Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở làng chài Cửa Vạn-Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịch

doc 106 trang huongle 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở làng chài Cửa Vạn-Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_tim_hieu_tai_nguyen_du_lich_o_lang_chai_cua_van_hi.doc

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở làng chài Cửa Vạn-Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịch

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động phổ biến trên thế giới, theo đánh giá chung thì công nghiệp du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất hành tinh, với những tiềm năng kinh tế to lớn. Đa dạng là trụ cột chính của ngành công nghiệp du lịch bất kể là phong cảnh, đời sống văn hóa vật thể hay phi vật thể. Một môi trường đa dạng và giàu có là một nhân tố quan trọng để xác định được sự lựa chọn của du khách về nơi tham quan. Hoạt động du lịch là một động lực mạnh để duy trì sự đa dạng của thiên nhiên, văn hóa- xã hội. Sự đa dạng về văn hóa là một trong những nguồn tài nguyên chính và là tài sản hàng đầu của ngành công nghiệp du lịch. Giữa văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa bảo vệ và phát huy các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và thiên nhiên, một bộ phận quan trọng của tài sản văn hóa và cũng đồng thời là một trong những bộ phận chủ yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch. Hoạt động du lịch ngày nay đang góp phần mở rộng mối quan hệ về văn hóa, kinh tế giữa các vùng, miền khác nhau, giữa quốc gia này với quốc gia khác; là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hóa khác nhau, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi vùng, mỗi dân tộc. Người làm công tác du lịch giống như là một đại sứ của quê hương xứ sở, có nhiệm vụ giới thiệu những nét đẹp riêng biệt của địa phương mình, đất nước mình đến với bạn bè và du khách. Từ xưa tới nay, trong tâm hồn người Việt Nam, Hạ Long bao giờ cũng là một danh thắng tuyệt vời, là niềm kiêu hãnh chân chính về non song gấm vóc. Đại thi hào Nguyễn Trãi, thế kỷ XV trên đường đến Vân Đồn, chu du ngang dọc vịnh Hạ Long với niềm đắm say ngỡ ngàng và đã thốt lên: Đường đến Vân Đồn lắm núi sao Kỳ quan đất dựng giữa trời cao! 1
  2. Vâng quả thật với hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Hạ Long thực sự là một kỳ quan thiên nhiên. Chỉ riêng điều đó thôi, đối với người Việt Nam đã là một món quà tặng rất đỗi lớn lao của tạo hóa. Nhưng nếu là một thiên nhiên vắng bóng người thì thiên nhiên ấy dù đẹp đẽ bao nhiêu vẫn chưa đủ. Hạ Long của chúng ta không chỉ đẹp và có một lịch sử địa chất phong phú, cổ xưa mà còn là một khu vực ẩn chứa lịch sử văn hóa lâu đời bậc nhất trên đất nước ta. Trong lòng di sản thế giới này không chỉ có những cảnh quan kỳ vĩ mà còn ôm ấp cả những con người. Họ sinh sống trên những con thuyền trong lòng Vịnh, coi đây như mảnh đất, như mái nhà yêu mến của mình. Họ cũng không biết rằng chính họ đã làm nên một nét độc đáo cho Vịnh Hạ Long. Đó chính là cộng đồng ngư dân ở các làng chài trên Vịnh, họ mang trong mình đầy đủ những đường nét của người dân thành phố di sản và có thêm một nền văn hóa biển rất khác biệt và độc đáo. Với môi trường sống đặc biệt của mình, ngư dân làng chài đang được UBND Tỉnh Quảng Ninh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhận thức. Lại thêm nét văn hóa độc đáo sẵn có, họ tạo ra một môi trường du lịch tuyệt vời mà hiện nay du lịch Quảng Ninh đang đầu tư khai thác. Đó sẽ là một loại hình du lịch mới mẻ ở một nơi có tiềm năng du lịch lớn như Vịnh Hạ Long. Với lý do trên, em đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở làng chài Cửa Vạn. Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịch.” Hy vọng khóa luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ vai trò một đại sứ du lịch của quê hương khi giới thiệu về một nét văn hóa độc đáo cũng như khám phá về một loại hình du lịch đầy mới mẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích tìm hiểu tiềm năng khai thác du lịch ở làng chài trên Vịnh Hạ Long. Từ đó, đóng góp những giải pháp nhằm triển khai các hoạt động du lịch để khai thác tiềm năng to lớn này. 3. Ý nghĩa của đề tài: 2
  3. Giới thiệu và khám phá một nét văn hóa độc đáo của cư dân vạn chài, trong bộ phận văn hóa Hạ Long nói riêng và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung. Đồng thời đưa ra một loại hình du lịch mới mẻ theo hướng phát triển bền vững, qua góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Hiện nay, đã có nhiều nhà khoa học và các đơn vị nghiên cứu về cuộc sống của ngư dân trên biển Hạ Long. Từ tháng 8/ 2002 Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cùng với UBND Tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu về các làng chài trên Vịnh ( mà tập trung chủ yếu là làng chài Cửa Vạn ) để có một kết quả chính xác nhất mô tả về cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào về cộng đồng các làng chài trên Vịnh nói chung và làng chài Cửa Vạn nói riêng. 5. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực các làng chài trên Vịnh Hạ Long ( gồm 4 làng chài: Ba Hang, Cống Tầu, Vông Viêng, Cửa Vạn). Trong đó tập trung nghiên cứu tại làng chài Cửa Vạn vì dân số đông, cộng đồng dân cư Cửa Vạn mang đầy đủ những đặc trưng của một làng chài thủy cư có mặt lâu đời trên Vịnh Hạ Long. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu - Phương pháp nghiên cứu thực địa - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp xử lý bằng các công cụ tin học 7. Bố cục của đề tài : Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch ở làng chài Cửa Vạn Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch ở làng chài Cửa Vạn 3
  4. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1: Tài nguyên du lịch. 1.1.1. Khái niệm: tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch có các đặc trưng như: khối lượng tài nguyên, tính chất và sức hấp dẫn của chúng. Các đặc trưng đó sẽ quyết định quy mô hoạt động du lịch của một quốc gia, một lãnh thổ; quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của các dòng khách du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005), tài nguyên du lịch được định nghĩa như sau: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. Theo PTS. Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch thì : “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. Trên đây là hai khái niệm về Tài nguyên du lịch, tuy có sự khác nhau về mặt ngôn từ nhưng cả hai đều thống nhất một nội dung chung đó là: tài nguyên du lịch là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch của một quốc gia. Như vậy, về thực chất, tài nguyên du lịch là điều kiện tự nhiên, là các đối tượng văn hoá- lịch sử đã bị biến đối ở mức nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. 1.1.2: Đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch. 1.1.2.1: Đặc điểm. - Tài nguyên du lịch có tính đa dạng, phong phú và đặc sắc. Tài nguyên du lịch gồm những giá trị hữu thể và vô thể. Các giá trị này của tài 4
  5. nguyên du lịch nhiều khi kết hợp với nhau chặt chẽ, bổ sung cho nhau làm tăng thêm giá trị của các điểm tài nguyên. Đây là đặc điểm tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Ví dụ: tài nguyên du lịch ở Hội An bao gồm các giá trị hữu thể của hệ thống khu phố cổ như chùa, cầu, các di tích khảo cổ, di tích lịch sử văn hoá, cùng các giá trị vô thể như: lịch sử phát triển, giá trị văn hoá, giá trị lịch sử. Từ đó, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp cũng như các giá trị của khu phố cổ. - Khối lượng của các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch. - Thời gian có thể khai thác tài nguyên du lịch ( như thời kỳ khí hậu thích hợp, mùa tắm, thế nằm của lớp tuyết phủ ổn định) xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu dòng du lịch. Nói cách khác là tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau. Trong số các tài nguyên du lịch thì các tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm như di tích lịch sử văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn khác; nhưng cũng có những tài nguyên chỉ khai thác theo thời vụ; ví dụ: du lịch biển thời gian khai thác thích hợp nhất là 0 0 vào thời kỳ mà thời tiết có nhiều ánh nắng mặt trời, nhiệt độ từ 20 C- 25 C sự phụ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của thời tiết. Vì thế các địa phương, các nhà quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ cũng như du khách đều phải quan tâm đến tính chất này để có biện pháp chủ động điều tiết tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch. - Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó. Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch sẽ được khách đến tận nơi thưởng thức. Đây là điểm mà tài nguyên du lịch khác với các loại tài nguyên khác và là lợi thế của tài nguyên du lịch. - Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu 5
  6. quả kinh tế- xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên. Vì vậy, muốn khai thác tốt các loại tài nguyên này có hiệu quả cần phải chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phưong tiện vận chuyển khách du lịch chất lượng tốt, số lượng và quy mô phù hợp. - Tài nguyên du lịch có khả năng tái sử dụng nếu con người biết khai thác và sử dụng hợp lý. Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng phục hồi và được sử dụng lâu dài. Đó là một ưu thế của tài nguyên du lịch, cơ sở quan trọng để hoạt động du lịch có thể phát triển theo hướng bền vững. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động đổi thay do con người tạo lên. Từ đó, có định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch. Không ngừng bảo vệ tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. 1.1.2.2: Phân loại tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: - Tài nguyên tự nhiên: + Địa hình + Khí hậu + Nguồn nước + Thực, động vật. - Tài nguyên nhân văn: + Các di tích lịch sử- văn hoá, kiến trúc + Các lễ hội + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học + Các đối tượng văn hoá- thể thao và hoạt động nhân thức khác. 1.2: Tài nguyên du lịch tự nhiên. 1.2.1: Định nghĩa. Tài nguyên du lịch có nhiều định nghĩa khác nhau: 6
  7. Theo Luật du lịch Việt Nam ( năm 2005): “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng vào mục đích du lịch”. Theo PTS. Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch thì “ tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta”. Các thành phần tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên thực động vật. 1.2.2: Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên. 1.2.2.1: Địa hình. Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Tất nhiên tuỳ thuộc vào mục đích hoạt động kinh tế mà sự phụ thuộc đó nhiều hay ít hay phụ thuộc vào khía cạnh này hay khía cạnh khác của địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Một số dạng địa hình có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch: - Địa hình đồng bằng: Đồng bằng là nơi hình thành nuôi dưỡng phát triển các nền văn hóa, văn minh của một đất nước. Điạ hình đồng bằng thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Song do địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại hình ít gây cảm hứng nhất định cho tham quan du lịch nên có ảnh hưỏng gián tiếp đến du lịch. - Địa hình vùng đồi: có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch. Vùng đồi có sự phân cắt địa hình tạo nên cảnh quan đẹp, thêm vào đó không gian thoáng đãng, bao la nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Vùng đồi là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá- lịch sử độc đáo thích hợp phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. 7
  8. - Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất với phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: leo núi, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao. Ngoài ba dạng địa hình trên thì kiểu địa hình Karst và kiểu địa hình ven bờ có giá trị lớn với du lịch. + Kiểu địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan. Kiểu Karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Đây chính là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch, hàng năm thu hút khoảng 15 triệu khách tới thăm. Ở Việt Nam hang động Karst không dài, không sâu nhưng rất đẹp như động Phong Nha (Quảng Bình), Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây). + Kiểu địa hình ven bờ: Tận dụng khai thác du lịch với các mục đích khác nhau: tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước. 1.2.2.2: Khí hậu. Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Khí hậu gồm những yếu tố như: nhiệt độ và độ ẩm khí hậu, lượng mưa, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã sử dụng những chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người. Qua nghiên cứu cho thấy ở nước ta điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với con người là nhiệt độ trung bình từ 15 0C đến 230C, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa trung bình năm từ 500-2000mm. Các điều kiện này tương ứng với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động du lịch. Ví dụ: để phát triển du lịch tắm biển cần các điều kiện như số ngày mưa tương đối ít, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ nước biển thích hợp nhất là từ 200C- 250C. 8
  9. 1.2.2.3: Nguồn nước. Nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn của cả trái đất. Tài nguyên nước của nước ta phong phú gồm nước trên mặt và nước ngầm. - Nước trên bề mặt: gồm có ao, hồ, sông, suối. Bề mặt nước rộng lớn, không gian thoáng đãng, nước trong xanh. Đây là những yếu tố sẽ cùng hàng loạt yếu tố khác như địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nên một cảnh quan đẹp hấp dẫn thơ mộng. Thêm vào đó các cùng bãi biển, bờ ven hồ, sông có thể sử dụng phát triển hàng loạt loại hình du lịch như du lịch tắm biển, du lịch thể thao. Ngoài ra, nước bề mặt có thể kết hợp với địa hình, dòng chảy trên địa hình có sự thay đổi đột ngột tạo lên thác nước đẹp. - Nước ngầm: gồm các điểm nước khoáng, suối khoáng nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ở nước ta theo điều tra có trên 400 nguồn nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí ) hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ PH) có tác dụng sinh lý đối với con người. Ví dụ: nhóm nước khoáng cacbônic tác dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, vỡ động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. 1.2.2.4: Sinh vật. Sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia, cũng như ở Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch thường tập trung ở: - Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái. Hiện nay, ở nước ta cơ 28 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 46 khu bảo tồn sinh cảnh, 37 khu bảo vệ cảnh quan, 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới. - Một số hệ sinh thái đặc biệt như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái vùng đất ướt được bảo vệ khai thác phát triển du lịch. 9
  10. - Các điểm tham quan sinh vật như: vườn thú, viện bảo tàng sinh vật, các sân chim Trong tài nguyên tự nhiên thì di sản thiên nhiên thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách không chỉ trong nước mà cả thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam có hai di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long hai lần được công nhận (tháng 12/1994 và tháng 12/ 2000), vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình) tháng 7/2003. 1.3: Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.3.1: Khái niệm. Theo Luật du lịch Việt Nam ( năm 2005): “ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Theo PGS.TS Trần Đức Thanh trong bài giảng Địa lý du lịch : “ Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội cùng các giá trị văn hoá lịch sử của chúng có sức hấp dẫn với du khách và được khai thác để kinh doanh du lịch”. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn đều được khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Trong các loại tài nguyên du lịch nhân văn thì di sản văn hoá có giá trị lớn. Di sản văn hoá là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Với mỗi quốc gia thì di sản văn hoá như một tài sản vô giá mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Nó chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hoá, tôn giáo và xã hội loài người. Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. 10
  11. Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưư giữ bằng trí nhớ, chữ viết; được lưư truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hoá nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, bí quyết về làng nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền và văn hóa ẩm thực. 1.3.2: Đặc điểm. Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên: - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có nhiều ý nghĩa thứ yếu. Bởi tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm văn hoá, khi du khách đến thăm quan chủ yếu muốn tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hoá dân tộc. - Việc tìm hiểu các đối tượng trong tài nguyên du lịch nhân văn diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy, trong khuôn khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu rõ nhiều đối tượng nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp với loại hình du lịch nhân thức theo lộ trình. - Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Khi đến thăm nguồn tài nguyên nhân văn có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng. - Tài nguyên du lịch nhân văn khác với tài nguyên du lịch tự nhiên ở chỗ nó có thể bị xuống cấp, thậm chí mất ngay đi ngay cả không được khai thác. Điều này được thể hiện rõ nét ở nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, văn hoá bị bỏ hoang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Hay những làn điệu dân ca có thể bị biến mất nếu không được bảo tồn, khai thác có hiệu quả. 11
  12. - Ưu thế lớn nhất của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế, tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn ngoài giới hạn các mùa chính do các tài nguyên du lịch tự nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa chung của các dòng du lịch. - Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và rất khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên có một số phương pháp đánh giá định lượng tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên nhân tạo chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm. 1.3.3: Các loại tài nguyên du lịch nhân văn. 1.3.3.1: Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử- văn hoá. Là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống đa dạng của xã hội. Qua các thời đại, những di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử văn hoá đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hoá, tôn giáo và xã hội loài người. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những vết tích hoạt động của loài người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hoá, nghệ thuật không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳ hiện đại, mà còn có giá trị rất lớn với mục đích du lịch. - Di sản văn hoá thế giới: Di sản văn hoá được coi là kết tinh của những sáng tạo văn hoá của một dân tộc. Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, đặt nó trong mối quan hệ có tính chất toàn cầu; trở thành tài sản vô giá, có sức hấp dẫn với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản văn hoá vật thể được UNESCO công nhận di sản văn hoá 12
  13. thế giới: Cố đô Huế công nhận ngày 14/12/1993, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cố Hội An được công nhận ngay 14/12/1999. Đối với các di sản văn hoá thế giới có 6 tiêu chuẩn: 1. Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. 2. Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh nhất định. 3. Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. 4. Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. 5. Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hoá đang có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được. 6. Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. - Di tích lịch sử văn hoá: Di tích lịch sử văn hoá là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hoá có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Theo PTS Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch: “ Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.” 13
  14. Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi di tích có nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt khác nhau. Cần phải phân biệt các loại di tích khác nhau để xác định tên gọi đúng với nội dung của nó và khai thác, sử dụng và bảo vệ di tích một cách có hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành: + Di tích văn hoá khảo cổ: Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm sâu trong lòng đất, cũng có trường hợp tồn tại trên mặt đất. Di tích văn hoá khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân chia thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. + Di tích lịch sử: Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm lịch sử riêng, được ghi dấu lại ở những di tích lịch sử. Sự ghi dấu ấy có khác nhau về số lượng, sự phân bố và nội dung giá trị. Di tích lịch sử thường bao gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học, ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu, ghi dấu chiến công chống xâm lược, ghi dấu những kỷ niệm, ghi dấu sự vinh quang trong lao động, ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến. + Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với những công trình kiến trúc có giá trị, những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà chứa đựng cả giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần. + Các danh lam thắng cảnh: Là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp, hoặc có công trình xây dựng cổ nổi tiếng. Danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hung vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên. Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn hóa và vì vậy nó có giá trị quan trọng đối với hoạt động du lịch. 1.3.3.2: Các lễ hội. - Quan niệm: 14
  15. Theo PTS Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn Địa lý du lịch: “ Lễ hội là loại hình văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.” Theo PGS.TS Trần Đức Thanh trong Bài giảng địa lý du lịch: “ Lễ hội là bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau.” - Đặc điểm: + Tính thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu nhưng nhiều nhất vào mùa xuân. Mỗi địa phương tổ chức lễ hội theo phong thái riêng mang tính độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Du khách tham gia vào lễ hội ở địa phưong nào thì sẽ thấy được đời sống tinh thần của người dân nơi đó. + Quy mô của lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng và có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phương nhỏ hẹp. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút du khách. + Địa điểm tổ chức lễ hội: Thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình hoạt động văn hoá sóng đôi và đan xen ở nước ta. Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích. Nếu như di tích là dấu hiệu truyền thống được đọng lại, kết tinh lại ở dạng cứng thì lễ hội là cái hồn nó truyền tải truyền thống đến cuộc đời ở dạng mềm. - Nội dung của lễ hội: gồm 2 phần Lễ và Hội + Phần Lễ: Theo Từ điển Tiếng Việt “ Lễ” là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Như vậy, lễ là cách ứng xử của con người trước tự nhiên rộng lớn bí ẩn. Các 15
  16. nghi thức, nghi lễ của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ, độ trì của thần phật linh thiêng cứu giúp con người tìm ra được lối thoát. Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự cầu mùa, người an vật linh. Có thể nói, “ lễ là phần đạo tâm linh của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn.” + Phần Hội: Diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Phần hội gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của cư dân nông nghiệp. Bao gồm các trò chơi thể hiện ước vọng cầu mưa như các trò chơi tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm trong hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa (thi đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất). Xuất phát từ ước vọng cầu an là trò chơi: thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút. Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò chơi: cướp cầu thả lỗ, đánh đáo ném còn, nhún đu, bắt trạch trong chum, Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát là các trò: thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi dệt vải, Như vậy, lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (hội). Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá lâu đời của các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Lễ hội có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, đã trở thành nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ. 1.3.3.3: Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học. Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về 16
  17. kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc, nhiều kỹ năng độc đáo. Ở Việt Nam có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật chế biến, nấu nướng cao. 1.3.3.4: Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn balê, các cuộc thi hoa hậu, thi giọng hát hay, Các đối tượng văn hoá thường tập trung ở các thành phố lớn và các thủ đô. Các đối tượng văn hoá- thể thao thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan,nghiên cứu, mà còn thu hút khách đi du lịch với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác. Tất cả các khách du lịch có trình độ văn hoá trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước mà họ đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá- thể thao đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá. 1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên du lịch. 1.4.1: Vai trò của tài nguyên du lịch với sự phát triển du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, du lịch là nhu cầu rất quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của con người, Du lịch được xã hội hoá và trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 17
  18. Theo Luật du lịch Việt Nam ( năm 2005): “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Du lịch là một trong những nghành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của nghành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung. Ví dụ: Ở Việt Nam có con đường di sản thế giới ở miền Trung bao gồm: Động Phong Nha (Quảng Bình)- cố đô Huế (Huế)- phố cổ Hội An (Đà Nẵng). Đây là những điểm du lịch thu hút đông khách tới tham quan không chỉ trong nước mà cả khách quốc tế. Tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng phục vụ trực tiếp vào mục đích du lịch. Loại tài nguyên nào thì sẽ quyết định loại hình du lịch ấy, như tài nguyên tự nhiên cho phép phát triển loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, thể thao, chữa bệnh Tài nguyên nhân văn phát triển loại hình du lịch văn hoá, nghiên cứu học tập, tôn giáo tín ngưỡng. Đây là những tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của một địa phương, một vùng, một quốc gia. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản hình thành sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố xong trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Sự phong phú đa dạng, đặc sắc của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự đa dạng phong phú của sản phẩm du lịch. Số lượng và chất lượng của tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của sản phẩm du lịch, quy mô và hiệu quả của hoạt động du lịch. Du lịch phát triển là nơi có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc sắc và có sự khác biệt so với các nơi khác. Ví dụ: Tỉnh Quảng Ninh hàng năm thu hút 18
  19. rất nhiều khách du lịch tới thăm đặc biệt là khách du lịch quốc tế do có Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới. Tác động tổng hợp của tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, động vật, nguồn nước) tạo ra những loại hình du lịch: du lịch nghỉ biển, du lịch núi, du lịch đồng bằng. Sự đa dạng của các loại địa hình sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. các khu công nghiệp mọc lên nhiều. Con người không thích nơi ồn ào náo nhiệt mà có nhu cầu tới những nơi có không khí trong lành (vùng đồi, vùng biển, vùng nông thôn) nên hướng di chuyển của dòng khách cũng có sự thay đổi. Thích đến nơi có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ gần gũi với tự nhiên hơn. Chính vì vậy, tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến du lịch. Như vậy, tài nguyên có vai trò rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch. Do đó cần có biện pháp khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả và khoa học phục vụ cho du lịch. Nhưng cũng không quên công tác bảo vệ tài nguyên để khai thác lâu dài. 1.4.2: Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới tài nguyên môi trường. Du lịch phát triển thì các tài nguyên sẽ được khai thác để phục vụ nhu cầu của con người. Du lịch phát triển có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới tài nguyên. Tác động tích cực: Khi đi du lịch con người có cơ hội tìm hiểu, thưởng ngoạn những vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ và nên thơ của cảnh quan tự nhiên ở mọi vùng đất nước. Điều này giúp con người hiều biết sâu sắc hơn về thiên nhiên, giá trị của nó đối với đời sống con người. Thông qua các chuyến đi đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của con người. Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử văn hoá giúp cho con người hiểu biết về cội nguồn, về tài sản quý giá mà thế hệ trước để lại. Qua chuyến đi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống 19
  20. văn hoá của dân tộc, mở mang sự hiểu biết về kiến thức chung, góp phần khôi phục và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. Để thu hút nhiều khách du lịch thì nhiều điểm có tài nguyên du lịch tăng cường công việc sửa chữa, tu bổ và bảo vệ môi trường như giành những khoảng đất có môi trường ít bị xâm phạm xây dựng công viên bao quanh thành phố làm khu vui chơi giải trí cho người dân địa phương và du khách, có những biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Du lịch phát triển mang lại một nguồn thu lớn cho địa phương, quốc gia. Một phần lợi nhuận có được từ du lịch sẽ quay trở lại để xây dựng, tu bổ và bảo vệ các tài nguyên du lịch để tạo ra sự hấp dẫn với khách du lịch. Du lịch phát triển góp phần bảo vệ tôn tạo giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân cư địa phương. Ví dụ: Khách du lịch tới Bản Lác- Mai Châu ( Hoà Bình) ngoài việc nhìn ngắm quản tự nhiên nơi đây. Họ còn có nhu cầu mua những sản phẩm bằng thổ cẩm do chính bàn tay các cô gái Thái dệt như: Túi sách, quần áo, khăn. Đồng thời du lịch phát triển làm cho người dân địa phương thấy được giá trị của các tài nguyên và lợi nhuận mà du lịch mang lại cho họ. Vì thế, họ sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên. Tác động tiêu cực: Du lịch phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ hoạt động du lịch là một điều tất yếu. Việc xây dựng tại nơi có tài nguyên tự nhiên đã phá vỡ sự hoang sơ vốn có của tự nhiên. Vào mùa vụ du lịch số lượng khách đông kèm theo là lượng rác thải nhiều không kịp xử lý đã thải luôn vào tự nhiên, làm mất cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Theo thống kê du lịch là nghành sử dụng và tiêu thụ nhiều nước, thậm chí nhu cầu sử dụng và tiêu thụ nước còn nhiều hơn cả nhu cầu địa phương. Trung bình mỗi ngày lượng nước mà khách du lịch sử dụng thường gấp 2 đến 3 lần nhu cầu của người dân. Điều này có nghĩa: lượng nước thải từ hoạt động du lịch cũng lớn gấp 2 đến 3 lần so với lượng nước thải của người dân địa phương. 20
  21. Du lịch phát triển làm suy thoái tài nguyên du lịch do có sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại các điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi. Sự có mặt của những đoàn người đã uy hiếp tới đời sống một số loài động vật hoang dã, có nguy cơ tuyệt chủng. Ngày nay, đến Vườn Quốc gia Cúc Phương du khách khó có thể nhìn thấy các loài thú đặc trưng như vượn và khỉ.Phát triển du lịch làm cho nhiều phong cảnh thiên nhiên mất dần vẻ hoang sơ của nó do hành động thiếu ý thức của con người như bẻ nhũ đá tại các hang động, xả rác thải, kẻ viết vẽ lên cây. Mặt khác, sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển du lịch không những thải vào không khí một số lượng lớn khói bụi mà còn gây tiếng ồn phá vỡ bầu không khí trong lành và yên tĩnh của tự nhiên. Như vậy, du lịch phát triển làm cho con người mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đồng thời, qua du lịch các giá trị văn hoá cũng được bảo tồn để phục vụ hoạt động du lịch. Đó là những tác động tích cực của du lịch phát triển. Bên cạnh đó, du lịch phát triển cũng gây ra những tác động xấu như: phá vỡ sự hoang sơ yên tĩnh của tự nhiên, lượng rác thải nhiều, ô nhiễm bầu không khí và môi trường nơi đến. Đây là những yêu cầu đặt ra với nghành du lịch và cần có biện pháp để khắc phục, có thể phát triển du lịch bền vững. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: Tóm lại, để biết về tài nguyên của một địa phương hay một quốc gia cần phải có sự hiểu biết cơ bản về các loại tài nguyên. Ở chương này đã nêu ra những khái niệm cơ bản, đặc điểm, phân loại của tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Các tài nguyên này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nó là cơ sở cho việc hình thành các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách. Do đó, du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ hai chiều. Trên đây là những cơ sở lý luận cần thiết phục vụ cho việc định hướng, nghiên cứu và phát triển đề tài: “ Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở Làng chài Cửa Vạn. Hiện trạng và giải pháp khai thác phát triển du lịch”. Qua nghiên cứu chương 1, sinh viên muốn tìm một hướng nghiên cứu mới về đối 21
  22. tượng nghiên cứu của đề tài, khi xem xét Làng chài Cửa Vạn dưới góc độ là một nguồn tài nguyên nhân văn. Qua đó, giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể và mới mẻ hơn khi tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức độc đáo và sẵn có này. 22
  23. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CHÀI CỬA VẠN 2.1: Khái quát về làng chài Cửa Vạn. 2.1.1: Lịch sử phát triển của làng chài Cửa Vạn. 2.1.1.1: Làng chài Cửa Vạn xưa. Về nguồn gốc tên gọi làng chài Cửa Vạn, có hai cách giải thích: - Cách giải thích thứ nhất: tên làng chài Cửa Vạn được bắt nguồn từ sự cư trú, sinh sống của ngư dân vạn chài trong một vũng vịnh kín gió, gần một cửa biển có tên Cửa Vạn, vì vậy làng chài có tên là Cửa Vạn. - Cách giải thích thứ hai: tên làng chài Cửa Vạn là từ ghép của 2 từ Cửa và Vạn. + Cửa: là lối thông ngoài cửa biển, chỗ tàu thuyền thường ra vào + Vạn: là làng của những người làm nghề đánh cá trên mặt sông, mặt biển. Làng chài Cửa Vạn có từ bao giờ thì không ai biết chính xác, dân làng chỉ nhớ được rằng: tổ tiên của họ ít nhất từ 7, 8 đời nay đã sinh sống ở làng chài nhỏ bé này. Theo những ý kiến của các nhà khoa học mà Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã sưu tầm được, có ý kiến cho rằng: họ là di duệ của những tổ tiên thu lượm hải sản và làm nghề chài lưới xuất hiện ở đây từ thời đồ đá mới thuộc nền văn hoá Hạ Long cách ngày nay từ 2500 đến 5000 năm. Nhà sử học Trần Quốc Vượng thì lại cho rằng: họ là hậu duệ của những tổ tiên người Đãn- Man, con cháu của những người bà con anh em Mạc Đăng Dung. Cư dân bản địa của Cửa Vạn chủ yếu là ở hai làng chài cổ xưa sinh sống ven khu Cửa Lục là Giang Võng và Trúc Võng. Về cơ cấu tổ chức của hai làng này, trước hết là Giang Võng hồi đầu thế kỷ XIX vẫn còn là phường thuỷ cơ Giang Võng thuộc tổng An Khoái, huyện Hoành Bồ, phủ Hải Đông, trấn An Quảng. Chưa rõ từ bao giờ, từ phường chuyển thành vạn, rồi thành làng chài và thành một xã. Đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này thuộc tổng Cẩm Phả, châu Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên. 23
  24. Còn Làng Trúc Võng vào đầu thế kỷ XIX vẫn còn là phường thuỷ cơ thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ, và cũng chưa rõ được chuyển thành vạn và làng rồi xã từ bao giờ. Vào đầu thập kỷ 40, đã có xã Trúc Võng thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ. Sau cách mạng tháng 8, làng Giang Võng đổi tên thành xã Độc Lập, còn Trúc Võng đổi là Thành Công. Từ giữa năm 1946, giặc Pháp quay lại chiếm đóng Hòn Gai, Bãi Cháy và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp quyết liệt, dân chài hai xã Giang Võng và Trúc Võng phiêu dạt, tan tác. Năm 1948, chính quyền ta củng cố lại tổ chức các xã. Xã Giang Võng cùng với hai xã Xích Thổ, Đá Trắng hợp nhất thành xã Cộng Hoà, thuộc huyện Hoành Bồ. Thực chất, dân làng Giang Võng lúc này chỉ còn một ít thuyền đậu ở bến Bang và bến Gạo Rang, còn phần lớn đã di chuyển ra tuyến đảo ngoài. Xã Trúc Võng cũng vậy. Cũng năm 1948, huyện Cẩm Phả được thành lập. Phần lớn dân chài từ Hòn Gai, Yên Hưng tản cư ra được tổ chức lại theo các xã mới hình thành, có xã thuộc huyện Cẩm Phả, có xã lại thuộc thị xã Cẩm Phả. Sau ngày vùng mỏ được giải phóng ( 25-4-1955), một số dân chài trụ lại vùng đảo Bái Tử Long, còn phần lớn trở về vùng vịnh Hạ Long. Những năm 1956-1960, trong cao trào hợp tác hoá, các hộ dân chài sống lênh đênh được tổ chức định cư trên đất liền và vào các hợp tác xã nghề cá, đồng thời trở thành cư dân của các xã Thành Công (Hoành Bồ), Hùng Thắng (Hòn Gai). Năm 1958, xã Thành Công nhập vào thị xã Hòn Gai; năm 1994, xã Thành Công giải thể, dân cư nhập vào phường Cao Xanh. Xã Hùng Thắng dân cư rất phân tán, năm 1963 được chia làm hai. Thôn Quảng Đông chủ yếu ở tuyến đảo ngoài thành xã Tân Hải. Năm 1966, xã Tân Hải của Hòn Gai và xã Thắng Lợi của thị xã Cẩm Phả đều ở tuyến đảo ngoài được cắt về huyện Cẩm Phả. Năm 1981, xã Tân Hải giải thể nhập vào xã Ngọc Vừng ( huyện Cẩm Phả). Năm 1963, xã Hùng Thắng có các thôn: Cửa Vạn, Cặp Dè, Cặp La ở giữa Vịnh Hạ Long và các thôn cũng lênh đênh trên thuyền nhưng ở sát bờ là các thôn Lán Bè, Bến Than, Cọc Năm. Nhưng sau đó, các hộ sống lênh đênh đều được vận động định cư trên đất liền thuộc địa phận phía Tây thị xã, gần Bãi Cháy và trông ra đảo Tuần Châu. 24
  25. Như vậy, dân chài xã Hùng Thắng có thể coi như một phần dân gốc của hai xã Giang Võng và Trúc Võng trước cách mạng tháng Tám. Từ năm 1955 tới nay, tuyệt đại bộ phận cư dân của hai làng này trở thành dân của xã Hùng Thắng và một số đông đã chuyển lên sinh sống trên bờ, trên địa phận xã Tiêu Giao cũ. Một số thuộc xã Thành Công nay đã nhập vào phường Cao Xanh thuộc thành phố Hạ Long. Theo các bô lão đã từng là dân chài của hai làng Giang Võng và Trúc Võng hiện đang sống ở xã Hùng Thắng thì xưa kia hải phận của xã Giang Võng từ ven quả đồi Cái Mắm của xã Tiêu Giao trở về Bang Trới thuộc khu vực Đá Trắng. Còn xã Trúc Võng từ ven quả đồi đó trở về Hòn Gai. Tuy nhiên, do làm nghề chài lưới nên dân hai làng hỗn cư tại các khu vực chính là Ba Hang, Cửa Vạn, Đầu Bê, Cặp Dè và Cặp La trong Vịnh Hạ Long. Công tác quản lý Nhà Nước đối với các hộ dân cư thuỷ cư là một vấn đề khó khăn. Vào những năm 60 trong cao trào hợp tác hoá, các làng chài được vận động định cư trên bờ và hoạt động sản xuất trong các hợp tác xã. Mục đích của chủ trương này là nhằm nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân; mặt khác là để nâng cao hiệu quả sản xuất, sản lượng thu mua tập trung. Nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của họ như gạo, muối, gỗ đóng thuyền và ngư cụ đánh bắt được bán theo giá của Nhà Nước. Ngư dân được sinh hoạt tập thể, thanh niên được tham gia nghĩa vụ quân sự. Đây là thời gian ngư dân chấp hành một cách nghiêm túc quy định của Nhà Nước, song đời sống kinh tế của họ thời kỳ này rất khó khăn. Khi Nhà Nước xoá bỏ bao cấp, hợp tác xã đánh cá bị giải thể, ngư dân không còn ràng buộc gì về các chính sách bao cấp nữa thì họ chuyển thẳng xuống thuyền sinh sống, tiếp tục cuộc sống lênh đênh. Việc đánh bắt cá theo tập đoàn trong thời gian ngắn bị xé lẻ, mỗi người một nơi tuỳ theo sở thích. Cùng với việc xuống thuyền thì họ cũng lãng quên mối quan hệ với chính quyền xã về mặt quản lý hành chính. Họ sống không khai sinh, chết không khai tử, cưới không cần đăng ký kết hôn. 2.1.1.2: Làng chài Cửa Vạn ngày nay. Làng chài thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long. Đây là một trong 4 làng chài độc đáo trên vịnh Hạ Long, với số lượng dân cư đông nhất 25
  26. ( 3 làng chài còn lại là: Ba Hang, Cống Tàu, Vông Viêng). Thôn Cửa Vạn có 176 hộ, gồm 733 nhân khẩu, hầu hết đều sống bằng nghề chài lưới. Trong đó có 122 hộ với 582 nhân khẩu là dân gốc của làng Giang Võng và Trúc Võng xưa. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, có một trường hợp là người Hoa. Cửa Vạn có lực lượng lao động trẻ sung sức. Số người trên độ tuổi lao động thấp so với cơ cấu dân số của làng. Do môi trường sống có những đặc thù riêng: sống dựa vào biển cả, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt cá nên nhiều khi những đối tượng ở dưới độ tuổi lao động cũng đã là một lực lượng lao động quan trọng giúp gia đình trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là thiếu niên. Về tổ chức chính quyền : Để có thể quản lý tới từng hộ, tạo cho dân vạn chài cuộc sống ổn định hoà nhập với cư dân trên bờ; cũng như để họ nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước thì giờ đây làng chài đã có một cơ cấu tổ chức riêng. Các nhóm ngư dân thuỷ cư được tổ chức sống trong các thôn: Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng, Cặp La. Trong thôn lại chia thành các nhóm như tại thôn Cửa Vạn có các tổ: Vạn Gia, Cống Tàu, Bồ Nâu. Mỗi tổ tụ cư tạo một khu vực riêng. Về cơ cấu quản lý đứng đầu là 1 thôn trưởng và 1 thôn phó. Trưởng thôn có trách nhiệm theo dõi quản lý các hộ dân trong thôn của mình và hàng tháng phải về uỷ ban xã họp, báo cáo tình hình thôn xóm của mình; cũng như tiếp thu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. Do tính chất nghề nghiệp đánh bắt hải sản nên khi trưởng thôn muốn tập hợp đầy đủ các hộ dân phải chọn ngày. Ngoài ra, ở thôn có các tổ chức đoàn thể như: Chi Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi hội Cựu chiến binh, Chi Hội Nông dân, Trung đội dân quân biển, Ban công tác Mặt trận Tổ Quốc, Ban bảo vệ dân phố . Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này chưa có hiệu quả cao. Mỗi thôn đều có quy ước riêng, nhằm quản lý bảo vệ trật tự trị an và đánh bắt nuôi trồng hải sản. Thôn Cửa Vạn có nhiều dòng tộc nhưng đông nhất là họ Nguyễn, Dương và Phạm. Thôn có một tổng đài điện thoại mini đặt tại nhà trưởng 26
  27. thôn, qua số điện thoại này bà con có thể liên lạc với đất liền một cách thuận tiện hơn. Về văn hoá, giáo dục: trước năm 1998, làng chài chưa có lớp học, hầu hết ngư dân đều không biết chữ. Đến nay các làng chài đều có các lớp tiểu học. Số người không biết chữ hiện nay ở Cửa Vạn là 211 người. Theo số liệu của năm học 2004-2005 thì học sinh lớp 1 có 20 em; học sinh lớp 2 có 26 em; học sinh lớp 3 có 25 em, học sinh lớp 4 có 29 em, học sinh lớp 5 có 16 em ( theo số liệu điều tra ngày 18/04/2005), do nhóm giáo dục- đào tạo của Ban quản lý vịnh Hạ Long thực hiện). Bên cạnh đó còn có một lớp xoá mù dành cho người lớn. Cơ sở đào tạo này được dựng trên diện tích 150m 2, neo đậu dưới chân núi Ngọc, gồm 7 lớp học và 3 phòng nhỏ dành cho giáo viên. Cửa Vạn có 5 giáo viên đều đã tốt nghiệp nghành học sư phạm và tuổi đời còn rất trẻ. Từ khi có lớp học, số người biết đọc biết chữ tăng nhanh. Năm học 2000-2001, Cửa Vạn có 6 lớp học( 1 lớp xoá mù và 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5) với 76 học sinh. Năm học 2003-2004, Cửa Vạn có 6 lớp học với 115 học sinh. Trung bình mỗi năm, ở Cửa Vạn có hơn 100 học sinh đến trường. Tuy nhiên, các cô giáo sinh sống luôn trên biển, điều kiện sinh hoạt và làm việc rất thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Các em học sinh vẫn phải học theo ca vì điều kiện phòng học chưa đủ. Nhiều học sinh có điều kiện học lên cấp II nhưng chưa có trường học và giáo viên. Các trang thiết bị học tập, giảng dạy như sách giáo khoa, giấy, bút, mực còn thiếu. Các lớp học nổi của làng chài là do Mặt trận tổ quốc tỉnh Quảng Ninh và 1 tổ chức bảo hiểm của Pháp tài trợ xây dựng. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã hỗ trợ các cô giáo làng chài mỗi tháng 100.000 đồng cho mỗi người. Có thể nói, mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố hơn chục cây số nhưng cuộc sống của ngư dân thuỷ cư vạn chài Hạ Long nói chung và ngư dân làng chài Cửa Vạn nói riêng là tách biệt hẳn với cư dân trên bờ. Cuộc sống của họ thua thiệt cả về kinh tế và văn hoá xã hội. 2.2: Tài nguyên du lịch tại làng chài Cửa Vạn. 2.2.1: Tài nguyên tự nhiên. 27
  28. 2.2.1.1. Vị trí địa lý: Làng chài Cửa Vạn thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, là một phần của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Làng chài Cửa Vạn thuộc khu đảo Hang Trai, cách thành phố Hạ Long và Cảng tàu du lịch Bãi Cháy 30 km về phía nam, giáp huyện đảo Cát Bà và thành phố Hải Phòng. Nằm trong vùng Tùng Sâu, có hình dáng giống như một chiếc túi, làng chài Cửa Vạn được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi đá vôi, bên cạnh có nhiều luồng lạch. Đây là một vị trí lý tưởng cho các tàu bè neo đậu tránh gió bão và giao thông thuận lợi an toàn. Đường đi tới làng chài Cửa Vạn theo hai cách : - Từ cảng tàu du lịch Cái Dăm hoặc cảng tàu khách Hòn Gai, đi khoảng 30km về phía đông nam là tới làng chài Cửa Vạn. - Từ bến Bèo, thị trấn Cát Bà thành phố Hải Phòng đi khoảng 20km về phía đông bắc vào lạch Vạn là đến làng chài Cửa Vạn. 2.2.1.2 Khí hậu: Làng Chài Cửa Vạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm biểu hiện bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm 22,8 0 C. Nhiệt độ trung bình mùa hè 26,40C, nóng nhất có khi đến 35,7 0C. Nhiệt độ trung bình mùa đông 200C, nhiệt độ thấp nhất có khi đến 4,2 0C. Lượng mưa bình quân trong năm khoảng 4mm. Thời gian mưa nhiều nhất ( từ 100mm trở lên) là từ tháng 5 đến tháng 10. Từ tháng 3 đến tháng 8 chụi ảnh hưởng của gió mùa đông- nam, mang đặc điểm chung của một miền chụi ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, vừa có nét riêng của nhiệt đới khí hậu chụi ảnh hưởng ít hơn của gió mùa đông nam so với các nơi cùng khí hậu. Mùa đông thường kéo dài tới 4-5 tháng. Mùa hạ ngắn hơn. Giữa hai mùa chính đó có những tháng chuyển tiếp mang hương vị đậm đà của mùa xuân và mùa thu. Như vậy, với một vị trí địa lý đặc biệt, làng chài Cửa Vạn nằm trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Nằm giữa khu vực 28
  29. núi đá nhấp nhô và xanh mướt trong lòng di sản, từ trên cao nhìn xuống, Cửa Vạn trông tựa như hình mặt trăng tròn ở giữa giếng làng. Có thể đánh giá điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên của làng chài Cửa Vạn mang đầy đủ các giá trị vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long. 2.2.2. Tài nguyên nhân văn. Do điều kiện sống khác biệt ấy, mà làng chài Cửa Vạn mang trong mình những nét văn hoá riêng biệt, những giá trị văn hoá độc đáo ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy. 2.2.2.1. Đời sống xã hội: 2.2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức làng xã: Hầu hết các làng chài có ba dạng tổ chức làng xã: 1, Dạng mới là vạn, bao gồm dân chài sống trong các vụng không thành phe giáp, không có bộ máy tự quản. Về bộ máy hành chính, họ phụ thuộc vào cư dân trên bờ. Cả vạn chỉ có một trưởng vạn do lý trưởng trên bờ chọn để gánh vác trách nhiệm về sưu thuế, phu dịch của dân chài cho xã hội trên bờ. Loại tổ chức như vậy thấy rõ ở vùng Cửa Ông, Cái Rồng 2, Cũng là vạn nhưng đã chuyển thành phường và đã có bộ máy tự quản, song về mặt hành chính, vẫn phụ thuộc vào xã trên bờ. Đó là trường hợp của ngư dân Yên Trì ( Yên Hưng- Quảng Ninh). 3, Dạng sống thành làng đông đúc, đôi khi phân tán, song đã có tổ chức tự quản, có bộ máy hành chính riêng, có hội đồng kỳ mục riêng, tức là đã hình thành đơn vị hành chính cấp xã với hệ thống lý dịch, có con dấu riêng, hoàn toàn tách biệt với cư dân trên bờ. Tiêu biểu cho mô hình này là hai làng Giang Võng và Trúc Võng ở khu vực vịnh Cửa Lục thuộc vịnh Hạ Long tức làng chài Cửa Vạn ngày nay. Trong thời phong kiến, về mặt tổ chức, đứng đầu mỗi chòm là một thôn trưởng thường do lý trưởng cắt cử từ những người tương đối khá giả, tuổi từ 30 trở nên. Ông ta chụi trách nhiệm thu thuế, điều động phu dịch, quản lý nhân khẩu và các việc hành chính khác cùng việc an ninh trong cụm dân cư của mình. Nhiệm kỳ của thôn trưởng là 3 năm, về cơ bản ông ta 29
  30. không được hưởng quyền lợi gì. Hết hạn, nếu không vi phạm thì được tăng thêm ngôi thứ cùng với xã đoàn cựu. Bên cạnh thôn còn có giáp, một thiết chế theo lớp tuổi cũng giống như các làng nông nghịêp. Cả hai làng Giang Võng và Trúc Võng, mỗi làng đều có hai giáp Đông và Nam, mỗi giáp có một trưởng giáp điều hành công việc, chủ yếu là quản lý đinh nam, căn cứ vào đó mà cắt cử người làm tế đám. Những người này có nghĩa vụ phải đóng góp lễ vật cho công việc tế thần hàng năm. Nhiệm kỳ của trưởng giáp là 3 năm, nếu được nhân dân tín nhiệm thì ông ta có thể được làm thêm một nhiệm kỳ tiếp theo. Về quyền lợi, trưởng giáp được miễn một lần tế đám nếu ông ta phải đảm nhiệm những lần tế đám sau. Về ngôi thứ, trưởng giáp được ngồi cùng với các cụ mới lên lão. Cư dân vạn chài không có ruộng đất và sống nay đây mai đó nên giáp ở đây có nhiều khác biệt với giáp ở trong nội đồng. Nó không phải là một đơn vị để phân cấp và quản lý công điền, càng không phải là nơi để người không có con trai gửi hậu. Giáp cũng không phải là đơn vị để thu thuế. Nhiệm vụ này do các thôn trưởng đảm nhiệm. Giáp ở đây chỉ duy nhất làm nhiệm vụ quản lý nhân đinh để cắt cử người làm đăng cai hay tế đám, tức là những người phải biện lễ vật trong các dịp tế thần trong năm.Việc này được quy định cụ thể như sau: Cả hai làng Giang Võng và Trúc Võng đều thờ Trần Quốc Tảng (Đức ông Cửa Sót- tức Cửa Ông ), có đình riêng dựng trên bờ. Riêng làng Giang Võng còn có cả miếu. Giang Võng hàng năm có hai lệ sự vào ngày 10-11 ở đình và 14-12 ở miếu. Vào đầu những năm 40. làng quy định phí tổn sự lệ ở đình là 50 đồng, sự lệ ở miếu là 20 đồng. Mỗi năm, mỗi giáp cắt cử người 5 người cai đám để chu biện các lễ vật này. Mỗi người phải nộp 30 cân thịt, 20 cân xôi và 10 chai rượu. Trúc Võng coi tháng 10-11 là đại lệ và 15-2, muộn hơn Giang Võng một này là tiểu lệ. Đại lệ có 6 thủ lợn và 120 cân thịt, 70 cân xôi, 8 chai rượu và 7 hào hoa quả. Tiểu lệ có 4 thủ lợn, 80 cân thịt, 50 cân xôi, 12 chai rượu và 5 hào hoa quả. Giống như làng Giang Võng, mỗi năm mỗi giáp cử 5 người cai đám sửa lễ. Tại cả hai làng, tất cả các đinh nam từ 18 đến 60 tuổi không có phẩm hàm chức tước đều lần lượt phải làm cai đám. Các cụ già kể lại rằng từ 30
  31. những năm 40 trở về trước, một đời người phải 3 lần làm cai đám. Lần đầu vào tuổi 18, lần thứ hai vào tuổi 25 và lần thứ ba vào tuổi 30. Lần làm cai đám đầu là bắt buộc và ổn định, các lần sau có thể xê dịch sớm hoặc muộn vài năm tuỳ thuộc vào số trai đinh trong giáp và gia cảnh người đến lượt phải làm cai đám năm đó. Nếu trong năm, số người làm cai đám lần đầu, trong một giáp không đủ 5 người đến tuổi 18 thì mặc nhiên những người ở trên tuổi ấy phải quay lại làm cai đám lần thứ hai hoặc thứ ba. Người nghèo không có khả năng biện lễ thì có thể nộp thay bằng tiền. Mức nộp năm 1942 là 5 đồng. Người nào đến tuổi đăng cai mà bỏ đi xa thì làng bắt nhân thân người đó nộp thay. Những người đăng cai chỉ phải biện lễ vật. Nếu năm làng mở hội mà mới các gánh hát thì phải gọi thêm người đăng cai nộp tiền là 5 đồng. Những người nộp tiền trong lễ hội đó được coi là đã làm lễ đám một lần. Bộ máy quản lý làng chài cũng không có gì khác biệt lắm so với làng nông nghiệp, gồm hai thiết chế kỳ mục và lý dịch. Nhưng có một điều khác nổi bật ở làng chài là số người có phẩm hàm không nhiều; do đó, hội đồng kỳ mục chỉ gồm những người đã làm việc trong hội đồng chức dịch khi từ nhiệm không mắc lỗi và một số người cựu chiến binh đã khao vọng. Hội đồng này cũng trải qua các đợt cải lương hành chính vào các năm 1921, 1927, và 1941 như trong nội đồng. Hội đồng lý dịch cũng gồm các chức danh: lý trưởng, phó lý cùng các tay chân giúp việc như xã đoàn, hộ lại, thủ quỹ, thư ký, nhưng không có chưởng bạ vì làng hầu như không có ruộng đất để phải chụi thuế. Tuy nhiên, làng chài lại có nét khác biệt ở việc đăng ký sổ thuyền. Mọi gia đình có thuyền đều có một sổ thuyền do Nhà Đoan cấp. Trong sổ thuyền ghi rõ họ tên chủ thuyền, những người trong gia đình, loại thuyền to hay nhỏ. Mỗi năm phải đổi sổ một lần và có nộp lệ phí. Nếu đăng ký thuyền mới thì phải nộp thuế là 3 đồng. Đổi sổ vào cuối năm dương lịch. Lý trưởng phải có sổ theo dõi thuyền xã mình để khi Sở đoan hỏi đến thì có đủ chứng lý để làm việc. 31
  32. Nhìn chung, cả hai hội đồng kỳ mục và lý dịch ở hai làng chài không nhiều việc như ở làng nông nghiệp, vì cuộc sống của cư dân làng chài, do môi trường và nghề nghiệp của họ nên việc hành chính không nhiều, nguồn thu cho không lớn. Khác với các làng nông nghiệp, ở các làng chài các tổ chức phường, hội, họ ít xuất hiện, hoạt động không đậm nét. Nổi nhất chỉ có họ tiền, họ gạo. Về vấn đề bảo vệ an ninh, khác với các làng xã trên bờ, làng chài không có điếm canh phòng. Khi phiên tuần đi tuần phải sử dụng thuyền công của làng hay thuyền tư của các gia đình được cắt cử đua ra làm việc công. Dưới thời Pháp thuộc, trên loại thuyền này bao giờ cũng có một lá cờ tam tài, một cái trống cùng 4-5 cái mác. Phiên tuần ở các làng chài gọi là giang tuần. Tuỳ từng làng mà số người này nhiều hay ít. Trước đây, làng Giang Võng thường dùng 4 người, còn Trúc Võng thì dùng 5 người. Đến vụ thuế hoặc vào tháng củ mật, số giang tuần bao giờ cũng tăng lên gấp đôi. Giống như một số thành viên phục dịch các công việc khác ở trong làng, những người đi giang tuần cũng đều là nam giới từ 18 đến 50 tuổi, không có thứ vị gì trong làng. Mỗi năm, làng phải cắt cử một nửa số người trẻ ( 18 đến 20 tuổi) và một nửa số người già ( 45 đến 50 tuổi) làm công việc giang tuần. Ngay từ đầu tháng giêng, lý trưởng phải thông báo danh sách giang tuần viên ở đình và phải gửi cho quan trên hoặc lưu tại xã một bản để mọi người cùng biết và thực hiện. Nhiệm kỳ của giang tuần là một năm. Chỉ huy đội giang tuần là xã đoàn. Ông này cũng nằm trong bộ máy hành chính của xã. Nhiệm kỳ của ông ta là 3 năm. Mỗi buổi tối, xã đoàn nổi hiệu lệnh gọi giang tuần đi tuần phòng trong giang phận của làng. Người nào bỏ công việc không có lý do thì bị phạt một hào. Ai bận có thể nhờ anh em đi thay. Giang tuần cũng có thể nhờ người khác đi thay trong cả nhiệm kỳ hoặc nộp tiền vào công quỹ để không phải đi tuần ( Giang Võng 5 đồng, Trúc Võng 10 đồng). Nhiệm vụ của giang tuần là đi tuần phòng, bảo vệ an ninh chung như phiên tuần trên bờ. Tuy nhiên vì làng chài không có đồng điền cũng không có công quỹ nên giang tuần không được hưởng lúa sương túc hay bằng tiền như phiên tuần trên bờ. Họ làm là do nghĩa vụ, do bổn phận và cũng là do thân phận của người nghèo không có ngôi thứ trong làng. Riêng 32
  33. xã đoàn khi hết nhiệm kỳ, nếu không có gì sai phạm thì được xếp ngôi thứ tương đương với phó lý mua. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu giang tuần có công bắt trộm cướp hoặc bị hại sẽ được làng khen thưởng hoặc bồi thường. Có một số mức khen thưởng hoặc bồi thường như sau: - Bắt được một tên trộm thì được thưởng 3 đồng, bắt được một kẻ cướp thì được thưởng 5 đồng ( làng Trúc Võng ). Con số tương tự ở làng Giang Võng là 2-5 đồng và 5-20 đồng. - Nếu bị thương tật thì cấp tiền thuốc 3 đồng và cho ngôi thứ ở đình. - Nếu bị chết thì cấp tiền tuất là 10 đồng và các kỳ lý phải đi đưa đám ( làng Trúc Võng ). Hình thức và số tiền trong hoàn cảnh tương đương ở Giang Võng là 2-5 đồng và 5- 20 đồng. - Nếu bỏ bê nhiệm vụ để trong làng xảy ra mất trộm thì vừa phải bồi thường vừa bị phạt. Về ngôi thứ trong đình, giống như ở làng nông nghiệp, cư dân làng chài cũng có một ngôi đình làm nơi tế lễ và sinh hoạt cộng đồng. Sự phân hạng cư dân được thể hiện qua ngôi thứ đình trung ở làng Giang Võng như sau: Ban thượng dành cho các chánh phó lý đương chức, các cựu binh đã làm thêm một lễ, xã đoàn đương chức. Ban hạ dành cho các thành viên trong hội đồng kỳ mục, sau là hội đồng tộc biểu, các trưỏng giáp, các tuần phiên đã mãn nhiệm, những người đã làm xong 3 lễ, những người mua ngôi thứ. Ngoài hiên là các trai đinh của hai giáp, giáp Đông bên trái và giáp Nam bên phải. 2.2.2.1.2.Nơi ngụ cư: Cũng như cư dân nông nghiệp ở nội đồng, ở làng chài, gia đình là đơn vị xã hội cơ bản nhỏ nhất. Tuy nhiên, do nghề nghiệp và môi trường của họ là đánh cá trên biển nên gia đình của cư dân vạn chài có nhiều nét khác biệt, Toàn bộ gia đình cả đời sống trên một con thuyền. Thuyền có hai loại: 1) Lẵng là thuyền nhỏ có một cột buồm thường dài 17 thước, ngang 4 thước, dùng cho những gia đình dưới 10 người. 2) Thuyền to là loại thuyền có hai cột buồm, nhiều người ở được. Dù to hay nhỏ, thuyền đều được chia thành hai bên theo chiều dọc: 33
  34. 1) Bên vuôn hay bên guôn- ở bên trái của đằng lái thuyền. Đó chính là phía “ bè” của thuyền. 2) Bên nước - ở bên tay phải tính từ đằng lái thuyền. Nếu theo mặt ngang, mỗi thuyền được chia thành 3 khoang: 1, Khoang lái ở bên vuôn, là nơi tiếp khách phụ nữ, nơi ăn cơm của cả gia đình, nơi ngủ của con cái lớn nhưng chưa xây dựng gia đình. Bên nước là nơi đặt bếp nấu ăn, cả khoang lái còn là nơi phơi phóng, dưới sạp của khoang lái là nơi chứa đựng nước ngọt, củi, lưong thực, thực phẩm. 2, Khoang giữa hay khoang ở là khoang quan trọng nhất, giống như gian giữa của một căn nhà của cư dân ở trên bờ. Đây là nơi ngủ của chủ gia đình cùng bố mẹ già và con cái nhỏ. Đây còn là nơi tiếp khách, nơi thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ đặt ở một góc vuôn, tiếp giáp với khoang lái. Giữa khoang lái và khoang giữa có một vách ngăn và có một cửa thông nhau. Dưới sạp của khoang giữa là nơi để quần áo, chăn chiếu theo mùa. 3, Khoang mũi là nơi để làm nghề như câu cá, thả lưới, đan lát, sửa chữa đồ dùng gia đình. Toàn bộ khoang giữa được che mui nửa cố định và chắc chắn. Những khi đẹp trời người ta có thể ngủ ở trên đó. Trên khoang mũi và khoang lái, mui được làm theo kiểu có thể kéo ra từng nấc từ phía khoang giữa. Nếu trời tạnh và râm mát thì mui được đóng lại để tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Khi trời nắng hoặc mưa gió thì mui được kéo ra. Có thể kể một số loại thuyền của ngư dân một số vùng khác như: - Thuyền của cư dân vùng Yên Hưng- Hòn Gai là loại thuyền 3 vách. Những năm xa xưa không có đinh đóng thuyền, các tấm vách được liên kết bằng lỗ khoan, dùng dây mây và guột để làm mối buộc, lấy sắn thuyền để sảm, dùng các thanh tre để nẹp giữ các đường sảm và nêm chặt các mối buộc. Khi thuyền ở dưới nước, các thứ này ngấm với nước tạo cho các tấm vách và đáy thuyền liên kết chặt chẽ với nhau. Khác với thuyền 3 vách của ngư dân Giang Võng và Trúc Võng; cũng là thuyền 3 vách nhưng có lòng sâu, mũi cao, ở mui thuyền có “ căng ” để sống cá, loại thuyền này còn được gọi là thuyền cá nóc. 34
  35. - Ngư dân vùng Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái thì lại dùng thuyền 3 vách lườn bé, thành sâu, lái rộng, mũi cao, gọi là thuyền “ mũi rắn ráo, lái chèo pheo”; sau lại chuyển thành “thuyền lườn tròn vỏ dưa”, có lợi thế nông mớn nước, độ cạn thấp, chèo lái nhẹ nhàng, ra vào bến dễ dàng nhưng khi có sóng to gió lớn thuyền hay bị bạt. - Ngư dân vùng Cống Yên, Cô Tô do ngày đêm trực tiếp với sóng gió biển khơi nên dùng loại “thuyền cóc”, đít bằng, có buồm cánh dơi để đánh lưới giã. - Còn ngư dân miền Trung, miền Nam do tính chất đánh bắt xa bờ, biển lại có nhiều bão táp nên thuyền của họ chủ yếu là loại thuyền gỗ to. Do chức năng chủ yếu là phương tiện đánh bắt, không dùng làm nơi ở nên khoang giữa không rộng như thuyền vạn chài mà nhỏ hơn; mặt khác mũi lại rộng, dài để chứa cá và ngư cụ phục vụ đánh bắt dài ngày. 2.2.2.1.3.Tổ chức gia đình: Gia đình của ngư dân chài lưới ở vịnh Hạ Long là một đơn vị kinh tế tự chủ, là khung tổ chức sản xuất gồm hai thế hệ. Do làm nghề đánh cá nên các thành viên từ 7-8 tuổi trở lên đã trở thành một lao động thực thụ. Mỗi khi đi đánh cá người chồng chèo lái, vợ hoặc con từ 10 đến 11 tuổi trở lên chèo đằng mũi. Khi đánh lưới thì người vợ cầm lái còn người chồng thả lưới và chỉ đạo người vợ lái thuyền theo chiều lưới đánh để bát (đẩy chèo cho thuyền sang phải) hay cạy ( kéo chèo vào cho thuyền rẽ trái), con cái phụ giúp bố thả lưới hoặc kéo lưới bắt cá, cũng có thể giúp mẹ chèo thuyền. Thu cá xong, nếu không có thuyền buôn đến mua tại chỗ thì cả hai vợ chồng hoặc vợ cùng con lớn lên bờ bán cá. Trong gia đình cư dân thuỷ cư, vai trò của người đàn ông rất quan trọng, họ là trụ cột gia đình. Hôm nào họ đi vắng thì hôm đó việc đánh bắt bị dừng lại. Gia đình ngư dân các vùng ven biển khác từ Thanh Hoá, Nghệ An phổ biến chỉ có chồng ra biển còn vợ ở nhà trên đất liền. Nhưng với ngư dân Hạ Long thì cả hai vợ chồng cùng đi biển- chính vì vậy họ luôn ở trên thuyền, mặc dù có nhà trên bờ, song chỉ đóng cửa để đấy và họ xuống thuyền sinh sống. 35
  36. Người phụ nữ ở dưới thuyền không chỉ đảm đương những công việc như chợ búa, cơm nước, con cái mà họ còn cùng người chồng thả lưới, buông câu, điều khiển thuyền nên thời gian lao động của họ còn nhiều hơn đàn ông ít nhất từ 3-4 tiếng. Nếu người đàn ông chỉ lao động trong thời gian từ 5-6 tiếng/ ngày khi đánh cá, thì người phụ nữ sau khi giúp chồng đánh cá họ còn bán cá và làm việc gia đình. Trẻ con khi biết bò, cha mẹ chúng thường buộc dây vào chân phòng chúng ngã xuống nước. Từ lúc sinh ra đã lênh đênh trên sông nước nên chúng thích nghi với việc này rất nhanh. Từ 4- 5 tuổi đã được học bơi, 7-8 tuổi đã có thể giúp cha mẹ làm công việc gia đình như gỡ lưới, nấu cơm. Nhìn chung, trong gia đình thuỷ cư chỉ mới giáo dục cho con cái nghề đi biển, kinh nghiệm sống còn chưa quan tâm đến giáo dục văn hoá xã hội, càng ít quan tâm đến sức khoẻ mọi người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bởi ít hiểu biết nên đói nghèo luôn đeo bám họ như nỗi lo thường trực. Với nghề chài lưới, tuyệt đại đa số các gia đình là gia đình hạt nhân. Mỗi tế bào xã hội đó phải có ít nhất một con thuyền vừa là nhà ở vừa là công cụ sản xuất đồng thời cũng là phương tiện đi lại. Trường hợp gia đình gồm 3 thế hệ, có người già yếu thì phải sắm thêm một con thuyền nữa. Nếu thuyền này không đủ to để làm thuyền ở thì nó được dùng để đi đánh cá hàng ngày, còn thuyền to thì để người già và trẻ con ở. Khi con cái lấy vợ thì phải sắm thuyền và cho ở riêng luôn. Những nhà có lực thì sắm thuyền cho con trai ngay khi vừa đến tuổi trưởng thành. Trường hợp bố mẹ quá nghèo chưa sắm nổi thuyền, cặp vợ chồng mới buộc phải ở chung và buồng lái là khu vực riêng của họ, trừ khi cả gia đình dùng nơi này làm chỗ ăn cơm. Có trường hợp sau khi cưới một thời gian ngắn, cặp vợ chồng tuy vẫn ở chung nhưng được bố mẹ bố trí cho ăn riêng, tự lo kinh tế để sắm thuyền. Nhìn chung, những trường hợp con trai sau khi cưới vẫn phải tiếp tục sống cùng bố mẹ là không nhiều. Do diện tích của mỗi con thuyền rất hẹp nên bố mẹ phải gắng lo bằng được con thuyền cho con khi sắp sửa lấy vợ và tạo điều kiện để đôi vợ chồng trẻ có cuộc sống tự lập. Sau đó, lần lượt từng người con lập gia đình và ra ở riêng. Người con trai lấy vợ sau cùng thường 36
  37. được hưởng thuyền của bố mẹ. Sau khi hoàn tất bổn phận của mình với con cái, nếu còn sức lao động thì bố mẹ vẫn muốn sống riêng, tự mình kiếm sống mà không muốn nhờ vả con cái. Khi về già không thể lao động được nữa, bố mẹ sẽ ở với con cả hoặc chia ra mỗi người sống với một người con. Với cư dân nông nghiệp, khi bố mẹ qua đời, ngoài nhà cửa thường có ruộng đất để lại cho con cái. Trong khi đó, dân chài lưới chỉ lo cho mỗi con được một con thuyền hoặc một hai tấm lưới đánh cá, ngoài ra ít khi còn thứ tài sản giá trị nào khác. Nếu có thì phần nhiều con trưởng hoặc con út được hưởng. Con thứ chỉ được trong trường hợp cha mẹ đang sống với người đó. Khi cha mẹ chết, dù trước đó sống với con nào thì con trưởng vẫn phải chụi trách nhiệm phần lớn chi phí cho tang lễ, phần còn lại sẽ do những người con thứ tính toán với nhau. Nếu bố mẹ chết mà em chưa có vợ có chồng thì người anh cả phải đứng ra lo liệu cho các em thành gia thất. 2.2.2.1.4.Quan hệ gia tộc: dòng họ Cũng như trong nội đồng, mặc dù đã bị vỡ ra thành vô vàn mảnh vụn là các gia đình hạt nhân, mặc dù cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó trên mặt biển, nhưng các gia đình ở các làng chài vẫn giữ vai trò quan trọng đối với các cá nhân. Họ trước hết vẫn là tập hợp của những người có cùng huyết thống. Tuy nhiên khác với trên đất liền, cư dân vạn chài ít được học hành, không biết chữ nên tuyệt đại bộ phận các dòng họ không có gia phả. Vì vậy, thông thường ông tổ mà họ biết hay nhớ được chỉ đến 5 đời. Dòng họ có trách nhiệm cúng ông tổ đó vào ngày mất của ông. Nếu không nhớ thì ngày giỗ thường được tiến hành vào dịp cuối năm Nét khác biệt thứ hai của dòng họ cư dân vạn chài là không có ruộng họ hay ruộng hương hoả cho nên không có quỹ họ thường trực như ở cư dân nông nghiệp. Quỹ chỉ hình thành vào dịp giỗ tổ sau khi cả họ đã bàn bạc nhất trí nên làm giỗ to hay nhỏ để căn cứ vào đó mà bổ phần phải đóng góp cho từng gia đình. Xong việc nếu còn thừa tiền thì người ta cũng chia trả về cho các gia đình. Vậy là về cơ bản họ của cư dân vạn chài không có quỹ thường trực, dù là quỹ do các thành viên đóng góp mà có. 37
  38. Một nét khác biệt nữa của dòng họ ở làng chài là mặc dù họ không còn là đơn vị để tổ chức sản xuất nhưng từng gia đình trong cùng một dòng họ thường đi làm ăn với nhau trong những khu vực nhất định. Điều đó là cần thiết bởi nghề đi biển thường có nhiều rủi ro bất trắc nên các gia đình cần phải liên kết để giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Tuy nhiên, tính tự cấp tự túc, tự lo, tự chủ của họ rất cao. Tinh thần cộng đồng huyết thống, ý thức về “ một giọt máu đào, hơn ao nước lã” thể hiện rất rõ nét ở cư dân chài lưới. Nhìn chung, ở hầu hết các vụng biển, nơi có thể đỗ thuyền an toàn và kín đáo, thường tập trung các chủ thuyền, các gia đình có quan hệ cha con, anh em, họ hàng với nhau. Khi chưa đến cơ nước, tức là giờ đi làm,các cụm gia đình có quan hệ huyết thống này cùng nhau neo thuyền trong một khu vực để nghỉ ngơi nấu nướng và bàn chuyện làm ăn. Đến cơ nước, tất cả các gia đình đó đều đến một khu vực nhất định để cùng nhau đánh cá. Do đặc điểm này nên mỗi dòng họ đều có một miếu thờ ông tổ và thờ thần biển, đặt trên núi, gần nơi cư trú. Vào ngày giỗ tổ hoặc các dịp lễ mùa (ngày cuối cùng của các tháng 3,6,9,12), cả họ phải sửa lễ để cầu khẩn tại miếu này. Vào các ngày sóc, vọng các gia đình thường đến đây làm lễ. Những người thuộc các dòng họ khác cũng có thể đến đây lễ nhờ. Đây có thể coi là nhà thờ họ giống như nhà thờ họ của cư dân nội đồng. Khi nào cả họ chuyển đến nơi khác để sinh sống thì bát hương trong miếu thờ được đem đến nơi ở mới để lập một miếu mới. So với cư dân nội đồng thì dân chài còn một nét khác biệt nữa, đó là trong một vài họ ở làng chài thường có những người chuyên về nghề cúng tế, gọi là ông thầy. Ngoài ra, ông ta còn thạo về tử vi, địa lý, có thể làm lễ lên đồng. Dù chật chội thế nào đi nữa thì thuyền của ông ta cũng phải có một điện thờ. Nhân vật này có vai trò lớn trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân chài. Trong một gia đình, mỗi khi có một đứa trẻ ra đời, có con dâu, con rể mới hoặc có người mua được chức vị mới hay khi gặp chuyện rủi ro, ốm đau hoặc sắm được thuyền mới, lưới mới đều phải mời đến thầy cúng. Người ta cũng nhờ ông chỉ hướng đi làm ăn vào dịp đầu năm, đầu mùa hoặc 38
  39. đầu tháng cho một gia đình nào đó, thậm chí cho cả một dòng họ sau khi đã hành lễ. Ngoài những khác biệt trên, cư dân vạn chài vẫn mang những nét chung của dòng họ người Việt. Đó là việc nó không còn là một gia đình lớn, một đơn vị sản xuất và sở hữu nữa, mà là những gia đình hạt nhân với bếp ăn riêng, sở hữu riêng. Hơn nữa, cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó trên mặt nước càng đòi hỏi tính tự chủ, tự cấp, tự túc của từng gia đình. Điều đó cũng góp phần làm tăng ý thức sở hữu gia đình riêng. Còn dòng họ, thực chất là một chi thân thuộc trong vòng dăm thế hệ, chỉ có thể xem như một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng mà tác dụng chính đối với các thành viên là sự tương trợ lúc khó khăn hiểm nghèo, còn thì cũng chỉ là để củng cố giữa những con người có chung huyết thống ấy một trường hợp cộng cảm mà thôi. 2.2.2.1.5. Nơi cư trú và quan hệ cư trú: Nếu như trong nội đồng, nông dân quần tụ với nhau thành các xóm ngõ tạo ra các quan hệ về địa vực hay quan hệ láng giềng với nhau thì cư dân vạn chài lại tụ thành các chòm trong các vụng. Đó là những nơi có mực nước nông, kín gió, thường được bao bọc bởi các ngọn núi, dưới chân núi thường có các hang động để thuyền vào trú khi có bão lớn. So với nội đồng, nơi cư trú của dân vạn chài là hoàn toàn khác biệt. Trước hết, đó là tính chất không ổn định. Ngoài lý do đi tìm ngư trường mới có nhiều nguồn cá, các chòm này phải di chuyển sang các vụng khác vì lý do tín ngưỡng, chẳng hạn như khu vực cũ bị “động”, bị hà bá quấy nhiễu gây mất mùa cá, dịch bệnh, hoả hoạn đã cúng giải mà vẫn không được. Điều đó hoàn toàn khác với cư dân trong nội đồng sống ổn định truyền đời, thậm chí nhiều đời, tại một khu vực nhất định và khu vực đó thường xuyên được mở rộng do gia tăng dân số. Thứ hai, do tính chất cư trú theo dòng họ bởi đặc trưng nghề cá trên biển mà ở mỗi chòm thường gồm những cụm gia đình có quan hệ anh em họ hàng với nhau. Trên thực tế, điều đó thể hiện rất rõ quan hệ huyết thống 39
  40. trong cư trú. Trong trường hợp này, quan hệ láng giềng mờ nhạt hơn. Ngược lại, trong nội đồng, quan hệ láng giềng lại đậm nét hơn. Thứ ba, không gian cư trú hay “ khuôn viên” của mỗi gia đình vạn chài, nơi họ neo đậu thuyền, chỉ thuộc quyền chiếm dụng tạm thời: hôm nay là gia đình này nhưng mai có thể lại thuộc một gia đình khác nếu họ bỏ đi neo thuyền ở một nơi khác. Trong khi đó trong nội đồng, khuôn viên của mỗi gia đình nông dân bao gồm sân vườn với mốc cõi xác định thuộc quyền sở hữu riêng và có tính chất truyền đời. Do vậy, nếu như trong nội đồng khi hai gia đình sống gần nhau xảy ra những xích mích, bất đồng thì cách xử trí khôn ngoan hơn cả là chụi đựng, nhường nhịn và dàn xếp hoà giải theo châm ngôn “ một điều nhịn bằng chin điều lành”. Vạn nhất nếu có phải tuyệt giao với nhau thì họ vẫn phải làm láng giềng với nhau nếu một trong hai gia đình này hay cả hai gia đình không bán nhà cửa, đất đai, vườn tược của ông bà tổ tiên để lại mà dời đi sống ở một nơi khác. Đối với cư dân nông nghiệp, trường hợp này là vô cùng hi hữu. Với dân chài, ngược lại, vấn đề sẽ được giải quyết thật đơn giản. Chỉ trong giây lát, một trong hai gia đình hoặc cả hai có thể dễ dàng chia tay nhau bằng cách dời thuyền đi nơi khác, và nếu muốn, có thể cả đời họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa. Dù mỗi chòm dân chài, mối quan hệ giữa các gia đình là huyết thống hay láng giềng thì trên thực tế họ lại nương tựa vào nhau rất chặt chẽ. Có thể thấy rất rõ về điều này qua việc đỗ thuyền để nghỉ ngơi, sinh hoạt sau mỗi lần đi đánh cá về. Thông thường, 5-6 gia đình quay tụ bên nhau, có một chiếc thuyền thả neo, còn các thuyền khác chỉ cần buộc dây với chiếc thuyền đó hoặc buộc dây chuyền nhau. Việc neo buộc như vậy vừa để giữ thuyền đứng yên một chỗ, tránh trôi dạt, tránh gió bão vừa thuận tiện cho việc qua lại giữa gia đình này và gia đình khác. Ngoài ra, cách neo thuyền như vậy còn bảo đảm an ninh khi có trộm cướp. Trong trường hợp một gia đình từ nơi khác đến, chưa quen với những người dân ở đó, anh ta phải neo thuyền ở riêng một chỗ cho đến khi làm quen và hoà nhập với cư dân lâu đời ở đó. Khác với xóm ngõ của cư dân nông nghiệp, các chòm cư dân vạn chài không có các công trình công cộng như đình, đền, chùa, miếu thờ thổ công, giếng 40
  41. nước Còn về mặt xã hội, từng chòm đó không được coi là đơn vị để tổ chức bảo vệ an ninh, không có tục đặt hậu xóm. So với dân vạn chài miền trung, miền nam tính chất quần cư của các vạn chài ở đó vẫn mang tính chất gần giống làng nông nghiệp định cư trên đất liền, chỉ khác nghề nghiệp của họ là đánh cá,cho nên về cơ bản nó hoàn toàn khác xa với tính chất thuỷ cư của vạn chài Hạ Long. 2.2.2.1.6. Quan hệ cộng cư : Đặc điểm trong mối quan hệ cộng cư của dân làng vạn chài Hạ Long là cùng quan hệ huyết thống và cùng nghề. Quan hệ huyết thống thể hiện trong cư trú tại các thôn rất đậm đặc, quan hệ láng giềng thì nhạt hơn; trong khi đó với các xóm làng nông nghiệp thì quan hệ láng giềng lại nổi trội hơn quan hệ huyết thống. Những người trong cùng một gia tộc hay có hành nghề cùng công cụ đánh bắt thường tập trung ở một khu vực, nơi đậu thuyền không cố định. Ngoài lý do tìm ngư trường mới có nhiều nguồn hải sản, các chòm này phải di chuyển sang các vụng khác vì lý do tín ngưỡng. Hay còn phụ thuộc vào con nước, mùa vụ, nơi nào gần nước sâu và gần nơi đánh bắt. Nơi đậu thuyền gần với cư dân trên đất liền, gần chợ để họ có thể dễ dàng trao đổi sản phẩm đánh bắt cũng như mua lương thực, thực phẩm và các ngư cụ đánh bắt. Có thể tìm thấy ngư dân tập trung quanh khu chân núi Bài Thơ rất đông vì gần chợ Hạ Long. Vì vậy, số gia đình trong thôn luôn biến động, nếu nói đến số lượng hộ gia đình trong thôn thì chỉ mang tính tương đối. Người trong họ có nơi đậu thuyền nhất định. Nếu không cùng gia tộc mà muốn gặp nhau thì họ phải hẹn trước địa điểm tụ họp. Tuy nhiên, do tập trung từ nhiều nơi khác đến, không cùng họ hàng quê hương nên quan hệ láng giềng của ngư dân thuỷ cư không hoàn toàn giống với người trên bờ. Đối với trên bờ, ngôi nhà là vật bảo đảm mang tính ổn định cao nên họ có thể thường xuyên trông cậy vào sự giúp đỡ của láng giềng, nhưng với gia đình ngư dân do tính chất cư trú, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên việc giúp đỡ nhau giữa các gia đình về vật chất là khó khăn, họ cần sự quan 41
  42. tâm về mặt tinh thần, tương trợ kinh tế là rất hạn chế họ chỉ mong chờ vào anh em họ hàng vì vậy, quan hệ gia tộc ngày càng thắt chặt hơn. 2.2.2.1.7.Quan hệ nghề nghiêp: Mặc dù có cùng quan hệ huyết thống hay cùng ngư cụ đánh bắt và đối tượng đánh bắt nhưng ngư dân thường không tổ chức đánh bắt cùng nhau. Mỗi gia đình thường có đời sống kinh tế và phạm vi đánh bắt riêng. Dân chài hoàn toàn tự do ngoài biển khơi, có khi họ theo đàn cá ra xa vượt khỏi ngư trường quen thuộc. Nếu một khu vực đã có người đánh bắt cá rồi thì thuyền đến sau sẽ tìm khu vực khác cách xa khu vực đó. Để đánh bắt có hiệu quả đòi hỏi ngư dân phải có kinh nghiệm tìm và đánh bắt cá. Vì vậy, mỗi người có bí kíp nghề nghiệp riêng. Nếu phát hiện nơi nào có nhiều cá thì họ không dễ gì tiếc lộ. Khi được hỏi hôm nay đánh bắt được bao nhiêu thì ít ai nói thật mà chỉ nói một nửa hay một phần ba sản lượng thu được, không phải vì khiêm tốn mà họ muốn giữ độc quyền khu vực đánh bắt. Tính độc lập trong kinh tế của mỗi gia đình rất cao nhưng bị thay đổi theo môi trường đánh bắt. Nếu đánh bắt gần bờ thì tính riêng lẻ cao hơn, nhưng nếu xa khơi thì họ lại cần đến sự tương trợ của nhau. Khoảng cách các thuyền đánh bắt không quá xa, thưởng rủ nhau cùng đi và cùng về phòng trường hợp bất trắc. Mặc dù mỗi gia đình đều có đời sống kinh tế riêng nhưng do điều kiện lênh đênh trên biển lên họ luôn trông chờ vào quan hệ tương trợ lẫn nhau. Về mặt quan hệ sở hữu và giai cấp thì khác biệt rõ nét nhất của các làng chài trên biển so với các làng chài trên sông hoặc các làng chài đánh cá sông biển nhưng đã có làng xóm trên bờ là tuy có hải phận, song cư dân các làng “ hỗn canh hỗn cư” trong thế “ du canh du cư”. Biểu hiện của nó như đã trình bày trong các chòm vụng, có thể bao gồm nhiều gia đình thuộc những làng xã khác nhau, hai người cùng đậu thuyền ở một chỗ nhưng lại thuộc hai làng khác nhau. Còn ở các ngư trường, mọi người được tự do đánh bắt cá và các loại thuỷ sản khác theo nguyên tắc “ chim trời cá nước, ai được thì ăn” dù ngư trường đó thuộc hải phận làng nào. Tuy nhiên, việc đánh bắt hải sản 42
  43. bằng các phương tiện di động tại các ngư trường vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc lâu đời như sau: - Nếu đánh lưới theo chiều nước, người đến sau phải thả lưới sau người đến trước, và phải tính được chiều lưới của mình với chiều dài lưới của người đã thả trước để khỏi mắc lưới vào nhau. Thông thường các ngư dân đánh cá trong cùng một ngư trường đều biết rất rõ lưới của nhau nên việc xác định vị trí thả lưới không mấy khó khăn, vì thế ít khi xảy ra sự cố mắc lưới. Trường hợp người đến sau chưa biết độ dài lưới của người đến trước thì cũng có thể đoán được nhờ vị trí cắm cờ làm mốc và khoảng cách giữa cờ mốc với người đang thả lưới đó. - Nếu phát hiện được đàn cá đang di chuyển trong ngư trường thì thả lưới đón đường di chuyển đó. Trong trường hợp này người đến sau vẫn phải thả lưới sau người đến trước. Nói chung trong cả hai trường hợp, quyền và vị trí thả lưới trước là rất quan trọng, là căn cứ để xác định vị trí của người đến sau. Việc tranh chấp của ngư dân chủ yếu xảy ra ở khâu này. Nhìn chung, dù cùng làng hay khác làng, ngư dân đều tôn trọng vị trí và quyền của người thả lưới trước. Vì hầu hết ngư dân hai làng Giang Võng và Trúc Võng đều có quan hệ quen biết nhau nên các hiện tượng tranh chấp ít khi xảy ra. Còn giữa họ với ngư dân các làng chài khác thì cũng theo những quy ước chung đã được tuân thủ từ lâu đời, người nơi khác đến “ xâm canh” hải phận một làng lại càng phải tuân thủ những nguyên tắc đó. Một vấn đề khác trong quan hệ sở hữu của cư dân vạn chài là quyền chiếm hữu đất đậu thuyền hay bãi cát ven bờ biển. Thông thường, dân chài mỗi khi lên bờ để giao dịch hay mua bán thì phải đậu thuyền ở bãi cát. Để thuyền khỏi đổ, người ta thường cuốc bới cát thành một cái hố rộng và khơi nước biển vào cái hố đó để thuyền có thể ra vào và đậu cố định tại đó. Cái hố được gọi là cái giằm. Tại những nơi ngư dân có nhiều quan hệ giao dịch mua bán ổn định với dân trên bờ thì có những bến tương đối ổn định với nhiều giằm. Trong trường hợp như vậy, các giằm cũng trở nên tương đối ổn định và thuộc quyền chiếm hữư của những chủ thuyền nhất định. Vì thế, mỗi 43
  44. chủ thuyền phải có một cái nêu với những dấu hiệu riêng để thông báo về quyền chiếm hữu của mình đối với cái giằm đó để cho người khác để khỏi đỗ nhầm vào giằm của mình. Ca dao cổ có câu: Tiếc công cuốc đất đào giằm Thuyền mình không đỗ, đỗ nhầm thuyền ai. 2.2.2.1.8. Quan hệ với đất liền: Người dân chài suốt ngày trên biển, thời gian họ lên đất liền rất ít, chỉ có người phụ nữ thường xuyên lên bờ. Trước kia khi sản phẩm đánh bắt chưa có thuyền trung gian đến mua thì họ ngày nào cũng phải lặn lội lên chợ bán cá. Nếu đánh cá đêm thì đi chợ sáng, đánh cá ngày thì đi chợ chiều. Hiện nay, cá đánh bắt được chủ yếu có các thuyền đến thu mua tận nơi. Chỉ khi nào giá bán rẻ họ mới lên chợ ngồi bán, song thời gian ngồi chợ không nhiều. Mỗi lần ngồi chợ như vậy họ phải cố gắng bán thật nhanh vì họ còn phải đảm nhận việc mua bán lương thực, thực phẩm. Hiện nay việc mua bán thuận tiện hơn nên sức lao động của người phụ nữ giảm nhẹ. Cá đánh bắt được thì bán tại thuyền. Nếu mua thực phẩm nước ngọt, chất đốt thì có người mang đến tận nơi cung cấp. Giá ở đây cao hơn một chút so với các chợ ở trên bờ nhưng họ không phải mất thời gian và nếu có lên chợ thì phải mất thêm vài ngàn tiền đò. Vì vậy, dần dần họ chỉ lên bờ sắm quần áo, ngư cụ, thăm người quen trên phường xã. Trong quan hệ với người trên đất liền,họ thường xuyên đi lại với các gia đình ở ven bờ, trên cơ sở đó họ có thể nhờ vả những lúc như ốm đau, xin nước Song nhìn chung, do cuộc sống lênh đênh, không được học hành mà sự giao tiếp xã hội, kiến thức của họ về nhiều mặt rất hạn chế. Xưa kia, quan niệm của cư dân trên bờ với cư dân vạn chài là những người sống vô gia cư, chết không địa táng hay những “ phường nước mặn”. Chính vì mặc cảm đó và sự xa lánh coi thường của cư dân trên bờ đã dần làm mối quan hệ này cách xa nhau. Vì vậy, việc kết hôn với người trên bờ rất hiếm. Nhìn chung tâm lý người dân trên bờ ưa tính ổn định, họ muốn con cái được sung sướng 44
  45. khi lấy vợ chồng, trong khi đó người dân vạn chài quá nghèo làm gia đình, dòng họ phản đối. Ngay cả những cô gái chấp nhận lấy chồng là dân vạn chài cũng là một khó khăn vì họ có thể nhìn thấy trước mắt một cuộc sống lênh đênh, nghèo khổ sinh hoạt trong không gian chật hẹp. Chính từ những điều đó mà cư dân vạn chài ngại lên bờ, họ chỉ lên khi cần thiết và lại trở về với môi trường sống của mình. Điều này làm họ trở nên xa lánh đất liền và biển là nơi cư trú thường xuyên an toàn nhất với họ. 2.2.2.2: Đời sống kinh tế. 2.2.2.2.1. Nghề đánh bắt hải sản: Nghề đánh bắt hải sản là nghề truyền thống và là nguồn sống chủ yếu của ngư dân trên Vịnh. Tính chung trên toàn phường Hùng Thắng, cả trên bờ dưới biển, có 61,67 % số hộ làm nghề đánh bắt hải sản. - Phương tiện đánh bắt : Thuyền và các loại ngư cụ Con thuyền là nhà đồng thời cũng là phương tiện đi lại, đánh bắt cá. Nó gắn liền với cuộc sống và nghề nghiệp. Xưa phổ biến là thuyền đan bằng tre già, trát bằng vôi vỏ hà, hắc ín, nhựa cây. Có được thuyền gỗ là một sự thay đổi to lớn vì thuyền nan dễ bục, rất chóng hỏng và không thể đan to. Thuyền của ngư dân vùng vịnh sử dụng gồm 2 loại chính: Thuyền gỗ ( gồm thuyền mui bằng và lẵng) và cái bơi hay còn gọi là mủng. 2 loại này khác nhau về đặc trưng cấu tạo và mục đích sử dụng. + Thuyền gỗ: Là loại thuyền phổ biến hiện nay ở vùng. Loại thuyền này rất tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Để làm loại thuyền này trước tiên ngư dân phải đi chọn gỗ kỹ lưỡng, phải chọn gỗ ở phần gốc và phần vỏ bởi phần này gỗ chắc và chụi nước tốt. Không lấy phần lõi do khi ngâm trong nước, gỗ chóng bị mục và hỏng; còn nếu lấy phần trên của cây gỗ thường nhiều mắt nên nước sẽ theo các mắt gỗ mà ngấm vào lòng thuyền. Gỗ được chọn làm thuyền chủ yếu là loại gỗ chụi nước tốt như: táu, sến Sau khi chọn được gỗ ngư dân đem về thuê thợ ở các xưởng ven bờ để đóng. + Mủng: 45
  46. Bên cạnh thuyền gỗ có một loại thuyền nữa được ngư dân sử dụng phổ biến để phục vụ cho việc đánh bắt là mủng (cái bơi). Nguyên liệu gồm: tre, sơn, nhựa đường, gỗ. Tre sử dụng ở đây phải là tre già, đốt thưa. Khi mua tre về đem chẻ thành từng thanh, chỉ lấy cật tre, mỗi thanh có chiều ngang khoảng 2cm. Sau đó đan thành hình mủng, lấy tre và dây thép để cạp miệng khi đã hoàn thành khung. Người ta dùng nhựa đường nấu lỏng quét để bó khối và phơi nắng cho khô lớp quét. Sau đó, dùng gỗ làm thang thuyền khoảng 4 chiếc và dùng “ khiếu” là những đoạn gỗ được xếp dựng từ đáy mủng, sát mạn thuyền để chống các thang, mỗi thang có 2 khiếu, 4 thang có 8 khiếu. Cuối cùng, người ta mới làm mái chèo, thông thường một chiếc mủng có 2 mái chèo 2 bên. Để hoàn thành 1 chiếc mủng, thời gian khoảng 4 đến 5 ngày. Mủng có thuận lợi là dễ luồn lách khi sử dụng. Ngư dân thường sử dụng loại mủng này để đu câu, thả lưới, chở đò vào bờ. Các loại ngư cụ đánh bắt: Phổ biến nhất là lưới. Lưới có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có cấu tạo riêng phù hợp với từng loại hải sản. Một số loại lưới phổ biến như: lưới chã, lưới đánh cua ghẹ, lưới mực, lưới đục, lưới mòi, + Lưới chã: Là loại lưới 1 màn, mỗi mắt lưới rỗng 2cm 2, chiều cao của lưới hơn 1cm nên chủ yếu là đánh bắt tầng trên. Trên là phao, dưới là chì. Chì có 3 con còn phao có ít nhất 7,8 cái. Phao được dùng là phao xốp. Ngoài ra, còn có một vòng lưới túi vợt. Mỗi mắt lưới khoảng 1cm, để khi kéo lưới cá sẽ từ lưới chui vào túi lưới đằng sau và không thể thoát ra được. + Dây chừng ( chã): Là loại ngư cụ có chiều dài khoảng 150cm. Buộc dây chừng vào 2 đầu lưới, lưới được đánh quay tròn. Khi cá đóng thì người ta kéo chã lên qua 3 trục tời 2 bên mạn thuyền. Để kéo được thì phải có 2 người đứng 2 bên trục tời cầm 2 đầư dây thừng và kéo. + Lưới mực: Là loại lưới dùng để đánh mực lan. Lưới có 3 màn, 2 màn thưa và 1 màn mau. Màn mau ở trong sau đó đến màn thưa. Lưới có chiều cao 1m. 46
  47. Lưới đánh mực lan đan bằng cưới ni lông. Tổng cộng lượng chì có trong 1 vàng lưới là 7-8 kg. 1 lạng chì thì sắt thành 5 viên nhỏ. Phao được làm bằng xốp, có khoảng 30 phao. Khi đánh lưới người ta thả lưới theo chiều thẳng đứng từ mặt nước xuống đáy. Mực thường ở chỗ nước sâu, vì vậy người ta cần đo độ sâu của nước. Người ta dùng dây cước, một đầu buộc chì, một đầu buộc ống tre, khi đó chỉ cần thả đầu có chì xuống. Bên cạnh ngư cụ lưới thì một loại phương tiện mà mỗi ngư dân dùng phổ biến là Câu. Câu có 2 hình thức: câu tay và câu chằng. + Câu tay: Dây câu được làm bằng cước ni lông, dùng 1 ống tre để cuốn dây câu, một đầu buộc vài ống tre, một đầu buộc chì lưỡi câu. Người ta thả câu xuống nước, khi cá cắn mồi, giật nhanh dây câu lên,cá sẽ mắc vào lưới câu. Mồi câu thường là mồi tôm. Câu tay có thể câu được nhiều loại như: mực, cá chim, cá song, Phương tiện này rất dễ sử dụng và không nặng nhọc nên người già và trẻ em đầu có thể làm được. + Câu chằng: 1 vàng câu khoảng 200 sợi dây câu, mỗi sợi dài 1m, 1đầu buộc lưỡi câu, 1 đầu gắn vào 1 sợi dây cước làm triêng câu dài khoảng 300m, trên dây có buộc 1 hệ thống phao nhỏ, cách đều nôi trên mặt nước, khoảng từ 8 đến 9 chục mét thì cột thêm 1 phao cỡ lớn. Khi ra đến ngư trường, ngư dân cho thuyền đi chậm lại rồi lần lượt thả từng dây câu đã mắc mồi câu xuống biển. Sau 1 giờ họ trở lại vị trí ban đầu để thu lại dây câu. Trong những ngày trời lặng người ta có thể đánh 2 đến 3 mẻ, đối tượng của nghề cá này là loại cá lớn. - Phương thức đánh bắt: Với nguồn hải sản cực kỳ phong phú và đa dạng, phân bố ở những môi trường khác nhau, nghề đánh bắt hải sản của dân đảo Hạ Long có rất nhiều phương thức phong phú như: +) Đánh cá trên lộng, ngoài khơi có cách đánh lưới vây, lưới rê +) Đánh tôm cá trên các bãi triều có đăng, đọn, lờ, xiếc, lưới vùi. 47
  48. o Đăng là lúc thuỷ triều lên, cá vào gần bờ ăn, chắn lưới ở phía ngoài, khi nước cạn, cá mắc lưới. o Đọn là dùng gạch đá lắp thành bờ cao, khi nước thuỷ triều xuống, tôm cá bị mắc cạn. o Xiếc là dùng đèn để đi soi, khi tôm “đóng” đèn thì dùng vợt xúc. o Xăm là dùng chiếc que sắt dài khoảng 0,8m xăm vào các bãi bùn để bắt ngán, +) Đánh mực có câu, bóng, - Mùa vụ đánh bắt: Có 2 mùa vụ chính mùa cá Nam ( mùa cá nổi ) và mùa cá Bắc . +) Vụ cá Nam: ở Hạ Long hay còn gọi là mùa cá nổi bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Chín, là thời kỳ có nhiều gió mùa Tây Nam, thỉnh thoảng có gió Đông Nam. Nhiệt độ nước biển trung bình từ 280 đến 300, lúc thấp xuống 240C. Động vật phân bố chủ yếu ở vùng ranh giới giữa lộng và khơi, nơi có nồng độ muối thấp hơn 32%. Chúng ít sống vùng cửa vịnh và vùng gần bờ phía Bắc Vịnh. Biến động của sinh vật cao nhất là tháng Sáu. Mùa nóng biển ấm áp và sẵn thức ăn cho cá, cá nổi tập trung thành đàn, đi vào gần bờ kiếm ăn và đẻ. Mùa cá nổi háo hức làm sao với vạn chài! Đó là mùa làm ăn phóng khoáng, thịnh vượng của họ. Khắp các bến cá ven bờ Hạ Long, vào mùa cá nổi, những đoàn thuyền vào ra tấp nập như thoi đưa. Công việc thả lưới lập tức được triển khai. Những ngọn đèn có sức cháy tương đương với bóng điện 2000- 2400 oát được thắp lên. Đèn treo quanh chiếc thuyền con dụ cá vào vằng lưới đã vây sẵn dưới mặt nước. Sóng dập dềnh, đèn lắc lư chao đảo. Giữa ngư trường bao la trong đêm tối mịt mùng, hàng chục ngọn đèn sáng rực, lắc lư như trong ngày hội hoa đăng. Từng đàn cá nổi thấy ánh đèn, lập tức phóng đến. Khi cả đàn cá đã lọt vào trong vằng lưới, thì đèn vụt tắt. Đàn cá đang còn quáng mắt, thì thuyền trưỏng ra lệnh kéo lưới. Vằng lưới cùng một lúc được cất lên cả bốn góc, thít chặt lại và nâng tùng cá lên cao. Vào mùa cá nổi, có những mẻ lưới kỷ lục, kéo được những 20 tấn cá. 48
  49. +) Vụ cá Bắc: kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau. Thời tiết giữa vụ cá Bắc là rét mướt và hanh. Gió mùa Đông Bắc trung bình mỗi tháng từ 3 đến 6 cơn. Nhiệt độ trong những đợt gió mùa từ 16 0 đến 170, lúc cao là 23oC. Nồng độ muối từ 32 đến 34%. Giữa những đợt gió mùa Đông Bắc có khi triền miên kéo dài vài tuần lễ, trời bỗng hửng lên, nắng ấm. Đó là lúc làm ăn nhộn nhịp của vạn chài. Vào mùa này, cá di cư từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Cá nổi đi xuống tầng nước sâu hơn để tìm chỗ ấm. Cá đánh bắt thường là gần đáy và xa bờ. Thuyền khơi, thuyền lộng, thuyền lưới, thuyền câu, thuyền giã đôi từ các bến bãi ùa ra biển cả. Biển vắng lạnh sau những ngày rét mướt, bỗng sáng rực lên, huyên náo với những cánh buồm đỏ, tím, nâu, trắng, xuôi ngược. Mùa cá nổi, trong các mẻ lưới đánh bắt, các loài cá chiếm tỷ lệ lớn là cá chỉ vàng, lầm, dớp, trích, nục, mòi. Nhưng loài cá ngon nổi tiếng của Hạ Long là cá song. Cá song là đặc sản của Hạ Long, được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng. 2.2.2.2.2.Nghề nuôi trồng thuỷ sản: Ngư dân vùng Vịnh chủ yếu khai thác thuỷ sản gần bờ, với các phương tiện kỹ thuật như thuyền lớn, kỹ thuật đánh bắt hiện đại. Do truyền thống đánh bắt mà nguồn tài nguyên gần bờ đã cạn kiệt cả về chất lượng và số lượng, hiệu quả đánh bắt ít, dẫn đến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Trong một vài năm gần đây với sự chỉ đạo, đầu tư, khuyến khích của Nhà Nước, các hộ ngư dân đã và đang chuyển sang cơ cấu kinh tế nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên biển. Nuôi cá lồng trên biển là loại hình mới phát triển từ năm 1995 trở lại đây. Các lồng bè được làm tương tự như các lồng bè nuôi cá ba sa, cá tra trên sông của bà con miền Tây Nam Bộ. Bè kết bằng các thùng phua sắt hoặc nhựa, trên lát gỗ dựng nhà ở, dưới bè là các lồng nhốt cá bằng lưới thép. Chủ bè mua gom cá con thả trong lồng, hàng ngày cho cá ăn bằng tôm cá nhỏ hoặc bằng thức ăn được chế biến sẵn. Mỗi lồng thường rộng 9m, thể tích 18m3, được thả 50 con cá giống. Tuỳ giống cá và trọng lượng cá, có thể 49
  50. đặc hơn hay thưa hơn. Các giống cá thường nuôi là cá song, cá dò, cá hồng, cá trap, cá mú. Một công ty của Hồng Kông đã liên kết với Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh lập nhà bè mua gom cá nuôi trong lồng bè, vừa xuất đi Hồng Kông mỗi đợt gần chục tấn cá sống vừa cung ứng cho khách ăn tại nhà hàng Biển Mơ ngay trên lồng bè. Với ngư dân, đầu tiên được sự tài trợ của N.G.O, 20 hộ ở thành phố Hạ Long đã làm bè, ngay năm đầu mỗi bè thu 3 tạ cá. Từ hiệu quả này, nhiều ngư dân đã vay vốn hoặc chung vốn làm bè. Đến nay, trên vùng biển Quảng Ninh đã có 1.800 lồng bè. Có người làm ăn phát đạt, làm chủ nhiều lồng bè thuê người trông coi. Có người đặt lồng bè trên cả vùng biển đảo Cát Bà. 2.2.2.2.3.Các hoạt động kinh tế khác: Bên cạnh hoạt động kinh tế đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là chủ đạo, ngư dân ở đây còn làm nhiều nghề khác như: chở đò, làm dịch vụ thuỷ sản, buôn bán lương thực, thực phẩm Đặc biệt là các thôn gần bờ có nhu cầu đi lại rất lớn. Họ đưa đón người từ chợ xuống thuyền để mua tôm cá hay đem chở những người từ thuyền lên bờ. Điều kiện tự nhiên đã chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế của ngư dân. Những người đánh bắt cá lâu năm chụi khó học hỏi những người giàu kinh nghiệm. Nếu như ở sản xuất nông nghiệp có những lão nông tri điền thì trong nghề cá có những lão ngư tri hải. Họ không những giỏi xem thời tiết, thạo các luồng lạch, am hiểu các sinh sống của các loài cá, biết rõ ngư trường, bãi cá và các thời vụ cá mà còn giỏi cả việc lái thuyền. Sai lầm của họ không chỉ ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá mà nhiều khi còn trả giá bằng sinh mạng của mình. Việc đánh bắt hải sản từ trước tới nay của ngư dân hoàn toàn tiến hành theo phương pháp thủ công, dựa vào sức mình là chính. Mặc dù đời sống kinh tế của ngư dân thuỷ cư trên vịnh Hạ Long đã có nhiều bước đổi mới hơn so với trước đây. Song nhìn chung, đời sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngư dân không có lương thực,thực phẩm dự trữ dài ngày như người nông dân. Chính vì vậy, ngư dân thường rơi vào tình trạng “ giãi dầu hôm nay, khó sớm mai” nghĩa là: kiếm được tiền nhanh mà tiêu tiền cũng 50
  51. nhanh. Do thiếu dự trữ các điều kiện vật chất sinh sống nên đời sống của họ thường bấp bênh, nhất là những gia đình thiếu sức lao động và nghèo túng. Vào những mùa vụ đánh bắt cá kém, sản lượng thấp, ngư dân thường rơi vào cảnh đói triền miên. Mất mùa cá thì những nghành nghề khác phục vụ nghề cá cũng bị ảnh hưởng, song những người trực tiếp làm nghề cá thường bị đói triền miên. 2.2.2.3: Đời sống văn hoá. 2.2.2.3.1. Tín ngưỡng: Với ngư dân tín ngưỡng và nghi lễ chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Điều đó được giải thích bởi điều kiện sống và lao động của họ trong môi trường biển cả vừa giàu có vừa ưa ái vừa thử thách vừa đe doạ. Do vậy, tín ngưỡng là điểm bấu víu gần như duy nhất của họ. - Thờ cúng Thành Hoàng: Hai làng Giang Võng và Trúc Võng xưa tuy sinh hoạt và cư trú hoàn toàn trên thuyền, dưới biển nhưng mỗi làng đều có đình riêng trên bờ ( làng Giang Võng còn có miếu). Theo các cụ già kể lại thì đình làng Giang nằm ở phường Cao Xanh- thành phố Hạ Long, còn đình làng Trúc nằm ở ven vụng Cái Lân, gần đó là miếu Cái Lân của làng Giang Võng. Cả hai ngôi đình này trong những năm chống Pháp đều đã bị bỏ hoang rồi trở thành phế tích,chỉ có miếu của làng Giang còn giữ được. Cả hai làng đều thờ thành hoàng là Trần Quốc Tảng- một danh tướng đời Trần, có công lớn trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông nửa cuối thế kỷ 13. Ông được phong ấn và trấn giữ tại An Bang- Quảng Ninh ngày nay. Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã tôn ông làm Phúc thần- thành hoàng. Hàng năm, vào ngày 10.11 (âm lịch), cả hai làng Giang, Trúc đều tổ chức lễ hội để cúng thành hoàng cầu mong cho dân làng một vụ đánh bắt bội thu tôm cá, bà con ra biển tránh được tai ương bệnh tật. Lễ hội được tổ chức ở hai làng, hai bên của eo biển Cửa Lục nhưng mọi nghi thức đều giống nhau. 51
  52. Trước ngày tổ chức lễ hội, lý trưởng giáp lên danh sách các cai đám- những trai đinh tráng trong làng mà theo lệ phải chụi trách nhiệm chu biện lễ vật cho làng trong các kỳ lễ hội. Ở làng Giang Võng theo lệ, mỗi giáp cắt lượt 5 cai đám, mỗi người phải nộp 30 cân thịt, 20 cân xôi, 10 chai rượu. Làng Trúc Võng cũng cắt cử 5 người cai đám gồm 6 thủ lợn, 120 cân thịt, 70 cân xôi, 8 chai rượu và số hoa quả có giá trị 7 hào. Lễ hội diễn ra từ 3 đến 7 ngày. Phần lễ có đủ khai tịch, tế ngư, tế tạ. Nghi thức tế cũng mở của đình, trải chiếu ngang, chiếu dọc cho mạnh bái, bồi tế Còn Phần hội cũng có đánh vật, tổ tôm, hát điếm, hát chèo. Vui nhất, sôi động nhất là hội thi bơi chải giữa hai làng. Mỗi làng cử ra 2 giáp thành 4 đội, mỗi đội gồm 18 tay chèo, 1 người cầm lái, 1 người đứng cổ vũ. Tất cả tròn 20 người trên mỗi thuyền. Thuyền đua là loại thuyền Lẵng bỏ hết mui, vòng và phải là những thuyền có cùng kích cỡ. Trước ngày hội, những người được giao phụ trách thuyền của mỗi giáp đã phải lo chọn thuyền, khi đã chọn được con thuyền như ý họ phải phơi thuyền, sơn, khảm lại thuyền để giảm thiểu ma sát của con thuyền với mặt nước. Ngoài ra, họ còn phải chọn tay chèo, đó là những người thạo chèo mà dai sức. Quãng đường đua kéo dài khoảng 4km, đội nào về đích trước sẽ được lĩnh thưởng, phần thưởng là tiền. Ngoài đại lễ diễn ra vào ngày 10.11 âm lịch, hai làng còn có tiểu lễ diễn ra vào ngày 14.2 của Giang Võng và 15.2 của Trúc Võng. Các nghi thức cũng như lễ vật đều giảm so với đại lễ. - Tục thờ cúng tổ tiên: Đồng bào dân chài cũng lập bàn thờ tổ tiên. Tuy diện tích trên thuyền rất chật hẹp nhưng bàn thờ vẫn được bố trí trang trọng trong khoang thuyền giữa của thuyền phía bên trái- bên vuôn. Đặc biệt, quan niệm tổ tiên là gốc, biển rộng sông dài, sông lớn nhờ có khe, suối. Vì thế, việc sao nhãng hương khói đối với tổ tiên là bất nhân bất nghĩa. Các dòng họ cũng đều duy trì việc thờ cúng các bậc thuỷ tổ. Mỗi dòng họ có một miếu thờ ông tổ đặt trên núi gần nơi cư trú. Vào các ngày giỗ tổ hay các ngày rằm họ đều sửa lễ để cầu khấn tại miếu này. Khi vì một lý do gì đó mà họ chuyển sang vùng khác sinh sống thì họ chuyển bát hương đến nơi lập miếu mới. 52