng Nho học sau đó cũng thƣờng dành cho Trần Hƣng Đạo những lời đặc biệt kính trọng. Ngày nay, hình nhƣ hiếm có vị anh hùng dân tộc nào mà họ tên và tƣớc hiệu đƣợc trang trọng đặt cho nhiều đƣờng phố, công sở và trƣờng học nhƣ Trần Hƣng Đạo. 2.3 Tín ngƣỡng thờ Đức Thánh Trần (Hƣng Đạo Đại Vƣơng) Trên đất nƣớc ta, trong số các nhân vật lịch sử đƣợc nhân dân tôn thờ là thần, là thánh hay thành hoàng có lẽ không ai là nhiều hơn Trần Hƣng Đạo – Ngƣời mà tên tuổi đã gắn liền với chiến công ba lần đánh tan quân xâm lƣợc Nguyên – Mông (thế kỷ XIII – XIV), đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, ngƣời anh hùng cứu nƣớc, vị tƣớng lĩnh tài ba trong lịch sử dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử chiến tranh thế giới, và là ngƣời đƣợc nhân dân bao đời nay ngƣỡng mộ. Sinh viên: Trần Xuân Hằng - Lớp: VHL 201 44