Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn-tỉnh Quảng Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn-tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_tai_nguyen_du_lich_huyen_van_don_tinh_qua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn-tỉnh Quảng Ninh
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu 7 4.2. Phương pháp thực địa 7 4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 8 4.4. Phương pháp phân tích hệ thống 8 5. Kết cấu của khóa luận 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 9 1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch 9 1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch 10 1.2.1. Một số loại tài nguyên du lịch là đối tƣợng khai thác của nhiều ngành kinh tế – xã hội 10 1.2.2. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du lịch đƣợc nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và đƣa vào khai thác, sử dụng 11 1.2.3. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi 11 1.2.4. Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: 11 1.2.5. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn đối với du khách 11 1.2.6. Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo đƣợc 12 1.2.7. Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung 12 Sinh viên: Võ Thu Hiền 1
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 1.2.8. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn bó mật thiết với vị trí địa lý 12 1.2.9. Tài nguyên du lịch có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ 13 1.2.10. Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận 13 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch 14 1.3.1. Ý nghĩa 14 1.3.2. Vai trò 14 1.4. Phân loại tài nguyên du lịch 15 1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 15 1.4.1.1. Khái niệm 15 1.4.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên 16 1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 19 1.4.2.1. Khái niệm 19 1.4.2.2. Phân loại 20 TIỂU KẾT 25 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN VÂN ĐỒN QUẢNG NINH 26 2.1. Giới thiệu khái quát về Vân Đồn 26 2.1.1. Vị trí địa lý 26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27 2.1.3. Tình hình kinh tế – xã hội 29 2.1.3.1. Kinh tế 29 2.1.3.2. Văn hoá, các hoạt động 30 2.2. Tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn 32 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 32 2.2.1.1. Địa chất - Địa hình - Địa mạo 32 2.2.1.2. Khí hậu 37 2.2.1.3. Tài nguyên nước 37 2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật 37 Sinh viên: Võ Thu Hiền 2
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 41 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 41 2.2.2.2. TNDL nhân văn phi vật thể 65 2.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch huyện Vân Đồn 76 TIỂU KẾT 80 CHƢƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VÂN ĐỒN 82 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của huyện 82 3.1.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 82 3.1.1.1. Các hoạt động đầu tư 83 3.1.1.2. Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch 83 3.1.1.3. Hoạt động kinh doanh phương tiện vận chuyển khách 83 3.1.1.4. Hoạt động kinh doanh ăn uống 84 3.1.1.5. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng bãi tắm 84 3.1.1.6. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm bổ trợ 84 3.1.2. Mục tiêu năm 2010 84 3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai tác tài nguyên phát triển du lịch 85 3.2.1. Giải pháp 85 3.2.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 85 3.2.1.2. Giải pháp về vốn 86 3.2.1.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 86 3.2.1.4. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương 89 3.2.1.5. Giải pháp về hoạt động xúc tiến quảng bá 90 3.2.1.6. Giải pháp khoa học công nghệ 91 3.2.1.7. Giải pháp bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch 91 3.2.1.8. Giải pháp về giáo dục cộng đồng 94 Sinh viên: Võ Thu Hiền 3
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 3.2.2. Một số kiến nghị 95 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 Sinh viên: Võ Thu Hiền 4
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một trong những ngành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Sự ảnh hƣởng đó đƣợc thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tài nguyên du lịch là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách, là mục đích du lịch của du khách. Mỗi loại tài nguyên du lịch lại mang trong mình những hấp dẫn, nét đẹp riêng có. Tài nguyên du lịch tự nhiên tạo ra giá trị về mặt vui chơi giải trí: tài nguyên du lịch để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm nhƣ du lịch thám hiểm hang động là hệ thống các hang động đá vôi có nhiều điều bí hiểm, du lịch lặn biển với tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng, đặc sắc. Tài nguyên du lịch nhân văn tạo ra giá trị nhận thức về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, giá trị văn hóa, nghệ thuật đất nƣớc nhƣ: các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, sự hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế du lịch. Thực tế cho thấy, các địa phƣơng, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc, có mức độ tập trung cao, đƣợc quản lý quy hoạch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý theo hƣớng tiết kiệm, bền vững sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại các địa phƣơng, các quốc gia tuy có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, đặc sắc nhƣng không đƣợc quản lý, lý quy hoạch, khai thác, bảo vệ, hợp lý, tiết kiệm sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Việt Nam với địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, là đất nƣớc có bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm đã tạo cho đất nƣớc nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú. Đây chính là cơ sở hình hành nhiều trung tâm du lịch lớn khắp mọi miền tổ quốc: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh cũng là một trong số đó. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trƣởng du lịch miền bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 4 trung tâm du lịch trọng điểm, Sinh viên: Võ Thu Hiền 5
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh đƣợc ví nhƣ 4 cô gái trời ban tài sắc vẹn toàn. Nếu Hạ Long có sở trƣờng là du lịch biển kiêu sa với tấm áo choàng mang tên di sản; Móng Cái – Trà Cổ nổi trội với du lịch thƣơng mại, du lịch biển; Yên Tử - Đông Triều – Yên Hƣng đằm thắm với du lịch văn hoá lễ hội, thì Vân Đồn –Cô Tô vẫn còn tinh khôi nét nguyên sơ thuần khiết, đƣợc ví nhƣ một nàng công chúa vẫn đang còn ngủ yên, chờ chàng hoàng tử cƣỡi ngựa vàng đến đánh thức. Nét tinh khôi thuần khiết của Vân Đồn ẩn chứa ở những hòn đảo còn nguyên dấu ấn cổ xƣa, những kỳ quan đảo đá, hang động có ý nghĩa lịch sử, không khí trong lành, ở nhƣng bãi tắm đẹp, chạy dài, cát trắng phau: Hang Soi Nhụ, Hang Hà Giắt, bãi cát Sơn Hào, Bãi Trƣờng Trinh, Minh Châu chƣa bị tác động bởi bàn tay con ngƣời. Ngoài ra huyện có Vƣờn Quốc Gia Bái Tử Long - nơi lƣu giữ nhiều động, thực vật quý hiếm. Vân Đồn còn là vùng có tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng với các di tích lịch sử , lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc của cƣ dân miền biển. Chính tại nơi đây, năm 1149 vua Lý Anh Tông (1149) đã cho thành lập thƣơng cảng Vân Đồn – thƣơng cảng đầu tiên ở Việt Nam. Với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch nhƣ vậy, có thể nói Vân Đồn hội tụ tƣơng đối đủ những lợi thế về thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho phép nơi đây phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch biển đảo, du lịch mạo hiểm, khám phá hang động, du lịch văn hóa Tài nguyên phát triển du lịch ở Vân Đồn là rất lớn song viêc khai thác còn nhiều hạn chế, chƣa xứng đáng với tài nguyên hiện có. Hơn nữa, tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn chƣa đƣợc thống kê một cách chi tiết. Nếu tài nguyên du lịch huyện đảo đƣợc thống kê một cách có hệ thống sẽ góp phần vào việc đƣa ra chính sách khai thác tài nguyên hợp lý, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Qua đó đời sống ngƣời dân không những đƣợc nâng cao mà còn làm thay đổi bộ mặt của phố huyện. Vì vậy, em xin chọn hƣớng nghiên cứu: “Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh” làm đề tài cho khóa luận cử nhân Văn hóa Du lịch của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Sinh viên: Võ Thu Hiền 6
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Tìm hiểu cả về số lƣợng và chất lƣợng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện, từ đó chỉ ra đƣợc vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển du lịch huyện đảo Vân Đồn. Đề xuất một số ý kiến với chính quyền huyện Vân Đồn và ngành du lịch cùng các ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Vân Đồn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị phục vụ du lịch của huyện đảo Vân Đồn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm vi lãnh thổ huyện Vân Đồn - Quảng Ninh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Đây là phƣơng pháp hết sức cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu hay thực hiện bất cứ một đề tài nào. Để có đƣợc thông tin về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội em đã tiến hành thu thập tài liệu, thông tin từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các bài viết, sách báo liên quan có độ tin cậy cao từ đó tiến hành xử lý để đƣa ra những kết quả chính xác. 4.2. Phương pháp thực địa Thự hiện khóa luận này em đã tiến hành đi khảo sát tại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện nhằm thống kê, tìm hiểu, thu thập các thông tin, tƣ liệu về tình hình hoạt động, thực trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên của địa phƣơng. Sinh viên: Võ Thu Hiền 7
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Sau khi thu thập đƣợc thông tin tƣ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, em đã thống kê, sắp xếp chúng một cách hợp lý, hệ thống, logic. Sau đó tiến hành phân tích, so sánh, cân đối để có nguồn thông phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 4.4. Phương pháp phân tích hệ thống Khóa luận sử dụng phƣơng pháp hệ thống để phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch của huyện trong mối liên hệ với với các điều kiện về dân cƣ, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Đặt việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch của huyện trong mối liên hệ với các yếu tố khác: chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển du lịch; phƣơng hƣớng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Vân Đồn nói riêng. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Khái quát chung về tài nguyên du lịch Chƣơng II: Thực trạng tài nguyen du lịch huyện Vân Đồn Chƣơng III: Những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên phát triển du lịch huyện Vân Đồn. Sinh viên: Võ Thu Hiền 8
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thế lực tinh thần của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tƣơng lai, trong khả năng kinh tế, kĩ thuật cho phép, chúng đƣợc dùng để trực tiếp và gián tiếp tạo ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. {17 ; 19} Theo các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: “ Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài ngƣời có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trƣờng đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. {17 ; 19} Khoản 4 (điều4, chƣơng1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của cong ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. {13 ; 33} “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá do con ngƣời sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể đƣợc bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trƣờng” (Bùi Thị Hải Yến). {17 ; 20} Sinh viên: Võ Thu Hiền 9
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Trong các định nghĩa trên em thấy định nghĩa về taì nguyên du lịch của cô Bùi Thị Hải Yến là phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu trong khóa luận của mình. Định nghĩa đó nêu đƣợc: Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên và các đối tƣợng văn hoá, lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dƣới ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch; Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang và tài nguyên chƣa đƣợc khai thác. Tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề phát triển du lịch, nó càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao bao nhiêu thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách bấy nhiêu và đem lại hiệu quả kinh doanh du lịch cao. 1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch Để có thể sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch đạt đuợc hiệu quả bền vững thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của nguồn tài nguyên này. Tài nguyên du lịch sẽ mang cả những đặc điểm của tài nguyên nói chung và những đặc điểm riêng liên quan đến tính chất của ngành Du lịch. 1.2.1. Một số loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế – xã hội Các loại tài nguyên địa hình địa chất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên sinh vật đƣợc sử dụng cho nhiều ngành kinh tế và nhu cầu của đời sống. Tài nguyên nƣớc đƣợc sử dụng để phục vụ tƣới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và đời sống. Tài nguyên sinh vật vừa là tài nguyên phục vu du lịch, vừa là đối tƣợng khai thác của ngành lâm nghiệp, tài nguyên sinh vật biển, hồ là đối tƣợng khai thác của ngành thuỷ sản. Tài nguyên sinh vật nói chung cũng là đối tƣợng khai thác của các doanh nghiệp và nhân dân. Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch cần hợp nhất quy hoạch phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. Từ đó có các kế hoạch, chiến lƣợc, giải pháp khai thác tiết kiệm, có hiệu quả, tránh việc tranh chấp và sử dụng lãng phí tài nguyên. Sinh viên: Võ Thu Hiền 10
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 1.2.2. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và đưa vào khai thác, sử dụng Tài nguyên du lịch đƣợc hình thành, tồn tại và biến đổi qua quá trình lịch sử. Việc khai thác tài nguyên phục thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó lớn nhất là điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật của loài ngƣời. Trƣớc kia khi trình độ phát triển khoa học kĩ thuật còn thấp, con ngƣời chỉ có thể khai thác đƣợc những tài nguyên ở dạng đơn giản, đơn thuần. Ví dụ: bãi biển chỉ đƣợc khai thác để tắm biển. Hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, có thể tìm kiếm, đƣa vào khai thác nhiều loại tài nguyên du lịch hơn: khám phá hang động, lặn biển, tài nguyên ở những nơi có địa hình nguy hiểm, độ dốc cao. Song song với quá trình khai thác đó là việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tôn tạo, bảo vệ, tái tạo tài nguyên du lịch phục vụ cho ngành du lịch phát triển bền vững. 1.2.3. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi Tài nguyên du lịch nếu không đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo hợp lý, tiết kiệm theo hƣớng bền vững sẽ bị suy thoái, cạn kiệt giảm cả số lƣợng và chất lƣợng. 1.2.4. Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị tài nguyên vốn còn tiềm ẩn. Trình độ phát triển khoa học, công nghệ. Nguồn tài sản quốc gia, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các địa phƣơng, các quốc gia cũng tác động tới hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch. Các yếu tố trên có thể tạo điều kiện thuận lợi cũng có thể gây khó khăn trong việc đầu tƣ, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch. 1.2.5. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn đối với du khách Tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng. Điều này là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách. Mỗi loại hình du lịch thƣờng đƣợc phát triển dựa vào những đặc điểm, tính chất riêng của từng loại tài nguyên. Sinh viên: Võ Thu Hiền 11
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Tài nguyên du lịch có giá trị thẩm mỹ. Các loại tài nguyên có giá trị thẩm mỹ càng cao thì khả năng hấp đẫn du khách càng lớn. 1.2.6. Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo được Trong quá trình khai thác và kinh doanh du lịch, khách du lịch đƣợc đƣa tới các điểm du lịch để họ trải nghiệm, thẩm định, thƣởng thức , cảm nhận tại chỗ những giá trị của tài nguyên du lịch. Nếu đƣợc quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo tồn khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên du lịch có thể đƣợc khai thác phục vụ du khách đƣợc nhiều lần mà không làm suy giảm giá trị cũng nhƣ khối lƣợng. Vì vậy, nếu đƣợc khai thác bảo vệ, tôn tạo, sử dụng hợp lý không vƣợt quá sức tải của tài nguyên du lịch cũng nhƣ việc đầu tƣ cho bảo tồn, tôn tạo kịp thời đúng quy trình kĩ thuật thì không những bảo vệ đƣợc giá trị của tài nguyên, mà còn có thể nâng cao số lƣợng và chất lƣợng của tài nguyên. 1.2.7. Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung Bất cứ công dân nào cũng có quyền đƣợc thẩm nhận, thƣởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền của mọi doanh nghiệp du lịch. Không có cá nhân nào đƣợc độc quyền tổ chức các tour du lịch, khai thác tài nguyên du lịch tại bất cứ điểm du lịch nào. Trong Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “ Cộng đồng dân cƣ có quyền tham gia và hƣởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”. Điều 5, mục 4 luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 quy định: “Nhà nƣớc ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cƣ trong phát triển du lịch”. 1.2.8. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn bó mật thiết với vị trí địa lý Phần lớn các loại tài nguyên du lịch nhƣ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, nghề và làng nghề truyền thống đều gắn chặt với không gian địa lý tạo ra nó không thể di dời đƣợc. Vì vậy, tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh du lịch với các ngành kinh tế khác là sản phẩm du lịch bán tại chỗ, khách hàng tìm đến và đƣợc đƣa đến nơi có tài nguyên. Vì vậy, đối với các địa phƣơng, các quốc gia để khai thác nguồn tài nguyên du lịch hiệu quả, tạo ra sức hấp dẫn du khách, bên cạnh việc đầu tƣ cho bảo vệ, tôn tạo, đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, nguồn nhân lực thì công tác Sinh viên: Võ Thu Hiền 12
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu đánh giá thị trƣờng, xúc tiến phát triển du lịch là những giải pháp, chiến lƣợc quan trọng. Vì công tác này sẽ giúp nắm bắt đƣợc kịp thời nhu cầu của thị trƣờng, cung cấp thông tin cần thiết để du khách hiểu rõ về đặc điểm, chất lƣợng của các sản phẩm du lịch nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng để hấp dẫn họ, để họ có thể lựa chọn điểm đến, quyết định mua sản phẩm du lịch và có ý thức trong việc tôn trọng cũng nhƣ bảo vệ tài nguyên. 1.2.9. Tài nguyên du lịch có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ Hầu hết tài nguyên du lịch đều mang đặc tính này. Tài nguyên khí hậu là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ trong du lịch. Tài nguyên khí hậu phù hợp với du lịch nghỉ biển ở miền bắc và các tỉnh duyên hải phía bắc Việt Nam, du lịch nghỉ núi ở các tỉnh miền bắc Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Khí hậu phù hợp với du lịch thể thao mùa đông, ở miền núi các nƣớc phƣơng bắc là mùa đông. Lễ hội thƣờng diễn ra vào các mùa nhất định trong năm. Nhìn chung, các lễ hội truyền thống của Việt Nam thƣờng đƣợc tổ chức vào mùa thu. Tài nguyên du lịch có tính mùa vụ nên việc khai thác tài nguyên cũng bị phụ thuộc vào tính mùa của khí hậu. Thêm vào nữa việc kinh doanh du lịch cũng bị phụ thuộc vào thời gian nghỉ ngơi của du khách. Thời gian du khách đi du lịch nhiều thƣờng vào mùa hè các xứ nóng và mùa đông ở các xứ lạnh. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý tài nguyên cần có các giải pháp hữu hiệu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có kế hoạch tôn tạo tài nguyên du lịch vào mùa vắng khách, điều tiết, quản lý, bảo vệ tài nguyên hợp lý vào thời kỳ đông khách để tránh sự lãng phí cũng nhƣ quá tải của tài nguyên du lịch. 1.2.10. Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận Tài nguyên du lịch là thành phần cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Giá trị của tài nguyên này có hấp dẫn du khách hay không, mức độ thƣởng thức tài nguyên du lịch của họ thế nào phụ thuộc nhiều vào lòng yêu nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của hƣớng dẫn viên diễn giải cho du khách. Sinh viên: Võ Thu Hiền 13
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch 1.3.1. Ý nghĩa Tài nguyên du lịch là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên tạo ra những sản phẩm du lịch về mặt vui chơi giải trí: tài nguyên để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm nhƣ du lịch thám hiểm hang động là hệ thống các hang động đá vôi có nhiều điều bí hiểm, du lịch lặn biển với tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng, đặc sắc. Tài nguyên du lịch nhân văn tạo ra sản phẩm du lịch: tạo ra loại hình du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu mang giá trị nhận thức về các truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, giá trị văn hóa, nghệ thuật đất nƣớc nhƣ: các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phƣơng hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lƣợng, chất lƣợng và sự kết hợp của các loại tài nguyên du lịch. Trên thế giới, những quốc gia có số lƣợng khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch đứng hàng đầu thế giới đều là những nƣớc có tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn. 1.3.2. Vai trò Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch là phân hệ giữu vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trƣờng kinh tế – xã hội. Do vậy, tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch. Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cũng cần phải đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Đây chính là yếu tố tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Số lƣợng, chất lƣợng, sự kết hợp của cá loại tài nguyên cùng sự phân bố của tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách và có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan Sinh viên: Võ Thu Hiền 14
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh trọng để tạo nên quy mô, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách du lịch thuần túy, mục đích chuyến đi của du khách không chỉ hƣởng thụ các dịch vụ lƣu trú, đi lại, mua sắm. Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi để thƣởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Các loại hình du lịch đều ra đời dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức, điều hành, quản lý du lịch. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trƣờng kinh tế – xã hội cũng nhƣ các phân hệ khác nhau. Hiệu quả phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch. Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch, khi xây dựng các chiến lƣợc, chính sách phát triển du lịch cần phải điều tra, đánh giá xác thực nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lƣợc, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. 1.4. Phân loại tài nguyên du lịch 1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.4.1.1. Khái niệm Theo khoản 1 điều 13 chƣơng II luật du lịch Việt Nam, năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đạng đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. {17; 39} Sinh viên: Võ Thu Hiền 15
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 1.4.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên a, Địa chất - Địa hình - Địa mạo Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con ngƣời trên một lãnh thổ đều phục thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái của địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồng bằng tƣơng đối đơn điệu về ngoại hình. Đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp nên từ lâu ở đây là nơi quần cƣ đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con ngƣời địa hình đồng bằng có ảnh hƣởng gián tiếp đến du lịch. Địa hình vùng đồi thƣờng tạo ra không gian thoáng đãng bao la. thích hợp cho loại hình du lịch cắm trại, tham quan, dã ngoại. Vùng đồi là nơi tập trung dân cƣ tƣơng đối đông đúc, là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Trong các dạng địa hình thì địa hình vùng núi có ý nghĩa lớn đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dƣỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực tiện cho chuyển tiếp lộ trình Trong tài nguyên du lịch miền núi, cùng với địa hình, khí hậu và động thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng nhƣ dài ngày. Ngoài các dạng địa hình chính với các ý nghĩa phục vụ du lịch khác nhau, cần chú ý đến các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch – kiểu địa hình Karsto và kiểu địa hình bờ bãi biển. Kiểu địa hình Karsto là kiểu địa hình đƣợc tạo thành do sự lƣu thông của nƣớc trong các đá dễ hòa tan, ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động Karsto rất hấp dẫn khách du lịch. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Ngoài hang động Karsto, các kiểu địa hình Karsto khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch nhƣ: kiểu Karsto ngập nƣớc. Sinh viên: Võ Thu Hiền 16
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Trên Thế giới có khoảng 650 hang động với 25 hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có: hang Sistema de Trave (Tây Ban Nha) sâu 1380m, hang Flint Mammauth Cave System (Hoa kì) dài 530km, hang Optimistices Kaya ( Ucraina) Ở nƣớc ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhƣng phong cảnh rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km, cao 10m là hang nƣớc đẹp vào loại bậc nhất thế giới. Ngoài ra phải kể đến Bích động (Ninh Bình), Hƣơng Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ Long Cá kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nƣớc (đại dƣơng, biển, sông, hồ ) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dƣới nƣớc, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ Để đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí nhƣ: dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ mặn, độ trong của nƣớc Du lịch biển là loại hình thƣờng thu hút du khách đông nhất. Ở Việt Nam những bãi tắp đẹp nhất kéo dài liên lục từ Đại Lãnh đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong du lịch. b, Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút ngƣời tham gia và ngƣời tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nhƣ gió, lƣợng mƣa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt. Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai cực, thay đổi theo độ cao, theo thời gian, có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thủy văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con ngƣời. Vì vậy, các yếu tố của khí hậu ở nhiều nơi trong từng thời gian nhất định có thể tạo ra những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con ngƣời, hấp dẫn du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các loại hình du lịch. Ngƣợc lại, có nhiều địa phƣơng, quốc gia, các yếu tố khí hậu có những ảnh hƣởng không tốt cho sức khỏe con ngƣời, giảm sức hấp dẫn du khách, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Sinh viên: Võ Thu Hiền 17
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa thích. Khách du lịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch thỏa mãn những điều kiện khí hậu khác nhau. Điều kiện khí hậu có ảnh hƣởng đến việc thực hiện chuyến đi du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. Ở mức độ nhất định cần lƣu ý tói những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch. Tính mùa du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng. - Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao. - Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời. - Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nƣớc khoáng chữa bệnh; các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu nhƣ là cả năm. - Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch nhƣ bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mƣa. - Thông thƣờng du khách thƣờng ƣa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió. c, Tài nguyên nước Tài nguyên nƣớc phục vụ du lịch bao gồm nƣớc trên mặt và nƣớc dƣới đất (nƣớc khoáng). Tài nguyên nƣớc trên bề mặt bao gồm mạng lƣới sông ngòi, ao, hồ nƣớc ngọt và nƣớc mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nƣớc phục vụ cho các khu du lịch, phát triển các lọai hình du lịch đa dạng nhƣ: sông, hồ nƣớc Trong tài nguyên nƣớc phải nói đến nƣớc khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dƣỡng và chữa bệnh. Nƣớc khoáng là nƣớc thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ ) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH ) có tác dụng đối với sức khoẻ con ngƣời, đặc biệt là để chữa Sinh viên: Võ Thu Hiền 18
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh bệnh. Các nguồn nƣớc khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa bệnh, an dƣỡng. Ví dụ: nhóm nƣớc khoáng cacbonic để giải khát, chữa cao huyết áp, nhóm nƣớc khoáng silic để chữa các bệnh tiêu hoá, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa nhóm nƣớc khoáng brom - iốt chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa Trên thế giới ngƣời ta đã khai thác các nguồn nƣớc khoáng để phát triển du lịch từ rất sớm. Ở nƣớc ta cũng có một số nguồn nƣớc khoáng nổi tiếng nhƣ: Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng) d, Tài nguyên sinh vật Hiện nay, khi mức sống của con ngƣời ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch và giải trí trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống nhƣ tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài ngƣời, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn khách du lịch. Đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tƣợng là các loài động thực – thực vật, việc tham quan du lịch trong thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con ngƣời tăng thêm lòng yêu cuộc sống. Tài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham quan du lịch nhƣ: các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, rừng ngập mặn ) có các loài động vật quý hiếm (chim, thú ), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có thể săn bắn Ngoài ra, còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học nhƣ ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia. Ở nƣớc ta, điển hình có rừng Cúc Phƣơng, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà 1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.4.2.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra trong suốt quá trình lịch sử tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nhóm tài nguyên này có giá trị nhận thức hơn giá trị giải trí, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự Sinh viên: Võ Thu Hiền 19
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh nhiên, thƣờng tập trung ở các khu vực quần cƣ và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hoá, nhận thức cao hơn. 1.4.2.2. Phân loại a, Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể * Các di tích lịch sử văn hoá Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích lịch sử - văn hoá đƣợc phân chia thành: Di tích lịch sử về dân tộc học, về các sự kiện chính trị quan trọng trong lịch sử. Di tích khảo cổ: thƣờng nằm dƣới lòng đất là những di chỉ khảo cổ. Di tích văn hoá nghệ thuật: kiến trúc, văn hoá xã hội của dân tộc. Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp và các công trình nhân văn. Các di tích tự nhiên – nhân văn có giá trị đặc biệt đƣợc xếp vào di sản của thế giới: 7 kỳ quan thế giới (kim tự tháp Ai Cập; vƣờn treo Babilon; tƣợng khổng lồ Heliôt – trên đảo Rôt; lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; đền thờ Actemic ở Ephedơ; tƣợng thần Dớt ở Olempia và ngọn hải đăng Alexandria). Ở Việt Nam có các di sản thiên nhiên và văn hoá đƣợc công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. b, Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể * Các lễ hội Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con ngƣời hƣớng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ƣớc mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội Sinh viên: Võ Thu Hiền 20
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Phần lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang tính tƣởng niệm lịch sử, hƣớng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong đƣợc thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn vinh, hạnh phúc. Phần hội: đƣợc diễn ra với các hoạt động điển hình, tƣợng trƣng cho tâm trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thƣờng có các trò chơi, thi hát Đình làng thƣờng là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thƣờng vào mùa xuân. * Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tƣ tƣởng triết học, tâm tƣ tình cảm, ƣớc vọng của con ngƣời. Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất mà các nghệ thuật do nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ phát triển và truyền từ đời này sang đời khác cho những ngƣời cùng huyết thống hoặc cùng làng bản. Sản phẩm đƣợc tạo ra chủ yếu bằng các công cụ sản xuất thô sơ và bằng tài nghệ tinh xảo, khéo léo của các nghệ nhân. Các sản phẩm thủ công truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tƣ, ƣớc vọng của ngƣời làm ra chúng. Chính vì vậy, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công cổ truyền và các làng nghề thủ công truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá hấp dẫn du khách quốc tế đến từ các quốc gia côgn nghiệp phát triển nơi mà nghề và làng nghề thủ công cổ truyền đã bị mai một nhiều. Làng nghề thủ công truyền thống có thể dƣợc quan niệm: “ là những làng nghề có các nghề sản xuất công cụ hàng hóa bằng các công cụ thô sơ và sức lao động của con ngƣời đã đƣợc hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hóa đƣợc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở trong làng. Sản phẩm hàng hóa đƣợc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn đƣợc bán ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế”. {17; 70} Sinh viên: Võ Thu Hiền 21
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Trong quá trình sản xuất và sinh sống, nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc của làng nghề thủ công truyền thống đã đƣợc hình thành, bối đắp, bảo tồn nhƣ: những quy định, hƣơng ƣớc của làng, truyền thống văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật. Khi kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao là những điều kiện để xây dựng các di tích lịch sử văn hóa, đƣờng sá Khi du khách đến tham quan nghiên cứu ở các làng nghề thủ công truyền thống, họ không chỉ tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị nghệ thuật, sản xuất nghề, mua những sản phẩm thủ công quý làm quà cho ngƣời thân của mình mà còn là dịp để du khách tìm hiểu, trải nghiệm, hƣởng thụ những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của các làng nghề thủ công truyền thống. * Văn hoá nghệ thuật Trong quá trình lịch sử phát triển ở mỗi quốc gia, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân đã sáng tạo, nuôi dƣỡng, bảo tồn đƣợc nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật nói chung Những giá trị văn hóa nghệ thuật là những món ăn tinh thần của nhân dân , thể hiện giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hóa, tâm tƣ, tình cảm, ƣớc vọng của con ngƣời. Nếu phân loại theo đối tƣợng phục vụ là công chúng, hay giai cấp vua, quan hay theo những quy định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, các loại hình biểu diễn, các bản nhạc, không gian diễn xƣớng, thì các nhà nghiên cứu phân văn hóa nghệ thuật truyền thống thành hai loại hình: nhã nhạc và dân ca. Nếu phân loại theo thời gian ra đời và sự phát triển, các nhà nghiên cứu phân thành hai loại là văn hóa nghệ thuật truyền thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại. Các giá trị văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là những kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền miệng của thế giới, không những góp phần tạo ra sự đa dạng về sản phẩm du lịch, mà còn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Bởi vì, tài nguyên du lịch văn hóa nghệ thuật vừa mang lại cho du khách sự thƣ giãn, vui vẻ, nâng cao đời sống tinh thần, làm lãng quên bao lo toan, vất vả thƣờng nhật, vừa mang lại sự nhận thức, cảm nhận cái đẹp, giúp cho du khách có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, nhất là vào ban đêm. * Văn hoá ẩm thực Sinh viên: Võ Thu Hiền 22
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Ăn uống là nhu cầu cấp thiết không thể thiếu đƣợc đối với mỗi ngƣời. Nhƣng khi nói tới văn hóa ẩm thực hay nghệ thuật ẩm thực thì không chỉ nói đến nhu cầu ăn no, ăn đủ chất mà còn nói đến cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian, thời gian ăn uống, cách ăn uống của con ngƣời, quan niệm triết học và nhu cầu ăn uống đƣợc nâng lên thành nghệ thuật. Mỗi một vùng đất, một quốc gia có điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa riêng nên cũng có nhiều món ăn, đồ uống đặc sản riêng. Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa của mỗi quốc gia đƣợc sáng tạo, bảo tồn, bồi đắp qua nhiều thời đại, là dấu ấn của mỗi vùng đất đối với du khách. Khi đi du lịch, du khách không chỉ mong muốn đƣợc đáp ứng nhu cầu đi lại, lƣu trú, mua sắm, chiêm ngƣỡng nâng cao nhận thức về các loại tài nguyên du lịch mà họ còn mong muốn đƣợc thƣởng thức những món ăn, đồ uống đặc sắc của những địa phƣơng, nâng cao nhận thức giá trị nghệ thuật của nhiều quốc gia khác. * Thơ ca và văn học Các tác phẩm thơ ca, văn học là quốc hồn, quốc túy của mỗi quốc gia. Thơ ca và ca và văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để phản ánh cái đẹp, tình yêu của con ngƣời với thiên nhiên, con ngƣời với nhau, với quê hƣơng, đất nƣớc và đời sống xã hội – sản xuất của con ngƣời. Kho tàng thơ ca văn học dân gian phong phú đồ sộ, nhiều bài thơ, truyện kể dân gian ca ngợi vùng đất, danh lam thắng cảng cũng tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách. * Văn hoá ứng xử và những phong tục tập quán đẹp Sản phẩm du lịch là những sản phẩm hàng hóa đặc biệt rất khó có thể đo lƣờng chất lƣợng bằng các thiết bị kỹ thuật một cách chính xác và thƣờng đƣợc xác đinh bằng một số tiêu chí đánh giá xếp hạng và bằng sự cảm nhận qua các giác quan, tình cảm, sở thích của du khách. Do vậy văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán sinh sống, sản xuất khác lạ, tốt đẹp ở các địa phƣơng, các quốc gia trở thành tài nguyên du lịch quý giá, vừa góp phần tạo nên môi trƣờng xã hội, môi trƣờng tự nhiên tốt đẹp, vừa tạo ra sự đa dạng, độc đáo của sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Ngoài việc ứng xử có văn hóa với du khách thì truyền thống văn hóa tốt đẹp, lối ứng xử thân thiện, văn minh lịch sự của con ngƣời với nhau, của con ngƣời với thiên nhiên tại các điểm đến cũng tạo ra môi trƣờng du lịch hấp dẫn du khách. Sinh viên: Võ Thu Hiền 23
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh * Tài nguyên du lịch gắn với văn hoá tộc ngƣời Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cƣ trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý đƣợc rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chƣa đƣợc khám phá. Nhƣng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học. Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cƣ trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cƣ trú và xây dựng, trang phục dân tộc Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch. Việt Nam với 54 sắc tộc vẫn giữ đƣợc những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. * Các hoạt động mang tính sự kiện Các hoạt động mang tính sự kiện nhƣ liên hoa phim ảnh, ca nhạc quốc tế, các giải thể thao lớn Các địa phƣơng, các quốc gia đứng ra đăng cai tổ chức các sự kiện lớn đó cũng là những đối tƣợng hấp dẫn du khách và là điều kiện, tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch MICE. Sinh viên: Võ Thu Hiền 24
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh TIỂU KẾT Chƣơng I với hệ thống cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch đã cho ta cái nhìn tổng quan nhất về tài nguyên du lịch: khái niệm, đặc điểm và các thành tố cấu thành nên tài nguyên du lịch. Từ đó thấy đƣợc tài nguyên du lịch chính là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Việt Nam với địa hình chủ yếu là đồi núi, là đất nƣớc có bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm đã tạo cho đất nƣớc nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, mức độ tập trung cao, có sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tạo điều kiện cho việc xậy dựng, phát triển nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn. Song việc tổ chức quản lý; việc sử dụng, bảo vệ tôn tạo tài nguyên ở nƣớc ta còn thiếu sự phối kết hợp đồng bộ, khoa học, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và cộng đồng địa phƣơng .Vì vậy, hệ thống cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về tài nguyên du lịch để từ đó xây dựng đƣợc các chiến lƣợc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên phù hợp, khoa học và hiệu quả giúp cho việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tiết kiệm, bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ hiện tại và đảm bảo đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tƣơng lai. Hệ thống cơ sở lý luận ở Chƣơng I chính là cơ sở giúp cho việc nghiên cứu ở Chƣơng II về nguồn tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đƣợc chi tiết, cụ thể, chuẩn xác hơn. Sinh viên: Võ Thu Hiền 25
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN VÂN ĐỒN QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu khái quát về Vân Đồn 2.1.1. Vị trí địa lý Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 1.620,83 km2. Nằm trong khoảng 20 độ 40’ đến 21 độ 16’ vĩ Bắc, 107 độ 15’ đến 108 độ 00’ kinh Đông. Huyện Vân Đồn đƣợc hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải. Cách thành phố Hạ Long khoảng 50km. Đảo lớn nhất là Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng nửa non diện tích đất đai của huyện, trƣớc có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bời lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tƣơng đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng nằm trên đảo Cái Bầu. Tuyến đảo Vân Hải nằm ở phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn nhƣ: Trà Bàn, Cao Lô, Cảnh Tƣớc, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng và một loạt các đảo nhỏ khác, thành một vành đai che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện tích của đảo Trà Bàn, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận khác. Huyện Vân Đồn có các phía: Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên; Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng; phía Nam là vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Vân Đồn nằm trên đƣờng quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái trên 100km. Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã: 6 xã trên đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu, ở phía Tây Bắc của huyện là các xã: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên. 5 xã thuộc tuyến đảo Vạn Yên vòng ra ngoài khơi ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bải Tử Long là các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi. Sinh viên: Võ Thu Hiền 26
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Sự tích kể rằng: khi xƣa ngƣời Việt mới lập nƣớc đã bị giặc ngoại xâm. Ngọc hoàng sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp ngƣời Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn rồng tới hạ giới. Đàn rồng lập tức phun vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, tạo nên bức tƣờng thành vững chắc, bất ngờ chặn bƣớc tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá hoặc đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng mẹ xuống là Hạ Long, Rồng con xuống là Bái Tử Long, đuôi đàn rồng quẫy nƣớc trắng xóa là Long Vĩ. Theo sử sách, địa danh Vân Đồn đã có từ lâu đời, trải qua nhiều biến cố của lịch sử vùng đất này đã có nhiều thay đổi lớn về địa lý hành chính và tên gọi. Vào thời Hùng Vuơng (279 TCN – 258 TCN) Vân Đồn thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Văn Lang. Thời nhà Thục (258 TCN – 208 TCN) thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Âu Lạc. Thời thuộc Triệu (208 TCN – 111 TCN) thuộc bộ Ninh Hải nƣớc Nam Việt. Thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất (111 TCN – 40) thuộc quận Giao Chỉ. Thời Ngô - Đinh – Tiền Lê thuộc trấn Triều Dƣơng. Thời Lý (1010 – 1225) – quốc hiệu Địa Việt, đổi trấn Triều Dƣơng thành châu Vĩnh An (1013). Dƣới thời vua Lý Anh Tông (1149), lập trang Vân Đồn gồm các đảo thuộc quần đảo Vân Hải làm nơi buôn bán với nƣớc ngoài. Vân Đồn trở thành thƣơng cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thƣơng với các nƣớc khu vực Đông Nam á và thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan Thƣơng cảng Vân Đồn thịnh vƣợng trong suốt 3 triều đại Lý – TRần – Hậu Lê rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời Mạc. Thời Trần (1225 – 1400) – Quốc hiệu Đại Việt. Năm 1242 châu Vĩnh An đổi thành lộ Hải Đông, có 8 huyện: Yên Bang, Cao Phong, Yên Lập, Yên Hƣng, Tân An, Đại Lộc, Vạn Ninh, Vân Đồn (trƣớc năm 1945 cả đảo Kế Bào mới có một xã là Đại Lộc. Huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Lộc và huyện Vân Đồn thời Trần). Năm 1285 Trần Nhân Tông đổi lộ Hải Đông thành lộ An Bang. Năm 1397 Trần Anh Tông đổi lộ An Bang thành lộ Phủ Tân An. Sinh viên: Võ Thu Hiền 27
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Thời Hồ (1407 – 1427), Hồ Hán Thƣơng đổi lộ phủ Tân An thành châu Vĩnh An có 8 huyện: An Đồng, Văn Phong, Tân An, An Hòa, An Lộc, Đại Lộc, An Ninh, Vân Đồn. Huyện Vân Đồn thời nay là huyện Đại Lộc và huyện Vân Đồn thời Hồ hợp lại. Thời thuộc Minh (1417 – 1427): Đời Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão 1411, nhập huyện Đại Lộc vào huyện Tân An. Huyện Vân Đồn ngày nay gồm huyện Vân Đồn và một phần đất của huyện Tân An và đảo Kế Bào). Đời Lê Thái Tổ: năm Mậu Thìn 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất chia đất nƣớc thành Đạo, dƣới Đạo có Lộ, Trấn, Phủ, Huyện. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc trấn Yên Bang. Đời Lê Thánh Tông năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7 chia đất nƣớc thành 15 Đạo Thừa Tuyên và một phủ Trung Đô, dƣới đạo Thừa có Phủ và Châu, dƣới Phủ có huyện. Huyện Vân Đồn thuộc đạo Thừa Tuyên Yên Bang. Thời Hậu Lê ( Lê Trung Hƣng hay Lê – Trịnh): Thời Lê Anh Tông (1557) vì tránh tên húy của nhà vua là Lê Duy Bang nên trấn An Bang đổi thành Yên Quang, có một Phủ Hải Đông, 3 huyện ( Văn Phong, An Hƣng, Hoành Bồ) và 3 Châu ( Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của Châu Vĩnh An và Châu Vân Đồn Hậu Lê. Đời Lê Đế Duy ( 1731), Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của Châu Vân Đồn và một phần đất của Châu Vĩnh An. Thời Nguyễn: Năm 1836, vua Minh Mạng đổi châu Vân Đồn thành Tổng Vân. 19/8/1890, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc huyện Vân Hải. Tháng 12/1948 Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thành lập huyện Cẩm Phả. Đến ngày 23/3/1994 huyện Cẩm Phả đƣợc Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi tên là huyện Vân Đồn ngày nay. Đến năm 1999 huyện Vân Đồn có 11 xã: Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi và 1 thị trấn Cái Rồng. Sinh viên: Võ Thu Hiền 28
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh 2.1.3. Tình hình kinh tế – xã hội 2.1.3.1. Kinh tế Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trên địa bàn huyện vân đồn là: nền kinh tế của huyện về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông-lâm-ngƣ nghiệp; kinh tế hàng hóa chƣa phát triển. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch và thuỷ sản, giảm tỷ trọng các ngành nông-lâm nghiệp. Bên cạnh đó kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên tƣơng đối nhanh so với kinh tế quốc doanh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho tới nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, đặc biệt sản xuất chế biến thuỷ sản. ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Sản xuất nông nghiệp ở huyện đảo tiến tới sản xuất tập trung, nhân rộng phát triển các loại giống mới thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, sản lƣợng lƣơng thực hàng năm của huyện đều đạt và vƣợt kế hoạch. Đất nông nghiệp của toàn huyện 1.242 ha trong đó: đất trồng lúa khoảng 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả. Đất canh tác chủ yếu tập trung ở các xã: Đoàn Kết, Bình Dân, Đông Xá. Cơ cấu cây trồng khá đa dạng: ngô, lạc, khoai, sắn, rau Ngƣời nông dân chủ yếu tập trung vào hai mùa vụ chính: vụ hè thu và vụ đông xuân . Ngoài diện tích đất canh tác, nơi đây có hàng ngàn ha đất trống đồi trọc và bãi biển có thể cải tạo đƣợc để đƣa vào trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng hải sản. Kinh tế biển, một lĩnh vực lợi thế tiềm năng của địa phƣơng đang đƣợc phát huy mạnh. Vùng biển vủa huyện có nhiều chủng loại hải sản quý: tôm he, các mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào ngƣ, Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ. Từ năm 1995 tới nay phát triển đánh bắt xa bờ. Huyện đã thực hiện thành công việc nuôi trồng các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ nuôi ngọc trai, tu hài, hàu, điệp, quạt đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho huyện, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Trong những năm qua nuôi nhuyễn thể phát triển mạnh góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trƣờng huyện. Toàn huyện Sinh viên: Võ Thu Hiền 29
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh có 1.479 tàu thuyền khai thác thuỷ sản, trong đó có 471 tàu công suất máy từ 90 CV trở lên. Tổng sản lƣợng thuỷ sản các năm đều đạt và vƣợt kế hoạch: năm 2007 đạt 256 tỷ đồng; năm 2008 đạt 330 tỷ đồng Ngoài ra, Vân Đồn còn đẩy mạnh các hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; các hoạt động về quốc phòng - an ninh, tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về kinh tế biển Vân Đồn có hàng ngàn ha rừng, hàng năm cung cấp gỗ cho ngành khai thác than của tỉnh và làm đồ gia dụng. Rừng có nhiều cây dƣợc liệu quý: Ba Kích, Đằng Đằng và một số sinh vật có giá trị kinh tế cao: Tắc Kè, Khỉ vàng Công nghiệp khai khoáng gồm: than đá đƣợc khai thác từ thời pháp thuộc, ở mỏ than kế bào. Trữ lƣợng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lƣợng lớn khoảng 145.000tấn. Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lƣợng trên 13triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lƣợng 20.000 tấn/năm. Vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu. Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có các nghề đóng thuyến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản. Có thể nói rằng, thiên nhiên đã ƣu đãi cho vùng đất này nhiều tiềm năng, thế mạnh và những điều kiện thuận lợi tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa thành phần, góp phần vào sự phát triển kinh tế huyện nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Khu kinh tế vân đồn đƣợc chính phủ phê duyệt từ năm 2007 và hiện đang triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch đây sẽ là một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lƣợng cao và dịch vụ cao cấp. Đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thƣơng quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở vân đồn nói riêng và quảng ninh nói chung. 2.1.3.2. Văn hoá, các hoạt động a, Dân cƣ Năm 2007, số dân huyện Vân Đồn khoảng gần 4 vạn ngƣời, chiếm 4% dân số tỉnh Quảng Ninh. Thành phần dân tộc gồm 8 dân tộc sinh sống trên các vùng đồi núi, đồng bằng ven biển và các đảo. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khá cao: 86,6%, ngƣời Sán Dìu 10%, ngƣời Hoa 1,5%, ngƣời Dao 1,3%, ngƣời Sán Chỉ, ngƣời Tày Đại đa số dân sống ở vùng nông thôn Sinh viên: Võ Thu Hiền 30
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh chiếm 81,82%, bình quân 4,7 ngƣời/hộ. Dân đô thị chiếm 18,18% trung bình 4,1 ngƣời/hộ. Số ngƣời trong độ tuổi lao động (18-60) chiếm 40,3% dân số huyện. Số lao động trong ngành Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp chiếm 87%. Trong số nay lao động trong ngành thuỷ sản chiếm 26%. Công nghiệp và xây dựng chiếm 6,4%. Thƣơng mại và dịch vụ chiếm 6,6%. Về mức sống: năm 2007 GDP bình quân đầu ngƣời của huyện đạt 7,2 triệu đồng bằng 58% mức bình quân của tỉnh và 65% mức bình quân cả nƣớc. Tỷ lệ nghèo đói cao, tổng số hộ nghèo theo tiếu chí mới là 1.102 hộ, chiếm tỷ lệ 14,6%. b, Văn hoá, xã hội Các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra khá sôi nổi ở các xã gần trung tâm huyện nhƣ: Thị trấn Cái Rồng, Hạ Long, Đông Xá. Hiện nay các xã này đều có sân bóng đá, bóng chuyền và phong trào thể thao phát triển. Ngoài ra, tại thị trấn Cái Rồng còn có một nhà văn hoá, một rạp chiếu phim ngoài trời, 1 thƣ viện công cộng. Tuy vậy tại các xã xa trung tâm và xã thuộc các đảo nhỏ, hoạt động văn hoá thể thao phát triển chậm do thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh tế khó khăn. Lễ hội truyền thống hàng năm trên địa bàn huyện và địa phƣơng lân cận có lễ hội đình Quan Lạn và lễ hội đền Cửa Ông tƣởng nhớ công lao các vị tƣớng đời Trần chống quân xâm lƣợc Nguyên-Mông. Trong các năm gần đây, lễ hội đình làng Quan Lạn đã đƣợc UBND huyện Vân Đồn quan tâm tổ chức long trọng, với ý nghĩa là một lễ hội truyền thống, gắn việc giáo dục phát triển văn hoá truyền thống với việc phát triển công tác du lịch trên địa bàn huyện. c, Y tế, giáo dục Hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục của Vân Đồn cũng đƣợc sự quan tâm đầu tƣ cao. Trong 2 năm, 2007-2008, ngành giáo dục của huyện đƣợc đầu tƣ hơn 19 tỷ đồng. Tới nay toàn huyện đã có 5/12 xã có trƣờng học cao tầng. Vân Đồn cũng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành y tế. Từ năm 2007, huyện đƣa vào sử dụng cơ sở khám chữa bệnh của bệnh viện Đa khoa Vân Đồn với 100 giƣờng bệnh. Năm 2008, huyện có 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hiện đã có hai trung tâm điều trị trên địa bàn huyện đó là Bệnh viện Vân Đồn (80 giƣờng bệnh) tại thị trấn Cái Rồng và phân viện tại xã Quan Lạn (15 giƣờng bệnh), ngoài ra còn có các Sinh viên: Võ Thu Hiền 31
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh trạm y tế tại 12 xã và thị trấn trong huyện. Hiệu suất sử dụng giƣờng bệnh không đều, trong khi ở bệnh viện trung tâm y tế huyện quá tải thì ở các trạm y tế xã hiệu suất sử dụng thấp. Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn cũng đƣợc tãng cƣờng đầu tƣ. Các hồ chứa nƣớc, kênh mƣơng ở các xã đảo đã đƣợc xây dựng bê tông, kiên cố hoá Đến nay toàn huyện có 15 bác sỹ (tỷ lệ 2.000 dân/ 1 bác sỹ) và 27 y sỹ (tỷ lệ 1.500 dân/1 y sỹ), có 8/12trạm y tế xã có bác sỹ (đạt 66,7%), 12/12 trạm y tế xã có y sỹ sản nhi. 2.2. Tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Địa chất - Địa hình - Địa mạo Là một huyện miền núi, hải đảo nên Vân Đồn có địa hình rất đa dạng, song có thể chia làm hai loại phổ biến: Loại thứ nhất: là các đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh hình răng cƣa lởm chởm tạo ra rất nhiều cảnh quan ký thú không kém gì Vịnh Hạ Long. Vân Đồn có địa hình chủ yếu là đồi núi, với những núi đá vôi có độ cao từ 200m – 300m. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, độ dốc trung bình 25o. Loại thứ hai: Là các đảo mang dáng chung đỉnh cao, sƣờn dốc đôi khi thấp thoải tùy thuộc vào sự bào mòn của nƣớc mƣa. Các đảo đất này đã tạo cho huyện Vân Đồn nhiều nét hấp dẫn khác biệt so với các hòn đảo trong Vịnh Hạ Long. Địa hình đảo đất không chỉ tạo ra những bãi tắm đẹp: Bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu mà còn ẩn chứa trong đó nhiều hang động kỳ vĩ nhƣ: hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt Huyện Vân Đồn có tổng số 600 hòn đảo, trong đó hơn 20 hòn đảo có ngƣời ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha, giáp địa phận thị xã Cẩm Phả. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thƣờng chỉ cao 200ữ300m so với mặt nƣớc biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống nhƣ tất cả các đảo trọng Vịnh Bắc Bộ, các đảo của huyện Vân Đồn trƣớc kia là các đỉnh núi của thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển tạo thành các đảo độc lập thuộc hai vùng biển của Vịnh Bắc Bộ là Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long. Các ngọn núi trên đảo tiêu Sinh viên: Võ Thu Hiền 32
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh biểu gồm có: núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bàn, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450m; núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m. * Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng hay còn gọi là Đảo Ngọc. Hòn Đảo xinh đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phƣợng Hoàng. Từ trên cao nhìn xuống Đảo Ngọc Vừng nhƣ là tấm khăn choàng nhung đang nổi giữa biển khơi. Xung quanh đảo, những con sóng xô bờ tạo bọt trắng nhƣ là những diềm trang trí của tấm khăn choàng. Đảo có tổng diện tích 40km2, cách cảng Cái Rồng hơn 2h (34km) tàu chạy. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc Văn Hoá Hạ Long rộng 45.000m2; có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống Thƣơng cảng cổ Vân Đồn thế kỷ XI; có di tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn. Cho tới ngày nay có nhiều truyền thuyết về đảo Ngọc Vừng. Có truyền thuyết cho rằng sở dĩ có tên là đảo Ngọc Vừng vì xƣa kia vùng này có vô số loài trai ngọc quý hiếm. Đêm Đêm những viên ngọc từ con trai phát sáng cả một vùng biển rộn lớn. Vì thế có tên gọi là đảo Ngọc Vừng (tức vầng ngọc sáng). Một số ngƣời già trên đảo giải thích rằng do giữa đảo có ngọn núi nhỏ, gọi là núi Ngọc, nên gọi là Ngọc Vầng, lâu dần biến thành Ngọc Vừng. Sách Đại Nam Nhất Thống chí chép về sự kiện xây dựng đồn Tĩnh Hải trên đảo Ngọc Vừng, năm Minh Mạng thứ 20(1840), trong đó có nói tới địa danh thôn Vựng là nơI “thuyền ghe ngƣời Thanh qua lại tấp nập ”. Nhƣ vậy, chỉ có thể nói rằng Vựng hay Vầng đều là tên cũ của đảo Ngọc Vừng ngày xƣa. Trong thời kỳ chiếm đóng vùng mỏ Quảng Ninh, ngƣời Pháp đã gọi tên đảo Ngọc Vừng là Danh Do La. Hiện nay vẫn chƣa có tài liệu nào giải thích rõ nguồn gốc, ý nghĩa của danh từ này. Đảo Ngọc Vừng có truyền thống bề dày lịch sử lâu đời. Năm 1937, nhà khảo cổ học ngƣời Thuỵ Điển tên J.An-Dec-Sơn đã đến nghiên cứu và phát hiện trên bãi cát giữa đảo những chiếc rìu đá xin xắn, hòn kê, bàn mài rãnh hình chữ U và rất nhiều mảnh gốm có bề mặt rỗ nhƣ Bánh Quy Sau khi phát hiện thêm một loạt các di tích khác có tính chất tƣơng đồng ở ven bờ và một số đảo trên Vịnh Hạ Long, ông đã đặt tên cho nền văn hoá ấy là văn hoá Danh Do La. Tên gọi này đã tòn tại mấy thập kỷ, Sinh viên: Võ Thu Hiền 33
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh trƣớc khi nó đƣợc các nhà khảo cổ học Việt Nam đổi thành Văn Hoá Hạ Long vào năm 1967. Do vị trí nhƣ tiền đồn quan trọng của đảo, năm Minh Mạng thứ 20 (1840) triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng đồn Tĩnh Hải trên đảo Ngọc Vừng. Theo Đại Nam nhất thống chí thì đồn Tĩnh Hải có chu vi 134 trƣợng 8 thƣớc, cao 5 thƣớc, có 150 lính, 1 quản vệ và 3 thuyền lớn. Khoảng 5-6 năm về trƣớc, dấu tích này còn khá rõ trên những đoạn tƣờng đƣợc xếp bằng đá cao trên dƣới 1m. Nhƣng sau khi khu đất này đƣợc xã giao cho một hộ dân đấu thầu để làm trang trại thì ngƣời ta đã san gạt và dấu tích đồn nay không còn nữa. Trong thời ký chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Ngọc Vừng trở thành nơi máy bay mỹ bắn phá ác liệt nhất. Số bom chúng ném xuống đây chiếm tới 2/3 số lƣợng bom đạn mà chúng ném xuống huyện Cẩm Phả. Ngày 24/12/1972 đã đi vào lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nƣớc ở Quảng Ninh, khi quân và dân đảo Ngọc Vừng đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 20 của Mỹ trên bầu trời Quảng Ninh. Tuy nhiên, một trong những sự kịên nổi bật nhất là ngày 12/11/1962, Bác Hồ đã đến thăm quân và dân trên đảo Ngọc Vừng. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ấy, nhân dân trên đảo đã trồng hai cây đa nơi Bác đứng nói chuyện, quanh năm cây xanh tốt. Không chỉ có bề dày truyền thống lịch sử, đảo Ngọc Vừng còn có cảnh quan rất đẹp. Bãi tắm Ngọc Vừng dài tựa nhƣ một vầng trăng khuyết dài trên 2km, cát vàng, nông, thoải và rộng. Đạc biệt nơi đây không hề có một vỏ sò, vỏ ốc, con hà, con hầu. Phía sau là rừng phi lao xanh tốt. Tiếng rì rào, vi vu của cây rừng cùng với tiếng sóng biển lúc ầm ào lúc dịu dàng hoà thành một bản nhạc du dƣơng bất tận. Môi trƣờng ở đây rất sạch, cát mịn, trắng. Tất cả những tiềm năng đó là những điều kiện thuận lợi để Ngọc Vừng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng Mấy năm qua, ngành du lịch đã đầu tƣ CSHT xây dựng con đƣờng bê tông xuyên đảo, nối từ bễn Cống Yên tới trung tâm đảo và chạy suốt chiều dài bãi tắm. Đến Ngọc Vừng ngoài tắm biển, đi dạo trong rừng phi lao, thăm di tích lƣu niệm Bác Hồ, trận địa pháo cao xạ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ du khách có thể tới các gia đình trò chuyện và tìm hiểu đời sống nhân dân trên đảo. Nhƣ các đảo khác, ngƣời dân đảo Ngọc Vừng thật thà, chất phác và hiếu khách sẽ mang đến cho du khách những khám phá hấp dẫn. Tiếp đó, nếu du khách có nhu cầu, có thể đi tiếp tới các đảo trong quần đảo Vân Hải: Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen Sinh viên: Võ Thu Hiền 34
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh * Đảo Quan Lạn: Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng 2 của Vịnh Bắc Bộ, toàn đảo có diện tích 11km , trên đó có cƣ dân sống trong thôn làng. Đảo Quan Lạn trải dài theo hƣớng Đông Tây, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi gót với những ngọn núi cao phía Đông tạo nên nhƣ bức tƣờng thành ngăn sóng gió từ biển khơi bảo vệ cho cƣ dân. Do địa hình chủ yếu là quần đảo là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối trên các đảo lớn. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gọi các eo biển với các đảo với nhau và với đất liền là sông: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và Mắt Rồng. Du lịch biển là một thế mạnh của Vân đồn bởi trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đát liền không lớn mà chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện có một hệ thống các bãi biển trải dài, dọc theo các đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bãi Dài với cát trắng phau, nƣớc biển trong xanh, với những rừng thông, rừng phi lao ven biển, không khí trong lành. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với Vân Đồn, hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hoà mình vào làn nƣớc biển trong xanh mát lạnh để quên đi cái nóng nực của mùa hè. Và vân đồn sẽ là nơi bạn tìm thấy đƣợc một chuỗi những bãi tắm nguyên sơ một màu cát trẵng, phẳng mịn, vàng óng chạy dài cả cây số: Bãi Dài, Việt Mỹ và xa hơn nữa là Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn Đây chính là điểm đến lý tƣởng của mùa hè. * Việt Mỹ và Bãi Dài: Nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, mấy năm trở lại đây, khu du lịch sinh thái Bãi Dài đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến huyện đảo Vân Đồn. Bãi Dài là tên gọi của nhân dân địa phƣơng đặt cho bãi biển của Vịnh Bái Tử Long vì lẽ đơn giản nó trải dài gần chục cây số. Nằm nép mình bên ngọn núi Xà Kẹp, đƣợc bao bọc xung quanh bởi những ngọn núi đá vôi kỳ vĩ. Sinh viên: Võ Thu Hiền 35
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Với một cảnh quan tự nhiên còn khá hoang sơ, bãi biển đẹp trải dài gần 2 km tạo cho khu du lịch này có đƣợc một bãi tắm khá lý tƣởng. Đến đây, du khách không chỉ đƣợc tận hƣởng bầu không khí trong lành, bình yên mà còn đƣợc thăm thú những cảnh đẹp do bàn tay con ngƣời tạo nên và những gì mà thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho mảnh đất này. Qua cửa ông đến Vân Đồn, bất cứ ai cũng sẽ có đƣợc cảm giác thật mới mẻ, khác lạ khi đặt chân đến nơi đây. Một thế giới biệt lập, không bụi bặm, không ngột ngạt, không quá ồn ào bởi động cơ xe máy, của những công trƣờng nhƣ Cẩm Phả hay Cửa Ông mà không khí rất trong lành, mát mẻ, chỉ có thiên nhiên với con ngƣời, một cảm giác thoải mái, khác lạ, khó tả, khó quên. Từ cầu Vân Đồn đi vài cây nữa là đến bãi tắm Việt Mỹ và Bãi Dài. Việt Mỹ mới đƣợc đầu tƣ đƣa vào khai thác phục vụ du lịch. Bãi tắm ở đây phẳng, mịm, trải dài. Kèm theo đó còn có thêm các loại hình khác: lƣớt ván, lƣớt canô Cách Việt Mỹ khoảng 1cây 2 cây số là Bãi Dài, đƣợc khai thác khá lâu nhƣng không có sức thu hút nhƣ Việt Mỹ. Minh châu là một bãi biển cực đẹp với bờ cát dài cong cong, xung quanh là rừng nguyên sinh Bái Tử Long xanh mƣợt, xa xa hai bên đầu là những sƣờn núi dài ôm lấy biển. Không một nhà nghỉ nào đƣợc xậy dựng tại nơi này. Thiên nhiên cực kỳ hoang dã và phóng khoáng. * Bãi Quan Lạn: Bãi Quan Lạn đƣợc gọi là bãi Sau Làng ( hay bãi Đầu Núi ) dài 2km Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km. Quan Lạn là bãi biển đẹp còn giữ nguyên vẻ hoang sơ và môi trƣờng sinh thái chƣa bị ô nhiễm. Nƣớc biển xanh ngát, sóng to, cát trắng trải dài đến vài km. Cách mép nƣớc vài chục m là những bãi dứa dại xanh ngút ngát làm cho bãi tắm dƣờng nhƣ hoang sơ hơn. Tại đây ta có thể hạ trại trên cồn cát trắng, dƣới chân hàng phi lao. Sẽ có những giây phút cho bạn đi chân trần trên cát, chạy bộ hƣởng không khí yên lành nhất. Buổi tối có thể đót lửa trại sinh hoạt tập thể. Nếu bạn có thể dậy sớm vào buổi sáng thì mới có thể thấy hết đƣợc nét đẹp của bình minh trên biển nơi đây, bình minh Sinh viên: Võ Thu Hiền 36
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh màu vàng và màu bạc. không gian yên tĩnh chỉ còn nghe thấy tiếng sóng vỗ về, những con còng gió vội lấn vào bờ đá. Hiện nay công ty Việt Mỹ đã dầu tƣ xây dựng hệ thống nhà nghỉ theo kiểu nhà sàn ẩn mình trong những rặng phi lao xanh ngắt. Một con đƣờng lát gạch đỏ au đón du khách từ trục đƣờng chính đến bãi tắm Quan Lạn. Vẻ đẹp hoang sơ và môi trƣờng sinh thái trong lành ở đây tạo nên sự hấp dẫn du khách đến với bãi tắm Quan Lạn. 2.2.1.2. Khí hậu Cũng nhƣ các vùng miền khác ở miến Bắc, Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa song khí hậu ở đây chịu ảnh hƣởng và tác động nhiều của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều. Từ tháng 3 đến tháng 8, gió Đông Nam từ biển thổi vào mát mẻ; tháng 10 đến tháng 2 năm sau khí hậu lạnh do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, nên ở đây hay có hiện tƣợng sƣơng mù vào mùa đông. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.748mm. Nhiệt độ trung bình năm > 22oC, độ ẩm không khí bình quân 84%. Vì đây là vùng đảo nên từ xƣa đến nay Vân Đồn chƣa bao giờ phải đối phó với hiện tƣợng lũ lụt. 2.2.1.3. Tài nguyên nước Vân Đồn có tài nguyên nƣớc khá phong phú và đặc sắc. Là một huyện đảo nên Vân Đồn có rất ít sông suối. Trên huyện có sông dài và lớn nhất là sông Voi Lớn, dài 18km. Tốc độ dòng chảy của các con sông khá ôn hòa, nên không gây hiện tƣợng lũ lụt vào mùa mƣa bão. Hệ thống nƣớc ngầm khá phong phú, trữ lƣợng dồi dào. ở bất cứ đâu trên huyện ngƣời dân cũng có thể đào giêngs lấy nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt. Nƣớc ở đây không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn chua nhƣ nƣớc ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì lẽ đó mà ngƣời dân huyện không bao giờ bị thiếu nƣớc ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật * Vƣờn quốc gia Bái Tử Long Vân Đồn là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Sinh viên: Võ Thu Hiền 37
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Hệ động vật: Thành phân loài động vật hoang dã trên đảo trong phạm vi Vƣờn quốc gia Bái Tử Long có: - Lớp thú 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ. - Lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ. - Lớp lƣỡng cƣ có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ. - Lớp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ. - Côn trùng cánh phấn có 120 loài, thuộc 8 họ. Nằm trong danh sách đƣợc đƣa vào sách đỏ về động vật rừng có: bồ câu nâu, báo gấm, báo lửa, sơn dƣơng, rùa hộp ba vạch, tắc ke, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo thƣờng, rắn cạp nong, rắn hổ mang chúa Cá biển: kết quả khảo sát đã hát hiện trong tổng số 68 loài cá thuộc 38 giống trong 19 họ. Các họ có số loài cá lớn chiếm ƣu thế là: cá Thia có 13 loài, cá Mú có 9 loài, họ cá Bàng Chài có 6 loài, họ cá Sơn và họ cá Phèn, mỗi họ có 5 loài. Các họ cá Bƣớm, cá Lƣợng và cá Bống trắng mỗi họ có 4 loài. Phần lớn các họ còn lại có từ 1-2 loài. Không thấy sự xuất hiện của họ cá Đuôi Gai, một trong những họ cá điển hình cho khu hệ cá rạn san hô nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu về khu hệ cá rạn san hô toàn vùng vƣờn quốc gia Bái Tử Long cho thấy nhiều loài có khả năng khai thác phục vụ cho nhu cầu lặn biển là những loài có màu sắc sặc sỡ, có sức lôi cuốn khách du lịch ở điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nuôi trong bể kính nhân tạo: cá Bƣớm, cá Bàng Chài cá Thia, cá Sƣon và cá Sơn đá. Do chƣa phải là đối tƣợng khai thác để làm thực phẩm nên số lƣợng cá thể còn tƣơng đối cao. Loài có ý nghĩa khoa học cao và thuộc nhóm loài quý hiếm đã đƣợc ghi trong sách đỏ của Việt Nam để bảo vệ là loài cá Lƣỡng Tiêm, có giá trị trong những nghiên cứu về sinh vật chỉ thị cho chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển. Động vật da gai: 32 loài; động vật giáp xác: có 44 loài thuộc 22 giống, 11 họ; động vật thân mềm là nhóm chiếm số lƣợng lớn với tổng 197 loài, lớp Chân bụng gồm 97 loài, lớp hai mảnh vỏ 96 loài, lớp chân đào 2 loài, lớp nhiều tấm 2 loài; Giun đốt: có 60 loài, trong đó lớp gian tơ có 58 loài và lớp sâu đất có 2 loài; Động vật phù du: gồm 90 loài thuộc 52 giống, 43 họ và 10 bộ, 5 ngành; San hô có 106 loài san hô Sinh viên: Võ Thu Hiền 38
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh cứng thuộc 34 giống 12 họ Đặc biệt trong các loài động vật quý hiếm ở đây có loài Du Gong, hàng năm đến tháng 10 nó vào vùng biển của VQG để ăn cỏ. Hệ thực vật: Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái vƣờn quốc gia còn có giá trị cảnh quan. Chỉ thống kê những hệ sinh thái có giá trị cao trong bảo tồn, nghiên cứu khoa học và du lịch đã có tới 6 loại: hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh trên núi đất, hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thung áng, hố nƣớc mặn. Hệ sinh thái rừng lá rộng nhiệt đới thƣờng xanh trên núi đât: Đây là hệ sinh thái chiếm phần lớn diện tích các đảo nổi, với các quần thể thực vật thuộc họ Sồi Dẻ, Long Não, họ Vang, Ba mảnh, họ Sim, và các loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhƣ: Lim xanh re hƣơng, Kim giao núi đất, Táu mật, lá Khôi. Thổ phục linh, Ba Kích đặc biệt trrên các đảo núi đất do hệ thực vât phát triển và địa hình biển đảo tạo điều kiện tối ƣu cho các quần thể thú nhỏ và móng guốc phát triển. Vì vậy trong hệ sinh thái này một số quần thể thú có mật độ rất cao nhƣ: Lợn rừng, Hoẵng, Nhím, Don; các loài quý hiếm gồm: TêTê, Khỉ vàng, Tắc Kè, Trăn gấm, Báo lửa, Rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa, rùa váng núi, rùa hộp ba vạch, BaBa. Đặc biệt còn tồn tại một quần thể nai vàng duy nhất vùng Đông Bắc Việt Nam. Hệ sinh thái rừng thƣớng xanh nhiệt đới trên núi đá vôi: bao gồm quần thể động, thực vật hình thành và phát triển trên núi đá vôi. Với đặc trƣng bao gồm nhiều loài thực vật chịu hạn vói các quần thể thực vật ƣu thế thuộc họ dâu tằm, các quần thể phất dụ núi đá chịu hạn, các loài tuế núi đá có khả năng phân bố trong những điều kiện sinh thái cực kỳ khắc nghiệt, ngay cả trên những vách núi dựng đứng. Các loài thực vật đặc trƣng nhƣ: Trai Lý, Tuế đá vôi, lan hài vệ nữ hoa vàng, kim giao núi đá, lát hoa và các loài động vật nhƣ: khỉ vàng, sơn dƣơng, tắc kè, cao cát bụng trắng Hệ sinh thái còn nổi bật với cảnh quan thiên nhiên phong phú và hấp dẫn tạo nên bởi hệ thống hang động Karst và hình thù rất đa dạng của các núi đá vôi trên biển. Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Quần thể thực vật trong hệ sinh thái này mang đặc trƣng của vùng Đông Bắc Việt Nam, chiều cao bình quân thấp, mật độ 10.000cây/ha, tổng diện tích: 100ha. Phân bố tại một số diểm chính nhƣ: vụng Cát Quýt, vụng Lỗ Hố, vụng Soi Nhụ, vụng Ô Lợn, thung áng Cái Đé, thung áng Cái Lim. Đây là nơi sống và sinh sản của nhiều giống hải sản có giá trị cao nhƣ: Tôm, Cua, Vạng, Ngán, Sinh viên: Võ Thu Hiền 39
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Sá Sùng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú cho nhiều loài động vật trên cạn nhƣ: các loài thú móng guốc ăn thực vậy, các loài khỉ, nhiều loài chim trong đó có chim di cƣ và rất nhiều loài côn trùng, đặc biệt là ong mật. Hệ sinh thái rừng ngập mặn với cảnh quan hấp dẫn, đặc sắc và đa dạng sinh học cao là nơi tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục môi trƣờng và nghiên cứu khoa học. Hệ sinh thái thung áng trong núi đá vôi: hệ sinh thái này đƣợc hình thành trong các thung lũng đá vôi, có nƣớc biển xâm thực, điển hình nhƣ thung áng Cái Đé. Nƣớc trong thung chỉ lƣu thông với vùng biển bên ngoài qua những khe rãnh nhỏ hoặc qua các hang ngầm. Vì vậy tại đây còn tồn tại nhiều loài sinh vật đƣợc hình thành từ xa xƣa, và do đó hệ sinh thái này đƣợc coi nhƣ bảo tàng sống thể hiện lịch sử tiến hoá của sinh vật. Hệ sinh thái thung áng không những là nhân tố hợp thành giá trị đa dạng sinh học, mà còn góp phần tạo nên các giá trị cảnh quan phong phú và hấp dẫn của vƣờn quốc gia Bái Tử Long. Hệ sinh thái Rạn san hô: Cũng giống nhƣ Vịnh Hạ Long, trong vịnh Bái Tử Long có hàng trăm đảo có tên gọi riêng gắn với truyền thuyết, sự tích hay tên loài vật nào đấy theo trí tƣởng tƣợng của con ngƣời. Đó là hòn Mẫu Tử kế về nghĩa mẹ thiêng liêng, qua câu chuyện một ngƣời mẹ trẻ vì chút tình thơ ngây bị vua cha quở trách đầy xuống thuỷ cung không cho nhận con nhỏ, nhung ngày ngày ngƣời mẹ trẻ ẫn nâng bầu sữa tràn đầy sự sống lên trên mặt nƣớc để con mình đƣợc nuôi dƣỡng bằng tình thƣơng của mẹ Còn đây là hòn thiên tƣ niềm an ủi của những bậc văn nhân miệt mài đèn sách – Thiên Thƣ là chồng sách của trời, cả một hòn đá khổng lồ đƣợc hình thành bởi những phiến đá xếp hơi nghiêng nghiêng nhƣ những trang sách đang đƣợc mở ra trƣớc mắt một bậc hiền triết. Quay nhìn lại phía sau thấy hòn Con Quy nhƣ hứa hẹn đón ta về trong vinh quang, sau những vất vả nhọc nhằn mà ta đã vƣợt qua để tô đẹp thêm cho cuộc sống. Xa hơn nữa là hòn Thạch Mã xung quanh ngổn ngang nào cung, kiền, khiên, đao, gậy tàn, giáo vạt. Phải chăng đây là nơi ngày xƣa một vị đại tƣớng nhà trời trên đƣờng trở về sau cuộc chinh chiến vì mải mê cảnh đẹp đã trút bỏ ngựa chiến và binh khí, ở lại nơi này đểp xây đắp hạnh phúc và hoà bình cho mình và cho ngƣời trên mảnh đất này. Nơi đây còn có hòn Bàn Cờ Tiên với bàn cờ bằng phẳng trải ngay mép nƣớc, bên cạnh Sinh viên: Võ Thu Hiền 40
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh một ngọn đèn lớn luôn luôn sẵn sàng thắp sáng. Và còn biết bao hình dáng của đá, một thế giới hình khối cứng rắn nhƣ đá mền mại nhƣ nƣớc, một phòng trƣng bày rộng đến khôn cùng để cho tất cả những ai muốn đến thƣởng thức vẻ đẹp đặc sắc của nó. Hệ sinh thái rừng lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới trên các đảo đất bên cạnh các Hệ sinh thái rừng trên các đảo đá vôi đã tạo ra nét khác biệt với Vịnh Hạ Long. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể a, Đình – Chùa – Miếu Quan Lạn Đảo Quan Lạn là một đảo thuộc quần đảo Vân Hải, cách trung tâm huyện Vân Đồn 55km, có diện tích đất tự nhiên là 6.742ha, bao gồm 5 thôn chính: Đông Nam, Thái Hòa, Bấc, Đoài, Tân Phong và 3 thôn lẻ: Sơn Hào, Tân Lập, Yến Hải. Quan Lạn từng là trung tâm của thƣơng cảng cổ Vân Đồn sầm uất và tịnh vƣợng tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay trên đảo còn có rất nhiều di tích liên quan tới thƣơng cảng đó. Điều này cũng giải thích vì sao giữa chốn biển khơi mênh mông lại có những ngôi chùa to lớn cùng nhiều di chỉ khảo cổ. *Đình Quan Lạn Đến đảo Quan Lạn du khách sẽ đƣợc tham quan đình Quan Lạn đây là một trong những ngôi đình cổ hiếm hoi ngày nay vẫn giữu đƣợc hầu nhƣ nguyên vẹn. Nơi đây còn lƣu giữ pho tƣợng Trần Khánh Dƣ và 18 sắc phong của triều Nguyễn phong cho Thành hoàng làng Trần Khánh Dƣ. Trƣớc khi chuyển sang Quan Lạn, ngƣời Cái Làng đã cho xây dựng một ngôi đình rất lớn. Dấu vết còn để lại đến ngày nay là một cái nền đình rất rộng ở Cái Làng. Theo các vị bô lão trong làng kể lại, đình Cái Làng gồm có 7 gian, 2 trái ( nghĩa là đình có tới 8 vì kéo chính và 2 vì kèo phụ). Đình Cái Làng đƣợc làm bằng gỗ tốt hơn gỗ lim, nhân dân địa phƣơng gọi là gỗ Mần Lái – thứ cây sinh trƣởng trên núi đá của vùng biển đảo nên thớ cực mịn, rắn chắc hơn gỗ lim, có khả năng chịu thử thách qua thời gian và hơi nƣớc biển. Cây Mần Lái có rất nhiều trên đảo Ba Mùn, hòn đảo cách Cái Làng không xa. Ngày xƣa ngƣời dân lấy gỗ trên đảo Ba Mùn rồi đóng bè xuôi sông về Cái Làng. Qua nhũng cuộc tìm kiếm khảo cổ ở Cái Làng ngƣời ta đã tìm thấy Sinh viên: Võ Thu Hiền 41
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh nền đình và nhiều cây gỗ Mần Lái chìm sau trong lòng đất quanh khu vực này và có giả thiết cho rằng đó là nhũng cây gỗ Mần Lái làm đình khi xƣa còn thừa. Đình ngày nay đƣợc xây dựng trên một bến thuyền vì thế bến này cũng đƣợc gọi là bến Đình, thuộc địa phận xóm Đoài. Thực ra từ khi di chuyển từ Cái Làng về quan Lạn đình cũng đã đƣợc di chuyển tới 3 lần. Ban đầu đình đƣợc xây ở chân núi Đông Đồn thuộc xóm Thái Hòa ngày nay. Sau một thời gian đƣợc dân làng chuyển về xóm Đông Nam, làm theo kiểu chữ “Khẩu” tức gồm 1 bái đƣờng 7 gian phía trƣớc, một hậu cung 3 gian phía sau, hai giải vũ bao kín hai bên, giƣuax có một khoảng sân trống để hành lễ. Ngôi đình này lại một lần di chuyền về xóm Đoài và tồn tại cho tới ngày nay. Năm Thành Thái thứ 12 chọn đƣợc đất dựng ngôi đình ngày nay, toàn đân đều vui mừng vì chọn đƣợc thế đất “ tiền tam thai, hậu ngũ nhạc”. Đình nhìn ra biển, phía trƣớc, xa xa là ba ngọn núi Ba Sao: Sao Trong, Sao Ngoài và Sao Ỏn. Phía sau có năm đỉnh núi tạo thành “ngũ nhạc”. Chuyển ra đây, các cụ bỏ kiểu chữ “Khẩu” để xây dựng kiểu chữ “Công” tức có một bái đƣờng phía trƣớc, một hậu cung phía sau, nối nhau bằng một ống muống. Đình Quan Lạn gồm một bái đƣờng lớn, một ống muống và một hậu cung. Bái đƣờng xây 5 gian 2 chái. Từ xa nhìn ngoài biển vào thì nổi bật lên là kiến trúc ngôi đình. Mái đình rộng, lợp ngói mũi hài, 4 góc đao cong, nóc đắp hình “lƣỡng long chầu nguyệt” mang dáng dấp điển hình của ngôi đình Việt. Vật liệu xây dựng đình đều đƣợc đem từ đất liền ra vì trên đảo không có đất làm gạch, không có lò nung gạch ngói, đặc biệt là gạch nung Bát Tràng và ngói chiếu cùng ngói mũi hài lợp nóc. Nội thất trong đình rất đặc biệt.: Nguyên liệu cột xà, dui mè, tất cả đều dùng loại gỗ còn quý hơn cả Từ Thiết. Toàn bộ các thành phần cơ bản đều trạm trổ rất tinh vi: rồng, phƣợng, hoa, lá, mỗi chỗ mỗi vẻ không có chỗ nào trùng lặp. Hiên của bái đƣờng lộng lẫy với những đầu bẩy trạm rồng. Mỗi đầu bẩy là một hình rồng khác nhau. Con thì nổi bật trong những râu bờm, đao mác to khỏe, con thì uốn mình bay trong sóng lửa, con thì ẩn hiện trong mây, con thì đƣợc trạm khắc theo đề tài “trúc hóa long”. Mỗi vì kèo một đầu bẩy, mỗi đầu bẩy có hai mặt rồng. Sinh viên: Võ Thu Hiền 42
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Trong số đầu bẩy này có một chiếc phía trái gian giữa mang phong cách đặc biệt thời Lê. Mắt rồng xếch dài kiểu mắt ngƣời, khác hẳn mắt tròn của những con rồng khác. Râu bờm hình ngọn đao uốn vài đƣờng rồi vút hẳn về phía sau. Đao lửa cũng là phong cách nghệ thuật quen thuộc cuối thời Lê. Có thể khẳng định đầu bẩy này là tác phẩm của đình Cái Làng còn lại từ khi chuyển đình về Quan Lạn. Đầu dƣ là một bộ phận đỡ cho xà thêm vững chắc và cũng là một phận đƣợc trạm trổ rất công phu. Mỗi đầu dƣ là một hình đầu rồng trạm cả 3 mặt: phải, trái và bên dƣới. Đặc biệt mặt dƣới là mặt mà mọi ngƣời ngẩng lên nhìn đều thấy nên là đối tƣợng đƣợc trạm trổ công phu và sắc sảo nhất. Những đầu dƣ này phần lớn là làm vào lần dựng đình Quan Lạn. Có một chiếc đầu dƣ phía trƣớc bên trái là bộ phận cũ của đình Cái Làng do vậy râu rồng đều trạm hình đao mác thời Lê. Gian giữa và hai gian bên đều có những bức cốm trạm đẹp với hình ảnh rồng, phƣợng, hoa, lá Hai bức cốn phía ngoài gian giữa thể hiện hình trọn vẹn của một con rồng. Những bức này đều có thể coi là những bức phù điều có giá trị. Những bức cồn hai gian bên cũng không kém phần tinh xảo. Bức trạm hoa lá cách điệu, bức thì trạm hình “trúc hóa long”, bức thì trạm chim phƣợng múa, đuôi uốn dài, cánh xòe rông nhảy múa mềm mại, uyển chuyển . Các bức cổn trong đình là những tác phẩm điều khắc có giá trị của những ngƣời thợ tài ba có tiếng. Các câu đầu cũng đều đƣợc trạm trổ hình rồng nhiều sắc vẻ: rồng nhe răng, rồng ngậm miệng, rồng ngậm chữ thọ, mắt to, râu dài, vừa khỏe, vừa dữ tợn, nổi bật dáng rồng thời Nguyễn. Ống muống và hậu cung cũng kín đặc những hình điêu khắc dù có giản đơn hơn ở bài đƣờng nhƣng cũng có những chi tiết sinh động, nhƣ hình “trúc hóa long” còn đƣợc điểm thêm trên cành trúc những con chim nhỏ đang nhảy hót rất vui mắt. Hậu cung có cửa võng trạm hình “lƣỡng long chầu nguyệt”. Phía trên cửa có 4 chữ “dục bảo trung hƣng”. Một điều đáng chú ý nữa về đình Quan Lạn là đình đƣợc xây theo kiểu lát sàn gỗ, đƣợc trang trí trạm trổ từ bên ngoài vào tới hậu cung, hoàn toàn xứng đáng đƣợc đánh giá là di tích kiến trúc cổ đáng bảo tồn mãi mãi. Các di vật trong đình Quan Lạn ngày nay còn lại chẳng đƣợc bao nhiêu do vậy càng cần đƣợc giữ gìn. Sinh viên: Võ Thu Hiền 43
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Bộ sắc phong còn lại đếm đƣợc 18 bản phong cho mấy vị thần thờ trong đình. Đạo sắc phong có niên đại sớm nhất là sắc đời Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) phong cho thần Không Lộ, tiếp đến là sắc đời Đồng Khánh năm thứ 2 (1889) và sắc muộn nhất là sắc đời Duy Tân năm thứ 3 (1909). Một cuốn thần phả chép tay chép lại văn tế các kỳ lễ tiết và văn tế lễ hội đình. Dù là bản sao nhƣng nó cũng cung cấp nguồn tƣ liệu quý giá để tham khảo, nghiên cứu về lịch sử xây dựng và hội lễ tháng 6 hàng năm của đình. Đình Quan Lạn thờ Không Lộ là vị thiền sƣ thời Lý đƣợc coi nhƣ ông tổ nghề đúc đồng nƣớc ta. Sắc phong cho ông là vị thần giúp nƣớc cứu dân. Đình Quan Lạn thờ Không Lộ với ý nghĩa là vị thần của nghề chài lƣới. Đối tƣợng thứ hai đƣợc thờ trong đình là các vị tiên công khai phá đất đai, xây dựng quê hƣơng. Hiện nay tại bái đƣờng của đình còn 2 ban thờ tiên công. Ban thờ xây ở hai bên đầu bái đƣờng. Mõi ban có một câu đối với ý nghĩa sâu sắc. Câu đối bên trái viết: “ Nhất ấp gia tiên đồn hƣởng tự Thiên thu hƣơng hỏa túy tinh thần” Tạm dịch: “ Tổ tiên cả xã cùng thờ cúng Ngàn năm hƣơng khói rạng tinh thần” Câu đối ban thờ bên phải viết: “Sinh ƣ dân mạc vong kỳ tổ Ân nhi tự dĩ kínhvi tiên” Tạm dịch: “Sinh từ dân chớ quên tiên tổ Cúng để ơn lấy kính làm đầu” Tục thờ cúng Tiên công là một mỹ tục của ngƣời Việt. Những nơi đƣợc khai phá khắp đất nƣớc đều có đình, miếu thờ Tiên công. Các vị đƣợc gọi là Tiên công không phải thần linh, không phải danh tƣớng mà chỉ là ngƣời dân đi đầu trong việc khai sơn phá thạch dắt dẫn mọi ngƣời biến những vùng đất hoang thành làng xã trù mật, gây dựng nên quê hƣơng mới, tạo nên cuộc sống mới cho cộng đồng. Cả làng thờ Tiên Công cũng nhƣ từng gia đình thờ cúng tổ tiên đó là phong tục “ uống nƣớc nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của ngƣời Việt. Sinh viên: Võ Thu Hiền 44
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Có một sự kiện tuy không xa xƣa lắm nhƣng ngày nay đã trở thành tục lệ cố định. Đó là việc thờ Trần Khánh Dƣ thay vào vị trí Thành hoàng ở ban thờ chính giữa hậu cung. Tràn Khánh Dƣ là vị tƣớng có công đánh thắng trận Vân Đồn đƣợc nhân dân vùng đảo nhớ ơn. Đình Quan Lạn là một công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, trang trí đẹp, đáng tự hào. Đình là một trong 3 kiến trúc lớn nhất suốt mấy trăm cây số đƣờng biên trải dài từ Trà Cổ xuống tới đảo Hà Nam của tỉnh Quảng Yên cũ. Không những vậy, nếu so sánh với những ngôi đình cổ quý còn lại tời này nay ở các nơi trong nội địa, đình Quan Lạn có chỗ đứng xứng đáng ở hàng đàn anh. Hiện nay đình Quan Lạn là một trong hai đình miền biển có quy mô lớn nhất Việt Nam. Vì những lẽ trên đình Quan Lạn đã đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật vào ngày 14/7/1990. * Chùa Làng Chùa làng Quan Lạn có tên chữ là Linh Quang Tự đƣợc xây dựng từ đầu thế kỷ XX và lần trùng tu gấn đây nhất vào năm 2005, chùa nằm trong trục ngang cùng với đình Quan Lạn và miếu Đức Ông, quay về hƣớng Đông Nam. Quy mô của chùa khiêm nhƣờng hơn so với đình, chùa có 3 gian, phía sau nhô ra một hậu cung. Kết cấu kiến trúc của chùa cũng không có gì độc đáo, vẫn là dựa trên nguyên tắc kết cầu các vì kè, xà dọc, xà ngang, cột sau cột trƣớc. Thành phần chịu lực chính vẫn là các hàng cột. Kiến trúc chùa thấp và không có hàng cột nên khi bƣớc vào chùa ta có cảm giác linh thiêng, huyền bí. Chùa đƣợc trang trí hết sức đơn giản, các họa tiết nhƣ: hoa, lá, mây, rồng đƣợc thực hiện dƣới hình thức trạm nông là chính. Cách bài trí tƣợng ở chùa theo thứ tự: tầng cao trên cùng ( tính từ cung ra ) là bộ tƣợng Tam thế thể hiện Đức Phật luôn luôn tồn tại. Ba pho tƣợng này trong tƣ thế ngồi thiền nhƣng dáng vẻ khác nhau. Tầng thứ 2 tiếp theo là tƣợng Thích Ca Niệm Hoa, mô tả Đức Phật thời kỳ trung niên. Hai bên trái phải có tƣợng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Tầng thứ 3 là tƣợng Thích Ca thành đạo. Sinh viên: Võ Thu Hiền 45
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Tầng thứ 4 là tƣợng Thích Ca sơ sinh, tạc tƣợng một chú bé mình đóng khó một ta chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, bao xung quanh là hình ảnh 9 cỏn ồng uốn lƣợn, ngoài cùng là một bát nhang lớn, hai bên có hai còn hạc chầu vào. Gian đầu hồi bên phải là nơi thờ Đức Ông và các vị thần thuộc tín ngƣỡng dân gian. Gian bên trái thờ Tam Tòa Thánh Mẫu gồm Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Thƣợng Thủy, Mẫu Thƣợng Ngàn. Ngoài ra còn thờ cụ Hậu – một bà lão ở Quan Lạn không có chồng, con. Sinh thời bà hiền lành chăm chỉ, cần cù làm ăn nên đã để giành đƣợc một tài sản đáng kể. Trƣớc khi chết bà đã hiến toàn bộ tài sản của mình cho chùa, vì vậy nhân dân đã tạc tƣợng bà cụ và thờ trong chùa. Tƣợng cụ Hậu đƣợc tạc theo lối tả thực: đó là một bà cụ tóc bạc vấn khăn trần, mặt tƣơi tắn, hiền hòa nhƣ những cụ già chất phác nơi thôn quê Việt Nam. Đây cũng là pho tƣợng dân gian tạo nên vẻ đẹp độc đáo của chùa Quan Lạn. Chùa Quan Lạn từ xƣa đến nay không có sƣ trụ trì. Chịu trách nhiệm hƣơng đăng, đèn nến hàng ngày là do các vãi trong chùa hàng ngày thay nhau trông coi. Cho đến năm 2006 hội Phật Giáo Quảng Ninh đã cử một vị sƣ nữ ra trông coi chùa. Song cho đến cuối năm 2007 thì vị sƣ này lại chuyển đi nơi khác. Hiện tại chƣa có vị sƣ nào thay thế. Hiện nay chùa Quan Lạn còn giữ đƣợc lại một số di vật nhƣ: quả chuông chùa mà theo lời các bô lão thì nó đƣợc đúc từ khi xây dựng chùa và một tấm bia chƣa rõ niên đại, những chữ tạc trên tấm bia đã bị mờ, những họa tiết trang trí trên tấm bia cho thấy có lẽ đây là tấm bia đƣợc tạc vào cuối thời Nguyễn, hiện đƣợc để trƣớc cửa chùa. Ngoài cửa chùa bên phải và bên trái cửa chính có đắp hai ông Thiện và ông ác cao to bằng chất liệu vữa, trang trí bằng chất liệu sứ. Giữa sân chầu có đặt tƣợng Phật Bà Quan Âm đứng trên đài sen, tay cầm bình dƣơng liễu. Đài Phật này là do các tín đồ phật tử ngƣời dân Quan Lạn ở nƣớc ngoài cung tiến cho chùa. Chùa Quan Lạn về mặt kiến trúc, cách bài trí trong chùa đơn giản, đƣợc xây dựng theo dấu tích chùa cũ. Hiện nay đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và Giáo hội Phật giáo địa phƣơng, chùa Quan Lạn đƣợc trùng tu, sửa chữa rất khang trang làm nơi lễ Phật cho các tín đồ địa phƣơng và cũng là một trong những điểm dừng chân tham quan của du khách khi đến với đảo Quan Lạn, đến với Vân Đồn. * Miếu Quan Lạn Sinh viên: Võ Thu Hiền 46
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh HIện nay trên đảo Quan Lạn còn 4 ngôi miếu. Trong 4 ngôi miếu này trừ miếu Cao Sơn thờ thần núi ra, 3 ngôi miếu còn lại thờ 3 anh em tƣớng họ Phạm – là những ngƣời có công đứng trong hàng ngũ tƣớng của Trần Khánh Dƣ đánh giặc giữ nƣớc. Truyền thuyết địa phƣơng kể rằng: 3 ông họ Phạm là 3 tƣớng chỉ huy quân địa phƣơng của Trần Khánh Dƣ. Họ đã tham gia chiến đấu với quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp trong trận đầu khi địch mới kéo quân sang xâm lƣợc. Trận đánh diễn ra ở cửa Gót. Vì tƣơng quan lực lƣợng khá chêng lệch nên 3 ông đều hy sinh. Xác của 3 ông trôi vào bờ ở các nơi: Sao Ỏn, Đông Hồ và Bến Đình, tức 3 nơi dựng miếu thờ nhƣ ngày nay. * Miếu thờ Đức Ông: Đức Ông Phạm Công Chính ( ngƣời anh cả) là một vị tƣớng của Trần Khánh Dƣ. Ông đã hy sinh trong trận thủy chiến với quân Ô Mã Nhi trên phòng tuyến Vân Đồn lịch sử. Miếu nằm bên trái Chùa làng, đƣợc xây dựng trên cùng một trục với đài tƣởng niệm nghĩa trang liệt sĩ, nhìn về hƣớng Đông Nam. Miếu đƣợc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 3/8/1991. Theo dấu tích còn lại cho thấy miếu xƣa đƣợc xây dựng khá chỉnh trang. Hiện nay các công trình quanh miếu đã bị hƣ hại, chỉ còn duy nhất một ngôi nhà chính nhƣng cũng bị xuống cấp nặng nề. Miếu Đức Ông có kết cấu mặt bằng hình chữ Đinh. Nhà Tiền tế gồm 3 gian, hậu cung thờ nhô ra ở phái sau. Miếu đƣợc xây dựng theo nguyên tắc kết cầu vì kèo, cột, xà ngang, xà dọc, có tƣờng bao kín ba bề. Theo các vị bô lão cho biết miếu xƣa đƣợc xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, qua nhiều lần tu sửa đã thay đổi một số thành phần kiến trúc bằng các loại gỗ khác. Trang trí kiến trúc ở miếu Đức Ông khá đơn giản, đây đó có một số thành phần đƣợc trạm khắc họa tiết chim muông, bên ngoài phía trên của miếu có trang trí hình đắp nổi của một vị tƣớng võ tay cầm cung tên, đang trong tƣ thế giƣơng cung để bắn. Có lẽ đây là hình tƣợng trang trí độc đáo và ấn tƣợng nhất ở miếu này. Kỹ thuật trạm và các giá trị thẩm mỹ của các bức trạm trang trí ở đây cũng không mấy đặc sắc. Hậu cung miếu đặt bài vị và ngai thờ Đức Ông đƣợc sơn son thiếp vàng, trƣớc hậu cung có treo một bức mành vẽ hình rồng. Phía trên của bức mành, sát mép tƣờng có một bức đại tự khắc 4 chữ “ Hải bất dƣơng ba” nghĩa là” biển không dâng sóng. Sinh viên: Võ Thu Hiền 47
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Miếu thờ Đức Ông là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với lễ hội Vân Đồn diễn ra hàng năm vào tháng 6. * Miếu Cao Sơn: Miếu này đƣợc dựng ở sƣờn núi Đông Đồn cửa trông về hƣớng Bắc. Quy mô kích thƣớc của miều nhỏ, kiến trúc đơn giản. Trong miếu có bài vị, bát nhang. Miếu thờ thần núi, trang trí miều là hình vẽ rồng, phƣợng, hổ trên tƣờng với những màu sắc xanh, đỏ, vàng. Tuy quy mô, kiến trúc của miếu khiêm nhƣờng nhƣng yếu tố tâm linh của nó đối với ngƣời dân đảo lại hết sức sâu sắc. Nhiều ngƣời dân đảo tin rằng lời phán truyền của thần núi là rất linh nghiệm. Khởi đầu mỗi chuyến đi biển của ngƣời dân đảo từ xƣa đến nay đều có lễ ra xin thần chỉ bảo. Thuận thì đi, không thuận thì chuyến đi bị bãi bỏ. Và từ khi lập làng đến nay, không có ai dám làm nhà nhìn về phía miếu Cao Sơn. Nếu là nhà nhìn về miếu thì gia đình đó làm ăn bị trắc trở hoặc bị hỏa hoạn. Miếu không có ngƣời thử từ, mà có ai nếu thành tâm thì đến quét dọn sửa sang. Đó gần nhƣ là một thói quen của ngƣời dân đảo. * Miếu Đông Hồ và miếu Sao Ỏn: Miếu Sao Ỏn thờ ngƣời anh thứ hai là Phạm Quý Công. Miếu Đông Hồ thờ Phạm Thuần Dụng là em út. Hai ngôi miếu này có kiến trúc tƣơng tự nhƣ miếu Đức Ông. * Miếu Vân Sơn: Ngôi miếu này mới đƣợc xây dựng lại vào năm 1991. Tƣơng truyền miếu đƣợc xây dựng sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên để thờ vọng triều Trần, đến cuối thời Hậu Lê đƣợc xây cất lại và sau đó trong suốt thời gian dài miếu trở thành hoang phế. Cho đến năm 1991 ngƣời dân đảo đã đào đƣợc bức tƣờng còn nguyên 4 chữ “ Trần Triều hiển thánh”, vì thế nhân dân đã lập lại miếu thờ. * Nghè thờ Trần Khánh Dƣ: Nghè đƣợc khánh thành vào năm 1986, kiến trúc nghè đơn giản, tƣờng gạch, mái ngói, khung nhà đƣợc làm từ nhiều loại gỗ khác nhau nhƣ lim, dẻ, các thành phần kiến trúc đƣợc bào trơn, đóng búa, không có trang trí. Sinh viên: Võ Thu Hiền 48
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh Nghè thờ Trần Khánh Dƣ - một vị danh tƣớng nhà Trần đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lƣợc Nguyên Mông. Đại Việt sử ký toàn thƣ có ghi chép lại: ngày 30/12/1287 thái tử nhà Nguyễn là A Thai cùng Ô Mã Nhi hợp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về Đông. Khi ấy thuỷ quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hƣng Đạo Vƣơng giao hết công việc cho phó tƣớng Vân Đồn là Nhân Huệ Vƣơng Trần Khánh Dƣ. Trần Khánh Dƣ đã củng cố lực lƣợng đánh địch. Tháng 12 AL (1.1288), đoàn thuyền lƣơng nặng nề của Trƣơng Văn Hỗ không có lực lƣợng chiến đấu mạnh của đoàn thuyền lƣơng yểm trợ, chậm chạp tiến vào Vân Đồn hƣớng vào Cửa Lục - Hạ Long, lọt vào trận địa của Nhân Huệ Vƣơng. Thuỷ quân ta bố trí chặn địch từ Vân Đồn đến Củă Lục. Đoàn thuyền lƣơng của giặc mới đến sông Mang ở Vân Đồn đã bị ta tập kích. Trƣơng Văn Hỗ cố gắng tiến về đất liền nhƣng đến biển Lục Thuỷ (Hòn Gai) thì quân ta đổ ra đánh càng đông, Trƣơng Văn Hỗ đại bại. Tài danh và đức độ của Trần Khánh Dƣ rất sâu đậm trong trong đời sống tâm linh của ngƣời dân đảo. Khi cộng đồng dân cƣ còn ở Cái Làng họ cũng đã dựng nghè để thờ Ngài, dấu vết còn tìm thấy ở Vụng Nghè. Khi dân làng đã chuyển cƣ đi nơi khác để lập làng mới thì ngời việc di chuyển đình làng thì họ còn di chuyển cả Nghè nhƣ một phần hƣơng hỏa của cộng đồng. Ngôi Nghè cũ đƣợc xây dựng ở Cái Làng khi cƣ dân mới chuyển về Quan Lạn không còn nữa. Theo các cụ già trong làng thì ngôi Nghè cũ đƣợc xây dựng khá khang trang, theo kiểu chữ đinh, bốn góc đao cong lên, trên nóc có đắp nổi hình “lƣỡng long chầu nguyệt”. Nghè rộng năm gian, có hậu cung thờ nhô ra ở phía sau. Gỗ để dựng nghè toàn bộ bằng gỗ lim. Trang trí Mỹ thuật của Nghè khá phong phú, trên các vì kèo, xà, cốn đều đƣợc trang trí khá tinh xảo với các họa tiết nhƣ: rồng, mây, hoa, lá, long, ly, quy, phƣợng. Nghè có đại tự và rất nhiều câu đối đƣợc sơn son thiếp vàng treo ở hàng cột . Trong hậu cung nghè có tƣợng Trần Khánh Dƣ ngồi trên ngai sơn son thiếp vàng, có bài vị sắc phong của triều vua. Ngoài tiền tế có đồ tế khí: võng, lọng, cờ quạt, kiệu ngựa Tất cả đều đƣợc sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ngoài nghè có tƣờng xây quanh ba bề, phía trƣớc có giả quan đƣợc bày đặt trang trí thêm các hình rồng, hổ xung quanh nghè cây cối um tùm. Vào những năm 1959 – 1960 ngôi nghè của làng bị hƣ hại, tƣợng của Trần Khánh Dƣ đƣợc đƣa về thờ ở đình, mảnh đất của nghè xƣa đƣợc dùng vào việc xây Sinh viên: Võ Thu Hiền 49