Khóa luận Tìm hiểu và khai thác lễ hội Vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch huyện Kiến Thụy

pdf 75 trang huongle 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu và khai thác lễ hội Vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch huyện Kiến Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_va_khai_thac_le_hoi_vat_cau_kim_son_phuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu và khai thác lễ hội Vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch huyện Kiến Thụy

  1. Khóa luận tôt nghiệp LỜI CẢM ƠN Sau bao nỗ lực để bƣớc vào cổng trƣờng Đại học, em rất vinh dự và tự hào vì ngôi trƣờng mình đang đƣợc hoc là một ngôi trƣờng có chất lƣợng đào tạo rất tốt, đƣợc đánh giá cao. Trong những năm học tại trƣờng em đã đƣợc các thầy cô tận tình chỉ dạy, nhờ đó mà vốn kiến thức của em đƣợc mở rộng hơn. Và suốt quá trình học tập tại trƣờng em đã rất cố gắng để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay. Đối với một sinh viên năm cuối việc đƣợc làm khóa luận là rất vinh dự. Để có đƣợc vinh dự ấy không chỉ có sự nỗ lực của cá nhân em mà còn có sự giúp đỡ, chỉ bảo rất nhiều của các thầy cô đã giảng dạy cho em nhiều kiến thức. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Văn hóa du lịch trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng. Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Vũ Thị Thanh Hƣơng - ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian làm khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Tân Trào, phòng văn hóa xã đã cung cấp cho em tƣ liệu để em hoàn thành bài khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự cảm thông và góp ý của các thầy cô để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 21 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Ngô Thị Thùy Sinh viên: Ngô Thị Thùy 1 Lớp: VH1101
  2. Khóa luận tôt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ của đề tài 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6. Nội dung và bố cục của khóa luận CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.Khái niệm du lịch 2. Quan niệm về tài nguyên du lịch 2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch 2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch 2.3. Đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch 2.3.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch 2.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch 2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn 2.4.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn 2.4.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn 2.5. Lễ hội 2.5.1. Khái niệm 2.5.2. Nội dung của lễ hội 2.5.3. Đặc điểm của lễ hội 2.5.4. Phân loại lễ hội 2.5.5. Tác động qua lại giữa lễ hội và du lịch 2.5.6. Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hóa của con ngƣời 2.5.7. Thực trạng hoạt động lễ hội hiện nay. Lễ hội vật cầu ở Việt Nam Sinh viên: Ngô Thị Thùy 2 Lớp: VH1101
  3. Khóa luận tôt nghiệp CHƢƠNG 2: LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN 1. Hội vật cầu ở Việt Nam 2. Khái quát về lễ hội truyền thống ở Hải Phòng 3. Lễ hội vật cầu Kim Sơn truyền thống 3.1. Môi trƣờng tự nhiên – xã hội hình thành nên lễ hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 3.1.1.2. Khí hậu 3.1.1.3. Chế độ thủy văn 3.1.1.4. Tài nguyên đất 3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật 3.1.2. Điều kiện xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế 3.1.2.2. Chính trị - xã hội 3.1.2.3. Dân cƣ 3.2. Lịch sử hình thành lễ hội vật cầu Kim Sơn 3.3. Nội dung lễ hội 3.3.1. Lịch tổ chức lễ hội 3.3.2. Chuẩn bị lễ hội 3.3.3. Trình tự lễ hội 4. Lễ hội vật cầu Kim Sơn ngày nay 4.1. Lịch tổ chức lễ hội 4.2. Chuẩn bị lễ hội 4.3. Trình tự lễ hội 5. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội CHƢƠNG 3: KHAI THÁC LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN KIẾN THỤY 1. Thực trạng khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn Sinh viên: Ngô Thị Thùy 3 Lớp: VH1101
  4. Khóa luận tôt nghiệp 2. Đánh giá việc khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn phục vụ cho du lịch 2.1. Tác động tích cực 2.2. Tác động tiêu cực 3. Giải pháp khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn hiệu quả để phục vụ du lịch huyện Kiến Thụy 3.1. Tu bổ, cải tạo di tích đình Kim Sơn 3.2. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá cho phát triển du lịch 3.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 3.4. Nâng cao ý thức của ngƣời dân về du lịch 3.5. Tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn cho phần hội thêm phong phú 3.6. Một số kiến nghị KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh viên: Ngô Thị Thùy 4 Lớp: VH1101
  5. Khóa luận tôt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một ngành công nghiệp không khói có đóng góp to lớn vào thu nhập kinh tế quốc dân .Hiện nay du lịch đƣợc xem là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch dồi dào, đa dạng và phong phú. Nƣớc ta có điều kiện phát triển du lịch mạnh mẽ ở tất cả các loại hình du lịch nhƣ: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch mạo hiểm đặc biệt là du lịch văn hóa. Trong loại hình du lịch nhân văn, các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Hầu hết các di tích văn hóa lịch sử đều gắn liền với các lễ hội, các phong tục tập quán của cộng đồng, phản ánh cuộc sống lao động của con ngƣời tại các làng quê, gắn liền với việc tái hiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông, gắn với các danh nhân văn hóa của dân tộc. Đồng thời thông qua lễ hội còn phản ánh khát vọng trong đời sống tâm linh của con ngƣời, mang ý nghĩa giáo dục con ngƣời hƣớng tới cái chân - thiện - mỹ. Kiến thụy là một trong những huyện có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa của thành phố Hải Phòng: Ngƣợc dòng lịch sử về thế kỉ XVI vua Mạc Đăng Dung đã chọn mảnh đất Kiến Thụy (Kinh Dƣơng xƣa) làm nơi xây dựng kinh thành, trong lịch sử quân dân Kiến Thụy đã từng bắn rơi máy bay Mỹ. Vì thế mà hiện nay tại Kiến Thụy có rất nhiều di tích lịch sử phục vụ du lịch nhƣ: Khu tƣởng niệm nhà Mạc (Ngũ Đoan), đền Mõ ở xã Kiến Quốc Ngoài ra Kiến Thụy còn có các lễ hội rất hay và ý nghĩa nhƣ: lễ hội Rƣớc lợn Ông Bồ tại làng Kì Sơn - Tân Trào - Kiến Thụy, lễ hội Vật cầu Kim Sơn tại làng Kim Sơn - xã Tân Trào - Kiến Thụy, chùa Văn Hòa - Kiến thụy với lễ rƣớc Thành Hoàng làng Kiến Thụy là một huyện có tiềm năng du lịch nhân văn rất lớn cần khai thác triệt để. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay du lịch văn hóa tìm hiểu các lễ hội rất đƣợc ƣa chuộng. Tại Kim Sơn – Kiến Thụy có lễ hội Vật cầu Kim Sơn đã có từ rất lâu nhƣng do chiến tranh bi gián đoạn và trong những năm gần đây đã đƣợc Sinh viên: Ngô Thị Thùy 5 Lớp: VH1101
  6. Khóa luận tôt nghiệp khôi phục và phát triển. Lễ hội này gắn với địa danh Kim Sơn kháng Nhật làm cho nó có sức hút với du khách thập phƣơng tìm về với mảnh đất đã quật cƣờng chiến đấu trong thời kì kháng Nhật, tìm hiểu về con ngƣời Kim Sơn xƣa và nay có gì khác. Ngoài ra lễ hội đƣợc tổ chức rất công phu, mang nhiều ý nghĩa, phần hội vui vẻ và thú vị lôi cuốn ngƣời xem nhƣ hòa mình vào các trò chơi. Lễ hội là một hoạt động rất có ý nghĩa với đời sống của nhân dân xã Kim Sơn cũng nhƣ toàn huyện Kiến Thụy về một thời kì hào hùng chống giặc ngoại xâm. Thông qua lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết, chiến đấu xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.Việc khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn vào phát triển du lịch có ý nghĩa bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng. Lễ hội vật cầu Kim Sơn là một loại tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng khai thác tốt nhƣng hiện chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Là một ngƣời con của Kiến Thụy và là một ngƣời làm du lịch trong tƣơng lai em muốn cho du khách thập phƣơng biết đến lễ hội này và yêu mến nó.Vì vậy trong bài khóa luận này em sẽ giới thiệu cho mọi ngƣời biết đến lễ hội truyền thống độc đáo này để thêm yêu những lễ hội từ thời cha ông để lại và yêu mảnh đất Kiến Thụy hơn. Việc khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn mở ra cho Kiến Thụy một chƣơng trình du lịch mới trong đó kết hợp đƣợc các tiềm năng du lịch vốn có của địa phƣơng.Vì những lý do trên em đã chọn đề tài “Tìm hiểu và khai thác lễ hội Vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch huyện Kiến Thụy” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Lễ hội Vật cầu Kim sơn rất có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của ngƣời dân nơi đây. Hơn thế nữa nó rất mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử ,là một tài nguyên du lịch cần đƣợc khai thác. Thông qua bài khóa luận này em muốn tìm hiểu sâu hơn về lễ hội vật cầu Kim Sơn, tìm hiểu tiến trình phát triển của nó, tìm ra nét hay nét đẹp của lễ hội để khai thác phục vụ cho việc phát triển du lịch huyện Kiến Thụy - Hải Phòng. 3. Nhiệm vụ của đề tài Sinh viên: Ngô Thị Thùy 6 Lớp: VH1101
  7. Khóa luận tôt nghiệp Tổng kết, phân tích những lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Tìm hiểu sự khác nhau của lễ hội xƣa và nay. Nêu ý nghĩa văn hóa của lễ hội. Thực trạng khai thác lễ hội hiện nay. Giải pháp khai thác lễ hội hiệu quả để phục vụ du lịch. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là: lễ hội Vật cầu tại Kim Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu tìm hiểu về lễ hội vật cầu nói chung của Việt Nam, đi sâu vào khai thác lễ hội vật cầu tại Kim Sơn - Tân Trào - Kiến Thụy Hải phòng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu bằng nhiều phƣơng pháp: - Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu - Phƣơng pháp phân tích hệ thống để phân tích, nghiên cứu đánh giá các giá trị văn hóa của lễ hội và ảnh hƣởng của nó trong đời sống tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng. - Phƣơng pháp điền dã: xuống địa phƣơng tìm hiểu và nói chuyện với những nhân vật phụ trách và ngƣời dân địa phƣơng. 6. Nội dung và bố cục của khóa luận Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2. Lễ hội vật cầu Kim Sơn Chương 3. Khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch huyện Kiến Thụy. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 7 Lớp: VH1101
  8. Khóa luận tôt nghiệp CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Khái niệm du lịch Trong xu thế phát triển chung của thời đại, cùng nhịp sống hối hả bon chen, thêm vào đó là việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống nên du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển mạnh mẽ. Vậy du lịch bắt nguồn từ đâu? Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tornos” có nghĩa là đi một vòng. Sau khi ngƣời La Mã xâm chiếm Hy Lạp thì từ này đƣợc đổi thành “Tornus”. Trong quá trình phát triển của tiếng Anh và tiếng Pháp nó phát triển thành “Tourism” và “Tourisme”. Đầu tiên du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Khái niệm du lịch có thể đƣợc xác định nhƣ sau: “ Du lịch là một hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (I.I. Pirôgionic, 1985) Theo luật du lịch đã đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Sinh viên: Ngô Thị Thùy 8 Lớp: VH1101
  9. Khóa luận tôt nghiệp 2. Quan niệm về tài nguyên du lịch 2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và sự kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và nhân văn (văn hóa) có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, thăm quan hay du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dƣới ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Từ những điều trình bày trên đây có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch nhƣ sau : Tài nguyên du lịch là một tổng thể tự nhiên và năn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. 2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Quy mô hoạt động du lịch một vùng, quốc gia đƣợc xác định trên cơ sở khối lƣợng nguồn tài nguyên du lịch, quết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. 2.3.Đặc điểm và phân loại tài nguyên du lịch 2.3.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch -Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo, có sức hấp dẫn với du khách. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 9 Lớp: VH1101
  10. Khóa luận tôt nghiệp - Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình. - Tài nguyên du lịch dễ khai thác bởi tài nguyên có sẵn trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con ngƣời tạo nên do đó dễ khai thác, không tốn kém tiền vào đầu tƣ các tài nguyên. - Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau, tạo nên tính mùa vụ trong du lịch. - Tài nguyên du lịch đƣợc khai thác tại chỗ để tạo sản phẩm du lịch mà không di chuyển đƣợc. Đây chính là cơ sở để đƣa ra biện pháp quản lý, khai thác hiệu quả làm phát triển giá trị vốn có của tài nguyên du lịch. 2.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm - Tài nguyên du lịch tự nhiên : tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch : + Địa hình + Khí hậu + Nguồn nƣớc + Thực, động vật + Tài nguyên du lịch nhân văn + Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc + Các lễ hội + Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học + Các đối tƣợng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác. 2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn nói ngắn gọn là các đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du Sinh viên: Ngô Thị Thùy 10 Lớp: VH1101
  11. Khóa luận tôt nghiệp lịch bao gồm: Di tích lịch - sử văn hóa, lễ hội phong tục tập quán và các công trình đƣơng dại do hội đồng và con ngƣời sáng tạo có sức hấp dẫn du khách, có tác động giải trí, hƣởng thụ mang ý nghĩa thiết thực và đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ du lịch. 2.4.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn do con ngƣời tạo ra, hay nói cách khác nó là đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác biệt với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên : - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn., tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. - Việc tìm hiểu các đối tƣợng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thƣờng kéo dài một vài giờ , cũng có thể một vài phút. Do vậy trong khuôn khổ một chuyến du lịch ngƣời ta có thể hiểu rõ nhiều đối tƣợng nhân tạo. Tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Số ngƣời quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - Tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng tập trung ở các điểm quần cƣ và các thành phố lớn. - Ƣu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa vụ, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tƣợng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tài nguyên du lịch nhân tạo làm giảm nhẹ tính mùa vụ nói chung của dòng du lịch. - Sở thích của những ngƣời tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên di lịch nhân văn chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 11 Lớp: VH1101
  12. Khóa luận tôt nghiệp - Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn, có thể phân chia nhƣ sau: + Thông tin, ở giai đoạn này khách du lịch nhận đƣợc những tin tức chung nhất, có thể nói là mờ nhạt về đối tƣợng nhân tạo, thƣờng thông qua thông tin miệng hay các phƣơng tiện thông tin đại chúng. + Tiếp xúc: là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thƣờng với đối tƣợng, tuy chỉ lƣớt qua nhƣng là quan sát bằng mắt thực. + Nhận thức: khách du lịch làm quen với đối tƣợng cơ bản, đi sâu vào nội dung của nó, thời gian tiếp xúc lâu hơn. + Đánh giá, nhận xét: Với kinh nghiệm sống của bản thân về nhận thức, khách du lịch so sánh đối tƣợng này với đối tƣợng khác gần với nó. 2.4.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn Các nhà nghiên cứu phân tài nguyên du lịch nhân văn thành hai loại chính là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. • Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Gồm: + Di sản văn hoá thế giới vật thể. + Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phƣơng. + Các cổ vật và bảo vật quốc gia. + Các công trình đƣơng đại. • Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dƣợc cổ truyền, văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian. Gồm các dạng tài nguyên dƣới đây: Sinh viên: Ngô Thị Thùy 12 Lớp: VH1101
  13. Khóa luận tôt nghiệp + Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể. + Các lễ hội truyền thống. + Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền. + Văn hoá nghệ thuật. + Văn hoá ẩm thực. + Văn hoá ứng xử, phong tục, tập quán. + Thơ ca và văn học. + Văn hoá các tộc ngƣời. + Các phát minh, sáng kiến khoa học. + Các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện. 2.5. Lễ hội 2.5.1. Khái niệm lễ hội Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là dịp để con ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: Ngƣỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, giải quyết lo âu, những khao khát, ƣớc muốn mà cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội có từ thời kì xa xƣa, từ khi chƣa hình thành nhà nƣớc (tức là khi xã hội chƣa phân chia giai cấp) . Một nhà văn hóa ngƣời Nga đã cung cấp một sự kiến giải có tính nguyên lí về lễ hội. Ông viết "hội hè" đó là một hình thức nguyên sinh rất quan trọng của văn hóa nhân loại. Hội hè bao giờ cũng có hàm nghĩa sâu rộng, một thế giới quan rõ ràng. Theo ông không có một khâu nào trong toàn bộ quá trình lao động "Tự thân chúng có thể trở thành hội hè" hay hiểu một cách khác, lễ hội không chỉ xuất phát thuần túy từ quá trình lao động, từ phƣơng tiện vật chất mà trƣớc hết từ mục tiêu cao nhất của sự tồn tại nhân sinh tức là từ thế giới tinh thần, tƣ tƣởng, lý tƣởng sống. 2.5.2. Nội dung của lễ hội Nội dung lễ hội bao gồm 2 phần : phần lễ và phần hội Sinh viên: Ngô Thị Thùy 13 Lớp: VH1101
  14. Khóa luận tôt nghiệp •Lễ : Lễ đƣợc giải thích theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh giấu, kỷ niệm, một sự vật, một sự kiện nào đó có ý nghĩa. Trong các nghi thức toát lên những yếu tố mang tính chất tâm linh thể hiện sự cầu mong. Đó chính là những giải pháp tâm lý mang tính chất huyền bí mà con ngƣời đặt ra. Trong lễ chủ yếu các nghi thức liên quan đến hoạt động cầu mùa, cầu an, mong cho mọi vật đều đƣợc phát triển, con ngƣời ngày càng có cuộc sống thịnh vƣợng. Cho nên lễ hội là phần đạo của con ngƣời, nó chi phối mọi suy nghĩ và hoạt động của con ngƣời. Theo Giáo Sƣ Hà Văn Tấn “lễ là các nghi lễ liên quan đến tôn giáo”, lễ là hành vi cúng tế tổ tông, cầu phúc, lễ bao quát mọi hành vi ứng xử của xã hội. “ Lễ ” vẫn giữ đƣợc một phƣơng diện nguyên thủy của nó, là hình thức biểu thị mối quan hệ giữa con ngƣời với môi sinh tự nhiên của nó. Hiểu theo nghĩa từ, là biểu thị một sự tôn kính, một sự “ bầy tỏ kính ý” với một đối tƣợng nào đó. Sự kính trọng đƣợc thể hiện trong những mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời hoặc giữa ngƣời với tự nhiên. Sự “kính ý” chỉ là cái ý tƣởng, còn “bầy tỏ kính ý” là sự khác thể hóa “kính ý” để đối tƣợng nhận sự kính ý có thể nắm đƣợc. Nói cách khác, là sự cụ thể hóa các ý tƣởng để nó trở thành hiện thực, có thể tri giác bằng các hành động mang “tính biểu tƣợng” hoặc toàn bộ các hệ thống biểu tƣợng (vật thay thế) để nhận ra các giá trị mang tính trừu xuất. Toàn bộ sự kính ý đó đƣợc biểu thị qua các phƣơng diện sau đây: - Trƣớc hết, ở thái độ xã hội (của cá nhân hoặc nhóm) thông qua các hành động hoặc vật biểu thị mang “tính biểu tƣợng”. Đó là vẻ mặt (diện mạo), giọng nói (ngữ điệu), hình thức nói (ngữ ngôn), dáng điệu (tƣ thế), cử chỉ, điệu bộ và cả kể phục trang, đầu tóc, dày dép Tóm lại, đó là những biểu thị bằng đích thực cơ thể ngƣời. - Thứ đến , là những nghi thức ứng xử bằng “nghi lễ” vật chất hoặc tinh thần, bao gồm toàn bộ “nghi vật” và “nghi trƣợng”. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 14 Lớp: VH1101
  15. Khóa luận tôt nghiệp - Lễ đƣợc thực hành theo hai trình độ: Lễ (lễ phép) trong sinh hoạt thƣờng ngày và Lễ (cuộc lễ) nhân có những sự kiện xã hội đặc biệt. •Hội: đƣợc xem nhƣ một hoạt động có đông đảo ngƣời tham dự tạo ra những niềm vui theo những phong tục hoặc những dịp có liên quan tới những kỷ niệm của cộng đồng. Hội chính là phần đời của con ngƣời, có những hoạt động màu sắc, âm thanh, không khí của lễ hội. Hội phải thỏa mãn những yếu tố sau : + Tập trung đông ngƣời trong một địa điểm và vui chơi với nhau (có các trò chơi). + Đƣợc tổ chức từ một sự tích, một sự kiện nổi bật liên quan đến cộng đồng. + Hội là đem lại những lợi ích tinh thần cho mọi thành viên trong việc tổ chức và mục đích của lễ hội. + Trong hội có nhiều trò vui và diễn tả những phần thực của sự tích. Khi nói đến lễ hội cổ truyền ngƣời ta nói tới phần đạo và phần ngƣời trong hoạt động xã hội. Ở đó các nghi thức rất cụ thể và sinh động. Nó vừa mang tính chất đời thƣờng đồng thời cũng đƣợc thần thánh hóa. Vì vậy lễ hội diễn ra có sức hấp dẫn kỳ lạ. Con ngƣời đƣợc hòa quyện vào thiên nhiên, để chơi, để quên đi những nhọc nhằn vất vả và hƣớng tới niềm vui trong tƣơng lai. •Mối quan hệ giữa lễ và hội : - Lễ hội có một mối quan hệ tƣơng hỗ trong sự thống nhất. - Lễ và hội là hai yếu tố lúc tách rời nhau dễ nhận thấy là một bên thiêng liêng một bên tục, một bên là phần đạo, một bên phần đời. Đó là sự tách biệt dễ nhận thấy. Nhƣng trong quá trình vận động thì hai yếu tố này đã xâm nhập vào nhau, gắn bó với nhau, trong lễ có hội và trong hội có lễ. •Thời gian lễ hội Lễ hội xuất hiện vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động, chuẩn bị bƣớc sang một chu kì mới. Lễ hội tập trung nhất vào mùa xuân, ngoài ra còn có nhiều lễ hội tổ chức vào mùa thu. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 15 Lớp: VH1101
  16. Khóa luận tôt nghiệp Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lƣu ý những đặc điểm sau : - Tính thời gian của lễ hội : các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Các lễ hội thƣờng diễn ra vào mùa xuân. - Quy mô của lễ hội : các lễ hội có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra ở địa bàn rộng, có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phƣơng. - Các lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức tại những di tích lịch sử văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. 2.5.3. Đặc điểm của lễ hội Ở bất kì thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ mùa nào cũng có lễ hội. Lễ hội tạo ra tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự hòa quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng. Lễ hội mang những đặc điểm sau : • Lễ hội là thời điểm mạnh (thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng) của đời sống cộng đồng. - Tính quần thể: Lễ hội lôi cuốn mọi lứa tuổi, mọi lớp ngƣời đến tham dự. - Tính hoành tráng: Không gian lễ hội rộng, hoạt động của lễ hội phong phú, đa dạng. - Tính biểu dƣơng : Lễ hội là dịp biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng. - Tính thiêng: Muốn hình thành lễ hội bao giờ cũng phải tìm đƣợc một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Đó là ngƣời anh hùng đánh giặc bị thƣơng, ngã xuống mảnh đất ấy lập tức mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi ngƣời anh hùng bỗng nhiên hiển thánh, bay về trời, cũng có khi đó chỉ là một bờ sông. - Tính đƣơng đại Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đƣơng đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phƣơng tiện kỹ thuật mới nhƣ radio, cassete, video, tăng âm, Sinh viên: Ngô Thị Thùy 16 Lớp: VH1101
  17. Khóa luận tôt nghiệp micro đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội đƣợc thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, đƣợc cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý. • Lễ hội là một hiện tƣợng văn hóa dân gian tổng thể. - Là tổng hòa của hai yếu tố Lễ và Hội, linh thiêng và trần tục, trật tự và hỗn độn. - Là hình thức tổng hòa văn hóa , nghệ thuật, lịch sử, văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trò chơi dân gian. • Lễ hội là một hình thức diễn xƣớng tâm linh. - Từ thế giới hiện thực vƣơn lên thế giới biểu tƣợng linh thiêng. - Thỏa mãn ƣớc vọng vƣơn tới sự hòa đồng giữa con ngƣời với thiên nhiên với cội nguồn. 2.5.4. Phân loại lễ hội • Có rất nhiều cách để phân loại lễ hội, theo cuốn : "cơ sở văn hóa Việt Nam" của Giáo Sƣ Trần ngọc Thêm phân loại lễ hội căn cứ vào mục đích, cấu trúc của văn hóa có thể phân biệt 3 loại lễ hội. - Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên(gồm có lễ hội cầu mƣa, lễ hội xuống đồng, lễ hội tắm trâu, lễ hội cơm mới, lễ hội đua thuyền , hội chọi trâu) - Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong môi trƣờng xã hội: lễ hội kỷ niệm những anh hùng có công dựng nƣớc và giữ nƣớc nhƣ hội đền Hùng, hội Gióng, hội đền Hai bà Trƣng, hội đền Nguyễn Bỉnh Khiêm, hội đền Trần - Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng các lễ hội tôn giáo và văn hóa nhƣ hội chùa Hƣơng, chùa Thầy, chùa Tây Phƣơng • Một số nhà nghiên cứu khác phân loại nhƣ sau : - Hệ thống lễ hội dân gian truyền thống Sinh viên: Ngô Thị Thùy 17 Lớp: VH1101
  18. Khóa luận tôt nghiệp Các lễ hội đã hình thành, tồn tại và phát triển trong lịch sử đó là kho tàng văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt Nam, mang dấu ấn những giai đoạn phát triển của mỗi địa phƣơng và cả dân tộc trong tiến trình lịch sử. Những lễ hội này gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của các tầng lớp dân cƣ ở các địa phƣơng khác nhau về thời gian những lễ hội này xuất hiện và tồn tại trƣớc năm 1945. Với số lƣợng đồ sộ và nội dung phong phú tạo lên giá trị to lớn trong kho tàng di sản văn hóa cực kì quí báu của dân tộc. Kho tàng này đã và đang đƣợc khai thác đầy đủ phục vụ những mục đích khác nhau của đất nƣớc trong thời kì đổi mới. Có thể nói lễ hội dân gian truyền thống là cốt lõi của kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc ta, cần phải tiếp tục đầu tƣ, nghiên cứu và khai thác đúng hƣớng để đạt hiệu quả nhiều mặt. - Những lễ hội hiện đại Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 những lễ hội hiện đại ra đời, nội dung và tính chất lễ hội hiện đại chủ yếu gắn với các nhân vật và sự kiên lịch sử liên quan đến cách mạng và kháng chiến với các chiến công do Đảng Công Sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại lãnh đạo. Lễ hội hiện đại còn là những hoạt động văn hóa mang tính kỷ niệm, tƣởng niệm các danh nhân, các anh hùng dân tộc, các sự kiện chính trị quân sự, văn hóa xã hội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Với nội dung và sự tham gia của các thành tố hiện đại, lễ hội hiện đại luôn phản ánh trình độ phát triển của đất nƣớc và xã hội và thời kì tổ chức lễ hội, đồng thời phản ánh xu thế phát triển chung của thời đại. - Những lễ hội văn hóa thể thao và du lịch Là những lễ hội hiện đại, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch xuất hiện trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Là hoạt động văn hóa xã hội mang tính kinh tế phản ánh trình độ và khả năng cùng các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế đất nƣớc trong giai đoạn mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 2.5.5. Tác động qua lại giữa lễ hội và du lịch Lễ hội ra đời không vì mục đích du lịch nhƣng lại mang tính du lịch rõ nét. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua những điểm sau: Sinh viên: Ngô Thị Thùy 18 Lớp: VH1101
  19. Khóa luận tôt nghiệp - Lễ hội lôi kéo ngƣời dân từ nơi khác đến - Lễ hội có lịch lễ hội và hành trình lễ hội. Nó phản ánh tính mùa vụ trong du lịch - Tính du lịch còn thể hiện ở hoạt động di chuyển, lƣu trú tạm thời của ngƣời khách, hoạt động đảm bảo nhu cầu về dự lễ hội của địa phƣơng, mục đích chuyến đi của khách dự hội là trảy hội kèm theo những mục đích khác nhƣ thƣởng ngoạn, khám phá, nghiên cứu Do vậy lễ hội và du lịch có sự tác động qua lại lẫn nhau: • Tác động của du lịch đến lễ hội - Tác động tích cực + Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thống kê, đầu tƣ cho khôi phục nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống + Thông qua việc tham quan của du khách tạo sự kính trọng của du khách với những phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, ngƣời dân sẽ tự hào hơn về truyền thống văn hóa. Họ nhận thức rõ về việc bảo tồn các giá trị về lễ hội và phong tục, tập quán truyền thống. + Việc bảo tồn, phát triển những loại hình văn hóa nghệ thuật; những giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung, những làng nghề, những món ăn, đồ uống truyền thống cũng góp phần làm cho giá trị văn hoá của lễ hội thêm đa dạng, đặc sắc , hấp dẫn và bảo tồn các thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp. + Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, đóng góp vào ngân sách chung của đất nƣớc. - Tác động tiêu cực + Do các lễ hội thƣờng diễn ra trong thời gian ngắn, mang tính mùa vụ, lƣợng dân cƣ và du khách đến tham dự đông. Nếu không đƣợc tổ chức quản lý, khai thác không khoa học, chặt chẽ sẽ gây ra những tác động tiêu cực: Du khách vứt, xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trƣờng, trộm cắp, cƣớp giật Sinh viên: Ngô Thị Thùy 19 Lớp: VH1101
  20. Khóa luận tôt nghiệp + Hiện tƣợng thƣơng mại hóa lễ hội ngày càng phổ biến làm lễ hội cổ truyền bị biến tƣớng, thay đổi về bản chất, mất đi giá trị nhân văn vốn có. + Giá cả các dịch vụ bán tại lễ hội thƣờng cao hơn nhiều so với giá trị thực đã làm cho lễ hội bị thƣơng mại hóa, mất đi giá trị vui nhộn, linh thiêng và giáo dục của lễ hội. + Thông qua gặp gỡ, giao tiếp với du khách làm cho nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao, nhƣng cũng có sự lai căng văn hóa làm mất đi nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. • Tác động của lễ hội đến du lịch - Tác động tích cực Việc tổ chức các lễ hội không chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách mà còn là dịp để giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tôn vinh, nhớ ơn ngƣời có công với quê hƣơng đất nƣớc và tôn vinh, giữ gìn các giá trị đạo đức của địa phƣơng nhƣ: ôn lại, khôi phục lại các giá trị văn hóa nghệ thuật, các trò chơi dân gian, nghệ thuật sản xuất nghề thủ công Đầu tƣ tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là những yếu tố nuôi dƣỡng quan trọng để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Lễ hội là một tài nguyên du lịch rất có tiềm năng. Việc đƣa lễ hội vào hoạt động du lịch làm phong phú loại hình du lịch, tăng doanh thu của ngành. - Tác động tiêu cực Việc phát triển không đúng hƣớng của các lễ hội dễ làm nảy sinh nhiều bất cập trong ngành du lịch. Tại một số lễ hội không có sự quản lý chặt chẽ thƣờng diễn ra hiện tƣợng mê tín di đoan, buôn thần bán thánh làm ảnh hƣởng đến không gian của lễ hội, mất uy tín của ngành du lịch, ảnh hƣởng trực tiếp đến du khách. 2.5.6. Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống văn hóa của con người - Lễ hội cổ truyền Việt Nam là sản phẩm của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Chính vì vậy nó có ý nghĩa to lớn về tinh thần và vật chất trong cộng đồng. Lễ hội chứa đựng những giá trị to lớn về liên kết cộng đồng. Ở giá trị này qua lễ hội con Sinh viên: Ngô Thị Thùy 20 Lớp: VH1101
  21. Khóa luận tôt nghiệp ngƣời đƣợc gần gũi, hiểu biết và quý mến nhau. Thông qua đó cộng đồng làng xã đƣợc khẳng định một cách vững chắc. Mối quan hệ làng xã đƣợc nâng lên sau mỗi dịp hội làng, sự hiểu biết giữa các dân tộc đƣợc tăng lên, sự chia sẻ củng cố giữa các thành viên trong làng xã, các địa phƣơng ngày càng đƣợc củng cố và phát triển. - Lễ hội còn là dịp tƣởng nhớ đến các vị anh hùng có công với đất nƣớc, giúp cho thế hệ sau hiểu về truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc, yêu mến quê hƣơng đất nƣớc và thêm kính trọng các bậc cha ông, tổ tiên xƣa. - Giá trị cộng đồng Ngày hội là dịp biểu thị sức mạnh cộng đồng, cũng là dịp thể hiện các mối quan hệ, ứng xử, giao tiếp ở cả ba chiều: cá nhân - cá nhân, cá nhân - cộng đồng, cộng đông - cá nhân. Với cộng đồng đây là cơ hội thuận tiện để biểu dƣơng và chứng minh uy lực của mình. Với cá nhân đây là dịp "cái tôi vô danh" hòa nhập vào "cái ta chung". Mỗi thành viên bày tỏ thái độ của mình hƣởng ứng và tham dự ở các mức độ tình cảm và thái độ với cộng đồng mình sống và gắn bó. - Giá trị cân bằng đời sống tinh thần Ngày nay khi đời sống vật chất ngày càng phát triển, thêm vào đó con ngƣời luôn phải sống trong khuôn phép, không đƣợc thả lỏng, đời sống tinh thần bị hạn chế vì thế họ đã tìm đến lễ hội để cân bằng đời sống tâm linh, tình cảm, hòa đồng với tình yêu con ngƣời. Do đó những nỗi niềm băn khoăn, những nguyện vọng về đời sống hiện tại và tƣơng lai, cũng nhƣ sinh hoạt đời thƣờng đƣợc thể hiện một cách sinh động và cô đúc dƣới dạng biểu tƣợng trực tiếp nghệ thuật hay nghi lễ, trang nghiêm hay trần tục trong các lễ thức trò chơi hay trò diễn cùng các cuộc đua tài. 2.5.7. Thực trạng của hoạt động lễ hội hiện nay Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nƣớc ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các Sinh viên: Ngô Thị Thùy 21 Lớp: VH1101
  22. Khóa luận tôt nghiệp ngành dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hội đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, phản cảm nhƣ: mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của ngƣời quản lý và ý thức của ngƣời tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi ứng xử chƣa văn hóa đối với một số lễ hội; các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ: mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trƣờng, an ninh trật tự không đảm bảo, thƣơng mại hóa lễ hội có chiều hƣớng phát triển Thực trạng này đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. GS - TS Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, nói khi trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên đã nhấn mạnh: “Đến dự lễ hội để tƣởng nhớ công ơn của tổ tiên, tôn vinh ngƣời có công với dân, với nƣớc là đạo lý, là nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Ðến dự lễ hội để đƣợc vui chơi, giải trí, đƣợc bồi đắp đời sống tinh thần một cách bổ ích và phong phú là điều cần đƣợc tôn trọng, khuyến khích. Song, biến lễ hội thành nơi thực hành “mê tín, dị đoan”, hay chạy theo lợi nhuận mà lấy mục đích kinh tế thay cho mục đích văn hóa lại là điều phải chấn chỉnh kịp thời”. Tiểu kết chƣơng Trong xu thế phát triển chung của nhân loại thì du lịch là một nhu cầu rất cần thiết đối với con ngƣời. Du lịch ngày càng phát triển với nhiều loại hình du lịch mới nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa Và lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa có giá trị cho việc khai thác để phát triển du lịch. Lễ hội vật cầu Kim Sơn là một lễ hội gắn liền với đời sống của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Nó không chỉ là một cuộc vui chơi giải trí, là nơi thử sức, thi tài mà còn là nơi ngƣời dân gửi gắm tâm tƣ tình cảm của mình thông qua các nghi lễ cầu rƣớc. Lễ hội mang đậm chất dân gian truyền thống. Vì thế việc tìm hiểu, phát triển lễ hội là việc rất cần thiết để bảo tồn văn hóa dân tộc. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 22 Lớp: VH1101
  23. Khóa luận tôt nghiệp CHƢƠNG 2 LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN 1. Hội vật cầu ở Việt Nam Theo khảo cứu thì hội vật cầu xuất hiện ở nƣớc ta từ rất lâu, nó đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong dân gian , không đƣợc lƣu thành văn bản chính thức bởi nó chƣa có dịp thể chế hóa hoạt động văn hóa, nhƣng đã trở thành truyền thống lâu đời trong đời sống lễ hội. Do đời sống của ngƣời Việt cổ nằm cạnh các dòng sông, nền văn hóa lúa nƣớc nên các hoạt động của họ đều gắn liền với nƣớc. Từ xƣa ngƣời ta đã nhận thấy tầm quan trọng của nƣớc trong hoạt động canh tác nên đã đắp mƣơng làm thủy lợi, dẫn nƣớc vào đồng ruộng. Nhƣng nhƣ vậy chƣa đủ để việc trồng trọt diễn ra một cách suôn sẻ, mùa vụ vẫn bị đe dọa bởi các yếu tố thiên tai, dịch bệnh. Con ngƣời không thể chế ngự đƣợc thiên nhiên, họ cho rằng có các vị thần tự nhiên cai quản việc hô mƣa, gọi gió và nếu làm những vị thần này phật ý thì họ sẽ giáng tai họa xuống làm cho mùa vụ thất bát, đời sống khổ cực. Vì vậy họ đã thờ và tôn kính các vị thần này nhƣ những đấng cao cả mà ngƣời ta gọi là thần linh có thế lực siêu nhiên. Từ đó mà các nghi lễ rƣớc nƣớc, cầu mƣa để gửi gắm những mong muốn, ƣớc nguyện của họ tới các vị thần đƣợc ra đời. Vật cầu là một trong những nghi thức cầu, rƣớc của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc nhằm rèn luyện sức khỏe, mang ý nghĩa văn hóa phồn thực gắn liền với đời sống canh tác. Ngoài những ý nghĩa đó vật cầu đƣợc coi là một trò chơi thể thao mang tính trí tuệ và thể lực, nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai chống lại với thiên nhiên khắc nghiệt đồng thời có sức khỏe trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Có nơi thì vật cầu, có nơi thì cƣớp cầu nhƣ một trò chơi có ý nghĩa cầu mùa. Ở Việt Nam hội vật cầu đƣợc tổ chức ở một số nơi nhƣ: Hội vật cầu ở thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng đƣợc tổ chức từ mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng âm lịch. Vật cầu ở Đồ Sơn không rõ có tự bao giờ, nhƣng theo các cụ cao tuổi vùng này kể lại: Sau khi đánh thắng giặc phƣơng Bắc, bà Lê Chân đƣợc Hai Bà Trƣng giao nhiệm Sinh viên: Ngô Thị Thùy 23 Lớp: VH1101
  24. Khóa luận tôt nghiệp vụ trấn giữ miền Duyên hải, bà ra sức cho dân chúng vùng này đắp đƣờng cho quân lính đi lại tuần tra canh gác. Dân chúng hƣởng ứng nhiệt tình. Họ cùng nhau chặt tre, phá vƣờn để hoàn thành sớm những con đƣờng trƣớc thời gian quy định. Những ngày đắp đƣờng nhƣ thế, lúc giải lao, dân chúng thƣờng lấy những củ chuối to ở các mảnh vƣờn vừa phá, thách đố nhau bê chạy từ chỗ này đến chỗ khác, xem ai nhanh hơn. Từ đó, mỗi khi xuân về, Tết đến, dân vùng này lại tụ tập diễn lại tích trò đặc biệt. Ngày nay, vật cầu ở Đồ Sơn dƣờng nhƣ đƣợc phổ biến rộng rãi hơn. Vào những ngày Tết. Ngoài những lời thăm hỏi tốt lành, ngƣời Đồ Sơn vẫn không quên dự những hội làng cổ truyền và hiện đại trong đó có hội vật cầu. Ở hội làng Yên Xá, thị xã Bắc Ninh thì quả cầu đƣợc làm bằng gỗ sơn đỏ đƣợc thờ ở hậu cung đình làng, đến ngày hội thì đem ra cƣớp đƣa về hai lỗ chiêm và mùa để cầu mùa lúa là chính. Hội cƣớp cầu thuộc miền hạ Yên Thế, nay là huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đƣợc tổ chức để mừng xuân. Hình thức tổ chức tùy theo làng lớn, làng nhỏ mà cách làm khác nhau. Làng nhỏ chia làm 2 giáp, làng vừa thì 4 giáp, theo lƣợng ngƣời mà phân chia. Ðịa điểm tổ chức cƣớp cầu có khi là sân đình là bãi rộng cửa đình, bãi rộng bên đình và quả cầu đƣợc sơn son thiếp vàng, màu sắc rực rỡ, hấp dẫn. Cuối cùng trai đinh giáp nào cƣớp đƣợc cầu, ôm lấy, chạy vào đặt đƣợc trong đình là thắng cuộc. Ở xã Phù Ninh, huyện Gia Lâm, Hà Nội có trò cƣớp cầu đƣa vào giỏ đan tre thùng chôn đƣợc trống ở hai đầu sân đình. Hội làng Gừa đƣợc tổ chức vào ngày 4 tháng 1 âm lịch tại làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Quả cầu bằng gỗ, kích thƣớc xấp xỉ nhƣ quả bóng chuyền ngày nay, đƣợc sơn son thếp vàng và trang trí vẽ mây sóng trên bề mặt. Quả cầu đƣợc tung lên cƣớp chứ không phải ném và giỏ hay vào lỗ, đội nào thắng sẽ đƣợc vào cung hồi trống, tế thánh khai hội và họ tin rằng mọi ƣớc nguyện cũng sẽ linh ứng. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 24 Lớp: VH1101
  25. Khóa luận tôt nghiệp Trong lễ hội đảo vũ của xã Thạch Trực, tỉnh Vĩnh Phúc có trò cƣớp dừa thay cho cƣớp quả cầu son. Ngƣời nào cƣớp đƣợc quả dừa thiêng đầy ắp nƣớc thì phải luồn nhanh ra khỏi đám đông, lao thẳng ra ao nƣớc cửa đình làng, ném quả dừa xuống nƣớc. Đó là một nghi lễ, nghi thức cầu mƣa. Mỗi lễ hội có một hình thức tổ chức và ý nghĩa khác nhau nhƣng chúng đều mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, cần bảo tồn và phát huy. 2. Khái quát về lễ hội truyền thống ở Hải Phòng Tới thăm Hải Phòng vào mùa xuân, quý khách có thể tham dự nhiều lễ hội, thăm các di tích lịch sử. Vào mùa hè, tham gia những chuyến du lịch và vui chơi giải trí. Mùa thu, tham dự hội chọi trâu hay những làng nghề truyền thống. Mùa đông, đến với thú vui leo núi, thăm các hang động hay kên núi Voi Hải phòng là thành phố có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng. Mỗi lễ hội mang một sắc thái, màu sắc và ý nghĩa riêng biệt, chủ yếu lễ hội ở Hải Phòng mang sắc thái là một ngày hội với các trò chơi dân gian mang đăc trƣng của vùng đất nông nghiệp với nhũng tích xƣa. Sau đây là một số lễ hội đặc trƣng của Hải Phòng Thời gian diễn ra lễ STT Tên lễ hội Địa điểm tổ chức hội Hội chọi trâu Đồ Ngày mồng 9 tháng 8 1 Đồ Sơn – Hải Phòng Sơn hàng năm Từ ngày 8 đến ngày Quận Lê Chân, thành 2 Hội đền nghè 10 tháng 2 âm lịch phố Hải Phòng Từ ngày 12 đến 14/2 Huyện An Lão - 3 Lễ hội núi Voi thành phố Hải Phòng Hội đền Trạng - Ngày 28/11 âm lịch Khu di tích đền Trạng 4 Nguyễn Bỉnh hằng năm. huyện An Lão, thành Khiêm phố Hải Phòng Sinh viên: Ngô Thị Thùy 25 Lớp: VH1101
  26. Khóa luận tôt nghiệp Hội đu xuân ở Thủy Nguyên- Hải 5 Tết Nguyên Đán Thủy Nguyên Phòng Từ ngày 4 đến ngày 6 Lễ hội xuống Làng chài Trân Châu 6 tháng 1 (âm lịch) biển -Cát Bà – Hải Phòng hàng năm. Quận Hồng Bàng – 7 Hội đình Hạ 20/08 Âm lịch Hsải Phòng. Đình Dƣ Hàng, xã Hội đình Dƣ Ngày 18 tháng 2 âm 8 Dƣ Hàng Kênh, Hàng lịch hàng năm huyện An Hải Đền An Lƣ thuộc xã 9 Hội đền An Lƣ Ngày 11-11 âm lịch An Lƣ, huyện Thủy Nguyên –Hải Phòng Lễ hội ở Hải Phòng ngoài những đặc điểm riêng cũng mang những nét chung của lễ hội làng Việt. Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhƣng bao giờ cũng hƣớng tới một một đối tƣợng linh thiêng cần đƣợc suy tôn nhƣ những vị anh hùng chống ngoại xâm, những ngƣời có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tƣ tƣởng uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu đƣợc công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hƣơng, đất nƣớc của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nƣớc ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất nhƣ một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 26 Lớp: VH1101
  27. Khóa luận tôt nghiệp Phần lớn các lễ hội thƣờng gắn với sự kiện lịch sử, tƣởng nhớ ngƣời có công với nƣớc trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thƣờng mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thƣợng võ nhƣ hội vật cầuSự phong phú của lễ hội ở Hải Phòng vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhƣng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. - Thời gian mở hội, thƣờng đƣợc tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc ngƣời dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho ngƣời đi dự hội. - Một số đặc điểm của lễ hội + Tính thiêng Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra đƣợc một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Đó là ngƣời anh hùng đánh giặc bị tử thƣơng, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức đƣợc mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một ngƣời anh hùng bỗng dƣng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác ngƣời chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một ngƣời có công với làng với nƣớc, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có ngƣời chữa bệnh, có ngƣời dạy nghề, có ngƣời đào mƣơng, có ngƣời trị thủy, có ngƣời đánh giặc ). Song, những ngƣời đó bao giờ cũng đƣợc "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của ngƣời dân.Nhân dân tin tƣởng những ngƣời đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời ngƣời đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc mà còn có thể giúp họ vƣợt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng nhƣ tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. + Tính cộng đồng Sinh viên: Ngô Thị Thùy 27 Lớp: VH1101
  28. Khóa luận tôt nghiệp Lễ hội chỉ đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nƣớc. + Tính địa phƣơng Lễ hội đƣợc sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phƣơng của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng + Tính cung đình Đa phần các nhân vật đƣợc suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của ngƣời Việt, là các ngƣời đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xƣa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hƣơng, đến rƣớc kiệu đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho ngƣời tham gia cảm thấy đƣợc nâng lên một vị trí khác với ngày thƣờng, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của ngƣời dân. + Tính đƣơng đại Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đƣơng đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phƣơng tiện kỹ thuật mới nhƣ rađio, cassete, video, tăng âm, micro đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội đƣợc thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, đƣợc cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 28 Lớp: VH1101
  29. Khóa luận tôt nghiệp Ngoài ra tại các lễ hội còn có nghệ thuật diễn xƣớng, nghệ thuật tạo hình và trang trí, nghệ thuật âm nhạc, ca múa tạo lên sự phong phú đặc sắc cho lễ. 3. Lễ hội vật cầu Kim Sơn truyền thống 3.1.Môi trường tự nhiên - xã hội hình thành nên lễ hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình •Vị trí địa lý Huyện Kiến Thụy nằm về phía Đông Nam cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20 km. Diện tích là 10.753 ha, dân số 126.046 ngƣời, gồm 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn (tính đến tháng 4 năm 2009). Bắc và Tây Bắc huyện giáp quận Dƣơng Kinh và quận Kiến An; Đông và Đông Nam giáp quận Đồ Sơn và vịnh Bắc bộ; Nam và Tây Nam giáp huyện Tiên Lãng; Tây giáp huyện An Lão. Huyện lỵ đóng tại thị trấn núi đối. Huyện đƣợc bao bọc bởi gần 27km bờ biển, các con sông Đa Độ và Văn Úc có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế chính trị lẫn quốc phòng an ninh. Sông Đa Độ là sông có ý vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng của Kiến Thụy mà còn của các địa bàn An Lão, Kiến An, Đồ Sơn. • Địa hình Với diện tích 107.53 km2, huyện Kiến Thụy là vùng đất quy tụ đƣợc 4 lọai địa hình cơ bản nhƣ: Đồi, đồng bằng, bờ và đáy biển dƣợc phân thành 2 nhóm chính là nhóm địa hình lục địa ven bờ và nhóm địa hình bờ - đáy biển. Toàn bộ địa hình cơ bản trên lại đƣợc phân bố trong một không gian lục địa - biển của vùng cửa sông châu thổ Văn Úc - Thái Bình. Do vậy, địa hình huyện Kiến Thụy khá phong phú về kiểu loại, đa dạng về nguồn gốc 3.1.1.2. Khí hậu Kiến Thụy mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hƣởng của biển hình thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm nhiều bão vào tháng 4 – tháng 10. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 29 Lớp: VH1101
  30. Khóa luận tôt nghiệp + Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22ºC - 23ºC. Cao nhất vào tháng 6 và tháng 7, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12. + Lƣợng mƣa trung bình trên một năm: 1500 – 2000mm + Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm 82% - 85 % + Chế độ gió mùa thay đổi theo mùa. Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió Nam và Đông Nam. + Bão và giông tập trung trong tháng 5 đến tháng 9. Bình quân hàng năm chiụ ảnh hƣởng trực tiếp từ 1 đến 2 cơn bão, gián tiếp từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào biển Đông. Bão thƣờng kèm theo mƣa, lũ gây úng lụt và sạt lở đê điều. 3.1.1.3. Chế độ thủy văn Huyện Kiến Thụy là vùng đất nằm tiếp giáp sông Văn Úc ở phía nam đoạn chảy qua huyện dài 14.75 km. Giữa huyện là sông Đa Độ có nhiều khúc uốn, đoạn chảy qua địa bàn huyện dài 29km. Ngoài ra phía Đông và Đông Nam huyện còn nhiều khúc sông, lạch triều nhƣ sông He, sông Sàng, sông Cốc Liễn đều đã bị ngăn chặn dòng chảy bằng các con đập có cống hoặc không có cống thông thƣơng với sông, biển tự nhiên. Những sông lạch này của huyện đã từng là nơi giao tranh quyết liệt của tƣớng quân Nguyễn Hữu Cầu thủa trƣớc. Một số nhánh sông nhỏ ở phía nam huyện Đa Ngƣ cũng đã bị chặn bởi các đê ngăn lũ, chỉ đƣợc chảy qua sông Văn Úc qua hệ thống cống hoặc đã bị đắp chặn hoàn toàn. Kiến Thụy có hai dòng sông lớn chảy qua: + Sông Văn Úc chảy qua địa bàn có chiều dài 14,75 km có chiều rộng trung bình trên dƣới 100m, sâu trung bình 4m, lƣu lƣợng trung bình 120m3/s. Từ năm 1936 đào sông Mới, sông Văn Úc nhận thêm nƣớc của sông Hồng,qua sông Luộc vào sông Mới đổ vào sông Văn Úc và trở thành nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu. Do nhận nguồn nƣớc từ sông Hồng, hoạt động của sông Văn Úc ngày càng mạnh, hàm lƣợng phù sa bồi sông Văn Úc tới 9 triệu tấn, tạo xu thế nâng cao bãi bồi thấp ở cửa sông. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 30 Lớp: VH1101
  31. Khóa luận tôt nghiệp + Sông Đa Độ có chiều dài qua địa bàn Kiến Thụy hơn 20 km, là con sông trữ lƣợng nƣớc ngọt cho thành phố, hiện nay cung cấp nƣớc cho nhà máy nƣớc cầu Nguyệt, nhà máy nƣớc Đồ Sơn, lƣợng nƣớc sử dụng lên tới 120000m3/ ngày. So với các huyện khác của thành phố nằm gần hệ thống sông Hồng, điều kiện địa chất tuy đang trong tình trạng sụt chìm song đƣợc bồi tích của hệ thống sông Hồng. Kiến Thụy có đƣợc mặt lợi thế về mặt địa chất thủy văn. 3.1.1.4. Tài nguyên đất Kiến Thụy có tổng diện tích tự nhiên là 10.753 ha, chủ yếu đất dùng cho sản xuất nông, lâm, ngƣ nghệp là chính, đất dành cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ không đáng kể. Đất dành cho nông nghiệp để sản xuất lúa chủ yểu tập trung ở các xã Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Thanh Sơn, Thụy Hƣơng, Ngũ Đoan, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Đại Hợp Đất sản xuất lúa mùa vụ khoảng 5000 ha, vụ chiêm khoảng 4800 ha, diện tích có khả năng khai thác 3 vụ khoảng 1700 ha. Đất cây xanh lâu năm khoảng 337.51ha. Đất còn lại là bãi bồi ven sông, có khu rừng ngập mặn phía Đông Nam huyện thuộc xã Đại Hợp, có diện tích khoảng 860ha. Do điều kiện tự nhiên là vùng đồng bằng sản xuất thuần nông, tài nguyên rừng biển chua đƣợc quy hoạch, phát triển. Vì vậy chƣa khai thác đƣợc tài nguyên du lịch. 3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật Hệ động vật: cho đến nay đã thống kê đƣợc 122 loài động vật trên cạn thuộc 51 họ, 18 bộ của 4 lớp động vật. Động vật trên cạn có xƣơng sống bao gồm: Lớp lƣỡng thể có 8 loài thuộc 4 họ và 1 bộ, lớp bò sát có 11 loài, 6 họ và có 2 bộ, lớp chim phong phú nhất có 95 loài thuộc 36 họ và 11 bộ, lớp thú có 8 loài thuộc 5 họ và 4 bộ. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 31 Lớp: VH1101
  32. Khóa luận tôt nghiệp Đáng chú ý trong nhóm động vật trên cạn có thống kê đƣợc 7 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam gồm: rắn ráo thƣờng, rắn cạp long, rắn hổ mang, tắc kè, bồ nông chân xám, cò thìa, rái cá thƣờng. Hệ thực vật: thống kê sơ bộ cho thấy, ở huyện Kiến Thụycó 300 loài, thực vật bậc cao của 250 họ thuộc các ngành khác nhau nhƣ ngành mộc lan hạt kín, ngành thông hạt trần, ngành dƣơng xỉ, ngành rong đỏ và ngành nấm. Ven biển Kiến Thụy có thể gặp hầu hết các loài cây ngập mặn ở phía bắc Việt Nam nhƣ: mắm quặn, bần, đƣớc, muống biển, cói Mặc dù về số lƣợng loài không phong phú, diện tích phân bổ tƣơng đối tập trung do rừng đƣợc trồng tỉa, bảo vệ tốt ở ngoài đê quốc gia nên có tác dụng chống đƣợc sóng to gió lớn trong hững cơn bão biển. 3.1.2. Điều kiện xã hội . 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế: Kiến Thụy có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nƣớc, trong đó có 200 bãi triều cao. Điều kiện môi trƣờng không thuận lợi cho canh tác lúa, nhƣng đặc biệt thích hợp cho hoạt động nuôi trồng và phát triển thuỷ, hải - đặc sản. Với những thuận lợi ấy, Kiến Thụy đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mũi nhọn của huyện. Từ chủ trƣơng đó, huyện đã triển khai xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp, các trại sản xuất và dịch vụ tôm giống trên diện tích 175 ha sử dụng 100% thức ăn và phƣơng pháp nuôi trồng công nghiệp. Không những thế, chính quyền địa phƣơng còn khuyến khích ngƣời dân nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ theo mô hình kinh tế trang trại tạo bƣớc đột phá trong nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, Kiến Thụy đã đƣa 2.483 ha vào nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 24% diện tích đất canh tác. Trong chăn nuôi, Kiến Thụy đã và đang hình thành các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Đến nay, toàn huyện có 41 trang trại chăn nuôi có hiệu quả. Nếu Sinh viên: Ngô Thị Thùy 32 Lớp: VH1101
  33. Khóa luận tôt nghiệp tính cả số hộ gia đình, toàn huyện có đến 500 - 600 mô hình nuôi 50 – 100 đầu lợn siêu nạc chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Về trồng trọt cũng có khá nhiều động thái và chuyển biến tích cực. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt kế hoạch đầu tƣ, cơ chế hỗ trợ nông dân huyện vay vốn ƣu đãi mua máy cơ khí phục vụ sản xuất. Ngoài trạm khuyến nông, huyện thí điểm 2 trung tâm học tập cộng đồng thực hiện nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phổ biến kiến thức pháp luật, đồng thời vận động các phong trào, dự định sẽ nhân rộng mô hình này tới tất cả các xã. Tăng cƣờng cơ khí hóa cải tạo ruộng vƣờn, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huyện đã từng bƣớc đƣa năng suất lúa lên 8 tấn/ha và hiện nay là 10,7 tấn/ha, đứng hàng thứ 3 về năng suất lúa của thành phố. Ngoài ra, huyện Kiến Thụy còn hình thành những vùng nông sản phục vụ xuất khẩu quy mô nhỏ. Năm 2011, huyện Kiến Thụy xác định chủ đề hành động là “Đẩy mạnh xây dựng quy hoạch, tăng cƣờng quản lý đất đai và bảo đảm an sinh xã hội”. Theo đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thu hút đầu tƣ, phát triển sản xuất hàng hóa, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng năm 2011 từ 9,5 – 10,5%. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; thực hiện tốt việc quy hoạch 3 tiểu vùng, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng sản phẩm, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau, hoa màu có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đƣa cơ giới vào các khâu sản xuất nhằm phát triển hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn. Cùng với đó đặc biệt ƣu tiên huy động mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp- dịch vụ. Trong năm, tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch trọng điểm để thu hút đầu tƣ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Lập, triển khai quy hoạch chi tiết phát triển các tiểu vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm theo quy hoạch tổng thể Sinh viên: Ngô Thị Thùy 33 Lớp: VH1101
  34. Khóa luận tôt nghiệp kinh tế- xã hội của huyện đến năm 2020 mà thành phố đã phê duyệt. Trong đó, ƣu tiên xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp gắn với ƣu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật; tập trung xây dựng quy hoạch thị trấn Núi Đối, các xã ven đô và các xã quy hoạch xây dựng thành thị trấn Kiến Thụy đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ sản xuất giày vải xuất khẩu, dệt may xuất khẩu, nhựa, bao bì và các mặt hàng truyền thống nhƣ mây tre đan, dệt thảm, hàng thủ công mỹ nghệ . Với 74 di tích lịch sử cùng các lễ hội truyền thống, các danh thắng nhƣ núi Đối, núi Trà Phƣơng, cùng hệ thống giao thông thuận lợi Kiến Thụy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Hiện nay, huyện đã có kế hoạch phối hợp cùng các điểm du lịch đồ Sơn, núi Voi (An Lão), núi Phù Liễn (Kiến An) thành khu du lịch, nghỉ ngơi liên hoàn. Đồng thời, huyện đang xúc tiến công tác lập và triển khai một số dự án nhƣ: khôi phục di tích Dƣơng Kinh nhà Mạc, xây dựng công viên Bến Thuyền Đa Độ, đƣờng du lịch sau núi Đối. 3.1.2.2. Chính trị - xã hội Ban thƣờng vụ Thành uỷ nhất trí cao về việc nghiên cứu, ra nghị quyết về phát triển huyện Kiến Thuỵ đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, giao cho Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành xây dựng và đề xuất vận dụng một số cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất đầu tƣ vào lĩnh vực có tính chất đột phá để giúp huyện Kiến Thuỵ triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban thƣờng vụ Thành uỷ cũng nhƣ Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến Thuỵ đến năm 2020” đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt. Trƣớc đó, với tinh thần làm việc trách nhiệm, khẩn trƣơng, Ban thƣờng vụ Thành uỷ đã hòan thành việc đánh giá kết quả 5 năm thực hiện chỉ thị 48 của Bộ Chính trị “về bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới. Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 48 - CT/TW của Bộ Chính trị, mặc dù trong điều kiện, bối cảnh các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động thu thập bí mật nhà nƣớc nhằm thực hiện âm mƣu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật Sinh viên: Ngô Thị Thùy 34 Lớp: VH1101
  35. Khóa luận tôt nghiệp đổ” nhƣng dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND TP, các cấp uỷ, chính quyền, các sở, ban, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đề cao trách nhiệm, cảnh giác trong việc bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nƣớc. Sau khi thống nhất bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tăng cƣờng công tác bảo vệ bí mật Đảng và Nhà nƣớc, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đồng ý giao Văn phòng Thành uỷ chủ trì phối hợp với Đảng uỷ công an thành phố và các cơ quan có liên quan tham mƣu giúp Ban Thƣờng vụ Thành uỷ tổ chức hội nghị cán bộ thành phố tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 48 của Bộ Chính trị để hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thực hiện các quy trình, quy định về bảo vệ bí mật Đảng và Nhà nƣớc để các cơ quan, đơn vị nắm chắc, triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là khâu đột phá để -Kiến Thụy đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phong trào làm đƣờng nông thôn (gồm cả đƣờng nhựa, cấp phối, xi măng, bê tông) phát triển ở hầu hết các địa phƣơng. Một số trục đƣờng chính của huyện đã đƣợc cải tạo, nâng cấp cả quy mô, chất lƣợng, góp phần từng bƣớc đô thị hoá khu trung tâm huyện. Chủ trƣơng xây dựng đƣờng 353 và phát triển mạnh khu đô thị phía Nam thành phố đã tác động mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội Kiến Thụy. Với chủ trƣơng tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp từ khâu lập dự án, giải phóng mặt bằng. . - Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo Các cấp, ngành học có chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chất lƣợng đào tạo. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai các nhiệm vụ quan trọng nhƣ bồi dƣỡng kiến thức cho học sinh yếu, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, tu bổ bàn ghế, trang thiết bị dạy và học và triển khai tốt chƣơng trình đổi mới sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt 98 - 99%, trung học phổ thông đạt trên 95%. Các trung tâm học tập cộng đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động vào các doanh nghiệp. 3.1.2.3. Dân cƣ Sinh viên: Ngô Thị Thùy 35 Lớp: VH1101
  36. Khóa luận tôt nghiệp Do sản xuất - kinh doanh phát triển, đời sống nhân dân đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Sức khoẻ của dân đƣợc quan tâm, các chƣơng trình y tế quốc gia nhƣ tiêm chủng mở rộng, phòng chống thiếu muối i-ốt, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc thực hiện tốt. Trong quy hoạch thành phố đến năm 2010, Kiến Thuỵ đƣợc xác định là đô thị vệ tinh và vùng phụ cận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển. Trong tƣơng lai, các khu công nghiệp tập trung sẽ đƣợc xây dựng dọc đƣờng 353 và một số khu công nghiệp hình thành sâu trong địa bàn huyện. Nếp sống văn minh công nghiệp, văn minh đô thị lan toả từ các địa bàn này sẽ là những cơ hội mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động, phát triển mạnh dịch vụ. Khu du lịch núi Đối đƣợc quy hoạch theo hƣớng nhà vƣờn và khu chung cƣ cao tầng, đảm bảo đây là một trong điểm nối với Cát Bà - Đồ Sơn. Đây là một tiền đề quan trọng giúp kinh tế Kiến Thuỵ phát triển mạnh hơn nữa. 3.2. Lịch sử hình thành lễ hội vật cầu Kim Sơn Trong dân gian thì trò vật cầu là một trò chơi dân gian, lƣu truyền sâu rộng và đƣợc nâng lên theo những nghi lễ riêng biệt của từng vùng. Hội vật cầu Kim Sơn cũng đã mô phỏng các trò chơi cƣớp cầu của các vùng khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhƣng có khác là ba năm mới tổ chức một lần và cầu đƣợc làm từ củ chuối hột. Lễ hội vật cầu Kim Sơn gắn liền với quá trình tồn tại của vùng đất bãi bồi ven sông Văn Úc và công cuộc khai khẩn đất đai tìm ra vùng đất mới này. Có nhiều cách lý giải cho việc hình thành lễ hộ vật cầu Kim Sơn: Có ý kiến cho rằng đó là hiện tƣợng sinh hoạt văn hóa dân gian cầu mùa nƣớc để làm đồng, cầu cho cây trái tôt tƣơi. Tƣơng truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tƣớng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sĩ cho kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Nhƣng hội vật cầu ở làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy có từ bao giờ thì hiện nay vẫn chƣa thể khảo cứu tƣờng tận. Tuy vậy, căn cứ vào các đặc điểm lễ Sinh viên: Ngô Thị Thùy 36 Lớp: VH1101
  37. Khóa luận tôt nghiệp hội mang tính thể thao thƣợng võ cao, tính dân gian độc đáo thì Hội Vật cầu ở làng Kim Sơn có từ rất lâu và ngày càng đƣợc nâng cao, hoàn thiện trở thành lễ hội dân gian đặc trƣng cho nét văn hoá của vùng. Lễ hội đƣợc mở vào ngày mồng 6 tháng giêng của năm "phong đăng hoa cốc" (thƣờng 3 năm một lần). 3.2. Nội dung lễ hội 3.3.1 Lịch tổ chức lễ hội Trong dân gian có rất nhiều loại hình vui chơi giải trí gắn liền với cuộc sống lao động của con ngƣời. Một trò chơi đƣợc tổ chức vào dịp năm mới của đại bộ phận dân cƣ làm nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, lễ hội vật cầu của làng Kim Sơn đƣợc hình thành từ lâu đời, đƣợc tổ chức vào ngày mồng sáu tháng Giêng âm lịch, cứ ba năm đƣợc tổ chức một lần theo những nghi lễ trọng đại. Vào thời gian này là ngày dân còn nghỉ làm chơi tết Nguyên Đán, ngày xuân đầu năm mới cầu mùa, cầu may cho cả năm. Cho đến nay vẫn chƣa có thể lý giải đƣợc tại sao ông cha ta lại tổ chức lễ hội vật cầu vào ngày mồng sáu tháng Giêng âm lịch trong những ngày đầu xuân năm mới nhƣ hiện nay. Chỉ biết ngày này là ngày kỵ húy của thần Đông Hải Đại Vƣơng Thiên Quan Vũ Muối. Thông qua một số công trình nghiên cứu, khảo cứu tại một số địa phƣơng vùng lân cận Kim Sơn và Hải phòng ngày xƣa có hội cƣớp cầu ở các nơi: làng Gừa ( Liêm Thuận - Thanh Liêm - Hà Nam) tổ chức vào ngày mồng bốn tháng Giêng âm lịch, một số làng thuộc vùng hạ Yên Thế (Tân Yên - Bắc Giang) thƣờng tổ chức vào tháng Giêng âm lịch, làng Vân Hà (Bắc Ninh) thì tổ chức vào ngày mồng chín tháng Giêng, một số làng ở huyện Thƣờng Tín - Hà Tây cũng tổ chức vào dịp đầu xuân. Nhƣ vậy các hội vật cầu hay cƣớp cầu ở các vùng xung quanh Kim Sơn - Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng ngày xƣa thƣờng hay tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới. Từ thực tế của lễ hội vật cầu nói trên, ngƣời nghiên cứu cho rằng lễ hội vật cầu Kim Sơn cũng chịu sự chi phối và ảnh hƣởng của các lễ hội xung quanh Sinh viên: Ngô Thị Thùy 37 Lớp: VH1101
  38. Khóa luận tôt nghiệp do vậy lễ hội đƣợc tổ chức vào đầu mùa xuân (mồng sáu tháng Giêng âm lịch) là phù hợp với quy luật không gian, thời gian của lễ hội, vùng miền. 3.3.2. Chuẩn bị lễ hội Vì là một lễ hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của ngƣời dân nên công việc chuẩn bị cho lễ hội rất công phu cầu kỳ và chu đáo. Trƣớc thời gian diễn ra lễ hội, các bô lão trong làng họp bàn xem xét khả năng làm ăn mùa vụ của dân làng để quyết định phong hay sái. Nếu làm ăn phong thì tổ chức lễ hội quy mô lớn, nếu làm ăn sái thì tổ chức lễ hội quy mô bình thƣờng. Các chức sắc trong làng bàn đến từng phần việc cụ thể: Ban tế lễ gồm 11 ông tế đám, bầu giáp đăng cai, đội rƣớc đƣợc tuyển chọn kĩ càng với các qui định nghiêm ngặt. Đƣợc tham gia trong ban tế là một vinh dự lớn lao nên các giáp điều cố gắng để giáp của mình có đƣợc nhiều ngƣời trong ban tế. Ban tế tổ chức tập rƣợt lại nghi lễ tế, các động tác dâng hƣơng, dâng tửu thật thuần thục để không phạm những sai sót nhỏ trong việc tế lễ. Cùng với thời gian này các giáp chuẩn bị đội giai cầu của giáp mình, các đô vật là những trai làng khỏe mạnh. Trƣớc ngày hội mƣời ngày, ngày mƣời tám tháng Chạp dân làng làm lễ mở cửa đình để chạp thần, các việc đƣợc bàn tính xem xét cụ thể từ việc dựng cổng làng đón khách cho đến việc dựng cổng giáp sao cho đẹp, dựng cờ, chồng kiệu, sửa đƣờng, dọn dẹp ngõ xóm phong quang sạch sẽ, làm lễ và ấn định thời điểm tiến hành lễ mộc dục, trong đình đƣợc sửa sang quét dọn khang trang. Các dòng họ trong làng theo địa bàn sinh sống mà hình thành ba giáp, đại diện cho ba xóm: Giáp Đƣợng( giáp Đông) giáp Nam và giáp Bắc. Cờ và quần áo của ba giáp phân biệt theo màu: đỏ, vàng, xanh. Khi vật cầu trên sân ba màu hòa quyện rất đẹp. Quân của mỗi giáp có 5 ngƣời dự thi đƣợc gọi là giai cầu, chọn trong số trai làng chƣa vợ, cao to khỏe đẹp và phải có tiếng reo to, dài hơi khi vật. Mỗi giáp lại có một tổng cờ, là ngƣời có tƣớng mạo đẹp, biết phát cờ cầm quân khi vào hội vật. Ngƣời này mặc quần áo võ, đầu chít khăn, chân vấn xà cạp, Sinh viên: Ngô Thị Thùy 38 Lớp: VH1101
  39. Khóa luận tôt nghiệp tay phải cầm cờ đuôi nheo sao cho cán tì cạnh sƣờn, tay trái chống cạnh bên; trong keo vật đƣợc chạy vòng ngoài theo sát quân, phất cờ cầm quân nhƣ võ tƣớng ngày xƣa. Trƣớc đây giai cầu cởi trần, néo khố, ngày nay đổi thành quần đùi thắt lƣng đai vải. Quả cầu đƣợc làm từ củ chuối hột vƣờn nhà, đƣờng kính khoảng 30 – 40cm, nặng từ 14 – 20kg còn tƣơi đƣợc gọt tròn, nhẵn và trơn tuột. Để có quả cầu khổng lồ này, làng phải giao cho từng giáp cắt cử ngƣời trồng, chăm sóc chuối và cuối cùng lựa chọn trong số đó củ chuối to nhất, nặng nhất. Vì vậy keo vật còn có ý nghĩa thử thách sức khỏe trai làng. Cũng trong ngày 30 Tết, quả cầu đƣợc trang trí xong bằng giấy bọc hồng điều, có gắn hình tứ linh (long- ly- quy - phƣợng) bằng giấy trang kim, đặt trên mâng bồng kiệu, phía trƣớc kiệu bằng hƣơng án thờ thần ở đình làng trƣớc con mắt chứng kiến của dân làng. Từ ngày 30 tết cho đến đúng 10 giờ trƣa ngày mùng 6 tháng Giêng là bắt đầu diễn ra lễ hội. Từ 3 đƣờng về đình vào sân vật cầu dân làng đã dựng cổng chào quấn bện rơm, cài hoa và treo đèn, cờ, hoa trang trí rực rỡ. Mỗi cổng một kiểu khác nhau và điều có dựng đại tự trang trọng bằng chữ: “ Kiến nhƣ đại tân. Anh hùng trần lực Vật ngã giai xuân”. Tạm dịch: “ Ngày gặp ngỡ lớn Toàn sân vật cầu Quyết giành chiến thắng” Việc chuẩn bị sân vật cũng hết sức quan trọng ảnh hƣởng lớn đến việc cử hành trận đấu. Sân vật cầu đƣợc quét dọn sạch sẽ, lỗ cầu cái đƣợc dọn cẩn thận và Sinh viên: Ngô Thị Thùy 39 Lớp: VH1101
  40. Khóa luận tôt nghiệp không thay đổi vị trí đã định từ trƣớc, còn lại ba lỗ cầu quân cách nhau 13m chia theo hình tam giác đều nằm về hƣớng theo đƣờng về ba xóm của ba giáp tham dự. Trƣớc ngày chính hội, những ngƣời dự tế điều phải tắm gội sạch sẽ từ ở nhà, ăn chay, ra đình chuẩn bị cỗ bàn hiến tế, ngƣời coi đình sắp xếp các vị trí chỗ nào đặt hƣơng án, quán tẩy rồi chuẩn bị hƣơng hoa vàng mã, những vật dụng tế lễ phải đƣợc chọn cẩn thận, hƣơng đăng vàng mã phải đƣợc chọn chuẩn mực. Đến ngày 30 tháng Chạp ngoài đình diễn ra cuộc tế “Tống cựu nghinh tân” tức là làm lễ tế tất niên đối với thần. Tại các gia đình vẫn có cúng gia tiên trong dịp lễ tất niên nhƣng việc ra đình tham dự buổi tế này cũng rất cần thiết đối với mọi ngƣời. Và cứ thế thờ cúng cho đến chính hội. 3.3.3. Trình tự lễ hội Lễ hội vật cầu thƣờng diễn ra trong ngày mồng Sáu tháng Giêng âm lịch. Nhƣng trƣớc đó vào ngày 18 tháng Chạp làm lễ chạp thần. Sau khi vị chủ tế khấn trình xin phép đƣợc làm lễ chạp thần, những ngƣời dƣợc chọn làm lễ thì cầu cúng khấn tế phải tuân theo trình tự bằng những động tác cung kính, tôn nghiêm. Sau đó làm lễ mộc dục tắm tƣợng, bắt đầu bằng việc tháo gỡ xiêm áo mũ miện để tắm tƣợng, tức là lau rửa dọn dẹp ngai và bài vị của thần thờ trong đình bằng nƣớc hoa thơm tinh khiết. Ngày 30 tháng Chạp: làm lễ cáo yết tống cựu tân nghinh- tức là báo cáo việc tế lễ. Ngày mồng 6 tháng Giêng: làm lễ chính hội. Bƣớc vào ngày hội chính từ sáng sớm đã nổi lên những loạt trống làng thúc dục ngƣời dân tham dự lễ hội. Sau đó là bƣớc tế lễ, đội tế bao gồm: một ông chủ tế, từ hai đến ba ông bồi tế, 1 ông đông xƣớng, 1 ông chúc văn, hai bên đăng mỗi bên từ 3 đến 5 ngƣời để dâng đăng và dâng tửu, 1 ông chiêng, 1 ông trống, 1 ông phƣờng bát âm gồm 8 ngƣời. Trong hậu cung có hai ông phù tế để nhận đồ tế vào. Chủ tế phải là ngƣời vợ chồng song toàn, không bận tang, có tƣ cách đạo đức tốt, Sinh viên: Ngô Thị Thùy 40 Lớp: VH1101
  41. Khóa luận tôt nghiệp đƣợc mọi ngƣờ tin tƣởng. tất cả đội tế ăn mặc giống y phục của quan lại triều đình, chân đi hài. Quần áo chủ yếu là hai màu: màu vàng và màu đỏ. Chủ tế mặc áo đỏ có thêu bối tử trƣớc và sau, đầu đội mũ cánh chuồn. Đông xƣớng và tây xƣớng không có mũ cánh chuồn. Khi tiến hành tế lễ,các đồ dùng tế tự nhƣ hƣơng hoa, đài nến, lƣ hƣơng dƣợc đặt ra một chiếc bàn trƣớc đại bái và một chậu quán tẩy sở. Trƣớc khi vào cuộc chính thức, ông chủ tế kiểm tra lại một lần nữa những đồ tế . Đội nhạc gồm phƣờng bát âm, sinh tiền, chiêng trống góp phần làm cho buổi tế thêm trang nghiêm, thiêng liêng. Chuẩn bị vào tế, ông đông xƣớng: - Các tam nghiêm: nghĩa là có ba điều cấm kị trong khi tế: không đi lại lộn xộn, khách thập phƣơng không ai đƣợc vào hành lễ trong khi tế Sau đó ông đông xƣớng: - Khai trinh cổ, hai bên chiêng trống nổi lê ba hồi chín tiếng. - Nhạc sinh khởi nhạc (đội bát âm bắt đầu hòa nhạc tế) - Chấp sự giả chủ kỳ sự (mọi ngƣời quần áo tế đứng nghiêm chỉnh ở vị trí đƣợc phân công) - Thế cân (mọi ngƣời sửa lại cổ áo, mũ và các thứ đƣợc trang bị cho chắc chắn, ý hỏi mọi ngƣời ở các vị trí đã đủ chƣa) - Quần tẩy (sơ báo tất cả mọi ngƣời vào làm việc đến tập trung ở chậu để sắp rửa tay) - Nghệ quán tẩy sở (mọi ngƣời đến chậu rửa tay bằng rƣợu thang là loại rƣợu thơm đƣợc đun nóng lên) Bộ phận nhạc vào tiếp tục nổi lên ba hồi trống mời: chủ tế tựu vị, sau đó nhạc tiếp tục nổi lên: bồi tế tựu vị. Đông xƣớng tiếp tục chỉ huy tế: chủ tế và đăng đi vào soi xét lại trong cung kiểm tra lại lễ vật đầy đủ chƣa, khi đủ thì bắt đầu tế. Khi tế có bốn chiếu trải: chiếu Sinh viên: Ngô Thị Thùy 41 Lớp: VH1101
  42. Khóa luận tôt nghiệp ngoài cùng dành cho bồi tế, chiếu trong cùng dành cho chủ tế (duy nhất chỉ có chủ tế đƣợc vào chiếu này) Khi tế phải châm tửu (uống rƣợu) nhậm trà (uống trà) trƣớc sau đó mới tế. Ngƣời xƣớng loạt đầu tiên dâng hƣơng đăng. Hai hàng, mỗi hàng hai ngƣời đầu tiên bƣng nến, ngƣời thứ hai bƣng lƣ hƣơng. Hai ông đó đi vào chiếu của chủ tế quỳ xuống, chủ tế nhận nến và lƣ hƣơng của từng bên một gọi là bái đăng, bái nhang. Khi ông chủ tế bái nhang, bái nhang xong, ông xƣớng hô “tiến đăng, tiến nhang” lúc đó hai ông đăng hƣơng đi dần vào trong cửa cung lần lƣợt đƣa cho ngƣời phù tế nến và nhang đặt lên án giang rồi lại quay ra. Sau lễ dâng đăng, dâng nhang đến lễ dâng tửu. Lễ này đƣợc dâng lên ba lần gọi là tam tuần( tức là dâng tửu ba lần). Mỗi lƣợt hai bên có hai ông bƣng ba đài rƣợu, bên phải là một ông bƣng một chiếc đài để chiếc be. Lần thứ nhất dâng tửu hai bên cùng tiến vào chiếu nơi chủ tế quỳ. Ông chủ tế bái tửu rồi đƣa lại, hai bên lại dẫn tửu đi vào trong cung. Sau lần tiến tửu lần thứ nhất thì rƣớc chúc văn từ trong cung đi ra. Đi ra hƣơng án tiền chỗ ông chủ tế quỳ thì ngƣời chuyển chúc văn cho ông đọc chúc. Ông đọc chúc văn đọc to, rõ rang, mạch lạc cho mọi ngƣời nghe. Chúc văn đọc từ 15 – 20 phút, với giọng xƣớng. Khi đọc xong tất cả ông phủ phục bái hai lễ. Ông chuyển chúc, đọc chúc và ngƣời cầm tiến lên trả chúc ở hƣơng án. Sau đó dâng hai tuần rƣợu nữa, nghi thức nhƣ lần đầu. Kết thúc ba tuần dâng tửu theo lời tế ông chủ xƣớng quỳ xuống làm lễ thụ lộc đỡ chén rƣợu uống một ngụm nhỏ gọi là “ẩm phƣớc”. Thụ lộc xong quỳ phục một lần nữa rồi quay ra. Các tế viên cũng vào lễ tạ. Ông đông xƣớng: Phần chúc. Ngƣời đọc chúc tiến lên hƣơng án lấy chúc năn rồi hóa chúc văn, tro đổ vào chậu nƣớc bê ra bên ngoài.Sau khi nội tán làm lễ xong lần lƣợt mới đến các cụ cao niên vào làm lễ tiếp theo. Tiếp đó là các vị có chức sắc trong làng dâng Sinh viên: Ngô Thị Thùy 42 Lớp: VH1101
  43. Khóa luận tôt nghiệp lễ cầu cúng. Lần lƣợt các giáp tham gia hội vật dâng cỗ cúng của giáp mình lên cho thần. Đúng mƣời giờ sáng ngày mồng sáu tháng Giêng thì ông chủ tế mới cho bắt đầu những thủ tục trƣớc khi vào hội vật cầu. Trƣớc khi vào hội quả cầu đƣợc rƣớc từ đình Đoài về đình Thƣợng để vào đám tế. Tế 3 ngày mới vào vật cầu. Đoàn rƣớc đi trong tiếng reo hò và chiêng trống rộn rã. Khi đoàn đến giữa sân thì hạ kiệu. Một vị cao lão bƣng quả cầu gieo xuống hố cái. Các giai cầu hò reo, giang tay chạy vòng quanh hố cầu cái. Tổng cờ chạy phất cờ ở ngoài. Sau tiếng “cắc” của trống, các giáp về vị trí. Tổng cờ đến bàn chủ khảo nghe lệnh rồi chuẩn bị ra quân. Hội vật cầu có ba keo, nếu giai cầu nào đƣa đƣợc cầu vào lỗ cầu quân (3 lỗ cầu quân ứng với 3 giáp) thì thắng, nếu ở ven lỗ cầu quân chỉ đƣợc cộng điểm. Phút giao cầu bắt đầu từ hiệu trống đầu tiên và thúc liên tục. Tiếp đó các giai cầu cùng vẫy tay, reo hò chạy đến miệng hố cầu và vờn cầu quanh lỗ cầu cái. Vờn ba lần theo 3 lần thúc trống thì bốc thăm. Giáp nào bốc thăm trúng thì bế cầu lên. Mỗi giáp đƣợc cử một giai cầu xuống hố cầu cái để tung cầu lên. Các giai cầu ở các giáp tranh giành vật lộn nhau để đƣa cầu vào hố cầu quân của giáp mình thì thắng cuộc vật cầu. Nếu ở ven lỗ thì cộng điểm. Nhƣ vậy cuộc cầu sẽ diễn ra trong thời gian rất lâu. Tiếng trống “cắc” làm hiệu gừng keo vật, quả cầu lại đƣợc đƣa xuống hố cầu cái, rồi trống lại dội lên cùng tiếng hò reo. Cứ thế đến khi hiệu trống hội liên hội rung lên keo vật lại đƣợc bắt đầu. Khi quả cầu từ dƣới hố cái tung lên bóng, trơn và nặng trĩu, càng tranh giành nhiều, cầu tắm đất và mƣa xuân càng khó ôm. Các giáp cầu tranh giành, ngăn cản nhau quyết liệt mong đƣa đƣợc cầu về hố cầu quân của giáp mình. Quả cầu lúc tung cao, lúc chìm trong khối ngƣời cơ bắp nổi cuồn cuộn, mồ hôi nhễ nhại. Tổng cờ luôn theo sát quân, vừa phất cờ thúc giục, vừa ra đấu giáp tranh cầu. Thỉnh thoảng dội lên vài tiếng reo hò vang dậy của giai cầu và ngƣời xem khi quả cầu đƣợc mang về hố cầu quân của sân nhà. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 43 Lớp: VH1101
  44. Khóa luận tôt nghiệp Môn vật cầu là khó ở chỗ do đƣợc làm bằng củ chuối hột còn tƣơi, ƣớt nhựa nên quả cầu rất trơn. Trong khi đó theo qui định, các giai cầu không đƣợc vác mà phải ôm trong lòng, vừa chạy trong sự cản phá quyết liệt của các giai cầu ở các giáp khác nên rất khó đƣa đƣợc cầu về hố cầu quân để tính điểm trong ba keo vật. Khi keo vật thứ ba gần tàn, chủ khảo ra lệnh trống tắm cầu. Quả cầu đƣợc gieo xuống ao đình gần đó. Mƣời năm giai cầu cùng ngƣời xem lao xuống nƣớc tranh lấy một miếng cầu mang về lấy “khƣớc” của thần làng. Tƣơng truyền nếu lợn ăn quả cầu này rất chóng lớn mà không bị dịch bệnh. Thƣờng thì trƣa hôm đó nhà nào cũng làm cỗ thiết khách từ xa về xem hội. Không khí hội hè còn râm ran trong những ngày xuân. Vì vậy dân làng có câu: “ Mồng 3 ăn cốn (hết cỗ) Mồng 4 ngồi chợ Mồng 5 đợi chờ Mồng 6 đƣợc ăn (hết cỗ hội)” 4. Lễ hội vật cầu Kim Sơn ngày nay 4.1. Lịch tổ chức lễ hội Đến ngày nay lễ hội vật cầu Kim Sơn vẫn là một lễ hội luôn đƣợc ngƣời dân nơi đây mong mỏi, đợi chờ. Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ lễ hội vật cầu không đƣợc tổ chức do đình Kim Sơn bị tàn phá nặng nề. Hội vật cầu Kim Sơn bị gián đoạn từ thời kháng chiến chống Pháp. Từ 1997 đến nay hội vật cầu đƣợc khôi phục trở lại. Đất nƣớc ta bƣớc vào thời kì đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Công cuộc đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng thu đƣợc thành quả, đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhu cầu hƣởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cũng đặt ra những đòi hỏi rất lớn. Thời kì này vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhận thức đƣợc điều đó các cấp Đảng Ủy và chính quyền huyện Kiến thụy có chủ trƣơng khôi phục lại các lễ hội mang bản sắc văn hóa vùng cƣ dân ven biển. Trên Sinh viên: Ngô Thị Thùy 44 Lớp: VH1101
  45. Khóa luận tôt nghiệp cơ sở đó, hàng loạt lễ hội đƣợc khôi phục nhƣ lễ hội rƣớc lợn ông Bồ làng Kỳ Sơn, lễ hội chạy đá làng Đa Ngƣ và lễ hội vật cầu Kim Sơn. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, ngày tổ chức lễ hội vẫn nhƣ ngày xƣa. Đƣợc sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng, sở Văn hóa Thông tin đứng ra tổ chức lễ hội vật cầu đƣợc khôi phục và diễn ra rất trang trọng thời kì xã xây dựng “làng văn hóa”. Ngày nay, lễ hội vật cầu Kim sơn không còn quy định chỗ ngồi, tế cỗ mặn dành cho những vị chức sắc trong làng xã ngày xƣa. Một số thủ tục rƣờm rà trong tế lễ cũng đƣợc bỏ đi. 4.2. Chuẩn bị lễ hội Công tác chuẩn bị lễ hội nhƣ sau: Cứ ba năm một lần lễ hội vật cầu Kim Sơn đƣợc tổ chức với sự chuẩn bị chu đáo và công phu. Đầu tiên là việc chọn củ chuối làm quả cầu. Cây chuối cần già để có củ lớn, để chọn đƣợc một gốc chuối ƣng ý phải lựa chọn rất kĩ càng từ các cây chuối trong làng Trong tiềm thức họ tin rằng quả cầu là nơi chất chứa, gửi gắm những ƣớc nguyện tốt lành. Quả cầu càng to càng đẹp thì mang càng nhiều may mắn. Củ chuối đƣợc gọt tròn, bỏ hết các lớp vỏ ngoài cho tới phần lõi trắng với đƣờng kính khoảng 30 cm, nặng 20kg sau đó bọc giấy hồng điều, trang trí hoa văn và hình tứ linh nổi. Quả cầu đƣợc đặt trên hƣơng án thờ tại đình làng từ 30 tết. Để hội thêm phần hoành tráng, ngoài quả cầu bằng chuối hột ngƣời ta còn dựng một quả cầu tƣơng trƣng bằng khung tre lớn và đem rƣớc khi vào hội. Quả cầu này cũng đƣợc trang trí rất đẹp mắt với hình lƣỡng long trầu nguyệt, đƣợc các cô gái xinh đẹp trong làng rƣớc ra sân đình trong ngày hội vật. Phần nghi lễ tế thần đƣợc tiến hành từ trƣớc khi diễn ra hội vật cầu. Nếu khi xƣa chủ tế phải chọn từ những vị trí có chức sắc trong làng nhƣ tiên chỉ, chánh hội hay lý trƣởng thì nay ngƣời đó do chính dân làng yêu mến cử ra, không phân biệt vị thế chỉ cần là ngƣời đức độ, có uy tín. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 45 Lớp: VH1101
  46. Khóa luận tôt nghiệp Việc tế lễ tuân theo một nghi lễ cổ truyền thể hiện sự thành tâm, tôn kính đối với những bậc tiền nhân. Ngƣời già trong làng kể rằng: Kim Sơn có hai đình đều thờ một vị thần thành hoàng làng dƣợc sắc phong là “Đƣơng Cảnh thành hoàng làng Thiên Quan Vũ Muối”. Đây là vị tƣớng thời Mạc trấn tại vùng này. Chính ông là ngƣời tổ chức ra hội vật cầu để tuyển chọn binh tƣớng. Cho nên từ đó tới nay, ba năm một lần,cả làng cùng mở hội vật cầu vào ngày kỵ húy thần, mồng 6 tháng Giêng âm lịch. Trƣớc hội ba tháng, UBD thành phố và huyện đã kết hợp với xã Tân Trào triển khai kế hoạch tới làng Kim Sơn thành lập ban tổ chức hội vật cầu. Ban tổ chức do đồng chí phí chủ tịch thƣơng trực Ủy Ban Nhân Dân xã làm trƣởng ban. Trƣởng phòng văn hóa thông tin thể thao, đơn vị phụ trách về công tác chuyên môn và chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã – đơn vị sở tại nơi diễn ra lễ hội làm phó ban. Trƣởng các ngành tài chính, thƣơng nghiệp, văn phòng Ủy Ban Nhân Dân thành phố, y tế, công an và một số chuyên viên nghiệp vụ là thành viên của ban tổ chức. Căn cứ vào kế hoạc của ủy ban nhân dân thành phố, các ngành chức năng, theo yêu cầu công việc cụ thể của ngành mình mà xây dựng phƣơng án thực hiện: Phòng văn hóa thông tin lập dự trù kinh phí và nội dung phục vụ lễ hội. Công an thành phố xây dựng phƣơng án bảo vệ: Đây là một lễ hội lớn của vùng, nên có rất nhiều khách thập phƣơng về tham dự, phƣơng án bảo vệ hết sức phức tạp. Các phƣơng án sau khi xây dựng xong phải đƣợc thuyết trình và đƣợc ban tổ chức phê duyệt. Ban tài chính chuẩn bị một nguồn ngân sách đủ chi phí phục vụ lễ hội bao gồm cả giải thƣởng. Văn phòng uỷ ban xã lo khâu hậu cần, lễ tân, tiếp đón các vị đại biểu về dựu lễ hội. Trung tâm y tế chuẩn bị các thiết bị sẵn sang phục vụ nếu có trƣờng hợp bất trắc sảy ra. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 46 Lớp: VH1101
  47. Khóa luận tôt nghiệp Ủy ban nhân dân Tân Trào và ban khánh tiết đình Kim Sơn lo phần khánh tiết đón khách tại khu vực lễ hội. Đồng thời tuyển chọn trong làng một đội trống hội bao gồm 10 cả trống cái lẫn trống quân, luyên tập cùng với các giai cầu cho quên không khí và tập lại bài trống truyền thống cho nhuần nhuyễn tránh khỏi sai sót trƣớc khi vào hội. Ban tổ chức đặt ra yêu cầu khi tổ chức lễ hội phải trọng thể, trang nghiêm, an toàn. Để thực hiện mục đích và yêu cầu này, mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội đƣợc tiến hành công phu và kỹ lƣỡng. Trƣớc khi vào hội thi, lễ chập thần theo nghĩ lễ truyền thống vẫn đƣợc diễn ra do ban tổ chức, ban khánh tiết đình Kim Sơn chỉ đạo. Sau đó hội trƣởng các giáp vật họp bốc thăm màu áo của giai cầu. Đội nào bốc đƣợc thăm màu nào thì nhận quần áo màu đó. Quần áo may theo kiểu cổ sát nách xẻ tà, viền cổ, viền tà áo bằng vải khác màu, màu khăn chít đầu, màu đai thắt lƣng đồng màu với quần áo. Mọi ngƣời khi bốc thăm màu quần áo thì giáp nào cũng mong bốc đƣợc màu đỏ đồng màu với màu quả cầu để mong nhận đƣợc sự phù hộ của thần linh và gặp nhiều may mắn. Sau khi các giáp nhận màu quần áo xong, các đội bƣớc vào thời kỳ luyện tập, luyện vật cầu trƣớc ngày mở hội mƣời ngày để làm quen với sân bãi, quả cầu và thử sức. thời gian và kinh phí luyện tập do các giáp tự lo trang trải, ban tổ chức hỗ trợ kinh phí một phần: Nhiều xóm còn làm nghi lễ tại cửa đình theo nghi lễ truyền thống, thắp hƣơng xôi gà, kê suy, rƣợu để cầu cho đội giai cầu của mình bình an vô sự, thắng cuộc vật cầu. Đồng thời nhân dân tự nguyện quyên góp, ủng hộ tạo điều kiện để đội vật của xóm có thêm nhuệ khí trƣớc khi bƣớc vào hội vật cầu. 4.3. Trình tự lễ hội Trƣớc ngày diễn ra lễ hội (mồng 6 tháng Giêng âm lịch) ngay từ ngày 25 tháng chạp năm cũ, trong làng ngoài xóm đƣợc quét dọn sạch sẽ, không khí lễ hội tƣng bừng khắp nơi. Hệ thống băng zôn khẩu hiệu, cờ hoa đƣợc trang trí đỏ rực màu sắc từ dầu đƣờng lớn cho đến từng ngõ xóm. Trƣớc tiên là không khí đón tết Sinh viên: Ngô Thị Thùy 47 Lớp: VH1101
  48. Khóa luận tôt nghiệp Nguyên Đán, sau là chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ hội vật cầu.Tập trung nhiều nhất là khu vực diễn ra lễ hội - trƣớc cửa sân đình Kim Sơn. Nội dung tuyên truyền về ngày lễ hội vật cầu Kim Sơn và tuyên truyền về làng văn hóa cấp thành phố. Hai bên đƣờng đi vào khu vự lễ hội treo cờ hội, nhà dân treo quốc kỳ. Bằng phƣơng pháp tuyên truyền trực quan, một mặt giới thiệu với du khách sẽ có lễ hội vật cầu Kim Sơn, mặt khác gây đƣợc cảm xúc thẩm mỹ, tạo không khí hứng khởi cho ngƣời về dự hội, lẫn niềm tự hào hân hoan đón chờ ngày lễ hội truyền thống của nhân dân địa phƣơng. Toàn bộ khu di tích đình Kim Sơn đƣợc tu sửa trang hoàng đẹp mắt, trong đình đồ thờ, đồ tế đƣợc lau chùi sạch sẽ, sáng sủa, đèn nến lung linh gợi không khí linh thiêng tôn kính. Con đƣờng dẫn vào đình đƣợc quét dọn sạch sẽ, cây cối phát quang. Không gian lễ hội tràn ngập khắp nơi với cờ hoa lộng lẫy, đẹp mắt thu hút tầm nhìn và quan sát. Tiếp đến vào khu vực tổ chức lễ hội, ban tổ chức trang trí trên cổng chào làng có khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng quý khách về tham dự lễ hội vật cầu Kim Sơn” Nơi khai mạc lễ hội đƣợc mặc định diễn ra trƣớc cửa sân đình Kim Sơn nơi có ao đình, trƣớc cửa là sới vật cầu có tầm quan sát tốt từ trong đình ra. Điều đó rất có ý nghĩa cho cả thần và dân đều có thể xem hội rất thỏa mái và trực diện. Phông chính đƣợc trang trí trƣớc khu vực ban tổ chức có dòng chữ: “Lễ hội vật cầu Kim Sơn năm ” Hai bên phông chính là hai băng zôn đỏ chạy dài ngay trƣớc cửa đình với câu khẩu hiệu là mục tiêu phấn đấu của làng. Tất cả các thành viên tham gia lễ hội vật cầu Kim Sơn đều đƣợc chuẩn bị hoàn tất chu đáo sẵn sàng trƣớc giờ khai mạc. Khu vực giành cho khách mời và đại biểu giới báo chí Trung Ƣơng, địa phƣơng, phóng viên quay phim, nhiếp ảnh đƣợc trang trí lộng lẫy bởi hệ thống băng zôn và cờ các loại màu, có mái che, có rèm phủ Sinh viên: Ngô Thị Thùy 48 Lớp: VH1101
  49. Khóa luận tôt nghiệp quanh mái, có bàn ghế ngồi, nƣớc uống. Ban lễ tân sẵn sàng đƣa đón, hƣớng dẫn đại biểu đến tham dự chu đáo đúng vị trí. Không gian khu vực lễ hội đƣợc giải tỏa thông thoáng phân định ranh giới không để nhân dân xem lấn sân vật,các phƣơng tiện khác chiếm. Mọi công việc đặt ra cho ban tổ chức cuộc thi đạt hiệu quả tốt nhất đều đƣợc thực hiện phƣơng án tối ƣu nhất, sẵn sàng xử lý những trƣờng hợp bất trắc có thể xảy ra. Ngay từ sáng sớm mọi ngƣời đã đổ về Kim Sơn tham gia lễ hội với tâm trạng háo hức. Trong đình nghi lễ ngày kị húy vẫn đƣợc diễn ra bình thƣờng nhƣ nghi lễ truyền thống ngày xƣa. Ngoài quả cầu bằng chuối ngƣời ta còn dựng một quả cầu tƣợng trƣng bằng tre đan giấy hồng điều bọc bằng giấy có trang kim rất lớn và đem rƣớc khi vào hội Trƣớc giờ khai mạc, ban tổ chức cùng đại biểu tới thắp hƣơng tại đình. Sau đó du khách thập phƣơng cùng nhân dân về dự hội cùng thành kính tới thành lễ. Nhƣ vậy phần lễ đã đƣợc đơn giản hóa đi rất nhiều phù hợp với đời sống văn hóa mới, xây dựng khu dân cƣ văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuẩn bị bƣớc vào lễ khai mạc, các lực lƣợng tham gia phục vụ lễ hội đã ở tƣ thế sẵn sàng, ba đội vật cầu đứng xếp hàng dọc giữa sân đình trong trang phục sắc màu của mình, đoàn đại biểu khách mời ngồi trong nhà Đại Bái. Ba hồi chiêng trống âm vang đƣợc dóng lên nhắc nhở mọi ngƣời lƣu ý giữ gìn trật tự an ninh. Phần khai mạc bắt đầu bằng lễ chào cờ. Ban tổ chức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Đại diện Ủy ban nhân dân xã Tân Trào ông chủ tịch xã đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn khai mạc nhắc lại lịch sử đình Kim Sơn, tinh thần cách mạng của nhân dân Kim Sơn trong thời kì kháng Nhật, đồng thời nhắc lại tinh thần thƣợng võ của dân tộc ta trong thời kì mở đất tìm vùng đất mới. Bên cạnh đó nồng nhiệt chào mừng du khách thập phƣơng cùng bà con dân làng về dự lễ hội. Vận động viên của ba giáp cử đại diện lên tuyên thệ. Trọng tài tuyên thệ. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 49 Lớp: VH1101
  50. Khóa luận tôt nghiệp Kết thúc phần khai mạc đại diện cho ban tổ chức tặng hoa và cờ lƣu niệm cho ba đội để cổ vũ tinh thần trƣớc khi vào hội thi. Chỉ trong một thời gian ngắn phần lễ khai mạc thể hiện tinh thần và phong cách văn hóa mới hiện đại đƣợc kết hợp hài hòa với những nghi lễ cổ truyền. Theo sau đó là các đội trống thể hiện bài trống thƣợng võ tạo không khí rạo rực trong ngày lễ hội. Ngoài sân đình có hai đội lân, rồng múa lƣợn theo tiếng trống chiêng thúc giục. Các màn múa rồng diễn ra rất đẹp mắt với nhiều bài phong phú nhắc lại sử xƣa của vùng đất Kim Sơn cũng nhƣ của dân tộc. Tiếp đó là lễ rƣớc quả cầu đan bằng tre có gián dấy trang kim hồng điều mô phỏng quả cầu chính trong hội. Khi rƣớc cầu có các cô gái măc trang phục áo dài đi bên cạnh trông rất đẹp mắt và trang trọng.Sau khi đƣa cầu ra sân làm lễ xong quả cầu đƣợc mở ra và hàng chùm bóng bay với đủ màu sắc bay lên nhƣ những ƣớc nguyện của ngƣời dân đang đƣợc gửi lên với trời. Khi các đội vật cầu đã vào đủ vị trí: mỗi đội có năm ngƣời, một ông tổng cờ và ban chỉ đạo của giáp mình. Đúng mƣời giờ sáng (giờ Thìn) một cụ già có uy tín trong làng đƣợc vinh dự đánh hồi trống đầu tiên khai hội. Tiếng trống nhƣ báo với trời đất về một cuộc sống bình an no ấm và nhƣ nhắc nhở về truyền thống hào hùng của một Kim Sơn kháng Nhật quật cƣờng năm nào. Hiếm một lễ hội nòa ở miền Bắc còn hội tụ đầy đủ các yếu tố tín ngƣỡng nông nghiệp nhƣ lễ hội vật cầu Kim Sơn. Cùng với dàn trống mô phỏng tiếng sấm là điệu múa cờ tƣợng trƣng cho thần gió hòa hợp với rồng thiêng bảo hộ mùa màng. Trong tâm thức những ngƣời cƣ dân trồng lúa nƣớc, con rồng luôn gắn liền với nghi lễ cầu mƣa. Trong không khí rạo rực, náo nức của lễ hội ngƣời ta vẫn cảm nhận đƣợc mong ƣớc rất mộc mạc của ngƣời nông dân muôn đời. Quả cầu đặt trên mâm kiệu với tán, lọng, cờ hội, bát biểu hai hàng đƣợc rƣớc lọng trọng từ đình ra sân cầu. tham gia rƣớc có các vị cao niên trong làng, ông chủ tế cùng ba giáp cầu tƣơng ứng với ba thôn là: Giáp Đƣợng, giáp Bắc và giáp Nam. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 50 Lớp: VH1101
  51. Khóa luận tôt nghiệp Sới cầu đƣợc mở ngay trƣớc sân đình làng gồm một lỗ cầu cái (đƣờng kính 1,5 m sâu 1 m) và ba lỗ cầu con (đƣờng kính 0,5 sâu 0,2 m), cách đều các lỗ cầu con sát cổng chào của ba giáp. Ông chủ tế bê quả cầu gieo xuống lỗ cầu cái bắt đầu cho phần hấp dẫn nhất của hội. Dƣờng nhƣ chính trong phần gieo quả cầu xuống hố rất đỗi bình dị gọi là “lỗ cầu cái”, “lỗ cầu con” thể hiện lối tƣ duy thuần nông, cầu trời đất giao hòa, âm dƣơng kết hợp và mong ƣớc muôn đời về sự an lành mọi vật sinh sôi, nảy nở.Đây là phần biểu diễn tung hứng cầu trƣớc khi vào vật chính thức. Cho dù thể lệ vật truyền thống vẫn đƣợc tuân thủ chặt chẽ từ xa xƣa đến nay nhƣng bao giờ trƣớc khi chính thức vật cầu, ba ông tổng cờ đều đƣợc nhắc lại luật thi đấu. Mỗi giáp gồm 5 giai cầu, là những trai làng chƣa vợ, cao lớn, khỏe mạnh và một tổng cờ với và trò làng ngƣời lãnh binh, không chỉ có uy tín họ còn là ngƣời có kinh nghiệm cầm quân trong hội vật. Mỗi ông tổng cờ nhƣ một ngƣời tƣớng lĩnh đang cầm quân chỉ đạo trong trận chiến. Cuộc thi đấu quyết liệt ngay từ phút giao cầu đầu tiên với tiếng trống khi giục giã , khi hối hả, dồn dập. Quả cầu vừa trơn vừa nặng khi ở trên tay, lúc lại rơi xuống đất luôn đƣợc các giai cầu tranh giành về giáp mình. Mỗi khi quả cầu đƣợc tung lên trên tay các giai vật là một lần khán giả hồi hộp chờ đợi, mong quả cầu đƣợc đƣa về lỗ cầu quân để ghi điểm. Dù tranh cầu rất quyết liệt song bản thân mỗi giai cầu đều tuân thủ nghiêm túc luật chơi. Cuộc thi không chỉ thử sức bền dẻo dai của những ngƣời trai tráng mà còn là cuộc đọ trí thông minh và sự nhanh nhẹn tinh ý. Cả ngƣời xem cũng cổ vũ hết mình cho đội cầu mình yêu mến. Ngƣời đến hội để đƣợc tham gia vào cuộc chơi đoàn kết gắn bó mà cũng không kém phần náo nhiệt để tận hƣởng niềm vui sau bao vất vả lo toan trong cuộc sống. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 51 Lớp: VH1101
  52. Khóa luận tôt nghiệp Thời gian tranh cầu diễn ra trong khoảng 45 phút, chia làm ba keo và cứ sau mỗi keo vật các giáp ra sân nghỉ 5 đến 7 phút nhƣng lễ hội vẫn đƣợc tiếp nối bằng các tiết mục múa rồng, múa cờ rất đẹp mắt. Trong thời gian đó, các tổng cờ lại đƣợc triệu về phía nhóm trọng tài, còn ở từng giáp cầu việc hội ý diễn ra gấp rút. Ngay ở keo thứ nhất thế mạnh, điểm yếu của các giáp đã đƣợc bộc lộ. Bên cạnh việc dùng sức vật cầu, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý và tinh nhanh nắm bắt sơ hở của giáp đối phƣơng nên việc tìm ra các chơi phối hợp ăn ý trong đội là điều đặc biệt quan trọng. Theo luật chơi, giáp nào đƣa đƣợc quả cầu từ lỗ cầu cái về tới lỗ cầu con thì giáp đó thắng cuộc. Tuy nhiên đã từ nhiều năm, các cuộc chơi hầu nhƣ không có chiến thắng tuyệt đối bởi việc ganh đua quyết liệt cả về trí và lực của 15 giai cầu để giành một quả cầu vừ trơn vừa nặng từ lỗ cầu cái về lỗ cầu con thật không dễ dàng. Cho nên khi keo thứ ba gần tàn, quả cầu thƣờng bị đầy xuống ao đình mà dân gian quen gọi là lệ “tắm cầu”. Ngƣời ta tin rằng nếu lƣợm quả cầu đó làm thức ăn cho vật nuôi sẽ rất mau lớn. Do đó, sau lễ hội vật cầu chính vẫn còn một keo vật “phụ” để ai cũng giành đƣợc một phần quả cầu. Cứ ba năm một lần ngƣời ta lại quần tụ về Kim Sơn để chứng kiến lễ hội vật cầu. Ba năm khoảng thời gian ấy chƣa đủ tạo nên những biến cố lớn lao trong cuộc đời một ngƣời, nhƣng cũng vừa để hình thành lên một lớp ngƣời mới cả về trí tuệ lẫn thể lực, từng bƣớc thay thế hệ cha anh đảm đƣơng việc làng, việc nƣớc. Khi các keo vật đã kết thúc, ban tổ chức cùng UBND xã Kim Sơn, đơn vị sở tại nơi diễn ra hội thi đã chuẩn bị bế mạc. Mỗi thiếu nữ trong trang phục áo dài ôm một bó hoa lộng lẫy cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã tặng chào mừng các đội vật cầu hoàn thành cuộc thi. Sau khi nhận hoa cổ vũ, các giai cầu trở về vị trí khu vực khai mạc ban đầu. Đoàn đại biểu và giới báo trí tiếp tục trở về vị trí bế mạc và trao giải cho các đội tham dự hội thi. Ban tổ chức và tổ trọng tài đƣa ra nhận xét đánh giá tổng quát hội thi, tiếp đến là công bố kết quả các đội trong cuộc thi. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Tân Trào đọc diễn văn bế mạc biểu dƣơng thành tích của các Sinh viên: Ngô Thị Thùy 52 Lớp: VH1101
  53. Khóa luận tôt nghiệp đội sau đó là phần trao thƣởng và giải cho các đội do đại diện UBND huyện Kiến Thụy và thành phố Hải Phòng. Trong những năm gần đây lễ hội có thêm phần trao giải của các đơn vị tài trợ trong và ngoài thành phố tạo tinh thần động viên khích lệ nhân dân tham gia lễ hội. Cuối cùng thay mặt ban tổ chức, đồng chí trƣởng ban đọc lời cảm ơn lãnh đạo, cảm ơn nhân dân, du khách và chào tạm biệt hẹn ngày lễ hội lần sau gặp lại. Sau mỗi lần tổ chức lễ hội ngƣời dân đều có tâm trạng vui mừng, phấn khởi và lại háo hức chờ đợi ngày hội sau sẽ đến. 5. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội Làng Kim Sơn vốn là vùng đất ven biển, để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, những con ngƣời nơi đầu sóng ngọn gió ấy cần đến thể lực cƣờng tráng cũng nhƣ một trí tuệ tinh thông. Tham gia hội vật cầu cũng là cách để con ngƣời đƣợc rèn luyện cả về cơ bắp lẫn trí tuệ, để họ có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Lễ hội vật cầu Kim Sơn vì thế đâu chỉ mang ý nghĩa nhƣ một trò chơi dân gian trong tiết nông nhàn độc đáo bậc nhất miền Duyên Hải Bắc Bộ mà còn là một môn thể thao mang đậm tinh thần thƣợng võ. Lễ hội vật cầu gắn liền với đời sống nông nghiệp của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Ngay trong phần nghi thức gieo cầu xuống lỗ cầu cái đã thể hiện văn hóa phồn thực, cầu cho mùa vụ bội thu, chăn nuôi thuận lợi. Từ năm 1997 trở lại đây lễ hội vật cầu Kim Sơn đƣợc khôi phục lại đã khích lệ tinh thần thƣợng võ, vốn văn hóa dân gian của cƣ dân Kim Sơn càng trở nên phong phú khích lệ nhiều mặt trong cuộc sống ngày càng phát triển nhƣ cùng nhau phấn đấu xây dựng làng văn hóa các cấp. Vật cầu chính là hình thức rèn luyện sức khỏe, thao tài binh lƣợc. Thời bình là rèn luyện sức khỏe, cơ thể cƣờng tráng trong lao động sản xuất và xây dựng tổ quốc, mỗi dịp lễ hội vật cầu là một lần “trai thi mạnh” thời chiến thì đem cái mạnh ra trận chiến đấu bảo vệ nƣớc non với kẻ thù. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 53 Lớp: VH1101
  54. Khóa luận tôt nghiệp Lễ hội vật cầu Kim Sơn đƣợc khôi phục đã làm cho phong trào lễ hội truyền thống khác cũng đƣợc khôi phục, sống dậy thật tƣng bừng, phù hợp với xu thế phát triển chung. Trong điều kiện mới phát triển văn hóa truyền thống, xây dựng hệ thống giá trị vật chất, tinh thần mới, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời, thực sự vì hạnh phúc của con ngƣời dựa trên nền tảng của những giá trị truyền thống của dân tộc. Lễ hội vật cầu Kim Sơn đƣợc tạo ra xuất phát từ thực tế của nhân dân ngày xƣa, trong quá trình phát triển quần cƣ hội tụ đã có những thay đổi cần thiết để có thể hội nhập với nhu cầu mới của xã hội đƣơng đại. Từ đó tạo ra đƣợc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại phù hợp với xu thế vận hành của văn hóa dân tộc. Ngày hội vật cầu Kim Sơn kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại tạo cho không gian lễ hội thành phố Hải Phòng một sắc thái mới. Nội dung lễ hội đã có sự cải tiến tiếp cận cái mới trên nền tảng của truyền thống dân tộc. Lễ hội gắn liền với di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn. Cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp, cảnh nông thôn thuần phác, lũy tre làng xanh mƣớt tuyệt vời tạo tiền đề cho văn hóa du lịch của thành phố Hải Phòng phát triển mạnh mẽ với những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú tăng sức hấp dẫn cho chƣơng trình du lịch “du khảo đồng quê” một chƣơng trình du lịch đặc sắc. Nhân dân trong và ngoài thành phố Hải Phòng về dự lễ hội vật cầu, điều đầu tiên nhận thấy là sự bày tỏ tấm long thành kính với thần Đông Hải đại vƣơng Thiên Quan Vũ Muối đồng thời cũng là dịp tốt để về với vùng nông thôn ngoại thành Hải Phòng, cái nôi của truyền thống cách mạng đầu tiên tại tỉnh Kiến An cũ, từ đó tình yêu quê hƣơng đất nƣớc ngày càng đƣợc nhân rộng, nặng nghĩa tình quê hƣơng. Mỗi một lần tổ chức lễ hội là những thế hệ sau lại đƣợc ôn lại lịch sử, làm khơi dậy truyền thống yêu nƣớc, tinh thần đấu tranh quật cƣờng của cha ông. Từ đó giúp mọi ngƣời nhận ra giá trị văn hóa đích thực của khu di tích đình Kim Sơn và vai trò to lớn của lễ hội vật cầu, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn vốn văn hóa quý báu của địa phƣơng. Sinh viên: Ngô Thị Thùy 54 Lớp: VH1101
  55. Khóa luận tôt nghiệp Lễ hội vật cầu Kim Sơn từ trong quá khứ đến nay đều đƣợc coi là một loại hình sinh hoạt văn hóa của cƣ dân đồng bằng ven biển hết sức độc đáo và hấp dẫn của huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Và trong thực tế mỗi lễ hội đều có mặt tích cực và hạn chế: Mặt tích cực của lễ hội thể hiện sự phát lộ các ý thức tín ngƣỡng, ký ức cộng đồng và ký ức văn hóa của mỗi dân tộc. Mặt khác lễ hội là một bộ phận tạo lên những ký ức đó, chúng tồn tại trong di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hiện nay việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể đã khó nhƣng việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể lại đứng trƣớc thách thức lớn Ký ức văn hóa đƣợc gìn giữ, bức tranh tự họa của mỗi dân tộc đƣợc thể thiện có nghĩa là bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống dân tộc đang đƣợc bảo tồn, gìn giữ Dân Kim Sơn thông qua lễ hội đang nỗ lực gìn giữ và phát huy một cách tích cực ký ức văn hóa của mình nhƣ một tiềm năng lớn cho sự phát triển văn hóa nói riêng và kinh tế xã hội của đất nƣớc nói chung. Lễ hội thực sự sống động đã đáp ứng nhu cầu thực tế tinh thần của nhân dân, lƣu truyền và bảo tồn các nét đặc sắc của đời sống xã hội trong quá khứ, đồng thời những yếu tố hiện đại cũng dần đƣợc hội nhập vào lễ hội làm cho lễ hội thêm sức sống mới đƣợc công chúng đón nhận một cách đầy hào hứng. Tiểu kết chƣơng 2 Lễ hội vật cầu Kim Sơn là một lễ hội dân gian mang đậm bản sắc của nền nông nghiệp lúa nƣớc. Gắn với mảnh đất bãi bồi ven sông Văn Úc (làng Kim Sơn) từ xƣa vật cầu đã đƣợc tổ chức nhƣ một trò chơi dân gian để rèn luyện sức khỏe, đi kèm với nó là các nghi lễ, nghi thức linh thiêng tạo nên một lễ hội vật cầu vừa mang giá trị về mặt tín ngƣỡng vừa mang giá trị tinh thần vui vẻ nhƣ ngày nay. Phần lễ mang tính linh thiêng đƣợc cử hành một cách trang trọng và chu đáo, phần hội vui vẻ tƣng bừng với trò vật cầu lôi cuốn, thu hút ngƣời xem. Ngoài ra đan xen vào giữa phần vật cầu là các màn múa cờ, múa rồng rất đẹp mắt tạo sự phong phú cho lễ hội. Thêm vào đó lễ hội vật cầu gắn liền với địa danh Kim Sơn một thời hào Sinh viên: Ngô Thị Thùy 55 Lớp: VH1101