Khóa luận Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Trần Thị Ánh

pdf 74 trang huongle 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Trần Thị Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_nghe_thuat_cai_luong_va_giai_phap_phat_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Trần Thị Ánh

  1. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là món ăn tinh thần, là cái hồn dân tộc. Có một nhà nghiên cứu đã nói: Nhìn vào nền âm nhạc của một đất nước, bạn sẽ biết được đời sống tinh thần của họ, và phần nào tính cách của dân tộc đó. Có thể nói, âm nhạc là một hình thức văn hóa dễ dàng đi sâu vào công chúng hơn tất cả các môn nghệ thuật khác. Từ xưa đến nay, âm nhạc đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Mỗi vùng quê lại có một thể loại âm nhạc đặc trưng. Nhắc đến quê hương Kinh Bắc là nhắc đến những làn điệu quan họ “đắm say như đứt ruột gan người”, miền Trung nắng gió thì có điệu hò xứ Nghệ, hò Quảng hay ca Huế, Tây Nguyên có niềm tự hào là cồng chiêng Riêng miền sông nước Cửu Long lại nổi tiếng với đờn ca tài tử và cải lương. Nói về cải lương, cứ như là có duyên vậy. Từ thơ bé, khi còn chưa biết bi bô gọi bà gọi mẹ, người viết đã rất thích nghe ca cải lương trên đài Tiếng nói Việt Nam, hay cứ mỗi tối thứ bảy, khi cả nhà quây quần xem chương trình “Sân Khấu”, thì lại ngồi im ngoan ngoãn và chăm chú xem các vở cải lương, tới mức người lớn thường phải lấy cải lương ra làm “bảo bối” để dỗ dành mỗi khi con quấy khóc hay mở băng cát - sét cải lương để ru ngủ Lớn lên một chút, người viết đã có thể nhớ vanh vách tên nhân vật nào trong vở nào, do nghệ sĩ nào sắm vai, hay thuộc ca từ của các vở Xuất phát từ lòng yêu mến rất tự nhiên đó, lại được theo học ngành Văn hóa – Du lịch trên giảng đường Đại học, người viết có cơ hội tiếp cận loại hình nghệ thuật mà mình vốn yêu mến ở trình độ cao hơn, với góc nhìn sâu rộng hơn và đặc biệt là có cơ sở khoa học. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương để thấy rõ hơn cái hay cái đẹp của một loại hình sân khấu cổ truyền của dân tộc, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương – đang dần mai một, đồng thời nêu ra những vai trò của nghệ thuật cải lương với đời sống văn hóa và phát hiện những đóng góp của môn nghệ thuật này với phát triển du lịch ở 1 Trần Thị Ánh – VH 1002
  2. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Cần Thơ. Sở dĩ người viết chọn Cần Thơ vì đã may mắn được đặt chân đến thành phố xinh đẹp, sông nước miệt vườn trù phú, con người nồng hậu, mến khách này. Và dù chỉ một lần đến, lòng đã trót yêu, trót đắm say với những câu ca, điệu đờn, với đất và người: “ Cần Thơ có bến Ninh Kiều / Có nhiều tài tử dập dìu giai nhân”, để rồi khi tạm biệt còn vương vấn mãi, bởi: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Cần Thơ là một trong những “ cái nôi” ra đời cải lương, được mệnh danh là “Tây Đô”, hơn nữa Cần Thơ rất giàu tiềm năng phát triển du lịch: “Cần Thơ gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Có thể nói, đề tài “ Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và một số giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ” là một đề tài khó, bởi dù đã có lịch sử ra đời và phát triển gần trọn một thế kỷ, nhưng việc nghiên cứu về cải lương còn chưa nhiều, và đối tượng nghiên cứu còn đang trên bước đường hoàn chỉnh về đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, với lòng yêu mến bộ môn nghệ thuật này, người viết hi vọng sẽ góp công sức nhỏ bé của mình đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và hơn nữa là đánh giá đúng vai trò vị trí của cải lương trong phát triển du lịch ở Cần Thơ, đưa ra biện pháp hợp lý sao cho cải lương trở thành một phần của du lịch văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân bản địa và khách du lịch, cũng như đến thăm Huế thì phải nghe ca Huế trên sông Hương, còn đến Cần Thơ không thể không nghe cải lương vậy. 2. Mục đích nghiên cứu Với tất cả tấm lòng thiết tha với nền nhạc cổ truyền của dân tộc, tác giả mong muốn đề tài nghiên cứu đạt được những mục đích sau: Tìm hiểu và hệ thống được những lý luận có tính khách quan khoa học, sát thực về sự hình thành, phát triển cải lương. Nêu bật những cống hiến có tính văn hoá, dân chủ xã hội, giải thoát tinh thần con người trong những giai đoạn lịch sử ra đời, phát triển cải lương. 2 Trần Thị Ánh – VH 1002
  3. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Nhìn nhận cải lương ở góc độ là một phần của tài nguyên du lịch văn hoá, nêu bật vai trò quan trọng của cải lương với phát triển du lịch ở Cần Thơ - một thành phố đang phát triển và giàu tiềm năng du lịch. Mong ước thông qua hoạt động du lịch, cải lương sẽ được truyền bá rộng rãi hơn trên khắp mọi miền Tổ quốc, và xa hơn là bạn bè quốc tế cũng sẽ biết đến cải lương. Góp phần nhỏ bé vào công cuộc giữ gìn một nét đẹp văn hoá, một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc đang dần mai một, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. 3. Ý nghĩa nghiên cứu: Góp phần giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển nét văn hoá độc đáo của dân tộc. Tạo sự đa dang, phong phú cho hoạt động du lịch.- Có ý nghĩa kinh tế – xã hội: Góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch, tạo nhiều cơ hội việc làm. Tạo sự nhận thức cho thế hệ trẻ hiện nay trước sự du nhập của văn hoá phương Tây. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ khi cải lương ra đời (1918) đến nay. Phạm vi không gian: Giới hạn nghiên cứu một địa phương cụ thể là thành phố Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu: Hoàn cảnh lịch sử, sự hình thành, ra đời và các thời kỳ phát triển của nghệ thuật cải lương, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, vai trò của nghệ thuật cải lương với phát triển du lịch nói chung và tại một địa phương cụ thể là Cần Thơ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng các phương pháp sau để đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài: 3 Trần Thị Ánh – VH 1002
  4. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ 5.1. Phương pháp thống kê số liệu và tổng hợp phân tích tài liệu Sau khi thu thập được nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu (mà tác giả sẽ trình bày trong phần “tài liệu tham khảo” của đề tài này), các số liệu từ Sở văn hoá, thể thao và du lịch Cần Thơ, tác giả đã tiến hành thống kê, sắp xếp một cách hợp lý, hệ thống, logic. Sau đó tiến hành phân tích, so sánh, cân đối để có nguồn thông tin đầy đủ, xúc tích, xác thực khoa học. Phương pháp này được sử dụng như phương pháp chủ đạo, giúp tác giả tổng kết được nhiều tư liệu có giá trị và có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế Tác giả đã trực tiếp xem các nghệ sỹ biểu diễn cải lương trên sân khấu, thường xuyên theo dõi các chương trình thu thanh cũng như truyền hình, phát thanh trực tiếp trên các phương tiện truyền thông như: Đài Tiếng nói Việt Nam (chương trình “Ba mươi phút dân ca và nhạc cổ truyền”, “sân khấu truyền thanh” vào mỗi tối thứ 7), những chương trình truyền hình như “Cánh chim không mỏi”, “Vầng trăng Cổ nhạc”, nhiều vở Cải lương mới, cũ trên hai đài truyền hình HTV7 và HTV9 thường xuyên phát sóng, các chương trình truyền hình trực tiếp các vòng thi đờn ca tài tử hàng năm, đồng thời khảo sát thực tế tình hình biểu diễn tài tử cải lương, vọng cổ phục vụ du khách của các nghệ sỹ không chuyên tại Cần Thơ Phương pháp này giúp tác giả có cái nhìn thực tế hơn về đối tượng nghiên cứu, qua đó góp phần củng cố về mặt lý luận, tránh cái nhìn chủ quan một chiều. 5.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khoá luận, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu, đó là Đ/c Thịnh, đ/c Mai .công tác tại Đoàn Chèo Hải Phòng, nay là Đoàn Ca múa nghệ thuật Hải Phòng, ông Lê Như Hải, Giám đốc Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố - Hiệu trưởng Trường Trung 4 Trần Thị Ánh – VH 1002
  5. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ học Văn hoá nghệ thuật Hải Phòng, nhà thơ Vũ Châu Phối (Tạp chí văn học “Cửa biển”) và một số công ty du lịch có kinh nghiệm, uy tín về tổ chức các loại hình du lịch văn hoá. Phương pháp này nhằm thu nhập ý kiến, đánh giá của các chuyên gia về hoạt động khai thác loại hình nghệ thuật cải lương phục vụ du lịch. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn và những hiểu biết sâu sắc hơn về loại hình nghệ thuật đặc sắc này, cũng như các hoạt động tổ chức khai thác loại hình này cho du lịch. 5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp này có tác dụng làm nổi bật đặc điểm của nghệ thuật cải lương khi dùng phương pháp này so sánh với các thể loại nghệ thuật khác: chầu văn, ca trù, chèo, tuồng, quan họ Khi sử dụng phương pháp này đã giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn, hiểu đúng đắn hơn về đối tượng nghiên cứu, tránh đưa ra những kết luận vội vàng, phiến diện. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận chia làm 3 chương: . Chương 2. Thực trạng khai thác cải lương để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Chương 3. Một số đề xuất về giải pháp phát triển nghệ thuật cải lương để phục vụ du lịch ở Cần Thơ. 5 Trần Thị Ánh – VH 1002
  6. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về loại hình nghệ thuật cải lƣơng 1.1.1. Khái niệm cải lƣơng Cải lƣơng là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Giải thích chữ “cải lương” theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: “cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, (so với hát bội), thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là hát chèo hay hát tuồng ở miền Bắc và hát Bội ở miền Trung và miền Nam. Đến năm 1917 , khi cải lương ra đời , người ta nhận thấy điệu hát này có vẻ tân tiến hơn điệu hát bội , nên cho đó là một việc cải thiện điệu hát xưa cho tốt đẹp hơn . Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng “ Cải Lương” để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này ( Tiếng Cải Lương gốc ở câu “Cải Lương phong tục”, hoặc “Cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lƣơng” mà ra ) 1.1.2. Lịch sử hình thành sân khấu cải lƣơng Nghệ thuật sân khấu cải lương ra đời trên mảnh đất Nam Bộ - cụ thể hơn là miền đồng bằng sông Cửu Long, trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Cách đây khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất màu mỡ này, truyền thồng văn hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc. Đời sống âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát triển trên cơ sở của nền văn hoá ấy, do vậy sinh hoạt ca hát 6 Trần Thị Ánh – VH 1002
  7. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ của cư dân ở đây rất phong phú đa dạng. Đầu thế kỷ XX, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân trên vùng đất mới ngày một tăng, những hình thức sân khấu trước đó chưa đáp ứng được (như nói thơ, nói truyện, hát bội ), đòi hỏi phải có một hình thức sân khấu mới, về nội dung tuồng tích gần gũi hơn với cuộc sống, về nghệ thuật phải thoả mãn được nhu cầu nghe ca và xem hát của khán giả. 1.1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội a. Kinh tế Kinh tế công nghiệp lạc hậu và nhỏ bé, người Pháp tập trung phát triển buôn bán ở các đô thị, liên kết vơí giai cấp tư sản mở một số đồn điền, các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, một vài nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhưng sự thông thương và kinh tế công nghiệp nhẹ phát triển tạo thành những đô thị dân cư, có nhu cầu văn hóa, nếp sống mới. Qua hai cuộc khai thác Đông Dương làm thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp phong kiến sang nền kinh tế tư bản thành thị, tạo điều kiện thay đổi về tư tưởng và quan hệ xã hội. Các chủ đồn điền Pháp - Việt ra sức bóc lột lao động sống, tận thu lao động giản đơn của tá điền. Nhưng sự phát triển các đồn điền tạo bước ngoặt đổi mới nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, ra đời các đồn điền mới: chè, hạt tiêu, cà phê, cam, dừa Sự phát triển nông nghiệp lúa và cây công nghiệp đã ra đời các ngành công nghiệp như chế biến, khai thác mỏ, khai khoáng, than đá phát triển nội thương, ngoại thương và giao thông vận tải tạo thành cái trục cấu trúc kinh tế xã hội mới: Công nghiệp – Nông nghiệp - Nội ngoại thương – Giao thông vận tải. Sự đổi mới xã hội nông thôn Việt Nam, tạo thành những khu vực dân cư văn hóa mới. Đây là bước phát triển của cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam sau hai lần khai thác thuộc địa của Pháp. 7 Trần Thị Ánh – VH 1002
  8. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Nhà nước vừa khai thác là bóc lột, tận thu các sản vật và nhân lực Việt Nam, nhưng mặt khác đã đầu tư kỹ thuật, cơ cấu kinh tế mới, làm thay đổi nền kinh tế nông nghiệp dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ, kém phát triển, hướng tới văn minh. b. Tình hình văn hóa tƣ tƣởng xã hội Việt Nam Sau khai thác thuộc địa lần thứ hai, do còn nhiều hạn chế về phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp nặng nhưng đã làm thay đổi nền tảng kinh tế Việt Nam, xuất hiện nền kinh tế nhiều ngành có cấu trúc mới, hình thành mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành kinh tế, ra đời những thị trấn, thị xã, thành phố đông dân cư, từng bước thành thị hóa đời sống nhân dân. Những khu dân cư mới, mô hình sản xuất, quan hệ xã hội mới, dân trí nâng cao, phổ biến chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ Nôm. Sự phát triển chữ quốc ngữ khai sáng dân chủ cho nhận thức trí tuệ, phổ biến khoa học kỹ thuật, mở cửa tiếp nhận các hình thái văn học nghệ thuật Pháp vào nước ta. Vào những năm đầu thế kỷ XX, khoảng năm 1919 – 1920 là sự gặp gỡ hai giá trị văn hóa: văn hóa Nho giáo và văn hóa ngoại nhập. Những biến đổi kinh tế, văn hóa tư tưởng đang lay động xã hội thuộc địa mà người Pháp muốn giữ yên để cai trị. Những tư tưởng văn hóa tiến bộ xã hội đang biến thành sức mạnh, là động lực phát triển các mặt đời sống tinh thần của nhân dân. Những phong trào cải cách xã hội xuất hiện như: khai trí, duy tân kéo theo sự cải cách văn hóa nghệ thuật, có sự châm ngòi do các trào lưu văn hóa nghệ thuật nước ngoài tràn vào nước ta, trên mảnh đất Nam bộ bao giờ cũng là sự mở cửa với phương Tây từ xa xưa và cả hôm nay. 1.1.2.2. Sự ra đời nghệ thuật cải lƣơng 8 Trần Thị Ánh – VH 1002
  9. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Có thể mô hình hoá sự ra đời của nghệ thuật cải lương như sau: Nhạc tế lễ (nhạc cung đình Huế) → Đờn ca tài tử → Ca ra bộ → Cải lƣơng Từ nhạc cung đình Huế: Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế nên gọi là Cung đình Huế. Năm 1802, cơ bản nhà Nguyễn thống nhất được Sơn hà xã tắc và trị vì thiên hạ, nhưng chỉ cũng cố địa vị thống trị của chế độ phong kiến theo kiểu Quân Chủ. Cho nên trong nội triều được tổ chức Nhạc cung đình nhằm phục vụ cho Vua chúa, do đó mà hình thành dòng Nhạc lễ cung đình. Các nghệ nhân hồi ấy được tuyển chọn từ dân thường vào phục vụ cung đình, rồi từ cung đình ra thường dân những người có năng lực âm nhạc. Những nghệ nhân từ miền Trung cùng một số quan nhạc theo di dân vào Nam “khẩn hoang lập ấp”. Thêm vào đó là các sĩ tử trong Nam ra kinh đô học hành, thi cử cũng đem về ít nhiều vốn liếng của dòng âm nhạc này. Vùng đất Nam bộ vốn là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Người Hoa Minh Hương (Trung Quốc) ủng hộ nhà Minh chống nhà Thanh, chạy lánh nạn vào Nam. Những người Khmer chống vương quyền Nam Vang, người Chăm rời miền Trung vào Châu Đốc - Long Xuyên và các lính thú, tội đồ bị triều đình cưỡng bách vào Nam mở đất Đời sống, tính cách của họ hòa vào ngoại cảnh thiên nhiên sản sinh ra những ca dao, hò, lý , các nghệ nhân nhạc lễ ngoài việc phục vụ đình đám, lễ hội, hàng năm không bao nhiêu nên có rất nhiều thời gian nhàn rỗi. Từ đó họ lấy nhạc để làm vui, đờn chơi và truyền cho những ai có tâm hồn yêu nó. Từ lao động, phát minh ra sáng tạo, các nghệ nhân kết hợp với âm điệu ca dao, hò, lý, trên cơ sở thang âm của nhạc lễ (Ngũ cung) và sáng chế ra dòng âm nhạc tài tử, rồi đặt lời ca. Đến đờn ca tài tử 9 Trần Thị Ánh – VH 1002
  10. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ giỗ, tân hôn nhưng chưa hề biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng. Ca nhạc tài tử mang tính chất “thính phòng” các ban tài tử và những người tham dự chỉ ngồi trong một không gian tương đối hẹp, đàn ca và thưởng thức lẫn nhau. Đến ca ra bộ: Đỉnh cao của phong trào ca nhạc tài tử là “ca ra bộ”, “giai nhân tài tử” không đơn thuần là hát theo lời nhạc và dòng nhạc, mà nghệ thuật được nâng cao hơn một bật là vừa ca vừa ra động tác để biểu diễn (ra bộ), chuyển tải ý nghĩa của các bài, bản. Các động tác này là tay, chân, ánh mắt, nụ cười. . . Cải lƣơng : Khi hình thức ca ra bộ chín muồi cũng là lúc khai sinh ra Cải lương. Cải lương khác với đờn ca tài tử và ca ra bộ ở chỗ có sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. 1.1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật cải lƣơng Bố cục Theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói. Đề tài và cốt truyện Các vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam. Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Hoa đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích. 10 Trần Thị Ánh – VH 1002
  11. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam. Ca nhạc Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếu. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm. Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Lục Tỉnh. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã được phổ biến từ lâu trong dân chúng Lục Tỉnh, đã Việt Nam hóa. Diễn xuất Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội. Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc. Y phục, trang trí sân khấu Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Hoa, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật,tranh 11 Trần Thị Ánh – VH 1002
  12. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực. Tóm lại, tuy “sinh sau đẻ muộn”, so với Hát Chèo, Hát Bội (hát tuồng), Hát Cải lương trong một thời gian rất ngắn chưa trọn một thế kỷ, đã đi một bước rất dài, đi sâu vào trong lòng người dân Nam bộ và đã trở thành một truyền thống vững chắc trong kịch nghệ Việt Nam. 1.2 Một số vấn đề lý luận du lịch 1.2.1. Khái niệm du lịch “Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp”. Du lịch còn được hiểu là: “Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh”. 1.2.2. Khái niệm tài nguyên du lịch “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch – mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường” 1.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch tự nhiên “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,khí hậu thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” b. Tài nguyên du lịch nhân văn 12 Trần Thị Ánh – VH 1002
  13. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: “Là những di sản văn hoá vật thể hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: “Là những di sản văn hoá phi vật thể có giá trị hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”. Trong đó: “Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, về trang phục truyền thống và những tri thức dân gian”. Từ những lý luận trên, có thể xếp nghệ thuật cải lương vào dạng tài nguyên nhân văn phi vật thể. 1.2.4. Định nghĩa du lịch văn hoá: “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hoá của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hoá, những phong tục tập quán còn hiện diện”. Cũng có nhiều cách biểu đạt khác nhau của định nghĩa du lịch văn hoá, tiêu biểu có 4 cách sau: * Du lịch văn hoá là tổng hợp của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến du lịch. 13 Trần Thị Ánh – VH 1002
  14. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ * Du lịch văn hoá là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), và khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành du lịch). * Du lịch văn hoá là một loại hình thái văn hoá của đời sống du lịch. * Du lịch văn hoá là một hình thái đặc thù, lấy nhân tố giá trị nội tại của văn hoá chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm căn cứ, tác dụng với quá trình hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá tức là nội dung văn hoá do du lịch – hiện tượng xã hội độc đáo này thể hiện ra, là văn hoá do du khách và người làm công tác du lịch tích luỹ và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch. 1.2.5. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa 1.2.5.1. Ảnh hưởng cuả văn hóa đến du lịch Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo, và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn – là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành nên yếu tố cầu của hệ thống du lịch. 1.2.5.2. Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bi lạm dụng và sự thâm mhập biến thành sự xâm hại. Mặt khác, để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của văn hóa, phong tục, người ta giải thích một cách sai lệch hoặc thậm chí bậy bạ. Như vậy những giá trị văn hóa đích thực của một cộng 14 Trần Thị Ánh – VH 1002
  15. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ đồng, đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế. 1.3. Giá trị của nghệ thuật cải lƣơng đối với phát triển du lịch 1.3.1. Nghệ thuật cải lương góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển loại hình du lịch văn hoá: Khi nói đến nghệ thuật cải lương Nam bộ chắc hẳn không ít người biết rằng đây là loại hình văn hoá phi vật thể, mang tính dân gian, truyền miệng rất độc đáo của người dân Nam bộ đặc biệt là người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Trên vùng đất mới này, nhạc tài tử đã thoát thai từ cái gốc nghiêm cẩn bác học của Cung đình Huế, cái chất tế tự đình đám của nhạc lễ mà hoà vào cuộc sống dân dã. Nó hội nhập cùng các điệu lý, các câu hát đối đáp, các giọng hò sông nước để nói lên tiếng lòng của người dân châu thổ qua các làn điệu mới, như bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sỹ Cao Văn Lầu, như các bản vắn của nhạc Tiều, nhạc Quảng, để hình thành một thứ âm nhạc mà ngày nay chúng ta gọi là “đờn ca tài tử”. Không dừng lại ở đó, những lời ca ngọt ngào, mùi mẫn lại được minh hoạ bằng động tác, điệu bộ, nên gọi là ca ra bộ. Tiếp nhận những ảnh hưởng của kịch nói Pháp, ca ra bộ trở thành cải lương, có màn, có vở, đề tài cốt truyện phong phú hơn, có ca nhạc, diễn xuất, y phục cua diễn viên và cảnh trí sân khấu phù hợp với đề tài vở diễn. Tiến trình âm nhạc này là thành tố quan trọng trong đời sống văn hoá của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như miền Bắc có “ca trù”, miền Trung có “nhạc cung đình Huế”, Tây nguyên có “văn hoá cồng chiêng”, thì ở Nam bộ vùng ĐBSCL của chúng ta lại có cải lương. Tuy chúng ta chưa biết khai thác đúng hướng để tạo thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn nhưng cải lương Nam bộ đã góp thêm phần phong phú và có giá trị trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Chính vì điều này mà chúng ta cần phải phát triển nghệ thuật cải lương, trước hết là để bảo tồn nó, sau đó là đưa nó vào hoạt động du lịch để góp thêm 15 Trần Thị Ánh – VH 1002
  16. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ sự phong phú, đa dạng cho loại hình du lịch văn hoá của khu vực ĐBSCL nói chung, Cần thơ nói riêng để tạo nên các tour du lịch văn hoá hấp dẫn. Ngày nay, nhu cầu đi du lịch của du khách phần lớn là muốn được thẩm nhận bề dày văn hoá của một nước, một vùng. Vì vậy, phát triển cải lương cũng chính là phát triển du lịch mà đặc biệt là loại hình du lịch văn hoá, bởi đây chính là loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo đã được sinh ra và lớn lên trên vùng đất trung tâm của miền Tây Nam bộ này và được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. 1.3.2. Tạo sự giao lưu nhận thức của du khách về loại hình nghệ thuật cải lương của Cần Thơ: Xu hướng đi du lịch hiện nay của đa số du khách là không phải chỉ để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí mà họ còn muốn được giao lưu học hỏi, tìm hiểu những nét văn hoá mới của những vùng khác, những quốc gia khác. Chính vì thế, việc đưa cải luơng vào hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là để phục vụ giải trí mà còn là để tạo sự giao lưu, nhận thức cho du khách về loại hình nghệ thuật độc đáo của vùng đất Tây Đô này. Việt Nam với 3 khu vực chính đó là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng có một nét văn hoá đặc thù khác nhau và đây cũng chính là sự hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Nói tới vùng Bắc Bộ của Việt Nam không ai không biết đến nghệ thuật hát chèo, hát ả đào (ca trù). Đây là lối hát múa nhạc đệm do một tốp nữ trình bày. Nó là một thứ nhạc thính phòng cao quí và tồn tại suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Hát Ả đào, tất nhiên phải có đào hát với giọng hát khoẻ, trầm và sang, giọng hát phải được rèn luyện công phu từ nhỏ mới giữ được “hơi trong” và buông được hơi “ngoài” trong nghệ thuật ém, nhấn nhá, mà ta nghe thấp thoáng như gần như xa, như cao như thấp, như trong như đục . . . , phát ra từ nơi cuống họng người hát. Mỗi bài nhạc thường có khúc dạo đầu. Hát Ả đào cũng vậy, trước khi giọng hát cất lên, năm khổ phách cùng trống với đàn quyện vào nhau như tiếng tơ, tiếng trúc và tiếng châu nẩy trên mâm ngọc, vừa tha thiết, vừa sang quí, và nó được tái tạo nhiều lần trong toàn bài. 16 Trần Thị Ánh – VH 1002
  17. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Khác với Bắc Bộ, tuy cách nhau không xa nhưng vùng Trung Bộ lại có nét loại hình nghệ thuật độc đáo riêng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế Giới (văn hoá phi vật thể) đó chính là “Nhã nhạc cung đình Huế”. Là loại âm nhạc chỉ để biểu diễn trong cung đình cho Vua chúa và quan lại thưởng thức. Với những nhạc cụ tiêu biểu được chọn lựa kỹ càng cùng những thang âm và điệu thức đặc sắc. Âm nhạc cung đình là sự tập trung những tinh hoa nghệ thuật đặc sắc của nền âm nhạc dân gian truyền thống với nhiều thể loại và bài bản trong âm nhạc cung đình nhưng chủ yếu là phục vụ cho lễ nghi, cúng tế, nhạc cung đình có 7 loại chủ yếu: Giao nhạc, Miếu nhạc, Tế ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung nhạc. Mỗi thể loại nhạc đều có những bài bản riêng biệt được sắp xếp theo thứ tự qui định của bộ lễ lúc bấy giờ. Trải qua thời gian cùng với những biến đổi thăng trầm của lịch sử, âm nhạc cung đình Triều Nguyễn bị thất lạc cũng khá nhiều nhưng đó cũng là một kho tàng âm nhạc vô giá trong nền âm nhạc Việt Nam. Ở miền Trung còn có một vùng nữa mà văn hoá nơi đây cũng hết sức độc đáo đó là Tây Nguyên. Một vùng đất tuy nhỏ, chỉ có một vài tỉnh nhưng nơi đây có rất nhiều dân tộc sinh sống. Ở vùng đất này chủ yếu là đồi núi, người dân nơi đây sống quanh những ngọn đồi, con suối, buôn làng, con người nơi đây đã hoà nhập vào cuộc sống thiên nhiên nên đã sản sinh ra một loại hình văn hoá rất phù hợp với cảnh núi rừng đó là “văn hoá cồng chiêng”. Đây là một loại hình sinh hoạt rất phổ biến và cũng đã đưa vào phục vụ du lịch và cũng được rất nhiều sự quan tâm của du khách. Vừa qua loại hình văn hoá này cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế Giới. Khách du lịch rất thích đến đây để được giao lưu, sinh hoạt với những người dân tộc nơi đây để được tìm hiểu nét văn hoá độc đáo này. Thế thì vùng Nam Bộ có nét văn hoá gì độc đáo? Và làm thế nào để mọi người từ các vùng miền khác nhau của đất nước biết đến để họ được giao lưu, học hỏi và tìm hiểu về nó? Vì thế , đưa nghệ thuật cải lương vào hoạt động du lịch chính là con đường đưa nó đến với cộng đồng một cách nhanh nhất và tốt nhất. 17 Trần Thị Ánh – VH 1002
  18. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Nói đến xứ “Cần Thơ gạo trắng nước trong”, ai ai cũng nghỉ đến nơi đây có rất nhiều những con sông lớn nhỏ chằng chịt nhau, với những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, những vườn cây trái trĩu quả, và cũng từ đó đã tạo nên người dân nơi đây một cách sống dân dã, thật thà, bình dị nhưng cũng rất phóng khoáng. Và cũng chính vì thế mà nơi đây đã sản sinh ra một lối sống văn hoá sinh hoạt đời thường hết sức tài tử. Và cũng từ đây đã hình thành nên một loại hình văn hoá nghệ thuật thật độc đáo, nó mang đậm tính cách của người dân nơi đây, đó là nghệ thuật cải lương. Trong các điểm du lịch, các quán ăn dân dã thì “Đờn ca tài tử”, cải lương, vọng cổ rất được du khách yêu thích bởi tính chất thanh nhã, mang hơi hướng dân tộc, không chỉ giải trí đơn thuần mà còn ít nhiều có nội dung giáo huấn, thích nghi với truyền thống “văn dĩ tải đạo” đến nay dẫn còn nhiều giá trị trong xã hội ta. 1.4. Tiềm năng phát triển các chƣơng trình du lịch có khai thác nghệ thuật cải lƣơng ở Cần Thơ 1.4.1. Thế mạnh về du lịch sông nƣớc miệt vƣờn kết hợp thƣởng thức cải lƣơng Từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây - nơi đô hội nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, diện tích khoảng 139 ngàn ha, 1.120 ngàn dân cư sinh sống mang đậm nét văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều năm liền thành phố Cần Thơ là nơi níu chân khách phương xa trong những chuyến tham quan vùng sông nước. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa 18 Trần Thị Ánh – VH 1002
  19. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là “cây bẹo”. Người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là “dân thương hồ”. Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu Sẽ là một thiếu sót nếu du khách đến thành phố Cần Thơ mà không tham quan vườn cây ăn trái. Do được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp hầu hết các loại cây ăn trái vùng nhiệt đới. Hiện nay, Cần Thơ có 11 khu sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình lúc nào cũng đón mời khách lạ. Đến đây, du khách thực sự hít thở bầu không khí trong lành mặc tình thư thả dạo chơi trong vườn cây bóng mát. Những lúc mỏi chân, du khách có thể đong đưa trên chiếc võng hay cùng tát đìa bắt cá nướng trui Khách có thể ngủ đêm tại các khu nhà rong xinh xắn hoặc qua đêm tại nhà những người dân mến khách. Đến vườn cò Bằng Lăng, du khách có dịp chứng kiến những buổi hoàng hôn từng đàn cò trắng chao nghiêng tìm về tổ cũ. Vườn cò rộng hơn 2ha nhưng có hơn 250 ngàn con cò và nhiều loại chim quý sinh sống. Tour sinh thái khám phá đất Cần Thơ để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng. Ngoài ra, du khách được dịp biết 9 di tích trên địa bàn thành phố đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: chùa, đình, chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, tuyến lộ vòng cung Tìm hiểu các làng nghề truyền thống và những nét sinh hoạt độc đáo của 3 dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Đặc biệt, du khách được thưởng thức loại hình đờn ca tài tử, nghe những câu hò điệu lý, những giọng vọng cổ, cải lương dặt dìu trên sông làm say lòng người viễn xứ. 19 Trần Thị Ánh – VH 1002
  20. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Một hình thức du lịch hấp dẫn khác dành cho du khách yêu mến nghệ thuật cải lương Nam bộ, ðó là du thuyền ðêm trên sông lộng gió, vừa nhâm nhi ly cà phê hay chén trà mộc mạc, vừa thả hồn theo những lời ca điệu đờn ngọt ngào, ngắm thành phố về đêm thật bình yên 1.4.2. Các hình thức khác Kết hợp du lịch tham quan (city tour), mua sắm với các chương trình thưởng thức nghệ thuật: du khách đến thăm các di tích lịch sử, chùa trong thành phố như: Chùa Nam Nhã, Hội Linh Cổ Tự, Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán); thăm sân vận động Cần Thơ đình Bình Thuỷ, làng cổ Long Tuyền, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa Một trong những địa danh khiến nhiều du khách không thể không đến đó là bến Ninh Kiều. “ Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có nhiều tài tử dập dìu giai nhân” Là địa danh nổi tiếng của xứ Cần Thơ, nằm ở trung tâm của thành phố. Nhưng giờ đây bến Ninh Kiều không còn dành riêng cho những bước chân “tài tử dập dìu giai nhân” nữa mà xen vào đó là bước chân của những vị khách Đông Tây say đắm lòng mình với nét đẹp rạng ngời mà thắng cảnh Tây Đô nổi tiếng này mang lại. Du khách cũng sẽ thích thú khi mua sắm ở chợ cổ Cần Thơ với những sản phẩm độc đáo của miền Tây. Kết hợp du lịch lễ hội, ẩm thực và thưởng thức nghệ thuật: Thiên nhiên sông nước trù phú đã ban tặng cho Cần Thơ những đặc sản mang đậm chất miền Tây Nam bộ. Ngoài những loại trái cây rất nổi tiếng thì lẩu mắm, ba khía rang me, luôn để lại hương vị khó quên trong lòng mỗi du khách. Du khách cũng sẽ rất thích thú khi hòa mình vào không khí tưng bừng của nhiều lễ hội: lễ hội trái cây Nam Bộ, lễ hội thuỷ sản Việt Nam 20 Trần Thị Ánh – VH 1002
  21. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Một hình thức thưởng thức vọng cổ, cải lương “bình dân” hơn được nhiều du khách (đặc biệt là khách nam) rất ưa thích, vì vừa được nhậu lai rai cùng bạn bè, vừa được nghe ca cải lương, vọng cổ. Đó là các quán ca cổ. Các quán này thường nằm trong hẻm, thường là quán ăn, quán nhậu có phục vụ đờn ca cho thực khách. Khách cũng có thể hát cùng với ca sỹ của quán, người ta đưa đến một quyển sổ, trong đó có in lời một số bài vọng cổ phổ biến. Quyển sổ có không nhiều lắm, chỉ khoảng hai mươi bài: “Hoa mua trắng”, “Cô gái tưới đậu”, “Đài hoa dâng Bác” Các ca sỹ của quán là ca sỹ không chuyên, các cô học ca cải lương không theo sách vở trường lớp. Nghe, rồi thuộc, rồi ca. Các nhạc công cũng được thả hồn phóng khoáng trong tiếng đàn. Tiếng đàn lúc như vờn đuổi, khi thì nâng đỡ, lúc lảng ra xa, khi quấn lại gần, để đến lúc bắt với lời ca, nhất là thời điểm xuống xề mùi mẫn. Tiểu kết chương I: Nghệ thuật cải lương khi đã trở thành trình thức sân khấu vững chắc, vẫn có một con đường ngược lại, nhập vào dòng chảy đời thường, đến tận từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó kế thừa được cái duyên của cả Chèo lẫn Tuồng, nhưng lời ca không hẳn gánh trách nhiệm định vị không gian thời gian, cố định diễn tiến, khắc hoạ nhân vật mà thiên về bộc lộ giãi bày cảm xúc nội tâm được phép rất cụ thể, tả thực, phóng khoáng và biến đổi. Lời ca trong cải lương gần nhất với tiếng nói sáu thanh của đời thường so với các sân khấu truyền thống khác, lại thêm một cơ duyên nữa để nghệ thuật này tiến sát hơn những gay cấn, phức tạp cụ thể của đời sống. Kể như đã xứng là bậc tài tử phổ vào đàn ấy những điều mắt thấy tai nghe, những tâm sự trăn trở của đời thường Cải lương là một nghệ thuật lớn, là đặc sắc, là niềm tự hào, là cá tính của người dân Nam bộ. Tuy nhiên, để khai thác nghệ thuật cải lương phục vụ cho hoạt động du lịch thì không phải đã khai thác toàn bộ, đầy đủ và toàn diện bộ môn nghệ thuật này, mà mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong nghệ thuật cải lương, đó là những bài vọng cổ, những điệu lý, khúc ngâm, và cái nền tảng của cải lương, đó là đờn ca tài tử. Trước thực tế khách quan đó, làm thế nào 21 Trần Thị Ánh – VH 1002
  22. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ để từ một phần rất nhỏ của nghệ thuật cải lương mà du khách được thưởng thức, nhưng họ vẫn cảm nhận được cái thần thái, cái hay cái đẹp của nghệ thuật truyền thống của dân tộc, thâý yêu mến hơn quê hương đất nước, đó không chỉ là trách nhiệm của người nghệ sỹ, những người làm du lịch, mà còn là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, mà gần nhất là Sở Văn hóa thể thao và du lịch Cần Thơ. 22 Trần Thị Ánh – VH 1002
  23. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH Ở CẦN THƠ 2.1. Giới thiệu chung về Cần Thơ 2.1.1. Lịch sử Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ. Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên). 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Tp. Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Diện tích nội thành 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người Khí hậu 23 Trần Thị Ánh – VH 1002
  24. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C. Tài nguyên thiên nhiên - cảnh quan Ai đó đã gọi Cần Thơ với cái tên là Tây Đô chắc chắn cái tên ấy không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần như tên gọi hay cũng không phải do vẻ lộng lẫy của bến Ninh Kiều mang lại mà chính là do những tài nguyên thiên nhiên tiềm ẩn mang lại. Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, lại ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, trao đổi. Vốn là vùng đất phù sa màu mỡ quanh năm mưa thuận gió hòa cùng sự hiện hữu của những cù lao thơ mộng mang nét đặc trưng của vùng sông nước đã tạo nên một Tây Đô kiêu sa. Con sông Cần Thơ trữ tình lãng mạng, trên sông lại có nhiều cồn bãi, giồng đất cao và nhiều vườn cây ăn trái phát triển mạnh trên mảnh đất phù sa màu mỡ này. Chính khí hậu, ánh nắng và sông rạch nơi đây là nguồn tài nguyên vô giá tạo cơ hội để du lịch Cần Thơ tiến xa hơn nữa. Cần Thơ có 17 khu vườn sinh thái, trong đó nổi bật là: vườn du lịch Mỹ Khánh với những vườn trái cây, cất rượu truyền thống, nhà cổ Nam Bộ Bên cạnh đó còn có vườn cò Bằng Lăng và nhiều cồn: cồn Ấu, cồn Khương đang được quy hoạch và hoàn thiện cho phát triển du lịch. Đánh giá: Sông và vườn, hiện đại và cổ kính như lồng ghép vào nhau để đánh thức giác quan của du khách qua cuộc hành trình về với thiên nhiên miệt vườn sông nước. Cần Thơ được thiên nhiên ưu đãi sông ngòi chằng chịt, quanh năm cây lành trái ngọt. Đi tàu trên sông, vào vườn ăn trái cây, thưởng thức những món ăn dân dã mang đậm chất Nam Bộ, xong du khách có thể thoả thích câu cá, bơi xuồng, tìm hiểu cuộc sống của người dân Nam Bộ xưa qua những chương trình du lịch, say lòng với những câu hát ngọt ngào. 24 Trần Thị Ánh – VH 1002
  25. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ 2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Cơ sở hạ tầng Giao thông • Đƣờng bộ Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh: Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ. Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang từng bước hoàn thành và dụ kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm 2009. Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh. Ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và Phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động. Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động. Trước đây, trong nội ô còn có một phương tiện đặc trưng là xe lôi, nhưng nay do mật độ phương tiện khá cao nên xe lôi bị ngưng hoạt động. • Đƣờng thủy Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau. 25 Trần Thị Ánh – VH 1002
  26. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Cần Thơ có 3 bến cảng: Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm. Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ. • Đƣờng hàng không Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. Hiện đang xây dựng Nhà Ga hành khách và trong vòng quý 4 năm 2010, Cần Thơ sẽ có Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay, Cụm cảng hàng không miền nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) vào đầu tháng 2/2010 để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào. • Điện Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây)- Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2009. Đến thời điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam. • Nƣớc 26 Trần Thị Ánh – VH 1002
  27. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày. • Viễn thông Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới. • Kinh tế Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước. • Nông nghiệp Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng. • Công nghiệp Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. • Thƣơng mại - Dịch vụ Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua 27 Trần Thị Ánh – VH 1002
  28. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú. Có 165 khách sạn ( 35 khách sạn từ 1-4 sao), và nhiều nhà hàng sang trọng, đạt tiêu chuẩn. Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội, Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp. Cần Thơ như Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN Hiện Q.Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt động từ 18h đến 4h sáng hôm sau. • Giáo dục Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (đang được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ). Đặc biệt, trong tương lai, Đại học Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành Đại học tầm cỡ vùng. Hiện tại cũng đã có Trung Tâm Học Liệu 3 tầng tại Đại học khu II với các trang thiết bị máy tính hiện đại kết nối Internet giúp Sinh viên học tập và tìm kiếm thông tin tốt nhất. Đại học Quốc Tế tọa lạc tại Phong Điền đang được triển khai xây dựng và Đại học Quốc tế tọa lạc tại Hưng Phú đang được lên kế hoạch và kêu gọi đầu tư. Phân hiệu Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có kế hoạch xây dựng tại Hưng Phú. Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường CĐ Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ. • Y tế 28 Trần Thị Ánh – VH 1002
  29. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Tại Cần Thơ có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ (quy mô 700 giường), Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4 (tương lai trở thành bệnh viện tuyến Quận Ninh Kiều) và Bệnh viện Thành Phố (đang được xây dựng tọa lạc tại bệnh viện trung ương cũ), Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Mắt-RHM, Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ, Bệnh viện Tây Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ, Trung tâm chẩn đoán Y khoa, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, Trung tâm tâm thần Cần Thơ, các bệnh viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Đa khoa Tây đô, bệnh viện Hòan Mỹ cũng có mặt tại Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ cũng sắp có một bệnh viện phụ sản 200 giường đang được xây dựng. • Thể thao Cần Thơ có sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình - 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người. Nhưng đội bóng của Cần Thơ thi đấu không hiệu quả nên thay vì tổ chức đá banh thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa Năng (nhà đầu tư Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9. Hiện tại, Tp đang xây dựng dự án xây dựng khu Bãi Cát (1 phần cồn Cái Khế) thành Khu Liên hợp Thể thao Thành Phố • Giải trí Thành phố Cần Thơ có rất nhiều loại hình giải trí như: 29 Trần Thị Ánh – VH 1002
  30. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Về phim ảnh, ca múa nhạc: Rạp chiếu phim Ninh Kiều, rạp Bãi Cát, Nhà hát Hậu Giang và hiện đang có dự án xây dựng Trung tâm Điện ảnh Kịch trường TP Cần Thơ ở đường Nguyễn Thái Học, Q. Ninh Kiều. Về những nơi thư giãn: Công viên nước Cần Thơ, khu du lịch Hương Phù Sa, Khu du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch Chợ Nổi Cái Răng-Phong Điền, Công viên Lưu Hữu Phước, Khu Vui Chơi Sấu Con, Khu Vui Chơi Sân Vận Động Cần Thơ. Và sắp tới đang quy hoạch xây dựng Khu du lịch Cồn Cái Khế và Cồn Khương. Về điện tử, tin học, trò chơi: Khá phát triển. Tuyến đường có đông dịch vụ Internet nhất là đường Nguyễn Việt Hồng. Ngoài ra có các quán ăn, quán nhậu trải khắp nơi trong nội ô trung tâm thành phố: Quán ăn: Nhà hàng Hoa Sứ, Nhà hàng Ninh Kiều, Nhà Hàng Golf Quán nhậu: Đường Trần Văn Hoài và đường XVNT nối dài là 2 tuyến đường tập trung nhiều quán nhậu nhất tại trung tâm Quận Ninh Kiều. Nơi giải trí về đêm: night-club: Xeloi club-được xem là hộp đêm sôi động nhất tại vùng sông Mekong, XK club và Golf Discotheque. Còn rất nhiều quán nước, quán kem, đặc biệt là tuyến đường Đại lộ Lê Lợi ở cồn Cái Khế tập trung nhiều quán Trái Cây Dĩa, các quán cà phê đẹp và sang trọng. 2.1.3. Các điểm du lịch ở Tp. Cần Thơ Chùa Nam Nhã: Chùa Nam Nhã, còn gọi là Nam Nhã Đường, ngôi chùa tọa lạc ở số 612 đường Cách mạng Tháng Tám, phường An Thới, Q. Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cũng là một địa điểm tham quan khó bỏ qua khi đến Cần Thơ. Phía trước chùa là dòng sông Bình Thủy in hình những bóng cây đại thụ, đối diện là đình Long Tuyền uy nghi đồ sộ. Chùa được dựng vào thế kỷ XIX và 30 Trần Thị Ánh – VH 1002
  31. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ trùng tu vào năm 1917. Chùa theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Hội Linh Cổ Tự: Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500m2 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Từ ngoài vào là cổng tam quan vừa hiện đại vừa cổ kính, dưới tán 2 cây đa cổ thụ rợp bóng, dãy tường rào tạo hình cánh cung, cổng chính vươn ra phía trước, trên nóc các cổng đều được lợp mái cong giả ngói âm dương màu xanh. Mỗi cổng đều có 2 câu đối bằng chữ Hán đắp nổi. Cổng chính lợp 2 lớp mái ngói, nóc có gắn lưỡng long tranh châu bằng đất nung màu xanh, hai bên trụ cột có 2 câu đối bằng chữ Hán. Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán): ngôi chùa của người Hoa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại cho đến ngày nay với kiến trúc hầu như còn nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Chùa có vị trí đẹp: gần bến Ninh Kiều, mặt tiền hướng ra sông Cần Thơ. Chùa Munir Ansay: của người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại số 36 Đại lộ Hòa Bình. Đây là ngôi chùa Khmer hiếm hoi trong lòng phố thị Cần Thơ. Với kiến trúc tiêu biểu của chùa Khmer: cổng chùa phù điêu, chánh điện cao vút, Munir Ansay là điểm dừng chân đầy thú vị của du khách đến Cần Thơ Bến Ninh Kiều. Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều - nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. "Cần Thơ có bến Ninh Kiều /Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân" Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành 31 Trần Thị Ánh – VH 1002
  32. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng. Chợ cổ Cần Thơ Liền kề với Bến Ninh Kiều là chợ cổ Cần Thơ, còn gọi là chợ Hàng Dương đã hơn trăm tuổi được xây dựng sớm hơn 2 ngôi chợ Bến Thành và Bình Tây (TP. HCM). Kiến trúc ngôi chợ được xem là đẹp nhất vùng, từ ngày xưa nó đã là trung tâm trung chuyển hàng hóa của cả miền Tây Nam Bộ. Ngày nay vẫn buôn bán tấp nập và là điểm tham quan hấp dẫn của du khách gần xa, có bến tàu du lịch, có hàng quán đặc sản và cửa hàng bán các mặt hàng quà lưu niệm cho du khách khi đến thăm đất Tây Ðô. Chợ nổi Cái Răng: ra bến Ninh Kiều để lên tàu đi tham quan Chợ nổi Cái Răng, loại hình chợ đặc trưng chỉ có ở vùng sông nước miền Tây (nếu khách sạn gần khu vực bến Ninh Kiều, quý khách có thể đi bộ khoảng 5 phút). Từ bến Ninh Kiều đến khu vực Chợ nổi Cái Răng khoảng 30 phút. Chợ nổi có cách chào hàng rất độc đáo: người bán không rao mà treo hàng lên cây bẹo trước cửa tàu, ghe hàng để giới thiệu. Quý khách có thể mua trái cây hay rau quả tươi với giá rẻ hơn ở chợ và chụp hình cảnh họp chợ đông vui cùng những người nông dân miệt vườn nhiệt tình và mến khách. Chợ nổi Phong Điền: 32 Trần Thị Ánh – VH 1002
  33. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Là một chợ nổi để mua bán và trao đổi hàng hóa, một điểm tham quan hấp dẫn của sông nước miền Tây. Chợ nằm ngay ngã ba sông, nơi sông Cần Thơ phân lưu khỏi sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần. Khác với chợ nổi Cái Răng chỉ buôn bán nông sản là chủ yếu, chợ nổi Phong Điền phong phú hơn. Trong chợ có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa; các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lờ, lọp ; các sản phẩm của nghề đan đát như: thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước. Ngoài ra , chợ còn bán cả thức ăn: hột vịt lộn, bún nước lèo, bún thịt nướng, cháo lòng, gỏi vịt, hủ tiếu, cà phê Các vƣờn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô: Du khách đến đây có thể đi dạo trong vườn cây xanh mát, tham gia trò chơi câu cá sấu, thưởng thức các món ăn dân dã miệt vườn, nghe đờn ca tài tử, tham quan nhà cổ Nam bộ, có dịp được thưởng thức niềm vui và cảm giác của “Một ngày làm nông dân”; “Cơm điền chủ”. Đình Bình Thủy: Theo đường Cách Mạng Tháng 8, hướng đi Long Xuyên, cách thành phố Cần Thơ 5km. Ðình Bình Thủy có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ (trên 4000 m2) được xây dựng từ năm 1844 khi mảnh đất này còn rất ít người sinh sống. Ðình được xây theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thủy. Vƣờn lan Cần Thơ: Điểm dừng chân cuối cùng là Nhà cổ Bình Thuỷ, còn có tên gọi là Vườn Lan. Nhà có kiến trúc bên ngoài xây theo lối kiến trúc Pháp với nền nhà được nâng 33 Trần Thị Ánh – VH 1002
  34. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ cao so với mặt sân hơn 1m, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi, cầu thang kiểu Gotique với 4 bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối với khoảng sân rộng. Toàn bộ hệ thống vì kèo, bao lam, 4 hàng cột (gồm 24 chiếc) với đường kính mỗi cột khoảng 30cm và cao từ 4m đến 6m đều được làm từ gỗ lim đen bóng, đặc biệt hơn hệ thống này được kết nối với nhau không phải bằng đinh mà bằng mộng ngàm Làng cổ Long Tuyền Theo QL91 hướng Long Xuyên qua cầu Bình Thủy rẽ trái sẽ đến làng cổ, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà trên 130 tuổi, chứa đựng những nét đặc trưng nhất của một làng cổ miệt vườn châu thổ sông Cửu Long, hiện nay các kiến trúc trang trí nội ngoại thất vẫn còn nguyên vẹn, đáng để ý là các công trình chạm khắc gỗ, kiến trúc của các ngôi nhà cổ là sự kết hợp của ngoại thất Pháp và nội thất Việt Nam, đây là nét đặc trưng nhất mà các đại điền chủ, phú hào ở đồng bằng sông Cửu Long rất ưa chuộng trong thời gian đó. Vƣờn cò Bằng Lăng: Khu vườn nay đã rộng 15 công và tất cả những bụi tre, ô môi trong vườn từ lâu đã là nhà của cò. Loài cò nhỏ có: cò ngà mỏ vàng, cò quắm, cò cá mỏ đen - loại có biệt tài bắt cá. Nhìn chung những loài này chỉ nặng chừng vài trăm gam. Lớn hơn có cò ma, cò rằn, cò xanh, cò ruồi mỏ vàng - loại cò hay đậu trên lưng trâu bắt ruồi. Phần lớn các loài cò trên tập trung đông đúc về vườn vào mùa sinh đẻ từ tháng 8 đến tháng giêng âm lịch hằng năm, riêng cò ma chúng tập chung về vườn làm tổ và đẻ trứng từ tháng hai đến tháng tư âm lịch. Nhỏ nhất trong họ hàng nhà cò tại đây là các loài: cò ráng hay còn gọi là cò lửa, lông có mầu đỏ như ráng chiều, cò lép, cò đúm - loại cò có mầu đen tuyền và điểm trắng ở ức. 34 Trần Thị Ánh – VH 1002
  35. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Ngoài những loại trên với số lượng cá thể mỗi đàn đông tới hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn con. Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa: Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sanh năm Ðinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An Thới, TP. Cần Thơ. Ông đỗ Giải nguyên năm Ất Mùi 1835 và mất năm 1872. Ông là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sanh năm Ðinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An Thới, TP. Cần Thơ. Khu di tích chiến thắng Tầm Vu : Theo QL1A hướng Tây Nam, vào tỉnh lộ 61 cách TP. Cần Thơ 17 km. Nơi đây, thời kháng chiến chống Pháp, trên đoạn lộ từ Cái Tắc đến Rạch Gòi không quá 5 km đã diễn ra 4 trận Tầm Vu oai hùng. Làng hoa Thới Nhựt: Làng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết. Lúc đầu chỉ khoảng 10 hộ trồng chủ yếu vạn thọ, cúc mâm xôi, thược dược, mai các loại nhưng bây giờ có đến hàng trăm hộ phát triển thêm nhiều giống hoa nhập khẩu mới khá độc đáo như cúc Indonesia, vạn thọ Pháp, Xương rồng Thái, hướng dương, lan và đặc biệt là mai ghép các loại. Làng đóng ghe xuồng: Cách TP.Cần Thơ khoảng 30 km, theo QL1A. Làng đóng ghe xuồng Ngã bảy Phụng Hiệp hình thành rất sớm ở ÐBSCL. Vào những năm 1940, làng nghề Phụng Hiệp chỉ đóng ghe xuồng phục vụ dân chài lưới, đi câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây Đã có hàng trăm hàng ngàn xuồng câu, ghe xuồng ra đời từ nơi đây lênh đênh trên sông nước Cửu 35 Trần Thị Ánh – VH 1002
  36. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Long. Làng đan lƣới Thơm Rơm: Ở xã Thạnh Hưng - Thốt Nốt có trên 70 hộ gia đình làm nghề đan lưới mỗi mùa nước đến, làng đan lưới tập trung huy động hàng ngàn lao động làm việc. Ðan tay, dệt máy, kết lưới bắt viền, cột phao, công việc luôn luôn nhộn nhịp. Có nhiều loại sản phẩm như loại lưới mắt nhỏ dùng để bắt cá linh, cá rô; Lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn để bắt cá mè vinh và các loại cá lớn. Làng đan lọp Thới Long: Tại xã Thới Long (Ô Môn - Cần Thơ) có làng đan lọp bắt tép (dụng cụ bắt con tép), là phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm. Làng nghề có trên 300 hộ hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy sự tinh tế, tỉ mỉ, của người thợ trong từng công đoạn đan lọp tép từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh. Mỗi năm làng đan lọp Thới Long sản xuất 400 - 500 ngàn sản phẩm (cái lọp) bán khắp ÐBSCL. Bánh tráng Thuận Hƣng Bánh tráng Thuận Hưng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa mà đã xuất ngoại tận Campuchia. Bánh tráng Thuận Hưng được ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn đều, dẻo thơm, đặc biệt là rất đều, trăm chiếc như một. Mới đây, làng bánh tráng Thuận Hưng được UBND TP Cần Thơ công nhận làng nghề và là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008. 2.1.4. Các loại hình du lịch ở Cần Thơ 36 Trần Thị Ánh – VH 1002
  37. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi (như đã trình bày ở phần 2.1.2), để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch sau: - Du lịch sông nước miệt vườn (theo phương tiện tàu thuỷ du lịch trên sông) - Du lịch sinh thái - Du lịch lễ hội - Du lịch thể thao - Du lịch nghiên cứu - Du lịch MICE 2.2. Tình hình bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lƣơng phục vụ du lịch ở Cần Thơ 2.2.1. Vai trò của cải lƣơng với phát triển du lịch ở Cần Thơ Nhiều người người cho rằng: Đến Cần Thơ mà không đi coi vọng cổ, nghe tài tử, cải lương thì như chưa đến. Vọng cổ là một nét văn hóa đặc sắc của miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ là thành phố trung tâm, là thủ phủ của cả miền Tây nên không có gì lạ khi nét văn hóa đó được giới thiệu như một đặc sản tinh thần độc đáo của Cần Thơ. Có thể nói, cải lương là một tài nguyên du lịch có giá trị văn hoá thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với mục đích khác, như nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá , ở các lĩnh vực khác, và từ khắp mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế. Vì cải lương vừa có chất phóng khoáng, đa dạng, phong phú, chất “tài tử”, và đề tài cũng như lối diễn rất gần gũi với cuộc sống, nên khách du lịch dù có trình độ trung bình cũng có thể dễ dàng hiểu được. Hơn nữa, nhìn vào những động tác múa, điệu bộ của nghệ sỹ là người xem có thể hiểu được nghệ sỹ đang hoá thân vào nhân vật nào, tâm trạng nhân vật ra sao Nhờ có cải lương đan xen kết hợp vào cùng với các lọai hình du lịch tham quan, giải trí, khám phá mà các loại hình này trở nên mềm mại hơn, hấp dẫn hơn, phong phú hơn, mang đặc trưng màu sắc bản địa của miền Tây sông nước. 37 Trần Thị Ánh – VH 1002
  38. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Cải lương và du lịch có mối quan hệ qua lại, tương hỗ với nhau: cải lương thu hút khách du lịch, làm đa dạng du lịch và ngược lại, thông qua du lịch, cải lương được phổ biến rộng rãi hơn, với cả du khách trong nước và quốc tế, nhờ vậy mà cải lương ngày càng hoàn thiện hơn. 2.2.2. Thực trạng khai thác nghệ thuật cải lƣơng để phục vụ du lịch ở Cần Thơ 2.2.2.1. Sự hấp dẫn của nghệ thuật caỉ lƣơng đối với du khách (đặc biệt là khách quốc tế). Cần Thơ thuộc Miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ với địa hình thấp có hệ thống kênh rạch chằng chịt đan xen những cù lao, miệt vườn cây trái 4 mùa. Quần cư gắn liền với vùng sinh thái này có đặc thù văn hoá “lúa nước” của một thời mở đất “khai khẩn đất Phương Nam”. Tại đây cũng là vựa lúa lớn nhất của cả nước. ĐBSCL có nền văn hoá đa dân tộc, nổi rõ là văn hoá Việt, Hoa, Khmer, được gìn giữ và phát triển trong quá trình sinh tồn của cộng đồng, vùng châu thổ với đặc trưng các lễ hội mang tính tín ngưỡng như hội Oc – Om – Bóc, hội Vía Bà (An Giang), Roya của người Chăm. Đồng thời với các di tích lịch sử như Ap Bắc (Tiền Giang), Đồng Khởi (Bến Tre), đồi Tức Dụp (An Giang), cùng với nhiều chùa chiền mang dấu ấn tôn giáo đã tạo nên đời sống văn hoá tinh thần phong phú đa dạng của dân cư ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long với tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, song song với yếu tố sinh vật về cây, con thì cảnh quan ở ĐBSCL cũng không kém phần hấp dẫn; khi bình minh hoặc hoàng hôn tren mặt sông, mặt biển, với những kỳ thú huyền ảo thanh bình để con người thư giãn đắm mình trong thiên nhiên cùng với những cảnh quan đẹp như Rừng Dừa Bến Tre, núi Sam An Giang, Hà Tiên, Phú Quốc Kiên Giang, tạo nên các tuyến điểm du lịch mang dấu ấn cảnh quan môi trường mà cuộc sống công nghiệp đang muốn tìm về cội nguồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân chủng với đặc trưng dân cư quần tụ gắn liền với việc khai thác vùng đất mới. Con người ở 38 Trần Thị Ánh – VH 1002
  39. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ đây không những biết lợi dụng điều kiện tự nhiên mà còn biết chinh phục thiên nhiên. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và các đê bao quanh các vườn cây trái cho thấy sự lao động cần cù và thông minh của người dân ĐBSCL. Bên cạnh văn hoá lao động, văn hoá sinh hoạt dân cư với kiến trúc nhà ở, trang phục và phong cách ẩm thực tạo nên các nét riêng của cư dân của miền sông nước cùng với ca kịch cải lương, đờn ca tài tử, các điệu lý câu hò phản ánh cuộc sống dân dã, sâu đậm và phóng khoáng mà đây cũng chính là yếu tố hấp dẫn để khách du lịch tìm đến Đồng bằng sông Cửu Long. Và đương nhiên, khách du lịch không thể không đến thủ phủ của miền Tây, đó là Tây Đô Cần Thơ, với đầy đủ đặc trưng của miền sông nước Cửu Long, lại đang trên đà chuyển mình phát triển của một thành phố trẻ để xứng tầm là đô thị loại một, đô thị du lịch của miền Tây. Bảng số 1: Số lƣợng du khách đến Cần Thơ Năm Khách quốc tế Khách nội địa (lƣợt khách) (lƣợt khách) 2005 86,648 320,682 2009 150,300 537,228 Dự báo 2010 220 800 Qua bảng số liệu cho thấy lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng cao, trong vòng 4 năm lượng khách quốc tế tăng 1,7 lần, khách nội địa tăng hơn 1,6 lần. Từ đó cho thấy sản phẩm du lịch ở Cần Thơ có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách mà đặc biệt là khách quốc tế, một trong những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đó thì có cải lương. Tuy cung cách hoạt động và hiệu quả chưa được đánh giá cao, nhưng nó đã chứng tỏ được sức sống mạnh mẽ và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách. 2.2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lƣơng phục vụ du lịch ở Cần Thơ. 39 Trần Thị Ánh – VH 1002
  40. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ 2.2.3.1. Mặt mạnh: - Giữ gìn và phát phát huy được bản sắc văn hoá của dân tộc. - Tạo một lối sống sinh hoạt văn hoá lành mạnh cho xóm, ấp (xã, phường). - Tạo được sân chơi bổ ích cho những người yêu nghệ thuật. - Góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch của địa phương - Tạo được sự hấp dẫn cho du khách, góp phần phát triển du lịch. 2.2.3.2. Mặt yếu: - Các cơ quan ban ngành chưa có sự quan tâm sâu sắc đối với bộ môn nghệ thuật này nên nó chưa được đầu tư để phát triển. - Hiện nay đã có sự liên kết là đưa nghệ thuật cải lương vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì còn quá sơ sài, chưa có chiến lược cụ thể. - Việc phục vụ cải lương tại các điểm du lịch chưa thực sự đúng nghĩa của nó. Thường thì chỉ hát các bài tân cổ, ca vọng cổ, hoặc trích đoạn chứ ít hát đầy đủ cả vở diễn, hoặc do thời gian hạn chế, không gian biểu diễn không phù hợp để nghệ sỹ biểu diễn các động tác múa, hình thể, nên không nói hết được cái hay, cái độc đáo của cải lương, bởi cải lương là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp. - Chưa mở được các lớp giảng dạy môn nghệ thuật này trong các trường Cao đẳng, Đại học tại địa phương. 2.2.3.2. Một số phƣơng án khai thác nghệ thuật cải lƣơng để phục vụ du lịch đã đƣợc triển khai * Phát triển du lịch sông nước miệt vườn kết hợp với thưởng thức nghệ thuật cải lương Cần Thơ, vùng đất ven sông Hậu có vị trí trung tâm ĐBSCL, tự hào với tên gọi Tây Đô. Con người Tây Đô chân chất, hiền hoà, giàu lòng mến khách. Đây là vùng đất mới giàu tiềm năng phát triển du lịch. Nơi đây có thế mạnh về du lịch sông nước miệt vườn hết sức đa dạng, phong phú, văn hoá lễ hội, chùa 40 Trần Thị Ánh – VH 1002
  41. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ chiền, di tích lịch sử của Tây Đô cũng là nét văn hoá đặc trưng cho vùng sông nước Nam bộ. Cần Thơ, miền đất trù phú nằm bên nhánh sông mà người xưa có lúc đặt là Cầm Thi Giang, cái tên gợi lên giọng thơ, tiếng đàn vào những đêm trăng nước. Một trong những loại hình giải trí phổ biến nhất cho khách du lịch khi đến với Cần Thơ hiện nay là “Đờn ca tài tử”, “vọng cổ”, du khách đến đây sẽ được phục vụ “Đờn ca tài tử”, thả hồn theo những câu ca vọng cổ ngọt lịm, thưởng thức một số trích đoạn cải lương nổi tiếng ở các điểm du lịch sinh thái như: vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn du lịch Thuỷ Tiên, vườn du lịch Xuân Mai, du thuyền trên bến Ninh Kiều. Với tiềm lực sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, vườn cây ăn trái, môi trường sinh thái đặc thù, các di tích, di sản văn hoá dân tộc và lễ hội đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ, khai thác lợi thế vị trí địa lý khu vực, có các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng, sân bay. Từ đó Cần Thơ có thể phát triển loại hình du lịch trọng điểm như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch MICE. Trong các loại hình du lịch này thì du lịch phong cảnh miệt vườn vẫn là nét đặc trưng độc đáo của Cần Thơ. Với hơn 30.000 ha cây ăn trái nổi tiếng như: cam, quýt, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, mận, ổi, xoài, sapôchê. Trên diện tích trồng cây ăn trái trù phú này không chỉ đơn thuần là những vườn cây ăn trái xum xuê mà đa phần đã được người dân cải tạo săn sóc trở thành địa điểm du lịch phong cảnh miệt vườn hết sức hấp dẫn. Bên cạnh vườn cây ăn trái người dân còn thu hút khách du lịch bằng những vườn cảnh Bonsai mang tính nghệ thuật cao, với hàng trăm loại cây cảnh lớn nhỏ được tạo hình rất tinh vi. Xung quanh nhà vườn còn được thiết kế các ao thả cá với nhiều loại cá ngon và nổi tiếng. Hơn thế nữa, để tạo sự thoải mái vui tươi cho du khách các chủ nhà vườn còn kết hợp với các đội hát vọng cổ, cải lương, đờn ca tài tử để phục vụ cho du khách. Du khách vừa có thể vãn cảnh, vừa dùng bữa vừa thưởng thức ca nhạc tài tử tại vườn thật lý thú và ngon miệng. 41 Trần Thị Ánh – VH 1002
  42. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Các tour du lịch kết hợp nghệ thuật cải lương ở Cần Thơ Trung tâm Dịch vụ Du lịch – Cty Cổ phần Du lịch Cần Thơ mở các tuyến mới phục vụ du khách tham quan cầu Cần Thơ và thưởng thức ca cải lương. Đêm nhạc hoa đăng (CADN1-07) Chiêm ngưỡng cầu Cần Thơ về đêm Cự ly đi và về: 10km Phương tiện: Tàu Ninh Kiều Thời gian: 1 giờ - Giờ khởi hành: 18h30, 19h30, 20h, 21h Địa điểm: Bến tàu du lịch Ninh Kiều 01 – cạnh chợ cổ Cần Thơ Theo dòng nước, tàu Ninh Kiều đưa du khách lênh đênh trên sông nước hữu tình, ngắm cảnh cầu Cần Thơ về đêm - công trình cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á. Du khách được thưởng thức tiệc tối nhẹ trên tàu. Trên chiếc du thuyền trôi êm ả theo dòng nước, dưới vòm trời lấp lánh những vì sao nên thơ tĩnh mịch, du khách cùng với người Cần Thơ tìm hiểu và thưởng thức một loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam bộ: Cải lương. Thú vị và ý nghĩa hơn khi du khách tự tay thả những chiếc đèn Hoa Đăng và gửi gắm những mơ ước thầm kín của mình trên dòng sông Hậu hiền hoà. Phong cảnh hữu tình cùng những ngọn nến lung linh sẽ tạo cho du khách những khoảnh khắc khó quên. Chợ nổi Cái Răng – Vƣờn Du lịch Mỹ Khánh Tham quan Chợ nổi Cái Răng, loại hình chợ đặc trưng chỉ có ở vùng sông nước miền Tây. Từ bến Ninh Kiều đến khu vực Chợ nổi Cái Răng khoảng 30 phút. Chợ nổi có cách chào hàng rất độc đáo: người bán không rao mà treo hàng lên cây bẹo trước cửa tàu, ghe hàng để giới thiệu. Khách có thể mua trái cây hay rau quả tươi với giá rẻ hơn ở chợ và chụp hình cảnh họp chợ đông vui cùng những người nông dân miệt vườn nhiệt tình và mến khách. 42 Trần Thị Ánh – VH 1002
  43. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Rời Chợ nổi, tàu tiếp tục đưa khách đến thăm Vườn du lịch Mỹ Khánh, Phong Điền. Khu vườn rộng hơn 7ha, trồng hơn 20 loại cây trái, hoa cảnh và nhiều loại động vật như: chim, khỉ, cá sấu, ba ba Du khách đến đây có thể đi dạo trong vườn cây xanh mát, tham gia trò chơi câu cá sấu, thưởng thức các món ăn dân dã miệt vườn, nghe ca cải lương, đờn ca tài tử, tham quan nhà cổ Nam bộ, có dịp được thưởng thức niềm vui và cảm giác của “Một ngày làm nông dân”; “Cơm điền chủ”. Du khách ăn trưa và nghỉ ngơi tại vườn du lịch Mỹ Khánh. * City tour và thưởng thức cải lương tại Nhà hát Tây Đô: Du khách tham quan các điểm trong thành phố Cần Thơ như: Bảo tàng Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ, lộ Vòng cung, bến Ninh Kiều, tham quan và mua sắm tại chợ cổ Cần Thơ, thăm Vườn Lan, buổi tối thưởng thức chương trình nghệ thuật của nhà hát Tây Đô, xem các nghệ sỹ diễn lại những vở cải lương nổi tiếng. * Phát triển các “Quán hát”: Đây là hình thức thưởng thức nghệ thuật cải lương bình dân khá phổ biến ở Cần Thơ, được dân địa phương cũng như khách du lịch đặc biệt ưa thích. Các quán này thường là quán ăn, quán rượu có kèm phục vụ ca hát. Khách có thể vừa ăn uống vừa nghe các ca sỹ ca cải lương, và nếu ngẫu hứng khách cũng có thể hát cùng ca sỹ vì quán đã chuẩn bị sẵn một quyển sổ có ghi lời một số bài hát quen thuộc. Ngoài ra còn có các tour khai thác kết hợp và liên kết phát triển “tam giác du lịch” TP Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang , cùng một số tuyến điểm sau đây: Tuyến du lịch Các điểm tham quan du lịch Các điểm du lịch có “đờn ca tài 43 Trần Thị Ánh – VH 1002
  44. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ tử” - Chợ nổi Cái Răng, Làng du lịch - Bến Ninh Kiều, Tuyến Tp.HCM Mỹ Khánh, Nhà cổ Bình Thuỷ. làng du lịch Mỹ – Cần Thơ – - Miếu Bà Chúa Xứ, Làng cá bè, Khánh (Cần Thơ) Châu Đốc – Phú Làng Chăm Châu Giang. Quốc - Xưởng sản xuất nước mắm, vườn Tiêu, cơ sở nuôi cấy Ngọc Trai, khám phá biển và rừng Bắc Đảo, - Các vườn trái cây, cơ sở sản xuất - Cù lao Thới Sơn. kẹo dừa, cù lao Thới Sơn, chùa Tuyến Tp.HCM Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm, – Mỹ Tho – - Tràm chim Tam Nông, làng cây Đồng Tháp kiểng Tân Quy Đông, khu du lịch Gáo Giồng, - Cơ sở sản xuất gạch, gốm, nhà - Nhà vườn ông xưa ông Cai Cường, vườn cây ăn Cai Cường (Vĩnh Tuyến Tp. HCM trái, Văn Thánh Miếu. Long), làng du – Vĩnh Long – - Vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi lịch Thuỷ Tiên Cần Thơ – Sóc Phong Điền, làng du lịch Thuỷ (Cần Thơ). Trăng Tiên, đình Bình Thuỷ, . . . - Chùa Khleang, chùa Dơi, chùa Sà Lôn, hồ Nước Ngọt, . . - Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, - Bến Ninh Kiều, núi Sam, đồi Tức Dụp, đền thờ Ba khu du lịch Xuân Tuyến Tp. HCM Chúc, . . Mai (Cần thơ) – Châu Đốc – Hà - Bãi biển Mũi Nai, hòn Chông, hòn Tiên – Cần Thơ Phụ Tử, đền thờ Nguyễn Trung Trực, . . 44 Trần Thị Ánh – VH 1002
  45. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ -Vườn cò Bằng Lăng, khu du lịch Xuân Mai, bến Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ, . . - Chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng - Cù lao Thới Sơn Tâm, cù lao Thới Sơn, (Mỹ Tho), cồn Tuyến Tp. HCM - Vườn cây ăn trái Cái Mơn, cồn Phụng, vườn cây – Mỹ Tho – Bến Phụng, khu di tích Đồng Khởi, cơ ăn trái Cái Mơn Tre sở sản xuất kẹo dừa, làng nghề thủ (Bến Tre). công, . . 2.2.3.3. Những thông số cụ thể * Kết quả kinh doanh du lịch 6 tháng đầu năm 2009 Khách đến Cần Thơ: Tổng số lượt khách lưu trú trong 6 tháng đầu năm 2009 là 361.787 lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 44% kế hoạch cả năm 2009. Trong đó số khách quốc tế đến Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm đạt 77.604 lượt khách, giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm 2009. Kết quả hoạt động lữ hành: Lữ hành nội địa: Trong 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp lữ hành đã phục vụ 21.830 khách, tăng 24% so với cùng kỳ và đạt 44% kế hoạch năm 2009. Lữ hành quốc tế: Tổng số khách quốc tế do các doanh nghiệp lữ hành tại Cần Thơ đón vào trong 6 tháng đầu năm là 2.784 khách, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 43% kế hoạch năm. Đưa gần 3.230 khách đi du lịch, giảm 1% so với cùng kỳ, đạt 50% kế hoạch năm 2009. Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 250,5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và đạt 54% kế hoạch cả năm 2009. 45 Trần Thị Ánh – VH 1002
  46. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Tổng hợp hoạt động du lịch TP Cần Thơ từ 2004 đến 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Triệu 1./ Tổng doanh thu 189,143 231,260 270,980 365,090 455,198 507,938 đồng - Trong đó: Doanh thu phục vụ " 36,469 63,557 69,080 70,271 91,840 93,634 khách quốc tế * Theo loại hình dịch vụ " 189,143 231,260 270,980 365,090 455,198 507,938 + Thuê phòng " 62,027 80,247 95,842 140,175 160,855 176,317 + Ăn uống " 80,719 92,768 104,862 118,560 177,450 187,199 + Các dịch vụ du lịch " 20,016 24,453 39,701 47,305 59,934 76,716 + Mua bán hàng hóa " 8,772 14,526 19,629 27,253 8,829 32,335 + Các hoạt động khác " 17,609 19,266 10,946 31,797 48,130 35,371 Triệu 2./ Nộp Ngân sách 15,391 17,235 20,945 30,000 39,466 40,916 đồng Lượt 3./ Tổng số khách đến 407,330 462,141 543,650 693,055 817,250 723,528 khách Trong đó: - Khách quốc tế " 86,648 104,841 121,221 155,735 175,094 150,300 - Khách trong nước " 320,682 357,300 422,429 537,320 642,156 573,228 4./ Hoạt động Lữ hành Khách + Đón khách vào " 1,380 4,751 3,482 7,516 5,494 6,114 + Đưa khách ra " 789 1,663 3,511 4,424 6,004 7,109 + Khách du lịch trong nước " 15,600 37,063 38,100 42,057 65,093 50,425 5./ Tổng số khách sạn K. sạn 89 97 115 135 154 165 - Số phòng Phòng 2,147 2,355 2,892 3,269 3,737 3,950 - Số giường Giường 3,533 3,876 4,733 5,281 5,854 5,979 - Trong đó: Từ 1 đến 4 sao Cơ sở 21 21 24 25 31 35 - Công suất phòng % 46.2% 54.1% 55% 59% 56% 57% 6./ Các dịch vụ khác Cơ sở - CN, VP, Cty lữ hành " 14 17 18 19 - Điểm vườn DL, khu vui chơi " 14 21 21 17 giải trí 46 Trần Thị Ánh – VH 1002
  47. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Mặc dù hiện nay chưa có một số liệu thống kê cụ thể là hàng năm có bao nhiêu khách du lịch đến ĐBSCL để thưởng thức nghệ thuật cải lương, nhưng từ số liệu trên và từ các chương trình du lịch thì ta thấy hầu như tất cả các tour du lịch đến Cần Thơ đều có chương trình thưởng thức cải lương, và theo khảo sát thực tế thì du khách rất thích chương trình này.Khách du lịch quốc tế rất thích loại hình nghệ thuật này mặc dù khi nghe hát thì họ không biết lời hát nói gì nhưng qua cách diễn tả tâm trạng của người hát, rồi nghe tiếng đàn thì họ có thể hiểu bài hát đó muốn thể hiện tâm trạng vui hay buồn, yêu thương hay oán giận. Từ đó cho thấy loại hình nghệ thuật này đã có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, tuy chưa cao nhưng phần nào đã nói lên được giá trị của nó đối với hoạt động du lịch ở Cần Thơ. 2.2.3.4. Thực trạng đầu tƣ và các dự án đầu tƣ phát triển du lịch a. Các dự án đã đƣợc triển khai • Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương và đặc biệt là cầu Hàm Luông và cầu Cần Thơ hoàn thành đã thu hút số lượng lớn khách nội địa cũng như quốc tế. Các tour du lịch mới du thuyền tham quan chợ nổi, ngắm cầu Cần Thơ về đêm, thả đèn hoa đăng và nghe ca cải lương rất hấp dẫn khách du lịch. Lượng khách đến Cần Thơ tăng 10% so với thời gian trước đó. Ngoài khách du lịch đăng ký đi theo các công ty, còn một lượng khách không nhỏ tự tìm đến Cần Thơ. Họ muốn tự mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp cầu Cần Thơ và khám phá loại hình du lịch sông nước, vườn cây ăn trái độc đáo tại đây. Thành phố đang khuyến khích người dân tham gia làm du lịch và mời gọi đầu tư mạnh hơn cho du lịch. Người dân xung quanh cây cầu này mở các dịch vụ, các điểm du lịch sinh thái nhỏ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, thưởng thức trái cây đặc sản của Cần Thơ. Bên cạnh du khách đến với mục đích du lịch, lượng khách về Cần Thơ tìm hiểu đầu tư cũng tăng nhanh. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước chủ yếu nhắm vào 47 Trần Thị Ánh – VH 1002
  48. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ các dự án xây dựng khu công nghiệp, cao ốc văn phòng, căn hộ chung cư, du lịch, xây dựng hạ tầng. TP Cần Thơ đang dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về doanh thu du lịch sông nước miệt vườn với 585 tỉ đồng năm 2009, tăng 130 tỉ đồng so năm 2008. Cần Thơ tăng cường xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị; đẩy mạnh việc khai thác vị trí trung tâm trung chuyển của địa phương đến các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành khác trong nước; mở thêm các tua, tuyến du lịch sinh thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng ĐBSCL. Thành phố còn hợp tác với các tỉnh An Giang, Kiên Giang hình thành “tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước, biển đảo, núi. Đặc biệt, Cần Thơ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên 20 khu du lịch sinh thái vườn rộng gần 300 ha, trong đó nhiều khu có tiện nghi đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Các yếu tố mỹ quan, văn minh, vệ sinh môi trường, an toàn trên các tuyến du lịch chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và trên các tuyến du lịch cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế được cải tiến. Cần Thơ huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng 154 khách sạn, nhiều gấp 4 lần năm 2001 (trong đó có 31 khách sạn từ 1- 4 sao) với gần 3.800 phòng, 5.854 giường, dẫn đầu ĐBSCL, đồng thời còn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng xây dựng các khu du lịch cồn trên sông Hậu. Thành phố tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên có tác phong phục vụ chuyên nghiệp; hình thành các chương trình, tour du lịch sông nước, sinh thái vườn đồng bộ, chất lượng cao. Nhờ đó đã nâng tổng số khách đến đây trong năm 2009 là 1,1 triệu lượt (trong đó có 200.000 lượt khách quốc tế), tăng 250.000 lượt so 2008. Năm 2010, Cần Thơ đẩy mạnh liên kết với các tỉnh An Giang, Kiên Giang mở rộng mô hình “tam giác du lịch”; hình thành thêm các tua, tuyến du lịch sinh 48 Trần Thị Ánh – VH 1002
  49. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng ĐBSCL; mở rộng các tuyến du lịch quốc tế thu hút khách thuộc khối ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á – Thái Bình Dương; gắn phát triển du lịch với 3 đợt hội chợ quốc tế tại đây trong năm 2010, đặc biệt là “Festival Thủy sản VN lần thứ nhất (tháng 4/2010). Thành phố đang tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; triển khai đề án xây dựng khu du lịch quốc gia tại hệ thống cồn dọc sông Hậu; nâng cấp các tuyến du lịch Cần Thơ đến các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, nhằm thu hút 1,4 triệu lượt du khách, trong đó có 300.000 khách nước ngoài. b. Các dự án đầu tƣ và chỉ tiêu phát triển b1. Các dự án đầu tƣ Định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch thành phố trong thời gian tới là: Tiếp tục bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử phục vụ du lịch. Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng du lịch theo quy hoạch. Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các công trình dịch vụ gắn với thương mại, hội nghị, triển lãm Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí và các khu du lịch trên các cồn dọc theo sông Hậu, đồng thời xây dựng một số mô hình resort, nghỉ dưỡng để tạo điểm nhấn cho thành phố. Đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng và phát triển các sự kiện du lịch, nâng cấp lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Đầu tư phát triển du lịch vườn, chú trọng tới các sản phẩm gắn với sông nước, ruộng vườn đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động ngành du lịch. 49 Trần Thị Ánh – VH 1002
  50. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Áp dụng công nghệ mới để phát triển và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch, cung cấp thông tin cần thiết cho du khách. Đầu tƣ cho việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lƣơng để phục vụ du lịch: Quy hoạch lại các điểm du lịch có phục vụ biểu diễn cải lương, thành lập các ban hát, đoàn hát có cấp phép của cơ quan chức năng, đồng thời hỗ trợ kinh phí hoạt động và đảm bảo cuộc sống cho người nghệ nhân để họ không chuyển sang nghề khác. Lập ra các cơ sở đào tạo, truyền nghề cho lớp trẻ để cải lương không bị mai một. Quan trọng hơn, chỉ một mình cải lương không thể thu hút lượng khách đông đảo, phải cùng kết hợp với các kiểu du lịch khác, phải có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tốt, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp Dươí đây là một số dự án và chỉ tiêu cần đạt đến để phục vụ du lịch. b1.1. Đầu tư giai đoạn đến năm 2010: * Cụm du lịch nội đô (cụm trung tâm): - Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu du lịch cồn Khương, hoàn thành đê bao cồn Ấu và hệ thống cáp treo song song với cầu Cần Thơ khi có điều kiện. - Xây dựng Trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc tế gắn với hệ thống khách sạn cao cấp, văn phòng cho thuê. - Đầu tư khu du lịch quốc gia “Hệ thống cồn dọc sông Hậu” bao gồm: cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế, cồn Sơn và cồn Tân Lộc. - Đầu tư bờ kè dọc sông Hậu. - Đầu tư xây dựng các khách sạn từ 4-5 sao tại bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế. - Đầu tư tôn tạo làng cổ Bình Thủy ( bao gồm nâng cấp nhà cổ ) hình thành tuyến du lịch làng cổ Bình Thuỷ - Lộ Vòng cung, sắp xếp chợ nổi Cái Răng, mở rộng chỉnh trang hệ thống điểm, khu du lịch vườn. 50 Trần Thị Ánh – VH 1002
  51. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du khách như khách sạn, nhà hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. - Đầu tư phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống như: làng đan lưới, làm bánh tráng ở Thốt Nốt, làng đan lợp tép, đắp lò ở Ô Môn, để tạo sản phẩm du lịch, gắn lao động thủ công của cộng đồng với khai thác du lịch. - Phục hồi và nâng cấp các hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian, đầu tư sản xuất sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng của thành phố. - Đầu tư xây dựng Trường trung cấp du lịch Cần Thơ, xây dựng bến tàu du lịch tại bến Ninh Kiều và phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều, chợ đêm Tây Đô. - Đầu tư giai đoạn đầu Trung tâm văn hóa Tây Đô kết hợp khai thác du lịch. * Cụm du lịch Thốt Nốt: - Đầu tư nâng cấp đường bộ vào vườn cò và mở rộng vườn cò Bằng Lăng. - Đầu tư nâng cấp hệ thống công trình dịch vụ phục vụ du lịch và phát triển làng nghề ở cù lao Tân Lộc. - Hình thành tuyến đi xe đạp thể thao khám phá nông thôn dọc theo cù lao Tân Lộc. * Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ: - Gắn phát triển du lịch với khu đô thị công nghệ cao kết hợp với các trung tâm giáo dục, nghiên cứu phục vụ công nghệ công - nông nghiệp. - Đầu tư nâng cấp tuyến tỉnh lộ 922. - Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng và nông thôn tại Cờ Đỏ. - Đầu tư bước đầu cơ sở vật chất, tạo mới điểm du lịch nông thôn tại Thới Lai. - Chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Nông trường sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ kết hợp khai thác du lịch. 51 Trần Thị Ánh – VH 1002
  52. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ * Cụm du lịch Phong Điền: - Quy hoạch và triển khai đầu tư từng bước khu đô thị sinh thái Phong Điền. - Đầu tư sắp xếp lại chợ nổi Phong Điền. - Quy hoạch và hướng dẫn phát triển hệ thống vườn du lịch, điểm nghỉ dưỡng. - Đầu tư khai thác tuyến du lịch làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung. b.1.2. Đầu tư giai đoạn 2011 – 2015: * Cụm Du lịch nội đô (cụm trung tâm): - Đầu tư xây dựng khu du lịch cồn Ấu. - Đầu tư xây dựng bến tàu du lịch Quốc tế. - Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm để thu hút đầu tư. * Cụm du lịch Thốt Nốt: - Hoàn chỉnh khu du lịch vườn cò Bằng Lăng. - Phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch ở cù lao Tân Lộc. - Xây dựng đề án khu du lịch cù lao Tân Lộc. * Cụm du lịch Ô Môn: - Hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng và nông thôn tại Cờ Đỏ. - Đầu tư khai thác du lịch kết hợp hoạt động của nông trường, Viện lúa ĐBSCL. - Hoàn thành mở rộng các khu du lịch vườn. * Cụm du lịch Phong Điền: - Đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái Phong Điền. - Hoàn thành đầu tư các khu du lịch vườn trọng tâm b.1.3. Đầu tư giai đoạn 2015 – 2020: * Cụm Du lịch nội đô (cụm trung tâm): 52 Trần Thị Ánh – VH 1002
  53. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng không gian du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch và phát triển văn hóa ẩm thực. - Mở rộng đường bay quốc tế từ sân bay Trà Nóc đến các nước Asean để thu hút khách du lịch từ các thị trường này. - Kết nối du lịch Cần Thơ với du lịch các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông bằng đường thủy. - Đầu tư hoàn chỉnh các dự án, tổ hợp du lịch lớn tại cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế, một số khách sạn 5 sao gắn với trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc tế. - Chỉnh trang nâng cấp tuyến Lộ Vòng cung. * Cụm du lịch Thốt Nốt: - Phát triển dịch vụ, mở rộng vườn cò Bằng lăng thành điểm du lịch trung tâm. - Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng không gian du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. - Nâng cấp, cải tạo các bến phà và đội phà cù lao Tân Lộc phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan làng nghề, nhà cổ - Hoàn thành đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, cộng đồng cù lao Tân Lộc. - Kết hợp khai thác du lịch với khu đô thị dịch vụ - công nghiệp Thốt Nốt. * Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ: - Triển khai mạnh chương trình phát triển du lịch nông trại và nông thôn dựa vào cộng đồng, chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập người dân địa phương từ du lịch. - Hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch nông thôn tại Thới Lai. - Phát triển hệ thống dịch vụ, dịch vụ cộng đồng tại Cờ Đỏ. 53 Trần Thị Ánh – VH 1002
  54. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ - Mở rộng phát triển du lịch về hướng Vĩnh Thạnh. * Cụm du lịch Phong Điền: - Hoàn chỉnh khu đô thị sinh thái Phong Điền. - Nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống vườn du lịch. - Phát triển các khu dân cư cao, trung cấp kết hợp khai thác du lịch nghỉ dưỡng. - Chỉnh trang nâng cấp tuyến du lịch làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung. b.1.4. Các dự án ưu tiên đầu tư: Theo tính toán của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 của ngành du lịch Cần Thơ là 1.663 tỷ đồng tương 151 triệu USD và giai đoạn 2011-2020 là 9.612 tỷ đồng tương đương 873,8 triệu USD. Để đảm bảo tính khả thi của các dự án đầu tư, chương trình căn cứ chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố, định hướng phát triển du lịch Cần Thơ đến năm 2020 và các dự án đầu tư du lịch được duyệt, các dự án đã có chủ trương đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn và các nguồn lực phát triển, ngành du lịch thành phố đề ra các dự án ưu tiên để đầu tư tập trung từ nay đến năm 2020 theo danh mục dưới đây, trong đó tập trung phần lớn cho giai đoạn 2006 – 2010, vì đây là giai đoạn phải tạo sự chuyển biến mạnh để nhanh chóng thay đổi bộ mặt du lịch thành phố góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết lần thứ XI của Đảng bộ Thành phố Cần Thơ và Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần thơ trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng 54 Trần Thị Ánh – VH 1002
  55. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Khả năng huy động các nguồn vốn Số Tổng T vốn Các dự án đầu tƣ Vốn Vốn địa Vốn Vốn T đầu TW phƣơng ODA huy tƣ hổ FDI động NSN Huy trợ khác N động A Các dự án đầu tƣ cơ sở hạ 993 637 276 80 tầng du lịch * Giai đoạn 2006 - 2010 283 142 141 1 Dự án cầu qua cồn Khương 77 39 38 2 Dự án cơ sở hạ tầng Khu du 55 28 27 lịch cồn Khương 3 Dự án cầu từ đường Trần 80 40 40 Phú qua cồn Khương 4 Dự án đường vào vườn cò 23 10 13 Bằng Lăng 5 Dự án đê bao cồn Ấu 48 25 23 * Giai đoạn 2011 - 2015 250 85 85 80 6 Dự án bến tàu du lịch quốc 80 80 tế 7 Dự án cơ sở hạ tầng cồn 70 35 35 Sơn 8 Dự án CSHT khu DL P. 100 50 50 55 Trần Thị Ánh – VH 1002
  56. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Điền * Giai đoạn 2016 - 2020 460 410 50 9 Dự án bờ kè dọc sông Hậu 360 360 10 Các dự án khác. 100 50 50 B Các dự án đầu tƣ phát 3.980 75 150 2.49 1.06 205 triển du lịch 0 0 * Giai đoạn 2006 - 2010 2.320 75 2.04 205 0 1 Khu du lịch cồn Khương 500 500 2 Dự án Trường Trung cấp du 100 75 25 lịch Cần Thơ 3 Dự án đầu tư phát triển đội 80 80 tàu vận chuyển khách DL tuyến sông Mêkông 4 DA đầu tư đội xe chuyên 130 130 dùng hiện đại vận chuyển khách DL 5 DA mở rộng vườn cò Bằng 500 500 lăng 6 DA khai thác tuyến DL làng 100 100 cổ Bình Thủy- Lộ vòng cung 7 Dự án khu du lịch cồn Cái 300 300 Khế 56 Trần Thị Ánh – VH 1002
  57. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ 8 Dự án khách sạn Quốc tế 4 110 110 sao 9 Khu du lịch cồn Ấu 200 200 10 Dự án khách sạn 5 sao cồn 300 300 Cái Khế * Giai đoạn 2011 - 2015 1.160 150 450 560 11 Khu du lịch cồn Sơn 200 200 12 Khu DL cù lao Tân Lộc 160 160 13 Dự án đầu tư khu resort cồn 200 200 Khương 14 Dự án khu DL sinh thái 150 150 Phong Điền 15 Dự án sắp xếp chợ nổi 150 150 Phong Điền - Cái Răng 16 Dự án khách sạn 5 sao cồn 300 300 Khương * Giai đoạn 2016 - 2020 500 500 17 Đầu tư khu resort Phong 200 200 Điền 18 Dự án khách sạn 5 sao Nam 300 300 Hưng Phú Tổng cộng 4.973 712 426 2.49 1.14 205 0 0 57 Trần Thị Ánh – VH 1002
  58. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ Ngoài ra, các công trình đầu tư lớn của thành phố Cần Thơ có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động du lịch như: - Trung tâm văn hoá Tây Đô. - Trung tâm huấn luyện TDTT IV. - Nhà hát lớn thành phố. - Trung tâm hội nghị hội thảo. - Và một số công trình quan trọng khác. Khi hoàn thành sẽ là những điểm tham quan quan trọng, bổ sung tour, tuyến du lịch của thành phố tạo sự hấp dẫn thu hút khách. b.2. Các chỉ tiêu chủ yếu Căn cứ vào tốc độ phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2001 – 2005 và các tiêu chí tính toán từ nguồn số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, chương trình xây dựng và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 – tầm nhìn đến năm 2020 phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 như sau: Chỉ tiêu khách du lịch: Năm 2005, khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ đạt 104.841 lượt khách tăng 21% so với năm 2004. Dự kiến đến năm 2010 sẽ thu hút 220.000 lượt khách quốc tế đến Cần Thơ, đến năm 2020 đón tiếp 800.000 lượt khách. Năm 2005, ngành du lịch Cần Thơ đã đón và phục vụ 357.300 lượt khách du lịch nội địa, (tăng 11,42% so với năm trước). Dự kiến năm 2010 đạt 800 ngàn khách nội địa có lưu trú và đến năm 2020 là 2,6 triệu lượt khách nội địa có lưu trú. Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch ở Cần Thơ trong năm 2005 tương đối thấp (1,30 ngày đối với khách du lịch quốc tế và 1,20 ngày đối với khách du lịch 58 Trần Thị Ánh – VH 1002
  59. Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ nội địa). Thời gian tới cần làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm để đến năm 2010, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đạt 02 ngày/khách và đến năm 2020 là 3,5 ngày và khách du lịch nội địa là 1,6 ngày, năm 2020 là 2,5 ngày/khách. Là đầu mối giao thông của vùng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối phát triển nên hàng năm Cần Thơ đón một lượng lớn khách du lịch dừng chân và tham quan trong ngày tương đối lớn (gọi chung là khách không lưu trú) năm 2005 đã phục vụ trên 800 ngàn lượt, lớn gấp gần 2 lần so với khách lưu trú, đây là đối tượng khách có tỷ trọng tăng trưởng lớn trong thời gian tới, cần có sự đầu tư tốt hơn vào các cơ sở dịch vụ để đến năm 2010 phục vụ 1 triệu khách và năm 2020 phục vụ 1,4 triệu khách không lưu trú. Lượng khách du lịch đến Cần Thơ thời kỳ 2005-2020 Đối tượng khách Hạng mục ĐVT 2005 2010 2015 2020 Tổng số lượt khách 1.000 105 220 440 800 người Khách quốc tế Ngày lưu trú TB ngày 1,3 2,0 2,5 3,5 Tổng số ngày 1.000 137 440 1.100 2.800 khách ngày Tổng số lượt khách 1.000 357 800 1.600 2.600 người Khách nội địa Ngày lưu trú TB ngày 1,2 1,6 2,0 2,5 Tổng số ngày 1.000 424 1.280 3.200 6.500 khách ngày Khách không lưu trúCả quốc tế và nội 1.000 800 1.000 1.200 1.400 59 Trần Thị Ánh – VH 1002